Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Tin thứ Sáu, 12-4-2013

sách dạy làm tình?

s“Cuốn “50 sắc thái” hoàn toàn chỉ là một cách dạy làm tình chứ không hề có giá trị như một tác phẩm văn học. Nó có thể làm lệch lạc suy nghĩ về tình dục của giới trẻ”- nhà văn Vũ Thanh Thủy (bút danh Thủy Hướng Dương).

“Cuốn sách không mới”
- Dưới góc độ của một người cầm bút, chị có cho rằng cuốn sách “50 sắc thái” giúp “giải tỏa những định kiến về vấn đề tình dục” – vấn đề vốn dĩ được cho là “tế nhị”, ít được đề cập (hoặc luôn bị né tránh) trong các tác phẩm văn học của ta?

Nhà văn Thủy Hướng Dương: Nếu cho rằng cuốn sách “50 sắc thái” là tác phẩm văn học và là “chìa khóa” để tiếp cận với đề tài tình dục hoặc “giải tỏa những định kiến về vấn đề tình dục” thì e rằng hơi có ý thiên vị chăng?
Tính riêng ở ta trong vòng 10 năm trở lại đây, đã có Đỗ Hoàng Diệu và Lê Kiều Như viết về đề tài này (đã được NXB của ta cho phép xuất bản). Còn có một số tác phẩm lưu truyền trên mạng của tác giả Bàn Tải Cân, tôi đã đọc khá thú vị, nhưng rất tiếc tác phẩm của Bàn Tải Cân hình như không có ý định xuất bản in giấy. Đấy là chưa kể các tác phẩm thể loại dâm thư đã xuất hiện ở nước ta cũng như văn học Trung Quốc từ mấy trăm năm trước (kiểu như Tố Nữ Kinh).
Trên thế giới, ta có thể điểm sơ một số tác phẩm kinh điển đề cập tới vấn đề tình dục như sau: Nhục Bồ Đoàn, Kim Bình Mai, Trăm năm cô đơn, Báu vật của đời, Hội chợ phù hoa v.v…
Như vậy “50 sắc thái” không thể được coi là “chìa khóa” được.
“Không có giá trị văn học”
- Cũng có những ý kiến cho rằng tác phẩm là một sự “biến dạng, méo mó”, đây là tác phẩm không nên được dịch ra hay xuất bản vì không phù hợp, nó sẽ “đầu độc” độc giả, đặc biệt là giới trẻ. Quan điểm của chị về vấn đề này như thế nào?
Nhà văn Thủy Hướng Dương: “50 sắc thái” mới mẻ với người đọc ở chỗ tác giả viết cuốn sách này là đàn bà. Cô ấy phá vỡ tiền lệ các nhà văn nam giới viết về tình dục. Nhưng tác giả này viết chỉ tập trung vào mô tả hành động mà không đưa vào những tình huống tâm lý, diễn biến tâm lý nhân vật. Do vậy, cuốn sách hoàn toàn chỉ là một cách dạy làm tình chứ không hề có giá trị như một tác phẩm văn học.
Mà nếu chỉ đơn thuần dạy làm tình thì đọc Tố Nữ Kinh thú vị hơn nhiều. Còn nếu so sánh với “Sợi xích” của Lê Kiều Như, thì rõ ràng văn phong của “Sợi xích” không thể bằng “50 sắc thái” về độ trần trụi của ngôn ngữ được.
Trong những năm gần đây, việc giới thiệu một cuốn sách hay hoặc không hay đã trở nên quá dễ dãi của các nhà xuất bản. Công chúng thì thường bị đánh lừa bởi truyền thông, nhiều khi họ muốn đọc một cuốn sách hay cũng thật vô cùng khó khăn lựa chọn trong bối cảnh cuốn nào cũng được báo chí, truyền hình đưa tin đánh giá một cách phiến diện. Mà, trên thực tế cũng không thể trách các nhà sách được. Họ đơn thuần là đơn vị kinh doanh. Họ muốn bán được sách thì họ phải quảng cáo, phải nói hay về cuốn sách thì sách mới bán chạy.
Việc một cuốn “50 sắc thái” được xuất bản và giới thiệu rầm rộ trong dịp đầu năm 2013 có phải chăng là sách dâm của người Việt thì bị đánh cho tiệt nọc, còn sách dâm tây thì được cổ súy? Theo tôi được biết, gần như 100% bạn bè tôi đã đọc cuốn sách này nói rằng cuốn sách này rất ít giá trị và có thể làm lệch lạc suy nghĩ về tình dục của giới trẻ. Như vậy, trách nhiệm định hướng văn học hay định hướng thẩm mỹ đọc cho công chúng chính là các nhà xuất bản và những người cấp phép cho cuốn sách này được phát hành chứ không phải ai khác.
“Cần hiểu đúng về những tác phẩm viết về sex”
- Dưới góc độ văn hóa của nước ta, tác phẩm đề cập đến vấn đề tình dục như vậy có phù hợp không?
Nhà văn Thủy Hướng Dương: Dưới góc độ văn hóa của nước ta hiện nay, chuyện về một cuốn sách tình dục không còn là vấn đề quá to tát, nhưng vẫn rất quan trọng. Giới trẻ nước ta giờ cũng đang tiếp cận được nhiều loại hình để hiểu thêm về tình dục (như phim ảnh, tạp chí trong và ngoài nước) trong trạng thái luôn luôn được cập nhật mới. Nhưng không vì thế mà bạn đọc dễ dàng chấp nhận một cuốn sách có nội dung bình thường như “50 sắc thái”.
Cần xác định rõ tác phẩm viết về sex khác với chuyện kể về cuộc “make love” đơn thuần. Cần có cái “nhìn” thực sự về nó chứ không phải là “nhòm”. Hiểu về tình dục, mới viết về nó được. Hiểu ở đây, không có nghĩa là làm tình thành thạo. Và, đọc tác phẩm viết về tình dục không phải để khám phá thoả trí tò mò chỉ là cách để so sánh. Tình dục không tình yêu mà xét nó là một nhu cầu có thể (được) thoả mãn.
Nó giống tình yêu khi nào? Tình dục chính là nhu cầu có thể thoả mãn (ngay). Tình yêu lại là một ham muốn, luôn luôn không được thoả mãn hay nói đúng hơn là bất mãn. Thành ra, tác phẩm nào viết về nó (sex) nếu không có ý phục vụ độc giả đã, đang và sẽ yêu (hiểu rộng) thì đều là dạng “kể chuyện làm tình” mà thôi.
Bỗng dưng một “tờ báo đạo mạo” giới thiệu một tác phẩm được cho là “dâm thư” thì không nhẽ bởi ít nhất ban biên tập không hiểu ra điều đó. Còn ý kiến độc giả về bài báo giới thiệu đó nữa: Cái chính, họ đã hiểu sai về sách, tác phẩm viết về tình dục tích cực khác với “dâm thư” chứ!
Văn hóa đọc của người Việt dĩ nhiên có vấn đề (số đông) khi cứ săm soi báo nào mới có thể đăng, báo nào không nên. Thế nên khác nào tình dục chỉ dành cho những người không nghiêm túc chăng? Khoan bàn sâu đến nội dung tác phẩm được giới thiệu mà chỉ bàn đến chuyện bài báo giới thiệu ở báo nào, thì đã có vấn đề cần nói. Thành ra, người ta có câu “cuộc cách mạng về cái nhìn sex” cũng không mấy sai.
Trước kia, Chử Đồng Tử khi gặp Tiên Dung, cả hai đều ở trạng thái “trần như nhộng”, nhưng câu chuyện “phòng the” của họ không được nhắc đến. Vậy mà họ đã có chuyện gì thì ai cũng biết. Bây giờ, người ta phải viết “trắng hếu” ra mới là sách viết về tình dục chăng?
- Xin cảm ơn nhà văn!
(Hoàng Sơn- Lao Động)

Việc vay mượn tiếng nước ngoài càng làm cho tiếng Việt “giàu có” hơn. Tuy nhiên, phải mượn và dùng đúng chỗ, đúng cách, đúng mức độ thì tiếng mẹ đẻ mới trở nên trong sáng và đẹp đẽ

Tình trạng đáng quan ngại khá phổ biến hiện nay là dịch tiếng Anh sang tiếng Việt theo kiểu từ bám từ (word for word) một cách tùy hứng rồi sử dụng vô lối trong giao tiếp, thậm chí còn “yết thị” tại những nơi nghiêm túc vốn đòi hỏi sự chuẩn mực, chính xác cao.


Tấm bia “Cây gạo đại thụ” được “dịch” thành “Plant Rice University Acceptance” ở đền Mõ,
thôn Nghi Dương, xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy - TP Hải Phòng
(Ảnh chụp chiều 11-4) Ảnh: TRỌNG ĐỨC

Thịt kho tàu... lửa

Từ những “no star where” (không sao đâu), “no table salad” (miễn bàn cãi), “enter four” (vô tư), ugly tiger (xấu hổ)... ban đầu, “ra lò” cách đây chừng 10 năm, nay kiểu “dịch” đồng âm khác nghĩa, thậm chí phản nghĩa, đã leo lên một tầm mức khác, dị hợm hơn. “Anh muốn cầu hôn em” thì “dịch” thành “I want toilet kiss you” (!). Câu “đường anh anh đi, đường em em đi” khá quen thuộc, được phiên thành “sugar you you go, sugar me me go” (sugar: đường [chất ngọt], chứ không phải đường đi - way, road); “đường đường chính chính” thì được “dịch” thành “sugar sugar, Ajinomoto Ajinomoto” hoặc “sugar sugar, Vedan Vedan” (Ajinomoto và Vedan là 2 thương hiệu mì chính). Có người còn “sáng tạo” hơn, với câu “Cho em xin 2 chữ bình yên” thì “dịch” thành “Give M beg 2 word soldier black peace” (soldier là binh [lính]; black là đen [tức “huyền”]; => “soldier” + “black” = “bình”; peace là yên [ấm]).

Chưa hết, tại các quán ăn, nhà hàng gần đây có mốt dịch thực đơn. Tên các món ăn Việt được Tây hóa theo kiểu chiết tự rồi dịch nghĩa để rồi in ra những bảng thực đơn song ngữ Việt - Anh rất buồn cười. Thực đơn của một quán ăn ở cuối đường cao tốc Trung Lương - TPHCM (phía Tiền Giang) “dịch” món thịt kho tàu thành “meat store train” (store: kho chứa; train: tàu lửa), gà tơ thì “dịch” thành “chicken without sex life”, hiểu sát nghĩa là “gà không có đời sống tình dục” còn hiểu nôm na là “gà còn trinh”! Kinh hãi hơn, một quán ăn ở phía Bắc “dịch” món xúp Phúc Kiến thành “Buddha jumps over the wall”, tức là “Phật nhảy qua tường”. Những cách chuyển ngữ bậy bạ đó làm cho ngôn ngữ xấu xí thêm, cảm thức thẩm mỹ của người tiếp nhận cũng bị ảnh hưởng.

Sai sót nhiều nơi

Các kiểu làm biến dị ngôn ngữ kể trên chủ yếu lưu hành trong giới trẻ qua khẩu ngữ, được phổ biến rất nhanh bởi các diễn đàn và mạng xã hội. Không chỉ vậy, đáng nói hơn là ở những nơi quan trọng, có tính giao lưu quốc tế cao như sân bay, nhà ga, điểm du lịch, di tích..., việc dịch tiếng Việt sang tiếng Anh (và ngược lại) cũng khá cẩu thả.

Mới đây, một số Việt kiều trí thức đã chỉ ra các sai sót trên những bảng hướng dẫn ở một số sân bay quốc tế tại Việt Nam (chẳng hạn: “lên máy bay”, thay vì “departures” thì dịch thành “to planes”; “quầy vé” thay vì đơn giản là “ticket counter” thì dịch thành “ticketing counter”...). Đại diện các cơ quan hữu quan đã thừa nhận những sai sót đó để khắc phục. Cách đây chưa lâu, tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tây Yên Tử có đặt tấm biển to, ghi: “Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tây Yên Tử - Di tích thắng cảnh suối Nước Vàng - Wellcom tu Tay Yen Tu park”.

Khắp thế giới, chắc chỉ có Việt Nam dùng “Wellcom tu”! Ở Lạng Sơn, giữa tấm biển thì ghi “Lạng Sơn kính chào quý khách” nhưng dòng bên dưới thì “See you again Lang Son”; một tấm biển khác, bên trên ghi “Lạng Sơn - Hẹn gặp lại” thì ngay dòng bên dưới lại ghi “Welcome to Lang Son”. Chỗ chào đón (bằng tiếng Việt) thì hẹn gặp lại (tiếng Anh); còn chỗ hẹn gặp lại (tạm biệt) thì lại chào đón (!)

Tức cười hơn là tấm bia “Cây gạo đại thụ” tọa lạc tại đền Mõ (thôn Nghi Dương, xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy - TP Hải Phòng). Bên gốc cây, người ta dựng lên tấm bia đá, khắc thông tin về “Cây gạo đại thụ” được viết bằng 3 thứ tiếng Việt, Anh, Hoa. Người biết tiếng Anh cười nôn ruột khi thấy trên bia “dịch” 4 chữ “Cây gạo đại thụ” thành “Plant Rice University Acceptance” (plant: thực vật; rice: lúa gạo; university: đại học; acceptance: sự thụ nhận, thừa nhận). “Đáng nể” hơn là “(năm) Giáp Thân” được “dịch” thành “Body Armor” (body: thân thể; armor (hay armour): áo giáp)...
Đây là cây Di sản Việt Nam nên địa chỉ này đón rất nhiều khách tham quan. Đáng tiếc là tấm bia có quá nhiều sai sót ấy cứ đập vào mắt công chúng mỗi ngày. Theo xác nhận của phóng viên Báo Người Lao Động tại Hải Phòng, đến chiều qua (11-4), tấm bia “Plant Rice University Acceptance” vẫn còn!


Quote:
Đừng lạm dụng!

Theo TS Huỳnh Thị Hồng Hạnh, Trưởng Bộ môn Ngôn ngữ - Phó trưởng Khoa Văn học và Ngôn ngữ Trường ĐH KHXH&NV TPHCM, vấn đề sử dụng từ ngoại lai xen lẫn vào tiếng Việt đã từng được đề cập vào những năm 1950-1960. Hiện nay, chuyện dùng tiếng Anh “chèn” vào tiếng Việt là hiện tượng tất yếu do sự giao lưu, tiếp xúc ngày càng rộng rãi của người Việt. Hơn nữa, tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế nên không chỉ tiếng Việt mà nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới cũng đang sử dụng rất nhiều từ tiếng Anh trong giao tiếp hoặc vay mượn từ tiếng Anh để làm giàu vốn từ dân tộc.

“Chúng ta chỉ nên vay mượn khi thực sự cần thiết. Những trường hợp tiếng Việt đã có từ tương đương, rõ ràng hơn về nghĩa thì nên sử dụng từ tiếng Việt. Về tiếng Anh “giả cầy”, chỉ nên sử dụng trong phạm vi khẩu ngữ giữa những người trẻ nhằm mang lại sắc thái hiện đại, trẻ trung. Không nên lạm dụng vì sẽ làm ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ. Người Việt yêu tiếng Việt cần biết mình nên tiếp thu những gì và tiếp thu trong giới hạn nào để vừa không đánh mất bản sắc vừa tiếp nhận được những yếu tố tốt đẹp từ bên ngoài” - TS Hồng Hạnh nói.
(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 11-4
DƯƠNG QUANG

CHUYỆN “PHÁ GIỚI “ CỦA MẤY VỊ TU HÀNH QUÊ TÔI

 Phamvietdao

Đoàn Vương Thanh.
 
-Chưa thấy có văn bản nào chính thức hoặc không chính thức, cho phép người tu hành được “có gia đình”. Đấy là về mặt chính thức, còn về “mặt sau” thì bây giờ, trong số những nhà tu hành (ở chùa), nhất là “sư trẻ”, có một số chắc là không nhiều lắm, vẫn lén lút “làm tình với nhau” và sinh ra những ”sư con”. Tại quê tôi, có một sư nữ không đẹp gái lắm, nhà chùa gọi là ”Đại đức” gì đó, trụ trì ngôi chùa lớn nhất của xã, có một cuộc sống thật “tự do” thật “đời thường” Cách đây vài năm, từ trong nhà chùa ầm lên về việc “ni cô nghỉ dài gần một năm” nghe nói là “đi sinh con”.
-Ở một ngôi chùa bên cạnh, cũng có một “ni cô” nay mới ngoài ba mươi lăm tuổi, cũng đã qua trương đào tạo, về trụ trì một ngôi chùa khá lớn, đã “đánh đổ” hai “ông chủ tịch xã” và làm luống cuống” không biết bao nhiêu thiện nam có máu trăng hoa. Đặc biệt sư bây giờ, biết rất nhiều cách làm giầu, miệng thì nói “không tham sân si” nhưng lại là người có đủ mánh khóe làm giầu, kiếm tiền một cách vừa trắng trợn, vừa tinh vi và có cuộc sống không kém gì mấy “đại gia”, thậm chí có nhà lầu riêng, có “tiểu gái” hầu hạ ngày đêm và có tiền tỷ, cung mua ô tô con loại sang. Ni cô chùa làng tôi còn có đất nhà Hà Nội, thuê người “trông nom con nuôi” tháng từ 5 đến 10 triệu…
 
Trước hết, xin tự giới thiệu, tác giả bài viết này không phải người vô thần, nhưng bảo rằng theo một tôn giáo nào thì cũng không thể khẳng định. Mười tám tuổi, đang đi học trung học (Ban Tú Tài hệ trường học của Pháp ở Hà Nội, tình hình chộn rộn quá, ông bố đẻ “túm gáy” lôi về quê cho đi bộ đội Việt Minh). Đi bộ đội, đầu tiên là phải khai “lý lịch”. Trong lý lịch có mục “Tôn giáo”. Bố bảo khai: theo đạo Phật. Thế là khai, chứ chưa biết một loại đạo nào cả.
 
Nói đến đạo Phật tức là nói đến chùa chiền, chùa chiến ắt có sư, vãi, tiểu. Ô, làng tôi có đến 5 ngôi chùa. Một thôn đầu xã có 2 ngôi, thôn V có 1 ngôi, cà thôn D, nếu gọi là chùa thì có đến 3 ngôi, trong đó có một ngôi gọi là chùa nhưng thực ra chỉ là cái quán giữa đồng để nông dân làm việc mùa hè có chỗ nghỉ trưa. Vậy thì làng tôi, 100% số dân theo đạo Phật. Khi khai lý lịch thì ai cũng ghi là “tôn giáo không” hoặc “tôn giáo: Lương”. Lương là để phân biệt với “Giáo”, nghĩa là “Đạo Phật” phân biệt với “Đạo Thiên chúa”, “Gia-tô giáo” hay còn gọi là “công giáo”. Pht giáo hay Thiên chúa giáo đều là những tín ngương du nhập từ nước ngoài, người Việt theo rồi “Việt hóa” thành “quốc đạo” và thành tôn giáo chính thống của những bộ phận đông đảo dân cự.
Có một dạo, những người “vô thần” (cả cộng sản lẫn chưa phải là cộng sản) chủ trương chông mê tín dị đoạn, coi tôn giáo nào cũng là mê tín dị đoan, nên vận động phá bỏ đình chùa, miếu mạo, một số nơi phá cả nhà thờ chúa, hoặc ít ra cùng “khoanh vùng” hoặc coi những người theo đạo là “những kẻ tử vì đạo” chống lại cộng sản, chống lại kháng chiến. (thật ra, ngay trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ở nhiều vùng đồng bào theo đạo Thiên Chúa vẫn có nhiều người theo Việt Minh làm cán bộ, làm bộ đội và trong số đó có nhiều người được kết nạp vào Đảng Lao động, trở thành người cán bộ lãnh đạo ở cơ sở và được điều đi tham gia lãnh đạo ở cấp trên. Khi đã có tuổi, tôi hiểu rằng, tất cả mọi tôn giáo trên đât nước ta đều hướng thiện, đều răn dạy các đệ tử, các con chiên và người theo đạo hương thiện, làm việc thiện, tránh điều ác. Mỗi tôn giáo đều có những quy ước chặt chẽ, thậm chí chặt chẽ như luật pháp, mà người theo đạo theo răm rắp. Ví dụ, nhìn chung cho đến nay, những người tu hành theo đạo Phật hoặc theo Thiên chúa giáo đều không được lập gia đình và các nhà sư tu hành ở các ngôi chùa, dù theo Phật phái nào thì cũng không được lập gia đình riêng. Điều này đã duy trì rất nhiều năm rồi.
Tuy nhiên, năm 1947, tôi theo gia đình tản cư đến một làng cách làng tôi không xa có ngôi chùa nghe đồn linh thiêng lắm, lại do “hai vợ chồng” một nhà sư cùng tu hành, cùng trông nom, cùng tụng kinh niệm Phật. Tôi còn trẻ chưa hiểu biết mấy, nhưng cung đã tò mò ra chùa lân la hỏi chuyện và làm thân với vợ chồng nhà sư nọ. Thấy họ cùng hiền lành, tử tế, không có gì khác những nhà sư “độc thân”. Ngày nay, trong thời kỳ đổi mới, với danh nghĩa “Đạo pháp và chủ nghĩa xã hội” các nhà chùa ở quê tôi cùng “đổi mới theo”. Người ta thi nhau huy động mọi nguồn vốn khôi phục, xây mới hàng loạt chùa chiến, miếu mạo, nhất là đền và chùa. Tôi hiểu, đình là để thờ Thành Hoàng làng, Chùa là để thờ Phật (có thể là Phật giáo tiểu thừa, có thể là Phật giáo đại thừa, có thể là Phật Thích Ca, cùng có thể là Phật Tứ Pháp (Phán Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) tức là “Mây, Mưa, Sấm, Chớp”. Làng tôi, nghe nói từ thời Lý Anh Tông đã có chùa thờ Đức Phật Pháp Vân trong bộ Tứ pháp, mà theo các bậc “sư già” cho hay thì trong địa phương có tới 72 nơi thờ Phật tứ Pháp.
Nhìn chung, tôn giáo, tín ngưỡng là thế giới tâm linh, nghĩa là chốn linh thiêng, chăm lo đến “phần hồn” của con người. Con người Việt Nam, dù ở đồng bằng, trung du hay miền núi, miền biển, người đa số, hay người thiểu số, mối dân tộc, mỗi vùng miền đều có tín ngưỡng và một quần thể người theo đạo này mà không theo đạo kia. Bây giờ theo chính sách “tự do tín ngưỡng của Nhà nước, người ta lại tự do hơn theo đạo và không theo đạo, nghĩa là có tôn giáo hoặc không có tôn giáo.
Một khi đã theo một tôn giáo nào đó đều phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt của “Đạo”, tức là của tôn giáo đó. Chưa thấy có văn bản nào chính thức hoặc không chính thức, cho phép người tu hành được “có gia đình”. Đấy là về mặt chính thức, còn về “mặt sau” thì bây giờ, trong số những nhà tu hành (ở chùa), nhất là “sư trẻ”, có một số chắc là không nhiều lắm, vẫn lén lút “làm tình với nhau” và sinh ra những “sư con”. Tại quê tôi, có một sư nữ không đẹp gái lắm, nhà chùa gọi là “Đại đức” gì đó, trụ trì ngôi chùa lớn nhất của xã, có một cuộc sống thật “tự do” thật “đời thường” Cách đây vài năm, từ trong nhà chùa ầm lên về việc “ni cô nghỉ dài gần một năm” nghe nói là “đi sinh con”.
Tất nhiên quan hệ trai gái vụng trộm thì khi sinh con cũng phải vụng trộm. Ở một ngôi chùa bên cạnh, cũng có một “ni cô” nay mới ngoài ba mươi lăm tuổi, cũng đã qua trương đào tạo, về trụ trì một ngôi chùa khá lớn, đã “đánh đổ” hai “ông chủ tịch xã” và làm luống cuống” không biết bao nhiêu thiện nam có máu trăng hoa. Đặc biệt sư bây giờ, biết rất nhiều cách làm giầu, miệng thì nói “không tham sân si” nhưng lại là người có đủ mánh khóe làm giầu, kiếm tiền một cách vừa trắng trợn, vừa tinh vi và có cuộc sống không kém gì mấy “đại gia”, thậm chí có nhà lầu riêng, có “tiểu gái” hầu hạ ngày đêm và có tiền tỷ, cung mua ô tô con loại sang. Ni cô chùa làng tôi còn có đất nhà Hà Nội, thuê người “trông nom con nuôi” tháng từ 5 đến 10 triệu. Mỗi dịp hội hè lễ tết, tiền công đức của thiện nam tín nữ cung tiến nhà chùa đều được ni cô cất giữ ký càng và chi tiêu vào “tu bổ chùa, đèn nhang cúng Phật”
Trong khi đó, một quả chuông đúc hết vài trăm triệu lại trở thành một quả chuông rè vì đúc không đủ lượng kim loại phối hợp cần thiết, nhà chùa không dám rung chuông mỗi dịp chiều buông. Ấy là chưa nói, ni cô còn công khai chửi bới cả nhà sư già là thày của ni cô, có công đào tạo và bố trí ni cô về trông nom chùa làng ! Nghe chuyện mà ngao ngán cuộc đời. Sư mô bây giờ loạn xị cả lên, người ta bảo tiêu cực xã hội dội vào trong chùa làm tha hóa không ít người tu hành, người mặc áo cà sa, ngày đêm tụng kinh niệm Phật. Chùa là nơi thâm nghiêm, nơi trung tâm tôn giáo của một làng, một vùng. có sư trụ trì, nhưng sư bây giờ có nhiều biến tướng như ni cô tu chùa làng tôi. Nhiều người trong làng có đơn đề nghị chuyển ni cô này đi nới khác, nhưng ni cô đã biết từ lâu dựa vào “các vị lãnh đạo chủ chốt ở địa phương” nên được “giữ lại” không phải chuyển đi chùa khác.
Gần đây, một phần đời sống vật chất xã hội được nâng lên, xuất hiện nhiều người giầu có (một phần cũng do tham nhũng mà có) đã về địa phương “công đức” tiền tỷ cho xây dựng lại đình chùa. Làng tôi có một vị lãnh đạo cấp tỉnh, tất nhiên là tỉnh khác chứ không phải tỉnh nhà, một lúc bỏ ra ba tỷ đồng giúp địa phương xây mới lại ngôi đình làng. Việc này được nhân dân hoan nghênh. Nếu như không có vị này giúp tiền tỷ thì đến thế kỷ sau cũng chưa thể xây dựng lại ngôi đình. Tuy nhiên, xây đình thì phải sinh ra “Ban xây dựng”. Sau một hồi “cái nhau” đưa người này vào bỏ người kia, nói chung chỉ do một ông trưởng ban quyết định. Trong đó có việc “tạm” gửi  số tiền tỷ người ta mang về giúp vào Ngân hàng, tính sơ sơ cũng được ngót 300 triệu tiền lãi của 9 tháng thi gian xây dựng đình và số tiền lãi này, ông trưởng ban và các vị trong Ban, luôn rêu rao là làm Đình hoàn toàn do tự nguyện không công sá, thậm chí mỗi buổi sáng xin vợ một cái bánh mỳ ăn lót dạ trước khi ra trông nom xây dựng Đình. Nhưng tuyệt nhiên, không thấy ông Trưởng Ban báo cáo với lãnh đạo hoặc với bà con về số tiền lãi 300 triệu kia.
Ban quản lý xây dựng Đình cũng biết “cách ăn” đấy chứ. Cho nên, như một lần, nguyên Thủ tương Chính phủ Phan Văn Khải nói trước một kỳ họp Quốc hội rằng, ngành xây dựng hàng năm để thất thoát đến 30% giá trị hoặc vốn xây dựng công trình. Điều này cắt nghĩa trong nhiều năm qua vì sao có một số công trình, thậm chí công trình tầm cỡ quốc gia, chưa xây xong đã đổ vỡ…
Trang mạng của Nhà văn Phạm Viết Đào nêu tít là có mục “tâm linh”. Tâm linh có nhiều chiều rộng và có nhiều chiều sâu. Làm thế nào để huy động các cây viết tham gia chống tham nhũng, chống tiêu cực trong “Tâm linh” đang tràn lan hiện nay

Đ.V.T.

CỦA THỪA MỨA NƠI ĐỊA NGỤC VÀ THIẾU HỤT CHỐN THIÊN ĐÀNG.

 Huynhngocchenh

Oanh Yến Thị Phạm
Mỗi lần có dịp ra nước ngoài công tác, tôi thường ru rú trong sứ quán, ít có dịp ra ngoài thăm thú. Một phần vì công việc ngập đầu, một phần mệt mỏi vì mất ngủ do trái múi giờ và nhịp sinh học của cơ thể chưa thích nghi với môi trường. Người cứ lừ đừ vì buồn ngủ và ảnh hưởng của những cốc cà phê đen du monde (1) đặc quánh để chống buồn ngủ. Công việc hòm hòm xong cũng không dám đi ra ngoài vì nếu đi chung với các cậu trong sứ quán thì nội chỉ qua cách ăn mặc, quần áo lúc nào cũng ủi thẳng tưng, con ruồi mà có đậu vào cũng trơn ngã, tay đeo Rolex đắt tiền thì người cận nặng ở Mỹ, cũng nhìn ra các anh Cả ở bển mới qua. Chúng bu vào chửi, oánh chạy không kịp, nên ngu sao đi chung. Đi một mình thì sợ buồn ngủ ra vào line không cẩn thận, có nước vào nhà thương vì bọn Mỹ chạy tốc độ kinh quá! 70-80 miles/giờ (2) là thường thôi!?
 Chuyến công tác vừa qua, khi đang ở Houston, qua thời sự VTV4 được biết giá xăng ở Việt Nam tăng giá, trên đường, nhìn thấy bảng giá niêm yết tại các cây xăng bổng giật mình, chợt nẩy ra ý, thử tìm hiểu giá cả sinh hoạt bên Mỹ. Một hôm rổi việc, ăn mặc tuềnh toàng, quần jean, áo phông không ủi, lủi vào Wallmart, Kroger, chợ Honkong (3) thăm thú giá cả. Nhìn bảng giá niêm yết mà bàng hoàng, không tin vào mắt mình. Các loại thịt bò như Striploin, Tenderloin (4), 3.75 USD/pound (5), Fillemingon 4.75/pound,… trung bình cho các loại 3.5USD/pound. Thịt heo thì nạc đùi 1.6 USD/pound, thăn 2.5USD/pound…trung bình giá cho  các loại 1.75USD/pound,  thịt gà thì quá rẻ, no need table (6). Lobster thì hởi ôi 9.99 USD/pound, thêm 1 USD/pound, các chú đầu bếp Mễ chế biến về nhậu mệt …xỉu. Cuối tuần bay qua Cali cũng để ý đến giá cả tại các siêu thị, chợ mini của người Việt khu Bolsa, Garden grove, Westminter. Gía cả thực phẩm giữa bờ Tây và bờ Đông nước Mỹ không cách biệt nhiều, rau quả tại Cali, có phần rẻ hơn Texas. Không biết có phải vào mùa vụ hay không? mà cam 0.99 cent/4 pounds, táo, nho, lê thì rẻ và ê hề. Gạo hiệu ba cô gái, ông Địa 10 USD/20 pounds (7) . Nếu chịu bỏ ra chừng 30 USD làm thẻ hội viên của chợ sỉ Cosco, giá còn rẻ hơn nhiều. Chỉ có xăng là giá cách biệt vì Cali phải vừa đóng thuế cho Liên bang, vừa đóng thuế cho Tiểu bang trong khi Texas chỉ đóng thuế cho Liên bang. Xăng Regular ở Cali 4.09/gallon (8) 3.09/gallon ở Texas, Supreme 4.29/gallon và 3.39/gallon.
Giờ mới hiểu tại sao Mỹ là một trong những nước đang vất vả chống chọi với căn bệnh béo phì. Dân Mỹ thất nghiệp hưởng trợ cấp thất nghiệp cỡ 1000USD/tháng và lãnh foodstamp (9) cở 200 USD/tháng ngồi tán dóc và hở tí là kéo nhau đi biểu tình chống đối những chính sách của chính quyền Tiểu bang hoặc Liên bang ảnh hưởng đến dân lao động nghèo. Homeless, xin ăn thì rặt bọn có tiền án, tiền sự hoặc có vấn đề thần kinh. Nếu tính theo tỷ giá 1USD/20860đ thì thấy dân Việt Nam, phải biết ơn Bác, ơn Đảng, ơn Chính phủ đã cho dân Việt Nam còm cỏi có cơ hội thể hiện, xài… sang hơn dân Mỹ!? Đâu đâu cũng chửi Mỹ, nhưng cả thế giới đều muốn di dân đến sống ở Mỹ, cả thằng giàu lẫn đứa nghèo? Dạo này dân Tàu Đại lục và dân Việt Nam di dân đến Mỹ dưới hình thức kết hôn giả, đạng đầu tư EB5(10)  hơi bị nhiều.
Trong khi đó tại Việt Nam với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, như một miếng thịt nạc dính theo một lớp mỡ bấy nhầy, ôi thiu của buổi chợ chiều, ế vì lạm phát. Miếng thịt này đang được ngâm hóa chất Trung quốc, để lấy lại độ tươi, bóng như một miếng thịt tươi mới ra khỏi lò mổ,
bằng những… biện pháp chống lạm phát với việc tăng giá xăng và các loại phí đánh vào các phương tiện giao thông, cộng với việc gia tăng số lượng các trạm thu phí trên các quốc lộ vốn đã dày đặc như một ma trận.
bằng gói…cứu thị trường Bất động sản 30.000 tỷ đồng với lãi xuất 6%/năm cho người vay mua nhà, trong khi doanh nghiệp thì đừng hòng được vay dưới lãi xuất 15%/ năm???
Các biện pháp kinh t…hế của Chính phủ nước CHXHCN VN đã làm các nhà kinh tế trên thế giới phải tròn xoe mắt thán phục sức chịu đựng và tính lạc quan đến tếu ngạo của dân Việt Nam!?!!! Kinh tế Việt Nam có thể quy là vững như một hòn đá tảng chẳng những trong khu vực mà trên cả thế giới, nhưng ở… dưới đáy biển Thái Bình Dương sâu thẳm.
Đảng CS VN và Chính phủ nước CHXHCN VN cũng đã và đang quyết liệt chống tham nhũng, một trong những biện pháp để giữ vững tính ổn định của nền kinh tế cũng như hệ thống chính trị bằng ánh sáng NQTW4. Không nhắc tới chuyện đồng chí X, đã lâu chắc cũng đã hóa mạt cưa hay mướp đắng hay đã thành bùn rồi cũng nên?, một kết quả mới toanh có thể quy là rất phát triển do Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, đã tự thú trước báo chí và công luận, mặc dù trước đây đã chối leo lẽo rằng tình trạng chạy các loại ở Hà Nội là không có, nay dưới ánh sáng NQTW4, đã giảm rõ rệt???? (11).
Đảng CS VN và Chính phủ VN cũng đã và đang quyết liệt chống những thế lực thù địch, âm mưu diễn biến hòa bình lợi dụng việc vận động dân chúng góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 một cách công khai minh bạch, không vùng cấm, núp dưới chiêu bài đòi hỏi Dân chủ, đòi đa nguyên đa đảng, đòi tam quyền phân lập, đòi phi chính trị hóa quân đội…
bằng cách… quy cho những người trong nhóm 72 kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992, từ trí thức, đảng viên lão thành cho đến những người lao động là… suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống, chính trị mặc dù trong số họ không có ai lấy vợ ở tuổi thất thập hay có con ở tuổi bát thập và có người có thẻ đảng cũng cở ngũ thập niên tiền khi họ mới ở độ tuổi nhị thập niên?!!!
bằng cách… kết án nặng gia đình họ Đoàn ở Tiên Lãng, Hải Phòng, một mức án không có trong khung hình phạt mà gia đình họ bị…quy vào tội chống người thi hành công vụ và giết người????
bằng cách… đề nghị cho hưởng án treo cho lũ quan gian ác Huyện Tiên lãng vì những tội danh lạm dụng chức quyền khi thi hành những việc có thể quy là không phải vì công vụ và cũng chẳng phải nơi có lệnh cưỡng chế và phá hủy tài sản, có thể quy vào mục đích tiêu hủy vật chứng cho tội có thể quy là có quyết tâm giết người,
bằng cách…chỉ đạo cho thuộc cấp giả dạng côn đồ xúc phạm nhân phẩm, đánh đập những người bất đồng chính kiến,
bằng cách…chỉ đạo cho thuộc cấp ném những chất, có thể quy là chất thối rữa độc hại pha với chất thải của động vật có thể quy là phân của động vật hai chân có thẻ ngành CA và thẻ  đảng viên Đảng CS VN.
Bằng sự vận dụng một cách sáng tạo đầy trí tuệ các biện pháp có thể quy là rất phát triển theo đúng kim chỉ Nam của chủ nghĩa Mác-Lê, theo đúng tư tưởng, đạo đức, lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt chống Pháp, chống Mỹ, phù hợp với đặc thù văn hóa của Việt Nam và dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, xuyên suốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh. Đảng CS VN và Chính phủ Việt Nam đã hết sức quyết liệt giữ vững tính ổn định chính trị tại Việt Nam bằng các biện pháp sáng tạo đến Stalin, Mao xiàn sheng (12) cũng phải bái làm sư và Thánh Gandhi sống lại, cũng phải xoa cái đầu trọc của mình mà kính phục tính kiên nhẫn và nhẫn nhục của những nhà bất đồng chính kiến đấu tranh bất bạo động Việt Nam nói riêng và Dân tộc Việt Nam nói chung.
Cái thực tế khách quan, sinh động phản ánh những sự cách biệt giữa cái thừa mứa nơi Địa ngục Tư bản và cái thiếu hụt nơi Thiên đàng XHCN sao mà khác nhau một trời một vực theo đúng biện chứng của nghĩa đen lẫn nghĩa bóng đến thế!?
Chẳng thể nào hiểu nổi? Nhưng biết hỏi ai bây giờ?
Phải hỏi tính cam chịu và sự nhẫn nhục của Dân tộc Việt Nam, xem liệu họ còn có thể chịu đựng được đến bao giờ?
Chắc cũng đã tới tận cùng bằng số rồi?
Sài Gòn 11/04/2013
Oanh Yến Thị Phạm
—————————————————-
1-Cafe du Monde, lon thiếc, màu vàng pha bằng phin giống như cafe Việt Nam, nước màu cánh gián, uống đậm đà, fê hơn cafe bột Trung Nguyên hoặc Vina cafe.
2-Miles: đơn vị đo vận tốc, 1 mile khoảng 1km68
3-Chợ bán nhiều mặt hàng Việt Nam ở Bellaire, Houston.
4-Giống như thăn nội, thăn ngoại.
5-Đơn vị cân của Mỹ, 1 pound khoảng 0,453Kg.
6-No need table: không cần bàn, trình độ tiếng Anh bổ túc của tớ.
7-Ở Cali có loại gạo in hình ba cô gái Việt Lào Thái và hình Ông Địa. Ở Houston thì phổ biến loại gạo Jasmine của Thailand.
8-gallon: đơn vị đo xăng dầu của Mỹ, khoảng 3,78 lít.
9-Foodetamp: phiếu trợ cấp thực phẩm, người có phiếu này mua thực phẩm không phải trả tiền. Các siêu thị cửa hàng lấy phiếu này thanh toán lại với thành phố???
10-Chương trình EB5 cho những người đầu tư 500.000 USD vào những dự án ở những khu có tỷ lệ thất nghiệp cao, mà mỗi xuất đầu tư tạo ra 10 công ăn việc làm trực tiếp lẫn gián tiếp cho dân Mỹ để có thẻ xanh residence green card cho cả gia đình và những người con dưới 18 tuổi, không kể số lượng người.
11-Thanh niên thứ ba 09/04/2013.
12-Xiàn sheng: Tiên sinh giống như Mr.
Được đăng bởi
 

ĐÃ ĐẾN LÚC OBAMA PHẢI HÀNH ĐỘNG

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Tư, ngày 10/4/2013
(Tạp chí “The Economist”, s 19/1/2013)
Sự thận trọng trong nhiệm kỳ đầu tiên của Barack Obama là điều có th hiu được, nhưng giờ đây ông phải thể hiện quyết tâm lớn hơn nữa.

Có nhiều điều để thích thú liên quan đến các chính sách đối ngoại mà Tổng thống Barack Obama theo đuổi trong những năm đầu tiên cầm quyền. Có lý trí và hợp lý, chúng pha trộn sự lạc quan chiến lược với sự thận trọng chiến thuật, và hòa dịu những tầm nhìn lớn lao bằng một sự cân nhắc cẩn thận về chi phí. Chỉ một thiếu sót duy nhất đã phản bội những kế hoạch chu đáo của ông Obama. Nhiều lần, chúng đã không thực sự phát huy tác dụng.
Đối với những người ủng hộ ông, đây hoàn toàn không phải lỗi của tổng thống. Ở nơi ông Obama đã mạo hiểm với lợi ích không rõ ràng – chẳng hạn, dù mở rộng vòng tay với Iran và Nga, không chú ý đến Bắc Triều Tiên, hay tìm cách hàn gắn Trung Đông bằng cách chìa tay ra với thế giới Hồi giáo – những người ủng hộ đổ lỗi cho sự không khoan nhượng của những bên tham gia khác. Ở nơi ông đã thận trọng và chậm trễ hành động – vào buổi bình minh đầu tiên của Mùa Xuân Arập hai năm về trước, tại Xyri ngày hôm nay – các phụ tá chỉ ra những bài học về các giới hạn của sức mạnh Mỹ tiếp thu được trong hơn một thập kỷ chiến tranh. Các quan chức, các chuyên gia chính sách và các nhà ngoại giao đang còn đương chức và đã nghỉ hưu từ các chính phủ thân thiện- thể hiện sự hiểu biết về kết quả nghèo nàn của nền ngoại giao trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Obama. Ho thấy được tính lôgích của việc giảm bớt tham vọng và tập trung mạnh mẽ vào những điều có thể đạt được. Họ thông cảm với sự thận trọng của ông liên quan đến việc đương đầu với các nhóm vận động hành lang và các nhóm lợi ích đặc biệt khi ông tìm cách tái cử. Nhưng nếu tổng thống vẫn lạnh lùng tính toán và miễn cưỡng can dự trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, ngay cả những bạn bè bền vừng cũng sẽ thấy khó tha thứ.
Những tháng cầm quyền đầu tiên của ông Obama là một khoảng thời gian tràn đầy tham vọng. Có những hy vọng ông có thể hàn gắn thế giới như ông dường như đã hàn gắn những chia rẽ về chủng tộc và đảng phái ở trong nước. Chúng đã nhanh chóng tiêu tan. Kể từ đó, một sắc thái hững hờ lạnh nhạt đã là dấu hiệu chính sách đối ngoại của ông. Từ chỗ là “quốc gia không thể thiếu”, nước Mỹ của ông Obama tìm cách trở thành một chất xúc tác không thể thiếu: hiện diện, nhưng không can dự sâu.
Buổi tối đen tối nhất
Theo cách đó, Mỹ đã tìm cách tạo điều kiện cho sự thành công – như tại những điểm nóng như Libi – trong khi kiên quyết tránh vướng mắc sâu hơn. Anne-Marie Slaughter, giám đốc hoạch định chính sách thuộc Bộ Ngoại giao trong hai năm đầu cầm quyền của ông Obama, nói về một trật tự toàn cầu mà trong đó Mỹ đem lại “tình yêu cứng rắn” trong khi thúc ép các cường quốc đang lên chia sẻ gánh nặng.
Phản ứng trước cuộc đổ máu do những kẻ cai trị Xyri gây ra với người dân của mình cho thấy những khó khăn của đường hướng này; nếu người ta không thể tìm thấy một kết quả mong muốn để đem lại chất xúc tác, người ta sẽ làm gì? Phản ứng bằng cách không làm gì khiến nhóm có thế lực trong chính quyền khốn khổ. Ông Obama đã nghe thấy những yêu cầu khẩn khoản đòi vũ trang cho các nhóm nổi dậy, đòi áp đặt một vùng cấm bay tại Xyri hoặc xóa sổ lực lượng không quân của kẻ bạo chúa trên thực địa. Phản ứng của ông là yêu cầu có bằng chứng cho thấy rằng những can thiệp như vậy sẽ làm cho mọi thứ tốt đẹp hơn, thay vì đáp ứng các yêu cầu “làm một điều gì đó” với nguy cơ leo thang của cuộc xung đột. Phản ứng thứ hai của ông là yêu cầu có “thẻ ghi giá tiền”: không có vấn đề nhỏ đối với một quốc gia đã mệt mỏi vì chiến tranh. Những lập luận bên trong nội bộ vô cùng sôi nổi. Những người chủ trương hòa bình trong chính quyền hỏi những tuýp người diều hâu hơn: các ngài muốn chúng ta đánh bom ai, những tay súng bắn tỉa ở các thành phố? Họ yêu cầu được biết sẽ cần chừng nào sức mạnh Mỹ để mang lại hòa bình? Xét cho cùng, gần 150.000 lính Mỹ vẫn ở đất nước Irắc đang vào đỉnh điểm của các vụ tàn sát giáo phái của nước này. Do vậy nước Mỹ được để mặc tập hợp sự hỗ trợ cho việc hình thành của một phe đối lập có tính bao hàm và chuẩn bị cho cái ngày sau khi chế độ Assad sụp đổ. Một người chứng kiến cuộc tranh luận này cho biết việc miễn cưỡng hành động là điều có thể hiểu được. Ông nói thêm đây cũng là một “sự xấu hổ đối với tất cả chúng ta”.
Cả những người chỉ trích ông Obama lẫn nhiều người ngưỡng mộ ông đều muốn thấy sự can dự và quyết tâm lớn hơn khắp ba lĩnh vực nỗ lực rộng lớn. Đầu tiên là các cuộc khủng hoảng bùng lên thất thường không thể phớt lờ, từ Trung Đông đến Bắc Triều Tiên. Có những công việc từ nhiệm kỳ đầu tiên – nổi bật là rút quân khỏi Ápganixtan – có thể bổ sung vào sự điểm danh đáng buồn đó nếu hành động vụng về. Thứ hai, có những cơ hội quan trọng đến mức không thể lảng tránh, từ làm sâu sắc thêm thương mại tự do với châu Âu cho đến nhiệm vụ quyết định thế kỷ là thuyết phục Trung Quốc rằng lợi ích của bản thân nước này nằm trong một trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc. Và cuối cùng, có những nhiệm vụ, thường nảy sinh từ những hứa hẹn mà ông Obama đưa ra khi ông nắm quyền lần đầu tiên, cho đến nay vẫn bị né tránh. Những nhiệm vụ đó bao gồm cắt giảm kho vũ khí hạt nhân và soạn thảo những quy tắc chiến tranh trong thế kỷ 21 xứng đáng với nước Mỹ, một quốc gia được xây dựng trên uy thế của pháp luật.
Những đất nước và khu vực quan trọng rõ ràng vắng mặt trong danh sách “những việc phải làm” lưu hành chính thức tại Oasinhtơn và các nhóm tư vấn chiến lược có ảnh hưởng hơn của nước này. Điều này phản ánh cả một ý thức thực tế về những hạn chế về thời hạn và sự chú ý của tổng thống lẫn những đánh giá tàn bạo về hoạt động chính trị trong nước của Mỹ. Một cuốn sách chỉ dẫn cho Tổng thống của Viện Brookings có quan hệ rộng không bao gồm một sự thúc đẩy nghiêm túc đối với biến đổi khí hậu (một mong muốn chủ chốt của châu Âu) trong danh sách của nó về những “Đánh cược lớn” cho hành động trong nhiệm kỳ thứ hai. Nó thúc giục nới lỏng cấm vận Cuba, nhưng các cường quốc mới nổi như Braxin, Inđônêxia, Mêhicô, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu là nguồn gốc gây lo ngại, cùng với việc ông Obama nhấn mạnh tiếp tục giữ cho những nước này theo một trật tự thế giới tự do, dân chủ.
Việc ông Obama lựa chọn các cựu chiến binh Việt Nam luôn thận trọng với chiến tranh để dẫn đầu ê-kíp chính sách đối ngoại của mình, với John Kerry được bổ nhiệm điều hành Bộ Ngoại giao và Chuck Hagel, còn dễ gây tranh cãi hơn, điều hành Lầu Năm góc, cho thấy các tín hiệu về một ý định theo đuổi những giải pháp ngoại giao đối với các cuộc khủng hoảng an ninh, và hoàn thành việc kết thúc các chiến dịch quân sự của George w. Bush. Ông Hagel, một cựu thượng nghị sỹ thuộc đảng Cộng hòa đã trở nên hoài nghi cuộc chiến tranh Irắc, phải làm việc tích cực để có được sự chấp thuận của Thượng viện: những người bảo thủ cho rằng ông ủng hộ Ixraen chưa đủ.
Tuy nhiên, mối lo ngại chiến tranh trong cử tri đã khiến những người Cộng hòa phải vật lộn để tìm cách tấn công các chính sách đối ngoại của ông Obama. Một cáo buộc thường trực rằng ông Obama cảm thấy cần phải xin lỗi vì sự cao thượng của nước Mỹ và một cuộc tranh cãi phức tạp về vụ sát hại đại sứ Mỹ ở Libi đều có cảm giác hơi gượng ép. Một người đứng đầu nhóm tư vấn chiến lược than thở rằng hầu hết những người bảo thủ thích nói về “các lá phiếu của người gốc Latinh, các lá phiếu của phụ nữ và linh hồn của đảng Cộng hòa” hơn là chính sách đối ngoại.
Đối với việc xử lý khủng hoảng, ông Obama đã định ra một số “ngòi nổ” cụ thể cho các hành động quân sự trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Ông đã tuyên bố rằng việc sử dụng vũ khí hóa học sẽ là một ranh giới đỏ mà chế độ Xyri không thể vượt qua. Mặc dù một số người thuộc cánh hữu tỏ ra hoài nghi, một số nguồn tin nói rằng ông đã tự mình cam kết một cách không thể lay chuyển được rằng sẽ ngăn không cho Iran có được vũ khí hạt nhân, đáng chú ý là trong một buổi diễn thuyết trước các nhà hoạt động ủng hộ Ixraen vào tháng 3/2012.
Chặng đường dài phía trước
Iran cho tới nay đã là ví dụ hoàn hảo về một nơi mà chính sách của ông Obama điềm đạm, thực tế và khó mà chê trách được, nhưng lại mang đến những kết quả nghèo nàn. Một thành quả khá ảm đạm nổi bật lên. Karim Sadjadpour, một chuyên gia về Iran thuộc Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, một tổ chức tư vấn chiến lược, nói rằng trong nhiệm kỳ tổng thống của ông George w. Bush, châu Âu, Trung Quốc và Nga đều cho rằng Gasinhtơn có lỗi trong quan hệ tồi tệ Iran – Mỹ. Khi đề nghị quan hệ hữu nghị của ông Obama bị từ chối thẳng thừng, ít nhất ông đã thể hiện được rằng sự không khoan nhượng của Iran mới là nguyên nhân – và chống lại nước Mỹ là một trong những cách duy nhất để chế độ Iran đảm bảo tính hợp pháp trong mắt những người ủng hộ mình. Phát hiện này cho phép Mỹ tập hợp được sự ủng hộ của quốc tế đối với các biện pháp trừng phạt về kinh tế chưa từng có tiền lệ, nhưng cũng cho thấy cuộc khủng hoảng này khó giải quyết tới mức nào.
Về dài hạn, All Khamenei, lãnh tụ tối cao của Iran, phải đối mặt với hai sự lựa chọn mang tính lôgích. Ông ta có thể đưa ra một thỏa thuận theo đó Iran duy trì một khả năng làm giàu hạt nhân ở mức giữ thể diện, chấp nhận các cuộc thanh sát mang tính áp đặt của quốc tế: ông ta có thể liều lĩnh chạy nước rút để “trở thành Pakixtan” với vũ khí hạt nhân như sự đã rồi. Lựa chọn thứ nhất không hấp dẫn, còn lựa chọn thứ hai lại mạo hiểm, cho ông ta lý do để kéo dài thời gian. Trong những tháng qua, Iran đã đánh tín hiệu về một sự sẵn sàng kéo dài thời gian bằng cách chuyển một phần trong kho dự trữ urani đã làm giàu 20% của nước này thành nhiên liệu cho một lò phản ứng nhỏ dùng cho nghiên cứu ở Têhêran trước đây đã từng sản xuất các chất đồng vị cho y tế. Với tình hình như vậy, thêm vào các cuộc thanh sát quốc tế, cùng với nhũng sự kìm hãm đối với các hoạt động làm giàu urani khác, những người lạc quan nghĩ rằng một thỏa thuận tạm thời không hoàn hảo có thể định hình, có khả năng trì hoãn một tình trạng bế tắc lớn hơn về vấn đề hạt nhân. Các nguồn tin của Mỹ ít hoan hỉ hơn, nói rằng cuộc khủng hoảng vẫn mắc kẹt trong một nguyên trạng tăm tối.
Bất chấp tình trạng mập mờ này, các khuôn khổ cơ bản trong đường hướng của ông Obama là đủ rõ ràng, ông sẽ không khoan dung đối với vũ khí hạt nhân của Iran, không chỉ bởi vì sự vận động hành lang từ Ixraen, mà còn là một phần trong cam kết của ông về việc chống phổ biến vũ khí hạt nhân (một điều bất biến trong thế giới quan của ông). Nhưng ông sẽ không phát động chiến tranh chỉ vì Iran có một chương trình hạt nhân.
Trong năm 2012, các tướng lĩnh có công trạng của Mỹ cho rằng Ixraen không có khả năng một mình tấn công Iran, thiếu những vũ khí mạnh mẽ và chính xác nhất để xuyên thủng các boong-ke của Iran; nhưng một số người trong chính phủ của ông Obama thừa nhận rằng Ixraen có một sự lựa chọn về quân sự, dù cho nó không tốt được như của Mỹ. Ixraen hiện đang hiệu quả trong việc tạo ra sức ép lên Mỹ, thông qua Quốc hội. Nhưng cả Quốc hội lẫn Thủ tướng Ixraen, Benjamin Netanyahu, đều không thể buộc ông Obama phát động một cuộc chiến tranh mà ông không muốn. Các nguồn tin cho biết việc đề cử Thượng nghị sỹ Kerry đã nhấn mạnh lòng tin của ông Obama rằng nước Mỹ phải theo đuổi giải pháp ngoại giao cho đến cùng, và người ta đã thấy nước Mỹ làm như vậy. Họ nói thêm với một sự chân thật đầy u ám rằng điều đó không có nghĩa là nó sẽ có hiệu quả.
Tình thế ở Trung Đông rộng lớn hơn hầu như không làm cho tâm trạng của họ sáng sủa hơn. Ông Obama nhậm chức với hy vọng rằng bằng cách kết hợp sự hợp tác về an ninh chưa từng có tiền lệ với Ixraen và sự tiếp cận công khai với thế giới Hồi giáo, ông có thể chuẩn bị nền móng cho một giải pháp hai nhà nước đối với cuộc xung đột Ixraen – Palextin. Ông đã sai lầm. Ông Obama đã đánh mất công luận của Ixraen, thất bại trong việc tạo được lòng tin của người Hồi giáo, và đã bị bẽ mặt bởi sự thách thức công khai của một vị thủ tướng Ixraen. Trong một động thái đã không được nhắc tới vào thời điểm đó, các nguồn tin cho biết Ngoại trưởng Hillary Clinton hai năm trước đây đã hối thúc ông Obama vượt mặt các lãnh đạo của khu vực này và định hình một thỏa thuận hòa bình hai nhà nước cho người dân Ixraen và Palextin. Nhà Trắng đã từ chối; theo những lời lẽ đầy thất vọng của một nguồn tin, họ vẫn chưa sẵn sàng để “nắm lấy lịch sử”.
Tối tăm và sâu thẳm
Hình ảnh của ông Obama ở Ixraen đáng ra đã có thể được cải thiện. Không hài lòng với việc ông đã không đến thăm đất nước của họ với tư cách tổng thống, người Ixraen đã thực lòng biết ơn vì ông đã ủng hộ về mặt chính trị cho quyền tự vệ của họ, và vì sự giúp đỡ với hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm sắt, khi các quả rốckét bắn từ dải Gada đã rơi xuống như mưa hồi cuối năm ngoái. Tuy nhiên, những người ủng hộ tổng thống thận trọng hơn chế giễu các sự gợi ý rằng một bài phát biểu của Obama có thể truyền cảm hứng cho người dân Ixraen để họ yêu cầu một thỏa thuận hòa bình mà chính phủ được bầu lên của họ không muốn. Phe thận trọng này thừa nhận rằng hầu hết các cử tri Ixraen nói rằng họ ủng hộ một giải pháp hai nhà nước, nhưng chỉ ra các dự đoán rằng một nhà nước Ixraen khác, cực kỳ bảo thủ sẽ được bầu vào ngày 22/1. Những người theo chủ nghĩa hoài nghi nói rằng, trong sâu thẳm, người dân Ixraen nghi ngờ việc các nhà lãnh đạo Palextin có thể mang lại hòa bình.
Tuy vậy, ông Kerry ủng hộ những sáng kiến mới mẻ. Và những người trong cuộc nói về ba sự thay đổi có thể đem lại cho nước Mỹ lực đòn bẩy lớn hơn. Một là sự cô lập về ngoại giao ngày càng lớn của Ixraen. Trong cuộc bỏ phiếu gần đây của Liên hợp quốc về tư cách của Palextin, Cộng hòa Séc là đồng minh châu Âu duy nhất của ông Netanyahu. Sự thay đổi thứ hai sẽ là cuộc khủng hoảng Iran kết thúc với một cuộc tấn công của Mỹ. Để được lòng dư luận Hồi giáo, ông Obama sẽ cần phải có những sự nhượng bộ lớn của Ixraen về những vấn đề như xây dựng khu định cư, và phải có khả năng yêu cầu có những nhượng bộ này. Sự thay đổi thứ ba sẽ được châm ngòi bởi sự sụp đổ của Chính quyền Palextin và một cuộc nổi dậy ở khu Bờ Tây.
Trung Đông không phải là nơi duy nhất để chứng kiến các tham vọng bị thu hẹp lại. Khi Tổng thống Ápganixtan, Hamid Karzai, ở Oasinhtơn vào ngày 11/1/2013, ông Obama đã phác thảo các kế hoạch cho một “sứ mệnh rất có giới hạn” đối với các lực lượng của Mỹ ở đất nước này sau năm 2014. Người ta nói rằng một số phụ tá ở Nhà Trắng đang thúc đẩy một đơn vị đồn trú với chỉ khoảng 2.500 quân, ít hơn nhiều so với số lượng được bàn bạc chỉ một năm trước. Ông Obama khẳng định rằng Mỹ đã đạt được mục tiêu trung tâm của mình: phá vỡ al-Qaeda và ngăn không cho Ápganixtan được sử dụng như một bệ phóng cho CMC cuộc tấn công nhằm vào nước Mỹ trong tương lai. Ông đã hỏi một câu hỏi mang tính hùng biện: Liệu nhiều năm trời ở Ápganixtan có đạt được mọi điều mà một số người đã tưởng tượng là khả thi? Có thể là không, đây là câu trả lời điềm tĩnh của ông. Nhưng trong các hoạt động của con người, “bạn biết đấy, bạn khó có thể đạt được sự hoàn hảo”. Nước Mỹ tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái tại Pakixtan. Nhưng chiến trường lớn nhất của “cuộc chiến chống khủng bố”, Irắc, hiện nay lại được nhắc đến phần lớn trong bối cảnh nước Mỹ thiếu tầm ảnh hưởng ở đó. Vào tháng 12/2012, các quan chức Mỹ đã công khai bày tỏ sự giận dữ của họ đối với việc Iran vận chuyển vũ khí tới Xyri qua không phận Irắc. Irắc chối bỏ cáo buộc này, và công luận Mỹ phản ứng chỉ với một cái nhún vai chung.
Yếu tố quyết định trong nền ngoại giao của tổng thống đã và đang là “chuyển hướng” sang châu Á. Thách thức là chèo lái một sự nghiệp giữa can dự với một Trung Quốc đang nổi lên và những yêu cầu từ các nước láng giềng của Trung Quốc muốn Mỹ phải đóng một vai trò làm cân bằng trong khu vực. Điều này đã bị làm cho rối rắm thêm bởi chứng tâm thần phân liệt đang chất gánh nặng lên quan hệ của Mỹ với Trung Quốc.
Một nước Trung Quốc thực dụng, đang hiện đại hóa một cách hợp lý hầu như đang sẵn sàng bàn luận về các vấn đề toàn cầu, từ các luật lệ về thương mại rồi hành động về biến đổi khí hậu đến giúp đỡ ngoại giao với Iran hay Mùa Xuân Arập. Đề nghị của Mỹ là thẳng thắn: tuân thủ các luật lệ toàn cầu, thể hiện sự kiềm chế ở khu vực láng giềng và chúng tôi sẽ không ngăn anh trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, ở những nơi mà các vấn đề khu vực, như các cuộc tranh cãi về lãnh thổ ở các vùng biển ngoài khơi mà Trung Quốc có liên quan, một nước Trung Quốc già dặn hơn, dễ nổi giận hơn chiếm ưu thế, tin rằng nước Mỹ có xu hướng kìm nén sự trỗi dậy của mình cả trực tiếp lẫn bằng cách khuấy động các nước láng giềng nhỏ hơn và các nước lớn trong khu vực.
Điều đặc biệt rắc rối là các tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên, vấn đề mà nước Mỹ xem như một vấn đề về an ninh toàn cầu, đối với Trung Quốc trở thành các mối quan tâm nhạy cảm, gần như mang tính trong nước loại hai. Mỹ nói với Trung Quốc rằng Bắc Triều Tiên vẫn còn là một mối đe dọa càng lâu, thì nước Mỹ sẽ phải duy trì các lực lượng quân sự mạnh mẽ ở sân sau của Trung Quốc càng lâu. Nhưng những lo sợ của Trung Quốc về một sự sụp đổ của Bắc Triều Tiên còn sâu sắc hơn, khiến cho nước này không sẵn lòng ép buộc chế độ đó quá mạnh mẽ.
Việc bầu ra một chính phủ Nhật Bản sẵn sàng đầu tư nhiều hơn cho quốc phòng đáp ứng một mong ước đã có từ lâu của Mỹ, nhưng khuấy động lên những mối quan ngại mới rằng các hòn đảo và các phần lãnh thổ nhỏ có thể kích động những cuộc đụng độ trong khu vực. Quan hệ của Mỹ với Ấn Độ đã trở nên đặc biệt sâu sắc trong những năm gần đây. Nhưng với việc thiếu vắng những sáng kiến mới mẻ, hoặc những kết quả hữu hình từ các sáng kiến cũ, các chuyên gia nói về “Sự mệt nhọc Ấn Độ” ở Oasinhtơn.
Ngay cả những người ủng hộ một chính sách châu Á cân bằng cũng băn khoăn rằng trong mối quan hệ cần phải thể hiện sự tăng cường về phía Trung Quốc, thúc giục ông Obama can dự nhanh chóng và chặt chẽ với nhà lãnh đạo mới, Tập Cận Bình, và làm việc, về các mối quan hệ nhàm chán đầy nguy hiểm giữa các lực lượng vũ trang hai nước.
Các mối quan hệ kinh tế mang lại nhiều hứa hẹn hơn. Ông Obama đã cố ngăn các tranh cãi thương mại rõ rệt có thể đe dọa thị trường, thay vì thúc đẩy ê-kíp của mình tìm cách trả đũa những hành vi xấu của Trung Quốc như ăn cắp hoặc ép buộc chuyển giao công nghệ phương Tây, hay các khoản trợ giá làm méo mó thị trường. Cùng với những cây gậy này, nước Mỹ cũng có những củ cà rốt. Trung Quốc ngày càng hăng hái hơn đầu tư ra nước ngoài, điều mang lại lý do mới để nước này phải tuân thủ các luật lệ quốc tế. Các cuộc đàm phán xung quanh Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương, một hiệp định đang không bao gồm Trung Quốc, cũng có thể đem lại những sự khích lệ.
Những lời hứa phải giữ
Đối với phương Tây, các đồng minh châu Âu, đáng chú ý là Anh, đang kêu gào đòi có một hiệp định thương mại tự do giữa Mỹ và Liên minh châu Âu, vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Một hiệp định như vậy sẽ đẩy mạnh tăng trưởng và củng cố thêm sự kiểm soát của phương Tây trong nhũng giao dịch với Trung Quốc. Những người ủng hộ nói thời điểm đã chín muồi. Ngay cả các chính phủ châu Âu ưa thích chủ nghĩa bảo hộ cũng bị hấp dẫn bởi một kế hoạch khuyến khích kinh tế mà không làm tốn kém tiền công quỹ. Bộ Ngoại giao Mỹ rất thiết tha và Nhà Trắng thì gần đây đã được thuyết phục. Nhưng không ai có thể đảm bảo rằng Châu Âu thực sự nghiêm túc, và sẽ chịu tiêu dùng những sản phẩm xuất khẩu của Mỹ như thịt bò đã được xử lý hoóc-môn. Với kết quả không chắc chắn, những lời thì thầm phải thận trọng, thì tại sao ông Obama lại cần chấp nhận rủi ro?
Những tính toán chính trị giúp giải thích một loạt các lời hứa lớn lao đã được đưa ra và sau đó bị lảng tránh trong nhiệm kỳ thứ nhất của ông Obama. Nhiệm kỳ thứ hai có thể chứng kiến nhiều sự tiến bộ hơn về giải trừ hạt nhân, bao gồm cả việc thúc đẩy những cuộc đàm phán mới với Nga, mặc dù quan hệ với Vladimir Putin đang trong trạng thái rất tồi tệ. Cuộc khủng hoảng Xyri cho thấy những bằng chứng mới về mối quan hệ kinh khủng. Những nỗ lực đầy nhiệt huyết của Mỹ nhằm thuyết phục ông Putin rằng những lợi ích bản thân lạnh lùng hắn sẽ dẫn ông ta tới việc rũ bỏ chế độ Assad hiện nay vẫn chưa đi tới đâu. Một nhân vật cao cấp hoài nghi về sự hiểu biết thông thường rằng nước Nga đang bảo vệ một đồng minh Trung Đông, cho rằng Nga thực ra quan tâm đến việc phủ nhận vai trò lãnh đạo của Mỹ trong một trật tự thế giới mới liên quan đến những sự can thiệp nhân đạo. Ông Putin thà chứng kiến Xyri chìm vào một “tình trạng tàn sát hỗn loạn” còn hơn là chứng kiến Mỹ đạt được điều mình muốn.
Tổng thống Nga được cho là sẽ kết nối bất kỳ nỗ lực thảo luận vấn đề giải trừ quân bị nào với các kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu của Mỹ, mà hiện đang nhắm vào Iran nhưng lại được các tướng lĩnh của Nga mô tả như một nỗ lực nhằm vô hiệu hóa các vũ khí hạt nhân của họ. Nếu nước Nga không đàm phán, ông Obama có thể xem xét việc cắt giảm kho vũ khí của Mỹ một cách đơn phương.
Về vấn đề biến đổi khí hậu – một niềm say mê của ông Kerry – Mỹ đặt rất ít hy vọng vào tiến trình ngổn ngang của Liên hợp quốc. Những thỏa thuận song phương và đa phương với các quốc gia phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính lớn khác có thể là khả thi, không chỉ liên quan đến vấn đề thải cácbon mà còn cả về các chất gây ô nhiễm với những tác động làm ấm trong ngắn hạn hơn. Nhưng hoạt động chính trị trong nước sẽ phải thay đổi để ông Obama có thể đưa ra những đề nghị lớn lao với chẳng hạn như Trung Quốc.
Sự thất bại của chính phủ trong việc phác thảo nên một nền tảng pháp lý phù hợp cho các cuộc xung đột trong thế kỷ 21 là trầm trọng. Nhũng rủi ro pháp lý nghiêm trọng đang chồng chất lên bởi việc sử dụng liên tục các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, thường là dựa trên thông tin tình báo từ các cơ quan nước ngoài. Các cuộc chuyển giao những người bị tình nghi là khủng bố đến những nước cho phép tra tấn vẫn tiếp diễn; cũng giống như các tòa án quân sự bên ngoài các tòa án thông thường. Các buồng giam ở Vịnh Guantanamo vẫn chưa trống. Các luật sư thuộc Bộ Ngoại giao muốn có các quy chế để thay thế cho những khẳng định vội vàng từ thời kỳ Bush về quyền hành động chống khủng bố trên toàn thế giới. John Brennan, nhân vật lãnh đạo chống khủng bố của Nhà Trắng mà ông Obama đề cử vào vị trí giám đốc C1A, chia sẻ quan điểm này. Ở những thủ đô thân thiện, những nhân vật nghiêm túc mong mỏi được thấy khoảng trống pháp lý được lấp đầy, cũng như tiến bộ trong những vấn đề như cấm sử dụng mìn mặt đất.
Ông Obama đã luôn lên kế hoạch cho một nhiệm kỳ tổng thống 8 năm. Nửa đầu tiên là dành cho việc đặt nền móng, không phải là để gặt hái kết quả. Nhưng, có thể những lý do như vậy sẽ không bào chữa được cho bốn năm nữa.
***
(Tạp chí Foreign Policy, số tháng 1-2/2013)
Trong hầu hết năm 2012 đã thịnh hành việc mô tả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ như là một trong những sự kiện nổi bật nhất thời gian gần đây. Chắc chắn là, nếu tình cờ sống ở Florida, Ohio hoặc một bang “chiến trường” khác, bạn bị bao vây bởi những tờ quảng cáo tuyên bố rằng lựa chọn ứng cử viên này hay ứng cử yiên khác sẽ dẫn đến ngày tận thế. Giữa một chiến dịch tranh cử quyết liệt và thường cay đắng, các ứng cử viên tống thống đã gắng hết sức mình để làm nổi bật lên sự khác biệt của họ, bằng cách phóng đại không chỉ những điều tốt đẹp mà mỗi người có thể mang tới nếu đắc cử mà còn cả những điều tồi tệ mà đối phương sẽ áp đặt.
Giờ đây đã đến lúc Tổng thống tái đắc cử Barack Obama phải cầm quyền. Mặc dù vậy, đầu tiên, một sự thật không thể chối cãi được là: Khi nghĩ tới nhiệm kỳ tổng thống mới của mình, Obama sẽ sớm nhận ra rằng cho dù tinh thần có sẵn sàng, ông cũng sẽ không thể hoàn thành được nhiều cam kết của mình khi tranh cử. Không có cách thức nhanh chóng nào để đảo ngược tình trạng xuống dốc nhiều năm của tầng lớp trung lưu Mỹ và không có biện pháp tức thì nào để vực dậy người nghèo, những người đã lọt qua tấm lưới an toàn xã hội được căng ra của đất nước này. Thực tế phiền phức này cần được tiếp thu nhanh chóng.
Hoàn cảnh kinh tế và tài chính của Mỹ đem lại cho Obama một mức độ tự do hạn chế, và một môi trường toàn cầu kém thuận lợi làm tăng thêm những hạn chế này. Kết hợp điều này với thực tế Quốc hội bị chia rẽ – nơi quá nhiều quan chức được bầu lên đã đưa ra cam kết cá nhân là sẽ phản đối bất kỳ và tất cả các khoản thuế, một lời thề mâu thuẫn với hoàn cảnh hiện tại của đất nước – và điều diễn ra là một khả năng cao không hề dễ chịu về tranh cãi, sự do dự và tình trạng bế tắc liên tục.
Vì vậy thay vì tiến lên với những sáng kiến mới đưọc hứa hẹn, Chính quyền Obama sắp tới có nguy cơ lâm vào tình trạng tê liệt chính trị tương tự từng thống trị Oasinhtơn vài năm trước. Hãy tưởng tượng về một thế giới mà trong đó việc mở rộng của nền kinh tế Mỹ vẫn ì ạch, thất nghiệp duy trì ở mức cao (đặc biệt ở thanh niên và những người thất nghiệp dài hạn), sự bất bình đẳng về thu nhập và của cải tiếp tục trở nên tồi tệ hơn, thâm hụt và nợ tiếp tục tăng. Tình trạng phân cực và chia rẽ chính trị hơn nữa trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Obama sẽ làm giảm khả năng đạt được bất kỳ chính sách tốt đẹp nào từ Oasinhtơn, làm nổi bật lên thứ đã trở thành một chu trình quen thuộc đáng buồn và ngày càng luẩn quẩn.
Đó là tin xấu. Tin tốt là nó không nhất thiết phải như thế. Trong 100 ngày đầu cầm quyền tiên lần thứ hai của mình, Obama có một cơ hội chưa từng có để chỉnh đốn lại nền kinh tế toàn cầu mong manh và thay đổi cách người Mỹ – và thế giới – nghĩ về Oasinhtơn.
Các bước được chia thành hai phạm trù chính: một là, hạn chế và, nếu có thể, loại bỏ những luồng gió ngược làm xói mòn thành công về kinh tế (nói cách khác, không làm tổn hại); và hai là, gia tăng những luồng gió xuôi (hoàn toàn làm lợi).
Đối với nhũng luồng gió ngược, điều đầu tiên Obama cần làm là loại bỏ mối đe dọa “vách đá tài chính” của những khoản tăng thuế và cắt giảm chi tiêu tự động. Có lẽ ông sẽ làm như vậy khi chuyên mục này ra mắt. Chúng ta chắc chắn nên hy vọng như vậy; nền kinh tế không thể tiếp nhận một sự thắt chặt tài chính bừa bãi ở mức khoảng 4% GDP mà không rơi vào một sự suy thoái khác. Vượt qua vách đá tài chính sẽ làm tăng tình trạng thất nghiệp và xóa bỏ một vài món lời to khó kiếm trong bảng quyết toán của những năm gần đây. Tuy nhiên, bằng cách lợi dụng nền tảng chính trị chung với các đối thủ đảng Cộng hòa của ông, tổng thống có thể hạn chế việc thắt chặt tài chính xuống khoảng 1,5% GDP, một mức vẫn có thể giúp thiết lập các cải cách tài chính dài hạn hơn.
Thứ hai, câu chuyện chính thức đối với Trung Quốc cần chuyển trọng tâm từ việc công kích trong mùa bầu cử sang đối thoại có tính xây dựng. Thách thức cơ bản là tạo điều kiện cho các cuộc thảo luận nhằm giảm xuống mức thấp nhất căng thẳng cố hữu giữa một cường quốc đã được hình thành và một cường quốc đang nổi lên – và theo một cách thức củng cố thêm tính ổn định khu vực. Để đạt được mục tiêu này, Obama sẽ cần tiếp cận ban lãnh đạo mới của Trung Quốc, quay trở lại đối thoại từ một vấn đề tâm điểm (tỷ giá ngoại hối) đến các vấn đề quản lý kinh tế rộng hơn.
Thứ ba, chính quyền mới cần làm nhiều hơn để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu. Một vài chuyến thuyết giảng trước công chúng khác sẽ chỉ khiến các nhà hoạch định chính sách tức giận thêm. Điều cần thiết là một tiến bộ có ý nghĩa trong việc làm hài hòa hơn những khác biệt về quy chế. Trong nỗ lực này, trên hết Obama cần làm việc với châu Âu trong việc trao cho các thị trường mới nổi tiếng nói có trọng lượng hơn trong các hoạt động của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới.
Thứ tư, và quan trọng nhất, chính quyền mới phải hết sức thành thật với người dân Mỹ về bản chất nhiều năm và đa chiều của những thách thức kinh tế và tài chính Mỹ. Sau tất cả những lời hứa trong chu kỳ bầu cử, người Mỹ cần hiểu rõ hơn quy mô vả phạm vi của vấn đề. Obama cần phải phát biểu trực tiếp với người dân và sau đó chỉ định một người phát ngôn đặc biệt để đảm bảo rằng các công dân và thị trường hiểu được tầm nhìn kinh tế của tổng thống và việc thực thi nó.
Một khi hệ thống giao tiếp tốt hơn đi vào nề nếp, đã đến lúc tăng cường vài luồng gió xuôi. Obama cần khởi xướng một nỗ lực cải cách đụng chạm đến 4 lĩnh vực chủ chốt – và làm điều đó sao cho 1+1+l+l ra kết quả lớn hơn 4. Và điều đó là có thể.
Ông nên bắt đầu bằng việc bổ nhiệm một “ông hoàng công ăn việc làm” (tức Chủ tịch Hội đồng Việc làm và Cạnh tranh của Tổng thống). Nếu có bao giờ một thách thức kinh tế quốc gia đòi hỏi một người được tổng thống trao quyền để phá vỡ tình trạng bị vây hãm bên trong các cơ quan thì đó là cuộc khủng hoảng việc làm của Mỹ. Đối phó với thị trường lao động trục trặc là một trong những ưu tiên hoàn toàn hàng đầu. Một tỷ lệ thất nghiệp cao ngất ngưởng – và tác động mạnh đến thanh niên và những người thất nghiệp dài hạn một cách không tương xứng – đã biến một vấn đề về thiếu hụt cầu trở thành một vấn đề ngày càng mang tính cơ cấu. Mỹ cũng cần tái trang bị lao động và các chương trình tái đào tạo hăng hái trong khi làm cho giáo dục trở nên thiết thực hơn với thế giới đang thay đổi nhanh chóng ngày nay.
Thứ hai, Obama cần nhanh chóng khởi động lại đối thoại về cải cách tài chính trung hạn. Những câu chuyện bầu cử cho thấy rằng một đường hướng từng phần là khả thi bằng cách tập trung trước hết vào chỉ một khía cạnh này hoặc khía cạnh kia của ngân sách. Đừng tin vào điều đó. Tính toán chỉ ra rằng không có cải cách bền vững – một cải cách kết hợp tính bền vững nợ dài hạn, chỉnh đốn thúc đẩy tăng trưởng, và chia sẻ gánh nặng công bằng hơn – mà không tính đến cả lợi nhuận lẫn chi tiêu. Và điều đó bắt đầu bằng việc khôi phục kế hoạch giảm nợ Simpson-Bowles để đem lại khuôn khổ phân tích ban đầu cho một thỏa hiệp chính trị.
Thứ ba, không có cách nào thoát khỏi thực tế là cho vay sẽ tiếp tục bị kiềm chế khi sự điều tiết và áp lực thị trường buộc hệ thống ngân hàng phải giảm lực đòn bẩy hơn nữa. Nhưng việc cấp vốn cho doanh nghiệp nhỏ mà Obama bảo vệ trong chiến dịch tranh cử không nên bị giữ làm con tin đối với hành vi tránh rủi ro của các ngân hàng. Thay vào đó, Obama cần khởi xướng và dẫn đầu một quá trình xây dựng những dòng tín dụng thay thế, một số được cấp vốn bởi khu vực tư nhân, ví dụ, vốn lưu động, trong khi những thứ khác như cơ sở hạ tầng có thể được cấp vốn với mối quan hệ đối tác công-tư.
Cuối cùng, Obama cần xác định các vấn đề dai dẳng về nhà ở, một lĩnh vực có tính quyết định đối với hạnh phúc của người dân, tính lưu động của lao động và tích lũy của cải ổn định. Tin tốt là thị trường này đang trở nên ổn định; tin xấu là sự phục hồi hoàn toàn sẽ không xảy ra nếu thiếu sự miễn nợ có ý nghĩa quan trọng và những quyết định khó khăn về việc phân phối tổn thất.
Đây dường như là một bản danh sách những việc cần làm đầy tham vọng. Nhưng có một khối lượng công việc đầy tham vọng cần được hoàn thành để sửa chữa những năm đòn bẩy tài chính quá mức, đầu tư nghèo nàn, tâm lý phúc lợi trở nên điên rồ, và văn hóa mạo hiểm không kiểm soát được. Obama có lẽ không thể khẳng định một sứ mệnh bầu cử áp đảo, nhưng một chính quyền chủ động với chương trình nghị sự rõ ràng có thể dẫn dắt một Quốc hội chia rẽ, mất uy tín hướng tới sự cộng tác lớn hơn. Thiếu bất cứ điều gì trong đó sẽ khiến thế hệ con cái chúng ta trở nên nghèo khổ hơn thế hệ của chính chúng ta.
* * *
(Tạp chí The Economist, ngày 19/’1/2013)
Nếu Barack Obama mun được nhớ tới như một vị tng thống vĩ đại, ông nên tập trung vào 3 vấn đề dài hạn
Barack Obama đã lần thứ hai tuyên thệ nhậm chức với tư cách là Tổng thống được bầu lên của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ – một vinh dự chỉ dành cho 16 người trước ông. Khi quay trở lại Phòng Bầu dục ông lại phát hiện ra một chuỗi các vấn đề, từ các cuộc đấu tranh trong nước xung quanh mức trần nợ và kiểm soát súng đạn của Mỹ cho tới các cuộc xung đột đẫm máu hơn ở Mali và Xyri. Nhưng hơn bao giờ hết, giờ đây ông sẽ phải sáng suốt hơn để xem xét về dài hạn. Ông Obama sẽ không ứng cử chức tổng thống một lần nữa. Lịch sử sẽ nhìn nhận ông như thế nào?
Chúng ta hy vọng sẽ thuận lợi hơn nếu đánh giá ông tại thời điểm đúng 4 năm trước. Đó không phải là phủ nhận những thành tựu trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông. Hầu như không một tổng thống nào đã phải nhậm chức trong bối cảnh ảm đạm đến như vậy, với nền kinh tế thu hẹp ở mức 5% một năm, công ăn việc làm đang giảm đi với tốc độ 800.000 một tháng và Mỹ đã sa lầy vào hai cuộc chiến tranh không đi đến đâu. Ông Obama đã làm một việc đáng khen ngợi là đưa một bệnh nhân lâm trọng bệnh trở lại hồi phục. Thành tựu lập pháp chính của ông – cải cách chăm sóc y tế – có lẽ chưa giúp được hàng triệu người Mỹ, mặc dù nhận định về điều đó phải chờ cho đến khi nó được thực thi đầy đủ. Tất cả điều này, cùng với một đối thủ không có sức thuyết phục, đã thuyết phục đủ số người Mỹ (và tạp chí The Economist) ủng hộ ông vào tháng 11/2012. Nhưng nhiệm kỳ đầu tiên của ông còn lâu mới đủ thành công để ông Obama giành được ánh hào quang vĩ đại – hoặc bảo vệ ông khỏi khả năng một nhiệm kỳ thứ hai đầy thảm họa quét sạch tất cả những thứ khác.
Di sản của Obama sẽ được xác định một phần bởi các sự kiện. Khi George W.Bush ngồi đọc sách cho những học sinh ở Florida vào ngày 11/9/2001, “cuộc chiến chống khủng bố” không phải là một phần trong vốn từ của ông. Ông Obama có lẽ bị ám ảnh bởi thứ gì đó hoàn toàn bất ngờ tương tự. Nhưng ông Bush cũng thường được miêu tả là một người đã mở rộng chính phủ hơn bất kỳ tổng thống nào từ thời Lyndon Johnson; đó là một di sản đáng ra ông đã có thể tránh được. Thêm vào danh tiếng của ông, ông Bush cũng sẽ được nhớ tới vì đã tăng thêm và cải thiện đáng kể viện trợ cho châu Phi. 
Vốn chính trị, giống như thời gian và năng lượng của một nhà lãnh đạo, là một nguồn lực khan hiếm, và danh sách những lĩnh vực mà ông Obama có thể sử dụng chúng một cách có ích là một bản danh sách dài. Cải cách nhập cư sẽ là một món quà to lớn để lại cho nước Mỹ; việc xây dựng khu vực thương mại tự do EU-Mỹ sẽ giúp ích cho phương Tây. Nhưng, 3 vấn đề lớn nổi bật không những có thể đem lại những lợi ích lớn nếu được giải quyết, mà còn có khả năng gây ra tổn thất rất lớn cho di sản của Obama nếu bị xao lãng.
Thứ nhất, cân bằng ngân sách
 Cơ bản nhất là Mỹ phải giải quyết vấn đề tài chính của chính mình. Đô đốc Mike Mullen, khi còn là Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, đã không phóng đại khi ông nói vào năm 2010 rằng nợ của Mỹ là mối đe dọa chiến lược lớn nhất mà đất nước này phải đối mặt. Kể từ đó, 3 nghìn tỷ USD đựợc thêm vào, đẩy số nợ chồng chất lên trên 16 nghìn tỷ USD. Phần lớn số đó do tình trạng suy thoái và các tác nhân kích thích để chiến đấu chống lại nó gây ra; nhưng vào cuối thập kỷ này, với ngày càng nhiều người ở thế hệ bùng nổ dân số nghỉ hưu hơn bao giờ hết, thâm hụt có khả năng tăng lên không ngừng. Nếu ông Obama chuyển giao lại một đất nước đang hướng tới vỡ nợ vào tháng 1/2017, ông có thể quên đi bất kỳ ý tưởng nào về việc được nhớ đến như là một vị cứu tinh về kinh tế.
 Phớt lờ những khuyến nghị của ủy ban giải quyết thâm hụt ngân sách mà bản thân ông đã thiết lập, ông Obama chưa bao giờ đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào, ngoài lối nói hoa mỹ, tỏ ra hoàn toàn nghiêm túc về việc cắt giảm “phúc lợi”: chính các khoản tiền trợ cấp và kế hoạch chăm sóc sức khỏe của chính phủ dành cho người nghèo và người già sẽ áp đảo ngân sách vì độ tuổi dân số và các chi phí y tế tiếp tục tăng không kiểm soát được. Còn lâu mới cải cách được các chương trình phúc lợi, ông Obama còn bổ sung thêm vào một chương trình mới đầy tốn kém trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình: bảo hiểm y tế được trợ cấp dành cho những người lao động thu nhập thấp hơn. Và tổng thống vừa mới tránh đưa ra bất kỳ sự cắt giảm nào trong thỏa thuận đạt được vào ngày 1/1/2013 để ngăn nước Mỹ va vào vách đá tài chính, bất chấp việc ép buộc các đảng viên đảng Cộng hòa trong Quốc hội phải chấp nhận các khoản tăng thuế đối với người giàu.
 Một nước Mỹ không thể giải quyết được các vấn đề tài chính của mình ngoài việc né tránh các cuộc khủng hoảng lặp đi lặp lại mà theo sau đó là những sự trì hoãn vụng về, cuối cùng sẽ đi đến tan vỡ. Và khả năng nước này đem lại sự lãnh đạo cho thế giới bị giảm sút một cách đáng kể. Tại sao các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh, Braxilia, Bôgôta hay kể cả Béclin lại thấy được điều gì đó để cạnh tranh ở Oasinhtơn? Nếu ông Obama sửa chữa được điều này, ông sẽ được nhìn nhận như là một nhân vật mang đến sự thay đổi. Nếu không, các thế hệ tương lai sẽ nhìn lại “những năm Bush- Obama” như một thời kỳ mà hai vị tổng thống đã gây ra một thảm họa có thể lường trước được.
 Tiếp theo, nhập cuộc
 Do những vấn đề của Mỹ, một số người nhấn mạnh việc “xây dựng quốc gia ở trong nước”, như ông Obama thích gọi như vậy, là không thể tránh được. Nhưng một thế giới mà trong đó nước Mỹ hướng nội sẽ là một thế giới ít có thể dự đoán được và ít an toàn hơn nhiều. Ông Obama cũng có nhiều công việc chưa hoàn thành ở nước ngoài từ nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Bất chấp tất cả cuộc thảo luận quan trọng về tái thiết lập và những sự thấu hiểu mới, Iran vẫn là một cường quốc hạt nhân đến ngưỡng, nước Nga thù địch, châu Âu bị xao lãng và Trung Đông vẫn luôn căng thẳng. Các cuộc chiến tranh tại Irắc và Ápganixtan đã lắng xuống chẳng để lại chiến thắng cũng như sự ổn định sau khi họ rời đi.
 Khối lượng công việc đó là quá sức với bất kỳ người nào, nhưng nổi bật lên hai lĩnh vực mà tổng thống phải thúc đẩy thực sự và trực tiếp trong nhiệm kỳ thứ hai của ông. Một trong số đó là Trung Quốc. Tới tháng 1/2017 nền kinh tế của nước này có lẽ sẽ lớn hơn nền kinh tế của Mỹ. Giờ đây không có mối quan hệ song phương nào trên thế giới quan trọng hơn. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Obama đã tránh bất kỳ thảm họa lớn nào. Giờ đây xung đột tăng lên. Về phương diện tiêu cực, một Trung Quôc dân tộc chủ nghĩa quá khích có thể trở thành một nước tương đương như nước Phổ một thế kỷ trước đây: viễn cảnh xung đột giữa Trung Quốc và đồng minh của Mỹ, Nhật Bản, về vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là có thật. Nhưng ông cũng có cơ hội để biến mối quan hệ đáng ngờ thành một thứ gì đó hữu ích hơn nhiều. Chẳng hạn như, hãy hình dung xem một thỏa thuận về biến đổi khí hậu “G2” sẽ làm được gì cho môi trường.
 Hiện nay Tập Cận Bình đã là nhà lãnh đạo của Trung Quốc, nhưng ông Obama chưa nắm được cơ hội để gặp gỡ ông này (năm 2012 ở châu Âu, tân Tổng thống Pháp đã vội vàng tới thăm Thủ tướng Đức vào đúng ngày nhậm chức của ông). Ông Tập sẽ còn nổi bật trong những năm còn lại của thời đại ông Obama và trong 6 năm nữa sau khi ông rời nhiệm sở, vì vậy những hội nghị thượng đỉnh thường xuyên và nhiều cuộc gặp song phương hơn nữa ở tất cả các cấp là cần thiết. “Hợp tác giữa quân đội hai nước” đã suy giảm và phải được cải thiện. Quay trở lại mối quan hệ cá nhân mật thiết từng tồn tại giữa Bill Clinton và Giang Trạch Dân vào những năm 1990 có lẽ là quá nhiều để hy vọng, nhưng ông Obama lạnh lùng cần phấn đấu theo hướng đó. Ông nên dành ít thời gian chơi gôn và dành nhiều thời gian hơn cho Trung Nam Hải.
 Lĩnh vực cuối cùng mà ông Obama sẽ bị đánh giá – và nơi ông có thể tạo ra một sự khác biệt to lớn – là thế giới Arập. Một di sản Obama mờ nhạt, tai hại có thể là sự chấm dứt của giải pháp hai nhà nước cho tình trạng hỗn loạn Ixraen-Palextin. Đối với mùa Xuân Arập rộng lớn hơn, ông có lẽ không thể kiểm soát nó, nhưng ông có thể giúp định hướng nó, theo cách giống như Tổng thống Bush (cha) giám sát sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh. Xyri nằm ngoài tầm kiểm soát. Những nước như Ai Cập và Tuynidi bị những người Hồi giáo cai trị, nhưng giờ đây họ là những nền dân chủ và hết sức cần sự giúp đỡ về tài chính. Nếu ông Obama để lại đằng sau một khu vực gồm nhiều Thổ Nhĩ Kỳ thu nhỏ, đó sẽ là một thành tựu đáng chú ý. Trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, ông không thể xuất hiện mà không có sự khác biệt, hoặc đầy lo sợ thất bại, đối với một khu vực nguy hiểm đến thế như đã làm trong nhiệm kỳ đầu tiên.
 Phán quyết của lịch sử luôn luôn khó đoán. Nhưng nếu ông Obama không vật lộn với 3 vấn đề này – ngân sách, Trung Quốc và Trung Đông – ông chắc chắn sẽ bị nhìn nhận một cách khắt khe. Mỗi một vấn đề đòi hỏi lòng dũng cảm và quyết tâm, và ngay lúc này ông Obama cần bắt đầu giải quyết chúng. Tất cả chúng ta sẽ cầu chúc cho ông gặp điều tốt lành./.

Trung quốc đã và đang “Không đánh mà thắng”-một việc mà từ suốt hơn 4000 năm chúng không làm nổi.

công nhân ba son


                      

Nhờ có “hệ tư tưởng cs” mà cs Trung quốc nô dịch được cs VN?,biến họ thành tay sai cho TQ, cho nên không cần dùng quân đội xâm lược, Trung quốc đã và đang “Không đánh mà thắng”-một việc mà từ suốt hơn 4000năm chúng không làm nổi.

Ai cũng biết: cs VN luôn tìm một chỗ dựa trong quá trình tồn tại của mình :


Lúc mới khởi nghiệp thì dựa vào khoét sâu mâu thuẫn XH để đề cao mục tiêu cách mạng do đảng cs phát động mà lôi kéo người dân tham gia.

Trong quá trình giành chính quyền thì dựa vào kẻ chống lưng là cs Liên xô, cs Trung quốc để có viện trợ duy trì chiến tranh nhằm “đánh thắng” đối phương.

Khi Liên xô sụp đổ, thay vì nhận ra định chế sai lầm và quay về với chủ nghĩa dân tộc, với nhân dân. Đảng csVN lo sợ mất quyền, nên tiếp tục duy trì “ý thức hệ cs” vì thế nó ngã vào lòng, và đầu hàng “kẻ thù truyền kiếp”-mặc dù chúng mới xâm lược nước ta trước đó vài năm- đó là hành động làm nhục quốc thể VN của lãnh đạo cs HN. Vì thế, họ tâng bốc, tôn thờ giặc phương bắc và khi họ đang đi ngược lại tiếng nói, quyền lợi của người dân, thống trị nhân dân, thậm chí chống lại nhân dân mà muốn duy trì độc tài (điều 4-hiến pháp 1992)thì chỗ dựa duy nhất còn lại của họ là dựa vào cs Trung quốc. Do đó, muốn tồn tại thì họ (buộc?)phải làm tay sai cho cs tàu-do đó, muốn tồn tại họ sẵn sàng biếu không (chứ đừng nói là bán) nước ta cho giặc-cũng vì thế nêú đảng csVN cầm quyền vĩnh viễn thì chắc chắn nước ta sẽ là một thuộc địa của tàu-vì họ buộc phải làm tay sai của tàu họ mới tồn tại, không thể có con đường nào khác-nhất là như hiện nay, họ đang đi ngược lại nguyện vọng của người dân, chống lại tự do dân chủ (dân chủ giả hiệu, lừa gạt).

Điều đó lý giải tại sao hiện nay họ “hèn với giặc và ác với dân”. và NGÀY NÀO CÒN ĐẢNG CỘNG SẢN VN NẮM QUYỀN, THÌ NGUY CƠ VIỆT NAM BỊ LỆ THUỘC HOÀN TOÀN THÀNH THUỘC ĐỊA, THÀNH CHƯ HẦU CỦA TQ LÀ ĐIỀU GẦN NHƯ CHẮC CHẮN, vì sớm muộn cs VN phải trở thành tay sai đắc lực của Bắc Kinh-nếu họ muốn tồn tại độc tài độc đảng vĩnh viễn.

Vì thế, muốn biến VN ngày nay thành thuộc địa, csTrung quốc chỉ cần đe dọa là toàn bộ bộ chính trị csVN vâng dạ hết, chúng “bất chiến tự nhiên thành”-không cần phải dùng quân sự xâm chiếm- đây là một thực tế rất đau đớn va phũ phàng, nhưng ít người dám nhìn thẳng vào sự thật và nói ra sự thật ấy. .

Hiện nay, dù là thối nát, mục ruỗng đến độ lưu manh, phản động. Dù người dân, đến cả phần lớn những đảng viên trong đảng cs (thậm chí cả kẻ cầm quyền chóp bu cũng vẫn có người nhận ra, tuy không công khai thừa nhận- vì mâu thuẫn giữa chân lý và quyền lợi đang nắm, đang hưởng)đều nhận ra rằng: trước sau gì, muốn hay không muốn cũng phải đa đảng, đa nguyên thì mới có cạnh tranh lãnh đạo, cạnh tranh lành mạnh về các mặt để phát triển, để bảo đảm công bằng XH, công khai, minh bạch… làm nền tảng cho một quốc gia có điều kiện phát triển mọi mặt theo hướng bền vững văn minh lâu dài, mới giữ được độc lập dân tộc, tránh bị phương bắc xâm lược.

Vì thế, nhu cầu đa đảng, tự do dân chủ là quy luật phát triển tất yếu của XH loài người, không một thế lực chính trị nào có thể ngăn cản được, mà chỉ làm chậm lại mà thôi. Nhưng càng chậm, thì dân tộc, quốc gia càng bị thụt lùi, nguy cơ thành thuộc địa chư hầu của trung quốc là rất rõ ràng, chứ trung quốc không cần phải phát động chiến tranh xâm lược VN như trước đây- điều này ngày càng hiện rõ.

Khi nào Trung Nam Hải cho phép Việt Nam đa Đảng?


Vualambao - Mười tàu cá lạ, được nghi là thuộc sở hữu của các ngư dân Trung Quốc đã bị Lực lượng cảnh sát Biển Việt Nam truy đuổi do đánh bắt cá bất hợp pháp trong vùng biển Việt Nam ở gần quần đảo Trường Sa (Biển Đông).

"Thủy thủ đoàn của tàu tuần tra 4032 đã phát hiện những tàu cá lạ trong khu vực rạn san hô Sơn Ca, nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Tàu tuần tra đã truy đuổi những tàu thuyền này cho đến khi họ phải rời khỏi hải phận Việt Nam", - đại diện của Lực lượng Cảnh sát biển cho biết.

Lần đầu tiên Việt Nam đã dám dũng cảm hành động bảo vệ chủ quyền của mình mặc cho lời cam kết của Đồng chí X với đồng môn của mình ở Trung Nam Hải vào ngày 21/9/2012.
Cũng trong hôm nay, Báo US News dẫn lời quan chức cao cấp Hoa Kỳ: Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ (US Coast Guard) sẽ tích cực giúp Việt Nam bảo vệ tàu cá mỗi khi ngư dân Việt Nam “gặp rắc rối”.

Chuẩn đô đốc William Lee thuộc Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ

Tuyên bố này được Chuẩn đô đốc Lee đưa ra tại một triển lãm thường niên về hàng hải, hàng không và vũ trụ đang diễn ra ở National Harbor thuộc bang Maryland, cách không xa thủ đô Washington DC của Mỹ về phía Nam.

Từ trước đến nay luật bất thành văn 'ai muốn trở thành Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản thì phải được sự ưng thuận của Trung Nam Hải' - Chính vì vậy mà hầu hết giới chóp bu Hà Nội, đặc biệt những người xuất thân ở các tỉnh phía Bắc đều có khuynh hướng ve vuốt Trung Nam Hải khi muốn 'mơ tuorng' đến chiếc ghế Tổng Bí Thư!

Song đến thời này khuynh hướng tự nguyện chịu sự chi phối của Trung Nam Hải không phải chỉ từ chiếc ghế Tổng Bí Thư mà còn trở thành chỗ dựa cho các thế lực tham nhũng, lũng đoạn tìm hẫu thuẫn. Điển hình chính đồng chí X từ chỗ có tư tưởng thân Hoa Kỳ đã chuyển sang bán rẻ Tổ Quốc chỉ tìm kiếm sự ủng hộ che đậy các hành động tham nhũng, thất thoát lớn ở các tập đoàn Nhà nước để thoát khỏi sự phế truất trước kỳ Hội nghị Trung Ương 6.

Đến nay, với sự đồng lòng của các nước khu vực (ngoại trừ Cam-pu- chia) cùng sự ủng hộ của Quốc Tế và nhất là thái độ của Hoa Kỳ đã tỏ rõ lập trường về vấn đề Biển đông, nếu giới Lãnh đạo Hà Nội thật sự biết đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích của cá nhân họ và của Đảng mình thì sẽ có đủ bản lĩnh đấu tranh với Trung Quốc bằng ngoại giao đa phương, bằng hành động cụ thể như Cảnh sát biển Việt Nam vừa làm, bằng dân chủ hóa đất nước, bằng cho phép mọi Đảng phái hoạt động hợp pháp tham gia điều hành đất nước như những năm 1946 Hồ Chủ Tịch đã từng làm.

Chính Trung Nam Hải hiện nay đang là lực cản rất lớn đối với tiến trình dân chủ và đa nguyên đa Đảng của Việt Nam. Sự ăn sâu và ảnh hưởng của Trung Nam Hải vào cội rễ giới lãnh đạo Hà Nội đã trở thành thâm căn cố đế.

Liệu có ai trong giới chóp bu Hà Nội dám hành động như nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-Un của Bắc Triều Tiên? Triều Tiên với 90% nhiên liệu, 80% hàng tiêu dùng, 45% lương thực là do Trung Quốc cung cấp. Không những thế giới lãnh đạo của Bắc Triều Tiên cổ hủ, già cỗi cùng với toàn thể dân tộc sống bằng hàng hóa, bằng trợ cấp của Trung Quốc hàng nhiều thập kỷ đã khiến họ coi Trung Quốc như là lẽ sống, là hơi thở, là cha, là mẹ trong tâm tưởng của họ... Khó khăn mà nhà lãnh đạo Kim Jong-Un đang phải đối mặt để cải tổ đất nước còn lớn hơn rất nhiều, rất nhiều so với Việt Nam. Vậy mà với những bước đi khôn ngoan, ông đang biến cái điều không thể thành hiện thực.

Nhân dân Việt Nam giàu lòng yêu nước và mối thù truyền kiếp với sự đô hộ hàng ngàn năm giặc Tàu là một nền tảng để Việt Nam thoát khỏi sự kiềm tỏa của Trung Nam Hải trở thành một nước độc lập, bình đẳng trong khu vực như Phillipine, Singapore,... Song vấn đề cốt lõi nằm ở chỗ Đảng cộng sản Việt Nam có muốn làm điều đó hay không?

Với thói quen bị chèn ép, bị nô lệ, xem ra giới Lãnh đạo cộng sản đã chọn cho mình con đường an toàn nhất là đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân - Những người dễ dàng bắt bỏ tù, dễ dàng bịt miệng, dễ dàng quy chụp cho tội 'Phản động, chống phá Đảng và Nhà nước' để bắt bớ, tù đầy, sẵn sàng đi ngược lại lợi ích của dân tộc để bảo vệ lợi ích của Đảng và của chính cá nhân họ.

Viễn cảnh Việt Nam trở thành đa nguyên đa Đảng sẽ khiến Trung Nam Hải khó lòng tiếp tục gây hưởng và điều khiển Hà Nội, chính vì vậy mà Trung Nam Hải sẽ là trở ngại lớn nhất để Việt Nam tiến đến quá trình dân chủ.

Dù cho có thể nói hầu hết giới lãnh đạo Hà Nội đề nhìn thấy rõ sự mục ruỗng của chế độ độc đảng, dù họ có giảm nhẹ bằng ngôn từ 'một bộ phận không nhỏ suy thoái'... Song đại bộ phận giowsi cầm quyền từ trung ương đến địa phương ngoài miệng buộc phải nói đến sự 'ưu việt; của Đảng cầm quyền, song trong ỗi con người đều thấy sự sụp đổ của nó đã được báo trước.

Vậy mà xem ra chừng nào Trung Nam Hải chưa cho phép thì Hà Nội sẽ chẳng khi nào dám tự ý sửa đổi Điều 4 như nguyện vọng của Toàn Dân Tộc!

Chỉ có phép màu nào đó buộc giới chóp bu phải làm nếu không chính cuộc đời sự nghiệp của chính họ bị diệt vong thì Việt Nam mới co hy vọng thay đổi được Điều 4 Hiến Pháp!

Trần Quốc Tế tổng hợp và bình luận

Chính trị – Xã hội

Các bộ trưởng ASEAN muốn thấy tranh chấp Biển Đông giải quyết êm thắm (VOA)  —Ông Tập Cận Bình thị sát hạm đội Nam Hải (TN)
Hải quân Trung Quốc cần thiết phải ‘nuôi dưỡng tinh thần chiến đấu’  (Petrotimes) –Truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV ngày 11/4 đã phát đi bản tin về chuyến thị sát…
Hạ viện Hoa Kỳ điều trần về nhân quyền Việt Nam(RFA)   —–Cựu DB Cao Quang Ánh mong muốn cải thiện nhân quyền VN(RFA)   —Phong trào Giáo Dân Hải Ngoại vận động cho nhân quyền Việt Nam(RFA)   —-HRW kêu gọi Việt Nam trả tự do cho tù chính trị(RFA)
Dân biểu Chris Smith yêu cầu đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC (VOA)
Những bóng cả hóa đá bên bờ biển (TVN) -  LTS:Vậy là đã 25 năm trôi qua kể từ ngày xẩy ra sự kiện trên đảo Gạc Ma (14/3/1988), ngày 64 cán bộ, chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam ngã xuống dưới họng súng của quân xâm lược Trung Quốc. Trong số 64 liệt sỹ ngã xuống vì chủ quyền biển đảo có 8 người con ưu tú của mảnh đất Nghệ An.
Tưởng niệm chiến sĩ hải quân hi sinh trên thềm lục địa phía nam (ND). - Đại lễ cầu siêu tri ân các liệt sĩ tại Cao Bằng (QĐND). Chuyện gì đây khi liên tiếp có hai sự kiện này và được đưa lên 2 tờ báo số một  về “kiên định lập trường” trung thành với … “thế lực thù địch” … phương Bằc? Có điều lạ là “Đại lễ cầu siêu” thì không được đưa tin chính thức, mà tin này là tin về “đoàn kiều bào” tham dự lễ, nên chẳng thấy hình ảnh một buổi lễ của Nhà Phật đâu, chỉ thấy các ông bà cộng sản vô thần đứng ám trước mấy bức tượng Phật.(Anhbasam)
Lòng yêu nước không dựa trên truyền thuyết lịch sử (TVN)   —-Nhiều kiến nghị Hiến pháp liên quan đất đai (VNN)
Số phận lưu đày của dân oan khiếu kiện(RFA)   —Cưỡng chiếm đất đai ở Việt Nam khiến ‘người nông dân nổi dậy’ (VOA)   —-Vụ truy sát nông dân Văn Giang vẫn chưa được làm rõ trách nhiệm (RFI)
Việt Nam lo ngại nguy cơ xâm nhập của H7N9 và H5N1(RFA)   —Thất nghiệp nhiều quá!: Lệch pha cung – cầu (NLĐ)  —Thất nghiệp tràn lan: Lỗi hệ thống (NLĐ)   —Thạc sĩ thất nghiệp ở nhà làm nội trợ (VnEx)
Mừng mà lo !  (TN) -Thông tin Thủ tướng đồng ý việc bỏ mục ghi tên cha mẹ công dân trên CMND mẫu mới khiến dư luận vừa mừng, vừa lo. Mừng vì những phản ứng của dư luận đã được tiếp thu, điều chỉnh, nhưng lo vì tư duy làm chính sách kiểu “ngẫu hứng”.
Sớm áp dụng thuế suất mới cho báo chí   (TN)  -Bộ Tài chính đã chính thức đề xuất giảm thuế suất thuế TNDN từ mức 25% xuống còn 10% cho thu nhập từ hoạt động báo in từ 1.1.2014. Tuy nhiên, các chuyên gia, nhà quản lý và đại diện cơ quan báo chí đều cho rằng, cần thực thi sớm việc này vào 1.7.2013.
Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A: Chủ đầu tư cố biện minh  (NLĐ) -Trong khi chủ đầu tư cho rằng việc xây dựng 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A sẽ phá những khu rừng nghèo của Vườn Quốc gia Cát Tiên để tạo hệ sinh thái thủy vực mới thì các nhà khoa học vẫn phản ứng quyết liệt
Chi sai quy định hơn 3.000 tỉ đồng tiền lương (NLĐ)

Người đàn bà thép – Người giải phóng  -Yuliya Tymoshenko  -Phạm Nguyên Trường dịch – (Boxitvn)
Thông cáo phát hành ngay -Việt Nam: Đối thoại Nhân quyền phải đem lại những bước tiến cụ thể -Đã đến lúc Chính quyền Việt Nam phải bắt đầu thực hiện các cam kết về Nhân quyền -(Boxitvn)
ĐÃ ĐẾN LÚC OBAMA PHẢI HÀNH ĐỘNG  (Tạp chí “The Economist”, s 19/1/2013)- (Anhbasam)

 LỜI RU GỬI SÓNG (Buivanbong)   —DÂN Ý, DÂN NGUYỆN VỚI HIẾN PHÁP (BVB)  — NGANG TÀNG  (BVB)


Trung quốc đã và đang “Không đánh mà thắng”-một việc mà từ suốt hơn 4000 năm chúng không làm nổi (DĐCN)===>>>
Thật đau lòng! : Định hướng làm nghèo đất nước(DĐCN)
Tin Chó Cắn Chó! : Các màn diễn của sân khấu chính trị từ thượng cấp….!(DĐCN)
Có bao giờ “Đảng ta” thử nhìn quanh….(DĐCN)
KHỔNG GIÁO LỤI TÀN HAY KHÔNG LỤI TÀN ?(DĐCN)
CHỈ CÓ KẺ CẦM QUYỀN ĐỘC TÀI, LƯU MANH PHẢN ĐỘNG MỚI CHỈ TRÍCH TIẾNG NÓI NGUYỆN VỌNG CHÍNH ĐÁNG CỦA NGƯỜI DÂN.
NHẬN DIỆN LẪN NHAU(DĐCN)
Dân oan An GIang tố cáo công an quận Hà đông đàn áp (Lê Hiền Đức)
 Cảm nghĩ khi đọc bài “Truy bức đến ba đời” của Huỳnh Ngọc Chênh (Phi Vũ 2).
Song ngữ: The Splendid Fight – Trận đánh đẹp của Đại Ca ca (FB Đoan Trang)
Mùa hè nóng bỏng (Bùi Tín -VOA)  -Đại sự quốc gia trước hết là việc sửa đổi Hiến pháp. Lãnh đạo đảng đã không thật tâm khi mời toàn dân góp ý vào bản dự thảo sửa đổi, chỉ muốn ép toàn dân đồng ý với bản dự thảo đã được Quốc hội thông qua. Trong thế bí, họ dùng cả những thủ đoạn ma giáo, vu cáo nhóm 72 trí thức là đã tạo ra con số giả tạo về hàng vạn người ký tên vào kiến nghị sửa đổi hiến pháp, trong khi chính họ tạo ra con số kỳ quái lên đến 20 triệu ý kiến tán thành bản dự thảo, rồi ngay sau đó bốc lên con số 44 triệu người tán thành.
Khi nào Trung Nam Hải cho phép Việt Nam đa Đảng? - (VLB). “Chính Trung Nam Hải hiện nay đang là lực cản rất lớn đối với tiến trình dân chủ và đa nguyên đa Đảng của Việt Nam. Sự ăn sâu và ảnh hưởng của Trung Nam Hải vào cội rễ giới lãnh đạo Hà Nội đã trở thành thâm căn cố đế.” –  Ăn cơm với dế mèn, ốc sên, cào cào, châu chấu … là hậu quả của chính Điều 4 Hiến Pháp!

Kinh tế

Doanh nghiệp “ăn” hết lợi nhuận của người trồng lúa (RFA)    —–Hà Nội “vỡ mộng” dự án đổi đất lấy hạ tầng -LandToday
Te tua cổ phiếu “đại gia”  (NLĐ) -Hàng chục mã cổ phiếu của các doanh nghiệp bị ngừng giao dịch, bị kiểm soát hoặc cảnh báo vì thua lỗ. Thậm chí, nhiều cổ phiếu “đại gia” một thời nay cũng lao đao
Địa phương dễ dãi, dự án bỏ hoang  -TP – Dự án bỏ hoang tràn lan, một phần do địa phương dễ dãi cấp phép. Nay, bất động sản đóng băng, các dự án “đắp chiếu” cũng không dễ thu hồi.
Chính quyền máy móc, dân lãnh đủ -TP – Đủ điều kiện song nhiều người dân phải chầu chực, đi lại nhiều lần vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà (GCN). TPHCM còn hàng chục nghìn căn nhà chưa được cấp GCN dù thời hạn cuối cùng phải giải quyết (ngày 30/9) đã cận kề.
   —-Doanh nghiệp Việt vì sao không lớn được? (VnEc)  —- Biệt thự ven Hà Nội rớt giá, vẫn vắng khách mua(VnEc)  –Hơn nửa dự án BT tại Hà Nội chưa có nhà đầu tư(VnEc)
Làm ăn với người Trung Quốc  (VnEc) -Mặc dù kinh doanh buôn bán với đối tác Trung Quốc gặp nhiều rủi ro, nhưng các doanh nghiệp nhìn nhận khó bỏ được hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vì giá rẻ, mẫu mã đa dạng và lợi nhuận tốt.
Ế 12.000 lượng vàng trong phiên đấu thầu ‘khủng’ (VnEx)    —DN “chết”: “Chôn” bằng… báo cáo hàng năm (DĐDN)
Việt Nam sẽ bán hơn 180.000 tấn gạo cho Philippines(TTXVN)

Thế giới

Kim Jong-Un khó lường  (RFA)    —Động cơ hành động của Bắc Hàn?(RFA)   —Hàn quốc: Bắc Hàn không thể có đầu đạn hạt nhân(RFA)   —-Ngũ Giác Đài bác bỏ tin tình báo nói Bắc Hàn có đầu đạn hạt nhân(RFA)   —-Tổng thống Mỹ kêu gọi Bắc Hàn chấm dứt gây hấn(RFA)
Bắc Triều Tiên sẽ phóng loại phi đạn nào?(VOA)   —-Mỹ, Nam Triều Tiên cảnh giác trước khả năng miền Bắc thử phi đạn (VOA)   –Mỹ yêu cầu TQ giúp kiềm chế Bắc Hàn (BBC)   —Washington cảnh cáo Bình Nhưỡng chấm dứt «đùa với lửa» (RFI)
Mỹ đặt radar cực mạnh trên biển để phát hiện tên lửa Bắc Triều Tiên (RFI)  –Lính Triều Tiên diễn tập nhảy dù sát Trung Quốc  (VNN)
4 lý do không thể có chiến tranh ở bán đảo Triều tiên -Vietnam Plus
Hé lộ nội tình lục đục vì Kim Jong-un tại Triều Tiên(TNO)  -Quân đội Triều Tiên bị chia rẽ thành hai phe, ủng hộ và phản đối sự lãnh đạo của Kim Jong-un, theo bài phỏng vấn độc quyền của tờ Telegraph (Anh) với một người đàn ông, được cho là một cựu sĩ quan quân đội Triều Tiên.
Giới hạn nào trong hành xử của TQ với Triều Tiên?  (VNN) -Những chỉ trích khác thường của Trung Quốc đối với Triều Tiên không có nghĩa là Bắc Kinh sẽ có những hành động mới cứng rắn với Bình Nhưỡng.
Trung Quốc liệu có vượt biên giới Triều Tiên? (NLĐO) – Dựa trên cuộc khủng hoảng tương tự xảy ra gần hai thập kỷ trước, trang Foreign Policy (Mỹ) đưa ra các giả thuyết về vai trò của Trung Quốc đối với Triều Tiên, trong đó có cả khả năng quân đội Trung Quốc sẽ vượt sông Áp Lục phân chia ranh giới với đồng minh.
Tên lửa Triều Tiên vào tư thế khai hỏa  (VnEx) -Triều Tiên đã đưa ít nhất một giàn phóng tên lửa vào thế dựng đứng, sẵn sàng khai hỏa bất cứ lúc nào, các quan chức Mỹ hôm qua cho hay.
Nhật dành cho Đài Loan sự nhượng bộ hiếm có ở Biển Hoa Ðông(VOA)   —Trung Quốc tức giận về thỏa thuận đánh cá chung Nhật Bản – Đài Loan(RFI)
Tuyên Úy Mỹ được Tổng thống truy tặng Huân chương Danh dự(VOA)
Thêm 2 binh sĩ Thái chết do quân Hồi Giáo đánh bom(RFA)    —–Bà Aung San Suu Kyi sắp thăm Nhật(RFA)
Bạo hành tù cải tạo Trung Quốc được đưa lên mạng internet  (RFI)    —-Trung Quốc hủy chiếu phim ‘Django Unchained’ của Mỹ (VOA)
Gạo nhập khẩu ở Mỹ bị nhiễm chì  (BBC) -Gạo nhập khẩu vào Mỹ nhằm phục vụ tiêu dùng được phát hiện là nhiễm chì ở mức độ cao hơn ngưỡng an toàn.
“Cơn khát” sữa ngoại của Trung Quốc càn quét thế giới (VnEc)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

Ăn quá nhiều muối tác hại như thế nào? (RFA)
‘Phật sống’ Gyalwa Dokhampa – uyên thâm mà gần gũi  (VNN) -Đức Nhiếp chính vương Gyalwa Dokhampa, người Ấn Độ, là một vị Tulku, tức là một bậc hóa thân hay còn gọi là Phật sống.
Ngành học nào đi làm cũng phải đào tạo lại(TN)   —Học sinh ghét môn sử: Tại ai? (NLĐ)   –Xóa tư duy thầy cô luôn đúng (TP)   –Hắt hiu trường ngoài công lập (TP)
Phụ nữ không nên mặc áo ngực nữa?  (TNO) Mặc áo ngực chẳng mang đến ích lợi gì, thậm chí còn làm hỏng hình dáng bộ ngực và gây đau lưng, theo Daily Mail.  –-Áo ngực không tốt cho ‘núi đôi’? (TP)
Tiếng Việt lai tạp: “Gà không tình dục”!  (NLĐ) -Việc vay mượn tiếng nước ngoài càng làm cho tiếng Việt “giàu có” hơn. Tuy nhiên, phải mượn và dùng đúng chỗ, đúng cách, đúng mức độ thì tiếng mẹ đẻ mới trở nên trong sáng và đẹp đẽ


Nước lã + hóa chất = “trà chanh chém gió”?(TNO) Theo các chuyên gia về sinh hóa, nếu để ý một chút sẽ dễ dàng nhận ra trà chanh cũng như phô mai có hóa chất nhờ đặc tính riêng của mỗi món.=>
Vứt rác trên đường bị phạt tới 1 triệu đồng (TN)   —Xử lý CSGT ứng xử “không chuẩn” với dân (TN)
Nguyên thượng úy CSGT lãnh án(TN)   —-Cách chức một hiệu trưởng đánh bạc(TN)
Giữ thi thể lại viện vì nghi chết bất thường  (VNN) -Khoảng 19h30’ ngày 11/4, nhiều người thân của bệnh nhân Nguyễn Huy Đức (SN 1993, trú Trường Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đã kéo đến BV Hữu nghị Đa khoa Nghệ An, yêu cầu giữ thi thể bệnh nhân lại chờ cơ quan chức năng làm rõ.
Bị đánh chết sau khi cãi nhau với CSGT  (PLTP) -Công an đang làm rõ vì sao nạn nhân bị đánh vô cớ dẫn đến tử vong.  —Bị đánh chết sau khi cãi nhau với CSGT (TP)
Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tắt thở bên đường (NLĐO) – Ngày 12-4, Cơ quan điều tra Công an quận 9 – TPHCM cho biết đang làm rõ nguyên nhân cái chết của người đàn ông bên xa lộ Hà Nội vào tối qua, 11-4.

Hàng ngàn người từ vùng dịch H7N9 đến Hà Nội mỗi ngày (VNN)   —Đại gia kể chuyện phục hồi sinh lực nhờ tế bào gốc (VEF)
Camera giao thông sẽ ‘biết đọc’ biển số để phạt… – Zing   —Trà chanh pha hóa chất: Thật giả biết liền (TN)   —Cảnh báo thạch tín trong bia Đức (VEF)  —Vợ chồng bán hàng bị bảo vệ chợ đánh “hội đồng” (TN)
Đại gia Việt chi 1 triệu đô… ‘dọn sẵn’ nơi an nghỉ (NĐT)   —-Xây casino trên… cao nguyên đá Hà Giang (TT)    —Dàn ống nước thải có một không hai giữa Hà Nội  (VNN)   —-Một người nghi bị điên lái xe gây tai nạn hàng loạt  (TNO)
Vụ nữ phó phòng lộng hành: Rất thân với chủ tịch tỉnh  (NLĐ) -Trong khi ông Trần Khiêu, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, cho rằng việc bà Trần Hồng Ly dựa thế lãnh đạo tỉnh để lộng hành chỉ là suy diễn của dư luận thì việc thi hành kỷ luật bà này hết sức khó khăn vì những áp lực “vô hình”
Giã từ bia rượu!  (NLĐ) -Bộ trưởng Bộ Tư pháp vừa ban hành Chỉ thị 02/CT-BTP về việc nghiêm cấm cán bộ, công chức – viên chức (CBCC-VC) trong ngành uống rượu, bia trong ngày làm việc.
Mang súng, kiếm đi giết người dã man (NLĐO) – Vào lúc 14 giờ ngày 11-4, nhiều người dân trên địa bàn xã Quảng Thọ, huyện Quảng Xương – Thanh Hóa, khiếp sợ khi chứng kiến một nhóm côn đồ dùng kiếm, mã tấu truy sát dã man và rút súng bắn chết 1 thanh niên.
3 thanh niên khiếm thính rủ nhau giết người(NLĐO)   —-Chém bé 1 tuổi, còn đánh phó công an xã(NLĐO)    —Dùng súng hoa cải bắn đặc nhiệm hình sự(NLĐO)    —2 học sinh đánh đập, trấn tiền bạn cùng trường(NLĐO)
Tại sao Giám đốc BV Thanh Nhàn bị chém? (TP)
Tử tù chờ… thuốc chết!  -TP – Ngôi nhà dùng để thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc ở trường bắn Cầu Ngà (Hà Nội) đã hoàn thành, nhưng chưa hoạt động dù nghị định về việc thi hành có hiệu lực từ ngày 1/11/ 2011. Hơn 500 tử tù đang chờ chết.
Nữ hướng dẫn viên chết bí ẩn trong tình trạng lõa thể  (TP) -Sau hơn 2 tháng mất tích, xác của chị Phạm Quỳnh Dung (25 tuổi), nhân viên BQL Khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn được tình cờ phát hiện dưới một rãnh đất sâu trong tình trạng khô cứng, lõa thể…
32 tuổi, 2 con, sống bám vào vợ  (VnEx) -Tôi đang thất nghiệp. Đồng lương hiện tại của vợ chỉ đủ tiền nhà và cơm tối hàng ngày.  >> Mỗi tháng tôi tiết kiệm được 216.000 đồng