Hội nghị TW 8: Xơ cứng - Trễ tàu - Lạc hậu
Hội nghị Trung ương 8 Khóa đảng XI Đảng Cộng Sản Việt Nam họp từ 30/9 đến 09/10/2013 tập trung thảo luận 5 vấn đề lớn :
1) Đánh giá thực trạng kinh tế-xã hội.
2) Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
3) Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
4) Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
5) Công tác xây dựng Đảng (gồm cả 2 công tác :xem xét, quyết định việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng ; quyết định việc thành lập các tiểu ban chuẩn bị Đại hội XII của Đảng).
Đây là Hội nghị “giữa nhiệm kỳ” của Khóa đảng XI, đánh dấu nửa đường đi qua của nhiệm kỳ 5 năm (2011-2015) nhằm kiểm điểm tình hình đất nước và trách nhiệm của tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và 174 ủy viênTrung ương, kể cả 25 người dự khuyết.
Bài viết này tập trung giải thích tại sao đứng trước nhu cầu “đổi mới hay là chết” mà lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn tiếp tục mang nặng tư duy xơ cứng để bảo vệ quyền lực độc tài, bao che cho nhau, tiếp tục ngụp lặn trong “vũng lầy ham hố nắm tất”, ngân sách lâm nguy, kinh tế tụt đáy, tiềp tục chống dân chủ hóa chế độ khiến Việt Nam lại lỡ chuyến tầu ra khỏi qúa khứ lạc hậu và chậm tiến.
Từ đột phá đến thụt lùi
Về tình hình kinh tế, Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng Sản Việt Nam tháng 01/2011 đã đề ra Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 với mục tiêu :
"Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại ; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt ; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững ; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên ; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau…
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010 ; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD”.
Nhưng chỉ còn 7 năm nữa Việt Nam đến hẹn thành “nước công nghiệp theo hướng hiện đại” mà cả nước vẫn chưa có cái gì gọi là “công nghiệp” cả thì Việt Nam sẽ đi về đâu hay vẫn tiếp tục “làm thuê” cho nước ngoài như hiện nay ?
Đó là lý do tại sao chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt phê bình quan niệm này chỉ là “một thông điệp lạc quan”.
Ông giải thích : “Phải nói rằng chúng ta quan niệm chưa đúng về công nghiệp hóa, hiện nay không có các xí nghiệp đáng kể, không có mặt hàng công nghiệp đáng kể… Công nghiệp hóa là mỗi một hộ gia đình phải có lực lượng trí tuệ tiềm năng về mặt công nghiệp, phải có những người thạo tay nghề đủ để thực hiện các dự án công nghiệp. Chúng ta chưa có, tức ta chưa có nền sản xuất cứng. Xã hội chúng ta là xã hội chưa có kỷ luật công nghiệp. Xã hội công nghiệp hóa là một xã hội vừa có kỷ luật công nghiệp, vừa có nền công nghiệp thực và vừa có địa vị trong thị trường quốc tế về nền công nghiệp của mình. Về bản chất, công nghiệp hóa là xây dựng một nền công nghiệp và một nền văn hóa công nghiệp” (Phỏng vấn của báo Đại Đoàn Kết, 29/09/2013).
Lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam vẫn thường “nổi tiếng” có thói quen đổ lỗi cho kinh tế thế giới suy thoái để che đậy thất bại do lỗi tự đề cao khả năng, tự mình làm hỏng việc, buông lỏng tệ nạn tự chế báo cáo khống để tạo thành tích, chủ tâm để “đẹp lòng lãnh đạo” và ưa thói làm ăn theo phong trào ăn xổi ở thì cho đến khi thất bại thì đổ lỗi cho nhau rồi huề cả làng, để lại hậu qủa cho dân mang nợ !
Bằng chứng “cứ loay hoay mãi” là do nhà nước không thành tâm nhận lỗi và không quyết tâm dứt điểm với những khuyết tật “kinh niên gia truyền” của hệ thống lãnh đạo ; không bỏ thói quen chi tiêu lãng phí hơn số tiền mình có ; không chịu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thua lỗ vì sợ chạm đến quyến lợi của các phe nhóm trong đảng và não trạng “làm láo báo cáo hay” vẫn lan tràn là những vấn đề khẩn trương và nan giải đã được phơi bày tại cuộc hội thảo của Ban Kinh tế Trung ương Đảng ngày 23/9, với chủ đề “Nhìn lại nửa chặng đường phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 và những điều chỉnh chiến lược”.
Ông Vũ Khoan, nguyên phó thủ tướng được báo chí trích lời phê bình rằng “những hạn chế bất cập trong điều hành không được nhìn thẳng, khi Chính phủ luôn giải thích rằng nền kinh tế khó khăn, là bởi khủng hoảng kinh tế thế giới, chứ ít khi đi vào nguyên nhân chủ quan là có sai lầm trong điều hành”.
Ông nói : “Tôi không tin khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng khiến nền kinh tế của chúng ta khó khăn, khi mà những lĩnh vực liên quan đến thế giới như xuất khẩu, đầu tư nước ngoài... đều là những điểm sáng của nền kinh tế chúng ta. Sao lại cứ đổ tội cho tình hình khách quan ?” (Thời báo Kinh tế Việt Nam, 24/09/2013)
Như vậy thì suy thoái của nền kinh tế hiện nay, phần chính là do lỗi “chủ quan của hệ thống” cầm quyền của những viên chức lãnh đạo từ ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trở xuống.
Ấy thế mà vẫn chưa thấy có người nào bị thay thế hay có ý thức văn hóa để từ chức thì không do tư duy “đá cối ngồi lì” và “che tội cho nhau” thì còn gì nữa ?
Vẫn theo Thời báo Kinh tế Việt Nam thì : “Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiến sĩ Cao Sỹ Kiêm còn cho rằng, việc điều hành của Chính phủ, càng vào thời điểm khó khăn, càng không kiểm soát được tình hình, khiến nền kinh tế rơi vào khó khăn sâu hơn. Cùng với đó, cách giải quyết vẫn theo tư duy cũ, thậm chí có lúc quay về thời kỳ bao cấp với các mệnh lệnh hành chính đưa ra.
Nguyên viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, tiến sĩ Lưu Bích Hồ cũng phàn nàn, “Chính phủ nói nhiều nhưng không làm được”.
Cho rằng tình hình “vì sao nên nỗi”, cũng bởi đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học, đội ngũ tham mưu chỉ “dâng” lên chính phủ những bức tranh “đẹp” cho vừa lòng lãnh đạo, tổng thư ký Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, giáo sư Nguyễn Quang Thái, nhấn mạnh “muốn thoát khỏi tình trạng trì trệ này, cần phải có nhiều hơn nữa tinh thần dân chủ”.
Chính phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng phải nhìn nhận tại cuộc hội thảo rằng nền kinh tế vẫn chưa nhích lên được.
Ông nói : “Nhiều mục tiêu của kế hoạch 5 năm có khả năng không thực hiện được. Ngay trong năm 2013, có tới 7 trên 15 chỉ tiêu không đạt kế hoạch đề ra như tốc độ tăng trưởng GDP, giá trị gia tăng công nghiệp, xây dựng, giải quyết việc làm. Dư địa chính sách cho mô hình tăng trưởng hiện tại không còn nhiều" (VnExpress, 24/09/2013).
Nhưng tại sao kinh tế các nước quanh Việt Nam vẫn tăng trưởng mà Việt Nam thì không trong bối cảnh chính phủ Việt Nam đổ lỗi cho “kinh tế thế giới suy thoái” ?
Báo cáo tại cuộc hội thảo chỉ ra rằng : “Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn 2011- 2012 tương đương với Philippines, thấp hơn Malaysia và Indonesia, nhưng cao hơn Singapore và Thái Lan. Tuy nhiên, ngoại trừ Singapore, trong giai đoạn này, tất cả các nước trên đều có tốc độ tăng trưởng cao hơn giai đoạn trước (2008-2010) trong khi tăng trưởng của Việt Nam suy giảm qua hai giai đoạn trên.
Tốc độ tăng trưởng trung bình của Việt Nam bắt đầu suy giảm nhanh và liên tục từ giai đoạn cuối 2007 đến nay, trong khi đó, tăng trưởng những nước trên đều khởi sắc hơn kể từ 2009” (Thời báo Kinh tế Việt Nam, 24/09/2013).
Bức xúc chồng lên thắc mắc
Nhiều chuyên gia khác cũng sốt ruột bức xúc.
Giáo sư - tiến sĩ Trần Thọ Đạt - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng thẳng thắn nói : “ Khả năng thực hiện được các mục tiêu theo đúng kế hoạch là "rất mong manh". Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2011- 2015 được kỳ vọng 6,5-7%, lạm phát ở 5-7%. Tuy nhiên, tính toán hiện nay cho thấy GDP giai đoạn này chỉ ước tăng 5,8%, lạm phát lên tới 9,2%”.
Trưởng ban kinh tế trung ương Vương Đình Huệ cũng cấp báo : “Việc nhiều chỉ tiêu kinh tế 5 năm dự kiến không đạt kế hoạch dẫn đến nguy cơ Việt Nam ngày càng tụt hậu so với các nước trong khu vực" , theo tường thuật của VnExpress.
Bộ trưởng tài chính Đinh Tiến Dũng cũng báo cáo : “9 tháng qua, tổng thu ngân sách đạt hơn 543.000 tỷ đồng, tổng chi hơn 684.000 tỷ đồng đưa mức bội chi lên tới hơn 140.000 tỷ đồng, chiếm gần hết dư địa bội chi của cả năm. Chỉ 6/14 khoản thu nội địa đảm bảo tiến độ (từ 75% dự toán trở lên) song đều là các khoản thu nhỏ. Hầu hết các sắc thuế chủ yếu như VAT (Value-Added Tax, Trị Gía Gia Tăng), thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân… đều đạt thấp”.
Lý do dễ hiểu vì doanh nghiệp tư nhân chết như rạ.
Báo chí trong nước đưa tin Chính phủ báo cáo:“Trong 9 tháng đầu năm 2013, cả nước có 6.742 doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể doanh nghiệp, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2012. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động trong 9 tháng đầu năm 2013 là 11.299 doanh nghiệp. Theo ông Đào Quang Thu, Thứ trưởng Bộ KHĐT, tình hình chung 9 tháng dù có nhiều dấu hiệu khởi sắc nhưng các con số cho thấy vẫn còn nhiều khó khăn”.
Trong khi đó, tiến sĩTrần Đình Thiên, viện trưởng Viện Kinh tế Việt Namnói tại cuộc tọa đàm“Doanh nhân trẻ Việt Nam 20 năm đi lên cùng đất nước”, tổ chức tại Hà Nội chiếu 1/9/2013:“Năm 2011 khoảng 50 nghìn doanh nghiệp chết cũng tiếc, nhưng tiếc vừa vừa thì đó là những anh quá yếu. Năm 2012 có 51 nghìn doanh nghiệp lâm vào hoàn cảnh tương tự, nhưng cũng chỉ khóc thương một lúc. Còn đến nửa năm nay 25 nghìn doanh nghiệp ra đi thật sự là tổn thất to lớn vì đó là số đã cầm cự được đến tận bây giờ. Và từ giờ đến cuối năm có thể chỉ 15 - 20 nghìn doanh nghiệp tiếp tục rời thị trường nhưng đó là những doanh nghiệp có chất lượng”.
Vì vậy, ông cảnh báo:“Theo tôi dự đoán thì kinh tế Việt Nam còn khó ít nhất hai năm nữa”(Thời báo Kinh tế Việt Nam, 01/09/2013).
Thời điểm 2 năm của tiến sĩ Thiên lại rơi đúng vào lúc Đảng Cộng Sản Việt Nam chuẩn bị bầu Ban chấp hành mới Khóa XII được coi là “rất nhạy cảm” đối với cá nhân tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Họ sẽ phải trả lời trước đảng và quốc dân tại sao nhà nước đã tốn không biết bao nhiêu tiền của để qủang cáo cho chủ trương được phô trương là “tái cấu trúc” nền kinh tế từ sau Đại hội đảng tháng 01/2011 mà đến nay kinh tế vẫn duy thoái ?
Giản dị vì theo lời tiến sỹ Trần Đình Thiên nói tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu2013 khai mạc sáng ngày 26/09 (2013) tại Hà Nội : “Chính phủ đã thông qua đề án tái cơ cấu kinh tế đến năm 2015. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, quá trình triển khai rất chậm chạp và chưa mang lại hiệu quả. "Tái cơ cấu đầu tư chưa đụng đến cốt lõi vấn đề vận hành ngân sách Nhà nước, nợ xấu và sở hữu chéo vẫn còn nguyên, tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế Nhà nước mới thực hiện trên giấy" (VnExpress, 26/09/2013).
Ông Thiên, được báo chí trích dẫn đã bức xúc : “ Từ khủng hoảng toàn cầu và suy thoái kinh tế năm 2008, đến nay thế giới đã bước vào quỹ đạo phục hồi, nhưng Việt Nam vẫn đang trong lộ trình “xuống đáy”, với mối lo tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực”.
Một trong những nguyên nhân làm cho tình hình kinh tế sa sút dần vì các báo cáo của Chính phủ không trung thực, không phản ảnh đúng với tình thế vì phần lớn chỉmuốn “làm đep lòng cấp trên” để tạo thành tích !
Hãy nghe tiến sĩ Thiên thắc mắc:“ Số liệu tăng trưởng GDP(Gros Domestic Product, tăng trương nội địa) các tỉnh gấp đôi toàn quốc, và cả hai đều là số liệu chính thức thì sự thực ở đâu ? Sai số hàng chục, hàng trăm nghìn tỷ đồng nợ xấu, thu chi ngân sách... trong các báo cáo chẳng lẽ lại trở thành chuyện bình thường".
Nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan cũng thắng thắn nói ông không thể tin vào các số thống kê của Chính phủ !
Đối diện với tình trạng suy thoái ngày một lên cao và cảnmh “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”, ông Trần Thọ Đạt (Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân ) đã đề nghị hạ thấp mức tăng trưởng xuống 5,4% thay vì từ 6.5 đến 7% như đảng đề ra. Ông cũng muốn lùi thời gian Việt Nam “thành nước công nghiệp” từ 2020 xuống khoảng 2035-2040.
Một số chuyên gia coi đề nghị của ông Đạt “có lý” nhưng cái cấp thời bây giờ là phải “tìm biện pháp cứu nguy nền kinh tế”.
Ngoài những chỉ tiêu cần điều chỉnh, mức thu nhập bình quân đầu người của dân Việt Nam cũng phải tăng lên tối thiếu 10.000 Mỹkim một năm, thay vì từ2.500 đến 3.000 như hiện nay, thì may ra mới được xếp vào hạng “công nghiệp”.
Lỗi tại ai - ở đâu ?
Đó là lý do ông Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu các ủy viên trung ương đảng họp kỳ 8 cần phải: “Xác định cụ thể nguyên nhân khách quan, chủ quan, nguyên nhân thuộc về luật pháp, cơ chế, chính sách, nguyên nhân do tổ chức thực hiện;đâu là nguyên nhân chủ yếu, có tính quyết định?”.
Cũng cần nhắc lại sau khi nhận chức tổng bí thư đảng tháng 1/2011, ông Trọng muốn làm nhiều việc cho “hợp lòng dân”, thay vì “đánh trống bỏ dùi” như trong suốt 10 năm đứng trụ của ông Tồng Bí thư Nông Đức Mạnh trong 2 khóa đảng IX và X.
Trong số việc Ông Trọng đã làm thì ông đã thất bại việc lớn nhất là Xây dựng chỉnh đốn đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4“Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiệnnay” (31/12/2011), trong đó quốc nạn tham nhũng tiếp tục ngày một nghiêm trọng và tình trạng suy thoái tư tưởng và đạo đức của đảng viên, nhất là những người có chức có quyền mỗi ngày một lan rộng.
Ngoài ra, ông cũng không biết phải xoay xở ra sao để chu tòan, ít ra là một nửa kế họach sau gần 3 năm đối với chiến lược lược kinh tế theo Nghị quyết của Khóa đảng XI, được tập trung vào 3 khâu đột phá chiến lược về kinh tế gồm : (1) “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính. (2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân ; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. (3) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn (Tạp chí Cộng sản điện tử, 12/04/2012).
Về điểm 1, ông Nguyễn Phú Trọng và một bộ phận “bảo thủ” trong đảng vẫn muốn để cho khối Doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò “chủ đạo” (lãnh đạo) của nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần “theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, đi ngược lại những định chế của nền kinh tế thị trường tự do và bình đẳng theo tiêu chuẩn chung của Quốc tế. Nhóm này còn đang vận động để ghi vai trò “chủ đạo ” này vào Hiến pháp 1992 sửa đổi sẽ đem ra thảo luận ở Quốc hội Kỳ họp 6, khai mạc ngày 21/10 (2013) !
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt trên báo Đại Đoàn Kết ngày 29/09/2013 thì : “Tiêu chuẩn của một nền kinh tế thị trường chính là bình đẳng giữa các khu vực kinh tế, tức là mọi đối tượng làm ăn đều bình đẳng trước pháp luật, và hệ thống pháp luật ấy phải tương thích với hệ thống pháp luật quốc tế để có thể hội nhập được”.
Do đó, nếu ông Trọng cứ khăng khăng bám chặt lối tư duy xơ cứng “doanh nghiệp nhà nước” phải cầm đầu nền kinh tế với cách làm ăn được nhà nước ưu tiên đủ thứ, tạo ra mất bình đẳng và chèn ép các doanh nghiệp tư nhân và của nước ngoài như hiện nay thì làm sao mà Hoa Kỳ vá các nước khác có thể nhìn nhận Việt Nam có nền “kinh tế thị trường” để Việt Nam được hưởng lợi thuế khi xuất cảng hàng hóa vào Mỹ ?
Trong khi đó khối doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam đã chứng minh phần lớn thất bại, làm ăn thua lỗ, tham nhũng, gây mất tiền cả ngàn-ngàn tỷ đồng tiền mồ hôi nước mắt của dân như hai Tổng công ty Vinashin và Vinalines đã làm thì làm sao mà “chủ đạo” được ?
Vẩn theo chuyên gia Nguyễn Trần Bạt thì : “Các công ty nhà nước sử dụng khoảng 70 - 80% lượng tài nguyên, 70 - 80% lượng tín dụng của đất nước, của xã hội, bây giờ nếu không tái cấu trúc được nó thì 70 - 80% tiềm lực của một nền kinh tế bị chôn vùi”.
Qủa nhiên đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã và đang lãng phí tiền bạc của dân, trong khi nguồn nhân lực của Việt Nam ghi trong điểm (2) chưa được đào tạo bài bản có đủ tay nghề chuyên nghiệp cao trong nền giáo dục từ chương thầy đọc trò chép, khoa bảng, bằng cấp, mánh mung, mua bán bằng cấp, chạy chức chạy quyền thì làm sao Việt Nam có thế “đột phá” để trở thành nước Cộng nghiệp vào năm 2020 ?
Về hệ thống đường xá, bến cảng ghi trong điểm (3) thì thực tế lưu thông ùn tắc, tai nạn hàng ngày làm chết người mỗi ngày nhiều hơn trong thời kỳ còn chiến tranh, đường phố đô thị ngập úng như Sài Gòn và Hà Nội. Tệ nạn lãng phí, tham nhũng lan rộng trong cảnh sát lưu thông,tại các trạm kiểm soát “ông kẹ” địa phương và trong các dự án làm đường, sân bay, bến cảng chưa khai trương đã hỏng, chưa đến hạn đã hư, đào lên lấp xuống lan tràn vô tội vạ mặc cho dân kêu than như đang diễn ra ở mọi nơi thì làm sao phát triển kinh tế được ?
Đó là thất bại của 3 khâu đột phá mà ông Nguyễn Phú Trọng và Ban Chấp hành Trung ương đảng phải trả lời với dân ở kỳ họp “giữa nhiệm kỳ” này.
Hiến pháp và bảo vệ tổ quốc
Sau kinh tế là đến Hiến pháp và “chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” được thảo luận tại Hội nghị 8 nhưng nhà nước không phổ biến báo cáo của chủ tịch nước Trương Tấn Sang nên không ai biết làm sao mà Đảng Cộng Sản Việt Nam có thể bảo vệ được sự vẹn tòan lãnh thổ và chủ quyên trước áp lực ngày một nặng nề ở Biển Đông của Trung Quốc ?
Trong diễn văn khai mạc, ông Trọng đã nhắc nhở các ủy viên trung ương phải chú trọng đến : “ Sự biến động nhanh chóng, phức tạp của tình hình chính trị, kinh tế thế giới và khu vực, nhất là tình hình trên Biển Đông ; sự chống phá của các thế lực thù địch ; những tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường và mở cửa, hội nhập quốc tế ; những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước và trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội”.
Chủ trương “bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới” đã đề ra từ Hội nghị trung ương 8 khóa đảng IX năm 2003 dưới thời ông Nông Đức Mạnh tập trung vào 6 nhiệm vụ chính cô đọng trong chủ trương :“Dựng nước đi đôi với giữ nước” là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, quy luật đó được biểu hiện tập trung trong hai nhiệm vụ chiến lược có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau : xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” (Thông báo Hội nghị Trung ương 8/IX, 12/07/2003).
Vào chi tiết, Nghị quyết để ra công tác :
Một là, giữ vững môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, duy trì nền hoà bình lâu dài ; bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.
Hai là, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, kết hợp chặt chẽ với bảo vệ Đảng, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị nội bộ ; giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.
Ba là, nỗ lực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế gắn liền với phát triển văn hóa - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước ; không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, chú trọng nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm công bằng xã hội ; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Bốn là, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mở rộng dân chủ xã hội đi đôi với tăng cường trật tự, kỷ cương, thực hiện tốt chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo của Đảng ; nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Năm là, tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh, quốc phòng và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Tiếp tục xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Củng cố, hoàn thiện thế trận an ninh nhân dân. Xây dựng các cơ quan nội chính, bảo vệ pháp luật trong sạch, vững mạnh.
Sáu là, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, chủ động mở rộng hợp tác quốc tế theo tinh thần “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, ổn định chính trị - xã hội, đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, nâng cao vị thế của nước ta ở khu vực và trên thế giới.
Để làm được những việc này, hàng loạt các cuộc hội thảo kiểm điểm 10 năm thi hành Nghị quyết 8 (IX) đã được tổ chức trước Hội nghị Trung ương 8 Khóa đảng XI nhằm làm mới hơn những “đe dọa” đối với an ninh của Việt Nam trước những biến đổi mau chóng của tình hình thế giới và khu vực, đặc biệt những diễn biến phức tạp ở Biển Đông.
Vì vậy không có gì lạ khi hệ thống bào-đài của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đồng loạt phổ biến cùng ngày khai mạc Hội nghị 8 (30/09/2013) bài viết mới của Đại tướng Bộ trưởng Công an Trần Đại Quangvề “Tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới”.
Ông Quang đã tập trung bài viết vào kêu gọi phải đặt cuộc “đấu tranh của tòan dân dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Ông ta cũng lập đi lập lại những nguy cơ đe dọa tiềm ẩn của “diễn biến hòa bình”, thường ám chỉ đến áp lực đòi dân chủ, nhân quyền và các quyền tự do cho nhân dân Việt Nam của phương Tây do Hoa Kỳ lãnh đạo.
Tất nhiên tướng Quang cũng đã nhắc nhở lực lượng công an phài đề phòng chống phá của các “thế lực thù địch bên ngoài và cả phản động ở trong nước” luôn lợi dụng mọi sơ hở và cơ hội để chống phá chế độ.
Tướng Quang viết : “ Bảo vệ an ninh quốc gia là cuộc đấu tranh của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Ðảng, là cuộc đấu tranh toàn diện nhằm làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động trên các lĩnh vực. Tính chất căn bản của cuộc đấu tranh này là phức tạp, gay go, quyết liệt và lâu dài. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Ðảng, sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, của toàn dân, trong đó lực lượng Công an nhân dân làm nòng cốt, phối hợp chặt chẽ với Quân đội nhân dân và các cấp, các ngành trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia”.
Ông Quang nghắc nhở các lực lượng an ninh phải thông suốt “ Văn kiện Ðại hội lần thứ XI của Ðảng, đó là : "Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời ; bảo vệ Ðảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa ; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội ; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống".
Tướng Quang còn kêu gọi : “Lực lượng công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Ðảng, với Tổ quốc, Nhà nước và nhân dân ; sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Ðảng, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự nghiệp đổi mới đất nước, bảo vệ nhân dân”.
Trong bối cảnh nội bộ gặp khó khăn này, cá nhân tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Ban tuyên giáo trung ương đã không ngừng cảnh giác toàn đảng phải cảnh giác chống suy thoái tư tưởng, chống “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong hàng ngũ đảng viên, nhất là phải chống “suy thoái đạo đức”, phải “giữ gìn kỷ luật đảng”.
Từ quan điểm này, Hội nghị trung ương 8 sẽ thông qua Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi do Ủy ban soạan thảo của Quốc hội đệ trình trong đó có điểm then chốt và quan trọng nhất là tiếp tục duy trì và bảo vệ quyền lãnh đạo độc tôn nhà nước và tòan xã hội của Đảng Cộng Sản Việt Namnhư ghi trong Điều 4.
Với nội dung nêu trên, Hội nghị trung ương 8 sẽ đánh dấu một “tắc nghẽn” mới và xóa tan mọi hy vọng Việt Nam sẽ thoát khỏi căn bệnh “gia truyền” vẫn tiềm ẩn trong tư duy lãnh đạo xơ cứng của đội ngũ lãnh đạo.
Vì vậy từ đây con tầu Việt Nam sẽ tiếp tục lầm lũi trong đêm tối và chưa biết đến bao giờ người dân Việt Nam mới nhìn thấy tia sáng ở cuối dường hầm.
Phạm Trần (10/013)
1) Đánh giá thực trạng kinh tế-xã hội.
2) Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
3) Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
4) Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
5) Công tác xây dựng Đảng (gồm cả 2 công tác :xem xét, quyết định việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng ; quyết định việc thành lập các tiểu ban chuẩn bị Đại hội XII của Đảng).
Đây là Hội nghị “giữa nhiệm kỳ” của Khóa đảng XI, đánh dấu nửa đường đi qua của nhiệm kỳ 5 năm (2011-2015) nhằm kiểm điểm tình hình đất nước và trách nhiệm của tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và 174 ủy viênTrung ương, kể cả 25 người dự khuyết.
Bài viết này tập trung giải thích tại sao đứng trước nhu cầu “đổi mới hay là chết” mà lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn tiếp tục mang nặng tư duy xơ cứng để bảo vệ quyền lực độc tài, bao che cho nhau, tiếp tục ngụp lặn trong “vũng lầy ham hố nắm tất”, ngân sách lâm nguy, kinh tế tụt đáy, tiềp tục chống dân chủ hóa chế độ khiến Việt Nam lại lỡ chuyến tầu ra khỏi qúa khứ lạc hậu và chậm tiến.
Từ đột phá đến thụt lùi
Về tình hình kinh tế, Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng Sản Việt Nam tháng 01/2011 đã đề ra Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 với mục tiêu :
"Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại ; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt ; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững ; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên ; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau…
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010 ; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD”.
Nhưng chỉ còn 7 năm nữa Việt Nam đến hẹn thành “nước công nghiệp theo hướng hiện đại” mà cả nước vẫn chưa có cái gì gọi là “công nghiệp” cả thì Việt Nam sẽ đi về đâu hay vẫn tiếp tục “làm thuê” cho nước ngoài như hiện nay ?
Đó là lý do tại sao chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt phê bình quan niệm này chỉ là “một thông điệp lạc quan”.
Ông giải thích : “Phải nói rằng chúng ta quan niệm chưa đúng về công nghiệp hóa, hiện nay không có các xí nghiệp đáng kể, không có mặt hàng công nghiệp đáng kể… Công nghiệp hóa là mỗi một hộ gia đình phải có lực lượng trí tuệ tiềm năng về mặt công nghiệp, phải có những người thạo tay nghề đủ để thực hiện các dự án công nghiệp. Chúng ta chưa có, tức ta chưa có nền sản xuất cứng. Xã hội chúng ta là xã hội chưa có kỷ luật công nghiệp. Xã hội công nghiệp hóa là một xã hội vừa có kỷ luật công nghiệp, vừa có nền công nghiệp thực và vừa có địa vị trong thị trường quốc tế về nền công nghiệp của mình. Về bản chất, công nghiệp hóa là xây dựng một nền công nghiệp và một nền văn hóa công nghiệp” (Phỏng vấn của báo Đại Đoàn Kết, 29/09/2013).
Lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam vẫn thường “nổi tiếng” có thói quen đổ lỗi cho kinh tế thế giới suy thoái để che đậy thất bại do lỗi tự đề cao khả năng, tự mình làm hỏng việc, buông lỏng tệ nạn tự chế báo cáo khống để tạo thành tích, chủ tâm để “đẹp lòng lãnh đạo” và ưa thói làm ăn theo phong trào ăn xổi ở thì cho đến khi thất bại thì đổ lỗi cho nhau rồi huề cả làng, để lại hậu qủa cho dân mang nợ !
Bằng chứng “cứ loay hoay mãi” là do nhà nước không thành tâm nhận lỗi và không quyết tâm dứt điểm với những khuyết tật “kinh niên gia truyền” của hệ thống lãnh đạo ; không bỏ thói quen chi tiêu lãng phí hơn số tiền mình có ; không chịu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thua lỗ vì sợ chạm đến quyến lợi của các phe nhóm trong đảng và não trạng “làm láo báo cáo hay” vẫn lan tràn là những vấn đề khẩn trương và nan giải đã được phơi bày tại cuộc hội thảo của Ban Kinh tế Trung ương Đảng ngày 23/9, với chủ đề “Nhìn lại nửa chặng đường phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 và những điều chỉnh chiến lược”.
Ông Vũ Khoan, nguyên phó thủ tướng được báo chí trích lời phê bình rằng “những hạn chế bất cập trong điều hành không được nhìn thẳng, khi Chính phủ luôn giải thích rằng nền kinh tế khó khăn, là bởi khủng hoảng kinh tế thế giới, chứ ít khi đi vào nguyên nhân chủ quan là có sai lầm trong điều hành”.
Ông nói : “Tôi không tin khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng khiến nền kinh tế của chúng ta khó khăn, khi mà những lĩnh vực liên quan đến thế giới như xuất khẩu, đầu tư nước ngoài... đều là những điểm sáng của nền kinh tế chúng ta. Sao lại cứ đổ tội cho tình hình khách quan ?” (Thời báo Kinh tế Việt Nam, 24/09/2013)
Như vậy thì suy thoái của nền kinh tế hiện nay, phần chính là do lỗi “chủ quan của hệ thống” cầm quyền của những viên chức lãnh đạo từ ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trở xuống.
Ấy thế mà vẫn chưa thấy có người nào bị thay thế hay có ý thức văn hóa để từ chức thì không do tư duy “đá cối ngồi lì” và “che tội cho nhau” thì còn gì nữa ?
Vẫn theo Thời báo Kinh tế Việt Nam thì : “Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiến sĩ Cao Sỹ Kiêm còn cho rằng, việc điều hành của Chính phủ, càng vào thời điểm khó khăn, càng không kiểm soát được tình hình, khiến nền kinh tế rơi vào khó khăn sâu hơn. Cùng với đó, cách giải quyết vẫn theo tư duy cũ, thậm chí có lúc quay về thời kỳ bao cấp với các mệnh lệnh hành chính đưa ra.
Nguyên viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, tiến sĩ Lưu Bích Hồ cũng phàn nàn, “Chính phủ nói nhiều nhưng không làm được”.
Cho rằng tình hình “vì sao nên nỗi”, cũng bởi đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học, đội ngũ tham mưu chỉ “dâng” lên chính phủ những bức tranh “đẹp” cho vừa lòng lãnh đạo, tổng thư ký Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, giáo sư Nguyễn Quang Thái, nhấn mạnh “muốn thoát khỏi tình trạng trì trệ này, cần phải có nhiều hơn nữa tinh thần dân chủ”.
Chính phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng phải nhìn nhận tại cuộc hội thảo rằng nền kinh tế vẫn chưa nhích lên được.
Ông nói : “Nhiều mục tiêu của kế hoạch 5 năm có khả năng không thực hiện được. Ngay trong năm 2013, có tới 7 trên 15 chỉ tiêu không đạt kế hoạch đề ra như tốc độ tăng trưởng GDP, giá trị gia tăng công nghiệp, xây dựng, giải quyết việc làm. Dư địa chính sách cho mô hình tăng trưởng hiện tại không còn nhiều" (VnExpress, 24/09/2013).
Nhưng tại sao kinh tế các nước quanh Việt Nam vẫn tăng trưởng mà Việt Nam thì không trong bối cảnh chính phủ Việt Nam đổ lỗi cho “kinh tế thế giới suy thoái” ?
Báo cáo tại cuộc hội thảo chỉ ra rằng : “Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn 2011- 2012 tương đương với Philippines, thấp hơn Malaysia và Indonesia, nhưng cao hơn Singapore và Thái Lan. Tuy nhiên, ngoại trừ Singapore, trong giai đoạn này, tất cả các nước trên đều có tốc độ tăng trưởng cao hơn giai đoạn trước (2008-2010) trong khi tăng trưởng của Việt Nam suy giảm qua hai giai đoạn trên.
Tốc độ tăng trưởng trung bình của Việt Nam bắt đầu suy giảm nhanh và liên tục từ giai đoạn cuối 2007 đến nay, trong khi đó, tăng trưởng những nước trên đều khởi sắc hơn kể từ 2009” (Thời báo Kinh tế Việt Nam, 24/09/2013).
Bức xúc chồng lên thắc mắc
Nhiều chuyên gia khác cũng sốt ruột bức xúc.
Giáo sư - tiến sĩ Trần Thọ Đạt - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng thẳng thắn nói : “ Khả năng thực hiện được các mục tiêu theo đúng kế hoạch là "rất mong manh". Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2011- 2015 được kỳ vọng 6,5-7%, lạm phát ở 5-7%. Tuy nhiên, tính toán hiện nay cho thấy GDP giai đoạn này chỉ ước tăng 5,8%, lạm phát lên tới 9,2%”.
Trưởng ban kinh tế trung ương Vương Đình Huệ cũng cấp báo : “Việc nhiều chỉ tiêu kinh tế 5 năm dự kiến không đạt kế hoạch dẫn đến nguy cơ Việt Nam ngày càng tụt hậu so với các nước trong khu vực" , theo tường thuật của VnExpress.
Bộ trưởng tài chính Đinh Tiến Dũng cũng báo cáo : “9 tháng qua, tổng thu ngân sách đạt hơn 543.000 tỷ đồng, tổng chi hơn 684.000 tỷ đồng đưa mức bội chi lên tới hơn 140.000 tỷ đồng, chiếm gần hết dư địa bội chi của cả năm. Chỉ 6/14 khoản thu nội địa đảm bảo tiến độ (từ 75% dự toán trở lên) song đều là các khoản thu nhỏ. Hầu hết các sắc thuế chủ yếu như VAT (Value-Added Tax, Trị Gía Gia Tăng), thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân… đều đạt thấp”.
Lý do dễ hiểu vì doanh nghiệp tư nhân chết như rạ.
Báo chí trong nước đưa tin Chính phủ báo cáo:“Trong 9 tháng đầu năm 2013, cả nước có 6.742 doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể doanh nghiệp, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2012. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động trong 9 tháng đầu năm 2013 là 11.299 doanh nghiệp. Theo ông Đào Quang Thu, Thứ trưởng Bộ KHĐT, tình hình chung 9 tháng dù có nhiều dấu hiệu khởi sắc nhưng các con số cho thấy vẫn còn nhiều khó khăn”.
Trong khi đó, tiến sĩTrần Đình Thiên, viện trưởng Viện Kinh tế Việt Namnói tại cuộc tọa đàm“Doanh nhân trẻ Việt Nam 20 năm đi lên cùng đất nước”, tổ chức tại Hà Nội chiếu 1/9/2013:“Năm 2011 khoảng 50 nghìn doanh nghiệp chết cũng tiếc, nhưng tiếc vừa vừa thì đó là những anh quá yếu. Năm 2012 có 51 nghìn doanh nghiệp lâm vào hoàn cảnh tương tự, nhưng cũng chỉ khóc thương một lúc. Còn đến nửa năm nay 25 nghìn doanh nghiệp ra đi thật sự là tổn thất to lớn vì đó là số đã cầm cự được đến tận bây giờ. Và từ giờ đến cuối năm có thể chỉ 15 - 20 nghìn doanh nghiệp tiếp tục rời thị trường nhưng đó là những doanh nghiệp có chất lượng”.
Vì vậy, ông cảnh báo:“Theo tôi dự đoán thì kinh tế Việt Nam còn khó ít nhất hai năm nữa”(Thời báo Kinh tế Việt Nam, 01/09/2013).
Thời điểm 2 năm của tiến sĩ Thiên lại rơi đúng vào lúc Đảng Cộng Sản Việt Nam chuẩn bị bầu Ban chấp hành mới Khóa XII được coi là “rất nhạy cảm” đối với cá nhân tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Họ sẽ phải trả lời trước đảng và quốc dân tại sao nhà nước đã tốn không biết bao nhiêu tiền của để qủang cáo cho chủ trương được phô trương là “tái cấu trúc” nền kinh tế từ sau Đại hội đảng tháng 01/2011 mà đến nay kinh tế vẫn duy thoái ?
Giản dị vì theo lời tiến sỹ Trần Đình Thiên nói tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu2013 khai mạc sáng ngày 26/09 (2013) tại Hà Nội : “Chính phủ đã thông qua đề án tái cơ cấu kinh tế đến năm 2015. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, quá trình triển khai rất chậm chạp và chưa mang lại hiệu quả. "Tái cơ cấu đầu tư chưa đụng đến cốt lõi vấn đề vận hành ngân sách Nhà nước, nợ xấu và sở hữu chéo vẫn còn nguyên, tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế Nhà nước mới thực hiện trên giấy" (VnExpress, 26/09/2013).
Ông Thiên, được báo chí trích dẫn đã bức xúc : “ Từ khủng hoảng toàn cầu và suy thoái kinh tế năm 2008, đến nay thế giới đã bước vào quỹ đạo phục hồi, nhưng Việt Nam vẫn đang trong lộ trình “xuống đáy”, với mối lo tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực”.
Một trong những nguyên nhân làm cho tình hình kinh tế sa sút dần vì các báo cáo của Chính phủ không trung thực, không phản ảnh đúng với tình thế vì phần lớn chỉmuốn “làm đep lòng cấp trên” để tạo thành tích !
Hãy nghe tiến sĩ Thiên thắc mắc:“ Số liệu tăng trưởng GDP(Gros Domestic Product, tăng trương nội địa) các tỉnh gấp đôi toàn quốc, và cả hai đều là số liệu chính thức thì sự thực ở đâu ? Sai số hàng chục, hàng trăm nghìn tỷ đồng nợ xấu, thu chi ngân sách... trong các báo cáo chẳng lẽ lại trở thành chuyện bình thường".
Nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan cũng thắng thắn nói ông không thể tin vào các số thống kê của Chính phủ !
Đối diện với tình trạng suy thoái ngày một lên cao và cảnmh “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”, ông Trần Thọ Đạt (Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân ) đã đề nghị hạ thấp mức tăng trưởng xuống 5,4% thay vì từ 6.5 đến 7% như đảng đề ra. Ông cũng muốn lùi thời gian Việt Nam “thành nước công nghiệp” từ 2020 xuống khoảng 2035-2040.
Một số chuyên gia coi đề nghị của ông Đạt “có lý” nhưng cái cấp thời bây giờ là phải “tìm biện pháp cứu nguy nền kinh tế”.
Ngoài những chỉ tiêu cần điều chỉnh, mức thu nhập bình quân đầu người của dân Việt Nam cũng phải tăng lên tối thiếu 10.000 Mỹkim một năm, thay vì từ2.500 đến 3.000 như hiện nay, thì may ra mới được xếp vào hạng “công nghiệp”.
Lỗi tại ai - ở đâu ?
Đó là lý do ông Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu các ủy viên trung ương đảng họp kỳ 8 cần phải: “Xác định cụ thể nguyên nhân khách quan, chủ quan, nguyên nhân thuộc về luật pháp, cơ chế, chính sách, nguyên nhân do tổ chức thực hiện;đâu là nguyên nhân chủ yếu, có tính quyết định?”.
Cũng cần nhắc lại sau khi nhận chức tổng bí thư đảng tháng 1/2011, ông Trọng muốn làm nhiều việc cho “hợp lòng dân”, thay vì “đánh trống bỏ dùi” như trong suốt 10 năm đứng trụ của ông Tồng Bí thư Nông Đức Mạnh trong 2 khóa đảng IX và X.
Trong số việc Ông Trọng đã làm thì ông đã thất bại việc lớn nhất là Xây dựng chỉnh đốn đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4“Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiệnnay” (31/12/2011), trong đó quốc nạn tham nhũng tiếp tục ngày một nghiêm trọng và tình trạng suy thoái tư tưởng và đạo đức của đảng viên, nhất là những người có chức có quyền mỗi ngày một lan rộng.
Ngoài ra, ông cũng không biết phải xoay xở ra sao để chu tòan, ít ra là một nửa kế họach sau gần 3 năm đối với chiến lược lược kinh tế theo Nghị quyết của Khóa đảng XI, được tập trung vào 3 khâu đột phá chiến lược về kinh tế gồm : (1) “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính. (2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân ; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. (3) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn (Tạp chí Cộng sản điện tử, 12/04/2012).
Về điểm 1, ông Nguyễn Phú Trọng và một bộ phận “bảo thủ” trong đảng vẫn muốn để cho khối Doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò “chủ đạo” (lãnh đạo) của nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần “theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, đi ngược lại những định chế của nền kinh tế thị trường tự do và bình đẳng theo tiêu chuẩn chung của Quốc tế. Nhóm này còn đang vận động để ghi vai trò “chủ đạo ” này vào Hiến pháp 1992 sửa đổi sẽ đem ra thảo luận ở Quốc hội Kỳ họp 6, khai mạc ngày 21/10 (2013) !
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt trên báo Đại Đoàn Kết ngày 29/09/2013 thì : “Tiêu chuẩn của một nền kinh tế thị trường chính là bình đẳng giữa các khu vực kinh tế, tức là mọi đối tượng làm ăn đều bình đẳng trước pháp luật, và hệ thống pháp luật ấy phải tương thích với hệ thống pháp luật quốc tế để có thể hội nhập được”.
Do đó, nếu ông Trọng cứ khăng khăng bám chặt lối tư duy xơ cứng “doanh nghiệp nhà nước” phải cầm đầu nền kinh tế với cách làm ăn được nhà nước ưu tiên đủ thứ, tạo ra mất bình đẳng và chèn ép các doanh nghiệp tư nhân và của nước ngoài như hiện nay thì làm sao mà Hoa Kỳ vá các nước khác có thể nhìn nhận Việt Nam có nền “kinh tế thị trường” để Việt Nam được hưởng lợi thuế khi xuất cảng hàng hóa vào Mỹ ?
Trong khi đó khối doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam đã chứng minh phần lớn thất bại, làm ăn thua lỗ, tham nhũng, gây mất tiền cả ngàn-ngàn tỷ đồng tiền mồ hôi nước mắt của dân như hai Tổng công ty Vinashin và Vinalines đã làm thì làm sao mà “chủ đạo” được ?
Vẩn theo chuyên gia Nguyễn Trần Bạt thì : “Các công ty nhà nước sử dụng khoảng 70 - 80% lượng tài nguyên, 70 - 80% lượng tín dụng của đất nước, của xã hội, bây giờ nếu không tái cấu trúc được nó thì 70 - 80% tiềm lực của một nền kinh tế bị chôn vùi”.
Qủa nhiên đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã và đang lãng phí tiền bạc của dân, trong khi nguồn nhân lực của Việt Nam ghi trong điểm (2) chưa được đào tạo bài bản có đủ tay nghề chuyên nghiệp cao trong nền giáo dục từ chương thầy đọc trò chép, khoa bảng, bằng cấp, mánh mung, mua bán bằng cấp, chạy chức chạy quyền thì làm sao Việt Nam có thế “đột phá” để trở thành nước Cộng nghiệp vào năm 2020 ?
Về hệ thống đường xá, bến cảng ghi trong điểm (3) thì thực tế lưu thông ùn tắc, tai nạn hàng ngày làm chết người mỗi ngày nhiều hơn trong thời kỳ còn chiến tranh, đường phố đô thị ngập úng như Sài Gòn và Hà Nội. Tệ nạn lãng phí, tham nhũng lan rộng trong cảnh sát lưu thông,tại các trạm kiểm soát “ông kẹ” địa phương và trong các dự án làm đường, sân bay, bến cảng chưa khai trương đã hỏng, chưa đến hạn đã hư, đào lên lấp xuống lan tràn vô tội vạ mặc cho dân kêu than như đang diễn ra ở mọi nơi thì làm sao phát triển kinh tế được ?
Đó là thất bại của 3 khâu đột phá mà ông Nguyễn Phú Trọng và Ban Chấp hành Trung ương đảng phải trả lời với dân ở kỳ họp “giữa nhiệm kỳ” này.
Hiến pháp và bảo vệ tổ quốc
Sau kinh tế là đến Hiến pháp và “chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” được thảo luận tại Hội nghị 8 nhưng nhà nước không phổ biến báo cáo của chủ tịch nước Trương Tấn Sang nên không ai biết làm sao mà Đảng Cộng Sản Việt Nam có thể bảo vệ được sự vẹn tòan lãnh thổ và chủ quyên trước áp lực ngày một nặng nề ở Biển Đông của Trung Quốc ?
Trong diễn văn khai mạc, ông Trọng đã nhắc nhở các ủy viên trung ương phải chú trọng đến : “ Sự biến động nhanh chóng, phức tạp của tình hình chính trị, kinh tế thế giới và khu vực, nhất là tình hình trên Biển Đông ; sự chống phá của các thế lực thù địch ; những tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường và mở cửa, hội nhập quốc tế ; những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước và trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội”.
Chủ trương “bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới” đã đề ra từ Hội nghị trung ương 8 khóa đảng IX năm 2003 dưới thời ông Nông Đức Mạnh tập trung vào 6 nhiệm vụ chính cô đọng trong chủ trương :“Dựng nước đi đôi với giữ nước” là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, quy luật đó được biểu hiện tập trung trong hai nhiệm vụ chiến lược có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau : xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” (Thông báo Hội nghị Trung ương 8/IX, 12/07/2003).
Vào chi tiết, Nghị quyết để ra công tác :
Một là, giữ vững môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, duy trì nền hoà bình lâu dài ; bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.
Hai là, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, kết hợp chặt chẽ với bảo vệ Đảng, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị nội bộ ; giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.
Ba là, nỗ lực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế gắn liền với phát triển văn hóa - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước ; không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, chú trọng nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm công bằng xã hội ; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Bốn là, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mở rộng dân chủ xã hội đi đôi với tăng cường trật tự, kỷ cương, thực hiện tốt chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo của Đảng ; nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Năm là, tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh, quốc phòng và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Tiếp tục xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Củng cố, hoàn thiện thế trận an ninh nhân dân. Xây dựng các cơ quan nội chính, bảo vệ pháp luật trong sạch, vững mạnh.
Sáu là, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, chủ động mở rộng hợp tác quốc tế theo tinh thần “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, ổn định chính trị - xã hội, đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, nâng cao vị thế của nước ta ở khu vực và trên thế giới.
Để làm được những việc này, hàng loạt các cuộc hội thảo kiểm điểm 10 năm thi hành Nghị quyết 8 (IX) đã được tổ chức trước Hội nghị Trung ương 8 Khóa đảng XI nhằm làm mới hơn những “đe dọa” đối với an ninh của Việt Nam trước những biến đổi mau chóng của tình hình thế giới và khu vực, đặc biệt những diễn biến phức tạp ở Biển Đông.
Vì vậy không có gì lạ khi hệ thống bào-đài của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đồng loạt phổ biến cùng ngày khai mạc Hội nghị 8 (30/09/2013) bài viết mới của Đại tướng Bộ trưởng Công an Trần Đại Quangvề “Tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới”.
Ông Quang đã tập trung bài viết vào kêu gọi phải đặt cuộc “đấu tranh của tòan dân dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Ông ta cũng lập đi lập lại những nguy cơ đe dọa tiềm ẩn của “diễn biến hòa bình”, thường ám chỉ đến áp lực đòi dân chủ, nhân quyền và các quyền tự do cho nhân dân Việt Nam của phương Tây do Hoa Kỳ lãnh đạo.
Tất nhiên tướng Quang cũng đã nhắc nhở lực lượng công an phài đề phòng chống phá của các “thế lực thù địch bên ngoài và cả phản động ở trong nước” luôn lợi dụng mọi sơ hở và cơ hội để chống phá chế độ.
Tướng Quang viết : “ Bảo vệ an ninh quốc gia là cuộc đấu tranh của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Ðảng, là cuộc đấu tranh toàn diện nhằm làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động trên các lĩnh vực. Tính chất căn bản của cuộc đấu tranh này là phức tạp, gay go, quyết liệt và lâu dài. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Ðảng, sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, của toàn dân, trong đó lực lượng Công an nhân dân làm nòng cốt, phối hợp chặt chẽ với Quân đội nhân dân và các cấp, các ngành trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia”.
Ông Quang nghắc nhở các lực lượng an ninh phải thông suốt “ Văn kiện Ðại hội lần thứ XI của Ðảng, đó là : "Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời ; bảo vệ Ðảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa ; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội ; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống".
Tướng Quang còn kêu gọi : “Lực lượng công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Ðảng, với Tổ quốc, Nhà nước và nhân dân ; sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Ðảng, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự nghiệp đổi mới đất nước, bảo vệ nhân dân”.
Trong bối cảnh nội bộ gặp khó khăn này, cá nhân tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Ban tuyên giáo trung ương đã không ngừng cảnh giác toàn đảng phải cảnh giác chống suy thoái tư tưởng, chống “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong hàng ngũ đảng viên, nhất là phải chống “suy thoái đạo đức”, phải “giữ gìn kỷ luật đảng”.
Từ quan điểm này, Hội nghị trung ương 8 sẽ thông qua Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi do Ủy ban soạan thảo của Quốc hội đệ trình trong đó có điểm then chốt và quan trọng nhất là tiếp tục duy trì và bảo vệ quyền lãnh đạo độc tôn nhà nước và tòan xã hội của Đảng Cộng Sản Việt Namnhư ghi trong Điều 4.
Với nội dung nêu trên, Hội nghị trung ương 8 sẽ đánh dấu một “tắc nghẽn” mới và xóa tan mọi hy vọng Việt Nam sẽ thoát khỏi căn bệnh “gia truyền” vẫn tiềm ẩn trong tư duy lãnh đạo xơ cứng của đội ngũ lãnh đạo.
Vì vậy từ đây con tầu Việt Nam sẽ tiếp tục lầm lũi trong đêm tối và chưa biết đến bao giờ người dân Việt Nam mới nhìn thấy tia sáng ở cuối dường hầm.
Phạm Trần (10/013)
(Thông luận)
Bản kiến nghị gửi Ban Chấp Hành TW về sửa đổi Hiến Pháp 1992 của Diễn đàn và Viện VIDS
Độc lâp – Tự do – Hạnh phúc
- BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
- QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM
- BAN CHỈ ĐẠO VÀ BAN BIÊN TẬP SỬA ĐỔI HIÊN PHÁP NĂM 1992
DIỄN ĐÀN LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN được thành lập hơn 3 năm. Trước những vấn
đề hệ trọng của đất nước, các thành viên của Diễn đàn tham gia với tinh
thần trách nhiệm và có những ý kiến đề xuất cụ thể thông qua Viện Những
Vấn Đề Phát Triển (VIDS).
Hơn một năm qua, chương trình sửa Hiến pháp 1992 đã là một trọng tâm trong sinh hoạt của Diễn đàn với nhiều chuyên đề nhằm tìm hiểu quá trình phát triển của Hiến pháp Việt Nam – Diễn đàn đã tổ chức đối thoại trực tiếp với các nhà khoa học (có cả một số thành viên trong Ban biên tập). Qua đó đã khẳng định những giá trị có tính lịch sử và những giá trị pháp lý của Hiến pháp Việt Nam. Việc sửa đổi Hiến pháp 1992 lần này là một mốc lịch sử vô cùng quan trọng. Có thể nói đây là bước bản lề cho một giai đoạn phát triển mới của Việt Nam. Do đó, chúng tôi muốn bày tỏ một lần nữa ý nguyện của DIỄN ĐÀN lên Trung ương một số ý kiến nhân dịp TW sắp họp:
1. Về Lời nói đầu và những vấn đề chung: chúng tôi cho rằng nên đặt Hiến pháp đúng tầm ở bộ luật cao nhất. Do đó không chỉ giới hạn ở một khung lý luân chính trị mà còn phải là tiếp thu tinh hoa nhân loại... đó mới là tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện ngay trong Hiến pháp 1946.
2. Những vấn đề về Thể chế chính trị chúng tôi cho rằng trong quá trình hội nhập và phát triển, nền tảng và động lực phát triển không chỉ là liên minh một số giai cấp mà phải là Khối đoàn kết toàn dân. Do đó Hiến pháp nên nêu cao nguyên tắc bình đẳng - không nên thể hiện sự phân biệt thành phần, giai cấp.
3. Về những vấn đề Quyền con người và quyền công dân. Chúng ta khẳng định mục tiêu, nước giầu dân mạnh dân chủ, Công bằng, văn minh.. Khẳng định các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin... biểu tình... nhưng nếu vẫn diễn đạt với mô thức: “theo quy định của pháp luật” thì mặc nhiên các quyền trên sẽ là không khả thi.
4. Về quan điểm phát triển trong kinh tế, “sở hữu toàn dân” là khái niệm chính trị, không tương thích với khái niệm pháp lý của Hiến pháp bởi vì “sở hữu toàn dân” là không xác định ai là người có chủ quyền thực sự - dẫn đến tình trạng rất lúng túng trong quản lý như thời gian vừa qua. Không nên giữ quan điểm cũ phân biệt thành phần chủ đạo hay không chủ đạo trong Hội nhập kinh tế. Điều này triệt tiêu động lực rất to lớn trong xã hội và khả năng hội nhập quốc tế toàn diện, giảm khả năng huy động các nguồn lưc phát triển trong và ngoài nước trong thời kỳ quá độ...
5. Liên quan Luật Đất đai và các quy định trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp, những quan điểm gây tranh cãi như “thu hồi”, “thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội”... phải chăng nên cân nhắc, cần chặt chẽ hơn... phải ở cấp nào, mức độ và có một tổ chức dịnh giá độc lập... Trên thế giới, việc thu hồi đất để phát triển, không phải chỉ có đền bù một lần bằng tiền là xong như ở Việt Nam. Bởi vì giá trị về đất đai là loại tài sản đặc biệt – là tài nguyên, việc đền bù phải bao gồm cả bồi thường tài sản và kèm theo đó là bồi thường sinh kế. Ý nghĩa của tài sản đặc biệt là ở chỗ là tài nguyên, đất đai còn là tư liệu sản xuất – có ý nghĩa sinh kế lưu truyền cho các đời sau...
Tóm lại, quá trình sửa Hiến pháp vừa qua cho thấy nhận thức về lý luận và thực tiễn phát triển được sâu sắc hơn: Nhân thức về quyền lực, về quyền con người, quyền cơ bản của công dân và thể chế chính trị,kinh tế thực thi các quyền ấy – đã đặt Đảng và nhà nước ta đang đứng trước thử thách rất lớn, tình hình kinh tế xã hội đứng trước những khó khăn có tính chất sống còn, “quyền của người dân bị vi phạm nghiêm trọng” (Tổng kết lý luận 20 năm đổi mới).
Hiến pháp là luật gốc, việc sửa đổi lần này nếu không có gì mới chung quanh những vấn đề nêu trên sẽ là thất vọng lớn với dân – như giọt nước tràn ly, động lực phát triển không còn nữa thì rất nguy. Sự tụt hậu trên nhiều lĩnh vực kéo dài, cộng với nhiều điều căn bản của Hiến pháp không có gì chuyển biến thì chúng tôi cho rằng nên lui lại việc thông qua trong thời gian này. Với HIẾN PHÁP: Thà chậm mà AN TOÀN còn hơn là vội vàng thông qua để lại những khiếm khuyết, hậu quả khó lường.
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2013
DIỄN ĐÀN LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN
Hơn một năm qua, chương trình sửa Hiến pháp 1992 đã là một trọng tâm trong sinh hoạt của Diễn đàn với nhiều chuyên đề nhằm tìm hiểu quá trình phát triển của Hiến pháp Việt Nam – Diễn đàn đã tổ chức đối thoại trực tiếp với các nhà khoa học (có cả một số thành viên trong Ban biên tập). Qua đó đã khẳng định những giá trị có tính lịch sử và những giá trị pháp lý của Hiến pháp Việt Nam. Việc sửa đổi Hiến pháp 1992 lần này là một mốc lịch sử vô cùng quan trọng. Có thể nói đây là bước bản lề cho một giai đoạn phát triển mới của Việt Nam. Do đó, chúng tôi muốn bày tỏ một lần nữa ý nguyện của DIỄN ĐÀN lên Trung ương một số ý kiến nhân dịp TW sắp họp:
1. Về Lời nói đầu và những vấn đề chung: chúng tôi cho rằng nên đặt Hiến pháp đúng tầm ở bộ luật cao nhất. Do đó không chỉ giới hạn ở một khung lý luân chính trị mà còn phải là tiếp thu tinh hoa nhân loại... đó mới là tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện ngay trong Hiến pháp 1946.
2. Những vấn đề về Thể chế chính trị chúng tôi cho rằng trong quá trình hội nhập và phát triển, nền tảng và động lực phát triển không chỉ là liên minh một số giai cấp mà phải là Khối đoàn kết toàn dân. Do đó Hiến pháp nên nêu cao nguyên tắc bình đẳng - không nên thể hiện sự phân biệt thành phần, giai cấp.
3. Về những vấn đề Quyền con người và quyền công dân. Chúng ta khẳng định mục tiêu, nước giầu dân mạnh dân chủ, Công bằng, văn minh.. Khẳng định các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin... biểu tình... nhưng nếu vẫn diễn đạt với mô thức: “theo quy định của pháp luật” thì mặc nhiên các quyền trên sẽ là không khả thi.
4. Về quan điểm phát triển trong kinh tế, “sở hữu toàn dân” là khái niệm chính trị, không tương thích với khái niệm pháp lý của Hiến pháp bởi vì “sở hữu toàn dân” là không xác định ai là người có chủ quyền thực sự - dẫn đến tình trạng rất lúng túng trong quản lý như thời gian vừa qua. Không nên giữ quan điểm cũ phân biệt thành phần chủ đạo hay không chủ đạo trong Hội nhập kinh tế. Điều này triệt tiêu động lực rất to lớn trong xã hội và khả năng hội nhập quốc tế toàn diện, giảm khả năng huy động các nguồn lưc phát triển trong và ngoài nước trong thời kỳ quá độ...
5. Liên quan Luật Đất đai và các quy định trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp, những quan điểm gây tranh cãi như “thu hồi”, “thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội”... phải chăng nên cân nhắc, cần chặt chẽ hơn... phải ở cấp nào, mức độ và có một tổ chức dịnh giá độc lập... Trên thế giới, việc thu hồi đất để phát triển, không phải chỉ có đền bù một lần bằng tiền là xong như ở Việt Nam. Bởi vì giá trị về đất đai là loại tài sản đặc biệt – là tài nguyên, việc đền bù phải bao gồm cả bồi thường tài sản và kèm theo đó là bồi thường sinh kế. Ý nghĩa của tài sản đặc biệt là ở chỗ là tài nguyên, đất đai còn là tư liệu sản xuất – có ý nghĩa sinh kế lưu truyền cho các đời sau...
Tóm lại, quá trình sửa Hiến pháp vừa qua cho thấy nhận thức về lý luận và thực tiễn phát triển được sâu sắc hơn: Nhân thức về quyền lực, về quyền con người, quyền cơ bản của công dân và thể chế chính trị,kinh tế thực thi các quyền ấy – đã đặt Đảng và nhà nước ta đang đứng trước thử thách rất lớn, tình hình kinh tế xã hội đứng trước những khó khăn có tính chất sống còn, “quyền của người dân bị vi phạm nghiêm trọng” (Tổng kết lý luận 20 năm đổi mới).
Hiến pháp là luật gốc, việc sửa đổi lần này nếu không có gì mới chung quanh những vấn đề nêu trên sẽ là thất vọng lớn với dân – như giọt nước tràn ly, động lực phát triển không còn nữa thì rất nguy. Sự tụt hậu trên nhiều lĩnh vực kéo dài, cộng với nhiều điều căn bản của Hiến pháp không có gì chuyển biến thì chúng tôi cho rằng nên lui lại việc thông qua trong thời gian này. Với HIẾN PHÁP: Thà chậm mà AN TOÀN còn hơn là vội vàng thông qua để lại những khiếm khuyết, hậu quả khó lường.
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2013
DIỄN ĐÀN LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN
Bảy góp ý sửa đổi bản Hiến Pháp 1992 của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ
Vào hồi 08g23’ hôm nay, ngày 4/10/2013, Ts Luật Cù Huy Hà Vũ đã gọi
điện thoại về nhà thông báo cho vợ là Ls Nguyễn Thị Dương Hà biết: Thực
hiện chủ trương của Quốc Hội và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, hưởng ứng phong trào Lấy ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992
của Trại giam số 5 Bộ Công an – Yên Định – Thanh Hóa, ngày 30/9/2013, TS
Cù Huy Hà Vũ đã gửi bài góp ý Sửa đổi Hiến pháp 1992 tới Quốc Hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp
năm 1992 qua đường Bưu điện của Trại giam số 5 Bộ Công an.
Bài góp ý của TS Vũ gồm 20 trang A4 viết tay chữ nhỏ, dày kín, nội dung gồm 7 phần lớn. Vì thời gian gọi điện thoại cho gia đình chỉ có 5 phút nên TS Vũ chỉ nói được bảy mục chính của bài góp ý như dưới đây:
I- Bỏ sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội, thực hiện Chế độ Đa Đảng.
II- Bỏ Chủ nghĩa xã hội, lấy “Việt Nam” làm Quốc hiệu, thiết lập chức vụ Tổng thống.
III- Quyền lập hiến thuộc về toàn dân, thực hiện trưng cầu ý dân về Hiến pháp, Hiến pháp sửa đổi.
IV- Thực hiện “Tam quyền phân lập”.
V- Bỏ “Lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, bảo vệ Đảng, chế độ Xã hội chủ nghĩa”
VI- Thiết lập Tòa án Hiến pháp.
VII- Ngăn chặn cơ quan Nhà nước tùy tiện ngăn chặn quyền con người, quyền công dân.
1. Bỏ khoản 2 Điều 16 (mới) “2. Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.” Vì khoản 2 Điều 16 (mới) xâm phạm nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền là “Mọi công dân có thể làm tất cả những gì luật không cấm” (Đại từ điển bách khoa toàn thư tiếng Việt dành cho người Việt).
2. Phải quy định rõ trong luật những giới hạn Quyền Con Người và Quyền Công Dân để tránh Nhà nước xâm phạm Quyền Con Người.
Bài góp ý của TS Vũ gồm 20 trang A4 viết tay chữ nhỏ, dày kín, nội dung gồm 7 phần lớn. Vì thời gian gọi điện thoại cho gia đình chỉ có 5 phút nên TS Vũ chỉ nói được bảy mục chính của bài góp ý như dưới đây:
I- Bỏ sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội, thực hiện Chế độ Đa Đảng.
II- Bỏ Chủ nghĩa xã hội, lấy “Việt Nam” làm Quốc hiệu, thiết lập chức vụ Tổng thống.
III- Quyền lập hiến thuộc về toàn dân, thực hiện trưng cầu ý dân về Hiến pháp, Hiến pháp sửa đổi.
IV- Thực hiện “Tam quyền phân lập”.
V- Bỏ “Lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, bảo vệ Đảng, chế độ Xã hội chủ nghĩa”
VI- Thiết lập Tòa án Hiến pháp.
VII- Ngăn chặn cơ quan Nhà nước tùy tiện ngăn chặn quyền con người, quyền công dân.
1. Bỏ khoản 2 Điều 16 (mới) “2. Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.” Vì khoản 2 Điều 16 (mới) xâm phạm nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền là “Mọi công dân có thể làm tất cả những gì luật không cấm” (Đại từ điển bách khoa toàn thư tiếng Việt dành cho người Việt).
2. Phải quy định rõ trong luật những giới hạn Quyền Con Người và Quyền Công Dân để tránh Nhà nước xâm phạm Quyền Con Người.
Nguyễn Thị Dương Hà
Bùi Văn Bồng - Giám sát uy tín và uy quyền
Làm người chỉ huy, làm lãnh đạo, nói tóm lại trong thể chế chính trị ở
nước ta, khi ai đó có chức danh, người ta thường gọi chung là cán bộ.
Làm cán bộ, làm người chỉ huy, người đứng đầu, phải biết cân đối uy tín
và uy quyền. Làm cán bộ của đảng, “không phải cứ tự vẽ lên trán hai chữ
Cộng Sản” (HCM) thì ai cũng phải nể sợ.
Điều đáng nói nhất, khi đã có chức danh, có vị trí (ghế) thì có quyền. Có quyền thì dùng uy quyền. Nhưng dùng thế nào cho ‘có uy’ lại tuỳ mỗi người. Nhưng suy cho cùng, uy quyền chỉ là nhất thời, uy tín mới bền lâu. Uy quyền thường thể hiện trong công việc, ra quyết định, phát mệnh lệnh, nhưng uy tín đi vào lòng người. Tuỳ theo mỗi ông ‘cán bộ cộn sản’ mà uy tín có khả năng lưu danh thơm truyền giữ tiếng tốt lành, hay chỉ là sự mờ nhạt, thoáng qua, rồi biệt vô âm tín, thậm chí làm bia miệng cho thế gian. Uy tín đó tự mỗi cán bộ phải biết tạo dựng, xây đắp cho minh. Thiếu gì cán bộ quan liêu, cửa quyền, mệnh lệnh, hách dịch, chỉ cốt dùng uy quyền mà coi nhẹ hoặc bỏ qua uy tín. Cái có sức bền lâu trong lòng mọi người tì phế bỏ, cái nhất thời trước mắt thì …hùng hổ phát huy, không biết độ dừng, không nương tay…
Sẽ ít có chuyện để bàn, nếu như ở nước ta trong thời kỳ quá độ (lên CNXH) không có quá nhiều vấp váp, nhất là về đạo đức, lối sống, tệ mất dân chủ, quan liêu, cửa quyền, tham nhũng và những bất công phát sinh. Thực trạng này khiến người ta đưa ra hai khái niệm (về chính trị-xã hội) để so sánh là uy tín và uy quyền. Đã làm lãnh đạo, làm chính khách phải có uy. Cái uy trong lời nói, phát ngôn ở mọi lúc mọi nơi, và cái uy trong tài năng lãnh đạo, chỉ huy, điều hành, tháo gỡ các tình huống khó khăn. Thế nhưng, đáng tiếc là có những chức danh quan trọng, cương vị cao, nhưng nói ở đâu cũng bị người ta chê, sinh ra lắm miệng tiếng thị phi, bị dư luận coi thường, tự hạ thấp uy tín do khẩu khí của chính mình. Làm lãnh đạo mà để bị ‘vạ miệng’ thì, không những mất uy tín, còn bị nhục! Sự mất thiêng trong khi giữ cương vị thường là do mắc nạn ‘vạ miệng’ mà ra, lính tráng hay gọi là “cướp cò mồm”. Đó là uy lực bị hạ thấp, uy tín không còn. Trong uy lực phải khẳng định được uy tín và biểu hiện đó sẽ nâng hoặc hạ thấp uy quyền. Riêng cá gọi là ‘uy lực đồng tiền’ không nằm trong hai khái niệm ấy.
Thông thường, người lãnh đạo tự khẳng định được uy tín thì tự nhiên có uy quyền một cách thực thụ nhờ niềm tin của lòng dân. Nhưng khi uy tín bị mất, thì dù uy quyền do mình lạm dụng chức vụ mà có, và lớn gấp mấy đi nữa cũng không thể nào vớt vát lại được uy tín vốn đang trên đà suy yếu hoặc đã bị đánh mất khi niềm tin trông nhân dân sụt giảm hay bị bào mòn nghiêm trọng. Khi người ta đã phải dùng uy quyền, lấy mệnh lệnh thay cho uy tín, thì coi như họ đã tự tạo ra nguyên cớ của sự xung đột. Mâu thuẫn và xung đột về quan điểm, tư tưởng lại cộng thêm những bất công, tranh giành, độc chiếm lũng đoạn về lợi ích, thì mâu thuẫn xã hội càng gay gắt.
Theo ông Lê Quang Vịnh, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ: “Tôi rất day dứt là làm sao quyền lực phải được giám sát, quyền lực không được giám sát thì sẽ tha hóa và sẽ hư. Bất cứ nơi nào có lỗ hổng trong việc giám sát quyền lực thì đều tiềm ẩn sự nguy hiểm và là nguyên nhân của việc tham nhũng và hư hỏng, dẫn đến tai họa vô cùng. Phải tạo ra cơ chế để quyền lực được giám sát chặt chẽ, chắc chắn. Cơ chế giám sát của Mặt trận chưa phát huy tốt. Phải làm thế nào để Mặt trận phải giám sát được mọi cơ quan, mọi tổ chức, mọi con người nắm quyền lực nhà nước. Phải có cơ chế cụthể. Chúng ta vẫn nói vậy nhưng chưa làm được, chính vì chưa làm được nên những người nắm quyền lực mới sinh ra hư”.
Người ta nể trọng uy tín và trong thực tế phải chăng có không ít người dân sợ uy quyền và buộc phải khuất phục trước uy quyền. Uy quyền, cường quyền càng dấn lên tới mức cao thì sinh ra thói độc đoán chuyên quyền dẫn đến độc tài, đi ngược thể chế dân chủ vốn được coi là ưu việt. Khi người lãnh đạo đã mất hết uy tín, lẽ ra nên tự biết mà từ chức thì còn vớt vát được chút danh dự. Nhưng khi đã không còn uy tín mà lại gia tăng uy quyền thay thế cho uy tín thì chỉ có hại cho xã hội, căng thẳng cho cộng đồng, trở thành lố bịch và làm trò cười cho thiên hạ.
Tính phức tạp và độ nguy hiểm của mâu thuẫn phụ thuộc vào khả năng và động cơ giải quyết của chính quyền. Khi chính quyền bất lực, hoặc quan liêu phó mặc, mối quan hệ giữa người dân và chính quyền gia tăng những bất đồng, thậm chí bất hợp tác hoặc đối kháng, thì đó là báo hiệu sự lung lay của một chế độ.
Không ai có thể tự vỗ ngực là “ta uy tín nhất”, bởi vì uy tín của cá nhân mình nằm trong lòng người khác, tùy thuộc sự ghi nhận và đánh giá của cộng đồng xã hội một cách khách quan. Nhưng nếu ông (hoặc bà) ta có tự vỗ ngực xưng danh uy quyền để đạt mục đích cá nhân, kể cả gây tội ác, thì bản thân họ tự hủy hoại mình, nhất định không còn chút uy tín nào và trở thành thứ bia miệng để đời:
Trăm năm bia đá thì mòn
Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
Chẳng phải ông bà chúng ta đã nhắc nhở thế sao ? Bởi lẽ khi chế độ đã
“trót” giao quyền cho họ thì tất nhiên thể chế đó sẽ bị mang tiếng lây
chứ không riêng gì cá nhân người ấy. Mặt khác, sự giao quyền đó thường
sẽ tạo ra những hệ lụy mà chính thể chế, cơ chế nói riêng và toàn xã hội
nói chung phải gánh chịu một cách cam tâm, uất ức, vạn bất đắc dĩ, vì
đã sai lầm trong việc quy hoạch, đào tạo, chọn nhân sự, cắt cử phân
công, giao nhiệm và bầu bán theo những nhận định hoàn toàn chủ quan, duy
ý chí của những người (phe nhóm) có chức quyền hay lãnh đạo bộ máy.
Thực vậy, bầu cử cho dù phổ thông đầu phiếu (kể cả ‘bỏ phiếu tín nhiệm’), nhưng kết quả tỉ lệ phiếu bầu chưa hẳn đã phản ánh đúng uy tín của nhân vật "trúng cử". Tâm lý cũng như khả năng nhận biết về nhân vật ra tranh cử của dân ta không phải không có hạn chế và công cuộc bầu bán (thủ tục đề cử, cơ cấu, thành phần...) chưa hẳn đã được minh bạch, thông suốt. Thường là “đi bầu cho xong” nghĩa vụ như một thủ tục, còn chọn ai thì lại phó thác cho ông Đảng, ông Nhà nước, ông Mặt trận Tổ quốc…như câu nói khá phổ biến trong nhân dân là "Đảng cử dân bầu".
Bầu bán trong chi bộ, đảng bộ cũng vậy, dù có “khách quan, biện chứng” hơn thì vẫn phải tùy thuộc vào tâm lý “bằng mặt và bằng lòng”theo ê kíp, phe cánh, động cơ cá nhân...Người ta bầu cho ông A, bà B, chưa hẳn đã vì chữ Tâm, chữ Tài, Hồng và Chuyên, chưa hẳn đã vì trình độ, năng lực, uy tín với quần chúng, mà cái “tôi” của người đi bầu (trong chi bộ, đảng ủy...đến cấp TƯ) cũng bị chen vào chi phối không nhỏ đến lá phiếu. Nhất là trong một tập thể khá đông đảng viên yếu kém và tham nhũng, bầu ai lên có lợi cho họ và “không sao cả, an toàn” thì cứ bầu. Đó là chưa kể đến các thủ đoạn trong “bầu bán”, kiểm phiếu, công bố kết quả. Tỉ lệ phiếu bầu cao chưa hẳn đã thể hiện sự đánh giá chính xác, đủ liều để tin cậy rằng người đó đã là giỏi nhất, tài nhất, uy tín nhất. Lá phiếu của phe nhóm chiếm số đông khác hoàn toàn với lá phiếu thực sự dân chủ. Cho nên, chữ "Tín" trong bầu cử chỉ lắm khi chỉ là một thứ hình thức, coi như xong một bước của công việc, một công đoạn không thể thiếu, không phản ánh trung thực về ý thức dân chủ và thực chất của con người.
Uy tín còn phải được minh chứng, khẳng định qua quan điểm, tư tưởng, động cơ làm việc, đạo đức, lối sống và chất lượng thực hiện chức trách, nhiệm vụ. Có những người có chức danh với tỉ lệ phiếu bầu khá cao, nhưng khi làm việc cụ thể và trong cuộc sống chẳng có uy tín gì, chỉ để lại sự trách cứ, chê cười, đàm tiếu. Có những cái ghế sinh ra chỉ thêm tốn tiền Nhà nước, cồng kềnh bộ máy, mà chẳng biết làm gì có ích cho xã hội. Có uy tín, tự khắc có uy quyền, một uy quyền tự thân, không phải thứ uy quyền lên gân.
Không có uy tín, nhưng vì muốn thể hiện uy quyền vì vậy thường gây hậu họa, làm hỏng cho công việc chung và tác hại khôn lường đối với sự minh bạch của thể chế khi người này thuộc tầng lớp lãnh đạo ở tầm vĩ mô. Trên thực tế không ít người, khi có quyền thì đụng chút việc là dùng quyền uy, hống hách, quan liêu, mệnh lệnh. Có người không đủ uy, không thực quyền thì mượn tay của các lực lượng công an để trấn áp, ép buộc và ra sức huy động các thế lực khác (kể cả dùi lủi, nài nỉ cấp trên) để thực hiện hành vi phạm pháp, làm những việc mất lòng dân, thiếu dân chủ, hại cấp dưới.
Người thích uy quyền thường dùng quyền hành và quyền lực, kể cả quyền lực của đồng tiền. Ông ta sẽ đưa ra những khả năng đe dọa, mua chuộc như thăng giáng chức tước, lên lương, bố trí, sắp xếp chỗ này, vị trí kia, vừa câu móc, vừa hăm dọa hay cô lập đối tượng khi không "tranh thủ" được. Nếu ai đó làm phật lòng trái ý, hoặc có nguy cơ làm ảnh hưởng uy quyền thì sẽ bị trù úm, bày kế, lập mưu kỷ luật hay ép đương sự xin chuyển công tác khác hay về "hưu non".
Người dùng uy lực đồng tiền thường đi kèm lòng tham , tính toán cá
nhân vị kỷ, vơ vét và thu vén. Cho nên, những kẻ bất tài, vô dụng, thất
đức có đủ thứ thủ đoạn, mánh khóe để khi đã nắm được quyền thì dùng uy
quyền trấn áp thiên hạ, “cả vú lấp miệng em”, kéo bè, kết vây cánh (cánh
hẩu, ê-kíp) ...hình thành nhóm lợi ích. Từ tuyển dụng, bổ nhiệm, giao
chức cũng chọn trong những người thân trong gia đình, dòng tộc, huyết
thống, cùng mục đích, cùng động cơ, cùng mặt bằng “quan trí”, cốt sao
thế lực của mình ngày càng được củng cố và khuynh loát. Sự cố tình tâng
bốc nhau, bao che, tung hứng cho nhau, hùa nhau lập mưu kế phạm pháp,
tìm mọi mánh khóe, thủ đoạn đục khoét của công, thu lợi bất chính cũng
từ đó mà ra.
Khi đã không đủ uy tín mà phải dùng uy quyền, đến mức độc đoán, chuyên quyền, làm ác không ghê tay, hại người không chút động lòng, sẵn sàng trừ khử, sát phạt, làm hại người khác có đối trọng (kể cả đồng chí, bạn hữu, người thân), mua bán chức quyền, dùng đủ mánh lới tinh vi để giữ ghế, để tiến thân, che lấp khuyết điểm, tích lũy của cải bất minh, vùi dập chân lý, phủ nhận lẽ phải một cách khô lạnh và rất ma mãnh !
Khi đã không đủ uy tín mà phải dùng uy quyền, đến mức độc đoán, chuyên quyền, làm ác không ghê tay, hại người không chút động lòng, sẵn sàng trừ khử, sát phạt, làm hại người khác có đối trọng (kể cả đồng chí, bạn hữu, người thân), mua bán chức quyền, dùng đủ mánh lới tinh vi để giữ ghế, để tiến thân, che lấp khuyết điểm, tích lũy của cải bất minh, vùi dập chân lý, phủ nhận lẽ phải một cách khô lạnh và rất ma mãnh !
Thế nhưng, như đầu bài đã đề cập, người đời đã đúc kết: “Uy tín
trường tồn, uy quyền đoản vị” - người có uy tín sẽ để lại tiếng thơm lâu
dài, người không uy tín mà thích dùng uy quyền thay cho uy tín chỉ được
nhất thời, gây thù chuốc oán, tự làm mất hậu phúc, có chăng chỉ được
một vài việc trước mắt, không thể có sức bền. Cho nên, làm lãnh đạo cần
nâng cao uy tín, không nên lộng hành, lạm dụng uy quyền để tự đề cao cá
nhân, khư khư ôm giữ ‘ghế’ và quyền lợi cá nhân (mà quyền lợi đó do vơ
vét, chiếm đoạt, lừa đảo mới có), quên cả lợi ích quốc gia, dân tộc,
quên nhân dân, chỉ biết vun vén cho cá nhân, gia đình và nhóm lợi ích
gây hậu quả khôn lường cho đất nước và nhân dân. Những người như thế,
vẫn mang danh cán bộ của đảng,vẫn tự hào bao nhiêu năm…tuổi đảng, công
hiến cho cách mạng bao nhiêu năm..thì nhục lắm! Cho nên, cần có chế tài,
quy định giám sát uy quyền, đánh giá uy tín cán bộ trong tuyển dụng,
trong công tác tạo nguồn, đào tạo, sắp xếp nhân sự, bố trí chức danh,
phân công phân nhiệm bảo đảm chính xác, đúng người, đúng việc. Không thể
vì công thức 4C “con cháu các cụ”, vì người nhà, dòng tộc, đồng hương,
đồng môn, lại cả vì nhận tiền chạy chức, mà tuỳ tiện ‘xếp ghế”, gắn
chức danh, giao nhiệm vụ, quyền hành!
Bùi Văn Bồng
Bùi Văn Bồng - Khai Minh Bạch
Ngày 3-10, trong ngày làm việc thứ 4, Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI),
Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiến hành thảo luận Đề án đổi mới giáo dục
và thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2013, nhiệm vụ năm 2014.
Các đại biểu làm việc tại tổ, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội
năm 2013, nhiệm vụ năm 2014. Khi các con số thống kê, những đánh giá,
nhận định chưa được coi là chính xác, thì thảo luận như thế nào được?
Cũng trong ngày 3-10, tại Hà Nội, Chương trình phát triển Liên hợp quốc
(UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam, Trung tâm Nghiên
cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng tổ chức công bố chỉ số công lý năm
2012, đánh giá thực trạng về công bằng và bình đẳng dựa trên ý kiến của
người dân.
Kết quả được xây dựng thông qua việc tổng hợp và phân tích dữ liệu từ
hơn 5.000 người được phỏng vấn tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và 19
tỉnh, thành được lựa chọn ngẫu nhiên khác trong năm 2012.
Chỉ số công lý năm 2012 dựa trên 5 trục nội dung về thực thi pháp luật
và bảo đảm công lý gồm: khả năng tiếp cận, công bằng, liêm chính, sự tin
cậy hiệu quả và bảo đảm các quyền cơ bản.
Phát biểu khai mạc, ông Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam
nhấn mạnh: Báo cáo chỉ số công lý phản ánh chính xác khả năng tiếp cận
công lý của người dân.
Các số liệu báo cáo, thống kê, thanh tra, kiểm tra về mọi phương diện ở
nước ta gần đây đã gây sự nghi ngờ, khó tin đối với ngời dân. Nào là GDP
đạt tỷ lệ này-kia, nào là tỉ lệ tốt nghiệp PTTH cả gần 100%; nào là
điều tra xã hội học cho ra con số …Nào là chỉ số tiêu dùng CPI…Riêng
khoản ‘nợ xấu’ ngân hàng mà cũng 5 lần 7 lượt thay đổi ngay tại nghị
trường Quốc hội.
Như một trò cười đầy mỉa mai, có những doanh nghiệp báo cáo thành tích
thì nêu những con só lãi khá lớn, chỉ để nhận huân chương; thế nhưng trớ
trêu thay báo cáo chuyên đè sản xuất –kinh doanh lại đưa ra con số thua
lỗ, thất thoát cúng khá là …khủng, để xin chính phủ chia sớt cho gói
cứu trợ, xoá nợ, lấy cớ vay tiền ngân hàng lãi suất ưu đãi để…”bù lỗ”.
Thôi thì đủ thứ thủ đoạn để các con số tha hồ mặc súc nhảy múa…
Báo áo: Vinashin vẫn kinh doanh có lãi....
Thực trạng “nhảy múa tuỳ tiện’ ủa các con số, báo cáo, thống kê đã biểu
hiện rõ nét sự thiếu minh bạch, cho nên vấn đề ‘khai minh bạch’ rất cần
đặt ra.
Theo báo Pháp Luật và trang mạng VnConomy, 6 tháng đầu năm 2013, Thanh
tra chính phủ đã thực hiện 4.724 cuộc thanh tra hành chính, 89.281 cuộc
thanh tra chuyên ngành, và 3.745 cuộc thanh tra do bộ, ngành và địa
phương thực hiện, tại 283.183 đơn vị , cá nhân trên cả nước.
Trong 6 tháng = 180 ngày = 4.320 giờ, tính cả chủ nhật, ngày lễ. Từ đó
suy ra, mỗi ngày có 543 đoàn thanh tra, kiểm tra và mỗi giờ thanh tra,
kiểm tra được 65 đơn vị, cá nhân. Không biết Thanh tra chính phủ có phép
Lão Tôn đi mây về gió và có những phép màu gì nữa mà tài tình thế
Cũng theo hai tờ báo trên, thanh tra trung ương đã phát hiện sai phạm
12.225 tỷ đồng, 452 hec-ta đất, thanh tra các địa phương phát hiện 1.447
tỷ, và thanh tra ngân hàng phát hiện 682 tỷ đồng , 562 lượng vàng và
50.000 đô la. Tổng số tiền, vảng ấy quy ra bằng 683 triệu đô la Mỹ.
Nếu so với GDP bình quân thu nhập của Việt Nam năm 2012 là 1.407,11 đô
la thì số tiền sai phạm, nói trắng ra là tham nhũng gấp 485.429 lần. Con
số báo cáo, thống kê ở nước ta về mọi phương diện vẫn là những màn múa
rối với những kịch bản theo trường phái trừu tượng!
Tỉnh Bình Dương chỉ có gần 1,7 triệu dân, nhưng chỉ hai đợt đồng góp ý
liến xây dựng Hiến pháp 1992 đã có 44.459.628 ý kiến đóng góp. Như vậy
từ đưa trẻ trong bao thai cho đến mồ mả lôi lên chưa chắc đủ số người
đó: Theo báo cáo, trong đợt 2, toàn tỉnh đã tiếp tục tổ chức được 207
hội nghị, hội thảo với 20.393 người tham dự, in ấn và phát 10.000 bảng
so sánh Hiến pháp 1992 kèm bản thuyết minh gửi đến các tổ chức công đoàn
cơ sở trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh đã phát 258.091 phiếu lấy ý kiến
nhân dân, thu về 220.885 phiếu, đạt 85%. Tổng số các ý kiến đóng góp
trong đợt 2 là 33.268.532 ý kiến. Trong đó, có 28.894.551 ý kiến tán
thành, 1.871 ý kiến góp ý sửa đổi, 424 ý kiến bổ sung nội dung mới, 638 ý
kiến không tán thành.
Như vậy, cả đợt 1 và đợt 2, toàn tỉnh có 44.459.628 ý kiến đóng góp.
Trong đó, tổng số ý kiến tán thành là 44.455.188; tổng số ý kiến không
tán thành là 657 ý kiến; tổng số ý kiến góp ý sửa đổi là 2.666 ý kiến;
tổng số ý kiến góp ý bổ sung 1.117"…
Trên đây mới chỉ là những ví dụ gần đây bộc lộ sự “nhảy múa” tùy tiện,
loạn xì ngầu của các con số báo cáo. Thực tế, ngay trong các tổ chức
đảng từ cơ sở, cơ quan, đơn vị từ dưới lên trên hầu như đều mang tính
chất hình thức, đối phó, báo cáo cho có, “cho xong việc”.
Còn nữa, do bệnh thành tích, do những động cơ có lợi cho cá nhân cấp ủy,
người đứng đầu và bao che cho nhóm lợi ích, muốn cơ quan, đơn vị mình
không bị yếu kém, mà có thành tích, động cơ lên lương, lên chức, muôn số
phiéu cao qua bầu cử,…nên đã cố tình tìm cách giấu nhẹm các vụ việc.
Cùng lắm chỉ “xử lý nội bộ”!
Thực tế cho thấy, có những cơ quan, đơn vị 5 năm liền đạt tiêu chuẩn
đảng bộ, chi bộ“trong sạch, vững mạnh”, nhưng khi “cái kim bọc trong giẻ
lâu ngày” lòi ra, biết bao vụ tiêu cực, tham nhũng, nội bô chia bè, kó
cánh, đơn vị làm ăn thua lỗ, mới thấy “cháy nhà ra mặt chuột”!
Hơn nửa tháng trước, ngày 18-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) họp
cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng
(PCTN) năm 2013.
Cho ý kiến báo cáo, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho rằng cần phải có
đánh giá hoạt động đấu tranh PCTN. “Báo cáo chưa thấy nói rõ trong lực
lượng đấu tranh PCTN có tiêu cực bỏ sót, bao che không, có tham nhũng
trong PCTN hay không . Tiếp tục “mổ xẻ”, Chủ tịch QH yêu cầu báo cáo
phải làm rõ trách nhiệm của những cơ quan chủ lực từ Thanh tra, Kiểm
toán, cơ quan điều tra, Kiểm sát…Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân
Tối cao Nguyễn Hải Phòng thừa nhận chống bỏ lọt tội phạm trong tham
nhũng rất khó vì còn liên quan đến thể chế. Có địa phương đưa ra 804 vụ
nhưng chỉ xử được vài vụ rồi chỉ xử lý hành chính. Có bao vụ án nghiêm
trọng có ý kiến can thiệp, cản trở từ cấp cao; rồi dân phạm tội 2 triệu
đi tù, nhưng cán bộ mấy tỉ đồng lại án treo - Chủ nhiệm Hội đồng dân tộc
Ksor Phước bức xúc: “Dân bình thường phạm tội 2 triệu bị bắt tù, cán bộ
Nhà nước cả mấy tỉ thì là án treo". Đặc biệt, ông Ksor Phước nhấn
mạnh:“Thông tin liên quan đến nhiều cán bộ rồi xử lý đến đâu, xử lý
không rõ ràng, “âm thầm lặng lẽ quá” làm dân hoài nghi mà hoài nghi
chính nhằm vào sự tồn vong của chế độ”.
Tổng kết, thi đua, báo cáo cần trung thực, minh bạch, chính xác, không
thể thực tế chẳng ra gì, yếu kém trầm bê, mà báo cáo lại rất hay, thậm
chí “tô màu”, bịa đặt, thổi phồng. Chưa nói đến những cơ quan, cơ sở,
đơn vị yếu kém, do báo cáo láo, tung ra các số liệu thống kê vô lý đến
‘phát sốt’, mà năm nào cũng “giật cờ thi đua” xuất sắc. Đó là sự nguy
hại, đánh lừa nhau và lừa dối nhân dân. Nhìn thực trạng đó, càng thấm
thía câu nói của Bác Hồ: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là
một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ
những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra
khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm. Như thế mới là
một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính” (Sửa đổi lối làm
việc).
Thiếu minh bạch,thiếu dân chủ, thiếu công tâm,thiếu trách nhiệm mới là
những nội dung Đảng và Nhà nước Việt nam cần cầu thị ra Nghị quyết,viết
thành luật, quyết liệt chống chứ không phải cứ gãi ghẻ mãi quanh câu
chuyện lạc đề, che đậy thực tế bằng những chủ chương, Nghị quyết, luật
lệ nặng về hình thức mà chống được tham nhũng, mà cứu được chế độ đâu.
Chữa bệnh phải trị cái căn nguyên gây bệnh chứ thuốc giảm đau chỉ là
biện pháp tạm thời, cứ giảm đau mãi vừa tốn tiền, mất thời gian mà bệnh
chắc chắn sẽ ngày càng trầm trọng nguy hiểm thêm lên thôi.
Khắc phục tình trạng này, trước hết mỗi cán bộ đảng viên, nhất là người
đứng đầu và các chức danh giữ cương vị lãnh đạo, bộ máy chuyên môn phải
thực sự trung thực, làm việc nghiêm túc, tôn trọng thực tế khách quan,
không cá nhân vụ lợi, không chạy theo thành tích hình thức bề ngoài. Cần
tập hợp, phân tích, thống kê các số liệu, các dữ kiện chính xác, làm cơ
sở để đánh giá đúng mạnh, yếu. Không nên vì động cơ cá nhân, phe nhóm
mà ém nhẹm các vụ việc, không dám báo cáo cấp trên, dẫn tới vụ việc, tồn
tại yếu kém lình xình, kéo dài, lùng nhùng xử tý nội bộ, sinh ra “cái
sảy nảy cái ung”. Cứ làm cái kiểu như vậy, đến khi bung xé vụ việc, lộ
tẩy thực tế thì đã rất nặng nề, xâu chuối, dính chùm và vô cùng phức
tạp.
Về các cấp lãnh đạo, quản lý cần thường xuyên bán sát cơ sở, khắc phục
lối làm việc quan liêu, xuê xoa, lớt phớt, tăng cường vai trò giám sát,
kiểm tra, đôn đốc. Qua kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời và uốn nắn
ngay, chỉnh sửa các sai lầm, xử lý nghiêm, khắc phục nhanh những mặt
yếu kém. Tiếp nhận và đọc các báo cáo cũng phải thận trọng tính toán, so
sánh kỹ, phát hiện kịp thời những “độ vênh” vô lý, những bất hợp lý
trong các báo cáo, nhằm phát hiện những báo cáo láo, báo cáo ẩu, khoa
trương thành tích, giấu nhẹm khuyết điểm, yếu kém. Mong sao, ‘hội chứng’
giấu nhẹm khuyết điểm, che đậy yếu kém và báo cáo lèm nhèm sẽ được khắc
phục để làm trong sạch và chuẩn mực môi trường chính trị-xã hội, thực
sự minh bạch hóa trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành bộ máy, cơ
quan, đơn vị.
Trong một xã hội mà sự giả dối được coi là đương nhiên, không hề có chút
gợn lên trong lương tầm điều gì hổ thẹn, nói dối thành thói quen và có
nghệ thuật, thì đó là trạng chứng mất nhân cách, làm nhạt mờ dần đi đến
triệt tiêu các gia trị nhân văn, nhân bản. Thậm chí, khi sự nói dối đạt
được đúng chủ đích, người ta lại tự mừng như một chiến tích. Trên nói
dối dưới, hứa lèo, hứa hão mà không làm; dưới báo cáo láo, dựng chuyện,
đánh lừa cấp trên...Xã hội mà mọi sự đều không minh bạch, lừa dối nhau,
phát sinh đủ mọi trò thủ đoạn, mánh lới để vụ lợi thì không thể gọi là
văn minh, hơn nữa lại là tác nhân kìm hãm sự phát triển. Khai minh bạch,
bao giờ xã hội mới vươn đạt dược như thế?
Bùi Văn Bồng(Blog Bùi Văn Bồng)
'Ngân khố quốc gia không thể chi tiêu vô hạn độ'
Cắt giảm mua sắm xe công, đi nước
ngoài, chi lương thiếu kiểm soát… là đề xuất của chuyên gia kinh tế Lê
Đăng Doanh khi thu chi ngân sách mất cân đối nghiêm trọng.
- Chính phủ Mỹ phải đóng cửa
một loạt công sở vì chưa được duyệt ngân sách hoạt động cho giai đoạn
tới. Câu chuyện của cường quốc số một thế giới có gì đáng lưu tâm với
trường hợp Việt Nam, khi ngân khố cũng đang eo hẹp như hiện nay, thưa
ông?
- Việt Nam nên nhìn nhận đây như một tấm gương tày liếp. Đến một nền
kinh tế mạnh và giàu có như họ cũng không chịu nổi bội chi ngân sách quá
cao và quá lâu. Hãy coi là một lời cảnh báo rất nghiêm khắc rằng không
thể tiếp tục chi ngân sách một cách quá dễ dãi như người dân hay đùa là
“tiêu tiền chùa”. Qua đây tôi cũng thấy Quốc hội Mỹ giám sát việc chi
tiêu ngân sách rất chặt chẽ.
Ông Lê Đăng Doanh đề xuất mạnh tay cắt giảm chi tiêu công. Ảnh: Thanh Lan. |
- Vậy ông đánh giá sao về việc giám sát thu chi ngân sách của Việt Nam khi mà nguồn thu ngày một giảm còn chi tiêu lại vẫn tăng?
- Những khoản chi thường xuyên đang tăng rất nhanh từ 65,4% tổng số chi năm 2005 lên đến 77,1% năm 2012. Tỷ trọng như vậy thì không có túi tiền của quốc gia nào chịu đựng nổi.
Trên thế giới, không có chuyện dùng xe công một cách tùy tiện như ở ta, từ cấp phó đến giám đốc Sở đều có xe đưa rước. Liên minh hợp tác xã của một tỉnh cũng được cấp một chiếc xe biển xanh để chủ tịch dùng xe công đưa đón hàng ngày, ăn cưới, ăn giỗ v.v... Hay quỹ lương đang được chi cho rất nhiều biên chế không hề có sản phẩm công việc nào… Như vậy ngân sách đang bao chi cho cả những tổ chức quần chúng và bao cấp nhiều khoản chi ngoài tiền lương.
- Giảm lương công chức là ý tưởng bị bác ngay khi chưa thành hình, nhưng cũng đủ cho thấy tình hình ngân sách quốc gia đang thế nào. Ông có gợi ý nào khác cho Bộ trưởng Tài chính để giải quyết khó khăn này?
- Trước tiên, tôi nghĩ nên chia sẻ với kiến nghị của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng do tình hình hiện nay quá khó khăn. Tuy nhiên, có thể không cần giảm lương, thay vào đó Quốc hội nên xem xét để giảm mọi khoản chi tiêu thuộc về chế độ ngoài lương như xe cộ, chiêu đãi, công tác nước ngoài. Tôi vừa từ Nga về, Đại sứ Việt Nam tại Liên Bang Nga Phạm Xuân Sơn cho biết bình quân một năm đón tiếp từ 200 - 220 đoàn công tác từ Việt Nam sang, có đoàn tới 60 người. Những chuyến đi như vậy có cần đoàn đông đến thế không, chi phí tốn kém nhưng đã hiệu quả chưa.
Muốn có cải cách cơ bản phải thực hiện công khai minh bạch, Chính phủ phải có trách nhiệm giải trình. Cứ mở website của Chính phủ Thụy Điển, Canada ra, bạn sẽ thấy họ công bố Thủ tướng đi máy bay hết bao nhiêu tiền, chi phí ở khách sạn, chiêu đãi thủ tướng nước bạn ra sao, bao nhiêu người tham dự. Tương tự, vào website của Chính phủ Hàn Quốc sẽ thấy chương trình cụ thể của Tổng thống nước họ hàng tuần.
- Những khoản chi thường xuyên đang tăng rất nhanh từ 65,4% tổng số chi năm 2005 lên đến 77,1% năm 2012. Tỷ trọng như vậy thì không có túi tiền của quốc gia nào chịu đựng nổi.
Trên thế giới, không có chuyện dùng xe công một cách tùy tiện như ở ta, từ cấp phó đến giám đốc Sở đều có xe đưa rước. Liên minh hợp tác xã của một tỉnh cũng được cấp một chiếc xe biển xanh để chủ tịch dùng xe công đưa đón hàng ngày, ăn cưới, ăn giỗ v.v... Hay quỹ lương đang được chi cho rất nhiều biên chế không hề có sản phẩm công việc nào… Như vậy ngân sách đang bao chi cho cả những tổ chức quần chúng và bao cấp nhiều khoản chi ngoài tiền lương.
- Giảm lương công chức là ý tưởng bị bác ngay khi chưa thành hình, nhưng cũng đủ cho thấy tình hình ngân sách quốc gia đang thế nào. Ông có gợi ý nào khác cho Bộ trưởng Tài chính để giải quyết khó khăn này?
- Trước tiên, tôi nghĩ nên chia sẻ với kiến nghị của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng do tình hình hiện nay quá khó khăn. Tuy nhiên, có thể không cần giảm lương, thay vào đó Quốc hội nên xem xét để giảm mọi khoản chi tiêu thuộc về chế độ ngoài lương như xe cộ, chiêu đãi, công tác nước ngoài. Tôi vừa từ Nga về, Đại sứ Việt Nam tại Liên Bang Nga Phạm Xuân Sơn cho biết bình quân một năm đón tiếp từ 200 - 220 đoàn công tác từ Việt Nam sang, có đoàn tới 60 người. Những chuyến đi như vậy có cần đoàn đông đến thế không, chi phí tốn kém nhưng đã hiệu quả chưa.
Muốn có cải cách cơ bản phải thực hiện công khai minh bạch, Chính phủ phải có trách nhiệm giải trình. Cứ mở website của Chính phủ Thụy Điển, Canada ra, bạn sẽ thấy họ công bố Thủ tướng đi máy bay hết bao nhiêu tiền, chi phí ở khách sạn, chiêu đãi thủ tướng nước bạn ra sao, bao nhiêu người tham dự. Tương tự, vào website của Chính phủ Hàn Quốc sẽ thấy chương trình cụ thể của Tổng thống nước họ hàng tuần.
Ông Doanh đề nghị giám sát chặt chẽ việc dùng xe công cho mục đích tư cũng như chuyện đi công tác nước ngoài gây lãng phí. Ảnh: Chu Toàn Thắng. |
Như ông Đặng Văn Thanh - Chủ tịch Hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam -
thống kê, có tới 70 quỹ tài chính nhà nước được thành lập và 40 quỹ vẫn
đang vận hành với hàng tỷ, hàng trăm thậm chí hàng chục nghìn tỷ đồng.
Có quỹ chưa dùng hết nhưng không huy động để bù đắp thiếu hụt ngân sách
được. Do đó, tôi nghĩ nên có biện pháp huy động từ các quỹ này trước khi
phải tăng vay để cân đối ngân sách.
Còn nếu vẫn không cân đối được thì cũng không loại trừ phương án các lãnh đạo hãy gương mẫu trong việc tự cắt giảm các chi tiêu hành chính, tự giảm lương của mình trước khi đề cập chuyện cắt giảm lương tối thiểu của công nhân viên chức.
- Chính phủ cũng đang xin nới trần bội chi để có thêm nguồn chi cho đầu tư phát triển. Ông nghĩ sao khi giải quyết bài toán ngân sách cho quốc gia bằng cách này?
- Tôi cho rằng đó là những giải pháp không bình thường và thể hiện tình hình ngân sách đang rất căng thẳng. Giờ có thể vay thêm qua phát hành trái phiếu vì không lo về cầu khi vốn ngân hàng còn ứ động nhiều. Nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế chứ không giải quyết vấn đề một cách toàn diện, cái chính phải bằng mọi cách giảm được chi tiêu.
Hơn nữa, nếu Chính phủ đi vay quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến đầu tư tư nhân. Nói cách khác, tổng vốn của xã hội là một miếng bánh, nếu người này chiếm phần lớn thì đông đảo những người còn lại nguy cơ phải chịu đói.
Nới trần bội chi ngân sách cũng là một giải pháp (như Mỹ đang làm mà chưa thống nhất được với nhau) nhưng kèm theo đó, Quốc hội cần ra các điều kiện để ràng buộc việc tăng hiệu quả đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước, nâng cao trách nhiệm của những người ra quyết định sử dụng đồng vốn. Nói thật, gợi ý chính sách thì không thiếu nhưng vấn đề là nền kinh tế còn đang bị bệnh “tồn kho các giải pháp”.
- Vậy vì sao giải pháp nhiều mà chúng ta chưa thể "tiêu thụ" chúng cho hiệu quả để phục hồi nền kinh tế?
- Có ý kiến cho rằng Diễn đàn Kinh tế Mùa thu vừa rồi chỉ nặng về phê phán mà thiếu giải pháp. Trên thực tế, các Diễn đàn Kinh tế Mùa thu, Mùa xuân hay hội thảo trên khắp cả nước thời gian qua đều đã có rất nhiều kiến nghị, từ cải cách thể chế đến vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước hay những giải pháp cụ thể cho sở hữu đất đai, tái cơ cấu ngân hàng, đầu tư công. Thế nhưng, những gì chúng tôi đề xuất tại các diễn đàn lần trước vẫn “tồn kho” ở đó mà chưa được quan tâm.
Công bằng mà nói, Chính phủ đã thực hiện khá nhiều nhưng càng làm mới thấy nảy sinh quá nhiều vấn đề khó khăn. Ví dụ như gói cho vay 30.000 tỷ đồng, làm mới thấy giải ngân khó hơn ta tưởng. Doanh nghiệp bất động sản chết vẫn nhiều thêm. Hay như nợ xấu, dù đã giải quyết được phần nào nhưng VAMC bắt tay vào mới thấy quá nhiều vấn đề.
Tóm lại, giờ không cần tìm thêm giải pháp nữa. Đây là lúc Quốc hội, Chính phủ phải hành động mạnh mẽ hơn.
Thanh Thanh Lan
Còn nếu vẫn không cân đối được thì cũng không loại trừ phương án các lãnh đạo hãy gương mẫu trong việc tự cắt giảm các chi tiêu hành chính, tự giảm lương của mình trước khi đề cập chuyện cắt giảm lương tối thiểu của công nhân viên chức.
- Chính phủ cũng đang xin nới trần bội chi để có thêm nguồn chi cho đầu tư phát triển. Ông nghĩ sao khi giải quyết bài toán ngân sách cho quốc gia bằng cách này?
- Tôi cho rằng đó là những giải pháp không bình thường và thể hiện tình hình ngân sách đang rất căng thẳng. Giờ có thể vay thêm qua phát hành trái phiếu vì không lo về cầu khi vốn ngân hàng còn ứ động nhiều. Nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế chứ không giải quyết vấn đề một cách toàn diện, cái chính phải bằng mọi cách giảm được chi tiêu.
Hơn nữa, nếu Chính phủ đi vay quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến đầu tư tư nhân. Nói cách khác, tổng vốn của xã hội là một miếng bánh, nếu người này chiếm phần lớn thì đông đảo những người còn lại nguy cơ phải chịu đói.
Nới trần bội chi ngân sách cũng là một giải pháp (như Mỹ đang làm mà chưa thống nhất được với nhau) nhưng kèm theo đó, Quốc hội cần ra các điều kiện để ràng buộc việc tăng hiệu quả đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước, nâng cao trách nhiệm của những người ra quyết định sử dụng đồng vốn. Nói thật, gợi ý chính sách thì không thiếu nhưng vấn đề là nền kinh tế còn đang bị bệnh “tồn kho các giải pháp”.
- Vậy vì sao giải pháp nhiều mà chúng ta chưa thể "tiêu thụ" chúng cho hiệu quả để phục hồi nền kinh tế?
- Có ý kiến cho rằng Diễn đàn Kinh tế Mùa thu vừa rồi chỉ nặng về phê phán mà thiếu giải pháp. Trên thực tế, các Diễn đàn Kinh tế Mùa thu, Mùa xuân hay hội thảo trên khắp cả nước thời gian qua đều đã có rất nhiều kiến nghị, từ cải cách thể chế đến vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước hay những giải pháp cụ thể cho sở hữu đất đai, tái cơ cấu ngân hàng, đầu tư công. Thế nhưng, những gì chúng tôi đề xuất tại các diễn đàn lần trước vẫn “tồn kho” ở đó mà chưa được quan tâm.
Công bằng mà nói, Chính phủ đã thực hiện khá nhiều nhưng càng làm mới thấy nảy sinh quá nhiều vấn đề khó khăn. Ví dụ như gói cho vay 30.000 tỷ đồng, làm mới thấy giải ngân khó hơn ta tưởng. Doanh nghiệp bất động sản chết vẫn nhiều thêm. Hay như nợ xấu, dù đã giải quyết được phần nào nhưng VAMC bắt tay vào mới thấy quá nhiều vấn đề.
Tóm lại, giờ không cần tìm thêm giải pháp nữa. Đây là lúc Quốc hội, Chính phủ phải hành động mạnh mẽ hơn.
Thanh Thanh Lan
(VnExpress)
Chủ nghĩa tư bản nhà nước ở Việt Nam: chiếc boomerang cho những xác chết biết đi?
Một số trong hơn 40 nghìn nhân công tại Vinaconex, một công ti xây
dựng nhà nước ở Việt Nam, đang nằm trong hoàn cảnh khó xử. Họ chán nản
vì đang bị nợ lương nhưng lại không dám nghỉ việc vì e rằng không tìm
được công việc khác. Một số đang phải nhờ vả tài chánh vào gia đình, cô
Trang, một thư ký 28 tuổi của Vinaconex cho biết, cô đã không được lĩnh
lương từ tháng Tư. Nhưng nhiều người khác, cô nói thêm, đang chìm sâu
trong vũng lầy nợ nần.
Hình ảnh “xác chết biết đi” của những nhân viên tại các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam chỉ là một trong nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế của nước này vẫn đang yếu kém. Năm ngoái, nó tăng 5,03%, đạt tỉ lệ thấp nhất trong 13 năm qua và quá thấp so với 7% trong giai đoạn bùng nổ của những năm giữa thập niên 2000. Vào tháng Tám Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã dự đoán rằng tỉ lệ tăng trưởng trong năm sẽ ở mức 5,3%. Công ty xếp hạng tín dụng Fitch cho biết vào ngày 30 tháng Chín rằng trong khi các tín hiệu đối với kinh tế vĩ mô đang ổn định một phần nhờ ngành xuất khẩu nhưng sự trì trệ của các doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng đang làm chậm chân tăng trưởng. Nhiều nhà đầu tư tiếp tục xem Việt Nam là một cơ hội tốt về lâu dài, nhưng những người khác lại cảm thấy thêm bất an.
Các doanh nghiệp nhà nước chiếm 40% sản lượng kinh tế cả nước, và nhiều doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng xấu vì họ đã lợi dụng tình trạng cho vay dễ dãi để thực hiện những đầu tư liều lĩnh (và dại dột) trong những lĩnh vực “không cốt lõi”. Ví dụ nổi bật nhất là Vinashin, một công ty đóng tàu nhà nước từng thâm nhập vào lĩnh vực địa ốc và giao dịch chứng khoán. Năm 2010 công ty này bị trễ hạn thanh toán đợt chi trả đầu tiên trị giá 600 triệu Mỹ kim cho Credit Suisse và nhưng chủ nợ quốc tế khác, dẫn đến việc hạ điểm xếp hạng nợ do chính phủ đứng tên của Việt Nam. Hàng chục doanh nghiệp nhà nước khác còn thiếu minh bạch hơn nữa; và chắc chắn là đang thầm lặng liếm láp vết thương của mình.
Trong những năm qua, những nhóm lợi ích đầy quyền lực bên trong đảng Cộng sản đang cầm quyền mạnh mẽ chống cự lại những kêu gọi đổi mới trong lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước. Một số cho rằng vì các quan chức cao cấp trong đảng xem chúng như là túi tiền riêng của mình. Nhưng ngày 27 tháng Chín vừa qua tại New York thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói với một bình luận gia của tờ Bloomberg rằng ông dự định sẽ đối xử với các doanh nghiệp nhà nước tương tự như những đối thủ tư nhân của chúng. Điều này thật sự đặc biệt đối với một người đang lãnh đạo một quốc gia cộng sản, dù chỉ là bề ngoài.
Ông Dũng cũng cam kết cho phép các công ty nước ngoài sở hữu đến 49% các ngân hàng trong nước trong một “tương lai gần”, tăng hơn so với giới hạn 30% hiện tại. Điều này dường như được dựa trên việc chính phủ thiết lập một công ty quản lý tài sản trong tháng Bảy vừa qua nhằm giải quyết các món nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng. Công ty Fitch nói rằng việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua thêm những tài sản xấu của Việt Nam có thể gây được hiệu quả trong việc bơm thêm nguồn vốn mới vào nền kinh tế và giúp quá trình hồi phục của các ngân hàng nhanh chóng hơn.
Nền chính trị của Việt Nam thì mờ ám, nhưng một số nhà quan sát đang kết luận rằng những lời của ông Dũng đã nhấn mạnh quyết tâm ngày càng cao của chính quyền trong những tháng qua nhằm dự tính cho những cải cách sâu đậm hơn, so với trước đây chúng chỉ được hời hợt cân nhắc. Những tín hiệu rõ rệt hơn bao gồm một nghị quyết của Bộ Chính trị gồm 16 thành viên cao cấp đưa ra ngày 10 tháng Tư trong đó xem việc hội nhập kinh tế là ưu tiên hàng đầu và kêu gọi việc hợp tác với các cơ quan đa phương khác, cùng với những thảo luận gần đây giữa các đại biểu quốc hội Việt Nam về việc “thanh lý” các công ty nhà nước (tức là tư hữu một phần) và chịu đựng được một mức thuế mà không làm suy kiệt nền kinh tế.
Kể từ cuối tháng Sáu giới lãnh đạo Việt Nam cũng đã biểu lộ sự sẵn sàng hơn trong việc thương lượng các chi tiết trong Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp ước tự do thưong mại liên quan đến khoảng chục quốc gia, ông Vũ Tú Thành thuộc Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN cho biết. Tham gia TPP sẽ tạo ra những lợi nhuận kinh tế lớn cho Việt Nam nói chung, nhưng nó cũng bắt buộc chính quyền phải gia tăng kiểm soát khối doanh nghiệp nhà nước. Ông Thanh cho rằng một số các chính trị gia Việt Nam có đầu óc cách tân đang dùng việc thương lượng TPP như một vỏ bọc để theo đuổi lịch trình nội bộ của họ. Giới khoa học chính trị gọi đó là “ảnh hưởng boomerang”. Người Việt dường như đang quẳng cho giới ngoại quốc một mẩu xương - hoặc theo biểu tượng trên, là một cây gậy cong - nhưng mục đích thật sự của họ là để nó quay lại và quất vào các đối thủ của họ trong nước.
Tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam để tạo điều kiện thêm cho tính cạnh tranh thì về sau sẽ là điều tốt cho quốc gia cũng như cho hàng trăm nghìn thanh niên Việt Nam đang bước vào đội ngũ lao động hàng năm. Nhưng cải cách đúng nghĩa vẫn chưa thực sự được bảo đảm - bằng chứng sẽ nằm trong quá trình triển khai. Và nó sẽ không tránh khỏi những đau đớn ngắn hạn. Tháng trước Vinashin, công ty đóng tàu què quặt, cho biết là nó vẫn đang nợ lương của 7 đến 8 nghìn nhân viên vừa bị cho nghỉ việc như là một phần của kế hoạch tái cấu trúc lực lượng lao động đang tiến hành. Hàng nghìn người khác đang đợi bị cho thi việc, công ty cho biết, và họ sẽ công ty nợ lại khoảng 57 triệu Mỹ kim. Người ta nghi rằng họ sẽ tay trắng ra đi. Cô Trang, thư ký của Vinaconex, nói rằng cô hy vọng sẽ được nhận lương bị thiếu vào trước Tết, tức là vào ngày 31 tháng Giêng Dương lịch. Các quan chức quản lý đã liên tục xin lỗi và thỉnh thoảng lại đưa cho cô một món tiền nhỏ để giúp cô giải quyết những chi phí cơ bản. Một số đồng nghiệp của cô đang tính đến việc đình công, nhưng họ biết là cũng chẳng đến đâu. Vì thế họ vẫn tiếp tục làm việc.
Hình ảnh “xác chết biết đi” của những nhân viên tại các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam chỉ là một trong nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế của nước này vẫn đang yếu kém. Năm ngoái, nó tăng 5,03%, đạt tỉ lệ thấp nhất trong 13 năm qua và quá thấp so với 7% trong giai đoạn bùng nổ của những năm giữa thập niên 2000. Vào tháng Tám Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã dự đoán rằng tỉ lệ tăng trưởng trong năm sẽ ở mức 5,3%. Công ty xếp hạng tín dụng Fitch cho biết vào ngày 30 tháng Chín rằng trong khi các tín hiệu đối với kinh tế vĩ mô đang ổn định một phần nhờ ngành xuất khẩu nhưng sự trì trệ của các doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng đang làm chậm chân tăng trưởng. Nhiều nhà đầu tư tiếp tục xem Việt Nam là một cơ hội tốt về lâu dài, nhưng những người khác lại cảm thấy thêm bất an.
Các doanh nghiệp nhà nước chiếm 40% sản lượng kinh tế cả nước, và nhiều doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng xấu vì họ đã lợi dụng tình trạng cho vay dễ dãi để thực hiện những đầu tư liều lĩnh (và dại dột) trong những lĩnh vực “không cốt lõi”. Ví dụ nổi bật nhất là Vinashin, một công ty đóng tàu nhà nước từng thâm nhập vào lĩnh vực địa ốc và giao dịch chứng khoán. Năm 2010 công ty này bị trễ hạn thanh toán đợt chi trả đầu tiên trị giá 600 triệu Mỹ kim cho Credit Suisse và nhưng chủ nợ quốc tế khác, dẫn đến việc hạ điểm xếp hạng nợ do chính phủ đứng tên của Việt Nam. Hàng chục doanh nghiệp nhà nước khác còn thiếu minh bạch hơn nữa; và chắc chắn là đang thầm lặng liếm láp vết thương của mình.
Trong những năm qua, những nhóm lợi ích đầy quyền lực bên trong đảng Cộng sản đang cầm quyền mạnh mẽ chống cự lại những kêu gọi đổi mới trong lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước. Một số cho rằng vì các quan chức cao cấp trong đảng xem chúng như là túi tiền riêng của mình. Nhưng ngày 27 tháng Chín vừa qua tại New York thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói với một bình luận gia của tờ Bloomberg rằng ông dự định sẽ đối xử với các doanh nghiệp nhà nước tương tự như những đối thủ tư nhân của chúng. Điều này thật sự đặc biệt đối với một người đang lãnh đạo một quốc gia cộng sản, dù chỉ là bề ngoài.
Ông Dũng cũng cam kết cho phép các công ty nước ngoài sở hữu đến 49% các ngân hàng trong nước trong một “tương lai gần”, tăng hơn so với giới hạn 30% hiện tại. Điều này dường như được dựa trên việc chính phủ thiết lập một công ty quản lý tài sản trong tháng Bảy vừa qua nhằm giải quyết các món nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng. Công ty Fitch nói rằng việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua thêm những tài sản xấu của Việt Nam có thể gây được hiệu quả trong việc bơm thêm nguồn vốn mới vào nền kinh tế và giúp quá trình hồi phục của các ngân hàng nhanh chóng hơn.
Nền chính trị của Việt Nam thì mờ ám, nhưng một số nhà quan sát đang kết luận rằng những lời của ông Dũng đã nhấn mạnh quyết tâm ngày càng cao của chính quyền trong những tháng qua nhằm dự tính cho những cải cách sâu đậm hơn, so với trước đây chúng chỉ được hời hợt cân nhắc. Những tín hiệu rõ rệt hơn bao gồm một nghị quyết của Bộ Chính trị gồm 16 thành viên cao cấp đưa ra ngày 10 tháng Tư trong đó xem việc hội nhập kinh tế là ưu tiên hàng đầu và kêu gọi việc hợp tác với các cơ quan đa phương khác, cùng với những thảo luận gần đây giữa các đại biểu quốc hội Việt Nam về việc “thanh lý” các công ty nhà nước (tức là tư hữu một phần) và chịu đựng được một mức thuế mà không làm suy kiệt nền kinh tế.
Kể từ cuối tháng Sáu giới lãnh đạo Việt Nam cũng đã biểu lộ sự sẵn sàng hơn trong việc thương lượng các chi tiết trong Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp ước tự do thưong mại liên quan đến khoảng chục quốc gia, ông Vũ Tú Thành thuộc Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN cho biết. Tham gia TPP sẽ tạo ra những lợi nhuận kinh tế lớn cho Việt Nam nói chung, nhưng nó cũng bắt buộc chính quyền phải gia tăng kiểm soát khối doanh nghiệp nhà nước. Ông Thanh cho rằng một số các chính trị gia Việt Nam có đầu óc cách tân đang dùng việc thương lượng TPP như một vỏ bọc để theo đuổi lịch trình nội bộ của họ. Giới khoa học chính trị gọi đó là “ảnh hưởng boomerang”. Người Việt dường như đang quẳng cho giới ngoại quốc một mẩu xương - hoặc theo biểu tượng trên, là một cây gậy cong - nhưng mục đích thật sự của họ là để nó quay lại và quất vào các đối thủ của họ trong nước.
Tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam để tạo điều kiện thêm cho tính cạnh tranh thì về sau sẽ là điều tốt cho quốc gia cũng như cho hàng trăm nghìn thanh niên Việt Nam đang bước vào đội ngũ lao động hàng năm. Nhưng cải cách đúng nghĩa vẫn chưa thực sự được bảo đảm - bằng chứng sẽ nằm trong quá trình triển khai. Và nó sẽ không tránh khỏi những đau đớn ngắn hạn. Tháng trước Vinashin, công ty đóng tàu què quặt, cho biết là nó vẫn đang nợ lương của 7 đến 8 nghìn nhân viên vừa bị cho nghỉ việc như là một phần của kế hoạch tái cấu trúc lực lượng lao động đang tiến hành. Hàng nghìn người khác đang đợi bị cho thi việc, công ty cho biết, và họ sẽ công ty nợ lại khoảng 57 triệu Mỹ kim. Người ta nghi rằng họ sẽ tay trắng ra đi. Cô Trang, thư ký của Vinaconex, nói rằng cô hy vọng sẽ được nhận lương bị thiếu vào trước Tết, tức là vào ngày 31 tháng Giêng Dương lịch. Các quan chức quản lý đã liên tục xin lỗi và thỉnh thoảng lại đưa cho cô một món tiền nhỏ để giúp cô giải quyết những chi phí cơ bản. Một số đồng nghiệp của cô đang tính đến việc đình công, nhưng họ biết là cũng chẳng đến đâu. Vì thế họ vẫn tiếp tục làm việc.
M.I. | HANOI
03.10.2013
Diên Vỹ chuyển ngữ - The Economist
Diên Vỹ chuyển ngữ - The Economist
(Dân luận)
Sự xấu hổ đáng suy ngẫm
Các nghị sĩ của Quốc hội Mỹ (House.gov). |
Đó là chuyện của chính phủ, còn 533 thành viên quốc hội vẫn được
nhận lương. Sòng phẳng là như thế, cái lý đương nhiên là như vậy. Ở một
đất nước chấp hành luật pháp nghiêm chỉnh như Mỹ, không ai động chạm gì
đến cái lý đương nhiên đó.
Nhưng có một cái lý đương nhiên khác không thuộc về khuôn thước của pháp luật hay quy định hành chính do con người đặt ra, mà xuất phát từ trái tim lương thiện, nhân cách cao đẹp của con người. Ở đây là những con người hoạt động chính trị.
Tự thấy chính phủ đóng cửa dẫn đến hậu quả cho đất nước, gây khó khăn cho đời sống người dân là có phần trách nhiệm của cá nhân mình, hàng loạt nghị sĩ Mỹ từ chối nhận lương hoặc dùng lương của mình để làm từ thiện. Họ không nhận lương để bày tỏ sự chia sẻ với người dân, họ không thể nhận lương khi nhìn thấy 800.000 người mất việc kéo theo nhiều hệ lụy khác.
Có thể Chính phủ Mỹ sẽ sớm mở lại cửa nên các nghị sĩ chỉ mất một ít lương trong tổng số một năm lương rất cao của họ, nhưng vấn đề ở đây không phải là bao nhiêu tiền, mà tinh thần trách nhiệm với đất nước mà họ thể hiện.
Nghị sĩ Tulsi Gabbard đã nói trên CNN: “Thật đáng xấu hổ! Không thể chấp nhận được rằng, những người vẫn được hưởng lương khi chính phủ này đóng cửa lại chính là từ những thành viên quốc hội, như vậy là vô trách nhiệm”.
Nhiều nghị sĩ khác cũng có ý kiến tương tự. Họ không đổ lỗi cho tập thể, không kiểm điểm rút kinh nghiệm và xin lỗi chung chung. Họ bày tỏ thái độ chịu trách nhiệm bằng hành động cụ thể. Đối với họ, khi chính phủ đóng cửa thì thành viên của thượng viện và hạ viện đã không hoàn thành nhiệm vụ, cho nên họ không xứng đáng để nhận lương.
Hay nói như Thượng nghị sĩ Ami Bera: “Quốc hội phải gương mẫu và đặt con người trước chính trị… Nếu quốc hội không thể làm công việc của mình và đặt dân Mỹ lên hàng đầu, họ chắc chắn không thể được trả lương trong cuộc khủng hoảng do chính họ gây ra. Chúng ta phải bắt đầu hành động như những người trưởng thành, bắt Washington phải làm việc phục vụ người dân một lần nữa”.
Nước Mỹ bị thiệt hại nhiều do sự cố đóng cửa chính phủ, nhưng hành động của các nghị sĩ cho thấy nước Mỹ dễ dàng vượt qua khủng hoảng. Bởi vì họ đã tạo dựng niềm tin trong dân chúng bằng tinh thần trách nhiệm, lòng trắc ẩn và sự cả thẹn. Một khi công dân có niềm tin vào chính phủ, vào quốc hội thì không có việc gì không giải quyết được. Đó chính là nền tảng của giàu có và thịnh vượng.
Biết xấu hổ vì không làm tròn trách nhiệm với đất nước, với nhân dân - một sự xấu hổ đáng suy ngẫm.
Nhưng có một cái lý đương nhiên khác không thuộc về khuôn thước của pháp luật hay quy định hành chính do con người đặt ra, mà xuất phát từ trái tim lương thiện, nhân cách cao đẹp của con người. Ở đây là những con người hoạt động chính trị.
Tự thấy chính phủ đóng cửa dẫn đến hậu quả cho đất nước, gây khó khăn cho đời sống người dân là có phần trách nhiệm của cá nhân mình, hàng loạt nghị sĩ Mỹ từ chối nhận lương hoặc dùng lương của mình để làm từ thiện. Họ không nhận lương để bày tỏ sự chia sẻ với người dân, họ không thể nhận lương khi nhìn thấy 800.000 người mất việc kéo theo nhiều hệ lụy khác.
Có thể Chính phủ Mỹ sẽ sớm mở lại cửa nên các nghị sĩ chỉ mất một ít lương trong tổng số một năm lương rất cao của họ, nhưng vấn đề ở đây không phải là bao nhiêu tiền, mà tinh thần trách nhiệm với đất nước mà họ thể hiện.
Nghị sĩ Tulsi Gabbard đã nói trên CNN: “Thật đáng xấu hổ! Không thể chấp nhận được rằng, những người vẫn được hưởng lương khi chính phủ này đóng cửa lại chính là từ những thành viên quốc hội, như vậy là vô trách nhiệm”.
Nhiều nghị sĩ khác cũng có ý kiến tương tự. Họ không đổ lỗi cho tập thể, không kiểm điểm rút kinh nghiệm và xin lỗi chung chung. Họ bày tỏ thái độ chịu trách nhiệm bằng hành động cụ thể. Đối với họ, khi chính phủ đóng cửa thì thành viên của thượng viện và hạ viện đã không hoàn thành nhiệm vụ, cho nên họ không xứng đáng để nhận lương.
Hay nói như Thượng nghị sĩ Ami Bera: “Quốc hội phải gương mẫu và đặt con người trước chính trị… Nếu quốc hội không thể làm công việc của mình và đặt dân Mỹ lên hàng đầu, họ chắc chắn không thể được trả lương trong cuộc khủng hoảng do chính họ gây ra. Chúng ta phải bắt đầu hành động như những người trưởng thành, bắt Washington phải làm việc phục vụ người dân một lần nữa”.
Nước Mỹ bị thiệt hại nhiều do sự cố đóng cửa chính phủ, nhưng hành động của các nghị sĩ cho thấy nước Mỹ dễ dàng vượt qua khủng hoảng. Bởi vì họ đã tạo dựng niềm tin trong dân chúng bằng tinh thần trách nhiệm, lòng trắc ẩn và sự cả thẹn. Một khi công dân có niềm tin vào chính phủ, vào quốc hội thì không có việc gì không giải quyết được. Đó chính là nền tảng của giàu có và thịnh vượng.
Biết xấu hổ vì không làm tròn trách nhiệm với đất nước, với nhân dân - một sự xấu hổ đáng suy ngẫm.
(Lao động)
Đâu rồi, văn học nghệ thuật thuần Việt dành cho trẻ em?
Cứ đà này, đến thế hệ sau người
Việt Nam sẽ dễ biến thành người nước ngoài… Bởi đơn giản là hiện nay trẻ
em đang bị tiêm nhiễm thứ văn hóa lai căng xa lạ chứ không được bồi bổ
dưỡng chất văn hóa thuần Việt.
Ngày nay, không cần phải là các bậc
cha mẹ cũng thấy một hiện trạng rất đáng quan ngại này: Ở bậc tuổi tiểu
học và trung học cơ sở, các cháu thường đọc truyện tranh Nhật Bản hoặc
truyện kiếm hiệp. Ở bậc tuổi trung học phổ thông và trên nữa các em
thường xem phim diễm tình hoặc phim hành động Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ…
Rất hiếm khi thấy các cháu, các em đọc sách truyện Việt Nam, xem phim
trẻ em Việt Nam lại càng ít... Cứ đà này, đến thế hệ sau người Việt Nam
sẽ dễ biến thành người nước ngoài… Bởi đơn giản là hiện nay trẻ em đang
bị tiêm nhiễm thứ văn hóa lai căng xa lạ chứ không được bồi bổ dưỡng
chất văn hóa thuần Việt.
Không cần nói nhiều, cứ nhìn lên màn hình ti vi, nhất là các dịp lễ hội có trẻ em tham gia, hoặc là các em hát bài người lớn, hoặc là hát bài tiếng Anh, rất ít khi nghe được bài hát Việt đúng chất trẻ em.
Nguyên nhân thì dễ thấy: Văn học nghệ thuật của chúng ta hôm nay ít chú ý, thiếu quan tâm, do vậy các tác phẩm không hấp dẫn trẻ em.
Trong quá khứ chúng ta có hẳn một đội ngũ hùng hậu các nhà văn cách mạng tên tuổi viết cho trẻ em: Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nguyễn Xuân Xanh, Huyền Kiêu…Tiếp đến là: Võ Quảng, Phạm Hổ, Đoàn Giỏi, Trần Thanh Địch, Vũ Tú Nam, Nguyễn Kiên, Đào Vũ, Hà Ân, Hải Hồ, Văn Linh, Xuân Sách, Duy Khán…Xuân Quỳnh, Trần Hoài Dương, Văn Hồng, Quang Huy, Định Hải, Phan Thị Thanh Nhàn, Phong Thu, Lê Phương Liên… Và thế hệ tác giả có quyển sách đầu viết cho trẻ em cách nay khoảng trên dưới ba mươi năm: Nguyễn Hoàng Sơn, Dương Thuấn, Phùng Ngọc Hùng, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Ký, Lê Cảnh Nhạc, Đặng Hấn, Lý Lan…
Những năm đầu thế kỷ XXI, vẫn có những tác giả tâm huyết và có những thành công với đề tài này, nhưng không thể nói văn học Việt Nam có cả một đội ngũ tác giả viết cho trẻ em! Có lẽ không ngẫu nhiên có hiện tượng này: Nhiều tác giả là trẻ em tự viết sách cho các em đọc. Một lý do: Người lớn không viết, hoặc viết ít, hoặc viết không trúng đối tượng, tâm lý trẻ thơ?
Thế hệ bạn đọc thời chống Mỹ và trước Đổi mới thường say mê với các truyện cổ tích Việt Nam và thế giới, tìm đọc sách của Tô Hoài (Dế mèn phiêu lưu ký, Đảo hoang, Nhà Chử…); Nguyễn Huy Tưởng (Tìm mẹ, Lá cờ thêu sáu chữ vàng…); Nguyễn Đình Thi (Cái Tết của mèo con…); Đoàn Giỏi (Đất rừng phương Nam…); Xuân Sách (Đội du kích thiếu niên Đình Bảng…)… truyện lịch sử của Hà Ân, truyện thiên nhiên loài vật của Võ Quảng, Nguyễn Kiên,…rồi thơ Phạm Hổ, Định Hải, Trần Đăng Khoa… Đó là những tác phẩm xứng đáng là món ăn tinh thần nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ lớn lên hướng về cái đẹp, cái thiện, cái nhân văn, nhân ái… Thời ấy con người ta sống nghèo về vật chất nhưng trong sáng, lành mạnh về tinh thần, một phần là nhờ ở những trang sách đẹp!
Còn hôm nay, ra hiệu sách, nhìn vào quầy sách văn học sẽ thấy hầu hết là sách dịch, rất ít hoặc không có sách cho trẻ em. Tìm vào sách giáo dục sẽ bị hoa mắt bởi tên các đầu sách tham khảo với các tên như: Sách học tốt môn Văn, Để học tốt môn Văn… rất khó tìm ra một tác phẩm văn học đích thực cho trẻ em. Cũng dễ hiểu, người ta chỉ bán những sách bán được!
Không thể mãi một tình trạng trẻ em Việt Nam đang dần trở thành một công dân văn hóa nước ngoài. Chúng ta đồng lòng kiến nghị:
Một là, Nhà nước cần có chiến lược dài hạn về chương trình phát triển văn học nghệ thuật dành cho trẻ em (ví như đào tạo tài năng, mở các chuyên ngành ở bậc đại học…). Hiện tại cần có chính sách đãi ngộ, đầu tư, tài trợ cho mảng văn học nghệ thuật dành cho trẻ em.
Hai là, cần có cơ chế xã hội hóa rộng rãi để mọi người cùng tham gia, bởi vì ai cũng có một thời tuổi thơ và có con cháu trẻ thơ.
Ba là, thắt chặt khâu quản lý văn hóa. Tại sao hiện nay truyền hình chiếu phim nước ngoài quá nhiều mà hầu như không có phim trẻ em Việt Nam (có một lý do quảng cáo…!).
Lời Bác Hồ dạy phải là kim chỉ nam cho mọi hành động: “Vì lợi ích mười năm trồng cây; Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Rất mong được nhiều người lưu tâm!
Không cần nói nhiều, cứ nhìn lên màn hình ti vi, nhất là các dịp lễ hội có trẻ em tham gia, hoặc là các em hát bài người lớn, hoặc là hát bài tiếng Anh, rất ít khi nghe được bài hát Việt đúng chất trẻ em.
Nguyên nhân thì dễ thấy: Văn học nghệ thuật của chúng ta hôm nay ít chú ý, thiếu quan tâm, do vậy các tác phẩm không hấp dẫn trẻ em.
Trong quá khứ chúng ta có hẳn một đội ngũ hùng hậu các nhà văn cách mạng tên tuổi viết cho trẻ em: Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nguyễn Xuân Xanh, Huyền Kiêu…Tiếp đến là: Võ Quảng, Phạm Hổ, Đoàn Giỏi, Trần Thanh Địch, Vũ Tú Nam, Nguyễn Kiên, Đào Vũ, Hà Ân, Hải Hồ, Văn Linh, Xuân Sách, Duy Khán…Xuân Quỳnh, Trần Hoài Dương, Văn Hồng, Quang Huy, Định Hải, Phan Thị Thanh Nhàn, Phong Thu, Lê Phương Liên… Và thế hệ tác giả có quyển sách đầu viết cho trẻ em cách nay khoảng trên dưới ba mươi năm: Nguyễn Hoàng Sơn, Dương Thuấn, Phùng Ngọc Hùng, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Ký, Lê Cảnh Nhạc, Đặng Hấn, Lý Lan…
Những năm đầu thế kỷ XXI, vẫn có những tác giả tâm huyết và có những thành công với đề tài này, nhưng không thể nói văn học Việt Nam có cả một đội ngũ tác giả viết cho trẻ em! Có lẽ không ngẫu nhiên có hiện tượng này: Nhiều tác giả là trẻ em tự viết sách cho các em đọc. Một lý do: Người lớn không viết, hoặc viết ít, hoặc viết không trúng đối tượng, tâm lý trẻ thơ?
Thế hệ bạn đọc thời chống Mỹ và trước Đổi mới thường say mê với các truyện cổ tích Việt Nam và thế giới, tìm đọc sách của Tô Hoài (Dế mèn phiêu lưu ký, Đảo hoang, Nhà Chử…); Nguyễn Huy Tưởng (Tìm mẹ, Lá cờ thêu sáu chữ vàng…); Nguyễn Đình Thi (Cái Tết của mèo con…); Đoàn Giỏi (Đất rừng phương Nam…); Xuân Sách (Đội du kích thiếu niên Đình Bảng…)… truyện lịch sử của Hà Ân, truyện thiên nhiên loài vật của Võ Quảng, Nguyễn Kiên,…rồi thơ Phạm Hổ, Định Hải, Trần Đăng Khoa… Đó là những tác phẩm xứng đáng là món ăn tinh thần nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ lớn lên hướng về cái đẹp, cái thiện, cái nhân văn, nhân ái… Thời ấy con người ta sống nghèo về vật chất nhưng trong sáng, lành mạnh về tinh thần, một phần là nhờ ở những trang sách đẹp!
Còn hôm nay, ra hiệu sách, nhìn vào quầy sách văn học sẽ thấy hầu hết là sách dịch, rất ít hoặc không có sách cho trẻ em. Tìm vào sách giáo dục sẽ bị hoa mắt bởi tên các đầu sách tham khảo với các tên như: Sách học tốt môn Văn, Để học tốt môn Văn… rất khó tìm ra một tác phẩm văn học đích thực cho trẻ em. Cũng dễ hiểu, người ta chỉ bán những sách bán được!
Không thể mãi một tình trạng trẻ em Việt Nam đang dần trở thành một công dân văn hóa nước ngoài. Chúng ta đồng lòng kiến nghị:
Một là, Nhà nước cần có chiến lược dài hạn về chương trình phát triển văn học nghệ thuật dành cho trẻ em (ví như đào tạo tài năng, mở các chuyên ngành ở bậc đại học…). Hiện tại cần có chính sách đãi ngộ, đầu tư, tài trợ cho mảng văn học nghệ thuật dành cho trẻ em.
Hai là, cần có cơ chế xã hội hóa rộng rãi để mọi người cùng tham gia, bởi vì ai cũng có một thời tuổi thơ và có con cháu trẻ thơ.
Ba là, thắt chặt khâu quản lý văn hóa. Tại sao hiện nay truyền hình chiếu phim nước ngoài quá nhiều mà hầu như không có phim trẻ em Việt Nam (có một lý do quảng cáo…!).
Lời Bác Hồ dạy phải là kim chỉ nam cho mọi hành động: “Vì lợi ích mười năm trồng cây; Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Rất mong được nhiều người lưu tâm!
(QĐND)
Lý do phe Cộng hòa chặn Obamacare
Lần đầu tiên trong 17 năm qua, chính phủ liên bang Mỹ đã phải đóng cửa vì ngân sách mới không được thông qua |
Hệ quả này ai cũng biết là do dự luật chuẩn chi ngân sách Liên Bang Hoa Kỳ cho tài khóa 2014 đã không được lưỡng viện quốc hôi thông qua khi ngân sách chi thu tài khóa 2013 đã hết hạn từ ngày 1-10-2013.
Sự ách tắc này là do nỗ lực của các dân biểu, nghị sĩ bảo thủ của đảng Cộng Hòa đã quyết tâm đến cùng ngăn chặn việc thực hiện Luật Cải Tổ Y Tế của Tổng Thống Barack Obama và đảng Dân chủ (còn được gọi là Obamacare) đã được lưỡng viện thông qua, được ban hành khoảng một năm trước đây và bắt đầu có hiệu lực thi hành từ 1-10-2013.
Thủ đoạn chính trị
Thực ra nỗ lực ngăn chặn này chỉ là sự tiếp nối nỗ lực bị thất bại của đảng Cộng Hòa nhằm ngăn chặn không cho dự luật Cải Tổ Y Tế trở thành luật vào thời khoảng biểu quyết thông qua hơn một năm trước đây, đảng Dân chủ đã nắm đa số ở cả hạ viện lẫn thượng viện Liên Bang Hoa Kỳ.
Hiện tại đảng Cộng Hòa với lợi thế nắm đa số ở Hạ viện nhưng lại là thiểu số ở Thượng viện, nên nỗ lực lần này của đảng Cộng Hòa với sự hỗ trợ tích cực của phong trào Tea Party, chỉ là một kế hoãn binh để chờ thời cơ lật ngược thế cờ.
Thế hoãn binh đó là dựa vào ưu thế đa số ở Hạ viện đã thông qua dự thảo luật triển hạn thi hành Luật Cải Tổ Y Tế thêm một năm, đợi thời cơ thuận lợi khi Công Hòa nắm được đa số ở cả lưỡng viện quốc hội, sẽ tìm cách thông qua luật hủy bỏ Luật Cải Tổ Y Tế của Tổng Thống Obama và đảng Dân Chủ.
Nhưng dự luật này đã bị Thượng viện bác bỏ, với
đa số nghị sĩ thuộc đảng Dân Chủ, cộng với một số nghị sĩ ôn hòa của
đảng Cộng Hòa.
Cuộc thương lượng giữa Cộng Hòa và Dân Chủ cho tới thời hạn chót là ngày 1-10-2013 đã không đạt được đồng thuận, dẫn đến việc chính phủ phải đóng cửa một số những cơ quan và tình trạng các công chức liên quan phải nghỉ việc không lương (thất nghiệp kỹ thuật) như mọi người đã biết.
Sự thể này cũng đã từng xảy ra năm 1996 khiến nhiều cơ quan của chính phủ Liên Bang đã phải đóng cửa kéo dài 21 ngày. Theo ước tính hiện nay, mỗi ngày đóng cửa đã gây thiệt hại cho công quỹ khoảng 200 triệu dollars.
Đây có thể coi là một thủ đoạn chính trị của đảng Cộng Hòa nhằm bắt bí Tổng Thống Obama và đảng Dân Chủ để thành đạt ý đồ của mình. Theo nhận định của nhiều người thì hậu quả thực tế có thể gây nhiều bất lợi cho đảng Cộng Hòa trong các cuộc bầu cử tương lai.
Có lẽ vì vậy mà bộ tham mưu của Tổng Thống Obama đã tương kế tựu kế không nhượng bộ yêu sách của Cộng Hòa, để cho tình trạng đóng cửa nhiều cơ quan chính phủ vì hết ngân sách xảy ra như là lỗi của đảng Công Hòa chứ không phải do hành pháp thuộc đảng Dân Chủ?
Cuộc thương lượng giữa Cộng Hòa và Dân Chủ cho tới thời hạn chót là ngày 1-10-2013 đã không đạt được đồng thuận, dẫn đến việc chính phủ phải đóng cửa một số những cơ quan và tình trạng các công chức liên quan phải nghỉ việc không lương (thất nghiệp kỹ thuật) như mọi người đã biết.
Sự thể này cũng đã từng xảy ra năm 1996 khiến nhiều cơ quan của chính phủ Liên Bang đã phải đóng cửa kéo dài 21 ngày. Theo ước tính hiện nay, mỗi ngày đóng cửa đã gây thiệt hại cho công quỹ khoảng 200 triệu dollars.
Đây có thể coi là một thủ đoạn chính trị của đảng Cộng Hòa nhằm bắt bí Tổng Thống Obama và đảng Dân Chủ để thành đạt ý đồ của mình. Theo nhận định của nhiều người thì hậu quả thực tế có thể gây nhiều bất lợi cho đảng Cộng Hòa trong các cuộc bầu cử tương lai.
Có lẽ vì vậy mà bộ tham mưu của Tổng Thống Obama đã tương kế tựu kế không nhượng bộ yêu sách của Cộng Hòa, để cho tình trạng đóng cửa nhiều cơ quan chính phủ vì hết ngân sách xảy ra như là lỗi của đảng Công Hòa chứ không phải do hành pháp thuộc đảng Dân Chủ?
"Bất cứ chủ trương chính sách đối nội nào bất lợi cho các nhà tư bản, các tập đoàn tư bản và thành phần thượng lưu trong xã hội, thì đều bị đảng Cộng Hòa chống đối đến cùng."
Câu trả lời tổng quát là vì việc thực hiện Luật
Cải Tổ Y Tế đã đụng chạm đến túi tiền của thiểu số những người dân có
lợi tức cao, nhất là các nhà tư bản, khi họ phải đóng thêm thuế nhiều
hơn để tài trợ cho số đông những người dân có lợi tức thấp có thể mua
được bảo hiểm sức khỏe; để mọi người dân giầu nghèo ai cũng được chăm
sóc sức khỏe khi đau yếu, bệnh tật.
Vì trên chính trường Hoa Kỳ bao lâu nay người ta nói đến chủ trương và hành động thực hiện chính sách cai trị khác biệt về đối nội (tuy nhất quán về đối ngoại) giữa hai đảng lớn thay nhau nắm quyền là: Đảng Cộng Hòa thiên về bảo vệ quyền lợi cho các nhà tư bản và tầng lớp thượng lưu có lợi tức cao; còn đảng Dân Chủ thiên về bảo vệ quyền lợi cho những người dân thuộc tầng lớp trung lưu và nghèo khó.
Vì vậy, bất cứ chủ trương chính sách đối nội (cũng như đối ngoại) nào bất lợi cho các nhà tư bản, các tập đoàn tư bản và thành phần thượng lưu trong xã hội, thì đều bị đảng Cộng Hòa chống đối đến cùng.
Đó là lý do căn bản mà đảng Cộng Hòa quyết ngăn cản đến cùng việc thực hiện Luật Cải Tổ Y Tế hay là Obamacare là như thế.
Vì trên chính trường Hoa Kỳ bao lâu nay người ta nói đến chủ trương và hành động thực hiện chính sách cai trị khác biệt về đối nội (tuy nhất quán về đối ngoại) giữa hai đảng lớn thay nhau nắm quyền là: Đảng Cộng Hòa thiên về bảo vệ quyền lợi cho các nhà tư bản và tầng lớp thượng lưu có lợi tức cao; còn đảng Dân Chủ thiên về bảo vệ quyền lợi cho những người dân thuộc tầng lớp trung lưu và nghèo khó.
Vì vậy, bất cứ chủ trương chính sách đối nội (cũng như đối ngoại) nào bất lợi cho các nhà tư bản, các tập đoàn tư bản và thành phần thượng lưu trong xã hội, thì đều bị đảng Cộng Hòa chống đối đến cùng.
Đó là lý do căn bản mà đảng Cộng Hòa quyết ngăn cản đến cùng việc thực hiện Luật Cải Tổ Y Tế hay là Obamacare là như thế.
Luật Cải Tổ Y tế gặp nhiều khó khăn là điều tất nhiên trong một xã hội dân sự, dân chủ, nhiều giai cấp sống chung? |
Trên thực tế, ý định cải tổ y tế theo chiều
hướng Luật Cải Tổ Y Tế hiện nay đã được các chính quyền thuộc đảng Dân
Chủ trước đây nỗ lực thực hiện song đã không thành vì sự ngăn cản của
đảng Cộng Hòa đã đành, song phần nào cũng do những người đứng đầu các
chính phủ thuộc đảng Dân Chủ đã thiếu quyết tâm khi dứng trước những cản
trở khó khăn chủ quan cũng như khách quan.
Nay Luật Cải Tổ Y Tế hình thành được ngoài yếu tố khách quan là đảng Dân Chủ nắm được đa số tại lưỡng viện quốc hội trong thời khoảng biểu quyết thông qua, còn có yếu tố chủ quan cá nhân Tổng Thống Obama có quyết tâm, hành động triệt để hơn các vị tiền nhiệm.
Vì là vị Tổng Thống da mầu đầu tiên của Hoa Kỳ, không xuất thân từ giai cấp thượng lưu giầu có như phần đông các Tổng Thống Hoa Kỳ, mà xuất thân từ giai cấp bình dân trung lưu. Từ xuất thân này, Tổng Thống Obama đã cảm thông và thấu hiểu tình trạng khốn khổ của số đông những người dân nghèo, nhất là phần đông những đồng bào cùng sắc dân với ông, vì không có khả năng mua bảo hiểm sức khỏe.
Thêm vào đó lại là một trong những vị Tổng Thống Hoa Kỳ tương đối trẻ (làm Tổng Thống năm 47 tuổi), thông minh và tài năng, có tính cách mạng, với sự hậu thuẫn tích cực của lưỡng viên Quốc hội mà đa số thuộc cùng đảng Dân Chủ, nên ông đã thành công thông qua và ban hành được Luật Cải Tổ Y Tế.
Thế nhưng cho đến lúc này, Tổng Thống Obama mới chỉ thành công bước đầu trên bình diện pháp lý (làm ra được Luật Cải Tổ Y Tế), song khó khăn vẫn còn nhiều trước mặt khi đem thực hiện Luật Cải Tổ Y Tế.
Những khó khăn do đảng Cộng Hòa gây ra với nỗ lực thực hiện quyết tâm hủy bỏ Obamacare bằng mọi cách, mọi giá khi có thời cơ.
Nếu vượt qua được khó khăn này, Luật Cải Tổ Y Tế khi đi vào thực hiện sẽ còn gặp những khó khăn trong việc tổ chức điều hành mới mẻ, còn nhiều bất hoàn, với những phản ứng tiêu cực của những thành phần bất mãn do các quyền lợi cá nhân và tập đoàn bị thiệt hại gây ra do áp dụng Luật Cải Tổ Y Tế.
'Hiện tượng bình thường'
Thật ra, đây cũng chỉ là những khó khăn thực tế đối với chính quyền Obama hay bất cứ chính quyền nào khi thực hiện một chính sách cai trị mới và là hiện tượng bình thường trong một xã hội dân sự, dân chủ, có nhiều giai cấp giầu nghèo sống chung.
Bởi vì mọi chính sách xã hội mới khi thực thi, nếu đem lại lợi ích cho một thành phần dân chúng này, thì thường lại bất lợi cho thành phần dân chúng khác.
Sự thành công hay thất bại của một chính sách mới tùy thuộc vào giá trị thực thi, đem lại lợi ích thiết thực cho số đông nhân dân, thể hiện được tính chính đáng, công bình và ổn định trật tự xã hội.
Nhưng đồng thời cũng từ kết quả thực thi chính sách, chính quyền phải thuyết phục được thiểu số những người dân phải hy sinh quyền lợi cho số đông, để họ từng bước đi đến tự giác chấp nhận hoàn toàn chính sách mới, chấp nhận hy sinh quyền lợi cá nhân cục bộ cho lợi ích toàn xã hội, trong đó có nhiều giai cấp có nhu cầu sông chung hài hòa, cộng đồng đồng tiến, tạo môi trường sống an toàn, thuận lợi cho mọi cá nhân giầu cũng như nghèo có điều kiện mưu cầu hạnh phúc riêng cũng như chung.
Luật Cải Tổ Y Tế hay Obamacare là một chính sách mới cũng đã gặp nhiều khó khăn trên bình diện pháp lý (bị chống đối, ngăn cản từ Dự luật đến thành Luật) cũng như thực tiễn (Đảng Cộng Hòa chống đối, thành phần dân chúng bị đụng chạm quyền lợi…) cũng là điều tất nhiên.
Sự thành bại của chính sách mới này của chính quyền Barack Obama vẫn đang ở phía trước, cần có thời gian thực thi để thấy hiệu quả thực tiễn.
Nhưng liệu đảng Cộng Hòa và những người dân có quyền lợi bị thiệt hại do việc thực thi Luật Cải Tổ Y Tế (Obamacare) có để cho chính quyền Barack Obama thuộc đảng Dân Chủ có thời gian và cơ hội thực hiện chính sách mới này hay không? Chúng ta chỉ còn biết chờ xem.
Nay Luật Cải Tổ Y Tế hình thành được ngoài yếu tố khách quan là đảng Dân Chủ nắm được đa số tại lưỡng viện quốc hội trong thời khoảng biểu quyết thông qua, còn có yếu tố chủ quan cá nhân Tổng Thống Obama có quyết tâm, hành động triệt để hơn các vị tiền nhiệm.
Vì là vị Tổng Thống da mầu đầu tiên của Hoa Kỳ, không xuất thân từ giai cấp thượng lưu giầu có như phần đông các Tổng Thống Hoa Kỳ, mà xuất thân từ giai cấp bình dân trung lưu. Từ xuất thân này, Tổng Thống Obama đã cảm thông và thấu hiểu tình trạng khốn khổ của số đông những người dân nghèo, nhất là phần đông những đồng bào cùng sắc dân với ông, vì không có khả năng mua bảo hiểm sức khỏe.
Thêm vào đó lại là một trong những vị Tổng Thống Hoa Kỳ tương đối trẻ (làm Tổng Thống năm 47 tuổi), thông minh và tài năng, có tính cách mạng, với sự hậu thuẫn tích cực của lưỡng viên Quốc hội mà đa số thuộc cùng đảng Dân Chủ, nên ông đã thành công thông qua và ban hành được Luật Cải Tổ Y Tế.
Thế nhưng cho đến lúc này, Tổng Thống Obama mới chỉ thành công bước đầu trên bình diện pháp lý (làm ra được Luật Cải Tổ Y Tế), song khó khăn vẫn còn nhiều trước mặt khi đem thực hiện Luật Cải Tổ Y Tế.
Những khó khăn do đảng Cộng Hòa gây ra với nỗ lực thực hiện quyết tâm hủy bỏ Obamacare bằng mọi cách, mọi giá khi có thời cơ.
Nếu vượt qua được khó khăn này, Luật Cải Tổ Y Tế khi đi vào thực hiện sẽ còn gặp những khó khăn trong việc tổ chức điều hành mới mẻ, còn nhiều bất hoàn, với những phản ứng tiêu cực của những thành phần bất mãn do các quyền lợi cá nhân và tập đoàn bị thiệt hại gây ra do áp dụng Luật Cải Tổ Y Tế.
'Hiện tượng bình thường'
Thật ra, đây cũng chỉ là những khó khăn thực tế đối với chính quyền Obama hay bất cứ chính quyền nào khi thực hiện một chính sách cai trị mới và là hiện tượng bình thường trong một xã hội dân sự, dân chủ, có nhiều giai cấp giầu nghèo sống chung.
Bởi vì mọi chính sách xã hội mới khi thực thi, nếu đem lại lợi ích cho một thành phần dân chúng này, thì thường lại bất lợi cho thành phần dân chúng khác.
Sự thành công hay thất bại của một chính sách mới tùy thuộc vào giá trị thực thi, đem lại lợi ích thiết thực cho số đông nhân dân, thể hiện được tính chính đáng, công bình và ổn định trật tự xã hội.
Nhưng đồng thời cũng từ kết quả thực thi chính sách, chính quyền phải thuyết phục được thiểu số những người dân phải hy sinh quyền lợi cho số đông, để họ từng bước đi đến tự giác chấp nhận hoàn toàn chính sách mới, chấp nhận hy sinh quyền lợi cá nhân cục bộ cho lợi ích toàn xã hội, trong đó có nhiều giai cấp có nhu cầu sông chung hài hòa, cộng đồng đồng tiến, tạo môi trường sống an toàn, thuận lợi cho mọi cá nhân giầu cũng như nghèo có điều kiện mưu cầu hạnh phúc riêng cũng như chung.
Luật Cải Tổ Y Tế hay Obamacare là một chính sách mới cũng đã gặp nhiều khó khăn trên bình diện pháp lý (bị chống đối, ngăn cản từ Dự luật đến thành Luật) cũng như thực tiễn (Đảng Cộng Hòa chống đối, thành phần dân chúng bị đụng chạm quyền lợi…) cũng là điều tất nhiên.
Sự thành bại của chính sách mới này của chính quyền Barack Obama vẫn đang ở phía trước, cần có thời gian thực thi để thấy hiệu quả thực tiễn.
Nhưng liệu đảng Cộng Hòa và những người dân có quyền lợi bị thiệt hại do việc thực thi Luật Cải Tổ Y Tế (Obamacare) có để cho chính quyền Barack Obama thuộc đảng Dân Chủ có thời gian và cơ hội thực hiện chính sách mới này hay không? Chúng ta chỉ còn biết chờ xem.
Thiện Ý
gửi cho BBCVietnamese.com từ Houston, Texas
* Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, nguyên luật sư Tòa Thượng thẩm Sài Gòn trước 1975, hiện đang sống ở Hoa Kỳ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét