Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Lượm lặt - THÔNG ĐIỆP CỦA CHỦ TỊCH TẬP CẬN BÌNH LÀ KIỂM SOÁT TRUYỀN THÔNG & Phát hiện nhiều người nước ngoài phá hoại kinh tế Việt Nam

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Chuyện chưa biết về vụ “đại gia” tặng 170 tỉ đồng cho bộ đội Trường Sa (PT).
- Giật mình với nhập siêu từ Trung Quốc (TT/DĐXHDS). “…nếu tính từ năm 2001 đến nay, nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng gấp 100 lần”.
Hà Nội: Trung tá CA mặc sắc phục cướp ba-lô, bỏ chạy thục mạng  (DLB / Youtube)
‘Biện chứng về tham nhũng’: TBT Nguyễn Phú Trọng bị tẩu hỏa nhập ma? -  (DLB)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Đồng tiền đã xuyên cả vào giáo dục, y tế  -(TP)   -Tổng Bí thư khẳng định, vấn đề tham nhũng lãng phí rất nhức nhối và đã nói nhiều. Tham nhũng là vấn đề của mọi chế độ, mọi quốc gia, mọi thời kỳ. Ngày xưa trong thời bao cấp đã có chuyện như “làm nhỏ ăn nhỏ, làm to ăn to”, “cầm ô thì phải mát cán”… Có quyền lực trong tay thì có tham nhũng. “Đường Tăng khi xưa đi lấy kinh sang đất Phật cũng phải hối lộ mới lấy được kinh. Cho nên chúng ta phải xem xét bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt. Phải có cái nhìn khoa học, biện chứng về tham nhũng”, Tổng Bí thư nói.
Nguyễn Đức Tùng – Những Kỷ Niệm Của Tôi Về Văn Học Miền Nam (Tiếp theo và hết)  -(DĐTK)
Võ Phiến – Tô Thùy Yên  -(DĐTK)
Sợ dân hay coi thường dân mà xa dân?  -(Quechoa)   —-Ai đã tàn phá tình người quê tôi ?-(Quechoa)
  • Nguyễn Minh Đào: Đôi diều tâm huyết với Đảng! (viet-studies 6-12-13)“Chuyện ông Lê Hiếu Đằng và tiếp theo là ông Phạm Chí Dũng tuyên bố ra khỏi Đảng đang làm dậy lên “cơn sóng ngầm” trong lòng những ai quan tâm đến vận nước và sự tồn vong của chế độ. Tôi chắc rằng sự việc nầy sẽ tác động dây chuyền, rồi đây sẽ còn những người đảng viên một thời “trung thành” với lý tưởng cộng sản, nối gót theo bước đi của hai ông”◄◄
Về tuyên bố « Vùng nhận diện phòng không trong Biển Hoa Đông » của Trung Quốc (Trương Nhân Tuấn)
Nên đất Việt phải chìm trong bể khổ (Phi Vũ)
Trần Gia Phụng: NHÂN QUYỀN KHÔNG TỰ NHIÊN MÀ CÓ (DĐTK)
Blogger Hà Nội thả bong bóng kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền (Huỳnh Ngọc Chênh)
MẠNH MINH TÂM: NHẬN DIỆN TỆ ĐỘC ĐOÁN VÀ CHUYÊN QUYỀN (Buivanbong)
MANDELA LÃNH TỤ KIỆT XUẤT CỦA NỀN LẬP HIẾN KHÁC XA THỨ CHÍNH TRỊ VỖ BÉO BẢN THÂN -(Nguyễn tường Thụy)
Đã xác định được tên cướp ba lô của Phạm Minh Vũ -(Nguyễn tường Thụy)
4. Phó cục trưởng Cục điều tra VKS tối cao Nguyễn Văn Hải trắng trợn bao che cho tên Cao Thị Minh Hằng -(Nguyễn tường Thụy)
THAM NHŨNG – CHỚ CUỒNG NGÔNG (Trần Mỹ Giống)
CHUYỆN ĐƯỜNG TĂNG HỐI LỘ Ở NƯỚC PHẬT AI CŨNG HIỂU CHỈ MỘT NGƯỜI KHÔNG HIỂU (Huỳnh Ngọc Chênh)
 Nam mô A di đà Phật – mọi người đều được quyền hối lộ! (Phương Bích)
Beijing Pressures Spain Over Tibet Genocide Case Bắc Kinh gây sức ép lên Tây Ban Nha về vụ án diệt chủng Tây Tạng (Góc sân).
KHI HIẾN PHÁP SỬA ĐỔI CHỈ LÀ CỦA RIÊNG ĐẢNG (Ngày đêm)  -NĐ: Khi điều 4 nằm trong Hiến pháp sửa đổi 1988, thì Việt Nam thực chất chưa có Hiến pháp mà đó là sự thể chế hóa cương lĩnh của ĐCSVN. Hiến pháp sửa đổi 2013 được cơ quan Quốc Hội của ĐCSVN thông qua, trong Lời nói đầu đã khẳng định Hiến pháp là sự thể chế hóa Cương lĩnh của ĐCSVN.
Là nhà văn, càng không thể nói bừa  -(CAND / XHDS) – Chỉ Nhà văn Võ thị Hảo.
Người biểu tình Ukraine đập tượng Lenin  -(XHDS)
Tôi muốn nhân quyền chứ không muốn mắm tôm hay đồ phóng uế,…-(XHDS)
Ngày Quốc tế Nhân Quyền và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam 2013 tại Paris, Pháp Quốc-(XHDS)
Doanh nhân Phạm Văn Điệp lại bị từ chôi nhập cảnh Việt Nam-(XHDS)
Diễn đàn XHDS mở chuyên trang BỎ ĐẢNG -(XHDS)
Truyện cực ngắn. Nghị gật   -(Nguyễn Hoa Lư)

_______________________________________________

Sẽ có luật về lập hội, biểu tình  (TT)  —Cần hiểu đúng về quyền con người ở Việt Nam (Tin tức)   —Phê phán quan điểm Việt Nam vi phạm quyền con người  (TTXVN)   —Tàu sân bay Trung Quốc sẽ tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông  (RFI)
‘Chính quyền tự bôi xấu mình’  - (BBC /nghe) - Các hoạt động cổ súy cho nhân quyền ở Việt Nam hôm Chủ nhật 8/12 nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền đã bị chính quyền tìm mọi cách quấy phá, một nhà hoạt động nhân quyền nói với BBC.  Anh Hoàng Dũng, một trong những người tham gia buổi sinh hoạt về nhân quyền ở Công viên 23/9 ngay tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh đã xác nhận điều này với BBC.
Anh Dũng cho biết ‘những người có mục đích ngăn chặn rất đông’ đến ‘gấp hai gấp ba lần’ những người tham dự buổi kỷ niệm. Anh nói những người này bao gồm ‘an ninh chìm, hội phụ nữ và những thanh niên không xác định rõ nguồn gốc’.  >>>Tập hợp vì nhân quyền ở VN ‘bị phá rối’
Đừng ‘lùa’ tội phạm từ chỗ này sang chỗ khác (VNN)   —  “Nên đuổi cổ những kẻ đánh anh Tình ra khỏi lực lượng” (Infonet)

KINH TẾ
Phát hiện nhiều người nước ngoài phá hoại kinh tế Việt Nam - (TN)  -Gần đây, một số người nước ngoài vào Việt Nam bằng visa du lịch, nhưng lại bắt mối làm ăn “chui” với một số cá nhân, cơ sở nội địa, có dấu hiệu gây hại cho hoạt động kinh tế tại địa phương.
Thế chấp giá trị ảo   -(TN) -Sự việc 7 ngân hàng bao vây siết nợ kho cà phê của Công ty TNHH Trường Ngân trong tuần qua phản ánh rõ ràng nhất bản chất đáng lo ngại của nợ xấu trong hệ thống tín dụng hiện nay.
Nơi người dân yêu quý cơ quan… thuế   -(VNN) -Một chủ doanh nghiệp nhỏ ở Thụy Điển gửi fax đến cơ quan thuế: ‘Xin lỗi, tôi không thể hoàn thành kịp’. Một bản fax gửi lại: ‘Không sao, quý vị cứ từ từ làm’.  >>>Thủ tục thuế đẩy doanh nghiệp vào ‘cửa tử’   >>>Cởi trói thủ tục
Sẽ thanh tra một loạt doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Cà phê Việt Nam    -  (DĐDN)   Hủy bỏ hàng loạt dự án quy hoạch diện tích lớn tại Đà Nẵng  -(DĐDN )   —–TP.HCM đưa gần 4.000 căn hộ tái định cư dư thừa vào sử dụng -(DDDN)    —-Thưởng Tết năm nay sẽ giảm  (VnEc)

VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Sao không xử lý người hôi của?   (ĐVO) – Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã từng nói hồi tháng 9: “Tôi càng đi càng thấy buồn, ăn của dân không từ một cái gì”.   >>> Thấy lỗi thủy điện nhưng không nhận trách nhiệm
Cháu bé 4 tuổi bị “mẹ” bắt lao ra giữa đường ăn xin   (Dân trí) – Người dân sống trên đường Nguyễn Phong Sắc (phường Cửa Nam, TP Vinh, Nghệ An) cho biết, những ngày qua có một cháu bé khoảng 4 tuổi bị “mẹ” bắt đứng ở ngã tư ăn xin, nếu không xin được sẽ bị đánh…
Hà Nội: Côn đồ tấn công 1 cơ sở thương binh  (DT) – Có ai còn nhớ “thương binh yêu nước tự phát’ tấn công Viện Hán nôm!?
Đến thăm bạn gái, bị đâm thủng bụng  (DV)   —Xe khách mất lái, khách văng ra ngoài bị đè tử vong  (DV)    —Xót xa bé gái bị chú ruột hiếp dâm 7 năm… sinh con  (Kienthuc.net.vn) -    —-Tập trung chống trộm cắp  (PLTP)
Sáng tỏ việc chôn trộm nạn nhân Cát Tường ở nghĩa trang  (ĐV)   —  Mẹ ốm, không nấu cơm bị con đánh tử vong  (ĐV)   —Nhà dân lại tốc mái khi máy bay bay qua  (ĐV)  —-Can ngăn chuyện tình cảm, một phụ nữ bị đâm chết thảm  (ĐV)   —-Chân dung trùm giang hồ có lệnh là chém   (ĐV)
Bắt hành khách Philippines vận chuyển 3,6kg cocaine qua Nội Bài  (DDDN)   —  Ôtô Fiat cháy rụi trên cầu Chương Dương  (TT)
HĐND TP.HCM cần có chính kiến về sân golf trong sân bay  (TT)   —  Những lý do khiến chị em “khoái” phi công trẻ  (PNTD)

QUỐC TẾ 
Bắc Triều Tiên : Thanh toán nội bộ trên thượng tầng Nhà nước  -(RFI)
Trung Quốc chấm dứt dùng vi cá trong tiệc chiêu đãi  (RFI)    —-Bị phạt vì luật một con, một nông dân Trung Quốc tự sát  (TT)

2148. THÔNG ĐIỆP CỦA CHỦ TỊCH TẬP CẬN BÌNH LÀ KIỂM SOÁT TRUYỀN THÔNG

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Sáu, ngày 6/12/2013
TTXVN (Hong Kong 4/12)
Theo Thời báo châu Á Trực tuyến, thời gian chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương 3 Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 đã bị bao quanh bởi nhiều huyên náo chính trị và chính sách theo kiểu Mỹ, với những thông tin rò rỉ trước cho các phương tiện truyền thông từ các cố vấn chính sách, cùng một cấp số nhân những suy nghĩ, biểu đồ, đồ họa và những lời bình luận trên báo chí Trung Quốc và từ các chuyên gia quan sát Trung Quốc ở hải ngoại về mức độ cải cách mà Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ thực hiện.

Cuối cùng, có vẻ như, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến dần tới cuộc tranh luận công khai thông qua trung gian, đó là các phương tiện truyền thông giúp tạo ra sự khác biệt về thăm dò chính trị và chính sách ở phương Tây.
Hội nghị trung ương 3, trong thông cáo của hội nghị, đã quay lưng lại với truyền thông hiện đại, truyền thông mới, bằng những từ ngữ sáo rỗng, đồng thời gửi đi một tuyên bố khoa trương nhưng không đủ thông tin về các nguyên tắc và lý tưởng. Nó chẳng có gì hơn một chiếc bánh humburger không nhân, có lẽ đó chỉ là sự hồi tưởng về một chiếc bánh humburger không nhân, tương tự như những ngày xa xưa khi các tuyên bố của đảng Cộng sản Trung Quốc được đặt ở vị trí trang trọng trên tờ Nhân dân Nhật báo (Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc) với sự ngạc nhiên của dân chúng và sự bối rối của những nhà quan sát Trung Quốc, và sau đó đã được phân tích, giải thích, cũng như khuếch đại lên nhiều mức và trong các tài liệu tại những cuộc họp bí mật của đảng này.
Có một xu hướng dễ hiểu trong việc đánh giá sự tiến triển của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tới vị thế cường quốc thế giới với những nâng cấp chính trị và xã hội nhất định: dân chủ hơn, sự minh bạch của chính quyền được tăng cường, trao cho các lực lượng thị trường nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế hơn, và có sự tự do ngôn luận hơn. Theo sách vở phương Tây, đây là một công thức cho một chế độ hợp pháp, vững mạnh để có thể cải thiện đời sống con người ở đó, đóng góp của cải, sức mạnh và sự lãnh đạo cho thế giới theo một cách có trách nhiệm. Tuy nhiên, đó không phải là nơi mà Trung Quốc dường như được hướng tới, khi xét đến bản thông cáo nhạt nhẽo của Hội nghị Trung ương 3, một văn kiện dài với những khẩu hiệu rời rạc và rõ ràng thiếu các biện pháp cụ thể, mạnh mẽ hay những trích dẫn chính sách đáng để đưa lên mặt báo.
Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhìn vào những thách thức của Trung Quốc – hiệu quả đầu tư giảm, bất bình đẳng thu nhập gia tăng, bẫy thu nhập trung bình đang xuất hiện và một sự bế tắc không lối thoát về nhân khẩu học – dường như ông không quan tâm đến dân chủ, các thị trường tự do và sự minh bạch như những gì được hoan nghênh và được coi như “các loại thuốc chữa bách bệnh”. Có lẽ chỉ là điều ngược lại. Và đó là một câu chuyện mà báo chí dân chủ tự do đặc biệt không được trang bị tốt để có thể xác định, chứ chưa nói gì đến việc đăng tải.
Trung Quốc dường như đang tránh xa chủ nghĩa cải cách kiểu phương Tây đối với những gì có thể được gọi là chủ nghĩa độc đoán kỹ trị, một chủ nghĩa dựa trên hạt nhân lãnh đạo trung ương thống nhất và hiệu quả để xây dựng và áp đặt các chính sách trên cả nước.
Và ai có thể đổ lỗi cho Chủ tịch Tập Cận Bình (hơn là những học giả, các nhà phân tích và các nhà báo bị phiền lòng và thất vọng, những người coi bản thân họ là các chuyên gia giỏi quản trị nhờ lớn lên trong môi trường phương Tây trong kỷ nguyên vàng ngắn ngủi khi Mỹ là bá chủ số 1 của thế giới)?
Thay vì chiều theo các ý tưởng của những người theo chủ nghĩa dân chủ Jefferson về nền dân chủ tự do lý tưởng, thì Mỹ lại xem xét các kết quả cụ thể mà hệ thống phương Tây đã thực hiện trong một vài tháng vừa qua tại các doanh nghiệp hàng đầu của nước này.
Về vấn đề dân chủ, một sự sụp đổ trong việc quản lý đã đẩy Mỹ tới bờ vực vỡ nợ và đã cho thấy rằng sự yếu kém trong hệ thống chính trị có thể cho phép một nhóm nhỏ ngăn chặn ý muốn của cơ quan hành pháp (một mối quan ngại cấp bách đối với chế độ Trung Quốc, thể chế điều hành tổng thể), cơ quan lập pháp, và người dân.
Đối với cái giá chiến thắng của các thị trường tự do, những nỗ lực thất bại của Chính quyền Obama trong việc đưa kế hoạch chăm sóc y tế Mỹ vào thế kỷ 21 – bởi “ban hội thẩm” ghét đủ các thành phần chính phủ/giới kinh doanh/liên bang/nhà nước thay vì áp đặt một hệ thống chính quyền xã hội chủ nghĩa đơn lập – có nguy cơ trở thành một chương riêng của chính quyền này trong lịch sử bất ổn chính trị của Mỹ.
Còn về các vấn đề tính minh bạch của chính phủ và tự do ngôn luận, trong khi nhà lãnh đạo Tập Cận Bình chắc chắn đang say sưa với sự lúng túng (và những khó khăn trong nước cũng như khó khăn về chính sách đối ngoại) mà những tiết lộ về hoạt động theo dõi và do thám của cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đã gây ra cho Tổng thống Obama, ông Tập Cận Bình chắc chắn không quan tâm đến việc yêu cầu đặt lên bàn làm việc riêng của mình những thông tin về Edward Snowden và Glenn Greenwald.
Có thể nói đó là tất cả các va chạm trên con đường vinh quang tới niết bàn dân chủ. Tuy nhiên, ngay cả hệ thống của Mỹ, được củng cố bởi nền dân chủ mạnh mẽ trong suốt 200 năm, chủ nghĩa thị trường tự do cực kỳ phát triển, và khả năng áp dụng phiên bản thực tế của họ cho thế giới nhờ sức mạnh quân sự và kinh tế của Washington, đang trải qua sự căng thẳng dữ dội.
Vậy thì một nhà nước Trung Quốc độc đảng dễ tổn thương, nhà nước mà sự khẳng định về tính hợp pháp duy nhất là khả năng được nhận thức về việc giữ cho những bánh xe kinh tế quay đều, thì sao? Về mặt này, không có gì ngạc nhiên khi ông Tập Cận Bình cho thấy ít ham muốn đạt được thành công về dân chủ tự do.
Thay vì là “một nút bấm thúc đẩy” tầm nhìn về một sự kết hợp công khai rõ ràng và mạnh mẽ giữa chính sách, nguyên tắc, các lực lượng thị trường và tiến trình chính trị làm người phương Tây say mê, ông Tập Cận Bình có thể đã lựa chọn không đưa ra những lời kêu gọi tập hợp công khai thông qua thông cáo của Hội nghị Trung ương 3 hoặc các diễn đàn quốc gia cấp cao khác. Thay vào đó, ông có thể tiến hành một cách thận trọng, từng bước và bí mật thông qua bộ máy Đảng Cộng sản Trung Quốc thiếu minh bạch, đồng thời theo đuổi chế độ độc đảng thay vì đa đảng, cô lập những kẻ thù của ông và mạnh tay cách li những người bất đồng chính kiến thay vì trao cho họ một diễn đàn hợp pháp trên toàn quốc. Sự sẵn sàng của chính quyền trung ương trong cách ứng xử cởi mở hơn coi đó như là công cụ của chủ nghĩa độc đoán của Đảng Cộng sản Trung Quốc sau sự ve vãn hời hợt và vô ích với quyền lực mềm yếu ớt là một trong những đặc điểm thú vị của chế độ Tập Cận Bình. Ông Tập Cận Bình đã cố gắng nâng cao kỷ luật, sự đoàn kết trong Đảng Cộng sản Trung Quốc và giảm thiểu vai trò xã hội và chính trị của những người bất đồng chính kiến, dường như để chuẩn bị cho ngày mà ông tin tưởng rằng chế độ của mình có thể giải quyết được những căng thẳng nội bộ và bên ngoài, cũng như có thể đưa ra các chính sách mà ông tưởng rằng đáng thèm muốn.
Một vài điều trong xu hướng này có thể được suy ra từ các nhiệm vụ tế nhị của việc vô hiệu hóa cựu quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc Bạc Hy Lai và phá hủy căn cứ quyền lực của ông này ở Trùng Khánh, và chiến dịch từ từ tấn công ban lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC). Đây có thể được coi là ví dụ về việc “ghi điểm” thắng lợi và cung cố quyền lực của ông Tập Cận Bình và phe cánh của nhà lãnh đạo này. Xem xét một cách rộng rãi hơn, những điều đó có thể được coi là những sự báo hiệu về các ưu tiên của chế độ mới trong chỉnh đốn đảng và cải cách các doanh nghiệp nhà nước.
Hơn nữa, những nỗ lực của ông Tập Cận Bình nhằm cải thiện khả năng quản lý, sự trung thực, hình ảnh và quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng có thể phản ánh sự quan tâm của ông đối với việc thực hiện kỷ luật và tổ chức bộ máy với Đảng Cộng sản Trung Quốc trực tiếp đóng vai trò trung tâm. Vì vậy đảng này có thể đương đầu với những “hố đen” kinh tế, chính trị và xã hội trong trung tâm của chế độ Trung Quốc.
Đây là một đất nước Trung Quốc với các chính quyền địa phương kém cỏi, không bị trừng phạt, phát triển nhờ vay nợ và cướp đất cũng như hủy hoại xã hội – những chính quyền đã có các hành động bừa bãi để gia tăng nguồn thu trong những năm 1990. Các cuộc khủng hoảng tài chính và quản lý của họ tạm thời chưa xảy ra nhờ các vụ chiếm đoạt đất đai, phát triển bất động sản và vay nợ công ở cấp địa phương. Tăng trưởng kinh tế của họ là nhờ chi tiêu cho xây dựng cơ sở hạ tầng và sự chú ý của nhà nước tới một hiện thực về nền kinh tế song song với sự hồi sinh của các doanh nghiệp nhà nước là yếu tố trung tâm. Những người lạc quan về hiệu quả của thị trường tự do trong lĩnh vực lao động, thị trường và các tư tưởng có vẻ như hy vọng rằng việc cải cách sự quản lý nhân khẩu hay hệ thống “hộ khẩu” và việc thúc đẩy đô thị hóa ở cấp quận huyện sẽ cho phép Trung Quốc thoát ra khỏi vấn đề về quản trị địa phương và vấn đề tài chính của họ.
Những người bi quan coi việc đô thị hóa do chính sách chi phối chỉ như một chính sách tự do xã hội chủ nghĩa dẫn đến một sự tăng trưởng nhờ vay nợ và chi cho cơ sở hạ tầng, đồng thời nhiều tham nhũng hơn. Sự tăng trưởng này sẽ khiến cho Trung Quốc trong một thập kỷ từ nay trở đi gặp phải các vấn đề chính trị và kinh tế tương tự, và những vấn đề đó sẽ ngày càng lớn hơn, ăn sâu bám rễ nhiều hơn. Nói cách khác, để cứu đất nước, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ phải cải cách các chính quyền địạ phương, thay vì bỏ qua hoặc bỏ mặc họ.
Nếu ông Tập Cận Bình đang xem xét một cuộc cải cách chính quyền địa phương và những lợi ích địa phương, nhà lãnh đạo này phải lập ra những kế hoạch để giải quyết hậu quả là những tranh cãi truyền thông và tranh cãi chính trị không thể tránh khỏi.
Những điều có vẻ mới là chế độ trung ương Trung Quốc ngày càng trở nên chủ động trong việc định hình thông điệp về các vấn đề mà trước đây có lẽ đã được phép diễn ra ở cấp địa phương và thông qua các phương tiện truyền thông xã hội không bị kiểm soát, có thể là sự thận trọng hoặc khoan dung của chủ nghĩa dân túy hoặc là sự sẵn sàng theo chủ nghĩa cơ hội để cho các chính quyền địa phương đương đầu với các vấn đề của chính mình.
Một dấu hiệu thú vị về xu hướng của ông Tập Cận Bình trong việc kết thúc kỷ nguyên phớt lờ, bắt đầu từ khi các chính quyền địa phương hành động bừa bãi để tăng nguồn thu trong những năm 1990, có thể được nhìn thấy ngay trong việc săn đuổi thông tin của các nhà báo quan tâm đến những nỗ lực đã được xác định của chế độ về cả việc hạn chế sự tiếp cận với những ý kiến quan trọng trong nước và quốc tế vốn đã bị kiểm duyệt trên truyền thông, và một sự sẵn sàng đang gia tăng trong việc gạt các địa phương sang một bên, đồng thời nắm quyền sở hữu rõ ràng đối với truyền thông địa phương cũng như là truyền thông quốc gia. Bằng chứng về việc siết chặt sự kiểm soát các phương tiện truyền thông chuyên nghiệp và truyền thông xã hội – từ việc công bố các quy định về truyền thông mới và việc bắt giữ những người bị cáo buộc tung tin đồn thổi trên trang mạng Vi Bác nổi tiếng – là điều không thể chối cãi được.
Đối với việc hỗ trợ Philippines sau cơn bão Haiyan, Chính phủ Trung Quốc ban đầu đã cam kết chi 1 triệu nhân dân tệ (164.100 USD) cho nỗ lực viện trợ của chính phủ và 1 triệu nhân dân tệ thông qua Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc. Sau đó Trung Quốc bổ sung thêm vào khoản viện trợ ít ỏi này các trang thiết bị cứu trợ nạn nhân thảm họa trị giá 10 triệu nhân dân tệ, cùng những lời chia buồn sâu sắc từ Chủ tịch Tập Cận Bình – vẫn là một con số nhỏ so với nhũng cam kết nhiều triệu USD của Mỹ, Nhật Bản và Australia. Hãng tin Reuters đã bêu riếu nỗ lực mờ nhạt của Trung Quốc dưới tiêu đề: “Sự viện trợ ‘còm’ của Trung Quốc cho Philippines có thể làm xấu đi hình ảnh của nước này”.
Có nhiều lý do hợp lý cho thấy tại sao Trung Quốc không đẩy mạnh việc viện trợ, trong đó có việc ban lãnh đạo Trung Quốc tập trung vào Hội nghị trung ương 3 và các mối quan hệ nhìn chung là u ám giữa Chính phủ Trung Quốc với Chính phủ Philippines.
Có lẽ lý do thực sự là nhà lãnh đạo Tập Cận Bình lưu ý đến quả bóng dư luận trong nước và không muốn bị coi là mềm yếu, và việc theo đuổi sự nổi tiếng quốc tế sẽ là điều phù phiếm khi công việc chính của ông là thuyết phục dư luận Trung Quốc rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc có trong tay chương trình nghị sự cải cách kiểm soát sự bất đồng chính kiến trong nước.
Những người có trí nhớ lâu hơn có thể nhớ các vấn đề viện trợ nước ngoài đã xuất hiện như thế nào trong vụ một loạt tai nạn xe buýt trường học khủng khiểp đã cướp đi hàng chục sinh mạng ở Trung Quốc vào mùa Đông năm 2012. Sự khinh miệt của cộng đồng mạng đã trút lên chính phủ vì khi đó họ đồng thời cung cấp các xe buýt trường học cho Macedonia như một sự viện trợ ban đầu ngay cả khi những trẻ em Trung Quốc đã thiệt mạng trên những chiếc xe buýt cũ kỹ và không an toàn.
Gần đây hơn, Chính phủ Trung Quốc đã phải hứng chịu sự chỉ trích đáng kể sau cơn bão Fitow. Trong ít giờ hồi tháng 10 (một trong những thiên tai chưa từng có – có thể xảy ra do tình trạng khí hậu toàn cầu ấm lên – và giờ đây xảy ra thường xuyên khiến những trường hợp trước đó nhanh chóng bị lãng quên), cơn bão này đã gây mưa lớn ở mức 0,5m hoặc thậm chí còn cao hơn thế tại khu vực tỉnh Chiết Giang ở miền Bắc Trung Quốc – gây ngập lụt 70% diện tích một thành phố khá lớn có tên là Dư Diêu. Đã có sự tức giận đáng kể của người dân địa phương đối với chính quyền tỉnh này do họ không có khả năng cung cấp cứu trợ kịp thời.
Tuy nhiên, thay vì được coi như một ví dụ khác về sự hiệu quả của việc chia sẻ thông tin trong cộng đồng mạng (hoặc, theo quan điểm của chính phủ, đó là việc tung tin đồn nhảm vô trách nhiệm) để gây áp lực về đạo đức và chính trị đối với chính quyền địa phương, và khai thác sự sẵn sàng thường xuyên của trung ương để cho các chính quyền địa phương không đủ năng lực phải chịu trận trong khi Bắc Kinh giữ cho mình vai trò của một “người tốt,” thì Dư Diêu lại trở thành vũ đài phục vụ cho hoạt động truyền thông của chính quyền trung ương, và như chúng ta nói theo lối nói của chính trị Mỹ thì đó là “làm chủ” câu chuyện Dư Diêu.
Quy định đáng xấu hổ về việc xử lý nhũng người đăng tải trên tài khoản mạng xã hội những bài viết bị quy là tung tin đồn nhảm và có hơn 500 lượt người hưởng ứng trở lên, đã được áp dụng đối với một họa sĩ vẽ tranh biếm họa chính trị nổi tiếng là Vương Lập Minh. Vương Lập Minh đã bị bắt giữ tại Bắc Kinh vì đưa ra một thông tin cáo buộc rằng một em bé đã bị chết đói trong khi mẹ em chờ đợi sự hỗ trợ của chính phủ trong vô vọng.
Vị Trưởng Ban Tuyên truyền địa phương đã phủ nhận câu chuyện này và tuyên bố rằng điều đó không đúng sự thật. Vương Lập Minh đã được thả vì “không có ác ý” trong việc lan truyền thông tin bịa đặt đó, nhưng thông điệp đã được chuyển đi.
Mặc dù một tuần sau đợt lũ lụt, chính quyền đã gọi cảnh sát chống bạo động để đàn áp những người dân địa phương bất mãn, nhưng việc thiếu sự hưởng ứng của truyền thông quốc gia – được cho là do sự giám sát đáng sợ của những người sử dụng trang mạng Vi Bác – đã làm hỏng câu chuyện về nhà hoạt động này.
Với bối cảnh Fitow (và với ví dụ hiện tại về những tổn thất và sự đau khổ ít hơn – đã được thừa nhận – mà siêu bão Haiyan gây ra cho Trung Quôc Đại lục), có vẻ như khá lôgích khi Chính quyền Tập Cận Bình sẽ không quan tâm đến việc lãng phí chiến thắng truyền thông điệp của họ bằng việc sử dụng các nguồn lực đạo đức, chính trị và kinh tế cho Philippines trong khi tình hình trong nước không mấy sáng sủa, qua đó dẫn tới những lời chỉ trích của cư dân mạng nhằm vào chính phủ ở một đất nước Trung Quốc vẫn có không gian đặc biệt cho việc bày tỏ ý kiến được kiểm duyệt và dành cho việc tuvên truyền chủ nghĩa dân tộc và bài ngoại.
Trong trường hợp này, việc để Philippines dựa chủ yếu vào các đồng minh thân cận của mình, Mỹ và Nhật Bản (Thủ tướng Shinzo Abe đặc biệt mong muốn sử dụng thảm họa này để chứng minh một vai trò khu vực của lực lượng phòng vệ Nhật Bản) đã gửi đi một thông điệp rằng nhiệm vụ của của Trung Quốc là trong nước, và Trung Quốc thật sự có ý như vậy.
Chính quyền của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình dường như từ bỏ cách tiếp cận truyền thông thụ động “dể cho chính quyền địa phương ‘cuốn theo chiều gió’ và trở thành trung tâm trong sự oán giận của nhân dân”, một cách tiếp cận đã trở thành đặc trưng trong chế độ Hồ Cẩm Đào – Ôn Gia Bảo không chỉ tại Ô Khảm (một ngôi làng thuộc tỉnh Quảng Đông, nơi là trung tâm của các cuộc biểu tình vào cuối năm 2011) mà còn tại vô số các địa phương khác với các vi phạm về môi trường, tịch thu đất đai, duy trì sự ổn định và quản lý đô thị…
Nếu Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường không có tham vọng nghiêm túc đối với cải cách trong nước và sẵn sàng xử lý các hậu quả không thể tránh khỏi trong truyền thông xã hội, truyền thông chuyên nghiệp và truyền thông quốc tế thì họ không thể nhận thức được về thời gian và trọng tâm mà truyền thông cần để kiềm chế và kiểm soát một câu chuyện đơn thuần, chứ chưa nói đến hàng nghìn vấn đề có thể xảy ra bởi một phong trào cải cách rộng khắp. Vì vậy, chế độ sẽ tiến lên một cách thận trọng, từng bước, ngấm ngầm và chiến đấu trong những cuộc chiến, nơi họ có cơ hội tốt nhất để kiểm soát các phương tiện truyền thông, hoặc bằng cách định hình nó hoặc đàn áp nó.
Ở cấp độ quốc gia, dường như thậm chí còn có ít lời nói đãi bôi được đưa ra đối với sự tôn trọng của phương Tây đối với báo chí tự do hơn là đảng Cộng sản Trung Quốc thường thể hiện. Trên tờ New York Times, Edward Wong đã kể lại sự sửng sốt của các phóng viên hãng tin tải chính Bloomberg, những người đưa các thông tin về khối tài sản khổng lồ của gia đình một nhà lãnh đạo cấp cao của đảng Cộng sản Trung Quốc. Những người này đã bị “giữ lại” theo lệnh của chế độ, rõ ràng là để việc cung cấp thông tin tài chính hàng ngày của Bloomberg liên quan đến Trung Quốc sẽ không gây ra sự khó chịu cho người Trung Quốc.
PJ Mooney, một phóng viên thường trú của Reuters, đã bị từ chối thị thực trở lại Trung Quốc, được cho là vì đã đưa tin chỉ trích về chính sách Tây Tạng khắc nghiệt của Trung Quốc. Rõ ràng, những nỗ lực của New York Times và Bloomberg nhằm duy trì và mở rộng đội ngũ nhân viên của họ ở Trung Quốc đã bị Chính phủ Trung Quốc ngăn chặn một cách có hệ thống.
Trường hợp của Trần Vĩnh Châu – phóng viên của tờ New Express, người đã bị cáo buộc lấy tiền và làm mất độ tin cậy của thông tin từ một đối thủ cạnh tranh để vu khống nhà sản xuất thiết bị xây dựng Zoomlion (tạm gác sang một bên những câu hỏi thú vị về việc liệu sự chê bai những chuyện nhảm nhí có thật hay không – một vấn đề trước đây đã bị nhấn chìm trong sự chỉ trích gay gắt đối với những sai sót của ông Trần Vĩnh Châu về đạo đức báo chí) – đã đem đến một cơ hội trời phú cho chính phủ để làm giảm uy tín của truyên thông.
Tổng biên tập của Bloomberg, Matthew Winkler, được cho là đã nói với các phóng viên rằng những câu chuyện phải được bưng bít không chỉ để cho phòng thông tin có thể tiếp tục thu tiền từ các ngân hàng và các công ty môi giới Trung Quốc, mà còn đề Bloomberg có thể tiếp tục chiến đấu về lý tưởng báo chí theo truyền thống “tự kiểm duyệt bằng việc các hãng tin nước ngoài tìm cảch duy trì khả năng đưa tin của mình trong kỷ nguyên Đức Quốc xã”. Trong một thư điện tử được thông báo rộng rãi, Winkler cho biết các bài báo từ Hong Kong “đang hoạt động tích cực và không bị vô hiệu hóa”,
Có lẽ đó là một cú đánh tầm thấp nhàm vào các phóng viên Trung Quốc (một số trong những nhà báo bị đối xử tệ bạc và tuyệt vọng trên hành tinh) để chỉ ra rằng việc tự kiểm duyệt bởi các cơ quan báo chí được thực hiện nhằm bảo đảm khả năng đưa tin của họ ở bất cứ nơi đâu.
Tất nhiên, ngay cả khi tờ New York Times đã mạo hiểm chịu những tổn thương khi nhắc lại câu chuyện của David Barboza về hàng tỷ USD bằng cách nào đó nó đã rơi vào tay gia đình ông Ôn Gia Bảo, tờ báo này đã có cuộc họp với các nhà chức trách Trung Quốc trước khi đăng tải thông tin. Tuy nhiên, khi nhà báo Bernard Gellman của tờ Washington Post tìm kiếm thông tin về những bê bối của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), báo này đã họp với Chính phủ Mỹ, hoặc là để đẩy lùi câu chuyện hoặc để khai thác xung quanh câu chuyện này nhằm xác định những ranh giới phù hợp của câu chuyện mà họ có thể đăng tải.
Tờ The Guardian đã công bố những tiết lộ của Edward Snowden, nhưng chấp thuận tiêu hủy một số ổ đĩa cứng dưới sự giám sát của Chính phủ Anh.
Tóm lại, các tổ chức thông tin truyền thông tự điều chỉnh dưới sự kiểm duyệt là vì các đặc quyền nghề nghiệp trong các phạm vi quyền hạn khác nhau. Cái giá của việc hoạt động báo chí ở Trung Quốc là rất cao – và dường như Chủ tịch Tập Cận Bình là người đã tăng mức giá này.
Liệu Chủ tịch Tập Cận Bình có đơn giản chỉ là quan tâm tới việc bảo vệ bản thân và bạn bè của mình, hoặc mong muốn kiểm soát thông tin truyền thông của Trung Quốc trong việc theo đuổi các mục tiêu cao hơn và có lẽ là cả những mục tiêu quan trọng, hay không? Đó là một câu hỏi thú vị và hi vọng những sự kiện trong những năm tới sẽ trả lời đầy đủ./.

Phát hiện nhiều người nước ngoài phá hoại kinh tế Việt Nam

Gần đây, một số người nước ngoài vào Việt Nam bằng visa du lịch, nhưng lại bắt mối làm ăn “chui” với một số cá nhân, cơ sở nội địa, có dấu hiệu gây hại cho hoạt động kinh tế tại địa phương.

 Một người Thái Lan đang diễn cách kiểm tra chất lượng sầu riêng
Một người Thái Lan đang diễn cách kiểm tra chất lượng sầu riêng - Ảnh: M.T
Thu mua vịt đẻ giết thịt
Ngày 8.12, thông tin từ Phòng Quản lý xuất nhập cảnh - Công an TP.Cần Thơ, cho biết cơ quan này đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực an ninh trật tự với số tiền 10 triệu đồng/người đối với Long Guo Liang (45 tuổi) và Feng Bing (46 tuổi, cùng quốc tịch Trung Quốc) về hành vi “Có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền ...”; đồng thời rút ngắn thời hạn tạm trú, buộc 2 người này xuất cảnh trước hạn.
 

Dấu ấn xấu cho sầu riêng Việt Nam
Tiến sĩ Lê Hữu Hải, Phó hiệu trưởng Trường đại học Tiền Giang, phân tích: “Theo tôi, nếu nông dân hái sầu riêng non bán rồi sau đó các thương nhân nước ngoài đem nhúng hóa chất trước khi xuất khẩu thì sẽ gây hậu quả khó lường, bởi đem sầu riêng non ép chín rồi đem bán thì chẳng khác nào lừa đảo. Trước hết là không bảo đảm chất lượng, nếu xuất khẩu sẽ để lại dấu ấn xấu cho thị trường, vì người ta sẽ nghĩ sầu riêng của Việt Nam... lạt nhách”.
H.Ph

Theo thông tin từ cơ quan công an, Liang và Bing đã nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái, sau đó đến tạm trú để giám sát giết mổ vịt tại cơ sở giết mổ gia cầm của ông Võ Đức Nghĩa, tại KV.15 (P.Châu Văn Liêm, Q.Ô Môn, TP.Cần Thơ). Hoạt động kiểm tra giám sát giết mổ gia cầm của Liang và Bing chưa được các cơ quan thẩm quyền của Việt Nam cấp phép. Trước đó, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh - Công an TP.Cần Thơ cũng đã phát hiện và xử phạt, buộc xuất cảnh trước hạn nhiều thương lái Trung Quốc đến Q.Ô Môn để thuê người dân nuôi và thu mua ốc bươu vàng xuất sang Trung Quốc.
Theo lãnh đạo Phòng Kinh tế Q.Ô Môn, thời gian gần đây, trên địa bàn quận đã xuất hiện một số thương lái Trung Quốc đến tạm trú để thu mua vịt đẻ của nông dân với số lượng lớn và giá cao hơn thị trường, sau đó đưa vào các lò giết mổ để gia công, đóng gói, vận chuyển ra Móng Cái xuất sang Trung Quốc.
Tẩm hóa chất vào sầu riêng xuất khẩu
Tại Tiền Giang, từ nguồn tin của người dân cung cấp, ngày 6.12, các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc Công an tỉnh phối hợp cùng Công an H.Cai Lậy kiểm tra hành chính cơ sở chế biến trái cây của Công ty TNHH TM Thái Lan và vựa trái cây Sang Hương tại chợ trái cây Long Trung (xã Long Trung, H.Cai Lậy). Tại đây, cơ quan công an phát hiện 8 người nước ngoài mang quốc tịch Thái Lan nhập cảnh và lao động trái phép tại Việt Nam. 
Làm việc với cơ quan công an, nhóm người mang quốc tịch Thái Lan khai tên là SiriRuang, SurSing, Aumsuepchue (lưu trú tại cơ sở của Công ty TNHH TM Thái Lan) và Phaeyai, PhuangKan, SrikanmSuk, Kiadthawiphong, Sutham (lưu trú tại vựa trái cây Sang Hương). Họ cho biết đã nhập cảnh vào Việt Nam hơn một tháng qua bằng visa du lịch. Khi đến Việt Nam, theo yêu cầu của các “ông chủ” từ Trung Quốc và Indonesia, họ được đưa tới Tiền Giang lưu trú để tuyển lựa những trái sầu riêng ngon, chất lượng, xuất khẩu đi Trung Quốc và Indonesia. Hóa chất được họ mang từ Trung Quốc sang, còn việc nhúng hóa chất thì thuê người Việt Nam tại địa phương làm.
Vựa trái cây Sang Hương do ông Khổng Minh Sang làm chủ. Làm việc với cơ quan công an, ông Sang khai cơ sở của ông đứng ra mua sầu riêng của nhà vườn và xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhưng ông Sang chỉ lo chỗ ăn, ở cho nhóm người Thái Lan, còn tiền công và chi phí thì công ty nước ngoài lo. Trong khi đó, bà Trần Thị Thu Thanh, Phó giám đốc Công ty TNHH TM Thái Lan, nói sau khi tổ chức mua và tuyển chọn sầu riêng, 6 tháng qua cơ sở của bà đã xuất sang Indonesia 4 container.
Đưa hàng loạt thuốc không rõ nguồn gốc vào Việt Nam
Công an Tiền Giang đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với nhóm người nước ngoài nói trên. Theo đó, hành vi vi phạm của nhóm người Thái Lan có thể bị xử phạt từ 10 - 20 triệu đồng mỗi người và chủ cơ sở cũng có thể bị xử phạt.
Cơ quan công an cũng đã lập biên bản thu giữ, niêm phong 6 mẫu thuốc không rõ nguồn gốc gồm một bịch bột màu vàng, một bình có chứa thuốc dạng lỏng màu vàng, một chai thuốc lớn dạng nước màu xanh, một chai thuốc có chứa chất lỏng đặc màu trắng... của cơ sở chế biến trái cây thuộc Công ty TNHH TM Thái Lan; đồng thời niêm phong, thu giữ 2 mẫu chất lỏng đặc màu trắng của vựa trái cây Sang Hương. Tất cả những loại hóa chất này đều không có nhãn hiệu, xuất xứ nguồn gốc và được nhóm người Thái Lan mang từ Trung Quốc sang.
Nguy cơ phá vỡ đàn gia cầm
 Giám đốc Sở NN-PTNT TP.Cần Thơ Phạm Văn Quỳnh cho biết: “Qua thông tin ngành nông nghiệp các quận, huyện báo cáo về thì chúng tôi sơ bộ đã nắm được vụ việc thương lái Trung Quốc đến mua vịt đẻ trên địa bàn. Đây là chuyện mua bán bất thường bởi thay vì mua vịt thịt thì các thương lái Trung Quốc lại mua vịt đẻ với giá cao hơn để hấp dẫn người dân. Nếu số lượng mua lớn sẽ có nguy cơ phá vỡ đàn gia cầm của Cần Thơ, như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất chăn nuôi ở các hộ dân. Đây không phải là lần đầu thương lái Trung Quốc thu mua nông sản một cách bất thường ở ĐBSCL. Trước đó, tình trạng thu mua ốc bươu vàng cũng xảy ra ở nhiều nơi khiến không ít người lén lút nuôi, gây hại”.
Trong khi đó, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Vĩnh Long Nguyễn Văn Liêm cũng cảnh báo thời gian qua nhiều mặt hàng của địa phương này được thu gom bất thường để xuất khẩu sang Trung Quốc, như khoai lang, chuối, sầu riêng và mới đây là mận xanh đường... “Việc thu mua của người Trung Quốc không ổn định, mặt hàng nào họ thu mua thì lúc ấy giá rất cao, sau đó thì giá lại thấp đến bất ngờ”, ông Liêm nói.
TS Vũ Anh Pháp, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, cũng cảnh báo: “Đã có nhiều bài học cho người nông dân trong chuyện làm ăn với thương lái Trung Quốc như chuyện họ đổ xô mua khoai lang với giá cao ngất ngưởng rồi ngưng mua khi người dân trồng đại trà, đẩy nông dân vào thế điêu đứng. Hay rất nhiều vụ quỵt nợ cua ở Cà Mau, Thanh Long ở Long An, Bình Thuận... Còn một chuyện chúng tôi ghi nhận được mà ít được nhắc đến là việc thương lái Trung Quốc đang gián tiếp khuyến khích thu mua lúa chất lượng thấp. Việc làm này trước mắt có lợi cho nông dân nhưng về lâu dài thì khó mà giữ được lợi ích bền vững. Việc triển khai những giống lúa chất lượng cao để xây dựng thương hiệu gạo sẽ gặp rất nhiều khó khăn trở ngại. Thậm chí chúng tôi đem giống chất lượng cao cho người dân và hỗ trợ họ kỹ thuật trồng nhưng họ nhất quyết không lấy mà vẫn trồng lúa chất lượng thấp để bán cho thương lái xuất qua Trung Quốc”.
Đình Tuyển - Thanh Đức
Minh Tâm - Mai Trâm

Giật mình với nhập siêu từ Trung Quốc

Đôi lời: Và con số kinh hoàng, là chỉ trong vòng có 12 năm, mà nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng gấp … 100 lần.
Đó có lẽ là thành tích vẻ vang nhất của Chính phủ, góp phần rất lớn đưa nước Việt Nam XHCN nhanh chóng, mà chắc chắn, âm thầm rơi vào vòng tay của “bạn vàng 4 tốt”, cùng dắt tay nhau tiến lên thế giới đại đồng, giữa lúc dư luận hầu như chỉ chú tâm tới chuyện Biển Đông. Mà chẳng sợ bị lưu lại tai tiếng cá nhân ô nhục, giống các bậc “tiền bối” như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống.
BT
——
Tuổi trẻ
09/12/2013 14:25 (GMT + 7)
Trong mười tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Trung Quốc đã lên đến 30,37 tỉ USD, con số này đã khiến nhập siêu từ Trung Quốc vọt lên hơn 19,6 tỉ USD, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2012. Còn nếu tính từ năm 2001 đến nay, nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng gấp 100 lần…
TT – Hàng hóa nhập siêu từ Trung Quốc trong mười tháng đầu năm nay đã tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ bao lì xì đến sợi dây thun đều nhập từ Trung Quốc.

1
Kỳ 1: Nhập từ bao lì xì đến dây thun…
Như Tuổi Trẻ từng đề cập, hàng Trung Quốc nhập vào VN không chỉ là thiết bị máy móc mà còn cả hàng tiêu dùng đơn giản như bao lì xì, dây thun, cục gôm… Hàng Trung Quốc giờ đây đã phủ khắp các chợ, cửa hàng tạp hóa vùng ven, siêu thị, trung tâm thương mại…
Lãnh đạo một số chi cục hải quan phụ trách những cảng biển lớn ở TP.HCM nói rằng hàng Trung Quốc nhập khẩu quá nhiều đến mức việc thống kê, lấy dữ liệu nhập khẩu vô cùng khó khăn. “Nhiều vô kể, thượng vàng hạ cám, cái gì họ cũng nhập. Nhập từ mấy cái bao lì xì, dây thun đến bút, vở học sinh, đồ dùng nhà bếp… Tôi làm thủ tục cho doanh nghiệp thông quan hàng nhập khẩu, nhiều khi thấy ngạc nhiên về những mặt hàng họ nhập” – một cán bộ hải quan ở TP.HCM cho biết.
Giá rẻ bất ngờ
Theo chỉ dẫn về những mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc của một số cán bộ hải quan, ghi nhận ở thị trường TP.HCM mới thấy hàng Trung Quốc đã xuất hiện nhan nhản khắp nơi và ngày càng phổ biến. Người bán hàng luôn ưu ái hàng Trung Quốc hơn vì hai tiêu chí mẫu mã và giá cả.
Bà Lý Phụng Kiều, một đầu mối chuyên nhập khẩu và phân phối lại các loại bao lì xì cho những người bán sỉ ở khu vực TP.HCM và một số tỉnh lân cận, cho biết bao lì xì Trung Quốc đã nhập khẩu về được khoảng một tháng trở lại đây, với khoảng 300 mẫu mã các loại nên hàng bán rất chạy. Toàn bộ đều được sản xuất tại Quảng Đông (Trung Quốc). Trong khi đó, hàng sản xuất trong nước chỉ lèo tèo vài mẫu, chưa kể giá cao hơn, còn hàng Trung Quốc gần như không đổi giá. Hồi năm 2006 giá bán trong khoảng 2.000-6.000 đồng/bịch sáu bao tùy loại, nay giá chỉ 3.000-3.500 đồng/bịch. Trong khi đó hàng Việt mắc gấp đôi, thậm chí gấp ba.
Vẫn theo bà Kiều, những người mua về bán lẻ thường mua khoảng 500 bao, còn người mua sỉ mua vài chục ký. Một thùng khoảng 25kg giá bán chỉ khoảng 9 triệu đồng. Hiện rất nhiều khách hàng từ miền Tây đã đặt hàng bao lì xì cho dịp tết này. Theo dữ liệu hàng nhập khẩu từ Trung Quốc về TP.HCM của cơ quan hải quan, mặt hàng bao lì xì được nhập khẩu từ tháng 11-2013, giá nhập chỉ khoảng 19.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá nhà nhập khẩu bỏ sỉ ra thị trường lên đến 360.000 đồng/kg. Chính sự chênh lệch quá lớn này đã hấp dẫn người kinh doanh hơn nguồn hàng sản xuất trong nước.
Không chỉ bao lì xì, cơ quan hải quan ở TP.HCM cho biết còn có cả dây thun, thiệp chúc mừng, dây ruybăng, băng keo dán, gôm tẩy học sinh, lược chải tóc… vốn là những mặt hàng hết sức nhỏ nhặt cũng được nhập khẩu về VN. Đáng chú ý là trong số những mặt hàng đang bán ra trên thị trường với các thương hiệu Nhật Bản, Hàn Quốc… nhưng thực tế nhập từ Trung Quốc. Cụ thể là loại bánh xốp mềm Mochi Sweets. Nói đến loại bánh này, người tiêu dùng nghĩ ngay đến loại bánh nổi tiếng của Nhật Bản. Tuy nhiên, theo hải quan TP.HCM, bánh Mochi Sweets được nhập khẩu từ Trung Quốc và đơn vị nhập khẩu là Công ty TNHH DL Sweets. Công ty này đăng ký nhập đủ các vị dâu, sôcôla, dừa, trà xanh, chanh… Dữ liệu từ Cục An toàn thực phẩm cũng cho thấy bánh Mochi Sweets chỉ có một doanh nghiệp đăng ký nhập khẩu và toàn bộ đều có xuất xứ Trung Quốc.
Lấn ra vùng ven…
Tại chợ Đông Thạnh (xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP.HCM), ngay khi bước vào cửa một tiệm tạp hóa khá lớn bán đủ các loại từ đồ chơi trẻ em, đồ gia dụng đến các loại đồ dùng học tập đã thấy hàng Trung Quốc bày la liệt. Hỏi mua bình sữa cho con, chị chủ tiệm tên Minh Thu đem ra một chùm các loại bình lớn nhỏ đủ màu khác nhau. Tất cả đều ghi dòng chữ lớn “Made in China”. Bình loại 120ml có giá 14.000 đồng, loại lớn hơn thì 16.000-19.000 đồng/bình. Thắc mắc sao không có bình sữa nhựa của VN, chủ tiệm đáp liền: “Mắc quá sao bán? Ở đây người ta toàn xài loại này thôi”. Theo chị Thu, trước đây cũng có bán các loại bình VN nhưng giá thường từ vài chục tới cả trăm ngàn đồng, khó bán. Khoảng 1-2 năm trở lại đây, các loại bình Trung Quốc có giá rẻ hơn nên nhập về bán dễ dàng hơn.
Ghé vào một tiệm tạp hóa khác trên đường Đặng Thúc Vịnh (huyện Hóc Môn) thấy bày la liệt các loại trang sức, phụ kiện làm đẹp như kẹp tóc, bông tai, sơn móng tay. Mỗi chiếc kẹp tóc chỉ nhỏ bằng hai ngón tay với đủ màu sắc gắn trên một miếng bìa cũng ghi toàn chữ Trung Quốc. Chị Đỗ Thị Hiền, chủ tiệm, cho biết kẹp nhỏ chỉ 3.000 đồng/chiếc. Mua nguyên gói năm chiếc giảm còn 12.000 đồng. Chỉ mỗi kẹp tóc cũng có tới hàng chục mẫu để chọn, giá nào cũng có, nhỏ thì 2.000-3.000 đồng/chiếc, to đẹp thì 30.000-40.000 đồng/chiếc. Theo chị Hiền, trước đây những mặt hàng này khá ít, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều và rất đa dạng về chủng loại.
2
Theo chị Thu Diệu (Q.Phú Nhuận), một đầu mối kinh doanh hàng phụ kiện làm đẹp, hiện nay hàng Trung Quốc về VN bằng nhiều cách, rất đa dạng. Phổ biến vẫn là nhập hàng về các chợ đầu mối lớn rồi phân phối ra tất cả chợ lẻ. Bên cạnh đó, nhiều cửa hàng cũng đặt mua các loại hàng hóa Trung Quốc như trang sức, giày dép, quà tặng qua các trang mạng, sau đó mất 15-20 ngày để đưa hàng về VN. Các mặt hàng này thường có giá rất rẻ, đẹp nên dễ kinh doanh, kiếm lời. Chị Diệu cho hay một chiếc đồng hồ trang trí bán tại siêu thị có giá 125.000 đồng nhưng hàng Trung Quốc với kiểu dáng, mẫu mã y chang chỉ 30.000 đồng nên khách chọn mua rất nhiều.
Không chỉ đổ bộ vào các tiệm tạp hóa vùng ngoại thành, tại các chợ ở khu vực nội thành TP.HCM cũng tràn ngập hàng Trung Quốc. Bước chân vào lầu 1 chợ An Đông (Q.5), người tiêu dùng không khỏi ngỡ ngàng khi những quầy sạp đã đóng chật ních hàng để chuẩn bị kinh doanh mùa tết và đa số là hàng Trung Quốc. Tìm đến sạp Thủy Phong chuyên kinh doanh hàng trang sức, chủ sạp giới thiệu hàng tại sạp tất cả đều là hàng nhập khẩu. Nhưng quan sát lại thấy phần lớn hàng hóa từ kẹp tóc nhỏ đến các loại trang sức đều có chữ Trung Quốc. Chủ sạp cho biết khách mua sỉ tại đây, ra bán lẻ có lời gấp đôi.
Tại nhiều quầy giày dép, túi xách, hàng chục bịch nilông lớn đóng gói sẵn để xuất đi các tỉnh. Chị Bé Hai, tiểu thương, cho biết: “Mấy năm nay người ta chuộng hàng giá rẻ, nên đi miền Tây, miền Trung hàng Trung Quốc vẫn là số một, bán được lắm”. Theo chị Bé Hai, không thể tính toán được vì hàng về chợ mỗi năm một khác nhưng bao giờ năm sau cũng nhiều hơn năm trước và rất đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng.
Tại các chợ bán lẻ, thậm chí ở siêu thị, những mặt hàng đồ nhựa gia dụng, hàng làm bằng sắt, inox phục vụ nhà bếp… xuất xứ Trung Quốc rất phổ biến. Đồ bằng inox gồm các loại chậu rửa, ly làm đá, các loại khuôn, rổ inox, nồi nấu ăn… Hàng gia dụng đồ nhựa lại phổ biến ở các loại chén, đĩa, ly, khay làm đá, chậu, ca múc nước… Theo Tổng cục Hải quan, bên cạnh các sản phẩm nhập về phục vụ trong sản xuất, nhiều mặt hàng tiêu dùng mà trong nước sản xuất được cũng nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm kim ngạch khá lớn và tăng rất nhanh những năm gần đây.
BẠCH HOÀN – DŨNG TUẤN
Nhập siêu từ Trung Quốc tăng 100 lầnBà Nguyễn Việt Chi – Vụ Thị trường châu Á – Thái Bình Dương, Bộ Công thương – cho biết từ năm 2001 VN bắt đầu nhập siêu từ Trung Quốc với mức 210 triệu USD. Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất của Bộ Công thương tháng 11-2013, đáng giật mình là chỉ trong vòng hơn 10 năm, nhập siêu từ Trung Quốc của VN đã tăng khoảng 100 lần. Thực tế trên thị trường hàng Trung Quốc hiện diện ngày càng nhiều, lấn át hàng xuất xứ các nước khác và hàng sản xuất trong nước. Tại chợ Đồng Xuân (Hà Nội), theo ông Đào Văn Phú – chủ quầy giày dép ở tầng 1, không chỉ lĩnh vực giày dép mà gần như tất cả mặt hàng khác ở chợ đầu mối lớn nhất miền Bắc này ít nhất có đến hơn 50% đến từ Trung Quốc. Theo ông Phú, hộ kinh doanh nào cũng phải đa dạng hóa nguồn hàng, giá cả. So với hàng VN, hàng Trung Quốc thường có mẫu mã đẹp hơn, giá rẻ hơn dù chất lượng kém hơn. Thậm chí có một số mẫu hàng của VN đẹp, của thương hiệu uy tín, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau hàng Trung Quốc cũng có mẫu tương tự, giá rẻ hơn.
Mặc dù ngành dệt may ở VN số doanh nghiệp đông đảo, sản phẩm không kém phần đa dạng nhưng theo ông Phú, cả dãy phố Hàng Đào ở Hà Nội chuyên bán, cung ứng hàng dệt may cho cả miền Bắc chủ yếu cũng là hàng Trung Quốc. Theo chỉ dẫn của ông Phú, chúng tôi đến khảo sát tại một cửa hàng quần áo lớn ở phố Hàng Đào, chị chủ cửa hàng tên Minh lạnh lùng xua tay nói “không bán” với khách lẻ. Tuy nhiên, với lời đề nghị cung ứng hàng cho một cửa hiệu thời trang mới mở ở Thái Bình, chị này khẳng định có thể đảm bảo cung ứng cả trăm mẫu mã, chỉ cần đặt hàng, 2-3 ngày sau sẽ có. Thậm chí nếu những mẫu mã bình thường có thể mua… cả tạ đem về ngay lập tức.
C.V.KÌNH

Vì sao hàng Trung Quốc rẻ?Theo Michelle Nash-Hoff – chủ tịch Tập đoàn ElectroFab Sales của Mỹ, có vài nguyên nhân giúp hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn nhiều nước. Thứ nhất do sản xuất ở quy mô lớn của các tập đoàn Trung Quốc, giá thành nguyên liệu và sản phẩm ở đây có thể có mức thấp hơn các nơi khác. Theo International Business Times, nếu dựa vào số liệu kinh tế năm 2011, Trung Quốc sản xuất 320,4 triệu máy tính cá nhân (tương đương 90,6% sản lượng toàn thế giới), 109 triệu máy điều hòa (80% sản lượng toàn cầu), 320,4 triệu đèn tiêu thụ năng lượng thấp (80%), 1,1 tỉ điện thoại di động (70%), 12,6 tỉ đôi giày (63%), 1,8 tỉ tấn ximăng (60%), 1,8 tỉ tấn than (48%)…
Thứ hai, với lực lượng lao động đông và số hàng chục triệu dân nông thôn ra thành thị, Trung Quốc có giá lao động tương đối rẻ so với thị trường, đặc biệt khi nước này vẫn còn khoảng 1 tỉ người sống dưới mức nghèo khổ. Ước tính bất cứ thời điểm nào Trung Quốc cũng có khoảng 100 triệu người đang thất nghiệp hoặc chỉ đang làm bán thời vụ.
Trung Quốc dù có hệ thống thuế giá trị gia tăng (13-17%), chính phủ hoàn thuế giá trị gia tăng cho các hàng hóa xuất khẩu.
Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc luôn duy trì chính sách tỉ giá đồng nhân dân tệ thấp (ước tính thấp hơn 30-40% so với giá trị thực), điều này khiến hàng hóa Trung Quốc luôn có lợi thế so với đối thủ. Cuối cùng, Trung Quốc có chiến lược “bán phá giá” (bán thấp hơn giá sản xuất) khi xuất khẩu đi các nước. Mục tiêu của chính sách này là để lấy thị trường hoặc triệt tiêu cạnh tranh khi vào một thị trường nhất định.
THANH TUẤN

Danlambao 9/12/2013

Video: Blogger Sài Gòn chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền

Danlambao – Hướng ứng lời kêu gọi của Mạng lưới Blogger Việt Nam, chiều ngày 8/12/2013, đông đảo các blogger và người dân Sài Gòn đã có mặt tại khu vực công viên 23/9 để tham gia các hoạt động chào mừng ngày Quốc tế Nhân Quyền 10/12.
Bất chấp những hành vi khủng bố, đánh đập và quấy phá của lực lượng an ninh thường phục, buổi gặp mặt vẫn đã được diễn ra. Các blogger trong những chiếc áo trắng viền xanh in logo của Mạng lưới Blogger Việt Nam đã phân phát cho người dân những bong bóng bay có nội dung “Quyền con người của Chúng Ta phải được tôn trọng” và nhiều tập tài liệu về Nhân quyền.

‘Thành tích’ chào mừng ngày quốc tế nhân quyền 10.12 của Việt Nam


Châu Văn Thi (Danlambao) - Ngày 6.12 trên trang blog của Mạng lưới blogger Việt Nam ra thông báo vào lúc 17h ngày 8.12 ở công viên 23/9 sẽ diễn ra các hoạt động mừng ngày Quốc tế nhân quyền như:
- Phát Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948, Công ước chống tra tấn của LHQ.
- Phát bóng bay có logo Quyền con người.
- Thắp nến kỷ niệm…
 
Đọc được những đoạn thông tin đó tôi rất mừng và rủ bạn gái Nguyễn Thảo Chi cùng tham gia.

Hà Nội: Trung tá CA mặc sắc phục cướp ba-lô, bỏ chạy thục mạng

Hà Nội – Sài Gòn: Blogger công khai các hoạt động chào mừng ngày Quốc Tế Nhân Quyền


Danlambao – Hưởng ứng lời kêu gọi của Mạng lưới Blogger Việt Nam (MLBVN), lúc 15 giờ chiều nay, 8/12/2013, blogger Hà Nội đã tập trung tại công viên Thống Nhất để công khai tổ chức các hoạt động để quảng bá, phát huy và vinh danh các giá trị của Nhân Quyền.

Nhân Quyền và mắm tôm


Người Việt Yêu Nước (Blog Huỳnh Ngọc Chênh) – Thấy có “giấy mời” họp mặt mừng ngày Quôc Tế Nhân Quyền, mình rủ chị bạn đi tham gia. Khoảng 4h45 mình đã có mặt tại công viên 23/9. Lượn một vòng thì chỉ nửa công viên giáp chợ Bến Thành là có CA, đầu gấu, dân phòng nhưng cũng chưa đông lắm.
Đúng 5 giờ thì bắt đầu xe CA, còn lực lượng chìm nổi khá đông. Nhưng cũng chưa thấy nhóm họp. Khỏang 5 giờ 15 thì mình và chị bạn thấy một nhóm khá đông đang thổi bóng, và thấy các bạn “mặc thường phục” sôi động hẳn lên, mình bảo chị bạn: Kia rồi.

Nhân Quyền: Đảng bảo có, Dân bảo không!


Mai Xuân Dũng – Nhân quyền ở Việt nam có không?
Đảng bảo có, vì “có thế nào người ta mới bầu ta cao phiếu nhất vào Hội đồng Nhân quyền chứ”.
 
Dân bảo không vì chả thấy cái quyền ấy nó ở đâu.
 
Trăm nghe không bằng một thấy, úp vài phóng sự ảnh Hà nội kỷ niệm ngày Quốc tế nhân quyền tại công viên Thống Nhất, Hà Nội xem nào.

CA TP.HCM ‘chào đón’ Nhân Quyền bằng… mắm tôm


Bùi Thị Minh Hằng – Nhiều ngày nay mình bận vô số công việc riêng nên chẳng còn thời giờ nào nữa. Vào đọc thông tin trên mạng biết các anh chị em có cuộc gặp mặt lúc 17 giờ chiều 8-12-2013 tại công viên 23-9 ngay trước cửa chợ Bến Thành. Nhân tiện trên đường đi công việc riêng mình định bụng chỉ ghé qua xem một nhà nước vừa được gia nhập Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc sẽ đón chào ngày Quốc tế Nhân quyền như thế nào.

CA Hà Nội hối hả chuẩn bị ngày ĐÀN ÁP Quốc tế Nhân quyền  -(Chiếu hình)

‘Biện chứng về tham nhũng’: TBT Nguyễn Phú Trọng bị tẩu hỏa nhập ma?


Tại buổi tiếp xúc cử tri hôm 7/12/2013, giáo sư – tiến sĩ chuyên ngành xây dựng đảng Nguyễn Phụ Trọng đã phát biểu một câu khiến ai nghe cũng phải hãi hùng: “Đường Tăng khi xưa đi lấy kinh sang đất Phật cũng phải hối lộ mới lấy được kinh. Cho nên chúng ta phải xem xét bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt. Phải có cái nhìn khoa học, biện chứng về tham nhũng (Nguồn: Báo Tiền Phong). Thật hết nói, xem ra, ông TBT đảng cộng sản đã bị tẩu hỏa nhập ma về cái gọi là ‘chủ nghĩa xã hội’ tại VN.

Chứng minh nhân dân theo mẫu mới: thiệt hại thuộc về nhân dân


Lê Hữu Thọ (Danlambao) - Ngày 7/12/2013 trên trang báo điện tử dân trí có bài viết “Chứng minh mới không thể bị làm giả”.
“Theo đó, những công dân Việt Nam đủ 14 tuổi trở lên khi đi làm chứng minh thư (CMT) thì bắt buộc phải được cấp CMT theo mẫu mới gồm 12 số tự nhiên. Những người được cấp đổi mới CMT thì sẽ hủy CMT cũ.
 
Hiện nay đã có 106 nghìn CMT được công an TP Hà Nội thực hiện cấp thí điểm ở 4 quận huyện của Hà Nội. Theo kế hoạch, đến tháng 1/2014, sẽ cấp CMT mới trên toàn bộ 27 quận huyện của Hà Nội. Đến giữa tháng 12 này sẽ tiếp tục cấp CMT mới thí điểm ở Hải Phòng.”

Kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền, CSVN có cải thiện được Nhân quyền?


Cảnh phá dỡ xâm hại đến Nhà để đồ tang lễ “Nhà Đòn” của người H’Mong – Ảnh: chụp từ Video.

Trương Minh Đức (danlambao) - Ngày 10 /12 hàng năm là ngày những người yêu chuộng Tự do dân chủ và quyền con người đã được công nhận cách nay 65 năm (1948 – 2013) vẫn còn nguyên giá trị của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.
Năm nay vào ngày 13/ 11 / 2013 Việt Nam cũng được chính thức vào HĐNQ không có đối thủ cạnh tranh, nhưng dù sao đi nữa thì đây cũng là thước đo theo kiểu “lấy độc trừ độc” nếu nó tác dụng được thì kẻ hoàn lương mới thực sự là hữu dụng, nhưng nếu nó trở thành kẻ bất trị thì cũng “hết thuốc chữa”!.. Kế sách này hiện nay cũng được các anh công an địa phương ở VN đang sử dụng những kẻ giang hồ, có quá khứ bất hảo vào tham gia trong khu phố và tổ dân phòng… nhưng đó cũng là con dao 2 lưỡi khi nó không biết cải tà qui chánh.

Bao giờ lấy lại Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng đất đã mất về tay Trung Cộng?


Lê Dủ Chân (DanLamBao) - So với Trung Quốc dưới bất cứ thời đại nào, Việt Nam vẫn là một nước nhỏ, rất nhỏ trên tất cả mọi phương diện từ lãnh thổ, dân số, kinh tế, quân sự nhưng có một sự thật mà hai dân tộc không thể chối cãi đó là Việt Nam luôn luôn là nước chiến thắng cuối cùng trong tất cả các cuộc chiến tranh giữa hai nước.”…

Nước cờ cuối nơi chính trường Việt Nam


David Thiên Ngọc (Danlambao) - Thế cờ Domino cuối cùng trong chính trị cho việc thiêu hủy và cáo chung 4 nghĩa trang mang học thuyết Mác-Lê leo queo còn lại trên thế giới đã xuất phát và bùng nổ mà khởi đầu là ờ VN. Những điều phải đến đã đến, nước đã sôi bùng bên trong (lòng dân) hàng thập kỷ qua mà cái nồi áp suất CNCS không còn đủ sức để nén lại và đành bó tay chịu cảnh nổ tung, tuy có chậm nhưng không là muộn. Lớp vỏ của quả bong bóng tích chứa CNCS quái thai và rừng rú càng ngày càng mỏng mà áp lực hơi phản lại từ bên trong mỗi ngày mỗi tăng nhanh khủng khiếp thì quả bong bóng kia phải nổ tung banh xác là điều tất yếu.

Tâm sự với đồng bào tôi


Trần An Lộc (Danlambao) - “Thật vậy, hiến pháp sửa đổi 2013 thực chất vẫn như hiến pháp cũ 1992. Nó chỉ sửa đổi chút xíu để tăng thêm quyền hành cho chủ tịch nước. Đây là điều khoản để thể chế hóa cho việc Trung quốc chiếm đóng Việt Nam. Khi hiến pháp mới được thi hành (vào tháng 1/2014) thì quyền tổng tư lệnh quân đội và nhiều quyền hành khác sẽ vào tay chủ tịch nước. Kịch bản sẽ đúng như những gì đang diễn ra tại Trung Quốc, nghĩa là chức vụ tổng bí thư và chủ tịch nước sẽ do một người nắm. Và người đó đã được Trung quốc chọn lựa sẵn rồi. Khi ấy thì mọi chỉ thị sẽ được Bắc Kinh chỉ thị trực tiếp cho chủ tịch nước kiêm tổng bí thư rồi chiếu theo hiến pháp mà thi hành. Vậy là “ván đã đóng thuyền” – “Gạo đã thành cơm”. Trung Quốc nghiễm nhiên thống trị Việt Nam mà không tốn một viên đạn. Đó là lý do tại sao Trung quốc lại gây căng thẳng vùng biển Hoa Đông với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn, trong khi lại bỏ lơ vùng trời phần lưỡi bò trên Biển Đông mà họ coi là quyền lợi cốt lõi. Đây chính là kế dương đông kích tây vì nếu nuốt trôi Việt Nam thì coi như Trung quốc sẽ có vùng biển thênh thang để đi vế mà chẳng phải đối đầu với bất cứ lực lượng quân sự hùng mạnh nào trên thế giới. Vậy im lặng trong lúc này là tiếp tay với đảng CSVN để dâng toàn thể dân tộc Việt Nam và Tổ quốc Việt Nam cho Trung Quốc.”…

Có phải là mảng trời xanh mà ta hằng quen thuộc?

 
Người Buôn Gió (giữa, vest đen) đến Muechen dự cuộc họp với Văn bút Đức (Pen). Anh đã gặp gỡ Việt Kiều ở đây và một số người đấu tranh cho nhân quyền. – Hình nguoiviettudoutah.org.
Thục Quyên (Danlambao) - Đó là cái tên Hội Văn Bút Đức (PEN Germany) đã chọn cho buổi lễ tối thứ hai 02/12/2014, đánh dấu sự hoàn thành nơi cư trú thứ hai tại thành phố München (thứ 8 tại Đức) cho các nhà văn được học bổng của PEN trong chương trình “Những nhà văn lưu vong”.

Nói với người đảng viên cộng sản


Thằng Mõ Bằng Phong Đặng Văn Âu (Danlambao) -  Ở tuổi thanh niên, tôi không hiểu một chút gì về lý thuyết chủ nghĩa Mác-Lê, nhưng tôi ghê tởm sự man rợ của cộng sản, vì chứng kiến tận mắt hai việc mà tôi từng tường thuật trong nhiều bài viết trước đây. Xin lược qua: Thứ nhất, thấy hai cán bộ cộng sản chặt đầu một ông phu xe kéo trong làng vì tội kéo xe cho Tây; thứ hai, thấy hai cán bộ cộng sản dùng tảng đá lớn đập vỡ óc một thiếu niên vì tội mang trên túi áo trắng hai cây bút bi mầu xanh đỏ, bị tình nghi là mật thám Pháp vì có ám hiệu cờ Thực dân xanh, trắng đỏ. Nghe bà con di cư kể chuyện gia đình mình bị đấu tố khốc liệt vì tội địa chủ và đọc sách Nhân văn Giai phẩm do cụ Hoàng văn Chí biên soạn, tôi quyết định mình phải Chống Cộng bằng cách tham gia vào một tổ chức Quốc gia để được huấn luyện phương thức đấu tranh về mặt lý thuyết và về mặt hành động.

Dịch thoái đảng


Đồng chí X lại bố láo


Ngày trở về


Nguyên Thạch (Danlambao) - (Cho các anh chị đảng viên lầm đường, đã trở về và sẽ trở về trong lòng dân tộc) 
Anh trở lại cùng quê hương dân tộc
Như cội kia trơ gốc nhớ về nguồn
Như âm trầm, chiều vẳng tiếng chuông
Điệu ngân lắng ru buồn nhân thế…

Đảng cộng sản là loại đảng nào vậy, thưa ông Nguyễn Phú Trọng ?


Minh Dân (Danlambao)
Thưa ông Nguyễn Phú Trọng, 
v/v Quản lý trật tự đô thị đánh người, còng tay 06-12-2013. 
Tôi thưa ông với tư cách người với người, mà cũng biết trên biết dưới do ông là lớn hơn tuổi. Tôi cũng không biết thưa gửi như người cấp dưới cung kính trước ông: “kính thưa đ/c tổng bí thư kính mến.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét