Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Qui trình của độc tài và băng hoại & Tổng Bí thư hoàn toàn tỉnh táo

Qui trình của độc tài và băng hoại

Gần đây, dư luận xôn xao vụ 298kg heroin lọt qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất, bay thẳng qua Đài Loan và bị bắt, bị tịch thu ở sân bay Đài Loan. Cho đến nay, chưa có ai bị bắt, những quan chức có trách nhiệm trong ngành hải quan, an ninh đều cho rằng đó là một sai số “luồng xanh” bởi những chiếc loa thùng có chứa heroin bên trong này do một công ty có uy tín, chưa bao giờ vi phạm pháp luật ký gởi…
Và, ngay cả cái công ty được xem là “chưa vi phạm pháp luật lần nào, hàng hóa an toàn” ấy cho đến bây giờ vẫn chưa hề hấn gì, chưa có ai bị bắt, chí ít là bị triệu tập đề điều tra, xét hỏi (với pháp luật hiện hành, ngành an ninh hoàn toàn có quyền bắt hoặc triệu tập để điều tra, xét hỏi bởi qui mô tội phạm vô cùng trầm trọng). Dường như chưa có tín hiệu nào cho thấy ngành an ninh, nhà nước và Đảng quan tâm về vấn đề này.
Ông Cục phó Hải quan thành phố Hồ Chí Minh cũng nói được đúng một câu là mọi nhân viên hải quan và công cụ hỗ trợ của sân bay Tân Sơn Nhất đã thực hiện đúng qui trình, nếu có sai chăng thì do máy móc, cụ thể là cái máy soi, mà máy soi cũng không phải của hải quan, nó là máy của an ninh sân bay. Trong khi đó, an ninh sân bay thì bị hỏng máy. Mà máy hỏng thì không thể nói là “sai qui trình” được, bởi nó hỏng thì nó đã được nằm ngoài qui trình. Trách nhiệm này nếu có chăng là thuộc về chó nghiệp vụ. Nhưng bữa đó, vì “luồng hàng xanh” nên chó nghiệp vụ cũng được ở nhà ăn uống, ngủ nghỉ theo đúng qui trình.
Nói chung là đúng qui trình, thường thì cái gì đúng qui trình cũng đều hợp lý cả. Ví như miền Trung bị ngập lụt, chết và mất tích gần 50 người, nhà cửa đổ nát, màn trời chiếu đất cũng là đúng qui trình. Bởi vì, cái chết, sự mất mát này có nguyên nhân từ một hành động đúng qui trình, đó là xả lũ đúng qui trình. Mà một khi xả lũ đúng qui trình thì mấy cái đập không có lỗi, người xả không có lỗi và đương nhiên người điều hành thủy điện không có lỗi. Suy xa hơn một chút là ngành điện lực không có lỗi, nhà cầm quyền cũng không có lỗi. Bởi vì, không thể bắt lỗi thủy điện một khi xả đập đúng qui trình, mà thủy điện xả đúng qui trình thì làm sao kiện nhà cầm quyền về tội giám sát sai qui trình được?
Như vậy, người dân chỉ còn nước tự an ủi mình là sụp nhà đúng qui trình, ngập bùn đúng qui trình, ngập úng đúng qui trình, khóc lóc đau khổ đúng qui trình, mất mát đúng qui trình, chết chóc đúng qui trình… Cuối cùng, mọi thứ đều coi như xong, nếu có lỗi là cái qui trình nó lỗi. Nhưng cái qui trình là gì thì đến trời cũng không biết được, chỉ có cán bộ mới biết thôi, đố ai mà biết được (công lao bác Hồ!)!? Mà nếu không bắt lỗi được “qui trình” thì xem như huề cả làng!
Và, hầu như mọi chuyện, nếu chịu khó xâu chuỗi lại những vụ án oan sai, những ái chết oan ức trong đồn công an và những phi vụ kinh tế làm tổn hại đến an sinh quốc gia như vụ Vinashine, Vinaline, nạn tham nhũng… Đều đúng qui trình!
Nếu như những vụ án oan sai là do bản thân người “chịu án” không may mắn, thì những cán bộ điều tra lúc nào cũng đúng qui trình cả, bằng chứng của việc đúng qui trình này là khi vụ án bị phanh phui, trả oan cho người vô tội thì cấp trên của cán bộ điều tra xét hỏi vẫn trả lời rằng thuộc cấp của họ đã làm đúng qui trình điều tra, xét hỏi. Đó là chưa nói đến những vụ chết người trong trại giam, kể từ năm 2009 đến nay, đã trên 30 người chết trong xà lim tạm giam, thân mình bầm dập, chấn thương đa cấp. Nhưng nguyên nhân chết vẫn là “chịu không nổi mặc cảm tội lỗi nên tự tử”. Nói chung là ngành công an đã làm đúng qui trình chết là do “chịu không nổi” cái qui trình ấy.
Nói xa ra ngoài đường, hiện nay, từ Nam chí Bắc, đi đâu cũng thấy công an giao thông đứng đường, chặn bắt xe, vòi vĩnh tiền của người đi đường, thậm chí cảnh sát cơ động cũng ra đứng đường, chặn xe và cướp cạn. Nhưng một khi những vụ việc này bị phanh phui, câu trả lời cũng sẽ là đúng qui trình, không có đồng chí nào phạm tội cả!
Vì lý do, các đồng chí công an giao thông ra đứng đường, đứng trạm, kiểm tra xe đều có giơ gậy, chào hỏi, sau đó kiểm tra giấy phép lái xe, nếu có giấy phép thì chuyển sang kiểm tra giấy bảo hiểm xe, nếu có thì lại chuyển sang xem giấy tờ thử có phải xe chính chủ hay không, mà đến đây vẫn đầy đủ thì kiểm tra đèn, bản số thử có đèn nào không đỏ, bản số có mờ không, nếu vẫn tốt thì lại kiểm tra phanh, kiểm tra phụt… Cứ thế, mười phút sau là có ngay cái để phạt. Hoàn toàn đúng qui trình! Chẳng qua do người đi đường sợ phạt quá nên dúi tay cho cán bộ, chứ cán bộ thì luôn làm đúng qui trình pháp luật!
Và cứ thế, cao hơn là cấp trung ương, cấp chính phủ, vấn đề nhập vào, tách ra rồi lại nhập vào của Vinashine, Vinaline đều đúng qui trình, không có ai sai cả. Vì sao? Vì khi thành lập, nó đã thành lập, vay vốn, huy động vốn đúng qui định của Chính phủ, đến khi phát hiện ra thua lỗ, tham nhũng, thì bắt lãnh đạo của nó đúng qui trình.
Sau đó, lỗ quá, lại khất nợ với nước ngoài, chuyển đổi hình thức, và sát nhập… tất cảc cá thao tác này đều đúng qui trình. Chính phủ không có lỗi vì chính phủ đã thành lập, sát nhập và theo dõi nó (chết) đúng qui trình.
Cái sai qui trình luôn thuộc về nhân dân, do nhân dân đã theo dõi, đã đóng thuế, đã chịu khổ chịu nhục mấy mươi năm nay, lẽ ra phải chịu câm chịu điếc luôn cho khỏi mệt đầu, và cứ sống như những con lợn trong chuồng, cho gì ăn nấy, bảo gì làm nấy, đặt đâu ngồi đấy theo đúng “tinh thần hiến pháp và pháp luật” thì hà cớ gì phải biết chuyện, hà cớ gì phải đau đầu trước vấn nạn tham nhũng nhà nước, hà cớ gì phải biểu tình chống bành trướng Trung Quốc, hà cớ gì phải kêu gọi dân chủ? Dân khổ vì dân đã đi sai qui trình. Cái qui trình lớn nhất mà nhà nước, đảng Cộng sản Việt Nam thiết lập chính là qui trình “không có gì” (một nửa vế của “không có gì quí hơn độc lập” mà sau ba mươi mấy năm, Đảng đã thực hiện được phần “không có gì” với một đất nước không còn gì).
Và, một khi qui trình này tồn tại, thì bất cứ qui trình nào của đạo đức, phẩm hạnh, công lý, sự tử tế, tính vị tha và lòng tự trọng sẽ không được phép ngoi đầu tồn tại. Không tin thì nhìn vào lũ lụt miền Trung, nhìn vào Vinashine, nhìn vào trẻ em chết vì vaccine, nhìn vào 298kg heroin lọt qua cửa sân bay, không tin thì nhìn vào kì hop quốc hội vừa qua và cuộc điều chỉnh sửa đổi hiến pháp rất đúng qui trình, gần 100% phiếu thuận… Tất cả đều đúng qui trình! Vì nếu sai qui trình, lấy đâu ra một số lượng heroin khổng lồ như vậy để đưa ra nước ngoài? Ngoài số lượng vừa bị phát hiện, còn bao nhiêu kí lô ma túy đúng qui trình chưa bị phát hiện?
Cái chết của nhân dân, sự băng hoại của lớp trẻ do ma túy, xì ke, sự lũng đoạn kinh tế, sự oan ức, tức tưởi của dân oan, sự mất trắng gia sản vì cướp bóc trắng trợn của đám quan chức địa phương và dự án ma… đều đúng qui trình cả! Vì đây là qui trình băng hoại tận gốc rễ dân tộc Việt Nam để đến một lúc nào đó, các “đỉnh cao trí tuệ” sẽ thống lĩnh, chăn dắt nhân dân như chăn dắt một bầy cừu khờ khạo và khi thích thì cho ăn, khi cần thì giết thịt. Đó mới là qui trình đích thực của nhà nước độc tài Cộng sản!

Xích Tử - Tổng Bí thư hoàn toàn tỉnh táo.

Xích Tử
Tác giả gửi cho Dân Luận
Sau khi cầm gậy chỉ huy đe nẹt để 486 người dự họp “Quốc hội” là đảng viên đảng cộng sản bấm nút thông qua “Hiến pháp”, ông Chủ tịch nước sửa soạn bút để ký công bố nhanh; ông Tổng Bí thư đi gặp gỡ cử tri để chào hàng.
Tại quận Ba Đình, Hà Nội, ông đã có những phát biểu lạ, rất ấn tượng, đến mức một số blogger bình luận gia cho rằng ông bị tẩu hỏa nhập ma.
Tôi thì không cho là như thế. Những phát biểu của ông về vấn đề tham nhũng khi được nhiều cử tri, nhất là cử tri có máu mặt, nổi tiếng là thâm thúy ở một quận trung tâm của đất Tràng An đặt ra, là hết sức tỉnh táo, với tư thế của người chiến thắng.
Trước kỳ họp “Quốc hội”, vấn đề nói trên được đưa ra trên nhiều diễn đàn, trong đó có hội nghị trung ương 8, với những bàn luận, đánh giá gay gắt. Kết luận của Hội nghị ghi “Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt được mục tiêu ngăn chặn, từng bước đẩy lùi” chứ không nhẹ nhàng ở mức “ngứa ghẻ” mà ông Tổng đã nói trước đó; bản kết luận cũng xác định nhiệm vụ tiếp tục “đẩy mạnh” công tác này trong năm 2014 và phần còn lại của nhiệm kỳ XI. Đó là lời hứa của đảng khi chưa thông qua “Hiến pháp” sửa đổi.
Thế nhưng, một khi đã thông qua được “Hiến pháp” rồi, bằng những phát biểu của mình, ông Tổng Bí thư đã thể hiện sự hài hước một cách không nghiêm túc nhưng hoàn toàn tỉnh táo của một người đã giành được chuôi dao, một người thắng cuộc, chuẩn bị cho một cuộc trở cờ, chạy làng.
Với phát biểu rằng sắp xử án tham nhũng, bà con chờ xem, ông biến một trong những hoạt động tư pháp quan trọng đối với tội phạm tham nhũng mà cả nước nóng ruột chờ đợi trở thành vở kịch, trò giải trí không hơn không kém. Có người xem ông như một người viết tiểu thuyết chương hồi nhiều tập với “hồi sau sẽ rõ” và “nên có thơ rằng”; riêng tôi thì vì có xem cảnh ông cười rất tươi trong buổi gặp gỡ với số “cử tri”có chọn lọc của ông, tôi có cảm giác như ông đang tham gia một gánh mãi võ Sơn Đông lãng vãng ở các chợ miền quê ngày xưa, với trò ảo thuật nội công mà trước đó chủ gánh võ rao tất to “mua zô, mua zô...” và chờ xem.
Còn khi ông nêu việc hối lộ, tham nhũng trong chuyến đi thỉnh kinh của Đường Tăng, xem đó là chuyện phổ biến đương nhiên từ ngày xưa ngay cả trong giới tăng lữ cõi Phật và do vậy cần phải xem xét tham nhũng một cách biện chứng, khoa học thì rõ ràng ông rất nghiêm túc và tỉnh táo trong việc tự khoe sự thiếu hiểu biết nhưng thừa thái độ xem thường nhân dân của mình. Bởi là một cử nhân ngữ văn, ông thừa biết chi tiết mà ông nêu làm gương là chuyện hư cấu của tiểu thuyết và kịch bản phim với hai tác giả sống ở hai thời đại khác nhau. Khi nhà văn dựng nên chi tiết đó, không chắc hẳn là việc có thật trong chuyến thỉnh kinh của nhà sư đời Đường; và nhà văn có ngụ ý riêng khi phản ánh vấn đề thời đại của họ vào chi tiết của truyện/phim, cũng như chi tiết tương tự trong Truyện Kiều, rồi một nhà thơ sau đó khích vào thời buổi của mình “Có tiền việc ấy mà xong nhỉ / Đời trước làm quan cũng thế ru ?”.
Nhưng khi ông lấy chi tiết đó làm ví dụ, ông lại hiểu đó là sự thật lịch sử, nên hiện tượng này có từ lâu, và do vậy, có tính tất yếu, cần phải nhìn biện chứng và khoa học. Đến đây, ông lòe nhân dân bằng ngôn ngữ macxít lêninit, và lừa nhân dân rằng, vấn đề tham nhũng còn cần phải nghiên cứu, chưa thể kết luận được, và chưa thể giải quyết ngay được như đã hứa trước đó và rất lâu rồi. Với cách nói đó, ông gián tiếp chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng, trong đó, vừa có phương án có lý có tình, không gây ân oán thù oán trong vụ CIPUTRA của ông, vừa nhắc nhở việc ông kiên trì ủng hộ để ông Bí thư Thành ủy Hà Nội trở thành Tổng Bí thư tương lai v.v...Xa hơn nữa, ông gián tiếp giao nhiệm vụ cho Hội đồng lý luận trung ương và các cơ quan nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn đăng ký chương trình nghiên cứu khoa học quốc gia về tham nhũng, trong đó phải định nghĩa chính xác về tham nhũng, nguồn gốc, bản chất, lịch sử hình thành và phát triển của nó, tính giai cấp, tính đảng, tính dân tộc của tham nhũng, phân biệt tham nhũng tư bản chủ nghĩa và tham nhũng xã hội chủ nghĩa, cuộc đấu tranh ai thắng ai, một mất một còn giữ hai loại tham nhũng này; dự báo con đường vận động lịch sử của tham nhũng trên thế giới và ở Việt Nam để họa chăng chủ nghĩa xã hội có hoàn thiện vào cuối thế kỷ XXI.
Hoan nghênh sự tỉnh táo minh triết của ông Tổng Bí thư.
Xích Tử

‘Hịch’ Tiến sỹ giao thông vận tải !

                                        <(From: Ts. Trần Đình Bá)>
Ngay sau kỳ họp thứ 6 QH XIII, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã có cuộc họp  Ban cán sự Đảng Bộ ngày 3/12, chấn chỉnh lề lối, kỷ luật làm việc của cán bộ, công nhân viên Bộ GTVT trước thực trạng trì trệ hiện nay  http://www.giaothongvantai.com.vn/giao-thong-phat-trien/quan-ly/201312/chan-chinh-le-loi-lam-viec-cua-can-bo-nganh-gtvt-423660/. Nhân sự kiện này TS Trần Đình Bá – hội Kinh tế & vận tải ĐSVN và hội Khoa học kinh tế VN chính thức công bố “ Hịch Tiến sỹ GTVT “ nhằm đánh thức trách nhiệm của tất cả các tiến sỹ trong ngành GTVT !
Bài hịch này đã được bái đường xin phép Đức Thánh Trần tại đền thờ Người !  Tác giả đã gửi bức thư đặc biệt và bài Hịch này đến các vị Lãnh đạo cao nhất của Đảng – Nhà Nước –Quốc Hội - Chính phủ  và các cơ quan có trách nhiệm để biết nguyên nhân của thảm họa giao thông quốc gia và giải pháp cứu nguy , đồng thời chỉ thằng vào trách nhiệm chính trị của tất cả các Thứ trưởng – Cục vụ viện chuyên vận ở bộ GTVT để tự sửa mình cho xứng với sự hy sinh của biết bao thế hệ để có hệ thống giao thông hiện nay nhưng đang bị siêu lãng phí ! 
       Tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm  trước lịch sử , kỷ cương và luật pháp về nội dung bài Hịch này và xin được công bố rộng rãi cho các hãng thông tấn báo chí để nhân dân được biết và giám sát sự nghiệp ‘ Đổi mới ‘ tại Bộ GTVT để giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông !                          
      ‘Ta thường nghe’(1): Vì ‘Hiền tài là Nguyên khí quốc gia …’Chu Văn An dâng sớ trảm thất nịnh thần , Lương Thế Vinh khiến Chu Hy thẹn ngửa mặt than trời ‘nước Nam quả lắm nhân tài ’. ‘Gióng 2X ’dép lốp, cưỡi chim sắt-vung roi sắt diệt ‘siêu pháo đài bay ’ hóa tiền nhân Á châu ‘thăng’ vũ trụ .Toán Việt vạch lộ Apolo ‘đáp nguyệt cung’, ‘xẻ bổ đề’ giật giải Fields khiến đa cường quốc lại …‘than đời ’!
    Huống chi ta cùng các ngươi sinh ra ’ Sơn –Hà lìa đôi  máy chém lê khắp nơi ,người ái quốc đầu rơi máu chảy. B52– bột độc dioxin – lửa napan -lân tinh đẩy dân ta về ‘thời đồ đá’,nhi đồng mủ rơm đến trường cũng bị bom giặc hỏa thiêu...
     Ta hờn căm ‘xếp bút’ tiếp Đặng Thùy Trâm – Nguyễn Văn Thạc …làm biển người rực lửa,súng thép dương lê thề ‘Quyết tử -Trường sinh’ . Diệt giặc mà đi-mở đường mà tiến,tạc Trường Sơn -biển Đông - trời Lam ‘huyền thoại Đường mòn…’!
    ‘Ví thử’ thiên Tiến sỹ chuyên Vận, thời @  hội nhập mà gan TO như  ‘Vua thỏ’, lại ‘Đại Lãn chờ ngoại’chuyên ‘ngâm cứu sâu’ cổ vật , làm ‘cái Mõ’-ăn theo-nói leo ‘lobby’siêu dự án tâm linh  lên Trời ,‘thì lấy gì sử sách cho muôn đời bất hủ được’?
    ‘Các ngươi vốn  dòng’ quan liêu ‘lên Mecxe xuống Camry’ nên mờ chính sử,lại ham vui ‘nên nửa tin nửa  ngờ- nay ta’ trực chỉ bê bối giao thông ‘mà nói’: Nguyễn Huệ chỉ áo vải cờ đào ‘tam nhân nhất võng’thần tốc đại phá ngoại xâm - bình yên sông núi  ’.Trần Đại Nghĩa- Phạm Ngọc Thạch- Đặng Văn Ngữ …bỏ Paris -Tokyo hoa lệ về ‘rừng thiêng Đại tướng’nếm mật nằm gai làm ‘Âm vang Điện Biên chấn động địa cầu’. Lính sinh viên như ta :‘Rồng lửa vác vai’, lái MiG- SAM hạ gục B52, phá thủy lôi – từ trường -hàng rào điện tử McNamara, lấy sao trời định hướng ‘ tàu không số’ vào tận Vũng Rô- Hồ Tràm-Đất Mũi ,mở không lộ xuyên  Đông Dương- kiến thiết cầu treo, đường ngầm , ống xăng dầu, phi đạo bí mật giữa tâm lửa Quảng Bình oanh kích hạm đội Bảy ‘ra sao’để ‘Vận tải Anh hùng’mãi mãi lưu danh!            
   ‘Huống chi các ngươi’  yên bề du học :Liên xô – Ba Lan -Trung- Hung-Bun - Tiệp- Đức - Anh-Pháp-Ý…, nảo bộ ‘đặc tiến sỹ’ lại để dân tộc yêu Hoa sa chân vào Đại họa , nhất tuần ‘rớt phi cơ’ ,nhất nguyệt tử thiên - nhất niên tử vạn người thiêu 2 tỷ Mỹ kim,để mặt trận ‘tan tác ’rồi gào kêu tá điền-gái góa giải cứu nhục nhả thế sao ?!
   Ba thập kỷ phò xin tư vấn ngoại ‘bốc thuốc’ bệnh trọng thêm , siêu dự án xa xỉ toàn ‘tỷ đô’mà sức dân có hạn khác nào ‘lấy thịt mà nuôi hổ đói ’,nợ ODA chất cao như núi hóa gông xiềng nô lệthì tránh sao cho khỏi tai họa về sau ’!
   ‘Ta thường tới bữa quên ăn ’ , hận vì nhục ‘nước mất -nhà tan’ dẹp xong mà nay đớn đau vì ‘đi lại’ !‘Ta’ thề giữa thanh thiên bạch nhật: Sẽ ‘xếp laptop’ xông ra trừ họa cứu Dân,dù máu nhuộm đỏ thiết lộ,phi trường, hải cảng ‘thây gói trong’ bao nilon màu xanh hai lớp (2)ta cũng nguyện xin làm’!
    Các ngươi ở ’ bát thập đại lộ Đức Thánh vượng khí (3) , ‘đến hẹn lại lên’ mài mòn ‘ghế nhiệm kỳ’ ,nắm Ngũ binh ‘thiên thời  địa lợi  nhân hòa’ nhất thế giới . Thiếu vốn Chánh phủ cấp, ‘chức thấp‘phong Thứ -Cục-Vụ -Viện trưởng – phó  ,‘Lộc ít’ có lương,lễ  tết có thưởng , doanh nghiệp biết ‘văn hóa bao thơ’ ai nở vô ơn !
     ‘Đi bộ ’ xe tân thời, lộ cao tốc nhiều làn ,đầu máy hỏa xa điện tử  4000CV nhất toàn cầu . ‘Không lộ ’chục phi trường quốc tế, phi cơ toàn phản lực Boeing-Airbus-Fokker , ‘Đi thủy’ có thuyền phà cao tốc, cảng biển nhiều hơn 27 nước EU tàu ‘chuẩn Queen’, ‘lâm hiểm nguy’ được ‘tái cơ cấu ’ , cần vốn lớn có bảo lãnh tín dụng thư (L/C) vay nóng Mỹ– Âu – Anh (£) kim ,  ‘So với’  siêu bộ Quốc phòng – Công an – Ngoại giao …, ưu tiên an sinh Y tế -Giáo dục   được nhất nào có kém ai’?      
    Nay các ngươi’ để giao vận suy thoái A tới Z , rối như ‘gà mắc tóc’, để ‘bế mạch hoại tử’- chết  người hơn mọi nội chiến- thiên tai- đại dịch  mà không biết lo’ !
   Tầm nhìn‘Ếch soi đáy giếng’, tư duy tiến sỹ giáo sư kém Hai Lúa‘mà không biết tức’!
    Để cử nhân ngoại khiến như ‘công cụ biết nói ’,làm nô lệ ‘đào mỏ’kho tàu biển –đường bay -đường sắt‘rác thải bốc mùi ’, ăn no ‘bánh vẽ’- ‘leo cột mỡ’ nhiều siêu dự án ODA ‘tiền Chùa’ lãng phí tới mức làm nghèo Đất nước - mà không biết nhục ’ !
   Tiến sỹ là vua trí thức - Giáo sư là thầy thần dân mà cơ nghiệp ‘Cánh đồng hoang’,tự ‘troitay .com.vn’ trùm mền rên rỉ cầu xin hiến kếmà  không biết thẹn ’ !
     Ta tới Hội trường D (Nhâm Thìn 2012) theo sớ Bộ mời trực chỉ truyền dạy : ‘Phương pháp toán Vàng -Dự án không vận siêu lợi ’cứu giao thông , vậy mà  tam bách tiến sỹ  ngơ ngác …‘nghe sấm’, lại kiêu : ‘Biết rồi – không có gì mới’ ! Hiệu quả không lộ ‘tơ-lơ-mơ’, thì xưng danh ‘thạc sỹ - tiến sy’ Thứ- cục-vụ viện – trưởng phó … cái nổi gì !? Ta buồn đau cho Sơn-Hà - Xã -Tắc có ‘Titanic’chở thiên Tiến sỹ chuyên vận trí tuệ vong đến vậy , lại ‘vô văn hóa giao thông’làm hổ danh bát thập nhị (82) bia đá Văn Miếu cùng thập lục thiên ( 16 000) Tiến sỹ - cửu thiên (9 000)  Giáo sư Viện sỹ nước nhà !
    ‘Có’ quan mê trái banh triệu đô - ván cờ 5 tỷ ‘làm thích’ , ‘chuyển giới’ phi trường quốc tế thành sân golf , móc đối tác ‘nhân bản’siêu dự án , moi két ‘tiền khả thi’ vốn đối ứng Chánh phủ xuất ngoại như đi chợ ‘để làm vui’ .
   Hàng không ‘khóa cửa đốt nhà’soái ngôi Chúa Chổm ,chập ‘check in’hỗn loạn chợ trời,trễ ngày qua đêm thành ‘sorry airline’, phi cơ - phi công thuê ‘từ khô đến ướt’,‘nội soi’ giỏi nhất thế giới qua cửa 600 bánh heroin ,tiếp viên ‘xách tay ’ tới bạo hành,thị phần ‘đội sổ’ , nợ tín dụng thư L/C  ‘dày như từ điển bách khoa ’hóa ‘Vina airline ’!
    Thiết lộ thực dân ‘hợp giao’tà vẹt phát xít ‘băng băng như rùa- lật như xiếc ’tiền mất tật mang 2 tỷ Mỹ kim hóa Vina railways.’Có’vị nghiện ODA đến ăn ,ngủ …mơ cũng ‘Cao tốc đi tắt đón đầu -thẳng tới hiện đại ’, khen trẻ em đu dây vượt sông là sáng tạo bất ngờkhiến nghị sỹ , cử tri ,ngoại kiều một phen ‘vở bụng ’!
   Cảng Biển không kết nối thiết lộ làm đường bộ tan nát, vô dụng với hành khách,tàu viễn dương toàn ‘đồ cổ tân trang’thành phế liệu hóa‘nhị đại Vina…! Sân bay ,thiết lộ, hải cảng chỉ 1% thị phần siêu lãng phí ,lại còn ‘nhân bản ’chục siêu dự án ĐSCT,  138 sân bay , 320 cảng biển chồng lên nhau giành quán quân ‘Phá gia chí tử’! 
    Làm Tiến sỹ Thứ - cục- vụ- viện…Tham mưu , giúp việc Bộ trưởng quản lý Nhà nước quy hoạch ,phát triển công nghệ…mà ảo thuật lừa dối ‘đồ cổ tầm nhìn 2050’ ‘thọc gậy bánh xe’ cản phá sáng tạo chống lại đường lối Đổi mới Đảng thì khác gì kẻ phản nghịch, lại ‘vẽ- tô ’ dự án ma lừa Chánh phủ ‘rút ruột’ngân sách là ‘Lưu manh học vị cao’ phạm ‘khi quân’ thì quan chức thứ cục vụ viện… đáng bị‘trảm’ trước cả ‘võ quan’ PMU18,CPI, Vinashin , Vinalines... ‘lúc bấy giờ các ngươi muốn ăn chơi thỏa thích nữa,phỏng có được chăng’!?
    ‘Nay ta bảo thật ’ : Kìm hãm đường sắt  –đường bay – đường biển thành ‘Tứ đại Vina’ vô dụng gây quá tải trên đường bộ là ‘giết người không gươm giáo’trời sẽ không dung!Thảm họa như ‘Lửa cháy Thành Đại La’lan khắp chẳng nể mặt các ngươi !Lấy điều:Tích phúc được phúc ,tích họa ắt gặp đại họa ‘mà  làm sợ’! Ta lấy lòng nhân ái  khuyên: Cảnh giác tránh xa lừa đảo quốc tế, hủy ngay các dự án ‘ma’, dẹp trò lợi mình mà hại cả Dân tộc để biết nể vòng lao lý ! Làm Thứ -cục- vụ viện :‘Việc có lợi cho Dân phải hết sức làm,có hại cho Dân phải hết sức tránh‘,(4) biết chuyên tâm nghiên cứu sáng tạo,  dũng cảm ‘dám làm dám chịu’như ta mới xứng danh trách nhiệm !
    ‘Chẳng những’hiến kế tầmquốc sách’ của ta sẽ thủ tiêu kho rác công nghệ ĐS ‘bốc mùi’  ,Hàng không ‘Chúa Chổm’,Cảng biển dở hơi …!
    ‘Chẳng những’ Dự án Nâng cấp thiết lộ 1.435(5), Toán Vàng không vận tiết kiệm sức dân hàng chục tỷ Đô , làm tăng vọt thị phần giảm tải để bộ hành bớt tai nạn, dân thỏa sức lưu thông,các Doanh nghiệp có lợi nhuận thoát lỗ  , Chánh phủ lợi thuế  kinh tế QP-AN -an sinh xã hội tăng .Gái có công chồng không phụ ‘ta được’ tiếng – ‘các ngươi’ có miếng . ‘Ta thỏa ‘ vì Dân thì ‘các ngươi’ thoát ‘bí bách sinh đạo tặc’.‘Cái thân ta’ công vụ -thăm thân lưu thông  an nhàn thì quan lộ ‘các ngươi’ thênh thang ,‘chẳng những ta được’ Nhà nước - Chính phủ- bộ Vận ban khen thì ‘các ngươi cũng’  lên hương , ‘ta’ vẹn ‘ Trí – Tâm’ thì ‘các người cũng’ Công thành-Danh toại !
    ‘Lúc bấy giờ các ngươi chối từ’ cùng ta và Đinh Bộ trưởng- La Thăng đệm ghi ta hát  Bài ca  Giao thông vận tải (6)liệu có được chăng !?
    ‘Nay ta chọn binh pháp nhiều nhà, cùng ’nghiên cứu ‘của ta hợp tuyển  :  CHIẾN LƯỢC GIAO THÔNG VIỆT gồm: Sơ đồ tổng thể -nghệ thuật‘Ngũ binh hợp thành’, thuyết ‘Trục giao thông Quốc gia,Toán vận Vàng …đều là’ Nguyên khí tầm Quốc sách – Chiến lược để ‘đột phá quyết liệt – Đổi mới đăng quang ’!    ‘Nếu các ngươi biết chuyên tâm’ sách ta sẽ tự hào là ‘Tiến sỹ nhân dân’.‘Nhược bằng làm trái ‘ thì suốt đời rau là ‘đó rách ngáng lỗ ’- là tội đồ mang nợ máu!                                            
               Vì sao vậy ư ?’ Giao thông là hệ Tuần hoàn ‘ nhất đặc mệnh’,tắc nghẽn sẽ nhồi máu đột quỵ chết ‘bất đắc kỳ tử ’, chí ít ‘bán thân bất toại’ loạn tâm thần. Có giặc Xâm tràn tới sao kịp cơ độngVũ khí nặng -Binh lực đông phòng thủ thì ‘vận Nước’ trôi về đâu? lúc đó các người khác gì ‘TrọngThủy -Mỵ Châu đã trao nỏ thần’ lại còn ‘nối giáo…’!    
   Hãy lấy thảm họa Bàu Cá ,S1, E1,cầu Gềnh- Cần Thơ, ‘Vinalines-Saigon Queen’ , Cần Giờ …  cảnh quá tải - hành khách vật vã ở phi trường nhà ga  , nhồi nhét như súc vật trên tàu - xe , bê bối PMU 18, CPI, ‘Vina…’ mà sám hối. Khổ đau thần dân là tội ác , hạnh phúc muôn Dân mới là của cải , Nhục -Vinh là đâu  khôn hồn chọn lấy !?  
    Hãy nhìn ‘Trục Năng lượng quốc gia ’ trên Trường Sơn chót vót để hiểu ‘Gan’ta đang dám nhận trách nhiệm trước Đảng , Nhà nước , Quốc hội , Chính phủ và Bộ Vận lập Kế sách 365 ngày đêm thần tốc hiện đại ĐS quốc gia , để biết Tiến sỹ- Giáo sư ‘thứ cục vụ -đại học viện’ – tập đoàn  chuyên vận … lâu nay bạc nhược cở nào!
   ‘Nếu vậy rồi đây ta’ đại thành công thiết lộ 1.435 nối mạng quốc tế ,không vận có lãi tăng vọt thị phần… thì các ngươi để thẹn muôn đời  há còn mặt mũi nào trong cõi Trời che Đất chở này nữa’ ! 
     ‘Cho nên’ ta đã quỳ dưới chân Đức Thánh vạn lần ,thỉnh bằng được khẩu khí Đại Vương thổi hồn thiêng vào ‘Hịch’, bái vọng ‘Đại-Đại tướng nhiều Đại thắng(7) xin chỉ lệnh ‘Thần tốc- táo bạo ’ nhằm kích động ‘Anh hào dân tộc’để các ngươi mở to mắt trước gương truyền thống mà soi trách nhiệm, lấy ‘Thế giới quan- Nhân sinh’mà ‘tẩy não’ cái đầu bảo thủ , biết làm gì để đền ơn Anh hùng-hào kiệt đã xả thân ,xứng với nước non ngàn năm Văn hiến, cho dân tộc  ‘sánh vai với cường quốc năm châu’( 4)!
     ‘Làm trai đã đứng trong Trời-Đất phải có danh gì với Núi Sông ’(8) !Trước Sơn- Hà- Tiên-Tổ ,ta kêu gọi tất thảy tiến sỹ Thứ  , Cục , Vụ ,Viện …hãy cùng ta nhất tề xin thề  :        
                              ‘Quyết chiến-Hiện đại- Giao thông !’ (10)
      ‘Để các ngươi hiểu’ ta là ‘Dũng sỹ giữ Nước ’ áo bào đẫm máu giữa biên ải ( 9 )  nên không sợ hy sinh, chỉ khát vọng làm ‘Trần Quốc Toản ra quân’ mang  ‘Lá cờ thêu sáu chữ Vàng ’(10) cắm lên thiết lộ , phi trường , hải cảng …khai thông ‘Long mạch’cho muôn Dân lưu thông yên bình hạnh phúc , Xã tắc muôn đời hùng cường - văn minh, bởi huyết thống dòng họ ta  mọi thời đại đều ngút ngàn Hào khí Đông A !                         
         Tp.HCM -Thành phố ,  Quý Tỵ  02/11  (tức04/12/2013)                                                 
                                                         Trần -Tiến sỹ   (điểm chỉ)
                        Hậu duệ Nhà Trần – cội nguồn Trấn Sơn Nam   
(1)- ‘ Ta thường nghe !..’‘ra sao!’  -Chnghiêng trong ngoặc là khẩu khí của Đại Đức Thánh trong ‘HịchTướng sỹ’
(2)- ‘Bao nilon màu xanh 2 lớp’ dùng để gói thi hài , an táng các liệt sỹ hy sinh tại mặt trận Tây Nam  
(3)- ‘Bát thập đại lộ …vượng khí ‘–tức  80 Trần Hưng Đạo HN  –Đại bản doanh bộ GTVT
(4) – ‘Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm’, ‘Non sông VN có sánh vai các cường quốc ?!  ’ – Tư tưởng Hồ Chí Minh !
(5) - Nâng cấp là : Cải tạo sửa chữa , trang bị thêm để nâng chất lượng lên cao hơn (Từ điển Tiếng Việt – NXB Trẻ ).Sau nâng cấp ĐS 1.435 sẽ tiết kiệm hàng chục tỷ USD so với làm mới ĐS 1.435 .    
(6)- Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đệm đàn ghi ta rất hay , từng hát ‘cháy hết mình ‘ với Bộ đội Trường Sa 2012 “ bài ca GTVT” là bài truyền thông của  ngành trong  lịch sử oai hùng chống ngoại xâm  của cả Dân tộc  !
(7) –Đại tướng Võ Nguyên Giáp là chiến lược gia về GTVT và mệnh lệnh ‘ Thần tốc
 táo chắc thắng ‘ Tác giả đã 2 lần được gặp và được Người giáo huấn ‘ ĐS là quân
 chủng  đặc biệt trong chiến lược Kinh tế - Xã hội -QP – AN’!   
(8)-  Lời thơ Nguyễn Công Trứ .
(9)-  Sinh viên ‘ xếp bút nghiên ‘ Sỹ quan –Chỉ huy (SHSQ 81 119886) - Huy hiệu Đại Thắng Mùa Xuân 1975 – Dũng sỹ giữ Nước 1983, giải thưởng Quốc gia hiến kế  GTVT 2008 .
(10) Sáu chữ Vàng : ‘Quyết chiến- Hiện đại-Giao thông’ sẽ thành lá cờ Truyền thống của Bộ GTVT!. 

MỘT THỜI ĐÃ SỐNG - Kỳ 7

          VII - ĐÁM TANG VÀ PHIÊN TÒA.
       * MINH DIỆN
             (tiếp theo - Kỳ 7)
             Cái chết của anh Lê Khắc Thạch làm mọi người ấm ức.  Nhiều cựu chiến binh bảo phải làm đơn kiện công an, cụ thể là thượng úy Qúy, kẻ đã đánh dập gan anh Thạch.  Nhưng rồi phải bỏ ý định ấy.  Bởi lấy ai làm chứng Qúy đánh anh Thạch? Nhân chứng duy nhất là anh Thạch đã chết rồi.  Có người bị đánh chết sõng xoài ngay đồn công an còn chả làm gì được huống hồ anh Thạch về nhà mới chết?  Hơn nữa, giữa thời buổi : “Đồng tiền là tiên là phật”  mà nhà  chị Thanh   lại  nghèo rớt mồng tơi, đã  phải đi  kinh tế  mới,  thì lấy gì để mà đặt lên  cán cân công lý ?   Thôi , đành để tấm thân anh ấy  lành lặn về với ông bà!  Tấm thân ấy đã vì dân vì nước  mà bị  bom đạn băm xé trong chiến tranh,vết thương đã lành, giờ lại phải mổ xẻ  ra ,  khi đã  biết  không vạch  được mặt kẻ thủ  ác  thì chỉ càng thêm đau lòng.
Điều quan trọng là lo cho đám tang anh Thạch được chu đáo.  Chị Thanh không có điểu kiện đưa chồng  vào Đắc Lắc, xin chôn anh Thạch ở quê nhà. Họ hàng Thạch cũng đều nghèo nên mọi việc nhờ bà con hàng xóm và bạn bè cựu chiến binh. 
           >>Xin mời đọc từ:   Kỳ 1 ;   Kỳ 2 ;   Kỳ 3  ;  Kỳ 4  ;  Kỳ 5  ;  Kỳ 6  
                 Theo phong tục quê tôi không để người ngoài chết trong nhà ,  nhưng thầy Quỳnh đã phá  luật ấy, đưa anh Thạch về nhà mình.  Anh ấy chết lúc nửa đêm, còn đắp chăn để đó , chờ làm thủ tục theo quy định của chính quyền mới được khâm liệm.
              Mờ sáng chị Thanh  nói với Thận:
              - Nhờ bác ra ủy ban  khai tử và làm thủ tục mai táng giúp !
              Thận nói:
               - Thế nào ông Khiết cũng gây khó khăn cho mà xem! Thím cũng phải đi mới được.
                Chị Thanh rũ rượi như tàu lá chuối héo.  Đêm qua chị ngất lên ngất xuống mấy lần. Vốn là một phụ nữ hiền lành,  bị tai họa bất ngờ giáng xuống,  chị cố gắng gượng.
                Tôi  nghĩ  là người cùng làng , cùng họ,   và  cái chết  thương tâm của anh Thạch , thì  ít nhiều Lê Hữu Khiết cũng   mủi lòng , bớt  gây khó khăn cho chị Thanh.   Không ngờ đúng như Thận tiên đoán , thằng cha này cố chấp một cách tàn nhẫn.   
                  Chúng tôi  tới văn phòng  ủy ban lúc 7 giờ sáng, ngồi chờ đến đúng 10 giờ mới thấy Lê Hữu  Khiết khệnh khạng bước  vào.    Khiêt  mặc quần ka ki xám,  ao sơ mi vàng bỏ ngoài quần, bên ngoài  khoác áo véc đen , chân đi dép,  đầu đội mũ cối, tay cắp cặp da nâu.  Nhìn  Khiết hệt như con gà tây đang xòe cánh.
               Vừa  thấy  Khiết , chị Thanh vội đứng dậy , cúi đầu :
               - Em  chào bác chủ tịch ạ!
                Tôi và Thận cũng đứng dậy chìa tay ra .  Khiết không chào lại  chị Thanh , cũng  chả thèm bắt tay chúng tôi. Cái mặt  đỏ au như trái gấc  vác  lên, hai chân  khệnh khạng  bước  đến chỗ  làm việc .
               - Chị có việc gì?
                Khiết ném phịch chiếc cặp lên mặt bàn,  úp chiếc mũ cối lên chiếc cặp, ngồi phịch xuống chiếc ghế đẩu, hất hàm hỏi chi Thanh.
               - Thưa bác chủ tịch! Em xin làm thủ tục khai tử cho nhà em ạ!
               - Chồng chị đang ở đâu?
               - Dạ ở nhà thầy giáo Quỳnh !
                 Mặt Khiết sa xầm xuống, đôi mắt đỏ ngầu  nhìn chị Thanh hằn học.  Khiết  cũng như Kiến cho rằng nhà thầy giáo Quỳnh chính là nơi phát sinh ra những đơn khiếu nại, tố cáo chống  chính quyền.  Vừa qua  đã xúc được cái tổ ấy đi, ai ngờ trên lại thả về . Nếu   đám tang của Thạch mà tổ chức tại đó thì khác gì trái bom nổ chậm?
                 Có tiếng chuông điện thoại reo, Khiết vội cầm ông nghe. Không biết đầu dây đằng kia nói gì, Khiết càu nhàu:
                - Toàn  nhảm nhí! Ai từ chức, trả con dấu?
                 Thôi đúng có ai hỏi Khiết chuyện  từ chức và trả con dấu rồi.  Sự việc ấy mới xảy ra ba ngày còn xôn xao dư luận.
                Hôm  ấy, ngay  sau khi được tin thả thầy Quỳnh và Lê Khắc Thạch, bí thư đảng ủy Vũ Bá Kiến triệu tập họp đảng ủy mở rộng  bất thường,  rồi  kéo nhau lên huyện.  Một đám lốc nhốc  ôm  sổ sách  dấu má  ngồi chật văn phòng huyện ủy như  ăn vạ.   Kiến và Khiết  xông lên gõ cửa phòng bí thư Nguyễn Lập, rồi sang gõ cửa phòng  chủ tịch Lê Hữu Liêm.  Cả hai nơi đều cửa đóng then cài.  Kiến, Khiết bèn  xộc vào  chánh văn phòng huyện ủy.   Chánh văn phòng  cười nhạt bảo:
                - Bí thư , chủ tịch  lên tỉnh họp mấy ngày rồi.
                Bá Kiến  hỏi:
                - Ai chủ trương thả giáo Quỳnh và thằng Thạch ?
                Chánh văn phòng nói :
               - Lệnh  trên!
               - Tại sao lại thả?
               Chánh văn phòng cười nhạt:
               - Ông muốn biết thì lên tỉnh.  Một đoàn công tác của Trung ương đang ở trên đó.   Một số phái viên  sẽ về tận các  xã  nay mai...
               Chánh văn phòng huyện ủy thân mật  vỗ vai Khiết :
               - Liệu mà dấu chiếc xe ô tô, kẻo lôi thôi to!
                Khiết chửi:
               - Đù má quân  bới lông tìm vết!
                Chánh văn phòng  cười nhạt, nói với Kiến:
               - Khu đất ông xây nhà cho con trai không ổn đâu!
               Bá Kiến tỏ thái độ bất mãn:
                - Có mấy sào đất cũng bới móc!  Nói thật với đồng chí, phen này chúng tôi xin nghỉ, nghỉ hết, mặc huyện   làm sao thỉ làm.
              Chánh văn phòng vẫn cười nhạt:
               - Đâu chỉ mấy sào , mấy mẫu? Các ông về  mà lo công việc đi, đừng làm mình làm mẩy lúc này!   Giữ mới khó bỏ thì dễ!
                Nghe tay chánh văn phòng huyện ủy nói,  Kiến đâm hoảng.  Tay này còn  rất trẻ , có chân trong thường vụ, lúc nào  cũng cười nhạt , nhưng đầy tham vọng , sẵn sàng chớp cơ hội đạp lớp già  như Bá Kiến xuống bùn một cách không thương tiếc.   Bá Kiến thấy đã bị hớ khi làm mình làm mẩy với trên, bèn  nháy Khiết và  đàn em quay về.    Đang   không biết sẽ ăn nói thế  nào với  những kẻ không ưa mình trong nội bộ ,  thì Kiến, Khiết và bộ sậu  đụng đầu với mấy  lão chăn bò  ngay  trên đường về.    Mấy ông lão vốn ngang như cành bứa ấy , cố tình  nứu áo bí thư, chủ tịch lại,  nói  oang oang, giọng mỉa mai : “ Các ông về nhanh  lên. Cả xã khóc hết nước mắt rồi. Nghe tin các ông từ chức ,nhân dân thương tiếc hơn cha chết!”
                Thế mà giờ Khiết chối phắt. Chả riêng Khiết,  sự  dối trá  đã trở thành thuộc tính của  các vị “công bộc” của dân.
               Trở lại việc làm thủ tục khai tử cho anh Thạch.  Lê Hữu Khiết hỏi chị Thanh:
              - Chứng minh nhân dân ?
              Chị Thanh móc túi lấy chứng minh nhân dân của mình đưa cho Khiết. Dù người cùng làng mà Khiết nhìn hình , nhìn mặt chị Thanh  như người  xa lạ, rồi hỏi:
              - Giấy chứng minh nhân dân của Lê Khắc Thạch ?
              - Dạ đây ạ!
               Khiết  ngắm nghía chiếc giấy chứng minh cùa người chết, cặp lông mày sâu róm nhíu lại. Rồi Khiết hạch tiếp:
             - Hộ khẩu thường trú ?
             Chị Thanh mở túi xách lấy quyển hộ khẩu thường trú  đưa cho Khiết.  Hắn ngó qua, rồi lại hạch :
             - Giấy hôn thú ?
             Tôi đã từng đi khai từ cho một người thân ở Sài Gòn, chỉ cần chứng minh nhân dân là đủ.  Đây đã có  chứng minh nhân dân , hộ khẩu , còn  đòi giấy hôn thú?
             Chị Thanh nói:
             - Thưa bác!  Em nghĩ khai tử không cần  giấy hôn thú ạ?
             Khiết dằn giọng:
             - Nghĩ gì kệ chị!  
             - Thưa bác! Nhưng giấy  hôn thú  em để ở Đắc Lắc  ạ!
             - Thế thì vào Đắc Lắc !
            Chị Thanh khóc, chắp hai tay vái Khiết,  nấc nghẹn:
             - Bác Khiết ơi, bác với nhà em là chỗ họ hàng với nhau.  Chẳng may nhà em thiệt thân thiệt phận , bác làm ơn  cho nhà em nhờ.  Em cắn rơm cắn cỏ lạy bác!
            Khiết cười gằn:
            - Họ đếch  gì? Chồng chị kiện anh em tôi đấy!
           Chị Thanh  năn nỉ:
           - Thôi, nhà em chết rồi.  Xin bác  đừng cố chấp.
           Khiết vẫn giữ cái giọng cười gằn .   Có lẽ bộ mặt của một  kẻ vô lại cũng không  đến thế trước một người phụ nữ  đang đau khổ vì chồng vừa chết oan.  Bố Khiết trước kia là người hiền lành, mà hai thằng con bây giờ tham lam ác độc thế!  Hắn  nói với chị Thanh:
           -Thứ nhất  thiếu giấy tờ. Thứ hai nghĩa trang hết đất.  Không giải quyết. Muốn kiện, muốn tố  cứ việc!
           Khiết xé tờ giấy khai tử của chị Thanh , phủi đít đứng dậy.   Khuôn mặt choắt cheo của chị Thanh nhợt nhạt đẫm nước mắt.  Chị quờ quạng hai tay chới với như người sắp chết đuối tìm cọc.
            Thận  đứng phắt lên, nắm cổ áo Khiết nói :
            -Không có quy định nào đi khai tử  phải mang  hôn thú.  Đất nghĩa trang  thiếu nhiều , không thiếu  một chỗ cho  người con của quê hương.  Ông  từ chối chứng tử  và  không cho phép mai táng anh Thạch ở quê là trái pháp luật và thất nhân tâm.
             Từ trước đến giờ Thận chưa khi nào  nổi nóng .  Hôm nay  thái độ hống hách  cửa quyền  và  tâm địa tàn nhẫn của  Khiết  đã vượt quá sức chịu đựng cùa Thận.   Anh giữ  chặt cổ áo Khiết  ấn hắn ngồi xuống ghế, dằn từng tiếng:
               -Mày phải ký giấy chứng tử và cấp đất chôn anh Thạch.   Nếu không  tao vặn gãy cổ !
                Khiết  rống lên như con bò  bị chọc tiết.  Nhân viên các phòng ùa tới.  Bí thư đảng ủy Vũ Bá Kiến cách đó mấy chục mét cũng chạy sang.
               Kiến hỏi trống không:
               -Chuyện gì thế này?
               Lê Hữu Khiết lu loa lên:
               - Thằng Thận xông vào văn phòng ủy ban hành hung cán bộ! Lập biên bản ngay! Mọi người làm chứng...
                 Tôi kể lại cho Vũ Bá Kiến nghe  chuyện vừa xảy ra.   Khuôn  mặt đầy nếp nhăn của Bá  Kiến  cười cười.   Kiến chả ưa gì Khiết,  vì cùng hội cùng thuyền, và  sợ anh Khiết là chủ tịch huyện nên  gắn kết với nhau, chứ trong bụng coi nhau như cứt.  Thấy Khiết bị  Thận  túm cổ , Kiến hí hửng ra mặt. 
                Sau một phút suy nghĩ, Kiến lấy lại bộ mặt lãnh đạo , kéo Khiết sang phòng bên.  Lúc sau chánh văn phòng ủy ban gọi chị Thanh vào,  đưa cho chị tờ giấy chứng tử và tờ giấy phép mai táng , do anh ta được ủy quyền ký thay chủ tịch Khiết.   Thế là mất đúng  5 tiếng đồng hồ mới làm xong cái thủ tục cho một người chết.   Chị Thanh   vừa chạy vừa khóc về nhà thày giáo Quỳnh, để khâm liệm anh Thạch.
               Bấy giờ đã 12 giờ trưa, Thạch vẫn mở trừng trừng.   Khi xỏe  bàn tay vuốt mắt cho anh,  tôi bỗng  nhớ lại chuyện  sảy 29 năm trước.
              Đó là ngày 5 tháng Giêng tết Mậu Thân 1968. Trung đội tôi được lệnh phải chiếm bằng được cái bốt Ông Cự ở khu vực Bàu Cát , Tân Bình.   Bây giờ Bàu Cát đã trở thành  khu phố sầm uất, nhưng 29 năm trước   chỉ lả một vùng ngoại ô hoang hóa , tiếp giáp vùng căn cứ Củ Chi.
               Bốt Ông Cự có khoảng một trung đội lính dù chốt giữ.  Đã ba lần trung đội tôi vào đến hàng rào cuối cùng  đều bị đánh bật  ra.  Lần thứ tư, Hải vác  bộc phá bò lên.  Hải vừa nhô cao người đặt   bộc phá vào hàng rào, chưa kịp điểm hỏa,  thì khẩu trung liên trong lô cốt bắn ra rát rạt. Hải chới với rồi đổ sập xuống. Tôi nghiến răng xiết cò AK , và tiểu đội trưởng Thạch ôm quả bộc phá khác  lao lên.  Một tiếng nổ rung chuyển đất, khói lửa mủ mịt...
              Sau trận đánh tôi và Thạch thu gom tử sỹ.  Tám chiến sỹ trong trung đội đã hy sinh. Tất cả chưa ai bước qua tuổi hai mươi. Tám khuôn mặt trẻ măng, tám đôi mắt không chịu nhắm, cứ mở trừng trừng .  Người ta bảo những người chết oan không nhắm mắt.  Tôi vuốt mắt cho từng đồng đội , vuốt thật nhẹ , nói thành lời : “ Thôi ngủ đi Hải ơi, Len ơi, Huy ơi...! Chúng tớ sẽ trả thù cho các cậu!”  Thạch nói với tôi: “ Khi nào tôi chết, anh vuốt mắt cho tôi!”
              Không ngở 29 năm, điểu ấy lại xảy ra.  Tôi vuốt mắt cho anh, mối thù này ai trả?   
             Suốt đêm người đến viếng Thạch không ngớt.  Thận nói  làng tôi  chưa có đám tang nào đông như thế.   Dân trong làng , ngoài xã và cả người huyện khác cũng đến viếng .  
              Ruỹnh thay mặt ban tổ chức đọc bài điếu văn , nêu tóm tắt tiểu sử Lê Khắc Thạch. Anh sinh ra và lớn lên ở làng Hạ, là con liệt sỹ Lê Khắc Thuật.  Năm 1965,  vừa tròn 18 tuổi, Thạch  xung phong đi bộ đội, từng chiến đấu ở miền Đông Nam Bộ, bị thương, bị dịch bắt, nhưng vẫn một lòng trung thành với Tổ Quốc, nhân dân.   Gần ba tháng trước anh về quê với mục địch xây lại ngôi mộ cho bố vợ và đưa hài cốt người em ruột hi sinh năm 1979 ở Lạng Sơn về nghĩa trang liệt sỹ.   Tình cờ gặp  lại anh em  cựu chiến binh trong xã, được biết những việc làm sai trái của chính quyền địa phương , như tận thu hàng chục loại phí, phá đình chùa, chiếm đất, tham những,   hối lộ,  cửa quyền , hách dịch , ép dân vào đường cùng.  Với bản chất trung thực, thấy chuyện bất bằng  không né tránh, Thạch đã nhập cuộc đấu tranh chống tham nhũng với anh em cựu chiến binh .   Anh  bị bắt khi đang ký vào lá đơn tố cáo Lê Hữu Liêm, Lê Hữu Khiết và một số cán bộ thoái hóa biết chất ở xã.  Vì Thạch từ  Đắc Lắc  vể,  bị  nghi là phần tử phản động  đến  địa phương  tổ chức kích động lật đổ chính quyền.  Sau hơn hai tháng bị  hành hạ ,  đánh đập tàn nhẫn , anh đã chết oan ức giữa  quê hương mình.   Đoạn cuối bài điếu văn giọng Ruỹnh nghẹn lại:
                                        Thạch ơi!
                                        Xin vĩnh biệt anh!
                                        Chút tình đồng đội ta giành cho nhau.
                                        Thưở bom đạn rít trên đầu,
                                         Người trước ngã , tiếp người sau lẽ thường!
                                         Ta thề giữ đất quê hương,
                                         Dẫu rằng nát thịt,  tan xương chẳng nề.
                                         Bao nhiêu đồng đội không về,
                                         Trước khi nhắm mắt nói gì với nhau?
                                          Có ai ngờ đến mai sau,
                                          Người về lại chịu nỗi đau nhường này?
                                          Có ai ngờ giữa hôm nay,
                                          Anh bơ vơ giữa đất này Thạch ơi?
                                          Nỗi đau không nói lên lời,
                                          Hóa thành tia chớp giữa trời đêm đông...
                 Không có vòng hoa, nén nhang nào của chính quyền và các ban ngành đoàn thể địa phương. Nhưng vòng hoa sáng rực quanh quan tài Thạch và khói hưng nghi ngút bốc cao.  Dòng người đưa  tang  nối dài từ chân con đê ra tận bờ sông.  
                 Mộ Thạch chôn giũa mảnh đất  ngày xưa chúng tôi thường buộc trâu xuống sông tắm .  Ngôi miếu cô hồn  dưới gốc cây đa vẫn còn y nguyên chiếc bát nhang sành .   Bãi lau sát bờ sông cũng vẫn như ngày trước , gió chiều thổi rạp những bông lau .  Mảnh đất quê tôi vẫn hiền lành qua bao nhiêu biến thiên của lịch sử , nhưng số phận con người quay quắt đến nỗi không nhận ra nhau...
                 Hôm đó đã là 20 tháng Chạp. Tôi thắp thêm trên mộ Thạch nén nhang rồi nói với Thận và Ruỹnh:
                - Ngày mai tôi  quay vào Nam, hai ông ở lại mạnh khỏe!
               Thận hỏi:
                 - Những việc vừa qua có đăng báo không?  
               Tôi nói:
                - Đăng!
                - Chắc không?
                - Chắc!
                 Tôi hứa như đinh đóng cột như vậy vì  đã gặp một phái viên của chính phủ.  Ông nói với tôi : “ Vấn đề ở  đây cũng là vấn đề của cả nước. Chẳng có thế lực thù địch nào  cả.  Những chính sách về ruộng đất  bất hợp lý tích tụ lâu ngảy,  vấn đề quyền tự do  dân chủ trong đảng vả nhân dân bị hạn chế ,  vấn  nạn tham nhũng hối lộ  và ức hiếp quần chúng   gây bức xúc quá  nên bùng vỡ.   Muốn giải quyết triệt để phài xử lý nghiêm cán bộ  thoái hóa  biến chất,   thực hiện  minh bạch hóa, công khai hóa ...”
               Nhưng tôi đã thất hứa với Thận và Ruỹnh.  Những bài báo tôi viết không được đăng.
              Trái lại, tôi nhận được thư của Ruỹnh báo tin Thận đã bị bắt.  Lê Hữu Khiết làm đơn tố cáo Thận hành hung mình và một lô một lốc nhân viên ủy ban xã Thái An đã ký tên làm chứng.
                Lê Hữu Khiết từng đánh phó chủ tịch Nguyễn Văn Thức đổ máu đầu vô can. Thượng úy Qúy đánh dập lá gan Thạch dẫn đến cái chết vẫn vô can.  Thận chỉ nắm cổ áo Khiết ấn hắn ngồi xuống ghế làm cái việc phải làm lại có tội!  Cái cảnh phải trái đảo điên trắng đen lẫn lộn ấy đã khiến thầy giáo Quỳnh lên cơn đau tim đột ngột và ra đi ngay trong đêm Thận bị bắt.
              Gần nửa năm sau , một phiên tòa đã được mở để xét xử bọn quan tham. Trong hàng ghế bị cáo tôi nhìn thấy có Lê Hữu Khiết, Vũ Bá Kiến, Nguyễn Xuẩn... và cảm thấy hơi mát ruột vì nghĩ  cuối cùng thì vẫn còn công lý.
             Nhưng chẳng riêng tôi mà nhiều người lại thất vọng.  Gần hai chục quan tham, mỗi  tay  nhân thủ quỹ phải ngồi tù hai năm, còn tất cả án treo. Thì ra lài vẫn chỉ là trò giơ cao đánh khẽ để an dân.
             Phiên tòa ấy như gầu nước dội vào đám cháy. Ngọn lửa không tắt mà vẫn âm ỉ .  Chờ dịp bùng lên dữ dội hơn.
     M D
           (Còn nữa)

THOÁI ĐẢNG ĐỂ ĐƯỢC BÌNH AN - Kẻ sĩ dẫn thân vì đại nghĩa - Giấy Chứng Minh Thư VN Có Cơ Nguy Đưa Gián Điệp TQ Vào - Đánh giá lãnh tụ & Facebook: báo mạng lớn nhất, đa dạng nhất, nhanh nhất và miễn phí tại Việt Nam

Giấy Chứng Minh Thư VN Có Cơ Nguy Đưa Gián Điệp TQ Vào; Cung cấp vật tư và kỹ thuật để làm CMT cho VN là Jiangsu Huaxin...

HANOI (VB) -- Rất là khó hiểu: Giấy Chứng Minh Thư (CMT), tức là giấy căn cước về nhân thân cá nhân, của dân Việt Nam sẽ được cung cấp vật tư, kỹ thuật từ Trung Quốc -- và điều này gây lo ngại cho nhiều người rằng tình báo TQ có thề từ các mẫu CMT đó sẽ làm giấy tờ giả cho gián điệp TQ vào VN sống bằng giấy tờ tương tự.

Báo Dân Trí có bản tin tựa đề “Chứng minh thư mới không thể bị làm giả,” trong đó có ghi lời trấn an từ Thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự an toàn xã hội:

“Việc cấp chứng minh thư theo mẫu mới về vật tư sẽ nhập từ nước ngoài nhưng việc sản xuất chứng minh thư thì do Bộ CA làm và gắn với đó là mã số công dân, tên, tuổi… nên việc làm giả CMT là không thể có”...

Tuy nhiên, Tướng Vệ không nói gì về việc làm giả CMT từ gốc TQ.

Bản tin Dân Trí viết rằng, những công dân Việt Nam đủ 14 tuổi trở lên khi đi làm chứng minh thư (CMT) thì bắt buộc phải được cấp CMT theo mẫu mới gồm 12 số tự nhiên. Những người được cấp đổi mới CMT thì sẽ hủy CMT cũ.

Bản tin nói tiến trình chuyển sang giấy CMT mới cho cả bước sẽ là nhiều năm:

“Và những đứa trẻ sinh ra cũng sẽ được cấp mã số công dân gồm 12 số tự nhiên. Và 12 số tự nhiên này được mặc định là số CMT của công dân đó về sau khi đủ 14 tuổi trở lên.

Còn vào quý 1-2/2014, sẽ tiếp tục triển khai cấp CMT mới ở Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình. Để công dân Việt Nam sử dụng chung một mẫu CMT mới thì phải mất một khoảng thời gian từ 15-20 năm.”
Mẫu Chứng Minh Thư mới ở VN có vật tư, kỹ thuật từ TQ.

Bản tin Dân Trí cũng nói:

“...từ nay đến hết giai đoạn 2016 chỉ cấp được khoảng 24 triệu CMT mới và cố gắng phấn đấu đến năm 2017 sẽ cấp được 27 triệu CMT mới. Đồng thời, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục tìm kiếm các nguồn vốn viện trợ ODA cho việc cấp CMT mới. Việc cấp CMT mới, theo dự tính ban đầu ước chỉ hết khoảng 500 tỉ đồng, nhưng trong quá trình thực hiện thì có nhiều phát sinh nên ngành công an đang nghiên cứu điều chỉnh về kinh phí.

“Việc cấp CMT theo mẫu mới về vật tư sẽ nhập từ nước ngoài nhưng việc sản xuất CMT thì do Bộ CA làm và gắn với đó là mã số công dân, tên, tuổi… nên việc làm giả CMT là không thể có”, Thiếu tướng Vệ khẳng định.”

Tuy nhiên, một số nhà phân tích lo ngại...

Bài viết tựa đề “Chứng minh nhân dân theo mẫu mới: thiệt hại thuộc về nhân dân” của tác giả Lê Hữu Thọ trên mạng Bauxite VN phân tích:

“...Một bài báo bình thường trong đó việc cấp đổi CMND bằng thẻ nhựa là bình thường đối với các nước tiên tiến hiện giờ. Mỗi người dân sẽ được cấp một mã định danh dùng suốt đời để có thể dễ dàng trong mọi việc như an sinh xã hội, giao dịch ngân hàng... Nhưng điều bất bình thường ở đây là gì?

Đó là lời nói của ông Vệ, ông úp úp mở mở về bên cung cấp phôi làm CMND: “vật tư nhập từ nước ngoài”. Điều này làm người đọc liên tưởng đến các bài báo viết về các tàu của ngư dân bị đâm chìm trên vùng biển Hoàng Sa đều là “tàu lạ”, “tàu nước ngoài”. Tinh ý hơn, trên mặt trước của CMND mẫu mới có in dòng chữ đỏ, tiết lộ về nơi cung cấp vật tư và kỹ thuật để làm CMND: “SPECIMEN HUAXIN”.

Đem từ khóa này search google thì thật bất ngờ công cụ này tiết lộ nguồn gốc của thẻ này:

Jiangsu Huaxin New Material Co.,Ltd.

Address: No. 189, Daqiao East Road, Xinyi, Jiangsu, China.

Post Code: 221400

Tel: (+86) 0516-81639993 / 88685399 / 80189993

Fax: (+86) 0516-81639980

Website: www.huaxinchina.cc

E-mail: sales@huaxinchina.cc

Công ty này nhận cung cấp phôi, máy móc, kỹ thuật để làm các loại thẻ từ chứng minh thư, đến thẻ ngân hàng, thẻ an sinh xã hội, thẻ điện tử...

Họa mất nước

*Việc một công ty nước ngoài cung cấp vật tư, kỹ thuật cho Việt Nam là việc làm khả dĩ, tuy nhiên Trung Quốc nắm kỹ thuật làm CMND cho người Việt Nam là việc làm vô cùng nguy hiểm. Trung Quốc có khả năng làm giả CMND cho các gián điệp người Hoa vào tận sâu trong lục địa VN một cách dễ dàng, chưa kể chúng đưa người vào các cơ quan nhà nước, các cơ sở trọng yếu một cách hoàn toàn hợp pháp với thẻ CMND làm giả như thật. Đến một ngày khi lực lượng đã đầy đủ thì việc ngoại công, nội kích để chiếm Việt Nam dễ như trở bàn tay.

*Chúng (Trung Quốc) có thể truy cập vào dữ liệu an ninh quốc gia qua các thiết bị gián điệp đã cung cấp cho Việt Nam, chúng sử dụng thông tin này như một hình thức thu thập tình báo nhắm vào các cá nhân có khuynh hướng chống Trung Quốc để dễ bề kiểm soát cô lập. Trước đó vào tháng 10-2013 công an Hà Nội đã cho tiến hành việc kê khai thông tin cho người dân một cách trái pháp luật khi có 32 mục cần phải khai, trong khi đó quy định chỉ có 18 mục (theo Nghị định 90 của Chính phủ về quy định cơ sở dữ liệu quốc gia).”

Tác giả Lê Hữu Thọ nói rằng với tình hình này, cần “yêu cầu bộ công an chấm dứt ngay việc cấp CMND theo mẫu mới. Việc mời thầu các vật tư, kỹ thuật làm thẻ chứng minh phải công khai và được báo chí cũng như người dân giám sát chặt chẽ mới tránh được tình trạng chọn thầu lén lút, tham nhũng ăn hoa hồng...”

Kẻ sĩ dẫn thân vì đại nghĩa

Luật Sư Nguyễn Hữu Thống (Danlambao) - Trong tuần qua Luật Sư Nelson Mandela Nguyên Tổng Thống Nam Phi đã ra người thiên cổ. Ông sinh năm 1918 khi Thế Chiến I kết thúc. Ông tốt nghiệp Trường Đại Học Luật Khoa Nam Phi năm 24 tuổi. Mười năm sau, năm 34 tuổi ông đứng ra phụ trách Đoàn Thanh Niên trong Liên Đoàn Quốc Gia Châu Phi để khởi sự đấu tranh cho độc lập tự do, nhân quyền chống chế độ Kỳ Thị Chủng Tộc. Ông bị kết án tù chung thân năm 44 tuổi. Sau gần 28 năm bị cầm tù. Ông được phóng thích năm 1990 khi vừa quá tuổi thất thập cổ lai hi (72 tuổi). Ba năm sau, năm 75 tuổi, cùng với Tổng Thống Nam Phi De Klerk người Anh, ông được trao tặng Giải Nobel Hòa Bình. Qua năm sau ông đắc cử Tổng Thống Nam Phi vào tuổi 76. Ngay từ giai đoạn bị giam giữ tù đầy ông cam kết sẵn sàng hy sinh đến hơi thở cuối cùng (trên thực tế ông đã đạt tới tuổi đại thọ 95). Mục tiêu tranh đấu trong 7 thập niên là thâu hồi tự do dân chủ cho người dân đồng thời quảng bá nghĩa bình đẳng bác ái cho đồng bào và đồng chủng theo tôn chỉ “người trong bốn biển đều là anh chị em”.
Ông chủ trương mỗi công dân đấu tranh cho tự do nhân quyền là một viên gạch xây dựng thành trì Dân Chủ và Nhân Quyền. Trong thời gian bị giam cứu ông vẫn âm thầm thương nghị để thuyết phục phe Kỳ Thị Chủng Tộc thay đổi lập trường và thái độ. Rốt cuộc năm 76 tuổi ông được quốc dân tín nhiệm bầu làm Tổng Thống để lãnh đạo và giải thể chế độ Kỳ Thị Chủng Tộc.
Ba tuần trước đây tại Nam Cali, Luật Sư Trần Danh San cũng ra người thiên cổ. Anh sáng lập phong trào đòi tự do nhân quyền cho Việt Nam. Đồng thời với việc ban hành Hiến Chương 77 tại Prague, ngày 23-4-1977, Anh đã tuyên đọc tại khuôn viên Nhà Thờ Đức Bà Saigon “Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Những Người Viết Nam Khốn Cùng”. Kết quả Anh đã bị giam giữ 12 năm tại trại cải tạo cùng với các Luật Sư Nguyễn Hữu Giao, Trần Nhật Tân, Triệu Bá Thiệp, Vũ Hùng Cương và Thủ Lãnh Vũ Đăng Dung tại Luật Sư Đoàn Huế. Trong thời gian này Luật Sư Khuất Duy Trác cũng bị bắt giam 12 năm, 6 năm về tội “tuyên truyền chống chế độ” và 6 năm về tội sĩ quan biệt phái.
Sau khi Cộng Sản cướp chính quyền tại Miền Nam để thiết lập chế độc tài đảng trị, trong vòng 2 năm, từ 1975 đến 1977 có ít nhất 14 luật sư đã tuẫn tiết hay bị giam giữ. Luật Sư Trần Chánh Thành đã quyên sinh không chịu khuất phục bạo quyền, Các vị khác đã đứng lên tố cáo Nhà Cầm Quyền Hà Nội vi phạm nhân quyền và những quyền tự do căn bản của người dân.
Cuối năm 1975, trong vụ án Vinh Sơn, Luật Sư Nguyễn Khắc Chính bị kết án tù chung thân về tội “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”.
Qua năm 1976, Luật Sư Trần Văn Tuyên, Thủ Lãnh Luật Sư Đoàn Saigòn đã tuẫn tiết tại trại cải tạo Hà Tây. Sau đó, 3 người con trai Trần Vọng Quốc, Trần Tử Thanh và Luật Sư Trần Tử Huyền đã bị kết án 12 năm, 5 năm và 3 năm về tội “tuyên truyền chống chế độ”. Đồng thời Luật Sư Thủ Lãnh Lý Văn Hiệp đã bị kết án 12 năm tù cũng về tội này. Ngoài ra, các Luật Sư Nguyễn Quý Anh và Nguyễn Hữu Doãn cũng bị giam 18 tháng về tội giả tạo nói trên.
Trong số 14 luật sư nói trên, cho tới nay ít nhất có 6 vị đã ra người thiên cổ là các Luật Sư Trần Chánh Thành, Trần Văn Tuyên, Vũ Đăng Dung, Trần Danh San, Nguyễn Hữu Giao và Nguyễn Quý Anh.
Cùng với các tầng lớp trí thức khác như bác sĩ và gíao sư, giới luật sư đã đứng lên tranh đấu đòi tự do nhân quyền ngay từ khi Đảng Cộng Sản thiết lập chế độ độc tài vô sản tại Miền Nam. Lý do là vì người luật sư có truyền thống bất khuất không chấp nhận chuyên chế và bạo hành. Từ thời Napoleon giới luật sư vẫn là kẻ thù số một của các chế độ độc tài. Thời Đệ Nhất Cộng Hòa, Luật Sư Đoàn Sài Gòn đã phản kháng chính sách cưỡng bách học tập chính trị. Các luật sư đã công bố lập trường trên báo chí đòi phải có thuyết trình và thảo luận về đường lối và chính sách quốc gia, thay vì học tập một chiều như trong các chế độ độc tài toàn trị. Vì không có thuyết trình viên đủ sức thuyết phục, kết cuộc Chính Phủ đã phải hủy bãi chương trình học tập chính trị tại Luật Sư Đoàn Sài Gòn. Và Công Tố Viện đã thu hồi khởi tố lệnh trạng về tội “nhục mạ nhà cầm quyền”. Do giáo dục và sinh hoạt nghề nghiệp trong môi trường đối thoại, người luật sư chấp nhận đối lập thường xuyên giữa luật sư và biện lý, luật sư và chánh án, luật sư và đồng nghiệp. Nhờ đối thoại, tranh luận, biện minh và thuyết phục để đi đến hòa giải, thỏa hiệp hay đồng thuận, người luật sư được hấp thụ tinh thần đấu tranh công khai, ôn hòa, bất bạo động trong việc đề xướng và tôn trọng Sự Thật và Công Lý. Dầu sao, về lương tâm và chức nghiệp, người luật sư phải giữ chính trực, vô tư, ôn hòa và tình đồng nghiệp để duy trì hòa khí và tương thân tương kính, mà nếu thiếu vắng, pháp đình tôn nghiêm sẽ trở thành đấu trường hỗn loạn.
Từ sau Thế Chiến II, các luật sư trong các đảng quốc gia Á Châu đã đứng ra lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc và đã giành được độc lập và thống nhất bằng đường lối chính trị ngoại giao trong vòng bốn năm từ 1946 đến 1949.
Năm 1934, hai luật sư Quezon và Roxas trong Đảng Quốc Gia Phi Luật Tân đã đến Hoa thịnh Đốn vận động Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua một đạo luật công nhận Phi Luật Tân là một quốc gia tự trị năm 1935 . 11 năm sau nhằm ngày Quốc Khánh Hoa kỳ, Phi Luật Tân được tuyên bố độc lập ngày 4-7-1946.
Trong năm 1936, Luật Sư Dabbas tại Liban đã vận động chính phủ Pháp để trao quyền tự trị cho Syrie và Liban. Và 10 năm sau, năm 1946, Mặt Trận Bình Dân Pháp đã trả độc lập cho 2 quốc gia này.
Tại Ấn Độ và Đại Hồi, hai năm sau thế chiến II, năm 1947, Thủ Tướng Lao Động Attlee đã trả độc lập cho 2 quốc gia này sau những cuộc vận động chính trị và ngoại giao của các Luật Sư Gandhi, Nehru và Jinnah là những vị lãnh đạo Đảng Quốc Dân Đại Hội.
Tại Nam Dương, năm 1949, Thủ Tướng Luật Sư Sjahrir là người đã gia nhập Đảng Lao Động Hòa Lan và đã nhờ Tổng Thống Truman vận động Liên Hiệp Quốc áp lực Hòa Lan phải hòa đàm với chính phủ Sjahrir để ký Hiệp Ước La Haye thừa nhận chủ quyền độc lập của Nam Dương.
Tại Việt Nam, về mặt chính trị và ngoại giao, trong thập niên 1940, Chính Phủ Pháp đã ký với Quốc Gia Việt Nam 3 Hiệp Định để thừa nhận chủ quyền độc lập của Việt Nam. Đó là Hiệp Ứớc Sơ Bộ Vịnh Hạ Long ngày 7-12-1947 để thừa nhận trên nguyên tác nền độc lập của Việt Nam.
Sáu tháng sau, ngày 5-6-1948, Hiệp Ước Sơ Bộ được chính thức hóa bởi Thông Cáo Chung Vịnh Hạ Long ký với Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam với sự bối thự của Quốc Trưởng Bảo Đại.
Và ngày 12-2-1949, Ủy Ban Hỗn Hợp Việt Pháp được triệu tập để khai triển những điều khoản trong Thông Cáo Chung Vịnh Hạ Long nhằm qui định một hiệp ước chính thức mang danh là Hiệp Định Élysée sẽ được ký kết giữ Tổng Thống Pháp Vincent Auriol và Quốc Trưởng Bảo Đại. Thành phần phái đoàn Việt Nam gồm 7 vị trong đó có 3 Luật Sư và Giáo Sư là Giáo Sư Thạc Sĩ Nguyễn Quốc Định tại Đại Học Luật Khoa Paris và hai Luật Sư Bảo Lộc và Nguyễn Đắc Khê.
Bốn tuần sau, ngày 8-3-1949, Hiệp Định Élysée được ký kết để thừa nhận Quốc Gia Việt Nam Độc Lập. Những hiệp ước thuộc địa và bảo hộ trong hậu bán Thế Kỷ 19 đã bị Hiệp Định Élysée bãi bỏ.
Chiếu Công Pháp Quốc Tế, Việt Nam được độc lập ngày 2-2-1950 sau khi Quốc Hội Pháp phê chuẩn Hiệp Định Élysée ngày 8-3-1949.
Tuy nhiên Đảng Cộng sản đã phá hoại nền độc lập này. Vì Hiệp Định Élysée không cho họ độc quyền lãnh đạo quốc gia. Và họ tiếp tục chiến đấu trong 25 năm để cướp chính quyền và thôn tính Việt Nam Cộng Hòa bằng bạo lực.
Muốn giải thể chế độ độc tài Cộng Sản, theo lời nhắn nhủ của Tổng Thống Nelson Mandela, mỗi người trong chúng ta phải sẵn sàng hy sinh thân sống để Xây Dựng Thành Trì Tự Do Dân Chủ cho đồng bào và nhân loại.
(8-12-2013)

DÂN TRÍ VIỆT NAM ĐÁNG ĐƯỢC KÍNH TRỌNG

Dân oan biểu tình trước trụ sở UNDP - United Nations Development Programme - Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc tại thủ đô Hà Nội sáng nay 10/12/2013.
Hôm 12/11/2013 vừa qua Việt Nam trúng cử vào Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc(UBNQLHQ) với số phiếu cao nhất trong các ứng viên được vào kỳ này. Đây là một thông tin tốt đẹp cho cả chính quyền và nhân dân Việt Nam. Có nhiều lý do để thấy cái tốt đẹp trong tương lai:

Thứ nhất là về phía chính quyền, lâu nay tình trạng nhân quyền tại Việt Nam bị quốc tế đánh giá rất thấp. Nhưng chính quyền Việt Nam luôn phát biểu là nước Việt luôn có nhân quyền hơn thế giới tư bản, dân Việt hạnh phúc hơn ngàn lần tư bản giãy chết. Trong khi đó, chỉ mới hôm 03/12/2013 - sau 3 tuần Việt Nam được trúng cử vào UBNQLHQ - thì tổ chức minh bạch quốc tế(TI: Transparency International) xếp hạng tham nhũng của Việt Nam ở thứ hạng 116/177 quốc gia được khảo sát. Điều này cho thấy Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu cho Việt Nam trúng cử cao nhất có nghĩa là, họ đánh giá Việt Nam cần được vào để cải thiện nhân quyền theo luật nhân quyền quốc tế. Giống như anh nông dân giao chỉ có bàn chân chổi xuể, nhưng cũng phải gọt đôi giày cho vừa để mang vào với bộ veston đúng điệu đi họp với người ta.
Đoàn biểu tình ngày càng đông tại trước trụ sở UNDP - United Nations Development Programme - Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc tại thủ đô Hà Nội sáng nay 10/12/2013.
Thứ hai là về phía nhân dân Việt Nam, lâu nay bị chính quyền cho rằng dân trí Việt Nam thấp, không thể đa nguyên đa đảng sẽ loạn. Phải ổn định chính trị để phát triển kinh tế. Đó là sự ngụy biện của chính khách, vì chính trị luôn ù lỳ hơn kinh tế, nếu chính trị không động mà ổn định, thì kinh tế đi nhanh sẽ dẫn đến khủng hoảng như hiện nay. Cho nên, khi Việt Nam đã vào UBNQLHQ thì hôm nay người dân Việt đã thể hiện dân trí của mình qua việc dân oan đi kiện ở trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Hà Nội về tình hình chính quyền o ép dân, cướp đất. Rõ ràng người dân Việt có trình độ dân trí cao. Họ biết chọn đúng cửa để bày tỏ, sau nhiều năm đến gõ cửa chính quyền, nhưng chưa có kết quả.
Biểu trưng của Tổ chức Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam 
Gần đây, một vài diễn đàn dân sự, tổ chức nhân quyền đã được thành lập rất bài bản, như diễn đàn dân sự, tổ chức 258 kêu gọi nhân quyềnTổ chức Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam - Vietnamese For Women Human Rights ra đời ngày 28/11/2013, đã và đang công khai hoạt động. Một khẳng định hùng hồn rằng dân trí Việt cao không thua bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, mặc dù, hiến pháp mới 2013 không có gì sửa đổi về mặt chính trị lẫn kinh tế. Nó vẫn giữ sự độc quyền cai trị dân tộc cho đảng cầm quyền, và vẫn giữ sở hữu công tư liệu sản xuất, cũng như kinh tế công là kinh tế chủ đạo quốc dân.

Tuy vậy, hôm nay doanh nhân Phạm Văn Điệp - Người Việt đang sinh sống ở Nga - về làm lễ thành hôn cho con, nhưng bị ách lại sân bay Nội Bài, không được về nước và bắt phải quay về lại Nga, mà hải quan và an ninh cửa khẩu không được phép giải thích lý do. Được biết đây là lần thứ 2 sau 10 năm ông Phạm Văn Điệp bị tình trạng như thế này.
Không thể chối cãi được là dân trí Việt Nam rất cao, và năng động theo từng nhịp thở của đời sống chính trị xã hội Việt Nam ngày nay. Dân Việt Nam phải được chính quyền kính trọng chứ không thể xem thường như 68 nna8m qua được. Mọi ngụy biện cho rằng dân trí Việt thấp là nói láo vì mục đích đen tối. Vấn đề của nước Việt có thay đổi hay không chỉ còn chờ vào dân khí trong tương lai gần.

Tinh thần hòa giải của Nelson Mandela là ''tấm gương cho Việt Nam''

Đoàn Diễn đàn xã hội dân sự viếng Nelson Mandela tại Đại sứ quán Nam Phi, Hà Nội, 10/12/2013.
Đoàn Diễn đàn xã hội dân sự viếng Nelson Mandela tại Đại sứ quán Nam Phi, Hà Nội, 10/12/2013.
Ảnh : Diễn đàn xã hội dân sự

Tú Anh
Hôm nay là ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12 và cũng là ngày tang lễ của Nelson Mandela vị tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi, một trong ba vĩ nhân tranh đấu cho quyền con người của thế kỷ 20. Cách Pretoria nửa vòng trái đất, tại Hà Nội, một phái đoàn nhân sĩ thuộc Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự do Tiến sĩ Nguyễn Quang A dẫn đầu, cùng với Giáo sư Chu Hảo, Gs Nguyễn Đông Yên, Luật sư Trần Vũ Hải, Kỹ sư J.B. Nguyễn Hữu Vinh, đã đến Đại sứ quán Nam Phi để chia buồn. Trong khi đó Mạng lưới Blogger Việt Nam, sau nhiều tháng vận động đã chính thức công khai hóa hoạt động.

Tinh thần Mandela ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam và có những sự kiện gì nổi bật trong ngày Quốc tế Nhân Quyền sau khi Việt nam được bầu làm thành viên hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc? RFI đặt câu hỏi với nhà báo độc lập JB Nguyễn Hữu Vinh, một trong các thành viên phái đoàn Điễn Đàn Xã Hội Dân Sự do Tiến sĩ Nguyễn Quang A dẫn đầu đã đến viếng và chia buồn tại Đại sứ quán Nam Phi :
Blogger JB Nguyễn Hữu Vinh :

Blogger JB Nguyễn Hữu Vinh
10/12/2013
« Chúng tôi, những người ở Việt nam hay tin Nelson Mandela đã từ biệt thế giới ngày 05 tháng 12 thì chúng tôi thấy đây là một tổn thất không những đối với người dân Nam Phi mà còn đối với các phong trào đấu tranh cho dân chủ trên toàn thế giới cũng như cho sự hòa giải… khi đất nước đang còn bị chế độ phân biệt chủng tộc, màu da, tín ngưỡng và đặc biệt là trong chế độ độc tài…. ».

Nelson Mandela và bi kịch của VN

Song Chi.
Nelson Mandela, cựu Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi, biểu tượng của phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc đã qua đời ngày 5.12.2013 ở tuổi 95.
Biết là thừa khi viết thêm những lời ca ngợi về con người vĩ đại, được yêu mến, kính trọng, ngưỡng mộ không chỉ bởi người dân Nam Phi, mà khắp nơi trên thế giới này.
Nelson Mandela vĩ đại không chỉ vì sự hy sinh của ông cho lý tưởng về một xã hội hòa bình-tự do-dân chủ-bình đẳng, hy sinh cho đất nước, dân tộc, theo đúng tinh thần của một trong những câu ông từng nói: "Real leaders must be ready to sacrifice all for the freedom of their people." (“Những nhà lãnh đạo thực sự phải sẵn sàng hy sinh tất cả cho tự do của dân tộc họ”).
Nelson Mandela vĩ đại không chỉ vì tầm hiểu biết, trí tuệ, tư duy chiến lược của một chính trị gia lỗi lạc hay nhân cách đạo đức của ông, mà còn vì tư tưởng nhân ái, sự khoan dung của ông đối với những kẻ đã bắt giam và đày đọa ông suốt 27 năm.
Sau khi ra khỏi tù, làm Tổng thống, có quyền lực trong tay, ông đã không dùng quyền lực để trả thù, để tiếp tục thực hiện một chế độ phân biệt đối xử trở lại đối với những người da trắng ở Nam Phi, như họ đã từng áp dụng trên đất nước ông suốt bao nhiêu năm. Ông đã chọn con đường tha thứ và hòa giải.
Một trong những câu nói nổi tiếng khác của Nelson Mandela là:“As I walked out the door toward the gate that would lead to my freedom, I knew if I didn't leave my bitterness and hatred behind, I'd still be in prison.” (“Khi tôi bước ra khỏi cánh cửa về phía dẫn đến tự do, tôi biết rằng nếu không để lại cay đắng và hận thù phía sau, tôi vẫn sẽ còn ở trong tù”).
Những con người thật sự vĩ đại trên thế giới, như Nelson Mandela, Dalai Lama, Martin Luther King Junior, Mahatma Gandhi… đều là những người có tinh thần khoan dung, đều chọn một con đường đấu tranh ít tốn hao xương máu nhất cho nhân dân họ. Bởi vì họ đều đặt lợi ích của đất nước và hạnh phúc của người dân lên trên tất cả.
Chiều sâu của tri thức, tầm hiểu biết cộng với tinh thần tôn giáo hoặc sự chiêm nghiệm về triết học trong mỗi con người ấy đã khiến họ lựa chọn đường đi, lựa chọn cách hành xử như vậy.
Dường như người ta cũng đang phần nào nhìn thấy điều đó trong nữ chính trị gia, lãnh tụ phe đối lập của Myanmar, Aung San Suu Kyi, và kể cả trong Tổng thống đương nhiệm Thein Sein khi họ đã chọn con đường ngồi lại với nhau, đối thoại, cùng hợp tác vì tương lai đất nước. Và bà Aung San Suu Kyi đã từng nhiều lần nói đến sự tha thứ, hòa giải, không trả thù.
Tương tự, cả hai đều là những trí thức, có tư tưởng và có tinh thần Phật giáo soi sáng.
Nhìn lại bi kịch của đất nước, của dân tộc VN từ đầu thế kỷ XX cho tới hiện tại chính là từ sự du nhập triết học Mác Lênin, chủ nghĩa cộng sản, và sự thắng thế dẫn đến cầm quyền tuyệt đối của đảng cộng sản.
Ngay từ đầu, những người cộng sản đã chọn con đường bạo lực cách mạng để lật đổ chính quyền, triệt hạ tất cả các đảng phái đối lập. Từ tư tưởng cho đến mục tiêu chiến đấu suốt bao nhiêu năm của họ là phải dành chiến thắng, bất kể cái giá máu xương quá đắt phải trả. Còn trong xã hội, sự phân chia giai cấp, tư tưởng đấu tranh giai cấp đã gây ra biết bao nhiêu bi kịch từ Nhân văn Giai phẩm, Cải cách ruộng đất… ở miền Bắc cho tới cải tạo tư sản, tư thương…ở miền Nam sau này.
Sau khi dành được chiến thắng, những người cộng sản đã cư xử cực kỳ tàn ác với những người ở phe thua cuộc và cả đồng bào miền Nam.
Hàng trăm ngàn dân quân cán chính VNCH bị lùa đi học tập cải tạo, thực chất là đi tù năm, mười năm và hơn nữa, trong đó rất nhiều người đã mãi mãi nằm lại nơi những trại giam khác nhau, hàng triệu gia đình bị mất đi người chồng, người cha là nơi nương tựa. Những người dân không phải đi học tập cải tạo thì tiếp tục khốn khổ với sự phân biệt đối xử, chủ nghĩa lý lịch…
Đảng cộng sản tiếp tục đem nguyên mô hình xây dựng XHCN ở ngoài Bắc vào áp dụng trong Nam, làm sụp đổ cả nền kinh tế, xáo trộn cả xã hội với hàng loạt những đợt cải tạo tư sản, cải tạo công thương nghiệp, mô hình hợp tác xã, chính sách lùa dân đi kinh tế mới…dẫn đến việc hàng triệu người phải bỏ nước ra đi, làm nên những cuộc vượt biển kinh hoàng với thảm cảnh của những thuyền nhân (boat people) rúng động lương tâm cả thế giới…
Sau bao nhiêu năm hoang tàn, điêu linh vì chiến tranh, xã hội lại tiếp tục bị tàn phá bởi những chính sách sai lầm, sự ngu dốt, lòng thù hận và chia rẽ.
Cho đến bây giờ, gần 40 năm sau chiến tranh, nhà nước cộng sản VN đã nhanh chóng quên đi quá khứ, bắt tay với Mỹ, và còn nhanh hơn nữa, bắt tay với Trung Cộng. Trong khi đó thì họ vẫn không thể hòa giải hòa hợp với những người anh em của phe thua cuộc và với lịch sử, vẫn không hề có bất cứ một hành động nào để chứng tỏ sự hối lỗi, hối tiếc trước những sai lầm trong quá khứ hay hiện tại.
Những người tù chính trị, dù thuộc lực lượng dân quân VNCH còn sót lại như ông Nguyễn Văn Trại (đã chết), Trương Văn Sương (đã chết), Bùi Đăng Thủy (đã chết), Nguyễn Hữu Cầu đang phải tiếp tục ở tù cho đến nay là 37 năm… hay những người hoạt động dân chủ, bất đồng chính kiến thuộc các thế hệ sau này như blogger Điếu Cày, blogger Công lý và Sự thật, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, thạc sĩ tin học Nguyễn Tiến Trung, kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh, thầy giáo Đinh Đăng Định, linh mục Nguyễn Văn Lý, tín đồ Phật giáo Hòa hảo Mai Thị Dung…tiếp tục là những đối tượng bị đối xử khắc nghiệt nhất, đày đọa phi nhân nhất trong tù.
Không những thế, nhà nước cộng sản luôn luôn đối xử với nhân dân một cách thù địch, đầy nghi kỵ. Sau gần 40 năm, chưa bao giờ trên đất nước này mâu thuẫn xã hội giữa người nghèo, người giàu, giữa người dân và các cấp chính quyền lại sâu sắc đến thế.
Bi kịch, bất công diễn ra khắp nơi. Từ thảm cảnh của những người nông dân mất đất vác đơn đi khiếu kiện ròng rã bao năm, có cả xô xát bạo lực, cả cái chết như vụ Đoàn Văn Vươn hay Đặng Ngọc Viết. Những cuộc biểu tình, đình công của lớp lớp công nhân bị bóc lột sức lao động đến tận cùng với đồng lương rẻ mạt. Những cái chết oan tức tưởi do sự lộng hành của đám công an côn đồ. Những vụ án oan sai thấu trời đất gây ra bởi pháp luật mù lòa v.v…
Thế nhưng, tất cả nhũng lời kêu than của các tầng lớp nhân dân hay những lời góp ý, kiến nghị…của bao nhiêu nhân sĩ trí thức đã bị nhà nước này thẳng tay vứt vào sọt rác. Hiến pháp 2013 là một bằng chứng mới nhất cho thấy rõ đảng và nhà nước cộng sản tiếp tục mù lòa, vô cảm trước những biến chuyển của thời cuộc, nhu cầu nhất thiết phải thay đổi để sống còn của đất nước và nguyện vọng của nhân dân.
Đảng cộng sản VN đã chọn con đường cố thủ quyền lực, cương quyết không thay đổi, thậm chí đối lập với nhân dân bởi vì qua bao thế hệ cho đến tận bây giờ, trong số những người nắm quyền cao nhất vẫn là những kẻ thiếu chiều sâu kiến thức, không có tầm nhìn viến kiến, tư duy chiến lược, cũng không có tinh thần tôn giáo hay triết học để soi sáng, ngoài…triết học Mác Lênin!
Quan trọng không kém, họ chưa bao giờ biết đặt quyền lợi của tổ quốc, dân tộc lên trên quyền lợi của đảng, của phe nhóm và bản thân.
Trước đây, đã từng có những giai đoạn đảng cộng sản suy trì được quyền lực nhờ vào sự ngây thơ và niềm tin của số đông người dân do bị tuyên truyền một chiều kết hợp với bạo lực. Nay niềm tin của đa số người dân đã mất đi, đảng chỉ còn lại bạo lực thuần túy.
Và thay vì có một lối thoát tốt đẹp trong hòa bình, hòa hợp, hòa giải với nhân dân, thì với một chế độ tàn bạo xây dựng trên bạo lực, thù hận và sự nghi kỵ như vậy,  cũng khó mà hy vọng một kết thúc êm ả, hay một đối xử khác, từ nhân dân, một khi sức chịu đựng của người dân đã hết.

Đánh giá lãnh tụ

Nguyễn Hưng Quốc
Mỗi lãnh tụ đều có một tầm vóc, một kích thước và một phong cách riêng. Nhưng khi đánh giá họ, để chính xác, cần đặt những cái riêng ấy vào một bối cảnh chung: Lịch sử. Mọi đánh giá đều phải có tính lịch sử. Từ góc độ lịch sử, một lãnh tụ có thể được đánh giá từ hai khía cạnh: Một, những gì họ kết thúc và hai, những gì họ mở ra.

Trong bài “Mandela for the Ages” đăng trên tờ Project Syndicate số ra ngày 6 tháng 12 năm 2013, Gareth Evans, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao của Úc, Chủ tịch Nhóm giải quyết các khủng hoảng quốc tế (International Crisis Group) thuộc Liên Hiệp Quốc, nêu lên một nhận xét sâu sắc về Nelson Mandela, cựu Tổng thống Nam Phi, người vừa mới qua đời ngày 5 tháng 12 vừa qua: Không có Mandela, chế độ kỳ thị chủng tộc ở Nam Phi thế nào cũng kết thúc trước sức ép nặng nề của thế giới; nhưng nếu không có Mandela, sự chuyển tiếp của Nam Phi sau thời kỳ kỳ thị chủng tộc chắc chắn sẽ nhiều gập ghềnh, khúc khuỷu và có khi đẫm máu. Như những gì Slobodan Milošević  đã gây ra cho Yugoslavia và Robert Mugabe đã gây ra cho Zimbabwe, v.v..

Trong bài “Madiba put his country above all else”, Deborah Snow, phóng viên đài ABC của Úc kể lại kỷ niệm của bà về cuộc phỏng vấn Mandela lúc ông mới ra khỏi nhà tù vào năm 1990, cuộc phỏng vấn mà bà cho là để lại nhiều ấn tượng nhất trong suốt hơn 30 năm làm báo của bà. Ấn tượng sâu đậm nhất, với bà, là, trong suốt cuộc phỏng vấn, Mandela, một người vừa mới thoát khỏi 27 năm tù đày, đã không nói gì về những kinh nghiệm đau đớn, cay đắng và oán hận đã qua mà chỉ say sưa bàn về tương lai, về viễn kiến đối với đất nước, về sự tự do, bình đẳng, hòa bình và thịnh vượng của mọi người.

Trong bài “Nelson Mandela: By far the greatest man” đăng trên báo The Age ngày 6 tháng 12 năm 2013, Malcolm Fraser, cựu Thủ tướng Úc, người từng gặp Mandela vài lần, cũng có nhận xét như thế: Nói chuyện với Fraser, ngay sau khi mới ra khỏi nhà tù, Mandela đã từ chối nói chuyện về quá khứ, ông chỉ muốn nói đến tương lai.

Những nhận xét của Evans, Snow và Fraser cũng dễ dàng được bắt gặp ở các chính khách và các cây bút khác trên thế giới khi nhận định về Mandela: Với họ, đó là một người trở thành vĩ nhân, hơn nữa, một trong những vĩ nhân đáng kính phục nhất trong cả thế kỷ, nhờ vào những mơ ước hướng về tương lai và nhờ những con đường ông đã mở ra cho đất nước của ông cũng như những cảm hứng ông đã gợi lên cho nhân loại. Khi trở thành cảm hứng của nhân loại, ông cũng đồng thời trở thành một trong những lãnh tụ của nhân loại. Không phải ngẫu nhiên mà, khi nghe tin Mandela mất, một số quốc gia trên thế giới, kể cả Mỹ, đã ra lệnh hạ quốc kỳ của họ xuống một nửa cột cờ để bày tỏ sự kính trọng và thương tiếc, một nghi lễ hiếm hoi dành cho những người được xem là lãnh tụ mang tầm vóc quốc tế.

Có thể nói cái lớn của Mandela là biết nhìn về phía trước, biết khuyên mọi người nhìn về phía trước để cùng nhau xây dựng một đất nước trong đó luật pháp và sự bình đẳng phải được tôn trọng. Để tránh ngộ nhận, cần lưu ý: Với Mandela, quên quá khứ hay tha thứ những tội ác người khác đã làm cho mình và dân tộc mình không đồng nghĩa với sự thỏa hiệp, nhân nhượng hay dễ dãi. Ngược lại. Lúc nào ông cũng trung thành với một nguyên tắc: công chính. Tha thì tha nhưng sự công chính phải được thực hiện cho mọi người. Sự tha thứ đi liền với sự đòi hỏi một cách quyết liệt. Nhờ thế, quá trình chuyển tiếp từ một chế độ kỳ thị chủng tộc đến một chế độ tự do, bình đẳng và dân chủ mà Mandela thiết lập tại Nam Phi đã trở thành một kiểu mẫu của thế giới.

Từ kinh nghiệm của Nelson Mandela, nhìn lại giới lãnh tụ Việt Nam trong mấy chục năm vừa qua, chúng ta thấy gì?

Thấy, rõ nhất, tầm vóc của họ đều được hình thành từ những gì họ kết thúc: Họ chấm dứt chủ nghĩa thực dân của Pháp năm 1954 và kết thúc sự chia cắt đất nước năm 1975. Nhìn từ góc độ này, một số người trong họ, như Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, đã được nhiều người Việt Nam ngưỡng mộ và không ít người trên thế giới kính phục. Coi như thần tượng.

Nhưng sau sự kết thúc oanh liệt ấy, họ mở ra những gì?

Chỉ có tai họa.

Trùng trùng tai họa.

Tai họa cho dân chúng.

Tai họa cho đất nước.

Tai họa cho cả nhiều thế hệ mai sau do những con số nợ nần chồng chất, do những cơ chế vừa nặng nề vừa bất nhân lại vừa vô hiệu, và quan trọng hơn, do sự suy thoái về xã hội và băng hoại về đạo đức.

Trong số các nhà lãnh đạo Việt Nam, sau này, nhìn lại, hầu như chỉ có hai người được khen ngợi ít nhiều vì đã mở ra một cái gì đó: Thứ nhất là Trường Chinh, những năm cuối đời, đã quyết định đổi mới; và thứ hai, Võ Văn Kiệt, người đã có công “xé rào” để dám thay đổi, dù chỉ một phần, một số chính sách kinh tế sai lầm của đảng Cộng sản. Nhưng những cái mới mà cả Trường Chinh lẫn Võ Văn Kiệt mở ra đều là những cái mới nửa vời: Kết quả, người ta chỉ thấy vài cuộc “xé rào” nho nhỏ, vá víu, lặt vặt.

Ngoài Trường Chinh và Võ Văn Kiệt, tất cả những người khác trong giới lãnh đạo đều chỉ biết quay đầu nhìn vào quá khứ, trên đó, người ta xây dựng chiếc ghế và kho tiền của mình.

Điều oái oăm là khi chiếc ghế và kho tiền bạc châu báu của họ càng cao, tầm vóc của họ, dưới mắt quần chúng cũng như trong lịch sử, càng thấp xuống. Càng lùn tịt.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Jang Song-thaek bị lật đổ, Trung Quốc "mất người giám sát Kim Jong-un"

(GDVN) - "Jang Song-thaek là một nhân vật mang tính biểu tượng ở Bắc Triều Tiên, đặc biệt và với các cải cách kinh tế lớn và đổi mới", Chu Phong, giáo sư quan hệ quốc tế từ đại học Bắc Kinh nhận xét, "ông ấy là người Trung Quốc trông mong để thay đổi nền kinh tế ở Bắc Triều Tiên. Đây là một tín hiệu rất đáng lo ngại."

Jang Song-thaek gặp ông Hồ Cẩm Đào trong chuyến thăm Trung Quốc năm ngoái.

Bưu điện Hoa Nam ngày 11/12 nhận định, việc bắt giữ và làm nhục Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Triều Tiên Jang Song-thaek, người chú rể và từng là "Nhiếp chính vương" của nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã gióng hồi chuông cảnh tỉnh đối với Bắc Kinh.

Từ lâu người ta vẫn cho rằng Jang Song-thaek là nhân vật số 2 tại Bắc Triều Tiên, người chú rể "tôn kính" và cố vấn của lãnh đạo tối cao Kim Jong-un. Nhưng tất cả đã đảo lộn vào ngày thứ Hai khi từ 5 giờ sáng, Bình Nhưỡng đồng loạt công bố hình ảnh vệ binh "xóc nách" Jang Song-theak và lôi ông khỏi phiên họp Bộ Chính trị mở rộng trước sự chứng kiến của hàng ngàn người.

Cảnh tượng bắt giữ và làm nhục Jang Song-thaek nhìn thoáng qua đã thấy rất bất thường trong một cuộc tranh giành quyền lực đang diễn ra bên trong quốc gia có vũ khí hạt nhân này. Nhưng video bắt Jang Song-thaek ngay trong phiên họp Bộ Chính trị mở rộng đã khiến Trung Quốc đặc biệt lo ngại.

Là quan chức lâu năm quản lý đời sống kinh tế Bắc Triều Tiên, Trung Quốc đã xây dựng một mối quan hệ thân thiện với Jang Song-thaek như một người lớn tuổi đáng tin cậy để giám sát Kim Jong-un.

Jang Song-thaek bị lật đổ vì Kim Jong-un không muốn có nhân vật số 2? Cách thức loại bỏ Jang Song-thaek khiến dư luận bất ngờ khi ông bị làm nhục ngay tại cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng.

Bất kỳ sự thay đổi nào của Trung Quốc liên quan đến Bắc Triều Tiên đều có khả năng làm thay đổi đáng kể trạng thái cân bằng chính trị ở châu Á, nơi bán đảo Triều Tiên đã bị chia rẽ hơn 60 năm qua.

Trong khi chưa có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc có ý định thay đổi quan điểm của họ, nhưng các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đã rất ngạc nhiên trước sự sụp đổ của Jang Song-thaek.

"Jang Song-thaek là một nhân vật mang tính biểu tượng ở Bắc Triều Tiên, đặc biệt và với các cải cách kinh tế lớn và đổi mới", Chu Phong, giáo sư quan hệ quốc tế từ đại học Bắc Kinh nhận xét, "ông ấy là người Trung Quốc trông mong để thay đổi nền kinh tế ở Bắc Triều Tiên. Đây là một tín hiệu rất đáng lo ngại."

Lật đổ Jang Song-thaek là một cú sốc không chỉ vì từ lâu ông đã được xem như thành viên cốt lõi trong giới cầm quyền đất nước, người nắm quyền thực tế cách đây 2 năm khi ông Kim Jong-il qua đời.

Cách hạ bệ Jang Song-thaek cũng rất bất thường khi lâu nay Bình Nhưỡng luôn bí mật trong các vụ thanh trừng tương tự. "Kim Jong-un đã cho người Bắc Triều Tiên và cộng đồng quốc tế thấy rằng ông đã thực sự là nhà lãnh đạo duy nhất ở miền Bắc, và ông không chấp nhận có nhân vật số 2", Yang Moo-jin, một nhà phân tích từ Hàn Quốc nhận xét.

Một nửa số quan chức cấp cao tháp tùng linh cữu Kim Jong-il ngày nào giờ đã bị thanh loại, vụ Jang Song-thaek là một điển hình.

Jang Song-thaek đã đến thăm Trung Quốc một số lần và được coi là người ủng hộ quan trọng phong cách phát triển kinh tế Trung Quốc mà Bắc Kinh đang kêu gọi Bình Nhưỡng học tập.

Ở tuổi 67, Jang Song-thaek cùng thế hệ với giới lãnh đạo Trung Quốc, không giống như Kim Jong-un đang ở độ tuổi 30 và chưa từng tới Bắc Kinh kể từ khi nhậm chức mặc dù ông nội và cha mình vẫn coi Trung Quốc là chỗ dựa đáng tin cậy.

Jang Song-thaek là một số ít quan chức cấp cao của Bình Nhưỡng duy trì đối thoại với Bắc Kinh. Trong chuyến thăm 6 ngày đến Trung Quốc năm ngoái, Jang Song-thaek đã gặp Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo bàn về hợp tác kinh tế, học tập mô hình đặc khu kinh tế của Bắc Kinh.

Chỉ mới tháng trước truyền thông nhà nước Bắc Triều Tiên vẫn đưa tin 14 đặc khu kinh tế mới sẽ được mở ra, dù tương đối nhỏ, nhưng được xem như thành quả cải cách kinh tế được Trung Quốc ủng hộ.

"Nhưng điều này cũng là hậu quả trong những nỗ lực của Jang Song-thaek", Chu Phong nhận xét, "có thể Jang Song-thaek đã đi quá xa và đe dọa vai trò của Kim Jong-un."

Hồng Lỗi khẳng định, vụ Jang Song-thaek là công việc nội bộ của Bắc Triều Tiên, nhưng theo Bưu điện Hoa Nam, giới chức Bắc Kinh đang rất quan ngại.

Mặc dù Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng khẳng định vụ Jang Song-thaek là "vấn đề nội bộ" của Bắc Triều Tiên nhưng báo chí chính thống nước này vẫn đang xôn xao trước những cáo buộc chống lại Jang Song-thaek, trong đó có tội lăng nhăng, cờ bạc, sử dụng ma túy, trác táng...tất cả chỉ thể hiện một động cơ, tham vọng chính trị thách thức vai trò duy nhất của Kim Jong-un.

Ngoài ra, một tội danh cáo buộc Jang Song-thaek dường như còn nhằm vào Trung Quốc khi nói ông đã bán tài nguyên quốc gia với giá rẻ. Trung Quốc là nhà nhập khẩu quặng lớn nhất của Bắc Triều Tiên.

Vụ lật đổ Jang Song-thaek lại xảy ra bất ngờ đúng lúc Trung Quốc đang phải đối mặt với những căng thẳng gia tăng trong quan hệ với Nhật Bản và Hàn Quốc. Bắc Kinh lo ngại nhất chính là sự sụp đổ của chính quyền Bắc Triều Tiên, Trung Quốc lo lắng về sự bất ổn có thể tạo ra bởi vụ lật đổ Jang Song-thaek.

images776876_Tra_Ngoc_Hang_nhoi_long_truoc_nhung_loi_nga_gia_hang_chuc_ngan_do_phunutoday.vn_4

Truyện cực ngắn. Tuyệt chủng trí tưởng tượng

-Ở xứ Tít Mù Khơi ấy, trẻ con sinh ra phần lớn là những thần đồng, chỉ số IQ cao ngất ngưỡng. Trên các đấu trường quốc tế, bất kỳ lĩnh vực nào trẻ con xứ này đều đạt thứ hạng cao chót vót. Vậy mà lạ thay, đến tuổi trưởng thành, rất nhiều người mất hẳn trí tưởng tượng.
-Nghe cậu nói mông lung quá.
-Một cách dân dã, trí tưởng tượng là khả năng nhìn thấy những điều mà các cụ xưa hay nói là nhục nhãn nan tri.
-Cái dân dã của cậu, bố ai mà hiểu được.
-Nhục nhãn nan tri, nếu mắt trần phải “bó tay chấm com” thì trí tưởng tượng ra tay.
-Không cần xa xôi,  hãy nói xem trong túi áo của tớ có gì?
-Túi phải có dăm tờ giấy bạc nhàu nát, vài cái vé số cũ và mới, ba bài thơ tình dang dở, mấy điếu thuốc là vụn. Túi trái là năm cái hồ sơ xin việc đã đóng dấu son đỏ chót.
-Bái phục cái “tuệ nhãn” của cậu rồi. Hãy quay lại xứ sở Tít Mù Khơi với cái chứng mất trí tưởng tượng.
-Vì chứng bệnh đó mà các nữ ca sĩ, những siêu mẫu thời trang phải mặc những chiếc áo có cổ khoét rộng mênh mang, bận những chiếc váy cao thăm thẳm. Vậy mà trí tưởng tượng của thanh niên xứ đó cũng không cải thiện được tí ti nào. Buộc lòng các mỹ nhân phải chọn mặc thứ tơ lụa trong suốt, buộc những sợi dây mong manh lỏng lẻo rất chi là… ngợp thở!
-Chuyện thời trang ấy thì liên quan gì đến cái sự mất trí tưởng tượng?
-Ôi, cái cậu này. Với người có óc tưởng tượng thì một chút phất phơ cũng đủ nhìn thấy cả tòa thiên nhiên rồi. Than ôi, nói như cái cụ gì gì ấy, ngay cả cậu trí tưởng tượng cũng đã thoái hóa biến chất từ thời nảo thời nao rồi!
-Còn như ngôn ngữ của các nhà khảo cổ thì trong tớ trí tưởng tượng đã tuyệt chủng mất thật rồi. Hu hu…

Chuyện nhỏ và chuyện lớn

Đồng Phụng Việt 
Với mình, chuyện một cán bộ Thành Đoàn giựt xấp Tuyên ngôn Nhân quyền trên tay một cô gái đang quảng bá các tiêu chí của nhân loại về quyền con người là chuyện nhỏ.
Chuyện lớn là chính quyền Việt Nam đã tìm đủ cách để trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà lại chỉ có thể nghĩ ra, rồi tổ chức những hoạt động ngăn chặn như vậy mới là chuyện lớn.
Chuyện lớn nằm ở chỗ mà cha, anh của cậu thanh niên đó vẫn thường hay nói: “tâm” và “tầm”. “Tâm” như thế và “tầm” chỉ ở mức như vậy thì làm sao “lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối” mãi được (?). Người ta gọi như thế là “qúa phận” đấy!
***
Với mình, chuyện cậu thanh niên giựt xấp Tuyên ngôn Nhân quyền đã từng du học ở Mỹ là chuyện nhỏ.
Học ở đâu, đã thủ đắc những bằng cấp loại nào cũng là chuyện nhỏ. Đâu phải cứ có học, có bằng cấp là thành nhân.
Nhận thức sống để làm gì và sống như thế nào hình như mới là chuyện lớn.
Lịch sử xứ nào, thời nào cũng có không ít kẻ đỗ đạt cao nhưng thiên hạ và hậu thế gọi là “ngu trung”. Dù sao thì tận trung với bạo chúa, phò bạo quyền cũng thuộc phạm trù “tự do lựa chọn”.
Chỉ muốn nhắc cậu thanh niên đó và những người bạn của cậu ta rằng “tự do lựa chọn” luôn đi kèm với “tự chịu trách nhiệm”, mà trách nhiệm do tận trung với bạo chúa, phò bạo quyền thì xem lại lịch sử đi. Nó nặng nề lắm, liệu có gánh nổi chăng?
***
Với mình, chuyện cậu cán bộ Thành Đòan nói gì sau sự kiện cậu ta giựt xấp Tuyên ngôn Nhân quyền trên tay một cô gái đang quảng bá các tiêu chí của nhân loại về quyền con người là chuyện nhỏ.
Chuyện lớn nằm ở chỗ “tai mắt nhân dân”. Có thời, cha, anh của cậu ta hay nói, họ làm được chuyện này, ngăn chặn được chuyện kia là nhờ “tai mắt nhân dân”.
Khoan bàn chuyện cha, anh của cậu ta nói thiệt hay nói dóc, chỉ nhìn mỗi sự kiện cậu ta tạo ra thì thấy “tai, mắt nhân dân” hướng vào ai, ủng hộ và chống cái gì.
Tuy đã “ngụy trang” như “quần chúng tự phát” nhưng cậu ta không thể lọt qua  “tai mắt nhân dân”.
Nếu bảo vệ đảng, bảo vệ chính quyền thật sự là bảo vệ chính nghĩa, được “đại đa số nhân dân ủng hộ, đồng tình” thì việc gì phải cải trang, phải che giấu diện mạo, lai lịch, rồi lấy ghế, lấy tay che chắn, thậm chí bỏ chạy lúc bị chụp hình, không dám đeo bảng tên dù “thi hành công vụ”. Khi hiện tượng này phổ biến đến mức trở thành lối hành xử chung của những thành viên trong lục lượng đảm nhận vai trò “bảo vệ chế độ” thì vì lý do nào đó mà muốn tỏ ra mẫn cán, cũng nên ngồi ngẫm lại. Thượng cấp không phải nhân dân và nhân dân bao gồm cả thân nhân, thầy cô, bạn bè, hàng xóm, người quen…
Nên khắc cốt, ghi tâm yếu tố “tai mắt nhân dân”, ngẫm nghĩ rồi hãy hành xử các bạn à!

THOÁI ĐẢNG ĐỂ ĐƯỢC BÌNH AN

Chào anh/chị,
Tôi là tình nguyện viên làm công tác Vận động Thoái đảng Toàn cầu.
Video: http://www.youtube.com/watch?v=2nS8WTjrssM 
Nay, cuộc vận động đã bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam.
Sự quan tâm của cộng đồng, là động lực để chúng tôi tiếp tục cuộc vận động này.
Trân trọng.  

—–
1
Việc Cửu bình, chuỗi chín bài bình luận, được xuất bản đã tạo nên một làn sóng thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới (Đội Thiếu niên Tiền Phong và Đoàn Thanh niên), và các hình thức từ bỏ khác. Chỉ trong vòng vài tuần sau khi xuất bản, những tuyên bố thoái Đảng đã bắt đầu được đưa lên một Website chuyên biệt. Sức mạnh của làn sóng này ngày càng gia tăng. Trong số những người tuyên bố thoái Đảng có cả những quan chức cao cấp trong chính phủ và các nhà bất đồng chính kiến nổi bật. 
Làn sóng thoái Đảng đã có một tác động rất lớn, và rất nhiều người từ Trung Quốc Đại Lục đã thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới bằng biệt danh của họ vì lo sợ sự trả thù của chính phủ. Đến tháng 12 năm 2013, theo những Website theo dõi sự kiện này thì số người thoái Đảng và các tổ chức liên đới đã lên tới 151 triệu. Làn sóng này đã bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam.
Một tuyên bố thoái Đảng điển hình vào ngày  04/12/2013 viết như sau: “Tôi tên Lê Hiếu Đằng là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hơn 40 tuổi đảng. Nay tôi tuyên bố công khai ra khỏi đảng CSVN vì: ĐCSVN bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân. Tôi xin xác định đây là quyết định của tôi.” 
Sau luật gia Lê Hiếu Đằng, tối ngày 05/12/2013, nhà báo tự do đồng thời là nhà bình luận tên tuổi, tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng đã viết bức tâm thư từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Kèm theo đó là hành động cụ thể với lá đơn xin ra đảng gởi đến nơi đang làm việc là Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Bức thư bày tỏ nỗi thất vọng trước vai trò độc đoán về chính trị của đảng, đã dẫn xã hội Việt Nam đến tình trạng như ngày nay. Theo nhà báo Phạm Chí Dũng, đảng Cộng sản hiện thời chỉ còn mang bóng hình và hơi thở của các nhóm lợi ích. Anh cho rằng việc từ bỏ đảng Cộng sản là một trong những con đường ngắn nhất để đến gần với nhân dân, và một công dân tốt có ý nghĩa hơn nhiều so với một đảng viên tồi.
Hưởng ứng lời tuyên bố từ bỏ Đảng của Luật gia Lê Hiếu Đằng và Nhà báo – TS Phạm Chí Dũng, Ông Nguyễn Đắc Diên, Bác sĩ Nha khoa, cũng là đảng viên, Thông báo công khai từ bỏ Đảng Cộng sản Việt nam. 
Những hành động đầy ý nghĩa này đang có một tác động mạnh mẽ: Giải thể ĐCSVN một cách ôn hòa từ bên trong, chuyển đổi nền văn hóa chính trị tại Việt Nam, và chuẩn bị kết thúc ách thống trị của chế độ hiện thời.
Nếu bạn muốn công bố rút lui khỏi đảng hoặc các tổ chức liên đới (đoàn, đội), thì có thể điền vào Mẫu Thoái đảng và gửi đi. Đây là mẫu công bố của http://tuidang.dajiyuan.com (website “Thoái đảng” của thời báo Đại Kỷ Nguyên DAJIYUAN.COM), với mục đích trợ giúp các đọc giả công bố nguyện vọng của mình.
 

Chuyển trại                                       

                                                             Kỷ niệm 65 năm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân             quyền(10.12.1948)
                                                    Ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam(10.12.2013)
                                                    Và Ngày Ra mắt Mạng lưới Blogger Việt Nam
Truyện ngắn này xin dành tặng cho những chiến sĩ Dân chủ, đã và đang phải sống trong ngục tù cộng sản vì Lý tưởng Tự do và Khát vọng Nhân quyền. Và nhất là để tưởng nhớ đến Người tù Lương tâm Bùi Đăng Thủy vừa mới qua đời trong nhà tù Xuân Lộc.
Chân dung tác giả do Họa sĩ Trần Thúc Lân (Pháp) vẽ.
Trời chưa sáng, tiếng mở cửa làm mọi người choàng tỉnh: Đi trại! Cả buồng giam nhốn nháo, hồi hộp. Viên công an cầm danh sách và bắt đầu đọc tên. Ông ta làm việc đó ngay khi đồng nghiệp vừa mở cửa. Người tù không có quyền - chứ không phải không kịp- đánh răng rửa mặt trước khi đi. Mọi thứ phải luôn sẵn sàng để khi có chuyến đi trại thì chỉ việc mang theo bởi đó là những chuyến di chuyển không báo trước. Đồ dùng cá nhân như quần áo, bát, thìa, ca cốc (bằng nhựa), băng vệ sinh, kém đánh răng, dầu gội đầu…đã được sắp xếp trong một bao dứa gọi là “túi nội vụ” được mua trong trại tạm giam. Người án ngắn cũng như người án dài, thậm chí chung thân cũng chỉ duy nhất một túi đó mà thôi. Trừ những người đang chờ phiên phúc thẩm hoặc chưa hết thời hạn 15 ngày chống án, còn lại không cần chờ đọc tên, ai cũng tự giác ôm sẵn cái “túi nội vụ” để chực bước ra ngoài sau tiếng “có”nếu cán bộ đọc tên mình. Không ít người …lỡ chuyến đi, phải trở vào cất nội vụ. Nhưng mất công một chút còn hơn bị xúc phạm.

Thấy tôi vẫn …bình chân như vại, mấy chị sốt ruột thay:
-Ơ! Thế cứ ngồi lỳ ra đó à? Định không lên trại à? Nội vụ đâu chị xách ra cho?
Tôi thản nhiên đáp:
-Em không đi Xuân Nguyên(*) đâu, em đi Thanh Hóa và sẽ đi một mình một chuyến. Rồi các chị coi.
Trời vẫn chưa sáng hẳn. Đã hết tiếng ồn ào, hết cảnh nhốn nháo. Còn lại mấy người chúng tôi, hụt hẫng và trống trải. Không ai ngủ lại được nữa. Nhưng chỉ ít hôm nữa thôi, buồng giam sẽ đông đúc trở lại với những người tù mới. Người ta nói đây là một bến tạm. Một bến tạm không ai muốn dừng chân. 
Nga(**) mừng ra mặt khi thấy tôi ở lại:
-May quá, Nghiên không phải đi đợt này. Chỉ lo Nghiên phải đi.
-Nga không cho Nghiên đi, muốn Nghiên chịu khổ ở đây à?
 Đó là người phụ nữ đảm đang, chịu thương chịu khó. Trong một cơn ghen, Nga đã cầm dao chém chồng (nghe nói hàng chục nhát) cho tới chết. Cô không giống một tên sát nhân hay một kẻ đang sám hối giả tạo. Thật khó diễn tả, nhưng chúng tôi đã chứng kiến những tháng ngày day dứt của Nga khi còn ở chung trại tạm giam. Không cam chịu bản án 19 năm tù, Nga viết đơn kháng án và đang chờ phiên phúc thẩm. Không hiểu tại sao Nga lại thương quý tôi đến thế bất chấp sự cấm đoán. Đôi khi, sự quan tâm thái quá của cô làm tôi khó chịu. Nhưng tôi thương Nga thật sự. Phần vì cuộc đời lương thiện và bất hạnh của cô, phần vì sự chân thành mà cô dành cho tôi. Chúng tôi, ngoài sự thương quý còn là lòng biết ơn dành cho nhau.
 Tôi không kháng án, nhưng cũng đã phải ở lại buồng này hai tháng mười ngày kể từ sau phiên xử 29/1 trong khi nhiều người ra tòa sau tôi cũng đã lần lượt đi trại. Linh cảm của một tù nhân chính trị mách bảo tôi sẽ được đưa tới Trại giam số 5, Thanh Hóa nơi đang giam giữ người đồng đội của tôi, luật sư Lê Thị Công Nhân. Nhưng họ sẽ không bao giờ cho chúng tôi cơ hội gặp gỡ dù là trong nhà tù. Tức là, phải chờ Công Nhân hết án, họ mới chuyển tôi đến.
Sáng sớm hôm sau, tôi đi thật.
Tất cả mọi người đều không hiểu vì sao lại bị dựng dậy trong lúc này. Người nọ ngơ ngác nhìn người kia: mới có chuyến đi trại hôm qua mà!
-Các chị cứ ngủ, mình em đi thôi.
Tôi nói, giọng bình thản.
Lần thứ ba trong thời gian tạm giam, tôi bỏ lại sau lưng những khuôn mặt buồn lo, thương cảm. Lần đầu khi tôi đi biệt giam. Lần thứ hai khi tôi ra tòa. Và hôm nay… Tôi nhìn thấy đôi mắt đỏ hoe trong vẻ rầu rĩ và lo lắng của Nga. Vài giọt nước mắt dù cố giấu vẫn thấy rơi trên gương mặt chị Hiền, chị Thu. Những chị em mà rất có thể, sẽ không bao giờ còn gặp lại. Tôi cảm ơn mọi người. Và đi.
Dù rất quý vốn “tài sản” đã dùng trong mười tám tháng và sẽ gắn bó thêm hai năm rưỡi nữa nhưng tôi vẫn không đủ sức để mang vác cái túi nội vụ cộng với một “cặp vợ chồng nhà xô chậu” trên cơ thể nặng chưa đầy bốn mươi ký. Tôi phải kéo lê chúng từ buồng giam ra cổng. Nhớ ra cái kính, vật bất ly thân vẫn đang nằm trong phòng làm việc của người cai ngục. Tôi lại đứng chờ người dẫn giải trở vào lấy. Ít phút sau, cái kính  được trả về với đôi mắt của tôi. Từ giờ, tôi và nó chắc không phải gặp nhau định kỳ như trong thời gian tạm giam nữa, tức là chỉ khi đi cung mới được đeo, còn thì phải gửi lại chỗ cai tù. 
 Đây là lần thứ hai tôi bị xiềng chân. Đến lúc này, tôi cũng không hiểu vì sao tôi không phản đối.Tôi không thấy bị thôi thúc bởi lòng kiêu hãnh. Không thấy thương hại mình. Không có một ý niệm gì hết. Tôi để người ta xiềng chân mình trong một trạng thái dửng dưng. Lúc đó, hình như tôi không nhớ tôi là một người tù chính trị và phải bảo vệ nhân quyền của mình trước một sự vi phạm trắng trợn.
Bây giờ ngồi viết những giòng này, tôi chỉ có thể lý giải rằng khi đó, tôi đã bị chai sạn hoặc trở nên dễ dãi, thậm chí có dấu hiệu mệt mỏi sau mười tám tháng phải sống cuộc sống không hẳn dành cho con người. Và buộc phải chống chọi với những kẻ coi tôi là kẻ thù. Họ là những điều tra viên, những kiểm sát viên, người của tòa án. Cả những người mà đến nay tôi cũng chỉ được biết một cách mơ hồ qua lời giới thiệu mập mờ của điều tra viên với từ “cấp trên”. Đó là những cuộc gặp gỡ, những lần hỏi cung kéo dài hàng giờ đồng hồ với không dưới một trăm lần tất cả. Những khổ ải của biết bao thân phận tù nhân cũng làm tôi bị ám ảnh. Tôi chỉ có mong muốn duy nhất là thoát khỏi cái nơi khỉ gió này càng nhanh càng tốt. Mong muốn đó mạnh hơn ý chí phản kháng của tôi lúc bấy giờ. Chưa được tự do nhưng ít nhất, cũng được thoát khỏi cái chỗ “chết tiệt” này dù là để đến một nơi thực sự là nhà tù trong một chiếc xe thùng kín mít suốt chặng đường dài với mấy giờ đồng hồ di chuyển.  
Tôi đã xỏ bốn đôi tất phần vì lạnh, phần để khỏi bị đau chân. Vậy mà vẫn như …bơi trong đôi giày ba-ta. Trời vẫn tối. Tôi lọ mọ soạn sẵn đống túi ni-lông phòng khi bị nôn. Đối với những người mắc chứng say xe thì đi ôtô thực sự là một điều khủng khiếp. Áp giải tôi có ba người. Ngoài người lái xe còn có hai người khác. Một người đàn ông trung niên và một người trạc tuổi tôi. Anh chàng trạc tuổi tôi ghé mặt sát tấm lưới, vật ngăn cách người tù với những người dẫn giải, bắt chuyện:
 -  Chị có lạnh không?
 -  Cũng lạnh anh ạ. Nhưng không sao.
 -  Thế chị tội gì?
  -  Tội nói thật.
Tôi trả lời cộc lốc.
- Chị vui tính nhỉ?
-Anh dẫn giải tôi mà không biết tôi “tội” gì sao?
-Tôi không biết. Chỉ thấy cấp trên nói phải dậy sớm, đưa một trường hợp đặc biệt đi trại. Tôi cũng thấy đặc biệt thật vì từ trước tới nay hầu như không có ai đi một mình một chuyến như chị cả.
-Tôi nghĩ anh biết nhưng giả vờ không biết. Các anh phải biết các anh đang làm gì chứ?
-Tôi không biết thật mà. Thế chị là ai?
-Tôi nói anh đừng giật mình nhé. Tôi bị đảng của các anh kết tội chống Nhà nước. Khiếp chưa?
Anh ta ra chiều ngạc nhiên:
  -Ồ! thế chị có quen Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài không?
   Câu hỏi của anh ta làm tôi hưng phấn.
-Họ là đồng đội của tôi.
- Chị là Nguyễn Thanh Nghiên phải không?
-Tôi họ Phạm. Phạm Thanh Nghiên.
-Ồ!Tôi có biết chị. Không ngờ được gặp hôm nay.
-Thế anh nghĩ sao về chúng tôi?
Tôi bắt đầu dẫn dắt câu chuyện.
Anh ta giới thiệu tên Dũng, nhỏ hơn tôi hai tuổi. Suốt chặng đường đi, Dũng là người duy nhất nói chuyện với tôi. Không biết anh ta có giả vờ đóng kịch hay không, nhưng ít ra tôi cũng thấy thỏa mái hơn đôi chút. Nó xua đi bầu không khí ngục tù và rút ngắn khoảng cách giữa những người không mang cùng thân phận.
-Xe ra khỏi thành phố chưa anh? Tôi hỏi.
-Được một đoạn rồi chị ạ.
-Tôi sẽ đi Thanh Hóa, đúng không?
-Không, gần đây thôi chị ạ.
-Anh lại nói dối tôi rồi. Việc gì phải giấu, đi đâu chả là tù. Anh không thừa nhận, lát tới Trại 5, tôi không vào đâu đấy.
-Chị thật khéo đùa. Anh ta cười ngượng.
Cuộc nói chuyện thưa dần vì tôi bắt đầu bị chứng say xe hành hạ. Hy vọng số túi ni -lông đủ dùng cho tới khi “cán đích”. Thi thoảng, Dũng lại ngoái ra phía sau, hỏi han tôi. Dũng hỏi nhiều chuyện nhưng không một lần nhắc đến cái xiềng mà tôi đang mang. Anh ta dí sát miệng vào tấm lưới chắn và gần như hét lên để tôi nghe thấy. Tiếng gió rít, tiếng động cơ và nhiều tiếng ồn khác làm chúng tôi không còn muốn trao đổi gì nữa.
Qua Ninh Bình, sang Nam Định. Và rồi cũng đến đất Thanh Hóa. Tôi định nhắc khéo Dũng về điểm đến cuối cùng. Nhưng không muốn anh ta ngượng, nên thôi.
Xe liên tục phải dừng lại để hỏi đường vì rất lâu rồi không có chuyến đi Trại 5, Thanh Hóa. Tôi thực sự thán phục người tài xế khi anh ta vượt thoát được những con đường đã không còn là đường nữa. Cảm giác không chỉ mình tôi mà cả ba người kia cũng đang phải chịu cực hình. Cứ như lục phủ ngũ tạng trong người sắp đổi chỗ cho nhau. Không chỉ vật lộn với những cơn nôn ói thắt ruột, tôi còn phải liên tục kéo cái túi nội vụ về vị trí cũ để không cho nó chạm vào mấy cái túi ni-lông bẩn. Đã thế cái xiềng chân cứ vướng víu, khó chịu, mỗi lần  vượt ổ gà, ổ voi (***) lại một lần tôi bị dúi xuống sàn xe. Tự nhiên tôi nghĩ quẩn: Giá họ cho mình thêm một năm tù để đổi lấy việc không phải di chuyển bằng ôtô thì tốt.
Bị lạc đường gần hai mươi cây số khiến chúng tôi đến muộn hơn so với dự tính. Người dẫn giải trung tuổi đi làm thủ tục. Không thấy bóng dáng một nữ tù nhân nào. Chỉ thấy họ, những người tù nam, đi thành hàng đôi (tuy còn lộn xộn) nhìn người mới đến với vẻ lạ lẫm hơn là giễu cợt hoặc đe dọa. Hình như tôi thấy rờn rợn. Tôi ngồi vắt vẻo trên tường hoa, cố tình đung đưa chân để giấu cảm xúc. Lúc này, Dũng mới chịu tháo xiềng cho tôi.
Không hiểu sao xuất hiện lắm cai tù thế. Họ kéo nhau ra cùng với người dẫn giải trung tuổi. Chắc muốn nhận mặt và không loại trừ mục đích uy hiếp tinh thần kẻ chống lại lý tưởng của họ. Có người hỏi tôi đi đường có mệt không, có người hỏi ăn sáng chưa nhưng đa phần chất vấn tôi tội “chống Nhà nước”. Tôi thấy không cần thiết và cũng không còn sức để tranh luận với họ nên chỉ trả lời qua quýt mấy câu liên quan đến sức khỏe, ăn uống. Sau này tôi mới biết đó là Phân trại số 1, nơi “đầu não trung ương” của Trại giam số 5, Bộ Công an.
Cuối cùng, họ cũng đưa tôi tới nơi họ muốn: Phân trại số 4, dành cho các nữ tù nhân mà theo cách gọi của họ là “Phạm nhân nữ”. Lần đầu tiên sau mười tám tháng tầm mắt của tôi được vượt qúa phạm vi của một căn buồng mấy chục mét vuông. Tiếng gọi của người dẫn giải trung tuổi chấm dứt vẻ ngơ ngác của tôi. Đây là lần đầu tiên ông ta nói chuyện với tôi:
-Hình như Nghiên còn tiền lưu ký ở Trần Phú phải không?
-Dạ còn. Nhưng không làm được thủ tục để chuyển vì không biết trước ngày đi trại.
-Thế thì để chú ứng trước vào đây cho mà lấy tiền dùng rồi về kia chú lấy lại số tiền lưu ký sau, đồng ý không?
-Vâng, nếu vậy thì tốt quá. Cảm ơn chú.
Sự nhiệt tình của ông ta làm tôi cảm động. Lần đầu tiên tôi phá vỡ nguyên tắc xưng hô với công an khi gọi ông ta bằng “chú”. Dũng nói anh ta có quen biết một vài người đang công tác trong trại này và sẵn sàng “nói với họ một tiếng” để giúp đỡ tôi nếu cần. Anh ta nói lấy lệ hay thật sự không ý thức được rằng những tù nhân lương tâm chúng tôi luôn đứng ngoài các cơ chế “ xin-cho” và các ứng xử thông thường của mọi mối quan hệ không cùng chính kiến. Hai người dẫn giải bắt tay tạm biệt tôi. Họ đi, tự nhiên một cảm giác khó tả (gần giống sự hụt hẫng) bám lấy tôi.
Tôi sẽ ở lại đây, trong trại tù mới và khởi đầu một cuộc đầy đọa mới. Không, tôi muốn nó giống với một cuộc khám phá hơn là một sự đọa đầy. Trong lúc chờ những người cai tù kiểm tra nội vụ, tôi tranh thủ quan sát “thế giới mới” của mình. Bên trong cánh cổng, lố nhố những bóng áo kẻ sọc, trang phục mà lát nữa sẽ được khoác lên người tôi. Nhưng dứt khoát tôi sẽ không bị “trộn lẫn” với họ. Tôi biết rõ về chuyến đi của mình. Và biết mình sẽ làm gì sau khi kết thúc chuyến đi đó.
(*) Xuân Nguyên: Trại giam nằm ở huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
(**) Vì lý do an ninh, tên các nhân vật đã được thay đổi.
(***) Ổ gà: chỗ lõm sâu xuống (giống ổ gà) trên mặt đường do bị lở. Ổ voi: chỗ lõm sâu và rộng hơn ổ gà.

Facebook: báo mạng lớn nhất, đa dạng nhất, nhanh nhất và miễn phí tại Việt Nam



MARK FBDẫu là một tài năng ngoại hạng, tay Mark Zuckerberg khi tạo ra facebook hẳn không tưởng tượng được rằng rồi sản phẩm của mình nhanh chóng trở thành một kênh truyền thông số một Việt Nam hiện nay. Thực vậy từ ngày ra đời, facebook đã thay đổi triệt để cách con người giao tiếp với nhau và chưa bao giờ cụm từ “mạng xã hội” quen thuộc như hiện nay tại các đô thị, trường học…Việt Nam. Điều đặc biệt hơn tất thảy, khi tại các nước phát triển, có nền chính trị đa nguyên, tự do báo chí, facebook gần như chỉ là phương tiện để trao đổi thông tin với bạn bè, biểu thị và quảng cáo “cái tôi”, giải trí, kinh doanh… thì  tại Việt Nam, trang mạng xã hội này còn làm hơn thế nữa, khi trở thành một tờ báo lớn nhất, đa dạng nhất, đưa thông tin nhanh nhất và hoàn toàn miễn phí.
Điều này quá dễ dàng nhận thấy. Trong khi tại các nước tư do báo chí, những tờ báo lớn có đầy đủ phương tiện hiện đại nhất, kể cả máy bay và những thiết bị trực tiếp truyền hình, nhằm phục vụ cho việc đưa tin, nghĩa là mọi thứ tin tức mà bạn đọc quan tâm từ ông tổng thống đương nhiệm đi ăn kem đến con chó xấu nhất thế giới vừa qua đời, thì tại Việt Nam, báo chí hoàn toàn nằm trong sự kiểm duyệt khắt khe của nhà cầm quyền, không được thông tin không chỉ là chuyện chính trị ở trong nước, mà ngay cả chuyện giật sụp tượng Lê nin ở Ukraina tờ Thanh Niên, tờ báo khá lớn có giấy phép của Việt Nam, vừa đưa lên đã… gỡ xuống!!! 
Trong tình thế ấy facebook đã làm thay mọi tờ báo ở Việt Nam, vượt mặt tất thảy và không có đối thủ có thể cạnh tranh. Chúng ta có thể bắt gặp trên facebook gần như tất cả các cây bút viết bằng tiếng Việt trong đủ mọi đề tài từ xã hội, chính trị, văn hóa, sáng tác, tôn giáo, giải trí… trong mọi thời điểm, mọi lĩnh vực với nhiều văn phong, cách miêu tả khác nhau, phù hợp với đủ loại người đọc, thú vị hơn, nó còn là “tờ báo” châm biếm hàng đầu, khi quay hướng đả kích những tờ báo chính thống, thò ra rồi lại rút vào… như chơi!
Không còn nghi ngờ gì nữa, môi trường facebook hiện nay, nếu nhìn và đọc nó như một tờ báo mạng thì đó chính là môi trường tự do báo chí, một nền tự do báo chí ngoài dự liệu và ngoài tầm kiểm soát của nhà cầm quyền. Tất nhiên nhà nước Việt Nam nhìn thấy sức mạnh của facebook và muốn ngăn chặn nó tương tự như Trung Quốc đang làm là không để nó hoạt động ngoài cái vòng kim cô của mình, nhưng có lẽ điều này là quá muộn một khi internet không thể không là một lựa chọn cần thiết cho một xã hội cần phát triển về kinh tế để mong tồn tại.
Và trong khi chờ đợi một nền báo chí tự do đích thực còn ở tít mù xa, bản thân tôi mỗi ngày khi mở facebook ra, đọc những thông tin thú vị và chân thực, nhận những đường link bổ ích từ bạn bè, tôi lại nghĩ thầm: cám ơn Mark Zuckerberg!
December 10, 2013 at 2:41pm
NGUYỄN ĐÌNH BỔN