- Yêu cầu Trung Quốc thả vô điều kiện ngư dân và tàu cá Việt Nam (ĐĐK). Luật gia Trần Công Trục: “… ngay bây giờ, dư luận mong muốn các cơ quan chức năng phải có những hành động mạnh mẽ hơn nữa để yêu cầu Trung Quốc thả ngay lập tức vô điều kiện ngư dân và tàu cá Việt Nam.”
- “Tuần lễ biển đảo Việt Nam” sẽ diễn ra tại Vũng Tàu (ĐĐK). - Hệ thống thông tin tích hợp quản lý biển và hải đảo(TTXVN).
- Liều mạng- Phó Thủ tướng kết luận về sự cố Thủy điện Sông Tranh 2 (VOV/Chinhphu.vn). - Yêu cầu giám định độc lập thủy điện Sông Tranh 2 (VNN). - “EVN đang trốn tránh sự thật” (CAND). - Rà soát hơn 40 đập thủy điện ở Quảng Nam(VNE). - Xung quanh vụ nước thấm qua thân đập Thuỷ điện sông Tranh 2: Phải có phương án đề phòng tình huống xấu nhất (ĐĐK).
- Cựu Chủ tịch Vinashin thừa nhận cáo trạng (TP) vì chỉ truy tố tội “cố ý làm trái”, không có tội “tham ô”. Khỏe re! . - Tàu Hoa Sen nghìn tỷ vẫn nằm phơi bãi (VNE). - Vụ án Vinashin: Mua tàu Hoa Sen vì thế giới chỉ có 2 chiếc (VOV). - Mua tàu Hoa Sen là để… thử nghiệm (TN).
- Lương công chức phải vượt mức tối thiểu (VNN). - Sẽ điều chỉnh lương tối thiểu theo CPI? (VnEconomy).
- Hà Nội xin tăng thu phí phương tiện giao thông cá nhân (VnEconomy). - Kiểm soát thu phí hạn chế xe là một bài toán khó (TTXVN). - Thuế tối ưu? (Vũ Quang Đông). - Phí ‘đè chết’ ô tô! (ĐV). - Bí thư Hà Nội: ‘Gia đình tôi đã hạn chế đi xe cá nhân’ (VNE). - ‘Không hạn chế, xe cá nhân sẽ không đi được’ (VNN).
- Vụ nhà báo Hoàng Hùng: Tòa đồng ý triệu tập thêm 5 người (NLĐ). – Luật sư Nguyễn Cao Trí: ‘Tôi sẽ đề nghị chuyển tội danh giết người cho bà Liễu’ (VNE).
- Triều Tiên chỉ trích Obama (VNE). - Triều Tiên kêu gọi ông Obama “ngừng đối đầu” (NLD). - Cuộc đối thoại riêng giữa Obama với ông Medvedev bị lộ (TN).
- Kế hoạch phóng vệ tinh của CHDCND Triều Tiên: Bóng mây che phủ Hội nghị An ninh hạt nhân Seoul (ĐĐK). -Khủng bố hạt nhân vẫn đe dọa thế giới (VNN/Straits Times). - Các lãnh đạo thế giới đồng loạt cảnh báo về mối đe doạ hạt nhân (DT). - Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân (VnMedia).
KINH TẾ- Tản mạn về tiền tệ và thị trường tài chính Việt Nam III (Vũ Quang Đông).
- Viet Capital Bank được tăng trưởng tín dụng 17% (VnEconomy).
- Tổng giám đốc LienVietPostBank từ chức (eBank).
- Quy hoạch ngành than: Thiếu thực tế (TBKTSG).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Bảo tồn nhà cổ: Tiến thoái lưỡng nan (SK&ĐS).
- Cánh diều: Tổ chức nghiệp dư, tư duy lộn xộn (VnMedia).
- Chùa Tây Phương vào hội (TTVH).
- ÐINH VŨ HOÀNG NGUYÊN (NCTG). “Mọi người sẽ nhớ Nguyên, chắc chắn thế, một huyết cầu của Tổ quốc, một người vừa đi qua phố rạng sáng hôm ấy…”.
- Bội thực thi hát trên truyền hình (NNVN).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Nhiều trường đại học tổ chức thi tuyển sinh ba đợt (SGGP). - Các trường ĐH không công khai học phí Thí sinh hoang mang (ĐĐK).
- Máy điều hòa ở lớp học (DT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Đổ bệnh vì “bà già nóng tính” (LĐ).
- Chiêu ‘giả khổ’ kiếm tiền trên phố (VNE).
- Đưa điện gió về “đảo ngọc” (PetroTimes).
- Đỏ đen bằng “vợt chai” (TTCT).
QUỐC TẾ- Syia ra lệnh cấm đàn ông xuất ngoại (VTC).
- Mỹ muốn lập lá chắn phòng thủ tên lửa tại châu Á (TTXVN). - Dựng lá chắn tên lửa ở Châu Á, Mỹ khiến Trung Quốc nổi điên? (VnMedia).
- Ứng viên TT Mỹ: Nga là kẻ thù số 1 (VNN).
- Tìm thấy 7 loại vũ khí trong nhà và ô tô của “sát thủ Toulouse” (VOV/Lefigaro, 20minutes).
Trung Quốc bất tín trong quan hệ với Việt Nam
Lê Ngọc Thống: Lựa chọn nào cho Trung Quốc khi Mỹ tỏ ra hung hăng? (viet-studies 26-3-12) -- Bài mới của một tác giả quen thuộc.◄◄
- Nguồn:
Tàu cá và ngư dân Việt Nam đang hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam
-Ngang nhiên bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam đang hoạt động nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa nước ta là những hành động không hề mới của Trung Quốc. Chỉ có điều nó được các cơ quan chức năng của Trung Quốc lặp đi lặp lại với tần suất ngày một nhiều hơn. Điều đó không chỉ chứng tỏ sự coi thường luật pháp quốc tế, sự vô nhân đạo mà quan trọng hơn đó là sự bất tín của họ trong quan hệ Việt – Trung.
Bắt tàu cá Việt Nam bất chấp luật pháp và đạo lý
Trước
sự việc Trung Quốc bắt và hiện đang giam giữ 21 ngư dân và 2 tàu cá của
tỉnh Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 66101TS và QNg 66074TS. Người phát
ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã nêu rõ: “Quần đảo Hoàng
Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việc Trung Quốc bắt giữ, cản trở ngư
dân Việt Nam đang hoạt động nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng
Sa đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền tài phán của nước ta.
Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này, yêu cầu Trung Quốc thả ngay
và vô điều kiện các ngư dân, tàu cá nói trên. Chấm dứt việc bắt giữ, cản
trở ngư dân Việt Nam tại các vùng biển của Việt Nam.”
Đại
diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại Sứ quán Trung Quốc trao công hàm
nêu rõ lập trường của Việt Nam và đang tiếp tục đấu tranh để giải quyết
vụ việc, bảo đảm lợi ích chính đáng của ngư dân Việt Nam. Còn nhớ,
trước đó tròn 1 tháng (ngày 22/2), 11 ngư dân của ta trên tàu cá QNg
90281TS cũng của tỉnh Quảng Ngãi đã bị phía Trung Quốc dùng vũ lực uy
hiếp, ngăn cản không cho vào quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để tránh
gió, đánh đập, lục soát lấy tài sản. Trước sự việc đó, hôm 29/2, Người
phát ngôn Lương Thanh Nghị đã khẳng định: “Việt Nam có chủ quyền không
tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc ngư dân Việt
Nam hoạt động nghề cá tại các vùng biển thuộc hai quần đảo này là việc
làm bình thường từ bao đời nay và phù hợp với các quy định của luật pháp
quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.”
Đồng thời nhấn mạnh: Hành động dùng vũ lực uy hiếp, đánh đập, lục soát
lấy tài sản của ngư dân ta của phía Trung Quốc “đã xâm phạm nghiêm trọng
chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, đi ngược lại
tinh thần đối xử nhân đạo đối với ngư dân, đe dọa nghiêm trọng tính mạng
và gây thiệt hại nặng nề về tài sản cho ngư dân Việt Nam, không phù hợp
với quan hệ hữu nghị giữa hai nước và nhận thức chung của lãnh đạo cấp
cao hai nước, trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở
Biển Đông (DOC).”
Ngang nhiên lặp lại hành vi bắt và đánh đập tàu cá Việt Nam
Những
hành động như kể trên của phía Trung Quốc không có gì là mới, chỉ có
điều nó được các cơ quan chức năng của phía Trung Quốc lặp đi lặp lại
với tần suất ngày một nhiều, ngang nhiên hơn. Điều đó không chỉ chứng tỏ
sự coi thường luật pháp quốc tế, sự vô nhân đạo mà quan trọng hơn đó là
sự bất tín của họ trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc.
Không
những thế, ngày 22/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi
còn lớn tiếng cho rằng: Việc các ngư dân Việt Nam bị bắt là do đã xâm
phạm chủ quyền và lãnh hải của Trung Quốc, vì thế phản ứng của Trung
Quốc là hợp lý và đúng luật. Vờ lên mặt đạo đức khi nhắc nhở, Việt Nam
nên quản lý và giáo dục ngư dân của mình, đừng để họ xâm nhập bất hợp
pháp vào lãnh hải Trung Quốc nữa. Hoà theo giọng điệu đó, một số cơ quan
truyền thông của Trung Quốc đăng tải ý kiến của một vài chuyên gia
Trung Quốc cho rằng đây chỉ là hành động cảnh cáo với những ai có ý định
xâm phạm lãnh hải của họ. Những lý lẽ họ đưa ra cho thấy sự cố tình bất
chấp luật pháp quốc tế, bất chấp những chứng cứ lịch sử luôn khẳng định
chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa đã tồn tại từ bao đời
nay, bất chấp cả đạo lý khi giở trò bắt bớ, đánh đập các ngư dân Việt
Nam đang đánh bắt cá ngay trong vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế
của Việt Nam.
Trung Quốc: Lời nói không đi đôi với việc làm
Theo
luật pháp quốc tế thì Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ được thế giới
công nhận là của Trung Quốc. Một trong những chứng cứ minh chứng cho
điều này là tại Hội nghị San Francisco năm 1951 đa số nước tham dự hội
nghị bỏ phiếu không chấp nhận giao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
cho Trung Quốc. Một năm sau, trong Hiệp ước hoà bình Trung – Nhật cũng
đã nhấn mạnh việc không thừa nhận hai quần đảo trên là của Trung Quốc.
Cho
tới năm 1974 Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo
Hoàng Sa khi đó đang được quản lý bởi chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Đến
năm 1988 lại dùng vũ lực đánh chiếm một số đảo ở quần đảo Trường Sa
thuộc quyền quản lý hợp pháp của Việt Nam. Những hành động trên được coi
là sự cưỡng chiếm bất hợp pháp hay nói cho đúng là hành động xâm lược
một cách trắng trợn, bất chấp luật pháp quốc tế. Nay, họ lại muốn tuyên
bố chủ quyền và mở rộng vùng đặc quyền kinh tế ở khu vực hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa là điều không thể được cộng đồng quốc tế chấp
nhận. Bởi, theo Luật quốc tế cụ thể là theo UNCLOS 1982 thì tuyên bố như
thế sẽ chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Mà
đã là vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta, đương nhiên ngư dân của Việt
Nam có quyền đánh bắt, khai thác thuỷ hải sản và các hoạt động kinh tế
khác. Vì sao Trung Quốc lại trắng trợn có hành vi bắt bớ, đánh đập, cấm
ngư dân Việt Nam đánh bắt cá tại vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế
của Việt Nam. Nếu xét về luật pháp quốc tế là đây là hành vi sai trái,
Trung Quốc đã không từ một thủ đoạn nào kể cả bắt giữ, đánh đập, lục
soát lấy tài sản của những ngư dân Việt Nam bình thường – những con
người chỉ quanh năm biết làm bạn với biển cả của Tổ quốc, lấy con tàu
làm nhà, chứ không hề biết đến súng đạn, thù hận. Trung Quốc cố tình làm
thế với mục đích khiến cộng đồng quốc tế hiểu sai về vùng đặc quyền
kinh tế nằm trong sự quản lý của Việt Nam. Hành vi ấy chứng tỏ ý đồ cướp
đất của phía Trung Quốc là quá rõ ràng. Nó không hề phù hợp với hành vi
của một cường quốc, với xu thế của cộng đồng quốc tế hiện nay khi giải
quyết các vấn đề trên biển bằng hoà bình. Có lẽ cũng vì thế mà họ đã
buộc phải bội tín với phương châm “16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt” mà
chính họ hay rao giảng. Cách đây chưa đầy 6 tháng, ngày 11/10, nhân
chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn cấp cao Đảng ta tới
Trung Quốc, họ đã cùng với chúng ta ký “Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước” làm kim chỉ nam cho việc giải quyết những tồn tại về các vấn đề trên biển.
Đối
với Trung Quốc thì lời nói không hoặc chưa bao giờ đi đôi với việc làm.
Cách hành xử của họ không thể được coi là cách hành xử của một “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Tin rằng, cộng đồng quốc tế sẽ tự tìm cho mình câu trả lời thông qua hành xử kiểu “vừa ăn cướp, vừa la làng” của
Trung Quốc ở Biển Đông thời gian gần đây. Còn về phía Việt Nam, kết hợp
với sự đấu tranh cương quyết đúng về lý, hợp về tình, chúng ta sẽ tìm
được tiếng nói chung với cộng đồng quốc tế, với những người có lương
tri. Hành vi bất chấp đạo lý và luật pháp của Trung Quốc trước sau sẽ bị
lên án bởi công luận, cộng đồng quốc tế.
Bạch Dương-Theo:Trung Quốc bất tín trong quan hệ với Việt Nam-- Trung Quốc sẽ biên soạn và sản xuất bản đồ các hòn đảo ở biển Đông (GDVN). – TS Nguyễn Nhã phản bác Trung Quốc về Hoàng Sa-Trường Sa – (RFI). - Biển Đông không nằm trong nghị trình thượng đỉnh ASEAN (TQ)
- Gia đình ngư dân bị Trung Quốc bắt ngóng tin người thân (ĐĐK).- Việt Nam – 4 cực và 1 đỉnh – Kỳ cuối: Đỉnh Fansipan – Nóc nhà Đông Dương (ĐĐK).
- Tàu chiến Hạm đội Nam Hải Trung Quốc tập trận bắn đạn thật (GDVN/Chinamil). - - Hoàn Cầu báo: Xuất hiện xu thế khai thác dầu khí nước sâu ở biển Đông (GDVN) -
-Xem xét xử phạt hai tàu Trung Quốc
Tiền Phong Online
TP - Theo chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Khánh Hòa sẽ tham mưu UBND tỉnh phạt hành chính hai tàu Trung Quốc bị tạm giữ tại Đầm Bấy (vịnh Nha Trang) từ tối 23-3 vì hai lỗi: Đi biển Việt Nam không mang theo giấy tờ ...
Chưa thể xử lý 2 tàu Trung Quốc xâm nhập trái phépThanh Niên
Bắt giữ 2 tàu TQ neo đậu trái phép ở Nha TrangĐài Á Châu Tự Do
Phú Yên: Một tàu cá với 9 ngư dân gặp nạnĐài Tiếng Nói Việt Nam
Tuổi Trẻ
Tiền Phong Online
TP - Theo chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Khánh Hòa sẽ tham mưu UBND tỉnh phạt hành chính hai tàu Trung Quốc bị tạm giữ tại Đầm Bấy (vịnh Nha Trang) từ tối 23-3 vì hai lỗi: Đi biển Việt Nam không mang theo giấy tờ ...
Chưa thể xử lý 2 tàu Trung Quốc xâm nhập trái phépThanh Niên
Bắt giữ 2 tàu TQ neo đậu trái phép ở Nha TrangĐài Á Châu Tự Do
Phú Yên: Một tàu cá với 9 ngư dân gặp nạnĐài Tiếng Nói Việt Nam
Tuổi Trẻ
- Tạm giữ hai tàu TQ ở Nha Trang – (BBC). – Chưa thể xử lý 2 tàu Trung Quốc xâm nhập trái phép (TN). - Tạm giữ 2 tàu Trung Quốc hoạt động trái phép.
- Đà Nẵng: 3.000 ngư dân được cấp bảo hiểm tai nạn (DV).- Thành lập Trung đội Dân quân biển tập trung (NLĐ).
- Thơ Đinh Vũ Hoàng Nguyên: Những huyết cầu Tổ quốc (TT). Gà cùng một mẹ (Nguoiviet.de).- Chiến hạm chống ngầm Nga sắp thăm VN – (BBC).
- Ký Hiệp định xây cầu Bắc Luân 2 nối Việt Nam – Trung Quốc (VOV). – Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp định xây cầu Bắc Luân 2 (Đất Việt).-- Việt – Trung ký hiệp định xây cầu Bắc Luân 2 (VNE).-----Tình Trạng Phức Tạp Về Dầu Mỏ Việt Nam
Trữ lượng các mỏ dầu VN bắt đầu giảm, các nhà đầu tư ngoại quốc bỏ chạy.
Vùng biển thuộc chủ quyền VN có tiềm năng dầu khí mà không được thăm dò tìm kiếm, vì Trung Cộng ngăn cản. Có dầu mà phải vác tiền đi mua dầu, thật đúng là nổi đau bị mất dầu.
Mỏ dầu sắp cạn, đầu tư ngoại quốc bỏ chạy, việc sản xuất dầu trong nước, làm ăn ạch đuội do tham nhũng, trộm cắp và kiến thức ở tầm thấp của thời đại, là nội dung của bài viết nầy.
2* Những cuộc tháo chạy vì cạn dầu
2.1. ConocoPhillips tháo chạy
Ngày 19-5-2011, một sự kiện gây nhiều chú ý là tập đoàn dầu khí lớn thứ ba Hoa Kỳ là ConocoPhillips rao bán tổng số tài sản ở Việt Nam là 1.5 tỷ USD.
Chiều ngày 5-7-2011, tại cuộc họp báo, ông Phùng Đình Trực, Tổng Giám Đốc Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (Petro Vietnam-PVN) cho biết, ConocoPhillips đã lên kế hoạch bán cổ phần của họ.
Theo hảng tin Bloomberg (Mỹ) thì tập đoàn Mỹ đã chiếm một nhóm gồm 5 mỏ đang khai thác ở VN.
Nguyên nhân đưa đến quyết định bán tài sản là hoạt động của ConocoPhillips ở VN khá hạn chế, họ muốn đầu tư vào những dự án lớn hơn, nói rõ ra là dầu ở VN không đủ số lượng mà họ mong muốn, tức là quá ít vì đã cạn dần.
Bản chất của ngành dầu khí là nguyên tắc bù trừ. Ví dụ như khi khai thác 100 thùng dầu thô, thì công ty đó phải tìm và nắm được một số lượng tương đương, bảo đảm cho việc làm ăn được tiếp tục lâu dài, có nghĩa là phải biết trữ lượng những mỏ đang khai thác còn nhiều, hoặc đã tìm được những mỏ mới có đủ dầu để khai thác thương mại. Nếu không nắm được con số ước tính đó, thì tương lai mù mịt, không biết đóng cửa ngày nào, vì hết dầu.
Một nhà phân tích dầu khí nêu nhận xét, số lượng dầu thô của VN không còn tương xứng với số lượng mà Conoco mong muốn, cho nên, nếu đổ thêm tiền vào, thì tỷ lệ rủi ro về lợi nhuận rất cao, lỗ vốn là cái chắc. Tóm lại, dầu mỏ ở VN sắp cạn kiệt hay còn quá ít.
Quyết định của Conoco cho thấy trữ lượng dầu của VN không phải là dồi dào.
Mục tiêu khai thác của Petro Vietnam (PVN) trong 4 tháng đầu năm 2011 là 15 triệu tấn dầu thô, nhưng chỉ đạt được có 7.97 triệu tấn. Trong khi đó, việc phát hiện những mỏ dầu mới có khả năng khai thác thương mại thì không có, và trữ lượng các mỏ đang khai thác cũng giảm dần.
Petro Vietnam đã có những dự án mua các mỏ dầu ở các nước ngoài, nhưng chưa mua được mỏ nào cả.
Một nguồn tin giấu tên cho biết, Trung Cộng muốn mua lại tài sản của ConocoPhillips, nhưng phải chờ sự đồng ý của chính quyền VN. Nguồn tin trên tiết lộ, trữ lượng mà Conoco đang khai thác đã đạt tới điểm đỉnh, và sẽ tuột xuống trong một tương lai không xa. Bên cạnh đó, nếu muốn tìm mỏ mới thì phải khoan thăm dò ở ngoài khơi xa hơn, đó là khu vực hình lưỡi bò đang tranh chấp với Trung Cộng.
ConocoPhillips tháo chạy vì cạn dầu và không thể thăm dò ở vùng biển hình Lưỡi Bờ, thế nhưng Trung Cộng muốn nhảy vào, vì cho rằng sẽ không có gì trở ngại trong việc dò tìm và khai thác ở vùng đang tranh chấp nầy. Thực hiện hợp tác khai thác chung tài nguyên của VN là chủ trương của Trung Cộng.
Nếu CSVN đồng ý cho Trung Cộng mua tài sản của công ty Mỹ, tức là đồng ý giao các mỏ dầu của VN ở Biển Đông cho bọn Tàu khựa. Lúc đó, Bắc Kinh sẽ dùng trăm mưu ngàn kế ma giáo để công khai và hợp pháp chiếm tài nguyên của VN, mà VN không có khả năng kiểm soát hoặc không dám kiểm soát.
2.2. British Petroleum tháo chạy
British Petroleum (BP) đã rút ra khỏi VN vì một số lý do.
BP có 3 mảng hoạt động tại VN:
1.Downsdtream (Hạ nguồn), gồm: lọc dầu, cung cấp, mua bán, vận chuyển, sản xuất, tiếp thị.
2.Midsdtream (Trung nguồn), gồm: các đường ống dẫn khí đốt từ nam Côn Sơn.
3.Upstream (Thượng nguồn), gồm: tìm kiếm, thu hồi dầu và khí thiên nhiên.
Tháng 10 năm 2010, BP đã rao bán cổ phần đường ống Côn Sơn, Petro VN muốn mua lại, nhưng không thành công. Tổng sản lượng BP ở VN là 15,000 thùng dầu mỗi ngày.
1 thùng (Barrel) = 158.987 lít
7 thùng dầu thô = 1 tấn=1,113 lít
BP đã rút lui khỏi VN sau khi đã bán tài sản cho một công ty Petróleos de Venezuela SA của Venezuela với số tiền 1.8 tỷ USD.
2.3.Công ty Shell cuốn gói
Tập đoàn dầu khí nước ngoài đầu tiên ở VN là công ty Shell của Hoà Lan. Sau khi CSVN ban hành luật đầu tư nước ngoài, Shell đăng ký thăm dò tìm mỏ dầu ở ngoài khơi Đà Nẳng và Vủng Tàu. Dù đã bỏ ra 150 triệu USD, nhưng Shell không tìm được mỏ dầu nào có khả năng khai thác thương mại, nên đã cuốn gói ra đi, kể như mất toi 150 triệu USD.
Hiện tại, chỉ còn ExxonMobil (Mỹ), Chevron (Mỹ) và một số tập đoàn khác như Talisman (Canada) có đầu tư nhưng không lớn.
3* Dầu khí Việt Nam sắp cạn
3.1. Sản lượng bắt đầu giảm
Trên thực tế, sản lượng dầu thô VN đã bắt đầu giảm.
Năm 2004: 430,000 thùng/ngày
Năm 2005: 370,000 thùng/ngày.
3.2. Giảm dầu tại mỏ Bạch Hổ
3.2.1. Tổng quát về mỏ Bạch Hổ
Bạch Hổ là tên mỏ dầu lớn nhất, là nguồn cung cấp dầu chủ yếu cho VN hiện nay, nằm phía đông nam, cách bờ biển Vủng Tàu 145Km. Dầu thô Bạch Hổ thuộc loại phẩm chất tốt, dễ lọc, gọi là “dầu ngọt”, vì nó chứa ít chất lưu huỳnh, tác hại mài mòn dụng cụ rất thấp, giá bán rất cao trên thị trường quốc tế.
3.2.2. Trữ lượng dầu mỏ Bạch Hổ sắp cạn.
Theo thống kê, sau 20 năm khai thác, sản lượng dầu thô Bạch Hổ đang giảm mạnh.
Năm 2009: 5.4 triệu tấn/năm* - 2010: 4.82 triệu tấn* - 2011: 4.26 triệu tấn * - 2012: 3.81 triệu tấn
- 2013: 3.43 triệu tấn * - 2014: 3.11 triệu tấn * - 2015: 2.78 triệu tấn/năm.
Theo thống kê, sản lượng khai thác của Việt Nam hiện đang giảm mạnh, nhất là các loại dầu thô đã khai thác từ trước như Bạch Hổ, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng… (Nguồn: Factbook, 2007)
3.2.3. Nhà máy Dung Quất nhập cảng dầu thô
Ngày 11-8-2010, nhà máy Dung Quất đã tiếp nhận lô dầu thô đầu tiên do công ty dầu khí Socar (Azerbaijian) cung cấp, với số lượng 400,000 thùng (Tương đương với 65,000 m3. Socar sẽ tiếp tục cung cấp 65,000 m3 vào cuối năm 2010.
3.2.4. Việt Nam sẽ mua mỏ dầu ngoại quốc
Lãnh đạo Petro Vietnam (PVN) cho biết, PVN đang làm thủ tục để mua các mỏ dầu tại Azerbaijian, Algeria và nhiều khu vực khác. PVN tuyên bố, họ sẽ mua những mỏ dầu đã được thăm dò, để có thể đưa vào nhà máy lọc ngay, vì thời gian thăm dò có thể kéo dài từ 5 đến 8 năm.
Đó mới chỉ là dự tính. Nếu giai doạn đàm phán thuận lợi, thì VN sẽ liên doanh với các nước nầy để mua dầu thô về lọc, cung ứng cho thị trường VN.
Hiện tại, VN phải nhập cảng 96% xăng dầu. Chính phủ cho phép 10 doanh nghiệp được nhập cảng xăng dầu để đáp ứng nhu cầu cho cả nước là 15 triệu tấn mỗi năm. Như vậy, xăng dầu trong nước chỉ chiếm 4%.
3.2.5. Một thử thách đối với Việt Nam
Ngày 25-10-2011, tờ Wall Street Journal loan tin Tập Đoàn ExxonMobil đã tìm được dầu khí ở lô 119 ngoài khơi Đà Năng, thuộc tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam. Thông tin nầy mang tầm quan trọng đặc biệt, không những trong lãnh vực kinh tế, mà còn trong việc khẳng định chủ quyền của VN, vì lô 119 nằm ngoài thềm lục địa của VN, (Thềm lục địa cách bờ biển 350 hải lý.) đồng thời, nó nằm sát đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) của Trung Cộng.
Sự việc cho thấy thái độ mạnh dạn của công ty HK trong việc làm ăn với VN. Trước kia, Tập đoàn ExxonMobil đã bị Trung Cộng gây áp lực, đã im hơi lặng tiếng, nay nhờ chính phủ HK ủng hộ, nên tiếp tục thăm dò.
Hiện chưa biết trữ lượng dầu là bao nhiêu. VN đang đứng trức thách thức, là liệu CSVN có can đảm hợp tác với ExxonMobil hay không?
4* Nhà máy lọc dầu Dung Quất
Nhà máy lọc dầu Dung Quất Việt Nam, được coi là một dự án kinh tế lớn, trọng điểm của quốc gia trong giai đoạn đầu thế kỷ 21, đã hoàn tất sau 13 năm xây dựng mà nay được cho là bị lỗ 120 triệu mỗi năm.
Dự án Dung Quất bị các nhà đầu tư ngoại quốc xa lánh, bỏ chạy bởi vì nó ở một vùng cô lập, xa các nguồn dự trữ là các mỏ đầu ở miền Nam nên không có hiệu quả kinh tế.
Số vốn ban đầu là 1.5 tỷ USD, nhưng qua một thời gian gập ghềnh ạch đuội, tổng chi phí lên tới 3.5 tỷ USD. Giá thành sản phẩm của Dung Quất (DQ) hiện tại cao hơn giá xăng dầu nhập cảng. Lỗ to, đã rao bán suốt một năm mà chẳng có ai mua.
4.1. Nhà máy
Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất (DQ) được xây dựng ở xã Bình Trị, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi, chiếm diện tích 345 hecta mặt đất, và 471 hecta mặt biển. (1 hecta=10,000m2). Công suất tối đa là lọc 6.5 triệu tấn dầu thô mỗi năm, tương đương với 148,000 thùng mỗi ngày. (1 thùng (barrel) = 158.9873 lít)
Nhà máy lọc dầu của mỏ Bạch Hổ, sản xuất xăng A92, A95, dầu hỏa, nhiên liệu phản lực, dầu diesel và những sản phẩm phụ. Có 14 phân xưởng chế biến công nghệ. Tổng số vốn đầu tư là 3.5 tỷ USD.
Chủ đầu tư là Tập Đoàn Dầu Khí VN (Petro Vietnam-PVN). Hợp đồng xây dựng nhà máy là Technip (Pháp), Technip Malaysia, JGC (Nhật) và Technicas Reunidas (Tây Ban Nha).
Lễ động thổ: 8-1-1998
Lễ khánh thành: 6-1-2011
4.2. Công nghệ lọc dầu
Công nghệ lọc dầu là một quá trình chưng cất dầu thô. Chưng cất là tách rời một dung dịch bằng cách đun sôi nó lên, rồi cho ngưng tụ hơi bay ra để được 2 thành phần, một phần nhẹ là Distillat, có nhiệt độ sôi thấp, chứa chất dễ sôi, phần nặng còn lại là cặn chưng cất.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất dùng điện để đun sôi dầu thô.
5* Con đường gập ghềnh của Dung Quất
Ngày 25-8-1998.
Việt Nam và Nga thống nhất hợp tác liên doanh, Petro Vietnam và Zarubezhneft cùng làm chủ đầu tư với cổ phần 50/50.
Ngày 28-12-1998.
Ủy Ban Vietross được thành lập để trực tiếp quản lý, xây dựng nhà máy và điều hành NMLD/DQ trong 25 năm. Mức đầu tư dự án là 1.297 tỷ USD.(50/50)
Năm 1998
Hợp đồng Việt Nga tan vở. Nga rút lui vì bất đồng ý kiến về địa điểm xây nhà máy. Thế là VN gánh trọn gói, tự đầu tư. Đây là nguyên nhân tạo ra những khó khăn, phí tổn vô ích, kéo dài con đường gập ghềnh và cuối cùng đưa đến dự án không có hiệu quả kinh tế, tức là làm ăn lỗ lã.
Sau vụ tan rả, VN tập trung vào việc giải quyết các vấn đề pháp lý của các hợp đồng, có liên quan đến tiền bạc, kỹ thuật, thông qua những đàm phán, nhất là về luật đầu tư quốc tế của ngành dầu khí, mà VN không có kiến thức và kinh nghiệm.
Một VN chưa có kinh nghiệm mà phải gánh một dự án quá lớn, cho nên không tránh được những lượm thượm phát sinh do những sai lầm. Tiền bạc thất thoát do chi phí vô ích, do tham ô, do vật liệu bị đánh cắp, nên cuối cùng dự án tăng lên tới 3.5 tỷ USD, đưa đến kinh doanh không có hiệu quả kinh tế.
Tháng 11 năm 1996, chính phủ phê chuẩn dự án. Năm 1997 thủ tướng Võ Văn Kiệt ra Quyết Định 514/QĐ/TTg ngày 10-7-1997 chính thức đưa dự án ra thực hiện.
Năm 2003, Ban Quản Lý Dự Án (QLDA) Nhà Máy Lọc Dầu (NMLD) Dung Quất được thành lập để tiến hành dự án.
Ngày 22-9-2009, NMLD/DQ cho ra sản phẩm đầu tiên.
Ngày 30-5-2010, nhà máy được nhà thầu xây dựng chính thức bàn giao lại cho Petro Vietnam.
6* Những chỉ trích về dự án xây nhà máy Dung Quất
Năm 1992, chính phủ Võ Văn Kiệt mời các đối tác nước ngoài làm liên doanh đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất, gồm có: Tập đoàn Total SA (Pháp) và 2 công ty Đài Loan là CPC (Chinese Petroleum Corp) và CIDC (Chinese Investment Development).
Trong quá trình thiết lập dự án, Total SA (Pháp) đề nghị xây NMLD tại Long Sơn thuộc Bà Rịa-Vủng Tàu. Ngày 19-9-1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt ra QĐ chọn Dung Quất làm địa điểm xây NMLD, nên Pháp rút lui.
Dự án NMLD/DQ bị quốc tế chỉ trích, chủ yếu là về địa đểm xây cất mang tính cách chính trị trong chiến lược phát triển kinh tế của CSVN, nên không có hiệu quả kinh tế, mà VN gọi tắt là “không kinh tế”.
Tháng 9 năm 1995 * Tập Đoàn Total chấm dứt thương lượng đầu tư, cho rằng nhà máy đặt ở miền Trung, cách xa các mỏ dầu ở miền Nam, phí tổn vận chuyển cao, nên không có hiệu quả kinh tế.
Năm 1997 * Ngân Hàng Thế Giới (World Bank-WB) cho biết, dự án “không có hiệu quả kinh tế”.
Năm 1998 * Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (IMF) cho biết, giá trị dự án “đáng nghi ngờ”.
Hai cơ quan tài chánh quốc tế nầy giữ vai trò cho vay tiền để thực hiện dự án.
Năm 1998 * Mặc dù đã ký hợp đồng, nhưng tập đoàn Zarubezhnift (Nga) cho rằng “Dung Quất là một địa điểm xấu” và bỏ dự án vào năm 2002.
Năm 2003 * Liên Hiệp Quốc nhắc nhở VN, cho rằng “nên tránh những đầu tư thu nhập thấp”.
- 7,000 hộ gia đình bị đuổi ra khỏi DQ lo ngại về đời sống khó khăn ở những nơi mới đến.
- Ngư dân Quảng Ngãi lo ngại, vì tiếng ồn của nhà máy làm cho cá tránh đi nơi khác hoặc ra xa ngoài biển.
7* Những sai lầm của dự án Dung Quất
Hầu hết những chỉ trích quốc tế cho rằng dự án Dung Quất là một sai lầm, chỉ có đảng CSVN khẳng định nó là một dự án ưu việt mang tính trí tuệ của thế kỷ 21.
Sai lầm lớn nhất là địa điểm xây nhà máy. Quyết định độc đoán và sai lầm của đảng CSVN phát sinh những sai lầm và những khó khăn đưa nhà máy lọc dầu DQ đến việc làm ăn lỗ lã, “không kinh tế”.
7.1. Sai lầm về địa điểm xây nhà máy
Dầu thô từ các mỏ ở miền Nam được chuyên chở khoảng 1,000km ra NMLD/DQ, rồi lại chở chuyên 1,000km từ DQ về Sài Gòn hoặc Hà Nội để phân phối ra thị trường. Bao nhiêu tàu bè, xe bồn chạy tới, chạy lui, nhân công, nhất là hao tốn tiền xăng dầu trước khi thu được tiền sản xuất ra xăng dầu.
Công ty Total cho rằng lý do địa lý sẽ làm tăng giá thành sản phẩm lên tới 500 triệu USD mỗi năm.
7.2. Sai lầm về kỹ thuật
Nhà máy Dung Quất được thiết kế để chế biến 100% dầu ngọt của mỏ dầu Bạch Hổ. Dầu ngọt phẩm chất cao, dễ lọc vì chứa ít chất lưu huỳnh nên tác động mài mòn dụng cụ kém hơn dầu chua, là dầu chứa nhiều lưu huỳnh, sinh ra acid làm hư hao máy móc nhiều hơn dầu ngọt. Thế nhưng, mỏ Bạch Hổ hiện nay đang cạn kiệt, không cung cấp đủ dầu ngọt để cho nhà máy lọc chạy hết công suất, cho nên VN phải nhập dầu chua pha trộn với dầu ngọt ở Dung Quất.
Dầu chua mài mòn thiết bị bên trong, đó là lý do khiến cho nhà máy mới chạy chỉ có hai năm mà phải đóng cửa 2 tháng để sửa chữa và thay thế phụ tùng là những cái van (valve), máy bơm, bù lon bên trong đã bị phá hủy. Những bộ phận đó không phải là loại thông thường, mà là những phụ tùng rất quan trọng, như van PV-1501, bù lon B-6 có sức chịu đựng nhiệt độ cao ở 650 độ C, do Ý sản xuất và chỉ có thể mua ở Singapore, chớ ở VN không có.
7.3. Dung Quất ngừng hoạt động để sửa chữa
Nhà thầu xây dựng là Technip. Nhà thầu giám sát của Nhật đã phát hiện 173,635 điểm sai sót kỹ thuật, dụng cụ hư hỏng do bị mài mòn.
Technip đã sửa chữa 164,442 điểm hư hại, còn lại 9,193 điểm hư hại nặng, như van PV-1501 và bù lon B-6 bị mài mòn ở phân xưởng chính yếu tên là Cracking.
Nhà máy ngưng hoạt động 2 tháng. 60 chuyên viên Pháp, Hàn Quốc và hơn 1,000 kỹ sư và nhân viên VN phải tăng ca làm việc, tham gia sửa chữa lớn.
8* Những thiệt hại do Việt Nam làm chủ đầu tư 100%
Hiện nay, Petro Vietnam làm chủ 100% nhà máy lọc dầu DQ, đã gây ra những thiệt hại, mà có thể tránh được, nếu có sự tham gia của chủ đầu tư ngoại quốc, như Total của Pháp chẳng hạn.
8.1. Việt Nam không có phụ tùng cho việc xây dựng và bảo trì nhà máy.
Từ con bù lon, ốc vít cho đến tất cả mọi thứ đều phải nhập cảng 100%. Tạo ra thêm nhiều thủ tục hành chánh, gọi thầu cung cấp, tài chánh, tốn kém tiền bạc và mất nhiều thì giờ. Nếu như Total của Pháp có cổ phần lớn, thì những khoản nói trên không cần thiết phải đặt ra và không bị mất tiền vô ích.
8.2. Trình độ khoa học kỹ thuật về dầu khí kém
Trường hợp nếu có các công ty dầu khí nước ngoài tham gia đầu tư, thì họ đã có sẵn một đội ngũ chuyên viên rành nghề, có nhiều kinh nghiệm, điều động nhanh chóng.
Trái lại, VN phải thuê nhiều chuyên viên ngoại quốc vào dạy cho kỹ sư và công nhân kỹ thuật. Năm 2006, 180 kỹ sư được huấn luyện cấp tốc ở Vủng Tàu, gồm các môn căn bản, trước hết là học Anh văn, kiến thức về công dụng và xử dụng các trang thiết bị, quy trình lọc dầu…đồng thời, 450 lao động cũng được huấn luyện cấp tốc về kỹ thuật của ngành dầu khì.
Tóm lại, họ chưa có khả năng và kinh nghiêm thực tế trong công việc, vì chỉ học lý thuyết trong khi chưa có nhà máy để nhìn tận mắt…
Trên công trường hiện nay, có 3,500 kỹ sư, cán bộ và công nhân kỹ thuật, đến năm cuối 2007 có 15,000 người.
Số chuyên viên nước ngoài là 141 người.
8.3. Tham nhũng và những chi phí vô ích
Một nhân viên trong dự án cho biết, việc tham nhũng rất kinh hoàng.
Các chuyên viên ngoại quốc làm việc ở công trường phải ở nhà của cán bộ cho thuê, hoặc cán bộ làm trung gian môi giới ăn huê hồng. Số tiền thuê nhà cao của họ đưa đến việc tiền lương phải tăng và các khoản chi tiêu tầm bậy khác được cộng vào chi phí của dự án, biến 1.5 tỷ USD thành 3.5 tỷ. Xuyên qua thời gian trên 10 năm chấm mút, ăn theo đã lên tới 2 tỷ.
Số tiền 2 tỷ USD nầy được gọi là tiền đầu tư ảo, do vật liệu bị mất cắp, tiền chạy vào túi riêng và những khoản chi tiêu vô bổ.
Để trả lời những câu hỏi về tham nhũng trong dự án, ông Đinh La Thăng, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Petro VN cho biết: “Lẻ ra nhà nước phải kiểm toán ngay từ năm 2010, nhưng lúc đó, chính phủ “chưa bố trí kế hoạch”, nên mãi tới tháng 3 năm 2011, việc kiểm toán chi tiêu mới bắt đầu, và hiện đang làm việc nên chưa có kết quả. Những nơi bị kiểm tra là Tập đoàn Vietsovpetro và Petro Vietnam.
8.4. Sản phẩm Dung Quất không tiêu thụ được
Theo Petro VN, cuối năm 2009, nhà máy trục trặc, vận hành gián đọan, bữa đực bữa cái, cho nên các công ty nhập khẩu xăng dầu đã ký những hợp đồng với nước ngoài, nhập khẩu xăng dầu cung ứng kịp thời cho nhu cầu cấp bách trong nước. Vì thế, xăng dầu của Dung Quất không có nơi tiêu thụ, mà kho của nhà máy chỉ chứa được số lượng sản xuất trong 18 ngày (20,000m3). Nếu không giải tỏa thì không có chỗ chứa, nhà máy phải ngừng hoạt động.
Xăng dầu do DQ sản xuất giá còn cao hơn giá xăng dầu nhập cảng, và phẩm chất không tốt, nên Hàng không VN không xử dụng xăng của DQ, mà vẫn mua xăng của Singapore.
9. Nạn ăn cắp vật liệu
9.1. Thưởng 5 triệu đồng cho người tố cáo
Công trường xây nhà máy DQ khổ sở vì nạn ăn cắp vật liệu. Việc thi công bữa đực bữa cái, chập chờn khi nắng khi mưa, vật liệu tràn lan nằm ngổn ngang ngoài trời nhiều tháng đến rỉ sét là mồi ngon cho bọn ăn cắp để bán rẻ như phế liệu. Ăn cắp, đủ mọi thành phần, từ công nhân của công trường, bảo vệ công trường đến người dân địa phương.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ra chỉ thị: “Các nhà thầu phải cam kết, công nhân nào phát hiện và tố cáo người ăn cắp, thì được thưởng 5 triệu đồng. Số tiền thưởng nầy do công ty chủ của công nhân ăn cắp phải trả”.
9.2. Khối lượng vật liệu xây dựng nhà máy Dung Quất
1. Tổng số tài liệu, giấy tờ chất đầy 100 xe tải.
2. 150,000 tấn vật liệu
3. Trên 5 triệu mét dây dẫn điện
4. 17,000 tấn thép đủ loại. (Đủ xây 2 cái tháp Eiffel của Pháp)
5. Một nhà máy điện 100 Megawatts. (Đủ dùng cho cả thành phố Quảng Ngãi).
6. 1,046 kỹ sư và nhân viên
9.3. Những biện pháp chống ăn cắp
Theo Ban Quản Lý Dự Án (QLDA) thì tình trạng ăn cắp xảy ra rất phức tạp, đặc biệt là ăn cắp sắt thép, dây dẫn điện và phụ tùng, để bán phế liệu. Trong 2 tháng, đã phát hiện hơn 30 vụ ăn cắp.
Các nhà đầu tư đã thuê 500 vệ sĩ từ các công ty vệ sĩ, nhưng nhiều khi vệ sĩ bó tay nên phải nhờ đến công an địa phương trợ giúp. Công an địa phương được chỉ thị là phải kiểm tra các cửa hàng thu mua phế liệu, những thứ nào không chứng minh được nguồn gốc thì tịch thu. Phải đưa hệ thống Camera vào nhà máy để kiểm soát.
Công khai công bố tên tuổi của người ăn cắp và xử lý cấp thời. Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị chính phủ tăng cường lực lượng công an đến bảo vệ công trường. Đồng thời, đưa công trường Dung Quất vào danh sách an ninh quốc gia, để mạnh tay xử lý trộm cắp, phá hoại tài sản vào tội xâm phạm an ninh quốc gia.
9.4. Trộm cắp lộng hành
Ngày 3-8-2007, 5 tấn vật liệu gồm sắt thép còn nguyên, phụ tùng chưa xử dụng, bị khám phá ở một nhà mua phế liệu của ông Nguyễn Thiện. Công an đang điều tra.
Ngày 16-4-2008, hai đối tượng tên Tâm và Công dùng thuyền thúng chở 608 kg sắt trộm ở công trường Dung Quất.
Ngày 19-4-2008, công an bắt 5 bảo vệ về hành vi tổ chức trộm thiết bị tại kho của nhà thầu Technip. Lúc 1 giờ sáng, những tên trộm dùng xe gắn máy kéo 16 ống tuýp đặc chủng, đường kính 0.6m dài 6 m. Người giữ kho tên Văn đã mở cửa kho để cả bọn và khiêng ra ngoài.
Ngày 22-4-2008, 2 nhân viên bảo vệ bị một nhóm 10 người, đi xe gắn máy, mang mã tấu, gậy gộc xông vào tấn công. Hai bảo vệ bị trọng thương, một người bị đâm một dao vào xương sườn, người kia bị chấn thương sọ não.
Đó là nhóm côn đồ được thuê đánh bảo vệ để trả thù vụ bắt trộm trước đó.
Ngày 1-5-2008, một nhóm 20 tên, đội mủ an toàn, một số bịt mặt, mang gươm, mã tấu xông vào tấn một nhân viên công trường DQ, để trả thù vụ tố cáo ăn cắp vừa qua.
Ngày 18-3-2011, công nhân Đỗ Tấn, người được tin cậy cho vào làm khu bảo dưỡng của bộ phận quan trọng, đã trèo tường, đến lầu ba, dùng kềm bấm, cắt dây điện, ruột bằng đồng, dùng làm dây nối đất (grounded) cở 35mm2 ruột 18 sợi dây đồng. Dây nối đất rất quan trọng, để bảo vệ con người không bị điện giật khi bị chạm điện và máy móc.
Tân bị ghép tội phá hủy công trình quan trọng, về an ninh quốc gia.
Ngày 18-9-2007, 30 công nhân, xử dụng dao, ống sắt, gậy gộc vây đánh lực lượng bảo vệ. Họ đập phá tủ đựng tài liệu, điện thoại bàn, đập bể kiếng xe ôtô. 8 công nhân bị bắt giữ.
Nguyên do. Vì bảo vệ làm việc chặt chẽ, các công nhân không đánh cắp được nên gây sự đánh nhau.
10. Kết
Theo dự đoán thì dầu mỏ ở khu vực quần đảo Trường Sa là 105 tỷ thùng (1 thùng=158.987 lít), nếu khai thác 18.5 triệu tấn mỗi năm, thì có thể kéo dài từ 15 đến 20 năm.
Theo Công Ước QT về Luật Biển, thì tài nguyên trong Vùng Đặc Quyền Kinh Tế (Exclusive Economic Zone-EEZ) 200 hải lý (1 hải lý=1km 852) thuộc quyền khai thác của VN. Tuy chưa xác định được trữ lượng là bao nhiêu, nhưng hứa hẹn là có nhiều.
Trong tình trạng dầu mỏ của VN cạn dần, các nhà đầu tư ngoại quốc cuốn gói rút lui, nhà nước VN đang tìm mua mỏ dầu nước ngoài, nhập cảng dầu thô để lọc, VN có tiềm năng dầu to lớn ở Biển Đông mà không được quyền khai thác, phải vác tiền đi mua, thì quả thật là một cảnh đau lòng của dân tộc. Càng nhức nhối hơn nữa, kẻ cướp chính là hảo bằng hữu, là người đồng chí tốt của đảng CSVN.
Nhớ xưa, chính quyền Việt Nam Cộng Hoà thường bảo Việt Cộng đã cỏng rắn về cắn gà nhà, rước voi về vầy mồ mả tổ, nhận giặc làm cha, thì cũng có nhiều người chưa tin, nhưng nay sự thật đã quá rõ ràng trước mắt, biết ra thì sự việc cũng đã rồi.
Trúc GiangMinnesota ngày 26-3-2012
Chiến tranh bắt đầu từ trên không gian.
Kế hoạch trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đã chính thức tạo căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng. Nếu chiến tranh xảy ra, thì cuộc chiến sẽ bắt đầu từ trên không, bởi vì vệ tinh tình báo là con mắt theo dõi và xác định tọa độ của các tàu chiến, xe tăng, những dàn hỏa tiễn, những đội hình tác chiến dưới mặt đất. Đồng thời, lợi hại nhất là hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu, dẫn đường cho các hỏa tiễn và bom tinh khôn. Tất cả đều ở trên trời. Nếu hai phương tiện chiến tranh nầy bị tê liệt, thì vũ khí dưới mặt đất trở thành vô dụng.
Vũ khí Hoa Kỳ hiện đại nhất thế giới, cộng thêm kinh nghiệm xử dụng vũ khí tác chiến, không ai theo kịp, nhưng mức độ phát triển nhanh chóng của Trung Cộng làm cho Hoa Kỳ lo ngại.
Lợi thế của Trung Cộng là họ không bỏ ra những số tiền khổng lồ để làm nghiên cứu, chỉ nhờ vào tài ăn cắp rồi cải tiến, tuy lẹt đẹt phía sau nhưng thật sự là một đe dọa, không những cho Hoa Kỳ và các nước trong khu vực, mà còn đe dọa cho cả nhân loại nữa, vì tham vọng bành trướng bá quyền ngàn năm của Hán tộc.
Trung Cộng đã tăng ngân sách quốc phòng từ 91 tỷ euro của năm 2010, lên tới 183 tỷ euro cho năm 2015, và năm 2012 chi tiêu 100 tỷ đô la cho quân đội..
Hiện tại, cuộc chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ rất gay gắt, không những trên mặt đất, mà còn ở ngoài không gian nữa.
Cựu Bộ trưởng QP/HK, ông Robert Gates cho rằng cuộc cạnh tranh đang diễn ra gay gắt trên lãnh vực an ninh mạng, vũ khí hạt nhân và phòng thủ hỏa tiễn.
Nếu chiến tranh xảy ra, thì cuộc chiến sẽ bắt đầu từ bên ngoài bầu khí quyển, tức là vũ trụ, bởi vì, hệ thống dẫn đường cho các hoả tiễn và hệ thống thông tin liên lạc, được điều khiển từ hệ thống định vị toàn cầu.
Hiện tại, Trung Cộng đang xử dụng hệ thống định vị toàn cầu của Hoa Kỳ là GPS (Global Positioning System-GPS). Khi hệ thống GPS bị khóa hay ngừng hoạt động, thì tất cả các hoả tiễn được dẫn đường bằng GPS sẽ trở thành vô dụng.
2* Đạo quân ăn cắp của Trung Cộng
Trước đây, trong một cuộc điều trần hữu thệ, Giám đốc FBI, Robert Mueller và Giám đốc Tình báo Quốc gia James Clapper, đã báo động trước Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện HK, về những cuộc tấn công xâm nhập quy mô và gia tăng các binh đoàn tin tặc (Hacker), vào hệ thống các máy tính của các ngành công nghệ HK, mục đích đánh cắp và đánh phá tài liệu.
Công ty an ninh máy tính Symantec thông báo một loạt Virus gọi là Sykipot, phát xuất từ Trung Cộng, đã phát tán, mục đích xâm nhập vào các công nghệ quốc phòng HK.
Năm 2009, đã có hơn 30 công ty HK, từ Yahoo, Adobe, Rackspace đến Northrop Grumman… bị tấn công trầm trọng. Đó là mục đích đánh cắp kỹ thuật, bí mật khoa học, và an ninh quốc phòng HK.
Trung Cộng đang tìm kiếm những bí mật về kỹ thuật tàng hình cho phi cơ và tàu chiến, bí mật hỏa tiễn và nhất là bí mật về phi cơ liên hành tinh (vũ trụ) không người lái, độc nhất vô nhị của HK, đó là chiếc X-37B.
Phản gián HK và Ấn Độ gài bẫy để theo dõi hành tung của Virus, đã khám phá ra sào huyệt của tin tặc, thuộc cấp quốc gia là Trung Cộng. Không những ăn cắp bí mật quân sự, kinh tế của HK, mà TC còn ăn cắp kỹ thuật của châu Âu.
Ngoài ra, TC còn ăn cắp công khai quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền của Tây phương nữa.
Nga còn chạy mặt Trung Cộng về nghề ăn cắp thô bạo từ lâu. Mới đây, hôm thứ thứ ba 6-3-2012, Nga đồng ý bán cho Trung Cộng 48 phi cơ tiêm kích (không chiến) Sukhoi với số tiền là 4 tỷ đô la, nhưng với điều kiện là nước nầy không được sao chép, ăn cắp mẫu của Nga. Nga nhất định phải đưa điều kiện ràng buộc nầy vào hợp đồng: “Cấm Trung Cộng sao chép các máy bay nầy, rồi sau đó sản xuất đem bán cho nước thứ ba”. Trung Cộng từ chối. Điều nầy xác nhận ý đồ bất chánh của họ.
Tờ Kommersant đã công khai tố cáo Trung Cộng, đã từng sao chép, ăn cắp nhiều kiểu máy bay của Nga như Su-27, Su-30 và MiG-29. Bị tố cáo trước thế giới là phường ăn cắp, vậy sĩ khí và danh dự dân tộc ở đâu? Thật là vô liêm sĩ.
Viện Nghiên Cứu Hoà Bình QT đặt tại Stockholm, Sipri, đã nhấn mạnh, “Trung Cộng đặc biệt chú ý đến việc chiếm lĩnh công nghệ nước khác, nhằm phát triển ngành công nghiệp vũ khí của họ”.
3* Trung Cộng muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào không gian của Hoa Kỳ
Hiện nay, hệ thống dẫn đường cho hỏa tiễn của Trung Cộng còn lệ thuộc vào hệ thống định vị toàn cầu GPS của Hoa Kỳ.
Bộ QP/HK đang điều hành và kiểm soát hệ thống GPS nầy. Trong trường hợp căng thẳng giữa hai bên, Ngũ Giác Đài có thể không cho TC xử dụng hệ thống nầy, bằng cách gây nhiễu hoặc khóa tần số, thì tất cả hỏa tiễn liên hệ xem như vô dụng
.
Sự lợi hại của hệ thống định vị toàn cầu được thể hiện trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất, năm 1991, hệ thống dẫn đường các hỏa tiễn đã đánh trúng mục tiêu một cách rất chính xác, sai số từ 1 đến 3m. Các ký giả ngoại quốc ở khách sạn không xa mục tiêu có thể thấy rõ hỏa tiễn phóng thẳng vào một chỗ, cho nên họ an tâm quan sát.
Hệ thống GPS còn cung cấp một băng tần tín hiệu rộng rãi, do phủ sóng toàn cầu, nên việc giao thông liên lạc giữa các quốc gia trong liên quân rất dễ dàng.
Kế đó, Trung Cộng lại bị một cú sốc, là không thể xác định được vị trí của hai nhóm hàng không mẫu hạm mà HK đã điều động đến để bảo vệ Đài Loan, cũng thuộc vùng biển của Trung Cộng. Đó là sự kiện Trung Cộng đã bắn hỏa tiễn vào vùng biển Đài Loan và thực hiện những cuộc tập trận đổ bộ, trước cuộc bầu cử tổng thống 3 ngày, để đe dọa người dân Đài Loan, là không được bầu cho ứng cử viên Lý Đăng Huy, vì nghĩ rằng, khi đắc cử tổng thống, ông Huy có thể sẽ tuyên bố Độc lập cho đảo Đài Loan. Nhưng TC thất bại, vì người dân Đài Loan tin tưởng vào sự bảo vệ của HK, nên Lý Đăng Huy đắc cử tổng thống với đa số phiếu.
Vì muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào hệ thống GPS của HK, nên suốt 15 năm qua, TC nổ lực xây dựng riêng cho mình một hệ thống định vị vệ tinh, có tên là Bắc Đẩu (BeiDou).
Khi làm chủ được hệ thống, TC có thể xác định được vị trí, mục tiêu, toạ độ thì mới ngăn chặn tàu chiến HK đi vào vùng biển của họ hoặc vùng biển đang tranh chấp như biển Đông chẳng hạn. Đồng thời, TC cũng có thể xử dụng phi cơ không người lái trong tình trạng căng thẳng với HK.
4* Hệ thống định vị Bắc Đẩu (The BeiDou Navigation System)
Ngày 27-12-2011, phát ngôn viên Ran Cheng cho biết, Trung Cộng khẳng định rằng, hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu, tự tạo, đã bắt đầu hoạt động trong nổ lực chấm dứt sự lệ thuộc vào vệ tinh của nước ngoài.
Bắc Đẩu sẽ cung cấp dịch vụ dẫn đường trong khu vực nước Trung Hoa trong năm 2012 và trên toàn cầu vào năm 2020.
4.1. Bắc Đẩu 1
Bắc Đẩu 1, gồm 3 vệ tinh phủ sóng địa phương, trên khu vực nước Tàu, được xử dụng vào ngày 27-12-2011.
4.2. Bắc Đẩu 2.
Hệ thống Bắc Đẩu 2, còn gọi là Compass. Là hệ thống định vị toàn cầu với 35 vệ tinh, đang trên đường xây dựng, dự trù sẽ hoàn thành vào năm 2020. Mức độ chính xác hiện tại là 25m và đang cải thiện để còn sai biệt trong vòng 10m.
Trung Cộng dùng hỏa tiễn Trường Chinh 3, để đưa các vệ tinh vào quỹ đạo. Hiện nay, đã có 11 vệ tinh được đặt vào quỹ đạo, cách mặt đất 21,150km. Như vậy, còn 24 vệ tinh nữa sẽ được đặt vào hệ thống Bắc Đẩu.
Các khoa học gia Trung Cộng cho biết, từ năm 2011 đến 2015, họ sẽ có 100 vụ phóng để đưa 100 vệ tinh các loại vào vũ trụ.
Hệ thống Bắc Đẩu toàn cầu dự liệu sẽ đưa vào xử dụng năm 2020.
5* Hệ thống định vị toàn cầu GPS của Hoa Kỳ
Hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System) là hệ thống xác định vị trí trên mặt trái đất, bằng hệ thống 24 vệ tinh nhân tạo, đặt trên một quỹ đạo ở ngoài bầu khí quyển của quả địa cầu. Hệ thống do Bộ QP/HK thiết kế, xây dựng, điều khiển và quản lý.
Trong cùng một thời điểm, 3 vệ tinh trong hệ thống, cùng xác định tọa độ của bất cứ một điểm nào trên mặt quả đất nầy, rồi truyền tín hiệu xuống các trạm thu nhận dưới đất.
Kể từ năm 1980, chính phủ Hoa Kỳ cho phép mọi người trên thế giới, không kể quốc tịch, được xử dụng miễn phí một số công dụng của GPS. GPS hoạt động trong mọi thời tiết, 24 giờ trong một ngày.
