Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

Lượm tin ngày 22/4/2012

http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=XI0Cnq25HaQ

  • Tiệc…Yến (Hiệu Minh) – Mấy hôm nay tin tức rộ lên về chị Đặng Thị Hoàng Yến, đại biểu quốc hội, doanh nhân tỷ phú. Danh bất hư truyền, chị xinh thật và giọng thì chim yến oanh cũng phải thua.
  • Ðồng tiền 1 cent bán được $1.15 triệu (Nguoi viet) – Một đồng tiền 1 cent vừa bán được $1.15 triệu, trong cuộc đấu giá được tổ chức tại Renaissance Schaumburg Convention Center ở ngoại ô Chicago hôm Thứ Năm.
  • Mẹ của Paulus Lê Văn Sơn qua đời (Người Buôn Gió) – Bà Maria Đỗ Thị Tần qua đời lúc chưa đầy 50 tuổi, cơn bệnh của bà bắt đầu phát khi nghe tin anh Lê Văn Sơn bị bắt bởi nhà nước CHXHCN Việt Nam với tội danh định lật đổ nhà nước CHXHCN này.
  • Vì sao nông dân lên tiếng chất vấn công quyền? (Phan Tất Thành) – Ai đã đẩy nông dân đến chỗ bần cùng phải lên tiếng đòi được đảm bảo rằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”??
  • GS Trần Quắt Quay- Một mét vuông mấy thằng ăn cắp (Người buôn gió) – “Dân ta có câu ” một mét vuông mấy thằng ăn cắp”. Giờ tại quốc hội đến mấy trăm vị đại biểu quốc hội. Một vị khai man lý lịch thôi mà chúng ta ngạc nhiên thì cái ngạc nhiên đó mới là chuyện lạ. Chứ chả lạ là có một vị khai man”.
  • Coi dân như địch? (Quê choa) – “Các người không có quyền hỏi tên tôi.”, sự xác định địch- ta rất rõ ràng. Cô bé Quỳnh Anh là sinh viên, làm sao cô ta dám mở mồm nói vậy nếu như cô ta không thấm nhuần tư tưởng ” coi dân như địch”?”.
  • Chiến lược độc chiếm biển gần của Trung Quốc (NCBĐ) – Trung Quốc tăng cường khả năng chống tiếp cận – dựa trên các tên lửa chống tàu chiến, triển khai các hạm đội gồm tàu khu trục, tàu hộ vệ và tàu ngầm được trang bị hoả lực mạnh gồm các tên lửa chống tàu chiến ở các vùng biển gần – có thể tạo ra sự thay đổi luật chơi ở Biển Đông.
  • Báo Phượng Hoàng: Trung Quốc đang bị kẹp chặt từ hai cánh (GDVN) – Trung Quốc tăng cường khả năng chống tiếp cận – dựa trên các tên lửa chống tàu chiến, triển khai các hạm đội gồm tàu khu trục, tàu hộ vệ và tàu ngầm được trang bị hoả lực mạnh gồm các tên lửa chống tàu chiến ở các vùng biển gần – có thể tạo ra sự thay đổi luật chơi ở Biển Đông.
  • Trung Quốc cảnh báo Mỹ (NLĐ) – Nhật báo Giải Phóng Quân của Trung Quốc ngày 21-4 cảnh báo Mỹ rằng cuộc tập trận giữa Mỹ và Philippines tạo ra nguy cơ đối đầu vũ trang trên biển Đông.
  • Liệu Mỹ có bị cuốn vào một cuộc xung đột vũ trang ở Biển Đông? (NCBĐ) – Mỹ đang phải đối mặt với những trở ngại tại Biển Đông. Washington cần tiến hành các hoạt động hợp tác biển song phương và với các nhóm nước đặc biệt nhằm xây dựng những mạng lưới liên minh khu vực đủ mạnh để giải quyết các vấn đề an ninh và đảm bảo lợi ích của Mỹ.
  • G20 cam kết đóng góp 430 tỷ đô la cho IMF (RFI) – Hôm qua 20/04/2012, nhóm G20 họp tại Washington nhất trí cam kết sẽ đóng góp cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế hơn 430 đô la, khiến khả năng cho vay của IMF tăng lên gấp hơn hai lần. Gần một nửa các hứa hẹn đóng góp cho IMF là từ các nước Châu Âu. Nhật Bản cam kết sẽ góp 60 tỷ đô la.
  • Trung Quốc cảnh cáo Mỹ về nguy cơ xung đột võ trang tại Biển Đông (RFI) – Song song với việc tăng cường hành động thị uy nhắm vào Philippines trong vụ tranh chấp bãi đá Scarborough ngoài Biển Đông, Trung Quốc hôm nay 21/04/2012 lại mượn đường báo chí để đả kích cuộc tập trận hỗn hợp Mỹ -Philippines, xem đấy là mối đe dọa, kích động xung đột võ trang trong khu vực.
  • Thử tên lửa thất bại : Bình Nhưỡng mất mặt với báo chí quốc tế (RFI) – Về châu Á hôm nay, báo Le Monde trở lại với vụ Bắc Triều Tiên phóng tên lửa thất bại, được thực hiện vào trung tuần tháng 4 vừa qua. Trong bài viết « Bình Nhưỡng dưới ngọn lửa của bệ phóng » , đăng trên mục Lá thư Châu Á, tờ báo tự hỏi việc Bắc Triều Tiên mới đây đã mời hơn 150 phóng viên nước ngoài đến quan sát vụ phóng tên lửa thể hiện « sự hé mở cửa hay là kiểu tuyên truyền được quản lý tốt ».
  • Tai nạn máy bay ở Pakistan, toàn bộ 127 người thiệt mạng (RFI) – Một chiếc máy bay thuộc hãng hàng không tư nhân Bhoja của Pakistan đã phát nổ vào đầu buổi tối hôm qua 20/04/2012 khi chuẩn bị đáp xuống sân bay Islamabad. Toàn bộ 127 người, gồm 121 hành khách và 6 nhân viên phi hành đoàn, đều tử nạn. Đây là tai nạn trầm trọng nhất tại Pakistan kể từ tháng 7 năm 2010.
  • Hội đồng Bảo an sắp ra nghị quyết gửi thêm quan sát viên tới Syria (RFI) – Hôm nay 21/04/2012, theo AFP, Hội đồng Bảo an LHQ nhóm họp và gần như sắp đi đến nhất trí trong việc ra nghị quyết gửi thêm 300 quan sát viên, giám sát kế hoạch ngưng bắn tại Syria, trong bối cảnh lại có thêm hơn 40 người thiệt mạng hôm qua trong các cuộc biểu tình chống chế độ Al-Assad. Theo đặc sứ LHQ Kofi Annan, khả năng kế hoạch ngừng bắn được thực thi là « rất mong manh ».
  • Chiến dịch tranh cử tổng thống Pháp vòng một kết thúc (RFI) – Chiến dịch tranh cử cho vòng một bầu cử tổng thống Pháp đã kết thúc kể từ nửa đêm qua. Kể từ hôm nay 21/04/2012, toàn bộ mười ứng cử viên không được quyền có bất cứ hình thức vận động hoặc tuyên truyền nào. Các viện thăm dò không được phép công bố các kết quả thăm dò ý định bỏ phiếu, cho đến khi đóng cửa các phòng phiếu vào lúc 8 giờ tối mai.
  • Nhóm G8 giúp 5 nước Ả Rập (RFI) – Hôm qua 20/04/2012 tại Washington, các quốc gia tập hợp chung quanh nhóm G8 trong khối đối tác Deauville đã loan báo một kế hoạch giúp năm nước Ả rập thâm nhập các thị trường tài chính. Năm nước được giúp đỡ là Ai Cập, Tunisia, Libya, Jordanie và Maroc, tức là những quốc gia đã tham gia phong trào dân chủ Mùa Xuân Ả Rập.
  • Thêm hai người Tây Tạng tự thiêu : Đức Đạt Lai Lạt Ma đau buồn (RFI) – Hôm qua 20/04/2012, từ Long Beach (California – Hoa Kỳ) Đức Đạt Lai Lạt Ma bày tỏ nỗi đau buồn của ông trước hai vụ tự thiêu mới của người Tây Tạng tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Mặc dù thể hiện tình cảm đau buồn với công chúng, nhà lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng tỏ ra rất thận trọng trong các bình luận về vụ việc này.
  • Bình Nhưỡng có thể thử vũ khí hạt nhân lần ba trong hai tuần tới (RFI) – Theo nhật báo Hàn Quốc Chosun Ilbo hôm nay 21/04/2012, Bắc Triều Tiên đã sẵn sàng cho vụ thử hạt nhân lần thứ ba trong hai tuần tới. Tờ Chosun Ilbo cho biết, vụ thử hạt nhân thứ ba cũng sẽ được tiến hành gần thành phố Punggye-ri, nơi Bình Nhưỡng đã thực hiện hai vụ thử hạt nhân vào năm 2006 và 2009.
  • Ôn Gia Bảo công du Bắc Âu : Trung Quốc bị chỉ trích vi phạm nhân quyền (RFI) – Tại thủ đô Reykjavik vào hôm qua 20/04/2012, Trung Quốc và Iceland đã ký kết sáu thỏa thuận hợp tác trong đó có một thỏa thuận khung về Bắc Cực. Iceland là chặng đầu tiên trong vòng công du Châu Âu kéo dài đến ngày 27/04 của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, sẽ tiếp tục đưa ông đến Thụy Điển, Ba Lan và Đức.
  • Tàu Việt Nam bị tố cáo thâm nhập vùng biển do Đài Loan kiểm soát (RFI) – Lực lượng Tuần duyên Đài Loan vào hôm qua, 20/04/2012, đã xác nhận thông tin là tàu có võ trang của Việt Nam đã hai lần xâm nhập vào vùng biển gần đảo Thái Bình (mà Việt Nam gọi là Ba Bình). Đây là hòn đảo lớn nhất tại vùng quần đảo Trường Sa ngoài Biển Đông mà Việt Nam đòi chủ quyền nhưng đang nằm dưới quyền kiểm soát của Đài Bắc.
  • Nhật Bản cam kết viện trợ 7,4 tỷ đôla cho năm nước vùng Mêkông (RFI) – Hôm nay, 21/04/2012, trong cuộc họp báo sau khi kết thúc cuộc họp thượng đỉnh giữa Nhật Bản với năm nước vùng sông Mêkông Việt Nam, Cam Bốt, Lào, Thái Lan và Miến Điện, thủ tướng Yoshihiko Noda thông báo là Tokyo đã cam kết sẽ cấp viện trợ phát triển 7,4 tỷ đôla trong ba năm cho năm nước nói trên.
  • Đốt tranh để phản đối cắt giảm ngân sách văn hóa (RFI) – Trên một nước tự nhận là nơi có đến một nửa di sản văn hóa của nhân loại, chính phủ Ý lại chỉ dành 0,21% ngân sách cho ngành văn hóa. Bị khủng hoảng tài chánh đe dọa, các chính sách khắc khổ liên tiếp đã không ngần ngại cắt xén các chi tiêu trong lãnh vực này.
  • Trung Quốc thả 21 ngư dân Việt Nam (RFI) – Thông tấn xã Việt Nam hôm nay, 21/04/2012, trích dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao, cho biết là hôm qua, phía Trung Quốc thông báo đã thả 21 ngư dân và 1 tàu cá của Việt Nam. Cũng theo TTX Việt Nam, Bộ Ngoại giao cho biết là Việt Nam « sẽ tiếp tục làm việc với phía Trung Quốc về tàu cá còn lại ». Tuy nhiên, bản tin ngắn gọn của TTX Việt Nam không nói rõ về tình trạng của các ngư dân được thả, cũng như họ có nộp phạt hoặc cam kết gì với phía Trung Quốc hay không.
  • Quỹ cho vay của IMF lên tới hơn 430 tỉ (VOA) – IMF cho biết đã nhận được các khoản cam kết cho quỹ của cơ quan 430 tỉ đôla nhằm đối phó với những vấn đề kinh tế mới trên thế giới
  • Ngân quĩ cho vay của IMF gia tăng (VOA) – Mỹ đã dành ngân khoản 171 tỷ đôla cho IMF, nhưng vẫn chưa thông qua một cam kết hồi năm 2010 để tăng khoản đóng góp lên thêm 60 tỷ đôla
  • Mexico: Núi lửa bùng nổ, phun tro bụi (VOA) – Núi lửa Popocatepetl của Mexico hoạt động vào ngày thứ Sáu phun ra một đám mây tro bụi vào bầu trời phía đông nam thủ đô nước này
  • Nam Hàn: Bình Nhưỡng sắp thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3 (RFA) – Trích dẫn tin từ chính phủ, nhật báo Chosun Ilbo của Nam Hàn đưa tin nói rằng dường như Bắc Hàn đã hoàn tất công tác sửa soạn cho vụ nổ thử nghiệm hạt nhân, và vụ nổ này có thể sẽ xảy ra trong vòng 2 tuần nữa.
  • Không nên vội bỏ cấm vận Miến Điện (RFA) – Các nhà tranh đấu và những tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế đều lên tiếng kêu gọi cộng đồng thế giới thận trọng hơn khi quyết định bãi bỏ cấm vận đối với Miến Điện.
  • 5 nước tiểu vùng Mekong họp thượng đỉnh với Nhật (RFA) – Hội nghị thượng đỉnh do Nhật Bản chủ trì với sự tham dự của lãnh đạo năm quốc gia tiểu vùng Mekong khai mạc sáng nay tại Nhật, nhằm thúc đẩy sự phát triển và hữu nghị tại khu vực được coi là giàu tiềm năng kinh tế và nguyên liệu này.
  • Công An Đánh Học Trò (VietBao) – Chuyện công an đánh dân đã và đang cứ xảy ra thường xuyên. Và rồi tin hôm Thứ Sáu cho biết, laạ có thêm một học sinh lớp 8 bị dùng gậy đánh tới nổi té xỉu, đưa đi bệnh viện cấp cứu.
  • Ngân hàng hoãn ĐHCĐ: Kẻ lợi người lo (VEF) – Hàng loạt ngân hàng tuyên bố hoãn đại hội cổ đông (ĐHCĐ) khiến cho các nhà đầu tư thêm nóng ruột nhất là những người nắm cổ phiếu các ngân hàng yếu thế…

Về bài viết: “Hãy khen và tự khen mình” của tác giả Người Buôn gió

Nguyễn Biên Cương
-
Đây là bài viết chứa đựng một hàm ý xấu, có thể nói là thâm độc, nhằm bôi nhọ một trong những tính cách vĩ đại của Hồ Chí Minh là giản dị và khiêm tốn. Hơn nữa, qua bài viết này, tác giả có ý mỉa mai, châm chọc một phong trào do Đảng ta phát động, phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đang diễn ra hết sức sôi nổi trong toàn Đảng, toàn dân.
Câu nói mà Người Buôn gió trích dẫn: “Cụ Hồ là Chủ tịch cả nước, lại có tuổi, luôn nói các cụ, các ngài…” lấy từ một bài viết của Bác đăng trên báo Sự thật số 79 ngày 26/06/1947. Ở bài này, Bác dùng bút danh là AG chứ không phải là CB (Xin xem Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 5, trang 162, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2009) như Người Buôn gió đã “vô tình” nhầm lẫn để tha hồ suy diễn bút danh CB là “Của Bác” làm bổ trợ yểm đỡ cho sự xúc xiểm thâm hiểm hòng toan tính hạ bệ thần tượng của dân tộc mà “anh em, chiến hữu” của Người Buôn gió nỗ lực hơn 30 năm qua vẫn chẳng nhằm nhò gì.
Việc viết sai tên tác giả, một “nhầm lẫn” không đáng có, kèm theo sự trích dẫn, cắt xén có chủ ý khiến người ta khó có thể nghĩ rằng, Người Buôn gió chưa thật hiểu rõ câu nói đó ra đời trong hoàn cảnh, văn cảnh, ngữ cảnh, giá trị thực của nó. Thực chất, đó là bài báo của Bác có nhan đề: “Người tuyên truyền và cách tuyên truyền” viết từ năm 1947, nghĩa là khi cách mạng mới thành công, trình độ cán bộ ta nói chung, nhất là cán bộ cơ sở, còn rất nhiều hạn chế. Với tính cách là một nhà báo, người viết có quyền dùng các phương pháp khác nhau để diễn đạt sao cho người đọc dễ hiểu, dễ tiếp thu. Ví dụ, trong đoạn văn này, Hồ Chí Minh, nhà báo A.G viết: “Thường những anh em đến nói trong một cuộc mitting, mở miệng là “các đồng chí”. Ba tiếng đó không phải là vô phép, nhưng vì nó không hợp hoàn cảnh nên nó chướng tai. Một hôm tôi có đến dự một cuộc mitting đã thấy một kinh nghiệm như vậy – Một cụ già nói khẽ với tôi: “Cụ Hồ, Chủ tịch cả nước, lại có tuổi, thế mà cụ luôn luôn: “Thưa các cụ, các ngài.v.v. Đằng này, các cậu thanh niên bằng lứa cháu chúng mình mà có ý muốn làm thầy chúng mình”. Đó là một điều nên chú ý”. Chỉ có thế mà Người Buôn gió “chộp giựt” lấy được: “Trong phong trào học tập tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta nên học thêm đức tính khen và tự khen mình nữa mới đầy đủ tư tưởng và đạo đức của lãnh tụ kính yêu”. Đây thực sự là một ý đồ xuyên tạc tưởng rằng “khôn lỏi”, “ranh ma” nhưng kỳ thực vô cùng tiêu nhân, bì ổi của kẻ có nhân cách thấp hèn.
Trở lại với bài báo của Bác, tác giả A.G viết: “Đến địa phương nào, cần phải đi thăm các cụ phụ lão, các người phụ trách, rồi đi thăm các nhà đồng bào để gây cảm tình và để hiểu biết tình hình địa phương. Đó là một việc cần cho tuyên truyền. Người tuyên truyền cần phải chịu khó, chịu khổ, khéo ở, siêng làm. Chớ tưởng rằng: Đi phớt qua địa phương, diễn thuyết một hai giờ đông hồ mà có kết quả…Khi tiếp xúc với dân: thái độ phải mềm mỏng; Đối với cụ già phải cung kính, với anh em phải khiêm tốn, với phụ nữ phải nghiêm trang, với nhi đồng phải thân yêu….Thấy dân làm gì, bất kỳ to nhỏ, ta cũng phải làm giúp. Đó là cách gây cảm tình tốt nhất, nó sẽ giúp cho việc tuyên truyền kết quả gấp bội. Mong anh em đi tuyên truyền làm đúng như thế, thì chắc chắn sẽ thành công to…” (Xin xem Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 5, trang 162, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2009) Rõ ràng đây là một bài viết giản dị, sinh động, có tác dụng thiết thực trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng đã được Người Buôn gió hăm hở “phát kiến” rằng “Chủ tịch Hồ dùng bút danh khác khen Hồ Chí Minh (tức khen bản thân mình) chỉ nhằm mục đích duy nhất nâng cao bản thân mình trong mắt nhân dân”. Cả một kho tàng lý luận, bài viết đồ sộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người Buôn gió đã tìm được “sơ hở” để phản bác được sự nghiệp, nhân cách cao quý của một con người. Có lẽ anh ta không đủ “mở lòng” để hiểu điều vô cùng giản đơn là, một người như Hồ Chí Minh, từng nổi tiếng khắp thế giới và kể từ ngày lập nước luôn chiếm trọn niềm tin yêu, lòng tôn kính của toàn dân tộc thì có cần phải có một bài viết để tự đề cao mình?. Đặt mình trong bối cảnh lịch sử đó, cả thế hệ người lính chiến đấu chống Pháp, Mỹ luôn tự hào vì mình là “Bộ đội cụ Hồ”, cả kho tàng văn học, thơ ca, nhạc họa không chỉ của người Việt Nam mà vô số dân tộc bị áp bức trên thế giới đều dành ngôn từ hay nhất ca ngợi Hồ Chủ tịch, thì một bài báo xuyên suốt mục tiêu, nội dung thể hiện tâm huyết của một Chủ tịch nước tới từng lĩnh vực tưởng như đơn giản nhưng góp phần không nhỏ xây dựng nên thế hệ cán bộ cách mạng liệu có phải chỉ để nhằm “mục đích duy nhất nâng cao bản thân mình trong mắt nhân dân” .
Điều đáng ngạc nhiên là bài viết có ý đồ xấu này là của Bùi Thanh Hiếu, một blog Người Buôn gió khá quen thuộc với dân mạng, thường có những quan điểm trái chiều nhưng vẫn ở mức độ có thể thông cảm, tha thứ. Nhưng đến bài viết này thì đã có dấu hiệu vượt ngưỡng, không thể chấp nhận vì xúc phạm Hồ Chí Minh là xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của toàn dân tộc. Xin có lời khuyên đối với Bùi Thanh HIếu: Hãy cố gắng tu dưỡng, học tập, tự nâng mình lên để hiểu thật đúng con người Hồ Chí Minh, một anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất. Đây là vinh danh của UNESCO, chứ không phải tự ta khen ta.
NBC
Theo: Blog cuongdaita

Lượm tin tức

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Hàng chục tỷ đồng góp Quỹ “Vì Trường Sa thân yêu” CATP).  Nước ngọt cho Trường Sa: Hai tấm lọc nước đã đến đảo Le (ĐV).  - Trần Đăng Khoa: Ở Trường Sa, nhớ một vị tư lệnh biển(VOV). KINH TẾ
Sự lưỡng lự trong cơ chế thị trường (TBKTSG). VĂN HÓA-THỂ THAO
Khám phá ngôi chùa đẹp nhất đồng bằng sông Cửu Long (ĐV). GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận: Đã đến lúc có đủ điều kiện để nói đến chất lượng! (GD&TĐ). XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
“Bệnh lạ” có tên mới với phác đồ điều trị mới (SGTT). QUỐC TẾ
Obama ‘nhức đầu” vì bộ ba Iran, Triều Tiên và Syria (CS Monitor, Daily Beast/ĐV).

Tô Linh Hương: Tuổi trẻ "cào tai" ?

image
Con Ủy viên Bộ chính trị thành sếp lớn
Trong một sự kiện hiếm thấy, một người sinh năm 1988 - cô Tô Linh Hương, vừa được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Vinaconex - PVC.
Cô Hương là con gái Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng CSVN, ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa.
Thông tin trên trang web của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Vinaconex - PVC (PVV) cho hay sáng 14/4/2012, cô Hương đã được bầu vào vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị của công ty tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012.
Cô sẽ lãnh đạo công ty này trong nhiệm kỳ bốn năm 2012-2016.
Cô Tô Linh Hương sinh năm 1988, là Cử nhân ngành Quan hệ Quốc tế tại Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền.
Cô đỗ thủ khoa đại học năm 2005, trong thời gian ở Học viện Báo chí Tuyên truyền có thành tích học tập tốt và tham gia tích cực công tác Đoàn Thanh niên CSVN.
image
Tô Linh Hương tốt nghiệp đại học loại xuất sắc năm 2009. Cô từng tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường với đề tài: “Thông tin đối ngoại trong đấu tranh diễn biến hòa bình ở Việt Nam hiện nay".
Cũng trang web của công ty PVV đưa tin ngay sau khi được bầu, ngày 19/4 cô Tô Linh Hương đã "đến thăm, động viên đội ngũ cán bộ, công nhân đang thi công" tại một công trình xây chung cư cao cấp ở Cổ Nhuế.
Bản tin nói: "Chủ tịch HĐQT cũng chỉ đạo Ban quản lý chu đáo các vấn đề liên quan đến việc làm lán, trại, chỗ ở cho công nhân để anh em yên tâm làm việc và đảm bảo sức khỏe".
Cô Hương cũng "lưu ý ngoài việc đảm bảo tiến độ và chất lượng của công trình, đội ngũ cán bộ, công nhân thi công ở đây cần lưu ý đến vấn đề đảm bảo an toàn lao động và an toàn chung cho cả công trường..."

image
Trong bức ảnh đi kèm, tân chủ tịch HĐQT mặc bộ váy màu hồng và tuy đội mũ bảo hộ nhưng đi giày cao gót cũng màu hồng.

Công ty 2.000 nhân viên
Tô Linh Hương
Sinh năm 1988
Đỗ thủ khoa vào đại học năm 2005, ngành Quan hệ Quốc tế tại Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền
Được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Vinaconex - PVC sáng ngày 14/04/2012
Sẽ lãnh đạo PVC trong nhiệm kỳ bốn năm 2012-2016
Là con gái của ông Tô Huy Rứa, ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng

image

PVV là công ty liên kết giữa hai Tổng Công ty nhà nước là Vinaconex và PVC, chuyên xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, san lấp mặt bằng, xử lý nền móng công trình, đầu tư, kinh doanh bất động sản...
Doanh thu năm 2012 của PVV ước tính 950 tỷ đồng. Công ty có gần 2.000 cán bộ công nhân viên, lương trung bình được nói vào khoảng tám triệu đồng/tháng.
Chưa rõ kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng của tân Chủ tịch HĐQT như thế nào.
Người tiền nhiệm của cô Tô Linh Hương ở PVV, ông Trương Quốc Dũng, cũng là một người rất trẻ mới ở ngưỡng tuổi 30.
Cô Hương là con gái của ông Tô Huy Rứa, ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng.
image
Tô Huy Rứa

 
Ông Rứa, sinh năm 1947, từng phụ trách lĩnh vực lý luận của Đảng trong vị trí Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương.
Ông được bầu bổ sung vào Bộ chính trị Đảng CSVN tại Hội nghị Trung ương 9 hồi tháng 1/2009 và tái đắc cử tại Đại hội Đảng XI tháng 1/2011. Tháng 2/2011, ông được bổ nhiệm làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương.
Nói chung giới quan sát cho rằng tuy đóng vai trò chủ chốt trong lĩnh vực tư tưởng, ông Rứa không có ảnh hưởng mạnh trong quá trình hoạch định chính sách kinh tế.
Trong một điện văn viết cuối năm 2009, được tiết lộ trên Wikileaks ngày 30/08/2011, Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Việt Nam nhận xét ông Tô Huy Rứa thuộc phe cứng rắn (hard-liners) trong Đảng. Ông bị cho là đã chỉ đạo thắt chặt kiểm soát báo chí và tự do ngôn luận ở trong nước.
Lãnh đạo trẻ
image
Ngay sau khi được bầu, cô Tô Linh Hương đã đi thị sát công trình
Cô Tô Linh Hương là nhân vật mới nhất trong thế hệ các lãnh đạo trẻ, có xuất thân gia đình ở các chức vụ cao trong Đảng và nhà nước, mà dư luận Việt Nam gọi là các 'hạt giống đỏ'.
Một số người khác có thề̉ kể đến là con gái của Thủ tướng đương nhiệm, bà Nguyễn Thanh Phượng, chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt; hay ông Nguyễn Xuân Anh, Phó Chủ tịch TP Đà Nẵng, con trai ông Nguyễn Văn Chi, ủy viên Bộ Chính trị khóa X.

Điểm đặc biệt của những lãnh đạo trẻ này là có học thức, được đào tạo bài bản, nhiều người du học tại các trường nổi tiếng thế giới.
Nhiều vị cũng tỏ ra năng động, nắm bắt được cơ hội.
Việt Nam là nước châu Á và ít nhiều chia sẻ với Trung Quốc có truyền thống để con cái các nhân vật cao cấp hoặc 'công thần' của chế độ cộng sản tiếp nối truyền thống chính trị gia đình, dù không rõ rệt như Bắc Triều Tiên.
Tại Trung Quốc, nhân vật được cho là sẽ lên làm Chủ tịch nước, chủ tịch Đảng nhiệm kỳ tới, ông Tập Cận Bình, là con của một cán bộ cao cấp lão thành, ông Tập Trọng Huân.
Con cháu các nhân vật cao cấp của Đảng và Nhà nước tại Trung Quốc cũng công khai chiếm nhiều vị trí quan trọng trong nền kinh tế và hệ thống quyền lực, tạo ra cái tên 'Thái tử Đảng' (Chinese princelings).
 

Thế giới giật mình vì thành tích của VN

Những "thành tích kinh dị" của Việt Nam so với Thế giới khiến nhiều người phải giật mình: Tỷ lệ nạo phá thai cao nhất, giá sữa, giá đất, giá thuốc cao nhất...
image
Tỷ lệ trẻ em chết đuối ở Việt Nam cao nhất khu vực Đông Nam Á. Cứ mỗi ngày lại có 10 trẻ em tử vong vì chết đuối, độ tuổi từ 7- 15.
image
Giá bất động sản Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới. Giá nhà đất tăng lên hơn 100 lần trong vòng 20 năm. Giá nhà ở trung bình cao hơn 25 lần so với thu nhập bình quân hàng năm của người lao động. Đồng thời, giá nhà ở Việt Nam lớn hơn gấp 5 lần so với các nước phát triển và gấp 10 lần so với nước chậm phát triển.
image
Giá cho thuê văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM vào hàng đắt đỏ nhất thế giới. TP.HCM đứng ở vị trí 27 (417 euro/m2/năm) và Hà Nội ở vị trí 32 (371 euro/m2/năm). Ở Đông Nam Á, Hà Nội và TP.HCM chỉ đắt đỏ sau Singapore (thứ 6).
image
Lãi suất Việt Nam “khủng” nhất thế giới. Kể từ năm 2011 và quý 1/2012, lãi suất cho vay thông thường tại Việt Nam lên tới hơn 20%/năm, cao hơn gấp từ 3 - 4 lần so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…
image
Việt Nam được xếp vào top 5 nước hạnh phúc nhất thế giới. Tuy nhiên đây mới chỉ là bề nổi. Hiện Việt Nam vừa mới vượt qua mức thu nhập thấp để lên mức trung bình. GDP bình quân đầu người của Việt Nam tính theo sức mua bằng 3/4 của Philippines, hay Indonesia, khoảng 1/3 của Thái Lan, 1/5 của Malaysia năm.
image
Việt Nam là quốc gia có tổng số phương tiện trên đầu người cao nhất thế giới, đặc biệt là xe máy. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, tai nạn giao thông ở Việt Nam được coi là cao nhất thế giới. Mỗi ngày trung bình có 31 người chết vì tai nạn.
image
Việt Nam là 1 trong 2 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới nhưng gạo Việt Nam lại rẻ nhất trong số 5 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, theo thứ tự là Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ và Pakistan.
image
Cũng với sự giúp đỡ của Google Trends có thể thấy người Việt đam mê công nghệ nhất thế giới. Thử với từ khóa "3G", Việt Nam lại đứng đầu danh sách những nước tìm kiếm từ khóa này. Thử với từ khóa "Iphon" (vì người Việt viết sai tiếng Anh) thì Việt Nam đứng số 1, còn với từ khóa đúng là iPhone thì Việt Nam đứng thứ 3.
image
Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về nạn gian lận click chuột trong quảng cáo (Click Fraud), lượng click gian lận chiếm tới 48.3% trong tổng lượng nhấp chuột, theo khảo sát năm 2009. Con số này bỏ xa Canada với 27.7%, Hoa Kỳ thứ ba với 25.6%. Các công ty dùng dịch vụ quảng cáo mạng phải trả tiền quảng cáo theo số lượng các cú click chuột, gian lận này khiến họ phải chịu thiệt hại nghiêm trọng.
image
Giá xe hơi ở Việt Nam đang đắt nhất thế giới, gấp hơn 2 lần so với các nước phát triển và khoảng 1,5 lần so với các nước trong khu vực. Để sở hữu chiếc Honda Civic 1.8, khách hàng Hà Nội phải bỏ ra trên 925 triệu đồng, đắt gấp 2 lần chi phí của người dân New York, Mỹ.
image
Giá bán lẻ sữa ở Việt Nam đang ở mức cao nhất thế giới: giá bán lẻ trung bình là 1,4 USD/lít, trong khi Trung Quốc là 1,1 USD, Ấn Độ: 0,5 USD, các nước Âu - Mỹ từ 0,5-0,9 USD/lít. Hiện giá sữa ở Việt Nam cao gấp đôi Malaysia và gấp 1,5 lần so với Thái Lan.
image
Giá thuốc Tây tại Việt Nam thuộc hàng đắt nhất thế giới. Theo khảo sát năm 2010 của Tổ chức Y tế thế giới với 7 nhóm thuốc thông dụng (trong đó có kháng sinh) cho thấy, giá thuốc tại Việt Nam cao gấp từ 5 đến 40 lần so với thế giới.
image
Việt Nam là nơi có giá thuốc lá rẻ nhất thế giới cũng là nơi có thể mua thuốc lá dễ nhất thế giới. Hiện giá bán tối thiểu đối với mỗi bao thuốc lá điếu bao cứng là 4.050 đồng và bao mềm là 3.450 đồng. Tỷ lệ nam giới hút thuốc ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới với 47,8%. Việt Nam có hơn 40.000 người tử vong mỗi năm do thuốc lá.
image
Việt Nam đứng top 10 không khí bẩn nhất thế giới. Về ảnh hưởng của chất lượng không khí, Việt Nam đứng thứ 123 trong bảng xếp hạng, chỉ xếp trên 9 nước khác. Về tổng thể môi trường, Việt Nam đứng vị trí 79. Yếu tố thứ ba, chất lượng nước ảnh hưởng đến sức khỏe, Việt Nam được xếp hạng 80. Lượng khói bụi và mức độ ô nhiễm tại Hà Nội gấp nhiều lần cho phép.
 
* Ba điều trong đời một khi đã đi qua không thể lấy lại được :
- Thời gian
- Lời nói
- Cơ hội
* Ba điều trong đời không được đánh mất :
- Sự thanh thản
- Hy vọng
- Lòng trung thực
* Ba thứ có giá trị nhất trong đời :
- Tình yêu
- Lòng tự tin
- Bạn bè
* Ba thứ trong đời không bao giờ bền vững được :
- Giấc mơ
- Thành công
- Tài sản
* Ba điều làm nên giá trị một con người :
- Siêng năng
- Chân thành
- Thành đạt
* Ba điều trong đời làm hỏng một con người :
- Rượu
- Lòng tự cao.
- Sự giận dữ.

Tin thứ Bảy, 21-04-2012

Tin thứ Bảy, 21-04-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
<= Thân nhân của các ngư dân. - Tin mừng: Trung Quốc thả 21 ngư dân Việt Nam (BBC).  – Trung Quốc thả 21 ngư dân và một tàu cá Việt Nam (TTXVN). Nhưng cũng lạ, là một bản tin trên TTXVN ngắn chưa từng thấy. Không rõ họ có bị cướp bóc, nộp phạt phí lý gì không, tình trạng sức khỏe ra sao, Bộ Ngoại giao VN đã làm những gì? Một điều quan trọng nữa, là rút kinh nghiệm lần trước, lần này ta có đòi hỏi phía TQ phải đảm bảo cho bà con ngư dân có đủ xăng dầu, nước ngọt, đồ ăn … để trở về an toàn hay không? Liệu việc giữ lại một tàu có phải để tiếp tục đòi tiền chuộc? - 21 ngư dân và tàu cá bị Trung Quốc giữ đang trên đường về nước (TN). Độc giả Phú Hội bình: Đầu đề trên báo Thanh niên : ’21 ngư dân và tàu cá bị Trung Quốc giữ đang trên đường về nước’ là không được. Phải đổi lại  ’về nước’ bằng ‘về nhà’. Hoàng Sa đã là của nước Việt rồi mà.”
Nhân đây, lại thêm dấu hỏi về vụ ta bắt giữ 2 tàu hút bùn của TQ, cho tới giờ vẫn chưa rõ việc xử lý ra sao. Liệu việc xử lý 2 vụ việc có liên quan tới nhau không?
- Lê Ngọc Thống:  Vì sao không quân địch không thể làm chủ bầu trời VN? (PNTD). Vì nó tính làm chủ miếng đất ở … Ba Đình rồi thì đâu cần “làm chủ bầu trời” mần chi? Hì hì!
Philippines sẵn sàng kiện Trung Quốc (NLĐ).  – Philippines thách Trung Quốc chứng minh chủ quyền (PLTP). Còn Việt Nam thì … không dám thách! Hề hề! – Trung Quốc lại tăng cường lực lượng ở vùng biển tranh chấp với Philippines (RFI). – Philippines nói, tàu mới của Trung Quốc làm trầm trọng thêm tranh chấp trên biển: Philippines says new China ship aggravates sea row (Fox News). - Philippines cáo buộc TQ leo thang căng thẳng Biển Đông (VNN). – Bộ Ngoại giao Philippines: Trung Quốc châm lửa vào tranh chấp trên biển: DFA: China inflaming sea dispute (ABS CBN).  - Tin tặc Trung Quốc hạ website Đại học Philippines (TTXVN). Nhưng cái tựa đã được đổi chữ “hạ” thành chữ “phá”.
Trung Quốc đẩy mạnh “hợp thức hóa khai thác đảo” (TN).  – Trung Quốc sẽ cắm 6000 bia, lắp camera trên các hòn đảo (GDVN).  – Chiến thuật “Lộng giả thành chân” của Trung Quốc tại Biển Đông   –   (RFA).
- Nga khoan giếng dầu “thành công” ở VN (BBC).
- Phan Tất Thành: Vì sao nông dân lên tiếng chất vấn công quyền? (BoxitVN).  – Nông dân Văn Giang Dậy Mà Đi 20-4-2012 (CongbangPhapluat). Một khi đã có “búa, liềm” trang bị trong tay, lời dạy của Marx “không mất gì, chỉ mất xiềng xích”, tấm gương Đoàn Văn Vươn, cùng bản nhạc “Dậy mà đi” bên tai thì các quan trên hãy… dậy mà nghe, đừng “mê ngủ” nữa, mất chế độ có ngày.

 http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=twV5rnoz7us
.
- Lê Hiền Đức: Ai đã tạo ra những “sản phẩm” như thế này? (Nguyễn Tường Thụy). “Những con người như thế này, mới đi thực tập thôi mà đã coi thường người dân và thái độ tiếp dân như thế thì khi ra trường, làm việc chính thức ở một cơ quan nào đó rồi thì sẽ ra sao nhỉ? Nhất là khi đã có ít thâm niên công tác, thành cáo, thành tinh rồi thì cô ấy còn hống hách với dân. coi dân như cỏ rác, như giun dế đến thế nào nữa đây”.
- Đằng sau một kế hoạch khủng bố   –   (ĐCV).
- Kami: Các đồng chí đừng coi thường Nhân dân như thế ! (RFA’s blog). – Tổng thống Brasil: DILMA ROUSSEFF, BÀ LÀ AI VẬY? (Phần 2)   –   (Tâm sự Y giáo). Xem lại phần 1: DILMA ROUSSEFF, BÀ LÀ AI VẬY?   –   (Tâm sự Y giáo).
- Con Ủy viên Bộ chính trị thành sếp lớn (BBC). – Con gái 24 tuổi của Tô Huy Rứa làm Chủ tịch HĐQT Vinaconex   –   (ĐCV). Rứa à? – Xôn xao vì nữ Chủ tịch HĐQT Vinaconex PVC sinh năm 1988 (vietstock). – CÔNG CHÚA, HOÀNG TỬ VÀ NÔNG DÂN MẤT ĐẤT   –   (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Trên trang IONE.NET có liền hai bài  Nữ chủ tịch 24 tuổi xinh đẹp gây ‘sốt’ cộng đồng mạng  và Nữ chủ tịch nhưng đều đã bị gỡ sạch. Thế mới biết đội ngũ săn lùng các “thế lực … kình địch” làm việc tích cực thật. – Cái tựa khá: Cử nhân Báo chí 24 tuổi làm Chủ tịch Vinaconex-PVC(PN Today). Nhưng giá như để là “Cử nhân báo chí 24 tuổi làm chủ tịch công ty xây dựng” thì choáng hơn, và dễ được .. nghỉ chơi luôn. Hì hì! Có điều BS xin nhắc các báo là nếu như cháu này đúng là con bác Rứa thì quá tự hào, cần phải vinh danh, viết rõ ra, chứng tỏ con giòng cháu giống, là tài năng phát lộ liền. Đâu phải chuyện trộm cắp, lươn lẹo gì mà không nói?  - Đến như trang Phụ nữ Today với nội dung không hơn gì, mà bốc thơm rầm rĩ  rằng Thành tích đáng nể của sếp Vinaconex – PVC Tô Linh Hương, mà cũng không chịu bốc cái thơm quan trọng là “con dòng cháu giống” là sao?
- PGS Trần Đình Huỳnh: Không nói chuyện viển vông (NCT). “Đã đến lúc, những câu hỏi mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra trong Hội nghị quán triệt Nghị quyết TW4 vừa qua cần phải được trả lời nghiêm chỉnh, trong đó có vấn đề: Nhóm ở đâu? Ở lĩnh vực nào? Địa phương, ngành cấp nào? Nhóm là những ai? Nếu không trả lời công khai, minh bạch những câu hỏi ấy thì nguy cơ tồn vong của Đảng và chế độ không chỉ dừng lại ở dự báo, cảnh báo”.  – Tiên Lãng – Vụ cưỡng chế: Thủ tướng yêu cầu Hải Phòng giải quyết dứt điểm (GDVN). – THỜI KỲ QUÁ ĐỘ   –   (Sơn Thi Thư).
Bộ trưởng không được đẩy việc lên Thủ tướng (PLTP). Chưa rõ chi tiết ra sao, nhưng đây là một thực trạng đáng bàn. Tạm nói 2 khía cạnh để dẫn tới lối “đẩy việc” này. 1- Năng lực bộ trưởng kém, sợ trách nhiệm, nịnh hót thủ tướng; 2- Ông thủ tướng thì “quyết đoán”, ôm đồm, “linh hoạt” quá, làm cho các phó TT và đám bộ trưởng ở dưới hoa mắt,  run, thôi thì đẩy hết lên cho ông quyết. Chung quy thì cũng vẫn chưa thoát khỏi hình ảnh sau lũy tre làng hàng ngàn năm nay rồi. - Trọng trách và tắc trách (TN).
- Bá Tân: Cử tri bị oan   –   (Nguyễn Thông). – Xuân Lộc: Hãy buông tha cho bà Hoàng Yến  (Trần Nhương). “…người ta hùa nhau đi tìm hết thảy mọi tiểu tiết để hạ bệ”. Bao che theo lối vội vã và bừa bãi xúc phạm người khác vô lối như thế này là quá xoàng. Lại đổ riệt cho đám Mặt trận Tổ quốc tỉnh Long An như thể tự nhiên họ“lừa dối cử tri”, chứ đâu có kẻ nào đứng sau ép buộc, mua chuộc. Quá nhiều những chi tiết hài và bậy bạ trong một bài viết, không thể kể hết. – Nguyễn Đoàn: Lúc nào nên rời cơ quan (Trần Nhương).
- Dũng – Sang đập nhau: Thăng la, Yến tử. Một bài “đinh” của chủ trang Dân làm báo, nhưng có một số chi tiết trong bài khẳng định vội vàng, thiếu căn cứ. Tuy nhiên, cũng nhiều chi tiết có ích. Bà con có thể biết thêm về tác giả, Vũ Đông Hà, tức ông Huỳnh Ngọc Phước qua bài Blogger Dân làm báo trả lời phỏng vấn báo Người Việt. Theo một nguồn tin riêng của BS, ông Huỳnh Ngọc Phước từng là thành viên cao cấp của Việt Tân, nhưng do vụ đưa LS Lê Công Định qua Thái Lan không thỉnh thị ý kiến cấp trên nên bị khiển trách, rồi ông bỏ đảng. Có đúng như vậy, hay đây chỉ là một “chiến thuật” của Việt Tân, thì khó biết.
- Liên quan vụ doanh nghiệp tặng ôtô cho bộ GTVT: Có thể phạt nếu đưa thông tin sai lên mạng, gây hậu quả. Ai thay tòa dân sự để khẳng định sai đúng, có “gây hậu quả” hay không đây? Hay là lại các ông quan chức bảo vệ cho nhau?  -  Chuyện quà cáp có gì mà ầm ĩ vậy(TT).
- Tư tưởng canh tân của cụ Huỳnh Thúc Kháng (SGGP). – Mời xem lại: CỤ HUỲNH THÚC KHÁNG, người luôn lắng nghe Tiếng Dân (Việt Sử ký).
- Giáp Văn Dương: Trả lời câu hỏi: Trí thức là gì? (Tiếp theo và hết) (Tia Sáng). Mời xem lại: Trả lời câu hỏi: Trí thức là gì? (Phần 1) (Tia Sáng).
- Nhà vệ sinh & nhà văn hóa (Trương Duy Nhất). “Cực sốc. Một bản tin đọc hoảng hồn: Hà Nội đang chủ trương biến một số nhà vệ sinh công cộng thành… nhà văn hóa!” Nhiều khi không đọc kỹ hoặc muốn gây sốc thì có cách đưa tin bóp méo kiểu này. Kỳ thực là nhà vệ sinh công cộng gây mất vệ sinh cho khu dân cư, người ta muốn di dời, phá đi, và mới chỉ có chuyện ở một phường nghĩ ra cách lấy đất đó xây nhà văn hóa. Tức là sử dụng miếng đất cho công việc khác thôi, đâu phải sửa cái nhà xí thành nhà văn hóa. Thiết nghĩ có lẽ nên sử dụng loại nhà vệ sinh bằng kim loại+nhựa gọn nhẹ đang được lắp đặt một số nơi ở HN, đồng thời có người trông giữ, thu phí thuộc Công ty Môi trường.
- Nhưng … có lẽ cũng nên sửa một trong những “công trình” đó để dùng cho cái này thì hợp hơn: Sẽ xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam  HNM). Hề hề! Chớ vội biểu tui nói xấu làng báo, mà vì trộm nghĩ báo chí cũng là nơi cho người ta xả cái bức xúc, giúp khoái cảm thăng hoa …
- Rảnh quá (?), Đại tướng Phùng Quang Thanh cùng Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng cho (một) đảng viên lão thành (HNM).
- Vũ Duy Chu: Hà Nội tiếu lâm truyền kì (kì 49) (Trần Nhương).
- Trần Duy Huỳnh: 37 năm thống nhất! 37 năm miền Nam có đảng!  –   (DLB). “Phải chi ngày ấy, đảng làm đúng lời đảng nói ‘giữa chúng ta không có kẻ thắng người thua, chỉ có nhân dân là người chiến thắng’ (**). Phải chi ngày ấy, đảng hàn gắn vết thương trong lòng từng người, từng gia đình, cùng nhau xây dựng lại những tan vỡ trên hai miền đất nước”. – Dương Thu Hương: “30 tháng Tư 75, nền văn minh đã thua chế độ man rợ” (Người Việt’s blog).  – Đặng Huy Văn – 30 Tháng tư nào con cũng ngẩn ngơ (Dân Luận). “30 tháng Tư nào con cũng cứ ngẩn ngơ Đau nhớ lời ba:/ ‘Ông nội con theo Việt Minh đánh Pháp/ Rồi đội cải cách ruộng đất về xử bắn ông ở Đại Từ[2]/ Ba phải trốn di cư vào Nam theo giáo dân ở Bùi Chu!’”. – Quê hương đã không còn chinh chiến, sao đời còn nước mắt triền miên   –   (DLB).
Đập thủy điện Sơn La phát sinh vết nứt? (TT).
<- Người ra lệnh điều tra Mỹ Lai qua đời (BBC).
- Phạm Mạn: Tưởng niệm 2 triệu đồng bào chết đói tháng 3 năm Ất Dậu (Trần Nhương).
Đưa 84 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam về nước (PLTP).
- PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2020: Đảm bảo công chức, viên chức sống được bằng lương (PLTP).
- Hiệp đồng tác chiến CSGT dừng xe cho côn đồ đánh tài xế? (DV). - Phó công an xã bị tố ‘tòm tem’ vợ người mất chức (VNE). - Kiến nghị sớm xử phúc thẩm vụ án “vườn mít”(TT).
Đề nghị cách chức Chi cục trưởng Thuế H.Đầm Dơi (TN).
- Nóng: Huyện sáng “cấm”, chiều “cho”!?   –   (Người Ba Đồn).
- Vụ clip “Đường Tông”: Trung ương Đoàn chỉ đạo làm rõ trách nhiệm của các đơn vị chức năng (chùa Phúc Lâm).
- Thụy Điển sắp ngừng tài trợ ODA cho Việt Nam (VNE).  Liệu có không những lý do khác, ngoài vấn đề đơn thuần kinh tế, bởi Thụy Điển cũng là nước rất tích cực giúp thúc đẩy VN cải thiện nhân quyền, xã hội dân sự?
- Trưởng ty Tài chính đặc khu hành chính Hong Kong sắp thăm Việt Nam  (VOA).
- Thủ tướng VN dự hội nghị Mekong – Nhật (BBC). – Quan hệ Việt – Nhật ngày càng phát triển (VOV). - Tăng cường giao lưu Việt Nam – Nhật Bản (TN). - Việt-Nhật cần thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực (TTXVN).
Tên lửa liên lục địa Ấn Độ sẵn sàng hoạt động trong vòng 2 năm (DT). – Với tên lửa Agni V, Ấn Độ rút ngắn cách biệt với Trung Quốc  (RFI). - Không cần nói, ai cũng hiểu (TN).
- Nội chiến Trung Quốc: Trận đấu tay đôi vì Trung Quốc (phần 1) (Geo Epoche/ Phan Ba). – Trần Trung Đạo: Hiểm họa Trung Quốc và bài học Thổ Nhĩ Kỳ   –   (ĐCV). - Trung Quốc: Nông dân Vân Nam nổi dậy, 1 công an thiệt mạng (RFI). – Hai người Tây Tạng tự thiêu tại tỉnh Tứ Xuyên (RFI). Các nhà sư Tây Tạng cúi mình trước linh cữu của Jamphel Yeshi, một người Tây Tạng 27 tuổi đã tự thiêu phản đối Trung Quốc trong chuyến thăm của Hồ Cẩm Đào tại Ấn Độ. Photo: REUTERS/Mukesh Gupta. =>
-Ngô Nhân Dụng: Phương Lệ Chi   –   (Người Việt). “Ông là nguồn cảm hứng của thế hệ 1989 ở Trung Quốc. Ông đã đánh thức lòng khao khát dân chủ và nhân quyền trong lòng mọi người. Ðó là nhận xét của Vương Ðán (Wang Dan), một sinh viên tranh đấu trong cuộc biểu tình bị tàn sát ở Thiên An Môn, Tháng Sáu năm 1989”.
- Ông Bạc Hy Lai bị nghi đã chỉ đạo việc giết người (VOV).‎ – Vụ Cốc Khai Lai – Bạc Hy Lai: Neil Heywood là đặc tình của Anh? (PLTP). – Bộ trưởng công an Trung Quốc bị điều tra trong vụ Bạc Hy Lai   –   (Người Việt).   – Cuộc đấu tranh chính trị của Trung Quốc lan rộng, Trùm An ninh có thể là người sắp tới rớt đài (ĐKN). Mời xem thêm: Các Nhân vật Chính trong cuộc Đấu tranh Bắc Kinh.  - 36 giờ trong lãnh sự quán Mỹ (NLĐ). – Bạc Hy Lai Trong Bình Sa Lậu – (Dainamax). 
- Tài sản của đại gia đình Bạc Hy Lai ở Hồng Kông đang bị điều tra  –   Con trai Bạc Hy Lai đang tìm cách che giấu tài sản gia đình tại Mỹ? (GDVN). BTV: Mỹ không phải là nơi chứa chấp những tài sản do tham nhũng, hay phạm pháp mà có. Tài sản chuyển qua đó phải có nguồn gốc rõ ràng. Bạc Qua Qua không khéo, coi chừng bị bắt hoặc bị chuyển giao cho chính phủ TQ nếu liên quan tới chuyện che giấu khối tài sản không minh bạch của gia đình. – Những bức ảnh ít được biết tới của công tử nhà Bạc Hy Lai (GDVN).
<- Bắc Triều Tiên tổ chức mít tinh chống Nam Triều Tiên  (VOA). - Triều Tiên biểu tình thề “loại bỏ” TT Hàn Quốc (VTC).   – Bắc Triều Tiên tuyên bố tiếp tục phóng vệ tinh  (RFI).  - Nắn gân nhau (TP).  – LIỆU BẮC HÀN CÓ ĐANG MẤT TRUNG HOA?   –   (Hồ Hải). - Trung Quốc lần đầu tiên “nặng lời” với Triều Tiên (TTXVN).
- Các dân biểu đối lập dự trù tẩy chay Quốc hội Miến Điện (RFI). - Myanmar: Đảng đối lập tẩy chay kỳ họp Quốc hội (VOV). – Phe đối lập Miến Điện cứu xét việc tẩy chay Quốc hội  (VOA). - EU ngừng cấm vận Myanmar trong 1 năm (TN).
- Công ty Thái Lan loan báo công trình thi công đập Xayaburi đã khởi sự  (VOA).
14h00′:
- Nguyễn Hưng Quốc: Chiến tranh mạng  –   (VOA’s blog).
Tin buồn: Bà Maria Đỗ Thị Tần, mẹ Paulus Lê Sơn từ trần  —  (NVCL)“Những ngày ốm đau trên giường bệnh là những ngày bà Tần mỏi mòn trông chờ tin người con duy nhất của bà đã một mình nuôi nấng từ nhỏ nay vẫn đang ở trong tù sau mấy tháng bị bắt hết sức vô lý theo hình thức khủng bố và hoàn toàn bị cách ly. Không những thế, dù bà bị ốm đau, những ngày tháng qua, bà vẫn bị nhà cầm quyền làm khó dễ”.
Chuyện ở rìa chợ… (Dongngan). “Mình không dễ gặp bác Trọng, giá gặp mình sẽ bẩm cho bác ấy biết những mối lo âu âm thầm đang ẩn nấp cả ở xó chợ, đầy cạm bẫy để bác bổ sung vào nghị quyết”.
- Điện hạt nhân: Trước một hiểm họa quá lớn (Thông Luận).
Người Khmer có chung mục tiêu với những sắc tộc thiểu số Việt Nam khác  (VOA). “Ông Thạch Ngọc Thạch nói: ‘Chính phủ Việt Nam luôn luôn cáo buộc chúng tôi là tổ chức khủng bố, tổ chức gây chia rẽ đất nước’.”
KINH TẾ
Cái gốc của nợ công (TVN). – Nền kinh tế có biểu hiện suy thoái (PLTP). - Lo ngại suy giảm kinh tế (TN). Tại sao không dám công nhận là khủng hoảng kinh tế? - Duy trì tăng trưởng, kiềm chế lạm phát (SGGP). - Cân nhắc giảm thuế cho doanh nghiệp (TT). - Giảm chi phí cho DN cũng là tăng sức mua (VTV).
- Kẻ tội đồ của vòng xoáy đình trệ-lạm phát   –   (RFA). - Báo cáo chính phủ ‘chưa đánh giá đầy đủ’ về lạm phát (VNN). - ‘Quý một có biểu hiện suy giảm kinh tế’ (VNE). - CPI tháng 4 sẽ tăng thấp nhất 2 năm qua (VTV).  - “Hôm nay đã nói tăng trưởng dưới 6% thì không được” (VnEconomy). - UBTV cho ý kiến về kết quả phát triển kinh tế-xã hội (TTXVN). - Tháng 4, CPI của Hà Nội đã giảm (LĐ).
Bất ngờ khi xăng tăng giá (VOV). - Giá xăng dầu tăng từ 400 – 900 đồng/lít (NLĐ). - Giá xăng dầu trong nước đồng loạt tăng mạnh (VnEconomy). - Xăng lại tăng thêm 900 đồng/lít (TBKTSG).  – Tăng giá xăng và nỗi lo lạm phát tâm lý (PLTP). - Dân chen chúc mua xăng trước giờ tăng giá (DT). – Tắc nghẽn đường vì dân thủ đô nườm nượp đi mua xăng (DV). =>
Ngân hàng hoãn ĐHCĐ: Kẻ lợi người lo (VEF).
- Thêm nhiều ông lớn bị ‘tuýt còi’ (ĐV).
Đại gia ngoại quyết liệt thâu tóm thương hiệu Việt (VEF). – Gặp ‘ông trùm’ nẫng tên miền của cà phê Trung Nguyên (VTC).
Kiến nghị hỗ trợ lãi suất tín dụng cho nông dân (SGGP).
Chứng khoán còn nhiều phiên “nổi loạn” (VEF).
Sữa tăng giá: Mẹ đắng lòng đổi khẩu vị của con (VEF).
Bùng nổ khuyến mãi dịp 30/4-1/5 (VEF).
Liên minh lúa gạo Việt Nam – Myanmar, tại sao không? (SGTT).
-  Kiến nghị thu thuế xe của Việt kiều hồi hương (VNEconomy).
- Nhật Bản sẵn sàng xóa nợ để giành thị phần ở Miến Điện (RFI).
- “Xích lô điện” bán chạy ở Trung Quốc (BBC).
- Kỷ lục $31 tỷ: Quảng cáo trên Internet ở Mỹ  –   (Người Việt).
G-24: Vai trò của các nước đang phát triển lớn hơn (TTXVN).
- Ngân quĩ cho vay của IMF gia tăng  (VOA). – Quỹ Tiền tệ Quốc tế cần thêm 400 tỷ đô la (RFI). - Ngân quỹ IMF ngăn khủng hoảng lên tới 430 tỷ USD (TTXVN). - Euro tăng giá nhờ IMF huy động thêm 400 tỷ USD  -  Nguy cơ khủng hoảng nợ tại Eurozone quay trở lại (TTXVN).
14h00′:
VĂN HÓA-THỂ THAO
- CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 29) – NHÀ VĂN NGUYỄN KHẢI   –   (Nhật Tuấn).
- Lê Thị Lan – Nguyễn Thị Hiếu: Vua Lý Nhân Tông với tam giáo (VHNA).
Trò chuyện với hai cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn (II) (PNTD).
- Ai là ông vua Việt có phong cách Tây nhất? (ĐV).
- Đọc “Có 500 Năm Như Thế” của Hồ Trung Tú   –   (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Đặng Thân và cái ‘siêu thị’ hậu hiện đại (TP).
- Hà Văn: ‘Tiên sư anh…Tào Mối” (VNHA).
- Muốn tỏ chuyện văn chương, trực oép sai bầu bí! – Duy Phi: Giữa nạn đạo văn gặp người tử tế (Trần Nhương).
- Lâm Bích Thủy: NGƯỜI “BẠN GÁI” CỦA NHÀ THƠ YẾN LAN (Nguyễn Trọng Tạo).
- Cao Việt Dũng: Trò chuyện với Linda Lê (Tia Sáng).
- Phạm Khải: Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm Sáu mặt đời lắc cắc tiếng thơ anh  (Trần Nhương).
- Vân Long: Thơ tự do có cần giới hạn ? (Lê Thiếu Nhơn).
- Nguyễn Chính Viễn: Đọc “Những đêm trắng” của Lê Song Vũ (Trần Nhương).
- CÕI MƠ HỒ   –  (Thùy Linh).
Dịch giả Dương Tường: “Lolita” còn nhiều sai sót (VNN).
- Hà Văn Thùy: Chữ Việt là chủ thể sáng tạo chữ viết Trung Hoa (VHNA).
Ngày hội đọc sách thế giới: Xóm Điếm có thơ (TTVH).
Tự kể chuyện về văn hóa của mình (LĐ).
<- Bộ bảo Quan họ nghe ý kiến các nhà nghiên cứu (PhunuToday).
- HÔM NAY KHẮP NƠI CÚNG VÀO HÈ  –   (Nguyễn Xuân Diện).
- Hội trường ở Huế   –   (Cu Làng Cát).
- Nguyễn Anh Tuấn: Đau đáu với làng quê (Lê Thiếu Nhơn).
Trường ca đỏ – Ước vọng xanh (TT).
Hâm mộ nhưng đừng cuồng (TT).
Phim về vùng ‘Tam giác vàng’ có kinh phí 20 tỷ đồng (VNE). - Bí mật tam giác vàng tái hiện vụ án Vũ Xuân Trường (TT).
Phim ngắn đừng quẩn quanh trong tổ (TT). - 22 phim dự tranh Cành cọ vàng (TN).
Tiếng hát mãi xanh 2012: Thái Thanh Hiệp đạt giải nhất chung cuộc (TN).
22 bộ phim tranh giải Cành cọ vàng (TT). – Nhân triển lãm tranh của hoạ sĩ Quốc Thái: Mãi mãi là mùa xuân (Trần Nhương).
Bà Vũ Thị Thanh- vợ nhà thơ Tố Hữu từ trần (DT).
Adele dẫn đầu đề cử giải Âm nhạc Billboard (TTVH).
- TRÀO LƯU LÃNG MẠN Ở PHƯƠNG TÂY VÀ VIỆT NAM (PHẦN 1)   –   (Văn chương +). – TRÀO LƯU LÃNG MẠN Ở PHƯƠNG TÂY VÀ VIỆT NAM (PHẦN 2)   –  (Văn chương +).
- BI KỊCH HY LẠP: THI HÀO ESCHYLE, THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG CUỘC CHIẾN GIỮA TÀI VÀ MỆNH   –   (Văn chương +).
- James Bond : 50 năm huyền thoại điệp viên 007 (RFI).
- Nghệ sĩ guitar Bert Weedon qua đời (BBC).
VPF giành quyền khai thác bản quyền truyền hình (TT). - “Hội đồng quản trị VPF không gây sức ép lên trọng tài” (VNN). – Tin sốc: AVG trao trả bản quyền truyền hình cho VPF với giá 0 đồng (GDVN).
- VĐV Diệu Linh ‘bất ngờ dự Olympics’ (BBC).
- Chuẩn bị cho trận siêu kinh khủng (Tin khó tin).
14h00′:
Ảnh đẹp & vui- 4 (Quê Choa).
- Bùi Văn Bồng: Chùm thơ Đà Lạt   –   (Người Lót Gạch).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Toàn cảnh Đại hội nhiệm kỳ II Hiệp hội ĐH, CĐ NCL Việt Nam (GDVN).
WB khuyến cáo VN cần nâng cao chất lượng giáo dục (VnMedia).
Thế nào là một trường đại học ? (TN). - Giáo dục đại học phát triển theo hướng chất lượng (Tintuc). - Trường ĐH, CĐ ngoài công lập: Hoạt động kém vì vấn đề tài chính (PLTP). - Chỉ tiêu – điểm sàn “chọi” nhau (DT).  - Học trường quốc tế “hết cửa” thi đại học (TT).
Cơ hội việc làm cho hàng chục nghìn sinh viên kinh tế (VTC).
Hà Nội: thi vào lớp 10 chuyên phải qua vòng sơ tuyển (TT).
Khó như vào mầm non công lập (TN).
- Sách giáo khoa mới đã giương buồm (Radio Australia).
- Vụ học viên tranh cãi nảy lửa với thầy: “Tôi đã thực sự bị sốc nặng” (GDVN). Thầy Yêm buồn khi xem lại clip về thái độ của học viên Công với mình. =>
- Kỳ Duyên: “Mở cái ngàn vàng”… đóng cái tư duy! (TVN).
Ba sai sót về biểu đồ trong Atlat địa lí (GDVN).
Cảnh giác với trung tâm luyện thi, gia sư mạo danh (Tintuc).
SAIMETE có dấu hiệu làm giả chứng chỉ ngoại ngữ (TT).
‘Đại gia áo thun’ không bằng đại học (VNN).
VNPT xin “khai tử” dịch vụ Internet dial-up (DT). - Ứng dụng giả mạo Instagram kèm theo mã độc (TT). – Miễn phí công cụ diệt virus cho máy tính Mac (Tia Sáng). - Đại gia công nghệ bị kiện vì “không săn chất xám” (TTXVN).
Gà đẻ con ở Sri Lanka (TN).
14h00′:
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Kết luận ban đầu về bệnh lạ tại Quảng Ngãi: Không có gì lạ! (SGGP). Thế mà phải: Nhờ WHO nghiên cứu bệnh lạ ở Quảng Ngãi (TN). – Việt Nam đề nghị Y tế Thế giới giúp điều tra bệnh lạ làm hơn chục người chết  (RFI). – Báo động tử vong vì bệnh lạ, Việt Nam cầu cứu WHO (VOA). - “Bệnh lạ” bủa vây làng Rêu (NLĐ).
Người “lạ” bán dạo ở Sài Gòn (TN). Cái này đâu có lạ? Toàn từ bên bạn vàng sang nhà chơi đó.
- Nhật Bản đồng ý tiếp nhận y tá và hộ lý Việt Nam đủ tiêu chuẩn  (RFI).
- Thái Nguyên: Nhiều bãi thải có thể sụp (PLTP).
- Tiêu hủy 8 tấn lòng và thịt thối (TN).  – Có dấu hiệu hình sự vụ “cướp” lại thịt thối (PLTP).
Phát hiện lượng lớn đường nhái đường Biên Hòa (TT).
TP.HCM: Chưa có ca nhiễm độc chì do thuốc cam (PLTP).
<- Chửi “đồ súc sinh”, bị kiện đòi… 100 triệu (PLTP).
- Đau lòng người cha của nữ “thầy bói” bị giết trên giường (VOV). BTV: Cái tựa khác với nội dung, người cha đau lòng vì con bị giết hay con đau lòng vì cha bị giết?
- Bị hàng xóm xâm hại, nữ sinh viên nhảy cầu Chương Dương tự tử (VOV). – CSGT kịp thời giải cứu cô gái định nhảy cầu Chương Dương tự tử  (DT).
Tăng 1.400 chuyến xe buýt dịp lễ (TN).
Tài xế xe khách hành hung, bắt nhốt CSGT trên xe (DT).
Tiêu tan cơ nghiệp tiền tỷ sau một đêm (DV).
Sửng sốt ‘căn nhà’ dưới khe cầu Thăng Long (VNN).
Trùm buôn ma túy xuyên quốc gia bị bắt tại bến xe (LĐ).
- Sáu người Việt Nam bị cảnh sát Thái lan bắt giữ vì nghi móc túi   –   (RFA).
- Cận cảnh vụ hỏa hoạn kinh hoàng tại Viettronimex Đà Nẵng (VOV).
- Khánh thành nhà máy phong điện đầu tiên (Tia Sáng).
- Động đất nhân tạo: Biết, sẽ không nguy hiểm (ĐV).
Nguy cơ xóa sổ voi rừng (Tintuc).
Núi lửa cao thứ nhì Mexico phun đá nóng, tro bụi dữ dội (DT).
Động đất mạnh tấn công đảo Sumatra của Indonesia (Gafin).
- Ba Lan: Một phụ nữ TQ bị thiêu sống trong rừng?   –   (ĐCV).
- Hãi hùng đũa dùng một lần của Trung Quốc (ĐV). =>
- Trung Quốc: Thủ đô Bắc Kinh đang thiếu nước trầm trọng (RFI).
Máy bay Boeing chở 127 khách bị rơi tại Pakistan (TTXVN). - Máy bay chở gần 130 người bị rớt gần thủ đô Pakistan  (VOA).  - Máy bay chở 131 hành khách rơi ở Pakistan (TT). - Máy bay rơi ở Pakistan, 122 người thiệt mạng (NLĐ).
14h00′:
QUỐC TẾ
- Lực lượng nổi dậy Syria kêu gọi « các nước bè bạn » can thiệp quân sự (RFI).
- Ngoại trưởng Guinea Bissau yêu cầu LHQ bố trí binh sĩ duy trì hòa bình sau vụ đảo chánh  (VOA).
Tổng thống Nam Sudan lệnh rút quân khỏi Heglig (TTXVN).
- Al-Qaida ở Iraq: Làn sóng đánh bom mới chỉ là sự khởi đầu  (VOA).
- Hai người Uighur được thả khỏi nhà tù Guantanamo (VOA).
- Phiên xử hung thủ vụ thảm sát Na Uy bước sang ngày thứ 5  (VOA).
- Hội đồng quân nhân cầm quyền Mali nói 22 người bị bắt đã được thả  (VOA).
- 4 người Mỹ có thể đã thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng ở Afghanistan  (VOA).
Nga bán tên lửa cho Malaysia (TN).
<- Chặng cuối của cuộc vận động tranh cử tổng thống Pháp 2012 (RFI). - Chân dung 10 ứng viên chạy đua ghế tổng thống Pháp (DT). - Nước Pháp trong ngày tranh cử cuối cùng (NLĐ). - Dư luận trái chiều trước cuộc bầu cử Tổng thống Pháp (VOV). - Bầu cử tổng thống Pháp: Các ứng cử viên quyết đấu (TTXVN). – Vì sao có dư luận ghét ông Sarkozy (BBC).
- Người tình cố Tổng thống Mỹ Kennedy bị ám sát có liên quan đến CIA? (GDVN).
Con ông Putin “sắp lấy chồng Hàn Quốc” (TN).
14h00′:
* VTV1: – Chào buổi sáng – 20/04/2012; + Tài chính kinh doanh sáng – 20/04/2012; + Tài chính kinh doanh trưa – 20/04/2012; + Cuộc sống thường ngày – 20/04/2012; + Thời sự 19h – 20/04/2012.

Wall Street Journal

Ba câu hỏi dành cho Bắc Kinh

Tác giả: Minxin Pei
Người dịch: Dương Lệ Chi
15-04-2012
Hệ thống hiện hành ưu đãi các chính trị gia với những người đỡ đầu có thế lực, kém cỏi và thiếu thận trọng.
Trung Quốc đang cố xử lý sự việc gây chấn động của ông Bạc Hy Lai như một vở kịch đạo đức chính trị. Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức cách chức ủy viên Bộ Chính trị của cựu quan chức đứng đầu Trùng Khánh hồi tuần trước, hầu hết các quan sát viên ở trong và ngoài nước đều cho rằng vị “thái tử đảng” đầy tham vọng đáng bị như vậy. Các phương tiện truyền thông nhà nước nói rằng sự sụp đổ của ông ta đã chứng minh rằng hệ thống chính trị của quốc gia này được thực thi.
Vấn đề liên quan đến quan điểm của các sự kiện này đó là, ông Bạc gần như đã thành công trong việc leo lên vị trí lãnh đạo cao cấp. Cho đến khi cảnh sát trưởng của ông ta là Vương Lập Quân đã cố chạy trốn vào lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô hồi đầu tháng 2, thì chiếc ghế của ông Bạc trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất nước, đã bị vuột mất.
Sự bất ổn trong hàng ngũ lãnh đạo sẽ phải trả giá đắt không chỉ cho chính người Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến các nước trên thế giới, cả về chính trị lẫn kinh tế. Vì vậy, đây cũng là lúc để mở rộng phạm vi đối thoại cho những người ở Trung Quốc, từ các nhà ngoại giao cho đến các học giả và giới báo chí, đặt ra một số câu hỏi cứng rắn cho Bắc Kinh.
Thứ nhất, làm thế nào mà một cá nhân có nhiều sai lầm như vậy lại được giao cho quá nhiều quyền lực với rất ít ràng buộc? Sự thăng tiến của ông Bạc cũng kỳ lạ giống như sự sụp đổ của ông. Cho đến khi ông được thăng chức ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, ông Bạc cũng chỉ là thống đốc bình thường ở tỉnh Liêu Ninh và bộ trưởng Bộ Thương mại. Các mối quan hệ tài chính đầy nghi vấn của gia đình ông, bây giờ đã lộ ra, không thể thoát khỏi sự chú ý của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, cơ quan chống tham nhũng của đảng.
Đáng lo ngại nhất là sau khi trở thành Bí Thư thành ủy Trùng Khánh, ông Bạc đã lạm dụng quyền lực của mình bằng cách bắt giữ và giam cầm hàng ngàn người trong chiến dịch được gọi là “đả hắc”, trong đó rất ít vụ được cho là hợp pháp. Ông đã thao túng dư luận một cách khó hiểu bằng cách sử dụng những những biểu tượng cai trị cực đoan của người theo chủ nghĩa cộng sản Mao Trạch Đông, phô trương một hệ tư tưởng chính trị đại diện cho sự thay thế các chính sách hiện hành của đảng.
Tuy nhiên, thay vì kiềm chế ông Bạc, Bắc Kinh đã không làm gì cả. Tệ hơn nữa, họ còn để cho các phương tiện truyền thông đánh bóng tên tuổi ông. Sáu trong số chín ủy viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị tỏ lòng tôn sùng Trùng Khánh, ngầm ủng hộ một “Mô hình Trùng Khánh” hiện đã bị mất uy tín.
Giờ đây ông Bạc đã bị thất sủng, dường như đảng đang tự vỗ về mình ở phía sau hậu trường qua việc loại bỏ ông vừa đúng lúc. Nhưng sự thật thì đã rõ: quá trình chọn những người lãnh đạo của đảng là vô cùng thiếu sót. Thay vì chọn những người có đủ năng lực và liêm khiết nhất, thì hệ thống hiện hành lại chọn những người có lý lịch theo kiểu con ông cháu cha nhưng lại kém cỏi và thiếu thận trọng.
Câu hỏi thứ hai mà đảng phải trả lời là, làm thế nào để có thể có được sự cạnh tranh quyền lực tốt hơn ở hàng lãnh đạo cao nhất trong thời gian chuyển giao quyền lực? Không còn nghi ngờ gì nữa, vụ ông Bạc đã gây rạn nứt nghiêm trọng nhất trong số các nhà lãnh đạo cấp cao kể từ sau sự kiện vụ Thiên An Môn. Bản chất của sự phân hóa không phải do ý thức hệ, mà do quyền lực. Kẻ thù của ông Bạc muốn ông ta bị loại ra vì lo sợ rằng, một khi ở vị trí cao nhất ông ta có thể đe dọa sự an toàn và lợi ích của họ. Còn những người ủng hộ ông Bạc đã cổ vũ cho ông ta vì nghĩ rằng ông ta sẽ bao che họ.
Mới đây, dường như đảng đã xây dựng một hệ thống hữu hiệu trong việc quản lý chuyện tranh đấu khi chuyển giao quyền lực. Không có biến cố xảy ra khi chuyển giao quyền lực từ Đặng Tiểu Bình cho Giang Trạch Dân, và từ Giang Trạch Dân cho Hồ Cẩm Đào. Vụ bê bối của ông Bạc hôm nay tiết lộ, việc chuyển giao quyền lực chính trị hiện nay ở Trung Nam Hải vẫn còn đầy rẫy âm mưu, không thể tiên đoán được và vô cùng khắc nghiệt. Vào lúc này, có lẽ đòi hỏi hơi nhiều khi yêu cầu đảng cho phép mở cửa và tiến hành các cuộc bầu cử có tranh đua vào các vị trí lãnh đạo hàng đầu ở Trung Quốc. Tuy nhiên quá trình chuyển giao quyền lực hiện có, ẩn chứa những bí mật và sự thao túng của một nhóm đầu sỏ chính trị, không chỉ tạo nên các nhà lãnh đạo không đủ năng lực, mà còn gây bất ổn cho sự cầm quyền của đảng.
Câu hỏi cuối cùng dành cho đảng là, làm thế nào họ có thể quản lý tốt hơn cuộc khủng hoảng chính trị trong thời đại internet và sự có mặt của các tiểu blog? Từ đầu tháng 2, khi Vương Lập Quân cố đào thoát, phản ứng của Bắc Kinh là vô lý và tự hủy hoại uy tín của mình. Bắc Kinh cho rằng ông Vương bị “kiệt sức do làm việc quá sức” và đã cho vị cựu cảnh sát trưởng này nghỉ “dưỡng sức” dưới sự giám sát của Bộ an ninh Quốc gia Trung Quốc. Thay vì sa thải ông Bạc ngay, đảng đã cho phép vụ bê bối chính trị này kéo dài hơn một tháng, làm tăng thêm những tin đồn và mối nghi ngại về quyền hành của đảng.
Ngay khi ông Bạc bị đình chỉ thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị, đảng cũng vẫn loan tin theo kiểu như đã làm cách đây 40 năm sau người kế nhiệm do ông Mao chỉ định, ông Lâm Bưu, đã thất bại trong việc có ý định đào tẩu tới Liên Xô. Trước tiên là đảng thông báo đến các cán bộ cấp cao rồi đến cấp thấp, mặc dù sự sụp đổ chính trị của ông Bạc đã được mọi người biết qua mạng di động ở Trung Quốc.
Bị tổn thương do sai lầm trong sự kiện của Bạc và muốn đặt sự chuyển giao quyền lực gần như thất bại trở lại đúng hướng, có lẽ đảng chẳng có hứng thú gì để trả lời những câu hỏi như thế. Điều này sẽ chỉ phát sinh thêm vấn đề cơ bản nhất, rằng một đảng cầm quyền liệu có phù hợp cho xã hội hoàn toàn thay đổi qua ba thập niên hiện đại hóa và toàn cầu hóa hay không.
Tác giả: Ông Minxin Pei là giáo sư môn chính phủ học ở trường Claremont McKenna.
Nguồn: Wall Street Journal

THÔNG TẤN XÃ VIỆTNAM

MỸ LO NGẠI TRUNG QUỐC DÙNG TIỀN MUA ẢNH HƯỞNG TẠI KHU VỰC SÂN SAU

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ tư, ngày 18/4/2012
TTXVN (Oasinhtơn 15/4)
Cũng giống như ở một số nước châu Phi và châu Á, tại khu vực Caribê và Mỹ Latinh – nơi được coi là khu vực sân sau của Mỹ – cũng đang xuất hiện các sân vận động, các ngôi trường hoặc các bệnh viện mơi được xây lên bằng tiền biếu tặng của Trung Quốc. Dùng tiền bạc đã và đang trở thành một công cụ hiệu quả trong chiến lược sử dụng sức mạnh mềm của Bắc Kinh để bành trướng anh hưởng và vị thế tại các nước thế giới thứ ba. Đây là những diễn biến khiến Mỹ lo ngại và không ít lần lên tiếng cảnh báo.

Với đầu đề “Mỹ cảnh giác trước- việc Trung Quốc sử dụng tiền bạc đế thâm nhập vào khu vực Caribê”, tờ “Thời báo Niu Yoóc” ngày 8/4 cho biết cách đây vài tuần, Chính phủ Bahamát vừa khánh thành một sân vận động mới với tổng vốn đầu tư 35 triệu USD, món quà tặng từ Chính phủ Trung Quốc. Quốc đảo nhỏ Đôminica cũng mới khai trương một trường học ngữ pháp, một bệnh viện và một sân vận động thể thao, cũng là món quà tặng hào phóng của người Trung Quốc. Angtigoa và Bacbuđa cũng sắp có một nhà máy điện, một sân chơi cricket và một trường học mới. Thủ tướng Triniđát và Tôbagô cũng vừa bày tỏ cảm ơn các nhà thầu Trung Quốc về bản thiết kế khu dinh thự mới của bà. Một nhà cựu ngoại giao cho biết Trung Quốc đang dùng tiền mua lòng trung thành để thay thế vào những khoảng trống quyền lực mà Mỹ, Canađa và các nước khác bỏ lại ở khu vực Caribê và Mỹ Latinh. Sức mạnh kinh tế của Trung Quốc đang mở rộng tới tận cửa khu vực sân sau của nước Mỹ, bằng hàng loạt các khoản vay từ các ngân hàng, từ các khoản đầu tư của các doanh nghiệp hoặc là từ các món quà trực tiếp của Chính phủ Trung Quốc dưới hình thức xây dựng các sân vận động, các con đường, các tòa nhà công sở, các hải cảng và các khu du lịch-giải trí tại những khu vực nơi xưa nay Mỹ vẫn là quốc gia tài trợ chính.
Ngưới Trung Quốc đã và đang thể hiện sức mạnh kinh tế của mình ở mọi ngõ ngách của thế giới Thế nhưng việc Bắc Kinh cắm một lá cờ ngay sát nước Mỹ đã gây tranh cãi và lo lắng, thậm chí làm giật mình không ít nhà ngoại giao, các chuyên gia kinh tế và các nhà đầu tư. Ông Kevin P. Gallagher, Giáo sư thuộc Đại học Boston (Mỹ), tác giả của bản báo cáo gần đây về sự tài trợ của Trung Quốc cho các nước đang phát triển, cho rằng: “Khi bị bất ngờ trước sự xuất hiện của một đối thủ mới tại khu bán cầu này thì chắc chắn điều đó phải được thảo luận ở các cấp cao nhất của chính phủ”. Phần lớn các nhà phân tích không nhìn thấy một nguy cơ đe dọa an ninh, cho rằng người Trung Quốc đâu có xây dựng các căn cứ hoặc thiết lập các mối quan hệ quân sự có nguy cơ làm sống lại tâm trạng lo lắng về nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba mới. Tuy nhiên, những người này chắc chắn nhìn thấy một siêu cường nổi lên, đang tìm cách thâm nhập về kinh tế và tìm kiếm sự ủng hộ về chính trị với khối các quốc gia đang phát triển có ngân sách eo hẹp từng dựa vào lòng hảo tâm của Mỹ, Canađa và các nước châu Âu. Năm ngoái Trung Quốc thông báo sẽ cho các chính phủ vùng Caribê vay 6,3 tỷ USD, cộng với hàng trăm triệu USD tín dụng, quà tặng và các hình thức viện trợ kinh tế khác đã đổ vào khu vực này trong thập kỷ qua. Theo các chuyên gia, khác với ở châu Phi, Nam Mỹ và các khu vực khác của thế giới, những nơi mà Trung Quốc nhảy vào chủ yếu để tìm kiếm hàng hóa và các nguồn nguyên liệu, Trung Quốc thâm nhập ngày càng sâu rộng vào khu vực Caribê chủ yếu xuất phát từ các mục tiêu kinh tế lâu dài như du lịch, cho vay tín dụng và tìm kiếm các đồng minh mới tiềm tàng với mức giá không quá đắt. Mới đây, tờ báo “The Guardian” của Anh đã đăng tải các bức điện mật của ngoại giao Mỹ do mạng WikiLeaks thu được nói rằng các nhà ngoại giao Mỹ ờ khu vực Caribê ngày càng lo ngại trước sự hiện diện của Trung Quốc tại khu vực chỉ cách nước Mỹ khoảng 300 km. Một bức điện mật ngoại giao năm 2003 của Mỹ cho rằng Trung Quốc đang tìm kiếm các đồng minh trong một “bước đi chiến lược” chuẩn bị cho kỷ nguyên hậu Castro (Cuba), một quốc gia Cộng sản mà Trung Quốc có quan hệ hùng mạnh từ lâu. Ông Dennis C. Shea, Chủ tịch ủy ban xem xét kinh tế và an ninh Mỹ-Trung, một đơn vị do lưỡng đảng Quốc hội thành lập, phát biểu: “Cá nhân tôi không đặc biệt lo lắng, nhưng nó là một diễn biến mà Mỹ cần tiếp tục theo dõi. Với Trung Quốc, bạn có thể lo ngại về những mục tiêu chính sách phía sau nỗ lực bành trướng về kinh tế này”.
Bahamát, quốc đảo chỉ cách bang Florida của Mỹ một giờ bay, đang giành được sự quan tâm đặc biệt của Trung Quốc. Ngoài sân vận động mới khánh thành với tấm panô khổng lồ “Quà viện trợ của Trung Quôc” dựng ngay lối cửa ra vào, công nhân Trung Quốc cũng đang có mặt khá đông tại Bahamát để khẩn trương giúp xây dụng và hoàn thành dự án Baha Mar, một trong những khu du lịch-giải trí lớn nhất trong khu vực, với vốn đầu tư 3,5 tỷ USD. Ngoài các khoản đầu tư và quà tặng nêu trên, một ngân hàng thuộc quyền quản lý của nhà nước Trung Quốc trong vài tuần qua cũng đã giải ngân khoản tiền 41 triệu USD để xây dựng một hải cảng, một cây cầu và một trụ sở mới cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Bahamát. Các quan chức Bahamát cho biết sân vận động lớn vừa khánh thành là một phần gói quà tặng mà Bắc Kinh thưởng cho Bahamát vì năm 1997 đã nghe theo sự thuyết phục của Trung Quốc, cắt quan hệ với Đài Loan để thiết lập ngoại giao với Trung Quốc. Ông Charles Maynard, Bộ trưởng Thể thao Bahamát cho biết Chính phủ Trung Quốc chào mời nhiều món quà và “chúng tôi chọn xây dựng một sân vận động quốc gia”. Vị bộ trưởng này thừa nhận Chính phủ Bahamát sẽ không bao giờ kiếm đủ tiền để xây dựng một sân vận động quy mô lớn như vậy. Cũng như với Bahamát, một số quốc gia trong khu vực này, được khích lệ bởi các khoản tiền viện trợ cho không, cũng đang từ bỏ quan hệ từ lâu với Đài Loan để thiết lập quan hệ với Trung Quốc. Gần đây nhất là vào năm 2004, Grênađa đã chấm dứt quan hệ với Đài Loan và hiện nay đang thảo luận nhằm nhận khoản tiền thưởng từ Trung Quốc để xây dựng một trung tâm thi đấu thể thao lớn. Trong lúc đang tìm mọi cách để củng cố mối quan hệ với các nước như Bêlidơ, Xanh Kít và Nêvít và Xanh Lucia, quốc đảo năm 2007 đã cắt quan hệ với Trung Quốc, các nhà ngoại giao Đài Loan trong khu vực này thừa nhận họ không bao giờ theo kịp các món quà tặng khổng lồ của Trung Quốc. Ngoài các mục tiêu ngoại giao và chính trị, Trung Quốc cũng tìm kiếm một số mặt hàng tại khu vực Caribê như trong dự án 166 triệu USD hợp tác sản xuất đường, cà phê và xây dựng các con đường và cơ sở hạ tầng ở Giamaica.
Tại Mỹ Latinh, một tài liệu điều tra công bố cuối tháng Ba vừa qua cho biết trong 5 năm gần đây khoản tiền mà các ngân hàng của Trung Quốc cho các Chính phủ Mỹ Latinh vay lớn hơn nhiều so với khoản tiền mà Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng liên Mỹ cho các nước này vay cộng gộp lại. Cụ thể, trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2011, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu Trung Quốc đã cam kết cho các Chính phủ Mỹ Latinh vay tổng cộng 75 tỷ USD. Riêng trong năm 2010, Trung Quốc đã cam kết cho khu vực này vay 37 tỷ USD, nhiều hơn tổng khoản tiền mà Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ và Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu của Mỹ cam kết cho vay cộng lại. Trong 75 tỷ USD Trung Quốc cam kết cho khu vực này vay có hơn 46 tỷ USD liên quan tới trao đối hàng hóa. Các chuyên gia cho biết việc Trung Quốc gia tăng đổ tiền đầu tư vào Mỹ Latinh là xuất phát từ hai động cơ chính. Thứ nhất, Mỹ Latinh là khu vực có nguồn tài nguyên phong phú như dầu lửa, quặng sắt. Đây là những thứ nguyên liệu sống còn cho công cuộc phát triển kinh tế của Trung Quốc. Thứ hai là do phần lớn các nước Mỹ Latinh vẫn đang trong giai đoạn phát triển, do vậy rất cần tiền cho xây dựng cơ sở hạ tầng để thúc đẩy phát triển kinh tế. Trung Quốc hiện cũng đã trở thành đối tác thương mại lớn của các nước như Braxin, với kim ngạch buôn bán hai chiều năm 2011 đạt hơn 77 tỷ USD; Vênêxuêỉa với kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 18 tỷ USD, Áchentina (7,41 tỷ USD) và Urugoay hơn 2 tỷ USD. Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu quan trọng của Chilê với kim ngạch đạt gần 18 tỷ năm 2011 và Pêru gần 7 tỷ USD./.

 

Hóa ra ông Vương Đình Huệ không đơn độc

Nguyên Ngọc
Mấy năm nay nhiều người đã rất thích thú theo rõi thường xuyên ở mục ‘Câu chuyện triết học’ trên báo Sài Gòn tiếp thị những bài viết tuyệt vời của Bùi Văn Nam Sơn.
Đấy là những bài ngắn, giản dị, hấp dẫn về những vấn đề triết học cơ bản. Đương nhiên không phải ai cũng cần trở thành nhà triết học, nhưng những hiểu biết sơ đẳng về triết học, “biết đôi chút cái mùi triết học” như có người nói, là cần cho mọi người, bởi lịch sử triết học cũng chính là lịch sử hình thành và phát triển tư duy của loài người, trong quá trình lâu dài trăn trở làm người, từ mông muội cho đến trưởng thành.

Như ai cũng biết, viết được về những vấn đề trừu tượng và cao siêu như vậy một cách dễ hiểu, lại lôi cuốn, cho mọi người, thường là những người cầm bút rất uyên bác, nắm rất vững vấn đề, đến mức có thể tung tăng đùa bỡn mà vẫn nghiêm túc, duyên dáng mà chặt chẽ, nhiều khi như nói chơi mà là sâu xa những chuyện hệ trọng nhất của cuộc đời, thậm chí là chuyện muôn thuở, và nói cho đúng cho đến nay nhân loại vẫn còn suy nghĩ và bàn bạc chưa xong. Và những chuyện đó, chừng xa xôi, lại cũng là chuyện thiết thân cho mỗi người, không chỉ trong công việc mà cả trong sống và ứng xử từng ngày … Mấy năm qua, Bùi Văn Nam Sơn đã tận tụy làm công việc đó, có thể gọi không quá đáng là một công việc khai hóa, về lâu dài là không hề nhỏ, một đóng góp quan trọng cho xã hội …
Vậy mà gần đây bỗng có tin Sài Gòn tiếp thị đã cắt bỏ mục này *.
Hỏi ra thì được biết: ấy là theo lệnh của một cơ quan hay một người nào đó có trách nhiệm và có quyền ở cái thành phố lớn nhất nước này.
Hình như là lệnh miệng, qua một cú điện thoại hay một tin nhắn, nghĩa là không để lại dấu vết hiển thị nào hết, chắc là khắp thế giới không còn nơi nào nữa có kiểu ra lệnh, “chỉ đạo” hay ho đến thế.
Lệnh là: “Tiếp thị sao lại đi nói chuyện triết học? Dẹp!”
Ôi, vậy mà mấy hôm nay tôi cứ tưởng ông Vương Đình Huệ * cô đơn lắm khi ông nhỡ mồm dạy các nhà báo về chức năng của báo chí. Hóa ra ông chẳng hề cô đơn chút nào, và cũng chẳng nhỡ mồm. Ông ở trong một hệ thống nhất quán, quyết liệt, triệt để, ngày càng triệt để.
Thêm một ví dụ nữa để chứng minh tính nhất quán, quyết liệt, và triệt để ấy:
Cách đây vài tháng một nhà xuất bản định in một cuốn sách tập họp một số bài viết của Bùi Văn Nam Sơn về triết học (đã đăng trên Sài Gòn tiếp thị) đã không thể nào xin được giấy phép. Lý do? Người ta lệnh, cũng bằng nói miệng vô bằng: Bây giờ phải rất cảnh giác với các sách triết học, “họ” lợi dụng triết học để dưa dân chủ vào!
Thôi thế là quá rõ rồi: người ta sợ triết học, vì người ta sợ dân chủ!
Nhưng mà, tôi là người ngây thơ, dễ tin, tôi ngơ ngác muốn hỏi: Vậy cái khẩu hiệu lừng danh “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là thế nào nhỉ? Thậm chí còn cãi nhau chán rồi mới quyết định đưa ‘dân chủ’ lên trước ‘công bằng’, coi như một thắng lợi lớn. Chuyện to thế, chẳng lẽ nói đùa?
 Tôi không dám nói chuyện chính trị. Tôi chỉ xin nói chuyện đạo đức: Đừng nghĩ rằng câu chuyện vừa nói trên, chuyện tiếp thị, đi buôn thì cấm tiệt nói triết học, cứ lo chúi mũi làm tiền đi, là không liên quan gì đến đạo đức xã hội mà ai cũng biết là đang xuống đến đáy. Không liên quan đến việc sinh ra những Lê Văn Luyện đang có nguy cơ không còn cá biệt *. Không liên quan đến tội ác đang tràn lan nhức nhối.
Nghĩa là những cấm đoán trắng trợn mà dấu tay kia cũng là tội ác đấy! Nó tạo ra môi trường cho tội ác.
N.N.

*bổ sung:
 - Nếu sớt trên mạng Google từ khóa “Câu chuyện triết học”, sẽ được kết quả các bài viết lâu nay của SGTT. Còn đây là bài báo cuối cùng, ngày 12/4/2012:  Quà tặng của thánh thần và lời “từ biệt” nép mình bên dưới, có đoạn “Do nhu cầu tổ chức mặt trang, kể từ số báo này, chuyên mục “Chuyện xưa chuyện nay” thường kỳ vào thứ tư hằng tuần xin được tạm dừng …”
- Vụ “chỉnh” báo chí của ông Vương Đình Huệ, nhiều báo đã gỡ bài, không rõ là ông Huệ đã “xin” hay là “ra lệnh” mà ghê vậy?
+ Bài Bộ trưởng và báo chí trên VNEconomy bị gỡ mất nhưng còn 14 phản hồi sót lại, tuy nhiên nội dung trên trang Baomoi.com thì vẫn còn. Bài này được Sài Gòn Tiếp thị đăng lại cũng đã biến mất, nhưng báo này lại có một bài khác đá móc ông Huệ: Ai lộn sân?
+ Báo Thanh niên có bài “Không chuẩn, cần phải chỉnh” của TS Tô Văn Trường cũng bị bóc mất, nhưng vẫn còn trên Baomoi.com và bài gốc không bị biên tập cắt bớt.

Wall Street Journal

Ba câu hỏi dành cho Bắc Kinh

Tác giả: Minxin Pei
Người dịch: Dương Lệ Chi
15-04-2012
Hệ thống hiện hành ưu đãi các chính trị gia với những người đỡ đầu có thế lực, kém cỏi và thiếu thận trọng.
Trung Quốc đang cố xử lý sự việc gây chấn động của ông Bạc Hy Lai như một vở kịch đạo đức chính trị. Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức cách chức ủy viên Bộ Chính trị của cựu quan chức đứng đầu Trùng Khánh hồi tuần trước, hầu hết các quan sát viên ở trong và ngoài nước đều cho rằng vị “thái tử đảng” đầy tham vọng đáng bị như vậy. Các phương tiện truyền thông nhà nước nói rằng sự sụp đổ của ông ta đã chứng minh rằng hệ thống chính trị của quốc gia này được thực thi.
Vấn đề liên quan đến quan điểm của các sự kiện này đó là, ông Bạc gần như đã thành công trong việc leo lên vị trí lãnh đạo cao cấp. Cho đến khi cảnh sát trưởng của ông ta là Vương Lập Quân đã cố chạy trốn vào lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô hồi đầu tháng 2, thì chiếc ghế của ông Bạc trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất nước, đã bị vuột mất.
Sự bất ổn trong hàng ngũ lãnh đạo sẽ phải trả giá đắt không chỉ cho chính người Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến các nước trên thế giới, cả về chính trị lẫn kinh tế. Vì vậy, đây cũng là lúc để mở rộng phạm vi đối thoại cho những người ở Trung Quốc, từ các nhà ngoại giao cho đến các học giả và giới báo chí, đặt ra một số câu hỏi cứng rắn cho Bắc Kinh.
Thứ nhất, làm thế nào mà một cá nhân có nhiều sai lầm như vậy lại được giao cho quá nhiều quyền lực với rất ít ràng buộc? Sự thăng tiến của ông Bạc cũng kỳ lạ giống như sự sụp đổ của ông. Cho đến khi ông được thăng chức ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, ông Bạc cũng chỉ là thống đốc bình thường ở tỉnh Liêu Ninh và bộ trưởng Bộ Thương mại. Các mối quan hệ tài chính đầy nghi vấn của gia đình ông, bây giờ đã lộ ra, không thể thoát khỏi sự chú ý của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, cơ quan chống tham nhũng của đảng.
Đáng lo ngại nhất là sau khi trở thành Bí Thư thành ủy Trùng Khánh, ông Bạc đã lạm dụng quyền lực của mình bằng cách bắt giữ và giam cầm hàng ngàn người trong chiến dịch được gọi là “đả hắc”, trong đó rất ít vụ được cho là hợp pháp. Ông đã thao túng dư luận một cách khó hiểu bằng cách sử dụng những những biểu tượng cai trị cực đoan của người theo chủ nghĩa cộng sản Mao Trạch Đông, phô trương một hệ tư tưởng chính trị đại diện cho sự thay thế các chính sách hiện hành của đảng.
Tuy nhiên, thay vì kiềm chế ông Bạc, Bắc Kinh đã không làm gì cả. Tệ hơn nữa, họ còn để cho các phương tiện truyền thông đánh bóng tên tuổi ông. Sáu trong số chín ủy viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị tỏ lòng tôn sùng Trùng Khánh, ngầm ủng hộ một “Mô hình Trùng Khánh” hiện đã bị mất uy tín.
Giờ đây ông Bạc đã bị thất sủng, dường như đảng đang tự vỗ về mình ở phía sau hậu trường qua việc loại bỏ ông vừa đúng lúc. Nhưng sự thật thì đã rõ: quá trình chọn những người lãnh đạo của đảng là vô cùng thiếu sót. Thay vì chọn những người có đủ năng lực và liêm khiết nhất, thì hệ thống hiện hành lại chọn những người có lý lịch theo kiểu con ông cháu cha nhưng lại kém cỏi và thiếu thận trọng.
Câu hỏi thứ hai mà đảng phải trả lời là, làm thế nào để có thể có được sự cạnh tranh quyền lực tốt hơn ở hàng lãnh đạo cao nhất trong thời gian chuyển giao quyền lực? Không còn nghi ngờ gì nữa, vụ ông Bạc đã gây rạn nứt nghiêm trọng nhất trong số các nhà lãnh đạo cấp cao kể từ sau sự kiện vụ Thiên An Môn. Bản chất của sự phân hóa không phải do ý thức hệ, mà do quyền lực. Kẻ thù của ông Bạc muốn ông ta bị loại ra vì lo sợ rằng, một khi ở vị trí cao nhất ông ta có thể đe dọa sự an toàn và lợi ích của họ. Còn những người ủng hộ ông Bạc đã cổ vũ cho ông ta vì nghĩ rằng ông ta sẽ bao che họ.
Mới đây, dường như đảng đã xây dựng một hệ thống hữu hiệu trong việc quản lý chuyện tranh đấu khi chuyển giao quyền lực. Không có biến cố xảy ra khi chuyển giao quyền lực từ Đặng Tiểu Bình cho Giang Trạch Dân, và từ Giang Trạch Dân cho Hồ Cẩm Đào. Vụ bê bối của ông Bạc hôm nay tiết lộ, việc chuyển giao quyền lực chính trị hiện nay ở Trung Nam Hải vẫn còn đầy rẫy âm mưu, không thể tiên đoán được và vô cùng khắc nghiệt. Vào lúc này, có lẽ đòi hỏi hơi nhiều khi yêu cầu đảng cho phép mở cửa và tiến hành các cuộc bầu cử có tranh đua vào các vị trí lãnh đạo hàng đầu ở Trung Quốc. Tuy nhiên quá trình chuyển giao quyền lực hiện có, ẩn chứa những bí mật và sự thao túng của một nhóm đầu sỏ chính trị, không chỉ tạo nên các nhà lãnh đạo không đủ năng lực, mà còn gây bất ổn cho sự cầm quyền của đảng.
Câu hỏi cuối cùng dành cho đảng là, làm thế nào họ có thể quản lý tốt hơn cuộc khủng hoảng chính trị trong thời đại internet và sự có mặt của các tiểu blog? Từ đầu tháng 2, khi Vương Lập Quân cố đào thoát, phản ứng của Bắc Kinh là vô lý và tự hủy hoại uy tín của mình. Bắc Kinh cho rằng ông Vương bị “kiệt sức do làm việc quá sức” và đã cho vị cựu cảnh sát trưởng này nghỉ “dưỡng sức” dưới sự giám sát của Bộ an ninh Quốc gia Trung Quốc. Thay vì sa thải ông Bạc ngay, đảng đã cho phép vụ bê bối chính trị này kéo dài hơn một tháng, làm tăng thêm những tin đồn và mối nghi ngại về quyền hành của đảng.
Ngay khi ông Bạc bị đình chỉ thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị, đảng cũng vẫn loan tin theo kiểu như đã làm cách đây 40 năm sau người kế nhiệm do ông Mao chỉ định, ông Lâm Bưu, đã thất bại trong việc có ý định đào tẩu tới Liên Xô. Trước tiên là đảng thông báo đến các cán bộ cấp cao rồi đến cấp thấp, mặc dù sự sụp đổ chính trị của ông Bạc đã được mọi người biết qua mạng di động ở Trung Quốc.
Bị tổn thương do sai lầm trong sự kiện của Bạc và muốn đặt sự chuyển giao quyền lực gần như thất bại trở lại đúng hướng, có lẽ đảng chẳng có hứng thú gì để trả lời những câu hỏi như thế. Điều này sẽ chỉ phát sinh thêm vấn đề cơ bản nhất, rằng một đảng cầm quyền liệu có phù hợp cho xã hội hoàn toàn thay đổi qua ba thập niên hiện đại hóa và toàn cầu hóa hay không.
Tác giả: Ông Minxin Pei là giáo sư môn chính phủ học ở trường Claremont McKenna.
Nguồn: Wall Street Journal

The Diplomat

Phải chăng Trung Quốc đang chơi trò hai mặt?

Tác giả: Joel Wuthnow
Người dịch: Trần Văn Minh
19-4-2012
Tin tức nói về một dàn phóng tên lửa do Trung Quốc sản xuất được tìm thấy ở Bắc Triều Tiên, có thể mang lại những nghi vấn về chính sách ngoại giao của Trung Quốc.
Tờ Washington Times đưa tin trong tuần này về một dàn phóng tên lửa đạn đạo của Trung Quốc được trưng bày trong một cuộc diễn binh ở Bình Nhưỡng vào cuối tuần. Nếu được kiểm chứng, điều này sẽ là một sự vi phạm trắng trợn lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc và nêu lên nghi vấn về tính khả tín của Trung Quốc về nỗ lực cấm phát triển vũ khí hạt nhân khu vực. Đồng thời cũng là một cơ hội tốt cho Hoa Kỳ phủ định sự cam kết của Bắc Kinh rằng ảnh hưởng của họ đối với Bắc Triều Tiên có giới hạn.
Theo các nhà phân tích, dàn phóng đó có những điểm tương đồng đáng chú ý so với các dàn phóng do Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sản xuất vào giữa năm 2010 và 2011, được thiết kế cho tên lửa xuyên lục địa với tầm phóng xa 6,000 km, và có khả năng tới được một số vùng ở Alaska. Điều này có nghĩa là dàn phóng đã được sản xuất ở Trung Quốc hay dựa trên bản vẽ do Trung Quốc cung cấp. Trong lúc những câu hỏi then chốt chưa được trả lời, một viên chức Nam Triều Tiên nói rằng, “tất cả mọi thứ đều được nhập cảng từ Trung Quốc”.    
Nếu PLA cung cấp hệ thống đó cho Bắc Triều Tiên bằng bất cứ cách nào trong vòng một hay hai năm qua, Trung Quốc đã vi phạm điều khoản cấm vận của Nghị quyết 1718 của Hội đồng Bảo an LHQ, đã được thông qua sau cuộc thử nghiệm nguyên tử đầu tiên của Bắc Triều Tiên năm 2006, và Nghị quyết 1874, gia tăng thêm cấm vận vào thời gian cuộc thử nghiệm hạt nhân thứ hai năm 2009. 
Sự vi phạm thế này thực ra là chưa có tiền lệ. Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ lo về kiểm soát cấm vận đã nói với tôi, mặc dù cần phải có phương cách “hiển vi” để bắt thủ phạm, từ trước đến nay Trung Quốc chưa từng bị lên án do vi phạm nghiêm trọng và trắng trợn các điều khoản LHQ. Thực ra, Trung Quốc có lợi điểm để không vi phạm nghị quyết: vi phạm sẽ tạo nên sự nghi ngờ rộng rãi về tư thế là một “cường quốc có trách nhiệm”, và sẽ gây tiếng xấu cho một tổ chức phục vụ quyền lợi cơ bản của Trung Quốc trong việc giải quyết tranh chấp khu vực và khuyến khích sự ổn định.
Vậy thì chúng ta giải thích các cáo buộc này thế nào? Nếu đây không chỉ là trường hợp Bắc Triều Tiên sao chép mô hình từ những thông tin phổ biến công cộng thì có hai giả thuyết có thể xảy ra. Giả thuyết thứ nhất là PLA đã “bất phục tùng”, ra quyết định quan trọng mà không có sự phê chuẩn của lãnh đạo dân sự cấp cao. Chuyện này giống như vụ phóng tên lửa chống vệ tinh hồi năm 2007 và cuộc thử nghiệm chiến đấu cơ tàng hình diễn ra vào lúc Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates thăm Bắc Kinh năm 2011, cả hai vụ đã làm giới lãnh đạo Trung Quốc bất ngờ.  
Thật vậy, thời điểm xảy ra cũng đáng gây chú ý. Ngay sau khi tin tức về việc phóng tên lửa lộ ra, Trung Quốc đồng ý với tuyên bố có lời lẽ cứng rắn của Hội đồng Bảo an LHQ, lên án việc thử nghiệm tên lửa của Bình Nhưỡng, và đe dọa khả năng cấm vận thêm.
Tuy nhiên, quan điểm “bất phục tùng” của PLA đã phóng đại mối căng thẳng giữa quân sự và dân sự trong nội tình Trung Quốc. Như Andrew Scobell (*) chỉ ra, có “những mối dây liên hệ khắng khít, rộng rãi, và chồng chéo giữa quân đội Trung Quốc và đảng Cộng sản Trung Quốc”. Với hậu quả mang tầm mức chính trị và chiến lược, điều khó có thể xảy ra là quyết định cung cấp kỹ thuật tên lửa đạn đạo cho Bắc Triều Tiên được thực hiện mà giới lãnh đạo chóp bu Trung Quốc không biết và không chấp thuận.
Giả thuyết thứ hai là Trung Quốc đang chơi trò “hai mặt” trong vấn đề Bắc Triều Tiên, công khai chống việc phổ biến vũ khí hạt nhân, đồng thời ngầm giúp đỡ Bắc Triều Tiên. Phần quan trọng trong trò chơi này nhằm hai mục đích: chiến lược và chính trị. Về mặt chiến lược, Trung Quốc có lợi khi kết chặt liên hệ với một nước láng giềng vào thời điểm Hoa Kỳ đang bổ sung thành viên và đồng minh của mình trong khu vực, dưới tên gọi được chính quyền Obama đặt là “trở lại châu Á”. Trung Quốc có vẻ đang chống lại điều họ cho là chiến lược bao vây của Hoa Kỳ.
Về chính trị nội tại, ngả về phía Bắc Triều Tiên để tránh được những phê phán về việc chính quyền đã đi quá xa khi chiều theo mục tiêu và lợi ích của Hoa Kỳ, gần đây nhất là đồng ý cho NATO can thiệp của vào Libya. Nó cũng ra tín hiệu đáp lại những người tin rằng Hoa Kỳ đã xen quá nhiều vào nội tình của một nước chư hầu lâu đời của Trung Quốc. Như một chuyên gia nhận định, Bắc Triều Tiên “có thể là đứa con hư, nhưng nó là đứa con hư của chúng tôi”.      
Với bất cứ lý do gì, những lời lên án chỉ ra một sự sa sút đáng lo ngại về vai trò và ảnh hưởng của những tiếng nói ôn hòa trong chính sách đối ngoại Trung Quốc. Điều này đúng đối với các học giả, những người đang bị áp lực phải rút lại cảm tình với Hoa Kỳ, và của toàn bộ các bộ máy quan liêu, như Bộ Ngoại giao, mà một số người theo chủ nghĩa dân tộc đặt tên là “Bộ Phản quốc”, vì xem trọng lợi ích Hoa Kỳ hơn lợi ích Trung Quốc.
Sự sa sút của phe ôn hòa và sự trỗi dậy tướng ứng của phe diều hâu ở Trung Quốc mang ý nghĩa tiêu cực đối với vấn đề hợp tác quốc tế. Điều này thể hiện rõ trong vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Từ giữa thập niên 2000, Hoa Kỳ đã xem đây là “vấn đề láng giềng” cần sự tham gia tích cực của mọi cường quốc khu vực, nhất là Trung Quốc. Kết quả dẫn đến sự ra đời của các cuộc Đàm phán Sáu bên, đã được sự ủng hộ của cả hai đảng trong chính phủ (Hoa Kỳ). Thực ra, nếu Bắc Kinh chơi trò hai mặt trong vấn đề Bắc Triều Tiên, họ không những làm hại Đàm phán Sáu bên, mà về lâu dài, còn hủy hoại triển vọng hợp tác an ninh đa phương ở khu vực Đông Bắc châu Á.
Tuy nhiên, một điểm tích cực là sự thắt chặt quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng sẽ đem lại cho Hoa Kỳ lý lẽ vững chắc chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc, rằng Trung Quốc không đủ khả năng ảnh hưởng tạo sự thay đổi đối với Bắc Triều Tiên. Washington nên nắm lấy cơ hội để phổ biến đến càng nhiều nước càng tốt –gồm những cường quốc đang lên như Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ – tín hiệu về Trung Quốc có thể và nên áp lực nhiều hơn lên Bắc Triều Tiên, tuân thủ các nguyên tắc không phổ biến vũ khí hạt nhân trên thế giới, và nếu không làm thế thì sẽ phải đối diện với những sự phản đối sâu rộng.
Tác giả: Ông Joel Wuthnow là thành viên Chương trình Thế giớ và Trung Quốc tại trường Woodrow Wilson của Đại học Princeton. Ông đang hoàn tất bản thảo cuốn sách về chính sách ngoại giao của Trung Quốc ở Hội đồng Bảo an LHQ.
———-
Ghi chú:
 (*) Andrew Scobell là tác giả bản báo cáo về cuộc thử nghiệm chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc, được đệ trình cho Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ – Trung (USCC) nhân chuyến viếng thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ tháng 1 năm 2011. Câu trích ở trên được lấy ra từ bản báo cáo này.
Nguồn: The Diplomat

 

CSGT dừng xe cho côn đồ đánh tài xế?

Tiến Thành
-
Một hành khách chứng kiến vụ việc đã nói: “Khi 2 thanh niên vào hành hung tài xế và phụ xe, tôi có nghe một CSGT nói: “Cường ơi, không đánh nó nữa!”.
Theo trình bày của tài xế Nguyễn Quốc Chiến, vào lúc 22 giờ ngày 18.4, khi đang điều khiển xe khách biển số 82B-00026, chạy từ hướng Hà Nội – Kon Tum, đến TP. Đông Hà (Quảng Trị), lúc xe vừa qua cầu Đông Hà thì có 2 CSGT đi xe môtô chạy tới chặn trước đầu xe và yêu cầu kiểm tra giấy tờ.
Một CSGT nói: “Mày lấy giấy tờ xuống, tao nhốt xe mày luôn”. Tài xế Nguyễn Quốc Chiến và phụ xe Bùi Mạnh Đức xuống xe và hỏi lại: “Tụi em vi phạm lỗi gì, anh nói để tụi em xuất trình giấy tờ”.
Hai CSGT cho rằng, tài xế không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của CSGT và đã vi phạm vượt sai nơi cấm vượt (vượt trên cầu Đông Hà – PV).

Vết thương trên đầu anh Đức và tang vật vụ hành hung.
Tài xế Nguyễn Quốc Chiến phân trần, do không biết CSGT dùng đèn pin ra tín hiệu dừng xe nên đã điều khiển xe chạy (khoảng 500 mét) chứ không có ý không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của CSGT.
Khi hai bên đang có lời qua tiếng lại thì xuất hiện 2 thanh niên nhảy vào hành hung tài xế và phụ xe, dùng tay đấm vào mặt, sau đó chúng lấy cục đá đập vào đầu anh Bùi Mạnh Đức, khiến máu chảy rất nhiều trước sự chứng kiến của hàng chục hành khách và CSGT.
Hành khách đi trên xe là ông Đinh Sỹ Mão (74 tuổi, ngụ tại Hà Tĩnh) – bức xúc: “Hai thanh niên hành hung tài xế và phụ xe trước mặt CSGT mà họ không can thiệp khiến mọi người có mặt trên xe rất bất bình. Vì sao CSGT chặn xe vi phạm, mà lại xuất hiện bọn côn đồ hành hung nhà xe trong khi lái phụ xe không có mâu thuẫn gì với chúng”.
Một hành khách khác là ông Đỗ Văn Út (40 tuổi, ngụ tại Gia Lâm, Hà Nội) chứng kiến vụ việc đã nói: “Khi 2 thanh niên vào hành hung tài xế và phụ xe, tôi có nghe một CSGT nói: “Cường ơi, không đánh nó nữa!”.
Trong biên bản được CSGT Công an TP.Đông Hà (Quảng Trị) do thiếu tá, Đội trưởng Lê Mạnh Hùng và thượng sĩ Phạm Xuân Minh lập có ghi: “Vượt sai nơi cấm vượt; không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của CSGT đang làm nhiệm vụ”.
Việc CSGT xử lý vi phạm của tài xế điều khiển xe khách là cần thiết, song lại có việc bọn côn đồ xuất hiện hành hung nhà xe ngay sau khi CSGT ra hiệu dừng xe là điều không thể chấp nhận và cần được điều tra làm rõ.
Theo: Dân Việt

 

Trước một hiểm họa quá lớn

Nguyễn Gia Kiểng
-
“…Vấn đề an toàn trong một nhà máy điện nguyên tử khác hẳn với khái niệm thông thường. Đối với một nhà máy điện nguyên tử một xác xuất tai nạn một phần ngàn là điều gớm ghiếc không thể tưởng tượng nổi…”
Tôi không phải là một chuyên gia về năng lượng hạt nhân, dù hoàn cảnh đã khiến tôi tiếp xúc khá lâu, khá sát và đều đặn với nó. Lúc còn là sinh viên tôi đã hai lần thực tập tại Trung Tâm Nghiên Cứu Nguyên Tử (Centre d’Etude Nucléaire) của Pháp, lần thứ hai để hoàn tất luận án tốt nghiệp. Năm 1982, ngay khi trở lại Pháp, tôi được nhận vào làm tham vấn tại Công Ty Nguyên Tử Pháp Mỹ (Compagnie Franco-Américaine de l’Atome, FRAMATOME, bây giờ là AREVA). Sau này, và cho đến khi về hưu, công ty AREVA và Trung Tâm Quốc Gia Năng Lượng Hạt Nhân (Centre National d’Energie Nucléaire – CNEN), hai cơ quan xây dựng và điều hành các nhà máy điện nguyên tử của Pháp và cũng xây dựng nhiều nhà máy điện nguyên tử cho nhiều quốc gia trên khắp thế giới kể cả Trung Quốc và Hàn Quốc, là hai khách hàng chính của những công ty tham vấn mà tôi điều khiển. Như thế tôi không phải là người chống điện hạt nhân trên nguyên tắc. Tôi coi chấp nhận hoặc từ chối điện nguyên tử là một chọn lựa tùy lúc và tùy trường hợp của từng nước. Cũng cần phải nói ngay rằng vấn đề điện hạt nhân đối với chúng ta trong lúc này không còn là một vấn đề chuyên môn mà là một vấn đề chính trị, và một vấn đề chính trị rất nghiêm trọng trên đó mọi người đều có thể và phải có ý kiến.
Công việc của tôi trong hơn hai mươi năm làm việc với các cơ quan này không phải là kỹ thuật nguyên tử mà là quản trị và tin học, tuy vậy nó cũng đã bắt buộc tôi phải trao đổi thường xuyên với những người trách nhiệm mọi mặt về việc xây dựng và điều hành một nhà máy điện hạt nhân. Điều tôi biết được qua những trao đổi này là đối với một nhà máy điện hạt nhân an ninh là tất cả, những hiểu biết về vật lý hạt nhân chỉ có một tầm quan trọng rất thứ yếu. Một thí dụ cụ thể là dự án tin học theo dõi một nhà máy điện hạt nhân, mà tôi từng là dự án trưởng, đã phải huy động hơn một trăm kỹ sư tin học, phân tích viên và lập trình viên trong hơn hai năm để thực hiện. Nhiều người coi nó như một con quái vật không lồ. Nhưng sở dĩ nó phức tạp như thế là vì những dữ kiện về an ninh; chúng chiếm 90% cơ sở dữ kiện và liên hệ tròng chéo với nhau.
Vấn đề an toàn trong một nhà máy điện nguyên tử khác hẳn với khái niệm thông thường về sự an toàn. Một chiếc xe hơi được coi là an toàn nếu xác xuất để xảy ra một sự cố là một phần mười trong một năm. Đối với một nhà máy điện nguyên tử một xác xuất tai nạn một phần ngàn là điều gớm ghiếc không thể tưởng tượng nổi. Lý do là vì những hậu quả của một tại nạn hạt nhân có thể rất khủng khiếp, vượt mọi tưởng tượng; nó có thể làm chết rất nhiều người, hủy họai môi trường trong một thời gian rất lâu và để lại những di hại thể xác cũng như tinh thần cho nhiều thế hệ. Một thí dụ là vụ nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Ukraine. Nhà máy này được thiết lập ở một vùng rất ít dân cư, nhưng tai nạn đã khiến hơn 4000 người bị ung thư trong đó phần lớn đã chết. Đó là chưa kể số nạn nhân ở những nước lân cận. Người ta đã phải tản cư trên 100.000 người khỏi một khu vực 30Km chung quanh nhà máy. Nếu kể cả những người phải di tản ở các nước láng giềng thì con số người phải di tản vượt quá 250.000. Cho tới nay, 26 năm sau tai nạn, mức phóng xạ vẫn cao gấp 30 lần mức độ chấp nhận được. Hãy tưởng tượng nếu một tai nạn tương tự xảy ra tại một nước dân cư chen chúc như Việt Nam.
Đặc tính của những tai nạn tại các nhà máy điện hạt nhân là chúng đều không ngờ. Fukushima nhắc lại cho thế giới thêm một lần nữa bài học khiêm tốn: chúng ta không bao giờ có thể tiên liệu được hết những nguyên nhân đưa đến tai nạn. Nhật là nước nhiều kinh nghiệm nhất về động đất và sóng thần đồng thời cũng là nước đứng hàng đầu thế giới về sự chính xác; tuy vậy nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi đã chỉ được xây dựng để chịu đựng một ngọn sóng cao 6m trong khi ngọn sóng tháng 3 năm 2011 đã cao 15m tại khu vực nhà máy và gần 30m tại một số địa điểm khác. Các lò phản ứng theo nhau phát nổ và mức độ trầm trọng được đánh giá lại liên tục, sau cùng là mức độ 7, nghĩa là tối đa. Hậu quả của tại họa nguyên tử Fukushima vẫn chưa thể thẩm định được. Điều chắc chắn là thảm kịch sẽ nhiều lần lớn hơn, thậm chí rất kinh khủng, nếu người Nhật không chứng tỏ một khả năng tổ chức, một tinh thần kỷ luật và một sự dũng cảm buộc cả thế giới phải ngưỡng mộ. Hay nếu họ không có những phương tiện cấp cứu của một nước giàu có bậc nhất thế giới. Hãy thử tưởng tượng nếu, vì bất cứ lý do gì, một tai nạn tương tự xảy ra tại Việt Nam. Các tỉnh bờ biển của chúng ta đều chen chúc hơn vùng Fukushima, chúng ta không có những phương tiện của người Nhật và cũng thua xa họ về kỷ luật và tinh thần trách nhiệm.
Xác xuất rủi ro xảy ra tai nạn quan trọng hiện nay được ước tính chung quanh mức độ 5/100.000 mỗi năm cho một lò điện nguyên tử. Xác xuất này được coi là quá lớn vì thế hầu hết các quốc gia đều quyết định không dùng điện hạt nhân, số ít các quốc gia chấp nhận điện hạt nhân đều chỉ đi những bước rón rén. Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia ít quan tâm đến môi trường nhưng họ cũng đều rất dè dặt đối với điện hạt nhân. Cả hai đều đã bắt đầu kỹ thuật hạt nhân từ hơn một nửa thế kỷ nay và đều có đội ngũ kỹ thuật nguyên tử hùng hậu nhưng tới nay tỷ lệ điện hạt nhân của họ chỉ ở mức độ 2% tổng số điện sản xuất. Ấn Độ đã bắt đầu xây nhà máy điện hạt nhân từ 1965 nhưng đến nay chỉ mới dám xây những lò phản ứng nhỏ, hai lò phản ứng công xuất 500 Mwe và 18 lò công xuất 200 MWe. Trung Quốc trong những năm gần đây tỏ ra muốn đẩy mạnh năng lượng hạt nhân nhưng trong hai mươi năm nữa tỷ lệ điện hạt nhân của họ cũng sẽ không vượt quá 5%. Sau tai nạn Fukushima tất cả các nước phát triển có kỹ thuật hạt nhân cao và hầu hết mọi quốc gia trên thế giới, kể cả Ấn Độ và Trung Quốc, đều đình chỉ các chương trình xây dựng lò điện nguyên tử, nhiều nước tuyên bố bỏ hẳn. Áo bỏ một nhà máy điện nguyên tử đã xây dựng xong và sẵn sàng đi vào hoạt động. Ba Lan, Ireland và Philippines bỏ ngang những nhà máy đang xây dựng dở dang. Riêng Úc, nước có trữ lượng uranium lớn nhất thế giới, từ trước vẫn quả quyết từ chối điện hạt nhân.
Trong bối cảnh đó quyết định nhảy vào điện nguyên tử của chính quyền Việt Nam thật là không hiểu nổi, nhất là Việt Nam chưa có kỹ thuật và đội ngũ chuyên viên nguyên tử (Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân Đà Lạt còn quá sơ sài, các cơ quan khác còn ít thực chất hơn). Đã thế còn nhảy vào một cách liều mạng.
Năm 2008 chính quyền Việt Nam tuyên bố quyết định xây dựng hai nhà máy điện nguyên tử tại Ninh Thuận, mỗi nhà máy gồm hai lò phản ứng với công suất 1000 MWe, dự trù đi vào hoạt động năm 2020. Quyết định này khiến người ta phải sững sờ. Như vậy là Việt Nam vào năm 2020 sẽ có một tỷ lệ điện nguyên tử lớn hơn hẳn Ấn Độ và Trung Quốc. Thời gian từ đây đến đó chắc chắn là không đủ để đào tạo ra những chuyên viên đủ khả năng để điều hành các nhà máy. Như để tranh thủ thời gian công thức được chọn lựa là công thức “chìa khóa trao tay” có nghĩa các nhà máy sẽ hoàn toàn do các công ty nước ngoài xây dựng, Việt Nam chỉ tiếp thu để sử dụng khi nhà máy đã hoàn tất. Đây là công thức mà cho tới nay chưa nước nào chấp nhận vì hầu như không có chuyển giao kỹ thuật và lại rất nguy hiểm. Vấn đề an ninh của các nhà máy điện nguyên tử vừa quá nghiêm trọng lại vừa quá phức tạp nên phải tham gia chặt chẽ ngay từ đầu vào việc xây dựng nhà máy để hiểu rõ cấu trúc và cách điều hành. Cho tới nay phần lớn các sự cố xảy ra tại các nhà máy điện hạt nhân là do lỗi của các nhân viên điều hành. Ngay cả nếu quyết tâm chọn năng lương hạt nhân thì cũng không thể hành động một cách quá phiêu lưu. Giải pháp đúng đắn trong trường hợp đó là bắt đầu xây một lò phản ứng thôi và tham gia từ đầu tới cuối tiến trình xây dựng để hiểu rõ từng bộ phận của nhà máy; chỉ sau khi đã thực sự làm chủ được kỹ thuật điện nguyên tử và đào tạo xong một đội ngũ chuyên viên vững chắc mới xây tiếp các lò phản ứng khác. Và đàng nào cũng phải tiến hành một cách rất chậm chạp và thận trọng vì tai nạn nguyên tử quá khủng khiếp. An ninh của các lò điện nguyên tử là điều mỗi nước phải lo lấy chứ không thể giao tính mạng của đất nước mình cho những công ty nước ngoài.
Quyết định của chính quyền cộng sản không đi kèm với một lời giải thích kỹ thuật nào, bởi vì nó không phải là kết quả của một nghiên cứu nghiêm chỉnh mà chỉ là quyết định tùy tiện của những người cầm quyền hoàn toàn không biết gì về kỹ thuật hạt nhân.
Quyết định này càng gây sửng sốt vì công ty được chọn để xây nhà máy điện nguyên tử đầu tiên cho Việt Nam là công ty ROSATOM của Nga. Có đầy rẫy tài liệu chứng minh Nga là nước cẩu thả nhất về mặt an ninh trong những nước xây dựng lò điện nguyên tử. Hơn nữa công ty ROSATOM lại bị mang tai tiếng là đã gian lận về phẩm chất vật liệu xây dựng, một điều không thể tưởng tượng nổi cho một lò điện nguyên tử. Ai có thể không hoảng sợ khi nghĩ rằng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam sẽ được xây dựng bởi một công ty làm ăn gian trá của một nước nổi tiếng là cẩu thả và được trao cho những người Việt Nam mới tập sự điều khiển? Nhất là cũng phải nhìn nhận một sự thực đau lòng là với sự xuống cấp của đạo đức không phải người Việt Nam nào cũng có tinh thần trách nhiệm cao. Một ông thứ trưởng tuyên bố thản nhiên: “đã xây một lò điện nguyên tử tại sao không xây luôn bốn lò cho tiện”. Hình như các cấp lãnh đạo cộng sản không ý thức rằng nguyên tử là vũ khí giết người hàng loạt, giết cả những người hôm nay lẫn những người chưa sinh ra, thậm chí có thể xóa bỏ một quốc gia.
Nhiều người có thẩm quyền chuyên môn, như các giáo sư Phạm Duy Hiển, Trần Sơn Lâm và Nguyễn Khắc Nhẫn, đã lên tiếng ngay sau đó. Có vị dứt khoát bác bỏ điện hạt nhân, có vị cho rằng chỉ nên xây một lò phản ứng để học hỏi và đào tạo trước đã. Như để hỗ trợ cho những tiếng nói cảnh giác này tai họa Fukushima đã xảy ra làm chấn động cả thế giới. Ai không nghĩ rằng nhà cầm quyền Việt Nam sẽ nghĩ lại?
Và quả thực họ đã xét lại, nhưng một cách không ai ngờ được. Ngay trong dịp kỷ niệm một năm thảm kịch Fukushima họ công bố quyết định xây thêm mười lò điện khác dự trù hoàn tất và đi vào hoạt động trước năm 2030, nghĩa là tổng cộng 14 lò thay vì 4 lò! Khi một người bạn, chuyên gia về điện hạt nhân, hốt hoảng thông báo tin này tôi không dám tin. Nó giống như tin một trái bom nguyên tử vừa nổ. Nó buộc chúng ta tự hỏi chúng ta đã ý thức đầy đủ những bắt buộc của kỷ nguyên tri thức chưa? Tri thức trong thế giới ngày nay chủ yếu là tri thức khoa học kỹ thuật; không thể chấp nhận những người lãnh đạo thiếu văn hóa, nhất là văn hóa khoa học.
Xác xuất 5/100.000 cho một tai nạn nghiêm trọng trong một năm tại mỗi lò phản ứng chỉ là một xác xuất trung bình. Đối với một nước thiếu phương tiện và kỹ năng như Việt Nam nó cao hơn nhiều. Với bốn lò phản ứng nó cao một cách đáng sợ. Với 14 lò một tai nạn tầm cỡ Chernobyl hay Fukushima là một đe dọa thường trực và nếu xảy ra hậu quả sẽ rất khủng khiếp, Việt Nam có thể sẽ không còn là Việt Nam nữa. Cũng phải hiểu là một sự cố nhỏ có thể khắc phục nhanh chóng tại một nước như Nhật và Pháp cũng có nguy cơ trở thành một tai nạn lớn tại một nước như Việt Nam.
Nhưng cứ giả thử chứng ta sẽ rất may mắn, phải nhấn mạnh là rất may mắn, không bị tai nạn thì hậu quả cũng rất năng nề.
Trước hết Việt Nam sẽ là một đất nước không an toàn. Mọi người đều phập phồng lo sợ không biết lúc nào thảm kịch sẽ đến. Những người có thể rời bỏ Việt Nam để đi sống ở một nước khác sẽ ra đi. Việt Nam sẽ không có tương lai bởi vì không thể xây dựng một quốc gia với những người chỉ ở lại vì không thể đi sang một nước khác.
Một tiềm năng kính tế lớn của Việt Nam sẽ bị thiệt hại nặng. Với một bờ biển dài và những bãi biển đẹp trong một khí hậu nhiệt đới chúng ta có thể hy vọng trong trung hạn thu hút vài chục triệu du khách mỗi năm tạo hàng triệu công ăn việc làm trong ngành du lịch và những ngành liên hệ. Khả năng này sẽ gần như mất hẳn với 14 lò phản ứng nguyên tử rải rác khắp nước. Đúng hay sai, tâm lý chung là người ta không muốn nghỉ hè bên cạnh các lò điện nguyên tử.
Thủy sản của Việt Nam cũng sẽ bị đe dọa. Có một thành kiến là các nước chậm tiến không coi trọng an ninh môi trường và không có gì bảo đảm là nước không bị nhiễm xạ. Đúng hay sai người ta sẽ sợ tôm cá Việt Nam.
Một điều quan trọng cũng cần được ý thức là chúng ta sẽ không còn khả năng đương đầu với một cuộc chiến tranh chống ngoại xâm qui mô. Đối phương chỉ cần oanh tạc các lò điện nguyên tử.
Một người bạn tôi, bác sĩ chuyên khoa về dưỡng lão, có lần nói rằng Việt Nam nên nghiên cứu khả năng mở những nhà săn sóc người cao tuổi. Anh ta nói tại Mỹ và Châu Âu chi phí trung bình để săn sóc một người cao tuổi có bảo hiểm sức khỏe là 50.000 USD mỗi năm. Chúng ta có thể săn sóc họ một cách chu đáo và tiện nghi hơn với chi phí chỉ bằng một nửa. Chúng ta sẽ thu hút được rất nhiều khách, cả những người già lẫn những người chưa thực là già nhưng muốn được phục vụ để khỏi phải bận bịu với những việc hàng ngày như cơm nước, giặt ủi, di chuyển. Đó là một thí dụ. Những khả năng như vậy sẽ mất đi nếu nước ta đầy những lò điện nguyên tử.
Nhưng tại sao chọn điện hạt nhân?
Trái với một lập luận thường gặp điện hạt nhân không phải là một chọn lựa bắt buộc hướng về tương lai. Tỷ lệ điện hạt nhân trên thế giới chỉ mới sấp sỉ 14% tổng số năng lượng điện (và 3% tổng số năng lượng gộp). Những tỷ lệ này sẽ tiếp tục giảm đi vì khuynh hướng chung của thế giới là từ giã điện hạt nhân. Lập luận chính biện hộ cho điện nguyên tử là phải tìm một giải pháp thay thế cho khối dự trữ năng lượng mỏ (than, dầu, khí) đang chiếm 80% năng lượng gộp và đang cạn dần. Lập luận này ngày càng thiếu thuyết phục vì muốn như thế phải nhân lên hơn 25 lần số lò phản ứng hiện nay, một con số khiến người ta phải kinh hoàng sau những tai nạn đã xảy ra. Và đàng nào cũng không thực hiện được bởi vì, trái với sự lạc quan lúc ban đầu, khối lượng uranium cũng rất giới hạn và ngày càng đắt. Thế giới ngày càng tiến tới đồng thuận là phải tiết kiệm năng lượng song song với việc tận dụng những nguồn năng lượng có mãi (renewable energy, thường được dịch sang tiếng Việt là năng lượng tái tạo) như gió, nắng, thủy triều, các dòng sông v.v.).
Cũng đừng quên là năng lượng nguyên tử vẫn còn là một hò hẹn sai với tương lai. Trong vấn đề an ninh của các nhà máy điện nguyên tử không phải chỉ có cố gắng tránh tai nạn mà còn một vấn đề nghiêm trọng không kém là xử lý phế liệu. Trong những thập niên 1950 và 1960, khi chương trình điện nguyên tử được đưa ra người ta tin chắc như đinh đóng cột là một ngày không xa sẽ tìm được cách xử lý ổn thỏa phế liệu nguyên tử. Đến nay, sau hơn một nửa thế kỷ phương thức vẫn chưa tìm được và giải pháp vẫn chỉ là bọc lại và đem chôn. Rà chờ đợi vài ngàn năm cho đến khi phóng xạ xuống tới mức chấp nhận được. Đất nước ta chật hẹp như vậy, chúng ta sẽ chôn phế liệu nguyên tử ở đâu và chuyên chở như thế nào cho an toàn?
Như đã nói ở phần trên, tôi không chống điện nguyên tử trên nguyên tắc. Điện nguyên tử vẫn là một nguồn trong nhiều nguồn năng lượng, dù chỉ nên quan niệm ở một tỷ lệ khiêm tốn. Điện hạt nhân rẻ và sạch nếu không xảy ra tai nạn. Dù chữ nếu này quá lớn nhiều người vẫn nghĩ rằng chấp nhận hay không chấp nhận có điện hạt nhân tùy thuộc điều kiện của từng nước. Chúng ta là một nước đất hẹp người đông không thích hợp với điện nguyên tử. Chúng ta lại chưa có kỹ năng và nhân lực hạt nhân trong khi an ninh nguyên tử là một vấn đề các quốc gia phải đảm nhiệm lấy chứ không thể giao phó sự sống còn của đất nước cho những công ty nước ngoài. Xây lò điện nguyên tử vì vậy chỉ có thể khởi sự khi chúng ta đã đủ kỹ năng và nhân lực hạt nhân, điều mà chúng ta hầu như chưa có. Hơn nữa chúng ta nhiều gió và nắng, tiềm năng năng lượng của chúng ta chủ yếu là năng lượng có mãi. Sau cùng, ngay cả nếu chúng ta không loại bỏ hẳn điện hạt nhân thì cũng chưa phải là lúc để xây bốn lò điện nguyên tử, chưa nói 14 lò, một quyết định điên khùng vượt mọi tưởng tượng.
Còn một vấn đề nghiêm trọng khác. Thế giới đang từ giã điện hạt nhân. Các công ty xây dựng nhà máy điện hạt nhân ngày càng gặp khó khăn lớn vì không còn thị trường. Công ty AREVA của Pháp chẳng hạn đã bắt đầu chuyển sang sản xuất những thiết bị cho năng luợng gió. Và nếu những công ty xây dựng nhà máy điện nguyên tử cho chúng ta phá sản, một điều rất có thể xảy ra, chúng ta sẽ rơi vào một tình trạng hết sức nguy kịch.
Nhưng tại sao chính quyền cộng sản Việt Nam lại lấy quyết định như thế?
Đây không phải là một tranh luận kỹ thuật. Họ thừa biết rằng xây 14 lò phản ứng là một quyết định rất bất lợi và nguy hiểm cho đất nước. Nhưng tại sao họ lấy quyết định này? Giả thuyết hợp lý nhất là họ đã nhượng bộ những áp lực tài chính của các chủ nợ. Chính quyền cộng sản lấy quyết định liều lĩnh vì họ cần che dấu thực trạng bi đát của kinh tế Việt Nam.
Một chỉ số đo lường mức độ lệ thuộc bên ngoài của một nền kinh tế là tỷ lệ tổng số ngoại thương trên tổng sản lượng quốc gia. Trung bình thế giới hiện nay là 50%, nghĩa là trong một quốc gia tổng số ngoại thương (xuất khẩu cộng với nhập khẩu) bằng khoảng 50% GDP là bình thường. Trong trường hợp Hoa Kỳ tỷ lệ này chỉ là 25%, Trung Quốc 52%. Tại Đức tỷ lệ này là 75%, tại Hàn Quốc 92%, nhưng Đức và Hàn Quốc là hai nước có nền kinh tế hướng ngoại nhất thế giới. Nhật (27%) là một trường hợp đặc biệt vì các công ty lớn của Nhật sản xuất một phần quan trọng hàng hóa ngay tại nước ngoài. Các nước mới phát triển tại Châu Á dĩ nhiên lệ thuộc rất nhiều vào ngoại thương; tỷ lệ của Thái Lan là 120%, của Mã Lai là 148%. Nói chung các nước trao đổi nhiều với thế giới bên ngoài đều xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu.
Kinh tế Việt Nam bệnh hoạn hơn hẳn người ta tưởng. Tổng số ngoại thương của Việt Nam bằng 167% GDP. Điều này tự nó đã có nghĩa là chúng ta là một trong những nước lệ thuộc nhất vào các nước ngoài về mặt kinh tế, nhưng sự thực còn đáng lo ngại hơn vì cán cân ngoại thương của chúng ta thâm thủng kinh niên. Chúng ta nhập khẩu nhiều hơn hẳn xuất khẩu từ hơn 25 năm qua. Từ 5 năm qua, khi chính quyền nói rằng kinh tế đã có tiến bộ, Việt Nam liên tục nhập siêu khoảng 13 tỷ tỷ USD mỗi năm, năm 2008 nhập siêu 18 tỷ, những năm trước có thể còn tệ hơn. Như vậy con số nợ công (phần lớn là nợ nước ngoài) 56 tỷ USD, hay 51% GDP, phải được coi là rất xa sự thực. Thâm thủng mậu dịch sớm muộn cũng biến thành nợ nước ngoài. Phần lớn là nợ do các công ty vay hoặc mua chịu nhưng các phần lớn các công ty này là của nhà nước và khoàn nợ nước ngoài của họ đều do nhà nước bảo lãnh cho nên khi một công ty, như tổ hợp Vinashin, không trả được nợ thì nợ của họ cũng biến thành nợ công. Như vậy chắc chắn là số nợ nước ngoài của Việt Nam nước ngoài phải rất cao, có thể hơn 200 tỷ USD, và nhiều khoản đã đáo hạn, thậm chí đã khất nhiều lần. Nếu các chủ nợ nhất định đòi thì chính quyền Việt Nam phải tuyên bố không còn khả năng hoàn trả, nghĩa là phá sản, và chính quyền có thể sụp đổ. Chính quyền cộng sản Việt Nam vì vậy phải chấp nhận ngay cả những đòi hỏi, hoặc “gợi ý”, nguy hiểm cho đất nước để có thể che dấu thực trạng phá sản.
Trở lại với quyết định xây dựng 14 lò điện nguyên tử. Từ sau Fukushima mọi nước đều quyết định ngừng hoặc bỏ hẳn các dư án. Các công ty xây dựng nhà máy điện nguyên tử vì vậy đều ở trong tình trạng nguy ngập. Họ không còn công việc nữa và cần một thời gian để thích nghi với tình huống mới. Các chính quyền nước họ cũng sợ những biến động xã hội nếu các công ty này phải sa thải công nhân hàng loạt ngay lập tức. Trong những điều kiện đó không có gì đáng ngạc nhiên nếu các chính quyền nước ngoài và các công ty xây dựng nhà máy điện hạt nhân của họ làm áp lực để Việt Nam chấp nhận xây những lò điện nguyên tử, nghĩa là cho họ những bầu dưỡng khí tạm. Và chính quyền cộng sản Việt Nam đã phải nhượng bộ để tự cứu mình.
Nếu giả thuyết này đúng, và nó chỉ có thể đúng thôi vì không thể có giải thích nào khác cho quyết định quá sức nguy hại này, thì đây là một lần nữa Đảng Cộng Sản Việt Nam đặt sự sống còn của chế độ lên trên sự sống còn của đất nước. Chỉ khác một điều là lần này đất nước có nguy cơ bị hủy diệt hoặc tàn lụi một cách không đảo ngược được. Vấn đề còn nghiêm trọng hơn nhiều so với ải Nam Quan, thác Bản Giốc, Hoàng Sa, Trường Sa, Bôxit Tây Nguyên. Chúng ta không có quyền thụ động. Chúng ta phải phản ứng và phải phản ứng thật mạnh mẽ và quyết liệt.
Có thể là chính quyền cộng sản cũng mong có một làn sóng phản kháng dữ dội để có cớ trì hoãn với các chủ nợ. Mặt khác cũng chưa quá trễ để phản ứng. Các lò điện chưa bắt đầu xây, phần lớn chỉ khởi sự trong vài năm nữa. Chúng ta còn thời giờ.
Điện hạt nhân là một vấn đề mang nhiều tính khoa học kỹ thuật mà quần chúng có thể không hiểu do đó trách nhiệm chính trong cuộc đấu tranh này thuộc về trí thức. Trí thức Việt Nam cho tới nay đã quá nhu nhược nhưng lần này họ không có quyền nhu nhược.
Nguyễn Gia Kiểng
(tháng 4/2012)
Theo: eThongLuan.

 

Phải Diệt Tham Nhũng Tận Gốc Rễ

Nguyễn Thanh Trang
-
“Vì thế, tại các quốc gia dân chủ, người ta luôn luôn tổ chức định chế chính trị đa đảng và tam quyền phân lập, trong đó lập pháp, hành pháp và tư pháp phải độc lập nhau và liên hệ kiểm soát nhau để tránh nạn lạm quyền, độc đoán. Thêm vào đó, quyền tự do báo chí phải được nghiêm chỉnh tôn trọng để báo chí có thể phê phán một cách công khai những việc làm sai trái, tham nhũng của các cơ quan nhà nước.”
Trong 26 năm qua từ ngày nhà cầm quyền Hà Nội theo đuổi chính sách “Đổi Mới” để cứu nguy chế độ, càng ngày nạn tham nhũng càng gia tăng. Năm nào các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng lên tiếng cảnh báo về tệ nạn tham nhũng và gần đây nhiều người đã công khai thừa nhận tham nhũng là quốc nạn, là giặc nội xâm rất nguy hiểm, càng ngày càng ăn sâu vào tận gốc rễ từ trung ương đến các địa phương. Tham nhũng hoành hành khắp nước trong mọi lãnh vực, từ thương mại, giao thông, y tế, canh nông, xã hội đến giáo duc, không có ngành nào thoát khỏi. Nhà nước đã từng đưa ra nhiều biện pháp trừng trị, nhưng tệ nạn tham nhũng đã không suy giảm mà lại gia tăng, càng ngày càng tệ hại hơn trước.
Theo cựu tổng bí thư Lê Khả Phiêu, mối quan hệ quyền lực và đồng tiền đã chi phối cán bộ mọi cấp, dẫn đến tình trạng lạm quyền, chạy chức và tham nhũng. Điễn hình là trong năm 2005 đã nổ lớn vụ tham nhũng PMU-18 tại Bộ Giao Thông Vận Tải, khiến nhiều tai to mặt lớn của Bộ nầy, trong đó có Bí Thư Đảng Ủy Nguyễn Việt Tiến, nguyên Thứ Trưởng cũng bị tố cáo tham nhũng. Một vụ khác khá lớn đã xảy ra năm 2009 liên quan đến công ty Securency của Úc đã hối lộ cho các viên chức cao cấp Việt Nam hàng chục triệu Mỹ Kim để được thầu in bạc Việt Nam. Báo chí Úc đã nêu đích danh một trong số đó là ông Lê Đức Thúy, Thống Đốc Ngân Hàng Việt Nam.
Trong một cuộc phỏng  vấn do Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn thực hiện thời gian gần đây, ông Lê Hồng Hà, cựu Đại Tá quân đội nhân dân và nay là nhà bất đồng chính kiến lão thành tại Hà Nội, đã đưa ra một nhận xét rất bi quan. Theo ông, đất nước càng phát triển lại càng bị tụt hậu về nhiều mặt so với các nước trong khu vực. Tình hình xã hội hiện nay ở mức xấu chưa từng thấy kể từ năm 1975. Sự xuống cấp của đất nước hầu như khắp mọi lãnh vực từ chính trị, an ninh, đạo đức, văn hóa, giáo dục, xã hội. Nguy nhất là về chính trị, uy tín của Đảng CSVN đã xuống thấp chưa từng thấy, gần như không còn ai tin vào  Đảng CSVN nữa.
Theo kết quả nghiên cứu do Phòng Thương Mại Công Nghiệp công bố ngày 4-4-2012, gần 50% doanh nhân Việt Nam cho biết họ đã phải hối lộ các quan chức nhà nước bằng những số tiền lớn hoặc những món quà đắc tiền để có thể trúng thầu các dự án.
Tại Hội Nghị công tác chống tham nhũng ngày 7-3-2012, Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã lên tiếng báo động tình trạng quan liêu, tham nhũng và lãng phí ngày càng nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, gây bức xúc xã hội.
Về pháp luật, từ năm 1998, Việt Nam đã có pháp lệnh phòng chống tham nhũng, và đến năm 2005 thì luật phòng chống tham nhũng đã được ban hành.
Như thế tham nhũng là một tệ trạng mà giới lãnh đạo Hà Nội đã biết rõ từ lâu và cố tìm cách giải quyết, nhưng vẫn cứ bị lúng túng mãi. Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu trong diễn văn khai mạc Hội Nghị trung Ương IV như sau:”Xây dựng, chỉnh đốn đảng là công việc rất phức tạp, nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của đảng và sự tồn vong của chế độ”. Cựu Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu cũng đã từng đưa ra đề nghị phải khắc phục tệ trạng tham nhũng từ Bộ Chính Trị và Trung Ương Đảng, nghĩa là từ cấp cao nhất xuống tầng lớp cán bộ thấp nhất.
Nhiều người am hiểu tình hình đã cho rằng nhà cầm quyền Hà Nội sẽ không bao giờ có thể diệt trừ tham nhũng một cách hữu hiệu được. Tại sao họ bi quan như vậy?
Trên nguyên tắc, trước khi tìm các biện pháp đối phó để giải quyết bất cứ một vấn đề gì, thì công việc quan trọng đầu tiên là phải tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của nó. Là con người, ai cũng dễ bị tiền tài và quyền lực cám dỗ. Bất cứ ai có quyền hành trong tay cũng có khuynh hướng lạm quyền, nhất là dưới chế độ độc tài, độc đảng như Việt Nam hiện nay. Đó là một môi trường béo bỡ cho bất công và tham nhũng sinh sôi nẩy nở. Ngay cả lúc đương sự bị tố cáo tham nhũng, cùng phe cùng đảng độc quyền xét xử, họ sẽ bao che cho nhau, hoặc cùng lắm cũng chỉ xử lấy lệ, vì tòa án cũng là công cụ của đảng và phải xử theo lệnh đảng!
Vì thế, tại các quốc gia dân chủ, người ta luôn luôn tổ chức định chế chính trị đa đảng và tam quyền phân lập, trong đó lập pháp, hành pháp và tư pháp phải độc lập nhau và liên hệ kiểm soát nhau để tránh nạn lạm quyền, độc đoán. Thêm vào đó, quyền tự do báo chí phải được nghiêm chỉnh tôn trọng để báo chí có thể phê phán một cách công khai những việc làm sai trái, tham nhũng của các cơ quan nhà nước.
Trở lại tình hình Việt Nam, muốn diệt trừ tham nhũng, nhà cầm quyền Hà Nội phải thực thi năm điều quan trọng.
(1)    Trước hết, Đảng CSVN phải từ bỏ chủ trương độc tài đảng trị và hủy bỏ Điều 4 Hiến Pháp, vì đó là gốc rễ của hầu hết mọi bất công và tham nhũng hiện nay.
(2)    Khuyến khích người dân tố cáo tham nhũng và nhà cầm quyền phải có những biện pháp bảo vệ an ninh cho họ, không để họ bị trả thù như đã xảy ra cho hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn văn Hải trong vụ án tham nhũng PMU-18 năm 2005.
(3)    Bất cứ ai phạm tội tham nhũng đều bị nghiêm trị theo pháp luật, bất kể người đó giữ chức vụ gì.
(4)    Tòa án phải được tổ chức độc lập với hành pháp và Đảng CSVN. Mọi phiên tòa phải được tiến hành theo đúng thủ tục pháp ly, công khai, có luật sư biện hộ, có báo chí và công chúng tham dự.
(5)    Tôn trọng tự do ngôn luận, tự do báo chí. Tại những nước dân chủ tiến bộ, báo
chí luôn luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phanh phui, tố cáo tham nhũng, nhất là những trường hợp liên quan đến các quan chức cao cấp.
Tóm lại, đó là những nguyên tắc căn bản mà nhà cầm quyền Hà Nội phải thực hiện để diệt trừ quốc nạn tham nhũng tận gốc rễ. Nhưng liệu Đảng CSVN có đủ cam đảm và thực tâm giải quyết tệ trạng nầy hay không, đó lại là vấn đề khác.
Nguyễn Thanh Trang
Theo Vietbao

 

Với tên lửa Agni V, Ấn Độ rút ngắn cách biệt với Trung Quốc


Hỏa tiễn Agni V đang được phóng lên từ đảo Wheeler, Ân Độ
Mai Vân
-
Hai ngày trước vòng đầu cuộc bầu cử tổng thống, toàn bộ trang nhất các báo Pháp hôm nay 20/04/2012 đều dành cho sự kiện này. Trong tình hình đó, thời sự quốc tế có phần bị lép vế. Cho dù vậy, Le Figaro cũng nêu bật sự kiện quan trọng là việc Ấn Độ thử thành công tên lửa tầm xa Agni V vào hôm qua, có thể mang đầu đạn hạt nhân, bắn tới Bắc Kinh và Thượng Hải.
Bài viết ở trang quốc tế báo Le Figaro chạy tựa : « Ấn Độ khẳng định tư thế cường quốc quân sự ». Theo tờ báo, như thế Ấn Độ đã bước vào câu lạc bộ khép kín của các quốc gia nắm được công nghệ học tên lửa tầm xa xuyên lục địa, tức là nhóm 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an (Pháp, Nga, Mỹ, Anh,Trung Quốc).
Đối với New Delhi – đang muốn trở thành một cường quốc khu vực và thế giới, thành công hôm qua thật sự to lớn. Ngoài tự hào về mặt thuần túy khoa học, tên lửa Agni V còn cho phép Ấn Độ nhắm vào các mục tiêu ở phía đông Châu Âu, một phần Châu Phi, và nhất là ở Trung Quốc : Bắc Kinh, Thượng Hải đều nằm trong tầm bắn của hỏa tiễn. Tuy nhiên, đó chỉ là trên nguyên tắc, vì dĩ nhiên, Ấn Độ đã nhanh chóng khẳng định Agni V chỉ là một vũ khí răn đe.
Theo Le Figaro, phần lớn các chuyên gia cũng công nhận điều này, vì nếu đứng trên mặt chạy đua hỏa tiễn thì Ấn Độ còn ở khá xa phía sau Trung Quốc : Agni V có tầm hoạt động 5.000 cây số, trong lúc Trung Quốc đã có những hỏa tiễn với tầm bắn 10.000 km, có thể bắn trúng bất kỳ mục tiêu nào trên lãnh thổ Ấn Độ và còn xa hơn nữa. Cho nên, nếu như Ấn Độ đã nhích lên được ngang tầm Trung Quốc trên bình diện vũ khí răn đe, nhưng giữa hai nước vẫn còn sự bất tương xứng khá lớn.
Tuy nhiên theo đánh giá của giới quan sát, Ấn Độ là nước đã tiến nhanh nhất trong lãnh vực này, từ khi chương trình được đưa ra vào thập niên 1980, với chủ đích là xây dụng khả năng đánh vào các mục tiêu trên lãnh thổ Trung Quốc.
Theo Le Figaro, Ấn Độ là cường quốc quân sự thứ ba tại Châu Á, đang gõ cửa Hội đồng Bảo an để ngồi cùng bàn với các đại cường. Với thành công vừa qua, New Delhi đã tạo cho mình một lá bài ngoại giao mới.
Nam Bắc Triều Tiên cũng chạy đua tên lửa
Trên phương diện hỏa tiễn đạn đạo, Le Figaro cũng nhìn lên phía Đông Bắc Á, nơi tình hình nóng bỏng hơn, vì cả Seoul lẫn Bình Nhưỡng đều trong tư thế “sẵn sàng lâm trận”: Hàn Quốc triển khai tên lửa đạn đạo, trong lúc Bắc Triều Tiên chuẩn bị cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba.
Seoul đã cứng hẳn giọng đe dọa người láng giềng. Tờ báo nhắc lại việc Hàn Quốc thông báo triển khai hỏa tiễn có tầm hoạt động 1.000 cây số, có thể bắn trúng mục tiêu trên toàn bộ lãnh thổ láng giềng phương Bắc. Đây là hỏa tiễn mang ký hiệu Hyunmu 3C.
Theo Le Figaro, thật ra hỏa tiễn trên đã được triển khai một cách bí mật từ nhiều tháng qua, và Seoul chọn thời điểm để chính thức thông báo vào ngày hôm qua, thứ Năm, sau những lời đe dọa mớii của chế độ Bình Nhưỡng. Seoul cũng đang thương lượng với Washington về quyền nới rộng tầm hoạt động của hỏa tiễn của họ. Theo hiệp định ký với Washington vào năm 2001, hỏa tiễn Hàn Quốc bị giới hạn ở tầm hoạt động 300 cây số.
Bầu cử Pháp : Thị trường sẽ bất an nếu cánh tả chiến thắng ?
Về nước Pháp, nội dung báo chí Pháp hôm nay hoàn toàn không có gì là bất ngờ. Hai ngày trước vòng đầu cuộc bầu cử tổng thống, toàn bộ trang nhất các báo đều dành cho việc phân tích các buổi vận động tranh cử cuối cùng của các ứng viên, và nhất là các kết quả thăm dò tối hậu được phép công bố.
Đây là một điều dễ hiểu vì lẽ theo luật bầu cử hiện hành, kể từ 12 giờ khuya thứ Sáu hôm nay 20/04 cho đến 20 giờ hôm Chủ nhật 22/04, là lúc đóng cửa toàn bộ các phòng phiếu, các phương tiện truyền thông ở Pháp không được quyền công bố các kết quả thăm dò dư luận cử tri.
Hầu hết các báo Pháp đều đăng ảnh của một hay toàn thể 10 ứng cử viên trên trang nhất, ngoại trừ Libération. Tờ báo thiên tả này đã tự hỏi trong hàng tựa lớn màu đen trên nền đỏ : « Cánh tả có thực sự làm thị trường sợ hãi hay không ? ». Phải nói rằng trong chiến dịch vận động tranh cử, tổng thống Nicolas Sarkozy đã thường xuyên giơ cao bóng ma của một thảm họa kinh tế cho nước Pháp nếu cánh tả chiến thắng.
Hỏi tức là trả lời. Libération đã đả kích hành động bị coi là “nhát ma” đó, xem đấy chỉ là một sự « suy diễn đơn thuần » về một điều không thể xẩy ra. Đối với tờ báo, Đảng Xã hội Pháp ngày nay « không còn gây hoảng hốt như vào năm 1981 » khi François Mitterrand trở thành vị Tổng thống cánh tả đầu tiên của nền đệ ngũ cộng hòa Pháp.
Tuy vậy, Libération cũng trích dẫn các nhà quan sát để thừa nhận rằng nếu cánh tả chiến thắng, rất có thể « một vài lĩnh vực sẽ bị ảnh hưởng, ví dụ như cổ phiếu các ngân hàng và định chế tài chính ». Chuyên gia thuộc công ty chứng khoán Aurel cho rằng : Trong thực tế, dường như các nhà đầu tư chủ yếu chờ xem nội dung bài phát biểu chính sách đầu tiên của vị Thủ tướng do ông François Hollande chỉ định và kết quả cuộc bầu cử Quốc hội (được tổ chức vào tháng Sáu, ngay sau cuộc bầu tổng thống).
Theo Libération, kết quả của ứng cử viên Mặt trận Cánh tả Jean-Luc Melenchon ở vòng đầu cuộc bầu cử tổng thống cũng sẽ được xem xét. Nếu đó là một kết quả tốt, ông Hollande tất cả phải có một số động thái để chiêu dụ cử tri của nhân vật vốn chủ trương “vặn cổ giới đầu cơ” này.
Bầu cử Pháp : Ai sẽ là người về hạng ba sau Hollande và Sarkozy ?
Nhật báo cánh hữu Le Figaro lẽ dĩ nhiên đã lập lại các luận điểm của ứng cử viên cánh hữu. Hàng tựa lớn tờ báo này nhấn mạnh đến lời cảnh báo của ông Sarkozy : « Hollande sẽ là con tin của Mélenchon và Joly ». Eva Joly là ứng cử viên của phong trào sinh thái, cũng thuộc cánh tả.
Le Figaro đã dành hai trang khổ lớn cho bài phỏng vấn cực dài với Nicolas Sarkozy, trong đó vị tổng thống – ứng cử viên hy vọng biến cuộc bầu cử ngày 06 tháng 05 tới đây thành một cuộc « trưng cầu dân ý chống Hollande ». Khi bày tỏ hy vọng này, ông Sarkozy đã cho rằng ông chắc chắn sẽ được vào vòng hai cuộc bầu cử tổng thống để đấu với ông Hollande, bởi vì mồng 6 tháng Năm chính là ngày diễn ra vòng hai cuộc bầu cử.
Nhật báo Le Monde thì đã nhường diễn đàn cho 10 nhân vật tại Pháp, để họ xác định là sẽ bầu cho ai, và giải thích vì sao. Tựa đề lớn chạy dài trên trang nhất tờ báo này là một câu bỏ lửng « Sau đây là lý do vì sao tôi kêu gọi bầu cho… ». Trong số 10 người này, ca sĩ kiêm nhạc sĩ George Moustaki chẳng hạn, cho biết sẽ bầu cho ứng cử viên đảng chống tư bản NPA Philippe Poutou vì đây là một con người “đầy tình huynh đệ, không có tham vọng, cũng không mị dân”. Còn Viện sĩ hàn lâm Jean d’Ormesson thì sẽ bỏ phiếu cho Nicolas Sarkozy, được ông cho là ứng cử viên duy nhất có « tầm cỡ của một nhà lãnh đạo ».
Riêng hai tờ báo Công giáo La Croix, và kinh tế Les Echos thì nêu bật những yếu tố mà họ cho là « các ẩn số » của cuộc bầu cử. La Croix chạy tựa trang nhất : « Các ẩn số của vòng đầu », nhấn mạnh đến tỷ lệ vắng mặt và thứ hạng các ứng cử viên.
Les Echos thì nêu lên « Những câu hỏi then chốt », thêm vào một yếu tố khác : Liệu người Pháp có chịu chờ đến 20 giờ ngày Chủ nhật để biết tên tổng thống tương lai của mình hay không ? Nói cách khác, tờ báo kinh tế này tự hỏi là tác động của các trang mạng xã hội trên Internet trong việc tiết lộ sớm kết quả bầu cử sẽ như thế nào.
Tờ báo cũng nhìn thấy là nếu hai ông Hollande và Sarkozy bám sát nhau ở hai thứ hạng đầu, thì bà Marine Le Pen đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia đang tranh với ông Jean – Luc Mélenchon, Mặt trận cánh tả để đứng bục hạng ba, trong lúc ông François Bayrou, cánh trung hữu có thể tạo bất ngờ…
Trung Quốc : Thiên đường mơ ước của giới chế tạo xe hơi
Nhìn về Châu Á, báo kinh tế Pháp les Echos chú ý đến cuộc triển lãm xe hơi Bắc Kinh khai mạc vào ngày thứ Hai tới, với tít đập mắt trang nhất : « Thị trường xe hơi Trung Quốc làm tất cả các nhà chế tạo ước ao ».
Tờ báo nhận thấy mặc dù năm 2011 không mấy được như ý, nhưng các nhà sản xuất xe toàn thế giới đều dán mắt vào Trung Quốc, được xem là thị trường xe hơi hàng đầu trên hành tinh. Tất cả đều chuẩn bị tư thế nhân cuộc triển lãm thường niên ở Bắc Kinh.
Điều mà các tập đoàn nhắm tới, từ Ford của Mỹ cho đến Volkswagen (Đức) hay Renault (Pháp), là sản xuất tại chỗ để tăng thị phần của mình. Theo một ước tính lạc quan sau một năm 2011 nhiều thất vọng, thị trường xe hơi vào năm 2012 sẽ tăng lên trở lại.
Theo phân tích của một chuyên gia, chính quyền Trung Quốc muốn hỗ trợ sức tiêu thụ của người dân, và trong bối cảnh giới hạn về mặt điạ ốc, thì xe hơi chiếm một tỷ lệ không nhỏ, 50% trong tiêu thụ tư nhân sẽ được hỗ trợ. Mức tiêu thụ sẽ tăng cao ở các tỉnh và thành phố trung bình. Hiện nay ở Bắc Kinh, tỷ lệ là 200 xe trên 1.000 người, ở tỉnh thì chỉ là 45/1.000. Nhìn về dài hạn thì thị trường xe hơi ở Trung Quốc vẫn vững chắc, nhất là thị trường xe hơi hạng sang.
Miến Điện : Châu Âu chỉ “đình hoãn” chứ không hủy bỏ cấm vận
Ngoài Trung Quốc, les Echos còn chú ý đến Miến Điện, đang được châu Âu « đình chỉ một cách thận trọng trừng phạt » của mình, tít trên trang quốc tế.
Châu Âu, theo tờ báo, sẽ tạm ngưng áp dụng trong vòng một năm các biện pháp trừng phạt, ngoại trừ lệnh cấm vận vũ khí. Quyết định này sẽ được các Ngoại trưởng Châu Âu thông qua vào thứ hai tới đây.
Nhưng tại sao chỉ đình chỉ mà không bãi bỏ ? Theo Les Echos, đó là vì tuy nhiều sự kiện đươc hoan nghênh – gần đây nhất là cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung đươc đánh giá rất tốt – nhưng Châu Âu vẫn còn hoài nghi về những thay đổi ở quốc gia này.
Bài báo trích lời Thủ tướng Anh cho là phải thận trọng chờ xem những thay đổi ở Miến Điện có vững chắc hay không, có đến mức không thể đảo ngược hay không.
Theo les Echos, trong nội bộ Châu Âu đã có một số bất đồng : Nhiều nước như Pháp, Đức, muốn đi nhanh hơn, bãi bỏ một số trừng phạt. Nhưng họ đã phải thỏa hiệp vì cần phải theo dõi việc trả tự do cho toàn bộ tù nhân chính trị và các vấn đề liên quan đến các cộng đồng thiểu số.
Các biện pháp trừng phạt mà Châu Âu áp dụng đối với Miến Điện từ năm 1996 vì tập đoàn quân sự đã truy bức bà Aung San Suu Kyi, nhắm vào cá nhân cũng như công ty : cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản 491 nhân vật, 59 công ty, hạn chế đầu tư, giao dịch với 800 công ty khác.
Les Echos nhắc lại quyết định của Châu Âu được đưa sau Hoa Kỳ . Sắp tới đây, chính xác là vào ngày mai, thứ Bảy, Tổng thống Miến Điện sẽ gặp Thủ tướng Nhật Bản tại Tokyo, Nhật sẽ xóa 300 tỷ yen (2,8 tỷ euro) nợ của Miến Điện.
Theo: RFI

 

Lời thề từ Biển Đông

Tống Văn Công
-
Quần đảo Trường Sa tháng Tư năm nay sẽ ghi nhớ một sự kiện cao quý: Sáu nhà sư tự nguyện ra tiếp quản các ngôi chùa ở các đảo Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn. Ý nguyện của họ thể hiện trong câu nói của Đại đức Thích Giác Nghĩa: “Nguyện là những người kế tiếp bảo vệ Tổ quốc và tri ân những người đã ngã xuống dưới lòng biển khơi”.
Các nhà sư đã long trọng làm lễ cầu siêu cho 64 anh hùng, liệt sĩ đã chiến đấu và anh dũng hi sinh trong trận chiến không cân sức năm 1988. Phía chúng ta là những chiếc tàu chở vật liệu xây dựng, những công binh trang bị vũ khí thô sơ, phía bên kia gồm nhiều tàu khu trục trang bị tên lửa, tàu hộ vệ trang bị pháo 105 ly quyết chiếm đảo Gạc Ma và Cô Lin của ta.
Tuy lực lượng quá chênh lệch, nhưng các chiến sĩ Việt Nam đã hết sức dũng cảm mưu trí, tìm mọi cách để giữ đảo. Khi tàu 605 bị bắn chìm, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ thấy có nguy cơ bị mất đảo, đã ra lệnh nhổ neo tàu 505 của mình, không phải để trốn chạy mà cho tàu trườn lên bãi đá Cô Lin tử thủ. Nhờ đó mà giữ được đảo này. Thượng úy Nguyễn Văn Chương, trung úy Nguyễn Sĩ Minh huy động anh em bị thương nhẹ đưa thương binh nặng và tử sĩ xuống xuồng, rồi một tay bám thành xuồng, một tay làm mái chèo bơi đi dưới mưa đạn của địch! …
Trong quyển Lịch sử hải quân Việt Nam có ghi lại, trước khi bị bắn chết, thiếu úy Trần Văn Phương tay đang cầm cờ Tổ quốc, cố sức giương cao hơn nữa, và hô lớn: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo. Hãy để cho máu mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân!”. Cựu binh Trương Minh Hiền người sống sót trong trận chiến này cho biết, lúc ấy anh đứng sát bên cạnh nên nghe rất rõ và luôn ghi nhớ lời Trần Minh Phương, đúng là: “Hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ Biển Đông, cương quyết không để mất đảo!”. Thật ra cả hai câu đều có cùng một nội dung (câu sau giống văn nói hơn), thể hiện ý chí của dân tộc ta khắc ghi di chúc thiêng liêng của Đức Trần Nhân Tôn: “Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào tay kẻ khác”.
Ý chí đó ngày nay mạnh hơn bao giờ hết. Phong trào ủng hộ “Quỹ vì Trường Sa thân yêu”, “Góp đá xây dựng Trường Sa” được mọi tầng lớp nhân dân ở tất cả vùng, miền nhiệt liệt hưởng ứng. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nói: “Việc các tăng sĩ được tiến cử đi làm nhiệm vụ Phật sự tại các chùa trên đảo thuộc huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) là hoạt động dân sự bình thường”. Năm nay, có đoàn cán bộ các ngành, các nhà khoa học, cả đoàn ca múa, nhạc… ra Trường Sa để nghiên cứu, khảo sát, thực hiện và mở rộng các đề tài khoa học tại Trường Sa như: Trồng thử nghiệm nhiều giống rau, cây ăn trái chịu mặn, thử nghiệm công nghệ xử lý chất thải rắn, nước thải trên đảo, chống rong rêu trên các thiết bị, ngoài ra còn nghiên cứu các vấn đề văn hóa, xã hội..
Nhiều tạp chí của sinh viên có những bài viết lặp lại tựa đề “Trường Sa không xa!” Đúng vậy, cả nước đang làm mọi việc để Trường Sa dù trước bão giông vẫn bình an giữa lòng Tổ quốc. Một chiến sĩ Trường Sa đã viết trong tờ nội san của mình: “Tiền nhân đã vạch lau lách, rừng bụi, bùn lầy để lãnh thổ nước ta vươn dài về phía Nam, vượt sóng lớn trùng dương đến Hoàng Sa, Trường Sa làm thành trì bảo vệ vững chắc cho Tổ quốc. Chúng ta những người Việt Nam lớp con cháu phải có trách nhiệm giữ vững quê hương yêu dấu!”
Chúng ta chỉ muốn hòa bình, nhưng luôn giữ ngọn lửa của liệt sĩ, anh hùng Trần Văn Phương trong tim mình, để khi bị gây hấn, Tổ quốc gọi, tất cả sẽ cùng hô vang: “Hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ Biển Đông!”.
Tác giả gửi ngày 18-4-12

 

Bà Đặng Thị Hoàng Yến kê khai khen thưởng và tài sản như thế nào?



Vũ Phong
-
Bà Hoàng Yến có nhầm lẫn không? 
Trả lời báo chí ngày 18-4, bà Đặng Thị Hoàng Yến “sẵn sàng đối thoại để làm rõ mọi nghi vấn” nhưng thể hiện sự lúng túng, bao biện nhầm lẫn nhiều. Được hỏi tại sao TAND tỉnh Long An ba lần gửi giấy triệu tập bà không đến? Bà Yến cho biết, do ông Thẩm phán Lê Quốc Dũng “gửi nhầm giấy triệu tập về địa chỉ số 8 đường Đỗ Ngọc Thạch, phường 14, quận 5, TP Hồ Chí Minh, nhưng không có đường nào tên là Đỗ Ngọc Thạch”. Trong khi, tại “bản kê khai tài sản, thu nhập rút gọn” (theo mẫu số 2) áp dụng cho kê khai tài sản, thu nhập phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và bầu, phê chuẩn các chức danh tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân, bà Đặng Thị Hoàng Yến khai tại Long An ngày 12-3-2011, phần thông tin mô tả về tài sản khai: loại nhà: cấp 3, diện tích: 64,46m2, diện tích xây dựng 34,46 m2; địa chỉ: số 8 Đỗ Ngọc Thạch, phường 14, quận 5, TP Hồ Chí Minh (ảnh 2).
Được hỏi: “Bà là đảng viên, nhưng khai lí lịch lại ghi không đảng viên?”. Bà Yến trả lời: “Tôi được kết nạp Đảng năm 1985. Năm 1993, tôi xin nghỉ việc. Năm 1995 mới chính thức làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng về địa phương…”. Đây lại là một sự nhầm lẫn nữa của bà Đặng Thị Hoàng Yến.
Nhà số 19 Cao Bá Nhạ, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1.
Theo điều tra của Phóng viên Báo Người cao tuổi, bà Đặng Thị Hoàng Yến được kết nạp Đảng năm 1986 (Quyết định chuẩn y kết nạp Đảng viên mới số 11/QĐ-KN ngày 27-11-1986). Thực tế cũng không có chuyện bà Đặng Thị Hoàng Yến “làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng về địa phương”, bởi theo Công văn số 99/CV-BTC ngày 17-1-2012 của Quận ủy quận 5, TP Hồ Chí Minh thì hiện giờ toàn bộ hồ sơ đảng viên Đặng Thị Hoàng Yến vẫn nằm trong tủ Ban Tổ chức Quận ủy quận 5.
Bà Hoàng Yến kê khai khen thưởng như thế nào?
Trong tiểu sử tóm tắt (khai theo mẫu số 3/BCĐBQH) dành cho cá nhân, khai ngày 12-3-2011, phần khen thưởng bà Hoàng Yến ghi 7 khoản mục, trong đó có được tặng “chữ Tâm”, Bằng khen Thủ tướng Chính phủ (2009), giải Bông hồng vàng và Doanh nhân tiêu biểu (2008, 2009), Siêu sao kinh doanh ASEAN (2007), Bằng khen của UBND tỉnh Long An, TP Hồ Chí Minh (2006, 2007).
Nhà số 8 Đỗ Ngọc Thạch, phường 14, quận 5.
Trong sơ yếu lí lịch (khai theo mẫu số 2/BCĐBQH) ghi ngày 12-3-2011, phần khen thưởng như trên, nhưng tại Sơ yếu lí lịch (khai lại theo hướng dẫn, bổ sung) cùng đề ngày 12-3-2011, phần khen thưởng, bà Yến khai thêm 20 danh hiệu, loại hình khen thưởng của Tập đoàn Tân Tạo vào lí lịch cá nhân, từ Huân chương, Bằng khen, chứng chỉ quốc tế, Cúp vàng thương hiệu & nhãn hiệu, Siêu sao kinh doanh, Cúp vàng Thánh Gióng, DN xuất sắc, Sao vàng Phương Nam, Cúp thương hiệu chứng khoán uy tín, Bảng vàng ghi công tài trợ, v.v… trong khi hướng dẫn chỉ khai phần cá nhân được khen thưởng từ Bằng khen Chính phủ trở lên.
Đáng lưu ý là trong những năm 2002 – 2007 bà Hoàng Yến sang Mỹ, nhập quốc tịch Mỹ, lấy Việt kiều Mỹ nhưng vẫn khai là được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của UBND TP Hồ Chí Minh, tỉnh Long An. Theo lập luận của bà, Tân Tạo là Tập đoàn Kinh tế tư nhân do bà lãnh đạo, nên mọi thành tích của Tập đoàn cũng coi như của bà.
Bà Hoàng Yến có những tài sản gì?
Tại bản kê khai tài sản, thu nhập rút gọn ngày 12-3-2011, bà Đặng Thị Hoàng Yến khai tại TP Hồ Chí Minh có 4 nhà:
- Số 8 Đỗ Ngọc Thạch, P.14, Q.5 diện tích: 64,46m2, diện tích xây dựng 34,46m2, loại nhà cấp 3 đã có GCNQSĐ.
- 79/9 đường 12, khu phố 3, P. Bình An, Q.2: diện tích: thửa 517, diện tích 302m2, diện tích XD: 34,5m2 loại nhà cấp 4, đã có GCNQSĐ.
- 79/9 đường 12, khu phố 3, P. Bình An, Q.2: diện tích: thửa 518, diện tích 305m2, diện tích XD: 30,0m2 loại nhà cấp 4, đã có GCNQSĐ.
- Số 19 Cao Bá Nhạ, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1; diện tích 170,53m2, trệt cấp 3, đã có GCNQSDĐ.
Tài sản ở nước ngoài:
- Địa chỉ: 7411 Hillsile, tiểu bang California, USA.
Phần thu nhập, tài khoản ở nước ngoài bỏ trống, nhưng ghi: Cổ tức được hưởng hằng năm nhưng từ năm 2007 đến nay đều hiến tặng cho Quỹ từ thiện Học bổng Vì tương lai, Quỹ chiến thắng bệnh tật và Đại học Tân Tạo.
- Kim khí quý, đá quý trị giá: 5 tỉ đồng.
- Cổ phiếu… tổng giá trị ước khoảng 2.000 tỉ cổ phiếu, trong đó 80% được cam kết hiến tặng Đại học Tân Tạo và Quỹ học bổng Vì tương lai…
Có điều: Ở nước ngoài chưa thấy bà khai biệt thự trị giá 5-7 triệu USD ở Houxton, bang Texas (gần với biệt thự của gia định cựu Tổng thống Bush mà nhiều người biết đến). Còn trong nước, bà Hoàng Yến là một trong số tốp đầu về chứng khoán những năm quan
Theo: Báo NCT.

 

 Con Ủy viên Bộ chính trị thành sếp lớn

-Trong một sự kiện hiếm thấy, một người sinh năm 1988 - cô Tô Linh Hương, vừa được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Vinaconex - PVC.
Cô Hương là con gái Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng CSVN, ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa.

Các bài liên quan
Con gái thủ tướng lãnh đạo bốn công ty
Con trai út Thủ tướng làm cán bộ Đoàn
Con gái Thủ tướng Dũng thêm vai trò mới

Thông tin trên trang web của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Vinaconex - PVC (PVV) cho hay sáng 14/4/2012, cô Hương đã được bầu vào vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị của công ty tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012.
Cô sẽ lãnh đạo công ty này trong nhiệm kỳ bốn năm 2012-2016.
Cô Tô Linh Hương sinh năm 1988, là Cử nhân ngành Quan hệ Quốc tế tại Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền.
Cô đỗ thủ khoa đại học năm 2005, trong thời gian ở Học viện Báo chí Tuyên truyền có thành tích học tập tốt và tham gia tích cực công tác Đoàn Thanh niên CSVN.
Tô Linh Hương tốt nghiệp đại học loại xuất sắc năm 2009. Cô từng tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường với đề tài: “Thông tin đối ngoại trong đấu tranh diễn biến hòa bình ở Việt Nam hiện nay".
Cũng trang web của công ty PVV đưa tin ngay sau khi được bầu, ngày 19/4 cô Tô Linh Hương đã "đến thăm, động viên đội ngũ cán bộ, công nhân đang thi công" tại một công trình xây chung cư cao cấp ở Cổ Nhuế.
Bản tin nói: "Chủ tịch HĐQT cũng chỉ đạo Ban quản lý chu đáo các vấn đề liên quan đến việc làm lán, trại, chỗ ở cho công nhân để anh em yên tâm làm việc và đảm bảo sức khỏe".
Cô Hương cũng "lưu ý ngoài việc đảm bảo tiến độ và chất lượng của công trình, đội ngũ cán bộ, công nhân thi công ở đây cần lưu ý đến vấn đề đảm bảo an toàn lao động và an toàn chung cho cả công trường..."
Trong bức ảnh đi kèm, tân chủ tịch HĐQT mặc bộ váy màu hồng và tuy đội mũ bảo hộ nhưng đi giày cao gót cũng màu hồng.
Công ty 2.000 nhân viên

Tô Linh Hương

Sinh năm 1988
Đỗ thủ khoa vào đại học năm 2005, ngành Quan hệ Quốc tế tại Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền
Được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Vinaconex - PVC sáng ngày 14/04/2012
Sẽ lãnh đạo PVC trong nhiệm kỳ bốn năm 2012-2016
Là con gái của ông Tô Huy Rứa, ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng


PVV là công ty liên kết giữa hai Tổng Công ty nhà nước là Vinaconex và PVC, chuyên xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, san lấp mặt bằng, xử lý nền móng công trình, đầu tư, kinh doanh bất động sản...
Doanh thu năm 2012 của PVV ước tính 950 tỷ đồng. Công ty có gần 2.000 cán bộ công nhân viên, lương trung bình được nói vào khoảng tám triệu đồng/tháng.
Chưa rõ kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng của tân Chủ tịch HĐQT như thế nào.
Người tiền nhiệm của cô Tô Linh Hương ở PVV, ông Trương Quốc Dũng, cũng là một người rất trẻ mới ở ngưỡng tuổi 30.
Cô Hương là con gái của ông Tô Huy Rứa, ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng.
Ông Rứa, sinh năm 1947, từng phụ trách lĩnh vực lý luận của Đảng trong vị trí Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương.
Ông được bầu bổ sung vào Bộ chính trị Đảng CSVN tại Hội nghị Trung ương 9 hồi tháng 1/2009 và tái đắc cử tại Đại hội Đảng XI tháng 1/2011. Tháng 2/2011, ông được bổ nhiệm làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương.
Nói chung giới quan sát cho rằng tuy đóng vai trò chủ chốt trong lĩnh vực tư tưởng, ông Rứa không có ảnh hưởng mạnh trong quá trình hoạch định chính sách kinh tế.
Trong một điện văn viết cuối năm 2009, được tiết lộ trên Wikileaks ngày 30/08/2011, Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Việt Nam nhận xét ông Tô Huy Rứa thuộc phe cứng rắn (hard-liners) trong Đảng. Ông bị cho là đã chỉ đạo thắt chặt kiểm soát báo chí và tự do ngôn luận ở trong nước.


Lãnh đạo trẻ



Ngay sau khi được bầu, cô Tô Linh Hương đã đi thị sát công trình

Cô Tô Linh Hương là nhân vật mới nhất trong thế hệ các lãnh đạo trẻ, có xuất thân gia đình ở các chức vụ cao trong Đảng và nhà nước, mà dư luận Việt Nam gọi là các 'hạt giống đỏ'.
Một số người khác có thề̉ kể đến là con gái của Thủ tướng đương nhiệm, bà Nguyễn Thanh Phượng, chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt; hay ông Nguyễn Xuân Anh, Phó Chủ tịch TP Đà Nẵng, con trai ông Nguyễn Văn Chi, ủy viên Bộ Chính trị khóa X.
Điểm đặc biệt của những lãnh đạo trẻ này là có học thức, được đào tạo bài bản, nhiều người du học tại các trường nổi tiếng thế giới.
Nhiều vị cũng tỏ ra năng động, nắm bắt được cơ hội.
Việt Nam là nước châu Á và ít nhiều chia sẻ với Trung Quốc có truyền thống để con cái các nhân vật cao cấp hoặc 'công thần' của chế độ cộng sản tiếp nối truyền thống chính trị gia đình, dù không rõ rệt như Bắc Triều Tiên.
Tại Trung Quốc, nhân vật được cho là sẽ lên làm Chủ tịch nước, chủ tịch Đảng nhiệm kỳ tới, ông Tập Cận Bình, là con của một cán bộ cao cấp lão thành, ông Tập Trọng Huân.

Con cháu các nhân vật cao cấp của Đảng và Nhà nước tại Trung Quốc cũng công khai chiếm nhiều vị trí quan trọng trong nền kinh tế và hệ thống quyền lực, tạo ra cái tên 'Thái tử Đảng' (Chinese princelings).-Theo:bbc Con Ủy viên Bộ chính trị thành sếp lớn

Vấn Đề Trung Quốc Của Thế Giới và Của Việt Nam

-Nguyễn-Xuân Nghĩa - Ngày 120415
Vì sao Trung Quốc là vấn đề và Việt Nam nên giải quyết ra sao?   
Bài tham luận đọc tại cuộc hội thảo "Định hướng Đấu tranh cho Việt Nam Tự Do" tổ chức tại Westminster, California, ngày 15 Tháng Tư 2012.
Đáp lời mời của Ban Tổ Chức, chúng tôi xin trước hết có vài cảm nghĩ chủ quan của mình.
Biến cố Tháng Tư 1975 làm thay đổi vận mệnh quốc gia, trong đó, bản thân chúng ta chỉ là những mảnh vụn rất nhỏ. Nhưng cũng từ đó, chúng ta đều phải suy nghĩ về đất nước và không chỉ tưởng niệm hoặc luyến tiếc mỗi năm vào dịp Tháng Tư. Chúng ta suy nghĩ về quá khứ với câu hỏi "Tại Sao?" - và về tương lai với câu hỏi "Đất Nước Sẽ Ra Sao?"
Không tham gia một tổ chức đấu tranh chính trị nào, bản thân chúng tôi kính trọng những người đấu tranh dù có khi không hoàn toàn đồng ý về mọi chuyện. Và càng kính trọng những người đấu tranh vì lý tưởng hơn là vì mơ tưởng sẽ có một vai trò chính trị nào đó trong tương lai.
Cũng vì vậy mà chúng tôi có mặt trên diễn đàn này, như một người nghiên cứu về kinh tế và quan tâm đến Trung Quốc từ nhiều giác độ khác nhau.
Bài tham luận của chúng tôi sẽ có bốn phần và rất ít con số khô khan, chỉ với ước mong khiêm nhượng là gợi ý suy tư về chuyện quốc gia và quốc tế cho những người quan tâm.
Trước hết là về bối cảnh chung: "Vì Sao Trung Quốc là Vấn Đề?" Kế tiếp mới là "Vấn Đề Trung Quốc của Thế Giới, và "Vấn Đề Trung Quốc của Việt Nam". Sau cùng là phần kết luận, "Vấn Đề Trung Quốc của Chúng Ta" -  với vài câu hỏi... nhức đầu.
Chúng tôi xin đầu tiên nói về bối cảnh
1.      Vì Sao Trung Quốc là Vấn Đề?
Vì là trình bày bối cảnh nên phần này sẽ hơi dài, mất 10 phút.
Quốc gia nào cũng có những giai đoạn thăng trầm trong lịch sử của từng dân tộc. Trong thế giới gọi là "toàn cầu hóa" ngày nay, hầu hết các quốc gia đều cũng có quan hệ với nhau, về ngoại giao, kinh tế hay an ninh. Trung Quốc là trường hợp cá biệt vì di sản của quá khứ.
Xin hãy nói về quá khứ đó. Sau nhiều thế kỷ là đại cường Á châu và thế giới, Trung Quốc đã trải gần hai thế kỷ lụn bại vì nội loạn bên trong và ngoại xâm bên ngoài. Những biến cố kéo dài đó có ảnh hưởng đến tâm lý của dân tộc, chính yếu là Hán tộc. Vừa "tự tôn" vừa "tự ti" có thể là phản ứng tiêu biểu. Khinh thường mà cũng nghi ngờ và e sợ thiên hạ là cách nói dễ hiểu hơn.
Sau nửa thế kỷ nội loạn triền miên, Trung Quốc chỉ giải quyết xong vấn đề ngoại xâm từ hậu bán thế kỷ 20, vào năm 1949, rồi mất 30 năm điên khùng với bài toán dựng nước. Điên khùng vì sự hoang tưởng của Mao. Cho đến năm 1979, xứ này mới tìm được lối ra nhờ Đặng Tiểu Bình. Từ đấy, trong 30 năm liền, xứ này đã tạm yên với chiến lược tăng trưởng khi mở cửa giao lưu kinh tế với thế giới. Tăng trưởng bằng mọi giá là một cách nói dễ hiểu.
Bây giờ đến chuyện hiện tại. Nhờ dân số đông nhất địa cầu và lại là nước đi sau có thể học được kiến thức và kinh nghiệm các nước đi trước, Trung Quốc sớm thành cường quốc kinh tế. Một quốc gia có trọng lượng kinh tế thứ nhì thế giới. Nhưng người dân thì vẫn thuộc loại "Ba Bê", BBB, nghèo như các nước Belarus, Belize hay Bolivia, nếu tính bằng lợi tức đầu người.
Đấy là một mâu thuẫn tâm lý đáng chú ý.
Cho nên, vì yếu tố lịch sử - và đôi khi văn hoá - Trung Quốc cho rằng thế giới có tội về những tai họa của họ từ thời suy sụp của nhà Mãn Thanh. Và rằng từ nay sự thể sẽ khác. Vì vậy, trong quan hệ với các quốc gia, lãnh đạo xứ này không hề có một chút mặc cảm khi làm những điều mà thế giới không còn chấp nhận nữa. Lãnh đạo Trung Quốc có đầy đủ kiến thức của thế kỷ 21, nhưng hành xử với thủ đoạn trung cổ, theo những nấc thang giá trị đã lỗi thời, mà họ vẫn coi là chính đáng.
Vì vậy, chúng ta mới có vấn đề Trung Quốc, xin trình bày qua sáu điểm:
1. Về ngoại giao, Trung Quốc là thành viên thường trực và có quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, và cũng tham gia hầu hết mọi tổ chức chuyên môn quốc tế. Có quan hệ với gần 200 quốc gia lớn nhỏ trên thế giới, Trung Quốc không hành xử như cường quốc có trách nhiệm về sự yên bình của địa cầu. Khi cần trục lợi thì ngoại giao chỉ là một phương tiện, và đạo lý quốc tế là một chướng ngại mà họ tự cho là có quyền phủ nhận.
2. Về kinh tế, Trung Quốc cũng có chủ trương lý tài và thực dụng trong mục tiêu tối thượng là trục lợi. Tức là sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để giành phần hơn, kể cả ăn cắp, ăn cướp, bằng luật lệ hoặc qua tình báo, tham nhũng, mua chuộc. Chủ trương phát triển nền tư bản nhà nước cho phép lãnh đạo xứ này sử dụng các doanh nghiệp nhà nước trong tinh thần chiến đấu để ăn cướp. Chúng ta có cả trăm trường hợp minh diễn chuyện này.
3. Về môi trường, Trung Quốc là một trung tâm gây ô nhiễm toàn cầu mà... bất chấp. Họ không tham gia vào nỗ lực chung của cả thế giới để bảo vệ môi trường sinh sống của nhân loại và bên trong cũng chẳng kiểm soát việc bảo vệ môi sinh vì coi đó là một trở ngại cho tăng trưởng. Tăng trưởng bằng mọi giá là một chủ trương, cái giá ấy, ai sẽ trả, bao giờ trả thì không đáng kể.
4. Cũng về môi trường, chuyện đáng nói hơn cả là sau khi tấn công Tây Tạng năm 1950 rồi hoàn toàn kiểm soát xứ này từ năm 1959, Trung Quốc đang làm chủ Cao nguyên Tây Tạng và phần lớn của rặng Hy Mã Lạp Sơn đầy băng tuyết. Đây là đỉnh cao nhất thế giới, và một đệ tam cực sau Nam-Bắc cực, trung tâm phát nguyên những con sông lớn nhất Á Châu. Đây cũng là một "tháp nước" của toàn cầu, nơi cung cấp nước ngọt qua mạng lưới sông ngòi nuôi sống hơn một tỷ người dân Á Châu.
Khi kiểm soát Hy Mã Lạp Sơn và Cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc làm chủ nguồn nước của hầu hết các nước Á Châu vây quanh. Và họ điều tiết nguồn nước đó cho mình mà bất kể đến quyền lợi hay sinh mệnh người dân xứ khác, dù là Pakistan, Kyrgyzstan, Ấn Độ, Bangladesh, hay Miến Điện, Thái Lan và ba nước Đông Dương Việt, Miên, Lào. Năm nước sau cùng này đều có thể sống hay chết vì sông Mekong vì lưu vực của dòng sông là nơi sinh hoạt của 60 triệu dân.
Trong khi ấy, Cao nguyên Tây Tạng cũng là nơi hủy thải phế vật uranium của kỹ nghệ hạch tâm, theo tiêu chuẩn mất an toàn đặc biệt của Trung Quốc.
5. Kết hợp ngần ấy chuyện ngoại giao, kinh tế và môi sinh, Trung Quốc còn là vấn đề khi hợp tác, mua chuộc và khuynh đảo các chế độc độc tài và hung đồ của thế giới, miễn là đảm bảo được quyền lợi của mình. Mọi chế độ độc tài còn rơi rớt lại trên thế giới đều là thân chủ của Trung Quốc và được Bắc Kinh bao che, bảo vệ, từ Bắc Hàn đến Việt Nam, từ Sudan tới Iran, Syria...
6. Sau cùng, về an ninh và quân sự, Trung Quốc tự cho mình quyền bảo vệ luồng giao lưu buôn bán, lần đầu tiên trong lịch sử được mở ra thế giới bên ngoài. Nhưng bảo vệ theo màu sắc Trung Hoa thời cổ. Không chỉ chiếm đóng các lân bang để xây dựng vùng trái độn quân sự như đã từng làm từ thời xưa, Trung Quốc muốn mở rộng vùng trái độn ấy ra bên ngoài, và ra biển.
Từ 20 năm trước, lãnh đạo xứ này đã chuẩn bị việc kiểm soát vùng biển cận duyên hay xanh lục làm vùng trái độn quân sự. Ngày nay, với phương tiện kinh tế dồi dào hơn, Trung Quốc có tham vọng sớm thành cường quốc hải dương với khả năng kiểm soát vùng biển viễn duyên là biển xanh dương. Trong phạm vi đó, cái lưỡi bò chúng ta nghe nói đến chỉ là phần trái độn cận duyên, ở ngoài Đông hải. Trong một tương lai không xa, Trung Quốc sẽ đòi kiểm soát luồng giao lưu từ Bán đảo Á Rập qua Ấn Độ dương nối liền với miền Tây Thái bình dương.
Khi thế giới có một đại cường mới xuất hiện thì quan hệ giữa các nước có thể đảo lộn. Khi đại cường lại là một Trung Quốc có đầy mặc cảm và lối hành xử ngang ngược mà lãnh đạo và người dân lại coi là chính đáng, thế giới sẽ khó yên lành.
Sau phần bối cảnh, chúng ta bước qua phần vấn đề.
2.      Vấn Đề Trung Quốc của Thế Giới....
Phần này có bốn khía cạnh chúng tôi nghĩ là đáng chú ý:
1. Quốc gia nào cũng có thể có tranh chấp về lãnh thổ với các lân bang. Trung Quốc là quốc gia tranh chấp với hầu hết mọi lân bang, cả chục nước, từ Nga qua Ấn Độ đến các nước Đông Nam Á tên tới Nhật Bản....
Khi có tranh chấp, quốc gia nào cũng phải tương nhượng và có thể yêu cầu quốc tế tham gia giải quyết hoặc tôn trọng phán quyết của quốc tế. Lãnh đạo Trung Quốc lại không chấp nhận việc thương thảo đa phương trên một diễn đàn quốc tế mà tìm giải pháp song phương với từng nước, theo kiểu cố hữu là vừa dọa vừa dụ, vừa mua chuộc hoặc khuynh đảo. Đấy là một vấn đề của thế giới.
Chuyện cái lưỡi bò hoặc khu đặc quyền kinh tế hay Luật biển của Liên hiệp quốc chỉ là mặt nổi của các vấn đề ngoại giao hay pháp lý với Bắc Kinh. Nếu tiến lên khu vực tiếp cận Hy Mã Lạp Sơn và những vùng tranh chấp giữa Pakistan và Ấn Độ tại Kashmir, hoặc giữa Ấn Độ với Trung Quốc chung quanh xứ Nepal, Bhutan, v.v.. cho tới biên giới Miến Điện, người ta còn thấy ra nhiều mối nguy tiềm ẩn từ Trung Quốc, kể cả xung đột giữa hai nước có võ khí hạch tâm là Pakistan và Ấn Độ.
Với phương tiện quân sự lớn lao chưa từng thấy trong lịch sử xứ này, Trung Quốc có thể đổi trị sang loạn ở nhiều nước trên thế giới.
Dĩ nhiên, lãnh đạo Bắc Kinh không muốn trực diện gây chiến với các lân bang, nhưng tiến hành chiến tranh theo kiểu khác. Đó là khuynh đảo để gây bất ổn và dùng chính mối nguy bất ổn đó để bắt bí hoặc mua chuộc các nước mà khỏi phải dụng binh. Khi cứ nói đến tương quan lực lượng quân sự giữa Trung Quốc với các nước, thí dụ như so sánh ngân sách quốc phòng, dường như người ta chỉ thấy một mặt nổi của vấn đề. Mặt chìm rất khó nhìn ra và ngăn ngừa là khả năng gây loạn cho xứ khác, để chi phối quan hệ giữa các nước khác với nhau, theo lối có lợi cho Bắc Kinh.
2. Từ an ninh bước qua chính trị và kinh tế, Trung Quốc là vấn đề cho thế giới khi đưa ra một mô thức xử trí khác, xin gọi là "Đồng thuận Bắc Kinh".
Sau khi chi phối cả thế giới trong nhiều thế kỷ, các nước Tây phương, chủ yếu là Hoa Kỳ và Âu châu, đã rút tỉa kinh nghiệm chinh chiến và sai lầm của mình. Họ thay đổi và tiến tới một giải pháp hoà bình và ổn định hơn. Đó là phát triển kinh tế tự do với sự lãnh đạo chính trị dân chủ trong một xã hội cởi mở mà không ai có độc quyền chân lý. Các định chế quốc tế đều được xây dựng theo ba giá trị tinh thần đó, là tự do, dân chủ và cởi mở, nghĩa là chấp nhận dị biệt để hướng dẫn quy tắc hành xử hòa bình giữa các nước với nhau.
Trung Quốc phát minh ra giải pháp khác: kinh tế thị trường với vai trò chủ đạo của khu vực nhà nước, dưới sự cai trị của một chế độ độc đảng, và chân ly duy nhất được hiện hữu là của đảng độc quyền. Đó là tóm lược về khái niệm "Đồng thuận Bắc Kinh", mà đa số dư luận chỉ nhìn vào mặt nổi là sức can thiệp chủ động của nhà nước trong kinh tế để đạt tốc độ tăng trưởng cao.
Khi áp dụng khái niệm này trong quan hệ quốc tế, với bộ máy tuyên truyền, địch vận, kiều vận cùng dự án đầu tư lẫn thủ thuật hối lộ và khuynh đảo, Trung Quốc đảo lộn luật chơi của thế giới. Phong trào phát huy dân chủ gặp chướng ngại, bị đẩy lui, các chế độ độc tài được bảo vệ, và nhiều quốc gia muốn đi theo con đường tắt của Trung Quốc là bành trướng khu vực nhà nước vào kinh tế, thu hẹp quy luật thị trường, thoái lui về chế độ bao cấp và bảo hộ mậu dịch....
Trong hoàn cảnh suy trầm kinh tế toàn cầu từ bốn năm nay, giải pháp ngược ngạo của Bắc Kinh bỗng thành hấp dẫn cho nhiều người, nhất là các lãnh tụ độc tài, trong khi Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng, mâu thuẫn giữa các nước với nhau càng dễ xảy ra. Nghĩa là Bắc Kinh càng có cơ hội trục lợi.
Vì vậy, các quốc gia dân chủ đều gặp vấn đề với Trung Quốc, không về kinh tế hay ngoại thương thì về ngoại giao và an ninh. Mà càng ở gần xứ này thì càng vất vả. Trong khi vòng đai độc tài không thu hẹp lại mà còn mở rộng thêm nhờ sự hà hơi tiếp sức của Trung Quốc.
3. Trong cuộc đua giữa thiện và ác, trị và loạn, hoà bình và xung đột, dân chủ và độc tài, minh bạch và mờ án, Trung Quốc trở thành một trung tâm phát huy cái ác. Nhưng với khẩu hiệu là "không xen lấn vào nội bộ xứ khác". Và với thực tế là đối tác kinh tế của rất nhiều quốc gia.
Các nước Âu, Á, Phi, Mỹ gì đều có thể là bạn hàng của doanh nghiệp Trung Quốc, mà bên trong mỗi doanh nghiệp lại có các chi bộ đảng với nhiệm vụ tình báo, báo cáo, kiều vận và gian lận theo đúng chủ trương của đảng. Ngược lại, doanh nghiệp nào, công hay tư, của Trung Quốc cũng đều có quan hệ với hệ thống quốc doanh và vì vậy kế toán sổ sách gì cũng đều là "bí mật quốc gia" nên không được phép phổ biến.
4. Kết cuộc là từ an ninh, môi sinh đến ngoại giao, kinh tế hay đầu tư, Trung Quốc trở thành vấn đề của thiên hạ mà vì quyền lợi nhất thời, lẫn sự vận động tiền bạc của Bắc Kinh vào hệ thống truyền thông của thế giới, nhiều người không muốn nói ra. Hoặc còn cố tình gây ra ấn tượng sai lạc về Trung Quốc.
Thực tế thì cuộc đua giữa thiện và ác, giữa minh và ám, đang thể hiện ở một tầng rất cao là nhận thức. Trung Quốc tác động vào nhận thức của thiên hạ về chính mình – "một quốc gia mới phát triển sau nhiều thế kỷ là nạn nhân" – và về các nước dân chủ được coi là đối thủ, hay thủ phạm của nhiều tội ác trong lịch sử!
Đó là "thuật quỷ biển" trong kho tàng mưu lược của văn hoá chính trị Trung Hoa.
Chúng ta bước qua một đề mục gần hơn, ở phần ba.
3.      Vấn Đề Trung Quốc của Việt Nam
Phần ba này có bốn khía cạnh mà chúng ta nên quan tâm.

1. Nói về lịch sử mà ai cũng nhớ, sau khi chiếm đóng Tân Cương năm 1949, khống chế Tây Tạng năm 1950, và bị chặn tại bán đảo Triều Tiên năm 1953, Trung Quốc đã nghĩ tới Việt Nam như một vùng trái độn quân sự cần thiết. Trong thế thủ thì vùng trái độn ấy bảo vệ cõi Trung Nguyên và trong thế công thì đấy là bàn đạp bành trướng ảnh hưởng xuống vùng Đông Nam Á và ra tới biển nóng ở miền Nam.
May thay, lúc đó họ lại có đảng Cộng sản Việt Nam và giấc mơ tiến hành cách mạng vô sản trên cả nước của Hồ Chí Minh.
Đấy là một trong nhiều nguyên nhân của cuộc tương tàn, với sự tiếp sức của Liên Xô khi tiến hành Chiến tranh lạnh năm 1948 và chủ yếu của Trung Quốc ngay từ những ngày đầu của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa do Mao sáng lập năm 1949.
Nối tiếp nhiệm vụ của Hồ Chí Minh từ khi là cán bộ của Đệ tam Quốc tế được gửi về hoạt động tại Đông Nam Á từ năm 1924 xa xưa, đảng Cộng sản Việt Nam tự nhận là mũi xung kích của khối Cộng sản xuống Đông Nam Á, mà việc gọi là giải phóng miền Nam chỉ là một tất yếu.
2. Nhưng ngoài lý do ý thức hệ dại dột, có một chuyện mà đôi khi chúng ta ít chú ý là về địa dư hình thể, Trung Quốc là một "hải đảo" bị cô lập. Xin hãy nhìn vào hoàn cảnh "khách quan" của họ.
Xứ này bị vây hãm từ bốn hướng. Giữa các sa mạc, thảo nguyên hoang vu cùng núi rừng hiểm trở tại ba hướng Nam, Tây và Bắc với biển Thái bình tại hướng Đông, Trung Quốc chỉ có một đường bành trướng trên đất liền. Đó là miền Bắc nước Việt Nam.
Lần cuối mà họ thử nghiệm giải pháp đó là vào năm 1979 khi Hà Nội chủ quan tưởng rằng mình đã đánh cho Mỹ cút lại còn vừa ký Thỏa ước Hợp tác và An ninh với Liên Xô vào năm 1978!

Sau đó, Cộng sản Việt Nam có giai đoạn được gọi là "độc lập" là 10 năm chiếm đóng Kampuchia và cứng đầu với Bắc Kinh. Nhưng Việt Nam bị xuất huyết cũng vì sự chiếm đóng ấy, song song cùng nạn phá sản vì xây dựng chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng xã hội chủ nghĩa.
3. Khi bức tường Bá Linh sụp đổ và vụ khủng hoảng tại Liên Xô và vụ tàn sát Thiên an môn năm 1989 tại Trung Quốc, mọi sự đều đảo lộn.
Liên Xô bắt đầu tan rã, Trung Quốc e sợ nội loạn nên tập trung kiểm soát hệ thống chính trị bên trên cơ chế kinh tế thị trường. Và lãnh đạo Hà Nội như kẻ mồ côi bị mất quan thầy. Vì vậy, việc cứu đảng là một ưu tiên sinh tử từ năm 1991. Ý thức hệ và sự tồn tại của đảng được đánh giá là quan trọng hơn quyền lợi tổ quốc
Hà Nội trở lại thần phục Trung Quốc, chấm dứt 10 năm độc lập dưới bóng rợp Liên Xô và thực tế tiến hành "đổi mới", nhưng theo mẫu mực Bắc Kinh.
Trung Quốc trở lại xu hướng bành trướng cố hữu mà khỏi tốn quân tốn tiền và vẫn đạt kết quả như ý: miền Bắc Việt Nam trở thành vùng trái độn quân sự. Khi Bắc Kinh mở rộng vùng trái độn ấy ra biển, Đông hải của Việt Nam trở thành ao nhà của Trung Quốc. Biển Việt Nam chỉ là biển Hoa Nam.
Lãnh đạo Hà Nội ý thức được việc đó nhưng chấp nhận để bảo vệ quyền lực đảng, nhân đó bảo vệ được quyền lợi của các đảng viên cao cấp. Nếu có nói rằng họ bán nước để cứu đảng thì cũng không sai.
4. Hậu quả là mọi vấn đề Trung Quốc của thế giới như đã trình bày ở trên đều đã xuất hiện tại Việt Nam, từ an ninh, ngoại giao qua môi sinh, kinh tế, hay ngoại thương.
Ở mặt nổi mà ai cũng thấy dù không được nói ra là nạn lạm thác lâm sản, buôn lậu qua biên giới và hủy hoại môi trường, là tình trạng cạn kiệt của đồng bằng Cửu Long và hiện tượng nước biển ngập mặn cả đồng bằng, v.v.... Trong khi ấy khu vực chiến lược như cột xương sống của quốc gia là Cao nguyên Trung phần đã rơi vào quỹ đạo Trung Quốc với các dự án quái quỷ loại bauxite....
Nhưng biểu hiện nghiêm trọng hơn vậy là lập trường của Hà Nội lại rất thân Trung Quốc trong các hồ sơ nóng của thế giới. Hoặc việc Hà Nội tránh nêu vấn đề về Hoàng Sa hay Trường Sa trên diễn đàn quốc tế theo kiểu đa phương mà tìm giải pháp song phương theo quan hệ chủ tớ. Vì vậy mới giấu biến không cho dân chúng được biết về những gì đã thỏa thuận với Bắc Kinh.
Và cũng vì vậy, Hà Nội kiểm soát dư luận, cấm đoán việc người dân công khai phản đối sự xâm lược ngang ngược của Trung Quốc và nói nước đôi về vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Từ mấy năm qua, người Việt chúng ta đã phân tách rất nhiều vấn đề Trung Quốc của Việt Nam, bài tiểu luận này sẽ không nói thêm. Chúng tôi xin giành thời giờ cho phần cuối, một cách tóm lược với vài câu hỏi không vui.
4.      Vấn Đề Trung Quốc của Chúng Ta
Qua phần cuối, chúng tôi xin nói về sáu khía cạnh đáng quan tâm và một kết luận cô đọng: "Thế giới phải giải quyết vấn đề Trung Quốc của thế giới và Việt Nam phải giải quyết vấn đề Trung Quốc của Việt Nam. Trong việc giải quyết ấy, nên có sự hợp tác song hành."
1. Đất nước và dân tộc Việt Nam đang gặp vấn đề với Trung Quốc, có thể là nguy ngập hơn vì vị trí lân bang, nhưng cũng không khác nhiều quốc gia Á châu ở chung quanh. Do đó, vấn đề Trung Quốc của Việt Nam cũng nằm trong khuôn khổ các vấn đề chung của thế giới với Trung Quốc.
Khi nhìn như vậy, Việt Nam thật sự không đơn độc và phải một mình đương cự với Trung Quốc.
Một thí dụ: Đài Loan cũng gặp vấn đề Trung Quốc, còn nguy ngập hơn Việt Nam mà không có cái thế ngoại giao của Việt Nam, vậy mà người dân vẫn không sợ và lãnh đạo vẫn xoay trở để xứ này khỏi bị sát nhập. Dân khí giúp họ không sợ, dân trí giúp họ tìm ra nhiều giải pháp, thỏa ước bảo vệ của Mỹ không là giải pháp duy nhất.
Khác với trường hợp các quốc gia kia, vấn đề Trung Quốc của Việt Nam nằm trong tầng lớp lãnh đạo đảng Cộng sản. Vấn đề Trung Quốc của Việt Nam nằm tại Hà Nội, là Hà Nội. Đấy là cái khó của dân tộc, một dân tộc dày dạn kinh nghiệm đối phó với Trung Quốc và có thừa ý chí đấu tranh giành độc lập.
2. Vấn đề Trung Quốc của Việt Nam nằm tại Hà Nội vì đảng Cộng sản giải giới người dân, tước đoạt võ khí truyền thống và mãnh liệt nhất của dân tộc là ý chí chống lại tình trạng Hán hóa.
Hà Nội tiến hành chính sách ngu dân qua kiểm soát báo chí và tư tưởng, đưa mọi người vào phản ứng lý tài, phát huy bản năng kinh tế của loại sinh vật hạ đẳng là vặt mũi bỏ mồm và triệt hạ mọi tiềm lực quật khởi. Lãnh đạo Hà Nội hành xử như những quan Tiết độ sứ của Thiên triều Bắc Kinh trong thời Bắc thuộc, thậm chí như những quan Thái thú trời trực trị. Họ đang làm xã hội băng hoại và đẩy người dân vào kiếp nô lệ cho một thiểu số đại gia phe phẩy ở trên.
3. Muốn giải quyết vấn đề Trung Quốc, người Việt Nam phải giải quyết cái nhân khiến cho sức dân không được huy động vào nhu cầu bảo vệ nền độc lập, đó là đảng Cộng sản. Ưu tiên của Việt Nam vì vậy là phải tháo gỡ cách ách độ hộ của Trung Quốc do Bộ Chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam đã tròng lên cổ người dân. Tức là giải quyết đảng Cộng sản Việt Nam. Chính là các đảng viên Cộng sản cũng cần thức tỉnh và nhìn ra sự thật đó.
Với các quốc gia khác, Việt Nam phải là thành viên của một nỗ lực đa phương nhằm giải quyết vấn đề Trung Quốc của thế giới.
Khi cùng chung một mục tiêu, người ta có thể nói đến chuyện hợp tác, một cách bình đẳng vì lợi ích chung. Vì vậy, vấn đề Trung Quốc của thế giới phải do thế giới giải quyết và Việt Nam sẵn sàng tham gia như một thành viên. Nhưng không thể là mũi xung kích hay tiền đồn chống Trung Quốc của thế giới. Không quốc gia nào, kể cả Đài Loan hay Tây Tạng lại tự đảm nhiệm vai trò này.
4. Chuyện ấy dẫn chúng ta về Hoa Kỳ, dù sao cũng là quốc gia đang buôn bán nhiều nhất với Trung Quốc.
Nhiều người đã quên các bài học bi đát của quá khứ với Hoa Kỳ mà đặt sai vấn đề là nên đứng bên Hoa Kỳ hay Trung Quốc. Hoặc là trong quan hệ song phương Mỹ-Hoa, Việt Nam nên ngả về đâu? Hay là nên khôn ngoan giữ vị trí trung lập? Thực tế nó phức tạp hơn những gì xảy ra trong chiến tranh lạnh giữa hai khối cộng sản và tự do.
Thực tế là Trung Quốc có vấn đề với Hoa Kỳ, có vấn đề với Nhật Bản, có vấn đề với Ấn Độ, với các nước Đông Nam Á, thậm chí với cả Úc Đại Lợi. Trong mạng lưới quan hệ song phương chằng chịt đó, như Hoa-Mỹ, Hoa-Nhật, Hoa-Ấn, v.v... của một thế giới đa phương có nhiều chiều kích hơn là chuyện đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Việt Nam đứng ở đâu?
Tất nhiên là phải đứng với người dân, ở vị trí độc lập, chứ không đơn giản là trung lập. Làm sao trung lập trong một quan hệ đa phương?
4. Việt Nam sẵn sàng hợp tác với thế giới để giải quyết vấn đề Trung Quốc trong các nỗ lực đa phương của quốc tế. Nhưng trước hết phải giải quyết vấn đề Trung Quốc của Việt Nam, hiện nằm tại Hà Nội. Khi nào người dân Việt ở trong và ngoài nước làm cho thế giới hiểu ra sự thể đó - rằng mối nguy của Trung Quốc chính là Hà Nội và Hà Nội mới là vấn đề chứ không là giải pháp - chúng ta tiến được một bước khá xa trên chặng đường bảo vệ nền độc lập quốc gia.
Vì vậy, đấu tranh cho dân chủ và cho độc lập là hai mặt không thể tách rời của một sự thể sinh tử cho quốc gia.
5. Cho đến nay, hình như các tổ chức đấu tranh cho dân chủ mới chỉ chú ý đến một mặt, là trình trạng thiếu dân chủ hoặc nạn chà đạp nhân quyền tại Việt Nam. Sự thật phũ phàng là các quốc gia trên thế giới, kể cả Hoa Kỳ, đều có thể đang làm ăn với nhiều chế độ độc tài. Với chính quyền các nước này, nhiều khi lời kêu gọi dân chủ lại là sự phiền nhiễu, là chướng ngại cho hợp tác kinh tế và phát triển kinh doanh của họ.
Nhưng nếu người ta nêu ra hàng loạt vấn đề về môi sinh, về nạn hủy hoại nguồn nước, về tình trạng cạnh tranh bất chính hoặc nguy cơ lũng đoạn xã hội xuất phát từ Trung Quốc, ngoài sự bành trướng ngang ngược đã trở thành hiển nhiên, thì vì quyền lợi của họ hơn là vì dân chủ cho Việt Nam, các nước có thể quan tâm nhiều hơn đến lập trường của người Việt. Muốn như vậy, thì ngay từ ý thức, chúng ta nên là giải pháp hơn là vấn đề cho các nước. Câu hỏi nêu lên ở đây là mình đã tự chuẩn bị như vậy hay chưa?
6. Sau cùng, Trung Quốc thật ra không mạnh như nhiều người thường nghĩ và còn gặp nguy cơ khủng hoảng, thậm chí tan rã, vì chiến lược phát triển của họ không bền vững, thiếu cân đối và có đầy bất công. Khi nước Tầu có loạn như đã từng thấy nhiều lần trong lịch sử của xứ này, Hà Nội tất sẽ không thể yên. Khi đó, Việt Nam sẽ ra sao?
Khi đó, chúng ta đứng ở đâu? Mà chúng ta là những ai?


-Theo:Vấn Đề Trung Quốc Của Thế Giới và Của Việt Nam



-

ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA TRUNG QUỐC: MỘT CƯỜNG QUỐC BỊ BAO VÂY

Nguồn: Stratfor Global Intelligence, 25 tháng 3, 2012
URL: http://www.stratfor.com/analysis/geopolitics_china
neofob, x–cafevn.org, chuyển ngữ
 
LTS: Đây là bài viết thứ hai trong loạt bài chuyên khảo về địa chính trị của các nước có ảnh hưởng đến chính trị thế giới. Bài viết này nguyên được ấn bản vào tháng Sáu năm 2008.
Trung Quốc hiện nay là một hải đảo. Cho dù nó không bị bao bọc bởi nước (chỉ là bờ biên giới phía đông), Trung Quốc có biên giới với địa hình khó khăn cho việc đi lại gần như là khắp mọi hướng. Có một số vùng thuận tiện cho việc đi lại nhưng để hiểu Trung Quốc chúng ta phải bắt đầu bằng việc hình dung những ngọn núi, những cánh rừng nhiệt đới và vùng đất hoang mà chúng bao bọc Trung Quốc. Vỏ bọc này vừa kìm hãm vừa lẫn bảo vệ Trung Quốc.
Nói một cách nội bộ, Trung Quốc phải được chia làm hai phần: trung nguyên và những vùng ngoại biên không phải Trung Quốc vây quanh nó. Có một đường ở Trung Quốc được gọi là đường 15–phân Anh isohyet (*), ở phía đông của nó mưa trên 15 phân Anh hàng năm và phía tây mưa ít hơn. Đại đa số dân Trung Quốc sống phía đông và phía nam của con đường này trong một vùng được biết đến với tên gọi là Hán Trung Hoa — trung nguyên. Vùng này là nơi ở của dân tộc Hán mà thế giới xem là người Trung Quốc. Điều quan trọng cần phải hiểu là hơn một tỷ người sống trong một vùng mà nó bằng khoảng nửa Hoa Kỳ.
Trung Hoa đại lục được chia thành hai khu vực, phía bắc và phía nam, mà được biết đến theo thứ tự với hai phương ngữ là Quan thoại ở phía bắc và Quảng Đông ở phía nam. Những phương ngữ này có chung một hệ thống chữ viết nhưng gần như đôi bên không hiểu nhau khi nói. Trung Hoa đại lục được định hình bởi hai con sông chính — Hoàng Hà phía bắc và Dương Tử phía nam cùng mới một con sông thứ ba nhỏ hơn là Châu Giang. Vùng đại lục là vựa lúa của Trung Quốc. Tuy nhiên — và đây là thực tế quan trọng nhất về Trung Quốc — nó có khoảng một phần ba đất canh tác được theo mỗi đầu người so với phần còn lại của thế giới. Áp lực này đã định hình lịch sử Trung Quốc hiện đại — kể cả việc sống với nó lẫn chuyện cố thoát khỏi nó.
Một chuỗi những vùng không phải của người Hán bao quanh vùng lục địa này — Tibet, tỉnh Tân Cương (quê của người Hồi giáo Uighur), Nội Mông và Mãn Châu (một tên lịch sử được đặt cho vùng phía bắc của Bắc Triều Tiên mà bây giờ bao gồm các tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm và Liêu Ninh).
Về mặt lịch sử thì những vùng đệm này đã từng nằm dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc khi Trung Quốc mạnh và tách khỏi khi Trung Quốc yếu. Hiện nay việc người Hán lập nghiệp ở những vùng này là chuyện lớn, một nguyên do của xích mích, nhưng Hán Trung Hoa hiện nay vững mạnh.
Những vùng này cũng là những vùng mà về mặt lịch sử là nguồn gốc của đe dọa đối với Trung Quốc. Hán Trung Hoa là một vùng đầy những sông và mưa. Vì thế nó là một vùng đất của những nông dân và thương gia. Những vùng chung quanh là vùng đất của dân du mục và người cưỡi ngựa. Vào thế kỷ 13, những người Mông Cổ dưới sự lãnh đạo của Ghenghis Khan(Thành Cát Tư Hãn) đã xâm lược và chiếm đóng nhiều phần của Hán Trung Hoa cho đến thế kỷ 15 khi mà người Hán tái khẳng định thẩm quyền của họ. Những triều đại sau đó, chiến lược của Trung Quốc mang tính nhất quán: thể hiện rõ chủ quyền một cách chậm rãi và có hệ thống đối với những vùng ngoại biên này nhằm bảo vệ người Hán khỏi những vụ đột kích của kị binh du mục. Nhu cầu này dẫn dắt chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Cho dù có sự bất cân đối dân số, hay có lẽ là vì thế, Trung Quốc tự xem mình là vô cùng nhạy cảm đối với những lực lượng quân sự từ phía bắc và phía tây. Bảo vệ một lực lượng đông đảo nông dân chống lại những lực lượng này quả là khó. Giải pháp dễ nhất, cái mà Trung Quốc chọn, là lật ngược tình thế và áp đặt chính họ vào những nhà chinh phục tương lai.
Còn một lý do khác. Ngoài chuyện cung cấp vùng đệm, những vùng này còn tạo ra những biên giới có thể phòng thủ được. Với những vùng biên nằm trong vòng kiểm soát của họ, Trung Quốc có chỗ dựa vững chắc. Hãy xét đến bản chất của biên giới của Trung Quốc theo tuần tự bắt đầu với phía đông dọc theo Việt Nam và Myanmar. Biên giới với Việt Nam là biên giới duy nhất dễ dàng cho việc đi lại bởi những quân đoàn lớn hay buôn bán phổ thông. Thực tế là vừa mới đây vào năm 1979 Trung Quốc và Việt Nam đã giao tranh trong một cuộc chiến biên giới ngắn ngủi và đã có những lúc trong lịch sử Trung Quốc đã đô hộ Việt Nam. Dẫu vậy phần còn lại của biên giới phía nam thì núi đồi rừng rậm nơi mà tỉnh Vân Nam tiếp giáp Lào và Myanmar, khó cho việc đi lại, chẳng có con đường chính nào. Việc di chuyển đáng kể xuyên biên giới ở khu vực biên giới này là gần như không thể. Trong Đệ Nhị Thế Chiến, Hoa Kỳ đã chật vật để xây tuyến đường Burma để đi đến Vân Nam và tiếp tế lực lượng Tưởng Giới Thạch. Nỗ lực quá đỗi phi thường đến nỗi nó được xem là huyền thoại. Trung Quốc an toàn ở khu vực này.
Hkakabo Razi, ở độ cao gần 19000 bộ Anh, phân ranh giới giữa Trung Quốc, Myanmar và Ấn Độ. Ở điểm này, biên ải tây nam của Trung Quốc bắt đầu, bắt rễ ở rặng Hymalayas. Chính xác hơn, đó là nơi mà Tibet, dưới sự kiểm soát của Trung Quốc, giáp giới với Ấn Độ và hai bang Himalaya, Nepal và Bhutan. Biên giới này chạy theo một vòng cung dài băng ngang qua Pakistan, Tajikistan và Kyrgyzstan, chấm dứt ở Pik Pobedy, một ngọn núi cao 25000 bộ Anh phân ranh giới với Trung Quốc, Kyrgyzstan và Kazakhstan. Đúng là có thể băng qua vùng biên giới với khó khăn; nhìn về lịch sử mà nói thì nhiều khu vực của vùng này đã được dùng như những con đường giao thương. Nói chung, tuy vậy, rặng Hymalayas là rào cản đáng kể cho thương mại và chắc chắn cho các lực lượng quân đội. Ấn Độ và Trung Quốc — và Trung Quốc và phần lớn Trung Á — bị tách rời khỏi nhau.
Một ngoại lệ là phần kế tiếp của biên giới với Kazakhstan. Vùng này có thể qua lại được nhưng tương đối có ít giao thông. Một khi giao thông mở rộng, đây sẽ là con đường chính giữa Trung Quốc và phần còn lại của lục địa Á–Âu. Đó là cây cầu độc đạo từ hòn đảo Trung Quốc mà có thể được dùng. Vấn đề là khoảng cách. Biên giới với Kazakhstan là gần một ngàn dặm kể từ những tỉnh Hán Trung Hoa đầu tiên, và con đường băng qua rải rác địa phận của người Hồi giáo, một khu vực mà nó đưa ra những thách thức đáng kể đối với Trung Quốc. Điều quan trọng là con Đường Tơ Lụa từ Trung Quốc chạy xuyên qua Tân Cương và Kazakhstan trên nẻo đường đến phương tây. Đó là con đường duy nhất để đi.
Sau rốt là biên giới dài phía bắc giáp với Mông Cổ trước tiên và sau là với Nga chạy đến Thái Bình Dương. Biên giới này chắc chắn là có thể tiện cho việc giao thông. Dĩ nhiên cuộc xâm lược Trung Quốc thành công duy nhất diễn ra khi những kị binh Mông Cổ tấn công từ Mông Cổ chiếm giữ đáng kể Hán Trung Hoa. Những vùng đệm của Trung Quốc — Nội Mông và Mãn Châu — đã bảo vệ Hán Trung Hoa từ những cuộc tấn công khác. Người Trung Quốc đã không tấn công lên phía bắc với hai lý do. Trước hết là chẳng có gì đáng giá để chiếm đoạt về mặt lịch sử. Sau cùng là giao thông bắc–nam là khó khăn. Nga có hai tuyến đường sắt chạy từ phí tây đến Thái Bình Dương — tuyến đường nổi tiếng Trans–Siberian Railroad (TSR) và Baikal–Amur Mainline (BAM) kết nối hai thành phố đó và liên kết với TSR. Ngoài chuyện đó ra, chẳng có giao thông đường bộ đông–tây nào kết nối Nga. Cũng chẳng có giao thông bắc–nam. Những gì trông có vẻ thuận tiện cho việc đi lại thực tế là không.
Khu vực ở Nga mà thuận tiện cho giao thông nhất từ Trung Quốc là khu vực giáp biên Thái Bình Dương, khu vực của Nga từ Vladivostok đến Blagoveschensk. Khu vực này có giao thông hợp lý, dân số và những lợi thế cho cả hai bên. Nếu có xung đột giữa Trung Quốc và Nga, đây là vùng mà sẽ là tâm điểm của xung đột. Đây cũng là vùng mà, một khi bạn đi về phía nam và khỏi Thái Bình Dương, giáp biên với Bán đảo Triều Tiên, khu vực của xung đột quân sự chính yếu của Trung Quốc gần đây nhất.
Rồi thì còn bờ biển Thái Bình Dương, nơi mà có nhiều hải cảng và đã có thương mại duyên hải đáng kể về mặt lịch sử. Điều thú vị đáng kể đến là, ngoài chuyện nỗ lực của người Mông Cổ để xâm lược Nhật Bản và một cuộc đột phá hàng hải duy nhất của Trung Quốc vào Ấn Độ Dương — chủ yếu để buôn bán và từ bỏ tương đối nhanh chóng — Trung Quốc chưa bao giờ là một cường quốc hàng hải. Truớc thế kỷ 19, nó chưa bao giờ đối mặt với những kẻ thù có khả năng để đe dọa về hải quân. Và vì thế nó ít có quan tâm đến chi tiêu khoản tiền lớn để xây dựng hải quân.
Trung Quốc khi nó kiểm soát Tibet, Tân Cương, Nội Mông và Mãn Châu, là một quốc gia biệt lập. Hán Trung Hoa có chỉ một điểm của xích mích tiềm tàng là ở đông nam với Việt Nam. Ngoài điểm đó ra thì nó được bao vây bởi những vùng đệm không phải Hán Trung Hoa mà nó đã sát nhập về mặt chính trị vào Trung Quốc. Còn có một điểm va chạm thứ hai là ở phía đông của Mãn Châu tiếp xúc Siberia và Triều Tiên. Cuối cùng là có một điểm ngõ vào phần còn lại của lục địa Á–Âu ở biên giới Tân Cương–Kazakh.
Điểm yếu nhất của Trung Quốc kể từ khi sự có mặt của người Âu Châu ở phía tây Thái Bình Dương vào giữa thế kỷ 19 là vùng duyên hải. Ngoài những xâm lấn của Châu Âu mà những quyền lợi thương mại được hỗ trợ bởi quân đội có giới hạn, Trung Quốc gánh chịu xung đột quân sự quan trọng nhất — và là một cuộc chiến lâu dài và cực khổ — sau khi quân Nhật Bản xâm chiếm và chiếm đóng những phần lớn phía đông của Trung Quốc cùng với Mãn Châu vào thập niên 1930. Cho dù có sự bất tương xứng ở sức mạnh quân sự và hơn chục năm chiến tranh, Nhật Bản vẫn không thể buộc chính quyền Trung Quốc quy hàng. Thực tế đơn giản là Hán Trung Hoa, với kích thước và mật độ dân số của nó, không thể bị chinh phục. Cho dù người Nhật có chiến thắng bao nhiêu trận đi nữa, họ đã không có thể đánh bại người Trung Quốc một cách dứt khoát.
Khó mà xâm chiếm Trung Quốc; đối với kích thước và dân số như vậy, thật là khó khăn hơn để mà chiếm đóng. Điều này cũng gây khó khăn cho người Trung Quốc xâm chiếm những nước khác — không phải hoàn toàn không thể nhưng khá là khó. Có một phần năm dân số thế giới, Trung Quốc có thể tự ngăn cách chính nó khỏi thế giới như nó đã từng làm trước khi Vương Quốc Anh cưỡng bức mở cửa vào thế kỷ 19 và khi vào thời Mao Trạch Đông. Tất cả những điều này có nghĩa là Trung Quốc là một cường quốc nhưng là một cường quốc cư xử rất khác với những cường quốc khác.
Những Nhu cầu Địa chính trị của Trung Quốc
Trung Quốc có ba nhu cầu địa chính trị tối quan trọng:
1. Gìn giữ sự đoàn kết nội bộ trong những vùng Hán Trung Hoa.
2. Giữ quyền kiểm soát đối với những vùng đệm.
3. Bảo vệ bờ biển khỏi ngoại xâm
Gìn giữ đoàn kết nội bộ
Trung Quốc bị bao vây hơn bất cứ cường quốc nào khác. Với kích thước dân số của nó, gắn liền với những biên ải an toàn và tương đối giàu có về tài nguyên, cho phép nó phát triển với va chạm tối thiểu với phần còn lại của thế giới nếu nó chọn vậy. Trong thời kỳ Mao Trạch Đông, ví dụ vậy, Trung Quốc đã trở nên một đảo quốc được lèo lái chủ yếu bởi những lợi ích và quan tâm nội bộ, thờ ơ hoặc thù địch đối với phần còn lại của thế giới. Nó an ninh và, ngoại trừ việc dính líu đến chiến tranh Triều Tiên và những nỗ lực bình định không ngừng những vùng đệm, tương đối hòa bình. Về nội bộ mà nói, tuy vậy, Trung Quốc trải qua những hỗn loạn mang tính chu kỳ và tự tạo.
Điểm yếu của sự cô lập đối với Trung Quốc là cảnh bần cùng. Xét đến tỷ lệ đất canh tác được trên dân số, một Trung Quốc tự đóng cửa là một Trung Quốc nghèo nàn. Dân chúng của nó quá nghèo nên việc phát triển kinh tế bởi nhu cầu nội địa là không thể cho dù điều đó được giới hạn đến mức nào đi nữa. Tuy nhiên một Trung Quốc cô lập thì dễ quản lý hơn bởi chính quyền trung ương. Mối nguy hiểm trầm trọng ở Trung Quốc là một sự tan vỡ bên trong quốc gia Hán Trung Hoa. Nếu điều đó xảy ra, nếu chính quyền trung ương suy yếu, những vùng phên dậu sẽ ly khai và Trung Quốc sẽ là mục tiêu cho ngoại bang lợi dụng sự suy yếu của Trung Quốc.
Để Trung Quốc giàu mạnh, nó cần tham gia thương mại, xuất khẩu tơ lụa, bạc và các sản phẩm công nghiệp. Về mặt lịch sử mà nói thì việc giao thương trên đất liền đã không gây ra vấn đề cho Trung Quốc. Con Đường Tơ Lụa đã cho phép những ảnh hưởng ngoại lai vào Trung Quốc và kết quả giàu có đã tạo ra một sự bất ổn có mức độ. Nói chung, tuy vậy, điều đó có thể kiểm soát được.
Sự sôi nổi của công nghiệp hóa đã thay đổi cả địa lý của thương mại của Trung Quốc lẫn những hệ lụy của nó. Vào giữa thế kỷ 19, khi Châu Âu — dẫn đầu bởi người Anh — buộc chính quyền Trung Quốc phải có những nhượng bộ thương mại cho người Anh, nó đã mở ra một chương mới trong lịch sử Trung Quốc. Lần đầu tiên, bờ biển Thái Bình Dương là bề mặt giao tiếp với thế giới chứ không phải là Trung Á. Điều này đã gây mất ổn định Trung Quốc sau đó.
Khi thương mại giữa Trung Quốc và thế giới gia tăng, người Trung Quốc tham gia thương mại làm giàu đáng kể. Những người ở những tỉnh duyên hải của Trung Quốc, vùng tham gia thương mại nhiều nhất, trở nên tương đối giàu có trong khi người Trung Quốc ở nội địa (không phải ở những vùng đệm, nơi mà luôn nghèo khó, mà là những tỉnh không phải duyên hải của Hán Trung Hoa) vẫn nghèo, là những nông dân vừa đủ sống.
Chính quyền trung ương được cân bằng giữa những quyền lợi khác biệt của duyên hải Trung Quốc và nội địa. Vùng duyên hải, đặc biệt là giới lãnh đạo vừa mới giàu có, đã có một lợi ích trong việc duy trì và gia tăng những mối quan hệ với các cường quốc Châu Âu và với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Thương mại càng phát triển mạnh thì giới lãnh đạo duyên hải càng giàu và sự cách biệt giữa các vùng càng gia tăng. Theo thời gian thì các nhà ngoại quốc liên minh với các doanh nhân duyên hải Trung Quốc và các nhà chính trị trở nên quyền lực hơn ở những vùng duyên hải hơn là ở chính quyền trung ương. Cơn ác mộng chính trị tệ hại nhất của Trung Quốc đã trở thành sự thật. Trung Quốc phân mảnh, vỡ ra thành nhiều vùng, một số càng chịu kiểm soát của người nước ngoài đặc biệt là những quyền lợi ngoại thương. Bắc Kinh mất quyền kiểm soát đối với quốc gia. Chúng ta nên để ý rằng đây đã là bối cảnh mà khi Nhật Bản xâm chiếm Trung Quốc. Điều này càng làm thất bại của Nhật Bản trong việc đánh bại hoàn toàn Trung Quốc thêm phi thường.
Mục tiêu của Mao là ba mục đích ngoài chủ nghĩa Mác. Thứ nhất, ông ta muốn tái tập trung Trung Quốc — tái thiết lập Bắc Kinh là thủ đô và trung tâm chính trị. Thứ nhì, ông ta muốn chấm dứt sự bất bình đẳng rộng lớn giữa vùng duyên hải và phần còn lại của Trung Quốc. Thứ ba, ông ta muốn trục xuất người nước ngoài khỏi Trung Quốc. Nói ngắn gọn, ông ta muốn tái tạo một Hán Trung Hoa thống nhất.
Mao đầu tiên cố gắng kích động một cuộc nổi dậy ở những thành phố vào năm 1927 nhưng thất bại vì sự liên kết giữa những quyền lợi Trung Quốc và cường quốc nước ngoài là không thể nào phá vỡ được. Thay vào đó ông ta mang cuộc Vạn Lý Trường Chinh vào nội địa của Trung Quốc nơi mà ông ta đã gầy dựng một đội quân nông dân đông đảo vừa mang tính quốc gia lẫn bình đẳng. Và vào năm 1948, ông ta quay trở lại vùng duyên hải và trục xuất người nước ngoài. Mao tái cô lập Trung Quốc, tái tập trung nó, và chấp nhận hậu quả tất yếu. Trung Quốc trở nên bình đẳng hơn nhưng vô cùng nghèo.
Vấn đề địa chính trị chính yếu của Trung Quốc là thế này: Để nó phát triển nó phải tiến hành ngoại thương. Nếu nó làm điều đó, nó phải sử dụng những thành phố ven biển và những vùng chung quanh trở nên càng giàu có. Ảnh hưởng của những người nước ngoài vào vùng này gia tăng và lợi ích của họ và của người Trung Quốc duyên hải đồng quy và bắt đầu cạnh tranh với lợi ích của chính quyền trung ương. Trung Quốc thường xuyên bị thách thức bởi vấn đề làm cách nào để tránh hậu quả này trong khi tiến hành ngoại thương.
Kiểm soát các Vùng Đệm
Vào trước thời của Mao, với chính quyền trung ương suy yếu và Hán Trung Hoa đồng thời lâm chiến với Nhật Bản, nội chiến và chủ nghĩa địa phương, trung ương không đứng vững. Trong khi Mãn Châu dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc, Ngoại Mông nằm dưới quyền kiểm soát của Sô Viết và mở rộng ảnh hưởng của nó (quyền lực của Soviet hơn là chủ thuyết Mác xít) vào Nội Mông, và Tibet và Tân Cương đang tách rời [khỏi Trung Quốc].
Vào cùng lúc mà Mao đang tiến hành nội chiến, ông ta cũng đặt nền móng cho việc chiếm quyền kiểm soát các vùng đệm. Thú vị thay, bước đi đầu tiên của ông ta là để ngăn chặn những lợi ích của Sô Viết ở những vùng này. Mao tiến đến việc hợp nhất cộng sản Trung Hoa kiểm soát Mãn Châu và Nội Mông dẫn đến kết quả là đẩy những người Sô Viết ra ngoài. Tân Cương đã nằm dưới quyền kiểm soát của một sứ quân, Yang Zengxin. Ngay sau khi nội chiến kết thúc, Mao ra tay để buộc ông ta đi khỏi và chiếm lấy Tân Cương. Sau cùng, vào năm 1950 Mao ra tay chống lại Tibet và lấy nó vào năm 1951.
Việc hợp nhất liên tù tì những vùng đệm đã cho Mao tất cả những gì mà những hoàng đế Trung Hoa đã tìm kiếm, một Trung Quốc bảo đảm không bị xâm lược. Kiểm soát Tibet có nghĩa là Ấn Độ không thể di chuyển ngang qua Himalayas và thiết lập một căn cứ an toàn cho các hoạt động trên Cao Nguyên Tibet. Có thể có những vụ đột kích ở Himalayas nhưng không ai có thể đưa quân đội cấp sư đoàn qua những rặng núi đó và duy trì tiếp vận. Chừng nào Tibet còn trong tay Trung Quốc, người Ấn Độ có thể sống ở mặt bên kia của mặt trăng. Tân Cương, Nội Mông và Mãn Châu đệm giữa Trung Quốc và Liên Bang Sô Viết. Mao là nhà địa chính trị hơn là nhà tư tưởng. Ông ta không tin tưởng người Sô Viết. Với những quốc gia vùng đệm trong tay, họ sẽ không xâm lược Trung Quốc. Khoảng cách, giao thông kém cỏi và thiếu hụt tài nguyên có nghĩa là bất cứ một cuộc xâm lăng nào của Sô Viết sẽ dẫn đến những vấn đề hậu cần nghiêm trọng và sa lầy — như người Nhật đã gặp phải.
Trung Quốc có nhiều vấn đề địa chính trị với Việt Nam, Pakistan và Afghanistan, những quốc gia láng giềng mà nó có biên giới chung. Nhưng vấn đề thật sự cho Trung Quốc sẽ đến từ Mãn Châu hay là, chính xác hơn, Triều Tiên. Những người Sô Viết, còn hơn người Trung Quốc, đã khuyến khích Bắc Triều Tiên xâm lăng Nam Triều Tiên. Thật là khó mà suy đoán được Joseph Stalin nghĩ gì nhưng điều đó xảy ra một cách tuyệt vời cho ông ta. Hoa Kỳ can thiệp, đánh bại quân đội Bắc Triều Tiên và áp sát đến sông Áp Lục, con sông biên giới với Trung Quốc. Người Trung Quốc, nhận thấy rằng đội quân Hoa Kỳ thiện chiến và trang bị tốt có mặt đầy biên giới, quyết định rằng nó sẽ phải ngăn chặn bước tiến của Hoa Kỳ và tấn công phía nam. Kết cục là ba năm của chiến tranh tàn khốc mà người Trung Quốc mất khoảng một triệu người. Từ quan điểm của Sô Viết, giao tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ điều tốt nhất có thể hình dung ra. Thế nhưng từ quan điểm của Stratfor, cái mà nó cho thấy là sự nhạy cảm của người Trung Quốc đối với bất cứ sự xâm lấn nào đến vùng biên giới của họ, những vùng đệm mà chúng tương ứng với nền tảng của an ninh quốc gia của họ.
Bảo Vệ bờ Biển
Với những vùng đệm trong vòng kiểm soát, bờ biển là điểm yếu nhất của Trung Quốc nhưng yếu điểm của nó không phải là đối với sự xâm lăng. Đối với ví dụ Nhật Bản, chẳng ai có lợi ích hay quân đội để xâm lược Trung Quốc, tiếp liệu quân đội ở đó và hy vọng chiến thắng. Xâm lăng không phải là mối đe dọa đáng kể.
Mối đe dọa bờ biển đối với Trung Quốc là kinh tế cho dù đa số sẽ chẳng gọi đó là một mối đe dọa. Như chúng ta đã thấy, sự xâm lăng của Anh quốc vào Trung Quốc dẫn đến sự mất ổn định của quốc gia, chính quyền trung ương gần như sụp đổ và nội chiến. Tất cả chỉ vì sự thịnh vượng. Mao đã giải quyết vấn đề bằng cách ngăn chặn khu vực duyên hải của Trung Quốc khỏi bất cứ sự phát triển nào và thanh toán tầng lớp đã hợp tác với doanh nhân nước ngoài. Đối với Mao, việc bài ngoại đã trở thành nguyên tắc của chính sách quốc gia. Ông cho rằng sự có mặt của nước ngoài phá hoại sự ổn định của Trung Quốc. Ông ưa thích đoàn kết trong đói nghèo hơn là hỗn loạn. Ông cũng hiểu rằng, đối với dân số của Trung Quốc và địa lý của nó, nó có thể phòng thủ chống lại những kẻ tấn công tiềm tàng mà không cần một tổ hợp quân sự cao cấp.
Người kế nhiệm của ông, Đặng Tiểu Bình, kế thừa một nhà nước uy quyền kiểm soát Trung Quốc và những vùng đệm. Ông ta cũng cảm nhận được áp lực khủng khiếp về mặt chính trị để nâng cao mức sống. Và ông hiểu rõ rằng cuối cùng thì những khoảng cách công nghệ sẽ đe dọa an ninh quốc gia của Trung Quốc. Ông ta đã thi hành một canh bạc lịch sử. Ông ta biết rằng kinh tế của Trung Quốc không thể tự phát triển dựa vào chính nó. Nhu cầu sản phẩm nội địa của Trung Quốc quá ít ỏi bởi vì người Trung Quốc quá nghèo.
Đặng đánh cược rằng ông ta có thể mở cửa Trung Quốc cho đầu tư ngoại quốc và tái định hướng kinh tế của Trung Quốc khỏi nông nghiệp và công nghiệp nặng và hướng đến những ngành công nghiệp xuất khẩu. Bằng cách làm như vậy ông ta sẽ nâng cao mức sống, nhập khẩu công nghệ và huấn luyện lực lượng lao động của Trung Quốc. Ông ta đã đánh cược rằng nỗ lực lần này sẽ không làm mất ổn định Trung Quốc, tạo ra những căng thẳng dữ dội giữa những tỉnh giàu có ở vùng duyên hải và nội địa, gia tăng chủ nghĩa địa phương, hay đặt những vùng duyên hải dưới kiểm soát của nước ngoài. Đặng tin tưởng rằng ông ta có thể tránh được tất cả những chuyện đó bằng cách duy trì chính quyền trung ương mạnh dựa vào một quân đội trung thành và hệ thống Đảng Cộng sản. Những người kế nhiệm của ông ta đã vất vả để duy trì sự trung thành đó đối với nhà nước chứ không phải đối với những nhà đầu tư ngoại quốc mà họ có thể đem lại thịnh vượng cho cá nhân. Đó là sự đánh cược đang được chơi.
Địa Chính trị của Trung Quốc và Vị thế Hiện nay của nó
Đứng về quan điểm chính trị và quân sự mà nói, Trung Quốc đã đạt được những mục tiêu chiến lược của nó. Những vùng đệm không bị hề hấn gì và Trung Quốc chẳng phải đối mặt với đe dọa nào ở lục địa Á–Âu. Nó cho rằng một nỗ lực của Tây phương nhằm đẩy Trung Quốc ra khỏi Tibet là một nỗ lực nhằm phá hoại an ninh quốc gia của Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, dẫu vậy, Tibet là một phiền toái nhỏ; Trung Quốc không có ý định nào về chuyện rời Tibet, người Tibet không thể nổi dậy và thành công, và chẳng ai sẽ xâm chiếm vùng này. Tương tự, những người Hồi giáo Uighur đại diện cho cho một phiền toái ở Tân Cương và không là một mối đe dọa trực tiếp. Những người Nga chẳng để tâm đến chuyện này hoặc là có khả năng xâm lược Trung Quốc và Bán đảo Triều Tiên không là một mối đe dọa đối với người Trung Quốc, ít ra không phải là thứ mà họ không thể kham nổi.
Mối đe dọa quân sự lớn nhất đối với Trung Quốc đến từ Hải quân Hoa Kỳ. Người Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào giao thương dựa vào hàng hải và Hải quân Hoa Kỳ ở vào vị thế có thể phong tỏa những cảng của Trung Quốc nếu nó muốn. Giả như Hoa Kỳ làm điều đó, nó sẽ làm tê liệt Trung Quốc. Vì thế điều chú trọng quân sự của Trung Quốc là làm không thể nào có chuyện phong tỏa như thế.
Sẽ mất nhiều thế hệ đối với Trung Quốc để thành lập một hải quân mặt biển có thể cạnh tranh với Hải quân Hoa Kỳ. Chỉ đơn giản huấn luyện phi công hải quân tiến hành những cuộc hành quân dựa vào hàng không mẫu hạm (HKMH) có hiệu quả sẽ mất nhiều chục năm — ít ra là cho đến khi những thực tập sinh này trở thành đô đốc và thuyền trưởng. Và điều này không tính đến thời gian cần để đóng một HKMH và máy bay hoạt động với nó và tinh thông những khúc mắc của những hoạt động của HKMH.
Đối với Trung Quốc, nhiệm vụ chính là đẩy giá thành của cuộc phong tỏa quá cao đến nỗi người Hoa Kỳ sẽ không thi hành nó. Những phương tiện cho việc đó sẽ là những tên lửa chống hạm được phóng từ đất liền hay tàu ngầm. Giải pháp chiến lược đối với Trung Quốc là xây dựng một lực lượng tên lửa phân tán hữu hiệu để tham chiến Hoa Kỳ ở khoảng cách đáng kể, có thể xa đến tận trung tâm Thái Bình Dương.
Lực lượng tên lửa này sẽ phải có thể nhận dạng và theo dõi những mục tiêu tiềm tàng hữu hiệu. Vì thế nếu người Trung Quốc sẽ theo đuổi chiến lược này họ cũng phải phát triển một hệ thống trinh thám biển dựa vào không gian. Những công nghệ này là những điều người Trung Quốc đang tập trung vào. Những tên lửa chống hạm và những hệ thống không gian, kể cả những hệ thống chống vệ tinh được thiết kế để vô hiệu hóa người Hoa Kỳ, cho thấy quân sự của Trung Quốc phản kích chỉ đối với mối đe dọa quân sự đáng kể.
Trung Quốc cũng có thể dùng những tên lửa đó để phong tỏa Đài Loan bằng cách ngăn chặn những tàu đi ra vào khỏi đảo. Thế nhưng người Trung Quốc không có khả năng hải quân để đổ bộ một lực lượng đổ bộ đáng kể và duy trì nó trong địa chiến. Họ cũng không có khả năng để thiết lập ưu thế không quân lên Eo biển Đài Loan. Trung Quốc có thể có khả năng quấy rối Đài Loan nhưng nó sẽ không đổ bộ. Tên lửa, vệ tinh và tàu ngầm tạo thành chiến lược hải quân của Trung Quốc.
Đối với Trung Quốc, vấn đề chính yếu đặt ra bởi Đài Loan là hải quân. Đài Loan được đặt ở vị trí mà nó có thể sẵn sàng được dùng như là căn cứ không quân và hải quân mà có thể cô lập di chuyển đường biển giữa biển Nam Trung Hoa (biển Đông — ND) và biển Đông [của Trung Quốc — ND]. Thật sự là điều này cô lập bờ biển phía bắc của Trung Quốc và Thượng Hải. Khi bạn cân nhắc đến quần đảo Ryukyu mà chúng trải dài từ Đài Loan đến Nhật Bản và tính đến chúng vào những chuyện này, một cường quốc không phải là hải quân có thể phong tỏa bờ biển phía bắc của Trung Quốc nếu nó chiếm giữ Đài Loan.
Đài Loan sẽ không quan trọng đối với Trung Quốc ngoại trừ nó trở nên thù địch hoặc đồng minh với hoặc bị chiếm đóng bởi thế lực thù địch như Hoa Kỳ. Nếu điều đó xảy ra, vị trí địa lý của nó sẽ tạo ra vấn đề cực kỳ nghiêm trọng cho Trung Quốc. Đài Loan cũng là một vấn đề biểu tượng đối với Trung Quốc và là một cách để khích động chủ nghĩa quốc gia. Cho dù Đài Loan không có một mối đe dọa trước mắt nào, nó thật sự mang những nguy hiểm tiềm tàng mà Trung Quốc không thể bỏ qua.
Có một vùng mà Trung Quốc tương đối đang là người bành trướng — Trung Á và đặc biệt là Kazakhstan. Nằm trên con đường tơ lụa về mặt truyền thống, Kazakhstan hiện giờ là một vùng mà có thể sản xuất năng lượng, thứ mà Trung Quốc đang rất cần cho nền công nghiệp. Người Trung Quốc đã rất sốt sắng trong việc phát triển quan hệ thương mại với Kazakhstan và phát triển đường xá vào Kazakhstan. Những con đường này đang mở ra một dòng thương mại cho phép dầu hỏa chảy theo một chiều và sản phẩm công nghiệp chảy theo chiều ngược lại.
Qua việc làm chuyện này, người Trung Quốc đang thách thức tầm ảnh hưởng của Nga ở Liên bang Sô Viết cũ. Người Nga đã dự trù để chấp nhận sự gia tăng hoạt động kinh tế của Trung Quốc trong vùng trong khi lo ngại về việc Trung Quốc trở thành một thế lực chính trị. Kazakhstan đã từng là quốc gia vùng đệm về truyền thống để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc đối với nước Nga Châu Âu và nó đã từng nằm dưới ảnh hưởng của Nga. Chúng ta phải chú ý đến khu vực này. Nếu Nga bắt đầu cảm thấy rằng Trung Quốc trở nên quá chủ động ở khu vực này, nó có thể có hành động quân sự đáp trả sức mạnh kinh tế của Trung Quốc.
Về mặt lịch sử mà nói thì những mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga luôn phức tạp. Trước Đệ Nhị Thế Chiến, người Sô Viết đã có nỗ lực thao túng chính trị của Trung Quốc. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, mối quan hệ giữa Liên Bang Sô Viết và Trung Quốc chưa bao giờ tốt như một số nghĩ và đôi lúc những mối quan hệ này trở nên thù địch, ví như vào năm 1968, khi quân lính Nga và Trung Quốc giao tranh dọc theo sông Ussuri. Về mặt lịch sử thì người Nga sợ một bước đi của Trung Quốc đi vào những tỉnh vùng biển Thái Bình Dương của họ. Người Trung Quốc sợ một bước đi của người Nga vào Mãn Châu và xa hơn.
Cả hai điều này đã không xảy ra vì những thách đố hậu cần liên quan quá lớn đến nỗi cả hai chẳng hứng thú gì đến việc mạo hiểm tấn công bên kia. Chúng ta sẽ cho rằng sự thận trọng này sẽ chiếm ưu thế trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Kazakhstan không phải là chuyện nhỏ đối với người Nga. Họ có thể quyết định không thừa nhận Trung Quốc ở đó. Nếu họ làm chuyện đó và nó trở thành chuyện quan trọng, điểm nhấn quan trọng thứ hai cho cả hai bên sẽ là vùng Thái Bình Dương, bị phức tạp hóa bởi sự lân cận với Triều Tiên.
Thế nhưng những điều này chỉ là những khả năng về lý thuyết. Mối đe dọa của một cuộc phong tỏa bờ biển Trung Quốc của Hoa Kỳ, của việc dùng Đài Loan để cô lập phía bắc Trung Quốc, của việc chiến tranh vì Kazakhstan — tất cả là những khả năng mà người Trung Quốc phải tính đến khi họ hoạch định cho chuyện xấu nhất. Thực tế là Hoa Kỳ không có quan tâm đến chuyện phong tỏa Trung Quốc và người Trung Quốc và người Nga sẽ không leo thang cạnh tranh vì Kazakhstan.
Trung Quốc không có vấn đề địa chính trị về mặt quân sự. Nó đang ở thế mạnh về mặt truyền thống, an ninh về thực tế một khi nó nắm giữ các vùng đệm. Nó đã đạt được ba mục nhu cầu chiến lược. Điểm nhạy cảm nhất vào thời điểm này là nhu cầu [chiến lược] thứ nhất: sự đoàn kết của Hán Trung Hoa. Điều đó không bị đe dọa về quân sự. Đúng ra, điều đe dọa đối với nó là kinh tế.
Những Phương diện Kinh tế của Địa Chính trị Trung Quốc
Vấn đề của Trung Quốc, cội rễ ở địa chính trị, là kinh tế và nó biểu hiện ở hai mặt. Điều đầu tiên là đơn giản. Trung Quốc có một nền kinh tế dựa vào xuất khẩu. Nó ở vị trí phụ thuộc. Không thành vấn đề dự trữ ngoại tệ của nó lớn đến đâu hay công nghệ của nó cao cấp đến mức nào hay lực lượng lao động rẻ đến đâu, Trung Quốc phụ thuộc vào thiện ý và khả năng của các nước khác để nhập khẩu hàng hóa của nó — cũng như khả năng thật sự chuyên chở chúng. Bất cứ sự thay đổi nào của dòng hàng này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp lên nền kinh tế của Trung Quốc.
Lý do chủ yếu những nước khác mua hàng Trung Quốc là giá cả. Chúng rẻ vì những chênh lệch tiền lương. Giả như Trung Quốc đánh mất lợi thế đó cho những nước khác hoặc vì những lý do khác, khả năng của nó để xuất khẩu sẽ giảm. Hiện nay, ví dụ vậy, một khi giá năng lượng tăng, giá thành sản xuất tăng và sự quan trọng tương đối của sự chênh lệch tiền lương giảm. Đến một lúc nào đó, khi mà những bạn hàng của Trung Quốc nhận ra nó, giá trị của hàng nhập khẩu Trung Quốc tương đối với giá cả chính trị của việc đóng cửa những nhà máy của họ sẽ thay đổi.
Tất cả những điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của Trung Quốc. Trung Quốc không thể kiểm soát giá dầu trên thế giới. Nó có thể dùng dự trữ ngoại tệ để hỗ trợ những giá cả đó cho các nhà sản xuất nhưng điều đó sẽ ngầm chuyển tiền ngược về những quốc gia tiêu thụ. Nó có thể kiểm soát sự gia tăng lương bằng cách áp đặt các hạn chế giá cả nhưng điều đó sẽ gây bất ổn nội bộ. Trọng tâm của Trung Quốc là nó đã trở thành xưởng sản xuất công nghiệp của thế giới, và với tư cách đó, nó hoàn toàn lệ thuộc vào thế giới tiếp tục mua hàng hóa của nó hơn là của người khác.
Có những vấn đề khác đối với Trung Quốc, từ một hệ thống tài chánh rối loạn cho đến đất nông nghiệp bị lấy khỏi canh tác để xây nhà máy. Những điều này đều quan trọng và là một phần của câu chuyện. Thế nhưng ở địa chính trị mà chúng ta tìm kiếm trọng tâm, và đối với Trung Quốc trọng tâm là nó càng trở nên hiệu quả ở xuất khẩu thì nó càng trở thành con tin của những khách hàng của nó. Một số nhà quan sát đã cảnh báo rằng Trung Quốc có thể rút tiền ra khỏi nhà băng của Mỹ. Khó có thể xảy ra nhưng cứ giả sử là như thế. Thế liệu Trung Quốc sẽ làm gì mà không có khách hàng Hoa Kỳ?
Trung Quốc tự đặt mình vào vị trí mà nó phải làm vừa lòng khách hàng. Nó vật lộn với thực tế này hàng ngày nhưng thực tế là phần còn lại của thế giới ít phụ thuộc vào xuất khẩu của Trung Quốc hơn là Trung Quốc phụ thuộc vào phần còn của thế giới.
Điều này đưa chúng ta đến điểm thứ nhì mà còn là phần quan trọng hơn cả của vấn đề kinh tế của Trung Quốc. Nhu cầu địa chính trị đầu tiên của Trung Quốc là bảo đảm sự đoàn kết của Hán Trung Hoa. Điểm thứ ba là bảo vệ bờ biển. Đánh cược của Đặng rằng là ông ta có thể mở cửa bờ biển mà không gây xáo trộn sự đoàn kết của Hán Trung Hoa. Điểm thứ ba là bảo vệ bờ biển. Đánh cược của Đặng rằng là ông ta có thể mở cửa bờ biển mà không gây xáo trộn sự đoàn kết của Hán Trung Hoa. Cũng như ở thế kỷ 19, vùng duyên hải trở nên giàu có. Vùng nội địa vẫn vô cùng nghèo khó. Vùng duyên hải dính mắc sâu đậm vào kinh tế toàn cầu. Vùng nội địa thì không. Bắc Kinh một lần nữa cân bằng giữa vùng duyên hải và nội địa.
Những lợi ích của vùng duyên hải và những lợi ích của các nhà nhập khẩu và cách nhà đầu tư là gắn bó mật thiết lẫn nhau. Lợi ích của Bắc Kinh là ở việc duy trì ổn định nội bộ. Một khi những áp lực gia tăng, nó sẽ tìm cách gia tăng sự kiểm soát của nó về đời sống chính trị và kinh tế của vùng duyên hải. Lợi ích của vùng duyên hải là nắm giữ lấy tiền của nó. Bắc Kinh sẽ tìm cách thỏa mãn cả hai mà không để Trung Quốc tan vỡ và không phải đi đến những phương pháp tận diệt của Mao. Thế nhưng tình hình kinh tế càng xấu đi của thế giới càng làm nhu cầu ít đi cho hàng hóa của Trung Quốc và ít không gian cho Trung Quốc để xoay xở.
Phần thứ hai của vấn đề thoát thai từ phần thứ nhất. Giả sử rằng kinh tế thế giới bây giờ không suy thoái, nó sẽ vào một lúc nào đó. Khi nó suy thoái, và xuất khẩu của Trung Quốc sẽ giảm đáng kể, Bắc Kinh sẽ phải cân đối giữa nội địa thèm khát tiền và vùng duyên hải bị thiệt hại trầm trọng. Điều quan trọng để nhớ là khoảng 900 triệu người Trung Quốc sống ở nội địa trong khi chỉ khoảng 400 triệu sống ở vùng duyên hải. Khi nói đến chuyện cân bằng quyền lực, vùng nội địa là mối đe dọa thiết thực đối với chính quyền trong khi vùng duyên hải gây bất ổn định trong phân bố của cải. Vùng nội địa có lợi thế đám đông. Vùng duyên hải có lợi thế hệ thống thương mại toàn cầu. Các hoàng đế đã vấp ngã vì những thứ nhỏ hơn.
Kết luận
Địa chính trị được dựa vào địa lý và chính trị. Chính trị được xây dựng trên hai nền tảng: quân sự và kinh tế. Hai thứ tương tác và ủng hộ lẫn nhau nhưng hoàn toàn khác biệt. Đối với Trung Quốc, nắm giữ lấy những vùng đệm nói chung loại trừ những vấn đề quân sự. Những vấn đề còn lại đối với Trung Quốc là những vấn đề dài hạn dính líu đến đông bắc Mãn Châu và sự cân bằng quyền lực ở Thái Bình Dương.
Vấn đề địa chính trị của Trung Quốc là kinh tế. Nhu cầu địa chính trị thứ nhất của nó, duy trì sự đoàn kết của Hán Trung Hoa, và cái thứ ba, bảo vệ bờ biển, cả hai đều bị ảnh hưởng sâu đậm bởi những lý do kinh tế hơn là quân sự. Những vấn đề chính trị đối nội và đối ngoại từ kinh tế mà ra. Sự phát triển kinh tế vượt bậc của thế hệ vừa qua là không ngừng do địa lý. Sự phát triển đã mang lại lợi ích cho vùng duyên hải và bỏ rơi vùng nội địa phía sau — đa số của Trung Quốc. Nó cũng làm cho Trung Quốc nhạy cảm đối với các thế lực kinh tế thế giới mà nó không thể kiểm soát và không thể giúp đỡ. Điều này không mới mẻ gì trong lịch sử Trung Quốc thế nhưng giải pháp thông thường của nó là ở chủ nghĩa địa phương và sự suy yếu của chính quyền trung ương. Trò đánh cược của Đặng đang được chơi bởi những người kế nhiệm của ông ta. Ông ta đã chia bài. Họ phải chơi nó.
Câu hỏi đặt ra là liệu cơ sở kinh tế của Trung Quốc có là một nền tảng hay là một sự cân bằng. Nếu đó là thứ đầu tiên, nó có thể tồn tại lâu dài. Nếu nó là điều sau, mọi thứ rút cục sẽ đổ vỡ. Có vẻ như có ít bằng chứng là nó là một nền tảng. Nó loại trừ hầu hết người Trung Quốc khỏi cuộc chơi, những người kiếm ít hơn $100 mỗi tháng. Đó là một sự cân bằng và nó đe dọa nhu cầu địa chính trị thứ nhất của Trung Quốc: gìn giữ sự đoàn kết của Hán Trung Hoa.
(*): isohyet, đường trên bản đồ của những vùng có chung cùng một lượng mưa hàng năm — ND.

Bạc Hy Lai Trong Sa Lậu

-Nguyễn-Xuân Nghĩa Ngày 120420
"Đồng thuận Bắc Kinh" bỗng rung rinh vì Trùng Khánh....
 * Tuyên thệ trung thành hay huơ quyền thách đảng? *
Như dòng cát chảy trong cái bình đồng hồ, mà dân Tầu gọi là "sa lậu", vụ án Trùng Khánh - hay chuyện Bạc Hy Lai ngã ngựa và bà vợ là Cốc Khai Lai có khi vào tù - tiếp tục nhỏ xuống và tràn ra những tin ghê người về sự nghiệp và hành vi của cựu Bí thư Trùng Khánh cùng gia đình.
Tuần trước, trong bài "Trùng Khánh Trùng Trùng" cột báo này đã trình bày bối cảnh của nội vụ và suy đoán về lý do thật khiến Bạc Hy Lai bay chức Bí thư Trùng Khánh rồi bị đuổi khỏi Bộ Chính trị cùng Ban Chấp hành Trung ương đảng Khoá 17. Lý do thật là sự chọn lựa sinh tử của đảng Cộng sản Trung Hoa về chiều hướng lãnh đạo trong tương lai. Chuyện ấy nay đã rõ.
Nhiều dịp trước đó, người viết cũng giới thiệu và phê bình mô hình phát triển của thành phố Trùng Khánh, có thời xem là mẫu mực và còn được sáu trong chín Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ngợi khen. Nó giúp Bạc Hy Lai trở thành khuôn mặt sáng của thế hệ lãnh đạo thứ năm, sẽ thăng quan tiến chức trong Đại hội 18 sắp tới.
Chuyện ấy cũng đã xong khi lãnh đạo Bắc Kinh đang cho điều tra lại tình trạng tham ô và nợ nần của Trùng Khánh lẫn hành tung của Bạc Hy Lai khi còn là Bí thư tỉnh Liêu Ninh hiu quạnh rồi Bộ trưởng Thương mại rất nổi cộm.
Nhưng, ngoài các chi tiết hấp dẫn được phanh phui, người ta còn cần nhìn ra nhiều chứng tật bẩm sinh của mô thức chính trị Trung Quốc mà bên ngoài gọi là "Đồng thuận Bắc Kinh", hay "Beijing Consensus". Từ nguyên thủy, xin nhắc lại rằng đó là một chữ do doanh nghiệp du thuyết – chuyên về "lobby" – của Henry Kissinger đặt ra từ năm 2004 với dụng ý ngợi khen và gây ấn tượng tốt đẹp về mô thức Trung Quốc so với các mô thức khác.
Trong hoàn cảnh khó khăn chung từ bốn năm nay của các nước đi theo kinh tế thị trường, chính trị dân chủ và xã hội cởi mở - chủ yếu là ba khối kinh tế Hoa Kỳ, Âu Châu và Nhật Bản - giải pháp chủ động phát triển với vai trò lãnh đạo của nhà nước có thể đạt kết quả khả quan hơn, như trường hợp Trung Quốc, với mức tăng trưởng tột bậc.
Vì vậy, mô thức Trung Quốc có sức cám dỗ rất cao cho nhiều quốc gia chậm tiến và các chế độ độc tài. Thậm chí, việc nhà nước can thiệp nhiều hơn vào thị trường cũng được nhiều nước dân chủ đề cao, như ta đang thấy ngay tại Hoa Kỳ, với chủ trương của Chính quyền Barack Obama và đảng Dân Chủ.
Nhưng chuyện Bạc Hy Lai đang chết kẹt trong cái bình sa lậu là cơ hội cho chúng ta nhìn lại tất cả....
***
Trước hết, trên nguyên tắc, khi được đề cử vào Bộ Chính trị, 25 người cầm đầu đảng Cộng sản Trung Hoa đều mặc nhiên cam kết là khi nào họ còn tại chức thì bản thân không liên hệ vào bất cứ một cơ sở kinh doanh nào. Lý do lý tưởng ở đây là nhờ vậy, họ có thể ở vào vị trí khách quan để thẩm xét những chọn lựa chiến lược về quốc kế dân sinh, chứ không vì tư lợi.
Trong thực tế, gia đình và thân tộc của họ vẫn có quyền và nhờ đó có cái thế tham gia vào việc kinh doanh trong một hệ thống kinh tế mà các doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo và được ưu đãi. Nhưng trên nguyên tắc, đám thân tộc này vẫn được gọi là "tư doanh" và còn được giới đầu tư quốc tế ve vãn qua các công ty môi giới, hay doanh nghiệp thuyết khách, và các tay cò mi quốc tế.
Doanh gia Neil Heywood bị tình nghi là đánh độc dược bằng thạch tín là một loại cò mồi đó – mà vẫn chỉ là cò con – và thi hài được lật đật hoả táng, cho đến khi Giám đốc Công an Trùng Khánh phanh phui làm Bạc Hy Lai và gia đình ngã ngựa.
Hiện tượng Bạc Hy Lai, con trai của Bạc Nhất Ba, một trong "bát đại nguyên lão" – các đồng chí cách mạng thời Mao Trạch Đông – hay bà vợ là Cốc Khai Lai, con gái của một viên sĩ quan lừng danh năm xưa khi "cho Việt Nam một bài học" năm 1979, cùng nhiều nhân vật khác trong "Thái tử đảng" không là hy hữu mà là quy luật.
Khi vụ Trùng Khánh đổ bể, người ta biết thêm về vai trò "doanh gia" của anh và em Bạc Hy Lai như Bạc Hy Dũng, Bạc Hy Thành, hay các chị em của Cốc Khai Lai là Cốc Hoàng Giang, Cốc Hoàng Ninh, v.v.... Nào chỉ có vậy, con cháu những Đặng Tiểu Bình, Lý Bằng – công trình sư của vụ thảm sát Thiên an môn năm 1989 – hay rất nhiều lãnh tụ khác trong khu Trung Nam Hải, kể cả Ôn Vân Tùng, con trai của Tổng lý Quốc vụ viện là đương kim Thủ tướng Ôn Gia Bảo, đều là loại doanh gia thành công và rất được quốc tế trọng vọng.
Sự cấu kết giữa "tư doanh" có thế lực và quan hệ với các tập đoàn nhà nước trong một chế độ tư bản nhà nước tất nhiên dẫn đến "chủ nghĩa tư bản thân tộc", "crony capitalism", một ấn bản hiện đại hơn của quy luật châu Á nay hết là độc quyền Á châu: một người làm quan cả họ được nhờ.
Đấy là sự bất công của hệ thống tư bản nhà nước "với màu sắc Trung Hoa" hay "theo định hướng xã hội chủ nghĩa" vì tạo ra một sân chơi bất bình đẳng. Nhưng... nhập gia tùy tục, tư bản quốc tế vẫn nhảy vào sân chơi đó với cái đòn bảy là mối quan hệ cùng thân tộc của lãnh đạo.
Nhiều người còn tô màu ngũ sắc cho sự cấu kết mờ ám bằng khẩu hiệu "Đồng thuận Bắc Kinh".
Điều mà người ta ém nhẹm bên dưới là nhìn từ quan điểm quyền lợi của bá tánh hay sự vững bền của mô thức phát triển, các nhóm quyền lợi đó tác động vào sự chọn lựa của lãnh đạo ở trên. Họ thực tế cản trở việc cải cách và đưa xứ sở vào "bẫy xập" là điều mà chính đám trí thức của chế độ đã báo động: Trung Quốc hết dám cải cách khi chiến lược phát triển đã đi hết giới hạn của sự vận hành khả quan từ 30 năm qua. Nay đang bị nguy cơ khủng hoảng!
Đấy là lúc không nên thoái lui về chủ trương bảo thủ của Mao Trạch Đông do Bạc Hy Lai minh diễn với sự hùng hồn của một nghệ sĩ. Nhưng vấn đề không chỉ có khía cạnh kinh tế chính học học nhờ nhờ màu đỏ như vậy!
***

Vấn đề sâu xa hơn thế: với quyền lực tuyệt đối của đảng và con mắt tinh tường của Ban Kỷ luật Trung ương, cơ chế tối cao về nhân sự và kỷ cương trong đảng, còn cao hơn cả Ban Tổ chức Trung ương lẫn Ban Chính pháp Trung ương, vì sao một nhân vật như Bạc Hy Lai đã có thể vọt lên như ngôi sao băng?
Phải chăng, thành tích hay tỳ vết của họ Bạc khi còn là Bí thư tỉnh Liêu Ninh rồi Bộ trưởng Thương mại trước khi về lãnh đạo Trùng Khánh năm năm về trước là những gì mà ở trên không biết? Hoặc đã biết một cách lệch lạc nên mới sớm đề bạt và còn ngợi ca? Bây giờ Ban Kỷ luật mới lại mở cuộc điều tra - mà càng điều tra càng thấy giật mình.
Tệ nạn tham nhũng của họ Bạc đã có từ thời ở Liêu Ninh và thành tích "đả hắc" tại Trùng Khánh – diệt trừ các tổ chức tội ác của xã hội đen –  đã che giấu nạn thụ tiêu đối lập và cấu kết với mafia! Ngoài Bạc Hy Lai, còn những ai khác ở nơi khác có thể đang ở trong trường hợp này?
Nếu Vương Lập Quân không bò ra và bỏ chạy vào tòa Tổng lãnh sự Mỹ ở Thành Đô để tìm cõi sống, thì trung ương có biết không? Mà có bao giờ mà người dân được biết không?
Ngoài cái nạn tư bản thân tộc và việc kiểm tra nhân sự, chuyện thứ ba, còn gai góc hơn cho "Đồng thuận Bắc Kinh" là việc chuyển giao quyền lực.
***

Với cái nhìn lạnh lùng về mọi cuộc đấu tranh giành quyền lực ở mọi thời, mọi nơi, người ta đều phải có thể kết luận một cách phiến diện rằng vụ Bạc Hy Lai là một biểu hiện của chuyện tranh quyền.
Có thể họ Bạc được hậu thuẫn của Trưởng ban Chính pháp Trung ương Chu Vĩnh Khang - cựu Bộ trưởng Công an, nay là nhân vật thứ chín trong Thường vụ Bộ Chính trị, cầm đầu cơ chế của trung ương chỉ huy cả hai bộ Công an và An toàn Quốc gia - hoặc một số tướng lãnh, kể cả con trai duy nhất còn lại của Lưu Thiếu Kỳ là Tướng Lưu Nguyên, nhưng lại gặp trở ngại từ nhiều nhân vật lãnh đạo khác trong Bộ Chính trị. 
Họ là những ai? Chúng ta khó biết được.
Có thể là Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo hay Hạ Quốc Cường, Trưởng ban Kỷ luật Trung ương, là những người thuộc lớp lãnh tụ sắp về hưu. Hay Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, là hai người sẽ lên thay thế cặp Hồ-Ôn. Hoặc Bí thư Quảng Đông là Uông Dương, một cựu Bí thư Trùng Khánh và nhân vật đang hy vọng ngồi vào ghế "thất hiền", bảy Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị sau Đại hội 18.
Xuyên qua đó, ta có thể đoán ra một số thế lực bên trong "cái đa số thầm lặng" này.
Nhưng hãy nhìn sân khấu chính trị Trung Quốc trong viễn cảnh sâu xa hơn.
Từ năm 1981, Đặng Tiểu Bình đề ra nguyên tắc đồng thuận là tập thể lãnh đạo phải giữ vẻ thống nhất – không công khai hóa những dị biệt về quan điểm hay chủ trương – và tuyệt đối gạt bỏ tệ sùng bái cá nhân như dưới thời Mao. Ông ta cũng đề ra nguyên tắc chuyển giao quyền lực một cách ôn hoà khi lãnh đạo chọn trước những người sẽ lên thay thế trong thập niên tới.
Vậy mà họ Đặng đã tuột tay trong vụ khủng hoảng Thiên An Môn năm 1989 khiến mấy ngàn người bị tàn sát và đương kim Tổng Bí thư là Triệu Tử Dương bị quản thúc tại gia cho đến chết.
Lần đó, các tướng lãnh đã được điều vào thay thế Quân khu Thủ đô để dẹp loạn tại Bắc Kinh. Nhờ đó, Giang Trạch Dân và Kiều Thạch cùng Lý Bằng đã lên ngôi, trong khi cũng theo ý họ Đặng mà chọn trước Hồ Cẩm Đào sẽ lên thay thế trong Đại hội 16 vào năm 2002. Nhưng rồi từ 1991, Trung Quốc đã bảo đảm được sự chuyển quyền tương đối êm ả trong hai chục năm.
Thế rồi vụ Bạc Hy Lai bị đột ngột hạ bệ cho thấy nhược điểm của lối tuyển chọn âm thầm đó. 
Có âm thầm là có mờ ám! Sự mờ ám này làm đảng Cộng sản Trung Hoa đang bị khủng hoảng khi chuyển giao lãnh đạo cho thế hệ thứ năm và chuẩn bị người thay thế trong thế hệ lãnh đạo thứ sáu.
So sánh với tiến trình tranh cử ồn ào, tèm lem và đầy bất ngờ của các nền dân chủ, sự ổn định ở bề mặt của mô thức Trung Quốc mới là một bất trắc sinh tử! Sinh tử nhất, nếu ta không mắc bệnh quên trí nhớ là vụ Thiên an môn bùng nổ vì một nguyên nhân đầu tiên: dân chúng biểu tình phản đối nạn tham nhũng và mối lo về lạm phát. Chuyện đấu tranh cho dân chủ chỉ là hậu quả, đến sau.... Sinh tử vì tham nhũng hay lạm phát cũng đang là mối lo hiện đại của lãnh đạo vì là sự bất mãn của quần chúng.
Vấn đề ấy dẫn ta về hiện tại là chuyện thứ tư là sự đổi thay của xã hội.
***
Khi Đặng Tiểu Bình còn tại thế, xã hội Trung Quốc chưa lãnh cuộc cách mạng tín học và làn sóng thông tin có thể gọi là vô cương, không biên giới.
Nhờ khả năng bưng bít thông tin và tuyên truyền có định hướng, các lãnh tụ ở trên đã có thể âm thầm và nham hiểm kiểm soát nhận thức của mọi người như những đạo diễn có tài, vì mọi diễn viên trong hậu trường đều theo sát kịch bản đồng thuận đã được tập thể chọn lựa. Nhưng qua thế kỷ 21, hiện tượng thông tin vô cương và mạng lưới xã hội điện tử toàn cầu đã đảo lộn trò chơi hắc ám này.
Khi nội vụ đổ bể từ hôm mùng bảy Tháng Hai – là lúc Vương Lập Quân đồng ý ra khỏi toà Tổng lãnh sự Mỹ tại Thành Đô để được giải về trung ương là Bắc Kinh thay vì có thể bị tay chân họ Bạc thủ tiêu ngay tại Trùng Khánh – làn sóng thông tin đã phá vỡ những bức vách ngăn cách của lãnh đạo.
Ban đầu, các lãnh tụ Bắc Kinh còn tương kế tựu kế mà cho loan truyền một số tin tức có chọn lọc và dụng ý về Vương Lập Quân rồi Bạc Hy Lai. Nhưng trong hai tháng liền, qua các mạng thông tin chằng chịt ở trong và ngoài Trung Quốc, làn sóng đó đã gây phản tác dụng theo đúng quy luật "lộng giả thành chân": có nơi loan tin về nguy cơ đảo chánh quân sự và có nơi phát động phong trào đề cao Mao Trạch Đông – để bênh vực Bạc Hy Lai.
Chuyện đồng thuận và âm thầm bỗng dưng chấm dứt và nhiều người loan tin trong các blog bị cầm tù. Vì trò chơi của trung ương lại mở ra nguy cơ tranh luận công khai không chỉ trên thượng tầng mà ngay trong quần chúng và cả... quân đội.
Kết cuộc thì y như trong vụ Lâm Bưu tử nạn năm 1971 sau một vụ đảo chánh hụt và bị phản đảo chánh, các tướng lãnh phải lên tiếng thề bồi là Quân đội Giải phóng vẫn tuyệt đối trung thành với đảng! Chu Vĩnh Khang cũng giương tay thề thốt không kém.
***
Khi nhìn lại toàn vụ, từ chuyện tư bản nhà nước, tư bản thân tộc đến tham nhũng và tranh quyền, từ việc kiểm tra nhân sự đến tuyển chọn lãnh đạo và điều hướng dư luận, mô thức Trung Quốc hay cái gọi là "Đồng thuận Bắc Kinh" chỉ là bi kịch của xã hội đen khoác áo đỏ.
Xét cho cùng thì cũng chẳng khác chi tuồng hát đang tưng bừng ở Hà Nội. 
-Bạc Hy Lai Trong Sa Lậu



-.- Trùng Khánh Trùng Trùng   –   (Dainamax).

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Việt Tribune Ngày 120412
Khi Bạc Ông Bạc Bà Cùng Ngã Ngựa....  

 * Mưu thuật Trung Hoa: Lột Bà để hại Ông *
Trong giây phút lãng mạn, người viết này có mơ đến ngày về hưu thì sẽ... viết kịch! Nhưng coi như chuyện ấy khó thành vì những gì được thấy từ Trùng Khánh, dù chỉ một phần, cũng có thể khiến thiên tài Shakespeare, tác giả Bi kịch Macbeth, phải giải nghệ. Vì tưởng tưởng chưa tới....  Người viết tầm thường này đành trở lại nghiệp bình luận, nói chuyện về Trùng Khánh và vụ Bạc Hy Lai ngã ngựa.
Trước hết là về bối cảnh, tiền trường và hậu trường...
Mùa Thu năm nay, có thể vào Tháng 10, Đảng Cộng sản Trung Hoa có Đại hội khóa 18. Qua "Thập Bát Đại", 2.270 đại biểu của hơn 80 triệu đảng viên sẽ bầu ra Ban chấp hành Trung ương gồm hơn 350 Trung ương Ủy viên và Dự khuyết. Rồi Ban Chấp hành bầu ra Tổng bí thư đảng, và Bộ Chính trị gồm 25 Ủy viên - bên trong có chín người của Thường vụ Bộ Chính trị - và hơn chục ban bệ khác của đảng. Từ đấy mới có những người sẽ lãnh đạo nhà nước, quốc hội, chính phủ, quân đội, v.v... Đấy là mặt tiền. Là dân chủ tập trung, từ dưới lên!
Thực tế nơi hậu trường thì mọi việc phải do Bộ Chính trị của Đại hội 17 chuẩn bị từ trước.
Đại hội năm nay có tầm quan trọng 10 năm mới thấy một lần, là đề cử thế hệ lãnh đạo thứ năm, sau các thế hệ Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào. Trong cơ chế quyền lực tối cao là Thường vụ Bộ Chính trị sẽ chỉ có hai người ở lại: Phó Chủ tịch Tập Cận Bình và Phó Thủ tướng Lý Khắc Cương, với hy vọng lên thay Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo kể từ đầu năm tới. Hai nhân vật này đã được cân nhắc, chọn lựa và cất nhắc từ Đại hội 16, 10 năm về trước. Cũng theo tinh thần này, Đại hội 18 sẽ cân nhắc và chọn lựa trước những đảng viên trẻ sẽ là thế hệ lãnh đạo thứ sáu, cho 10 năm sau.
Còn lại Đại hội 18 sẽ chọn bảy Ủy viên mới của Thường vụ Bộ Chính trị trong số 25 Ủy viên Bộ Chính trị hiện nay. Việc đề tử "thất hiền" đó là trận thế của nền dân chủ "với màu sắc Trung Hoa", và theo "định hướng xã hội chủ nghĩa"....
Trong số các Ủy viên Bộ Chính trị có triển vọng được vào Thường vụ có Bạc Hy Lai, Bí thư Trùng Khánh từ gần năm năm trước, sau khi đã là Bộ trưởng Thương mại và Bí thư Liêu Ninh. Bạc Hy Lai là con trai của công thần Bạc Nhất Ba, một trong "bát đại nguyên lão" từ thời Cách mạng dựng nước. Vì xuất xứ đó, Bạc Hy Lai được coi là thuộc "Thái tử đảng". Dù Bạc Nhất Ba từng là nạn nhân của Mao trong cuộc Đại Văn Cách, Bạc Hy Lai vẫn trung thành với đảng và còn đặc biệt tôn sùng Mao Trạch Đông.
Thành tích của Bạc Hy Lai là phát triển thành phố Trùng Khánh có hơn 30 triệu dân lên hạng siêu quần.
Là một trong năm đơn vị hành chánh do Trung ương quản lý, Trùng Khánh khác hẳn bốn thành phố Thượng Hải, Bắc Kinh, Thiên Tân hay Quảng Châu, vì bị khóa trong đất liền. Chứ không mở ra buôn bán với thế giới bên ngoài như các tỉnh, thành duyên hải.
Vậy mà nhờ Bạc Hy Lai, Trùng Khánh vẫn đạt mức tăng trưởng cao nhất khi các tỉnh thành kia đều sa sút vì nạn suy trầm toàn cầu - mà lại khá công bằng đáng kể về lợi tức. Nơi đây, người người đều an vui với tốc độ đô thị hóa rất nhanh mà chả thấy có khiếu kiện về nạn cướp đất và thôn dân còn có vẻ khá giả hơn thị dân. Và Trùng Khánh cũng thu hút được đầu tư ngoại quốc để trở thành một trung tâm sầm uất.
Bí quyết của họ Bạc là trung ương tại Trùng Khánh quyết định mọi việc chi thu hay đầu tư và ban phát phúc lợi chứ không dại gì cho các đơn vị hay doanh nghiệp ở dưới được tự do như trong các tỉnh thành duyên hải miền Đông. Nhờ vậy, người ta nói đến "Mô hình Trùng Khánh", với triển vọng trở thành mẫu mực và thí điểm mà các nơi khác có thể áp dụng.
Ưu thế của Trùng Khánh còn nổi bật ở nỗ lực trị an của họ Bạc.
Là một trung tâm của các tổ chức tội ác, loại "mafia" với màu sắc Trung Hoa, hay các hội kín bí hiểm được gọi là "Tam Hợp", Trùng Khánh được Bạc Hy Lai khai quang: mọi sự cấu kết giữa đảng viên cán bộ cường hào ác bá với tổ chức tội ác của xã hội đen đều bị quét sạch. Đấy là chuyện mà Bạc Hy Lai gọi là "đả hắc" - diệt xã hội đen – dù là khi càn quét như vậy, họ Bạc cũng hơi nặng tay vì nhân đó dẹp hết mọi sự chống đối quyền lực và quyền lợi của mình!
Thủ túc đắc lực và thân tín của họ Bạc trong nỗ lực nhổ cỏ dại là Giám đốc Công an Vương Lập Quân, võ sĩ gốc Mông Cổ được đưa từ Liêu Ninh về. Là bí thư đảng trong bộ máy công an Trùng Khánh, Vương Lập Quân được cất nhắc lên kiêm nhiệm chức vụ Phó Thị trưởng thành phố.
Với thành tích "phát triển bình đẳng", Bạc Hy Lai còn đề cao tư tưởng công bằng từ gốc, từ họ Mao. Cho nên cùng với thành tích "đả hắc", họ Bạc mở chiến dịch "thanh hồng": đoàn ngũ hóa quần chúng dưới lá cờ đỏ, tiếng ca ái quốc và khẩu hiệu sùng Mao. Không chỉ là một thí điểm phát triển, Trùng Khánh còn có khả năng bảo vệ sự trong sáng của chế độ theo đúng tư tưởng Mao Trạch Đông.

Nhờ vậy, họ Bạc trở thành khuôn mặt sáng của phái "Tân Tả", thành phần thủ cựu nhất. Lại sẵn tư thế là con trai Bạc Nhất Ba, Bạc Hy Lai xây dựng quan hệ tốt với nhiều tướng lãnh, nhất là những người trong Lộ quân thứ 14 do thân phụ thành lập năm xưa. Đó là mặt tiền.

Mặt hậu của họ Bạc cũng là mặt dầy không kém. 
Bạc Phu nhân là luật gia khét tiếng vì đã từng thắng kiện tại Hoa Kỳ. Nhũ danh Cốc Khai Lai, phu nhân ta cũng là con cháu công thần, Tướng Cốc Cảnh Sinh - sĩ quan của trận đánh Việt Nam năm 1979 - họ bên ngoại còn là hậu duệ của danh sĩ Phạm Trọng Yêm nổi tiếng từ đời Tống. Trong khi hoạn lộ của chồng thênh thang mở rộng, Cốc Khai Lai cũng ra sức làm ăn và trở thành khá giả với doanh nghiệp tên là "Horus L. Kai": Horus là tên một nữ thần của Ai Cập thời cổ chứ chẳng tầm thường gì đâu! Có phiên âm thì sẽ ra cái tên rất kỳ, là Hà Lỗ Tư. Hà Lỗ Tư Khai?!

Con trai của hai người là Bạc Qua Qua được gửi qua Anh học trong trường ốc trung học rồi đại học của quý tộc đại gia và nay đang là sinh viên Harvard bên Mỹ. Là con dòng cháu giống, cậu Bạc Qua Qua này học như chơi và chơi hơn quý tộc Âu Châu hay tư bản Mỹ. Với chiếc Ferrari cáu cạnh vừa cắt chỉ - dĩ nhiên phải là màu đỏ - cậu đã từng vào tư thất của Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh mời con gái Đại sứ Jon Huntsman du ngoạn và trước đó, mắng cả cảnh sát!
Báo chí xấu miệng thì nói vậy, chứ sự thật thì Bạc Hy Lai mới xứng là ngôi sao với vẻ mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao. 
Mọi người đều công nhận họ Bạc có tư thế và bộ điệu của một nghệ sĩ Tây phương, hoặc chính khách Âu Mỹ. Vốn dòng ngớ ngẩn, truyền thông Mỹ sánh Bạc Hy Lai với Tổng thống John Kennedy. Tài hoa, đẹp trai, ăn ảnh và áo khăn dịu dàng giữa các đồng chí xám xịt trong bộ điệu cứng ngắc với nét mặt nghiêm và buồn! Bạc Hy Lai chuẩn bị sự nghiệp trở thành "thất hiền" như người đang tranh cử tại Mỹ vậy! Với rất nhiều màu sắc tôn sùng cá nhân.

Đó là về bối cảnh. 
Thế rồi một buổi chiều.
***
Hôm mùng sáu Tháng Hai, trùm công an là Vương Lập Quân bỗng dưng giả dạng thường dân, đi xe mang số ẩn tế, từ Trùng Khánh qua thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên vào thẳng tòa Tổng lãnh sự Mỹ ở Thành Đô. Một ngày sau ông mới trở ra và được công an dàn chào ở ngoài rồi đưa đi mất biến. Chính thức là được "an dưỡng" tại Bắc Kinh vì lao lực. Thực tế là bị điều tra.
Nội vụ đổ bể vì có tin là Vương Lập Quân vào sứ quán Mỹ xin tỵ nạn, đem theo nhiều hồ sơ mật liên quan đến chuyện tham ô và tội ác của thượng cấp cùng gia đình.
Hiển nhiên là ở cấp bậc đó, họ Vương cũng biết rằng Chính quyền Barack Obama và Bộ Ngoại giao Mỹ không thể đáp ứng đòi hỏi đào tỵ này. Huống hồ là sau đó có mấy ngày Phó Chủ tịch Tập Cận Bình lại chính thức thăm viếng Hoa Kỳ. Nhưng, chắc là viên Giám đốc Công an này lâm vào đường cùng và lo cho tính mạng vì cũng biết là đã đụng vào cái vẩy ngược của con rồng bạc.
Sau đó là một trận lụt về tin tức, tin đồn và những quyết định quái lạ.
Hôm 15 Tháng Ba, ngay sau 10 ngày của Hội nghị kỳ Năm của Quốc hội khóa 11 vào Tháng Ba, Bạc Hy Lai mất chức Bí thư Trùng Khánh. Rồi Thứ Hai mùng chín vừa qua, ông bị đuổi ra khỏi - lần lượt - Bộ Chính trị và Trung ương đảng. Lý do là "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng" - diễn giải theo lối khán giả ngồi xem vở hát bội này là "tham nhũng".
Thông báo chính thức của Bắc Kinh còn cho biết Bạc Phu nhân là Cốc Khai Lai cũng bị câu lưu – ngôn từ chính thức là "giao cho công lý" – vì liên hệ đến một vụ án mạng.
Sự nghiệp chính trị của Bạc Hy Lai coi như kết thúc.

Chuyện tù tội của Bạc Ông và Bạc Bà có thể đã bắt đầu, theo thứ tự điều tra lần lượt của ban Kỷ luật Trung ương, rồi công an, sau đó mới đến toà án. Những chuyện này có lẽ ngày nay ai ai cũng đã biết. (Từ mấy tháng nay, người viết đã nhiều lần có dịp trình bày về "Mẫu mực Trùng Khánh" và Bạc Hy Lai nhưng vẫn phải nhắc lại ở trên vì chuyện này quá sức rắc rối)

Sau đây mới là lời bàn....
***

Bạc Hy Lai có một hai người thân tín, trong đó một doanh gia người Anh, có thể là quản gia và ông cò về kinh doanh cho Cốc Khai Lai. Quản gia khi lo cho cậu ấm Bạc Qua Qua qua Anh vào học loại trường mà thường dân có khi phải ghi danh từ khi... vừa ra đời mà chưa hy vọng. Và ông cò là khi thu xếp việc giới đầu tư gặp gỡ Bạc Bà. Thế rồi vì chuyện "quân phân bất tề", nôm na là chia chác không đều, mà ông Neil Heywood này bỗng đột tử vì uống rượu dù chẳng là tay nghiện rượu. Và thi hài được công an Trùng Khánh lập tức hỏa táng mà khỏi cần giảo nghiệm.
Vương Lập Quân có thể đã có chứng cớ về quan hệ bất chính của họ Bạc với các tổ chức tội ác mà còn cho thượng cấp biết rằng mình nghi là có bàn tay của bà nhà trong cái chết của Neil Heywood.
Sau những biến động Tháng Hai của vụ Vương Lập Quân muốn đào thoát, và những tin đồn về cái chết mờ ám của Neil Heywood, Chính quyền Anh bèn yêu cầu Bắc Kinh mở cuộc điều tra. Nhờ vậy, người ta còn biết là trước khi vào toà Tổng lãnh sự Mỹ, Vương Lập Quân đã tính vào tòa Tổng lãnh sự Anh và sau đó mới gõ cửa Hoa Kỳ. Và trước khi Neil Heywood chuyển sang từ trần thì đã tỏ vẻ âu lo cho an ninh và tính mạng của mình vì nằm trong tầm nhắm của Bạc Bà.
Bi kịch Bạc Hy Lai vì vậy có đầy đủ kích thước quốc tế của truyện gián điệp chính trị giả tưởng. Nhưng đó là chuyện nhàm, ở ngoài da.
***
Chuyện sâu xa hơn nằm ở khía cạnh quốc nội.
Ngay sau khi Bạc Hy Lai mất chức Bí thư Trùng Khánh đã có tin đồn là họ Bạc đã tính cùng với Chu Vĩnh Khang, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, nhân vật thứ chín trong đảng và là Trưởng ban Chính pháp Trung ương, tiến hành đảo chánh. Ban Chính pháp Trung ương thực tế chỉ huy hai bộ phận là nội vụ (Bộ Công an) và an ninh tình báo (Bộ Quốc an hay An toàn Quốc gia). Chu Vĩnh Khang là người đến lúc cuối vào Tháng Ba, duy nhất trong đám "thất hiền", vẫn tìm cách cứu lấy sự nghiệp Bí thư Trùng Khánh của Bạc Hy Lai. Họ Chu sẽ ra đi sau Đại hội 18 và có lẽ chuẩn bị cho họ Bạc sẽ kế nhiệm trong vai trò trùm cớm và trưởng lưới tình báo trung ương.

Nếu hai họ Chu và Bạc lại cùng một số tướng lãnh tính chuyện "quốc sự" ngay trước Đại hội 18 thì quả là nghiêm trọng.
Người ta khó biết được sự thật trong nền dân chủ tập trung đặc quánh như vậy.
Nhưng lãnh đạo không thể yên tâm. Sau khi họ Bạc mất chức Bí thư Trùng Khánh, dân chúng đồn đãi linh tinh trên mạng, nhiều phe nhóm cực tả hay Maoít - trong cánh Tân Tả của họ Bạc - còn bênh vực đường lối Mao Trạch Đông và thành tích của Bạc Hy Lai tại Trùng Khánh. Mà chuyện ấy vẫn xảy ra sau khi Tổng lý Quốc vụ viện là Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã phát biểu trước Quốc hội hôm 14 Tháng Ba, rằng thành quả của Trùng Khánh là của nhiều cơ sở hành chánh – không của riêng Bạc Hy Lai – và rằng Trung Quốc đang gặp nguy cơ khủng hoảng như trong cuộc Cách mạng Văn hoá Vô sản Vĩ đại thời 1966-1976. Một lời cảnh báo cực kỳ nghiêm trọng khi được công khai hóa.
Truyện trinh thám của xã hội đen dưới lá cờ đỏ bỗng thành chuyện quốc sự. Quốc sự ở chỗ nào? 
***
Cho tương lai trước mặt, lãnh đạo Bắc Kinh hay Bộ Chính trị có ba ngả đường.
Cải cách hơn nữa, kể cả kinh tế lẫn chính trị. Đó là chủ trương của một số người, nhất là thị dân và trí thức, trong đó có Bí thư tỉnh Quảng Đông là Uông Dương, người cũng hy vọng bước vào cõi "thất hiền". Ngả thứ hai là trở lại đường lối cào bằng và tập trung quyền lực theo kiểu Mao Trạch Đông. Họ Bạc đang nắm lá cờ đó, với hậu thuẫn của nông dân, một số sĩ quan hay những đứa trẻ đang tập sự làm Vệ binh đỏ. Ngả thứ ba là hãy cứ từ từ mà tính, dù có gì thì phải giữ nguyên trạng, chứ đứng tiến quá ra thành phố mà cũng chẳng lùi vào nông thôn. Hãy trung dung và "kiến cơ nhi tác".
Thật ra, ngoài áp lực dù sao vẫn vô hiệu của quốc tế, phe cải cách này vẫn chưa đủ mạnh và nhóm chủ trương bảo vệ nguyên trạng vẫn có thể dung hoà hoặc xử lý được. Chứ phe thủ cựu theo kiểu "Tân Tả" có khi lại là vấn đề. Và nếu chặt lá cờ đầu trong tay họ Bạc, triều đình ở trên có thể bị loạn. Vì vậy, Bạc Hy Lai phải ra đi.

Nhưng không như là nạn nhân của một vụ đấu tranh chính trị mà vì dính líu đến cái tội rất phàm, chẳng ai dung tha được: tội sát nhân!
Không chỉ đốn ngã Bạc Ông, Bộ Chính trị và đa số theo chủ trương bảo vệ nguyên trạng, phải dìm Bạc Bà xuống rãnh. Dù Mao có sống lại thì chẳng ai còn bênh vực nổi những kẻ đã tham ô, có quan hệ với tổ chức tội ác, lại còn can dự vào một vụ giết người. Mà là người ngoại quốc, của xứ Hồng mao!
Cho nên chiến dịch thanh quang Trùng Khánh có thể là kết quả của một quyết định chiến lược về tương lai.
Nhưng tại sao người viết lại suy đoán như vậy?

***
Vì cùng lúc có tin họ Bạc ngã ngựa và mất cả yên cương lẫn cái phao rất mềm ở nhà, Trùng Khánh bỗng dưng có biến!
Cả vạn người trong quận Vạn Thịnh ở ngoại thành Trùng Khánh tại phía Đông Nam đã biểu tình trong hai ngày 10 và 11 và đụng độ với cả ngàn công an. Họ xuống đường phản đối dự án sát nhập Vạn Thịnh vào quận Kỳ Giang, cũng thuộc Trùng Khánh ở phía Nam. Họ phản đối vì dự án sẽ gây thiệt hại cho kinh tế và phúc lợi của Vạn Thịnh vốn có dân số gần ba mươi vạn, chỉ bằng một phần ba của Kỳ Giang. Ngẫu nhiên sao, người khởi xướng dự án sát nhập này lại là Bạc Hy Lai!

Khi chính người dân Trùng Khánh lại biểu tình chống lại một chủ trương của họ Bạc thì ta phải hiểu rằng "quần chúng đã lên tiếng".
Nghĩa là từ truyền thông ở trên đến quần chúng ở dưới đã được huy động để hoàn toàn đưa Bạc Hy Lai, gia đình cùng phe cánh vào cửa sau của lịch sử, là chữ văn hoa để nói về đồng rác.
Bạc Ông và Bạc Bà đều có bản lãnh ghê người, mà không thể lọt qua kẽ tay của đảng chỉ vì tham vọng đã dẫn tới sự chủ quan nguy hiểm cho cả bản thân lẫn trung ương. Sau những vụ thanh trừng và tàn sát năm 1989, lần này, đảng Cộng sản lại biểu diễn một chiêu ngoạn mục khác. Rợn người.
Bi kịch về tham vọng trong vở Macbeth mới chỉ là trò vui của Tây phương mà thôi.
 -
Đồng thuận Bắc Kinh bị rạn nứtBeijing's Cracked Consensus (Foreign Affairs 18-4-12) ◄
Lùm xùm ở Bắc Kinh: China's Leadership Shift in Disarray (CFR 19-4-12) -- P/v Liz Economy
Bắt bớ liên quan đến vụ Bạc Hi Lai: Dozens under arrest in China in connection with Bo Xilai scandal (Telegraph 18-4-12)
Bạc Hi Lai và chủ nghĩa gia đình trị: Bo’s downfall sheds light on nepotism (FT 18-4-12) -- The next stage of socialism is mafia-nepotism!  Yes sir! ("Socialism with Chinese (or...) charactristics" to be followed by "nepotism with Sicilian characteristics"!  Ha Ha Ha!)

Chính trị Trung QuốcThe Paranoid Style in Chinese Politics (Project Syndicate 17-4-12) -- Minxin Pei

Ba câu hỏi cho Bắc Kinh (hậu Bạc Hi Lai)Three Questions for Beijing (WSJ 160-4-12) -- Good piece by Minxin Pei ("The current system favors politicians with powerful patrons, little talent and no scruples"  Đó chẳng phải là việc xảy ra ở Việt Nam hay sao?)

Vụ Bạc Hi Lai - Neil Heywood: The dangerous connections of an Old Harrovian (Independent 15-4-12) -- Hai bài này của Michael Sheridan làhay nhất (tiếc là chỉ cho subscribers): Murder and power, Chinese style (Sunday London Times 15-4-12) Thuốc độc là potassium cyanide:Cyanide killed Briton in China power struggle (Sunday London Times 15-4-12) -- Sheridan cũng có một câu động trời (lần đầu tiên tôi được nghe!): Cốc Khai Lai là bồ của Neil Heywood!
Vụ Bạc Hi Lai - Bình luận của Will Sutton (rất hay!)Beyond the scandal lies a crisis at the heart of China's legitimacy (Guardian 14-4-12) Tôi đã có bài điểm sách của Will Hutton: Đọc “Tương lai đã hẳn: Trung Quốc và phương tây trong thế kỷ 21” của Will Hutton (Diễn Đàn 10-3-2007)
Bạc Hi Lai - Ôn Gia BảoWen Jiabao promises crackdown on corruption in China (Guardian 15-4-12) -- Bài này cũng rất hay!
Vụ Bạc Hi Lai - Tân tả phản ứngFans of Bo Xilai rally to ousted chief in China (WP 14-4-12)

Vụ Bạc Hi Lai: Death in China Alarmed Some U.K. Officials (WSJ 14-4-12)
Hậu Bạc Hi LaiChina: Stranger than faction (FT 13-4-12) -- Bài này rất hay!!! ◄ Bài này cũng hay: Party May Be Long-Term Loser in Chinese Scandal (NYT 13-4-12) Chinese army leaders join call for unity after Bo Xilai’s dismissal (WP 14-4-12)
Quan hệ Mỹ- Trung, hậu Bạc Hi LaiU.S. Keeping Close Eye on Chinese Upheaval (WSJ 14-4-12) -- Sau vụ Bạc Hi Lai, Trung Quốc sẽ cứng rắn hay mềm dẽo hơn?



Vụ án Cốc Khai Lai – Bạc Hy Lai: Mỹ quan tâm đến Vương Lập Quân (PLTP).  – Bộ Ngoại giao Mỹ: Con trai Bạc Hy Lai đang tự do ở Mỹ   –   Thành Long có quan hệ gì với con trai cựu quan chức TQ Bạc Hy Lai? (GDVN). – Vụ cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai: 39 người bị bắt giam (NLĐ).   – “Tổ ấm tình yêu” của Heywood và Cốc Khai Lai (Daily Mail/ NLĐ). – Bà Cốc Khai Lai “bị ung thư xương” (Sina/ Standard/ Reuters/ NLĐ).
-
Sóng gió nhà họ Bạc (TN).   - Doanh nhân Anh bị nghi giúp Bạc Hy Lai rửa tiền (VNE). –Sự thật ghê gớm về vợ ông Bạc Hy Lai (VnMedia). – Bạc Hy Lại đối mặt 7 tội danh nghiêm trọng (ĐV).  – Vì sao Neil Heywood bị sát hại? (PLTP).    – Tương lai bất định của Bạc Qua Qua (BBC). – Chân dung quý tử ăn chơi phá giời của Bạc Hy Lai   –   Con trai ông Bạc Hy Lai trở về Trung Quốc? (VOV).

Details Emerge on U.S. Decisions in China Scandal -A Chinese official sought asylum at the American Consulate in Chengdu after telling a tale of corruption and murder that has ensnared the Obama administration in a politically sensitive episode.

Tiết lộ thêm thông tin về vụ án của vợ cựu quan chức TQ Bạc Hy Lai  (GDVN). - Thêm nhiều tin đồn vụ Bạc Hy Lai (TN). – Doanh nhân Anh bị vợ Bạc Hy Lai giết vì dọa tiết lộ bí mật(TP). - Ông Bạc Hy Lai ra lệnh đầu độc Heywood ? (NLĐ). – Neil Heywood bị giết vì biết quá nhiều?! (ANTĐ).    - Vợ Bạc Hy Lai hạ độc doanh nhân Anh vì tiền (DV).  – Tình tiết mới trong vụ Bạc Hy Lai: Bà Cốc Khai Lai giết người bằng thuốc độc (VOV).  – Heywood – Cốc Khai Lai: Từ tâm giao thành tử thù (Reuters/ NLĐ).
Neil Heywood Murder: Brit Allegedly Poisoned After Threat To Expose Bo Xilai’s Wife (Reuters/ Huffington).  – Fund Transfer Cited in Inquiry on Death of Briton in China (NYT). –  Neil Heywood ‘killed after argument over Bo Xilai wife’s financial dealings’‎  (Metro). –  Three Questions for Beijing (WSJ).
- Thủ tướng Trung Quốc: ‘Tham nhũng là đe dọa lớn nhất với đảng cầm quyền’ (VNN).



Quân đội kêu gọi trung thành với ông Hồ – Chu Vĩnh Khang bị cảnh cáo (VietSOH).– Gu Kailai gọi Zhou Yongkang là “trùm đảo chính”  (Đại Kỷ nguyên).
Đức Đại Lai Lạt Ma : Có dấu hiệu chuyển biến chính trị ở Trung Quốc (RFI). – Video mới quay cảnh tự thiêu ở Tây Tạng  (VOA).


Tam giác Tây-Ta-Tầu

-- Nguyễn  Xuân Nghĩa – Đinh Quang Anh Thái: Tam giác Tây-Ta-Tầu (Dainamax).

Nguyễn  Xuân Nghĩa - Đinh Quang Anh Thái "Giờ Giải Ảo" ngày 110510

"Ai ôi hãy chống trời Nam lại            
Kẻo nữa dân ta phải cạo đầu!"

   Tầu đánh Tây để... cứu Bắc Ninh của ta!


  Tranh Tầu vẽ chiến thắng của Lưu Vĩnh Phúc chống quân Pháp tại... Bắc Ninh


ĐQAThái:  Đây là Giờ Giải Ảo với ông Nguyễn Xuân Nghĩa, phát thanh mỗi tối Thứ Ba trên băng tần 1190AM của đài NVR và trên mạng lưới điện toán kxmx.com cùng trang nhà của nhật báo Người Việt. Xin kính chào ông Nghĩa cùng quý thính giả gần xa. Mặc dù rằng đây là một việc rất riêng tư, đài NVR vẫn xin mượn làn sóng điện này có lời phân ưu cùng ông Nguyễn Xuân Nghĩa và tang quyến sau khi thân phụ ông Nghĩa là cụ Nguyễn Xuân Hiếu vừa tạ thế hôm Thứ Tư mùng năm vừa qua và chúng tôi xin cảm tạ ông Nghĩa vẫn trở lại với chương trình Giờ Giải Ảo mặc dù gia đình đang rất bận về tang lễ.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Kính chào và cảm tạ Người Việt, đài NVR và nhiều thân bằng quyến thuộc cùng thính giả gần xa đã liên lạc để chia buồn. Thông thường, theo phong tục xưa thì khi có đại tang trong nhà, ta cứ thấy như trái đất ngừng quay và trong ba năm thì coi như không được làm gì cả để gọi là "cư tang", nếu không thì mang tiếng là "bất hiếu". Chúng ta nên đổi khác việc đó và cách hay nhất để tưởng nhớ đến người đã khuất chính là tiếp tục làm việc tử tế cho những người còn lại....
ĐQAThái: Kỳ này, ông Nghĩa sẽ đề cập tới chuyện gì trong một chuỗi các vấn đề mà ông cho là mình cần giải ảo?
NXN: - Thưa rằng có chuyện trăm năm! Chuyện trăm năm về trước khi Pháp nhóm ngó Bắc Kỳ và chuẩn bị tấn công Hà Nội lần đầu vào năm 1872. Chuyện ấy cho thấy vấn đề của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc và đáng lý đã phải khiến dân ta suy nghĩ vào năm 1972, khi Nixon qua Tầu!
- Trước tiên, xin đọc một bài thơ của Ông Ích Khiêm, một người văn võ toàn tài và đã có nhiều công lao chống giặc và trừ loạn, đã than phiền việc tướng tá của ta không ngăn được giặc Pháp mà phải thuê giặc Tầu là quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc.
Áo chúa cơm vua đã bấy lâu
Ðến khi có giặc phải thuê Tàu!
Từng phen võng giá mau chân nhẩy
Ðến bước chông gai thấy mặt đâu?
Tiền bạc quyên hoài dân xác mướp
Trâu dê ngày hiến đứa răng bầu!
Ai ôi hãy chống trời Nam lại
Kẻo nữa dân ta phải cạo đầu.
ĐQAThái: Nghĩa là hơn trăm năm trước, khi thực dân Pháp xâm lăng nước ta, triều đình đã phải thuê một đám giặc cướp người Trung Hoa cùng ngăn giặc Pháp và có một viên tướng của ta không đồng ý với việc đó? Vì thế, ông mới nhắc tới bài thơ của cụ Ông Kích Khiêm?
NXN: - Chúng ta nhắc lại bài thơ của Ông Ích Khiêm vì một vấn đề còn lớn hơn gấp bội.
- Nhà Mãn Thanh từ đời Gia Khánh và Đạo Quang khi ấy đã lụn bại sau vụ nổi loạn của Hồng Tú Toàn và phong trào gọi là "Thái bình Thiên quốc" nhuốm mùi tôn giáo vào năm 1850. Vụ khởi nghĩa lớn lao ấy làm nhà Thanh bị rung chuyển, xuýt bị lật đổ nên mới giải thích vì sao lãnh đạo Bắc Kinh ngày nay rất sợ giáo phái Pháp luân công! Giáo phái Thái bình Thiên quốc nổi lên từ hai tỉnh miền Nam giáp giới với nước ta là Quảng Đông và Quảng Tây. Sau này, dư đảng của Hồng Tú Toàn mới trở thành đám giặc Cờ Vàng, Cờ Trắng và Cờ Đen qua nhũng nhiễu miền Bắc nước ta.
- Sau khi chiếm Nam kỳ Lục tỉnh vì tưởng rằng có thể lần theo sông Mekong vào buôn bán với Trung Hoa, quân Pháp tìm đường từ sông Hồng lên và chuẩn bị tấn công miền Bắc. Khi ấy, vào triều Tự Đức, quân ta chống cự không nổi và nghĩ đến cách nương tựa vào Trung Quốc. Nhưng, Tổng đốc Lưỡng Quảng là Trương Thụ Thanh gửi mật sớ lên vua Thanh, nói rằng: "nước Nam và nước Tàu tiếp giáp với nhau mà thế lực nước Nam thật là suy hèn, không có thể tự chủ được nữa, vậy ta nên mượn tiếng sang đánh giặc mà đóng giữ ở các tỉnh thượng du. Đợi khi có biến thì ta chiếm lấy những tỉnh ở về phía bắc sông Hồng Hà". Bởi vậy triều đình nhà Thanh mới sai Tạ Kính Bưu, Đường Cảnh Tùng đem quân sang đóng ở Bắc Ninh và ở Sơn Tây, sau lại sai quan bố chính Quảng Tây là Từ Diên Húc đem quân sang tiếp ứng. Xin quý vị xem lại Việt Nam sử lược, chương XIII của cụ Trần Trọng Kim.
- Trong khung cảnh lịch sử ấy, ta mới nhớ ra cái thế "tam giác" giữa Tây, Ta và Tầu! Tưởng rằng mượn quân của Trung Quốc để chống Tây chống Mỹ, giờ này dân ta mới thấy hố. Mà Trung Quốc thời nay lại không mục nát rệu rã như nhà Mãn Thanh thời xưa cho nên chuyện trăm năm trước chính là chuyện ngày nay!...
ĐQAThái: Ông nhắc tới chuyện ấy thì mới thấy ra những cảnh tương đồng! Khi còn bé mà đi học thì ta chỉ nhớ lõm bõm nào là giặc Cờ Vàng Hoàng Sùng Anh hay giặc Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc.  Ít ai chú ý tới khung cảnh gọi là địa dư chính trị của hoàn cảnh "tay ba" vào thời ấy. Bây giờ, nhờ ông nhắc thì ta mới thấm thía lời kêu gọi của Ông Ích Khiêm: "Ai ơi hãy chống trời Nam lại - Kẻo nữa dân ta phải cạo đầu!"
NXN: - Chúng ta có nhiều cách suy nghĩ về chuyện xưa lắm.
- Lưu Vĩnh Phúc chẳng hạn, có thể là một nhân vật của tiểu thuyết hay điện ảnh mà tôi cho là còn ly kỳ gấp trăm lần phim "The Last Samurai" của Mỹ hay truyện "Lord Jim" của Anh. Các em nhỏ thích chơi trò điện ảnh thì nên nghiên cứu và tìm hiểu về hoàn cảnh lịch sử và nhân vật này vì nó liên hệ đến cả miền Bắc, đến dân thiểu số miền núi, đến tỉnh Quảng Tây và Vân Nam của Tầu, đến tay thương nhân đầy chất con buôn phiêu lưu là Jean Dupuis hay cha Puginier của Công giáo.
- Lưu Vĩnh Phúc là kẻ đã phục kích quân Pháp hai lần tại Ô Cầu Giấy và giết chết hai viên tư lệnh của đội quân viễn chinh Pháp tại Bắc Kỳ là Đại úy Francis Garnier vào cuối năm 1873 và Đại tá Hải quân Henri Rivière vào đầu năm 1883. Tôi còn nhớ là hồi bé mình có đọc được một cuốn tiểu thuyết của Đinh Hùng ký tên Hoài Điệp Thứ Lang mô tả lại trận phục kích Francis Garnier và nói rằng Garnier bị một hiệp khách của ta giết chết. Quý thính giả nào còn nhớ tới truyện này thì xin mách cho biết, chứ tôi thì quên mất rồi! Ở đây thì chỉ còn nhớ bài văn tế Francis Garnier của cụ Nguyễn Khuyến.
ĐQAThái: Ông có thể đọc lại bài văn tế đó ở đây không?
NXN: - Sau khi Garnier bị giết năm 1873, tổng đốc Hà Nội là Trần Đình Túc phải vâng lệnh triều đình hoà hoãn với quân Pháp và phải tổ chức lễ truy điệu. Cụ Tam nguyên Yên Đổ là Nguyễn Khuyến bậc đại khoa được cử viết bài văn tế. Cụ Lãng Nhân Phùng Tất Đắc có ghi lại bài đó như sau trong cuốn "Giai thoại Làng nho" xuất bản ngày xưa ở Sàigòn:
Than ôi! Một phút sa cơ, ra người thiên cổ
Nhớ ông xưa: Cái mắt ông xanh, cái da ông đỏ
Cái tóc ông quăn, cái mũi ông lõ
Đít ông cưỡi lừa, miệng ông huýt chó
Ông đeo súng lục-liên, ông đi giày có mỏ
Ông ở bên Tây, ông sang bảo-hộ
Ông dẹp Cờ Đen, để yên con đỏ
Nào ngờ: Nó bắt được ông, nó chặt mất sỏ
Cái đầu ông kia, cái mình ông đó
Khốn-khổ thân ông, đù mẹ cha nó
Tôi: Vâng lệnh quan trên, cúng ông một cỗ
Này chuối một buồng, này rượu một hũ
Này xôi một mâm, này trứng một rổ
Ông có linh-thiêng, mời ông xơi hộ
Ăn uống no say, nằm cho yên chỗ
Ới ông Ngạc Nhi ơi! Nói càng thêm khổ!
- Ngày xưa, các cụ mình phải phiên âm tên của Francis Garnier ra Nhạc Nhi. Mình nên nhắc lại cho đời sau khỏi quên. Cũng cần nói lại là sau vụ phiêu lưu và làm ẩu của Francis Garnier, ông ta bị chính phủ Pháp quy cho là có trách nhiệm chính. Nhưng sau này, vào đầu năm 1983, thi thể của Francis Garnier được khai quật (cũng như của Ernest Doudart de Lagrée) đã được hỏa táng. Các lọ đựng tro được bàn giao lại cho tổng lãnh sự Pháp tại Sàigòn ngày 2 tháng 3 năm 1983 và được chuyển về Pháp sau đó để chôn cất tại quận sáu của Paris trước một đài kỷ niệm ở công trường Camille Julian. Ngày nay, tên Francis Garnier còn được dùng cho một chiến hạm vận tải nhẹ của Hải quân Pháp.
ĐQAThái: Đó là một cách nghĩ lại chuyện xưa. Nhưng hình như ông còn có cách khác nữa phải không?
NXN: - Thưa vâng, nếu mình chịu khó đọc lại sử Tầu vào thời đại ấy thì sẽ thấy ra rất nhiều chuyện lạ và... rất hiện đại.
- Thí dụ như Hồi giáo đòi tự trị, các tỉnh miền Nam thì đòi tách riêng, và liệt cường Tây phương, kể cả nước Nga, thì gõ cửa đòi giao thương làm ăn. Triều Thanh khi ấy rất hoang mang, hốt hoảng vậy mà vẫn còn ý định xâm lấn nước ta. Và triều đình nước Nam vào năm 1882 còn cầu cứu với Trung Hoa. Đó là lý do khiến ngoài đám giặc Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc, Bắc Kinh còn phái thêm bốn vạn quân của các tỉnh Quảng Đông Quảng Tây qua đánh Pháp. Rốt cuộc thì lãnh thổ nước Nam thành địa bàn giao tranh giữa quân Thanh và quân Pháp trước sự lúng túng của triều đình. Vì nội loạn và kiệt quệ, nhà Mãn Thanh đành ký hòa ước Thiên Tân với Pháp vào năm 1883 để thừa nhận là nhường chủ quyền trên đất nước ta cho thực dân Pháp.
- Sau đấy, chúng ta lại tái diễn sai lầm cũ khi Cộng sản Việt Nam lại mượn quân Tầu đánh Tây đánh Mỹ và lần này thì chưa biết là sẽ làm sao thoát vì đảng Cộng sản Việt Nam nay tự nhận là phụ dung của đảng Cộng sản Trung Quốc. Bất cứ ai muốn lên lãnh đạo đảng ở Hà Nội thì cũng phải chạy qua Bắc Kinh cầu phong trước!  Khác với ngày xưa có giặc Cờ Đen, nay ta có giặc cờ đỏ nằm ngay trong triều đình ở Hà Nội!

Tin liên quan: 
- Việt Nam trao đổi với 3 nước châu Âu về biển Đông (NLĐ). - ASEAN muốn hỗ trợ giải quyết tranh chấp biển Đông (Thanh niên).- Philippines tìm cách cân bằng quan hệ với hai siêu cường Mỹ-Trung   —  (RFI).

-China Sea Dispute Looms Large in U.S. Visit (WSJ 9-7-11) -Tổng tham mưu trưởng Mỹ viếng thăm Trung Quốc  —  (RFI).- Giao lưu quân sự Mỹ -Trung (NLĐ). -U.S. Must Resolve to End Chinese Tyranny (viet-studies 9-7-11) -- "Mỹ phải cương quyết chấm dứt bạo quyền Trung Quốc." Đây là bài đầu tiên của một tác giả ngọai quốc gởi thẳng cho viet-studies. GS James Rhodes sẽ sang giảng day tại Học viện Báo chí và Truyền thông (Hà Nội) tháng 8 này, trong chương trình Fulbright.







-Hợp tác an ninh trên biển Đông: Đánh giá các xu hướng gần đây

 Giới thiệu
Bài viết này đánh giá các diễn biến gần đây, ảnh hưởng đến an ninh biển Đông trong sáu tháng đầu năm 2011. Bài viết được chia thành năm phần chính. Trong bốn phần đầu, bài viết đánh giá sự tác động hai chiều về các vấn đề trên biển Đông giữa Trung Quốc và bốn nước đòi chủ quyền – Việt Nam, Philippines, Malaysia và Đài Loan. Trong phần thứ năm, bài viết sẽ bàn về vai trò của ASEAN trong việc thúc đẩy các cam kết đa phương với Trung Quốc về Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và bộ Quy tắc Ứng xử trên biển Đông (COC).

Bản đồ “lưỡi bò” ngang ngược của Trung Quốc

Sự quyết đoán của Trung Quốc trong việc thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền và lãnh thổ trên biển Đông, lấn át lịch trình chính trị trong suốt năm 2010. Cho đến tháng 10 [năm 2010], những căng thẳng này dường như đã dịu đi. Trung Quốc đã nối lại các mối quan hệ quân sự với Hoa Kỳ mà họ đã đình chỉ hồi đầu năm. Trung Quốc và ASEAN đã làm sống lại nhóm làm việc chung để thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) đang bị hấp hối. Những điều này và các diễn biến khác đã khiến tác giả kết luận rằng, có cơ sở cho sự lạc quan thận trọng rằng một số tiến bộ có thể được thực hiện trong việc quản lý các căng thẳng trên biển Đông.
Sáu tháng đầu năm nay đã thấy các căng thẳng trở lại và hành vi từ phía Trung Quốc đã không hề thấy ​​trước đó. Trung Quốc bắt đầu can thiệp một cách mạnh mẽ vào các hoạt động thương mại của các tàu thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế mà Việt Nam và Philippines đã tuyên bố. Các phản đối ngoại giao của cả hai nước về hành động của Trung Quốc đã gợi ra sự kiêu căng, gây cản trở, và tình trạng hiếu chiến của Bắc Kinh.
Kết luận
Việc khẳng định chủ quyền mạnh mẽ trong thời gian gần đây của Trung Quốc trên biển Đông đã gia tăng rủi ro về an ninh cho các nước Đông Nam Á và tất cả các cường quốc qua lại trên các vùng biển này. Bảo đảm an ninh trên biển Đông hiện là một vấn đề quốc tế phải được giải quyết đa phương bởi tất cả các nước có liên quan.
Ba sự cố quan trọng đánh dấu làn sóng mới về sự quyết đoán mạnh mẽ của Trung Quốc. Ngày 2 tháng 3, tàu tuần tra Trung Quốc hoạt động trong nhóm đảo Kalayaan của Philippines tiếp cận một tàu khảo sát địa chấn của Philippines trong vùng biển ngoài khơi bãi Cỏ Rong và ra lệnh cho con tàu này rời khỏi khu vực. Ngày 26 tháng 5, ba tàu giám sát biển của Trung Quốc đã tiến đến gần một tàu thăm dò dầu khí do nhà nước Việt Nam sở hữu, nằm sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế mà Việt Nam đã tuyên bố. Con tàu này bị ra lệnh phải rời khỏi khu vực, sau khi một tàu Trung Quốc cố tình cắt cáp khảo sát ngập dưới nước. Và ngày 9 tháng 6, một tàu thăm dò thứ hai của Việt Nam bị các tàu Trung Quốc tiến đến gần trong một vụ cắt cáp thứ hai.
Trong tháng 5 năm 2009, khi Malaysia và Việt Nam cùng đệ đơn lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên Hiệp quốc, Trung Quốc đã phản đối kèm theo một bản đồ. Bản đồ Trung Quốc có chín vạch, một hình gần giống như chữ U, bao gồm gần như cả vùng biển Đông. Trung Quốc tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi” trên biển Đông. Tuy nhiên, chưa bao giờ họ làm rõ cơ sở của các tuyên bố này, mặc dù các nước trong khu vực đã khẩn cầu trong hai thập niên. Hiện chưa rõ Trung Quốc đang yêu sách những gì. Có phải Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các bãi đá và đảo (features) bên trong các vạch này? Hay là Trung Quốc tuyên bố biển Đông là lãnh hải của họ?
Một số chuyên gia hàng hải suy đoán rằng, tuyên bố của Trung Quốc dựa trên chín bãi đá họ chiếm ở quần đảo Trường Sa. Nói cách khác, Trung Quốc tuyên bố rằng những bãi đá này là những hòn đảo thực sự theo luật pháp quốc tế và do đó kéo theo vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (370 km). Đây là một điều tưởng tượng pháp lý. Các hòn đảo phải có khả năng tự duy trì sự cư trú của con người và có chức năng kinh tế. Đá không đáp ứng các tiêu chí này, nên không thể đòi vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.
Các vạch của Trung Quốc đã cắt vào trong vùng đặc quyền kinh tế mà Việt Nam và Philippines tuyên bố. Các vùng đặc quyền kinh tế này dựa trên luật pháp quốc tế một cách vững chắc. Cả hai nước đã vẽ các đường cơ sở xung quanh bờ biển của họ và sau đó mở rộng tuyên bố từ các đường cơ sở này ra biển tới 200 hải lý (370 km). Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, các nước ven biển có quyền tài phán trên những vùng biển này trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên như thủy sản hoặc dầu khí dưới đáy đại dương.
Trong tháng 11 năm 2002, Trung Quốc và ASEAN đã đạt được thỏa thuận Tuyên bố ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC). Đây là tài liệu không ràng buộc, trong đó các bên đã ký, cam kết không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp chủ quyền. DOC, có nhiều đề xuất về các biện pháp xây dựng lòng tin, chưa bao giờ được thực thi.
Sự quyết đoán của Trung Quốc trong việc thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền trên biển Đông trong năm 2009 và 2010 đã gây ra một phản ứng quốc tế dữ dội. Vấn đề này nổi bật tại Diễn đàn Khu vực ASEAN và tại buổi khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng hồi năm ngoái. Trung Quốc đã dùng thủ đoạn ngoại giao và tìm cách hạn chế tổn hại thêm bằng cách đồng ý khôi phục lại nhóm làm việc chung ASEAN – Trung Quốc đang bị hấp hối, để thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên. Nhóm làm việc này đã bị trì hoãn vì sự khăng khăng của Trung Quốc, rằng tuyên bố chủ quyền và lãnh thổ chỉ có thể được giải quyết song phương giữa các nước liên quan. Các thành viên ASEAN nhấn mạnh việc gặp nhau để đưa ra quan điểm chung trước khi Trung Quốc tham gia.
ASEAN, do Indonesia làm chủ tịch, đã thúc giục Trung Quốc nâng cấp DOC thành quy tắc ứng xử (COC) ràng buộc hơn. Một số nhà ngoại giao trong khu vực hy vọng rằng, một thỏa thuận có thể đạt được vào kỷ niệm lần thứ mười của DOC, tháng 11 năm 2012. Điều này không thể đạt được, trừ khi ASEAN duy trì đoàn kết, gắn bó và thông qua một lập trường chung. Rõ ràng là có “sự luôn luôn lo lắng” giữa các thành viên ASEAN.
Nửa đầu thập niên 1990, khi Trung Quốc bắt đầu chiếm các bãi đá trên quần đảo Trường Sa, gồm bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef) nổi tiếng, các nhà phân tích an ninh đã mô tả chiến lược của Trung Quốc là “sự quyết đoán từ từ” và “nói và lấy“. Các sự kiện năm nay được mô tả tốt nhất là sự quyết đoán mạnh mẽ. Trung Quốc hiện đang trả [miếng] lại Việt Nam vì vai trò của Việt Nam trong việc quốc tế hóa biển Đông hồi năm ngoái, khi Việt Nam giữ chức chủ tịch ASEAN. Các hành động của Trung Quốc trong khu vực bãi Cỏ Rong có ý định phơi bày sự mơ hồ trong Hiệp ước An ninh chung Mỹ – Philippines, liệu nhóm đảo Kalayaan có được hiệp ước này bảo vệ hay không.
Cả ASEAN và cộng đồng quốc tế đều dựa vào lối đi qua biển Đông, phải đối đầu ngoại giao với Trung Quốc về sự quyết đoán mạnh mẽ của nước này. Họ nên mang những áp lực ngoại giao tập thể, có liên quan tới Trung Quốc, tới cuộc họp thường niên sắp tới ở Diễn đàn Khu vực ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, sẽ được tổ chức cuối năm nay để tôn vinh các cam kết trong DOC của mình.
Trong khi đó cả Philippines lẫn Việt Nam nên thực hiện các bước nhằm nâng cao năng lực của mình để sử dụng chủ quyền quốc gia trên vùng đặc quyền kinh tế của hai nước. Sự yếu đuối của hai nước càng mời gọi Trung Quốc hành động quả quyết hơn. Ngày 11 tháng 6, bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn Bộ Ngoại giao [Việt Nam], khi được hỏi về vai trò có thể có đối với Hoa Kỳ và các nước khác trong việc giải quyết tranh chấp biển Đông, đã trả lời rằng: “Duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông là lợi ích chung của các quốc gia trong và ngoài khu vực. Do đó, mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc duy trì hòa bình ổn định ở khu vực Biển Đông đều được hoan nghênh”.
Sự quan tâm của Hoa Kỳ và các đồng minh, cũng như Ấn Độ để hỗ trợ cả hai nước trong việc xây dựng khả năng trong lĩnh vực an ninh hàng hải. Đồng thời “liên minh của các nước có cùng một mục đích” nên hỗ trợ ASEAN trong một nỗ lực bảo đảm thỏa thuận về bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông. Các thành viên ASEAN có thể tự xây dựng một Hiệp ước về ứng xử ở biển Đông, và sau khi phê chuẩn, mở ra cho các nước không là thành viên gia nhập.
Ngọc Thu dịch từ: http://www.scribd.com/doc/59499260/Thayer-Security-Cooperation-in-the-South-China-Sea-An-Assessment-of-Recent-Trends