Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Cập nhật vụ Dương Chí Dũng khai Phạm Quý Ngọ

Cần đọc báo tỉnh táo

Trong biển thông tin bát nháo, lề trái, lề phải và không lề, làm sao để biết đâu là thông tin đáng tin cậy là một câu hỏi lớn. Mỗi bài viết, mỗi tác giả đều có một chủ đích nào đó khi cầm bút. Chính vì vậy, bạn đọc phải đánh giá, chắt lọc và thẩm thấu thông tin cho mình để tránh bị hiểu sai hoặc bị “dắt mũi”.

Ảnh: đưa tin đúng sự thật, khách quan là đạo đức làm báo (nguồn: internet)


Về cơ bản, khi đọc một bài viết, chúng ta cần phải phân biệt giữa “bằng chứng khách quan” “quan điểm chủ quan”. Bằng chứng là những thông tin, số liệu đã được chứng minh, còn quan điểm chỉ là đánh giá, diễn giải hoặc niềm tin của tác giả. Ví dụ, bằng chứng là tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2013 đạt khoảng 5,3%, thấp hơn các năm trước đây. Còn quan điểm chủ quan là nền kinh tế Việt Nam đã chạm đáy và bắt đầu tăng trưởng trở lại trong các năm tiếp theo. Một độc giả thông minh là độc giả phân biệt được bằng chứng và ý kiến chủ quan, và phải đánh giá được ý kiến chủ quan đó có đáng tin cậy hay không (ví dụ như có bằng chứng để củng cố quan điểm của tác giả hay không).

Để đọc báo tỉnh táo, có lẽ một số lưu ý sau cần được áp dụng.

Thứ nhất, phải đánh giá những bằng chứng thực tế có thực sự là bằng chứng không, hay tác giả chỉ “đánh tráo” gọi quan điểm của họ là bằng chứng. Ví dụ, một tác giả viết “thực tế đã chứng minh tư tưởng của chúng ta là tiến bộ, vượt trội, là đích đến không thể bàn cãi” hoặc “kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy, do dân trí thấp nên chúng ta chưa thể thực hành dân chủ vì sẽ dẫn đến rối loạn xã hội”. Rõ ràng, đây chỉ là quan điểm cá nhân của tác giả chứ không phải là “thực tế khách quan” vì thiếu các bằng chứng củng cố cho tuyên bố này. Dù tác giả gọi quan điểm cá nhân của mình là “thực tế đã chứng minh” không biến quan điểm của ông ta/bà ta thành thực tế được. Tất nhiên, quan điểm của chuyên gia uy tín, nhà khoa học lỗi lạc trong lĩnh vực của họ có thể khác, nhưng những người như vậy thường đưa ra bằng chứng cho nhận định của mình, chứ không chỉ tuyên bố xanh rờn “thực tế đã chứng minh”.

Thứ hai, khi đọc cần để nhiều người đưa ra “lý luận sai” để dẫn dụ đến một “kết luận sai”. Lỗi này có cả cố ý hoặc vô ý. Ví dụ, nhiều người khái quát hóa một sự vật hiện tượng đơn lẻ thành hiện tượng chung như “nông dân Việt Nam phun thuốc bảo vệ thực vật và chất tăng trưởng rồi bán cho khách hàng, còn rau mình ăn được trồng ở một vạt vườn riêng”. Rõ ràng, chỉ một số người nông dân làm vậy, chứ không phải tất cả người nông dân đều làm vậy. Hoặc nhiều người đơn giản hóa vấn đề như “nếu chính phủ tử hình tất cả những người buôn ma túy, thì không còn ai mắc nghiện”. Đây không phải là một vấn đề đơn giản như thế. Để dẹp nạn buôn bán, sử dụng ma túy không chỉ liên quan đến việc tử hình kẻ buôn lậu, mà còn liên quan đến hệ thống luật pháp, văn hóa, xã hội, và quyền được sống.

Thứ ba, cần phải cảnh giác với những khái niệm tương đối hoặc mang tính áp đặt cá nhân trong các bài viết. Ví dụ, “giới trẻ thường ít kinh nghiệm, đua đòi, không tự xác định được cho mình đâu là tốt và xấu” là một câu có nhiều lỗi dạng này. Cụ thể, thế nào là “giới trẻ” và liệu “trẻ” có gắn với “ít kinh nghiệm”. Bên cạnh đó, những câu như “những người ủng hộ hợp pháp hóa mại dâm là những kẻ không tôn trọng giá trị gia đình, thuần phong mỹ tục của dân tộc” cũng mắc lỗi này. Việc “lợi” và “hại” của hợp pháp hóa mại dâm không liên quan đến người ủng hộ hay phản đối nó.

Thứ tư, người viết hay sử dụng hệ nhị phân trong cảnh báo, hoặc kinh nghiệm quá khứ để áp đặt ý kiến chủ quan của mình. Một ví dụ điển hình là “nếu chúng ta tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước, chính phủ chắc chắn sẽ mất khả năng để điều hành nền kinh tế”. Trên thực tế, có nhiều giải pháp khác, ví dụ như sử dụng thuế, đầu tư công, hoặc quy định vê môi trường, công nghệ hoặc phúc lợi xã hội để điều hành nền kinh tế, chứ không chỉ bằng sở hữu nhà nước. Một ví dụ khác, nhiều tác giả viết “các thế hệ cha ông đã hy sinh và chịu đựng gian khổ, lẽ nào thế hệ trẻ lại không trân trọng cuộc sống ngày nay?”. Rõ ràng, cha ông sống trong một giai đoạn lịch sử, xã hội khác, và thế hệ ngày nay đã sống trong một điều kiện khác, không thể lấy giai đoạn của cha ông làm thước đo áp vào giai đoạn bây giờ.

Thứ năm, nhiều người sử dụng câu “ai cũng biết” hoặc “rõ ràng là” để đánh lừa người đọc. Ví dụ, có người viết “tất cả chúng ta đều biết ngân sách nhà nước là tiền của dân, để phục vụ nhân dân” là không đúng, không phải người dân nào cũng biết các công trình cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội được xây dựng bằng tiền của họ chứ không phải là do cấp trên ban phát. Hoặc “bất cứ ai cũng biêt rằng kỳ thị người có HIV chỉ làm cho dịch bệnh lan tràn hơn mà thôi” cũng vậy, không phải ai cũng hiểu khi bị kỳ thị, người có HIV sẽ phải che dấu, không dám tiếp cận thông tin, thuốc chữa, và tiếp tục quan hệ không an toàn với người khác, và kỳ thị là một nguyên nhân lan truyền HIV.

Đọc báo cần phân biệt đâu là thực tế đã được chứng minh, đâu là lý thuyết hoặc nguyên lý khoa học, và đâu là ý kiến chủ quan áp đặt của tác giả. Nếu không phân biệt được, chúng ta dễ dàng bị “lừa” bởi những quan điểm mang tính tuyên truyền một chiều, xa rời thực tế. Nói cách khác, đọc báo tỉnh táo là chúng ta có trách nhiệm với bản thân, và đặc biệt để không bị dẫn dụ bởi người khác làm những việc không đúng. 
 
Thu Hiền
  (Diễn ngôn) 

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: ‘Cần tôn vinh những quân nhân VNCH chống ngoại xâm’

(TNO) Chia sẻ cảm nhận về sự hy sinh của những người lính Việt Nam Cộng hòa (VNCH) tháng 1.1974, trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, cho rằng cần thiết phải tôn vinh tinh thần yêu nước của người lính VNCH chống ngoại xâm.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: ‘Cần tôn vinh những quân nhân VNCH chống ngoại xâm’
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh quân khu 4 - Ảnh: M.H

Tướng Thước cho biết Bác Hồ đã nói “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, đó là tư tưởng xuyên suốt. Sau 30 năm thống nhất đất nước, những người sau năm 1975 di tản đa phần đã từng trở về, vì họ hiểu thế nào là ý nghĩa của Tổ quốc.

Theo ông, lên án chế độ VNCH là chuyện khác, nhưng tôn vinh tinh thần yêu nước của người lính VNCH chống ngoại xâm là cần thiết, hai điều này hoàn toàn khác nhau.

Tướng Thước cho rằng, hành động của người lính VNCH bảo vệ chủ quyền, đưa người ra chiến đấu giữ Hoàng Sa tháng 1.1974, không để một thế lực nước ngoài nào vào xâm lược mảnh đất của Tổ quốc là hành động yêu nước, hành động chính nghĩa và cần được nhân dân ghi nhận.

“Tổ quốc chúng ta có đất, có biển, có trời. Việt Nam giải phóng Campuchia khỏi nạn diệt chủng Pol Pot, và rút quân về, đó là hành động chính nghĩa. Nhưng bất kỳ thế lực nào lấy danh nghĩa giúp chúng ta, chiếm đất, đảo của chúng ta và không trả lại đó là hành động phi nghĩa”, trung tướng Nguyễn Quốc Thước nhấn mạnh.

Nói thêm về công cuộc bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền Việt Nam, trung tướng cho biết: Lãnh đạo của chúng ta cũng rất nhạy cảm, năm 1975 đang đánh trong đất liền để giải phóng đất nước, nhưng đã cho quân ra lấy lại Trường Sa. Nếu giống như năm 1974, thì tình hình Trường Sa cực kỳ phức tạp.

Đảng ta đã thấy: “Không ai giải phóng cho ta bằng chính sức của ta” và hành động rất đúng. Bài học lịch sử từ trước tới nay, một mặt giải phóng trên đất liền, một mặt phải giải phóng ngoài biển. Sự thật lịch sử phải được ghi nhận. Những gì hôm nay chưa nói được thì ngày mai phải nói cho rõ.
Mai Hà(ghi)
 (Thanh niên)

Triệu Tử Dương, Hoa Quốc Phong và Vinh Nghị Nhân về cuối đời đã nhiều lần xin ra khỏi đảng

Ảnh bên:Ông Triệu Tử Dương cầm loa kêu gọi sinh viên ngừng biểu tình ở Thiên An Môn. Phía Sau ông là trợ lý Ôn Gia Bảo.
Theo The Epochtimes ( Xem tại đây!), ba cựu lãnh đạo của Trung Quốc là Triệu Tử Dương, Hoa Quốc Phong và Vinh Nghị Nhân đã từng nhiều lần xin ra khỏi Đảng CSTQ, nhưng đều bị bác bỏ.


Trường hợp ông Triệu Tử Dương 
Triệu Tử Dương là Thủ tướng và là một kiến trúc sư cải cách dưới thời Đặng Tiểu Bình từ năm 1980 đấn 1987, và là Tổng bí thư Đảng CSTQ từ 1987 đến 1989.

Ông bị cách chức tháng 5-1989 và bị quản thúc tại nhà suốt gần 16 năm sau đó cho đến khi qua đời vào tháng 1-2005, lý do là ông đã biểu lộ tình cảm của mình với các sinh viên biểu tình tại Thiên An Môn.

Theo trang web Kan Zhong Gui, một nguồn tiếp cận với các cấp cao nhất của Đảng CSTQ, ông Triệu Tử Dương đã hai lần nộp đơn (xin ra khỏi Đảng) lên Giang Trạch Dân, người đã thay ông làm Tổng bí thư.

Giang Trạch Dân, người ủng hộ chủ trương đàn áp các sinh viên Thiên An Môn và truy nã những người bất đồng chính kiến sau vụ thảm sát Thiên An Môn, đã không bao giờ chấp nhận đơn của Triệu Tử Dương.
Trường hợp ông Hoa Quốc Phong
Ảnh bên:  Mao Trạch Đông nói với Hoa Quốc Phong:"Chú làm việc, tôi yên tâm"

Năm 1978, Hoa Quốc Phong là Tổng bí thư Đảng CSTQ, Chủ tịch quân ủy trung ương, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa.

Ông được cho là con của Mao Trạch Đông và lên hàng ngũ lãnh đạo với sự bảo trợ của Mao.

Theo tạp chí Chengming của Hong Kong, năm 2001, Hoa Quốc Phong là ủy viên Trung ương, đã không tham dự Đại hội lần thứ 16 Đảng CSTQ. Sau đó Hoa Quốc Phong nộp đơn yêu cầu ra khỏi Đảng CSTQ lần đầu tiên.

Trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 6-11-2001, một nhà báo Nhật Bản đã hỏi người phát ngôn Zhu Bangzao: “Có phải ông Hoa Quốc Phong đã yêu cầu được ra khỏi Đảng CSTQ?”

Zhu trả lời rằng: “Đây là việc vượt quá phạm vi nhiệm vụ của tôi. Đề nghị quí vị không bao giờ hỏi những câu hỏi loại này trong các cuộc họp báo tương lai của Bộ Ngoại giao”. Sự né tránh của Zhu cho thấy việc Hoa Quốc Phong yêu cầu được ra khỏi Đảng là đúng.

Năm 2005, một số phương tiện truyền thông báo cáo rằng Hoa Quốc Phong đã gủi yêu cầu tương tự cho Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào, và cáo buộc Đảng CSTQ đã phản bội quyền lợi chính đáng của nông dân và công nhân, trong khi đó lại phục vụ cho lợi ích của quan chức tham nhũng và tư bản.

Cũng theo các báo cáo trên, tất cả quản lý văn phòng, vệ sĩ, thư ký, tài xế của Hoa Quốc Phong cũng đều nộp đơn xin ra khỏi Đảng.
Trường hợp ông Vinh Nghị Nhân
Ảnh bên: Vinh Nghị Nhân đang tranh luận với Giang Trạch Dân trong một phiên họp
Theo tạp chí Trend tháng 11 năm 2005 của Hong Kong, Vinh Nghị Nhân đã bốn lần xin vào Đảng. Ba lần đầu ông bị từ chối vì Đảng  CSTQ cho rằng nếu không phải là đảng viên, ông Vinh sẽ làm được nhiều việc hơn cho Đảng. Ông Vinh là một doanh nhân giàu có và là một cố vấn kinh tế trung thành với Đảng. Năm 1978, theo quyết định của Đạng Tiểu Bình mở cửa nền kinh tế, ông Vinh đã thành lập các tổ chức giúp mang lại các nguồn đầu tư lớn của phương Tây vào Trung Quốc.

Tháng 4-1985, sau khi nộp đơn lần thứ tư, cuối cùng ông Vinh cũng được chấp nhận trở thành đảng viên.

Sau đó, ông Vinh yêu cầu thoái Đảng ba lần.

Lần đầu tiên là để phản đối vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4-6-1989. Trước đó ông đã yêu cầu lãnh đạo Đảng cần phải đàm phán với sinh viên.

Thay vì trừng phạt Vinh Nghị Nhân vì đã phá vỡ qui tắc của Đảng, năm 1993, ông được cử giữ chức Phó Chủ tịch nước CHND Trung Hoa.

Lần thứ hai ông yêu cầu ra khỏi Đảng là vào năm 1996, sau một cuộc cãi nhau với Giang Trạch Dân. Trong một cuộc họp Bộ chính trị, ông Vinh đã chỉ trích tham nhũng trong Đảng, và nhận xét của ông đã làm cho Giang Trạch Dân cảm thấy bị xúc phạm.

Cũng sau một cuộc tranh luận với Giang Trạch Dân vào tháng 6-2000, ông Vinh lần thứ ba yêu cầu được ra khỏi Đảng.

Buổi sáng ngày 19-11-2005, trước khi qua đời, Vinh Nghị Nhân đã đưa ra tuyên bố cuối cùng. Ông nói rằng: không thể hy vọng gì vào một đảng chính trị đã đánh mất nguyên tắc của mình, chỉ biết theo đuổi tiền và lợi nhuận, và nhất là khi đảng đó không bị kiểm soát bởi luật pháp được xây dựng từ nhân dân.
(Tâm sự Y Giáo)

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ bị khai ở tòa đã báo tin cho Dương Chí Dũng chạy trốn

Đến lượt thẩm vấn, nguyên phó trưởng Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội - PC45, Công an Hải Phòng, Vũ Tiến Sơn đã khai rằng "Anh Dũng nói với tôi rằng người báo tin cho anh ấy biết để chạy trốn trước khi bị bắt là thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ". 
Tòa thẩm vấn Dương Chí Dũng (DCD): "Anh có nghe các bị cáo khác khai tại phiên tòa không?" 
 
DCD: "Dạ tôi đã nghe rõ." 
 
Tòa: "Anh biết việc Tổng công ty Hàng hải bị khởi tố vụ án và anh là chủ tịch HĐQT khi nào?" 
 
DCD: Ngày 17.5.2012, buổi trưa tôi có điện cho anh Phạm Quý Ngọ, thứ trưởng Bộ Công an hỏi thăm xem anh Ngọ đã về Hà Nội chưa vì anh Ngọ có nói với tôi là anh ấy đi công tác tại TP HCM. Anh Ngọ nói đang trên đường từ sân bay Nội Bài về Hà Nội và anh ấy nói luôn là chiều nay Thủ tướng nghe cái vụ của chú. Thế thì chiều 17.5 tôi loanh quanh ở trung tâm thành phố, gần nhà anh Ngọ để chờ anh Ngọ và nói với anh Ngọ: “Tối em đến anh”. Đến khoảng 17 đến 18h tối ngày 17.5, tôi đang loanh quanh trên xe thì anh Ngọ điện cho tôi thông báo Thủ tướng chấp thuận bắt tạm giam chú, chú tránh đi một thời gian. Sau đó anh ấy nói tiếp là chú tắt điện thoại đi. Sau đó, tôi trốn trong tối 17.5."

11h30, tòa tạm nghỉ và sẽ tiếp tục xét xử vào giờ làm việc buổi chiều

Khi được tòa gọi lên để xét hỏi, Dương Tự Trọng cho rằng mình không có ý kiến gì với lời khai của Vũ Tiến Sơn.
 
“Tôi không công nhận và cũng không phủ nhận lời khai của tất cả các bị cáo khác. Mọi việc tôi đã khai tại cơ quan điều tra nên không khai gì thêm”, bị cáo Trọng kiên quyết. 
 
Cũng theo bị cáo Trọng, gia đình bị cáo này gặp quá nhiều việc, quá nhiều chuyện nên không thể nhớ hết và bảo lưu những lời khai tại cơ quan điều tra.
 
Dương Chí Dũng khai: Chiều ngày 17.5.2012, thứ trưởng bộ Công an gọi điện cho tôi và bảo tôi đã bị khởi tố, tạm lánh đi một thời gian.
 
Trước đó, 8h sáng 7.1, tại TAND TP Hà Nội đã khai mạc phiên tòa xét xử nguyên phó Giám đốc công an TP Hải Phòng Dương Tự Trọng cùng 6 đồng phạm trong vụ án tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài.
 
Bị cáo Dương Tự Trọng không thừa nhận cáo trạng. Ảnh chụp màn hình: Thanh Lưu.
 
Dương Chí Dũng và vợ đã được tòa triệu tập với tư cách nhân chứng. Kết thúc phần thủ tục, đại diện VKSND TP Hà Nội đã đọc bản cáo trạng truy tố 7 bị cáo.
 
 Dương Chí Dũng và vợ được tòa triệu tập với tư cách nhân chứng.
 
Sau khi nghe cáo trạng, trừ Dương Tự Trọng, tất cả các bị cáo đều cho rằng cáo trạng truy tố mình là đúng. Do đó, chủ tọa cho các bị cáo khai trước và để bị cáo Trọng trình bày quan điểm của mình về cáo trạng sau.
 
Trong vụ án này, viện KSND tối cao xác định bị can Dương Tự Trọng là người chủ mưu, cầm đầu, Vũ Tiến Sơn (nguyên Phó phòng cảnh sát điều tra về trật tự xã hội, công an TP Hải Phòng) tổ chức thực hiện theo chỉ đạo của bị can Trọng với nhiều thủ đoạn tinh vi như sử dụng điện thoại mới và sim rác, gọi nhau bằng mật danh...
 
Hành vi của các bị can đã cản trở, gây khó khăn rất lớn đến quá trình điều tra vụ án tham nhũng lớn tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam mà Dương Chí Dũng là bị can chính trong vụ án này.

 Đại diện VKS công bố bản cáo trạng truy tố các bị cáo.
 
Quá trình điều tra, cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an xác định Dương Tự Trọng đã có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ còn khi che giấu, không tổ chức truy bắt Đồng Xuân Phong (đối tượng truy nã của Công an TP HCM). 
 
Bên cạnh đó, Dũng còn chỉ đạo thuộc cấp làm giả 2 Giấy CMND. Do đó, cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can để điều tra xử lý trong một vụ án khác.
 
Bị cáo Sơn (áo trắng) cho rằng Trọng là chủ mưu và chỉ đạo toàn bộ vụ án.
 
Mở đầu phần xét hỏi, bị cáo Sơn và các bị cáo khác đều cho rằng bị cáo Trọng là chỉ huy và chủ mưu trong việc đưa Dương Chí Dũng. Các bị cáo thực hiện theo chỉ đạo của trọng do là cấp dưới hoặc quan hệ tình cảm. 
 
Các bị cáo cũng lần lượt khai quá trình đưa Dương Chí Dũng từ Hà Nội, đi Quảng Ninh, sau đó vào TP HCM bằng xe ô tô và trốn qua Campuchia qua cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh).
 
Tương tự vụ án xét xử Dương Chí Dũng và đồng phạm, phóng viên các báo đài theo dõi vụ án này qua ti vi trong một căn phòng riêng và phải kiểm tra an ninh trước khi vào tác nghiệp. Khu vực xung quanh tòa án được phong tỏa.
  Thanh Lưu

Dương Tự Trọng 'không nhớ gì' trước tòa

Hôm nay (7/1), TAND Thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử vụ đưa Dương Chí Dũng bỏ trốn ra nước ngoài.
Bị cáo Dương Tự Trọng xuất hiện trước tòa với áo len cao cổ bên trong, áo khoác tối màu bên ngoài.
Trên gương mặt người từng giữ cương vị Phó giám đốc Công an Hải Phòng lộ rõ vẻ lo lắng.
Dương Tự Trọng

Dương Tự Trọng
Bị cáo Dương Tự Trọng xuất hiện trước tòa. Ảnh: X.Đ
Dương Tự Trọng
Anh trai bị cáo Dương Tự Trọng cũng có mặt với tư cách là nhân chứng. Ảnh: Nhị Tiến
Tại phiên tòa hôm nay, ông Dương Chí Dũng cũng xuất hiện trước tòa với tư cách nhân chứng.
Một số người khác cũng được tòa triệu tập với tư cách nhân chứng nhưng đã vắng mặt là cô bạn gái tên Hoàng Kim N. của ông Dương Tự Trọng và bố của cô này là ông Hoàng Văn C.

Dương Tự Trọng
Bị cáo Thắng (trái) và Tuấn tại tòa. Ảnh: Nhị Tiến
Ngoài ra, ông Nguyễn Hồng Vinh (em vợ của Dương Tự Trọng, Giám đốc Công ty Cổ phần tiếp vận Suối Nắng) dù được tòa triệu tập đến với tư cách nhân chứng cũng đã không có mặt tại tòa.
Chị N., ông C. và ông Vinh có tham gia quá trình đưa Dương Chí Dũng bỏ trốn, nhưng xét tính chất hành vi của 3 người trên, CQĐT đã miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ông Dương Tự Trọng, nguyên Phó giám đốc Công an Hải Phòng được coi là người khởi xướng, chủ mưu, chỉ đạo các bị can khác tổ chức cho anh trai là Dương Chí Dũng trốn.
Nhiều bị cáo bày tỏ kính trọng với bị cáo Trọng
Ngay cả khi phải ra đứng trước vành móng ngựa, trình bày trước tòa, nhiều bị cáo đã không ngại ngần bày tỏ tình cảm, sự kính trọng, ngưỡng mộ của mình đối với bị cáo Dương Tự Trọng.
Trong buổi sáng ngày 7/1, HĐXX tập trung thẩm vấn các bị cáo để làm rõ vai trò của từng người trong việc đưa Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Hầu hết các bị cáo đều khai rằng, được nhờ việc thì giúp chứ họ không ý thức hết việc làm của mình và trong quá trình thực hiện có thấy sự bất thường cũng không tò mò hỏi chuyện.
Tại tòa, bị cáo Phạm Minh Tuấn (nguyên Giám đốc xí nghiệp Bạch Đằng), người từng gắn bó với bị cáo Dương Tự Trọng suốt thời gian học ở Đại học Bách khoa và cả quãng thời gian dài sau đó khai nhận, khi được ông Trọng nhờ giúp đỡ đã không từ chối.
Vì mối thân tình, bị cáo Tuấn và bị cáo Trọng coi nhau như anh em một nhà và theo lời khai của bị cáo Tuấn: “Anh em chơi với nhau, cần thì giúp, không bao giờ tôi hỏi.”
Bị cáo Tuấn cho biết, khi xe chạy đến phố Nối, ông ta mới biết mục đích chuyến đi.
“Chị N. là người quen của mấy anh em nên bị cáo biết nhà chị N. Tôi dẫn đường đến nhà chị N. Khi đón anh Dũng ở Quảng Ninh, anh Trọng không nói gì và tôi cũng không hỏi.
Coi là thành viên của gia đình nên được đề nghị giúp là tôi làm, không bao giờ hỏi. Có chuyện riêng tư, là bạn thân của anh Trọng, tôi không thóc mách”, lời khai của bị cáo Tuấn tại tòa.
Cũng theo bị cáo Tuấn, ông ta không biết gì về việc ông Dương Chí Dũng bị bắt, cho đến khi xem ti vi và biết ông Dũng đang bị truy nã.
“Bị cáo chỉ coi trọng anh Trọng, làm đúng bổn phận người em trong gia đình, bị cáo không có việc gì nhờ vả anh Dũng, và không quan tâm đến cương vị của anh Dũng”, bị cáo Tuấn khai.
Mở đầu phần trả lời thẩm vấn của mình, bị cáo Nguyễn Trọng Ánh (nguyên cán bộ Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, CA TP Hải Phòng) bày tỏ: “Trong công việc, bị cáo ngưỡng mộ anh Trọng về cách sống và với cách anh í đối xử với mọi người trong gia đình.”
Nguyên cán bộ Công an Hải Phòng cho rằng mình không hề vụ lợi trong việc này, bản thân bị cáo là “lính mới”, lại được sếp tin tưởng nhờ cậy nên đã không thể từ chối. Bị cáo này cũng mong HĐXX xem xét cho anh ta về hoàn cảnh khiến mình phạm tội như đã nêu.
Tại tòa, bị cáo Sơn cho hay, bị cáo này cùng cơ quan với Dương Tự Trọng, bị cáo Trọng là cấp trên, bị cáo Sơn là cấp dưới. Ngoài ra họ còn là anh em, coi nhau như ruột thịt.
“Tại phòng làm việc anh Trọng bảo bị cáo đi Hà Nội. Bị cáo biết đó là để lo việc cho anh Dũng”, lời khai của bị cáo Sơn.
Bị cáo có nói chuyện với Dũng Bắc Kạn và Phong. Bị cáo biết rằng đưa anh Dũng là không quay về Việt Nam. Bị cáo đã đưa cho Dũng Bắc Kạn và Phong điện thoại và sim rác. Trong việc liên lạc, muốn là giữ bí mật, nếu dùng điện thoại bình thường dễ bị phát hiện.
Anh Trọng giao cho mỗi người một việc, không biết mà nói là bị cáo giao việc cho người khác. Tại nhà của bố mẹ bị cáo không phân công công việc gì cho những người khác .
Đến phần trả lời thẩm vấn của mình, bị cáo Trọng nhiều lần nói rằng thời gian gần đây ông ta không nhớ được nhiều.
- Bị cáo có nghe rõ lời khai của bị cáo Sơn không?
Tôi không có ý kiến gì.
-Có phủ nhận không?
Tôi không công nhận cũng không phủ nhận.
- Ai là người báo tin cho bị cáo việc anh Dũng bị khởi tố?
Ngay từ đầu với cơ quan điều tra tôi nói không biết việc này. Khi gia đình tôi có chuyện như thế, tôi không thể nhớ được nhiều. Gần đây tôi không nhớ được nhiều.
- Bị cáo không suy nghĩ gì khi bị cáo là người được sinh ra trong gia đình như thế, bị cáo là người đã lập nhiều thành tích công tác, các bị cáo khác khai hành vi liên quan, bị cáo nhận thức gì?
Tôi không nghĩ gì.
- Bị cáo có quen biết anh Cường, chị Nhung?
Có ạ. Tôi không có ý kiến gì cũng không nhớ gì.
- Bị cáo không muốn khai thì đúng hơn. Gia đình bị cáo và bản thân bị cáo có nhiều thành tích. Bị cáo có muốn khai gì không?
Không ạ.
Tòa tạm nghỉ phiên buổi sáng, chiều 1h30' tòa tiếp tục.
Dương Tự Trọng và 6 bị can khác cùng bị truy tố tội Tổ chức đưa người khác đi nước ngoài gồm: Vũ Tiến Sơn (SN 1966, nguyên Phó phòng CSĐT tội phạm về trật tự - xã hội, CA TP Hải Phòng), Hoàng Văn Thắng (SN 1970, nguyên cán bộ Phòng CSĐT tội phạm về môi trường, CA TP Hải Phòng), Đồng Xuân Phong (SN 1974, kẻ đang trốn nã và được ông Trọng bao che), Trần Văn Dũng (SN 1968, tức Dũng "Bắc Kạn", kẻ từng bị phạt tù án treo về tội buôn lậu, bị phạt tù về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy, đã được xóa án tích), Nguyễn Trọng Ánh (SN 1985, nguyên cán bộ Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, CA TP Hải Phòng), Phạm Minh Tuấn (SN 1961, nguyên Giám đốc xí nghiệp Bạch Đằng). 
(VNN)

Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ chối tội

Ông Phạm Quý Ngọ vừa được thăng hàm thượng tướng hồi tháng Bảy năm ngoái
Trong phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng, cựu phó giám đốc Công an Hải Phòng, về tội ‘Tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài’, nhân chứng Dương Chí Dũng được cho là đã khai ra danh tính người mật báo tin cho ông bỏ trốn.

Một số báo đưa tin người này là Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ, nhưng sau đó đa số đã gỡ bỏ thông tin.

Về phần mình, trưa thứ Ba 7/1, ông Phạm Quý Ngọ đã phủ nhận liên quan đến việc ông Dương Chí Dũng bỏ trốn với báo điện tử VnExpress.

Báo này dẫn lời ông Ngọ nói: "Tôi không liên quan đến việc bỏ trốn của Dương Chí Dũng. Dũng khai là chuyện của anh ta, trách nhiệm của cơ quan điều tra là phải làm rõ việc này".

Phiên tòa xử ông Dương Tự Trọng tội “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài” theo quy định tại khoản 3 Điều 275 Bộ Luật hình sự đã khai mạc sáng 7/1 tại Hà Nội.

Ông Trọng ra tòa cùng sáu bị cáo khác nguyên là cán bộ công an tại Hải Phòng cùng một đối tượng được cho là ‘giang hồ cộm cán’.

Ông Dương Chí Dũng, cựu chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, người đã bị tuyên án tử hình cách nay ba tuần về tội ‘Tham ô’ và ‘Cố ý làm trái gây hậu quả kinh tế nghiêm trọng’, xuất hiện cùng với vợ trong phiên tòa xử em trai với tư cách nhân chứng.

Theo tường thuật từ các báo trong nước, ông Dương Tự Trọng một mực chối tội trong khi tất cả các bị cáo khác trong vụ án đều đã nhận tội.
Ai báo tin?

Tuy nhiên, thông tin được chú ý nhất trong phiên xử Dương Tự Trọng lại là lời khai của ông Dương Chí Dũng về danh tính người đã báo tin ông bị khởi tố bắt tạm giam dẫn đến hành trình trốn chạy kéo dài gần bốn tháng của ông sau đó.

Tại phiên tòa xét xử bản thân mình hồi tháng 12, ông Dũng không khai ra người báo tin này mặc dù được quan tòa truy hỏi với lý do ‘nhạy cảm’ và ‘đã khai với cơ quan điều tra rồi’.

Các báo mạng tường thuật trực tiếp về phiên tòa Dương Tự Trọng như VnExpress chạy tít ‘Dương Chí Dũng đã khai ra người báo tin khởi tố’ còn Dân Trí viết tiêu đề ‘Dương Chí Dũng khai được ‘ông anh’ mật báo’.

Đáng lưu ý là báo mạng Một Thế Giới trực thuộc Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chạy tiêu đề: “Dương Chí Dũng khai Thứ trưởng (Công an) Phạm Quý Ngọ đã báo tin để chạy trốn”.
"Đến khoảng 17 đến 18h tối ngày 17/5, tôi đang loanh quanh trên xe thì anh Ngọ (Phạm Quý Ngọ) gọi điện cho tôi thông báo ‘Thủ tướng chấp thuận bắt tạm giam chú, chú tránh đi một thời gian’. Sau đó anh ấy nói tiếp là ‘chú tắt điện thoại đi’." - Dương Chí Dũng khai trước Tòa
Nhưng ngay sau đó, cái tên Phạm Quý Ngọ đã được đưa ra khỏi tiêu đề, được sửa thành ‘một ông anh’, và cũng biến mất trong bài tường thuật.

Tuy nhiên, tên Phạm Quý Ngọ vẫn còn lưu lại trong đường dẫn của bài viết http://motthegioi.vn/xa-hoi/duong-chi-dung-khai-thu-truong-pham-quy-ngo-da-bao-tin-de-chay-tron-37061.html

Ông Phạm Quý Ngọ là ủy viên Trung ương Đảng, thượng tướng, thứ trưởng Bộ Công an và từng giữ tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm.

Một Thế Giới dẫn lời ông Dương Chí Dũng khai như sau: “Đến khoảng 17 đến 18h tối ngày 17/5, tôi đang loanh quanh trên xe thì anh Ngọ gọi điện cho tôi thông báo ‘Thủ tướng chấp thuận bắt tạm giam chú, chú tránh đi một thời gian’. Sau đó anh ấy nói tiếp là ‘chú tắt điện thoại đi’. Sau đó, tôi trốn trong tối 17/5.”

Báo Tuổi Trẻ đưa chi tiết hơn là ông Dũng ‘loanh quanh ở gần nhà ‘ông anh’ ở đường Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng’ nhưng không đề cập danh tính ‘ông anh’ này.

Hình chụp bài viết của Một Thế Giới lúc 11 giờ 8 phút ngày 7/1
‘Chối tội’

Về phần mình, bị cáo Dương Tự Trọng, nguyên Phó cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an), nguyên Phó giám đốc Công an Hải Phòng, đã một mực phủ nhận tội danh như cáo trạng nêu, các báo trong nước cho biết.

Theo cáo trạng thì sau khi được anh trai là Dương Chí Dũng báo tin sắp bị khởi tố, ông Trọng đã cùng những thuộc hạ thân tín của ông ở Sở Công an Hải Phòng như Vũ Tiến Sơn, phó trưởng Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội và Nguyễn Trọng Ánh, cán bộ phòng này, Hoàng Văn Thắng, cán bộ Phòng cảnh sát điều tra tội phạm môi trường đã bàn bạc kế hoạch tổ chức cho ông Dũng bỏ trốn.

Các cán bộ công an này sau đó đã phối hợp với các bị cáo khác, trong đó có người đang bị truy nã về tội buôn lậu như Đồng Xuân Phong, cán bộ Cục Hải quan Hải Phong, và có cả một ‘trùm giang hồ’ đất Cảng Trần Văn Dũng, hay còn gọi là Dũng Bắc Cạn, để thực hiện kế hoạch đưa Dương Chí Dũng vào TP Hồ Chí Minh, từ đó trốn sang Campuchia để tìm đường đi Mỹ.

Cáo trạng nhận định hành vi phạm tội của các bị cáo là ‘đặc biệt nghiêm trọng’, ‘phạm tội có tổ chức’ và ‘gây khó khăn lớn’ cho việc điều tra vụ án Vinalines.

Theo VnExpress thì ngoài bị cáo Trọng ra, tất cả các bị cáo còn lại đều ‘thừa nhận nội dung truy tố là đúng’.

Ngoài ra, các bị cáo đều khai chi tiết quá trình ông Trọng chỉ đạo tổ chức cho ông Dương Chí Dũng tổ chức như thế nào.

Tuy nhiên, bị cáo Trọng được cho là ‘không phủ nhận cũng không thừa nhận’ lời khai của bị cáo Vũ Tiến Sơn, người khai được ông Trọng giao làm đầu mối xử lý việc bỏ trốn của ông Dũng.

Nếu bị xử là có tội, ông Dương Tự Trọng phải đối diện khung hình phạt từ 12 đến 20 năm tù.
(BBC)

Dương Chí Dũng tìm gặp Chủ tịch nước nhưng không được tiếp

"Đang nói chuyện thì vị cán bộ cấp cao Bộ Công an có điện thoại. Nghe hết cuộc điện thoại, ông này quay ra nói là Chủ tịch nước nói làm sớm, làm nghiêm vụ Vinalines trước kỳ họp Quốc hội cuối tháng 5.2012. Chủ tịch nước trước đó không đồng ý gặp Dương Chí Dũng".
Dương Chí Dũng tìm gặp Chủ tịch nước nhưng không được tiếp

* 13 giờ 30 phút ngày 7.1, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục làm việc sau giờ nghỉ trưa. Tiếp phần xét hỏi, bị cáo Dương Chí Dũng nói: “Tôi là bị cáo trong một vụ án khác và phải chịu mức án cao nhất nên tôi chẳng có gì phải giấu giếm và sẽ khai thật”. Trong khi đó Chủ tọa phiên tòa Trương Việt Toàn cho biết, toàn bộ lời khai của nhân chứng Dương Chí Dũng tòa ghi nhận và không ngăn cản trình bày.

Theo đó Dương Chí Dũng khai nhận, chiều 29.4.2012, hai vợ chồng Dương Chí Dũng xuống thăm một cán bộ cấp cao của Bộ Công an tại Tuần Châu (tỉnh Quảng Ninh). Khoảng 14 giờ chiều thì gặp được vị này và trình bày hoàn cảnh về vụ việc xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam rằng mình không trực tiếp ký bất kỳ văn bản quan trọng nào. Tại nơi nghỉ của ông cán bộ cấp cao này, Dương Chí Dũng biếu quà 10.000 USD.

Tối ngày 2.5.2012, Dương Chí Dũng điện cho vị cán bộ cấp cao trên và được người này cho biết đang ở nhà. Khi đến nhà gặp thì vị này bảo xuống quán nước dưới tầng 1 của tòa nhà Pacific trên đường Lý Thường Kiệt, sau đó lại được bảo lên trên nhà. Lần này Dương Chí Dũng có mang theo 500.000 USD. Khi lên nhà thì vợ vị cán bộ cấp cao dẫn vào phòng khách và pha nước mời uống. Sau đó vị cán bộ cấp cao gợi ý Dương Chí Dũng mua một cái sim rác để liên lạc. Theo lời Dương Chí Dũng, toàn bộ số tiền 500.000 USD đều là tiền vay mượn của một số người quen để biếu ông cán bộ cấp cao Bộ Công an. Ông Dũng cho biết, việc đến gặp và biếu quà này để vị cán bộ cấp cao giúp chạy án.

Lúc đang ngồi, vị cán bộ cấp cao đã điện thoại cho Cục trưởng C48 nhưng không thấy nghe máy. Dương Chí Dũng đề nghị xin số của Cục trưởng C48 để liên lạc. Sau đó, Dương Chí Dũng nhờ người dẫn đến nhà Cục trưởng C48.

Tới ngày 6.5.2012, Dương Chí Dũng lại đến nhà vị cán bộ cấp cao trên rồi điện thoại cho con trai ông này, nhưng người con trai này bảo đang dự tiệc sinh nhật tại nhà một người tên Thiều (Bộ Công an).

Ngày 7.8.2012, Dương Chí Dũng đến làm việc với C48 và chiều tối lại điện thoại cho vị cán bộ cấp cao Bộ Công an để báo cáo tình hình. Ngày 13.5, Dũng đi công tác Hà Tĩnh. Hôm sau ra có điện cho vị cán bộ cấp cao nhưng thấy tắt máy, điện lại vào số cũ thì người này nghe máy và đồng ý tới đến nhà ông này. Tại đây vị cán bộ cấp cao Bộ Công an nói tình hình có căng thẳng, nhất là khi T.Ư vừa họp, C48 đề nghị khởi tố 3 người, trong đó có Dũng là người đứng đầu.

Đang nói chuyện thì vị cán bộ cấp cao Bộ Công an có điện thoại. Nghe hết cuộc điện thoại, ông này quay ra nói là Chủ tịch nước nói làm sớm, làm nghiêm vụ Vinalines trước kỳ họp Quốc hội cuối tháng 5.2012. Chủ tịch nước trước đó không đồng ý gặp Dương Chí Dũng.
  (Một thế giới)

Báo Thanh Niên: Dương Chí Dũng khai đã mang 500.000 USD tới nhà ông Phạm Quý Ngọ

Dương Chí Dũng khai đã mang 500.000 USD tới nhà ông Phạm Quý Ngọ
(TNO) 13 giờ 30 phút, phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và 6 bị cáo khác tiếp tục làm việc.
13 giờ 30 phút ngày 7.1, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục làm việc sau giờ nghỉ trưa. Tiếp phần xét hỏi, bị cáo Dương Chí Dũng nói: “Tôi là bị cáo trong một vụ án khác và phải chịu mức án cao nhất nên tôi chẳng có gì phải giấu giếm và sẽ khai thật”. Trong khi đó Chủ tọa phiên tòa Trương Việt Toàn cho biết, toàn bộ lời khai của nhân chứng Dương Chí Dũng tòa ghi nhận và không ngăn cản trình bày.
Theo đó Dương Chí Dũng khai nhận, chiều 29.4.2012, hai vợ chồng Dương Chí Dũng xuống thăm một cán bộ cấp cao của Bộ Công an tại Tuần Châu (tỉnh Quảng Ninh). Khoảng 14 giờ chiều thì gặp được vị này và trình bày hoàn cảnh về vụ việc xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam rằng mình không trực tiếp ký bất kỳ văn bản quan trọng nào. Tại nơi nghỉ của ông cán bộ cấp cao này, Dương Chí Dũng biếu quà 10.000 USD.
Tối ngày 2.5.2012, Dương Chí Dũng điện cho vị cán bộ cấp cao trên và được người này cho biết đang ở nhà. Khi đến nhà gặp thì vị này bảo xuống quán nước dưới tầng 1 của tòa nhà Pacific trên đường Lý Thường Kiệt, sau đó lại được bảo lên trên nhà. Lần này Dương Chí Dũng có mang theo 500.000 USD. Khi lên nhà thì vợ vị cán bộ cấp cao dẫn vào phòng khách và pha nước mời uống. Sau đó vị cán bộ cấp cao gợi ý Dương Chí Dũng mua một cái sim rác để liên lạc. Theo lời Dương Chí Dũng, toàn bộ số tiền 500.000 USD đều là tiền vay mượn của một số người quen để biếu ông cán bộ cấp cao Bộ Công an. Ông Dũng cho biết, việc đến gặp và biếu quà này để vị cán bộ cấp cao giúp chạy án.
Lúc đang ngồi, vị cán bộ cấp cao đã điện thoại cho Cục trưởng C48 nhưng không thấy nghe máy. Dương Chí Dũng đề nghị xin số của Cục trưởng C48 để liên lạc. Sau đó, Dương Chí Dũng nhờ người dẫn đến nhà Cục trưởng C48.
Tới ngày 6.5.2012, Dương Chí Dũng lại đến nhà vị cán bộ cấp cao trên rồi điện thoại cho con trai ông này, nhưng người con trai này bảo đang dự tiệc sinh nhật tại nhà một người tên Thiều (Bộ Công an).
Ngày 7.8, Dương Chí Dũng đến làm việc với C48 và chiều tối lại điện thoại cho vị cán bộ cấp cao Bộ Công an để báo cáo tình hình. Ngày 13.5, Dũng đi công tác Hà Tĩnh. Hôm sau ra có điện cho vị cán bộ cấp cao nhưng thấy tắt máy, điện lại vào số cũ thì người này nghe máy và đồng ý tới đến nhà ông này. Tại đây vị cán bộ cấp cao Bộ Công an nói tình hình có căng thẳng, nhất là khi T.Ư vừa họp, C48 đề nghị khởi tố 3 người, trong đó có Dũng là người đứng đầu.
Đang nói chuyện thì vị cán bộ cấp cao Bộ Công an có điện thoại. Nghe hết cuộc điện thoại, ông này quay ra nói là Chủ tịch nước nói làm sớm, làm nghiêm vụ Vinalines trước kỳ họp Quốc hội cuối tháng 5.2012. Chủ tịch nước trước đó không đồng ý gặp Dương Chí Dũng.

Tường thuật trên Vnexpress: 
Dương Chí Dũng khai tên người báo tin khởi tố

Trưa nay, Dương Chí Dũng đã khai ông Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, là người báo tin khởi tố. Trao đổi với VnExpress, tướng Ngọ đã phủ nhận.

Cựu phó giám đốc Công an Hải Phòng có hai luật sư bào chữa
Hành trình trốn truy nã của Dương Chí Dũng
11h20, với vai trò nhân chứng, Dương Chí Dũng khai trưa ngày 17/5/2012 gọi điện cho Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ. Chiều cùng ngày, ông Dũng đến gần nhà ông Ngọ và sau đó được hẹn tối đến. Khoảng 18h, ông Dũng nhận được điện thoại của vị thứ trưởng nói quyết định khởi tố, bắt tạm giam đã được phê chuẩn. "Ông Ngọ bảo tôi rằng chú tránh đi một thời gian", ông Dũng khai.

Dương Chí Dũng nói thêm: "Tôi đã bị tuyên án tử hình nên ra đây tôi chỉ khai sự thật. Nghe em trai khai tại tòa, tôi rất thương".

12h20, khi VnExpress liên lạc qua điện thoại, Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phủ nhận  liên quan đến việc Dương Chí Dũng bỏ trốn. Ông Ngọ cho hay: "Tôi không liên quan đến việc bỏ trốn của Dương Chí Dũng. Dũng khai là chuyện của anh ta, trách nhiệm của cơ quan điều tra là phải làm rõ việc này".

Dưới đây là lời phủ nhận của Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ:


Ông Ngọ là Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Vinalines. Hiện ông Ngọ đang trong giai đoạn điều trị bệnh.

TAND Hà Nội sau đó dừng việc thẩm vấn, thông báo nghỉ trưa và phiên tòa sẽ tiếp tục vào đầu giờ chiều.

Dưới đây là những diễn biến chính trong phiên xử buổi sáng:

8h, TAND Hà Nội bắt đầu xét xử Dương Tự Trọng (nguyên Phó giám đốc Công an Hải Phòng, nguyên Cục phó Cảnh sát quản lý hành chính, Bộ Công an) về hành vi tổ chức cho anh trai Dương Chí Dũng (cựu Cục trưởng Hàng hải) trốn ra nước ngoài. Bị cáo Trọng, người từng một thời là "khắc tinh" của tội phạm hình sự đất Cảng, hầu tòa trong chiếc áo khoác thể thao màu đen.

Trước khi HĐXX vào phòng xử, ông Trọng bình thản trò chuyện với người thân. Cựu cục trưởng Hàng hải Dương Chí Dũng, người đã lĩnh án tử hình trong vụ tiêu cực xảy ra tại Vinalines, bị đưa đến tòa với tư cách người làm chứng.

Nhấn vào đây hoặc vào ảnh để xem đồ họa chi tiết. Đồ họa: Đồng Nguyên Anh.
8h10, trước khi bắt đầu phần thẩm vấn căn cước, thẩm phán chủ tọa Trương Việt Toàn đề nghị tháo còng tay cho các bị cáo.

Ông Trọng bị xét xử về tội Tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài với khung hình phạt truy tố từ 12 đến 20 năm tù. Cùng hầu toà với ông Trọng có các đồng phạm: bị cáo Vũ Tiến Sơn (48 tuổi, nguyên phó trưởng Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an Hải Phòng); Hoàng Văn Thắng (44 tuổi, nguyên cán bộ Phòng cảnh sát điều tra các tội phạm về môi trường, Công an Hải Phòng); Nguyễn Trọng Ánh (29 tuổi, nguyên cán bộ Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an Hải Phòng); Đồng Xuân Phong (40 tuổi, nguyên cán bộ Cục Hải quan Hải Phòng); Trần Văn Dũng (Dũng "Bắc Kạn", 46 tuổi, giang hồ đất Cảng) và Phạm Minh Tuấn (53 tuổi, giám đốc xí nghiệp Bạch Đằng).

Theo chủ toạ, tòa triệu tập 6 nhân chứng nhưng chỉ 3 người có mặt. Ngoài một trường hợp vắng mặt có giấy nằm viện, những người không có lý do sẽ bị dẫn giải tới toà. Hai luật sư bảo vệ cựu phó giám đốc Công an Hải Phòng là ông Nguyễn Đình Hưng và bà Vũ Thị Kim Ngọc, thuộc Đoàn luật sư Hà Nội. Bị cáo Sơn có luật sư Đặng Viết Hùng bào chữa. Bị cáo Tuấn mời luật sư Nguyễn Thái Hoà và Trần Thiện Thuật. 4 bị cáo còn lại tự bào chữa.

8h30, sau nửa tiếng kiểm tra căn cước, ông Vũ Đăng Hiếu, đại diện VKS đã đọc bản cáo trạng.

Theo truy tố của VKSND Tối cao, chiều 17/5/2012, được mật báo qua điện thoại về việc bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam về tội Cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong thời gian lãnh đạo Vinalines, ông Dương Chí Dũng vội gọi điện thoại báo cho em trai Dương Tự Trọng.

Để cứu anh, ông Trọng giao thuộc cấp thân tín là Sơn thay mặt đứng ra tổ chức cho ông Dũng bỏ trốn. Trong tối 17/5/2012, Thắng, Ánh, Tuấn, Phong, Dũng "Bắc Kạn" và một số người khác sử dụng ôtô đưa ông Dũng trốn về Quảng Ninh. Tối 23/5/2012, Phong và Dũng "Bắc Kạn" đưa ông Dũng từ TP HCM vào cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, trốn sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch.
(Blog Huỳnh Ngọc Chênh)

Tòa án cần triệu tập ngay ông Phạm Quý Ngọ – nghi can số 1 báo tin cho Dương Chí Dũng

Tại phiên tòa sáng ngày 07/01/2014 xét xử sơ thẩm vụ án Dương Tự Trọng và đồng bọn tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài, Vũ Tiến Sơn –  nguyên phó trưởng Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội – PC45, Công an Hải Phòng đã khai ông Dương Chí Dũng thông báo cho Sơn biết vào tháng 5/2012 ông Phạm Quý Ngọ – Thứ trưởng Bộ Công an là người đã báo tin có lệnh khởi tố và bắt tạm giam đối với Dũng  cho Dũng biết ngay chiều ngày 17/5/2012 . Dương Chí Dũng cũng đã thừa nhận miêu tả chi tiết trước Tòa việc Phạm Quý Ngọ là người báo tin cho mình.

Như vậy, đã có ít nhất hai nhân chứng xác nhận Phạm Quý Ngọ là người báo tin cho Dương Chí Dũng. Tuy nhiên, đến nay chưa thấy có quyết định khởi tố hình sự nào về hành vi tiết lộ bí mật trong công tác của vị quan chức cấp cao này. Thậm chí, nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng, với việc xui ông Dũng bỏ trốn, vị quan chức này có thể được đánh giá là người chủ mưu hoặc xúi giục trong vụ án  tổ chức cho Dương Chí Dũng chạy trốn.
Mặc dù có khuyến cáo của chúng tôi trong bài “Lời khuyên cho nghi can số 1 báo tin cho Dương Chí Dũng”, nghi can số 1 này (mà đến nay ai cũng biết là ai) đã chưa công khai phủ nhận là người báo tin cho Dương Chí Dũng, gián tiếp thừa nhận trước dư luận thông tin ông này là nghi can số 1 có cơ sở.
Với những diễn biến tại phiên tòa xử Dương Tự Trọng và đồng bọn, dư luận đòi hỏi cần làm rõ ngay vấn đề nghiêm trọng này tại phiên tòa này. Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội cần triệu tập ngay ông Phạm Quý Ngọ đến phiên tòa để xác định lời khai của Dương Chí Dũng và Vũ Tiến Sơn có cơ sở không? Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cần yêu cầu Bộ Công an khởi tố ngay vụ án tiết lộ bí mật công tác theo điều 286 Bộ luật Hình sự. Ban Nội chính Trung ương cần báo cáo khẩn cấp cho Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, yêu cầu Thủ tướng Chính phủ đình chỉ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an đối với ông Phạm  Quý Ngọ. Để điều tra với một đối tượng cộm cán trong nghề điều tra như ông Phạm Quý Ngọ, Bộ Công an cần trưng dụng những tướng lĩnh công an phải có bản lĩnh như tướng Nguyễn Việt Thành (chỉ huy điều tra vụ án Năm Can, đã từng lôi tướng Bùi Quốc Huy – Thứ trưởng Bộ Công an ra tòa) hoặc tướng Phạm Xuân Quắc (chỉ huy điều tra vụ án PMU 18). Việt Nam hiện nay có hàng trăm tướng công an, chắc chắc sẽ tìm ra ít nhất một vị tướng có bản lĩnh như hai vị tướng trên để điều tra vụ án này, lấy lại niềm tin cho nhân dân đối với lực lượng công an nhân dân. Trách nhiệm nặng nề đặt lên vai Đại tướng Trần Đại Quang và ông Nguyễn Bá Thanh. Thử thách này hai ông này có vượt qua không? Câu trả lời ở phía trước, nhân dân sẵn sàng đứng đằng sau hai ông.
  Trần Dân
  (Diễn đàn XHDS)

Bẫy Việt Vị của Thủ Tướng

September 6, 2012 at 4:26pm
Osin Huy Đức

Ủy ban Tài chính của Quốc hội cần yêu cầu Ngân hàng Nhà nước công bố danh sách các tổng công ty, tập đoàn nhà nước đã mở tài khoản và ồ ạt chuyển một lượng tiền lớn vào VietCapital Bank ngay sau khi con gái của Thủ tướng, bà Nguyễn Thanh Phượng, thôn tính ngân hàng này từ tên gốc của nó là Gia Định. Những con số ấy có thể là một ví dụ thú vị về “lợi ích nhóm” mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc tới trong đợt kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ương Bốn. Nhưng, quan trọng hơn, Quốc hội cần biết công cụ chủ đạo của nền kinh tế đang được sử dụng như thế nào.

Kinh Doanh Đa Ngành

Ý tưởng thành lập tập đoàn không chỉ đến từ thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng, cần có đủ thông tin để phân biệt mô hình tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng với mô hình tập đoàn áp dụng từ những người tiền nhiệm.

Năm 1994, khi những nỗ lực phát triển kinh tế tư nhân chững lại vì bị các nhà lý luận “cánh tay phải” của ông Đỗ Mười như Đào Duy Tùng, Nguyễn Hà Phan, Nguyễn Đức Bình, coi là chệch hướng. Sau Hội nghị giữa nhiệm kỳ, 1-1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ký hai quyết định thành lập tổng công ty 90, 91. Trong đó, quyết định 91 có nói đến “thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh”.

Ý tưởng thành lập tập đoàn là từ ông Đỗ Mười với quan niệm nền kinh tế cần những quả đấm thép. Nhưng cả ông Kiệt và nhiều ủy viên bộ chính trị đều tán thành. Lúc ấy, hơn một nửa ủy viên bộ chính trị đã được đưa tới Hàn Quốc tham quan và gần như ai cũng choáng ngợp mô hình Cheabol của họ.

Nhưng, từ 1994 cho đến 2005, chưa có tập đoàn nào được thành lập theo quyết định 91. Cuối nhiệm kỳ thứ II, Thủ tướng Phan Văn Khải cho lập 3 tập đoàn: Ngày 26-12-2005, tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; Ngày 09-01-2006, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông; Ngày 15-5-2006, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin.

Thủ tướng Phan Văn Khải thừa nhận, ông là người quyết định cho Vinashin vay 700 triệu USD từ tiền bán trái phiếu chính phủ. Ông Khải cho rằng, Việt Nam, một nước có hơn 3000 km bờ biển không thể không phát triển ngành vận tải biển. Suy nghĩ về tiềm lực biển của ông Phan Văn Khải không sai nhưng đầu tư bằng tiền cho quốc doanh không phải là một cách làm tốt. Nhưng, sự sụp đổ của Vinashin bắt đầu từ khi tập đoàn này được phép kinh doanh đa ngành.

Trước Đại hội Đảng lần thứ X, ông Nguyễn Tấn Dũng được giao làm Tổ trưởng biên tập báo cáo kinh tế của Ban chấp hành Trung ương trước Đại hội. Ông đòi ghi vào báo cáo chủ trương cho doanh nghiệp nhà nước được kinh doanh đa ngành. Các thành viên trong tổ phản đối vì điều này ngược với quan điểm phát triển doanh nghiệp nhà nước xác lập từ thời thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Thay vì tiếp thu, ông Nguyễn Tấn Dũng đã viết ra giấy, buộc các thành viên trong tổ phải ghi vào Báo cáo kinh tế nguyên văn: “Thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có một số ngành chính; có nhiều chủ sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối”.

Nguyễn Tấn Dũng nhận chức thủ tướng ngày 27-6-2006. Ngày 29-8-2006, ông cho ngành dầu khí được nâng lên quy mô tập đoàn; Ngày 30-10-2006 ông cho thành lập thêm Tập đoàn Công nghiệp Cao su… Tốc độ thành lập tập đoàn có chững lại sau khi ông Võ Văn Kiệt khuyến cáo tính ít hiệu quả của mô hình này trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn số ra ngày 26-7-2007.

Ông Võ Văn Kiệt mất gần 11 tháng sau đó và từ đó cho đến năm 2011, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đẩy con số tập đoàn từ 5 lên tới 13. Nhưng, không phải số lượng các tập đoàn mà số lượng ngành nghề mà các tập đoàn này được làm mới là nguyên nhân đẩy các doanh nghiệp nhà nước và nền kinh tế đến bên bờ vực. Rất nhiều tập đoàn có ngân hàng, công ty tài chính và chúng ta có thể nhìn thấy đất của Vinashin ở sâu trong đất liền và hầu như không có tỉnh nào không có một tòa PetroLand mọc lên dưới thời Đinh La Thăng.

Đại Nhảy Vọt

Không có một vị thủ tướng nào thừa kế một cơ ngơi có thể ngồi mát ăn bát vàng như Nguyễn Tấn Dũng: Tốc độ tăng trưởng cao, lạm phát thấp; lần đầu tiên Việt Nam có dự trữ ngoại tệ lên tới 23 tỷ đô la; đặc biệt, chính phủ Phan Văn Khải đã hoàn tất đàm phán để Việt Nam chỉ cần làm thủ tục kết nạp là trở thành thành viên WTO. Nhưng, ngôi nhà tưởng là vững chãi ấy đã bị đốt cháy chỉ hơn một năm rưỡi sau đó.

Thoạt tiên, khu vực kinh tế nhà nước được Nguyễn Tấn Dũng sử dụng như một công cụ để thúc đẩy tăng trưởng. Ông Phan Văn Khải nói: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn tạo ra một thành tích nổi bật ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, muốn hoàn thành kế hoạch 5 năm chỉ trong 4 năm. Ngay trong năm 2007, ông đầu tư ồ ạt. Tiền đổ ra từ ngân sách, từ ngân hàng. Thậm chí, để có vốn lớn, dự trữ quốc gia, dự trữ ngoại tệ cũng được đưa ra. Bội chi ngân sách lớn, bất ổn vĩ mô bắt đầu”.

Thời Thủ tướng Phan Văn Khải, mỗi khi tổng đầu tư lên tới trên 30% GDP là lập tức Thủ tướng được báo động. Trước năm 2006, năm có tổng đầu tư lớn nhất cũng chỉ đạt 36%. Trong khi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngay sau khi nhận chức đã đưa tổng mức đầu tư lên 42% và đạt tới 44% GDP trong năm 2007. Năm 2006, tăng trưởng tín dụng ở mức 21,4% nhưng con số này lên tới 38,7% trong năm 2007. Kết quả, lạm phát cả năm ở mức 12,6%. Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã gần như hốt hoảng. Những cú shock được áp dụng sau đó đã làm cho nền kinh tế trở nên vô phương cứu chữa.

Đầu quý I-2008, khi con số lạm phát lên tới gần 3% mỗi tháng, thay vì chẩn bệnh để có phương thuốc đúng, Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã buộc các ngân hàng nâng mức dự trữ bắt buộc từ 10 lên 11%, các ngân hàng nháo nhào tìm kiếm thêm 20.000 tỷ khiến lãi suất qua đêm thị trường liên ngân hàng mấy ngày cuối tháng 1-2008 tăng vọt lên tới 27%, trong khi đầu tháng, con số này chỉ là 6,52%.

Ngày 13-2-2008, Ngân hàng Nhà nước lại ra quyết định, buộc các ngân hàng thương mại phải mua một lượng tín phiếu trị giá 20.300 tỉ đồng. Áp lực tiền bạc của các ngân hàng lên tới hơn 40.000 tỉ đồng đã làm náo loạn các tổ chức tín dụng. Các ngân hàng cổ phần buộc lòng phải tăng lãi suất huy động. Sự chênh lệch về lãi suất đã khiến cho các tổng công ty nhà nước rút tiền, đang cho vay lãi suất thấp ở các ngân hàng quốc doanh, gửi sang ngân hàng cổ phần.

Chỉ trong ngày 18-2-2008, các tổng công ty nhà nước đã rút ra hơn 4.000 tỉ đồng. Các ngân hàng quốc doanh, vốn vẫn dùng những nguồn tiền lãi suất thấp từ nhà nước đem cho các ngân hàng nhỏ vay lại. Nay thiếu tiền đột ngột, vội vàng ép các ngân hàng này, rút về. “Cơn khát” tiền mặt toàn hệ thống đã đẩy lãi suất thị trường liên ngân hàng trong những ngày này có khi lên tới trên 40%.

Lãi suất huy động tăng, đã khiến cho các ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay. Nhiều ngân hàng buộc khách hàng chấp nhận lãi suất cho vay 24 - 25%. Các biện pháp chống lạm phát của Chính phủ đã làm cho lạm phát ba tháng đầu năm 2008 lên tới 9,19%. Ngày 25-3-2008, ngân hàng Nhà nước lại khiến cho tình trạng khan hiếm tiền mặt thêm nghiêm trọng khi yêu cầu thu về 52.000 tỉ đồng của ngân sách đang được đem cho các ngân hàng quốc doanh vay với lãi suất 3%/năm.

Từ mức trên 1000, ngày 6-3-2008, chỉ số VN-index xuống còn 611. Cho dù Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cố dùng uy tín chính trị của mình để cứu vãn bằng cách tuyên bố rằng, “đầu tư vào chứng khoán bây giờ là thắng” vì VN-index đã xuống đến đáy. Nhưng, những ngày sau đó, VN-index liên tục lập đáy mới: Ngày 25-3-2008, 492 điểm; Ngày 5-12-2008, 299 điểm.

Chính những “đại gia” gần gũi thủ tướng nhất lại “chết” đau thương nhất vì họ đã từng được vay tiền dễ dàng, có dự án dễ dàng, kể cả các dự án trong khu vực chuẩn bị sáp nhập về Hà Nội. Từ năm 2008, mỗi năm các đại gia này đã phải chịu lãi suất 24-25%/ năm chưa kể những khoản lót tay, trong khi giá trị các dự án chỉ có thể bán được phân nửa so với thời 2007. Thay vì tìm một lối thoát cho nền kinh tế, đặc biệt là khu vực tài chính ngân hàng, giai đoạn tái cấu trúc ngân hàng, tái cấu trúc nợ lại là một cơ hội kiếm tiền cho nhiều đại gia thân hữu mới.

Tham nhũng chưa phải là vấn đề lớn nhất dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chính phủ Thủ tướng Phan Văn Khải đã từng rất nỗ lực để tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng. Ban nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải đã sát cánh nhiều năm với Tổ thi hành Luật Doanh nghiệp. Hơn 500 loại giấy phép đã bị Thủ tướng Phan Văn Khải bãi bỏ. Khi ông Khải rời nhiệm sở, Tổ công tác tiếp tục đề nghị bãi bỏ thêm hàng trăm giấy phép con. Nhưng, thay vì ra quyết định, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giải tán Ban nghiên cứu và để cho các loại giấy phép lại mọc lên như nấm.

Có lẽ một người được coi là bảo thủ như ông Đỗ Mười cũng không thể nào ngờ có ngày “hậu duệ” của mình lại ký lệnh tái độc quyền nhà nước đối với vàng. Nhà nước đã từng độc quyền vàng, những người sở hữu từ 2 chỉ trở lên từng bị coi là bất hợp pháp. Ngày 24-5-1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười ký Quyết định 139, cho phép tư nhân mở tiệm vàng với điều kiện chỉ cần ký quỹ 5 lượng. Chỉ sau hai tháng cả nước có tới 400 tiệm vàng. Quyết định của ông Đỗ Mười được đưa ra như là một giải pháp cộng hưởng để chống lạm phát.

Trong suốt 23 năm tồn tại của Quyết định 139 nền kinh tế chưa bao giờ đổ tội lạm phát cho vàng. Vậy mà bất lực trước khủng hoảng kinh tế, ngày 25-5-2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký nghị định 24, giành lấy quyền sản xuất vàng miếng cho nhà nước và buộc doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng phải có vốn trên 100 tỷ đồng.

Lẽ ra ông Trương Đình Tuyển phải từ chức đứng đầu nhóm 13 người tư vấn sau khi một quyết định như thế ra đời. Bỏ qua các động cơ trục lợi, Nghị định 24 là vi hiến vì nó làm cho vàng miếng không phải SJC của người dân tự nhiên mất giá. Đặc biệt, nó đi ngược lại các cam kết WTO mà ông Tuyển đóng vai trò quyết định trong đàm phán.

Bẫy Việt Vị

Ngày 2-8-2011, trung tướng Nguyễn Đức Nhanh khẳng định trong một buổi họp báo: “Hà Nội không có chủ trương trấn áp người biểu tình”. Để rồi, ngày 18-11-2011, từ chỗ coi những người biểu tình chống Trung Quốc là yêu nước, Hà Nội ra thông báo vu cho người biểu tình là “gây rối Thủ đô”, là có “các thế lực chống đối trong và ngoài nước”.

Dân chúng nào biết, tác giả bản thông báo này là thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Phái viên của thủ tướng đặc trách an ninh, tôn giáo. Buổi tối trước khi bản thông báo được đưa xuống Hà Nội, Tướng Hưởng đã đưa đến nhà để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp đọc duyệt. Cho dù không có quan chức nào ở Hà Nội chịu ký, bản thông báo và những “tác phẩm báo chí” bôi nhọ người biểu tình khác vẫn được phát trên các phương tiện truyền thông của Hà Nội. Từ đó, các vụ bắt bớ người biểu tình diễn ra khốc liệt liên tục vào các ngày chủ nhật.

Mấy tháng sau, trong khi chính quyền Thủ đô bị kiện và phải mang một gương mặt xấu trong mắt dân chúng, ngày 25-11-2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Quốc hội “sớm có luật biểu tình để nhân dân thực hiện quyền đã được ghi trong Hiến pháp”.

Cũng thời gian đó, trong khi chính phủ đang đứng trước nguy cơ bị truy vấn bởi món nợ tới hạn không trả được của Vinashin và nguy cơ sụp đổ của các ngân hàng, ông Nguyễn Tấn Dũng đã việt vị Quốc hội khi đăng đàn nói về biển đảo. Nguyễn Tấn Dũng đã khiến cho dân chúng tạm quên đi những vết thương kinh tế do ông gây ra khi trở thành chính trị gia đầu tiên của Hà Nội nói “Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa từ năm 1974”. Ngay cả Bộ chính trị cũng bị bất ngờ. Ông Dũng đã bí mật soạn bài diễn văn này, diễn đi diễn lại nhiều lần trước khi xuất hiện ngày 25-11-2011 trong phiên họp toàn thể được truyền hình trực tiếp.

Sau bài phát biểu ấy, nhằm chuẩn bị dư luận chống đỡ những đợt kiểm điểm trong nội bộ, thông tin bắt đầu được rỉ tai, “phe thân Tàu đang tìm cách chống ông Tấn Dũng”. Nhóm “13” hiện đã chuẩn bị theo đơn đặt hàng của ông Nguyễn Tấn Dũng một bài phát biểu về nhà nước pháp quyền.

Sau khi các đại gia gần gũi ông như Nguyễn Đức Kiên, Dương Chí Dũng, bị bắt; Trầm Bê ở trong tầm ngắm…, những ai nghĩ rằng ông Dũng đang hoảng sợ rất có thể sẽ mắc bẫy việt vị. Ông Nguyễn Tấn Dũng rất có thể lại xuất hiện như một nhà cải cách.
 

Chiếc ôtô và cái “bệnh sĩ” của người Việt

Trong cái thời buổi khốn khó này, người Việt dường như vẫn không bớt được cái tính sĩ diện. Điều nhìn thấy rõ là chuyện sắm xe hơi, nhiều người “cố sống, cố chết”, nhịn ăn mua cho được một chiếc ôtô chỉ để đi cho oai.
Tôi không dám đánh đồng khẳng định, không dám “vơ đũa cả nắm”, nhưng phần đông người Việt ta trước nay vẫn hay mang cái tính sĩ diện trong người. Người Việt “sĩ” từ chuyện ăn, chuyện mặc đến chuyện lớn hơn là sắm cái xe, làm cái nhà, tổ chức tiệc tùng hay đám cưới.

Tôi nhớ có anh bạn nước ngoài sang ta công tác. Dù đến từ một nước giàu hơn ta đến vài chục bậc nhưng anh ta cũng phải trợn tròn mắt vì cái cách ăn uống của người Việt. “Ăn ít nhưng gọi nhiều”, bỏ bê, lãng phí cũng chỉ vì cái tính sĩ diện mà ra.
autodaily-kiengio (4).jpgMột đám cưới toàn xế sang của người Việt
Tôi cũng nhớ đến mấy ông láng giềng ở quê. Quanh năm bữa ăn chỉ rau với gạo, nhưng bán được miếng đất là phải làm cho bằng được cái nhà to nhất xóm. Nhà rộng thênh thang nhưng cũng chỉ để chứa thóc, lúc định sắm đồ bên trong thì hết tiền. Mà đến lạ, chả rõ kinh tế thế nào, nhưng hễ cứ nhà xây sau là phải to, phải cao hơn nhà xây trước. Ta cứ vất vả, vật vã chạy đua theo những cái hào nhoáng bên ngoài cũng chỉ vì sĩ diện.

Người Việt sĩ diện đủ đường, đủ kiểu, nếu lấy ví dụ ra thì có kể cả ngày không hết. Thôi thì cũng chỉ ví dụ về chuyện ăn, chuyện ở để nói về cái chuyện đi. Ở ta, việc mua chiếc xe bốn bánh xem ra cũng nặng tính sĩ diện lắm.

Một nhà phân tích kinh tế của châu Âu khi so sánh về cách mua, sắm xe hơi của người tiêu dùng giữa hai nước Đức và Việt đã chỉ ra rằng: “Một người Đức bình thường có 30.000 USD trong tay và đang có ý định mua xe hơi, họ sẽ chỉ mua một chiếc xe giá khoảng 20.000 USD, số còn lại họ dùng vào việc khác hoặc tích lũy. Người Việt thì ngược lại, không phải là tất cả, nhưng rất nhiều người nếu có khoảng 30 ngàn đô, họ sẽ sẵn sàng đi vay thêm cả chục ngàn đô nữa để mua bằng được chiếc xe họ thích”. Hai cách mua xe thể hiện tính sĩ diện của người Việt và tính thực dụng của người Đức, nghĩ đến mà thấy ngược đời.

autodaily-kiengio (3).jpgKinh tế khó khăn nhưng người Việt vẫn "sắm" những chiếc xe siêu sang

Cái bệnh sĩ nó sinh ra cái bệnh lãng phí. Có ông mua xe rõ to, rõ sang chỉ để chở con đi học hay đi làm trong thành phố. Mua một chiếc xe nhỏ, tiết kiệm thì phù hợp quá nhưng mà lại sợ người ta khinh. Lại có ông đã sắm xe thì phải “rước” về cái xe hiện đại cơ, nhiều tính năng cơ. Mà mấy tính năng đó thì ở Việt Nam ta chả bao giờ dùng đến, chả làm gì sất, như hệ thống cảnh báo làn đường chẳng hạn.

Vừa rồi tôi có chuyến công tác sang Nhật. Đúng là được “mở mắt”. Sang đất nước của những hãng xe hơi lớn, một đất nước văn minh và giàu có, nhưng tôi thấy người dân họ phần lớn đi những chiếc xe bé tí tẹo, giá độ chục ngàn đô. Những chiếc xe trông vuông vức, mũi ngắn và thô kệch này mà về Việt Nam thì kiểu gì cũng bị chê ỏng, chê eo. Xe xấu, kém sang trọng nhưng người dân của đất nước - mà ở đó có những Toyota, Nissan, Mazda... lại rất “chuộng”. Hỏi ra mới biết, họ đi xe nhỏ vì giảm được phí đỗ, phí nhiên liệu và đủ thứ phì khác. Và quan trọng nhất, yếu tố cốt lõi tạo ra cách tiêu dùng này là người Nhật không xem ôtô là biểu tượng của địa vị xã hội như ở ta, họ không sĩ như ta.

autodaily-kiengio (1).jpgMột góc gara toàn xế sang của đại gia Việt

Đấy là chuyện của mấy ông thường thường, có tiền rồi “cố thêm tí” để sắm xe. Mấy ông đại gia Việt thì còn “sĩ” hơn. Mấy năm nay tài chính chết, đất cát chết nhưng đi là cứ phải siêu xe, xe sang trị giá cả triệu đô chứ không ít. Họ có tiền, họ mua xe là việc của họ, ta chẳng quan tâm, thậm chí là không được quyền quan tâm. Nhưng có người đi siêu xe, hay tổ chức hẳn một đại hội siêu xe mà ôm cả đống nợ như một đại gia trẻ đất Hà Thành nào đó thì đúng là nực cười cho cái tính sĩ diện.

Tôi cứ liên tưởng tới ông Warren Buffett, người giàu có nổi tiếng của thế giới hiện có tới 39 tỉ USD nhưng vẫn đi chiếc xe mua 15 năm trước với giá 18.000 USD. Hay một người trẻ như Mark Zuckerberg - “ông chủ” Facebook – một tỉ phú vừa “bỏ” thêm vào “túi” mình 12,4 tỉ USD trong năm 2013 cũng chỉ sử dụng một chiếc Acura TSX giá 30.000 USD. Dòng xe này được vị CEO 29 tuổi quan niệm một cách rất thực tế là nó an toàn, tiện nghi và không phô trương.

Và nếu đem ông Warren Buffett hay anh chàng nằm trong top những người giàu nhất thế giới - Mark Zuckerbergđứng cạnh các đại gia Việt chơi siêu xe như báo chí hay đưa tin, thì các vị tỉ phú nước Mỹ kia cũng phải chào thua về độ chịu chơi.
Kiến Gió (TTTĐ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét