Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Bài viết đáng chú ý: Kiểu gì thì Nguyễn Văn Bé cũng phải thành Liệt sỹ nhá =))

Cô Gái Đồ Long - Thà chết chứ hổng chịu hy sinh!

1016867_633306613347890_1886648150_n.jpg
Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Bé chụp cùng bản tin về cái chết của mình trên báo Tiền Phong. Nguồn: Facebook.
Ngay sau 1975, khi thị trấn Xuân Lộc (Đồng Nai) được kiến thiết và xây dựng lại với chính quyền mới; người ta đặt tên cho con đường dài nhất là Nguyễn Văn Bé. Hồi nhỏ đi học ở đây, tui nhớ trong tài liệu từ phòng truyền thống của trường sơ lược, Nguyễn Văn Bé sinh năm 1941 quê ở Châu Thành (Sông Bé). Anh nhập ngũ tháng 7.1961, là Đảng viên ĐCSVN. Năm 1966, sau khi bị bắt trong một chuyến vận chuyển vũ khí, theo yêu cầu của Mỹ - ngụy Nguyễn Văn Bé phải giải thích công dụng của các loại vũ khí này, nhờ cơ hội đó anh đã dùng mưu cầm quả mìn Claymor đập vào một chiếc xe tăng tiêu diệt 69 tên Mỹ - ngụy và nhiều xe tăng địch; hy sinh tan xác tại chỗ. Nguyễn Văn Bé được Ủy Ban MTDTGPMNVN phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. 

536843_2771496741288_288764110_n.jpg

37 năm trôi qua, Nguyễn Văn Bé là tấm gương sáng được nhiều thế hệ học tập. Huyện Xuân Lộc bây giờ đã là Thị xã Long Khánh nên đường Nguyễn Văn Bé cũng được mở rộng hoành tráng, chạy dọc suốt chiều ngang thị trấn như con đường huyết mạch. Nhưng, tự dưng gần đây mấy bác lãnh đạo địa phương bất ngờ cho đổi tên đường Nguyễn Văn Bé thành Hồ Thị Hương; hầu như ai cũng thắc mắc nhưng không có câu trả lời chính thức nào. Dân chúng xầm xì với nhau rằng: “Té ra người ta mới phát hiện cha nội này hổng có hy sinh mà là chết vì bệnh!”. “Thì thiếu gì người chết bệnh mà vẫn đặt tên đường đó thôi, miễn sao những gì họ cống hiến là xứng đáng!”. “À… chắc còn chuyện gì khó nói.”. Người Long Khánh trà dư tửu hậu bàn tán rằng, Nguyễn Văn Bé bị thương và bị địch bắt làm tù binh trong một trận đánh, sau đó anh được đưa ra ngoài hạm đội chữa trị và chuyển qua Mỹ. Nhiều năm nay Nguyễn Văn Bé mang quốc tịch Hoa Kỳ và mới đây bất ngờ trở về (!). Tuy nhiên, theo một số tài liệu khác của quân đội Mỹ đưa ra, có thể tìm kiếm google - trong đó có cả tờ Times đáng tin cậy và nhiều tờ báo thời điểm 66-67 đăng tải hình ảnh anh Nguyễn Văn Bé còn sống, lại thế này: Năm 1966 Nguyễn Văn Bé bị bắt và đã chiêu hồi Mỹ - ngụy, tin đầu hàng của Nguyễn Văn Bé còn được in trong truyền đơn nữa. Vậy đó. Thực hư thế nào hổng chịu trách nhiệm nha, ai hỏi là tui nhất định không khai thằng cha Vixi đang núp trong bụi chuối đâu à. Túm quần lại là nhân vật Nguyễn Văn Bé có lý lịch không rõ ràng trong sáng. Hahahha…Thay vì ngồi chờ đợi các nhà sử học lật lại “Vụ án Nguyễn Văn Bé “ - mà có vẻ chuyện này hơi bị khó như “Vụ án Lê Văn Tám”, thị xã Long Khánh đã quyết định đổi tên cho chắc ăn. Thà quê còn hơn bị chê! Nhưng cũng có một trường hợp khác, đó là Trường THCS Nguyễn Văn Bé (206 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh – TP.Hồ Chí Minh). Trường này thành lập từ năm 1976, nhiều năm liền đạt thành tích Tiên tiến cấp Thành phố. Đã từng nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi nghi vấn về anh hùng liệt sĩ mà trường mang tên chưa sáng tỏ, nơi này đã viết lại lý lịch trong đó ghi rằng anh hùng Nguyễn Văn Bé mất ngày 24.3.2002. Thà chết chứ nhất định hổng chịu hy sinh! Dù gì đi nữa, tui cũng quýnh giá cao hành động dũng cảm của mấy bác Long Khánh. Chợt nhớ tới bữa rồi đi thăm chuồng cọp Côn Đảo, nghe cô hướng dẫn viên kể về một nữ tù đã can đảm mổ ruột ném vào mặt cai ngục, phản đối chế độ sinh hoạt hà khắc ở đây. Nữ tù này tên Nguyễn Thị Bé, sao không đặt tên đường chị này ha; chỉ cần đổi Văn thành Thị à hà hà
524822_2771725267001_1610806045_n.jpg
Đường Nguyễn Văn Bé mới đổi thành Hồ Thị Hương.
Thị xã Long Khánh nằm ngay trên trục quốc lộ 1A, chỉ cách Sài Gòn 80km về phía Đông Bắc; luôn được xem như cửa ngõ Sài Gòn. Cứ chạy qua khỏi cầu Sài Gòn phóng thẳng chừng 1 tiếng rưỡi là tới. Đây là quê hương thứ 2 của tui!
Vào lúc 5 giờ 40 sáng ngày 9.4.1975, cách đây đúng 37 năm đã mở đầu Chiến dịch tiến công tuyến phòng thủ Xuân Lộc - Long Khánh. Trận này là một mốc quan trọng quyết định tiến trình dẫn tới sự kiện 30.4.1975, vì Xuân Lộc là khu vực phòng thủ trọng yếu trong tuyến phòng thủ cơ bản (Biên Hòa - Xuân Lộc - Bà Rịa - Vũng Tàu) của QLVNCH để phòng giữ cửa ngõ phía đông của Sài Gòn. Lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam tham chiến gồm có: Quân đoàn 4 (thiếu Sư đoàn 9) tăng cường Sư đoàn bộ binh 6 (Quân khu 7), ngoài ra còn một trung đoàn tăng, thiết giáp, một trung đoàn pháo binh, sau còn được tăng cường thêm Trung đoàn 95B (Sư đoàn bộ binh 325) và một đại đội xe tăng (tổng quân số khoảng 40.000 do Thiếu tướng Hoàng Cầm làm tư lệnh và Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện làm chính ủy. "Mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn" nên Trận Xuân Lộc là nỗ lực cuối cùng của QLVNCH nhằm ngăn chặn bước tiến của QĐNDVN trên đường tiến vào Sài Gòn. Nhắc đến sự kiện này không thể không nhớ tới tướng Lê Minh Đảo chỉ huy sư đoàn 18 và 12 ngày đêm tử thủ cùng với các lực lượng dù, thủy quân lục chiến, biệt động quân, tăng thiết giáp và không quân còn lại.

988527_4588652129037_671008473_n.jpg
Đường Hồ Thị Hương.


Tại Xuân Lộc, một máy bay C-130 của KLVNCH đã thả một quả "bom cháy" CBU-55, loại vũ khí phi hạt nhân tàn bạo nhất trong kho vũ khí của Mỹ, xuống khu vực được cho là sở chỉ huy Sư đoàn 341 QĐNDVN. Nó đã đốt ôxy trong một vùng rộng lớn và giết chết hơn 2500 lính QĐNDVN. Đây là lần đầu tiên và cuối cùng loại vũ khí này được sử dụng trong chiến tranh. Trận Xuân Lộc kéo dài đến ngày 20.4 làm QĐNDVN thương vong khoảng 2.000 người (trong đó 1.888 người chỉ tính riêng Quân đoàn 4 theo số liệu của Việt Nam sau 1975) và theo số liệu ước tính của Mỹ tổng cộng khoảng 5.000 người. Chiến thắng Trận Xuân Lộc đã quyết định sự sụp đổ của chính phủ Sài Gòn.
Những năm gần đây, dân Long Khánh thỉnh thoảng vẫn còn đào thấy xương cốt của cả hai phe…
Cô Gái Đồ Long

(Blog Cô Gái Đồ Long)

Để Việt Nam là điểm dừng của FDI

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn chiếm một vị trí quan trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, các doanh nghiệp FDI cũng góp phần gia tăng xuất khẩu, thế nhưng thời gian gần đây, xuất hiện nhiều dự án FDI bị thu hồi, tiến độ chậm, dòng FDI bị chững lại. Phải chăng Việt Nam chỉ là điểm đến mà không phải là điểm dừng cho các nhà đầu tư nước ngoài?

khudautunuocngoai-daitu-hn-305jpg.jpg
Khu đầu tư nước ngoài Đại Tứ ở Hà Nội
RFA photo
Việt Nam đang mất dần lợi thế
Báo cáo ra ngày 10/7 của Ngân hàng thế giới (WB) cho thấy dòng vốn FDI của Việt Nam trong khoảng 5 năm vừa qua vẫn ở mức cao, số vốn FDI thực hiện luôn dao động trong khoảng trên dưới 11 tỷ đô la mỗi năm, đây được xem là dấu hiệu cho thấy sự cam kết của các nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam, dù cho vẫn còn những vấn đề bất ổn kinh tế vĩ mô hay quá trình tái cấu trúc diễn ra chậm chạp.
Tuy nhiên, báo cáo lại cho thấy tỷ lệ đóng góp của FDI trên GDP liên tục suy giảm trong vòng 6 năm qua, từ mức đỉnh cao 12% năm 2008 xuống chỉ còn 7% vào năm ngoái 2012.
Trong chương trình Dân Hỏi – Bộ Trưởng trả lời diễn ra tối hôm 7/7 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh thẳng thắn nhận xét “Việt Nam đang mất dần lợi thế thu hút FDI” so với các nước láng giềng như Thái Lan, Indonesia, do mất dần lợi thế về nhân công, tài nguyên và chính sách ưu đãi.
Theo phân tích của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh hiện tại Việt Nam đang phải chọn lựa những dự án đầu tư có công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, và ít ô nhiễm môi trường hơn, khiến FDI trở nên khó khăn. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng Việt Nam không tốt, thủ tục hành chính chưa được cải thiện nhiều vì thế môi trường đầu tư của Việt Nam bị giảm sút. Vì lẽ đó, việc thu hút FDI thời gian qua chưa đạt được một số mục tiêu như kỳ vọng.
Nhận xét về việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, chuyên gia kinh tế P.G.S, T.S Ngô Trí Long cho rằng hiện tại Việt Nam mới chỉ là điểm đến chứ chưa thực sự hấp dẫn, để giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài về lâu về dài, ông phân tích:
Thu hút đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam mới chỉ là điểm đến thôi, chứ chưa có một lực hấp dẫn hút đối với các nhà đầu tư bởi rất nhiều những cản trở và rào cản của nó, đặc biệt là môi trường đầu tư nhiều khi còn bất cập, vì thế hiện tại Chính phủ đang tập trung vào cải cách, hoàn thiện môi trường đầu tư.
Trong bối cảnh thời gian vừa qua, nguồn lực thu hút lớn, nhưng so với môi trường đầu tư hiện nay, hoặc do những chính sách, hoặc do những rào cản cải cách hành chính, thủ tục hành chính hoặc môi trường đầu tư hiện còn rất nhiều bất cập, chính vì thế, nó chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư.
Theo PGS, TS Ngô Trí Long nếu nhìn vào bức tranh tổng thể GDP hiện tại có thể thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam dựa vào 3 nhân tố: nguồn lực Nhà nước, khu vực ngoài quốc doanh và đầu tư nước ngoài. Trong 3 phần này, đầu tư nước ngoài là một tiềm lực hết sức quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam bứt phá và phát triển, vì lẽ đó, nếu Chính phủ Việt Nam không thực sự cải cách, tạo môi trường thu hút vốn FDI tốt hơn thì đó sẽ trở thành lực cản đối với dòng vốn này.
Hiện tại, các dòng vốn đổ vào Việt Nam được chia thành 3 lĩnh vực chủ yếu: vốn đầu tư gián tiếp (thông qua hình thức mua cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán), nhưng dòng vốn này không ổn định, còn nguồn ODA (hỗ trợ phát triển chính thức) lại có xu hướng giảm dần, vì vậy, FDI là nguồn lực quan trọng cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nhất là để đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
Việt Nam sẵn sàng cạnh tranh?
Đánh giá về dòng vốn nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, ông Earnest Z. Bower, Cố vấn cao cấp, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ người dành nhiều thời gian tìm hiểu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đưa ra nhận xét:
Rất nhiều các nhà đầu tư muốn đến Việt Nam trước khi lạm phát của Việt Nam bùng phát mạnh và nền kinh tế bắt đầu suy giảm. Rất nhiều tiền đã được đầu tư vào Việt Nam, hiện giờ thì những khoản đầu tư này vẫn đang nằm đó. Đã có rất nhiều nhà đầu tư hàng đầu thế giới hiện thay đổi chiến lược, ngoài đầu tư vào Trung Quốc, họ muốn tìm đến các thị trường mới năng động, có tiềm năng tăng trưởng và Việt Nam là điểm đến cho họ.
Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu Việt Nam đã sẵn sàng đối mặt để cạnh tranh hơn nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư có chất lượng hơn, với số vốn lớn hơn gấp nhiều lần hay.
Để trả lời câu hỏi này, Việt Nam cần phải đầu tư nhiều hơn cho giáo dục, cơ sở hạ tầng, cần tiếp tục đổi mới và cải thiện chính sách để các nhà đầu tư cảm thấy yên tâm hơn và từ đó, họ có thể mang thêm đến Việt Nam nhiều công nghệ và vốn hơn. Tôi nghĩ rằng, nếu làm được như vậy, Việt Nam sẽ trở thành một điểm thu hút rất lý tưởng với cộng đồng đầu tư quốc tế.
Lời phân tích trên của ông Earnest Bower rằng Việt Nam cần chuẩn bị để thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư có chất lượng hơn là chỉ nhắm đến số lượng vốn cũng phù hợp với các định hướng mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề ra. Cụ thể, Việt Nam không chạy theo số lượng mà chuyển sang lựa chọn các dự án có chất lượng, dần chuyển từ lợi thế giá nhân công rẻ sang cạnh tranh bằng nguồn lực chất lượng cao.
Nếu cách đây 25 năm, khi Việt Nam bắt đầu thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài, là “điểm nóng” đối với các nhà đầu tư quốc tế, thì giờ đây, sau một phần tư thế kỷ, Việt Nam đang phải đối mặt với một người bạn trong khối ASEAN, đồng thời cũng là một đối thủ -- Myanmar, sau khi quốc gia này chính thức chuyển đổi sang chế độ dân sự.
Khi so sánh giữa Việt Nam và Myanmar, ông Earnest Bower, một lần nữa cho biết quan điểm của ông:
Myanmar hiện là một thị trường hoàn toàn mới, một quốc gia rộng lớn với khoảng 55 triệu dân, thế nhưng Việt Nam lại lớn hơn và có chính sách mở cửa để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trước đó một thời gian dài. Mặc dù, Myanmar hiện đang là một điểm nóng, nhưng thực sự vẫn còn rất khó để có thể đầu tư tiền bạc ngay lúc này vì cơ sở hạ tầng cũng chưa có gì, chính phủ dân sự vẫn còn khá mới.
Bởi Việt Nam có một thời gian dài hơn thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam nên tận dụng cơ hội đi trước này bởi nếu không, Myanmar sẽ rất nhanh chóng theo kịp. Vì vậy, trong khoảng 10 năm tới, Myanmar sẽ là một đối thủ mạnh đối với Việt Nam và Việt Nam ngay lúc này cần phải tận dụng những lợi thế đang có để thu hút vốn FDI mạnh mẽ hơn.
Rõ ràng, để Việt Nam trở thành điểm dừng chân và phát triển lâu dài cho các nhà đầu tư quốc tế đòi hỏi Chính phủ phải có những chiến lược và định hướng rõ ràng và hơn hết cần phải nhận thức môi trường thu hút đầu tư sau 25 năm đã thay đổi rất nhiều và các đối thủ cạnh tranh cũng hoàn toàn khác.
Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2013-07-22

Nguyễn Lân Thắng - Biểu tình chống chính phủ ở Philippines

13262_198988380267001_1980427662_n.jpg
Quầy báo ở một cây xăng ven đường... bôi nhọ tổng thống tùm lum...


CẦN THỂ HIỆN NHÂN QUYỀN ĐÚNG CÁCH

(viết gửi báo QĐND hoặc ANTG, ANTĐ... cũng được)

Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày Tổng thống nước Cộng hòa Philippines đọc diễn văn báo cáo tình hình trước nhân dân cả nước, là lại có một thiểu số người tụ tập tại khu vực trước cổng Hạ viện Philippines, hò hét, kích động, gây rối.

Động cơ thứ nhất của những kẻ này là lợi dụng các quyền tự do dân chủ để bôi nhọ, vu khống Đảng và Nhà nước Philippines. Bằng cách làm này, họ hy vọng lôi kéo được một số người ngây thơ về chính trị, bản lĩnh chính trị yếu kém, hoặc nhận thức chưa đầy đủ đi theo họ. Thậm chí một số chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên ngành cũng có mặt, những vị “tiến sĩ” này, “thạc sĩ” kia. Có người trong số họ vẫn nghĩ rằng việc mình tham gia bày tỏ thái độ chống phá Nhà nước Philippines như thế này là thể hiện “quyền tự do ngôn luận”, là giúp ích cho Nhà nước, cho đất nước (?!)

Động cơ thứ hai của những kẻ khởi xướng và tụ tập những nhóm đông người vào ngày đọc diễn văn của Tổng thống còn thâm độc hơn nhiều. Đó là hành vi lợi dụng quyền tự do biểu đạt, tự do tụ tập (vốn các thế lực thù địch phương Tây gán cho cái nhãn chung là “các quyền tự do dân chủ”) để vi phạm pháp luật về trật tự xã hội, tạo tiền đề cho các cuộc gây rối đông người. Phải chăng họ muốn từ các cuộc tụ tập này biến thành “tiền đề cách mạng đường phố”, tiến tới lật đổ chính quyền nhân dân Philippines?

Toàn thể nhân dân Philippines kiên quyết một lòng đi theo tư bản chủ nghĩa và sẽ không bao giờ chấp nhận thái độ cùng hành vi gây rối của những kẻ xấu đó. Mưu đồ của họ sẽ thất bại hoàn toàn.

Cuối cùng, chúng ta cũng đừng quên rằng những kẻ tụ tập gây rối này vẫn còn một động cơ nữa là mượn chiêu bài “ủng hộ nhân quyền” để xuất hiện ở nơi đông người, trước ống kính giới phóng viên báo chí, nhằm mục đích thấp hèn là đánh bóng tên tuổi cá nhân.

Điều đáng trách là các phương tiện thông tin của các thế lực phản động lại cũng tham gia vào những sự kiện này. Họ xúm vào khai thác việc một số phần tử xấu lợi dụng quyền tự do dân chủ để chống phá Nhà nước Philippines, cứ như thể biểu tình là cái gì hay ho lắm.

Đã đến lúc cần phải nhận rõ động cơ của những kẻ khởi xướng và tổ chức các cuộc tụ tập đông người này, nhận rõ bộ mặt xấu xa phản động của họ. Hỡi nhân dân Philippines, hãy thực hiện quyền công dân của mình bằng những hoạt động thiết thực, như là hăng hái thi đua lao động sản xuất, đóng thuế đủ, hãy học tập thật giỏi để trúng tuyển nghĩa vụ quân sự đi bảo vệ đất nước. Xin đừng để bị kẻ xấu lợi dụng./.

