NGƯỜI VIỆT THỜI CỘNG SẢN CAO QUÝ HAY XẤU XA ĐỐN MẠT?
Nguyễn Thu Trâm, 8406
Có
lẽ vì cái thói tục “tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại” được lưu
truyền qua nhiều đời trong văn hóa Việt Nam đã trở nên một rào cản vô
hình cho
các nhà hoạt động văn hóa Việt Nam, như một cấm chỉ, họ không được phép
nêu lên
cái xấu, cái ác, cái ô nhục, cái mặt trái thô kệch, gớm ghiếc của người
Việt, mà
chỉ được tô hồng, chỉ được ngợi ca những cái tốt cái đẹp vốn dĩ quá ít
ỏi, hiếm
hoi trong xã hội, cũng như trong đời sống thường nhật của người Việt,
đến nổi nhiều người Việt vẫn cứ lầm tưởng rằng người Việt là cao quý.
Sự thật lại vô cùng đáng buồn, ấy là so với các dân tộc láng giềng, vốn từng bị người
Việt coi là mọi rợ, thì thực ra người Việt mình còn man di mọi rợ, còn đốn mạt hơn nhiều. Nếu
cứ mãi che đậy cái xấu, cái ác, cái ô nhục trong nhiều sinh hoạt đời sống thường
nhật của người Việt mình, thì e rằng đến cả ngàn đời sau đất nước, con người Việt
Nam vẫn chưa thể nào theo kịp thế giới bên ngoài.
Xin
tạm bỏ qua những tệ nạn như trộm cắp, cướp của giết người,
hãm hiếp, lừa bán bè bạn, đồng bào qua biên giới, vào các nhà chứa… hay
những vụ
việc bức cung ép cung để xét xử oan sai cho người vô tôi, để đưa họ vào
chốn tù đầy lao lý nhằm lập thành tích dâng bác, dâng đảng… rồi
chối bỏ trách nhiệm của các quan chức, các cơ quan điều tra… Mà chỉ xin
đề cập
đến một vấn đề nhỏ, mới vừa xãy ra trong
mấy ngày đầu tháng 12 này: Ấy là việc hàng trăm người dân ở Biên Hòa, Đồng Nai đổ
xô đến hôi của, đến cướp cạn giữa thanh thiên bạch nhật, khi một xe chở bia gặp
nạn và hơn 1.000 két bia rơi vãi ra đường vào ngày 04 tháng 12 vừa qua. Sao không cứu giúp cho người gặp nạn,
mà lại “thừa nước đục thả câu”? Sao lại mừng vui hớn hở trên sự đau thương của
đồng bào mình đang lâm nạn? Trong số những nam thanh, nữ tú tham gia hôi của, hăng
hái cướp bia của nạn nhân vụ tai nạn giao thông đó có bao nhiêu người đã từng tự nhận
mình là con Phật? Bao nhiêu người đã từng tự nhận mình là con Thiên Chúa? Bao nhiêu người đã
từng ăn chay vào những ngày sóc vọng? Bao nhiều người từng lên chùa lễ Phật? Bao
nhiêu người từng đến các Thánh đường để xem lễ vào những ngày Chúa Nhật? Bao
nhiêu người từng đến các điểm nhóm, để thờ phượng, để nghe lời Chúa vào mỗi
ngày Sa Bát? Và bao nhiêu người là đội viên, là đoàn viên, là đảng viên đảng cộng
sản, là con dân của “bác và đảng”?
Hình ảnh đất nước Philippines hoang tàn sau trận cuồng phong Hải
Yến vừa qua, và hình ảnh hàng triệu người trên thế giới chung tay góp sức để cứu
trợ cho dân tộc Phi khắc phục hậu quả của thiên tai và hình ảnh hàng trăm người
Việt Nam hôi của, cướp bia của đồng bào mình đang lâm nạn đang nói lên điều gì?
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương
nhau cùng” là như thế này chăng?
Bởi ai? Do đâu mà người Việt chúng ta bị biến thái để ngày càng trở nên xấu xa, gian ác và đốn mạt đến
thế này?
Nguyễn Thu Trâm, 8406
Cúi nhưng không thấp
Nhiều
vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ
làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá
và để thùng tiền bên cạnh cho người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ
tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền
về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản.
Tại
các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa quảng cáo, cũng không một cửa
hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm
ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất
là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.
Việc
mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, công
chức cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ
trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những
chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật
chung ý chí, chung tinh thần lao động.
NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC NGƯỜI DÂN XỨ PHÙ TANG!
Cái nghiêng mình quen thuộc khi người Nhật chào khách. |
Người Nhật có thói quen gập hơn nửa người cúi chào khách.
Ở đất
nước mặt trời mọc, hình ảnh nghiêng gập người cúi chào thể hiện cả một
nền văn hóa Nhật Bản: Cúi nhưng không hạ mình. Sự nhún nhường chỉ làm
tăng thêm sự nể trọng của người đối diện.
Trên
các chuyến bay của hãng hàng không Japan Airlines, nụ cười luôn nở trên
môi các tiếp viên. Họ sẵn sàng ngồi, chính xác là “quỳ xuống”, giúp
khách sửa tư thế của đôi chân tê mỏi.
Họ
niềm nở, vui vẻ tiếp nhận yêu cầu của hành khách khó tính nhất. Không
phải phẩm chất máy bay khiến hành khách hài lòng mà chính cách phục vụ
của tiếp viên khiến mọi người nghĩ tốt về người Nhật. Chỉ vài phút khởi
hành trễ, toàn bộ nhân viên phục vụ mặt đất và tiếp viên, phi công dàn
thành hàng ngang, cúi rạp người xin lỗi khách.
Họ thật sự đã thành công khi để lại ấn tượng sâu sắc về một nước Nhật vô cùng hiếu khách và nghệ thuật giao tiếp tuyệt vời.
Trung thực
Ở
Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các
tài xế sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.
Sự trung thực của người Nhật in đậm nét ở những “mini shop không người bán” tại Osaka.
Hệ thống tự tinh tiền tại siêu thị Nhật, người mua tự phục vụ, tự scan mã vạch, tự trả tiền. |
Các
con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka… cũng
không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách. Quầy thanh toán cũng không đặt
ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ “ăn cắp vặt” gần
như đã biến mất trong từ điển.
Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 – 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.
Không cần gửi giỏ xách khi đi siêu thị
“No noise” – không ồn
Nguyên
tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao
tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng
bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn một hòn đảo
nhân tạo để làm phi trường rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản
chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.
Phi trường quốc tế Kansai được xây dựng trên hòn đảo nhân tạo, cách xa khu dân cư. |
Nhân bản
Vì
sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu
hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn
bộ nông sản mà họ luôn “để phần” 5-10% sản lượng cho các loài chim, thú
trong tự nhiên.
Bình đẳng.
Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng.
Để
không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều
được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường
là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con
đến lớp bằng xe hơi.
Bình đẳng là điều đầu tiên các em học được ở trường. |
Văn
hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không
có bất cứ sự ưu tiên nào. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn
thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.
Ở
Nhật, nội trợ là một nghề. Hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng
đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được
hưởng các chế độ y như một người đi làm. Về già vẫn hưởng đầy đủ lương
hưu.
Độc
đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào
thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế
luôn được đề cao, tôn trọng.
Ở đất
nước mặt trời mọc, mọi người hiểu sâu sắc lý do khiến nước Nhật tan
hoang sau chiến tranh thế giới thứ 2, bật dậy mạnh mẽ trở thành cường
quốc khiến cả thế giới phải nghiêng mình.
Kẻ đáng xấu hổ nhất thì đã không còn biết xấu hổ
Mấy ngày nay từ báo chí lề đảng đến cộng đồng mạng đều nhảy vô xỉ vả những người nhân việc chiếc xe tải chở bia bị lật đã xúm vào cướp của người bị nạn. Một hành động dù nhìn ở góc độ nào cũng đáng lên án bởi nó quá phản cảm và vô nhân. Thế nhưng có khi nào chúng ta suy ngẫm lại vì sao thời nay lại xảy ra những việc đáng xấu hổ này? Phải chăng người Việt chúng ta xấu xí từ trong bản chất? Câu trả lời của tôi là “không phải” bởi nội cái chuyện chúng ta tồn tại cho đến ngày nay khi đứng kế bên một anh hàng xóm hùng mạnh, nhiều mưu mẹo và luôn tìm đủ mọi cách thống trị để đồng hóa nhưng vẫn chưa thành công là một minh chứng người Việt không xấu.Cha ông ta từng lấy nhân nghĩa thắng bạo tàn, phải luôn đoàn kết để giữ gìn và phát triển văn hóa Việt cho đến bây giờ thì nhất định cái tốt đẹp là có thật. Những chuyện giết người, cướp của, hiếp dâm còn đáng sợ hơn việc cướp bia rất nhiều lần vẫn đang diễn ra hằng ngày, và gần như chỉ trở thành thường nhật, lúc nào cũng có ngay trong thời buổi này, thời buổi mà người ta luôn tuyên truyền là thờ “đẹp nhất, nhân ái nhất, dân chủ nhất” để tiến lên một chốn đầy tính phĩnh phờ có tên gọi chủ nghĩa xã hội. Ai là người phải xấu hổ hiển nhiên chúng ta đã biết, vấn đề là chúng ta đang hùa theo kẻ kẻ đáng phải phỉ nhổ kia, để chửi bới không tiếc lời một hiện tượng, mà nếu không có những suy đồi của “chính danh thủ phạm” thì cái hiện tượng cướp cạn kia cũng không có hoặc ít hẵn đi!
Hơn ba năm trước tôi có quen với một cô gái xinh đẹp, mãnh mai, yếu đuối. Cô ấy quê ở một tỉnh miền Tây lên Sài Gòn làm thợ sửa móng tay. Nhưng rồi gia cảnh dưới quê quá đổi ngặt nghèo: gia đình không có đất canh tác, cha chạy xe lôi bị mất xe chuyển qua chạy xe ôm bị tai nạn, mẹ bán gánh bị trật tự đô thị đuổi đánh… Đường cùng, cô nghĩ đến lời rủ rê của một cô bạn gái rằng qua Sing dễ kiếm tiền, tất nhiên cái đánh đổi là thân xác.
Trước khi đi, cô rủ tôi đi uống cà phê và kể tất cả. Tôi im lặng nghe, rồi hỏi: Em qua đó sao nói chuyện được? Bên đó người ta dùng tiếng Anh. Cô nói: Em biết được… vài chục chữ, như Yes, No hay You give money me!!! Cô hỏi: Anh khinh em đúng không? Anh xấu hổ vì đã quen biết em đúng không? Tôi chỉ biết lắc đầu, hoàn toàn bất lực. Đúng, tôi xấu hổ, không phải vì việc làm can đảm, có tính tận hiến như cô, mà xấu hổ cho cái đất nước này!
Cướp giết hiếp, hôi của, các cô gái thì đem thân làm gái xứ người, đó là chuyện hằng ngày hiện nay tại Việt Nam. Kẻ đáng xấu hổ nhất thì đã không còn biết xấu hổ bởi họ đã đạt đến cái thượng thừa nhất của sự nói dối, mà khi đã là “vua nói dối” mà đòi hỏi phải xấu hổ thì đó chính là điều xa xỉ. Vậy thì ai đáng phải xấu hổ? Tôi nghĩ là tôi, kẻ có đọc vài ba cuốn sách, ưa ngẫm ngợi sự đời mà cứ co đầu rụt cổ, không dám nói lên, kêu lên cái quyền được xấu hổ của mình để mà đòi những quyền lợi khác!
Việt Nam để mất thời cơ
TuanVietnam10/12/2013 02:00 GMT+7
Việt Nam tự mình cải cách, mà không có đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy, Việt Nam không có sự so sánh, dễ hài lòng với kết quả bước đầu của cải cách, và để mất thời cơ.
Trong cuộc trò chuyện tiếp theo với Tuần Việt Nam, nhà báo Kavi Chongkittavorn đã nói về chuyện VN bỏ mất thời cơ cải cách. Đồng thời, ông cũng phân tích sâu hơn về triển vọng cải cách ở một nước lân cận khác, là Myanmar – một đề tài mà Kavi đã từng có những bài báo thành công.
Chọn đúng thời điểm
Ông nhìn nhận thế nào về bài báo ông viết cuối năm 2010 về kết quả Hội nghị ASEAN tại Việt Nam, “Vai trò lãnh đạo ASEAN của Việt Nam để lại nhiều bài học cho tất cả”, đặc biệt là với Myanmar?
Việt Nam ngay từ 2004 đã giúp Myanmar gia nhập ASEM, và tiếp tục vào năm 2010, khi nước này chịu nhiều sức ép quốc tế về dân chủ và nhân quyền. Việt Nam đã xuất sắc trong vai trò này, khi hạ thấp những cuộc tranh luận về Myanmar trong ASEAN và ASEAN+ bằng cách nêu rõ câu chuyện về Biển Đông. Điều này giải thích tại sao trong Diễn đàn An ninh Khu vực (ARF) vào tháng 7.2010, vấn đề tranh chấp Biển Đông đã được quốc tế hóa.
Tất nhiên Việt Nam, với tư cách chủ nhà, không dại gì tự tay làm việc này, mà khéo léo chuyển vai trò này cho Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton đã nêu tại ARF vấn đề tự do và an toàn hàng hải, gây ra tranh luận lớn, và Ngoại trưởng Trung Quốc là Dương Khiết Trì đã phải bỏ phòng họp ra ngoài.
Việt Nam muốn giúp Myanmar thực hiện quá trình cải cách chỉ để bảo đảm cho ASEAN 2010, do Việt Nam làm chủ nhà, thành công, nhưng không ngờ Myanmar cải cách nhanh như vậy…
Không ai đoán trước được, nói gì tới Việt Nam. Mọi chuyện chỉ hiển hiện với mọi người vào tháng 4.2012, khi diễn ra phiên bầu cử bổ sung ở Quốc hội Myanmar.
Chứ còn trước đó, vào năm 2011, những thay đổi ngấm ngầm chỉ có Mỹ biết. Có thể nói những cải cách ở Myanmar là để đáp ứng những đòi hỏi chủ yếu từ Mỹ, và Myanmar đã làm mọi thứ để bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ. Và điều quan trọng là người Mỹ tin rằng Myanmar tiến hành cải cách là thực tâm chứ không phải đối phó.
Và mọi chuyện ở Myanmar đã chuyển biến rất mạnh: Phóng thích tù chính trị, trả tự do và quyền ứng cử cho bà San Suu Kyi, dàn xếp sự mâu thuẫn với các bộ tộc thiểu số… Trong khi đó, Mỹ dần dần nới lỏng cấm vận, rồi gặp đại diện Myanmar ở New York… Sau đó, bất thình lình, tháng 11.2011, Ngoại trưởng Hilary Clinton tuyên bố sẽ thăm Myanmar. Gần một năm sau, đến lượt Tổng thống Barack Obama đã thăm Myanmar.
Cải cách ở Myanmar diễn ra rất nhanh và không hề chùn bước, không giống ở những nước khác. Trên thế giới, người ta có thể chọn cải cách nhanh hay chậm, nhưng, theo tôi, Myanmar đã đúng khi chọn hướng giải quyết nhanh và kiên quyết.
Ông giải thích thế nào về việc Myanmar duy trì chế độ độc tài quân sự trong hơn 30 năm, rồi bỗng nhiên cải cách dân chủ trong vỏn vẹn có 2 năm?
Tôi nghĩ họ đã chọn đúng thời điểm. Họ đã nhìn ra khu vực, ra thế giới, với những thay đổi, và tự xác định là mình có thể tự thay đổi như thế nào để thế giới và khu vực chấp nhận họ. Họ nhích xa Trung Quốc ra, và xích lại gần Mỹ. Họ là nước đầu tiên trong khu vực dám nói không với đầu tư của Trung Quốc vào dự án thủy điện Mystone.
Ông đánh giá Tổng thống Thein Sein thế nào?
Tuy là nhà quân sự, ông ấy vẫn là người ôn hòa, và, quan trọng hơn, ông ấy biết cơ hội mở ra không phải là vô hạn. Nếu không sử dụng bây giờ, và sử dụng quyết liệt, cơ hội sẽ qua đi.
Việt Nam cũng từng có cơ hội đó trong giai đoạn từ năm 1988 đến năm 1996, trước khi khủng hoảng tài chính khu vực nổ ra, và khu vực lại rơi vào trì trệ. Đó là lý do tại sao kinh tế Việt Nam có giai đoạn phát triển ngoại mục từ năm 1988 đến đầu những năm ’90, trước khi cải cách bị khựng lại.
Việt Nam để mất thời cơ
Ông nghĩ tại sao Việt Nam lại bị khựng lại trong cải cách?
Một trong những lý do là Việt Nam tự mình cải cách, mà không có đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy, Việt Nam không có sự so sánh, dễ hài lòng với kết quả bước đầu của cải cách, và để mất thời cơ.
Thế còn bà San Suu Kyi đã hành động như thế nào, trong sự tương ứng với ông Thein Sein?
Bà San Suu Kyi ý thức rõ rằng Tổng thống Thein Sein là người trung thực, bởi vì bà có quan hệ khá tốt với Phu nhân Tổng thống Thein Sein. Đó là lý do ta thấy ngày nay đảng đối lập và đảng cầm quyền làm việc cùng nhau vì tương lai đất nước, chứ không chỉ trích lẫn nhau, như kiểu Thái Lan, Malaysia, hay Indonesia.
Một lý do nữa mà San Suu Kyi có thể bắt tay với phái quân sự là vì cha bà ấy, Tướng Aung San, đã thành lập ra quân đội Myanmar.
Theo ông, quá trình cải cách ở Myanmar sẽ được tiếp tục như thế nào?
Bây giờ, điều bà San Suu Kyi chờ đợi là Hiến pháp Myanmar được sửa đổi, để bà có thể tranh cử Tổng thống. Nhưng tôi nghĩ vấn đề này vẫn còn sớm, nếu so với những chuyện khác mà Myanmar phải ưu tiên là trước. Chẳng hạn, năm tới Myanmar sẽ là Chủ tịch ASEAN.
Ông đánh giá thế nào về những khó khăn khi Myanmar làm Chủ tịch ASEAN?
Tôi nghĩ có một số vấn đề mà Myanmar phải đương đầu.
Thứ nhất là vấn đề người tị nạn Hồi giáo Rohingya, liệu Myanmar có dám đem ra bàn thảo tại diễn đàn ASEAN hay không. Myanmar đã từng không cho ASEAN thảo luận vấn đề này ở Căm-pu-chia và ở Brunei, khi coi đó là sự can thiệp vào công việc nội bộ của Myanmar. Nhưng khi là chủ nhà, Myanmar hoàn toàn có thể đưa vấn đề này ra bàn thảo.
Và nếu Myamar đưa vấn đề này ra ASEAN, uy tín nước này sẽ tăng thêm. Bởi vì, Indonesia tăng uy tín của mình vào năm 2012 đã đưa ra vấn đề lực lượng gìn giữ hòa bình đối với Đông Timor, kể từ cuộc cải cách theo hướng dân chủ từ năm 1998.
Thứ hai, liệu Myanmar có phải là nước yêu cầu Ủy ban Liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền kiểm điểm lại hoạt động sau 5 năm.
Thứ ba là Myanmar có thể thúc đẩy việc kiểm điểm lại hoạt động liên quan đến xây dựng cộng đồng chính trị – an ninh ASEAN trong 5 năm qua, và những gì mà việc xây dựng cộng đồng này đạt được.
Xin cám ơn ông.
Huỳnh Phan (thực hiện)
Đinh Tiến Việt - Ai sẽ bỏ Đảng?
Đinh Tiến Việt
Tác giả gửi tới Dân Luận
Công An mạng hay những chiến sĩ “Giải Phóng Quân”?
Phong trào bỏ Đảng đang được dấy lên một cách công khai ở Việt Nam và sẽ lan tỏa trong những ngày tháng tới. Chắc hẳn không có ít người cũng đang tự hỏi rồi sẽ đến lượt ai?Câu trả lời thật ra cũng không quá khó. Chắc chắn những người bỏ Đảng là những người đã từng có lòng yêu nước nồng nàn và hiện vẫn còn đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hết. Họ tham gia Đảng Cộng Sản vì cái lý tưởng “giải phóng dân tộc”, theo những hiểu biết và tin tức họ có được vào thời điểm đó. Họ bỏ Đảng bây giờ cũng vì đã thấy được những vấn nạn do Đảng Cộng Sản gây ra cho dân tộc và đất nước sau 38 năm cầm quyền. Có lẽ, hơn ai hết, những người Cộng Sản yêu nước nầy đã cảm nhận một sự đau đớn và thất vọng tràn trề khi sự thật đã đánh đổ niềm tin của họ. Những hy sinh, đóng góp của họ đã làm cho Đảng Cộng Sản lớn mạnh và thành công, để rồi cái Đảng nầy đã trở nên một con quái vật. Nó đan tâm cắn xé, cướp bóc và chà đạp đồng bào mình. Cái Đảng nầy đã dành quyền độc tài cai trị và sản sinh ra một thể chế với những nhóm lợi ích chỉ biết mưu cầu danh lợi cho bản thân và gia đình mình, mặc cho dân tình khốn khổ, xã hội bất an, kinh tế nước nhà khủng hoảng, giáo dục xuống cấp, y tế suy đồi, đạo đức băng hoại, và nền độc lập dân tộc quả như mành treo sợi chỉ. Là những người yêu nước, những đảng viên Cộng Sản nầy chắc chắn sẽ bỏ Đảng và đứng về phía nhân dân để cứu nước, để tranh đấu cho một nước Việt Nam tốt đẹp hơn và công bằng hơn.
Tuy nhiên không phải chỉ có những người Cộng Sản yêu nước mới mạnh dạn từ bỏ Đảng, mà trong số những người bỏ Đảng sẽ có những thành phần mà ít ai ngờ được. Tôi muốn nói tới những Công An mạng hay những “Dư Luận Viên”.
Không. Tôi không nói đùa hay muốn cho bạn đọc bực tức đâu. Chắc hẳn có nhiều bạn cho rằng những Công An mạng là những kẻ thù của internet, của bloggers và của sự tự do bày tỏ ý kiến, họ không có trái tim của người đồng cảm với những khổ đau của nhân loại, của đồng bào mình, và họ không có khối óc đủ lớn để phân biệt đâu là chính nghĩa, đâu là gian tà, thì làm sao họ có thể bỏ Đảng để quay về với dân tộc, với đồng bào mình.
Tôi thì nghĩ hơi khác một chút. Những Công An mạng là những người có nhiều cơ hội được tiếp xúc với thế giới bên ngoài hơn là chỉ khép kín trong sự tuyên truyền của Đảng. Mặc dầu họ là những người được lựa chọn để làm những công việc mà chắc chắn sẽ được hậu đải với nhiều đặc ân, vì họ là thành trì để bảo vệ sự độc tôn của chế độ, nhưng hàng ngày họ được tiếp xúc với những tư tưởng phóng khoáng, những chân lý và sự thật không thể nào chối cải được, đầu óc và trái tim họ sẽ dần bị thay đổi và không sớm thì muộn họ sẽ nhận biết nên đứng về phía nhân dân thay vì cứ tiếp tục theo Đảng. Cho dù có được hậu đãi, các phần thưởng cho họ cũng chỉ là hạt cát so với những lợi lộc khổng lồ của những kẻ mà họ ra sức bảo vệ. Họ cũng như những Công An bên ngoài xã hội, đều là những người phải thi hành mệnh lệnh để đàn áp dân lành, để rồi phải chịu biết bao oán than, căm giận, còn những kẻ ra lệnh đàng sau thì ung dung tự tại chia chác những mối lợi lớn với nhau Nhưng khác với những Công An bên ngoài xã hội, Công An mạng có kiến thức và khả năng hơn, và có luôn nhiều cơ hội để thấy được nhiều sự thật mà Đảng luôn che dấu. Với những kiến thức và khả năng mà họ có được, có lẽ cuộc sống của họ cũng sẽ khá hơn trong một thể chế dân chủ khi mà đất nước có điều kiện phát triển mạnh mẻ và cân bằng. Hơn trên hết lương tâm họ sẽ không bị dằn vặt vì không còn có những hành vi giả dối và nhiều khi vô đạo đức của một Công An mạng. Nên tôi sẽ không ngạc nhiên khi một ngày nào đó trên mạng xuất hiện một lời trần tình từ bỏ Đảng của một Công An Mạng.
Ngoài Công An mạng thì thành phần nào trong Đảng sẽ cất bước ra đi mà lắm khi không cần lời từ giả? Đó là các chiến sĩ “Giải Phóng Quân”. Họ không những từ bỏ đảng mà họ còn có thể quay súng chỉa vào Đảng vì Đảng đã trực tiếp hay gián tiếp cướp bóc và đày đọa gia đình họ, bà con họ, hàng xóm láng giềng và bạn bè thân thương của họ. Họ sẽ chống lại Đảng vì Đảng đã tham quyền cố vị, bán nước, hại dân, đi ngược lại cái nguyện vọng cao quí muôn đời của người lính là phải bảo vệ quê hương, đất nước. Phải. Đó là người lính “giải phóng quân”. Những người lính “giải phóng quân” nầy đã bao lần bị Đảng lợi dụng để bảo vệ cho quyền lợi và ngôi vị độc tôn của Đảng thay vì bảo vệ đất nước nhân dân. Họ đã hy sinh “chống Mỹ cứu nước” để cho các vị lãnh đạo Cộng Sản gởi con đi du học ở Mỹ. Họ đã hy sinh bảo vệ các tĩnh biên giới phía bắc và Trường Sa để cho Đảng của họ tung hô 16 chữ vàng và bốn tốt, rước Tàu Cộng vào dày xéo quê hương, mang bao chất độc hại làm khổ dân lành, bóp nát nền kinh tế èo uột của Việt Nam, và chê cười ngạo mạn trên nền văn hóa ngàn đời của dân tộc. Người lính “giải phóng quân” có được tự do làm nhiệm vụ của mình là bảo vệ và giải phóng những ngư dân của mình bị giặc ngang nhiên giết hại. Họ có tức giận và uất ức không? Lẽ dĩ nhiên là có vì họ là những người đi lính để bảo vệ dân tộc mình và đồng bào mình chứ không phải là những người lính đánh thuê chỉ biết làm theo mệnh lệnh. Cho nên tôi sẽ không ngạc nhiên khi thấy những người lính “giải phóng quân” sẽ lần lượt tuyên bố bỏ Đảng.
Phong trào bỏ Đảng đang được dấy lên. Đây không phải là lần đầu và chưa biết có phải là lần cuối. Thế nhưng thời cuộc đã chín muồi cho một chuyển mình to lớn. Những ý kiến sửa đổi hiến pháp của những nhân sĩ trí thức, của các bậc lão thành cách mạng, của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, của các Công Dân Tự Do, của khối 8406, của phong trào con đường Việt Nam, của các tôn giáo lớn như Phật Giáo, Cao Đài, Tin Lành, và Phật Giáo Hòa Hảo ở Việt Nam đều có chung nhiều điểm nhưng quan trọng nhất là bỏ điều 4 Hiến Pháp. Bỏ điều 4 Hiến Pháp là bỏ sự độc quyền cai trị của Đảng Cộng Sản. Rõ ràng đa số những nhà trí thức, là đầu tàu của sự tiến bộ dân tộc, đã nhìn ra cái nguyên nhân của mọi tệ nạn và sự khủng hoảng của đất nước và nhiều người đã mạnh dạn kêu gọi thay đổi. Những người bỏ Đảng bây giờ sẽ được sự hậu thuẩn của toàn dân, vì chính cái Đảng của họ là nguyên nhân của mọi thảm trạng trên đất nước nầy. Bỏ Đảng là về với nhân dân, về với nguồn cội và tổ tiên của mình đã bao phen đánh giặc phương Bắc giữ gìn bờ cõi, quê hương, đất nước. Những gì mà họ mất mát chỉ là nhỏ bé tạm thời vì chắc chắn cái Đảng nầy sẽ chẳng tồn tại được bao lâu để bảo đảm cái sổ hưu cho họ. Cái mà họ được là lớn lao to tát hơn nhiều. Họ được sự thông cảm và mến yêu của nhân dân vì chính họ sẽ đem đến cho nhân dân thêm niềm tin và sức mạnh. Họ được sự thanh thản tâm hồn và một cảm nhận hạnh phúc khi được đứng về phía chính nghĩa. Hơn thế nữa, một bầu nhiệt huyết mới sẽ được sản sinh trong con người họ để họ thực sự được góp phần vào công cuộc đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền, tự do và toàn vẹn lãnh thổ mà nhân dân Việt Nam đã và đang tiến hành với những thành tựu đáng kể.
Một ngày mới sẽ lại bắt đầu, ánh dương sẽ tỏa sáng trên một dân tộc đã chịu nhiều đau khổ. Hởi những người bỏ Đảng, hãy mạnh dạn tiến lên. Nhân dân đang chờ đón bạn.
Đinh Tiến Việt
Từ oan khốc Bắc Giang đến đại oan Hiến pháp 2013 (ghi chép tháng 12)
Nguyễn Thượng Long
“Trái đất ¾ nước mắt.
Đi như giọt lệ giữa không trung”.
(Xuân Diệu)
Tháng
10 đi qua… nước mắt của nhiều người dân Việt Nam dành cho vị tướng
huyền thoại Võ Nguyên Giáp, một quan oan cao cấp của chế độ chưa kịp khô
thì tháng 11 ập đến…và người đời lại phải rơi nước mắt khi chứng kiến
nỗi oan khốc ngút trời của một một dân oan ở Làng Me Bắc Giang, khi ông
này bất ngờ được bước ra khỏi tù ngục sau 10 năm tù oan vì những người
tự xưng là đầy tớ phục vụ mình.
Điều gì đã xảy
ra mà giữa lúc Việt Nam trúng cử Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc với
số phiếu cao kỷ lục, nay mai chắc là Việt Nam cũng sẽ thắng cử vào TPP
thôi mà sao đất nước lại có cảnh nhiều người cùng phải khóc than đến như
vậy?
“Trái Đất ¾ nước mắt…”(Ảnh Internet)
Lâu
nay mỗi khi nói tới gian dối, tiêu cực, nói tới suy thoái đạo đức, nói
tới băng hoại những giá trị truyền thống, người đời thường cứ mang ngành
Giáo Dục, ngành Y Tế… ra mà bài xích, mà “ném đá”, mà rủa xả…
Lần này… bức hình “Trái đất 3/4 nước mắt…”
ở trên được tôi trích ra từ một câu chuyện bi thảm mang tầm vóc thế kỷ
lại chẳng liên quan gì đến các ông thầy ở trường học và bệnh viện! Câu
chuyện này lại liên quan đến những nghề nghiệp, những lãnh địa mà ít ai
có thể ngờ…
Dựa vào những gì hoàn toàn thuộc báo chí lề Đảng… bấy lâu nay, xin được tóm lược câu chuyện đó, để những ai trong bộ ba “CÔNG AN - VIỆN KIỂM SÁT - TOÀ ÁN”, một thứ “BỘ BINH - BỘ HỘ - BỘ HÌNH” thời hiện đại… và những ai vì đang bị cuốn vào vòng xoáy mưu sinh mà nỡ vô cảm, nỡ ơ hờ trước biết bao nỗi đau, nỗi oan khuất của người dân… có tài liệu để cùng suy ngẫm.
THẢM ÁN LÀNG ME
Hơn
10 năm về trước… tối 15-8-2003 ở thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt
Yên, tỉnh Bắc Giang đã xảy ra một vụ án mạng kinh hoàng. Người ta đã
phát hiện chị Nguyễn Thị Hoan nằm chết gục dưới chân giường nhà chị, bởi
những vết dao đâm chí mạng của sát thủ. Bên cạnh chị là cháu bé 16
tháng tuổi, con chị đang lăn lộn trong vũng máu, ôm xác mẹ khóc đến lạc
giọng. Qua lời khai vu vơ của một vài người rằng, trước đó đã nhìn thấy
Nguyễn Thanh Chấn, một công dân ở gần nhà chị Hoan đi sang nhà bà Viển
là hàng xóm của chị Hoan để múc nước, Nguyễn Thanh Chấn, người đã nhiệt
tình giúp công an dựng lều bạt, giết gà nhà mình nấu cháo đãi công an…
bị Công an Bắc Giang câu lưu tức thì.
Thoạt đầu
Chấn kiên quyết không nhận tội giết chị Hoan… nhưng theo Chấn sau này
nói, vì bị Công an bức cung, đánh đập, nhục hình, lại còn tỉ mỉ hướng
dẫn Chấn các động tác giết người sao cho hợp lý, tạo cho Chấn một ảo
tưởng, nếu ngoan ngoãn nghe lời… sẽ được khoan hồng… nên ngày 28-9-2003,
để khỏi bị đánh Chấn đã tự thú bừa rằng tối hôm đó vì đòi chị Hoan cho
quan hệ tình dục nhưng chị không đồng ý… vì sợ mọi người biết mà phải
giết chị Hoan đi để bịt đầu mối (!). Dựa vào những tự thú này ngày
29-9-2003, Công an Bắc Giang khởi tố vụ án, khởi tố bị can ra lệnh tạm
giam Nguyễn Thanh Chấn vì tội giết người theo Điều 93 Bộ luật Hình sự.
Ngày
30-10-2003 Công an Bắc Giang cho Chấn thực nghiệm hiện trường, Chấn vô
tự diễn lại những gì đã được công an chỉ dẫn ở mức hoàn hảo (!?). Thế
là… cả cỗ máy Tư pháp của Bắc Giang bắt đầu rùng rùng chuyển động.
Ngày
3-12-23 Công an Bắc Giang ra kết luận điều tra số 172 và đề nghị truy
tố Chấn với tội danh giết người. Ngày 10-2-2004 Viện KSND Bắc Giang ra
cáo trạng số 51 và quyết định truy tố Chấn về tội danh giết người. Bất
chấp nỗ lực không mệt mỏi của luật sư, và sự phản cung quyết liệt của
Nguyễn Thanh Chấn, Toà án Nhân dân Bắc Giang trong phiên sơ thẩm
26-3-2003 và phiên toà phúc thẩm của Toà án Nhân dân Tối cao ngày 26 và
27/7/2003 vẫn xử Nguyễn Thanh Chấn với mức án chung thân, lẽ ra là tử
hình nhưng nhờ có bố là liệt sĩ nên ở mức đó là Chấn đã được giảm án.
Và
thế là hành trình 10 năm kêu oan của Chấn, gia đình Chấn cùng bè bạn
người thân của Chấn đã bắt đầu. Trong phòng giam, suốt 10 năm liền Chấn
bền bỉ viết đơn kêu oan mà tịnh không một ai đoái hoài. Đến lần đó, khi
nghe vợ là bà Chiến cho biết gia đình đang phải sống trong ê chề nhục
nhã vì bị mọi người xa lánh, kỳ thị. Con cái đứa thì bỏ học vì mặc cảm
có bố đi tù, đứa thì dấn bước tha phương xứ người làm ôsin để kiếm tiền
đỡ mẹ, đơn từ của Chấn và gia đình gửi đi khắp nơi mà chẳng nơi nào trả
lời cả… quá tuyệt vọng, Chấn đã tìm đến cái chết để giải thoát nhưng
không thành.
Cũng trong 10 năm đó qua vụ án này, tam giác quyền lực “CÔNG AN - VIỆN KIỂM SÁT - TOÀ ÁN”… những “Đèn Giời”
đổ bóng tai ương lên cuộc đời tù tội oan của ông Chấn… người thì chết
bất đắc kỳ tử, người thì sống đời thực vật vì quả báo… còn lại là thăng
quan tiến chức vì thành tích tấn công tội phạm, phá án nhanh ở mức kỉ
lục. Vị phụ trách cơ quan điều tra Bắc Giang năm đó, nay đang chễm chệ
ngôi Giám đốc Sở Công an tỉnh và đương nhiên họ chẳng còn vướng bợn hình
ảnh nào của thảm án thôn Me năm đó nữa.
Thật
may, suốt 10 năm đó… vẫn có rất nhiều người dân địa phương, cả một số
quản giáo của trại giam không tin là Chấn có thể làm cái việc tội lỗi
đó, điển hình là người em đồng hao của Chấn là ông Thân Ngọc Hoạt và
người phụ nữ chẳng có quan hệ thân thuộc gì với gia đình Nguyễn Thanh
Chấn là bà Thân Thị Hải. Những người dân tốt bụng này chỉ vì linh tính
mách bảo rằng, thủ phạm đích thực không phải là Chấn… mà suốt 10 năm
liền họ không tiếc công, tiếc sức, tiếc tiền bạc của mình phải bỏ ra để
tận tuỵ cùng người thân trong gia đình Chấn bền bỉ kêu oan khắp các cửa.
Thật đáng buồn, cho đến đầu năm 2012, “Cửa công quyền vẫn đóng và đời im ỉm khoá…”
trước tấm lòng thơm thảo của ông Hoạt, bà Hải và cả núi đơn của vợ Chấn
và mẹ Chấn đang là chủ một gia đình có công với cách mạng cũng bị đối
xử như là một mớ giấy lộn. Quá bế tắc và thất vọng, mọi người chỉ còn hy
vọng mong manh là nhờ các đấng thiêng liêng, thần phật rủ lòng thương
mà đánh thức lương tâm của kẻ thủ ác. Và nhờ một lần gõ cửa Google mà
chị Hải đã biết đến địa chỉ của Phòng 1- Cục Điều Tra Hình Sự Viện
KSNDTC. Thế là…
Vào một ngày cuối tháng 7-2003,
chị Chiến vợ tù nhân Nguyễn Thanh Chấn được chị Hải đưa đến gặp lãnh đạo
Phòng 1 để trình toàn bộ các hồ sơ liên quan đến vụ án thôn Me 2003. Bộ
hồ sơ này, cùng lá đơn của người nông dân ít chữ Nguyễn Thị Chiến với
thông tin tưởng là vô bổ mà lại le lói những dòng chữ có thể làm vụ án
làng Me sau đó phải đổi chiều:
“Hiện nay,
tháng 6/ 2013, gia đình tôi có biết thêm chứng cứ mới… cực kỳ quan trọng
liên quan đến vụ án. Do vậy tôi làm đơn này khẩn cấp kêu cứu cho chồng
tôi”.
Nếu dòng chữ còn rất mơ hồ này, lại
rơi vào tay những Đức Ông bệ vệ như thần nhưng rất vô cảm thì số phận
những tờ giấy đó chắc sẽ vòng vo trên những cung đường kính chuyển, thậm
chí nơi đến của nó sẽ là những sọt rác và sẽ tệ hại đến thế nào nếu
thông tin lấp lửng đó lại rơi quá sớm vào tay Công an Bắc Giang, những
người được thăng quan tiến chức vì phá án làng Me quá nhanh… thì không
biết câu chuyện này sẽ đi về đâu? Số phận Nguyễn Thanh Chấn và hung thủ
đích thực của vụ án sẽ thế nào?
Rất may, điều
huyền diệu, rất hy hữu đã ứng nghiệm. Án oan Nguyễn Thanh Chấn thực sự
bước vào một lộ trình sẽ đưa đến một kết cục bước đầu là có hậu. Không
khó khăn gì cả, các điều tra viên của Phòng 1 Cục Điều Tra Hình Sự Viện
KSNDTC đã giật mình vì những khiếm khuyết không thể cho qua được của
khâu tố tụng mà hệ thống Tư pháp Bắc Giang đã tiến hành. Ngay lập tức ba
tổ công tác đặc biệt của Cục Điều tra Hình sự Viện KSNDTC lên đường.
Một tổ lên Bắc Giang gặp gia đình Nguyễn Thanh Chấn để khéo léo tiếp cận
những nhân chứng biết rõ về hung thủ đích thực của vụ án. Một tổ chuyên
nghiên cứu lại toàn bộ hồ sơ vụ án. Một tổ vào gặp Nguyễn Thanh Chấn
trong Trại giam Vĩnh Quang. Không hẹn mà cùng thời điểm đó, Công an Bắc
Giang cũng phái một tổ công tác đặc biệt đi rò xét lại vụ việc này (!).
Nguyên cớ là trước đó gia đình Nguyễn Thanh Chấn cũng đã gõ cửa Thủ
tướng X bằng bộ hồ sơ này và Văn phòng của ông ta đã “kính chuyển” tất
cả về công an Bắc Giang. Bộ hồ sơ này đã làm tam giác quyền lực “CÔNG AN - VIỆN KIỂM SÁT - TOÀ ÁN”
và cả Ban Lãnh đạo Bắc Giang bàng hoàng, giật mình, rúng động… Người
dân Việt Nam bình thường nào khi biết vụ việc này đều vô cùng đau đớn.
…VÀ GIÓ ĐÃ ĐỔI CHIỀU NHƯ THẾ NÀO?
Một
chiều cuối năm 2012, tức là thời điểm chồng bà Chiến đã thụ án chung
thân được 9 năm rồi thì ở làng Me loáng thoáng có tin đồn “Thằng Chấn bị
oan. Người giết chị Hoan là thằng Chung con ông Chúc, chứ không phải là
thằng Chấn”. Thông tin này làm bà Chiến, người đàn bà đã kiệt sức vì
kêu oan cho chồng, đang như người sắp chết đuối nay vớ được cọc. Bà
Chiến nghĩ ngay người có thể làm rõ việc này là bà Lành vợ lẽ ông Chúc,
mẹ kế của tên Chung. Giữa lúc rơi vào cảnh vô vọng… những thông tin như
thế được bà Chiến thông báo kịp thời tới những người bạn lâu nay vẫn
đứng bên bà và những người nông dân tốt bụng lần đầu tiên trong đời phải
vào vai thám tử với máy ghi âm lận trong người lên đường tác nghiệp…
Bằng
sự kiên trì và khéo léo thuyết phục của chị Hải, ông Hoạt cùng các điều
tra viên mà chính anh em họ tộc và vợ lẽ của ông Lý Văn Chúc là bà
Nguyễn Thị Lành… đã vô tình mà cho mọi người biết những gì đã xẩy ra vào
tối 15-8 định mệnh đó. Tối hôm đó… về đến nhà Chung ném bộ quần áo dính
máu vào chậu nước, ăn cơm rồi đi ngủ. Sáng hôm sau, bên chậu nước ngâm
quần áo vẫn hồng màu máu, Chung không hề giấu bố và mẹ kế việc mình đã
giết chị Hoan. Ngay lúc đó ông Chúc cho Chung dông thẳng lên Lạng Sơn,
rồi sau đó lẩn êm vào Đắc Lắc…Thời điểm đó hung thủ Lý Nguyên Chung vừa
tròn 14 tuổi.
Vấn đề lúc này là phải lùng bắt
bằng được Lý Nguyên Chung. Với sự tiếp ứng của Cục Điều tra Hình sự Bộ
Công an (C45), cùng toàn bộ lực lượng cảnh sát hình sự của ba tỉnh Đắc
Lắc, Gia Lai, Kon Tum, toàn bộ hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, những nơi
mà Lý Nguyên Chung có thể ẩn náu trên Cao Nguyên… đã được rũ tung và
không khó khăn gì, các điều tra viên của Cục Điều tra Hình sự Viện
KSNDTC đã nhanh chóng lần ra nơi ẩn náu của Chung lúc này là thôn Đoàn
Kết, xã Eakamut, huyện Eakar, tỉnh Đắc Lắc. Chung đã lấy vợ là cô Nguyễn
Thị Ái Vũ, có con nhỏ sống rất nhếch nhác bằng nghề buôn mít. Vợ Chung
cho biết lâu nay không biết Chung đi đâu. Các điều tra viên thừa biết
Chung di chuyển liên tục, lúc ở Đắc Lắc, lúc ở Gia Lai, lúc lại về TP Hồ
Chí Minh, lúc lại lên Lạng Sơn… và thường liên lạc với chị gái tên là
Lý Thị Nghiến ở Lạng Sơn.
Lý Nguyên Chung ... (Ảnh Internet)
Việc
thộp được gáy của tên tội phạm giết người không ghê tay từ năm 14 tuổi,
nay đã 24 tuổi tròn… không phải là điều đơn giản. Đối tượng Lý Thị
Nghiến chị gái của Chung đã được “săn sóc” kĩ càng và trở thành đầu mối
quan trọng để các điều tra viên nhanh chóng tìm ra Lý Nguyên Chung. Theo
người chị này cho biết thì ngay sau khi gây án, Chung đã muốn ra đầu
thú, nhưng người anh Chung, là Lý Văn Phúc, một phần tử bất hảo cũng ở
Lạng Sơn không cho Chung đầu thú và bắt Chung đi trốn. Hai năm sau,
trong một trận thư hùng ân oán của các băng nhóm giang hồ, Phúc đã bị xã
hội đen Lạng Sơn chém chết gục ngay trước cửa nhà.
Đến
đây cuộc truy lùng Lý Nguyên Chung đã diễn ra trong bối cảnh của một
cuộc mặc cả rất sòng phẳng giữa chị em Lý Nguyên Chung và các Điều Tra
Viên. Lý Nguyên Chung, “Con Thú Hoang” lâu nay ẩn náu trên rừng già đại
ngàn thừa biết mạng sống của mình sẽ ra sao nếu bị rơi vào tay công an
Bắc Giang, nên chủ động đưa ra điều kiện tiên quyết là chỉ ra đầu thú
một khi biết chắc chắn là mình không bị đưa vào trại giam của công an
Bắc Giang. Nguyện vọng đó của Chung được các điều tra viên của Cục Điều
tra Hình sự Viện KSNDTC thông cảm và chấp nhận.
Thế
là hung thủ đích thực, kẻ đã giết chị Hoan 10 năm trước trong thảm án
làng Me đã lộ diện. Ngày 25/10/2013 Lý Nguyên Chung tự tra tay vào còng
số 8, rồi chính thức mặc áo sọc dưa trong một trại giam của Quân đội
Nhân dân Việt Nam, chính thức chấm dứt những năm tháng trốn lủi, đi
hoang vì tội lỗi và đó cũng là ngày tù nhân oan uổng Nguyễn Thanh Chấn
được trả lại tự do.
LỜI KHAI CỦA SÁT THỦ…
Trong
bài viết “Công lý được bảo vệ như thế nào?” của nhà báo nổi tiếng
Nguyễn Như Phong đăng nhiều kỳ trên Dantri online có đoạn viết về những
lời khai của Lý Nguyên Chung khi ra tự thú, hoàn toàn khác với những gì
mà công an Bắc Giang đã kết luận:
“… đến quán
tạp hoá trong nhà của chị Hoan để mua dầu gội đầu, Chung nhìn thấy
trong tủ hàng của chị Hoan có tiền. Chung rút con dao bấm Trung Quốc
trong túi quần sau, đâm chị Hoan một nhát về phía trước người. Bị đâm,
chị Hoan chửi và quay người bỏ chạy vào trong nhà. Chung đuổi theo dùng
tay trái ghì chặt cổ chị Hoan từ phía sau, dùng tay phải cầm dao đâm
nhiều nhát vào người chị Hoan (từ phần ngực trở lên). Đâm bao nhiêu nhát
và vào đâu, Chung bảo không nhớ… Do chị Hoan vùng vẫy nên Chung đã đâm
trúng cả vào cánh tay trái của mình hai nhát gây thương tích đến nay vẫn
để lại hai vết sẹo. Giữa chị Hoan và Chung có sự giằng co, vật lộn ở
khu vực sát giường, tủ quần áo và cửa hậu. Chung tiếp tục dùng dao đâm
vào người chị Hoan, làm gẫy lưỡi dao rơi xuống đất. Chung đã dùng tay
túm tóc chị Hoan đập vào tường (gần của hậu). Khi chị Hoan bị đau nằm
ngửa, Chung dùng hai tay túm vào người, đập đầu chị Hoan xuống đất, dùng
chân đá và đạp vào mặt chị Hoan, dùng chiếc gối chặn vào mặt chị Hoan
cho chị Hoan tắt thở.
Sau khi chị Hoan
chết, Chung ra ngoài tủ kính bán hàng lấy tiền cho vào túi (về nhà đếm
được 59000 đồng), rồi quay lại chỗ chị Hoan nằm, thấy ở tay chị Hoan có
hai chiếc nhẫn vàng (không nhớ tay nào), Chung tháo hai chiếc nhẫn của
chị Hoan cho vào túi quần, sau đó ra tắt điện, đóng cửa đi về nhà. Từ
chỗ nạn nhân đi ra, Chung đi chân đất (hiện trường có vết chân trên nền
nhà). Chuôi dao bấm sau khi gây án, trên đường về nhà, Chung vứt ở mương
nước trước cửa nhà ông Vui (cách nhà chị Hoan khoảng 60m). Khi về nhà,
Chung tắm rửa, ăn cơm rồi đi ngủ. Sáng sớm hôm sau, bà Lành (mẹ kế của
Chung) dậy sớm, phát hiện quần áo của Chung ngâm ở chậu có mầu hồng như
màu máu đã hỏi: “Có phải mày làm việc đó không?” (ý nói đã giết chị
Hoan) thì Chung nói: “Phải”. Bà Lành gọi ông Chúc (bố của Chung) dậy,
hai người nói chuyện, sau đó bảo Chung đi lên Lạng Sơn.
Lên
đến Lạng Sơn, Chung kể chuyện giết chị Hoan cho anh trai là Lý Văn Phúc
biết và đưa hai chiếc nhẫn cho Phúc, sau đó Phúc vay tiền cho Chung đi
vào Đắc Lắc. Đặc điểm của hai chiếc nhẫn cướp được của chị Hoan là một
chiếc hình tròn, một chiếc hình tròn trên có gắn một vật gì đó. Lý Văn
Phúc đã chết (khoảng năm 2005)…
Những trang
tự thú chân thực và sống động này của Lý Nguyên Chung cho biết Chung
giết chị Hoan chỉ vì những lý do lãng xẹt của một đứa trẻ 14 tuổi thiếu
sự giáo dục chứ đâu như kết luận điều tra của Công an Bắc Giang đã tưởng
tượng ra rồi vu cho Nguyễn Thanh Chấn. Hãy cùng đọc lại một trích đoạn
nặng chất suy bụng ta ra bụng người và sặc mùi sexy và cũng tràn ngập là
lỗi chính tả cuả bản kết luận mang số hiệu 172 của Cơ quan điều tra
Công an Bắc Giang ngày 3-12-2013:
“…Chấn bước
vào nhà, chị Hoan nhận ra Chấn hỏi: “Anh đi đâu đấy?”. Chấn bảo với chị
Hoan ngay “Hoan cho anh cái…”, ý nói Chấn xin chị Hoan cho giao cấu, chị
Hoan không đồng ý và nói: “Anh đừng lằng nhằng vớ vẩn”. Chấn cho rằng
muốn chị Hoan đồng ý cần phải ôm và sờ nghịch để kích thích tình dục chị
Hoan.
Chấn đã lao vào ôm chị Hoan từ phía sau
lưng, hai tay Chấn vòng lên ngực sờ vú chị Hoan, chị Hoan không đồng ý
và cựa hai người giằng co nhau một lúc thì Chấn buông tay ra. Ngay tức
khắc chị Hoan với luôn vỏ chai bia Habada ở dưới chân giường lên đập
thẳng vào Chấn. Chấn nhanh tay đỡ và giằng được vỏ chai, tay phải cầm cổ
chai bia và quật mạnh đít chai vào gáy chị Hoan, chai bia trơn tuột
khỏi tay Chấn, rơi xuống nền nhà vỡ vụn, lúc này Chấn vừa bực tức vừa sợ
chị Hoan sẽ tố cáo mang tiếng với vợ con và dân làng, Chấn đã nảy ra ý
đồ phải giết chết chị Hoan, lập tức Chấn lao vao ôm ngang người chị Hoan
vật chị Hoan ngã ngửa xuống nền nhà”… (Hết trích)
BÀI HỌC NÀO CHO NHỮNG DÒNG NƯỚC MẮT…!
“Đi như giọt lệ giữa không trung…” (XD) (Ảnh Internet)
Thảm
án làng Me đã trôi qua được 10 năm rồi, cái ác đã bị vạch mặt, nỗi oan
Nguyễn Thanh Chấn bước đầu được cởi bỏ, vong linh người xấu số phần nào
đã được thanh thản… mọi giá trị sẽ tiếp tục trở về với những gì là vốn
có của nó. Điều còn lại là chúng ta, những người vô can và vô cảm với
“Thảm Án Làng Me” sẽ rút ra được những bài học nào từ những dòng nước
mắt đã và đang không ngừng tuôn chảy?
· Thưa các
quý vị trong đoàn Đại biểu Quốc hội Bắc Giang! Thảm án làng Me chẳng lẽ
không là nỗi đau của quý vị hay sao mà trong kỳ họp Quốc hội vừa qua,
không hề thấy quý vị nào có một lời thể tình với mọi người về vụ việc
này?
· Thưa ba nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Tam Giác Quyền Lực “CÔNG AN - KIỂM SÁT - TOÀ ÁN”,
những người đã có ý kiến phát biểu về thảm án làng Me giữa phiên họp
Quốc hội vừa qua. Tôi nghĩ rằng cử tri cả nước không hề thoả mãn trước
những gì rất lơ mơ… mà quý vị đã trả lời chất vấn. Những phát biểu kiểu
như thế không xứng tầm với cương vị và trách nhiệm của các quý vị.
·
Thử hỏi nếu không có những điều tra viên của Phòng I Cơ quan Điều tra
Hình sự Viện KSNDTC, các chiến sĩ C45 Bộ Công an, các chiến sĩ thuộc lực
lượng cảnh sát hình sự công an ba tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, nếu
không có người vợ Việt Nam vĩ đại là bà Nguyễn Thị Chiến, nếu không có
những người dân tốt bụng như bà Thân Thị Hải, ông Thân Ngọc Hoạt, luật
sư đã cãi cho ông Chấn ở cả hai phiên toà, kể cả bà Nguyễn Thị Lành mẹ
kế của Lý Nguyên Chung, chị gái Lý Nguyên Chung, nếu lương tâm của Lý
Nguyên Chung không được thức tỉnh… không biết thảm án làng Me sẽ thế
nào? Giữa lúc tinh thần thời đại là sự thắng thế của thái độ sống vô
cảm, những người này có đáng được nhận một giải thưởng mang tên “NGHĨA TÌNH” hay không?
·
Cái ác tuy đã được nhận diện, nhưng cái ác đã thực sự bị cô lập ra
chưa? Xin thưa là chưa. Một xã hội thực sự có pháp trị thì những người
đã can tội bức cung, nhục hình ông Chấn phải lập tức bị đình chỉ công
tác và những người này không thể thoát được một phiên toà công khai,
sòng phẳng với những gì mà ông Chấn cùng gia đình đã phải 10 năm khốn
khổ vì họ!
· Nếu đất nước ta có một thể chế chính trị Đa Nguyên với “TAM QUYỀN PHÂN LẬP”,
mọi quyền con người được tôn trọng chỉ cần ở mức như Campuchia, không
dám đòi hỏi ở mức như Thái Lan những ngày này, thì thử hỏi liệu tam giác
quyền lực “Công An - Kiểm Sát - Toà án” Bắc Giang có được “Bữa Tiệc Làng Me” thịnh soạn như thế, để mà thăng quan tiến chức được không?
Hỏi cũng là trả lời rồi. Nước mắt cho nỗi oan Nguyễn Thanh Chấn trong “Thảm Án Làng Me” chưa khô thì nước mắt cho “Đại Oan Hiến Pháp 2013” đã lù lù trước mắt cả dân tộc.
Nếu ai không hài lòng với những dòng chữ này, xin cho tôi biết để tôi được thưa:
“Tôi đã có những oan ức gì trong các nội dung của
Bản Hiến Pháp vừa được Quốc Hội thông qua ?”./.
Một chiều Cẩm Thuỷ rất buồn - Tháng 12-2013.
N. T. L.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Sao lại sợ về hưu? (*)
Đôi lời bình của Bách Việt:
Đó là tiêu đề của một bài báo mới đang được loan truyền trên nhiều tờ
báo chính thức và trên mạng hiện nay với rất nhiều ý kiến quan tâm bàn
luận trái chiều nhau. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay trái chiều thường là
chuyện của công luận , còn quyết định là của Lãnh đạo, và quan niệm thế
nào là nhất trí là một phạm trù rất trừu tượng phụ thuộc vào đối tượng
là ai, nên chi có nhiều quyết định của Lãnh đạo tỏ ra "trái khuấy", ra
rồi lại sửa hoặc hủy...Có lẽ khỏi cần nhắc lại ở đây, chỉ nhìn vào 2
chủ đề mới đây nhất là nâng tuổi nghĩ hưu và tăng thời gian nghỉ Tết lên 9 ngày thì cũng đủ thấy tình trạng nói trên.
Đúng là Việt Nam ta có rất nhiều sáng tạo nhiều khi rất bạo dạn, nhưng tiếc thay hay ngược dòng với thế giới thì phải(?) Hỏi có mấy nước có ngày nghĩ cuối năm dài như Việt Nam để rồi làm bù cả tuần không được nghỉ? Hay đó là cách tùy tiện phản khoa học bất chấp quy định đã có trước đó ?. Về tuổi nghĩ hưu, thế giới người ta đang muốn giảm thì Việt nam lại muốn tăng, kể cả trong điều kiện "dân số vàng" mới lạ chứ(!?) Không biết rồi đây thế hệ vàng sẻ được sử dụng làm gì khi thế hệ già vẫn ngồi chình ình ở công sở? Phải chăng ở đất nước này khái niệm "đi làm" đồng nghĩa với "công chức", còn tất cả những việc làm khác đều không vô nghĩa? Thiết nghĩ cải cách gì thì hãy nên cải cách trước lối tư duy đậm đặc mùi phong kiến cổ hủ này cái đả! (Bách Việt)
Sao lại sợ về hưu?
|
Vấn
đề tăng tuổi nghỉ hưu với lao động nữ đang được dư luận đặc biệt quan
tâm. Ai cũng có lý. Có nhiều người hưởng ứng vì việc về hưu sớm có thể
lãng phí sự cống hiến. Nhưng ý kiến không đồng tình cũng không ít, vì
cần có chỗ cho giới trẻ cống hiến khi cử nhân
kỹ sư thất nghiệp đang đông. Chưa kể việc quy định một số người lao
động "đặc biệt” được làm việc thêm 5 năm có thể nảy sinh tiêu cực "chạy
nghỉ hưu muộn” đối với những vị trí lãnh đạo…
|
Ta có ngày hôm nay trong tay ta
TS
Nguyễn Ngọc Điện khi bàn tới cơ chế thu nhập phức tạp với vô vàn các
thứ bổng lộc có tên và không tên, bổ trợ vào thu nhập chính thức gọi là
lương,
đã ví việc về hưu của người công chức, trong chừng mực nào đó, như việc
trở về với thực tại sau khi tỉnh dậy từ giấc mộng đẹp. "Mọi thứ phù hoa
hào nhoáng đều biến mất, chỉ còn lại một ít đồ đạc khiêm tốn làm hành
trang cho phần còn lại của cuộc đời. Không khó để hiểu tại sao sợ về hưu
đã trở thành căn bệnh nghề nghiệp của không ít cán bộ, công chức,… cùng
với biến chứng của nó là bệnh tham quyền cố vị”.
Đúng
là về hưu mất đi một số bạn bè và mối giao tiếp xã hội. Người ta sợ
nghỉ hưu có thể vì còn quá yêu…công việc, có người cần thu nhập nuôi con
cháu ăn học, có người quen "oai” sợ ở nhà bị coi thường, có người không
muốn nghỉ chỉ vì sợ…ở nhà, không hợp bà xã nói nhiều… Nhưng
sợ hãi hay bình thản, dù tuổi hưu giữ như hiện nay hay kéo dài thêm ít
năm thì trong đời người, đến một lúc nào đó cũng nên ngưng làm việc để
nghỉ hưu, nghỉ ngơi và làm thứ việc mình ưa thích. Đó là quy luật.
Và điều gì cũng cần sự chuẩn bị. Từ trẻ đã có ý thức
dưỡng tâm dưỡng thân, có tích lũy dự phòng, nuôi dưỡng những đam mê căn
cốt, về hưu sẽ không ngậm ngùi nuối tiếc mà biết trân trọng mọi khoảnh
khắc đang sống.
Như bà Tôn Nữ Thị Ninh giờ không còn làm ở Bộ Ngoại
giao và Quốc hội, nhưng bà lại bận rộn hơn trước. Những gì bà đã làm
trong thời gian còn làm việc trong Bộ Ngoại giao khiến bà được nể phục
và quý trọng. "Tôi không còn làm việc trong Nhà nước, nhưng tôi vẫn phơi
phới hoạt động. Cái thế của tôi không phụ thuộc vào chức vụ mà tôi nắm
giữ. Xã hội và cuộc đời thật bao la. Tôi đã nghỉ hưu nhưng tôi vẫn không
thấy mình già đi, thậm chí tôi còn thấy mình dồi dào năng lượng để hoạt
động, vì tôi bận rộn hơn rất nhiều so với thời tôi còn làm ở Bộ Ngoại
giao”.
Tuy vậy, không phải nhiều người thành công như bà
khi muốn thực hiện những dự định của mình với xã hội. Bỏ lại sau lưng
nhiều thói quen cũ, nghỉ hưu là một giai đoạn mới vô cùng quan trọng
trong đời mỗi người. Phải chấp nhận nhiều xáo trộn tinh thần lẫn vật
chất và thích ứng môi trường, hoàn cảnh mới, tựa như trẻ con quen ở nhà
giờ đến tuổi đi học. Có người sợ về hưu tới mức mới gần ngày nghỉ đã bị
stress, về là rơi vào trầm cảm.
Có
chuyện này, trước hết bởi xã hội quá nhiều định kiến với tuổi già. "Ốm
tha, già thải”, quan niệm kém nhân văn này cùng với phúc lợi dành cho
người cao tuổi ở nước ta quá bất cập, khiến tuổi già dù có lương hưu
cũng dễ bị xếp vào "công dân loại hai”. Thứ nữa, xã hội hiện đại tạo cho
người ta thói quen sống gấp và quy mọi thành công ra tiền bạc, thóc
gạo. Cho nên khi được thảnh thơi, sống chậm, để nghe chim hót líu lo sau
nhà, để ngắm nhìn những giọt sương đêm còn lấp lánh đọng trên các tàn
cây ngoài mái hiên, thong thả thưởng thức mặt trời lặn vào mỗi chiều
hoàng hôn, lại không biết tận hưởng…
Một
khi đã quen coi mình như một thứ "công cụ”,
"đinh ốc” trong một cỗ máy vận hành thì lúc "văng ra” để làm tỷ phú
thời gian, không đồng hồ, không ngày, không tháng, không stress, nhiều
người không làm chủ được cảm xúc bởi thấy như "người thừa”, không còn
niềm đam mê nào, không tìm thấy niềm vui, ý nghĩa nào trong đời sống. Cứ
thế bị sự rảnh rỗi đẩy tới buồn chán, u uất.
Thực
ra cần có các khóa học "chuẩn bị nghỉ hưu” để các nhà tâm lý học trang
bị cho nhân viên nhà nước kỹ năng sống sau khi nghỉ hưu, giúp họ có được
kỹ năng tự trò chuyện và khám phá mình, điều mà trong cả cuộc đời nhiều
khi quá mải mê kiếm sống, người ta chưa bao giờ tự hỏi khát vọng thực
của mình là gì.
Hãy
sống với thực tại. Đừng sống cho quá
khứ hay cho tương lai. Ta có ngày hôm nay trong tay ta. Ngày hôm qua
thì đã qua, ngày mai thì chưa đến hoặc không bao giờ đến. Chấp nhận sự
già yếu, đau nhức của tuổi già. Hãy vui với những gì mình còn làm được.
Vui huởng sự bình an trong tâm hồn… – Những "bài học” này nằm lòng sẽ
khiến cho sự nghỉ hưu được tốt đẹp, không nhiều sóng gió.
Hiện
thực hóa ước mơ của chúng ta về một xã hội chung dành cho mọi lứa tuổi
sẽ khiến việc về hưu không bị coi như một thứ ngoáo ộp đe dọa nhiều
người. Tác giả: Thanh Như
|
Chuyện lạ mà không ai còn thấy lạ
(Dân trí) - VN càng hô hào cải cách hành chính thì bộ máy hành
chính càng phình to, càng hô hào tinh giảm biên chế thì biên chế càng
tăng. 30% biên chế vượt chỉ tiêu - chuyện tưởng lạ mà không lạ, bởi đấy
là hệ quả của sự tù mù trong tuyển dụng công chức.
>> Tổng Bí thư: “Bộ máy cồng kềnh ăn lương còn nhiều lắm!”
(minh họa: Ngọc Diệp)
Có một thực tế vẫn đang
xảy ra ở VN: càng hô hào cải cách hành chính thì bộ máy hành chính càng
phình to, càng hô hào tinh giảm biên chế thì biên chế càng tăng. 30%
biên chế vượt chỉ tiêu - chuyện tưởng lạ mà không lạ, bởi đấy là hệ quả của sự tù mù trong tuyển dụng công chức.
Cái sự tù mù ấy dẫn đến
nạn chạy chức, chạy quyền, chạy việc - nguồn gốc sâu xa của quốc nạn
tham nhũng hiện nay. Chuyện này rõ như ban ngày, người dân ai cũng biết.
Thế nhưng những cuộc thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng thì kết
quả thật là mĩ mãn - không phát hiện có chuyện chạy chức, chạy việc. Vậy
là hòa cả làng. Rốt cuộc chỉ khổ con em nhà nghèo, dẫu có tốt nghiệp
khá giỏi cũng khó mà kiếm được việc làm. Và một phần ba công chức hay
hơn thế nữa, cứ ôm mãi cái ghế của mình để ăn lương, hưởng lộc từ tiền
thuế của dân.
Chỉ có thể minh bạch
trong tuyển dụng công chức và bổ nhiệm cán bộ thì mới mong hạn chế được
tham nhũng, mới loại bỏ được đám công chức rõ ràng là… ăn bám. Có như
thế bộ máy công quyền mới trong sạch và hiệu quả.
Nguyễn Duy Xuân
Alibaba Quach - "Nghi án" Đường Tăng đưa hối lộ: Khởi tố An Nan và Ca Diếp
- Thư giãn
Alibaba Quach
Theo FB Sinh Lão Tà
Hai nhân viên bảo vệ kho Kinh Tây Trúc là Anan và Ca Diếp đã bị bắt giữ vì bị cáo buộc có liên quan đến nghi án Đường Tăng hối lộ nhằm lấy được chân kinh.
Chiều ngày 31.2, thủ trưởng cơ quan điều tra Tây Trúc - đồng chí Phật Tổ, đã thông tin tới phóng viên về diễn biến mới nhất về "nghi án" Đường Tăng đưa hối lộ để nhận chân kinh.
Theo đó, cơ quan điều tra Tây Trúc đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 2 nghi phạm A Nan và Ca Diếp để phục vụ công tác điều tra. Được biết, Nan và Diếp là 2 nhân viên coi kho kinh của thư viện Tây Trúc.
Trong khi đó, anh Tôn Ngộ Không, một trong những nhân vật được cho có liên quan đến "nghi án" nói trên phát biểu trên facebook cá nhân một câu ngắn gọn: "Tôi tin thầy thôi".
Phóng viên chúng tôi đã cố gắng liên lạc với 2 đồ đệ khác của Đường Tăng là Trư Bát Giới và Sa Tăng. Hai người này cho biết mình không liên quan gì về cáo buộc nói trên.
Trư Bát Giới cho rằng: Lúc thầy tôi đưa hối lộ thì tôi đang ngủ nên không biết gì cả". Trong khi đó Sa Tăng dù không phủ nhận thông tin Đường Tăng hối lộ, nhưng cũng chỉ trả lời với phóng viên rằng: "Tôi đang cho ngựa ăn, không nhìn thấy thầy hối lộ".
Trong một diễn biến mới nhất, Interpol đã vào cuộc, đề nghị mở rộng điều tra ra khỏi lãnh thổ Tây Trúc. Tuy nhiên, theo một nguồn tin giấu tên của cơ quan này cho biết, nếu bị buộc tội, Đường tăng có thể được giảm án do có quan hệ thân cận với chủ tịch Trung Quốc lúc đó là Đường Thái Tông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét