Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

HOT - BÀI VIẾT NÊN ĐỌC

THÁM HIỂM THÁNH ĐỊA PHÁP SƯ ĐÔNG NAM Á - KỲ I: XÂM NHẬP ĐỈNH LỤC SƠN LINH THIÊNG

Từ xưa, cái tên Tà Lơn trở thành một "thương hiệu uy thế" đối với những người tín ngưỡng huyền thuật ở khu vực Đông Nam Á. Họ tin rằng, những pháp sư có quá trình tu luyện tại núi Tà Lơn mới tài giỏi thật sự. Vì vậy, sau một thời gian dài học pháp thuật nhuần nhuyễn tại quê nhà, những đồ đệ huyền thuật ở các nước này đều khăn gói đổ về núi Tà Lơn, chui vào hang sâu giữa rừng thẳm để… tốt nghiệp cấp đại sư. Không ít người đã bỏ mạng trong quá trình tu luyện tại đây rồi được giới huyền thuật phong "thánh".

PV Chuyên đề ANTG đã "phượt" đến tận đỉnh núi này để tìm hiểu sự thật.
KỲ I: XÂM NHẬP ĐỈNH LỤC SƠN LINH THIÊNG
Điềm chỉ của một pháp sư Việt
Trước khi sang đất bạn thám hiểm thánh địa Tà Lơn, tôi ghé thăm một ông bạn già tên Chín, cư ngụ ở Tri Tôn, An Giang. Trong giới huyền thuật ở miền Tây Nam Bộ, ông Chín được nhiều nhiều người biết tiếng vì ông đã từng sang Tà lơn luyện phép. Ông Chín cũng rất nổi tiếng ở địa phương vì hàng chục lần bị kiểm điểm tội truyền bá mê tín dị đoan. Với ông, phép thuật không thuộc loại "mê tín dị đoan" mà là một "nét văn hóa tâm linh của người xưa truyền lại". Do mải mê luyện bùa, ngải, phép thuật từ nhỏ nên ông không được đến trường học văn hóa. Tất nhiên, ông mù chữ loại nặng.
Dù mù tất cả các loại chữ viết chính thống trên thế giới nhưng ông lại rất rành các loại chữ bùa, từ chữ bùa Pàli đến chữ bùa Phạn, bùa Lèo, bùa Năm Ông, bùa Lục Sơn (chữ Kh'mer cổ)… Ông đã từng hội ngộ với rất nhiều đại pháp sư khu vực Đông Nam Á tại đỉnh núi Tà Lơn. Những lần hội ngộ như vậy, ông và các đại pháp sư khác quốc tịch, dị biệt ngôn ngữ phải nói chuyện với nhau bằng "tiếng bùa" và "bắt ấn quyết" (tức ra dấu).
Trình độ văn hóa của ông Chín là con số không nhưng trình độ về bùa, chú, ngải thì thuộc đẳng cấp "đại sư". Ông Chín khẳng  định, ai cũng biết đường lên đỉnh Tà Lơn nhưng đường đến nơi tu luyện của các pháp sư thì chỉ có giới pháp sư thuộc đẳng cấp trung sư mới có quyền biết. Đó là những địa điểm bí ẩn chưa có trên bản đồ. Ông từ chối tháp tùng, mặc dù tôi đề nghị một cái giá bồi dưỡng khá cao.  Không chịu đựng nổi sự nài nỉ quyết tâm của tôi, ông đành vẽ một bản sơ đồ kèm lời khuyên: "Chú cứ chạy xe gắn máy qua bển. Đường xe hơi rộng mênh mông nhưng giá thuê rất mắc. Với xe gắn máy, chú có thể luồn lách nhiều chỗ và chủ động thời gian đi".
Tôi quyết định mang xe gắn máy sang đất bạn đề chinh phục đỉnh Tà Lơn.
Ông Chín diễn giải, theo tiếng Kh'mer thì "Tà Lơn" có nghĩa là "Ông thần lớn", tức là vua của các vị thần linh. Đối chiếu với văn hóa tâm linh Việt và tiếng Việt thì "tà" không có nghĩa tương xứng. Một số người cho rằng dịch nghĩa "tà" sang tiếng Việt là "thần hoàng bổn cảnh". Tuy nhiên đối chiếu theo văn hóa tín ngưỡng thì điều này sai biệt rất xa. Với người Kh'mer, ông "Tà" là một pháp sư tài giỏi nhất khu vực. Ông Tà dùng huyền thuật trừng trị bất kỳ ai dám chống lại ông, kể cả dân làng. Nếu ai tuân phục ông Tà sẽ được huyền thuật của ông ta bảo vệ. Ông Tà rất nóng tính và hung dữ.
Còn "thần hoàng bổn cảnh" của người Kh'mer luôn luôn là phụ nữ. Theo truyền thuyết Kh'mer, dãy núi Lục Sơn Tà Lơn do một vị thánh nữ được gọi là Veang Kh'mau "cai quản". Người dân Kh'mer sinh sống dưới chân núi Tà Lơn cho rằng, chủ của đất đai vùng này là hoàng tộc Monivong (quốc vương Campuchia) nhưng khai khẩn vùng này là do một người phụ nữ Việt tên Nàng Mau. Ngày xưa, người dân vùng này chỉ biết hái lượm. Nhờ Nàng Mau dạy trồng lúa nước nên người dân không còn đói kém nữa. Và họ đã tôn người phụ nữ này làm vị thánh đại diện cho lòng nhân ái. Người ta đã xây một bức tượng Veang Kh'mau cao khoảng 20 mét đặt trên đỉnh Bokor. 
Tiểu sử “thành phố ma”
Dãy núi Tà Lơn gồm 6 ngọn và ngọn chính có cái tên là Phnom Bokor, có nghĩa "Núi voi". Từ năm 2005, Chính phủ Campuchia đã quy hoạch Pokor - một trong 6 ngọn vùng núi hoang sơ này thành khu du lịch: Đền thờ Monivong - Công viên quốc gia Bokor. Đến đầu năm 2011, khu du lịch này mới hoàn tất cơ bản và đưa vào khai thác du lịch tâm linh. Vì thế, muốn vào núi phải mua vé. Giá vé vào "cổng trời" chỉ 2.000 real, tương đương 6.000 VNĐ.
Đường từ chân lên đỉnh núi dài 33 km được tráng nhựa rất phẳng, đẹp và hiện đại. Đó là con đường độc đạo lên núi. Những cung đường ưỡn ẹo trên những con đèo sâu hun hút và nhiệt độ khoảng 20oC khiến tôi có cảm giác như mình đang chạy xe trên đoạn đèo Đà Lạt.
Năm 1890, thực dân Pháp truy lùng một số người Việt Nam ẩn cư giữa rừng sâu trên đỉnh núi. Khi đó, họ phát hiện khí hậu vùng hoang sơ này rất lý tưởng cho việc nghỉ mát. Đến năm 1921, sau 9 tháng xây dựng, Pháp biến vùng rừng hoang thành một thị trấn trên núi mang tên tiếng Anh là Bokor Hill gồm: Nhà thờ Thiên Chúa giáo, bưu điện, bệnh viện, khách sạn. Các pháp sư bị nhà cầm quyền cầm tù. Những cái am, những hang động tu luyện của các pháp sư  đều bị bỏ hoang phế. Một số pháp sư chạy sâu vào rừng tìm những hang động vắng tiếp tục tu luyện.
Đến năm 1940, thất trận trước quân đội Nhật hoàng, thực dân Pháp co cụm về Phnôm Pênh, bỏ hoang thị trấn Bokor Hill. Sau năm 1945, khi Campuchia độc lập, nhà vua Shihanuk (cha) đã cho xây một cung điện nghỉ dưỡng ở đây và tái sử dụng các công trình của Pháp. Nhưng đến thời Kh'mer Đỏ diệt chủng, toàn bộ thị trấn nhỏ này bị phá hoang tàn. Khi Campuchia được giải phóng khỏi nạn diệt chủng của Pôn Pốt, người ta đã bỏ quên vùng núi hoang vắng này một thời gian dài. Suốt thời gian đó, chỉ có các pháp sư và tín đồ của họ thỉnh thoảng đi lên núi theo những con đường mòn hiểm trở để cúng bái và truyền phép thuật.
Bất ngờ năm 2001, đạo diễn Hollywood Matt Dillon nghe câu chuyện về Bokor bởi một đạo sĩ người Myanmar đã từng tu luyện nơi đây. Năm 2002, Matt Dillon cùng đoàn phim của ông đến tận Bokor thực hiện bộ phim City of Ghost.
Bộ phim nổi tiếng đến nỗi, từ năm 2003, dân Tây du lịch đến Campuchia đều đòi đến thăm "thành phố ma". Rừng thẳm, non cao của Bokor bị  đánh thức.
Hiện giờ, trên đỉnh Bokor, cung điện Hoàng gia đã được xây dựng lại thành Bokor casino và một cụm phức hợp khách sạn casino Thansur Bokor Highland phục vụ du khách ngoại quốc hoạt động ngày đêm.
Các điểm am, miếu tu luyện của pháp sư thời xa xưa trở thành một quần thể du lịch tâm linh không thể thiếu của Bokor.
Tuy nhiên, theo thông lệ hàng năm, các pháp sư Đông Nam Á vẫn tìm về Bokor đi sâu hơn vào rừng, tìm những hang động hoang sơ để thu nạp tinh - khí - thần của vùng thánh địa.
Huyền thoại những hang động vô danh
Bỏ qua quần thể casino hiện đại tấp nập người xe tôi tiếp tục tiến cao hơn về đỉnh núi, tại một ngã rẽ, có tấm biển hướng dẫn đến ngôi chùa Wat Sampov Pram mà giới pháp sư Việt gọi là chùa Năm Thuyền hoặc Nam Thiên. Đó chính là nơi "đắc đạo" của nhiều giáo chủ tôn giáo xuất xứ từ miền Nam Việt Nam và cũng là nơi luyện phép thần thông của các pháp sư vùng Đông Nam Á.
Trong các thư tịch, di ngôn, di tự của Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên - Giáo chủ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương; Bổn Sư Núi Tượng Ngô Tư Lợi - Giáo chủ đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa; Phật Trùm, Phật sống Cử Đa, Giáo chủ Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ, Phật sống Trúc Lâm Nương, Trịnh Công Hương v.v… cho thấy các vị này đều đạt chánh quả, đắc đạo ở ngôi chùa Năm Thuyền này.
Những pháp sư nổi tiếng trước năm 1960 ở miền Nam như Thợ Đức Lỗ Ban; Ông Ba "bùa gồng"; tướng cướp Đơn Hùng Tín; Đông Cung Phan Xích Long và rất nhiều vị đại pháp sư khác cũng đã từng sang khu vực Năm Thuyền luyện phép.
Theo các tài liệu của các pháp sư Việt thì đó là một ngôi am nhỏ do Vua Monivong xây cất vào năm 1924 cho Hoàng tử Pre Thoong đến tu luyện. Pre Thoong được một đại pháp sư người Việt có tên thường gọi là Ba Gang hướng dẫn vào đây luyện phép tiên. Do nơi đây có 5 tảng đá hình chiếc thuyền nên được gọi là Năm Thuyền. Ông Ba Gang và Cử Đa là hai phó tướng của Quản cơ Trần Văn Thành - người chỉ huy cuộc khởi nghĩa Láng Linh - Bảy Thưa trong giai đoạn chống thực dân Pháp  (1867 -1868). Sau khi kháng địa bị thất thủ, Quản cơ Trần Văn Thành tử trận, Cử Đa và Ba Gang về núi Tà Lơn tu luyện phép thuật chờ thời cơ. Lần lượt họ viên tịch tại nơi này và được dân địa phương đúc tượng phong thánh.
Ngày nay, Năm Thuyền không còn là ngôi chùa hoang vắng, u tịch. Nhà đầu tư đã xóa hầu hết dấu tích người Việt và "cải biên" thành một khu du lịch tấp nập người. Họ đã biến tượng Cử Đa và tượng Ba Gang thành "Phật Kh'mer". Ông "lục cả" trụ trì ngôi chùa là người Việt Nam cũng không còn.
Lần theo sơ đồ ông Chín "thầy pháp", tôi rời chùa Năm Thuyền, tiếp tục đi sâu xuống vực núi để đến một nơi đặc biệt. Đó là nơi có nhiều hang động huyền bí dành cho những pháp sư "thi tốt nghiệp cấp đại sư".
Vượt qua con suối, trước mặt tôi hiện ra một bãi đá rộng đến hút tầm mắt. Bãi đá mang nhiều hình thù quái dị chen lẫn với những loài cây cỏ dại. Hàng ngàn khối đá đa hình thù xếp chồng lên nhau tạo thành những cái am thiên nhiên lý tưởng và yên tịnh.
Dù đang giữa trưa, mặt trời đứng bóng nhưng ánh nắng rất dịu mát. Thỉnh thoảng, một làn mây xám bao phủ khiến cảnh vật trời đất trở nên âm u huyền bí. Tôi có cảm giác như mình đang lạc vào cảnh thượng giới. Tôi đi sâu vào bãi đá khoảng 1.000 mét. Ẩn dưới những khối đá, hàng hàng lớp lớp hang động sâu hút. Rất nhiều hang có dấu tích con người. Trước cửa một số hang ai đó đã đặt một bát nhang. Ông Chín "thầy pháp" đã từng kể cho tôi nghe chuyện một số pháp sư đến đây luyện phép và chết luôn trong hang. Với trường hợp như vậy, các pháp sư cho rằng, người chết đã đạt chánh quả và được phong thánh. Tuy nhiên, do không để lại tên tuổi nên các pháp sư đến sau gọi chung những "vị thánh" này theo tiếng Kh'mer là "tà phnum", có nghĩa là thần núi.
Lấy can đảm, tôi thử chui xuống một hang có bát nhang. Cửa hang hẹp vừa vặn thân người nên bên dưới hang tối đen như mực. Chân tôi chạm một phiến đá phẳng khoảng 1m2. Qua ánh đèn pin, tôi thấy trên phiến đá vẫn còn sót lại vài mẩu ngải khô, vài mẫu vải mục đã biến màu. Bên cạnh phiến đá còn có một khe đá sâu hun hút. Không mang theo dụng cụ leo núi, tôi đành bỏ cuộc rời khỏi hang.
Tình cờ khi trở về chùa Năm Thuyền, tôi gặp được một người đàn ông.
Ông tên Vang, 46 tuổi, cư ngụ tại phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, thuộc phái Trà Kha. Ông Vang vừa hoàn tất ngày luyện phép thứ 49 dưới một hang nơi bãi đá. Ông vui vẻ cho biết, nếu tôi đến đây sớm trước một tháng sẽ gặp ít nhất 20 pháp sư như ông ta. Giờ họ đã rời núi, chỉ còn mỗi mình ông ở lại cúng bái tạ ơn các "lục tà" ở chùa Năm Thuyền.
* Đón đọc: Hội luyện phép định kỳ và 36 ngôi mộ người Việt trên đỉnh Tà Lơn.
NÔNG HUYỀN SƠN

THÁM HIỂM THÁNH ĐỊA PHÁP SƯ ĐÔNG NAM Á - KỲ 2: HỘI LUYỆN PHÉP VÀ 36 NGÔI MỘ NGƯỜI VIỆT TRÊN ĐỈNH TÀ LƠN

Ngoài dấu tích chùa Năm Thuyền, tại đỉnh Bokor còn rất nhiều địa chỉ mang tên thuần Việt như điện Minh Châu, điện Bình Thiên, điện Bàn Ngự, điện Tứ Giao… Đó là dấu tích của những người Việt xưa tu luyện phép thuật nơi này. Ngày nay, những cái tên đó đều được người bản địa "Kh'mer hóa" thành Mik Clau (Minh Châu), Bin Thi (Bình Thiên).
Cho đến tận bây giờ, người Kh'mer vẫn tin rằng, những "lục tà" người Việt có công khai mở thánh địa phép thuật vẫn còn "trụ trì trong không gian". Còn các pháp sư khu vực Đông Nam Á vẫn chọn nơi đây làm "trường thi tốt nghiệp" hàng năm.

>> Thám hiểm thánh địa pháp sư Đông Nam Á
Lễ hội luyện phép vặt sa
Nhận ra tôi là đồng hương, lại có "tín vật" đồng môn, ông Vang vui vẻ bắt chuyện. Ông Vang đưa tôi trở lại "kham maya kul" tức quần thể hang động luyện phép thuật. Chúng tôi vạch lá, len khe đá để đi mất nửa giờ đồng hồ mới đến nơi.
Trên đường đi, Vang "khai ngộ" cho tôi. Vang nói: "Khi Nam Tông Phật giáo đồ kết thúc mùa kiết hạ vào ngày rằm tháng 9 thì giới pháp sư bắt đầu vào mùa vặt sa. Vặt sa gần giống với nghĩa kiết hạ của Phật giáo. Vặt sa kéo dài 45 ngày kể từ rằm tháng 9 âm lịch đến kết thúc tháng 10 âm lịch hàng năm. Từ ngày đầu tiên của tháng 10 âm lịch là vào lễ vai xu pa na di ka, mà một số người gọi tắt là vai xu. Ông biết tại sao pháp sư chọn kết thúc mùa kiết hạ mới vào mùa vặt sa không? Bởi thời điểm đó, các hồn ma âm binh vừa được thấm nhuần đường tu. Tranh thủ lúc đó, mình lôi kéo họ về phủ phục dưới trướng mình".
Vang dẫn tôi qua khỏi khu vực hang mà tôi từng biết rồi tiến thật sâu vào "kham maya kul",  đến tận mép một thung lũng sâu hun hút. Xuống đến lưng chừng thung lũng, trước mặt tôi là một quần thể hang động đầy vết tích con người: Chân nhang, tàn thuốc lá, chai nhựa, giấy vàng mã, tiền âm phủ vương vãi khắp nơi giống như vừa trải qua một đám tang tập thể. Vang giải thích: "Bãi kham bên ngoài dành cho những pháp sư mới đến luyện phép lần đầu. Ở đây chỉ có những pháp sư cao tay ấn luyện. Yếu nghề lò mò vào đây mà không có sư phụ đi kèm, ngồi 1 giờ là hồn xiêu phách lạc, bỏ chạy ngay. Đã từng có người chịu không nổi âm khí bị điên luôn".
Tôi vờ tin những lời Vang nói. Từ một cửa hang nhìn ra ngoài, kẻ không tin tâm linh cũng sởn gai ốc chứ đừng nói đến những người tín ngưỡng tà thuật. Vực thẳm sâu hun hút, vách núi dựng đứng, Thỉnh thoảng mây từ dưới thấp dâng lên bao trùm khiến không gian tối sầm. Gió len vào khe đá tạo thành âm thanh như ma rên, quỉ khóc… Nếu tịnh tâm không tốt, không điên mới là lạ.
Có lẽ e ngại tôi bị quỷ nhập, Vang xòe hai bàn tay ra trước mặt rồi cong ngón cái và ngón giữa lại như sắp búng lỗ mũi ai đó trong khoảng không, miệng hô chú thật lớn. Âm thanh vọng xuống thung lũng dội lên như phát ra từ cõi vô hình: "An xáng bang da màm a căm căm ú bà da da ba xa to bà ti ka rit xà mì..ì..ì". Sau này, tôi mở băng ghi âm nhờ một nhà sư Kh'mer trụ trì chùa Ph'nom Phi ở Tri Tôn (An Giang) dịch dùm: "Hỡi những thần linh, chánh thần, tà thần. Nếu nghi ngờ điều gì thì mong các ngài chỉ bảo".
Vang cho biết, đây là lần thứ 5 ông tham dự hội vặt sa ở đỉnh núi thiêng này. Nhiều người cho rằng, hội vặt sa Tà Lơn là một cuộc thi đấu tay đôi phép thuật của những pháp sư. Vang chưa từng biết những cuộc đấu đó nhưng vẫn khẳng định: Không thể có. Đã thi đấu tranh tài cao thấp thì không nhất thiết phải đến đỉnh Tà Lơn này. Đã đến đây, hận thù trần gian phải được rũ bỏ.
Đối với giới pháp sư, ngoài chuyện Tà Lơn là nơi có dấu tích những bậc Phật, thánh đạt chánh quả, còn có yếu tố "chính huyệt" của khu vực Đông Nam Á. Họ cho rằng, nơi đây là điểm tập trung linh khí trời đất nên con người dễ hấp thu đầy đủ tinh, khí, thần của vũ trụ. Vì những yếu tố đó, các sư phụ luôn đưa đệ tử lên đây để kiểm tra khả năng tu luyện. Nếu vượt qua được kỳ vặt sa, kể như đạt cấp đại sư, đủ trình độ làm thầy. Với những người đạt bậc đại sư cũng đến đây để tôi luyện một món "đồ" (Bảo bối có ẩn chứa phép thuật) hoặc nâng cấp một tuyệt kỹ phép thuật nào đó.
Thông thường, những người dự hội mời một vị cao tăng Campuchia (nước chủ nhà) đứng ra chủ trì "trường thi". Trước khi vào hội, các pháp sư tự chọn và đánh dấu một cái hang rồi mời vị cao tăng chủ trì đi từng hàng làm phép trấn ếm. Sau khi trấn ếm xong các hang, vị cao tăng này phối hợp cùng các sư phụ cộng lực, đồng loạt bày trận địa phù phép, "giăng lưới" khắp bầu trời để truy tìm những ác quỷ, yêu tinh ẩn nấp, "trói" lại nhốt chung vào một cái chum sành có nắp. Vị chủ trì sẽ đem cái chum đó về chùa của mình làm "chiến lợi phẩm". Đám ác quỷ, yêu tinh sẽ được vị cao tăng đó trì chú đến khi thuần phục mới được thả ra làm ôsin "phần âm" cho chùa.
Khi đã trấn ếm an toàn, các sư phụ lùa đệ tử vào từng hang bắt đầu tu luyện. Mỗi đệ tử chỉ được phép mang theo 1 lít nước và một số củ ngải làm thực phẩm. Trong thời gian 45 ngày, nếu bước ra khỏi động, xem như bỏ cuộc thi và bị đánh rớt. Người nào vượt qua được, xem như "tốt nghiệp". Người nào hóa điên được cao tăng chủ trì rước về chùa nuôi suốt đời để trục vong. Họ cho rằng, người yếu tay ấn sẽ bị ác quỷ, yêu tinh nhập vào người khiến điên loạn. Người nào chết luôn trong động, xem như đã đạt cực đỉnh thông tuệ. Cả hội xúm lại trì chú tôn người chết làm thánh, thần.
Trong 5 lần tham dự "đại hội", Vang từng chứng kiến 2 trường hợp "hóa thánh" và 3 trường hợp hóa điên. Trong đó có 1 người Thái Lan chết và 2 người Kh'mer hóa điên. Số còn lại thuộc về người Việt Nam.
Kết thúc hội vặt sa, người nào "tốt nghiệp" sẽ được cao tăng chủ trì trao một "ấn vật" và một giấy chứng nhận có con dấu của Tổng hội Phật giáo Vương quốc Campuchia. Với giấy chứng nhận đó, pháp sư sẽ trở thành thượng khách của bất kỳ ngôi chùa nào trên đất Thái Lan, Myanmar, Campuchia,… trừ Việt Nam và Lào.
Chiều cùng ngày, Vang đưa tôi đi thăm một quần thể 36 mộ người Việt đã "hóa thánh" tại đỉnh núi linh thiêng này.
36 ngôi mộ bí ẩn
36 ngôi mộ nằm thành 3 cụm riêng biệt nhưng gần nhau. Cụm trong cùng nằm lưng chừng thung lũng có 4 ngôi mộ nằm thành 2 lớp. Lớp trong, sát vách đá có 1 ngôi mộ, phía ngoài là 3 ngôi mộ. Cách đó không xa là một cửa động, trên vách đá có chạm một hàng chữ Hán "Động Kim Quang". 
Ông Vang cho biết, những người theo đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa ở An Giang đều khẳng định đó là mộ Vua… Hàm Nghi và 3 tướng cận vệ. Họ truyền miệng nhau rằng, khi Pháp xâm lược Việt Nam, Vua Hàm Nghi thật không bị Pháp bắt đày đi Algerie. Người bị bắt là một Hàm Nghi giả. Vua Hàm Nghi thật đã lẩn trốn về vùng Thất Sơn (An Giang) gặp Cử Đa. Ông Cử Đa đã đưa Vua Hàm Nghi sang Tà Lơn ẩn trú và chết tại đây. Tại ngôi chùa Phi Lai - Là nơi khai mở đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa - các tín đồ dành hẳn một bàn thờ trang trọng có đặt di ảnh Vua Hàm Nghi. Họ không căn cứ vào bất kỳ tài liệu lịch sử nào mà chỉ dựa vào lời tiên tri qua thơ của Đức Bổn sư Ngô Tự Lợi, Cử Đa và những… giấc mơ.
Ông Vang khẳng định: "Điều đó trái với lịch sử nên tôi không tin. Tôi nghĩ rằng, đó là ngôi mộ của những thành viên hội kín Phan Xích Long". Những điều ông Vang khẳng định có vẻ khả tín hơn.
Căn cứ vào sử liệu, năm 1912, Phan Xích Long (tức Phan Phát Sanh) tự xưng là Đông cung Thái tử, con trai Vua Hàm Nghi. Ông tự tôn mình làm "hoàng đế", khởi nghiệp kháng Pháp bằng cách lập hội kín. Trước đó, Phan Xích Long đã từng sang Tà Lơn luyện bùa phép. Những pháp sư Kh'mer gọi động Kim Quang là "khăm Lơn", gọi núi Bokor là "Tà Lơn", tức ông Tà Thần tên Lơn. Có thể họ đã gọi tên ngọn núi theo tên "Long" thành "Lơn".
Phan Xích Long đã dùng tín ngưỡng và bùa chú để thu hút thành viên hội kín (Theo tập 2, sách “Đại cương Lịch sử Việt Nam”). Một trong những phó tướng của Phan Xích Long có người tên Nguyễn Hữu Trí (quê Cần Giuộc, Long An bây giờ) đã lấy Tà Lơn làm đại bản doanh chỉ huy hội viên gài bom, tấn công chiếm lĩnh các cơ quan đầu não của Pháp tại Sài Gòn, Chợ Lớn vào đêm 23, rạng sáng 24/3/1913. Pháp phát hiện và truy lùng. Kế hoạch tấn công bị bại lộ, Phan Xích Long, Nguyễn Hữu Trí cùng các hội viên đào tẩu. 
Nguyễn Hữu Trí chạy thoát. Phan Xích Long chạy ra Phan Thiết và bị bắt ở đó. Pháp đem Phan Xích Long về giam ở Khám lớn Sài Gòn cùng với 57 hội viên.
Năm 1916, nhân Pháp bại trận trong Thế chiến I, khoảng 300 hội viên của các hội kín ở Gia Định, Chợ Lớn, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Cần Giuộc, Cần Đước... cùng bí mật phá tù cứu Phan Xích Long. Nguyễn Hữu Trí chọn núi Cấm làm bản doanh bàn kế hoạch giải cứu "hoàng đế". Đêm 14 rạng ngày 15/2/1916, với khẩu hiệu "Cứu Đại ca" (tức Phan Xích Long), Nguyễn Hữu Trí chỉ huy hàng trăm hội viên ẩn mình trong những chiếc tàu buôn đậu trên sông cầu Ông Lãnh đồng loạt tấn công dinh Thống đốc và Khám Lớn. Họ đeo bùa chú, tay cầm binh khí thô sơ chia làm ba nhóm xông lên. Cuộc giải cứu thất bại, Nguyễn Hữu Trí tử trận. Một số hội viên kịp cướp xác Nguyễn Hữu Trí đào thoát.
Ngày 22/2/1916, thủ lĩnh Phan Xích Long cùng một số nghĩa sĩ bị Pháp tử hình tại Đồng Tập Trận. Sau đó, các đệ tử của ông bí mật đào mộ cướp xác đưa đi mất.
Họ đã đem thi thể Phan Xích Long và Nguyễn Hữu Trí sang núi Tà Lơn an táng tại động Kim Quang. Tướng cướp Đơn Hùng Tín một thời ngang dọc khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thời kháng Pháp là một trong những đệ tử thân tín của Phan Xích Long.
Chúng tôi tiếp tục khám phá những ngôi mộ còn lại. Hai cụm mộ còn lại gồm 32 cái nằm rải rác bên ngoài. Những ngôi mộ này là của những người thế hệ sau Phan Xích Long đến đây tu luyện rồi "hóa thánh".
Tất cả các ngôi mộ đều phủ những phiến đá đánh dấu. Có một ngôi mộ chất đá rất sơ sài không bia mộ. Ông Vang cho biết, vào khoảng năm 1970, những người luyện phép đến đây đã phát hiện một bộ xương khô vẫn còn ngồi trong tư thế thiền. Họ để nguyên tư thế của người chết rồi phủ đá lên.
 Trong số 36 ngôi mộ chỉ có một vài ngôi được dựng bia khắc chữ. Có lẽ đó là mộ của những người giữ miếu, giữ am nên người ta biết rõ danh tính. Một ngôi mộ có đề bia: "Năm 1942 phựng ưu bà di Nguyễn Thị Quan, pháp danh Như Cẩm Nhứt, Vị giác linh. Hạn: Nhâm Ngọ Niên, cửu nguyệt, nhị thập nhất". Số còn lại, chết trong các hang đá, không danh tính nên những người đến sau chôn cất phủ đá đánh dấu.
Ở một số hang đá dưới sâu tận cùng đáy vực vẫn còn chứa một số xương cốt người tu luyện chết rũ không được chôn cất, không được nhang khói. Để leo đến đó phải mất hơn 20 giờ đồng hồ. Thời gian không cho phép tôi tiếp tục thám hiểm.
Điều ông Vang băn khoăn là, khu du lịch Bokor đang tiếp tục thi công mở rộng nhiều hạng mục. Một số di tích người Việt xưa rơi vào khu quy hoạch, đã bị Kh'mer hóa. Những quần thể mộ người Việt, những quần thể "khăm" có thể bị khu du lịch san phẳng, trong đó có những ngôi mộ của nghĩa quân Phan Xích Long. Nếu các nhà khoa học lịch sử không kịp thời nghiên cứu, những di tích đó sẽ biến mất vĩnh viễn, một góc nhỏ lịch sử dân tộc Việt sẽ mai một
NÔNG HUYỀN SƠN

Bùi Tín - Thời cơ không thể để mất

 
Hiệp định Paris ký đã được tròn 40 năm. Lẽ ra đây phải là dịp toàn dân ta cùng nhau nhìn lại quãng đường dài vừa qua để rút ra những kinh nghiệm thiết thực quý báu nhất cho chặng đường sắp đến. Làm được như vậy chứng tỏ dân tộc ta đã trưởng thành và khôn ngoan.
Nhưng hình như chúng ta đã không cùng nhau làm như thế. Cuộc tranh luận để xác định ai thắng ai thua trong cuộc chiến tranh thực tế là huynh đệ tương tàn, là Bắc chinh Nam chiến, làm quân cờ phụ cho cuộc chiến tranh ý thức hệ vừa nóng vừa lạnh giữa hai trận tuyến thế giới Dân chủ và Cộng sản, cuộc tranh luận đáng buồn ấy vẩn diễn ra dai dẳng. Kẻ thắng không phát huy được thắng, còn lao đao lo sợ, bị dân khinh ghét, thì thắng cái gì? Mây mù tồn đọng của thế kỷ hỗn loạn vừa qua vẫn phủ mờ, làm lạc hướng nhận thức và tình cảm của cả một dân tộc được coi là có bản chất tinh anh, nhân bản.
Thật ra đây cần phải là dịp để nhìn lại cho minh bạch tình hình 40 năm trước để biết tiếc nuối một thời cơ hiếm có đã bị bỏ qua, từ đó không để vuột mất thời cơ hiếm có trước mắt hiện nay.
Bốn mươi năm trước đã có thời cơ lớn xuất hiện để thể hòa hợp dân tộc, thống nhất lòng dân, khôi phục và phát triển đất nước với tốc độ cao, cải thiện cuộc sống cho toàn dân, bù lại những năm tháng chiến tranh tàn khốc. Nhưng lãnh đạo duy ý chí, chủ quan, bị chiến thắng làm cho đầu óc quay cuồng, sinh ra mù quáng, đã có những chủ trương sai lầm có hệ thống: bỏ tù không phân biệt quân nhân viên chức cũ, cải tạo vội vã công thương nghiệp, sáp nhập vội các tỉnh, quận, huyện, đổi tiền, tiến công chiếm đóng mười năm dài Campuchia, thất bại trong chống giặc nội xâm tham nhũng, lãng phí hàng trăm nghìn tỷ đồng trong quản lý các tổng công ty quốc doanh, kết quả là xã hội bị băng hoại, đảng CS thoái hóa bị khinh miệt và uy tín cầm quyền.
Nếu như lãnh đạo đảng CS hồi ấy tỏ ra thận trọng, sáng suốt, khôn ngoan, biết học tập kinh nghiệm hòa giải dân tộc ở Hoa Kỳ khi chiến tranh Bắc - Nam kết thúc, biết áp dụng bài học liên minh bền chặt giữa những kẻ thù truyền thống như Pháp -  Đức hay Mỹ - Nhật… thì tình hình nước ta hiện nay đã khác hẳn, quan hệ quốc tế sớm được mở rộng và thắt chặt với các nước dân chủ, và thế quốc tế của nước ta cũng đã khác hẳn.
Đến những năm 1989, 1990, khi bức tường Berlin sụp đổ, Liên Xô tan vỡ, nếu như lãnh đạo đảng CS sáng suốt, tỉnh táo, biết nhận ra sai lầm về đường lối, học thuyết đã quá rõ ràng, chủ động từ bỏ ý thức hệ Mác-Lênin đã phá sản, trở về với dân tộc, thì tình hình cũng đã đổi khác hẳn. Lại một dịp tốt bị bỏ lỡ, chỉ vì tất cả Bộ Chính trị bị nhiễm nặng bệnh giáo điều, cổ hủ, không một ai có tư duy đổi mới mạnh mẽ, dân chủ và sáng tạo. Trong hàng ngũ lãnh đạo không có một ai có tư duy độc lập, biết lùi để tiến khi cần, biết rẽ sang trái hay sang phải tùy theo chặng đường, cho nên cứ cắm đầu cắm cổ tiến lên với mục tiêu xã hội chủ nghĩa, dưới lá cờ Cộng sản, trong khi không một ai hình dung được chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng sản hình thù ra sao, bao năm nữa sẽ đạt, con đường quá độ như thế nào, cũng không ước lượng nổi là qua mấy kế hoạch năm năm, mấy chiến lược mười năm. Nghĩa là mục tiêu lờ mờ, mơ hồ, huyền ảo ở phía trước.
Đến nay lại một thời cơ mới được mở ra, nhân việc sửa đổi bổ sung Hiến pháp 1992 được đặt ra, dự định hoàn thành trong năm nay, có thể gọi là Hiến pháp 2013, Hiến pháp của thế kỷ XXI. Bản dự thảo được đưa ra có 95 điều khoản được sửa đổi viết lại, 13 điều hoàn toàn mới, chỉ giữ nguyên 18 điều. Ban dự thảo cho rằng đã làm được nhiều việc, thay đổi đến 108 điều khoản, nhưng thật ra chỉ sửa những vấn đề thứ yếu, có thể nói là lặt vặt.
Thay đổi lớn nhất là Điều 70 trong bản dự thảo mới nói về Lực lượng vũ trang nhân dân. Trong các Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992 ghi ‘’Lực lượng vũ trang nhân dân là của nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ toàn vẹn và an ninh của Tổ quốc …‘’,  và  ‘’ lực lượng vũ trang nhân dân trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu…”, không có chỗ nào nói trung thành với đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) và có nhiệm vụ bảo vệ đảng CS cả. Trong dự thảo hiện nay ghi rõ: ’’Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với đảng CS Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền,toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc , an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ đảng, nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế ‘’. Những chữ gạch dưới không hề có trong cả 4 bản hiến pháp cũ. Vì sao vậy? có thể hiểu là lãnh đạo đảng CSVN đang sợ quân đội và công an khi có khủng hoảng chính trị gay gắt xảy ra, như ở Rumania, Liên Xô, Tunisia, Ai Cập… quân đội và an ninh đã đứng hẳn về phía nhân dân xuống đường và nổi dậy. Trong lo sợ họ đang đặt đảng của họ lên trước Tổ quốc và nhân dân.
Hiện đang có chuyện hệ trọng hơn nhiều. Đó là nhân việc tu sửa Hiến pháp, một nhóm trí thức có uy tín xã hội cao đã đưa ra kiến nghị chuyển từ chế độ duy nhất một đảng sang chế độ đa đảng. Sáng kiến đưa ra vài ngày đã có hàng ngàn người đồng tình nhiệt liệt. Đây là một đề nghị mạnh dạn, đúng đắn, khoa học, thiết thực, hoàn toàn trong sáng, vì dân vì nước, với những lý lẽ rất rõ ràng, rất khó bác bỏ.
Chưa có một chế độ độc đảng độc quyền đảng trị nào mang lại tự do no ấm cho nhân dân cả. Một nền “dân chủ độc đảng” là một nền dân chủ không thể có, một nền dân chủ mơ hồ, hoang tưởng. Chẳng lẽ thiên hạ ngu ngốc, điên dại cả chăng khi tất cả các nước giàu có, văn minh, phát triển cao đều theo chế độ dân chủ đa đảng? Họ lầm lẫn, mê muội dại dột cả chăng? Họ muốn tự sát cả chăng?
Ở nước ta, rõ ràng những yếu kém, sai lầm trong quản lý kinh tế - tài chính, quản lý xã hội, trong lựa chọn nhân tài, thất bại trong chống quan liêu lãng phí tham nhũng đều có nguyên nhân thiếu vắng dân chủ, thiếu lực lượng chính trị ganh đua với đảng cầm quyền, thiếu thế lực kiểm soát làm đối trọng với đảng Cộng sản.
Nguyên nhân cơ bản làm Liên Xô, các nước CS Đông Âu sụp đổ là gì nếu không phải là chế độ độc tài đảng trị phi dân chủ kiểu Mác-Lênin? Nguyên nhân sụp đổ của chế độ độc tài ở Tunisia, Ai Cập, Libya là gì nếu không phải là chế độ độc đoán đàn áp và tham nhũng, gây nên sự phẫn nộ, khinh ghét, căm thù của quần chúng đông đảo, tạo nên cuộc xuống đường hùng hậu do một bộ phận trí thức và thanh niên tiên phong lãnh đạo và làm lực lượng xung kích?
Nhất nguyên và đa nguyên, độc đảng và đa đảng, độc tài và dân chủ đang là hai quan điểm đối lập, hai trận tuyến lý luận và thực tiễn đối kháng nhau gay gắt, khi cần rất nên đặt ra trong một cuộc trưng cầu dân ý có quan sát của truyền thông quốc tế, của Liên Hiệp Quốc, trong không khí bình tĩnh tự tin của một dân tộc đã trưởng thành.
Ai cũng thấy lãnh đạo của đảng CS hiện nay là trở ngại chính cho việc chuyển đổi lịch sử theo hướng  tiến bộ này. Họ sẽ viện ra đủ cớ, nhưng ai cũng thấy cái nguyên cớ thật sự là ở những đặc quyền đặc lợi quá lớn nhưng phi pháp mà họ đã thu được đang nuôi dưỡng lòng tham không đáy của họ. Mong rằng số người đặt tiền bạc cao hơn nhân dân ấy hãy ngẫm nghĩ  về chữ “đủ ”. Họ đã giàu gấp trăm ngàn lần người dân bình thường rồi. Hãy tự coi là quá đủ, để còn biết lẽ phải và trí khôn, lấy nền dân chủ đích thực, tân tiến của toàn dân làm trọng.
Về nhiệm vụ thuyết phục những đồ đệ trung kiên của học thuyết nhất nguyên độc đảng nên tự nguyện đi theo con đường cách mạng chân chính của nhân dân, không gì bằng xin để cho trong nội bộ đảng khuyên bảo, thuyết phục nhau, sẽ có hiệu quả hơn. Tôi mạn phép kể ra không ít cán bộ lãnh đạo cấp cao của đảng đã sẵn sàng chủ trương thực hiện nền dân chủ đa đảng trong trật tự theo một đạo “Luật về các chính đảng” sẽ được xây dựng. Ví dụ như ông Nguyễn Văn An, nguyên chủ tịch Quốc hội; ông Trần Phương và ông Vũ Khoan, nguyên phó thủ tướng; ông Nguyễn Đình Hương, nguyên ủy viên Ban Bí thư Trung ương; các tướng lãnh quân đội Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Quốc Thước, Đặng Quốc Bảo; tướng Anh hùng Công an Nguyễn Tài; các giáo sư tiến sỹ Phan Đình Diệu, Hoàng Tụy, Chu Hảo,Tương Lai, Việt Phương, Nguyễn Quang A, Ngô Bảo Châu, Lê Đăng Doanh, Trần Đình Thiên, Đào Công Tiến, Đào Xuân Sâm; các nhà nghiên cứu Phạm Chi Lan, Dương Thu Hương, Nguyễn Trung; các nhà văn hóa Nguyên Ngọc, Phạm Toàn, Phạm Xuân Nguyên; các luật sư Lê Hiếu Đằng, Trần Quốc Thuận…
Sẽ được hoan nghênh nếu như báo Nhân Dân mở một chuyên mục “ Nên độc đảng hay đa đảng ?” để cho cuộc tranh luận được công khai, ngay thật, sôi nổi, vừa mang tính lý luận, hàn lâm, vừa mang tính quần chúng rộng rãi.  
Bất cứ ai quan tâm đến vận mệnh của Tổ Quốc, cuộc sống có nhân phẩm và nhân quyền của toàn dân không thể bỏ qua thời cơ hiếm có hiện nay để nước ta có một hiến pháp tiến bộ xứng đáng với biết bao hy sinh gian khổ đã qua.
Phương án thuận lơị nhất có thể gọi là “ Sự chuyển đổi có điều khiển trong luật pháp từ độc đảng sang đa đảng”,vừa từ dưới toàn dân đồng thuận đòi hỏi bằng được quyền tự do của mình đưa lên trên, vừa từ trên chủ động thấu hiểu nguyện vọng của bên dưới để có phương án lãnh đạo cụ thể có hiệu quả cao.
Đảng CS cùng toàn dân hợp sức chuyển đổi cả hệ thống chế độ chính trị là một cuộc cách mạng ôn hòa mà sâu sắc nhất, là thắng lợi thật sự vĩ đại mang tính chất dân chủ đầy đủ và trọn vẹn, mở ra kỷ nguyên Dân Chủ trong lịch sử nước ta. Làm như thế, đảng CS sẽ được ghi nhận có công lao và vinh dự to lớn trong sự nghiệp cao quý này.
Nếu như lãnh đạo đảng vẫn một mực nhắm mắt bịt tai trước nguyện vọng chính đáng của nhân dân, từ chối phương án “Chuyển đổi có điều khiển“, cùng nhân dân làm trọn cuộc cách mạng dân chủ dân quyền, thì nhân dân quyết không cam tâm thất bại.
Lực lượng của cuộc cách mạng dân chủ sẽ đòi một cuộc trưng cầu dân ý công khai về vấn đề này. Nếu không đạt phương án này, nhiều cuộc xuống đường ôn hòa nhưng cực kỳ rộng lớn sẽ được đặt ra, hòa bình nhưng bền bỉ và quyết liệt để giành bằng được Quyền Con Người, quyền Tự do khao khát suốt mấy thế kỷ dồn nén lại. Tại sao nhân dân Liên Xô và Đông âu làm được, nhân dân Tunisia, Ai Cập, Libya làm được, nhân dân Miến Điện cũng làm được, mà nhân dân và sỹ phu Việt Nam ta lại không làm được?
Nhất định cuộc tranh đấu chính nghĩa này sẽ toàn thắng khi lòng dân đã đồng, lại đúng thời cơ, hợp thời đại.
Bùi Tín
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Đà Nẵng chưa tìm được người thay ông Nguyễn Bá Thanh

(NLĐO) - Dù đã cận Tết Nguyên đán nhưng HĐND TP Đà Nẵng vẫn quyết định triệu tập kỳ họp bất thường để bầu chủ tịch mới thay ông Nguyễn Bá Thanh.
Tin từ Thường trực HĐND TP Đà Nẵng ngày 3-2 cho biết kỳ họp bất thường sẽ được tổ chức vào ngày 7-2 (tức 27 Tết). Trước đó, dự kiến kỳ họp diễn ra ngày 28-1 nhưng do chưa chuẩn bị kịp nên phải dời lại.

Đà Nẵng sẽ tìm người thay vị trí chủ tịch HĐND TP thay ông Nguyễn Bá Thanh ngay cận tết
Kỳ họp sẽ tập trung bầu chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng mới, thay cho ông Nguyễn Bá Thanh được Bộ Chính trị phân công làm Trưởng ban Nội chính trung ương - vừa chính thức hoạt động ngày 1-2.
Ngoài cương vị chủ tịch HĐND, ông Thanh còn là Bí thư Thành ủy, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng.
Theo nguồn tin của Báo Người Lao Động, khi ra Trung ương nhận nhiệm vụ, ông Thanh điều động theo 5 cán bộ ở Đà Nẵng, gồm ông Phan Văn Tâm, Bí thư Quận ủy Liên Chiểu; ông Lê Hồng Minh, Chánh văn phòng HĐND TP;  2 trợ lý và một lái xe.

(Người Lao động) 

Ban Nội chính Trung ương họp phiên thứ nhất

Ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, cho biết: “Công việc của ban mới chỉ bắt đầu và còn ở phía trước”
Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương, cho biết hôm nay (4-2), Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (ban chỉ đạo) chính thức ra mắt và cũng là ngày ra mắt cơ quan thường trực của ban chỉ đạo là Ban Nội chính Trung ương. “Trong ngày 4-2, Ban Nội chính Trung ương sẽ tiến hành họp phiên thứ nhất” - ông Tuấn nói.
Theo ông Tuấn, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh sẽ không còn nhưng không phải công tác này bỏ ngỏ mà để tiếp tục nâng cao hiệu quả hơn nữa. “Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị đã giao nhiệm vụ này cho các thành ủy, tỉnh ủy” - ông Tuấn cho biết.
Ngày 3-2, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động qua điện thoại về nhiệm vụ mới, ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, cho biết: “Công việc của ban mới chỉ bắt đầu và còn ở phía trước”.
Trước đó, ngày 28-12-2012, Bộ Chính trị đã ban hành các quyết định về việc thành lập Ban Nội chính Trung ương. Trước mắt, lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương gồm 1 trưởng ban, 3 phó ban và 108 CBCNV. Về bộ máy, Ban Nội chính Trung ương gồm trưởng ban và các phó trưởng ban, được tổ chức thành 9 đơn vị cấp vụ, trong đó có một vụ chuyên trách công tác phòng chống tham nhũng và một vụ theo dõi, xử lý các vụ án.
So với trước đây, nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương được quy định cụ thể hơn, trong đó bổ sung mảng phòng chống tham nhũng.
Thứ nhất, nghiên cứu, đề xuất những quan điểm, định hướng lớn của Đảng về công tác xây dựng pháp luật (trọng tâm là những đề án liên quan đến lĩnh vực nội chính và phòng chống tham nhũng); một số chủ trương, chính sách về an ninh quốc gia và phòng chống tham nhũng; tổ chức và hoạt động của các cơ quan nội chính (được xác định gồm VKSND, TAND, tư pháp và các cơ quan có chức năng tư pháp trong công an, quân đội) và Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ban chỉ đạo về chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án.
Thứ hai, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đôn đốc các cấp ủy, tổ chức Đảng trong lĩnh vực nội chính; phối hợp kiểm tra, giám sát hoạt động ở các cơ quan nội chính và hai tổ chức xã hội nghề nghiệp đã đề cập ở trên. Phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn xử lý một số vụ việc, vụ án được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ban chỉ đạo giao.
Thứ ba, thẩm định các đề án về lĩnh vực nội chính và phòng chống tham nhũng trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Thứ tư, tham gia ý kiến trong việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật với các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý trong các cơ quan nội chính theo phân công, phân cấp.
Thứ năm, thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực của ban chỉ đạo.
Thứ sáu, thực hiện một số nhiệm vụ khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.

Đà Nẵng tìm người thay ông Nguyễn Bá Thanh
Theo tin từ HĐND TP Đà Nẵng ngày 3-2, mặc dù đã cận Tết Nguyên đán nhưng HĐND TP vẫn quyết định triệu tập kỳ họp bất thường vào ngày 7-2 để bầu chủ tịch HĐND thay cho ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng.
Trước đó, theo kế hoạch, kỳ họp bất thường nói trên được tổ chức vào ngày 28-1 nhưng do chưa chuẩn bị kịp nên phải dời lại. Như Báo Người Lao Động đã thông tin, ông Nguyễn Bá Thanh đã được Bộ Chính trị phân công làm Trưởng Ban Nội chính Trung ương. Ban này đã đi vào hoạt động từ ngày 1-2.
H.Dũng

(Người Lao động) 

Hôm nay Ban Chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng họp phiên đầu tiên

Sáng nay (4.2) Ban Chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng (PCTN) sẽ chính thức ra mắt và có phiên họp đầu tiên. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng ban Chỉ đạo TƯ về PCTN sẽ chủ trì phiên họp.
Theo kế hoạch, buổi họp này sẽ công bố các phó trưởng ban và các thành viên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN. Theo đó, có 5 phó ban (thành phần gồm một số vị lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Quốc hội), trong đó phó ban thường trực sẽ do trưởng ban nội chính đảm trách. Một số uỷ viên là các đồng chí trong một số ban của Đảng, Bộ Công an, VKS, tòa án, kiểm toán, thanh tra, Ủy ban Tư pháp của QH, Mặt trận Tổ quốc. Tổng số có 16 thành viên Ban Chỉ đạo trung ương về  PCTN.

Hôm nay, ra mắt Ban Chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Ban Chỉ đạo trung ương về PCTN xây dựng chương trình công tác trọng tâm trong năm 2013 gồm một số nội dung:
1. Công tác kiện toàn tổ chức, ổn định hoạt động của các cơ quan PCTN theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 5 (khóa XI). Theo đó, có một số nội dung đáng chú ý như xây dựng và hoàn thiện các quy định về chế độ báo cáo công tác PCTN; sớm thành lập các ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy; chỉ đạo xây dựng quy chế phối hợp giữa Ban Nội chính Trung ương với các ban Đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc trung ương trong công tác PCTN.
Trước mắt, tập trung xây dựng quy chế phối hợp giữa Ban Nội chính Trung ương với Đảng ủy Công an Trung ương, các ban cán sự đảng, Viện KSNDTC, Tòa án Nhân dân Tối cao, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước trong thực hiện công tác PCTN. Đồng thời chỉ đạo kiện toàn tổ chức nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng (Cục Chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ; Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng thuộc Bộ Công an; Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng thuộc Viện KSNDTC).
2. Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTN tham mưu cho Bộ Chính trị chỉ đạo Đảng đoàn QH và Ban Cán sự Đảng Chính phủ trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế quản lý KT- XH để PCTN, lãng phí; chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội về phòng ngừa tham nhũng, hạn chế tính hình thức của một số giải pháp phòng ngừa hiện nay...
3. Chú trọng kiểm tra, giám sát công tác xử lý các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên có thẩm quyền trong việc xử lý khiếu nại, tố cáo về hành vi tham nhũng, các thông tin qua báo chí về tham nhũng.
4. Chỉ đạo, đôn đốc xử lý các vụ việc tham nhũng: Chỉ đạo, đôn đốc Đảng ủy Công an Trung ương, Ban Cán sự đảng VKSNDTC, TANDTC và các cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ và xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung đẩy mạnh công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và các thông tin về tham nhũng.
5. Các kỳ họp chính của tập thể Ban Chỉ đạo PCTN: Ngoài các phiên họp định kỳ, còn có các cuộc giao ban công tác PCTN với các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương; các cuộc họp đột xuất bàn chủ trương xử lý các vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp.

(Lao động)

Ông Nguyễn Bá Thanh: Tôi sẽ làm cho kẻ tham nhũng phải biết sợ

Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh đã khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi ngắn với Lao Động ngay trước ngày ra mắt Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN).
Ông Thanh cho biết, chuẩn bị cho buổi ra mắt Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, nhiều cơ quan báo chí đã đặt vấn đề phỏng vấn, nhưng ông xin khất để dịp sau. Trước mắt- trong phiên họp ngày 4.2, Ban Chỉ đạo sẽ bàn việc phân công nhiệm vụ cho các vị trí, sau nữa sẽ tính toán nhân lực để bảo đảm thực hiện chức năng nhiệm vụ tốt nhất của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng... giao phó.

Trả lời câu hỏi: “Dư luận thời gian qua cho thấy người dân đặt kỳ vọng lớn về ông, về hiệu quả hoạt động của Ban Nội chính Trung ương, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN. Đây có thực sự là một áp lực khi nhận nhiệm vụ mới?”, ông Nguyễn Bá Thanh cho biết: “Rõ ràng công việc là vất vả, nhưng chúng tôi sẽ hết sức cố gắng lựa chọn các sự vụ, thực thi công vụ trong trách nhiệm một cách từ tốn và chắc chắn. Trước hết, tôi tin rằng, hiệu quả hoạt động của Ban Nội chính Trung ương, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trong thời gian này (thời gian đầu - PV) cũng làm cho người chưa tham nhũng phải biết tránh, kẻ tham nhũng phải rụt đầu, biết sợ”.

Mấy ngày cuối tuần vừa qua, ông Nguyễn Bá Thanh làm việc tại Đà Nẵng, giải quyết công việc sự vụ còn lại của một bí thư thành ủy - chủ tịch HĐND. Theo lịch, ông dự định sẽ gặp gỡ với các tổ trưởng, tổ phó dân phố trong thành phố để dặn dò công việc và tâm sự với đội ngũ gần dân nhất. Hầu hết đều mong chờ cuộc gặp mặt này; tuy vậy, lịch công việc quá kín nên cuộc gặp gỡ này không thực hiện được. Rất nhiều người bày tỏ sự “thất vọng” khi ông gửi lời chào, mà không đến được.

(Lao động)

Kami - Lúc này ông Nguyễn Phú Trọng đang muốn gì?

Lần trước tôi đã viết một bài góp ý cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc đăng đàn diễn thuyết ở các hội nghị, bài viết đó cho thấy trình độ nhận thức của các cán bộ làm công tác Tuyên giáo ở Việt nam kể cả ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đang ở mức đáng báo động. Khi mà họ nói không nghĩ và không biết mình đang nói cái gì với thính giả do đó dẫn tới tình trạng nói năng vô tội vạ, điều mà dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng để xuyên tạc.
Khi đánh giá về ông Nguyễn Phú Trọng, người ta cho rằng ông tuy là một người có học, được đào tạo bài bản nhưng rất rất bảo thủ và giáo điều. Cộng với con đường quan lộ của ông thênh thang, hầu như không hề có chông gai hay trở ngại gì, và đặc biệt ông Trọng không được tôi luyện qua các thử thách thực tế. Đó là điều làm cho ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành một người lãnh đạo thiếu tính thực tế. Trong thời gian nắm giữ chức vị Tổng Bí thư trong gần hai năm vừa qua người ta thấy ông Nguyễn Phú Trọng có những lỗi tưởng chừng là nhỏ, nhưng nó bộc lộ nhưng nhược điểm đối với một người giữ trọng trách Tổng Bí thư đảng CSVN, đảng chính trị hợp pháp duy nhất tồn tại ở Việt nam hiện nay. Đáng tiếc, những lỗi không thể tha thứ này của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại là những lần đăng đàn ở các hội nghị hay trả lời phỏng vấn của truyền thông nhà nước và được loan tải rộng rãi. Có thể dẫn chứng làm ví dụ:
1. Đó là chia sẻ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp Xuân Quý Tỵ - 2013: "Mỗi cá nhân tốt thì tổ chức sẽ tốt, mỗi tổ chức tốt thì Đảng ta sẽ mạnh, mà Đảng vững mạnh thì dân tộc ta sẽ mãi trường tồn". Lời phát biểu này đúng ở vế đầu, nhưng sai ở vế cuối dưới góc độ học vấn và hỗn với tiền nhân dưới góc độ đạo đức làm người.
Đành rằng, việc cá nhân ông Nguyễn Phú Trọng hay một bộ phận không nhỏ các quan chức mong muốn để cho đảng CSVN của họ muôn năm - trường tồn, cũng vì lợi ích cá nhân hay các nhóm lợi ích của họ thì cũng là chuyện bình thường. Nhưng nếu cho rằng "Đảng vững mạnh thì dân tộc ta sẽ mãi trường tồn" thì không thể tha thứ và chấp nhận được. Tha thứ và chấp nhận sao được, khi mà dân tộc và tổ quốc Việt nam của chúng ta đã trường tồn tới 4.000 năm lịch sử, hàng ngàn đời người với bao chiến công lừng lẫy đánh đuổi giặc ngoại xâm để bảo vệ giang sơn gấm vóc của cha ông để lại như chúng ta thấy như hôm nay? Trong khi đảng CSVN mới ra đời và tồn tại vẻn vẹn 83 năm (1930-2013) chỉ bằng 1/50 chuỗi thời gian lịch sử của dân tộc. Vậy mà ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại dám cao giọng nói rằng có đảng CSVN thì dân tộc mới được trường tồn? Nói như vậy xin hỏi có phải ông Tổng bí thư đã hỗn láo với tiền nhân, cha ông ta hay không? Đó là chưa nói đến việc ông Tổng Bí thư dám đánh đồng tổ quốc, dân tộc ngang hàng với đảng CSVN của các ông. Nếu hiểu như ông nói thì sự suy vong trong thời gian này hay sự sụp đổ trong tương lai rất gần của đảng CSVN sẽ là báo hiệu sự suy vong và tan rã của cả dân tộc Việt Nam?
2. "Nếu chúng ta để cho tư nhân chiếm đất thành địa chủ, và để cho tư nhân chiếm đoạt, khai thác tài nguyên, trở thành tư sản, thì còn gì là Xã hội Chủ nghĩa, còn gì là Đảng Cộng sản nữa?!" Đây là lời vàng ý ngọc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói tại Lào Cai ngày 6.01.2013, Trong chuyến thăm và làm việc tại Lào Cai, kiểm tra tình hình thực hiện các nghị quyết của Trung ương trong hai ngày 5 và 6.1.2013.
Trên thực tế, công cuộc đổi mới do đảng CSVN khởi xướng bắt đầu từ năm 1986 cho đến nay, mà thực chất là thời điểm chính thức ĐCSVN phản bội lại Chủ nghĩa Marx-Lenine, do đó hầu hết các nguyên lý cơ bản nhất của Chủ nghĩa Marx-Lenine đều bị vứt vào sọt rác. Nhưng đảng CSVN vẫn cương quyết phải đổi mới trên tinh thần "Đổi mới hay là chết". Đây là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên như lời của một nhân vật bảo thủ, đó là ông Nguyễn Đức Bình, là một trong những nhà lý luận chính trị xuất sắc của đảng CSVN, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị khóa VII, VIII, nguyên Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã không đồng ý về quan điểm lý luận về vấn đề đổi mới khi đề nghị phải nói thẳng thắn, đàng hoàng, minh bạch, thậm chí không gọi sự vật đúng tên của nó, lý luận và đường lối của mình. Ví dụ khi nói đến vấn đề đảng viên được làm kinh tế, ông phê phán "Đảng viên làm kinh tế tư nhân không giới hạn về qui mô. Điều đó có nghĩa là gì? Có nghĩa là có thể làm giàu hết cỡ, làm tư bản tư nhân hết cỡ, có thể bóc lột hết cỡ mà (với những điều kiện nhất định?) có thể được làm đảng viên, như vậy có trái sờ sờ với "lẽ tự nhiên" như Bác Hồ nói không?". Hay ông đã khẳng định: ”Trước sau tôi vẫn không đồng ý quan điểm trong Đảng có thể có tư bản tư nhân”, vì theo Hồ Chí Minh và cũng là chủ nghĩa Marx-Lenin: “Không bóc lột người. Đảng chống chế độ “người bóc lột người”. Lẽ tự nhiên, ai bóc lột người thì không thể làm đảng viên”“thật vô cùng nghịch lý khi nghĩ rằng kết nạp cả tư sản để mở rộng cơ sở xã hội, cơ sở quần chúng cho cách mạng xã hội chủ nghĩa! Quần chúng công nông, các lực lượng vũ trang con em công nông sẽ hỏi chúng ta ngay: vậy các anh là Đảng của ai?"
Những điều dẫn chứng trên đây để thấy việc từ bỏ Chủ nghĩa Marx-Lenine, tư tưởng Hồ Chí Minh và xa rời Chủ nghĩa Xã hội theo kiểu Stalin là một vấn đề thực tế, đã và đang diễn ra ở Việt Nam gần ba chục năm qua theo chủ trương của đảng CSVN. Và bước đầu sự đổi mới này cũng đã đạt được các thành quả đáng khích lệ cho dù nó vẫn chưa hoàn hảo. Khi mà xã hội loài người hiện đang ở trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin, một sự kiện xảy ở bất kỳ đâu, chỉ trong vòng vài ba phút đồng hồ cả thế giới đều tường tận. Chứ nó không còn là giai đoạn đầu thế kỷ XX mà ông Tổng Bí thư vẫn cố tình tỏ ra "ngây thơ" khi nhắc tới Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản. Ông nên nhớ, bây giờ ai mà không biết những thứ Chủ nghĩa Cộng sản và Xã hội Chủ nghĩa thật ra chỉ là một thứ ảo tưởng và là cái bánh vẽ để lừa những người nhẹ dạ. Nhưng đáng trách là ông Tổng bí thư và những người lãnh đạo cộng sản vẫn cố tình giả vờ như không biết. Gỉa vờ không biết với mục đích duy nhất là để họ tiếp tục bảo vệ cái chủ nghĩa đầy ảo tưởng như cũ, để rồi nắm độc quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội. Mà họ không biết, một chế độ đặt trên một thứ chủ nghĩa hoang tưởng, hoàn toàn trái ngược với bản tính con người và quy luật phát triển của tự nhiên, thì cuối cùng phải tan rã, như chúng ta đã chứng kiến ở Ðông Âu và Liên xô những năm đầu thập kỷ 90. Đó là cái giá tất yếu phải trả của những kẻ tham quyền và độc tài, coi thường lợi ích của đất nước, dân tộc và nhân dân.
Vậy tự nhiên ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại lưu luyến và xới lại cái thứ Chủ nghĩa Xã hội theo kiểu Stalin để làm gì? Hay các ông lại định đưa Việt Nam đi theo vết xe đổ của đất nước Bắc Triều tiên anh em, nơi mà cha mẹ phải ăn thịt con mình vì đói? Hay đấy là tín hiêu của đảng CSVN cho một cuộc cải tạo kinh tế tư nhân tư bản mới, chấm dứt công cuộc đổi mới để quay lại thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp? Nếu thật như vậy thì quả là một ý nghĩ hết sức điên rồ.
Những bài học trong lịch sử, sự tan rã và sụp đổ của phe Xã hội Chủ nghĩa là do nguyên nhân chủ quan của những nhà lãnh đạo cộng sản. Họ là những kẻ cuồng tín nhưng lại mù quáng, bảo thủ và không dám nhìn nhận những thực tế khách quan đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ xung quanh họ. Nên nhớ, những gì đi ngược lại các quy luật khách quan của tự nhiên thì các ông đừng mất thì giờ ra sức bảo vệ nó. Như cái Chủ nghĩa Xã hội mà các ông theo đuổi cũng vậy, cho dù ra sức bao biện bao nhiêu thì càng nhận lấy sự thất bại bấy nhiêu. Vì cái đó nó sai và đã đi ngược lại các quy luật khách quan của tự nhiên. Trên thế giới duy nhất có lẽ chỉ có các quốc gia cộng sản thì mới có thứ triết học chính trị "vỉa hè" cho toàn dân, chính quyền dùng thứ chính trị "vỉa hè" này để lừa bịp nhằm khẳng định vai trò lãnh đạo độc tôn của họ. Đó là việc nhà nước ra sức truyền bá và ca ngợi Chủ nghĩa Marx-Lenine cho dân chúng, mà đúng ra các vấn đề thuộc về phạm trù triết học chính trị là thứ sản phẩm độc quyền dành cho các học giả, các nhà nghiên cứu đâu phải là dành cho giới bình dân.
Trở lại câu nói của ông Tổng Bí thư khi cho rằng: "Nếu chúng ta để cho tư nhân chiếm đất thành địa chủ, và để cho tư nhân chiếm đoạt, khai thác tài nguyên, trở thành tư sản, thì còn gì là Xã hội Chủ nghĩa, còn gì là Đảng Cộng sản nữa?!". Ông Tổng Bí thư nói vậy thì xin được thưa với ông rằng: Xã hội Chủ nghĩa hay Đảng cộng sản là chuyện riêng của các ông, cái đó nó không hề liên quan gì đến quần chúng nhân dân. Còn tuyệt đại đa số dân chúng họ mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp, được ăn ngon, mặc đẹp, nhà cửa tiện nghi và hạnh phúc với các chế độ an sinh xã hội tốt do nhà nước mang lại cho họ. Ai mang lại cho dân chúng những ước vọng đó càng nhiều thì họ càng ủng hộ. Và ngược lại, những ai không những không làm được mà còn làm thất thoát hàng trăm, hàng ngàn triệu tỷ tiền thuế của dân thì họ ghét, họ không ủng hộ. Chứ chẳng có thế lực thù địch nào kích động và xúi bẩy nhân dân cả. Có chăng thế lực thù địch thì là một bộ phận không nhỏ lũ sâu dân, mọt nước đang tồn tại hàng ngày, hàng giờ trong đảng CSVN để phá từ trong phá ra. Mà ông Tổng Bí thư đang ở vai trò người lãnh đạo của một bầy sâu đó. Không hiểu ông có biết điều đó hay không?.
Kết
Trong lúc chính quyền đang xúc tiến việc lấy ý kiến nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp, tất nhiên đây là một việc làm vô tích sự mà ai ai cũng hiểu. Thực chất là nhằm mục đích đánh bóng bản Hiến pháp mới cho mang tính dân chủ về mặt hình thức. Bỏ qua điều đó, khi mà bản Dự thảo Hiến pháp mới đang đề cập tới việc "Bỏ quy định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật." thì rõ ràng còn gì là Xã hội Chủ nghĩa, còn gì là Đảng Cộng sản nữa như ông Tổng Bí thư nói. Hóa ra bây giờ nói như ông Trọng thì việc sửa đổi Hiến pháp chỉ là trò đùa hay là ông Trọng thừa nhận một lần nữa đảng CSVN lại lạc đường? Nếu không ông nói những điều kể trên trong thời điểm này nhằm mục đích gì, thưa ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng?
Được biết, sau khi Đại hội đảng CSVN lần thứ XI kết thúc, với kết quả là ông Nguyễn Phú Trọng được các đại biểu dự đại hội tín nhiệm để giữ chức vụ Tổng Bí thư đảng CSVN. Ngoài việc được đánh giá là một con người liên khiết, mẫu mực thì một trong những lý do để các đại biểu tín nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng là vì ông Trọng là một tín đồ trung thành, một trong những nhà lý luận Chủ nghĩa Marx-Lenine hàng đầu ở Việt nam hiện nay. Tuy nhiên dư luận vẫn tin rằng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ chỉ đảm nhiệm trọng trách này trong một nửa nhiệm kỳ và sẽ bàn giao lại cho người kế nhiệm khác là đồng chí X. Nhưng đến hôm nay vẫn cái dư luận ấy cộng với sức ép mạnh mẽ của các đồng chí xung quanh ông, họ lại mong cả đôi ông về nghỉ ngay tắp lự.
Phải chăng khi đưa ra những ý kiến lủng củng, bất nhất như trên cũng chính là lý do khiến ông Tổng Bí thư đã quyết định thỏa hiệp với 4S mở chiến dịch đánh đồng chí X để khẳng định vai trò không thể thiếu được của cá nhân mình trong cuộc chiến chống tham nhũng. Mà thực chất chỉ là kéo dài thêm thời gian ngồi ghế Tổng Bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng?
Hóa ra ông Tổng Bí thư cũng tham cái ghế y như những kẻ khác. Thế mà cứ tưởng...
Ngày 02 tháng 2 năm 2013

Kami - RFA Blog's

Đoàn Nhân sĩ, Trí thức đến Quốc hội đề chuyển Kiến nghị Sửa đổi Hiến pháp

Hồi 10h30’ sáng nay, thứ Hai 4-2-2013, một đoàn đại biểu gồm 16 nhân sĩ trí thức, đại diện cho 72 người đầu tiên trực tiếp ký tên và hàng ngàn đồng bào đã tham gia ký tên vào bản “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992”, đã đến Địa điểm tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân tại trụ sở Quốc hội, 37 Hùng Vương, Hà Nội, để trao bản Kiến nghị cho Ủy ban. Thành phần Đoàn đại biểu gồm:
 
1- Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
2- Phan Hồng Giang, TSKH ngành nghiên cứu văn học, Hà Nội
3- Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn TNCS HCM – TPHCM, TPHCM
4- Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ KH & CN, Hà Nội
5- Phạm Duy Hiển, nguyên Phó Viện trưởng Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, Hà Nội
6- Vũ Đức Khiển, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội, Hà Nội (vắng mặt đột xuất).
7- Tương Lai, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội
8- Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội
9- Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH & KTVN, Hà Nội
10- Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Hà Nội (Trưởng đoàn)
11- Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, TPHCM
12- Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An
13- Hoàng Xuân Phú, GS, Viện Toán học, Hà Nội
14- Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa-Giáo dục & Thanh thiếu niên-Nhi đồng Quốc hội, Hà Nội
15- Nguyễn Trung, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội
16-  Tô Nhuận Vỹ, Nhà văn, Huế. 


Trước đó, Đoàn đã thông báo mời một số báo chí tới tham dự, đưa tin.
Tiếp Đoàn có ông Lê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó thường trực Ủy ban soan thảo sửa đổi Hiễn pháp và các cán bộ trong Ủy ban … ______________ 
Ghi chú: Việc trực tiếp trao bản Kiến nghị chỉ là một bước tiếp theo để thể hiện hơn nữa mong muốn của những người tham gia, hoàn toàn không phải là kết thúc việc lấy chữ ký của mọi tầng lớp Nhân dân.
 
(Blog Tễu) 

Đào Tuấn - Tội nghiệp cho chị vợ thằng hàng xóm

 
Cây đào khủng “cho thằng hàng xóm lác mắt” hoàn toàn không phải là thứ để bất cứ ai có thể khoe sự giàu có.
To hơn, dài hơn, quái hơn. Đây không phải là khẩu hiệu olympic. Đây là khẩu hiệu của thẩm mĩ đương đại. Và nếu cần thêm những tính từ thuộc tính nữa thì phải là “khủng hơn”, “quái (dị) hơn”, “độc hơn”, có nghĩa là phải khác hơn. Và chữ hơn, là dành cho thiên hạ. Cụ thể hơn, ít nhất phải hơn thằng hàng xóm. Cho nó lác mắt.
Tết năm ngoái, trong một chương trình tư vấn trực tuyến trên radio, đã xảy ra một câu chuyện cười ra nước mắt khi một phụ nữ gọi điện khóc như mưa bão kể chuyện “anh xã”. Đại khái anh chàng “zdan chơi” này được thưởng tết 2 triệu đồng. Và ngay hôm lĩnh thưởng, khiêng ngay về một cây đào thế để “chơi tết”. Chỉ đáng nói, cây đào trị giá 1,8 triệu. Và sau khi mua về, được kê ngay cửa nhà “thằng hàng xóm, cho nó lác mắt ra”. “Em hỏi tiền tết đâu, anh í chỉ cây đào”- Lời chị vợ “Em nói thật là em chỉ muốn b…ă…m, v…ằ…m cái cây đào đó ra”.
Tội nghiệp chị vợ. Tội nghiệp cho vợ thằng hàng xóm. Tội nghiệp cho thứ mà người ta gọi là tết. Và tội nghiệp cho cả cây đào vô tội.
Bởi chưng thứ có lỗi là thói khoe của. Khoe bất chấp mình là ai, có bao nhiêu tiền, chỉ để thỏa mãn cái thú “hơn thằng hàng xóm”.
Chuyện cây đào cho thằng hàng xóm lác mắt năm Rồng hình như là lời giải thích thỏa đáng nhất cho những sự “quái quỷ” trong dịp tết con Rắn năm nay.
Hôm trước, truyền thông lao vào cổ súy cho thẩm mỹ “khủng dị độc” với “cây 5 loại quả”- một thứ quái thai sinh học mà chỉ có con người mới cưỡng ép sinh ra. Hôm kia, một thiếu hiệp xứ Cảng lội suối băng rừng rước về từ tận bản biên giới A La Suối Cút của người Mông, giáp Hủa Phăn, Lào, một cặp đào tự xưng là “Long-Phụng sum vầy”. Và đến hôm qua, ở xứ Thanh, lại thêm một cây đào “khủng”, “khổng lồ”, “lớn nhất từ trước đến nay”, “cao bằng tòa nhà hai tầng”…Chúng ta cũng từng chứng kiến dưa hấu hình xế hộp có chữ “Phước” được bán với giá 10 triệu/đôi. Dưa thỏi vàng 3 triệu đồng/cặp. Bày tỏ sự khâm phục trước sức sáng tạo của những người nông dân. Nhưng dường như không phải lao động sáng tạo nào cũng đều là hay cả, khi thứ sáng tạo ra loại thực phẩm không dùng để ăn, còn mâm ngũ quả không dành bày bàn thờ.
Có lẽ hoàn toàn không tình cờ, cặp đào Long Phụng đất Cảng, đang được bày ở… vỉa hè. Còn cây đào khủng, tất nhiên, cũng đang để ngoài…công viên. Càng lạ càng tốt, càng quái càng tốt. Có lời bình rằng “Khoe của có lẽ là thuộc tính tự nhiên của con cừu. Hơn thằng hàng xóm đem lại hoocmon kích thích sướng khôn tả. Tùy vào trình giác ngộ”.
Có thể, những người nghèo sẽ đặt ra câu hỏi “Ai sẽ mua loại quả này khi thưởng tết năm nay bọt bèo đến nỗi công nhân đình công vì bất công? Câu hỏi này đặt ra không phải không có lý khi năm Rồng, có Quán cơm 5000 đồng. Còn giờ, sắp năm Tỵ, có quán cơm 2.000 đồng.
Tất nhiên, một xã hội không có khoảng cách giàu nghèo là một xã hội hoặc nguyên thủy hoặc hoang tưởng. Tất nhiên, những người giàu cũng có cái lý của họ. Họ có tiền và họ có tiền tiêu tiền tùy sở thích. Chỉ có điều, miễn những đồng tiền khủng mua “đồ chơi khủng” cho ba ngày tết khủng, không phải là đồng tiền ăn chặn trên mồ hôi nước mắt của người nghèo. Bởi cây đào khủng cho thằng hàng xóm lác mắt hoàn toàn không phải là thứ để bất cứ ai có thể khoe sự giàu có trong tâm hồn. Bởi còn có những người khoe cây đào trăm triệu của là để… khất nợ chục tỷ.
Đào Tuấn
(Blog Đào Tuấn)

Đắk Lắk: Đốt xe để phản đối cảnh sát giao thông

Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, bị cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh dừng xe, một người thanh niên đã dừng xe bỏ chạy. Khi bị giữ lại, anh ta đã tự đốt xe và lăng mạ cảnh sát giao thông.
Vụ việc xảy ra lúc 16h ngày 31/1 tại khu vực xã Cư Né – huyện Krông Búk – tỉnh Đắk Lắk). Đang chở bạn cùng xã đi trên đường thấy cảnh sát giao thông ra hiệu dừng xe phía trước,  anh Y Glên Knul cư trú tại xã Cư Né đã bỏ chạy. Bị lực lượng cảnh sát giao thông giữ lại, Glên Knul đã rút dây xăng ở xe ra và tự đốt cháy xe của mình rồi chửi bới cảnh sát giao thông rồi bỏ đi.

Khi bị giữ lại, anh thanh niên đã tự đốt xe và lăng mạ cảnh sát giao thông.
Đây không phải lần đầu tiên người điều khiển phương tiên giao thông đốt xe phản đối cảnh sát. Tháng 8/2011, một vụ việc tương tự cũng xảy ra tại tại km 12 quốc lộ 3 theo hướng Bắc Kạn-Hà Nội, Lê Văn Minh, 31 tuổi, thường trú tại xã Xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn cũng dùng bật lửa đốt các xe gắn máy vi phạm trên xe của cảnh sát. Ngọn lửa làm hư hỏng nặng một chiếc xe cảnh sát giao thông.
Phản ứng giữa dân và cảnh sát giao thông đang có xu hướng chuyển từ quỳ lạy van xin thành phương thức phản đối, thà mất xe chứ không chịu nộp phạt. Đây là những phản ứng không bình thường của người điều khiển giao thông nhưng có thể hiểu được khi còn một bộ phận không nhỏ những cảnh sát vẫn còn hành xử không bình thường, không đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của người thừa hành pháp luật.
(Lao động) 

Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu kỷ luật nhiều cán bộ chủ chốt

Ủy ban Kiểm tra trung ương đã thông báo về nội dung kỳ họp thứ 17 của Ủy ban diễn ra từ ngày từ 25 đến 28/12/2012 như sau:
Trong các ngày từ 25 đến 28/12/2012, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XI đã họp kỳ thứ 17. Đồng chí Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương và đồng chí Mai Thế Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Hội nghị.
Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, thống nhất kết luận và giải quyết các nội dung sau:
I. Xem xét, đề nghị, quyết định thi hành kỷ luật đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên sau đây:
1- Đối với Ban cán sự đảng Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam và 2 đồng chí Nguyễn Huy Ban, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Lê Bạch Hồng, Bí thư Ban cán sự đảng, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
Ban cán sự đảng BHXH Việt Nam không sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc của Ban cán sự đảng cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng từ khóa IX đến khóa XI; không thực hiện đúng, đầy đủ một số nội dung quy chế làm việc của Ban cán sự đảng để Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiều sai phạm trong quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội.
Đồng chí Nguyễn Huy Ban, trong thời gian là Bí thư Ban cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đã không chỉ đạo, thực hiện việc bổ sung, sửa đổi Quy chế làm việc của Ban cán sự đảng cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ nhiệm kỳ Đại hội Đảng khóa IX, khóa X; không thực hiện đúng, đầy đủ quy chế làm việc của Ban cán sự đảng và các quy định về quản lý Nhà nước trong việc ký cho vay hoặc điều chỉnh lãi suất khi gia hạn, hợp đồng cho vay lãi suất thấp hơn lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước, cho vay không đúng đối tượng.
Đồng chí Lê Bạch Hồng, với cương vị là Bí thư Bán cán sự đảng, Tổng Giám đốc đã không chỉ đạo, đề xuất báo cáo Ban cán sự đảng thực hiện việc bổ sung, sửa đổi Quy chế làm việc của Ban cán sự đảng cho phù hợp chức năng nhiệm vụ; không chấp hành đúng quy chế làm việc của Ban cán sự đảng; thông báo số kết dư quỹ bảo hiểm y tế năm 2010 không đúng chế độ quản lý tài chính; chưa nghiêm túc trong việc chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm trong việc cho vay tiền không đúng.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban cán sự đảng BHXH Việt Nam nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm; thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với đồng chí Nguyễn Huy Ban. Đối với đồng chí Lê Bạch Hồng thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách về Đảng, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thi hành kỷ luật về chính quyền.
Ông Diệp Kỉnh Tần
Ông Diệp Kỉnh Tần
2- Đối với đồng chí Diệp Kỉnh Tần, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Trong thời gian giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng chí đã thiếu thận trọng trong việc điều hành, giải quyết các vi phạm tại một số doanh nghiệp; có khuyết điểm trong công tác cán bộ, trong cổ phần hóa doanh nghiệp, đầu tư vốn của doanh nghiệp vào bất động sản…
Đồng chí Diệp Kỉnh Tần có khuyết điểm, vi phạm nhưng chưa đến mức phải thi hành kỷ luật, cần nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm.
3- Đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng công ty và đồng chí Nguyễn Cảnh Việt, Ủy viên Ban Thường vụ, Tổng Giám đốc Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam.
Ban Thường vụ Đảng ủy còn nhiều hạn chế, yếu kém trong quản lý, giáo dục đảng viên, để nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm trong đó có một số cán bộ giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý tham nhũng vi phạm pháp luật; thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện để Tổng công ty mua tàu vượt mức cho phép về số lượng và trọng tải; thiếu kiểm tra, giám sát để cán bộ, đảng viên có khuyết điểm, vi phạm trong việc mua, bán, sửa chữa chưa thực hiện đúng quy định, gây lãng phí, thiệt hại cho ngân sách Nhà nước.
Đồng chí Nguyễn Cảnh Việt trên cương vị là Ủy viên Ban Thường vụ, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ và trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đã có vi phạm, khuyết điểm chưa kiểm tra, giám sát và thực hiện đúng quy định của Chính phủ và Tổng Công ty.
Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương biểu quyết đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam; đối với đồng chí Nguyễn Cảnh Việt có khuyết điểm, vi phạm nhưng chưa đến mức phải thi hành kỷ luật, cần nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc trong lãnh đạo, điều hành.
II- Xem xét, cho ý kiến đối với báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh của các đoàn giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng của Bộ Chính trị và Ban Bí thư:
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thảo luận, thống nhất với báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh của Đoàn giải quyết khiếu nại của Bộ Chính trị đối với các đồng chí Nguyễn Hoan, khu phố 3, phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; Phạm Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ, Bí thư Thị ủy La Gi, tỉnh Bình Thuận; các đoàn giải quyết khiếu nại của Ban Bí thư đối với các đồng chí Lê Đình Doanh, tổ dân phố số 4, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội; Vũ Trường Sâm và Lê Thị Xuân, đảng viên Chi bộ 4, Đảng bộ phường An Tảo, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên và Trương Phú Diệm, xóm 6, xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương thống nhất đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét quyết định theo thẩm quyền.
III- Ủy ban đã nghe báo cáo và thảo luận kết quả kiểm tra việc tiếp nhận và xử lý đơn thư đối với Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hải Phòng; đồng thời cho ý kiến, xem xét, quyết định công tác thi đua, khen thưởng Ngành Kiểm tra Đảng năm 2012; báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2013; kế hoạch thực hiện công tác quy hoạch cán bộ.
(Petrotimes)

Dân đề nghị điều tra lại tội danh nguyên Chủ tịch Tiên Lãng

Không đồng tình với những kết luận cơ quan điều tra trong vụ cưỡng chế đất đai tại Tiên Lãng, ngày 29/1, Liên Chi hội Nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng - TP Hải Phòng đã có công văn đề nghị TAND TP Hải Phòng trả hồ sơ cho VKSND TP Hải Phòng để điều tra lại vụ án.

Nguyên Phó chủ tịch Tiên Lãng khẳng định không chỉ đạo phá nhà ông Vươn

Trước đó, ông Lê Văn Hiền – nguyên chủ tịch huyện Tiên Lãng đã bị Công an TP Hải Phòng khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Tuy nhiên, Liên chi hội Nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng (NTTSNL) lại cho rằng, tội danh của ông Hiền là không chính xác, không đúng pháp luật, không tương xứng với những gì ông Hiền đã làm trong vụ cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Vươn.
Theo đánh giá của ông Vũ Văn Luân, Thư ký Liên chi hội NTTSNL: ông Lê Văn Hiền đã ban hành hàng loạt các Quyết định thu hồi đất trái pháp luật, có diện tích lớn, gây hậu quả nghiêm trọng với nhân dân NTTS huyện Tiên Lãng. Ngoài ra, ông Hiền cũng là người ban hành quyết định cưỡng chế, quyết định thành lập ban chỉ đạo cưỡng chế, quyết định trưng dụng 102 cán bộ công an, quân đội, công chức, viên chức của huyện Tiên Lãng tham gia cưỡng chế, phá hoại tài sản của gia đình ông Vươn; đuổi, bắt gia đình ông Vươn ra khỏi chỗ ở… Với các hành vi trên, ông Lê Văn Hiền đã phạm các tội “Vi phạm các quy định về quản lí đất đai”, ““Huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản”, “Xâm phạm chỗ ở của công dân”, “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ” một cách có tổ chức…
Do đó, việc VKSND Hải Phòng đề nghị truy tố ông Lê Văn Hiền về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” là không đúng, lọt người, lọt tội.
Cũng liên quan đến vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng, Thành ủy Hải Phòng đã xóa bỏ hình thức kỷ luật khiển trách trước đó đối với ông Nguyễn Tự Trọng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Hải Phòng.  

(Người lao động) 

Những kẻ "Biểu tình yêu nước" cắn nhau vì tiền

(dạo này nảy nòi ra loại FB này nữa, hay gớm!!!)

Chẳng là “nữ tướng biểu tình” Đặng Phương Bích khởi xướng vận động quyên góp tiền thăm nuôi “nữ tướng biểu tình” Bùi Thị Minh Hằng khi bị giáo dục bắt buộc ở CSGD Thanh Hà. Số tiền góp được cũng kha khá, gần 200 triệu. Sau khi chi “bét nhè” thăm nuôi Hằng 6 lần mới hết có 55 triệu. Hằng ra trại, cuộc quyên góp phanh kít lại. Người giữ tiền - bà Phương Bích chỉ “phát” cho Hằng 20tr trong tổng số gần 150tr còn lại thì Hằng phản ứng, không “thèm” nhận. Hằng cho rằng, chị quyên góp nhân danh tôi, nay phải “trả” tôi cả vốn lẫn lời. Bích kiên quyết lắc đầu: mơ hão, tiền này quyên góp đâu chỉ cho chị mà cho cả những “nạn nhân” như chị chứ.
Vụ này khiến nhóm NO-U chia phe cánh rõ ràng, thể hiện màn đấu khẩu trên các diễn đàn, blog của nhau, còn “thân hữu” bên ngoài thì tha hồ bình phẩm, đánh hôi. Các nickname được khai thác tố nhau, như bài Vàng thử lửa, người thử tiền.
“Nữ tướng biểu tình” Đặng Phương Bích

Chẳng qua vì tiền
Tiền là bạc, tiền là tệ, ngay sau tiền là bạc và tệ. Chẳng có chất xúc tác nào thử bản chất con người là vàng hay thau nhanh hơn tiền, chính xác hơn tiền. Vụ Bùi Thị Minh Hằng (BH) và Phương Bích (PB) quanh quỹ BH cho thấy điều đó. Nếu BH không bộc trực, không dám bỏ qua sĩ diện và không dám nói, sẽ chẳng ai biết đấy là đâu, chẳng ai biết tiền đi đâu về đâu, dùng để làm việc gì và PB có thể sẽ làm những việc gì gì nữa, dù số tiền thực sự không quá lớn, dù là vài trăm triệu.
Quỹ BH là dành cho BH, dùng danh nghĩa quyên góp ủng hộ, hỗ trợ BH gặp khó khăn. BH là người chịu nhiều thiệt thòi, cả trong cuộc sống riêng tư cũng như trong đấu tranh. Sáng kiến của câu lạc bộ nhằm kêu gọi những tấm lòng hảo tâm quyên góp giúp đỡ BH là cần thiết trong hoàn cảnh BH bị bắt đưa biệt giam trên Vĩnh Phúc và bị chính gia đình con cái, họ mạc ruồng rẫy. PB chỉ là người được anh em giao cho việc giữ quỹ mà thôi, có nhiệm vụ kiểm đếm, giữ quỹ, thông báo quỹ và phải chuyển cho BH để BH sử dụng. Vì quỹ lập ra là vì BH, cho BH, không phải lập ra vì câu lạc bộ, hay một cá nhân, nhóm người nào hết.
Hai nhân vật trong bài này khá nổi tiếng, BH chính là nữ tướng Bùi Thị Minh Hằng, PB là chị Phương Bích , người giữ Quỹ ủng hộ Bùi Hằng. Những chuyện trong nội bộ riêng tư này từ nhóm NO-U, đang được bàn tán khắp nơi. Dưới đây là bài viết củ một người trong nhóm NO-U, xin giấu tên, nhưng được cam kết là chính xác 100%, xin chuyển tiếp để dư luận bình xét.
Vàng thử lửa, Người thử tiền
Nhưng không thể giải thích lý do vì sao PB không chịu công khai số tiền thu được là bao nhiêu và cũng không chịu tổng kết để chuyển cho BH. Mãi đến gần đây, khi BH được thả rồi PB mới đưa cho BTN con BH 55 triệu. Vì sao PB cố tình chậm trễ và vì sao không gửi thẳng cho BH mà phải đưa cho BTN? BH vẫn ở trong nước, vẫn ra HN, vẫn liên lạc với anh chị em trong câu lạc bộ. Lại còn chuyện PB dùng quỹ hơn 40 triệu tự ý mua quà Tết cho một số ông giáo sư tiến sỹ tham gia cùng biểu tình từ năm ngoái, nhưng mấy ông Đỗ Xuân Thọ, Khải Ozon, ông Đại tá Quang đều rất ngạc nhiên không hề biết đến những việc này. Không biết những giáo sư tiến sỹ trí thức mà PB mua quà cho là những ai, cũng không thấy ai đứng ra nhận đã từng nhận quà của PB. Khi bị BH phát giác, bóc mẽ, PB không những không thừa nhận mà còn đáp trả với thái độ rất ngạo mạn, ngang ngược, thách thức sẽ trả lại tiền cho những người góp quỹ nếu còn có ý kiến ý cò này nọ. Dĩ nhiên BH không vì tiền, vì tranh đấu mà so với tiền thì thật khập khiễng, cái giá phải trả quá đắt.
Những điều đó thật khó hiểu, uẩn khuất nhiều vấn đề mờ ám, không rành mạch. Đáng xấu hổ là chính PB đã nói đi nói lại nhiều nơi nói xấu BH không có tí nhận thức chính trị nào, không phải là nhà dân chủ, không xứng là nữ tướng, PB chửi NXD, BS ngu vì tôn vinh BH là người phụ nữ của năm, bịa đặt cả những chuyện khủng khiếp không thể tưởng tượng nổi, nào là BH bị mẹ đẻ từ mặt, BH thuê người hiếp con gái, BH đào mả bố đẻ, BH đẻ con gái với em rể…
Không rõ PB đàn bà tâm địa nhỏ nhen, của người phúc ta hay PB đang làm theo ý đồ của ai đó, muốn gây loạn trong anh chị em, muốn thao túng hướng lái anh chị em theo những ý đồ xấu nào đó. PB cần phải trả lời, vì trong câu lạc bộ không thể để tồn tại kiểu buôn bán lòng tin như vậy được.
“Nữ tướng biểu tình” Bùi Thị Minh Hằng
Thành viên chưa biết là thật hay giả danh người mới tuyên bố rời bỏ Đảng Nguyễn Chí Đức thừa cơ chửi té tát Hằng:
“Chí Đức
06/12/2012 lúc 1:03 sáng ∞
Tịt Mịa, con BH cũng có ra gì đâu mà ca nó chứ! chẳng qua nó thuộc diện cùi không sợ lở, cứ đưa đầu chịu báng, cố đấm ăn xôi nên mới được nhiều người quan tâm hoặc giả vờ quan tâm để lợi dụng nhục xác chị ta, chứ như Phương Bích nói đúng, thị chẳng có tí chính trị, chính em, dân chủ dân chiếc gì hết. Chị ta chỉ có liều mạng cùi thôi.

Từ ngày chị ta được về nhà, ngoài việc treo băng rôn tại nhà thì chị ta chẳng đóng góp được gì… và hình như cũng chẳng ai ngó ngàng tới nữa.

Nhưng nếu lại có biểu tình, thì hẳn chị ta sẽ nổi tiếng nữa cho xem…

Những điều như: BH bị mẹ đẻ từ mặt, BH thuê người hiếp con gái, BH đào mả bố đẻ, BH đẻ con gái với em rể…là chính xác đấy, không phải bịa đâu. Không những thế mà còn nhiều chuyện khác như tranh giành thừa kế nhà với mẹ đẻ…bời bản tính của chị ta là du côn mà, cứ nhìn cái cách nói chuyện của chị ta là thấy thuộc “phường” gì rồi.

Tôn vinh BH là Người Phụ nữ của năm là một sự sỷ nhục người PNVN, là cái tát tai rất ra với PB, TKT… nếu bình tình thì sẽ thấy đó là một trò chơi chính trị của các blogger khá nổi: NXD, QC, BS, BXVN…”
Chắc chẳng có vị “trí” nào muốn lòi mặt ra bảo vệ cho 2 nữ tướng lấy được như trước nữa, bởi lần này họ là …đối thủ của nhau. Không biết “chàng” Xuân Diện –người từng “phong thánh” cho Bùi Hằng, vận động gây quỹ Bùi Hằng cho Phương Bích trên blog của ông ta, sẽ đứng về phe nào?. Không biết năm tới, ông ta sẽ chọn cô nào thay Bùi Hằng để “tôn vinh người phụ nữ năm” nhằm tạo sự giật gân, câu khách view bởi nhân vật đa sắc diện, thích tạo xicăngđan như Bùi Hằng thời này hơi hiếm.
Người đàn bà tai tiếng
Nói về những tai tiếng của Hằng chúng ta không thể không nhắc tới chuyện Hằng “cắn răng chịu đau” để cho đàn em của mình xăm lên vai dòng chữ “nợ nước- thù nhà”. Phải chăng vì Hằng tự nhận thấy rằng mình là món nợ của đất nước, là mối thù của những người thân trong gia đình? Điều này hoàn toàn có cơ sở đấy chứ, vì chính mẹ đẻ và các chị em gái của Hằng đã làm đơn tố cáo Hằng về tội “bất nhân-bất hiếu-bất nghĩa” để cho Hằng bị đưa vào trại phục hồi nhân phẩm kia mà. Không hiểu Hằng đã làm nên những chuyện tày đình gì đối với gia đình mà khiến cho họ phải quay lưng lại với Hằng đến mức như thế. “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” thiết nghĩ, nếu những người thân của mình mà đối xử với mình như vậy chắc nhiều người phẫn uất đến mức phải tự tử mất. Thế nhưng, đối với Hằng thì khác, Hằng vẫn sống vui, sống phè phỡn cuộc sống của một đại gia, một dân anh chị để rồi mỗi khi có dịp thì lại tiếp tục “tai tiếng hơn”. Sức chịu đựng của Hằng hay nói đúng hơn là khả năng “chịu nhục” của “chị Hằng” nhà ta thật là khủng khiếp.
Gần đây, có một cô gái đã lên tiếng tố cáo mẹ đẻ của mình là Bùi Thị Minh Hằng “thuê người hiếp dâm cô” ??? Bùi Hằng ơi! Tại sao lại đến cơ sự này? Dù gì thì đó cũng là đứa con mà chị dứt ruột đẻ ra cơ mà, tại sao đến cả con ruột của mình mà chị cũng phải áp dụng thói hành xử côn đồ của dân giang hồ như thế? Lời đồn về “Hằng giang hồ”, “Hằng cà phê”, “Hằng cặp bồ” quả thật không sai. Thường nghe “đến hổ dữ cung không ăn thịt con” vậy mà chị Hằng đã vượt qua giới hạn của cả loài ác thú để đứng đầu danh sách những kẻ không tha cả con đẻ của chính mình.
Về mặt xã hội, Hằng là một dân anh chị- một gái giang hồ; về mặt gia đình, Hằng là một người con bất hiếu, là người mẹ mất nhân tính. Như vậy, thử hỏi Hằng có tư cách gì để lên tiếng về nhân chủ, về nhân quyền? Vậy mà không hiểu sao một số nhà “dân chủ tự phong” cả trong nước và ngoài nước không ngừng ca tụng, tung hô Hằng, phong cho Hằng là “nữ tướng”, bầu chọn Hằng là “nhân vật của năm”. Phải chăng là các vị ấy cũng giống như Hằng, là những trí thức, dân chủ cuội chỉ biết tự sướng cho chính mình và tự sướng cho đồng bọn? Những người đại diện cho một nền dân chủ, tiến bộ của đất nước Việt Nam là đây sao? Họ chỉ có thế thôi hay sao? Thật đáng buồn thay.
(Fb Nhật ký yêu nước

Tổng Bí thư: Ban chỉ đạo chống tham nhũng không phải cây đũa thần

Khi TƯ quyết định chuyển BCĐ phòng chống tham nhũng sang mô hình mới, Tổng bí thư đã nhắc đây không phải “cây đũa thần”. Nhưng người dân có quyền đòi hỏi BCĐ mới khắc phục những bất cập cố hữu.
Bộ Chính trị đã ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo trung ương về PCTN theo mô hình một ban chỉ đạo (BCĐ) của Đảng, do Tổng bí thư đứng đầu, đồng thời ra quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thiết chế mới này. Và hôm nay, 4/2, BCĐ sẽ có phiên họp đầu tiên, vừa để ra mắt quốc dân đồng bào, vừa để phân công nhiệm vụ cho các thành viên, lên chương trình công tác cả năm. Để bước khởi động có kết quả tốt, thiết nghĩ cần nhìn lại một vài điểm đáng chú ý.
Giống như rất nhiều cơ cấu kiêm nhiệm khác, cho dù là nằm bên bộ máy nhà nước, hay thuộc hệ thống của Đảng, các BCĐ về PCTN dù ở trung ương, hay địa phương đều có một nhược điểm cố hữu: càng kiêm nhiệm, trách nhiệm càng mờ nhạt.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng và Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh bên hành lang Quốc hội. Ảnh: Minh Thăng
Biểu hiện dễ nhận thấy là hoạt động của các BCĐ thường chỉ được nhận biết qua phát biểu, chỉ đạo của vị trưởng ban, hoặc phó ban thường trực. Công việc thường xuyên hơn thường được nhận diện qua hoạt động của cơ quan thường trực, hoặc cơ quan tham mưu, giúp việc cho BCĐ.
Trong trường hợp BCĐ về PCTN, cái mà người dân dễ cảm nhận nhất là thông tin từ các kỳ họp mỗi năm bốn lần, và hoạt động của Văn phòng BCĐ.
Vậy còn hoạt động của các vị ủy viên kiêm nhiệm? Có thể trả lời ngay: Rất ít!
Vì kiêm nhiệm, nên công việc chính của họ thường gắn với chức danh chính mà họ đang nắm giữ. Như mô hình BCĐ cũ chẳng hạn, những lãnh đạo bộ, ngành kiêm nhiệm thì hầu hết thời gian biểu là dành cho bộ, ngành mình. Còn ở cương vị ủy viên BCĐ trung ương về PCTN, có lẽ cử tri chỉ thấy các ông qua vài phát biểu trong mấy phiên họp thường kỳ, hoặc thỉnh thoảng qua một vài cuộc kiểm tra - mà nội dung PCTN chỉ là phần ăn theo cuộc công cán chính của lãnh đạo bộ, ngành kiêm ủy viên kia.
Mà thấy được đã là tốt. Thực tế các BCĐ về PCTN thời gian qua, thành viên 9-10 người, có những vị rất hiếm khi thực hiện chức trách thành viên cơ quan chỉ đạo về PCTN. Nhiều và phổ biến đến mức báo cáo sơ kết năm năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về PCTN, lãng phí đã phải thừa nhận - một cách nhẹ nhàng nhất: Hầu hết thành viên công tác kiêm nhiệm, tham gia công việc của BCĐ rất ít. Ở Trung ương, có những vị hai năm liền không làm việc ở BCĐ hoặc không kiểm tra, đôn đốc PCTN được bộ, ngành, địa phương nào.
Gần 9 tháng trước, khi hội nghị Trung ương 5, khóa XI, quyết định chuyển BCĐ trung ương về PCTN sang mô hình mới, Tổng bí thư đã phải nhắc đây không phải “cây đũa thần”. Đa số quần chúng, nhân dân không kỳ vọng quá mức, chắc cũng hiểu điều đấy. Nhưng người dân có quyền đòi hỏi BCĐ mới phải khắc phục những bất cập mang tính cố hữu do cơ cấu, tổ chức của mình.
Từng thành viên BCĐ, không chỉ làm tốt chức trách người đứng đầu tổ chức họ phụ trách, mà còn phải thể hiện rõ ràng nhất, công khai nhất, dễ nhận biết và dễ đánh giá, dễ giám sát nhất chức trách của Ủy viên BCĐ trung ương về PCTN. Và nên chăng, mỗi thành viên BCĐ mới công khai trước dân về sự liêm khiết quyết chống tham nhũng của mình - như gợi ý từ hội nghị sơ kết của BCĐ cũ đúng một năm trước.
Vạn sự khởi đầu nan, sắp sửa bước vào xuân mới, cũng là dịp Đảng 83 tuổi, gửi vài lời ngắn ngủi, hi vọng BCĐ dưới sự dẫn dắt của Tổng bí thư có bước đi đầu tiên khoa học, chính xác, làm điểm tựa cho tập thể lãnh đạo trước muôn vàn khó khăn, thử thách đang đón chờ.

Nghĩa Nhân
(VNN). 

Con trai Nguyễn Bá Thanh 30 tuổi nhận chức Bí thư Thành đoàn Đà nẵng

Phó bí thư thường trực Thành đoàn Đà Nẵng Nguyễn Bá Cảnh (30 tuổi) được bầu làm Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng sáng 4/2.
Tại hội nghị bất thường ban chấp hành Thành đoàn Đà Nẵng, Phó bí thư thường trực Nguyễn Bá Cảnh (quê xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) được bầu làm Bí thư với 100% số phiếu thay cho ông Lương Nguyễn Minh Triết.

Tân Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng Nguyễn Bá Cảnh (phải). Ảnh: Tuổi trẻ

Tân bí thư Thành đoàn có trình độ thạc sĩ quản lý công, cao cấp chính trị, là con trai lớn của ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính trung ương kiêm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

Liên quan đến công tác nhân sự, Thành ủy Đà Nẵng cũng có quyết định điều động, bổ nhiệm ông Lương Nguyễn Minh Triết, nguyên Bí thư Thành đoàn, giữ chức bí thư Quận ủy Liên Chiểu thay cho ông Phan Văn Tâm. Ông Tâm được điều động đến công tác tại Ban Nội chính trung ương.
(Tuổi trẻ)

Cuốn "Những mẩu chuyện..." của Trần Dân Tiên làm thay đổi cuộc đời của ông Dương Trung Quốc

Ông Dương Trung Quốc
Tôi có một lý lịch nghề nghiệp rất đơn giản: sinh ra, lớn lên, đi học, thi học sinh giỏi môn sử phổ thông rồi tốt nghiệp khoa sử Đại học Tổng hợp Hà Nội, về Viện Sử học công tác cho đến khi về hưu vẫn tiếp tục hoạt động trong một hội nghề nghiệp của giới sử học và làm một tờ báo của Hội Sử. Có hơn một thập kỷ làm đại biểu Quốc hội thì ngẫm kỹ điều mình thể hiện trên diễn trường ấy cũng luôn là những vấn đề có liên quan đến lịch sử, lấy chuyện xưa vận vào chuyện nay, tựa như người nhắc vở vậy.
Với người làm nghề sử thì việc đọc sách là chuyện đương nhiên, như nông dân cày cấy, thợ may cắt vải nên khó chọn được một cuốn sách nào lại đủ sức “làm thay đổi cuộc đời” của mình. Nhưng ngẫm nghĩ kỹ có thể nhắc tới một cuốn sách dường như nó đã “bẻ ghi” khiến đời mình nghiêng về cái ngả đường mà đến thời điểm đã U-70 rồi thì có thể nói được rằng sẽ theo nghiệp nghề ấy đến lúc xuống... mồ.
Cú hích vào nghề
"Sau này, ngày càng có nhiều sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch vẫn được coi là cuốn sách sớm nhất, được tin cậy nhất và sách này luôn được tham khảo như một nguồn tư liệu gốc"
Tôi đến với nghề sử rất ngẫu nhiên, không hề có một hứng thú hay năng khiếu gì đặc biệt đối với cái môn dễ là khổ sai trí nhớ ấy. Đến lớp 10 niên khóa 1963-1964, Hà Nội tổ chức thi học sinh giỏi môn lịch sử. Chẳng biết vì sao cô giáo dạy sử lại chọn tôi với câu động viên: “Cô thấy em đi thi được đấy!”. Có lẽ vì nể trọng cô giáo mà tôi nhận lời. 

Chuẩn bị cho cuộc thi, cô giáo hướng dẫn: ngoài sách giáo khoa, nên tìm đến một người nào đó am hiểu lĩnh vực này để hỏi han thêm. Lớp tôi có một anh bạn có bố làm ở Viện Sử học. Tôi đến xin được ông chỉ giáo. Ông đưa cho tôi mấy số tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử bảo mang về nhà đọc thử một vài bài, rồi hẹn gặp lại để ông hướng dẫn. Trước lúc về tôi thấy trên bàn của ông có một cuốn sách không dày. Tôi vừa động tay vào thì nhà sử học đầu tiên mà tôi được gặp trong đời bảo: “Cuốn ấy không phải là sử đâu cháu ơi. À, nhưng đọc được lắm...”.
Đó là cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, tác giả Trần Dân Tiên. Về nhà, đọc các bài tạp chí thấy dài lằng nhằng càng đọc càng khó hiểu nên tôi chuyển sang cuốn sách và đọc một mạch từ trang đầu đến trang cuối. Hồi đó Bác Hồ còn sống, một đôi lần tôi được gặp, sách vở viết về Bác chưa nhiều như bây giờ nhưng hình tượng của con người còn sống ấy đã là thiêng liêng lắm. Cuốn sách ấy không thể nói là đã “làm thay đổi cuộc đời tôi”, song đã tạo một cái hích nhẹ và hướng tôi bước vào ngả đường nghề nghiệp mà vào thời điểm đó tôi chưa bao giờ nghĩ tới. Cuốn sách “không phải là sử” ấy thật sự gây ấn tượng với tôi.
Cuốn Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch chắc nhiều người đã đọc vì từ khi được xuất bản lần đầu vào cuối thập kỷ 1940 đến nay đã qua gần bảy thập kỷ, đã được nhiều nhà xuất bản tái bản rất nhiều lần. Thông qua lời kể của một nhà báo có bút danh Trần Dân Tiên, người đã được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh vào những ngày đầu nước nhà độc lập (1945), cuộc đời của nhà cách mạng và là người đứng đầu nhà nước Việt Nam độc lập được kể lại qua “những mẩu chuyện” như tên gọi của sách. Mục đích sách ra đời vào thời điểm đó dường như chỉ để trả lời câu hỏi “Hồ Chí Minh là ai?”, kể cả với những người nước ngoài.
Sau này, khi đã thâm niên trong nghề nghiệp, tôi có nhiều cơ hội đọc và gặp nhiều người nước ngoài, có người thuần túy là nhà nghiên cứu, có người là nhân chứng lịch sử, cũng có người là cả hai. Tôi đã nghe và đọc được rất nhiều cách tiếp cận, cách đánh giá khác nhau về cuốn sách này và nhân vật của sách...
Đam mê tìm kiếm sự thật
Hồi Liên Xô “mới đổ”, tôi là một trong những người Việt Nam sớm “mò đến” Lưu trữ cũ của Quốc tế Cộng sản ở thủ đô nước Nga để khai thác tài liệu về Hồ Chí Minh. Tôi được biết cách đó không lâu có một phụ nữ quốc tịch Mỹ cũng đã đến đây và cũng có mối quan tâm đến nhân vật lịch sử này. Rồi các đồng nghiệp Nga cho biết người phụ nữ ấy đã “lần mò” đến tận Leningrad để tìm kiếm những chi tiết liên quan đến cuộc đời của Hồ Chí Minh trong thời gian ở Liên Xô (cũ). Người phụ nữ ấy tên Sophie Quinn Judge.
Bẵng đi một thời gian tôi gặp bà ở Aix en Provence, nơi có một trung tâm lưu trữ quan trọng của Bộ Thuộc địa Pháp, ở đó có nhiều tư liệu liên quan đến Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Nhưng nếu người ta chỉ quan tâm đến học thuyết hay sự nghiệp chính trị của Hồ Chí Minh thì bà lại muốn tìm hiểu đời sống riêng tư, một phần không thể thiếu được nếu muốn tiếp cận một chính khách cũng như một nghệ sĩ. Theo bà, thật đáng tiếc chưa mấy ai quan tâm đến điều đó vì thế bà sẽ cố gắng lấp chỗ trống này.
Hồi đó bà mới chỉ đưa ra nhận xét bước đầu là càng nghiên cứu càng thấy nhân vật này có nhiều điều hấp dẫn. Vài năm sau Sophie Quinn Judge cho xuất bản ở Singapore một luận văn nghiên cứu về Hồ Chí Minh trong quãng thời gian ở châu Âu 1919-1940. Bà có gặp để trao đổi và gửi bản thảo cho tôi đọc trước. Cuốn sách của bà có thể có sự đánh giá khác nhau từ những người có quan niệm khác nhau, nhưng giữa những dòng chữ có thể thấy được thiện chí của một người muốn thỏa mãn đi tìm sự thật, công việc của một người làm sử.
Nhân dịp 110 năm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh, có một nhóm làm phim đến phỏng vấn Sophie, bà vẫn nhắc lại cái điều bà từng nói với tôi khi mới bắt tay vào viết sách: “Lúc đầu tôi đã nghĩ rằng Hồ Chí Minh không tuyệt vời và thú vị như hình ảnh mọi người vẫn tuyên truyền, nhưng hóa ra ông ấy thật sự thú vị... Con người thật của Hồ Chí Minh rất thú vị”.
Cuốn sách nhỏ mà tôi nhắc đến trong bài viết này thật sự đã “dẫn tôi vào đời” nghề nghiệp để hướng tới cái khao khát muốn tìm ra những gương mặt thật đã tạo nên một lịch sử thật. Thỏa mãn cái khao khát ấy thật là khó, có khi cả đời nghề chưa làm được là bao nhưng lại vô cùng hấp dẫn. Nghiệm lại đời mình thấy cái làm được trong nghề không nhiều nhưng niềm say mê khiến mình đã theo nghiệp nghề này trọn đời lại làm mình thỏa mãn.

Xuân 2013

Dương Trung Quốc

(Tuổi trẻ)

GS Nguyễn Minh Thuyết nói về điều 71 và sự tồn tại của người đồng tính

Điều 71 được đánh giá là "dấu son" của Hiến pháp 1992 khẳng định: “Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật”. Dự thảo chuyển Điều 71 thành Điều 22, nhưng toàn bộ quy định được trích ở trên đã bị xóa.
Cần tiếp tục bảo vệ tuyệt đối quyền con người

Trao đổi với PV Báo Giáo dục Việt Nam, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tiếp tục chỉ ra một số điểm mà ban soạn thảo Hiến pháp cần lưu ý để có điều chỉnh cho phù hợp.
Cụ thể, Điều 71 của Hiến pháp 1992 viết rõ: “Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật”.
Dự thảo chuyển Điều 71 thành Điều 22, nhưng toàn bộ quy định được trích ở trên (nhằm hạn chế việc bắt người tùy tiện) đã bị xóa. “Hiến pháp năm 1992 đã quy định rõ ràng như vậy mà vẫn còn có những trường hợp bị bắt và giam giữ tùy tiện. Nếu quy định này mà bị gạch khỏi Hiến pháp thì thì sẽ có nhiều vấn đề bất cập xảy ra?”, GS Thuyết nói.

Việc bắt giữ phải có lệnh của TAND hoặc VKSND được đánh giá là "dấu son" trong Hiến pháp 1992. Ảnh minh họa, nguồn internet.

 
Dưới góc nhìn của một luật sư, ông Nguyễn Đăng Quang – Trưởng Văn phòng Luật sư Đăng Quang bày tỏ: Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đều quy định quyền con người được nhà nước bảo hộ bao gồm: quyền sống, quyền không bị tra tần đánh đập, không bị hạ nhục, không bị bắt làm nô lệ.

Tóm lại là không bị đối xử tàn bạo và được bình đẳng trước pháp luật. Đây là những quyền tuyệt đối được bảo đảm vì nó liên quan đến sự sống còn, nhân phẩm của cá nhân vì vậy trong bất cứ hoàn cảnh nào kể cả khi người bị hạn chế quyền tự do do vi phạm pháp luật thì các quyền con người vẫn được bảo đảm.


Đây là một quy định tiến bộ, văn minh, nhân đạo phù hợp với đạo đức dân tộc và các điều ước quốc tế. Với tính chất đặc biệt ấy, Điều 71 Hiến pháp 1992 có quy định: “Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật”.


Sửa đổi Hiến pháp 1992 cần phải phát huy điều này và quy định về các quyền này phải rõ ràng và đượckhẳng định là có hiệu lực trực tiếp để nhà nước phải có nghĩa vụ đảm bảo cho người dân được hưởng các quyền này trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh, người dân có quyền dẫn chứng ngay các quy định đó trong Hiến pháp để bảo vệ quyền của mình.

Nếu không quy định như Điều 71 của Hiến pháp 1992 thì việc bắt và giam giữ người bị tùy tiện hoặc bị lợi dụng vi phạm vào một trong những quyền của con người. Ví dụ: Khi bị bắt, bị tạm giữ, người ta có quyền im lặng chờ người trợ giúp pháp lý mà không bị đánh đập, bức cung…


Luật sư Quang bày tỏ: “Những quyền cơ bản là vậy tại sao Hiến pháp sửa đổi lại bỏ đi? Theo tôi phải phát huy hơn nữa chứ, nhà nước phải khẳng định trong Hiến pháp trách nhiệm của nhà nước như thế nào đối với các quyền cơ bản này. Nếu không quy định là không tôn trọng quyền con người và không thực hiện nghĩa vụ của một quốc gia tham gia các công ước quốc tế về quyền con người”.

Luật sư Nguyễn Đăng Quang - Ảnh: Ngọc Quang


Ngoài ra, theo Luật sư Nguyễn Đăng Quang, Ủy ban soạn thảo sửa đổi Hiến pháp nên xem lại Khoản 2 Điều 16 “Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”.


Điều khoản này lưu ý và cấm người dân không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân làm phương hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích của người khác, nhưng lại nêu quá sơ sài và chung chung, không chỉ rõ thế nào là hành vi lợi dụng quyền công dân, thế nào là hành vi lợi dụng quyền con người, không chỉ rõ ranh giới đâu là quyền con người, đâu là quyền công dân. "Khi không xác định rõ được về hành vi thì các cơ quan thi hành luật sẽ hiểu khác nhau, dễ bị lợi dụng hoặc áp dụng nhầm lẫn, dẫn tới oan sai", luật sư Quang cảnh báo.


Vấn đề thu giữ thư tín và sự tồn tại của người đồng tính 


GS Nguyễn Minh Thuyết nêu Đoạn 2 Khoản 2 Điều 23 trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp “Việc bóc, mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác do pháp luật quy định” và phân tích: Trong thuật ngữ pháp lý Việt Nam, “pháp luật” được hiểu là tất cả các loại văn bản quy phạm pháp luật, từ Hiến pháp, luật cho đến nghị định của Chính phủ, thông tư của bộ ngành, nghị quyết của hội đồng nhân dân, quyết định của chủ tịch uỷ ban nhân dân từ cấp tỉnh cho tới cấp xã.

Việc sử dụng thuật ngữ này trong dự thảo liệu có "ngụ ý" bất kỳ một cấp quản lý nào cũng có thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho phép xâm phạm những bí mật riêng tư của mọi người không? Đúng ra, những trường hợp đặc biệt cho phép kiểm soát điện thoại, bóc mở thư tín phải được Quốc hội quy định bằng luật.

“Nếu chỉ có một câu chung chung như trong dự thảo là do pháp luật quy định thì cũng rất có thể xảy ra tình trạng lạm quyền núp dưới vỏ bỏ danh nghĩa luật pháp”, GS Thuyết nhấn mạnh.
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết
Bên cạnh đó, GS Nguyễn Minh Thuyết chỉ rõ Điều 74 của Hiến pháp 1992có quy định: “Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định”. Tuy nhiên, khi được sửa thành Điều 31 trong Dự thảo, quy định ràng buộc về thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo không còn nữa. "Chúng ta đều thấy rằng, tình trạng khiếu nại vượt cấp, khiếu nại kéo dài đã được các cơ quan truyền thông phản ánh rất nhiều thời gian qua. Nếu bỏ đi quy định này thì sẽ rất bất lợi cho người dân", GS Thuyết chỉ rõ.


Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng chỉ ra một số quy định chưa cập nhật với tình hình thực tế trong một số lĩnh vực. Ví dụ, Điều 27 quy định: “Công dân nam, nữ bình đẳng và có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình”.


“Quyền bình đẳng nam nữ ở Việt Nam lần đầu tiên được quy định trong Hiến pháp 1946 và đó là một tiến bộ vượt bậc. Nhưng đến nay, khi mà sự tồn tại của những người đồng tính, song tính, chuyển đổi giới tính là sự thực, đã được pháp luật nhiều nước thừa nhận thì Hiến pháp sửa đổi cần đảm bảo quyền bình đẳng của họ và nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với họ”, GS Thuyết nói.
(GDVN) 

Nguyễn Thành - Ông Táo chết và sự bế tắc của người Việt Nam

Làng báo Việt Nam, kể ra cũng có nhiều thông lệ, mà nếu thoáng thì có thể gọi là “truyền thống”. Đó là truyền thống “mừng Đảng, mừng xuân” mỗi khi Tết đến, truyền thống họp giao ban với cơ quan tuyên giáo mỗi thứ ba hàng tuần, hay truyền thống im lặng trước các cuộc biểu tình của dân chúng.
Vài năm trở lại đây, với sự phát triển của báo điện tử, một “truyền thống” mới đã manh nha xuất hiện, đó là đăng tin ảnh cảnh xả rác và bức tử ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp. Dĩ nhiên, không phải đến khi có báo điện tử thì khung cảnh nhếch nhác này mới xuất hiện trong dịp Tết đến xuân về, mà thói vô trách nhiệm với cộng đồng cũng đã là một “truyền thống” từ rất lâu của một bộ phận không thể nói là nhỏ người Việt Nam.
Bất kỳ người Việt Nam nào cũng có thể từng chứng kiến cảnh người dân bên đường hắt cả chậu nước bẩn ra đường, thậm chí nhiều người từng hứng phải cả chậu nước đó cùng với sự bực bội. Dọc đường đi, xác suất bắt gặp một vài con chuột thối là không hề nhỏ, và rác rưởi thì có ở bất cứ góc phố nào. Không phải chỉ riêng dịp tiễn ông Táo lên chầu trời người ta mới thấy những dòng sông, mặt hồ ngập rác, mà sau những đêm Giáng sinh, giao thừa hay lễ hội, thứ dễ thấy nhất ở các địa điểm tổ chức là… rác. Rất nhiều rác.

Vứt rác bừa bãi đã trở thành một thói quen xấu của mọi người
Trên thực tế, hình ảnh đó còn mang tính biểu tượng cho đời sống văn hóa mà người Việt Nam hiện nay, rằng chúng ta đang thực sự ngụp lặn trong một bãi rác về tinh thần, mà thói vô trách nhiệm với cộng đồng là phần quan trọng của bãi rác đó.
Ngay khi ném một con chuột chết ra đường, chúng ta đã mặc nhiên gạt sự sạch sẽ của cộng đồng ra khỏi khái niệm về sự sạch sẽ của mình. Đối với họ, không gian của sự sạch sẽ chỉ tính từ cửa trở vào. Và dường như đối với phần lớn người Việt Nam, không gian trách nhiệm cũng không đi xa hơn chiếc then cửa một chút nào.
Có thể nói phong trào biểu tình năm 2011 là một phép thử làm bộc lộ một cách rõ ràng những khuyết tật cả về tâm lý lẫn tư duy của người Việt Nam, và giúp cho chúng ta khẳng định một cách rõ nét về không gian trách nhiệm của họ. Các cuộc tranh luận trên mạng đều đi đến một sự xung đột và bế tắc, khi thường thấy một bên đưa ra lý lẽ cho rằng: bọn biểu tình là bọn điên, việc không phải của mình cũng vơ vào. Đồng ý rằng quyết định có đi biểu tình hay không thuộc về quyền tự do lựa chọn của mỗi người, nhưng sự tấn công người biểu tình bằng những lý lẽ như vậy không cho phép bất kỳ ai lạc quan về tính có trách nhiệm của một công dân trước hiện thực của đất nước. Bằng lý lẽ đó, họ cho rằng chủ quyền quốc gia không phải là việc của họ và không ảnh hưởng gì đến họ cả. Các cuộc biểu tình năm đó không bao giờ vượt quá vài ngàn người và cuối cùng bị dập tắt khi chỉ còn một nhúm nhỏ, trong một buổi sáng tháng Tám xấu trời.
Các vấn đề liên quan đến chính trị cũng là một phép thử tốt. Thứ lớn nhất mà những cá nhân đứng lên đấu tranh chống tiêu cực trong hệ thống cơ quan nhà nước là sự cô lập gần như tuyệt đối từ đồng nghiệp, sự lên án của hầu hết mọi người. Nhà giáo Đỗ Việt Khoa có thể được vài người tôn vinh, dăm ba chương trình truyền hình phỏng vấn, nhưng nỗi cay đắng đằng sau sự tôn vinh đôi khi là giả tạo đó, không phải ai cũng hiểu được và chia sẻ được với ông.
Đâu đó đằng sau cánh cửa gia đình, người ta nghe thấy các ông bố bà mẹ răn dạy con cái không được để ý để những chuyện chính trị, và nhất là không được ho he bất kỳ điều gì trái đường lối, trái “thông lệ”.
Lý lẽ duy nhất của những người đó là: “chính trị không phải việc của mày, đừng xía vào”; hoặc là: “tất cả những gì mày cần lo là sự yên ổn của cái nhà này, đừng bao đồng chuyện thiên hạ”,… Sự ích kỷ của con người đã được nâng lên thành lẽ sống, thành nguyên tắc và thành một chuẩn mực đạo đức trong không gian đằng sau cảnh cửa đó.
Vượt qua cánh cửa gia đình, tính ích kỷ tiếp tục phát triển ở quy mô xã hội của nó, trở thành sự ích kỷ của tổ chức, thành chuẩn mực đạo đức của tổ chức. Lấy đảng cộng sản Việt Nam làm ví dụ. Tổ chức này thâu tóm vào tay mình tất cả quyền lực nhà nước, tất cả đất đai của người dân, và tước đoạt không gian tự do của xã hội cho riêng mình. Công lao rõ ràng của đảng cộng sản trong việc giành được độc lập dân tộc, trong việc phổ biến chữ Quốc ngữ không thể làm mờ đi sự ích kỷ có tính chất băng đảng của họ. Họ biến tổ chức của mình thành một ngôi đền thiêng bất khả xâm phạm, nơi cũng có một cánh cửa và đằng sau cánh cửa đó người ta dạy nhau cách đạp lên trên tất cả để giữ vững quyền lợi của mình. Để đạt được điều đó, họ sẵn sàng đấu tố các văn sĩ Nhân văn – Giai phẩm, bắt bớ hàng trăm người trong vụ án xét lại hồi cuối những năm 1960, trù dập Bí thư Kim Ngọc và phương thức làm ăn cá thể ở Vĩnh Phú, bức tử toàn bộ nền kinh tế thị trường của miền Nam sau năm 1975, cho đến khi cảm thấy như chết đuối đến nơi thì họ mới chịu nhường dần lại cho người dân cái quyền tự do kinh doanh kể từ Đổi Mới năm 1986.
Suốt gần 30 năm “Đổi Mới”, dù biết rõ mười mươi rằng doanh nghiệp nhà nước sẽ chết thảm, họ vẫn cố duy trì để bảo toàn lợi ích của mình. Họ thậm chí còn phát triển sự ích kỷ lên đến đỉnh cao bằng các tập đoàn kinh tế nhà nước từ năm 2006, bất chấp mọi nguyên lý kinh tế và mọi lời can ngăn. Họ không cần biết những tập đoàn này mang lại những gì cho xã hội, chỉ biết rằng đó là nơi mang lại cho họ cơ hội chưa bao giờ lớn hơn để bòn rút tiền chùa. Cán bộ nhỏ thì mua được xe, xây được nhà ở tỉnh, cán bộ to thì tậu biệt thự ở thủ đô, còn cán bộ to nhất thì… thật khó tưởng tượng được.
Chúng ta đang có một bộ máy hành chính mà ở đó, các cán bộ, công chức, viên chức, hầu như chỉ lo vun vén cho riêng mình, thay vì trở thành “công bộc” của dân như họ tự nhận. Điều này không có gì hơn là tính ích kỷ và thói vô trách nhiệm với cộng đồng, vốn có cùng bản chất với hành vi xả rác, xét ở một khía cạnh nào đấy.
Tính ích kỷ và vô trách nhiệm, nếu chỉ có ở một nhóm nhỏ thì chưa phải là vấn đề, nhưng khi đã trở nên phổ biến đến mức có thể gọi là những “chuẩn mực đạo đức” mới, nguyên tắc hành xử mới, thành một phần của văn hóa, thì sẽ là một thảm họa cho đất nước. Trong tác phẩm “Tổ quốc ăn năn”, ông Nguyễn Gia Kiểng cho rằng vấn đề phát triển của một dân tộc không phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý hay cái gì khác, ngoài văn hóa. Tính ích kỷ và thói vô trách nhiệm với cộng đồng đang cấu thành văn hóa của chúng ta, làm cho văn hóa của chúng ta tồi đi và cản trở sự phát triển của dân tộc. Nếu chừng nào người Việt Nam còn coi việc vứt chuột chết ra đường là chuyện bình thường, thì việc bụi bẩn từ xác con chuột bay trở lại vào nhà cũng vẫn là chuyện bình thường. Xã hội sẽ suy vong đến tận căn cốt của gia đình và không ai còn nói đến tổ quốc nữa.
Ngày 23 tháng Chạp, ông Táo đã bị bức tử ở các dòng sông và không còn ai báo cáo với Ngọc Hoàng về những thói hư tật xấu của xã hội nữa. Sự suy thoái về văn hóa trở thành sự bế tắc của dân tộc.

Nguyễn Thành
(Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam

Chống tham nhũng mô hình mới thay thế mô hình cũ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Ba ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng 


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nay nắm Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng

Ban Nội chính Trung ương chính thức ra mắt thứ Hai 4/2, với nhân sự tăng cường thêm hai phó ban cho ông Nguyễn Bá Thanh.

Truyền thông trong nước cho hay ban này, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, cũng họp phiên đâu tiên cùng ngày.

Ban Nội chính vừa được Bộ Chính trị phân công thêm hai phó ban mới.

Đồng thời, một cộng sự của ông Nguyễn Bá Thanh ở Đà Nẵng là ông Phan Văn Tâm, Bí thư Quận ủy Liên Chiểu, cũng sẽ chính thức làm việc ở Ban này trong vài ngày tới.

Trước đó, ông Lê Hồng Minh, Chánh văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng, đã ra Hà Nội công tác trong Ban Nội chính.

Không rõ đây có phải nỗ lực dàn xếp nhân sự của ông Nguyễn Bá Thanh hay không.

Hiện nay, theo sắp xếp mới, Ban Nội chính Trung ương có ba phó ban là các ông Phạm Anh Tuấn, nguyên Phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Nguyễn Doãn Khánh, Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ và Phan Đình Trạc, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An.

Ban này có 108 nhân viên.

Chống tham nhũng mô hình mới

Các báo cũng cho biết Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo mô hình mới, do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban, sẽ ra mắt và họp phiên đầu tiên.

Trong phiên họp đầu tiên 4/2, Ban Chỉ đạo Trung ương "sẽ phân công nhiệm vụ cho các thành viên, xác định những định hướng công tác năm 2013", theo Thông tấn xã Việt Nam.

Ban này vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua với đa số phiếu thành lập tháng 11/2012, thay thế do mô hình cũ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm.

Lúc đó đã có bình luận rằng quyền lực của ông Dũng bị suy yếu sau Hội nghị Trung ương 6 và việc mất kiểm soát Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng là minh chứng cho điều này.

Tổ chức hoạt động của Ban Chỉ đạo mô hình mới không quy định trong văn kiện Luật Phòng chống Tham nhũng, mà nêu trong văn kiện của Đảng CSVN, vì nay do Đảng nắm.

Khi đưa ra biểu quyết tại Quốc hội, có tới 94,98% đại biểu tán thành việc chuyển chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng từ tay Chính phủ sang cho Đảng.

(BBC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét