Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

Tin thứ Ba, 05-02-2013

TIN BUỒN: – Một nhà báo gửi tin cho biết: báo Người lao động đã phải gỡ bỏ bản tin trao kiến nghị của các nhân sĩ, trí thức về “sửa đổi Hiến pháp 1992″ do có chỉ đạo từ “trên”. Nhưng hiện tin trên báo PLTP vẫn chưa bị gỡ. Bổ sung, – Chúng tôi lại vừa phát hiện bản tin này đã được đưa lên trở lại. Không rõ lý do tại sao?
TIN VUI:  – Anh Lê Anh Hùng đã được trả tự do. Những người đi đón gồm: mẹ Lê Anh Hùng, Ngô Nhật Đăng, Lã Dũng, Ngọc “Tây Hồ”, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Tường Thụy. Vừa ra khỏi trại là Lê Anh Hùng đã đòi mặc áo NO-U ngay, như vậy có thể LAH chưa bị tiêm thuốc “lú”. Tuy nhiên, cũng xin khuyến cáo gia đình nên kiểm tra lại kỹ cho chắc ăn.
H2
Photo: FB Nguyễn Lân Thắng
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1Năm bội thu của chiến sĩ Trường Sa (QĐND/PT). - Khánh Hoà: Lắp đặt bản đồ cổ tuyên truyền chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa (LĐ). - “Ở đâu có hải quân, ngư dân cứ yên tâm” (DV). - LÂU RỒI ĐẢO MỚI THỰC VUI (Mai Thanh Hải). =>
- Châu Á mùa biển động (VNN).
- Việt Nam mong muốn ký hiệp định quan hệ đối tác chiến lược với Pháp (RFI).
- Tàu khu trục Mỹ trang bị tên lửa thăm Philippines (GDVN).
- Tàu chiến TQ tập trận trên Biển Đông (BBC). -  Video: Tàu chiến TQ tập trận ở Biển Đông (BBC).  – Tàu chiến Trung Quốc đang coi Biển Đông như ao nhà (Sống mới). - Trung Quốc tập trận ’là cái tát vào mặt một số nước” (PN Today). - Tiết lộ “thầy” huấn luyện tàu sân bay cho Trung Quốc (KT). - Philippines theo dõi Trung Quốc tập trận (TN). - Tàu chiến Trung Quốc xâm nhập biển Đông (LĐ).
Đài Loan phái nghiên cứu sinh, học giả “khảo sát” trái phép Trường Sa (GDVN).
- Hai tàu Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Nhật Bản (RFI). – Nhật thả tàu cá Trung Quốc vi phạm hải phận (Người Việt). - Nhật phản đối tàu Trung Quốc đi vào vùng tranh chấp (TTXVN).
Tham vọng biển của Trung Quốc là nguy cơ khu vực (TTXVN). - Trung Quốc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa để chống ai? (GDVN). - Trung Quốc lập lực lượng đặc nhiệm (PLTP). - Cam Bốt : Tiền đồn của Trung Quốc tại Đông Nam Á (RFI).
“Mỹ sẽ không tăng căn cứ quân sự ở châu Á, nhưng sẽ hỗ trợ đồng minh” (GDVN).
- VN đưa tin vụ bắt thủ lĩnh Công án Bia Sơn (BBC). – Việt Nam kết án nặng 22 người ở Phú Yên tội “âm mưu lật đổ chính quyền” (RFA). – Tòa Phú Yên tuyên án 22 người tội ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ (VOA). – Tòa Phú Yên xử nặng tội ‘lật đổ’ (BBC).  - Việt Nam tuyên án 22 người về tội ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ (VOA). – Việt Nam : 22 thành viên đối lập bị kết án từ 10 năm tù đến chung thân (RFI). “Đây là tiêu chí bình thường trong các vụ xử trừng phạt những người đối lập chính trị. Mọi bản cáo trạng đều có cùng một nội dung: âm mưu lật đổ chính quyền”.
- Phạm Thành: Tết này, tôi nhớ chú Quân (Nguyễn Tường Thụy).
- Ủy ban Bảo vệ Ký giả lên án vụ bắt giữ blogger Lê Anh Hùng (VOA). Càng ngày càng có thêm nạn nhân bị giam cầm vì bất đồng quan điểm với nhà nước. Theo xu hướng này, Việt Nam sẽ nhanh chóng trở thành nhà tù lớn nhất trên thế giới giam cầm các ký giả”. - Việt Nam, hãy trả tự do cho các nhà hoạt động: Vietnam, Release Activists! (Chuacuuthe). – Lễ Tất niên Xa quê: ký Bản lên tiếng trả tự do cho 14 thanh niên yêu nước (Chuacuuthe).
 - DANH SÁCH NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 12) (BoxitVN). Đã có 2.537 người ký tên. Trong 358 người ký đợt 12 này có 58 người làm nghề tự do.
- Hoan hô báo Người Lao Động đưa tin về việc trao Kiến nghị của các nhân sĩ, trí thức về sửa đổi Hiến pháp 1992: Cơ hội tạo sức mạnh dân tộc. Ông Nguyễn Trung: “Dân tộc này đủ trưởng thành để tổ chức một diễn đàn công khai, cởi mở để phát huy trí tuệ của nhân dân như một hội nghị Diên Hồng mới”. - Hoan hô tiếp PLTP: Nguyên Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc trao kiến nghị sửa Hiến pháp, nhưng cũng xin góp ý là cái tựa không ổn. Dù sao thì nó cũng còn hơn tựa của NLĐ. Thôi thì phải “lách” kiểu đó mới đỡ phiền?
- Phái đoàn nhân sĩ trí thức đã trao kiến nghị sửa Hiến pháp (RFA). GS Tương Lai: “Chúng ta đã bao nhiêu năm núi xương sông máu đổ ra để dành được độc lập nhưng có độc lập mà không có tự do, không có dân chủ không có hạnh phúc thì độc lập không có ý nghĩa gì”.
- TS Nguyễn Minh Tuấn: Khi Hiến pháp là của dân (BoxitVN).
- HIẾN PHÁP VÀ THỰC TẾ VIỆT NAM (Hồ Hải).
- Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A: ‘Cần đảng đối lập để chống tham nhũng’ (BBC). “Vấn đề trừng trị một ông A,B,C chỉ là chữa trên cành, trên lá chứ không phải ở gốc, … cần “một đảng đối lập, hoạt động một cách dân chủ, lúc nào cũng soi mói đảng cầm quyền…”. - Trí Thức Muốn Đa Đảng… (DĐCN).  – Có áp bức là có đấu tranh! (VLB).

- Phạm Lê Vương Các: Hiến pháp 2013 cần “giải cứu” giáo dục (BBC). Nền giáo dục không phải mang nghĩa vụ phải tuyên truyền cho bất kỳ một đảng phái hay lực lượng chính trị nào, mà nó chỉ mang sứ mạng phát triển tri thức và gìn giữ phẩm giá con người.”
- Tiếp tục trao đổi về trang Cùng viết Hiến pháp.
Chiều qua, chúng tôi có cuộc trò chuyện với một nhà khoa học ở nước ngoài về và theo ông cho biết mình có ít nhiều tham gia cùng một số nhà khoa học khác, từ nhiều tháng trước, trong ý tưởng thực hiện một trang web về viết Hiến pháp mới. Cho nên việc ra đời trang Cùng viết Hiến pháp ít nhiều liên quan tới ý tưởng này. Ông tỏ ý lo ngại về thái độ nghi ngờ sự ra đời của trang Cùng viết Hiến pháp như là nhằm làm phân tán sự quan tâm tới bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992, có thể sẽ làm nản chí một số người muốn đóng góp những bài viết bàn sâu thêm quanh vấn đề này, thậm chí có thể sẽ có những bản Dự thảo Hiến pháp nữa, khác nhiều với bản Dự thảo tham khảo của 72 người khởi xướng vừa qua.
Tuy nhiên, với cách làm kiểu “thần tốc” của đảng và nhà nước VN này đối với công việc sửa đổi Hiến pháp vô cùng hệ trọng, có thể cho chúng ta yên tâm rằng cuộc đấu tranh cho quyền tự do của con người ở xứ này sẽ còn rất dài lâu, gian khổ, cần mọi nỗ lực của các tầng lớp người dân, nhích lên từng bước một và rút ra từng kinh nghiệm nho nhỏ từng ngày. Như đối với trang web nói trên của các nhà khoa học, nhà báo, nhà làm luật có tiếng, cũng có nhiều điều từ lớn tới nhỏ cần rút kinh nghiệm. Ví như: tuy còn rất ít bài vở, trình bày hết sức đơn sơ, song không hiểu sao việc truy cập lại khá chậm. Hay cấu trúc trang, tiếng là một trang web, của nhiều người, nhưng lại quá đơn giản, đơn điệu, thua xa một blog cá nhân của những “tay mơ” như blogger U90 Tô Hải. Giao tiếp với độc giả có phần giống với báo nhà nước VN …
2Về GS Ngô Bảo Châu: Trong hơn 3 năm qua, nhiều người đã biết và quý trọng ông không phải chỉ là một nhà khoa học danh tiếng, mà còn là một trí thức thực sự lo lắng cho tình cảnh đất nước và dũng cảm dám nói lên chính kiến của mình, từ bức thư về vấn đề Bô-xít Tây Nguyên, cho tới bài viết về vụ án TS Cù Huy Hà Vũ, rõ ràng ông đã như dám đối mặt với “hổ”. Thế nhưng, khi ông chấp nhận cử chỉ của nhà nước VN khi tỏ ra muốn tranh thủ tài năng và danh tiếng của mình, thì ông lại như được “cưỡi lên lưng hổ” để … du ngoạn. Điều này đã được chúng tôi bàn đến chút ít trong bài: 661. “Con người tự do” thành “chú cừu thông thái”? 1 năm trước.
Giờ đây, trước công việc hệ trọng nhất và dư luận mong mỏi ông thể hiện chính kiến gấp nhiều lần những sự kiện trước, những bậc đàn anh của ông như Hoàng Tụy, Hoàng Xuân Phú cùng rất nhiều trí thức đã đứng tên trong một bản Kiến nghị mạnh mẽ, ông phải ứng xử ra sao quả là một khó khăn không dễ vượt qua chút nào. Nếu như ông vẫn còn hy vọng vào cái Viện toán cao cấp có thể làm nên cơm cháo gì trong một nền giáo dục quái dị hiện nay, thì lại càng khó cho ông.
Thế rồi, khá bất ngờ, ông tham gia sáng lập trang web Cùng viết Hiến pháp, báo hiệu một lựa chọn xem ra có vẻ như khỏi phải rời lưng “hổ” để lại đối mặt với nó, nhưng vẫn chứng tỏ được rằng trên đời này vẫn có những “chú cừu thông thái”, dám mắng mỏ “hổ” những lúc cần. Có điều, chỉ xin ông lưu tâm một điều: “cừu thông thái” chớ để “cừu tinh quái” lợi dụng! (Bổ sung, một độc giả đã nhắc thêm cử chỉ rất đặc biệt gần đây của GS Ngô Bảo Châu, khi ông cùng gia đình ký tên vào bức thư gửi Chủ tịch nước về vụ bắt giữ Phương Uyên).
- Vắng lời chúc sinh nhật Đảng ở VN? (BBC). “Năm ngoái, cũng chỉ có hai Ban chấp hành của đảng cầm quyền tại Campuchia và Lào gửi điện mừng kỷ niệm 82 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đúng ngày 3/2”.

- Tăng cường nhân sự Ban Nội chính (BBC).  – Tổng Bí thư công bố 5 Phó Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng (GDVN). – Danh sách Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng (ND). – Ban Chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng gồm 16 thành viên (VnMedia).  – Bí thư Tỉnh uỷ Phú Thọ làm Phó Trưởng Ban Nội chính TƯ (GDVN).  - Ban Kinh tế TƯ: Phân công 4 Phó Trưởng ban và 5 nhiệm vụ chính (GDVN). - Những phát biểu tâm huyết của lãnh đạo Ban nội chính (PN Today).
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư điều động, phân công cán bộ (CP).  - Thành lập BCĐ T.Ư về phòng chống tham nhũng với 16 thành viên (TTXVN/TN). - Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng: Không ngại bất cứ lực cản không trong sáng nào (SGGP). - Ban chỉ đạo T.Ư về phóng chống tham nhũng: Không bị cám dỗ! (TP). - “Đảng cương quyết loạt bỏ một bộ phận cán bộ biến chất, tham nhũng” (GDVN). – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Phòng, chống tham nhũng liên quan đến sự bền vững của chế độ (LĐ). - 6 bộ, ngành sẽ phải điều trần về phòng, chống tham nhũng (LĐ).
Đôi nét về Nghệ An và ông Phan Đình Trạc: Tân Phó trưởng ban Nội Chính Trung Ương (Han Times). - Phó ban nội chính lại là tai mắt của Chính Phủ! (VLB).
Sẽ giải trình về phòng, chống tham nhũng (TP).
- ‘Tay nhúng chàm đừng chống tham nhũng’ (BBC). “Bản thân mỗi đồng chí và cả gia đình, vợ, con, phải giữ gìn sự trong sạch, rồi mới chống tham nhũng được, nếu không nói chẳng ai nghe, tay đã nhúng chàm thì không thể làm gì khác được”.Tổng bí thư: Tay nhúng chàm không thể chống tham nhũng (Han Times).  – “Nhóm lợi ích” suy yếu trong cơ cấu nhân sự phòng chống tham nhũng (Cầu Nhật Tân). – ‘Bộ lọc’ Lê Hồng Anh trong ‘rọ’ cả ‘Mặt Trăng’ và ‘Mặt Trời’ rồi sẽ chống tham nhũng ‘ở đâu’? (VLB).
- Đại Vệ Chí Dị (Người Buôn Gió). “Vệ Kính Vương cho người vào xứ Quảng, lệnh cho trấn thủ Quảng Đà là Trăm Xanh gấp phục mệnh về triều. Xanh nhận mật chỉ, dẫn vài tuỳ tùng thân tín ở quê nhà, ngày đêm vượt đường gấp về kinh thành lãnh ấn tín mới. Khi đến kinh thành, Xanh đứng giữa sân triều, đi một bài quyền múa võ thể hiện uy lực. Các quan ai cũng nể phục, một số còn có vẻ e dè sợ hãi.  Tể tướng Bạo nhìn Xanh múa võ , chỉ nheo cái mắt bên tả, cười khẩy một cái. Rồi rũ tay áo đi về phủ”.
- 108 cán bộ Ban Nội chính đại diện cho ‘mệnh lệnh’ chống tham nhũng của dân (Sống mới). “Dân quá căm ghét tham nhũng, phẫn nộ với tham nhũng. Dân biết mặt, biết tên nhiều kẻ tham nhũng. Chẳng lẽ 108 vị không phát hiện, xử lý bọn quan tham, không kể công lao, chức tước, có tội thì phải trị. Được như vậy thì dân mới an lòng, tin tưởng”. Bà con chớ quá kỳ vọng vào “108 anh hùng Lương Sơn Bạc” này!
- KHỞI BINH XƯA NÀY THƯỜNG PHẢI CÓ “VẬT TẾ CỜ”; NẾU KHÔNG “TẤM GƯƠNG” CHỈ LÀ TẤM GƯƠNG TRANG TRÍ… (Phạm Viết Đào).
- Con ông Nguyễn Bá Thanh, Ông Nguyễn Bá Cảnh trở thành tân bí thư Thành đoàn Đà Nẵng (DT). – Con Nguyễn Bá Thanh làm Bí thư Đoàn (BBC). Phó bí thư thường trực Nguyễn Bá Cảnh, 30 tuổi, được bầu làm Bí thư với 100% số phiếu”.
Muốn giám sát hiệu quả phải làm rõ được trách nhiệm (DV). - Truy tìm lỗ hổng ‘ngồi trên trời’ soạn luật ở Việt Nam (VTC).
3 năm chưa xử lý xong 1 vụ tham nhũng (LĐ). - Bùa phép của hai ông chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương: Nguyễn Hoàng Sơn và Lê Thanh Cung (DLB).
- Nông dân Dương Nội sẵn sàng xả thân vì đất (RFA). Khẩu hiệu màu máu trên nền vải gai tang trắng: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, Nhân dân Dương nội thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất đất không chịu thất nghiệp đói nghèo, Quyết tử giữ đất cho con cháu sau này, Đốt chết quân cướp đất…”. – Trần Đức Việt – Dương Nội thắp lửa niềm tin (Dân Luận).  – BÀ CON VĂN GIANG QUÂY QUẦN GÓI BÁNH CHƯNG SỚM (Tễu).
- Lời đánh thức NGHĨA NHÂN HẢI PHÒNG (Bùi Văn Bồng). “Nếu Thành ủy, UBND, công an và các cơ quan chức năng liên quan của thành phố Hải Phòng còn chút lương tâm của con người, còn chút nghĩ đến tình người, thì nên sớm giải quyết cho anh Vươn được tại ngoại để ăn Tết Quý Tỵ với vợ con, anh em nội ngoại”. – Một phút tâm tình của người viễn xứ (DLB).
- Dứt khoát xóa bao cấp trong quản lý đất đai (VNN). “Đối với khu vực nông nghiệp, sẽ mở rộng thời hạn giao đất trong hạn mức cho hộ gia đình, cá nhân; mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp; quy định riêng về chế độ sử dụng đất trồng lúa”.
- Cần sòng phẳng với dân (TT). – Không lời (Phương Bích).
- Nguyễn Ngọc Già – Sài Gòn ghẻ lở này đâu phải của tui! (Dân Luận). “Đỗ Trung Quân đã sai vì Sài Gòn đã bị cướp. Đây không phải Sài Gòn, không còn là Sài Gòn, nó đã là… HỒ CHÍ MINH từ lâu!
3- Hà Sĩ Phu: Lai rai Câu đối Tết (BoxitVN). =>
- Xuân về với Thương Phế Binh (RFA). Thương phế binh VNCH: “Nội cái ăn cơm hàng ngày cũng là quá khó khăn rồi, không có gì để ăn Tết đâu chị ơi, nói thật như vậy !” Thương phế binh bộ đội: “ … chế độ chính sách bảo hiểm thì rất là vất vả, họ nói 1 đằng mà họ làm 1 nẻo. Họ cho mình 10 thì mình phải đút lót cho họ 5-7. Khó khăn lắm, cho nên mình có bệnh thì mình phải tự đi chữa thôi”.  - Viếng Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa (DLB).
- Ghi chép trên xứ chùa tháp 2 – Cái nghèo và chính trị (Nguyễn Văn Tuấn). “Campuchea có cái khác không nghèo: đó là chính trị. Một đất nước chỉ 14 triệu dân mà có đến 67 đảng phái chính trị, và họ cạnh tranh nhau rất … sinh động. Sự cạnh tranh xem ra có lợi cho người dân ...”
- Công khai đường dây nóng của CSGT 63 tỉnh, thành (TTXVN). Có đường dây mà gọi đến không ai trả lời thì cũng như không.
Việt Nam cạn kiệt quỹ lương hưu vào năm 2029? (PLVN).
- Ông Dương Trung Quốc nói về nhân vật Trần Dân Tiên.  – Trần Dân Tiên: Một nhân cách bất thường (DLB). – SUY NGẪM CUỐI ĐÔNG Ở VIỆT BẮC (Bùi Văn Bồng). - Mậu Thân 1968 – 45 năm nhìn lại – Bài cuối: Mỹ phải rút khỏi Việt Nam! (PLTP).
- PN Today: Anh chăn lợn được yêu hơn hoàng tử, cho nên Phó Thủ tướng thăm heo? (Trương Duy Nhất).
- Tâm thần hay điên ? (Xuân VN). – Mời xem lại: Hà Nội nghiên cứu cách giăng lưới bắt ‘quái xế’ (ĐV).
- TQ: Người sống sót kể chuyện bị cưỡng bức uống thuốc thần kinh (ĐKN). – Malaysia bị chỉ trích do trục xuất 6 người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc (RFI).
- CHẠY MỘT CHỨC VỤ QUAN TRỌNG Ở TRUNG QUỐC PHẢI TRẢ GIÁ HÀNG TRIỆU USD (Epoch Times/ Phạm Viết Đào).
- Nghị sĩ Mỹ nói rằng các phương tiện truyền thông sợ đưa tin về Trung Quốc (ĐKN). – Trung Quốc bác bỏ cáo buộc có dính líu đến các vụ tin tặc (RFI). – “Tổng thống Mỹ có quyền phát động chiến tranh mạng” (TTXVN).
- Huỳnh Văn Úc: Trung Quốc – tên lâm tặc số một thế giới (Nguyễn Tường Thụy).
- “Trung Quốc không thể ngăn chặn bán đảo Triều Tiên thống nhất” (GDVN). – Hoa Kỳ và Hàn Quốc tập trận hải quân (BBC). - Mỹ, Nam Triều Tiên bắt đầu các cuộc thao dượt hải quân (VOA).  – Mỹ-Hàn tập trận trong bối cảnh Bắc Triều Tiên có thể bắn thử hạt nhân (RFI). – Đặng Huy Văn: Em bé Triều Tiên ơi (Nguyễn Tường Thụy). - Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên (TN). - Tàu ngầm hạt nhân Mỹ tập trận với Hàn Quốc (LĐ). - Trung Quốc làm gì nếu Triều Tiên thử hạt nhân? (KT). - Thâm nhập hầm thử hạt nhân của Triều Tiên (PT).
Châu Á hiện nay tương tự như châu Âu trước thế chiến I (BoxitVN/ TIME).

- Ngô Văn Hải – Bản tham gia góp ý dự thảo Hiến Pháp (Dân Luận).  – Càng đi xa càng thấy Hiến pháp mình…dài quá (Hiệu Minh). “Hiến pháp không phải là nơi cho các vị chém gió bằng các mỹ từ trống rỗng. Hãy thực tế bằng sự chuyên nghiệp của những người làm luật. Cần nhìn xa hàng thế kỷ cho đất nước đi lên”. – CÁI GÌ CỦA ĐẢNG HÃY TRẢ LẠI CHO ĐẢNG (TNM).
- Những suy tư Hiến pháp (1) (Anh Gau Pham). “tôi xin phép được nói thay mặt một số bạn bè thân hữu là chúng tôi đã cảm thấy tự hào bao nhiêu và sẵn lòng tham gia bao nhiêu khi nghe tin hai anh chủ trương làm hienphap.net thì chúng tôi cảm thấy thất vọng bấy nhiêu khi nhìn thấy tên của ông Nguyễn Anh Tuấn, cựu Tổng Biên Tập báo mạng Vietnamnet cùng đứng trong nhóm chủ trương. Nhóm bạn chúng tôi, trong đó có người là bạn quen của các anh, ngỡ ngàng hỏi nhau xem lý do tại sao ông Tuấn lại đứng trong cùng nhóm với hai anh“. – Vấn đề bây giờ là bảo vệ Hiến pháp chứ không phải là sửa đổi Hiến pháp – Lucy Nguyen (Cùng viết HP).
- Mời bà con đọc bài này để hiểu thêm tư duy của “dư luận viên” Đông La: “VÔ ƠN BẠC NGHĨA” (Huỳnh Ngọc Chênh). “Nhân nói về chuyện vô ơn bạc nghĩa, lại nhớ đến ngài đại tá – PGS – TS –NGUT  – Trần Đăng Thanh. Ông nói ‘họ (Trung Quốc) đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa’. Xét theo tiêu chí ‘không vong ân bội nghĩa’ ở trên thì không lẽ đưa… Trung Quốc vô lực lượng lãnh đạo?  Cái này thì tôi thua”.
- Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn (23/1/1916 – 5/9/1986): Đã hứa là làm (ANTG).  Dường như đồng chí Trần Quốc Hoàn là người mà nhà văn Vũ Thư Hiên nói tới trong cuốn sách của ông?
KINH TẾ
- Kinh tế Việt Nam năm 2012: Buồn vui những con số  (PetroTimes).
- Chứng khoán VN ‘sẽ tăng 33% năm nay’? (BBC). - Khi giá cổ phiếu sắp bị hủy niêm yết vẫn tăng “khủng” (VnEco).
- Cần chính sách năng lượng theo cơ chế thị trường (PetroTimes).
- HSBC khuyến nghị: Nợ xấu làm giảm cầu tín dụng (TP). - ATM quá tải, hết tiền (TP). - Giám sát các giao dịch chứng khoán bất thường (VTV).
Sôi động mua bán dự án bất động sản (VnEco).
Quảng Ngãi: Ngư dân trúng đậm ruốc biển (DV).
Thêm nhiều sản phẩm mới từ cá tra (TT).
Chống độc quyền: ý tưởng hay nhưng khó khả thi! (TT).
Lấy ý kiến về dự án lọc dầu 27 tỉ USD (TN). - Chưa có thông tin chính thức về dự án 30 tỷ USD (TP).
- Cận cảnh những DNNN của Hà Nội – Bài 3: Lỗ triền miên, giám đốc vẫn bình yên (TP).
“Đánh” nghi vấn Coca Cola chuyển giá là không thể? (GDVN).
- Doanh nhân Việt kiều Mỹ Trần Văn Khoát: “Có thêm tình yêu quê hương, doanh nhân chắc chắn thành công” (LĐ).
Sonadezi Long Thành hứa bồi thường 8,2 tỷ đồng trước tết (SGGP).
Manh nha những DN lỗ khủng (ĐTCK).
Tổng thư ký Vinastas: Chống hàng giả, hàng nhái phải “triệt tận gốc” (GDVN).
Bán hoa Tây Tựu sang Trung Quốc: Tiềm ẩn rủi ro (DV).
Gói ghém sắm tết (PLTP).
- 3 xu cafe (Đào Tuấn). “‘Với một tách cà phê 3 đô la, nông dân kiếm được chỉ ba xu’. Chỉ có điều, với cái cách hàng Việt lấm lưng trắng bụng trên sân nhà, e là ba xu này cũng thuộc về nông dân ở đâu đó chứ không phải là nông dân Việt Nam”. - Starbucks: Sau ra mắt đình đám nên dè chừng “hàng khủng” (VnMedia). - Starbucks lộ những điểm yếu đầu tiên ở thị trường Việt (GDVN).
Gian nan hành trình lấy lại thương hiệu Việt bị đánh cắp (PT).
- Thực – hư về sự nổi lên của lục địa đen (TVN).

VĂN HÓA-THỂ THAO
Kỳ bí lễ đặt tên của người Dao (ANTĐ).
Tết Mông có gì lạ? (DT).
- Nguyễn Hoàng Đức: Đã qua đổi mới sao vẫn còn văn học mậu dịch (Nguyễn Tường Thụy).
- Cuốn sách về Hội Tam Điểm ở Việt Nam. Phỏng vấn tác giả Trần Thu Dung (RFI).
- Chuyên gia phong thủy Quảng Đức gợi ý về năm Quý Tỵ (RFA). Năm nay, hướng Nam rất tốt. Hướng này có ‘hỷ’ và ‘đào hoa’ ở đó nữa. Vì vậy, những người nào chưa có mối tình lận lưng thì hãy xuất hành hướng đó”.
- Xuân này xin chữ trên phố ông đồ (GD&TĐ).
- CÂY MAI MỒI (Bùi Văn Bồng). – To gan? (Phương Bích).
- TẾT ĐẾN NÊN TỰ GÓI BÁNH CHƯNG (Kha Trà Phương).
Đi tìm nước tương ngày cũ (SGTT).
- Ngày xuân đọc thơ Phật giáo (chùa Phúc Lâm).
- Tang lễ Phạm Duy: ‘Lương tâm là xa xỉ’ (BBC).
- Thành phố của cung bậc và tiết điệu (SGTT).
- Nhộn nhịp phiên chợ đồ cổ duy nhất trong năm ở Hà Nội (TN).
- Bộ sưu tập bồn tắm đứng – giải pháp tiết kiệm không gian   –   16 thiết kế bồn tắm đương đại vô cùng tinh tế (PetroTimes).
- Khéo léo đưa nghệ thuật đương đại vào phòng khách cổ điển (PetroTimes).
- Thánh đường Limburg: toàn hảo của phong cách Roman (Phan Ba). – ‘Rio de Janeiro, thành phố của tôi’ (BBC).
- Điện ảnh Indonesia và Ấn Độ được vinh danh tại liên hoan phim châu Á Vesoul 2013 (RFI).
- VFF tuyên bố mở rộng “hầu bao” nếu tuyển VN thắng UAE (ANTĐ).
- Baltimore Ravens thắng Super Bowl (VOA).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Thông tin mới về tuyển sinh 2013 của ĐH Quốc gia Hà Nội (DT). – Cập nhật: Chỉ tiêu tuyển sinh 2013 của 110 trường ĐH, CĐ (GDVN). - Đào tạo tín chỉ chưa đi đúng với thực chất (Tin tức). - Nhiều trường ‘tung chiêu’ hút thí sinh (PT). - Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013: Để hút thí sinh, các trường đua nhau ưu đãi (LĐ).
- Triển khai thi hành Luật Giáo dục Đại học (GD&TĐ).
Tết gia đình Việt: Song thân GS Ngô Bảo Châu: Không gồng mình để giáo dục con (TN).
Phát huy tính sáng tạo trong giảng dạy ở cấp tiểu học (GD&TĐ).
Niềm vui sau bục giảng của giáo viên cắm bản (DT). - Nhà giáo ăn tết (TN). - Thủ quỹ ôm lương bỏ trốn: Chưa có phương án ứng tiền cho giáo viên (DV).
Năm 2013, “Cơm có thịt” tặng “Học sinh cặp lồng” (DT).
Giúp học sinh bắt nhịp sau kỳ nghỉ (TN). - Dịch vụ làm đẹp nhà của sinh viên (TT).
Cô trò thắp lửa khoa học (TP).
Việt Nam sắp bước vào thời điểm bùng nổ bão từ (VnMedia).
- Trong tương lai, máy tính sẽ nhìn, nếm, ngửi, sờ, nghe (VOA).
- WHO: Có thể ngăn ngừa 1/3 các ca tử vong vì ung thư (VOA).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- THÔNG BÁO CUỐI CÙNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH THIỆN NGUYỆN “NO-U TẾT ẤM ÁP – CHIA SẺ THƯƠNG YÊU” (Thành).
- Rác ngày ông Táo: Không chỉ chờ ý thức (VnMedia).
Tên người và số phận (TN).
Những chuyến đò giỡn mặt hà bá (LĐ).
Công nhân đắn đo sắm tết (TT). - Nỗi khốn cùng của người đàn bà phải bán xe đạp sắm Tết (VNN). - Xe cộ “kín đặc” đường, người Hà Nội đi lại khốn đốn (DT). - Cận cảnh đời sống công nhân giáp Tết (VnEco).
- Ôm gần trăm tỉ đồng của người thân bỏ trốn trước Tết (NLĐ).
- Vận động người ăn xin trở về quê trước Tết (DT).
Hết chờ tiền ngoại viện, ngư dân Quảng Ngạn trở lại biển (DV).
Tết này ở La Pán Tẩn (TP).
- Sửng sốt vì đồ công nghệ giá “khủng” của dân chơi Việt (Kiến thức).
- Làng tôi (Nguyễn Thế Thịnh).
- Con trai Công tử Bạc Liêu được cấp nhà 300 triệu  (LĐ/ DT).
- Chìm nổi giữa một Sài Gòn đổi thay (SGTT).
- Không nhậu trưa: Cấm thì cấm, quản… vẫn thế (Sống mới).
- Kỳ lạ nghề ôm “Thiên Bồng Nguyên Soái” (TVN).
- Đi tìm rắn chúa Xa Mát (TT).
- Đặc sản rừng cho tết phố thêm vui (TT).
- Con rồng kinh tế Trung Quốc trả giá bằng mây ô nhiễm (RFI). “… mở cửa sổ, tôi chết ngạt vì bụi mù, đóng cửa tôi chịu đựng hóa chất độc hại formaldehyde. Phải chăng đây là cái giá phải trả cho chỉ số tăng trưởng GDP ?” - Khói bụi Trung Quốc lan sang Nhật Bản (Sống mới).
- Trung Quốc bắt giữ nhóm làm thịt giả gây ung thư (TTXVN). - Trung Quốc: Khổ nạn tàu xe về tết! (PLTP).

QUỐC TẾ
- Hai thủ lãnh phiến quân Hồi giáo bị bắt ở bắc Mali (VOA).
- How Obama’s India Policy Has Made America Stronger Vì sao chính sách Ấn Độ của Tổng thống Obama đã làm cho Mỹ mạnh hơn  (Diplomat/ Gốc Sân). - Tổng thống Obama không phân vân gửi phụ nữ ra trận (LĐ).
- Iran: Israel sẽ ‘hối tiếc’ về vụ gây hấn với Syria (VOA). – Thứ trưởng Ngoại giao Syria viếng thăm Trung Quốc (RFI). - Thổ Nhĩ Kỳ: TT Syria “hèn” không dám đánh trả máy bay Israel (GDVN).
- Israel bắt giữ các thành viên Hamas trong vụ đột kích ở Bờ Tây (VOA).
Khả năng biến hóa của siêu chiến đấu cơ tàng hình Iran (VnMedia). - Mỹ thay đổi cách tiếp cận đối với Iran (VOV)
- Campuchia đưa tang vua Sihanouk (BBC). – Lễ hỏa táng cựu Quốc vương Sihanouk diễn ra tại Campuchia (VOA).
- Luật mới về cưỡng hiếp bắt đầu có hiệu lực ở Ấn Ðộ (VOA). – Nạn nhân bị đánh đập ở Ai Cập nói bị cảnh sát hành hung (VOA).
- Lại xảy ra đánh bom tự sát ở Iraq (VOA).
- Chính phủ Miến Điện và phe nổi dậy Kachin mở đàm phán (RFI).
- Nơi phụ nữ bị al-Qaeda chọn ra để cưỡng bức (VNN). - Nhân vật đầy giai thoại của Al – Qaeda bị tiêu diệt (ANTG).
- LHQ chỉ trích các trại tạm giam ngoài khơi Australia (VOA).
- Nhìn lại một vụ bắt cóc sỹ quan CIA Mỹ (TVN).  – ‘Tay bắn tỉa lợi hại nhất’ của Hải quân Mỹ bị bắn chết (VOA).  – Tân Ngoại trưởng Mỹ cam kết chú trọng đến an toàn của nhân viên ngoại giao (VOA).
- Đối lập Tây Ban Nha kêu gọi thủ tướng bị mang tiếng tham nhũng từ chức (RFI). Hiến kế cho TT Tây Ban Nha: cần cho những người đối lập vào diện “thế lực thù địch”, “phản động” rồi đưa hết vào tù là xong! Cộng đồng quốc tế, các tổ chức nhân quyền có lên tiếng thì TT bên đó cãi lại rằng: đây là chuyện nội bộ, không được xen vào nội bộ nước Tây Bay Nha.
- Nhận dạng được hài cốt Vua Richard III của Anh (VOA).
- Ý: Hứa quá nhiều  (NLĐ).
Tổng thống Ấn Độ tán thành tử hình dâm tặc (TP).

* VTV1: + Chào buổi sáng – 04/02/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 04/02/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 04/02/2013; + Tài chính tiêu dùng – 04/02/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 04/02/2013; + 360 độ thể thao – 04/02/2013; + Thể thao 24/7 – 04/02/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 04/02/2013; + Cuộc sống thường ngày – 04/02/2013; + Thời sự 12h – 04/02/2013; + Thời sự 19h – 04/02/2013.

Phó ban nội chính lại là tai mắt của Chính Phủ!

Vualambao Sài gòn đồn rằng Phó chủ tịch Trí - Thư ký của 7 Thanh và là đệ tử ruột của Thủ Tướng sẽ ra làm Phó Ban nội chính, nhưng hóa ra không thấy ra! Có lẽ chán cái cảnh hòn tên mũi đạn chăng? Dù sao ông Bá Thanh chưa về thì đã có Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn - Một phó là người chính hiệu từ Chính Phủ sang rồi! Vậy thì từng đường đi nước bước của Ban Nội chính làm sao qua mắt khỏi Chính Phủ? Xem ra bên Đảng chỗ nào cũng có người của Chính Phủ nằm ở cấp phó hoặc cài răng lược! Chả thế mà Tổng BÍ Thư 'ngậm ngùi' chẳng làm được gì cũng phải!

Song vẫn hy vọng cái ông Tiến sĩ Luật này biết sợ Luật pháp!

Toàn cảnh nhân sự Ban Nội chính Trung ương 

Dự kiến ngày 4-2, Ban Nội chính Trung ương, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chính thức ra mắt. Lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương gồm 1 trưởng ban và 3 phó ban.

Ngày 28-12-2012, Bộ Chính trị đã ban hành các quyết định về việc thành lập Ban Nội chính Trung ương. Đồng thời, Bộ Chính trị cũng ban hành Quyết định 655 phân công ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng giữ chức Trưởng ban Nội chính T.Ư.

Trưởng Ban Nội chính T.Ư Nguyễn Bá Thanh 
Ông Nguyễn Bá Thanh (sinh năm 1953) là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Việt Nam.

Ông Nguyễn Bá Thanh quê ở xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Học vị: Tiến sĩ. Chức vụ hiện tại: Trưởng ban Nội chính Trung ương, trước đó là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Ông tốt nghiệp trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 13 tháng 2 năm 1980.

Ông từng là Chủ nhiệm HTX Hòa Nhơn, Phó Bí thư Huyện ủy Hòa Vang, Giám đốc Nông trường Chè Quyết Thắng, sau đó là Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 1996 ông được cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng đầu tiên sau khi chia tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 2003, sau khi ông Nguyễn Đức Hạt được điều động làm Phó trưởng ban Thường trực Ban tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Nguyễn Bá Thanh thay ông Nguyễn Đức hạt giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

Ông Nguyễn Bá Thanh là đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá IX, XI và XII.

Phó Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc

Ông Phan Đình Trạc – Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An vừa được Bộ Chính trị điều động về làm Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương.

Phó Ban nội chính T.Ư Phan Đình Trạc.

Ông Phan Đình Trạc sinh ngày 25-8-1958, quê xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu; chuyên môn nghiệp vụ: Đại học An ninh Nhân dân (ngành điều tra tội phạm); Lý luận chính trị: Cử nhân.

Ông Phan Đình Trạc, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An khoá XVII vào tháng 10-2010, sẽ tiếp nhận trọng trách mới tại Ban Nội chính trung ương.

Chia sẻ về việc được bổ nhiệm làm Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương sau khi Ban này chính thức đi vào hoạt động được một ngày, ông Phan Đình Trạc cười nói: “Không, tôi không bất ngờ về quyết định này của Bộ Chính trị. Là người của Đảng thì luôn sẵn sàng, bảo đi là đi, bảo ở là ở thôi”.

Phó Ban Nội chính Trung ương Phạm Anh Tuấn

Ông Phạm Anh Tuấn - Phó Ban Nội chính Trung ương. Ông Tuấn là tiến sĩ luật.

Phó Ban Nội chính Trung ương Phạm Anh Tuấn.

Ông Tuấn nguyên là trưởng Ban Xây dựng pháp luật Văn phòng Chính phủ. Tháng 12-2008, ông Tuấn sang làm phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng.

Ban Nội chính Trung ương có 108 cán bộ

Khi ra Trung ương nhận nhiệm vụ, ông Thanh điều động theo 5 cán bộ ở Đà Nẵng, gồm ông Phan Văn Tâm, Bí thư Quận ủy Liên Chiểu; ông Lê Hồng Minh, Chánh văn phòng HĐND TP Đà Nẵng; 2 trợ lý và một lái xe.

Theo Người Lao Động
Theo Ông Phạm Anh Tuấn – Phó Ban Nội chính Trung ương, ngày mai (4-2) là ngày chính thức ra mắt Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và cũng là ngày ra mắt cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng là Ban Nội chính Trung ương.

Trong phiên họp đầu tiên, Ban chỉ đạo Trung ương sẽ phân công nhiệm vụ cho các thành viên, xác định những định hướng công tác năm 2013.

Ngày 31-1, đã chuyển 86 cán bộ, nhân viên của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng sang Ban Nội chính Trung ương.

Chiều ngày 1-2, đã chuyển giao 22 cán bộ, công chức của Vụ Nội chính và Vụ Pháp luật thuộc Văn phòng Trung ương Đảng về Ban. Về mặt cơ học, Ban Nội chính Trung ương có 108 cán bộ, công chức không tính lãnh đạo.

Nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương gồm 6 nhóm:

Thứ nhất là nghiên cứu, đề xuất những quan điểm, định hướng lớn của Đảng về công tác xây dựng pháp luật (trọng tâm là những đề án liên quan đến lĩnh vực nội chính và PCTN); một số chủ trương, chính sách về an ninh quốc gia và PCTN; về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nội chính (được xác định gồm VKS, tòa án, tư pháp và các cơ quan có chức năng tư pháp trong công an, quân đội) và Hội Luật gia VN, Liên đoàn Luật sư VN. Đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chỉ đạo TƯ về PCTN cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án.

Thứ hai, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đôn đốc các cấp ủy, tổ chức đảng trong lĩnh vực nội chính; phối hợp kiểm tra, giám sát hoạt động ở các cơ quan nội chính và hai tổ chức xã hội nghề nghiệp đã đề cập. Phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn xử lý một số vụ việc, vụ án được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chỉ đạo TƯ ương về PCTN giao.

Thứ ba, thẩm định các đề án về lĩnh vực nội chính và PCTN trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Thứ tư, tham gia ý kiến trong việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật với các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý trong các cơ quan nội chính theo phân công, phân cấp.

Thứ năm, thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo TƯ về PCTN.

Thứ sáu, thực hiện một số nhiệm vụ khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.

Theo N.C.Khanh
Tienphong

'Bộ lọc' Lê Hồng Anh trong 'rọ' cả 'Mặt Trăng' và 'Mặt Trời' rồi sẽ chống tham nhũng 'ở đâu'?

 Hãy xem các gương mặt của Ban Thường trực chống tham nhũng Trung Ương giúp việc cho Tổng Bí Thư:
Đứng đầu là Lê Hồng Anh, ông út béo nổi tiếng cùng xứ Kiên Giang với Thủ Tướng và cả làng thiên hạ đều biết ông là người của ai, vậy thì cái gì sẽ trình cho BCT đều phải qua bộ lọc "LHA", chả thế mà ông đã bỏ đó cả tháng trời không thèm ký quyết định phê duyệt đề án cho Ban Nội chính TƯ dù cho BCT đã họp và có Nghị Quyết! Cái bài câu giờ cho Thầy trò đồng chí X có thêm giờ vàng!

Người kế tiếp là Tiến sĩ Luật Ung Chung Lưu - Đã từng là Bộ trưởng Bộ Tư pháp, người này được cả đức lẫn tài, nhưng với cái chức vụ Phó Chủ tịch Quốc Hội thì 'xế' ngay trên đầu ông là Nguyễn Sinh Hùng. Liệu ông có dám nói gì ngược với 'xếp' của mình?

Người thứ  3 là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ Ngô Xuân Dụ, nếu ông thật sự làm được việc thì có lẽ đã không có việc"Một đồng chí không bị kỷ luật" để cho Tổng Bí Thư ngậm ngùi, toàn dân phẫn nộ sau Hội nghị Trung Ương 6.


Kế tiếp là Nguyễn Xuân Phúc, Ông Phó Thủ Tướng ăn may đủ mọi bề, nhưng lại là kẻ thù truyền kiếp của Nguyễn Bá Thanh, dù là 'đồng chí' nhưng họ chẳng bao giờ thèm nhìn mặt nhau, thậm chí Đà Nẵng còn chứng kiến việc ông Nguyễn Xuân Phúc vào dự  lễ kỷ niệm đến khi Nguyễn Bá Thanh xuất hiện thì Nguyễn Xuân Phúc cáo từ! Kể ra Thủ Tướng cũng quả cao tay ấn khi đưa hai ông mặt Trăng, mặt Trời vào cùng 'một rọ' thì hai ông chỉ suốt ngày cãi nhau! Vậy liệu còn làm được gì nữa?

Than ôi! vẫn nói là chỉ có một Đảng CS lãnh đạo, song thực ra ngay trong lòng nó đã có vafi Đảng phái hoạt động vì lợi ích của bè nhóm của họ, thực ra cũng chính là manh mún của những đảng phái, song là đảng phái của các bố già.

Với một cơ cấu Ban Thường trực như vầy liệu rồi sẽ chống tham nhũng ở đâu? Hay lại 'mần thịt' mấy con mèo ướt?

Hiến pháp Việt Nam không cho được đa nguyên đa đảng, nên những kẻ cơ hội đã chui sâu, luồn lách vào Đảng cộng sản để kiếm 'tấm vé đi tàu suốt' tự do tụ tập, hội họp riêng, kép bè kết cánh để tham nhũng, để bót nghẹt dân chủ, để bán nước cầu vinh... Nhưng vì "vẫn là đồng chí" của chế độ độc Đảng nên  chẳng ai có quyền 'dừng và bắt xuống khỏi tàu' cho dù có phạm trọng tội với nhân dân, với đất nước!
Quan Dân
 

Vì sao TQ càng ngày càng khinh ta?

SDC14763

Nguyễn quang Lập

Tết nhất đến nơi rồi, tính chỉ post bài thôi, không viết nữa, làm ăn đầu tắt mặt tối,  đến lúc cũng phải thư giản. Chẳng dè vào FB thấy bác Nguyễn Hồng Kiên kêu to “Vì sao cắt bỏ “Lý do tuyên truyền, phổ biến bản đồ Việt Nam?” ( Tại đây), lại tức điên lên, không thể không viết.

Bác Nguyễn Hồng Kiên cho biết: “Nhiều báo có môn bài rầm rộ đưa tin về việc: Khánh Hòa lắp đặt 4 tấm bản đồ thể hiện quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam “Được biết, các địa điểm được trưng bày bản đồ trong tỉnh Khánh Hòa là: Trung tâm Hội nghị tỉnh Khánh Hòa (46 Trần Phú, Nha Trang), Viện Hải dương học Nha Trang, cảng du lịch Cầu Đá (Nha Trang), Ga Nha Trang, Đại học Nha Trang, cảng hàng không quốc tế Cam Ranh và các cơ quan, đơn vị hành chính ở huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Việc lắp đặt 4 tấm bản đồ trên nhằm tuyên truyền, quảng bá cho người dân địa phương, du khách trong nước và quốc tế khi đến Khánh Hòa hiểu rõ hơn về chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.”
Đó là việc làm tốt, cần triển khai rộng khắp cả nước chứ không riêng gì ở Khánh Hòa. Nhưng có một điểm cực kì gây sốc, ai không sốc chắc chắn không phải người Việt: Lý do tuyên truyền đầu tiên trong tài liệu ”Triển khai…” đã bị cấp kiểm duyệt nào đó gạch bỏ đến 03 lần!
521854_371151012992513_254766355_n
Đoạn cắt bỏ như sau: “…2.-LÝ DO TUYÊN TRUYỀN: TQ đang thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông bằng việc triển khai toàn diện các biện pháp về chính trị đối nội, đối ngoại và các hoạt động quân sự trên Biển Đông; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền trong nước và quốc tế (với) chủ quyền 02 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Do vậy ta cần chú trọng công tác đẩy mạnh tuyên truyền về chất bằng những tài liệu, chứng cứ pháp lý nêu trên nhằm giới thiệu cho cộng đồng người Hoa và doanh nhân, học giả, du khách nước ngoài (Chứ không cho người Việt Nam?- NHK) hiểu rõ bản chất về yêu sách chủ quyền biển đảo phi lý của TQ, cũng như những thông tin tuyên truyền sai sự thật của phía TQ về vấn đề Biển Đông thời gian qua”
Đọc đến đây sẽ có người nói ôi dào, các ông có bé xé lớn. Họ chỉ nghĩ đơn giản là cứ lẳng lặng làm thôi, nói ra không có lợi, thì  họ bỏ đi thôi, có gì đâu mà các ông làm ầm lên.
Hi hi tuyên truyền mà không nói ra lý do vì sao mình tuyên truyền thì  tuyên truyền cái gì vậy ta? Làm vậy dân càng thêm ú ớ chẳng hiểu thực hư thế nào, dân hỏi sẽ ai đây? Nên nhớ còn rất nhiều người dân ( có thể không dưới 50% dân số?) cho đến nay vẫn không biết Hoàng Sa bị TQ chiếm đóng, hoặc biết TQ chiếm đóng nhưng không tin nó đã chiếm đóng cách đây 40 năm. Gậy ông đập lưng ông, khi đó, chính vì sự mù thông tin này, những người dân đó sẽ hỏi: cái gì đây? Hay là đây là tuyên truyền của bọn phản động?
Rứa là nhỏ hay lớn hè?

Và điều này quan trọng hơn, tích tiểu thành đại từ những việc như vậy nhằm vuốt ve ông bạn ” 4 tốt”, mong ông ta tô đậm thêm cho 16 chữ vàng. Ví dụ nghe TQ kêu mình vô ơn thế là quan nhỏ quan to đua nhau biết ơn, ôi thôi thật thảm hại. Đó là lý do vì sao TQ càng ngày càng khinh bỉ ta thêm, thật đấy.
NQL

Nguyễn Thành – Ông Táo chết và sự bế tắc của người Việt Nam

Danluan


Nguyễn Thành
Làng báo Việt Nam, kể ra cũng có nhiều thông lệ, mà nếu thoáng thì có thể gọi là “truyền thống”. Đó là truyền thống “mừng Đảng, mừng xuân” mỗi khi Tết đến, truyền thống họp giao ban với cơ quan tuyên giáo mỗi thứ ba hàng tuần, hay truyền thống im lặng trước các cuộc biểu tình của dân chúng.
Vài năm trở lại đây, với sự phát triển của báo điện tử, một “truyền thống” mới đã manh nha xuất hiện, đó là đăng tin ảnh cảnh xả rác và bức tử ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp. Dĩ nhiên, không phải đến khi có báo điện tử thì khung cảnh nhếch nhác này mới xuất hiện trong dịp Tết đến xuân về, mà thói vô trách nhiệm với cộng đồng cũng đã là một “truyền thống” từ rất lâu của một bộ phận không thể nói là nhỏ người Việt Nam.
Bất kỳ người Việt Nam nào cũng có thể từng chứng kiến cảnh người dân bên đường hắt cả chậu nước bẩn ra đường, thậm chí nhiều người từng hứng phải cả chậu nước đó cùng với sự bực bội. Dọc đường đi, xác suất bắt gặp một vài con chuột thối là không hề nhỏ, và rác rưởi thì có ở bất cứ góc phố nào. Không phải chỉ riêng dịp tiễn ông Táo lên chầu trời người ta mới thấy những dòng sông, mặt hồ ngập rác, mà sau những đêm Giáng sinh, giao thừa hay lễ hội, thứ dễ thấy nhất ở các địa điểm tổ chức là… rác. Rất nhiều rác.
Trên thực tế, hình ảnh đó còn mang tính biểu tượng cho đời sống văn hóa mà người Việt Nam hiện nay, rằng chúng ta đang thực sự ngụp lặn trong một bãi rác về tinh thần, mà thói vô trách nhiệm với cộng đồng là phần quan trọng của bãi rác đó.
Ngay khi ném một con chuột chết ra đường, chúng ta đã mặc nhiên gạt sự sạch sẽ của cộng đồng ra khỏi khái niệm về sự sạch sẽ của mình. Đối với họ, không gian của sự sạch sẽ chỉ tính từ cửa trở vào. Và dường như đối với phần lớn người Việt Nam, không gian trách nhiệm cũng không đi xa hơn chiếc then cửa một chút nào.
Có thể nói phong trào biểu tình năm 2011 là một phép thử làm bộc lộ một cách rõ ràng những khuyết tật cả về tâm lý lẫn tư duy của người Việt Nam, và giúp cho chúng ta khẳng định một cách rõ nét về không gian trách nhiệm của họ. Các cuộc tranh luận trên mạng đều đi đến một sự xung đột và bế tắc, khi thường thấy một bên đưa ra lý lẽ cho rằng: bọn biểu tình là bọn điên, việc không phải của mình cũng vơ vào. Đồng ý rằng quyết định có đi biểu tình hay không thuộc về quyền tự do lựa chọn của mỗi người, nhưng sự tấn công người biểu tình bằng những lý lẽ như vậy không cho phép bất kỳ ai lạc quan về tính có trách nhiệm của một công dân trước hiện thực của đất nước. Bằng lý lẽ đó, họ cho rằng chủ quyền quốc gia không phải là việc của họ và không ảnh hưởng gì đến họ cả. Các cuộc biểu tình năm đó không bao giờ vượt quá vài ngàn người và cuối cùng bị dập tắt khi chỉ còn một nhúm nhỏ, trong một buổi sáng tháng Tám xấu trời.
Các vấn đề liên quan đến chính trị cũng là một phép thử tốt. Thứ lớn nhất mà những cá nhân đứng lên đấu tranh chống tiêu cực trong hệ thống cơ quan nhà nước là sự cô lập gần như tuyệt đối từ đồng nghiệp, sự lên án của hầu hết mọi người. Nhà giáo Đỗ Việt Khoa có thể được vài người tôn vinh, dăm ba chương trình truyền hình phỏng vấn, nhưng nỗi cay đắng đằng sau sự tôn vinh đôi khi là giả tạo đó, không phải ai cũng hiểu được và chia sẻ được với ông.
Đâu đó đằng sau cánh cửa gia đình, người ta nghe thấy các ông bố bà mẹ răn dạy con cái không được để ý để những chuyện chính trị, và nhất là không được ho he bất kỳ điều gì trái đường lối, trái “thông lệ”.
Lý lẽ duy nhất của những người đó là: “chính trị không phải việc của mày, đừng xía vào”; hoặc là: “tất cả những gì mày cần lo là sự yên ổn của cái nhà này, đừng bao đồng chuyện thiên hạ”,… Sự ích kỷ của con người đã được nâng lên thành lẽ sống, thành nguyên tắc và thành một chuẩn mực đạo đức trong không gian đằng sau cảnh cửa đó.
Vượt qua cánh cửa gia đình, tính ích kỷ tiếp tục phát triển ở quy mô xã hội của nó, trở thành sự ích kỷ của tổ chức, thành chuẩn mực đạo đức của tổ chức. Lấy đảng cộng sản Việt Nam làm ví dụ. Tổ chức này thâu tóm vào tay mình tất cả quyền lực nhà nước, tất cả đất đai của người dân, và tước đoạt không gian tự do của xã hội cho riêng mình. Công lao rõ ràng của đảng cộng sản trong việc giành được độc lập dân tộc, trong việc phổ biến chữ Quốc ngữ không thể làm mờ đi sự ích kỷ có tính chất băng đảng của họ. Họ biến tổ chức của mình thành một ngôi đền thiêng bất khả xâm phạm, nơi cũng có một cánh cửa và đằng sau cánh cửa đó người ta dạy nhau cách đạp lên trên tất cả để giữ vững quyền lợi của mình. Để đạt được điều đó, họ sẵn sàng đấu tố các văn sĩ Nhân văn – Giai phẩm, bắt bớ hàng trăm người trong vụ án xét lại hồi cuối những năm 1960, trù dập Bí thư Kim Ngọc và phương thức làm ăn cá thể ở Vĩnh Phú, bức tử toàn bộ nền kinh tế thị trường của miền Nam sau năm 1975, cho đến khi cảm thấy như chết đuối đến nơi thì họ mới chịu nhường dần lại cho người dân cái quyền tự do kinh doanh kể từ Đổi Mới năm 1986.
Suốt gần 30 năm “Đổi Mới”, dù biết rõ mười mươi rằng doanh nghiệp nhà nước sẽ chết thảm, họ vẫn cố duy trì để bảo toàn lợi ích của mình. Họ thậm chí còn phát triển sự ích kỷ lên đến đỉnh cao bằng các tập đoàn kinh tế nhà nước từ năm 2006, bất chấp mọi nguyên lý kinh tế và mọi lời can ngăn. Họ không cần biết những tập đoàn này mang lại những gì cho xã hội, chỉ biết rằng đó là nơi mang lại cho họ cơ hội chưa bao giờ lớn hơn để bòn rút tiền chùa. Cán bộ nhỏ thì mua được xe, xây được nhà ở tỉnh, cán bộ to thì tậu biệt thự ở thủ đô, còn cán bộ to nhất thì… thật khó tưởng tượng được.
Chúng ta đang có một bộ máy hành chính mà ở đó, các cán bộ, công chức, viên chức, hầu như chỉ lo vun vén cho riêng mình, thay vì trở thành “công bộc” của dân như họ tự nhận. Điều này không có gì hơn là tính ích kỷ và thói vô trách nhiệm với cộng đồng, vốn có cùng bản chất với hành vi xả rác, xét ở một khía cạnh nào đấy.
Tính ích kỷ và vô trách nhiệm, nếu chỉ có ở một nhóm nhỏ thì chưa phải là vấn đề, nhưng khi đã trở nên phổ biến đến mức có thể gọi là những “chuẩn mực đạo đức” mới, nguyên tắc hành xử mới, thành một phần của văn hóa, thì sẽ là một thảm họa cho đất nước. Trong tác phẩm “Tổ quốc ăn năn”, ông Nguyễn Gia Kiểng cho rằng vấn đề phát triển của một dân tộc không phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý hay cái gì khác, ngoài văn hóa. Tính ích kỷ và thói vô trách nhiệm với cộng đồng đang cấu thành văn hóa của chúng ta, làm cho văn hóa của chúng ta tồi đi và cản trở sự phát triển của dân tộc. Nếu chừng nào người Việt Nam còn coi việc vứt chuột chết ra đường là chuyện bình thường, thì việc bụi bẩn từ xác con chuột bay trở lại vào nhà cũng vẫn là chuyện bình thường. Xã hội sẽ suy vong đến tận căn cốt của gia đình và không ai còn nói đến tổ quốc nữa.
Ngày 23 tháng Chạp, ông Táo đã bị bức tử ở các dòng sông và không còn ai báo cáo với Ngọc Hoàng về những thói hư tật xấu của xã hội nữa. Sự suy thoái về văn hóa trở thành sự bế tắc của dân tộc.
Nguyễn Thành

Một người Mỹ kể về anh bạn Việt Nam: Sự hi sinh

Vietinfo.eu
Cập nhật lúc 04-02-2013 06:35:45 (GMT+1)
Tàu đánh cá đưa Le Van Vu sang Mỹ. Ảnh minh họa: Doplnek.com.

13 năm trước khi chúng tôi mở một tiệm tóc, có một người Việt ngày nào cũng đi qua để bán bánh. Anh ta chỉ lắp bắp vài câu tiếng Anh, nhưng luôn tươi cười và chúng tôi ngày một thân quen.
Anh ấy tên là Le Van Vu Buổi sáng, anh làm việc trong cửa hàng bánh, đến tối lại về nhà học tiếng Anh với vợ qua băng cát xét. Sau nay, tôi biết rằng anh ấy ngủ trong một phòng nhỏ chính tại tiệm bánh, trên những chiếc túi đựng mùn cưa. Ở Việt Nam, gia đình anh ấy từng là những người giàu nhất Đông Nam Á, sở hữu một phần ba Bắc Việt, bao gồm các nhà máy công nghiệp và bất động sản. Nhưng rồi sau khi cha của anh bị giết, anh phải cùng mẹ bỏ vào Nam, đi học, trở thành luật sư. Anh ấy cũng thành công như cha vậy. Khi có cơ hội trong ngành xây dựng, khi mà người Mỹ đến Việt Nam ngày một nhiều và công ty của anh trở thành một trong những công ty phát triển nhất đất nước. Nhưng rồi trong một chuyến đi tới miền Bắc, anh đã bị bắt và bỏ tù 3 năm. Sau khi bỏ chạy và phải giết hại 5 bộ đội, anh trở về miền Nam và rồi bị bắt tiếp vì cho rằng đây là gián điệp của miền Bắc. Sau khi ra tù, Le lại mở công ty chế biến cá, rồi tiếp tục trở thành ông vua ngành cá ở miền Nam việt Nam. Nhưng rồi đến khi quân đội và các nhà ngoại giao Mỹ lên kế hoạch trở về Mỹ, anh đã cho ra một quyết định đổi đời.
Anh lấy tất cả vàng mang theo mình, lên một thuyền đánh cá và cùng vợ bơi tới một trong những tàu Mỹ ở cảng. Đánh đổi tất cả, anh cùng vợ được đưa tới Phillipines và vào trại tị nạn. Tại đây, anh đã thuyết phục để tổng thống Phillipines cho anh sửa thuyền đánh cá và một lần nữa khai mở một nền công nghiệp đánh cá ở đây chỉ sau 2 năm. Thế rồi anh đi Mỹ, nhưng với cái giá là bắt đầu lại từ đầu, vì thế vợ anh đã từng phải chặn anh lại khi thấy anh muốn nhảy xuống biển.
“Nếu anh nhảy xuống thì em sẽ ra sao? Chúng ta đã trải qua nhiều điều cùng nhau. Chúng ta sẽ qua được thôi,“ vợ anh nói. Nghe vậy, Le Van Vu đã tỉnh lại. Vào năm 1972, họ đến Houston với đôi bàn tay trắng và không biết tiếng Anh. Vì có người thân ở đây, họ đã đến sống tại hiệu bánh của anh họ, cách tiệm tóc của chúng tôi 150 mét. Anh họ cho hai vợ chồng Le Van Vu làm việc tại đây, mỗi tuần trả cho anh 175 USD và 125 USD cho vợ. Mỗi năm họ thu nhập được 15 600 USD. Sau đó, anh họ bán lại hiệu bánh với điều kiện hai vợ chồng phải trả trước 30 000 USD, số còn lại 90 000 USD họ có thể ghi nợ.
Mỗi tuần họ làm được 300 USD, sống ngay tại hiệu bánh. Hai năm họ không tiêu tốn gì. Một vài năm sau, họ tiết kiệm được 30 000 USD đó. Nhưng họ vẫn nợ 90 000 USD, khi đó cả hai vợ chồng lại quyết định sống tiếp trong hiệu bánh để tiết kiệm dù 2 năm qua thật khổ sở. Tôi cảm thấy tự hào vì người bạn của tôi. Họ đã tiết kiệm từng cent một để trả được khoản nợ và chỉ sau 3 năm đã trở thành một ông chủ cửa hàng. Chỉ lúc đó, Le Van Vu mới tìm một căn hộ để thuê lại. Đến giờ họ vẫn tiết kiệm, sống từ khoản tiền nhỏ bé mà họ kiếm được, trả tất cả bằng tiền mặt. Bạn nghĩ giờ Le Van Vu đã là triệu phú? Tôi vui mừng nói cho bạn biết rằng, anh ta là tỉ phú.
John McCormack – Phoenix, doplnek.com
Nghiêm Trang (dịch) – vietinfo.eu

’Nền kinh tế Việt Nam đang yếu đi một cách từ từ’

Alanphan blog

February 3, 2013
(ĐVO) – Triển vọng kinh tế năm 2013 không có nhiều đột biến so với năm 2012. Lạm phát cao có thể trở lại vào năm 2013 khiến mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 6% của Chính phủ đặt ra trở nên mong manh. Chính sách điều hành kinh tế sẽ phụ thuộc nhiều vào các biện pháp hành chính hơn là thị trường.
Đây là một trong những nhận định của các chuyên gia kinh tế về triển vọng kinh tế năm 2013 tại hội thảo: “Những rủi ro kinh tế vĩ mô và tầm nhìn chính sách 2013” do Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách, Trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức sáng 30/1.
Ngay cả vấn đề lạm phát thì cũng chỉ giải quyết phần ngọn
Theo TS Lê Quốc Phương, Phó giám đốc Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại, Bộ Công thương, năm 2012 bức tranh kinh tế thế giới ảm đạm làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam.
Thâm hụt ngân sách cả năm lên khoảng 162 nghìn tỉ đồng – tương đương 4,8% GDP. Thâm hụt ngân sách tăng nhanh buộc Chính phủ phải tăng cường vay mượn thông qua trái phiếu bất chấp lãi suất cao và đẩy thêm gánh nặng về phí và thuế sang cho người dân.
Theo chuyên gia Bùi Trinh, thời gian qua các nhà tư vấn kinh tế về các chính sách của Nhà nước tập trung vào vấn đề tiền tệ nhằm ngăn cản sự gia tăng của giá cả mà bỏ qua các yếu tố khác.
Description: Năm 2012 bức tranh kinh tế thế giới ảm đạm - TS Lê Quốc Phương
Năm 2012 bức tranh kinh tế thế giới ảm đạm – TS Lê Quốc Phương
Ngay cả vấn đề lạm phát thì cũng chỉ giải quyết phần ngọn. Nguyên nhân sâu xa của lạm phát lại là do việc sản xuất và đầu tư thiếu hiệu quả và năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) giảm mạnh. Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng GDP khoảng 22% trong giai đoạn 2000-2005 thì đến 2006-2011 là dưới 10%. Bên cạnh đó nếu tính toán từ hệ số giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất từ giai đoạn năm 2000 đến nay, tỉ lệ này ngày càng nhỏ đi.
“Năm 2000 sản xuất ra 10 đồng sẽ tạo ra trên 4 đồng giá trị gia tăng, đến giai đoạn hiện nay sản xuất 19 đồng chỉ tạo ra chưa đến 3 đồng giá trị gia tăng. Như vậy một lượng tiền lớn bỏ ra để sản xuất nhưng lại tạo ra một lượng hàng hóa ít hơn sẽ làm phá vỡ quan hệ tiền – hàng và góp phần làm tăng chi phí của hàng hóa sản xuất trong nước”, ông Bùi Trinh nói.
Nhìn ở nhiều góc độ của nền kinh tế, chuyên gia Bùi Trinh cho rằng, triển vọng kinh tế năm 2013 không có điểm nào sáng.
Nghiên cứu của chuyên gia Bùi Trinh và Ths Nguyễn Viết Phong cũng chỉ ra kịch bản tăng trưởng GDP cho năm 2013 có thể đạt được từ 4% đến 5% trong điều kiện tăng trưởng về các yếu tố tổng cầu vẫn được đảm bảo và hiệu quả đầu tư không thay đổi so với năm 2012.
Tuy nhiên, điểm mà các chuyên gia nhấn mạnh là khi đầu tư công của nửa cuối năm 2012 vào (đập phá, xây dựng trụ sở mới của các cơ quan nhà nước, mua sắm xe cộ, đào và lát lại vỉa hè lòng đường…) có thể làm trực tiếp tăng GDP của năm đó, “nhưng cách thực hiện vốn đầu tư kiểu này không hề lan tỏa cho các năm sau. Đầu tư công như vậy là không hiệu quả’, ông Trinh nhấn mạnh.
Khi nền sản xuất bị giảm tốc độ tăng trưởng, các khoản thu ngân sách gặp khó khăn dẫn tới bội chi ngân sách, nợ nần tăng thêm. Nếu đầu tư của khu vực tư nhân cũng gặp khó do tín dụng gần như không tăng sẽ không chỉ gây nên nguy cơ suy giảm kinh tế mà biện pháp khắc phục suy giảm bằng cho vay ồ ạt trong điều kiện giá năng lượng, giá dịch vụ trong nước tăng mạnh và giá cả thế giới cũng tăng sẽ tạo vòng xoáy phức tạp hơn về nguy cơ lạm phát mới.                                          Ths Nguyễn Viết Phong
Thêm vào đó, hiện nay cả người tiêu dùng và nhà đầu tư đều khá thận trọng trong chi tiêu dẫn tới khả năng mở rộng sản xuất rất khó. Như vậy có thể thấy nền kinh tế hiện đang thực sự khó khăn ở cả phía cung lẫn cầu.
TS Nguyễn Đức Thành, Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách cho rằng, kinh tế 2013 không có nhiều đột biến so với năm 2012 do chưa có cuộc cải cách nào lớn thực sự được thực hiện ngoại trừ sự khởi động mạnh mẽ của ngành tài chính ngân hàng.
“Lạm phát cao trong năm 2013 có thể trở lại khiến mục tiêu lạm phát dưới 6% của Chính phủ đặt ra vào cuối năm 2012 trở nên mong manh. Nhiều khả năng Chính phủ không đạt được mục tiêu này. Dự báo của chúng tôi cho rằng làm phát 2013 có thể hướng tới mức 10%”, TS Thành nhận định.
TS Lưu Bích Hồ thì cho rằng, triển vọng kinh tế năm 2013 duy nhất có một điểm sáng là nông nghiệp, nông dân và nông thôn. “Chỉ có nông nghiệp là tạo ra giá trị thật, hạt gạo, hạt thóc và xuất khẩu thật. Hai lần khủng hoảng kinh tế đều do nông nghiệp ‘cứu’. Do vậy không nên nhìn vào con số xuất siêu, thặng dư vì đó chỉ là con số ảo”, TS Bích Hồ khẳng định.
Lợi ích nhóm làm xói mòn uy tín
Theo TS Nguyễn Đức Thành, năm 2012 ngành ngân hàng có những khủng hoảng nhỏ và đỉnh cao là một số lãnh đạo ngân hàng bị bắt và nhiều tin đồn lan truyền. Điều này làm cho lần đầu tiên trong lịch sử hệ thống ngân hàng thương mại với nhau cho vay qua đêm phải có cầm cố thế chấp.
Năm 2012 cũng là năm nhiều ngân hàng không đòi được tiền đã cho vay. Lưu lượng giao dịch ngân hàng giảm dần và lãi suất liên ngân hàng cũng giảm.
“Các chính sách đổ xô vào những cú sốc lớn – như bất động sản – trong khi nền kinh tế của Việt Nam đang yếu đi một cách từ từ thì không ai để ý. Hiện tượng phá sản ngành thủy sản (cá tra, cá ba sa) chính là một ví dụ điển hình cho các tín hiệu về chỉ số vĩ mô, giá không được lưu ý”, TS Thành nói.
Việc điều hành giá thời gian qua như sự can thiệp vào thị trường vàng và dự thảo Nghị định về thanh toán bằng tiền mặt trong đó, các giao dịch mua bán bất động sản, ô tô, xe máy… sẽ phải thực hiện qua tài khoản, theo TS Thành tư tưởng chính sách rất hay và đúng.
“Một nền kinh tế kinh tế vàng không vào quỹ lưu thông và tiền chạy qua tài khoản là rất đúng, nhưng cách làm theo kiểu gò vào như hiện nay thì bản thân tôi và nhiều chuyên gia kinh tế ngờ rằng đó chỉ là cách cứu các ngân hàng trong điều kiện hoàn cảnh khó khăn. Nếu mục tiêu chính sách hay mà công cụ thực hiện áp đặt phục vụ lợi ích nhóm sẽ làm cho chính sách rất khó khả thi và làm sói mòn uy tín của Chính phủ”, TS Thành lo ngại.
Description: Theo TS Thành Nếu mục tiêu chính sách hay mà công cụ thực hiện áp đặt phục vụ lợi ích nhóm sẽ làm cho chính sách rất khó khả thi và làm sói mòn uy tín của Chính phủ”
Theo TS Thành: “Nếu mục tiêu chính sách hay mà công cụ thực hiện áp đặt phục vụ lợi ích nhóm sẽ làm cho chính sách rất khó khả thi và làm sói mòn uy tín của Chính phủ”
Những gợi ý
Giới chuyên môn đưa ra nhiều gợi ý chính sách năm 2013. Theo đó cần phục hồi đà tăng trưởng kinh tế bằng cách nỗ lực giảm lãi suất cho vay ra và tiếp tục cung ứng tín dụng ổn định kinh tế, giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng xuất khẩu, đẩy mạnh bán hàng, giảm tồn kho, tạo thêm việc làm và khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh dài hạn.
TS Lưu Bích Hồ cho rằng, Chính phủ phải tập trung số 1 vào tái cơ cấu chứ không phải là lạm phát. Cần phải chấn chỉnh lại sự điều hành và nhìn bài học về sự không đồng bộ, sử dụng quá nhiều biện pháp hành chính. Tím ra nguyên nhân nói mà không làm được, hoặc nói nhiều làm ít, làm không hiệu quả.
TS Thành gợi ý, Chính phủ thực hiện các giải pháp giúp doanh nghiệp tái cơ cấu nợ để tiếp tục được cấp vốn nếu có dự án kinh doanh hiệu quả, đặc biệt là các hợp đồng tiêu thụ hoặc đơn hàng xuất khẩu.
Phục hồi thị trường bất động sản bằng biện pháp giữ lãi suất cho vay mua nhà trong khoảng 10-12%/năm, kỳ hạn 15-20 năm và có thể điều chỉnh theo lạm phát được kỳ vọng có thể làm một động lực mạnh để tăng lực cầu các căn hộ tại phân khúc bình dân.
Xử lý nợ xấu bằng cách thành lập công ty mua bán nợ tập trung hoặc trực tiếp bơm vốn cho hệ thống ngân hàng tự xử lý hoặc phối hợp cả hai biện pháp trên. Ngoài ra, xử lý nợ xấu cũng sẽ gắn với việc sắp xếp dứt điểm các ngân hàng thương mại yếu kém đang là nhân tố gây bất ổn thanh khoản của hệ thống.
Bích Ngọc
Góc Nhìn từ IMF: Việt Nam sẽ đuổi kịp Singapore trong 197 năm…
http://vietbao.vn/Kinh-te/Viet-Nam-duoi-kip-Singapore-can-197-nam/40127581/87/
_________________________________________________________________________________
  1. JackZhang says:
    Nhưng bây giờ, chúng bị coi là đã tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế như một hệ thống ung nhọt mà nhà cầm quyền không thể dứt bỏ hay sửa chữa nổi.Hơn 25 năm sau khi mở cuộc “đổi mới” để tránh sụp đổ hoàn toàn về kinh tế, nhà cầm quyền hiện đang loay hoay với kế hoạch cứu đám quốc doanh sao cho khỏi chết chìm.Nghị quyết của những lần họp đảng đều hô hào lấy quốc doanh làm chủ đạo cho cả nền kinh tế bất chấp những khuyến cáo của các chuyên gia quốc tế.
    Xây dựng “khu vực quốc doanh là lỗi lầm lớn nhất của đảng Cộng Sản,” Tiến Sĩ Nguyễn Quang A, một trí thức của “Viện Nghiên Cứu Phát Triển Việt Nam” nay đã tự giải thể vì luật lệ gò ép, nhận định như vậy qua cuộc nói chuyện với báo chí được thông tấn AFP tường thuật.Theo ông, căn bệnh kéo dài của đám quốc doanh đã tạo ra khủng hoảng kinh tế trên bình diện rộng hơn.“Nền kinh tế Việt Nam hiện đang trong tình trạng tồi tệ nhất kể từ năm 1986,” ông A nói.Khu vực quốc doanh “là đứa con được nuông chiều của những nhóm lợi ích không muốn cải tổ để bảo vệ quyền lực của họ… Họ muốn duy trì tình trạng (quốc doanh) với bất cứ giá nào.” Ông nói.Dù năm ngoái đã hạ lãi suất một số lần để kích thích tăng trưởng kinh tế, nền kinh tế của Việt Nam năm 2012 vẫn tăng trưởng thấp nhất trong suốt 13 năm qua. Áp lực lạm phát vẫn rất mạnh nên một số chuyên gia kinh tế tài chính cho rằng họ vẫn đang ở trong tình thế bối rối, muốn châm ngòi để kinh tế lấy thành tích nhưng lại sợ.Không kể những tổ chức kinh tài đảng đoàn và những công ty của các địa phương, còn khoảng 1,300 công ty quốc doanh lớn nhỏ thuộc quyền chi phối của nhà cầm quyền trung ương. Chúng chiếm 45% tổng vốn đầu tư ở Việt Nam, sử dụng tới 60% tín dụng thương mại cũng như được bơm cho tới 70% các tín dụng đầu tư phát triển.Tuy nhiên, ngược lại với sự đầu tư lớn lao và ưu đãi mọi mặt của nhà nước dành cho, chúng chỉ đóng góp được 30% vào Tổng sản lượng Quốc gia (GDP), theo các con số chính thức được Bộ Kế Hoạch và Ðầu Tư CSVN đưa ra hồi tháng 11 năm ngoái.Một số chuyên viên cho rằng nếu kể cả các công ty con và những công ty núp dưới danh nghĩa tư nhân nhưng thực tế là được các chức sắc của chế độ kiểm soát, khu vực quốc doanh của CSVN chiếm tới 70% hoạt động kinh tế tại Việt Nam.Cái ai cũng nhìn thấy rất rõ là khu vực quốc doanh đang ngắc ngoải. Chúng hiện đang ôm số nợ lên tới 61 tỉ USD mà các báo cáo trong nước thấy đưa ra nói khoảng 30 trong số 85 đại công ty quốc doanh nợ gấp 3 tới chục lần vốn sở hữu.Một số đại công ty thì “chết lâm sàng” như Tập đoàn đóng tàu Vinashin và Tổng công ty Vận tải biển Vinalines có những món nợ lớn cả trong và ngoài nước đã đáo hạn nhưng không trả nổi, tổng cộng khoảng 1.1 tỉ USD. Những công ty này được nhà cầm quyền qua ông TT ưu ái bơm tiền từ năm 2006 đến nay. Dù bị chỉ trích kịch liệt, ông đã “say sorry” với “thiên tào”.Những tháng gần đây, có nhiều lời đồn đoán rằng sau sự gục ngã của Vinashin và Vinalines, hai đại gia khác gồm Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Than-Khoáng Sản Việt Nam (TKV) cũng có thể sập tiệm. Một trong những lý do là các đại gia dựa vào ưu thế con cưng của chế độ để vay những số tiền rất lớn đổ vào địa ốc, ngân hàng, chứng khoán và những ngành khác. Thị trường địa ốc sụp đổ, hệ thống ngân hàng ôm những núi nợ khó đòi và có thể mất luôn, thị trường chứng khoán cũng ngáp ngáp theo sự tuột dốc của nền kinh tế. Các số tiền khổng lồ mà đám đại gia quốc doanh đầu tư “ngoài ngành” có thể mất luôn đang là cái nhức đầu mà nhà cầm quyền vẫn chưa có giải pháp nào đối phó. “Cuộc khủng hoảng nợ công là một thảm kịch kinh tế kéo dài từ 5 năm qua đã và đang liên quan đến quyền lực của đảng,” theo ông Nguyễn Quang A. Theo Bùi Quang Vinh, bộ trưởng Kế Hoạch-Ðầu Tư CSVN cáo buộc hồi năm ngoái là “có những người cố tình vi phạm pháp luật chỉ vì lợi ích cá nhân.” Một số người cầm đầu Vinashin và Vinalines, bị coi như các con dê tế thần, hoặc đã có án như Phạm Thanh Bình, hoặc đang nằm trong tù chờ án như Dương Chí Dũng. Còn “các đồng chí chưa bị lộ” thì vẫn nằm đó trong khi chế độ lúng túng với các giải pháp tránh vết xe đổ. “Các công ty quốc doanh đã cầu cứu nhà nước bơm tiền để chúng tồn tại. Họ đã trở thành ung thư của nền kinh tế.” Một đại biểu Quốc Hội CSVN giấu tên phát biểu với thông tấn AFP.
    “Cải cách quá chậm chạp vì sự chống đối của các lãnh tụ nhà nước cũng như của các người cầm đầu đám quốc doanh. Hàng tỉ đô la đã thất thoát nhưng gần như không có ai phải lo..”
    Còn bao nhiêu thì sẽ sát nhập và đọc “nghị quyết bổ xung” trong năm 2013…
  2. abcsukien says:
    ***** Mừng cụ thọ được 83 tuổi (3/2/1930 – 3/2/2013): Muôn năm là gánh nặng!
    Xem ảnh: http://anhbasam.files.wordpress.com/2013/02/h11.jpg
    Hôm 3/2/2013, có ông cụ tổ chức lễ mừng thọ. Cờ phướng tưng bừng, kèn trống inh ỏi. Con cháu châu mồm vào hô hào mừng cụ, mừng xuân …rợp trời !!!!
    Trong số khách dự lễ, có 01 vị đến hỏi thăm cụ:
    – Trộm vía, năm nay cụ thọ bao nhiêu ạ?
    – Cái gì? Nói to to lên, tai độ này nghễnh!
    – À, năm nay cụ thọ bao nhiêu?
    – Cả tuổi mụ là 83.
    – Trí óc cụ vẫn minh mẫn chứ?
    – Lẫn lắm!
    – Thế à! Nhưng xem ra răng lợi cụ có vẻ còn chắc nhỉ?
    – Lung lay rồi, nhưng lúc cần vẫn cắn được.
    – Thế cụ ăn uống thế nào?
    – Khỏe.
    – Sực mà còn khỏe thì chắc phủ tạng vô bệnh?
    – Đâu! [cụ thều thào] ; Ung thư tới tận xương rồi. Giang mai, tim la, lậu đủ cả… Còn những chứng như thấp khớp, u nhọt, viêm nhiễm… thì tính không xuể!
    Khách nghe xong khẽ lẩm bẩm:
    – Bệnh tật thế thì chết mẹ nó đi, vừa nhẹ thân, mà con cháu cũng đỡ khổ!
    Cứ tưởng tai cụ nghễnh!
    Ai dè khách vừa dứt mồm, cụ vùng phắt dậy, chửi:
    – Thằng phản động nhá! Nói cho mày biết nhá, tao bệnh thì bệnh, lẫn thì lẫn, nhưng dưới sự lãnh đạo của tao, nhân dân vẫn đi hết từ thành công này tới thành công khác, từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, nhá… nhá…!!!!!!!!!
    (Đinh Vũ Hoàng Nguyên – facebook.com)
  3. Tran says:
    Kinh tế Việt nam như cái thúng gạo, quan chức tham nhũng Vn như lũ mọt sông trong thúng gạo đấy.. tiếp tục đổ gạo vào thúng chỉ làm béo lũ mọt, và mọt cành sinh sôi nảy nở..không giải quyết được việc gì…chỉ có cách duy nhất là bỏ thúng gạo có mọt đi..Có lẽ chỉ có cách hay nhất để cứu kinh tế Vn là tuyên bố tình trạng khẩn cấp ” Tùy nghi di tan” mở cửa biên giới cho dân chay đâu thì chay> Chắc chỉ trong vòng 5 năm chúng ta sẽ có hàng chục triệu hải ngoại yêu nước lắm tiền nhiều của , chuẩn bị sắn sàng cho cuộc hồi hường cho đại nghiệp kiến quốc. Lúc đó mọt cũng chết đói hết rồi không sợ mọt nữa!
    “Vườn không nhà trống” là phương pháp quân sự giữ nước của Hưng đao vương năm xưa khi chống đại quân hùng mạnh , con cháu thành cát tư hãn “đi đến đâu có không mọc được”, nay Bọn giặc “mọt” việt nam đã quá mạnh và hung hãn không kem ” đi đên đâu gạo không có mà ăn”..nên có lẽ phải áp dụng phương pháp của “tiền bối” năm xưa chăng
 

Gordon Chang – Bản Chất Hiếu Chiến Mới Của Trung Quốc

Danluan

Gordon Chang
Nguyễn Quốc Khải chuyển ngữ
Tóm tắt (bởi người dịch): Chế độ Cộng Sản đã lỗi thời. Những nhà lãnh đạo Bắc Kinh hiện nay phải dựa vào chủ nghĩa quốc gia dân tộc để có lý do duy trì quyền lực. Chính sách bành trướng lãnh thổ, gây gổ với những nước láng giềng dựa trên sức mạnh quân sự của Trung Quốc thể hiện chính sách quốc gia dân tộc này. Ảnh hưởng của phe quân đội ngày càng trở nên quan trọng hơn. Những nhà lãnh đạo dân sự cần phải dựa vào những cấp chỉ huy quân đội. Đó là một vài lý do làm cho Trung Quốc có bộ mặt hiếu chiến hiện nay. Bắc Kinh không cho những quốc gia láng giềng có một lựa chọn nào khác ngoài việc cùng đứng lên chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc.
oo0ooNhững nhà lãnh đạo Trung Quốc lập lại những lời kêu gọi Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân sẵn sàng lập kế hoạch, chiến đấu, và đoạt thắng lợi. Đây là một dấu hiệu đáng lo ngại.
image001_11.jpg
Hình (Xinhua): Hạm đội tầu ngầm của Trung Quốc. Bắc Kinh tăng cường hải quân nhằm thống trị Biển Đông.
Trong bài diễn văn nhậm chức lần thứ hai Tổng Thống Obama nói rằng: “Chúng ta sẽ bầy tỏ sự can đảm, để thử nghiệm và giải quyết những khác biệt của chúng ta với những nước khác một cách ôn hòa – không phải vì chúng ta khờ khạo về những nguy hiểm mà chúng ta đối mặt, nhưng vì sự giao tiếp có thể làm tan biến sự nghi ngờ và sợ hãi lâu bền hơn.”
Cộng đồng thế giới “giao tiếp” với những quốc gia thù nghịch chính xác như thế nào? Chúng ta hãy lấy Trung Quốc làm một thí dụ.
Ông Tập Cận Bình (Xi Jinping) được chọn lựa là tổng bí thư của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) vào tháng 11 vừa qua. Ông phản ảnh bản chất hiếu chiến mới. Vào ngày thứ Ba [29-1-2013], ông đã đọc một bài diễn văn không nhượng bộ và thiết thực trước Bộ Chính Trị. Theo bài diễn văn này, ông loại trừ mọi thỏa hiệp về những vấn đề lãnh thổ và an ninh. Những từ ngữ cứng rắn của ông phù hợp với giọng điệu the thé của những thông điệp mà ông gửi đến Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân về việc sẵn sàng thiết lập kế hoạch, chiến đấu, và đoạt thắng lợi. Theo truyền thống, những nhà lãnh đạo Trung Quốc thường thuyết giảng và kêu gọi quân đội cải thiện tư thế sẵn sàng, nhưng nhà quan sát Trung Quốc kinh nghiệm Willy Lam ghi nhận rằng Ông Tập Cận Bình đã đặc biệt nhấn mạnh về điểm này. Ngoài ra, lời kêu gọi chuẩn bị sẵn sàng đối phó với xung đột của Ông Tập Cận Bình đi xa hơn hai người tiền nhiệm Giang Trạch Dân (Jiang Zemin) và Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao).
Trong quá khứ, những bài nói về chiến tranh của quân đội trái ngược với những lời lẽ xoa dịu của những nhà lãnh đạo cao cấp dân sự. Ngày nay, những lời phê bình gây gỗ của những sĩ quan chỉ huy phù hợp với những gì mà Ông Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo tối cao, tuyên bố. Như tờ báo Financial Times ghi nhận, những lời tuyên bố về chiến tranh của Ông Tập Cận Bình pha trộn với sự phóng đại xem ra được tính toán để cổ võ chủ nghĩa quốc gia dân tộc.
image003_4.jpg
Hình (Navy Times): Tầu sân bay đầu tiên Liaoning của Trung Quốc hạ thủy vào ngày 25-9-2012.
Trong môi trường này, những sĩ quan của quân đội Trung Quốc có thể bênh vực những cuộc chiến tranh ngắn hạn, đột ngột và mạnh mẽ và nói về sự cần thiết của hành động tấn công trước mà không bị khiển trách. Như một vài người đã nói một cách riêng tư, tính chất liểu lĩnh của những sĩ quan này cho thấy rằng Tổng Bí Thư Tập Cận Bình liên kết với một số các tướng và các đô đốc. Những người này nghĩ rằng chiến tranh với Hoa Kỳ có thể là một ý kiến hay.
Trung Quốc có vẻ đang đi vào một trong những ngã rẽ định kỳ sai lầm. Có phải vì Ông Tập Cận Bình là một người theo chủ nghĩa quốc gia dân tộc và ông ta muốn đưa đất nước vào con đường phát triển sức mạnh gây nhiều chú ý? Hoặc là ông không chống nổi những áp lực từ những phần tử bên trong chế độ ngày càng thêm rối loạn?
Đa số những nhà phân tách nghĩ rằng Quân Đội Nhân Dân vẫn còn ở dưới sự kiểm soát chặt chẽ của những nhà lãnh đạo dân sự của Bắc Kinh. Thí dụ một số nguồn tin tường thuật rằng Tổng Bí Thư Tập Cận Bình đích thân điều khiển việc xâm nhập của Bắc Kinh vào lãnh hải và không phận của Nhật Bản. Ngoài ra, Ông Scott Harold của cơ quan Rand ghi nhận tường tận rằng những nhà lãnh đạo dân sự của Bắc Kinh có thể chấm dứt những lời tuyên bố cứng rắn của những sĩ quan diều hâu, khi Đảng CSTQ cần phải biểu hiện một mặt trận ôn hòa, như khi Ông Hồ Cẩm Đào thăm Hoa Kỳ vào năm 2011. Ông Harold nói với hãng tin Reuters rằng “Đùng một cái, những gã này đột nhiên yên lặng,” khi ông đề cập đến những sĩ quan lắm điều.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy quân đội thoát khỏi sự kiểm soát của dân sự. Năm vừa qua có hai loạt tin đồn phổ biến ở Trung Quốc, một vào tháng Một và loạt kia vào tháng Ba. Câu chuyện có thể không đúng, nhưng điều này hầu như không quan trọng. Những tin đồn này lan truyền khắp nơi ở Trung Quốc, không phải chỉ vì chúng nhậy cảm mà cũng vì chúng đáng tin cậy đối với nhiều người dân Trung Quốc. Thật vậy, những tin đồn này được tin cậy vì những nhà lãnh đạo cao cấp Trung Quốc đã làm cho dân Trung Quốc trong vài năm vừa qua tin rằng những sĩ quan cao cấp đã nhận lãnh một vai trò chủ chốt trong chính trường tại Bắc Kinh.
Thí dụ, Ông Hồ Cẩm Đào vô tình đã làm cho những tin đồn về việc quân đội toan tính đảo chánh có vẻ đáng tin cậy vì đã ra những thông báo dưới hình thức những nhắc nhở có chủ đích rằng Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân phục vụ nguyện vọng tuyệt đối của Đảng CSTQ. Ông Tập Cận Bình cũng đã phổ biến những lời cảnh cáo tương tự trong nhiệm kỳ ngắn ngủi làm tổng bí thư và chủ tịch Ủy Ban Quân Sự Trung Ương của Đảng CSTQ. Cho đến nay, đã có quá nhiều những lời tuyên bố như vậy để nghĩ rằng vào lúc này Đảng CSTQ vẫn thật sự “kiểm soát súng đạn.”
Trên thực tế, những tướng lãnh và những đô đốc làm cho những nhà lãnh đạo dân sự đang tranh chấp với nhau phải cám ơn họ về ảnh hưởng ngày càng phát triển của của quân đội. Bắt đầu vào một thập niên trước, những sĩ quan cao cấp bị lôi cuốn vào một cuộc tranh chấp quyền lực giữa Ông Giang Trạch Dân, người ra đi, nhưng lúc đó vẫn cố gắng nấn ná lại trong ánh đèn sân khấu, và Ông Hồ Cẩm Đào, người tiếp nối. Năm ngoái, chúng ta cũng đã chứng kiến những nhà lãnh đạo dân sự đã chạy tới giới lãnh đạo quân đội để tìm kiếm sự hỗ trợ của họ trong nhiều cuộc tranh chấp giữa những nhà lãnh đạo dân sự với nhau.
Thí dụ, khi Ông Bạc Hy Lai (Bo Xilai), lúc đó là bí thư tỉnh Trùng Khánh (Chongqing), gửi sĩ quan an ninh võ trang đến bao vây sứ quán Hoa Kỳ tại Thành Đô (Chengdu) vào tháng Hai năm ngoái, ông đã đến Côn Minh (Kumming) để thăm viếng bản doanh của Binh Đoàn XIV. Cha của Ông Bạc Hy Lai là Ông Bạc Nhất Ba (Bo Yibo) đã thành lập đơn vị này. Những nhà phân tách ước đoán một cách tự nhiên rằng Ông Bạc con kêu gọi những sĩ quan đương thời ủng hộ ông được thăng chức [hiện nay đã thất bại] từ Bộ Chính Trị của Đảng lên Ban Thường Trực của Bộ Chính Trị.
Ngoài ra, vào đầu tháng Tư, cựu lãnh tụ Giang Trạch Dân theo lời đồn đãi, đã bàn thảo với những sỉ quan quân đội trước khi họp với Ông Hồ Cẩm Đào và những thành viên khác của Ban Thường Trực và trước khi bãi những chức vụ đảng của Ông Bạc Hy Lai. Về sau, khi họp với Ông Hồ Cẩm Đào và Ban Thường Trực, Ông Giang Trạch Dân họp với họ tại bản doanh của Ủy Ban Quân Sự Trung Ương tại Bắc Kinh, một địa thế tượng trưng mạnh mẽ.
Trong một dấu hiệu gây lo ngại nhiều hơn về vai trò ngày càng lớn của quân đội và vị thế ngày cảng suy yếu của những nhà lãnh đạo dân sự, những “người thuộc phe tả” năm ngoái đã công khai kêu gọi quân đội can thiệp vào hoạt động chính trị của quốc gia.
Từ tất cả những sự kiện biểu hiện ra bề ngoài, Quân đội đã giữ một vai trò mở rộng trong chính sách cũng như trong chính trị. Những sĩ quan cao cấp có vẻ như hành động độc lập với những viên chức dân sự, nhưng trong bất cứ trường hợp nào, những sĩ quan công khai chỉ trích các viên chức dân sự và đưa ra những lời tuyên bố về những lãnh vực mà trước đây chỉ dành riêng cho các nhà ngoại giao.
Tiến trình quân đội hóa chính trị và chánh sách đã đi quá xa đến nỗi Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân có thể sớm trở thành một phe mạnh nhất trong Đảng CSTQ, nếu hiện nay đã không xẩy ra như vậy. Quân đội duy trì được sự kết hợp tốt hơn là những phe khác trong Đảng CSTQ, đặc biệt là nhóm các ông hoàng tử con không có tổ chức của Ông Tập Cận Bình.
Ông Tập Cận Bình hình như không có một nền tảng quyền lực nào cả. Ông Giang Trạch Dân đã chiếm được Ban Thường Trực, đỉnh quyền lực chính trị tại Trung Quốc, và Ông Hồ Cẩm Đào đã chọn lựa Ủy Ban Quân Sự Trung Ương. Còn lại gì cho Ông Tập Cận Bình? Thông thường, phe của tổng bí thư cuối cùng phải được cái gì nhiều quyền lực nhất, nhưng phe của ông – nếu ông có một phe – rõ ràng là không được như vậy. Do đó, đối với ông thật là hợp lý là dựa vào quân đội để củng cố một địa vị bất ổn của ông.
Khi một nhà lãnh đạo mới lên cầm quyền luôn luôn có sự mặc cả, và hiện nay đây là trường hợp đặc biệt đúng vì sự chuyển tiếp đã không khởi sự một cách tốt đẹp. Trong thời gian khó khăn này, chúng ta không nên ngạc nhiên rằng những phần tử cứng rắn nhất tại Bắc Kinh có vẻ như họ tự do nói và làm những gì họ muốn.
Có vẻ đó là lý do tại sao những nhà lãnh đạo Trung Quốc nói về chiến tranh và sử dụng những chiến thuật gây gỗ trong khi họ cố gắng đẩy biên giới của Trung Quốc ra xa hơn và gây gỗ với Nhật, Ấn Độ, và tất cả những quốc gia giáp ranh với Biển Hoa Nam. Trong khi đó, hải quân Trung Quốc tìm cách đóng vùng biển quan trọng mà những nhà lãnh đạo Bắc Kinh xem như là một hồ nước riêng của Trung Quốc. Các cơ quan truyền thông của nhà nước ám chỉ từ giữa năm 2011 rằng đây là “lãnh hải” của Trung Quốc.
Những đòi hỏi bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh có thể là kết quả không tránh được theo quỹ đạo [biến thái] của Đảng CSTQ. Ông Edward Luttwak ghi nhận rằng: “Chủ nghĩa quốc gia dân tộc hiếu chiến là một thay thế có thể duy nhất [cho chế độ cộng sản] đối với những cựu đảng viên cộng sản muốn duy trì quyền lực.” Như vậy, một điều tự nhiên là Ông Tập Cận Bình tuyên bố cứng rắn và quân đội đảm nhiệm một vai trò tiên phong trong việc bành trướng lãnh thổ và lãnh hải dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.
Trong hoàn cảnh này, cộng đồng thế giới đang phải cố gắng một cách khó khăn để duy trì liên hệ tốt đẹp với Bắc Kinh. Khi có một lãnh tụ Trung Quốc mới xuất hiện tại hiện trường luôn luôn có hi vọng mới, nhưng đừng trông đợi sự lạc quan sẽ tồn tại lâu. Nếu Ông Tập Cận Bình tốt như lời nói của ông ta và sẽ không có sự thỏa hiệp về những vấn đề quan trọng như ông tuyên bố vào ngày thứ Ba [29-1-2013] vừa qua, ông dành cho những nước bị đe dọa rất ít lựa chọn, ngoại trừ chống lại những đòi hỏi bành trướng lãnh thổ của ông.
Tổng Thống Obama có thể nghĩ rằng ông có thể hoạch định một chính sách giao tiếp mơ hồ với Trung Quốc, nhưng cuối cùng ông Obama sẽ phải phản ứng một cách tuyệt vọng đối với một chế độ đang đi tới.
Gordon G. Chang viết cho Forbes.com. Ông là tác giả của cuốn sách “The Coming Collapse of China. Liên lạc: Twitter @GordonGChang
Bản gốc tiếng Anh:

China’s New Militancy

Gordon Chang
Chinese leaders’ repeated calls for the PLA to be ready to plan, fight, and win wars is an ominous sign.
“We will show the courage to try and resolve our differences with other nations peacefully—not because we are naïve about the dangers we face, but because engagement can more durably lift suspicion and fear,” President Obama said in his second inaugural address.
How exactly does the international community “engage” hostile states? Take China, for instance.
Xi Jinping, named Communist Party general secretary in November, reflects a new militancy. On Tuesday, he delivered a hard-edged speech to the Politburo in which he effectively ruled out compromise on territorial and security issues. His tough words were in keeping with the ever-more strident tones of his messages to the People’s Liberation Army about being ready to plan, fight, and win wars. Chinese leaders have traditionally addressed the army and urged improvement in general readiness, but, as veteran China watcher Willy Lam notes, Xi has put a special emphasis on it. Moreover, his calls on preparing for conflict go well beyond those of his two predecessors, Jiang Zemin and Hu Jintao.
In the past, the military’s war talk contrasted with soothing words from senior civilian leaders. Now, with Xi, the aggressive comments from flag officers are consistent with what he, as top leader, is saying. Worse, as the Financial Times notes, Xi’s words of war are now “being bundled” with his rhetoric, which seems calculated to “fan nationalism.”
In this environment, Chinese military officers can get away with advocating “short, sharp wars” and talking about the need to “strike first.” Their boldness suggests, as some privately say, that General Secretary Xi is associating with generals and admirals who think war with the U.S. might be a good idea.
China looks like it is taking one of its periodic wrong turns. Is it because Xi Jinping is a nationalist who wants to lead the country down a path of high profile force projection? Or is he succumbing to pressures from elements inside a regime increasingly in disarray?
Most analysts think the People’s Army remains firmly under the control of Beijing’s civilian leaders. Sources, for instance, are increasingly reporting that General Secretary Xi is personally directing Beijing’s provocative intrusions into Japanese water and airspace. Moreover, Rand’s Scott Harold perceptively notes that Beijing’s civilian leaders can turn off the tough talk from military hawks when it is important for the Party to present a peaceful front, such as when Hu Jintao visited the U.S. in 2011. “All of a sudden, bam, these guys got turned off,” Harold told Reuters, referring to the more talkative officers.
Nonetheless, there are increasing signs of a military breaking free of civilian control. Last year, there were two sets of coup rumors that circulated around China, one in January and the other in March. The stories may not be true, but that’s almost beside the point. These rumors went viral in China not only because they were sensational but also because, for many Chinese citizens, they were credible. They were credible because top leaders had conditioned the Chinese people over the last several years to believe the top brass had assumed a central role in Beijing politics.
Hu Jintao, for instance, inadvertently gave credence to the rumors of the attempted military takeovers by repeatedly issuing public warnings, in the form of pointed reminders, that the People’s Liberation Army is subject to the absolute will of the Party. Xi Jinping has also issued the same warnings during his short tenure as general secretary and as chairman of the Party’s Central Military Commission. By now, there have been too many of these statements to think that the Party at this moment truly “controls the gun.”
In fact, the generals and admirals have squabbling civilian leaders to thank for their growing influence. Beginning about a decade ago, flag officers were drawn into the power struggle between the outgoing Jiang Zemin, who was then trying to linger in the limelight, and Hu Jintao, his successor. Last year, we also witnessed top civilian leaders running to the military as they sought support in their various fights with each other.
For instance, when Bo Xilai, then-Chongqing Party secretary, sent his armed security officers to surround the American consulate in Chengdu last February, he went to Kunming to visit the headquarters of the 14th Group Army. His father, Bo Yibo, had established that unit, and analysts naturally speculated that the younger Bo was appealing to its current officers to support his now-failed bid for promotion from the Party’s Politburo to the Politburo’s Standing Committee.
Moreover, in early April, former leader Jiang is rumored to have sat down with military officers before meeting with Hu Jintao and other members of the Standing Committee before stripping Bo of his Party positions. When he later met with Hu and the Standing Committee, Jiang did so at the headquarters of the Central Military Commission in Beijing, a powerfully symbolic venue.
And in an even more disturbing sign of the growing role of the military and the erosion of the standing of civilian leaders, “leftists” last year publicly called on the army to intervene in the nation’s politics.
From all outward appearances, the military is already playing an expanded role in policy as well as politics. Senior officers look like they are acting independently of civilian officials, but in any event, they are openly criticizing them and are making pronouncements on areas that were once the exclusive province of diplomats.
The process of remilitarization of politics and policy has gone so far that the People’s Liberation Army could soon become the most powerful faction in the Communist Party, if it is not already. The military has, from all accounts, retained its cohesiveness better than other Party factions, especially Xi’s amorphous Princeling group.
Xi Jinping appears to have no power base to speak of. Jiang Zemin has apparently packed the Standing Committee, the apex of political power in China, and Hu Jintao has picked the Party’s Central Military Commission. So where does that leave Xi? Normally, the general secretary’s faction ends up the most powerful, but his faction—if he has one—is clearly not. Therefore, it makes sense for him to rely on the military to consolidate a shaky position.
There is always constant bargaining when a new Chinese leader takes over, and this is especially true now because the ongoing transition did not start well. In this troubled time, we should not be surprised that the most hardline elements in Beijing look like they are free to say and do what they want.
And perhaps that’s why Chinese leaders talk war and employ bellicose tactics while they try to push China’s borders outward, taking on Japan, India, and all the nations bordering the South China Sea. At the same time, the Chinese navy is seeking to close off that critical body of water, which Beijing political leaders claim as an internal Chinese lake. State media has been hinting since the middle of 2011 that it is China’s “territorial waters.”
Beijing’s expansive territorial claims are perhaps the inevitable result of the Communist Party’s trajectory. As Pentagon consultant Edward Luttwak notes, “Militant nationalism is the only possible substitute for ex-communists who seek to retain power.” So it is natural that Xi Jinping is talking tough and that the military is assuming a frontal role in expanding territory and waters under China’s control.
In these circumstances, the international community is struggling to maintain good relations with Beijing. There is always a renewal of hope when a new Chinese leader shows up on the scene, but do not expect the optimism to last long. If Xi is as good as his word and there will be no compromise on important issues, as he indicated on Tuesday, then he leaves threatened nations little choice but to oppose his country’s expansive claims.
President Obama may think he will be able to craft a nuanced policy of engagement with China, but he will instead end up desperately reacting to a regime on the march.
Gordon G. Chang writes at Forbes.com. He is the author of ‘The Coming Collapse of China.’ Follow him on Twitter @GordonGChang
Source: The Diplomat, January 31, 2013

Tàu chiến Trung Quốc đang coi Biển Đông như ao nhà

04/02/2013 – 15:52
Sau khi 3 tàu khu trục Thanh Đảo, Yên Đài, Diêm Thành diễu võ dương oai tại eo biển Bashi nằm giữa Đài Loan và đảo Luzon (Philippines), hôm nay, ngày 4/2/2013, Tân Hoa xã lại đưa tin về cuộc tập trận chống tàu ngầm rầm rộ của Hải quân nước này tại Biển Đông.
như hoạt động trấn áp vỗ  mặt các nước láng giềng. Việc phô trương quyền lực “cứng” diễn ra song song với những lời “nồng ấm” mà lãnh đạo Bắc Kinh đưa ra ngày 28/1 rằng: Trung Quốc “vẫn đi theo con đường hòa bình”, nhưng cũng không từ bỏ các giá trị cốt lõi tại Biển Đông.
Theo nguồn tin từ các diễn đàn quân sự Trung Quốc, các máy bay trực thăng chống ngầm Z9 C/D tác chiến cùng ba tàu khu trục kết hợp với thông tin mục tiêu đội hình chiến lược từ vệ tinh Bắc Đẩu được coi như hoạt động đánh bóng hình ảnh lực lượng “Made in China” có khả năng tấn công toàn cầu như “nhu cầu quốc phòng tất yếu.”
Sự xuất hiện của Hạm đội Bắc Hải vòng từ Tây Thái Bình Dương qua Bột Hải, Hoàng Hải xuống Biển Đông và nổ súng bắn đạn thật tại khu vực vốn trước đây chỉ bị Hạm đội Nam Hải đe dọa cho thấy mục đích độc chiếm Biển Đông để biến thành ao nhà sẽ được Trung Quốc đẩy nhanh trong năm 2013.
Sơn Minh

661. “Con người tự do” thành “chú cừu thông thái”?

“Làm toán” cần đến kiến thức toán học, còn “tính toán” thì cần tới cái láu lỉnh ở đời. Và có lẽ hai thứ này kết hợp với nhau đã làm nên điều kỳ diệu, để, chỉ trong vòng có mươi tháng thôi, biến một Ngô Bảo Châu từng gây xôn xao dư luận với bài viết ngắn gọn, khúc chiết, mạnh mẽ mà vẫn khéo léo đến lạ, bàn “Về sự sợ hãi”, thành một con người khác hẳn.
Bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do. Ngô Bảo Châu.
Từ lối “phản biện” mà rất có thể không ít người trong giới chức phải tức tối chụp cho cái mũ “phản động” khi bình luận về phiên tòa xử TS Cù Huy Hà Vũ, thì nay khi được phóng viên đặt câu hỏi trực diện rằng “năm qua là năm có nhiều hoạt động phản biện của giới trí thức trong nước cũng như ngoài nước. Giáo sư đánh giá thế nào về các hoạt động này?”, ông đã cho biết “thường tránh bàn luận các vấn đề” mà mình “không biết rõ”, để khỏi phải “đánh giá” chính cái “phong trào phản biện” mà ông đã có đóng góp không nhỏ chỉ bằng bài viết nhỏ chưa tới 300 từ trên blog, chưa kể tới bức thư của ông gửi Quốc hội năm 2009 lo lắng tới nhiều tác hại của dự án bô-xít Tây Nguyên, trong đó có tới 5 lần ông nhắc đến hai chữ “phản biện”.
Có phải danh, lợi dưới áp lực chính trị đã làm cho ông trở nên ngọng nghịu, hay đơn giản chỉ vì đoạn trả lời phỏng vấn đã bị cắt gọt, chỉnh sửa, kể cả những phân tích loanh quanh quan niệm về vai trò “phản biện xã hội” của người trí thức và thứ khái niệm về người trí thức không hơn gì đám công chức “giá áo túi cơm”, đã được một số bài viết * mổ xẻ ngay sau đó?
Mời xem những bài liên quan:


BBC Vietnamese

Tiếp tục tranh cãi về vai trò trí thức

Cập nhật: 14:32 GMT – chủ nhật, 22 tháng 1, 2012
Cư dân mạng tiếp tục tranh cãi sôi nổi về vai trò của giới trí thức trong xã hội Việt Nam sau bình luận của Giáo sư Ngô Bảo Châu.
Hôm thứ Sáu 20/1, báo Tuổi Trẻ Cuối tuần đăng bài phỏng vấn Giáo sư Châu. Trong bài, vị giáo sư toán có chia sẻ một số ý kiến về vai trò của giới trí thức và phản biện xã hội.
Ý kiến của ông Ngô Bảo Châu đã gây phản ứng mạnh trên một số trang blog nhiều người đọc.
Trong bài phỏng vấn trên Tuổi Trẻ, Giáo sư Châu nói ông phản đối việc “coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm ‘trí thức’”.
Ông nói: “Đối với tôi, trí thức là người lao động trí óc… Giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội”.
Giáo sư Châu cũng cảnh báo: “Những người có học, có tri thức thật ra cần phải rất tỉnh táo khi tham gia việc phản biện xã hội”.
Ông cho rằng “Trước khi lên tiếng về một vấn đề nào đó, người trí thức hơn ai hết cần phải hết sức ý thức về ảnh hưởng của nó”.
“Cá nhân tôi thường tránh bàn luận các vấn đề mà tôi không biết rõ. Tôi quan tâm nhiều hơn tới những lĩnh vực mà tôi có thể trực tiếp tham gia hành động thay vì chỉ nêu ý kiến.”
Tuy nhiên, ông Ngô Bảo Châu khẳng định “việc đưa ra các phản biện có lập luận chặt chẽ là những đóng góp lớn cho xã hội, cho đất nước của giới trí thức”.
“Không có phản biện, xã hội đã chết lâm sàng.”
Những bình luận trên của vị giáo sư hiện đang giảng dạy tại Hoa Kỳ đã “khiến mạng Facebook sôi sùng sục”, như nhận xét của blogger, nhà văn Nguyễn Quang Lập.

Đóng góp xã hội

Trên blog Quê Choa của mình, ông Lập viết: “Không thể nghĩ đơn giản: trí thức là người lao động trí óc”. *

“Các nhà khoa học được coi là Trí thức hay không phải xét xem họ đã dấn thân trong cộng đồng và xã hội như thế nào, xưa nay đều thế cả.”
Nhà văn Nguyễn Quang Lập cũng bày tỏ quan ngại: “Phát biểu của Châu, dù vô tình đi chăng nữa, sẽ làm cho đám trí thức trùm chăn được thể vênh vang, tiếp tục trùm chăn kĩ hơn nữa, trong khi vẫn có cớ để dè bỉu và chỉ điểm những trí thức chân chính”.
Trực diện hơn nữa, một blogger khác – nhà văn, dịch giả Phạm Viết Đào *, viết ra nhận xét của ông về một giới trí thức mà “phần lớn có thể xếp họ vào tầng lớp ‘trí ngủ’ , họ buông xuôi, họ làm ngơ, họ thờ ơ với thời cuộc, với vận mệnh đất nước”.
Ông Đào viết: “Trong lớp trí thức này được bổ sung thêm những thành phần kiểu như Giáo sư Ngô Bảo Châu”. Ông cũng cho rằng việc nhà nước Việt Nam vinh danh Giáo sư Châu là “động thái chính trị hơn là một hành động thể chế hóa chính sách trọng dụng trí thức”.
Năm 2010, Giáo sư Ngô Bảo Châu được nhận giải thưởng danh giá – giải thưởng Fields, mà nhiều người coi như giải Nobel của toán học.
Ông cũng gây chú ý qua một số bài viết trên mạng, như bài về vụ xử Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, hay trang blog nói về thực trạng tự do ngôn luận, vốn bị chi phối bởi hiện tượng “lề trái, lề phải”.
Khi đó ông Châu viết “bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do.”
Cuộc tranh cãi về vai trò của trí thức trong đời sống xã hội Việt Nam gần đây nổi lên trên các diễn đàn mạng với nhiều ý kiến trái chiều.
* Gửi Ngô Bảo Châu (Quê Choa/Trần Minh Khôi).   TRÍ THỨC VIỆT NAM VÀ CHẾ ĐỘ  –  (Phạm Viết Đào).   “Trách nhiệm của trí thức” (Trần Minh Khôi FaceBook).
—————–
Tuổi trẻ

Giáo sư Ngô Bảo Châu: Bạn trẻ vẫn đầy niềm tin tương lai

Thứ Sáu, 20/01/2012, 05:09 (GMT+7)
[...]

Không ai độc quyền chân lý

* Gần đây phong trào phản biện của giới trí thức ngày càng sôi nổi. Thậm chí người ta còn cho rằng người lao động trí óc sẽ chưa đạt tầm của một trí thức nếu chỉ biết làm công việc chuyên môn của mình mà chưa bộc lộ được năng lực phản biện xã hội. Giáo sư suy nghĩ thế nào về trách nhiệm phản biện xã hội của giới trí thức cũng như vai trò của giới trí thức trong xã hội?
- Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm “trí thức”. Đến bao giờ chúng ta mới thôi thi đua để được phong hàm “trí thức”?
Đối với tôi, trí thức là người lao động trí óc. Cũng như những người lao động khác, anh ta cần được đánh giá trước hết trên kết quả lao động của mình. Theo quan niệm của tôi, giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội.
Mặt khác, cần trân trọng những người trí thức, hoặc không trí thức, tham gia công tác phản biện xã hội. Không có phản biện, xã hội đã chết lâm sàng.
Những người có học, có tri thức thật ra cần phải rất tỉnh táo khi tham gia việc phản biện xã hội. Học hàm, học vị không thể đảm bảo rằng cái anh nói ra là mặc nhiên đúng. Với thói quen làm việc khoa học của mình, cái mà anh có thể làm là đưa ra những lập luận vững chắc và có tính thuyết phục. Nhà lãnh đạo văn minh, có bản lĩnh sẽ biết lắng nghe những lập luận đó. Họ có thể làm theo hoặc không làm theo kết luận của anh. Trong trường hợp họ không làm theo, vẫn dưới giả thiết là lãnh đạo văn minh và có bản lĩnh, lãnh đạo sẽ phải đưa ra những lập luận ít nhất cũng vững chắc bằng những lập luận của anh để bảo vệ quyết định của mình.
Tôi quan niệm vai trò của trí thức là như vậy, anh ta có vai trò gây sức ép lên người lãnh đạo, nhưng cũng như lãnh đạo, anh ta không độc quyền chân lý.
* Giáo sư có nói cần khuyến khích mọi thành phần trong xã hội phát biểu ý kiến của mình và lãnh đạo phải lắng nghe tất cả ý kiến đó. Nhưng điều quan trọng là cuối cùng lãnh đạo cần phải có một quyết định, vậy việc quyết định nên căn cứ vào đâu?
- Nếu có một thuật toán để ra quyết định trong mọi trường hợp thì chắc không cần đến lãnh đạo nữa mà thay bằng một cái máy tính. Người lãnh đạo có bản lĩnh sẽ có những hành động nhất quán, chứ không được chăng hay chớ. Đi cùng với sự nhất quán là tính chủ quan, ở đây nếu lắng nghe ý kiến phản biện, người lãnh đạo sẽ tránh được những sai lầm không thể cứu vãn. Theo tôi, phẩm chất quan trọng nhất của người lãnh đạo là tính lương thiện, ít nhất là lương thiện vừa đủ để không tự lừa mình bằng những điều viển vông và không tự bao biện cho những sai lầm của mình.
* Để tận dụng được khả năng suy nghĩ của trí thức, lãnh đạo nên chăng chia sẻ thông tin với họ để nhận được lời tư vấn tốt nhất trước khi đưa ra quyết định?
- Đối với người lãnh đạo, chia sẻ thông tin là một việc khó, như từ bỏ một phần quyền lực của mình. Thông tin hoàn toàn mở, anh lãnh đạo sẽ phải tranh luận với anh trí thức trong tình huống “cân bằng vũ trang” và chưa chắc anh lãnh đạo đã thắng.
Nhưng thật ra cởi mở thông tin, tranh luận với trí thức, với những người nằm ngoài bộ máy chính là một cách tiếp năng lượng cho anh lãnh đạo, vẫn với giả thiết lãnh đạo văn minh và có bản lĩnh. Để làm được việc, anh lãnh đạo luôn phải phụ thuộc vào bộ máy của mình. Nếu không cởi mở, dừng tranh luận, những quyết định của anh sẽ dần dần chịu ảnh hưởng của bộ máy, phục vụ lợi ích của bộ máy chứ không ưu tiên phục vụ xã hội nữa.
* Năm qua là năm có nhiều hoạt động phản biện của giới trí thức trong nước cũng như ngoài nước. Giáo sư đánh giá thế nào về các hoạt động này? Là một trí thức, giáo sư có muốn đóng góp tiếng nói của mình vào trào lưu chung đó?
- Cá nhân tôi thường tránh bàn luận các vấn đề mà tôi không biết rõ. Tôi quan tâm nhiều hơn tới những lĩnh vực mà tôi có thể trực tiếp tham gia hành động thay vì chỉ nêu ý kiến. Nhưng tôi cho rằng việc đưa ra các phản biện có lập luận chặt chẽ là những đóng góp lớn cho xã hội, cho đất nước của giới trí thức. Tuy nhiên, trước khi lên tiếng về một vấn đề nào đó, người trí thức hơn ai hết cần phải hết sức ý thức về ảnh hưởng của nó.
* Cảm ơn giáo sư!
[...]
(Do phần đầu của bài phỏng vấn chủ yếu nói về công việc của Viện nghiên cứu cao cấp về toán, nên không đưa lên đây)
Bổ sung, hồi 10h30′, 24/1: Toàn bộ 6 Ý kiến độc giả trên trang Tuổi trẻ:
Việt Nam tự nào vì có Ngô Bảo Châu như đã có…
22/01/2012 19:38:46
Cảm ơn anh Ngô Bảo Châu đã tâm huyết với tri thức trẻ Việt Nam… Chúc anh và gia đình một năm mới an khang!
dangthanh
Tiếp thêm sức mạnh
22/01/2012 13:39:17
Đọc xong bài phỏng vấn này, tôi thích nhất câu “cảm xúc mạnh nhất là niềm vui khi cảm thấy dường như mình đang mang đến cho các bạn trẻ được cái gì tốt đẹp, ít nhất là niềm tin vào một cái gì đó tốt đẹp”. Thật sự giáo sư đang cho tôi một sức mạnh để tiếp tục con đường học tập và nghiên cứu ở nước ngoài. Một món quà ấm lòng trong mùa tết nơi đất khách. Cảm ơn báo Tuổi Trẻ và giáo sư Ngô Bảo Châu.
Le Thi Cuc
Cảm ơn
22/01/2012 04:14:42
Hôm nay là ngày cuối của năm, lòng nhiều bâng khuâng khó tả… Ngủ không được nên tìm đến bạn Tuổi trẻ Online tâm sự thì gặp được những lời định hướng của giáo sư, tôi thấy mình thêm niềm tin vào năm mới Nhâm Thìn. Hi vọng mọi người cũng thế!
Trần Quốc Dự
Niềm tin ở tương lai
21/01/2012 10:06:47
Bài trả lời phỏng vấn của Giáo sư đã gợi mở cách thức giải quyết nhiều “điểm ngẽn” trong xã hội hiện nay. Thời điểm xuất hiện bài phỏng vấn này rất hợp lý, mong rằng sự bình tâm và thanh thản của những ngày đầu xuân sẽ giúp mọi người, đặc biệt là các nhà quản lý lưu tâm thực hiện. Cảm ơn báo Tuổi Trẻ, Giáo sư Ngô Bảo Châu và phóng viên Thư Hiên rất nhiều. Rất mong được thấy kết quả nối tiếp trên thực tế từ nội dung bài phóng vấn này. Chúc mọi người và gia đình đón xuân Nhâm Thìn bình an và niềm vui trong mọi việc.
Ta Minh Thanh
Đồng cảm
20/01/2012 22:06:02
Tôi đồng tình với giáo sư Ngô Bảo Châu về vấn đề chạy trường hiện nay. Nên minh bạch trong vấn đề mức lệ phí cho những trường hợp học trái tuyến và sử dụng minh bạch nguồn thu đó để trả lương cao cho những giáo viên giỏi thật sự như vậy mới kích thích được sự phát triển. Hiện nay khoảng cách giàu nghèo khá lớn những ngành khác thu nhập cao muốn hưởng sự giáo dục tốt thì phải trả lệ phí cao cho giáo dục đào tạo là điều tất yếu.
Xã hội ta là xã hội công bằng văn minh nhưng có những cái hkông công bằng nhất thời. Đơn cử một bác sĩ được cấp phép mở một phòng mạch tư ở nông thôn đôi khi đầu tư rất sơ sài nhưng vẫn được hoạt động nhưng đối với ngành giáo việc đăng ký cấp phép dạy thêm có đòi hỏi về phòng học, bàn ghế, chiếu sáng quá cao. Trong khi đó, giáo viên đâu có tiền đầu tư như yêu cầu vì thiếu thốn mới dạy thêm nếu có đủ tiền trang trải trong cuộc sống không ai dạy thêm làm gì mà chỉ lo đầu tư vào chuyên môn để giảng dạy cho thật tốt nếu ai không đảm bảo yêu cầu mạnh dạn đưa ra khỏi ngành chắc chắn chất lượng sẽ được nâng lên.
Trần Đăng Ninh
Một tư duy triết học sắc bén
20/01/2012 10:28:44
Chúng tôi vẫn hằng ngưỡng mộ danh tiếng của Giáo sư trong lĩnh vực Toán học. Bài trả lời phỏng vấn của Giáo sư còn chứng tỏ, Giáo sư không chỉ là người hàng đầu trong lĩnh vực tự nhiên mà còn rất uyên bác cả trong lĩnh vực xã hội. Chúng tôi xin được noi gương Giáo sư trong các hoạt động khoa học và cũng sẽ luôn nghiêm khắc với nhân sinh quan của bản thân.
Tiểu Linh
—————
Dưới đây là bài viết của GS Ngô Bảo Châu, ngay khi được Ba Sàm đăng lên đã thu hút sự quan tâm, khen ngợi không tiếc lời của độc giả, với 259 phản hồi, tiếc là do trang Ba Sàm bị tin tặc phá, xóa hết, nên không đưa lên giới thiệu được nội dung các phản hồi này. Nhiều bài viết của nhiều nhà văn, nhà báo, blogger trên mạng tự do đã bình luận rất thú vị.
Có lẽ vì sức nóng của bài viết nên Ngô Bảo Châu đã phải đóng blog trong một thời gian dài. Mãi hơn 1 tháng sau, tờ Công an Nhân dân “phản pháo” bằng bài Về sự ngộ nhận của Giáo sư Ngô Bảo Châu”, khi BS đăng lại cũng đã lôi cuốn độc giả bằng 212 phản hồi, hầu hết chê trách, giận giữ về bài “phản biện” của phản biện này.

 

HIẾN PHÁP VÀ THỰC TẾ VIỆT NAM

Điểm lại từ ngày nhà nước Cộng sản Việt Nam lên nắm quyền, đã có đến 4 lần hiến pháp bị sửa đổi và sắp tới đây phiên bản thứ 5 ra đời vào năm 2013. Các hiến pháp cũ là, 1946, 1959, 1980 và 1992. Như ông nghị Dương Trung Quốc, một trong những thành viên trong ban soạn thảo hiến pháp lần này - 2013 - đã trả lời trên đài BBC, Anh Quốc thì, ở Việt Nam hiến pháp là định chế hóa cương lĩnh của đảng. Có thể hiểu đơn giản là, hiến pháp của đất nước là để phục vụ cho đảng cầm quyền.
Khoảng hơn 1 tháng qua, các trí thức trong và ngoài nước rất quan tâm đến vấn đề sửa đổi hiến pháp. Đã có 2 nhóm xuất hiện để tỏ bày những mong muốn sửa đổi hiến pháp như thế nào?

Nhóm trí thức gồm nhiều thành viên cả trong và ngoài nước thì có cả một bản hiến pháp rất đầy đủ và kiến nghị mọi người ký tên đồng tình gửi đến đảng cộng sản Việt Nam.

Một nhóm mới nổi gồm  3 người khởi xướng: GS Ngô Bảo Châu, GS Đàm Thanh Sơn và Nguyễn Anh Tuấn cựu Tổng biên tập báo Vietnamnet làm ra trang web "Cùng viết hiến pháp" và một ban biên tập gồm có Nguyễn Đăng Dung, Bùi Đức Lại, Nguyễn Khương Duy và Bùi Ái Cần. Mấy hôm đầu trang này có vài bài viết của các vị giáo sư trẻ, chỉ đóng góp sửa đổi một vài điều vụn vặt. Nhưng hôm nay thì vào trang web này rất khó, phải leo tường, không hiểu vì sao?

Hiến pháp năm 1946 được viết ra có những điều cơ bản của một hiến pháp có tính nhân bản vì dân, do dân và của dân tộc độc lập tự chủ, nhưng năm 1957 chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã vi hiến để làm vụ án nhân văn giai phẩm và cải cách ruộng đất.

Hiến pháp 1959 được sửa lần thứ nhất, được cho là phục vụ cho mục đích mới: kháng chiến chống Đế quốc Mỹ, miền Bắc xây dựng và phục hồi kinh tế, miền Nam tiếp tục đấu tranh và chống Đế quốc Mỹ và "tay sai". Đến 30/4/1975 hiến pháp này xem như đã hoàn thành nhiệm vụ.

Năm 1980, thời kỳ mới sau thống nhất đất nước, hiến pháp lại được sửa đổi lần 2. Nó có nhiệm vụ thể chế hóa đường lối của đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới. Đó là hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Nhưng nó đã hoàn toàn là ảo tưởng và thất bại sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ.

Buộc lòng, năm 1992 phải sửa đổi hiến pháp lần thứ 3 để phù hợp với tình hình mới có sự cỡi trói kinh tế từ bao cấp sang kinh tế nhiều thành phần và vẫn giữ kinh tế nhà nước là chủ đạo. Trong quá trình từ 1992 đến 2013, có nhiều nghị quyết, nghị định dưới luật, và thay đổi điều lệ đảng cộng sản Việt Nam, hiến pháp 1992 đã góp phần không nhỏ cho đảng viên, quân đội và an ninh làm kinh tế và làm giàu. Nhưng cuối cùng nó đã để lại một xã hội mà cán bộ và chính quyền vi hiến, vi luật, tha hóa, tham nhũng, lộng quyền để làm giàu cho cá nhân đảng viên và các tổ chức của đảng cầm quyền. Tham nhũng và tha hóa đã trở thành quốc nạn và có nguy cơ làm sụp đổ chế độ. Nên lần này, thay đổi hiến pháp với mục đích làm sao cho "quyền công dân lớn hơn".

Có một sự thống nhất trong tất cả các bản hiến pháp từ trước đến nay là sở hữu toàn dân và là định chế hóa cương lĩnh của đảng qua mọi thời kỳ. Nó có nghĩa là để phục vụ cho đảng cầm quyền. Trong hội nghị trung ương đảng 5 năm 2012, tổng bí thư đảng đã đọc tổng kết cho việc sửa đổi làm sao để, Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là của dân, do dân và vì dân. Nhà nước ta không có tam quyền phân lập. Có nghĩa là, nó đúng với hình thái xã hội mà trong đó, quân đội và an ninh cùng tham gia chính trường trong bộ chính trị, cùng chia sẻ lo toan với nhau cả 3 hành pháp tư pháp và lập pháp mà không có trọng tài.

Song khi đọc 142 điều của bản dự thảo hiến pháp sửa đổi 2013 thì cơ bản không có gì thay đổi ngoài việc bỏ cụm từ: "Kinh tế nhà nước nắm chủ đạo nên kinh tế quốc dân" trong mục 2 của điều 54. Trong đó, bỏ đi kinh tế chủ đạo của nhà nước,  thành ra là: "Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật". Đó là mục tiêu quan trọng và tối thượng nhất chứ không phải là vì sửa đổi để tăng quyền của công dân và tăng quyền kiểm soát chính quyền. Như vậy, sau thời gian hơn 20 năm cỡi trói, một thành phần lớn của đảng, kể cả quân đội và an ninh đã tích lũy tư bản kiểu hoang dã, đến lúc này cần thể chế hóa cương lĩnh của đảng cho việc được luật hóa những tài sản bất chính, nên cần phải sửa đổi hiến pháp cho phù hợp. Đây là một "bước tiến" từ từ chuyển đổi nền kinh tế tập thể trở thành nền kinh tế tư nhân hóa bước đầu.

Như vậy, về mặt chính trị và thể chế chính quyền, lần sửa đổi hiến pháp thứ 4 này là không thay đổi. Về kinh tế hiến pháp 2013 có chút thay đổi để định chế hóa tài sản tham nhũng và tha hóa mà thành hợp pháp và hợp hiến. Nó làm phá sản các nghị quyết trung ương đảng lần 4, 5 và 6 trong năm 2012, và chưa bao giờ đảng cầm quyền tôn trọng hiến pháp trong quá trình điều hành đất nước. Đó là ý nghĩa thực tiễn của lần sửa đổi hiến pháp thứ 4/2013.

KHỞI BINH XƯA NAY THƯỜNG PHẢI CÓ "VẬT TẾ CỜ"; NẾU KHÔNG "TẤM GƯƠNG" CHỈ LÀ TẤM GƯƠNG TRANG SỨC, LÀM ĐẸP NỤ CƯỜI...


-Tất cả 16 đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo phải là 16 tấm gương về giữ gìn đạo đức lối sống, không bị cám dỗ bởi bất cứ lợi ích nào, không ngại bất cứ lực cản không trong sáng nào. Chúng ta phải cam kết với nhau, mỗi thành viên Ban Chỉ đạo phải là một tấm gương về liêm sáng, trung thực, công tâm, khách quan, nếu không dân không tin;
-Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng cần gương mẫu, đi đầu, sớm kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp, bố trí cán bộ theo hướng chất lượng, hiệu quả; xây dựng nội quy, quy chế làm việc rõ ràng.
-Hiến kế của Phúc Lộc Thọ: 
-Khi xưa, mỗi lần khởi binh, soái lĩnh cầm quân thường đem: hoặc sứ giả, hoặc con tin, hoặc tù binh của đối phương, nếu không có thì chí ít cũng phải lôi ra vài con chó...ra chém đấu thị uy trước ba quân nhằm: thể hiện ý chí quyết chiến, một mất, một còn; nhằm chứng minh quân sĩ ra sa trường lần này không phải là một cuộc diễn tập, diễu binh, đùa nô với "quân xanh": ít khi thấy mang gương ra để làm dáng... -Ban chỉ đạo TW về phòng, chống thâm nhũng và Ban Nội chính TW nên xông ngay vào vụ Bầu Kiên, Dương Chí Dũng...dùng 2 vụ án này làm " vật tế cờ ", điểm uy quân sĩ và cũng để thiên hạ thấy "kiếm" của các vị sắc, nghiêm, tinh... tới mức nào ?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, 
chống tham nhũng phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Sáng 4/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã họp phiên thứ nhất. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp.

Tại phiên họp, đồng chí Tô Huy Rứa đã công bố Quyết định số 162-QĐ/TW ngày 1/2/2013 của Bộ Chính trị về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, gồm 16 thành viên. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban. 5 Phó Trưởng ban gồm các đồng chí: Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương.
Các ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng gồm các đồng chí:Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Trương Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Huỳnh Phong Tranh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ; Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Vũ Trọng Kim, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nguyễn Văn Hiện, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã chính thức ra mắt.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Bộ Chính trị thành lập, chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng có 9 nhiệm vụ: Tham mưu, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định chủ trương, định hướng về cơ chế, chính sách, pháp luật, giải pháp phòng, chống tham nhũng.
Thảo luận, quyết định các nội dung công tác trọng tâm, chương trình làm việc hàng năm và kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng.
Chỉ đạo, đôn đốc, điều hòa phối hợp các cấp ủy, tổ chức đảng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai các nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng.
Chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương thông qua hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm của mình làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra tham nhũng; những sơ hở, bất hợp lý về cơ chế, chính sách, pháp luật để kiến nghị, yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền đưa ra biện pháp ngăn ngừa, khắc phục.
Chỉ đạo các cấp ủy và tổ chức đảng trực thuộc Trung ương phối hợp kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra trong phòng, chống tham nhũng; chỉ đạo đôn đốc điều tra, truy tố, xét xử đối với vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp hoặc dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương và cấp ủy viên, đảng viên có thẩm quyền trong xử lý khiếu nại, tố cáo về hành vi tham nhũng và xử lý các thông tin về vụ, việc tham nhũng do các cá nhân, tổ chức phát hiện, cung cấp.
Chỉ đạo định hướng thông tin tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng; chỉ đạo xử lý vi phạm quy định về quản lý, cung cấp thông tin và những hành vi lợi dụng việc tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng để vu khống, gây mất đoàn kết nội bộ.
Chỉ đạo Ban cán sự Đảng Chính phủ, Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao, Ban cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ban cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ, Ban cán sự Đảng Kiểm toán Nhà nước, Đảng ủy Công an Trung ương, Quân ủy Trung ương và các cơ quan có liên quan báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng; việc xử lý những vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp hoặc dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Tổ chức sơ kết, tổng kết và định kỳ hoặc đột xuất báo cáo với Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo.
Tiếp đó, đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trình bày dự kiến phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; dự kiến Chương trình công tác năm 2013 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp cần quan tâm chỉ đạo, đốc đốc giải quyết.
Tại phiên họp, các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến về chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo và các thành viên Ban Chỉ đạo; dự kiến phân công nhiệm vụ các thành viên; Chương trình công tác năm 2013 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp cần quan tâm chỉ đạo, đôn đốc giải quyết; báo cáo tình hình công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua, định hướng nhiệm vụ trong thời gian tới.
Phát biểu kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa XI) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng chống tham nhũng (có hiệu lực ngày 1/2/2013), với tinh thần tích cực, khẩn trương, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã chính thức ra mắt và họp phiên đầu tiên, bàn một số công việc cụ thể.
Tổng Bí thư nhấn mạnh: Việc Trung ương quyết định thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị là xuất phát từ yêu cầu khách quan, với mong muốn, quyết tâm cao hơn, tạo bước chuyển mới, rõ rệt hơn nữa trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Phòng, chống tham nhũng là công việc vô cùng hệ trọng, liên quan đến sự bền vững của chế độ nhưng cực kỳ khó khăn, phức tạp vì liên quan đến lợi ích vật chất, tiền tài, danh vọng, liên quan đến chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, động chạm đến những người có chức, có quyền.
Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước ta đã làm nhiều lần, làm quyết liệt nhiều việc, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm và phải làm lâu dài, làm quyết liệt hơn nữa, kiên trì, bền bỉ, không thể nóng vội. Việc thành lập Ban chỉ đạo lần này với mong muốn đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng , vừa kế thừa những cái đã có trước, vừa có những điểm mới bổ sung, phát triển.
Tổng Bí thư đã phân tích những điều kiện thuận lợi như: Toàn Đảng, toàn dân ta quyết tâm rất cao; Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, có nghĩa là Bộ Chính trị lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các lĩnh vực, các cấp, các ngành, trong cả hệ thống chính trị. Thành phần Ban Chỉ đạo lần này gồm đại diện lãnh đạo nhiều cơ quan quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, trong số này nhiều đồng chí đã tham gia Ban Chỉ đạo trước đây, có kinh nghiệm công tác; đồng thời bổ sung thêm một số đồng chí mới.
Cơ quan Thường trực là Ban Nội chính Trung ương, do Bộ Chính trị thành lập, trực thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, có vị thế, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rất quan trọng, không chỉ có chống mà cả phòng. Tuy nhiên, chúng ta cũng đứng trước khó khăn, sức ép rất lớn, phải tạo chuyển biến rõ nét, phải làm tốt hơn trước đây, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm.
Tổng Bí thư yêu cầu trước hết phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Ban Chỉ đạo cần phải kế thừa và phát huy kết quả, kinh nghiệm Ban Chỉ đạo trước đây đã làm được; rút kinh nghiệm những gì chưa làm được, nhận rõ yêu cầu mới đặt ra.
Ban Chỉ đạo cần tổ chức công việc chặt chẽ, làm việc nghiêm túc, khoa học, trách nhiệm, xây dựng tập thể đoàn kết, phối hợp công tác với nhau nhịp nhàng, phải có chương trình, kế hoạch, quy chế công tác cụ thể, không thể làm tùy tiện; phải nắm vững luật pháp, chính sách, cơ chế hiện hành, tham khảo kinh nghiệm các nước, làm đúng nguyên tắc, quy chế, quy định, phối hợp giữa các thành viên trong Ban Chỉ đạo và giữa Ban Chỉ đạo với các ban, ngành.
Mỗi thành viên, mỗi cán bộ làm việc trong lĩnh vực này phải hết sức gương mẫu, liêm, dũng, chính, trực, tức là phải trong sạch, dũng cảm, ngay thẳng, công tâm, trung thực. Bản thân mỗi đồng chí và cả gia đình, vợ, con, phải giữ gìn sự trong sạch, rồi mới chống tham nhũng được, nếu không nói chẳng ai nghe, tay đã nhúng chàm thì không thể làm gì khác được.
Tất cả 16 đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo phải là 16 tấm gương về giữ gìn đạo đức lối sống, không bị cám dỗ bởi bất cứ lợi ích nào, không ngại bất cứ lực cản không trong sáng nào. Chúng ta phải cam kết với nhau, mỗi thành viên Ban Chỉ đạo phải là một tấm gương về liêm sáng, trung thực, công tâm, khách quan, nếu không dân không tin, Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Tổng Bí thư yêu cầu Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng cần gương mẫu, đi đầu, sớm kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp, bố trí cán bộ theo hướng chất lượng, hiệu quả; xây dựng nội quy, quy chế làm việc rõ ràng.
Trước mắt, Ban Chỉ đạo cần phải thực hiện ngay một số công việc: Xây dựng quy chế làm việc, hoàn thiện việc phân công các thành viên Ban Chỉ đạo; xây dựng chương trình công tác toàn khóa, chương trình công tác và xác định những nhiệm vụ trọng tâm năm 2013.
Đối với những vụ án lớn, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng không sa vào xử lý từng vụ án cụ thể, không làm thay chức năng của cơ quan nhà nước; chỉ giám sát việc xử lý các vụ việc; phối hợp với các ngành, các cấp, đôn đốc làm đúng chức năng nhiệm vụ, theo quy định của pháp luật; cho định hướng chỉ đạo đối với một số vụ trọng điểm, phức tạp, để kéo dài, hoặc có ý kiến khác nhau.../.
Các từ khóa theo tin:
(Theo TTXVN)
 

Châu Á hiện nay tương tự như châu Âu trước thế chiến I

Ishaan Tharoor

Bài viết trên tờ Time (Mỹ) ra ngày 01 tháng 02 năm 2013 
Dịch giả: Phạm Nguyên Trường
Mặc dù chẳng ai muốn thấy xung đột ở châu Á, nhưng số người bi quan và hốt hoảng đang gia tăng từng ngày. Sự ngóc đầu dậy về mặt địa chính trị của Trung Quốc là bóng ma đang săn đuổi lục địa này. Chính phủ các nước xa gần đang cảnh giác quan sát siêu cường phi dân chủ đang lên tìm cách bảo vệ địa vị của mình trên trường quốc tế và ngầm thách thức học thuyết Hòa bình kiểu Mỹ (Pax Americana) có từ năm 1945. Một số nước đã vướng vào những cuộc tranh cãi cực kỳ căng thẳng với Bắc Kinh: trong mấy năm vừa qua, những cuộc tranh cãi không ngưng nghỉ về những hòn đảo hoang ở phía nam và đông Trung Quốc đã làm xấu đi mối quan hệ của Trung Quốc với Việt Nam, Nhật Bản và Philippines.
Bầu không khí căng thẳng đến mức làm người ta nhớ đến giai đoạn hiểm nghèo cách đây đúng một trăm năm trước. Trong tuần này, hai ông cựu Bộ trưởng Ngoại giao của hai nước châu Á (ý nói Australia và Hàn Quốc, xem bên dưới – ND) trong những bình luận riêng biệt, cùng so sánh châu Á với châu Âu lúc đó cũng bị vướng vào những vụ xung đột và liên minh trước Thế chiến I. Biển Đông – vùng biển chiến lược quan trọng nhất mà Trung Quốc coi là “nội thủy” của mình, làm cho các lân bang nổi giận – giống như khu vực Balkans cách đây 100 năm: nó giống như một thùng thuốc súng có thể tạo ra một đám cháy lớn trên một khu vực, nếu không phải là một cuộc chiến tranh thực sự. Cựu Thủ tướng và cựu Ngoại trưởng Australia, ông Kevin Rudd nói:
Giống như khu vực Balkans một trăm năm về trước, bị chia rẽ bởi những liên minh chồng lấn lên nhau, bị chia rẽ bởi lòng trung thành và thù hận, tình hình chiến lược của Đông Nam Á hiện nay rất phức tạp. Ít nhất có sáu nước hay thực thể chính trị hiện đang  tranh chấp về lãnh thổ với Trung Quốc, ba trong số đó là những đồng minh chiến lược gần gũi với Mỹ.
Quyền lực của Washington ở khu vực Thái Bình Dương được cho là đang đi xuống, trong khi sức mạnh của Trung Quốc lại đang gia tăng, tạo ra bối cảnh cho những vụ tranh cãi về lãnh thổ hiện nay. Luật chơi trong khu vực đang có biến đổi và sự không chắc chắn làm gia tăng nguy cơ đối đầu. Ông Yoon Young-kwan, cựu Ngoại trưởng Hàn Quốc, vừa chỉ ra một sự tương đồng nữa giữa châu Á ngày nay với châu Âu thời đầu thế kỉ XX:
Lúc đó sức mạnh tương đối của Anh cũng đang xuống dốc; trong khi từ ngày thống nhất, sức mạnh của Đức lại đang đi lên. Tương tự như thế, ít nhất là sức mạnh kinh tế của Mỹ và Nhật Bản dường như cũng bắt đầu đi xuống, đấy là nói nếu so với Trung Quốc. Những vụ thăng trầm quyền lực lớn thường tạo ra những thời đại, trong đó các nhà lãnh đạo chính trị chủ chốt có thể có những sai lầm nghiêm trọng trong chính sách đối ngoại. Việc thiếu kiểm soát quan hệ quốc tế trong những giai đoạn khủng hoảng như vậy thường dẫn tới những cuộc chiến tranh lớn.  
Tôi không biết gì về con tàu đánh cá của Việt Nam có tên là Đại công tước Archduke Franz Ferdinand, cũng như không biết gì về bãi ngầm mang tên Sarajevo. Hiện nay ngành ngoại giao đang làm việc: tuần vừa rồi Tokyo đã gửi đến Bắc Kinh vị đại diện để trao tận tay bức thư của ông Shinzo Abe – Thủ tướng Nhật Bản – cho nhà lãnh đạo Trung Quốc là ông Tập Cận Bình. Ông Tập Cận Bình đã đồng ý xem xét khả năng tổ chức hội nghị thượng đỉnh để bàn về tranh chấp lãnh thổ. Trong khi những bàn tán về chiến tranh có thể là hơi quá đáng, nhưng rõ ràng là có lý do để lo lắng. Lý do chính là chủ nghĩa dân tộc đang gia tăng trên toàn khu vực. Từ Nhật Bản đến Ấn Độ và hầu như tất cả các nước nằm trong khu vực này, ngôn từ hiếu chiến đã và đang được đẩy lên. Ông Tập Cận Bình – nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc – hứa sẽ không có nhượng bộ về tuyên bố chủ quyền trên những vùng lãnh thổ đang bị các nước khác tranh giành; trong khi đó, một số sĩ quan hiếu chiến của Trung Quốc hiện nay có thể tuyên bố rằng họ có thể “tấn công phủ đầu” và có thể tiến hành một cuộc “chiến tranh quyết liệt, chớp nhoáng”.
Có thể thấy sự đồng vọng của nước Đức hồi cuối thế kỷ XIX trong sự tự tin như thế của Trung Quốc. Các nhà sử học đã chỉ ra được những sự tương đồng giữa nhà nước toàn trị Trung Quốc với nước Đức do nhà thiết kế người phổ, ông Otto von Bismarck, lập ra. Chủ nghĩa dân tộc đầy kiêu ngạo của Hoàng đế Wilhelm II không phải là điều xa lạ với Trung Quốc hiện nay, trong khi Bắc Kinh lại rất khéo léo trong việc thổi bùng lên ngọn lửa dân tộc chủ nghĩa nhằm làm át đi những tiếng thét phản đối của dân chúng. Cho nên đừng lấy làm ngạc nhiên nếu câu nước Đức của Wilhelm lại xuất hiện trên các tờ xã luận.
Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc đang tập trung vào những vấn đề đối nội – đất nước này đang phải đối mặt với những áp lực cực kỳ lớn nhằm giữ vững được tốc độ phát triển như vũ bão của họ, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và đáp ứng được những lời kêu gọi về cởi mở chính trị hơn nữa. Chính sách đối ngoại cứng rắn có thể trở thành cái van xả bớt tình trạng căng thẳng ở trong nước. Trong cuộc trả lời phỏng vấn, đăng trên số ra tuần tước của tờ Time, ông Lý Quang Diệu, cựu Thủ tướng Singapore và cũng là một chính khách lão luyện của châu Á, đã nói tới “cảm thức về sứ mệnh đã thức dậy” trong những người dân Trung Quốc – mà ông Lý cho rằng sẽ là “lực lượng không gì cưỡng lại được”. Ông còn nói thêm:
Liệu nước Trung Quốc đã công nghiệp hóa và mạnh mẽ có tử tế với Đông Nam Á như Mỹ  kể từ năm 1945 hay không? Singapore không tin… [Các lân bang] tỏ ra lo lắng về sự kiện là Trung Quốc có thể muốn xác lập lại vị thế đế quốc mà họ từng có trong những thế kỷ trước đây.
Và đấy là giai đoạn lịch sử mà không có lân bang nào của Trung Quốc muốn lặp lại.
I.T.
Ishaan Tharoor là cây viết của tạp chí TIME (Mỹ) và đồng biên tập tạp chí TIME World, có trụ sở ở thành phố New York.
Nguồn bản gốc: A Sea of Troubles: Asia Today Compared to Europe Before World War I
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN

Tổng bí thư: Tay nhúng chàm không thể chống tham nhũng

04-02-201333nhận xét

Hội nghị trung ương 6, thiệt là một thất bại não nề cho người dân xứ Lừa, cả đám chống Bê ngoan cường, đến thần dân yêu Bê hông ai là hông buồn bã, thất vọng. Trọng Giáo Sư, Trương Sang Tấn vân du, vi hành khắp nơi hò hét cổ vũ hứa hẹn gằng: Mọi việc chưa xong, còn màn hai, Chỉnh đốn phải trường kỳ như rửa mặt. Trương Sang Tấn bẩu: Hông làm được tôi từ chức, trả nhà cho Đảng luôn và ngai, hay: Người ta có thể trù úm được một người, một nhóm người, chứ không thể trù úm được quân đội, công an và cả dân tộc này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (người mà thiên hạ đồn đại là đồng chí X - mặc dù chả có văn bản qué nầu công nhận như vầy) thì diễn thiết: Chống tham nhũng phải có lòng tự trọng. Si ra hông có lòng tự trọng mà lại cứ đòi chống tham nhũng dứt khoát là không được, mất ... tự trọng quá đi. 

Vấn đề là ai cần được giáo dục lòng tự trọng, xin thưa đó là nhân dân. Nhưng nhân dân thì tham nhũng thế đéo nầu được? Bọn báo chí đểu, quá đểu hí hí!!

Rồi đó Trọng Giáo Sư bảo bên ấy - bên mềnh, bên ấy nhiều việc, lắm sai, bên mềnh quyết tâm chỉnh đốn, các bác đừng phiền lòng, gắng giúp chúng tôi.

Giữa lúc dân tình còn hồ nghi vì sự đoàn kết trong Đảng thì Bê bổ nhiệm Nguyễn Bá Thanh (Bí thư thành ủy Đà Nẵng) mần chức Trưởng ban Nội chính Trung ương, trao thượng phương bảo kiếm để trảm sâu. Sâu cực nhiều cả một bầy luôn. Ngai lập tức BBC đăng tin: Ông Nguyễn Bá Thanh ra Ba Đình.
Thượng phương bảo kiếm chửa đến nơi, ông Bá Thanh đã nổ: Bắt luôn và ngai bọn quan Ngân hàng mà làm ăn lởm xởm tư lợi, đương diên Tiền và chỉ có Tiền mới là then chốt vấn đề. Ông Thanh bẩu: Cho hốt liền hông nói nhiều. Phải nói nhiều làm qué giề? Cứ Sâu là chém? Vướn đề là chém được bâu lâu, vậy thui? 
Chả biết hiệu quả đến đâu mà mấy hôm sau báo chí đăng tin Bộ Công An bắt ông Phạm Thanh Tân, nguyên TGĐ AGRIBANK. Nhời Thanh Quảng quả nhiên hiệu nghiệm, dân tỉnh bẩu: Đới bắt gồi, luôn và ngai. Hớn hở, hồ hởi gất, nhắn nhủ nhiều gất!

Dưng đó mới chỉ là nổ, chỉ mấy ngài sau trảm phong đại pháp của Nguyễn Bá Thanh, Thủ tướng ra quyết định công bố kết quả thanh tra đất đai tại Đà Nẵng, tòi đâu ga con số 3.400 tỷ tiền sai phạm. Me Xừ Văn Hữu Chiến - Đệ của Bá Thanh tại Đà Nẵng, hông phải tay vừa, đốp luôn: Công bố kết luận thanh tra là bất thường và hông thuyết phục

Hai bên cứ đoánh qua, đánh lại. Hải Vân Sơn nghênh gió Thăng Long hoàn toàn bằng phân, đến nỗi dân tình có thằng thối mồm bảo: X xì - Đà Năng đại chiếnBên Mình cứ nổ, bên ấy cứ múc, hông hề xoắn. Bảo bất thường à? hông chả có giề là bất thường cả; bảo không đúng à? Chả có giề là không đúng cả, bên anh mần việc chỉ có chuẩn.

Rốt thùng, bên nào có thực lực và căn cơ dày hơn bên đó sẽ chiến thắng. Nhân dân thì chỉ ngồi nghe thôi, chớ làm qué giề được? Đàng nào thì nhân dân cũng hài lòng, hoặc phải hài lòng. 
Trên mạng lập tức xuất hiện lời kêu gọi 1 trẹo like ủng hộ Nguyễn Bá Thanh mần thủ tướng. Dân tình nhiều kẻ đã chán đương kim Thủ tướng và mong chờ một sự thay đổi.
Trước ngài Ban Nội Chính họp phiên đầu tiên, Nguyễn Bá Thanh lại một lần nữa vung trường kiếm, triển khai trảm phong kiếm pháp, lần nài trong hư có thực, đả thảo kinh xà: Làm cho kẻ tham nhũng phải biết sợ, chớ hông để nó nhâng nhâng mãi được. 

Vừa về nước sau chuyến vân du khoai tây, Trọng giáo sư lập tức huấn dụ, tiếp sức cho cốt cán, đồng đội: Tay đã nhúng chàm hông thể chống tham nhũng. Ông bảo: "Bản thân mỗi đồng chí và vợ, con phải giữ gìn sự trong sạch, rồi mới chống tham nhũng được, nếu không nói chẳng ai nghe, tay đã nhúng chàm thì không thể làm gì khác được". Điều nài lý giải tại sao Chức vụ Trưởng ban phòng chống Tham Nhũng lại từ người đứng đầu Chính Phủ lại chiển qua tay Đảng. Và cũng là giải thích luôn ngai, Bê tin giao quyền chém sâu cho Bá Thanh? Bởi đơn giản Thanh hông phải là sâu, hông có sai phạm 3400 tỷ, nhuế! 

Sai phạm thế, nhúng chàm thế chống tham nhũng thế quái nầu nủi? Một ẩn ý hài hước đầy lý thú!!
Nhân sự cho Ban Nội Chính đã đầy đủ cả gồi. Nếu Thanh Quảng nổi tiếng là người dám quyết, dám làm, căn cơ ở Đà Nẵng dày dạn, được Nhóm chỉnh đốn và dân xứ Lừa kỳ vọng thì bên cạnh Thanh có một trợ thủ là ông Phan Đình Trạc - Tân phó Trưởng ban - Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An. Ông này khiêm hòa và khá là cẩn trọng, Thanh giỏi về công, Trạc tài về thủ, Thanh chém thì Trạc đỡ, hai bên bổ trợ cho nhau.
Đới là anh quan sát gồi lạm bàn thế, chứ thực hư thế đéo nầu thì phải theo dõi diễn biến sự vụ, phải hông hở chi bộ?
Nhân sự đã xong, họp hành đã họp tuy vạn sự khởi đầu nan dưng thượng phương bảo kiểm ngai trên bàn làm việc của Nguyễn Bá Thanh. Dân tình hãi chờ dững màn chém sâu sắp tới. Cứ chém đê, chém mỏi tay thì thôi, hoàn toàn hông xoắn! 
Đương lúc nài lại có tin con trai Thanh Quảng mần chức Bí thư đoàn thanh niên CS Đà Nẵng, một chức vụ mới nhìn thì là hư danh nhưng thực chất là đã cơ cấu và đầy triển vọng. Điều nài sẽ gây phần nào dị nghị trong dân chúng về cái gọi là thái tử đỏ.

Thông điệp của Dương Trung Quốc!?

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Bài viết Cuốn sách nhỏ về một người vĩ đại vừa được đăng lại trên Danlambao chưa được 1 ngày đã có hơn 100 phản hồi, đa phần ném đá ông Quốc. Năm nay phải nói là năm ông Quốc phát tài đi buôn đá. Ông hốt một đống đá vụ Thủ tướng làm an dân, sau đó đến màn mà nhiều người cho là dàn dựng để đồng chí X khoe mẽ theo đảng 51 năm từ ngày Ếch còn cởi truồng tắm ao. Bây giờ, năm cùng tháng tận ông hốt hụi chót với vụ bác Hồ chủ tịch giả làm anh Trần Dân Tiên thọt quần tự sướng. Nhưng thử bắt chước blogger Trương Duy Nhất có “một góc nhìn khác” giùm cho ông Quốc họ Dương xem sao. Trong tinh thần đa nguyên dù chưa đa đảng - bà con đọc không ưng, có ném xin dùng cục đá nho nhỏ dùm.
Trước hết thử phân tích cái tít: Cuốn sách nhỏ về một người vĩ đại. Cái này cả ông Quốc lẫn Tuổi Trẻ online đều... đểu chăng. Chém chết thì các đồng chí sử gia lẫn báo gia sở hụi chủ nghĩa đều biết rõ cuốn sách là do bác ngồi buồn gắn ống (vào đâu đó) bơm xình xịch để anh cóc thành bác bò vĩ đại một cách cực kỳ... khiêm tốn. Hành động hạ cấp, tiểu nhân đó dẫn đến một kết quả là "cuốn sách NHỎ” làm nên một tên siêu lừa VĨ ĐẠI

Từ cái tiền đề nhỏ mà thành vĩ đại - thử mở cái công án Dương Trung Quốc - Trần Dân Tiên - Hồ Chí Minh dựa vào nội dung bài viết của ông Quốc xem sao: 
Lan man chi địa một hồi, ông Quốc thực sự nhập cuộc vào đề với cái vụ Cú hích vào nghề. Bà con tạm thời quên hình ảnh của ông sử gia kiêm ĐBQH tóc râu trăng trắng mà chịu khó theo ông trở về hình ảnh của cậu sinh viên mê lịch sử, bị đụng vào mái hiên lịch sử lần đầu tiên trong đời “Cuốn sách nhỏ về một người vĩ đại” thì được một nhà sử học bảo: “Cuốn ấy không phải là sử đâu cháu ơi. À, nhưng đọc được lắm...” 
Dưới một “góc nhìn khác” phải chăng ông Quốc mượn hơi một ông già râu trắng tóc bạc sử học nào đó để nói về sản phẩm của:

- một con người vào LÚC ẤY mà: “sách vở viết về Bác chưa nhiều như bây giờ nhưng hình tượng của con người còn sống ấy đã là thiêng liêng lắm.; 

- một con người mà BÂY GIỜ không riêng gì sử gia Dương Trung Quốc, những anh nhà báo chữ nghĩa một bụng, mà từ bờ cho đến bụi, từ trong nhà ra tới ngoài ngỏ - ai cũng biết bác Hồ ta đó cũng là anh Tiên. Vì thế cho nên: không phải là sử. Vì thế cho nên: nhưng đọc được lắm. Được cái gì thì tùy mức độ đểu cảm nhận được.
Ông Quốc đã có ý gì khi viết: “song đã tạo một cái hích nhẹ và hướng tôi bước vào ngả đường nghề nghiệp mà vào thời điểm đó tôi chưa bao giờ nghĩ tới. Cuốn sách “không phải là sử” ấy thật sự gây ấn tượng với tôi.” 
Nếu cầm cục đá trong tay ta có thể nghĩ rằng ông nội này lại bị bùa lú anh Tiên bác Hồ. Ném cho một cú! Nhưng tạm bỏ cục đá xuống vì đây là anh Quốc ngày xưa còn bé. Và cũng cần tự hỏi: sao cậu sinh viên Dương Trung Quốc này cứ để trong cái ngoặc kép để nói về cuốn sách nhỏ bé ấy là “không phải là sử” vậy cà!? Bộ anh Tiên ngồi chồm hổm viết đời bác Hồ hổng phải là sử sao!? Ông Quốc có ý gì đây?
Tiếp nghe bà con. 
Ông Quốc viết tiếp: 
“Cuốn Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch chắc nhiều người đã đọc vì từ khi được xuất bản lần đầu vào cuối thập kỷ 1940 đến nay đã qua gần bảy thập kỷ, đã được nhiều nhà xuất bản tái bản rất nhiều lần. Thông qua lời kể của một nhà báo có bút danh Trần Dân Tiên, người đã được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh vào những ngày đầu nước nhà độc lập (1945), cuộc đời của nhà cách mạng và là người đứng đầu nhà nước Việt Nam độc lập được kể lại qua “những mẩu chuyện” như tên gọi của sách. Mục đích sách ra đời vào thời điểm đó dường như chỉ để trả lời câu hỏi “Hồ Chí Minh là ai?”, kể cả với những người nước ngoài. 
Cái này thì thật là bó tay chấm còm, bó chiếu đem chôn. Ném đá sử gia một cú! Nhưng khoan... xin bệ hạ hãy dừng tay lại!... Thử hỏi: Bộ ông Quốc giống ngài tổng bí thư ở độ đến nỗi giờ này không biết chuyện Tiên-Hồ chăng!? Bộ ông Quốc giống ngài thủ tướng ở tầm tự trọng đến mức viết điều này không sợ thiên hạ chửi cho nát cái nhà... sử học!?
Nếu ai nghĩ là thì cứ việc ngưng cái dừng tay lại và tiếp tục ném đá ông Quốc - người viết vô can. Còn không thì...
Ông Quốc nhất định phải có một thông điệp đểu gì đây. Và NẾU HIỂU như vậy thì cũng cần hiểu cái câu mà ông Quốc viết: 
Mục đích sách ra đời vào thời điểm đó dường như chỉ để trả lời câu hỏi “Hồ Chí Minh là ai?”, kể cả với những người nước ngoài.” 
nó PHẢI CÓ NGHĨA là: 
“Mục đích bác Hồ Chí Minh giả dạng anh Trần Dân Tiên viết cuốn sách nhỏ đó là để cho mọi người trong lẫn ngoài nước biết: tao là ai, tao vĩ đại như thế nào.”
Vì thế cho nên, mới là: Cuốn sách nhỏ về một người vĩ đại!!! 
Và (một lần nữa, xin hiểu giùm cho là ông Quốc râu trắng đầu bạc đang viết lại, viết giùm cho anh thanh niên tóc xanh họ Dương từ thuở trong tôi bừng nắng hạ, mặt trời của bác chiếu qua trym), ông già sử gia đại biểu kể lại chuyện cậu sinh viên ngày xưa cuốn sách ấy tạo một cái hích nhẹ và hướng tôi bước vào ngả đường nghề nghiệp mà vào thời điểm đó tôi chưa bao giờ nghĩ tới.” 

Phải chăng ông già Quốc muốn nói rằng thằng nhóc họ Dương nó đã bị hích vào con đường sử học bằng cú hích nhẹ nhàng của một cuốn sách nhỏ về một con người vĩ đại láo khoét nhất - một cuốn sử-mà-không-phải-là-sử của anh Tiên bác Hồ!? 
Phải chăng ông Quốc muốn tỉ tê rằng: ngay cả một thằng sử gia như tao mà còn bước vào sự nghiệp sử bằng một cú hích láo khoét thì còn nước nôi gì cho cái sự thật ở xứ sở này?
Và vì thế, từ cái Tiểu đề 1 Cú hích vào nghề ông Quốc mới bước sang tiểu đề 2 Đam mê tìm kiếm sự thật
Nhưng khi trình làng cái chuyện tìm kiếm sự thật thì ông Quốc lại chơi thêm cú đểu khác. Bao nhiêu chuyện đi tìm sự thật đến trắng râu bạc tóc ông không kể, ông chỉ kể có chuyện (và lôi lại vết thương lòng của thế giới đại đồng của anh Tiên bác Hồ ra)“Hồi Liên Xô “mới đổ”, tôi là một trong những người Việt Nam sớm “mò đến” Lưu trữ cũ của Quốc tế Cộng sản ở thủ đô nước Nga để khai thác tài liệu về Hồ Chí Minh.”

Đểu là ông không kể tiếp cho nghe ông tìm được gì ở trỏng. Giống như ông lạc động thiên thai mà im re không có chuyện gì gay cấn. Đằng này, ông lôi Sophie Quinn-Judge, một mợ sử gia của đế quốc thù nghịch vào chuyện của bác. Mợ này nổi tiếng với tác phẩm và công trình nghiên cứu “Ho Chi Minh - The Missing Years” - dịch tưới hột sen không cần gù gồ tran-sờ-lấy là “Hồ Chí Minh - Những năm tháng trôi sông giạt chợ”. Và trong những năm tháng giạt trôi, mất tích, missing đó, bác Hồ anh Tiên mần gì, ông Dương không nói hết, chỉ viết “Nhưng nếu người ta chỉ quan tâm đến học thuyết hay sự nghiệp chính trị của Hồ Chí Minh thì bà lại muốn tìm hiểu đời sống riêng tư, một phần không thể thiếu được nếu muốn tiếp cận một chính khách cũng như một nghệ sĩ.” 
Cái mảng riêng tư của bác ấy đảng ta dấu bờ dấu bụi, bấy giờ nhờ có mợ sử gia đế quốc lôi ra - nào là bác nhận Tăng Tuyết Minh làm người tình trăm năm vài năm đã dzọọọọt, bác vừa là bạn đồng hành, đồng chí, đồng chiếu, đồng mùng... nên bác nhẹ nhàng dzơơơớt luôn Nguyễn Thị Minh Khai vợ của đồng chí Lê Hồng Phong - Tổng bí thư đảng cộng sản Đông Dương. 
Và rồi bao nhiêu chuyện hay ho về bác Hồ anh Tiên, ông Quốc không nói, ông lại ẩm ờ ấm ớ một câu nói của mợ sử gia Huê Kỳ “bà vẫn nhắc lại cái điều bà từng nói với tôi khi mới bắt tay vào viết sách: “Lúc đầu tôi đã nghĩ rằng Hồ Chí Minh không tuyệt vời và thú vị như hình ảnh mọi người vẫn tuyên truyền, nhưng hóa ra ông ấy thật sự thú vị... Con người thật của Hồ Chí Minh rất thú vị”
Con người tuyên truyền của bác Hồ không tuyệt vời và thú vị. Con người thật của anh Tiên mới rất thú vị. Hu hu, Thú vị thiệt. Cho nên cả đảng và bắt luôn cả nước hết năm này qua tháng khác ngất ngư sống, chiến đấu và học tập theo gương anh Tiên nhỏ bé nhưng dzĩ đại và kết quả là một đám học trò toàn là sâu, một đám lâu la, một bộ phận không nhỏ thoái hoá từ trên xuống dưới.
Nhìn lại cuộc đời, Dương Trung Quốc kết luận cuối bài, cũng có thể là thông điệp cuối đời của một sử gia xã hội chủ nghĩaCuốn sách nhỏ mà tôi nhắc đến trong bài viết này thật sự đã “dẫn tôi vào đời” nghề nghiệp để hướng tới cái khao khát muốn tìm ra những gương mặt thật đã tạo nên một lịch sử thật. Thỏa mãn cái khao khát ấy thật là khó, có khi cả đời nghề chưa làm được là bao nhưng lại vô cùng hấp dẫn. Nghiệm lại đời mình thấy cái làm được trong nghề không nhiều nhưng niềm say mê khiến mình đã theo nghiệp nghề này trọn đời lại làm mình thỏa mãn.”
Kết luận hay thông điệp gì, ai muốn hiểu sao thì hiểu trong cái xã hội nhiều sắc màu trộn lại chỉ còn là một màu xám xịt và sự thật đã bị bỏ tù cho đến nay đã gần 70 năm. Sự thật bị bỏ tù đó đã làm nên những trang sử kiểu Trần Dân Tiên của đảng mà trong đó ông Quốc là một trong những sử gia hàng đầu - một người bước vào đời, bước vào con đường sử học bằng cú hích Trần Dân Tiên.

Dương Trung Quốc lại lấy cái danh nhà sử học, khốn nạn quá!

Hà Thịnh Quang Thông 


            

Trời đất, phải chi đây là phát biểu ngu ngốc của mấy cán bộ già hưu trí, vốn chỉ bị tuyên truyền lừa bịp đầu độc bởi Bác và Đảng, còn có thể châm chước.


Dương Trung Quốc lại lấy cái danh nhà sử học, cho rằng đây là tài liệu gốc về lịch sử, khốn nạn quá!


Nhiều năm qua, không ít người trong và ngoài nước thừa biết Trân Dân Tiên là bút danh của Hồ Chí Minh. Cuốn sách trên nhằm tô vẽ hình tượng “cha già dân tộc” vĩ đại. Giới trí thức nhất trí rằng không gì bị ổi trơ trẽn tởm lợm bằng dùng bút danh để tụng ca bản thân. Dương Trung Quốc quá biết chuyện này, mà vẫn cố ý làm cái việc tụng ca cuốn sách bẩn thỉu ấy. Hết chỗ nói!

Đăng bài này của Dương Trung Quốc, báo Tuổi Trẻ thời Phạm Đức Hải, Lưu Đình Triều đã tự khạc đờm ho lao vào mặt mình, phản bội, lừa dối bạn đọc, chẳng trách bạn đọc quay lưng, báo ế, tụt doanh thu, phóng viên giỏi và tâm huyết bỏ đi hết.

 Báo Tuổi Trẻ bây giờ thành báo “Về Vườn”, hãy xem gương báo Thanh Niên: trên báo Xuân Quý Tỵ, đăng bài hoành tráng trên trang 6: “Lệnh hành quân” ca ngợi trận hải chiến bi tráng Hoàng Sa 1974 giữa Hải quân VNCH và Trung Cộng.


Chẳng lẽ tôi lại phải viết một bài nữa chất vấn ông – vì tôi rất ngại người ta nói là do hằn thù cá nhân, tuy tôi chưa gặp ông bao giờ; bởi cái cách nói về cuốn sách “Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của HCT” là sự ỡm ờ không thể chấp nhận của một người có tư cách là phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội KHLS. 

                
              Bác Hồ ngày thì ỡm ờ ...tù mù.. tối vào hang...

Xin hỏi ông 3 câu hỏi ngắn. 

1.Trần Dân Tiên theo như ông khẳng định là “gặp Bác Hồ”, vậy, ông ta là ai, địa chỉ, tình hình hiện tại còn sống hay đã mất? 

2. Trong cuốn sách đó có nhiều chi tiết không thể chấp nhận được, xin hỏi một thôi: Nếu “viên gạch hồng” đủ sưởi ấm cả một mùa băng giá như ai đó đã viết thì lấy gì để GÓI gạch, bởi nếu có tiền mua cái để ĐỰNG nó thì không cần phải đặt gạch trong lò bánh mỳ, còn giấy báo hay vải mà gói thì chỉ có bị bỏng và hỏa hoạn mà thôi; chưa kể chuyện về đến nhà nó có còn “nóng” để cho người sưởi? 

3.Ông rất vô trách nhiệm khi bàn về một cuốn sách “làm thay đổi đời tôi” mà không hề cho bạn đọc TT biết nó hay ở chỗ nào, thay đổi ra sao; chẳng hạn, từ chỗ trung thực thành dối trá hay từ chỗ dốt nát thành giỏi giang, và ngược lại. Nói ba phải, tù mù như thế khác gì nói sử học có chức năng chăm lo cho việc dối lừa?


Ỉa vào mặt Dương Trung Quốc! Ỉa vào mặt báo Tuổi Trẻ! – Bọn bảo hoàng hơn vua, đang cố gông nịnh hót nền độc tài tàn mạt, hại dân, phản quốc.

Những suy tư Hiến pháp (1)

by Anh Gau Pham on Tuesday, 5 February 2013 at 13:08 ·
Kính thưa các anh Ngô Bảo Châu và Đàm Thanh Sơn.

Vào thời điểm này (tháng Hai 2013), vấn đề có lẽ được nhiều người Việt Nam quan tâm nhất chính là Hiến Pháp. Các tình cảm Hiến Pháp của người Việt Nam chúng ta được đánh thức dậy nhân có sự kiện nhà nước Việt Nam đưa ra bản dự thảo Hiến Pháp mới, sửa đổi trên cơ sở Hiến Pháp 1992, và kêu gọi người dân tham gia đóng góp ý kiến cho các sửa đổi Hiến Pháp mà không phải sợ các “vùng cấm.” Một nhóm các vị nhân sỹ, trí thức đã cùng đưa ra một bản dự thảo Hiến Pháp khác, về gần như mọi phương diện khác biệt căn bản với bản dự thảo của Nhà nước. Tới hôm nay 4/2/2013, bản dự thảo của nhóm này đã có khoảng 2000 người ký tên ủng hộ và họ đã chính thức chuyển bản này tới cho đại diện của chính quyền. Cách đây một vài hôm, qua trang Facebook của một người bạn tôi được biết hai anh Ngô Bảo Châu và Đàm Thanh Sơn có tham gia chủ trương làm trang hienphap.net kêu gọi mọi người đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến Pháp từ nay tới cuối tháng Ba chắc để kịp thời hạn gửi đóng góp cho cơ quan chuyên trách việc sửa đổi Hiến Pháp của Quốc hội. Tôi tin là cuối cùng thì cũng sẽ có thêm một bản dự thảo Hiến Pháp nữa ra đời qua trang hienphap.net. Để tiện cho việc gọi tên, tôi xin phép gọi bản dự thảo Hiến Pháp của nhà nước là bản quốc doanh, bản của các vị nhân sỹ là bản trí doanh, và bản sẽ ra đời qua trang của các anh là bản dân doanh.

Kính thưa các anh!

Có rất ít lý do để tin rằng bản quốc doanh cuối cùng sẽ bao gồm những ý kiến đóng góp từ các bản trí doanh và dân doanh cho dù những ý kiến này tiến bộ và tích cực tới đâu. Nhưng đây theo tôi không phải là lý do để chúng ta im lặng không đóng góp ý kiến cho Hiến Pháp. Tôi tin rằng dù biết trước rằng ý kiến của mình sẽ không được sử dụng, những người cho ý kiến vẫn làm vậy với một tâm thế là họ đang đóng góp cho một bản Hiến Pháp Việt Nam lý tưởng. Và khi có đông người cùng có chung tâm thế đó thì tôi cho rằng chúng ta đang được chứng kiến một thời điểm, một khoảnh khắc Hiến Pháp mà về sau nhìn lại người ta sẽ đều coi là một thời khắc có tầm quan trọng lịch sử. Việc thời khắc quan trọng này sẽ sản sinh ra những kết quả như thế nào, tốt xấu ra sao, ảnh hưởng thế nào tới Hiến Pháp và qua đó tới hướng đi tương lai của đất nước được quyết định bởi chính chúng ta hôm nay.

Và vì thế mỗi chúng ta đây, những người cảm thấy mình có khả năng đóng góp hiểu biết và suy nghĩ của mình cho một bản dự thảo Hiến Pháp, dù chỉ là một bản lý tưởng chưa có điều kiện được đưa vào thực hành, xin hãy hành động với một tinh thần trách nhiệm cao cả vì tương lai chung của đất nước.

Kính thưa các anh!

Sinh ra và lớn lên ở Việt Nam rồi được đi ra nước ngoài học tập và làm việc rồi nhờ đó mà được quan sát, tìm hiểu thế giới, tôi nhận ra rằng làm người Việt Nam sinh ra rồi lớn lên trong thế kỷ 20 không phải là việc dễ dàng gì. Đất nước ta trong hơn một thế kỷ qua niềm vui thì ít còn lại thì chỉ toàn ngập tràn là đau khổ: hết đau khổ vì chiến tranh tàn phá, chết chóc lại đến đau khổ vì kinh tế suy tàn, đời sống nghèo khổ. Giờ đây, trong giai đoạn đầu của thế kỷ 21 khi nền văn minh chung của nhân loại đang vươn lên đạt tới những đỉnh cao đầy thăng hoa trong kinh tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, khi mà các giá trị nhân bản trở nên phổ cập trên phạm vi phần lớn thế giới, khi mà các nỗ lực xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ người hèn người yếu trên thế giới lại được lãnh đạo bởi chính những quốc gia xưa kia chúng ta coi như kẻ thù của tiến bộ, thì đa số người dân chúng ta vẫn còn đang sống trong những điều kiện mà về cơ bản là còn tồi và kém. Những cuộc đấu tranh của chúng ta nhằm giải phóng con người khỏi cảnh nghèo đói và mất tự do mang đến những thành quả thấp hơn mặt bằng chung của thế giới nơi người ta không phải hy sinh tính mạng trong những cuộc đấu tranh đó. Người dân chúng ta hôm nay vẫn đói nghèo và sợ sệt, và điều đáng phiền lòng nhất là những nguyên nhân của đói nghèo và sợ hãi nằm trong chính chúng ta. Chúng ta sợ hãi chính những người đồng bào của mình, những người dẫn dắt đất nước đi qua biết bao nhiêu sai lầm về quản lý, những người kể công gọi kết quả của sửa sai là thành quả.

Thực tế chưa tối ưu trên cho thấy đã đến hay nếu chưa thì sẽ sớm đến lúc mà chúng ta phải có một bản Hiến Pháp thực sự có hiệu lực giúp phân định rạch ròi quyền, quyền lợi, và trách nhiệm của các bên quản lý và chịu quản lý trong xã hội. Một bản Hiến Pháp như vậy, xuất phát từ ý chí chung của người dân Việt Nam bình thường mong muốn được sống với tự trọng và nhân phẩm, được sống an toàn, thanh thản đúng như con người, được tự hào về đất nước quê hương và các truyền thống được bảo tồn, bao gồm cả các truyền thống về văn hóa và lãnh thổ, hàm chứa trong nó những kỳ vọng của người dân đối với một nhà nước thay mặt họ quản lý xã hội. Cái nhà nước quản lý xã hội theo Hiến Pháp đó phải chịu trách nhiệm trước người dân, được tưởng thưởng cho tiếp tục giữ quyền quản lý khi làm tốt, và chịu trừng phạt không cho tiếp tục quản lý xã hội khi không đáp ứng được kỳ vọng của người dân.

Kính thưa các anh!

Bản Hiến Pháp lý tưởng đó hiện nay chúng ta chưa có trong tay dù rằng hình dung về nó chúng ta có thể đã có. Một bản Hiến Pháp được soạn thảo tốt có ảnh hưởng hàng nhiều chục, hàng trăm năm, giúp nâng cao mức sống và nhân phẩm của người dân, giúp đảm bảo hòa bình, thịnh vượng và tiết kiệm nguồn lực cho đất nước. Đối với một con người bình thường thì gia đình là tối cao, đối với một người công dân thì đất nước là tối cao, còn đối với đất nước thì không có gì cao hơn Hiến Pháp. Với suy nghĩ đó tôi đã tự bảo mình phải suy nghĩ về Hiến Pháp như một điều thiêng liêng nhất và làm hết sức mình để đóng góp cho việc hình thành một bản Hiến Pháp có giá trị trường tồn.

Tôi hết sức vui mừng được biết hai anh, hai nhà khoa học tài năng người Việt, đã có một thái độ nhập thế rất tích cực khi chủ trương trang mạng hienphap.net kêu gọi đóng góp ý kiến cho một bản dự thảo Hiến Pháp. Trong hoàn cảnh đất nước hiện nay nghèo nàn về mọi mặt, thiếu vắng các tin vui, các niềm tự hào thì hai anh thực sự là những viên ngọc sáng, những niềm tự hào ít ỏi mà đa số người Việt Nam ta có thể cùng chia sẻ. Thực sự hiếm có ai phù hợp hơn các anh, những người vừa có tài, có tâm, và có tầm, những người chắc chắn không làm vì danh lợi, đứng ra làm hạt nhân cho những nỗ lực cổ võ cho một điều thiêng liêng như Hiến Pháp. Theo tôi, một người khác nữa nếu tham gia với các anh sẽ tạo thành một bộ ba hoàn hảo chính là Giáo sư Vũ Hà Văn. Tôi rất mong thư ngỏ này của tôi sẽ được ai đó chuyển tới anh Vũ Hà Văn để anh xem xét tham gia vào nhóm chủ trương hienphap.net.

Sau khi đã trình bày rất dài dòng các suy tư về Hiến Pháp, tôi xin phép được nói thay mặt một số bạn bè thân hữu là chúng tôi đã cảm thấy tự hào bao nhiêu và sẵn lòng tham gia bao nhiêu khi nghe tin hai anh chủ trương làm hienphap.net thì chúng tôi cảm thấy thất vọng bấy nhiêu khi nhìn thấy tên của ông Nguyễn Anh Tuấn, cựu Tổng Biên Tập báo mạng Vietnamnet cùng đứng trong nhóm chủ trương. Nhóm bạn chúng tôi, trong đó có người là bạn quen của các anh, ngỡ ngàng hỏi nhau xem lý do tại sao ông Tuấn lại đứng trong cùng nhóm với hai anh. Câu hỏi của chúng tôi là liệu ông Tuấn là người có ý tưởng rồi mời hai anh tham gia, hay hai anh có ý tưởng rồi mời ông Tuấn tham gia. Chúng tôi cho rằng ông Tuấn hoàn toàn không xứng đáng tham gia vào một nỗ lực cao thượng và thiêng liêng như Hiến Pháp. Là người sống ở Mỹ giống như hai anh và ông Nguyễn Anh Tuấn, tôi sẵn sàng cung cấp danh tính thật và chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật Mỹ khi nói rằng ông Nguyễn Anh Tuấn là một người cơ hội, giả dối, và hám danh. Nhiều người khen ông Tuấn giỏi chính trị, giỏi quan hệ, có lòng với đất nước. Bản thân tôi cho rằng người ta không thể dùng những chiêu bài giả dối kể cả vì mục đích yêu nước. Ông Tuấn từ xưa đến nay luôn thổi phồng những sự giáo dục ngắn hạn ông nhận được ở Harvard để lòe bịp người khác, thổi phồng những thứ không quan trọng ông làm ở Harvard để lòe bịp người khác, lạm dụng những thứ thiêng liêng để đánh bóng danh tiếng và lòe bịp người khác. Tôi nói đơn cử vụ Đại học/Viện Trần Nhân Tông do chính ông Tuấn lập ra mà ông Tuấn rêu rao theo những cách lập lờ kiểu như một viện trực thuộc đại học Harvard để mời chào lôi kéo các vị trí thức trong nước, tạo tin giả trao giải hòa giải mang tên Trần Nhân Tông cho lãnh tụ Miến Điện Aung San Suu Kyi và Tổng thống Miến Điện Thein Sein. Tất cả những gì tôi biết về ông Tuấn, trực tiếp tìm hiểu về ông Tuấn, và nếu cần có thể trình ra về ông Tuấn làm tôi cảm thấy không thể đứng chung trong một căn phòng với ông Tuấn, chứ đừng nói đóng góp ý kiến về một vấn đề thiêng liêng như Hiến Pháp cho một nhóm chủ trương trong đó có ông Tuấn.

Kính thưa hai anh!

Tôi viết thư ngỏ này bày tỏ tấm lòng cảm phục và ngưỡng mộ với ý thức của hai anh về vấn đề Hiến Pháp và xin phép được nói rõ lý do tại sao, mặc dù được thuyết phục hoàn toàn bởi chủ trương, tài năng, và nhân cách của hai anh, tôi lại không thể tham gia đóng góp ý kiến thông qua nhóm của các anh. Nếu như ông Nguyễn Anh Tuấn rút lui khỏi nhóm, nhường chỗ cho một người khác ví dụ như anh Vũ Hà Văn, thì tôi và các bạn sẽ xin hứa sẽ đi cùng với các anh đến tận cuối con đường, đến tận đích của bản Hiến Pháp lý tưởng.

Xin cảm ơn và xin chúc các anh sức khỏe và thành công.

Phạm Tuấn Anh
Potomac, Maryland
 

Vấn đề bây giờ là bảo vệ Hiến pháp chứ không phải là sửa đổi Hiến pháp – Lucy Nguyen


Tôi đã đọc nhiều ý kiến về sửa đổi hiến pháp, tuy nhiên theo ý kiến của riêng bản thân tôi thì việc cần thiết hiện nay là bảo vệ hiến pháp chứ không phải là sửa đổi hiến pháp. Tôi xin được trình bày theo 3 nội dung chính như sau:
  1. Ý nghĩa của hiến pháp đối với chế độ nhà nước.
  2. Việc cần thiết phải bảo vệ hiến pháp.
  3. Cách thức bảo vệ hiến pháp.
I/ Ý nghĩa của hiến pháp.
Có nhiều cách để định nghĩa hiến pháp nhưng cuối cùng tập trung lại thì ý nghĩa của hiến pháp là trao quyền làm chủ đất nước vào tay nhân dân hay nói một cách hoa mỹ là “ nhà nước của dân do dân và vì dân”. Chúng ta phải nhấn mạnh như vậy để phân biệt với chế độ quân chủ phong kiến nơi không tồn tại hiến pháp mà chỉ có luật vì người chủ thật sự của đất nước lúc này là vua hoặc tập đoàn phong kiến đại diện cho chính quyền với quyền lực vô hạn và lúc này nhân dân chỉ là kẻ phục tùng quyền lực ấy, hoàn toàn không có quyền lực. Đối với một quốc gia mà kẻ làm chủ thực sự là nhân dân, quyền lực thuộc về nhân dân thì chính quyền lúc này lại là kẻ phục tùng. Như vậy để đảm bảo cho quyền lực thực sự thuộc về nhân dân thì hiến pháp ra đời. Như vậy ý nghĩa lớn nhất của hiến pháp là đảm bảo quyền làm chủ thực sự của nhân dân. Quyền làm chủ này chỉ có ý nghĩa thực tiễn khi hiến pháp được bảo vệ hay nói cách khác là không bị vi hiến. Khi hiến pháp không được bảo vệ, sư vi hiến tràn lan thì quyền làm chủ của nhân dân thực chất chỉ có trên lý thuyết. Trong trường hợp này thì hiến pháp chỉ mang tính tượng trưng không có ý nghĩa trong thực tế mà chỉ có luật là có ý nghĩa trong thực tế. Ví dụ khi người dân đi biểu tình chiếu theo hiến pháp thì người dân có quyền làm như vậy nhưng chiếu theo luật về an toàn trật tự thì công an không cho phép và thực tế là người dân đi biểu tình bị ngăn cản như vậy có thể thấy rằng chỉ có luật là có ý nghĩa trong thực tế. Và như vậy người dân hoàn toàn không được hưởng lợi ích thực tế của hiến pháp mang lại mà chủ yếu bị chi phối bởi luật như vậy việc dân chủ chỉ là trá hình thực chất vẫn là phong kiến.
II/ Việc cần thiết bảo vệ hiến pháp
Sau khi phân tích ý nghĩa của hiến pháp thì nổ lực của chúng ta cho một nhà nước của dân do dân và vì dân chính là việc đưa hiến pháp vào thực tiễn hay nói cách khác là hiến pháp phải được bảo vệ, mọi hành vi vi hiến phải được ngăn chặn, mọi văn bản luật vi hiến phải được hủy bỏ. Khi chúng ta làm được điều này tức là đã trao quyền lực thực sự cho nhân dân. Khi quyền lực về tay nhân dân thì việc sửa đổi hiến pháp như thế nào cho hiệu quả sẽ được xét đến. Và như vậy việc sửa đổi hiến pháp lúc này sẽ tỏ ra hợp lý hơn. Việc tiếp tục để sở hữu tư nhân hay sở hữu toàn dân, việc duy trì hay không điều 4 hiến pháp … sẽ được xem xét thay đổi trên cơ sở lợi ích thực sự của nhân dân.
III/ Cách thức bảo vệ hiến pháp.
Trên thế giới có nhiều mô hình bảo vệ hiến pháp như tòa án hiến pháp, hội đồng bảo hiến… Việc lựa chọn mô hình nào cho Việt Nam sẽ xem xét trên nhiều yếu tố nhằm đảm bảo hiến pháp được bảo vệ tốt nhất. Tuy nhiên theo tôi khi xây dựng mô hình bảo hiến cần đảm bảo các vấn đề sau:
-          Cơ quan bảo hiến phải có quyền lực thực sự, phải độc lập với các cơ quan quyền lực của chính quyền, đặc biệt độc lập với cơ quan lập pháp.
-          Việc tố cáo khởi kiện vi hiến là quyền của toàn dân bất cứ cá nhân, tổ chức nào khi phát hiện có vi hiến điều có quyền khiếu kiện, tố cáo không nhất thiết phải có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ…
-          Mọi khiếu kiện, tố cáo vi hiến đều phải được đem ra xét xử. Mọi văn bản luật khi được xác định vi hiến phải đình chỉ hủy bỏ. Mọi diễn biến và kết quả xét xử phải thông tin rộng rãi cho toàn dân biết thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Việc bác đơn tố cao khiếu kiện tố cáo vi hiến phải thông tin cho toàn dân và xem xét ý kiến phản hồi…
Trên đây là những suy nghĩ của tôi về hiến pháp. Theo đó việc cần thiết bây giờ là xây dựng cơ chế bảo hiến còn việc sửa đổi hiến pháp sẽ thực hiện khi cơ chế bảo hiến đi vào hoạt động ổn định. Có như vậy thì sẽ tránh được việc sửa đổi hiến pháp nhièu lần làm mất tính thiêng liêng của hiến pháp.

CÁI GÌ CỦA ĐẢNG HÃY TRẢ LẠI CHO ĐẢNG

Nguyễn Trung Chính 
29/01/2013

Bản dự thảo Hiến pháp 1992 dù muốn cũng không thể nào góp ý được. Cái nhà đã mục ruỗng từ nóc đến móng không thể nào vá đùm vá đụp được nữa. Phải làm lại trên cơ sở, tư duy khác. 

Hiến pháp 1992 chỉ đáng được phê phán để viết lại một bản Hiến pháp mới. Hiến pháp mới sẽ không có những câu, những chữ thể hiện sự lươn lẹo, cái ác có chủ ý (xem bài "Teo dần quyền con người trong Hiến pháp " của tác giả Hoàng Xuân Phú) vì ác tâm chỉ tạo ra những xã hội gian ác. 
Đã 1/3 thời gian quy định về thảo luận sửa đổi Hiến pháp trôi qua nhưng trên các trang báo nhà nước số người góp ý vẫn lơ thơ, và chỉ được đăng nếu Tổng biên tập gật đầu. Đã có người vì không được đăng trên báo chính thống đã gửi bài qua các báo mạng không phải "lề Đảng".
Trên các báo chính thống, có một số bài nêu một số ý, thường là phản biện lại dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nhưng chưa tạo ra được làn sóng thảo luận mà chỉ có tính cách độc thoại. 
Mặc dù ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Trưởng Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tuyên bố không có vùng cấm ngay cả những vấn đề nhạy cảm nhưng người ta tự hỏi khi TBT Nguyễn Phú Trọng tuyên bố:
"sửa gì thì cũng phải trong khung khổ Cương lĩnh và Điều lệ Đảng, quyền lực của hệ thống chính trị là thống nhất, không có tam quyền phân lập, gác lại vấn đề sở hữu đất đai.."
thì ai là sếp của ai. Mới thấy rằng ông Phan Trung Lý chỉ làm cái việc của một anh mãi võ sơn đông nhằm bán thuốc tễ, mọi quảng cáo đều không thực chất, khó lừa được số đông. 
Có nhiều dấu hiệu cho thấy Đảng không muốn dân góp ý công khai vì một lẽ rất dễ hiểu: nếu bóng tối là đồng chí thì công khai là kẻ thù của các chế độ độc tài. Hãy nhìn vào cách ứng xử của nhà nước trong vấn đề bảo vệ biển đảo thì cũng thấy nhà nước toàn dấu diếm dân. Nhiều tiếng nói yêu cầu công khai vấn đề này nhưng có được đâu. 
Vì Hiến pháp là của Đảng nên việc góp ý cũng làm theo cung cách góp ý qua các lần đại hội Đảng. Hãy hỏi ông Nguyễn Trung, cựu Đại sứ ở Thái Lan, người từng góp ý công khai qua nhiều đại hội Đảng và được nhiều người biết đến vì sự chân thành, hiểu biết sâu rộng của ông, xem có bao giờ ông được hồi âm của Bộ chính trị chưa, huống gì nói đến việc chấp thuận phần nào những ý kiến nêu ra. Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng đã có những góp ý sâu sắc với những người đương quyền nhưng cũng bị bỏ lơ, lại nữa, ông Lê Hồng Hà người từng giữ nhiều chức vụ cao cấp ở Bộ công an, bị kết án tù 2 năm với tội làm lộ bí mật quốc gia chỉ vì có trong tay bản góp ý của ông Kiệt. 
Dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa, dưới chính quyền độc tài, gia đình trị, đảng trị của Tổng thống Ngô Đình Diệm trước kia, bác sĩ Phan Quang Đán, đối lập với Tổng thống Diệm, người đắc cử vẻ vang ở Sài Gòn trong kỳ bầu cử Quốc hội năm 1959, nhưng cảnh sát đã bắt giữ ông trong ngày khai mạc Quốc hội. Khi bị đưa ra xét xử tại Tòa án Quân sự đặc biệt năm 1961, ông Đán đã tuyên bố trước tòa: "Tôi có chút học vấn, lại vốn có quen biết Tổng Thống Diệm mà còn gặp bao nhiêu điều oan trái, bất công. Vậy thử hỏi người dân thấp cổ bé miệng thì bị chà đạp như thế nào?". 
Dưới chính thể Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa hiện nay, khỏi nói, theo tôi còn tệ hại gấp nhiều nhiều nhiều lần hơn thời Ngô Đình Diệm, thì người dân thực chất chẳng là cái gì đối với họ. Chỉ cần nhìn vào luật đất đai quy định "nhân dân làm chủ nhưng nhà nước quản lý" mới thấu hết ý nghĩa khốn nạn của thân phận nhân dân.
Tại sao người dân thờ ơ ? có lẽ ông Bùi Đức Lại, nguyên chuyên gia cao cấp Ban Tổ chức Trung ương, có nhận xét chính xác khi ông viết:
"Sửa Hiến pháp - một việc hệ trọng của đất nước được ban lãnh đạo cao cấp và các cơ quan tham mưu bỏ nhiều công sức chuẩn bị từ sớm, nhưng có vẻ như chưa thu hút được sự chú ý thực sự xứng tầm của xã hội. Không phải chỉ vì vào thời điểm hiện nay xã hội phải đối mặt và bận lòng với những vấn đề “nước sôi lửa bỏng” bức xúc hơn, như độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của đất nước bị đe dọa, suy thoái và tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, kinh tế khó khăn, mức sống giảm sút, tệ nạn phát triển… Một nguyên nhân không kém phần quan trọng là tâm trạng chưa tin vào hiệu quả góp ý kiến xây dựng Hiến pháp. ..

Tiếc rằng, có nhiều nguyên nhân khiến người ta vẫn dè dặt, thậm chí muốn né tránh một số chủ đề được cho là “nhạy cảm”, một số luận điểm tưởng như thuộc diện “miễn bàn”, đúng sai đâu chưa biết, chẳng những không được nghe mà có khi còn mang vạ. Nếu không khắc phục điều này thì việc tổ chức lấy ý kiến sẽ không thể có hiệu quả."(trích bài Lược khỏi Hiến pháp những gì chưa thể "luật hóa" đăng trên VietNamNet của ông Bùi Đức Lại)
Người dân thờ ơ có lẽ cũng vì Hiến pháp được quy định trước là của đảng, "phải trong khung khổ Cương lĩnh và Điều lệ Đảng", chứ không phải của dân. 
Hãy trả lại cho Đảng những gì là của Đảng. 
Điều 4 Đảng cứ giữ lấy, mặc dù ông Bùi Đức Lại trong một bài viết khác đề nghị thay câu "là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" hiện nay bằng câu "Nhân dân ủy thác cho Đảng Cộng sản Việt Nam vai trò lãnh đạo nhà nước" vì ông Lại nhận ra rằng "xã hội" từ chối chấp nhận sự lãnh đạo của cả một tập đoàn tham nhũng. Còn nếu cứ khẳng dịnh "Nhân dân ủy thác" mà không có bầu cử tự do , không có trưng cầu dân ý thì chỉ lại là một trò cả vú lấp miệng em.
Thể chế độc tài luôn xem thường và vi phạm Hiến pháp. Trong thể chế độc tài, Hiến pháp chỉ là món trang sức và được dùng để đàn áp dân chúng. Nhiều điều luật vi hiến trắng trợn như điều 88 vẫn được dùng một cách vô liêm sỉ để khống chế những ai nói ngược lại đảng cầm quyền.
Điều 4 thể hiện thái độ kiêu căng trong thế cố thủ của đảng cầm quyền. Khi đòi bỏ nó, không ai ngu ngơ tin rằng Đảng sẽ mất quyền thống trị hoặc là Đảng sẽ "tự sát" như lời nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.
Nhưng nếu bỏ được điều 4 là loại bỏ được thái độ kiêu căng trong thế cố thủ đã làm nhơ bẩn khuôn mặt đảng viên đến độ ông Trần Trọng Tân nguyên Trưởng ban tư tưởng văn hóa Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phải thốt lên:
 "Hiến pháp chỉ thừa nhận Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, không phải Hiến pháp cho phép Đảng được lãnh đạo Nhà nước và xã hội; hiểu Điều 4 của Hiến pháp như là “giấy phép” cho Đảng là không đúng."
Thực tế, một đảng có được lòng tin của dân hay không là do đảng đó phục vụ tốt nhân dân chứ không do công cụ đàn áp trong đó có cả Hiến pháp mà đảng đó tạo ra. Vì thế, ông Trưởng ban Nội chính Trung ương Đảng Nguyễn Bá Thanh có lý khi tuyên bố :
 "Tình hình của Đảng đang lâm nguy. Nếu như không mở được "cuộc chiến" giành lại lòng tin của chính đảng viên và của dân thì gay đến nơi rồi. "
Đảng cứ giữ lấy điều 4, Đảng cứ giữ lấy "quyền lực của hệ thống chính trị là thống nhất, không có tam quyền phân lập, gác lại vấn đề sở hữu đất đai..". Đảng cứ giữ lấy "một bộ phận không nhỏ đảng viên có chức có quyền...". Đảng cứ giữ lấy "Tư bản tự đào huyệt chôn mình"... 
Giữ càng lâu thì huyệt càng sâu. Rồi chắc chắn sẽ có ngày...tư bản đỏ và Đảng sẽ cùng "nắm tay nhau đi theo tấm bảng chỉ đường của"... ý thức hệ, khi ý thức hệ đã rơi xuống tử huyệt.

Hãy chia xẻ với dân khi nói về Hiến Pháp
Bản dự thảo Hiến pháp 1992 dù muốn cũng không thể nào góp ý được. Cái nhà đã mục ruỗng từ nóc đến móng không thể nào vá đùm vá đụp được nữa. Phải làm lại trên cơ sở, tư duy khác. 
Hiến pháp 1992 chỉ đáng được phê phán để viết lại một bản Hiến pháp mới. Hiến pháp mới sẽ không có những câu, những chữ thể hiện sự lươn lẹo, cái ác có chủ ý (xem bài "Teo dần quyền con người trong Hiến pháp " của tác giả Hoàng Xuân Phú) vì ác tâm chỉ tạo ra những xã hội gian ác. 
Hiến pháp mới phải trả lời 4 câu hỏi nêu lên trong bài "Hiến Pháp của ai" của tác giả Tô Văn Trường.
Hiến Pháp mới ít nhất phải phải thể hiện được tinh thần nêu lên trong 7 điểm của KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 .
Và để thực hiện được hòa giải, đoàn kết dân tộc như ông Nguyễn Trung ưu tư trong bài "Vài suy nghĩ về sửa đổi Hiến pháp 1992" thì tuyệt đối phải loại bỏ tính đảng ra khỏi Hiến pháp, không chỉ riêng đảng Cộng sản Việt Nam mà bất cứ đảng phái nào. 
Vì đảng chỉ là giai đoạn trong khi dân tộc là vĩnh cửu.

Góp ý với...DỰ THẢO HIẾN PHÁP 2013
(Tài liệu để tham khảo, thảo luận đính kèm KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992)
1 - Lời mở đầu Hiến pháp là tiếng nói của dân tộc, mặc dù ngắn gọn nhưng phải thể hiện được:
- Ước vọng và cái tâm của dân tộc,
- Hòa đồng và là một thành viên trách nhiệm với thế giới nhất là trong lãnh vực dân chủ, nhân quyền.
Viết phần này chủ yếu là thể hiện cái tâm của dân tộc cho nhân dân thế giới hiểu. 
Lời nói đầu trong DỰ THẢO HIẾN PHÁP 2013 tuy rất ngắn gọn nhưng chưa thể hiện được những ý nói trên. Điểm tích cực là không còn bóng dáng của bất cứ đảng phái nào nữa.
2 - Điều 60. Tuyên thệ nhậm chức và nhiệm kỳ Tổng thống
Quy định Tổng thống không được quá hai nhiệm kỳ cũng cần phải nêu rõ không được "sửa đổi/tu chỉnh Hiến pháp để kéo dài quá hai nhiệm kỳ trừ trường hợp có chiến tranh". Như vậy để tránh trường hợp Tổng thống khuynh loát được Hạ viện và Thượng viện để kéo dài thêm như trường hợp Việt Nam cộng Hòa thời Nguyễn Văn Thiệu, Vénézuela với Tổng thống Chavez hiện nay, hoặc ở Sénégal cách đây hai năm...
Cũng cần ghi rõ thời hạn 5 năm nhưng trong điều kiện chiến tranh thì có thể kéo dài không.
3- Điều 59. Bầu Tổng thống và Phó Tổng thống, khoản 2
Liên danh ứng cử viên Tổng thống phải có sự giới thiệu của ít nhất 100 ngàn công dân có quyền bầu cử Quốc hội là không khả thi, dễ bị mua chuộc, tạo điều kiện ưu tiên cho những người có tiền... Có lẽ nên giới hạn số người giới thiệu xuống còn 500/1000 trong số những đại biểu lập pháp, hành pháp được dân bầu trực tiếp, để tạo điều kiện cho mọi công dân được bình đẳng. 
4 - Điều 59. Bầu Tổng thống và Phó Tổng thống và Điều 64. Thủ tướng và các thành viên Chính phủ.
Có hai nước dân chủ (không phải quân chủ lập hiến như Anh quốc) với hai cách tổ chức khác nhau là Pháp và Mỹ. Ở Pháp thì chỉ có Tổng thống và Thủ tướng, ở Mỹ thì có Tổng thống, phó Tổng thống nhưng không có Thủ tướng.
Ở chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước kia Tổng thống Ngô Đình Diệm theo cách tổ chức Mỹ, còn Nguyễn Văn Thiệu thì vừa Tổng thống, Phó Tổng thống và Thủ tướng giống như đề nghị trong DỰ THẢO HIẾN PHÁP 2013.
Hai nước Pháp và Mỹ đều áp dụng hiến pháp đẹp đẽ, trong khi hai Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa đều độc tài. 
Để tiết kiệm ngân sách, có lẽ nên theo một trong hai cách tổ chức ở Pháp hoặc Mỹ. Khi trả lương cho Phó tổng thống hoặc Thủ tướng đừng quên họ có một bộ sậu cố vấn, chuyên viên đằng sau nên ngân sách, nhất là trong điều kìện đất nước còn nghèo, không phải dự trù cho một người mà cả bộ sậu..
5 - Điều 57. Tuyên bố tình trạng chiến tranh
Có lẽ quyền tuyên bố tình trạng chiến tranh phải dành cho hành pháp thay vì lập pháp. Cụ thể sau khi Quốc hội thông qua tình trạng chiến tranh thì ủy quyền cho Tổng thống tuyên bố. Sau khi Quốc hội thông qua Tổng thống cũng được ủy quyền ký kết hiệp ước hòa bình. 
Cuối cùng, về tên nước, Việt Nam Cộng Hòa hay Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã gây bao chia rẽ, đổ máu, huynh đệ tương tàn... Để tạo tiền đề cho việc hòa giải, đoàn kết có lẽ nên dùng tên nước là "VIỆT NAM" và lá cờ sẽ được trưng cầu dân ý trong tương lai.
Kết luận

Không thể so sánh DỰ THẢO HIẾN PHÁP 2013 với Hiến Pháp 1992 sửa đổi vì bản chất trái ngược nhau. Thí dụ trong khi DỰ THẢO HIẾN PHÁP 2013 đề cao quyền con người thì Hiến pháp 1992 sửa đổi làm teo quyền con người với những thủ thuật, ngôn từ lươn lẹo, ác ý, cố ý nhằm nhồi nhét nhân quyền, là quyền phổ cập, vào quyền công dân, là quyền theo luật định, nhằm phủ nhận việc áp dụng nhân quyền. 
Góp ý cho DỰ THẢO HIẾN PHÁP 2013 tôi thấy tâm hồn sảng khoái vì thật sự không có vùng cấm, thật sự không có vùng nhạy cảm và nhất là không còn phải nghe răn đe: "sửa gì thì cũng phải trong khung khổ Cương lĩnh và Điều lệ Đảng, quyền lực của hệ thống chính trị là thống nhất, không có tam quyền phân lập, gác lại vấn đề sở hữu đất đai.." 
Nguyễn Trung Chính 

“VÔ ƠN BẠC NGHĨA”

Nguyễn Đại
Một trong những chủ đề nóng nhất hiện nay là việc góp ý cho “bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp”. Nhóm trí thức trang bauxite đã công bố và kêu gọi mọi người ký tên vào bản góp ý của mình, đến nay đã thu được hơn 2000 chữ ký. Tôi đang phân vân ký hay không thì đọc được một phản biện của “dư luận viên” Đông La. Vị này cho rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCS) có công giúp dân tộc dành được độc lập từ tay Pháp và Mỹ, do đó, xóa bỏ sự lãnh đạo đương nhiên của ĐCS là “vô ơn bạc nghĩa”. Ý kiến này cũng có lý đấy chứ!
Cùng lúc đó, tôi lại đọc được phản biện của G.S Hoàng Xuân Phú. Trong đó, ông trình bày “nếu có công suy ra đương nhiên giữ quyền lãnh đạo thì phải trao quyền cho các chúa Nguyễn và cứ thế…” Tôi là người ba phải nên thấy cũng đúng. Vậy làm sao để có bản HP “không vô ơn bạc nghĩa”? Xin đề xuất một giải pháp.

Trong lĩnh vực dựng nước, chúng ta phải nhớ đến hai vị: Vua Hùng và Nguyễn Hoàng. Không có vua Hùng thì không có đất nước, tức là … không có gì cả. Không Việt Nam, không nhà Lê, nhà Trần và không cả Đảng Cộng Sản. Vậy quyền lãnh đạo đất nước chắc chắn phải có sự tham gia của con cháu vua Hùng. Nhưng nếu không có Nguyễn Hoàng thì không có miền Nam ngày nay. Nếu bỏ quyền lãnh đạo của Nguyễn Hoàng cũng là vô ơn bạc nghĩa. Vậy điều 4 HP nên sửa thành “ĐCS, Vua Hùng và Nguyễn Hoàng là những lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.” 
Nếu như công lao của Vua Hùng và Nguyễn Hoàng là “dựng nước”, tức biến từ “KHÔNG” thành “CÓ”, thì chúng ta cũng không thể quên ơn những vị đã “cứu nước” khi nước đã mất. Trước khi giành độc lập năm 1945, ta đã có 2 thời kỳ mất hẳn nước sau đó giành lại được. Ngô Quyền chính là người đầu tiên xưng quyền tự chủ sau thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc. Và Lê Lợi đã giành lại Việt Nam sau khi đất nước thuộc về tay giặc Minh. Vậy để tránh “vô ơn bạc nghĩa”, điều 4 HP nên sửa thành “ĐCS, Vua Hùng, Nguyễn Hoàng, Ngô Quyền, Lê Lợi là những lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Ngoài ra, lịch sử Việt Nam là lịch sử đấu tranh giữ nước với kẻ thù truyền kiếp là giặc Tàu. Không có những vị anh hùng giữ nước thì chúng ta đã bị Tàu “ăn thịt” từ lâu rồi. Lê Hoàn chống Tống, Lý Thường Kiệt chống Tống, Trần Hưng Đạo chống Nguyên, Quang Trung chống Thanh. Vậy chúng ta cũng phải thêm vào HP “ĐCS, Vua Hùng, Nguyễn Hoàng, Ngô Quyền, Lê Lợi, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung là những lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Nội dung của một bản hiến pháp tùy thuộc rất nhiều vào “tiêu chí” của người soạn thảo. Chính vì vậy mà Nhà nước mới kêu gọi góp ý và ông Phan Trung Lý mới tuyên bố “không có vùng cấm ngay cả những vấn đề nhạy cảm”. Với tiêu chí vì dân, vì nước ta sẽ có một bản hiến pháp khác với tiêu chí vì quyền lợi cá nhân, đảng phái. Xét theo tiêu chí “không vô ơn bạc nghĩa”, chúng ta có thể có điều 4 Hiến pháp tạm ổn như trên.“Tạm ổn” bởi vì còn rất nhiều người có công khác mà không thể kể hết được: Về văn hóa có Lý Công Uẩn, Lê Quý Đôn, Đoàn Thị Điểm. Y học có Lê Hữu Trác, Tuệ Tĩnh. Âm nhạc có Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Hoàng Việt…
Nhân nói về chuyện vô ơn bạc nghĩa, lại nhớ đến ngài đại tá – PGS – TS –NGUT  - Trần Đăng Thanh. Ông nói “họ (Trung Quốc) đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa”. Xét theo tiêu chí “không vong ân bội nghĩa” ở trên thì không lẽ đưa… Trung Quốc vô lực lượng lãnh đạo?  Cái này thì tôi thua. Như vậy là phản bội Tổ Quốc. Xin thứ lỗi cho tôi, Trần Đăng Thanh.
Nguyễn Đại – 4/2/2013
_____________________________

[1] Để ngắn gọn, người viết bỏ bớt 2 chữ “con cháu”, xin bạn đọc tự thêm vào.
[1] Nhà Giáo Ưu Tú