Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Tin ngày 10/11/2012 - cập nhật

Chính trị – Xã hội

Trung Quốc tăng tuần tra ở biển Đông (TN) -Báo China Daily hôm qua đưa tin các tàu hải tuần thuộc 3 tỉnh Hải Nam, Phúc Kiến, Quảng Đông và Khu tự trị Quảng Tây của Trung Quốc đang tuần tra chung lần đầu tiên ở biển Đông.
Thì ta cử tàu ra hợp tác tuần tra cho nó có tình “16 -4″,chớ để TQ tuần tra mình ênh mai mốt họ trách,của chung mà.
Tổng thống Iran thăm chính thức Việt Nam
Tổng thống Iran thăm chính thức Việt Nam (TN) -Ngày 9.11, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hội đàm với Tổng thống nước Cộng hòa Hồi giáo Iran Mahmoud Ahmadinejad đang thăm chính thức Việt Nam. ====>>>

Liên hiệp quốc tố cáo Việt Nam vi phạm luật quốc tế  (VOA) -UNGWAD nhấn mạnh dù việc bắt giam các nhà hoạt động chiếu theo luật pháp Việt Nam, nhưng vấn đề là luật pháp ấy phải phù hợp với luật pháp quốc tế mà Hà Nội đã cam kết   ——Việt Nam không còn chống dự án đập Xayaburi của Lào (RFI)

Đất đai: Đại biểu Quốc hội trái ý Đảng (RFA) –  Mặc dù Đảng Cộng sản Việt Nam đã tái xác định đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, nhưng nhiều Đại biểu Quốc hội vẫn kiến nghị phải có chế độ đa sở hữu đất đai.
Tình cảnh các nhà bất đồng chính kiến bị giam hiện ra sao? (RFA)    —-P/V các bạn trẻ trong nước về ‘Nhạc’ và ‘Án’ của Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình (VOA)
Ăn Học & Ăn Nói (Tưởng năng Tiến -RFA) -“Giá các ông ấy cứ ăn nhưng đừng giảng dậy đạo đức cho mình thì dễ chịu hơn.”
     Bùi Ngọc Tấn
Tôi không rành ngoại ngữ nên chỉ đoán non, đoán già rằng nhân loại (chắc) không mấy ai “đam mê” chuyện ăn uống  như là dân Việt: ăn tết, ăn giỗ, ăn khao, ăn cưới, ăn đám, ăn mừng … Ngoài ăn trưa, ăn tối, ăn chiều và (thỉnh thoảng) ăn dặm, ăn chơi,  ăn hàng – như đa phần thiên hạ – người Việt còn ăn chực, ăn ké, ăn quà, hay ăn vặt … suốt ngày.
Vụ ông Võ gặp dân: Bộ ‘không quan tâm’  (BBC) –  Một thứ trưởng tài nguyên môi trường nói cuộc gặp của cựu thứ trưởng Đặng Hùng Võ với dân Văn Giang là của người ‘đã về hưu’.
Đáng lo cho Đảng (Nguyễn Lễ -BBC)   —Việt Nam muốn có 3 tỷ đôla FDI từ Anh (BBC)   —-Việt-Nga: Nền tảng và hấp lực mới(TVN)
Chuyện đánh giày ở Sài Gòn (Trần tiến Dũng -Nguoiviet) -    —Tha hương là tia hi vọng cuối cùng (Vietinfo)   —Sinh viên Việt Nam giới thiệu dự án môi trường ở Đức (Vietinfo)
Trần tình thua lỗ, Petrolimex than giảm lương, cắt thưởng  (VEF.VN) – Lương cán bộ công ty mẹ Petrolimex bình quân theo đầu người là giảm. Vì kinh doanh xăng dầu lỗ nên cán bộ, nhân viên không có thưởng”.
Tịch thu tài sản cố tình che giấu (VNN) -Thảo luận về luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi, ĐBQH nói con các vị lãnh đạo cũng phải kê khai tài sản, đồng thời tịch thu tài sản cố tình che giấu.   —-Chức càng cao tham nhũng càng phải xử nặng (VNN)  —Quản nghiêm sẽ không mua tàu cũ, bê tông cốt tre (VNN)   —-Cậu ấm, cô chiêu phất lên nhờ cha mẹ tham nhũng (NV)   —–Chống tham nhũng: 7 năm qua tựa như “đánh trận giả” (VnEc)   —“Cố ý làm trái” cũng là tham nhũng (SGTT)
Tôi đề nghị Quốc hội bầu đại biểu Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam – làm chủ tịch ủy ban quốc gia phòng, chống tham nhũng. (VnEc)
Cần kê khai tài sản vợ con quan chức  TP – Một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề xuất buộc kê khai tài sản cả vợ và con thành niên của quan chức, trong phiên thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) hôm qua. Có ĐB cho rằng, phải coi tội phạm tham nhũng như phản quốc, không chỉ phòng chống mà phải tuyên chiến để tiêu diệt.
Thời sự trong ngày: Đại gia nhập viện (VNN) -Tịch thu tài sản cố tình che giấu; Đại gia ào ào đi điều trị tâm thần; Phát hiện 2 con hổ trên xe khách; Thủ đoạn lừa đảo mới tại bãi giữ xe; Phạt 30 triệu nếu đua xe trái phép; Vén màn hậu trường phẫu thuật thẩm mỹ…
Công nhân khổ vì lương thấp, ăn thiếu chất (VEF)   —-Quỹ bảo hiểm xe cơ giới đang bị “rút ruột” (TN)
Sông Tranh 2 có khuyết điểm trong thi công đập ?(TN)   —-Nguy cơ vỡ đập hồ thủy lợi vì tổ mối(TN)   —Thủy điện Sông Tranh 2: Thân đập vẫn là ẩn số (TP)
Đổ thêm hàng chục triệu USD để cứu 2 con tàu mới ! (TN) -Hai tàu chở dầu thô đóng mới với tổng vốn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng vẫn tiếp tục “nằm ụ” và đang chờ rót thêm hàng chục triệu USD nữa.
Ngành chăn nuôi kêu cứu(TN) – Bán lỗ dưới giá thành nhưng vẫn không tiêu thụ được do phải cạnh tranh với gia cầm nhập lậu và nhập khẩu giá rẻ, ngành chăn nuôi gia cầm trong nước đang đứng bên bờ vực phá sản.
Hiến kế để nhà nước phát huy tài năng KHCN  (TNO) Đó là lời hứa của Chủ tịch Hội đồng bảo trợ tài năng trẻ VN Vũ Khoan trong cuộc giao lưu của tài năng trẻ KHCN và các SV thủ đô tiêu biểu.
 Sao mà không lúc nào không thấy “tài năng trẻ” – Tin trên Báo như lá mùa Thu ấy,nhiều quá biết dùng vào việc chi nhỉ? không khéo nó vọt lên “thiên đường” ở một mình à. Đây nè ,mấy Quốc gia “chậm tiến” họ có thể dùng mọi loại giấy tờ có chữ chứng thực của nhà cầm quyền để kiểm tra kiểm soát….Xã hội,ta văn minh hơn,cho nên phải có loại giấy tờ gì chớ,dùng từa lưa nó kém văn minh lắm :    Đoạn trường hộ khẩu: Không có lối ra  (TN) -Dù cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ tình trạng bất cập trong quản lý hộ khẩu, nhưng cũng chỉ là các giải pháp tình thế, vẫn chưa thực sự đưa người dân thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn: hộ khẩu – CMND – nhà.

Hãy bền bỉ đánh thức sự tử tế -Đạo diễn, NSND Trần Văn Thủy-Boxitvn

Miến Điện: Tương lai của Bán đảo Đông Dương? -Boxitvn

Obama, người Mỹ đen đi trọn đường trần » - (ĐCV) – Xuất thân chỉ là một thứ con lai da đen, chợt bước ra ánh sáng chói lòa, bắt được thời cơ, trở thành tổng thống và bây giờ lại tái cử nhiệm kỳ…
Nguyễn Phương Uyên nạn nhân trong trận đánh “Đồng Chí X”? » - (ĐCV) – Phải nói chính Phương Uyên đã giúp thế hệ chúng tôi bớt cô đơn. Bạn là biểu tượng sức sống, của niềm tin vào thế tất thắng của…
Gieo mầm nhân ái để lòng tốt đơm hoa -TP – Bí thư Thường trực T.Ư Đoàn Phan Văn Mãi cho rằng, để người trẻ sống nghĩa khí, dám lên tiếng trước những sai trái, bất công… rất cần môi trường tốt để nuôi dưỡng, lan tỏa những giá trị nhân ái. Đoàn Thanh niên đã và đang đồng hành cùng thanh niên ươm mầm nhân ái ấy.
Nguyễn Phương Uyên  <<<===Gieo kiểu nầy!? hễ đụng vào mấy cái chữ đỏ và Trung cộng vĩ đại là vào tù nhé -dám không???

Trần Huỳnh Duy Thức: Giữ ánh lửa, sau giông bão sẽ bừng sángThư cám ơn, lời kêu cứu của Tuổi Trẻ Yêu NướcLê Chân Nhân – Những con tàu ma và những bóng maÔng Đặng Hùng Võ: ‘Vụ Văn Giang không đơn giản’Những doanh nhân làm ăn thành đạt bằng mồ hôi nước mắt mất trắng qua một đêm….  Quanlambao – Công ty Mía đường của bà Huỳnh Thị Bich Ngọc trong hai năm cả nước khó khăn, các doanh nghiệp chết hàng loạt, song bà đã chia cổ tức 63% cho 02 năm thì thấy họ là những người có tài thật sự và danh hiệu ‘Nữ hoàng Mía đường’ quả không ngoa. Vậy mà giờ đây cả gia đình đối mặt với vòng lao lý vì bè lũ tham quan thâu tóm. Sacombank đã mất trắng vào tay Trầm Bê và Eximbank.

Chuyện Vui: Giáo Sư Ngô Bảo Châu Đầu Hàng Vì Không Giải Được Một Bài Toán Dễ ! (QLB)

Nhân dân chống tham nhũng trở thành … ‘kẻ phản quốc’?! Quanlambao – Đại biểu Quốc hội đã nhìn thấy “Tham nhũng như một tội phản quốc”, đó là bước khởi đầu quan trọng. Nhận thức đã nêu đích bản chất hệ thống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, nhưng làm thế nào để vạch mặt được những kẻ tham nhũng phản quốc thì lại là một cuộc đấu tranh sống mái mà kết quả ngài Tổng Bí thư phải nghẹn ngào với nhân dân và Ngài Chủ tịch nước thì chỉ dám nêu ‘đồng chí X’ vì 129 con tinh tinh ngậm đầy đô la và đang nằm trong cái ‘RỌ’ khống chế của thầy trò tên đồ tể Nguyễn Văn Hưởng…
Mỗi ngày là ma cà rồng lại hút thêm máu của nhân dân để trường tồn….  Quanlambao – Trước khi Vinacafe Biên Hoà lên sàn, nhờ hợp đồng tư vấn với Công ty Chứng khoán Bản Việt của ‘Quốc vụ khanh Chính phủ Nguyễn Thanh Phượng’ mà Tập đoàn Masan của Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh đã thâu tóm được gần 50% của Vinacafe Biên Hoà để trở thành cổ đông lớn chi phối toàn bộ công ty Nhà nước cổ phần hoá này.
Sau khi lên sàn Masan đã tiếp tục thâu tóm và đến nay đã nắm đến 54%.
11 NĂM, MỖI NGÀY THỦ TƯỚNG KÝ MỘT QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐẤT “-ĂN SAO HẾT ? (QLB)
Xe không chính chủ bị phạt tới 10 triệu đồng -VnExpress    —–Thuận lợi hơn cho người dân làm hộ chiếu - (Chinhphu.vn) – Hôm nay (10/11), một số quy định mới về cấp hộ chiếu theo Nghị định 65/2012/NĐ-CP của Chính phủ chính thức có hiệu lực.Từ 12/11, ôtô đi trên quốc lộ 1A mới phải nộp phí (DDDN)

Sợ từng chữ viết – Hãi từng nốt nhạc (RCTM)
Nam California: Đêm biểu tình thắp nến phản đối phiên tòa xét xử 2 nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình (RCTM)
Các đoàn thể trẻ tại Nam California xuống đường xin chữ ký cho chiến dịch ” Triệu con tim – Một tiếng nói “(RCTM)
Nước chủ nhà thường lỗ nặng vì ASIAD   SGTT.VN – Busan, Hàn Quốc, năm 2002 đã chi tới hơn 4,2 tỷ USD để đầu tư cho ASIAD 14, trong khi số tiền thu về chỉ 223,2 triệu USD. Thái Lan, Trung Quốc… cũng bị thâm hụt vì Á vận hội.
Tập chống khủng bố quy mô lớn (PNTD) - Gần 2.000 cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tỉnh Sơn La vừa tham gia cuộc diễn tập khu vực phòng thủ, phòng chống khủng bố quy mô lớn diễn ra trong 2 ngày 8-9/11.   Bín lá Đèn Ăn ke Da qua VN cũng chết chắc.Kinh thế!
Viết cho bé sơ sinh bị vứt vào thùng rác  (Phunutoday)- Nó là một tấn bi kịch không lời nào tả nổi, chứa đầy những nỗi cay đắng đọa đầy ở chốn trần gian.
Sĩ diện quá, tôi 1 triệu/tháng vẫn sống đây! (Phunutoday)- Nghe bạn sinh viên kia nói về cách tiêu tiền mà mình thấy ngứa mắt quá. Nhìn cái mặt với cái xe Vespa đã thấy bản chất hợm của, chỉ biết cắm đầu vào đồng tiền. Mình chả cần 5 triệu, 1 triệu vẫn sống tốt đây.      Một triệu vẫn còn “sống cao”- Xem mấy chương trình Xã hội trên TV ,có người chỉ kiếm 30 ngàn một ngày mà sống đến 4 con Người.
Điều hành xăng dầu: Cơ chế “lệch” thị trường  (DĐDN) Mỗi lần giá xăng dầu tăng, giảm đều gây nên những phản ứng trái chiều về tính hợp lý hay không hợp lý của sự điều chỉnh. Một trong những lý do chính là do khoảng cách giữa thị trường đang ngày càng “lệch pha” với cơ chế quản lý   Cơ chế -là cái thằng cái con nào mà giá Thế giới lên thì nó lên,giá thế giới xuống thì nó đứng???- nó chơi trên đầu trên cổ Nhân Dân ta.

Kinh tế

Kinh tế Pháp có thể bị suy thoái nhẹ vào cuối năm 2012 (RFI)
Xử nợ xấu: Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị gì? (VEF)   —-BĐS chậm hay nhanh quá đều… chết! (VEF)   —“Bong bóng” BĐS vẫn âm thầm xì hơi (BĐS)
Hậu sáp nhập, SHB lỗ hơn 1.100 tỷ đồng 9 tháng đầu năm (TP)  —Cấm các ngân hàng che giấu nợ xấu (TP)
CafeF  -PVL: Tổng doanh thu không đủ bù đắp chi phí quản lý, quý 3 lỗ 5,87 tỷ đồng

Văn hóa - XH– Giáo dục – Khoa học

“Nam Quốc Sơn Hà”: Chân lý chủ quyền quốc gia của dân tộc Việt Nam (RFI)
Nữ văn sĩ Linda Lê : Viết là một thách đố (RFA)  -Linda Lê là một tên tuổi không xa lạ trên văn đàn Pháp. Vừa qua, tác phẩm « Lame de Fond, Sóng Ngầm » của nữ văn sĩ Pháp gốc Việt này là 1 trong 4 tác phẩm được đề nghị cho giải Goncourt, một giải thưởng văn học danh giá nhất nước Pháp.
Đại học Việt bàn cách cứu mình (VNN)   —–Giáo viên méo mặt nhận lương qua thẻ(VNN)
Lương 2.000 USD giáo viên sẽ vượt chuẩn châu Âu(VNN)   -Có 10 ngàn cũng vậy thôi!? Tại vậy là nó vậy(tôi không nói tất cả) Cái ý thức về Tổ quốc ,tự ái Dân tộc (tự ái đúng),tinh thần Cộng đồng xã hội là của “quí hiếm”,không có Xã hội Dân sự ( có nhưng kiểu bầy đoàn,phe… không tự hình thành và phát triển theo sự tiến hóa văn minh có tính Người)…thì Tiền không bao nhiêu là cho đủ!!- Phải trị từ gốc,không phải là tiền.Cái chết ở chỗ là vọng ngoại,ăn theo và muốn làm tay sai cho ngoại bang!!! cứ nói càng nói bừa ,nói lấy được…..Một nền Giáo dục từ chương giống như hàng ngàn năm về trước ,nhồi nhét tẩy não, phải có hướng….nhìn lại mấy Quốc gia hùng mạnh,họ phát triển Tự do mọi hướng….miễn là có lợi nhất cho Xã hội – Học hành,dạy dỗ….đến nỗi suy nghĩ cũng phải “định hướng”, kinh sách tràn đầy…lý lịch….chỉ thiếu mõ chuông hay tràng hạt!!! -Cái bài này ngó bộ “lộn chắc” : ‘KHCN Việt Nam đang đi sau thế giới rất nhiều’ (VNN)  -Tất tần tật là to nhất lớn nhất vĩ đại nhất….có cả “đỉnh cao trí tuệ”….mà sao kỳ dậy,có lộn không?Không có XH nào tốt hơn XH XHCN mờ?
Tìm mô hình trường đại học thích hợp (TN) -Các trường ĐH tại Việt Nam đang loay hoay tìm mô hình riêng để phát triển.
Học nhiều, ăn ít (TP)  -Có tới 80% trong số học sinh THPT ở trường An Nghĩa huyện Cần Giờ (TPHCM) ngất xỉu là do suy dinh dưỡng kèm “hội chứng rối loạn phân ly tập thể”.
Du khách người Pháp nhảy lầu tự tử ở Sài Gòn (NV)      —-Người tình của ông phó bí thư xã bị xẻo tai xin ‘chuộc tội’ (NV)
Những pha trộm chó khó tin ở Nghệ An (VNN)   —–Bia chảy như suối trên đường(VNN)   —–Những con số giật mình về “chuyện ấy”(VNN)   —Kinh hoàng miến phơi trên cống nước thối(VNN)
Rút ruột hàng đóng gói sẵn (TN) -Việc quản lý lỏng lẻo của cơ quan chức năng cũng như thói quen “ít nghi ngờ” của người tiêu dùng lâu nay đã tạo điều kiện tốt cho các gian lận trọng lượng hàng đóng gói sẵn gia tăng.
TP.HCM xuất hiện 20 “hố tử thần” (TN)    —-Hàng trăm fan Việt vã mồ hôi vì Kim Jae-joong (TN)    —–Máy bay từ TP.HCM đi Phú Quốc nứt kính khi đang bay - Dân Việt     —-Dụng cụ kích dục bán rong - ANTĐ    —-Vợ mải kiếm tiền, chồng xâm hại con nuôi - Pháp luật VN
 

Thế giới

9.000 người Syria tỵ nạn Thổ Nhĩ Kỳ trong 24 giờ (RFA)   —Hội đồng dân tộc Syria thảo luận kế hoạch thống nhất phe đối lập chống chế độ Damas (RFI)    —Indonesia: hai nghi phạm khủng bố bị bắt(RFA)
Thủ tướng Canada Stephen Harper thăm Philippines(RFA)   —Philippines: tệ nạn buôn người không được cải thiện(RFA)
Phe bảo thủ, cấp tiến có thể đồng ý với nhau (VOA    —–Ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ tham dự Hội nghị an ninh Mỹ – Úc(RFA)   —–Ai là người sẽ lên thay cho Ngoại trưởng Clinton? VOA)—-Tướng Petraeus từ chức Giám đốc CIA vì ngoại tình (VOA)  –Tổng thống Mỹ sắp công du Đông Nam Á (VOA)  —-Bắt đầu hạn chế mua xăng tại New York (VOA)  —–Iran xác nhận đã tấn công máy bay không người lái của Mỹ (VOA)
Ông Obama triệu tập lãnh đạo Quốc hội để thảo luận vấn đề tài chính (VOA)   — Ngoại trưởng Clinton đi thăm Châu Á-Thái Bình Dương (VOA   —Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Úc, Cam Bốt và Thái Lan (RFI)   —Mỹ: Sẽ có thay đổi tại Bộ Ngoại giao, Quốc phòng, Tài chính (RFI)   —-Nhanh quá Obama  (BBC) -Vừa tái đắc cử Barack Obama đã lên lịch thăm bạn châu Á.   —–Bà nội Obama gọi cả làng hát mừng cháu (BBC)

Tại sao cử tri vẫn chọn ông Obama?  (Nguoiviet) -Kết quả của cuộc bầu cử tổng thống vừa qua khá bất ngờ, nhưng không gây ngạc nhiên.
Nhật Bản và Bắc Triều Tiên sẽ gặp nhau tại Mông Cổ (RFA)   —Nhật Bản và Bắc Triều Tiên sẽ đàm phán tại Mông Cổ (RFI)   —-Nam Triều Tiên phát hiện vết nứt trong lò phản ứng hạt nhân (VOA)   —Bắc Hàn tiếp tục bắt cóc người ngoại quốc (NV)
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đương quyền và tương lai (VOA)   —–Tây Tạng: Sinh viên biểu tình đòi thêm quyền tự do (VOA)   —-Trung Quốc tăng cường tối đa an ninh tại các vùng có người Tây Tạng (RFI)
Các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc cam kết thúc đẩy cải cách (VOA)  -Các doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc hôm nay đã đáp trả những lời chỉ trích, nhấn mạnh đóng góp của họ đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới   —Trí thức băn khoăn : Trung Quốc sẽ đi về đâu ? (RFI)   —-Các phe nhóm trong đảng Cộng sản Trung Quốc chia chác quyền lực (RFI)   —-Một bức ảnh bên lề Đại hội 18 bị gỡ đi một cách khó hiểu  (RFI)
Tiến trình chọn lựa (BBC) -Tố chất và quá trình “ươm mầm” lãnh tụ Trung Quốc.   —-Bắc Kinh: ‘Thay đổi lớn từ nay’? (BBC) -
  Diễn văn Hồ Cẩm Đào cho thấy thay đổi gì? Nhân sự cấp cao có gì đáng chú ý và những điều còn chưa rõ về chính trị và xã hội Trung Quốc.
Hy Lạp cần thêm thời gian để giảm nợ (VOA)   —-Malala, thiếu nữ Pakistan bị Taliban bắn, trở thành một biểu tượng (VOA)
Liên Hiệp Quốc kêu gọi Miến Điện cho người Hồi giáo Rohingya nhập tịch (RFI)   —-Tổng thống Mỹ thăm Miến Điện, bản lề trong chiến lược châu Á (RFI)   —-Tai nạn hỏa xa chết người ở Miến Điện (BBC)
IMF cảnh báo tác hại của chính sách khắc khổ ở Châu Âu (RFI)   —-Tổng tham mưu quân đội Nga bị sa thải (BBC)   —-Tòa Nam Phi xử một người Thái 40 năm tù giam(RFA)    —-Ðài Loan định mời lãnh đạo Trung Quốc viếng thăm (NV)
EU sắp phát hành giấy bạc euro mới (TN) -Báo Le Figaro hôm qua dẫn thông cáo từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết đang chuẩn bị phát hành loạt tiền giấy mới nhằm đối phó nạn in tiền giả.

Tin thứ Bảy, 10-11-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Thơ: Người đi giữ HÌNH ĐẤT NƯỚC (Bùi Văn Bồng). =>
- Xúc động trước hình ảnh biên giới, biển đảo qua “lăng kính“ nghệ sỹ (PLVN).  – Chùm ảnh: Bộ đội pháo phòng không Việt Nam canh giữ trời biển đảo (PN Today). Có cả ảnh chụp một đoạn … nòng pháo.   –  “Biển đảo Việt Nam” trên tàu thanh niên Đông Nam Á (SGGP).  - Tàu thanh niên Đông Nam Á đến TPHCM (Petrotimes).
- Về bài phỏng vấn ông Lê Vĩnh Trương trên báo Pháp luật TPHCM 4/11/2012 (Boxitvn).
Trung Quốc tăng tuần tra ở biển Đông (TN). – Thế giới 24h: Trung Quốc trì hoãn đàm phán về Biển Đông (VTC).
- Obama ngay lập tức quay lại châu Á (BBC).  - Obama công du châu Á, TQ đưa hải tuần ra Biển Đông  (PN Today).  – Tổng thống Mỹ thăm Miến Điện, bản lề trong chiến lược châu Á (RFI).  - TT Obama sẽ đi thăm Miến Ðiện bất chấp sự quan ngại của các tổ chức nhân quyền (VOA).  - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Úc, Cam Bốt và Thái Lan (RFI). – Brzezinski nói về quan hệ Mỹ – Trung (BBC). – Biết rồi, lo rồi, lo nữa (LĐ).
- Khủng Bố Đúng Quy Trình  -   (Đinh Tấn Lực).
- Vụ bắt giữ Nguyễn Phương Uyên: Vi phạm thủ tục tố tụng là không thể chối cãi (Nguyễn Tường Thụy).  – Trần Minh Thảo: SV Nguyễn Phương Uyên và cái gọi là ‘Lòng Tự Trọng’ (BVN). “Hay Bộ chính trị, Ban chấp hành trung ương, ông Thủ tướng có một định nghĩa khác về lòng tự trọng nên không coi bành trướng là kẻ thù, không coi tham nhũng… là nội xâm? … Nhân có thư khẩn gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về vụ sinh viên Nguyễn phương Uyên, ông Thủ tướng cũng nên cho dân cả nước biết lòng tự trọng theo cách hiểu của ông là thứ gì”.  – Tưởng Năng Tiến: Ăn Học & Ăn Nói (RFA’s blog). Bùi Ngọc Tấn: “Giá các ông ấy cứ ăn nhưng đừng giảng dậy đạo đức cho mình thì dễ chịu hơn”.
- Như thế này sao lại bị gọi là “thế lực thù địch”? Thư cám ơn, lời kêu cứu của Tuổi Trẻ Yêu Nước (Dân Luận). “Chúng cháu xin dâng lời kêu cứu: Kêu cứu đến những quyền lực cao nhất trên hành tinh này cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi vòng điêu linh được sống trong tự do, nhân bản và hoà bình. Kêu cứu đấng tạo hoá ban phát cho dân tộc Việt Nam sớm thoát khỏi sư sợ hãi, đứng lên làm người như bao nhiêu dân tộc khác đang làm…  Kêu gọi các bạn trẻ đừng lao đầu vào lợi nhuận tiền bạc tầm thường mà quên đi sự sống còn của dân tộc…
- Quyền im lặng trong Tố tụng hình sự (Chuacuuthe). “Qui định này còn có nghĩa là người đang bị tạm giữ, tạm giam để điều tra có quyền im lặng trước các câu hỏi của cơ quan điều tra hoặc có quyền bác bỏ các chứng cứ cáo buộc đó mà không có nghĩa vụ phải chứng minh ngược lại”.
- Bộ ngoại giao Pháp lên tiếng về bản án áp cho Trần Vũ Anh Bình và Võ Minh Trí (Chuacuuthe).  – Liên hiệp quốc tố cáo Việt Nam vi phạm luật quốc tế (VOA).
P/V các bạn trẻ trong nước về ‘Nhạc và Án’ của Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình (VOA).
- MLDI kêu gọi Liên Hiệp Quốc có hành động đòi Việt Nam trả tự do cho luật sư Lê Công Định    –   Trần Huỳnh Duy Thức: Giữ ánh lửa, sau giông bão sẽ bừng sáng    –    Phạm Thanh Nghiên – Sợ (Dân Luận). “Viết nhân lúc bực bội vì công an thường xuyên đến nhà làm rộn tôi”.
-  Quan điểm: Đáng lo cho Đảng (BBC). “Trong vòng chỉ bốn ngày trong một tuần đã có đến ba vụ ‘Tuyên truyền chống nhà nước’ ở Việt Nam… ‘Tuyên truyền chống nhà nước’ ở Việt Nam không phải là chuyện gì mới, nhưng dồn dập thế thì chưa từng thấy… Một Nhà nước nói là ‘đầy tớ của dân’ mà dân có nói gì làm ‘đầy tớ’ không hài lòng là bị ghép tội“.
Cân nhắc quy định bỏ phiếu tín nhiệm (TN).  - Đại biểu Quốc hội muốn chất vấn việc quản lý thị trường vàng (VOV).
- Minh Diện: ÔNG VÕ ĐỪNG MÚA VÕ TRƯỚC DÂN NỮA (Bùi Văn Bồng).  - Vụ ông Võ gặp dân: Bộ ‘không quan tâm’ (BBC).  - Dù chỉ một li! (NLĐ). “…đừng để sai một ly nào khi ban hành quyết định và chính sách. Ban hành rồi mà thấy bất ổn, sai thì phải dũng cảm sớm nhận sai mà sửa ngay, chứ 8 năm mới nhận thì quá muộn và hệ lụy gây ra là khôn lường”.  - Ông Vũ Quốc Hùng lý giải “hiện tượng Đặng Hùng Võ” (GDVN). “Việc làm của ông Võ không phải là mới lạ nhưng đã thể hiện mình [từng] là công bộc của nhân dân”. Phải thêm chữ “từng” cho câu nói của ông VQH, vì nó rất quan trọng.
- Và không thể không điểm lại một bài mà nếu như ở một xứ văn minh, rất có thể sẽ là phát pháo khai mào cho hàng ngàn vụ kiện ra tòa hành chính và khởi tố nhiều vụ án hình sự: Ông Đặng Hùng Võ: ‘Vụ Văn Giang không đơn giản’ (VNE). Không biết các vị đại biểu quốc hội đang thảo luận về dự thảo sửa đổi luật phòng chống tham nhũng, luật đất đai sẽ nghĩ gì về việc trong suốt 11 năm, có trên 3.000 văn bản về đất đai thuộc thẩm quyền quyết định của chính phủ, nhưng lại được thủ tướng ký, dù có sự ủy quyền của chính phủ, thậm chí có một nghị định lúc nào đó “cho phép” theo kiểu lách luật, thì cũng là trái pháp luật?
- HÔM NAY, HOÃN PHIÊN TÒA, NGƯỜI DÂN VĂN GIANG PHẪN NỘ (Tễu).  – Dân điêu đứng vì dự án (NLĐ).
Đất đai: Đại biểu Quốc hội trái ý Đảng (RFA).
- Hy vọng gì ở Ủy ban tư pháp của Quốc hội (Nguyễn Tường Thụy). – “Cưỡi ngựa, vạch áo” ở nghị trường (Đào Tuấn). “Một cách lạc quan, có thể coi các vị ĐBQH đã tự kỷ đến mức ‘vạch áo cho người xem lưng’ như vậy thì có thể là một cơn cớ cho sự thay đổi để, chẳng hạn 4 năm sau, câu chuyện giám sát kiểu ‘cưỡi ngựa xem hoa’ sẽ không phải nhắc tới một lần nữa”.  – Việt Nam thiếu lãnh đạo? (Trần Kinh Nghị). Nhưng thừa quan.
- Cần coi tham nhũng là phản quốc! (NLĐ). – Chức càng cao tham nhũng càng phải xử nặng (VNN).  Với tinh thần này thì không chừng nhiều quan tham phải xử kiểu … “tùng xẻo” mới xứng? – “Nóng” tranh luận việc thành lập cơ quan phòng chống tham nhũng T.Ư (TN).  – Chống tham nhũng phải hành động thực sự! (VOV).  – Dự Luật phòng chống tham nhũng chưa phát huy “vũ khí“ báo chí? (PLVN).  – Sửa Luật Phòng chống tham nhũng: Chưa thống nhất ý kiến (SGGP).
BÀN VỀ CHỐNG THAM NHỮNG : TIẾNG CHIM HÓT TRONG BỤI MẬN GAI ! (TSYG).  - Chống tham nhũng tựa đánh trận giả: Súng nổ – không ai bị thương (DV). - Chống tham nhũng: “Súng nổ rất to mà đạn không có đầu” (VnEco). - Súng nổ to, nhưng sát thương kém (TT). - Phải tịch thu tài sản bất minh (TT). - Chống tham nhũng phải nghiêm minh (TN).
- Diễn biến mới của vụ án tham nhũng đất đai ở xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội: Có dấu hiệu để lọt đối tượng phạm tội.  – Diễn biến mới của vụ án tham nhũng đất đai ở xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội: Có dấu hiệu để lọt đối tượng phạm tội (Tiếp theo kì trước) (NCT). Một trong những hộ dân đã xây dựng nhà xưởng, cửa hàng tại dự án Điểm Tiểu thủ công nghiệp =>
- Sự kiềm chế quyền thần và “tự phê bình” của các vua thời Lê sơ (NCT).
- Bộ GTVT sắp bán trụ sở (NLĐ).
- Tiếp diễn Vụ hối lộ bê bối của Ngân Hàng Dự trữ Úc (X-cafe/ Asia Sentinel).
DÂN LÀM BÁO NÉM ĐÁ QUAN LÀM BÁO (VLB). Phản hồi bài đã điểm hôm thứ năm trên DLB: Sự xâm nhập của đảng vào lề Dân. Cả 2 trang báo này đều bị xếp vào diện “các thế lực thù địch” và bị nêu tên trong công văn 7169 của VPCP. Vậy mà nay thì … Với bài khơi mào của DLB, có nhiều điều đáng góp ý, đặc biệt là việc đánh giá nặng nề một trang khác một cách quá dễ dàng, bằng cớ không có, luận cứ không chắc, lại từ chính người chủ trang.
- Vụ cháu Nguyễn Văn Phúc tự vẫn: Trang “Tin tức Hà Nam” định hướng dư luận? (Nguyễn Tường Thụy).
- Xin nhờ Đạo diễn Trần Văn Thủy (BVN). Mời xem lại bài có liên quan: Phát biểu mừng chiến thắng của Bà Rắc Ô Bà Má (Hiệu Minh).
- Ô BA MA (Faxuca). – OBAMA, ROMNEY, X, O, MA, MAO… (Alan Phan).
- Tỉnh ủy Ninh Thuận xử lý kỷ luật 12 cán bộ (NLĐ).  - Quỹ bảo hiểm xe cơ giới đang bị “rút ruột” (TN).
- Công an vào cuộc vụ Phó Bí thư xã bị “bồ nhí” xẻo tai (NLĐ).
- Xuất khẩu gạo Nhất thế giới vẫn buồn (SGTT).
- Câu hỏi trách nhiệm từ Sông Tranh 2 (KTĐT).  – Sẽ còn động đất kích thích ở thủy điện Sông Tranh 2 (NLĐ).  - Nền đập thủy điện Sông Tranh 2 an toàn (TT). - Sông Tranh 2 có khuyết điểm trong thi công đập ? (TN).
<- Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai Trương Văn Vở nói về Dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A: “Đề nghị Chính phủ, Quốc hội và Bộ Chính trị xem xét cho dừng hai dự án này” (ND).  - Nhà đầu tư thiếu… bình tĩnh (TT). – Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A: Phải trình Quốc hội xem xét! (NLĐ).  – Người bị kiểm điểm vì viết tâm thư xin thôi việc. “vì nhận thấy bản thân không còn phù hợp với cơ quan, không được cơ quan tạo điều kiện để thể hiện tâm huyết bảo vệ môi trường”.  – Mời bà con vào đây ký thỉnh nguyện thư: KÊU GỌI KÝ TÊN CỨU LẤY VQG CÁT TIÊN KHỎI HAI THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 6 & 6A (Saving Cát Tiên).
- Phản ứng trước việc Lào xúc tiến xây đập Xayaburi (Thiên nhiên).  – Việt Nam không còn chống dự án đập Xayaburi của Lào (RFI).  – Lời ai điếu cho sông Mekong (Nguyễn Thông). “Với riêng Việt Nam, sau “thất bại” tại hội nghị quan chức cao cấp ASEAN tại Phnom Penh hồi tháng 5 để vuột mất Campuchia thì nay với Xayaburi tháng 7 tiếp tục chập chờn mất Lào. Trong vòng hơn 5 tháng, hai bạn giậu mùng tơi lặng lẽ giơ tay chào tạm biệt, kể cũng đau và cũng nên xem lại mình”.
- Tây Tạng: Sinh viên biểu tình đòi thêm quyền tự do (VOA). – Trung Quốc tăng cường tối đa an ninh tại các vùng có người Tây Tạng (RFI).
- Giải mã diễn văn Hồ Cầm Đào (BBC). – Trung Quốc thay lãnh đạo, nhưng không đổi chính sách (RFI). – Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi giải quyết những thách thức của Đảng Cộng sản (VOA).  – Trí thức băn khoăn : Trung Quốc sẽ đi về đâu ? (RFI).  -Tại sao Bạc Hy Lai đổ và Tập Cận Bình biến mất? (phần 2) (Phạm Hồng Sơn).  – ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠI (Phạm Viết Đào).  - Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đương quyền và tương lai (VOA). - Các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc cam kết thúc đẩy cải cách (VOA).  - Thủ tướng Trung Quốc nhấn mạnh cải cách chính trị (TN).  - Công thức “góc con người” của quan chức Trung Quốc (VNN).
- Nhật Bản và Bắc Triều Tiên sẽ đàm phán tại Mông Cổ (RFI). – Nhật Bản và Bắc Triều Tiên sẽ họp tại thủ đô của Mông Cổ. (VOA).  - Nhật Bản và CHDCND Triều Tiên sắp hội đàm (TN).
Tổng tham mưu quân đội Nga bị sa thải (BBC). - Tổng thống Nga thay thế tham mưu trưởng quân đội. (VOA).
- Cuba câu lưu blogger nổi tiếng Yoani Sanchez (RFI).

- Diễn văn chiến thắng của TT Nguyễn Tấn Dũng (DLB). “Phần kết thúc tuyên hứa: Những năm còn lại của nhiệm kỳ, tôi quyết chí làm cho nước mạnh, dân giàu. Nếu không thực hiện được bất kể vì lý do chủ quan hay khách quan, tôi nguyện hy sinh gánh vác thêm một nhiệm kỳ nữa!”HẺM…”BUÔN” CHUYỆN (KỲ 35) – Chất vấn…đồng chí X (Nhật Tuấn).
- Làm thuê – làm chủ (Petrotimes).
KINH TẾ
Mục tiêu tăng GDP 5,5% khó đạt (TP).
- Tái cơ cấu ngân hàng vẫn gian nan(SGGP).  - Cấm các ngân hàng che giấu nợ xấu (TN).
- Ngân hàng nhỏ khó đạt 50% chỉ tiêu lợi nhuận năm nay (ĐTCK).  - Chưa trích đủ dự phòng, ngân hàng phải kìm lương thưởng (VnEco).  - Trần lãi suất loay hoay đến bao giờ? (GD&TĐ).
Xử nợ xấu: Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị gì? (VEF). – NHNN chỉ đạo giải pháp điều hành chính sách tiền tệ (CP).  – NHNN: Các ngân hàng phải tiết kiệm chi phí để giảm lãi suất cho vay (ĐTCK).  - SHB báo lỗ hơn 1.100 tỷ đồng (DT). – Hậu sáp nhập, SHB lỗ hơn 1.100 tỷ đồng 9 tháng đầu năm (TTVN/CafeF). =>
- Chưa có phương án cụ thể xử lý vàng không đạt chuẩn (KTĐT).  – Ngân hàng Nhà nước: Sao lại đánh thuế tiền tích cóp của dân? (NB&CL).  – Huy động vàng trong dân: Phải bắt đầu từ ổn định kinh tế (ĐTCK). - Giá vàng đã tăng 1,14 triệu đồng/lượng (VOV).
- Petrolimex lỗ lớn, lương cao: Không thể chấp nhận được (TT). - Petrolimex trần tình việc “lỗ vẫn lương khủng” (TP). – Doanh nghiệp xăng dầu chi hoa hồng gần 1.000 đồng/lít (NLĐ).
Đổ thêm hàng chục triệu USD để cứu 2 con tàu mới ! (TN). - Vì sao tàu “khủng” bị trả? (TT).
- Dè dặt hàng Tết (NLĐ).
Mua vé bay 10.000 đồng: Khó như trúng độc đắc! (PLTP).
- Quyền lực ngầm và những chiêu trò “bắt chẹt” người mua (NĐT).
- IMF cảnh báo tác hại của chính sách khắc khổ ở Châu Âu(RFI).  - EU sắp phát hành giấy bạc euro mới (TN).
Kinh tế Hy Lạp lọt qua “cửa tử” (HNM).
Obama và trò chơi ‘hai mặt của đồng tiền’ (TVN).
Nga gia nhập WTO không ảnh hưởng đến Liên minh thuế quan (VOV).

VĂN HÓA-THỂ THAO
Ngọ Môn cần được trùng tu toàn diện (VH).
Người hiến tặng gần 1.000 cổ vật cho đất nước (NĐT).  - Bộ sưu tập bình vôi có tạo hình độc đáo (NĐT).
Kho báu vật khổng lồ trong chùa Thánh Quang (VTC).
<- Đền Voi Phục, Hà Nội: Nhà khoa học đang “bó tay” với kiến trúc lạ (GĐ).
Không thể cào bằng văn hóa của tộc người (TT).  - Bảo tồn làng nghề truyền thống như thế nào? (VH).
Nhà sư đặc biệt “khai sáng” cho Nguyễn Đình Chiểu (NĐT).
Để yêu hơn văn hóa của mình (TT).
- Phạm Quang Trung: TUYỂN THƠ CỦA MỘT DÒNG HỌ (Nguyễn Trọng Tạo).
Khánh Ly ‘muốn kết thúc ở nơi bắt đầu’ (BBC).
- Phỏng vấn NSƯT Phạm Cường: ‘Không có tài thì lên mặt trăng cũng không có phim hay’ (TQ).
Thư giãn cuối tuần: THẾ CÓ ĐIÊN ÔNG KHÔNG? (Tễu).
- Internet và truyền hình giúp cải lương sôi động! (VH). - Thu tiền nhạc số – Quảng cáo một đằng, chất lượng một nẻo (SGGP).
Khéo thế nào thì “đủ dùng”? (LĐ).  - Chủ nợ nổi danh của Phước Sang lại lùm xùm về tiền (VTC).
Nữ văn sĩ Linda Lê : Viết là một thách đố (RFA).
Thánh địa Jerusalem – thảm xanh trên sa mạc (PLTP).
Tìm ra ‘thủ phạm’ làm sụp đổ nền văn minh Maya (Tin tức).
Nga tái hiện thời Brezhnev qua phim truyền hình (TTXVN).
Không chỉ là tiết kiệm (TN). - Thể thao Việt Nam tiến tới ASIAD 2019: Tiếp tục… “ăn xổi”? (DV).  - ĐTVN đứng đầu ĐNÁ trên BXH FIFA: Chúng ta lại là số 1? (ĐV). - Hà Nội giành quyền đăng cai Asiad 2019 (BBC).

- BẮC NAM Ô TÔ LANG THANG KÝ (Văn Công Hùng).
- Chuột đại gia (Nguyễn Thông).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Giáo dục VIỆT NAM trong “THÔN ĐỊA CẦU” ? (Bùi Văn Bồng).
- Trả cho chúng tôi dưới 100 USD/tháng mà đòi chuẩn châu Âu? (SGTT). VietNamNet đăng lại với cái tựa: Lương 2.000 USD giáo viên sẽ vượt chuẩn châu Âu (VNN).
- PGS-TS Tạ Ngọc Liễn: Nhìn nhận lại môn lịch sử: Nên công bằng với nhà Mạc (TN).
- 80% bài báo khoa học của VN có hợp tác với đồng nghiệp nước ngoài (VOH).   - Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên: Kỳ 2: Cần kết nối đời sống học thuật với “đơn hàng” thực tiễn (QĐND).  - 70% tiến sĩ không làm nghiên cứu khoa học (TT).
Giáo dục ĐH Việt Nam hội nhập quốc tế: Liều để ra “biển lớn”? (DT).  “Đại học phổ thông” (SK&ĐS). - Tìm mô hình trường đại học thích hợp (TN). - Con đường để giáo dục ĐH hội nhập quốc tế (PLTP).  - Thiếu người học trầm trọng (TN). - Điêu đứng trường nghề (DV).
 - Đau lòng SV nợ môn, bỏ học vì nợ như chúa chổm (DT).
Làm gì để người thầy tỏa sáng? (SGGP).  - Gieo chữ bằng trái tim (GD&TĐ).  Trường mẫu giáo xã Đất Mũi trong cảnh ngập nước thủy triều =>
- Dạy thêm, học thêm (Tin tức).  - Dẹp dạy thêm: Tăng lương thôi chưa đủ (TP).
- Con sợ… đi học! (GĐ).  - Học sinh lớp 1 thi bơi bị chết (TN).   - Quảng Nam thẩm định kết quả phổ cập giáo dục tiểu học (DT).
- Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Bến Tre: Nhẫn tâm với một cô giáo yêu nghề.  – Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Bến Tre: Nhẫn tâm với một cô giáo yêu nghề (Tiếp theo kì trước) (NCT).
- Học sinh đánh thầy giáo, do đâu?(VTC).  - Người thầy của tôi – Tấm gương sáng ngời vừa tài vừa đức (DT). - Sáng mãi tấm gương người thầy trong thời kỳ đổi mới (GD&TĐ).
“Tôi đã lớn?” (TT).
Điều trị thành công bệnh nhân ung thư máu 7 năm (TT).
Mã vạch ADN chống hàng dỏm (TN).
- Hỏi đáp Y học: Viêm thần kinh thị giác và bệnh đa xơ cứng (VOA).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- 8 trẻ em bị bán sang Trung Quốc chưa tìm được mẹ (ANTĐ).
- Khánh Hòa: Sở Y tế báo cáo tỉnh vụ cắt nhầm bàng quang (NLĐ).   – Báo cáo UBND tỉnh Khánh Hòa vụ cắt nhầm bàng quang bé trai 21 tháng tuổi (ND).
- Sự thật về bài viết “BV Mắt TƯ liệu có còn tình người” (SK&ĐS).
- Hạt nhựa trong túi dung dịch trên áo lót không ảnh hưởng đến sức khỏe? (VH).  – “Chất lạ” trong áo ngực: Nên tin ai? (KP).   – Đồ lót Trung Quốc vẫn ngập chợ (NLĐ).   – Loạn thị trường áo ngực: Hàng “xách tay” vỉa hè lên ngôi (GĐ).  – Lo âu vì đồ lót giá rẻ (SVVN).
Chiêu thức mới biến gà thải loại thành… gà sạch (Petrotimes).   - Lơ mơ trước thực phẩm chức năng (TP).  - Công nhân nghỉ việc vì nghi thức ăn mất vệ sinh (TN).
- Phụ huynh hoang mang vì vật lạ trong áo trẻ con (PLVN). Chỉ cần tiếp xúc với da, lập tức vật lạ gắn ở áo này sẽ phát sáng”.
- Người già đua nhau đeo vòng đá chữa bệnh, trừ tà (NĐT).
Báo Australia: Cuộc săn lùng kho báu dưới biển VN (KT).
Lộ đường dây chuyên đánh tráo xe máy tại các bệnh viện (Petrotimes).  - Những pha trộm chó khó tin ở Nghệ An (VNN).
Phát hiện xác gấu con, hổ con trên xe khách (LĐ). - Bắt được rùa biển nặng hơn 300kg (DT).
- Đà Nẵng: Hàng trăm két bia lăn lóc trên phố (GĐ). “Tuy nhiên, không có tình trạng “hôi bia” xảy ra”.
<-  Leo đường ray “trêu tử thần” để… sống (KP).
- 10 năm gian khổ của người trồng rau không đất (NĐT).
- Viết tiếp nguy cơ gấu bị mất “nhà”: Bài 1: Sự thật việc “gấu gây ô nhiễm” (ND).
- Quảng Bình: Thả Rùa 300 kg về biển (GĐ).  – Bắt được một trong ‘tứ quý hà thuỷ’ trên sông Gâm (VTC).
- Phập phồng nỗi lo… sạt lở (GD&TĐ).  – HỒ CHỨA NƯỚC XUÂN BÌNH – PHÚ YÊN: Chưa bàn giao đã hỏng (NLĐ). - Nhiều hồ thủy lợi thiếu nước trầm trọng (PLTP).
- Nam Triều Tiên phát hiện vết nứt trong lò phản ứng hạt nhân (VOA).
 - Liên quan đến bão Sandy: Bắt đầu hạn chế mua xăng tại New York (VOA).
Guatemala ban bố tình trạng thảm họa tại 4 tỉnh (HNM).
QUỐC TẾ
- Đối lập Syria mạnh hơn có thể làm suy yếu các nước ủng hộ ông Assad(VOA).  - Tổng thống Syria bác bỏ có sự rạn nứt giữa ông và nhân dân (VOA). - Ông Assad: “Chết ở Syria còn hơn sống tị nạn” (VnM).
Iran xác nhận đã tấn công máy bay không người lái của Mỹ (VOA). - Iran bắn máy bay không người lái của Mỹ trên Vịnh Ba Tư (VOA). – Iran gián tiếp công nhận bắn vào máy bay do thám của Mỹ (RFI). - Iran lách qua khe cửa khẹp đầy cạm bẫy (Petrotimes). - Iran cảnh báo Mỹ sau vụ bắn đuổi máy bay trinh sát (GDVN).
- 18 người chết trong các vụ tấn công ở Afghanistan(VOA).
Malala, thiếu nữ Pakistan bị Taliban bắn, trở thành một biểu tượng (VOA).  - Kêu gọi dành Nobel Hòa bình cho bé gái bị Taliban bắn (LĐ).
Cử tri Puerto Rico chấp nhận qui chế đất nước (VOA).
Hải quân Mỹ cáo buộc các biệt kích SEAL tiết lộ thông tin mật (VOA). - Tổng thống Obama: tái đắc cử, và những thách đố trước mắt (RFA).  - Bốn lý do Mitt Romney thua cuộc (PLTP). - Obama chuẩn bị đến Đông Nam Á (PLTP). - Ngoại trưởng Clinton vinh danh cố đại sứ Hoa Kỳ tại Libya (VOA).
- Bà nội Obama gọi cả làng hát mừng cháu (BBC).   – Tổng thống Obama sẽ đưa ra tuyên bố về kinh tế Mỹ (VOA).  – Mỹ: Sẽ có thay đổi tại Bộ Ngoại giao, Quốc phòng, Tài chính (RFI).  – Ai là người sẽ lên thay cho Ngoại trưởng Clinton? (VOA). – HILLARY CLINTON, LÙI MỘT BƯỚC ĐỂ TIẾN HAI BƯỚC: Ứng cử viên tổng thống Mỹ 2016? (NLĐ). 70% người Mỹ tín nhiệm bà Hillary Clinton =>
Đặc nhiệm SEAL bị kỷ luật do tiết lộ thông tin quân sự (VTC). - Tổng thống Obama chấp nhận đơn từ chức của Giám đốc CIA (VOV).
- Thế giới 24h: Putin lại thay tướng (VNN).  - Chân dung tân Bộ trưởng Quốc phòng Nga (TVN). - Nga bổ nhiệm Tổng tham mưu trưởng mới (TN).
Ấn Độ tăng cường trang bị khí tài Nga (TN).
- Indonesia bắt giữ nghi can khủng bố quan trọng (VOV).
- Liên Hiệp Quốc kêu gọi Miến Điện cho người Hồi giáo Rohingya nhập tịch (RFI).

- Bê bối ngoại tình: giám đốc tình báo Mỹ CIA từ chức (TT). – Tướng Petraeus từ chức Giám đốc CIA vì ngoại tình (VOA). – Mỹ: Giám đốc CIA từ chức vì ngoại tình (RFI). “Sau khi kết hôn được hơn 37 năm, tôi đã có suy xét rất tệ hại khi có quan hệ ngoài giá thú. Hành vi này không thể chấp nhận được, với tư cách là một người chồng cũng như với tư cách là lãnh đạo một cơ quan như tổ chức của chúng ta. Chiều nay, tổng thống đã chấp nhận cho tôi từ chức”. Giá mà Thủ tướng nhà mình cũng có lòng tự trọng như thế này thì phước đức cho nhân dân ta biết mấy?
* VTV1: + Chào buổi sáng – 09/11/2012;  + Cà phê sáng – 09/11/2012;  + Tài chính kinh doanh sáng – 09/11/2012;  + Tài chính kinh doanh trưa – 09/11/2012;  + Cuộc sống thường ngày – 09/11/2012;  + Thời sự 19h – 09/11/2012.

1367. Ông Đặng Hùng Võ: ‘Vụ Văn Giang không đơn giản’

Kinh hoàng! Suốt 11 năm, có trên 3.000 văn bản về đất đai thuộc thẩm quyền quyết định của chính phủ, nhưng lại được thủ tướng ký, dù có sự ủy quyền của chính phủ, thậm chí có một nghị định lúc nào đó “cho phép” theo kiểu lách luật, thì cũng là trái pháp luật.
Một vụ án chưa từng thấy, với tội danh “cố ý làm trái, gây hậu quả đặc biệt đặc biệt nghiêm trọng”?
VNExpress

Ông Đặng Hùng Võ: ‘Vụ Văn Giang không đơn giản’

Thừa nhận thẩm quyền giao đất là “không đúng” song ông Đặng Hùng Võ cho rằng, vụ Văn Giang không chỉ đơn giản như vậy. Còn Bộ Tài nguyên Môi trường khẳng định, cuộc đối thoại của ông Võ không phản ánh quan điểm của Bộ.

Trao đổi với VnExpress, ông Đặng Hùng Võ cho biết, cuộc làm việc với người dân Văn Giang (Hưng Yên) ngày hôm qua “hoàn toàn trên tư cách cá nhân” vì ông “từng ký 2 văn bản” liên quan tới dự án khu đô thị Văn Giang. Ông cho hay, sau đối thoại, chưa lãnh đạo hay quan chức nào có ý kiến gì với ông.

Ông Đặng Hùng Võ trong cuộc đối thoại ngày 8/11. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Theo ông Đặng Hùng Võ, vấn đề quan trọng, mấu chốt đối với vụ việc này là xác định “thẩm quyền của Chính phủ hay Thủ tướng” trong quyết định giao đất. Bởi thẩm quyền đó kéo dài suốt từ 15/10/1993 cho tới 1/7/2004 khi tất cả văn bản đều do Thủ tướng ký.
“Vấn đề là phải có lý do gì từ ngày xưa chứ, phải làm rõ tại sao, trên cơ sở nào hình thành “thông lệ” này chứ không phải đến dự án này mới có chuyện ấy”, ông Võ nói. Vị cựu Thứ trưởng cho biết, sáng 9/11, ông đã hỏi Văn phòng Chính phủ và được biết, số lượng quyết định của Thủ tướng về đất đai trên cơ sở thẩm quyền của Chính phủ trong giai đoạn này là trên 3.000 văn bản.
Theo ông Võ, phân tích theo chiều sâu luật pháp thì đây là điều “không bình thường”. “Pháp luật phải rất chặt chẽ, không thể tư duy theo kiểu luật như thế này mà cơ quan quản lý có thể thực hiện khác đi mà vẫn coi là được. Đấy là một kinh nghiệm khi nhắc đến việc Thủ tướng quyết tất cả mọi thứ đối với đất đai trong khi thẩm quyền lại của Chính phủ. Nếu nói Chính phủ ủy quyền cho Thủ tướng thì cũng chưa đúng với luật. Còn tất nhiên vi phạm đất đai ở Việt Nam là chuyện cơm bữa”, ông Võ nhận xét.
Nói thêm về cuộc đối thoại ngày 8/11, ông Võ cho biết, ông thành tâm nhận trách nhiệm vì chưa đủ luận cứ để bác lại quan điểm của người dân và luật sư. Song ông cho rằng, phải xem lại tất cả chứ câu chuyện “không thể đơn giản như vậy”. Trong tuần tới, ông sẽ suy xét lại mọi vấn đề để có kết luận cuối cùng trước khi gửi văn bản kiến nghị tới Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tại cuộc đối thoại này, ông Đặng Hùng Võ đã nhận lỗi trước người dân Văn Giang vì “những gì gây thất thoát cho bà con”. Cuộc đối thoại xoay quanh việc 8 năm trước, khi còn đương chức, ông Võ đã ký hai tờ trình lên Thủ tướng, đề xuất thu hồi đất để xây dựng đường cao tốc nối Hưng Yên và Hà Nội qua cầu Thanh Trì và khu đô thị Văn Giang (huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên).
Trao đổi với VnExpress sáng nay, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển cho biết, ông không quan tâm và cũng không theo dõi cuộc đối thoại giữa ông Đặng Hùng Võ và người dân Văn Giang (Hưng Yên) vào ngày 8/11, dù ông Võ là cựu lãnh đạo Bộ và cuộc đối thoại cũng được tổ chức ở trụ sở cũ của Bộ.
“Ông Võ đã về hưu, đối thoại là việc của ông chứ không liên quan gì tới Bộ. Bộ Tài nguyên Môi trường đã đưa ra quan điểm và đối thoại với dân”, ông Hiển nói. Thứ trưởng Hiển cũng từng đối thoại với người dân Văn Giang vào cuối tháng 8.
Dự án khu đô thị Văn Giang được Thủ tướng cho phép thực hiện, giao Công ty Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Ngày 30/6/2004, Thủ tướng có quyết định thu hồi, giao đất để thực hiện. Dự án có quy mô xấp xỉ 500 ha thuộc 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang và 55 ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên. Đây là dự án khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc với tổng vốn đầu tư ban đầu lên tới 6 tỷ USD.
Nguyễn Hưng

1368. NƯỚC MỸ HIỆN AN TOÀN HƠN CÁCH NGHĨ CỦA OASINHTƠN?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
(Micah Zenko và Michael A. Cohen - Foreign Affairs )
Tháng 8 năm ngoái, ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Cộng hòa Mitt Romney đã thực hiện cái đã trở thành một nghi lễ chuyển đổi 4 năm một lần trong hoạt động chính trị tranh cử tổng thống Mỹ: ông đã đọc một bài diễn văn trước hội nghị hàng năm của các cựu chiến binh tham gia các cuộc chiến tranh ở nước ngoài. Bức thông điệp của ông bắt nguồn từ một truyền thống rất quan trọng khác của nước Mỹ: đó là thổi phồng những mối đe dọa của nước ngoài với Mỹ. Romney tuyên bố sẽ là “mơ tưởng khi cho rằng thế giới đang trở thành một nơi an toàn hơn. Sự thực thì ngược lại. Đơn giản hãy xem xét những phần tử Thánh chiến Hồi giáo, một nước Iran gần được coi là nước sản xuất vũ khí hạt nhân, một Trung Đông náo loạn, một Pakixtan bất ổn, một Bắc Triều Tiên sống trong ảo giác, một nước Nga quyết đoán và một cường quốc toàn cầu đang nổi lên được gọi là Trung Quốc. Không, thế giới này đang không trở nên an toàn hơn”.
Không lâu sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã lặp lại tuyên bố của Romney. Trong bài diễn thuyết đọc hồi tháng 10/2011, Panetta đã lên tiếng cảnh báo về những mối đe dọa đang nảy sinh “từ chủ nghĩa khủng bố cho tới sự phổ biến các vũ khí hạt nhân; từ những nước bị coi là bất hảo cho đến các cuộc tấn công mạng; từ các cuộc cách mạng ở Trung Đông cho đến cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Âu cho đến sự nổi lên của các cường quốc mới như Trung Quốc và Ấn Độ. Tất cả những thay đổi này tượng trưng cho những thay đổi về an ninh, địa lý, kinh tế và nhân khẩu học trong trật tự quốc tế làm cho thế giới càng không thể dự đoán được hơn, hay thay đổi hơn và đúng là nguy hiểm hơn”. Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, đã bày tỏ sự đồng tình trong một bài diễn văn mới đây, lập luận rằng “số lượng và các kiểu đe dọa mà chúng ta phải đối phó đã tăng đáng kể”. Và Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton đã nhấn mạnh điểm này qua việc khẳng định rằng nước Mỹ hiện đang ở trong một “thế giới rất phức tạp và nguy hiểm”.
Trong giới tinh hoa vạch chính sách đối ngoại, hiện vẫn có một niềm tin phổ cập khắp nơi rằng thế giới hậu Chiến tranh Lạnh là một nơi nguy hiểm, đầy rẫy sự bất trắc lớn và nhũng rủi ro nghiêm trọng. Một cuộc điều tra do Trung tâm nghiên cứu Pew về người dân và báo chí được tiến hành từ năm 2009 cho thấy 69% các thành viên của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại cho rằng đối với nước Mỹ tại thời điểm đó, thế giới hoặc là nguy hiểm tương tự hoặc là nguy hiểm hơn so với thế giới trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Tương tự như vậy, năm 2008, Trung tâm vì sự Tiến bộ của nước Mỹ đã điều tra hơn 100 chuyên gia nghiên cứu chính sách đối ngoại và thấy rằng 70% trong số họ tin rằng thế giới đang trở nên nguy hiểm hơn. Có lẽ hơn bất kỳ một ý tưởng nào khác, niềm tin này định hình các cuộc tranh luận về chính sách đối ngoại của Mỹ và tạo nên sự hiểu biết của công chúng về các công việc quốc tế.
Chỉ có một vấn đề. Điều đó đơn giản là sai lầm. Thế giới mà nước Mỹ đang tồn tại ngày nay là một nơi bảo đảm và an toàn đáng kể. Đó là một thế giới với ít xung đột bạo lực hơn và có nhiều tự do chính trị hơn so với gần như bất kỳ một thời điểm nào khác trong lịch sử nhân loại. Trên khắp thế giới, người dân có tuổi thọ cao hơn và có cơ hội kinh tế lớn hơn bao giờ hết trước đây. Mỹ không phải đối phó với những mối đe dọa hiện hữu nghe có vẻ hợp lý nào, không có đối thủ được coi là cường quốc lớn nào cũng như không có sự cạnh tranh ngắn hạn nào về vai trò bá chủ toàn cầu. Quân đội Mỹ hiện hùng mạnh nhất thế giới, và ngay cả ở giữa giai đoạn suy thoái kéo dài, nền kinh tế Mỹ vẫn là một trong những nền kinh tế năng động và dễ thích nghi nhất trên thế giới. Mặc dù Mỹ phải đối mặt với hàng loạt thách thức quốc tế, chúng gây ít rủi ro cho đại đa số công dân Mỹ và có thể được chế ngự bằng các công cụ ngoại giao, kinh tế hiện tại và trong một chừng mực ít hơn nhiều bằng các công cụ quân sự.
Thực tế này được phản ánh đơn thuần trong chiến lược an ninh quốc gia Mỹ hoặc trong các cuộc tranh luận về chính sách đối ngoại của Mỹ. Chiến lược An ninh Quốc gia mới đây nhất của Tổng thống Mỹ Barack Obama mong muốn có “một thế giới trong đó nước Mỹ mạnh hơn, an ninh hơn và có khả năng vượt qua những thách thức của chúng ta trong khi có sức hấp dẫn đối với nhũng khát vọng của người dân trên toàn thế giới”. Tuy nhiên, về cơ bản đó là thế giới đang tồn tại ngày nay. Mỹ là cường quốc hùng mạnh nhất trên thế giới không bị thách thức và an toàn. Nhưng giới tinh hoa về chính sách và chính trị của nước này dường như không muốn thừa nhận sự thật này, còn ít phản ánh điều đó vào trong chính sách đối ngoại và vạch quyết định về an ninh quốc gia hơn nhiều.
Sự khác biệt giữa những mối đe dọa bên ngoài và những mối đe dọa trong nước là do sự kết hợp của nhiều nhân tố. Điều rõ ràng và quan trọng nhất là hoạt động chính trị về bầu cử. Việc phóng đại các mối đe dọa phục vụ cho lợi ích của cả hai chính đảng. Đối với những người Cộng hòa, những người từ lâu được hưởng lợi từ việc công kích những người Dân chủ về cái gọi là sự yếu kém của họ trong việc đối mặt với những mối đe dọa của bên ngoài, có ít động cơ để làm dịu bớt giọng điệu khoa trương này; quan niệm về một thế giới nguy hiểm có lẽ làm nổi bật lợi thế chính trị lớn nhất của họ. Đối với những người Dân chủ, những người lo ngại bị đóng vai nhũng kẻ vô trách nhiệm, hành động và phát ngôn cứng rắn là lá chắn bảo vệ chống lại nhũng sự tấn công của đảng Cộng hòa và là một hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp một thách thức đặt ra trước nước Mỹ được cụ thể hóa thành một mối đe dọa thực sự. Cảnh báo về một thế giới đầy nguy hiểm cũng có lợi cho nhũng nhóm lợi ích trong bộ máy hành chính có thế lực. Bóng ma của những mối nguy hiểm đang hiện ra rõ rệt duy trì và biện minh cho những ngân sách khổng lồ dành cho giới quân sự và các cơ quan tình báo, cùng cơ sở hạ tầng an ninh quốc gia tồn tại ở bên ngoài chính phủ như các nhà thầu khoán quân sự, các nhóm vận động ngoài hành lang, các nhóm tư vấn và các khoa trong các trường đại học.
Cũng có một vòng lặp phản hồi nguy hại đang có tác động. Do có sự thổi phồng lặp đi lặp lại về những mối đe dọa đang đặt ra trước nước Mỹ, Oasinhtơn quá chú trọng đến các giải pháp quân sự đối với các vấn đề (bao gồm nhiều giải pháp có thể được giải quyết tốt nhất bằng những biện pháp phi quân sự.) Quân sự hóa chính sách đối ngoại đến lượt nó dẫn đến những cảnh báo đen tối hơn về những tác động tai hại tiềm tàng của bất kỳ nỗ lực nào nhằm tái cân bằng chi phí an ninh quốc gia hoặc cắt giảm ngân sách quân sự to lớn – những cảnh báo chắc hẳn được thúc đẩy bởi việc thổi phồng mối đe dọa hơn nữa. Mùa thu 2011, Tướng Norton Schwartz, Tham mưu trưởng Lực lượng Không quân Mỹ, nói rằng những cắt giảm quốc phòng theo đó đẩy mức chi tiêu quân sự trở lại mức của năm 2007 sẽ phá hoại “khả năng bảo vệ quốc gia” của quân đội và có thể tạo ra “những hậu quả thảm khốc”. Theo cùng những đường lối như vậy, Panetta đã cảnh báo rằng những cắt giảm chi tiêu tương tự sẽ “mời chào sự gây hấn” của kẻ thù. Đây là những tuyên bố gây hoang mang căn cứ vào thực tế là ngân sách quân sự của Mỹ hiện lớn hơn các ngân sách quân sự của 14 nước được xếp ngay sau Mỹ cộng lại và Mỹ vẫn duy trì hệ thống vũ khí được nhằm chống lại một kẻ thù đã biến mất cách đây 20 năm.
Dĩ nhiên, sự thổi phồng mối đe dọa không có gì mới. Trong cuộc Chiến tranh Lạnh, mặc dù Mỹ đã đối mặt với những mối đe dọa tồn tại thực sự, các nhà lãnh đạo chính trị Mỹ tuy vậy đã thổi phồng những mối đe dọa nhỏ hơn hoặc nhập chúng làm một với những mối đe dọa lớn hơn. Ngày nay, không có mảy may mối nguy hiểm nào đối với nước Mỹ tương tự như những mối nguy hiểm của kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh, tuy nhiên các nhà vạch chính sách thường nói bằng những ngôn từ gây hoang mang đã từng được dùng để mô tả xung đột siêu cường. Quả thực, cách tư duy của Mỹ trong thế giới sau sự kiện ngày 11/9 đã được nắm bắt tốt nhất (mặc dù thô thiển) bởi cựu Phó tổng thống Mỹ Dick Cheney. Trong khi vẫn còn đương nhiệm, Cheney đã thúc đẩy ý tưởng cho rằng Mỹ thậm chí phải chuẩn bị cho mối đe dọa xa xôi nhất như thể nó chắc chắn sẽ xảy ra. Nhà báo Ron Suskind gọi niềm tin này là “học thuyết 1%”, ám chỉ cái mà Cheney gọi là “cơ hội 1% là các nhà khoa học Pakixtan đang giúp quân al Qaeda sản xuất hoặc phát triển một vũ khí hạt nhân”. Theo Suskind, Cheney quả quyết rằng Mỹ phải coi mối đe dọa tiềm ẩn xa xôi này “như một điều chắc chắn về mặt phản ứng của chúng ta”.
Tình trạng dễ phản ứng nhanh nhậy như vậy hiếm khi thấy ở bên ngoài lĩnh vực an ninh quốc gia, ngay cả khi chính phủ phải đương đầu với những vấn đề gây thiệt hại cho người Mỹ nhiều hơn so với bất kỳ mối đe dọa nào ở bên ngoài. Theo một phân tích do chuyên gia nghiên cứu về ngân sách Linda Bilmes và nhà kinh tế Joseph Stiglitz đưa ra, trong 10 năm kể từ sự kiện 11/9, tống chi phí trực tiếp và gián tiếp mà Mỹ đối phó lại vụ giết hại gần 3000 công dân của nước này đã lên tới trên 3 nghìn tỉ USD. Một bản nghiên cứu của Urban Institute, một tổ chức tư vấn không theo đảng phái, ước tính rằng trong giai đoạn gối nhau từ năm 2000 đến năm 2006, 137.000 người Mỹ đã chết sớm do họ thiếu bảo hiểm y tế. Mặc dù chính phủ liên bang duy trì các chương trình bảo hiểm y tế thiết thực dành cho những người Mỹ trong diện nghèo và có tuổi, phản ứng của Mỹ trước cuộc khủng hoảng trên phạm vi toàn quốc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trong suốt thời điểm đó tỏ ra yếu kém so với phản ứng của nước này trước các cuộc tấn công khủng bố ít gây chết người hơn nhiều.
Thay vì học thuyết 1% của Cheney, những gì mà Mỹ thực sự cần là một học thuyết 99%: một chiến lược an ninh quốc gia dựa trên thực tế rằng Mỹ hiện là một nước an toàn và được bảo vệ tốt và dựa vào thực tế là các cơ hội để mở rộng những lợi ích của Mỹ vượt xa so với những mối đe dọa đối với chúng. Nhận thức đầy đủ và thấu đáo thế giới như nó là vậy ngày nay là cách duy nhất để giữ nước Mỹ an toàn và chống lại những phản ứng quá mạnh mẽ theo đó định rõ chính sách đối ngoại của nước này trong một thời gian quá dài.
Tốt hơn bao gi hết
Mỹ cùng với các nước còn lại trên thế giới hiện đối mặt với một thời kỳ bất ổn về kinh tế và chính trị. Nhưng hãy xem xét 4 xu hướng toàn cầu dài hạn theo đó làm nổi bật mức độ sai lạc như thế nào của việc không ngừng gây hoang mang sợ hãi trong hoạt động chính trị của Mỹ: đó là xung đột bạo lực có xu hướng giảm, số vụ có liên quan đến khủng bố suy giảm, tự do chính trị và phồn thịnh mở rộng và có sự cải thiện về mặt y tế công cộng trên phạm vi toàn cầu. Năm 1992, đã có 53 vụ xung đột vũ trang diễn ra quyết liệt ở 39 nước trên thế giới; năm 2010, có 30 vụ xung đột vũ trang ở 25 nước, trong đó theo Chương trình Dữ liệu Xung đột Uppsala chỉ có 4 vụ làm ít nhất 1000 người chết liên quan đến chiến đấu và vì vậy có thể được coi là những cuộc chiến tranh: các cuộc xung đột ở Ápganixtan Irắc Pakixtan và Xômali, hai trong số các cuộc xung đột này là do Mỹ khởi xướng.
Ngày nay, chiến tranh dường như chỉ là những cuộc xung đột cường độ thấp và tính trung bình số người bị thiệt mạng ít hơn khoảng 90% số ngựời thiệt mạng mà những cuộc chiến hung bạo đã gây ra trong những năm 1950. Quả thực, thập kỷ đầu tiên của thế kỷ này đã chứng kiến số người chết do chiến tranh ít hơn so với bất kỳ thập kỷ nào trong thế kỷ trước. Trong khi đó, các nước lớn trên thế giới đã không tiến hành một cuộc xung đột trực tiếp trong hơn 60 năm qua -“một giai đoạn kéo dài nhất của hòa bình giữa các cường quốc chủ yếu trong hàng thế kỷ ”, như Dự án Báo cáo An ninh của Con người cho biết. Và cũng không có nhiều lý do để Mỹ lo ngại về một cuộc chiến như vậy trong tương lai gần: không có nước nào hiện cỏ khả năng hoặc chiều hướng đối đầu với Mỹ về mặt quân sự.
Phần lớn nỗi lo ngại tràn ngập trong chính sách đối ngoại Mỹ bắt nguồn từ thảm họa ngày 11/9. Tuy nhiên, theo Bộ Ngoại giao Mỹ, mặc dù chiến thuật khủng bố vẫn là một tai họa trong các cuộc xung đột được địa phương hóa, từ năm 2006 đến năm 2010, tổng số các cuộc tấn công khủng bố đã giảm gần 20%, và số người chết do khủng bố gây ra đã giảm 35%. Trong năm 2010, trên 3/4 tổng số nạn nhân của sự khủng bố – có nghĩa là bạo lực với động cơ chính trị và có chủ tâm do các nhóm không thuộc nhà nước gây ra chống lại các mục tiêu phi quân sự – đã bị thương và bị giết hại trong những vùng xảy ra chiến tranh ở Ápganixtan, Irắc, Pakixtan và Xômali. Trong số 13.186 người bị thiệt mạng trong các cuộc tấn công khủng bố vào năm 2010, chỉ có 15 người hoặc 0,1% là các công dân Mỹ. Tại hầu hết các nơi ngày nay – và đặc biệt là Mỹ – khả năng bị giết hại vì một cuộc tấn công khủng bố hoặc trong một cuộc xung đột quân sự đã giảm xuống gần con số 0.
Do bạo động và chiến tranh giảm bớt, tự do và sự cai trị theo kiểu dân chủ đã mang lại những lợi ích lớn. Theo tổ chức Freedom House, có 69 nền dân chủ do dân bầu vào lúc kết thúc cuộc Chiến tranh Lạnh; ngày nay, có 117 nền dân chủ. Và trong suốt thời gian đó, số quốc gia dưới chế độ chuyên quyền đã giảm từ con số 62 xuống 48. Chắc chắn, trong tiến trình dân chủ hóa, các nước với các thể chế chính trị yếu kém có thể bị lâm nhiều hơn vào tình trạng bất ổn trong ngắn hạn, xảy ra nội chiến và xung đột liên quốc gia. Tuy nhiên, trải qua thời gian, các nền dân chủ sẽ có các công dân khỏe mạnh hơn và được giáo dục tốt hơn, gần như chưa bao giờ trải qua chiến tranh với các nền dân chủ khác, và dường như ít phải chống lại các nước không dân chủ.
Những mối quan hệ về kinh tế giữa các nước cũng tăng, thậm chí đứng trước sự giảm sút về kinh tế kéo dài trên phạm vi toàn cầu. Ngày nay, 153 nước thuộc Tổ chức Thương mại Thế giới và bị ràng buộc bởi các cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức này. Nhờ có các rào cản buôn bán thấp, các mặt hàng xuất khẩu hiện chiếm hơn 30% tổng số hàng hóa trên thế giới, một tỉ lệ lớn gấp ba lần trong 40 năm qua. Mỹ đã chứng kiến hàng xuất khẩu của mình sang các nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới tăng khoảng 500% trong thập kỷ trước. Lưu lượng tiền tệ cũng tăng mạnh, với 4 nghìn tỉ USD lưu chuyển quanh thế giới trong các thị trường hối đoái mỗi ngày. Việc chuyển tiền, một công cụ cơ bản để làm giảm nạn nghèo đói ở các nước đang phát triển, đã tăng hơn gấp ba lần trong thập kỷ qua, lên tới trên 440 tỉ USD mỗi năm. Một phần nhờ kết quả của những xu hướng này, nạn nghèo đói đang trên đà giảm bớt: trong năm 1981, một nửa số người đang sinh sống ở các nước đang phát triển trên thế giới đã tồn tại với chưa đầy 1,25 USD/ ngày; ngày nay, con số trên là vào khoảng 1/6. Giống như việc dân chủ hóa, phát triển kinh tế đôi lúc cũng tiêu tốn mất những khoản chi phí đáng kể. Đặc biệt, tự do hóa kinh tế có thể làm căng thẳng mạng lưới an sinh xã hội vốn trợ giúp cho những người dân dễ bị tổn thương nhất của xã hội và có thể làm tăng những sự bất bình đẳng. Tuy nhiên, từ viễn cảnh của Mỹ, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng tăng là nét khả quan tích cực thực sự do buôn bán và đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa các nước nhìn chung có mối tương quan với sự tăng trưởng kinh tế dài hạn và khả năng giảm bớt nguy cơ xảy ra chiến tranh.
Một xu hướng cuối cùng góp phần vào nền an ninh tương đối của Mỹ là sự cải thiện về sức khỏe và phúc lợi của người dân trên phạm vi toàn cầu. Người dân ở gần như tất cả các nước, và tất nhiên là ở Mỹ, đang sống một cuộc sống khỏe mạnh hơn với tuổi thọ cao hơn. Trong năm 2010, số người chết vì những nguyên nhân có liên quan đến bệnh AIDS đã giảm trong ba năm liên tiếp. Tỉ lệ số người mắc bệnh lao phổi tiếp tục giảm, và tỉ lệ mắc bệnh bại liệt và sốt rét cũng giảm tương tự như vậy. Tỉ lệ tử vong của trẻ em đã giảm mạnh trên phạm vi toàn thế giới, một phần nhờ việc mở rộng sự tiếp cận với việc chăm sóc sức khỏe, với các hệ thống vệ sinh và việc tiêm phòng vácxin. Trong năm 1970, số trẻ em chết ước lượng tính trên phạm vi toàn cầu (số trẻ em tử vong dưới 5 tuổi tính trên mỗi 1.000 em) là 141 em; trong năm 2010 là 57 em. Trong năm 1970, tuổi thọ trung bình tính trên phạm vi toàn cầu là 59, và tuổi thọ ở Mỹ là 70. Ngày nay, con số toàn cầu là gần 70 tuổi và con số ở Mỹ là 79 tuổi. Những sự cải thiện rộng lớn này về mặt sức khỏe và phúc lợi đóng góp vào xu hướng toàn cầu tiến tới an ninh và sự an toàn vì các nước có sự phát triển con người tồi tệ có xu hướng lâm vào chiến tranh nhiều hơn.
Mối đe dọa tưng tưng
Không điều nào trong đó có nghĩa ám chỉ rằng Mỹ không phải đối mặt với những thách thức lớn ngày nay. Đúng hơn, điểm quan trọng là những vấn đề đặt ra trước nước Mỹ là có thể giải quyết được và chỉ gây ra những rủi ro nhỏ cho cuộc sống của đại đa số những người Mỹ. Không có vấn đề nào trong số những vấn đề trên – riêng rẽ hoặc kết hợp – biện minh cho giọng điệu thổi phồng gây hoang mang sợ hãi của các nhà vạch chính sách và các chính khách hoặc có thể dẫn đến kết luận rằng người Mỹ đang sống trong một thế giới nguy hiểm.
Hãy xem xét vấn đề khủng bố. Kể từ sự kiện 11/9, không có mối đe dọa an ninh nào được thổi phồng hơn. Hãy xem những nỗi kinh hoàng trong ngày hôm đó, chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Nhưng hậu quả là một mức độ khiếp sợ hoàn toàn không cân xứng với cả những khả năng của các tổ chức chống khủng bố lẫn khả năng dễ tổn thương của Mỹ. Vào ngày 11/9/2001, al Qaeda đã gặp may một cách bi kịch. Kể từ đó, Mỹ đã và đang chuẩn bị cho cơ hội 1% (và thậm chí dường như còn nhỏ hơn nữa) mà tổ chức trên có thể gặp may một lần nữa. Nhưng al Qaeda đã mất nơi trú ẩn an toàn sau cuộc xâm lược Ápganixtan do Mỹ cầm đầu vào năm 2001, và những nỗ lực được tăng cường hơn nữa về mặt quân sự, ngoại giao, tình báo và thực thi luật pháp đã làm tiêu hao nhiều tổ chức này, mà về cơ bản đã mất bất cứ khả năng nào mà nó đã từng có để thật sự đe dọa Mỹ.
Theo các quan chức Mỹ, nhóm lãnh đạo al Qaeda đã bị giảm xuống chỉ còn hai tên phụ tá chóp bu: đó là Ayman al – Zawahiri và cấp phó của hắn là Abu Yahya al – Libi. Panetta thậm chí còn khẳng định rằng thất bại của al Qaeda là “nằm trong tầm tay”. Việc gần như sụp đổ hoàn toàn của tổ chức al Qaeda gốc là một lý do giải thích vì sao trong thập kỷ kể từ sự kiện 11/9, nước Mỹ không phải chịu bất kỳ một cuộc tấn công khủng bố trên phạm vi lớn nào. Tất cả những nỗ lực tiếp theo đó đã bị thất bại hoặc bị ngăn trở, một phần do những thủ phạm khủng bố trong bọn chúng không có đủ khả năng. Mặc dù chắc chắn là vẫn còn có một số kẻ khủng bố muốn giết hại người Mỹ, giấc mơ của bọn chúng dường như sẽ tiếp tục bị thất bại bởi chính những mặt hạn chế của chúng và bởi cơ quan tình báo và các cơ quan thực thi luật pháp của Mỹ và các đồng minh của Mỹ.
Khi mối đe dọa từ các nhóm khủng bố xuyên quốc gia giảm, Mỹ còn phải đối mặt vói một số sự rủi ro nguy hiểm từ những nước khác. Trung Quốc là đối thủ tiềm tàng rõ ràng nhất của Mỹ, và có ít nghi ngờ rằng sự nổi lên của Trung Quốc sẽ gây thách thức cho những lợi ích kinh tế của Mỹ. Ngoài ra, một cuộc tranh luận còn chưa ngã ngũ giữa các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị Trung Quốc về vai trò đích thực của Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu, và sự thiếu minh bạch của giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc về những mục tiêu chính sách đối ngoại lâu dài của nước này là nguyên nhân gây lo ngại. Tuy nhiên, mối đe dọa về an ninh hiện nay đối với lãnh thổ Mỹ trên thực tế là không tồn tại và sẽ vẫn là như vậy. Ngay cả khi Trung Quốc ra sức hiện đại hóa quân đội của mình, chi phí quân sự của nước này hiện vẫn chỉ vào khoảng 1/9 chi phí quân sự của Mỹ. Trong năm 2012, Lầu Năm Góc sẽ chi chỉ riêng cho việc nghiên cứu và phát triển quân sự của nước này cũng đã nhiều bằng khoản chi mà Trung Quốc sẽ dành cho toàn bộ quân đội của mình.
Trong khi Trung Quốc vụng về phô trương thanh thế ở vùng Viễn Đông bằng việc đe dọa không cho tiếp cận các nguồn tài nguyên biển đang còn tranh chấp, một báo cáo mới đây của Lầu Năm Góc lưu ý những tham vọng quân sự của Trung Quốc vẫn bị chi phối bởi “những vụ việc bất ngờ trong khu vực” và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chỉ đạt được ít tiến bộ trong việc mở rộng tiềm năng “vươn rộng tầm với trên phạm vi toàn cầu hoặc triển khai sức mạnh”. Trong những năm tới, Trung Quốc sẽ mở rộng vai trò trong khu vực của mình, nhưng sự phát triển này sẽ chỉ đe dọa lợi ích của Mỹ nếu Oasinhtơn tìm cách chi phối khu vực Đông Á và không xem xét những lợi ích khu vực chính đáng của Trung Quốc. Đúng là các nước láng giềng Trung Quốc đôi lúc lo ngại rằng Trung Quốc sẽ không giải quyết những tranh chấp của nước này một cách hòa bình, nhưng việc này đã buộc các nước châu Á hợp tác với Mỹ, duy trì các liên minh song phương để cùng hình thành một cơ cấu an ninh vững mạnh và hạn chế không gian vận động của Trung Quốc.
Những lập luận mạnh mẽ nhất được đưa ra bởi những người cảnh báo về ảnh hưởng của Trung Quốc tập trung xung quanh chính sách kinh tế. Bản kê khai những lời phàn nàn bao gồm một loạt các chính sách của Trung Quốc, từ việc đánh cắp tài sản trí tuệ và thao túng tiền tệ cho đến hoạt động gián điệp về kinh tế và việc trợ cấp trong nước. Tuy nhiên, không có gì trong những điều kể trên có thể dẫn đến xung đột trực tiếp với Mỹ. Vượt ra ngoài sự cạnh tranh vốn có trong buôn bán quốc tế, điều không đưa đến những hậu quả được – mất ngang nhau và bị khống chế bởi những cơ chế giải quyết tranh chấp, chẳng hạn như những cơ chế của Tổ chức Thương mại Thế giới. Nếu có điều gì xảy ra, chiến lược kinh tế với xuất khẩu là động lực của Trung Quốc, cùng với các khoản dự trữ lớn về trái phiếu kho bạc của Mỹ cho thấy Bắc Kinh sẽ tiếp tục muốn một nước Mỹ mạnh hơn là một nước Mỹ yếu.
Nỗi lo ngại ht nhân
Một vấn đề niềm tin giữa nhiều chính khách Mỹ cho rằng Iran là mối đe dọa lớn nhất mà nước này đối mặt. Nhưng nếu đó là sự thực, thì Mỹ có thể dễ thở: Iran là một cường quốc quân sự yếu kém. Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, “các lực lượng quân sự của Iran hầu như không có xe bọc thép, pháo, máy bay hoặc các tàu chiến lớn hiện đại, và các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc dường như sẽ cản trở việc mua sắm các vũ khí kỹ thuật cao cho tương lai có thể thấy trước”.
Ý đồ được công bố của Têhêran triển khai những lợi ích của họ trong khu vực thông qua các lực lượng quân sự và bán quân sự đã làm cho Iran trở thành kẻ thù tồi tệ nhất của chính nước này. Các nước láng giềng của Iran đang chọn cách cân bằng chống lại nước Cộng hòa Hồi giáo này hơn là phải chịu sự lãnh đạo của Iran. Năm 2006, tỉ lệ ủng hộ Iran trong các nước Arập ở mức gần 80%; ngày nay, tỉ lệ đó là dưới 30%. Giống như các nước láng giềng của Trung Quốc ở Đông Á, các nước Vùng Vịnh đã phản ứng lại thái độ hung hăng của Iran bằng việc tham gia một dàn xếp an ninh khu vực đang nổi lên với Mỹ, trong đó bao gồm việc bán các vũ khí thông thường hiện đại, các hệ thống phòng thủ tên lửa, việc chia sẻ thông tin tình báo và các cuộc tập trận chung, tất cả những điều đó càng làm tăng sự cô lập đối với Iran.
Dĩ nhiên, những mối quan ngại nhất về Iran tập trung vào các hoạt động hạt nhân của nước này. Những nỗi lo ngại trên đã dẫn đến một số lời lẽ gây hoang mang sợ hãi quá mức nhất: Tại một cuộc tranh luận về vấn đề an ninh quốc gia của đảng Cộng hòa diễn ra vào tháng 11/2011, Romney đã khẳng định rằng vũ khí hạt nhân của Iran là “mối đe dọa lớn nhất mà thế giới phải đối mặt”. Nhưng vẫn còn chưa rõ ràng là liệu Têhêran thậm chí đã quyết định theo đuổi việc sản xuất một quả bom hạt nhân hay chỉ quyết định phát triển một khả năng “chìa khóa trao tay”. Cách nào đi nữa thì các nhà lãnh đạo Iran đã được cảnh báo đầy đủ rằng Mỹ sẽ đối phó bằng một lực lượng áp đảo đối với việc sử dụng hoặc chuyển giao các vũ khí hạt nhân. Mặc dù một nước Iran hạt nhân sẽ gây rắc rối cho khu vực này, Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ sẽ có khả năng kiềm chế Têhêran và ngăn chặn cuộc xâm lược của nước này – và mối đe dọa đối với nước Mỹ sẽ tiếp tục là rất nhỏ.
Những nỗi lo ngại bị thổi phồng quá mức về một nước Iran hạt nhân là một phần của sự lo ngại phổ biến hơn của Mỹ về khả năng tiếp tục của các cuộc tấn công hạt nhân. ‘Chiến lược An ninh Quốc gia của Obama khẳng định rằng “nhân dân Mỹ không đối mặt với nguy cơ nào lớn hơn hay khẩn cấp hơn một cuộc tấn công khủng bố với vũ khí hạt nhân”. Theo văn kiện này, “hòa bình và an ninh quốc tế bị đe dọa bởi sự phổ biến hạt nhân có thể dẫn đến một sự trao đổi hạt nhân. Quả thực, kể từ cuối cuộc Chiến tranh Lạnh, nguy cơ về một cuộc tấn công hạt nhân đã tăng lên”.
Nếu bối cảnh là một cuộc xung đột hạt nhân giữa một nhà nước chống lại một nhà nước, thì khẳng định sau rõ ràng là sai lầm. Sự sụp đổ của Liên bang Xôviết đã chấm dứt khả năng lớn nhất về việc xảy ra một cuộc xung đột hạt nhân tầm cỡ quốc tế. Trung Quốc, nước chỉ có 72 tên lửa hạt nhân xuyên lục địa, rõ ràng chỉ có khả năng ngăn chặn và không phải là một mối đe dọa hạt nhân đáng tin; nước này không có câu trả lời cho tiềm năng tấn công trả đũa của Mỹ và hơn 2000 vũ khí hạt nhân mà Mỹ có thể sử dụng để tấn công Trung Quốc.
Trong thập kỷ trước, Cheney và những người khác thuộc tầng lớp 1% của Mỹ đã thường xuyên cảnh báo về nguy cơ đặt ra bởi việc kiểm soát lỏng lẻo vũ khí hạt nhân hoặc nguyên liệu phân hạch không được kiểm soát. Trên thực tế, mối đe dọa của một thiết bị hạt nhân cuối cùng rơi vào tay của một nhóm khủng bố đã giảm đáng kể kể từ đầu những năm 1990, khi kho vũ khí hạt nhân của Liên bang Xô viết được phân tán trên tất cả 11 khu vực cùng có chung một múi giờ chuẩn của Nga và tất cả 15 nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây, và phần lớn khu vực Đông Âu. Kể từ đó, những nỗ lực hợp tác Mỹ – Nga đã dẫn đến sự tập trung đáng kể những vũ khí trên tại ít điểm hơn nhiều và dẫn đến việc nâng cấp an ninh toàn diện tại hầu hết các cơ sở vẫn có nguyên liệu hạt nhân hoặc các đầu đạn hạt nhân, làm cho dường như không còn khả năng phân tán hoặc đánh cắp vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, những bài học rút ra được từ việc bảo vệ an ninh kho vũ khí hạt nhân của Nga hiện đang được áp dụng tại các nước khác, theo khuôn khổ của Hội nghị cấp cao về An ninh Hạt nhân tháng 4/2010 của Obama, theo đó đưa ra một kế hoạch toàn cầu nhằm bảo vệ tất cả các nguyên liệu hạt nhân trong vòng 4 năm. Kể từ đó, những nước tham gia kế hoạch này, trong đó có Chilê, Mêhicô, Ucraina và Việt Nam đã hoàn thành trên 70% những cam kết mà họ đã đưa ra tại hội nghị cấp cao.
Pakixtan thể hiện một nguồn vũ khí hạt nhân tiềm tàng khác được kiểm soát lỏng lẻo. Chiến lược quân sự của Mỹ ở Ápganixtan, với việc dựa vào các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và các cuộc đột kích qua biên giới, đã thực sự góp phần dẫn đến sự bất ổn ở Pakixtan, làm tồi tệ hơn các quan hệ của Mỹ với Ixlamabát, và có xu hướng làm tăng khả năng vũ khí hạt nhân rơi vào tay những kẻ xấu xa. Quả thực nghe nói những lo ngại của Pakixtan về một cuộc tấn công của Mỹ vào kho vũ khí hạt nhân của nước này đã khiến cho Ixlamabát phải phân tán các vũ khí của nước này tới nhiều địa điểm khác nhau, vận chuyển chúng trong những xe dân sự không bảo đảm an toàn. Nhưng ngay cả ở Pakixtan, các cơ hội để một tổ chức khủng bố có được một vũ khí hạt nhân là rất nhỏ. Bộ Năng lượng Mỹ đã có sự trợ giúp để cải thiện việc bảo đảm an ninh cho kho vũ khí hạt nhân của Pakixtan, và các quan chức cao cấp kế tiếp nhau trong Chính phủ Mỹ đã nhắc lại những gì mà cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã tuyên bố hồi tháng Giêng năm 2010: rằng Mỹ cảm thấy “rất yên tâm với sự an toàn của các vũ khí hạt nhân của Pakixtan”.
Một “con ngoáo ộp” mới đây hơn trong các cuộc tranh luận về vấn đề an ninh quốc gia là mối đe dọa của cái gọi là chiến tranh mạng. Các nhà hoạch định chính sách và các học giả đã lên tiếng cảnh báo trong hơn một thập kỷ về một cuộc “chiến tranh mạng – Trân châu cảng” hoặc cuộc “chiến tranh mạng – 11/9 sắp xảy ra”. Tháng 6/2011, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó là William Lynn cho rằng “các dữ liệu của máy tính có thể gây đe dọa như những viên đạn và quả bom”. Và tháng 9/ 2011, Đô đốc Mike Mullen, lúc đó là Chủ tịch Tham mưu trưởng liên quân, đã mô tả các cuộc tấn công mạng như một mối đe dọa “hiện hữu” thực tế “có thể khiến chúng ta phải quỳ gối”.
Mặc dù khả năng dễ tổn thương tiềm tàng của các doanh nghiệp tư nhân và các cơ quan của chính phủ trước các cuộc tấn công mạng tăng lên, cái gọi là mối đe dọa của cuộc chiến tranh mạng đã bị đập tan dưới sự xem xét kỹ càng. Không một cuộc chiến tranh mạng nào đã dẫn đến sự mất mát về tính mạng của công dân Mỹ. Các bản báo cáo về các cuộc tấn công mạng “giống như sử dụng vũ lực”, chẳng hạn như cuộc tấn công nhà máy cấp nước ở bang Illinois (Mỹ) và một cuộc tấn công của Bắc Triều Tiên vào các hệ thống máy chủ của Chính phủ Mỹ, đã chứng tỏ không có căn cứ. Các hệ thống mạng của Lầu Năm Góc đã bị các cá nhân và các cơ quan tình báo nước ngoài tấn công hàng nghìn lần trong một ngày; cũng vậy là các hệ thống máy chủ của khu vực tư nhân. Tuy nhiên, phần lớn các cuộc tấn công này bị thất bại ở bất kỳ nơi nào mà các bộ phận bảo vệ thích hợp được cài đặt. Tất nhiên, không gì có thể so sánh được ngay cả là một cách tương đối với sự kiện Trân châu cảng hay 11/9, và hầu hết mọi thứ có thể được bù đắp bởi những nỗ lực ngăn chặn và làm giảm bớt theo lẽ phải thường tình.
Một đưng hưng mi
Những người bảo vệ việc duy trì hiện trạng có thể cho rằng nạn lạm phát đe dọa kinh niên và chính sách đối ngoại quân sự hóa quá mức đã không ngăn được Mỹ duy trì an ninh và sự an toàn ở mức độ cao và vì vậy không phải là các vấn đề cấp bách. Những người khác có thể tranh luận rằng mặc dù thế giới hiện có thể không nguy hiểm, nhưng nó có thể nhanh chóng trở nên như vậy nếu Mỹ ngày càng quá lạc quan về những mối nguy hiểm trên phạm vi toàn cầu và giảm bớt sức mạnh quân sự của mình. Cả hai quan điểm này đánh giá thấp mức chi phí và những rủi ro của hiện trạng và đánh giá quá cao việc Mỹ cần phải dựa vào một tư thế quân sự hiếu chiến do những sự khiếp sợ quá mức gây ra.
Kể từ khi kết thúc cuộc Chiến tranh Lạnh, hầu hết những cải thiện trong lĩnh vực an ninh Mỹ không phụ thuộc chủ yếu vào quân đội lớn mạnh của nước này hoặc là kết quả của việc định nghĩa không ngừng mở rộng về những lợi ích an ninh quốc gia Mỹ. Mỹ xứng đáng được ca ngợi vì đã thúc đẩy sự phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn về kinh tế trên thế giới cũng như các thị trường mở cửa và, cùng với việc là nước chủ nhà của các tổ chức khu vực và quốc tế cũng như của các bên tham gia tư nhân, nước này ít được khen hơn trong việc cải thiện hệ thống y tế công cộng trên phạm vi toàn cầu và giúp đỡ phát triển sự cai trị theo kiểu dân chủ. Nhưng mặc dù sức mạnh quân sự Mỹ đôi lúc đã góp phần tạo ra một môi trường có lợi cho sự thay đổi tích cực, những cải thiện này đã đạt được chủ yếu thông qua công việc của các cơ quan dân sự và các bên tham gia phi chính phủ trong các khu vực tư nhân và phi lợi nhuận. Thành tích của một quân đội Mỹ thời hậu Chiến tranh Lạnh phát triển quá mức còn bị pha trộn hơn nhiều. Mặc dù một số nỗ lực quân sự do Mỹ chỉ đạo, chẳng hạn như sự can thiệp của NATO ở vùng Bancăng, đã góp phần làm cho các môi trường khu vực trở nên an toàn hơn, các cuộc chiến tranh do Mỹ cầm đầu ở Ápganixtan và Irắc đã làm suy yếu nền an ninh ở khu vực và trên phạm vi toàn cầu, dẫn đến hàng trăm nghìn người thương vong và các cuộc khủng hoảng tị nạn (theo Văn phòng của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn, 45% tổng số người tị nạn ngày nay đang chạy trốn bạo lực gây ra bởi hai cuộc chiến tranh nói trên.) Quả thực, những phản ứng quá mức trước cái được hiểu là những mối đe dọa an ninh, chủ yếu từ khủng bố, đã gây thiệt hại đáng kể cho những lợi ích của Mỹ và đe dọa sẽ làm suy yếu những quy tắc và thể chế toàn cầu theo đó giúp tạo ra và duy trì kỷ nguyên hòa bình và an ninh hiện nay. Không gì trong những điều này là để cho thấy rằng Mỹ cần chấm dứt việc đóng một vai trò toàn cầu; đúng hơn, Mỹ cần đóng một vai trò khác, một vai trò làm nổi bật quyền lực mềm so với quyền lực cứng, và nhấn mạnh đến hoạt động ngoại giao và sự trợ giúp phát triển ít tốn kém so với việc tăng cường quân sự tốn kém.
Quả thực, cái giá đáng tiếc nhất của việc không ngừng thổi phồng mối đe dọa và việc tập trung vào sức mạnh quân sự là những thách thức chủ yếu trên phạm- vi toàn cầu mà nước Mỹ đang đối mặt ngày nay chỉ được tài trợ yếu ớt và thu hút sự quan tâm còn kém xa các vấn đề “khêu gợi” hơn, chẳng hạn như chiến tranh và khủng bố. Những thách thức này bao gồm việc thay đổi khí hậu toàn cầu, những bệnh dịch lớn, sự bất ổn kinh tế trên phạm vi toàn cầu, và các mạng lưới tội phạm xuyên quốc gia – tất cả những cái đó có thể là những chất xúc tác cho những thách thức trực tiếp và khốc liệt đối với những lợi ích an ninh của Mỹ. Nhưng những mối quan ngại này ít theo bản năng hơn cái được coi là những mối đe dọa từ khủng bố và từ những nhà nước hạt nhân bất hảo. Chúng đòi hỏi có kế hoạch lâu dài và đôi lúc là các giải pháp gây đau đớn, và chúng không thường xuyên được cường điệu bởi các nhóm có lợi ích được tài trợ hậu hĩnh. Kết quả dẫn đến là chúng bị coi thường trong việc thuyết trình về vấn đề an ninh quốc gia và việc hoạch định chính sách.
Để tránh bóp méo hơn nữa chính sách đối ngoại của Mỹ và tận dụng tình hình an ninh và ổn định tương đối ngày nay, các nhà hoạch định chính sách cần không chỉ đáp ứng một thế giới 99% mà còn phải củng cố nó. Họ nên bắt đầu bằng việc tăng cường cơ cấu các thể chế và các tiêu chuẩn quốc tế toàn cầu mà có thể thúc đẩy các lợi ích Mỹ đồng thời bảo đảm rằng các nước khác cùng chia sẻ gánh nặng của việc duy trì hòa bình và an ninh toàn cầu. Các thể chế quốc tế chẳng hạn như Liên hợp quốc (và các cơ quan chi nhánh của nó chẳng hạn như Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế), các tổ chức khu vực (Liên minh châu Phi, Tổ chức các nước châu Mỹ, Liên minh châu Âu và Hiệp hội các nước Đông Nam Á), và các thể chế tài chính quốc tế có thể chính thức hóa và củng cố các tiêu chuẩn và luật lệ theo đó điềụ chỉnh cách xử sự của nhà nước và củng cố sự hợp tác toàn cầu, đem lại tính hợp pháp cho những nỗ lực ngoại giao của Mỹ, và đem lại quyền tiếp cận các khu vực trên thế giới mà Mỹ không thể đơn phương giành được.
Sự lãnh đạo của Mỹ cần phải xứng với những lợi ích của Mỹ và bản chất của những thách thức đang đặt ra trước nước này. Mỹ không cần phải dẫn đầu trong mọi vấn đề hoặc cho rằng mọi vấn đề trên thế giới cần có phản ứng của Mỹ. Trong phần lớn các trường hợp, Mỹ nên “lãnh đạo từ phía sau” – hoặc từ bên cạnh, hoặc ở mức độ không đáng kể ở phía trước – nhưng hiếm khi, nếu có tự mình đi đầu. Đường hướng đó sẽ giành được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng. Theo cuộc điều tra công luận Mỹ về các công việc quốc tế được Hội đồng Chicago về các công việc toàn cầu tiến hành mới đây nhất, chưa đến 10% người Mỹ muốn nước này “tiếp tục là nước lãnh đạo nổi bật hàng đầu thế giới trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế”. Người Mỹ từ lâu đã theo ý tưởng cho rằng đất nước họ không nên giữ vị thế là cảnh sát của thế giới; cũng từ lâu, các nhà chính trị của cả hai đảng đã diễn tả quan điểm này đến nhàm chán. Đã đến lúc để làm theo tư tưởng đó.
Nếu những thách thức chủ yếu trong một thế giới 99% là xuyên quốc gia về bản chất và đòi hỏi có sự phát triển hơn, y tế được cải thiện, và tăng cường thực thi luật pháp, thì điều quyết định là Mỹ cần duy trì một bộ công cụ an ninh quốc gia phi quân sự sắc bén. Chính sách đối ngoại của Mỹ cần có ít người hơn có thể nhảy ra khỏi các máy bay và có nhiều người hơn có thể triệu tập các cuộc thảo luận bàn tròn và dẫn dắt các cuộc thương lượng. Nhưng do có việc cắt giảm được bắt đầu từ những năm 1970 và đã được thúc đẩy đáng kế trong khi tổ chức lại cơ cấu vào những năm 1990, Cơ quan Phát triển Quốc tế của Mỹ (USAID) đã thu nhỏ đến mức chỉ còn có vỏ bọc trống rỗng của chính tổ chức này trước đây. Trong năm 1990, cơ quan này có 3.500 nhân viên thường trực. Hiện nay, nó chỉ còn có hơn 2000 nhân viên, và phần lớn ngân sách của cơ quan này được phân phối qua các nhà thầu khoán và các tổ chức phi chính phủ. Trong khi đó, với 30.000 nhân viên và một ngân sách trị giá 50 tỉ USD, các nguồn vật lực của Bộ Ngoại giao tỏ ra lu mờ so với các nguồn vật lực của Lầu Năm Góc, nơi có hơn 1,6 triệu nhân viên và một ngân sách trị giá trên 600 tỉ USD. Cần phải có nhiều nguồn vật lực và sự quan tâm hơn nữa dành cho tất cả các yếu tố của sức mạnh phi quân sự cấp quốc gia – không chỉ có USAID và Bộ Ngoại giao mà còn cả Tập đoàn Thách thức Thiên niên kỷ, tổ chức Quỹ Quốc gia vì Dân chủ, và một nước chủ nhà của các thể chế đa phương giải quyết những nguyên nhân cơ bản của sự bất ổn được địa phương hóa đồng thời cải thiện những tác dụng của chúng với mức chi phí khá thấp. Như Tướng Mỹ John Allen mới đây lưu ý “Trong nhiều lĩnh vực, những nỗ lực của USAID có thể có khả năng – trong dài hạn – ngăn chặn xung đột cũng nhiều như tác động ngăn chặn của một nhóm tàu sân bay tấn công hoặc một lực lượng viễn chinh lính thủy đánh bộ”. Allen phải biết: ông chỉ huy 100.000 lính Mỹ đang chiến đấu ở Ápganixtan.
Nâng cấp bộ công cụ an ninh quốc gia của Mỹ sẽ đòi hỏi giảm bớt quy mô các lực lượng vũ trang Mỹ. Trong một kỷ nguyên khá hòa bình và an ninh, quân đội Mỹ không nên là lăng kính chủ yếu để qua đó nước này nhìn ra thế giới. Như một công cụ có thể thay thế có thể hỗ trợ những mối đe dọa mang tính cưỡng ép, quân đội Mỹ chắc chắn là một yếu tố quan trọng của sức mạnh quốc gia. Tuy nhiên, quân đội đóng góp rất ít cho các giải pháp lâu dài đối với các vấn đề 99%. Và ngân sách khổng lồ của Lầu Năm Góc không chỉ làm lãng phí các nguồn tài nguyên quí giá; nó cũng làm méo mó tư duy an ninh quốc gia và việc hoạch định chính sách. Vì quân đội kiểm soát phần lớn các nguồn vật lực trong hệ thống an ninh quốc gia, các nhà hoạch định chính sách có xu hướng nhìn nhận tất cả những thách thức thông qua những lăng kính méo mó của các lực lượng vũ trang và phản ứng sao cho phù hợp với chúng. Khuynh hướng này là một lý do để quân đội Mỹ hiện trở nên quá lớn. Nhưng đó cũng là trường hợp ngược đời: quy mô rộng lớn của quân đội Mỹ là một lý do chính mà mỗi thách thức hiện được coi như một mối đe dọa.
Hơn 60 năm với những nỗ lực ngoại giao và quân sự Mỹ đã giúp tạo ra một thế giới tự do hơn và an toàn hơn. Trong tiến trình này, Mỹ đã thúc đẩy một môi trường toàn cầu tăng cường các lợi ích của Mỹ và nhìn chung chấp nhận quyền lực và ảnh hưởng của Mỹ. Kết quả dẫn đến là một thế giới ít nguy hiểm hơn nhiều so với bất kỳ thời điểm nào trước đây. Nói cách khác, Mỹ đã chiến thắng. Giờ đây, nước này cần có một chiến lược an ninh quốc gia và một đường hướng cho chính sách đối ngoại phản ánh thực tế đó./.

1369. BẮC KINH VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG Ở TÂY TẠNG

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
(Melinda Liu – Newsweek – Tháng 10/2012)
Các sinh viên học bộ môn lịch sử và văn học Phật giáo biết rõ những truyền thuyết cổ xưa về những sự hiện thân ban đầu của đức Phật, được mọi người biết đến với cái tên Jataka Tales. Theo một truyền thuyết, đức Phật là một hoàng tử phải chống chọi với một con hổ cái đói khát, tuyệt vọng với 7 con hổ con mới được sinh ra. Điều rõ ràng đối với hoàng tử và nhóm bạn của chàng là con hổ mẹ sẽ xé xác bầy con của chính mình, và có lẽ sẽ giết cả con mồi khác để tiếp tục tồn tại. Trong khi những người bạn của hoàng tử cưỡi ngựa ra ngoài để tìm mồi cho con thú, hoàng tử rạch họng và xả thịt bản thân mình cho con hổ ăn và ngăn không cho nó ăn thịt đàn con của chính mình. Sau sự xả thân này, hoàng tử được đầu thai thành Đức phật – và theo một khuynh hướng khác của nghiệp chướng, 7 con hổ con cuối cùng cũng được đầu thai thành các môn đồ của Đức phật.
Những bức tranh tường minh họa truyền thuyết nổi tiếng này vẫn còn quyến rũ du khách tới thăm những địa điểm Phật giáo có từ 1.400 năm nằm dọc theo Con đường Tơ lụa đã thành huyền thoại. Nhưng câu chuyện nàv đang diễn ra theo kiểu ẩn dụ tàn nhẫn hơn nhiều trong các cộng đồng Tây Tạng. Tháng 1/2012, một đức Lạtma (nhà sư Phật giáo ở Tây Tạng) tên là Sobha biết được rằng các nhà chức trách Trung Quốc đã không chịu cấp hộ chiếu cho ông đi Ấn Độ để tham dự một buổi lễ tôn giáo do lãnh tụ tinh thần Tây Tạng phải sống lưu vong, Đạt Lai Lạtma chủ trì. Sobha đã ghi âm lời nhắn lại kéo dài 9 phút và giấu nó trong bộ áo choàng màu nâu sẫm của mình. Sau đó, ông đã đổ dầu lửa lên mình và châm lửa tự thiêu ở bên ngoài tu viện của ông thuộc tỉnh Thanh Hải. Bức thư tuyệt mệnh của ông tuyên bố ông đã hy sinh thân mình để “xua đuổi sự đen tối… với niềm tin chắc chắn và một trái tim trong trắng giống như Đức Phật đã dũng cảm hiến thân mình cho con hổ đói”.
Ít nhất 53 người Tây Tạng khác đã tự sát kể từ tháng 2/2009 để phản đối các chính sách của Trung Quốc mà Đạtlai Lạtma gọi là nạn “diệt chủng văn hóa”. Trong vụ mới đây nhất, diễn ra vào ngày 6/10, một thanh niên Tây Tạng 27 tuổi tên là Sangay Gyatso đã chết sau khi tự thiêu ở khu vườn tu viện Dokar thuộc tỉnh Cam túc, Trung Quốc. Hai tuần trước đó, một nhà văn Tây Tạng ở tỉnh Thanh Hải tên là Gudrub cũng đã chết vì tự thiêu. Trở lại hồi tháng 3/2012, Grudrub đã viết một bài báo chỉ trích chính sách tăng cường kiểm soát của Chính phủ Trung Quốc ở các vùng Tây Tạng: “Những ai quan tâm đến phúc lợi của người dân khó tránh khỏi những vụ bắt bớ tùy tiện và những vụ đánh đập. Những người Tây Tạng từ chối lên án Đức Đạtlai Lạtma hoặc chấp nhận quyền thống trị của Trung Quốc đối với Tây Tạng đều bị giết hại một cách bí mật hoặc bị làm cho mất tích… Vùng đất tuyết phủ tinh khiết giờ đây đã bị vấy máu đỏ”.
Tự sát là một hành động tuyệt vọng trong bất kỳ cộng đồng nào, nhưng thậm chí còn hơn thế giữa những tín đồ Phật giáo ở Tây Tạng, những người tin rằng việc lấy đi bất kỳ một mạng sống nào (ngay cả của chính bản thân mình) có thể khiến cho một người không có đủ tư cách để đầu thai. Tuy nhiên, đối với những người phải viện đến hành động cấm kỵ này, câu chuyện ngụ ngôn về Đức Phật và con hổ cái mang đến một tia hy vọng rằng những người tự giết họ “với một trái tim trong sạch” vẫn có thể được tái sinh.
Làn sóng tự sát hiến thân hiện nay bắt đầu diễn ra từ cách đây 3 năm ở huyện Đồng Nhân thuộc tỉnh Thanh Hải. Năm 2008, sau khi các cuộc nổi loạn chống chính phủ làm rung chuyển thủ phủ Lhasa của Tây Tạng, trong đó Bắc Kinh cho biết có 19 người chết, chủ yếu là người dân tộc Hán Trung Quốc, các quan chức đã thực hiện lệnh thiết quân luật ở nhiều cộng đồng Tây Tạng. Họ cũng đã gia tăng những nỗ lực buộc giới tăng lữ Phật giáo lên án Đạtlai Lạtma và đẩy mạnh một chương trình ngột ngạt đến khó thở về “giáo dục lòng yêu nước” ủng hộ Bắc Kinh. Việc tăng cường kiểm soát đã làm tăng nỗi tức giận ở Tây Tạng. Tại tu viện Rongpo ở huyện Đồng Nhân, một số nhà sư đã bị các nhà chức trách giam giữ hàng tháng sau khi xảy ra bạo động. Một người trong số họ, 43 tuổi, được biết đã tự sát vào tháng 2/2009 sau khi bị tra tấn trong khi bị giam. Kể từ đó, một trào lưu đều đặn của việc tự sát đã diễn ra, thường mạnh thêm xung quanh những thời điểm quan trọng về chính trị, chẳng hạn như lễ kỷ niệm cuộc đổ máu xảy ra vào tháng 3/2008 hoặc cuộc nổi dậy sớm bị thất bại ở Tây Tạng vào năm 1959 làm Đạtlai Lạtma phải bỏ chạy và lâm vào cảnh sống lưu vong.
Những mức độ thất vọng được thể hiện rõ trong các cuộc tự sát chỉ có thể sánh với thất bại lớn của các chính sách Tây Tạng của Trung Quốc trong suốt một thập kỷ nắm quyền của Chủ tịch Hồ cẩm Đào. Những căng thẳng giữa Bắc Kinh và cộng đồng Phật giáo Tây Tạng đã đến thời điểm tồi tệ nhất trong cuộc bạo động năm 2008 mà Bắc Kinh đã đổ lỗi cho Đạtlai Lạtma. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản theo đường lối cứng rắn của Tây Tạng lúc đó, Zhang Qingli, đã gọi Đạtlai Lạtma là “một con chó rừng trong bộ áo choàng của thầy tu”, trong khi hãng tin Tân Hoa chính thức đã kết tội ông là “kẻ nói dối gian xảo” – ủng hộ các chính sách “giống như sự hủy diệt hàng loạt” để trục xuất người Trung Quốc dân tộc Hán ra khỏi các vùng Tây Tạng truyền thống của Trung Quốc, về phần mình, lãnh tụ tinh thần lưu vong này và là người đoạt giải Nôben Hòa bình năm 1989, đã nói rằng ông cảm thấy bất lực trong việc ngăn chặn các cuộc biểu tình phản đối, nhưng hứa hẹn sẽ từ bỏ chức lãnh tụ tinh thần cộng đồng Phật giáo Tây Tạng nếu bạo động vẫn tiếp tục diễn ra. Sau đó, trong một cuộc trả lời phỏng vấn sau bạo động, ông đã thừa nhận với tạp chí Newsweek rằng ông đã bật khóc công khai khi nhìn thấy hình ảnh những xác chết tả tơi của người Tây Tạng trên điện thoại di động.
Cho đến nay, chiến lược của Bắc Kinh là cuối cùng chờ đợi cái chết của Đạtlai Lạtma, người hiện 77 tuổi, để giúp giải quyết các vấn đề Tây Tạng rắc rối của mình. Sau khi ông này qua đời, các nhà cầm quyền Trung Quốc rõ ràng có kế hoạch xức dầu phong tước hiệu cho một thanh niên Tây Tạng dễ bảo như là một sự hóa thân ngay sau đó của vị Lạtma này và sẽ nuôi dưỡng người này trong khi làm suy yếu hoặc ngăn cản những người khác đòi trở thành Đạtlai Lạtma. (Bắc Kinh đã theo chiến lược này khi Panchen Lạtma thứ 10, lãnh tụ tinh thần Tây Tạng quan trọng thứ hai, đã chết ở Trung Quốc vào năm 1989.) Bắc Kinh dường như hy vọng rằng cái chết của Đạtlai Lạtma này – và cuộc chiến về quyền kế vị không thể tránh khỏi – sẽ làm giảm mong muốn của lớp người Tây Tạng trẻ hơn về quyền độc lập đồng thời củng cố sự khẳng định của Bắc Kinh rằng Tây Tạng luôn thuộc lãnh thổ Trung Quốc.
Trên thực tế, cái chết của Đạtlai Lạtma dường như sẽ có tác động ngược lại: đó là cấp tiến hóa lớp trẻ Tây Tạng, kích động những người biểu tình tiến tới bạo động lớn hơn, làm tan vỡ sự nhất trí hiện nay trong việc ủng hộ “con đường trung dung” ôn hòa của Đạtlai Lạtma theo đó chủ trương quyền tự trị văn hóa và tôn giáo ở bên trong Trung Quốc, nhưng không phải hoàn toàn độc lập.
Trong khi đó, một vài nhà phân tích hy vọng rằng chính sách Tây Tạng của Bắc Kinh có thể dịu bớt sau việc chuyển giao quyền lãnh đạo xảy ra một lần trong một thập kỷ bắt đầu sau Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 18 diễn ra vào tháng 11/2012, khi một thế hệ mới các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ lên nắm giữ các vị trí cao nhất trong đảng. Người đứng đầu nhóm các nhà lãnh đạo mới này hầu như chắc chắn sẽ là Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, người được đề cử kế vị ông Hồ Cẩm Đào giữ chức chủ tịch và tổng bí thư đảng. Hơn 3/5 trong tổng số 370 ghế hàng đầu của đảng này cũng sẽ có chủ mới, và lời hứa về những khuôn mặt mới đã khiến một số người Tây Tạng hy vọng về những ngày tốt đẹp hơn ở phía trước. Woeser, một nhà hoạt động và là blogger người Tây Tạng nổi tiếng đã bày tỏ với tờ “Newsweek”: “Tôi cảm thấy lạc quan một cách thận trọng. Tuy nhiên, hệ thống chính trị Trung Quốc là ở đó, và nhiều đơn vị chính phủ vận hành hệ thống đó, vì vậy, tôi không biết là liệu Tập Cận Bình có thể làm được bao nhiêu”.
Đó chính là câu hỏi mà nhiều nhà nghiên cứu Tây Tạng đang đặt ra khi họ phân tích gốc gác gia đình của Tập. Tập là một ông hoàng con, nghĩa là bố mẹ ông có phẩm chất cách mạng tuyệt vời. Người cha quá cố của ông, Tập Trọng Huân, là một cựu phó thủ tướng được biết đến là người có quan điểm khá tự do về cả lĩnh vực kinh tế lẫn chính trị. Ồng Tập bố từng là mũi nhọn dẫn đầu việc hình thành “các đặc khu kinh tế” theo tư tưởng cải cách và gần mang tính tư bản chủ nghĩa của Trung Quốc, điều đã mở ra nỗ lực hiện đại hóa thời hậu Mao của nước này. Và ông đã có điểm mềm yếu về tình cảm đối với các lãnh tụ tinh thần Tây Tạng cấp cao, trong đó có cả Đạtlai Lạtma hiện nay, người nhớ lại cuộc gặp mặt Tập cha vào năm 1954, khi nhà lãnh đạo Tây Tạng này đến Bắc Kinh trong vài tháng để theo học tiếng phổ thông Trung Quốc và chủ nghĩa Mác. Đạtlai Lạtma đã tặng Tập cha một chiếc đồng hồ đắt tiền mua ở Ấn Độ và, như ông nhớ lại trong một cuộc trả lời phỏng vẩn mới đây hãng tin Reuters, ông thấy nhà chính khách Trung Quốc này “rất thân thiện, có đầu óc tương đối cởi mở hơn và rất dễ chịu”.
Quả thực, Đạtlai Lạtma này dường như bị quyến rũ – dù không hoàn toàn bị thuyết phục – bởi khả năng về một thái độ tự do hơn ở Bắc Kinh. Ông nói với hãng tin Reuters rằng ông hy vọng đội ngũ lãnh đạo sắp tới sẽ có một đường hướng “thực tế” đối với các vấn đề Tây Tạng, và ông cảm thấy được “khích lệ” bởi các cuộc gặp gỡ mới đây với các phái viên quả quyết là có mối quan hệ mật thiết với các quan chức cấp cao Trung Quốc. Tuy nhiên, trong một cuộc trả lời phỏng vấn tạp chí Newsweek trong năm ngoái, ông nói ông không muốn làm nảy sinh quá nhiều sự trông mong của cộng đồng lưu vong, Nhớ lại những hy vọng mãnh liệt của ông đối với Hồ cẩm Đào cách đây một thập kỷ, ông nói: “Khi Hồ cẩm Đào lên nắm quyền, một số chuyên gia nước ngoài hy vọng có sự thay đổi tích cực. Nhưng 10 năm đã trôi qua và không có gì xảy ra cả. Tập Cận Bình …đã công khai nói rằng Trung Quốc cần cải cách chính trị …nhưng chúng tôi cũng biết những người Cộng sản là những người bậc thầy về nghệ thuật đạo đức giả.
Nhiều người trong cuộc, cả người Trung Quốc và người Tây Tạng, ngần ngại suy đoán về những xu hướng chính trị của Tập Cận Bình – hoặc khả năng của ông trong việc dẫn đến những thay đổi chính sách ngay cho là ông muốn như vậy, đặc biệt căn cứ vào nỗi ám ảnh của Đảng Cộng sản về sự nhất trí của giới lãnh đạo. “Người cha ông có quan điểm tự do về vấn đề Tây Tạng và đã xử lý rất tốt vấn đề đó nhưng tôi không biết gì về Tập Cận Bình về mặt này,” đó là nhận xét của Bao Tong, một cựu phụ tá cấp cao của cố Tổng bí thư đảng Triệu Tử Dương, người đã bị thanh trừng khỏi đảng sau khi diễn ra các cuộc biểu tình phản đối ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 và bị quản thúc tại gia cho đến khi ông chết vào năm 2005. (Bản thân Bao đã trải qua 7 năm trong tù vì tỏ ra đồng cảm với những người biểu tình ủng hộ dân chủ.) Tương tự như vậy, Tenzin Taklna – cháu trai của Đạtlai Lạtma và là thư ký tại văn phòng của vị lãnh tụ tinh thần sống lưu vong – đã nói với tạp chí Newsweek “Thật là khó khăn cho bất kỳ nhà lãnh đạo nào để thay đổi tư duy về một định kiến được thể chế hóa chống lại người dân Tây Tạng”.
Ông nói, “tuy nhiên, chúng tôi, những người Tây Tạng vẫn hy vọng rằng giới lãnh đạo mới sắp tới của Trung Quốc do Tập Cận Bình đứng đầu sẽ tỏ ra thực tế” và họ sẽ hiểu rằng một “chính sách đàn áp đã thất bại trong việc giành được trái tim và khối óc của người dân Tây Tạng”.
Điều rõ ràng là Tây Tạng đã nổi lên như một con bài mặc cả – và thậm chí có khả năng như là một quân át chủ bài – khi mà các nhân vật có nhiều triển vọng của Trung Quốc dùng mánh khóe để giành quyền lực, Theo Robert Barnett, chuyên gia nghiên cứu vấn đề Tâv Tạng ở trường Đại học Columbia, “Năm vừa qua lại cho thấy rằng chúng ta, những người bên ngoài chỉ biết không đáng kể về những gì đang xảy ra trong chiếc hộp đen ghi lại hoạt động chính trị của giới tinh hoa ở Trung Quốc. Tây Tạng đã trở thành một yếu tố quan trọng trong thương lượng bên trong giới tinh hoa, hơn những gì mà chúng ta đã từng chứng kiến trước đây. Và vì vậy nó có thể được coi như một con bài để chơi vào bất kỳ lúc nào”.
Barnett và những người khác chỉ rõ những thay đổi ngày càng tăng trong chính sách Tây Tạng ở cấp địa phương, có thể để đối phó với công luận hoặc như là các biện pháp tránh xung đột. Ở Lhasa, tại các trung tâm giam giữ nơi nhiều người Tây Tạng bị bắt giam trong nhiều tháng sau khi trở về từ các buổi lễ của Phật giáo ở Ấn Độ, Barnett cho biết “các nhà chức trách đã từ bỏ việc nỗ lực buộc mọi người lên án Đạtlai Lạtma hoặc thừa nhận họ đã gặp ông này sau khi một vài người đứng tuổi hơn nói rằng họ sẽ nhảy qua cửa sổ”. Các nhà chức trách cũng rút lui sau khi giới trí thức tự do Trung Quốc chỉ trích họ đã buộc các tu viện Phật giáo Tây Tạng treo các bức chân dung của Mao và các nhà lãnh đạo Cộng sản khác ở những chỗ dễ thấy. Theo Barnett, hiện nay, nghe nói hoạt động này là “tự nguyện” và ông này cho biết thêm tuyên bố trên có thể chỉ là để tô điểm vẻ bề ngoài mà “không có sự nới lỏng trên thực tế
Bất chấp những “sửa đổi rất nhỏ” này như Barnett nói, các vụ tự sát tiếp tục xảy ra. Các vụ việc này vì vậy đã và đang gây náo động, và trớ trêu thay chúng đã mang đến một điểm chung nhất định cho cả Bắc Kinh lần cho Chính quyền Tây Tạng lưu vong. Cả hai bên đã kêu gọi chấm dứt các cuộc phản đối tự gây thiệt hại cho chính bản thân mình. Cuối tháng 9/2012, hơn 400 nhà lãnh đạo lưu vong Tây Tạng đã đến tham dự một cuộc họp đặc biệt ở Dharamsala, Ấn Độ, để bàn về những vụ tự sát và cách làm nản lòng những người Tây Tạng trong việc tiến hành những vụ việc trên như thế nào. Lobsang Sangay, người kế tục Đạtlai Lạtma với tư cách là người đứng đầu chính trị của chính phủ lưu vong vào năm ngoái nói rằng “Sự thật về việc những người Tây Tạng sau hơn 50 năm vẫn đang phản kháng – và dưới hình thức quyết liệt là tự sát – rõ ràng cho thấy họ đang phản đối việc chiếm đóng Tây Tạng và các chính sách đàn áp của Chính phủ Trung Quốc”. Một người phát ngôn của chính phủ này đã kêu gọi Bắc Kinh và cộng đồng quốc tế giúp “tìm ra một giải pháp cuối cùng cho cuộc khủng hoảng” và kêu gọi những người Tây Tạng kiềm chế việc tự sát.
Các nhà chức trách Bắc Kinh cũng muốn chứng kiến việc kết thúc các vụ tự sát. Các quan chức đã bắt giam những người Tây Tạng phổ biến tin về những vụ tự sát, ngăn chặn giới truyền thông và các nhà ngoại giao nước ngoài đến nhiều khu vực Tây Tạng đồng thời tăng cường lực lượng gìn giữ an ninh – bao gồm cảnh sát chống bạo động và các xe cứu hỏa – ở các cộng đồng Tây Tạng. Và trong khi các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc vẫn lên án “bè lũ Đạtlai” khuyến khích tự sát, họ dường như không còn đổ lỗi cho ông về việc đặt kế hoạch hoặc khởi xướng các vụ việc này. Trong một cuộc họp báo sau một phiên họp quốc hội diễn ra hồi tháng 3/2012, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã gây ấn tượng bằng một giọng khoan dung hơn. Ông cho rằng các nạn nhân tự sát “là vô tội” “và chúng ta cảm thấy đau buồn sâu sắc trước những cách hành xử của họ”. Liệu nỗi đau buồn đó có biến thành những thay đổi chính sách hay không vẫn còn phải chờ xem./.

1370. TÌNH HÌNH NỘI BỘ TRUNG QUỐC

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
(Hannah Beech – Tạp chí Time – số 22/10/2012)
Trung Quốc đang trải qua một sự chuyển giao ban lãnh đạo hiếm có vào thời điểm những căng thẳng xã hội ngày càng gia tăng. Hãy tìm hiểu tình hình bên trong bộ máy an ninh nhà nước lớn nhất thế giới này.
Vào ngày 1/10/2012, lễ kỷ niệm 63 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chín người đàn ông tóc đen trong bộ comlê tối màu đứng trang nghiêm trên Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh.
Lờ mờ hiện ra trước nhóm đàn ông cấu thành đội ngũ lãnh đạo hiện tại và tương lai của Trung Quốc là hàng tá camera an ninh gắn trên các cột đèn. Những người lính bước đi thẳng gối diễu hành qua. Như thường lệ, một bức chân dung khổng lồ của Chủ tịch Mao Trạch Đông, người thành lập nước Cộng hòa Nhân dân, nhìn xuống quảng trường, giống như hàng trăm cảnh sát mặc thường phục với mái tóc ngắn và những con mắt cảnh giác. Mặc dù có rất nhiều hoa trang trí và các đại biểu dân tộc thiểu số trong trang phục sặc sỡ, quảng trưởng vẫn đầy rẫy đồ trang bị của một bộ máy an ninh nhà nước hoang tưởng.
Trung Quốc đang ở trong trạng thái cảnh giác, thậm chí còn hơn thế trong những ngày này khi Đảng Cộng sản cầm quyền đang chuẩn bị cho một sự chuyển giao ban lãnh đạo một thập kỷ một lần. Vào ngày 8/11/2012, những nhà lãnh đạo của đất nước, đứng đầu là Chủ tịch nước và là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Hồ Cẩm Đào có gương mặt cương nghị, được cho là bắt đầu nhường chỗ cho một thế hệ mới do Phó Chủ tịch Tập Cận Bình đứng đầu. Người kế nhiệm hiển nhiên Tập Cận Bình và nhân vật được cho là Thủ tướng tiếp theo, Lý Khắc Cường, đã tham gia lễ kỷ niệm Quốc khánh ngày 1/10, mái tóc vuốt sáp thơm và những bước đi được dàn dựng sẵn của họ được phát đi phát lại trên truyền hình nhà nước.
Quốc gia với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này trải qua một cuộc chuyển giao chính trị hiếm thấy, tuy nhiên con đường mà các nhà cầm quyền mới muốn đi theo phần lớn vẫn là một điều bí ẩn. Vận mệnh của nền kinh tế thế giới một phần dựa vào việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc tìm ra con đường vượt qua những bãi đá ngầm tài chính và chính trị đầy nguy hiểm tiềm tàng như thế nào.
Tuy nhiên, Tập Cận Bình và êkíp của ông vươn lên đỉnh cao trong hệ thống cấp bậc của Đảng Cộng sản nhờ khả năng của họ tuân theo một sự đồng thuận về cai trị chậm chạp và vốn đã bảo thủ. Một thập kỷ trước, các nhà quan sát Trung Quốc được trang bị ít thông tin về nhóm chỉ huy tiếp theo của Trung Quốc đã dự đoán rằng kỷ nguyên của Hồ Cẩm Đào sẽ mở ra những cải cách chính trị để phù hợp với những sự tự do hóa kinh tế của Trung Quốc. Chương Di Hòa, con gái một nhà cách mạng Cộng sản bị thanh trừng và là một tác giả nổi tiếng ở Bắc Kinh có những cuốn sách bị cấm ở Trung Quốc, nói: “Không ai tưởng tượng được rằng chính quyền của Hồ Cẩm Đào lại lạc hậu đến như vậy. Thay vì tự do hóa, những sự kiểm soát chính trị trên thực tế đã tăng lên. Đó là một tình trạng lố bịch đối với thời đại ngày nay”.
Những thời kỳ khó khăn
Ngày nay, Trung Quốc là một đất nước giàu có hơn nhiều so với năm 2002, nhưng nước này không phải là một nơi đặc biệt tự do hơn. Khi thu nhập gia tăng, khoảng cách giàu nghèo cũng tăng. Tình trạng tham nhũng tràn lan. Đồng thời, mạng Internet đã đem lại cho những công dân từng bị che mắt các nguồn thông tin thay thế cho truyền thông bị kiểm duyệt của nhà nước – và một cách khác để biểu lộ sự bất mãn của họ. Số vụ phản kháng và cái gọi là các sự kiện quần chúng khác đã tăng lên mạnh mẽ đến mức các nhà chức trách bối rối của Trung Quốc phải ngừng công bố các số liệu 7 năm trước. Không thể dựa vào toà án để đem lại công lý, các công dân Trung Quốc đang xuống đường để đòi hỏi hành động, bất chấp bị đe dọa bỏ tù vì dám làm vậy. Lý do bất mãn phổ biến nhất bao gồm việc các nhà phát triển bất động sản móc ngoặc với các quan chức địa phương tham nhũng chiếm đoạt đất đai, các nhà máy coi thường các quy định về ô nhiễm, điều kiện làm việc không an toàn cho người lao động nhập cư và những hạn chế của chính phủ đối với các cộng đồng dân tộc thiểu số như người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ ở miền Tây xa xôi của đất nước. Ước tính gần đây nhất, của một nhà xã hội học Bắc Kinh, là có 180.000 sự kiện liên quan đến phản kháng trong năm 2010, so với 87.000 của 5 năm trước. Các học giả Trung Quốc nổi bật cho biết con số đó hiện nay chắc chắn gấp đôi con số của 2 năm trước.
Không ai cho rằng những cơn phẫn nộ vô số nhưng cô độc này sẽ lan nhanh thành sự bất đồng – ít nhất là chưa phải vậy. Nhưng sự bất mãn ngày càng tăng khiến các nhà lãnh đạo bị ám ảnh về sự ổn định của Trung Quốc hoảng sợ, nhất là vì phong trào Mùa Xuân Arập đã cho thấy các cuộc cách mạng có thể tập hợp lực lượng nhanh chóng như thế nào. Nhà kinh tế thẳng thắn người Trung Quốc Mao Vu Thức nói: “Nếu người ta nhìn vào những cuộc phản kháng này, gần như tất cả chúng là vì sự lạm dụng quyền lực của chính phủ. Đó là lý do tại sao các nhà lãnh đạo rất lo lắng. Chúng là nguyên nhân của sự bất ổn chính trị”.
Tuy nhiên khi nắm quyền hơn 6 thập kỷ, Đảng Cộng sản vẫn từ chối thực hiện cải cách chính trị đáng kể. Thay vào đó, Hồ Cẩm Đào và những người thân cận của ông đã tạo dựng một bộ máy an ninh trong nước đồ sộ mà như Trung Quốc thừa nhận là đã được cấp hơn 110 tỷ USD trong năm 2012. Weiwen là cách viết tắt trong tiếng Trung cho duy trì ổn định, và đó chính là câu thần chú của chính phủ vào những ngày này, bao gồm tất cả mọi thứ từ các lực lượng an ninh, những người đánh đập các bà già phản kháng rồi những nhà tù bí mật giam giữ người chống đối chính trị cho tới các đội quân kiểm duyệt quét sạch những quan điểm ương ngạnh khỏi truyền thông và mạng Internet.
Đối với các quan chức địa phương và các bộ trong chính phủ, việc hứa hẹn cải thiện weiwen là cách dễ dàng nhất để moi tiền từ chính phủ trung ương. Phần lớn tiền không nằm trong sổ sách, biến mất vào một hố đen gồm những nhân viên mật vụ được vũ trang mà không rõ ông là ai và những nhà tù không chính thức tồn tại. Cũng cạnh tranh giành phần phân chia ngân sách an ninh của Trung Quốc là quân đội, lực lượng đã mở rộng sự đe dọa của họ – chống lại Mỹ, Nhật và các nước châu Á khác – để giành được nhiều ảnh hưởng hơn với đội ngũ lãnh đạo mới. Guo Xuezhi, một giáo sư tại trường Đại học Guilford ở Bắc Carolina, người có cuốn sách gần đây nhất được đặt tên, một cách thẳng thắn, là Bộ máy an ninh nhà nước của Trung Quốc, nói: “Không nghi ngờ gì rằng Trung Quốc có bộ máy an ninh nhà nước lớn nhất trên thế giới.
Có ít dấu hiệu cho thấy rằng Tập Cận Bình và cộng sự sẽ nới lỏng chế độ đàn áp này, mặc dù họ có thể tổ chức lại các kênh ra quyết định. Xie Yue, một giáo sư chính trị tại Đại học Đồng Tế ở Thượng Hải, nói: “Ưu tiên hàng đầu đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc là nắm chặt quyền lực của chính mình, và để làm vậy đảng biết rằng xã hội cần phải ổn định”. Nhưng ở một đất nước coi nhẹ sự cai trị của pháp luật, điều đó khiến 1,3 tỷ người Trung Quốc dễ bị tổn thương trước những ý thích chợt nảy ra của các nhà lãnh đạo của họ. Các cán bộ địa phương biết rằng khả năng được thăng chức phụ thuộc vào việc ngăn ngừa tình trạng rối ren, và cách giải quyết dễ dàng là đàn áp bất kỳ sự bất đồng quan điểm manh nha nào thay vì giải quyết các vấn đề xã hội cơ bản. Nhà xã hội học người Bắc Kinh Yu Jianrong đã viết vào năm 2011: “Vì sự ổn định, (chúng ta) đã ngăn cản sinh kế của người dân, ngăn cản nhân quyền, ngăn cản sự cai trị của pháp luật, ngăn cản cải cách. Sự duy trì ổn định đã không ngăn chặn được tham nhũng, cũng như không ngăn chặn được những bi kịch hầm mỏ, cũng như không ngăn chặn được việc phá hủy và chiếm đoạt đất đai bất hợp pháp”.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giám sát công cuộc mở rộng kinh tế lớn nhất trong lịch sử thế giới. Đảng đã giúp đưa hàng trăm triệu người thoát khỏi nghèo đói. Không trói buộc mình vào nút thắt tư tưởng, đảng đã đón nhận một chủ nghĩa tư bản do nhà nước bảo trợ mà về cơ bản ngược lại với nền tảng xã hội chủ nghĩa của nước Cộng hòa Nhân dân. Một thỏa ước mới đã đạt được trong thứ về kỹ thuật vẫn là một nhà nước Cộng sản: chính phủ sẽ cho phép bạn trở nên giàu có, nhưng bạn phải không đặt câu hỏi về tính khôn ngoan chính trị của các nhà lãnh đạo. Nó dường như là một hiệp ước có thể chấp nhận được. Xét cho cùng, chẳng phải sự tự do của một vài người – những người chống đối, những người độc lập, những nhà dân chủ – đáng hy sinh cho lợi ích chung của đất nước đông dân nhất hành tinh hay sao? Tuy nhiên như chúng ta đã biết từ lịch sử hiện đại, về lâu dài hơn, xã hội độc đoán có xu hướng ít ổn định hơn khi người dân của nó thịnh vượng hơn.
Hiện nay, đặc biệt là khi nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc và tăng trưởng hai con số không còn thúc đẩy quốc gia, các công dân của nước này đang la ó đòi một sự tuvệt giao nữa với quá khứ, Trò chuyện trong một vài tháng qua với những người Trung Quốc có lai lịch khác nhau – học giả, chủ doanh nghiệp, nông dân và thậm chí cả những nhân vật ngoan cố kỳ lạ của Đảng Cộng sản – tôi ấn tượng nhất bởi niềm tin chung của họ rằng hệ thống chính trị Trung Quốc về cơ bản phải tự biến đổi hoặc phải đối mặt với kiểu biến động xã hội đã quét sạch các triều đại đế quốc và các vương quốc phát động chiến tranh cổ đại. Trong khi nhiều người phương Tây đang tin vào sự thổi phồng về một thế kỷ Trung Quốc sắp tới, thì những người Trung Quốc mà tôi đã trò chuyện lại dự đoán một tương lai nhìn chung phức tạp hơn. Trong những thời kỳ không chắc chắn này, không ngạc nhiên khi đội ngũ lãnh đạo Trung Quốc lại đang cố gắng đạt được weiwen, ngay cả nếu toàn bộ nỗ lực này trở nên tuyệt vọng. Fang Ning, giám đốc Viện Khoa học Chính trị thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, một nhóm tư vấn chiến lược do chính phủ tài trợ, thừa nhận: “Sự cai trị của pháp luật, tính minh bạch chính trị – đó chắc chắn là một con đường dài xa xôi. Nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng sự thay đổi cuối cùng cũng sẽ đến với Trung Quốc”.
Người đàn ông bí ẩn
Nhận vật được chờ đợi sẽ gắn kết Trung Quốc là Tập Cận Bình, một thành viên 59 tuổi của phái quý tộc đỏ, người mà cha ông, Tập Trọng Huân, là một đồng chí đáng tin cậy của Mao Trạch Đông trước khi bị thanh trừng vào đầu những năm 1960 và sau đó bị tống giam. Tập Cận Bình khi đó đã chuyển từ những đại sảnh bóng loáng của khu nhà cho giới lãnh đạo ở Bắc Kinh sang lao động 7 năm trong một hợp tác xã nông nghiệp. Giống như các thành viên khác của một thế hệ đã bị Cách mạng Văn hóa phế truất – chiến dịch chính trị đầy khủng bố từ năm 1966-1967 của Mao, làm hàng trăm triệu người thiệt mạng – Tập Cận Bình có thể đã phát triển một sự dị ứng với những thời kỳ hỗn loạn. Khi đó, có mọi lý do để coi trọng weiwen. Khi các trường đại học mở cửa lại vào giữa những năm 1970, Tập Cận Bình đã theo học kỹ sư hóa học tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, cái nôi của các nhà lãnh đạo tương lai. Sự nghiệp chính quyền của ông đã vẽ ra những thay đổi về tư tưởng của Đảng Cộng sản: trước hết ông làm trợ lý riêng cho một Bộ trưởng Quốc phòng, tiếp đó làm việc cần mẫn trong vai trò một công chức làng và sau đó là một lãnh đạo tỉnh và thành phố, cưỡi trên một làn sóng đầu tư nước ngoài diễn ra ở vùng duyên hải thịnh vượng của đất nước.
Khi Tập Cận Bình leo lên các cấp bậc, phả hệ và khả năng của ông vươn tới các phe phái hận thù trong đảng đã có lợi cho ông. Sự nổi lên nhanh chóng của ông giống với của những người được gọi là thái tử khác, những người có sự giáo dục đặc quyền đặc lợi với tư cách là con ông cháu cha của Đảng Cộng sản tương phản với phe phái chính khác trong chính phủ, gồm những thành viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản như Hồ cẩm Đào.
Ngoài những điều cốt lõi trong bản lý lịch của ông, người ta ít biết về vị Chủ tịch tiếp theo này. Cha của Tập Cận Bình cuối cùng đã khôi phục sự nghiệp của mình vào cuối những năm 1970 và giúp tự do hóa nền kinh tế Trung Quốc trong khi cũng kêu gọi có sự cởi mở về chính trị. Năm 1989, Tập Trọng Huân thậm chí đã lên án cuộc đàn áp đẫm máu những người phản kháng tại Quảng trường Thiên An Môn. Tuy nhiên, con trai ông đã không công khai bày tỏ bất kỳ sự ưa thích cải cách nào. Công việc hiện tại của ông yêu cầu ông phải đón tiếp các nhà lãnh đạo thế giới và xây dựng tinh thần và mục tiêu của đảng. Cá tính trước công chúng của Tập Cận Bình, như chính nó trước đây, rất chắc chắn, một sự phản chiếu không hơn gì đôi vai rộng, nụ cười lớn và cái bắt tay chặt của ông. Mộí số đặc điểm cá nhân của ông có cả thanh danh đã bị bẻ cong: người vợ thứ hai của ông là một ca sĩ dân ca ưa thích mascara trong Quân Giải phóng Nhân dân – khá tương phản với những vị hôn thê về hưu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc gần đây.
Khi thảo luận màn thể hiện của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong một bài phát biểu tại Thành phố Mêhicô năm 2009, Tập Cận Bình đã cho thấy một mặt tối hơn trong một khoảnh khắc công khai ầm ĩ hiếm có. Ông sôi sục: “Một số người nước ngoài với chiếc bụng no và không có gì tốt đẹp hơn để làm tham gia đổ lỗi cho chúng tôi. Thứ nhất, Trung Quốc không xuất khẩu cách mạng. Thứ hai, Trung Quốc không xuất khẩu nạn nghèo đói. Và thứ ba, Trung Quốc không làm việc cẩu thả với các bạn. Vậy còn gì để nói nữa?” Tuy vậy, các học giả có quan hệ với chính phủ đã nói với tôi rằng,Tập Cận Bình đã lặng lẽ gặp gỡ các trí thức có đầu óc cải cách những tháng gần đây, gồm cả những người đã kêu gọi chính phủ đối mặt với vụ đàn áp Thiên An Môn. Ông đi lại rộng rãi hơn nhiều Hồ cẩm Đào, và chị ông, người vợ đầu và đứa con duy nhất đều sống ở nước ngoài. (Con gái ông đang học ở Havard dưới một cái tên giả.)
Nhân vật thứ nhất trong số những người ngang bằng
Bất kể hoạt động chính trị của ông chứng tỏ điều gì, Tập Cận Bình phải đảm nhiệm một chức vụ có quyền lực suy giảm. (Cùng với chức danh quan trọng nhất là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, Tập Cận Bình thừa hưởng hai chức vụ hàng đầu khác: Chủ tịch Quân ủy Trung ương và Chủ tịch nước Trung Quốc, chức vụ cuối cùng là ít quan trọng nhất trong các vai trò của ông.) Mỗi người trong số bốn nhà lãnh đạo nước Cộng hòa Nhân dân trước đây đều có ít quyền lực hơn người tiền nhiệm của mình. Việc ra quyết định ở Trung Quốc ngày nay không tập trung vào tay một người, như trong thời Mao Trạch Đông, khi chính sách được đưa ra một cách quyết đoán nhưng thường hấp tấp. Để kiểm soát quyền lực đang mất dần như vậy, những đường hướng hành động chính hiện nay phụ thuộc vào một sự đồng thuận của các ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị.
Đi xa hơn việc kết nối một tầm nhìn cho tương lai của Trung Quốc, công việc của Tập Cận Bình sẽ là tập hợp các ủy viên Ban Thường vụ khác nhau lại, đặc biệt vào thời điểm khi đảng vẫn đang choáng váng trước một vụ bê bối hồi đầu năm 2012 hạ gục Bạc Hy Lai, chính trị gia theo chủ nghĩa cá nhân và lôi cuốn nhất của đảng. Là một thái tử cánh tả, Bạc Hy Lai đã bị cáo buộc nhiều tội danh, từ lạm dụng quyền lực thường xuyên tới vi phạm điều lệ đảng. Vào tháng 8, vợ ông đã bị kết án tử hình treo trong vụ sát hại một nhà tư vấn kinh doanh người Anh hồi năm 2011. Ngoài những tít báo khủng khiếp, vụ án này mở ra câu chuyện về một sự chuyển giao chính trị vô trật tự và phơi bày những rạn nứt trong một đội ngũ lãnh đạo Trung Quốc ao ước mô tả bản thân là thống nhất. Tội gây sửng sốt nhất của Bạc Hy Lai có thể là việc dùng một bộ máy an ninh không bị chế ngự để bí mật theo dõi các đối thủ chính trị của mình, thậm chí có thể là nghe trộm các lãnh đạo cấp cao. Hậu quả từ vụ án Bạc Hy Lai dường như làm sao lãng ban lãnh đạo với cuộc đấu quyền lực phức tạp vào thời điểm khi nền kinh tế đang giảm tốc của đất nước cần một bàn tay dẫn dắt.
Tình trạng hỗn loạn chính trị gần đây – bao gồm cả sự vắng mặt trước công chúng không được giải thích của Tập Cận Bình trong vòng hai tuần hồi tháng 9 cũng như một vụ tai nạn xe Ferrari làm thiệt mạng con trai một đồng minh cấp cao của Hồ Cẩm Đào – sẽ chỉ nâng cao khát khao kiểm soát của Đảng Cộng sản. Tác giả cuốn Bộ máy An ninh Nhà nước của Trung Quc Guo nói: “Tập Cận Bình và Ban Thường vụ mới sẽ muốn tự mình ra các quyết định về weiwen thay vì để một người kiểm soát nó. Tiêu chí số một của các nhà lãnh đạo mới để đạt được thành công sẽ là duy trì ổn định”.
Bản năng đàn áp đó được thể hiện đầy đủ vào ngày 1/10 khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc tập trung ở Quảng trường Thiên An Môn để kỷ niệm ngày quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân. Đối với thế giới bên ngoài, Thiên An Môn gợi lại một cuộc nổi loạn dân chủ thất bại bị một chế độ độc đoán đè bẹp. Đối với người dân Trung Quốc, Thiên An Môn là linh hồn của quốc gia và là nơi ẩn náu cuối cùng. Vào tháng 9, một toà án Trung Quốc đã kết án bảy người lao động khổ sai tại một trại giam. Tội của họ? Phản đối việc phá hủy bất hợp pháp nhà cửa và công việc kinh doanh của họ bằng cách quỳ gối trong chốc lát trước quốc kỳ Trung Quốc ở Quảng trường Thiên An Môn. Đó là một hành động liều lĩnh, chỉ là một trong số hàng trăm nghìn sự kiện quần chúng mà Tập Cận Bình sẽ phải đối mặt trong thập kỷ nắm quyền sắp tới. Việc Tập và những người đồng chí lãnh đạo của ông xử lý sự bất đồng ngày càng gia tăng đó như thế nào sẽ giúp quyết định tương lai của Trung Quốc – cũng như phần còn lại của thế giới./.

1371. THỦ TƯỚNG ÔN GIA BẢO VỚI VẤN ĐỀ THAM NHŨNG VÀ CUỘC CHIẾN PHE PHÁI

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
TTXVN (Angiê 6/11)
Ngày 26/10, tờ “New York Times” đăng trên trang nhất một bài viết về tài sản của gia đình Ôn Gia Bảo, trong đó nhấn mạnh đến vấn đề lạm dụng quyền lực để trục lợi và xung đột quyền lợi. Như nhà phân tích Francis Daho nhận xét trên tạp chí “Đại Tây Dương”, người giữ chức vụ Thủ tướng được xếp ở vị trí rất cao trong thứ bậc quyền lực ở Trung Quốc, cụ thể là người thứ ba của chế độ. Nhờ đó, phe cánh của Ôn Gia Bảo làm giàu thông qua “shili” (nguyên bản bằng tiếng Trung Quốc), thuật ngữ thông dụng vừa có nghĩa là quyền lực, sức mạnh và ảnh hưởng, nhưng cũng có nghĩa rộng rất tích cực trong văn hóa châu Á, cho dù nghĩa được dư luận thường dùng ám chỉ các mối liên hệ mờ ám giữa giới đầu nậu trong chính quyền và giới buôn bán làm ăn.
Ôn Gia Bảo là người luôn quan tâm đến mức phô trương tới nỗi thống khổ của dân chúng và từ đó được mệnh danh là “Wen Yeye” (ông Ôn), và vẫn được dư luận đánh giá tích cực mặc dù có nghi ngờ về gia đình ông. Khi đánh vào một nhân vật mang tính biểu tượng của chế độ như vậy, tờ “New York Times” đã làm suy yếu phái cải cách trong bối cảnh tranh giành quyền lực quyết liệt. Nhiều nhà bình luận nói đến khả năng thông tin này bị các mạng thông tin Trung Quốc thao túng, ngầm hành động nhân danh phái bảo thủ và với kế hoạch giữ phái cải cách chính trị ở khoảng cách đủ xa để không đe dọa bổng lộc và quyền lực của họ.
Dư luận bị đánh lạc hướng khỏi vấn đề chủ chốt trước các cuộc tranh luận về động cơ chính trị của bài báo, có thể được chỉ đạo bởi phái đối địch, hay cuộc tranh luận được người phát ngôn Chính phủ Trung Quốc tung ra khi nói về các cuộc tấn công chống nước này của phương Tây vì muốn kìm hãm sự lớn mạnh của Trung Quốc, cộng với những vụ việc tương tự liên quan đến tham nhũng hay ăn hối lộ ở các nước phương Tây được Bắc Kinh nhắc đi nhắc lại. Nhưng điều đáng nói ở đây, ở tâm điểm của đòi hỏi cải cách hình mẫu tăng trưởng, là vấn đề nhức nhối tham nhũng trên diện rộng trong giới tinh hoa Trung Quốc hay gia đình họ. Phần lớn các nhà nghiên cứu nước này giải thích rằng thực trạng đó đi liền với hoạt động của hệ thống chính trị, vừa mập mờ một cách nguy hiểm, vừa liên quan chặt chẽ với kinh doanh.
Dư luận bị ấn tượng trước những chi tiết được tờ báo tiết lộ, vừa mở rộng thêm vấn đề, vừa giải thích cho công chúng rộng rãi ở Mỹ và trên toàn thế giới biết được bổng lộc được tạo ra như thế nào để phân chia cho gia đình Ôn Gia Bảo và phe cánh của ông. Tuy nhiên, người điều tra, giống như mạng Bloomberg đã làm khi tiết lộ việc làm ăn của gia đình Tập Cận Bình hồi tháng 6/2012, cũng thận trọng nói rõ rằng không có một bằng chứng nào cho phép gây phương hại trực tiếp tới Ôn Gia Bảo.
Tuy vậy, bài báo chỉ đích danh việc làm giàu của Trương Bồi Lợi, vợ Thủ tướng Ôn Gia Bảo, khi bà đánh lộn một cách có hệ thống giữa lợi ích công và các vụ làm ăn sinh lời của cá nhân, lợi dụng vị thế ưu đãi của mình với tư cách là chuyên gia địa chất phụ trách công tác kiểm tra và điều hòa trong ngành công nghiệp sản xuất kim cương. Cuộc điều tra còn tiết lộ gia đình Ôn Gia Bảo có lợi ích trong Tập đoàn bảo hiểm Bình An, thông qua một người bạn gái, người đứng tên thay mặt cho phe cánh của Ôn Gia Bảo, cũng là công dân ở Thiên Tân như Ôn Gia Bảo. Vấn đề ở đây là tội lợi dụng bí mật vì các khoản đầu tư của người phụ nữ kia được thực hiện chỉ ít ngày trước khi Bình An lên sàn chứng khoán và sau đó giá cổ phiếu của tập đoàn này tăng vọt. Đồng thời và đây cũng là sự trùng hợp thú vị, Chính quyền Ôn Gia Bảo đã hủy bỏ một số biện pháp hạn chế quy mô các công ty bảo hiểm và Bình An, với giá trị lên tới gần 60 tỷ USD trên sàn chứng khoán.
Ngoài các vụ việc này còn có thêm một danh sách dài các xung đột quyền lợi và có thể cả các vụ lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi trong phái ủng hộ Ôn Gia Bảo. Tác giả bài báo thận trọng nói rằng có thể những vụ này đưọc thực hiện mà Ôn Gia Bảo không biết. Nhưng sự việc ở đây là một loạt các vụ việc trùng hợp với nhau một cách khó hiểu. Chẳng hạn người anh em của Ôn Gia Bảo, là Giám đốc một công ty xây dựng, có thể được ưu tiên tiếp cận thị trường công, làm ăn thuận lợi và phát đạt. Trong khi đó, con trai Ôn Gia Bảo là Ôn Vân Tùng hay còn gọi là Winston Wen, là người đứng đầu một công ty đầu tư vừa có tiếng vừa làm ăn phát đạt, được tiếp cận nguồn vốn nước ngoài rộng rãi, kể cả vốn nhà nước, trong đó có cả của Xinhgapo.
Điều mà ai cũng biết là ở Trung Quốc, quyền lực nằm trong tay một nhóm đầu nậu từ rất lâu chia chác với nhau bổng lộc có được từ tài chính và sản xuất công nghiệp, dù là truyền thống hay có liên quan đến công nghệ mới, gần như nằm dưới sự kiểm soát của một loạt các tập đoàn lớn và Ngân hàng Nhà nước bị chính giới “thâm nhập” hay kiểm soát.
Cũng như mọi khi, Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì lo lắng cho hình ảnh của mình mà họ biết là rất mong manh, phản ứng bằng cách phong tỏa mọi đường truy cập vào các mạng Internet đăng tải nhiều lời tố cáo và cập nhật thường xuyên các vụ ăn hối lộ lớn nhỏ ở Trung Quốc. Bắc Kinh đã từng làm như vậy khi phong tỏa truy cập vào Bloomberg do tiết lộ tài sản của những người thân của Tập Cận Bình vào tháng 6/2012. Kiểm duyệt đi liền với phản công trên hai mặt trận. Mặt trận riêng của gia đình Ôn Gia Bảo nhưng gặp khó khăn trong việc phủ nhận sự việc, và mặt trận tuyên truyền của Nhà nước tung ra luận điệu cũ rích cho đây là các vụ tấn công nhằm vào Trung Quốc mà không hề nói đến cốt lõi của sự việc.
Tuy nhiên, sự việc chuyển sang một quy mô khác trong vụ Ôn Gia Bảo. Cuộc tấn công phản ánh sự đối lập nghiệt ngă giữa thực tế và vẻ bề ngoài, có nguy cơ phá hoại hình ảnh về một quỹ đạo nhân văn và xã hội, được xây dựng một cách công phu từ năm 2002, được nuôi dưỡng ngay trong trào lưu cải cách của Trung Quốc thời hậu Mao. Từ Hồ Diệu Bang đến Triệu Tử Dương. Ban cáo trạng dài của tờ “New York Times” quả thực đánh chính diện vào hình ảnh – hoàn toàn ăn nhập với giọng điệu tuyên truyền của chế độ – liêm khiết, hiện đại. cần mẫn trong công việc và quan tâm đến nỗi thống khổ của dân chúng mà Thủ tướng mãn nhiệm tạo ra cho mình. Nhưng với việc tiết lộ các vụ tham nhũng này, tờ “New York Times” quên nói đến một mâu thuẫn khác. Đó là cuộc chiến chính trị của Ôn Gia Bảo từ năm 2009 nhằm xóa bỏ bổng lộc, đưa công lý đứng lên trên Đảng và buộc giới tinh hoa phải có trách nhiệm hơn. Nhưng nhiều người trong đó vẫn không muốn có sự minh bạch và không muốn chịu trách nhiệm, cố tình bác bỏ ý kiến cho rằng phải đối mặt với may rủi trong bầu cử, kể cả ở cấp thấp là làng xã, nơi các lãnh đạo cấp thấp can thiệp để thao túng bầu cử tự do.
Cũng có giả thiết theo đó cuộc điều tra của tờ “New York Times” được một phái địch thủ của Ôn Gia Bảo gợi ý hay ít nhất cũng là được tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện. Nhóm này có thể bao gồm một số người trong bộ máy an ninh và một số người gần gũi với Giang Trạch Dân, cũng như một số người ủng hộ Bạc Hy Lai. Phái chính trị Maoít trước đây cũng có ý định bảo vệ bổng lộc mà phái cải cách muốn xóa bỏ và đặc biệt là tránh cho Đảng phải đối
mặt với thách thức có độ rủi ro cao là cạnh tranh bầu cử ở diện rộng hơn và đặc biệt là cởi mở hơn và không bị thao túng.
Phe Bạc Hy Lai, vốn cho là mình đang đánh cược với sự sống còn của chính mình và của nước Trung Quốc như một số nhân vật bảo thủ dân túy thường nói, có xu hướng phân tích sự sụp đổ của thủ lĩnh mình như là hệ quả của hành động thao túng tiến trình kế nhiệm. Như vậy không thể không có chuyện bạn bè của họ quyết định phản công trong chính vấn đề đó vào lúc số phận của Bạc Hy Lai càng xấu đi hơn nữa sau khi bị khai trừ khỏi Quốc hội. Lần đầu tiên kể từ khi Mao Trạch Đông qua đời, tiến trình kế nhiệm diễn ra mà không được Đặng Tiểu Bình bảo trợ về mặt tinh thần, nên ngày càng bộc lộ ra trước công luận các vấn đề lớn trong chính trị và xã hội ở Trung Quốc. Trong số đó nạn tham nhũng trong giới tinh hoa tiếp tục là một trong những điểm yếu nguy hiểm nhất của chế độ mà thế hệ lãnh đạo hiện nay không ngừng phê phán nhưng chưa bao giờ có thể loại bỏ được.
Tất cả các phe đều bị “dính đòn”, kể cả phái truyền thống nhất cũng như phái cởi mở nhất hay trái lại là phái dân túy nhất theo Bạc Hy Lai. Trước đòi hỏi phải minh bạch và có trách nhiệm chính trị đang lan rộng trên các mạng xã hội, Chính phủ Trung Quốc đang lâm vào tình thế mong manh về tinh thần. Đòi hỏi đó cũng là cơ hội để các phái tung ra các cú đánh hèn hạ, tố cáo và phản công khiến hình ảnh của chính giới Trung Quốc ngày càng xấu đi. Chính giới nước này tập hợp nhau lại đằng sau Ôn Gia Bảo, nhưng vị thế của họ đã suy yếu sau những tiết lộ trên tờ “New York Times”.
*
*          *
TTXVN (Hồng Công 8/11)

Từ lâu nay trên chính trường Trung Quốc giới phân tích đã nói đến cuộc chiến chính trị giữa Thủ tướng Ôn Gia Bảo và cựu ủy viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai. Giờ đây, khi mà Bạc Hy Lai đang vướng vòng lao lý, còn Thủ tướng Ôn Gia Bảo chuẩn bị về hưu, chính trường Trung Quốc lại một lần nữa chấn động bởi thông tin do báo chí Mỹ đăng tải về những khối tài sản kếch xù của gia đình ông Ôn Gia Bảo. Báo mạng Asia Times Online số ra ngày 1/11 vừa đăng bài viết của tác giả Francesco Sisei, cho rằng vụ việc này giống như một quả bom an được phe cánh ủng hộ Bạc Hy Lai dùng để phản công trong cuộc chiến giữa chính trị gia ngã ngựa này và Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Dưới đây là nội dung bài viết:
Đó chắc chắn là một câu chuyện quan trọng, và bởi vì điều đó, có nhiều hơn một cách để nhìn nhận nó. Câu chuyện đặc biệt dài trên Thời báo Niu Yoóc về những phi vụ kinh doanh của gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã phát nổ giống như một quả bom tấn ở Bắc Kinh đúng vào thời điểm Chính phủ Trung Quốc đang bận rộn chuẩn bị cho kỳ Đại hội lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc và phiên tòa xét xử cựu ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, người đã bị hạ bệ trong vụ bê bối chính trị lớn nhất ở Trung Quốc kể từ sau vụ hạ bệ Lâm Bưu năm 1971.
Hiện vẫn chưa rõ là liệu câu chuyện về Ôn Gia Bảo và thời gian diễn ra câu chuyện này có phái là một sự trùng hợp hay không, nhiều hay ít bất hạnh hơn, hoặc nếu như thay vào đó nó là một kế hoạch được thiết kế đầy tính nghệ thuật bởi bất kỳ phe phái nào liên quan đến vụ bê bối, trong Đại hội 18 hoặc trong các mối quan hệ song phương Mỹ-Trung thì sao. Tuy vậy, câu chuyện đã diễn ra với tất cả các cấp độ này.
Những chi tiết trên Thời báo Niu Yoóc xuất hiện vào đúng thời điểm Chính phủ Trung Quốc công bố việc miễn nhiệm tư cách Đại biểu Quốc hội của Bạc Hy Lai. Một người theo chủ nghĩa Mao mới và được biết đến là một kẻ thù không đội trời chung của Ôn Gia Bảo.
Có thể chỉ là một sự trùng hợp, nhưng việc công khai những cáo buộc về các lợi ích kinh doanh của gia đình Thủ tướng Ôn Gia Bảo thông qua một tờ báo Mỹ sẽ làm suy yếu vị thế thủ tướng vào thời điểm Đảng Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị phiên tòa xét xử Bạc Hy Lai, chống lại người mà ôn Gia Bảo đã “chiến đấu”. Hoặc cũng có thể việc tuyên bố miễn nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội của Bạc Hy Lai là một âm mưu của Chính phủ Trung Quốc nhằm giảm bớt tác động của các cuộc tấn công dự kiến nhằm vào Ôn Gia Bảo.
Trong bất kỳ trường hợp nào, trên thực tế – và đặc biệt nếu như liên kết câu chuyện về Ôn Gia Bảo với thông tin trước đó do hãng tin Bloomberg đăng tải về các thương vụ kinh doanh của người thân Phó Chủ tịch Tập Cận Bình – bài báo trên Thời báo Niu Yoóc là quan trọng bởi vì nó thể hiện sự can thiệp trực tiếp đầu tiên và đầy sức mạnh của truyền thông Mỹ vào tiến trình chính trị của Trung Quốc, như chuyên gia theo dõi tình hình Trung Quốc kỳ cựu Pierluigi Zanatta đã chỉ ra trong bài báo đó.
Bài báo đã được viết với lượng dữ liệu phong phú không chỉ về vợ và con trai Thủ tướng Ôn Gia Bảo mà cả bà mẹ già 90 tuổi của vị Thủ tướng này cũng được cho là nắm giữ những khối tài sản trị giá hàng trăm triệu USD. Theo Thời báo Niu Yoóc, hầu hết số tiền đó được tích lũy trong nhiệm kỳ Thủ tướng của ông Ôn Gia Bảo. Câu chuyện này không mới – nó là một bí mật mở từ nhiều năm nay – nhưng bài báo đã cung cấp một lượng lớn chi tiết trong vụ việc này. Ông Ôn Gia Bảo được miêu tả gần giống một kẻ làm tiền lớn trong Nhà nước Trung Quốc, một kiểu “phó vương” mới của người Trung Quốc, người sẵn sàng thúc đẩy các lợi ích riêng của gia đình ông ta.
Mặc khác, Thời báo Niu Yoóc không đề cập đến cam kết cải cách chính trị của Thủ tướng Ôn Gia Bảo và cũng không đề cập đến vai trò trung tâm của vị Thủ tướng Trung Quốc trong cuộc chiến chống nhân vật theo chủ nghĩa Mao mới là Bạc Hy Lai.
Đây là những thực tế đã được biết đến, những thực tế mà có lẽ sẽ không tạo ra một bối cảnh khác cho cáo buộc Ôn Gia Bảo tham nhũng. Ngược lại, bởi vì tất cả người Trung Quốc đều biết về cuộc đối đầu khốc liệt giữa hai ông ôn Gia Bảo và Bạc Hy Lai, người của Bạc Hy Lai có thể sử dụng những cáo buộc chống lại Ôn Gia Bảo để tranh cãi rằng vụ án tham nhũng của Bạc Hy Lai không phải là quá đặc biệt.
Điều này sẽ không giúp gì cho việc hạ bệ sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vốn đầy rẫy quan chức tham nhũng, như câu chuyện mà báo Mỹ đã nêu ra, bởi vì Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chứng minh điều đó bằng sự kiên cường với thời gian. Tuy nhiên, nó có thể làm nổi bật những cuộc tấn công nhằm vào Bạc Hy Lai.
Bạc Hy Lai là người muốn đưa Trung Quốc trở lại những nguyên tắc của Mao Trạch Đông, cắt đứt những cơ hội của các công ty tư nhân và tập trung quyền lực cùng tiền bạc vào nhà nước. Chiến lược này có thể dẫn đến một hệ thống tham nhũng lớn hơn bên trong Nhà nước Trung Quốc, tạo cho nó những doanh nghiệp nhà nước thiếu hiệu quả.
Trong trường hợp này câu chuyện về những lợi ích kinh doanh của gia đình ông Ôn Gia Bảo có thể giúp ích cho cuộc chiến trinh trị của Bạc Hy Lai. Trên thực tế, vào buổi tối, trong khi trang web của Thời báo Niu Yoóc bị Trung Quốc chặn, những người ủng hộ Bạc Hy Lai tiếp tục lưu truyền bài báo về gia đình ôn Gia Bảo trên trang mạng Weibo, Twitter của người Trung Quốc.
Đây là cuộc tấn công lớn thứ hai của báo chí Mỹ nhằm vào các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Cách đây ít tuần, hãng tin tài chính Bloomberg đã đăng một bài viết về khối tài sản của gia đình ông Tập Cận Bình, người mà sau ngày 8/11 tới chắc chắn sẽ trở thành Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và tháng 3 sang năm sẽ được thăng chức lên vị trí Chủ tịch nước. Phản ứng của Bắc Kinh là cắt đứt đường truy cập vào bài báo của Bloomberg và chặn trang web của hãng này ở Trung Quốc.
Ở một đất nước mà văn hóa chính trị bị bao phủ bởi những lớp hoài nghi và lý thuyết mưu mô, người dân đang hướng vào người có thể giúp đỡ hai tổ chức truyền thông nói trên trong công việc của họ. Ở Trung Quốc khó khăn hơn ở các nước phương Tây trong việc tìm đường trong một mớ báo chí và thông báo tài chính hỗn độn cũng như những hồ sơ công khai mà không có hướng dẫn hay dấu hiệu để nhìn vào. Do đó, một số người ở Bắc Kinh tin rằng nhiều khả năng cả Thời báo Niu Yoóc lẫn hãng tin Bloomberg đều được huấn luyện hoặc hỗ trợ bởi những người có trong tay một lưỡi rìu để “chém” Tập Cận Bình và Ôn Gia Bảo. Đó có thể là một dấu hiệu rằng những người thân cận với Bạc Hy Lai vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ cuộc chiến của họ.
Trong khi đó, trong cùng thời điểm ấy, hãng thông tấn chính thức Tân Hoa Xã đã liệt kê ra danh sách một loạt cáo buộc nghiêm trọng chống lại Bạc Hy Lai. Mỗi một cáo buộc đó đều có thể khiến Bạc Hy Lai phải lĩnh án tử hình. Bạc Hy Lai bị cáo buộc tội đồng lõa trong vụ sát hại doanh nhân người Anh Neil Heywood. Vợ của Bạc Hy Lai, bà Cốc Khai Lai, đã bị kết án tử hình nhưng được hoãn thi hành án hai năm, do tội sát hại Neil Heywood. Bạc Hy Lai cũng bị cáo buộc khiến cho cựu Phó Thị trưởng kiêm Giám đốc Sở Công an Trung Khánh Vương Lập Quân – người từng là cánh tay phải của Bạc Hy Lai – tìm cách trốn ra nước ngoài – bị khép tội phản quốc và đã bị kết án 15 năm tù.
Số phận chính trị của Bạc Hy Lai đã bị khép lại, ngay cả khi chúng ta không biết khi nào tiến trình này sẽ hoàn tất. Tuy nhiên, những cáo buộc nghiêm trọng dồn dập cho thấy ràng vị cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh thậm chí có thể bị xử tử (cái chết vì bạo lực chính trị cuối cùng ở Trung Quốc, bề ngoài là do tai nạn, là trường họp của Lâm Bưu năm 1971). Hoặc nó cũng có thể là tiền đề để Chính phủ Trung Quốc tiến hành một chiến dịch mở rộng nhằm thanh lọc toàn bộ những đồng minh cuối cùng của Bạc Hy Lai, những người có thể bị nghi ngờ là đứng đằng sau các vụ tiết lộ gần đây. Khi cuộc tấn công chống lại các nhà lãnh đạo bị cáo buộc tham nhũng tiếp tiếp tục tiến đến mục tiêu nổi tiếng tiếp theo, nó thậm chí có thể ảnh hưởng đến cả Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Trong khi đó, hai hậu quả ngay lập tức chắc chắn sẽ xảy ra sau câu chuyện này. Hậu quả nhỏ có thể là áp đặt những sự kìm hãm và hạn chế mới, mạnh mẽ hơn đối với các hoạt động của tầng lớp doanh nhân “Đỏ” Trung Quốc. Hậu quả lớn hơn là cuộc chiến chính trị xung quanh đại hội có thể sẽ gia tăng sức nóng.
*
*          *
TTXVN (Hồng Công 6/11)
Theo báo mạng Asia Times Online số ra ngày 30/10, làn sóng tự thiêu của người Tây Tạng nhằm phản đối sự cai trị của Chính phủ Trung Quốc có lẽ đã bước vào một giai đoạn mới sau số vụ tự thiêu kỷ lục trong tuần mới đây ở vùng đất linh thiêng này.
Theo các chuyên gia, thất bại trong việc kiềm chế các cuộc biểu tình “bốc lửa” đã phơi bày một thách thức lớn đối với Bắc Kinh, vốn đã thực hiện các chiến lược phối hợp nhằm dập tắt chiến dịch phản đối của người Tây Tạng – từ đề nghị thưởng tiền mặt cho những người Tây Tạng thông báo về các vụ tự thiêu tiềm tàng, cho đến siết chặt an ninh khẩn cấp tại các tu viện.
Chỉ tính riêng tuần từ ngày 20/10 đến ngày 27/10 vừa qua đã xảy ra 7 vụ tự thiêu, đánh dấu đây là tuần chết chóc nhất của các vụ tự thiêu trong nhiều tuần kể từ khi các cuộc biểu tình “bốc lửa” gia tăng hồi tháng 3 vừa qua nhằm chống lại sự cai trị của Bắc Kinh tại vùng đất thiêng này. Theo các nguồn tin, mới đây đã hai lần xảy ra hai vụ tự thiêu mỗi ngày – một kỷ lục khác – và số vụ tự thiêu bắt đầu từ tháng 2/2009 đến nay đã tăng lên con số 62.
Các cuộc biểu tình hiện vẫn đang tiếp diễn, bất chấp những lời kêu gọi chấm dứt biểu tình được đưa ra sau một cuộc họp đặc biệt của các nhóm Tây Tạng lưu vong được triệu tập theo lời khuyên của thủ lĩnh tinh thần Đạtlai Lạtma, người hiện đang sống lưu vong ở thị trấn vùng núi Dharapisala của Ấn Độ.
Phát biểu trên đài RFA, ông Robert Barnett, một học giả nghiên cứu về Tây Tạng tại Đại học Columbia (Mỹ) nhận xét: “Đây là một diễn biến rất nghiêm trọng, cho thấy người Tây Tạng tin rằng số vụ tự thiêu gia tăng sẽ tạo ra sự khác biệt thực sự đối với tình hình chính trị của họ và nó có thể dẫn đến việc sẽ có nhiều người tự thiêu cháy bản thân mình hơn nữa”. Ông Barnett cho rằng các cuộc biểu tình tự thiêu, vốn đang đặt ra câu hởi về sự cai trị của Bắc Kinh và kêu gọi sự trở về của Đạtlai Lạtma, đã bước vào một giai đoạn mới.
Giai đoạn đầu tiên, theo ông Barnett, đã bùng phát hồi tháng 3 năm nay khi các thầy tu tại Tu viện cứng đầu Kirti ở khu tự trị Ngaba của người Tây Tạng, phía Tây tỉnh Tứ Xuyên đã thiêu sống bản thân mình để thể hiện sự giận dữ của họ đối với chính sách siết chặt an ninh tại tu viện của họ. Biểu tình đã lan ra các khu vực lân cận là hai tỉnh Thanh Hải và Cam Túc và lan tiếp đến Khu tự trị Tây Tạng khi người Tây Tạng thế tục cùng các thầy tu và nữ tu sĩ tự biến mình thành những ngọn đuốc sống và chiếm giữ đường phố bằng các cuộc biểu tình, nêu bật sự phản đối của họ đối với sự cai trị của người Trung Quốc.
Học giả Barnett nhấn mạnh: “Giai đoạn hai liên quan đến những người thế tục, những người không chịu trách nhiệm về bất kỳ vụ việc đặc biệt nào nhưng có khả năng thế hiện sự thôns cảm đối với các thầy tu và nữ tu sĩ. Đã có một sự nhận thức chung rằng các tu sĩ đang phải chịu sức ép”. Ông Barnett giải thích rằng làn sóng biểu tình tự thiêu mới nhất – liên quan đến các vụ tự thiêu hai người một ngày – một loạt 5 vụ tự thiêu trong vòng một tuần ở khu vực Kanlho tại Khu tự trị Tây Tạng – báo hiệu một giai đoạn mới. Học giả này nhấn mạnh: “Đối với tôi, đây dường như là một diễn biến mới”.
Biểu tình tự thiêu gia tăng
Các cuộc biểu tình tự thiêu đang gia tăng ngay cả khi nhà chức trách Trung Quốc thực hiện các biện pháp khác nhau để kiềm chế tình hình. Ngày 21/10, cảnh sát Trung Quốc đã dán các thông báo ở khu vực Kanlho đề nghị rằng những ai báo cho nhà chức trách về các vụ tự thiêu đã được lên kế hoạch sẽ được thưởng một khoản tiền trị giá gần 8.000 USD. Kể từ khi thông báo này được đưa ra, 4 vụ tự thiêu đã xảy ra trong khu vực đó.
Mary Beth Markey, Chủ tịch nhóm luật sư Chiến dịch Quốc tế vì Tây Tạng có trụ sở ở Oasinhtơn (Mỹ) nhận định: “Ngôn ngữ được sử dụng trong thông báo phù hợp với việc không có lời thừa nhận chính thức về các chính sách hoặc hoạt động chắc chắn đã góp phần vào các vụ tự thiêu ở Tây Tạng kể từ tháng 2/2009. Thay vào đó, các quan chức tiếp tục mô tả các vụ tự thiêu của người Tây Tạng là các hành động bắt chước, tội phạm hoặc sai lầm trong ý nghĩ được cải trang từ chủ nghĩa khủng bố”.
Các quan chức Trung Quốc cũng đã tiếp cận gia đình của những người Tây Tạng tự thiêu trong thời gian gần đây và đề nghị cho họ 1 triệu nhân dân tệ (khoảng 160.000 USD “nếu như họ thú nhận và ký vào một tài liệu viết rằng người đó đã chết do tranh chấp trong gia đình và không biểu tình chống sự cai trị của Trung Quốc”. Dorjee Kyi, vợ của Sangay Gyatso, một người cha 27 tuổi của 2 đứa trẻ và là người đã tự thiêu hôm 6/10 trong một khu vực tu viện ở thành phố nhỏ Tsoe (Hợp’Tác – theo tiếng Trung Quốc) ở tinh Cam Túc, đã bác bỏ lời đề nghị. Thông tin này được các nguồn tin thân với gia đình Gyatso xác nhận.
Hàng trăm ngưi bị bắt
Trong khi đó, các nhóm nhân quyền cho biết hàng trăm người Tây Tạng bị chính quyền tình nghi có liên quan đến các vụ tự thiêu đã bị bắt giữ, thường là tại các địa điểm mà gia đình họ không biết và không có quyền gì về mặt pháp luật.
Theo các nguồn tin, trong một nỗ lực rõ ràng nhằm gieo rắc nỗi sợ hãi vào người Tây Tạng, các bản án tù cứng rắn – lên tới 11 năm – đang được áp dụng đối với những người lan truyền ra bên ngoài các tin tức về những vụ tự thiêu. Các liên kết thông tin tới những khu vực xảy ra các vụ tự thiêu cũng đã bị cắt đứt ngay lập tức nhằm tránh bất kỳ sự công khai tiêu cực nào.
Stephanie Brigden, Giám đốc nhóm luật sư Tự do Tây Tạng có trụ sở tại Luân Đôn (Anh) cho biết: “Khắp Tây Tạng, Nhà nước Trung Quốc đang sử dụng vũ lực và sự đe dọa để đàn áp những lời kêu gọi tự do và ngăn chặn thông tin về biểu tình. Người dân Tây Tạng tiếp tục phản đối sự cai trị của người Trung Quốc, bất chấp: Nhà nước Trung Quốc sử dụng vũ lực gây chết người để chống lại các cuộc biểu tình, các vụ mất tích, các vụ bắt giữ quy mô lớn, tra tấn, những cái chết trong nhà giam, sự giám sát các cộng đồng và các biện pháp nhằm khiến người Tây Tạng chống lại nhau”.
Bà Brigden nói rằng người Tây Tạng cũng đang lựa chọn những địa điểm tiến hành các vụ tự thiêu một cách thận trọng, nghiêng về xu hướng tiềm năng là tự biến mình thành những bó đuốc sống trước các tòa nhà của Chính phủ Trung Quốc, là biểu tượng cho sự chiếm đóng của Bắc Kinh.
Lobsang Sangay, người đứng đầu Chính quyền Tây Tạng Trung ương (CTA – như chính quyền lưu vong này tự nhận), nói rằng các vụ tự thiêu bắt nguồn từ “sự đàn áp chính trị, sự cô lập kinh tế, phá hủy môi trường và đồng hóa văn hóa do Chính phủ Trung Quốc tiến hành ở Tây Tạng. Chấm dứt đàn áp thì các vụ tự thiêu sẽ chấm dứt”. Theo ông Lobsang Sangay, “ở Tây Tạng ngày nay có nhiều người Trung Quốc hơn người Tây Tạng, nhiều binh sĩ quân đội Trung Quốc hơn các thầy tu Tây Tạng, nhiều camera giám sát hơn là các cửa sổ và nhiều súng hơn là các ngọn đèn của người Tây Tạng”./.

1372. XUNG QUANH KHẢ NĂNG TỔNG BÍ THƯ HỒ CẨM ĐÀO GIỮ LẠI CHỨC CHỦ TỊCH QUÂN ỦY TRUNG ƯƠNG

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
TTXVN (Hồng Công 6/11)

Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hồng Công) số ra ngày 5/11, Chủ tịch sắp mãn nhiệm Hồ cẩm Đào đang khiến đất nước Trung Quốc và phần còn lại của thế giới phải đoán già đoán non xem liệu nhà lãnh đạo này có tìm cách giữ lại chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương (CMC), tương đương Tổng Tư lệnh Các lực lượng vũ trang Trung Quốc hay không. Điều này đã nêu bật khả năng tiềm ẩn một sự suy yếu nghiêm trọng trong kế hoạch kế nhiệm lãnh đạo của Bắc Kinh.
Vấn đề khi nào Hồ cẩm Đào sẽ trao chức Chủ tịch CMC – cơ quan quyết sách tối cao của các lực lượng vũ trang Trung Quốc – là một trong những yếu tố bất định lớn nhất xung quanh tiến trình chuyển giao quyền lực cho một chính quyền mới ở Trung Quốc hiện nay.
Hồ Cẩm Đào hiện đang đứng đầu Đảng Cộng sản, chính quyền và quân đội Trung Quốc và dự kiến sẽ trao lại cả ba chức vụ này cho Phó Chủ tịch đương nhiệm Tập Cận Bình, dù thời điểm chuyển giao các chức vụ này không diễn ra cùng lúc. Ông Hồ cẩm Đào sẽ trao lại chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trong tháng này, trao lại chức Chủ tịch nước vào tháng 3 sang năm và vẫn chưa có thời gian cụ thể cho việc chuyển giao chức Chủ tịch CMC.
Với việc ban lãnh đạo chính trị mới chỉ còn ít ngày nữa sẽ được công bố chính thức tại Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, vấn đề tiến trình chuyển giao toàn bộ các chức vụ đầy quyền lực của ông Hồ Cẩm Đào vẫn đang là chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm chú ý tại Trung Quốc, một quốc gia sở hữu vòi khí hạt nhân và một quân đội có quân số khoảng 2,3 triệu người như chính họ từng tuyên bố.
Hiện là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc đã chỉ đảm bảo được một lần chuyển giao quyền lực lãnh đạo không đổ máu trước đó – khi Giang Trạch Dân trao lại quyền lực cho Hồ Cẩm Đào vào đầu năm 2000.
Đến nay, thậm chí cả các nguồn tin và các mối quan hệ gần gũi với ban lãnh đạo và quân đội Trung Quốc cũng vẫn bất đồng ý kiến xung quanh vấn đề Hồ Cẩm Đào có tiếp tục giữ chức Chủ tịch CMC hay không, và nếu có thì là trong bao lâu, mặc dù họ nói rằng các tướng lĩnh cấp cao gần đây đã đề nghị nhà lãnh đạo này lưu nhiệm ít nhất đến đầu năm tới.
Một nguồn tin cho biết Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) muốn Chủ tịch Hồ Cẩm Đào lưu nhiệm để đảm bảo tính liên tục trong giai đoạn khó khăn này”. Nguồn tin này yêu cầu giấu tên để tránh những hậu quả từ việc thảo luận các vấn đề nhạy cảm của ban lãnh đạo.
Theo các nguồn tin, giới tướng lĩnh cấp cao PLA đã đưa ra yêu cầu lưu nhiệm đối với ông Hồ Cẩm Đào cách đây vài tháng với hy vọng rằng việc ông Hồ Cẩm Đào tiếp tục lãnh đạo các lực lượng vũ trang sẽ giúp duy trì ảnh hưởng của riêng họ trong một giai đoạn chuyển tiếp đầy phức tạp.
Một nguồn tin cho biết “hiện Hồ Cẩm Đào vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng”.
Hồ Cẩm Đào có 3 lựa chọn trong việc chuyển giao chức Chủ tịch CMC: Thứ nhất là chuyển giao cho Tập Cận Bình trong tháng này cùng với chức Tổng Bí thư; thứ hai là từ bỏ chức Chủ tịch CMC cùng với chức Chủ tịch nước vào đầu năm sau; và cuối cùng là làm theo Giang Trạch Dân, người đã giữ lại chức Chủ tịch CMC thêm 2 năm sau khi từ chức Chủ tịch nước,
Hành động giữ lại chức Chủ tịch CMC của Giang Trạch Dân đã gây nên sự hiềm khích nội bộ vào thời điểm đó, và các chuyên gia Trung Quốc nói rằng viễn cảnh Hồ Cẩm Đào làm điều gì đó tương tự như vậy cũng sẽ tiềm ẩn khả năng làm gia tăng căng thẳng một lần nữa. Các chuyên gia chỉ ra rằng nhà lãnh đạo mới Tập Cận Bình sẽ chấm dứt sự phục vụ dưới quyền Hồ Cẩm Đào trong Quân ủy Trung ương trong giai đoạn chuyển tiếp.
Ngoài ra, Hồ cẩm Đào sẽ điều hành Quân ủy Trung ương mà không phải là ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực tối cao ở Trung Quốc.
Trình Lập, một chuyên gia nghiên cứu cấp cao thuộc Viện Brookings ở Oasinhtơn (Mỹ), tin rằng Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình sẽ giải quyết được tình thế khó khăn này do họ đã cùng nhau hợp tác chặt chẽ trong 5 năm qua và nền chính trị theo kiểu đồng thuận của Bắc Kinh được thiết kế để tránh những xung đột cá nhân và trò chơi quyền lực gây bất ổn.
Tuy nhiên, chuyên gia Trình Lập cho rằng sự bất định trong khía cạnh này của tiến trình chuyển giao quyền lực đã làm bộc lộ một vấn đề quản lý tiềm ẩn khả năng gây nên sự va chạm, phụ thuộc vào những cá nhân liên quan. Theo ông Trình Lập, “nhiều khả năng đó có thể là một vấn đề nghiêm trọng”. Chuyên gia này cũng nói thêm rằng Bắc Kinh nên làm cho tiến trình quyết sách của mình trở nên minh bạch hơn, và tạo ra một sự tương phản với các nền dân chủ phương Tây, nơi “chúng ta biết ai là ông chủ và là người đưa ra quyết sách. Giờ đây dĩ nhiên Trung Quốc nên cải thiện cơ chế đưa ra quyết sách, và ít nhất xác định ai sẽ làm điều đó, và ai có quyền cai trị, quyền lực và quyền đưa ra quyết định, nhưng cùng thời điểm đó phải xác định những giới hạn quyền lực”.
Với việc không có mô hình được thiết lập rõ ràng về vấn đề khi nào chuyển giao vai trò Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang ở Trung Quốc, một cuộc tranh luận đã dấy lên trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc và quân đội nước này về việc Hồ cẩm Đào nên nắm giữ chức Chủ tịch CMC thêm một thời gian vì lợi ích mang tính liên tục hay nên ra đi vì những lợi ích của một cuộc chuyển giao sạch cho nhà lãnh đạo mới Tập Cận Bình.
Đối với bản thân Hồ Cẩm Đào, các nguồn tin nói rằng nhà lãnh đạo này muốn tránh việc lặp lại hành động không được ưa thích của Giang Trạch Dân, nhưng một vấn đề sẽ xuất hiện nếu như Hồ Cẩm Đào từ bỏ chức Chủ tịch CMC cùng thời điểm với việc từ chức Tổng Bí thư. Nhà lãnh đạo này sẽ từ chức Tổng Bí thư tại Đại hội 18, khai mạc vào ngày 8/11.
Vấn đề nảy sinh từ thực tế là về mặt lý thuyết có hai phiên bản Quân ủy Trung ương song song nhau – một do Đảng Cộng sản Trung Quốc lựa chọn trong tháng này và một phiên bản còn lại do Quốc hội Trung Quốc lựa chọn vào tháng 3 tới. Trên thực tế là sự lựa chọn của Đảng chịu sự giám sát của Quốc hội.
Điều đó có nghĩa là ngay cả trong trường hợp Hồ Cẩm Đào trao lại chức Chủ tịch CMC tại Đại hội 18, về mặt kỹ thuật nhà lãnh đạo này vẫn là người đứng đầu Quân ủy Trung ương trong mắt các đại biểu Quốc hội và chính phủ thêm 4 tháng nữa – và quân đội Trung Quốc sẽ có hai vị Tổng Tư lệnh trong thời gian ngắn: Tập Cận Bình và Hồ cẩm Đào.
Các nguồn tin nói rằng thay vào đó Hồ cẩm Đào có thể lựa chọn việc tiếp tục giữ chức Chủ tịch CMC cho tới tháng 2, khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc họp phiên thường niên vào tháng 3.
Trong bối cảnh đó, Ban Chấp hành Trung ương có thể sắp xếp để Tập Cận Bình trở thành Chủ tịch mới của Quân ủy Trung ương và sau đó Quốc hội sẽ nhanh chóng thông qua quyết định đó.
Một nguồn tin nói rằng nếu trường hợp này xảy ra, di sản của Hồ Cẩm Đào sẽ thể chế hóa nhiệm kỳ nắm quyền bên Đảng và bên Quân ủy Trung ương và làm hài hòa vấn đề này cũng như các tiến trình chuyển giao quyền lực trong tương lai.
Các nguồn tin cho rằng kịch bản này cũng sẽ phù hợp với các ủy viên đương nhiệm của Quân ủy Trung ương, những người (ngoại trừ Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình) hầu hết đều là các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao và sẽ được thay thế tại Đại hội 18.
Với việc Hồ Cẩm Đào tiếp tục giữ chức Chủ tịch CMC – cho dù chỉ thêm 4 tháng – những ủy viên CMC sắp mãn nhiệm này, những người làm việc dưới quyền Hồ cẩm Đào nhiều năm trong CMC, có thể tiếp tục có ảnh hưởng trong quân đội trong một giai đoạn quan trọng mà trong thời gian đó những ưu tiên của chính quyền mới sẽ được xem xét.
Một nguồn tin cho biết: “CMC đương nhiệm sẽ từ chức tại Đại hội 18, nhưng họ (các ủy viên CMC sắp mãn nhiệm) hy vọng vẫn duy trì được ảnh hưởng nếu như Hồ Cẩm Đào còn tại vị”.
Với việc Hồ Cẩm Đào hiện vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng, vẫn có khả năng nhà lãnh đạo này có thể quyết định lưu nhiệm thêm vài năm như Giang Trạch Dân đã từng làm.
Tháng 9 vừa qua, cựu Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Công Đổng Kiến Hoa đã nói với kênh truyền hình CNN của Mỹ rằng dựa trên thực tế đã có tiền lệ, Hồ Cẩm Đào gần như chắc chắn sẽ lưu nhiệm chức Chủ tịch CMC “thêm một thời gian”. Ông Đổng Kiến Hoa không nêu cụ thể mà chỉ nhấn mạnh rằng mình không có gì phải bí mật về thông tin như vậy.
Hồi tháng 8 vừa qua, 3 nguồn tin có các mối quan hệ với ban lãnh đạo cấp cao Trung Quốc nói rằng Hồ cẩm Đào hy vọng rời bỏ cả 3 chức vụ lớn vào đầu năm tới với điều kiện là nhân vật được ông bảo trợ, Thủ tướng tương lai Lý Khắc Cường cũng được đưa lên làm Phó Chủ tịch CMC.
Lập trường của Tập Cận Bình, theo các nguồn tin, là nhà lãnh đạo này chấp nhận để Hồ Cẩm Đào lưu nhiệm – mặc dù giới chuyên gia nói rằng điều này sẽ chỉ kéo dài đến tháng 3 sang năm, thời điểm kết thúc giai đoạn chuyển giao quyền lực chính thức.
Một số chuyên gia Trung Quốc tin rằng điều này có thể giúp Tập Cận Bình rảnh tay trong một vài tháng then chốt để tập trung định hình chương trình nghị sự chính trị của mình. Chuyên gia phân tích David Zweig thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Họng Công nhận định: “Lợi ích của việc này là nó sẽ cho Tập Cận Bình thêm nhiều thời gian để tập trung vào những sự thay đổi nội bộ. Rõ ràng là Trung Quốc cảm thấy bị áp lực từ bên ngoài. Đó sẽ không phải là một chiến lược tồi. Nhưng nếu tôi là Tập Cận Bình, tôi sẽ không muốn Hồ cẩm Đào ở quanh mình nhiều hơn 1 năm, ông ấy muốn điều hành Trung Quốc”./.

1373. Về bài phỏng vấn ông Lê Vĩnh Trương trên báo Pháp luật TPHCM 4/11/2012

Lời góp ý của trang BS: Điều mà tác giả bài này nhận xét là “vụ bắn lầm đáng tiếc” và nội dung “hai quan điểm của người phê phán” là không được chính xác. Dù bài viết không nói ra, nhưng chúng tôi được biết nhận xét đó bao gồm và thậm chí chủ yếu nói về những bình luận của trang BS trong 3 ngày liền **.
Cần nói rõ một lần nữa là mục đích của chúng tôi không những phân tích, đánh giá nội dung trả lời phỏng vấn của ông Lê Vĩnh Trương, mà còn muốn đi tới cùng sự thực, làm rõ thực chất cái gì đằng sau nội dung đó, tức là có gì không bình thường ở việc biên tập, sử dụng bài phỏng vấn của báo PLTPHCM. Vậy thì cái đích “bắn” đâu đơn giản là ông LVT, mà là cả tờ báo PLTPHCM, đặc biệt là việc được gọi là “bắn” suy cho cùng cũng như để “cứu” ông LVT, đâu phải để “triệt hạ”, không lẽ tác giả Dương Danh Huy không đọc lời bình thứ ba của chúng tôi ngày 6/11/2012, khi mà ông cũng đã cùng chúng tôi trao đổi nhiều lần về vụ việc. Nếu ông tham khảo ít nhất hai bài, một của TS Nguyễn Minh Phong trên báo Nhân dân và một về bài “phỏng vấn” Nhà văn Nguyên Ngọc trên Quân đội ND thì chắc ông còn rõ thêm phương pháp của chúng tôi.
Muốn khép lại vấn đề này ngay sau lời bình thứ ba, thậm chí cũng tránh nói ra nhiều vấn đề “tế nhị” quanh việc sử dụng bài phỏng vấn đó vì không muốn phiền tới vài người trong cuộc, nhưng nay chúng tôi cũng đành phải nói thêm lần nữa và không bàn thêm nhiều nội dung bài báo này của ông Dương Danh Huy, trong đó ngay từ câu đầu: “người phê phán cho rằng ông LVT cho rằng chúng ta cực đoan đối với Trung Quốc” đã có sự lầm lẫn, đánh đồng rất tai hại khi dùng từ “chúng ta” như thể bao gồm trong đó cả người dân lẫn nhà cầm quyền VN.
Bauxite Việt Nam

Về bài phỏng vấn ông Lê Vĩnh Trương trên báo Pháp luật TPHCM 4/11/2012

Dương Danh Huy *
Chúng tôi nhận được bài viết sau đây của ông Dương Danh Huy, một cộng tác viên quen thuộc của BVN, góp phần giải thích thêm về bài trả lời phỏng vấn của ông Lê vĩnh Trương trên báo Pháp luật TP HCM với tựa đề “Không nên cực đoan đối với Trung Quốc” từng gây xôn xao dư luận. Những lý giải của tác giả bài viết, theo chúng tôi, đã làm sáng tỏ nhiều ý tưởng chủ đạo trong bài trả lời của ông Lê Vĩnh Trương, và cũng giúp người viết chúng ta rút ra được nhiều kinh nghiệm trong việc thận trọng ngôn từ khi trả lời báo chí, giữ đúng nguyên tắc về bản quyền ngôn bản, nhất là với những cơ quan ngôn luận thường phải thay đổi sắc màu theo định hướng. Xin trân trọng đăng lên để bạn đọc xa gần tham khảo.
Bauxite Việt Nam
Gần đây một bài phỏng vấn của ông Lê Vĩnh Trương (ông LVT) trên báo Pháp luật TPHCM (PL) và cá nhân ông LVT đã bị phê phán nặng nề trong không gian mạng của người Việt. Theo tôi hiểu thì một số lời phê phán là dựa trên hai quan điểm của người phê phán,

  • Người phê phán cho rằng ông LVT cho rằng chúng ta cực đoan đối với Trung Quốc.
  • Người phê phán cho rằng ông LVT biện minh cho cách ứng xử của Chính phủ Việt Nam về Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông, trong khi họ cảm thấy rất bức xúc rằng cách ứng xử đó là không đủ để bảo vệ biển đảo.
Tôi cho rằng đây là một vụ bắn lầm đáng tiếc.

Hai yếu tố có thể gây phản cảm

Phải công nhận rằng có một số yếu tố làm cho người đọc có thể cảm thấy phản cảm về bài phỏng vấn.
1. Bài này được PL đặt trong khung “Không nên cực đoan đối với Trung Quốc” một cách không phù hợp với bối cảnh.
1.a Thứ nhất PL đặt tựa “Không nên cực đoan đối với Trung Quốc”:
Cá nhân tôi khi đọc tựa này cũng thấy ngạc nhiên. Tựa này có thể gây ấn tượng là bài phỏng vấn mặc nhiên cho rằng chúng ta có cực đoan với Trung Quốc, hoặc đã lên lớp một cách không cần thiết, hoặc bị cho là do một âm mưu nhằm làm cho chúng ta bớt chống lại sự xâm lăng của Trung Quốc. Một vài điểm khác trong bài cũng có thể gây thêm ấn tượng đó.
1.b Thứ nhì là bối cảnh đối ngoại:
Mặc dù nói chung chung thì mệnh đề “Không nên cực đoan” có thể là đúng, nhưng bối cảnh của chúng ta là Trung Quốc là phía gây hấn, là phía say sưa thuốc phiện chủ nghĩa dân tộc cực đoan, đường lưỡi bò là một tham vọng cực đoan chưa từng có trong lịch sử hải dương thế giới đang đe dọa tính sống còn của nền độc lập của chúng ta, và bối cảnh cũng là chúng ta không cực đoan trong vấn đề Hoàng Sa,Trường Sa và Biển Đông. Trong bối cảnh đó, một bài phỏng vấn trong khung “không nên cực đoan với Trung Quốc” sẽ dễ làm cho người ta cảm thấy bị kết tội oan là cực đoan.
1.c Thứ ba là bối cảnh đối nội:
Rõ ràng hiện nay có người cảm thấy bức xúc vì họ cho rằng CP Việt Nam không làm đủ cho việc bảo vệ biển đảo. Trong bối cảnh đó, một bài phỏng vấn trong khung “không nên cực đoan với Trung Quốc” sẽ dễ bị cho là mục đích của nó là nhằm biện minh rằng CP Việt Nam đã làm đủ, và trong trường hợp đó dễ gây ra phản ứng mạnh từ những người đang bức xúc về vấn đề bảo vệ biển đảo, vốn là một vấn đề thiêng liêng đối với người Việt Nam.
Đọc bài trên PL, tôi thấy thật ra chính ông LVT đã bác bỏ mệnh đề chúng ta cực đoan đối với Trung Quốc. Như vậy, về khái niệm “cực đoan với Trung Quốc” không có sự khác biệt giữa ông LVT và những người phê phán ông. Có lẽ vấn đề là bài phỏng vấn là không phù hợp với bối cảnh đối ngoại và đối nội và điều đó làm cho nó dễ bị phê phán.
2. Một số câu trả lời có thể là chưa chặt chẽ, chưa tính đủ đến khả năng người đọc có thể hiểu chúng theo những cách khác nhau.

Những điều quan trọng

Có thể hai yếu tố trên đã góp phần tạo ra sự phê phán nặng nề. Nhưng tôi cho rằng dù với hai yếu tố đó thì những điều quan trọng vẫn là:
  • Ông LVT và những người phê phán ông đều bác bỏ mệnh đề “chúng ta có cực đoan đối với Trung Quốc”. Bác bỏ mệnh đề đó là chuẩn xác và cần thiết.
  • Bài phỏng vấn này đã đưa được lên báo chính thức [chính thống] một số điều tuy nhiều người biết nhưng ít ai đã đưa được lên báo chính thức[chính thống].
  • Đối với bất cứ nước nào, việc có những người dân bức xúc mong muốn và đòi hỏi chính phủ tích cực trong việc bảo vệ chủ quyền hợp pháp là bình thường, việc có những người dân bức xúc muốn góp phần bảo vệ chủ quyền hợp pháp là cần thiết. Khi một nước bị xâm lấn và tiếp tục bị đe dọa bởi một láng giềng khổng lồ bất chấp luật quốc tế và lẽ phải thì dĩ nhiên là sự bức xúc đó nằm ở mức rất cao. Sự bức xúc đó là tự nhiên, cần thiết và đáng quý trọng.
  • Cần phải hết sức cẩn thận tránh làm cho người ta cảm thấy sự bức xúc trên không được tôn trọng, bao gồm cả phải tính đến việc cùng một lời phát biểu thì có khi nhiều người có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo quan điểm cá nhân của tôi thì có một vài câu mà ông LVT đã không cẩn thận đủ và có thể làm cho người đọc cảm thấy những câu đó phủ định sự bức xúc trên của họ. Cũng theo quan điểm cá nhân của tôi thì đó là ông LVT đã không cẩn thận đủ, chứ không phải ông LVT có chủ ý hay âm mưu phủ định sự bức xúc đó.
Dưới đây tôi sẽ liệt kê một số bình luận của tôi về nội dung của bài phỏng vấn như được đăng trên PL.

Về câu hỏi 1 của phóng viên

Nhiều người Việt Nam hiện nay có xu hướng bài xích Trung Quốc (Trung Quốc), thể hiện ở việc không dùng hàng Trung Quốc, chửi bới Trung Quốc, miệt thị người Trung Quốc… Ông đánh giá như thế nào về hiện tượng này?
Câu hỏi này mặc nhiên cho rằng có “xu hướng bài xích Trung Quốc”, có “việc không dùng hàng Trung Quốc, chửi bới Trung Quốc, miệt thị người Trung Quốc”. Tôi không muốn đoán về ý định của PV, nhưng cho rằng việc đặt câu hỏi dựa trên sự mặc nhiên thừa nhận những điều đó là không nên, vì nếu người trả lời không sáng suốt, họ có thể bị vấp vào sự mặc nhiên thừa nhận đó.

Về trả lời 1 của ôngLVT

Ở góc nhìn kinh tế, hàng hóa và dịch vụ Trung Quốc, như dịch vụ phòng khám chẳng hạn, có một số không nhỏ gây quan ngại về phẩm chất làm cho người tiêu dùng nghi ngờ về sự cẩu thả trong quản lý. Đây là phản ứng tự nhiên của thị trường một cách công bằng và lành mạnh [1]. Nếu giới thương mại và sản xuất Trung Quốc muốn cải thiện hình ảnh hàng hóa và dịch vụ Trung Quốc vào Việt Nam thì họ phải điều chỉnh chất lượng cho thị trường Việt Nam. Tôi không thấy có sự bài xích nào ở đây cả [2].
Người Việt Nam nói chung có một sự căm phẫn trước hình ảnh Trung Quốc tung hoành biển Đông, xâm chiếm đảo của Việt Nam [3]. Năm 2005, họ giết ngư dân Hậu Lộc (Thanh Hóa) và thi thể ngư dân phải ướp nước đá chở về [4]. Từ đó đến nay, lính liên tục quấy phá, xâm hại, bắt bớ, đánh đập, sỉ nhục ngư dân Việt Nam đến mức phải vái lạy ngay trên tàu[5]. Và oái oăm là chính họ lại đưa lên các phương tiện thông tin để thị uy[6].
Đặc biệt, vài năm gần đây, có thể đọc dễ dàng trên mạng các câu chuyện giới cầm quyền Trung Quốc lợi dụng cuộc chiến tranh ở Việt Nam để thủ lợi [7]. Thế nên cảnh giác với giới chức Trung Quốc là một tình cảm bình thường ở người Việt Nam[8].
Trong trả lời trên, ông LVT đã bác bỏ những điều mà PV mặc nhiên thừa nhận trong câu hỏi:
[1] Ông LVT nói việc có dùng hàng hóa Trung Quốc hay không “là phản ứng tự nhiên của thị trường một cách công bằng và lành mạnh”, tức là không phải cực đoan, không phải bài xích.
[2] Ông LVT nói cụ thể là không có sự bài xích Trung Quốc.
[3] Ông LVT nói rằng dân Việt Nam có một sự căm phẫn “trước hình ảnh Trung Quốc tung hoành biển Đông, xâm chiếm đảo của Việt Nam”. Đó là sự thật, và trong chúng ta không phải ai cũng nói lên được điều cần nói đó trên báo chính thức[chính thống].
[4], [5] và [6] nói một cách chính xác sự gây hấn, dã man và ngạo mạn của Trung Quốc. Trong chúng ta không phải ai cũng nói lên được những điều cần nói đó trên báo chính thức[chính thống].
[7] Trong khi quan điểm chính thức [chính thống]là Trung Quốc đã giúp Việt Nam trong chiến tranh 1954-1975 thì ông LVT đã đưa lên báo chính thức [chính thống]một quan điểm khác, “giới cầm quyền Trung Quốc lợi dụng cuộc chiến tranh ở Việt Nam để thủ lợi”. Trong chúng ta, không phải ai cũng góp phần đa dạng hóa các quan điểm trên báo chí chính thức [chính thống]được như thế.
[8] Ông LVT bác bỏ mệnh đề “miệt thị người Trung Quốc” trong câu hỏi của PV, ám chỉ rằng vấn đề không phải là “miệt thị người Trung Quốc” mà là “cảnh giác với giới chức Trung Quốc”.
Như vậy, trong trả lời, ông LVT đã sáng suốt không bị vấp vào những sự mặc nhiên thừa nhận trong câu hỏi của phóng viên, đã bác bỏ chúng, đã khẳng định rằng chúng ta không bài xích Trung Quốc,không cực đoan, và đã bênh vực cho thái độ của người Việt, eg, “phản ứng tự nhiên của thị trường một cách công bằng và lành mạnh”, “là một tình cảm bình thường”.
Ngoài ra, ông LVT còn nói được lên báo chính thức những sự thật cần phải nói ([4], [5], [6]), những quan điểm góp phần đa dạng hóa nền quan điểm của chúng ta ([7]). Mặc dù chúng ta đã biết những điều này, nhưng nói được lên báo chính thức [chính thống]cũng là một thành quả. Trong chúng ta, không phải ai cũng đã làm được điều này.

Về câu hỏi và trả lời 2

. Đó là với giới chức, còn với người dân thường Trung Quốc thì sao?
+ Theo tôi, nhân dân Trung Quốc đã bị giới chức Trung Quốc tẩy não về Hoàng Sa và Trường Sa [9] đến một mức độ gây nguy hiểm cho chính Trung Quốc và những người tỉnh táo ở Trung Quốc đang tìm cách hạ nhiệt thông qua vụ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” [10] được giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng Trung Quốc vào tháng 7-2012.
Theo tôi, có lẽ chưa chính xác khi cho rằng có sự miệt thị người Trung Quốc [11]. Người Việt trong tinh thần bao dung và cùng chung sống hòa bình vẫn sống và làm việc với người Âu, Mỹ và người Trung Quốc [12]. Tại Việt Nam, quảng cáo trường học Hoa ngữ và cả phòng khám bệnh vẫn có mặt trên báo chí, người Hoa vẫn thoải mái đi chùa chiền lễ bái của mình… Người Việt Nam vẫn cứu ngư dân Trung Quốc gặp nạn; vẫn treo tranh thủy mặc, đọc thơ Đường các dịp lễ tết, như mối giao lưu văn hóa xã hội bao năm qua giữa các cộng đồng dân tộc Việt Nam với nhau [13].
Dẫu vậy, tôi vững tin rằng nhân dân Việt Nam sẵn sàng đập tan âm mưu bành trướng nhiều kiểu của Trung Quốc [14] từ thủ đoạn phân hóa nội bộ người Việt Nam đến lấn chiếm biển đảo, phá hoại kinh tế, kích động sắc tộc cho đến phá Việt Nam trên trường ngoại giao ASEAN gần đây [15].
[9] Chưa từng ai nói được trên báo chinh thức [chính thống]là giới Trung Quốc tẩy não dân của họ.
[10] Tôi không đồng ý với ông LVT là vụ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” là “những người tỉnh táo ở Trung Quốc đang tìm cách hạ nhiệt”.
[11] Ông LVT bác bỏ mệnh đề “có sự miệt thị người Trung Quốc”. Bác bỏ như thế là đúng và cần thiết.
[12], [13] Ông LVT bác bỏ mệnh đề chúng ta cực đoan với người Trung Quốc.
[14] Câu này có vẻ như là cách nói hoa mỹ. Theo tôi hiểu thì ý của ông LVT là người Việt là bao dung và muốn hòa bình nhưng nếu Trung Quốc muốn bành trướng thì nhân dân Việt sẵn sàng tự vệ. Chắc ai cũng đồng ý rằng người Việt là bao dung và muốn hòa bình. Còn cho dù có đồng ý hay không với điểm “nhân dân Việt Nam sẵn sàng đập tan” thì tôi thiết nghĩ cũng không có gì phải lên án ông LVT nếu có bất đồng ý kiến về điểm đó.
[15] Đưa những điều “phân hóa nội bộ người Việt Nam đến lấn chiếm biển đảo, phá hoại kinh tế, kích động sắc tộc cho đến phá Việt Nam trên trường ngoại giao ASEAN gần đây” lên báo chính thức [chính thống]một cách thẳng thắn là một việc không phải người nào cũng làm được. Mặc dù chúng ta đã biết những điều này, nhưng nói được lên báo chính thức [chính thống]cũng là một thành quả.

Về câu hỏi và trả lời 3

Quan điểm của ông thế nào về một ám ảnh nước lớn đè nặng lên Việt Nam?
+ Ở thế hệ chúng tôi, công bằng mà nói, có sự khâm phục người Trung Quốc cần cù lao động và phát triển kinh tế, khâm phục trí thức Trung Quốc bảo tồn nền văn hóa của họ. Việc nhẫn nhịn Trung Quốc đã diễn ra từ ngàn xưa, khởi đầu từ các triều đại Việt Nam sau mỗi lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc[16]. Nhẫn nhịn để lo cho kế sách lâu dài của đất nước khác với buông xuôi đầu hàng[17]. Nhưng nếu cho rằng hiện có một nỗi sợ Trung Quốc thì với quan sát của cá nhân, tôi cho rằng chưa bao giờ có [18]. Giới làm chính sách có cách ứng xử của họ[19] nhưng tôi tin họ biết và quý bức thông điệp rằng đại bộ phận người Việt Nam không sợ Trung Quốc[20].
Người Trung Quốc cũng không thiếu những trí thức như Lý Lệnh Hoa, Lưu Á Châu đã nhìn thấy được điều khiếm khuyết của chính nước họ[21]. Không phải tất cả họ đều sẵn sàng cho một cuộc gây hấn với Việt Nam vốn là một bãi lầy quân sự, một bãi mìn chính trị mà kẻ gây hấn phải trả giá cao[22].
Khi có đầy đủ kiến thức, ý chí và ý thức về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc không chỉ từ xưa mà cả thời cận đại từ 1954 đến nay, người Việt sẽ không còn ở hai thái cực – một  là quá sợ và hai là quá căm giận người Trung Quốc mà mất khôn, dẫn đến ứng xử theo tinh thần dân tộc cực đoan [23].
[16], [17] Hai câu này có thể làm cho người đọc nghi vấn ông LVT. Nếu người đọc đang bức xúc rằng đối sách của CP Việt Nam là không đủ để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, mà họ lại cho rằng ông LVT ví đối sách đó với đối sách ngàn xưa của Việt Nam nhằm biện minh cho nó, thì họ dễ có phản ứng mạnh với ông LVT.
[18] “chưa bao giờ có” nghe có vẻ tuyệt đối. Tôi đoán đó là một cách nói với ý nói người Việt Nam nói chung không sợ Trung Quốc. Nhưng nếu người đọc đang bức xúc vì họ cho rằng hiện đang có người Việt Nam nào đó sợ Trung Quốc, và họ có thể cho rằng ông LVT nói “chưa bao giờ có” là để che đậy cho những người sợ Trung Quốc này thì họ dễ có phản ứng mạnh với ông LVT.
[19] Tôi phải nói là tôi không đồng ý với câu này. Cách ứng xử của giới làm chính sách phải phục vụ ước vọng của nhân dân và phải có phong cách mà nhân dân mong muốn, và giới làm chính sách phải trả lời với nhân dân.
[20] Ông LVT nói “đại bộ phận người Việt Nam không sợ Trung Quốc” có lẽ là chính xác hay ít nhất không có vấn đề gì , nhưng “tôi tin họ biết và quý bức thông điệp” thì có thể gây phản ứng mạnh từ những người cho rằng “Giới làm chính sách ” không  quý. Giới làm chính sách có quý hay không là vấn đề của họ, những người khác đánh giá thế nào là vấn đề của họ, lẽ ra ông LVT không cần nói là họ quý hay không.
[21] Tôi nghĩ ông LVT đã quá rộng rãi ở đây, hay đang nói kiểu ngoại giao. Tôi cho rằng Trung Quốc rất thiếu “những trí thức như Lý Lệnh Hoa, Lưu Á Châu đã nhìn thấy được điều khiếm khuyết của chính nước họ” hay ít nhất cũng thiếu những người có thể nói ra những gì là công lý.
[22] Dĩ nhiên là “Không phải tất cả họ đều sẵn sàng cho một cuộc gây hấn với Việt Nam”, nhưng vấn đề không phải là “tất cả” mà là “bao nhiêu”, và “những người đó có ảnh hưởng gì với chính sách của Trung Quốc”. Không phải tất cả người Đức đều muốn diệt chủng, xâm lăng, nhưng những điều đó vẫn xảy ra. Vì vậy, dù “không phải tất cả” thì chúng ta cũng phải đối phó. Và có thể nói là Trung quốc vẫn đang gây hấn (với hình thức trong chiến lược của họ và hiện nay hình thức đó chưa phải là chiến tranh thuần túy).
[23] Câu “Khi có đầy đủ kiến thức, ý chí và ý thức về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc không chỉ từ xưa mà cả thời cận đại từ 1954 đến nay, người Việt sẽ không còn ở hai thái cực – một là quá sợ và hai là quá căm giận người Trung Quốc mà mất khôn, dẫn đến ứng xử theo tinh thần dân tộc cực đoan” rất dễ bị hiểu là ông LVT cho rằng hiện nay có người Việt ở hai thái cực “quá sợ” và “quá căm giận người Trung Quốc mà mất khôn” đó. Cá nhân tôi sẽ xét câu này trong ngữ cảnh ông LVT đã khẳng định rằng chưa bao giờ có nỗi sợ Trung Quốc, và tôi sẽ cho rằng đó là một câu giả định mà ông LVT đã diễn đạt không chính xác. Tuy nhiên tôi hiểu là người đọc có thể hiểu một cách khắt khe hơn về câu đó, và nếu ông LVT viết cẩn thận hơn, chính xác hơn, chặt chẽ hơn, thì sẽ tốt hơn.

Về câu hỏi và trả lời 4

. Dù thế nào chăng nữa, Trung Quốc sẽ mãi mãi là một người hàng xóm của chúng ta, bất chấp họ có thân thiện hay không. Nếu là ông, ông sẽ lựa chọn thái độ cá nhân đối với Trung Quốc như thế nào?
+ Khi bàn về những giải pháp hàn gắn quan hệ, theo tôi, mỗi bên cần tìm những điều tích cực từ phía bên kia đã làm cho mình để chiêm nghiệm và thực hiện những điều tích cực trong mối quan hệ. Người Việt Nam với bản tính khoan hòa đã chủ động làm nhẹ nỗi đau trận đại bại 1979 của Trung Quốc và sự thảm hại của tội ác “chống lưng” diệt chủng Khmer Đỏ của họ[24].
Ngược dòng thời gian, tôi nhớ tới hình ảnh Tôn Thất Thuyết nghĩ về Trung Quốc như một nước bạn có thể giúp Việt Nam phục quốc chống Tây  hình ảnh ông ẩn náu ở Trung Quốc và ngày ngày chém đá, nhìn nước mất vào tay kẻ thù làm xúc động thế hệ chúng tôi. Những mối giao hảo của các chí sĩ Việt Nam-Trung Quốc trước và sau cách mạng Tân Hợi vẫn còn đó. Người Việt Nam chia sẻ nỗi đau của nhân dân Trung Quốc trong vòng lệ thuộc mãi về sau năm 1949[25].
Thế còn Trung Quốc thì sao? Người Trung Quốc chua xót với nỗi đau nô lệ của dân tộc mình nhưng tại sao lại để cho giới cầm quyền thản nhiên ức hiếp, sát hại ngư dân nghèo Việt Nam, ngụy tạo chứng cứ độc chiếm biển Đông, tuyên truyền một chiều cho hàng loạt hành động sai quấy, vụng về trong chính sách bên miệng hố chiến tranh, hống hách trên bàn hội nghị, cậy tiền trong các mối quan hệ? Chính họ đã phản lại “văn hóa hài hòa”, “cầu đồng tồn dị” do chính họ đưa ra trước đây không lâu[26].
“Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”  Không nên hành xử với kẻ khác điều mà mình không muốn kẻ khác ứng xử với mình. Họ quên cả lịch sử lẫn lời dạy của ông thầy nước họ hay sao? [27]
Câu chuyện ngàn năm qua cho thấy: Bạn hay thù là do nước lớn Trung Quốc quyết định, nước nhỏ thì chỉ muốn yên ổn. Nói cách khác, Trung Quốc là một người hàng xóm có khuynh hướng giàu đổi bạn, có ký ức không bền về lịch sử Trung Quốc-Việt Nam và từ chối hiểu phẩm giá Việt Nam  vốn hiếu hòa nhưng thừa tinh thần bảo vệ đất nước. Việc thiếu ký ức này không phải lỗi của đại bộ phận nhân dân Trung Quốc.
[24], [25] Ông LVT kể về cách đối xử của Việt Nam với Trung Quốc để đối chiếu với cách đối xử của Trung Quốc.
[26], [27] Ông LVT lên án cách đối xử bá quyền của Trung Quốc đối với Việt Nam, và trách ““Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” – Không nên hành xử với kẻ khác điều mà mình không muốn kẻ khác ứng xử với mình. Họ quên cả lịch sử lẫn lời dạy của ông thầy nước họ hay sao?”  Khó có thể không tán thành những lời lên án này của ông LVT cho Trung Quốc. Những lời phê phán thẳng thắn như thế cũng ít khi xuất hiện trên báo chính thức [chính thống]. Điều đáng tiếc là người nói điều đó trên báo chí chính thức [chính thống]lại bị chỉ trích nặng nề.

Về câu hỏi và trả lời 5

. Về việc Trung Quốc chiếm đảo Trường Sa, ông nghĩ sao?
+TS Trần Vinh Dự có lần viết rằng Việt Nam – với tư cách là một quốc gia tồn tại – vẫn sẽ mãi tuyên bố chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa [28]. Xin bổ sung: Việt Nam đã từng mất nước hàng ngàn năm và trong các cuộc chiến vẫn thường tạm rút ra khỏi thủ đô nhưng… những gì của Việt Nam theo sử sách và luật pháp quốc tế thì Việt Nam vẫn sẽ khôi phục lại, vẫn mãi là của Việt Nam[29]. Dĩ nhiên, trong câu chuyện này, không thể chỉ nói suông mà mỗi người Việt Nam phải hành động cụ thể để bảo vệ và khôi phục chủ quyền này như cha ông Việt Nam đã làm hàng ngàn năm nay[30].
Chúng ta phải ôn hòa và kiên trì sử dụng Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên tại biển Đông (DOC) cũng như những chứng cứ chủ quyền về Trường Sa – Hoàng Sa từ trước đây, tạo nên cách thức chủ đạo để bảo vệ biển Đông và các đảo Việt Nam; thu thập đầy đủ chứng cứ pháp lý để khi cần Việt Nam sẽ có thể đấu tranh pháp lý với Trung Quốc trên mặt trận pháp lý quốc tế[31].
Bên cạnh đó, việc cần làm là ghi lại hình ảnh những hành vi xâm lấn để đề phòng Trung Quốc tạo cớ leo thang và chuẩn bị đầy đủ sức mạnh vũ trang để đáp trả khi bị tấn công và thông báo cho dư luận quốc tế[32].
“Ứng xử tương xứng với phẩm giá, điều mà Thủ tướng Nhật nói với dân, là một kinh nghiệm tốt” [33].
[28], [29] Có hai cách để hiểu hai câu này. Một là ông LVT muốn nói Việt Nam sẽ không bao giờ bỏ rơi Hoàng Sa, Trường Sa cho nằm dưới gót giày đinh quân Trung Quốc. Hai là ông LVT muốn nói cứ bỏ mặc Hoàng Sa, Trường Sa cho nằm dưới gót giày đinh quân Trung Quốc cũng chẳng sao  sau ngàn năm lấy lại cũng được. Tôi thấy cách hiểu thứ nhất là chính xác hơn, nhất là nếu xét ông LVT đã làm gì trong những năm qua.
[30] Câu này là hoàn toàn đúng: không thể chỉ nói suông mà mỗi người Việt Nam phải hành động cụ thể để bảo vệ và khôi phục chủ quyền này như cha ông Việt Nam đã làm hàng ngàn năm nay. Câu này cũng bác bỏ cách hiểu thứ nhì về [28][29].
[31] Đề nghị “kiên trì sử dụng Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên tại biển Đông (DOC) cũng như những chứng cứ chủ quyền về Trường Sa – Hoàng Sa từ trước đây, tạo nên cách thức chủ đạo để bảo vệ biển Đông và các đảo Việt Nam; thu thập đầy đủ chứng cứ pháp lý để khi cần Việt Nam sẽ có thể đấu tranh pháp lý với Trung Quốc trên mặt trận pháp lý quốc tế” là hợp lý. Tôi có thể đi xa hơn và cho rằng Việt Nam nên công khai đề nghị Trung Quốc ra Tòa án quốc tế, nhưng có lẽ nhiều người cũng đồng ý rằng đoạn tôi trích cũng là hợp lý.
Câu “Chúng ta phải ôn hòa và kiên trì sử dụng Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS)” có từ “ôn hòa”. Trước sự gây gấn của Trung Quốc, đề nghị chúng ta phải ôn hòa có thể gây phản cảm. Nhưng có lẽ ông LVT có quyền đề nghị ôn hòa, và người khác có quyền đề nghị không ôn hòa, mà không cần phải đả kích nhau nặng lời. Và cũng còn tùy mỗi người định nghĩa thế nào là “ôn hòa”.
[32] Trả lời đó là hợp lý, và trong đó “chuẩn bị đầy đủ sức mạnh vũ trang để đáp trả khi bị tấn công” cũng nói lên phần nào về từ “ôn hòa” trong câu trước. Đề nghị ôn hòa nhưng phải sẵn sàng đáp trả vũ trang khi bị tấn công, không phải là đề nghị Việt Nam nên nhu nhược.
[33]  Câu này ở đây và nằm trong ngoặc kép có vẻ lãng xẹt. Theo tôi hiểu thì nó là kết quả của sự biên tập vụng về. Tuy nhiên, khái niệm hay cả đề nghị “Ứng xử tương xứng với phẩm giá” không có gì sai nói chung hay trong bối cảnh hiện nay. Như ông LVT đã nói, người Việt Nam không sợ Trung Quốc – đó là một phẩm giá. Quyết liệt bảo vệ chủ quyền trước xâm lăng từ phương Bắc là một phẩm giá được đề cao cho mọi người từ lãnh đạo đến người dân (eg, những người dân như Hai bà Trưng, Bà Triệu, Phạm Ngũ Lão, Lê Lợi, Trương Công Định), một phẩm giá mà thế giới cho là rất đặc trưng về dân tộc Việt Nam. Ứng xử tương ứng với những phẩm giá đó là điều cần thiết cho mọi người từ lãnh đạo đến người dân.
***
Trong bài viết này, tôi đã cố gắng phân tích bài phỏng vấn ông LVT một cách khách quan, tính đến bối cảnh của đất nước, và thấy rằng:
  • Bài phỏng vấn có những điểm tích cực và đã nói được lên báo chính thức [chính thống] một số điều tuy nhiều người biết nhưng ít ai đã đưa được lên báo chính thức [chính thống].
  • Bài phỏng vấn cũng có một số điểm chưa cẩn thận đủ, chưa tính đủ đến các cách hiểu khác nhau của người đọc hay các ấn tượng khác nhau mà người đọc có thể có.
  • Nhưng điều quan trọng là cái khung [nhan đề] của nó là không phù hợp cho bối cảnh.
Người đọc sẽ tự đánh giá những điểm khách quan hay không khách quan trong phân tích của tôi. Để công bằng, tôi xác nhận rằng tôi và ông Lê Vĩnh Trương là cùng trong Quỹ Nghiên cứu Biển Đông.
D.D.H.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

* Tác giả Dương Danh Huy là thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông.

1347. TS Lê Vĩnh Trương: Không nên cực đoan đối với Trung Quốc

Lời bình của trang BS:
Hỡi các em thanh niên liều mình … yêu nước, hãy nghe lời khuyên của ông TS Lê Vĩnh Trương, thành viên của Quỹ nghiên cứu Biển Đông, vốn lâu nay gần như im tiếng.
Xin thưa với ông tiến sỹ, nếu không có sự khuất tất, nhu nhược với kẻ thù, coi thường, trấn áp nhân dân và giới trẻ yêu nước, thì liệu có xảy ra thứ gọi là “cực đoan” mà ông tưởng tượng ra không? Khi ngay chính ông đã quá dễ dãi với nhận định của mình, thì người ta cũng sẽ rất dễ nhận xét về ông: Hèn hạ! Phải gợi ý với ông điều đó bởi trong bài trả lời phỏng vấn, ông đưa ra những lý sự rất con nít, dụ khị độc giả kiểu dỗ trẻ con ăn cứt gà sáp, thậm chí tỏ ra ngô nghê hết sức với những lời lẽ sáo rỗng đến kỳ lạ.
Pháp luật TPHCM

Không nên cực đoan đối với Trung Quốc

04/11/2012 – 07:00
Trung Quốc là một người hàng xóm có khuynh hướng giàu đổi bạn, có ký ức không bền về lịch sử TQ-Việt Nam và từ chối hiểu phẩm giá Việt Nam – vốn hiếu hòa nhưng thừa tinh thần bảo vệ đất nước.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, TS kinh tế Lê Vĩnh Trương (Quỹ Nghiên cứu biển Đông) cho rằng những cuộc tranh luận nảy lửa của giới trẻ về lòng yêu nước là tín hiệu lạc quan của đất nước; song cần thiết phải giữ một cách tiếp cận chừng mực, toàn diện và đầy đủ với Trung Quốc để tránh rơi vào trạng thái cực đoan trong phát ngôn và hành xử.

Phóng viên: Nhiều người Việt Nam hiện nay có xu hướng bài xích Trung Quốc (TQ), thể hiện ở việc không dùng hàng TQ, chửi bới TQ, miệt thị người TQ… Ông đánh giá như thế nào về hiện tượng này?
+ TS Lê Vĩnh Trương (ảnh): Ở góc nhìn kinh tế, hàng hóa và dịch vụ TQ, như dịch vụ phòng khám chẳng hạn, có một số không nhỏ gây quan ngại về phẩm chất làm cho người tiêu dùng nghi ngờ về sự cẩu thả trong quản lý. Đây là phản ứng tự nhiên của thị trường một cách công bằng và lành mạnh. Nếu giới thương mại và sản xuất TQ muốn cải thiện hình ảnh hàng hóa và dịch vụ TQ vào Việt Nam thì họ phải điều chỉnh chất lượng cho thị trường Việt Nam. Tôi không thấy có sự bài xích nào ở đây cả.
Người Việt Nam nói chung có một sự căm phẫn trước hình ảnh TQ tung hoành biển Đông, xâm chiếm đảo của VN. Năm 2005, họ giết ngư dân Hậu Lộc (Thanh Hóa) và thi thể ngư dân phải ướp nước đá chở về. Từ đó đến nay, lính liên tục quấy phá, xâm hại, bắt bớ, đánh đập, sỉ nhục ngư dân Việt Nam đến mức phải vái lạy ngay trên tàu. Và oái oăm là chính họ lại đưa lên các phương tiện thông tin để thị uy.
Đặc biệt, vài năm gần đây, có thể đọc dễ dàng trên mạng các câu chuyện giới cầm quyền TQ lợi dụng cuộc chiến tranh ở Việt Nam để thủ lợi. Thế nên cảnh giác với giới chức TQ là một tình cảm bình thường ở người Việt Nam.
 Đó là với giới chức, còn với người dân thường TQ thì sao
+ Theo tôi, nhân dân TQ đã bị giới chức TQ tẩy não về Hoàng Sa và Trường Sa đến một mức độ gây nguy hiểm cho chính TQ và những người tỉnh táo ở TQ đang tìm cách hạ nhiệt thông qua vụ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” được giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng TQ vào tháng 7-2012.
Theo tôi, có lẽ chưa chính xác khi cho rằng có sự miệt thị người TQ. Người Việt trong tinh thần bao dung và cùng chung sống hòa bình vẫn sống và làm việc với người Âu, Mỹ và người TQ. Tại Việt Nam, quảng cáo trường học Hoa ngữ và cả phòng khám bệnh vẫn có mặt trên báo chí, người Hoa vẫn thoải mái đi chùa chiền lễ bái của mình… Người Việt Nam vẫn cứu ngư dân TQ gặp nạn; vẫn treo tranh thủy mặc, đọc thơ Đường các dịp lễ tết, như mối giao lưu văn hóa xã hội bao năm qua giữa các cộng đồng dân tộc Việt Nam với nhau.
Dẫu vậy, tôi vững tin rằng nhân dân Việt Nam sẵn sàng đập tan âm mưu bành trướng nhiều kiểu của TQ từ thủ đoạn phân hóa nội bộ người Việt Nam đến lấn chiếm biển đảo, phá hoại kinh tế, kích động sắc tộc cho đến phá Việt Nam trên trường ngoại giao ASEAN gần đây.

Các hành động quá khích của người Trung Quốc trong các cuộc biểu tình chống Nhật liên quan đến tranh chấp tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cho thấy hậu quả nghiêm trọng của chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở nước này. Trong ảnh: Người Trung Quốc đập phá một trung tâm mua sắm do Nhật tài trợ tại Sơn Đông vào tháng 9-2012.
Hiểu biết thì sẽ không cực đoan
Quan điểm của ông thế nào về một ám ảnh nước lớn đè nặng lên VN?
+ Ở thế hệ chúng tôi, công bằng mà nói, có sự khâm phục người TQ cần cù lao động và phát triển kinh tế, khâm phục trí thức TQ bảo tồn nền văn hóa của họ. Việc nhẫn nhịn TQ đã diễn ra từ ngàn xưa, khởi đầu từ các triều đại Việt Nam sau mỗi lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc. Nhẫn nhịn để lo cho kế sách lâu dài của đất nước khác với buông xuôi đầu hàng. Nhưng nếu cho rằng hiện có một nỗi sợ TQ thì với quan sát của cá nhân, tôi cho rằng chưa bao giờ có. Giới làm chính sách có cách ứng xử của họ nhưng tôi tin họ biết và quý bức thông điệp rằng đại bộ phận người Việt Nam không sợ TQ.
Người TQ cũng không thiếu những trí thức như Lý Lệnh Hoa, Lưu Á Châu đã nhìn thấy được điều khiếm khuyết của chính nước họ. Không phải tất cả họ đều sẵn sàng cho một cuộc gây hấn với Việt Nam vốn là một bãi lầy quân sự, một bãi mìn chính trị mà kẻ gây hấn phải trả giá cao.
Khi có đầy đủ kiến thức, ý chí và ý thức về quan hệ Việt Nam-TQ không chỉ từ xưa mà cả thời cận đại từ 1954 đến nay, người Việt sẽ không còn ở hai thái cực – một là quá sợ và hai là quá căm giận người TQ mà mất khôn, dẫn đến ứng xử theo tinh thần dân tộc cực đoan.
TQ phản lại “văn hóa hài hòa”
. Dù thế nào chăng nữa, TQ sẽ mãi mãi là một người hàng xóm của chúng ta, bất chấp họ có thân thiện hay không. Nếu là ông, ông sẽ lựa chọn thái độ cá nhân đối với TQ như thế nào?
+ Khi bàn về những giải pháp hàn gắn quan hệ, theo tôi, mỗi bên cần tìm những điều tích cực từ phía bên kia đã làm cho mình để chiêm nghiệm và thực hiện những điều tích cực trong mối quan hệ. Người Việt Nam với bản tính khoan hòa đã chủ động làm nhẹ nỗi đau trận đại bại 1979 của TQ và sự thảm hại của tội ác “chống lưng” diệt chủng Khmer Đỏ của họ.
Ngược dòng thời gian, tôi nhớ tới hình ảnh Tôn Thất Thuyết nghĩ về TQ như một nước bạn có thể giúp Việt Nam phục quốc chống Tây – hình ảnh ông ẩn náu ở TQ và ngày ngày chém đá, nhìn nước mất vào tay kẻ thù làm xúc động thế hệ chúng tôi. Những mối giao hảo của các chí sĩ Việt Nam-TQ trước và sau cách mạng Tân Hợi vẫn còn đó. Người Việt Nam chia sẻ nỗi đau của nhân dân TQ trong vòng lệ thuộc mãi về sau năm 1949.
Thế còn TQ thì sao? Người TQ chua xót với nỗi đau nô lệ của dân tộc mình nhưng tại sao lại để cho giới cầm quyền thản nhiên ức hiếp, sát hại ngư dân nghèo Việt Nam, ngụy tạo chứng cứ độc chiếm biển Đông, tuyên truyền một chiều cho hàng loạt hành động sai quấy, vụng về trong chính sách bên miệng hố chiến tranh, hống hách trên bàn hội nghị, cậy tiền trong các mối quan hệ? Chính họ đã phản lại “văn hóa hài hòa”, “cầu đồng tồn dị” do chính họ đưa ra trước đây không lâu.
“Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” – Không nên hành xử với kẻ khác điều mà mình không muốn kẻ khác ứng xử với mình. Họ quên cả lịch sử lẫn lời dạy của ông thầy nước họ hay sao?
Câu chuyện ngàn năm qua cho thấy: Bạn hay thù là do nước lớn TQ quyết định, nước nhỏ thì chỉ muốn yên ổn. Nói cách khác, TQ là một người hàng xóm có khuynh hướng giàu đổi bạn, có ký ức không bền về lịch sử TQ-Việt Nam và từ chối hiểu phẩm giá Việt Nam – vốn hiếu hòa nhưng thừa tinh thần bảo vệ đất nước. Việc thiếu ký ức này không phải lỗi của đại bộ phận nhân dân TQ.
Ứng xử với phẩm giá
Về việc TQ chiếm đảo Trường Sa, ông nghĩ sao?
+ TS Trần Vinh Dự có lần viết rằng Việt Nam – với tư cách là một quốc gia tồn tại – vẫn sẽ mãi tuyên bố chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa. Xin bổ sung: Việt Nam đã từng mất nước hàng ngàn năm và trong các cuộc chiến vẫn thường tạm rút ra khỏi thủ đô nhưng… những gì của Việt Nam theo sử sách và luật pháp quốc tế thì Việt Nam vẫn sẽ khôi phục lại, vẫn mãi là của Việt Nam. Dĩ nhiên, trong câu chuyện này, không thể chỉ nói suông mà mỗi người Việt Nam phải hành động cụ thể để bảo vệ và khôi phục chủ quyền này như cha ông Việt Nam đã làm hàng ngàn năm nay.
Chúng ta phải ôn hòa và kiên trì sử dụng Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên tại biển Đông (DOC) cũng như những chứng cứ chủ quyền về Trường Sa – Hoàng Sa từ trước đây, tạo nên cách thức chủ đạo để bảo vệ biển Đông và các đảo Việt Nam; thu thập đầy đủ chứng cứ pháp lý để khi cần Việt Nam sẽ có thể đấu tranh pháp lý với TQ trên mặt trận pháp lý quốc tế.
Bên cạnh đó, việc cần làm là ghi lại hình ảnh những hành vi xâm lấn để đề phòng TQ tạo cớ leo thang và chuẩn bị đầy đủ sức mạnh vũ trang để đáp trả khi bị tấn công và thông báo cho dư luận quốc tế.
“Ứng xử tương xứng với phẩm giá, điều mà thủ tướng Nhật nói với dân, là một kinh nghiệm tốt”.
HỮU LONG thực hiện
—-
* Xin được tiếp tục làm rõ hơn phần bình luận sáng qua về bài phỏng vấn TS Lê Vĩnh Trương trên PLTP.
1- Về cái tựa “tai hại” của bài phỏng vấn. Rõ ràng nó là tóm tắt thông điệp mà TS LVT muốn nhắn gửi tới độc giả, cùng với nhắc nhở dân chúng là “chúng ta phải ôn hòa”, ngầm khẳng định rằng nhiều người VN đang có thái độ cực đoan chống TQ, đến mức ông phải lên tiếng để hạ nhiệt. Với câu “cảnh giác với giới chức TQ” là “bình thường” cũng không xóa đi được khẳng định từ cái tựa của bài báo. Qua một số thông tin từ bạn bè của ông LVT, được biết ông không thắc mắc gì với cái tựa này và cả bài phỏng vấn được đưa lên.
Là một nhà nghiên cứu, có ít nhiều kinh nghiệm về tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam – Trung Quốc, ông đã không đưa ra được ví dụ nào thuyết phục hơn để minh họa cho cái nhận định trên của ông đối với người dân của mình. Khi không đưa ra dẫn chứng, phải chăng ông muốn ám chỉ tới những người dân yêu nước, đã bị bắt bớ, bị xử tù trong thời gian qua, là cực đoan?
Không lẽ ông chỉ có thể đánh giá xấu dân mình đến vậy, mà không đánh giá nhà cầm quyền, đối tượng lâu nay bị người dân chỉ trích rất nhiều khi khư khư mối quan hệ “16 chữ vàng”, “4 tốt” với TQ?
Việc đánh giá chính quyền là vô cùng quan trọng, một khi ông dễ dàng đánh giá dân của ông, bởi như vậy mới là sòng phằng. Và như chúng tôi đã bình luận sáng qua, thái độ của người dân, dẫu có tới mức mà ông ngầm cho là “cực đoan” thì một nguyên nhân rất lớn chính là từ phía nhà cầm quyền, việc họ vẫn cứ diễn màn “giao thiệp” trước hành động lấn lướt ngày càng trắng trợn của TQ và đối xử nghiệt ngã với người dân muốn thể hiện lòng yêu nước. Sâu xa hơn, cái gọi là “cực đoan” không phải chỉ nhắm vào TQ, mà còn là một cách phản biện với chính nhà nước, với đảng CSVN quan vấn đề chủ quyền biển đảo. Tiếc rằng, dường như việc “nói xấu dân” thì rất dễ, còn “nói xấu đảng, nhà nước” thì … rất sợ, đã trở thành thói quen ăn sâu cắm rễ vào nhiều người trong chúng ta rồi.
2- Tuy nhiên, nói cho công bằng, ông LVT cũng có đánh giá … tốt nhà cầm quyền, với câu nói khá lập lờ làm ta phải đoán: “Nhưng nếu cho rằng hiện có một nỗi sợ TQ thì với quan sát của cá nhân, tôi cho rằng chưa bao giờ có. Giới làm chính sách có cách ứng xử của họ nhưng tôi tin họ biết và quý bức thông điệp rằng đại bộ phận người Việt Nam không sợ TQ.” Mấy chữ chưa bao giờ có thật là giá trị!
3- Đánh giá dân mình thì như vậy, ở một nước nhỏ từng bị TQ gây chiến tàn sát dân lành, xâm lấn biển đảo liên miên suốt gần 40 năm qua, thế còn ông đánh giá thái độ người dân TQ ra sao, có “cực đoan” chống VN hay không? Không thấy ông nói CÓ khi được phóng viên đặt câu hỏi.
4- Tại sao nói ông “dụ khị” độc giả? Mời đọc: “Việt Nam đã từng mất nước hàng ngàn năm và trong các cuộc chiến vẫn thường tạm rút ra khỏi thủ đô nhưng… những gì của Việt Nam theo sử sách và luật pháp quốc tế thì Việt Nam vẫn sẽ khôi phục lại, vẫn mãi là của Việt Nam.” Mệnh đề này được ông “bổ sung” sau câu trích dẫn của TS Trần Vinh Dự “VN … vẫn sẽ mãi tuyên bố chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa”, nghĩa là, tất cả những hành động và thực tế xâm chiếm của TQ với biển đảo của VN trong mấy chục năm nay chẳng có gì đáng lo khi nhìn vào lịch sử mất nước hàng ngàn năm trước đây mà cha ông ta vẫn giành lại được, nay ta cứ yên tâm lên tiếng tuyên bố chủ quyền mãi mãi, bất chấp nó xâm chiếm? Quả là một lối ru ngủ, “diễn biến hòa bình” quá nguy hiểm! Mời ông tạm đọc bài viết gần đây nhất của Cựu đại sứ Nguyễn Trung: Phải chặn đứng nguy cơ tái diễn kịch bản Thành Đô 1990. Còn nếu như đằng sau lời “động viên” của ông là gợi ý rằng ngày nay, khác hoàn toàn và thuận lợi hơn hẳn tổ tiên ta suốt hàng ngàn năm trước, “chúng ta” còn có hai đảng cộng sản anh em lãnh đạo thì không việc gì phải lo lắng, sẽ tự giải quyết được với nhau, cùng nhau đi lên CNCS không nhà nước, không biên giới, … thì không còn gì phải bàn nữa.
5- Những gì nêu trên dường như cũng đã được khỏa lấp đôi chút, thỏa lòng một số độc giả, bằng việc ông tố cáo hành động của phía TQ, điều mà giờ đây ai cũng nói được, báo chí nhà nước cũng vẫn lên tiếng hàng ngày. Thế nhưng cái sự khỏa lấp đó lại trở nên … quá đà, tới mức giả dối, khi ông nói “tôi vững tin rằng nhân dân Việt Nam sẵn sàng đập tan âm mưu bành trướng nhiều kiểu của TQ từ thủ đoạn phân hóa nội bộ người Việt Nam đến lấn chiếm biển đảo, phá hoại kinh tế, kích động sắc tộc cho đến phá Việt Nam trên trường ngoại giao ASEAN gần đây” như thể ông vừa trên trời rơi xuống, không thèm biết Nhân dân VN chẳng thể làm gì ngoài việc ngồi đó tụng niệm “có đảng và nhà nước lo”. Hó hé chút xíu là bắt bớ, sách nhiễu đủ kiểu. Hay chữ “nhân dân” đó chính là ông lập lờ ám chỉ “đảng, nhà nước” mới phải, hoặc là “ý đảng, lòng dân”, “toàn dân đoàn kết xung quanh đảng CSVN”?
Chưa hết, lại còn “khi có đầy đủ kiến thức, ý chí và ý thức về quan hệ VN-TQ … “ thì dân VN không còn sợ, hay quá căm giận người TQ. Rồi “mỗi người VN phải hành động cụ thể để bảo vệ và khôi phục chủ quyền …” Toàn những lời khuyên nghe hay ho nhưng rất nguy hiểm, bởi nó mập mờ, chẳng biết làm cách nào thực hiện theo được mà vẫn … toàn mạng.
6- Cuối cùng, không thể không đặt dấu hỏi lớn, rằng sao người ta chọn “điểm rơi” cho bài báo này đúng lúc đến thế nhỉ? Giỏi!!!