Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Tin thứ Sáu, 27-07-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Sắp có kiểm ngư Việt Nam (NLĐ).
- Trong bản đồ của Trung Quốc không hề có Trường Sa, Hoàng Sa (GTVT).  - Bản đồ Trung Quốc 1904 không có  Hoàng Sa, Trường Sa  –   (RFA).  - Thêm chứng cứ bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa (PLTP). - Bản đồ triều đại nhà Thanh không cho thấy chủ quyền của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa: Qing dynasty map shows no China claim in Spratlys (Reuters/ABS News). - Hoàng Sa, Trường Sa không có trên bản đồ Trung Quốc (VTV).  Cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam. Không hề có Tây Sa và Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa) trong tấm bản đồ quý và chính thống này = >
- Bản đồ khu vực đông nam châu Á, tây nam Thái Bình Dương: Có tên Hoàng Sa, Trường Sa bằng tiếng Việt (TT).
- Chàng rể VN lên tiếng: Thượng nghị sĩ Jim Webb: việc mở rộng quân sự và mở rộng chính quyền của Trung Quốc xuống biển Đông có thể “vi phạm luật pháp quốc tế” – Kêu gọi Bộ Ngoại giao làm rõ tình hình:  Senator Webb: China’s Military and Governmental Expansion into South China Sea May Be a “Violation of International Law” – Calls on State Department to Clarify Situation  (Jim Webb). - Đã có bản dịch: Thượng nghị sĩ Jim Webb: Trung Quốc có thể “vi phạm luật pháp quốc tế” (Jim Webb). - Thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi làm rõ hành động của Trung Quốc ở Biển Đông (VOA).  – TNS Jim Webb lo ngại về Trung Quốc   –    (BBC).  – TRÍCH BÀI PHÁT BIỂU CỦA THƯỢNG NGHỊ SĨ JIM WEBB: Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế (PLTP).  – Trung Quốc “ngày càng hung hăng” (NLĐ). - Biển Đông: Khi học giả Trung Quốc phản tỉnh (TVN). - Bình mới rượu cũ tại Biển Đông: New Garrison, Old Troubles In The South China Seas  (TIME).
- Sáu nghị sĩ Mỹ trình nghị quyết biển Đông (PLTP).   – Nghị quyết do TNS John Kerry khởi xướng: Các thượng nghị sĩ Mỹ thúc giục ASEAN về bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc: Kerry Resolution: Senators Urge ASEAN to Develop Binding Code of Conduct (CSIS).  – Asean cần thay đổi hình ảnh và tư duy   –    (BBC). - ASEAN cần đoàn kết trước nhiều thách thức (TN). - Học giả Úc hối thúc chính phủ điều giải vụ tranh chấp Biển Đông (VOA). - Làm dịu Biển Đông: Calming the South China Sea (Project Syndicate). - Căng thẳng dâng cao tại Biển Đông: Tensions heighten in South China Sea (WSWS).
- Thời cơ của quân đội Trung Quốc: China’s Military Moment (Foreign Policy). - Trung Quốc “chuyển lửa ra bên ngoài” (TT). - TNS Mỹ Jim Webb: ‘Trung Quốc vi phạm luật quốc tế’ (ĐV). - Các nghị sĩ Mỹ chỉ trích Trung Quốc đơn phương hành động (LĐ). - “Trung Quốc ngày càng có thái độ công kích” (VOV). - Tranh chấp Biển Đông sẽ ảnh hưởng toàn cầu (VNN).   – Các lực lượng ‘khuấy đục’ Biển Đông của TQ: Ngư chính và Hải giám (kỳ2)  (Infonet).   – Trung Quốc không có nhiều lựa chọn trên biển Đông  –   (RFA).
- Nguyễn Trọng Vĩnh: Bộ mặt thật của những người lãnh đạo Trung Quốc trong quá trình dài quan hệ “môi răng” giữa Trung Quốc và Việt Nam (boxitvn). – Nguyễn Duy Vinh:  Ngậm đắng nuốt cay bồ hòn.  - Phim tài liệu “André Menras – một người Việt” đã được chiếu tại Sài Gòn. “Ông André Menras bày tỏ: “… có những thế lực nấp trong bóng tối đã theo dõi, săn đuổi những người yêu nước… Những thế lực bí ẩn ấy không hề có tiếng nói chung với lợi ích của dân tộc Việt Nam và đang làm hỏng hình ảnh của đất nước này với thế giới. Tôi sẽ đấu tranh với họ bằng tất cả sức lực của mình. Tôi tin vào sự sáng suốt của các giới chức có liên quan trong việc chấm dứt những hành vi nguy hiểm và không lành mạnh ấy”.

Quan hệ Việt-Trung ra khỏi vòng tranh tối tranh sáng - (Trần Kinh Nghị). Vậy mà vẫn còn rất nhiều kẻ tranh nhau chạy vào chỗ tối.
- Tàu cá Trung Quốc áp sát đảo Pag-asa của Philippines   –   (RFI).  – Tổng thống Philippines nói về Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông: Kiên nhẫn, bình tĩnh, nhưng không nhân nhượng chủ quyền (ANTĐ).
- Nhà báo Tống Văn Công: Lương tri Trung Hoa (DT).
- Về bài báo trên trang Cựu Chiến Binh hôm 19-7 có tựa đề: “Lòng yêu nước và sự tỉnh táo cần thiết”: SỰ TỈNH TÁO CẦN THIẾT LÀ GÌ?   –   (Bùi Văn Bồng). “Không biết trước khi viết bài này, tác giả ký tên là ‘CCB Việt Nam’ – như ghi cuối bài, có ăn phải đũa của ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội hay không? Và ông ‘CCBVN’ có bị uống phải thuốc mê, bùa lú gì không?” – Điểm báo: NÓI CÙNG BÁO CHÍ   –   (Thùy Linh).
Báo Nhân dân đã nhét cái gì vào miệng ông Nguyễn Minh Phong? (Nguyễn Tường Thụy). - Kẻ nào mưu cầu lợi ích cá nhân, làm giàu trên mồ hôi, xuơng máu đồng bào mình, nhất là người dân vô tội…?  –   (Phương Bích).  BTV: Nếu các trích dẫn trong bài lấy từ bản gốc của TS Nguyễn Minh Phong thì blogger Phương Bích “uýnh” đúng, còn lấy từ báo Nhân Dân mà không có trong bản gốc là “uýnh lộn”. Mời xem lại:  “Lòng yêu nước” của TS Nguyễn Minh Phong bị báo Nhân dân “lạm dụng”?
<= Rồi sẽ có ngày UBND Thành phố Tam Sa (Trung Quốc) ra quyết định xử phạt UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam) vì tội phát biểu chủ quyền… Ảnh: FB Nguyễn Thông. - Hãy nhanh chóng quẳng nó đi thôi   –   (Bà Đầm Xòe). “Đồng chí không thể là mãi mãi. Chỉ có Đất nước và Dân tộc mới là mãi mãi. Các Đồng chí nước mình ơi, đừng mụ mị, ngu muội, tham lam nữa hãy quẳng ngay cái Đồng chí kiểu này vào sọt rác đi cho dân tộc nhờ, chứ nếu không có ngày đất nước bị mất, dân tộc tàn vì cái đồng chí kiểu này đấy”.
BTV: Đúng vậy, các đồng chí ơi, nếu quẳng nó đi mà có lỡ mất đảng thì các đồng chí trở lại làm dân. Nếu các đồng chí có tài thì cũng có thể cạnh tranh với những người dân khác để ngoi lên làm lãnh đạo mà. Còn mất nước rồi, cho dù có làm lãnh đạo thì cũng chỉ là những tên quan thái thú. Hãy nhớ câu nói của ông Bảo Đại: “Trẫm ưng làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ”.  – CHUYỆN SỐT SỒN SỘT! (Đông Ngàn). “Mười sáu cục cứt vàng bốc mùi từ lâu bón ruộng không được, giữ mãi làm gì… Cố lên nhà nước ơi, cố lấy một lần”.
- TS Đỗ Xuân Thọ: GỬI NHỮNG THẰNG EM ” CON ÔNG CHÁU CHA” (Sống Thực). “Hãy dũng cảm đứng lên nói thẳng vào mặt chúng: ‘Hãy vất CN Mác-Lenin sai toét đi! Hãy vất cái mô hình xã hội XHCN quái gở đi’!
- Phạm Gia Minh: ANTI CHINA (Nguyễn Vĩnh).  – Biểu tình: còn thiếu nụ cười của “các anh”!   –   Hàng rào phía bên kia… (DLB).  – Hồ Quang Huy: Nghị định số 28/2005/NĐ-CP về bảo đảm trật tự công cộng là vi hiến  (Nguyễn Tường Thụy).  – Trịnh Kim Tiến: Rốt cuộc vẫn là xương máu của dân đen (FB Trịnh Kim Kim/ DLB).  – Thấy gì qua những phát ngôn?   –   (Mẹ Nấm).
Kiểm soát thương lái Trung Quốc (PLTP).
- Vì Việt Nam phản đối, một tổ chức không được tham gia một ủy ban Liên Hiệp Quốc (Radio Australia). Trong khi đó thì, mặc dù Campuchia phá nát hội nghị ASEAN vừa qua, để rồi cuối cùng tổ chức này không cho ra nổi cái thông cáo chung, rồi Đại sứ  Campuchia tại Thái Lan đổ trách nhiệm cho Philippines, Việt Nam, nhưng VN ủng hộ Campuchia vào Hội đồng Bảo an (BBC).
- Tối qua điểm được 3 bài gọi là “của hiếm” trong ngày 27/7, bữa nay có thêm:  Khúc tưởng niệm Vị Xuyên  (TN). Vậy là Thanh niên có 2 bài rồi, hình như chưa có mặt Tuổi trẻ. - MỘT NỬA SỐ LIỆT SĨ HY SINH CHƯA ĐƯỢC YÊN NGHỈ TẠI NGHĨA TRANG – Nhà thơ Thanh Thảo: KHÚC TƯỞNG NIỆM VỊ XUYÊNRƯỢU THIÊNG (Mai Thanh Hải). – Những thương binh trở về từ chiên tranh biên giơí 1979 (Mạnh Quân).  - Nhớ các chiến sỹ hy sinh trên quần đảo yêu thương (ICTPress).  – Liệt sĩ Trường Sa, nở hoa hồn Tổ Quốc (VOH). – NGUYỄN TRỌNG VĂN và những câu thơ viết ở Trường Sa (Lê Thiếu Nhơn).  – VIẾT CHO CON GÁI TỪ TRƯỜNG SA (Mai Thanh Hải).
- Hàng vạn ngọn nến tri ân anh hùng liệt sĩ (NLĐ). - Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ (TN). - Quảng Trị đồng loạt thắp nến tri ân tại 72 nghĩa trang liệt sỹ(VOV).  -  LS Trương Trọng Nghĩa, đại biểu Quốc hội: Cần hành động thực chất! (PLTP). “Những buổi lễ hoành tráng, những bài diễn văn thống thiết, những phong bì và túi quà, dù chỉ vài trăm ngàn đồng, sẽ thực sự có ý nghĩa đối với nhân dân, trong đó có những gia đình thương binh, liệt sĩ, nếu trong 364 ngày còn lại, họ được chứng kiến những hành động có kết quả cụ thể, thực chất, của cán bộ, đảng viên lãnh đạo ở mỗi cấp, mỗi ngành trong việc “tu thân, tề gia, trị quốc”, đúng nghị quyết hay điều lệ Đảng và quy định của pháp luật. Không làm được như vậy thì việc tưởng niệm các thương binh, liệt sĩ chỉ còn là hình thức, thậm chí là sự báng bổ.”  - Vài nét về chiến trường Quảng Trị 1972 (Hiệu Minh). - Bức thư “thiêng” ở Thành cổ Quảng Trị (Infonet).  – Một bản tổng kết công phu về cuộc chiến khủng khiếp trên Thành cồ Quảng Trị: CHIẾN TRANH HAY TRÒ ĐÙA??? (Phọt Phẹt). Tiếc là dường như chưa từng có một tổng kết về số thương vong của hai bên ở đây, mà có lẽ sẽ là cao nhất về mật độ trong mọi cuộc chiến.  – TÙY BÚT NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ 27.7.2012 (Giang Nam Lãng Tử). - Câu chuyện anh hùng – Bài 2: “Tiểu Long nữ” thế kỷ 20 (PLTP).  - Khép lại chứ đừng lãng quên. - Mẹ Tơm và chiếc váy đụp trăm miếng vá (Bee). - Vực Quành – hoài niệm hay bảo tàng sống?  (KP). - Dấu tích hào hùng trên cao nguyên M’Nông (TN).
- CCB ĐẶNG VIỆT CHÂU VIẾT TIẾP VỀ TRẬN ĐÁNH CAO ĐIỂM 772 ĐÊM 11 RẠNG NGÀY 12/7/1984  –   ĐƯỜNG MINH TUẤN KỂ VỀ NHỮNG KHOẢNH KHẮC THẤT THỦ CAO ĐIỂM 1509 ( LÃO SƠN )   –   VĂN CÚNG CÁC LIỆT SĨ ĐÃ HY SINH ANH DŨNG TRONG TRẬN ĐÁNH BI HÙNG CAO ĐIỂM 772 NGÀY 12/7/1984  (QSVN/ Phạm Viết Đào).
- Một bài viết về ngày 27 tháng 7 xôn xao cộng đồng mạng (Infonet).  – Hơn 20 năm lặn lội tìm được 300 hài cốt đồng đội (DT). - VƯƠNG TRỌNG Lỗi Hẹn Bằng Lăng Tím  (Lê Thiếu Nhơn).   – Người đi tìm dấu những linh hồn (DV). – NGHĨA TÌNH NGỌN CỎ RỪNG XA   –   (Bùi Văn Bồng). – Không được lãng quên (NLĐ).  – THẮP CHO NGƯỜI DƯỚI CỎ (blog Thành). “Thắp nén hương cho những người dưới cỏ/  Đất nước binh đao – huynh đệ tương tàn/  Mẹ thắt ruột từng đêm nghe súng nổ/  Đạn phía nào cũng trắng những khăn tang…”
- GS Ðại Học Stanford kêu gọi điều tra việc bắt giữ 17 nhà hoạt động trẻ VN  (VOA). – Kiến nghị bỏ điều 88   –    (BBC).
Youtube giới thiệu công cụ làm mờ gương mặt để bảo vệ các nhà hoạt động chính trị, các trẻ em (VĐKN).
- Vụ 2 nhà báo VOV bị tẩn: ‘Không đủ cơ sở truy tố’   –    (BBC). – Vụ hành hung 2 nhà báo VOV ở Hưng Yên: Tưởng nhà báo là… người dân (!?) nên mới tẩn (NLĐ).  – Công an Hưng yên ngồi xổm trên pháp luật (Xuân VN). “Trong ba clip dưới đây cho thấy nhiều công an chứ không phải chỉ có 2 công an đã đánh nhà báo, còn mấy công an đội mũ bảo hiểm của CSGT cũng đánh dân tại hành lang nhà văn hóa, công an còn đạp thẳng vào ngực chị Ngô Thị Ánh...”  - Khi hai nhà báo tự cầm gậy phang mặt mình (Trương Duy Nhất). “Chưa bao giờ, thân phận nhà báo nhục đến thế. Chưa bao giờ câuĐ.M mày! Nhà báo cũng đánh cho chết mẹ mày đi’ lại ‘ăng ẳng’ ê chề đến thế”.  -  Tước quân tịch một thượng sĩ công an không phải ở Văn Giang (TN). - Hưng Yên: kỷ luật cách chức công an đánh hai phóng viên (RFA). - Cuối cùng thì VOV cũng đưa tin và không một lời thắc mắc: Kết quả điều tra việc 2 phóng viên Đài TNVN bị hành hung tại Văn Giang.
- Nông dân Đắk Lắk tố cáo cán bộ  (Cầu Nhật Tân).  – Đoàn dân oan Đồng Nai khiếu kiện tại 37 hùng Vương  –   Tin vui Văn Giang - (Xuân VN).   – Bộ Tài nguyên và Môi trường: Khiếu kiện về đất đai chiếm trên 90%  (VnEconomy). – Tin từ CTV: ”Chiều nay 26/7/2012 hơn 100 bà con Văn Giang lại cùng nhau ra cánh đồng Xuân Quan để trồng cấy lại trên mảnh đất của mình vừa bị cày ủi tan hoang mấy hôm trước. Hiện nay toàn bộ máy móc của quân Ecopark đã rút về vị trí chân cầu đang xây dựng, không thấy có bóng dáng của đội côn đồ bảo vệ máy móc trước đây đâu… Tuy nhiên bà con vẫn rất cảnh giác và luôn có một đội ngũ máy ảnh máy quay ém sẵn để ghi lại sự kiện nếu có biến“. Điện thoại liên lạc: Chị Khóa đi cấy 016 353 06572, Chị Kiêm đi cấy 016 483 18381. - UBND. TP Bắc Giang thu hồi đất trái pháp luật (DT).
- KS Nguyễn Văn Thạnh: ĐẢNG LÀ VUA   –   (Huỳnh Ngọc Chênh). “Lịch sử Việt Nam vẫn chưa qua chế độ phong kiến thối nát mà còn tệ hơn chế độ phong kiến. Chỉ có một sự khác biệt nhỏ là thay vì một vị là làm Vua, chúng ta có Vua tập thể với 14 vị. Điều cay đắng là 14 vị này lại không có trách nhiệm với giang sơn đất nước như đấng thiên tử xưa kia, thưa đồng bào!BTV: Một ông vua vơ vét dân cũng đủ mạt, 14 ông vua cùng vơ vét thì dân chúng chỉ có nước đi ăn mày khắp thế giới. Chưa kể những ông vua con rải rác khắp các địa phương trên cả nước.
- Chủ tịch nước Việt Nam thăm Nga với trọng tâm hợp tác năng lượng    –   (RFI).  – Chủ tịch nước hội kiến Thủ tướng Nga (PLTP). – Việt Nam – Nga đẩy mạnh hợp tác quốc phòng, kỹ thuật quân sự (TN). -  Nga lên tiếng trong vụ công nhân Việt   –    (BBC).   – Công nhân Việt ở Nga ‘bị kích động’   –    (BBC).   – Bãi thị đòi công bằng ở Chợ Việt lớn nhất Ba Lan  –   (RFA). - Việt Nam – Nga đẩy mạnh hợp tác quốc phòng, kỹ thuật quân sự (TN). - Báo chí Nga ca ngợi hợp tác hiệu quả Nga-Việt Nam (TTXVN).
- Bộ trưởng Tư pháp và “cô gái Cẩm Phả” (Đào Tuấn). “Sự thiếu thực tế, dường như được sinh ra trong những căn phòng máy lạnh, hoặc các cuộc đón rước đình đám. Thiếu thực tế đến mức đôi khi chính sách trở thành trò cười cho thiên hạ, khiến đôi khi những chính sách khoác áo vì dân trở nên không thể thực hiện được”.
-  Vậy là thay vì xuống “tiếp xúc cử tri” sau kỳ họp Quốc hội như các vị khác, rất hình thức, lại dễ bị thắc mắc vụ Tiên Lãng hơn nửa năm “cứt trâu hóa bùn”, Thủ tướng đã về chỉ đạo Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm tại TP.Hải Phòng (TN). - Ưu tiên nguồn vốn xây dựng cảng Lạch Huyện, Hải Phòng (SGGP). - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc tại Hải Phòng (TP). A! Xin lỗi … có đây rồi “Cùng ngày, Thủ tướng và Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hải Phòng đã tiếp xúc cử tri huyện đảo Cát Hải.”. –  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp xúc cử tri và làm việc tại TP Hải Phòng (DN). Nhưng cũng không thấy nhắc tới Tiên Lãng, không biết có phải do đây là Cát Hải?  
- Việt Nam : Thêm 5 người của Vinalines bị bắt giữ    –   (RFI).   – Thêm 5 giới chức bị bắt trong vụ tham nhũng ở Vinalines  (VOA).  – Sai phạm tại Vinalines: Bắt thêm 6 người (NLĐ).  – BỆNH KÍN  –  CẤM KHẨU THEO QUY TRÌNH ! (Sơn Thi Thư). - Vụ tham nhũng tại Vinalines: Khởi tố thêm nhiều bị can (TT). - Khởi tố thêm 6 cán bộ trong vụ Vinalines mua ụ nổi (TN).
- Tập đoàn kinh tế nhà nước: Bài 5: Tập đoàn phải cạnh tranh bình đẳng (CAND).
Kỷ luật 698 tập thể, cá nhân liên quan đến tham nhũng (TN). - Cảnh cáo Phó Chủ tịch liên minh Hợp tác xã VN (CP).- An Giang:   Đình chỉ sinh hoạt Đảng và chức vụ 5 cán bộ (TT). - Cảnh cáo Phó chủ tịch Liên minh Hợp tác xã VN (TN).
Vụ “đem xác người vào UBND huyện”: Sẽ truy trách nhiệm cán bộ liên quan (PLTP).  - Nhà chủ tịch xã bị ném mìn (TT).  - Vi phạm giao thông: phạt chủ xe lẫn tài xế? (TT).  - Phải ghi ý kiến của kiểm sát viên trong bản án? (PLTP). –  Đòi bồi thường vì bị xúc phạm giữa chợ (PLTP).
Chẳng ai chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng (DT).
- Vụ Trọng Tấn – Anh Thơ, dư luận đa chiều (VOV).
Đà Nẵng sau ngày Bí thư “truy” GĐ Sở (KP).
Những người Mỹ có ảnh hưởng nhất mọi thời đại (Infonet).
- Người Cộng Sản và các kế hoạch năm năm (phần 2) (Der Spiegel/ Phan Ba). Mời xem lại: Phần 1.
<- Nhiều nhà đối lập Cuba bị bắt khi dự đám tang của ông Oswaldo Paya    –   (RFI). - Chủ tịch Raul Castro: Cuba sẵn sàng ngồi lại với Mỹ (DT).
- Hoa Kỳ: ‘Nhân quyền ở TQ xấu đi’   –    (BBC).  – Tình trạng nhân quyền Trung Quốc xấu đi    –   (RFI). - Trung Quốc xử lý kỷ luật hơn 60 quan chức cấp bộ (VOV).
- Vợ của ông Bạc Hy Lai bị truy tố về tội cố sát    –   (RFI).  – Vợ Bạc Hy Lai bị khởi tố tội giết người   –    (BBC).  – Vợ ông Bạc Hy Lai bị truy tố về tội giết người (VOA). - Yếu tố “bài Trung Quốc” trong cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ    –   (RFI).
Ông Kim Jong Un đang xây dựng hình ảnh của riêng mình (VOA). - “Đệ nhất phu nhân” Bình Nhưỡng (TT). - Với vợ bên cạnh, Kim Jong-Un muốn chứng tỏ sự chín chắn    –   (RFI). – Thêm chi tiết về vợ Kim Jong-un   –    (BBC). – Kim Jong-un và dấu hiệu cởi mở (NLĐ).
- Anh ruột tổng thống Lee Myung Bak bị truy tố về tội nhận hối lộ    –   (RFI). - Truy tố anh trai tổng thống Hàn Quốc về tội nhận hối lộ (TT).
- Bùi Tín:  Bashar al-Assad chẳng có nhiều lựa chọn (VOA’blog).

KINH TẾ
- TS Võ Trí Thành: ‘Kinh tế sẽ rơi vào giảm phát nếu vẫn còn trì trệ như này’ (VNE).
WB khuyến nghị Việt Nam tái cấu trúc hệ thống ngân hàng (PLTP).
- TS Trần Vinh Dự:  Nợ xấu và mùa đông của suy thoái (phần 1) (VOA’blog)
Lãi suất có thể giảm thêm 2% (NLĐ).
Cứu DN: “Chậm ngày nào, thiệt hại ngày đó” (VEF). - Đề án “cứu doanh nghiệp”: cần giải pháp cho từng ngành (TT). - Doanh nghiệp sống nhờ… “tình thương” của ngân hàng (DT). - Về Đề án cứu DN của Bộ Công thương: “Tháo gỡ” hay “giải cứu” ? (TN). -  Giải cứu hàng loạt doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất kinh doanh: Không thể chậm trễ hơn (ANTĐ).
Nguy cơ vỡ kế hoạch năm vì hàng ế (DT). “Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, nếu không giải quyết được “vấn nạn” tồn kho thì kế hoạch cả năm 2012 khó có thể hoàn thành. Cùng với đó, khó khăn sẽ “tích”, để lại hệ lụy cho năm 2013 và những năm tới.” - Đề án cứu doanh nghiệp: Sớm giải phóng hàng tồn kho (TP).
12 năm, chứng khoán có còn là “sòng bạc”? (VNEco). Sắp dẹp tiệm, còn ai gầy sòng nữa? - “Cần làm cho TTCK hấp dẫn hơn” (ĐT).
7 tháng, 1,61 tỷ USD vốn FDI “đổ” vào bất động sản  (VNEco).  - Quốc Cường Gia Lai bị kiện (NLĐ) vì “Thu tiền, giao sổ đỏ nhưng không giao đất tại dự án khu dân cư Trung Nghĩa ở TP Đà Nẵng …”  Tướng Savills bàn cách ‘giải cứu’ bất động sản (DĐDN). - Làm sổ đỏ: Chủ đầu tư sốt sắng, dân nghi ngờ (VEF).
- Reuters: Việt Nam sẽ nâng sản lượng cà phê arabica lên gấp đôi (CafeF).
Petrolimex lấy lãi ở nước ngoài bù lỗ trong nước? (Infonet).  - Vì sao doanh nghiệp xăng dầu sợ giải thích? (PLTP).
Gas lại bị làm giá (NLĐ). - Chưa tính chuyện thu phí phần mềm bảo mật trên di động (Infonet).
Hyundai có nhà phân phối xe thương mại tại Việt Nam (VnEco).
- Mua theo nhóm: Nhan nhản mỹ phẩm không chính hãng (PLTP). Nhiều nước hoa cao cấp bán với giá rẻ, coi chừng hàng không rõ nguồn gốc = >
Ngừng xuất khẩu than vì lỗ (VEF).
Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 12,4% (Thanh Tra).
Làng tỷ phú tôm thành làng “Chúa Chổm” (DV).
- Rộng cửa WTO cho nước nghèo (ANTĐ).
Xăng, dầu thế giới cùng đẩy giá theo ECB (VnEco).
Rửa tiền, HSBC tiếp tục bị phạt 27,5 triệu USD (VTC).
- Kinh tế toàn cầu vẫn trong tình trạng tồi tệ (TQ).
- Mùa hè nóng bỏng của kinh tế Tây Ban Nha    –   (RFI).  - Hy Lạp phải tiết kiệm thêm 11,6 tỷ euro trong tài khóa 2013 và 2014    –   (RFI). - Ngân hàng Trung ương Châu Âu cam kết bảo vệ đồng Euro (VOA).
- Cổ phiếu Apple giảm: Cơ hội để làm giàu?   –    (BBC).
Phố Wall bùng nổ sau tuyên bố từ ECB (VnEco).
- Thượng viện Mỹ thông qua dự luật cắt giảm thuế đối với tầng lớp trung lưu  (VOA).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- HẺM …”BUÔN” CHUYỆN (KỲ 5)   –   (Nhật Tuấn).
- NGUYỄN QUANG THIỀU: TRỞ VỀ MÁI NHÀ XƯA (Nguyễn Trọng Tạo).
- Chuyện PHÙNG QUÁN (4): MƯỢN TÊN ĐỂ IN VĂN. Mời xem lại: CHUYỆN PHÙNG QUÁN: Lời đầu sách   –   Chuyện PHÙNG QUÁN (1): THI SĨ VỆ QUỐC ĐOÀN   –   Chuyện PHÙNG QUÁN (2): PHÙNG QUÁN, CON NGƯỜI VIẾT HOA   –   Chuyện PHÙNG QUÁN (3): ÔNG CHÚ RUỘT ĐÃ NHẬN LẠI ĐỨA CHÁU (Ngô Minh).
- Nguyễn Khoa Đăng: Chim Mặt Người qua trí tưởng tượng của trẻ em bất hạnh  (Lê Thiếu Nhơn).
- Ngô Minh: ĐÃ TÌM RA TÁC GIẢ BÀI THƠ ĐẾ HỆ THI TRIỀU NGUYỄN (Nguyễn Trọng Tạo).
- Đàn trời (kịch bản phần cuối: tập 31-36) (Phạm Ngọc Tiến).
Tuồng Việt Nam cần “đào tạo” khán giả (VOV).
Cậu bé 9 tuổi gây tranh cãi vì Đồ Rê Mí (KP).
Kenny Thái tung hê chuyện hậu trường thi nhan sắc Việt (ĐV).
- Thế giới sửng sốt về nhà sư Việt quỳ lạy suốt 1.800 km   –   (Bà Đầm Xòe). - Nhà Phật không ủng hộ người đồng tính đi tu (Bee). - Lạc vào phòng se duyên của “thế giới thứ ba”  (NĐT).
- Thót tim xem Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (TN).  - Xem lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (VTC). - Rủ nhau đi chợ nên duyên đèo bòng… (Bee). - Nguyễn Hưng Quốc: Bún mắng cháo chửi ở Hà Nội (VOA’blog)
Tìm thấy con thuyền gỗ 5.000 năm tuổi (TTVH).
Người Việt ở Olympic: Bỏ cuộc là nỗi nhục Quốc gia! (VTC).
<- Sự cố đầu tiên tại Olympic London: Nhầm cờ Triều Tiên thành cờ Hàn Quốc (SGTT). – Các nhà tổ chức Olympic xin lỗi Bắc Triều Tiên vì treo nhầm quốc kỳ (VOA).  – London xin lỗi đội bóng Bắc Hàn   –    (BBC).
- Chờ kỳ tích ở London (NLĐ).  - Bóng đá, điền kinh và bơi lội : những ngôi sao Olympic 2012    –   (RFI).  – Olympic London 2012: Bí mật người châm đuốc đài lửa (PLTP).  – VÐV Hy Lạp bị trục xuất khỏi Olympic vì bình luận phân biệt chủng tộc  (VOA). - London đã sẵn sàng cho lễ khai mạc Olympic (VOA).


GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Nguồn dồi dào vẫn lo khó tuyển (NLĐ). - Tuyển sinh ĐH, CĐ 2012: Điểm môn Sử và tiếng Anh quá thấp! (PLTP). “ĐH Phú Yên có tới 99,4% thí sinh có điểm thi môn Sử dưới trung bình.” - Nhiều trường công bố điểm chuẩn dự kiến (TN). - Điểm chuẩn dự kiến ĐH Khoa học Tự nhiên (TP).
- Chăn bò, tự học vẫn thủ khoa (NLĐ).
- Một vài điều suy nghĩ về chuyện thầy giáo”tra tấn” học sinh ở Thái Nguyên(blog Bravery).  - Quan chức Quốc hội phản đối cách dạy “tra tấn” học sinh (GDVN). - Nếu ăn đòn là học giỏi, Bộ GD nên phổ biến cách dạy học bằng roi mây (GDVN).
-  Khởi tố một phó hiệu trưởng vì trộm cắp (TN).
- Tư vấn tâm lý học đường: còn nhiều bất cập (NLĐ).
- Nữ sinh xin đi nhờ xe bị phó hiệu trưởng gạ tình (LĐ).
- Du học sinh VN ở Nhật bị đâm hay tự sát? (TT). = >
Khó liên thông chính quyền điện tử khi mỗi nơi một phách (Infinet).
Những phán đoán “chết người” của BS  (bác sĩ) (KP). Lối viết tắt “chết người” với Ba Sàm.
Người có làn da co giãn nhất thế giới (TT).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Mưa lũ ở khiến 10 người chết và mất tích (DV). - Miền Bắc còn mưa rải rác, lũ trên sông dâng cao (DT). -  Ít nhất 7 người chết do lũ quét, sạt lở đất (TN).
Ngư dân Việt kể ngày đen tối dưới họng súng hải tặc Somalia  (Infonet). - Ký ức thuyền viên Việt: Sa bẫy cướp biển (KP).
- “Chẩn đoán song thai, sinh một”: chẩn đoán sai (NLĐ).
Ôtô, hàng quán, siêu thị… băm nát công viên (VEF).
- Bãi xe ngầm bao giờ có? (NLĐ).
Gặp nhau ở cà phê đèn mờ…có là bằng chứng ngoại tình? (VNN).
- Có được nộp BHXH cao để hưởng trợ cấp cao? (PLTP).

<- ĐẾN THĂM ĐÊM BÃI RÁC THẢI LỚN NHẤT HÀ NỘI (Phạm Viết Đào).
- Phiếm&Biếm: Vẫn chưa xấu hổ (SGTT).
Khiếp hãi tin đồn (NLĐ).
Những chuyện dở khóc dở cười của hàng không Việt (Bee).
Hà Nội: Xót xa cha dùng búa đinh giết nghịch tử (VNN).  - Người cha giết con trần tình đã… quá kiên nhẫn (Bee).
Tầm nã tội phạm - Kỳ 11: Kẻ sát nhân 20 năm trốn ra đảo (TN).
Đại gia Lê Ân: Không phải gái trinh, dứt khoát không cưới (Bee).
Mánh khóe vét túi công nhân của “gà móng đỏ” chốn công trường (NĐT).

QUỐC TẾ
Mỹ cảnh giác chế độ Syria chuẩn bị cho 1 vụ thảm sát ở Aleppo (VOA). - Thành phố Aleppo của Syria trong thế giằng co (TN). - Bashar al-Assad chẳng có nhiều lựa chọn (VOA). - Phe nổi dậy Syria củng cố lực lượng   –    (BBC).  – Giao tranh tiếp diễn ở thành phố lớn nhất Syria (VOA).  – Thêm nhà ngoại giao Syria đào nhiệm   –    (BBC). – Chiến sự tiếp diễn dữ dội ở thành phố Alep    –   (RFI). – Thánh chiến ở Syria: Khi người Alawi cũng nổi dậy (NLĐ).  – Người tỵ nạn Syria đối mặt với điều kiện sống tồi tệ tại Iraq (VOV).
- Trung Quốc bác cáo buộc sử dụng công nghệ trực thăng “chôm” của Mỹ (TN).
- Iran cáo buộc Israel chính là thủ phạm vụ đánh bom ở Bulgaria (VOV). = >
- Hungary dời lại cuộc thẩm vấn tội phạm chiến tranh Laszlo Csatary    –   (RFI).
- Ông Mitt Romney bắt đầu chuyến công du nước ngoài  (VOA). - Ông Romney rút lại phát biểu hoài nghi khả năng điều hành Olympic của Anh (VOA).
Đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu giảm tại Hoa Kỳ (VOA).
- Nghi can vụ xả súng ở Aurora gửi bưu kiện mô tả vụ tấn công tới trường cũ  (VOA).
Đi thăm Thaksin, cảnh sát trưởng Thái bị chỉ trích (TT). - Chủ tịch thượng viện Thái Lan bị phạt tù (TN).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 26/07/2012;  + Tài chính kinh doanh sáng – 26/07/2012;  + Tài chính kinh doanh trưa – 26/07/2012;  + Cuộc sống thường ngày – 26/07/2012;  + Thời sự 19h – 26/07/2012.

1164. Thượng nghị sĩ Jim Webb: Trung Quốc có thể “vi phạm luật pháp quốc tế”

Jim Webb

Thượng nghị sĩ Jim Webb: việc mở rộng quân sự và mở rộng chính quyền của Trung Quốc xuống biển Đông có thể “vi phạm luật pháp quốc tế”

Kêu gọi Bộ Ngoại giao làm rõ tình hình
Người dịch: Dương Lệ Chi
25-07-2012
Washington, DC –Thượng nghị sĩ JimWebb, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương, thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, hôm nay nói rằng các hành động gần đây của Trung Quốc đơn phương khẳng định quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam) có thể vi phạm luật pháp quốc tế. Ông đã kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ làm rõ tình trạng này với Trung Quốc và báo cáo lại cho Quốc hội.
Thượng nghị sĩ Webb nói trong một bài phát biểu hôm nay ở Thượng viện: “Với các sự trỗi dậy của một phe nào đó ở Trung Quốc có liên quan tới quân đội, Trung Quốc ngày càng trở nên hiếu chiến hơn. Hôm 21 tháng 6, Quốc Vụ viện Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập cái mà họ gọi là Thành phố Tam Sa, một khu vực cấp quận. Điều này có nghĩa là [họ] đơn phương tạo ra một bộ phận chính phủ từ hư không (ND: không người ở, không đất đai, chỉ toàn là biển) ở một khu vực mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền. Thành phố mà họ tạo ra này sẽ quản lý hơn 200 đảo nhỏ, các bãi cát và các rạn san hô bao quanh 2 triệu km vuông nước trên biển. Họ đưa dân đến cư trú và đóng quân ở một hòn đảo để tranh giành chủ quyền, và họ thông báo rằng cơ quan quản lý này sẽ quản lý toàn bộ khu vực đó ở Biển Đông” .
Thượng nghị sĩ Webb là người tài trợ ban đầu cho một nghị quyết mà Thượng viện đã nhất trí thông qua hồi tháng 6 năm 2011, lên án việc Trung Quốc sử dụng vũ lực ở Biển Đông và kêu gọi giải quyết các tranh chấp lãnh hải ở Đông Nam Á một cách hòa bình và đa phương. Ông nói: “Trung Quốc đã từ chối giải quyết những vấn đề này ở một diễn đàn đa phương. Họ tuyên bố rằng những vấn đề này sẽ chỉ được giải quyết song phương, với từng nước một. Tại sao? Bởi vì họ có thể thống trị bất cứ nước nào trong khu vực này. Đây là một sự vi phạm, tôi nghĩ hoàn toàn có thể cho là vi phạm luật pháp quốc tế. Trái ngược với các tuyên bố của chính Trung Quốc về việc họ sẵn sàng làm việc với các nước ASEAN để cố gắng phát triển Bộ Quy tắc Ứng xử. Điều này thật là rắc rối. Tôi thúc giục Bộ Ngoại giao làm rõ tình trạng này với Trung Quốc, và cũng [nói rõ] với cơ quan [chính phủ] của chúng ta ngay lập tức“.
Thượng nghị sĩ Webb đã bày tỏ mối quan ngại về các vấn đề chủ quyền trong khu vực này hơn 16 năm qua. Phiên điều trần đầu tiên của ông khi làm chủ tịch giả định của Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương, thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ là về các vấn đề tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải ở châu Á hồi tháng 7 năm 2009. Thượng nghị sĩ Webb đã làm việc và đi thăm khắp các khu vực Đông Á và Đông Nam Á trong hơn bốn thập kỷ qua – với tư cách là một sĩ quan Thủy quân Lục chiến, một nhà kế hoạch về phòng thủ, một nhà báo, một tiểu thuyết gia, một viên chức cao cấp trong Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Hải quân, và một nhà tư vấn kinh doanh.
Một bản sao bài phát biểu của Thượng nghị sĩ Webb ở Thượng viện như sau:
Trong nhiều năm, khá lâu trước khi tôi vào Thượng viện, tôi rất thích làm việc và đi đến khu vực Đông Á với nhiều vai trò khác nhau: là một người lính thủy quân lục chiến ở Okinawa và Việt Nam, là một nhà báo, là một viên chức chính phủ, là một người khách của các chính phủ khác nhau, là một nhà làm phim, và là một nhà tư vấn kinh doanh.            
Những gì chúng ta có thể làm trong 5-6 năm qua là để tái tập trung các mối quan tâm của nước ta đến khu vực quan trọng này của thế giới, tôi nghĩ đó là một trong những câu chuyện thành công tuyệt vời về chính sách đối ngoại của chúng ta. Đồng thời, chúng ta phải luôn luôn lưu tâm rằng sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Đông Á và Đông Nam Á là để bảo đảm sự ổn định trong khu vực này. Nếu quý vị nhìn vào bán đảo Triều Tiên, quý vị sẽ thấy rằng trong nhiều thế kỷ đã có một chu kỳ, nơi trung tâm quyền lực chuyển đổi giữa Nhật Bản, Nga, và Trung Quốc. Đây là nơi duy nhất trên thế giới mà lợi ích địa lý và quyền lực của ba quốc gia này chồng chéo nhau, và nó chồng chéo với bán đảo Triều Tiên ngay ở giữa. Chúng tôi thấy hồi giữa thế kỷ trước, những gì đã xảy ra khi Nhật Bản trở nên quá hiếu chiến ở khu vực này của thế giới. Nhật đã đánh với Nga hồi đầu thập niên 1900. Nhật đã đánh bại họ (Nga). Điều này xảy ra khi họ di chuyển tới Triều Tiên, chiếm đóng Triều Tiên, và chuyển tới Trung Quốc. Điều này cuối cùng dẫn đến sự tham gia của chúng ta trong Đệ Nhị Thế chiến, và kể từ Đệ Nhị Thế chiến, sự hiện diện của chúng ta là để bảo đảm sự ổn định. Chúng ta đã nhìn thấy sự đối đầu – cuộc chiến Triều Tiên, nơi mà chúng ta đã chiến đấu với Trung Quốc, thêm vào là Bắc Triều Tiên, và cuộc chiến Việt Nam, mà tôi đã chiến đấu ở đó.
Nhưng nói chung, các nhà quan sát khu vực này lâu dài – những người như Bộ trưởng Cố vấn Lý Quang Diệu của Singapore – sẽ nói rằng, sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực này cho phép các hệ thống kinh tế phát triển và hệ thống chính phủ hiện đại hóa. Chúng ta là nước bảo đảm sự ổn định tuyệt vời. Khó khăn mà chúng ta đã và đang đối mặt trong 10-12 năm qua là làm thế nào đối phó với sự tăng trưởng kinh tế và quốc tế của Trung Quốc trong khu vực này. Trước khi Trung Quốc mở rộng, chúng ta đã nhìn thấy sự xuất hiện trở lại của Liên Xô. Khi tôi còn ở Lầu Năm Góc hồi thập niên 1980, đã nhận ra rằng Nga mơ ước có cảng nước ấm ở Thái Bình Dương. Hàng ngày, họ có khoảng 20-25 tàu ở Vịnh Cam Ranh, Việt Nam, là kết quả cuối cùng của chiến tranh Việt Nam. Nhưng trong 10-12 năm qua, thách thức đối với chúng ta là phát triển loại quan hệ thích hợp với Trung Quốc để chúng ta có thể thừa nhận sự phát triển của họ như là một quốc gia, nhưng duy trì sự ổn định thì rất quan trọng trong khu vực này của trên thế giới.
Có nhiều điều phiền toái trong những năm gần đây. Đã có một số vấn đề ở biển Đông mà trong một thời gian dài, các nhà lãnh đạo quân sự của chúng ta đơn giản cho là những tham gia về chiến thuật – nơi các tàu hải quân Trung Quốc và các tàu đánh cá tham gia vào các cuộc tranh cãi vặt với Philippines ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam và ở quần đảo Senkaku, gần Nhật Bản – nhưng càng ngày càng trở nên rõ ràng hơn về những gì mà chúng ta đang thấy là các vấn đề chủ quyền. Người dân đã nói nhiều năm về việc giải quyết vấn đề chủ quyền ở Đài Loan, nhưng rõ ràng rằng – Tôi đã nói về điều này nhiều năm rồi – có những vấn đề về chủ quyền khác. Một khi vấn đề Đài Loan được giải quyết, có quần đảo Senkaku, mà cả hai nước Nhật và Trung Quốc đều đòi chủ quyền, quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc và Việt Nam đòi chủ quyền, quần đảo Trường Sa có năm nước khác nhau tuyên bố chủ quyền, gồm có Trung Quốc và Philippines. Cho nên chúng ta bắt đầu nhìn thấy một sự trỗi dậy của các sự cố đã trở thành đối đầu quân sự trong vài năm qua. Ngoại trưởng của chúng ta đã thấy rất rõ hai năm trước, hầu như đến ngày mà những tình huống không chỉ đơn giản là những chuyện của châu Á, mà là lợi ích quan trọng của Hoa Kỳ để giải quyết một cách hòa bình và đa phương.
Chúng ta đã tranh đấu ở Ủy ban Đối ngoại để cố gắng thông qua Hiệp ước Luật Biển (ND: Công ước LHQ về Luật Biển) để giải quyết các loại sự cố này, điều mà không chỉ là các sự cố an ninh, mà chúng còn liên quan đến khả năng về một số lượng lớn tài sản ở khu vực này của thế giới. Chúng ta đã gặp nhiều khó khăn để thông qua Hiệp ước Luật Biển, nơi mà hầu hết các nước trên thế giới công nhận các nguyên tắc cơ bản về việc làm thế nào để giải quyết những vấn đề quốc tế này thông qua sự tham gia đa phương. Thiếu vắng Hiệp ước Luật Biển – và tôi nghĩ rằng với sự trỗi dậy của một phe nhóm nhất định nào đó của Trung Quốc liên kết với quân đội của họ – Trung Quốc ngày càng trở nên hiếu chiến hơn. Tháng vừa qua rất là phiền toái. Hôm 21 tháng 6, Quốc Vụ viện Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập cái mà họ gọi là Thành phố Tam Sa, một khu vực cấp quận. Điều này có nghĩa là [họ] đơn phương tạo ra một cơ quan Chính phủ từ hư không [ND: không người ở, không đất đai…] ở một khu vực mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
Hôm thứ sáu ngày 13 tháng 7, do bất đồng trong việc nhận diện tình hình Biển Đông như thế nào, Hiệp hội Các nước Đông Nam Á (ASEAN), một tổ chức gồm 10 quốc gia đã rất sẵn sàng trong việc cố gắng giải quyết các vấn đề này, đã thất bại trong việc ra thông cáo về một giải pháp đa phương cho các vấn đề ở Biển Đông.
Ngày 22 tháng 7, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã công bố việc triển khai một đơn vị đồn trú của các binh sĩ tới các đảo trong khu vực này. Lệnh đồn trú có khả năng sẽ được đặt ở quần đảo Hoàng Sa, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Ngày 23 tháng 7, Trung Quốc chính thức bắt đầu thực hiện quyết định này. Họ thông báo rằng 45 nhà lập pháp hiện cai quản khoảng một ngàn người đang chiếm đóng các đảo này. Họ đã bầu một thị trưởng và một phó thị trưởng. Họ đã công bố 15 ủy viên Ban Thường vụ sẽ điều hành quận này. Họ thông báo rằng, thành phố mà họ đang tạo ra sẽ quản lý hơn 200 đảo nhỏ, các bãi cát, và các rạn san hô bao quanh 2 triệu km vuông nước trên biển. Họ đưa dân đến cư trú và đóng quân ở một hòn đảo để tranh giành chủ quyền, và họ thông báo rằng cơ quan quản lý này sẽ quản lý toàn bộ khu vực đó ở Biển Đông.
Trung Quốc đã từ chối giải quyết những vấn đề này ở một diễn đàn đa phương. Họ tuyên bố rằng những vấn đề này sẽ chỉ được giải quyết song phương, với từng nước một. Tại sao? Bởi vì họ có thể thống trị bất cứ nước nào trong khu vực này. Đây là một sự vi phạm, tôi nghĩ hoàn toàn có thể cho là vi phạm luật pháp quốc tế. Trái ngược với các tuyên bố của chính Trung Quốc về việc họ sẵn sàng làm việc với các nước ASEAN để cố gắng phát triển Bộ Quy tắc Ứng xử. Điều này rất là rắc rối. Tôi đề nghị Bộ Ngoại giao làm rõ tình trạng này với Trung Quốc, và cũng [nói rõ] với cơ quan [chính phủ] của chúng ta ngay lập tức” .
Nguồn: Jim Webb

1163. “Lòng yêu nước” của TS Nguyễn Minh Phong bị báo Nhân dân “lạm dụng”?

Đôi lời: Một bài viết của TS Nguyễn Minh Phong trên báo Nhân dân điện tử đã gây ra phản ứng dữ dội chỉ trong hai ngày qua
Rất may, liền đó, một độc giả thân thiết đã gửi tới “bản gốc” của bài viết, trước khi bị “biên tập”. Xin đăng tải cả 2, có đánh dấu những đoạn bị thêm, bớt, để độc giả đánh giá. Trên bản gốc, những đoạn bị bỏ, để thêm “mắm muối” hình thành nên bản chính thức, có màu đỏ thẫm. Trên bản đăng báo ND, những đoạn được BBT thêm vàomàu đỏ tươi. Riêng tựa bài viết đã được ND sửa lại.
Dù sao cũng có một sự lạ khi mà theo thông tin cho biết, TS NMP hiện là người “có cương vị” kha khá ngay tại báo Nhân dân. Vậy mà bài viết của ông đã bị sửa chữa, thêm bớt làm thay đổi rất nhiều ý tứ quan trọng trong đó. Kinh nghiệm đã có ít nhất một vụ việc tương tự, khi một nhà nghiên cứu trả lời phỏng vấn báo Trung Quốc, bản được đăng lên không giống bản mà tác giả loan tải để thanh minh sau khi có dư luận phản ứng tại VN. Nhưng trường hợp của TS NMP thì nghiêm trọng hơn và rất khó hiểu. 

Vậy, để đối phó với thứ phương tiện truyền thông không giống ai này, chỉ có cách duy nhất đối với các “khổ chủ” là hãy công khai, chính thức lên tiếng. Với TS NMP, bằng bản được cho là “gốc” dưới đây vẫn chưa đủ, chưa đáng tin cậy, rằng ông có đồng ý với việc biên tập như vậy của ND hay không. Tuy nhiên, nếu đòi hỏi ông phải có một bài viết, dù là trên mạng tự do, để làm rõ vụ việc là điều hầu như không thể. Đành chấp nhận có hai con người trong một TS NMP, một với các độc giả hiếm hoi, là những đương, cựu “đầy tớ” vẫn nghiền tờ báo “Nhân dân” mỗi ngày, một với NHÂN DÂN từ lâu đã quay lưng với tờ báo mượn danh mình. Bổ sung, bài mới trên blog Nguyễn Trọng Tạo:  TS NGUYỄN MINH PHONG NÓI BÀI GÔC CỦA ÔNG ĐÃ BỊ BÁO NHÂN DÂN CĂT BỎ VÀ VIẾT THÊM.
.

LÒNG YÊU NƯỚC VÀ SỰ LẠM DỤNG…!

TS Nguyễn Minh Phong
Sinh ra trên trái đất và lớn lên dưói ánh mặt trời, mỗi người đều có một gia đình để yêu thương, một nghề nghiệp làm sinh kế và có một Tổ quốc để gắn bó, phụng sự.
Lòng yêu nước là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân, dù đó là nguyên thủ quốc gia hay người dân bình thường.
Lòng yêu nước là tài sản thiêng liêng, gắn liền với lòng tự hào, tự tôn dân tộc, cần được nâng niu, bảo vệ, phát huy, nhưng cũng cần tránh bị ngộ nhận, lạm dụng, lợi dụng…!
Qua dòng chảy thời gian và qua các thế hệ, với mọi người Việt Nam, lòng yêu nước như đã trở thành một giá trị cao quý tự thân, máu thịt và được “di truyền” từ đời này sang đời khác, với những biểu hiện ngày càng sinh động, đa dạng, cụ thể. Ai vì lý do nào đó phải xa quê hương, mới càng thấm thía, khắc khoải và thêm sâu đậm tình yêu xứ  sở, nơi “chôn nhau cắt rốn”, nơi “cha sinh mẹ dưỡng”. Có đi xa mới thấy nhớ quay nhớ quắt những bờ đê, ao làng, lũy tre, hàng cau, ngôi nhà của ông bà và mẹ cha, nhớ dẫy phố nhỏ, con ngõ nhỏ và thấy thân thương hơn màu xanh hiền hòa của ruộng đồng, nương rẫy, với bóng câu trắng, tiếng chim gù giữa trưa hè ngợp nắng; nhớ tiếng chó sủa những đêm hội trăng rằm, tiếng đàn bầu trong bóng trăng lu, nhất là tiếng nói mộc mạc, tiếng võng kẽo kẹt, tiếng ru con ngủ, những nụ cười và tấm lòng cởi mở của người thân, bè bạn, bà con lối xóm nơi quê nhà…
Thực tế đã, đang và sẽ còn chứng tỏ, lòng yêu nước đã trở thành một giá trị truyền thống và là tài sản vô giá, tạo sức sống bất khuất và trường tồn của dân tộc “con Lạc cháu Hồng” qua nghìn năm lịch sử trước mọi hiểm hoạ xâm lược và đồng hoá, là mạch nguồn cho sự sinh sôi và phát triển ngày càng mạnh mẽ của đất nước, giống nòi. Không ai có thể phủ nhận được rằng, dù là người dân đang sinh sống trên xứ sở quê hương hay với cộng đồng người Việt đã định cư và hội nhập ổn định ở nước ngoài, mỗi khi thiên tai địch họa đe dọa cuộc sống và vận mệnh của Tổ quốc, là lập tức mọi người Việt Nam, muôn ngưòi như một, kết thành khối vững chắc, sẵn sàng cống hiến công sức, xả thân vì lòng tự trọng, tự tôn dân tộc, vì vận mệnh của Tổ quốc và cuộc sống của đồng bào mình…  
Ngày nay, hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng hoàn cảnh mới của sự nghiệp phát triển đất nước, đang đặt ra và đòi hỏi lòng yêu nước cần được mở rộng nội hàm, bổ sung cách thức thể hiện mới. Lòng yêu nước kết tụ và tạo cơ hội chung tay xây dựng khối đoàn kết toàn dân đấu tranh chống “thù trong, giặc ngoài”, vì nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, sự công bằng, dân chủ và phát triển thịnh vượng của đất nước như là điều kiện cho sự tự do và phát triển lành mạnh của mỗi gia đình và cá nhân. Lòng yêu nước khiến mỗi người thêm hăng say lao động, tự giác thực hiện tốt bổn phận của mình trong công việc, trong các quan hệ xã hội, chung sức vượt qua mọi thử thách, hiểm họa, làm giàu chính đáng cho bản thân và quê hương, đóng góp lặng lẽ, khiêm nhường vào sự phát triển chung và làm rạng danh đất nuớc, ngời sáng trí tuệ và tâm hồn Việt Nam.
Lòng yêu nước là tài sản thiêng liêng, gắn liền với lòng tự hào, tự tôn dân tộc, cần được nâng niu, bảo vệ, phát huy cao độ, nhưng cũng cần tránh bị ngộ nhận, lạm dụng, lợi dụng. Lòng yêu nước sâu sắc khiến người lãnh đạo thấy trách nhiệm của mình cao hơn, từ đó nêu tấm gương sáng về đạo đức, cống hiến trí tuệ và tài năng, để “toàn dân ai cũng có cơm ăn, áo mặc và được học hành”, để đất nước ngày càng hưng thịnh; Lòng yêu nước cao cả không cho phép “nói một đằng, làm một nẻo”, hoặc bị chi phối bởi lợi ích nhóm và tư duy nhiệm kỳ, tham nhũng và lạm dụng quyền chức để làm giầu cho dòng họ, gia đình, bè phái, để rồi hy sinh quyền lợi và lạm dụng sức chịu đựng của người dân, cũng như vì nhu cầu ích kỷ của cá nhân mà làm băng hoại văn hóa, đổ vỡ lòng tin, tổn thương thương tình cảm, làm suy kiệt các nguồn lực, cơ hội và điều kiện sống ngày càng tốt hơn của các thế hệ con cháu tương lai.
Lòng yêu nước thực sự giúp mỗi người luôn tỉnh táo, nhận diện đúng đắn các vấn đề – sự kiện – hiện tượng trong bối cảnh cụ thể, nhận thức được xu hướng tất yếu khách quan và các giá trị Chân – Thiện – Mỹ có tính chuẩn chung của nhân loại, của bản sắc dân tộc và sự phát triển bền vững; thu hẹp và cởi bỏ định kiến cá nhân; phát ngôn và hành động có trách nhiệm với cộng đồng; không có hành động sai trái về lương tâm và pháp luật; không vô tình hay cố ý bị lạm dụng, bị khống chế và lôi kéo vào một số bè phái, tổ chức, nhóm, phong trào luôn nhân danh lòng yêu nước, nhưng thực chất là đầy toan tính ích kỷ, gây tổn hại tới khối đại đoàn kết toàn dân, tới sức mạnh và lợi ích quốc gia, tiếp tay cho những kẻ âm mưu “chuyển lửa về quê hương”, tăng cuờng hoạt động khủng bố, phá hoại, đốt cháy những mái nhà ước mơ, hạnh phúc bình dị của muôn dân, bá tính…
Lịch sử nhân loại luôn ghi nhớ, lưu danh và tôn vinh những ngưòi yêu nuớc chân chính trong mọi thời đại và ở bất kỳ nuớc nào trên thế giới. Những vĩ nhân yêu nuớc thực sự luôn sống mãi trong sự yêu quý của đồng bào, dân tộc mình và ngay cả đối thủ hay kẻ thù cũng ít nhiều phải nể trọng. Lòng yêu nước không phải là độc quyền của bất cứ cá nhân nào, đồng thời càng không ai có thể ra lệnh hay cấm đoán lòng yêu nước của người khác, dân tộc khác vì lợi ích của mình. Tuy nhiên, không thể nhân danh lòng yêu nước, chống tham nhũng và tiêu cực, mà coi thường lòng yêu nước của người khác, lợi dụng lòng yêu nước để thỏa mãn thói háo danh, hoang tưởng, vĩ cuồng, mưu cầu lợi ích cá nhân, cố tình chia rẽ, xuyên tạc sự thật, níu kéo cừu hận lỗi thời, reo rắc mầm mống và tác nhân có thể gây ra các hỗn loạn “nồi da nấu thịt” nhằm “đục nước béo cò”, làm giàu trên mồ hôi, xuơng máu đồng bào mình, nhất là người dân vô tội…
Đặc biệt, đối với chủ quyền quốc gia và nền độc lập dân tộc, lòng yêu nước mãnh liệt chính là nền tảng vững chắc nhất để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, giang sơn cha ông để lại, nhưng không phải là điểm tựa để dung túng, kích động tinh thần dân tộc cực đoan, “mục hạ vô nhân”, đề cao bá quyền, đe dọa sử dụng bạo lực và bất chấp thủ đoạn gian dối, hèn hạ, bất chấp đạo lý và luật pháp của văn minh nhân loại, cốt tranh đoạt trắng trợn và phi pháp lãnh thổ của người khác. Điều này đã và phải tiếp tục trở thành yêu cầu của lương tri, của đạo đức không chỉ với Việt Nam, mà với mọi quốc gia – dân tộc khác trên thế giới. Như lời Viện trưởng Viện Triết học (Trung Quốc) GS Hà Quang Hộ đã khẳng định tại hội thảo Chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế do Viện Nghiên cứu Kinh tế và báo mạng Tân Lãng (Trung Quốc) tổ chức trong tháng 6-2012 vừa qua: “Làm nguời phải có nhân tính. Chúng ta đều là con người, chứ không phải loài dã thú trong rừng sâu. Trong quan hệ người – người, chúng ta phải tính đến lợi ich của người khác”. Cũng với tinh thần đó, trong hội thảo này, GS Thịnh Hồng – Đại học Sơn Đông (Trung Quốc) còn nhấn mạnh và chỉ rõ: “Chúng ta không nên chỉ nghĩ đến lợi ích cho mình, mà cần phải quan tâm đến lợi ích của toàn thể thế giới bằng cách tuân thủ các quy tắc quốc tế”…!
Và như thế, trên bất kỳ phương diện nào, lòng yêu nước luôn phải là một giá trị nhân tính, phù với hợp đạo lý, văn minh, không thể ngộ nhận, lạm dụng và bị lợi dụng. Chỉ có lòng yêu nước chân chính mới có thể giúp mỗi quốc gia – dân tộc giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ của mình; đồng thời, không chỉ làm cho quốc gia – dân tộc mình ngày càng hưng thịnh, trường tồn, mà còn giúp bảo đảm hoà bình và sự hưng thình chung của các quốc gia – dân tộc khác trong một thế giới ngày càng hội nhập, toàn cầu hoá và phụ thuộc lẫn nhau…/.
N.M.P.
———-
Nhân dân Online

Không ai được lợi dụng lòng yêu nước!

Cập nhật lúc 01:46, Thứ ba, 24/07/2012 (GMT+7)
.
Sinh ra trên trái đất và lớn lên dưới ánh mặt trời, mỗi người đều có một gia đình để yêu thương, một nghề nghiệp làm sinh kế và có một Tổ quốc để gắn bó, phụng sự. Lòng yêu nước là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. Lòng yêu nước là tài sản thiêng liêng, gắn liền với lòng tự hào, tự tôn dân tộc, cần được nâng niu, bảo vệ, phát huy, nhưng cũng cần tránh bị ngộ nhận, lợi dụng.
.
Với mọi người Việt Nam, lòng yêu nước từ lâu đã trở thành một giá trị cao quý, được truyền từ đời này sang đời khác, với những biểu hiện ngày càng sinh động, cụ thể. Ai vì lý do nào đó phải xa quê hương, mới càng thấm thía, khắc khoải và thêm sâu đậm tình yêu xứ sở, nơi “chôn nhau cắt rốn”, nơi “cha sinh mẹ dưỡng”. Có đi xa mới thấy nhớ quay nhớ quắt những bờ đê, ao làng, lũy tre, hàng cau, ngôi nhà của ông bà và mẹ cha, nhớ dãy phố nhỏ, con ngõ nhỏ và thấy thân thương hơn mầu xanh hiền hòa của ruộng đồng, nương rẫy, với bóng câu trắng, tiếng chim gù giữa trưa hè ngợp nắng; nhớ tiếng đàn bầu trong bóng trăng lu, nhất là tiếng nói mộc mạc, tiếng võng kẽo kẹt, tiếng ru con ngủ, những nụ cười và tấm lòng cởi mở của người thân, bè bạn, bà con lối xóm quê nhà…
Thực tế đã, đang và sẽ còn chứng tỏ, lòng yêu nước đã trở thành một giá trị truyền thống và là tài sản vô giá, tạo sức sống bất khuất và trường tồn của dân tộc “con Lạc cháu Hồng” qua nghìn năm lịch sử trước mọi hiểm họa xâm lăng và đồng hóa, là mạch nguồn cho sự sinh sôi và phát triển ngày càng mạnh mẽ của đất nước, giống nòi. Không ai có thể phủ nhận được rằng, dù là người dân đang sinh sống trên xứ sở quê hương hay với cộng đồng người Việt đã định cư và hội nhập ổn định ở nước ngoài, mỗi khi thiên tai địch họa đe dọa cuộc sống và vận mệnh của Tổ quốc, là lập tức mọi người Việt Nam, muôn người như một, kết thành khối vững chắc, sẵn sàng cống hiến công sức, xả thân vì lòng tự trọng, tự tôn dân tộc, vì vận mệnh của Tổ quốc và cuộc sống của đồng bào mình…  
Ngày nay, hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng hoàn cảnh mới của sự nghiệp phát triển đất nước, đang đặt ra và đòi hỏi lòng yêu nước cần được mở rộng nội hàm, với những cách thức thể hiện mới. Lòng yêu nước kết tụ và tạo cơ hội chung tay xây dựng khối đoàn kết toàn dân đấu tranh chống “thù trong, giặc ngoài”, vì nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh như là điều kiện cho sự tự do và phát triển lành mạnh của mỗi gia đình và cá nhân. Lòng yêu nước khiến mỗi người thêm hăng say lao động, tự giác thực hiện tốt bổn phận của mình trong công việc, trong các quan hệ xã hội, chung sức vượt qua mọi thử thách, hiểm họa, làm giàu chính đáng cho bản thân và quê hương, đóng góp lặng lẽ, khiêm nhường vào sự phát triển chung và làm rạng danh đất nước, ngời sáng trí tuệ và tâm hồn Việt Nam.
Lòng yêu nước là tài sản thiêng liêng, gắn liền với lòng tự hào, tự tôn dân tộc, cần được nâng niu, bảo vệ, phát huy cao độ, nhưng cũng cần tránh bị ngộ nhận, lạm dụng, lợi dụng. Lòng yêu nước cao cả không cho phép “nói một đằng, làm một nẻo”, hoặc bị chi phối bởi lợi ích nhóm và tư duy nhiệm kỳ, tham nhũng và lạm dụng quyền chức để mưu cầu lợi ích cho dòng họ, gia đình, gây chia rẽ, bè phái, hy sinh quyền lợi và lạm dụng sức dân. Lòng yêu nước chân chính không cho phép bất cứ ai vì nhu cầu ích kỷ mà có những việc làm băng hoại văn hóa, đổ vỡ lòng tin, tổn thương tình cảm, cơ hội và điều kiện sống của các thế hệ con cháu.
Lòng yêu nước giúp mỗi người luôn tỉnh táo, nhận diện đúng đắn các vấn đề, sự kiện, hiện tượng trong bối cảnh cụ thể, nhận thức được xu hướng tất yếu khách quan và các giá trị Chân – Thiện – Mỹ có tính chuẩn chung của nhân loại, của bản sắc dân tộc và sự phát triển bền vững; thu hẹp và cởi bỏ định kiến cá nhân; phát ngôn và hành động có trách nhiệm với cộng đồng; không có hành động sai trái về lương tâm và pháp luật; không vô tình hay cố ý bị lạm dụng, bị khống chế và lôi kéo vào một số bè phái, tổ chức, nhóm, phong trào luôn nhân danh lòng yêu nước, nhưng thực chất là đầy toan tính ích kỷ, háo danh, hoang tưởng, gây tổn hại tới khối đại đoàn kết toàn dân, tới sức mạnh và lợi ích quốc gia, tiếp tay cho những kẻ âm mưu “chuyển lửa về quê hương”.
Ðặc biệt, đối với chủ quyền quốc gia và nền độc lập dân tộc, lòng yêu nước mãnh liệt chính là nền tảng vững chắc nhất để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, giang sơn cha ông để lại, nhưng không phải là điểm tựa để dung túng, kích động tinh thần dân tộc cực đoan, đề cao bá quyền, đe dọa sử dụng bạo lực và bất chấp thủ đoạn gian dối, hèn hạ, bất chấp đạo lý và luật pháp của văn minh nhân loại, cốt tranh đoạt trắng trợn và phi pháp lãnh thổ của người khác. Ðiều này đã và phải tiếp tục trở thành yêu cầu của lương tri, của đạo đức không chỉ với Việt Nam, mà với mọi quốc gia – dân tộc khác trên thế giới.
Một số tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước thời gian qua thông qua các đài phương Tây thiếu thiện chí và qua mạng in-tơ-nét, tuyên truyền xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước ta, kích động bạo loạn gây rối trật tự, hô hào đòi thay đổi chế độ, lật đổ chính quyền… Trong số này có các nhóm phản động lưu vong được sự hà hơi tiếp sức của các thế lực chống phá nước ngoài, có những kẻ từng gây tội ác, nợ máu với nhân dân phải chạy bán sới xa Tổ quốc, nay thật nực cười lại nhân danh lòng yêu nước hô hào các hoạt động phi pháp chống phá trong nước. Ðáng tiếc, có người nhẹ dạ cả tin, cũng có kẻ háo danh đã hùa theo các luận điệu này.
Gần đây, một số cuộc tụ tập đông người nhân danh “biểu tình yêu nước”. Ðó không phải là hành động yêu nước một cách phù hợp. Ðáng lưu ý hơn là trong các cuộc tụ tập đó, người ta nhận ra một số người từng có hành vi chống đối chính quyền, tuyên truyền chống lại đường lối, chính sách của Ðảng và Nhà nước, nay lại nhân danh và lợi dụng lòng yêu nước để kích động, gây rối trật tự công cộng, có những hành động và lời lẽ thóa mạ, xúc phạm nhà chức trách,  gây mất trật tự, an toàn xã hội.
Hơn bao giờ hết, trên bất kỳ phương diện nào, lòng yêu nước luôn phải là một giá trị, phù hợp với đạo lý, văn minh, không thể ngộ nhận, lạm dụng và bị lợi dụng. Chỉ có lòng yêu nước chân chính mới có thể giúp mỗi quốc gia – dân tộc giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ của mình; đồng thời, không chỉ làm cho quốc gia – dân tộc mình ngày càng hưng thịnh, trường tồn, mà còn giúp bảo đảm hòa bình và sự hưng thịnh chung của các quốc gia – dân tộc khác trong một thế giới ngày càng hội nhập, toàn cầu hóa và phụ thuộc lẫn nhau…
TS NGUYỄN MINH PHONG
Nguồn: Nhân nhân

* Đọc thêm:  +  Báo VN tiếp tục chỉ trích người biểu tình (BBC);  + – Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A: ‘Không bị ai kích động biểu tình’   –   (BBC); + ĐỪNG LỢI DỤNG NHÂN DÂN  –   (Thùy Linh); + Đi biểu tình có sướng không?   –   (Phương Bích); + - ÔNG TIẾN SĨ NHẠO BÁNG “LÒNG YÊU NƯỚC” TRÊN BÁO NHÂN DÂN (Nguyễn Trọng Tạo);  + - KHÔNG AI “LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC”  -  (Bùi Văn Bồng);  + TS NGUYỄN MINH PHONG RAO GIẢNG, DẠY DỖ, COI LÒNG YÊU NƯỚC LÀ THỨ PHẢI BAO CẤP, ĐỘC QUYỀN ? (Phạm Viết Đào);       
** Thể diện quốc gia?-RFA.