Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Ngày 08/1/2014 - Hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng 1958? Một tiền lệ đau đầu cho làng báo? Thủ tướng và ngọn cờ dân chủ

  • Úc buộc tàu chở người tỵ nạn quay trở lại Indonesia (RFI) - AFP hôm nay 07/01/2014, dẫn nguồn tin của cảnh sát Indonesia cho hay hải quân Úc đã buộc một thuyền chở người tỵ nạn quay đầu trở lại Indonesia mà không thông báo gì cho phía Indonesia. Chủ trương siết chặt kiểm soát nhập cư cùng với hành động trên của Canbera đã gây khó chịu cho Jakarta.
  • Dương Chí Dũng ‘đưa ông Ngọ 500.000 đô’ (BBC) - Phản ứng sau diễn biến cựu lãnh đạo Vinalines khai tại tòa Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ đã mật báo cho ông để ông bỏ trốn khi có quyết định khởi tố vụ án.
  • Thời hoàng hôn của Hun Sen ? (RFI) - Thủ tướng Cam Bốt chọn biện pháp mạnh để trấn áp phong trào phản kháng. Theo Le Monde, thủ tướng Hun Sen đứng trước tình huống mới : trong cuộc tranh đấu đòi quyền sống, đòi công bằng xã hội và xây dựng một chế độ trong sạch, lực lượng công nhân đã đoàn kết với đối lập chính trị, thành quả 20 năm nỗ lực kiên trì của lãnh đạo đối lập Sam Rainsy.
  • Trung Quốc bổ nhiệm Tư lệnh Tam Sa (BBC) - Trung Quốc ra mắt website 'thành phố Tam Sa' và báo Tam Sa Tân Văn trong khu vực bao gồm các quần đảo mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
  • Mỹ phớt lờ để mặc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa (BaoMoi) - Theo nhận định của các chuyên gia quân sự phương Tây, Mỹ đã cố ý phớt lờ để mặc Trung Quốc tấn công quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974.
  • Vì sao Mỹ làm ngơ để Trung Quốc chiếm Hoàng Sa? (BaoMoi) - (TNO) Mỹ đã cố ý phớt lờ để mặc cho Trung Quốc tấn công quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 vì đã đoán trước là VNCH sẽ thất bại trước miền Bắc, theo nhận định của các chuyên gia quân sự phương Tây.
  • Sóng "quái vật" tấn công dữ dội vào nước Anh (BaoMoi) - (ĐSPL) - Vào ngày 7/1, những con sóng cao lên tới 27 feet (8.2 mét) tấn công dữ dội vào bờ biển Đông Nam nước Anh. Siêu sóng kèm gió lốc, mưa to đã tàn phá kinh hoàng nhiều vùng của "xứ sở sương mù".
  • Trung Quốc tăng đàn áp trước ngày kỷ niệm "sự cố" Nam Phương Chu Mạt (RFI) - Cách nay đúng một năm, các phóng viên tuần báo Nam Phương Chu Mạt tại Quảng Châu đã thu hút sự chú ý của công luận đình công phản đối chế độ kiểm duyệt thô bạo nhắm vào họ. Ngày kỷ niệm một năm vụ việc đó vào hôm nay, 07/01/2014, đã khiến lực lượng an ninh tại chỗ rất căng thẳng.
  • Những thiết kế nặng lòng với Hoàng Sa (BaoMoi) - TT - Cuộc thi thiết kế nhà trưng bày Hoàng Sa chỉ sau một tháng phát động có tới 43 đồ án gửi về dự thi. Ban tổ chức hết sức bất ngờ khi mỗi ý tưởng thiết kế của nhiều kiến trúc sư trẻ gửi về đều thấm đẫm tinh thần yêu nước, nặng lòng với Hoàng Sa.
  • Thủ tướng Irak kêu gọi dân chúng Fallouja nổi dậy chống Al-Qaeda (RFI) - Hôm qua, 06/01/2014, Thủ tướng Irak Nouri al-Maliki kêu gọi các cư dân thành phố Fallouja nổi dậy đẩy lùi lực lượng thân Al-Qaeda. Từ cuối tuần trước, Fallouja bị các nhóm vũ trang thuộc lực lượng mang tên << Nhà nước Hồi giáo tại Irak và Cận Đông >> (EIIL) tấn công và kiểm soát.
  • Bắc Mỹ vẫn chìm trong đợt giá lạnh Bắc cực (RFI) - Từ nhiều ngày nay, thời tiết Bắc cực ngự trị tại Canada và hai phần ba lãnh thổ Hoa Kỳ, nơi nhiệt độ tại gần 30 tiểu bang xuống rất thấp. Hôm nay 07/01/2014, nhiệt độ tại Hoa Kỳ xuống đến mức chưa từng thấy.
  • Cửa ải lớn đầu tiên của nền dân chủ Tunisia : Thông qua Hiến pháp mới (RFI) - Một tuần nữa là tròn ba năm ngày chế độ độc tài Ben Ali bị lật đổ tại Tunisia (14/01/2011-14/01/2014), << cái nôi >> của phong trào Mùa xuân Ả Rập. Ba năm sau cuộc << cách mạng >>, nền dân chủ tiên phong của khối Ả Rập đang đi về đâu ? Giới quan sát ghi nhận, đối với nhiều người dân Tunisia, tình hình của đất nước vẫn rất đáng lo ngại, về chính trị, kinh tế cũng như an ninh.
  • Mỹ bắt nghi phạm vụ phóng hỏa lãnh sự quán Trung Quốc (RFI) - Theo AFP hôm nay, 07/01/2014, cơ quan điều tra Hoa Kỳ đã bắt giữ một người gốc Trung Quốc, bị tình nghi là thủ phạm vụ tấn công bằng xăng nhắm vào lãnh sự quán Trung Quốc tại San Francisco ngày 01/01, khiến Bắc Kinh phản ứng dữ dội.
  • Lễ Độc lập : Miến Điện ân xá hơn 13.000 tù nhân (RFI) - Nhật báo Anh ngữ New Light of Myanmar, cơ quan ngôn luận chính thức của chính quyền Miến Điện, vào hôm qua, 06/01/2014 cho biết : Tổng thống Thein Sein hôm 02/01/2014 vừa qua đã ký một lệnh ân xá mới liên quan đến 13.274 tù nhân.
  • Cam Bốt muốn chứng tỏ làm chủ tình hình (RFI) - Trong bầu không khí chính chị xã hội căng thẳng sau các cuộc đàn áp thẳng tay các cuộc biểu tình của công nhân dệt may và phe đối lập, Hôm nay, 07/01/2014 tại Phnom Penh, Đảng Nhân dân Cam Bốt, tổ chức cuộc mít tinh rầm rộ nhân kỷ niệm 35 năm quân đội Việt Nam lật đổ chế độ Khmer Đỏ, ngày 7/1/1979.
  • Hơn 100 nhà báo Miến Điện biểu tình đòi trả tự do cho đồng nghiệp (RFI) - Trong một sự kiện hiếm thấy tại Miến Điện, vào hôm nay 07/01/2014, khoảng 150 nhà báo và giới bảo về quyền tự do ngôn luận đã biểu tình tuần hành trên đường phố Rangoon để báo động về các mối đe dọa mới nhắm vào quyền tự do báo chí. Họ đồng thời yêu cầu chính quyền thả một đồng nghiệp - người đầu tiên bị bắt giam kể từ khi tập đoàn quân sự Miến Điện rời bỏ quyền hành.
  • Trung Quốc bác bỏ thông tin về hệ thống chỉ huy tác chiến liên binh chủng (RFI) - Theo Reuters hôm nay, 07/01/2014, Bộ Quốc phòng Trung Quốc vừa ra thông báo bác bỏ các thông tin về chủ trương thành lập một hệ thống chỉ huy tác chiến chung giữa các binh chủng, để tăng cường khả năng chiến đấu của quân đội nước này. Các thông tin kể trên do nhật báo Anh ngữ China Daily của chính quyền đưa ra vào thứ Sáu tuần trước.
  • Hỏi đáp Anh ngữ: Phân biệt pig và swine (VOA) - Pig và swine khi tôi tra từ điển thì đều có nghĩa là con heo, con lợn nhưng tôi không biết từ nào diễn tả về động vật, từ nào diễn tả sự chê bai hay ám chỉ người khác
  • VN tăng trưởng kinh tế 'hụt chỉ tiêu' (BBC) - Chính phủ Việt Nam vừa ban hành nghị định cho phép nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại một tổ chức tín dụng trong nước.
  • Trung, Nhật, Hàn thổi bùng lửa xung đột? (BaoMoi) - Không có khuôn khổ chính trị nào để giải quyết đối đầu nguy hiểm ở biển Hoa Đông xung quanh vấn đề tranh chấp chủ quyền đảo giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.
  • Nhật Bản sẽ quốc hữu hóa 280 đảo (BaoMoi) - TPO- Nhật Bản đang có kế hoạch tiếp tục quốc hữu hóa 280 hòn đảo xa bờ, theo Global Times hôm nay, 7/1. Tháng 9/2012, Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp với Trung Quốc là Senkaku/Điếu Ngư.
  • Cuộc đua tàu ngầm trên Biển Đông (BaoMoi) - (Hình ảnh)-Tàu ngầm được xem là lực lượng chống tiếp cận đặc biệt hiệu quả, vậy lực lượng tàu ngầm Đông Nam Á mạnh cỡ nào?
  • Ưu tiên trong chính sách đối ngoại năm 2014 của Indonesia (BaoMoi) - Ngày 7/1, trong buổi gặp thường niên đầu năm mới với giới truyền thông trong nước và quốc tế và Đoàn Ngoại giao tại Jakarta, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa đã khẳng định nước này sẽ tiếp tục chính sách đối ngoại độc lập, xây dựng vì hòa bình, dân chủ, quyền con người và phát triển trong năm 2014.
  • Triển lãm "Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam" (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Ngày 6-1, tại bảo tàng tỉnh Đắc Lắc, Bộ Thông tin Truyền thông phối hợp với tỉnh Đắc Lắc tổ chức triển lãm "Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam-những bằng chứng lịch sử". Triển lãm trưng bày nhiều hiện vật, ấn phẩm cùng với gần 150 bản đồ được tập hợp từ các nguồn tư liệu của các nhà nghiên cứu, học giả trong nước và quốc tế. Đây là những bằng chứng lịch sử và pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Những bằng chứng được trưng bày lần này gồm các văn bản của triều đình phong kiến Việt Nam, bản đồ của các nước Phương Tây... khẳng định "Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam". Ngoài ra, những tấm bản đồ của Trung Quốc - nước đòi chủ quyền đối với hai quần đảo này cũng ghi nhận 2 quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa không thuộc về nước này.
  • Sau nhắc khéo, Bộ GTVT xin "miễn bình luận" (BaoMoi) - (Tin tức thời sự) - Bộ GTVT xin miễn bình luận về bãi rác nghìn tỉ trên Biển Đông và lời nhắc khéo của Bộ trưởng Đinh La Thăng về "Bộ đường sắt" phải chăng ngành giao thông đang gặp khó với những đứa con "khó bảo"?
  • Đường 9 đoạn rốt cuộc là gì? (BaoMoi) - Dù Trung Quốc luôn luôn kiên trì đường 9 đoạn, song từ chính phủ Dân Quốc đến chính phủ nước Cộng hòa trước đến nay đều chưa từng giải thích rõ ràng minh bạch rằng đường 9 đoạn rốt cuộc là gì, cũng chưa từng biểu đạt rõ ràng rằng trong phạm vi đường 9 đoạn Trung Quốc có quyền lợi và nghĩa vụ gì, thậm chí chưa từng công bố tọa độ của nó. Cách gọi chính thức của Trung Quốc đối với đường 9 đoạn một cách chung chung là đường biên giới biển (hải cương), chính thức hơn một chút thì gọi là đường biên giới lịch sử, càng mơ hồ hơn nữa chính là cách gọi là vùng biển lân cận của các đảo ở Biển Đông.
  • Truyền thông Trung Quốc giăng sương mù trên Biển Đông (BaoMoi) - Những ngày đầu năm 2014, truyền thông Trung Quốc đã vẽ ra một viễn cảnh thanh bình của Biển Đông với kịch bản có thể đạt được COC và hợp tác cùng khai thác... Còn trong thực tế, các diễn biến trên biển thì không như vậy.
  • Cụm tàu sân bay Liêu Ninh nguy hiểm trên Biển Đông (BaoMoi) - Các nhiệm vụ bao gồm: Hiệp đồng tác chiến cùng với các máy bay chiến đấu, các chiến hạm nổi và các tàu ngầm, thực hiện duy trì trao đổi thông tin, cơ động trên biển trong tình huống hải hành và báo động chiến đấu. Trong quá trình thử nghiệm, tàu Liêu Ninh đã tiến hành hàng trăm nhiệm vụ huấn luyện với các cấp độ phức tạp khác nhau.
  • Okinawa – hòn đảo thơ mộng (BaoMoi) - Tỉnh Okinawa bao gồm khoảng 60 hòn đảo, thường được gọi là quần đảo Ryukyu, nằm ở phía nam vùng Kyushu và bao quanh là biển Đông Trung Hoa và Thái Bình Dương. Quần đảo này được chia nhỏ thành các nhóm đảo Okinawa, Miyako, Yaeyama và Senkaku.
  • Báo Quốc phòng Anh: Hải quân VN đủ sức đáp ứng các biến cố ở Biển Đông (BaoMoi) - “Việt Nam trong những năm gần đây rất chú trọng đến hải quân và không quân, coi trọng việc phát triển đồng thời kinh tế và quốc phòng. Vì vậy, dù không có tàu ngầm hạt nhân và Hàng không mẫu hạm, nhưng hải quân VN vẫn đủ sức đáp ứng được tất cả các biến cố xảy ra trên Biển Đông” - Tạp chí quân sự của Anh Jane’s Defense
  • Biển Đông năm 2014: Sẽ lắng dịu trước phiên tòa xét xử...? (BaoMoi) - (PetroTimes) - Tình hình Biển Đông có thể sẽ lắng dịu trong ngắn hạn khi các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ ở khu vực này đang thương thuyết để đạt được Bộ quy tắc ứng xử (COC) với Trung Quốc. Đó là nhận định của Giáo sư Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Úc trên tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) hôm 5/1.

Hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng 1958?

Công hàm Phạm Văn Đồng 1958
Công hàm Phạm Văn Đồng 1958, công nhận hải phận 12 hải lý từ đất liền Trung Quốc kể cả các đảo ngoài khơi, được Bắc Kinh tận dụng cho chiến lược cưỡng đoạt chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa. Việt Nam đã làm gì để hóa giải điều gọi là khúc xương mắc nghẹn này.

Nghe tường trình
Sau 53 năm im lặng không nhắc lại thư ngoại giao năm 1958 của thời kỳ hữu hảo xã hội chủ nghĩa giữa Việt Nam và Trung Quốc, đến tháng 7/2011 Hà Nội bắt đầu sử dụng báo chí để công khai nội dung công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, bày tỏ sự tán thành tuyên bố trước đó 10 ngày của Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai.

Tuy vậy giới quan sát cho rằng, cách đây 3 năm Hà Nội vẫn khá dè dặt khi chỉ sử dụng một tờ báo của Mặt trận Tổ Quốc là Đại Đoàn Kết cho phát súng lệnh, chứ chưa đưa những tờ báo chủ lực vào chiến dịch hóa giải nội dung công hàm Phạm Văn Đồng. Đến nay vào thời điểm tưởng niệm 40 năm Trung Quốc xâm chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, sau trận hải chiến ngày 17/1/1974 đánh bại Hải quân VNCH, Hà Nội được cho là đã hóa giải phần nào dư luận trong nước thông qua truyền thông báo chí trong ba năm vừa qua.

Trả lời Nam Nguyên vào tối 06/01/2014, Tiến Sĩ Trần trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông trụ sở ở Hà Nội nhắc lại,  tại  Diễn đàn Biển Đông ở Thủ đô Hoa Kỳ, Trung Quốc vẫn dùng Công hàm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về việc thừa nhận chủ quyền Trung Quốc ở các quần đảo trên Biển Đông Việt Nam. Theo TS  Thủy, lập luận của Việt Nam là công hàm đó không phải là thừa nhận chủ quyền mà chỉ thừa nhận hải phận 12 hải lý của Trung Quốc và không có một từ nào nói đến Hoàng Sa hay Trường Sa. Đối với hoạt động nở rộ của báo chí hiện nay liên quan đến việc Trung Quốc xâm chiếm Hoàng sa năm 1974 sau khi đánh bại hải quân VNCH. TS Trần Trường Thủy nhận định là, hiện nay trên một góc độ nào đó báo chí có nhiều tự do hơn khi đề cập tới vấn đề Biển Đông.

Năm nay là năm đặc biệt, năm kỷ niệm 40 năm, thông thường những năm chẵn thì truyền thông hay đề cập đậm những vấn đề ấy. Liên quan đến Hoàng Sa thì rõ ràng thời kỳ ấy trước năm 1975 chính quyền VNCH quản lý Hoàng Sa và sự kiện xảy ra trực tiếp giữa Trung Quốc và chính quyền VNCH. Cho nên là các đề cập liên quan đến quản lý và các trận chiến và sự hy sinh của những người lính VNCH là thực tế khách quan.

Không có giá trị pháp lý?

Cựu thủ tướng Phạm Văn Đồng
Trò chuyện với chúng tôi, TS Nguyễn Nhã một nhà nghiên cứu Biển Đông hiện sống và làm việc ở Saigon lập luận rằng công hàm Phạm Văn Đồng 1958 không có giá trị pháp lý mà chỉ mang ý nghĩa hậu thuẫn chính trị trong giai đoạn hai phe đối đầu ở Việt Nam. Lúc đó chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa thuộc về VNCH. TS Nguyễn Nhã tiếp lời:

Theo Hiệp định Geneve (1954) mà Trung Quốc đã ký, về mặt pháp lý quốc tế Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có trách nhiệm quản lý phần lãnh thổ phía Nam. Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, chính quyền đã tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam rồi. Về mặt pháp lý quốc tế phù hợp, chính quyền có thẩm quyền quản lý Hoàng Sa Trường Sa liên tục, từ nhà Nguyễn tới thời Pháp thuộc trong đó có nhiều chính phủ khác nhau và như vậy cho đến sau khi thống nhất các chính phủ có thẩm quyền đều khẳng định chủ quyền của mình và thực thi liên tục không đứt đoạn, vấn đề này thể hiện giá trị pháp lý quốc tế.

Kể từ khi Nhà nước CHXHCN Việt Nam phá vỡ bức tường im lặng về nội dung công hàm Phạm Văn Đồng 1958, nhà nghiên cứu Biển Đông Hoàng Việt một giảng viên về Luật Quốc tế ở TPHCM là người có những đột phá mạnh mẽ nhất khi ông luôn luôn nói thẳng vào vấn đề.




Theo Hiệp định Geneve (1954) mà Trung Quốc đã ký, về mặt pháp lý quốc tế Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có trách nhiệm quản lý phần lãnh thổ phía Nam.

- TS Nguyễn Nhã
Không có ông nào ở miền Bắc lúc đó có quyền nói về công nhận Hoàng Sa Trường Sa được cả. Bởi vì lúc đó theo Hiệp định Geneve 1954 chia đôi hai miền Nam Bắc, rõ ràng là một bên từ vĩ tuyến 17 trở ra là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa; một bên từ vĩ tuyến 17 trở vào là Việt Nam Cộng Hòa. Rõ ràng hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa thuộc về Việt Nam Cộng Hòa còn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thì có tư cách gì mà nói đến.

Trung Quốc viện dẫn Công hàm Phạm Văn Đồng để nói rằng Việt Nam công nhận chủ quyền Trung Quốc trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo Thạc sĩ Hoàng Việt điều quan trọng là nội dung công hàm Phạm Văn Đồng có cấu thành một tuyên bố được thừa nhận hay không? Theo luật pháp quốc tế nếu một bên đã ra một tuyên bố thì không thể nói ngược lại cái tuyên bố của mình và ảnh hưởng tới lợi ích của bên kia. Tuy nhiên Trung Quốc rất khó chứng minh được điều này.
Nhiều người cho rằng có hay không có công hàm Phạm Văn Đồng thì Trung Quốc cũng vẫn thực hiện mưu đồ chiếm lĩnh Biển Đông, bao gồm các quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam. Tại sao Bắc Kinh luôn đặt điều kiện đàm phán song phương và né tránh mọi tranh tụng tại Tòa án Quốc tế. TS Trần Trường Thủy vắn tắt nhận định:

Cách thức mà Trung Quốc sử dụng biện pháp song phương, một là truyền thống ngoại giao của họ quen xử lý các vấn đề song phương; thứ hai, theo tôi nghĩ và theo các nhà quan sát thì Trung Quốc thấy được họ là bên mạnh hơn nên trong giải quyết song phương họ có nhiều ưu thế hơn. Tuy vậy đấy là về mặt lý thuyết trên thực tiễn thì nó còn thuộc nhiều yếu tố. Còn Trung Quốc không đồng ý đưa ra tòa vì như thế không còn là song phương và Trung Quốc có thể không chắc chắn về các lập luận của mình về pháp lý để mà đưa ra tòa. Họ phải chắc chắn thì họ mới chấp nhận.

Những phát biểu vừa nêu cho thấy các học giả, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông có chung lập luận là công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý ràng buộc. Nếu có tranh tụng ra Tòa án Quốc tế thì Trung Quốc sẽ không dành phần thắng. Bởi vì ông Phạm Văn Đồng qua công hàm đó không có sự cam kết rành mạch về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, hơn nữa người sở hữu Hoàng Sa-Trường Sa lúc đó được quốc tế công nhận là VNCH. Và quan trọng hơn cả người ta không thể bán hay cho một cái gì mà mình không có.
Nam Nguyên,
phóng viên RFA

Thủ tướng và ngọn cờ dân chủ

Luật sư Vũ Đức Khanh
Viết cho BBCVietnamese.com từ Canada

Trong thông điệp đầu năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có một bài viết khá dài với 3.995 chữ mà trong đó ông đã lập lại 20 lần cụm từ “dân chủ”, 12 lần “Đảng” và 6 lần “xã hội chủ nghĩa”.

Bài viết này cũng được coi là “lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đưa ra đánh giá về năm cũ và nêu những hoạch định cho năm mới đúng ngày đầu năm, giống như các nhà lãnh đạo khác trên thế giới vẫn thường làm.”

Nội dung chính tựu trung vào 3 lãnh vực chính trị, kinh tế và xã hội mà theo ông Dũng “toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta” cần tập trung “tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát...”

Ông Dũng còn “đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải thống nhất hành động với quyết tâm cao để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2014... Tập trung nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.”

Nói chung, chương trình của ông Thủ tướng rất lớn, vĩ đại và rất quyết liệt, chẳng hạn như ông khảng khái lên tiếng cổ võ cho “Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân” và cho đây là động lực để phát triển.

Tuy nhiên không biết ông có thực hiện được không vì mới đây, hôm 28/11, cũng chính ông và các đồng chí cộng sản của ông vừa ấn nút thông qua bản Hiến pháp 2013 mà nội dung dường như khác với những gì ông viết hôm 1/1/2014.

Diễn giải về dân chủ

Nhưng có lẽ vì ông sợ người đọc không hiểu khái niệm “Dân chủ” mà ông đang diễn giải nên ông viết thêm rằng “Đảng ta đã khẳng định Dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dân chủ cũng là xu thế khách quan trong tiến trình phát triển của xã hội loài người".

"Từ chế độ nô lệ lên chế độ phong kiến và từ chế độ phong kiến lên chế độ tư bản là những bước tiến dài về dân chủ. Chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng phải ưu việt hơn về dân chủ và Đảng ta phải nắm chắc ngọn cờ dân chủ. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước cũng là nhằm phát huy tốt hơn quyền làm chủ của Nhân dân.”
"Chẳng lẽ với 4.000 năm văn hiến, Việt Nam không có một tư tưởng lớn nào sao? Chẳng lẽ tinh thần “Hội nghị Diên Hồng” không dân chủ sao mà chỉ nói “Dân chủ là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh!”"
Và ông cũng không quên nhắc một câu kinh điển có giá trị như một câu “thần chú” làm bùa hộ mạng ở nước CHXHCN Việt Nam: “Dân chủ (cũng) là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh!”

Khái niệm “Dân chủ” mà ông Dũng chuyển đến chúng ta trong thông điệp đầu năm 2014 là “Dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng (CSVN)”. Cái dân chủ này thì đâu có xa lạ gì với người dân Việt Nam vì từ lúc khai sinh nước VNDCCH cho đến nay, cả hai miền Nam Bắc, đồng bào ta đã phải trải qua biết bao kinh nghiệm đau thương mà không bút mực có thể tả hết được.

“Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” đã gần 70 năm nay rồi cớ chi nay ông Thủ tướng lại kêu gọi “phát huy mạnh mẽ dân chủ” rồi còn đòi “đổi mới thể chế” nữa. Chẳng lẽ nước ta không có dân chủ?

Bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan chẳng từng tuyên bố “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, dân chủ cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản” sao?

Nhân dân Việt Nam làm chủ đất nước mình là một chân lý hiển nhiên của thời đại. Cho nên Nhân dân Việt Nam có toàn quyền quyết định vận mạng của chính mình và của đất nước. Trong thực tế, có ông/bà chủ nào muốn mình bị/được “lãnh đạo” không?

Lãnh đạo bằng bạo lực?

ĐCSVN đã cướp chính quyền và áp đặt lên Nhân dân Việt Nam một ý thức hệ ngoại lai, phi nhân và tàn bạo.

Đảng đã dùng bạo lực cưỡng bức Nhân dân theo tư tưởng “dân chủ phục tùng Đảng” điển hình qua hình thức “Đảng cử, dân bầu”. Sự lãnh đạo của Đảng đã được thực hiện bằng bạo lực. Uy quyền của Đảng là họng súng. Đảng cường quyền tước đoạt quyền con người và quyền công dân của Nhân dân.

Dân chủ của Đảng, nếu không là tư tưởng của Mao-Mác-Lê hay Hồ Chí Minh thì là phản động, là “thế lực thù địch”.

Chẳng lẽ với 4.000 năm văn hiến, Việt Nam không có một tư tưởng lớn nào sao? Chẳng lẽ tinh thần “Hội nghị Diên Hồng” không dân chủ sao mà chỉ nói “Dân chủ là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh!”

Đã đến lúc cần phải nói không với cái xấu, tội lỗi, cái ác. Chúng ta không thể ngồi yên làm ngơ để ngài Thủ tướng và các đồng chí cộng sản của ngài muốn nói gì thì nói, muốn viết gì thì viết.

Các ngài đã vẽ một cái “thiên đường XHCN tưởng tượng” mà chính các ngài cũng không biết nó là cái gì thì cớ gì các ngài cứ muốn áp đặt nó mãi lên đầu của Nhân dân.

Chúng ta cần phải nói rõ rằng Nhân dân Việt Nam không cần cái “thiên đường” đó. Cái mà Nhân dân cần là cái quyền làm người thật sự như đã được công bố trong Hiến chương Quốc Tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã ký và là thành viên.

Chúng ta cũng cần dứt khoát rằng chúng ta không cần cái “dân chủ ưu việt XHCN” của ngài Thủ tướng và nếu Đảng của ngài Thủ tướng có muốn “nắm chắc ngọn cờ dân chủ” đó thì các ngài cứ nắm nhưng đừng dùng họng súng và bạo lực để ép buộc Nhân dân phải theo.

Đơn giản Nhân dân Việt Nam không muốn lên “thiên đường xã hội chủ nghĩa”.

Bài phản ánh quan điểm riêng và văn phong của tác giả, một luật sư sống tại Canada.

Nguyễn Vạn Phú - Một tiền lệ đau đầu cho làng báo?

Phiên xử ông Dương Tự Trọng sáng nay đã đặt ra một tiền lệ đau đầu cho làng báo. Khi tường thuật đến đoạn ông Dương Chí Dũng khai ai là người báo tin để biết mà chạy trốn, hầu hết các báo đều viết:Trưa 17-5, tôi điện thoại cho ông anh trên Bộ công an hỏi xem anh đi công tác về chưa, anh nói đang trên đường về Hà Nội… Đến tối 17-5, anh ấy điện cho tôi thông báo Thủ tướng đã chấp thuận lệnh khởi tố và bắt tạm giam chú, chú nên tắt điện thoại và lánh đi một thời gian”.
Đối chiếu với một tường thuật ban đầu (sau này đã sửa) của một tờ báo khác thì không phải như vậy. Dương Chí Dũng khai rõ họ tên và chức vụ người báo tin.
Nếu đưa tin như các báo đang đưa, sẽ:
 
- Sai với thực tế bởi ông Dũng không nói thế tại tòa trong khi báo chí phải tôn trọng sự thật. 
 
- Có khả năng sau này ông Dũng sẽ kiện vì tường thuật sai lời khai của ông ta.
 
- Người không biết sẽ trách tòa vì sao khai chung chung “ông anh trên Bộ Công an” mà tòa không hỏi cụ thể. Cái này là gây tiếng oan cho tòa.
 
- Báo tường thuật sai có thể ra tòa như vụ PMU18.
 
- Lịch sử sau này ghi lại đến đây ắt phải làm footnote và báo chí bị bêu danh trong lịch sử.
 
Vậy có cách nào giải quyết không?
 
Theo tôi, báo nên tường thuật theo kiểu: “Trưa 17-5, tôi điện thoại cho ông Y trên Bộ Công an hỏi xem…” và sau đó mở ngoặc chú thích: “Ông Dũng khai rõ tên và chức vụ ông Y tại tòa nhưng do yêu cầu của cơ quan chức năng nên chúng tôi chưa thể ghi rõ tên và chức vụ ông Y”.
 
Làm được như vậy vừa trọn vẹn đôi đường. (Còn vì sao dùng ông Y thì bởi ông X đã có người dùng rồi, dùng nữa coi chừng nhầm lẫn). Nhưng theo tôi có lẽ các báo thận trọng quá mức; có lẽ không ai ngây thơ đến độ yêu cầu báo chí không đăng một chi tiết quan trọng như thế được công khai tại tòa. Có thể người ta chỉ yêu cầu báo chí cẩn thận, khai là khai như vậy, chờ cơ quan điều tra kết luận chứ báo chí đừng nhảy vào lên án hay phán xét ngay. Thôi cứ hy vọng vậy đi – để xem báo in ngày mai xử lý ra sao!
 Nguyễn Vạn Phú
(FB Nguyễn Vạn Phú

  • Wal-Mart recalls tainted donkey meat (Washington Post) - Wal-Mart has recalled donkey meat sold at some of its outlets in Shandong province, as DNA tests showed the product contained meat from other animals.
  • Disclosure rules bring clarity (Washington Post) - A clearer picture of companies about to go public is emerging with the regulator mandating more complete disclosure from the first group of Chinese enterprises to issue shares under new regulations.
  • Moutai gaining fame beyond borders (Washington Post) - Leading Chinese liquor brand Moutai was once again among the best-known names worldwide on lists compiled by authoritative brand evaluation agencies in recent months.
  • Reaching for utopia (Washington Post) - Chinese artist Xu Bing takes viewers on a journey, with a major new work in London. Mariella Radaelli reports.
  • Honor the past, live in the present (Washington Post) - Ancient inventions that enriched our ancestors can still inspire us, but they should not be excuses for living in outdated ways.
  • Shooting blind (Washington Post) - Standing in front of 10 blind children in a small lecture-room, CaiCong instructs them step-by-step how to take a photo without seeing an object.
  • Art attack (Washington Post) - Shanghai's luxury shopping malls are no longer satisfied with hanging festive decorations and running sales for promotion and branding. The new hot attraction to lure shoppers is art.
  • Big year for European opera (Washington Post) - The year 2013 saw musical tributes paid to two of the greatest talents from the world of opera: Richard Wagner from Germany and Giuseppe Verdi from Italy.
  • China's ambassador to US blasts Japan's Abe (Washington Post) - Chinese Ambassador to the United States Cui Tiankai had harsh words for Japanese Prime Minister Shinzo Abe, whose recent visit to the controversial Yasukuni shrine in Tokyo sparked fresh outrage among neighboring countries.
  • Suspect arrested in consulate arson (Washington Post) - The Bureau of Diplomatic Security said on Friday that a man suspected of carrying out the "despicable" arson attack on the Chinese consulate in San Francisco on New Year's Day had been arrested.
  • China protests US' prisoner transfer (Washington Post) - China has opposed the US decision to send the last three Chinese Uygur terrorist suspects imprisoned at Guantanamo Bay to Slovakia.
  • Paper spotlights President Xi's early work (Washington Post) - When President Xi Jinping's built his career in the 1980s, one of his main priorities was the resurgence of Hebei province's Zhengding county. His accomplishments in that area have been illuminated by a recent profile by the Hebei Daily.
  • New joint command system 'on way' (Washington Post) - The Chinese military is to establish a joint operational command system "in due course", with observers saying this will result in more-coordinated and combat-capable forces to efficiently respond to a crisis.
  • Consulate attack condemned (Washington Post) - The Chinese government condemned an arsonist attack on China's consulate general in San Francisco on New Year's Day and urged the US to ensure the safety of Chinese missions in the US and find the person responsible promptly.

Ngày 08/1/2014 - Dương Chí Dũng khai gì về những lần hối lộ người của Bộ Công an?

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Dương Chí Dũng khai gửi đơn tố cáo tới ông Bá Thanh

Chiều 7/1, tiếp tục phiên tòa xét xử vụ án của Dương Tự Trọng, ông Dương Chí Dũng khai, sau khi xử xong vụ Vinalines, ông Dũng có viết đơn tố cáo gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và ông Nguyễn Bá Thanh (Trưởng Ban Nội chính Trung ương).
Theo đó, trong đơn ông Dũng cho rằng ông đã không nhận 1,666 triệu USD tiền lại quả từ việc mua ụ nổi.
Ông Dương Chí Dũng khai trước tòa cụ thể hơn về lá đơn tố cáo như sau: “Những điều trước đây tôi phản bác giờ tôi khai lại: Vấn đề vị cán bộ này nhận tiền, ngoài 500.000 USD thì còn khoản nữa. Liên quan đến việc đầu tư làm ăn nên tôi và bà Lan (công ty Vạn Thịnh Phát ở TP.HCM- PV) còn đưa cho anh 1 triệu USD. Hôm đưa tiền tôi gọi cho anh, anh nói 5h về đến nhà. Tôi mang túi vào phòng anh rồi để luôn hai cái túi ở phía bên trong nhà”.
Phiên tòa xử vụ Vinalines kết thúc vào ngày 16/12/2013, sau ba ngày xét xử. Dương Chí Dũng bị tuyên án tử hình.
Vào phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng và các đồng phạm ngày 14/12/2013, Trưởng Ban Nội chính TƯ âm thầm một mình đến TAND Hà Nội tham dự.
Ông Nguyễn Bá Thanh đến khá sớm. Khi các phòng theo dõi phiên xử qua tivi còn chưa được mở, ông Thanh xuống xe ở cửa vào khu nhà hành chính của tòa, một mình đi thẳng vào khu vực phòng bố trí theo dõi phiên xử Dương Chí Dũng.
Và lần này, ngày 7/1/2014, ông Nguyễn Bá Thanh lại lặng lẽ đến theo dõi phiên tòa xét xử vụ án Dương Tự Trọng (em trai Dương Chí Dũng) cùng 6 đồng phạm về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài.
Vụ án của Dương Chí Dũng và đồng phạm tại Vinalines là một trong 10 đại án tham nhũng mà Ban Nội chính TƯ, Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng TƯ đưa vào diện giám sát đặc biệt.
Quyết tâm phòng chống tham nhũng từng được ông Nguyễn Bá Thanh thể hiện bằng từng hành động, lời nói cụ thể.
Và khi nói về Luật chống bao che tham nhũng, ông Nguyễn Bá Thanh cho rằng: “Nghị quyết của Đảng về phòng, chống tham nhũng đã rõ rồi, vấn đề còn lại là phải làm. Vừa chống nhưng vừa phòng tham nhũng.
Chống thì phải chống nhưng còn phải phòng nữa. Ngay cả một số dịch vụ công cũng xảy ra tham nhũng, thậm chí trong bệnh viện cũng xảy ra. Có điều là nơi nhiều, nơi ít, quy mô khác nhau thôi”.
Hay ông cũng từng chia sẻ: “Việc xử lý các vụ án tham nhũng cực kỳ khó khăn, cần phải thận trọng. Quá trình điều tra, khởi tố cần phải chính xác đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan sai. Chính vì vậy các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải có thời gian”.
Có lẽ cũng vì vậy trong đại án lần này ông luôn là người âm thầm theo dõi bởi như hồi tháng 9/2013, trong buổi tiếp xúc cử tri hai quận Hải Châu, Sơn Trà – Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh cũng bày tỏ: “Muốn làm nhanh những vụ án tham nhũng, nhưng làm chưa xong vụ này đã lại phát hiện ra vụ khác”.
Theo Báo Đất Việt

Dương Chí Dũng khai rải tiền cho nhiều người: Đề nghị khởi tố người “mật báo”



Theo đại diện VKS, tại phiên tòa hôm nay, căn cứ vào lời khai của các bị cáo và các nhân chứng thì thấy có dấu hiệu của tội cố ý làm lộ bí mật công tác, đại diện VKS kiến nghị HĐXX có kiến nghị khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật công tác theo điều 286 Bộ luật hình sự.
Chiều 7-1, kết thúc phần xét hỏi, đại diện VKS đã tiến hành luận tội đối với các bị cáo. Theo đại diện VKS, các bị cáo đã thành khẩn khai nhận, lời khai phù hợp với tài liệu, hồ sơ vụ án. Riêng Dương Tự Trọng không khai nhận hành vi phạm tội của mình, nhưng xét kết quả điều tra, lời khai các nhân chứng tại tòa thì đã đủ cơ sở kết luận: Dương Tự Trọng đã hướng dẫn cho Dương Chí Dũng trốn ở nhà bạn gái tên Nhung. Sau đó trực tiếp chỉ đạo các bị cáo khác tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn vào TP.HCM rồi sau đó trốn ra nước ngoài.
Hành vi của các bị cáo đặc biệt nghiêm trọng, gây dư luận không tốt. Việc Dương Chí Dũng trốn sang Campuchia không những gây khó khăn cho quá trình điều tra vụ án mà gây hoài nghi trong dư luận. Vụ án có đồng phạm, có tổ chức, hành vi phạm tội của các bị cáo được thực hiện chặt chẽ, chính xác.
Xét tính chất mức độ hành vi của các bị cáo, Đại diện VKS đề nghị mức án:
1. Dương Tự Trọng (52 tuổi, nguyên phó giám đốc Công an TP Hải Phòng, nguyên phó cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – Tổng cục VII – Bộ Công an): từ 18-20 năm tù. Trọng là người đã phân công chỉ đạo các bị cáo khác, dùng sim rác để tránh sự phát hiện của cơ quan điều tra, cung cấp tiền cho Dương Chí Dũng. Là cán bộ công an cao cấp, biết Dương Chí Dũng phạm tội nhưng vẫn yêu cầu 3 thuộc cấp của mình và các bị cáo khác đưa Dũng trốn. Ngoan cố, không thành khẩn khai báo, có nhiều năm công tác, có nhiều thành tích nhưng vẫn cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc nhất.
2. Vũ Tiến Sơn (47 tuổi, nguyên phó trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP Hải Phòng): Từ 17-18 năm tù. Là người đã trang bị điện thoại, sim rác, liên lạc với các bị cáo khác để chỉ đạo, cần áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc.
3. Hoàng Văn Thắng (43 tuổi, nguyên cán bộ phòng cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường, Công an TP Hải Phòng): Từ 6-7 năm tù
4. Đồng Xuân Phong (39 tuổi, quê Hải Phòng): 6-7 năm tù
5. Trần Văn Dũng (45 tuổi, quê Bắc Kạn): 6-7 năm tù
6. Nguyễn Trọng Ánh (28 tuổi, nguyên cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP. Hải Phòng): 6-7 năm tù
7. Phạm Minh Tuấn (52 tuổi, quê Hải Phòng): 5-6 năm tù
Theo đại diện VKS, tại phiên tòa hôm nay, căn cứ vào lời khai của các bị cáo và các nhân chứng thì thấy có dấu hiệu của tội cố ý làm lộ bí mật công tác, đại diện VKS kiến nghị HĐXX có kiến nghị khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật công tác theo điều 286 Bộ luật hình sự. Đối với nội dung Dương Chí Dũng khai đưa và nhận hối lộ liên quan đến việc điều tra những sai phạm xảy ra tại công ty Vinalines, có dấu hiệu ép cung mớm cung, đề nghị HĐXX kiến nghị trong bản án đến cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật.

Tội cố ý làm lộ bí mật công tác

1. Người nào cố ý làm lộ bí mật công tác hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật công tác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 và Điều 263 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
(Điều 286 Bộ luật Hình sự)

Dương Chí Dũng khai rải tiền cho nhiều người

Trong phần làm việc chiều 7-1, HĐXX cho biết sẽ không khống chế lời khai của ông Dương Chí Dũng và yêu cầu ông khai tiếp sự việc.
Dương Chí Dũng khai đã đưa tiền cho nhiều cán bộ cấp cao của Bộ Công an để tránh việc bị điều tra về ụ nổi 83M và những sai phạm ở Vinalines.
Theo ông Dương Chí Dũng,18g ngày 17-5, ông Dũng nhận được điện thoại của ông Phạm Quý Ngọ – Thứ trưởng Bộ Công an bảo Thủ tướng đã chấp thuận khởi tố và bắt tạm giam Dương Chí Dũng. “Khi nghe tin anh Ngọ báo, tôi rất bàng hoàng, không ngờ tội của mình lại bị bắt đi như vậy” – Dương Chí Dũng nói trước tòa.
“Trước đó, chiều 29-4 tôi có xuống thăm gia đình anh Ngọ đang nghỉ tại Tuần Châu, Quảng Ninh. Tại sao xuống thăm, vì trước đó tôi có giấy triệu tập đến cơ quan công an để điều tra về ụ nổi 83M. Khi xuống, tôi có trình bày với anh Ngọ về việc mua bán ụ nổi 83M và mong anh xem xét khách quan. Tôi nói anh quan tâm giúp đỡ giúp tôi. Anh nói mọi việc để anh lo. Hôm đó tôi xuống có quà cho anh chị. Tôi biếu phong bì 10.000 USD. Sau đó tôi xin phép đứng dậy đi trước, anh bảo cứ ngồi. Anh còn bảo tôi kiếm 1 sim rác để liên lạc với anh chứ không dùng số cũ.
Tối 2-5-2012, tôi có đến nhà anh Ngọ. Trên đường đến tôi có điện thoại thì anh Ngọ nói đang ở nhà. Hôm đó chú lái xe của tôi chở tôi đi bằng xe cơ quan. Khi tôi vào nhà anh Ngọ ở phố Lý Thường Kiệt thì gặp chú thường trực ở đấy.Tôi mang theo túi 500.000 USD để biếu anh Ngọ” – ông Dũng khai.
Số tiền này của ai?- HĐXX hỏi. Theo ông Dũng, số tiền này ông vay của bạn học tên là Trần Anh, nhà ở Đường Điện Biên Phủ, TP Hải Phòng 100.000 USD, vay chú kết nghĩa tên Chính Liên 100.000 USD, vay chú anh lái xe ô tô 1 tỷ đồng, trong cặp luôn có 1 ít tiền, cộng với tiền con gái học ở Mỹ nên luôn có dự phòng 100.000 USD nữa, gom đủ 500.000 USD để đưa anh Ngọ.
HĐXX hỏi: Mục đích mang tiền đi làm gì ? – Hôm dưới Tuần Châu anh Ngọ nói giúp thì tôi mang đi để anh Ngọ giúp cho tôi- ông Dũng khai
“Đêm đó anh Ngọ ngồi điện cho anh Thanh cục trưởng C48 (Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng – PV) thì thấy không nghe máy. Sau đó tôi xin số điện thoại của anh Thanh. Sau đó tôi cũng ngại, không dám gọi cho anh Thanh. Tôi nhờ anh Hùng con trai anh Ngọ, nhờ dẫn đến nhà anh Thanh. Tối 6-5, tôi đến nhà anh Ngọ, tôi điện cho Hùng nhờ dẫn sang nhà anh Thanh. Tôi gặp anh Thanh, đưa quà cho anh Thanh 20.000 USD và 1 chai rượu. Tôi biếu anh Thanh với mục đích anh Thanh giúp tôi trong việc bị triệu tập điều tra việc mua ụ nổi 83M.
Anh Ngọ cho số điện thoại rác của anh Ngọ và dặn tôi phải gọi cho anh vào số điện thoại đó. Anh Ngọ còn dặn tôi không nên dùng số hiện có mà nên dùng sim rác.
Sáng 7-5, tôi đến C48 làm việc. Có một anh tên Sơn. Khi đến làm việc, các anh đều cho tôi số điện thoại. Sau đó tôi gọi điện và đến thăm nhà anh Sơn. Hôm đến thăm anh Sơn, tôi biếu anh Sơn phong bì 10.000 USD.
Tối 14-5, tôi điện cho anh Ngọ, anh nói tình hình họp trung ương căng thẳng, C48 đề nghị khởi tố 3 người, chú đứng đầu. Tôi xin anh giúp.
Tôi biết anh Ngọ khi anh là Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát. Trước tôi hay đến thăm nhà anh ở gần sông Tô Lịch”.
Về hành trình bỏ trốn, Dương Chí Dũng khai: “Lúc đầu tôi đi Trung Quốc, khi đi thì tôi thấy đi hướng đó xấu. Tôi có hộ chiếu, visa nên tôi nghĩ chuyển hướng Tây Nam nên chuyển hướng đi Campuchia rồi đi Mỹ. Bây giờ đã sai rồi, vì tôi mà anh em bị liên lụy, tôi rất hối hận. Anh em rất tốt, mong HĐXX nương nhẹ cho anh em. Tôi là người gây ra việc này”.
Theo Dương Chí Dũng, sau khi xử xong vụ Vinalines, ông Dũng có viết đơn tố cáo gửi Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, ông Nguyễn Bá Thanh (trưởng ban nội chính). Trong đơn ông cho rằng ông không nhận 1,666 triệu USD tiền lại quả từ việc mua ụ nổi. “Oan cho tôi nên tôi không nhận. Việc này có có nguyên nhân sâu xa từ anh Ngọ. Việc điều tra không khách quan. Cố ý ép tội cho tôi chết. Những điều trước đây tôi phản bác giờ tôi khai lại: Vấn đề anh Ngọ nhận tiền, ngoài 500.000 USD thì còn khoản nữa. Liên quan đến việc đầu tư làm ăn nên tôi và bà Lan (công ty Vạn Thịnh Phát ở TP.HCM- PV) còn đưa cho anh Ngọ 1 triệu USD. Hôm đưa tiền tôi gọi cho anh Ngọ, anh nói 5g về đến nhà. Tôi mang túi vào phòng anh rồi để luôn hai cái túi ở phía bên trong nhà”.
Bà Phạm Thị Mai Phương, vợ ông Dương Chí Dũng khai trước tòa ngày 29-4, bà cùng chồng đi thăm vợ chồng ông Ngọ ở Tuần Châu và có đưa tiền cho ông Ngọ.
Ông Dũng khai ở cơ quan điều tra ông thay đổi lời khai vì sợ bị giết hại. Ông xác nhận lời khai của các bị cáo tại tòa là đúng và đề nghị HĐXX giảm nhẹ cho các bị cáo. Riêng bị cáo Dương Tự Trọng vẫn khai rằng “Tôi không biết, không nhớ, không thừa nhận và cũng không phủ nhận”.
Theo đại diện VKS, việc ông Dương Chí Dũng khai được ông Ngọ báo tin để ông Dũng trốn, việc thứ hai là ông Dũng đã đưa tiền hối lộ cho ông Ngọ và một số người khác, thứ ba là ông Dũng khai ông Ngọ đã nhận 1 triệu USD, ba việc này đại diện VKS sẽ có kiến nghị để HĐXX xem xét giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Đại diện VKS đang tiến hành luận tội đối với các bị cáo.
THEO TUỔI TRẺ

Dương Chí Dũng khai gì về những lần hối lộ người của Bộ Công an?

 Dương Chí Dũng khai thêm nhiều tình tiết mới liên quan đến người mật báo thông tin cho Dũng bỏ trốn. Viện Kiểm sát coi đây là tình tiết mới và sẽ đề nghị HĐXX
Chiều ngày 7/1, phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và đồng phạm tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi các bị cáo. Trong đó, một phần lớn thời gian buổi xét xử này, Dương Chí Dũng đã trình bày chi tiết về nhân vật đã mật báo thông tin cho Dũng bỏ trốn vào ngày 17/5/2012.
Theo đó, Dương Chí Dũng đã khai rằng, vào sáng ngày 17/5/2012, ông có gọi điện thoại cho một cán bộ của Bộ Công an nhưng không bắt máy. Trưa cùng ngày, Dũng gọi điện lại cho vị cán bộ kia thì được vi cán bộ này cho biết chiều cùng ngày Chính phủ sẽ nghe báo cáo liên quan đến những sai phạm của Vinalines. Vì lo lắng, chiều ngày hôm đó, Dũng loanh quanh ở khu vực nhà riêng vị cán bộ kia trên đường Lý Thường Kiệt để đợi gặp vị cán bộ này.
Tới khoảng 17 – 18h00 cùng ngày thì vị cán bộ cấp cao gọi điện lại cho Dương Chí Dũng và thông báo: “…đã chấp thuận khởi tố, bắt tạm giam chú, chú tạm lánh đi một thời gian.” Sau đó vị cán bộ kia đã bảo Dũng tắt máy điện thoại. Thế rồi Dũng bỏ trốn.
Dương Tự Trọng.
Đáng chú ý, Dương Chí Dũng khai thêm rằng, trước thời điểm bỏ trốn, Dũng đã nhận được giấy mời của Cục C48 đề nghị đến ngày 7/5 sẽ tới trụ sở cơ quan này để làm việc về vấn đề mua ụ nổi 83M của Vinalines. Ngay thời điểm đó, Dũng đã tính chuyện nhờ “ông anh” nói trên “lo việc” cho mình.
Theo lời khai của Dũng, ngày 29/4, Dũng cùng vợ đã cùng vợ tìm tới nhà riêng của vị cán bộ kia ở Quảng Ninh nhằm nhờ nhân vật này giúp Dũng tránh bị điều tra về những sai phạm ở Vinalines. Trong lần gặp gỡ đó, Dũng đã biếu vị cán bộ kia 10.000 USD. Đáp lại món quà đó, vị cán bộ kia chấn an Dũng rằng: “Chú là Chủ tịch tập đoàn, chỉ vào những văn bản, giấy tờ thì không vấn đề gì đâu. Mọi chuyện cứ để anh lo…”
Đến ngày 2/5, Dũng một mình tìm tới căn hộ của vị cán bộ kia trên phố Lý Thường Kiệt. Khi đi, Dũng mang theo một túi đen bên trong đựng 500.000 USD. Tới nơi, Dũng gặp vị cán bộ này ngồi ở quan nước tầng 1 tòa nhà. Thấy Dũng, vị cán bộ này một tay chỉ xuống đấy, một tay chỉ lên trên ý bảo Dũng cứ lên trước. Trước khi đi lên, Dũng đã để túi tiền xuống gần chỗ ngồi của vị cán bộ cấp cao kia.
Khi hai người trò chuyện tại căn hộ riêng, vị cán bộ kia đã đề nghị Dũng sử dụng số điện thoại rác để tiện liên lạc. Tại cuộc nói chuyện này, vị cán bộ có gọi điện cho một lãnh đạo C48 (Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng – PV) nhưng người này không bắt máy. Thấy vậy Dũng xin số để tiện liên lạc. Vì ngại nên sau đó Dũng cũng không dám gọi cho vị lãnh đạo C48.
Tối ngày 6/5, Dũng lại đến nhà vị cán bộ và nhờ con trai ông này dẫn đến nhà lãnh đạo C48 nói trên. Khi tới nơi, Dũng có tặng một cán bộ khác “món quà” gồm 20.000 USD và 1 chai rượu. Mục đích tặng quà của Dũng là để vị này “giúp” trong việc Dũng bị triệu tập điều tra việc mua ụ nổi 83M.
Theo lịch hẹn, sáng hôm sau Dũng đến trụ sở C48 để làm việc và xin được số điện thoại của một cán bộ khác tại cơ quan này. Sau đó, Dũng đã chủ động gọi điện, đến thăm và lại biếu vị cán bộ này phong bì bên trong có 10.000 USD.
Dương Chí Dũng khai nhận tại tòa.
Ngày 14/5, Dũng gọi điện cho vị cán bộ (“ông anh”) thì được ông này thông báo: “Tình hình căng thẳng, C48 đề nghị khởi tố 3 người, trong đó đứng đầu là chú.” Nghe vậy, như thường lệ, Dũng chỉ biết xin vị cán bộ này “giúp đỡ”.
Đến ngày 17/5 thì Dũng nhận được cuộc điện thoại của vị cán bộ nói trên thông báo có lệnh khởi tố, bắt tạm giam đối với Dũng và Dũng đã bỏ trốn.
Chưa Dừng lại ở đó, Dũng còn khai rằng, ngoài khoản tiền 500.000 USD và 10.000 USD nói trên, còn một lần khác Dũng đã giúp bà Lan (Công ty Vạn Thịnh Phát ở TP Hồ Chí Minh – PV) chuyển khoản tiển 1 triệu USD cho vị cán bộ của Bộ Công an.
Về lần đưa tiền này, Dũng cho biết không nhớ rõ là ngày nào, nhưng đó là vào năm 2010. Khi đó bà Lan có nhờ một người khác đưa tiền cho Dũng để Dũng chuyển cho vị cán bộ. Hôm đó Dũng gọi điện cho vị cán bộ này và được biết khoảng 5 giờ chiều ông sẽ về nhà. Dũng cầm 1 triệu USD để trong hai túi.
Gặp vị cán bộ, Dũng cùng ông này bước vào thang máy tòa nhà rồi lên căn hộ của ông. Khi vị cán bộ bước qua phòng khách, đi vào căn phòng phía trong, Dũng cũng đi theo rồi đặt hai túi tiền ở gần cửa phòng. Sau đó Dũng quay ra ghế sô pha ở phòng khách ngồi uống nước.
Sau khi nghe những lời khai nói trên của Dương Chí Dũng, đại diện Viện Kiểm sát nhận định đây là những tình tiết mới của vụ án và sẽ kiến nghị HĐXX xem xét. Cuối giờ chiều phiên xét xử ngày 7/1, Viện Kiểm sát đã đề nghị khởi tố thêm vụ án “Cố ý tiết lộ bí mật công tác” để điều tra làm rõ về tình tiết có nhân vật đã mật báo thông tin để Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Đồng Xuân Phong – một tội phạm trốn lệnh truy nã giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Về tình tiết Dương Chí Dũng tố cáo một số cán bộ trong ngành công an tham ô, Viện Kiểm sát cũng đề nghị HĐXX có đề nghị tới các cơ quan có thẩm quyền để điều tra làm rõ.
Dương Chí Dũng cũng trình bày thêm rằng, sau khi bị tuyên án tử hình tại phiên tòa xét xử sơ thẩm về tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản diễn ra vào các ngày 12-13-14 và 16/12/2013 vừa qua, Dũng đã viết đơn tố cáo gửi tới nhiều lãnh đạo Nhà nước. Trong đó Dũng cũng trình bày chi tiết các vấn đề mà Dũng đã khai ở trên.
Cùng với đơn tố cáo, Dương Chí Dũng cũng đã gửi đơn kháng cáo tới cơ quan chức năng. Dũng cho rằng bản án tử hình mà HĐXX đưa ra tại phiên xét xử sơ thẩm là quá nặng. Trong đó, Dũng vẫn khẳng định mình bị oan về tội Tham ô tài sản. Dũng cho rằng, tới thời điểm này bị cáo vẫn không hề biết gì về khoản tiền 1,666 triệu USD được cho là tiền “lại quả” từ vụ mua bán ụ nổi 83M.
Liên quan đến tội danh của những bị can đã tổ chức cho Dương Dũng trốn đi nước ngoài, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines khai rằng: “Khi nhận được cuộc điện thoại báo tin mình bị khởi tố và bắt giam, tôi hoảng quá nên mới bỏ trốn. Tôi nghĩ mình chỉ mắc một số sai phạm nhỏ nên tránh đi một thời gian, đợi khi cơ quan điều tra làm sáng tỏ sự việc thì lại trở về.”
Dương Chí Dũng cho rằng, chính ông là người có ý định và khởi xướng kế hoạch bỏ trốn và mong tòa giảm nhẹ hình phạt đối với em trai Dương Tự Trọng cùng các đồng phạm trong vụ án này. Dũng nói: “Việc bỏ trốn tất cả là do tôi. Ban đầu tôi định đi sang Trung Quốc. Nhưng sau khi thấy hướng đi đó xấu. Lúc đó tôi lại có hộ chiếu, visa nhập cảnh vào Mỹ nên tôi mới quyết định chuyển hướng vào phía Nam rồi sang Campuchia, sau đó sang Mỹ.
Các anh em (ý chỉ Dương Tự Trọng và đồng phạm trong vụ án Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài – PV) ở đây chỉ hỗ trợ tôi bỏ trốn vì tình cảm anh em chứ không vì mục đích vụ lợi cá nhân nào. Chỉ vì tôi mà các anh em đã bị liên lụy. Vì vậy xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo”./.
THEO GIÁO DỤC

Nguyên Cục trưởng Cục cảnh sát chống tham nhũng nói ‘không liên quan’ đến Dương Chí Dũng


 Trả lời Thanh Niên Online vào cuối giờ chiều ngày 7.1, ông Trần Duy Thanh, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C48) Bộ Công an nói ông “không nắm được” và “không liên quan gì” đến việc Dương Chí Dũng bỏ trốn.

Tại phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và 6 bị cáo khác về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài” vào ngày 7.1, Dương Chí Dũng (với tư cách là nhân chứng) đã khai đưa hàng chục ngàn USD đến nhà ông Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an và Cục trưởng C48 – Ảnh: Minh Sang
Ông Thanh là một trong 2 nhân vật cấp cao của Bộ Công an bị Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines khai trước tòa (vào ngày 7.1) đã nhận các khoản tiền hàng chục ngàn USD.
Tại phiên tòa xét xử các bị cáo tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài vào ngày 7.1, Dương Chí Dũng với vai trò là nhân chứng, khai vào chiều 17.5.2012 đã nhận được điện thoại của của Thượng tướng – Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ báo Dũng bị khởi tố, bắt giam và khuyên nên tránh đi một thời gian.
Dương Chí Dũng khai nhận, trước đó trong quá trình bị Cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công an mời lên làm việc, Dũng đã từng tiếp xúc với ông Ngọ và đã 2 lần “biếu quà” cho ông này. Cụ thể một lần 10.000 USD khi gia đình ông Ngọ đang nghỉ mát ở Tuần Châu, Quảng Ninh và một lần khác là 500.000 USD tại nhà ông Ngọ ở phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội vào ngày 2.5.2012.
Việc liên quan đến ông Trần Duy Thanh, Dương Chí Dũng khai tại tòa: “Đêm đó anh Ngọ ngồi điện cho anh Thanh, Cục trưởng C48 thì thấy không nghe máy. Sau đó tôi xin số điện thoại của anh Thanh. Sau đó tôi cũng ngại, không dám gọi cho anh Thanh. Tôi nhờ anh Hùng con trai anh Ngọ, nhờ dẫn đến nhà anh Thanh. Tối 6.5, tôi đến nhà anh Ngọ, tôi điện cho Hùng nhờ dẫn sang nhà anh Thanh. Tôi gặp anh Thanh, đưa quà cho anh Thanh 20.000 USD và 1 chai rượu. Tôi biếu anh Thanh với mục đích anh Thanh giúp tôi trong việc bị triệu tập điều tra việc mua ụ nổi 83M”.
Khi PV Thanh Niên Online hỏi về lời khai của Dương Chí Dũng, ông Trần Duy Thanh cười lớn rồi nói ông không biết và cũng không liên quan đến chuyện này.
Theo ông Thanh, Cơ quan An ninh điều tra của Bộ Công an điều tra vụ án Dương Tự Trọng và các đồng phạm tổ chức do Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài, nên “nếu có vấn đề gì thì Cơ quan An ninh điều tra phải làm rõ”.
Sau khi Dương Chí Dũng bỏ trốn, ngày 22.5.2012, Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm Bộ Công an đã tổ chức họp báo thông báo kết quả điều tra ban đầu tại Vinalines.
Tại cuộc họp này, đại tá Trần Duy Thanh, nguyên Cục trưởng C48 cho biết, C48 đã phát hiện sai phạm tại Vinalines từ tháng 1.2012, quá trình điều tra đã một số lần triệu tập Dương Chí Dũng lên cơ quan điều tra làm việc.
Trả lời báo chí chiều nay, ông Phạm Quý Ngọ cũng phủ nhận liên quan đến việc Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Trả lời Thanh Niên Online, trung tướng Nguyễn Danh Cộng, Chánh văn phòng, kiêm người phát ngôn của Bộ Công an cho rằng các thông tin liên quan đến vụ án Dương Tự Trọng đang được xét xử nên báo chí nên lấy thông tin từ tòa án, còn bộ chưa có phát ngôn nào.
THEO THANH NIÊN

Lời khai của Dương Chí Dũng về người mật báo là có cơ sở



Luật sư bào chữa cho bị cáo Dương Chí Dũng cho rằng việc báo tin để Dương Chí Dũng chạy trốn mới chính là hành vi gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và làm cản trở quá trình xử lý vụ án tại Vinalines.
Tối 7.1, trao đổi với Một thế giới, luật sư Nguyễn Đình Hưng (bào chữa cho bị cáo Dương Tự Trọng) cho rằng những lời khai của Dương Chí Dũng tại phiên tòa về việc có người mật báo để mình bỏ trốn là “có cơ sở”. Đồng thời, những lời khai này có thể ảnh hưởng đến toàn bộ vụ án tổ chức trốn ra nước ngoài của Dương Tự Trọng và các bị cáo khác.
Ông Dương Chí Dũng khai rằng mình được Thứ trưởng bộ Công an Phạm Quý Ngọ thông báo tin khởi tố, khuyên tạm tắt điện thoại và tạm lánh đi một thời gian.
Theo luật sư Hưng, cuốn “sổ vạn niên” mà cơ quan điều tra thu giữ của ông Dũng có ghi chép đầy đủ quá trình từ trước và sau ngày chạy trốn của nhân chứng này (ngày 17.5.2012). Trong đó, Dương Chí Dũng đã ghi lại cụ thể việc gọi điện hỏi cán bộ công an về thông tin vụ án thế nào, quá trình chạy trốn ra sao…
“Bỏ qua chuyện ông Dũng khai đã giao cho thứ trưởng bộ Công an Phạm Quý Ngọ một lần 10 ngàn USD, một lần 500 ngàn USD và 1 lần 1 triệu USD vì nó còn phải có bằng chứng chứng minh. Tuy nhiên ông Dũng khó mà bịa ra chuyện đã được ông Ngọ thông báo trước thông tin khởi tố. Chắc chắn phải có ai đó báo cho biết thì ông Dũng mới chạy trốn”, luật sư Hưng nhận định.
Luật sư Hưng cho rằng việc ông Dũng được mật báo chính là điểm khởi đầu của toàn bộ vụ án tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài của 7 bị cáo, trong đó có thân chủ của ông.
“VKS nhận định hành vi của Dương Tự Trọng và các bị cáo khác đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng vì cản trở việc xử lý vụ án tại Vinalines là không đúng. Chính dư luận cũng đang hiểu nhầm về chuyện này và trầm trọng hóa vụ án của Dương Tự Trọng lên. VKS cũng đề nghị mức án quá nặng đối với ông Trọng. Theo tôi, việc cản trở quá trình xử lý tại Vinalines phải là hành vi mật báo cho Dương Chí Dũng biết thông tin khởi tố khiến ông này bỏ trốn”, luật sư Hưng nhấn mạnh.
Theo đó, ông Hưng cho rằng thân chủ của mình và các bị cáo khác chỉ đóng vai trò giúp sức vì trốn đi đâu đều do ông Dũng hoàn toàn chủ động. VKS cũng không thể gán ghép ông Trọng vào vai trò chủ mưu của vụ án được.
Luật sư Hưng cũng không đồng tình với kiến nghị của đại diện VKS về việc khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật công tác để xử lý riêng rẽ với vụ án của Dương Tự Trọng. Luật sư đã kiến nghị tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung để làm rõ người báo tin như lời khai của ông Dũng.
“Nếu xác định được có người báo tin cho Dương Chí Dũng thật thì phải gộp chung hai vụ án này lại với nhau. Việc cố ý làm lộ bí mật công tác và tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài là hai hành vi phạm tội khác nhau nhưng lại có chung một hậu quả. Quan trọng hơn là từ đó mới đánh giá đầy đủ được tính chất, mức độ từ hành vi phạm tội của cá bị cáo”, luật sư Hưng nói.
Ông Hưng cũng cho rằng, thân chủ của mình không vô tội nhưng phải được tòa xem xét khách quan và công bằng.
THEO MỘT THẾ GIỚI