Nguyễn Lân Thắng

Xe tải hạng nặng được dùng để ngăn hẳn một bên đại lộ cho người biểu tình tự do đi vào...

Bù nhìn Tổng thống...

Đốt hình nộm Tổng thống...

Trạm y tế chăm sóc cho người biểu tình..

Cảnh sát giữ trật tự...

(FB Nguyễn Lân Thắng)

Nhân quyền cho Việt Nam: TT Mỹ sẽ phải lắng tiếng?

Liệu nước Mỹ có kỳ vọng vào một cá nhân lãnh đạo nào đó của Việt Nam – người có hy vọng trở thành Thein Sein thứ hai để cứu vãn dân chủ, hòa hợp hòa giải các thế lực và cả các thế hệ, nhưng trên tất cả là vực dậy một nền kinh tế lụn bại đang sa chân vào vực thẳm khủng hoảng?
“A delicate line”
“Một đường đi mỏng manh” (a delicate line) có thể là biểu tượng mô phỏng cho kết quả của chuyến viếng thăm Nhà Trắng của nhân vật số 2 của chính đảng cầm quyền ở Việt Nam, sẽ diễn ra vào ngày 25/7/2013 và mở đầu cho một chu trình mới sau khi vòng tròn sáu năm trước tạm khép lại.
Và đó cũng là một phép thử cho những gì còn lại về lợi ích chiến lược chung đụng giữa Hoa Kỳ và đối tác cựu thù đang cần đến tinh thần chú Sam.
Đã từ lâu, giới chuyên gia sừng sỏ của Hoa Kỳ luôn nói đến các mục tiêu chiến lược, kinh tế và giá trị - một hệ tư tưởng mà giới ngoại giao địa chính trị của Mỹ đã tuân thủ không ít lần ở không ít quốc gia trên thế, chẳng hạn như Arap Saudi.
Xét theo logic có tính biện chứng lịch sử ấy, nếu triển vọng về chiến lược đồn trú tại khu vực biển Đông nói riêng và Thái bình dương nhìn rộng hơn của Mỹ có thể đạt được thông qua một “chiến lược toàn diện” nào đó với Nhà nước Việt Nam, thì lại khá chua chát cho phong trào dân chủ còn phôi thai và những người bất đồng chính kiến lẻ loi ở quốc nội, bởi chủ đề nhân quyền ở một quốc gia ngàn năm văn hiến có thể không còn quá quan trọng trong nhận diện về quyền lợi chiến lược của người Mỹ - như nhận xét của những chuyên gia phản biện không mấy lạc quan vào sự cải thiện của xu thế.
An ninh khu vực biển Đông lại đang hóa thân như một chủ đề then chốt cho cuộc gặp Obama – Sang, hay ngọn nguồn hơn là Sang – Obama vào ngày 25/7/2013. Bởi bất kể quan điểm “đi dây” ra sao giữa Bắc Kinh và Washington của chủ tịch nước, Việt Nam vẫn đang lọt thỏm trong mối nguy hiểm rất cận kề từ lịch sử “ngàn năm Bắc thuộc”.
Trong khi đó, “kẻ thù số 1” lại không còn quá nguy cơ. Về mặt lý thuyết, cảng Cam Ranh ở Việt Nam vẫn có thể hóa thân thành Subic ở Philippines nếu chính sách “bảo vệ người Mỹ ngoài biên giới Mỹ” còn có tác dụng quân sự cũng như tiết giảm nhiều khoản chi phí không cần thiết cho Lầu năm góc.
Thậm chí, người Mỹ còn đang hứa hẹn cho Việt Nam gia nhập TPP trước cả Myanmar, dù rằng Thein Sein được đánh giá là người đi trước Hà Nội nhiều năm về công cuộc chuyển hóa dân chủ êm thấm và kỳ diệu hơn là tránh được một cơn can qua đổ máu vô ích.
Có lẽ chính vì thế mà đại sứ Hoa Kỳ David Shear đã có một lời khẳng định là nếu Việt Nam không có tiến bộ về mặt dân chủ, nhân quyền thì sẽ rất khó để có được sự ủng hộ chính trị ở Quốc hội Mỹ để thông qua hiệp ước TPP.
“Vì đất nước Hoa Kỳ có ưu thế để đưa ra những vấn đề này” - David Shear “tống đạt” một kết luận, được giới bình luận nhận định có giá trị như một lời cam kết.
Dĩ nhiên, lời cam kết này không thể làm cho Hà Nội hài lòng.
“Tôi nói điều này với các viên chức cao cấp của Việt Nam. Tôi nói với Chủ tịch Sang, tôi nói với Thủ tướng Dũng, tôi nói với Tổng bí thư Trọng, tôi nói với Bộ trưởng ngoại giao Minh. Tôi và các nhân viên ngoại giao đoàn nói điều này với tất cả các viên chức Việt Nam nào mà chúng tôi có cơ hội gặp” - David Shear trần thuật trước báo chí vào tháng 5/2013.

000_Hkg7943250-305.jpg
Từ phải qua: Chủ Tịch VN Trương Tấn Sang, TT Nguyễn Tấn Dũng, TBT Nguyễn Phú Trọng AFP photo
Ông cũng không quên nêu ra những điều Hoa Kỳ đã đòi hỏi ở Việt Nam: thả tù chính trị, tăng cường tự do ngôn luận, tự do hội họp, tăng cường tự do tôn giáo và công nhận thêm nhiều tổ chức tôn giáo, thông qua Công ước chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc.
Còn thái độ của Hà Nội như thế nào – cho hiện tại và cho cả sáu năm qua, tính từ thời điểm một chủ tịch nước bước qua cửa Nhà trắng bằng con đường ngoại giao?
Một tuần sau cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ tại Hà thành, đại sứ Liên hiệp châu Âu ở Việt Nam là Franz Jessen kể lại câu chuyện hấp dẫn về một hiện tượng “tâm lý học”: các quan chức Việt Nam hoàn toàn ý thức được các vấn đề mà họ đang đối mặt và đang gây lo ngại cho các đối tác.
Trước đó vào giữa tháng 2/2013, Franz Jessen đã có những cuộc gặp riêng với một số quan chức đầu ngành Việt Nam là tướng Tô Lâm - thứ trưởng công an, và Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh  Sơn. “Tôi khá ngạc nhiên khi tới đây và thấy sự thông hiểu vấn đề ở các bộ, bao gồm cả Bộ công an. Họ hiểu rõ nhưng vẫn chưa biết phải làm gì với những người, chủ yếu là ở trong nước, bày tỏ những ý kiến mà họ không muốn thấy” – ông kể lại.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh  Sơn còn nói với ông Franz Jessen là “Chúng tôi hiểu nhưng hãy cho chúng tôi thời gian”.
Nhưng đến giữa năm 2013, điều được gọi là ‘thời gian”đã chứng thực giá trị nhân từ của nó: chính quyền bắt một hơi 3 blogger và còn hứa hẹn sẽ “nhập kho” nhiều nhân vật bất đồng chính kiến khác.
Thế là dư luận trong nước lại càng có cớ để truyền tin cho nhau về một thực trạng khác biệt về chính kiến và quan điểm xử lý vấn đề nội chính và cả câu chuyện đối ngoại giữa một số nhà lãnh đạo nào đó.
Tình hình phát triển đến mức mà ngay cả một nhà ngoại giao như David Shear cũng phải tường tỏ. Trong một buổi gặp mặt cộng đồng người Việt ở Little Saigon, Nam California, viên chức này giải thích: “Ý kiến của giới lãnh đạo Việt Nam về Hoa Kỳ rất là phức tạp. Có những người từng tham chiến trong chiến tranh, và họ chưa hoàn toàn thân thiện với Hoa Kỳ. Có những người giáo điều ý thức hệ và lo ngại về những biến đổi về xã hội và chính trị nếu bang giao quá mật thiết với Hoa Kỳ”.
Viên đại sứ này cũng mô phỏng một khái niệm mới mẻ “A delicate line”: “Vâng, họ đang đi một đường rất mong manh, mà phía chúng ta cũng vậy”.
Đã khá rõ ai, hoặc những ai, là kẻ “ném đá dò đường” trong bóng đêm tĩnh mịch.
“Thein Sein thứ hai”?
Chỉ có điều, đã chưa từng xuất hiện thuật ngữ “A delicate line” trong mối bang giao Hoa Kỳ và Trung Quốc từ đầu năm 2013 đến nay, và đặc biệt sau cuộc gặp Obama và Tập Cận Bình tại Nhà trắng vào đầu tháng 6 năm nay. Cũng không có điểm nhấn nào về nhân quyền mà phía Mỹ đặc tả về bầu không khí như bị bóp nghẹt tại Tân Cương, Tây Tạng và phần còn lại của Trung Hoa.
Còn với Việt Nam thì sao? Liệu ứng xử của người Mỹ với Hà Nội về vấn đề nhân quyền có mềm dẻo như được thể hiện với Bắc Kinh?
Hay ngược lại – cứng rắn?
Có lẽ đây là một ẩn số trong phương trình Bắc Kinh – Washington mà Hà Nội rất muốn giải mã. Tuy thế, dường như não trạng một số lãnh đạo vẫn chưa thật cảm thông với quy luật những ẩn số chính trị vào thời chiến tranh lạnh lại hầu như được quyết định bởi phương trình kinh tế.
Vào năm 2012, kim ngạch thương mại của Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - đã lần đầu tiên vượt Mỹ, trở thành nước có tổng kim ngạch thương mại lớn nhất thế giới.
Các số liệu công bố của cả giới chức Trung Quốc và Mỹ cho thấy trong năm 2012, tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc đạt 3.866,76 tỷ USD, trong khi kim ngạch trao đổi buôn bán của Mỹ thấp hơn một chút - 3.862,86 tỷ USD.
Nếu năm 2009, Trung Quốc đã trở thành quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới, thì vào năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đạt đến 2.048,93 tỷ USD so với mức 1.563,58 tỷ USD của Mỹ.
Trong khi đó, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Mỹ và Việt Nam, dù đã được “nâng lên một tầm cao mới” sau hơn một thập kỷ, vẫn chỉ vỏn vẹn 24 tỷ USD, chiếm có 2,4% tổng kim ngạch thương mại giữa Hoa Kỳ và khối EU trong năm 2012.
Không có gì để đối sánh với quan hệ Trung – Mỹ, điều hoàn toàn có thể chắc chắn là tương quan chính trị Việt – Mỹ sẽ không tránh khỏi nhiều điều kiện ràng buộc từ ông chủ Nhà trắng.
Nền kinh tế Việt Nam lại đang ở vào thế gần như suy kiệt về cái được định nghĩa là “nội lực”.
Từ năm 1975 đến nay, chưa bao giờ kinh tế Việt Nam lại rơi vào tình trạng bấp bênh nguy hiểm như giờ đây, với quá nhiều hệ lụy từ hệ thống ngân hàng và các thị trường đầu cơ như bất động sản, vàng, chứng khoán, cùng khối nợ xấu khổng lồ có thể lên đến trên 500.000 tỷ đồng và nợ công quốc gia và nợ nước ngoài có thể lên đến 95 - 106% GDP nếu tính theo tiêu chuẩn của Liên hiệp quốc, trong đó có đến vài chục tập đoàn kinh tế quốc doanh đang quá khó có khả năng thu hồi vốn từ đầu tư trái ngành những năm trước và quá khó có khả năng trả nợ cho Nhà nước từ tình trạng  chúa chổm hiện nay.
Tất cả đều như dẫn đến độc đạo khủng hoảng kinh tế và cả khủng hoảng xã hội trong không bao lâu nữa.
Nhưng với mối tương quan kinh tế quá dị biệt giữa hai quốc gia vốn là cựu thù, giới phân tích quốc tế lại càng ngạc nhiên về tâm thế lắng tiếng hoàn toàn không bình thường của chính quyền Obama, ít ra trong nửa đầu năm 2013 và vào nhiệm kỳ cuối cùng của một tổng thống – được quy định bởi hiến pháp Hoa Kỳ?
Phải chăng đó là một tâm thế bị động của giới chính trị Mỹ trước những chính khách cựu thù đang cực kỳ chủ động tìm kiếm mối quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện”?
Còn nếu đó chỉ là một thái độ lắng tiếng giả tạo, liệu người Mỹ đang suy ngẫm gì về một “chiến lược mới” đối với Việt Nam?
Khác với cuộc gặp Bush – Triết vào năm 2007, giới lãnh đạo đương thời ở Việt Nam đang được xem là “phức tạp” – như ẩn ý của đại sứ Hoa Kỳ David Shear, hoặc ở vào thế “đa cực” mà không còn “nhất trí cao” trong cách nhìn của giới phân tích chính trị phương Tây.
Cách nhìn đó lại như mô tả một ốc đảo, trên đó mỗi người lại nhìn về một góc trời đối ngẫu.
Có lẽ đã xa hẳn rồi cái thời đồng thuận đồng nghĩa với tinh thần minh triết.
Trong những tháng tới đây, cùng với những chuyển động về TPP, không khí tiềm ẩn sắc tố quân sự trên biển Đông, và cả những dấu hiệu khác như hoạt động “lobby” của Việt Nam cho một ghế nhân quyền tại Liên hiệp quốc, người Mỹ sẽ chờ đợi và trông đợi gì đối với giới lãnh đạo Việt Nam?
Từng thấm trải kinh nghiệm và bài học từ một Myanmar quân phiệt và chuyên chế, liệu nước Mỹ - với tầm nhìn và cả với “giác quan thứ sáu” của họ - có kỳ vọng vào một nhân tố mới hay cụ thể hơn vào một cá nhân lãnh đạo nào đó của Việt Nam – người có hy vọng trở thành Thein Sein thứ hai để cứu vãn dân chủ, hòa hợp hòa giải các thế lực và cả các thế hệ, nhưng trên tất cả là vực dậy một nền kinh tế lụn bại đang sa chân vào vực thẳm khủng hoảng?
Không ít lần trong lịch sử, khủng hoảng vẫn có thể được xử lý bằng chính khủng hoảng. Nếu quả thực có được “giác quan thứ sáu”, người Mỹ sẽ làm gì để linh cảm chuyển hóa thành hiện thực?
Phạm Chí Dũng gửi RFA từ VN
2013-07-22

Điếu Cày tuyệt thực trong tù đến ngày thứ 30

Blogger Điếu Cày trong phiên tòa ngày 24/09/2012.
Blogger Điếu Cày trong phiên tòa ngày 24/09/2012. (DR)

Thêm nhiều cơ quan truyền thông quốc tế quan tâm đến trường hợp blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Báo chí Úc cũng như hãng AFP trong bản tin hôm nay 22/07/2013 cho biết người tù nhân lương tâm Việt Nam mà Tổng thống Mỹ Obama đã từng trực tiếp lên tiếng can thiệp đã tuyệt thực đến ngày thứ 30 tại nhà tù biệt giam tại Nghệ An.

Thông tin sáng lập viên Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do tuyệt thực từ tháng Sáu đã được loan tải trên nhiều trang mạng xã hội Việt Nam và truyền thông quốc tế. Trong bản tin hôm nay, hãng AFP cho biết blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, đã tuyệt thực đến ngày thứ 30.

Sau những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lăng biển đảo năm 2008, ông bị chính quyền Việt Nam kết án 30 tháng tù với tội danh « trốn thuế », rồi 12 năm tù với tội danh « tuyên truyền chống chế độ » và hiện bị biệt giam ba tháng tại nhà tù Nghệ An.

Bà Dương Thị Tân, người vợ cũ của Điếu Cày cho biết là ông đã nhịn ăn cho đến hôm nay là đúng 30 ngày. Sức khỏe của tù nhân 61 tuổi này được mô tả là « rất yếu, không thể tự đứng dậy ». Con trai của ông (Nguyễn Trí Dũng) chỉ được phép gặp mặt cha « có 5 phút » và cho biết nhìn không ra thân phụ của mình vì vóc dáng rất tiều tụy.

Bà Dương Thị Tân cho AFP biết thêm là blogger Điếu Cày tuyệt thực để phản đối lệnh biệt giam của giám thị nhà tù gây sức ép buộc ông « ký giấy nhận tội » và « sẽ tiếp tục tranh đấu cho đến khi chính quyền phải trả lời ».

Ông Nguyễn Văn Hải đã từng tuyệt thực 28 ngày trong năm 2011 và cuối cùng chính quyền phải đưa ông về một bệnh viện ở Sài Gòn để cấp cứu.

AFP nhắc lại là trong năm 2013 này đã có 46 nhà tranh đấu ôn hòa bị bắt giam. Nhiều vụ tranh đấu bằng tuyệt thực hay nổi loạn trong nhà tù để phản đối chính sách « đối xử tồi tệ » đã xảy ra trong những tháng qua. Nổi cộm nhất là vụ tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực tại nhà giam Thanh Hóa, vụ thanh niên Công giáo ở Vinh và gần đây là trường hợp tù nhân ở nhà giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai nổi loạn bắt giám thị.

Mạng « danlambao » nhận định tính mạng của Điếu Cầy « được tính từng giờ ».

Bản tin của Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam ngày 22/07/2013 cho biết thêm gia đình của các tù nhân lương tâm Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên..., đã ký một bức thư cầu cứu với Tổng thống Mỹ Barack Obama nhân dịp lãnh đạo Hoa Kỳ tiếp Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang trong tuần này.

Tú Anh (RFI)

Chỉ có ở Việt Nam

Bộ GD lộ ’bí mật quốc gia’ khống chế trần tốt nghiệp?

(Trái hay Phải)- Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo 63 tỉnh thành đã tuân theo “chỉ đạo mật” của Bộ để giữ cho tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2012 không được cao hơn tỷ lệ các năm trước. Bí mật này mới được lộ ra trong hội nghị tổng kết năm học 2012-2013 mới đây, giống như một quả bom gây sốc cho dư luận.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2012-2013 tại TP Hà Nội (ảnh minh họa)
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2012-2013 tại TP Hà Nội (ảnh minh họa)
Tại Hội nghị tổng kết năm học 2012-2013 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức tại Đà Lạt, Lâm Đồng, ngày 20/7 vừa qua, ngành giáo dục đã làm cho dư luận một phen té ngửa. Đó là trong phần tổng kết, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết: Trong năm học vừa qua, toàn ngành giáo dục đã quyết định tỷ lệ tốt nghiệp THPT không được vượt quá tỷ lệ tốt nghiệp những năm trước, nhằm chống căn bệnh thành tích và siết chặt giám sát thi cử.  
Thêm một thông tin động trời khác nữa là một lãnh đạo Sở GDĐT đã tỏ thái độ rất bức xúc vì Sở này bị cắt thi đua do để tỷ lệ tốt nghiệp năm 2012 cao hơn năm trước thay vì đáng lẽ họ phải được khen theo lẽ thường.
Đọc những thông tin tường thuật về phiên tổng kết năm học của ngành giáo dục trên các báo, tôi thực sự choáng váng đến nỗi không dám tin vào mắt mình. Tại sao một chuyện phản giáo dục như vậy lại diễn ra ngay trong chính môi trường giáo dục? Tại sao lại có chuyện ngược đời: bị cắt danh hiệu thi đua vì để cho học sinh đỗ tốt nghiệp cao hơn năm trước?
Có nền giáo dục của nước nào được (hay bị) chỉ đạo một cách trớ trêu như nền giáo dục nước ta không? Tôi tự hỏi, bao nhiêu học sinh đã bị trượt oan, đã bị các thầy cô của họ đánh cho kỳ trượt để đảm bảo số lượng học sinh đỗ không “vượt trần” do Bộ quy định? Bao nhiêu cuộc đời có thể đã có một hướng rẽ khác, nếu như các thầy cô tôn trọng kết quả thật của bài thi các em?
Theo như báo cáo tổng kết của Bộ, thì việc “quyết định tỷ lệ tốt nghiệp THPT không được vượt quá tỷ lệ tốt nghiệp những năm trước, nhằm chống căn bệnh thành tích và siết chặt giám sát thi cử”. Nghe thật nực cười, có phải Bộ đã “làm xiếc” với kết quả thi cử, kìm giữ tỷ lệ đỗ không cho vượt quá cao để chứng minh rằng ngành mình không chạy đua với căn bệnh thành tích? Nhưng đó chính là bệnh thành tích nặng đến mức vô phương cứu chữa chứ còn gì?
Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT là kết quả phản ánh trung thực nhất tình hình học hành của một lứa học sinh sau 12 năm đèn sách. Bởi vậy nó không thể đều chằn chặn như những viên gạch đúc cùng một khuôn, phải có năm thấp, năm cao tùy theo học lực của từng lứa học trò, vậy mà Bộ lại có một chỉ đạo thật nực cười: quyết không để cho tỷ lệ đỗ năm nay cao hơn năm trước.
Vậy là đã rõ, tất cả chỉ là trò diễn mà thôi, và học sinh vừa là diễn viên chính, diễn viên phụ kiêm luôn cascadeur đóng thế và những em bị trượt oan là “vật hy sinh” giúp cho những vị lãnh đạo ngành giáo dục muốn xã hội nhìn vào tỷ lệ đỗ tốt nghiệp “ảo” đó để thừa nhận họ đã có một nhiệm kỳ “thành công, hiệu quả”.
Lãnh đạo Bộ GDĐT, lãnh đạo các Sở GDĐT sẽ phải trả lời ra sao đây trước những bậc phụ huynh đội mưa đội nắng thấp thỏm và lo lắng thắt lòng ngoài cổng trường thi, trước những đứa học trò gò lưng học hành ngày đêm để mong có một kết quả thi tốt nghiệp như ý? Họ sẽ trả lời sao với những người đã trót đặt niềm tin vào sự công minh và chính trực của những con điểm được viết vào bài thi, đâu có ngờ nó là vô nghĩa, khi mà tỷ lệ trần đỗ tốt nghiệp đã bị khống chế rồi, địa phương nào trót để học sinh đậu cao thì sẽ bị cắt thi đua.
Cứ nhìn vào cái cách người ta điều hành ngành giáo dục thế này, đừng hỏi tại sao mỗi năm lại càng thấy xã hội một tồi tệ đi. Học sinh học vì điểm giả, giáo viên dạy vì thành tích giả, Sở chỉ đạo tỷ lệ đỗ hay trượt, Bộ lấy yếu tố thành tích làm đầu, những nhân cách bị bóp méo, tri thức và học vấn bị đánh tráo bằng những trò mèo.
Càng ngày người dân càng mất lòng tin vào môi trường giáo dục, còn đâu nghĩa thầy trò cao đẹp khi tiêu cực núp bóng những chủ trương, chính sách len lỏi vào khắp nơi. Mới đây Sở GDĐT Hà Nội đã cho phép mô hình “giáo dục chất lượng cao” ngay trong chính trường công để cho trẻ biết thế nào là sự sung sướng mà chỉ có đồng tiền mới có thể đem lại. Rồi một trường ở Bà Rịa- Vũng Tàu lọc học sinh thông qua sổ đỏ, nhà nào chưa có sổ đỏ thì xin mời đem con về, muốn xoay sở ra sao thì xoay, chúng tôi không cần biết.
Càng nghĩ càng thấy rối bời, hoang mang và thương cho những đứa trẻ, nhân cách của chúng rồi sẽ ra sao trong một môi trường giáo dục tiềm ẩn bao nhiêu chuyện có thể khiến tâm hồn non nớt của chúng bị tổn thương. Nếu biết rằng Sở GDĐT 63 tỉnh thành đã bắt tay nhau để khống chế tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT một cách vô nhân như vậy, chúng có còn lòng tin vào xã hội nữa không?
Thế mới biết có nhiều ý kiến đề nghị bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng không phải là vô căn cứ, vì cứ điểm ảo, tỷ lệ ảo, thành tích ảo nhưng tiêu cực thì năm nào cũng thật thế này, tổ chức làm gì cho hao tiền, tốn của, hại tâm tư của toàn xã hội.
Mà tốt nhất là hàng năm, thay vì tổ chức cho trò đi thi, nên tổ chức những đợt sát hạch lương tâm của những đấng bậc làm thầy, lúc ấy chắc là có khối chuyện hay ho để nói.
  • Mi An
 Những hội chứng bệnh tật khiến con người trở nên đặc biệt (bài báo ghi thiếu 1 hội chứng là hội chứng tham nhũng tạo ra những IQ cao nhất TG =))

[Quặn lòng] Ai khóc cho trẻ sơ sinh?


Suốt một tuần thắt lòng với trẻ sơ sinh, 5 cháu bị điều dưỡng làm rơi trong lúc đẩy xe đi tắm, 3 cháu bị chết sau khi tiêm mũi vắc xin đầu tiên trong đời. Những người làm cha làm mẹ se thắt trái tim, thấy sao tính mạng trẻ sơ sinh ở nước mình mong manh thế. Và tại sao đến giờ mà chúng ta vẫn phải đối mặt với những nỗi đau này?




Khuôn mặt đau khổ của người cha bị mất đứa con trai mới lọt lòng sau 12 năm chờ đợi (ảnh Dân trí)


Có ai cầm lòng nổi khi nhìn thấy những khuôn mặt héo nhàu, đờ dại vì đau đớn của cha mẹ 3 trẻ sơ sinh bị chết sau khi tiêm vắc xin viêm gan B ở Bệnh viện đa khoa Hướng Hóa (Quảng Trị)? Họ không thể tin nổi đứa con khỏe mạnh chào đời sau 9 tháng được ấp ủ an lành trong lòng mẹ lại mãi mãi không có cơ hội được sống chỉ vì một mũi tiêm vắc xin, bao nhiêu hy vọng và thương yêu đã chết theo đứa bé. Có nhà phải đợi đến 12 năm mới sinh được con, vậy mà một mũi tiêm đã cướp đi mạng sống của một con người, dễ dàng trong nháy mắt.

Thật không có nỗi đau nào lớn hơn, không có từ ngữ nào diễn tả nổi sự mất mát này. 3 đứa trẻ vừa một ngày tuổi, vừa chào đời trong hân hoan tột đỉnh của cha mẹ và người thân, vậy mà giờ đã vĩnh viễn không nhìn thấy ánh mặt trời. Lại là vì vắc xin.



Người mẹ vừa khóc vừa nói chuyện con bị điều dưỡng làm rơi khi đẩy xe đi tắm.


Những năm gần đây, số trẻ bị tử vong sau tiêm vắc xin đã tăng nhiều thêm làm thắt lòng những người làm cha làm mẹ. Tháng 5/2013, Bộ Y tế tuyên bố ngưng sử dụng vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng sau khi có 5 trẻ tử vong, chỉ hơn 1 tháng sau, Bộ quyết định cho dùng lại. Dân thì hoang mang chẳng hiểu tại sao, vì ngay cả Hàn Quốc- nước sản xuất loại vắc xin này cũng không dùng cho trẻ em của nước họ mà trẻ em nước ta lại vẫn cứ phải dùng? Đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại VN trả lời: “Vì Hàn Quốc đang sử dụng một loại vắc xin giá thành cao hơn và ít phản ứng phụ hơn”. Thế là rõ rồi, vì nhà nghèo nên cứ phải dùng đồ rẻ thế thôi.

Thật là buồn, vì cho đến giờ này, trẻ em Việt Nam vẫn phải sử dụng những loại vắc xin giá rẻ và có nhiều nguy cơ gây tai biến mà Quinvaxem chỉ là một ví dụ. Tại sao chúng ta không đủ khả năng nhập những loại vắc xin giá thành cao hơn, ít phản ứng phụ hơn để phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng có lẽ là điều mà hàng chục triệu ông bố bà mẹ đang muốn hỏi những người có trách nhiệm lo sức khỏe cho dân.

Sau hàng loạt những cái chết đau đớn này, thiết nghĩ Bộ trưởng Bộ Y tế nên có câu trả lời thẳng thắn trước dân. Giả sử câu trả lời là ngân sách Nhà nước không cho phép thì tôi nghĩ nếu phải huy động thêm nguồn tiền xã hội hóa từ người dân để có nguồn vắc xin tốt hơn, ít tai biến hơn cho trẻ, có lẽ cũng chẳng ai nỡ chối từ.

Chuyện vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng chính là thể hiện sự quan tâm của nhà nước đến sức khỏe người dân, có lẽ đã đến lúc không cần đặt cao tiêu chuẩn “rẻ” nữa. Đó là sinh mạng con người, không thể chỉ vì để đảm bảo mục tiêu tiêm miễn phí mà để ngày xảy ra nhiều cái chết oan nghiệt cho lũ trẻ vô tội như vậy.

Một chuyện buồn lòng khác là việc điều dưỡng ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội làm rơi 5 trẻ sơ sinh vì trượt chân ngã trong lúc đẩy các cháu đi tắm, tất nhiên trong sâu thẳm tâm can, không ai nghĩ đó là một hành vi cố ý, bởi nếu cô điều dưỡng cố ý làm ngã trẻ, chính cô chứ không ai khác là người phải gánh chịu hậu quả nặng nề.

Nhưng chuyện từ trước đó mới là vấn đề, người nhà sản phụ cho biết cô điều dưỡng đã có thái độ vùng vằng khi thấy có trẻ không được nhét tiền vào để “bồi dưỡng” công tắm cháu. Xót xa làm sao. Chỉ vì thiếu mấy chục ngàn tiền lẻ “lót tay” mà rất có thể đứa trẻ ngây thơ vô tội vừa mới lọt lòng mẹ bị dằn hắt, bị chà mạnh tay trong quá trình tắm. Để xảy ra tình trạng này, chúng ta có còn là con người nữa hay chăng?

Những chuyện buồn của ngành y tế kể có đến cả đời cũng chẳng hết, sự suy thoái đạo đức của những người khoác áo trắng cũng nằm trong sự suy thoái chung của đạo đức xã hội, nên không thể trách vì ai. Nhưng nhìn một cách rộng hơn, nghĩ một cách sâu hơn, thì những ai là người có lỗi khi để cho cả xã hội vận hành theo cơ chế hễ không có đồng tiền bôi trơn thì những giá trị khác dù cho có sáng rực rỡ như mặt trời cũng đành xếp xó? Và một khi không có đồng tiền đi trước thì những điều tử tế, nghĩa nhân, cao cả cũng đành phải rớt xuống bùn đen?

Tôi cứ nghĩ mãi, thời này là thời nào rồi mà cuối cùng con người- một sinh vật cao quý, với những giá trị cao đẹp nhất lại bị đối xử như vậy, nhân cách bị coi khinh, tính mạng thì coi rẻ. Con người đáng thương khi mới lọt lòng đã phải đối diện với bao nhiêu hiểm trở, một mũi vắc xin gây tai biến có thể đã mãi mãi không còn quyền được sống, một cô điều dưỡng tâm lý xao động vì thiếu tiền lót tay có thể đem đến những tai họa trời ơi.

Ai khóc cho những trẻ sơ sinh đáng thương đó? Những đứa trẻ đã bị đem chôn dưới đất lạnh vì những mũi tiêm ở Hướng Hóa, những đứa trẻ đang đối mặt với một tương lai bấp bênh đầy rủi ro vì bị làm rơi lúc mới chào đời ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, ai khóc thương cho chúng ngoài cha mẹ chúng?

Còn những người khác, những người phải chịu trách nhiệm cao hơn, giờ họ đang ở đâu, đang nghĩ gì?

http://phunutoday.vn/xi-nhan/trai-hay-phai/201307/ai-khoc-cho-tre-so-sinh-2217530/

Dẹp mịa mấy cái quả đấm thép với công trình ngàn tỷ dùm cái











Khai man "Học 9 tháng, tốt nghiệp… đại học" vẫn lên chức

Đó là trường hợp của Chánh Văn phòng Ban Nội chính Thành ủy Cần Thơ - ông Nguyễn Văn Hoàng. Trước đó, ông Hoàng từng khai man bằng cấp để được bổ nhiệm vào thanh tra nhà nước, ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng của địa phương...

Làm việc với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 22-7, đại diện Thanh tra Sở Nội vụ TP Cần Thơ cho biết cơ quan này từng xác minh, phát hiện việc khai không đúng với văn bằng thực tế của ông Nguyễn Văn Hoàng và đã gửi báo cáo tham mưu UBND TP đề nghị Ban Chỉ đạo (BCĐ) Phòng chống tham nhũng xử lý kỷ luật ông này.

Quyết định của Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh Hậu Giang (cũ) ghi ông Nguyễn Văn Hoàng tốt nghiệp ĐH hệ đào tạo dài hạn tập trung
Học 9 tháng, tốt nghiệp… đại học!
Năm 2011, Đảng ủy Khối Dân Chính Đảng (Thành ủy Cần Thơ) đã tiếp nhận thông tin tố giác ông Nguyễn Văn Hoàng (SN 1967, khi đó giữ chức trưởng Phòng Hành chính Tổng hợp - BCĐ Phòng chống tham nhũng TP Cần Thơ) khai gian hồ sơ bằng cấp.
Trước đó, ngày 7-5-1991, ông Trần Văn Kim, Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh Hậu Giang (cũ), đã ký Quyết định số 24/QĐ-TCCQ bổ nhiệm ông Hoàng vào công tác tại Ban Thanh tra UBND tỉnh Hậu Giang. Dù ông Hoàng chỉ tốt nghiệp hệ đào tạo ngắn hạn (tương đương trình độ cao đẳng theo quy định chuẩn hóa của Bộ Giáo dục và Đào tạo) nhưng trong quyết định nói trên lại ghi trình độ ông Hoàng là “Đại học dài hạn tập trung”. Đến năm 2005, ông Hoàng tiếp tục được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên chính. Trong khi đó, tiêu chuẩn bắt buộc để cán bộ công chức dự thi và được bổ nhiệm vào ngạch này là phải tốt nghiệp ĐH.
Sau đó, qua xác minh của cơ quan chức năng, ông Hoàng chỉ tốt nghiệp khóa đào tạo ngắn hạn (9 tháng) của Trường ĐH Kinh tế TP HCM (khóa 3, ngành kế hoạch hóa kinh tế quốc dân, bế giảng ngày 1-8-1990). Một cán bộ từng học cùng ông Hoàng cho biết: “Bằng này do Trường ĐH Kinh tế TP HCM cấp nhưng do chỉ học mấy tháng thôi nên giá trị chỉ ngang trung cấp, cao đẳng gì đó… Về sau, khi nhà nước có quy định chuẩn hóa, hầu hết chúng tôi phải học thêm từ 2-3 năm để bổ sung một số học phần mới được cấp bằng ĐH. Còn chuyện vì sao ông Hoàng không đi học mà lại được công nhận ĐH và được bổ nhiệm như vậy thì tôi không biết”.
Ưu ái bất thường
Không chỉ vậy, Chi bộ BCĐ Phòng chống tham nhũng TP Cần Thơ còn làm thủ tục đề nghị Đảng ủy Dân Chính Đảng công nhận chức danh phó bí thư chi bộ đối với ông Hoàng. Ngoài ra, cũng trong năm 2011, ông Hoàng còn được lãnh đạo cơ quan này hỗ trợ, cử đi học cao cấp chính trị. Tuy nhiên, khi phát hiện dấu hiệu bất thường, cơ quan Đảng ủy cấp trên mới yêu cầu dừng mọi quy trình đề bạt ông Hoàng để cơ quan quản lý và Sở Nội vụ làm rõ.
Cuối tháng 5 vừa rồi, BCĐ Phòng chống tham nhũng TP Cần Thơ chính thức giải thể để thành lập Ban Nội chính trực thuộc Thành ủy. Điều khiến nhiều người hoài nghi là không hiểu tại sao đơn vị chuyên xử lý các vấn đề tiêu cực lại chọn một người từng dính đến tiêu cực như ông Nguyễn Văn Hoàng vào chức chánh Văn phòng Ban Nội chính Thành ủy Cần Thơ (?!).

Ém nhẹm
Tháng 4-2013, chấp hành ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Cần Thơ (kiêm Trưởng BCĐ Phòng chống tham nhũng), Sở Nội vụ đã làm việc với Thường trực BCĐ về việc xử lý kỷ luật ông Nguyễn Văn Hoàng. Tuy nhiên, tất cả thông tin về cuộc họp, trong đó có việc bỏ phiếu, lấy ý kiến tập thể và tiến hành quy trình kỷ luật ông Hoàng vẫn chưa được công khai.
Một nguồn tin từ BCĐ Phòng chống tham nhũng cho biết: Sở Nội vụ đã có cuộc làm việc “chóng vánh” tại BCĐ nhưng chỉ công bố “miệng” (không cho xem) quyết định kỷ luật khiển trách ông Hoàng. Quyết định này lại không kèm theo bất kỳ hình thức bổ sung nào để khắc phục sai trái của ông Hoàng cũng như các cá nhân, tập thể có liên quan đến việc khai man và bổ nhiệm nói trên.
(Người Lao động)

Tin thứ Ba, 23-07-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Hơn 100 triệu đồng ủng hộ ngư dân (NLĐ). – Hơn 40 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa (SK&ĐS). – Giúp ngư dân là giúp đồng bào (LĐ).
- Hành động mới của TQ trong ngày đen tối nhất Biển Đông (ĐV). – Trung Quốc định dùng thủy phi cơ đưa khách du lịch đến “Tam Sa” (PT). – Trung Quốc bị phê phán vì Biển Đông (VHNA).
6- Việt Nam chống tàu ngầm ở biển Đông thế nào (1) (VNE). – Báo Hoàn cầu e ngại Việt Nam mua thêm ‘mắt thần’ biển Đông (NĐT). – Ưu thế quân sự không nhất thiết phải hữu ích trong kỷ nguyên hậu trung cổ (Economist/ DTD). - Báo Anh bình luận về lữ đoàn hải-không quân đầu tiên của Việt Nam (NĐT).  Thủy phi cơ Twin Otter 400 sẽ tham gia tuần tra và giám sát bờ biển của Việt Nam trong tương lai gần =>
- Thủ tướng Thái Lan nên làm cầu nối giải quyết vấn đề Biển Đông (Việt Times).
- Từ biển, TQ ‘ngắm’ đến đất liền Philippines (VNN). – Bùi Chí Vinh – Chúc mừng nhân dân Philippines biểu tình toàn cầu chống Trung Quốc và ngó lại Việt Nam (Dân Luận). “Ngày 24-7 dân Philippines biểu tình toàn cầu chống Trung Quốc/ Dân Việt Nam sẽ làm gì?/ Sẽ ngồi quán nhậu ăn chơi chờ mất nước/ Hay sẽ tiếp tục bàn chuyện ruồi bu, tán gẫu, thị phi?
- Nguyễn Lân Thắng – Biểu tình chống chính phủ ở Philippines (Dân Luận). “Đã đến lúc cần phải nhận rõ động cơ của những kẻ khởi xướng và tổ chức các cuộc tụ tập đông người này, nhận rõ bộ mặt xấu xa phản động của họ. Hỡi nhân dân Philippines, hãy thực hiện quyền công dân của mình bằng những hoạt động thiết thực, như là hăng hái thi đua lao động sản xuất, đóng thuế đủ, hãy học tập thật giỏi để trúng tuyển nghĩa vụ quân sự đi bảo vệ đất nước. Xin đừng để bị kẻ xấu lợi dụng“. Báo QĐND, ANTG, ANTĐ… mau mau đăng lại bài này!
- “Senkaku là lãnh thổ lâu đời của Nhật Bản” (VOV).
- Văn kiện 2: Hiệp định Hợp tác Quốc phòng biên giới giữa hai nước (Hải Âu) (Thông Luận).  - Con đường phản kháng bắc xâm (ĐCV). “Hoạ Bắc xâm trên quê hương Việt Nam hiện nay là thanh âm, từng ngày một, vang vang trong tâm thức mỗi chúng ta, thôi thúc chúng ta phải lên tiếng đòi công lý: Bởi lẽ khi kẻ cướp cưỡng chiếm ngôi nhà của ta, nếu ta không phản kháng quyết liệt, thái độ thụ động của ta sẽ bị công lý và công luận thế giới ghi nhận hoặc ta không phải là chủ ngôi nhà, hoặc là ta đã từ bỏ quyền sở hữu chủ trên căn nhà của ta“.
- Quan hệ Hoa Kỳ-Châu Á và chuyến đi Mỹ của Chủ tịch nước Việt Nam (VOA). – Về bài viết ‘Vietnam Between Rock and A Hard Place’ của ông David Brown: Lãnh đạo Việt Nam cấp tốc sang Mỹ sau thất bại của chuyến công du Trung Quốc (RFI). – Huỳnh Thục Vy: Việt Nam: Trung Quốc và Hoa Kỳ (VOA).
- Nhân sỹ trí thức gửi thư cho Chủ tịch (BBC). “Những người viết thư chỉ trích giới cầm quyền trong nước ‘tăng cường bắt bớ, trấn áp người yêu nước; những người bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa chống Trung Quốc xâm lược vẫn bị khủng bố, đe dọa theo điều 258 của Bộ luật Hình sự, điều đó đã tạo một áp lực đè nặng lên tâm trạng xã hội’.” – Thư của nhân sĩ, trí thức, cựu chiến binh gửi CT Trương Tấn Sang (RFA). – Nhân sĩ trí thức khuyến nghị Chủ tịch nước Việt Nam trước chuyến thăm Mỹ (RFI).
- Phạm Chí Dũng: Nhân quyền cho Việt Nam: TT Mỹ sẽ phải lắng tiếng? (RFA). – Tổng thống ở những nước dân chủ phải lắng nghe tiếng nói của người dân, thông qua đại diện của dân là các dân biểu, họ chuẩn bị họp báo để gây áp lực với tổng thống về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam: VP DÂN BIỂU SANCHEZ, ROYCE, LOWENTHAL THÔNG BÁO BUỔI HỌP BÁO NGÀY 23 THÁNG 7 TẠI WASHINGTON DC – HOA KỲ (TNM).
- Đây nữa rồi, các “thế lực thù địch” đang gây sức ép với TT Obama, để đặt vấn đề nhân quyền với Chủ tịch nước VN:  Tuyên Bố Của Các Tổ Chức Quần Chúng Việt Nam (FB Robert Le). Nhưng theo Nhà báo Trần Quang Thành, đây mới là bản chính thức, sẽ được phân phát tại cuộc họp báo ở Washington DC, thứ Ba, 23/7/2013: TUYÊN BỐ Của Các Tổ Chức Quần Chúng Việt Nam (BS).
Tối qua VNN có đưa một thông tin khá đặc biệt, là trong chuyến đi này, Chủ tịch nước có mời một số chức sắc tôn giáo đi cùng, các vị này cũng “sẽ có cuộc trao đổi rất thẳng thắn và cởi mở với nhiều tổ chức phi chính phủ quan tâm đến vấn đề” liên quan tôn giáo, nhân quyền.  Không rõ là ông mời loại “chức sắc tôn giáo” nào, các vị bị dư luận đồn thổi là có hàm cấp tá, tướng An ninh, loại như Hòa thượng “Thích Thì Anh Quyết“, hay sẽ mời … Linh mục Nguyễn Văn Lý, Hòa thượng Thích Quảng Độ?

H2 - Hà Sĩ Phu: Nếu Blogger Điếu Cày ký vào bản nhận tội?  (Boxitvn). - Điếu Cày tuyệt thực trong tù đến ngày thứ 30 (RFI). - Hình ảnh biểu tình tại Nghệ An ngày 22/7/2013 trong vụ Điếu Cày tuyệt thực (BS).  - Điếu Cày tuyệt thực sang ngày thứ 30 liên tiếp, mạng sống chỉ còn tính từng giờ (DLB).  – Sức khoẻ nhà bất đồng chính kiến suy yếu vì tuyệt thực (Huffington Post/ DTD). – Nguyễn Ngọc Già:  Những ‘món quà’ cho chuyến công du của ông Sang (DLB). “… sinh mạng blogger Điếu Cày có mệnh hệ nào, coi như đồng nghĩa chấm dứt ‘sự nghiệp đối ngoại’ của ‘đồng chí’ Tư Sang’. - Tại sao họ lại ép anh Điếu Cày phải ký vào một “bản nhận tội” và khi anh không ký thì bị quyết định “biệt giam ba tháng”? (Facbooker Anh Chí).
- Ms Nguyễn Trung Tôn: Kinh nghiệm một lần tuyệt thực trong nhà tù Nghệ An (DLB). “Chúng tôi thuật lại kinh nghiệm của một lần tuyệt thực để quý độc giả cảm nhận được những khó khăn mà anh Điếu Cày và nhiều người khác tuyệt thực trong tùHọ cho 2 tù hình sự vào giam chung với tôi và dùng một hình thức tra tấn rất hèn hạ. Mỗi bữa ăn họ cho 2 công an vào canh cho 2 người tù ăn thức ăn rất ngon hơn thường ngày. 2 công an trại giam canh cho 2 người tù hình sự chung phòng giam của tôi suốt cả bữa ăn. Họ yêu cầu 2 người tù này ăn uống cách chậm chạp. Mục đích của họ là gây sự thèm thuồng đối với tôi…“.
Việt Nam: Chuyến thăm của Chủ tịch Nước đến Washington đặt Nhân quyền vào tâm điểm chú ý (HRW). Ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói: “Nếu phê phán chính quyền Việt Nam là một tội, thì Tổng thống Obama nên thể hiện tình đoàn kết với những người bất đồng chính kiến bằng cách tự mình phạm cái tội ấy. Chủ tịch Sang không thể biện minh cho chính sách đàn áp của chính phủ Việt Nam trước dư luận toàn thế giới, và nên nhân cơ hội này chấm dứt việc đó“.
Gia đình các tù nhân lương tâm Việt Nam kêu cứu TT Obama (Chúa cứu thế). – Bố mẹ sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên gởi thư đến TT Obama (Chúa cứu thế). – Vấn động cho vấn đề tự do tôn giáo trước cuộc họp thượng đỉnh Việt-Mỹ (VOA).
- Tiếp tục cầu nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân (Chúa cứu thế). – Về chuyện gia đình Nguyễn Hoàng Vi bị hành Hung: CSĐT quận Tân Phú dùng Nghị định hết hiệu lực trả lời công dân (Chúa cứu thế).
- Phản hồi của độc giả: + Cải Tiến: Trao đổi với “Thương Quá Miền Tây”. + Thương Quá Miền Tây: – Góp ý với bà con hải ngoại (2).
- HRW chỉ trích World Bank ở Việt Nam (BBC). – Ngân hàng Thế giới ‘giúp CSVN xâm hại nhân quyền’ (Người Việt).
- Về việc bà con làng Trịnh – Nguyễn biểu tình chống chính quyền thị xã Từ Sơn: Ôi “làng quan họ quê tôi”! (DLB). - Tiểu thương chợ Long Khánh: 5 năm cho một buổi đối thoại với tỉnh về tranh chấp đất đai (DLB).  - Dân oan dạy các nhà báo có thẻ cách làm báo (Xuân VN).
- Hoàng Thị Kim Quế: Hiệu lực trực tiếp của Hiến pháp và sự cần thiết ghi nhận trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (NCLP).
- QH và UBTVQH nên có đánh giá, tổng kết để tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lấy phiếu tín nhiệm (ĐBND).
- Thành ủy Hà Nội cần góp ý kiến nhiều hơn cho TW (TTXVN).
-  Thăng cấp thượng tướng cho 3 cán bộ cao cấp của lực lượng công an (NLĐ). “Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao quyết định thăng cấp bậc hàm từ trung tướng lên thượng tướng cho 3 cán bộ cao cấp của lực lượng Công an Nhân dân vào ngày 22-7“. Chủ tịch nước đã được chia cho thêm quyền hành từ … Thủ tướng? Trên thực tế thì đây có vẻ như là câu chuyện khá rắc rối, không rõ ràng. LS Trần Vũ Hải đã từng có bài bàn về vụ này trên căn cứ các văn bản pháp luật VN. Theo LS Hải thì luật quy định Chủ tịch nước phong hàm từ các sĩ quan cấp cao. Nhưng lâu nay chỉ thấy ông Thủ tướng thôi.
H4- Đang có âm mưu thâu tóm ngân hàng Bảo Việt của giới Mafia Tài chính Hà Nội (3) (Dân Luận). “Một trong những cộm cán của nhóm Mafia Hà nội này chính là Hà Văn Thắm – Tập đoàn Đại Dương“. Mời xem lại: Phần 1Phần 2 Hà Văn Thắm =>
- Đại gia Việt nào đang sở hữu Hilton Opera? (VTC). – Mời xem lại: Hai Hilton, một bà chủ (NDHMoney). – Chị Nga – vợ anh Lê Ngọc Báu, con trai thứ 5 của cố tổng bí thơ Lê Duẩn chứ đại gia nào (Xuân VN). Xem thêm: SeaBank – Con dê chuẩn bị được tế thần. Không thấy có nguồn tin nào đáng tin cậy nói rằng Lê Ngọc Báu là con ông Lê Duẩn. Ông Lê Duẩn có 2 dòng con (chính thức), có 4 con với người vợ lớn là bà Lê Thị Sương: Lê Hãn, Lê Thị Cừ, Lê Tuyết Hồng, Lê Thị Diệu Muội và có 3 con với bà Nguyễn Thụy Nga: Lê Vũ Anh, Lê Kiên Thành, Lê Kiên Trung. Tuy nhiên, từ rất lâu, trong số những người gần gũi với giới lãnh đạo chóp bu CSVN thì ông cũng còn có con không chính thức nữa, nhưng chưa bao giờ người này được nhắc tên (mời tham khảo thêm ở đây).
- Vụ bán đất của đài truyền hình Bình Phước (RFA). “Khi xây dựng đài truyền hình, nhà nước sẽ giải tỏa đền bù một số hộ dân rớt vào diện tích liên đới. Mà những hộ dân này sẽ nhận đền bù ở mức rất thấp vì đó là cơ quan hành chính sự nghiệp, là công trình trọng điểm, có tính phúc lợi xã hội… Nhưng đến khi đài TH mọc lên, mọi chuyện khác đi, diện tích chung quanh đài TH Bình Phước được đấu thầu với giá sàn tương đối cao”.
- Chuyện ở Bình Thuận: Cty CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI HÀNG KHÔNG LỪA GẠT, CHIẾM DỤNG TÀI SẢN CỦA DÂN (Mẹ Phú).
- Tô Văn Trường: “BỘ HỌC” Ở VIỆT NAM (Bùi Văn Bồng). “Chỉ nói riêng về bậc tú tài ngày nay, không bằng một góc của tú tài trước ngày giải phóng. Học sinh toàn thi học theo chương trình của Pháp, thành thạo một sinh ngữ chính và khá một sinh ngữ phụ… Bằng tú tài ở Sài Gòn lúc đó còn được Úc công nhận. Bằng Y khoa chỉ cần tu nghiệp thêm 01 năm ở Mỹ là được Mỹ công nhận. Còn bây giờ thì hầu như không có ai muốn công nhận bằng cấp của giáo dục VN! Vì sao?
- Trẻ sơ sinh chết sau khi tiêm vaccine (BBC). – Thêm trẻ chết sau tiêm vắc-xin (NLĐ). – Thêm một trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vắc xin viêm gan B (TN). – NGẠC NHIÊN VỚI BÀ BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ ! (Sao Hồng). Đây, phản ứng nhanh của bà Bộ trưởng Tiến: Bộ trưởng Y tế trực tiếp chỉ đạo xử lý vụ 3 trẻ tử vong (VOV). Sau phản ứng nhanh đó, có thêm trẻ chết: 5 TRẺ SƠ SINH TỬ VONG VÀ ĐẠO ĐỨC BÀ BỘ TRƯỞNG (Huỳnh Ngọc Chênh). Trường hợp trẻ sơ sinh tử vong ở Hà Tĩnh, không thấy bài báo đề cập tới tiêm vaccine. Mời xem thêm: Hà Tĩnh: Trẻ 3 ngày tuổi tử vong bất thường (AloBacsi). – Hà Tĩnh: Một trẻ sơ sinh đột ngột tử vong tại bệnh viện (TN).
- Vụ 3 trẻ sơ sinh tử vong: Phát hiện “bất thường” trong dịch vụ tiêm chủng (DT). – Bộ Y tế công bố nguyên nhân gây chết 3 trẻ sơ sinh (VOV). – Ngừng dùng 2 lô vắcxin liên quan đến sự cố tử vong (TTXVN). – Vaccin và các vấn đề liên quan: Các chuyên gia nói gì? (SK&ĐS). – Chờ đủ tuổi để chích vắc-xin dịch vụ? (PNTP). – Chuyện vacxin của tôi (Khải Đơn).  – Le Duc Duc – Cái chết của 3 trẻ sơ sinh vì vaccine và bà Bộ trưởng Y tế (Dân Luận). “… chuyện bà Bộ trưởng có mặt ở Quảng Trị đúng thời điểm 3 trẻ sơ sinh chết, cho dù nguyên nhân là gì thì với tư cách người đứng đầu ngành Y tế nước nhà, bà Bộ trưởng không có lí do bận bịu đến đâu để mất vài chục phút đến sẻ chia an ủi, huống nữa bà là một phụ nữ, một người mẹ…”. – GỬI O TIẾN (Nguyễn Quang Vinh).
- Ông Nguyễn Văn Hoàng, Chánh Văn phòng Ban Nội chính Thành ủy Cần Thơ: Khai man vẫn lên chức (NLĐ). – Có lẽ ông Nguyễn Văn Hoàng học ông Hồ Xuân Mãn, là người đã “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh“, sau bị phát hiện khai man thành tích để được phong danh hiệu Anh hùng LLVTND.
H1<= Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho ông Hồ Xuân Mãn. – Mời xem lại: Mãn lên chức bí thư tỉnh ủy ở phút 89… (Quang Minh). - TRỞ LẠI VỤ NGHI ÁN KHAI GIAN THÀNH TÍCH ANH HÙNG CỦA ÔNG HỒ XUÂN MÃN (Ngô Minh).  – Có nhiều bài viết về ông Hồ Xuân Mãn trong trang này: Thành tích của Hồ Xuân Mãn Cuộc (Quang Minh).  – Bị đánh, dọa “xử” sau khi tố ông Hồ Xuân Mãn khai man (NLĐ). – UBKT Trung ương làm việc với các nhân chứng (PLTP). – Vụ “Anh hùng bị tố khai man”: UB Kiểm tra T.Ư làm việc với nhiều nhân chứng (DV). Mới đầu năm nay, báo CAND còn có bài ca ngợi: Anh hùng LLVTND Hồ Xuân Mãn: Người con ưu tú của đất Phò Ninh.
- Một luận văn phản văn hóa và phản động (báo Vĩnh Long). “Và đặc biệt, sự trá hình, sự phản động chính trị trong trường hợp này là hết sức nghiêm trọng và nguy hiểm, vì đây không phải là những tài liệu, bài viết phát tán trôi nổi trên Internet để các cư dân mạng có thể tiếp nhận ở những mức độ khác nhau, mà đây lại là một luận văn thạc sĩ cao học, được làm và bảo vệ trong một cơ sở giáo dục- đào tạo bậc đại học của Nhà nước, nên nó có tính pháp quy“. Tờ báo là tiếng nói của Đảng bộ ĐCSVN ở một tỉnh lẻ nhưng rất hăng hái trong việc thực hiện vai trò chó ngao văn nghệ cho chế độ. – Tự do mở miệng mình để bịt miệng kẻ khác ư? (Chu Mộng Long).
- Mời xem lại: “Tố khổ Văn chương” ở Sài Gòn: Tiền đồn, Đoạn đường chiến binh (Talawas).
- Nhà văn NHẬT TIẾN: HÀNH TRÌNH CHỮ NGHĨA (KỲ 7) (Nhật Tuấn).
- Gần 26.000 hộ dân ở Tây nguyên bị ảnh hưởng vì thủy điện (TN). – Tạm dừng xây thủy điện ở Tây Nguyên (NLĐ).
- Hậu Giang: Trừ lương công nhân vì… đi toilet quá 4 lần một ngày?! (DT).
- Án tham nhũng, kinh tế tăng, 700 bị án đang chờ tử hình bằng thuốc độc (ANTĐ).
- Hậu Giang kỷ luật 1 giám đốc và 2 phó giám đốc Sở (TTXVN).
- Người nông dân và cây lúa hôm nay (viet-studies). – Tầm vóc hạt thóc hay tinh thần ’oằn lưng cõng phí’ (PN Today). “Mỗi kilogram thóc hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long có giá chỉ từ 4.000 – 5.000 đồng/kg, tuy nhiên trên mỗi hạt thóc tính ra có từ 20-50 loại phí khác nhau để làm ra được một hạt thóc“.
- Mỹ-Việt : Đàm phán gay go về TPP (RFI). “Các sản phẩm xuất khẩu của các nước thành viên phải có xuất xứ từ các nước trong khối TPP mới được hưởng ưu đãi về thuế. Đây là một bất lợi, vì Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu từ các nước bên ngoài TPP, như Trung Quốc, Hàn Quốc, để gia công hàng xuất khẩu. Nếu không chuyển đổi được vùng nguyên liệu, hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không được hưởng ưu đãi thuế khi nhập vào thị trường Mỹ”.
1- Nhiều người Nghệ An tìm đường sang Úc (BBC). – Kế hoạch đưa người xin tị nạn sang Papua New Guinea của Úc bị chỉ trích (VOA). Thuyền đánh cá chở người tị nạn Việt Nam đến gần bờ biển của đảo Christmas của Úc, ngày 14 tháng 4, 2013 =>
- NỖI PHIỀN CỦA BÀ CHÁNH ÁN (Nguyễn Tiến Dũng). “Nước mình đã lắm kẻ điên khùng. Bây giờ lại có lũ người điên từ Việt Nam tràn sang thì làm thế nào?
- Vụ nổ sân bay TQ: Công lý ở đâu? (BBC).
- GSK thừa nhận nhân viên phạm luật (BBC). – Trung Quốc đòi tập đoàn dược phẩm GSK hợp tác điều tra hối lộ (RFI).
- Phi công Mỹ thăm Viện Bảo tàng quân sự Bắc Triều Tiên (VOA). – Hai nước Triều Tiên không thỏa thuận được về việc mở lại khu công nghiệp Kaesong (RFI). - Em gái Kim Jong Un trở thành người đứng đầu cơ quan lễ tân của đảng Lao động (Kichbu).
- Lãnh đạo đối lập Campuchia bị cấm tranh cử (NLĐ). – Campuchia tiếp nhận máy bay của Trung Quốc (TN).

- DỰ THẢO MỚI NHẤT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM GIAO THÔNG: Bỏ xử phạt xe chính chủ và mũ bảo hiểm dỏm (PLTP).
KINH TẾ
- HSBC: Lãi suất khó giảm tiếp (TBKTSG).
- CEO Vietcombank làm Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (VNE).
- Thị trường chung cư: Thời của căn hộ “mắt thấy, tay sờ” (VnEco). – Quy định không rõ… ngân hàng bó tay (TBNH).
- Không còn nhiều cơ hội cho đầu cơ vàng (ĐBND). – Có thể ngăn chặn biến tướng từ dịch vụ giữ hộ vàng không? (ĐBND). – Vàng trong nước bán chạy, vàng thế giới tăng giá (VnM). – Phát hiện vàng nhái SJC tinh vi (TN).
- EVN đã vay gần 20.000 tỷ đồng trong 6 tháng (VnEco).
2<- Tổng cục Đường bộ “tiêu tiền” 3 năm không báo cáo (VnEco).
- Chỉ tạm ứng tối đa 30% vốn cho nhà thầu (TBKTSG).
- Nguy cơ nhiều doanh nghiệp thép phá sản (Công Thương).
- Thị trường sữa: Nghi vấn nội tăng ngoại giảm (DĐDN).
- Giá cá tra chạm đáy: Nông dân rục rịch bỏ nghề (Công Thương).
- Nước mắm Phú Quốc và vụ kiện mở đường (NLĐ).

- Góc nhìn về tin đồn tài chính – ngân hàng: Bài 2: Vì sao tin đồn “sống khoẻ”? (PT).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Nguyễn Hưng Quốc: Đánh giá lại Tự Lực Văn Đoàn (Da màu).
- Giỗ đầu thi sĩ Nguyễn Chí Thiện và công bố giải mang tên ông (Người Việt).
- Trần Mạnh Hảo:Xin nhà thơ Lê Huy Mậu chỉ giùm cái hay….(Trần Nhương). – Mời xem lại bài của Lể Huy Mậu: Ỏng eo Trần Mạnh Hảo
- Bùi Văn Kha: THƠ BẰNG VIỆT – THỜI ẤY VÀ NGÀY MAI (Nguyễn Trọng Tạo).
Thơ Dân tộc Thiểu số Việt Nam, từ Dương Thuấn đến Kiều Maily (Inrasara).
- Hồ Tài Tuệ Tâm: Gái nước Nam (phần 2/2) (PBVH).
- Một nền phê bình thấp lè tè (Vương Trí Nhàn).
- Nhà báo, dịch giả Truyện Kiều, người Bạn tâm huyết của Việt Nam đã qua đời ở tuổi 97: Sè sè nắm đất bên đường… (Nguyễn Vĩnh).
- Trần Mộng Tú – HOA và SÁCH (DĐTK).
H5- Chốn thờ tự nên trang trí loại chữ nào? (VHNA).
- Bao giờ hết chuyện trả lại danh hiệu di tích (GD&TĐ). =>
- Xung quanh việc thu hồi nhà văn hóa khu Nam Thăng Long II, Phó Chủ tịch UBND phường Nhân Chính: “Năm lần bảy lượt mời dân nhưng không ai lên!” (VH).
- Khẩn trương đưa hát xoan khỏi “tình trạng khẩn cấp” (QĐND).
- Talkshow Việt : Sức có hạn! (NLĐ).
- Ca sĩ Wanbi Tuấn Anh qua đời: Vẫn còn đó một trái tim chân thành và hy vọng (PNTP). – Wanbi Tuấn Anh và câu chuyện tình người giữa chốn thị phi (KT). – Những nghệ sĩ đoản mệnh (BBC).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- DIỄN ĐÀN “TRƯỜNG CHẤT LƯỢNG CAO”: Giáo dục là dịch vụ công (NLĐ).
- Cấm găm điểm thi ĐH để trục lợi (NLĐ). – Luyện thi tại lò… gốm, đỗ thủ khoa ĐH (GD&TĐ). – Một trường có 4 thí sinh đạt 9,75 điểm môn Sử (Zing).
- Những ý tưởng lạ lùng ! (TN).
3<- Vào lớp 1 phải có ‘sổ đỏ’ là do hiểu sai (Tin tức).
- Infographic: 8 lời khuyên “vàng” khi dạy trẻ học đọc (Afamily).
- Từ học sinh suýt “đội sổ” đến giành một lúc 13 học bổng của Mỹ (Kênh 14).
- Học sinh vi phạm luật giao thông: CSGT cần mạnh tay! (HQ).
- Tiến sĩ cá (NLĐ).
- Phát hiện virus lợi dụng chủ đề biển Đông để phát tán (VN Review).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- NO-U & Những Người Bạn tại Háng Đồng – P2 Hành trình và những dấu ấn (Thành).
- Chùa Liên Trì phát quà cho trẻ em bệnh ung thư (Chúa cứu thế).
- Một trong 5 bé sơ sinh bị đánh rơi đã xuất viện (VNE).
- Hà Nội: Bé 6 tuổi chết đuối thương tâm trong bể bơi trường học (DT).
- Vất vả tìm công ty bỏ hơn 700 khách ở Thái để xử phạt (TN).
4- Nghiêm trị đầu nậu ăn xin (NLĐ).
- Hôn nhân không giá thú dọc biên giới Việt Lào: Đừng chỉ “thấy ưng thì lấy, rứa thôi !”… (VH). - Phép thuật kỳ bí của tộc người Rục (VNE/ TP). Thầy Cao Ống diễn lại thuật thổi thắt, thổi mở  => 
- Kinh doanh dịch vụ phi hàng không ở các sân bay: Giá trên trời vì “một mình một chợ” (VH).
- Việt kiều Pháp bị giết vì thuê phòng quên giấy tờ? (Người Việt).
- “Trộm công sở dễ hơn trộm nhà dân” (!) (NLĐ).
- Bãi rác… ít ruồi (NLĐ). – Video: Kinh hoàng chế biến chả cá ở chợ cá lớn nhất ở Phú Yên (VTV).
- Video: PV: GS.TS Nguyễn Trần Hiển – Chủ nhiệm chương trình TCMR Quốc gia (VTV).
- Video: Bố ung thư nuôi con bệnh tim (VTV).
- Video: Bọ xít hút máu xuất hiện ở nhiều nơi (VTV).
- ‘Siêu trộm công sở’ đối mặt án tù (BBC).
- Thêm án tù cần sa cho người Việt (BBC).
- ‘Sinh không bạo lực’ ở nước Anh (BBC). “Nhìn vào Việt Nam ngày nay, những nguyên tắc về sự bình đẳng tồn tại trên giấy nhiều hơn trên thực tế”.
- Động đất mạnh ở Cam Túc (BBC). – Trung Quốc: Động đất, gần 600 người thương vong (NLĐ). – Trung Quốc: Ðộng đất mạnh ở tỉnh Cam Túc, hơn 70 người thiệt mạng (VOA). – Trung Quốc : Động đất ở Cam Túc, 73 người chết (RFI). – Ít nhất 73 người chết trong hai trận động đất ở Trung Quốc (VOA). – Trung Quốc: 87 người chết trong động đất (PLTP).
- Nhật Bản: TEPCO thừa nhận nước ngầm nhiễm phóng xạ thoát ra biển (RFI).

QUỐC TẾ
- Nga: Can thiệp quân sự không đem lại hòa bình cho Syria (VOA). – Nga không chấp nhận giải pháp quân sự cho khủng hoảng tại Xy-ri (QĐND). – Ai Cập quyết định miễn phí thị thực cho người Syria (TTXVN).
- EU kêu gọi quân đội Ai Cập “đứng sang một bên” (TTXVN).
- Israel và Palestine có trung gian trong hòa đàm mới (TTXVN).
- Pháp ký hợp đồng quân sự quan trọng với Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (RFI).
5<- Ðánh bom, tấn công nhà tù gây nhiều tử vong tại Iraq (VOA). – Đánh bom liên hoàn ở Baghdad, gần 270 người thương vong (CAND).
- Nga cáo buộc Mỹ phớt lờ yêu cầu dẫn độ khủng bố (TTXVN).
- Afghanistan có thể cho lính Mỹ ở lại (Tin tức).
- Bộ trưởng Nội vụ Afghanistan bị bỏ phiếu bất tín nhiệm (VOA).
- Thắng lớn trong bầu cử, Shinzo Abe trực tiếp đối mặt với thách thức (RFI). – Liên minh cầm quyền Nhật Bản thắng cử (VOA). – Thủ tướng Shinzo Abe thắng to, lo nhiều (NLĐ). – Chính quyền Abe trước hai thách thức hậu bầu cử (TQ).
- Phó tổng thống Mỹ đến Ấn Độ để thúc đẩy thương mại (RFI). – Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden tới Ấn Độ (VOA).
- Thế giới 24h: Lính Trung Quốc lại đột nhập đất Ấn (VNN). – Châu Phi đòi Trung Quốc “trả” việc làm (NLĐ).
- Đức Giáo Hoàng Phanxico công du Brazil nhân Đại hội giới trẻ thế giới (RFI).
- Kate nhập viện chờ sinh hoàng nhi (BBC). – Tặng quà gì cho Hoàng nhi Anh quốc? (BBC). – Công nương Kate trở dạ (VOA). – Nước Anh chờ đón ‘Hoàng nhi’ (VOA).
- Khi nước Mỹ vẫn còn kỳ thị (RFI).
- Vạ miệng (NLĐ).

* RFA: + Sáng 22-07-2013; + Tối 22-07-2013
* RFI: 22-07-2013
* VTV: + Chào buổi sáng – 22/07/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 22/07/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 22/07/2013; + Tài chính tiêu dùng – 22/07/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 22/07/2013; + Nhịp đập 360 độ Thể thao – 22/07/2013; + 360 độ Thể thao – 23 [22]/07/2013; + Thể thao 24/7 – 22/07/2013; + Cải cách hành chính – 22/07/2013; + Về quê – 22/07/2013; + 7 ngày công nghệ – 22/07/2013; + Cuộc sống thường ngày – 22/07/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 22/07/2013; + Danh ngôn và Cuộc sống – 22/07/2013; + Thời tiết du lịch – 22/07/2013; + Thời sự 12h – 22/07/2013; + Thời sự 19h – 22/07/2013.

VNPT gây lãng phí lớn vì không nghe phản biện


Cuối tuần trước, tại cuộc họp báo quý 2 của Thanh tra Chính phủ, cơ quan này đã công bố kết luận thanh tra tại tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Theo kết luận này, dự án phóng vệ tinh viễn thông Việt Nam – Vinasat 1 (tổng mức đầu tư chưa có thuế VAT là 3.854,32 tỉ đồng), thực tế khai thác từ năm 2008 – 2011 đã lỗ gần 1.589 tỉ đồng, vượt số lỗ dự kiến là 329,45 tỉ đồng. Vinasat 2 có tổng mức đầu tư lớn hơn, chưa có VAT đã trên 5.426,78 tỉ đồng. Nhưng theo Thanh tra Chính phủ, hiệu quả kinh tế của dự án này, nếu ở mức khai thác tốt nhất vẫn lỗ khoảng 62 – 130 triệu USD, trường hợp xấu nhất có thể lên tới 216 triệu USD.

Đây là những con số thua lỗ đáng giật mình vì khi bắt đầu có chủ trương triển khai dự án, người ta chỉ vẽ lên những con số rất đẹp. Như nói, về kinh tế, theo tính toán, mỗi năm vệ tinh Vinasat-1 có thể tiết kiệm cho đất nước hơn 10 – 15 triệu USD từ tiền cước thuê kênh. VNPT cho rằng khả năng thu hồi vốn của dự án này là khoảng 9 – 10 năm. Ông Mai Liêm Trực, nguyên thứ trưởng bộ Bưu chính viễn thông, người trực tiếp tham gia chỉ đạo dự án còn khẳng định, Vinasat-1 không chỉ đơn thuần là dự án hạ tầng đáp ứng nhu cầu sử dụng, tăng cường khả năng chủ động. Ông từng nói: “Đã đầu tư (cho dự án này) là phải có lãi”.

Nhưng ngay từ thời điểm có chủ trương đầu tư cho dự án, đã có nhiều ý kiến chuyên gia cảnh báo dự án sẽ thua lỗ. Một số chuyên gia về công nghệ thông tin từ những năm 2007, 2008 đã tính toán rằng: Vinasat-1 là vệ tinh cỡ nhỏ, có 20 bộ phát đáp, mỗi bộ cho dung lượng 34 Mbps, như vậy Vinasat-1 tạo được ra dung lượng 680 Mbps mỗi chiều up/down. Cách đây mươi năm, 680 Mbps là một dung lượng kết nối khổng lồ, có lẽ đủ cho cả châu Á dùng cũng không hết. Nhưng với cuộc cách mạng internet băng rộng, giờ đây 680 Mbps may lắm thì cũng chỉ đủ phục vụ cho một quận ở Hà Nội hoặc TP.HCM. Các chuyên gia thời đó đã tính rằng: để có 680 Mbps mỗi chiều phủ khắp Việt Nam, có thể thuê ngay vệ tinh của Thaicom, giá bán không mặc cả là 1.000 USD/Mbps/một chiều/tháng… rẻ hơn nhiều chi phí đầu tư của Việt Nam (còn bị đội lên do lãi suất, trượt giá, chi phí vận hành…)

Như vậy, đây có thể coi như một ví dụ điển hình nữa về lãng phí trong chủ trương đầu tư (sai lầm). Kỳ họp Quốc hội mới đây, các đại biểu quốc hội đã đóng góp nhiều ý kiến cho dự án luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí (sửa đổi), nhưng câu chuyện lãng phí về chủ trương đầu tư dường như chưa được quan tâm nhất, cho dù, đã có những quan điểm cho rằng, đây mới là một trong những khâu gây lãng phí lớn nhất cho nguồn lực tài chính quốc gia. Mà nguyên nhân chính, là những người ra quyết định đầu tư đã không xem xét toàn diện đến lợi ích, tác động của chủ trương đầu tư đó mang lại. Không những thế, lại không nghe đầy đủ những ý kiến phản biện để rồi tiếp tục có những quyết định, chủ trương đầu tư sai lầm.

Không chỉ có dự án Vinasat-1 và 2, chúng ta rất dễ thấy những chủ trương đầu tư lớn khác đã và đang gây nhiều thiệt hại cho đất nước. Những chủ trương đầu tư mang tính đầu tư phong trào như: đầu tư hàng loạt các nhà máy ximăng lò đứng trước đây, xây dựng các cảng biển, sân bay quá gần nhau… đã gây ra tình trạng lãng phí lớn mà đến nay, hậu quả của nó vẫn còn đó.
Mới đây nhất là quyết định về việc Việt Nam đăng cai ASIAD 19 với tổng kinh phí dự kiến lên tới 150 triệu USD cũng gây nhiều ý kiến băn khoăn, bởi số tiền đầu tư có nhiều khả năng bị đội lên rất nhiều. Hơn nữa, đã có thực tế trước đây Việt Nam đã đổ hơn 5.000 tỉ đồng cho việc đầu tư các công trình phục vụ SEA Game 22 nhưng các năm sau đó, nhiều công trình đã nhanh chóng xuống cấp, bỏ hoang do chất lượng đầu tư kém, do không được tiếp tục khai thác hiệu quả...

Hay ở các dự án, công trình phục vụ các lễ kỷ niệm, đại lễ của các địa phương, điển hình như đại lễ 1.000 năm Thăng Long. Báo chí trong thời gian này vẫn điểm mặt, chỉ tên những công trình đang xuống cấp tệ hại như bảo tàng Hà Nội, công viên Hoà Bình…những hình ảnh về sự xuống cấp của các công trình này khiến ai trông cũng phải xót ruột, vì tiền đầu tư lớn nhưng kết quả tệ đến như vậy. Báo VnExpress mới đây cũng đăng tải hình ảnh xuống cấp của bảo tàng Phú Yên bị nứt nẻ, mối mọt…chỉ sau đúng một năm xây dựng chào mừng kỷ niệm 400 năm tỉnh Phú Yên.

Hay ở các dự án đầu tư sản xuất xăng ethanol của tập đoàn Dầu khí. Vốn đầu tư hàng chục ngàn tỉ đồng nhưng đến nay, cũng có thể coi là những dự án đầu tư sai lầm do sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được, thua lỗ và gây khó khăn lớn cho hàng vạn hộ dân đã phải chuyển canh tác sang trồng sắn ở các vùng dự án.

Không thể kể hết những dự án, công trình đầu tư sai ngay từ khâu chủ trương, gây lãng phí bởi chúng quá nhiều, có thể thấy ngay trong các báo cáo tổng hợp thanh tra của Thanh tra Chính phủ, của Kiểm toán Nhà nước hàng năm. Nhưng đáng nói nhất là ngay ở cả những công trình lớn, có vốn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng trở lên, chưa thấy mấy ai phải chịu trách nhiệm về việc ra quyết định đầu tư sai. Nhà nước đang thiếu một cơ chế để buộc những người ra quyết định, chủ trương phải xem xét, lắng nghe đầy đủ những ý kiến phản biện, góp ý từ các chuyên gia, từ người dân… và phải chịu trách nhiệm khi quyết định đó là sai lầm, gây hậu quả kinh tế – xã hội nghiêm trọng. Thiếu vắng một cơ chế này, lãng phí vốn đầu tư, nguồn lực tài chính, đất đai… cho nhiều dự án, chương trình sẽ còn tái diễn. Trong khi những nguồn lực ấy lại rất cần cho nhiều công trình, dự án cấp thiết khác.
Theo Mạnh Quân
Sài gòn Tiếp thị

TUYÊN BỐ Của Các Tổ Chức Quần Chúng Việt Nam

Nhân dịp có cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống Barack Obama và Chủ Tịch Trương Tấn Sang tại Tòa Bạch Ốc, chúng tôi, đại diện những đoàn thể quần chúng Việt Nam ký tên dưới đây, xin đưa ra trước công luận Tuyên Bố này.
 Trong những năm gần đây, CHXHCN Việt Nam dã bị các tổ chức nhân quyền quốc tế có uy tín như Ân Xá Quốc Tế (AI), Hội Theo Dõi Nhân Quyền (HRW), Nhà Tự Do (Freedom House), Ủy Ban Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF), v.v… nhận diện là một trong những nứơc vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất trên thế giới, và là kẻ thù của truyền thông điện tử toàn cầu (CPJ và RSF). Điều này cũng được xác nhận trong “Tuyên Bố của Mạng Lưới Bloggers Việt Nam” do 69 bloggers tại Việt Nam cùng ký tên (tính đến ngày 18/7/2013).
Việc CHXHCN Việt Nam không tôn trọng các quyền tự do căn bản của công dân Việt Nam như đã được bảo đảm trong các văn kiện luật pháp nhân quyền quốc tế mà Việt Nam đã ký kết tham gia cho thấy Việt Nam không tôn trọng các cam kết quốc tế và không xứng đáng ngồi vào chiếc ghế thành viên Hội Đồng Nhân Quyền LHQ mà Việt Nam đang ứng tuyển.
Từ những nhận định đó, chúng tôi, đại diện những đoàn thể quần chúng trong và ngoài Việt Nam, trước hết hoan nghênh tuyên bố của Tòa Bạch Ốc cho biết Tổng Thống Barack Obama sẽ nêu lên vấn đề nhân quyền trong buổi gặp gỡ Chủ Tịch Trương Tấn Sang. Chúng tôi kêu gọi cuộc thảo luận sẽ không dừng lại ở lời nói, và sẽ dẫn đến kết quả là chính quyền Việt Nam sẽ thực hiện những việc cụ thể như dưới đây:
1/ Hủy bỏ những điều khỏan gọi là “an ninh quốc gia”, đặc biệt là các điều 79,87, 88,  89 và 258 trong Luật Hình Sự hiện nay của Việt Nam.
2/ Thả tất cả các bloggers đang bị giam giữ (35 người theo con số của Reporters Sans Frontieres) chỉ vì đã nói tới những vấn đề đang tác hại đến đất nước, và do đó, không làm gì hơn là thực thi một cách hòa bình quyền tự do tư tưởng và tự do phát biểu ý kiến của họ.
3/ Trả tự do ngay lập tức cho những tù nhân lương tâm sau đây:
-        Blogger Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải, người mà chính Tổng Thống Barack Obama đã nhắc đến trong ngày Báo Chí Quốc tế năm ngoái, và là người mà hiện nay đang tuyệt thực đến ngày thứ 25 (tính đến July 17) tại trại giam số 6, tỉnh Ngệ An.
-        Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, đã tuyệt thực 25 ngày (tính đến June 21);
-        LM Nguyễn Văn Lý, một trong những tù nhân lương tâm nổi tiếng nhất tại Việt Nam;
-        LS Lê Quốc Quân, một cựu Fellow của NED ở WashingtonDC, chuyên nghiên cứu về xã hội dân sự;
-        Ông Trần Hùynh Duy Thức, một doanh nhân bị kết án 16 năm tù chỉ vì không chịu nhận những tội danh do chính quyền gán ghép;
-        Bà Tạ Phong Tần, một cựu sĩ quan an ninh trở thành đối kháng, một người mà mẹ đã phải tự thiêu để đòi tự do cho con;
-        Ba nhà hoạt động lao động, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh, những người muốn thành lập các nghiệp đoàn độc lập để bảo vệ công nhân;
-        Hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ An Bình, không làm gì khác hơn là biên soạn những bản nhạc yêu nước;
-        Các sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, bị giam giữ chỉ vì giải tuyền đơn đòi “Người Hoa, Hãy Về Nứơc”;
-        Mục Sư Nguyễn Công Chính, bị giam giữ 11 năm vì giảng Thánh Kinh cho các sắc dân thiểu số tại Gia Lai, Kontum;
-        Và, đặc biệt, tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu, một cựu sĩ quan Quân Đội VNCH, đã bị giam cầm suốt 35 năm qua, và đã bị mù vì mắc nhiều bệnh tật trầm trọng.
4/ Tôn trọng quyền tự do tôn giáo bằng cách hủy bỏ tất cả những luật lệ giới hạn quyền hành đạo, ngưng can thiệp vào công việc nội bộ của các Giáo hội, và ngưng đàn áp các giáo sĩ và tín đồ.
5/ Trả tự do cho tất cả những tù nhân lương tâm hiện bị giam giữ vì lý do tôn giáo, dù họ là Cao Đài, Hòa Hảo, Đại Thừa, Tiểu Thừa Phật giáo (như trường hợp các tín đồ Phật Giáo Khmer Krom tại tỉnh Sóc Trang), Công giáo (như trường hợp Cồn Dầu, Đà Nẵng hay các sinh viên Công giáo tại Nghệ An)), các hệ phái Tin Lành (Evangelist, Mennonite, hay Tin Lành tại gia).
Việc Tổng Thống Barack Obama can thiệp một cách nghiêm chỉnh và mang lại kết quả cụ thể cho các tù nhân lương tâm trên đây sẽ cho thấy Hoa Kỳ tuân thủ cam kết của mình, luôn đặt dân chủ và nhân quyền, những hòn đá tảng của nền cộng hòa Mỹ, lên trên những toan tính lợi ích tầm thường, dù thương mại hay quân sự. Thực ra, dân chủ và nhân quyền không hề tác hại đến mối quan hệ lâu dài, mang tính chiến lược, vì một liên minh như thế, muốn được bền vững, phải được xây dựng trên những giá trị và niềm tin cậy chung.

Chúng tôi mong rằng bản Tuyên Bố này được phổ biến rộng rãi trong cũng như ngoài Việt Nam. Chúng tôi kêu gọi các cơ quan truyền thông công cộng hãy giúp chuyển tải thông điệp này đến cộng đồng Việt Nam hải ngọai và cộng đồng quốc tế.
Việt Nam, ngày 22 tháng 7 năm 2013

Những đoàn thể cùng ký tên:
- Đại Việt Cách Mạng Đảng (Đinh Quang Tiến, Đệ nhị Phó Chủ tịch)
- Đảng Dân Chủ Nhân Dân (Đỗ Thành Công, Phát ngôn nhân)
- Đảng Tân Đại Việt (Lê Minh Nguyên, Phó Chủ tịch)
- Đảng Việt Tân (Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch)
- Họp Mặt Dân Chủ (Lâm Đăng Châu, TB Phối Hợp)
- Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc (Trần Quốc Bảo, Chủ tịch)
- Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (Nguyễn Bá Tùng, TB Phối Hợp)
- Nghị Hội Toàn Quốc Người Mỹ Gốc Việt (Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch)
- Tập Hợp vì Nền Dân Chủ (Nguyễn Thể Bình, Đại diện)
- Trung Tâm Nhân Quyền Việt Nam, Paris (Trần Thanh Hiệp, Chủ tịch)
- Việt Nam Quốc Dân Đảng (Trần Tử Thanh, Chủ Tịch, Hội Đồng Điều Hợp Trung
Ương Hải Ngoại)
- Viện Quốc tế vì Việt Nam (Đoàn Viết Hoạt, Chủ tịch)
 ————————-
DECLARATION OF VIETNAMESE MASS ORGANIZATIONS
On the occasion of the meeting between US President Barack Obama and SRV President Truong Tan Sang in the White House, we, the undersigned Vietnamese mass organizations, issue to the public this declaration.
In recent years the Socialist Republic of Vietnam (SRV) has been identified by Amnesty International (AI), Human Rights Watch (HRW), Freedom House, United States Commission on International Religious Freedom (USCIRF), etc., as one of the worst perpetrators of human rights violations in the world and especially as an enemy of the Internet (CPJ and RSF, among others)–a finding supported by the latest “Statement from a Network of Vietnamese Bloggers” signed by 69 bloggers inside Vietnam (as of July 18, 2013).

The SRV’s total disregard of the most basic human rights for its citizens as guaranteed in international covenants to which Vietnam is a signatory made a farce of its international commitments and makes it unworthy of a place in the UN Human Rights Council which it is coveting.
In view of the above, we, representatives of the Vietnamese mass organizations both inside Vietnam and in the Vietnamese Diaspora, welcome the announcement by the White House that President Barack Obama will make a point to discuss “human rights” in his upcoming meeting with SRV President Truong Tan Sang. We urge that the discussion will go beyond words and result in the Vietnamese government carrying out the concrete actions as follows
1/ To abolish vague “national security” provisions, especially articles 79, 87, 88, 89 and 258 in Vietnam’s Criminal Code.
2/ To release all bloggers (RSF mentions 35 names) currently in jail simply because they have spoken up on various issues plaguing the country and therefore doing nothing more than exercising peacefully their rights of freedom of opinion and expression.
3/ To immediately release the following prisoners of conscience:
- Dieu Cay Nguyen Van Hai, whose name has been mentioned by President Obama himself at last year’s Press Day and who is undergoing a hunger strike in Camp 6, Nghe An Province, reaching its 25th day as of July 17, 2013;
-  Dr. Cu Huy Ha Vu, who completed a 25-day hunger strike on June 21 last;
- Father Nguyen Van Ly, one of the most famous prisoners of conscience in the country;
- Lawyer Le Quoc Quan, a former NED Fellow in Washington and a specialist on Civil Society;
- Mr. Tran Huynh Duy Thuc, an entrepreneur who was given a 16-year jail sentence simply because he refused to admit to crimes allegedly accused by the government;
- Ms. Ta Phong Tan, a former public security officer turned dissident, whose mother had to immolate herself to demand her daughter’s release;
- the three labor activists Doan Huy Chuong, Nguyen Hoang Quoc Hung and Do Thi Minh Hanh, who tried to form independent trade unions to protect the workers’ rights;
- the musicians Viet Khang and Tran Vu An Binh, who did nothing more than compose patriotic songs;
- the students Nguyen Phuong Uyen and Dinh Nguyen Kha, who simply distributed flyers saying “Chinese, Go Home!” ;
- Pastor Nguyen Cong Chính, being imprisoned for 11 years for preaching the Gospel to ethnic groups in Gia Lai, Kontum.
- And especially, Mr. Nguyen Huu Cau, a former ARVN (Army of the Republic of Vietnam) officer who has so far spent 35 years in jail and has gone blind with a variety of very severe ailments.
4/ To respect the freedom of religion by repealing all legislation that are intended to restrict the people’s religious practices; to stop interfering with the internal activities of all religions, and to stop the persecution of clergy and faithful.
5/ To release all prisoners of conscience who are currently in jail because of their faith, whether it be Cao Dai, Hoa Hao Buddhism, Mahayana Buddhism, Theravada Buddhism (as in the case of Khmer Krom Buddhists in Soc Trang Province), Catholicism (as in the case of Con Dau parishioners in Da Nang or Nghe An Catholic students), Evangelism, Mennonite Protestants, or House Church Protestantism.
A serious and effective, result-producing intervention on these prisoners’ behalf by the President will prove that the United States is true to its word, that his administration puts democracy and human rights, the cornerstones of our republic, above many other mundane considerations whether mercantile- or defense-oriented. In fact, democracy and human rights do not undermine long-term alliance, especially of a strategic nature, because such an alliance, to be lasting, must be based on common values and mutual trust.
We wish therefore to publicize this declaration as widely as possible, both in Vietnam and outside of Vietnam, and we call upon the public media to help us carry this message to the Vietnamese Diaspora and to international community.
Vietnam, July 22, 2013
Signed by the following organizations:
- Assembly for Democracy in Vietnam (Lam, Đang Chau)
- International Institute for Vietnam (Doan, Viet Hoat, Chairman)
- National Congress of Vietnamese Americans (Nguyen, Ngoc Bich,  Chairman)
- Neo Dai Viet Party (Le, Minh Nguyen – Vice-Chairman)
- Rallying For Democracy ( Nguyen , The- Binh – Representative)
- The Dai Viet Revolutionary Party (Dinh, Quang Tien -  2nd Vice President)
- The People’s Democratic Party (Do, Thanh Cong – Spokesperson)
- The People’s Force to Save Vietnam (Tran, Quoc Bao, Chairman)
- Vietnam Center for Human Rights, Paris (Tran, Thanh Hiep, President)
- Vietnam Human Rights Network (Nguyen, Ba Tung, President)
- Vietnam Nationalist Party (Tran, Tu Thanh, Chairman, Overseas Central Coordinating Council)
- Viet Tan Party (Do, Hoang Diem, Chairman)

Hình ảnh biểu tình tại Nghệ An ngày 22/7/2013 trong vụ Điếu Cày tuyệt thực

.
1
Cùng gia đình ông Điếu Cày biểu tình đòi chấm dứt ngược đãi tù nhân, đòi tự do và đòi bảo toàn tính mạng cho blogger ĐIếu Cày, trước cửa Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An
2
Cùng gia đình ông Điếu Cày biểu tình đòi chấm dứt ngược đãi tù nhân, đòi tự do và đòi bảo toàn tính mạng cho blogger ĐIếu Cày, trước cổng Trại 6, Bộ Công An, (xã Hạnh Văn, huyện Thanh Chương, Nghệ An)
 3
Cùng gia đình ông Điếu Cày biểu tình đòi chấm dứt ngược đãi tù nhân, đòi tự do và đòi bảo toàn tính mạng cho blogger ĐIếu Cày, trước cổng Trại 6, Bộ Công An, (xã Hạnh Văn, huyện Thanh Chương, Nghệ An)

Góp ý với bà con hải ngoại (2)

Độc giả Thương Quá Miền Tây phản hồi  
Kính chào bà con miền Tây ở trời tây nói riêng và các bác hải ngoại Việt kiều nói chung ! Hôm nay em lại xin tiếp tục hầu chuyện với các bác ạ . Mà em cũng xin thưa trước với lại cả cám ơn các bác đã có phản hồi với em nhưng em xin không giả nhời riêng với từng bác được mà sẽ giả nhời luôn trong này ạ .
Hôm nay em xin phát triển đi sâu góp ý vói các bác về cách đóng góp cho quê hương đất nước mà mấy hôm nọ em có nói qua thôi mà có bác đã chưa chịu động não suy nghĩ đã vội bực bội với em là theo em không nên tẹo nào , là có kiểu tranh cãi không hay tẹo nào bảo là em mặc cảm cay cú với người ở hải ngoại . Nhưng có bác cũng xưng là ở hải ngoại thì lại bảo là người chửi ta là thầy ta nên bác cám ơn . Em thì có dám chửi ai đâu mà chỉ góp ý thôi mà đã có bác còn vặn vẹo em là sao lại cứ nói chuyện với riêng bà con miền Tây thôi là suy nghĩ nóng vội quá . Bác í còn khuyên em nên viết thành bài hẳn hoi thì có nhiều người đọc hơn nhưng em chả dám vì văn vẻ em nó còn lung tung thì chả đâu người ta đăng đâu , nên có bác còn phải hướng dẫn xuống dòng là em tiếp thu ngay cho các bác dễ đọc . Lại có cả bác chắc là thích ngắn gọn vài câu chửi bới chế độ cho xong chuyện nên bảo em viết văn vẻ dài dòng cũng là thế nên em cứ tạm đưa lên đây đã bác nào không thích đọc thì thôi đỡ vướng mắt .
Như các bác vẫn biết đấy là những chế độ cs nó đã vốn sẵn lạc hậu dốt nát nhưng các người cầm quyền lại còn muốn nó dốt nát hơn nữa thì dễ cai trị lừa phỉnh dân . Muốn thế thì họ rất chi là nham hiểm họ tìm mọi cách làm cho dân dốt nát thêm từ văn hóa khoa học giáo dục lịch sử kinh tế…vân vân . Họ xây dựng cho các lĩnh vực này những hình mẫu theo kiểu của họ thành vừa như tấm áo giáp bao bọc bảo vệ chế độ chính trị che đậy cái xấu cái ngu là cơ thể quặt quẹo bên trong , lại vừa là những món thức ăn để nuôi dưỡng cơ thể ấy cho nó sống dai sống khỏe .
Thế thì muốn thay đổi cho đất nước này nhân dân mình văn minh tự do giàu mạnh hùng cường hơn thì phải làm gì hở các bác ?
Ban đầu thì các bác tìm mọi cách quay về giết bằng được cái cơ thể cs ấy . Thế nhưng giết làm sao được vì trước năm 75 lực lượng hùng hậu như thế lại có cả Mỹ với lại đồng minh mà cũng còn thua té re ra nữa là . Thế là các bác lại quay sang cách khác hơi như kiểu Việt nam hóa chiến tranh của Mỹ ngày trước tức là tìm cách làm sao cho ngày càng nhiều bà con trong nước căm ghét nó để mong có ngày bà con tự đứng lên giết nó đi . Các bác ở ngoài vừa lo làm ăn gửi tiền về giúp lại vừa vỗ tay hoan hô cổ vũ là chủ yếu là đỡ vất vả nguy hiểm như trước . Cách này thì có vẻ khôn ngoan hơn nhưng lại vẫn không khác xưa bao nhiêu ở cái căn bản tức là theo kiểu ăn xổi thiển cận ở xứ đờn ca tài tử cải lương làm chơi ăn thiệt…hì hì các bác miền Tây đừng giận nhé !
Trong khi ấy thì có những cách dài lâu hơn nhưng khó hơn bắt các bác phải động não , phải kiên trì , phải có kiến thức hơn lại cả chấp nhận hy sinh thì gian tiền bạc công sức hơn thì các bác chả chịu quan tâm mấy cả . Cách này các bác lại còn bị khó khăn mà không dám vượt qua là bị chính ngay những bác mang lòng hận thù cs tận xương tủy chỉ muốn lật đổ nó ngay sẽ nhảy vào chửi bới là tiếp tay cho cs nữa , thế là có ai đấy mon men thò ra định làm cũng phải thụt lại ngay . Tức là ý kiến em là cùng cả việc tìm cách kể xấu cái cơ thể cs kia để bà con trong nước hiểu thêm nó cho bà con dần dần không tin theo nó rồi cả chống lại nó , tìm cách cho nó teo tóp chết sớm đi hoặc không thì thay đổi cho ra con người đi , thì các bác cũng rất là cần giúp những việc dài lâu hơn , mà lại âm thầm kín kẽ hơn , bớt tổn thất hơn cho nhiều người dân trong nước mà người dân cũng ít sợ , lại vừa hiểu biết văn minh hơn , vân vân…Những việc đó là phải tấn công vào tấm áo giáp của cái cơ thể cs kia , thay đổi tấm áo giáp ấy , còn thức ăn nuôi sống cơ thể cs ấy thì mình cũng tìm cách thay đổi để nó ăn vào là nó dần dần thành người tử tế không còn mấy chất quái vật nữa .
Mà việc thay đổi cái áo với lại thức ăn này thì còn rất tốt cho dài lâu là khi có một cơ thể khác thì nó sẽ được hưởng luôn cái áo văn minh và thức ăn bổ dưỡng giúp nó cường tráng tử tế thì mới theo kịp bạn bè thế giới chứ . Đằng này nếu mình chỉ chăm chăm lo bóp chết cái cơ thể cs kia mà cái áo và thức ăn vẫn thế thì rồi nếu may ra có được một cơ thể mới khác thì nó cũng chả hơn được bao nhiêu , có khi lại có ngày trở lại con quái vật vì vẫn có tấm áo giáp nguy hiểm với những món ăn chỉ kích thích thú tính thôi . Ngay cả mấy năm vừa qua cũng đã thấy cái cơ thể cs này nó đang cố tự biến hình đấy các bác không thấy sao ? Nó ưỡn ẹo ra điều mình cũng theo tư bản đấy nhưng nó lại cố tìm cách gia cố thêm cho tấm áo giáp và các món thức ăn của nó nên nó lại càng quái vật hơn nữa đấy .
Hôm nọ có bác lại còn bảo em là chỉ nhận xét cảm tính mà không đưa ra dẫn chứng thì hôm nay em đang đưa ra dẫn chứng đây các bác ạ , em lại còn dùng hình ảnh nhân cách hóa cho các bác nào không có khả năng động não mấy cũng sẽ dễ hiểu hơn đấy ạ . Vì em nói là sẽ còn ám các bác lâu là thế vì phải từ từ thì khoai nó mới nhừ chứ , tức là em cho các bác thấy nhận xét của em rồi các bác tự suy nghĩ tự vấn mình , nếu nhận ra được thì tốt còn không thì chờ em sẽ nói rõ ra ở những phần sau . Cả những câu hỏi em đặt ra cho các bác nữa cũng thế , là em học cách của các ông triết gia Hy Lạp cổ xưa đấy ạ , nó gọi là kiểu truy vấn . Đằng này có bác cứ chất anh hai miền tây muốn cái gì cũng rụp rụp ăn ngay là thế thôi .
Giờ em xin nói tiếp về tấm áo giáp và thức ăn .
Tức là mình làm cho tấm áo giáp không còn là cái che đậy cái cơ thể cs giả dối thối nát nữa mà nó sẽ trở nên trong suốt ở nhiều chỗ thế là tự nhiên nó như bị cởi truồng phơi bày những bộ phận cơ thể bệnh hoạn kia ra cho bàn dân thiên hạ rõ không còn ảo tưởng nhầm lẫn tưởng là đỉnh cao trí tuệ nữa . Thế rồi tấm áo cũng không còn là giáp bảo vệ cơ thể cs ấy nữa mà tự nhiên nó lại bắt cái cơ thể đầy những thú tính kia phải thay đổi cho ra con người hơn cho hợp hơn với tấm áo giờ đã đẹp đẽ chứ không quái dị như xưa .
Thế còn thức ăn thì sao ? Lâu nay nó tuyền ăn những thứ thức ăn chỉ kích thích thêm thú tính trong cơ thể của nó làm nó càng hung dữ ngu si hơn . Giờ thì mình phải tìm cách thay đổi cái thực đơn hàng ngày cho nó để nó dần dần hiền lành ra rồi lâu dần nó mới biến thành con người được .
Những việc này đòi hỏi rất công phu lâu dài như bên bọn tây Mỹ đã mất hàng trăm năm ấy chứ . Nhiều năm trước thì còn rất khó khăn để các bác góp sức làm những việc này . Nhưng giờ thì có internet thì thuận tiện vô cùng rồi , nhưng suốt mười mấy năm các bác đã bỏ qua cơ hội, giờ hơi muộn nhưng còn hơn là không , hơn là cứ thế này mãi thì chẳng biết khi nào nước ta mới khấm khá lên được .
Đọc đến đây chắc các bác vẫn bảo là em nói lan man khó hiểu chả có gì cụ thể phải không ạ ? Vâng đúng là thế vì em vẫn muốn các bác có thì gian động não rồi hôm tới em mới dẫn chứng cụ thể là các bác chưa làm được bao nhiêu để thay đổi cái áo giáp và thực đơn cho cơ thể cs kia nó biến đổi thành người văn minh vì hôm nay em viết thế đã dài quá rồi các bác ngại đọc . Em chỉ xin tạm gợi ý là cái cơ thể sống kia chính là bộ máy chính quyền , hệ thống chính trị cầm quyền , còn tấm áo giáp và thức ăn cho nó chính là tất tật các lĩnh vực văn hóa khoa học xã hội giáo dục lịch sử pháp luật , vân vân…
Một gợi ý nữa để các bác nào dễ tự ái cho là kẻ ở trong nước tăm tối mà đòi dạy khôn người ở thế giới văn minh có học cao sẽ bớt tự ái đi , là các bác cũng như người Mỹ thua cs cũng vì chả hiểu nó bao nhiêu , chả biết là nó còn mang chất Tàu chất Bắc kỳ nham hiểm hơn chất anh hai phổi bò của mình bao nhiêu lần , giờ ra ngoài lại càng không hiểu nó . Cũng xin được mở ngoặc là qua đây em sẽ xin nhận những tính xấu vùng miền của em đấy để các bác đỡ bảo là nói xấu vùng miền khác . Các bác chắc không nhớ là người Trung Quốc họ có ra sách Người Trung Quốc xấu xí hay sao ? Thế rồi bên mình cũng học theo cũng lại tự kể tính xấu dân mình để mà sửa nữa . Thế thì hãy nên chịu khó lắng nghe những người ở trong lòng cs trình bày ngày này qua ngày khác về nó , cố đè ép bớt cái tinh tướng của mình đi thì mình mới hiểu dần mới giúp thay đổi được nó chứ .
Em xin tạm dừng ở đây ạ
Kính !

Trao đổi với “Thương Quá Miền Tây”

Phản hồi của độc giả Cải Tiến
Nhận xét tổng quát,
1. Bạn dùng nhiều công sức viết dài thế này sao không đăng thành bài, còm thì qua thời gian sẽ mất có tiếc không? Vả lại bài sẽ được nhiều phản biện hơi còm.
2. Nên xuống hàng chia đoạn chứ viết một mạch khó đọc (nói vậy vì tôi chịu khó đọc đấy)
3. Vì sao bạn chỉ quan tâm miền Tây, cả nước VN không đáng cho bạn quan tâm sao? không có vân đề sao?
4. Bạn có vẽ quan tâm đến “lợi ích chung” nhưng đánh đồng tập thể là trái ngược lợi ịch chung, có lẽ “nói vậy nhưng không phả vậy” phải không? Còm sỹ là cá nhân không ai đại diện cho dân miền Tây, Bắc, Trung gì cả, điều này có gì khó hiểu mà bạn lại ngộ nhận thế này?
5. Quá nhiều cảm tính thiếu lý luận, thiếu dử kiện rõ ràng, bao hàm nhiều vấn đề nhưng thiếu chi tiếc về vấn đề. Nếu đây là phương thức tranh luận của bạn thì rõ ràng bạn cố tình khuyến khích tranh luận cảm tính để tìm thêm “hung hăng chửi bới”, như chính bạn đã chê trách, lại thêm mâu thuẩn.
6. Tổng quát về văn có vẽ trêu chọc gây rối loạn nhưng trong đó bạn có nêu vài điêu thú vị đáng bàn luận.
7. Điểm tốt là phải bất đồng chính kiến mới có chuyện bàn nếu ai cũng đồng ý thì bàn gì đây, đúng chưa?
Vài nhận xét tóm tắc điểm bạn nêu,
1. Bạn nêu : Cộng đồng người Việt be bét, chia rẽ lung tung, kỳ thị Bắc/Nam, sợ phe nhóm cựu quân nhân…
Nhận xét:
Bạn không nêu chứng cớ, dự kiện gì cả (điều nay tôi phải lâp lại nhiều lần). Bạn có đang sống ở hải ngoại không? Từ 1980 thống kê của những nước người Việt định cư cho biết tỷ lệ học sinh trên sắc tộc, người Việt chiếm cao nhất ở cuối trung học và đại học, hiện nay vẫn trong hàng đầu. Đại học Úc (Monash hoặc Melbourne không nhớ rõ) vào khoản năm 1985 có nghiên cứu vì sào SV VN một sắc dân mới lại học trội hơn dân bản xứ và SV du học quốc tế. Tôi đã rất hy vọng vào kết quả do gen di truyên để mình có một tự hào độc đáo nhưng không, họ kết luận lý do chính là vì tâm lý. SV VN có mặc cảm như đang mang tội, vì sao họ lại có một cuộc sông ấm no an toàn trong khi thân nhân (nói xa hơn là đồng bào) của họ vẫn lam lũ lo sợ sống khổ sở và vì thế họ không chơi bời sa đọa mà tập trung tất cả thời gian cặm cụi vào việc học hành để phần nào đáp đền cho ân huệ họ đang có. Trường hợp này không ngoại lệ, đã diển ra ở Nhật sau khi Nhật thảm bại đệ nhị thế chiến.
Người Việt hải ngoại sống trong xã hội đa sắc tộc, để tồn tại họ phải hòa đồng không những Bắc/Nam mà còn Anh, Úc, Mỹ, Thổ Nhỉ Kỳ, Tây Ban Nha, Ấn, Ý v.v… Xã hội phương Tây tôn trọng cá nhân đặt biệt là nhân quyên, đầy luật lệ. Mọi người đối xử công bằng, không ai đàn áp ai, vu không, phỉ nhổ ai cả đặt biệt không đánh đồng tập thể như ban đang làm, nếu vi phạm có dư luân, nặng hơn có pháp luật sẳn sàng cân bằng công lý. Không lý do gì phải sợ ai, phe nhóm nào cả. Nếu bạn nhận thấy họ phát biểu thẳng thắng mạnh bạo (có lẽ không phù hợp cho dân trong nước) có lẽ là vì họ đã học cái văn minh đó, cái tự do ngôn luận gì đó… Nếu bạn thực sự quan tâm cho dân Việt (hay chỉ riêng miền Tây cũng được) thì phải giúp dân hiểu được “tự do” ngôn luận là và trù dập nó là đang phạm pháp.
2. Bạn nêu : sao không về VN biểu tình, không lập tổ chức hiệp hội mà bảo vệ nhau… dạy khôn người trong nước…
Nhận xét:
Nếu người Việt hải ngoại về VN biểu tình thi thật là không khôn. Họ biểu tình tại địa phương, không tốn kém tiền và thời gian đi xa. Họ tranh đấu khôn ngoan chứ không ấu trĩ như ban đề nghị đâu. Kết quả là quốc tế (chính phủ của họ ý) ra luật, đàm phán nhân quyền trên ngoại giao quốc tế cho nhân dân VIỆT NAM, tôi lập lại cho nhân dân VIỆT NAM. Họ ở xa nhưng thành quả khả quan ảnh hướng thẳng vào trung tâm lãnh đạo VN. Đáng quý là ở điểm đó, có dể hiểu cho bạn không?
Về lập hội để bảo vệ nhau thì quá ư là vô ích, hộ sống trong xã hội pháp quyền, nhân bản, tôn trọng nhân quyền, ai côn đồ lưu manh làm bậy là vô tù. Thường dân có pháp luật nghiêm minh bảo vệ chu đáo thì lập hội tư bảo vệ gì đây?
Về “dạy khôn người trong nước” thì chỉ những thành phần tư duy hống hách, ỷ làm cha thiên hạ, kém hiểu biểt nên mới ngạo mạng thệ Những người như thế ở VN thì nhiều, hải ngoại cũng phải có nhưng không nhiều thế đâu. Bạn đề nghị dại đột quá đấy.
Còn nhiều vấn đề để bàn nhưng thời gian giới hạn đã viết nhiều phải dừng. Nếu bạn thực sự muốn đàm luận vì lợi ích chung thì hãy viết như tôi đã nêu trên, thu gọn vấn đề và vào chi tiếc, nhưng vấn đề khác hôm sau bàn không muộn nhé, tôi sẽ góp ý khi thời gian cho phép.
Và trong văn của bạn, tôi cảm tưởng ban đang mặc cảm cay cú với người hải ngoại vì lý do gì đó, nếu là vậy tôi khuyên bạn nên bỏ đi hoặc tìm nguyên nhân chính là gì, cá nhân nào để giải quyết, sống mặc cảm nặng lòng không tốt. Nếu không thì bỏ qua đoạn này nhé.

Con đường phản kháng bắc xâm

Phan Quang Tuệ-Đỗ Thái Nhiên
TruongTanSang_CuoiDau070502013I-                   Từ Độc Lập!
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình, Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên Ngôn Độc Lập”, mở đầu bằng câu văn lấy từ bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ:
“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng.  Đấng Tạo Hoá ban cho họ những quyền bất biến trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”
Hồ Chí Minh kết luận: “Nước Việt Nam có quyền tự do và độc lập, và thật sự đã trở thành một nước tự do, độc lập”.
30 năm sau, trong lễ mừng chiến thắng tổ chức vào ngày 15 tháng 5 năm 1975 tại Hà Nội, bí thư Thứ Nhất Đảng Cộng Sản Lê Duẫn tuyên bố:
“Chào mừng tổ quốc vinh quang của chúng ta từ nay vĩnh viễn thoát khỏi ách nô dịch của nước ngoài, vĩnh viễn thoát khỏi họa chia cắt.  Chào mừng non sông gấm vóc Việt Nam liền một dãy từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau, từ nay hoàn toàn độc lập, tự do và vĩnh viễn độc lập tự do”
II-                Đến Nô Lệ!
38 năm sau, chủ tịch nước Trương Tấn Sang viếng thăm Trung Cộng từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 6 năm 2013.  Trong thời gian đó, Trương Tấn Sang đã hội đàm với Chủ Tịch Tập Cận Bình, Thủ Tướng Lý Khắc Cường, Chủ Tịch Quốc Hội Trương Đức Giang, và một loạt các chức sắc khác trong hệ thống Đảng, Nhà Nuớc và Quân Đội Trung Cộng. Trong một thời gian ngắn ngủi 2 ngày, hai bên đã ký kết và thành lập bao nhiêu là Ủy Ban Chỉ Đạo hợp tác chiến lược toàn diện, ủy ban song phương, thỏa thuận hợp tác, bản ghi nhớ, trong các lãnh vực ngoại giao, quốc phòng, kinh tế, thương mại, nông nghiệp, luật pháp, an ninh, quản lý biên giới cửa khẩu, hợp tác trong lãnh vực đánh cá trên biển trong Vịnh Bắc Bộ, hợp tác trong lãnh vực văn hoá… Tất cả những thỏa hiệp ký kết hay các ủy ban thành lập không hề được công bố hay thảo luận tại Quốc Hộị.
Bản tuyên bố chung Việt-Trung năm 2013 tương tự như những bản tuyên bố chung những năm trước đó.  Đáng chú trọng hơn cả là chuyến đi Trung Cộng với bầu đoàn các lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam trong đó có Phạm Văn Đồng, đến Thành Đô, Tứ Xuyên vào đầu tháng 9, 1990.  Tại Thành Đô, Nguyễn Văn Linh và Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đưa Việt Nam trở lại quỹ đạo lệ thuộc vào Đảng Cộng Sản Trung Quốc, sau khi khối Cộng Sản Nga Sô và Đông Âu sụp đổ năm 1989.  Những năm sau đó, Đảng Cộng Sản Việt Nam lần lượt dâng cho Trung Quốc lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam một cách bí mật qua hai hiệp ước về biên giới trên đất và trên biển vào hai năm 1999 và 2000.
83 năm sau khi thành lập Đảng Cộng Sản Đông Dương, 68 năm sau khi Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập, 38 năm sau khi thống nhất đất nước dưới chiêu bài giải phóng dân tộc, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đưa đất nước và dân tộc Việt Nam trở lại dưới vòng nô lệ của Trung Cộng.
III- Vòng Nô Lệ ngày càng siết chặt
Cứ tiếp theo mỗi một cuộc thăm viếng giữa các lãnh tụ của hai đảng Cộng Sản Việt Nam và Trung Quốc lại có một bản tuyên bố chung “nhất trí” rằng tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản chung quý báu của nhân dân hai nước. Tựu trung các bản tuyên bố chung đều “khẳng định” và làm “sâu sắc thêm” mối “hợp tác toàn diện”, tăng cường thêm nữa lòng “tin cậy chiến lược” giữa hai nước.  Ý niệm “lòng tin chiến lược” này khi được Nguyễn Tấn Dũng nhắc đến trong hội nghị mới đây tại Shangri-La vào tháng 5, 2013 và đã được các tờ báo cộng sản trong nước khen ngợi là Nguyễn Tấn Dũng có tầm nhìn chiến lược.  Tại hải ngoại, cũng có người tâng bốc so sánh Nguyễn Tấn Dũng như là một Gorbachev của Việt Nam.  Thực ra “lòng tin chiến lược”, mỉa mai thay, lại chính là điều Trung Cộng, qua Tập Cận Bình, đã lập đi lập lại nhiều lần trên các diễn đàn Quốc tế hay các cuộc tiếp xúc với Hoa Kỳ. Những nhắc nhở về “lòng tin chiến lược” kia ngụ ý kêu gọi các cường quốc Tây Phương hãy tôn trọng một số thoả thuận với Trung Cộng nhằm “định vị” số phận các nước nhỏ như Việt Nam.
Đọc kỹ các bản tuyên bố chung Việt-Trung, người ta nhận thấy các bản tuyên bố này đã kết thành một vòng thòng lọng ngày càng làm Đảng Cộng Sản Việt Nam lệ thuộc thêm vào Đảng Cộng Sản Trung Quốc và qua đảng này tương lai dân tộc Việt Nam sẽ không còn dưỡng khí.
Trong hồi ký “Thời Đại Của Tôi”, giáo sư Vũ Quốc Thúc đã viết như sau về bản tuyên bố chung Việt-Trung năm 2005:
“Đọc những giòng vừa kể, chúng tôi vô cùng lo ngại và phẫn nộ.  Với những lời cam kết như vậy, liệu rằng chúng ta còn giữ được nền độc lập của dân tộc không?  Chúng ta có thể mặc cho một nhóm tay sai của Trung Cộng bán nước như vậy không?…  Hiểm họa Bắc thuộc không còn là một nguy cơ trừu tượng, xa xôi nữa: nó đã hiện diện cụ thể trên quê hương chúng ta rồi!  Trung cộng không cần chiếm đóng nước ta bằng quân đội mà cũng chẳng cần đặt căn cứ ở cảng Cam Ranh nữa làm chi!
Trung Cộng chỉ cần yểm trợ một số các tay sai trung thành, nắm chắc bộ máy Đảng Cộng Sản Việt Nam.  Với bản Hiến Pháp, các định chế và tổ chức sẵn có, nhóm tay sai này đương nhiên biến thành một thứ “đô hộ phủ” hết lòng phục vụ “thiên triều”.
Nên làm gì để đối phó với nguy cơ này?  Chúng ta không còn một đường lối nào khác là cấp tốc thay thế chế độ Cộng Đảng toàn trị hiện thời bằng một chế độ thật sự dân chủ…. trong đó mọi quyền quyết định được trả lại cho toàn thể công dân.  Điều này có nghĩa là phải bãi bỏ bản Hiến Pháp hiện hành.
(Hồi ký “Thời Đại Của Tôi”, Vũ Quốc Thúc, quyển 1, trang 372-376).
Những phân tách và nhận xét như trên của Giáo Sư Vũ Quốc Thúc về bản tuyên bố chung Việt-Trung năm 2005 vẫn còn giá trị cho đến ngày hôm nay. Thực vậy, sau cuộc viếng thăm của Hồ Cẩm Đào tại Hà Nội và bản tuyên bố chung năm 2005 là những cuộc viếng thăm giữa lãnh đạo hai đảng và các bản tuyên bố chung các năm 2006, 2008, 2011 và mới đây nhất 2013.  Các bản tuyên bố này đều rập khuôn theo một mẫu bố cục, hành văn, lập đi lập lại những danh từ “nhất trí”, “làm sâu sắc thêm”, “chiến lược toàn diện”, “lòng tin chiến lược”, “phát triển ổn định”, “đi vào chiều sâu”.  Các bản tuyên bố ngày càng dài thêm như một sợi dây xích trói chặt, đầu, mình, chân, tay, thân thể đất nước và dân tộc Việt Nam, không những trên thế hệ này mà trên cả những thế hệ con cháu chưa sinh ra.  Bản tuyên bố chung năm 2006 có 2047 chữ, bản năm 2008 có 2,290 chữ, bản năm 2011 có 3,227 chữ, bản năm 2013 có 3,697 chữ.
Tất cả những gì Trung Cộng và Cộng Sản Việt Nam gọi trong các bản “tuyên bố chung”, là “lòng tin chiến lược”, là “16 chữ vàng”, là “4 chữ tốt” đều qui vào hai điểm trọng tâm.  Một là về mặt khai thác tài nguyên: hợp tác có nghĩa là Việt-Tàu hợp tác khai thác tài nguyên của Việt Nam trên đất Việt Nam, trên và dưới biển Việt Nam. Hai là về mặt an ninh, quốc phòng, ngoại giao, văn hoá, tư tuởng: hợp tác có nghĩa là Việt Nam phải học tập và sống theo văn hoá Tàu. Việt Nam phải phục tòng Trung Cộng, không được che dấu Trung Cộng bất kỳ điều gì trên các hồ sơ an ninh, quốc phòng, ngoại giao.
IV- Không thể chờ đợi hơn nữa!  Phải chặt đứt giây xích Trung Cộng với Việt Cộng, giây xích Đảng Cộng Sản Việt Nam với dân tộc Việt Nam.
Hoa Kỳ mới đây, ngày 4 tháng Bảy, 2013, đã long trọng kỷ niệm 237 năm Tuyên Ngôn Độc Lập.  Hồ Chí Minh từng mượn nguyên văn câu văn bất hủ nói về quyền bất biến của con người được sống, được tự do, được mưu cầu hạnh phúc.  Nhưng Hồ Chí Minh đã bỏ không nói đến phần kế tiếp trong Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ.
Phần kế tiếp nói như sau:
“To secure these rights, governments are instituted among Men, deriving their just powers from the consent of the governed, that whenever any form of government becomes destructive of these ends, it is the right of the People to alter or to abolish it… When a long train of abuses and usurpations… evinces a design to reduce them under absolute despotism, it is their Right, it is their Duty, to throw off such government….!”
(Để bảo đảm cho những quyền trên, các chính quyền đã được thiết lập, với quyền hạn phát xuất do sự đồng thuận của người dân.  Và khi nào chính quyền này lại hủy diệt những quyền của người dân thì chính người dân có quyền thay đổi hay hủy bỏ chính quyền… khi một chuỗi dài của lạm quyền và tiếm quyền bộc lộ rõ ràng ý đồ triệt hạ ý chí của người dân và đẩy họ vào một chế độ chuyên chế, thì người dân có quyền, và không những thế, có bổn phận, lật đổ chính quyền này…!)
Ý niệm lệ thuộc ngoại bang bằng cách chi phối và kiểm soát chặt chẽ người dân được Alesis De Tocqueville phân tách trong cuốn Democracy in America xuất bản năm 1835.
“After having thus successively taken each member of the community in its powerful grasp, and fashioned him at will, the supreme power then extends its arm over the whole community…..The will of man is not shattered, but softened, bent, and guided; men are seldom forced by it to act, but they are constantly restrained from acting: such power does not destroy, but it prevents existence; it does not tyrannize, but it compresses, enervates, extinguishes, and stupefies a people, till each nation is reduced to be nothing better than a flock of timid and industrious animals, of which the government is the shepherd.”
(Sau khi đã giữ chặt được các phần tử cộng đồng trong nắm tay quyền lực, và vo tròn họ theo ý muốn, thế lực tối cao sẽ vươn dài bàn tay kiểm soát lên tất cả cộng đồng …Ý chí con người không bị hủy diệt hoàn toàn, nhưng sẽ bị mềm yếu, uốn nắn, và bị điều khiển; con người không phải bị ép buộc hành động nhưng bị ngăn cản để không thể hành động; thế lực này không gây nên hoảng hốt nhưng dồn ép, tiêu hủy và dập tắt nghị lực, khiến con người trở thành ngơ ngác, cho đến khi mỗi dân tộc đều biến thành không gì hơn là một bầy thú nhút nhát, ngoan ngoãn siêng năng, mà người chủ chăn không ai khác hơn là bộ máy chính quyền.)
Hiểu được như trên chúng ta mới hoàn toàn ý thức được mối nguy hiểm của các bản tuyên bố chung bao gồm những cam kết khi bí mật, khi công khai, giữa Cộng Sản Việt Nam và Trung Cộng.  Đây là những sợi dây xích của Trung Cộng tung ra, tương tự như “lưỡi bò” trong vùng Biển Đông, nhằm trói chặt, qua bàn tay của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đời sống của dân tộc Việt Nam.
V- Đất Nam là của người phương Nam
Trên bờ sông Như Nguyệt cách đây đúng 937 năm, đối đầu với quan nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã dõng dạc tuyên bố: “Nam Quốc sơn hà Nam đế cư, tiệt nhiên định phận tại thiên thư.”  (Núi sông nước Nam, vua Nam ở.  Điều đó đã được định nơi sách trời).  Quân nhà Tống sau đó đã đại bại phải rút quân về nước.  Lý Thường Kiệt lấy lại những châu quận bị quân Tống chiếm đóng và nhà Tống sau đó phải trả lại châu Quảng Nguyên cho Đại Việt. (quốc hiệu của Việt Nam thời bấy giờ).
(“Nhìn Lại Sử Việt”, Tự Chủ I, Lê Mạnh Hùng, tr. 106-108, Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ, 2009).
Câu nói của Lý Thường Kiệt mới thực sự là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam và còn vang dội cho đến ngày nay.  Chúng ta phải lấy câu này để thay thế cho châm ngôn 16 chữ vàng, 4 chữ tốt, mà Trung Cộng và Cộng Sản Việt Nam đã cam kết với nhau và áp đặt lên dân tộc Việt Nam.
Tình trạng hiện nay của Việt Nam là tình trạng “một cổ hai tròng”.  Tròng đầu là Đảng Cộng Sản Việt Nam.  Tròng hai là Đảng Cộng Sản Trung Quốc.  Phải chặt đứt cả hai tròng, trước tiên là tròng một.  Thế hệ Việt Nam hôm nay, trong cũng như ngoài nước, phải làm được hai việc này mới giải thoát dân tộc thoát khỏi đại hoạ Bắc xâm.
Chúng ta đã từng nghe câu: ‘Tru bạo quốc chi quân, nhược tru độc phu” (trừ một bạo chúa cũng giống như trừ một tên vô loài).  Tư tưởng Á Châu này đã gặp cùng một tư tưởng Tây Phương qua John Locke, Thomas Paine, Thomas Jefferson, Alexis De Tocqueville hàng trăm năm trước đây.
Chúng ta không cần phải kiến nghị yêu cầu Cộng Sản hủy bỏ Điều 4 Hiến Pháp nữa.  Chúng ta thừa biết hiến pháp 1992 và điều 4 Hiến Pháp đó do Cộng Sản Việt Nam tự ý viết ra, và vì thế chúng ta xem nó mặc nhiên vô hiệu.  Chúng ta không công nhận Đảng Cộng Sản Việt Nam là lực lượng tiền phong của dân tộc.  Một đảng bán nước cầu vinh không thể là một đảng tiền phong của dân tộc.  Đảng Cộng Sản Việt Nam phải ra đi để trả lại cho dân tộc quyền sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Chúng ta không công nhận các cam kết giữa Đảng Cộng Sản Việt Nam và Đảng Cộng Sản Trung Quốc.  Các cam kết trong tất cả các thoả hiệp, bản ghi nhớ, thoả thuận, song phương, là cam kết riêng giữa hai đảng cộng sản, không có một giá trị pháp lý nào đối với dân tộc Việt Nam, hôm nay và mãi mãi ngàn sau.
Phần trên của bài viết có trích dẫn một đoạn lấy từ quyển Democracy in America.  Nay xin trích dẫn thêm một đoạn nữa, cũng từ sách đã dẫn, đoạn này tuy được viết ra cách đây 178 năm, vẫn còn là những nhận xét có thể áp dụng cho một số người Việt Nam ngày nay tại Hoa Kỳ.  Quan sát về người dân Mỹ tại lục địa, Alexis De Tocqueville viết như sau:
“The first thing that strikes the observation is an innumerable of men, all equal and alike, incessantly endeavoring to procure the petty and paltry pleasures with which they glut their lives.  Each of them, living apart, is as a stranger to the fate of all the rest, his children and his private friends constitute to him the whole of mankind; as for the rest of his fellow-citizens, he is close to them, but he sees them not; he touches them, but he feels them not; he exists but in himself and for himself alone; and if his kindred still remains to him, he may be said at any rate to have lost his country.”
(Điểm đầu tiên đập mắt vào sự quan sát là con số đông không đếm xuể những người, tất cả đều bình đẳng và giống y hệt nhau, không ngừng mải mê theo đuổi những thú vui nhỏ nhoi, vô nghĩa, đến mức độ phủ phê.  Mỗi một người, sống riêng rẽ, hoàn toàn xa lạ với những người khác.  Đối với số người này thì chỉ con cái họ, và bạn bè riêng của họ, là tất cả nhân loại; với những đồng bào của họ, thì tuy họ có gần nhưng không thấy; có tiếp xúc nhưng vô cảm; họ sống đó nhưng chỉ sống cho họ; và cho dù họ vẫn còn những thân quyến xung quanh, ta có thể xem như họ đã đánh mất quê hương).
(Democracy of America, Alexis De Tocqueville, Part II, Book Four)
Giặc đã tới.  Nước nhà đang lâm nguy.  Tương lai của cả một dân tộc đang bị đem bán cho giặc để đổi lấy lợi riêng cho đảng Cộng Sản và cho cá nhân đảng viên, gia đình, bè phái.  Nếu người Việt thế hệ này chỉ biết lo gây dựng và bảo vệ tài sản riêng thì ai sẽ gây dựng và bảo vệ gia tài chung mà ông cha tổ tiên đã để lại? Xin hãy xét lại lối sống với đồng bào, sống nhờ đồng bào nhưng lại vô cảm (He touches them, but he feels them not- Alexis De Tocqueville). Quá khứ, hiện tại và tương lai đều quấn quyện vào nhau trên dòng lịch sử. Hiện tại vừa là sản phẩm máu và nước mắt, lẫn với công trình dựng nước lẫy lừng của Tổ Tiên, vừa là mầm sống yêu thương, hãnh diện cho thế hệ mai hậu. Như vậy mỗi chúng ta, sống trong hiện tại, hiển nhiên có hai nghĩa vụ: nghĩa vụ tạ ơn Tổ Tiên đã chết cho quyền sống của dòng giống Lạc Hồng, nghĩa vụ đối với con cháu ra đời từ những giọt máu nồng ấm của chính chúng ta.
Hoạ Bắc xâm trên quê hương Việt Nam hiện nay là thanh âm, từng ngày một, vang vang trong tâm thức mỗi chúng ta, thôi thúc chúng ta phải lên tiếng đòi công lý: Bởi lẽ khi kẻ cướp cưỡng chiếm ngôi nhà của ta, nếu ta không phản kháng quyết liệt, thái độ thụ động của ta sẽ bị công lý và công luận thế giới ghi nhận hoặc ta không phải là chủ ngôi nhà, hoặc là ta đã từ bỏ quyền sở hữu chủ trên căn nhà của ta. Trong cả hai hoàn cảnh pháp lý đó, chúng ta sẽ là người vĩnh viễn mất căn nhà! Nhà Việt Nam, nhà của Tổ Tiên Việt Nam, nhà của mỗi đồng bào Việt Nam. Nhân cách làm Người, lương tâm làm Dân hối thúc tất cả người Việt Nam trong cũng như ngoài nước hãy quyết liệt phản kháng giặc Bắc xâm Trung Cộng, phản kháng Cộng Sản Việt Nam bán nước. Hình thức phản kháng rõ ràng nhất, vang dội nhất chính là sự thể toàn dân Việt Nam một lòng nắm tay nhau tấn công Trung Cộng và Công Sản Việt Nam trên các trận địa chính trị, kinh tế, ngoại giao, truyền thông… và trên bất kỳ trận địa nào mà người Việt Nam có khả năng.  Đó là công lý của loài người. Đó là tim óc của người yêu nước được diễn tả bằng hành động cụ thể.
California, ngày 21 tháng 7, 2013
© Phan Quang Tuệ-Đỗ Thái Nhiên
© Đàn Chim Việt

Tầm vóc hạt thóc hay tinh thần ’oằn lưng cõng phí’

(Trái hay Phải) - Mỗi kilogram thóc hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long có giá chỉ từ 4.000 – 5.000 đồng/kg, tuy nhiên trên mỗi hạt thóc tính ra có từ 20-50 loại phí khác nhau để làm ra được một hạt thóc.

Theo thống kê sơ bộ, các loại phí trên một kilogram thóc gồm: Giống, phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, tiền công làm đất, cấy, gặt, tuốt lúa, vận chuyển từ ruộng về nhà, thủy lợi phí, tiền điện, tiền bơm nước, tiền công tổ thủy nông, công bảo vệ đồng, điều hành phòng chống bão lụt, nạo vét kênh mương, công điều hành của trưởng thôn, sửa chữa trạm bơm, cống đập, đại hội xã viên (tham gia Hợp tác xã), kiểm kê, quản lý, khoa học kỹ thuật, quỹ diệt chuột, lãi suất vốn vay...

Chưa kể, người nông dân còn phải chịu một số lại quỹ, phí khác như: Quỹ công ích, quỹ phòng chống thiên tai, quỹ trẻ thơ, quỹ người cao tuổi, quỹ an ninh, quỹ xây dựng đường giao thông nông thôn, quỹ xây dựng nhà văn hóa thôn xóm, quỹ xây dựng nghĩa trang, xây dựng cống rãnh thoát nước vệ sinh, quỹ công điền, quỹ người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ hội phụ huynh học sinh, quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ xóa nhà tạm... Rồi các loại phí như: phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, tổ chức lễ hội, trại hè, quỹ xây dựng nhà trường...
Một hạt thóc gánh hàng chục lại phí, thuế
Một hạt thóc gánh hàng chục lại phí, thuế
Hay như chỉ với một quả trứng gà, ở Sóc Trăng, theo chủ các cơ sở kinh doanh trứng ở đây, để đưa được quả trứng tới TP. HCM tiêu thụ, chỉ riêng kiểm dịch, một quả trứng phải chịu 3 đầu phí. Phí kiểm dịch lần thứ nhất là khi thương lái chuyển số trứng về cơ sở; Sau khi phân loại, đóng thành cây (1 cây 300 quả trứng) để xuất đi TP.HCM, phải đóng phí kiểm dịch lần 2; Nhập vào TP.HCM phải đóng phí thêm lần thứ 3 mới có thể tiêu thụ được. Đấy là chưa kể các chi phí bỏ ra trong quá trình nuôi con gà đẻ ra một quả trứng.

Chưa kể, theo một điều tra của Bộ NN&PTNT tiến hành năm 2009, tại 135 xã và 117 Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp của 46 tỉnh, thành trên cả nước, kết quả cho thấy, người nông dân ngoài phải nộp các khoản phí, lệ phí theo quy định của Nhà nước còn phải nộp 30 đến 50 khoản phí khác không nằm trong danh mục, chủ yếu do chính quyền địa phương tự đặt ra.

Trên đây chỉ là những liệt kê theo sự hiểu biết nông cạn của người viết, còn thực tế có thể một hạt thóc (chưa tính công đoạn thóc thành gạo và tới niêu cơm mỗi nhà) còn phải gánh nhiều hơn nữa các lại phí, thuế.

Thật đáng khen thay cho tầm vóc hạt thóc Việt Nam. Hẳn hạt thóc kia có điển hình cho tính cách người nông dân Việt hay không, can trường, chịu thương chịu khó, luôn vượt qua mọi khổ ải, chướng ngại để tiếp tục sống và lao động. Mà cứ thế suy ra tiếp, tinh thần hạt thóc hay tinh thần của người nông dân Việt thời nay phải là "oằn lưng cõng phí". Quý vị có đồng ý không ạ?
  • Phạm Thanh

5 TRẺ SƠ SINH TỬ VONG VÀ ĐẠO ĐỨC BÀ BỘ TRƯỞNG

Trong vòng vài ngày đã có 5 cháu bé sơ sinh qua đời. Ba cháu ở Quảng Trị chết sau khi tiêm vacxin viêm gan B, một cháu ở Hà Tỉnh chết chưa rõ nguyên nhân và một cháu ở Bình Thuận cũng vừa mới tử vong sau khi tiêm vacxin viêm gan B.

Trước 5 cái chết liên tiếp thương tâm như vậy không khỏi không làm cho người dân quan ngại về chất lượng y tế vốn đã quá tồi tệ từ lâu nay mà không hề có sự cải thiện.
Ngay sau 3 cái chết của ba cháu ở Quảng Trị, bà bộ trưởng Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến bay vào Quảng Trị để dự lễ khởi công và đi thắp nhang ở nghĩa trang liệt sĩ.
Điều đó đã làm cho dư luận sôi sục. Hình chụp mẫu tin nhàu nát dưới đây đã lan truyền tràn ngập trên mạng kèm theo những lời bình luận nặng nề.



Nhà văn Nguyễn Quang Vinh: Và tôi nói với O thế này, O vào Quảng Trị, cái nơi vừa xảy ra 3 cái chết thương tâm của ba đứa bé do cán bộ ngành O tiêm văcxin gây ra, 3 cái chết làm chấn động dư luận cả nước, và không ít người đã khóc khi đọc tin đau đớn này.
Chưa kết luận nguyên nhân.
Nhưng O là Bộ trưởng, là mẹ, O vào, đi hết nơi này đến nơi khác mà không thèm ghé thăm chí ít là một gia đình có cháu bé bị tử vong thì O quá tệ O Tiến ạ, rất tệ.
Cán bộ y tế - phẩm chất số 1 là không được vô cảm O ạ.
O né báo chí, O né dư luận? Sao phải né? Nếu chưa tìm ra nguyên nhân thì O cứ trả lời đang chỉ đạo tìm ra nguyên nhân.
Còn chí ít O phải vấn an ( dù là hình thức) với người nhà nạn nhân do cán bộ ngành O gây ra chứ?
Sao thế O Tiến?

Nhà báo Mai Mai Hương: Tui chỉ muốn nói là trẻ sinh ra mà các vị không cho nó lớn thành người là chúng nó sẽ oán các vị lắm. 
Nhưng không được lớn thành người thì chúng sẽ biến thành thiên thần. Và các vị biết sức mạnh của các thiên thần thì như thế nào rồi đấy.
Các vị sẽ chẳng yên hết kiếp này đâu. Giữa cái thời sống vội này, chẳng cần đến kiếp sau để nghiệm ra nhân quả đâu.
Các vị sẽ sớm thấy!

FB Động Hoa Vàng:  Ba cái chết cùng lúc của ba đứa trẻ sơ sinh ở bệnh viện Hướng Hóa (Quảng Trị) sau khi tiêm vacxin viêm gan B thiệt là tức tưởi.
Nhìn ánh mắt não nề của người cha đã thấy thương, mở tivi nghe bà của cháu than khóc lại càng thấy thương hơn.
Thế nhưng đâu chỉ 3 em, từ đầu năm đến nay đã có 9 em chết oan khiêng vì vacxin như vậy. Tiêm ngừa để làm gì khi nó liên tiếp lấy đi mạng sống con người nhiều như vậy?
Thế nhưng điều đáng chỉ trích nhất là ba trẻ chết oan như vậy mà lãnh đạo Bộ Y tế không hề lên tiếng xin lỗi, không hề nhận trách nhiệm, không hề nói chuyện từ chức, chỉ cứ "cử đoàn thanh tra, điều tra, sẽ có kết quả".
"Kết quả" chắc chắn sẽ là đâu lại vào đấy, chẳng ai bị gì, còn mạng sống của những đứa trẻ vẫn tiếp tục có thể bị đe dọa như vậy.
Đúng là kêu không thấu trời xanh.

Tuy nhiên mới đây theo VOV đưa tin thì bà Bộ trưởng Tiến có vào làm việc với ngành y Quảng Trị và có chia sẻ với các gia đình nạn nhân(?)
5 cháu sơ sinh đã liên tiếp chết trong bệnh viện!
Có một người dân nhờ tôi nhắn lại với bà Bộ Trưởng như sau:  Để lên được đến bộ trưởng y tế, có lẽ bà đã học rất nhiều thứ đạo đức và mong rằng những thứ đạo đức ấy không làm bà quên đi đạo đức làm người. 5 đứa bé sơ sinh đã liên tiếp chết trong bệnh viện chỉ trong vòng mấy ngày bà bộ trưởng ạ! Đạo đức làm người của bà thể hiện ra như thế nào về sự cố quá sức bi thảm nầy?
 

GỬI O TIẾN.

Tôi và O sinh cùng năm. Tôi cũng đã ngồi nói chuyện với O tại nhà riêng của O ở Khu biệt thự Thảo Điền về Đặng Thùy Trâm.
Nói thế để O cố tình quên cái bản mặt tôi thì cũng khó.
Và tôi nói với O thế này, O vào Quảng Trị, cái nơi vừa xảy ra 3 cái chết thương tâm của ba đứa bé do cán bộ ngành O tiêm văcxin gây ra, 3 cái chết làm chấn động dư luận cả nước, và không ít người đã khóc khi đọc tin đau đớn này.
Chưa kết luận nguyên nhân.
Nhưng O là Bộ trưởng, là mẹ, O vào, đi hết nơi này đến nơi khác mà không thèm ghé thăm chí ít là một gia đình có cháu bé bị tử vong thì O quá tệ O Tiến ạ, rất tệ.
Cán bộ y tế - phẩm chất số 1 là không được vô cảm O ạ.
O né báo chí, O né dư luận? Sao phải né? Nếu chưa tìm ra nguyên nhân thì O cứ trả lời đang chỉ đạo tìm ra nguyên nhân.
Còn chí ít O phải vấn an ( dù là hình thức) với người nhà nạn nhân do cán bộ ngành O gây ra chứ?
Sao thế O Tiến?
(Ảnh lấy bên fb Nụ Cười)