5.1. Sự hoạt động của GPS
24 vệ tinh bay vòng quanh trái đất 2 lần trong một ngày, theo một đường đi (quỹ đạo) được điều khiển một cách rất chính xác. 3 vệ tinh trong hệ thống cùng phát tín hiệu về một tọa độ xuống mặt đất, được các máy thu tiếp nhận, với độ sai biệt từ 1 đến 3m.
5.1.1. Ba thành phần của hệ thống GPS
1. Phần không gian
2. Phần kiểm soát
3. Phần xử dụng
Không Quân Hoa Kỳ phụ trách làm phát triển, điều hành và bảo trì 2 thành phần, là không gian và kiểm soát.
Từ quỹ đạo cách mặt đất 20,200km, các vệ tinh truyền tín hiệu từ vũ trụ xuống mặt địa cầu, được các máy thu tín hiệu GPS, làm những con toán vô cùng phức tạp, để xác định vị trí không gian 3 chiều: kinh độ, vĩ độ và chiều cao vào thời điểm đó. Những tính toán phức tạp về trạng thái thời tiết của bầu khí quyển, có tác động vào tốc độ của tín hiệu, như độ ẩm, giông bão, các lớp mây…
Bầu khí quyển, nói chung là bầu không khí bao trùm quả đất, gồm nhiều thứ khí khác nhau và hơi nước, được giữ lại bởi sức hút của trái đất. Độ cao 120km được coi là ranh giới giữa bầu khí quyễn và khoảng không vũ trụ bên ngoài.
1). Phần không gian của hệ thống GPS
24 vệ tinh nằm trên một quỹ đạo, xoay chung quanh trái đất. Chúng được điều khiển luôn luôn cách mặt đất 20,200km. Sự chuyển động rất ổn định và quay 2 vòng trái đất trong 24 giờ, với tốc độ 7,000 miles/giờ. Các vệ tinh được sắp xếp làm sao cho những máy thu dưới đất, luôn luôn nhìn thấy 4 vệ tinh ở bất cứ ở một thời điểm nào.
Vệ tinh hoạt động được, nhờ năng lượng mặt trời và những nguồn pin, accu chứa điện khi không có ánh sáng mặt trời, tức là lúc gọi là ban đêm.
2). Phần kiểm soát của hệ thống GPS
Mục đích của phần kiểm soát là điều khiển cho các vệ tinh đi theo đúng quỹ đạo đã ấn định (20,200km)
Có 5 trạm kiểm soát ở rải rác khắp nơi trên trái đất, trong đó, 4 trạm tự động và một trạm trung tâm. Ngoài ra, còn có một trạm trung tâm dự phòng, và 6 trạm kiểm soát chuyên biệt.
Đường bay của các vệ tinh được ghi lại ở 13 trạm, đa số là ở HK, một số ở các nước: Anh, Argentina, Ecuador, Bahrain và Úc. Phương tiện gởi đi và nhận tín hiệu nhờ những anten chão to lớn.
3). Phần xử dụng hệ thống GPS
Phần xử dụng bao gồm những máy móc, thiết bị thu nhận tín hiệu của hệ thống GPS và những chuyên viên xử dụng những máy móc, thiết bị đó.
Một số đặc điểm
-Vệ tinh đầu tiên được phóng lên năm 1978
- Hệ thống hoàn chỉnh năm 1994
- Mỗi vệ tinh hoạt động tối đa là 10 năm
-Vệ tinh GPS nặng 1,500kg, dài 5m, các tấm thu năng lượng mặt trời rộng 7m2.
Ứng dụng trong quân sự
Trong quân sự, GPS dẫn đường các loại vũ khí như sau:
- Bom thông minh JDAM (Joint Direct Attack Munition), gồm các loại GBU-31. (GBU=Guided Bomb Unit)
- Hỏa tiễn không đối đất (Air-to-Surface Missile-ASM hay Air-to-Ground Missile-AGM)
- Hỏa tiễn tấn công đất liền (như Tomahawk)
- Hỏa tiễn hành trình (Cruise missile) và đạn đạo (Ballistic Missile)
- Hỏa tiễn đất đối đất.(Surface-to-Surface Missile-SSM)
6* Trung Cộng chạy đua trong chương trình không gian
6.1. Trạm không gian Thiên Cung 1
Ngày 29-9-2011, hỏa tiễn Trường Chinh 2F đã mang trạm không gian nhỏ (space module) Thiên Cung 1 (Tiangong 1) vào quỹ đạo, thực hiện những thí nghiệm chuẩn bị cho việc thiết lập một trạm không gian to lớn hơn, có người ở bán thường xuyên ngoài vũ trụ vào năm 2020.
6.2. Tàu vũ trụ Thần Châu 8
Ngày 1-11-2011, tàu vũ trụ (spacecraft) Thần Châu 8 (Shenzhou-8), không người lái, được phóng lên để ráp nối với trạm không gian nhỏ Thiên Cung 1, chuẩn bị cho Thần Châu 9, 10, có người lái, ráp nối vào Thiên Cung 1.
Chương trình không gian của Trung Cộng nhằm thiết lập một trạm vũ trụ có người ở, bắt đầu từ Thiên Cung 1, 2, và Thiên Cung 3. Những con tàu vũ trụ (phi thuyền không gian) sẽ lần lượt mang người và thiết bị lên không gian, để thực hiện những thí nghiệm, tiến tới chương trình lên mặt trăng của Trung Cộng.
Ngày 9-1-2012, với hỏa tiễn (tên lửa) Trường Chinh 4, TC đã phóng thành công, đưa vệ tinh Tư Nguyên 3 (Ziyuan 3) vào một quỹ đạo cách mặt đất 500km.
Đây là lần thứ 156 loại hỏa tiễn Trường Chinh mang các vệ tinh vào vũ trụ.
Giám đốc Chương Trình Không Gian, Triệu Tiểu Tân, cho biết, trong năm 2011, TC đã có 19 lần phóng, đưa 21 tàu vũ trụ (Spacecraft) và vệ tinh (Satellite), đứng hàng thứ hai thế giới về số lần phóng. Ông nầy cho biết, mục tiêu năm 2011-2015 là 100 lần phóng, sẽ đưa 100 vệ tinh các loại vào vũ trụ.
7* Mở màn chiến tranh không gian
7.1. Trung Cộng xác nhận đã bắn hạ vệ tinh
Bước đầu chuẩn bị cho cuộc chiến tranh vũ trụ là bắn hạ vệ tinh của địch, bao gồm những vệ tinh do thám, nhưng quan trọng nhất là phá hủy hệ thống định vị toàn cầu, để làm vô hiệu hóa hệ thống dẫn đường các loại hỏa tiễn và bom tinh khôn.
Ngày 23-1-2007, phát ngôn viên TC, Liu Jianchao xác nhận, TC đã tiến hành thử nghiệm hỏa tiễn để bắn hạ một vệ tinh. Tuy nhiên, “TC cam kết sẽ dùng khoảng không vũ trụ vào mục đích hòa bình”.
Hội Đồng An Ninh QG/HK phổ biến, ngày 23-1-2007, TC đã dùng hỏa tiễn đạn đạo (Ballistic Missile) tầm trung, phóng từ mặt đất, để phá hủy một vệ tinh thời tiết của họ, cách mặt đất 850km. Điều nầy chứng tỏ rằng, trong tay TC có những thông số về độ cao, vận tốc và tọa độ của vệ tinh. Việc TC bắn hạ vệ tinh đã làm cho các nước phương Tây phản đối. Mỹ, Anh, Nhật, Úc đã ra tuyên bố phản đối.
Các khoa học gia HK công bố, vụ bắn hạ vệ tinh của TC đã tạo ra 800 mảnh vở, đường kính lớn hơn 10cm, và 40,000 mảnh vụng đường kính từ 1 đến 10cm.
7.2. Hoa Kỳ đã bắn hạ vệ tinh năm 1985
Năm 1985, trong chương trình Chiến Tranh Các Vì Sao (Stars war), hỏa tiễn HK đã bắn một phát, hạ được vệ tinh có tên là Solwin. Gần đây, HK chuyển sang kỹ thuật mới, có tên là “Vũ khí dùng năng lượng trực tiếp”, dùng tia Laser trên không gian để làm tê liệt vệ tinh. Cách nầy không tạo ra những mảnh vụng, có thể nguy hại các trạm không gian có người ở, và làm hại các vệ tinh khác.
Nói về việc bắn hạ vệ tinh, thì HK đã có khả năng nầy trước TC là 22 năm, với 2 loại vũ khí khác nhau.
Về hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu, thì HK cũng đã xử dụng trước TC thời gian 26 năm.
Và mới đây, HK lại có khả năng làm thay đổi quỹ đạo của hệ thống vị tinh định vị toàn cầu GPS, chuyển sang con đường đi khác hơn con số 20,200km, việc nầy khiến cho các nhà khoa học dưới đất, khó tính toán một cách chính xác về vị trí của các vệ tinh trong hệ thống.
Như thế, việc bắn hạ vệ tinh của TC còn thua HK rất xa. Đó là chưa kể sự lợi hại của tàu vũ trụ con thoi không người lái X-37B của HK.
8* Thế thượng phong của Hoa Kỳ trong không gian
8.1. Sứ mạng bí mật của tàu không gian con thoi không người lái X-37B của Hoa Kỳ
Hồi tháng 4 năm 2010, tàu không gian (phi thuyền vũ trụ) con thoi không người lái X-37B được Không Lực HK (USAF) phóng vào quỹ đạo tầm thấp 300km cách mặt đất.
Bí ẩn bao quanh tàu quỹ đạo con thoi (Shuttle Orbiter) nầy, khi Bộ Quốc phòng HK cương quyết từ chối bàn luận về sứ mạng của nó. Nhưng theo tạp chí Spaceflight, thì người ta dự đoán con tàu nầy bay vòng quanh trái đất, để theo dõi trạm không gian nhỏ (Space module) Thiên Cung 1, được xem như phòng thí nghiệm mới của Trung Cộng.
X-37B được đánh giá là sự kết hợp hoàn hảo giữa phi cơ quân sự và tàu vũ trụ, cho phép nó thực hiện được mọi nhiệm vụ trong khoảng thời gian hơn 9 tháng (270 ngày) ngoài vũ trụ.
Ưu điểm của X-37B là nó có thể bay chung quanh quả đất với nhiều quỹ đạo khác nhau, cho nên rất khó phát hiện, đồng thời xem như không thể bị bắn hạ.
Các nhà khoa học châu Âu và HK theo dõi sát chuyến bay, thì thấy nó theo đường bay của trạm không gian Thiên Cung 1, được TC phóng lên bằng hỏa tiễn Trường Chinh 2F vào ngày 29-9-2011.
Nhà biên tập David Baker của tạp chí Spaceflight khẳng định, việc bay song song giữa X-37B và Thiên Cung 1 là một điều hết sức rõ ràng.
Không Lực HK cho biết, X-37B có mục đích thực hiện những thí nghiệm công nghiệp mới.
Bà Joan Johnson-Freese, giám đốc Viện Nghiên Cứu Đại học Chiến Tranh Hải Quân ở Newport, Rhode Island, cho rằng, chắc chắn là X-37B thực hiện sứ mạng quân sự vì nó có thể bay đến bất cứ một địa điểm nào, để thực hiện công tác gián điệp một cách dễ dàng, vì hiện tại, chưa có một vệ tinh hay một hỏa tiễn nào có thể bay theo ý muốn được cả. Vì thế, người ta lo ngại X-37B sẽ mở ra một kỷ nguyên chạy đua vũ trang ngoài không gian.
Nhiệm vụ và phí tổn của X-37B tuyệt đối được giữ bí mật, tuy nhiên, các chuyên viên cho rằng nó là một phương tiện gia tăng hệ thống chiến đấu và hệ thống yểm trợ vũ khí.
Cũng có những cáo buộc, cho rằng HK đã quân sự hóa vũ trụ.
Tom Burghardt của tờ Global Research phát biểu, với dũng sĩ không gian X-37B, HK có ý đồ chiếm lĩnh và chế ngự không gian, bằng khả năng làm tê liệt, phá hỏng hoặc tiêu diệt vệ tinh của các quốc gia khác, để thực hiện mộng bá chủ vũ trụ của HK.
Tóm lại, mặc dù chính phủ HK giữ bí mật về X-37B, nhưng các khoa học gia đều công nhận rằng nó phục vụ cho mục đích quân sự trong vũ trụ. Đó là thứ vũ khí tối tân nhất mà chưa có quốc gia nào theo kịp.
X-37B có những khả năng như sau:
- Tiêu diệt các vệ tinh địch.
- Đánh cắp tài liệu từ các vệ tinh khác, bằng cách bay đến gần để thu nhận tín hiệu do vệ tinh phát ra chuyển về mặt đất.
- Tiêu diệt hỏa tiễn địch để bảo vệ hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GPS của HK.
- Khả năng bắn hỏa tiễn và ném bom từ vũ trụ xuyên qua bầu khí quyển, xuống mặt đất trong thời gian 1 giờ sau khi cất cánh, và ở trên không suốt hơn 9 tháng.
Dũng sĩ X-37B đang làm chúa tể vũ trụ, và trong chiến tranh thời nay, ai làm chủ không gian là người chiến thắng.
8.2. Tàu không gian con thoi không người lái X-37B
X-37B cũng được gọi là tàu thử nghiệm quỹ đạo (Orbital Test Vehicle-OTV) được đặt tên là Thần Ưng, trông giống như phi thuyền con thoi (Space Shuttle) nhưng nhỏ hơn 4 lần. Được phóng thẳng đứng và trở về trái đất, hạ cánh hàng ngang như phi cơ thường ở bất cứ đường băng nào.
X-37B được sản xuất theo đơn đặt hàng của Không Lực Hoa Kỳ.
Dài 8.9m. Sải cánh 4.5m. Cao 2.9m. Nặng 4,990kg. Khoang chứa hàng kích cở 2.1m x 1.2m. Được phóng bằng hỏa tiễn mang Atlas V. Quỹ đạo bay là 300km cách mặt đất. Bay quanh trái đất trong thời gian trên 270 ngày (9 tháng).
Hai cánh hình tam giác, phần đuôi có cánh phụ hình chữ V. Vận tốc 28,200km/giờ (25 lần cao hơn vận tốc âm thanh). Xử dụng năng lượng mặt trời và nguồn pin, accu Lithium-ion.
Chuyến bay thí nghiệm đầu tiên ngày 7-4-2006, cất cánh tại căn cứ Edwards, California, bay trong bầu khí quyển của trái đất. Bầu khí quyển là lớp không khí bao bọc chung quanh trái đất, gồm nhiều thứ khí khác nhau và hơi nước. Bên ngoài bầu khí quyển là không gian hay là vũ trụ. Độ cao 120km được coi là ranh giới giữa bầu khí quyển và vũ trụ.
Sau đó, 2 chuyến bay thử nghiệm nữa vào tháng 8 và tháng 9 năm 2006.
Cuối cùng, ngày 22-4-2010, chiếc X-37B được phóng vào vũ trụ bằng hỏa tiễn Atlas tại Cape Canaveral, Florida.
8.3. Chương trình bí mật Refly
Năm 1980. Chương trình bí mật Refly được giao cho công ty Rockwell khởi động.
Tháng 12 năm 1991. Dự án được NASA chuyển giao cho công ty Boeing thực hiện.
Ngày 13-12-2004. Dự án không gian quân sự nầy được giao cho Cơ Quan Phát Triển Bộ Quốc Phòng DARPA (Defense Advanced Research Projects Agency-DARPA).
8.3.1. Sứ mạng USA-212 (22-4-2010 – 3-12-2010)
Sứ mạng USA-212 là chuyến bay đầu tiên của tàu quỹ đạo (Orbital Test Vehicle-OTV), được phóng thẳng đứng, hạ cánh hàng ngang (Vertical-take off, horizontal-landing), được hỏa tiễn đẩy Atlas V 501, tại Cape Canaveral, FL vào ngày 22-4-2010. Nhiệm vụ con tàu không được tiết lộ.
Các quan sát viên tài tử theo dõi, và nhận thấy con tàu ở quỹ đạo cách mặt đất Canada 422km. Ngày 29-7-2010, họ không còn thấy con tàu, vì nó thay đổi quỹ đạo.
Sự theo dõi xác nhận, con tàu bay trên 47 quỹ đạo khác nhau.
Chuyên viên William Scott cho rằng X-37B thực hiện những chiến dịch quân sự và xử dụng các loại vũ khí trong không gian.
8.3.2. Sứ mạng USA-226
Sứ mạng USA-226 bắt đầu cất cánh ngày 5-3-2011, được hỏa tiễn đẩy Atlas V 026 phóng đi tại Cape Canaveral, FL.
Đến ngày 29-11-2011, phát ngôn viên Không quân cho biết, nhiệm vụ của tàu con thoi nầy được gia hạn thêm một thời gian nữa, và hiện nay, nó đang bay trên quỹ đạo để thực hiện những cuộc thí nghiệm của Bộ QP/HK.
Mỹ sẽ nâng cấp hệ thống định vị toàn cầu. Chính phủ Mỹ đã quyết định chi 5,5 tỷ USD cho dự án chế tạo những vệ tinh định vị thế hệ mới. Block III, tên của thế hệ vệ tinh tiếp theo, sẽ được thiết kế để làm tăng mức độ chính xác, tin cậy và phạm vi hoạt động của GPS.
Hiện tại GPS có thể xác định vị trí của một người ở ngoài trời với sai số tối đa 3 m. Với các vệ tinh Block III, sai số tối đa của GPS ở ngoài trời sẽ chỉ còn 1 m, đồng thời khả năng định vị trong nhà cũng tăng.
Quá trình phóng các vệ tinh để nâng cấp sẽ bắt đầu từ năm 2013 và kết thúc vào năm 2014.
9* Kết
Trong hiện tại, hệ thống dẫn đường các vũ khí của Trung Cộng còn lệ thuộc vào hệ thống định vị toàn cầu GPS của HK. Khi tình hình căng thẳng, HK có thể khoá hệ thống, thì toàn bộ hỏa tiễn dẫn đường của TC trở thành vô dụng.
Trong trường hợp TC dùng hỏa tiễn bắn hạ vệ tinh của HK, thì với hệ thống đánh chặn hỏa tiễn AEGIS, hệ thống phòng thủ hỏa tiễn chiến lược, hệ thống chiến tranh điện tử, HK có thừa khả năng bẻ gãy mọi tấn công của TC. Đó là chưa kể sự lợi hại của dũng sĩ Thần Ưng X-37B đang làm chủ không gian.
Trong chiến tranh vũ trụ, TC chưa theo kịp HK. Chiến tranh dưới mặt đất cũng vậy, lực lượng quân sự của TC còn kém HK rất xa, về hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân, cũng như về Hải quân. Mặc dù TC đã tăng ngân sách quốc phòng lên tới 100 tỷ hoặc con số thật, cao hơn nữa, thì cũng còn kém HK. Ngân sách QP/HK từ 739.3 tỷ USD, bị cắt giảm còn 525 tỷ, cũng còn hơn TC.
Các quan chức Hoa Kỳ cho rằng: “Nổ lực tăng tốc quân sự của Trung Cộng, còn cả một đường dài phía trước, để có đủ sức mạnh quân sự, có thể đối đầu với Hoa Kỳ”.
Thật vậy, kỹ thuật quân sự do ăn cắp, thì luôn luôn lẹt đẹt đi sau thiên hạ, là lẻ đương nhiên.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho biết, Trung Cộng cần phát triển sức mạnh quân sự chỉ để chiến thắng cuộc chiến tranh cục bộ mà thôi. Chiến tranh cục bộ là ăn hiếp các nước nhỏ trong khu vực. Làm sao mà so với Hoa Kỳ cho được?
Trúc Giang
"Việt Nam tôi đâu?" câu hỏi của nhiều thế hệ
Buổi
trưa ở Chennai. Làm việc xong trên đường trở về khách sạn, tôi nhờ
người lái xe đưa đi thăm vịnh Bengal. Đứng bên bờ vịnh nhìn sang phía
bên kia bờ là Đông Nam Á. Tôi tự hỏi Việt Nam đang nằm ở đâu sau dòng
nước xanh xa thẳm kia. Và cùng lúc tôi chợt nghĩ đến bài hát "Việt Nam tôi đâu" của Việt Khang đang trở thành khẩu hiệu cho tuổi trẻ trong vào ngoài nước.
Việt Nam tôi đâu?
Câu
hỏi của tôi vang lên theo từng đợt sóng dội vào bờ cát Chennai nhưng
tuyệt nhiên không có tiếng trả lời. Một người đứng trên đất khách và một
kẻ đang ở trong tù có cùng một câu hỏi.
Thì
ra, không phải người đi xa mới thấm thía nỗi đau của kẻ thiếu quê hương
mà cả những người đang sống trên đất nước vẫn đi tìm kiếm quê hương. Và
quê hương chúng tôi đang tìm kiếm, không chỉ là núi đồi, sông biển,
ruộng vườn, cây trái nhưng là một quê hương có khối óc tự do, có tâm hồn
nhân bản, có trái tim dân chủ, có đôi chân tiến về phía trước và đôi
tay kiến tạo một xã hội thanh bình thịnh vượng cho mãi mãi Việt Nam.
Thời
gian tôi sống ở xứ người dài hơn so với thời gian sống ở Việt Nam và đã
nhiều năm làm công dân Mỹ nhưng ngoại trừ việc phải điền vào những giấy
tờ cần thiết, khi được hỏi tôi là ai, tôi luôn trả lời tôi là người
Việt Nam. Một phần, tôi cảm thấy chút gì đó ngượng ngùng khi nhận mình
là người Mỹ và một phần khác tôi không thể từ chối đất nước đã sinh ra
tôi. Tôi cám ơn nước Mỹ đã cứu vớt tôi từ biển cả, cho tôi chiếc nệm ấm,
giúp tôi có cơ hội học hành, dang rộng đôi tay chào đón khi tôi bước
xuống phi trường lần đầu trong một đêm đông lạnh, nhưng suy nghĩ và phân
tích cho cùng, tôi vẫn là người Việt Nam. Tôi nghĩ về nước Mỹ với một
trách nhiệm công dân mang tính pháp lý hơn là một người con mang trên
vai nghĩa vụ tinh thần. Tôi không biết kiếp sau, nếu có, tôi là gì nhưng
kiếp này tôi là người Việt Nam. Tôi dặn lòng như thế.
Việt Nam tôi đâu?
Câu
hỏi có vẻ ngô nghê nhưng không phải dễ trả lời. Nếu ai hỏi, thật khó
cho tôi gỉải thích đủ và đúng trong một câu ngắn gọn. Việt Nam của tôi
không phải là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và dĩ nhiên không phải
là chế độ cai trị con người bằng nhà tù và sân bắn như hiện nay.
Nhìn
chiếc ghe hư nằm trơ trọi trên bờ biển Chennai, tôi chợt nhớ đã có một
thời, nhiều thuyền nhân Việt Nam từng hỏi “Việt Nam tôi đâu” và đã đồng ý
với nhau rằng Việt Nam đã chết như trong bài hát Một lần miên viễn xót
xa quen thuộc của nhạc sĩ Nguyễn Đức Thành:
Giờ đây, mỗi đứa con lạc loài mỗi nẽo
Đứa London, đứa Paris, đứa đèo heo gió hút
Gặp nhau từng hàng lệ xót xa, buông những câu chào
Đôi ba sinh ngữ, Bonjour, Au revoir, Hello, Good bye
Con gục đầu chua xót đắng cay.
Thưa me, thưa me, thưa me, quê hương mình
Đã chết rồi, mẹ ơi, mẹ ơi, mẹ Việt Nam ơi ..."
Vì “quê hương mình đã chết rồi” nên hàng triệu đứa con của mẹ phải bỏ ra đi khắp chân trời góc biển.
Có
người không đồng ý và cho rằng quê hương vẫn còn đó, núi sông vẫn còn
đó, chết chóc gì đâu mà than vãn. Việt Nam là quê hương của tất cả chúng
ta. Không có quê hương của người quốc gia hay quê hương của người cộng
sản. Không có quê hương tư sản hay quê hương vô sản. Quê hương vẫn còn
có đó và sẽ mãi mãi còn đó cho ngàn đời sau.
Đúng
hay sai, còn hay mất, sống hay chết tùy theo cách hiểu và cách nhìn về
đất nước. Với tôi và có thể với nhiều đồng bào cùng cảnh ngộ, quê hương
không chỉ là những vật vô tri, vô giác nhưng phải là một quê hương sống
động và có tâm hồn. Sau 30 tháng Tư năm 1975, quê hương Việt Nam đã mất
tâm hồn và thậm chí trở thành tù ngục. Việt Nam, nơi con người bị đối xử
như con vật. Việt Nam, nơi con người không có quyền nói những điều họ
muốn nói, hát những bài hát họ yêu thích, viết những dòng thơ họ muốn
viết. Hàng triệu người Việt Nam đã không còn chọn lựa nào khác hơn là ra
đi.
Hành
trình của hai hơn hai triệu người Việt Nam từ sau tháng Tư năm 1975
không chỉ được ghi bằng những bước chân rỉ máu trên những chặng đường
đầy đau thương thử thách nhưng còn qua những bài hát được viết như tiếng
thét gào của đoàn lưu dân trên sa mạc trần gian.
Mai tôi đi, tôi đi vào sương đen
Sương rất độc tẩm vào ngươì nỗi chết
Quê hương ta sống chia dòng vĩnh biệt
Chảy về đâu những nước mắt đưa tin.
(Mai tôi đi, nhạc Nguyễn Đình Toàn)
Những
ngày tháng lênh đênh đó, ai không dừng tay dù đang làm việc gì khi nghe
Người di tản buồn của nhạc sĩ Nam Lộc, Sài Gòn niềm nhớ không tên của
nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn hay Đêm nhớ về Sài Gòn của cố nhạc sĩ Trầm Tử
Thiêng cất lên từ giọng ca Khánh Ly? Có ai không chợt nghe lòng mình
chùng xuống khi chị Nguyệt Ánh cất lên những lời não nùng trong Một chút
quà cho quê hương của nhạc sĩ Việt Dũng? Có ai không nghe như có tiếng
mưa rơi dù đang đứng giữa phố Bolsa nắng gắt khi nghe giọng Ngọc Lan kể
lể trong Khóc một dòng sông của nhạc sĩ Đức Huy? Và nhiều nữa, Phạm Duy
với 1954 Cha bỏ Quê 1975 Con bỏ Nước, Nhật Ngân với Anh giải phóng tôi
hay tôi giải phóng anh, Châu Đình An với Đêm chôn dầu vượt biển, Phan
Văn Hưng với Ai trở về xứ Việt, Phan Ni Tấn với Bài hát học trò, Tô
Huyền Vân với Quê hương bỏ lại v.v..
Và
tất cả đã đóng góp phần mình viết nên bài trường ca đầy bi tráng của
một bộ phận dân tộc Việt Nam sau mùa bão lửa 1975. Từ Camp Pendleton đến
Leamsing, Palawan, Pulau Bidong, Sungai Besi, Bataan, White Head, Panat
Nikhom, Galang, những tên tuổi địa danh đi vào lịch sử Việt Nam qua cái
chết tủi buồn của mẹ, qua giọt nước mắt của em, qua tiếng gào thống
thiết của anh vọng lên giữa Thái Bình Dương bát ngát.
Thời
gian cuốn đi bao vết tích, tạo ra bao đổi thay của thời thế và con
người. Bây giờ, một số nhạc sĩ đã qua đời, một số đang qua đời trong
cách khác và một số vẫn tiếp tục đi trên con đường lý tưởng dù tuổi tác
đã già. Nhưng dù sống hay chết, bỏ đi hay ở lại, những bài hát của họ
đánh dấu một giai đoạn lịch sử nhiều bi tráng của đất nước và góp phần
xây lên tấm bia đá thuyền nhân bi thương ngàn đời trong lịch sử Việt
Nam.
Và những người còn ở lại, phải chăng họ dễ dàng trả lời “Việt Nam tôi đâu?”
Không.
Tôi không nghĩ thế. Nếu ai hỏi những người thuộc thế hệ đã trải qua
giai đoạn cùng cực những năm sau 1975 còn sống hôm nay có thể họ cũng sẽ
trả lời trái tim Việt Nam có một thời ngừng đập. Thời gian dừng lại.
Không gian đóng kín bịt bùng. Việt Nam đã chết ngay cả trong lòng những
người đang sống giữa lòng đất nước. Một triệu dân Sài Gòn dắt nhau sống
lây lất trong các vùng kinh tế mới. Nhiều trăm ngàn sĩ quan viên chức
miền nam bị đầy đọa khắp các trại tù. Con người Việt Nam sau 1975 vẫn
phải sống, phải thở, phải tìm mọi cách để sinh tồn trong hoàn cảnh
nghiệt ngã chứ không phải là những con người an vui hạnh phúc như phần
lớn của sáu tỉ người còn lại trên thế giới. Chính ông Võ Văn Kiệt khi
còn sống đã phải thừa nhận niềm vui của đảng Cộng Sản là nỗi buồn của
nhiều triệu người dân Viêt.
Dân
tộc nào cũng có thể phải trải qua những chặng đường đau thương gian khổ
nhưng Việt Nam có thể nói là một trong số rất ít quốc gia mà sự chịu
đựng kéo dài qua nhiều thế hệ. Hơn nửa đời người trôi qua, tiếng thét
vẫn còn vang vọng qua bài hát của nhạc sĩ Việt Khang:
Việt Nam ơi
Thời gian quá nửa đời người
Và ta đã tỏ tường rồi
Ôi cuộc đời ngày sau tàn lửa khói
Mẹ Việt Nam đau từng cơn xót dạ nhìn đời
Người lầm than đói khổ nghèo nàn
Kẻ quyền uy giàu sang dối gian.
Sau
36 năm, Việt Nam chẳng những không bước thêm một bước nào; trái lại, về
kinh tế, chính trị, so với đà tiến nhân loại, đã lùi xa hơn vào quá
khứ, và văn hóa đạo đức đang trở về với thời sơ khai nô lệ, nghĩa là
thời kỳ mọi của cải đều có thể mua bán, trao đổi, kể cả mua bán, trao
đổi chính con người. Người mẹ đang từng cơn xót dạ nhìn đời mà Việt
Khang gặp hôm nay không khác gì người mẹ mà tôi gặp đi bán máu ngoài nhà
thương Chợ Rẫy mấy chục năm trước. Nếu ai hỏi Việt Nam của mẹ ở đâu,
chắc chắn mẹ sẽ chỉ ra những nấm mồ vô chủ. Những bầy em đói khổ nghèo
nàn mà Việt Khang mô tả hôm nay cũng không khác gì đám trẻ tôi đã gặp ở
vùng kinh tế mới Đồng Xoài ba mươi lăm năm trước. Nếu ai hỏi Việt Nam
của các em đâu, các em sẽ chỉ ra những vỉa hè bụi bặm, những góc phố tối
tăm. Nhưng hiểm họa đất nước đang phải đương đầu không chỉ là độc tài,
tham nhũng mà còn là đại họa mất nước.
Giờ đây Việt Nam còn hay đã mất
Mà giặc tàu ngang tàng trên quê hương ta
Hoàng Trường Sa, đã bao người dân vô tội
Chết ngậm ngùi vì tay súng giặc tàu
Là một người con dân Việt Nam
Lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm
Người người cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi
Từng đoàn người đi chẳng nệ chi
Già trẻ gái trai giơ cao tay
Chống quân xâm lược
Chống quân nhu nhược
Bán nước Việt Nam
Việt Nam tôi đâu
Việt Nam tôi đâu
Chúng
ta đọc quá nhiều, nghe quá nhiều, hãnh diện quá nhiều về lịch sử hào
nhùng bốn ngàn năm giữ nước. Vâng, nhưng đó là chỉ là những hào quang
của quá khứ, là những thành tựu của tổ tiên, không phải của chính chúng
ta. Những bài học thuộc lòng về một quá khứ hào hùng của dân tộc không
thể giúp lau khô đi dòng nước mắt hôm nay:
Kính thưa thầy đây bài thuộc lòng của con
Tổ quốc Việt Nam bốn ngàn năm văn hiến
Một trăm năm Pháp thuộc
hai mươi năm đọa đày
Làm sao con thuộc được truyện Kiều Nguyễn Du.
Kính thưa thầy đây là quyển vở của con
suốt một năm không hề có chữ
con để dành ép khô những giòng nước mắt
của cha con, của mẹ con, của chị con, và của... chính con.
(Bài học của con, nhạc Phan Ni Tấn)
Lịch
sử không phải là một ngôi miếu để thờ cúng nhưng là một đời sống luôn
đổi mới. Truyền thống chỉ là một thói quen lỗi thời nếu truyền thống
không được hiện đại hóa. Angkor Wat, Angkor Thom nguy nga, đồ sộ nhưng
không cứu được một phần tư dân tộc Khờ Me khỏi bàn tay Pol Pot. Tương
tự, Ấn Độ, một dân tộc có nền văn minh lâu đời nhất nhân loại và trải
qua các thời đại hoàng kim từ Ashoka đến Gupta, cũng đã chịu đựng hàng
loạt ngoại xâm từ Mông Cổ, Hồi Giáo và thực dân Anh kéo dài suốt 600
năm.
Việt
Nam cũng thế. Nếu chỉ biết tôn vinh quá khứ và làm ngơ trước hiểm họa
Trung Quốc hôm nay, rồi lịch sử dân tộc với những chiến công hiển hách
của các thời Ngô, Đinh, Lý, Trần cũng sẽ chỉ là những tấm bia trong một
ngôi đền cổ. Hãy tưởng tượng, nếu tất cả chúng ta đều im lặng, làm ngơ,
chịu nhục trước hiểm họa mất nước, rồi bốn ngàn năm nữa, những đứa trẻ
dòng Việt tộc, đi ngang qua di tích đền Hùng, sẽ căm hận biết bao khi
nghĩ về tổ tiên nhu nhược của chúng vào bốn ngàn năm trước đó.
Đừng
để lại cho các thế hệ Việt Nam tương lai một ngôi đền mà ngay hôm nay
hãy xây cho họ một căn nhà Việt Nam Mới tự do, dân chủ, công bằng, bác
ái.
Bài
hát Việt Nam tôi đâu của Việt Khang là tiếng chuông đánh thức hồn
thiêng sông núi đang ngủ quên trong lòng người. Ngọn đuốc Việt Khang
thắp lên soi sáng con đường đi về phía trước. Các thế hệ Việt Nam từ lúc
chào đời đã mang tinh hoa tinh huyết của dòng giống Lạc Long, nhưng
tinh hoa tinh huyết đó phải được mài dũa thành vũ khí để bảo vệ đất nước
hôm nay. Cứu Việt Khang, do đó, không phải chỉ cứu một thanh niên, một
nhạc sĩ đang bị tù đày nhưng hơn thế nữa, tự cứu chính mình và từ đó
đứng lên cứu dân tộc mình.
Trần Trung Đạo
Hoa Kỳ đưa ra đánh giá ảm đạm về vấn đề an ninh nước trên toàn cầu
Những thách thức về
vấn đề nước sẽ làm tăng nguy cơ bất ổn. Các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề
nhất là Bắc Phi, Trung Đông và Nam Á.
Một phúc trình mới của
tình báo Hoa Kỳ nói rằng trong thập niên tới, nhiều khu vực trên khắp
thế giới sẽ phải trải qua những thách thức về vấn đề nước sẽ làm tăng
nguy cơ bất ổn và thất bại của các nước, tăng cường căng thẳng khu vực
và khiến nhiều nước mất tập trung hợp tác với Hoa Kỳ về những vấn đề
quan trọng.
Đánh giá của Cộng đồng
tình báo được công bố ngày hôm nay được Hội đồng Tình báo Quốc gia biên
sọan và dựa trên một ước tính tình báo mật của quốc gia được thực hiện
hồi cuối năm ngoái.
Mục đích của phúc
trình là nhằm đánh giá tác động của vấn đề nước trên toàn cầu đối với
các lợi ích an ninh của Hoa Kỳ trong vòng 30 năm tới.
Theo phúc trình, các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Bắc Phi, Trung Đông và Nam Á.
Tuy nhiên, một giới chức tình báo cấp cao không muốn nêu danh tính phát biểu với các phóng viên rằng thách thức về nguồn nước không thôi có phần chắc sẽ không dẫn đến sự thất bại của các nước.
Giới chức này nói với đài VOA rằng chẳng hạn như vẫn còn quá sớm để xác định xem liệu tình hình hiện tại ở Trung Đông sẽ có tác động thế nào tới an ninh nước trong khu vực.
Tuy nhiên, một giới chức tình báo cấp cao không muốn nêu danh tính phát biểu với các phóng viên rằng thách thức về nguồn nước không thôi có phần chắc sẽ không dẫn đến sự thất bại của các nước.
Giới chức này nói với đài VOA rằng chẳng hạn như vẫn còn quá sớm để xác định xem liệu tình hình hiện tại ở Trung Đông sẽ có tác động thế nào tới an ninh nước trong khu vực.
Nhưng
theo như chi tiết được nêu trong báo cáo, vấn đề về nước kèm với nghèo
đói, căng thẳng xã hội, môi trường xuống cấp và chính phủ yếu kém sẽ
khiến xã hội bất ổn có thể dẫn tới sự thất bại của nhà nước.
Nhìn về tương lai, phúc trình dự báo rằng một cuộc xung đột giữa hai nhà nước về vấn đề liên quan đến nước có phần chắc sẽ không xảy ra trong vòng 10 năm tới.
Nhìn về tương lai, phúc trình dự báo rằng một cuộc xung đột giữa hai nhà nước về vấn đề liên quan đến nước có phần chắc sẽ không xảy ra trong vòng 10 năm tới.
Nhưng
áp lực khi áp lực gia tăng về sự sẵn có của nguồn nước, nước tại các
dòng sông chung sẽ được sử dụng nhiều hơn như một đòn bẩy hay thậm chí
như một mục tiêu khủng bố.
Phúc
trình khuyến nghị rằng cải thiện việc quảnlý nguồn nước và đầu tư và
lĩnh vực nước, như nông ghiệp, sẽ là những giải pháp tốt nhất cho vấn đề
nước.
Phúc trình chỉ ra rằng vì nông nghiệp sử dụng 70% tổng số nguồn nước ngọt trên toàn cầu, công nghệ giảm khối lượng nước sử dụng để tưới tiêu sẽ đem lại một tiềm năng to lớn nhất để giảm sự thiếu hụt về nước.
VOA
Khi nào các bộ phận trong cơ thể con người bắt đầu thoái hóa?
Già là một điều không
ai tránh khỏi. Hiện nay các viện nghiên cứu y khoa đã cho biết một cách
chính xác các bộ phận trong cơ thể của con người bắt đầu thoái hóa từ
lúc nào. Các bác sĩ người Pháp đã tìm thấy chất lượng tinh trùng bắt đầu
suy thoái từ tuổi 35, bởi thế khi người đàn ông 45 tuổi thì một phần ba
số lần mang thai sẽ dẫn đến sẩy thai. Angela Epstein đã viết trong
Daily Mail, tuổi của các bộ phận trong cơ thể bắt đầu suy thoái như sau
:
Não bắt đầu suy thoái lúc 20 tuổi .
Khi chúng ta trưởng
thành, các tế bào não bị giảm dần. Và não cũng teo nhỏ lại. Khởi đầu
con người có 100 tỉ tế bào não, nhưng đến tuổi 20 con số nầy giảm dần,
và đến tuổi 40 con người mất mỗi ngày 10.000 tế bào ảnh hưởng rất nhiều
đến trí nhớ và có tác dụng rất lớn đến tâm sinh lý người già...
Ruột bắt đầu suy giảm từ tuổi 55.
Ruột tốt có sự cân
bằng giữa các vi khuẩn có ích và có hại. Vi khuẩn có ích sẽ giảm đi đáng
kể sau tuổi 55, đặc biệt ở phần ruột già. Sau 55 tuổi bộ tiêu hóa bắt
đầu xấu đi và sẽ gây hại cho các bệnh đường ruột. Táo bón là một bệnh
thông thường của tuổi già, cũng như dịch vị từ bao tử, gan, tuyến tuỵ,
ruột non bị suy giảm .
Bọng đái bắt đầu suy thoái từ tuổi 65 .
Người già thường mất
kiểm soát bọng đái Nó bắt đầu co lại đột ngột, ngay cả khi không đầy.
Phụ nữ dễ gặp trục trặc này hơn khi chấm dứt kinh nguyệt. Khả năng chứa
nước tiểu của bọng đái một người già chỉ bằng nửa so với người trẻ tuổi,
khoảng 2 cốc ở tuổi 30 và 1 cốc ở tuổi 70. Điều này khiến người già
phải đi tiểu nhiều hơn, và dễ nhiễm trùng đường tiểu.
Vú bắt đầu thoái hóa từ năm 35 tuổi .
Khi người đàn bà đến
30 tuổi thì vú mất dần các mô và mỡ, sự đầy đặn và kích cỡ của bộ vú bị
suy giảm. Khi 40 tuổi núm vú bị teo lại và vú thòng xuống.
Phổi lão hóa từ tuổi 20.
Sụn sườn vôi hóa, lồng
ngực biến dạng, khớp cứng ảnh hưởng tới thở, nhu mô phổi giảm đàn hồi,
giãm phế nang. Dung tích của phổi bắt đầu giảm dần từ tuổi 20. Ðến tuổi
40 có nhiều người đã bắt đầu khó thở vì các cơ bắp và xương sườn buồng
phổi bắt đầu xơ cứng .
Giọng nói bắt đầu yếu và khàn kể từ tuổi 65.
Phụ nữ có giọng khàn và nhỏ trong khi đàn ông giọng cao và nhẹ
Mắt lão hóa từ năm 40
và phần lớn phải mang kiếng, không còn nhìn rõ một vật ở xa. Khả năng tập trung của mắt kém hơn do cơ mắt yếu hơn.
Tim lão hóa từ tuổi 40.
Khối lượng cơ tim
giảm. Tuần hoàn nuôi cơ tim cũng giảm, suy tim tiềm tàng, huyết áp tăng
dần...Sức bơm của tim giảm dần vì các mạch máu giảm sự đàn hồi. Các
động mạch cứng dần và bị mỡ đóng vào các thành mạch máu cung cấp cho tim
cũng bị giảm bớt. Ðàn ông 45 tuổi và đàn bà 55 dễ bị đau tim.
Gan lão hóa từ năm 70.
Chức năng chuyển hóa
và giải độc giảm. Tuy nhiên gan là một bộ phận gần như không chịu khuất
phục tuổi tác. Người ta có thể ghép gan của một ông già 70 tuổi cho một
người 20 tuổi.
Thận lão hóa năm 50.
Số đơn vị lọc chất thải khỏi máu bắt đầu giảm xuống ở tuổi trung niên.
Tuyến tiền liệt lão hóa vào năm 50.
Hệ thống sinh dục nam
gồm có: tinh hoàn và bộ phận sinh dục phụ như đường dẫn tinh, tuyến tiền
liệt, tuyến hành niệu đạo, túi tinh và dương vật.Tuyến tiền liệt thường
lớn dần theo tuổi tác. Khi tuyến tiền liệt tăng kích thước sẽ ép vào
niệu đạo và bàng quang, gây khó khăn cho tiểu tiện. Nó gây nên triệu
chứng tiểu ngập ngừng, tiểu nhiều lần, tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết
niệu và tiểu khó.
Xương lão hóa hóa vào tuổi 35.
Cho đến giữa những năm
20 tuổi, mật độ xương vẫn còn tăng. Trẻ em xương lớn rất nhanh, cứ mỗi 2
năm lại thay đổi toàn bộ xương cũ, nhưng đến tuổi 35 thì xương đã lão,
hiện tượng mất xương bắt đầu như một quá trình già cả tự nhiên.
Răng suy từ tuổi 40.
Răng bị hao mòn. Dễ bị bệnh nha chu. Niêm mạc bị teo dần
Bắp thịt lão hóa từ năm 30 .
Thông thường bắp thịt
khi bị lão hoá thì được tái tạo ngay, nhưng đến tuổi 30 thì tái tạo ít
hơn là lão hóa. Ðến tuổi 40, mỗi năm bắp thịt bị sút giảm từ 0.5 đến 2
%. Vì thế người già khó giữ thăng bằng, trở thành chậm chạp, dễ bị ngã
và gẫy xương.
Nghe giảm đi kể từ giữa năm 50.
Rất nhiều người bị lãng tai kể từ năm 60
Da suy giảm kể từ năm 20.
Chúng ta đã giảm dần việc sản xuất chất keo dính của da từ giữa tuổi 20. Việc thay thế các tế bào chết cũng chậm dần.
Vị giác và khứu giác giảm từ năm 60.
Thông thưuờng chúng ta
có thể nếm được 100.000 vị trên lưỡi. Các vị này chúng ta chỉ nếm được
phân nửa khi già và đến tuổi 60 thì không còn ngửi và nếm một cách chính
xác được nữa
Sinh sản mất khả năng từ năm 35.
Khả năng sinh nở của phụ nữ bắt đầu giảm sau tuổi 35, vì số lượng và chất lượng trứng trong tử cung giảm xuống.
Tóc lão hóa từ tuổi 30.
Thông thường cứ 3 năm
thì tóc cũ sẽ được thay thế toàn bộ tóc mới. Và đến năm 35 tuổi thì tóc
không còn đen nhánh nữa mà ngả màu đen xám và rụng dần đi .
Làm thế nào để làm chậm sự lão hóa ?
Già không phải là một bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển; cần chú ý một số đặc điểm sau:
- Người già thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc, có bệnh dễ phát hiện, nhưng cũng có bệnh rất kín đáo, tiềm tàng, nguy hiểm.
- Triệu chứng ít khi điển hình, không ồ ạt, không rõ rệt, nên khó chuẩn đoán, dễ sai lạc nếu ít kinh nghiệm.
- Khả năng phục hồi sức khỏe sau các trận ốm thường chậm hơn so với người trẻ, nên sau điều trị phải có thời gian an dưỡng.
Một số biện pháp làm giảm tốc độ lão hóa:
Học thuyết âm dương
của y học cổ truyền chứng minh con người là một chỉnh thể giữa âm dương,
giữa khí và huyết. Luôn luôn thăng bằng với nhau từ trên xuống dưới, từ
dưới lên trên, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong theo một quy luật
nhất định, để duy trì sự sống của con người được bền vững dài lâu. Vì
thế muốn giảm tốc độ lão hóa cần phải:
Về tư tưởng luôn luôn
lạc quan yêu đời, chủ động gạt bỏ những cái làm ảnh hưởng đến bộ não,
hạn chế tối đa nỗi cô đơn, giải quyết tốt nhất mối quan hệ xã hội và gia
đình, có triết lý sống đúng; phải chú ý cả 3 vấn đề: lẽ sống, lối sống
và hành động sao cho khoa học văn minh để loại trừ 7 nguyên nhân gây
bệnh của Đông y là : hỷ, nộ, ưu, tư, bi, kinh, khủng.
Muốn được thảnh thơi phải có kiến thức, phải có hiểu biết để nhìn nhận vấn đề sao cho đúng đắn qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình để làm chủ được mình và giáo dục cho gia đình, con cháu giảm các nỗi bực dọc và tự chăm lo cho mình.
Muốn được thảnh thơi phải có kiến thức, phải có hiểu biết để nhìn nhận vấn đề sao cho đúng đắn qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình để làm chủ được mình và giáo dục cho gia đình, con cháu giảm các nỗi bực dọc và tự chăm lo cho mình.
Thường xuyên luyện tập
đều đặn về trí tuệ và thể lực như đọc sách báo, nghe đài, xem TV...
đồng thời tập thể dục thể thao, đi bộ, tập thở, tĩnh tâm thư giãn,
v.v... phù hợp với hoàn cảnh và sức khỏe từng người.
Sinh hoạt điều độ,
không làm gì quá sức bình thường, giữ gìn trạng thái cân bằng giữa ngủ
và nghỉ, giữa ăn và làm, giữa trí óc và chân tay, giữa trong nhà và
ngoài trời, giữa lười và chăm, v.v... cũng rất quan trọng.
Ăn uống đúng và đủ
theo khả năng của mình, không nên nghiện bất cứ thứ gì, hạn chế thịt
nhất là mỡ, ăn nhiều rau quả tươi, giảm chất bột, giảm bánh kẹo, bảo đảm
cân bằng thức ăn âm và dương, giữ người không béo và cũng không gầy.
Nên nhớ con người là giống ăn ngũ cốc, nên thức ăn cho người phải 80%
là ngũ cốc còn 20% là rau quả và các thứ khác, không nên ăn quá no,
người già rất cần đạm ở đậu tương, vừng lạc, tôm cua, ốc hến...
Cần có môi trường sống
tự nhiên tốt, phần lớn các cụ sống 100 tuổi trở lên đều ở vùng núi, ở
nông thôn còn ở thành phố thì rất ít và gốc cũng không phải thành thị.
Hiện nay môi trường sống đang bị tàn phá nghiêm trọng đó là tự hủy hoại
mình (chặt cây, phá rừng, chất thải, phân hóa học, thuốc trừ sâu...) đã
làm mất đi cảnh thanh bình của thiên nhiên, là điều cũng nên hết sức
tránh.
Kiên trì áp dụng 10
bài học về sức khỏe của Nhật Bản, đất nước được mệnh danh là “vương quốc
của tuổi thọ” vì có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay.
10 bài học đó là:
- Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau
- Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua
- Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả
- Bớt ăn chất bột, ăn nhiều sữa
- Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần
- Bớt đi xe, năng đi bộ
- Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn
- Bớt nóng giận, cười nhiều hơn
- Bớt nói, làm nhiều hơn
- Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn
Những bài học trên có tác dụng rất lớn đối với những người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, ung thư dạ dày, viêm gan...
Biết cách sống, ta có
thể làm chậm được quá trình lão hóa, kéo dài được tuổi thọ, có thể điều
chỉnh được chiếc đồng hồ sinh học trong con người chúng ta chạy chậm
lại, ta cũng có thể giữ bộ máy cực kỳ tinh vi của ta được bền vững lâu
dài hơn.
Lịch sử Khmer Đỏ được dạy tại Trung tâm tra tấn cũ.
Ông Vann Nath, 1
trong 7 người sống sót ở nhà tù Tuol Sleng, giải thích một bức tranh nói về
cách tra tấn trong tù, tại buổi trưng bày tranh của ông ở Phnom Penh.
Cô giáo Ser Sayana đứng trước một lớp học gồm những người nước ngoài và tìm cách trình bày trong 15 phút lịch sử bạo động của chế độ Khmer Đỏ tại Kampuchea.
Cô nói lớp học do Trung Tâm Thu Thập Tài Liệu của Kampuchea bảo trợ đã tăng thêm sức nặng vì nó được tổ chức tại một địa điểm lịch sử.
Cô nói họ có thể nhìn thấy tòa nhà. Họ có thể đã có những ý niệm về sự tàn ác của nhà tù này. Nhưng có thể họ không có kiến thức sâu rộng về toàn bộ lịch sử Khmer Đỏ. Vì thế, đây là nơi sưu tập lịch sử, đại loại như vậy.”
Khmer Đỏ giam cầm tới 20.000 người Kampuchea ở đây, coi họ là những kẻ thù của cách mạng. Chỉ có 7 người sống sót, phần còn lại bị tra tấn và hành quyết.
Ban tổ chức hy vọng các lớp học được tổ chức mở 2 lần một tuần có thể giúp tái định nghĩa Toul Sleng là một nơi giảng huấn.
Một du khách nói: ”Lớp học thật hữu ích. Tôi rất thích lớp học cung ứng các thông tin theo lối này về những gì đã thật sự xảy ra ở đây.”
Du khách người Na Uy Ingunn Jaabok cho biết cô nổi da gà sau khi dự lớp này và tham quan những phòng tra tấn:
“Tôi không sao diễn tả nổi cảm giác của tôi trong suốt một ngày trời, đó không hề là một cảm giác tốt. Nhưng dù sao thì đó cũng là một cảm nghĩ hay, tôi hài lòng đã có mặt tại đây. Tôi hài lòng vì biết được chuyện này. Tôi hài lòng vì biết được chuyện gì xảy ra.”
Ông Chum Mey, một trong hai người duy nhất còn sống sót tại Tuol Sleng, hiện làm việc ở nơi trước kia là nhà tù của ông, với công việc bán sách viết về Khmer Đỏ.
Ông hoan nghênh các lớp học nhưng nói còn cần giảng giải thêm nữa:
“Như vậy vẫn chưa đủ. Còn phải mở thêm nhiều lớp nữa để bọn trẻ hiểu chuyện. Một khi hiểu rõ, họ sẽ không đi vào vết chân của Khmer Đỏ.”
Các lớp học phần chính là nhắm vào các du khách thăm viếng Tuol Sleng, nhưng các giảng viên cũng giảng dạy cho các nhóm học sinh Campuchia bằng tiếng Khmer. Ban tổ chức cho biết công chúng ngày càng quan tâm hơn và họ dự trù mở thêm nhiều lớp nữa.
Daniel Schearf
Tôn giáo giúp gì cho tình hình VN?
Tình trạng khủng hoảng ở Việt Nam phát xuất từ chính sách “phân biệt đối xử” do đảng và chế độ Cộng sản gây ra, cộng với hậu quả từ những mâu thuẫn ý thức hệ còn sót lại sau chiến tranh, và bởi tình trạng độc tài, tham ô, bất công, lạm dụng quyền lực xảy ra trong xã hội.
Từ hoàn cảnh đó, bên cạnh một giải pháp chính trị thích hợp cho Việt Nam, Tôn Giáo đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình hoà giải các mâu thuẫn của dân tộc.
Dung hòa xung đột
Với bối cảnh chính trị phức tạp hiện nay, ảnh hưởng của các đoàn thể tôn giáo ôn hoà rất cần thiết để dung hoà các xung đột tồn đọng trong lòng các giới tín đồ, kể cả thành phần tín đồ hiện là đảng viên, nhân viên của đảng và chế độ đương quyền.
Khi vai trò của các tôn giáo có nền móng sâu xa trong văn hoá và xã hội được phục hưng, ảnh hưởng tinh thần này sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc thay đổi thể chế chính trị.
Tôn giáo có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu được tối đa tình trạng trả thù, báo oán -- một vấn đề hiện vẫn gây tâm lý bất an ở những người đang phục vụ cho chế độ. Với căn bản triết lý mang tính từ bi, bác ái được thấm nhuần trong lòng mọi giới tín đồ, vai trò tôn giáo sẽ có thể tạo ra được tâm lý hài hoà, bao dung cần thiết để làm căn bản cho tiến trình hoá giải các mâu thuẫn chính trị đang có.
Mặt khác, tôn giáo cũng có thể đóng vai trò trung gian để giải toả được các trở ngại tâm lý trong tiến trình xây dựng các giải pháp chính trị cho Việt Nam. Vai trò này rất quan trọng trong những bước đối thoại ban đầu: khi nhà cầm quyền muốn giữ thể hiện của phía đương quyền, và các đoàn thể đối lập cũng phải có những dè dặt chính trị cần thiết khi đàm phán, thương thảo.
Với
bản chất của một xã hội đang dung chứa quá nhiều yếu tố mâu thuẫn với
chế độ, viễn ảnh xảy ra các biến động xã hội, kinh tế, chính trị... mỗi
ngày gia tăng một nhiều và nặng nề hơn. Nếu như các chính sách đối nội
và đối ngoại không được điều chỉnh nhanh chóng hoặc thay đổi một cách
rốt ráo, thì biến động chắc chắn sẽ bộc phát.
Trong tình huống đó, sự thay đổi cơ chế qua đột biến sẽ là một tiến trình không thể ngăn chận được.
Đổi mới rốt ráo
Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam không có con đường nào khác hơn là phải đổi mới một cách rốt ráo để tạo yếu tố thành hình một chính thể dân chủ pháp quyền thực sự, chứ không phải chỉ là những thay đổi vá víu ở luật pháp, hay các chính sách lưng chừng ở từng giai đoạn.
Đảng có thể tiếp tục tồn tại và sinh hoạt hợp pháp trong tương lai hay không là tuỳ thuộc vào thiện chí cụ thể của đảng này trong giai đoạn chuyển biến hiện nay, trong đó việc trả lại quyền lãnh đạo đất nước cho toàn dân là yếu cầu tiên quyết.
Tuy
nhiên, với hậu quả của một hoàn cảnh lịch sử nhiều sai lầm và mâu
thuẫn, vấn đề trả lại quyền tự quyết cho nhân dân không đơn giản chỉ là
sự trao quyền lãnh đạo ở giờ phút sau cùng, dù là qua một cuộc Tổng
Tuyển Cử Tự Do.
Đảng Cộng sản cần có một giải pháp chuyển thể tốt cho xã hội và an toàn cho chính họ. Giải pháp đó là chuẩn bị một tâm lý bao dung rộng lớn trong mọi tầng lớp người Việt Nam ở cả trong và ngoài nước, để khi Việt Nam có thay đổi thể chế, người ta đã có thể chấp nhận được một tiến trình hoà giải đúng nghĩa.
Trong hướng thay đổi đó, Tôn Giáo đóng một vai trò gạch nối quan trọng.
Trong bối cảnh xã hội và chính trị hiện nay, để có thể hoàn thành được tiến trình hoà giải này, sự độc lập và quyền tự do của các tôn giáo cần thiết được phục hồi một cách trọn vẹn. Nhà nước Việt Nam cần giải toả những kiểm soát và giới hạn đang áp đặt lên các đoàn thể tôn giáo nói chung, và quyền hành đạo của các tu sĩ, tín đồ nói riêng.
Tôn trọng đúng nghĩa
Sự
tôn trọng quyền tự do tôn giáo một cách đúng nghĩa và trọn vẹn của bộ
máy nhà nước, đồng thời cũng là của đảng cầm quyền đương thời, sẽ tái
tạo niềm tin ở một chính sách thay đổi đúng nghĩa và đúng mức. Từ đó,
các tôn giáo mới có thể góp phần một cách hiệu quả trong tiến trình làm
trung gian hoá giải các bế tắc chính trị, xã hội, văn hoá và giáo dục
của nước ta.
Giải quyết các bế tắc chính trị để đất nước thật sự có dân chủ, tự do là nhu cầu tiên quyết để phát triển quốc gia. Tuy nhiên, muốn xã hội phát triển một cách lành mạnh thì nền tảng đạo đức cần phải được tích cực phục hồi và bảo tồn liên tục.
Với
các chức năng tự nhiên của tôn giáo trong vai trò lãnh đạo tinh thần,
văn hoá và giáo dục, các tôn giáo sẽ đóng một vai trò quan trọng trong
tiến trình xây dựng một nước Việt Nam mới với tinh thần nhân bản -- một
yếu tố then chốt để xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ đúng nghĩa.
Ngày
nào quyền Tự do Tôn giáo ở nước ta được thực thi, ngày đó các quyền Tự
do khác mới có thể được phát triển một cách tốt đẹp và trọn vẹn.
Khi
nào vai trò của các tôn giáo được tôn trọng thực sự thì lúc ấy đất nước
mới có điều kiện phục hưng đúng nghĩa từ nền tảng tinh thần và tâm
linh.
Trịnh Ngọc Anh