Dường như chả mấy ai tự vấn mình trong những trước hợp này. Thay vào đó
là hàng nghìn lí do được đưa ra để biện hộ, như thể họ buộc phải làm
mà không có sự lựa chọn nào khác.
Tiền không phải là thứ quý nhất
Trong biết bao nhiêu bộn bề của cuộc sống đương đại, đối mặt với thực
tế là nhiều giá trị nhân văn bị đang bị đe dọa, điều đáng trân trọng
là nhiều cá nhân, toor chức đang có những nỗ lực kêu gọi, cổ súy cho
một xã hội tử tế hơn.
Đã có một vài ý kiến đặt ra rằng cần phải hiểu thế nào là tử tế và để
sống tử tế người ta cần phải bắt đầu từ đâu hay làm thế nào để nhận
diện, đo lường được mức độ tử tế trong xã hội? Đây là những câu hỏi
quan trọng, cần phải làm rõ về mặt khái niệm, dù rằng khó có thể đưa ra
một câu trả lời trọn vẹn, khuôn mẫu bởi tính phức hợp, đa nghĩa, nhiều
chiều kích của vấn đề. Chính vì thế, mỗi cá nhân có thể tự tìm ra cho
mình câu trả lời phù hợp, những gì bàn luận dưới đây chỉ nên coi là một
cách nhìn.
Tử tế không có gì là mới
Có nhiều cách để lần dở những quan niệm về lối sống tử tế của người xưa
và việc nhìn vào tục ngữ, ca dao là một công cụ hữu hiệu. Đã có nhiều
thông điệp, lời răn, chuẩn mực được đúc kết nhằm cổ súy cho tâm thế
ứng xử kính trên nhường dưới, tương thân, tương ái, bao dung, biết cho đi, biết ghi nhận cái tốt của người xung quanh và rộng hơn là cả trong cộng đồng.
Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và nhiều tôn giáo khác cũng có nhiều lời
răn, động viên, hướng người ta làm việc thiện, đề cao tính nhân văn,
tinh thần bác ái, đặc biệt là những người thiệt thòi, nhóm yếu thế.
Suốt vài thập kỉ trở lại đây, bộn về vì cuộc sống quá mà chúng ta xao
nhãng đến độ sẽ là quá muộn nếu không thức tỉnh những giá trị sống vốn
rất con người này.
Tử tế là biết xấu hổ
Phải chăng đây là điều kiện tối quan trọng trước khi người ta có thể
bàn luận đến những biểu hiện cụ thể khác. Người ta có thể làm gì tốt
nếu như không biết xấu hổ trước những việc làm sai trái, trước những
toan tính đặt lợi ích cá nhân lên trên hết, trước những gian dối vụ
lợi?
Điều kiện tưởng chừng như rất tối thiểu này tiếc thay ngày càng trở
thành "của hiếm". Ngày càng ít người xấu hổ khi vi phạm giao thông, vứt
rác, chen lấn, vô cảm trước người già hay người khuyết tật...
Xấu hổ dường như trở thành một cái gì đó xa lạ không có trong đời sống
thường nhật. Người ta chẳng ngần ngại làm những việc vụ lợi, sặc mùi
toan tính trước con trẻ khi "chạy trường".v.v.v.
Bệnh thành tích, gian dối vi phạm quyền tác giả hiện diện khắp nơi...
Dường như chả mấy ai tự vấn mình trong những trước hợp này. Thay vào đó
là hàng nghìn lí do được đưa ra để biện hộ, như thể họ buộc phải làm
mà không có lựa chọn nào khác. Khi người ta càng cố gắng biện hộ cho
việc làm sai của mình, đó là một biểu hiện cụ thể của xu thế ngày càng
xa xỉ khi nói về xấu hổ. Khi ấy, người ta đánh mất đi lòng tự trọng.
Mà khi đến mình không trọng, người ta còn trọng được ai hay cái gì khác trong cuộc đời này?
Tử tế là chấp nhận sự khác biệt
Những khác biệt về học vấn, tôn giáo, giới tính, nghề nghiệp, địa vị,
kinh tế, quan điểm, lối sống... luôn hiện hữu trong bất kì quốc gia
nào. Chúng bị chi phối bởi vô vàn lí do bởi không phải ai cũng có đủ
năng lực, điều kiện hay cùng có chung sở thích để quyết định mình nên
là ai và sống như thế nào.
Người tử tế là người biết tôn trọng, không bài xích những khác biệt ấy,
chừng nào chúng không bị pháp luật ngăn cấm. Điều này biểu hiện sự
thừa nhận người khác thay vì khư khư đề cao bản thân, những giá trị,
quan điểm sống của mình.
Biết lắng nghe, không kì thị những gì khác biệt với mình là một việc
làm khó, nó đòi hỏi người ta không chỉ cần có một nền giáo dục toàn
diện, đúng đắn mà còn cả phông văn hóa đầy tính hướng thiện, "vị nhân
sinh". Thái độ với người đồng tính vẫn hiện hữu khá đậm nét và đây là
biểu hiện rõ nhất của việc người ta chưa dũng cảm, chưa đủ tâm, trí,
lực để "bước qua chính mình", đặt người khác trí ít là ngang bằng mình.
Tử tế là không im lặng vụ lợi
Báo chí đã cảnh báo nhiều về xu thế phổ biển của căn bệnh vô cảm. Người
ta không chỉ thờ ơ, im lặng, sợ hãi cái sai mà còn dè dặt cổ vũ cái
tốt.
Nhiều lúc, cái sai đã thắng thế. Đó có thể là sự thản nhiên, tự đặt
mình ra ngoài cuộc một cách tàn nhẫn của nhiều người xung quanh trước
một vụ hành hung, ức hiếp người yếu. Đó có thể là sự nhẫn nhục trước
bạo hành của công quyền bởi người ta hèn nhát, né tránh vì sợ lợi ích
của mình bị tổn hại. Đó có thể là việc a dua, hùa theo quyền lực, chức
tước, tiền bạc, danh vọng dẫu biết rằng con đường mình đang đi nhuốm
màu phi pháp, ngược với đạo lí.
Cũng không hiếm khi người ta dè dặt ca ngợi cái tốt, nhất là khi việc
đó chẳng đem lại cho người ta lợi ích nào. Tôi cũng đồ rằng không ít
người tốt bị cô đơn ngay chính trong môi trường của mình, việc làm của
họ bị lãng quên, thậm chí bị cố tình không thừa nhận chỉ vì có người
không bước qua được tấm chăn vị kỉ, trái tim đố kị nhỏ nhoi.
Dám lên tiếng trước cái sai, ca ngợi việc làm tốt cũng là một cách cho
thấy sự tử tế. Nó chứng tỏ người ta không chỉ đủ năng lực nhận diện
trắng đen mà còn thừa dũng cảm để bước ra khỏi bóng tối, công khai lên
tiếng về một giá trị cụ thể. Nó cho thấy người ta sẵn sàng hy sinh lợi
ích cá nhân vì những giá trị nhân bản cho cộng đồng bởi đấu tranh với
cái sai nhiều khi tiêu tốn rất nhiều thời gian, tiền tài, sức lực và
thậm chí đe dọa đến cả tương lai hay sinh mạng.
Tử tế là dám cho đi không chỉ để nhận về!
Vẫn còn đó không ít tấm lòng vàng, luôn mở lòng với bao cảnh đời thiệt
thòi. Nhưng phải cay đắng mà thừa nhận rằng việc "cho đi" với toan tính
"nhận về" là cách hành xử ngày càng phổ biến hơn.
Không ít người cung kính, mâm cao lễ đầy nơi đền, chùa chỉ vì họ có
niềm tin sẽ được trả ơn gấp bội phần số "vốn" bỏ ra.Không ít người sẵn
lòng bỏ một lá phiếu, "cho" đi một tiếng nói để chờ đợi "nhận" về đặc
ân, đặc quyền cụ thể nào đó. Đáng buồn thay, người ta thậm chí còn toan
tính khi cho đi từng cái "like" trên dòng facebook.
Tiền bạc không phải là thứ quý và duy nhất để cho đi dẫu rằng không
phải ai cũng có đủ điều kiện để thi ân bằng cách này. Vẫn còn đó niềm
tin, sự trân trọng, thừa nhận, tình yêu, sự đồng cảm, lòng bao
dung...mà bao mảnh đời đang chờ đợi để được đón nhận.
Hãy bắt đầu tử tế với chính bản thân mình!
Nguyễn Công Thảo
(Tuần Việt Nam)
-Biển Đông : Philippines hoãn nâng cấp phi đạo trên đảo Thị Tứ
Trọng Nghĩa -RFI
Máy bay vận tải quân đội Philippines trên đảo Thị Tứ, Trường SaẨnh tư liệu : paf.mil.ph
Chính quyền Manila vào hôm nay, 04/10/2014 xác nhận : Kế
hoạch nâng cấp phi đạo trên đảo Thị Tứ hiện do Philippines kiểm soát ở
vùng quần đảo Trường Sa, đã được tạm hoãn. Lý do là để tạo điều kiện
thuận lợi cho việc Liên Hiệp Quốc xem xét đơn Philippines kiện Trung
Quốc về các đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Phát biểu trên một đài phát thanh Nhà nước, bà Abigail Valte, phát ngôn
viên của Tổng thống Philippines Benigno Aquino, giải thích là việc tạm
dừng công trình nâng cấp đường băng quân sự trên đảo Thị Tứ – mà
Philippines gọi là Pag Asa – nhằm mục tiêu tăng cơ may cho một phán
quyết thuận lợi tại Liên Hiệp Quốc về đơn kiện Trung Quốc của
Philippines.
Theo bà Valte, kế hoạch này đã được chính Tổng thống Aquino ra lệnh tạm dừng « vào một thời điểm nào đó vào giữa năm 2014 này ».
Philippines chủ trương « giảm bớt căng thẳng và tránh bất kỳ sự
cố nào có thể bị hiểu lầm là tạo thêm căng thẳng hoặc cố tình khiêu
khích các nước tranh chấp khác ».
Đảo Thị Tứ là đảo lớn nhất trong một số đảo và rạn san hô mà
Philippines đang kiểm soát ở vùng quần đảo Trường Sa. Trên đảo này hiện
có một số ít cư dân Philippines sinh sống, cùng với một đơn vị quân đội
Philippines có nhiệm vụ canh giữ đảo cũng như một số bãi đá gần đấy. Phi
đạo trên đảo Thị Tứ chủ yếu dùng cho phi cơ quân sự mang đồ tiếp tế đến
cho những người sinh sống trên đảo.
Hòn đảo này hiện là đối tượng tranh chấp giữa Philippines, Việt Nam,
Đài Loan, và nhất là Trung Quốc, nước đã đòi chủ quyền trên hầu như toàn
bộ Biển Đông, và không ngần ngại sử dụng sức mạnh để áp đặt yêu sách
chủ quyền của mình.
Đòi hỏi quá đáng và các hành vi quyết đoán của Trung Quốc đã thúc đẩy
Manila đệ đơn kiện Bắc Kinh vi phạm luật pháp quốc tế trước Tòa án
trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Trung Quốc đã từ chối tham gia vụ
kiện, đồng thời cảnh cáo Philippines là đơn kiện sẽ làm tổn hại quan hệ
song phương.
Nếu P-3C về Việt Nam... Hai câu hỏi và những lời giải đáp
P-3C Orion sẽ tự bảo vệ như thế nào nếu phải đối đầu với kẻ địch có lực lượng không quân và hải quân mạnh?
Theo hãng tin AFP và Reuters, ngày 2/10 trong một thông báo ra sau cuộc
gặp giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry với Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm
Bình Minh, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington đã dỡ bỏ một phần lệnh
cấm vận vũ khí áp đặt trong gần 4 thập kỷ qua với Việt Nam. Với động
thái mới này việc Việt Nam và Mỹ ký hợp đồng mua bán máy bay săn ngầm P-3C Orion vào cuối năm nay như một số thông tin trước đó càng gần hơn với hiện thực.
Việc Mỹ bán máy bay săn ngầm P-3C Orion cho Việt Nam đã sắp trở thành hiện thực
Trước đây, giám đốc chương trình tuần tra biển của Lockheed Martin,
ông Clay Fearnow, từng cho biết, những máy bay P-3C Mỹ bán cho Việt
Nam sẽ không được trang bị vũ khí mặc dù vẫn có đầy đủ hệ thống trinh
sát biển và một số thiết bị bổ sung khác.
Thông tin này có thể đã gây băn khoăn cho một số người. Nhưng do đặc
trưng của tác chiến chống ngầm, việc phát hiện ra tàu ngầm là quan
trọng nhất, có ý nghĩa quyết định và nếu cần thiết Việt Nam cũng có thể
mua vũ khí từ một số quốc gia khác để trang bị cho P-3C nên vấn đề
trên gần như đã có lời giải.
Những máy bay P-3C Orion Mỹ bán cho Việt Nam sẽ không được trang bị vũ
khí, liệu điều này có ảnh hưởng đến năng lực tác chiến của chúng?
Ngoài ra, cũng có một số ý kiến băn khoăn về khả năng tự bảo vệ của
P-3C. Băn khoăn này xuất phát từ nhận định cho rằng, P-3C Orion là loại
máy bay tuần tra săn ngầm chuyên dụng có kích thước to lớn và tốc độ
khá chậm, vũ khí chính của nó là các loại ngư lôi như Mk46/50/54
dùng để tấn công tàu ngầm ở độ sâu lớn. P-3C đảm nhiệm rất tốt nhiệm
vụ phát hiện tàu ngầm lén lút xâm nhập lãnh hải, nhưng sẽ gặp khó khăn
khi phải chống đỡ lại đòn tấn công từ máy bay tiêm kích hay tàu chiến
đối phương.
Mặc dù là ác mộng với tàu ngầm nhưng P-3C có thể "gặp khó" khi cần tự vệ trước tàu chiến và máy bay tiêm kích đối phương?
Trên thực tế, khi xem xét vấn đề này chúng ta phải thấy rằng Hải quân Mỹ hay Hải quân Nhật Bản
là những lực lượng viễn dương, không quân của họ rất mạnh, đủ sức làm
chủ vùng trời ở bất cứ nơi đâu trong tầm hoạt động cho nên các máy bay
săn ngầm của họ mới được triển khai tại những vùng biển quốc tế, cách
rất xa căn cứ.
Đối với Việt Nam, trong tương lai gần Hải quân Việt Nam
vẫn là một lực lượng hoạt động gần bờ với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền
biển đảo, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Do đó, nhiệm vụ chính
của các máy bay săn ngầm P-3C nếu được Việt Nam mua về là hoạt động
tuần tra ở vùng ven bờ chứ không được triển khai ở vùng biển xa như
P-3C của Mỹ hay Nhật. Ở cự ly đó, P-3C sẽ nằm hoàn toàn trong chiếc ô
bảo vệ của tiêm kích Su-27/30 thuộc không quân nên gần như không phải lo ngại nhiều về việc sẽ bị tiêm kích địch “đánh úp”.
P-3C bắn tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon
Bên cạnh nhiệm vụ chống ngầm, P-3C còn có thể thực hiện cả nhiệm vụ chống hạm nếu được trang bị tên lửa AGM-84 Harpoon. Loại tên lửa không đối hạm có tầm bắn tối đa lên tới 180 km này kết hợp với radar quét mạng pha điện tử chủ động EL/M-2022
sẽ cho P-3C khả năng tiêu diệt tàu chiến địch từ ngoài tầm phòng không
hiệu quả, P-3C sẽ không chỉ là khắc tinh với tàu ngầm mà còn có thể
trở thành một sát thủ diệt hạm đáng gờm.
Những vũ khí sau đây có thể sẽ được Mỹ bán cho Việt Nam để trang bị
trên các máy bay tuần tra săn ngầm P-3C Orion khi quan hệ ngoại giao
giữa hai nước có bước tiến triển.
Với tình hình hiện tại, sự xuất hiện của máy bay tuần tra săn ngầm P-3C Orion trong biên chế Không quân Hải quân Việt Nam
là điều rất cần thiết, đây là một công cụ đầy sức mạnh trong thế trận
tác chiến nhằm giữ vững chủ quyền biển đảo trong thời kỳ mới.
Tuấn Trung
(Đại Lộ)
Kim Jong-un đã bị chuyển ra khỏi Bình Nhưỡng?
Jang Jin-sung – cựu quan chức tuyên giáo
cho lãnh tụ Kim Jong-il, đã cho CNN biết rằng Kim Jong-un đã không còn
là “lãnh tụ tối cao” của Triều Tiên từ năm 2013 trong khi một chuyên gia
về Triều Tiên cho biết "đã nhận được tin Kim Jong-un đã bị chuyển ra
khỏi thủ đô Bình Nhưỡng"
Jin-sung trốn khỏi Triều Tiên cách đây 10
năm, cho biết them là “nhiều nguồn tin từ lãnh đạo cao cấp” cho biết
quyền lực thực sự tại Triều Tiên đang thuộc về Phòng Tổ chức – Hướng dẫn
(OGD).
Các bản báo cho hay OGD có quyền hạn trong việc tuyển chọn và giáng
chức các quan chức lãnh đạo của Triều Tiên. Tổ chức này trước đây rất
gần với ông Kim Jong-il, cha của Kim Jong-un, nhưng Jin-sung nhận định
với CNN rằng, OGD không tha thiết với người kế nhiệm của Kim Jong-il.
Trong khi đó, báo The Inquistr tường thuật rằng em gái của
Kim Jong-un mới chính là người đang nắm giữ quyền lực tại Triều Tiên
trong lúc anh trai mình “đang ốm”. Hiện tại, thủ đô Bình Nhưỡng vẫn đang
ở trong tình trạng “khóa cửa”.
Tờ Headlines & Global News loan tải nhận định của chuyên
gia về Triều Tiên – ông Toshimitsu Shiemura, rằng: “Những gì đang diễn
ra cho thấy có hai khả năng đang xảy ra ở Bình Nhưỡng: hoặc là đã có một
nỗ lực đảo chính hoặc là đang có những động thái che giấu một âm mưu
nhắm vào lãnh đạo. Nếu đó là cuộc đảo chính do quân đội hậu thuẫn thì
tình hình ở Bình Nhưỡng là rất nguy hiểm. Và tôi cũng có nghe một số
thông tin cho rằng Kim Jong-un đã bị chuyển ra khỏi thủ đô”.
Kênh truyền hình Al Jazeera nhận định rằng các quan chức
hàng đầu Triều Tiên bất ngờ tham dự lễ bế mạc Asian Games hôm qua tại
Hàn Quốc là một “chỉ dấu cực kỳ hiếm hoi”.
Ký giả Alex Jensen nói với Al Jazeera rằng: “Với những quan
chức cấp cao như thế này (viếng thăm Hàn Quốc), bạn phải điều vào những
chỗ trống. Các bạn chứng kiến 2 nhân vật từng giữ vị trí số 2 Triều Tiên
đến Hàn Quốc thì mới thấy sự việc lớn như thế nào khi không có Kim
Jong-un ở đây”.
Cả nước Anh phẫn nộ vì Alan Henning bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo sát hại dã man (RFI)
- Lại một lần nữa tổ chức Nhà nước Hồi giáo sát hại con tin và đưa lên
mạng : tối qua 03/10/2014 bọn khủng bố đã chặt đầu Alan Henning, một
tình nguyện viên nhân đạo người Anh bị bắt cóc hồi cuối năm ngoái. Hành
động dã man này đã gây phẫn nộ trên toàn thế giới, và đặc biệt là tại
Anh quốc.
Anh, Mỹ, LHQ lên án vụ chặt đầu nạn nhân thứ tư của IS (VOA)
- Nhà nước Hồi giáo đe dọa sẽ hành hình con tin người Mỹ kế tiếp trong
khi Tổng thống Obama hứa liên minh sẽ tiếp tục hành động để làm suy yếu
và đập tan nhóm khủng bố
Các nhân vật đoạt giải Nobel cảnh báo về tình trạng Trái Đất (RFI)
- Nhiều nhân vật đoạt giải Nobel nhân sự kiện giải thưởng danh giá này
sẽ được trao vào tuần lễ tới, gióng lên tiếng chuông cảnh báo về tình
trạng của Trái Đất hiện đang bị khai thác quá mức, đòi hỏi cần có một
cuộc cách mạng về thái độ ứng xử của con người.
Trung Quốc dùng mafia tấn công người biểu tình Hồng Kông ? (RFI)
- Thời sự quốc tế nổi bật trên các trang báo ngày cuối tuần
(04/10/2014) vẫn là cuộc biểu tình ôn hòa của dân chúng Hồng Kông và
cuộc bầu cử tổng thống vòng một ở Brazil sẽ diễn ra vào ngày mai. Nhật
báo Libération nghi ngờ Bắc Kinh đã dùng đến mafia để tấn công người
biểu tình đòi dân chủ qua bài viết : « Mafia Trung Quốc trở lại Hồng
Kông ».
Trung Quốc bắt giữ một số nghệ sĩ và nhà tranh đấu ủng hộ biểu tình Hồng Kông (RFI)
- Một nghệ sĩ Bắc Kinh đã bị công an bắt sau khi phổ biến một tấm ảnh
bày tỏ sự ủng hộ những người biểu tình ở Hồng Kông. Gia đình của nghệ sĩ
hôm nay 04/10/2014 loan báo như trên, và các tổ chức bảo vệ nhân quyền
cho biết có khoảng hai chục vụ bắt giam các nhà tranh đấu tại Trung Quốc
trong những ngày gần đây.
Cảnh sát HK bắt kẻ tấn công biểu tình (BBC) - Cảnh sát Hong Kong bắt giữ 19 người bị cáo buộc tấn công người biểu tình mà họ cho là ‘thuộc Hội Tam Hoàng’
Cam Bốt : Người biểu tình Khmer Krom lại đốt cờ Việt Nam (RFI)
- Các nhà sư và các nhà hoạt động thuộc cộng đồng thiểu số Khmer Krom ở
Cam Bốt một lần nữa đốt quốc kỳ Việt Nam trong một cuộc biểu tình đòi
công nhận vùng Nam Bộ Việt Nam là vùng Kampuchea Krom trước đây thuộc
lãnh thổ Cam Bốt.
Campuchia: người biểu tình đốt cờ VN, kêu gọi tẩy chay hàng Việt (RFA)
- Khoảng hai trăm người Khmer gốc Nam Bộ và nhiều người Campuchia đã
bắt đầu biểu tình chống Việt Nam trước Đại Sứ Quán Hà Nội tại thủ đô
Phnom Penh lần thứ tư. Dự kiến cuộc biểu tình chống Việt Nam lần này sẽ
kéo dài năm ngày, tức từ ngày 4 đến ngày 8 tháng 10.
Những bước cuối cùng của bình thường hóa (BaoMoi)
- TTCT - Cuộc gặp hôm 1-10 tại Washington D.C. là lần đầu tiên Phó thủ
tướng Phạm Bình Minh thăm chính thức Mỹ trên cương vị bộ trưởng Bộ Ngoại
giao theo lời mời của Ngoại trưởng John Kerry.
Chuyện con nuôi (RFA)
- Những gia đình người Việt Nam nghèo khổ, không đủ khả năng nuôi con
và nhiều em bé mồ côi cha mẹ từ nhỏ, nhiều em bé bị bỏ rơi… Đó là những
đối tượng trẻ em được những ông cha, bà mẹ giàu tình thương từ các nước
giàu có tìm đến Việt Nam nhận làm con nuôi.
Vì sao không điều tra thư về tướng Giáp? (BBC)
- Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh lý giải nguyên nhân chính quyền im lặng về
lá thư được cho là của vợ ông Lê Duẩn buộc tội tướng Giáp.
Làm sao giảm mất cân bằng giới tính ở VN? (RFA)
- Tình trạng mất cân bằng giới tính ở Việt Nam, nói khác hơn là mất cân
bằng giới tính khi sinh, đã gia tăng nhanh chóng và đang là vấn đề cần
được quan tâm hầu tìm cách giảm thiểu.
Vở cải lương pha thoại kịch “Tình Cô Gái Huế” (RFA)
- Căn cứ vào thành phần nghệ sĩ được hãng dĩa chọn thu thanh bộ dĩa
“Tình Cô Gái Huế”, người ta thấy rằng hãng dĩa đã có nhiều kinh nghiệm
của nhà làm thương mại, nắm vững thị trường, nên đã không ngại tốn kém
mời đến 2 thành phần nghệ sĩ toàn là tên tuổi đang ăn khách.
Ukraina: Tấn công và phản công ở sân bay Donetsk (RFI)
- Theo chính quyền Kiev, tối qua, 03/10/2014, phiến quân thân Nga đã
tấn công vào một ga của sân bay Donetsk ở miền Đông Ukraina, nhưng quân
chính phủ đã phản công và đẩy lui được phiến quân. Về phần lực lượng ly
khai thì khẳng định đã chiếm được gần như toàn bộ sân bay này.
Nam, Bắc Triều Tiên đồng ý nối lại đàm phán (VOA)
- Thỏa thuận đàm phán đạt được tiếp theo sau một chuyến thăm hiếm có và
bất ngờ đến Nam Triều Tiên của một phái đoàn trong đó có ba giới chức
cấp cao của Bắc Triều Tiên
Hy vọng hòa dịu giữa hai miền Triều Tiên (RFI)
- Ba lãnh đạo cao cấp của Bắc Triều Tiên, trong đó có nhân vật được xem
là lãnh đạo số hai của chế độ, đã gặp các quan chức cao cấp của Hàn
Quốc tại Seoul hôm nay, 04/10/2014. Sự kiện hiếm hoi này dấy lên hy vọng
là sau nhiều thập niên đối nghịch, hai miền Triều Tiên bắt đầu bước vào
giai đoạn hòa dịu, nhất là vì sau cuộc gặp gỡ hôm nay, hai bên đã đồng ý
sẽ mở lại các cuộc đàm phán cấp cao.
Bắc Triều Tiên ngưng hoạt động lò phản ứng hạt nhân? (RFA)
- Một nguồn tin từ Hoa Kỳ phát đi được AFP trích dẫn cho thấy hình ảnh
chụp được từ vệ tinh ghi nhận các lò phản ứng hạt nhân của Bắc Triều
Tiên đã ngưng hoạt động một phần hay toàn phần.
Bộ trưởng Y tế Đài Loan từ chức vì xì-căng-đan dầu thải (RFI)
- Theo AFP hôm nay 04/10/2014, Bộ trưởng Y tế Đài Loan, ông Khâu Văn
Đạt (Chiu Wen Ta) đã phải từ chức vì một vụ bê bối liên quan đến an toàn
thực phẩm, sau khi hàng trăm tấn sản phẩm có sử dụng dầu thải bị thu
hồi.
Cuộc đối đầu mới ở biển Đông (BaoMoi)
- Quan hệ giữa Indonesia và Trung Quốc sẽ là một trong những thách thức
hàng đầu trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Joko Widodo, người dự kiến
tuyên thệ nhậm chức vào tháng 10 này.
Hải quân Singapore và Úc tập trận tại Biển Đông (RFI)
- Vào hôm nay, 04/10/2014, Hải quân hai nước Úc và Singapore đã hoàn
tất 5 ngày tập trận hỗn hợp tại Biển Đông. Cuộc thao diễn Úc Singapore
diễn ra vào lúc nguồn tin báo chí cho biết mới đây Trung Quốc đã cho
triển khai một loại khu trục hạm đời mới nhất xuống Biển Đông để tham
gia một cuộc tập trận rầm rộ huy động đến ba binh chủng hải, lục và
không quân.
Nguyễn Á - 4 năm và 1.000 bức ảnh về Hoàng Sa, Trường Sa (BaoMoi)
- Bỏ tiền túi, vay ngân hàng, mải miết với những dự án ảnh, liên tục
cho ra đời những cuốn sách ảnh tôn vinh cộng đồng, con người Việt Nam...
Đó là những gì các nhiếp ảnh gia Việt Nam có thể nói về Nguyễn Á, một
nhiếp ảnh gia hiếm gặp luôn thích đeo đuổi những đề tài ít người đủ kiên
nhẫn để theo.
Việt Nam theo dõi chặt mọi tình hình trên Biển Đông (BaoMoi)
- Trước thông tin một tạp chí quốc phòng công bố hình ảnh vệ tinh cho
thấy, Trung Quốc hiện đang xây dựng đảo trái phép trên khu vực thuộc
quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam
Lê Hải Bình cho biết, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang xác minh
thông tin này.
Biển Đông : Philippines hoãn nâng cấp phi đạo trên đảo Thị Tứ (RFI)
- Chính quyền Manila vào hôm nay, 04/10/2014 xác nhận : Kế hoạch nâng
cấp phi đạo trên đảo Thị Tứ hiện do Philippines kiểm soát ở vùng quần
đảo Trường Sa, đã được tạm hoãn. Lý do là để tạo điều kiện thuận lợi cho
việc Liên Hiệp Quốc xem xét đơn Philippines kiện Trung Quốc về các đòi
hỏi chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Bệnh nhân Ebola Pháp hồi phục (VOA)
- Tổ chức Y tế Thế giới cho hay dịch bệnh Ebola đã lây nhiễm cho hơn
7.400 người ở Liberia, Sierra Leone và Guinea, trong đó có hàng trăm bác
sĩ, y tá và nhân viên y tế
Mỹ trấn an : Sẽ không có dịch Ebola tại Hoa Kỳ (RFI)
- Vào lúc một ca bị nhiễm virut Ebola đầu tiên được ghi nhận ở Texas và
một trường hợp thứ hai có thể là ở Washington, chính quyền Obama đã
liên tiếp lên tiếng trấn an người Mỹ rằng không phải lo ngại về nguy cơ
dịch Ebola lan ra tại Hoa Kỳ.
LHQ gửi thiết bị tới Tây Phi giúp chống Ebola (RFA)
- Liên Hiệp Quốc gửi máy bay trực thăng, xe ô tô và kể cả xe gắn máy
tới Tây Phi giúp vận chuyển nạn nhân vi rút Ebola cũng như đem thông tin
tới vùng sâu vùng xa tại các nước Tây Phi.
Bắc Kinh ủng hộ thái độ cứng rắn của cảnh sát Hồng Kông/a> (RFI)
- Bắc Kinh hôm nay 04/10/2014 tái khẳng định ủng hộ sự cứng rắn của
cảnh sát Hồng Kông và việc sử dụng hơi cay để đàn áp những người biểu
tình đòi dân chủ, và cảnh cáo rằng tất cả các ý tưởng nhập khẩu « một
cuộc cách mạng có màu sắc » vào Hoa lục là ảo tưởng.
Hồng Kông sợ bạo động leo thang (RFI)
- Tình hình tại Hồng Kông hôm nay, 04/10/2014, vẫn rất căng thẳng, với
mối lo ngại bạo động leo thang sau các vụ đụng độ hôm qua giữa những
người biểu tình đòi dân chủ và những người dân bực tức trước phong trào
phản kháng. Trong số những người dân này, trà trộn rất nhiều người thuộc
phe thân Bắc Kinh và côn đồ, bị nghi là nhận tiền của mafia Trung Quốc.
Hồng Kông : Đề nghị đối thoại của chính quyền là thủ đoạn ‘câu giờ’ (RFI)
- Từ hơn 10 ngày nay, người dân Hồng Kông đã liên tục biểu tình để đòi
hỏi chính quyền đặc khu và nhà cầm quyền Bắc Kinh tôn trọng lời hứa cho
dân chúng Hồng Kông quyền tự do chọn lựa người lãnh đạo mình. Sau
nhiều ngày chần chờ, chính quyền Hồng Kông đã đề nghị mở đối thoại với
phong trào phản đối. Theo chuyên gia Pháp Marie Holzman, đây là một mưu
toan "câu giờ".
Bế mạc Asiad tại Hàn Quốc (RFA) - Bế mạc Asiad tại Hàn Quốc chứng kiến sự có mặt lịch sử của hai phái đoàn Nam và Bắc Hàn.
Thái Lan: Vua Bhumibol Adulyadej tiếp tục nhập viện (RFA)
- Quốc vương Thái Lan lại tiếp tục nhập viện, một tháng sau khi trở về
Hoàng cung. Vua Bhumibol Adulyadej, người trị vị trên ngai vàng Thái Lan
lâu nhất thế giới đã vào bệnh viện hôm qua để được theo dõi về các biến
chứng sau khi ông được chẩn đoán và điều trị chứng viêm dạ dày trong
vài tuần lễ vừa qua.
Thế giới có ca sinh con từ tử cung ghép đầu tiên (VOA)
- Các bác sĩ Thụy Ðiển nói rằng bé trai được sinh ra thiếu tháng ở tuần
thứ 31 của thai kỳ khi người mẹ có triệu chứng tiền sản giật, nhưng hai
mẹ con đều khỏe mạnh
Số ca sốt bại liệt tăng cao kỷ lục ở Pakistan (VOA)
- Các ca sốt bại liệt mới gia tăng tại khu vực bộ tộc bất ổn ở miền tây
bắc, nơi hàng chục nhân viên làm công tác tiêm chủng vắc-xin đã bị
những kẻ chủ chiến sát hại kể từ năm 2012
Tổng thống Obama đề nghị ‘tăng lương cho dân Mỹ’ (VOA)
- Dẫn ra tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất trong hơn 6 năm qua, ông Obama kêu
gọi đáp lại thành quả kinh tế của Mỹ bằng việc tăng tương tối thiểu lên
mức 10,25 USD
Thụy Ðiển công nhận Palestine (VOA)
- Tân Thủ tướng Thụy Ðiển phát biểu trong lễ nhậm chức rằng giải pháp
cho cuộc xung đột Israel-Palestine đòi hỏi 'hai bên phải công nhận nhau
và quyết tâm cùng chung sống hòa bình'
Quân đội chủ động ứng phó với gió mùa Đông Bắc (BaoMoi)
- QĐND - Ngày 4-10, Cục Cứu hộ-Cứu nạn (Bộ Tổng tham mưu)- Văn phòng Ủy
ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đã có công điện gửi Bộ tư lệnh Bộ đội
Biên phòng; Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân; Bộ tư lệnh Cảnh sát biển.
Công điện yêu cầu Biên phòng các tỉnh, thành phố ven biển phối hợp với
địa phương và gia đình chủ tàu, thông báo cho các tàu, thuyền đang hoạt
động trên biển, đặc biệt là khu vực vịnh Bắc Bộ; Bắc Biển Đông (bao gồm
cả quần đảo Hoàng Sa) biết diễn biến, hướng di chuyển của gió mùa Đông
Bắc để chủ động phòng tránh; quản lý chặt chẽ và giữ thông tin liên lạc
với các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển, để kịp thời ứng phó với
các tình huống có thể xảy ra. Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân, Cảnh sát
biển Việt Nam thường xuyên theo dõi diễn biến của gió mùa Đông Bắc; chủ
động các phương án bảo đảm an toàn cho các tàu, thuyền đang hoạt động
trên biển; đồng thời duy trì lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia
cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Mỹ khẳng định sẽ bảo vệ Senkaku nếu Trung Quốc tấn công (BaoMoi)
- PNO – Trang mạng Duowei News của Trung Quốc ở nước ngoài dẫn lời ông
Robert O. Work, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ, nói rằng Washington sẽ hỗ trợ
Nhật Bản trong trường hợp quân đội Trung Quốc tấn công quần đảo
Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp ở Biển Hoa Đông.
Thứ trưởng Mỹ: "Động đến Nhật, Mỹ sẽ đáp trả bằng quân sự!" (BaoMoi)
- Thứ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ Robert O. Work đã có bài phát biểu liên
quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản và Trung Quốc tại đảo
Senkaku/Điếu Ngư cùng các đảo phụ cận.
Trao tiền hỗ trợ gia đình chiến sĩ Trường Sa (BaoMoi)
- TTO - Ngày 4-10, báo Tuổi Trẻ đã trao số tiền 40 triệu đồng của
chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông” cho gia đình chiến
sĩ Lê Đình Quân (Lương Quới, Giồng Trôm, Bến Tre).
Tin vắn quốc tế ngày 4/10/2014 (BaoMoi)
- Pháp: Phiên tòa xét xử 7 quan chức của tập đoàn hàng không Airbus
liên quan đến cáo buộc giao dịch nội gián về cổ phiếu nhằm thu lợi bất
chính hồi năm 2006 đã được mở ngày 3/10 tại thủ đô Paris. Dự kiến, phiên
tòa sẽ kéo dài 3 tuần.
“Tập trung cải cách hành chính, đào tạo nguồn nhân lực và thu hút đầu tư phát triển” (BaoMoi)
- Thay mặt đoàn ĐBQH TP.Hải Phòng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá
cao và trân trọng ghi nhận, tiếp thu các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm
của cử tri. Thủ tướng cho rằng, năm 2014, bên cạnh những thuận lợi cơ
bản, đất nước ta cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất
là tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế toàn cầu; tình hình xung
đột leo thang nhiều nơi trên thế giới; tác động tiêu cực của thiên tai
và những diễn biến căng thẳng ở biển Đông…
'VN quan hệ với nước này không ảnh hưởng nước khác' (BaoMoi)
- PTT Phạm Bình Minh khẳng định: Chúng tôi có quan hệ với các cường
quốc. Với TQ, chúng tôi có quan hệ đối tác chiến lược. Với Mỹ, chúng tôi
có quan hệ đối tác toàn diện...
Mỹ sẽ ra tay nếu Trung Quốc động binh tại Hoa Đông (BaoMoi)
- Tham vọng "thu hồi quần đảo Senkaku" của Trung Quốc đang gặp thách
thức nghiêm trọng, khi Mỹ ra mặt ủng hộ Nhật. Bộ quốc phòng Mỹ xác nhận
họ sẽ ủng hộ Nhật nếu có chiến tranh với Trung Quốc tại Senkaku.
Lương Chấn Anh, tay sai Bắc Kinh ở Hồng Kông còn sống sót được bao lâu ?
Lương Chấn Anh trong lễ chào cờ mừng Quốc khánh Trung Quốc 01/10/2014.
(Florence De Changy,
thông tín viên Le Monde tại Hồng Kông, 04/10/2014) Ít lâu sau khi được bầu lên nắm
chức vụ cao nhất tại Hồng Kông năm 2012, ông Lương Chấn Anh (C.Y.
Leung), Trưởng đặc khu thứ ba của Hồng Kông từ khi thuộc địa cũ được trả về cho
Trung Quốc năm
1997, đã tuyên bố rằng ông muốn « phục
vụ người Hồng Kông ». Ông ta còn lâu mới thực hiện được tham vọng này.
Trong khi Hồng Kông đang chịu đựng một cuộc khủng hoảng bất
tuân dân sự chưa từng thấy, Trưởng đặc khu vẫn tỏ ra không lay chuyển. Hôm thứ
Năm 2/10, ông ta bác bỏ việc từ chức, dù vẫn mở cửa cho đối thoại. Tuy nhiên
quyền lực của ông ngay từ lúc này đã bị sa sút rất nhiều. Cuộc khủng hoảng lòng
tin giữa người dân Hồng Kông và Lương
Chấn Anh, cũng như sự phản đối phương thức bầu ra Trưởng đặc
khu lần tới, không chỉ mới xảy ra vài tháng gần đây. Người Hồng Kông cảm
thấy bị phản bội bởi con người mà dưới mắt họ, thay vì đại diện cho lợi
ích của dân Hồng Kông với Bắc Kinh, chủ yếu lại bảo vệ các lợi ích của
Bắc Kinh ở
Hồng Kông.
Tuy vậy, xuất thân khiêm tốn của « người nhân viên kế toán bình thường trở thành tỉ phú » lẽ
ra đã khiến Lương Chấn
Anh trở thành người hùng của giới lao động. Nhất là trong kỳ bầu cử năm 2012,
khi đó ông là đối thủ của Đường Anh Niên (Henry Tang), đại diện của giai cấp
thượng lưu Hồng Kông.
Hai vợ chồng Lương Chấn Anh hát quốc ca trong lễ Quốc khánh Trung Quốc.
Trái ngược với đối thủ, Lương Chấn Anh không sinh ra trong một dòng họ danh
giá kinh doanh ngành dệt may, không có những ngày cuối tuần thưởng thức các
loại rượu vang quý hiếm trên những chiếc du thuyền dài 50 mét. Ông « tự
mình » làm giàu, thậm chí còn mua được cả một ngôi nhà ở khu Peak trên
đỉnh núi Thái Bình cao nhất của hòn đảo – dấu hiệu không thể chối cãi của sự
thành đạt, tại một vùng đất mà không gian sống bình quân trên đầu người chỉ có
11 mét vuông.
Thời trẻ, ông là sinh viên được học bổng của ngôi trường rất
Ăng-lê của Hồng Kông là King’s College. Tại đây Lương Chấn Anh luyện được một
giọng Anh chuẩn như vừa mới tốt nghiệp đại học Oxford, sau đó theo học đại học
ngành trắc địa tại Hồng Kông và quản trị địa ốc ở Bristol. Tiếp theo ông được
giao nhiều chức vụ trong các tập đoàn bất động sản lớn. Lương Chấn Anh khá nhanh chóng thành
công trong việc kết hợp các vị trí nghề nghiệp với hoạt động chính trị.
Năm 1985, lúc đó 31 tuổi, ông trở thành Tổng thư ký ủy ban
tư vấn về Basic Law (Luật cơ bản), văn bản được coi như một Hiến pháp mini của
Hồng Kông. Sự thăng tiến sớm sủa một cách đáng ngạc nhiên này, khi được ngồi
vào một chiếc ghế nhạy cảm như thế, đã khiến nảy sinh những nghi ngờ về xu
hướng chính trị của ông ta.
Lương Chấn Anh và Đổng Kiến Hoa, 01/10/2014.
Năm 1998, Trưởng đặc khu đầu tiên khi Hồng Kông vừa được
chuyển giao cho Trung Quốc
là Đổng Kiến Hoa (Tung Chee Hwa) bổ nhiệm Lương Chấn Anh đứng đầu Hội nghị Hành chính, cơ quan
chủ chốt của chính quyền Hồng Kông. Và cũng Đổng Kiến Hoa hồi năm 2012 đã
thuyết phục Bắc Kinh bỏ rơi ứng viên « ruột » là Đường Anh Niên, bị
dính vào một xì-căng-đan, để ủng hộ Lương
Chấn Anh.
Vào thời đó cả hai ứng cử viên bị dư luận châm biếm – dù
công chúng không có tiếng nói nào trong cuộc bầu cử khép kín này – họ dùng hình
ảnh một con heo để đại diện cho Đường Anh Niên và một con chó sói cho Lương Chấn Anh. « Đó là một cách để chỉ một tên ngốc và
một kẻ nguy hiểm » - Dư Nhược Vi (Audrey Eu), luật sư và là người sáng lập đảng Công dân (Civic
Party) giải thích. Từ đó đến nay, hình ảnh con sói đã quay trở lại nhiều lần.
Cuối năm 2013, một người biểu tình đã quăng một con thú nhồi bông chó sói vào
đầu Lương Chấn
Anh, trong một buổi tham vấn công khai. Món đồ chơi này có bán ở các cửa hàng
Ikea, và ngay lập tức số lượng bán đã tăng lên kỷ lục.
Người ta cũng ví von ông ta với nhân vật Pinocchio (cậu bé người gỗ luôn nói dối trong truyện cổ thiếu nhi - ND), sau rất
nhiều vụ mà lời phát biểu của ông bị nghi ngờ, kể cả phía tư pháp cũng vậy. Nhưng
gần đây, khi tên Lương Chấn
Anh được xướng lên tại các địa điểm bị chiếm đóng của thành phố, ông thường
được mệnh danh là « 689 », và
mỗi lần như vậy, đám đông lại đồng loạt hô : « Từ chức ! ». Con số 689 là số phiếu ông đạt được
từ một ủy ban bầu cử gồm 1.200 người. Một « chiến
thắng » quá sức nhỏ nhoi, vì ủy ban đã nhận được chỉ thị bầu cho Lương Chấn Anh.
Sinh viên biểu tình Hồng Kông và chân dung Lương Chấn Anh, 29/09/2014.
Con số ấy cũng biểu thị mối quan hệ gần như xung khắc của Lương Chấn Anh với các đại gia
Hồng Kông, vốn công khai ủng hộ Đường Anh Niên. « Ông ta không bao giờ có bạn bè, và ngày nay lại còn có ít
hơn ! » - Lư Cương (Alex Lo), cây bút xã luận ở Hồng Kông nhận xét. Nhà bình
luận ngạc nhiên trước việc một con người tinh tế như thế lại không bao giờ hiểu
được tầm quan trọng của việc xây dựng một mạng lưới đồng minh và thân tín, để
cầu viện đến « trong những ngày mưa
bão ».
Mặc cho một số lời đính chánh chính thức, phe nhóm chính trị
thực sự của Lương Chấn
Anh là chủ đề của rất nhiều lời đồn đãi. Lý Trụ Minh (Martin Lee), người sáng lập đảng Dân
chủ và là một trong những chính khách được tôn trọng nhất tại Hồng Kông, tin « chắc chắn » rằng Lương Chấn Anh là thành viên bí
mật của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Hà Tuấn Nhân (Albert Ho), ứng viên Dân chủ cho chức Trưởng đại diện Hồng Kông năm 2017 khẳng
định : « Các đảng viên bí mật
của Đảng Cộng sản được phép công khai lên tiếng chối cãi tổ chức của
mình ».
Người ta mô tả Lương
Chấn Anh là một con người lạnh lùng, bướng bỉnh, không có khả
năng lắng nghe người khác. Trịnh Vũ Thạc (Joseph Cheng), giáo sư môn khoa học chính trị của
City University nhận định: « Để biết
ai là bạn bè ông ta, chỉ cần quan sát xem những ai là người mới vào Hội nghị
Hành chính, và các khuôn mặt mới. Bạn cứ việc xem danh sách, chỉ đơn giản thế
thôi ».
Lương
Chấn
Anh nhận lãnh thất bại cay đắng đầu tiên vào tháng 10/2012, khi ông ta phải hủy
bỏ việc áp đặt chương trình giáo dục ái quốc, do sức mạnh phản kháng của một
phong trào được cậu học sinh Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) thành lập. Bắc Kinh phải ra lệnh cho Lương Chấn Anh nhượng bộ, nhưng
nói rõ rằng « đây là lần
cuối ».
Hoàng Chi Phong, lãnh tụ học sinh đã từng khiến Lương Chấn Anh phải nếm thất bại chua cay năm 2012.
Tuy nhiên, nếu Lương
Chấn Anh chưa bao giờ được người Hồng Kông tin tưởng, thì
thậm chí chính ông ta cũng không chắc chắn có được lòng tin nơi Bắc Kinh. Ông
được chấp nhận là ứng cử viên hồi năm 2012 chỉ là để duy trì tính cách đa
phương ngoài mặt.
Bắc Kinh tuy vào hôm xảy ra bạo động - đã gây phẫn nộ cho
người dân địa phương - buổi tối thứ Hai 29/9 đã nhắc lại « sự tin tưởng hoàn toàn » và « sự ủng hộ không hề lay chuyển » đối với Lương Chấn Anh, nhưng không một
ai bị đánh lừa trước cử chỉ « ôm hôn thắm thiết » này. Theo nhiều
nhà quan sát, trong suy nghĩ của Bắc Kinh thì Lương Chấn Anh từ lâu đã chết
hẳn về mặt chính trị. Nhưng ông ta có thể tại vị trong một thời gian nữa, ít
nhất vì hai lý do.
Trước tiên, do Trưởng đặc khu đầu tiên là Đổng Kiến Hoa đã
từng phải từ chức vào năm 2005, sau những cuộc biểu tình khổng lồ. Không thể
mang lại ấn tượng là chỉ cần ồ ạt xuống đường là Bắc Kinh sẽ phải trảm tướng.
Thứ đến, đó là vì Trung Quốc còn cần đến Lương Chấn Anh như một loại cầu
chì, tùy theo diễn biến của cuộc khủng hoảng. Nhất là nếu cần dùng đến vũ lực,
thì Bắc Kinh sẽ bật đèn xanh cho Lương
Chấn Anh sử dụng đến bàn tay sắt, sau đó lên án ông ta, rồi cho
con rối Lương Chấn
Anh rơi đài.
Thụy My
(Blog Thụy My)
-Trung Quốc lọt vào trận đồ áp bức toàn diện
RFI
Chủ tịch Trung Quốc -Tập Cận Bình. Ảnh ngày 31/03/2014.Reuters Thời kỳ cởi mở tương đối sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền
đã chấm dứt. Tự do phát biểu và nhân quyền bị chà đạp không nương tay.
Hàng loạt văn nhân, trí thức, luật sư, nghệ sĩ, tu sĩ bị tống giam vì
can đảm chỉ trích chế độ. Chiến dịch chống tham nhũng lộ nguyên hình là
thủ đoạn sát kê dọa hầu, giết gà nhát khỉ, của tân hoàng đế Trung Quốc,
theo như giới phân tích độc lập tại Bắc Kinh.
Sau các phiên tòa trừng trị vợ chồng cựu lãnh đạo tỉnh Trùng Khánh,
ông Bạc Hy Lai bị án tù chung thân còn bà vợ Cốc Khai Khai lãnh bản án «
tử hình treo », hàng loạt quan chức cao cấp khác của Trung Quốc như Chu
Vĩnh Khang và các đàn em, không kể Bạc Hy Lai, người đã vào tù kẻ nằm
chờ lãnh án với tội danh tham nhũng.
Chiến dịch đánh tham nhũng cũng không tha hàng tướng lãnh quân đội như Từ Tài Hậu, Cốc Tuấn Sơn, Dương Kim Sơn
Tuy nhiên đàng sau những sự kiện được truyền thông Trung Quốc loan
tin rộng rãi để đánh bóng chính sách « diệt hổ » của Tập Cận Bình là cả
một sách lược tinh vi nhầm củng cố quyền lực cá nhân của nhân vật mà dư
luận gọi là tân hoàng đế Trung Quốc, nắm ghế Chủ tịch đảng Cộng sản vào
tháng 11/2012 và lần lượt thu tóm toàn bộ quyền lực trong tay.
Trong bối cảnh giới trẻ Hồng Kông xuống đường phản đối Bắc Kinh nuốt
lời hứa dân chủ, tình trạng trấn áp tại Hoa lục còn thô bạo hơn, thông
tin bị kiểm duyệt, công dân mạng bị bắt nhốt.
Trong một bài phân tích dài gửi đi từ Bắc Kinh, phóng viên nhật báo
Pháp Libération trong số báo thứ hai tuần này khẳng định : “Trung Quốc
trở lại thời kỳ im hơi lặng tiếng”.
Trường hợp điển hình là nhà trí thức Hoàng Trạch Vinh (Huang Ze
Rong), 81 tuổi, từng bị cầm tù suốt 23 năm từ năm 1957 đến 1980 trong
nhà tù cải tạo. Thực ra, công an chính trị quan tâm làm gì đến một cụ
ông 81 tuổi. Từ nhiều thập niên qua tên tuổi nhà văn Hoàng Trạch Vinh đã
« được » lá chắn bảo vệ chế độ quên lãng.
Nhà văn từng bị quy tội « phản động » sống yên bình trong một căn hộ
nhỏ ở vùng ngoại ô buồn thảm của Bắc Kinh. Thỉnh thoảng ông vẫn viết
bài, nhắn tin trên mạng internet mà nội dung dành riêng cho những người
quan tâm đến thời cuộc. Tuổi đời gần đất xa trời của tác giả là một lá
bùa hộ mệnh mà ngay đám mật vụ Trung Quốc của Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm
Đào cũng phải tôn trọng dù biết đối tượng không ưa chế độ này.
Thế nhưng, từ khi Tập Cận Bình lên ngôi thì tình thế đổi khác. Đầu
tiên, con chó Mao giống Tây tạng trung thành của ông bị đánh thuốc độc.
Có lẽ để chế diễu chế độ, ông đặt tên cho con chó trung thành giữ nhà là
« Mao » như họ của Mao Trạch Đông.
Cả nhà không hiểu kẻ gian nào làm chuyện gian ác này và để làm gì ?
Chỉ một ngày sau là họ có câu trả lời. Đêm 15/09, một ngày sau khi con
chó canh trộm bị giết, một toán công an đang đêm đập cửa ào vô nhà Hoàng
Trạch Vinh. Ông lão 81 tuổi bị đánh thức, bị buộc phải thay quần áo và
bắt khẩn cấp. Tất cả trang thiết bị điện tử từ điện thoại, máy điện toán
cho đến sách vở, tài liệu viết tay bị tịch thu để gọi là làm tang vật.
Sau đó một thời gian, gia đình mới nhận được lệnh bắt giam trong đó
nhà văn Hoàng Trạch Vinh bị quy tội « gây mất trật tự và kích động cãi
vã ».
Ông cụ 81 tuổi này thật sự phạm tội gì ? Tiếp xúc với nhà báo Pháp,
thân nhân của Hoàng Trạch Vinh dự đoán có lẽ ông bị trả thù vì một bài
thơ ngụ ngôn chỉ trích một ủy viên bộ Chính trị thiếu tư cách.
Một luật sư có kinh nghiệm biện hộ cho các nhà tranh đấu dự đoán :
nếu ông Hoàng Trạch Vinh bị kết án tù thì ông sẽ bi quy chụp tội danh
hình sự chứ không phải là do hoạt động chính trị :
Công an hành xử theo kịch bản quen thuộc. Đầu tiên là bắt đối tượng
bị cho là nói xấu chế độ. Rồi sau đó, họ mới tìm cách này cách kia ngụy
tạo “chứng cớ” để truy tố, để quy buộc tội hình sự bằng cách truy tìm
đời tư trong quá khứ hoặc ép cung bằng bạo lực hay bắt chẹt.
Đó là điều mà chính quyền Trung Quốc gọi là “xét xử theo pháp luật”.
Hàng loạt nhà báo, luật sư, đối lập, tu sĩ, tín đồ tôn giáo, giáo sư
đại học, thành viên các tổ chức dân sự và đối thủ chính trị biến thành
nạn nhân của chính sách siết chặt kiểm soát xã hội của Tập Cận Bình.
Theo đạo luật mới “chống phát tán tin đồn” và nhân danh chỉ thị cấm
“tiết lộ bí mật” trên báo chí, tòa án Trung Quốc có quyền kết án tù bất
cứ người nào. Vị luật sư giải thích:
Mục đích của chế độ là khủng bố tinh thần một số đông dân chúng, từng
bộ phận một, để cuối cùng, không một ai dám lên tiếng phát biểu gì cả.
Để làm cho các tiếng nói phản biện trong xã hội Trung Quốc phải im lặng,
phương tiện tinh vi nhất là bộ máy tư pháp vì đây là lớp sơn tạo cho
chính sách đàn áp một vỏ bọc “hợp pháp”.
Một luật sư khác, cũng có nhiều kinh nghiệm bảo vệ giới ly khai nhận xét:
Trong thập niên 90 đã có một số cải tiến về một nhà nước thượng tôn
pháp luật. Quy định về luật tố tụng dần dần được tôn trọng đôi chút. Tuy
nhiên đến năm 2009, tức là một năm sau Thế vận hội Bắc Kinh, thì tình
hình tư pháp xấu đi. Cho đến khi Tập Cận Bình lên nắm quyền thì mấy thẩm
phán không do dự sử dụng phương pháp du côn du đảng để dâng cấp trên
những bản án mà lãnh đạo mong chờ.
Trường hợp cụ thể nhất vừa xảy ra là vụ giáo sư kinh tế Ilham Tohti,
người Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương. Ông chỉ trích chính sách đồng hóa thô bạo
của Bắc Kinh đang thực hiện tại Tân Cương nhưng bị kết án tù chung thân
với tội danh “chủ trương ly khai”.
Để triệt hạ nhà trí thức được sinh viên kính trọng và quốc tế nể
phục, an ninh Trung Quốc đã sử dụng một đoạn băng vidéo thu lại một bài
giảng của ông tại giảng đường trong đó có đoạn liên quan đến lịch sử :
trước đây Tân Cương mang tên Đông Thổ là đất của sắc tộc Duy Ngô Nhĩ chứ
không phải của người Hán. Tòa án gọi đây là bằng chứng để bắt giam và
buộc tội giáo sư Ilham Tohti. “Bỏ đói tù nhân hàng chục ngày để ép cung”
Tháng Giêng năm nay, giáo sư Ilham Tohti bị công an đến tận căn hộ
trong cư xá đại học Bắc Kinh, nơi ông sống với người vợ và hai đứa con
thơ, bắt khẩn cấp giải về tận Tân Cương và nhốt vào một “xà lim” chật
hẹp trong một nhà tù ở thủ phủ Urumqi.
Trong nhà giam này, giáo sư Ilham Tohti bị bỏ đói trong nhiều giai
đoạn dài có khi hơn 10 ngày. Tay chân của ông bị cùm bằng còng sắt cắt
sâu vào da thịt.
Ngày 23/09, trong một phiên tòa dàn dựng theo kiểu Liên Xô cũ, giáo
sư người Duy Ngô Nhĩ này bị kết án chung thân với tội danh “ thông đồng
với báo chí nước ngoài” bởi vì ông đã trả lời câu hỏi của các phóng viên
quốc tế hoạt động tại Bắc Kinh. Bản án nặng nề không tương xứng này có
lẽ do “cấp lãnh đạo” chỉ thị.
Bất bình bản án này, một luật sư có tiếng tăm tại Bắc Kinh mà
Libération không đưa tên vì lý do an ninh, nhận định: Không phải là tình
trạng nhân quyền ở Trung Quốc không cải thiện. Phải nói là nhân quyền
càng ngày càng tệ hại. Theo quan điểm lập pháp thì Trung Quốc có một số
tiến bộ, chẳng hạn như bỏ các trại tù cải tạo lao động. Nhưng về mặt
pháp lý thì hoàn toàn thụt lùi đến mức tôi vô cùng bi quan cho nền tư
pháp Trung Quốc.
Nhiều đồng nghiệp của luật sư này đã bị bắt giam trong những tháng
gần đây như Phổ Chí Cường, bị buộc tội “gây mất trật tự, kích động cãi
vã”. Luật sư Đường Kinh Lăng thì bị tội “ âm mưu khuynh đảo chế độ” còn
Hứa Chí Vĩnh đã bị kết án 4 năm tù hồi tháng Tư năm nay, với tội danh
“tổ chức tập họp gây mất trật tự công cộng”.
Giáo sư Ilham Tohti là tiếng nói Trung Hoa độc lập duy nhất dám trình
bày công khai những nguyên nhân sâu xa đưa đến tình trạng xung đột sắc
tộc đẫm máu tại Tân Cương. Một khi “vô hiệu hóa” được tiếng nói này, Bắc
Kinh tha hồ tiếp tục chính sách đồng hóa các sắc dân thiểu số và áp đặt
quan điểm chính thống.
Nạn nhân thứ hai trong tương lai rất có thể là bà Tsering Woeser,
cũng từ Hoa lục, can đảm tố cáo những vụ việc nghiêm trọng xảy ra tại
Tây Tạng gây tang tóc tại vùng đất Phật, nơi mà phóng viên quốc tế bị
cấm vãng lai. Hơn 130 vụ tự thiêu xảy ra trong ba năm 2011-2014.
Nữ sĩ Tsering Woeser là người có quốc tịch Trung Hoa mang dòng máu
Tây Tạng sinh năm 1966 trong gia đình tôn sùng “cách mạng”. Tác giả của
hàng chục tác phẩm nghiên cứu, được 5 giải thưởng quốc tế, bà can đảm
chuyển đến báo chí Tây phương, qua internet, những thông tin liên quan
đến Tây Tạng.
Tsering Woeser đã trả giá khá nặng, bị quản thúc.Người thân trong gia
đình bị công an bảo vệ chính trị đe dọa coi chừng “hậu quả” nếu không
thuyết phục được nữ sĩ im lặng. Vì sợ mất việc, người em trai của bà
không dám “nói chuyện” với chị từ hai năm nay. “Sát kê dọa hầu”
Ilham Tohti, trước khi bị bắt, cũng bị nhiều áp lực tương tự. Bản
thân ông và gia đình bị công an thường phục đe dọa ám sát. Mục tiêu của
những lời hăm dọa này một mặt là để buộc ông phải im tiếng và mặt khác
để trấn áp những người tranh đấu khác theo mưu kế “ giết gà dọa khỉ”.
Để hù dọa giới phóng viên, an ninh chọn đối tượng cứng cỏi nhất để
đánh phủ đầu. Năm nay, nhà báo Cao Du, một phụ nữ 70 tuổi, biết rõ nhiều
việc cơ mật trong nội tình chóp bu đảng Cộng sản Trung Quốc đột nhiên
“mất tích” hồi tháng Tư. Đến tháng Năm, người ta thấy bà xuất hiện trên
đài truyền hình đọc “những lời thú nhận phạm tội tiết lộ bí mật quốc
gia”.
Bằng cách nào công an chính trị ép buộc nhà báo có uy tín này chấp
nhận tủi nhục tự tố cáo sĩ nhục mình làm ớn lạnh hàng chục triệu khán
giả màn ảnh nhỏ Trung Quốc ? Theo thân nhân của bà Cao Du, công an dọa
truy tố cả đứa con trai của bà nếu bà không tuân thủ.
Chế độ Tập Cận Bình điên tiết vì “tài liệu mật số 9” của bộ chính trị
bị tiết lộ. Tài liệu này do chính tay Tập Cận Bình biên soạn “tuyên
chiến với dân chủ và nhân quyền” :
“Chúng ta không nên để lan truyền những ý kiến khác biệt với quan
điểm của Đảng và đường lối chính sách của Đảng. Chúng ta cũng không để
cho các quan điểm chống lại quan điểm của lãnh đạo được phổ biến”.
Nhờ lòng can đảm và yêu chuộng tự do của một phụ nữ ở đúng chỗ, làm
đúng việc, mà chỉ đạo chiến lược của chủ tịch Trung Quốc về chính sách
10 năm tới đây trong tập tài liệu mật mang số 9 được công khai hóa. Ông
chỉ rõ kẻ thù của đảng Cộng sản Trung Quốc là “ dân chủ hiến định theo
mô hình Tây phương, giá trị phổ quát của nhân quyền, xã hội dân sự , tự
do báo chí, chủ thuyết tân tự do…”.
Bước ngoặt cực kỳ chuyên chế độc tài mà Trung Quốc đang bị lôi vào
vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của chính sách cải tổ cấu trúc của chế
độ. Chủ trương “tập thể lãnh đạo” do Đặng Tiểu Bình đề xướng vào năm
1997 đã bị thay thế.
Từ ngày lên cầm quyền và nắm hết ba chức vụ lãnh đạo cao nhất gồm chủ
tịch Đảng, chủ tịch Nước và chủ tịch Quân ủy Trung ương tức quân đội,
ông Tập Cận Bình không ngừng củng cố quyền lực.
Trước hết, ông tự phong chức vụ đứng đầu bốn “cơ quan chỉ đạo” gồm an
ninh, quốc phòng, kinh tế, cải cách tổng quát và kiểm duyệt mạng. Tiếp
theo đó, Tập Cận Bình khéo léo khai thác chiến dịch chống tham nhũng,
vừa để thu phục nhân tâm, vừa loại trừ một số đối thủ chính trị trong
đảng và thay thế bằng những kẻ trung thành hoặc những người chịu ơn.
Cuộc thanh trừng chính trị này, tuy không nói tên, năm 2013 đã dẫn
đến bản án chung thân cho Bạc Hy Lai, ngôi sao chính trị đang lên trong
chính trường độc đảng tại Trung Quốc và hàng chục ngàn cán bộ bị cách
chức, bị án tù vì tội danh tham ô.
Động thái kế tiếp của Tập Cận Bình là phát súng ân huệ dành cho cựu
trùm mật vụ Trung Quốc Chu Vĩnh Khang, nhân vật có thế lực nhất nhì
trong ban lãnh đạo tiền nhiệm. Ông Chu cũng bị kết tội tham nhũng. “Tôn sùng cá nhân lên ngôi”
Khi tấn công vào một thành viên của bộ Chính trị, Tập Cận Bình muốn
gửi thông điệp cảnh báo mọi người là không ai có thể chống lại ông. Nhân
vật được một số người gọi là “tân hoàng đế” huy động toàn bộ phương
tiện truyền thông vào cá nhân mình, tái lập hình ảnh “lãnh đạo tối cao”
theo mô hình Mao đã bị cấm từ khi Mao Trạch Đông qua đời.
Song song với những tuyên bố của Mao Trạch Đông mà Tập Cận Bình luôn
trích dẫn đưa vào diễn văn, “hoàng đế mới” còn sáng chế ra những ngạn
ngữ ca tụng cá nhân mình. Chẳng hạn như hồi tháng Tư, ông tuyên bố :
“vận tốc của đoàn tàu hỏa tùy thuộc vào đầu máy”.
Theo giáo sư Willy Lâm, một nhà phân tích chính trị có uy tín tại
Hồng Kông thì trái với nhà lãnh đạo cải cách Đặng Tiểu Bình, ông Tập Cận
Bình nhấn mạnh đến vai trò cá nhân: khả năng và phẩm chất của người thủ
lĩnh là chìa khóa thành công của đảng và nhà nước.
Một nhà dân chủ được Libération giấu tên phân tích: Trước thời Tập
Cận Bình, công an bảo vệ chính trị có mục tiêu duy nhất là kiểm soát xã
hội công dân. Họ bắt giam, trấn áp các nhà hoạt động dân chủ có uy tín
hoặc có hành động vượt qua là ranh giới hạn đỏ. Giờ đây, với Tập Cận
Bình, công an bảo vệ chính trị từ nay có nhiệm vụ tạo môi trường như thế
nào để xã hội công dân không còn không gian để sống”.
Theo thông tin mới nhất, từ khi phong trào tranh đấu “Cách Mạng Ô Dù”
diễn ra tại Hồng Kông, hàng loạt dân mạng Hoa lục bị bắt vì chia sẻ
tình đoàn kết.
Danh sách của Asia News vào ngày hôm qua là 17 người. Hôm nay có thêm
10 người trong đó có phụ nữ hoạt động nhân quyền Lý Đông Mai và thi sĩ
Vương Tạng bị mời về trụ sở công an.
Nếu hoàng đế Tập cư xử với dân Trung Hoa như vậy thì liệu tương lai
nào dành cho các dân tộc, đất nước láng giềng từ Tây Tạng, đến Tân
Cương, từ Hồng Kông xuống tận Đông nam Á, khu vực nằm trong tham vọng
biển đảo của Bắc Kinh ?
Trong 10 cuộc đổ máu lớn trong nhất lịch sử nhân loại, 2 là hai cuộc thế
chiến. 5 trong 8 biến cố kia xuất phát từ Trung Quốc. Rất khó cho bất
cứ dân tộc nào có thể hình dung nổi mức độ tàn bạo và tần số xảy
ra chỉ trong một quốc gia như thế! Cuộc nổi loạn ở Thái Bình Thiên Quốc
giữa thế kỉ 19 làm chết hơn 20 triệu người và mười năm sau, xung đột
giữa người Hán và người Hồi Giáo giết hại thêm 8-12 triệu nữa. Trong thế
kỉ 20, 20-30 triệu người chết dưới bàn tay của Mao Trạch Đông, chết
một phần do bị tàn sát, phần đông do cơn đói tạo ra bởi sự tàn ác và bất
tài bất lực.
Ai cũng biết lãnh đạo đảng CS Trung Quốc muốn duy trì quyền lực cho
chính họ. Nhưng lịch sử đen tối của quốc gia này cũng giúp giải thích
tại sao họ quyết tâm không nhượng bộ nhưng người đang biểu tình ở HK
đang muốn thay đổi dân chủ giả tạo bằng một nền dân chủ chân chính. Chủ
tịch Tập Cận Bình (TCB) và bè đảng của ông tin rằng sự kiểm soát của
đảng là con đường duy nhất đảm bảo ổn định cho quốc gia. Họ lo sợ nếu
đảng nới lỏng kiểm soát, Trung Quốc sẽ đi vào lộn xộn và thảm hoạ.
Họ đúng vì rằng độc tài chuyên quyền có thể duy trì được ổn định ngắn
hạn. Tuy nhiên, về lâu dài, chính lịch sử Trung Quốc đã chứng minh là nó
không thể mãi như thế được.
“Cách Mạng Ô Dù” ở HK – tên như thế do người biểu tình dùng cây dù để
chống chỏi với hơi cay của cảnh sát (và nắng mưa) – khởi động bởi một
quyết định của Trung Quốc cuối tháng 8 khẳng định rằng chức vụ Đặc Khu
Trưởng chỉ được chọn từ danh sách ửng cử viên mà Bắc Kinh đã định sẵn.
Những người biểu tình kêu gọi đảng CS TQ tôn trọng cam kết về dân chủ đã
kí với Vương Quốc Anh khi chuyển giao lãnh thổ HK lại cho TQ năm 1997.
Cũng như nhiều thứ khác ở nơi đây, biểu tình xảy ra rất trật tự và ngăn
nắp. Sau một đêm đấu đá với cảnh sát, sinh viên học sinh thu gom rác
trên đường phố và phân loại chai nhựa để gửi đi tái chế.
Với một số người đi biểu tình, dân chủ là một nguyên tắc sống. Còn những
người khác, cũng như giai cấp trung lưu trong lục địa, họ quan tâm hơn
về cơm áo gạo tiền và viễn ảnh tương lai nghề nghiệp. Họ muốn có được
đại diện chân chính của họ trong hệ thống cầm quyền bởi gì họ bất mãn
với cơ chế hiện tại. Động lực nào đi nữa, đây là một thử thách đầy cam
go cho đảng CS TQ. Nó không khác mấy những cuộc trỗi dậy lật đổ chế độ
độc tài trong những năm gần đây từ Cairo đến Kiev, và cũng không khác
hơn lần biểu tình của sinh viên ở Thiên An Môn 25 năm trước. Quyết định
bắn giết, đàn áp những người biểu tình ở đó đã thành công trong việc duy
trì ổn định tạm thời, nhưng cũng chính nó đã đánh mất lòng tin cậy của
thế giới đối với nhà cầm quyền TQ và của chính nhà cầm quyền với nhân
dân họ cho đến hôm nay.
Ở HK, đảng cầm quyền đang dùng cả hai phương thức của cộng sản và của
nhà cầm quyền thuộc địa cũ. Phát Ngôn Viên chính phủ tố giác những người
xuống đường là những kẻ “chính trị cực đoan” và “bàn tay đen” do “thế
lực ngoại bang thù địch chống TQ”; và “sẽ hứng chịu những gì họ gây
ra”. Ngôn từ rất quen thuộc xuất phát từ những giáo điều nhay đi nhay
lại lâu nay, ngôn từ cũng đã từng dùng để nhục mạ những người biểu tình ở
Thiên An Môn. Nó thể hiện quyết tâm không nhân nhượng đối với nhóm dân
chủ, cho dù ở HK hay bất cứ nơi nào trong lục địa Trung Hoa, và thể hiện
quan điểm của nhóm cầm quyền Bắc Kinh xem HK - một trung tâm thương mại
quốc tế đã và đang được tiếp tục ân hưởng tự do cao độ sau khi bàn giao
lại từ Anh Quốc - chỉ là một phần của TQ, một nơi mà những người bất
đồng quan điểm bị tố giác có mối quan hệ mờ ám với ngoại bang. Ông Tập
Cận Bình, một người đã từ lâu rất gần gủi với quan điểm và chính sách
của đảng đối với HK, hiểu rõ việc này hơn ai hết.
Cùng lúc đó, đảng dùng lại phương thức của chính quyền thuộc địa để đối
phó với những khó khăn địa phương. Cũng như nhà cầm quyền thuộc địa
trước đây – từng bị TQ chỉ trích – mua chuộc ảnh hưởng của nhóm nhà giàu
HK để ngăn ngừa bất ổn, Ông Tập đã có cuộc họp với nhóm siêu giàu của
HK để bảo đảm sự ủng hộ của họ cho quan điểm của ông về dân chủ. Những
người theo phía đảng cho rằng có doanh nhân bên cạnh tốt cho ổn định mặc
dù thực tế cho thấy dân chúng bắt đầu tỏ thái độ khinh bỉ nhóm tài
phiệt này.
Vậy mà sự phối hợp giữa hăm dọa, hoà hoãn và lựu đạn cay cho đến hôm nay
đã không lay chuyển được những người xuống đường. Bây giờ nhà cầm quyền
đang cố gắng chờ cho người đi biểu tình mệt mỏi rồi tự giải tán. Nhưng
nếu Ông Tập nghĩ rằng cách duy nhất để duy trì ổn định là chính quyền
(cần thiết phải) can thiệp mạnh để tái lập kiểm soát, có thể ông ta sẽ
dùng đến bạo lực. Đó là thảm hoạ cho HK, và như thế cũng không thể giải
quyết vấn đề ông đang đối phó. Chính Trung Hoa lục địa cũng đang bất ổn.
Lãnh đạo đảng CS đang cố gắng hết sức bưng bít không cho người Trung Hoa
lục địa biết gì về việc đang xảy ra ở HK. Dù vậy, những tin tức mới
nhất cũng có cách của nó tìm đến người dân sống trong lục địa, và kết
quả cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa chính quyền và nhân dân ở
nơi đây.
Cái khó khăn của đảng CS TQ là mặc dù trong nước hiện nay có ít tín hiệu
nhân dân trỗi dậy đòi hỏi dân chủ, những cuộc biểu tình chống chính
quyền địa phương và sự bực tức của dân qua mạng xã hội cho thấy rất
nhiều người không hài lòng với chế độ hiện nay. Đàn áp, hoà hoãn và bạo
lực có thể trấn áp cuộc biểu tình hiện nay ở HK, nhưng rồi sẽ có những
cuộc biểu tình khác, ở các địa phương khác sớm thôi.
Khi Tập Cận Bình thu tóm quyền lực, ông nói rất rõ là ông không dung
túng dân chủ kiểu tây phương. Trấn áp đòi hỏi của quần chúng có thể duy
trì ổn định tạm thời nhưng cái giá của nó là những cuộc nổi dậy mãnh
liệt hơn với hậu quả không lường. Trung Quốc cần tìm một phương án cho
dân tham gia xây dựng hệ thống chính trị mà không cần phải xuống đường
đấu tranh cho tinh thần dân tộc. HK với bề dầy lịch sử về tự do phát
biểu và mối quan hệ tách biệt với chính quyền trung ương, là một nơi lý
tưởng để thử nghiệm này bắt đầu. Nếu ông Tập muốn nắm bắt cơ hội đó, ông
có thể làm tốt hơn nhiều cho đất nước ông hơn tất cả vị hoàng để, các
lãnh đạo đảng trước đây, những người đã từng tranh đấu gai go để duy trì
ổn định trong xứ to lớn và đầy bạo lực.
Nguyễn Trần Sâm - Hồng Kông chỉ là phần đầu của một dây cháy chậm
Khi Đặng Tiểu Bình và giới cầm
quyền Trung Quốc đón nhận Hồng Kông (HK) về với đất nước này, hiển nhiên
họ có tính đến những mặt lợi và hại của việc đó.
Theo hiệp ước mà triều đình Mãn
Thanh ký với chính quyền VQLH Anh vào năm 1898, HK được trả về cho TQ
vào năm 1997. Tuy nhiên, nếu không muốn tiếp nhận, chính quyền TQ có thể
không đàm phán lại với Anh về việc này và mặc kệ cho Anh làm gì thì làm
với khu vực này, kể cả để mặc cho nó tồn tại như một thể chế hoàn toàn
độc lập.
Tất nhiên, đó chỉ là một khả năng
lý thuyết. Trên thực tế, HK đối với TQ là một miếng mồi quá béo bở đến
mức không thể nào bỏ qua. Ngay từ khi nó vẫn thuộc Anh, nhà cầm quyền TQ
đã thu được những nguồn lợi đáng kể từ việc giao thương với thế giới
bên ngoài qua cửa ngõ này. (Ngay cả chính quyền Việt Nam, trong khi chưa
biết gì đến khái niệm thị trường, cũng đã có một “thương vụ quán” ở HK
để kiếm lợi qua những vụ “đánh quả” ở đó.) Tập đoàn Đặng Tiểu Bình thừa
hiểu rằng HK sẽ tiếp tục đem lại cho họ những nguồn lợi đáng kể, có thể
không chiếm tỉ trọng đến hàng chục phần trăm trong GDP của TQ, nhưng rất
quan trọng đối với quyền lợi của giới cầm quyền.
Mặt khác, việc tiếp nhận HK trở
lại chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng đối với chế độ độc đảng ở TQ. Nước
này chỉ có thể được lợi từ HK, nếu nó tiếp tục là trung tâm thương mại
và tài chính lớn của thế giới. Nhưng muốn như vậy, chính quyền TQ buộc
phải để nó tồn tại theo một quy chế riêng, khác xa so với “đại lục”. Nói
đơn giản là chính quyền Bắc Kinh không thể can thiệp thô bạo vào hoạt
động thương mại và đời sống chính trị ở đây. HK phải được tồn tại trong
chế độ đa đảng, và người dân phải có những quyền tự do giống như ở các
nước tư bản, cho dù trong đàm phán, phía Anh có nêu ra những yêu cầu đó
hay không. (Nếu những điều kiện đó không đem lại lợi ích nào cho giới
cầm quyền Bắc Kinh thì họ không bao giờ thực hiện.) Chính vì lẽ đó, Đặng
Tiểu Bình đã phải chấp nhận thực tế “nhất quốc lưỡng chế”.
Đương nhiên, Đặng phải nghĩ đến
các đối sách để không cho chế độ ở HK lan sang “đại lục” hoặc dần dần vô
hiệu hóa hoặc làm giảm vai trò của HK. Để thực hiện ý đồ thứ hai, ông
ta cho xây dựng đặc khu Thâm Quyến để thay thế dần HK. Còn để ngăn chặn
các ảnh hưởng của chế độ HK đối với đại lục, chắc là chính quyền chưa
thể có một hệ thống các biện pháp đáng tin cậy ngay từ đầu, nhưng họ hy
vọng với truyền thống đầy mưu ma chước quỷ, họ sẽ tìm ra cách thích hợp
để “cải hóa” HK theo ý họ.
Chiêu bài “nhất quốc lưỡng chế”
cũng được họ dùng để ve vãn Đài Bắc, với hy vọng đến lúc nào đó chính
quyền Đài Bắc sẽ chấp thuận “về” với TQ đại lục.
Tuy nhiên, những người tin vào
tính quy luật của tiến trình lịch sử thì cho rằng: Dù chính quyền Trung
Nam Hải có ma mãnh bao nhiêu đi nữa, họ cũng chỉ có thể làm chậm, chứ
không thể nào chặn đứng được làn sóng dân chủ hóa tràn tới đại lục từ
HK. Chế độ “khác” (dân chủ đa đảng) ở nước khác có thể ít tác động được
tới tâm trí người dân TQ, nhưng cái chế độ khác này, một khi tồn tại
ngay trong lòng nhà nước Trung Hoa thì là chuyện khác. Cũng là người dân
TQ, cùng sống trong một quốc gia do đảng CSTQ cai quản, mà nhóm người
này được hưởng tự do dưới chế độ dân chủ đa đảng, nhóm người khác lại
không được hưởng những thứ đó. Người dân TQ sẽ so sánh, sẽ nhận ra rằng
cái đảng đang nắm yết hầu của họ thực ra vẫn chấp nhận được chế độ khác,
miễn là nó đem lại quyền lợi. Như vậy, việc cai quản họ bằng bàn tay
sắt chẳng qua cũng chỉ vì vấn đề quyền lợi của các cá nhân trong tập
đoàn cầm quyền mà thôi. Họ sẽ tự hỏi: Phải chăng họ là loại người thấp
kém hơn dân HK? Và câu hỏi đó sẽ thôi thúc những người có ý thức làm
người, lan truyền trong cộng đồng, tạo ra những xung lực cho cuộc đấu
tranh vì quyền sống, quyền được làm người. Đặc biệt, những đợt sóng đấu
tranh vì quyền dân chủ của dân HK sẽ đem đến cho dân TQ đại lục những
bài học quý giá. Tôi nghĩ, chỉ riêng câu nói được truyền tụng trong
những ngày này ở HK: “Họ không thể giết hết chúng ta!” cũng đã lay động
hàng triệu con tim dân TQ đại lục (và Việt Nam), đem lại niềm tin cho
những người khát khao tự do, dân chủ.
Trong những ngày sắp tới, phong
trào dân chủ ở HK có thể gặp phải những khó khăn đáng kể. Nhưng, trong
bối cảnh thế giới hiện nay, chúng ta tin rằng sự nghiệp của những người
đòi dân chủ ở HK sẽ thắng lợi trong tương lai gần, và sẽ là khởi đầu cho
một phong trào mạnh mẽ ở cả những nơi khác nữa.
Hồng Kông giống như khúc đầu của một dây cháy chậm đã được châm lửa nối tới một quả bộc lôi.
NGUYỄN TRẦN SÂM
(Blog Đào Hiếu)
-Cảnh sát HK bắt kẻ tấn công biểu tình
BBC
Đường phố Hong Kong đã yên bình vào sáng thứ Bảy
Cảnh sát Hong Kong đã bắt giữ 19
người, trong đó có những người bị nghi thành viên của Hội Tam Hoàng,
với cáo buộc họ tấn công người biểu tình đòi dân chủ.
Cuộc xô xát hôm 3/10 đã khiến cho cuộc đàm phán giữa người biểu tình và chính quyền Hong Kong hoãn lại.
Cảnh sát bác bỏ cáo buộc rằng họ móc nối với những người dùng bạo lực tấn công người biểu tình.
Trước đó, ông Lương Chấn Anh, đặc khu trưởng Hong Kong, đã đề xuất đàm phán để tháo ngòi nổ cuộc khủng hoảng chính trị.
Tuy nhiên sau đó đã xảy ra xung đột khi những người tức giận do
sinh hoạt của họ bị biểu tình làm gián đoạn đã tìm cách tháo dỡ lều và
rào chắn.
Yên bình trở lại
Vào sáng thứ Bảy ngày 4/10 không khí đã yên bình trên đường phố Hong Kong.
Trước đó, Liên đoàn Sinh viên Hong Kong, vốn là một bên được chính
quyền mời đến bàn đàm phán, đã ra thông cáo nói rằng họ ‘dẹp’ đàm phán
sang một bên. Thời gian và địa điểm cuộc đàm phán chưa bao giờ được
xác nhận.
“Chính quyền đã để cho bọn xã hội đen tấn công những người biểu tình
ôn hòa của Occupy Central. Họ đã cắt đứt con đường đối thoại và sẽ phải
chịu trách nhiệm về hậu quả,” thông cáo của họ viết.
Hiện chưa rõ thông cáo này có phản án lập trường của các nhóm khác tham gia vào cuộc biểu tình hay không.
Ông Benny Tai, lãnh đạo của Occupy Central, nói với BBC rằng tổ chức của ông vẫn chỉ đang xem xét việc tẩy chay đàm phán.
Tuy nhiên ông cáo buộc cảnh sát đã không bảo vệ người biểu tình trước các cuộc tấn công và tình hình này không thể tiếp diễn.
“Sẽ rất là khó để duy trì tinh thần đối thoại nếu chính quyền không
ngăn những vụ việc này xảy ra với những người biểu tình ôn hòa,” ông
nói.
Hiện chính quyền chưa có phản ứng trước việc hoãn đàm phán.
Nhưng tại một cuộc họp báo vào tối ngày 3/10, cảnh sát đã tường thuật lại những gì đã xảy ra.
Những người đeo dải băng xanh bày tỏ sự ủng hộ với cảnh sát Hong Kong
Họ bác bỏ cáo buộc từ phía những người biểu tình rằng họ đã hành động ‘có phối hợp’ với những người muốn phá biểu tình.
Họ cho biết trong số 19 người họ bắt giữ thì 8 người có ‘có dính líu
đến Hội Tam Hoàng’, một tổ chức xã hội đen khét tiếng ở Hong Kong.
Theo phóng viên BBC Martin Patience ở Hong Kong thì sự hiện diện
của những người này nhắc nhở mọi người rằng không phải ai ở Hong Kong
cũng ủng hộ biểu tình.
Ít nhất một số người bất bình với cuộc biểu tình dường như là người dân tức giận vì cuộc sống của họ bị xáo trộn.
“Tôi không ủng hộ Occupy Central. Chúng tôi còn phải làm việc và
kiếm tiền. Occupy chỉ trò chơi,” một công nhân xây dựng nói tên là Lee
nói với hãng tin AFP.
“Chúng tôi những người Hong Kong cần phải ăn chứ,” một người khác nói.
Campuchia: người biểu tình đốt cờ VN, kêu gọi tẩy chay hàng Việt
Người biểu tình Khmer Krom và Campuchia đốt cờ Việt Nam trước ĐSQVN ngày 4/10/2014.
Thể hiện sự bất bình
Khoảng hai trăm người Khmer gốc Nam Bộ và nhiều người Campuchia đã bắt
đầu biểu tình chống Việt Nam trước Đại Sứ Quán Hà Nội tại thủ đô Phnom
Penh lần thứ tư. Dự kiến cuộc biểu tình chống Việt Nam lần này sẽ kéo
dài năm ngày, tức từ ngày 4 đến ngày 8 tháng 10.
Kể từ cuộc biểu tình lần đầu đòi một đại diện của sứ quán Việt Nam tại
Campuchia xin lỗi về tuyên bố của ông liên quan đến vùng đất Nam Bộ,
đến nay đã thấy tâm lý bài Việt hay chống Việt Nam ở xứ chùa Tháp đang
dân cao.
Khác với những cuộc biểu tình trước đây chỉ đòi Tham tán chính trị,
người phát ngôn của ĐSQVN Trần Văn Thông lên tiếng xin lỗi công khai,
cuộc biểu tình lần này đã bắt đầu bằng cuộc vận động người dân Campuchia
tẩy chay hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam; trục đuổi người Việt sống
bất hợp pháp và nói không với quan hệ Việt Nam với lý do ‘cán bộ Ngoại
giao Việt Nam đã xuyên tạc lịch sử’.
Nếu Việt Nam không chấp nhận sự thật, không xin lỗi thì Việt Nam nên
rút tòa Đại sứ về Hà Nội. Nếu không, tôi sẽ tiếp tục đốt cả trăm lá cờ
Việt Nam. - Nhà sư Sơn Hải
Từ lúc 8 giờ sáng, những người biểu tình mang cờ Campuchia, trang trí
băng rôn với nội dung ‘Việt Nam là kẻ xâm lược Campuchia, phải thất
bại’, ‘Việt Nam là những tên trộm lịch sử, phải xin lỗi công dân
Campuchia’ và ‘người dân Campuchia không chào đón Đại sứ quán Việt Nam
tại Campuchia’ đã được người biểu tình treo trước Đại sứ quán Việt Nam.
Ông Thạch Sêtha, Giám đốc Cộng đồng Khmer Kampuchia Krom, người đứng
đầu cuộc biểu tình cho biết những người biểu tình sẽ tụ tập phản đối
Việt Nam trước Đại sứ quán 3 ngày, tức từ ngày 4 đến ngày 6/10, hai ngày
còn lại sẽ tập trung tại Công viên Tự do. Ông cho biết những yêu sách
của người biểu tình:
“Chúng tôi đến đây để thể hiện sự bất bình, phản đối Việt Nam, đồng
thời yêu cầu người phát ngôn Đại sứ, chính phủ Việt Nam hay đại diện
Việt Nam phải xin lỗi công khai tại đây. Chúng tôi muốn Việt Nam công
nhận sự thật lịch sử và không xuyên tạc chúng tôi đòi vùng đất Nam Bộ
và chúng tôi cực lực phản đối những lời lẽ quy chụp.
Tôi yêu cầu tất cả người dân Campuchia ở trong và ngoài nước không
dùng hàng hóa Việt Nam, chấm dứt dịch vụ của Việt Nam vài tháng và
không sử dụng sim điện thoại của hãng Metfone do Tập đoàn viễn thông Viettel đầu tư.”
Sau khi được nghe người đứng đầu đoàn biểu tình phát biểu như trên,
nhiều người tham gia đã bắt đầu đập bỏ điện thoại của họ do hãng Metfone
sản xuất và bẻ đôi sim điện thoại Metfone.
Còn những người biểu tình khác cùng một số nhà sư đã bắt đầu dẫm đạp cờ
đỏ sao vàng và hô vang ‘Việt Nam không thể làm theo ý muốn, nhân sĩ
trí Campuchia và Khmer Krom không phải là con rối của Việt Nam.’
Người biểu tình
Campuchia phát logo tẩy chay hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam trong cuộc
biểu tình trước ĐSQVN ngày 4/10/2014. RFA PHOTO/QUỐC VIỆT.
Sau đó, người biểu tình bắt đầu lấy cờ Việt Nam ra đốt. Chỉ trong vòng
20 phút, người biểu tình đã đốt hết 320 cờ Việt Nam làm bằng giấy và 4
cờ đỏ sao vàng làm bằng vải.
Nhà sư Sơn Hải, người gốc Trà Vinh nói với báo chí sau khi đốt cờ Việt Nam:
“Nếu như ông Trần Văn Thông muốn chấm dứt vấn đề thì ông phải ra xin
lỗi và nói rõ lịch sử vùng đất Kampuchia Krom (Nam Bộ). Cùng lúc này,
chúng tôi đòi chính phủ Việt Nam tôn trọng truyền thống văn hóa, tôn
giáo của người Khmer Krom. Việt Nam cũng phải đề cao cho người Khmer
Krom được phát huy truyền thống văn hóa dân tộc và chính phủ phải lập
tức thả các vị sư đang bị bắt giữ trong tù một cách bất công do bị chụp
mũ.
Nếu Việt Nam không chấp nhận sự thật, không xin lỗi thì Việt Nam nên
rút tòa Đại sứ về Hà Nội. Nếu không, tôi sẽ tiếp tục đốt cả trăm lá cờ
Việt Nam.”
Có thể tẩy chay hàng Việt Nam?
Trong lúc người biểu tình tụ tập trước ĐSQVN từ 8 giờ sáng đến 5 giờ
chiều, khoảng một trăm cảnh sát chống bạo động và công an đã dựng hàng
rào để đảm bảo an ninh và không để người biểu tình tiến đến gần Đại sứ
quán. Đại sứ quán Việt Nam đã đóng cửa và cũng không có quan chức nào ra
giải thích hay gặp người biểu tình.
Tuy nhiên, trước đó người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình
khẳng định rằng lập trường của Việt Nam về vấn đề này là rõ rằng và
nhất quán. Việt Nam đề nghị chính quyền Campuchia có các biện pháp hữu
hiệu để ngăn chặn các hoạt động sai trái, không phù hợp với quan hệ láng
giềng hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia.
Còn Long Dimanche, người phát ngôn của Tòa Đô Chính Phnom Penh cho biết
chính phủ đã thông báo đến người biểu tình rằng chính phủ không cho
phép họ tụ tập, gây mất trật tự trước Đại sứ quán Việt Nam.
Em không tin họ tẩy chay được hàng Việt Nam vì ở đây toàn là hàng Việt
Nam, giá rẻ. Còn hàng Thái không bán ở đây được vì giá cao, bán không
ra.
-Anh Trường Giang
Ông Long Dimanche xác nhận với RFA: “Cuộc biểu tình đã làm ảnh hưởng
đến thường dân ở khu vực đó, đặc biệt gây mất trật tự và làm phiền đến
ĐSQVN. ĐSQVN là đại diện cho chủ quyền Việt Nam, trường hợp người biểu
tình phản đối, bao vây ĐSQVN thì không khác gì bắt ĐSQVN làm con tin.
Do đó, chính phủ sẽ xử lý nhóm người này theo luật pháp.”
Quay lại chuyện vận động tẩy chay hàng hóa và chấm dứt dịch vụ của Việt
Nam, các nhà kinh doanh Việt Nam đang làm ăn tại thủ đô Phnom trả lời
RFA giống nhau rằng họ không quan tâm đến nhóm người này.
Anh Trường Giang, Chủ cửa hàng bán giầy dép trước ĐSQVN cho chúng tôi biết:
“Em thấy bình thường, không gì phải sợ, không ảnh hưởng gì đến buôn
bán vì đã quen rồi. Họ biểu tình nhưng không làm gì được mình, sợ là sợ
người biểu tình bị cảnh sát đàn áp thôi.
Em không tin họ tẩy chay được hàng Việt Nam vì ở đây toàn là hàng
Việt Nam, giá rẻ. Còn hàng Thái không bán ở đây được vì giá cao, bán
không ra. Nếu chính phủ vận động tẩy chay cả nước thì phải sợ, còn nhóm
người này không sao. Họ theo nhau thôi. Tình hình ở đây bình thường
không cần lo. Lo là lo vụ chính quyền đuổi người Việt về nước.”
Hiện Việt Nam đầu tư 143 dự án với tổng số vốn hơn 3,2 tỷ USD tại
Campuchia. Phần lớn các dự án đầu tư vào trồng cây công nghiệp, xây
dựng, khai khoáng và thủy điện.
Chính phủ hai nước đang phấn đấu đưa kim ngạch thương mại đạt 5 tỷ USD vào năm 2015.
Giới phân tịch Campuchia cho rằng biểu tình vận động chấm dứt hàng hóa
và dịch vụ của Việt Nam là một hành trình dài và khó đạt được như mong
muốn. Nhưng phần nào đó là phong trào vận động ôn hòa gây sức ép lên
chính phủ hai nước buộc phải giải quyết những yêu sách của họ.