Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Ngày 10/6/2014- Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Việt Nam phải gấp rút chuẩn bị cho tình huống xấu nhất

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Việt Nam phải gấp rút chuẩn bị cho tình huống xấu nhất


TT - Thông tin ngày 9-6 ghi nhận được cho thấy thêm một sự leo thang của Trung Quốc khi tăng cường tàu chiến, trực bảo vệ đủ ba mặt quanh giàn khoan: đông, nam, tây. Với dã tâm chiếm biển và sự hung hăng sẵn sàng tấn công, họ lu loa rằng các tàu Việt Nam sẽ tấn công vào giàn khoan của họ.Bên cạnh đó, Trung Quốc còn tuyên bố sẽ đưa tàu tiếp tế tải trọng 11.000 tấn đến biển Đông để phục vụ các tàu khác hoạt động lâu dài. Đây vừa là một động thái đe dọa Việt Nam, vừa là một đợt diễn tập thực tế.

Trước thái độ “trơ như đá” này, tôi nghĩ Trung Quốc có thể sẽ còn động thái khác. Nhiều công trình quân sự cũng đang được Trung Quốc xây dựng tại các đảo Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên... ở Trường Sa phục vụ âm mưu chiếm trọn biển Đông lâu dài. Việt Nam nên gấp rút chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra để giữ được chủ quyền lãnh thổ.
P.VŨ ghi
(Tuổi trẻ)

Kính thưa các “đồng chí chưa bị lộ”…

(GDVN) - Câu nói trào phúng: “Kính thưa các đồng chí chưa bị lộ” đã có được một minh chứng hùng hồn, giấy trắng mực đen, lại còn thêm dấu đỏ hẳn hoi.

Khen thưởng ban chuyên án điều tra vụ “sát thủ hiệu cầm đồ”Cây đa khoảng 800 tuổi ở Đà Nẵng trở thành “Cây Di sản Việt Nam”Dân quân tự vệ câu kết với cảnh sát rởm chặn xe xin tiền
Tỉnh Nghệ An vừa có văn bản gửi đi các nơi trong đó có Báo Giáo dục Việt Nam, hồi đáp về chuyện cán bộ trong tỉnh dùng bằng “không hợp pháp”.

Văn bản có đoạn: “ UBND huyện, thành, thị kiểm tra, rà soát việc sử dụng bằng cấp đối với cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn và xử lý nghiêm cán bộ, công chức sử dụng văn bằng không hợp pháp (nếu có); báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét, chỉ đạo”.

Ông Lê Đình Lý – Phó giám đốc Sở Nội vụ Nghệ An cho biết: “Việc kiên quyết xử lý các cán bộ, công chức cấp xã của UBND tỉnh là nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức. Hiện UBND tỉnh đã gửi văn bản yêu cầu các huyện, thành, thị trong toàn tỉnh kiểm tra, rà soát bằng cấp cán bộ cấp xã”.




Ảnh minh họa.


Có vẻ như tỉnh Nghệ An đang có quyết tâm cao trong việc bài trừ tệ dùng văn bằng không hợp pháp, song nghĩ kỹ một chút sẽ thấy câu nói trào phúng: “Kính thưa các đồng chí chưa bị lộ” đã có được một minh chứng hùng hồn, giấy trắng mực đen, lại còn thêm dấu đỏ hẳn hoi. Không khó để nhận thấy vì báo chí mới chỉ nêu một vài cán bộ cấp xã, nên tỉnh chỉ yêu cầu “kiểm tra, rà soát việc sử dụng bằng cấp đối với cán bộ, công chức cấp xã”?

Điều này có nghĩa là gián tiếp Nghệ An khẳng định, cấp huyện và cấp tỉnh không có ai dùng “bằng rởm”? Động chạm đến “quan huyện, quan tỉnh” là chuyện khó, báo chí chưa có điều kiện tìm hiểu nên còn nhiều đồng chí “chưa bị lộ”, từ giờ đến lúc bị lộ người dân vẫn còn phải “kính thưa” hoặc tức lắm thì cũng phải “thưa các đồng chí chưa bị lộ”. Nếu làm đến cấp tỉnh, cấp huyện e rằng “rút giây động rừng” ảnh hưởng đến uy tín đội ngũ cán bộ lãnh đạo, ảnh hưởng đến truyền thống quê hương?

Như vậy lỗi là do báo chí chưa phanh phui để tỉnh ra văn bản chứ không phải tại tỉnh không nhiệt tình!

Nghệ An vốn nổi tiếng là đất học, đất khoa bảng, đất truyền thống cách mạng, sao lại đến cơ sự này? Câu hỏi này phải dành cho Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh. Nếu các đồng chí bận nhiều việc quá chưa có điều kiện rà soát đội ngũ cán bộ cấp tỉnh, huyện thì cũng nên công khai xin khất dư luận để dịp khác chứ đừng chơi trò “thí tốt” mấy anh/chị quan xã, tội cho mấy vị ấy thấp cổ bé họng!

Nói thế chứ Nghệ An cũng đừng buồn, đây là căn trọng bệnh của cả 64 tỉnh thành phố, của cả mấy chục Bộ, Tổng cục, Tập đoàn… chứ không phải riêng Nghệ An. Đặc biệt, nó cũng liên quan đến cả Bộ Giáo dục và Đào tạo nữa. Chẳng thế mà đã gần năm nay, người ta đã đưa ra các chứng cứ pháp lý đầy đủ về chuyện vài vị lãnh đạo đại học Chu Văn An (Hưng Yên) dùng “bằng rởm” nhưng Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo lại cho rằng người dân tố cáo sai sự thật, Cũng nhờ đó mà tỉnh Hưng Yên vẫn ung dung chống lưng để cho cái đội ngũ “Giám hiệu rởm” của trường đại học này thả sức tung hoành.

Đã có quá nhiều ý kiến về chuyện “chuẩn hóa trình độ” của đội ngũ công chức, viên chức nhà nước. Nhưng “phổ cập đại học” cấp xã  hình như lại là một tiêu chí thi đua, cũng như “phổ cập tiến sĩ” mà Hà Nội dự kiến không chỉ là thi đua mà còn để “làm gương” cho cả nước. Vì thế, chuyện “bằng rởm” (Nghệ An nói văn hoa là ‘văn bằng không hợp pháp”) trở thành một phần của “văn hóa nhạy cảm”, biết thì để đấy chứ đừng bới ra lại tốn khẩu trang.

Người làm hàng rởm, hàng nhái có thể bị bỏ tù vì kiếm lời bất chính, những người tự làm hoặc kiếm cho mình bằng rởm để có một chức vụ trong bộ máy công quyền thực chất cũng là kiếm lời bất chính, có điều khi bị lộ thì chỉ bị phê bình cảnh cáo, chuyển công tác, chưa có bất kỳ ai bị bỏ tù vì sử dụng bằng rởm.

Đây không phải chỉ là sự nương nhẹ giữa các đồng chí với nhau, đây còn là cách mà các “nhóm lợi ích” dùng để tập hợp lực lượng. Điển hình nhất là “nhóm lợi ích thân hữu”. Chỉ cần con, em, bạn bè có cái bằng (đại học thì càng tốt) là có thể bố trí vào cơ quan, một thời gian sau chắc chắn sẽ trở thành “ông nọ, bà kia” như trường hợp mà báo chí đã nêu về con trai, con rể một vị lãnh đạo ở tỉnh Hải Dương.

Để tránh sự “tọc mạch” của dư luận, người ta tạo nên các “thân hữu chéo”, nghĩa là gửi người thân vào cơ quan của chiến hữu và nhận con cháu chiến hữu vào cơ quan mình. Chiêu bài này ai cũng biết nhưng chẳng ai làm gì được.

Nói đến chuyện bằng cấp, gần đây lại rộ lên chuyện ngược đời,  khá nhiều huyện ủy, ủy ban huyện ở Thanh hóa bổ nhiệm lái xe không có bằng cấp tương ứng vào chức vụ Phó chánh văn phòng.

Ngược dòng thời gian vào năm 1966, một số cán bộ, đảng viên trẻ là công nhân, nông dân được tuyển chọn vào học tại đại học Bách Khoa Hà Nội, khoa Chế tạo máy có ba lớp A, B, C  mỗi lớp khoảng một trăm sinh viên. Sau một học kỳ nhiều người trong số đó không theo kịp các sinh viên khác, những sinh viên này được tập trung thành một lớp riêng mà bạn bè gọi vui là lớp “D còng”, số khác được chuyển về học trường Nguyễn  Ái  Quốc để đào tạo giảng viên các môn chính trị.

Vậy là ngay từ những năm sáu mươi của thế kỷ trước đã có quan niệm, rằng không theo học được khoa học kỹ thuật thì học khoa học chính trị. Nói cách khác, các môn chính trị học “dễ” hơn các môn khoa học kỹ thuật. Có phải vì học dễ hơn nên việc làm luận án tiến sĩ hay phong hàm giáo sư, phó giáo sư cũng dễ hơn, chính vì thế số giáo sư, tiến sĩ lĩnh vực này mới chiếm một tỷ lệ đáng kinh ngạc tại Việt Nam.

Người dân ở xã P.T.  huyện Gia Lâm, Hà Nội ai cũng biết chuyện ông N. V. B, Chủ tịch xã bị tố cáo, thậm chí còn có tờ rơi khắp địa bàn về chuyện học vấn, người này sau đó chuyển sang làm Bí thư Đảng ủy xã.

Báo Hanoimoi.com.vn ngày 1/4/2014 đưa tin: “Năm 2014, theo quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập của Bộ GD-ĐT, số được miễn học phí có sinh viên chuyên ngành Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, học sinh, sinh viên, học viên theo học một trong các chuyên ngành lao, phong, tâm thần, pháp y, giải phẫu bệnh”.

Không biết những người làm công tác tổ chức, tư tưởng, đặc biệt là các sinh viên theo học hai chuyên ngành Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh có cảm thấy chạnh lòng không khi họ được xếp ưu tiên cùng các chuyên ngành “lao, phong, tâm thần, pháp y, giải phẫu bệnh” . Câu hỏi đặt ra là tại sao phải ưu tiên sinh viên hai chuyên ngành đó trong khi phó văn phòng huyện ủy chẳng cần bằng cấp gì?

Có một cách đơn giản là tuyển chọn trong số các đảng viên được kết nạp trong trường đại học, cho họ đi bồi dưỡng một hai năm về lý luận, vừa có người giỏi, vừa không làm cho người học mủi lòng, tại sao không làm?

Từ việc đề bạt cán bộ văn phòng cấp huyện của Thanh Hóa (và chắc chắn còn ở những nơi khác nữa) có thể thấy, cách thức đào tạo và bổ nhiệm đội ngũ cán bộ Đảng từ nhiều thập kỷ qua không hẳn là căn cứ vào bằng cấp, trình độ hay khả năng tiếp thu tri thức. Với những người được đào tạo theo cách thức như thế, được bổ nhiệm theo kiểu như thế, đòi hỏi họ ở vị trí tiên phong lãnh đạo dường như là một sự hoang tưởng.

Cần phải thẳng thắn nhìn nhận, rằng đang tồn tại một quan niệm rất sai về đào tạo đội ngũ cán bộ chính trị, cũng như vai trò của văn phòng Đảng và chính quyền cấp huyện. Nên nhớ, hầu hết các cuộc “xuất đầu lộ diện” trả lời báo chí, truyền thông chính là cấp phó chứ không phải là cấp trưởng!

Sáu mươi năm qua, sự nghiệp giáo dục, đào tạo (trong đó có việc đào tạo đội ngũ cán bộ lý luận, chính trị) có quá nhiều bất cập. Một đội ngũ giáo viên yếu về chuyên môn sẽ  ảnh hưởng đến tương lai đất nước, một đội ngũ cán bộ chính trị yếu về năng lực sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng, điều này có thể lãnh đạo cấp cao đã nhận thấy nhưng sao vẫn để tồn tại?
TS. Dương Xuân Thành

"Dân chủ" hay "phản dân chủ"?

"Cách mạng Nhung" VN đang đến?

Hãy từ bỏ việc đồng nhất Tổ quốc và quyền lợi của nhà cẩm quyền. Đó là một nhầm lẫn tai hại do tuyên truyền khiến người VN khốn khổ từ bao đời nay.
Thời đại đã khác. Cách thức tiến hành chiến tranh vệ quốc hoàn toàn khác. Có nhiều biện pháp không phải mất súng đạn và máu xương. Sử dụng những thế cờ chính trị trong một tổng thể liên minh, bằng CM Nhung và chiến tranh ngoại giao là biện pháp duy nhất có thể cứu nhà cứu nước trong thời điểm này.


§ VN bên bờ hủy diệt
Có thể nói rằng nhà cầm quyền TQ đã thực hiện một kịch bản và chọn thời cơ hoàn hảo cho việc thôn tính VN. Với tiền lệ Nga ngon xơi một phần lãnh thổ của Ucraina mà Mỹ và châu Âu cũng chỉ có thể phản ứng yếu ớt trên sự đã rồi, TQ càng thêm táo tợn.
Vòng vây xâm lược của Trung quốc thêm ráo riết, đặt ra những tình huống khốc liệt. Nhà cầm quyền VN ngày càng bối rối và có quá ít điều để lựa chọn. Trong khi đó, TQ tấn công ngày càng mạnh mẽ trên mọi phương diện, đặc biệt là truyền thông. Thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 8/6/2014 tố cáo : “… từ 5 giờ chiều ngày 7/6, lúc cao điểm có tới 63 tàu Việt Nam trong khu vực. Các tàu này tìm cách phá vỡ hàng rào của Trung Quốc và đâm vào tàu chính phủ của Trung Quốc tổng cộng 1.416 lần”. Bằng những phương tiện theo dõi hiện đại, các nhà quan sát quốc tế có thể phân định được đúng sai. Nhưng VN đang là nạn nhân thì phản ứng một cách hết sức yếu ớt, thậm chí nhiều người có trách nhiệm vẫn bao che cho TQ, vẫn chưa chịu kiện TQ ra tòa án quốc tế thì việc mất nước theo những bước leo thang táo tợn của TQ là điều đương nhiên.
Không ai dám đảm bảo rằng TQ, qua một số người trong nhà cầm quyền VN đang được dư luận cho rằng đớn hèn và bán nước, sẽ không sử dụng thủ đoạn tương tự Nga đã làm với Crưm, sẽ mượn cớ “trưng cầu dân ý” và dùng vũ lực để chiếm đoạt VN trong một ngày không xa.
Phải chăng nhiều nhà cầm quyền VN đang trên lộ trình đã cài đặt sẵn là ôm đống vàng cướp bóc được của dân để ngủ ngon trên đống giáp trụ đã cởi bỏ để quy hàng TQ. VN sẽ biến mất trên bản đồ thế giới?!
Hoặc toàn dân VN sẽ mù quáng tuân theo tiếng gọi nô lệ cho chủ nghĩa dân tộc và nhà cầm quyền thực dân, quên nhu cầu làm người của mình, ưỡn ngực ra trận “còn cái lai quần cũng đánh”, sẵn sàng tan xương nát thịt trong biển máu theo đuổi một cuộc chiến hoàn toàn không cân sức với TQ?
Còn cách nào khác không? Một cánh chim nhỏ cô đơn giữa tầng không còn có thể làm gì?

§ Đã đến, khoảnh khắc CM Nhung VN
Ngày 24/5/2014- Want China Times cho biết chuyến bay HU-7863, cất cánh từ tỉnh Sơn Tây, gặp phải sự cố khi vừa đến sân bay quá cảnh Lạc Cương Hợp Phì ở tỉnh An Huy. Nguyên nhân sự cố là do máy bay đâm phải một con chim. Cú va chạm khiến mũi phi cơ bị móp, trầy xước nặng. Máy bay phải hạ cánh khẩn cấp.
Lịch sử hàng không thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp một cánh chim có thể làm tan xác một chiếc máy bay khổng lồ có sức mạnh và vận tốc triệu lần. Nguyên nhân chủ yếu do lực cộng hưởng và xung lực vô cùng lớn tại khoảnh khắc va chạm.
Quy luật này hoàn toàn có thể vận dụng trong nhiều lĩnh vực của xã hội, đặc biệt là những thời điểm hội đủ điều kiện cộng hưởng các xung lực cho một cuộc cách mạng.
 
Cách mạng Nhung VN cũng vậy thôi.
Đó sẽ là một cuộc cách mạng êm ái, ít gây thiệt hại nhất, các bên đều gặt hái lợi ích khả thể, và quyền lợi của của dân VN đã bị thể chế độc tài cướp đoạt sẽ được trả lại bằng một thể chế minh bạch, đa nguyên.
Khoảnh khắc đó đang đến với VN, và đã chín muồi…
§ * Xung lực tạo Cách mạng Nhung VN
Vấn đề là xung lực nào và ai có khả năng nắm bắt nó để biến CM Nhung VN thành hiện thực?
Xung lực quan trọng nhất là từ bên trong thể chế chính trị . Nhân tài vật lực VN đã cạn kiệt. Các số liệu từ mọi phía, nếu không là dối trá che đậy, đều cho thấy nền kinh tế và chính trị VN đều có thể sụp đổ bất cứ lúc nào nếu không thay đổi.
Mối nguy Trung quốc xâm lược, mối nguy nước mất nhà tan đã vô tình tập hợp được một lực lượng đông đảo mọi sắc cờ người VN dù ở trong hay ngoài nước đòi hỏi phải cải cách mạnh mẽ để bảo vệ Tổ quốc.
Rất nhiều người dân VN đã quá chán ngán và bất bình trước nhà cầm quyền đương nhiệm. Ngay cả phần lớn các cán bộ công chức, đảng viên bảo thủ cũng khao khát có được một gương mặt lãnh đạo xứng tầm, đáng tin cậy để bảo vệ đất nước và giữ quyền lợi cho chính họ.
Tầng lớp cấp tiến, bao gồm nhiều nhân sĩ trí thức, các tổ chức xã hội dân sự và những công dân thuộc các tầng lớp sớm tỉnh ngộ trong và ngoài nước, đang có những hoạt động mạnh mẽ cả về hành động và truyền thông, được nhiều lực lượng trọng công lý và nhân quyền trên thế giới ủng hộ. Số lượng này đang nhân bản theo cấp số nhân, đòi hỏi đưa đến một cuộc cách mạng xã hội và thể chế chính trị.
Trong hoàn cảnh đó, sự kiện giàn khoan Trung quốc, vô tình lại như một mồi lửa rất đúng lúc làm cháy đống củi, là một cơ hội để người VN thoát ra khỏi ảo tưởng, thoát gọng kìm Trung quốc.
Lựa chọn sống còn đó chỉ có thể là: thực hiện cấp bách một cuộc cải cách thể chế để VN đủ điều kiện đón nhận cánh tay mạnh mẽ, đáng tin cậy của nước Mỹ và các nước đồng minh. Muốn Mỹ thực sự bảo vệ như một đồng minh, thì phải đồng thời làm CM Nhung VN để cải cách thể chế.
May mắn ngoài sức tưởng tượng cho VN, trên thực tế, Mỹ đã chìa tay ra, công khai và lẫm liệt, dù với một nhà cầm quyền từng bộc lộ nhiều tráo trở như VN.
Tổng thống Mỹ Barac Obama, ngày 28/5/2014, trong bài nói chuyện về chính sách đối ngoại của Mỹ tại học viện quân sự West Point tuyên bố : “Một hành động gây hấn dù là ở Nam Ukraine, Biển Đông hay bất cứ nơi nào khác trên thế giới đều có ảnh hưởng đến đồng minh của Hoa Kỳ và có thể kéo theo hành động quân sự của nước Mỹ”.(theo RFA -2014-05-28 ).
Ngày 31/5/2014, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ - Ông Chuck Hagel tại Đối thoại Shangri-La tại Singapore, đã mạnh mẽ nói "Chúng tôi kiên quyết chống lại bất cứ hành động khiêu khích, gây hấn hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để khẳng định chủ quyền từ bất cứ quốc gia nào".
Ý chí của nhà cầm quyền Mỹ cũng được ủng hộ bởi các nhà lập pháp tại Thượng viện Mỹ.
Nhiều giải pháp của các chuyên gia có uy tín trong và ngoài nước VN đã được đưa ra. Lựa chọn cải cách thể chế, bắt tay với Mỹ và đồng minh đang là xu thế ưu việt nhất.
“Không liên minh quân sự với Hoa Kỳ thì chắc chắn mất Biển Đông. Liên minh quân sự với Hoa Kỳ thì vừa giữ được Biển Đông vừa giữ được môi trường hòa bình. Trong tình thế hiện nay mà chỉ thề một lòng vì hòa bình tức là khoanh tay nộp mạng cho bọn Đại Hán. …cùng ta giữ Biển Đông trong trường hợp cụ thể này chỉ có thể tìm kiếm chủ yếu ở Hoa Kỳ…Muốn liên minh được với Hoa Kỳ chỉ cần Đảng bớt độc quyền, độc đoán, độc tài vì Đảng mà hãy vì nhân dân, vì Tổ quốc mở rộng tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền.”(TS Nguyễn Thanh Giang trả lời PV RFA)
Giáo sư Jonathan London – một trong những nhà nghiên cứu về VN rất có uy tín trên thế giới đã phân tích rõ: “Có những hạn chế nhất quán về quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam liên quan đến tình hình nhân quyền, và mỗi khi đề cập đến việc này thì phải đối mặt với một rào cản. Vì vậy, có rất nhiều điều Việt Nam cần phải làm ngay lập tức nếu thực sự muốn có bạn bè và đồng minh… Ðó là lý do tại sao nhiều người cho rằng có nhiều triển vọng cho Việt Nam, vì nếu Việt Nam bước trên một lộ trình khác, một lộ trình thực sự độc lập mà không phải là một đàn em của Trung Quốc, và giải quyết những vấn đề thể chế, bao gồm việc không giới hạn nhân quyền từ trước đến giờ cản trở nhiều mối quan hệ với các nước khác…”.
“…cần tìm tới một đồng minh xa xôi hơn, như Hoa Kỳ chẳng hạn, quốc gia có thể sẽ chấp nhận tham gia vào mối quan hệ địa chính trị, và họ cũng là quốc gia duy nhất có thể cân bằng lại với sức mạnh của Trung quốc, còn nếu riêng từng nước đơn lẻ trong khu vực thì không thể đấu lại được,” “… Nhưng lúc đó Việt Nam sẽ ở vào vị trí phải thương lượng với người Mỹ, mà một khía cạnh có lẽ chắc chắn được đề cập tới là nhân quyền và sự minh bạch trong chính trị Việt Nam…Với cách làm này thì điều sống còn là Đảng Cộng sản Việt Nam phải tách rời phương Đông thêm một chút, và chấp nhận cởi mở nền chính trị vốn đang giữ kẽ với Hoa Kỳ…Như thế có nghĩa là Hoa Kỳ đã bày tỏ ý kiến rằng, chúng tôi chỉ trao vũ khí cho các anh để phòng ngự khi các anh chấp nhận tiến trình dân chủ.( - Ông Gédéon, nhà nghiên cứu người Pháp - (theo BBC- 25/5/2014).
Rõ ràng, với VN hiện nay, Nhật bản đã là một tiền lệ thành công đáng học hỏi. Gần một thế kỷ nay, Mỹ không bất tín với Nhật. Nước Nhật vận hành trên đường ray của Mỹ ngày càng yên bình, hùng cường và được tôn trọng trên toàn thế giới. Gần đây là những thí dụ về Myanma, Philipin và Ucraina…
* Ai lãnh đạo Cách mạng Nhung?
Thời cơ Cách mạng Nhung VN đã đến, thậm chí CM Nhung đang diễn ra từng giờ phút?
Cách mạng Nhung VN chỉ có thể thành công khi có được sự ủng hộ của đông đảo người người dân VN yêu hòa bình, chuộng sự thật và nhân quyền trên cơ sở nội lực và sự ủng hộ giúp đỡ của nhiều cường quốc văn minh trên thế giới
Nhưng ai lãnh đạo CM Nhung VN? Ai đủ năng lực và tầm cỡ?
Thực tế cho thấy CM có vô số con đường xẩy ra ở một quốc gia, thường rất bất ngờ, thậm chí những chuyên gia chính trị không hình dung nổi.
Lãnh đạo một cuộc CM, nhiều khi không hẳn là một cá nhân đủ uy tín, trong sạch, đại diện cho một lực lượng ưu tú của xã hội đương thời. CM nhiều khi khơi nguồn và dẫn dắt từ một vài nhân vật nào đó đã nhận thức ra sai lầm của mình và bị dồn vào tình thế “Thay đổi hay là chết”.
Đó là câu chuyện bí ẩn muôn đời giữa Thời và Thế. Ai đủ khát vọng, đủ tinh nhạy, dám thay đổi và đủ lực nắm được khoảnh khắc ngàn năm có một của CM Nhung, người đó sẽ thắng.
 
Ở VN hiện nay, ai có thể?
Cuộc biểu tình được chính quyền bật đèn xanh rộng khắp tại nhiều tỉnh thành VN ngày 11/5/2014 vừa qua phải chăng là một phép thử, một cuộc tập dượt, chuẩn bị cho những toan tính của lực lượng nào đó ở tầm vĩ mô?
Phân tích tình hình, GS Jonathan London nhận định: …” Tôi không biết ông Nguyễn Tấn Dũng đóng vai trò nào trong tương lai chính trị của Việt Nam, nhưng tại thời điểm này ông rõ ràng đã trở thành một lãnh đạo nổi bật nhất của đất nước, trong khi đó một số các nhà lãnh đạo khác phần lớn im lặng về các cuộc xung đột hiện nay với Trung Quốc. Việt Nam chỉ có thể có lợi trong việc lợi dụng tình huống này như một cơ hội để đạt được những cải cách mang tính đột phá mà mọi người dân Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới đã chờ đợi và khuyến khích. Cái cần phải có là can đảm chính trị”.
Không ít người tán đồng nhận định này.
Nguyễn Tấn Dũng – mặc dù lộ trình lãnh đạo của ông trong vai trò Thủ tướng bên một Đảng độc tài mà ông vừa lũng đoạn lại vừa bị kiềm chế, đã để lại rất nhiều hậu quả khiến cho tham nhũng mặc sức tung hoành; TQ tha hồ cướp bóc cả về chính trị và kinh tế, ngoại giao; nền kinh tế VN khánh kiệt, nhân quyền bị xâm hại nghiêm trọng, và đất nước bên bờ sụp đổ… Ông đã từng làm cho người dân VN phẫn nộ và chán ngán.
Nhưng xem ra, trong tình thế này, ông đã có một lựa chọn hợp lý. Ông là vị lãnh đạo thức thời khi nhận ra rằng phải thay đổi thì mới giữ được quyền lợi của mình và giữ được đất nước. Ông kêu gọi cải cách thể chế và thẳng thắn phản đối TQ xâm chiếm lãnh thổ VN. Khuynh hướng mà ông tỏ rõ là thoát TQ và bắt tay với Mỹ.
Hành động của vị Thủ tướng này đã tạo sự nổi bật trên chính trường. Dù chưa ai có thể dám chắc chắn về sự thực tâm của ông đến đâu. Nhưng chí ít, hành động này đã tạo sự đối lập với những vị lãnh đạo khác đang lờ đi hoặc bày tỏ yếu ớt, thậm chí còn ve vuốt TQ, khiến cho người VN vô cùng thất vọng vì mỗi giây phút qua lại càng gần bờ vực mất nước.
Nguyễn Tấn Dũng đã đưa tay cầu cứu về phía Mỹ và các cường quốc thuộc thế giới văn minh . Nếu muốn Mỹ thực sự giúp VN, như Nhật bản trước đây đã được Mỹ cứu giúp khi đại bại sau thế chiến II, dù muốn hay không, vị Thủ tướng này cũng phải tận dụng mọi lực lượng, ngay trong tầng lớp lãnh đạo VN đương nhiệm và người dân VN, hợp lực làm một cuộc đại loại như CM Nhung Việt Nam để cải cách thể chế, vượt rào cản ngăn VN với sự cứu giúp của thế giới văn minh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện đang được nhiều nhà quan sát hy vọng là nhân vật có thể tận dụng uy quyền cũng như những thủ pháp tập hợp lực lượng từ nhiều phía. Nếu thế, phải chấp nhận thương thảo, điều hòa các quyền lợi để xác lập một thể chế đa nguyên, dù chưa hẳn ông đã thực sự muốn. Nhưng chỉ có thể bằng cách này mới giúp ông và nhóm lợi ích của ông cũng như nhà cầm quyền VN thoát khỏi tình thế khủng hoảng chính trị và mất tất cả. Đó cũng là cách vừa tránh đổ máu cho dân VN mà vẫn bảo vệ được đất nước.
Đó là lối thoát ưu việt nhất. Nếu ông làm được, người dân VN sẽ tha thứ cho ông về những hậu quả trước đây trong vai trò là một Thủ tướng và biết ơn ông vì mở ra một trang mới cho VN.
 
Đây là thời điểm mà người VN cần sáng suốt lựa chọn.
Hãy từ bỏ việc đồng nhất Tổ quốc và quyền lợi của nhà cẩm quyền. Đó là một nhầm lẫn tai hại do tuyên truyền khiến người VN khốn khổ từ bao đời nay.
Thời đại đã khác. Cách thức tiến hành chiến tranh vệ quốc hoàn toàn khác. Có nhiều biện pháp không phải mất súng đạn và máu xương. Sử dụng những thế cờ chính trị trong một tổng thể liên minh, bằng CM Nhung và chiến tranh ngoại giao là biện pháp duy nhất có thể cứu nhà cứu nước trong thời điểm này.
Đây là tình thế muôn năm có một. Người VN cần biến lòng yêu nước và chủ nghĩa dân tộc cực đoan thành lòng yêu hòa bình và yêu quyền con người của chính mình và đồng loại bằng cách đồng lòng chung tay thiết lập một thể chế chính trị có đủ điều kiện tối thiểu để bảo vệ điều đó.
Ngày 7-6 vừa qua, trong Lễ tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống mới của Ukraine, ông Petro Poroshenko đã nói những điều cốt thiết cùng đồng bào của ông – những người vừa đứng lên làm một cuộc cách mạng lật đổ nhà cầm quyền thực dân và tham nhũng, bán nước để giành quyền đi về phía một thế giới văn minh: “...Nhưng tự do không thể đạt được chỉ một lần và mãi mãi. Chúng ta luôn luôn phải đấu tranh vì tự do…Không ai có thể biến chúng ta thành nô lệ tội phạm và quan liêu, thành đầy tớ của chính quyền thực dân…”
Người dân VN cũng vậy. Mỗi công dân phải dũng cảm đứng lên đòi quyền con người, dũng cảm bộc lộ thái độ đối với những kẻ bán nước, không khoan nhượng với việc chậm trễ cải cách thể chế và không bao giờ thỏa mãn với những thành quả tạm thời đã đạt được.
Như thế, mỗi người sẽ góp phần vào thúc đẩy sự thành công của CM Nhung VN. Thiết yếu nữa là hãy luôn cảnh giác với khuynh hướng tự nhiên đi về phía lạm dụng và đồi bại của tầng lớp cầm quyền dù cũ hay mới, dù ở thể chế nào nếu không có một thiết chế xã hội hữu hiệu để ngăn chặn.
Người VN cần rất nhiều dũng lược và kiên trì, đồng lòng, hết thế hệ này sang thế hệ khác để canh giữ nền hòa bình, tự do và công lý ngay cả sau khi CM Nhung thành công. /.
  Võ Thị Hảo
Facebook Võ Thị Hảo

Phân hóa giàu nghèo ở VN có xu hướng gia tăng

Một người bán dạo trên đường phố Sài Gòn hôm 30/11/2013



Phân hóa giàu nghèo ở VN



rong cuộc thảo luận về thực hiện chính sách giảm nghèo giai đoạn 2005-2012 tại kỳ họp Quốc hội thứ 7-khóa XIII, hôm mùng 7 tháng 6, được đánh giá đạt được những kết quả ấn tượng nhưng vẫn còn nhiều lực cản trong mục tiêu giảm nghèo bền vững.

TS Trịnh Hòa Bình, Phó Tổng thư ký Viện Xã hội học VN có cuộc trao đổi với Hòa Ái để tìm hiểu thêm về hiệu quả của chính sách giảm nghèo ở VN hiện nay.
Chuẩn nghèo

Trước tiên, TS Xã hội học Trịnh Hòa Bình nhận xét về ý kiến của đại biểu Quốc hội cho rằng do “bội thực chính sách” nên dẫn đến tình trạng xóa đói giảm nghèo chưa đồng đều và thiếu bền vững:

Nguyên nhân gọi là có đại biểu bình luận đưa ra rằng là có quá nhiều chính sách dẫn đến “bội thực” thì không phải là không có. Tuy nhiên đó không được xem là nguyên nhân chính, không phải là nguyên nhân quan trọng nhất của công cuộc giảm nghèo ở VN không vững chắc. Quan trọng hơn là do xuất phát điểm, do kết cấu hạ tầng, nói chung có cả những vấn đề thuộc về bất bình đẳng xã hội vẫn chưa giải quyết được. Thêm một điều nữa, cũng có thể nói là cơ chế để củng cố việc giảm nghèo đó không được thực thi một cách đầy đủ, đàng hoàng. Thêm nữa vấn đề về chuẩn nghèo ở VN chúng tôi cũng thay đổi theo thời gian.

Và thực ra mức giới hạn dưới của chuẩn thoát nghèo không ổn định cho nên ngay trong phiên họp vừa rồi và trong thực tiễn của giới nghiên cứu cũng như nhà quan sát thì chỉ cần nâng mức nghèo có tính chất phổ quát lên theo như thế giới thì ngay lập tức một tỉ lệ lớn hơn trong cộng đồng cư dân sẽ rơi ngay vào tầm nghèo, thậm chí nếu không gọi là mức đói, bởi vì ở VN có khái niệm nghèo đói. Có những đại biểu đề nghị mức chuẩn nghèo đặt lên ngang tầm với khu vực, với thế giới chẳng hạn. Như vậy chúng tôi cho rằng chỉ cần thay đổi chuẩn nghèo đó thì sẽ khác hẳn.

Hòa Ái: Qua chia sẻ của TS cho thấy có thể hiểu chính sách giảm nghèo hiện nay không đi sát với đời sống thực tiễn và có vẻ như không phát huy được hiệu quả, thưa TS?




Có những đại biểu đề nghị mức chuẩn nghèo đặt lên ngang tầm với khu vực, với thế giới chẳng hạn. Như vậy chúng tôi cho rằng chỉ cần thay đổi chuẩn nghèo đó thì sẽ khác hẳn.

- TS Trịnh Hòa Bình
TS Trịnh Hòa Bình: Quốc tế cũng nhìn nhận việc sử dụng đồng vốn dành cho sự nghiệp giảm nghèo thì cũng phát huy được hiệu quả. Ở đây tôi không muốn nói đến bệnh thành tích nhưng mà thường có hiệu ứng từ nhiều hoạt động khác nhau và đồng vốn được đầu tư cho cơ sở hạ tầng rồi dành cho giao thông, dành cho khả năng tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe v.v của cộng đồng dân cư thì khi người ta tính dành cho dân nghèo thấy rằng bình quân đầu người hay con số tuyệt đối lớn.

Tuy nhiên kỳ thực con số đó dành cho đầu tư cho sự phát triển nói chung của cộng đồng các địa phương. Cho nên một khi bóc tách một cách nghiêm cẩn thì người nghèo thực ra chưa được hưởng nhiều lắm. Người nghèo khi được lên ngưỡng xấp xỉ giữa hết nghèo, tức là trên cận nghèo một chút, gọi là trung bình nhưng không vững chắc ở chỗ chỉ chực chờ một rủi ro, một thiên tai hay một tai nạn nào đó thì ngay lập tức bị rơi xuống vì thực ra vẫn chỉ là đầu tư để nâng đỡ họ phần nào thôi chứ không phải thay đổi một cách căn bản.

Giảm nghèo bền vững

Một người thu lượm ve chai ngủ trong công viên gần một bức chân dung Hồ Chí Minh trong Dinh Thống Nhất tại TPHCM hôm 30/11/2013. AFP photo
Hòa Ái: Dưới góc độ một chuyên gia nghiên cứu về xã hội, TS có đồng ý với những ý kiến cho rằng chính sách giảm nghèo hiện không ổn định cũng như còn tồn đọng nhiều yếu tố gây trở ngại cho mục tiêu giảm nghèo bền vững hay không?

TS Trịnh Hòa Bình: Đây là một vấn đề rất nhạy cảm. Ngay trong kỳ họp Quốc hội vừa rồi cũng có những đại biểu không thật sự đồng thuận rằng người ta mong có một sự đầu tư lớn hơn với tính cách bảo hiểm cho việc thoát nghèo thì vẫn tiếp tục tái đầu tư cho người ta một thời gian nữa với tính cách là trợ giúp thay vì cứ đưa họ lên thoát ngưỡng đó rồi xoa tay hớn hở báo cáo rằng đã đưa được một tỉ lệ đáng kể thoát nghèo.

Thoát nghèo như vậy mới chỉ mang tính chất rất cập nhật và thời cơ chứ không ổn định và không vững chắc. Bởi vì ổn định và vững chắc hay không tùy thuộc vào một hệ thống bền vững hơn bao gồm công nghệ, năng lực canh tác dựa trên cơ sở của nền dân trí được cải thiện một cách căn bản. Ở đây đã thấy rõ có đầy đủ những lực cản, tất cả những thách thức liên quan từ dân trí đến sức mạnh, chiều sâu của nguồn lực cũng như việc phân phối, chia sẻ các nguồn lực tài chính đến nơi một cách minh bạch, công bằng và thật sự có hiệu quả.

Hòa Ái: Và nhận xét của TS như thế nào về nhận định của Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội rằng chênh lệch giàu nghèo ở VN đang có xu hướng gia tăng?

TS Trịnh Hòa Bình: Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Ủy viên Thường vụ Quốc hội-Trương Thị Mai đã có báo cáo đánh giá và đưa ra nhận định rằng là chênh lệch giàu nghèo đang có xu hướng gia tăng. Đấy là một nhận định chuẩn xác, nhận xét thận trọng có cơ sở khoa học do dựa trên toàn bộ chương trình giảm nghèo ở VN thực hiện trong thời gian vừa qua qua ý kiến của các chuyên gia cũng như bộ máy đã rà soát và đánh giá. Và nhận định đó cũng có sự nhận thức của giới nghiên cứu ở VN chúng tôi.

Hòa Ái: Thưa TS, chính sách giảm nghèo với mục tiêu cuối cùng hướng tới một xã hội dân sinh thịnh vượng và công bằng. Như vậy, giai đoạn phân hóa giàu nghèo đang trong xu hướng gia tăng này sẽ được điều chỉnh ra sao và trong thời gian bao lâu?




Ở đây có nhận định nói rằng VN đang đứng trước thực tiễn độ giãn ra giữa nhóm giàu và nhóm nghèo đang tăng lên, tôi cho rằng không phải tăng lên một cách tuyệt đối.

- TS Trịnh Hòa Bình
TS Trịnh Hòa Bình: Ở đây có nhận định nói rằng VN đang đứng trước thực tiễn độ giãn ra giữa nhóm giàu và nhóm nghèo đang tăng lên, tôi cho rằng không phải tăng lên một cách tuyệt đối. Nhưng thời gian điều chỉnh với tinh thần theo nghĩa nỗ lực cao nhất để làm giảm bớt sự chênh lệch giữa giàu và nghèo chỉ là phương châm, chỉ là lý tưởng hành động, không dễ gì thực hiện và chắc chắn phải trong một thời gian khá dài. Bởi vì chúng tôi thực hiện công cuộc giảm nghèo trong bối cảnh đối diện rất nhiều thách thức: những đình đốn, sa sút về đời sống kinh tế và những cú sốc về mặt tài chính của khu vực cũng như thế giới và VN cũng không phải không gánh những hệ lụy như vậy.

Còn việc đưa ra những nỗ lực giảm nghèo thì hầu như vẫn chỉ mang tính cách rất cơ học, không đến nỗi tự phát nhưng chỉ thuộc kiểu loại bao cấp của thời mới mặc dù chúng tôi thoát ly khỏi chế độ tập trung quan liêu bao cấp tính đến nay đã 25 năm. Cung cách dành cho sự nghiệp giảm nghèo không khác điều đó bao nhiêu. Và chúng ta cũng thấy được rõ về năng lực quản lý, tổ chức thực hiện không phải là không có những vấn đề mặc dù động cơ, phương châm rất tốt, rất tích cực, rất lành mạnh nhưng triển khai thực hiện thì không phải không ít những hạn chế.

Hòa Ái: Chân thành cảm ơn TS Trịnh Hòa Bình dành thời gian cho cuộc phỏng vấn với đài RFA.
Hòa Ái,
phóng viên RFA
Theo RFA

"Dân chủ" hay "phản dân chủ"?

Ðể đi tới một xã hội công bằng, tự do và dân chủ, nhân loại đã tiến hành nhiều cuộc cách mạng xã hội khác nhau nhằm chống lại các thế lực cản trở sự phát triển của xã hội, và gần đây từ một số biến động xã hội ở một số quốc gia, đã có xu hướng cho rằng loài người đang hướng tới cách mạng dân chủ. Tuy nhiên, cần phân biệt giữa dân chủ đích thực với mạo danh dân chủ...

Hiểu một cách đơn giản, thì phong trào dân chủ là phong trào đấu tranh của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tức là phong trào ấy phải xuất phát từ nguyện vọng của đông đảo quần chúng, nhằm đòi lại quyền lợi bị chiếm đoạt. Tuy nhiên, phong trào dân chủ chỉ có ý nghĩa xã hội tích cực khi gắn với một tư tưởng cách mạng tiến bộ, phù hợp xu thế phát triển, đại diện cho lợi ích nhân dân, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Với các tiêu chí đó, nhân loại đã từng chứng kiến nhiều phong trào dân chủ đi cùng với một cuộc cách mạng như Công xã Pa-ri năm 1871, Cách mạng tư sản Pháp năm 1789, Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911,... Nhưng thực tế cho thấy, không phải phong trào dân chủ nào cũng đem lại các quyền lợi cơ bản cho nhân dân. Vì có khi phong trào dân chủ chỉ là hình thức mê hoặc để lợi dụng nhân dân, hoặc sau khi thành công, bộ phận lãnh đạo đã phản bội lại lý tưởng, mục đích ban đầu để xây dựng chế độ đối lập với lợi ích nhân dân. Gần đây, từ các cuộc "cách mạng màu" ở Ðông Âu, sau đó là các sự kiện diễn ra ở Bắc Phi, Trung Ðông, với đặc trưng chung là phe đối lập huy động, tổ chức quần chúng tiến hành các cuộc biểu tình lớn, dài ngày, có thể kèm bạo lực để lật đổ các chính quyền được cho là tham nhũng, độc tài,... một số người đã coi đó là các cuộc cách mạng dân chủ. Nhưng cùng với thời gian, hiện nay hầu hết giới nghiên cứu quốc tế đều cho rằng những giá trị dân chủ được cổ vũ từ các cuộc cách mạng kiểu đó cần phải được định tính lại. Bởi khi nhận ra phần lớn các cuộc cách mạng này đều được "đạo diễn" từ nước ngoài, họ phải đặt câu hỏi: Các cuộc "cách mạng" đó có thật sự chứa đựng giá trị, đặc điểm của phong trào dân chủ, có thật sự mang lại trái ngọt cho nhân dân, hay sau cách mạng, nhân dân lại tiếp tục phải đối mặt với đói nghèo, bạo lực và chết chóc?
Về phần mình, chúng ta có quyền tự hào khi nhắc đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945, vì đó không chỉ là cuộc cách mạng để giành lại độc lập, mà còn mang đầy đủ bản chất, đặc điểm của một phong trào dân chủ thành công do được dẫn dắt bởi một tư tưởng cách mạng, khoa học. Cho nên, việc ở Việt Nam gần đây có người trong nhóm tự xưng là "nhà đấu tranh dân chủ" coi Cách mạng Tháng Mười Nga và Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam là hai cuộc cách mạng "có tính lừa mị" của cộng sản, thực chất là luận điệu xuyên tạc. Họ nhằm vào việc người cộng sản lãnh đạo cách mạng để phê phán và bác bỏ. Họ cố tình tảng lờ vấn đề quan trọng nhất của cả hai cuộc cách mạng đó là hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của đông đảo nhân dân, trả lại cho nhân dân vị trí làm chủ. Thí dụ, ai cũng biết trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cả dân tộc Việt Nam phải sống dưới ách bóc lột của chế độ thực dân Pháp và triều đình bù nhìn, sau đó thêm phát-xít Nhật. Ðói nghèo và bần cùng hóa biểu hiện cụ thể qua nạn đói năm 1945 với cái chết của hàng triệu người. Ðược giác ngộ lý tưởng cách mạng, ý thức tự giác về vai trò và quyền lợi xã hội, khi thời cơ đến toàn dân Việt Nam, không phân biệt giai cấp, tầng lớp, tôn giáo, sắc tộc,... đã tiến hành cuộc cách mạng vĩ đại do Ðảng Cộng sản tổ chức, lãnh đạo. Năm 1946, cuộc tổng tuyển cử đầu tiên được tiến hành, đó cũng là lần đầu tiên mọi người Việt Nam được thụ hưởng một quyền lợi chính đáng của mình, là quyền bầu cử.
Từ cách tiếp cận như trên, nhìn vào thực tế hoạt động của mấy người tự nhận hoặc phong tặng lẫn nhau là "nhà đấu tranh dân chủ" để tiến hành "phong trào dân chủ" ở Việt Nam, không khó để nhận ra những con người và cái gọi là "phong trào" đó không hề xác định hay hướng tới giá trị dân chủ đích thực. Chỉ cần viết một, hai đơn từ kiện cáo hoặc nói xấu cán bộ lãnh đạo hay một cơ quan Ðảng và Nhà nước là trở thành "nhà đấu tranh dân chủ"(!) Họ lập ra hàng trăm "hội nhóm" nhưng không "hội nhóm" nào có cương lĩnh hành động mang chất trí tuệ, chủ yếu xào xáo, lặp lại của nhau. Thậm chí, "phong trào dân chủ" còn tạo cơ hội để vài ba kẻ dụ dỗ mấy cô bé ngây thơ ngưỡng mộ "người hùng" mà bản án của TAND quận Ðống Ða (Hà Nội), dành cho "nhà dân chủ" Dũng Akudu đầu năm 2014 là một thí dụ! Ðặc biệt, một số "nhà dân chủ" còn bị đồng bọn moi móc, bêu riếu nhập nhèm tiền bạc, đấu đá tranh vị trí "thủ lĩnh", biển lận từ in ấn băng-rôn, khẩu hiệu, in tờ rơi, may in đồng phục... Như mới đây, sau khi bị đồng bọn phát giác chỉ cấp cho "dân oan" mỗi người 200 nghìn đồng nhưng lại quyết toán thành hai triệu đồng, một "nhà dân chủ" đã phải lên Facebook hứa trả lại để "bổ sung vào số dư tháng 5"! Ðó là điều lý giải tại sao các "nhà dân chủ" chủ yếu vô công rỗi nghề, làm ăn thua lỗ, nhưng lại có tiền mua sắm đồ nghề hiện đại, hễ tụ tập là nhậu nhẹt,... Ðối với họ, "đấu tranh dân chủ" không phải là mục đích mà là chiêu bài, là nghề kiếm sống, là hưởng lợi từ tiền hỗ trợ của các hội đoàn chống cộng ở hải ngoại như tổ chức khủng bố "Việt tân",... Dựa vào một số thế lực, họ cố gây áp lực lên Nhà nước Việt Nam nhằm đạt tới một cuộc "tiếm quyền" dưới danh nghĩa của các giá trị dân chủ nước ngoài. Về bản chất, họ đang đi ngược lại quá trình dân chủ, vì dân chủ thật sự phải xuất phát từ nguyện vọng chính đáng của mọi người dân, chứ không buộc người dân đi theo quan niệm mà "nhà dân chủ" giả hiệu cổ súy. Chỉ tiếp cận từ tiêu chí "của nhân dân, do nhân dân" đã thấy cái gọi là "phong trào dân chủ" được quảng bá trên internet lại được một số tổ chức ở nước ngoài cổ vũ hoàn toàn đi ngược với khát vọng và cũng là mục tiêu mà toàn dân tộc Việt Nam đang phấn đấu đạt tới là xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Không có ý nghĩa nào khác, một "phong trào dân chủ" lại từ chối mọi cơ hội để xây dựng đất nước, tảng lờ thành tựu của xã hội mà chính họ thụ hưởng, mượn danh nghĩa dân chủ để chống chính quyền, lấy tham vọng và lợi ích kỷ của cá nhân thay thế nguyện vọng dân tộc,... thực chất chỉ là một "phong trào phản dân chủ".
Xem xét tổng thể các vấn đề trên đây đã lý giải tại sao sau hàng chục năm cái gọi là "phong trào dân chủ" ở Việt Nam chỉ loay hoay và loanh quanh trong một nhóm người. Sự bất lực có thể đẩy con người tới hành vi thiếu sáng suốt, đó là nhân - quả của hoạt động và hệ lụy từ hoạt động của những người đang cố xây dựng một thứ "phong trào dân chủ" trái khoáy và phi lý. Phải chăng, vì không thể thực hiện tham vọng, vì bất lực, vì bị đe dọa "cắt nguồn tài trợ" từ bên ngoài,... mà gần đây họ có xu hướng cổ vũ cho mấy cuộc xuống đường tự phát, bột phát hành vi bạo lực? Hơn thế nữa, dường như họ còn có xu hướng muốn kết hợp cái gọi là "đấu tranh dân chủ" với chủ nghĩa dân tộc cực đoan qua hàng loạt các tuyên bố, thư ngỏ, bài viết, bình luận, tin tức trên internet nhằm kích động bạo lực.
Những ngày này, khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm, một số người tự coi mình là "nhà dân chủ" lại xem đây là cơ hội để vu cáo chính quyền, đưa ra các luận điệu vô trách nhiệm để mê hoặc bộ phận công chúng nhẹ dạ, cả tin hoặc chưa có điều kiện phân tích tình hình một cách sâu sắc. Ðây là thời điểm để chúng ta nhận diện, phân biệt đâu là người yêu nước chân chính, đâu là nhà hoạt động xã hội có ý thức trách nhiệm và đâu là người đang mượn danh nghĩa dân chủ để cản trở sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Và đối với chúng ta, một nền dân chủ thật sự chỉ đến từ các công dân có tinh thần tự chủ, yêu hòa bình, gắn bó với cộng đồng bằng tinh thần nhân văn, luôn biết kết hợp hài hòa giữa lợi ích của chính mình với lợi ích mọi người.
TRẦN TÙNG SƠN
(Nhân dân) 

Tâm thư gửi thủ tướng Việt Nam

000_Hkg9800330-600.jpg
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (giữa) đi cùng với các thành viên cùng đoàn đến dự lễ bế mạc hội nghị thượng đỉnh ASEAN 24 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Myanmar hôm 11/5/2014. AFP photo
Kính gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,

Trước tiên, kính mong Thủ tướng thứ lỗi cho sự đường đột và mạo muội của cháu. Vì Thủ tướng quá bận rộn khi phải lo giải quyết nhiều công việc quốc gia đại sự, và nhất là khi những căng thẳng xung quanh giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu.

Đầu thư, cháu xin được chia sẻ câu chuyện liên quan tới thảm họa hạt nhân Fukusima, tháng Ba năm 2011 tại Nhật Bản: đó là bức thư tâm tình của Ashwin Cresswell, một cậu bé Úc 9 tuổi, gửi tới bà Julia Gillard, thủ tướng Úc. Trong thư, Ashwin bày tỏ sự cảm thông của mình với sự mất mát của Toshihito, một câụ bé Nhật Bản, mới chỉ 8 tuổi nhưng đã mất cả gia đình sau thảm họa kinh hoàng đó. Những lời trong bức thư của cậu bé Ashwin hồn nhiên như sau:

“Gửi bà Julia Gillard,

Mẹ cháu bảo các Thủ tướng có thể nói chuyện với những Thủ tướng khác. Xin bà hãy gửi bức thư này đến Thủ tướng Nhật Bản giúp cháu được không ạ?

Cháu không nói được tiếng Nhật Bản nhưng cháu hy vọng Thủ tướng Nhật sẽ nói được tiếng Úc.

Cháu đã nhìn thấy bức ảnh của cậu bé người Nhật Toshihito Aisawa trên báo. Mẹ cháu đã đọc cho cháu nghe câu chuyện của bạn ấy và mẹ cháu kể, bạn ấy đã mất hết cả cha mẹ trong trận sóng thần.

Bà có biết bạn Toshihito không ạ? Bạn ấy có được ăn và uống những thứ mình thích không ? Bạn ấy có chiếc áo thun đẹp để mặc không? Nếu bạn ấy không có, cháu sẵn sàng cho bạn ấy mượn.

Nếu bạn ấy không thể tìm được cha mẹ, bạn ấy có thể ở với gia đình cháu. Bạn ấy cũng có thể chơi đồ chơi của cháu và đi học với cháu. Không biết bạn Toshihito có thích ở với gia đình cháu không nhỉ?”

Có lẽ bất cứ ai cũng sẽ cảm động khi đọc bức thư đó và tấm lòng của Ashwin Cresswell đã được đích thân bà Julia Gillard chuyển tới tận tay người đồng nhiệm Nhật Bản, khi đó là thủ tướng Naoto Kan. Ngoài khía cạnh nhân văn và tinh thần chia sẻ, điều thường thấy ở những xã hội tiến bộ, đang ở những vị trí rất cao trong nấc thang văn minh của nhân loại như Úc, Nhât Bản, vv ... ta còn thấy ở đó là cái ý thức “dân sự” khi tâm nguyện của một cậu bé 9 tuổi có thể tới được tay lãnh đạo quốc gia để được xem xét.

Trên tinh thần đó, với tư cách là một công dân Việt Nam và đã từng hai lần đi "bỏ phiếu bầu cử tại địa phương” cháu cũng xin được chuyển tâm thư của mình tới Thủ tướng Việt Nam với nội dung "chính trị” liên quan tới sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế và mối trăn trở về những vấn đề của đất nước. Cách đây vài tháng, ông Algore, cựu phó Tổng thống Mỹ, trong bài nói chuyện với sinh viên của đại học Oxford, Anh Quốc có nhắn gửi: “Người trẻ tuổi cần biết quan tâm tới chính trị để làm cho xã hội tốt đẹp hơn” Và cũng rất mừng là mới đây thôi, trong kì thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông 2014, đề thi môn Văn học Việt Nam đã chọn giàn khoan Hải Dương 981 là chủ đề cho một câu hỏi chiếm 3 điểm trên tổng 10. Nhưng cũng đáng buồn là trong cuộc thi Hoa hậu Biển cách đây không lâu, một thí sinh đã vô tư hồn nhiên đáp: “Em mong Trung Quốc sẽ mở giàn khoan để cho đất nước Việt Nam của em ngày càng tươi đẹp hơn”.

Như một công dân Việt Nam bình thường; cháu sinh ra và lớn lên, đi học 12 năm phổ thông và tốt nghiệp đại học tại Việt Nam rồi có điều kiện để đi du học nước ngoài. Hiện tại, cháu đang là sinh viên cao học tại Đài Loan, một hòn đảo rất gần với Việt Nam và có nhiều mối liên hệ về lịch sử, văn hóa, chính trị với chúng ta và cũng có một số "vấn đề” đối với nhà nước Trung Quốc. Chỉ mới đây thôi, ngay trong tháng Ba, hàng trăm ngàn sinh viên của hòn đảo này đã tuần hành, biểu tình và chiếm đóng cả tòa nhà của Viện Lập Pháp tại Đài Bắc để phản đối hiệp định Hợp tác Thương mại dịch vụ mà Chính quyền Quốc dân Đảng của Tổng thống Mã Anh Cửu đã kí kết với Bắc Kinh và đơn phương thông qua bất chấp sự phản đối của đảng đối lập trong Quốc hội.

Những sinh viên đã hành động như vậy vì họ cho rằng: hiệp định này sẽ ngày càng gia tăng sự phụ thuộc của Đài Loan vào thương mại với Trung Quốc, lo ngại rằng Đài Loan sẽ bị Trung Quốc thôn tính, và họ nghi ngại rằng bên trong nội dung của bản hiệp định có những điều khoản không rõ ràng; điều mà họ đòi hỏi ở chính quyền là tính minh bạch và muốn tổng thống ra đối chất với họ. Sự kiện đó đã xảy ra trong hơn 20 ngày, nằm trong trật tự và tầm kiểm soát của an ninh, không có nhiều sự đàn áp, bắt bớ. Truyền thông quốc tế khi đó gọi sự kiện là Phong trào sinh viên Hoa Hướng Dương. Một điều đáng tiếc là gần 700 cơ quan báo chí truyền thông của Việt Nam lại không hề đưa tin về sự kiện này?

Với một chút kiến thức thu được cùng những trải nghiệm khi quan sát và học hỏi nơi xứ người, cháu có ước muốn sau này có thể đóng góp môt phần nhỏ bé sức của mình cho sự thay đổi của đất nước. Theo nhận xét của bản thân, cháu thấy rằng Đài Loan còn rất nhiều việc phải làm để có thể bắt kịp phương Tây hay Nhật Bản nhưng họ thực sự đã phát triển hơn Việt Nam rất xa và họ là một trong những vùng lãnh thổ có mức sống cao nhất châu Á. Tại hòn đảo này, hiện đang có tới 100 ngàn cô dâu Việt lấy chồng xa xứ với gần 150 ngàn đứa con lai Việt - Đài và quãng gần 100 ngàn lao động xuất khẩu tới từ những vùng quê nghèo của Việt Nam, trong số đó có hàng ngàn người hiện đang cư trú và làm việc trái phép, có thể bị bắt giam và trục xuất bất cứ lúc nào, vậy mà cơ quan ngoại giao của chúng ta vẫn chưa có sự quan tâm tới họ một cách thỏa đáng … Hiện tượng này đã và đang gây ra một số vấn đề cho xã hội của Đài Loan.

Những sinh viên đi du học như cháu chỉ chiếm một con số khiêm tốn là gần 4000 người so với những nhóm kể trên. Trong cuộc sống thường nhật, tiếp xúc và giao tế với người Đài, cháu nhận thấy rằng phần đông dân ở đây không coi trọng người Việt cho lắm, đúng hơn là còn có một chút coi thường; và có một chút xấu hổ khi ở nhiều nơi công cộng, người ta dán những bảng thông báo như "Cấm ăn cắp”, "Cấm băng ngang qua đường tàu” và "Cấm gây ồn” bằng tiếng Việt. Trong thâm tâm, cháu luôn khao khát một điều rằng đất nước Việt Nam của mình sẽ có ngày vươn lên, thật văn minh, thịnh vượng để không còn thua kém Đài Loan hay Mã Lai và những thanh niên nam nữ người Việt cũng sẽ không cần phải xuất ngoại để mưu sinh nữa, và người ta cũng sẽ không dám coi thường Việt Nam nữa.

Xa hơn nữa, cháu mơ rằng thế hệ trẻ của Việt Nam sau này sẽ được hưởng một nền giáo dục thật tốt với trường lớp và cơ sở vật chất phong phú hiện đại (những khuôn viên rộng và đẹp, có thư viện, hồ bơi và sân bóng, vv); khi đó bằng cấp do Việt Nam đào tạo sẽ được các quốc gia tiên tiến coi trọng và Việt Nam cũng sẽ tự ươm cho mình được một nguồn nhân lực cạnh tranh, giải quyết được tình trạng "chảy máu chất xám” đang gây hại nghiêm trọng cho sự phát triển của đất nước. Làm sao để đất  nước và cuộc sống của con người Việt Nam cũng tươi đẹp như núi rừng và biển trời của chúng ta. Vì sao mà một em bé mồ côi, nạn nhân của chiến tranh như Phillipne Roesler, rời Việt Nam qua Đức khi còn nằm nôi lại có thể trở thành phó Thủ tướng Đức ? Và tại sao chúng ta lại quá dễ dãi  để cho truyền thông tung hô sự kiện đôi vợ chồng siêu sao Brad Pitt và Angelina Jolie tới Việt Nam nhận cậu bé Pax Thiên làm con nuôi và coi đó là một niềm vinh hạnh?

Đã một tháng trôi qua kể từ khi Trung Quốc mang giàn khoan Hải Dương 981 và đặt nó trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cùng tâm trạng như rất nhiều người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới, cháu nghe ngóng và cập nhật tình hình về cái giàn khoan "ngang ngược” đó liên tục mỗi ngày. Mối quan tâm của cháu đối với sự kiện thậm chí còn lớn hơn cả việc học; và làm sao có thể học được khi chủ quyền và an ninh lãnh thổ của đất nước mình đang bị đe dọa. Mỗi khi đọc tin tức, xem hình ảnh lẫn những đoạn phim, cháu đã khóc khi thấy lực lượng cảnh sát biển Việt Nam và những ngư dân trung kiên quyết tâm bám biển và đương đầu với một thế lực áp đảo có vũ trang của "một thực thể lạ” như lâu nay truyền thông vẫn đưa tin. Vì sao “tàu lạ” lại có thể phun vòi rồng với áp lực nước cao, có thể làm vỡ cả cửa kính vào tàu kiểm ngư của ta, "tàu lạ” có thể ném đá gây thương tích cho ngư dân Đà Nẵng và đâm chìm cả tàu cá của ta? Tại sao họ lại có thể thực hiện hành vi giết người Việt Nam ở ngay trong vùng lãnh thổ và đặc quyền kinh tế của Việt Nam ? Tại sao "nước lạ” có thể điều máy bay quân sự và tàu hộ vệ mang tên lửa vào lãnh hải của Việt Nam với thái độ hung hãn, dẫn tới căng thẳng leo thang, thậm chí súng có thể nổ bất cứ lúc nào. Tại sao lại như vậy? Nói như những ngư dân Đà Nẵng thì “Biển là của mình cơ mà!”

Cuộc biểu tình dẫn tới bạo loạn với quy mô lên tới hàng chục ngàn của người lao động trong những khu chế xuất, khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khắp trên cả nước đã gây ra rất nhiều hệ quả và mối quan ngại về tương lai của Việt Nam. Không chỉ những doanh nghiệp Trung Quốc, mà cả Đài Loan, Hongkong, Singapore rồi Hàn Quốc và Nhật Bản, vv ... cũng chịu thiệt hại. Nghiêm trọng hơn là tình trạng cướp bóc, hôi của, ẩu đả và cả án mạng tại khu công nghiệp Formosa, Vũng Áng, Hà Tĩnh. Tiếp đó là việc Trung Quốc đưa tàu tới sơ tán hàng ngàn công nhân của họ về nước (chúng ta sẽ thấy giật mình là không ngờ người Trung Quốc đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam nhiều đến thế, và vì sao Trung Quốc lại trúng thầu quá nhiều dự án ở Việt Nam?) rồi giải phóng quân Trung Quốc còn điều hơn 300 ngàn lính với phương tiện hùng hậu tới sát biên giới phía Bắc, tuyên bố tình trạng chiến tranh cấp 3 ... làm cho người Việt phải lo âu, mất ăn mất ngủ.

Đất nước Việt Nam đã chịu đựng quá nhiều cuộc chiến tranh trong phần lớn thời gian của thế kỷ 20 rồi, nên giờ đây không mấy ai lại mong muốn có binh đao loạn lạc nữa. Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến dài, đẫm máu, đau thương nhất và gây chia rẽ, hận thù nhiều nhất trong lịch sử nhân loại. Cho tới hôm nay, dù đã gần 40 năm kể từ khi chiến tranh kết thúc, nhưng hai khối người Việt ở quốc nội và hải ngoại dường như vẫn chưa cùng nhau nhìn về chung một hướng, dù đất nước đang nguy ngập. Câu chuyện hòa giải, hòa hợp dân tộc vẫn còn rất xa vời vì đôi bên chưa có ai thật sự mở lòng và thực tâm chìa tay ra.

Vụ bạo loạn của tầng lớp công nhân Việt Nam đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về những vấn nạn xã hội trên đất nước hôm nay. Theo như nhiều cơ quan báo chí truyền thông trong nước, cho rằng có những “thế lực xấu” đứng đằng sau tổ chức, giật dây kích động những người nhẹ dạ cả tin, thiếu hiểu biết, và kêu gọi tinh thần yêu nước phải dựa trên lý trí và sự tỉnh táo. Nhưng đằng sau đó có những căn nguyên khác mà chúng ta không mấy ai quan tâm tới: Vì sao những người công nhân lại hành xử như vậy ? Phải chăng vì họ bất mãn với đồng lương ít ỏi và cuộc sống khó khăn ? Đã có nhiều bài báo, viết về những cảnh đời trong những khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Thật xót xa làm sao khi biết nhiều nam công nhân phải chạy xe ôm ngoài giờ và nhiều nữ lao động thậm chí phải hành nghệ mại dâm để có thêm tiền trang trải cuộc sống và giúp đỡ gia đình. Đối với họ, tương lai là một cái gì đó mơ hồ. Tình trạng bất bình đẳng và những bất công trong xã hội Việt Nam hôm nay đã dẫn tới những ức chế tâm lý rồi đè nén thành một khối chỉ trực bộc phát khi bị châm ngòi... Và giàn khoan Hải Dương 981 chính là một mồi lửa.

Trong vụ bạo loạn này, rất nhiều doanh nghiệp của Đài Loan bị ảnh hưởng, và thực tế là họ chịu thiệt hại nặng nhất. Theo như tin tức mà báo đài đã đưa, có hàng trăm nhà máy của Đài Loan tại Việt Nam bị hư hỏng, phải đóng cửa, chủ thuê thì kinh hãi bỏ về nước, đã có những cuộc biểu tình của người Đài Loan phản đối Việt Nam tại Văn phòng Ngoại giao của Việt Nam tại Đài Bắc; chính quyền Đài Loan lên án, chỉ trích và yêu cầu Việt Nam phải bồi thường cho những doanh nghiệp; trên truyền hình của Đài Loan có chiếu cảnh ông Bùi Trọng Vân, đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Đài Bắc phải lên truyền hình xin lỗi phía Đài Loan với những lời lẽ khẩn khoản: “Chúng tôi rất xin lỗi người dân Đài Loan ... Mong các doanh nghiệp Đài Loan đừng rời bỏ Việt Nam” Cô dâu, người lao động và sinh viên chúng cháu đã phải đối diện với những ánh mắt và thái độ không mấy thân thiện từ người bản xứ, cùng với những câu hỏi, thắc mắc nhạy cảm và rất khó trả lời, đại loại như: “Vì sao người Việt Nam lại hành động như thế?” “Chúng tôi là người Đài Loan, không phải Trung Quốc” Một vị cô giáo dạy tiếng Hoa còn nói rằng “Xin đừng giết chúng tôi, chúng tôi là người Đài Loan”

Bản thân cháu cũng đã phải đối mặt với những áp lực tương tự, trong giờ học của một ông giáo sư có lập trường thân thiện với Bắc Kinh, nằm trong Ủy ban Hiệp Thương giữa hai bờ eo biển Đài Loan, ông ta thường xuyên hỏi cháu, sinh viên Việt Nam duy nhất trong lớp bên cạnh những bạn học Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Séc, Romani, Nhật Bản, vv ... những câu hỏi khó trả lời như là: “Vì sao người Việt Nam lại hành động điên cuồng như vậy?” “Đài Loan chúng tôi luôn coi trọng đầu tư vào Việt Nam và đối xử  tốt với công nhân Việt Nam” và “Vì sao Việt Nam lại phản ứng dữ dội như vậy với Trung Quốc?” và “Vì sao Việt Nam lại không chịu ngồi vào bản đàm phán để giải quyết vấn đề song phương cùng với Trung Quốc?” Cháu đã rất khó chịu và phải cố gắng để giữ bình tĩnh, đối đáp với ông ta rằng: “Xin lỗi Đài Loan nhưng đó là vùng đặc quyền kinh tế biển và chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam theo công ước quốc tế, một phần biển đảo của Việt Nam hiện đã bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trong quá khứ và chúng tôi có đầy đủ những bằng chứng lịch sử lẫn pháp lý để có thể khởi kiện Trung Quốc. Việt Nam không thể nhượng bộ về vấn đề chủ quyền, dù đối phương là Trung Quốc, một cường quốc”.

Đó cũng chính là cái tinh thần trong những tuyên bố mới đây của Thủ tướng: "Không thể đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông, lệ thuộc”, "Việt Nam sẽ làm hết sức để bảo vệ chủ quyền” hay "Không thể vì tình hữu nghị mà im lặng”, vv. Tuyên bố dứt khoát, đầy bản lĩnh của Thủ tướng đã đem lại một niềm tin cho khối cộng đồng 90 triệu người dân Việt Nam và 4 triệu kiều bảo ở hải ngoại. Nhưng rõ ràng là chúng ta cần phải làm nhiều việc khác hơn nữa thì mới có thể bảo vệ được chủ quyền biển đảo.

Trong suốt thời gian qua, những phản ứng và bước đi của Chính phủ vẫn khiến người dân Việt Nam không khỏi lo lắng. Hội nghị cấp cao ASEAN đã không đạt được sự đồng thuận mong muốn giữa các nước thành viên về vấn đề biển Đông; những tuyên bố của bộ ngoại giao Việt Nam khi bác bỏ công hàm 1958, theo nhiều chuyên gia nghiên cứu về luật biển là không có lợi cho Việt Nam nếu đưa tranh chấp pháp lý ra giải quyết tại tòa án (vì tính chính danh của 2 nước Việt Nam sau năm 1954); trong lúc đó Trung Quốc vẫn luôn tìm cách bôi xấu và hạ thấp hình ảnh của Việt Nam với dư luận quốc tế, tìm mọi cách ngăn cản sự can thiệp từ đa phương; mà song phương thì chúng ta hoàn toàn yếu thế. Nhiều nước như Mỹ, Nhật, Pháp rồi Phillipines đều lên tiếng ủng hộ Việt Nam, nhưng chúng ta thực ra vẫn đang đơn độc vì không thể kì vọng nhiều hơn. Chúng ta có quan hệ ngoại giao, làm bạn với tất cả các nước, nhưng lại không có đồng minh chiến lược cùng chia sẻ lợi ích.

Bài phát biểu vài ngày trước của Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam tại diễn đàn đối thoại an ninh Shang-ri La lại mâu thuẫn với những phát ngôn mạnh mẽ, cứng rắn của Mỹ và Nhật Bản. Vì sao mà “Chuyện Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam như mâu thuẫn nội bộ GIA ĐÌNH và cần giải quyết song phương: “Những vấn đề có liên quan đến hai nước thì cần giải quyết SONG PHƯƠNG… Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia, hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi” ? Lập luận này của chúng ta vô tình đã đặt Mỹ và Nhật Bản vào thế việt vị và khiến Việt Nam lại ở vào thế tự cô lập mình với những thiện chí của quốc tế.

Vì sao mà trước đó, trong năm 2011 trong chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo 2 đảng, chúng ta lại đặt bút kí vào: “Thỏa Thuận Về Những Nguyên Tắc Cơ Bản Chỉ Đạo Giải Quyết Vấn Đề Trên Biển Giữa Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa”. Trong thỏa thuận này có 1 nguyên tắc rất bất lợi cho Việt Nam, đó là “Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị.” Và vì sao khi chúng ta đã là ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, đã từng giữ cả ghế chủ tịch, nhưng lại không tranh thủ tận dụng nhiệm kỳ đó để đưa vấn đề biển Đông ra với thế giới?

Hiện giờ Trung Quốc vẫn đang tăng cường lực lượng và uy hiếp chúng ta trên biển lẫn trên đất liền. Điều gì sẽ xảy ra nếu căng thẳng leo thang dẫn tới không thể kiểm soát và có bên nổ súng trước ? Nếu chiến tranh xảy ra, đó thật sự sẽ là một thảm họa. Như các diễn đàn quân sự phân tích, Việt Nam hiện có lực lượng quân sự hùng hậu nhất Đông Nam Á, thời gian gần đây chúng ta cũng đã tăng cường mua sắm nhiều khí tài và hiện đại hóa quân đội ... chúng ta đã sở hữu thêm máy bay chiến đấu, tàu chiến, tàu ngầm và tên lửa phòng thủ thế hệ mới, vv ... nhưng những gì chúng ta có do mua được từ Nga hay Do Thái thì Trung Quốc cũng có thể mua được và còn có nhiều hơn ta nhờ vào tiềm lực kinh tế hùng hậu và chi tiêu quân sự khổng lồ. Trong trường hợp xấu nhất khi có xung đột, liệu chúng ta có thể bảo vệ được chủ quyền và an ninh của đất nước ? Về lâu về dài, khi kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khan do tham nhũng yếu kém, liệu chúng ta có thể đứng vững khi có xung đột và chúng ta hiện nay bị lệ thuộc quá nhiều vào nhập siêu từ Trung Quốc ? Tuy có phần cay đắng, nhưng có một sự thật mà chúng ta cần phải nhìn nhận là: Đất nước Việt Nam đang hết sức nguy ngập. Lối thoát nào cho Việt Nam?

Trong thời đại thông tin tự do và sự phát triển của internet như ngày nay, sẽ không quá khó để có thể tham khảo bài học lịch sử của rất nhiều quốc gia trên thế giới.

- Vì sao chỉ vài quả đạn pháo từ hạm đội của Đô đốc Matthew C. Perry nã vào thành Edo (Tokyo ngày nay) mà nước Nhật đã bừng tỉnh để thực hiện một cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân toàn diện, sâu rộng, nhanh chóng trong nửa sau của thế kỷ 19, biến Nhật Bản từ lạc hậu trở thành cường quốc, đánh thắng Nga và Trung Quốc, cạnh tranh ngang ngửa với những đế quốc phương Tây đầu thế kỷ 20? Và vì sao một nước Nhật bại trận trong thế chiến thứ 2, từ đống đổ nát lại có thể vươn lên mạnh mẽ, trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới chỉ trong một thế hệ (23 năm tính từ khi tuyên bố đầu hàng vô điều kiện sau khi bị Mỹ ném 2 quả bom nguyên năm 1945 cho tới khi tổ chức Thế vận hội Tokyo 1968)? Và ngày nay nước Nhật đang trở lại mạnh mẽ với vị thế của một cường quốc quân sự đích thực để duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực trước những mối đe dọa mới.

- Vì sao chỉ hơn 20 năm sau khi Liên Xô và Đông Âu tan rã, một số quốc gia Soviet cũ như Balan hiện đã đạt được mức phát triển gần ngang với Tây Âu, xã hội dân chủ, nhân văn và có thể tự tin đứng vững trước một nước Nga to lớn và hùng mạnh về quân sự.?

- Năm 1971, khi bị mất ghế ở Liên Hiệp Quốc; trước nguy cơ bị Bắc Kinh sát nhập. Đài Loan và nhất là Tưởng Kinh Quốc đã có những bước đi sáng suốt như thế nào để Mỹ thông qua đạo luật Đài Loan và ngầm hộ trợ về quốc phòng? Và vì sao Tưởng Kinh Quốc dám từ bỏ cả lợi ích của gia tộc để Đài Loan có một nền dân chủ và nhân quyền đáng ngưỡng mộ ở châu Á, điều làm cho Đài Loan khác biệt với Trung Quốc và vẫn có thể đứng vững trước những mối đe dọa.?

- Vì sao Thổ Nhỹ Kỳ cũng nằm ngay trên bờ Hắc Hải như Ukraine, nhưng nước Nga to lớn lại không thể mang quân vào Thổ dễ dàng như Crimea ? Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ lại có một lực lượng mạnh trong NATO, có thể tự sản xuất cả những khí tài hiện đại như máy bay chiến đầu F-16 (mà nếu có chúng, Việt Nam sẽ bảo vệ biển đảo hữu hiệu hơn) trong khi trước Thế chiến thứ 2 Thổ cũng là một nước lạc hậu và phải liên tục thay đổi chính sách ngoại giao, khi ngả về Đức Quốc Xã, lúc thiên về Liên Xô, rồi cuối cùng lại tin tưởng theo Anh-Mỹ ?

- Và bên cạnh đó cũng là những bài học về sự thất bại trong việc bảo vệ chủ quyền như trường hợp của Tiệp Khắc những năm 1930, trong Thế chiến thứ Hai. Vì sao Tiệp Khắc khi đó có nền kinh tế, quân sự và khoa học hùng mạnh, là 1 trong 10 cường quốc ở châu Âu lại dễ dàng bị sát nhập và chiếm đóng bởi Đức Quốc Xã mà không tốn sức giao tranh? Vì sao những lãnh đạo của Tiệp Khắc khi đó lại để cho Hitler dễ dàng mang quân vào tiếp quản nước mình ?

Giáo sư Lê Xuân Khoa, một trí thức Việt Nam nổi tiếng ở hải ngoại có viết: “Trong quan hệ quốc tế, chỉ có lợi ích quốc gia là quan trọng hơn cả. Cũng như trong sự giao thiệp giữa các cá nhân, quyền lợi vị kỷ hay gia đình của mỗi người luôn luôn là ưu tiên được bảo vệ, mọi hình thức liên minh giữa các quốc gia đều chỉ tồn tại chừng nào mỗi thành viên còn thấy sự hợp tác đó có lợi ích cho xứ sở của mình ...” Và cũng có một câu châm ngôn trong chính trị học quốc tế : “Không có bạn bè và kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có đồng minh giai đoạn và lợi ích vĩnh viễn là quan trọng”.

Theo dõi tình hình và những biến động của chính trị quốc tế trong thời gian gần đây như: diễn biến tại Ukraina và Thái Lan, căng thẳng và tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông Á và biển Đông Nam Á, với chính sách xoay trục của Hoa Kỳ khi chuyển trọng tâm về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ... Sau hơn nửa thế kỷ, vị trí của Việt Nam hôm nay lại trở nên quan trọng và được quan tâm hơn bao giờ hết, nhưng mặt khác, đó cũng lại là một nguy cơ. Nhận thức được tầm quan trọng của tuyến hàng hải huyết mạch đi qua biển Đông, dự án kênh đào Kra của Thái Lan nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương thay cho sự quá tải của eo Mallaca sẽ được khởi động trong nay mai ... tự nhiên Phú Quốc, Kiên Giang, Sài Gòn, Cam Ranh và vịnh Vân Phong của Việt Nam có tiềm năng sẽ trở thành những điểm sáng trên bản đồ địa chính trị và kinh tế thế giới nếu có thể tận dụng được cơ hội từ những sự vận động chuyển dịch này, vừa có thể thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa đất nước vừa bảo đảm an ninh quốc phòng.

Nhưng có thể chỉ 10 năm nữa thôi, tầm quan trọng đó và cả cơ hội đó có thể sẽ qua đi nếu chúng ta không thể tận dụng. Biết chủ động chiến lược hóa, quốc tế hóa, quan trọng hóa vị trí của quốc gia cũng như biết khai thác mối lo của các cường quốc sẽ làm cho vị trí của quốc gia quan trọng hơn trong tranh chấp quốc tế. Chính sách BA KHÔNG mà hiện nay chúng ta theo đuổi, có phải là một lựa chọn có lợi cho quốc gia và dân tộc?

Trước những đòi hỏi cấp bách đó của thời đại và vận nước đang lâm nguy, rõ ràng là chúng ta CẦN PHẢI THAY ĐỔI như câu khẩu hiệu, trong cuộc biểu tình chống giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc: “Vì một quốc gia cường thịnh, cần phải thay đổi” Nhưng thay đổi như thế nào? Làm sao để thay đổi? Thủ tướng với quá nhiều kinh nghiệm trong chính phủ, trên nhiều lĩnh vực từ quốc phòng, an ninh cho tới tài chính, vv. và guồng máy giúp việc cho thủ tướng hoàn toàn biết rất rõ. Vấn đề chỉ còn là: LIỆU CHÚNG TA CÓ DÁM THAY ĐỔI HAY KHÔNG?

Cũng theo một ý đúc kết của Giáo sư Lê Xuân Khoa: “Bài học cho Việt Nam về lợi ích quốc gia trong quan hệ hợp tác quốc tế là mọi hoạt động đều phải hưổng về sự xây dựng và duy trì một hệ thông chính quyền dân chủ thích hợp, và sự hội nhập thành công vào cộng đồng thế giới để có thể vừa bảo vệ được những quyền lợi chính đáng của mình vừa tranh thủ được sự tôn trọng, hợp tác và giúp đỡ của các nước.” ... “Những nhà lãnh đạo thật tâm yêu nước và có tài là những người biết rút ra được những bài học của quá khứ, những kinh nghiệm hay, dở của mình và của người để áp dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, đem lại an ninh, thịnh vượng và hạnh phúc cho nhân dân.”

Thư đã dài, tới đây cháu xin dừng bút,

Thưa Thủ tướng,

Trong đời người, được chứng kiến lịch sử thay đổi là một điều may mắn và nhất là lại còn có khả năng để kiến tạo cho sự thay đổi đó. Thủ tướng đang là người thuyền trưởng có trách nhiệm lèo lái con thuyền quốc gia trong cơn bão tố mà tất cả thủy thủ cũng như hành khách trên tàu sẵn sàng chịu chung số phận. Tiếng kèn đang thúc giục để lịch sử sang trang. Người dân Việt Nam ở hải ngoại cũng như quốc nội sẽ đồng hành cùng với Thủ tướng. Cháu mong rằng những bạn trẻ Việt Nam, cùng thế hệ như cháu, càng ngày càng quan tâm tới chính trị, hiểu và nắm bắt được thời cuộc, để có sự đồng tình và ủng hộ đối với những bước đi của Thủ tướng.

Xin Thủ tướng hãy đi đầu và dẫn dắt cho sự thay đổi của đất nước Việt Nam, để chúng ta có thể vươn lên, có thể mở mày mở mặt, để những thế hệ tương lai có quyền: “Tự hào vì là người Việt Nam”

Dù còn rất nhiều khó khăn, trở ngại và vẫn còn đó những thế lực ngăn cản “chống phá” nhưng cháu có một niềm tin mãnh liệt là Thủ tướng SẼ THÀNH CÔNG và sẽ mang lại một cuộc ĐỔI ĐỜI cho dân tộc Việt Nam; và người dân của chúng ta có ngày sẽ có thể kiêu hãnh mà gọi tên Tổ quốc mình.

Và chúng ta cần phải bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ Quốc, bằng bất cứ giá nào. Và chắc chắn rằng, giàn khoan Hải Dương 981 sau này sẽ đi vào lịch sử Việt Nam như là một sự kiện, bước ngoặt cho sự đổi thay của dân tộc.

Kính chúc Thủ tướng sức khỏe để đi trọn vẹn chặng đường này,

Kính thư,

Đài Bắc, ngày 4 tháng 6 năm 2014 (*) [1]

Đặng Thế Hải,

Công dân Việt Nam,

Du học sinh Việt Nam tại Đài Loan

Tái bút:

Bức tâm thư được viết trong tâm trạng lo âu và tấm lòng khi nghĩ về Tổ quốc và biển đảo. Đã có quá nhiều những lá thư ngỏ từ những trí thức nổi tiếng và nhân sĩ yêu nước ở cả trong và ngoài nước. Người viết chỉ mong muốn được góp một tiếng nói, nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước của người Việt và nhất là thế hệ trẻ: Chúng ta hãy cùng quan tâm và biết lo những vấn đề hệ trọng của đất nước, để có một nước Việt Nam tốt đẹp hơn trong tương lai.
Cái nhà là nhà của ta
Công khó ông cha lập ra
Cháu con phải gìn giữ lấy
Muôn năm với nước non nhà
Xóm làng là làng của ta
Xương máu ông cha làm ra
Chúng ta phải gìn giữ lấy
Muôn năm với nước non nhà
Cánh đồng đơm đầy hương hoa
Công khó dân ta làm ra
Quyết tâm ta gìn giữ lấy
Nuôi nhau chung sống một nhà
Xóm giếng ta là tình quê hương
Chung sống vui bên ruộng nương
Có nhau để cùng chung sức
Vươn lên non nước hùng cường
Cõi đời là đời của ta
Nuôi dưỡng công lao mẹ cha
Lớn khôn để gìn giữ nước
Thay nhau xây đắp sơn hà


[1] (*) Ngày 4 tháng 6, Tưởng niệm sự kiện Thiên An Môn, Trung Quốc
(RFA) 

Truyện ngắn của Võ Thị Hảo: Gái góa đi bán cao dê

Tôi gái góa hai mươi mốt tuổi. Tôi đi bán cao dê.
Cao dê hôm nay bán chạy. Làng Vệ tôi mở hội lớn, người trẩy về chùa đông đặc đầu đen, trông xa cũng giống đại hội bọ hung.
Đây lễ hô thần nhập tượng khánh thành chùa mới. Tam quan chùa mới ba tầng thâm thâm tai tái màu cờ đám ma.
 Chùa to bằng quả đồi, hãnh diện án ngữ chùa cũ, vừa nhìn đã thấy nể sợ.
 Ngôi chùa cổ người làng Vệ tôi đẽo đá tạc gỗ mà  dựng nên và chăm chút hương khói từ cả ngàn năm nay bây giờ thành lép vế. Từ tượng Phật cho tới tượng ông thần ông thánh nay bỗng còm nhom. Ông Thiện ông Ác cũng ủ rũ buồn hiu, mắt nhìn ra chiều bẽn lẽn. Cái tên cha sinh mẹ đẻ của chùa cũ bỗng mất tiêu. Thì ra cái tên có chân, cứ theo đồng vàng tượng ngọc mà đi, ngồi chễm chệ uy nghi sáng chóe trên chùa mới. Càng ngắm nhìn càng nể người xây chùa rõ ràng  khéo tay.  Thật là tên thì chùa ta mà trông  cứ lẫm liệt như lăng mộ người nước bạn.
Người làng tôi rỉ tai nhau, rằng đến chùa cũ thì phải uốn chân bảy lần, tung đồng tiền cũ, mặt dương ngửa thì đi, mặt dương sấp, có đi cũng chỉ công cốc. Muốn cầu tài cầu lộc thì cứ thẳng qua chùa mới, đường to đường lớn thế không đi thì đi đường cụt à. Thần Phật ở đó nhiều không đếm xuể, mỗi ông lại to lớn như ông voi, chưa kể cơ man nào là tảng đá khắc tên những ông những bà đang muốn xập xòe cất mình thành Phật sống. Có thờ có thiêng có kiêng có lành. Cứ đến đó mà lạy mà cầu, lời kêu xin không lọt tai ông này, biết đâu lại vào tai ông khác.
http://motthegioi.vn/Uploaded/thyhang/2014_01_25/IMG_0978_PVOH.JPG?width=600&height=300&crop=auto
NV Võ Thị Hảo
Tôi không biết uốn chân thế nào. Chân tôi lục cục những xương những gân. Thì tôi đành múa chân. Như cách đi chân chữ bát. Muốn đến chùa cũ bây giờ phải ngoằn ngoèo lượn. Tôi phải nín thở chui qua tam quan chùa mới hun hút sâu như cổng đưa hồn người chết. Đi mãi mới ra được sau lưng chùa mới. Chưa đến nơi  đã thấy nghi ngút khói xám. Tới gần chùa cũ là lạnh gáy. Từ trên bệ thờ vọng ra hàng loạt tiếng thở dài sườn sượt xen lẫn tiếng nấc.
Tôi là  đàn bà mà không mau nước mắt. Tôi khóc cha tôi, chồng tôi chết trẻ và khóc cái thân tôi gái góa đã hết nước mắt rồi. Tôi nay gan cóc tía. Tôi chỉ đến trước mặt bàn thờ, con mắt liếc ngang, hai tay chắp lại  nói ai thương thần thì vào tưới cho thần một chén rượu. Ai thương Phật thì vào cắm cho Phật một nén nhang. Người không rượu không nhang thì cũng cứ nên hờ một câu cho các vị ấy thỏa lòng.
 Vì Phật này là Phật cũ, Phật làng Vệ tôi. Người làng Vệ tôi, nay cứ ngơ ngác như đàn trâu bị đánh cho chạy cong đuôi  ra khỏi đồng cỏ, bị buộc phải nhường đất thấm máu cha ông khai khẩn cho chùa mới.
Rồi từ độ đó, thần Phật khóc nghẹn trách người làng tôi xa mặt cách lòng, bỏ hương tàn khói lạnh.
 Người làng tôi nay chỉ mê nhìn Phật béo ngồi sừng sững như quả đồi trước sân chùa. Phật cười hơn hớn Phật đeo đầy tiền. Nhìn Phật cười quen rồi, lại thấy khó chịu khi nhìn Phật cũ cứ ngồi thương khó sự đời. Người làng tôi đã học cách dùng tiền thật dán lên Phật béo cầu tài. Phật cũ làng Vệ  cứ đứng đó khóc nghẹn là chẳng biết tùy thời.
*
 Tôi phận gái góa đi bán cao dê.
Tôi tai điếc tai sáng, cũng a dua theo người ta, chỉ thích thấy Phật cười mà lánh xa Phật khóc. Vả lại, nghe bảo rằng hôm nay người ta rước xá lỵ Phật mới. Người làng tôi từ bao đời nay thấy chùa chẳng thấy xá lỵ, vẫn thấy Phật. Bây giờ  nghe nói có xá lỵ mới có Phật, lập tức thấy nôn nao, chỉ muốn nhào vô sờ tận tay cho bõ thèm.
Ông cậu tôi làm nghề dẫn khách đi ngang dọc thăm thú chùa mới đã vài tháng nay, đường ngang đường tắt đường xa đường gần nào cũng thông tỏ. Cậu ngày càng phởn.
 Xá lỵ là gỉ là gì ư? Cậu ngồi gác chân lên bàn trả, mắt lim dim ra chiều khinh bỉ tôi là đứa dốt nát, chỉ vẽ tường tận  rằng xá lỵ là xương là thịt Phật sau khi chết thiêu hóa ra những viên tròn lóng lánh như ngọc. Quý lắm báu vô kể. Tôi bảo rằng ôi thế thì đẹp quá là đẹp nhỉ, thì phải bán đi để xây chùa hoặc chia cho mỗi nhà một ít tiền dựng lều ở. Nếu cứ để ở chùa, sớm muộn gì cũng bị lấy cắp, uổng.
 Cậu tôi nóng mắt cho tôi một bợp tai, bảo mày ngu dại ít học chẳng biết phải biết trái, ai lại đi bán xá lỵ bao giờ. Mà chuyện đó là chuyện thiêng, miễn bàn, để treo đầu lưỡi chết oan có ngày. Hôm nay mày ra chùa mới mà xem người ta hô thần nhập tượng thì mở ngay cái mắt chó giấy của mày ra.
Mà mày phải biết rằng khi có chùa mới rồi thì đừng có lắng xắng đi sang chùa cũ. Khôn ngoan ở đời phù thịnh chớ phù suy. Mẹ con mày bán cao trâu toàn tính mà bảo rằng cao dê, đã thế gặp khách còn lòe bịp là cao mèo cao rắn. Loại lừa đảo vặt  như mẹ con mày thì chỉ còn cách sửa lễ cho đầy đặn, khấn vái ở chùa có Phật béo mới được phù hộ đắt hàng. Làm gì cũng phải đầu tư, cúng bái là đi buôn, mà buôn này là buôn một vốn mười lời trăm vạn lời chứ còn gì nữa.
Tôi hỏi tại sao lại thế, cậu tôi tảng lờ, rồi lúng búng dặn rằng chùa mới Phật mới, thấy ghi đầy rẫy tên những vị á Phật xưa nay chỉ quen ngửa tay đón nhận tiền rồi mới sấp tay ban phép. Những vị á Phật này còn có thói quen nhận chuyển tiền nhanh, đặc biệt là qua tài khoản đen xuyên lục địa, nhận tiền thật không nhận tiền âm phủ, thế mới phù hộ nhanh như điện, cầu cửa trước, mới chạm cửa sau đã thấy ứng nghiệm.
Nói gì thì nói, trước sau cậu tôi cũng là chúa rắc rối. Cậu tôi đi theo hầu đủ loại người, nghe lỏm đủ chuyện, nghe cậu nói lại chẳng biết thực hư. Tôi chán chẳng thèm nghe.
Tôi sắm nắm mặc chiếc áo thun lạnh Trung quốc màu đỏ, cổ trễ sâu. Đôi vú tôi như đầu hai viên đại bác, nhức nhối khiêu khích chỉ muốn xé toang làn áo mà lao vụt ra ngoài. Mặc thun lạnh bó sát người để nổi vòng lưng ong gái góa tôi chưa từng sinh nở, vì các chú các bác các anh nhìn cao dê thì ít mà nhìn mông nhìn ngực tôi thì nhiều. Khách nói cả người tôi mới là thỏi cao dê  toàn tính. Cao dê thì cao dê. Tôi mang mẹt cao dê ra chùa mới, nơi có hai ông sư tử Trung quốc to quá là to. Thật chẳng hổ danh ở chùa này cái gì cũng nhất.
Tôi đặt mẹt cao dê xuống đất, cúi dập đầu vào tượng Phật béo mà  khấn: Ông hổ ơi ông hổ, à mà ông sư tử, xin ông phù hộ cho tôi bán cao dê đắt hàng.
 Ông canh chùa đứng bên cạnh, nghe tôi khấn to, liền gắt:  phải gọi đó là hai ông tỳ hưu. Hai ông ấy du lịch từ nước bạn sang đây chứ không gà què ăn quẩn cối xay như nhà mày đâu. Tên hai ông ấy sang thế, sao mày cứ nôm na mách qué nào hổ nào sư tử.  Mày có biết tỳ hưu là ông gì không?
Dạ thưa nhà cháu cả đời chưa ra khỏi cái chợ cách nhà ba trăm bước chân, làm sao biết được cái ông tỳ hưu. À thì bây giờ mày biết.  Đó là cái giống chỉ ăn vàng ăn bạc mà không ị bao giờ. Chẳng nói một năm chứ cả trăm năm ngàn năm cũng không ị, của cải thiên hạ đổ vào mồm là giữ lại cho chủ nhân, không mất đi đâu một ly một lai.
Tôi ngửa cổ lên thành kính nhòm mồm hai ông tỳ hưu. Mồm hai ông ấy há to, không rõ là cười vì được ăn vàng hay đang dọa nạt người ta phải nôn vàng ra. Tôi bỗng gợn lòng thương hai ông ấy bị táo bón lâu ngày, chịu thế quái nào được, có lẽ miệng các ông ấy há ra là để chuẩn bị nôn ra tiền ra bạc cho nhẹ bụng. Tôi lập tức ngửa hai bàn tay ghé dưới mồm hai ông. Nếu các ông nôn ra tiền ra bạc thì hãy nôn bây giờ, có tôi đứng sẵn ở đây hứng, khỏi phải ngày ngày đi bán dạo cao dê cao mèo cao rắn nấu từ cao trâu toàn tính.
*
 Trời đất cha mẹ ơi, làng tôi hôm nay đông vui thật là vui. Bốn phương tứ chiếng đổ về, tay ai cũng lăm lăm tiền thật, xôi gà xôi lợn và nhiều thứ ăn được sặc sỡ hoa cả mắt.  
Những đầu lợn choai phết phẩm đỏ ánh ỏi ngạo nghễ giương đôi mắt chết, hai đùi choãi ra cưỡi trên cỗ xôi đầy ụ. Sao tôi chỉ đi bán cao dê cao mèo cao rắn mà cứ thấy như họ hàng với đám lợn đang cưỡi cỗ xôi kia nhỉ?
 A ha ha thì ra là đám lợn nhà hàng xóm. Nhà ấy trước làm vàng hương bán cho người vào lễ ở chùa cũ, nay có chùa mới, nhanh nhạy chuyển sang làm nghề đồ tể, giết trâu giết bò giết dê làm đặc sản, trở thành nguồn xương của mẹ tôi lâu nay. Bây giờ nhà ấy lại quay lợn nấu xôi làm cỗ bán cho khách giàu có từ thập phương đến khánh thành chùa mới.
Tôi nhận ra đôi mắt chết của đám lợn ấy thế mà quen. Có lẽ là vì đêm qua, khi tôi lượn sang nhà hàng xóm nhặt xương về nấu cao, tôi thấy một đám hàng trăm con lợn choai đang bị trói vào cái thang, chân chổng lên trời đầu chúc xuống đất. Mắt chúng trợn ngược lên đau đớn nứt khóe, thân mình co giật dữ dội, máu phun phè phè từng đợt trong tiếng òng ọc phì phịt từ chiếc họng bị cắt gần đứt khi lưỡi dao nhọn thọc vào cổ.
 Phật ạ Phật ở gần, Phật ở trong xá lỵ chỉ cách chúng con một bức tường xây xi măng rởm, Phật có nghe tiếng rú và tiếng run giật của hàng vạn con lợn bị chọc tiết để cúng Phật?
Tôi vân vi ngẫm lại. Thực ra con lợn choai không thể chảy quá nhiều máu. Máu chỉ đọng thành vũng lênh láng đáy chậu thau. Vậy mà sàn nhà hàng xóm tôi ngập tràn những chậu máu, màu đỏ ánh đen hắc lên trong đêm tối. Nhiều mạng lợn quá không đếm xuể.
Tôi lại nghĩ dại: Khi chết trong lò quay, tức cũng là thiêu, đám lợn có để lại xá lỵ không nhỉ?
Vừa nghĩ đến thế, tôi liền sợ hãi chết rồi chết rồi, đồ ngu khổ ngu sở. Ai lại nghĩ phạm thượng thế. Tôi liền đập đầu vào chân tượng, cắn lưỡi ba lần tự trừng phạt. Mồm tôi máu chảy ròng ròng. Tôi không dám rửa máu chảy, cũng không dám nuốt vào bụng cho khỏi phí phạm, bụng bảo dạ đợi đến lúc nào ông Phật béo gật đầu thì mới đi rửa máu ở mồm, thế mới gọi là đền tội.
Mẹ tôi chuyên nấu cao lợn cao trâu rồi dán nhãn cao dê cao mèo cao rắn bán cho khách vãng lai đến cầu khấn xin lộc xin tài nơi chùa mới.
Mẹ tôi nói rằng nhà ta bây giờ đổ đốn, sống cũng chẳng hơn gì loài chó lợn, không đáng làm người vì nấu cao lợn cao trâu toàn tính lại bảo rằng cao dê. Nhưng rồi mẹ chép miệng bảo thôi thịt trâu nay cũng thành đặc sản, ăn cao trâu toàn tính không bổ ngang cũng bổ dọc. Vài năm nay chỉ một vùng này thôi đã đầy chuyện cướp giết hiếp. Đầy đường báo loa rao các vụ c]ớp giết hiếp nghe cứ như tiếng reo mừng. Làng tôi cũng vậy thôi. Mười người bị hiếp chín người câm như hến vì sợ nhục sợ bị giết. Nếu ai cũng uống cao dê thật thì đàn bà con gái xứ này hết đường sống ư?
Cậu tôi nghe nói thế, cười kha kha rằng cao dê bán chạy chẳng qua là đàn ông bây giờ mười thằng thì bảy thằng liệt dương. Liệt là vì não teo lại bằng hòn cà, suốt ngày chẳng nghĩ ra chuyện gì hay ho thì cứ nhìn xuống dưới rốn, tiêu xài cạn ráo cái của trời cho. Thế là mới phải đốt đuốc đi tìm nào rượu Minh Mạng nào cao dê nào Viagra nào sừng tê để tự lừa mình, cứ uống cho lắm vào thì con giun chết vẫn là con giun chết mà thôi, chẳng công dụng quái gì sất.
Mẹ nói, cực chẳng đã mà mẹ con tao phải đi lừa đảo vặt thế thôi. Thiên hạ người ta lửa được những cục vàng to bằng cái đấu, mình thế này chẳng qua là chó cùng rứt giậu kiếm miếng đút vào mồm.
Cao trâu toàn tính chỉ có từ khi ngôi nhà của ông tôi đã năm đời vẫn nép vào chân núi dưới chùa cũ bỗng bị cái máy  xúc to bằng mười con voi từ đâu đến chõ mồm vào nhà chúng tôi mà rủa  xả bằng những tiếng gào rú điếc tai. Nó gào ba hơi thì căn nhà cột gỗ lim đã sống qua năm đời của ông tôi sập xuống, cột kèo mẻ vỡ nằm sõng sượt như xác chết bom. Nhà  bị san phẳng, đến cả móng cũng bị quật há hoác để lấy đất xây chùa mới. Mẹ con tôi gào khóc hết hơi, chạy xung quanh cái máy xúc như hai con cào cào chạy quanh con trâu. Van vỉ hết nước hết cái không được, mẹ tôi nghĩ mánh tụt quần nằm lăn ra nền nhà giẫy đành đạch để giữ đất nhưng chẳng ăn thua gì.
Cậu tôi thấy thế thì cười ha ha ha nói bà chị càng tụt quần bọn họ càng phấn chân, tinh thần lao động càng lên cao. Thế nên cả đoàn cứ đứng trố mắt ra nhìn hau háu cười khật khưỡng, đố có đứa nào xấu hổ mảy may. Bà chị dùng chiến thuật của “đội quân tóc dài” ở thời này là quá lạc hậu rồi bà chị ơi, chiến thuật đó chỉ ăn thua khi đối phương còn biết xấu hổ, còn thời nay bà chị cởi truồng chúng lại quay phim chụp ảnh bằng điện thoại, lưu trong máy, mail cho nhau xem, khác gì xem phim con heo miễn phí, thế thì còn nước mẹ gì. Thôi, em đưa cho vài đồng, mẹ con quây bạt làm lều, nấu giả cao dê bán, em đút lót tay trưởng ban bảo vệ chùa chút đỉnh thì cũng được bán dạo trước cổng chùa kiếm tiền sống tạm. Gì chứ việc này thì em có khả năng.
Thế thì mới có mẹt cao dê đeo trước bụng tôi bây giờ. Khách vừa mua, vừa ngửi, đưa lưỡi liếm, nhăn mặt chê tanh, nghi ngờ dèm pha nhưng đôi khi cũng mua một vài lạng, có người mua vài cân, nói làm quà cho người nhà. Tôi hiểu anh ấy chú ấy muốn ngụ ý rằng tôi là một con đực ngon lành, chẳng có vấn đề gì đâu, vấn để là kẻ khác kia. Mặc dù vậy, ai chẳng biết rằng họ mua để tự bồi bổ. Đàn ông rõ là buồn cười. Thì liệt dương cũng được chứ sao, giun đất thì giun đất, có gì đáng xấu hổ nào, thế mà lại coi đó là nỗi nhục nhã nhất và cố sống cố chết mà giấu. Về điều này thì cậu tôi nói có lý. Chẳng nghĩ ra được chuyện gì hay hơn nên chỉ biết nhìn xuống cái bộ phận  dưới rốn của mình mà tiêu xài rồi mọi thứ trên đời cũng chỉ lấy cái đó làm thước mà đo. Thế giới mà  đo bằng thước ấy thì đo bao giờ mới hết. Thế mới khốn khổ khốn nạn.
Nghĩ lan man là nghĩ trộm vậy thôi chứ việc của tôi là cười tủm thường trực và liếc con mắt đẹp duy nhất đưa tình với khách. Trời sập tôi chẳng lo, chỉ lo cao ế. Ế hàng thì mẹ con tôi chẳng có gì ăn. Nếu cao ế là bà liền giở giọng khóc hờ kể lể về ngôi nhà cổ đã bị san ủi đến bật hoác cả móng. Mẹ lại khóc hờ ông chồng - tức cha tôi, sao một hôm ra đi mất tăm tích như một khúc xương trâu ném xuống biển thế, người không về thì tiền cũng phải bò về mà trả nợ chứ.
Có người bảo cha tôi đánh đề thua rồi bị dụ sang bên kia biên giới bán gan bán thận nhưng trên đường mang tiền về thì bị cướp. Mẹ tôi rõ lẩm cẩm. Đến cái xác không còn thì mong gì tiền. Kể ra gói tiền mà cứ tự nó rời xác người, biết bò về nhà cho mẹ tôi thì có phải tốt bao nhiêu không, vì hàng ngày vẫn cứ có người vác dao đến đe mẹ con tôi và cứ đi theo chặn họng lấy tiền bán cao dê hàng ngày của tôi để trừ nợ cha.
Người làng tôi mất đất, còn không biết làm nghề gì, bây giờ lấy nghề thịt nhau để sống qua ngày. Lừa đảo nhau bán hàng đa cấp, đề đóm, cho vay cắt cổ, cá độ, mở quán game, rủ nhau đi làm điếm, lừa nhau đem sang Trung quốc bán nội tạng, đi bảy người chỉ về một,  không ốm liệt giường  cũng thành thân tàm ma dại. Thế chẳng phải ăn thịt nhau thì là cái gì.
Dạo này người ta đang rỉ tai nhau rằng có một loại thực phẩm chức năng bổ lắm trẻ người ra tới mươi lăm tuổi. Thuốc ấy thực ra là là làm bằng thịt người. Tôi nghi nghi hoặc hoặc. Mỗi khi tay đảo mớ cao dê cho khỏi mốc, tôi cứ tự hỏi có phải những người uống thuốc ấy đã uống một phần thịt của cha tôi hay không.
Giá như không có tin đồn có kẻ lấy xác cha tôi chế thực phẩm chức năng, cách gì tôi cũng vay cậu tôi tiền mua vài lọ uống xem có chữa được con mắt lườm giời hay không. Thực ra thì hai mắt của tôi đều nhìn rõ, mắt trái tròng đen đen láy tròng trắng xanh rõ là xanh , mắt phải thì đục lờ, ngồi bệt trên đất nhìn miếng cao dê mà mấy chú mấy anh cứ mừng rỡ tưởng là đang nhìn lên cửa quần họ, có lẽ vì thế mà cao tôi bán chạy hơn người. Nhưng tôi thì nghĩ khác. Nếu con mắt phải tôi cũng tình tứ như con mắt trái, cầm chắc là tôi đã chẳng phải chịu phận góa chồng và đi bán cao dê.
Thì đã nói tôi là gái góa tôi đi bán cao dê. Chồng tôi thuở còn sống nhăn thì học hết lớp mười, hay ho mọi nết, chỉ tội mắc bệnh lười nên gái chê. Gái chê mới đến lượt tôi. Cái đáng làm thì không làm, chồng tôi cứ nhầm bàn phím chơi game là chốn tỏ dạ anh hùng.
 Chồng tôi vào quán net, hết làm anh hùng cứu người đẹp, lại xem phim cởi truồng chat với người cởi truồng, đến khi chán, mới  dùng tên lửa tàu siêu tốc thủy lôi đánh phá căn cứ kẻ thù hết ngày  dài lại đêm thâu.
 Khi tôi nói bây giờ nhà chẳng còn gì ăn, cơm là cơm khoai là khoai chứ chẳng phải bàn phím, trở về mà đi nhặt xương trâu bò đi nấu cao dê, thì chàng nói rằng mày đừng lắm lời nhặng xị kẻo tao cho một phi tiêu siêu nhân là nổ tan xác pháo, cho luôn vào nồi cao toàn tính.
Tao từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ, vốn xinh như trai Hàn quốc, vì bố mẹ  kiết xác mà từ thằng bạn học đến thằng hàng xóm tới quan xóm quan xã quan huyện đều coi không bằng  con chó. Tao phải lấy đứa vợ mắt lườm giời như mày chẳng qua chỉ là mẹ tao thấy mày là con bò béo giỏi kéo cày. Vậy thì tao chỉ còn việc phải làm anh hùng  trên bàn phím, ngẩng cái mặt lên cho xứng thằng đàn ông.
Và chồng tôi mải đi cứu nhân độ thế trên net, rồi chơi sang thuốc lắc, cho đến một ngày tôi đi vắng, không có ai để hạch họe, chồng tôi dí dao vào cổ cha chồng tôi nã tiền đi chơi game và chơi thuốc. Chồng tôi quá tay cứa ngang cổ ông.
Khổ thân bố chồng tôi. Tôi biết không phải ông tiếc tiền, mà chỉ vì một ngàn đồng để mua viên thuốc cảm ông cũng không còn. Ông sửng sốt kê cằm vào ngưỡng cửa chuồng trâu, đảo ngược mắt chết gục trên vũng máu trước dãy chuồng rỗng không.
Chồng tôi vẫn mê mải ra đi, cắm chân vào bàn game, ai gọi không thưa, mặt không ngẩng lên, cho đến khi chết ập mặt xuống bàn phím.
Thế thì hai mươi mốt tuổi tôi thành gái góa và tôi đi bán cao dê.
          *
Tôi lấy vài tờ báo cũ đặt cạnh mấy pho tượng La hán, tay xoa xoa đập đập vào mông. Người sạch sẽ là phải như thế chứ. Tôi đặt mẹt cao dê cao mèo cao rắn ra trước mặt, tay phải không quên chiềng tấm biển có dòng chữ đỏ: Cao dê cho tình xuân viên mãn. Đó là cậu tôi thuê một ông nhà thơ cấp huyện viết cho mới được thế. Con người ta có học có khác. Nhời nhẽ hay đến thế là cùng.
Tôi nhìn ra xung quanh. Kể ra có mất đất cũng đáng giá. Cái chùa mới này thật sừng sững. Từ xa đã thấy cái tam quan ba mái lợp ngói đen. Dân làng Vệ tôi cứ nói rằng  chùa chẳng phải chùa, là lăng chôn người chết thì có. Đen ngòm trên đường chân trời, tán cây xanh thẫm viền núi, kẻ yếu bóng vía thấy hàng rào kín mít sâu hút ngáng trở mà rởn tóc gáy. Tôi thề sống thề chết với cậu tôi rằng hơi ma mỗi ngày ba lần phà ra phùn phụt từ phía cổng chùa. Có người độc mồm nói: Làm chùa kiểu ấy, hóa ra khi bước vào cổng, phải chết queo củ từ rồi mới đến được với thần phật.
Rợn, lại còn bị bảo vệ chùa xua đuổi. Nhưng tôi thì đã quen, cũng bớt sợ. Muốn ngồi bán cao, chỉ cần cho vài ông anh trông chùa cấu véo một tí. Một tí chứ hai tí cũng đã chết ai. Tôi gái góa chưa đến mức đi làm gái điếm. Tôi vẫn ngồi lườm giời với mẹt cao dê bên chân mấy trăm vị La hán.
          Mừng quá thể là mừng. Hôm nay người qua lại kìn kìn. Thật ở hiền gặp lành, có thờ có thiêng, cao dê tôi đắt hàng, chưa đầy nửa buổi đã hết veo.
          Tôi hơn hớn phủi quần đứng dậy, nhìn mấy ông La hán mà thấy yêu. Đến trông  hai ông tì hưu nhe nanh kia cũng thấy tình tứ.
Tôi bấm điện thoại cho mẹ, bảo bà rằng tôi đang về đây, chuẩn bị cho tôi mẹt cao dê khác.
Bà nói: Đây rồi, gì chứ cao thì chẳng bao giờ thiếu. Nấu một con trâu toàn tính ra cơ man là cao. Nhưng hôm nay bán chạy thế là phải lễ tạ ngay lập tức. Ăn cây nào rào cây ấy. Thần Phật bây giờ là thần Phật mới, chẳng kêu chẳng cầu, không lễ thì không phù hộ, chẳng ai cho nhau ăn không bao giờ. Bây giờ người ta rước xá lỵ về rồi đấy, đẹp lắm thiêng lắm, chùa cũ ta xưa nay đâu có. Thật là phúc tổ, bao nhiêu đời nay , đến đời mày mới có dịp trông thấy là một. Tao có muốn ra xem thì mắt mờ chân chậm, chẳng may bị người ta chen bẹp ruột. Mày mua ít hoa quả rồi đặt mấy chục tiền thật mà vào lễ  mới có cớ vào xem xá lỵ rồi giương mắt ra mà nhìn cho kỹ, về kể cho tao nghe cấm bỏ qua điều gì. Lễ xong rồi mới lấy mẹt khác, kẻo Trời Phật phạt cho treo mồm, trơ mắt ếch. Mà mày cố sờ tay vào xá lỵ, biết đâu nhà ta được đền bù đất, thoát cảnh ở lều.
Được lời mẹ, tôi làm ngay. Mẹ phải biết rằng con giá mẹ ngoan, mẹ bảo làm một thì con làm mười đây này. Tôi quay ra bà hàng bán xôi gà. Hàng xôi của bà ruồi bâu đầy.
Bà nhặt cành lá dưới đất lên, đập đập làm phép lên đầu gà. Vừa  đuổi ruồi bà vừa giảng giải rằng ruồi là một chuyện mà lòng thành là một chuyện hoàn toàn khác. Đã là thần Phật,  đến quỷ ác một ngàn cái răng nanh, ăn trăm người một lúc như ăn gỏi mà còn bị thu phục, thì đương nhiên vi trùng có nhiều có thâm độc đến mấy cũng bị các ngài biến thành đệ tử, càng ăn vào càng như ăn thuốc bổ, có gì mà lo.
Bà nói càng nghe càng có lý. Thế là tôi hãnh diện đặt cỗ xôi gà lên mẹt cao dê, hiên ngang đội lễ vật của tôi vào chùa mới. Mẹ này mẹ thật chẳng biết thò cổ ra khỏi lều mà xem con gái mẹ bảo một làm mười đây này.
Người đến xem xá lỵ chen đông ôi là đông, như cả rừng những con bọ hung con cánh cam khổng lồ. Thật khấn khởi thật cả rừng quần áo đẹp. Mặt ai nấy đỏ gay, có người bị chẹt cả cổ, thở è è như rặn đẻ. Ai chứ tôi thì không đời nào lại chịu thế đâu nhá. Cậu tôi nói xá lỵ mới rước về là cất kỹ trong hậu cung, đợi quan khách đến đông đủ thì mới mở hòm mạ vàng mà phô ra. Chỉ quan khách sang trọng, thở ra khói nói ra lửa mới được nhìn tận mắt.
     Thế thì chỉ khổ cho đám bọ hung đám cánh cam rách cả cánh gẫy cả chân chen lấn.
 Tôi cũng chỉ là một con bọ hung. Nhưng tôi là con bọ hung thổ công. Cũng như cậu tôi, đường ngang lối tắt nào ở đây mà tôi chẳng biết. Tôi là con chuột chũi ở chùa.
Kìa lũ mặt đỏ gay khuỳnh tay chẹn chân người khác chỉ nhăm nhăm vọt vào gần hòm đựng xá lỵ kia, các người chẳng qua cũng là lũ gà trống ngứa cựa, chẳng được cái tích sự gì, chen mãi cũng chỉ trôi dạt hết bên này sang bên khác.
Nói là làm. Tôi lập tức bỏ cỗ xôi gà đã bay hết ruồi vào túi ni lông, đeo lên cổ. Mẹt đựng cao dê đã hết thì quá dễ xử lý. Cái mẹt lúc nào chẳng có dây buộc để đeo vào lưng như đeo ba lô.
 Toách! Xoạt! Phạch.
Dù bị rách cả cổ áo, lại toạc mất một miếng bắp tay, nhưng sau một hồi vừa luồn ngóc ngách vừa bò như chuột,  tôi mừng rỡ  nhảy bụp vào đúng chỗ cái hòm đựng xá lỵ đang được cất kỹ.
Chà chà, một rừng người ngào ngạt hương trầm đang ngồi lần tràng hạt tụng kinh. Trông ai cũng béo tốt rạng rỡ tới mức những chân tóc mới cạo cũng nhô lên bóng như sợi mỡ.
     Dù mắt hiếng nhưng không con bọ hung nào lủi nhanh bằng tôi khi biết cái việc mình cần phải làm. Mẹ dặn sống chết gì cũng phải nhìn thấy xá lỵ. Quý lắm báu quá. Cả năm đời nhà tôi bây giờ mới có tôi vinh quang là một. Tôi mà không xem, không đích thân khấn vái để xá lỵ trông thấy lòng thành của tôi thì thà tôi chết đi cho rảnh. Mẹ này cậu này, sau vụ này liệu có còn chê tôi ngẩn ngơ được nữa không.
Tôi đã đoán là trúng. Khi tôi chạm chân xuống đất, hòm xá lỵ cũng vừa được mở ra.
     Cả rừng người đang tụng kinh niệm Phật xung quanh quỳ lạy dập đầu xuống đá.
     Tôi cũng quỳ, cũng lạy mà không quên tôi đang bị mấy ông bảo vệ thộp cổ lôi xềnh xệch ra ngoài. Cổ tôi gãy chưa không biết, chỉ thấy đau điếng, máu chảy ra đằng tai.
Nhưng tôi vẫn lòng thành khấn lẩm bẩm trong miệng: Lạy trời lạy xá lỵ Phật mới, con gái góa ngu dại, cực chẳng đã con mới phải đi bán cao trâu toàn tính gọi là cao dê nhưng lòng con thành lắm. Con yêu ông Phật béo ông Phật cười ông tỳ hưu, nay con lại vô cùng kính quý xá lỵ Phật. Cái túi ni lông con đeo ở cổ đây đích thị là xôi gà. Xin xá lỵ hãy hiện ra cho con nhòm một cái thì dù có gãy cổ chết con cũng cam lòng.
Đích thị  có khấn là có thiêng.
Cái hòm mạ vàng quý ôi là quý mở ra. Tôi trợn to đôi mắt đã bị máu che mờ, cố nhòm vào.
Ối chà chà đẹp ôi là đẹp. Những người khác có thấy ngọc báu không thì tôi không biết, riêng tôi, thấy vô số viên màu xanh óng ánh. Hóa ra không phải màu hồng, mà là màu xanh cơ đấy.
Chết thì chết, tôi cũng phải sờ tận tay. Con mẹ là thế đấy mẹ ạ. Làm cái gì là làm đến nơi đến chốn. Com mà sờ được vào xá lỵ là ta được đền bù đất, thoát cảnh ở lều.
Tôi đợi thời.
Tôi chờ đến khi rừng người mặc áo vàng và rừng cánh cam xung quanh xá lỵ rên lên vì ngưỡng mộ, ngay cả ông bảo vệ đang khóa cánh tay tôi cũng rên xiết xúc động, tôi mới cắn một nhát vào tay ông ta.
Ông ta kêu ối lên như bị chọc tiết. Nhanh như cắt, tôi mới thò tay vào hòm đựng xá lỵ, quyết  vồ lấy một viên màu xanh. Này, chết thì chết này! Tôi sẽ được sống lại vì xá lỵ.
Nhưng tôi bỗng cảm thấy lạnh buốt dưới đầu ngón tay. Tôi rùng mình nhìn xuống.
Thì những viên ngọc xanh đâu chẳng thấy, chỉ thấy một đàn rắn con đang dùng cái mỏ nhọn đục vỡ những cái vỏ xanh, chui ra.
Đàn rắn con lúc nhúc, ngọ nguậy ngu ngơ trong hòm rồi lập tức trườn nhanh như điện ra ngoài chiếc hòm mạ vàng, chui vào ống tay áo vô số người.
Hình như cổ tôi đã gẫy. Trước khi ngất đi, tôi còn kịp hân hoan lườm giời: hớ hớ hớ. Ối mẹ ôi! Con gái ngoan của mẹ  sờ được  xá lỵ rồi!
Võ Thị Hảo
(FB. Võ Thị Hảo)