Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

Hai đoạn đường và những công trình bất hạnh


Trung Quốc có thể mua cả thế giới? - Ở Ba Lan thì không!
Vào ngày 19/6, người Ba Lan đã quyết định chia tay hay đúng hơn, “tống cổ” nhà thầu Covec, làm vỡ tan giấc mộng xâm nhập thị trường Liên minh châu Âu (EU) của Trung Nam Hải.
Đây là câu chuyện thú vị. Thái độ của người Ba Lan và chính phủ Ba Lan trước những bê bối của công ty Trung Quốc, hy vọng ít nhiều giúp người Việt nên ứng xử thế nào với “người bạn 4 tốt” trên đất nước mình.
Thị trường lôi cuốn
Covec (China Overseas Engineering Group), công ty con của Crec (China Railway Engineering Corporation), là công ty xây dựng nhà nước lớn nhất của Trung Quốc, đã và đang thực hiện nhiều dự án tại châu Phi và châu Á. Làm đường cao tốc A2 ở Ba Lan được xem là dự án lớn đầu tiên của Covec tại Liên Minh châu Âu (EU), được xem như cánh cửa mở ra cho các công ty Trung Quốc tiến sâu vào lãnh thổ EU.
Bắt đầu trở thành thành viên của EU từ năm 2005, các nước cựu cộng sản đã được EU tài trợ rất lớn trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi sinh, nhất là hệ thống giao thông tồi tệ và lạc hậu.
Số tiền dành cho Ba Lan 67 tỷ Euro, Tây Ban Nha 35 tỷ Euro, Cộng hòa Czech 25 tỷ Euro, v.v… trong tài khoá 2007-2013 của EU thực sự là con số vô cùng hấp dẫn với mọi nhà thầu. Đặc biệt cả đất nước Ba Lan vài năm nay trở thành một công trình xây dựng lớn chuẩn bị cho giải vô địch bóng đá châu Âu mà Ba Lan và Ukraine đồng đăng cai tổ chức vào mùa hè năm 2012.
Năm 2006, trong bài viết cho BBC “Dân chủ là lối làm kinh tế hiệu quả nhất” tôi nhấn mạnh những cái mà người Ba Lan “được”, không chỉ trong phạm trù nhân quyền và còn cả về tiền bạc. Ngay sau khi chế độ cộng sản sụp đổ, các Câu lạc bộ Tài chính Paris và London đã xoá cho Ba Lan phân nửa số nợ trị giá hơn 20 tỷ đôla, còn EU đã và đang chi viện cho Ba Lan một số tiền khổng lồ để phát triển kinh tế. [1]
Đường cao tốc A2 dài 90 km từ thành phố Lodz đến thủ đô Warsaw được chia thành 5 đoạn. Covec thi công một đoạn 29,2 km với giá 745 triệu Zloty (ZLtiền Ba Lan), tức là khoảng hơn 250 triệu đôla, mặc dù theo ước tính ở mức 1,7 tỷ ZL (khoảng 566 triệu đôla) và một đoạn khác dài 20 km với 535 triệu ZL (khoảng 180 triệu đôla), ước tính ở mức 1,1 tỷ ZL (khoảng 366 triệu đôla). Ba đoạn khác do các công ty Ba Lan đảm nhận.
Bê bối mọi nơi
Với giá thành chỉ bằng phân nửa mức dự toán và những lời quảng cáo, cam kết có cánh, Covec đã thắng hai gói thầu trước nhiều đối thủ.
Đặt ra nhiều nghi vấn, báo chí truyền thông Ba Lan ầm ĩ cho rằng, để đạt được chỗ đứng trên thị trường EU, công ty Trung Quốc đã sẵn sàng phá giá để giành hợp đồng. Các chuyên gia Ba Lan tiên liệu những khả năng xấu có thể xảy ra.
Khi sự việc vỡ lỡ, nhật báo Pháp luật Ba Lan (Gazeta Prawna) viết rằng vấn đề xây dựng đường cao tốc tại Ba Lan của Covec chỉ là đỉnh của tảng băng ngầm. Khó khăn với các nhà thầu phụ, lỡ hẹn, không giữ đúng thời hạn bàn giao công trình dường như là “tiêu chuẩn” cho bất kỳ dự án nào được thực hiện bởi Covec. – “Công thức cho sự thành công của các nhà thầu Trung Quốc rất đơn giản: giá thấp cộng với hỗ trợ tài chính của chính phủ ở Bắc Kinh. Tuy nhiên sau đó giá thấp biến thành khả năng dự báo cũng rất thấp” – Sven Grimm từ Center for Chinese Studies (CCS) nói với nhật báo.
Theo ghi nhận của nhật báo, Covec thường xuyên bê bối ở châu Phi. Tại Angola, Covec đã xây dựng một bệnh viện, nhưng bị sụp đổ ngay sau khi đưa vào sử dụng. Ở Nam Phi Covec xây dựng hệ thống thủy lợi cho chính phủ với giá thành 61 triệu đôla, ít hơn 14 triệu đôla so với đối thủ cạnh tranh rẻ nhất. Chính điều này đã dẫn đến khó khăn tài chính của công ty. Trả công cho kỹ sư chỉ bằng một nửa số tiền cần thiết, Covec không tìm nổi người làm việc, cuối cùng phải kéo từ Trung Quốc qua, làm công trình bị đình trệ nhiều tháng trời. Tương tự tại Kenya, Covec bàn giao sân bay chậm một năm. Ở Zambia, Covec phá vỡ hợp đồng xây dựng một tổ hợp của chính phủ, vì người chào hàng là đảng UNIP không còn cầm quyền.
Ngoài châu Phi, năm 2005 Covec thi công đường cao tốc tại Fiji. Sau gần 5 năm xây dựng mới thực hiện được 35% dự án. Chính quyền Fiji đã huỷ hợp đồng, mất đứt 34 triệu đôla thiệt hại!
Theo tính toán của CCS, 70% đầu tư nước ngoài của Covec nằm ở châu Phi. Công ty này là công cụ mạnh mẽ của Trung Quốc cho mục tiêu củng cố ảnh hưởng kinh tế trong khu vực. Bản đồ đầu tư trùng với danh sách ưu tiên địa chính trị của Bắc Kinh. Covec đầu tư vào Angola, nơi Trung Quốc mua các nguồn tài nguyên năng lượng. Nam Phi, là đối tác thương mại lớn nhất Trung Quốc ở Lục Địa Đen, còn với Botswana Bắc Kinh là nhà nhập khẩu kim cương lớn thứ nhì.
Qua châu Âu, Covec quyết định khởi đầu hoạt động tại một quốc gia nghèo nhất châu lục – Moldova. Trong năm 2009, Trung Quốc cám dỗ chính phủ Moldova bằng số tiền cho vay trị giá 1 tỷ đôla, kèm theo điều kiện bảo đảm cho Covec vị trí đặc quyền trên thị trường địa phương. Thế nhưng, người Trung Quốc đã thất bại. Nhưng rồi trên chân trời hy vọng xuất hiện Ba Lan. Và như nhật báo viết, chính phủ Ba Lan cũng vì ham rẻ nên bị lùa vào rọ!
“Hai đoạn đường bất hạnh”…
Báo chí Ba Lan trong những ngày qua đã nói như thế về hai đoạn đường cao tốc A2 của Ba Lan do Covec thi công.
Ở đất nước Ba Lan với thể chế dân chủ pháp trị, cộng với báo chí tự do, khi xuất hiện các vần đề nan giải liên quan đến thực hiện hợp đồng, thói quen của người Trung Quốc tìm cách mua chuộc viên chức chính quyền, gây sức ép với người lao động đã không dễ như ở châu Phi.
Chỉ sau một thời gian ngắn, Covec đã gặp khó khăn tài chính, đòi nâng cao mức kinh phí thi công. Trong khi đó, vì thanh toán không đúng hạn nhiều triệu đôla cho các công ty thầu phụ, người Ba Lan biểu tình phản đối Covec bằng cách đi bộ chặn các trục đường giao thông, gây áp lực lên chính phủ Ba Lan và dư luận. Công trình bị ngừng trệ. Để tiến độ kịp phục vụ giải chung kết bóng đá Euro 2012, phía Ba Lan không có cách nào hơn là chọn đơn vị khác thay thế.
Cũng có nguồn tin rằng, ghét cách vào cuộc không trong sáng của Covec, đồng thời bảo vệ thị trường nội địa trước thủ đoạn thiếu lương thiện của Trung Quốc, dân chúng Ba Lan đã phản kháng, chủ ý gây khó khăn trong việc cung cấp người làm việc, phương tiện chuyên chở, nguyên vật liệu…
Người Ba Lan trong các công ty thầu phụ biểu tình phản đối Covec không thanh toán tiền lương - Ảnh: TVN24
Trong khi đó, đảng “Luật pháp và Công lý”, đảng đối lập lớn nhất trong quốc hội Ba Lan đã đề nghị Công tố viện mở điều tra xem tiến trình đấu thầu có vi phạm thủ tục hay không và đòi Bộ trưởng Bộ Xây dựng Cơ sở hạ tầng từ chức.
Tờ báo tiếng Anh China Daily ngày thứ Bảy 18/6 trích dẫn từ bài “Trung Quốc gặp sự chào đón khó chịu tại Ba Lan” của tờ Renmin Ribao, được xem là phát ngôn của Bắc Kinh, rằng “bất chấp những nỗ lực của phía Trung Quốc, phía Ba Lan cố tình can thiệp vào việc chuyên môn, thậm chí tận dụng cả phương tiện ngoại giao để chính trị hóa vấn đề”. Tờ báo còn cáo buộc báo chí Ba Lan đã quan trọng hoá và phóng đại các vấn đề.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk nói rằng, để Covec tham gia đấu thầu là điều tốt, tăng thêm tính cạnh tranh, nhưng Covec đã đánh giá quá cao khả năng của mình vì nghĩ dựa vào nguồn tài trợ của chính phủ. Ông nhấn mạnh Covec dường như không chịu được sự cạnh tranh thực sự trong một môi trường cụ thể và minh bạch, khác hẳn với Trung Quốc, nơi mà thủ tục không đóng vai trò lớn.
Kế hoạch xâm nhập và bành trướng của Bắc Kinh vào thị trường EU, bắt đầu từ Ba Lan, coi như bị phá sản. Người Ba Lan đã ý thức rõ ràng về một đối tác khó tin. Phía Ba Lan sẽ xúc tiến các biện pháp đòi Covec bồi thường thiệt hại 741 triệu ZL (khoảng 250 triệu đôla), trong đó đã có số tiền 10% hợp đồng của Trung Quốc đặt cọc khi trúng thầu.
… đến những công trình bất hạnh
Không chỉ ở châu Phi, vòi bạch tuộc của Bắc Kinh cũng thả sức vươn dài và rộng khắp tại Việt Nam.
Tràn ngập lãnh thổ đủ các chủng loại hàng hoá phẩm chất kém, rẻ tiền, lôi cuốn người tiêu thụ nghèo, làm bức tử nhiều ngành công nghiệp địa phương; tuồn hàng hoá độc hại huỷ diệt môi sinh và sức khoẻ; mua vét nguyên liệu làm tê liệt sản xuất; tung tiền giả làm rối loạn thị trường; phổ biến văn hoá phẩm làm mê muội tinh thần dân tộc Việt; v.v… là những thủ đoạn mà Trung Quốc áp dụng triệt để ở tầng dưới của xã hội Việt Nam từ hai thập niên nay.
Trên thượng tầng, từ thành quả hợp thức hoá sự bành trướng qua hiệp định biên giới Trung-Việt năm 2009, bằng phép mầu, Bắc Kinh đã đạt được bước chiến lược cho mục đích lũng đoạn, khống chế nền kinh tế và an ninh quốc phòng của Việt Nam: thuê rẻ mạt 300 ngàn hécta rừng đầu nguồn trong 50 năm, hiện diện trên vùng cao chiến lược Tây Nguyên bằng các dự án khai thác bauxite, nắm trọn hơn 90% gói thầu EPC (thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp) bao gồm những dự án kinh tế quan trọng bậc nhất.
Một điều đáng chú ý là dường như toàn bộ các hợp đồng nêu trên được ký kết với sự chuẩn thuận của ông Nguyễn Tấn Dũng, giữ chức Thủ tướng Chính phủ từ năm 2006, mặc dù đã có không ít tranh cãi, thậm chí bị phản đối quyết liệt từ giới trí thức, từ nhiều đại biểu Quốc hội và các nhà cách mạng lão thành. Không hề thấy nhà nước công bố công khai tiến trình đấu thầu. Cũng không thấy nói tới số tiền bảo đảm bắt buộc nhà thầu phải đặt cọc cho các dự án.
Trong bài “Tất cả các dự án điện đều bị chậm tiến độ” ngày 25/04/2007, tờ Việt Báo cho hay nhà máy điện Uông Bí xây dựng không đúng tiến độ, nguyên do chậm từ khâu duyệt thiết kế, cung cấp bản vẽ, giải phóng mặt bằng, đến cung cấp thiết bị công nghệ… [2]
Báo Lao Động  ngày 24/9/2010  với bài “Chủ đầu tư nhiều dự án nhiệt điện: Ăn ‘quả đắng’ nhà thầu Trung Quốc“, viết các chủ đầu tư đều rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc, trong khi “chính chủ đầu tư thừa nhận chất lượng các thiết bị xuất xứ từ Trung Quốc thấp” và “nhiều công trình, sau khi trúng thầu, nhà thầu Trung Quốc thi công chậm, dẫn tới bị đội vốn”.
Bài báo dẫn lời của giáo sư Bùi Huy Phùng thuộc Viện Khoa học Năng lượng, rằng, “Việc hiện 90% dự án nhiệt điện hiện nay đều do Trung Quốc thắng thầu sẽ dẫn tới sự phụ thuộc, có nguy cơ mất an ninh năng lượng khi có sự cố xảy ra, vì khi đó chúng ta có cái gì làm đối trọng. Đây là điều đáng nghĩ”. [3]
Nêu cụ thể những công trình bàn giao chậm từ 10 tháng, đến 28 tháng, tờ Sài Gòn Đầu Tư ngày 06/06/2011 với bài “Nhiều gói thầu EPC lớn chậm tiến độ” viết: “Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam, hầu hết các dự án nhiệt điện than, khai khoáng, hóa chất, luyện kim, xi măng triển khai từ năm 2005 đến nay do các nhà thầu nước ngoài làm tổng thầu EPC, với tỷ lệ trúng thầu rất lớn. Đơn cử, tỷ lệ trúng thầu của các nhà thầu Trung Quốc lên tới 90%. Chất lượng đấu thầu thấp đã dẫn đến một thực trạng đáng báo động là, phần lớn các dự án do nhà thầu nước ngoài làm tổng thầu EPC bị kéo dài thời gian xây dựng và chậm tiến độ bàn giao so với hợp đồng”. [4]
Ngạc nhiên hơn là trước bi kịch như vậy, chưa thấy nhà thầu Trung Quốc nào bị xử phạt hoặc bị buộc đình chỉ thi công, bồi thường thiệt hại như người Ba Lan đã xử lý Covec. Tại sao?
Vài lời kết
Cựu Chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An, dù muộn màng nhưng đã vạch ra nguyên nhân của mọi nguyên nhân: sai lầm từ hệ thống.
Hệ thống sai lầm tạo ra một guồng máy đặc quyền, đặc lợi, tham nhũng từ dưới lên trên, mọi cấp, mọi ngành, ngày mỗi nghiêm trọng. Tất cả thông tư, nghị quyết, thành lập uỷ ban nọ, thanh tra kia, đều chỉ là những vở diễn nhằm che đậy một thực trạng không thể cứu vãn. Tham nhũng đã trở thành văn hoá phổ cập, “dường như người chống tham nhũng ngày càng ít đi. Tham nhũng ngày càng lớn hơn và tinh vi hơn nhiều”. [5]
Hệ thống chính trị sai lầm cho phép Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền bổ nhiệm những người tệ hại điều hành đất nước. Ông Thủ tướng xuất thân từ y tá miệt vườn, nhưng là người quyết định số phận của 20 tập đoàn lớn nhất, từ dầu khí, điện lực, thép, than, xi măng, viễn thông, hàng không, hàng hải… cho đến lương thực, cà phê – xương sống của cả nền kinh tế. Được vũ trang bằng chủ nghĩa thân hữu, cộng với công cụ an ninh và tình báo, Thủ tướng có quyền lực vô song, có thể qua mặt, khuynh loát cả Tổng bí thư, Chủ tịch nước và Quốc hội. Chỉ trong vài năm chỉ đạo trực tiếp một tập đoàn Vinashin, ông Dũng đã có thể vứt xuống biển theo “những con tàu nát” 4,5 tỷ đôla. Thế nhưng, không những ông Dũng vẫn bình chân như vại mà còn làm thêm một nhiệm kỳ nữa!
Ngoài ra, cũng nên kể đến thái độ đáng buồn của người Việt, kém xa sự dấn thân và hy sinh của người Ba Lan trong cuộc tranh đấu xoá bỏ chế độ cộng sản, cũng như trong xây dựng dân chủ. Ý thức phản kháng trước bất công và trách nhiệm với tương lai của đất nước chỉ còn lại ở số ít người Việt. Số người xuống đường trong ngày xử án tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ hôm mồng 4 tháng 4, cũng như số người tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền trong các ngày 5, 12, 19 tháng 6 vừa qua, tuy là bước vượt qua nỗi sợ khởi đầu rất khích lệ, nhưng thực tế chưa được sự hưởng ứng của đông đảo quần chúng. Lẽ ra con số phải nhiều hơn gấp bội.
Nhà nước như thế, người dân như thế, dân tộc Việt còn tiếp tục bất hạnh thì chúng ta chỉ có thể tự trách mình mà thôi!■
© 2010
—————————————————————-
Chú thích:
- [1]: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2006/02/060213_ledienducngtrung.shtml
- [2]: http://vietbao.vn/Kinh-te/Tat-ca-cac-du-an-dien-deu-bi-cham-tien-do/65090227/87
- [3]: http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/An-qua-dang-nha-thau-Trung-Quoc/14182
- [4]: http://www.saigondautu.com.vn/Pages/20110606/Nhieu-goi-thau-EPC-lon-cham-tien-do.aspx
- [5]: http://bee.net.vn/channel/1988/201106/Nguoi-chong-tham-nhung-ngay-cang-it-di-1802576
Lê Diễn Đức – RFA Blog

Lãnh đạo đi đâu trong khi quần chúng biểu tình yêu nước

Thông báo của UBND Hà Nội phát đi vào lúc 10 giờ ngày 18 tháng 8 năm 2011 yêu cầu chấm dứt biểu tình tự phát là một loại văn bản không có người ký tên, tham khảo ở đây. Về mặt pháp lý, đây là một văn bản không có giá trị nhưng được định hướng trên báo mạng vnexpress với tựa đề Hà Nội yêu cầu chấm dứt biểu tình tự phát. Tuy nhiên Nội dung của bản thông báo được thể hiện bằng các ý chính sau đây:

1. Biểu tình yêu nước là tốt, được đảng và nhà nước khuyến khích.

2. Nhưng các cuộc biểu tình bị lợi dụng để "chống đối Đảng, Nhà nước, kích động hằn thù dân tộc, chia rẽ quan hệ Việt – Trung; tập hợp lực lượng gây mất ổn định chính trị”.

3. Do đó mà UBND TP Hà Nội yêu cầu "Chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát trên địa bàn thành phố".

Bản thông báo không có chữ ký này tuy không vi phạm pháp luật nhưng không cần thiết. Chỉ cần giáo dục nhân dân thấm nhuần tư tưởng pháp luật nhất là luật Hiến pháp. Điểu 4 Hiến pháp nước CH XHCN Việt Nam năm 1992 có nội dung: Đảng cộng sản Việt Nam, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Điều 4 khẳng định mọi sinh hoạt dù lớn dù nhỏ trong xã hội dứt khoát phải có sự can thiệp của đảng CSVN.

Điều 4 Hiến pháp có 2 mặt. Một là, mọi hoạt động của quần chúng nhất thiết phải dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN. Hai là, đảng viên phải có trách nhiệm định hướng và thâu tóm mọi hoạt động của quần chúng nhân dân.


Khi UBND TP Hà Nội nhận định "biểu tình tự phát" nghĩa là biểu tình không có sự lãnh đạo của đảng, đã có sự buông lỏng của các cấp ủy đảng trong quản lý biểu tình. Người biểu tình thì vi hiến còn các đảng viên thì vi phạm Điều lệ đảng CSVN.

Phải chăng các đảng viên ở cấp cao nhất đã lơ là sự lãnh đạo của đảng hay là đùn đẩy công việc hay là, giả thuyết tương đối tin cậy đó là họ đang bận đối phó với nhân dân.

Source: LT

Tin thứ Hai, 29-08-2011

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
 - Chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu tình tự phát (ANTĐ). “Với một tinh thần cầu thị và lắng nghe, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã mời một số người kiến nghị về Thông báo của UBND TP Hà Nội để trực tiếp gặp gỡ, đối thoại. “Cuộc gặp đã diễn ra trong tinh thần xây dựng và thẳng thắn, tỏ rõ thiện chí” – đó là nhận xét chung của những người được UBND TP Hà Nội mời tham dự buổi gặp gỡ.”
Thế nhưng ngay sau đó thì sao? Mời đọc bức thư của TS Lê Đăng Doanh, một trong những người ký bản Kiến nghị, được Ủy ban NDTPHN mời trao đổi sáng thứ Bảy, 27/8, nhưng ông ở xa không tham gia được:
“Thưa các anh, chị,
20.30 tối nay, 27.08.2011, ông Tổ trưởng dân phố Minh và ông Trung tá công an Mạnh đã bấm chuông đến nhà tôi sau khi tôi từ Hải Phòng về lúc 16.30. Khi tôi từ Hải Phòng về, ông Tổ trưởng Minh ở đầu ngõ có giữ tôi lại hỏi han. Sau khi mời ngồi, tôi gặng hỏi hai ông đến thăm không báo trước, mang theo sổ sách là có lý do gì, thì được hai ông trả lời là muốn biết về thư kiến nghị mà tôi đã ký và thông tin về cuộc gặp của UBND Thành phố mời gặp sáng nay. Tôi trả lời là tôi ở Hải Phòng không về dự được nhưng nhận được thông tin như đã được các anh thông báo trên mạng.
 Ông Minh cho biết có người nói là mỗi người đi biểu tình được phát 100.000 đồng/lần đi biểu tình. Ông Mạnh nói có thể có một số người bị đảng phản động ở nước ngoài xúi giục. Tôi đã hỏi lại: đã có 11 lần biểu tình, mỗi lần hàng trăm người tham gia, nếu có phát tiền sao Công An không phát hiện, bắt đi làm chứng?
Ông Minh cũng nói có người bảo rằng biểu tình chống Trung Quốc chỉ là tập dượt để biểu tình lật đổ chế độ, tôi hỏi ông có bằng chứng gì để nói như vậy và nói người nào nói như vậy chính là phản động, chia rẽ nhân dân. Tôi nói: Trung Quốc điều 550.000 quân áp sát biên giới tập trận, tạp chí Hoàn Cầu đòi dạy cho Việt Nam bài học thứ hai, Trung Quốc in tiền giả đưa vào ta, mua móng trâu bò để hại ta v.v.. mà ta không được lên tiếng hay sao? Cuộc gặp kết thúc lúc 21.00.
Từ khi tôi về ở khu này từ năm 2005 cho đến nay, chỉ có hai lần công an hộ khẩu đến hỏi thăm tình hình, chưa có ông trung tá công an nào cùng đến với ông Tổ trưởng dân phố đến như thế này. Vì vậy, cuộc thăm này không thể là tình cờ mà có liên quan đến giấy mời của UBND Thành phố và thư kiến nghị mà tôi đã ký.
Tôi thấy cần thiết phải thông báo để tất cả các anh, chị cùng biết. Nếu có diễn biến gì tiếp theo, tôi sẽ xin kịp thời thông báo sau.
Lê Đăng Doanh.”
Còn TS Nguyễn Quang A ngay sáng qua cũng cho biết, một số biểu hiện tệ hại diễn ra bên ngoài tư gia của ông, nhưng BS chưa muốn công bố ngay, chờ thêm diễn biến trong mấy ngày tới.
- Chính quyền Việt Nam cần « quen » với việc người dân biểu tình theo Hiến định  – (RFI). “Nhà nước nếu muốn ngăn chặn, tôi nghĩ cũng khó ngăn chặn được, bởi vì đấy là quyền đã được Hiến định của người dân. Nhưng mà Nhà nước và những người biểu tình cũng có thể có một đối thoại gì đấy để không gây căng thẳng giữa hai bên. Bởi vì, nếu Nhà nước nghĩ rằng, mình dùng sức mạnh để bắt bớ, để dẹp, để cấm, thì tôi nghĩ rằng những cuộc biểu tình như thế sẽ còn bùng phát lớn hơn nữa, và điều đấy chưa chắc đã phải là hay. ” – Một chủ nhật không có biểu tình – (RFA).
- THƯỜNG TRỰC BAN BÍ THƯ LÊ HỒNG ANH NÓI RẤT HAY… – (Phạm Viết Đào). “Làm sao để các ông tuyên giáo Hà Nội quán triệt được ý kiến rất hay này của Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh nhỉ? Làm sao để các tờ báo Hà Nội tổ chức cho dân chủ thảo luận về hiện tượng biểu tình vừa qua là nên hay không nên thì quý biết bao…Chả nhẽ Thường trực Ban bí thư chỉ đạo một đằng, Tuyên giáo Hà Nội lại triển khai theo cách sử dụng cơ quan tuyên truyền đấu tố các nhân sĩ trí thức theo kiểu hồng vệ binh ?!
- Độc giả LV gửi video đài Truyền hình HN lại nói về chuyện biểu tình:
Người biểu tình bị bắt có thể kiện công an – (BBC).”"Nếu các cáo buộc trên là đúng, thì việc làm của công an không đúng với trình tự, quy định của pháp luật. Nếu có vi phạm hành chính, thì trước tiên phải xử lý vi phạm hành chính, chứ không thể tùy tiện mà khám xét, tra tấn, hành hung, hoặc ép buộc làm bất cứ việc gì mà người bị bắt không muốn. Nếu các trường hợp phản ánh là đúng, thì cơ quan công an đã vi phạm luật.”
- Yêu nước như thế nào mới là đúng cách? (3) – (Blog Anh Vũ). Xem thêm: Phần 1; Phần 2. “Biểu lộ lòng yêu nước có tổ chức thì dường như hôm 21/8 người ta cũng tổ chức ở Hà Nội đấy, nhưng qua hình ảnh trên mạng thì tôi cũng thấy … kỳ kỳ, không hợp gu của tôi, khi thấy mấy cô gái trẻ ăn mặc khá hở hang, hao hao giống như sườn xám, nhảy nhót trên sân khấu. Chẳng lẽ chỉ cần do Đoàn, Hội của nhà nước tổ chức thì nó trở thành đúng, còn do dân tự nghĩ ra thì nó là sai hay sao? Mà già như tôi, muốn biểu lộ lòng yêu nước theo kiểu của mấy cô gái ấy, cũng làm sao mà làm được?”
Hà Nội trong mắt ai – (Người Buôn Gió). “Gặp gỡ đạo diễn nhân dân Trần Văn Thủy, đọc bài của Vũ Duy Thông. Mới thấy Hà Nội thế nào trong mắt mỗi con người là còn theo cái tâm và động cơ của họ.
- Thiếu lãnh đạo – (Nguyễn Hưng Quốc’s blog). “Có thể nói, hiếm khi nào Việt Nam lại cần lãnh đạo như bây giờ. Bởi những thử thách lớn và nghiêm trọng nhất của Việt Nam hiện nay không phải là vấn đề kinh tế hay xã hội, ở đó, người ta chỉ cần tài năng quản lý. Việt Nam còn bị thử thách cả về chính trị, trong đó có vấn đề nghiêm trọng và khẩn cấp nhất là vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.”
- Bà Nga đã có kế thừa: những con két ca bài yêu nước – (Cánh cò’s blog). “Sau bà Nguyễn Phương Nga, nhà nước đang đào tạo một loạt các loại két lớn nhỏ khác để tham gia vào bản đồng ca mang tên ‘yêu nước’… Vị trí của bà chắc chắn không bao giờ bà muốn vì nó đi ngược hoàn toàn với những gì bà học được từ trường học lẫn trường đời, đó là sự thành thật trong phát ngôn,  nhất là phát ngôn trước công chúng. Mỗi lời bà nói sẽ qua hàng triệu bộ lọc tinh vi nhất. Lời phát biểu của bà sẽ lên bàn cân, cân sự thành thật để đánh giá uy tín của một chế độ.
- Nói thêm về việc Paul Minh Nhật bị bắt – (Chuacuuthe). - Việt Nam : Năm thanh niên công giáo bị cáo buộc hoạt động lật đổ chính quyền  – (RFI).
- Thư gởi chị Dương Hà – Xin là bạn đồng hành tinh thần – (Danlambao).
- Tống văn Công – Thư trả lời ông Nguyễn Quốc Quân – (Dân Luận). Mời xem bài đã điểm hôm trước: Nguyễn Quốc Quân – Trao Đổi Với Ông Tống Văn Công (Dân Luận).
- Cho thế hệ trẻ sau này, đọc để hiểu thêm những gì đã xảy ra trên mảnh đất Việt Nam và cũng để tránh lặp lại những sai lầm đó: Một phần thưởng Vô Giá cho người có công với Cách Mạng – (Tiên Sa). =>
Ngũ Giác Đài: Trung Quốc sắp trở thành đại cường quân sự  – (VOA).Suy nghĩ về công hàm Phạm Văn Đồng  – (Đàn Chim Việt). - “Quyền Lợi Cốt Lõi” của Trung Quốc – (Dainamax). - Cẩn thận, Trung Quốc tấn công! – (Đàn Chim Việt).  – Video: Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và cố Đại tướng Văn Tiến Dũng nhận định về bọn bành trướng Bắc Kinh – (Culangcat/ Youtube). – Lời tạm biệt trước lúc lên đường – nhạc thời chống quân bành trướng – (Culangcat).
- Wikileaks: Thiếu tá VN ‘say rượu’ bàn chuyện biên giới – (BBC). “Bức điện kể lại rằng một chỉ huy biên phòng, tự giới thiệu là Thiếu tá Hoa (bản gốc tiếng Anh không có dấu) đến gặp trong tình trạng say rượu. Ông này giải thích ông vừa xong một phiên ‘tham vấn’ không chính thức với lính biên phòng Trung Quốc bên kia sông, diễn ra vào mỗi tháng hoặc khi có vấn đề xảy ra…Theo bức điện, Thiếu tá này bực bội trước ý kiến rằng Bản Giốc là “điểm nóng”, tuy ông thừa nhận vấn đề biên giới là “nhạy cảm”. Vị thiếu tá nói với phía Mỹ rằng ông không biết đường biên giới chính xác của thác, nói rằng đó chỉ là cái thác thôi và chẳng ai có thể đi qua”.
- Tựa đề bản tin này nghe thì giáo dục, nhưng nội dung bên trong thuộc về chính trị: Wikileaks: Giáo dục Mỹ ở Việt Nam – (BBC).
- Cấm nghe đài địch thời @ – (TTXVA).
Ngoại giao Philippines với Trung Quốc : Hợp tác kinh tế, không nhân nhượng về lãnh thổ.  – (RFI). – Philippines, Trung Quốc cùng thăm dò dầu khí ở Trường Sa (TN).
- Thi pháp luật về biển, đảo (TT). Không biết có màn thi “Biểu tình vì chủ quyền biển, đảo mà bị hành xử như kẻ tội phạm nguy hiểm thì có quyền kiện hay không“? - VN thử học cách nầy coi: Anh cấm biểu tình tại London (ANTĐ).
- Dũng khí một làng chài trong “Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát” (CAND). “André Menras, người mang hai quốc tịch Pháp – Việt, tên Việt Nam là Hồ Cương Quyết đã thực hiện bộ phim tài liệu “Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát” đã phát sóng tại Pháp cho cộng đồng người Việt, gây xúc động mãnh liệt…” - Biến cố Hoàng Sa và sự hi sinh của các chiến sỹ vì Tổ Quốc – (NVCL). 
- Nhà giàn và những giọt nước mắt giữa biển khơi (VNN). =>
- Trao đá Trường Sa tại làng Văn hoá dân tộc (VOV).
- ‘Hợp thức hóa’ lao động Trung Quốc không phép (VNE).
- Đối thoại chiến lược quốc phòng-an ninh Việt Nam – Trung Quốc lần thứ hai (QĐND).
- Báo Nga nhận định VN có thể sở hữu tàu sân bay (Bee).
- Báo Trung Quốc: Việt Nam có khả năng công, thủ mạnh nhất ĐNA (GDVN).
- Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: Ngoại giao Việt Nam phát huy tối đa nội và ngoại lực (TG&VN).
KINH TẾ
- Xuất khoai mì sang Trung Quốc tăng mạnh (TT).
- Thương hiệu nông sản Việt Nam đang bị tấn công? (SGTT).
- Vốn trên 500 tỉ đồng mới được gọi là “tập đoàn” (PLTP).
- Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: tích tụ ruộng đất là cần thiết (SGTT).
Bài toán lãi suất của tân thống đốc Nguyễn Văn Bình  – (VOA).
- Đã đến lúc cần có Luật Quy hoạch phát triển chung (TQ).
Kế hoạch nâng giá gạo lên 50% có thể khiến Thái Lan bị lỗ nặng – (RFA).
<- Google bị phạt 500 triệu đô la – (RFA).
- Những cổ phiếu ồn ào (TBKTSG).
Xem xét địa điểm mới cho sân bay Vũng Tàu (TBKTSG).
- Tiêu tăng giá như vàng (NNVN).
- Trung Quốc điều chỉnh giảm tốc độ tàu cao tốc (TTXVN).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Nhà văn Sơn Tùng rút đơn xin xét tặng Giải thưởng Nhà nước: Những người trong cuộc nói gì? (TP). - LÙM XÙM GIẢI THƯỞNG? SAI THÌ SỬA? – (Nguyễn Trọng Tạo).
NHỮNG CUỐN SÁCH MỚI NHẤT TRÊN GIÁ – (Nguyễn Xuân Diện).
“ĐẸP NHƯ BÔNG LÚA CHÍN, CON SÔNG PHÙ SA THƠM NỨC” – (Mai Thanh Hải).
THƠ TÌNH VÕ THỊ PHƯƠNG THÚY – (Nguyễn Trọng Tạo).
BẠN VĂN – VIẾT THEO LỐI “KHẨU VĂN” – (Quê Choa).
TƯỞNG NHỚ GIA ĐÌNH LƯU QUANG VŨ – XUÂN QUỲNH – (Nguyễn Xuân Diện). =>
“Cha mẹ xin lỗi con” chiếu trên kênh BBC – (BBC).
Mười khuôn mặt thơ trẻ đương đại [2] – (Đàn Chim Việt).
- Lưu Hồng Quang chiến thắng vang dội tại cuộc thi piano Lev Vlassenko (TTVH).
- Xích lô Hà Nội: Giữ hay bỏ? (PLTP).
- 100 ca khúc bị cấm ở Trung Quốc (TP).
Teddy Riner, võ sĩ judo siêu hạng 5 lần vô địch thế giới  – (RFI).
- Giải thưởng Nhà nước – Giải thưởng Hồ Chí Minh: Chưa trao vào 2/9 (VNM). Hu hu! “Thời gian ơi / Xin dừng lại / … Cho đôi ‘tình nhân’ / Yêu … không đàng hoàng đừng khóc ly tan … “
- Dấu xưa làng cổ Lộc Yên (ANTĐ). Nhưng chắc còn lại ít quá nên cả bài chỉ có một tấm hình, lại không phải là “nhà cổ”?
- Nghệ sĩ mặc phản cảm, không thể… thổi còi (DV).
- Phim “Chủ tịch tỉnh”: Chính luận pha… cải lương (DV).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC

<- 1 vòng sân trường đại học Harvard! – (TTXVA).
- Nguyễn Cung Thông: Ta nói tiếng Việt mà ta không biết – (cadao.org).
Thiết bị, dụng cụ học tập: Hàng ngoại ép hàng nội (ANTĐ).
- Tổ chức thi nói tiếng Nhật cho tu nghiệp sinh VN (TTXVN).
- VN đoạt huy chương đồng giải ABU Robocon 2011 (TTXVN).
- Australia mới phát hiện ra hành tinh kim cương (TTXVN).
- Người Mỹ có tin ma quỷ không? (VOA/ Youtube).
Những khả năng kỳ lạ của ánh mắt  – (Đàn Chim Việt).
- Áp dụng điều 33 quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ: 8 điểm cũng đậu đại học (TT).
- Cấm học trò thuốc lá, hiệu trưởng rít thuốc phè phỡn (NĐT). Hic! “Phè phỡn”.
- Xử lý sai phạm của Trường trung cấp Y dược Văn Hiến (TT).
- Gần 200 hộ dân đòi Sonadezi bồi thường 11,5 tỉ đồng (SGTT).
- Ba Lan: 10.000 người Việt có cơ hội hợp thức hóa cư trú (SGGP).
- Một “thần y” chữa thành công cho 200 người bệnh (DV).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Gia Lai: Đền bù 4,5 tỷ đồng thiệt hại cho dân do xả lũ sai quy trình (QĐND). =>
- Tổ chức thăm tù nhân người Việt tại Nga nhân Quốc khánh 2-9 là trách nhiệm của cơ quan ngoại giao, cần gì phải thòng thêm câu “thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, sự quan tâm của Đại sứ quán đối với những tù nhân người Việt đang chấp hành hình phạt tại Nga” (QĐND).
- Lễ Vu Lan của cộng đồng người Việt tại Hungary (VOV). Một độc giả email cho biết “Ở Hungary ko có TP Budabest nào cả. Và TP Cheb cũng ko ở Hungary, VOV ơi“.
- Bình định: Cứu chữa cá voi dạt vào bờ  (Tnh).
QUỐC TẾ
- Có nhiều bằng chứng hơn về các hành vi độc ác sau khi Tripoli thất thủ – (VOA). - Libya : sự sụp đổ của một bạo chúa   – (RFI). - Phe nổi dậy Libya chiếm thị trấn duyên hải Bin Jawad – (VOA). - Libya: Điện nước đang khan hiếm tại Tripoli   – (VOA). - Libya: Phe nổi dậy tiến về Syrte, quê hương của Kadhafi  – (RFI). – Phe nổi dậy Libya sẽ không trục xuất kẻ đánh bom Lockerbie  – (VOA).
- Lực lượng nổi dậy chiếm căn cứ quân sự cuối cùng tại Tripôli  (Tin tức).  – Nhà lãnh đạo Gaddafi bất ngờ đề nghị chuyển giao quyền lực (Bee). – Gaddafi muốn đàm, NTC yêu cầu đầu hàng (ĐV).  - Iran bí mật viện trợ cho lực lượng nổi dậy ở Libya (TTXVN).
Singapore có tổng thống mới  – (VOA). - Tân tổng thống Singapore thắng sát nút – (BBC).- Tổng thống Singapore đắc cử với tỷ lệ thấp  – (RFI). - Singapore: Tony Tan đắc cử tổng thống (CATP).  – Tân Tổng thống Singapore cam kết làm việc vì từng người dân (VNN).
Nhà hoạt động chống tham nhũng ở Ấn Ðộ ngưng tuyệt thực  – (VOA). - Ấn Độ : Anna Hazare ngừng tuyệt thực chống tham nhũng sau khi Quốc hội nhượng bộ  – (RFI).
Liên đoàn Ả Rập phái Tổng thư ký sang Syria trong sứ mạng hòa bình – (VOA). - Liên đoàn Ả Rập kêu gọi chấm dứt bạo động ở Syria – (VOA).
Nhân vật số Hai của al-Qaida đã bị giết tại Pakistan  – (VOA). - Lãnh đạo số 2 mạng lưới khủng bố al Qaida bị hạ sát tại Pakistan  – (RFI). =>
- Chính trị gia lâu đời của Pakistan từ chức – (VOA). - Tòa án Pakistan ra lệnh tịch thu tài sản của ông Musharraf  – (VOA).
Bão nhiệt đới Irene tiến vào đông bắc Hoa Kỳ – (VOA). - Bão Irène làm 2 triệu người sơ tán, đã đến New York vào tối qua  – (RFI). - Bão Irene ập vào bờ Đông Hoa Kỳ  – (VOA). - New York hứng chịu bão   – (BBC).
Bão Nanmadol sẽ đổ bộ lên Đài Loan sau khi tàn phá Philipine  – (RFI). - Bão Nanmadol giết chết 8 người ở Philippines, hướng tới Ðài Loan  – (VOA).
Hàn Quốc: Cựu chủ tịch Hyundai tặng 450 triệu đôla cho người nghèo  – (RFI).
- Đánh bom tự sát giết chết 28 người tại Baghdad – (VOA). – Đánh bom ở Baghdad, 65 người chết và bị thương (TTXVN).
Khủng bố tại Algérie làm 18 người thiệt mạng  – (RFI).
Số tử vong trong vụ đánh bom trụ sở LHQ tại Nigeria lên tới 23 người – (VOA).
Hải quân Yemen ngăn chặn một cuộc tấn công tự sát ngoài khơi Abyan  – (VOA).
- Cựu Thủ tướng Thaksin muốn về “lãnh đạo đất nước” (VOV).
* VTV1:  + Chào buổi sáng – 28/08/2011; + Bộ ngoại giao Việt Nam chưa rời khỏi Libi.

* RFA: +  Sáng 28-08-2011
+ Tối 28-08-2011
* RFI: 28-08-2011

lượm lặt tin

- Tiếp tục đề tài “tuần hành, biểu tình tự phát “:  Ai lợi dụng và ai bị lợi dụng? (HNM).
- Vụ lao động Trung Quốc làm việc không phép tại Cà Mau: Các nhà thầu thiếu thiện chí khắc phục (TT).
- Vụ trung úy Lang Thành Dũng (C.A Nha Trang) bị tố cáo dùng nhục hình: Trung úy Dũng thừa nhận có đánh đập anh Vũ (TT).


- Tuấn Khanh: Âm nhạc nơi chốn nhỏ (TT).
- Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc: Thưa vắng (TP).  - Inrasara: Nhà văn trẻ ngày nay sướng thiệt.