Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Ngày 10/12/2013 - 10 phát ngôn ‘ấn tượng’ của quan chức Việt Nam

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Cho phép bán lỗ vốn nhà nước

Chính phủ đã chính thức cho Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) được bán vốn dưới mệnh giá đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ.
Cụ thể, Nghị định 151 sẽ có hiệu lực từ ngày 20.12 quy định đối với các doanh nghiệp (DN) sản xuất kinh doanh thua lỗ và đã thực hiện đấu giá công khai nhưng không có người mua cao hơn hoặc bằng mệnh giá thì SCIC được hạ giá khởi điểm thấp hơn mệnh giá để đấu giá bán, nhằm thu hồi tối đa phần vốn nhà nước đã đầu tư. SCIC cũng được quyền hạ giá khởi điểm khi bán đấu giá không thành công và đấu giá bán cả lô đối với các DN thuộc đối tượng bán hết vốn nhà nước.
Thay đổi tư duy thoái vốn
Có thể nói, Nghị định 151 ngay lập tức đã nhận được phản hồi tích cực của giới chuyên gia và đầu tư trong cũng như ngoài nước.
Ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty chứng khoán SJC, cho rằng quy định này đã tạo tiền đề cho việc thoái vốn nhà nước ở các DN thuận lợi hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc bản thân các DN cũng sẽ được thay đổi chủ sở hữu, từ đó có thể nhanh chóng phát triển hơn là cứ để nằm im vì bị kẹt do không bán được vốn nhà nước. “DN đã bị thua lỗ, giá trị sổ sách chỉ còn 4.000 – 5.000 đồng mà cứ đòi bán bằng mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng thì làm sao có người mua? Đây không phải là việc bán lỗ vốn của nhà nước mà phải theo đúng quy luật cung cầu của thị trường, bán với giá hợp lý thì mới có người mua”, ông Tuấn phân tích.
Tương tự, ông Louis Nguyễn, Tổng giám đốc Công ty quản lý quỹ đầu tư Saigon Asset Management, cho rằng “các nhà đầu tư của mình đánh giá cao quyết định này”. Điều này cho thấy Chính phủ đã có những thay đổi trong tư duy về việc thoái vốn ở các DN nhà nước không cần nắm quyền sở hữu cũng như trong quá trình cổ phần hóa DN nhà nước. Nhưng nếu chỉ mở cho SCIC thì còn khá hẹp, mà nên mở rộng cho các DN nhà nước khác khi cần thiết để thoái vốn tại các đơn vị nhanh hơn.
Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, không thể cho phép đồng loạt các DN được bán lỗ vốn của nhà nước. Hơn nữa, để có thể kiểm soát được việc thoái vốn này theo đúng quy định và không để thất thoát, lãng phí nguồn vốn nhà nước thì quan trọng nhất là phải có hệ thống định giá chuẩn mực và độc lập.
Cơ hội sở hữu các “ông lớn”
Theo Đề án tái cơ cấu SCIC đã được phê duyệt, từ nay đến năm 2015 đơn vị này sẽ thoái vốn tại 376 DN. Trong đó có những DN lớn đang niêm yết trên sàn chứng khoán như Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng VN (Vinaconex), Tập đoàn Bảo Việt (BVH), Công ty cổ phần FPT, Nhựa Bình Minh, Nhựa Thiếu niên Tiền Phong. Nếu chỉ tính riêng việc bán vốn đang sở hữu ở 5 DN này, SCIC sẽ thu về được hơn 6.000 tỉ đồng tiền mặt. Còn theo ước tính, tổng giá trị thị trường của phần vốn nhà nước tại 11 công ty trong nhóm 20 công ty lớn nhất trên sàn chứng khoán TP.HCM đạt gần 15 tỉ USD, chiếm 38% vốn hóa của cả sàn TP.HCM. Với lượng vốn khổng lồ tại các DN lớn, thuộc nhiều ngành nghề khác nhau đang nắm giữ trong tay, nếu SCIC thoái vốn rầm rộ trong vòng 2 năm tới sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến diễn biến cung – cầu trên thị trường chứng khoán.
Theo ông Huỳnh Anh Tuấn, nguồn cung từ SCIC quá lớn nên sẽ có tác động ngay đến thị trường khi công bố bán ra. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư tăng cường sở hữu thêm cổ phiếu của các DN lớn. Đặc biệt khi Chính phủ chuẩn bị tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài ở các DN từ 49% lên 60% thì đây là cơ hội để thu hút thêm nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài.
Tuy nhiên TS Nguyễn Văn Thuận, Trưởng khoa Tài chính – Ngân hàng Trường ĐH Mở TP.HCM, cho rằng sẽ không có việc đem đi bán ồ ạt khiến hàng hóa có thể bị giảm giá, mà SCIC sẽ xem xét, đánh giá tình hình thị trường và xây dựng lộ trình thoái vốn thích hợp để thu được lợi nhuận cao nhất trong khả năng của mình.
SCIC nắm 4 “đại gia”
Theo Đề án tái cơ cấu, vốn điều lệ của SCIC đến năm 2015 sẽ tăng lên 50.000 tỉ đồng, gấp 10 lần so với khi thành lập năm 2005. Tính đến hết tháng 9.2013, tổng tài sản của SCIC đã tăng gấp 13 lần so với thời điểm thành lập, tổng vốn chủ sở hữu lên hơn 30.000 tỉ đồng. SCIC sẽ nắm giữ và đầu tư dài hạn tại 4 DN, gồm Công ty cổ phần viễn thông FPT (FPT Telecom), Sữa Việt Nam (Vinamilk), Dược Hậu Giang và Tổng công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam. Đây là 4 DN đang mang lại hàng nghìn tỉ đồng cổ tức mỗi năm cho SCIC. Chẳng hạn 9 tháng đầu năm nay, SCIC đã thu được 1.400 tỉ đồng cổ tức tại Vinamilk, gần 100 tỉ đồng tại Dược Hậu Giang và từ 200 – 250 tỉ đồng/năm tại FPT Telecom…
MAI PHƯƠNG
THEO THANH NIÊN

BÀI ĐÃ XÓA: Sếp EVN lương, thưởng khủng, nhân viên mang tiếng xấu


Thông tin về việc tập đoàn EVN có mức lợi nhuận lên đến 7 tỷ USD nhờ bán điện khiến dư luận đặt nghi vấn, EVN đang “dọn đường” cho thời điểm công bố thưởng Tết, mức thưởng tết sẽ là bao nhiêu?

Thua lỗ sếp vẫn nhận lương khủng

Câu chuyện lương, thưởng của EVN từng gây xôn xao dư luận khi Tổng giám đốc tập đoàn này, ông Phạm Lê Thanh cho biết lương bình quân năm 2009 của ngành điện là 7,3 triệu đồng một tháng và chia sẻ “rất đau lòng khi thấy lương nhân viên chỉ có ngần đó”.
Sự việc “đau lòng” mà Tổng giám đốc EVN đưa ra vào năm 2011 khi kinh doanh điện lỗ nặng khoảng 5.300 tỷ đồng vì thủy điện sụt giảm. Sau đó, Phó Tổng giám đốc Đinh Quang Tri đã giãi bày trên báo chí rằng, lương của lãnh đạo EVN chỉ khoảng trên 30 triệu đồng/tháng.
Thông tin về việc tập đoàn EVN có mức lợi nhuận lên đến 7 tỷ USD nhờ bán điện khiến dư luận đặt nghi vấn, EVN đang “dọn đường” cho thời điểm công bố thưởng Tết
Trong khi đó, thống kê của cơ quan quản lý lại cho 1 con số khác. Tổng thu nhập của lãnh đạo EVN năm 2011 – năm lỗ lớn lên tới 840 triệu đồng, đứng thứ 27 trong số 62 vị được liệt kê.
Sang năm 2012, thu nhập của vị lãnh đạo này đã bị giảm tới hơn 53%, chỉ còn 399 triệu đồng. Bình quân theo tháng, nếu năm 2011, vị này có mức thu nhập tới 72 triệu đồng/tháng thì năm 2012 chỉ còn hưởng thu nhập 27 triệu đồng/tháng.

Nhân viên EVN nhận 1-2 triệu đồng thưởng Tết

Hiện, EVN vẫn chưa có kết quả kinh doanh cũng như lợi nhuận của cả năm 2013. Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất từ Bộ Công Thương, trong tháng 11, doanh thu bán điện của EVN đạt tới 14.602 tỷ đồng, lũy kế 11 tháng, con số này lên tới 157.000 tỷ đồng, tương đương 7,38 tỷ USD, tăng hơn 21% so với 2012.
Sắp tới, theo quyết định 69, EVN được phép tăng giá điện 7%, nguồn thu từ bán điện chắc chắn sẽ không dừng lại ở con số 7 tỷ USD khiến dư luận đặt nghi vấn, EVN đang “dọn đường” cho thời điểm công bố thưởng Tết.
Trước đó vào cuối năm 2012 mặc dù có lãi 6.000 tỷ đồng nhưng EVN lại gây bất ngờ khi công bố không thưởng tết do phải bù lỗ lớn.
Anh Xuân Hải, nhân viên tại Ban Quản lý dự án Thủy điện 1 (EVN) cho biết, thời điểm Tết nguyên đán 2013 anh nhận 2,5 triệu đồng thưởng tết cùng số tiền 18 triệu đồng.
Giải thích về số tiền 18 triệu đồng, anh Hải cho biết, thay vì được nhận 100% lương, Ban Quản lý dự án Thủy điện 1 đã trích lại 22,5%, trả lại cho người lao động làm 2 đợt trong năm vào thời điểm giữa và cuối năm.
Theo đó, bằng cách trích lại 22,5%, tiền lương còn lại hàng tháng là 10 triệu đồng, số tiền nhận về vào thời điểm gần tết âm lịch sẽ là 18 triệu đồng.
Sau ngày 26/4, dự án thủy điện Bản Chát (Than Uyên, Lai Châu) do đại diện Chủ đầu tư Ban Quản lý dự án Thủy điện 1 đã chuyển giao chính thức cho Tổng công ty Phát điện 3. Hiện, hàng tháng, số tiền trích lại là 20% tổng lương thay vì 22,5% như trước đây.
“Thực chất số tiền thưởng Tết chỉ có 2 triệu đồng và 500 nghìn đồng hỗ trợ từ công đoàn, không phải hàng chục triệu như dư luận vẫn nói”, anh Hải nói.
Anh Khắc Tiệp, kỹ sư tại nhà máy Thủy điện Hòa Bình cho biết, số tiền thưởng tết dương lịch và âm lịch năm ngoái anh nhận được là 1 triệu đồng, trong đó số tiền thưởng tết dương lịch cùng thời điểm ngày 21/12 là ngày truyền thống ngành điện mới được mức cao như vậy (mức 1 triệu đồng – PV).
THEO ĐẤT VIỆT

10 phát ngôn ‘ấn tượng’ của quan chức Việt Nam

 Năm 2012 chính thức qua đi, nhưng nhiều phát ngôn ‘siêu ấn tượng’ của các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn còn đọng lại trong lòng dư luận.
Tầm ảnh hưởng của những phát ngôn đó đã vượt qua mốc thời gian, không gian mà có thể người phát ngôn cũng khó thể hình dung được, nó cũng thể hiện phần nổi những vấn đề kinh tế, xã hội, y tế tồn tại nổi cộm trong năm qua.

1. “…Có thể viết thành sách” vụ cưỡng chế ông Đoàn Văn Vươn


Giám đốc CA TP Hải Phòng Đại tá Đỗ Hữu Ca
Giám đốc CA TP Hải Phòng Đại tá Đỗ Hữu Ca. Ảnh: Vnexpress

Ngày 8-1, trả lời phỏng vấn báo điện tử Vnmedia, về vụ việc cưỡng chế đầm của ông Đoàn Văn Vươn, Đại tá Đỗ Hữu Ca – Giám đốc Công an TP Hải Phòng cho rằng: Vụ việc hôm ấy tuy bắt không được đối tượng nhưng mà trấn áp được đối tượng. Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay. Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này.
Một là, anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa có bao giờ trong giáo án, đã phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục tiêu đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào.
Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách. Tôi nói với các đồng chí Thường trực rằng đây không phải kế hoạch tập trận nhưng đúng là phải rút kinh nghiệm, cái này nó rất là hay, có sự kết hợp giữa địa phương, giữa công an, quân đội, biên phòng rất là đẹp, đâm ra không có gì phải phàn nàn về cái chuyện ấy cả

2.  Phải xem lúc bị đánh các phóng viên có xưng là nhà báo không?
Chiều 9-5, ông Bùi Huy Thanh – chánh Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên – trả lời  với phóng viên một số báo xung quanh việc hai phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam (Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long) xác nhận bị lực lượng chức năng hành hung gần khu vực cưỡng chế thu hồi đất tại xã Xuân Quan (Văn Giang, Hưng Yên) hôm 24-4.
“Quan điểm chỉ đạo về vụ việc này là xử lý nghiêm khắc nếu đúng đó là sai phạm của lực lượng chức năng. Chúng tôi mong hai nhà báo cung cấp băng gốc cho cơ quan công an vì phải có đầy đủ vật chứng, nhân chứng mới sớm xử lý được. Hơn nữa, cũng phải xem lúc bị đánh các phóng viên có xưng là nhà báo không, có thẻ hành nghề không hay là khi bị đưa về cơ quan công an mới xưng là nhà báo? Vấn đề này cần làm rõ mới xác định được tính chất vụ việc” – ông Thanh nói.

3. “Tôi có bảo bối bảo vệ mình”
Ngày 21-9, trước khi bị khởi tố ông Trần Xuân Giá nói với phóng viên Tiền Phong rằng ông có bảo bối bảo vệ mình.
Ông nói: Bảo bối của tôi hiện nay là cái mà pháp luật không có quy định, không cấm thì doanh nghiệp và người dân được làm. Tôi là “cha đẻ” của Luật Doanh nghiệp nên tôi có thể nói đấy là quy định tiến bộ nhất, là “đứa con” sung sướng nhất cả cuộc đời làm việc, tuy nó chưa hoàn chỉnh, còn phải hoàn thiện. Trước năm 1989 khi Luật Doanh nghiệp chưa ra đời, người dân làm bất kỳ việc gì miễn là nhà nước cho phép, còn sau đó, thì được phép làm bất kỳ việc gì mà pháp luật không cấm.
Trong khi đó, Cơ quan CSĐT giải thích lý do một số cựu lãnh đạo ACB, trong đó có ông Giá, bị khởi tố như báo Tiền Phong đã đăng.

4. “Tôi chỉ ước được trở về ngày xưa”
Ngày 30-10, ngày thứ hai trở lại Quốc hội, ĐB Đặng Thành Tâm trả lời báo chí một số vấn đề về tình hình kinh tế và tập đoàn của mình.
Ông Tâm nói: “Tôi chỉ ước được trở về ngày xưa. Không phải mình tôi đâu, những anh khác nằm trong danh sách giàu nhất nhì sàn chứng khoán cũng ước mơ như vậy đấy. Ngày xưa làm ít, nợ ít, không canh cánh nỗi lo nợ nần. Ước như thế chả khác nào bảo mình trở về với máng lợn sứt mẻ, nhưng máng đó là của mình còn tốt hơn sống trong lâu đài xa hoa nhưng không phải của mình, lại canh cánh nỗi lo”.

5. ‘Xin nhận một nửa giải Nobel’

Ngày 13-11, trả lời chất vấn của đại biểu Trần Du Lịch về sự điều hành kém cỏi của ngành ngân hàng trong mục tiêu kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng, ổn định tỷ giá và câu chuyện quản lý vàng (tại kỳ họp thứ IV quốc hội khóa XIII), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho rằng: “Người ta tìm ra bộ ba bất khả thi giữa tăng trưởng, lạm phát và tỷ giá, ông đó được quốc tế cho giải thưởng Nobel. Vậy mà hiện nay chúng ta phải vừa làm sao kiềm chế được lạm phát mà vẫn phải tăng trưởng. Tôi đã có lần nói đùa với Chủ tịch quốc hội là em chỉ cần nửa giải thưởng Nobel cũng được, nếu em làm được một trong hai”.

6. Hãy gửi ảnh bác sĩ nhận phong bì cho tôi’
“Bệnh nhân và người nhà hãy dứt khoát không đưa phong bì và nếu thấy bác sĩ, điều dưỡng nào nhận thì chụp ảnh, gửi cho chúng tôi”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đưa ra giải pháp để nâng cao y đức lương y.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đưa ra giải pháp hạn chế tiêu cực trong bệnh viện trong phiên trả lời chất vấn ngày 14-11 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII.

7. Từ nay, các đoàn đến Bắc Trà My huyện sẽ không tiếp đón nữa
Ngày 20-11, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp nghe báo cáo các vấn đề liên quan đến tái định cư các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh.

ông Trần Anh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My
ông Trần Anh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My.

Bức xúc trước việc động đất mạnh và liên tục, ông Trần Anh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, khẳng định “Hôm nay, huyện nêu quan điểm khẳng định nếu các sở ban ngành của tỉnh lên khảo sát, kiểm tra tình hình của người dân thì huyện sẽ tiếp, còn các đoàn của Bộ, ngành T.Ư vào huyện sẽ không tiếp nữa. Thời gian qua, mỗi lần động đất mạnh thì các đoàn này, đoàn nọ vào nhưng chẳng giải quyết được vấn đề gì, động đất thì càng ngày càng mạnh. Từ nay, thời gian đó huyện sẽ dành giải quyết công việc của địa phương thay vì tiếp đón các đoàn” !
Động đất Thủy điện sông Tranh 2 được báo Tiền Phong bình chọn là một trong sự kiện tốn nhiều giấy mực báo chí và là một trong 10 sự kiện nổi bật năm 2012.

8. Đặc xá vì trại giam quá tải

 Thiếu tướng Phan Anh Minh. Ảnh: Minh Đức - TTO Thiếu tướng Phan Anh Minh. Ảnh: Tuổi Trẻ
Thiếu tướng Phan Anh Minh. Ảnh: Minh Đức – TTO Thiếu tướng Phan Anh Minh. Ảnh: Tuổi Trẻ.

Ngày 6-12, tại kỳ họp HĐND TPHCM trong phần trả lời chất vấn của mình về vấn đề trật tự an ninh,Thiếu tướng Phan Anh Minh – Phó Giám đốc Công an TPHCM: “Ít năm trước, thành phố hô hào bắt tội phạm nhưng sau đó, một năm lại phải đặc xá một đến hai lần vì trại giam quá tải chứ không phải do phạm nhân cải tạo tốt”-
9. Công chức … 100 triệu đồng


Ngày 7-12, tại phiên thảo luận của HĐ ND TP Hà Nội về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp TP 2013, ông Trần Trọng Dực – chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, đại biểu HĐND TP Hà Nội cho biết: “Tôi xin mách với các đồng chí lãnh đạo quận, huyện là trưởng phòng Nội vụ của các quận, huyện đang là đầu mối tiếp nhận hồ sơ và nhận tiền chạy của các thí sinh để được đỗ công chức và số tiền không dưới 100 triệu đồng…”
10. Mượn xe của bạn bè, người thân phải có sổ hộ khẩu
“Đối với xe lưu thông trên đường, nếu CSGT kiểm tra, phát hiện không làm thủ tục sang tên đổi chủ, sẽ ra quyết định xử phạt người điều khiển. Còn với người đi xe của bạn bè, người thân, phải chứng minh được chủ phương tiện là ai như cần có sổ hộ khẩu, giấy chứng minh hoặc giấy khai sinh”

Đại tá Đào
Đại tá Đào Vịnh Thắng – Trưởng Phòng CSGT CA TP Hà Nội

Đại tá Đào Vịnh Thắng – trưởng Phòng CSGT – CA TP Hà Nội trả lời về việc  Nghị định 71 (sửa đổi, bổ sung thay thế Nghị định 34) chính thức có hiệu lực. Trên thực tế, Đại tá Đào Vịnh Thắng đã hiểu nhầm luật, bởi theo quy định của Nghị định 71, “chỉ xử phạt người sở hữu phương tiện giao thông chưa sang tên đổi chủ, chứ không phải người điều khiển”.
Bên cạnh đó, việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 71 còn có nhiều bất cập trong khi Bộ CA chưa có Thông tư hướng dẫn. Điều này đã gây ra sự lo lắng trong dư luận suốt một thời gian dài. Cuối cùng, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công an tạm dừng thực hiện xử phạt người sở hữu phương tiện giao thông chưa đổi chủ theo Nghị định 71.

Theo Tiền Phong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét