Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

Chủ Nhật, 06-10-2013 - Đại tướng giản dị, đau nỗi đau của dân & Mấy lời gửi ông Khổng Minh Trí về “thế lực thù địch” và những “đòi” của “thế lực thù địch”

Tin Chủ Nhật, 06-10-2013

http://youtu.be/YUB3N16rNxM
http://youtu.be/raDxka8xLJA

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Philippines: Tranh chấp lãnh hải chỉ có thể giải quyết theo luật pháp (VOA).  – Biển Đông: Mỹ “dồn” Trung Quốc, khích lệ Philippines (VnM). – “Lộ” thông số tàu sân bay tương lai của Trung Quốc (KT).
- J.Kerry : Khủng hoảng ngân sách không ảnh hưởng đến chính sách Châu Á của Mỹ (RFI). – Hoa Kỳ lạc quan về tiến triển của dự án TPP với Châu Á Thái Bình Dương.  – Phản ứng về việc Tổng thống Obama hủy chuyến công du Châu Á (VOA).  – Mỹ giữ cam kết với châu Á dù chính phủ đóng cửa (TTXVN).
- Đào Tiến Thi: Mấy lời gửi ông Khổng Minh Trí về “thế lực thù địch” và những “đòi” của “thế lực thù địch” (DĐXHDS). Một bài luận tuyệt vời, đáp lại bài trên báo An ninh Thủ đô sáng qua (có thông tin là của một ông tướng đương chức trên Bộ, “ép” đăng, trong khi TBT Đào Lê Bình đi công tác TPHCM, cái tên Khổng Minh Trí chỉ là “bút danh” mới đặt của ông này): Cảnh giác trước âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động là trách nhiệm và nghĩa vụ của chúng ta.
- Từ Linh: Trí thức hải ngoại: Chúng ta cùng đơn ca? (1) (pro&contra/DĐXHDS).
- Chàng trai Việt dùng truyền thông xã hội cổ súy dân chủ (VOA/DĐXHDS). – Tại sao lại coi truyền thông là kẻ thù? (RFA).

- Lã Việt Dũng – Giặc Khăn Vàng (Dân Luận). – Hãy nhìn nhận đây như 1 cuộc chiến loại bỏ độc tài song song với việc xây dựng xã hội dân sự (FB Nổ Xong Xây). “… vì ko là 1 tổ chức, cộng với việc đây lại là những hành động tự phát xuất phát từ sự bức xúc xã hội nên khi thế giới hay những người am hiểu xã hội nhìn vào họ cũng không dùng hành động của 1 vài cá nhân như vậy để đánh giá về phong trào đấu tranh chung. Có chăng họ chỉ nhìn nhận đó như những phản ứng tự nhiên, đa chiều trong một xã hội đầy bất ổn mà thôi“.
- An ninh sân bay thừa nhận việc bắt cóc Châu Văn Thi (Dân Luận).
1<- Phỏng vấn Nhà thơ Inrasara: Tcherfunith – một tác phẩm xã hội mang tính hiện thực (RFA/DĐXHDS). “Biến cố Chernobyl trước đây tại Nga và Fukushima hồi gần đây của Nhật đã làm không ít người hiểu được sức tàn phá ghê rợn khi một nhà máy điện nguyên tử gặp sự cố kỹ thuật. Bất kể do sơ sót của con người hay thiên tai mang lại, viễn cảnh một vụ nổ của nhà máy hạt nhân Ninh Thuận đã khiến cuộc tranh luận dần đi vào góc tối nhất của thảm họa không thể nào tránh khỏi nếu cứ khăng khăng thực hiện nhà máy này.”
- Bài đã đăng trên báo SGGP số 1198 ngày 28 tháng 3 năm 1979 và đăng trên Tạp chí Cộng sản tháng 3/1979 của tướng Giáp: NHÂN DÂN VIỆT NAM NHẤT ĐỊNH THẮNG LỢI, GIẶC TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC NHẤT ĐỊNH THẤT BẠI (FB Tin Không Lề). – Tướng Giáp- 2  – Trích từ “Bên Thắng Cuộc”: Tướng Giáp – 3 (Quê Choa).   - Đại tướng Võ Nguyên Giáp: DĨ CÔNG VI THƯỢNG (Bùi Văn Bồng).  – VÕ NGUYÊN GIÁP – MỘT CON NGƯỜI (Nguyễn Duy Xuân).  – Bùi Minh Quốc: Gửi từ rừng thông Đà Lạt - Thành Kính anh linh, hương hồn  Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Bùi Văn Bồng).
- TƯỚNG GIÁP TIẾT LỘ 4 BÍ MẬT VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM (Thuyền nhân). “Ở Việt Nam, ai cũng biết ông là một vị đại tướng trong thời chiến và một bại tướng trong thời bình…”.   – Võ Nguyên Giáp – ông giáo, danh tướng và nhà chiến lược (Đoan Trang). “’Ông đã chọn cách im lặng, không phải vì ông hèn, mà vì ông là trí thức, và vì ông thấy cần phải giữ gìn sự đoàn kết cho đại cuộc’ – một người thân của ông có lần nói với tôi như thế.  Tôi không có ý kiến. Vì tôi không ủng hộ lối tư duy ‘nhẫn nhịn, im lặng trước cái xấu, vì đại cuộc’. Nhưng tôi lại cũng nghĩ, nếu Võ Nguyên Giáp lên tiếng mạnh mẽ từ những năm ấy, ông chắc sẽ không tránh khỏi số phận của Trung tướng Trần Độ sau này“.
Việt Nam để quốc tang tướng Võ Nguyên Giáp trong hai ngày  (RFI).   – Tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp gây bối rối cho chính quyền . – Tướng Võ Nguyên Giáp: Từ nguyên khí đến vĩnh hằng. – Bùi Tín: Tướng Võ Nguyên Giáp, như tôi từng biết (Blog VOA). – TS Cù Huy Hà Vũ và GS Nguyễn Huệ Chi nói về Tướng Võ Nguyên Giáp (RFA).  – Quãng đời nhẫn nhục của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. – Đảng vẫn để Đại Tướng sống thêm (BBC). “Chuyện Đảng ép các báo để Tướng Giáp sống thêm nhiều tiếng là hành động bắt giới truyền thông “quỳ xuống” trước truyền thông quốc tế”.  – Sẽ tổ chức Quốc tang cho Tướng Giáp (BBC).
2- “Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi rất thanh thản” (VOV).  – Thông báo Lễ viếng, Lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp.  – Dòng người đổ về nhà Đại tướng (VNN). Video: Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Thiên tài quân sự thế kỷ 20 (VTV). Thế giới tiếc thương Đại tướng  – Tình cảm của người dân với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.  – Lỗi lạc mà gần gũi (NLĐ).  – Tướng Giáp từng làm báo cách mạng như thế nào? (TTXVN).  – Những trận chiến lịch sử lưu danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (TT).  – Những trận chiến lịch sử lưu danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp Kỳ 2: Cuộc đấu trí, đấu lực quy mô lớn đầu tiên.  – Sử gia Mỹ: Tướng Giáp là một nhân vật kiệt xuất (VOV).  – Báo Anh: Tướng Võ Nguyên Giáp là “Napoleon Đỏ” (TTXVN).  – Báo chí quốc tế ca ngợi Đại tướng vì Hòa bình Võ Nguyên Giáp (VOV). =>
Một độc giả thân thiết, cựu quan chức, tối qua đã gửi tới email bình luận:
1.VTV1 tối hôm nay đã dành thời lượng rất lớn trích dẫn rất nhiều báo, hãng tin phản động phương Tây như BBC,CNN, Reuters đến các báo vẫn được xem là thù địch, nguy hiểm (như New York Times, Le Monde v.v.) ca ngợi tướng Giáp hết lời, lại mời một sử gia của Mỹ lên trả lời phỏng vấn rất dài, đánh giá rất cao tướng Giáp, trong khi không có một lời nào từ ông bạn 16 chữ vàng cả! 
Có hai khả năng:
 - Các nhà lãnh đạo đã tỉnh ngộ ai là người tôn trọng lịch sử, biết đánh giá khoa học và ai là kẻ luôn xuyên tạc lịch sử, ngậm máu phun người. Khả năng đúng đắn này là không có.
 - Tiếp tục mù quáng, ca ngợi bạn vàng xâm lược đã bị tướng Giáp đánh bại và sẽ bị dân tộc nguyền rủa. Rất tiếc điều này lại là phương án được lựa chọn. Nếu vậy, họ nên kỷ luật VTV1 ngay để làm gương về cái tội diễn biến hòa bình, mất cảnh giác cao độ này!
 2. Tướng Giáp và gia đình đã chọn nơi yên nghỉ của tướng Giáp là quê nhà, tránh cho ông phải nằm chung với những kẻ đã luôn ngăn chặn, hãm hại ông vì ông chiến thắng liên tục. Sau 1975, ông mới 64 tuổi, nếu làm Thủ Tướng với uy tín và tầm nhìn của ông, có lẽ đất nước đã tránh được nhiều cay đắng. 
Tướng Giáp đến khi chết vẫn sáng suốt khi chọn chốn yên nghỉ của mình.
- Làm khó Trung ương (Đồng Phụng Việt). “Khi có tới 65.4% không biết và chưa từng ‘dính líu’ vào việc sửa đổi Hiến pháp hiện hành thì giải thích thế nào về khái niệm ‘tuyệt đại đa số người dân Việt Nam’ đồng tình với dự thảo Hiến pháp?
- THAM NHŨNG – “GHẺ” ĐỘT BIẾN GEN (Nguyễn Duy Xuân). - BAO CHỬNG GIẢI NGHỆ (Bùi Văn Bồng).
- Ná thở vì phí, lệ phí (NLĐ).
- Vụ “Phơi trần thông tin cá nhân”: Có dấu hiệu trái luật! (NLĐ).
- Bộ Y tế hỗ trợ dân trong khu vực chôn thuốc sâu (TTXVN).
- Thủy điện xả lũ, dân gặp nạn bởi thiếu thông tin (VOV).
- Thu hồi đất dự án xây nhà ở cho công nhân tại Hải Phòng: Vòng vo chờ sửa lỗi (DĐDN).
- Chuyện động trời VN: “Tạm giam” con bò gây TNGT chết người (KT).
-VÁCLAV HAVEL: QUYỀN LỰC của KHÔNG QUYỀN LỰC – Phần 14 (Bùi Văn Bồng).
- Nhà văn Nhật Tiến : GIẤC NGỦ CHẬP CHỜN (KỲ 6) (Nhật Tuấn).
- Vũ Ngọc Tiến: TÌM HIỂU VĂN HỌC YÊU NƯỚC THẾ KỶ XV QUA TRƯỚC TÁC CỦA NGUYỄN HUỆ CHI VÀ NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ CHO ĐỜI NAY  (Boxitvn).
- Trung Quốc huy động 2 triệu người theo dõi và kiểm duyệt internet (RFI). – Trung Quốc: Nhà hoạt động Nghê Ngọc Lan ra tù. – Apple loại bỏ trình duyệt web chống kiểm duyệt khỏi App Store Trung Quốc (ĐKN).
- Người Bán hàng Rong Trung Quốc Sống nhờ vào Tranh Sơn (ảnh) (ĐKN). – Mời xem lại: Dư luận Trung Quốc phẫn nộ trước sự hành quyết đột ngột đối với người bán hàng rong. – TQ có hai triệu giám sát viên Internet (BBC).
- Greenpeace kêu gọi biểu tình đòi thả các thành viên bị Nga giam giữ (RFI).
- Nếu Hoa Kỳ bế tắc ngân sách kéo dài (Phi Vũ). “Theo một nguồn tin, nếu tình trạng bế tắc ngân sách kéo dài thì chính phủ Hoa Kỳ có thể sẽ sử dụng chiêu “xù nợ’. Trung Cộng là “chủ nợ” lớn nhất của Hoa Kỳ cũng đang “run” trước nguồn tin này“. Biết đâu, cả thế giới cần một câu khẩu hiệu: “Toàn thế giới văn minh liên hiệp lại, cắn răng chịu cực, để đập tan lũ bành trướng bá quyền Bắc Kinh!”?

Núi Lão Sơn (Trương Nhân Tuấn).
Đêm Thái Hà (Nguyễn Tường Thụy).
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG (Alan Phan).

Tướng Võ Nguyên Giáp: Từ nguyên khí đến vĩnh hằng  (RFI)   —-Học Mao về quân sự?  -(BBC)
Tướng Giáp hai lần thoát nạn  (BBC)  -Chuyện về hai lần thoát nạn của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp qua lời kể của nhà báo Huy Đức.
Tướng Giáp, hậu chiến tranh  (BBC) -Sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc tháng 4/1975, vai trò lãnh đạo của Tướng Giáp suy giảm.
Tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp gây bối rối cho chính quyền  (RFI)   -Thật ra, nếu chiếu theo Nghị định 105 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 17/12/2012, thì Đại tướng Võ Nguyên Giáp không nằm trong danh sách “các đồng chí đang giữ hoặc thôi giữ chức đối với các chức vụ sau khi từ trần được tổ chức lễ quốc tang”. Cụ thể, do tướng Giáp chưa bao giờ giữ chức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng hay Chủ tịch Quốc hội, cho nên trên nguyên tắc, không được tổ chức quốc tang cho ông, mà chỉ có thể tổ chức tang lễ cấp Nhà nước.
TS Cù Huy Hà Vũ và GS Nguyễn Huệ Chi nói về Tướng Võ Nguyên Giáp  -(RFA)
Quãng đời nhẫn nhục của Đại tướng Võ Nguyên Giáp   (RFA) -Giáo sư Nguyễn Huệ Chi và Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đưa ra nhìn nhận về điều học được từ chữ nhẫn trong cuộc sống của vị Đại tướng huyền thoại Việt Nam.
Dòng người đổ về nhà Đại tướng Video  (VNN)
“Ý kiến tướng Giáp rất được coi trọng” (TVN)- Có thật không?- Chờ Ông chết rồi mới nói làm sao Ông cãi được?! -Cái dzụ Bọ -xít Tây nguyên là thí dụ!? Mấy lần Ông  có “ý kiến”?
Tại sao lại coi truyền thông là kẻ thù?  (RFA)    —–42% người dân không biết đến Hiến pháp Việt Nam  (RFA)
Tcherfunith – một tác phẩm xã hội mang tính hiện thực   (RFA)  -Đây là một cuốn tiểu thuyết mà tôi có thể viết tắt từ 3 chữ. Đó là chữ Tcherfunith, chữ này là viết tắt từ 3 chữ Chernobyl, Fukushima với Ninh thuận tương lai. Tôi cảm nhận về hiểm họa đó và tôi đặt tên.-Ông Inrasara.
TT Nguyễn Tấn Dũng tiếp chủ tịch tập đoàn Gazprom của Nga  (RFA)
Lũ đang dâng cao tại các tỉnh miền Trung(RFA)   —Triều cường lại đe dọa TP Hồ Chí Minh(RFA)
Cấm con cái ngược đãi hay thời vắng tình thương  (TVN)   —‘Lần sau bố đừng làm thế’ (TVN)
___________________________________________________________________________________________________________________________
Truyền thông quốc tế nói về sự ra đi của tướng Giáp »  - - Ông cũng đã giúp “phiến quân của Hồ Chí Minh thành lập quân đội” và cuối cùng “đã lãnh đạo đội quân đó”. -CNN…
Tướng Giáp trong mắt người Phương Tây »  -  -(ĐCV) … trong suốt thời gian chiến tranh, từ 1946 đến tháng 7-1954, không một phụ nữ, cụ già hay trẻ em người Pháp nào bị bắt cóc làm con tin hay bị sát…
Nguyễn Văn Thạnh – Sáng kiến cuối tuần: SÁNG KIẾN THÚC ĐẨY CỘNG ĐỒNG ĐẾN VỚI SÁCH CHẤN HƯNG DÂN TRÍ  -(Danluan)
Lã Việt Dũng – Giặc Khăn Vàng-(Danluan)
Nguyễn Trung – Kính cẩn vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp-(Danluan)
Đoan Trang – “Thời thanh niên sôi nổi” của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp-(Danluan)
Vũ Văn Tính – Thư ngỏ gửi các bạn mời tranh luận về Điều 258 Bộ luật hình sự-(Danluan)

Ông Nguyễn Phú Trọng: “Mình phải như thế nào người ta mới mời chứ!”  (QLB)

Thế giới nghiêng mình trước sự ra đi của Tướng Giáp có khiến giới chóp bu Hà Nội nghĩ về mình?  (QLB)

Tướng Giáp- 1  -(Quechoa)    —-Tướng Giáp- 2 -(Quechoa)   —-tướng Giáp – 3 -(Quechoa)  -Rút từ Bên thắng cuộc- Phần 2: Quyền Bính- Chương 15
THƯ GIÃN CHỦ NHẬT: XEM TRANH CỔ ĐỘNG CỦA LIÊN XÔ VÀ PHÁT XÍT ĐỨC  -(Huynhngocchenh)
VÌ SAO TÔI VIẾT “TƯỚNG GIÁP TRONG TÔI”  - (Ngô Minh)
Đại tướng giản dị, đau nỗi đau của dân  - (Caunhattan)
Võ Nguyên Giáp – ông giáo, danh tướng và nhà chiến lược  - (Đoan Trang)
Thư ngỏ gửi Giáo Sư Hoàng Tụy  - Nguyễn trần Sâm (Đào Hiếu)
Từ con số 220 đoàn công cán sang Nga mỗi năm  -(Đào Tuấn)

KINH TẾ
- Giải tỏa nợ xấu (CT).
- Tái cấu trúc – cuộc chơi đau đớn (ĐT).
- “Không thể đổ lỗi cho tình hình khách quan” (ĐTCK).
- Tính căn cơ cho bài toán vàng (PLVN).
524e33b6e1403_medium <- Giải ngân gói 30 nghìn tỷ đồng: Đường dài mới biết ngựa hay (TBNH).  – Tìm của hiếm thời BĐS khủng hoảng (ĐT).
- Chứng khoán tuần mới: Lạc quan (ĐTCK).
- Giá xăng dầu trong nước giữ nguyên dù giá thế giới giảm: Cần sớm phá thế độc quyền trên thị trường xăng dầu (CAND).
- Chính thức ban hành danh mục ‘níu’ giá sữa (ĐV).  – Sữa cho trẻ dưới 6 tuổi thuộc danh mục hàng bình ổn giá (PL&XH).  – Ăn cả vào tương lai (PNTP).
- Mùa cà phê… trĩu nặng âu lo (ĐBND).
- Khánh Hòa xuất khẩu thủy sản chính ngạch sang Trung Quốc (VOV).
- S&P cảnh báo về cuộc khủng hoảng ngân hàng châu Á (TBKTSG).

VĂN HÓA-THỂ THAO
rez_473_4- Nghi lễ chầu văn: Muốn gìn giữ giá trị, phải quản lý (TTXVN).  – Phục nguyên vốn cổ cho tín ngưỡng chầu văn (ANTĐ).  – Người Hà Nội háo hức xem Chầu Văn (TQ). =>
- Nếu cải lương tổ chức như gánh hát Tàu ở Thái Lan (RFA).
- Múa đương đại cần thời gian tiếp cận khán giả (ND).
- Huyền Chip thừa nhận cường điệu hóa “Xách ba lô lên và đi” (LĐ).
- Video: Câu chuyện văn hóa – 05/10/2013 (VTV).
- LHP Busan phô bày sức mạnh của điện ảnh châu Á (TTXVN).
- Paris tổ chức lễ hội Đêm trắng lần thứ 12 (RFI).

Về một câu ca (DVCO).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Sử dụng sách tham khảo hiệu quả (TN).
- Trao học bổng “Tiếp sức đến trường” cho 205 sinh viên khu vực Đông Nam Bộ: Động lực để tiếp tục phấn đấu (TT).
- Thu hồi bằng tiến sĩ vì đạo luận văn (KP).  – Đề nghị tước bằng của tiến sĩ đạo văn (GD&TĐ).
- Học nghề “hot” cũng thất nghiệp (TQ).
- TPHCM Giải quyết khiếu nại của giáo viên trường Hồng Hà (VOH).
- Vụ tranh chấp tại Trường mầm non tư thục 1-6, TP Buôn Ma Thuột: Tòa án ban hành áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (CAND).
- Chống ùn tắc giao thông trước cổng trường học: Mở cổng phụ để “đỡ” cổng chính  (PL&XH).
- Sinh viên và nỗi “ám ảnh” xe buýt (Kênh 14).

Van_Nhu_Cuong <- PGS, nhà giáo Văn Như Cương nói về “trận đánh lớn” của ngành Giáo dục: Tồn tại lớn nhất của ngành giáo dục là… lệch hướng (ANTĐ).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Miền Trung, còn gì sau bão? (PLVN).  – Tiếp tục giúp đỡ người dân vùng bão lũ (NLĐ).  – Khắc phục hậu quả lũ lụt tại Hoàng Mai- Nghệ An (GD&TĐ). – Video: Xây dựng nông thôn mới – 05/10/2013: Bão số 10 và vấn đề an toàn hồ đập mùa mưa lũ (VTV).  – Triều cường dâng cao, người Sài Gòn lại bì bõm lội nước (VNN).
- Hôn nhân cận huyết – vấn đề dân số và giống nòi (ĐBND).  – “Trái đắng” từ làn sóng lấy chồng ngoại (CAND).
- NO-U đi thăm Hoàng Su Phì – Hà Giang (Thành).
- Gia đình cháu bé bị chôn sống muốn nhận lại con (TN).
cau-2-1373252423-500x0-4738-1380517155- Đường làm xong, chưa dùng đã hỏng (Tin tức). - Dùng công nghệ Mỹ để sửa tạm cầu Thăng Long (VNE). =>
- Nguyễn Hưng Quốc: Đến Philippines, nhìn mưa, nhớ Việt Nam (Blog VOA).
- Khẩn trương xử lý sự cố tràn dầu trên tàu gặp nạn (TN).  – Dầu FO trên tàu mắc cạn đã loang tới đảo Lý Sơn (LĐ).  – Đâm vào rạng san hô, tàu Panama sắp chìm (NLĐ).  – Nỗi lo vỡ tàu nước ngoài mắc cạn gần đảo Lý Sơn (VNE).  – Đưa 24 thủy thủ tàu Panama mắc cạn vào bờ (TT).
- Cứu trợ nạn nhân bão lụt ở Đông Nam Á (VOA). – Ý: Tiếp tục tìm kiếm nạn nhân ở Lampedusa (RFI).
- Bắc Cực tan băng cho phép tàu thuyền lưu thông Âu-Á (VOA).

- Hậu vụ ngộ độc khí hầm cá: Nỗi đau người vợ mới ngoài đôi mươi đã thành góa phụ (DT).
QUỐC TẾ 
vnm_2013_5060531 <- Assad bất ngờ “tung” cảnh báo sắc lạnh (VnM).  – Đặc vụ Saudi Arabia đứng sau vụ tấn công hóa học ở Syria? (QĐND).
- Chia rẽ giữa lãnh tụ tối cao và tổng thống Iran (VOA).  – Iran muốn chế tài được nới lỏng khi tiến hành hội nghị hạt nhân mới.  – Đại giáo chủ Iran: Chính phủ Mỹ vô lý, không đáng tin (TTXVN).
- Afghanistan nói 5 thường dân chết trong vụ không kích của NATO (VOA).
- Bốn người thiệt mạng trong cuộc biểu tình ở thủ đô Ai Cập (VOA).
- Binh sĩ nước ngoài tấn công phiến quân al-Shabab ở Somalia (VOA).
- Các tay súng ở Libya sát hại 12 binh sỹ chính phủ (TTXVN).  – Lybia muốn bồi thường cho vụ tấn công Đại sứ quán Nga (QĐND).
- ‘Góa phụ Trắng’ không trực tiếp khủng bố ở Kenya (VNE).
- Chính phủ đóng cửa sang tới ngày thứ tư, giới lập pháp vẫn bế tắc (VOA).  – NT Kerry: Khủng hoảng chính trị kéo dài ở Washington sẽ làm Mỹ suy yếu.  – Mỹ: Obama kêu gọi phe Cộng hòa chấm dứt « trò hề » làm tê liệt ngân sách nhà nước  (RFI).   – Chính phủ Mỹ vẫn bế tắc NLĐ).
- Một người tự thiêu tại công viên trước Quốc hội Mỹ (VOA).
- Ủy ban Thượng viện Italia khai trừ cựu Thủ tướng Berlusconi ra khỏi quốc hội (VOA). – Thượng viện Ý đòi gạt Berlusconi ra khỏi chính trường  (RFI).
- Chánh Tòa Hiến pháp Indonesia chứa ma túy (NLĐ).

Hoa Kỳ lạc quan về tiến triển của dự án TPP với Châu Á Thái Bình Dương  (RFI)    —-Châu Á : Obama vắng mặt, cơ may cho Trung Quốc  (RFI)
Khủng hoảng ngân sách kéo dài sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Mỹ trên thế giới  (RFI)   —Tổng thống Obama dự kiến Quốc hội sẽ nâng mức trần nợ  (VOA)
TT Obama: Hơn một năm nữa, Iran mới chế được bom hạt nhân-(VOA)   —–Chia rẽ giữa lãnh tụ tối cao và tổng thống Iran-(VOA)

Bà Nghê Ngọc Lan. Ảnh chụp vào cuối năm 2010.   <<<====Trung Quốc: Nhà hoạt động Nghê Ngọc Lan ra tù (RFI)
Pháp kêu gọi EU tìm giải pháp vấn đề tị nạn chiến tranh   (RFA)
Philippines:các trung tâm sơ tán bị ngập nặng   (RFA)
Trung Quốc thuê hai triệu người theo dõi Internet  (RFA)
Greenpeace thắp nến cầu nguyện cho 30 nhân viên bị bắt tại Nga  (RFA)
Rối loạn ở Kenya gây tử vong cho 4 người-(VOA)

* RFA: Audio:  + Sáng 5-10-2013; + Tối 5-10-2013; Video: +  .
* RFI:  
* VTV: + Chào buổi sáng – 5/10/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 05/10/2013;  + Khoảnh khắc cuối tuần – 05/10/2013; + Sự kiện và bình luận – 05/10/2013;  + Tạp chí kinh tế cuối tuần – 05/10/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 05/10/2013;  + Thời sự 12h – 05/10/2013;  + Thời sự 19h – 05/10/2013.

Đại tướng giản dị, đau nỗi đau của dân

Giữa lúc Đại tướng bị Bộ chính trị, với sự nhất trí cao trong một hành động hè hạ và đểu cáng chưa từng có, điều ông từ coi việc binh sang làm cái việc của một bác sỹ phụ sản, ông vẫn giữ chữ nhẫn và khoan dung. Thỉnh thoảng ông ra đê Nhật Tân chạy bộ và thư giãn. Một gia đình nông dân từ vùng kinh tế mới Lâm Đồng về quê, không có cách nào nhập được hộ khẩu tại chính quê nhà đã tình cờ gặp ông (không có hộ khẩu còn khổ hơn đi tù).
dtvng
.
Với trách nhiệm của mình, Đại tướng đã giúp gia đình nông dân này có được hộ khẩu. Ông không bỏ qua nỗi đau của người dân dù thấp cổ bé họng nhất. Cách đây vài năm, một bác nông dân được thuê làm xe ôm chở cây đào Nhật Tân cho một khách mua. Đến nhà vị khách kia, ông mới nhận ra đó là nhà của Đại tướng Giáp. Lạ thật. Ngay trưởng thôn, tổ trưởng dân phố quèn ở Hà Nội mà Tết nhất quà cáp đầy nhà. Đào quất có đứa bê vào tận nơi. Của biếu xén vứt đi không hết. Tết của Đại tướng thì đơn giản như thường dân. Con trai ông tự đi mua đào quất về dùng như bao gia đình lao động khác.
Cách đây ít năm, lúc đã rất yếu, Đại tướng vẫn vận nốt chút tâm lực còn lại can ngăn hai việc cho là tiêu cực, lãng phí và tổn hại đến an ninh quốc gia. Một là, ông đề nghị dừng dự án Bô-xít Tây Nguyên. Hai là, ông yêu cầu không phá Hội trường Ba Đình. Quốc gia đến lúc mạt. Tiếng nói của Đại tướng không át nổi tiếng xì xoạt của đồng tiền vào túi quan tham. Trong lịch sử, Đại tướng đã chiến thắng hiển hách nhiều đối thủ. Song lần này, ông đã chịu thúc thủ trước lũ quan tham.
Một đời vì nước vì dân, sống với nhân cách lớn, đạo đức lớn. Ông để lại khối tài sản khổng lồ về đạo đức và nhân cách cho dân cho nước nhưng không để lại của cải gì cho gia đình. Là bậc khai quốc công thần song ông không có biệt thự triệu đô cũng chẳng có phần hùn hạp tiền tỉ ở tổng này tổng kia như các quan cách mạng khác. Nhà ông đang ở vẫn là nhà công, nay mai chắc rồi lại bị “thu hồi, giải phóng” dưới mác một dự án gì đó. Đã có lúc, Bộ Quốc phòng và Thành phố HN cất công tìm một mảnh đất để Đại tướng dựng căn nhà riêng vui vẻ lúc tuổi già, cũng là nơi tiếp khách trong nước và quốc tế cho xứng tầm. Tìm được mảnh đất đẹp sát Hồ Tây thì các quan chức Hà Nội và Tây Hồ lại dâng ngay cho Tổng bí thư Nông Đức Mạnh nhằm cầu cứu giải thoát vụ tiêu cực kè Hồ Tây, và vụ 92,7hecta – Ciputra. Đại tướng về cõi trăm năm mà chưa từng có nhà riêng.
Từng là khai quốc công thần, song Đại tướng không tránh khỏi phận dân oan. Nhân cách lớn của ông khiến bọn tiểu nhân, tham quan tức tối. Bộ máy an ninh đã được huy động, cất công dựng vụ gián điệp 4T, Sáu Sứ nhằm vu cho ông làm tay sai của ngoại bang. Ban Chấp hành Trung ương Đảng cả mấy khóa vừa rồi với số đảng viên trùng trùng điệp điệp mà cũng chẳng một kẻ nào màng tới việc giải oan cho Đại tướng khai quốc. Ông ra đi khi án oan thấu trời chưa giải. Ông mất rồi mà vẫn không thoát khỏi cơ chế “xin-cho”. Việc tang của Đại tướng còn phải chờ mấy ông trời con BCT họp lại, xét, rồi cho thế nào mới được thế ấy. Dù thế nào, trong lòng nhân dân, ông luôn là Đại tướng giản dị mà nhân cách lớn. Ngày nay, nhắc tới quan chức từ cao tới thấp, nhân dân quen gọi bằng thằng, bằng con. Thằng A, thằng B, con C. Nhắc tới Võ Nguyên Giáp, dù cụ già hay con trẻ, dù đàn ông hay đàn bà luôn gắn hai tiếng “Đại tướng” với lòng thành kính sâu sắc.
Viết dòng này, chúng tôi được biết Đại tướng trước lúc lâm chung có ý khước từ suất chôn có sẵn tại Nghĩa trang Mai Dịch (người ta đào sẵn 14 hố dành cho cán bộ cao cấp nhất – đặc quyền đặc lợi ngay cả dưới âm phủ). Ông muốn luôn được hòa mình với nhân dân ngay cả sau khi qua đời.

 

Võ Nguyên Giáp - ông giáo, danh tướng và nhà chiến lược

Nhiều người thắc mắc về thời kỳ Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Dân số và Sinh đẻ Có Kế hoạch. Người ta tự hỏi, vì sao một vị tướng lẫy lừng của Quân đội Nhân dân Việt Nam lại chấp nhận một cương vị công tác có vẻ “thấp” đến thế so với tài năng và danh tiếng của ông? Có lẽ đây sẽ là một vấn đề để mai sau này lịch sử xem xét lại, nhưng nếu nhìn ở một khía cạnh khác, cũng đã có những ý kiến cho rằng một người trí thức cộng sản là phải như thế: Luôn luôn vì cái chung, vì đại cục. Bởi, sẽ ra sao nếu vào những ngày tháng khó khăn sau chiến tranh đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp sử dụng ảnh hưởng của mình trong quân đội để đối đầu với những đồng chí của ông, nhằm giữ cho ông một cương vị, chức vụ cao hơn?

“Ông đã chọn cách im lặng, không phải vì ông hèn, mà vì ông là trí thức, và vì ông thấy cần phải giữ gìn sự đoàn kết cho đại cuộc” – một người thân của ông có lần nói với tôi như thế.

Tôi không có ý kiến. Vì tôi không ủng hộ lối tư duy “nhẫn nhịn, im lặng trước cái xấu, vì đại cuộc”. Nhưng tôi lại cũng nghĩ, nếu Võ Nguyên Giáp lên tiếng mạnh mẽ từ những năm ấy, ông chắc sẽ không tránh khỏi số phận của Trung tướng Trần Độ sau này.

Dưới đây là một bài viết cũ của tôi nhân sinh nhật 25/8/2010 của Tướng Giáp.

* * *

When Vo Nguyen Giap was appointed as Chairman of the Committee for Population and Family Planning (an euphemism for “birth control”), many would raise questions about him. They wondered how the august general of the Vietnamese People’s Army ever accepted such a humble position given his talent and reputation? This question is left open for the future historians, but, seen from a communist perspective, it can be said that Vo Nguyen Giap must have done what a communist is expected to do: to sacrifice personal interests for general interests. What would have happened, they argued, if General Vo Nguyen Giap, with his dominance over the armed forces, had confronted his comrades in the ruling Communist Party to earn himself a higher position with greater privileges?

“He chose to be silent. It’s not because he was a coward, but because he was an intellectual (who cannot be so aggressively confrontational – note mine) and he thought he must keep silent to preserve unity for general interests (of the Party),” a relative of Vo Nguyen Giap once told me.

I have no comment. I do not support the idea that people should keep silent and be blind to evils and wrongful acts for the sake of “general interests.” But I also think that had Vo Nguyen Giap been vocal and straightforward in raising his voice in the last decades of his life, he would not have escaped the fate that his colleague, General Tran Do, had met.

Below is my article about Vo Nguyen Giap as a strategist, published on his birthday of August 25, 2010.

+++++++

Ảnh tư liệu, không rõ nguồn.

VÕ NGUYÊN GIÁP - TỪ ÔNG GIÁO ĐẾN DANH TƯỚNG VÀ NHÀ CHIẾN LƯỢC

Hơn 20 năm trước, ông từng đề nghị “mở rộng quyền tự chủ của các tổ chức kinh tế cũng như các cơ quan khoa học-kỹ thuật và đào tạo”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất giỏi toán, tức là có tư duy của “dân tự nhiên”. Nhưng ông cũng từng dạy lịch sử và địa lý ở trường tư Thăng Long (Hà Nội), nghĩa là có cả năng lực về khoa học xã hội. Người anh em đồng hao với ông, Trung tướng Phạm Hồng Cư, từng có lần hỏi: “Sao anh giỏi toán thế mà anh lại theo ngành luật?”.

Thầy giáo địa lý đến vị tướng cầm quân

Năm 1934, Võ Nguyên Giáp thi đỗ ĐH Luật khoa Hà Nội, trong quá trình học được đánh giá là một sinh viên xuất sắc, nổi bật, chẳng hạn mới năm thứ hai ông đã viết một tiểu luận kinh tế chính trị về “cán cân thanh toán ở Đông Dương”, được giải thưởng. Sau này, khi làm một vị tướng trong quân đội, trước các chiến dịch lớn, “ông giáo địa lý” năm xưa của trường Thăng Long thường đi quan sát thực địa rất cẩn thận. Ông từng viết trong hồi ký: “Hễ có thời gian, tôi lại lên đỉnh núi, dùng ống nhòm quan sát trận địa, cảm thấy như mình đang được ở chiến hào, bên cán bộ và chiến sĩ”.

Không hiểu có phải năng lực vượt trội về toán và luật (hai môn học rèn luyện logic) và địa lý, kinh tế chính trị ấy đã khiến Võ Nguyên Giáp là một vị tướng có tầm nhìn chiến lược về địa kinh tế, địa chính trị? Trong chiến dịch biên giới năm 1950, ông đã quyết định bỏ đánh Cao Bằng mà chọn cứ điểm Đông Khê làm mục tiêu mở đầu, kết thúc đại thắng, làm thay đổi cục diện chiến tranh. Ông cũng là người nhận ra rất sớm tầm quan trọng đặc biệt, vị trí chiến lược của Tây Nguyên - “nóc nhà Đông Dương” trên bản đồ Việt Nam.

Trong thời bình, làm phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (phó thủ tướng), Võ Nguyên Giáp vẫn thể hiện tầm tư duy vượt xa, trong một lĩnh vực phi quân sự: Kinh tế. Vài năm gần đây ở Việt Nam người ta mới bắt đầu nói tới khái niệm “kinh tế biển”, đề xuất chuyện “vươn ra biển lớn”; rất ít ai biết rằng Võ Nguyên Giáp đã nêu ra vấn đề kinh tế biển từ năm 1977.

Người có “tư duy biển”

Ngày 2-8-1977, Võ Nguyên Giáp triệu tập hội nghị đầu tiên về biển, tổ chức tại Nha Trang. Bài phát biểu của ông - “Khoa học biển và kinh tế miền biển” - đã phân tích tiềm năng to lớn và vị trí quan trọng của biển trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Ông nói: “Cần phải đánh giá cho đúng vai trò của biển đối với sự phát triển (…). Dù những nguồn sinh vật, động vật ở Biển Đông của ta nhiều hay ít, giàu hay nghèo nhưng bản thân việc chúng ta có được một Biển Đông như vậy, bản thân người Việt Nam chúng ta có được một biển cả mênh mông như vậy, với bờ biển trên 3.000 km chiều dài, Biển Đông của ta vẫn có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của đất nước ta về kinh tế cũng như về quốc phòng. Do đó, muốn xây dựng nền kinh tế nước ta thì nhất định phải coi trọng biển, làm công tác khoa học kỹ thuật nhất thiết phải coi trọng khoa học kỹ thuật về biển”.

Tới năm 1981, ông lại tổ chức hội nghị khoa học lần hai về biển. Năm 1985, triệu tập hội nghị lần thứ ba. Tại đây, Đại tướng tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của biển, cần phải chấm dứt tình trạng là một đất nước có biển, diện tích vùng biển lớn gấp ba lần đất liền nhưng nhìn lại hoạt động kinh tế và khoa học về biển thì lại vẫn còn “quay lưng ra biển”. Hội nghị, dưới sự chỉ đạo của Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp, đã đề ra cả một chiến lược làm chủ biển. Tuy thế, phải tới năm 2007, nghĩa là hơn 20 năm sau, Chính phủ mới có nghị quyết về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”.

Nhìn trở lại, vào những ngày cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cũng chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người đã nghĩ đến việc tiếp quản các đảo mà quân đội Sài Gòn đang nắm giữ, không để các đảo rơi vào tình trạng vô chủ một ngày nào để nước ngoài có thể lợi dụng. Ngày 2-4-1975, Đại tướng trực tiếp chỉ thị cho tướng Lê Trọng Tấn “tổ chức tiến công giải phóng các đảo, đặc biệt là quần đảo Trường Sa”. Võ Nguyên Giáp đã nhìn ra vai trò kinh tế, ý nghĩa chính trị của biển đảo, đại dương từ rất sớm.

Một người thân cận của đại tướng nói: “Trong địa hạt kinh tế, ông không phải một thiên tài kinh tế như đã là thiên tài quân sự. Nhưng với tinh thần hiếu tri (ham hiểu biết), luôn luôn lắng nghe và trân trọng trí thức, luôn học hỏi và vươn lên, ông chắc chắn là người ủng hộ đổi mới. Chỉ tiếc là ở cương vị của ông hồi ấy (phó thủ tướng không giữ bộ nào, cũng không phải ủy viên Bộ Chính trị - NV), ông không có điều kiện chỉ đạo thực hiện những chiến lược, kế hoạch, chương trình mình đã đề ra”.

Ông cảnh báo sớm cả về nạn phá rừng, khai thác tài nguyên bừa bãi: “Các anh còn định chọc thủng mái nhà mình đến bao giờ nữa?” - Phó Thủ tướng Võ Nguyên Giáp nói như thế trong một lần đi thăm địa phương và biết được hiện tượng phá rừng đầu nguồn. Lần khác, thăm một trang trại nông dân làm ăn thành đạt, ông nói với lãnh đạo tỉnh: “Các anh đừng có hợp tác hóa nốt chỗ này đấy nhé!”. Những chuyện này do những người thân cận của ông chứng kiến và kể lại, nay đều như giai thoại. Nhưng đó là biểu hiện cho tầm nhìn chiến lược của “một nhà lãnh đạo nhìn xa trông rộng, quan tâm phát hiện và chỉ đạo những vấn đề chiến lược, không chỉ trong quân sự mà cả trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học, giáo dục, đối ngoại” như lời trợ lý lâu năm của ông - Đại tá Nguyễn Huyên - nhận xét.

Võ Nguyên Giáp - nhà giáo dục

Xuất thân là một trí thức, trong suốt cuộc đời, cho dù hoạt động trong lĩnh vực quân sự hay trên cương vị phó thủ tướng không phụ trách bộ nào, Võ Nguyên Giáp cũng đề cao giáo dục và đào tạo. Là người xây dựng quân đội Việt Nam, ông luôn chú ý tới việc phát triển lực lượng, rèn quân chỉnh cán, hướng tới sự chuyên nghiệp. Giới nghiên cứu lịch sử quân sự ở phương Tây có người đã nhận định: “Rất khó tưởng tượng Giáp không nghĩ tới xe tăng” (nghĩa là nghĩ tới cách đánh hợp đồng binh chủng như là một chiến lược, thay vì đánh du kích chỉ là chiến thuật trong điều kiện Việt Nam).

Thời bình, làm phó thủ tướng, Võ Nguyên Giáp tiếp tục đưa những khuyến nghị cải cách “để khoa học thật sự trở thành động lực phát triển kinh tế-xã hội”. Tháng 1-1989, ông đã nhắc tới việc liên kết trường đại học - viện nghiên cứu - cơ sở kinh tế, đề nghị “mở rộng quyền tự chủ của các tổ chức kinh tế cũng như các cơ quan khoa học-kỹ thuật và đào tạo”, “các cơ quan khoa học, trường đại học có quyền chủ động trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch…”. Cũng với cái nhìn đi trước thời đại, ngay từ những năm 1980 ông đã viết những bài chỉ ra rất sớm nhiều căn bệnh của giáo dục hiện nay.

Năm 2007, Đại tướng viết: “Nền giáo dục của kỷ nguyên thông tin là một nền giáo dục cho mọi người, tạo điều kiện để mọi người được học, giúp cho mọi người biết cách học, biết cách tự học, học tập liên tục, học suốt đời; là một nền giáo dục mở và liên thông, có khả năng hội nhập với nền giáo dục chung của thế giới”, “Học trực tuyến và tương tác qua mạng Internet sẽ trở thành một hiện tượng toàn cầu”… Ông viết những điều này khi đã ở tuổi 97.

Luôn cập nhật thông tin, tích lũy kiến thức mới, nghĩ về đất nước ngay cả khi nằm trên giường bệnh… dường như bộ óc của nhà chiến lược ấy không bao giờ nghỉ ngơi.

Thế giới nghiêng mình trước sự ra đi của Tướng Giáp có khiến giới chóp bu Hà Nội nghĩ về mình?

QLB - Vị Tướng cuối cùng trong 10 Danh Tướng huyền thoại qua mọi thời đại được Thế giới phong chọn đã ra đi mãi mãi để lại cho hậu thế niềm tiếc thương vô hạn.

Giới lãnh đạo Hà Nội hôm nay sẽ còn có ai mà khi ra đi được cả dân tộc nghiêng mình tiễn đưa? Câu trả lời chắc chắn sẽ là KHÔNG!

Việt Nam hôm nay với bao sự bất công giày xéo đến tận tâm can của con người, tham nhũng hoành hành, sự vô cảm đã ăn mục ruỗng tâm hồn người Việt Nam, cái xấu, cái vô luân, cái phi đạo lý, phi nhân tính và một nền đạo đức giả có lẽ đã trở thành đặc trưng của giới chóp bu của Quốc gia độc đảng này khiến cho lòng dân phẫn nộ và chỉ thầm ước mong một ngày có đủ sức mạnh để đào mồ chôn cái chế độ độc đảng, độc tài, tham nhũng đang thống trị cả dân tộc!

Phàm là 'Quan phụ mẫu', là Lãnh tụ của nhân dân, những gì các ngài đã gây ra cho dân tộc Việt Nam khiến cho đại bộ phận nhân dân chỉ mong các Ngài 'xuống địa ngục' càng sớm cho Việt Nam càng được nhờ???!!!
Hãy nhìn vào tấm gương Tướng Giáp để mà soi lại mình khi còn chưa muộn! Đừng để như tên tội đồ Lê Duẩn để lại lời nguyền rủa đến ngàn thu... Nếu không vì tên tội đồ VUa cộng sản Lê Duẩn bắt giam Hồ Chí Minh và dầy Đại Tướng Vỗ Nguyên Giáp xuống 'ngã ba chuồng bò', giải tán Đảng Xã hội và Dân chủ thì liệu Dân tộc Việt Nam ta có phải chịu nỗi đau đớn hoạ độc Đảng, độc tài phát xít như hôm nay???

Thế giới nghiêng mình trước huyền thoại quân sự

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch Cuba Fidel Castro

Tướng Giáp từng được Tạp chí Times ca ngợi là “ngọn núi lửa phủ đầy tuyết” hàm ý bề ngoài bình tĩnh nhưng bên trong hừng hực nhiệt huyết cách mạng.
Có lẽ sau Bác Hồ, Bác Tôn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp – “người anh cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng là một trong số ít lãnh đạo được người dân gọi bằng hai tiếng kính trọng xen lẫn yêu thương: Bác Giáp. Không chỉ với người dân làng An Xá, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình quê hương ông, nơi chưa kịp hàn gắn nỗi đau khi siêu bão vừa đi qua, giờ lại phải tiếp tục đón nhận tin dữ “Bác Giáp qua đời” mà có lẽ với mỗi chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam sau cụm từ “Anh bộ đội Cụ Hồ”, tất cả đều tự hào khi được gọi là “lính Tướng Giáp”.


Tượng đài lỗi lạc ấy vẫn sừng sững trong lòng bao thế hệ Việt Nam và bạn bè quốc tế khi trong thời chiến vị tướng tài ba đã kiên cường dẫn dắt toàn dân tộc Việt Nam lập nên những kỳ tích khiến thế giới phải nghiêng mình thì đến lúc hòa bình ông lại tiếp tục trở thành biểu tượng của tinh thần đoàn kết, là hình ảnh kết nối sức mạnh Việt Nam với bạn bè thế giới, “trở thành người bạn của tất cả các dân tộc” như Hãng tin Bloomberg nhận xét.

Ngay từ tối 4-10-2013, truyền thông quốc tế đã dồn dập đưa tin về ông với những dòng tít lớn, trang trọng. Các tờ The Wall Street Journal đăng hình ảnh vị Tổng tư lệnh với bộ quân phục oai phong trong tư thế chào đĩnh đạc ngay trang nhất. Tương tự, The New York Times đưa hình ảnh Đại tướng nở nụ cười hiền hậu trong một buổi gặp gỡ quốc tế. Trong khi đó báo Pháp Le Monde và Hãng Reuters lại đánh giá ông là “một trong những nhân vật nổi tiếng nhất châu Á của Việt Nam trong thế kỷ 20”. Còn tờ The Washington Post lại bình luận một cách sâu sắc trong bài viết của mình: “Tướng Giáp được tôn kính như một trong những nhà lập quốc của đất nước ông”. Hãng tin AFP ca ngợi Đại tướng là “nhà kiến trúc sư đại tài trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ”.

Riêng thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, từng là cựu tù binh khi tham chiến tại Việt Nam cũng ngậm ngùi vĩnh biệt “Nhà chiến lược quân sự lỗi lạc” trên Twitter trong khi Hãng BBC không tiếc lời ca ngợi:“Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, ông trở thành vị chỉ huy quân sự châu Á đầu tiên đánh bại một thế lực phương Tây tầm cỡ” và Hãng tin AP nhận xét “Ông là vị Anh hùng dân tộc chỉ đứng sau Chủ tịch Hồ Chí Minh - người dẫn dắt dân tộc Việt Nam đến độc lập”…

Còn với các hãng thông tấn châu Á, Văn hối báo của Hồng Kông gọi Đại tướng là “Napoleon Đỏ”; đặc biệt những trang mạng hàng đầu của Trung Quốc như Tân Hoa, Baidu, Sina, People, Chinanews, CCTV … và các trang Tin tức, Thế kỷ 21, Thiểm Tây, Sơn Tây, Thượng Hải, Sohu, Thương Đô, news.163… đều đồng loạt đưa tin; trong đó các tờ Thượng Hải buổi sáng, Hoa Nam buổi sáng… nhất loạt gọi Đại tướng huyền thoại là “vị công trình sư tài ba dẫn dắt dân tộc Việt Nam chiến thắng trong hai cuộc kháng Pháp và Mỹ”.

Tân Hoa xã viết: “Ông là nhân vật khai quốc công thần có tuổi thọ cao nhất Việt Nam và thế giới… Những câu chuyện về ông đặc biệt thu hút sự quan tâm của mọi người”. Trang tin tổng hợp lớn hàng đầu Trung Quốc Sina đăng nhiều tin bài về “vị tướng trăm tuổi từng ba lần xuất hiện trên tờ Times” trong khi mạng Tương lai sử dụng cụm từ “Cuộc đời truyền kỳ của vị tướng trăm tuổi”. Riêng trang Con mắt hoàn cầu thực hiện loạt bài bốn kỳ chi tiết về cuộc đời vị tướng tài ba, trong khi Tv.People trên bản tin phát vào lúc 7 giờ 21 phút sáng 5-10 đã đưa nhiều hình ảnh về Đại tướng.

Còn mạng Tin tức Trung Quốc nhắc lại cụm từ Tướng Giáp từng được Tạp chí Times ca ngợi là “ngọn núi lửa phủ đầy tuyết” hàm ý bề ngoài bình tĩnh nhưng bên trong hừng hực nhiệt huyết cách mạng.

Bên cạnh đó, các báo Trung Quốc đều nhắc đến lần ông tham dự Đại hội thể thao châu Á tổ chức tại Bắc Kinh năm 1990 với những lời trân trọng nhất và nhận xét rằng Đại tướng luôn nỗ lực cải thiện mối quan hệ giữa hai nước Việt - Trung.
Theo Mạc Khai
Công an TP.HCM

Mấy lời gửi ông Khổng Minh Trí về “thế lực thù địch” và những “đòi” của “thế lực thù địch”

“Ông Đào Tiến Thi đã có một bài viết với các luận điểm rõ ràng, chính xác phản bác lại bài viết đầy tính hàm hồ, hô khẩu hiệu của Khổng Minh Trí.
Rất mong xã hội Việt Nam chúng ta càng ngày càng có nhiều tờ báo tự do công khai minh bạch, để các luồng ý kiến, tư duy lành mạnh, tiến bộ được lưu truyền trong đại chúng.
Không có tự do ngôn luận, xã hội mãi bị dồn ép trong chốn ao tù tư duy “ai thắng ai” Mác Lê Mao lỗi thời, “xã hội chủ nghĩa” ảo tưởng mà thực chất là mồi ngon béo bở cho một thiểu số lưu manh chuyên cướp hết tài nguyên của đất nước, tiền của của nhân dân về cho bè cánh, gia đình họ.
Một Việt Nam văn minh: Tự do – Dân chủ – Hiến định – Pháp trị là khát vọng của mọi người Việt Nam yêu nước.” Độc giả Lê Bình Nam.
.
“Bài viết của Đào Tiến Thi là thể hiện tranh biện theo tinh thần Xã hội dân sự, rất bình tĩnh, ôn hòa, có lý có tình.
Xin mời ông Khổng Minh Trí tranh luận lại với tư duy khoa học, khách quan, với thái độ bình đẳng, tôn trọng mọi người. Như vậy sẽ rất thuyết phục, chứ dùng giọng điệu công an quy chụp thì chỉ phản tác dụng thôi.” Độc giả Mạc Trang
———————–
ĐÀO TIẾN THI
Chỉ trong một bài báo ngắn (623 chữ) mà ông Khổng Minh Trí gần như đưa vào đủ tất cả các luận điểm (đúng ra là các khẩu hiệu) mà các báo quốc doanh từng nhắc đi nhắc lại đã thành thuộc lòng về “thế lực thù địch”, về “chống diễn biến hoà bình”, chưa kể các khẩu hiệu về cuộc đấu tranh “ai thắng ai”, những khẩu hiệu từ những năm sáu mươi đầy ấu trĩ mà lớp người U40 hiện nay cũng chẳng mấy ai biết.

Chỉ có điều ông Khổng Minh Trí chẳng biện giải được dù một tí ti vì sao phải như vậy. Ví dụ, vì sao không được phép đa nguyên, đa đảng? Vì sao phải tẩy chay xã hội dân sự? Vì sao dân tộc này nhất thiết phải xây dựng CNXH mà không được quyền lựa chọn nào khác? Vì sao muốn bảo vệ Tổ quốc thì phải đi liền với xây dựng CNXH?
Có thể có hai khả năng với ông Khổng Minh Trí: hoặc là ông chẳng có ý niệm gì, chỉ nói theo như một con vẹt, nói theo như một quán tính, một sự vô cảm như nhiều người ăn lộc chính thống khác; hoặc cũng có thể là ông chẳng có chút lý lẽ nào để bảo vệ các luận điểm trên, cho nên tốt nhất chỉ “hô” lên chứ không biện giải gì hết. 
Dưới đây tôi đưa ra một số ý kiến phản bác ông, để nếu ông không nằm trong hai loại trên thì xin mời ông tranh luận.
1. Về “thế lực thù địch”
Xin ông chỉ ra “thế lực thù địch” gồm những ai? Đối với tôi và nhiều người hiện nay, thế lực thù địch dễ nhận ra nhất là bọn bành trướng Trung Cộng, kẻ đang tìm mọi cách lấn át chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, tiến tới thôn tính toàn bộ Việt Nam. Điều này chính Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng khẳng định và đã hô hào toàn thể nhân dân Việt Nam chống lại bọn chúng. Và hàng vạn đồng bào, chiến sỹ đã hy sinh trong các cuộc chiến trực tiếp hoặc gián tiếp chống xâm lược Trung Cộng. Đó là cuộc chiến biên giới Tây Nam năm 1978 (đập tan tập đoàn phát xít Khơ Me đỏ – tay sai của Trung Cộng), cuộc chiến biên giới phía Bắc năm 1979 (đánh tan 60 vạn quân xâm lược Trung Cộng), cuộc chiến Vị Xuyên năm 1984, cuộc chiến Gạc Ma năm 1988,… Và ngày nay là cuộc chiến âm thầm nhưng vô cùng dữ dội của ngư dân để bảo vệ biển đảo. Máu và nước mắt ngư dân đổ hằng ngày vì các loại hải tặc Trung Cộng. Nếu ông Khổng Minh Trí không coi nhà cầm quyền Trung Cộng là “thế lực thù địch”, trái lại, coi là bạn vàng bạn bạc thì xin ông hãy chứng minh.
Cứ theo giọng của ông Khổng Minh Trí trong bài (cũng như của báo quốc doanh nói chung) thì “thế lực thù địch” mà ông nói bao gồm “thế lực” bên ngoài – thế giới dân chủ phương Tây và Việt Kiều yêu nước nhưng không yêu CNXH, và “thế lực” bên trong gồm những công dân trong nước đang đấu tranh vì dân chủ, công bằng, văn minh và bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ quốc gia.
“Thế lực thù địch” thứ nhất là cái thế giới được coi là đối lập với thế giới XHCN còn lại, gồm Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cu Ba. Nhà nước Việt Nam luôn dị ứng với họ vì họ thường hay chỉ trích nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền, lạm dụng bạo lực với dân chúng, rồi các vấn đề về tham nhũng, về minh bạch kinh tế – tài chính, v.v… Xin ông Khổng Minh Trí hãy phân tích những điều này có thật hay không có thật và nó sai trái ở chỗ nào? Nếu thực sự họ là “thù địch”, nhà nước ta còn quan hệ, hợp tác, nhận viện trợ của họ làm gì?
“Thế lực thù địch” thứ hai là ở trong nước, tức các tiếng nói trái chiều với chính thống. Nó tập trung nhất trong các kiến nghị của nhân sỹ, trí thức, của các chức sắc tôn giáo, đặc biệt là Kiến nghị 72 đầu năm 2013 về vấn đề sửa đổi Hiến pháp mà hàng loạt các nội dung của nó đều trở thành “tội” trong quy kết của ông Khổng Minh Trí (bắt đầu bằng chữ “đòi”): đòi đa nguyên, đa đảng, đòi tam quyền phân lập, đòi xây dựng xã hội dân sự, đòi “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, đòi chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa,… Đây là chỗ nhắm tới chủ yếu của ông Khổng Minh Trí cho nên cũng xin phân tích ít điều.
2. Về “đòi phi chính trị hoá lực lượng vũ trang”
Trước hết, chỗ này ông Khổng Minh Trí và nhiều người nhầm (hay cố tình nhầm) từ quan điểm trung lập hoá quân đội biến thành “phi chính trị hoá quân đội”. Kiến nghị 72 chỉ viết: “Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào”. Đây là cách diễn đạt khác của quan điểm trung lập hoá quân đội, chứ nói “phi chính trị hoá quân đội” thì thật là vô nghĩa. Quân đội ta có một một NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ vô cùng cao cả là bảo vệ Tổ quốc và nhân dân. Để làm được nhiệm vụ cao cả đó, quân đội buộc phải trung lập, không để một lực lượng nào được quyền sử dụng quân đội theo ý mình. Đây cũng là thông lệ chung của quân đội các quốc gia theo thể chế dân chủ, nhằm duy trì sự ổn định của đất nước. Chắc ông Khổng Minh Trí cũng biết rằng Đảng CSVN hiện nay không phải là một khối thuần nhất như trước kia (kinh tế thị trường tất yếu dẫn đến điều đó). Nếu một lực lượng nào đó trong Đảng nắm lấy quân đội để chống một lực lượng khác (cũng trong Đảng) thì có phải nguy hiểm cho quốc gia và cho chính Đảng không?
3. Về “đòi đa nguyên, đa đảng”
Đa nguyên đa đảng hoàn toàn không có nghĩa là “xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng” như ông Khổng Minh Trí và nhiều người nhầm tưởng (hay cố tình nhầm tưởng).  Đa nguyên, đa đảng chính là thể hiện bản chất của nhà nước “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”, thể hiện “tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân” (Điều 2 Hiến pháp 1992).
Dân thì có nhiều loại, có người giàu người nghèo, người thuộc về dân tộc đa số, người thuộc về dân tộc thiểu số; người theo tôn giáo này, người theo tôn giáo khác hoặc không theo tôn giáo nào; người thích bảo tồn các giá trị cũ, người thích theo các trào lưu thời đại. Dân mỗi vùng miền cũng có văn hoá, tâm lý, lối sống khác nhau… Đa nguyên, đa đảng chính là thể hiện sự đa dạng ấy, để làm sao mỗi “loại” dân đều có tiếng nói của mình, các “loại” dân vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau, từ đó tạo nên một nhà nước thống nhất, một dân tộc hùng mạnh (nước Mỹ là điển hình của sự thống nhất trong đa dạng này).
Đa nguyên, đa đảng chính là điều kiện để Đảng CSVN tranh cử thực sự, để (nếu được dân bầu) trở thành người cầm quyền chính danh. (Tôi không nói Đảng CSVN hiện nay là tiếm danh, mà do những hoàn cảnh, những tình huống cụ thể của lịch sử để lại. Tuy nhiên phải hiểu tình thế nắm quyền không qua dân bầu chỉ là tình thế tạm thời. Và tình thế “tạm thời” này đến nay đã quá dài, có hại cho đất nước và có hại cho chính Đảng CSVN). Nay để chính danh, để xây dựng một xã hội dân chủ thì dứt khoát chính quyền phải do dân bầu.
Mặt khác, Đảng CSVN, trong tình hình đang thoái hoá nghiêm trọng như hiện nay, nếu ra tranh cử một cách dân chủ và bình đẳng thì chính là một cơ hội vô cùng tốt để Đảng tự sàng lọc, tự “thay máu”, lành mạnh trở lại. Do đó Kiến nghị 72 viết: “Việc đảng cầm quyền chấp nhận cạnh tranh chính trị là phù hợp với xu thế lịch sử, là điều kiện cho sự phát triển của đất nước, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân, kể cả các đảng viên trung thực của Đảng Cộng sản Việt Nam trước bối cảnh hiện nay của đất nước”.
Nếu Đảng CSVN chứng tỏ mình là lực lượng tiến bộ thì tất yếu sẽ được nhân dân chọn là lực lượng cầm quyền, có gì mà sợ đa đảng đến như vậy? (Xem thêm mục 6 của bài).
 4. Về “đòi tam quyền phân lập”
Mục tiêu xây dựng đất nước ta được ghi trong các nghị quyết của Đảng CSVN, qua lời phát biểu gần như không thể thiếu của các vị đứng đầu Đảng và Nhà nước là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, DÂN CHỦ, văn minh”.
Nhà nước pháp quyền như một điều kiện tất yếu để xây dựng xã hội dân chủ. Còn tam quyền phân lập lại là một  điều kiện quan trọng – có thể nói là quan trọng bậc nhất – để xây dựng nhà nước pháp quyền. Đảng CSVN cũng luôn khẳng định phải xây dựng nhà nước pháp quyền, chỉ có điều lại gắn thêm cái đuôi “XHCN” vào. Tuy nhiên, không có ai định nghĩa “pháp quyền XHCN” là gì, nó khác “pháp quyền TBCN” ở chỗ nào. Còn nếu “nhà nước pháp quyền XHCN” do Đảng lãnh đạo (Điều 4 Hiến pháp) thì lại không còn tính chất “pháp quyền” nữa, vì nguyên tắc của nhà nước pháp quyền là đặt pháp luật lên trên hết, không có tổ chức, cá nhân nào được đứng trên pháp luật.
5. Về “đòi xây dựng xã hội dân sự”
Nếu mục tiêu là xã hội dân chủ, nếu bản chất nhà nước là “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” thì sự tồn tại của xã hội dân sự là tất yếu. Đó là nơi nhân dân trực tiếp thể hiện tiếng nói của mình (khác quốc hội là tiếng nói đại diện). Đó cũng là nơi nhân dân có thể tự quản rất nhiều mặt của đời sống như giữ gìn trật tự, bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, giúp đỡ người khó khăn, xây dựng đời sống văn hoá lành mạnh,… mà không cần tiền của từ ngân sách chính phủ, hoặc có những việc chính phủ rất khó làm. Tiếng nói của xã hội dân sự là căn cứ để quốc hội, chính phủ nhận định chính xác về tình hình đất nước, để từ đó có quyết sách kịp thời.
Còn việc xây dựng xã hội dân sự “theo tiêu chí phương Tây” mà ông Khổng Minh Trí bài bác thì theo tôi đó cũng chỉ là một loại ý kiến. Ý kiến này có cơ sở, vì mô hình xã hội dân sự ở phương Tây đóng góp rất lớn vào sự phát triển của xã hội, đáng để cho ta học tập. Tuy nhiên theo tôi, ta không chỉ học mỗi phương Tây mà có thể học ngay trong truyền thống Việt Nam.
Trong lịch sử Việt Nam, xã hội dân sự – tạm gọi như vậy, dù chưa chính xác như vậy – đã từng có vai trò rất lớn. Mô hình tự trị của làng xã là một hình ảnh của xã hội dân sự. Chính sự tự trị này mà có những giai đoạn “mất nước nhưng không mất làng”, và do đó cơ hội lấy lại nước luôn luôn có. Tất nhiên, mô hình tự trị này có nhiều điểm phản động, có nhiều điểm ngày nay không phù hợp, nhưng có nhiều điểm có thể học tập.
Ví dụ, những việc lớn của làng xã phải được sự đồng thuận của toàn dân (thông qua các bô lão, các hội đồng kỳ mục, còn các chức dịch của làng xã chỉ là nơi thực thi nghị quyết của các hội đồng này). Nếu nguyên tắc dân chủ ấy của làng xã ngày nay được tôn trọng thì làm gì có nạn cướp đất tràn lan, cán bộ xã trở thành cường hào ác bá vì có chỗ dựa vững chắc là chính quyền cấp huyện? Làm gì có chuyện cán bộ xã ăn chơi đàng điếm như hiện nay nếu tiếng nói các vị bô lão, các tộc trưởng có trọng lượng và nếu cần, những thành viên vi phạm đạo đức bị xử theo “lệ làng”?
6. Về đòi “chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa”
Việc “đòi” này đã xuất hiện từ nhiều năm trước nhưng có lẽ nó dõng dạc công khai nhất là vừa mới đây, trong Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị. (hiện đã có 870 người ký). Đây là việc làm hợp với hiến pháp hiện hành và hợp với các công ước quốc tế mà chính phủ Việt Nam đã ký kết. Trong tình hình hiện nay, đây là một ý nguyện chân thành và khả thi.
Theo chúng tôi, các nhà lãnh đạo đất nước từ nhiều thập kỷ nay vẫn đau đầu đi tìm một con đường riêng để xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, nhưng tìm mãi mà đâu có ra! Nay chỉ có cách là xây dựng xã hội dân chủ. Còn theo CNXH, dù mô hình nào thì vẫn là toàn trị, phản dân chủ. Ông Khổng Minh Trí hãy chứng minh xem CNXH tốt đẹp ở chỗ nào? Cái mô hình nguyên chất CHXH (kinh tế tập trung, coi kinh tế thị trường là kẻ thù) thì đã phá sản hoàn toàn. 15 nước trong Liên bang Xô viết, 7 nước XHCN Đông Âu và Mông Cổ thà hy sinh chặng đường 40 – 70 năm xây dựng CHXH để đi lại con đường dân chủ. Đến nay chỉ còn một nước duy nhất kiên định mô hình XHCN là Bắc Triều Tiên thì đây lại là nơi khủng khiếp nhất của thế giới với nạn đói triền miên, với thân phận con người bị chăn dắt như bầy súc vật, với những người đứng đầu nhà nước chỉ còn có mỗi một cách là đe doạ và gây chiến với láng giềng để tồn tại. Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ XHCN ở Việt Nam nếu không có cú thoát hiểm ngoạn mục từ Đại hội Đảng VI (1986), nếu cứ nhất nhất đi theo mô hình XHCN đó thì có lẽ cũng đã sụp đổ.
Nhưng cái mô kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là mô hình hình lắp ghép phi logic. Phần nền (cơ sở hạ tầng) là kinh tế thị trường (mượn của thế giới dân chủ) với phần ngọn (kiến trúc thượng tầng) là Đảng Cộng sản độc quyền thì tuy giải quyết được tình thế hiểm nghèo trực tiếp (kinh tế kiệt quệ) nhưng đến nay đã phát triển đến độ nguy hiểm với tình trạng tham nhũng vô phương cứu chữa, với tình trạng các nhóm lợi ích thao túng nền kinh tế – chính trị, với tình trạng kẻ nắm quyền dẫm đạp lên hiến pháp, pháp luật vô cùng tuỳ tiện, với tình trạng tha hoá nhân cách đến mức con người cảm thấy tuyệt vọng và mỗi người chỉ còn cách im lặng hoặc làm theo cái xấu, cái ác để tồn tại, và đặc biệt với khả năng xâm lăng của Trung Cộng ngày càng gắt gao,… thì dân tộc này đã đứng ở bên bờ vực thẳm.
Trong tình hình hiện nay, chủ trương “chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa” có lẽ là cách tháo ngòi nổ một cách an toàn nhất. Nó hoá giải các mâu thuẫn nội bộ mà không xảy ra bạo động, đổ máu, trả thù và thù hận tiếp theo. Nó đồng thời giải phóng nội lực của dân tộc, để dân tộc có cơ hội trở nên hùng cường. Một dân tộc 90 triệu dân (đứng thứ 13 trên tổng số gần 200 nước) với rừng vàng biển bạc, với trí tuệ không thua kém bất cứ dân tộc nào, lẽ nào là một dân tộc yếu hèn? Lẽ nào các cán bộ của Đảng, cứ mỗi khi nghe tin tàu hải giám Trung Cộng bắn giết ngư dân, lại cuống cuồng sợ hãi biểu tình nổ ra, lại vội vàng đi vận động người dân rằng “ta là nước nhỏ yếu, phải luỵ Trung Quốc để giữ lấy hoà bình”. Hoà bình gì mà nhục nhã thế, ngày xưa cha ông ta có phải đổi lấy hoà bình bằng cách đó đâu!
Việc chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa đã có thực tế ở những nước rất gần gũi hoàn cảnh nước ta như Mông Cổ, như Myanmar, như Campuchia. Theo Website của Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ thì nước Mông Cổ sau khi tiến hành cải tổ, thực hiện đa nguyên, đa đảng, hiện có 18 chính đảng chính thức hoạt động và Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ  (Đảng Cộng sản đã cầm quyền thời XHCN) vẫn là chính đảng lớn nhất và hiện nay vẫn đang cầm quyền. Tổng thống Êu-khơ-bay-a (từ tháng 5/2005), nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ. Thủ tướng hiện nay – Gan-bon-đơ (từ tháng 1/2006), đồng thời là Chủ tịch Đảng Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ. Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia (Đảng Cộng sản do Việt Nam dựng lên sau khi đánh đuổi Polot), khi chuyển sang thể chế đa đảng, vẫn là đảng cầm quyền cho đến tận bây giờ. Mọi sự hù doạ về thảm cảnh hỗn loạn nếu chuyển sang chế độ dân chủ đều không có căn cứ.    
7. Cuối cùng, thay lời kết luận, xin nói với ông Khổng Minh Trí hai điều:
– Thứ nhất, nếu mục tiêu là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì việc chọn chế độ chính trị nào chỉ là phương tiện, cách thức, không phải mục đích, cho nên không thể quy kết những người chọn cách khác mình là “thù địch”.
– Thứ hai, chọn xây dựng chế độ chính trị gì, cá nhân nào, đảng nào lãnh đạo đất nước đều do nhân dân quyết định. (Nhà nước của ta là “Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân” – Điều 2 Hiến pháp 1992).
Rõ ràng, tôi, ông Khổng Minh Trí, ông Tổng bí thư Đảng hay bất cứ cá nhân, bất cứ tổ chức nào không có quyền áp đặt một chế độ chính trị cho đất nước. Mọi áp đặt đều trái với Hiến pháp. Mọi quy kết người khác quan điểm với mình vừa trái Hiến pháp (Điều 69 – “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”), vừa thiếu văn hoá tranh luận. Chúng ta có quyền tranh luận chế độ nào là hay, là dở nhưng quyền lựa chọn là của nhân dân.
Chế độ chính trị được ghi vào hiến pháp mà quyền lập hiến thuộc về nhân dân (thông qua lá phiếu bầu hay lá phiếu trưng cầu dân ý). Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã từng khẳng định phải trả quyền phúc quyết hiến pháp cho nhân dân. Và mới đây nhất, trong cuộc góp ý Hiến pháp sửa đổi,Chính phủ, đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cũng có kiến nghị: “Cần xác định quyền lập hiến là thể hiện cao nhất chủ quyền nhân dân”, gồm quyền sáng kiến lập hiến, quyền tham gia góp ý trong quá trình dự thảo HP và cuối cùng là quyền biểu quyết thông qua trưng cầu dân ý”; “Công dân cóquyền biểu quyết về HP và các việc trọng đại của quốc gia. Trình tự, thủ tục, giá trị hiệu lực của trưng cầu ý dân do luật định”.
Vì phải phản biện ông Khổng Minh Trí quá nhiều vấn đề nên những nội dung trên mới chỉ là những luận điểm cơ bản, sơ lược. Nếu các cơ quan ngôn luận của Đảng CSVN và Nhà nước VN cùng các trang mạng xã hội mở ra cuộc tranh luận cho từng vấn đề thì sẽ được bàn thảo kĩ hơn, có lẽ thú vị và có ích vô cùng.
(5-10-2013)
ĐTT

Nguyễn Trung - Kính cẩn vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Nguyễn Trung
Thế là người cuối cùng của thế hệ làm nên Cách Mạng Tháng Tám - Đại tướng Võ Nguyên Giáp – đã ra đi! Một chiến sỹ bất khuất, một vị tướng tài ba như một huyền thoại của một dân tộc mất nước quyết hy sinh tất cả để giành lại đất nước, một người yêu nước nhất mực trung thành với lợi ích quốc gia đã cống hiến đến giờ phút cuối cùng tất cả ý chí và nghị lực của mình cho sự nghiệp cứu nước và dựng nước!
Tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ mãi mãi gắn liền với những cột mốc, những sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ của các chặng đường dân tộc ta đã đi qua suốt bốn cuộc kháng chiến cứu nước chống xâm lược cũng như 38 năm đầu tiên đầy gian truân của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Ai biết được Đại tướng mang đi theo mình về cõi vĩnh hằng những suy nghĩ gì trong tâm thế của Người về thực trạng đất nước hôm nay? Ai biết được!? Ai?…
… Nhất thiết phải triệt để cải cách giáo dục để xây dựng nên cho tổ quốc chúng ta con người tự do của một đất nước tự do!
… Không sáp nhập Hà Tây vào thủ đô Hà Nội!..
… Không được làm bô-xít ở Tây Nguyên!


Chúng ta còn được nghe những gì nữa trong những năm Đại tướng đã nằm trên giường bệnh?
… Mất đoàn kết trong đảng hiện nay (ĐCSVN) là tự mình gây nên!..
Ai còn nghe được gì nữa? Ai hiểu được nỗi lòng của Đại tướng trong những ngày tháng chuẩn bị cho mình về với tổ tiên?!..
Ai?
Ai nghe được gì, hiểu được gì nỗi lòng của Đại tướng xin nói ra cho cả nước biết đi!
Nếu lấy Tuyên Ngôn Độc Lập và Hiến Pháp 1946 làm tiêu chí, thì sự nghiệp Cách Mạng Tháng Tám đến hôm nay vẫn còn dang dở.
Đất nước độc lập thống nhất đến nay đã được 38 năm. Nhưng hôm nay độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia một lần nước lại đang bị uy hiếp nghiêm trọng. Đã 38 năm, nhưng sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước vẫn chưa kết thúc được chặng đường phát triển đầu tiên, càng chưa làm được bao nhiêu cho việc bước vào chặng đường phát triển tiếp theo, cái mốc năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nhiệp theo hướng hiện đại hầu như chắc chắn là không tưởng. Trong khi đó đất nước hiện nay lâm vào một cuộc khủng hoảng toàn diện sâu sắc nhất trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội kể từ ngày lịch sử 30 Tháng Tư 1975. Hơn bao giờ hết cải cách thể chế chính trị bằng con đường hòa bình là lối thoát, là con đường sống duy nhất! Nhưng cũng hơn bao giờ hết tham nhũng tiêu cực đang tận dụng mọi quyền lực của nó, đang động viên mọi đội quân ăn bám, đang sử dụng mọi vũ khí “chống diễn biến hòa bình” để ngăn chặn bằng được cuộc cải cách này.
Đảng Cộng Sản Việt Nam với tính cách là người nắm trọn vẹn quyền cai trị đất nước là người duy nhất chịu trách nhiệm về thực trạng đất nước hôm nay, đồng thời cũng là người có trách nhiệm ràng buộc phải chủ động thôi thúc nhân dân cả nước đứng lên làm cuộc cải cách thể chế chính trị bằng con đường hòa bình không thể thoái thác này.
38 năm độc lập rồi, nhưng đến hôm nay vẫn chưa trả lời được câu hỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đất nước được độc lập, nhưng nhân dân chưa được tự do, thì độc lập để làm gì?
38 năm độc lập rồi, nhưng đến hôm nay cả nước vẫn chưa bước vào cuộc đấu tranh giành lấy độc lập tự do về tư duy, để vĩnh viễn bước ra khỏi quá khứ của nghèo hèn và lạc hậu, sớm khắc phục tình trạng tụt hậu và lạc lõng với thế giới, để trở thành một dân tộc tự do. Hiển nhiên nhiệm vụ này còn nguyên vẹn ở phía trước. Tự nhận về mình vai trò đội ngũ tiên phong của dân tộc với sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối, nhưng ĐCSVN hôm nay chưa một lần đặt cuộc đấu tranh giành độc lập tự do về tư duy nhất thiết phải có này lên bàn nghị sự của dân tộc. Trong khi đó cả nước đang chịu sự trấn áp tự do tư duy chưa từng thấy. Điều này cũng có nghĩa tinh thần cốt lõi của Cách Mạng Tháng Tám đang bị chà đạp.
Việc sửa đổi Hiến pháp đang tạo ra cơ hội đưa đất nước đi vào con đường hòa bình cải cách thể chế chính trị. Vận mệnh sống còn và lợi ích thiêng liêng của quốc gia đòi hỏi cả nước – trước hết là ĐCSVN - nhất thiết phải nắm lấy cơ hội này. Nếu dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 như hiện nay sẽ được thông qua, sẽ đồng nghĩa tiếp tục đảo ngược sự nghiệp của Cách Mạng Tháng Tám…
Xin hãy để cho tâm trí lắng xuống, để cùng nhau thấu hiểu những nỗi đau, lĩnh hội những điều trăn trở của Đại tướng, để thúc giục chính mình phải suy nghĩ, phải hành động!
Xin kính cẩn vĩnh biệt Đại tướng!
Hà nội – Võng Thị, ngày 05-10-2013
Nguyễn Trung

VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HỘI TAM ĐIỂM

TS Trần Thu Dung
Tác giả cuốn sách “«Hội Tam Điểm với những đóng góp của các thành viên Việt Nam đầu tiên trong công cuộc giải phóng thuộc địa & bảo tồn văn hóa ngôn ngữ dân tộc, NXB Sáng Iluminati, 2013». Dưới đây là trích đoạn nói về Tướng Giáp, do tác giả gửi tới. *
Theo một vài dư luận, Võ Nguyên Giáp (VNG) cũng là thành viên hội Tam Điểm thời Đông Dương, một tổ chức tiến bộ của Pháp. Tổ chức này có mặt ở Đông Dương vào cuối thể kỷ 19, khi Pháp chính thức chiếm được toàn bộ Việt Nam để hợp lý hóa cho các thành viên Tam Điểm Pháp có mặt tại Đông Dương sinh hoạt.

Hội Tam Điểm đã quy tụ các thành phần ưu tú trong xã hội Pháp lúc bấy giờ, nên nhiều nhà chức trách Đông Dương đều là thành viên Tam Điểm như như Paul Doumer (1857-1932), thành viên Tam Điểm chi nhánh “Liên hiệp Huynh đệ” (L’Union Fraternelle), Doumergue Gaston (1863-1937),  thành viên hội “Tiếng Vang” (L’Écho) thuộc Đại Đông Pháp ở Nîmes, Faure Félix (1841-1899), nhiệm kỳ 1895 – 1899 thuộc chi nhánh “Sự nhã nhặn hoàn hảo” (La Parfaite Aménité) ở Havre. Mittérand (1981-1995) cũng là thành viên của Tam Điểm, Jacques Chirac (1995-2007) thuộc hội Suisse Alpina và nhiều nhà văn, nhà khoa học chính trị lỗi lạc như Napoléon, Đại tướng La Fayette, Talleyrand, Sieyès, Camille Desmoulins, Saint Just, Danton, Marat, Linh mục Grégoire, La Rochefoucauld, Voltaire, Montesquieu… Tại Đông Dương, một số thành phần ưu tú Việt Nam cũng tham gia như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Hoàng Minh Giám, Cao Triều Phát, Phạm Ngọc Thạch, Trần Văn Lai….  Hồ Chí Minh cũng từng là thành viên của hội này khi ông sống và làm việc bên Pháp.
Tên tuổi của VNG gắn liền với trận Điện Biên Phủ- một trận chiến đấu quyết liệt kéo dài chín năm do ông điều khiển, đã đưa Việt Nam giành được độc lập, thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp. Ông trở thành vị đại tướng đầu tiên của Việt Nam.
Tiểu sử của VNG do những người Pháp – kẻ thua trận viết, và do một số nhà văn, nhà báo Việt Nam ghi lại cùng với cuốn hồi  ký của ông chứng minh rõ ràng vị đại tướng tài ba này không hề tham gia tổ chức này.
VNG sinh 1911 tại Quảng Bình. Theo nguyên tắc vào hội Tam Điểm thành viên phải đạt những điều kiện sau : 1) người được giới thiệu phải 18 tuổi trở lên ; 2) do hai hội viên giới thiệu; 3) và chưa hề có tiền án. Lễ kết nạp chính thức chỉ được cử hành sau sáu tháng hoặc một năm thử thách về phương diện tư cách.
Sự khảo sát tiểu sử của VNG, và những hoạt động của ông chứng minh ông không thể được hội Tam Điểm chấp nhận. Cha của ông là cụ Võ Quang Nghiêm, một nhà nho  thi cử không đỗ đã về làm hương sưthầy thuốc Đông y. Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, Võ Quang Nghiêm  bị Pháp bắt ở Huế và mất trong tù. Một lý lịch có  người cha bị giam và chết trong tù vì yêu nước khó có thể được hội Tam Điểm bản địa chấp nhận. VNG học hoàn toàn ở Đông Dương – lúc đó là một thuộc địa của Pháp.
Năm 1925, VNG rời trường Tiểu học Đồng Hới ở quê nhà Quảng Bình để vào Huế  thi vào trường Quốc học Huế (ông đỗ thứ hai sau Nguyễn Thúc Hào). Hai năm sau, tức là 16 tuổi, VNG bị đuổi học cùng với Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Khoa Văn (biệt danh Hải Triều), Phan Bôi sau khi tổ chức một cuộc bãi khóa, vậy ông đã từng bị đuổi học vì tham gia phong trào yêu nước. Vì vậy ông không thể nhập hội Tam Điểm vì không hội đủ tư cách 
 Năm 1928, khi ông 17 tuổi, ông bắt đầu tham gia hoạt động yêu nước. Năm 1930 khi ông gần 19 tuổi, ông tham gia sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh và bị bắt và bị giam ở nhà lao Thừa thiên Huế. Tại đây ông gặp và kết hôn với người nữ cách mạng Nguyễn  thị Quang Thái (sau cũng bị chết tại nhà tù). Như vậy 19 tuổi VNG đã bị bắt, và bị giam vài tháng. VNG đã có tiền án. Điều lệ của hội Tam Điểm là không kết nạp ai từng có tiền án tiền sự, như trường hợp ông Chinh, một trong những thành viên Tam Điểm VN đầu tiên vào hội đã bị khai trừ ngay lập tức vì bị tòa án thực dân Pháp kết án 5 năm tù. (xem phần trước). Theo điều kiện để kết nạp vào hội Tam Điểm (18 tuổi mới được vào hội, và phải có thời gian thử thách ít nhất 6 tháng, một nămđể chính thức thành hội viên), VNG hoạt động từ 17 tuổi tham gia biểu tình trong trường trung học Huế, và bị đuổi học, 19 tuổi vào tù ngay, đó là những bằng chứng khẳng định VNG ko bao giờ là hội viên của hội Tam Điểm.
Cuối năm 1931, chính Hội Chữ thập đỏ Đỏ của Pháp đã phải can thiệp để trả tự do cho VNG, nhưng ông lại bị Công sứ Pháp tại Huế ngăn cấm không cho ở lại Huế. Điều đó chứng minh tên của VNG đã vào sổ đen của chính quyền bảo hộ Pháp. Hơn nữa Hội Tam Điểm chỉ kết nạp những người xuất sắc có thành tích trong học tập và làm việc cho Pháp. Về đường học vấn, VNG là một người học trò xuất sắc, thông minh, nhưng ông đã bỏ thi môn Kinh tế nên không được cấp bằng Luật Sư. Theo lời giáo sư Vũ Quốc Thúc (nghe kể lại) VNG đã bị giáo sư Pháp cho điểm không, điểm liệt thì không thể đỗ được, vì VNG tuyên bố không học môn luật kinh tế do Pháp dạy, vì mang tính chất lý thuyết không bảo vệ quyền lợi của người bị đô hộ, của các nước thuộc địa…
Dù không tham gia hội Tam Điểm, VNG là bạn thân của nhiều thành viên Tam Điểm.  Hoàng Minh Giám là một điển hình trong mối liên quan này. Năm 1939 để kiếm thêm tiền học, VNG từng dạy môn sử học ở trường Tư Thục Thăng Long, do một thành viên hội Tam Điểm người Pháp làm giám đốc và Hoàng Minh Giám làm phó giám đốc. Nếu Hoàng Minh Giám không phải là một thành viên Tam Điểm khó có thể đứng ra làm giám đốc trường tư thời đó. Sau khi dẹp Đông Kinh Nghĩa Thục, chính quyền thuộc địa rất lo ngại về các trường tư thục ở bản xứ.
Trường học là cái lò để nung nấu lòng yêu nước và thức tỉnh dân trí, đòi tự do của các nước thuộc đia. Do đó chính quyền thuộc địa chỉ giao công việc phụ trách cho người Pháp và những người bản xứ tin cẩn. Việc tham gia hội Tam Điểm là một ưu đãi để những người bản xứ được tham gia trong việc quản lý thuộc địa. Những người Việt Nam nổi tiếng thời đó có chức vụ trong chính quyền bảo hộ hầu như đều là thành viên hội Tam Điểm. Thẩm Hoàng Tín, Trần Văn Lai từng giữ chức thị trưởng thành phố Hà Nội. Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh…. đều là những thành viên Tam Điểm. Hoàng Minh Giám cũng là thành viên Tam Điểm nên đã được Pháp cho chức phó giám đốc trường tư thục. Dù trường tư là do các thành viên Việt Nam khởi xướng lập, nhưng để được chính quyền Pháp chấp nhận, giám đốc điều hành quản lý vẫn phải là một người Pháp. Người bản xứ dù là sáng lập viên của trường, thành viên hội Tam Điểm cũng chỉ được giữ chức phó giám đốc. Thực chất trường này toàn người bản xứ học, và giảng viên chủ yếu là người Việt, nên chính Hoàng Minh Giám mới là người chủ chốt điều khiển chỉ đạo ở đây.
Với một lý lịch từng bị bắt và bị cấm ở Huế, bị ghi vào sổ đen của chính quyền Pháp, việc VNG lại được nhận làm giáo sư dạy môn sử địa không thể đơn giản. Việc này không những chỉ chứng minh mối quan hệ thân thiết giữa VNG và ông Hoàng Minh Giám, mà còn thể hiện tinh thần yêu nước ngầm chảy trong các thành viên Tam Điểm đầu tiên gốc bản xứ ở Đông Dương. Nếu Hoàng Minh Giám không yêu nước, ông đã không đời nào nhận VNG, một thành viên  từng bị tù, và bị quản thúc ở Huế để đứng lên giảng dạy, mà lại dạy môn lịch sử -một môn học mang tính chất chính trị. VNG đang hoạt động, chắc chắn ông sẽ nhân các buổi dạy đó khơi dậy lòng yêu nước cho học sinh. Một năm sau VNG, một người thần tượng hóa Napoléon lên chiến khu. Hoàng Minh Giám sau này tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp.  Đồng thanh tương khí, đồng ý tương cầu. Những người cùng lý tưởng đi cùng với nhau. Như vậy tư tưởng tiến bộ tư do dân chủ của Pháp mà nòng cốt là tư tưởng tự do bác ái của hội Tam Điểm  không thể không ảnh hưởng đến VNG.
VNG rất thấm tinh thần dân chủ của Pháp. Kẻ có tài thường có cá tính đặc biệt. Ông triệt để sự dụng sự bình đẳng dân chủ của Pháp ngay trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày. Mặc dù sinh ra ở thời đại mang nặng tư tưởng phong kiến, ông không chịu sự ảnh hưởng nho giáo. Dù ông cũng rất tôn trọng nghi lễ thờ cúng tổ tiên, ông giữ tục thắp hương trước mộ cha mẹ mỗi lần về quê, song ông luôn muốn có sự bình đẳng trong gia đình và xã hội. Vì thế bao năm ông làm con rể Đặng Thái Mai, ông chưa bao giờ gọi Đặng Thai Mai là bố, vì hai ông từng là bạn đồng nghiệp, (Đặng Thái Mai hơn VNG 8 tuổi, từng là bạn tham gia phong trào yêu nước, và dạy ở trường tư thục Thăng long và tham gia hội tuyên truyền học chữ quốc ngữ). Ngôn ngữ xưng hô trong tiếng Việt nặng nề phong kiến, nên VNG thông minh chỉ dùng tiếng Pháp bình đẳng để đối thoại cho dễ xưng hô với bố vợ.. Mối quan hệ thân thiết này đã giúp VNG góa vợ kết hôn với con gái đầu của Đặng Thái Mai, do đó ông Giáp toàn xưng hô « tu, toi » với Đặng Thái Mai mỗi lần họp mặt gia đình. Điều này đôi khi chạnh lòng phu nhân, vì chưa bao giờ VNG gọi Đặng Thái Mai là bố… Dù là người Tây học, ảnh hưởng tư tưởng dân chủ, VNG không bao giờ bỏ tập tục đẹp của dân tộc « thờ cúng tổ tiên », 
VNG rất tôn trọng mối quan hệ gia đình, chính kiến tôn giáo, quan điểm riêng của cá nhân Khi mới giải phóng miền  Nam ông đã 1đến thẳng nhà thờ thăm và đứng ra bảo vệ người em họ làm cha cố ở Nha Trang. Công giáo vẫn là vấn đề nhạy cảm trong xã hội Việt Nam dưới chính quyền cộng sản vì công giáo đã từng  tiếp tay để đưa thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam, nhưng VNG không ngần ngại đứng ra bệnh vực những người thực sự chân thành vì tôn giáo, thương dân.
Trở lại mối quan hệ thân thiết giữa ông Giám và ông Giáp, năm 1946 Đảng Xã hội thành lập, ban lãnh đạo chủ chốt có Hoàng Minh Giám – thành viên Tam Điểm, và VNG, người bảo trợ chính trị để đảng Xã hội ra đời.
Theo lời kể của nhà báo Hàm Châu trong bài « GS Hoàng Minh Giám kể về những ngày vận nước “nghìn cân treo sợi tóc”, (Hàm Châu là tổng biên tập báo Tổ quốc nên đã ghi lại lời kể của Hoàng Mình Giám), “ Một ngày trong khoảng giữa tháng 9/1945, tôi đang làm việc tại 12 Ngô Quyền (trụ sở Bộ Nội vụ, đồng thời là nơi làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh), một đồng chí cảnh vệ gác cổng vào báo cáo có hai người nước ngoài xin gặp một quan chức Việt Nam. Được cho vào, hai người kia nói: “Chúng tôi là hai sĩ quan Pháp, giúp việc ông Sainteny, gặp đại diện của Chính phủ Việt Nam để trao đổi ý kiến về vấn đề quan hệ giữa hai nước”.
“ Họ nói tiếp: “Ông Sainteny hiện đang ở trong phủ toàn quyền, nhưng quân đội Nhật không cho phép liên lạc với bên ngoài. Hai chúng tôi phải đánh lừa bọn lính Nhật, mới đến được đây. Từ nơi chúng tôi bị giam lỏng, chúng tôi đã theo dõi cuộc mít-tinh ngày 2/9 của các ông, rất đông người dự, nhưng rất trật tự, để lại cho chúng tôi một ấn tượng sâu sắc.”
“ Tôi ghi tên hai người Pháp, và bảo họ tôi sẽ trả lời sau.
“ Tôi báo cáo với Bác Hồ và anh VNG (lúc đó là Bộ trưởng Bộ Nội vụ) và nói thêm rằng tôi đã nghe nói về Sainteny: Y là con rể của Albert Sarraut, nguyên toàn quyền Đông Dương; tên thật của y là Jean Roger, và y cũng đã là chủ của một hãng bảo hiểm ở Hải Phòng.
“ Bác nói: “Chú Giáp có thể cho anh ta gặp, xem anh ta nói gì”.
“ Tôi báo cho Sainteny đến gặp anh Giáp, và sau đó, anh Giáp cho biết: “Thái độ của Sainteny là mềm mỏng, nhưng lập trường của anh ta thì không khác lập trường của tuyên ngôn ngày 24/3 của De Gaulle”.
Như vậy Jean Roger, con rể của toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut, là một tình báo ngầm, một nhà chính trị, lấy mật danh là Sainteny, và theo tài liệu « Biên niên bí mật ở Đông Dương », Sainteny là thành viên hội Tam Điểm  được cử sang Đông Dương năm 1929 thành lập và phụ trách văn phòng cố vấn bảo hiểm. Ông từng bị bắt làm tù binh khi tham gia chống Phát xít Đức, và 1946, ông đã quay lại  làm cao ủy của chính phủ thuộc địa Pháp ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ…. để thương thuyết với Hồ Chí Minh. Lần đó Sainteny  đã trực tiếp gặp VNG (lúc đó là Bộ trưởng Bộ nội vụ) để làm việc. Sự giúp đỡ ngầm của hội Tam Điểm là rất rõ trong việc gặp gỡ này. Hoàng Minh Giám thành viên hội Tam Điểm là cầu nối cho VNG, Hồ Chí Minh gặp sainteny đúng như lời kể của Hoàng Minh Giáp với nhà báo sau này.
VNG đã tranh thủ sự giúp đỡ ủng hộ của những người Pháp tiến bộ (đặc biệt các thành viên của hội Tam điểm thời đó hầu như giữ trọng trách trong chính quyền bảo hộ) để đòi độc lập và giải phóng thuộc địa. Hoàng Minh Giám chính là người trung gian để những người đứng đầu Việt Minh (VNG và Hồ Chí Minh) liên lạc với những người Pháp tiến bộ trong Tam Điểm. Vì những cuộc gặp gỡ phải hết sức bí mật và được tin cẩn nên Hoàng Minh Giám phải hết sức thận trọng.
VNG không phải Tam Điểm, nhưng ông và Hồ Chí Minh (cựu thành viên Tam Điểm) biết sự hiện diện và sức mạnh cùng ảnh hưởng của hội này trong chính quyền Pháp. VNG và Hồ Chí Minh đã  sử dụng Hoàng Minh Giám, một Tam Điểm yêu nước làm trung gian. Trong cuốn « Những Biên niên bí mật ở Đông Dương » trang 828, tập 2, David dựa trên nhật ký của Louis Vidal, một thành viên Tam Điểm, đã khẳng định Sainteny gặp VNG, và khuyên VNG đừng nóng lòng tấn công ….  Hoàng Minh Giám lúc đó đã là phát ngôn viên của Hồ Chí Minh, nên ngầm ngầm tổ chức thương thuyết giữa Hồ Chí Minh, VNG với Sainteny. Sainteny là cầu nối liên thông giữa chính phủ Pháp với chính quyền lâm thời do Hồ Chí Minh đứng đầu. Hồ Chí Minh đã đề nghị VNGp gặp Sainteny để nhận định cho chính xác thêm về tình hình Đông Dương và thái độ của chính quyền Pháp về vấn đề thuộc địa.
3
Sainteny ngồi sau, Hồ Chí Minh gặp gỡ một đại diện chính quyền Pháp
6
Hồ Chí Minh chụp chung với Jean Sainteny tại phi trường bên Pháp trên đường đi vận động liên quan tới hội nghị tại Fontainebleau
VNG ngày 30/08/1945  ký lệnh cử Hoàng Minh Giám làm Đổng lý văn phòng Bộ trưởng cho chính phủ VN lâm thời. Chính vì thế những thông tin bí mật Hoàng Minh Giám biết, ông đã từng bí mật cho người đến báo Pham Huy Lục phụ trách hội Khổng Phu Tử rời Hà Nội để tránh sự hiểu lầm không cần thiết. Sau này qua Pháp định cư, ông Phạm Huy Lục đã kể lại ơn của ông đối với huynh đệ Hoàng Minh Giám, vì luật của hội Tam Điểm là trong bất kỳ hiểm nguy là phải cứu huynh đệ dù ở chi hội khác nhau. Sự nhân đạo và tình huynh đệ rất rõ ở các thành viên của hội. Chính vì thế sự gặp gỡ của Hoàng Minh Giám với Sainteny và một số người đứng đầu chính quyền bảo hộ rất dễ, vì cùng là thành viên của Tam Điểm. VNG và Hồ Chí Minh đã sử dụng đúng con bài tình huynh để và tự do bình đẳng của hội Tam Điểm để khai thác phần có lợi cho công cuộc giải phóng thuộc địa. Chính nhờ có vai trò nhân vật Tam Điểm Hoàng Minh Giám nên chiều ngày 6-3-1946, tại số 38 đường Lý Thái Tổ, Hà Nội, Hồ Chí Minh, với tư cách chủ tịch chính phủ Liên hiệp kháng chiến, ký thỏa ước Sơ bộ với đại diện Pháp là Sainteny. Theo thỏa ước nầy, Pháp thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự do (état libre), có chính phủ riêng, nghị viện riêng và tài chính riêng trong Liên Bang Đông Dương và trong Liên Hiệp Pháp (điều 1); Việt Nam sẵn sàng tiếp đón quân đội Pháp đến thay thế quân đội Trung Hoa để giải giáp quân đội Nhật (điều 2). Sau 20-12-1946, Hồ Chí Minh viết thư ngắn cho đại diện Pháp là Sainteny yêu cầu Sainteny thương thuyết với thứ trưởng ngoại giao Việt Minh là Hoàng Minh Giám.
Trong cuộc kháng chiến giải phóng thuộc địa, VNG và Hồ Chí Minh đã từng cử Nguyễn Văn Huyên đại diện lực lượng Việt Minh tham dự cuộc họp bí mật với FB3 – Đông Dương, tổ chức do đại đa số thành viên Tam Điểm tham gia lãnh đạo,  để nắm tình hình và xin viện trợ vũ khí. Khi thắng lợi VNG và Hồ Chí Minh đã gửi thư cám ơn Hội Tam Điểm FB3 –Indochine (xem phần trước)
Qua nghiên cứu về tiểu sử VNG, Hoàng Minh Giám và mối quan hệ giữa VNG, Hồ Chí Minh, Hoàng Minh Giám, Sainteny, sự đóng góp của một số thành viên hội Tam Điểm, người Pháp nói chung và các thành viên Tam Điểm Việt Nam đầu tiên trong công cuộc giải phóng thuộc địa, nâng cao dân trí, và phổ biến chữ quốc ngữ cùng với tinh thần yêu nước của họ là không thể phủ nhận được. VNG vị tướng tài ba đã thông minh liên kết với những lực lượng tiến bộ của Pháp tại Đông Dương và những người Việt trí thức yêu nước ở mọi tổ chức để giành độc lập dân tộc. Mối quan hệ này chứng minh mọi sự  thành công giành độc lập đều là  công lao và sức mạnh của lòng ái quốc ở nhân dân ở mọi tầng lớp, đặc biệt là tầng lớp trí thức. Những người trí thức yêu nước mới có đủ trí tuệ tài ba để thuyết phục mọi người, mọi tầng lớp tham gia bảo vệ nước dưới mọi hình thức và dùng trí để chiến thắng kẻ ngoại xâm mạnh hơn về quân sự.
———-
* Mời xem thêm:

 Cuốn sách về Hội Tam Điểm ở Việt Nam. Phỏng vấn tác giả Trần Thu Dung

VỀ MỘT BỨC THƯ CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Phạm Gia Minh 
 Trước đây tuy vẫn quan tâm đến thời cuộc và những vấn đề xã hội nhưng  tôi chưa tham gia viết bài . Cho tới  thời điểm tháng 4 năm 2008,  dường như có  một sức mạnh vô hình nào đó đã khiến tôi nhận thức được rằng cần can đảm hệ thống những tâm tư , tìm tòi và cảm nhận của mình để viết nên bài tiểu luận “ Suy nghĩ về tên gọi Thăng long của thủ đô đất Việt”.

