Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Ngày 11/12/2013 - Chủ tịch Sang nhắc Thanh tra Chính phủ

  • Bắc Triều Tiên: Thanh trừng quan nhiếp chính, Kim Jong Un chứng tỏ vai trò chúa tể (RFI) - Bắc Triều Tiên một lần nữa lại gây chú ý cho dư luận với sự kiện lãnh tụ Kim Jong Un thanh trừng viên quan nhiếp chính, người chú dượng Jang Song Thaek hôm 08/11/2013. Nhật báo Libération có bài viết mang tựa đề “Kim Jong Un thanh trừng quan nhiếp chính cồng kềnh”, còn tờ Le Figaro nói về “Sự sụp đổ của quan nhiếp chính ở Bình Nhưỡng”.
  • Hiệp định TPP không thể hoàn tất trước năm 2014 (RFI) - Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP không thể hoàn tất trước năm 2014 như mong muốn của Hoa Kỳ. Hiệp định nói trên bao gồm 12 quốc gia, có trọng lượng kinh tế tương đương với 40 % tổng sản lượng toàn cầu. Kết thúc cuộc họp tại Singapore, bộ trưởng thương mại 12 nước liên quan thông báo << tiếp tục làm việc thêm trong những tuần lễ tới và các bên sẽ gặp lại nhau vào tháng Giêng sang năm.
  • Trung Quốc trùng tu nhà của Tưởng Giới Thạch ở Nam Kinh (RFI) - Theo AFP, 10/12/2013, chính quyền Trung Quốc bỏ 3,7 triệu đô la để trùng tu lại một nơi ở của cố lãnh đạo Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch, vốn là kẻ thù không đội trời chung của chế độ. Ngôi nhà xưa của Tưởng Giới Thạch đã mở cửa cho công chúng tham quan hồi tháng 10/2012. Hành động kể trên của Bắc Kinh là một dấu hiệu nữa cho thấy quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan bắt đầu ấm dần lên.
  • Nelson Mandela : Biểu tượng thế giới của hòa giải (RFI) - << Tôi không phải là một vị thánh. Trừ phi bạn tin rằng thánh là một kẻ phạm tội đang tự sửa mình >>. Tuy không là thánh, nhưng cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela đã được toàn thế giới tôn vinh như một biểu tượng mà Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã thu gọn lại trong lời phát biểu :<< Một trong những nhân vật tiêu biểu nhất của thời đại chúng ta và của mọi thời đại >>.
  • Bắc Kinh bác bỏ kêu gọi của Mỹ đòi tự do cho Lưu Hiểu Ba (RFI) - Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi khẳng định : 'Chính sách về nhân quyền của Trung Quốc do người Trung Quốc quyêt định'. Bắc Kinh phản ứng như trên một ngày sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ, John Kerry kêu gọi trả tự do cho giải thưởng Nobel Hòa bình 2010, Lưu Hiểu Ba.
  • Báo chí Bắc Triều Tiên kêu gọi đoàn kết sau vụ thanh trừng ông Jang Song-Thaek (RFI) - Hôm nay, 10/12/2012, một ngày sau tuyên bố chính thức thanh trừng << nhân vật số hai >> của chế độ >> - ông Jang Song-Thaek, dượng rể của lãnh đạo Kim Jong-un -, truyền thông Bắc Triều Tiên đồng loạt kêu gọi dân chúng đoàn kết. Theo giới phân tích, vụ tranh trừng kể trên có thể châm ngòi cho bất ổn định tại Bắc Triều Tiên.
  • Hàng ngàn người Cam Bốt tuần hành nhân ngày Quốc tế Nhân quyền (RFI) - 6.000 người tuần hành trên đường phố Phnom Penh, đối lập Cam Bốt tham gia đông đảo với các biểu ngữ như << dân chủ muôn năm >> hay đòi << thay đổi >> chế độ, đòi thủ tướng Hun Sen từ chức. Chính quyền của ông Hun Sen bị chỉ trích chà đạp nhân quyền.
  • Ngoại trưởng Mỹ sắp công du Việt Nam (RFI) - Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm qua, 09/12/2013, Ngoại trưởng John Kerry sẽ đi thăm Việt Nam và Philippines, sau chuyến công du ở Israel và Cisjordanie trong tuần này.
  • Thái Lan : Bầu cử sớm sẽ không chấm dứt được khủng hoảng (RFI) - Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra hôm nay, 10/12/2013, vẫn dứt khoát không từ chức theo yêu cầu của những người biểu tình chống chính phủ. Bà Yingluck đã kêu gọi người biểu tình trở về nhà để chuẩn bị tham gia bầu cử trước thời hạn và chấm dứt cuộc << cách mạng nhân dân >>. Nhưng phe đối lập một lần nữa ra tối hậu thư đòi thủ tướng Thái từ chức trong vòng 24 tiếng đồng hồ.
  • Tinh thần hòa giải của Nelson Mandela là ''tấm gương cho Việt Nam'' (RFI) - Hôm nay là ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12 và cũng là ngày tang lễ của Nelson Mandela vị tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi, một trong ba vĩ nhân tranh đấu cho quyền con người của thế kỷ 20. Cách Pretoria nửa vòng trái đất, tại Hà Nội, một phái đoàn nhân sĩ thuộc Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự do Tiến sĩ Nguyễn Quang A dẫn đầu, cùng với Giáo sư Chu Hảo, Gs Nguyễn Đông Yên, Luật sư Trần Vũ Hải, Kỹ sư J.B. Nguyễn Hữu Vinh, đã đến Đại sứ quán Nam Phi để chia buồn. Trong khi đó Mạng lưới Blogger Việt Nam, sau nhiều tháng vận động đã chính thức công khai hóa hoạt động.
  • Lãnh đạo thế giới đến Nam Phi tưởng niệm Mandela (RFI) - Tổng thống Mỹ bắt tay chủ tịch Cuba trong buổi lễ tưởng niệm cố tổng thống Nam Phi Mandela. Gần một trăm nguyên thủ quốc gia, thủ tướng chính phủ và đại diện của các tổ chức đa quốc gia tập hợp về sân vận động Soccer City Stadium, Soweto, ngoại ô Johannesburg. Buổi lễ tưởng niệm cố Tổng thống Mandela diễn ra từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều, giờ địa phương. Trời mưa lớn không làm nản lòng hàng chục ngàn người dân Nam Phi muốn bày tỏ sự biết ơn đối với vị anh hùng đã đưa dân tộc ra khỏi thời kỳ đen tối của lịch sử.
  • Thế giới kỷ niệm Ngày Nhân quyền (VOA) - Người đứng đầu Nhân quyền của LHQ Navi Pillay nói những nguyên tắc căn bản để bảo vệ và tăng tiến nhân quyền phần lớn đã được qui định
  • Blogger Huỳnh Ngọc Chênh bị cấm đi Mỹ (BBC) - Một doanh nhân 45 tuổi mang quốc tịch Việt Nam cáo buộc ông tiệ́p tục bị từ chối nhập cảnh khi về nước vì đã "ủng hộ cho tiếng nói dân chủ".
  • Biểu tình Thái Lan ra tối hậu thư (BBC) - Thủ tướng Yingluck Shinawatra bác yêu cầu của phe biểu tình rằng bà phải từ chức trước kỳ bầu cử bất thường vào tháng Hai 2014.
  • Thái Lan tạm giảm bớt căng thẳng (BBC) - Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã giải tán nghị viện và chính phủ đề xuất tổ chức bầu cử ngày 2/2 tới để giải quyết khủng hoảng chính trị.
  • Học sinh VN ‘giỏi hơn Anh’ (BBC) - Báo chí Việt Nam cho biết ngành giáo dục trong nước đã chuẩn bị cho học sinh tham gia sát hạch PISA từ 2010 để đạt kết quả tốt.
  • Thủ tướng Thái nghẹn ngào (BBC) - Thủ tướng Yingluck Shinawatra nghẹn ngào khi nói bà cũng là người Thái trong khi người biểu tình lại muốn bà và gia đình rời đi.
  • Sát hạch Pisa (BBC) - BBC tham khảo ý kiến các chuyên gia giáo dục trên thế giới về độ chính xác của bảng xếp hạng PISA.
  • Những chặng đường cắm mốc biên giới lịch sử (BaoMoi) - Luật Biển Việt Nam chính thức có hiệu lực (1/1/2013) tạo cơ sở pháp lý cho các ngành chức năng trong việc quản lý, bảo vệ sử dụng hiệu quả các vùng biển, đảo, tăng cường hợp tác với các nước trong bối cảnh nước ta đang tích cực hội nhập quốc tế.
  • Hội nghị chuyên đề về an ninh hàng hải quốc tế 2013 (BaoMoi) - Trong khuôn khổ nỗ lực hiện đại hóa và tăng cường sức mạnh hải quân đồng thời thúc đẩy hợp tác trên quy mô khu vực và toàn cầu, tại Gia-các-ta, Hải quân In-đô-nê-xi-a (TNI AL) đã tổ chức Hội nghị chuyên đề An ninh hàng hải quốc tế trong hai ngày 10 và 11-12 với chủ đề “Chiến lược hợp tác và Quan hệ đối tác toàn cầu nhằm nâng cao nhận thức hàng hải”. Tư lệnh Hải quân Việt Nam, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến đã tham dự Hội nghị cùng Tư lệnh Hải quân các nước. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tư lệnh Hải quân In-đô-nê-xi-a, Đô đốc Mác-xê-ti-ô (Marsetio) nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh môi trường hàng hải như một động lực quyết định tăng cường hợp tác nhằm đảm bảo an ninh hàng hải, trong đó có khu vực Biển Đông.
  • "Vùng phòng không" của Trung Quốc đã biến thành "trò hề" (BaoMoi) - Tuyên bố thành lập “Vùng phòng không”, Trung Quốc vấp phải phản ứng dữ dội từ các quốc gia liên quan. Cho tới nay, những hành xử của Bắc Kinh về khu vực này đã biến “Vùng phòng không” trở thành một “trò cười” của dư luận vì không được nước nào công nhận và tuân thủ.
  • 'Quái thú' Zubr Trung Quốc đang hoạt động trên Biển Đông? (BaoMoi) - Theo nhận định của nhiều chuyên gia, đây chính là chiếc tàu đổ bộ đệm khí Project 958 Bizon đầu tiên Trung Quốc đặt mua của Ukraine. Bizon là lớp tàu đệm khí lớn nhất thế giới hiện nay, với lượng giãn nước lên tới 555 tấn. Trong bức ảnh được “vô tình” đưa lên mạng có thể thấy từ phía xa, một chiếc tàu tương tự mà Trung Quốc đang thử tự chế tạo trong xưởng. Tàu đổ bộ Bizon có kích cỡ rất lớn nên không có bất cứ chiếc tàu đổ bộ hay tàu tấn công lưỡng cư nào của Trung Quốc có thể chở theo nó. Phía Nga cho rằng tàu đổ bộ Bizon mà Ukraine bán cho Trung Quốc thực chất là tàu Project 12322 Zubr được thiết kế tại Nga thời Liên Xô cũ. Tuy phía Ukraine vẫn biện hộ rằng đây là bản nâng cấp, nhưng rõ ràng nó là phiên bản sinh đôi với sản phẩm của Liên Xô. Tàu đổ bộ đệm khí Bizon có khả năng chở theo xe tăng và các loại vũ khí hạng nặng khác cùng kết hợp trong các nhiệm vụ đổ bộ và hậu cần. Project 958 Bizon được thiết kế để chở 3 xe tăng chiến đấu chủ lực (tổng trọng lượng 150 tấn) hoặc 10 xe bọc thép chở quân (tổng trọng lượng 131 tấn) cùng 140 lính đổ bộ. Hoặc 8 xe chiến đấu bộ binh (tổng trọng lượng 115 tấn) hoặc 8 xe tăng lội nước hạng nhẹ. Tàu có 4 khoang chở lính đổ bộ đủ chỗ cho 140 người. Khoang chở binh khí kỹ thuật có thể chứa thêm 366 lính (tổng cộng gần 500 lính) cùng hệ thống hỏa lực tương đối mạnh Việc Trung Quốc tiếp nhận loại tàu đổ bộ đệm khí khủng này khiến dư luận các nước trong khu vực tiếp tục đặt dấu hỏi về sự phát triển của Hải quân Trung Quốc. Trong khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn thường xuyên tuyên bố “sự trỗi dậy hòa bình” của họ. Nhưng rõ ràng đây là loại tàu được sử dụng cho mục đích chủ động tấn công hơn là mục đích bảo vệ hòa bình, đặc biệt trong bối cảnh các tranh chấp về biển đảo của nước này với các nước lân cận đang càng làm dấy lên nghi ngại về những cuộc tấn công bất ngờ lên những vùng đảo tranh cãi.
  • Nhật can thiệp vào Biển Đông, Trung Quốc tức tối (BaoMoi) - Bắc Kinh hôm qua (9/12) đã bày tỏ sự tức giận trước việc Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế phản đối nếu Trung Quốc tiếp tục thiết lập Vùng Nhận diện Phòng không ở Biển Đông.
  • Biển Đông là chủ đề được quan tâm tại Hội nghị an ninh hàng hải quốc tế (BaoMoi) - Biển Đông là chủ đề được quan tâm tại Hội nghị an ninh hàng hải quốc tế
    4 5 24
    Biển Đông là chủ đề được quan tâm tại Hội nghị an ninh hàng hải quốc tế
    Tư lệnh Hải quân Việt Nam, đô đốc Nguyễn Văn Hiến tham dự Hội nghị an ninh hàng hải quốc tế tại Indonesia.
    Trong khuôn khổ nỗ lực hiện đại hóa và tăng cường sức mạnh hướng tới nâng tầm lực lượng hải quân lên đẳng cấp thế giới, đồng thời thúc đẩy hợp tác trên quy mô khu vực và toàn cầu, Hải quân Indonesia (TNI AL) đã tổ chức Hội nghị chuyên đề An ninh hàng hải quốc tế tại thủ đô Jakarta trong các ngày 10-11/12.
    Tham dự Hội nghị có Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusginatoro, Tư lệnh Hải quân Indonesia, Tư lệnh hải quân nhiều nước, trong đó có Tư lệnh Hải quân Việt Nam, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Tư lệnh Hải quân Mỹ Jonathan W.Greenert và khoảng 350 đại biểu và khách mời là các nhà lãnh đạo lực lượng hải quân, các nhà nghiên cứu, phân tích tại các viện nghiên cứu chính sách quốc và chiến lược đến từ các quốc gia thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), các nước thuộc nhóm Hội nghị chuyên đề Hải quân Ấn Độ dương (IONS) và Hội nghị chuyên đề Hải quân Tây Thái Bình dương (WPNS), trong đó có Mỹ và Hà Lan.
    Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tư lệnh Hải quân Indonesia, Đô đốc Marsetio đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của an ninh môi trường hàng hải như một động lực quyết định cho sự tăng cường hợp tác nhằm đảm bảo đảm bảo an ninh hàng hải, trong đó có cả khu vực Biển Đông.
    Trong hai ngày làm việc, Hội nghị sẽ nghe tham luận của nhiều nhà lãnh đạo lực lượng hải quân các nước, trong đó có Tư lệnh Hải quân Singapore về các thách thức về an ninh hàng hải ở Đông Nam Á, Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Malaysia về vai trò của hải quân Malaysia trong thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải toàn cầu ở Đông Nam Á và nâng cao nhân thức về hàng hải, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc về vai trò và sự đóng góp của hải quân Trung Quốc trong các vấn đề an ninh hàng hải ở Biển Đông, hay Tư lệnh hải quân Iran về các nhân tố then chốt trong t
  • Đài Loan lại hiến “sáng kiến hòa bình” cho Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Mới đây, tại một hội nghị ở Puerto Rico, ông Philip Wang – Chủ tịch phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Miami (Mỹ) đã nêu lại “sáng kiến hòa bình” do nhà lãnh đạo Mã Anh Cửu đề xuất cuối năm ngoái. Theo ông Wang, sáng kiến này có thể giúp giảm bớt căng thẳng gia tăng ở biển Hoa Đông và thậm chí giải quyết được vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
  • Việt Nam tham dự Hội nghị an ninh hàng hải quốc tế tại Indonesia (BaoMoi) - Trong khuôn khổ nỗ lực hiện đại hóa và tăng cường sức mạnh hướng tới nâng tầm lực lượng hải quân lên đẳng cấp thế giới, đồng thời thúc đẩy hợp tác trên quy mô khu vực và toàn cầu, Hải quân Indonesia (TNI AL) đã tổ chức Hội nghị chuyên đề An ninh hàng hải quốc tế tại thủ đô Jakarta trong các ngày 10-11/12.
  • Trung Quốc huy động 20.000 binh tập trận để “răn đe” Mỹ, Nhật, Hàn (BaoMoi) - Sau khi tuyên bố “Vùng nhận dạng phòng không” (ADIZ) trên biển Hoa Đông vào ngày 23.11, khoảng 20.000 binh sĩ từ bộ binh, không quân, hải quân và Quân đoàn pháo binh hai của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã được huy động để khởi động tập trận ở tỉnh Sơn Đông phía đông bắc Trung Quốc - gần với Nhật Bản và Hàn Quốc, theo báo cáo của hãng tin Hồng Kông Oriental Daily.
  • Ngoại trưởng Mỹ sẽ mang gì đến Việt Nam? (BaoMoi) - Trong chiến lược tái cân bằng hướng về châu Á - TBD với Đông Nam Á nắm giữ vị trí đặc biệt quan trọng, việc Ngoại trưởng John Kerry tới thăm Việt Nam, Philippines chứng tỏ cam kết lâu dài của Mỹ với khu vực, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki.
  • Miền Bắc trở rét (BaoMoi) - TTO - Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, đợt không khí lạnh tràn về miền Bắc vào sáng mai (11-12) sẽ làm miền Bắc trở rét. Các tỉnh miền núi phía Bắc có nơi rét đậm, rét hại.
  • Thời tiết (BaoMoi) - Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường nên khu vực vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật trên cấp 6. Biển động; Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió đông bắc sẽ mạnh dần lên cấp 6, có lúc cấp 7, giật trên cấp 7. Biển động.
  • Nhật-Hàn liên thủ chống ADIZ Trung Quốc? (BaoMoi) - (ĐSPL) - Việc Nhật Bản ngầm ủng hộ Hàn Quốc mở rộng “vùng nhận dạng phòng không” cho thấy Tokyo và Seoul liên thủ chống việc Trung Quốc áp đặt ADIZ trên Biển Hoa Đông.
  • Nhật Bản ủng hộ vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc (BaoMoi) - ANTĐ - Ngày 9-12, Hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) dẫn lời Tổng thống nước này Park Geun-hye cho biết, việc mở rộng Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của chính quyền Seoul chính là hành động bảo vệ lợi ích quốc gia trong bối cảnh căng thẳng ngày càng leo thang trên vùng Biển Hoa Đông.
  • Trung Quốc bác phản đối của Nhật với ADIZ trên Biển Đông (BaoMoi) - Cùng với phát ngôn “lấy làm tiếc” trước động thái mở rộng vùng nhận diện phòng không của Hàn Quốc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 9/12 đã bác bỏ sự phản đối của Nhật Bản về khả năng Bắc Kinh cũng thiết lập một ADIZ trên Biển Đông.

Chủ tịch Sang nhắc Thanh tra Chính phủ


Chủ tịch Trương Tấn Sang: 'khâu quản lý nhà nước có vấn đề'

Đến thăm và làm việc với Thanh tra Chính phủ Việt Nam hôm 10/12, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng ngành này “vẫn có những mục tiêu chưa đạt, chuyển biến chậm”.

Ông Sang cũng yêu cầu “ngành thanh tra cần tiếp tục nâng cao trách nhiệm, kịp thời đưa ra các kiến nghị sửa đổi chính sách để hợp lòng dân”.

Trang báo Đảng Cộng sản Việt Nam cùng ngày cho biết Chủ tịch Trương Tấn Sang nhấn mạnh:

“Nếu tỷ lệ khiếu nại, tố cáo sai cao do người dân chưa hiểu chính sách pháp luật thì phải tăng cường tuyên truyền, nhưng vấn đề đầu tiên là phải sửa cái sai từ các cơ quan nhà nước.”

Ông cũng cho biết ý kiến trong buổi làm việc với Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh rằng “thanh tra phát hiện nhiều sai phạm, điều đó nói lên khâu quản lý nhà nước có vấn đề”.

“Khiếu nại, tố cáo nhiều, phức tạp có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chính sách chưa phù hợp, cơ quan quản lý nhà nước làm sai.”

Tuy thế, Chủ tịch Sang cũng tỏ ý “tin tưởng ngành Thanh tra sẽ khắc phục khó khăn, tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ”, theo báo Việt Nam.

Con số rất to


"Khiếu nại, tố cáo nhiều, phức tạp có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chính sách chưa phù hợp, cơ quan quản lý nhà nước làm sai"Chủ tịch Trương Tấn Sang
Cũng bài báo cho thấy những con số khổng lồ về các vụ sai phạm và tham nhũng trong bộ máy công quyền ở Việt Nam dù chỉ qua việc nêu ra các con số những vụ đã bị phát hiện, xử lý.

Theo báo cáo của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cho Chủ tịch Sang, trong thời gian 2011 -2013, Việt Nam đã có 23.034 cuộc thanh tra hành chính; 367.176 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện vi phạm hơn 82.136 tỷ đồng, 293.708 ha đất”.

Họ cũng “kiến nghị xử lý kỷ luật 2.946 tập thể, 5.443 cá nhân”.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang không phải là lãnh đạo cao cấp đầu tiên trực tiếp nêu ra vấn đề tham nhũng.

Hồi tháng 9 năm nay, Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Sinh Hùng đã nói là báo cáo của Chính phủ mô tả tình hình tham nhũng ‘nhẹ hơn đánh giá trong nghị quyết Trung ương Đảng.

Gần đây hơn, Ban Nội chính của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết luận việc phát hiện tham nhũng qua thanh tra “còn thấp”, theo báo cáo được ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính công bố hồi giữa tháng 11 năm nay.

Cùng Ban Nội chính, Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng cũng thường xuyên nêu ra các mục tiêu cho công tác phòng chống tham nhũng trong bộ máy hành chính.

Ban này gồm các vị Nguyễn Phú Trọng, Lê Hồng Anh, Ngô Văn Dụ, Nguyễn Xuân Phúc, Uông Chu Lưu, Nguyễn Bá Thanh, Tô Huy Rứa, Đinh Thế Huynh, Trần Đại Quang, Ngô Xuân Lịch, Trương Hòa Bình, Nguyễn Hòa Bình, Huỳnh Phong Tranh, Đinh Tiến Dũng, Vũ Trọng Kim, Nguyễn Văn Hiện.

Các đại biểu Quốc hội Việt Nam cũng thường xuyên nêu ra các câu hỏi chất vấn bên hành pháp về công tác chống tham nhũng.

Một trong các câu hỏi được khá nhiều người chú ý tại phiên chất vấn ở Quốc hội hôm 22/11/2013 là câu hỏi của Đại biểu Lê Như Tiến cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Đại biểu Tiến (Quảng Trị) nói "Kể từ khi Quốc hội giao trọng trách là người đứng đầu vào ngày 27/06/2006, đến nay trải qua gần hai nhiệm kỳ, Thủ tướng đã đề nghị hoặc trực tiếp cắt bỏ được bao nhiêu ung nhọt, quốc nạn tham nhũng?”,

Ông Dũng chưa trả lời câu hỏi này với lý do hết giờ và hứa sẽ trả lời bằng văn bản và đăng công khai trên cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam.
(BBC)

Ông Vũ Khoan: "Tổng thống Thụy Sĩ tiếp tôi ở một trạm bưu điện"

Soha.vn) - “Tôi nhớ mãi cuộc gặp với Tổng thống
Thụy Sĩ, tôi rất ngạc nhiên vì ông ấy tiếp tôi ở một trạm bưu điện,
phòng tiếp rất nhỏ".
“Tiến Sỹ Lê Đăng Doanh có nói: Trong "Swiss Made" không tìm ra
phương thuốc nào trị bệnh tự mãn của người Thụy Sĩ. Tôi nghĩ chúng ta
cũng nên tìm thứ thuốc đó để chữa bệnh tự mãn và tự tin” - ông Vũ
Khoan, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố như vậy trong
buổi ra mắt cuốn sách “Swiss Made - Chuyện chưa từng được kể về những
thành công phi thường của đất nước Thụy Sĩ”.
Đã nhiều lần đặt chân tới đất nước xinh đẹp Thụy Sĩ, ông Vũ Khoan nhìn nhận về mảnh đất này gói gọn trong 4 từ: Tươi đẹp, sạch sẽ, yên bình và giàu có.
“Tại sao Thụy Sĩ giàu vậy? Họ không có gì cả, trong khi Việt Nam
lại có quá nhiều. Điểm đầu tiên mà chúng ta phải học hỏi ở đất nước này
đó là: Thụy Sĩ không có gì mà có tất cả, trong khi mình có tất cả nhưng
lại không có gì” – ông Vũ Khoan nhấn mạnh.
Năm 2012, GDP của Thụy Sĩ đạt hơn 600 tỉ USD, tương đương với thu nhập
bình quân đầu người hàng năm của quốc gia là trên 75 nghìn USD. Trong
khi đó, tại Mỹ, thu nhập bình quân đầu người là 50 nghìn USD; tại Pháp
và Đức, con số này khoảng 43 nghìn USD, còn tại Anh Quốc là 41 nghìn
USD.
Thụy Sĩ cũng có tỷ lệ bằng sáng chế, tỷ lệ số người đoạt giải Nobel
trên đầu người cao nhất thế giới, được xếp hạng là quốc gia cạnh tranh
nhất thế giới và hệ thống giáo dục cũng thuộc loại tốt nhất thế giới.
Điều gì đã làm nên thành quả phi thường này của đất nước Thụy Sĩ vốn nổi
tiếng với nguồn tài nguyên ít ỏi (ngoại trừ tài nguyên nước và thắng
cảnh tuyệt mỹ phục vụ du lịch)?
Trong ngân hàng , dược phẩm, máy móc, thậm chí dệt may, ở bất cứ lĩnh vực nào công ty Thụy Sĩ
cũng xếp hạng cùng với các đối thủ cạnh tranh toàn cầu lớn nhất và mạnh
nhất . Làm thế nào mà họ đạt được thành công đó trong khi Việt Nam lại
không làm được?
"Thụy Sĩ không có gì mà có tất cả, trong khi mình có tất cả nhưng lại không có gì” – ông Vũ Khoan nhấn mạnh
Như thường lệ, vẫn luôn thẳng thắn trong những nhận định về hiện trạng
đất nước, ông Vũ Khoan lý giải: Thứ nhất, người Thụy Sĩ nhận thức được
rằng: “Cái gì họ có thì họ tận dụng còn cái gì không có thì họ cố gắng
tạo ra”. Thụy Sĩ được “trời phú” cho nông nghiệp, đồng cỏ và đất đai,
cộng thêm tuyết. Họ đã phát triển nông nghiệp tới mức ai cũng biết
Nestlé của Thụy Sĩ, ai cũng biết sô-cô-la Thụy Sĩ, đồng hồ Thụy Sĩ, ai cũng biết pho mát Thụy Sĩ. Còn tuyết ở Thụy Sĩ đã làm nên ngành du lịch số 1 thế giới.
Họ đã tận dụng tiềm năng có thực của mình. Trong khi đó, theo ông Vũ
Khoan, ở nước ta, có tiềm năng nông nghiệp nhưng chưa có mặt hàng nào
của Việt Nam trở thành thương hiệu nổi tiếng như Thụy Sĩ. Bên cạnh đó,
Việt Nam cũng có khả năng du lịch nhưng lại chưa biến lợi thế đó thành
ngành có giá trị.
“Cái họ không có thì họ tạo nên được, đó là vấn đề đáng học hỏi ở
đất nước này. Họ chọn những ngành cần trí tuệ, công nghệ cao và dịch vụ -
đó là các ngành nghề phát triển mạnh. Còn Việt Nam chọn lĩnh vực nào –
thực sự là chưa rõ. Mặc dù, Nhà nước ta đã đưa ra nhiều mũi nhọn nhưng
tôi nghĩ đó là mũi tù chứ không phải mũi nhọn” – ông Vũ Khoan bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng.
Điều thứ 2 mà Việt Nam có thể học hỏi từ bài học thành công của Thụy Sĩ
đó là vấn đề con người. Thụy Sĩ không có tài nguyên thiên nhiên nhưng
họ có con người, do con người quyết định. Đất nước này đã có các chương
trình đào tạo nhân lực tốt tạo ra sức mạnh cho nước được coi là “quốc
gia đáng sống nhất thế giới này”. Đặc biệt, họ rất chú ý tới dạy nghề.
Dạy nghề của người Thụy Sĩ hiện nằm trong tốp tốt nhất thế giới.
Ngoài ra, họ luôn tạo mọi điều kiện cho người dân có tiếng nói, chính vì vậy, việc trưng cầu dân ý rất phổ biến ở Thụy Sĩ.
“Bài học thứ 3, tôi thấy đáng học đó là bộ máy nhà nước của Thụy Sĩ
rất nhỏ nhưng tiết kiệm và hiệu quả. Chính vì vậy, tôi mới nói họ giàu
vì họ ít. Cũng giống như Singapore, họ ít nhưng lại rất hiệu quả” – Nguyên Thủ tướng Chính phủ Việt Nam nói.
Thụy Sĩ giàu là bởi họ biết tận dụng những gì mà họ có.

“Tôi nhớ mãi cuộc gặp với Tổng thống Thụy Sĩ, tôi rất ngạc nhiên vì
ông ấy tiếp tôi ở một trạm bưu điện, phòng tiếp rất nhỏ. Tôi tìm hiểu
mới biết rằng, tất cả các quan chức ở Thụy Sĩ đi công tác tại các địa
phương, chỉ được ở nhà bưu điện thôi, chứ không được ở nhà khách sạn.
Trong khi, nước mình nghèo nhưng cứ đòi ăn sang” – ông Vũ Khoan nhắn nhủ.
Hai bài học nữa tạo nên một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất
thế giới - Thụy Sĩ đó là quan hệ hài hòa giữa các dân tộc khác nhau và
chính sách đối ngoại của Thụy Sĩ.
“Thụy Sĩ sống kẹt giữa các nước lớn nhưng họ ứng xử tốt khiến các
nước lớn đều tôn trọng. Về đối ngoại, họ theo đuổi chính sách trung lập
tích cực, tức là một chính sách trung lập không đứng về bên nào cả nhưng
có vai trò tích cực đối với người dân. Họ biến đất nước của họ thành tụ
điểm của toàn cầu. Trong khi đó, Việt Nam ta đang có quan hệ rộng rãi
với thế giới, vị thế ngày càng nâng cao, điều đó rõ ràng rồi, nhưng tôi
nhìn mãi, điểm lại vẫn không thấy có cơ quan quốc tế nào nói về Việt Nam
mình. Vì thế, cần biến Việt Nam thành nơi quy tụ trí tuệ của thế giới
tại Việt Nam, thay vì bỏ tiền đi nơi khác thì hãy thu tiền của nơi khác
vào Việt Nam” – ông Vũ Khoan nêu bật sự khác biệt giữa Việt Nam và đất nước Thụy Sĩ.

Ngoại trưởng Mỹ sắp công du Việt Nam

Ngoại trưởng John Kerry (P) và Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang, trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ, Washington, 24/07/2013. Ảnh : Reuters
Ngoại trưởng John Kerry (P) và Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang, trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ, Washington, 24/07/2013. Ảnh : Reuters

Thanh Phương (RFI)

Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm qua, 09/12/2013, Ngoại trưởng John Kerry sẽ đi thăm Việt Nam và Philippines, sau chuyến công du ở Israel và Cisjordanie trong tuần này.

Ông Kerry sẽ đến Israel vào ngày mai, 11/12 để thăm nước này và Cisjordanie trong hai ngày, trước khi lần lượt ghé thăm Sài Gòn, Hà Nội, Manila và Tacloban, nơi bị cơn bão Hayan tàn phá nặng nề cách đây một tháng. Chuyến công du sẽ kéo dài đến ngày 18/12.

Từ khi lên làm Ngoại trưởng Mỹ ngày 01/02 năm nay, ông John Kerry đã muốn đến trở lại thăm Việt Nam, nơi mà ông đã từng chiến đấu, từng bị thương và được tặng thưởng nhiều huy chương. Trở về Hoa Kỳ, cựu chiến binh Kerry đã trở thành nhà hoạt động phản chiến, đấu tranh cho hòa bình, và sau đó là một chính khách với lập trường chống mọi can thiệp quân sự của Mỹ ở nước ngoài.

Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ, tại Sài Gòn, ông John Kerry « sẽ nhấn mạnh đến sự phát triển của quan hệ thương mại song phương Mỹ-Việt ». Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng sẽ đến thăm vùng đồng bằng sông Cửu Long để cho thấy là « Mỹ và Việt Nam có thể hợp tác trên những hồ sơ quan trọng như biến đổi khí hậu và năng lượng tái tạo ».

Sau các cuộc hội đàm với các lãnh đạo Việt Nam tại Hà Nội, ông Kerry sẽ đến Philippines, chặng dừng chân nơi mà ông đã hủy bỏ vào giờ chót trong chuyến công du châu Á vào tháng 10 năm ngoái. Sau Manila, Ngoại trưởng Mỹ sẽ đến Tacloban, nơi đã bị cơn bão tàn phá nặng nề ngày 08/11 vừa qua và nay Hoa Kỳ đang tài trợ rất nhiều để giúp tái thiết thành phố này.

Đây sẽ là chuyến công du châu Á lần thứ tư của ông Kerry với tư cách Ngoại trưởng Mỹ.

Ngoại trưởng Mỹ sắp công du Việt Nam

Ngoại trưởng John Kerry (P) và Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang, trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ, Washington, 24/07/2013. Ảnh : Reuters
Ngoại trưởng John Kerry (P) và Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang, trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ, Washington, 24/07/2013. Ảnh : Reuters

Thanh Phương (RFI)

Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm qua, 09/12/2013, Ngoại trưởng John Kerry sẽ đi thăm Việt Nam và Philippines, sau chuyến công du ở Israel và Cisjordanie trong tuần này.

Ông Kerry sẽ đến Israel vào ngày mai, 11/12 để thăm nước này và Cisjordanie trong hai ngày, trước khi lần lượt ghé thăm Sài Gòn, Hà Nội, Manila và Tacloban, nơi bị cơn bão Hayan tàn phá nặng nề cách đây một tháng. Chuyến công du sẽ kéo dài đến ngày 18/12.

Từ khi lên làm Ngoại trưởng Mỹ ngày 01/02 năm nay, ông John Kerry đã muốn đến trở lại thăm Việt Nam, nơi mà ông đã từng chiến đấu, từng bị thương và được tặng thưởng nhiều huy chương. Trở về Hoa Kỳ, cựu chiến binh Kerry đã trở thành nhà hoạt động phản chiến, đấu tranh cho hòa bình, và sau đó là một chính khách với lập trường chống mọi can thiệp quân sự của Mỹ ở nước ngoài.

Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ, tại Sài Gòn, ông John Kerry « sẽ nhấn mạnh đến sự phát triển của quan hệ thương mại song phương Mỹ-Việt ». Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng sẽ đến thăm vùng đồng bằng sông Cửu Long để cho thấy là « Mỹ và Việt Nam có thể hợp tác trên những hồ sơ quan trọng như biến đổi khí hậu và năng lượng tái tạo ».

Sau các cuộc hội đàm với các lãnh đạo Việt Nam tại Hà Nội, ông Kerry sẽ đến Philippines, chặng dừng chân nơi mà ông đã hủy bỏ vào giờ chót trong chuyến công du châu Á vào tháng 10 năm ngoái. Sau Manila, Ngoại trưởng Mỹ sẽ đến Tacloban, nơi đã bị cơn bão tàn phá nặng nề ngày 08/11 vừa qua và nay Hoa Kỳ đang tài trợ rất nhiều để giúp tái thiết thành phố này.

Đây sẽ là chuyến công du châu Á lần thứ tư của ông Kerry với tư cách Ngoại trưởng Mỹ.
 

  • Sinopec drills deep into Africa (Washington Post) - As Africa becomes increasingly important in the global energy structure, with growing proven reserves of oil and natural gas, Sinopec has big plans for it.
  • GDP growth could hit 7.8% next year (Washington Post) - The best scenario for the Chinese economy in 2014 would be to achieve 7.8 percent GDP growth, a major think tank said on Monday.
  • Reviving the maritime Silk Road (Washington Post) - More than 600 years ago, the legendary Ming Dynasty diplomat Admiral Zheng He made seven epic journeys to the West via a route known as the maritime Silk Road.
  • Brew-haha is justified (Washington Post) - Finding a coffee house where you can get an authentic coffee in a third- or fourth-tier city in China can be very difficult.
  • GTI launches new English website (Washington Post) - The Global TD-LTE Initiative (GTI) launched its new English website today, to provide the latest in news and social activities in telecommunication fields.
  • China cultivates plans to boost grain output (Washington Post) - Despite rising imports, China is committed to feeding its people on its own, though it will also take advantage of the global market, Minister of Agriculture Han Changfu reaffirmed on Friday.
  • CSRC to boost IPO reform plan (Washington Post) - The China Securities Regulatory Commission will launch a support system for the nation's IPO reform plan and strictly implement a delisting system, the commission said on Friday.
  • Growing together (Washington Post) - The sky stretched out clear and bright above our heads as we approached the remote village nestled among willows and fields high in the mountains.
  • Fashion fur summer (Washington Post) - While it may be a chilly Beijing winter, world-famous fur and leather provider Kopenhagen Fur hosted a spring/summer fashion show in the city's trendy 751 D Park.
  • The big apple's big carats (Washington Post) - To most people, an obvious show of wealth may come in the form diamonds. But to a few, the style and rarity of jewels transcend the need for the blatant display of wealth.
  • Giving gratitude (Washington Post) - A Thanksgiving feast hosted by China Daily brings together organic food producers and hotels seeking top-quality fare. Wang Kaihao and Sun Ye get into the table talk.
  • Savoring Catalan, bite by bite (Washington Post) - Alongside the Spanish tradition of dining for three or four hours every evening, the city has countless bars with delicious tapas that tempt folks to postpone the dinner hour until well into the night.
  • Nation worked up over days off (Washington Post) - The debate over the length and sum of public holidays belies the deeper causes of a weak private sector and decisions that should be made below the national level.
  • At Mao's Table (Washington Post) - History is in the food at Cheng Fu Yan, literally translated as "Cheng's official banquet". Few people would fail to notice the importance of its location, as they arrive at No 38 Nanchangjie.
  • More emission controls urged (Washington Post) - "Emissions from motor vehicles contribute a significant part to air pollution, sometimes as high as 50 percent," said an official.
  • 3rd Plenum 'a success': expert (Washington Post) - China watchers should expect "significant movement" from the government in the next six months as the country begins implementing planned reforms detailed in the Third Plenum document, an expert said.
  • Experts interpret the Chinese Dream (Washington Post) - Officials and scholars from around the world offered diverse views of how the Chinese Dream concept championed by President Xi Jinping will benefit the country and the world at a seminar in Shanghai on Saturday.
  • Nations to jointly tap nuclear markets (Washington Post) - China and France will jointly explore the international nuclear power market, while pushing ahead with existing nuclear projects.
  • Xi leads China's tributes to Mandela (Washington Post) - President Xi Jinping expressed deep grief on Friday over the death of former South African presidentNelson Mandela, extending sincere sympathy to Mandela's family on behalf of the Chinese government and people.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét