Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

Hong Kong chỉ là điểm khởi đầu

  • Mỹ đưa vũ khí cho Việt Nam chống xâm lược (RFI) - Gần 40 năm sau khi chiến tranh kết thúc, Hoa Kỳ và Việt Nam có lẽ đang trở thành bạn hữu. Quan hệ thương mại song phương lên đến 20 tỷ đô la mà xuất siêu nghiêng về phía Việt Nam. Washington vừa lấy một quyết định lịch sử, hủy bỏ một phần cấm vận vũ khí bán cho Hà Nội. Hành động này mang ý nghĩa chính trị nhiều hơn là tiền bạc.
  • Mỹ bỏ một phần cấm vận vũ khí Việt Nam (RFI) - Sau 40 năm cấm vận, Hoa Kỳ sẽ bán vũ khí sát thương cho Việt Nam để giúp kẻ thù cũ bảo vệ biển đảo. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ hai nước. Quyết định này được Ngoại trưởng John Kerry thông báo với đồng nhiệm Phạm Bình Minh trong cuộc hội đàm hôm qua 02/10/2104 tại Washington.
  • Hồng Kông : Chính quyền mong phong trào phản kháng ‘tự phân hủy' (RFI) - Bên cạnh thời sự Pháp chiếm tựa đầu các trang nhất hôm nay với cuộc chạy đua giành chiếc ghế chủ tịch đảng cánh hữu UMP của cựu Tổng thống Sarkozy, thờ i sự quốc tế được chú ý rộng rãi vẫn là cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông.
  • Hồng Kông : Người biểu tình đụng độ « quần chúng tự phát » (RFI) - Căng thẳng lên đến cực độ tối nay 03/10/2014 tại Hồng Kông, khi xảy ra những cuộc xung đột dữ dội giữa những người biểu tình đòi dân chủ với hàng trăm người bực tức trước phong trào phản kháng. Các lãnh tụ sinh viên loan báo sẽ không tham gia đối thoại với chính quyền, cho rằng cảnh sát đã để cho côn đồ tấn công người biểu tình.
  • Người Hồng Kông biểu tình lịch sự (RFI) - Xin lỗi vì đã làm phiền, thu nhặt rác, học bài…Những người biểu tình đòi dân chủ đã chiếm lĩnh các đường phố Hồng Kông có cách hiểu cụm từ « chiến dịch bất tuân dân sự » rất chu đáo.
  • Hồng Kông: Đối thoại mong manh (RFI) - Một ván bài tẩy hay chỉ là nhát gươm chém vào nước lạnh? Đa số các nhà phân tích đều dửng dưng trước thỏa thuận đối thoại giữa chính quyền Hồng Kông và sinh viên. Họ cho rằng không bên nào có ý định nhượng bộ.
  • Úc tham gia liên minh chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (RFI) - Hôm nay, 03/10/2014, Thủ tướng Úc Tony Abbott cho biết chính phủ nước này đã cho phép quân đội tham gia liên minh quốc tế, tiến hành các vụ oanh kích và triển khai lực lượng đặc nhiệm để chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Irak.
  • Việt Nam được lợi gì khi Mỹ dỡ lệnh cấm bán vũ khí? (BaoMoi) - Hôm qua, tại cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Phạm Bình Minh đang trong chuyến thăm Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
  • Quốc tế đưa tin Mỹ nới lỏng cấm bán vũ khí cho VN (BaoMoi) - Các phương tiện truyền thông quốc tế như AP, Bangkokpost, New York Times, Reuters... đồng loạt đăng tải thông tin Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí cho VN nhằm hỗ trợ VN cải thiện an ninh hàng hải.
  • 'Dư địa quan hệ Việt - Mỹ còn nhiều' (BaoMoi) - Tuyên bố gỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho VN phản ánh mức độ quan hệ Việt - Mỹ diễn tiến tích cực. Nhưng việc dỡ bỏ một phần chứ không phải toàn bộ cho thấy ẩn ý hai bên cần đẩy mạnh giao lưu trao đổi, thúc đẩy sự tin tưởng, quan hệ lên một bước cao hơn.
  • Miến Điện dự trù giam giữ vô thời hạn người Rohingya (RFI) - Tổ chức Human Rights Watch hôm nay, 03/10/2014, ra thông cáo lên án Miến Điện dự trù giam giữ vô thời hạn những người Hồi giáo Rohingya nào từ chối xin nhập quốc tịch Miến Điện với danh nghĩa là người bengali ( gốc Bangladesh ).
  • Virus Ebola lan ra toàn nước Liberia (RFI) - Tổng thống Liberia cho hay, toàn bộ 15 tỉnh của đất nước này thông báo có những trường hợp bị nhiễm virus Ebola. Đây là quốc gia phải hứng chịu dịch bệnh nghiêm trọng nhất và cũng từ nước này, virus Ebola lây lan sang Hoa Kỳ.
  • Ngân hàng Mỹ JP Morgan Chase bị tin tặc (VOA) - Đại ngân hàng JP Morgan Chase của Mỹ vừa tiết lộ hơn 76 triệu khách hàng và tài khoản thương mại bị lộ dữ liệu trong một trong những vụ tấn công an ninh mạng lớn nhất trong lịch sử
  • Hoa Kỳ đạt thỏa thuận giảm nợ cho Indonesia (RFA) - Hoa Kỳ vừa đạt được thỏa thuận giảm nợ cho Indonesia để đổi lại việc Jakarta cam kết một chương trình trị giá 12 triệu đô la bảo vệ các loại vật đang có nguy cơ bị tuyệt trủng ở đảo Sumatra.
  • Ukraina : Chiến sự tiếp diễn tại sân bay Donetsk (RFI) - Sau cuộc tấn công dữ dội vào sân bay hôm 02/10/2014 và vụ oanh kích đầu tiên vào trung tâm thành phố khiến một nhân viên người Thụy Sĩ của Hồng thập tự Quốc tế thiệt mạng, Donetsk hôm nay 03/10/2014 khá yên tĩnh. Nhưng người ta lo ngại một đợt bạo động mới sẽ bùng lên.
  • Báo chí nóng tin Hong Kong: một lá bài mới (RFA) - Báo chí Việt Nam được rộng cửa đưa tin bài và hình ảnh về các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong. Điều này trái với thông lệ trong quá khứ là không đưa tin nhạy cảm mà Bắc Kinh không hài lòng. Phải chăng Chính quyền thay đổi cách ứng xử và cũng đủ tự tin vì đã kiểm soát chặt chẽ giới thanh niên sinh viên học sinh.
  • Phe biểu tình yêu cầu chính phủ bảo vệ họ (RFA) - Các lãnh đạo phe biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong hôm qua thề sẽ không nói chuyện với chính phủ trừ khi những vụ tấn công có tổ chức nhắm vào người biểu tình được chấm dứt.
  • Hồng Kông : Tình hình vẫn căng thẳng (RFI) - Tình hình tại Hồng Kông vẫn căng thẳng sau khi những người biểu tình đòi dân chủ xung đột với cảnh sát trước trụ sở chính quyền địa phương, mặc dù giới lãnh đạo Hồng Kông và sinh viên đã thỏa thuận sẽ mở đối thoại. Hôm nay, 03/10/2014, đa số những người biểu tình tập hợp đông đảo trong đêm qua trước trụ sở chính quyền Hồng Kông đã trở về nhà, nhưng hàng trăm người vẫn kiên quyết bám trụ đường phố.
  • IAEA sẽ họp với Iran vào tuần tới (RFA) - Một nhóm các chuyên gia của Cơ quan Nguyên tử năng quốc tế (IAEA) sẽ đến thăm Tehran vào tuần tới để họp bàn với chính phủ Iran về chương trình hạt nhân của nước này.
  • TQ: Một học giả Uighur nộp đơn kháng án (RFA) - Ông Ilham Tohti, một học giả nổi tiếng người Uighur bị Trung Quốc buộc tội ly khai, vừa nộp đơn kháng án. Luật sư của ông này cho biết như vậy vào hôm qua.
  • Lãnh đạo Anh, Afghanistan họp ở Kabul (VOA) - Thủ tướng Anh nói, trong cuộc họp báo, dù rút về toàn bộ binh sĩ tác chiến vào cuối năm nay, nhưng Anh sẽ tiếp tục hỗ trợ phát triển lực lượng Afghanistan
  • Đồn trú quân sự luân phiên trong tái cân bằng của Mỹ ở châu Á (BaoMoi) - Tăng cường hiện diện luân phiên của Mỹ ở Đông Nam Á và Australia không có nghĩa là Washington cắt giảm đồn trú quân sự thường trực. Đơn giản, đó sẽ là một thành tố quan trọng trong chiến lược tái cân bằng của Mỹ tại châu Á. Đó là thông điệp được Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Amy Searight đưa ra, được tờ Asahi Shimbum của Nhật Bản đăng tải hôm 2/10.
  • Mỹ -Ấn lần đầu tiên đưa ra thông cáo chung về Biển Đông (BaoMoi) - Lần đầu tiên Mỹ và Ấn Độ đã đưa ra một quan điểm chung về vấn đề Biển Đông khi Tổng thống Mỹ Obama và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đều bày tỏ quan ngại về tình hình “gia tăng căng thẳng trong tranh chấp lãnh hải” ở Biển Đông và yêu cầu các bên phải chấp hành những quy định quốc tế.
  • Bắc Kinh có thể tuyên bố vùng ADIZ ở Biển Đông (BaoMoi) - PNO – Trang mạng Philippine Star dẫn lời một quan chức an ninh cấp cao của Philippines cho biết việc Trung Quốc phát triển và cải tạo các rạn san hô đang tranh chấp ở Biển Đông là một phần trong kế hoạch thiết lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mới trong khu vực.
  • Tàu Trung Quốc vào vùng biển tranh chấp với Nhật Bản (BaoMoi) - Hãng tin Nhật Bản Kyodo dẫn thông báo của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết sáng 3/10, ba tàu của Lực lượng tuần tra bờ biển Trung Quốc (CCG) đã đi vào lãnh hải Nhật Bản, gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư (Diaoyu) trên Biển Hoa Đông.
  • Thời điểm Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông không còn xa? (BaoMoi) - (Petrotimes) – Báo Philippines Star mới đây đã dẫn lời một số quan chức quốc phòng và an ninh cấp cao của Manila lên tiếng báo động rằng, các hoạt động cải tạo địa hình và xây dựng cơ sở trên các bãi đá, rạn san hô mà Bắc Kinh đã chiếm đóng tại vùng quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam – PV) là một phần kế hoạch của Trung Quốc, nhằm đơn phương thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
  • Lộ bằng chứng TQ lại ‘xây’ thêm đảo mới tại Trường Sa (BaoMoi) - (PLO) - Không chỉ cố tình xây dựng trái phép nhiều công trình tại Gạc Ma, tạp chí quân sự HIS Jane’s (Vương quốc Anh) mới đây công bố hình ảnh chụp từ vệ tinh, chứng minh Trung Quốc đã cố tình xây thêm đảo mới tại quần đảo Trường Sa.
  • Nghệ An: Vận động hơn 7,6 tỷ đồng ủng hộ biển đảo (BaoMoi) - Thực hiện công văn số 4701 của UBTƯMTTQ Việt Nam và công văn số 5144 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ủng hộ chiến sĩ, kiểm ngư và ngư dân đang làm nhiệm vụ bảo vệ Biển Đông, trong thời gian qua MTTQ tỉnh Nghệ An đã vận động, kêu gọi từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp số tiền hơn 7,6 tỷ đồng.
  • Khẳng định chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa (BaoMoi) - Chiều 2/10, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc có kế hoạch triển khai đưa một tàu chế biến cá ra bãi Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nói: “Chúng tôi có biết thông tin này và đang theo dõi chặt chẽ tình hình ở Biển Đông”.
  • Trung Quốc xây đảo bất hợp pháp ở Trường Sa (BaoMoi) - Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam được tổ chức chiều qua (2/10) tại Nhà khách Chính phủ, Người phát ngôn Lê Hải Bình đã tái khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên Biển Đông.
  • Tin nóng: Mỹ đồng ý bán vũ khí 'vì an ninh hàng hải' cho Việt Nam (BaoMoi) - (PLO)- Ngay sau các cuộc gặp gỡ giữa Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và người đồng cấp, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Washington, Mỹ đã tuyên bố dỡ bỏ một phần các lệnh cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam. Lệnh dỡ bỏ này sẽ được áp dụng chỉ đối với các loại vũ khí “vì mục đích an ninh hàng hải”.

Hong Kong chỉ là điểm khởi đầu

Năm 2014 là một năm với mình – một người được đào tạo chuyên ngành về quan hệ quốc tế, thật là sôi động. Đầu tiên, các sự kiện ở Ucraina, Nga “nhảy” vào Crimée, “Người Tân Cương ở Bắc Phong Sinh”; rồi sau đó là sự kiện giàn khoan HD-981...
Mình đã từng viết vào thời điểm đó, ở chỗ nào đó: chưa bao giờ chúng ta thấy “chông chênh” đến vậy. Lúc đó khi chat chit với các bạn cùng chia sẻ quan tâm, rằng “Trung Quốc hoàn toàn không hề mạnh như người ta tưởng khi hành động ở biển Đông như vậy”, mình rất nhớ đến câu nói của nhân vật chính trong chuyện “Tuyết bỏng” của Iuriy Bondarev, trung tướng Bessonov: “Không nên tin rằng sức mạnh của địch là vô hạn.” Có bạn hỏi: “Trung Quốc họ ghê gớm như thế, giàu có như thế, họ gây sự là mình (Việt Nam) chết!” – đúng vậy, họ gây sự là ta mệt mỏi. Nhưng họ cũng chưa đủ mạnh để quậy được lâu hơn và xa hơn, nên họ chỉ quậy như vậy ở địa bàn như vậy thôi. Mà họ mới chỉ có làm như vậy, Việt Nam ta đã lao đao rồi – với Trung Quốc một Việt Nam như hiện nay cùng tương đồng về thể chế chính trị, có lợi hơn là để một Việt Nam đại loạn. Với Trung Quốc, Việt Nam đại loạn không khác gì Tân Cương Tây Tạng Nội Mông đại loạn. Vì thế, hồi đó mình đã có ý kiến, mối nguy của Trung Quốc không chỉ là nạn tham nhũng ở trong nước, mà có một mối nguy lớn hơn, là ly khai. Không ở chỗ nọ, thì ở chỗ kia. Và từ cách đây mấy tháng, Hong Kong đã manh nha, thì nay những cơn phản kháng đã nổ ra.
Chính quyền Hong Kong nói họ sẽ không dùng vũ lực đối với người biểu tình
Ông Tập Cận Bình rõ ràng chưa giải được bài toán dân chủ của dân Hong Kong đang đòi. Vậy dân chủ là cái gì? Xin nói sơ lược về điều này, vì mấy hôm nay có nhiều bạn trẻ có vẻ rất… “dư luận viên”, viết chỗ này, chỗ khác… rằng “đừng có mơ dân chủ kiểu phương Tây”. Thật lòng mình không rõ, dân chủ kiểu phương Tây là cái kiểu gì, nhưng xin cắt nghĩa lại một lần nữa, điều mình đã được học và viết nhiều lần ở các diễn đàn trực tuyến khác nhau. “Dân chủ” là một từ có nguồn gốc Hy Lạp, “Democratic” hay tiếng Hy Lạp “Demokratia (δημοκρατία)” trong đó “Demos” là nhân dân và “Kratos” là chính quyền, quyền lực – khi học về Nhà nước Athens thì sinh viên luật nào cũng phải học điều này cả. “Dân chủ” như thế, là người dân phải được tham gia vào quản lý xã hội, mà một trong những biểu hiện của nó là “cộng hòa” (“Republic”) – chính là chế độ phổ thông đầu phiếu, tùy luật từng nước mà người ta quy định chế độ bầu cử sẽ khác nhau, nhưng điều cốt lõi là người dân phải được quyền bầu lên người quản lý xã hội cho mình, và theo luật thì người dân phải giám sát được người đó và bãi miễn, miễn nhiệm người đó nếu như anh ta không hoàn thành nhiệm vụ, còn nếu anh ta lại còn ăn cắp, tham nhũng nữa, thì phải nghiêm trị theo pháp luật. Đó, “dân chủ” chỉ đơn giản vậy thôi, chúng ta toàn là những “con ếch” ngồi trong cái giếng ở Việt Nam, chẳng biết “dân chủ phương Tây” hay “dân chủ phương Đông” mồm ngang, mũi dọc ra sao, cứ nên bám lấy cái khái niệm sơ lược như vậy đó.
Do đó, một xã hội mà người dân không quyết định được việc bầu lên ai đại diện quản lý xã hội, và cũng chẳng biết cái anh quản lý đó làm gì (lĩnh vực tuyệt mật), lại càng không thể bãi nhiệm anh ta, thì đó là một xã hội phi dân chủ. Nếu như dân chủ kiểu phương Tây mà cũng như thế này, thì nó cũng chẳng ra cái gì. Câu này rất cần sự giải thích của những người đã dè bỉu nền “dân chủ phương Tây”. Còn với cá nhân mình, không có khái niệm “dân chủ phương nào” cả, nó sinh ra ở Hy Lạp, một trong những cái nôi của văn minh nhân loại, điểm giao thoa của các nền văn minh Đông – Tây.
Vậy tại sao mình nói, Hong Kong chỉ là điểm khởi đầu? Vì Trung Quốc là một đất nước rất lớn, một nền kinh tế rất lớn, nhưng cái hố ngăn cách giàu nghèo cũng rất lớn và do đó sự phản kháng của các tầng lớp dân chúng cũng khác nhau. Với dân nghèo, nông dân… thì là các cuộc biểu tình mất đất, với công nhân làm thuê là phản kháng với giới chủ - đây là những tầng lớp dễ xoa dịu bằng quyền lợi, tuy không thể coi thường. Còn với thị dân, tầng lớp “tiểu tư sản” hay “cổ cồn trắng” mới là tầng lớp quan tâm đến quyền công dân, đến “dân chủ”. Năm 1989, họ là những sinh viên. Năm 2014, họ vẫn là những sinh viên. Như vậy về tương quan lực lượng dân chủ Trung Quốc còn yếu, chưa thể gây nên được những biến cố trong xã hội Trung Quốc, do đó mình đánh giá “li khai” sẽ là yếu tố dễ làm nên chuyện hơn.
Chúng ta hãy nhớ, năm 1911 Trung Quốc đã nổ ra cuộc Cách mạng dân chủ tư sản, và những gì mà Tôn Trung Sơn để lại, là cả một gia tài lớn, chính nó là nền móng cho Thiên An Môn năm 1989 và Hong Kong năm 2014. Ý thức về “dân chủ” của người Trung Quốc, chúng ta hoàn toàn không nên coi thường.
(Trung Quốc có Tôn Trung Sơn thì Việt Nam có Phan Chu Trinh, thật tiếc, cụ không gặp thời.)
Ông Tập chỉ có thể “đả hổ” – “đánh” được các quan chức tham nhũng mà người ta cho rằng, là tay chân vây cánh của cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, nhưng ông Tập sẽ không bao giờ có thể “đánh” được tầng lớp tư sản dân tộc như Mao Trạch Đông trước đây, nhưng từ năm 1976 cải cách kinh tế đã làm cho tầng lớp này xuất hiện trở lại và lớn mạnh hơn bao giờ hết. Quan hệ khăng khít của họ với giới tài phiệt Hoa Kiều cũng cực kỳ chặt chẽ, và ngay cả tài phiệt Hoa Kiều cũng hướng về quê hương, một quê hương không chỉ giàu mạnh mà còn “dân chủ.”
Với những bài toán đó, mình đoán rằng, ông Tập sẽ không thể giải quyết được, tất nhiên Trung Quốc hôm nay không phải là Liên Xô năm 1990, và ông Tập Cận Bình cũng không phải là Mikhail Gorbachev – nhưng có một điều hết sức triết học và logic, là không có cái gì tồn tại vĩnh viễn, một triều đại bao giờ cũng phát triển đến cực thịnh, suy vi rồi sụp đổ, quá trình đó trong thời đại thế giới phẳng, thời đại của mạng internet kết nối toàn cầu nó trở nên mau chóng hơn nhiều.
Như vậy đừng gò cho người Hong Kong cái điều mà chưa chắc họ đang mong muốn: họ muốn dân chủ phương Tây. Đơn giản, họ chỉ mong muốn được bầu cử nên một người tử tế, quản lý tốt xã hội. Điều này không giống với cung cách tổ chức bầu cử của chính quyền Trung ương Bắc Kinh đang làm. Xung đột chắc chắn sẽ xảy ra, không thể tránh khỏi.
Như vậy sự tan rã của Trung Quốc sẽ diễn ra một cách tất yếu, “dân chủ” là “li khai” là hai yếu tố chủ đạo để thúc đẩy tiến trình này.
Serguei Kouzmic
(FB Serguei Kouzmic )

Mỹ đưa vũ khí cho Việt Nam chống xâm lược

media 
Hoa Kỳ thông báo dỡ bỏ một phần cấm vận vũ khí cho Việt Nam. REUTERS/Yuri Gripas

Gần 40 năm sau khi chiến tranh kết thúc, Hoa Kỳ và Việt Nam có lẽ đang trở thành bạn hữu. Quan hệ thương mại song phương lên đến 20 tỷ đô la mà xuất siêu nghiêng về phía Việt Nam. Washington vừa lấy một quyết định lịch sử, hủy bỏ một phần cấm vận vũ khí bán cho Hà Nội. Hành động này mang ý nghĩa chính trị nhiều hơn là tiền bạc.
Trong khuôn khổ chiến lược ngoại giao toàn cầu, chính quyền Barack Obama đặt Châu Á Thái Bình Dương lên hàng ưu tiên số một. Chiến lược này được giới phân tích gọi tên là « tái định vị » hay « chuyển trục ». Trong bối cảnh này, và trước khi lãnh đạo siêu cường công du Châu Á vào tháng 11/2014 sắp đến, Barack Obama để Ngoại trưởng John Kerry tiếp kiến Ngoại trưởng kiêm Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh để thông báo một quyết định « lịch sử » : giảm nhẹ cấm vận vũ khí, chuyển giao trang thiết bị phòng thủ biển đảo.
Quyết định bỏ một phần cấm vận vũ khí sát thương và tin đồn bán máy bay trinh sát P-3 Orion thật ra đã được các nguồn tin Hoa Kỳ lẫn Việt Nam hé lộ trong thời gian gần đây, trong bối cảnh Bắc Kinh liên tục lấn chiếm biển đảo trong vùng biển Đông Nam Á qua các động thái cụ thể như vụ dàn khoan dầu hồi mùa hè 2014, xây dựng thêm trên quần đảo Trường Sa, tấn công ngư dân Việt Nam.
Giảm nhẹ cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam là một bước tiến mới trong quan hệ hai nước cựu thù, gỡ bỏ một phần chướng ngại cuối cùng trong tiến trình biến thù thành bạn. Báo chí Mỹ cũng cho đây là lập luận của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh khi gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Hà Nội rất bất bình vì bị Washington đặt ngang hàng với những chế độ thù địch như Bắc Triều Tiên hay Syria, Zimbawe trong nhiều thập niên.
Tuy Washington và Hà Nội đều nói là không có mục tiêu chống Trung Quốc nhưng đã nói đến « phòng thủ » tức là để đối đầu với « xâm lược ». Hành động hung hăng của Trung Quốc trong mùa hè vừa qua càng làm tăng khát vọng của Việt Nam muốn được mua vũ khí Mỹ . Cũng chính thái độ phiêu lưu quân sự của Trung Quốc tại Thái Bình Dương, lấn hiếp hai đồng minh của Mỹ trong khu vực là Nhật Bản và Philippines đã buộc Washington phải thay đổi trận thế.
Làm cách nào để tăng cường khả năng quân sự của Tokyo và Manila để ngăn chận tham vọng của Bắc Kinh mà không phải đưa hạm đội 7 trực diện với hải quân Trung Quốc ? Bên cạnh ra-đa, tàu chiến, máy bay đã và sắp cung cấp cho các đồng minh, giới chính trị Mỹ đứng đầu là Thượng Nghị sĩ đầy thế lực John Mc Cain vận động giảm nhẹ cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam.
Đổi lại, Hà Nội cũng có một số cử chỉ đáp ứng áp lực của lập pháp Mỹ về nhân quyền. Sự kiện một loạt tù nhân chính trị, thật ra là đã sắp mãn hạn tù hoặc sức khỏe nguy ngập, được trả tự do trong những tuần qua có lẽ nằm trong sự đổi chác này.
Do vậy, tổ chức nhân quyền Mỹ Human Rights Watch cảnh báo không nên tin cậy vào chế độ Hà Nội thực tâm cải thiện nhân quyền sau khi được Mỹ bán vũ khí. Washington cũng khẳng định chỉ bán cho Hà Nội vũ khí phòng thủ còn các loại vũ khí khác thì phải chờ nhân quyền được cải thiện. Theo hãng tin Blommberg, chướng ngại sau cùng này rất lớn vì chính quyền Việt Nam trấn áp các quyền tự do đến đỉnh điểm với hơn 100 người bị bỏ tù vì bất đồng chính kiến.
Tuy nhiên, giảm nhẹ cấm vận cho Hà Nội sẽ được lợi nhiều hơn là hại. Đầu tiên là lực lượng đối đầu với Trung Quốc được tăng cường. Thứ hai là bước ngoặt này biết đâu sẽ tạo cơ hội tốt cho chế độ độc tài thay đổi từ bên trong. Tuy Mỹ mất đi một đòn bẩy để gây áp lực với Việt Nam nhưng quan hệ hai nước sẽ được cải thiện và giúp Hà Nội thân thiện hơn với Tây phương.
Về tài chính thì Mỹ gần như không thu được gì nhiều do Việt Nam là nước nghèo, không phải là thị trường vũ khí quan trọng. Bù lại, Mỹ có thể thắt chặt quan hệ quân sự với Việt Nam, gia tăng các cuộc tập trận chung và lôi kéo quân đội Việt Nam vào chính sách phòng thủ chung tại Biển Đông.
Giảm nhẹ cấm vận không có nghĩa là một sớm một chiều Hà Nội sẽ gia nhập liên minh chống Trung Quốc nhưng có hệ quả nào quan trọng hơn là Việt Nam trở thành bạn của Hoa Kỳ trong chính sách tái định vị ?
Tú Anh
(RFI)

Ông Nguyễn Bá Thanh 'còn chữa bệnh ở Mỹ'


 Giới chức Việt Nam lần đầu tiên chính thức loan báo việc ông Nguyễn Bá Thanh đang chữa bệnh tại Mỹ.

Trang tin Infonet của Bộ Thông tin và Truyền thông nói tin này được đưa ra trong buổi tiếp xúc cử tri đầu tiên sáng 3/10 của đoàn đại biểu quốc hội Đà Nẵng, nơi ông Bá Thanh là một trong số sáu thành viên đại diện cho cử tri thành phố.

Theo lịch trình, quá trình chuẩn bị cho mỗi kỳ họp quốc hội của các đoàn đại biểu sẽ gồm cả việc tiếp xúc cử tri gồm ba lần, và đây là lần đầu tiên gặp gỡ trước kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIII.

“Đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng, do điều kiện sức khỏe đang chữa bệnh tại Mỹ nên thông báo về không dự được buổi tiếp xúc cử tri hôm nay,” trang Infonet dẫn lời ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Đà Nẵng, cơ quan tổ chức buổi tiêp xúc, nói.

Báo Tuổi Trẻ nói thông tin về việc ông Bá Thanh vắng mặt đã được đoàn đại biểu Đà Nẵng đưa ra từ chiều hôm trước, 2/10.

Cuộc chiến mạng xã hội và báo chính thống?

Thông tin về việc ông Bá Thanh đi Mỹ chữa bệnh đã được con trai ông là ông Nguyễn Bá Cảnh, xác nhận với truyền thông từ hồi cuối tháng Tám.

“Ba tôi được tổ chức cho phép nghỉ để đi điều trị cũng đã gần hai tuần rồi,” ông Bá Cảnh nói với Tuổi Trẻ hôm 29/8.

Tuy nhiên, được biết lịch thông báo tiếp xúc cử tri của thành phố Đà Nẵng sau đó vẫn ghi tên ông Bá Thanh, khiến nhiều cử tri quan tâm muốn tới dự buổi tiếp xúc đầu tiên.

Thông tin về sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh được đồn đoán nhiều trên các mạng xã hội từ hồi trung tuần tháng Tám, từ việc ông đang ra nước ngoài chữa bệnh cho tới việc ông đang mắc bệnh gì.

Tuy vậy, giới chức không đề cập vụ việc với công chúng.

Ông Nguyễn Công Khế, cựu tổng biên tập báo Thanh Niên, cho rằng đây là một trong những ví dụ điển hình cho thấy chính sách thông tin hiện thời của nhà nước Việt Nam là "từ thua đến thua", khi mà "cái gì anh không nói thì sẽ có người khác nói thay trong thời đại thông tin hiện đại như hiện nay".

"Anh Nguyễn Bá Thanh đang chữa bệnh ở Mỹ lại rộ lên tin đồn là anh Nguyễn Bá Thanh đã mất. Trong nước các báo chỉ nói 'hé hé', không rõ ràng, lãnh đạo ta không có ý kiến gì, chỉ có khi một đài nước ngoài dẫn một nguồn tin cũng không chính thức từ một nguồn trong nước, thì lúc đó dư luận mới hết đồn thổi," ông Khế nói với trang tin Một Thế Giới.

"Tại sao nguồn tin đó lại không xuất phát từ một tờ báo chính thức của Việt Nam do Ban Bảo vệ sức khoẻ của Trung Ương công bố chẳng hạn. Điều đó có gì cấm kỵ đâu?" ông Nguyễn Công Khế đặt câu hỏi.
(BBC)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét