Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Bài viết đáng chú ý :cập nhật về vụ Blogger Trương Duy Nhất

Ông Trương Duy Nhất bị bắt

http://files.myopera.com/suthatblog/blog/duynhat_triet300.jpg
Trương Duy Nhất và ông Nguyễn Minh Triết
Chiều nay 26.5, theo nguồn tin của TTHN cho biết Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an đã tiến hành bắt giữ ông Trương Duy Nhất (49 tuổi, ngụ tại TP.Đà Nẵng) trưa nay về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự. Sau đó ông Nhất được di lý ra Hà nội ngay.
Ông Trương Duy Nhất nguyên là nhà báo nhưng được biết đến nhiều hơn với tư cách là chủ của trang blog Một góc nhìn khác. Theo nguồn tin cho biết ông Nhất đã có hàng loạt bài viết chống phá và xúc phạm lãnh đạo đảng theo sự chỉ đạo.
Hiện tại trang blog Một góc nhìn khác của ông Nhất đã không còn truy cập được.

Vì sao blogger Trương Duy Nhất bị bắt

Blogger có tiếng Trương Duy Nhất đã bị bắt hôm 26/5 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Báo Thanh Niên đưa tin Bộ Công an bắt ông Nhất vì có "hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự."
Ông Nhất, năm nay 49 tuổi, nghỉ viết báo và chuyển sang viết blog Một góc nhìn khác từ đầu năm 2011 để có thể nói thẳng những suy nghĩ của mình.
Blog thẳng thắn chỉ trích đích danh các lãnh đạo Việt Nam đã nhiều lần bị tin tặc tấn công và hiện cũng đang không thể truy cập được.
Tâm sự với độc giả khi chuyển sang viết blog, ông Nhất nói ông đã làm cho báo Công An Quảng Nam Đà Nẵng 8 năm và sau đó có vài năm làm tại báo Đại Đoàn Kết.
Ông Nhất đã nhiều lần bị Bộ Công an Việt Nam gây sức ép về những gì ông viết trên blog.
Blogger này từng chê Chủ tịch nước Trương Tấn Sang "Bấm hèn hạ" khi không dám nêu đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người bị Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật tại Hội nghị Trung ương 6 hồi cuối năm 2012.
Ông Sang gọi người bị đề nghị kỷ luật là "đồng chí X".
Mới đây ông Nhất kêu gọi ông Nguyễn Bá Thanh từ chức Trưởng ban nội chính trung ương sau khi Ban chấp hành Trung ương bác đề nghị đưa ông vào Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 7 hồi đầu tháng này.

Blogger Trương Duy Nhất
Ông Nhất bị bắt sáng 26/5
'Khát khao thay đổi'
Một loạt các cuộc bắt bớ ở Việt Nam từ đầu năm 2012 được cho là có phần liên quan tới cuộc tranh giành quyền lực đang diễn ra trong đội ngũ cầm quyền cao cấp của Việt Nam.
Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh
Ông Nhất từng kỳ vọng nhiều vào ông Nguyễn Bá Thanh
Tại hai hội nghị trung ương gần đây nhất, Ban chấp hành Trung ương gồm 175 vị đã bác các đề nghị liên quan tới nhân sự của Bộ Chính trị, từ việc kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng cho tới việc đưa người được xem là đối thủ của ông, Trưởng ban nội chính Nguyễn Bá Thanh, vào Bộ Chính trị.
Trước khi bày tỏ sự thất vọng về ông Nguyễn Bá Thanh sau thất bại của ông này tại Hội nghị trung ương 7, ông Nhất từng có nhiều kỳ vọng vào vị cựu Bí thư Đà Nẵng:
Ông Nhất nói trong một Bấm phỏng vấn với BBC hồi đầu năm nay:
"Trong con mắt của tôi, thì ông Nguyễn Bá Thanh là một nhân vật cần có trong lúc này, kể cả về tính cách, lẫn tài năng và tư duy. Không chỉ riêng tôi, mà nhiều người tỏ ra rất hồ hởi trước 'hiện tượng Nguyễn Bá Thanh'.
"Người dân đang khát khao một sự thay đổi, đúng sai gì không biết, nhưng tình hình đã quá u ám, trì trệ kéo dài. Phải thay đổi, phải khác những gì đang có.
"Tôi cho rằng ông Nguyễn Bá Thanh là người làm được việc, nếu giao việc cho ông Thanh thì ông sẽ là nhân vật ít nhiều mang lại sự đổi thay chứ không u ám như bây giờ."
'Viết điều cần viết'
Blogger Trương Duy Nhất thu hút được nhiều sự chú ý khi bỏ viết báo để chuyên tâm viết blog.
Giải thích về quyết định này, ông Nhất viết hồi năm 2011:
"Trong nhiều năm liền, với chức phận là một nhà báo ăn lương, tôi luôn phải viết cả những điều không muốn viết.
"Ừ thì cũng như muôn vàn nhà báo khác thế thôi. Đó là những bài báo viết không cần suy nghĩ, không động não, không tư duy, viết khoán cho đủ chỉ tiêu bài vở nhận lương hàng tháng. Những bài báo vô thưởng vô phạt mà tự thân mình phải xấu hổ khi núp dưới bút danh khác.
"Nhưng: làm báo chả lẽ mãi như vậy? Trên trang blog của mình, tôi đã nhiều lần treo câu này “Nếu không có quyền nói (viết) tất cả những điều mình muốn, thì ít ra cũng giữ cái quyền không nói những điều người ta ép buộc nói". Đó là câu của cụ Huỳnh Thúc Kháng, người sáng lập đồng thời là chủ nhiệm tờ báo Tiếng Dân, sau này cụ được Hồ Chí Minh cử làm quyền Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
"Tôi đã chọn cách của cụ Huỳnh trong nhiều năm khi giữ cho mình cái quyền “không nói (viết) những điều người ta ép buộc nói”.
"Nhưng đã đến lúc tôi chọn phương cách khác, lắc đầu nói không với cụ Huỳnh: Nếu không có quyền nói (viết) tất cả những điều mình muốn, thì... nghỉ làm báo để viết được những điều mình cần viết!”
Ông Nhất chỉ là trường hợp mới nhất trong số hàng chục cây viết mà Việt Nam đã bắt giam trong vài năm qua.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới coi Việt Nam nằm trong số ít các nước bị coi là "Kẻ thù của Internet" do chính sách hà khắc của Hà Nội với các cây viết bày tỏ quan điểm ôn hòa trên không gian ảo.
(BBC)
 

Uẩn khúc việc Trương Duy Nhất bị bắt ?

Blogger Trương Duy Nhất
Blogger Trương Duy Nhất
Theo tin từ Thanh Niên online chiều 26/05/2013, blogger Trương Duy Nhất vừa bị cơ quan an ninh điều tra thuộc Bộ Công an Việt Nam bắt giữ tại Đà Nẵng. Ông Nhất bị bắt về "hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo điều 258 Luật hình sự.
Công an cũng đã khám xét khẩn cấp nhà ông Trương Duy Nhất ở Đà Nẵng. Hiện nay trang blog “Một góc nhìn khác” của ông không còn truy cập được.
Ông Trương Duy Nhất trước đây là nhà báo, nhưng sau đó ông đã nghỉ việc để chuyển sang viết blog. Các bài bình luận của ông trên blog “Một góc nhìn khác” theo sát thời sự, và có những lúc chỉ trích thẳng thừng các nhân vật lãnh đạo Việt Nam.
Trả lời RFI Việt ngữ, nhà báo tự do Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết các nhận định ban đầu về sự kiện trên :
Thật ra tôi không biết rõ về blogger Trương Duy Nhất, và cũng ít đọc bài của Trương Duy Nhất, trừ một số bài gần đây. Tôi nhớ là trước Hội nghị trung ương 7, tôi có đọc một cái tiêu đề là “Tổng bí thư và Thủ tướng nên ra đi”. Và tôi ngạc nhiên là tại sao một blogger lại có thể viết thẳng thắn như thế. Sau đó tôi tìm hiểu và biết blogger đó tên là Trương Duy Nhất, lượng người đọc blogger này tập trung ở bài đó là khá nhiều.
Trong hội nghị trung ương 7 thì lại xuất hiện tiếp một bài của Trương Duy Nhất. Bài này cũng đã lan truyền khá rộng, có tiêu đề là “Hai tân ủy viên Bộ Chính trị”, nói về ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Nhưng mà vấn đề lớn nhất, có lẽ là đáng chú ý nhất của bài viết này, chính là mức độ cập nhật thông tin của bài viết rất cao. Mà tôi để ý là lượng người đọc blogger Trương Duy Nhất ở bài viết này rất lớn. Có thể nói giống như một bài tường thuật bóng đá, gần như từng phút, hoặc từng nửa tiếng đồng hồ một, và thêm những phần bình luận gần như là một người trong cuộc chứ không phải là một người ngoại cuộc.
Tôi cũng được biết là blogger Trương Duy Nhất trong thời gian họp Quốc hội đã tổ chức một cuộc gọi là “Bỏ phiếu cùng Quốc hội” trên blog của mình. Cuộc bỏ phiếu này nhắm tới việc lấy phiếu tín nhiệm “ngoài lề” cho một số nhân vật là đại biểu Quốc hội, và các chức danh cao cấp trong Đảng và Chính phủ, trong đó có Thủ tướng.
Nói tóm lại, nếu lướt qua những bài viết của Trương Duy Nhất trong thời gian gần đây thì blogger này đánh giá, bình luận và chỉ trích những nhân vật cấp cao của Bộ Chính trị, trong đó chủ yếu có hai người. Một là Thủ tướng và hai là Tổng bí thư. Đó là việc thứ nhất tôi có thể bình luận.
Yếu tố thứ hai là lần này cơ quan an ninh điều tra - như báo Thanh Niên và một số báo trong nước có đưa tin - thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với blogger Trương Duy Nhất là theo điều 258, tức là “lợi dụng quyền tự do dân chủ”. Tôi cũng đang tự hỏi tại sao.
Thường thì trước đây người ta áp dụng điều 88 (tuyên truyền chống Nhà nước), hoặc nặng hơn nữa là điều 79 (âm mưu lật đổ chính quyền). Song lần này lại không phải là điều 88 và 79 mà lại là điều 258. Rõ ràng là điều 258 nhẹ hơn điều 88 và điều 79.
Và điều 258 này cũng làm tôi nhớ lại một trường hợp khác. Vào tháng 11/2010, blogger Cô Gái Đồ Long, tên thật là Hương Trà, cũng đã bị cơ quan an ninh điều tra của Bộ Công an bắt về điều 258. Thời gian đó thì có một số đồn đoán, cho là Hương Trà đã đưa ra một số thông tin chỉ trích gia đình một Thứ trưởng Bộ Công an, dù có thông tin từ Bộ Công an phủ nhận chuyện đó. Đấy là theo tin đồn ngoài lề.
Trường hợp của Trương Duy Nhất cũng lặp lại như Hương Trà về điều 258. Tôi cho là có thể có một cái ý gì đó, mà tôi chưa biết rõ.
Tuy nhiên có một chi tiết khác liên quan tới việc bắt giữ Trương Duy Nhất. Cũng giống như lần trước bắt giữ Hương Trà, là sau khi Trương Duy Nhất bị bắt, thì ngay lập tức chiều nay báo chí trong nước đã được thông tin. Thậm chí là thông tin một cách khá đầy đủ, lập tức đưa tin ngay. Đó là việc thứ nhất.
Thứ hai, báo chí trong nước cũng đưa tin, là công an Đà Nẵng bắt, nhưng có sự phối hợp với an ninh của Bộ Công an. Sau đó Trương Duy Nhất được di lý ra Hà Nội. Điều đó làm cho dư luận có cảm giác đây là một vụ việc có tính chất nghiêm trọng. Và việc bắt giữ cũng như di lý Trương Duy Nhất ngay ra Hà Nội và thông tin lập tức cho báo chí, cho thấy một quyết tâm nào đó của những người chỉ đạo bắt blogger Trương Duy Nhất.
Đó là một số vấn đề trước mắt, theo những thông tin sơ bộ mà tôi nắm được. Tôi cho là có những vấn đề có lẽ cần phải bàn luận thêm.
Thụy My
(RFI)

Đào Tuấn - Trương Duy Nhất: Cái còng và khẩu súng không thể chĩa vào Nhất

Tháng 10 năm ngoái, “Một góc nhìn khác” đã nhận được lời cảnh cáo về “thái độ tiêu cực, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí kích động dư luận xã hội“.
Tuy nhiên, bấy giờ Trương Duy Nhất đã trả lời rằng “nếu chỉ đọc thấy trên trang này “thái độ tiêu cực, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí kích động dư luận xã hội“, thì chính quí vị mới là kẻ tiêu cực, thiếu ý thức và kích động, thậm chí là… phản động!”. Nói thẳng như thế, với cơ quan an ninh.
Không ít lần, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp (trên một bản sử ký chẳng hạn tôi đã nói anh “mó dái ngựa”) tôi bóng gió nói về việc Trương quá thẳng thắn và những lời lẽ sắc bén như dao cạo của anh khiến ngay cả những người đọc bình thường cũng gây sốc. Nhưng, với tính cách người xứ Quảng (nơi anh lớn lên từ bé), Trương Duy Nhất nói anh không chịu nổi “cách nói kiểu Bắc Hà”.
Sau khi anh post bài này, tôi có trao đổi với anh rất dài. Trương Duy Nhất có đùa rằng nếu anh “có làm sao” thì hy vọng tôi là người sẽ đi thăm anh. Tuy nhiên, Nhất khẳng định Công an không thể bắt anh được. Vì anh công khai tên tuổi. Vì anh nói thật. Vì người ta không thể bắt một người vì nêu chính kiến cá nhân, dẫu những ý kiến đó là chỉ trích và có thể làm người khác tức giận.
Nhưng hôm nay, Trương Duy Nhất đã bị bắt. Dù lý do chưa được tiết lộ. Nhưng với điều 258, có lẽ, sẽ ít nhiều liên quan đến những điều anh viết. Thôi thì cứ coi như là “Sinh nghề tử nghiệp”. Cứ coi như anh phải trả giá cho khí chất xứ Quảng thẳng đến không thể chịu nổi.
ảnh (3)
Trương Duy Nhất (áo đen) trong một lần ra Hà Nội
Đây là bài mà Trương Duy Nhất đã viết vào tháng 10 năm ngoái, với nhan đề “Viết sau 3 cuộc làm việc với công an”.
Sau khi về quê ngoại truy lục lý lịch, sáng qua thứ sáu 12/10/2012, công an tiếp tục làm việc với tôi.
Thật ra đây là lần thứ ba. Hai lần trước tôi đã im lặng bởi coi đó là những động thái góp ý thiện chí, tích cực. Lần này là A 87 (cục an ninh thông tin truyền thông Bộ Công an), cơ quan an ninh văn hóa và an ninh điều tra. Thượng tá Trần Quốc Bảo khuôn mặt tươi tỉnh, dễ cảm tình. Phía công an Đà Nẵng, đại tá Nguyễn Ngọc Dương và thượng tá Nguyễn Nho Chinh (trưởng- phó phòng PA83) thì không xa lạ gì. Đây là 3 khuôn mặt tạo cho tôi nhiều ấn tượng tốt, cho tới bây giờ.
Nhưng sau khúc chào hỏi dạng tuyên bố lý do, giới thiệu mục đích quen thuộc khá nhã nhặn cảm tình là một buổi khảo tra, qui chụp khá nặng nề kéo dài đến gần 12 giờ trưa (cho dù tôi đã tuyên bố trước là chỉ làm việc đến 11 giờ). 3 cán bộ khá trẻ với những tập bài viết photo dày cộp ngồi đối diện tôi là Nguyễn Văn Cương (A87, không biết hàm chức gì vì mặc thường phục, không phù hiệu không bảng tên), thiếu tá Nguyễn Ngọc Ánh (PA83) và thượng úy Lê Thanh Dương (PA92).
Phía công an gọi cuộc làm việc, truy hỏi này là “trao đổi đối thoại”, nhưng tôi không có nhu cầu trao đổi đối thoại với công an. Những gì cần viết tôi đã viết, những gì cần nói tôi đã nói, những gì cần trao đổi tôi cũng đã trao đổi, trao đổi đến cạn nghĩa dốc lòng qua hai lần làm việc trước. Vì thế lần thứ 3 này tôi không còn nhu cầu trao đổi đối thoại nữa.
Một “biên bản lấy lời khai” được lập như mọi lần. Tôi ký như muốn rạch nát tờ giấy sau khi ghi “Tôi không đồng ý với cách ghi “lời khai” bởi tôi không phải là tội phạm và cũng không có hành vi sai phạm nào. Tôi không đồng ý với những nhận xét mang tính qui chụp của câu hỏi. Trang blog của tôi không có bất cứ điều gì sai phạm”.
Đã 3 lần công an mời tôi lên làm việc. Thậm chí đã nhiều lần tôi chấp nhận cả các hình thức “trao đổi đối thoại” ở quán nhậu- cà phê. Vì thế, đây cũng sẽ là lần cuối cùng tôi chấp nhận đến làm việc với công an theo giấy mời.
Tôi đã định dành một bài chi li trả lời lại những câu hỏi khảo tra đầy tính qui chụp qua tất cả 3 cuộc làm việc, nhưng nghĩ lại thấy không cần thiết. Điều đó đến giờ là quá thừa.
Nên biết đọc và nhìn những bài viết trên trang của tôi ở nghĩa tích tực. Và thật sự rất nhiều bài viết, nhiều phản biện góp bàn của tôi đã tạo ra những hiệu ứng và thay chuyển tốt. Hơn 4 năm trước, khi một ông Phó trưởng ban tuyên giáo trung ương phán định trang Trương Duy Nhất có “thái độ tiêu cực, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí kích động dư luận xã hội“, tôi đã trả lời rằng “nếu chỉ đọc thấy trên trang này “thái độ tiêu cực, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí kích động dư luận xã hội“, thì chính quí vị mới là kẻ tiêu cực, thiếu ý thức và kích động, thậm chí là… phản động!”.
Tôi không phải tội phạm. Những bài viết trên trang blog Trương Duy Nhất- Một góc nhìn khác cũng không đả phá, không phản động. Những loại giấy mời, triệu tập và hình thức khảo tra đó hãy dành cho những thằng phản động đang “cõng rắn cắn gà nhà”, những “nhóm lợi ích” đang thâu tóm hệ thống ngân hàng và tài sản quốc gia, những “bầy sâu ăn hết phần của dân”, những “bộ phận không nhỏ” trong đảng đang đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ.
Đấy mới là cách bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ. Bọn đó mới là tội phạm, là lũ trọng phạm đang đục khoét đe dọa đến sự tồn vong của đảng và chế độ, chứ không phải là trang blog của tôi. Bọn đó mới là lũ phải gửi “giấy mời”, phải triệu tập, phải bắt giam, phải… chém đầu bêu trước nhân dân!
Đó mới đúng là chức phận của ngành công an. Cái còng và khẩu súng là để chĩa vào bọn vinh thân phì gia, những kẻ đang cài nhét con cháu vào ghế này chức nọ bất chấp nguyên tắc và đạo lý, đục khoét ăn hại tàn phá đất nước, chứ không phải chĩa về những cây bút dám vứt bỏ hi sinh tất tật mọi quyền lợi để dốc lòng cạn tâm đêm ngày phản biện góp bàn cho sự chuyển thay tích cực của đảng và dân tộc như Trương Duy Nhất.
Đào Tuấn
(Blog Đào Tuấn)

Trương Duy Nhất bị bắt vì quên ngày sinh bác Hồ?

Chiều 26 tháng 5, Công an CSVN đã 'thực hiện lệnh bắt khẩn cấp' ông Trương Duy Nhất, 49 tuổi, người chủ trương trang blog có tên “Một góc nhìn khác” khá nổi tiếng.
Báo chí Việt Nam cho biết, Cục An ninh Điều tra của Bộ Công an CSVN đã phối hợp với Công an thành phố Đà Nẵng, khám xét nhà ông Nhất trong nhiều giờ, sau đó đưa blogger này và các “tang vật” ra Hà Nội.
Theo các nguồn tin này, ông Nhất bị khởi tố vì có hành vi “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Blog “Một góc nhìn khác” của ông Nhất đã bị đóng. Người đọc không thể truy cập vào blog này để xem các bài ông Nhất đã viết.
Ông Trương Duy Nhất trên đường ra phi trường cùng Công an đi Hà Nội để bị giam và điều tra tiếp hôm Chủ Nhật 25/5/2013. (Hình: Tuổi Trẻ)
Nếu bị lôi ra tòa, ông có thể bị kết án từ “cảnh cáo không giam giữ đến 3 năm” hoặc nếu bị coi là “nghiêm trọng” thì có thể bị tù đến 7 năm theo điều 258 Luật Hình Sự CSVN.
Ông Trương Duy Nhất từng là phóng viên của báo Công an Quảng Nam – Đà Nẵng, sau đó chuyển qua làm phóng viên thường trú của báo Đại Đoàn kết tại miền Trung. Cách nay khoảng ba năm, ông Nhất tuyên bố rời bỏ làng báo Việt Nam để dành thời gian cho việc viết blog.
Theo tường thuật của chính ông Trương Duy Nhất trên blog “Một góc nhìn khác”, hồi tháng 10 năm ngoái, ông Nhất đã từng bị Công an CSVN cảnh cáo về “thái độ tiêu cực, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí kích động dư luận xã hội”.
Sau đó bị “thẩm tra lý lịch”, ba lần bị thẩm vấn, nhiều lần bị mời đến các quán cà phê để “trao đổi” cho đến khi ông cương quyết từ chối vì bị quấy rầy thái quá.
Khi tường thuật lại trên blog, ông Nhất khẳng định “nếu chỉ đọc thấy trên trang này ‘thái độ tiêu cực, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí kích động dư luận xã hội’ thì chính quí vị mới là kẻ tiêu cực, thiếu ý thức và kích động, thậm chí là… phản động!”.
Trong bài “Viết sau 3 cuộc làm việc với công an”, ông Nhất cho rằng: “Tôi không phải tội phạm. Những bài viết trên trang blog Trương Duy Nhất - Một góc nhìn khác cũng không đả phá, không phản động. Những loại giấy mời, triệu tập và hình thức khảo tra đó hãy dành cho những thằng phản động đang ‘cõng rắn cắn gà nhà, những ‘nhóm lợi ích’ đang thâu tóm hệ thống ngân hàng và tài sản quốc gia, những ‘bầy sâu ăn hết phần của dân’, những ‘bộ phận không nhỏ’ trong đảng đang đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ. Đấy mới là cách bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ. Bọn đó mới là tội phạm, là lũ trọng phạm đang đục khoét đe dọa đến sự tồn vong của đảng và chế độ, chứ không phải là trang blog của tôi. Bọn đó mới là lũ phải gửi ‘giấy mời’, phải triệu tập, phải bắt giam, phải... chém đầu bêu trước nhân dân! Đó mới đúng là chức phận của ngành công an. Cái còng và khẩu súng là để chĩa vào bọn vinh thân phì gia, những kẻ đang cài nhét con cháu vào ghế này chức nọ bất chấp nguyên tắc và đạo lý, đục khoét ăn hại tàn phá đất nước, chứ không phải chĩa về những cây bút dám vứt bỏ, hi sinh tất tật mọi quyền lợi để dốc lòng cạn tâm đêm ngày phản biện góp bàn cho sự chuyển thay tích cực của đảng và dân tộc như Trương Duy Nhất”
Một vài blogger kể rằng, khi trò chuyện với họ, ông Nhất nhận định, Công an CSVN không thể bắt ông vì ông nói thật. Vì không thể bắt ai đó chỉ vì người đó nêu chính kiến của họ, dẫu cho những ý kiến đó có thể làm người khác tức giận.
Cũng cần nói thêm rằng, vài tháng gần đây, trước những diễn biến đáng ngại về hiện tình chính trị - kinh tế - xã hội tại Việt Nam, ông Trương Duy Nhất liên tục bày tỏ nhiều suy nghĩ của ông. Chẳng hạn, hồi đầu tháng 4, đề cập về vụ án Đoàn Văn Vươn, trong bài “Từ Đồng Nọc Nạn đến Đoàn Văn Vươn”, ông Nhất viết: Một khi dân tình đã công khai ủng hộ hành động cài bom, chĩa súng bắn vào chính quyền của anh em nhà Đoàn Văn Vươn thì phải xem lại chính quyền đó đã làm gì, đã gây ra những hậu họa gì cho dân. Một cuộc trấn áp cướp đất của dân lại được gọi là ‘trận đánh đẹp’ thì phải xem lại quân đội đó, cảnh sát đó, chính quyền đó là của ai, phục vụ cho ai? Chắc chắn nó không phải ‘của dân, do dân, vì dân’. Tại sao một ‘tội phạm giết người’ lại được dân tình khắp nơi cổ vũ, ủng hộ đến vậy? Tại sao chính những nạn nhân trong vụ án cũng không ai dám đòi bồi thường thiệt hại và thương tổn? Tại sao đến những con chó nghiệp vụ cũng chần chừ cưỡng lại không muốn xông lên tấn công ‘tội phạm’?
Hồi cuối tháng 4, ông viết “Tổng Bí thư và Thủ tướng nên ra đi” vì: “Kinh tế tụt dốc, bấn loạn, nát bươm - trách nhiệm thuộc về Thủ tướng. Chính trị rối loạn, mất đoàn kết, chiến dịch ra quân tắm rửa rầm rộ với mục tiêu ‘bắt sâu’ diệt bầy ‘lợi ích nhóm’ của đảng chẳng đem lại kết quả gì - Trách nhiệm thuộc về Tổng Bí thư. Không làm được thì phải nghỉ. Cảm thấy bất lực thì tránh sang bên nhường cho người khác, đội ngũ khác. Không thể cứ mãi ra rả hô hào tái cấu trúc nhưng chẳng biết tái cái gì và tái ra sao. Không thể cứ mãi như ông già quê, vục đầu vào bếp thổi lửa nhóm lò mà mong xây dựng chỉnh đốn đảng được. Để cứu vãn tình hình kinh tế và chính trị lúc này, chỉ có một cách: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải ra đi. Đã đến lúc cần một Tổng Bí thư khác và một Thủ tướng khác”.
Tuần trước, ông Nhất viết “Sinh nhật cụ Hồ”, kể rằng, tự nhiên ông quên bẵng ngày 19 tháng 5 là “sinh nhật” ông Hồ Chí Minh. Theo ông thì “Cái sự quên đến một cách tự nhiên vậy. Giản đơn vậy thôi và cũng thường tình đương nhiên vậy thôi”.
Các điều luật hình sự CSVN dùng để bỏ tù các người bất đồng chính kiến bị các tổ chức nhân quyền quốc tế cũng như các chính phủ tây phương lên án là không tương ứng với thông lệ luật pháp quốc tế,. Nó cũng đi ngược lại với Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà chế độ Hà Nội đặt bút ký cam kết tuân hành.
(Người Việt)

Tin nóng sáng 27/5: Di lý ông Trương Duy Nhất ra Hà Nội

Di lý ông Trương Duy Nhất ra Hà Nội


Theo báo Tuổi trẻ, việc bắt, khám xét ông Nhất diễn ra trong buổi sáng 26-5, sau đó cơ quan an ninh điều tra đã di lý ông Nhất ra Hà Nội để phục vụ việc điều tra, làm rõ hành vi vi phạm pháp luật.

Bộ Công an khẳng định việc bắt, khám xét khẩn cấp đối với ông Nhất đã được Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an phối hợp với Công an Đà Nẵng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Hiện các cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của ông Nhất để xử lý theo quy định của pháp luật.
Đọc chi tiết tại đây
( Người đưa tin )

Nguyễn Trọng Vĩnh - Hãy tôn trọng thực tế!

http://gocomay.files.wordpress.com/2013/03/ntv.jpg
Tình cờ tôi đọc được 2 tài liệu, một là của “Những người đồng chí lớp trước” và một nữa là của P.V.K. Tôi không thể không có vài lời nói lại.
Tài liệu của “Những người đồng chí lớp trước” nói đủ điều xấu về 2 ông Trương Tấn Sang và Lê Khả Phiêu. Tôi không có điều kiện xác minh cái gì là có thật, cái gì là bịa đặt, gán ghép trong văn bản đó và tôi cũng không quan tâm. Tôi chỉ nói những ý kiến của tôi không đồng ý với những điểm sau đây trong tài liệu của các vị:
Trong tài liệu “Những người đồng chí lớp trước” ghi:
“Lê Khả Phiêu tổ chức một cuộc họp ngay tại nhà riêng, có mặt của nhiều đồng chí đã nghỉ hưu. Trong số đó chúng tôi biết có các anh Phan Diễn, Nguyễn Công Tạn, Nguyễn Trọng Vĩnh, nghe nói có cả Nguyễn Đình Hương, Nguyễn Quốc Hùng… anh Đồng Sĩ Nguyên đang ốm nằm Viện 108 cũng xin viện cho về họp. Lê Khả Phiêu viết sẵn một kiến nghị gửi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành trung ương để ép phải kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và dọa: Nếu không kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng thì các cụ sẽ kéo đến biểu tình ở Hội nghị Trung ương VI…”
Tôi phải nói: Đoạn này là hoàn toàn bịa đặt, không có cuộc họp nào như thế cả!
Trong đoạn khác, “Những người đồng chí lớp trước” nêu:
“Chúng ta phải thấy rằng sau hơn hai thập kỷ đổi mới, bên cạnh nhiều thành công lớn có thể nói rất vĩ đại, chúng ta có một số sai lầm không nhỏ…”
Làm gì có thành tích vĩ đại! Tô hồng lấy được!
Ngay từ 1990, tại Hội nghị Thành Đô, cả Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Đỗ Mười sang dự, đã bị Trung Quốc áp đặt, bắt đầu lệ thuộc Trung Quốc, không được nhắc đến cuộc xâm lược của 60 vạn quân Trung Quốc tàn phá các tỉnh biên giới, giết hại cư dân, phải gạt bỏ Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch.
Từ nhiệm kỳ đầu của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, tiếp đến nhiệm kỳ đầu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tình hình kinh tế, xã hội nước ta càng ngày càng bi đát. Khai thác Boxit phá nát môi trường Tây Nguyên, gây ô nhiễm di hại cho dân, sản phảm ứ đọng đương sống dở chết dở, rừng bị bán và bị phá tan hoang, mỏ thì làm ăn thua lỗ, nhiều nơi bị đào bới trộm vô tội vạ, nhập siêu liên miên, mỗi năm hàng chục tỉ đô la, lạm phát cao, mọi thứ đắt đỏ, đời sống người nghèo và thu nhập thấp vất vả, nhiều con em họ phải bỏ học, viện phí tăng, người nghèo bệnh nặng đành chịu chết, bệnh viên quá tải, 2 – 3 bệnh nhân nằm 1 gường, lấy đất của nông dân quá nhiều trao cho giới đầu tư địa ốc, hàng vạn căn hộ thừa ế, hàng vạn nông dân thất nghiệp, sống vật vờ, hàng chục vạn doanh nghiệp ngừng sản xuất hoặc phá sản, hàng triệu công nhân không có việc làm, các tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng trực tiếp quản lý, vừa tham ô vừa thua lỗ, thất thoát hàng ngàn tỉ đồng của nhà nước. Nợ xấu ngân hàng rất lớn, nợ nước ngoài chồng chất đến mức nguy hiểm. Về xã hội thì trên truyền thông đại chúng ngày nào cũng có 5 – 7 tin về trộm cắp, lừa đảo, giết người cướp của, vợ giết chồng, chồng giết vợ, con hàng hạ bố mẹ già, “xã hội đen” hoành hành trắng trợn.
          Rõ ràng là dưới sự quản lý, điều hành của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chưa bao giờ kinh tế xã hội suy sụp, dân khổ, nước yếu như bây giờ.
Thế mà ông P.V.K. một mặt thì cũng nói ông Dũng có một lỗi “hơi nhỏ” là phá tan nền kinh tế, mặt khác lại biểu dương duy chỉ có Thủ tướng dám đứng ra nhận khuyết điểm trước Trung ương và Quốc hội về một số “khuyết điểm trong điều hành kinh tế”. Lại còn nói hành động này của ông Dũng được dư luận hoan nghênh (!)
          Phải nói,  nhân dân oán hạn mới chính xác.
          Một người nắm quyền điều hành mà để kinh tế xã hội suy sụp dân khổ nước yếu như trên đã nói và như P.V.K. cũng nói là “phá tan nên kinh tế” mà chỉ “xin lỗi” là xong ư?
          Ở các nước có chế độ tam quyền phân lập, một ông Tổng thống hay Thủ tướng quản lý đất nước, mắc sai lầm nghiên trọng, làm thất thoát lớn như trên thì đã bị truy tố trước pháp luật rồi.
Ở nước ta, có phá nát đất nước cũng chỉ bị xem như việc bình thường, chả sao cả, vì dân ta không được bầu người nắm quyền và nước ta chưa có một nền tư pháp độc lập.
“Những người đồng chí lớp trước” còn đề nghị: “Anh Nguyễn Phú Trọng với sự trong sáng sẵn có hãy vững vàng, tỉnh táo, sáng suốt lãnh đạo Bộ Chính trị đưa con tàu của dân tộc đi đúng quỹ đạo.”
Một đề nghị không thực tế! Một ông Tổng bí thư mà hai lần bị đa số Ủy viên trung ương bỏ phiếu bác ý kiến đề nghị tại Hội nghị Trung ương VI và Hội nghị Trung ương VII (từ nhiệm kỳ Trung ương khóa II đến nay chưa bao giờ có tình hình như thế) thì còn uy tín đâu mà chủ trì lãnh đạo. Một ông Tổng bí thư mà dư luận gọi là “ông bảo thủ”, ông “Trọng lú”, lại thêm việc ngày 23/02/2013 tại Vĩnh Phúc ông tùy tiện phát biểu lạc điệu, sai trái, khiến dư luận nhân dân phẫn nộ, phản đối rầm rầm.
Thế thì còn đâu “Anh Nguyễn Phú Trọng với sự trong sáng sẵn có hãy vững vàng, tỉnh táo, sáng suốt lãnh đạo Bộ Chính trị đưa con tàu của dân tộc đi đúng quỹ đạo.”?!
Một Đảng viên cũng “lạm” gọi là lớp trước
Nguyễn Trọng Vĩnh
74 tuổi Đảng, 98 tuổi đời

Cảnh báo lỗi hệ thống

http://media.tiin.vn/media01/4e66cf5ea8290/2013/05/22/1c3c6a4f-8fac-4885-89d4-f9832d6771af.jpg

Lúc 14 giờ 19 phút ngày 22.5 đã xảy ra mất điện trên quy mô 22 tỉnh, thành phía Nam, lan sang nhiều tỉnh của Campuchia đến tận Phnom Penh. Chỉ đến 22 giờ 40 cùng ngày, việc cấp điện mới được khôi phục hoàn toàn.
Thiệt hại kinh tế có thể ước tính sơ bộ lên đến hàng trăm triệu USD. Đó là chưa kể thiệt hại do hỏng máy móc, thiết bị, vật liệu đang trong quá trình sản xuất, ùn tắc giao thông… và sức khỏe thân thể, tâm lý của hàng chục triệu người dân bị ảnh hưởng.
Theo đại diện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, nguyên nhân của sự cố là do một chiếc xe cẩu bốc một cây lên xe và cây bị chạm vào dây diện 500 kV gây ra phóng điện và làm cho hệ thống sập. Người lái xe bị điện giật và phải nằm viện. Chứng cứ rành rành còn gì nữa? Lỗi là do vi phạm quy định an toàn hành lang điện!
Chắc chắn phải nghiêm trị việc vi phạm hành lang điện, nhưng phải điều tra nghiêm túc mới rõ các nguyên nhân chính là gì. Trong mọi trường hợp các lỗi chính nằm ngay trong cấu trúc mạng lưới điện.
Một sự cố cục bộ, không lớn, có thể kích một bộ phận sập (bị hỏng hay bị ngắt khỏi hệ thống), bộ phận này lại kéo theo bộ phận khác và cứ như thế làm cho một bộ phận lớn của mạng tan rã (bị cắt rời ra). Vấn đề ở đây là rủi ro hệ thống, là sự lây lan, là sự cố không được cô lập, không mang tính cục bộ, mà trở nên toàn cục. Hệt như sự lây lan của bệnh dịch thời xưa, của tin đồn, hay sự đổ vỡ lây lan của hệ thống tài chính 6 năm về trước mà hệ quả của nó cả thế giới đang phải chịu, kể cả từng người dân Việt Nam.
Những hiện tượng như thế không lạ, và người ta đã nghiên cứu nhiều. Các hệ thống kỹ thuật như hệ thống điện, hệ thống giao thông, hệ thống điện thoại cũng gặp các sự cố tương tự nhưng đơn giản hơn rất nhiều. Các lỗi, hay những nguyên nhân chính gây đổ vỡ luôn nằm chính trong cấu trúc của hệ thống.
Nếu đúng cái cây đã là nguyên nhân của sự cố cực kỳ nghiêm trọng này, thì đấy cũng chỉ là nguyên nhân phụ. Tất cả những rủi ro như vậy đều phải được tính đến trong thiết kế và nâng cấp hay bảo trì hệ thống. Những lỗi chính nằm chính trong cấu trúc của mạng lưới điện (các đường dây, các trạm biến áp, các thiết bị ngắt).
Với một cấu trúc cho trước (như mạng điện hiện tại) có thể dễ dàng làm các mô phỏng trên máy tính với các rủi ro giả định (như sét đánh, chập dây, cháy trạm biến áp, phá hoại hay cái cây gây phóng điện,…) để phát hiện ra các nguyên nhân của sự lây lan và sửa cấu trúc mạng sao cho khả năng lây lan là ít nhất, giảm thiểu rủi ro hệ thống. Đó là lỗi hệ thống! Lo chữa các lỗi ấy mới là việc chính để làm cho hệ thống vững chãi, không dễ vỡ.
Nguyễn Quang A
(Dân Việt)

Tham nhũng đặc biệt

Trong bất cứ nền kinh tế nào cũng phải có mối quan hệ giữa các quan chức Nhà nước với doanh nghiệp (DN) để quản lý và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đó là mối quan hệ bình thường và tích cực.
Tuy nhiên hiện nay, sự “đi đêm” giữa cán bộ có chức quyền với DN đang diễn ra rất phức tạp, ở nhiều tầng nấc, khó phát hiện và xử lý. Nhiều chủ tịch tỉnh, lãnh đạo cấp cao của bộ - ngành bị kỷ luật, cách chức trong thời gian gần đây, nguyên nhân đều có mối quan hệ “mờ ám” với DN. Rồi hàng loạt vụ án lớn xảy ra từ trước đến nay (PMU 18, Vinashin, Vinalines...) cũng có hơi hướng của những cái “bắt tay” nhuốm màu lợi ích giữa cán bộ Nhà nước với DN. Ngay tại diễn đàn cao nhất của Quốc hội, nhiều đại biểu đã chỉ ra rằng sự thất thoát trong các dự án để “bôi trơn” hệ thống công quyền là rất lớn nhưng vẫn chưa bị ngăn chặn và đẩy lùi.
Tác hại của các mối quan hệ không bình thường giữa một bộ phận cán bộ có chức quyền với DN là rất lớn trên nhiều mặt đối với xã hội, kinh tế và đạo đức. Nó là một dạng tham nhũng đặc biệt dẫn đến “lợi ích nhóm”, có thể chi phối cả nền kinh tế, thậm chí là chính trị. Quan hệ không bình thường sẽ tạo ra môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh, bóp méo các chính sách của Nhà nước - thay vì ban hành để phục vụ cho đại bộ phận nhân dân, cho người lao động, nó lại quay hướng chỉ để phục vụ cho một số ít DN.
Hiện tượng quan hệ không bình thường như trên còn thể hiện sự xuống cấp về đạo đức của cả chủ DN lẫn cán bộ, đảng viên. Ở một góc độ khác, kiểu làm ăn như vậy không sớm thì muộn sẽ hủy hoại môi trường kinh doanh và nếu không kịp thời cải thiện thì những DN kinh doanh đàng hoàng chắc chắn bị thiệt thòi trước sự cạnh tranh không lành mạnh nhờ vào “quan hệ” của các DN khác.
Một mối nguy cũng không kém quan trọng do mối quan hệ “không bình thường” để lại là sự mất lòng tin của người dân. Trong thời buổi kinh tế gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp, hộ nghèo còn cao, cả những người có cống hiến “vào sinh, ra tử” để bảo vệ đất nước vẫn còn vô vàn khó khăn thì những cán bộ có chức, quyền nhờ “đi đêm” với DN làm giàu bất chính.
Đảng và Nhà nước đã có nhiều quyết sách và quyết tâm chính trị trong phòng chống tham nhũng; quan hệ  mờ ám giữa những người có chức, quyền với DN cũng đã được đề cập, lên án. Tuy nhiên, lần này mối quan hệ mờ ám được nhận diện một cách rõ ràng, đầy đủ thông qua đề tài nghiên cứu từ cơ quan kiểm tra cao nhất của Đảng - Ủy ban Kiểm tra Trung ương - cho thấy sự quyết tâm tìm ra biện pháp ngăn chặn có tính khả thi và hiệu quả nhất.
Công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước càng thêm hiệu quả khi các mối quan hệ không bình thường của cán bộ, đảng viên có chức, quyền với DN được triệt tiêu.
(Người Lao động)

Tách Đảng, một gợi ý không tồi!

Dự đoán hướng đi của Việt Nam? 
“...Ngày xưa, thời đói nghèo, 1 đồng tài trợ cũng quý như vàng, thì lời nói của các nhà tài trợ khá là có trọng lượng. Ngày nay, bước sang ngưỡng “nước trung bình” rồi, Việt Nam tự kiếm sống được rồi, tưởng rằng 1 đồng tài trợ không là to, nhưng hóa ra nó vẫn còn hơi bị quan trọng...”

Những mâu thuẫn xã hội trong tình thế mới: Suy thoái kinh tế đến mức không thể cứu vãn nổi. Suy thoái khiến dân phẫn nộ ngày càng tăng lên. Suy thoái không cho phép chính quyền có thể mạnh tay với dân được nữa. Bây giờ chỉ có dân mới cứu được nền kinh tế này, đất nước này. Chính mâu thuẫn trong nội bộ Đ đã khiến có nhiều cơ hội cho sự lên tiếng của người dân. Sự hậu thuẫn từ các ông anh bên ngoài không còn mạnh để trong nước có thể ra tay trấn áp mạnh nữa. Ngược lại sự hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế cho xu hướng dân chủ đã tạo điều kiện rất nhiều cho người dân. Chính trong tương quan lực lượng mới này vai trò của người dân không còn yếu như trước đây trong sự tương tác với chính quyền.
Cách giải quyết mâu thuẫn nội bộ của Đ: Mâu thuẫn nội bộ Đ ngày càng tăng. Trước đây, những mâu thuẫn lúc nào cũng có. Nhưng Đ giải quyết mâu thuẫn nội bộ bằng cách 1) triệt hạ đối phương 2) trong trường hợp không triệt hạ nổi thì nhượng bộ nhau để cứu lấy Đ – tức là cứu lấy địa vị của chính nhóm lãnh đạo. Ngày nay phương án 1 vẫn được áp dụng. Nhìn vào diễn biến vừa qua, phe Ba- Tư đã áp dụng phương án 1 một cách thiện nghệ. Phe 3D đã đi những nước cờ thật ngoạn mục, và thường lật thế cờ vào phút chót. Và nếu tiếp tục theo dõi bàn cờ thì chắc chắn còn nhiều pha ngoài sức tưởng tượng.
Còn phương án 2 thì không biết có còn hiệu nghiệm trong tình hình mới hiện tại hay không? Có nhiều người đã nói đến phương án tách Đảng. Rằng đã có những động thái chuẩn bị cho cuộc chia tách, hoặc thậm chí thể chế mới. Tuy nhiên, cho đến hiện tại thì đó mới chỉ là ước muốn của một số người, chỉ là những đồn đoán bên bàn nhậu, chứ chưa nhìn thấy biểu hiện gì trên thực tế. Tách Đ là 1 điều rất khó, vì nó đi ngược lại với luật lệ của Đ. HCM đã từng có câu nổi tiếng: “giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đ như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Câu ấy có nghĩa là phương án 2 luôn được chọn. Và ai đi ngược lại phương án 2 thì người đó phải chịu hoàn cảnh của phương án 1 (Cứ đọc các bị tiền bối thì thấy rõ là có quá nhiều ví dụ lịch sử minh chứng cho việc này). Còn nữa, câu nói này còn có nghĩa là phải duy trì ý thức hệ. Hiểu nghĩa đen tức là chịu sự thống trị của các ông anh. Cho dù trong nội bộ Đ có những ý kiến trái chiều, hay có những ý kiến dân tộc chủ nghĩa thì lập tức sẽ bị các ông anh “khử” luôn. Tuy nhiên, hoàn cảnh hiện tại đã khác nhiều. Sự thống trị của các ông anh đã thay đổi nhiều. Sức ép bây giờ chỉ còn lại ông bạn “4 tốt, 16 vàng” thôi. Mà ông anh này ngày càng lộ rõ dã tâm khả ố. Đối lập với quyền lợi dân tộc. Đ đang phải đứng trước 1 vấn đề nan giải giữa lòng dân và sức ép của ông anh.
Câu hỏi là phương án 2 liệu có thực thi được nữa hay không? Nếu không, có nghĩa là tách Đảng, và đa đảng.
Vậy điều kiện gì để phương án 2 không xảy ra? Như trên đã nêu một mớ những mối liên hệ phức tạp giữa các yếu tố trong nước và bên ngoài. Phương án 2 có kết cục thế nào là phụ thuộc vào giải quyết các mâu thuẫn: một bên là phong trào dân chủ, lòng dân, ổn định kinh tế vượt qua khủng hoảng, và cộng đồng quốc tế; một bên là độc tài, lợi ích nhóm, sức ép của ông anh phương Bắc.
Xin nói thêm về cộng đồng quốc tế. Đó là một sức mạnh. Hàng năm Việt Nam nhận tài trợ từ cộng đồng quốc tế rất nhiều. Hàng năm, giới lãnh đạo Việt Nam bỏ túi rất nhiều tiền từ các nguồn của các nhà tài trợ. Vì vậy, cộng đồng quốc tế có tiếng nói, nếu không nói là mạnh mẽ thì cũng là có trọng lượng. Hàng năm, các nhà tài trợ đều họp nhau để tổng kết năm cũ, và đề ra phương hướng cho năm tới. Nếu nhìn lại các bước đi của các nhà tài trợ trong thời kỳ hơn 2 chục năm qua thì phải thấy rằng họ là những người có tiền khôn ngoan. Mặc dù, đồng tiền của họ đã làm hư hỏng những bộ máy hư hỏng, nhưng dù sao thì cái đất nước này cho dù không phải là con lừa ưa nặng thì nó vẫn phải đi theo cái roi của ông chủ. Nhìn Việt Nam hơn 2 chục năm qua thì có thể thấy Việt Nam đã từng bước đi ra khỏi ngu muội. Và, sau những bước đi chống đói nghèo, đến cải cách hành chính, rồi đến chống tham nhũng, thì nay các ông chủ đã có cái roi mới: cải cách tư pháp, và dân chủ hóa, và vận động chính sách. Cái roi mới này quá hay phải không. Vào tìm trong website của các tổ chức Quốc Tế thì thấy ngay những báo cáo hàng năm trong hơn 2 chục năm qua nói những gì, định hướng những gì. Nếu so sánh những nghị quyết Đ trong cùng thời gian đó thì ta sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về hướng đi của Việt Nam đã chịu tác động như thế nào từ 2 “lực lượng dẫn đường” này. Một bên là Đ với sự dẫn lối của các ông anh “phe ta”. Một bên là cái roi của các nhà tài trợ. Ngày xưa, thời đói nghèo, 1 đồng tài trợ cũng quý như vàng, thì lời nói của các nhà tài trợ khá là có trọng lượng. Ngày nay, bước sang ngưỡng “nước trung bình” rồi, Việt Nam tự kiếm sống được rồi, tưởng rằng 1 đồng tài trợ không là to, nhưng hóa ra nó vẫn còn hơi bị quan trọng. (cho hay là giống mê tiền, đố ai gỡ mối tham xiền cho xong).
Việc tách Đ, có lẽ là 1 gợi ý không tồi cho hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, chắc là sẽ phải chờ trong vòng 5 năm tới, như dự đoán của Jonathan London.
Quê Hương
(Thông luận)

Hoang tin trên Facebook Đỗ Việt Khoa

(GD&TĐ) - Hôm qua (26/5) cộng đồng mạng “nóng” trước thông tin trên Facebook được cho là của “Người đương thời” Đỗ Việt Khoa về việc học sinh trường THPT Dân lập Đồi Ngô (Lục Nam, Bắc Giang) và tỉnh Bắc Giang phải cam kết “không quay clip” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, ngoài ra trường này thu 520 ngàn đồng/học sinh để “hỗ trợ thi tốt nghiệp”.
Hoang tin trên Facebook

Những thông tin trên FB được coi là của ông Đỗ Việt Khoa
Những thông tin trên FB được coi là của ông Đỗ Việt Khoa
Thông tin trên FB ghi tên Đỗ Việt Khoa chỉ có mấy dòng mà đầy lỗi chính tả được đưa lên mạng vào lúc 11 giờ 07 ngày 25/5:

“Ký cam kết không quay clip ở Bắc Giang:
- Bà Nguyễn Thị Chờ, hiệu trưởng trường Đồi NGô vừa phát yêu cầu gv chủ nhiệm phát cam kết không quay clip cho học sinh khối 12. Ngoài ra, trường này thu 520 ngàn đ/hs tiền gọi là hỗ trợ thi tốt nghiệp.
Hỏi ra thì toàn bộ các trường học của Bắc Giang đều bắt hs ký”.
Lập tức những thông tin này tiếp tục được cộng đồng mạng loan truyền và thu được những phản hồi khá đa dạng. Điều này khiến nhiều học sinh, giáo viên, gia đình học sinh ở Đồi Ngô cũng như những địa phương khác hoang mang, phân tán tư tưởng trước những ngày sát kỳ thi tốt nghiệp THPT".
Để làm rõ vấn đề, chiều qua (26/5), nhóm phóng viên báo Giáo dục & Thời đại đã về trường THPT Dân lập Đồi Ngô tìm hiểu thông tin. Tại đây, thầy giáo Nguyễn Đức Hiền - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang cùng cô giáo Nguyễn Thị Chờ - Hiệu trưởng – và một số cán bộ của Sở và Trường  đã có cuộc làm việc với phóng viên.
Số tiền 520 nghìn đồng không phải để “hỗ trợ thi tốt nghiệp”
Giải trình về khoản thu 520.000 đồng/học sinh, Hiệu trưởng Nguyễn Thị Chờ cho biết: Ngày 7/4/2013, tại trường THPT Dân lập Đồi Ngô đã có cuộc họp phụ huynh học sinh cuối kỳ II năm học 2012 – 2013. Tại Điểm 4 trong Biên bản ghi rõ: Hội nghị hoàn toàn nhất trí với tất cả các khoản thu phục vụ cho ôn thi tốt nghiệp năm học 2012 – 2013 đã được BGH công khai trong hội nghị toàn thể PHHS của Nhà trường cụ thể:
a./ Tiền học ôn thi tốt nghiệp: 440.000 đồng.
b./ Tiền phôi bằng tốt nghiệp: 10.000 đồng.
c./ Tiền thi học kỳ II: 20.000 đồng.
d./ Tiền thi thử tốt nghiệp: 30.000 đồng”.
Cô Chờ cho biết thêm: Với số tiền học ôn thi tốt nghiệp như trên, các em được học 40 buổi (11.000 đồng/buổi). Việc học ôn này được giáo viên lên kế hoạch cụ thể và Hiệu trưởng duyệt. Tiền phôi bằng nếu em nào thi đỗ mới phải đóng góp, nếu học sinh nào trượt sẽ được hoàn trả.
Nhà trường thu tiền thi học kỳ II là vì kỳ kiểm tra này các em tập dượt lần thứ nhất thi tốt nghiệp THPT: có đề riêng, giấy thi, giấy nháp… đúng như trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Trong hạng mục thi thử tốt nghiệp, việc thu thêm 20.000 đồng so với thỏa thuận là do trước đây trường dự định thi thử 3 môn, nhưng sau đó việc thi thử được tổ chức cho cả 6 môn.
Cô giáo Chờ cũng xuất trình trước nhóm phóng viên và đoàn kiểm tra  của Sở GD&ĐT Bắc Giang các chứng từ, văn bản có liên quan.
Trả lời phóng viên báo Giáo dục&Thời đại, thầy Nguyễn Đức Hiền khẳng định: “Ngay sau khi nhận được thông tin, tôi cùng Chánh Thanh tra Sở, Trưởng phòng Khảo thí đã kiểm tra và khẳng định những thông tin về việc trường PTTH Đồi Ngô thu 520.000 đồng/học sinh để “hỗ trợ thi” là không đúng sự thực”

Nhóm phóng viên báo Giáo dục&Thời đại làm việc với Giám đốc Nguyễn Đức Hiền (người ngồi giữa) tại văn phòng trường THPT Dân lập Đồi Ngô
Nhóm phóng viên báo Giáo dục&Thời đại làm việc với Giám đốc Nguyễn Đức Hiền (người ngồi giữa) tại văn phòng trường THPT Dân lập Đồi Ngô.
Không hề có cam kết “không quay clip”

Về hoang tin “Bà Nguyễn Thị Chờ, hiệu trưởng trường Đồi NGô vừa phát yêu cầu gv chủ nhiệm phát cam kết không quay clip cho học sinh khối 12”, thầy Nguyễn Đức Hiền cho biết:
“Ngày 9/4/2013, Sở GD&ĐT Bắc Giang có văn bản số 405/SGDĐT- KTKĐCLGD gửi Công an tỉnh Bắc Giang, Sở Thông tin và Truyền thông về việc đề nghị hỗ trợ, tổ chức các kỳ thi năm 2013 và giúp Sở xác định các loại thiết bị, máy ghi âm và ghi hình có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không nhận được tín hiệu âm thanh và hình ảnh trực tiếp nếu không có các thiết bị hỗ trợ khác; các thiết bị hỗ trợ để giúp phát hiện các thiết bị, máy ghi âm và ghi hình không được phép mang vào phòng thi.
Ngày 3/5/2013, Đại tá Trần Đình Hồng - Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, đồng thời là Phó Trưởng ban Chỉ đạo thi của tỉnh - đã ký văn bản số 200/CV-CAT (PA 83) phúc đáp:
“Yêu cầu thí sinh đăng ký và cam kết với hội đồng thi trước 5 ngày để kiểm tra thiết bị đem vào phòng thi chỉ có chức năng ghi âm, ghi hình mà không truyền được thông tin, không nhận được tín hiệu âm thanh và hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác; có hướng dẫn cụ thể việc thí sinh sử dụng các loại máy ghi âm, ghi hình ở phòng thi đảm bảo trật tự phòng thi theo đúng quy chế”.
Ngoài ra, Công an tỉnh Bắc Giang cung cấp hình ảnh, tính năng, tác dụng một số loại thiết bị ghi âm và ghi hình đang bán trên thị trường để Sở  Giáo dục tham khảo và nghiên cứu.
Trên cơ sở đó, Sở GD&ĐT đã có mẫu Bản đăng ký và cam kết gửi các trường PTTH trong toàn tỉnh hướng dẫn thí sinh đăng ký có hoặc không mang các thiết bị ghi âm và ghi hình vào phòng thi.
Cam kết máy ghi âm và ghi hình các em đem vào phòng thi “chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không nhận được tín hiệu âm thanh và hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác”.
Trong Bản đăng ký và cam kết tuyệt nhiên không hề có chi tiết “cấm quay clip” như FB Đỗ Việt Khoa thông tin.

Trường THPT Dân lập Đồi Ngô
Trường THPT Dân lập Đồi Ngô
Lãnh đạo Sở GD&ĐT còn cho biết thêm, những thí sinh không đăng ký và cam kết, nhưng mang thiết bị ghi âm và ghi hình theo đúng quy định vào phòng thi cũng không vi phạm quy chế.
Với những căn cứ trên, một lần nữa lãnh đạo Sở GD&ĐT khẳng định thông tin trên Facebook được cho là của người đương thời Đỗ Việt Khoa là không đúng sự thật.
Tuy nhiên, cũng ngay trong chiều Chủ nhật 26/5, căn cứ công văn số 3506/BGDĐT-CNTT hướng dẫn kiểm tra các loại máy ghi âm và ghi hình mang vào phòng thi của Bộ Giáo dục&Đào tạo, Giám đốc Nguyễn Đức Hiền đã báo cáo ông Nguyễn Văn Linh – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang, Trưởng ban Chỉ đạo thi – để thông báo cho toàn bộ thí sinh không phải đăng ký và cam kết việc mang các thiết bị ghi âm, ghi hình được cho phép vào phòng thi.
Hà Minh – Gia Linh
Ảnh: Hà Châu
 (GD & TĐ )

Biển Đông và quan hệ Trung - Mỹ

Sự bành trướng của Trung Quốc ngày càng mạnh ở Biển Đông đang thách thức những ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ tại châu Á Thái Bình Dương.

Thậm chí trước khi Washington tuyên bố kế hoạch chính thức của họ về việc tái cân bằng phân bổ lực lượng đối với khu vực châu Á Thái Bình Dương, Hoa Kỳ đã thực hiện một số bước nhằm củng cố sức mạnh quân sự bằng việc triển khai thêm các tàu ngầm vũ khí hạt nhân và đàm phán với Úc trong việc di chuyển thủy quân lục chiến qua Darwin. Kể từ đó, Hoa Kỳ đã triển khai thêm các tàu sân bay đến Singapore cùng với việc đàm phán thêm các thỏa thuận mới trong việc mở rộng truy cập sâu hơn vào Philippines.

Nhưng những sự leo thang về quân sự này không hề dẫn tới căng thẳng có vũ trang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Lực lượng hải quân của Trung Quốc đã rất thận trọng trong các vụ việc tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông, và phía Hoa Kỳ cũng rất cẩn thận trong đối với các khu vực trên. Mẫu thuẫn có vũ trang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ có vẻ như khó có thể xảy ra.

CHINA-VIETNAM-PHILIPPINES-MARITIME-DISPUTE

Một khả năng khác có vẻ khả dĩ hơn là cả hai nước đều sẽ tìm một thỏa thuận tạm thời cho phép họ hợp tác đảm bảo an ninh trên Biển Đông. Phía Hoa Kỳ liên tục nhấn mạnh chính sách tái cân bằng của họ tại châu Á và không hề muốn chặn đứng Trung Quốc. Ví dụ, Đô đốc Admiral Samuel J. Locklear III, hiện là Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, gần đây có tuyên bố rằng, “đã có những chỉ trích cho rằng chính sách Tái cân bằng của Hoa kỳ là một chiến thuật đánh chặn. Đây hoàn toàn không phải như vậy….đây chính là chiến thuật hợp tác quân sự”.

Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử tương tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, những sự bội tín có tính chiến lược liên tục giữa hai nước cho thấy một sự hợp tác trong việc quản lý an ninh tại Biển Đông khó mà đạt được. Đây cũng một phần là vì dòng chảy của tinh thần địa phương đã phát triển mạnh mẽ hơn.

Cũng tương tự như vậy, một giả thuyết thứ ba được đưa ra có thể có khả năng xảy ra hơn: Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ gìn giữ mối quan hệ hợp tác và va chạm. Trong bối cảnh này, cả hai đất nước làm việc độc lập với nhau để đảm bảo quyền lợi của họ thông qua các tổ chức đa phương như Hội nghị cấp cao Đông Á, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN và Diễn đàn Hàng hải ASEAN. Nhưng họ vẫn tiếp tục hợp tác với nhau trong những vấn đề liên quan tới quyền lợi của cả hai. Ngũ giác Đài đã liên tục tìm cách giữ vững các kênh giao tiếp mở với Trung Quốc thông qua ba cơ chế song phương đã được thiết lập: Đàm phán Tư vấn Quốc phòng [Defense Consultative Talks], Hiệp định Tư vấn Quân sự Hàng hải [Military Maritime Consultative Agreement – MMCA], và Đàm phán Phối hợp Chính sách Quốc phòng [Defense Policy Coordination Talks].

Một mặt, cơ chế đa phương này hé lộ rất ít mối quan hệ về quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Các tương tác quân sự giữa hai nước đã trải qua sự quay vòng giữa hợp tác và nghi hoặc, điều này nghĩa là bấy lâu nay việc tác biệt đơn thuần các mối quan hệ quân sự khỏi các thiết lập chiến lược và chính trị là không thể diễn ra.

Mặt khác, các kênh tương tác trên đã đạt được những điều sau: tiếp tục trao đổi các cuộc viếng thăm của các quan chức quân sự cấp cao; các cuộc hội đàm tư vấn quân sự diễn ra thường xuyên; tiếp tục các cuộc hội đàm trong khuôn khổ MMCA; đạt được thỏa thuận 7 điểm; và không có một sự cố hải quân nào khác từ vụ USNS Impeccable hồi năm 2009. Họ cũng đã giúp đỡ lần nhau trong việc đảm bảo sự tiếp diễn các chuyến viếng thăm của các quan chức quân sự cấp cao; bắt đầu các cuộc hội đàm an ninh chiến lược trong khuôn khổ quá trình Hội đàm về Kinh tế và Chiến lược ở cấp bộ trưởng; thỏa thuận được việc tổ chức các cuộc gặp giữa lực lượng bảo vệ bờ biển; và đồng ý về một nhóm làm việc mới trong việc phác thảo các nguyên tắc nhằm thiết lập một nền tảng hợp tác quân sự.

Tóm lại, mặc cho những xích mích trong mối quan hệ của họ, Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác với nhau. Cả hai bên đều hiểu rằng mối tương tác quân sự là một nhân tố cực kỳ quan trọng trong quan hệ hợp tác song phương. Nếu thiếu đi mối tương tác đó, có thể sẽ dẫn tới những nguy cơ trong việc nghi ngờ lẫn nhau và sẽ có thể có tác động xấu lên mối quan hệ song phương nói chung. Nhưng sự mất lòng tin chiến lược sẽ có thể tiếp tục kéo dài với sự vắng mặt rõ ràng hơn trong mối quan hệ quân sự. Tóm lại, quan hệ Trung-Mỹ trong vấn đề Biển Đông có thể được xem như sự hợp tác và xích mích thay vì một sự thỏa hiệp tạm bợ hay xô xát vũ trang.

Carl Thayer, UNSW Canberra – EAF

Việt Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước

* Carlyle A. Thayer is Emeritus Professor at the University of New South Wales, Australian Defence Force Academy, Canberra. The ideas in this paper were first presented at the Annual Conference of the Association for Asian Studies held at San Diego, 22 March 2013.
© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Nick Vujicic nhận được bao nhiêu khi sang Việt Nam?

Trước những dư luận trái chiều về sự kiện Nick Vujicic đến VN, ông Lê Phụng Hào- trưởng ban tổ chức chương trình đưa Nick tới VN đã có cuộc trao đổi với phóng viên về sự việc này.
- Đúng là có nhiều người cho rằng giá mà lấy hẳn số tiền này (36 tỉ đồng cho sự kiện Nick Vujicic đến VN) trao cho người khuyết tật. Tuy nhiên, theo tôi được biết thì VN hiện có gần 10 triệu người khuyết tật. Nếu chỉ đem tiền, vật chất đến cho họ thì việc hỗ trợ chỉ mang tính tức thời. Còn chúng tôi mang Nick đến VN để giới thiệu cho mọi người một tấm gương, một nghị lực sống phi thường để từ đó họ tự tin hơn vào bản thân và lạc quan sống.

Ông Lê Phụng Hào
Bên cạnh đó, chúng ta cũng biết rằng VN không thiếu những tấm gương khuyết tật nỗ lực vượt qua nghịch cảnh, vươn lên để thành công, nhưng trước giờ chưa được chú ý tới và xã hội chưa có những hỗ trợ cần thiết cho những đối tượng này. Qua sự kiện của Nick, chúng tôi mong đây sẽ là một cú hích khiến xã hội phải nhìn lại để có những ghi nhận, thay đổi cần thiết.
(?) Có dư luận cho rằng để mời được Nick Vujicic qua VN lần này, nhà tài trợ đã phải chi cho anh ấy 20 tỉ đồng?
- Chi phí chúng tôi trả cho First News để có bản quyền tổ chức tất cả sự kiện của Nick từ ngày 22 tới 26.5 là 150.000USD. Do đó, tôi có thể khẳng định chi phí thực tế cho Nick chắc chắn thấp hơn con số này. Chưa kể, theo tôi được biết thì khoản thù lao của Nick cũng được anh chi phần nhiều cho các quỹ từ thiện khác.
Sở dĩ chi phí cho toàn bộ chương trình lên tới 36 tỉ đồng là vì chúng tôi muốn chương trình trọn vẹn nhất trong mức có thể, không bị can thiệp bởi yếu tố thương mại. Chẳng hạn như trong chương trình đêm 22.5 tại TPHCM, chúng tôi mời 24 tấm gương khuyết tật nghị lực VN từ khắp nơi trên cả nước về để vinh danh. Ngoài việc tặng cúp, sổ tiết kiệm (20 triệu đồng/sổ) thì chúng tôi không chỉ trả chi phí di chuyển, khách sạn, tour du lịch ba ngày... cho các cá nhân trên, mà cho cả người thân đi kèm.
(?) Trong buổi họp báo công bố thông tin chương trình, ban tổ chức cho biết Nick có yêu cầu giản lược nhất trong mức có thể về điều kiện ăn ở, đi lại. Nhưng thực tế thì trái ngược, mà nổi cộm nhất là việc đội bảo vệ đã chạy môtô hú còi, vung gậy dẹp đường khá phản cảm?
- Khi họp về phương án an ninh, chúng tôi đã phải thay đổi rất nhiều lần vì ngay cả ban tổ chức lẫn Nick đều không ngờ sức hút từ chuỗi sự kiện này quá cuồng nhiệt đến như vậy, bất kỳ ai cũng muốn gặp, chụp hình, bắt tay và ôm hôn Nick...
Tuy đúng là Nick yêu cầu đưa đón đơn giản, nhưng chúng tôi phần vì do lo lắng trước sức hút lớn từ Nick, phần sợ việc kẹt xe gây ảnh hưởng tới lịch trình dày đặc của Nick tại VN, phần phải cố gắng đảm bảo sức khỏe Nick tốt nhất trong mức có thể (Nick thậm chí đã phải hủy hai talk show của VTV do yếu tố sức khỏe)...; vì vậy một số sự việc đáng tiếc đã xảy ra.
Về việc xảy ra những điều không như ý, chúng tôi đã có trao đổi với phía công ty bảo vệ và trước mắt cứ theo luật mà xử lý.
(Tuổi trẻ)

Phụ huynh lại xếp hàng suốt đêm kiếm chỗ học cho con

Chờ xin hồ sơ cho con vào học mầm non. (Hình: báo Tiền Phong)
Nằm, ngồi la liệt ở vị trí rồng rắn xếp hàng, hàng trăm phụ huynh đã phải chờ đợi từ 10 giờ đêm 24 tháng 5 cho đến sáng hôm sau trước cổng một ngôi trường mầm non.
Tình cảnh thê thảm này diễn ra trước cổng trường Hướng Dương, toạ lạc tại quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời một "người trong cuộc" tâm sự: "Nghe trường thông báo nhận hồ sơ ghi danh cho con em vào học từ 7 giờ sáng ngày 25 tháng 5, chúng tôi lập tức đến … xếp hàng lấy chỗ từ 10 giờ đêm trước đó." Thấy mọi người tề tựu đông đủ để giữ chỗ, ông NVT cho biết, đành phải "trụ" suốt đêm trên lề đường, trước cổng trường.
Ông NVT nói thêm: "Không ai dám về nhà, vợ mất chỗ."
Còn theo bà hiệu trưởng Mầm non Hướng Dương, Trịnh Thị Thu Tâm, nhà trường đã phải mời công an địa phương đến giữ trật tự cho cuộc xếp hàng suốt đêm.
Bà cũng cho biết, số trẻ đến tuổi đi học mầm non ở phường Khuê Trung, thành phố Đà Nẵng, nơi trường Hướng Dương toạ lạc hiện nay đến 1,300 em. Tuy nhiên, trường Hướng Dương chỉ có thể thu nhận tối đa 500 em. Biết sự thể này, hàng ngàn phụ huynh học sinh cất công ngồi chờ suốt đêm để kiếm một chỗ ngồi học cho con.
Hai năm trước đây, ngày 11 tháng 5, 2011, cảnh chen lấn dẫn đến hỗn loạn cũng đã xảy ra trước cổng trường Thực Nghiệm, Hà Nội. Hàng trăm phụ huynh học sinh ở Hà Nội đã chen lấn đến nổi đạp đổ cả cổng trường trong khi chờ mua hồ sơ xin nhập học lớp 1 cho trẻ.
Theo dư luận, cuộc đua giành chỗ học cho con em bậc tiểu học ở Việt Nam ngày càng gay gắt, khốc liệt. Trẻ em mỗi lúc một đông, trong khi diện tích đất để xây trường ngày càng ít là nguyên nhân chính của thảm trạng nói trên
(Người Việt)

Phiến quân Maoist tập kích Đảng Quốc đại

Lính trẻ em của lực lượng Maoist
Nhiều trẻ em bị bắt đi lính trong lực lượng Maoist

Ít nhất 23 người, trong đó có một lãnh đạo địa phương của Đảng Quốc đại cầm quyền, đã bị sát hại trong một vụ tấn công mà các phiến quân Maoist bị tình nghi là thủ phạm ở tiểu bang Chhattisgarh ở miền Trung Ấn Độ.

Trong số các nạn nhân thiệt mạng có ông Nandkumar Patel, lãnh đạo Đảng Quốc đại ở bang Chhattisgarh cùng con trai và ông Mahendra Karma, lãnh đạo địa phương.

Kế hoạch kỹ lưỡng

Một số đảng viên và cảm tình viên của đảng cũng bị thương trong vụ tấn công ở phía nam Raipur, thủ phủ của bang.

Có tin cho biết những kẻ tấn công đã kích hoạt mìn nổ trước khi nổ súng vào đoàn xe chở các nạn nhân.

Phiến quân Maoist vẫn đang hoạt động ở trên 1/3 trong tổng số 600 quận huyện của Ấn Độ. Họ nói rằng họ chiến đấu vì người nghèo.

Các quan chức cho biết đoàn xe bị tập kích ở khu vực Sukma, nằm cách Raipur khoảng 345km về phía Nam.
"Đây là cuộc tấn công hèn nhát vào nền dân chủ Ấn Độ."
Sonia Gandhi, lãnh đạo Đảng Quốc đại

Vụ tập kích xảy ra vào lúc 17h30 giờ địa phương, tức 4 giờ chiều giờ Việt Nam hôm thứ Bảy ngày 25/5 khi đoàn xe chở lãnh đạo và nhân viên của Đảng Quốc đại đang đi qua thung lũng Darba Ghati.

Những kẻ tấn công được cho rằng đã dùng cây cối chặn đoàn xe. Sau đó họ kích nổ mìn và khoảng 200 tay súng đã xả đạn vào đoàn xe, cảnh sát địa phương cho biết.

Thi thể ông Mahendra Karma được tìm thấy tại hiện trường

Vốn từng là bộ trưởng Nội vụ của bang Chhattisgarh, ông Karma có vai trò quan trọng trong việc thành lập một nhóm dân quân tự vệ để chống lại phiến quân Maoist.

Lãnh đạo đương kim của đảng ở Chhattisgarh, ông Nandkumar Patel, cùng con trai được cho là đã bị bắt đi sau vụ tấn công sau khi đang trên đường trở về sau một cuộc vận động cho Đảng.

Patel được cho là mục tiêu chính của cuộc tấn công. Các nhân chứng cho biết ông đã nhảy xuống hào cùng con trai để trú ẩn trước khi bị bắt đi.

Thi thể của hai người đã được phát hiện ở gần đó. Có tin cho biết thi thể ông Patel đã bị tổn thương nghiêm trọng.

‘Tấn công vào dân chủ’

Trong số 32 người bị thương, có nhiều người đang trong tình trạng nguy kịch, cảnh sát cho biết.
"Chính phủ sẽ có hành động cứng rắn đối với những kẻ gây ra bạo lực dưới mọi hình thức."
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh

Đảng Quốc đại là đảng đối lập chính ở tiểu bang này vốn nằm dưới sự kiểm soát của Đảng BJP.

Bà Sonia Gandhi, chủ tịch Đảng Quốc đại, đã lên án cuộc tấn công này và mô tả đây là cuộc tấn công vào hệ thống dân chủ của Ấn Độ.

“Lòng chúng tôi tan nát,” bà phát biểu sau cuộc họp khẩn với Thủ tướng Manmohan Singh.

Bà Gandhi và Thủ tướng Singh sẽ đến tiểu bang Chhattisgarh vào Chủ nhật ngày 26/5.

Con trai của bà, ông Rauh Gandhi, phó chủ tịch Đảng Quốc đại, đã gặp gỡ những nạn nhân sống sót hiện trang điều trị tại một bệnh viện ở Raipur.

Hồi tháng trước, Thủ tướng Singh đã từng gọi phiến quân Maoist là thích thức an ninh trong nước lớn nhất của Ấn Độ.

“Chính phủ sẽ có hành động cứng rắn đối với những kẻ gây ra bạo lực dưới mọi hình thức,” ông phát biểu trong một thông cáo.

Phiến quân Maoist đã hoạt động ở miền Trung và miền Đông Ấn Độ trong vòng bốn thập kỷ qua. Họ yêu cầu đất đai và việc làm cho người nghèo.

Mục tiêu cuối cùng của lực lượng này là thiết lập một ‘xã hội cộng sản’ bằng cách lật đổ thể chế hiện tại của Ấn Độ.
(BBC)

Nhật Bản xóa nợ cho Miến Điện

Nhật Bản xóa nợ cho Miến Điện
Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố xóa nợ và cấp tài trợ mới cho Miến Điện nhằm thúc đẩy quan hệ song phương

Nhật Bản công bố các khoản vay mới cho Miến Điện và hủy bỏ phần còn lại của các khoản nợ mà quốc gia nam Á còn thiếu đối với mình, trong lúc Tokyo tìm cách tăng cường các quan hệ kinh tế.

Thông báo này được đưa ra trong chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Shinzo Abe đến Miến Điện, nơi ông có cuộc hội đàm với Tổng thống Thein Sein.

Ông Abe cam kết khoảng 500 triệu USD trong các khoản vay mới và xóa các khoản nợ trị giá 1,74 tỷ USD mà Miến Điện nợ Nhật Bản, theo lời giới chức.

Nhật Bản, một nhà tài trợ chính cho Miến Điện, vẫn duy trì quan hệ thương mại với quốc gia ở Nam Á trong những năm Miến Điện vẫn còn chế độ cai trị quân sự.

Các phóng viên nói rằng chuyến thăm của ông Abe, chuyến thăm đầu tiên của một thủ tướng Nhật Bản từ năm 1977, đánh dấu một bước tiến xa hơn trong quan hệ vốn đã ấm lên giữa hai nước.

Năm ngoái Tokyo hủy bỏ khoản nợ trị giá 3,4 tỷ USD của Miến Điện.

Thông báo hôm thứ Bảy có nghĩa là các khoản nợ công cũng đã được xóa.

'Các khoản vay mới'

Ông Theisein
Phương Tây muốn đảm bảo cuộc cải cách mà chính phủ của Tổng thống Thein Sein tiến hành không bị đảo ngược

Các khoản cho vay mới sẽ bao gồm các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và bảo trì nhà máy điện.

Vào hôm thứ Bảy, ông Abe đã đến thăm địa điểm một khu cảng và trung tâm kinh doanh mà Nhật Bản và Miến Điện đề xuất cùng nhau phát triển.

Ông cũng đã gặp lãnh tụ đối lập, bà Aung San Suu Kyi.

Miến Điện đã và đang trải qua một chương trình cải tổ kể từ khi một chính phủ dân sự trên danh nghĩa đã được chuyển giao quyền lực để nắm quyền vào năm 2011.

Hàng trăm tù nhân chính trị đã được thả và nhiều luật lệ kiểm duyệt đã được nới lỏng.

EU và Mỹ cũng đã dỡ bỏ phần lớn các biện pháp trừng phạt đối với Miến Điện như một hệ quả.

Tuy nhiên, Miến Điện trải qua nhiều vụ bạo lực chống người Hồi giáo nghiêm trọng trong những tháng gần đây.
(BBC)
 

Chủ nghĩa gia đình trị tại Cam Bốt

Cam Bốt là một nước theo chế độ quân chủ lập hiến, tức sự có tồn tại của hoàng gia với quyền lực theo kiểu cha truyền con nối. Tuy nhiên, không chỉ  ở hoàng gia, mà trong bộ máy hành chính cũng đã và đang thiết lập một sự kế thừa theo kiểu cha truyền con nối.
Đó là nhận định của chủ bút tờ Cambodia Daily tại Phnom Penh đăng trên trang blog của tạp chí New York Times ở Hoa Kỳ, được Courrier International trích dẫn với dòng tựa đáng chú ý: “Cầm quyền từ đời cha đến đời con".
Biểu hiện gia đình trị rõ nhất mà tác giả nhấn mạnh, đó là trong danh sách ứng viên chính thức  cho cuộc bầu cử Quốc hội khóa V vào cuối tháng 7 tới đây, có 6 người là con của các quan chức nằm trong ban thường vụ của Đảng Nhân dân Cam Bốt (CPP). Những quý tử này được ưu thế là sự ủng hộ của thân phụ mình. Ngay cả đương kim Thủ tướng Hun Sun trong diễn văn chính thức cũng không ít lần biểu lộ sự ủng hộ đối với thế hệ con ông cháu cha này.
Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen
Tác giả không quên nêu ra thân thế của 6 ứng viên nói trên. Đầu tiên là ứng viên mang tên Hun Many, mới 30 tuổi, là con trai út của đương kim Thủ tướng Hun Sen. Người này hiện đang là phó chánh văn phòng nội các Cam Bốt, lãnh đạo bộ phận phụ trách công tác thanh niên của Đảng CPP. Một ứng viên khác là Sar Sokha, quý tử của đương kim Bộ trưởng Nội vụ Cam Bốt và cũng là quan chức cao cấp tại bộ này. Hay như ứng viên Cheam Chansophoan, con trai của một ủy viên thường vụ Đảng CPP; Say Sam Al, con trai của đương kim Chủ tịch Thượng viện Cam Bốt; Dith Tina quý tử của đương kim chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Cam Bốt, Dy Vichea là con rể của Thủ tướng Hun Sen.
Tác giả đi sâu vào con cháu nhà Hun Sen. Ứng viên Dy Chea nói trên là con của ông Hok Lundy- lãnh đạo cảnh sát Campuchia từ năm 1994 đến năm 2008, được FBI của Mỹ trao tặng danh hiệu Cảnh sát xuất sắc và có nhiều đóng góp trong việc chống khủng bố. Nhân vật này đã mất trong một tai nạn máy bay đáng ngờ hồi năm 2008 sau khi cất cánh khỏi Phnom Penh có 80 km. Một người con trai của ông Hun Sen tên là Manith cũng đã kết hơn với một ái nữ của ông Hok Lundy. Đứa con gái Mana của ông Hun Sen thì được biết đến như một người đầu tư trong tất cả các lĩnh vực béo bở tại Cam Bốt. Còn ba con trai của ông Hun Sen, thì ngoài ứng viên nói trên, hai người còn lại đều giữ trọng trách trong bộ máy an ninh và mật vụ của chính phủ.
Bàn về các mối liên hệ gia đình, tác giả cho hay từ hơn 10 năm nay, tại Cam Bốt nhiều cán bộ lãnh đạo cùng phe đã trở thành thông gia với nhau, một cách thức để củng cố mối liên minh trong lòng các phe phái. Tác giả cũng nhấn mạnh, Đảng CPP đang xây dựng một “triều đại chính trị gia trẻ tuổi” gắn kết với nhau bằng quan hệ thông gia và thương mại hết sức mật thiết. Con em của họ thì được cho vào học các trường danh giá trong và ngoài nước để chuẩn bị cho bước kế tục quyền lực của gia đình.
Nhìn về cuộc bầu cử sắp tới, tác giả cho biết, Thủ tướng Hun Sen gần đây đã không ngại cảnh báo cử tri rằng, nếu Đảng CPP mất quyền lãnh đạo, thì đất nước sẽ lâm cảnh điêu đứng khi mà các dự án hạ tầng sẽ bị đình chỉ, các trường học và chùa chiền mang tên Hun Sen sẽ bị hủy, một cuộc nội chiến có thể sẽ nổ ra. Từ đó, tác giả nhận định: Kết quả cuộc bầu cử tháng 7 tới như vậy đã quá rõ ràng trong hiện tại.
Lê Phước
(RFI)

Cuộc chiến vỉa hè Sài Gòn thời khốn khó

Bao nhiêu năm qua cuộc chiến tại vỉa hè Sài Gòn hầu như vẫn chưa có ngày nào ngơi nghỉ giữa một bên là lực lượng trật tự dọn dẹp lòng lề đường của “nhà đương cuộc” và bên kia là phía những người dân thấp cổ bé họng phải sống chết bám víu vào vỉa hè để mưu sinh.
Cuộc chiến vỉa hè càng trở nên gay gắt, phức tạp khi những người nông dân mất ruộng đất phải đổ về thành phố để mưu sinh, càng khó khăn hơn khi chính quyền thành phố lớn nhất miền Trung là Đà Nẵng ra “sắc lệnh” tuyệt diệt hết những người bán hàng rong và ăn xin trên đường phố, họ đành chạy vô Sài Gòn.
Kinh tế khó khăn nên nhân viên văn phòng ở khu trung tâm Sài Gòn cũng thích ngồi ăn uống nơi công viên, vỉa hè. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Rồi làn sóng thất nghiệp từ 2008 tới nay mỗi năm mỗi dâng cao, hàng trăm ngàn xí-nghiệp phá sản, hàng triệu người lao động không biết đi về đâu…
Vỉa hè Sài Gòn là nơi cuối cùng để người ta giành giật chút“thị phần”để kiếm sống, đồng thời là “cứu cánh” luôn cho cả những ai đang còn có việc làm.
Gặp một chị bán phá lấu “mồ côi” ngay phía trước trường trung học chuyên Trần Đại Nghĩa, đường Lý Tự Trọng (Gia Long cũ), ngạc nhiên quá nên thắc mắc: 'Chị ơi! Trường này toàn con nhà giàu, ra cái là người nhà họ rước về luôn, tụi nó không có ăn phá lấu vỉa hè đâu”.
Chị bán phá lấu cười hiền:”Dạ, em biết! Nhưng đang bán bên Lê Thánh Tôn bị trật tự rượt đuổi quá, đành qua đây lánh nạn, chút họ đi em lại qua bển bán tiếp!”.
Hỏi thăm, chị cho biết là cư dân bên quận 4, ngày nào cũng qua quận 1 bán phá lấu, từ chiều cho tới tối, khi nào hết thì về. Chị cũng cho biết bán như vậy ngày cũng kiếm được khoảng 150 ngàn đồng, nhưng nếu ngày nào không may bị trật tự bắt thì ngày đó coi như trắng tay, vì có năn nỉ cỡ nào thì họ cũng nhất định tịch thu nồi phá lấu cùng với giỏ bánh mì của chị.
Đang trò chuyện thì có một cậu thanh niên, có lẽ nhà gần đó đem một cái chén tới mua phá lấu, chị bán hàng nhanh tay cắt phá lấu vô chén, thêm tiêu, ớt, chanh rồi đưa một ổ bánh mì, tất cả chị lấy 18 ngàn đồng.
Chúng tôi hỏi thăm là đi bán thường ngày như vậy có lẽ là ông xã chị phải đưa rước? Chị lắc đầu :”Không! Ông xã em bận đi làm tuốt bên Bình Dương, nên ngày nào em cũng phải tốn mấy chục ngàn tiền Honda ôm”.
Món xôi vỉa hè là món ăn chắc bụng cho nhân viên khu trung tâm Sài Gòn. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
“Mấy chục ngàn, số tiền đâu có nhỏ, hàng tháng cộng lại cũng bộn à nghen?” – Chúng tôi tỏ ý tiếc dùm chị, chị chỉ cười :”Đành chịu thôi, hơn nữa cũng phải để cho ngưới khác sống nữa chớ!”.
Ông Honda ôm đậu xe đón khách sát đó, đang ngủ gà ngủ gật vì bị ế, nghe tiếng cười chợt giật mình thức giấc,buông miệng góp ý:”Phải tiết kiệm thôi! Xăng lên, cái gì cũng lên, không tiết kiệm là chết!”.Giọng ông rền rĩ nghe như là người bị nhức răng lâu ngày mà vẫn chưa nhổ được.
Nhu cầu buôn bán tại vỉa hè Sài Gòn không những giúp cho những người nghèo buôn gánh bán bưng sống qua cơn bỉ cực mà còn giúp cho những người lao động khác có cái “bỏ bụng” cũng như giải được cơn khát cồn cào khi có nhu cầu mà túi tiền eo hẹp cũng như thời gian gấp gáp không cho phép họ đặt chân lên những quán xá ở khu trung tâm quận 1.
Vì như cô N, một nhân viên văn phòng làm tại khu trung tâm quận 1 đã từng than như bọng: 'Khu trung tâm Sài Gòn này cái gì cũng mắc, tiền ở đâu mà ăn”.
Chính những gánh hàng rong là nơi giải quyết nhu cầu ăn uống cho mấy cô nhân viên với đồng lương khiêm tốn, mấy anh phụ hồ quanh mấy công trình gần đó cũng tranh thủ ra làm ly cà-phê đá bán dạo vỉa hè, đốt điếu thuốc trong giờ nghỉ trưa vội vàng sau khi đã “lùa” vội lon cơm mang theo từ sáng…
Ác một cái là cứ tầm khoảng 4 rưỡi, 5 giờ chiều, giờ người lao động tan ca hoặc đổi ca, nhu cầu ăn vặt, ăn một cái gì đó cho đỡ đói trước khi trở lại công việc hoặc trở về nhà (xa).
Khi những người bán hàng rong kéo tới nơi nhiều khách có nhu cầu thì cũng là lúc lực lượng “trật tự đô thị” bắt đầu xuất quân, hoặc xua đuổi người bán hoặc “chốt” luôn tại chỗ, khiến người bán phải dạt đi nơi khác…
Khi lực lượng này rút đi, thì “giờ vàng” của người bán cũng đã hết.
Nhân viên đổi ca đã trở lại công việc nếu như phải làm tới tối, còn người hết ca thì cũng đã vội vã trở về nhà. Chính vì vậy mà nhiều người bán phải liều mình, vừa bán vừa canh chừng để chạy, còn người mua cũng phải “tinh mắt” xem người bán “dạt” ra đâu gần chỗ cũ để biết tới mà mua, cảnh “cút bắt” lâu ngày này riết cũng thành quen. Nhưng đôi khi đang ăn, bị đuổi quá, có cô nhân viên bận áo dài, chạy mà than trong nỗi bực dọc:”Đến ăn mà cũng không được yên!”.
Một chiếc xe bán nước 'lưu động' trên đường phố. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Trò chuyện với một chàng thanh niên bận đồng phục điều hành của một hãng taxi đang tranh thủ ngồi ăn tô canh bún trên vỉa hè quận 1. Anh chàng cho biết, tô canh bún mua 16 ngàn đồng tại nơi vỉa hè đầu đường Lê Thánh Tôn này ăn rất ngon, tranh thủ “dằn bụng” rồi lại phải quay về với công việc, tới khuya mới tan ca (ngày làm việc 11 tiếng), lúc đó về nhà mới được ăn cơm.
Anh cho biết lương tháng được 3 triệu rưởi, còn nói thêm :”Xăng nhớt, xe cộ, cà-phê cà pháo…đủ thứ hầm bà-lằng, không ăn ‘bụi’ vỉa hè thì tiền tháng sao mà đủ xài?”.
Tương tự, cô T, nhân viên bán hàng mắt kiếng thời trang cao cấp của ngoại quốc cho một công ty độc quyền tại siêu thị Parkson, cũng là dân “chuyên” ăn vỉa hè cho biết. Lương cô tháng được 4 triệu, cộng thêm tiền thưởng nếu bán trên doanh số, mà lúc này kinh tế khó khăn, đạt doanh số đã khó có đâu mà vượt để lãnh thưởng. Cô quê miền Tây, ở trọ, tan ca ăn vội nơi vỉa hè rồi cô còn tranh thủ chạy tới lớp học đêm, với hy vọng có được thêm mảnh bằng Anh văn, cũng như khóa “huấn nghiệp” về kinh doanh sẽ giúp cô “đổi đời”.
Cô cho biết phải rất “hà tiện” vì Ba Mẹ ở quê rất nghèo, còn mấy đứa em đang đi học, tháng nào cô cũng cố gắng gời về quê một triệu rưởi…
Câu chuyện mưu sinh, kiếm sống nơi vỉa hè Sài Gòn thì còn rất nhiều, nhưng khi tiếp xúc với những người lao động chân chất nơi vỉa hè không hiểu sao chúng tôi tự nhiên thấy giận những kẻ “ác nhơn, thất đức” không hiểu sao họ lại đi ca ngợi Đà Nẵng là một thành phố sạch, đẹp không có ăn xin, không có bán hàng rong…Họ thực sự hiểu gì về đời sống, hay là muốn theo tấm gương của Bắc Hàn?!
Văn Lang
(Người Việt)
 

Rượu pha bằng... thuốc sâu và phân lân bán khắp Hà Nội

Theo ghi nhận của Xa lộ Pháp luật, tại hầu hết các quán cơm bình dân, quán nhậu trên địa bàn các quận Long Biên, Cầu Giấy, Thanh Trì, Hoàng Mai, Từ Liêm (Hà Nội)… rượu độc sau khi được đưa về sẽ được giới thiệu là “rượu quê cực êm, cực phê”, bày bán tràn lan giá 20 - 30 ngàn đồng/lít.
Đường đi của rượu độc
7h30 ngày 28/4, tại tuyến đường bê tông trên bờ đê sông Cầu dẫn vào thôn Đại Lâm, trước cửa nhà một xưởng chế rượu cồn, bốn người phụ nữ thoăn thoắt đẩy thùng phuy lên xe tải để xuất rượu cho các cửa hàng. Theo ông chủ, việc vận chuyển rượu được thực hiện liên tục trong ngày, chỉ cần các điểm tiêu thụ gọi điện đặt hàng là ông cho xe chở đến tận nơi giao hàng.
Toàn bộ số rượu của xưởng này được bán cho các cửa hàng ở khu vực quanh cầu Tó (Thanh Trì, Hà Nội), các quán nhậu lớn nhỏ khu vực bến xe Mỹ Đình, Đông Anh, Hải Phòng....

v
Rượu độc được vận chuyển bằng ô tô ra các thành phố để tiêu thụ
Đúng 20h, chiếc xe tải chở rượu BKS 99K – 32… chạy theo hướng từ Đại Lâm đi về thành phố Bắc Ninh. Đến thị trấn Lim, chiếc xe chạy theo hướng quốc lộ 1A qua cầu Thanh Trì, về khu vực cầu Tó. Đến đường chợ Tó, xe dừng lại trước cửa hàng bán “rượu quê”.
Tại đây tài xế cùng một phụ xe chuyển xuống trước của hàng 3 thùng phuy rượu, sau đó xe chạy về các quán nhậu quanh bến xe Mỹ Đình giao hàng.
Tài xế "bật mí", mỗi ngày ít nhất anh này chở bốn chuyến xuống cung cấp cho thị trường Hà Nội. Chỉ riêng tại xưởng rượu độc trên, còn có thêm hai xe khác chuyên chở rượu đi Hải Phòng, Ninh Bình.
Tài xế cho biết thêm, mỗi lít rượu cồn bán cho các “đầu nậu” tại Hà Nội giá là 8 - 10 ngàn đồng. Tại đây, các “đầu nậu cấp hai” pha chế thêm để nâng giá lên gấp đôi, gấp 3 lần giá gốc.
Cách nhận biết rượu độc
Ông Vũ Đình Minh, Phó Chủ tịch UNND xã Tam Đa cho hay, nếu nhìn bằng mắt thường, rất khó có thể nhận biết được đâu là rượu độc pha chế, đâu là rượu quê chính gốc. Hiện nay nhiều người dùng hương liệu pha chế với rượu cồn đến những người có kinh nghiệm ở Đại Lâm cũng chưa chắc nhận ra được.
Đồng quan điểm, Ths Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng khoa điều trị nghiện Bệnh viện tâm thần Hà Nội cũng cho rằng rất khó để phát hiện rượu độc.
Tuy nhiên, Ths Tuấn cho rằng rượu chứa methanol chỉ cần uống vài li đã thấy bốc và phê, khi mới uống, nếu thấy rượu có vị đắng thì có thể nghi ngờ đấy là rượu cồn, rượu độc.
Theo ghi nhận của Xa lộ Pháp luật, tại hầu hết các quán cơm bình dân, quán nhậu trên địa bàn các quận Long Biên, Cầu Giấy, Thanh Trì, Hoàng Mai, Từ Liêm (Hà Nội)…, các loại rượu độc đã hóa thành “rượu quê cực êm, cực phê”, bày bán tràn lan giá 20 - 30 ngàn đồng/lít.
Khi xâm nhập vào điểm bán “rượu quê” của một “đầu nậu cấp hai” ở huyện Thanh Trì, chúng tôi bị bà chủ “hét” giá 25 ngàn/lít rượu. Đặt vấn đề muốn tạo mối làm ăn lâu dài, mỗi ngày mua đến 50 lít, người này mới nhẹ giọng: “Chị lấy chú 15 ngàn/lít thôi”.
Theo người này, từ rượu cồn, bà có thể pha thành các loại rượu từ rượu “nút lá chuối”, rượu “cuốc lủi”, rượu nếp quê, rượu táo mèo… loại nào “uống cũng phê”.
Khi chúng tôi tỏ ý định học hỏi để có thể pha chế thêm cho hợp lòng khách mà đỡ phải chạy đến nhà bà lấy rượu trong lúc cần gấp, người này cho hay: “Dễ nhưng nguy hiểm, làm không cẩn thận chết người như chơi”.
Bà lấy một que tăm quệt vào một lọ hỗn hợp sền sệt bột và nước. “Đấy, chỉ cần cho chút này vào là uống “bốc” lắm, em cứ gọi điện đến, chị cho “quân” chở đến tận nơi, chứ em pha không kinh nghiệm thì nguy hiểm lắm”, người này nói.
Qua tìm hiểu từ một số nhân viên chuyên chở rượu, chất mà người phụ nữ trên dùng để pha với rượu là… thuốc sâu và phân lân. Vậy là rượu cồn đã độc, lại càng “phê” thêm vì thuốc sâu và phân bón.
Theo một nhân viên, mỗi ngày quán này tiêu thụ hết khoảng bốn thùng phuy rượu độc.
Khu vực Thanh Trì được xem là điểm tập kết rượu độc nhiều nhất ở Hà Nội, mỗi chủ hàng rượu thường có ít nhất từ 3 - 5 người chuyên vận chuyển rượu. Chỉ cần có khách gọi, đội quân này sẽ chạy xe máy chở rượu đến tận nơi giao hàng.
Loạn thần vì rượu độc
Do uống phải rượu độc, không ít “đệ tử Lưu Linh” đã hôn mê bất tỉnh nhập viện, thậm chí phải vào viện tâm thần điều trị. Theo thống kê từ Bệnh viện tâm thần Hà Nội, mỗi tháng có ít nhất 40 người loạn thần nhập viện. Người điều trị nhanh nhất cũng mất 2 tháng, nhiều người phải nằm viện điều trị cả năm. Nguyên nhân chủ yếu do các bệnh nhân uống quá nhiều rượu độc.

v
Bằng mắt thường, rất khó phát hiện rượu độc hay rượu quê “xịn”.

Th.s, Bác sỹ Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng khoa điều trị nghiện Bệnh viện tâm thần Hà Nội, số lượng bệnh nhân nhập viện do rượu ngày càng có xu hướng tăng cao.
Chỉ tính riêng năm 2012 khoa này tiếp nhận gần 500 bệnh nhân loạn thần do rượu, chiếm 70% số bệnh nhân của khoa. Theo ông Tuấn, do rượu tạo ra từ cồn công nghiệp và nước lã thường chứa hàm lượng chất methanol cao, khi uống vào có thể gây tử vong.
Cụ thể hơn, chất methanol ngấm vào não bộ sẽ gây nhức đầu, thần kinh bị ức chế, làm loạn thị giác, gây suy gan dẫn đến hôn mê sâu và tử vong. Khi nạn nhân có dấu hiệu nôn mửa tháo thốc, hôn mê, đau đầu, mệt mỏi… tức là nạn nhân đó đã bị ngộ độc rượu.
Đối với những trường hợp bị ngộ độc, nếu không điều trị nhanh, có thể gây mù mắt và loạn thần. “Qua xét nghiệm chúng tôi phát hiện trong những loại rượu này thường chứa các độc tố vô cùng độc hại vượt mức cho phép như aldehyde và chất furfurol, nếu hàm lượng hai chất này cao sẽ gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, tim mạch. Bệnh nhân sau khi ngộ độc, hoặc dùng rượu rởm lâu ngày, nếu không được kiểm tra, điều trị sẽ gây loạn thần mãn tính”, bác sỹ Tuấn nói.
Ghi nhận của Xa lộ Pháp luật tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội, không ít nạn nhân khi uống rượu vào do bị loạn thị, thần kinh ức chế, đã có hành động chửi bới, đánh đập người khác. Như trường hợp của anh Nguyễn Đăng T (Từ Liêm, Hà Nội) đang điều trị tại đây, trước đó trong một lần nhậu với bạn bè, do say xỉn không làm chủ được bản thân, T đã về nhà bóp cổ con trai, rất may gia đình phát hiện can ngăn nên đã giải thoát được em bé.
Do nhiều lần bị ngộ độc rượu, trí nhớ “bợm nhậu này” ngày một giảm, cứ leo lên xe máy là gây tai nạn. Dù gia đình đã đưa vào bệnh viện tâm thần điều trị hơn hai tháng nay nhưng nhiều lúc hỏi về tên tuổi, hỏi về gia đình, T không thể nhớ ra được.
“Bệnh nhân năm nay mới 42 tuổi nhưng trí nhớ kém cả ông già 90, có lúc vợ đến thăm nhưng không biết là ai, do uống quá nhiều rượu độc mà không điều trị kịp thời nên triệu chứng ngày một nặng thêm”, một nhân viên trong khoa cho biết.
(Xa lộ pháp luật)

Chuyện nghề của Đạo diễn Trần Văn Thủy (Kỳ 1)

http://hoangquang.files.wordpress.com/2011/01/tranvanthuy.jpg
Đạo diễn Trần Văn Thủy
Tai họa khó lường
Một thời gian sau sự vang dội của phim Phản bội (*), tôi bị khựng lại, chẳng biết làm cái gì cho đỡ bị hẫng hụt. Ðề tài trên giao xuống vẫn là phát triển kinh tế, xây dựng hợp tác xã, giáo dục chính trị, ca ngợi lòng tin...
LTS: Những câu chuyện ly kỳ về việc làm phim, những tai họa vì phim mà phải gánh chịu, những cuộc giải cứu phim ngoạn mục nhờ tâm và tầm của nhiều nhà lãnh đạo cấp cao... vừa được đạo diễn Trần Văn Thủy kể lại trong một cuốn sách do NXB Hội Nhà Văn và Phương Nam Book phát hành.

Chuyện nghề của Thủy, nhưng đằng sau chuyện nghề của một đạo diễn đã làm Hà Nội trong mắt ai và Chuyện tử tế lại có quá nhiều nỗi buồn vui, không chỉ riêng cho một người...
Tháng tháng tôi vẫn lĩnh suất lương còm và rong chơi. Chơi mãi thì cũng ngượng, cũng chán. Cả năm 1981 chẳng làm gì cho hãng phim cả. Cuối năm bình năng suất lao động, tôi thuộc diện yếu kém. Ðâu có phải lúc nào cũng có đề tài ngon, lúc nào cũng làm được phim hay! Nó còn do cuộc đời đưa đẩy, tâm linh mách bảo.
Ngàn lần có lỗi với tiền nhân
Ðầu năm 1982, tôi quyết định gặp lãnh đạo hãng phim xin làm một phim bất kỳ cho tròn bổn phận của một người làm công ăn lương, để cuối năm có “năng suất” như mọi người.
Phim nào cũng được, đề tài nào cũng được, hay dở gì cũng được, miễn là tròn bổn phận.
Ông Lưu Xuân Thư, giám đốc hãng phim, một người lô tô, tốt bụng, hiểu tâm trạng của tôi. Một hôm ông đi qua phòng hành chính, chỗ tôi ngồi, tay khua khua tập giấy:
- Hà Nội năm cửa ô đây, phim du lịch đây, ai muốn làm thì xin mời đây...!
Tôi bước ra giật lấy tập giấy trong tay ông.
Ðó là kịch bản Hà Nội năm cửa ô của tác giả Ðào Trọng Khánh đã được hãng phim duyệt để đưa vào sản xuất. Trang đầu, ông Trương Huy, trưởng phòng biên tập, có ghi một số ý kiến thẩm định nội dung: “Phim quảng bá du lịch, chất liệu chủ yếu của cụ Hoàng Ðạo Thúy...” (tài liệu này tôi còn lưu giữ cẩn thận).
Ðọc kịch bản xong, ngó ra ngoài phố xá, cảnh người rồng rắn xếp hàng mua khẩu phần lương thực, những người cơ nhỡ lay lắt nơi công viên vỉa hè. Cảnh quan thời đó (1982) thực sự điêu tàn. Chùa chiền di tích, phố cổ, của ngon vật lạ, con người thanh lịch... đâu còn như trong giấc mơ xưa của cụ Hoàng Ðạo Thúy để mà quảng bá du lịch. Làm một bộ phim màu dài năm sáu cuộn là một số tiền không nhỏ chỉ để chiếu chác vài lần lấy lệ rồi bỏ xó thì thật là thất nhân tâm.
Nhận kịch bản thì đương nhiên phải làm, nhưng làm thế nào với Hà Nội năm cửa ô thì tôi bí. Có thể vào tay người khác thì nhoáng cái là xong phim, là có phim. Tôi nhận tôi thua kém nhiều đồng nghiệp vì sự chậm chạp, cả nghĩ và cầu toàn. Hàng tháng trời tôi lang thang vào các đền chùa, điện Huy Văn, gọi là điện thì thật là tội nghiệp, chùa Bộc, đền Quan Thánh, nhà thờ Nguyễn Trãi, nhà thờ Chu Văn An, nhà thờ Ngô Thì Nhậm, Văn Miếu, mộ nữ sĩ Ðoàn Thị Ðiểm, dấu xưa của Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương... Cả tháng trời tôi lần mò đọc sách ở Thư viện Quốc gia, Thư viện Hà Nội, Thư viện Khoa học; tìm gặp các nhà nghiên cứu...
Có lúc bỗng như bừng tỉnh, tôi tự hỏi tôi đang làm gì thế này? Quên béng rằng công việc trước mắt của tôi là làm phim chứ không phải tìm đọc lan man như thế. Tất cả những gì làm nên sự tích của các bậc tiên liệt tôi sưu tầm được, học hỏi được đều ám ảnh tôi, lôi cuốn tôi. Ðêm ngày tôi sống với những chuyện ấy, bị hút hồn vào những chuyện ấy. Tôi bàng hoàng và mặc cảm, thì ra trước đây tôi chẳng hiểu gì về Hà Nội cả. Tôi thấy ngàn lần có lỗi với tiền nhân vì không ý thức được rằng cha ông ta đã dày công như thế nào, đã hoài vọng như thế nào đối với hậu thế...
Thôi thì đằng nào cũng nhận làm rồi. Cũng tiền của ấy, công sức ấy, thời gian ấy, cũng vẫn đề tài Hà Nội nhưng làm khác đi về nội dung, về hồn cốt.
Điêu đứng
Lời bình phim: “Ðến phố Hàng Bột, tạt vào chùa Huy Văn, xưa gọi là điện Huy Văn. Ta gặp lại Lê Thánh Tông, gặp lại những chuyện kể mà người đời nay còn phải nhiều ngẫm nghĩ.
Bởi từng có thời thơ ấu gian nan, chịu nhiều oan trái hay bởi chữ Tâm mà xưa trên mảnh đất này, nơi vườn hoa Cửa Nam bây giờ, năm 1491, Lê Thánh Tông đã cho dựng đình Quảng Văn, trong đình đặt trống Ðăng Văn để ai có điều gì oan khuất, hết nơi bày tỏ, đến đây đánh lên ba hồi trống, nội quan ra nhận đơn và nhà vua sẽ xét xử.
Luận về các thời phong kiến xưa, các sử gia góp rằng “giá như thời hậu Trần hay thời Lê mạt mà đặt trống Ðăng Văn ở đây thì dân chúng quanh vùng sẽ phải đinh tai nhức óc”.
Khốn nạn quá! Cái chữ “xưa” sau này làm mình điêu đứng. Người ta thẩm vấn: Thế thì tại sao không phải thời phong kiến mà lại là thời phong kiến xưa? Anh nói như thế là có thời phong kiến nay à? Rồi thì “Lê mạt là Lê nào?”.
Phim vừa mới ra đời đã bị bầm dập không tưởng tượng nổi. 1983, 1984, 1985... tôi không còn cái gì nữa. Kể cả điều kiện làm việc cho đến “miếng cơm manh áo”, tất tật. Vợ tôi bảo tôi điên, bạn bè cũng nói vậy, nhưng khổ nhất là sự cô đơn.
Tất nhiên tôi không hề run sợ mà còn cảm thấy thanh thản, tự tin vào điều tôi nghĩ, vào việc tôi làm. Khi bị truy hỏi, tôi khẳng định với cơ quan công an và những người có trách nhiệm rằng:
- Kịch bản Hà Nội năm cửa ô chỉ là cái cớ để tôi khởi đầu, để tôi có người cộng sự, có máy móc, có phim nhựa, nó không có liên quan gì đến hồn cốt của Hà Nội trong mắt ai cả.
- Nội dung Hà Nội trong mắt ai, tức là cái kịch bản đích thực để làm phim là do chính tôi viết, tôi thực hiện, tôi chịu trách nhiệm.
Tôi không thể đổ sự phiền lụy cho ai và càng không thể bịa ra rằng ai đã xúi bẩy tôi trong công việc này.
...Hằng ngày tôi tìm đến những nơi từng quay bộ phim này để suy ngẫm, thắp hương và khấn thầm: “Thưa các bậc tiên liệt, con có tội tình gì không? Bộ phim chỉ nói về sự anh minh của các vị, lẽ nào lại bị đổ”...
Tôi “kêu” với các vị chức sắc: “Xin các anh chỉ bảo cho những chỗ không phải, những chỗ sai để chúng tôi sửa”.
Ban giám đốc hãng “kính chuyển” nguyện vọng này lên những người “cầm cân nảy mực”. Họ đồng ý cho sửa bộ phim, nhưng khi hỏi “cần sửa chỗ nào” thì một vị nói gọn lỏn: “Bộ phim này sai đến mức không thể sửa được”!
Cùng kíp làm phim có Lưu Hà, quay phim chính, con trai anh Lưu Xuân Thư. Ðây là bộ phim đầu tay của Hà ở Trường Sân khấu điện ảnh. Tôi xui Hà đề nghị nhà trường tổ chức chiếu phim này ở Cung Thiếu nhi với danh nghĩa “báo cáo tác phẩm”. Cung Thiếu nhi là điểm chiếu phim sang nhất Hà Nội lúc bấy giờ với hơn 500 chỗ, màn ảnh trắng, ánh sáng mạnh.
Danh sách mời, ngoài thầy trò của Trường Sân khấu điện ảnh, có các học giả, nhà nghiên cứu, lãnh đạo nhiều cục, vụ, viện...
Ơn trời, kế hoạch được chấp thuận! Khán giả đến chật cứng các hàng ghế. Trong khi xem họ reo hò, vỗ tay tán thưởng ầm cả rạp.
Xem phim xong, nhiều người thốt lên: “Sao cái phim như thế này lại bị cấm?”. Không ai, kể cả các vị bên Viện Triết, Viện Sử, Viện Văn, Viện Hán Nôm... không tán thành nội dung cuốn phim. Nhưng vẫn có lệnh bất thành văn từ đâu đó: “Không được chiếu bộ phim này dưới bất kỳ hình thức nào!”.
Ðó là vào giữa năm 1983. Tôi hết hi vọng.
Trần Văn Thủy
Hà Nội trong mắt họa sĩ Bùi Xuân Phái - Ảnh tư liệu
Hà Nội trong mắt ai (trích lời bình)
Vào Bảo tàng Lịch sử đi tìm nghĩa của chữ Tâm cũng nên đến với Nguyễn Trãi. Ðất nước chỉ để lại một Nguyễn Trãi. Ông tiếng là người làng Nhị Khê nhưng sinh thành ở Hà Nội.
Với vua Lê, Nguyễn Trãi vẫn:
“...Nguyện xin bệ hạ thương yêu nuôi dưỡng lấy dân chúng, khiến cho trong xóm ngoài làng không còn tiếng oán hận sầu than. Ðó chính là cái gốc của quốc nhạc vậy... Thương yêu dân chúng hãy làm những việc nhân đức. Ðừng vì ơn riêng mà thưởng bậy, chớ vì mình giận mà phạt bừa. Ðừng thích tiền của mà xa xỉ. Có thế quốc gia mới yên ổn bền vững lâu dài được”.
Thờ chữ Tâm trong lòng và ngòi bút dám viết lên trời xanh những điều trung thực, Nguyễn Trãi ghi: “Trời không che riêng ai, đất không chở riêng ai. Mến người có nhân là dân, mà người chở thuyền lật thuyền cũng là dân”.
Trong Quân trung từ mệnh tập, Nguyễn Trãi viết: “Lẽ thành bại và sự hưng vong của một quốc gia có liên quan mật thiết tới nỗi vui buồn của người dân”.
Phải chăng Nguyễn Trãi đã kế thừa tinh thần của Trần Thủ Ðộ, vị khai quốc công thần đời Trần. Trần Thủ Ðộ nói: “Phàm đã làm vua trong thiên hạ phải biết lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, phải biết lấy tấm lòng của thiên hạ làm tấm lòng của mình”.
Phải chăng Nguyễn Trãi đã kế thừa lời trăng trối của Trần Hưng Ðạo với vua Trần Anh Tông khi vua Trần Anh Tông vào hỏi kế giữ nước nếu giặc phương Bắc xâm lấn: “Khoan sức dân làm kế sâu rễ bền gốc, lẽ đó là thượng sách để giữ nước”.

(*) Phim 90 phút, về chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979, giải vàng Liên hoan phim Việt Nam 1980, giải đạo diễn xuất sắc.
___________
Kỳ tới: Những cuộc giải cứu minh bạch
(Tuổi trẻ)