Những ý kiến của tôi được các bạn bè thân thuộc chia sẻ và tờ báo điện tử vietnamnet đã cho đăng lúc đó.
Sau này , khi được gặp Đại tá Huyên , trợ lý lâu năm của Đại tướng Võ  nguyên Giáp để nhận một bản sao bức thư mà Đại tướng vừa gửi cho Hội Khoa học lịch sử  Việt Nam , liên quan tới đề xuất lấy lại tên Thăng long cho thủ đô,  tôi mới biết thêm một vài chi tiết  quan trọng.
Đó là từ trước năm 1945 Hồ Chí Minh đã có ý  lấy lại tên Thăng long  và giao việc này cho Cụ Vũ đình Huỳnh chuẩn bị . Năm 1946,  sau khi đã giành chính quyền Cụ Huỳnh có xin ý kiến Cụ Hồ nhưng rõ ràng trong bối cảnh nước sôi, lửa bỏng , nhiệm vụ cứu đói cho Dân và chuẩn bị trường kỳ kháng chiến  được đặt lên hàng đầu thì việc đổi tên là không khả thi .
Sau 1954 cho tới năm 1969 khi Hồ chí  Minh qua đời , diễn biến ác liệt của  chiến tranh  cũng không tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi ý định này, dù là trên kế hoạch. Âu cũng là  vận mệnh của Dân tộc chưa tới lúc .
Đại tướng  Võ nguyên Giáp từng làm việc gần gũi với Hồ Chủ Tịch và là người rất cẩn thận trong từng câu chữ và phát ngôn nên việc Đại tướng viết thư gửi cho Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cần được đánh giá nghiêm túc và sâu sắc.
Không rõ sau khi  nhận được thư của Đại tướng, Hội có nghiên cứu và trả lời Đại tướng  hay không nhưng theo tôi  được biết , chưa thấy một cuộc hội thảo nào với sự tham gia của các nhà khoa học về chủ đề quan trọng này.Thậm chí nghe phong phanh dư luận còn phản ánh rằng  có một số vị “ trên cao” e ngại lấy lại tên Thăng long,  bỏ tên Hà nội thì nay mai “ người ta” cũng đòi lấy lại tên Sài gòn thì rất phức tạp !!!
Thật là một sự  liên hệ khập khiễng,  thiếu tự tin và hời hợt.
Nếu nhìn nhận vấn đề từ góc độ Phong Thủy thì việc vua Minh Mạng lấy tên Hà nội đặt cho cố đô sau khi lấy Phú Xuân làm Kinh thành đã ẩn chứa những ảnh hưởng không tốt đối với vận mệnh dân tộc. Ngày nay cùng với việc sáp nhập Hà Tây, nơi vị anh hùng truyền thuyết Sơn Tinh ngụ trên đỉnh Tản Viên vào đất thủ đô  dưới cái tên chung là Hà nội ( trong sông – thuộc Thủy ) thì mặc nhiên,  Thủy Tinh đã đắc thắng ở  vị thế nuốt chửng Sơn Tinh trong làn nước lũ.  Yếu tố Thủy trong Ngũ hành đồng nghĩa với Phương Bắc . Lịch sử hào hùng chống ngoại xâm hàng ngàn năm của tộc Việt chúng ta , được xây dựng bằng biểu tượng Sơn Tinh  khắc chế Thủy Tinh liệu sắp đến hồi có những diễn biến bi kịch ngược chiều ?
Nghiêng mình trước anh linh của Đại tướng Võ nguyên Giáp- vị  anh hùng dân tộc tầm cỡ Lý Thường Kiệt , Trần hưng Đạo … tôi vẫn tự nhủ “ cầu mong cho nguồn sinh lực mãnh liệt của dân tộc Việt Nam sẽ lại giúp chúng ta phục hưng trong bối cảnh rất khó khăn hiện nay.”
Thăng long- Hà nội
5/10/2013
Phạm Gia Minh
————–

Tướng Giáp từng đề nghị lấy tên Thăng Long cho Hà Nội

Bài đã được xuất bản.: 09/10/2010 09:10 GMT+7
Nhân Đại lễ Nghìn năm Thăng Long – Hà Nội, Tuần Việt Nam đăng lại lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp hồi năm 2008, đề nghị lấy lại tên Thăng Long cho Hà Nội.
>> Suy nghĩ về tên gọi Thăng Long của thủ đô nước Việt
>> Thăng Long ngàn xưa và tên gọi Thủ đô mới hôm nay
Thời gian qua, trong dư luận, có một số gợi ý, nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, nên trả lại tên Thăng Long cho Hà Nội.
Trong lá thư gửi Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch danh dự của Hội cho rằng, “đây là một vấn đề lớn, có ý nghĩa rất quan trọng, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cần nghiên cứu, tổ chức một cuộc hội thảo để chính thức có ý kiến đề nghị với Đảng, Nhà nước, với TP.Hà Nội”.
“Thời gian lấy lại tên Thăng Long vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội sắp tới là thời điểm hợp lý nhất, đúng lúc nhất, thời điểm nghìn năm có một”.
Theo sử gia Dương Trung Quốc, đây là thời điểm thích hợp để đưa vấn đề này ra lấy ý kiến rộng rãi, tìm giải pháp có sự đồng thuận cao.
Ông bộc bạch: “cái tên Thăng Long rất đẹp, vừa có bề dày lịch sử nghìn năm vừa là biểu tượng đầy sức sống, thể hiện ý chí vươn lên của dân tộc Việt Nam. Về cảm xúc tôi rất ủng hộ việc đổi tên, nhưng về lý trí thì tôi chưa thật tự tin để đưa ra chính kiến về vấn đề này, và rất mong được dư luận chia sẻ “.

Tướng Giáp, hậu chiến tranh


Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, vừa qua đời tại Hà Nội hưởng đại thọ 102 tuổi.
Những năm cuối đời trong tình trạng sức khoẻ suy yếu, hành động sau cùng mang tính chính trị của Tướng Giáp là bức thư gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ không tán đồng thực hiện dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên.
Ông là một nhà chiến lược, là vị tướng cao cấp nhất trong cuộc chiến Việt Nam kéo dài 30 năm, từ thời chống Pháp rồi chống Mỹ cho đến khi đất nước thống nhất năm 1975.
Rất nhiều sách nghiên cứu đã viết về ông. Các chiến lược và chiến thuật điều binh khiển tướng do Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề xuất đã được những nhà quân sử phân tích khi bàn về Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã được mổ xẻ qua những trận chiến ở Điện Biên Phủ 1954, Khe Sanh, Tổng tấn công Mậu Thân 1968 và Chiến dịch Xuân hè 1972.
Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác là thời điểm Việt Nam trong hòa bình thì đã có những nhận định khác nhau về đóng góp của ông.

Sau khi Mỹ rút quân

Khi Hiệp định Ba Lê được ký kết đầu năm 1973 buộc Hoa Kỳ rút hết binh lính chiến đấu khỏi Việt Nam, cùng lúc Tổng thống Richard Nixon hứa với Thủ tướng Phạm Văn Đồng là Hoa Kỳ sẽ viện trợ kinh tế giúp miền Bắc tái thiết.
Với việc Mỹ rút hết quân, lãnh đạo Hà Nội chia làm hai khuynh hướng. Tiếp tục cuộc chiến tranh để đạt thắng lợi cuối cùng là giải phóng miền Nam, hay tập trung vào việc xây dựng xã hội chủ nghĩa tại miền Bắc, với viện trợ của Mỹ. Lê Duẩn và Lê Đức Thọ muốn tiếp tục chiến tranh còn Tướng Giáp muốn xây dựng đất nước.
Những khác biệt về chính sách chiến tranh khiến vai trò lãnh đạo của Tướng Giáp bị suy giảm và sau khi Việt Nam được thống nhất bằng giải pháp quân sự vào tháng 4-1975 vai trò lãnh đạo quân sự của ông không còn nữa.
Tướng Giáp tiếp cựu Trung tướng Lục quân Mỹ Neil Creighton tháng 11/1995
Tướng Giáp tiếp cựu Trung tướng Lục quân Mỹ Neil Creighton tháng 11/1995
Sau chiến thắng năm 1975, đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế, rồi lại đưa bộ đội sang Campuchia và có chiến tranh ở biên giới với Trung Quốc.
Tướng Giáp không bị qui trách nhiệm cho những thất bại này vì sau năm 1975 ông đã mất quyền hành quân sự và quốc phòng. Đang từ một Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng, từ một Tổng Tư lệnh Quân đội ông được giao cho những trách nhiệm về khoa học và kế hoạch gia đình.
Nhìn lại cuộc chiến Việt Nam, có nhận định cho rằng Tướng Giáp là người muốn hòa hoãn với Hoa Kỳ.
Phóng viên Morley Safer của chương trình 60 Minutes trên đài truyền hình CBS ở Mỹ có nhưng ghi nhận khác. Trở lại Việt Nam sau chiến tranh Safer có cơ hội gặp tướng Giáp. Trong tác phẩm Flashback, ông viết rằng Tướng Giáp là một người rất cứng rắn trong chiến tranh và không hề hối tiếc đã phải hy sinh hàng trăm nghìn thanh niên Việt cho cuộc chiến.
Sau khi Hoa Kỳ và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995, nhiều giới chức quân sự Mỹ đã đến Việt Nam, trong đó có cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara và ông có gặp Tướng Giáp.
Một cựu tướng Mỹ, Trung tướng Neil Creighton của Lục quân, đến Việt Nam cuối năm 1995 được Tướng Giáp tiếp kiến. Vị tướng Mỹ có nêu câu hỏi với những hy sinh nhân mạng, như thế có đáng giá cho chiến thắng không, Tướng Giáp trả lời:
“Tôi hỏi Ngài nếu có một nước nào mà đến đánh nước Mỹ thì Ngài có đánh chúng không? Thế còn chúng tôi, đối với dân chúng có câu: ‘Thà chết chứ nhất định không làm nô lệ’. Hồ Chủ tịch có nói rằng: ‘Không có gì quí hơn độc lập, tự do’. Có lẽ các Ngài cũng nghe rồi.”
Năm 1968, Tướng Creighton là một trung tá thiết giáp phục vụ tại Việt Nam và đã được huy chương bạc vì hành động can đảm nơi chiến trận.
Tiếp Tướng Creighton, Tướng Giáp cũng đã nhắc lại vụ Vịnh Bắc Bộ là khởi đầu cho những can dự quân sự của Hoa Kỳ vào Việt Nam.
"Tôi hỏi Ngài nếu có một nước nào mà đến đánh nước Mỹ thì Ngài có đánh chúng không? Thế còn chúng tôi, đối với dân chúng có câu: ‘Thà chết chứ nhất định không làm nô lệ’. Hồ Chủ tịch có nói rằng: ‘Không có gì quí hơn độc lập, tự do’. Có lẽ các Ngài cũng nghe rồi."
Tướng Giáp nói với cựu Trung tướng Lục quân Mỹ Neil Creighton
Theo Tướng Giáp, trước khi sự kiện xảy ra Hoa Kỳ đã có năm kế hoạch tấn công vào Vịnh Bắc Bộ với những mục tiêu đã định.
Tướng Giáp nói: “Các nhà quân sự và lịch sử quân sự Mỹ cũng đã công nhận rằng chuyện Maddox là có. Quân Mỹ xâm phạm đến hải phận chúng tôi và đến gần đảo Hòn Mê. Đơn vị hải quân ở địa phương Hòn Mê đánh lại. Sau đó họ báo cáo cho tôi. Còn cái gọi là mồng 4, 5 tháng Tám hoàn toàn không có. Bây giờ ở Mỹ các nhà sử học đều công nhận.”

Sự kiện Vịnh Bắc bộ

Mùa hè 1964, theo báo cáo của chính phủ Hoa Kỳ, sự kiện tàu Mỹ bị tấn công tại Vịnh Bắc Bộ đã được những nhà làm chính sách thời đó căn cứ vào để Quốc hội biểu quyết trao quyền cho Tổng thống Lyndon B. Johnson can thiệp quân sự vào Việt Nam, kéo theo leo thang chiến tranh, đưa lính chiến đấu Mỹ vào miền Nam, để rồi phải thất bại với gần 60 nghìn binh lính hy sinh.
Tướng Giáp với chiến lược chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng đã trở thành anh hùng đánh bại hai cường quốc của thế kỷ 20 là Pháp và Mỹ.
Sang thời bình vai trò lãnh đạo của Tướng Giáp lu mờ dần. Ông chỉ còn là biểu tượng của một thời đất nước anh hùng.
Hai mươi năm sau ngày chiến tranh chấm dứt, hai nước thù nghịch cũ nối lại bang giao. Giao thương mở ra, trao đổi quan hệ phát triển về nhiều mặt, kể cả quốc phòng.
Lãnh đạo quân đội, cựu tướng lãnh cũng như đương nắm quyền đã có nhiều chuyến đi qua lại giữa Washington và Hà Nội – như Trần Văn Quang, Nguyễn Đình Ước, Phùng Quang Thanh, Robert McNamara, Elmo Zumwalt, Leon Panetta – để tham gia các hội nghị về cuộc chiến Việt Nam, để thắt chặt thêm quan hệ hai nước.
Đầu thập niên 1990, giáo sư Steven Young của trường luật Đại học Havard có gửi thư mời Tướng Giáp qua Mỹ nhưng không hiểu vì lý do gì Bộ Chính trị không cho ông đi.
Trước Đại hội VII của Đảng Cộng sản, Tướng Giáp đã mạnh mẽ lên tiếng chỉ trích quân đội tham ô và Đại hội năm 1991 đã có một cuộc vận động đầy căng thẳng để đưa Tướng Giáp trở lại chính quyền nhưng không đạt kết quả.
Sau đó ông im tiếng trước những bức xúc của xã hội nên làm mất đi ít nhiều ngưỡng mộ của những người từng xem ông như một lãnh đạo đáng kính.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lìa trần. Ước mơ được thấy nước Mỹ vĩ đại bị ông đánh bại đã không thành.
Tuy đánh bại cường quốc mạnh nhất thế giới, Tướng Giáp có nhận định người Mỹ là những “kẻ thù đáng kính”, như ông đã nói với Thượng Nghị sĩ John McCain và đã được vị dân cử và cũng là một ứng viên tổng thống Mỹ nhắc lại khi hay tin Tướng Võ Nguyên Giáp qua đời.
Tác giả là một nhà báo tự do hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco, California. Bài viết phản ánh cách nhìn của riêng ông.

TƯỚNG GIÁP TIẾT LỘ 4 BÍ MẬT VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM.

 TƯỚNG GIÁP TIẾT LỘ 4 BÍ MẬT VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM.
Bố tôi có mối quan hệ cũ với tướng Giáp nên ngay cả khi ông đã mất, hai mẹ con tôi vẫn nhiều lần được theo những người bạn của bố đến thăm tướng Giáp tại nhà ông (số 25 Hoàng Diệu) cũng như dự các cuộc họp truyền thống của trường Lục Quân vào ngày 15 tháng 4 hàng năm.
 
 
Khi tôi chuyển sang làm phóng viên báo đảng, cũng là phóng viên nữ duy nhất của tòa soạn báo Cựu Chiến Binh, tôi có điều kiện tiếp xúc với tướng Giáp nhiều hơn (sinh nhật, lễ, tết, dịp thượng thọ,...) Một trong những lần đó là ngày sinh nhật lần thứ 84 của ông.
Giữa các đoàn khách nườm nượp ra vào, đa phần là lính tráng, ông vui vẻ bắt tay từng người, nhận của học trò Nguyễn Thụy Ứng (dịch giả 4 tập "Sông Ðông êm đềm"), một bức tranh khổ rộng, chỉ có duy nhất chữ thọ với 1,000 kiểu viết khác nhau. Cuối cùng, dường như không nén nổi xúc động trước sự quan tâm đặc biệt của mọi người, ông cất giọng trầm, đục kể lại:
- Tôi đã tưởng sẽ đem những bí mật của mình xuống mồ nhưng không ngờ trời cho tôi thọ đến vậy. Vì thế, trong lần sinh nhật thứ 84 này, tôi xin tiết lộ bốn bí mật trong cuộc đời của tôi để anh em biết.
Lập tức cả căn phòng lặng phắc, nghe rõ cả tiếng gió lao xao trên các tàu lá dừa ngoài vườn.
Ðiều thứ nhất - ông kể: Năm 1972, còn gọi là chiến dịch đỏ lửa tại thành cổ Quảng Trị. Khi đó, tôi vẫn lấy phương châm tiến công như mọi khi: 'Lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, lấy yếu tố bất ngờ để tạo thế chủ động, khiến địch trở tay không kịp'. Cứ dùng chiến tranh du kích tiêu diệt hàng ngày, hàng giờ, hết đêm này sang đêm khác để địch suy tổn lực lượng rồi đánh cấp tập một trận giải phóng dứt điểm thành cổ như mọi trận khác vẫn diễn ra từ trước đến nay. Không ngờ quan điểm của tôi bị Ba Duẩn (Lê Duẩn) bác bỏ không thương tiếc. Giữa hội nghị, anh Ba đập tay xuống bàn, quát: 'Thế là giảm sút ý chí chiến đấu. Phải cho địch biết thế nào là quả đấm chủ lực của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Vì vậy tôi yêu cầu, cứ đánh vỗ mặt thành cổ Quảng Trị cho tôi. Sống chết, đúng sai tôi chịu trách nhiệm'.
Kết quả trong suốt 60 ngày đêm của chiến dịch thành cổ, cứ 5 giờ 30 phút chiều, khi trời bắt đầu chập choạng tối, một đại đội ta ở bên này bờ sông Thạch Hãn, lặng lẽ bơi sang để đánh vỗ mặt thành, 8 giờ 30 phút bơi trở về chỉ còn được mươi, mười lăm người. Lần nhiều nhất là 35 đồng chí (cả lành lặn, cả bị thương). Lần ít chỉ còn 5, 7 đồng chí thương tích đầy người, thậm chí có lần cả một khúc sông, không một bóng người, chỉ có tiếng gió hú ghê rợn như những âm hồn vọng vang khắp đáy sông. Như vậy, trung bình mỗi ngày ta tiêu hao một đại đội chủ lực (khoảng 135 người) và 60 ngày đêm tấn công thành cổ ta mất gần một vạn người, biến thành cổ Quảng Trị thành nấm mồ chôn thanh niên, sinh viên, trí thức Việt Nam.
Ðiều thứ hai - ông vươn cao cái cổ gầy, giọng nói nửa như kiêu hãnh, nửa như nuối tiếc, khuôn mặt đẫm vẻ u hoài, bí ẩn: Lẽ ra ta không có được chiến thắng lẫy lừng là giải phóng miền Nam, chỉ vì sau hội nghị Paris, anh Ba Duẩn ra chỉ thị ngừng tất cả các cuộc tấn công lại, chỉ tập trung củng cố lực lượng, tăng gia sản xuất, nuôi quân cho tốt rồi sau vài năm phát triển vượt bậc sẽ đánh một trận dứt điểm, không để địch có cơ ngóc đầu phản công như hồi tổng tiến công xuân Mậu Thân 1968 nữa.
Khi kế hoạch đưa ra, rất nhiều anh em, tướng tá cũng như lãnh đạo đơn vị không hài lòng nhưng là lệnh của cấp trên nên buộc phải chấp hành. Không ngờ, phía dưới, cũng như vùng sâu, vùng xa, lực lượng dân quân, du kích, bộ đội địa phương đang phát triển mạnh nên không chịu ngừng kế hoạch luyện tập, tấn công lại. Phần vì không nhận được lệnh trên nên cứ âm thầm chuẩn bị. Thế là như đứa bé đang tuổi ăn, tuổi lớn, không có cách gì ngừng sự phát triển lại được nên đành để vậy. Nhờ đó có chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975.
Ngừng lời, đưa mắt nhìn những người một thời đầy tin cẩn, ông cất giọng khàn, đục, nghiêm trang:
- Ðiều thứ ba, khi biết sớm muộn gì ta cũng tấn công vào Dinh Ðộc Lập, chấm dứt cuộc kháng chiến chống Mỹ dằng dặc 21 năm, tôi đưa ra đề nghị: Ta đánh để thống nhất hai miền. Riêng các phái đoàn ngoại giao của Mỹ cũng như đại sứ quán Mỹ đóng tại Việt Nam, ta nên tôn trọng vì họ là những người chứng kiến cuộc chiến tranh này và họ sẽ ghi nhận thành tích của chúng ta, không nên đối xử thô bạo với họ như kẻ thù. Không ngờ Ba Duẩn trợn mắt quát: 'Không được, phải đánh chết những con chó, kể cả khi nó đã rơi xuống nước. Tất cả bọn Mỹ, dù là cán bộ ngoại giao hay Lầu Năm Góc đều là kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Vì thế, phải chiến đấu quét sạch chúng đi, không để một tên xâm lược nào trên mảnh đất chúng ta'.
Quá khứ đè nặng trên đôi chân của một người đã 84 tuổi, đang nói, ông ngồi phịch xuống ghế, cạnh bà Hà (vợ ông) gương mặt bần thần, tướng Giáp kể tiếp: Cũng vì quen với tiền lệ ở các quốc gia khác, quân đội cứ đánh, còn cán bộ ngoại giao đóng vai trò quan sát, không hề bị chi phối bởi cục diện giữa hai trận tuyến, kẻ thắng, người thua, nên đại sứ quán Mỹ, các phóng viên mặt trận, vẫn ung dung tự tại trước cuộc tấn công ngày một ồ ạt của ta... Không ngờ, khi lệnh Ba Duẩn ban ra, tất cả đang từ thế chủ động thành bị động, phải lập tức thu xếp đồ đoàn ra về trước khi Sài Gòn giải phóng. Chính vì thế cảnh vô cùng hỗn loạn trong các ngày 28, 29, 30 tháng 4 năm 1975 xảy ra. Hàng chục máy bay lên thẳng bị hàng trăm người đeo bám, để lại một dấu ấn nhục nhã trong lịch sử nước Mỹ. Ngay sau đó ta phải trả một giá đắt cho chính sách cực đoan của mình. Hiếu thắng một giây, kiêu ngạo một giờ mà đổi bằng cái giá của 20 năm cấm vận. Cả nước vật lộn trong mưu sinh, khốn khó của thời hậu chiến.

Giọng ông cao lên một nấc, nhìn thẳng trở lại, ông đưa bàn tay khô héo, chi chít các vết đồi mồi, lên cổ, lên ngực, cố giữ một cơn ho:
- Thứ 4, ngay từ cuối năm 1979, khi biết PolPot gây ra hoạ diệt chủng ở Cam pu Chia, tôi đã phát biểu trong cuộc họp: 'Trong hai thằng Lào và Campuchia, chỉ có thằng Lào là anh em với mình thôi. Còn thằng Campuchia sẽ phản lại mình, không nên đưa quân sang giúp nó, khi chưa có sự lên tiếng của quốc tế' - nhưng Ba Duẩn nhận định: Việt, Lào, Campuchia là ba nước láng giềng, như ba chân kiềng kê trên mảnh đất Ðông Dương nên phải giúp nó, sau đó sẽ có kế hoạch thôn tính nó sau... Kết quả, sau hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, dân tộc ta đã mất cả triệu người con ưu tú, nay thanh niên trai tráng, rường cột quốc gia lại bị điều động bắt lính vô tội vạ để sang chiến đấu tại chiến trường K. Bởi cùng học thầy Trung Quốc nên lối đánh của chúng rất khó chơi, cũng thiên về quấy rối du kích, đánh không theo bài bản nào, chỉ nghi binh, đánh cấp tập rồi rút lui, đồng thời rải mìn vô tội vạ, khiến cho lực lượng ta thương vong nhiều không kể xiết. Tôi nhớ lần tới một trạm phẫu trung đoàn. Trung bình một ngày, anh em bác sĩ ta phải cưa chân 40 chiến sĩ do bị mìn cài, mìn đặt... Trong điều kiện thuốc men thiếu thốn, thuốc giảm đau cũng như gây mê đều hạn chế, anh em kêu khóc như ri. Chỉ sau một tuần là số chân bị cưa xếp cao như núi, hơn hẳn đầu người một tầm tay với. Mùi thịt cháy, mùi máu tanh, mùi thối rữa toả ra khắp vùng, đi cách xa trạm cả 7, 8 km mà mùi hôi thối vẫn xông lên nồng nặc..."
Ngay sau đó, bà Ðặng Thị Hà - con gái ông Ðặng Thai Mai (một nhà nghiên cứu văn học có tên tuổi của Việt Nam) đứng dậy, kéo ông ra khỏi khu vực đặt bàn tiếp khách và yêu cầu chúng tôi về để ông nghỉ vì mỗi ngày ông phải tiếp mấy chục đoàn. Bà Hà với tư cách một người vợ phải kéo ông ra kịp thời trước cả rừng câu hỏi của khách, cũng vì thế giọng bà, không còn là giọng một vị chủ nhà mà thành "tư lệnh" đuổi khéo tất cả những ai còn muốn ở lại làm phiền ông...
Cuối năm 1995, tôi chuyển sang báo khác, làm một "cựu chén binh" thay vì "cựu chán binh" với mấy ông già lẩm cẩm, công thần, độc đoán, nên không còn được gặp Tướng Giáp thường xuyên như trước.
Sống đến tuổi 84, ông không ngờ trời cho tuổi thọ cao như thế, nên quyết định thốt ra bốn bí mật của đời mình. Ðến nay - khi trở thành một "hoá thạch sống" - vắt ngang từ đầu thế kỷ 20 (ông sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911) đến đầu thế kỷ 21 (2009) ở độ tuổi 98, ông còn tiết lộ thêm những bí mật nào khác? Tôi không được biết. Chỉ có điều, mỗi lần nghĩ về tướng Giáp, tôi lại thấy lòng mình xao động lạ lùng. Một chút thương (hại), một chút cảm phục, một chút trách móc, một chút trào lộng (*).
Ở Việt Nam, ai cũng biết ông là một vị đại tướng trong thời chiến và một bại tướng trong thời bình, bị Ba Duẩn, Lê Ðức Thọ tam tứ phen làm cho thất điên bát đảo. Ngay cả ông Hồ cũng không chịu nổi uy tín và sự nổi tiếng của ông sau chiến dịch Ðiện Biên Phủ (khi đó, dưới ngọn cờ cách mạng bay lồng lộng là hình ảnh tướng Giáp) nên thay vì đề cử người kế cận mình là tướng Giáp, đã đề cử Lê Duẩn, hy vọng con ngựa Lê Duẩn sẽ chịu để ông cầm cương, thuần dưỡng... Không ngờ, năm 1963, chính ông lại là người bị hai học trò "xuất sắc" là Lê Duẩn và Lê Ðức Thọ vô hiệu hoá.
Còn Tướng Giáp, trước sự lấn lướt của Duẩn, Thọ thì tự cài số lùi, mỗi ngày một lùi dần, lùi dần, lùi đến tận cửa nhà hộ sinh của chị em mới thôi. Cho nên khẩu ngữ quen thuộc của mỗi người dân, người lính Hà Nội khi nhắc đến tướng Giáp là: "Từ cây đa Tân Trào (căn cứ địa cách mạng, nơi 34 cán bộ vũ trang tuyên truyền giải phóng quân đầu tiên của Việt Nam) tới cây đa Nhà Bò (phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nơi hàng chục chị em ngất nghểu vác bụng đến trạm hộ sinh sinh nở mỗi ngày).
Kể từ ngày Tướng Giáp vinh dự trở thành trưởng ban sinh đẻ có kế hoạch, khắp Hà Nội đồn thổi câu ca nghịch ngợm của nhà thơ Nguyễn Duy:
Bác Hồ nằm ở trong lăng,
Nhiều hôm bác bỗng nghiến răng, giật mình
Rằng giờ chúng nó linh tinh
Tuổi tên của mình (**) chúng ném xuống ao
Ao nào thì có ra ao
Cái tròn cái méo, cái nào cũng sâu
Hỏi rằng Tướng Giáp đi đâu
Dạ thưa Tướng Giáp... lo khâu: đặt vòng
Và những câu truyền khẩu của Bút Tre thời đại:
Ngày xưa đại tướng cầm quân
Ngày nay đại tướng cầm quần chị em
Ngày xưa đại tướng công đồn
Ngày nay đại tướng công... l. chị em
Ngày 25 tháng 8 năm 2008, khi tròn 97 tuổi, tướng Giáp ốm nặng, rất nhiều phái đoàn đến thăm ông, song lúc này ông bị vừa ho, sốt, vừa đau phổi, khó thở. Ông không ở nhà trên đường Hoàng Diệu mà nằm dưỡng bệnh ở nhà nghỉ bên Hồ Tây. Sau đó được đưa vào Quân Y Viện 108, Khoa A1, dành riêng cho Bộ Chính Trị và các nhân vật lãnh đạo đặc biệt. Hiện ông vẫn phải thở oxy. Với tuổi 97, ngược hẳn với tuổi Hồ Chí Minh khi về với các bậc tiền bối Mác Lê (79), người ta cho rằng ông sẽ khó lòng vượt qua... song một lần nữa trước cái ác, cái xấu ông vẫn tiếp tục "cài số lùi" và vẫn cách xa tử thần cả một tầm với.
Hiện tại, Hà Nội đang trong đợt rét đậm, rét hại, nhiệt độ ngoài trời thường xuyên là 8 độ C, nhiều nơi dưới 3 độ C. Không biết "hoá thạch sống" như ông còn tồn tại được bao lâu trong thời tiết khắc nghiệt này? Khi "hoá thạch sống" mất đi sẽ đồng nghĩa với việc Việt Nam mất một kho bí mật về tầng lớp lãnh đạo cũ mà ông không kịp tiết lộ hoặc vì bạc nhược ông không muốn, hay không dám tiết lộ.
Hà Nội, Mùng 1 Tết Kỷ Sửu
Khai bút đầu Xuân
Chú thích:
(*) Ðáng trách trong thời chiến, ông thí quân quá nhiều và vô trách nhiệm đối với vấn đề tù nhân bị bắt, liệt sĩ mất tích. Trong thời bình ông không dám can thiệp, bảo vệ những sĩ quan thuộc quyền bị đàn áp, bắt bớ hay bỏ tù (từ Thượng Tướng Chu Văn Tấn, Trung Tướng Ðặng Kim Giang, Tướng Lê Liêm...) hay những thuộc cấp bị vu cáo trong vụ án Xét Lại Chống Ðảng. Ðặc biệt là những vụ bắt bớ đầy đọa những viên chức và quân nhân miền Nam trong các "trại cải tạo",' hay thảm cảnh thuyền nhân của Việt Nam mà thế giới phải lên tiếng.
(**) Kể từ 1969, tại miền Bắc Việt Nam có phong trào làm "Ao cá bác Hồ", tất cả các thôn xã đều phải đào ao thả cá và cắm một tấm biển đề rõ 4 chữ "Ao cá bác Hồ" ở giữa lòng ao để báo công, lấy thành tích.
(***) Tác giả ghi lại trung thực lời của Tướng Giáp nên chúng tôi giữ nguyên những từ thuộc loại nhạy cảm như "giải phóng", "quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng", "Tổng tiến công"...
TRẦN KHẢI THANH THỦY

Ông Nguyễn Phú Trọng: “Mình phải như thế nào người ta mới mời chứ!”

QLB  
Ông Nguyễn Phú Trọng: “Mình phải như thế nào người ta mới mời chứ!” 
Một điều mà ai cũng thấy là từ ngày lên ngai Tổng Bí thư tại Đại hội XI đến nay, ông Nguyễn Phú Trọng chưa để lại bất kỳ một dấu ấn nào dù là mờ nhạt thể hiện vai trò của người đứng đầu giai cấp lãnh đạo, ngược lại, mọi hành động, lời nói của ông đều thể hiện sự giáo điều, bảo thủ, không có thực tiễn đã trở thành trò cười, sự chế nhạo của quần chúng nhân dân. Mỹ danh “Trọng Lú” mà người dân đã “tặng” cho ông đã thể hiện tất cả. Thử điểm lại các hoạt động của ông trong thời gian qua:
Tháng 4/2012, ông Trọng đi Cuba “rao giảng” về chủ nghĩa xã hội tại Trường Đảng cao cấp Nico Lopez mang đậm tính giáo điều cố hữu. Suốt gần 1 giờ đồng hồ “quảng cáo” về CNXH, người nghe lỗ tai lùng bùng với một mớ thông tin hỗn độn, làm trò cười cho trí thức và nhân dân. Sau một hồi thao thao bất tuyệt về các “thành tựu vĩ đại” của CNXH dưới sự lãnh đạo của Đảng, ông lại quay ngoắt lại phủ nhận hoàn toàn các “thành tựu” đó và đổ hết lỗi do sự điều hành của chính phủ. Theo ông Trọng, hiện nay Việt Nam vẫn đang “định hướng”, “vừa làm vừa mò mẫm, rút kinh nghiệm”,… một người đứng đầu Đảng cầm quyền mà phát biểu vô trách nhiệm như thế, thử hỏi, dưới sự lãnh đạo Đảng mà đứng đầu là ông Trọng thì Việt Nam còn phải “định hướng”, “mò mẫm” bao lâu nữa? Nghe xong bài phát biểu của ông, không lạ khi Brazil quyết định không cấp visa cho ông, dành thời gian cho ông về nước tiếp tục chỉ đạo câu chuyện “định hướng” và “mò mẫm”.

Sự lú lẫn, tham vọng quyền lực của ông Trọng có thể thấy rõ từ tháng 5/2012 khi ông quyết định thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị thay vì do Thủ tướng đảm nhận. Tại HNTW 6 (10/2012), ông và các đồng minh đã lôi con bài Vinashin ra làm áp lực để hạ bệ Thủ tướng, thậm chí ông trắng trợn vi phạm nghị quyết trung ương khi đòi xem xét lại kết luận của Bộ Chính trị về Vinashin, và tại HNTW 6 cũng là lần đầu tiên trong lịch sử của Đảng Cộng sản khi Tổng Bí thư vấp phải sự phản đối của tập thể ban chấp hành TW khiến âm mưu của ông thất bại.

Chưa dừng lại tại đó, cuối năm 2012 đầu năm 2013, ông Trọng quyết định đơn phương tái lập “Ban nội chính TW” và “Ban Kinh tế TW” với lý do mà ông giải thích rằng: “Đã sinh ra quyền lực thì phải có cơ quan giám sát quyền lực ấy” và lôi các ông Nguyễn Bá Thanh, Vương Đình Huệ vào ván bài chính trị mà ông bày ra nhằm phế truất Thủ tướng vào HNTW 7 sắp diễn ra vào tháng 5/2013. Ông tự phụ cho mình thông minh hơn các thế hệ lãnh đạo trước đó khi 02 ban này đã được Bộ Chính trị khóa trước cho giải thể, sát nhập từ tháng 5/2007.

Sau khi tái lập được 02 ban được xem là “cánh tay đắc lực” nhằm tăng quyền lực cho chức danh Tổng bí thư, ngày 22/1/2013, ông Trọng yên tâm xuất ngoại, đầu tiên sang Anh sau đó âm thầm qua Ý ký “hợp tác chiến lược” với tòa thánh Vatican, để rồi trong chuyến thăm huyện Thạch Thất (Hà Nội) hôm mùng 5 tết quý tỵ (14/2/2013), ông vênh váo “Mình phải như thế nào người ta mới mời chứ!”(!?!), một lời phát biểu đủ thể hiện cái “tầm” của ngài Tổng bí thư đương kim, lời tự nhận định của ông tiếp tục trở thành trò cười tiếp theo cho thiên hạ bàn tán. Tức tối vì không làm gì được số đông, cụ tổng đành trút giận lên đầu phóng viên Nguyễn Đắc Kiên, khiến anh trở thành “nhà báo tự do” khi dám công khai “phê phán” một bài phát biểu khác với nội dung cũng “trên cả mức lú” của ông Trọng về vấn đề “suy thoái chính trị, tư tưởng và đạo đức” trên blog cá nhân ngày 25/2.

Uy tín của ông Tổng Trọng đã suy giảm nghiêm trọng từ HNTW6 và hoàn toàn không còn gì từ HNTW7 khi có UVTW thẳng thắn nhận định ông Trọng đã có những thể hiện là một người thiếu kinh nghiệm và yếu kém về năng lực, có dấu hiệu lú lẫn, kể cả đối với những việc nội bộ của Đảng. Ông Trọng đã rất ấu trĩ khi tìm cách lừa BCH TW khi không đưa chương trình bầu BCT/BBT vào chương trình nghị sự chính thức của HNTW7 trong phát biểu khai mạc. Sau hai ngày, ông đột nhiên đưa ra chương trình bầu bổ sung nhân sự vào BCT/BBT để “tính chơi bài bất ngờ” để TW không kịp chuẩn bị chống lại ông, trong khi đó ngay từ đầu HNTW7 thì Ban tổ chức TW đã sơ sểnh tiết lộ rồi! Vì vậy TW rất không đồng tình với cách làm của ông và đã hành động để phản đối. Kết quả là, mặc dù trong quá trình bỏ phiếu ông đã kêu gào lạc giọng nhưng bỏ phiếu đến 05 lần mà vẫn không đạt kết quả mong muốn. Ông Trọng chủ quan với kết quả giới thiệu các nhân sự cho các vị trí quy hoạch chủ chốt và tin chắc sẽ thành công, nào ngờ khi bỏ phiếu thì kết quả lại khác hoàn toàn. Các ông Trương Tấn Sang, Tô Huy Rứa, Phạm Quang Nghị và một số nhân vật khác đã nghe công bố kết quả với vẻ mặt bất ngờ, thảng thốt và thẩn thờ, chỉ có ông Nguyễn Xuân Phúc và Huỳnh Ngọc Sơn là tỏ ra hoan hỉ. Còn ông Trọng đau lắm vì BCH TW đã cho ông Trọng và các đồng chí trong Thường trực TW4 ăn knock-out đến 05 lần. Thế mới biết rằng Nguyễn Phú Trọng là người giáo điều, không có thực tiễn, chưa có đủ bản lĩnh và kinh nghiệm trong chính trường chính trị.

Ngay sau HNTW7, trước tình hình uy tín cá nhân bị triệt tiêu, không những bị các UVTW xem thường mà ông Trọng còn bị quần chúng nhân dân khinh bỉ, ông tiếp tục lú lẫn đến mức tiếp tục tăng cường sự thiếu thực tiễn, giáo điều, bảo thủ khi trong chuyến công du Thái Lan vào tháng 6/2013, ông đề nghị nước bạn tặng bằng “Tiến sỹ danh dự” môn “Chính trị học” tại Đại học Thammasat, một đại học danh tiếng của Thái Lan. Bức xúc trước “sự kiện” này, Giáo sư Tương Lai, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học-Xã hội Việt Nam nhận định: “Người nhận bằng đó mà cũng vênh váo cho rằng mình thuộc loại học thức, học giả... thì sẽ rơi vào sự lố bịch thôi!”. Thử hỏi, một người “lùn trí tuệ” như ông thì Nhân dân sao có thể giao trọng trách gánh vác đất nước?

Cái “lú” của ông Trọng đã lên đến đỉnh điểm và tiến hóa thành căn bệnh “mất trí” trong thời gian gần đây, trong buổi tiếp xúc cử tri hai quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm, ông tuyên bố xanh rờn “về thành phần kinh tế thì đa số đang tán thành phương án có nêu ‘kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo’” trong khi các buổi họp bàn về Sửa đổi Hiến pháp, điều mấu chốt mà nhiều đại biểu không nhất trí là dự thảo sửa đổi Hiến pháp vẫn khẳng định kinh tế Nhà nước (KTNN) là chủ đạo, trong khi trong suốt thời gian qua khu vực kinh tế này không làm tốt vai trò dẫn dắt nền kinh tế. Các đại biểu nhấn mạnh cả 4 thành phần kinh tế phải được đặt ở vị trí ngang bằng, bình đẳng. Để nói về vai trò chủ đạo của KTNN, trước hết phải làm rõ được khái niệm sở hữu toàn dân. Cũng trong buổi tiếp xúc, ông Trọng còn nhiều phát biểu, đánh giá trái ngược với nghị quyết trung ương tại Đại hội XI về điều hành kinh tế xã hội và tình hình nội bộ Đảng.

Thực tế nếu xét về uy tín trong Đảng hiện nay, thì chính ngài Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người mất uy tín nhất và đang phải đương đầu với sự khinh miệt của quần chúng nhân dân, nhất là giới trí thức, còn nhớ, ngay sau khi ông đọc phát biểu khai mạc HNTW7, giới trí thức đã khẳng định, ông Trọng không còn lú mà phải nói là trên cả lú, thậm chí giáo sư Tương Lai trong một bài phỏng vấn đã thẳng thắn nhận định về ông Trọng: "Có lẽ đã hết thuốc chữa. Cho tới bây giờ vẫn là giọng điệu từ giáo trình của Đảng cách nay mấy chục năm bây giờ vẫn nói như thế mà không thấy rằng cái điều đó nó đang kiềm hãm cả dân tộc này".

Hà Nội 3/10/2013
Trường Sơn

Vũ Văn Tính - Thư ngỏ gửi các bạn mời tranh luận về Điều 258 Bộ luật hình sự

Luật sư Vũ Văn Tính
Chia sẻ bài viết này Thư ngỏ gửi các bạn mời tranh luận,
Hôm nay tôi mới đọc trên mạng và biết được rằng mình có tên trong danh sách những người được mời tham gia tranh luận về điều 258 BLHS của Việt Nam. Tôi có thể không viết thư này vì lời mời đó thực tế không được gửi trực tiếp đến email cá nhân của tôi nhưng do phép lịch sự xã giao nên tôi viết thư ngỏ này để chuyển tới các bạn thông điệp rằng tôi sẽ không tham gia buổi tranh luận. Lý do:
1. Thứ nhất tôi không có thời gian ở Việt Nam: hiện nay tôi đang ở Paris và công việc nghiên cứu không cho phép tôi nhiều thời gian để về VN tham gia buổi tranh luận.
2. Thứ hai, theo tôi buổi tranh luận sẽ không thể đi đến một kết quả như mọi người mong muốn bởi tranh luận là để chỉ ra ai đúng, ai sai có nghĩa là phải có một bên thứ ba đứng ra làm trọng tài để chỉ ra kết quả cuối cùng. Đây không phải là một vụ tranh chấp nên không thể đưa nhau ra tòa hoặc ra trọng tài được mà là tranh luận về một điều luật của một quốc gia. Như vậy, về lý thuyết, phải có ít nhất 51% số đại biểu Quốc Hội tham dự với tư cách trọng tài thì may ra buổi tranh luận mới có thể diễn ra đúng nghĩa. Điều đó là không tưởng. Nếu không có người trọng tài sẽ làm mất thời gian của các bên vì mỗi bên đều tìm cách bảo vệ quan điểm của mình và câu chuyên sẽ dễ rơi vào cảnh “sư nói sư phải, vãi nói vãi hay”, hai bên có thể tranh luận cả năm cũng không thể đi đến hồi kết.
3. Thứ ba, một điều luật không đơn giản là các con chữ sắp xếp lại với nhau mà nó là cả một học thuyết pháp lý. Để đưa ra được một học thuyết như thế vào trong một điều luật đã phải có sự tranh luận của nhiều luật gia và những người có chuyên môn sâu trong lĩnh vực này và nhất là phải được đa số đại biểu quốc hội chấp thuận. Như vậy để sửa đổi hay thay thế một điều trong Bộ luật hình sự cũng phải đòi hỏi ý kiến của những người có chuyên môn sâu về khoa học hình sự. Bản thân tôi tự thấy mình chỉ có kiến thức chuyên sâu về pháp luật kinh doanh nên không muốn đưa ra các ý kiến một cách chủ quan về những vấn đề mà không phải lĩnh vực chuyên sâu của mình. Ngay như bài viết “Ngôn luận và giới hạn của tự do ngôn luận” của tôi cũng chỉ đơn thuần mang tính giới thiệu cho bạn đọc một cái nhìn về tự do ngôn luận của Châu Âu và nước Pháp chứ không phải là một bài viết mang tính khoa học.
Người ta nói không có điều luật nào đúng hoặc sai, chỉ có hợp lý hay không hợp lý mà thôi và theo Heghel “cái gì hợp lý thì tồn tại”. Các nhà lập pháp cũng không thể không biết câu châm ngôn La Mã “cessante ratione legis cessat ejus disposition” (luật ngừng lại ở nơi ngừng lại của các lý lẽ). Lấy một ví dụ tại Pháp: vừa qua quốc hội Pháp đã thông qua luật công nhận hôn nhân đồng giới. Trước đó để phản đối dự luật này trên các phương tiện thông tin đại chúng luôn đăng tải các ý kiến của các luật gia và không chủ nhật nào ở Paris không có biểu tình phản đối, có những cuộc biểu tình quy mô tới hàng chục ngàn người. Nhiều hiệp hội dân sự cũng phát động phong trào thu thập chữ ký và gửi thư ngỏ đến hàng trăm tổ chức quốc tế có trụ sở tại Paris, danh sách những người tham gia ký tên phản đối thì không thể thống kê được. Thậm chí có người đã tự tử ngay trước cửa Nhà Thờ Đức Bà Paris để phản đối. Kết quả: điều luật vẫn được cả hai viện thông qua. Như vậy việc thông qua điều luật đó không thể không có lý do chính đáng dù cả ngàn người phản đối?
Theo như văn hóa tranh luận mà tôi được biết thì nếu ai cảm thấy một vấn đề nào đó không hợp lý liên quan đến một điều luật thì có thể viết các bài viết mang tính khoa học (có lập luận logic, có dẫn chứng, đối chiếu so sánh với các hệ thống luật pháp khác) nêu ra sự bất hợp lý của điều luật đó và gửi cho các tạp chí chuyên ngành, các diễn đàn xã hội có uy tín hoặc gửi thẳng cho các đại biểu quốc hội. Người Việt Nam có câu “nói phải củ cải cũng phải nghe”, nếu các đại biểu quốc hội thấy hợp lý thì dù các bạn không yêu cầu người ta cũng sẽ tìm cách đưa vào dự án luật hoặc dùng các ý kiến của các bài viết đó để tranh luận tại quốc hội.
Paris, ngày 5 tháng 10 năm 2013.
Luật sư Vũ Văn Tính
Email: tinh.avocat77(a)gmail.com
[*] Luật sư Vũ Văn Tính hiện đang là nghiên cứu sinh tại Đại học Paris 2 - Cộng Hòa Pháp.
________________________
Phụ lục của Dân Luận:
HỘI NHỮNG NGƯỜI PHẢN BÁC TUYÊN BỐ 258

Trả lời thư “Mời thảo luận về Tuyên bố 258 trong tinh thần dân chủ đa nguyên”

Vừa qua chúng tôi VÔ TÌNH đọc được thư “Mời thảo luận về Tuyên bố 258 trong tinh thần dân chủ đa nguyên” ký tên 20 thành viên của nhóm “Tuyên bố 258” trên một số blog, facebook phía bên các bạn nhóm “Tuyên bố 258”. Cũng vì chúng tôi không trực tiếp được các bạn gửi đến trang blog/facebook của HỘI nên băn khoăn, liệu đây có phải lời mời chân thành không hay là chiêu trò quen thuộc như kiểu bạn Phạm Thanh Nghiên gửi thư cho Võ Khánh Linh nhưng block, không cho bạn Võ Khánh Linh vào gửi thư trả lời, cũng như giả vờ không biết thư trả lời được Võ Khánh Linh “gửi gắm” trên FB bạn Mẹ Nấm Gấu, rồi tự sướng trên Facebook nhà mình vì đối phương không dám “đối thoại”?
Nhưng xét trong thời đại công nghệ thông tin, những chiêu trò, thủ thuật trẻ con đó chẳng đáng đếm xỉa. Khi thư mời đã đăng công khai trên Facebook của các bạn thì chúng tôi cũng nên có tiếng nói và mong rằng thư này sẽ được HIỆN trên Facebook của 20 người ký tên và trang Dân Làm Báo (nơi mà chúng tôi thấy cập nhật khá đầy đủ, sớm nhất những bài viết liên quan đến nhóm Tuyên bố 258” nhưng chưa từng xuất hiện bài viết nào của thành viên HỘI chúng tôi)?
HỘI NHỮNG NGƯỜI PHẢN BÁC TUYÊN BỐ 258 chính thức KHÔNG THỂ và thấy KHÔNG CẦN THIẾT thực hiện lời mời “Mời thảo luận về Tuyên bố 258 trong tinh thần dân chủ đa nguyên” vì những lý do chúng tôi đưa ra sau đây.
Chúng tôi thấy KHÔNG CẦN THIẾT là:
Thứ nhất, lý do và cơ sở để chúng tôi phản bác Tuyên bố 258 đã được chúng tôi nêu rất rõ ràng, rành mạch trong các bản sau:
- LỜI KÊU GỌI KÝ TÊN VÀO BẢN “ PHẢN BÁC TUYÊN BỐ 258...
- CỘNG ĐỒNG BLOGGER VIỆT NAM PHẢN BÁC "TUYÊN BỐ 258"...
- Thư của cộng đồng nhóm blogger Phản bác Tuyên bố ...
Trong đó chúng tôi đã khẳng định Điều 258 Bộ luật Hình sự là đúng đắn, cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cộng đồng, tổ chức và các cá nhân trong xã hội, là sự bảo vệ lợi ích của đa số trước thiểu số, cá nhân có hành vi “lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Điều luật này phù hợp với tinh thần Điều 29 Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền và các Điều 18,19, 20 trong Công ước quốc tế về Quyền Dân sự và Quyền Chính trị. Điều luật này là sự cần thiết để bảo vệ sự an toàn công cộng, trật tự, sức khỏe, hay đạo đức hay quyền căn bản và tự do của người khác. Quan trọng nhất điều luật này được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua, thể hiện ý chí và nguyện vọng của đại đa số nhân dân Việt Nam, chỉ được thay thế và sửa chữa bởi Quốc Hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam chứ không một thế lực nào, quốc gia nào hay cơ chế nào có thể can thiệp, chi phối quyền lực của cơ quan đại diện nhân dân Việt Nam này.
Chúng tôi chứng minh rất rõ rằng hành động của nhóm Tuyên bố 258 tiếp xúc với Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền (OHCHR), các đại sứ quán Mỹ, Thụy Điển, Australia, Đức, Phái đoàn EU và G4, cùng nhiều tổ chức quốc tế về nhân quyền và truyền thông để vận động họ gây sức ép Nhà nước Việt Nam (không đúng chủ thể) hủy bỏ Điều 258 BLHS là cách thức YÊU NƯỚC CỦA TRẦN ÍCH TẮC, thậm chí nhiều người đã chứng minh và phê phán nặng nề hơn là “cõng rắn cán gà nhà”, “rước voi về giày mả tổ”…
Thứ hai, các bạn Tuyên bố 258 cho rằng “Những hoạt động vận động này đã được sự đồng tình và hưởng ứng của nhiều công dân Việt Nam. Sự quan tâm cao của quốc tế và việc các cơ quan, đại sứ quán, tổ chức đã gặp và nhận Tuyên bố 258 là một minh chứng cụ thể.” thì chúng tôi đã chứng minh cho các bạn thấy, trong 20 ngày, bản PHẢN BÁC Tuyên bố 258 đã thu được 657 chữ ký hợp lệ (trong số gần 1000 chữ ký) và chúng tôi đã hình thành được Cộng đồng HỘI NHỮNG NGƯỜI PHẢN BÁC TUYÊN BỐ 258 với những thành viên nhiệt huyết, trẻ trung.
Thứ ba, các thành viên sáng lập, thành viên tích cực của HỘI chúng tôi đã công khai đối thoại, tranh luận, trả lời các bài viết, thậm trí cả đài RFA kể cả trong các tình huống phía các bạn không thực sự cởi mở, dân chủ, tôn trọng chút nào, nếu không muốn nói rằng bì ổi, vô liêm sỉ như thành viên nhóm Tuyên bố 258 Nguyễn Lân Thắng (và khá nhiều thành viên Tuyên bố 258 đã công khai ủng hộ cách thức hành xử của thành viên Nguyễn Lân Thắng), đơm đặt như Đoan Trang và mạng nặng sự hằn học, sỉ nhục của trình độ văn hóa, nhận thức thấp kém như Phạm Thanh Nghiên… Chúng tôi thấy cảnh cửa “đối thoại trên tình thần dân chủ đa nguyên” quá hẹp, cùng lắm mới chỉ dừng ở khẩu hiệu các bạn đưa ra mà ít có khả năng trở thành hiện thực.
Chúng tôi thấy KHÔNG THỂ đối thoại được với các bạn nhóm Tuyên bố 258 vì:
Thứ nhất, các tác giả Vũ Hợp Lân, Vũ Văn Tính thuộc báo Nhân Dân là nơi chúng tôi không có quan hệ, không biết và không đủ khả năng yêu cầu. Nhà phê bình văn học Đông La không phải là thành viên của HỘI, bác Đông La từ chối ký tên vào bản Phản bác Tuyên bố 258 vì cho rằng KHÔNG ĐÁNG. Bởi vậy chúng tôi không thể NGANG HÀNG mà THẢO LUẬN hay ĐỒNG Ý được với các tác giả trên “về thời gian, địa điểm và những nguyên tắc điều hành thảo luận” với các bạn được. Chúng tôi rất lấy làm tiếc về HY VỌNG KHÔNG THỂ CÓ này.
Thứ hai, từ lý do căn bản nêu trên nên các bước 2,3,4 được các bạn VẼ ra như “Báo Nhân Dân, nơi đã đăng bài viết của ông Vũ Hợp Lân và cũng là "Tiếng nói của Đảng, Nhà nước và Nhân Dân Việt Nam" như đã xưng danh dưới nhãn hiệu của báo, tham dự và đưa thông tin trung thực”, “Các cơ quan truyền thông của Đảng Cộng sản và Nhà nước đồng đăng tải Tuyên bố 258 và Phản bác Tuyên bố 258 để nhân dân được biết và có một cái nhìn khách quan” hay “ Bất kể ai quan tâm đều có thể đến tham dự, tự do ghi hình buổi tranh luận và công bố trên mạng truyền thông xã hội” xem ra quá HÃO HUYỀN với chúng tôi và các bạn.
Thứ ba, chúng tôi đánh giá cao và nhận thấy việc báo Nhân dân, Công an nhân dân, Phụ nữ today hay báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh đã đưa tin, phản ảnh, bình luận về hoạt động, lập luận tranh luận và phản bác của 2 nhóm Tuyên bố 258 và Phản bác Tuyên bố 258 là sự quan tâm của báo chí với dư luận xã hội, mặc dù 2 nhóm chúng ta mới chỉ chiếm số lượng rất khiêm tốn trong hàng triệu triệu blogger/facebooker đang sinh hoạt trên mạng xã hội. Thông thường mà thấy những báo lớn, có uy tín, ảnh hưởng trong xã hội đó chỉ quan tâm đến những vấn đề bức xúc, cấp thiết của đa số nhân dân hay cộng đồng, độc giả của họ, nhưng việc làm này đã chứng tỏ các báo trên thực sự đi sâu sát với thực tiễn cuộc sống, quan tâm hơn đến nhu cầu THIỂU SỐ. Bởi vậy chúng tôi thấy các bạn đưa ra các YÊU CẦU khủng như trên là điều kiện để ĐỐI THOẠI xem như làm khó với chúng tôi, là sự BẤT KHẢ THI. Yêu cầu một trong số các báo trên đã là khó khăn, các bạn còn TƯỞNG TƯỢNG đến cả hệ thống báo chí ĐỒNG ĐĂNG TẢI Tuyên bố 258 và Phản bác Tuyên bố 258, chúng tôi nghĩ chắc chỉ có Tổng thống Obama quên đi hiện trạng nước Mỹ hiên nay sang thăm Việt Nam thời điểm nay may chăng có được ĐẶC ÂN đó.
Tóm lại, chúng tôi nhận thấy lời mời của các bạn là KHÔNG KHẢ THI, có vẻ như nhằm TRÌNH DIỄN là chính. Bởi vậy những mục tiêu như hướng tới “ tinh thần "nhân dân làm chủ" và mỗi công dân đều có quyền lên tiếng về mọi vấn đề liên quan đến đất nước; trong ước muốn xây dựng nền tảng cho một xã hội thực sự dân chủ và đa nguyên ” được tạo dựng, thể hiện trên những nền tảng THIẾU CHÂN THÀNH, THIẾU TÍNH XÂY DỰNG như thế thật đáng lo ngại.
Điều đáng lưu ý nữa là trong danh sách các bạn ký tên, các bạn hiện đang sống ở TP Hồ Chí Minh như Nguyễn Hoàng Vi, Trịnh Kim Tiến, Nguyễn Sỹ Hoàng, Nguyễn Hồ Nhật Thành, Châu Văn Thi dùng địa danh “Sài Gòn”. Nếu nói các bạn QUÊN tên địa danh là sự xúc phạm, nhưng ít nhất là các bạn đã thể hiện sự thiếu TÔN TRỌNG TỐI THIỂU trong đề nghị gửi đến chúng tôi và các cơ quan truyền thông, nếu nói nặng nề hơn là sự hoài vọng của các bạn về một chính thể đã CHẾT vì sự PHI NGHĨA, PHẢN BỘI DÂN TỘC của nó đã được chứng minh bằng LỊCH SỬ cha anh ta
Dù đưa ra các lý do nêu trên, những HỘI chúng tôi vẫn sẵn sàng trả lời, đối thoại, tranh luận bất cứ vấn đề gì phía các bạn nêu ra trên tinh thần TÔN TRỌNG lẫn nhau và thể hiện mong muốn đối thoại thực sự. Chúng tôi cũng xin lỗi cho việc trả lời chậm chễ vì lý do đã nêu trên (không được các bạn gửi trực tiếp dù rằng chúng tôi có địa chỉ email, blog, facebook công khai) và mới đây thôi admin Hương Lan Le của chúng tôi liên tục bị report tài khoản facebook vì chiêu trò rất hạ cấp nào đó.
NGUỒN: HỘI NHỮNG NGƯỜI PHẢN BÁC TUYÊN BỐ 258

2055. MỸ ĐỨNG TRƯỚC LỰA CHỌN “CHIẾN TRANH HAY HÒA BÌNH” Ở SYRIA

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Tư, ngày 25/9/2013
TTXVN (Pretoria 24/9)
Theo mạng “Tin Trung Đông”, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey, được sự hậu thuẫn của các tướng lĩnh và đô đốc, đang đứng trước tình thế phải chấp thuận tức thì và thực hiện không cần suy nghĩ về kế hoạch hành động của tổng thống Barack Obama. Đó là phát động một cuộc tấn công quân sự Syria và vào một nền hòa bình vốn dĩ đã rất mong manh ở Trung Đông.
Tính đến thời điểm tối ngày 29/8, Tổng thống Obama đã và đang trên đà phát động một cuộc chiến tranh bằng tên lửa hành trình kéo dài 72 giờ và không kích vào các mục tiêu phòng không và chiến lược khác của Syria. Theo kế hoạch dự kiến, Mỹ sẽ thực hiện tấn công tổng lực bằng tên lửa, sau đó tấn công bổ sung nhằm vào những mục tiêu bị bỏ sót hoặc vẫn trụ vững sau loạt oanh kích thứ nhất. Nhà Trắng đã yêu cầu mở rộng danh sách các mục tiêu tấn công, tăng “nhiều hơn nhiều” so với con số 50 lúc ban đầu. Động thái này nhằm tăng khả năng tiêu diệt lực lượng quân sự của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, vốn đang được triển khai rải rác khắp Syria.
Tổng thống Barack Obama đã bị đội ngũ hoạch định chính sách thuyết phục như cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Samantha Power, Phó cố vấn an ninh quốc gia Ben Rhodes, tất cả những người ủng hộ cho chính sách được gọi là “Trách nhiệm bảo vệ ” – (R2P) mà từ đó Obama có thể sử dụng làm con bài chủ chốt trước Quốc hội nhằm thuyết phục cơ quan quyền lực này đồng ý cho ông ta thực hiện kế hoạch tấn công Syria. Theo đó, Obama tuyên bố rằng hoạt động nhân đạo không cần được sự chấp thuận theo quy định của Nghị quyết quyền lực chiến tranh tại Điều 1, mục 8 của Hiến pháp Mỹ. Rhodes, nhân vật thiếu kinh nghiệm quân sự, cũng như Rice, Power đều đứng về phía Obama bởi vì mối quan hệ thân thiết gia đình với Tổng thống Mỹ. Anh trai của Rhode, David Rhodes, từng là giám đốc điều hành của Fox News, hiện là Chủ tịch tập đoàn truyền thông CBS News. Anh trai cố vấn đặc biệt của Obama, Tiến sỹ Elizabeth Sherwood-Randall, là Ben Sherwood hiện đang nắm chức Chủ tịch tập đoàn truyền thông ABC News. Power kết hôn với cựu thông tin chiến lược gia của Obama Cass Sunstein, người đã phát triển các phương pháp chống lại các thông tin xấu, không mấy thân thiện về Tổng thống thông qua các chiến dịch về “sự nhận thức bất hòa”.
Nhiều chính trị gia Mỹ đã bị ru ngủ vào buổi tối ngày 29/8 khi bị thuyết phục chắc chắn rằng Obama có thể sẽ đưa ra quyết định cuối cùng tấn công Syria trong những giờ khắc đầu tiên vào sáng ngày 30/8. Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Martin Dempsey, đã vội vã tới Nhà Trắng ngay từ sáng sớm tinh mơ ngày 30/8 để đưa ra lời kêu gọi cuối cùng về việc tạm hoãn kế hoạch tấn công. Dempsey đã nói với Tổng thống Obama rằng kế hoạch tấn công quân sự của Tổng thống chưa thể thực hiện. “Nếu Tổng thống thực hiện hành động này, kế hoạch sẽ thất bại và Tổng thống sẽ càng lún sâu thêm vào cuộc chiến này. Nếu không được sự đồng ý của Quốc hội, Tổng thống sẽ gặp nhiều khó khăn. Những lời cảnh báo của Dempsey đối với Obama về Quốc hội thật đáng khen ngợi. Gần 210 thành viên Quốc hội, bao gồm cả nghị sỹ đảng Cộng hòa và Dân chủ, đã ký vào một kiến nghị thư gửi đến Tổng thống Obama cảnh báo ông không nên tấn công Syria khi chưa được sự cho phép của Quốc hội Mỹ.
Tổng thống Obama đã quyết định tìm cách thông qua Quốc hội bỏ phiếu cho phép ông ta thực hiện hành động tấn công quân sự Syria . Các quan chức chính quyền Mỹ, trong đó có cả Ngoại trưởng John Kerry và Phó Tổng thống Joe Bidden, đã bắt đầu gặp gỡ các thành viên Quốc hội để thuyết phục họ bỏ phiếu chấp thuận thông qua kế hoạch hành động quân sự. Tổ chức vận động hành lang Israel – ủy ban các vấn đề Israel của Mỹ(AIPAC) – sử dụng sức mạnh chính trị to lớn của mình để buộc các thành viên quốc hội, vốn nhận được sự đóng góp đáng kể từ thành viên AIPAC trong các chiến dịch tranh cử, để số này ủng hộ kế hoạch hành động của Tổng thống Obama.
Tối ngày 1/9, tờ New York Times lần đầu tiên đăng tin về sự tham gia của lực lượng vận động hành lang trong Quốc hội Mỹ trong kế hoạch của Obama trên trang mạng trực tuyến của báo này. Theo nhận xét của New York Times, “một quan chức chính quyền, nhân vật này cũng như nhiều người khác, đã từ chối bình luận về chiến lược của Nhà Trắng”. Bài viết này cũng khẳng định AIPAC là một tổ chức hùng mạnh bất chấp lẽ phải và luật pháp cũng như những đồng minh của nó trong Quốc hội Mỹ: “Nếu Nhà Trắng không có khả năng bắt buộc người khác chấp thuận thực hiện giới hạn đỏ chống lại thảm họa sử dụng vũ khí hóa học thì chính chúng ta đang gặp rắc rối”. Tuy nhiên, bài viết sau đó nhanh chóng bị gỡ khỏi trang mạng của tờ báo.
Sự hào phóng hỗ trợ tài chính của AIPAC cho các thành viên của Thượng viện Mỹ đang được đáp lại bằng các tuyên bố lớn tiếng (của những người đã nhận khoản tiền tài trợ của AIPAC) về việc ủng hộ hành động quân sự chống Syria. Nói cách khác các thượng nghị sỹ đã nhận tiền quyên góp của AIPAC trong chiến dịch tranh cử vào chính trường Mỹ đang lên tiếng ủng hộ cho kế hoạch hành động quân sự của Obama. Người nhận khoản tiền cung cấp lớn của AIPAC từ năm 2006-2012 (khoảng 772.327 USD) chính là Thượng nghị sỹ John McCain, người đã bênh vực cho các phiến quân Syria, thậm chí là cả tổ chức Hồi giáo cực đoan như Mặt trận al-Nusra có liên hệ với Al-Qaeda. Một nhân vật nổi tiếng khác nhận tài trợ kinh phí đáng kể từ AlPAC là Thượng nghị sỹ đảng Dân chủ bang New Jersy Robert Menendez, người đã nhận quyên góp khoảng 343.394 USD từ tổ chức này. Menendez hiện là Chủ tịch ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ đã được Obama giao nhiệm vụ dẫn dắt Thượng viện thông qua Nghị quyết tấn công quân sự Syria của Nhà Trắng.
Những chính trị gia khác trong Chính quyền Obama như Rice, Power, Rhodes và Kerry, tất cả đều ủng hộ tấn công quân sự. Điều này đã khiến Dempsey nổi cơn thịnh nộ về cái cớ R2P mà số này viện dẫn để chi phối Hội đồng An ninh quốc gia. Nhiều tin tức đang lan truyền trong Bộ Ngoại giao về khả năng Obama có thể tấn công Syria mà không cần đến sự đồng ý của Quốc hội. Trong khi đó, Lầu Năm Góc lại chỉ ra rằng không ai trong Hội đồng an ninh quốc gia, kể cả Rice, Power, hay Rhodes có chút gì về kinh nghiệm quân sự và Kerry chỉ là kênh truyền tải mong muốn của người bạn tốt của ông ta là Thượng nghị sỹ Johm Me Cain, người liên tục ủng hộ các phần tử nổi dậy có quan hệ với Al-Qaeda ở Syria và Libya.
Obama đang phải đối mặt với thực tế nghiệt ngã. Một số quan chức hàng đầu tại Lầu Năm Góc không mấy hài lòng với chính sách của Obama trong vấn đề Syria, số này đã cảnh báo đến cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa về những bằng chứng hiện có đã chứng tỏ rằng Obama và Giám đốc Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA) John o.Brennan đã tự ý cho phép chuyển giao vũ khí cho các chiến binh của tổ chức nổi dậy Hồi giáo Ansar al Sharia tại Libya có liên hệ với Al-Qaeda và tổ chức Hồi giáo cực đoan Mặt trận al-Nusra tại Syria cũng có quan hệ với Al-Qaeda. Hành động này trong phạm vi nào đó là bất hợp pháp giống như vụ tai tiếng Iran-Contra. Tại thời điểm đó, theo luật pháp của Mỹ, việc bán vũ khí cho Iran, cung cấp tiền bạc cho lực lượng Contra là vi phạm pháp luật nghiêm trọng và Tổng thống Reagan hoàn toàn ủng hộ đạo luật này. Tuy nhiên, cũng chính Reagan đã vi phạm đạo luật đó khi cho phép tiến hành các thương vụ mua bán vũ khí bí mật giữa Mỹ và Iran. Ngay sau khi vụ việc bị bại lộ, những người liên quan, đa phần là các quan chức trong Chính quyền Reagan, đã bị bắt và kết tội, song Tổng thống lại thoát tội. Vụ việc này được xem là 10 sự kiện tai tiếng nhất trong lịch sử các đời tổng thống Mỹ. Và những tuyên bố mang tính xác thực trên của các quan chức quốc phòng Mỹ thực sự có thể mang tính buộc tội cao đối với Obama.
Khi những bằng chứng này được công bố, Obama và Brennan (nhân vật từng điều hành các chiến dịch liên quan đến Giám đốc cơ quan tình báo Saudi Arabia, Hoàng tử Bandar bin Sultan al Saud và Al-Qaeda), cá nhân cả hai nhân vật này đều hoàn toàn hiểu rằng vũ khí trong các kho tàng của chính quyền cựu Tổng thống Muammar Gaddafi của Libya đã được chuyển giao cho lực lực Al-Qaeda ở Syria để sử dụng trong các cuộc tấn công khủng bố. Và khả năng Obama cùng Brennan sẽ bị yêu cầu điều trần luận tội về hành động trên. Việc chuyển giao vũ khí trực tiếp liên quan đến vụ tấn công của các phần tử Hồi giáo cực đoan tại Libya vào chi nhánh của CIA ở Benghazi ngày 11/9/2012 là một sự kiện mà bản thân Obama không đủ khả năng tự tháo gỡ và thoát ra khỏi vấn đề này.
Bandar, nhân vật còn có biệt danh là “Bandar Bush” được chính các thành viên của gia đình Bush đặt cho vì ông ta có mối quan hệ mật thiết gần gũi với họ và tên khác nữa là “Bandar bin Israel” bởi vì ông ta có quan hệ chặt chẽ với Cơ quan tình báo Mossad của Israel. Là một nhân vật quan trọng, chủ chốt trong việc tìm cách lật đổ Chính quyền Assad ở Damascus, Bandar đang thực hiện một chính sách Arab đối với Syria, thay thế chính quyền Shiite của Assad bằng chính phủ cực đoan Sunni và sẽ hạn chế quyền lực của người Thiên chúa giáo, Alawite, Shiite, đặc biệt là cách thức điều hành, quản lý đất nước giống như mô hình Sunni Wahhabite đang thực hiện tại Saudi Arabia.
Một trong những lý do khiến Obama và đội ngũ cố vấn của ông ta đàn áp người tiết lộ thông tin động trời gần đây, Edward Snowden, theo cách hành xử chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Mỹ chính là nhằm hạn chế mối bất hòa, mâu thuẫn giữa các quan chức tình báo và quân sự mà có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng với thông tin chi tiết về việc Obama (cũng giống như người tiền nhiệm của ông ta) đã tác động, thúc đẩy cơ quan tình báo dọn đường cho một cuộc chiến tranh. Trong trường hợp này, Cơ quan tình báo của Nhà Trắng đã cáo buộc Syria sử dụng vũ khí hóa học đơn giản chỉ dựa trên những bằng chứng và thông tin không mấy rõ ràng do Israel cung cấp. Nhiều thông tin cho thấy lực lượng nổi dậy tại Syria đã sử dụng vũ khí hóa học tại Damascus, Homs, việc họ sử dụng khí sarin và khí clo tại Homs đã bị che giấu. Đồng thời Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) và Cơ quan thông tin của Chính phủ Anh (GCHQ) đã tuyên truyền rằng Đơn vị 8200 của Israel, cơ quan chuyên thu thập và giải mã thông tin tình báo tín hiệu (SIGINT) có khả năng nghe lén và đánh cắp những thông tin liên quan đến quân sự được truyền đi giữa các tàu hải quân và máy bay trong vùng biển Địa Trung Hải, đã thu được tín hiệu thông tin tình báo trực tiếp phát đi từ chính chỉ huy lực lượng quân đội Syria đã ra lệnh tấn công bằng khí độc sarin vào Ghouta ngày 21/8.
Nhà Trắng đã tự thực hiện các chiến dịch truyền thông đưa tin sai lệch và dựa vào đó để lấy cớ tiến hành hành động quân sự nhằm vào Syria. Hãng thông tấn BBC đã bị phát giác việc sử dụng các hình ảnh thường dân thiệt mạng ở Iraq để đăng tải “những nạn nhân” trong cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học là do Chính quyền Assad thực hiện. Tương tự như vậy, Al Jazeera, hãng truyền thông thuộc sở hữu của Chính phủ Qatar đã trình chiếu hình ảnh “những nạn nhân của Chính quyền Assad” được quấn băng bó một cách giả tạo và máu nhân tạo của Hollywood.
Những quân nhân Mỹ hiểu rất rõ ràng Tổng thống Obama và đội ngũ cố vấn của ông ta đang nói dối một cách có hệ thống nhằm lôi kéo Mỹ sa lầy chiến tranh tại quốc gia Hồi giáo Syria. Và kết cục thảm bại đang chờ Obama cùng chính sách hiếu chiến quân sự của ông ta ở phía trước.
***
Cũng theo mạng ‘Tin Trung Đông”, Tổng thống Obama trong phát biểu vào ngày 31/8 đã khẳng định: “Giờ đây, sau khi cân nhắc mọi điều một cách cẩn thận, tôi đã quyết định Mỹ nên thực hiện hành động quân sự đối với Syria. Đây không phải là sự can thiệp không hạn chế về thời gian và lực lượng. Chúng tôi sẽ không đưa quân tham chiến trên chiến trường. Thay vào đó, hành động của chúng tôi đã được lên kế hoạch có giới hạn về thời gian và phạm vi. Tôi cũng vừa đưa ra quyết định thứ hai.”
Tuyên bố của Tổng thống Obama về quyết định “Mỹ nên thực hiện hành động quân sự đối với Syria” là điều đáng chú ý bởi nhiều lý do, đặc biệt là khi ông đi kèm với điều này bằng khẳng định sẽ “xin phép Quốc hội cho sử dụng vũ lực”. Yếu tố đáng chú ý đầu tiên là ông đã quyết định tấn công trước khi xin phép Quốc hội, thay vì hành động thực tế thông thường là bảo lưu đánh giá về khả năng thực hiện hành động quân sự cho đến khi quá trình này hoàn tất.
Điều phản biện tốt nhất ở đây chính là vào thời điểm khi Liên hợp quốc cùng nhiều cơ quan, tổ chức quốc tế khác vẫn đang xem xét bằng chứng về việc sử dụng vũ khí hóa học (điều không thể phủ nhận) và ai là người đã sử dụng số vũ khí đó (cũng có thể là Chính phủ Syria) thì chờ đợi thêm một thời gian nữa không phải là điều gì xấu. Tổng thống Barack Obama che giấu được vấn đề trì hoãn tấn công bằng việc trích dẫn lời của Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ như sau: “Vấn đề chúng ta thực hiện nhiệm vụ này không phải là thời điểm nhạy cảm. Hành động này có thể diễn ra hiệu quả vào ngày mai, vào tuần tới hay thậm chí vào tháng tới kể từ lúc này”. Sử dụng vấn đề thời gian là điều rất có ích, như là một điều giá trị trong cố gắng tìm kiếm sự ủng hộ từ Quốc hội, đặc biệt khi ký ức của người dân Mỹ vẫn còn rõ nét về quá trình dẫn đến cuộc xâm lược Iraq do Mỹ lãnh đạo một thập kỷ trước đây cũng dựa trên các thông tin tình báo sai lệch được bổ sung, hỗ trợ thêm bằng quyết tâm từ các quan chức trong Chính quyền Bush và Anh.
Yếu tố đáng chú thứ ba là Tổng thống không đề nghị Quốc hội triệu tập vào ngày hôm sau hay hôm tiếp theo mà chờ đợi cho đến khi Quốc hội họp phiên trở lại vào ngày 9/9. Điều này tạo thêm thời gian cho Chính quyền Obama đệ trình kế hoạch lên trước Quốc hội, ủng hộ cho quyết định của Tổng thống khi ông Obama tuyên bố đã sẵn sàng hành động; nhưng nó cũng có nguy cơ làm giảm bớt tầm quan trọng của đội ngũ cố vấn và hoạch định chính sách của ông ta, nhất là Ngoại trưởng John Kerry, người đã cố gắng nỗ lực kiến tạo những hành động tàn ác được thể hiện trong những ngày vừa qua.
Một yếu tố có liên quan nữa là Mỹ sẽ không đủ khả năng để đáp trả một cuộc tấn công trả đũa trực tiếp nhằm vào công dân, binh lính Mỹ ở nước ngoài. Trong trường hợp Washington lãnh đạo hành động can thiệp quân sự thì ưu tiên số một không phải vì lợi ích quốc gia mà vì chính cái gọi là vai trò của Mỹ vốn được tung hô là “một quốc gia không thể thiếu trên thế giới”. Mọi thứ đã được làm sáng tỏ. Nếu Mỹ không hành động thì không ai sẽ chịu gánh vác trách nhiệm. Nhưng việc thiếu mối đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia Mỹ đã tăng cường động lực cho Tổng thống cần phải tạo ra vụ việc mà Mỹ cần phải hành động tiên phong đi đầu.
Sự cần thiết phải đệ trình kế hoạch tấn công quân sự trước Quốc hội đã bị chỉ trích kịch liệt ngay chính tại Mỹ khi trước đó Quốc hội Anh đã phủ quyết vai trò của London trong việc tham gia tấn công Syria, cho dù Thủ tướng Anh David Cameron và Ngoại trưởng William Hague đã gây sức ép để thực hiện hành động quân sự. Và điều này đã giảm thiểu cơ hội hành động cho Tổng thống Obama. Chắc chắn những gì diễn ra ở Quốc hội Anh đã tác động đến quyết định của Obama.
Yếu tố đáng chú ý tiếp theo (dù không mấy phải ngạc nhiên) là Chính quyền Obama rõ ràng từ bỏ ý định dựa vào Liên hợp quốc. Chắc chắn Nga và Trung Quốc sẽ phủ quyết bất kỳ nghị quyết nào kêu gọi sử dụng vũ lực mà Hội đồng Bảo an đưa ra, như những gì mà hai nước này đã hành động trước đó, và đến giờ cũng vẫn sẽ hành động như vậy khi Mỹ có gắng vận dụng sự công nhận của cộng đồng quốc tế, ít nhất cũng là cố gắng làm như vậy để thiết lập một cơ sở pháp lý quốc tế cho hành động quân sự, thậm chí ngay cả khi hành động đó không đạt được sự chấp thuận của Liên hợp quốc. Từng có tiền lệ cho cách thức hành động này là trong cuộc chiến tranh Kosovo vào năm 1998. Mỹ đơn phương thực hiện và chứng minh quan điểm đó bằng hành động tấn công Kosovo không cần đến sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an. Washington lần đầu tiên đã công khai “qua mặt” Liên hợp quốc, tìm cách khẳng định có thể tự giải quyết những vấn đề khủng hoảng trên thế giới mà không cần có sự tham gia của tổ chức này. Mỹ cũng lợi dụng cuộc chiến này để khẳng định “vai trò lãnh đạo” đối với châu Âu, nhất là trong bối cảnh sau khi Liên Xô tan rã, các đồng minh tại lục địa già bắt đầu tính đến việc thoát khỏi bóng của “chiếc ô ảnh hưởng của Mỹ”, triển khai những chính sách độc lập hơn với Washington. Điều này khiến cho từng nước thành viên NATO dễ dàng hơn trong việc tự quyết định cơ sở pháp lý dựa vào đó để chuẩn bị hành động.
Tuy nhiên, yếu tố đáng chú ý nhất trong tuyên bố của Tổng thống Obama là tiền lệ ông đang đặt ra để lôi kéo Quốc hội cùng đưa ra quyết định về việc sử dụng vũ lực, không phải thông qua hành động “tham vấn đơn thuần” mà là “cho phép chính thức”. Điều này sẽ đi vào lĩnh vực pháp lý và sẽ khiến nhiều nghị sỹ trong Quốc hội kỳ vọng rằng Obama (những người kế nhiệm tiếp theo của ông) cũng chứng tỏ sự tôn trọng như vậy đối với Quốc hội trong tương lai, điều mà thực tế nhiều thành viên Quốc hội thường yêu cầu.
Tuy nhiên, việc tìm kiếm sự ủng hộ của Quốc hội cho phép sử dụng vũ lực chứ không phải tham vấn từ lâu đã trở thành ngoại lệ hơn là quy định. Nghị quyết chính thức cuối cùng của Quốc hội Mỹ về chiến tranh, được quy định trong Điều I Hiến pháp, là đối với Bulgaria, Romania và Hungary vào ngày 4/6/1942. Kể từ đó, thậm chí ngay cả khi bị lôi kéo thì Quốc hội Mỹ cũng chỉ thông qua các nghị quyết không ràng buộc hoặc chiếu theo quy định của Nghị quyết về quyền hạn chiến tranh tháng 11/1973 (War Powers Resolution). Đây là nghị quyết buộc Tổng thống phải tham vấn ý kiến của Quốc hội trước khi ra quyết định can thiệp quân sự. Đó cũng là nỗ lực của Quốc hội để giành lại một số quyền lực trên thực tế trong quyết định đưa lực lượng quân đội vào con đường nguy hiểm nhằm phản ứng hành động của Chính phủ Mỹ trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, đặc biệt là Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ. Tháng 8/1964, dù nhận thấy “Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ” sẽ nới rộng một cách không cần thiết quyền lực Tổng thống, nhưng Thượng viện Mỹ đã thông qua nó tương đối nhanh, với đa số áp đảo 88/2. Hai phiếu chống là của các nghị sỹ Emest Gruening (Thống đốc bang Alaska) và nghị sỹ Wayne Morse (bang Oregon), đều thuộc Đảng Dân chủ. Trong hoàn cảnh hiện nay, tấn công quân sự chỉ diễn ra trong vài ngày thì những quy định này chắc chắn sẽ không thể thực hiện.
Có hai lý do cơ bản để ngăn chặn quy định của Hiến pháp về tuyên bố chính thức phát động chiến tranh. Thứ nhất, với một tuyên bố như vậy, một khi được đưa ra, sẽ rất khó để chấm dứt và có thể dẫn đến yêu cầu đầu hàng vô điều kiện (như Đức và Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ II), thậm chí ngay cả khi điều đó sẽ không vì lợi ích quốc gia, đặc biệt là trong chiến tranh Triều Tiên. Các lý do thuyết phục hơn để bỏ qua yêu cầu này là nhu cầu thực sự, trong thời gian Chiến tranh Lạnh, để cho Tổng thống đủ khả năng phản ứng gần như tức thì đối với cuộc tấn công hạt nhân vào Mỹ hay trong phạm vi hẹp hơn là ngăn chặn một cuộc tấn công quân sự thông thường đối với Mỹ và đồng minh ở châu Âu.
Khi Chiến tranh Lạnh trôi qua với “đống tro của lịch sử”, lập luận thứ hai này nên chỉ là mong ước khi nó đã bị chứng minh là không thể thực hiện được. Tổng thống được coi là có quyền sử dụng quân đội Mỹ, chiếu theo quy định trong Nghị quyết về quyền hạn chiến tranh mà chưa từng bao giờ được thử nghiệm. Nhưng tại sao lại như vậy? Thậm chí ngay cả khi vụ tấn công khủng bố xảy ra trên lãnh thổ Mỹ, Washington cũng không đáp trả ngay lập tức mà cần thời gian để xây dựng lực lượng và kế hoạch cần thiết để lật đổ chế độ Taliban ở Afghanistan và dù sao nếu Tổng thống George w. Bush được đề nghị vào ngày 12/9 về việc tuyên chiến thì chắc chắn ông ta cũng sẽ nhận điều đó từ Quốc hội mà nhiều khả năng sẽ là đồng thuận.
Do vậy, khi thời gian trôi qua, những gì mà ông Obama tuyên bố vào ngày 31/8/2013 có thể ít được nhớ đến hơn là những gì liên quan đến việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria và nhiều hơn nữa là nhũng gì về sự ngụ ý tái lập quá trình cân nhắc đầy đủ và chia sẻ trách nhiệm toàn diện với Quốc hội về các quyết định chiến tranh-hòa bình như thực tế lịch sử từng thực hiện cho đến năm 1950. Đề xuất này sẽ còn gây nhiều tranh cãi, và nó cũng nên được như vậy. Tuy nhiên, nếu tuyên bố của Tổng thống không trở thành tiền lệ (như đánh giá của tác giả bài viết mà nó nên là như vậy, trừ trường họp đặc biệt khi một phản ứng quân sự tức thì được thực hiện vì lợi ích an ninh quốc gia) thì Tổng thống sẽ thực hiện một hành động quan trọng và lâu dài đối với dân tộc, trong đó có cả bước đi tiềm năng đáng kể trong việc giảm sự quân sự hóa quá đà trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Và điều này cũng sẽ có thêm một lợi ích nữa: Hầu hết các thành viên quốc hội đều ít hiểu biết về thế giới bên ngoài và trong nhiều thập kỷ họ đã thực hiện nghiêm túc trách nhiệm pháp lý trong đưa ra tuyên bố chiến tranh. Vì vậy các thành viên này cần được cung cấp thông tin đầy đủ hơn trong một số quyết định sinh mệnh liên quan đến sự rủi ro sinh mạng của nhiều binh sỹ Mỹ.
***
Đối với Syria, không có nhiều lựa chọn tốt. Nhưng Tổng thống Mỹ đã chọn phương án tồi nhất.
Những rắc rối của cuộc xung đột Syria đã đụng chạm đến những lợi ích của Mỹ theo vô số cách khác nhau – những cách không nhất thiết phải gắn chặt với một phương hướng hành động nào. Có nhiều mục tiêu, và nhiều chiến lược có thể được áp dụng để đạt được những mục tiêu đó, và kết quả là có những lập luận hợp lý được đưa ra cho cả việc can thiệp và phản đối can thiệp vào Syria. Không may, điều duy nhất vô nghĩa lại là con đường mà Tổng thống Obama dường như quyết tâm theo đuổi.
Chính quyền Obama luôn nhấn mạnh những lập luận phản đối sự can thiệp. Tuy nhiên đồng thời, Obama cũng đòi hỏi Assad phải ra đi, đặt ra một giới hạn đỏ phản đối sử dụng vũ khí hóa học, và bật đèn xanh cho việc cung cấp vũ khí quy mô nhỏ và huấn luyện theo đơn vị nhỏ cho phe đối lập. Những hành động như vậy không nhất quán với nhau hoặc với bất cứ cách tiếp cận hợp lý mang tính chiến lược nào. Thay vào đó, chúng dường như là sản phẩm của một Nhà Trắng đang cố gắng theo đuổi cả hai cách.
Bởi vì Washington không sẵn sàng gắn giọng điệu của mình về mong muốn nhìn thấy Assad ra đi với hành động, thay vào đó họ tìm kiếm những cách thức ở ngoài lề – thậm chí chỉ mang tính giọng điệu – để tỏ ra như thể họ đang thực hiện một điều gì đó. Nhưng đó là điều tồi tệ nhất mà Mỹ có thể làm. Nó dẫn đến những biện pháp nửa vời chồng chéo lên nhau, khiến Mỹ ngày lún sâu vào các cam kết mà không tiến gần hơn tới việc đạt được bất cứ một mục tiêu ý nghĩa nào. Đây chính là kết cục của Mỹ ở Việt Nam.
Đơn giản là chính quyền phải lựa chọn một trong hai chiến lược tổng quát: không làm gì cả hoặc theo đuổi một cuộc can thiệp quyết đoán hơn nhiều những cuộc tấn công có giới hạn .
Những lý lẽ phản đối sự can thiệp
Những lý lẽ cho việc đứng ngoài vấn đề Syria hầu hết được đưa ra bởi chính bản thân chính quyền. Lý lẽ đầu tiên cho lập luận này là Mỹ không có những lợi ích sống còn tại Syria. Nhưng lập luận này cũng dựa trên nỗi lo sợ dễ hiểu rằng hầu hết các phương hướng hành động đều có thể dẫn đến một kết quả không mấy hấp dẫn. Hiển nhiên Assad là một bạo chúa hung ác và không thể để chế độ của ông ta giành lại quyền kiểm soát nước này, nhưng phe đối lập đang ngày càng bị chi phối bởi những người Hồi giáo cực đoan, những người rất có thể sẽ tàn sát cộng đồng Alawite, Druze, những người theo đạo Cơ đốc và các cộng đồng thiểu số khác nếu họ thắng thế. Đó không phải là điều gì đó Mỹ muốn ủng hộ. Hơn nữa, tất cả các dấu hiệu đều chỉ ra rằng nếu phe đối lập hiện tại đánh bại chế độ, các lực lượng dân quân cấu thành dường như ngay lập tức sẽ bắt đầu tàn sát lẫn nhau trong một cuộc đấu tranh nội bộ khác để giành quyền lực. Trên thực tế, cuộc xung đột này sẽ không kết thúc mà chỉ biến đổi. Đây là một kiểu đặc trưng trong các cuộc nội chiến, với các tổ chức ở Liban, Congo, Somalia và Afghanistan thường thay đổi các đối tượng mà họ chiến đấu – và do đó kéo dài sự đổ máu.
Hơn nữa, bất cứ sự can thiệp nào của Mỹ đều có thể đồng nghĩa với việc lặp lại những kinh nghiệm tại Iraq, như Tom Friedman đã ngay lập tức chỉ ra. Bất chấp những tuyên bố trái ngược, cuộc nội chiến Syria tương tự với cuộc chiến của Iraq năm 2006 một cách đáng lo ngại. Người ta có thể nói rằng “tin tốt” là với những bài học từ cuộc chiến tại Iraq (và Afghanistan), tại Syria, Mỹ có thể làm tốt hơn những gì họ đã làm tại Iraq. Mỹ có thể kết thúc cuộc chiến và bắt đầu một tiến trình chính trị mang tính xây dựng nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, theo lý lẽ hợp lý nhất, nỗ lực này sẽ vẫn đòi hỏi vài trăm nghìn binh lính hiện diện tại Syria trong 1 năm hoặc hơn thế, và giảm dần số lượng trong những năm tiếp theo, và hàng chục nếu không phải hàng trăm tỷ USD dành cho tái thiết quân sự và dân sự. Mặc dù không phải tất cả nhưng một số lượng binh lính và một số tiền đáng kể phải đến từ Mỹ – ít nhất là hàng chục nghìn binh lính và hàng chục tỷ USD. Và đây không phải là điều gì đó mà nhiều người Mỹ quan tâm hiện nay.
Lý lẽ ủng hộ sự can thiệp
Lý lẽ ủng hộ sự can thiệp vào Syria dựa trên 3 lập luận khác nhau. Đầu tiên là vấn đề nhân đạo. Hơn 100.000 người Syria đã thiệt mạng trong vòng 2 năm – đó cũng là con số người thiệt mạng trong cuộc chiến kéo dài gần 4 năm tại Bosnia, nơi mà những thiệt hại về người được đưa ra là lý do then chốt cho sự can thiệp của Mỹ và các cường quốc châu Âu. Số người thiệt mạng tại Libya thấp hơn con số đó rất nhiều khi Mỹ và NATO can thiệp vào nước này trong năm 2011 để ngăn chặn một thảm họa nhân đạo. Không có sự can thiệp quyết đoán của nước ngoài, cuộc nội chiến Syria có thể sẽ tiếp tục diễn ra ngoài tầm kiểm soát trong vòng nhiều năm, có lẽ thậm chí hàng thập kỷ, và có khả năng khiến có thêm hàng trăm nghìn người thiệt mạng. Khoảng 1,5 triệu người Syria đã bỏ chạy sang các nước láng giềng và con số này đang ngày càng tăng và hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa trong nước. Trong khi hầu hết người Mỹ đều tin rằng Mỹ không có trách nhiệm can thiệp để ngăn chặn tất cả những thảm kịch nhân đạo, hầu hết mọi người lại tin rằng Mỹ nên can thiệp để ngăn chặn những thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất, và nhiều người đã lập luận rằng Syria là trường hợp như vậy.
Lập luận thứ 2 xoay quanh vấn đề khủng bố. Những cuộc nội chiến giữa các cộng đồng thường cho ra đời các tổ chức khủng bố đáng sợ, và các tổ chức này tìm thấy những căn cứ và địa bàn thuận lợi trong các cuộc nội chiến. PLO, Hezbollah, Những con hổ giải phóng Tamil, Al-Qaeda, Lashkar-e-Taiba và vô số các tổ chức khác đều ra đời trong các cuộc nội chiến. Đặc biệt là AI Qaeda đã tham gia nội chiến tại Afghanistan, Iraq, Yemen, Sudan và hiện này là Syria – và đã sử dụng chúng như là nền tảng cho các hoạt động tại nhiều nơi, bao gồm cả kế hoạch chống lại Mỹ. Cuộc nội chiến Syria kéo dài càng lâu, vấn đề có khả năng càng trở nên tồi tệ hơn.
Cuối cùng, cũng có một lập luận địa chiến lược ủng hộ sự can thiệp. Mỹ không có những lợi ích chiến lược tại Syria, nhưng nước này lại có lợi ích ở hầu hết các nước láng giềng của Syria. Thổ Nhĩ Kỳ là nước đồng minh NATO. Iraq hiện là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ 2 trong OPEC, và cuộc nội chiến tại Iraq có thể đe dọa các nước sản xuất dầu mỏ như Kuwait, Iran và thậm chí Saudi Arabia. Jordan là một đồng minh yếu ớt, sự ổn định của nước này liên quan mật thiết đến Isarel, và Israel là đồng minh thân thiết nhất của Mỹ tại khu vực này. Các cuộc nội chiến như của Syria luôn gây ra những tác động gián tiếp, có thể làm mất ổn định các nhà nước láng giềng: những người tị nạn, những kẻ khủng bố, sự cấp tiến hóa người dân ở các nước láng giềng, sự lan rộng của chủ nghĩa ly khai, những trục trặc về kinh tế, và sự can thiệp của các láng giềng tự tỏ ra là thảm họa. Trong trường họp xấu nhất, những ảnh hưởng gián tiếp của các cuộc chiến nội chiến có thể gây ra nội chiến ở các nước láng giềng (như Liban đã làm với Syria và như Rwanda đã làm với Congo) hoặc có thể dẫn đến những cuộc chiến tranh khu vực (như Liban đã làm với Syria và Israel, và Congo đã làm với rất nhiều nước láng giềng của mình). Những tác động gián tiếp từ cuộc nội chiến Syria đang gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho tất cả các nước láng giềng và đe dọa sự ổn định của Liban, Iraq và Jordan. Cuộc chiến càng kéo dài, những tác động gián tiếp có khả năng sẽ ngày càng trở nên tồi tệ, và người ta có thể cho rằng tốt hơn hết nên chấm dứt cuộc nội chiến Syria trước khi nó khiến cho các nước láng giềng sụp đổ cùng với nó.
Tương tự như vậy, những lập luận phản đối sự can thiệp tạo nên một lý lẽ thuyết phục rằng nếu Mỹ có ý định can thiệp vào Syria, chỉ một cuộc can thiệp trên quy mô rất lớn mới có ý nghĩa. Họ nên làm một điều gì đó thật lớn lao, nếu không thì đừng can thiệp. Do những động lực phức tạp của các cuộc nội chiến giữa các cộng đồng nói chung và của Syria nói riêng, sẽ phải nỗ lực rất nhiều để kết thúc cuộc chiến – chứ chưa nói đến một kết thúc có lợi cho các lợi ích của Mỹ. Có những sự lựa chọn có thể đem lại kết quả ở Syria mà Mỹ không cần phải đưa bộ binh đến nước này nhưng chúng to lớn và dài hạn hơn những gì hiện nay chính quyền dường như sẵn sàng tính đến. Lựa chọn hứa hẹn nhất trong số đó là vũ trang và huấn luyện cho quân nổi dậy thông thường và chuyên nghiệp của Syria với vũ khí hạng nặng và một hệ thống chỉ huy truyền thống như Mỹ đã làm với người Croat trong cuộc chiến Bosnia (với chi phí khá thấp, mặc dù đây là nỗ lực chủ chốt và mất một vài năm để gặt hái được thành quả). Theo đuổi lựa chọn này ở Syria sẽ có được lợi ích bổ sung của việc thiết lập một tổ chức vững mạnh, phi chính trị, qua đó cộng đồng quốc tế có thể hỗ trợ nước này xây dựng một tiến trình chính trị mới.
Hãy lựa chọn một chiến lược, bất cứ chiến lược nào
Cái đến nay vẫn thiếu hụt nghiêm trọng là ý muốn chọn lựa. Đây là một sự lựa chọn khó khăn nhưng đó là lý do tại sao Mỹ cần một tổng thống: để đưa ra những kiểu lựa chọn khó khăn như vậy một cách chính xác.
Chính quyền cần phải lựa chọn một mục tiêu và phát triển một chiến lược thống nhất đề cố gắng đạt được mục tiêu đó. Và tất cả những quyết định tiếp theo liên quan đến Syria nên được đưa ra dựa trên cái nằm trong nhũng lợi ích lớn nhất của việc thúc đẩy chiến lược đó. Nếu tổng thống quyết định đứng ngoài cuộc chiến Syria, ông nên ngừng tuyên bố điều gì là chấp nhận được hay không thể chấp nhận được tại Syria và phát triển một chiến lược ngăn chặn những tác động gián tiếp khỏi cái dường như sẽ là một cuộc nội chiến Syria kéo dài. Đặc biệt, điều đó sẽ đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để những nguồn lực thực sự – thời gian, năng lượng, sức mạnh ngoại giao và thậm chí tiền bạc hay tài sản quân sự – để hỗ trợ tất cả các nước láng giềng của Syria; Tuy nhiên, nếu tổng thống quyết định can thiệp, ông cần nhận ra rằng có những lựa chọn có giới hạn có thể đáng để thử, nhưng những lựa chọn càng hạn chế, khả năng thành công càng thấp.
Đối với việc nên giải quyết vấn đề được cho là sử dụng vũ khí hóa học của Syria như thế nào, câu trả lời đó cũng nên xuất phát từ chiến lược mà Mỹ lựa chọn. Nếu Mỹ quyết định đứng ngoài, Mỹ nên đứng ngoài – và đưa ra một sự phản ứng rất có giới hạn, một phản ứng có thể dễ dàng kéo Mỹ vào sự can thiệp sâu hơn, sẽ hoàn toàn đối lập với cách tiếp cận đó. Nếu Mỹ quyết định can thiệp, Mỹ nên coi đây là cơ hội để gây tổn hại thực sự lên chế độ, đồng thời chứng minh việc hỗ trợ phe đối lập là đúng, theo cách sẽ đạt được tính hợp pháp quốc tế đáng kể.
Lựa chọn sai lầm duy nhất là coi thời điểm này bằng cách này hay cách khác không liên quan đến những mục tiêu và chiến lược lớn hơn của Mỹ tại Syria. Thật đáng buồn khi đó dường như là điều Mỹ đang thực hiện.
***
(Foreign Affairs – số 7-8/2013)
Và làm cách nào Washington có thể ngăn chặn điều đó?
Syria đang sụp đổ. Nỗ lực của chế độ cầm quyền nhằm thoát ra khỏi cuộc nổi dậy lớn nhất mà nó từng phải đối mặt đã khiến hơn 80.000 người thiệt mạng và làm khoảng một nửa trong số 22 triệu dân của Syria phải rời bỏ nhà cửa. Nếu số người chết hàng tháng hiện tại vào khoảng 6.000 người tiếp tục duy trì, vào tháng 8/2013 Syria có thể đạt một cột mốc kinh khủng: 100.000 người bị sát hại, một con số mà phải mất gần gấp đôi thời gian đó mới đạt được ở Bosnia đầu những năm 1990, Đó là tròn 2 năm sau khi Tổng thống Mỹ Barack Gbama tuyên bố rằng Tổng thống Bashar al-Assad cần phải “ra đi”.
Tuy nhiên, những sự so sánh với Balkan không đủ để mô tả cuộc khủng hoảng ở Syria. Mối nguy hiểm thực sự là đất nước này có thể sớm kết thúc giống Somalia hơn, nơi một cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài hai thập kỷ đã xé nát nhà nước và tạo ra một nơi trú ẩn cho những kẻ tội phạm và khủng bố. Syria thực ra đã bị chia cắt thành 3 khu vực hầu như liền kề nhau. Trong mỗi khu vực, các tổ chức khủng bố mà Mỹ chỉ định hiện đang nổi lên. Chế độ vẫn thống trị ở miền Tây Syria, bộ phận của đất nước do thiểu số người Alawite chiếm ưu thế, mà gia đình Assad thuộc về nó; và những chiến binh tử Hezbollah, một nhóm Hồi giáo Shitte được Iran ủng hộ, thường vượt qua biên giới Liban ngày càng vô nghĩa để gia nhập các lực lượng của Assad tại đó. Trong khi đó, một khu vực chủ yếu là người Arab Sunni đã thuộc quyền kiểm soát của nhiều nhóm vũ trang đối lập khác nhau. Những nhóm này bao gồm Jabhat al-Nusra (cũng được biết đến là Mặt trận al-Nusra), một chi nhánh, của Al-Qaeda, gần đây đã kéo lá cờ đen của mình trên con đập lớn nhất Syria trên sông Euphrate. Ở miền Bắc của người Kurd, một nhánh địa phương của Đảng Công nhân người Kurd, hay PKK, hiểu chiến, nhóm đã thực hiện một cuộc chiến tranh du kích ỉâu dài chổng lại Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, hoạt động một cách tự do.
Quan sát càng gần, bức tranh càng tồi tệ. Cuộc xung đột, có số người chết mỗi ngày hiện cao hơn lúc đỉnh điểm của chiến tranh Iraq, vào hăm 2007, đang nhanh chóng lan sang các nước láng giềng. Trại tị nạn Zaatari ở Jordan đã trở thành thành phố lớn thứ 4 của nước này (dân số 180.000 người), kéo giãn nguồn lực của vương quốc Hashemite và đe dọa sự ổn định của các tỉnh miền Bắc. Những người Liban dòng Sunni và Shitte, không lạ lẫm với những căng thẳng giáo phái, đang chiến đấu chổng lại nhau xuyên bờ Vực Bekaa ở Syria, và những cuộc đấu khẩu liên quan đến Syria thường nổ ra bên trong Liban. Thực tế ràng Liban, một đất nước nơi nhựng trại tị nạn người Palestine đồng nghĩa với khổ cực và chiến đấu, thậm chí đang dự tính xây các trại cho người người tị nạn Syria, bản thân nó là một dấu hiệu cho thấy tình hình đã tồi tệ như thế nào. Và e rằng chưa rõ điều này sẽ tác động đến Mỹ ra sao, Aỉ-Qaeđa ở Iraq, một tổ chức khủng bố mà Washington phải hy sinh rất nhiều xương máu và tiền bạc để tìm cách đánh bại, đã tìm ra một nơi chào đón chúna là Syria, tuyên bố vào tháng 4/2013 rằng tổ chức này đang tham gia cùng Jabhat al-Nusra để thành lập Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông.
Thực tế rằng chế độ Assad được cho là đã chìm sâu vào kho vũ khí hóa học của mình – lớn nhất của khu vực – đã đưa cuộc khủng hoảng này lên vài bậc trong danh sách các vấn đề khẩn cấp của Nhà Trắng. Mặc dù các cuộc thăm dò dư luận cho thấy rằng người Mỹ thận trọng với sự can thiệp, việc tránh né vấn đề này tỏ ra ngày càng thiếu khả thi, khi tình hình ở Syria thay đổi từ một thảm họa nhân đạo phần lớn được kiềm chế thành một thảm họa chiến lược cho Mỹ và các đồng minh trong khu vực của mình. Một đất nước trong một khu vực có 65% trữ lượng dầu mỏ đã được chứng minh và 40% lượng khí đốt tự nhiên đang ở trên bờ vực trở thành một nơi trú ẩn vô pháp luật cho những kẻ khủng bố, nơi những vũ khí nguy hiểm đang bị sử dụng bừa bãi.
Dù thích hay không, câu hỏi mà Chính quyền Obama hiện giờ phải đối mặt không phải là làm nhiều hơn đế giúp giải quyết cuộc khủng hoảng mà là nào khi, như thế nào và với cái giá nào. Các quy tắc Las Vegas không áp dụng với Syria: điều xảy ra ở đó sẽ không dừng lại tại đó. Cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn và mối đe dọa các vũ khí nguy hiểm có thể rơi vào tay những phần tử khủng bố – những kẻ thánh chiến cũng như những kẻ ly khai người Kurd – trực tiếp đe dọa đến an ninh của các đồng minh của Washington là Iraq, Israel, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ. Sự sụp đổ của nhà nước Syria đang trao sức mạnh cho các nhóm khủng bố và cuối cùng có thể mang lại cho chúng sự tự do để lên kế hoạch các cuộc tấn công quốc tế, giống như sự hỗn loạn của Afghanistan trong những năm 1990 đã mang đến cho Al-Qaeda. Khi cuộc khủng hoảng Syria trở nên phức tạp, có một điều rõ ràng: nó kéo dài càng lâu, mối đe dọa mà nó đặt ra càng lớn và càng khó để Mỹ có thể làm bất kỳ điều gì liên quan đến nó.
Để ngăn chặn sự sụp đổ của Syria và kiềm chế những mối đe dọa ngày càng phát triển nhanh của nó, Mỹ cần một đường hướng mới, một đường hướng bắt đầu bằng sự can thiệp quân sự một phần nhằm đưa tất cả các bên đến bàn đàm phán. Cách duy nhất Washington có thể giải quyết cuộc khủng hoảng là làm việc với người dân “bên trong Syria”, như Chính quyền Obama nhắc đến phe đối lập trong nước, thay vì không có họ, đó là tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Cái giá của việc không hành động
Đường hướng của Nhà Trắng đối với cuộc khủng hoảng Syria cho tới nay là từ trên xuống, dựa vào ngoại giao đế hất cẳng Assad và tạo ra không gian cho một thời kỳ quá độ hòa bình đến dân chủ. Nhưng việc đơn thuần thúc đẩy các bên đạt được một thỏa thuận chính trị khả thi đã trở nên ngày càng ít có khả năng thành công. Dàn xếp ngoại giao quốc tế đã thất bại phần lớn vì Washington và Moskva bất đồng về việc thời kỳ quá độ nên diễn ra như thế nào. Trong khi người Mỹ yêu cầu Assad và những người thân cận của ông phải rời Syria, Nga nhấn mạnh rằng ông, hoặc ít nhất chế độ, phải ở nguyên tại chỗ. Vì mục đích này, Moskva đã phủ quyết 3 nghị quyết của Hội đồng Bảo an về Syria do Mỹ hoặc các đồng minh của nước này tài trợ và bác bỏ hoặc cản trở vô số nghị quyết khác. Mặc dù hai nước gần đây đã thông báo các kế hoạch nhằm tổ chức một hội nghị quốc tế đế đối phó với cuộc khủng hoảng, cơ hội thành công của nó rất thấp căn cứ vào sự mơ hồ về kết quả cuối cùng của bất kỳ cuộc đàm phán nào giữa các bên tham chiến, sự thiếu cấp bách cả về phía chế độ lẫn phe đối lập đi đên một thỏa thuận chia sẻ quyền lực, và sự bất lực của Moskva và Washington trong việc đưa các bên đến bàn đàm phán.
Trong lúc đó, Washington đã tìm cách cô lập Damascus về ngoại giao; áp đặt một số lượng lớn các biện pháp trừng phạt về dầu mỏ, thương mại và tài chính nhằm vào chế độ này; giúp tổ chức một số nhóm đối lập chính trị bị chia rẽ và lưu vong vô vọng tham gia Liên minh Quốc gia các Lực lượng Cách mạng và Đối lập Syria; chìa tay giúp đỡ các nhà hoạt động dân sự ở Syria; và cung cấp 760 triệu USD viện trợ nhân đạo cho dân thường Syria. Lo ngại rằng các vũ khí của Mỹ có thể rơi vào tay những kẻ cực đoan, Mỹ đã ít nhiều phớt lờ phe đối lập vũ trang, phe trên thực tế đã thay thế các nhà hoạt động dân sự làm tiên phong cho nỗ lực lật đổ Assad hơn 1 năm rưỡi trước và đang kiểm soát những phần lãnh thổ rộng lớn ở nước này. Sự lưỡng lự của Washington đã khiến nhiều nhóm vũ trang tìm kiếm sự ủng hộ ở những nơi khác – gồm cả từ cá nhân các nhà tài trợ Salafi và thánh chiến ở Kuwait, Libya, Qatar và Saudi Arabia.
Chính quyền Obama đã gửi viện trợ phi sát thường nhỏ giọt, như thuốc men và các bữa ăn sẵn gần như hết hạn, cho Hội đồng Quân sự Tối cao nổi dậy, một đối tác vũ trang của Liên minh Quốc gia. Nhưng sự viện trợ không đáng kể này sẽ không khiến chế độ sụp đổ cũng như không mang đến cho Washington sự trung thành của phe đối lập. Mặc dù Nhà Trắng đã thông báo váo tháng 4/2013, với sự phô trương ầm ĩ, rằng họ sẽ gửi áo chống đạn và kính nhìn đêm cho những nhóm vũ trang được xem xét kĩ càng nhất định, dường như điều này sẽ là quá ít ỏi, quá muộn để lôi kéo phần lớn những người đang chiến đấu để lật đổ Assad. Mỗi tuần, người phản kháng ở những khu vực nhất định thường mắng mỏ Mỹ, và cụ thể là Obama, vì hầu như không giúp đỡ được gì người Syria trong lúc khó khăn. Một cuộc biểu tình như vậy, ở Kafr Nabl hồi tháng 4/2012, có một biểu ngữ phản kháng đặt câu hỏi liệu Obama có cần một nhiệm kỳ thứ ba để quyết định phải làm gì với Syria hay không, và nếu như vậy, liệu khi đó có còn người Syria nào sống sót hay không. Vì những người hiện đang nhằm vào chế độ sẽ có quyền chỉ huy ở những nơi các lực lượng của chế độ thất bại, Washington nên xem xét nghiêm túc sự oán giận ngày càng tăng của họ.
Đương nhiên, một điều mà Obama đã nhấn mạnh có thể khiến Mỹ can thiệp quân sự là việc Assad sử dụng vũ khí hóa học. Nhưng ngay cả tại đó, Washington đã do dự, đi ngược lại sự căm ghét sâu sắc việc can dự. Giới hạn đỏ của Obama về vũ khí hóa học đã thay đổi theo thời gian. Ban đầu, nó bao gồm bất kỳ “động thái hay việc sử dụng” những vũ khí như vậy. Sau đó, vào tháng 11/2012, nó thu hẹp xuống còn bao gồm chỉ việc sử dụng chúng, sau khi tình báo Mỹ phát hiện ra rằng chế độ đã nạp khí sarin vào các quả bom. Sau đó, vào cuối tháng 4/2013, chính quyền dường như cho rằng sẽ chỉ hành động để ngăn chặn “việc sử dụng có hệ thống” vũ khí hóa học và chỉ khi việc sử dụng chúng có thể được xác nhận chính xác (một đòi hỏi quá cao, trong điều kiện bản thân Washington không thể trực tiếp thu thập mẫu vật cần thiết để chắc chắn như vậy).
Chính phủ Mỹ nói họ muốn buộc Assad từ bỏ quyền lực và kiểm soát sự nổi lên của những phần tử cực đoan trong phe đối lập. Nhưng đường hướng hiện tại của nước này không đang đẩy xa được mục tiêu nào. Nếu Washington tiếp tục theo đuổi một dàn xếp do Liên Hợp Quốc làm trung gian với Nga trong khi để cho cuộc xung đột xấu đi, Moskva sẽ đánh mất khả năng của mình đưa chế độ đến bàn đàm phán về một sự chuyển giao quyền lực thực sự. Khi cuộc chiến tranh giáo phái đầy cay đắng tiếp tục, những người ủng hộ chế độ và những người Alawite sẽ có nhiều lý do hơn để lo sợ phải sống dưới quyền cai trị của người Sunni và sẽ ưa thích một nhà nước mini được tách ra hơn so với một dàn xếp chính trị – và do đó chống lại bất kỳ cuộc đàm phán nào. Trong khi đó, Mỹ sẽ mất mọi đòn bẩy ngoại giao mà nước này từng có trước các lực lượng đối lập, những người ngày càng cảm thấy rằng người Mỹ đã từ bỏ họ trong lúc khó khăn.
Một con đường tốt hơn tiến về phía trước
Cả công chúng Mỹ mệt mỏi vì chiến tranh lẫn phe đối lập Syria đều không muốn chứng kiến một cuộc xâm lược trên bộ với quy mô toàn diện của Mỹ nhằm lật đổ Assad và thành lập một chính phủ do Mỹ ủng hộ; cả hai lo sợ rằng một cuộc can thiệp lớn sẽ có nghĩa là lặp lại Iraq. Nhưng điều đó không có nghĩa Mỹ thiếu các lựa chọn. Washington nên theo đuổi một đường lối thận trọng nhưng quyết đoán, một đường lối nhằm ngăn cản Assad tự do sử dụng các vũ khí sát thương nhất của ông ta, thiết lập các khu vực an toàn cho dân thường ở các biên giới của Syria, và ủng hộ những thành phần đã được xem xét kỹ lưỡng trong phe đối lập vũ trang và dân sự bằng vũ khí, tin tức tình báo, viện trợ nhân đạo và viện trợ tái thiết. Mục tiêu cuối cùng (ngược lại với điểm khởi đầu, như Chính quyền Obama hiện ủng hộ) nên là các cuộc đàm phán, do Liên Hợp Quốc hoặc một bên khác đứng đầu, dẫn đến sự ra đi của Assad và tùy tùng của ông và sự tái thống nhất đất nước. Nếu Mỹ muốn một Syria thống nhất, ổn định và cuối cùng là dân chủ hơn – và có lẽ không còn liên minh với Iran – đây là cách ít tồi tệ nhất để đạt được điều đó.
Mỹ nên bắt đầu bằng việc ngăn chặn chế độ sử dụng những công cụ sát thương lớn nhất của họ, cụ thể là các tên lửa đất đối đất và vũ khí hóa học. Sự ngăn chặn như vậy sẽ đòi hỏi phải phá hủy những quả bom chứa khí sarin, mà theo tờ New York Times, được lắp đặt vào năm 2012 “gần hoặc tại” các căn cứ không quân của Syria. Việc phá hủy những quả bom này sẽ cho phép Washington đánh tín hiệu với Assad rằng việc chuẩn bị sử dụng các vũ khí tiên tiến của ông ta sẽ đi kèm với một cái giá phải trả. Điều này sẽ có thể làm giảm số người thiệt mạng và đem lại cho những người dân thường Syria bị vướng vào cuộc chiến ít lí do hơn để chạy trốn khỏi quê hương họ, do đó giúp ngăn chặn cuộc khủng hoảng người tị nạn. Tuy nhiên nếu Assad quyết định đánh cược, Washington nên khởi động những cuộc tấn công trên không chính xác, bằng tên lửa, hoặc có thể là máy bay không người lái để phá hủy hay vô hiệu hóa kho vũ khí hóa học còn lại của ông ta và những tên lửa có thể mang theo chúng. (Đương nhiên, quân Mỹ sẽ phải thận trọng hơn nữa để tránh làm hại dân thường với các vụ nổ hóa học gần đó.) Nếu quân đội Mỹ không thể xác định vị trí hoặc phá hủy những vũ khí nguy hiểm nhất của Assad, hoặc nhận định việc thử làm điều đó quá mạo hiểm, thay vào đó họ có thể tấn công các cơ sở chỉ huy và kiểm soát của Syria.
Thứ hai, để bảo vệ người Syria ở lãnh thổ do phe đối lập kiểm soát khỏi những cuộc tấn công bởi tên lửa Scud và máy bay chiến đấu cánh cố định của chế độ, Mỹ nên thiết lập các khu vực an toàn sâu 50 đến 80 dặm bên trong Syria dọc biên giới của nước này với Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ. Những người chỉ trích sự can thiệp thường coi ý tưởng thành lập một vùng cấm bay ở Syria là quá mạo hiểm đối với các phi công và máy bay của Mỹ tham gia. Nhưng một đường hướng có giới hạn tập trung vào những khu vực biên giới sẽ ít nguy hiểm hơn, vì các máy bay và tên lửa của chính phủ có thể bị bắn hạ bằng dàn tên lửa Patriot đặt ở Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ hoặc bằng máy bay hoạt động tại đó. Và các khu vực an toàn sẽ vẫn cho phép dân thường có chỗ ẩn náu cuộc tấn công của Assad, ngăn chặn người tị nạn tràn ngập các nước láng giềng, và cho phép cộng đồng quốc tế rót viện trợ nhân đạo trên một quy mô mà các tổ chức phi chính phủ địa phương không thể sánh bằng. Việc thành lập các khu vực an toàn này cũng sẽ tạo điều kiện cho các cuộc tấn công trên không hoặc bằng tên lửa của Mỹ vào đơn vị pháo binh gần đó – công cụ Ajssad lựa chọn để giết hại dân thường và là một phương pháp có thể để sử dụng vũ khí hóa học – và hệ thống phòng không. Nhưng những việc này cũng có thể được thực hiện từ bên kia biên giới.
Chắc chắn là Mỹ không thể bảo vệ các khu vực an toàn khỏi những cuộc tấn công trên bộ của các lực lượng của Assad. Nhưng bằng việc loại trừ mối đe dọa không kích, bất kể từ tên lửa hay máy bay, một vùng cấm bay từ xa có thể đem đến cho những người nổi dậy ở các khu vực này một cơ hội chiến đấu và không gian họ cần để bảo vệ dân thường trên thực địa. Tương tự, cách tiếp cận “từ bên kia biên giới” này sẽ không hiệu quả trong việc ngăn chặn thương vong dân thường như việc đưa máy bay của Mỹ đến Syria, nhưng nó sẽ mang lại ít hơn đáng kể rủi ro máy bay Mỹ bị bắn hạ bởi dàn pháo chống máy bay của Syria. Nếu cuộc xung đột xấu đi rõ rệt hoặc chế độ bắt đầu sử dụng vũ khí hóa học của mình trên quy mô lớn chống lại phe đối lập, Washington cũng sẽ có thể mở rộng các khu vực an toàn về phía trung tâm của đất nước và tạo ra một vùng cấm bay lớn hơn. Nhưng cả lựa chọn có giới hạn, từ xa lẫn một vùng cấm bay mở rộng có thể bị cản trở bởi việc đưa vào các hệ thống tên lửa chống máy bay S-300 tinh vi của Nga, thứ được cho là có thể hoạt động được ở Syria sớm nhất là vào tháng 8/2013 – một lần nữa làm nhớ lại nhũng cái giá của việc chờ đợi.
Thứ ba, Washington cần phải làm việc trực tiếp với các lực lượng đối lập trên thực địa ở Syria (trái với chỉ những người bên ngoài) để đẩy lùi các lực lượng của chính phủ, phân phát viện trợ nhân đạo và quan trọng nhất, kiểm soát ảnh hưởng ngày càng tăng của những kẻ cực đoan Hồi giáo. Điều này nên bao gồm việc cung cấp vũ khí cho các nhóm vũ trang đã được xem xét kỹ lường trên cơ sở thử nghiệm và sai sót, với việc Washington giám sát các quân đoàn sử dụng tin tức tình báo, quân nhu và vũ khí họ nhận được như thế nào. Viện trợ ban đầu nên được rót qua các nhân vật phi Salafi trong Hội đồng Quân sự Tối cao, như Đại tá Abdul- Jabhar Akidi, người đứng đầu Hội đồng Quân sự Cách mạng của Aleppo và ủy ban vũ trang của Mặt trận phía Bắc thuộc Hội đồng Quân sự Tối cao. (Chính thông qua Akidi mà Mỹ gần đây đã chuyển viện trợ phi sát thương của mình, gồm cả áo chống đạn.) Đồng thời, Washington nên khuyến khích các thành viên của Liên minh Dân tộc tiến vào các khu vực giải phóng và làm việc cùng với các nhóm vũ trang và các hội đồng địa phương đê xây dựng một bộ máy lãnh đạo chính trị vững vàng trên thực địa dựa trên những cuộc bầu cử địa phương.
Không việc nào trong số này yêu cầu phải đưa quân Mỹ đến thực địa để tấn công, nhưng nó có thể đòi hỏi người Mỹ phải thay đổi chiến lược. Mỹ nên ngay lập tức thành lập các văn phòng an ninh ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ và miền Bắc Jordan như những trung tâm dành để làm việc với phe đối lập Syria, bổ sung vào những thảo luận hiện đang diễn ra giữa Washington và một số người nổi dậy thông qua Skype và các chuyến thăm định kỳ của các quan chức Mỹ đến biên giới. Chừng nào mà sự an toàn của họ có thể được đảm bảo tốt một cách hợp lý, các nhà ngoại giao và quan chức tình báo Mỹ nên được đưa tới các khu vực an toàn mà Mỹ đã thiết lập ở Syria, với sự bảo vệ, để gặp gỡ trực tiếp các thành viên dân sự và vũ trang của phe đối lập, các nhà hoạt động và nhân viên cứu trợ. Việc thiết lập các mối quan hệ gần gũi với các bên tham gia ở Syria sẽ giải phóng Mỹ khỏi phải làm việc thông qua Qatar, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ, điều trong quá khứ đã đưa viện trợ đến nhầm chỗ; chẳng hạn, vũ khí của Croatia do Saudi Arabia mua hồi đầu năm 2013 đã được thấy thuộc quyền sở hữu của Jabhat al-Nusra. Một cách tiếp cận trực tiếp hơn được thừa nhận là sẽ gây ra rủi ro tới tính mạng của một số người Mỹ, do đó mọi sự đề phòng về an ninh có thể sẽ cần phải được thực hiện nhằm tránh một cuộc tấn công theo kiểu cuộc tấn công vào năm 2012 ở Benghazi làm Christopher Stevens, Đại sứ Mỹ tại Lybia, thiệt mạng.
Tuy nhiên, việc có mặt trên thực địa sẽ đáng với các rủi ro, cho phép Mỹ làm việc trực tiếp với các nhóm vũ trang Syria để kiềm chế chế độ Assad và cuối cùng gây ảnh hưởng lên đặc điểm của phe đối lập. Một cách để sử dụng tầm ảnh hưởng như vậy sẽ là quy định sự trợ giúp đối với các định hướng chính trị của những nhóm đối lập và sự tôn trọng của họ đối với quyền lãnh đạo dân sự và nhân quyền. Mỹ cũng nên tìm cách gây ảnh hưởng lên hoạt động chính trị Syria ở cấp địa phương để ngăn chặn sự sụp đổ hoàn toàn quyền cai trị ở các vùng lãnh thổ do quân nổi dậy nắm giữ. Một khi phe đối lập giải phóng hoàn toàn một khu vực, Washington nên yêu cầu bầu cử để chọn ra một ban lãnh đạo dân sự. Quá trình này sẽ giúp tránh được sự hỗn loạn khi chế độ sụp đổ và cho thấy thái độ và sự đồng cảm của địa phương, cho phép các quan chức Mỹ đánh giá tầm ảnh hưởng của các nhóm cực đoan khác nhau.
Những người phản đối việc gia tăng viện trợ của Mỹ cho phe đối lập thường chỉ ra các thành phần xấu xí hơn của nó, đặc biệt là đối với những chiến binh có liên hệ với Al-Qaeda. Nhưng chỉ bằng việc can dự Mỹ mới có thể định hướng phe đối lập và ủng hộ các lực lượng ôn hòa của họ. Mặc dù chủ nghĩa bài Mỹ đang phát triển trong những người nổi dậy, vẫn còn thời gian cho một chiến lược khởi đầu để giành lại niềm tin của họ. Điều này có thể đạt được thông qua việc ủng hộ các đội quân tự do, thế tục và dân tộc chủ nghĩa hơn và cô lập – và có thể là mở các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái chống lại – những lực lượng cực đoan từ chối chấp nhận nhà chức trách dân sự trong thời kỳ chuyển giao.
Với sự giúp đỡ của Mỹ, có lý do hợp lý để tin rằng những người ôn hòa trong phe đối lập có thể chiếm ưu thế. Về bản chất, cuộc cách mạng Syria là một cuộc cách mạng dân tộc chủ nghĩa. Trong 3 dòng chính của phe đối lập – những người thế tục, những người Hồi giáo ôn hòa (gồm cả những người trong tổ chức Anh em Hồi giáo) và những người Salafi – hai nhóm đầu mang tính dân tộc chủ nghĩa hơn trong định hướng; mục tiêu của họ mang tính chính trị hơn là tôn giáo, và các nghị trình của họ không vượt ra ngoài Syria. Một vài nhóm Salafi và cực đoan, như Jabhat al- Nusra, có các mục tiêu xuyên quốc gia, như thành lập một nhà nước Hồi giáo hay một vương quốc Hồi giáo vượt ra ngoài biên giới hiện tại của Syria. Lý do chính của việc những nhóm như vậy đóng một vai trò lớn trong phe đối lập là các lực lượng chống Assad đã phải quay sang các nhà nước vùng Vịnh để có được vũ khí và tiền bạc – và các nguồn lực tại đó đã ủng hộ người Salafi, mà theo một số ước tính chiếm đến 1/4 tổng số chiến binh trong phe đối lập. Mỹ có thể có được tầm ảnh hưởng mà nước này tìm kiếm bằng việc cung cấp tin tức tình báo, huấn luyện quân sự và vũ khí của riêng mình.
Một yếu tố khác sẽ có thể kiềm chế tầm ảnh hưởng của những phần tử cấp tiến trong phe đối lập là sự đa dạng của cộng đồng Sunni của Syria và sự khoan dung mang tính lịch sử của nước này với các cộng đồng thiểu số. Người Sunni ở Syria, chiếm đa số trong phe đối lập, từ lâu đã được nhận diện bằng với khu vực hay bộ lạc của họ thay vì tôn giáo của họ. Trong khi những người Salafi đã có thể giành được một sự ủng hộ nào đó ở vùng Tây Bắc bảo thủ về tôn giáo, những người Sunni ở Damascus ôn hòa hơn, hòa hợp với văn hóa trọng thương của thành phố họ. Ở miền Nam và miền Đông, các chi nhánh với những gia đình hay bộ lạc lớn, thậm chí cả những chi nhánh mở rộng vào tận Iraq, có xu hướng có ý nghĩa nhiều nhất. Điều này có nghĩa là những hành động tàn bạo do tôn giáo thúc đẩy chống lại các cộng đồng thiểu số trên khắp Syria không phải là không tránh khỏi và người Sunni sẽ cần phải học cách làm việc với nhau cũng giống như với những người không theo dòng Sunni. Chắc chắn là vai trò nổi bật của những người Alawite trong chiến dịch của chế độ có thể dẫn tới sự trừng phạt ở những khu vực mà các lực lượng của Assad rút lui. Nhưng cho tới nay, hầu như không có trường hợp nào đáng chú ý liên quan đến với các lực lượng đối lập sát hại hàng loạt dân thường thiểu số. Một nước Mỹ tích cực hơn có thể giúp duy trì điều đó, bao gồm cả bằng việc nhấn mạnh rằng phe đối lập phải tuân theo nhũng nguyên tắc hành động nhất định để nhận được viện trợ của Mỹ.
Cuối cùng, sau khi gia tăng can dự của mình, Washington nên tìm kiếm những cuộc đàm phán giữa chế độ và các lực lượng đối lập ôn hòa, được tài trợ hoặc bởi Liên hợp quốc hoặc, do thành tích nghèo nàn trong quá khứ của Liên hợp quốc, một bên khác, như Thụy Sĩ hay Na Uy. Thời gian của những cuộc đàm phán như vậy, thứ sẽ cần phải theo sau một lệnh ngừng bắn, phần lớn sẽ phụ thuộc vào diễn biến của cuộc chiến và khi mà Nga và Mỹ có thể có một tầm nhìn chung về quá trình chuyển giao và hiểu được cách đạt tới điểm đó. Chỉ bằng việc nâng cao những phí tổn của sự không khoan nhượng về ngoại giao đối với cả Chính phủ Syria lẫn Nga, với một sự thể hiện ủng hộ rõ ràng của Mỹ dành cho phe đối lập, Washington mới có thể thuyết phục Kremlin đóng một vai trò mang tính xây dựng hơn trong giai đoạn cuối của cuộc xung đột. Bằng việc làm nghiêng cán cân trên thực địa về phía phe đối lập, Washington có thể thuyết phục chế độ – hoặc ít nhất những nhà bảo trợ của nó ở Moskva – rằng cuộc xung đột sẽ không kết thúc chỉ bằng vũ lực. Hơn nữa, sự ủng hộ gia tăng như vậy của Mỹ đối với phe đối lập sẽ đem đến cho người Mỹ nhiều đòn bẩy hơn để đưa những người nổi dậy đến bàn đàm phán.
Trước hết, bất kỳ cuộc đàm phán nào củng sẽ phải tập trung vào việc buộc Assad, các lãnh đạo an ninh của ông, và các tướng lĩnh hàng đầu của ông phải từ chức và rời khỏi đất nước. Mục tiêu cuối cùng sẽ là tái thống nhất đất nước trong một cấu trúc dân chủ và phân quyền công nhận những khác biệt trong khu vực. Nhưng ở những khu vực của đất nước ít mang tính đồng nhất về sắc tộc hơn, như tỉnh Homs, các tỉnh có thể bị chia ra theo manatiq (hạt) hoặc nahawi (thị trấn). Bất chấp những thay đổi như vậy, việc duy trì các tỉnh như những khối xây dựng nên một hệ thống dân chủ sẽ nhấn mạnh chủ nghĩa khu vực trước các bản sắc giáo phái, khuyến khích tất cả người Syria làm việc cùng nhau hướng về sự hòa giải khu vực và cuối cùng là dân tộc.
Việc củng cố trật tự này sẽ đòi hỏi Washington phải buộc Qatar, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt sự ủng hộ đối với các “chư hầu” của họ ở Syria, như tổ chức Anh em Hồi giáo và các nhóm Salafi, để ủng hộ các đại biểu được bầu lên của địa phương và khu vực. Các nước này chắc chắn sẽ quyết tâm tiếp tục ủng hộ các mặt trận chính trị ưu tiên ở Syria, nhưng Washington nên thúc đẩy họ công nhận rằng đường hướng này đã thất bại trong việc lật đổ Assad và cho phép gia tăng các bên tham gia phi nhà nước nguy hiểm. Mỹ hiện có một cơ hội để đóng vai trò mà các nước đã đòi hỏi ở nước này ngay từ ngày đầu của cuộc khủng hoảng: dẫn đầu một liên minh nhằm loại bỏ chế độ Assad và đưa Syria ra khỏi quỹ đạo của Iran. Để đổi lại, Washington nên làm rõ rằng Mỹ mong đợi sự hợp tác của họ.
Chấm dứt đổ máu
Việc đi những bước này sẽ giúp Washington kiềm chế hành vi của Assad, giải quyết một cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng cấp bách, định hướng phe đối lập rời rạc của Syria, và giữ cho cuộc xung đột không vượt ra ngoài biên giới Syria. Nó cũng sẽ mang tới cho Mỹ một cơ hội để ngăn chặn sự chia rẽ Syria – một điều chắc chắn xảy ra trong ngắn hạn – trở thành một hiện thực lâu dài. Việc duy trì sự toàn vẹn của Syria là cần thiết để ngăn chặn các vũ khí nguy hiểm và các vấn đề của nước này, mà chắc chắn sẽ còn tiếp tục trong một thời gian, khỏi ảnh hưởng đến các nước láng giềng. Một cuộc nội chiến giáo phái kéo dài có nguy cơ trở thành một cuộc chiến mượn tay kẻ khác lớn hơn giữa Iran và các cường quốc Sunni, điều sẽ tàn phá toàn bộ khu vực.
Phần lớn điều Washington dự tính ở Syria có thể không diễn ra theo kế hoạch. Những viên đạn của Mỹ có thể nằm trong những khẩu Kalashnikov của người Salafi, và các đài radio của Mỹ có thể rơi vào tay những kẻ rao giảng lòng căm thù. Bạo lực và các cuộc thảm sát có thể trì hoãn hoặc ngăn cản các cuộc bầu cử ở một số khu vực. Và cuộc xung đột có thể tiếp tục là một sự bế tắc trong nhiều năm tới, với việc không bên nào giành được lợi thế quyết định. Cam kết của Mỹ đối với bất kỳ khía cạnh nào của kế hoạch không nên có kết thúc mở, và Washington sẽ cần phải đánh giá liên tục mình đang đạt được những mục tiêu này tốt như thế nào.
Bất chấp nhiều rủi ro, sẽ là rất quan trọng đối với Mỹ trong việc tiếp tục giúp đỡ các thành phần của phe đối lập Syria trên thực địa lên nắm quyền – và không nỗ lực trao quyền lực cho những người lưu vong hứa hẹn nhiều điều nhưng trên thực tế thực hiện rất ít. Với mức độ sụp đổ của Syria và tầm quan trọng chiến lược của nước này, việc chờ đợi một cách thụ động là lựa chọn tồi tệ nhất. Việc thiết lập một mối quan hệ vững chắc hơn với phe đối lập là điều sẽ cho phép Mỹ định hình một kết quả tốt nhất giữa các bên tham chiến phù hợp với những lợi ích của mình và những đồng minh của nước này cũng như mang đến một tương lai tốt đẹp hơn cho người dân Syria./.

2056. LIỆU TIẾN TRÌNH HÒA BÌNH Ở MYANMAR CÓ TRỞ THÀNH HIỆN THỰC?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Năm, ngày 03/10/2013
TTXVN (New York 2/10)
Tạp chí “Chính trị Thế giới” của Mỹ mới đây cho biết trong bài phát biểu trước các quan chức và giới nghiên cứu của Viện Chatham ở thủ đô London của Anh ngày 15/7, Tổng thống Myanmar Thein Sein cam kết Chính phủ Myanmar sẽ trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị vào cuối năm nay và cuộc xung đột vũ trang kéo dài từ năm 1948 đến nay tại Myanmar sẽ sớm chấm dứt. Những tuyên bố đó của Tổng thống Thein Sein và việc Chính phủ Myanmar thông báo tổ chức một hội nghị bao gồm đại diện của tất cả các sắc tộc ở Myanmar khiến dư luận quốc tế hy vọng rất lớn về một cuộc ngừng bắn rộng khắp trên toàn quốc và một nền hòa bình bền vững ở Myanmar.
Những cổ gắng gần đây của chính phủ: Ngày 20/2, Chính phủ Myanmar lần đầu tiên tổ chức các cuộc đàm phán tại Chiang Mai của Thái Lan với Hội đồng Liên bang các dân tộc Thống nhất (UNFC) – cơ quan bảo trợ các nhóm sắc tộc và đồng ý bắt đầu cuộc đối thoại chính trị với các sắc tộc sau 6 thập kỷ nội chiến. Hai năm qua, Chính phủ Myanmar đã ký nhiều thỏa thuận ngừng bắn với tất cả các nhóm vũ trang chủ yếu, trừ Quân đội Độc lập Kachin (KIA) sau khi các lực lượng chính phủ và KIA tiếp tục giao tranh với nhau hồi tháng 6/2011 và căng thẳng leo thang đến mức Trung Quốc phải can thiệp vào đầu năm 2013 nhằm bảo vệ các lợi ích riêng của Bắc Kinh. Ngày 30/5, đại diện Chính phủ Myanmar và phiến quân sắc tộc Kachin đã ký một thỏa thuận sơ bộ gồm 7 điểm sau khi các cuộc đàm phán được tổ chức tại thủ phủ Myitkyina của bang Kachin. Thỏa thuận này nhằm tăng cường các nỗ lực xóa bỏ tình trạng xung đột leo thang và chấm dứt thù địch giữa chính phủ và KIA, nhưng hai bên vẫn không coi đây là một thỏa thuận ngừng bắn. Cũng trong tháng 5/2013, Đội kiến tạo hòa bình liên bang được tổ chức lại để liên lạc với các nhóm vũ trang sắc tộc trong các cuộc đàm phán ngừng bắn. Đội ngũ này được chia thành hai bộ phận: ủy ban Công tác và ủy ban Trung ương gồm tổng thống, phó tổng thống, các bộ trưởng, các trưởng ban, các thành viên quốc hội và tư lệnh lực lượng vũ trang Myanmar Đại Tướng Min Aung Hlaing. Cuối tháng 6/2013, Chính phủ Myanmar loan báo sẽ sớm tổ chức một hội nghị bao gồm tất cả các sắc tộc nhưng không cho biết chi tiết về chương trình hoặc những người tham gia hội nghị. Ngày 12/7, chính phủ ký một thỏa thuận xây dựng lòng tin gồm 5 điểm với Quân đội Wa Thống nhất (UWSA) – nhóm vũ trang sắc tộc lớn nhất ở Myanmar hiện có khoảng 30.000 binh sĩ. Mục đích cuối cùng của UWSA là nhằm trở thành một bang Wa độc lập thay vì là một khu tự trị thuộc bang Shan. Ủy ban kiến tạo hòa bình liên bang gặp nhau tại một hội nghị ở Trung tâm Hòa bình Myanmar ngày 21/7. Hội nghị này rất quan trọng bởi vì bà Aung San Suu Kyi lần đầu tiên tham dự một hội nghị của ủy ban hòa bình mặc dù không chính thức.
Tiếp đó, Chính phủ tổ chức Liên hoan Hòa bình lần đầu tiên của Myanmar ngày 27-28/7 và hàng nghìn người dân được hưởng hai đêm nhảy múa và ca hát tại sân vận động quốc gia Thuwana ở Rangoon. Những người tham gia cuộc liên hoan kêu gọi chính phủ và các nhóm sắc tộc chấm dứt các cuộc xung đột trên cả nước. Trưởng đoàn đàm phán của chính phủ, Bộ trưởng văn phòng tổng thống Myanmar Aung Min cũng tham dự lễ hội và Tổng thống Thein Sein gửi bức thông điệp qua băng video tới lễ hội.
Nỗ lực của các nhóm sắc tộc và các tổ chức NGO: Nhóm làm việc phối hợp sắc tộc (WGEC) được thành lập và được Văn phòng châu Âu-Myanmar cung cấp tài chính. Nhóm này gồm một số thành viên của các nhóm sẳc tộc lớn và nhỏ, kể cả một số thành viên của UNFC. Ngày 13/5, nhóm WGEC gửi Trung tâm Hòa bình Myanmar một bản dự thảo Thỏa thuận Ngừng bắn và Hòa bình của Liên minh Toàn diện, trong đó đề nghị tổ chức một cuộc đối thoại chính trị và hội nghị kiểu Panglong. Từ ngày 5- 7/7, UNFC tiến hành một cuộc hội thảo, trong đó các nhóm sắc tộc đã thống nhất một quan điểm chung nhằm thúc đẩy một hội nghị toàn quốc. Đề nghị này có mục đích tổ chức một hội nghị bên ngoài Quốc hội để chính phủ và các nhóm sắc tộc có thể trao đổi quan điểm với nhau nhằm tiến tới một bản hiến pháp được dựa trên cơ sở các nguyên tắc liên bang. Ngày 13/7, một nhóm kỹ thuật của UNFC gặp gỡ một nhóm kỹ thuật của ủy ban kiến tạo Hòa bình Liên bang tại Chiang Mai của Thái Lan. Thông cáo báo chí của UNFC cho biết hai bên đã trao đổi quan điểm về tiến trình hòa bình và UNFC đề nghị tổ chức cuộc họp tham vấn chính trị sơ bộ tiếp theo trong tuần đầu tiên của tháng 8/2013. Bên cạnh đó, ngày 29/7, khoảng 150 đại diện của các nhóm vũ trang sắc tộc, các tổ chức phi chính phủ và các thành viên đối lập cũng tổ chức một hội nghị tại Chiang Mai, Thái Lan, nhằm thảo luận một chiến lược chung để thúc đẩy các yêu cầu chính trị của nhóm. Cuộc họp do UNFC tổ chức đã đề ra lộ trình cho một khuôn khổ chính trị được chính phủ chấp nhận. Sáng kiến hỗ trợ hòa Bình Myanmar (MPSI) do Na Uy lãnh đạo được thành lập năm 2012 đã và đang tổ chức các cuộc họp định kỳ với Chính phủ Myanmar và ủy ban Hòa bình nhằm thu hút sự ủng hộ quốc tế và xây dụng lòng tin về tiến trình hòa bình và thỏa thuận ngừng bắn tại Myanmar.
Nhưng các nhà phân tích cho rằng tiến trình hòa bình ở Myanmar còn nhiều trở ngại. Nhà phân tích Tom Kramer của Viện Xuyên quốc gia Myanmar khẳng định tiến trình hòa bình hiện nay thiếu sự tham gia của xã hội dân sự và vẫn phải tiến hành từng bước từ đạt được lệnh ngừng bắn mới đến một cuộc đối thoại chính trị. Hơn nữa, các mối quan tâm và những lời chỉ trích của các tổ chức khu vực về tiến trình hòa bình, kể cả vai trò của các tể chức quốc tế, vẫn không được giải quyết thích đáng và thậm chí đôi khi bị bỏ qua. Ông cho rằng để các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột tin tưởng vào tiến trình hòa bình, rõ ràng quân đội Myanmar phải rút khỏi một số vị trí không mang tính chiến lược quân sự bị coi là mối đe dọa của các cộng đồng. Ông còn cho biết hiện nay các cường quốc khu vực và quốc tế khác nhau rất quan tâm đến tình hình địa chính trị ở Myanmar, nhưng không phải nước nào cũng thực sự mong muốn tiến trình hòa bình đạt được kết quả. Trung Quốc đang chứng tỏ có thể gây ảnh hưởng đến tình hình ở Myanmar bằng nhiều cách mà Mỹ và Liên minh châu Âu không thể. Và vai trò của Trung Quốc trong sự phát triển này quan trọng hơn nhiều các nỗ lực lúng túng và thường sai lầm của một số nước phương Tây hiện đang tham gia các nỗ lực thiết lập nền hòa bình ở Myanmar. Trong khi đó, nhà phân tích Win Tin, một thành viên sáng lập Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD), cho rằng chính phủ nên tổ chức một cuộc đối thoại chính trị, thay vì chỉ tiếp tục chú trọng đạt được một thỏa thuận ngừng bắn rộng rãi trên cả nước. Ông lo ngại chính phủ sẽ sử dụng bà Suu Kyi để đạt được sự tin tưởng của các dân tộc thiểu số và như một mưu đồ nhằm thúc đẩy sự ủng hộ của quốc tế đối với tiến trình hòa bình ở Myanmar. Nhưng thực tế hội nghị các sắc tộc, dự kiến tổ chức trong tháng 7/2013 và hy vọng đạt được một lệnh ngừng bắn rộng rãi trên cả nước, đến nay vẫn không trở thành hiện thực mà chỉ cho thấy một số trở ngại ngay trong các cơ quan chính phủ. Hơn nữa, một lệnh ngừng bắn trên toàn quốc mà không có cam kết để bắt đầu một cuộc đối thoại chính trị sẽ không có ý nghĩa và dư luận sẽ đặt câu hỏi liệu tiến trình hòa bình có thực sự nghiêm túc. Từ kinh nghiệm thường xuyên về vi phạm lệnh ngừng bắn trước đây, chủ yếu do các lực lượng vũ trang Myanmar, yêu cầu giám sát lệnh ngừng bắn (hoặc của các tổ chức khu vực hoặc quốc tế) đến nay vẫn không được giải quyết. Ngoài ra cũng có nhiều báo cáo về các cuộc xung đột giữa một số nhóm vũ trang nhỏ và các lực lượng vũ trang Myanmar ở bang Shan và một số khu vực khác. Điều này cho thấy các lực lượng vũ trang Myanmar đang tăng cường vị thế thương lượng của họ để đi đến một giải pháp cuối cùng. Việc Trung Quốc can thiệp vào cuộc xung đột Kachin và sự ủng hộ công khai của Bắc Kinh đối với bang Wa cho thấy Bắc Kinh sẽ gây ảnh hưởng đến Chính phủ Myanmar nhằm bảo vệ các lợi ích của họ trong tiến trình hòa bình đang diễn ra. Ngoài ra, với tình hình hiện nay, bản hiến pháp năm 2008 của Myanmar sẽ là trở ngại lớn nhất cho tiến trình hòa bình, bởi vì nó quy định tất cả các lực lượng vũ trang trong liên minh phải nằm dưới sự chỉ huy của Bộ Quốc phòng – vấn đề không thể chấp nhận được đối với các nhóm sắc tộc. Bên cạnh đó bản hiến pháp cũng ngăn cản một cơ cấu liên bang của liên minh – một yêu cầu chủ yếu của các sắc tộc./.
 

Tồn tại lớn nhất của ngành giáo dục là... lệch hướng

Chủ nhật 06/10/2013 06:36
ANTĐ - Những ngày gần đây, đề án đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục - Đào tạo đã thu hút được sự quan tâm của dư luận. Người đứng đầu ngành Giáo dục và Đào tạo - Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng đã trả lời phỏng vấn báo chí cho rằng cuộc đổi mới lần này như một đoàn tàu khổng lồ đang chạy với hành khách là hơn 22 triệu thầy, cô giáo và học sinh, sinh viên, đây là “trận đánh lớn” chấp nhận trả giá, hy sinh.


Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo đã nhìn nhận những tồn tại của ngành giáo dục và thấy rằng việc đổi mới là cấp bách. Dư luận bày tỏ thái độ đồng tình và hy vọng vào sự quyết liệt nghiêm túc của ngành giáo dục trong lần đổi mới này sẽ đem lại những đổi thay đáng kể cho ngành giáo dục Việt Nam. Báo An ninh Thủ đô Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với PGS, nhà giáo Văn Như Cương - một người rất tâm huyết với nền giáo dục nước nhà…

- Thưa PGS, nhà giáo Văn Như Cương, đề án đổi mới giáo dục đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục coi là “trận đánh lớn”. Chúng ta đã có nhiều lần đổi mới giáo dục, song không triệt để và không mang lại hiệu quả. Vậy để  đổi mới giáo dục thành công, theo ông chúng ta phải bắt đầu từ đâu và lộ trình như thế nào?

- Tôi cho rằng nếu coi đây là một “trận đánh lớn” như ông Bộ trưởng đã nói, thì cần xác định rõ tư duy chiến lược và chiến thuật, sẽ đánh nhanh thắng nhanh hay đánh chậm thắng chắc? Tướng lĩnh là ai, bộ tham mưu là ai, cố vấn là ai? lính chiến là ai (là giáo viên, là học sinh hay là cả hai?)  huấn  luyện lính như thế nào, học cách sử dụng “vũ khí mới” trong bao lâu?... Đề án đặt ra mục tiêu là đến năm 2030 nền giáo dục nước ta phải đạt mức tiên tiến trong khu vực. Đó là một ước mơ chính đáng nhưng cũng thật là khó khăn để đạt được. Dẫu sao tôi vẫn  hy vọng rằng trận đánh lớn sẽ thắng lợi…

- Là một nhà giáo có kinh nghiệm và cũng có nhiều lần có ý kiến đóng góp thẳng thắn cho ngành giáo dục, ông có thể cho biết về những tồn tại của nền giáo dục Việt Nam hiện nay là gì: việc học, việc dạy, việc thi cử...?

- Tồn tại lớn nhất của nền giáo dục hiện nay là đang lệch hướng cho việc trả lời ba câu hỏi quan trọng nhất: Học để làm gì? Học cái gì? Học như thế nào? Đối với câu hỏi thứ nhất thì thực tế đã trả lời: Học để  đi thi chứ còn để làm gì nữa? Mặc cho UNESCO khuyến cáo: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”, ở Việt Nam ta thì nhất định cứ phải là “học để thi”, không có gì khác so với cha ông ta ngày xưa.                                                
                                                                 
Còn “học cái gì?” thì xin thưa rằng học những thứ mà người ta bắt thi, những  thứ không thi thì không học. Từ đó mới sinh ra môn chính và môn phụ.  
                                                                             
Câu hỏi cuối cùng “học như thế nào?” thì đã có câu trả lời rất logic: học thế nào   để thi cho đậu, bởi thế phải học vẹt, học nhồi, học nhét, học thuộc lòng, học tủ, học lệch, học thêm… Toàn bộ sự lệch hướng của nền giáo dục đều bắt nguồn từ việc định hướng sai lầm cho việc trả lời ba câu hỏi đó.      

- Một trong những tồn tại của việc “dạy học” hiện nay là nhồi nhét kiến thức, chương trình học quá tải không phù hợp. Điều này có cần thiết phải đặt ra trong đề án đổi mới giáo dục?

- Một khối lượng kiến thức quá lớn và không để làm gì ngoài mục đích để làm bài thi. Đó là một trong những sai lầm. Chúng ta  bắt mọi học sinh học Toán cứ như là để sau này ra đời họ sẽ theo nghiệp nghiên cứu Toán học hoàn toàn lí thuyết như Ngô Bảo Châu, cũng như  bắt họ học văn cứ như là để sau này họ trở thành nhà phê bình văn học… Sau bậc phổ thông mỗi người đi theo những con đường khác nhau: làm thầy giáo, làm thầy thuốc, nhà nghiên cứu xã hội, hoạt động chính trị, nghiên cứu mỹ thuật, làm công nhân, làm ruộng, kinh doanh… Bởi vậy chương trình của bậc học phổ thông chỉ nhằm cung cấp cho họ một nền tảng kiến thức chung nhất, cơ bản nhất… để sau bậc học này họ có thể có đủ điều kiện đi theo con đường mà mình lựa chọn. Không nên nhồi nhét quá nhiều kiến thức hàn lâm. Điều đó thật vô bổ và là một sự lãng phí rất lớn. Và đã là vô bổ, lãng phí thì cần phải đổi mới.

- Gần đây, nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp. Bộ Giáo dục - Đào tạo  lại đưa ra quan điểm bỏ kỳ thi đại học và giữ kỳ thi tốt nghiệp? Ý kiến của PGS về vấn đề này như thế nào?

- Ý kiến của tôi là không bỏ kì thi nào cả, vẫn giữ các kì thi đó nhưng cách làm thì khác hẳn. Thi tốt nghiệp nên giao về các Sở GD&ĐT, không cần tổ chức cấp Quốc gia, không cần thi cùng ngày, cùng chung đề, cùng biểu điểm…, nhưng phải nghiêm túc, thực chất… Thi đại học cũng giao về cho các trường ĐH và CĐ,  có trường thi tuyển, có trường xét tuyển, có trường thông qua phỏng vấn… điều đó tùy theo hoàn cảnh thực tế của mỗi trường. Hình thức thi “ba chung” đã lỗi thời, và việc quy định điểm sàn là sai lầm cần bãi bỏ.

- Theo PGS có nên rút ngắn thời gian học phổ thông từ 12 năm xuống còn 11 năm?

- Tôi đồng ý vẫn giữ 12 năm như cũ. Như trên tôi có đề nghị cần giảm đi rất nhiều kiến thức vô bổ, không thiết thực, làm cho việc học kiến thức nhẹ nhàng hơn, nhưng bên cạnh đó cần tăng cường việc học làm người, điều mà trước đây chúng ta không làm được vì không có thì giờ.

- Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng bắt đầu đổi mới từ người thầy. Nhưng cũng rất khó vì thực tế là có một tỷ lệ lớn giáo viên phổ thông đang không đủ sức đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục hiện hành. Nhiều giáo viên còn có năng lực yếu. PGS có ý kiến gì và theo ông nếu bắt đầu đổi mới từ giáo viên thì sẽ làm như thế nào?

- Tôi nhất trí rằng phải  bắt đầu đổi mới từ người thầy. Chúng ta muốn đổi mới bậc phổ thông về nhiều mặt: từ vấn đề dạy học tích hợp và phân hóa, về tư duy tiếp cận năng lực chứ không phải tiếp cận tri thức, về dạy học theo kiểu “bàn tay nặn bột”, dạy học lấy học trò làm trung tâm…. Nếu người giáo viên không được trang bị về mặt lí luận, về phương pháp thì làm sao họ có để thực hiện được sự đổi mới như vậy?  Muốn đổi mới từ người thầy thì lại phải đổi mới ngay ở các trường Sư phạm. Phải cho ra lò càng sớm càng tốt các lứa giáo viên có năng lực để phục vụ cho “đổi mới”, ngoài ra các trường Sư phạm phải có kế hoạch để đào tạo lại những lớp giáo viên trước đây. Các giáo viên cũ phải lần lượt thay phiên nhau về các trường Sư phạm học một cách thực sự các khóa học (ít nhất là 6 tháng một khóa), có kiểm tra, thi cử nghiêm túc. Có đạt được yêu cầu mới có thể trở về giảng dạy.

- Vấn nạn dạy thêm bao năm qua đã được nói đến nhưng vẫn không thay đổi. Dạy thêm vẫn núp bóng dưới nhiều danh nghĩa khác nhau: Tự nguyện,  học bù...?

- Một trong những nguyên nhân của việc học thêm là chương trình quá nặng, kiến thức thì nhiều mà thời gian học trên lớp thì ít nên học sinh phải học thêm thì mới có thể nắm được, hiểu được bài và có thể ứng dụng để làm bài tập… Thêm vào đó các bài thi tốt nghiệp hoặc thi vào đại học đều rất khó đối với đa số học sinh, cho nên nếu không đi học ở các lò luyện thì khó có hy vọng làm được bài. Tôi cho rằng nếu chúng ta giảm chương trình một cách thực sự, bỏ đi những kiến thức vô bổ, và cách tiến hành thi cử phù hợp không có những  bài toán mẹo mực, đánh đố… thì học sinh có thể yên tâm học chính khóa mà không cần phải học thêm. Nếu chương trình học và cách thi cử vẫn không thay đổi gì nhiều thì không có cách gì chống được việc học thêm.

 - Lương của nhà giáo, đặc biệt là vùng cao và nông thôn còn rất thấp. Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm huyết. Còn ở thành thị thì nhà giáo phải làm đủ mọi cách dạy thêm để tăng thu nhập. Đổi mới giáo dục có lẽ cũng cần đổi mới lương nhà giáo?

- Đúng là lương thầy cô giáo còn thấp, không đủ nuôi sống mình. Nhưng đó là tình hình chung của cán bộ ăn lương Nhà nước. Ai cũng thế thôi, muốn đủ sống thì phải tìm cách chính đáng để có thu nhập thêm, nếu không muốn trở thành kẻ tham nhũng. Đối với nhà giáo thì một số rất giàu có vì dạy thêm, thu nhập hàng tháng có thể đến hàng trăm triệu đồng, nhưng số đó rất ít thôi và tập trung ở các thành thị. Đại đa số thầy cô giáo vẫn có một đời sống vật chất khá khiêm tốn. Tôi cho rằng cần có những biện pháp cụ thể để nâng cao đời sống của giáo viên, nhất là các thầy cô giáo ở vùng sâu, vùng cao, vùng xa…

- Đề án đổi mới của Bộ giáo dục có nhiều ý kiến đánh giá còn chung chung. Quan điểm của thầy về vấn đề này như thế nào?

- Hình như toàn văn của đề án vẫn chưa công bố, mà chúng ta chỉ mới biết tóm tắt của dự án với những định hướng chung mà thôi. Cũng có một số điểm cụ thể như: học 12 năm, lớp 10 và 11 chỉ có 3 môn học bắt buộc, ngoài ra có thêm một số môn tự chọn, phương án thi tốt nghiệp và thi ĐH… Tôi  mong rằng toàn văn dự án sẽ công bố cho nhân dân biết và có thể tham gia góp ý.  Giáo dục không phải là sự nghiệp của riêng ai, bởi nó quyết định cho tương lai của toàn  dân tộc

- Chân thành cảm ơn ông!



Quan điểm đổi mới được trình bày trong đề án:

1. GD-ĐT là nhân tố giữ vai trò quyết định để thực hiện mục tiêu “Dân giàu - nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” nên cần được ưu tiên trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên đầu tư tài chính, nhân lực.

2. Chuyển mạnh quá trình GD từ chủ yếu trang bị kiến thức (nâng cao dân trí) sang tập trung phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học

3. Chuyển phát triển GD chủ yếu mục tiêu, số lượng, sang phát triển theo mục tiêu  nâng cao chất lượng.

4. Chuyển từ hệ thống GD cứng nhắc, thiếu liên thông sang hệ thống GD mở, hình thành cơ chế học tập suốt đời gắn với xây dựng xã hội học tập.

5. Phát triển GD phù hợp với cơ chế thị trường, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa.

6. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển GD-ĐT.
Khánh Huyền (Thực hiện) 

Thư ngỏ gửi Giáo Sư Hoàng Tụy

Kính thưa Giáo Sư,
GS HOANG TUYTrước khi đề cập đến vấn đề cần thưa với Giáo Sư, kẻ viết bức thư này, một công dân Việt Nam hạng thấp nhất cả về địa vị xã hội lẫn học hàm học vị, xin kính cẩn cúi mình trước nhân cách cao cả và những thành tựu khoa học nổi tiếng thế giới của Ông. Chính vì uy tín lớn của Ông trong giới khoa học và trong toàn xã hội mà mỗi lời nói của ông trên các phương tiện truyền thông đại chúng có thể có những tác động đáng kể đối với nhận thức của quảng đại quần chúng.
Điều làm tôi băn khoăn muốn thưa với Giáo Sư là phát biểu mới đây của Ông về Đề án đổi mới toàn diện giáo dục. Khi được phóng viên hỏi, Ông đã nói:
 “Đây là đề án đổi mới giáo dục tốt nhất từ trước đến nay” và “Đây là cơ hội tốt nhất để giáo dục lột xác và lấy lại niềm tin của nhân dân”.
Bằng những phát biểu như vậy, đương nhiên Giáo Sư đã bày tỏ sự ủng hộ nhiệt thành việc triển khai “đề án” đó.
Vâng, xin thưa Giáo Sư, hoàn toàn có thể đó là một bản đề án rất tốt, không những tốt hơn mọi đề án đã từng có, mà thực sự là rất tốt. Nhưng xin được nêu ra những câu hỏi sau đây:
Một: Người thực hiện (và đặc biệt là nhóm người nắm quyền sử dụng số tiền nhà nước chi cho bản đề án đó) gồm những ai?
Hai: Có phải từ trước đến giờ chưa có đề án nào đặt vấn đề đổi mới theo những cách rất hay ho và nghe ra rất hợp lý hay không, mà tại sao giáo dục vẫn trở nên tồi tệ như hiện nay?
Ba: Người ta đưa ra bản đề án đó nhắm tới những mục đích gì?
Bốn: Giáo Sư có thể nói gì về giáo dục nước nhà sau 10 năm thực hiện bản đề án đó?
Thưa Giáo Sư,
Chẳng biết Giáo Sư nghĩ sao, nhưng đa số dân đen chúng tôi đã quá chán ngán và mệt mỏi với những đề án này, chương trình nọ. Từ gần 30 năm nay, giáo dục nước nhà đã trải qua biết bao nhiêu những cơn đau cải cách và đổi mới. Hàng núi mỹ từ đã tuôn ra, nghe mà nức lòng. Hàng đống những nhóm giải pháp đã được áp dụng để kéo giáo dục ra khỏi vũng bùn. Và sau mỗi giai đoạn cải cách hay đổi mới, người ta lại thấy khẳng định trong những bản tổng kết rằng giáo dục đã “đi lên”. Vâng, lần cải cách nào, lần đổi mới nào cũng “đi lên”, nhưng kết quả là sau mấy chục năm nó lại tồi tệ hơn khi bắt đầu có cải cách. Vì sao vậy? Đó là vì, mặc dù những gương mặt cụ thể có thể thay đổi, nhưng đội ngũ những người thực hiện cải cách vẫn thuộc một tập đoàn đó, tập đoàn không bao gồm những người uyên bác nhưng lại có quyền tuyệt đối trong việc biến những ý kiến chủ quan thành “chân lý”, tập đoàn mang tính chất một nhóm lợi ích, nắm trong tay và tự ý thao túng những nguồn tài chính khổng lồ!
Đó là cách nghĩ đơn giản của đám dân đen chúng tôi để trả lời hai câu hỏi đầu. Về câu hỏi thứ ba, chúng tôi xin thưa: ngoài việc lấy thành tích, “đề án” còn có một mục đích khác nữa. Chỉ cần nói đến một “tiểu đề án” cũng sắp “triển khai” là viết lại toàn bộ sách giáo khoa phổ thông (vâng, lại viết lại SGK!) với số tiền dự chi là 70 ngàn tỉ đồng, trong khi một số chuyên gia tính ra chỉ cần chi 70 tỉ, là đủ thấy cái Đề án đổi mới toàn diện nó nhắm tới cái gì rồi. Than ôi!
Cuối cùng, nếu nói đến 10 năm sau khi bắt đầu thực hiện cái “đề án” đó, dân đen chúng tôi xin mạn phép đánh cuộc với Giáo Sư rằng giáo dục sẽ tồi tệ hơn hiện nay, bất kể Giáo Sư có thể đưa ra bao nhiêu phép chứng minh khoa học rằng nó sẽ tốt hơn hiện nay rất nhiều. Vâng, vì không đủ trình độ để phân tích, chứng minh một cách khoa học, chúng tôi chỉ xin nói ngắn gọn: đánh cuộc! (Trừ trường hợp bản “đề án” đó hay bản khác tương tự được một tập đoàn khác thực hiện.)
Chúng tôi biết rằng các công trình của Giáo Sư đóng góp rất nhiều cho khoa học thế giới, nhưng Việt Nam ta còn lâu lắm (có thể mấy trăm năm nữa) mới có thể đủ văn minh để ứng dụng các công trình đó. Vì vậy, với mong muốn được nhờ Giáo Sư một chút gì đó, chúng tôi xin thỉnh nguyện Ông một điều: Xin đừng làm cho một thiểu số dân đen tiếp tục có cái nhìn mơ hồ về giáo dục nước nhà, và nói chung về tương lai đất nước.
Xin kính chúc Giáo Sư mạnh khỏe và trường thọ!
Kính thư,
Công dân NGUYỄN TRẦN SÂM

‘Made in China’ vẫn là hiểm họa tiêu dùng

Có thể nói, công nghệ “cắt gọt” chi phí bằng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng chính là sản phẩm công nghiệp sáng tạo nhất của Trung Quốc.
Ảnh minh họa: Korea Times
Theo báo cáo của hải quan các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), chỉ tính riêng năm 2011, các quan chức khu vực này đã bắt giữ khoảng số hàng giả, hàng nhái có tổng trị giá vào khoảng 1,3 tỷ euro (khoảng 1,7 tỷ USD), mà chiếm đến 73% là từ Trung Quốc.
 
Bức tranh hàng “Made in China” có thể nhìn rõ nhất từ ngành công nghiệp năng lượng mặt trời. Do ngưỡng giới hạn nhập cảnh hàng hóa thấp cộng với việc thiếu các tiêu chuẩn an toàn bắt buộc, ngành này đã bắt đầu có dấu hiệu của sự rối loạn. Có khoảng 5.000-6.000 nhà sản xuất đang hoạt động trong lĩnh vực này, nhưng 20 doanh nghiệp đứng đầu chiếm gần 30% thị phần. Và cứ mỗi năm qua đi, lại có hàng ngàn doanh nghiệp hoặc sụp đổ hoặc thu nhỏ lại, để lại những tấm pin mặt trời nằm phơi trên mái nhà mục nát.
 
Bất chấp tình cảnh đó, tương tự như thị trường điện máy Việt Nam “sụp” nhiều mà “dựng lên” vẫn lắm, nhà máy vẫn mọc lên như nấm và các doanh nghiệp không ngần ngại hy sinh tiêu chuẩn chất lượng để giảm chi phí, rồi cuối cùng kết thúc trong cay đắng, phá sản và giải thể. Chỉ có 53,9% khách hàng hài lòng với sản phẩm họ nhận được, và cụm từ “chất lượng kém” gần như đã trở thành bạn đồng hành với hàng Trung Quốc.
 
Ảnh minh họa: Toonpool
 
Doanh nghiệp Trung Quốc có định kiến cố hữu rằng cứ “to là tốt”, chỉ chực chạy theo thị phần, bất chấp một thực tế là thị phần tạo nên thương hiệu, song thương hiệu không nhất thiết phải cần thị phần. Đặc biệt với các nhãn hàng sang trọng, cái quan trọng hơn không hẳn là bao nhiêu người dùng, mà là những người đó là ai và sản phẩm của mình có độc đáo hay dẫn đầu trào lưu hay không. Song các doanh nghiệp Trung Quốc hầu như chỉ tập trung vào lợi ích trước mắt, và giá rẻ được coi là chiến lược tiếp thị chính. Chính điều này đã khiến các doanh nghiệp Trung Quốc không còn sức để nỗ lực đầu tư cho công nghệ và kỹ thuật, chấp nhận đánh đổi chất lượng để hạ chi phí - hoàn toàn ngược lại với các nước có nền công nghiệp phát triển, khi chính khoa học kỹ thuật chất lượng cao đã giúp họ giảm chi phí mà không phải hy sinh chất lượng.
 
Ngay đến cả thực phẩm và dược phẩm Trung Quốc cũng dính đến vô số bê bối. Nổi bật là vụ sữa nhiễm độc melamine khiến 6 trẻ em thiệt mạng và hàng trăm trẻ em phải chịu di chứng, rồi đến thuốc “độc”, thịt lợn siêu nạc được nuôi bằng chất kích thích tăng trọng,… đã khiến các sản phẩm đến từ Trung Quốc gần như không chứa đựng cái gọi là “uy tín”. Chính vì vậy, “Made in China” đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng toàn cầu, dĩ nhiên không phải danh tiếng kiểu như Apple hay Louis Vuitton.
 
Tại Hội thảo Phòng, chống hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được tổ chức ở Hà Nội ngày 1/10, phần lớn các doanh nghiệp đều chung một nỗi niềm: Với ưu đãi thuế quan giữa Trung Quốc và ASEAN, từ trái cây, rau củ cho đến thực phẩm khô, đồ gia dụng, giày dép, dụng cụ học tập, đồ chơi trẻ em,… xuất xứ từ Trung Quốc đã thừa cơ xâm lấn thị trường Việt. Điều đáng nói là không chỉ chợ búa, mà ngay cả các siêu thị, nhà sách, các khu mua bán - lúc nào cũng rầm rộ khẩu hiệu “người Việt dùng hàng Việt” - cũng ghi nhận sự lấn lướt của các nhãn mác “Made in China”. Nếu hỏi nguyên do, sẽ là những lời biện bạch kiểu như không phân biệt đối xử các loại hàng hóa hay hàng Trung Quốc chỉ chiếm số ít.
 
Đồ chơi Trung Quốc nhan nhản ở Hàng Mã
 
Ngay ở khu phố cổ - nơi khách du lịch thường xuyên qua lại và có nhu cầu mua quà lưu niệm Việt Nam, từ chiếc nhẫn bé tí cho đến đồ chơi trẻ em hay thuốc Bắc người lớn đều ngập hình ảnh Trung Quốc. Nhưng người bán nhỏ lẻ cũng chỉ có thể chạy theo thị trường, khi hàng Trung Quốc vừa rẻ vừa mã đẹp, còn hàng Việt Nam bị đánh giá là thô, nặng nề, lại còn cao giá. Nếu nhập chính ngạch từ các nước khác thì sẽ vô cùng đắt đỏ, đặc biệt là sắp tới đây rất có thể Chính phủ sẽ cho phá giá tiền đồng, càng có cơ đẩy giá sản phẩm lên cao.
 
Nguy hại hơn, vì cụm “giá rẻ” gần như bị đánh đồng với Trung Quốc, nên ngay cả khi hàng nội có rẻ, thì tâm lý người tiêu dùng vẫn tỏ ra e dè, hoài nghi và xa lánh. Thậm chí, khi được người bán đưa ra nhiều lựa chọn các mặt hàng từ các thị trường khác nhau, người mua cũng chỉ tặc lưỡi chọn luôn hàng Trung Quốc vì chắc mẩm hàng nào cũng quy về một mối cả thôi, chọn cái khác có khi còn bị “hớ giá”.
 
Nhưng cố nhiên, sự thịnh vượng được đánh đổi bằng đạo đức kinh doanh thì không thể bền vững. Xét trên quan điểm dài hạn, đây chính là “điểm chết”. Như Charles Handy – nhà triết lý kinh doanh nổi tiếng của Anh Quốc – từng nói: “Để đạt được lợi ích ngắn hạn mà hy sinh chất lượng thì doanh nghiệp đó không thể có tuổi thọ lâu dài. Chất lượng sản phẩm cũng như sự thật vậy. Không ai và không doanh nghiệp nào có thể sống quá lâu với những lời nói dối.”
 
Thực tế đã cho thấy, người tiêu dùng các nước đang dần tẩy chay hàng Trung Quốc. Đến ngay cả doanh nghiệp Mỹ, thường rất ngại đặt cơ sở sản xuất ngay tại quê nhà, cũng đã bắt đầu tìm cách “lánh xa” cái tên Trung Quốc. Tuy nhiên, trong khi các nước có hàng rào thuế quan vững chắc thì Việt Nam vẫn còn quá “dễ tính” khi hàng độc, hàng kém chất lượng vẫn tràn ngập thị trường trong sự thoái thác trách nhiệm của cơ quan chức năng.
 
Lục Dương

THƯ GIÃN CHỦ NHẬT: XEM TRANH CỔ ĐỘNG CỦA LIÊN XÔ VÀ PHÁT XÍT ĐỨC

Tranh tuyên truyền cổ động của Liên Xô và Đức quốc xã

plakat-0


Muốn thấy sự tuyên truyền của Liên Xô ( đàn anh CNXH) và Đức quốc xã ( Đàn anh của đế quốc phát xít) không gì bằng đặt các tranh cô động của hai nước sát bên nhau. Ta sẽ thấy giống nhau không chê vào đâu được




























-----
Nguồn ảnh: Kitbu