Giá dầu giảm, sao chỉ chăm chăm lo nhà nước thiệt?
Trước xu thế giảm mạnh của giá dầu, ngày càng có nhiều ý kiến bày tỏ rằng, Nhà nước sẽ chịu thiệt trong khi lại có ít tiếng nói về lợi ích của người dân và nền kinh tế.
- Giá dầu thấp có thể không kéo dài được lâu
- Giá dầu có thể xuống 20 USD một thùng?
- Giá vé máy bay nội địa chính thức sẽ giảm theo giá dầu
- Chứng khoán chịu ảnh hưởng từ giá dầu
- Cuộc chiến giá dầu: Ông lớn nào trọng thương?
Chỉ chăm chăm lo ngân sách bị hụt thu
Trong cuộc họp mới đây về điều hành kinh tế vĩ mô của bốn bộ trưởng Kế hoạch-đầu tư, Tài chính, Công thương và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, câu chuyện giảm giá dầu chiếm phần lớn thời gian. Có nhiều tính toán trong cuộc họp cho rằng, nếu giảm 30% sản lượng khai thác dầu thô, có thể giảm tăng trưởng GDP từ 0,8-1,2% trong năm tới.
Tất cả các ý kiến trong cuộc họp đóng đó đều lo ngại giá dầu giảm sẽ làm ngân sách hụt thu, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Thậm chí, Bộ Tài chính còn đề nghị tăng thuế nhập khẩu xăng dầu thêm 10 điểm phần trăm để bù lại.
Tinh thần này một lần nữa được phản ánh qua báo cáo tổng kết năm của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, khi cơ quan này đặc biệt lo ngại giá dầu giảm ảnh hưởng đến thu ngân sách và cân đối ngân sách.
Theo Ủy ban, với dự báo giá dầu thanh toán trung bình năm 2015 là 60 đô la Mỹ/thùng thì thu ngân sách từ xuất khẩu dầu thô sẽ hụt 37.000 tỉ đồng so với dự toán (100 đô la Mỹ/thùng), tức tương đương với 4% tổng thu ngân sách nhà nước, và giảm 47% so với giá trị xuất khẩu dầu thô thực hiện năm 2014 (107.000 tỉ đồng).
Bên cạnh đó, giả định các mức thuế nhập khẩu và phí xăng dầu giữ nguyên như đầu năm 2014, thì với giá dầu như trên, thu ngân sách sẽ hụt thêm khoảng 6.000 tỉ đồng. Hiện tại, thu ngân sách từ thuế nhập khẩu xăng dầu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng và phí xăng dầu khoảng 13.000 tỉ đồng/năm.
Với những tính toán trên, Ủy ban cho rằng, tổng mức hụt thu ngân sách nhà nước từ xuất khẩu dầu và thuế, phí nhập khẩu dầu vào khoảng 43.000 tỉ đồng, bằng 4,6% tổng thu ngân sách nhà nước năm 2015.
Vì sao không nhìn đến lợi ích của người dân?
Như vậy, hầu hết các tính toán của các quan chức đều lo lắng về hụt thu ngân sách nhà nước do giá dầu giảm, mà ít đề cập đến lợi ích của việc giảm giá dầu đối với đời sống người dân, doanh nghiệp, cũng như nền kinh tế.
Báo cáo trên của Ủy ban Giám sát đưa ra nhận xét rất sơ lược. Ủy ban này chỉ ước tính, mặt hàng xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu chiếm 14,6% chi phí trung gian của nền kinh tế, và tương đương 8,8% tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế.
Tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế là bao nhiêu, Ủy ban không giải thích, và Tổng cục Thống kê cũng không công bố con số này.
Tuy nhiên, một chuyên gia thống kê cho biết, tính toán sơ lược nhất thì tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế bằng 165% GDP.
Trong bối cảnh giá xăng dầu giảm mạnh, chẳng hạn mặt hàng xăng A92 giảm tổng cộng hơn 30% trong năm, thì lợi ích mang lại cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế là vô cùng lớn.
Một tính toán của chuyên gia thống kê Bùi Trinh ước tính, nếu giá xăng dầu giảm 20%, thì GDP sẽ có các kịch bản tăng 1,8-2,2%.
Vì lẽ đó, chuyên gia này nhận định, trong lúc doanh nghiệp đang khó khăn, việc giá dầu thế giới giảm cơ bản là thuận lợi, là dịp may hiếm có để tạo đà tăng trưởng kinh tế trong năm 2015.
Tính toán này, dù với giả thiết giá dầu giảm 20% trong khi thực tế đã giảm 30%, cho thấy, người dân và nền kinh tế đang có cơ hội thực sự.
Liệu Nhà nước có tận dụng được cơ hội đó để thúc đẩy kinh tế thay vì lại chặn lại đà tăng trưởng khi muốn tăng thêm 10 điểm phần trăm thuế nhập khẩu trên giá xăng dầu?
Trong cuộc họp tổng kết ngành hải quan mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, tính đến ngày 22-12-2014 ngành hải quan đã thu được 831,19 nghìn tỉ đồng, đạt 106,2% dự toán, bằng 98,2% số ước thu cả năm 2014 đã báo cáo Quốc hội; trong đó thu từ các nguồn vẫn đảm bảo đạt và vượt chỉ tiêu, riêng thu từ dầu thô đạt 118,4% dự toán, bằng 94,3% mức đánh giá cả năm đã báo cáo Quốc hội. Bộ Tài chính khẳng định, thu ngân sách cả năm của ngành hải quan sẽ đảm bảo 846,4 nghìn tỉ đồng.
Như vậy, túi tiền của Nhà nước đã không hề suy giảm.
Theo Tư Hoàng (TBKTSG)
Trong cuộc họp mới đây về điều hành kinh tế vĩ mô của bốn bộ trưởng Kế hoạch-đầu tư, Tài chính, Công thương và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, câu chuyện giảm giá dầu chiếm phần lớn thời gian. Có nhiều tính toán trong cuộc họp cho rằng, nếu giảm 30% sản lượng khai thác dầu thô, có thể giảm tăng trưởng GDP từ 0,8-1,2% trong năm tới.
Tất cả các ý kiến trong cuộc họp đóng đó đều lo ngại giá dầu giảm sẽ làm ngân sách hụt thu, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Thậm chí, Bộ Tài chính còn đề nghị tăng thuế nhập khẩu xăng dầu thêm 10 điểm phần trăm để bù lại.
Tinh thần này một lần nữa được phản ánh qua báo cáo tổng kết năm của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, khi cơ quan này đặc biệt lo ngại giá dầu giảm ảnh hưởng đến thu ngân sách và cân đối ngân sách.
Theo Ủy ban, với dự báo giá dầu thanh toán trung bình năm 2015 là 60 đô la Mỹ/thùng thì thu ngân sách từ xuất khẩu dầu thô sẽ hụt 37.000 tỉ đồng so với dự toán (100 đô la Mỹ/thùng), tức tương đương với 4% tổng thu ngân sách nhà nước, và giảm 47% so với giá trị xuất khẩu dầu thô thực hiện năm 2014 (107.000 tỉ đồng).
Bên cạnh đó, giả định các mức thuế nhập khẩu và phí xăng dầu giữ nguyên như đầu năm 2014, thì với giá dầu như trên, thu ngân sách sẽ hụt thêm khoảng 6.000 tỉ đồng. Hiện tại, thu ngân sách từ thuế nhập khẩu xăng dầu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng và phí xăng dầu khoảng 13.000 tỉ đồng/năm.
Với những tính toán trên, Ủy ban cho rằng, tổng mức hụt thu ngân sách nhà nước từ xuất khẩu dầu và thuế, phí nhập khẩu dầu vào khoảng 43.000 tỉ đồng, bằng 4,6% tổng thu ngân sách nhà nước năm 2015.
Vì sao không nhìn đến lợi ích của người dân?
Như vậy, hầu hết các tính toán của các quan chức đều lo lắng về hụt thu ngân sách nhà nước do giá dầu giảm, mà ít đề cập đến lợi ích của việc giảm giá dầu đối với đời sống người dân, doanh nghiệp, cũng như nền kinh tế.
Báo cáo trên của Ủy ban Giám sát đưa ra nhận xét rất sơ lược. Ủy ban này chỉ ước tính, mặt hàng xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu chiếm 14,6% chi phí trung gian của nền kinh tế, và tương đương 8,8% tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế.
Tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế là bao nhiêu, Ủy ban không giải thích, và Tổng cục Thống kê cũng không công bố con số này.
Tuy nhiên, một chuyên gia thống kê cho biết, tính toán sơ lược nhất thì tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế bằng 165% GDP.
Trong bối cảnh giá xăng dầu giảm mạnh, chẳng hạn mặt hàng xăng A92 giảm tổng cộng hơn 30% trong năm, thì lợi ích mang lại cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế là vô cùng lớn.
Một tính toán của chuyên gia thống kê Bùi Trinh ước tính, nếu giá xăng dầu giảm 20%, thì GDP sẽ có các kịch bản tăng 1,8-2,2%.
Vì lẽ đó, chuyên gia này nhận định, trong lúc doanh nghiệp đang khó khăn, việc giá dầu thế giới giảm cơ bản là thuận lợi, là dịp may hiếm có để tạo đà tăng trưởng kinh tế trong năm 2015.
Tính toán này, dù với giả thiết giá dầu giảm 20% trong khi thực tế đã giảm 30%, cho thấy, người dân và nền kinh tế đang có cơ hội thực sự.
Liệu Nhà nước có tận dụng được cơ hội đó để thúc đẩy kinh tế thay vì lại chặn lại đà tăng trưởng khi muốn tăng thêm 10 điểm phần trăm thuế nhập khẩu trên giá xăng dầu?
Trong cuộc họp tổng kết ngành hải quan mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, tính đến ngày 22-12-2014 ngành hải quan đã thu được 831,19 nghìn tỉ đồng, đạt 106,2% dự toán, bằng 98,2% số ước thu cả năm 2014 đã báo cáo Quốc hội; trong đó thu từ các nguồn vẫn đảm bảo đạt và vượt chỉ tiêu, riêng thu từ dầu thô đạt 118,4% dự toán, bằng 94,3% mức đánh giá cả năm đã báo cáo Quốc hội. Bộ Tài chính khẳng định, thu ngân sách cả năm của ngành hải quan sẽ đảm bảo 846,4 nghìn tỉ đồng.
Như vậy, túi tiền của Nhà nước đã không hề suy giảm.
Theo Tư Hoàng (TBKTSG)
Nguồn: http://laodong.com.vn/kinh-te/gia-dau-giam-sao-chi-cham-cham-lo-nha-nuoc-thiet-283638.bld