Hoa Kỳ Chuyển Trục Về Châu Á
Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt 120409
Mâu thuẫn giữa lý tưởng dân chủ và nhu cầu đế quốc * Lưỡi đỏ và lưỡi xanh của Trung Quốc - Bản đồ của The Economist *
Từ nguyên thủy, Hoa Kỳ là một mảnh
vụn sáng láng của Âu Châu trên một khu vực được thiên nhiên ưu đãi tại
lục địa Bắc Mỹ. Rồi trở thành quốc gia phú cường nhất thế giới và lịch
sử.
Do sự hình thành, trong 200 năm đầu, lãnh đạo chính trị và tư tưởng của
xứ này chịu ảnh hưởng Âu Châu khi du nhập kiến thức và lề lối tổ chức từ
bên kia Đại Tây dương. Giao dịch kinh tế và hệ thống phòng thủ đầu tiên
của Mỹ mang đặc tính Bắc Đại Tây dương: sức hút Âu Châu đã như là định
mệnh cho xứ này.
Nhưng khi hoàn thành quốc gia, Hoa Kỳ đã trở thành cường quốc Châu Á...
mà người dân không biết. Nước Mỹ có mặt tại miền Đông Thái bình dương từ
Thế kỷ 19 và qua Thế kỷ 20 đã ba lần tham chiến tại Châu Á, dần dần mới
ý thức được sức hút của Á Châu.
Sau Thế chiến II, có hai mốc thời gian đánh dấu sự chuyển hướng ấy - trong tiềm thức:
Năm 1972, giữa Chiến tranh lạnh, Tổng thống Richard Nixon can thiệp vào Á
Châu khi giải vây Trung Quốc. Mục tiêu vẫn còn đầy ý thức Âu Châu: giải
quyết tranh chấp với Liên bang Xô viết. Mốc thứ hai là năm 1983 khi
luồng giao dịch qua Thái bình dương đã lần đầu cao hơn số trao đổi giữa
hai bờ Đại Tây dương. Địa cầu chuyển trục vì quyền lợi và an ninh của
Hoa Kỳ từ Âu Châu cứ nghiêng dần về Châu Á.
Miền Tây Thái bình dương mới là triển vọng và vấn đề. Lãnh đạo Hoa Kỳ có
thể đã thấy vậy mà dư luận thì chưa. Cho đến năm 1989, là khi bức tường
Bá Linh sụp đổ rồi Liên Xô tiêu vong năm 1991. Đấy là lúc mà các chiến
lược gia về an ninh Hoa Kỳ nghĩ đến định mệnh Á Châu của Mỹ.
Nhưng trên đà tan rã của Liên Xô, Saddam Husein lại tấn công xứ Kuweit
làm Hoa Kỳ chú ý đến Trung Đông: chuyện "cấm bay" của Chính quyền Bill
Clinton trên vùng trời Iraq. Vụ khủng bố 9-11 xảy ra 10 năm sau càng thu
hẹp tầm nhìn của Hoa Kỳ vì cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu và hai
chiến dịch nóng là A Phú Hãn và Iraq. Nước Mỹ mặc nhiên thả nổi khu vực Á
Châu.
Cho đến ngày kết thúc hai cuộc chiến đầy tốn kém này. Là ngày nay....
***
Hãy nhìn về Á Châu, lục địa lớn nhất thế giới với 30% diện tích đất đai và 60% dân số địa cầu.
Khu vực đa diện và phức tạp này trải rộng từ kênh đào Suez qua Iran đến
Đông Á, từ miền Đông rặng Ural của Nga đến bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản
và đảo Guam hay mạn Bắc Úc Châu...
Thế giới cứ nói đến kỹ nghệ không gian và lưới điện toán toàn cầu chứ
nhân loại vẫn chủ yếu buôn bán với nhau nhờ tầu hàng nối liền các lục
địa. Việc chuyển vận 90% lượng hàng hóa trao đổi của thế giới vẫn phải
được hải quân bảo vệ, với con mắt của không quân và vệ tinh. Là sở
trường của Hoa Kỳ, siêu cường độc bá và duy nhất có thể gọi là toàn cầu.
Nhìn trên địa đồ kinh tế, khu vực nối liền Ấn Độ dương với Thái bình
dương là nơi giao dịch phân nửa lượng hàng hóa nói trên. Vì vậy, tự do
hàng hải trên vùng biển chiến lược này là quyền lợi của Hoa Kỳ và của
thế giới. Nói cách khác, Hoa Kỳ trải rộng phương tiện và sự can thiệp để
bảo vệ quyền lợi của mình, như một đế quốc. Nhưng là một đế quốc dân
chủ và góp phần bảo vệ quyền lợi của thế giới khi đảm bảo sự vận chuyển
tự do trên biển, nhất là các vùng biển chiến lược cho kinh tế toàn cầu,
từ Eo biển Hormuz đến Eo biển Malacca....
Cũng vì vậy, cuộc hội ngộ Mỹ-Hoa đang trở thành tất yếu.
Trung Quốc ngày nay đã lớn mạnh về mọi mặt. Cường quốc kinh tế này đang là đại cường quân sự, với ý chí trở thành đại cường hải dương để kiểm soát và khống chế cả Đông hải, từ Đài Loan, Nhật Bản xuống Eo biển Malacca, vào Ấn Độ dương, qua Pakistan và tiến dần đến Bán đảo Á Rập: lần đầu tiên trong lịch sử, xứ này cần buôn bán với bên ngoài.
Không muốn tranh chấp với Hoa Kỳ - dại gì - Bắc Kinh vạch lằn ranh "bất
can thiệp", là chuỗi hải đảo kéo dài từ biển Okhotsk qua Nhật Bản xuống
tới Đài Loan và "Lưỡi bò Đông Á" (màu đỏ trên bản đồ) trùm lên cả
Hoàng Sa và Trường Sa. Họ tự giành lấy quyền bắn trước trong vòng
"phòng thủ" ấy! Đó là khái niệm mà Bộ Quốc phòng Mỹ gọi là A2/AD, "anti-access/area denial".
Với các xứ khác thì vừa dụ bằng kinh tế vừa dọa bằng quân sự, Thiên
triều đỏ muốn vô hiệu hóa khả năng đương cự. Khẩu hiệu "quật khởi hòa
bình" của Bắc Kinh hàm ý "trung lập hóa" toàn khu vực họ coi là trái độn
quân sự.
Trái độn với Mỹ.
***
Nhìn từ bên ngoài, ta thấy ra một mâu thuẫn của Hoa Kỳ, đang dội vào Á Châu.
Dù thuộc bất cứ đảng nào, lãnh đạo Mỹ đều ý thức được vai trò "đế quốc thực tế" của quốc gia.
Việc Tổng thống Cộng Hoà George H. Bush tấn công Panama cuối năm 1989
hay việc Tổng thống Dân Chủ Barack Obama tấn công Libya năm 2011, giữa
nội chiến của hai xứ này, đều nằm trong hướng đó. Lý do là an ninh chiến
lược của Mỹ và thế giới. Lý cớ là nhân quyền.
Mâu thuẫn ở đây là đế quốc Hoa Kỳ lại là một xứ dân chủ, nơi mà lòng dân
chứ không phải lãnh đạo mới quyết định về đường hướng quốc gia và cả sự
can thiệp vào thiên hạ sự. Quyết định dễ hiểu nhất là lá phiếu.
Tổng thống nào mà giải thích và thống nhất được lòng dân cho mục tiêu
chung của quốc gia thì được coi là anh minh dù là khi áp dụng thì cũng
đầy tráo trở. Trong Thế kỷ 20, hai vị Tổng thống được kính trọng nhất
cũng có khá nhiều thủ đoạn trái ngược với lý tưởng chính thức của họ, đó
là Franklin Roosevelt và Ronald Reagan!
Mâu thuẫn ấy dội ngược vào Á Châu vì như Hoa Kỳ, Trung Quốc cũng hành xử
theo kiểu đế quốc để can thiệp vào thiên hạ sự hầu bảo vệ quyền lợi của
mình. Nhưng khác với Hoa Kỳ, Trung Quốc hãnh diện với ý chí đế quốc đó
và không chấp nhận nguyên tắc dân chủ.
Nhờ vậy, lãnh đạo Bắc Kinh có lợi thế hơn lãnh đạo Washington. Họ dám
làm chuyện ngang ngược với quốc tế mà chẳng phiền hà gì. Và cũng khỏi
cần biện bạch với thần dân. Khái niệm về cái lưỡi bò bao trùm lên lãnh
hải của các lân bang còn được quần chúng nhiệt liệt hưởng ứng!
***
Sau khi giải kết tại Iraq và A Phú Hãn, Hoa Kỳ đang hướng về Đông Á. Tức
là vì quyền lợi lẫn an ninh, Mỹ rơi vào sức hút khách quan của Á Châu.
Chính thức là qua phát biểu năm ngoái của Ngoại trưởng Hillary Clinton,
thực tế là qua những liên kết đa phương hay song phương với các nước bán
đảo hay hải đảo quanh Trung Quốc, trong và ngoài lằn ranh A2/AD, từ
Nhật Bản Nam Hàn, Đài Loan, Phi Luật Tân, v.v... xuống tới Úc và sang
tới Ấn Độ!
Nhưng ta sẽ rất lầm khi lại suy nghĩ theo kiểu Âu Châu thời Chiến tranh
lạnh, là các nước nên khôn hồn đứng thế trung lập kẻo trâu bò húc nhau
thì ruồi muỗi chết vì Mỹ đang be bờ phong toả Trung Quốc như đã từng làm
trong nửa thế kỷ với Liên Xô. Sự thật thì Hoa Kỳ đang buôn bán và kiếm
lợi với Trung Quốc mà cũng góp phần làm cho xứ này thay đổi từ ruột gan
bên trong. Là chuyện không xảy ra với Liên Xô thời Chiến tranh lạnh.
Trong lâu dài, chuyện Mỹ-Hoa thật ra thâu tóm vào mâu thuẫn văn hoá chính trị.
Hoa Kỳ là đế quốc bất đắc dĩ vì lý tưởng dân chủ của người dân. Trung Quốc là đế quốc có chủ đích và lãnh đạo coi dân chủ là chướng ngại. Nền dân chủ luộm thuộm trong mỗi kỳ bầu cử cho phép nước Mỹ chuyển hóa bên trong và chuyển hướng bên ngoài. Ách độc tài của Trung Quốc mới khiến xứ này dễ bị nội loạn, bên dưới cái vẻ ổn định lạnh lùng của họ.
Các nước Á Châu ở giữa có thể chọn lựa. Và trung lập sẽ là điều vô nghĩa – còn nguy hiểm khi hiểu theo dụng ý Bắc Kinh – nếu không khởi sự bằng tinh thần độc lập.
Mỹ và Đông Á: Keeping a Lid on East Asia (National Interest 6-4-12)
Mafiovi: I spit on What your "students at Tsinghua University often ask" you, Jonathan Levine.
The only thing I'm sure on is that: Even without the US, We - Vietnam's Boyz - have the willing and force enough to smash both Chinese rogues and their parrots.
-Sự suy tàn của phương Tây : Tại sao Mỹ phải chuẩn bị cho sự kết thúc của thời kỳ thống trị
- The Decline of the West: Why America Must Prepare for the End of Dominance
American primacy is not as resilient as Kagan thinks. His most serious error is his argument that Americans need not worry about the ascent of new powers because only Europe and Japan are losing ground to them; the United States is keeping pace. It's true that the U.S. share of global output has held at roughly 25 percent for several decades. It's also the case that "the rise of China, India, and other Asian nations ... has so far come almost entirely at the expense of Europe and Japan, which have had a declining share of the global economy." But this is not, as Kagan implies, good news for the United States.
Whether American primacy lasts another 20 years or another 200, Kagan's paramount worry is that Americans will commit "preemptive superpower suicide out of a misplaced fear of their own declining power." In fact, the greater danger is that the United States could head into an era of global change with its eyes tightly shut--in denial of the tectonic redistribution of power that is remaking the globe. The United States will remain one of the world's leading powers for the balance of the 21st century, but it must recognize the waning of the West's primacy and work to shepherd the transition to a world it no longer dominates. Pretending otherwise is the real "preemptive superpower suicide."
- Brzezinski: Obama's Asia Announcement Is 'Dumb' and 'Absurd': Jimmy Carter's national security adviser also discusses Afghanistan, Iraq, Iran, the GOP 2012 field, and America's role in the world
U.S. News & World Report
Mafiovi: I spit on What your "students at Tsinghua University often ask" you, Jonathan Levine.
The only thing I'm sure on is that: Even without the US, We - Vietnam's Boyz - have the willing and force enough to smash both Chinese rogues and their parrots.
-Sự suy tàn của phương Tây : Tại sao Mỹ phải chuẩn bị cho sự kết thúc của thời kỳ thống trị
- The Decline of the West: Why America Must Prepare for the End of Dominance
American primacy is not as resilient as Kagan thinks. His most serious error is his argument that Americans need not worry about the ascent of new powers because only Europe and Japan are losing ground to them; the United States is keeping pace. It's true that the U.S. share of global output has held at roughly 25 percent for several decades. It's also the case that "the rise of China, India, and other Asian nations ... has so far come almost entirely at the expense of Europe and Japan, which have had a declining share of the global economy." But this is not, as Kagan implies, good news for the United States.
Whether American primacy lasts another 20 years or another 200, Kagan's paramount worry is that Americans will commit "preemptive superpower suicide out of a misplaced fear of their own declining power." In fact, the greater danger is that the United States could head into an era of global change with its eyes tightly shut--in denial of the tectonic redistribution of power that is remaking the globe. The United States will remain one of the world's leading powers for the balance of the 21st century, but it must recognize the waning of the West's primacy and work to shepherd the transition to a world it no longer dominates. Pretending otherwise is the real "preemptive superpower suicide."
- Brzezinski: Obama's Asia Announcement Is 'Dumb' and 'Absurd': Jimmy Carter's national security adviser also discusses Afghanistan, Iraq, Iran, the GOP 2012 field, and America's role in the world
U.S. News & World Report
March 22, 2012
Was President Obama's announcement that the new military focus will be on Asia a smart move?
No, I think it was rather dumb. We are militarily in Asia, we are in Japan and in South Korea, so there's nothing new to announce. I think what the administration was trying to say is we're going to be more active in Asia, but I thought giving this particularly strange spin, to the effect that our new policy in Asia is going to begin with a deployment of American troops in Australia, struck me as kind of absurd.
[See pictures of Obama visiting the Pacific Rim.]
No, I think it was rather dumb. We are militarily in Asia, we are in Japan and in South Korea, so there's nothing new to announce. I think what the administration was trying to say is we're going to be more active in Asia, but I thought giving this particularly strange spin, to the effect that our new policy in Asia is going to begin with a deployment of American troops in Australia, struck me as kind of absurd.
[See pictures of Obama visiting the Pacific Rim.]
-American foreign policy: Please don’t go
Economist
- Nhưng cuộc đụng độ với các cường quốc của Mỹ đã xảy ra khi nền kinh tế riêng của mình đang tăng trưởng. Mỹ sẽ làm gì nếu nền kinh tế của mình thật sự suy giảm? Cuối cùng, quyền lực của Mỹ ở nước ngoài phải dựa vào sức khỏe của nền kinh tế trong nước. Nếu nền kinh tế của Mỹ không thể được phục hồi, và Mỹ thực sự là không thể thiếu, thì khi đó cả thế giới gặp rắc rối nghiêm trọng.
-Trục Canberra-Jakarta trong ván cờ châu Á Thái Bình Dương: RFI- -.Đại biến động trong trung tâm quyền lực Trung Quốc.rfi.
Trung Quốc đang trong quá trình chuẩn bị thế hệ lãnh đạo thứ 5. Vậy,
việc ông Bạc Hy Lai bị cách chức ngày 15/03/2012 đánh dấu sự thắng thế
của « mô hình Ô Khảm » đối với « mô hình Trùng Khánh » ? Phe Đoàn Thanh
niên cộng sản lấn lướt được phe « Hoàng tử đỏ » ?
Thể diện quốc gia phải được bồi đắp từ những giá trị thực
-SGTT.VN - Vận động viên đi tập huấn ở nước ngoài không chịu trở về, trốn ở lại; người lao động được xuất khẩu bị người sử dụng lao động, nhà chức trách, và nói chung, xã hội nước sở tại đánh giá thấp về tính kỷ luật và tính tự giác trong việc tuân thủ luật pháp; lái xe taxi ở sân bay tính cước vô tội vạ đối với khách nước ngoài và lợi dụng sơ hở của khách để chiếm đoạt tài sản; hướng dẫn viên du lịch kể toàn chuyện xấu về quê hương, đồng bào... Từ góc nhìn của người xa lạ, rõ ràng những hình ảnh về một đất nước, một dân tộc đã và đang bị lấm tấm vết đen bởi các câu chuyện đáng tủi hổ đó; nếu chuyện tương tự xảy ra nhiều, thì các vết đen cũng sẽ càng nhiều, càng to.
Chắc chắn không một xứ sở nào, một giống người nào có thể tồn tại như
một nơi chốn, một loại người chỉ tiêu biểu cho cái xấu, cái dở. Những
người có hành vi làm hoen ố diện mạo quốc gia chỉ chiếm một phần nhỏ
trong cả một cộng đồng có chung những giá trị cao đẹp để tôn vinh, gìn
giữ. Ở nước nghèo thì số người này có thể đông hơn, bởi trong cảnh sống
khốn khó thì lợi ích, tiện nghi vật chất có sức hấp dẫn càng lớn; tâm lý
vọng ngoại càng có điều kiện lan rộng.
Vấn đề là làm thế nào để “một bộ phận” người tiêu cực đó luôn chiếm tỷ
lệ thật nhỏ trong cộng đồng dân tộc và không có khả năng nhiều lên. Kinh
nghiệm của các nước cho thấy, muốn giải quyết vấn đề một cách căn cơ
thì phải thực hiện hai việc.
Thứ nhất, phải dạy dỗ công dân từ tấm bé về ý thức tự tôn dân tộc và ý
thức tự trọng, đặc biệt phải chú ý thể hiện ý thức này trong quan hệ
giao tiếp với người nước ngoài.
Thứ hai, phải làm thế nào để bản thân dân tộc được biết đến như là chủ
nhân của những giá trị đích thực và đáng tự hào, chẳng hạn, một nền kinh
tế hùng mạnh hoặc đang trỗi dậy mạnh mẽ; một nền văn hoá đặc sắc, phong
phú, tinh tế và có chiều sâu; một nền thể thao giàu thành tích ở đỉnh
cao; một nền giáo dục lành mạnh và tiên tiến, có khả năng góp phần tích
cực trong việc đào tạo tinh hoa cho nhân loại...
Cả hai việc đều phải được thực hiện song song, bởi ý thức tự tôn dân tộc
chỉ bền vững một khi nó có cơ sở hiện thực. Tự hào về những giá trị ảo,
chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng, không chỉ là tự lừa dối; đó còn là
sự ngộ nhận về bản thân, về cộng đồng người mà mình là thành viên. Nó dễ
khiến người ta trở nên lố bịch trong mắt người khác, cộng đồng khác.
Trái lại, những giá trị có thật gắn với một dân tộc sẽ giúp cho dân tộc
đó có được uy tín, vị thế tốt đẹp trong đại gia đình thế giới. Sở hữu
càng nhiều giá trị thực và cao thì dân tộc có được uy tín, vị thế càng
cao, đồng thời có được sự tôn trọng, ngưỡng mộ của các dân tộc, cộng
đồng khác. Tương tác với sự tôn trọng và ngưỡng mộ từ bên ngoài, ý thức
tự tôn dân tộc càng có điều kiện được củng cố trong mỗi thành viên của
cộng đồng dân tộc ấy.
Đáng nói nữa là trong thời đại ngày nay, sự tôn trọng, ngưỡng mộ đối với
một dân tộc thường được cụ thể hoá bằng những quyền lợi mà các dân tộc
khác dành cho mỗi thành viên của dân tộc đó khi tham gia vào đời sống
quốc tế. Chẳng hạn, được phép nhập cảnh một nước nào đó mà chẳng cần
visa; được xem xét ưu tiên khi xin việc làm, đi học; được hưởng sự bảo
hộ dành cho kiều dân theo các ký kết giữa các nhà chức trách hữu quan…
Các quyền lợi ấy càng khiến người ta thấy cần thiết, theo sự thôi thúc
tự nhiên của nhu cầu bảo vệ các lợi ích thiết thân của mỗi cá thể, phải
gìn giữ thể diện quốc gia trong giao tiếp với người nước ngoài.
Đảm nhận vai trò chính trong việc quản lý đất nước, Nhà nước phải là
người cầm trịch trong thực hiện những việc nói trên để đạt được mục tiêu
này. Thực ra những người có trách nhiệm đã nhận thấy, đã hiểu và thậm
chí đã đưa ra các cam kết, không chỉ một lần. Cái còn thiếu là làm cho
các cam kết ấy thực sự đủ mạnh và đáng tin cậy, không phải là những lời
hứa suông.
Rõ hơn, một khi đã hứa thì phải làm cho được trong thời gian thích hợp;
nếu không, thì phải bị cách chức hoặc ít nhất cũng bị buộc phải từ
nhiệm.
PGS.TS NGUYỄN NGỌC ĐIỆN-Theo:Thể diện quốc gia phải được bồi đắp từ những giá trị thực
Titanic (Giang Le)
Sáng nay nghe trên radio mới biết đúng 100 năm trước tàu Titanic rời bến Southampton vào ngày này. Sau đó tôi tình cờ đọc được một bài rất thú vị của The Economist về các vụ chìm tàu, trong đó có trích dẫn một nghiên cứu của hai nhà kinh tế đại học Uppsala Thụy điển. Trong lịch sử 18 vụ đắm tàu trên thế giới có thống kê đầy đủ số liệu hành khách được cứu sống, chỉ có Titanic và một con tàu khác chìm năm 1852 có tỷ lệ phụ nữ và trẻ em được cứu sống cao hơn đàn ông và thủy thủ đoàn. Đây là một kết quả trái ngược hoàn toàn với luật/quan điểm "women and children first" mà nhiều người vẫn tin rằng các tàu khách phải tuân thủ. Không kể Titanic, tỷ lệ sống sót trung bình của thuyền trưởng và thủy thủ đoàn cao hơn hẳn của tất cả các hành khách khác, một ví dụ điển hình là vụ thuyền trưởng tàu Costa Concordia của Ý rời tàu trong khi hàng nghìn hành khách còn mắc kẹt.
Hai nhà kinh tế Thụy điển đã thử kiểm chứng một số giả thuyết để giải thích hiện tượng này, từ tốc độ chìm của tàu đến quốc tịch của con tàu (có phải tàu của Anh có truyền thống "women and children first" hay không). Nhưng cuối cùng chỉ một giả thuyết duy nhất giải thích được sự khác biệt (với ý nghĩa thống kê) về tỷ lệ sống sót của phụ nữ và trẻ em đó là nếu thuyền trưởng ra lệnh rời tàu với ưu tiên rõ ràng "women and children first". Thêm vào đó enforcement của thủy thủ đoàn với những kẻ hèn nhát như Caledon trong phim đã làm Titanic trở thành ngoại lệ về tỷ lệ phụ nữ và trẻ em sống sót so với các vụ đắm tàu khác. Bài viết của The Economist kết luận rằng social norms - những điều mà đa số xã hội cho là tốt - có thể cần phải có enforcement như trong vụ Titanic để những vi phạm trở thành thiểu số và như vậy mọi người sẽ cùng hướng đến outcome tốt hơn.
Một ví dụ tương tự mà The Economist đưa ra là vấn đề xả rác nơi công cộng. Nếu một vài người xả rác ban đầu bị phạt nặng thì sau đó đa số dân chúng sẽ tuân theo social norm không xả rác mà không cần hoặc cần rất ít enforcement. Nếu không phạt nặng lúc đầu, một vài người sẽ xả rác và sau đó số đông sẽ làm theo phá vỡ social norm gây ra hậu quả xấu cho toàn xã hội. Lúc đó enforcement sẽ tốn kém hơn rất nhiều và thậm chí không thể enforce được nữa. Một ví dụ khác ở VN là tình trạng nông dân lạm dụng thuốc trừ sâu khi trồng rau. Chỉ một vài hộ nông dân làm điều này không bị trừng phạt, những người trồng rau khác sẽ bắt chước, thậm chí buộc phải làm vì nếu không không cạnh tranh được. Hậu quả là toàn xã hội chịu thiệt chỉ vì không có enforcement ban đầu. Đây là vấn đề path-dependent outcome mà một nhánh mới của kinh tế học đang nghiên cứu.
-Đại gia Việt liên tục làm choáng váng báo Tây vnn -
.Bữa ăn cho hai người bị “chém” gần 5 triệu đồng
TT - Chiều 9-4, đoàn kiểm tra liên ngành TP Vũng Tàu đã có buổi làm việc với bà Trần Thanh Hương - chủ quán Như Ý (306 Phan Chu Trinh, P.2, TP Vũng Tàu) để làm rõ việc quán này tính tiền một bữa ăn cho hai du khách gần 5 triệu đồng.
Hai suất ăn giá... gần năm triệu đồngTiền Phong Online
Vào quán Như Ý, 2 du khách phải trả 4,7 triệu đồng cho một bữa ănNgười Lao Động
- – Sợ sự thật(Quê Choa). Mời xem lại các “anh hùng” khác: CẦN LÀM SÁNG TỎ MỘT SỰ THẬT LỊCH SỬ (Trần Nhương). - Vũ Quốc Túy: Muốn làm người tốt, sao khó thế ?! (Trần Nhương). – LỊCH SỬ CẦN LÀM SÁNG TỎ NHỮNG SỰ THẬT (Trần Kỳ Trung). TT - Chiều 9-4, đoàn kiểm tra liên ngành TP Vũng Tàu đã có buổi làm việc với bà Trần Thanh Hương - chủ quán Như Ý (306 Phan Chu Trinh, P.2, TP Vũng Tàu) để làm rõ việc quán này tính tiền một bữa ăn cho hai du khách gần 5 triệu đồng.
Hai suất ăn giá... gần năm triệu đồngTiền Phong Online
Vào quán Như Ý, 2 du khách phải trả 4,7 triệu đồng cho một bữa ănNgười Lao Động
- Hạ Đình Nguyên: “CÁC MÁC” và CÁC “BÁC” (BoxitVN). - Chiếm đất di tích lịch sử cấp quốc gia để “chia lô bán nền” (DT). -- Thomas L. Friedman – Tại sao có quốc gia thất bại – (Dân Luận). Dịch từ bài: Why Nations Fail (NYT). Vụ Cù Huy Hà Vũ: Ông Hà Vũ bị chê "thi hành án kém" (BBC 28-3-12)--
- Mặc áo cà sa chưa hẳn là sư
Chưa bao giờ ngọn cờ nhân quyền, dân chủ, nhân đạo được các nước phương Tây đem ra vung vẩy khắp bàn dân thiên hạ như trong những thập niên cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Mượn cớ bênh vực quyền con người, chống độc tài, quảng bá nhân đạo, họ ngang nhiên can thiệp sâu vào công việc nội bộ của các nước, công khai xúi dục bạo loạn, kể cả việc hùa nhau đem quân vào đánh phá, lật đổ các chính quyền hợp pháp. |
Ông Bô-rít En-Xin, Tổng thống nước Nga (1991-2000) là người đã bẻ ngoặt
tay lái 180 độ, hướng con thuyền nước Nga đi theo các nước phương Tây.
B. En-xin đặt nhiều hy vọng vào sự viện trợ của các nước tư bản để chấn
hưng đất nước. Kết quả sau 10 năm cầm quyền theo xu hướng xích gần với
các nước phương Tây, B. En-xin đã đẩy nước Nga ngày càng lún sâu vào
khủng hoảng toàn diện. Tài sản công, tài nguyên quốc gia bị tư nhân hóa
và rơi vào tay bọn tài phiệt. Ngân sách cạn kiệt. Nhà nước triền miên nợ
lương công chức. Đời sống nhân dân, những người về hưu rơi xuống tận
đáy. Phong trào đòi ly khai nổi dậy. Nước Nga đứng trước nguy cơ bị chia
vụn. Tiếng nói của nước Nga trên trường quốc tế mất dần trọng lượng.
Nhưng kể từ khi ông Vla-di-mia Pu-tin lên làm Tổng thống (2000-2008),
nước Nga đã dần lấy lại vị thế siêu cường của mình. Đường lối, chủ
trương, biện pháp của ông Pu-tin không có gì mới lạ. Nhưng ông định
hướng đúng và có lòng quyết tâm sắt đá. Điều trước tiên, ông chặn đứng
việc các nhà tài phiệt thâu tóm tài nguyên quốc gia, đưa ra xét xử và
trừng trị nặng những viên chức thoái hóa, những kẻ đục nước béo cò lợi
dụng việc tư nhân hóa tài sản quốc gia để vơ vét cho đầy túi tham.
Pu-tin kiên quyết chống tham nhũng. Công khai, minh bạch là hai yếu tố
xuyên suốt mọi hành động và lời nói của ông. Với cương vị là Tổng thống
(2000-2008), là Thủ tướng (2009- 2012), ông đều đặn xuất hiện trước ống
kính truyền hình để tiếp xúc và trả lời mọi thắc mắc của dân. Nhân dân
Nga cảm thấy thỏa mãn trước mọi giải đáp của ông. Ông buộc các công chức
và bản thân ông đi đầu trong việc công khai tài sản của mình. Đáp lại
những lời vu khống dựng lên từ phương Tây, ông thách thức rằng bất cứ
ai, nếu phát hiện ông có tài sản bất minh gửi ngân hàng nước ngoài thì
ông sẵn sàng biếu toàn bộ số tài sản đó cho người phát hiện. Cho đến nay
chưa có ai nhận được phần thưởng (!) này.
Chính vì thế, trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012 ở nước Nga, ông
Putin đã trúng cử Tổng thống ngay từ vòng đầu với đa số thuyết phục.
Trường hợp của nước Nga là một ví dụ thành công trong đấu tranh chống
lại mưu toan rêu rao nhân quyền để chà đạp nhân quyền, hô hào tự do, dân
chủ để dựng nên những chế độ độc tài, bán rao nhân đạo để gây ra những
thảm họa về nhân đạo. Nhưng ở một số nước khác thì các nước phương Tây
đã đạt được mục đích của họ. Mượn cớ chống khủng bố, bảo vệ thường dân,
các nước phương Tây đã ngang nhiên đem quân vào Áp-ga-nis-tăng, I-rắc,
Li-bi thực hiện chính sách khủng bố nhà nước và đã gây ra những thảm họa
về nhân đạo nặng nề gấp trăm, ngàn, vạn lần so với khủng bố cá nhân.
Xét cho cùng, không phải các nước phương Tây đã có tài hô phong hoán vũ
để tạo nên các cuộc cách mạng hoa hồng, hoa nhài, hoa tuy luýp, hoa cúc,
hạt dẻ, cách mạng mùa xuân, cách mạng cam v.v... Những nguyên nhân làm
cho Sê-vát-nát-de ở Gơ-ru-di-a, Hốt-sni Mu-ba-rắc ở Ai cập, Sa-dam
Hút-xê-in ở I-rắc, Mô-ha-mát Ka-đa-phi ở Libi và một số chính khách khác
nhanh chóng bị lật đổ trước đó là vì khi đã ở ngôi cao chót vót của
quyền lực, họ trở thành những kẻ độc tài, tham nhũng không giới hạn, cho
dù thuở ban đầu họ được dân chúng nước họ tôn sùng là người chống độc
tài, tham nhũng.
Trong nội bộ các nước cũng không hiếm những con quỷ sa tăng mặc áo cà
sa. Chúng có đủ loại, đủ tầm. Gần đây báo chí Trung Quốc nói nhiều về
tính cách hai mặt của Bạc Hy Lai. Khi đương chức, Bạc Hy Lai trở nên nổi
tiếng nhờ chiến dịch rầm rộ chống tham nhũng của ông ở Thượng Hải, nơi
ông ta giữ cương vị Bí thư Thành ủy. Khi thất sủng, dư luận phanh phui
ra rằng chiến dịch chống tham nhũng của ông không ngoài mục đích loại bỏ
những người không cùng phe cánh. Báo chí gần đây đã chỉ ra rằng ông ta
và vợ là những kẻ tham nhũng siêu hạng, là người luôn mồm hô hào đặt lợi
ích của dân lên trên hết, nhưng trong thực tế họ luôn hành động vì lợi
ích cá nhân, vì lợi ích nhóm.
Kinh nghiệm muôn thuở cho thấy rằng phần đông dân chúng dễ nghe theo lời
xúi bẩy phản loạn của các thế lực thù địch bên ngoài mỗi khi nạn tham
nhũng, mất dân chủ trở thành hiện tượng phổ biến mà không thể chế ngự,
khi công bằng công lý bị chà đạp một cách thô bạo, khi cưỡng chế trở
thành biện pháp chủ yếu trong quản lý xã hội, khi người dân cảm thấy số
phận của họ bị bỏ rơi. Những chính khách, viên chức giả nhân, giả nghĩa
đích thực là những kẻ tiếp tay, những kẻ đồng minh tự nguyện cho các thế
lực phản động bên ngoài tạo ra những sự bất ổn xã hội để rồi kích động
người dân xuống đường biểu tình, lật đổ chính quyền hợp pháp của đất
nước mình.
Buộc mọi công chức công khai thu nhập và tài sản cá nhân, khuyến khích
và có cơ chế tạo mọi điều kiện thuận lợi cho dân tham gia đấu tranh
chống tham nhũng, tham gia phản biện các chủ trương, chính sách của Nhà
nước, tham gia giám sát việc tôn trọng pháp luật của viên chức nhà nước
là những phương thuốc trường sinh bất lão của Nhà nước của dân, do dân,
vì dân. Đó cũng là cách tốt nhất để nâng cao tinh thần cảnh giác của dân
trong việc vạch trần mọi thủ đoạn lừa bịp của những kẻ mặc áo cà sa để
che đậy những việc làm bất chính của họ./.
Luật sư
Lê Đức Tiết
|
Việc Bộ Y tế vẫn cho sử dụng chất cấm này với hàm lượng tối thiểu thì ngành chăn nuôi cũng cần nghiên cứu xem xét..
-
Dân phát hoảng với công nghệ chế trân châu, thạch từ giày rách
(GDVN) - Những túi thạch thơm ngon làm quà cho con trẻ hay bạn đang thưởng thức được làm từ chính đôi giày cũ mà bạn bỏ đi
(TBKTSG Online) - Trước tình hình nhiều nông dân tẩy chay áp dụng mô hình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong thời gian
Bà Má miền Tây sáng tác của NS Việt Khang, ca sĩ Lý Hải trình bày.
Bấm vào link sau để nghe trực tiếp:Bà má miền Tây
Kìa xa xa, phía hàng
tre già,
Một máy nhà, cột xiêu
vách lá.
Nhà tôi đây, cách biệt
đã bao ngày,
Nay tôi về, nhà tôi
miền Tây.
Bờ dâu xa, dáng người
thật thà,
tuổi đã già, đời cơ
cực quá!
Chờ mong con mỏi mòn
tháng năm dày,
Nay con về, thưa má
con đây!
Dòng... sông ... bến
trưa, vắng con đò lặng trôi lững lờ,
Bờ dâu, luống cà! Má
vẫn ngồi mong đứa con vắng nhà!
Nay con trở về,
không sao ngăn dòng lệ buồn thương má!
Thương mảnh đời quê.
Má ơi! đếm thời gian
trôi, nhớ chuyện qua rồi ngày con còn thơ...
Đôi tay chai gầy, lo
cho con no đầy, nhọc thân Má!
Sớm nắng, chiều
mưa....
Má mong suốt đời con
vui, sống vẹn tình người quê nhà Má vui.
Một mai kia vật đổi sao rời!
trời cao gọi mời Má
rời xa con,
làm sao tránh tựa
núi non,
dưỡng nuôi con bao
ngày vuông tròn,
nhìn loanh quanh bên
cuộc đời con,
con chỉ có mỗi một
mình Má thôi!
Nay con trở về,
không sao ngăn dòng lệ buồn thương má!
Thương mảnh đời quê.
Má ơi! đếm thời gian
trôi, nhớ chuyện qua rồi ngày con còn thơ...
Đôi tay chai gầy, lo
cho con no đầy, nhọc thân Má!
Sớm nắng, chiều
mưa....
Má mong suốt đời con
vui, sống vẹn tình người quê nhà Má vui.
Kìa xa xa, phía hàng
tre già,
Bờ dâu xa, dáng người
thật thà,
Kìa xa xa, phía hàng
tre già,
Bờ dâu xa, dáng người thật thà,
Kìa xa xa, phía hàng
tre già.....
Cách xưng hô trong Phật Giáo
Trong khóa nghiên tu
an cư mùa hạ năm 2005, tại Tổ đình Từ Quang Montréal, Canada, các thắc mắc sau
đây được nêu lên trong phần tham luận:
1) Khi nào gọi các vị
xuất gia bằng Thầy, khi nào gọi bằng Đại Đức, Thượng Tọa hay Hòa Thượng?
2) Khi nào gọi các vị
nữ xuất gia bằng Ni cô, Sư cô, Ni sư hay Sư Bà? Có bao giờ gọi là Đại Đức Ni,
Thượng Tọa Ni hay Hòa Thượng Ni chăng?
3) Khi ông bà cha mẹ
gọi một vị sư là Thầy hay Sư phụ, người con hay cháu phải gọi là Sư ông, hay
cũng gọi là Thầy? Như vậy con cháu bất
kính, coi như ngang hàng với bậc bề trên trong gia đình chăng?
4) Một vị xuất gia
còn ít tuổi đời (dưới 30 chẳng hạn) có thể nào gọi một vị tại gia nhiều tuổi
(trên 70 chẳng hạn) bằng “con” được chăng, dù rằng vị tại gia cao niên đó xưng
là “con” với vị xuất gia?
5) Sau khi xuất gia,
một vị tăng hay ni xưng hô như thế nào với người thân trong gia đình?
Trước khi đi vào phần
giải đáp các thắc mắc trên, cần thông qua các điểm sau đây:
*1) Chư Tổ có dạy: “Phật pháp tại thế gian”. Nghĩa là: việc đạo không thể tách rời việc đời. Nói một cách khác, đạo ở tại đời, người nào
cũng đi từ đời vào đạo, nương đời để ngộ đạo, tu tập để độ người, hành đạo để
giúp đời. Chư Tổ cũng có dạy: “Hằng thuận chúng sanh”. Nghĩa là: nếu phát tâm tu theo Phật, dù tại
gia hay xuất gia, đều nên luôn luôn thuận theo việc dùng tứ nhiếp pháp (bố thí,
ái ngữ, lợi hành và đồng sự) để đem an lạc cho chúng sanh,tức là cho mọi người
trong đời, bao gồm những người đang tu trong đạo.
*2) Từ đó, chúng ta
chia cách xưng hô trong đạo Phật ra hai trường hợp:
Một là, cách xưng hô
chung trước đại chúng nhiều người, có tính cách chính thức, trong các buổi lễ,
cũng như trên các văn thư, giấy tờ hành chánh.
Hai là, cách xưng hô riêng giữa hai người, tại gia hay xuất gia,mà
thôi. Người chưa rõ cách xưng hô trong đạo
không nhứt thiết là người chưa hiểu đạo, chớ nên kết luận như vậy. Cho nên, việc tìm hiểu và giải thích là bổn phận
của mọi người, dù tại gia hay xuất gia.
*3) Có hai loại tuổi
được đề cập đến, đó là: tuổi đời và tuổi đạo.
Tuổi đời là tuổi tính theođời, kể từ năm sinh ra. Tuổi đạo là tuổi thường được nhiều người tính
từ ngày xuất gia tu đạo. Nhưng đúng ra, tuổi đạo phải được tính từ năm thụ cụ
túc giới và hằng năm phải tùng hạ tu học theo chúng và đạt tiêu chuẩn, mỗi năm
như vậy được tính một tuổi hạ. Nghĩa là tuổi đạo còn được gọi là tuổi hạ (hay hạ
lạp). Trong nhà đạo, tất cả mọi việc, kể cả cách xưng hô, chỉ tính tuổi đạo, bất
luận tuổi đời. Ở đây không bàn đến việc
những vị chạy ra chạy vào, quá trình tu tập trong đạo không liên tục.
Bây giờ, chúng ta bắt
đầu từ việc một người tuổi đời dưới 20 phát tâm xuất gia, hay do gia đình đem gửi
gắm vào cửa chùa, thường được gọi là chú tiểu, hay điệu. Đó là các vị đồng
chơnnhập đạo. Tùy theo số tuổi, vị này được giao việc làm trong chùa và học tập kinh
kệ, nghi lễ. Thời gian sau, vị này được
thụ 10 giới, gọi là Sa di (nam) hay Sa di ni (nữ), hoặc Chú (nam) hay Ni cô (nữ).
Khi tuổi đời dưới 14, vị này được giao việc đuổi các con quạ quấy rầy khu vực tu
thiền định của các vị tu sĩ lớn tuổi hơn, cho nên gọi là “khu ô sa di” (sa di đuổi
quạ).
Đến năm được ít nhất
là 20 tuổi đời, và chứng tỏ khả năng tu học, đủ điều kiện về tu tánh cũng như tu
tướng, vị này được thụ giới cụ túc, tức là 250 giới tỳ kheo (nam) hay 348 giới tỳ
kheo ni (nữ) và được gọi là Thầy (nam) hay Sư cô(nữ). Trên giấy tờ thì ghi là Tỳ Kheo (nam) hay Tỳ
Kheo Ni (nữ) trước pháp danh của vị xuất gia.
Ở đây xin nhắc thêm,
trước khi thụ giới tỳ kheo ni, vị sa di ni (hoặc thiếu nữ 18 tuổi đời xuất gia
và chưa thụ giới sa di ni) được thụ 6 chúng học giới trong thời gian 2 năm, được
gọi là Thức xoa ma na ni. Cấp này chỉ có bênni, bên tăng không có. Tuy nhiên trong tạng luật, có đến 100 chúng học
giới chung cho cả tăng và ni. Cũng cần
nói thêm, danh từ tỳ kheo có nơi còn gọilà tỷ kheo, hay tỳ khưu, tỷ khưu. Bên
nam tông, tỷ kheo có 227 giới, tỷ kheo ni có 311 giới. Giới cụ túc (tỳ kheo hay tỳ kheo ni) là giới đầy
đủ, viên mãn, cao nhất trong đạo Phật để từng vị xuất gia tu tập cho đến lúc mãn
đời (thường gọi là viên tịch, không nên lạm dụng từvãng sanh), không phải thụ
giới nào cao hơn. Việc thụ bồ tát giới
(tại gia hay xuất gia) là do sự phát tâm riêng của từng vị theo bắc tông, nam
tông không có giới này.
Ở đây, xin nói thêm
rằng: Bắc tông (hay bắc truyền, phát triển) là danh từ chỉ các tông phái tu theo
sự truyền thừa về phương bắc của xứ Ấn Độ, qua các xứ Tây Tạng, Trung Hoa, Triều
Tiên, Nhật bổn và Việt Nam. Nam tông (hay nam truyền, nguyên thủy) là danh từ chỉ
các tôngphái tu theo sự truyền thừa về phương nam của xứ Ấn Độ, qua các xứ Tích
Lan, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Cao Miên và Việt Nam.
Trong lúc hành đạo,
tức là làm việc đạo trong đời, đem đạo độ đời, nói chung sự sinh hoạt của Phật
giáo cần phải thiết lập tôn ti trật tự (cấp bậc) có danh xưng theo hiến chương của
Giáo Hội Phật Giáo như sau:
1) Năm 20 tuổi đời,
vị xuất gia thụ giới tỳ kheo được gọi là Đại Đức.
2) Năm 40 tuổi đời,
vị tỳ kheo được 20 tuổi đạo, được gọi là ThượngTọa.
3) Năm 60 tuổi đời,
vị tỳ kheo được 40 tuổi đạo, được gọi là Hòa Thượng.
Còn đối với bên nữ
(ni bộ):
4) Năm 20 tuổi đời,
vị nữ xuất gia thụ giới tỳ kheo ni được gọi là Sư cô (hiện nay ở Canada, có giáo
hội gọi các vị tỳ kheo ni này là Đại Đức).
5) Năm 40 tuổi đời,
vị tỳ kheo ni được 20 tuổi đạo, được gọi là Ni sư.
6) Năm 60 tuổi đời,
vị tỳ kheo ni được 40 tuổi đạo, được gọi là Sưbà (bây giờ gọi là Ni trưởng).
Đó là các danh xưng
chính thức theo tuổi đời và tuổi đạo (hạ lạp), được dùng trong việc điều hành Phật
sự, trong hệ thống tổ chức của Giáo Hội Phật Giáo, không được lạm dụng tự xưng,
tự phong, tự thăng cấp, mà phải được xét duyệt và chấp thuận bởi một hội đồng
giáo phẩm có thẩm quyền, và được cấp giáo chỉ tấn phong, nhân dịp Đại Lễ hay Đại
Hội Phật Giáo, trong các Giới Đàn, hay trong mùa an cư kết hạ hằng năm.
Như trên, chúng ta
có thể hiểu rằng: Sư cô nghĩa là Đại đức bên ni bộ. Ni sư nghĩa là Thượng tọa
bên ni bộ. Sư bà (hay Ni trưởng) nghĩa
là Hòa thượng bên ni bộ. Bởi vậy cho nên,
các buổi lễ hay văn thư chính thức, thường nêu lên là: “Kính bạch chư tôn Hòa
thượng, Thượng tọa, Đại đức, Tăng Ni”, chính là nghĩa đó vậy. Tuy vậy, trên thực
tế, chưa thấy có nơi nào chính thức dùng các danh xưng: Đại đức ni, Thượng tọa
ni, hay Hòa thượng ni. Nếu có nơi nào đã
dùng, chỉ là cục bộ, chưa chính thức phổ biến, nghe không quen tai nhưng không
phải là sai. Đối với các bậc Hòa Thượng mang trọng trách điều hành các cơ sở Giáo
Hội Phật Giáo trung ương cũng như địa phương, hay các Đại Tùng Lâm, Phật Học Viện,
Tu Viện, thường làcác vị trên 80 tuổi đời, được tôn xưng là Đại Lão Hòa Thượng
hay Trưởng Lão Hòa hượng. Các vị thuộc hàng giáo phẩm này thường được cung thỉnh
vào các hội đồng trưởng lão, hoặc hội đồng chứng minh tối cao của các Giáo Hội
Phật Giáo. Tuy nhiên, khi ký các thông bạch, văn thư chính thức, chư tôn đức vẫn xưng
đơn giản là Tỳ kheo, hay Sa môn (có nghĩa là: thầy tu).
Đến đây, chúng ta nói
về cách xưng hô giữa các vị xuất gia với nhau và giữa các vị cư sĩ Phật tử tại
gia và tu sĩ xuất gia trong đạo Phật.
1)* Giữa các vị xuất
gia, thường xưng con (hay xưng pháp danh, pháp hiệu) và gọi vị kia là Thầy (hoặc
gọi cấp bậc hay chức vụ vị đó đảm trách).
Bên tăng cũng nhưbên ni, đều gọi sư phụ bằng Thầy, (hay Sư phụ, Tôn sư,
Ân sư).Các vị xuất gia cùng tông môn, cùng sư phụ, thường gọi nhau là Sư huynh,
Sư đệ,Sư tỷ, Sư muội, và gọi các vị ngang vai vế với Sư phụ là Sư thúc, Sư bá.
Có nơi dịch ra tiếng Việt, gọi nhau bằng Sư anh, Sư chị, Sư em. Ngoài đời có
các danh xưng: bạn hữu, hiền hữu, thân hữu, hội hữu, chiến hữu. Trong đạo Phật
có các danh xưng: đạo hữu (bạn cùng theo đạo), pháp hữu (bạn cùng tu theo
giáo pháp). Các danh xưng: tín hữu (bạn cùng tín ngưỡng, cùng đức tin), tâm hữu
(bạn cùng tâm, đồng lòng) không thấy được dùng trong đạo Phật.
2)* Khi tiếp xúc với chư tăngni, quí vị cư sĩ Phật
Tử tại gia (kể cả thân quyến của chư tăng ni) thường đơn giản gọi bằng Thầy, hay
Cô, (nếu như không biết rõ hay không muốn gọi phẩm trật của vị tăng ni có tính
cách xã giao), và thường xưng là con (trong tinh thần Phật pháp, người thụ ít giới
bổn tôn kính người thụ nhiều giới bổn hơn, chứ không phải tính tuổi tác người
con theo nghĩa thế gian) để tỏ lòng khiêm cung, kính Phật trọng tăng, cố gắng tu
tập, dẹp bỏ bản ngã, dẹp bỏ tự ái, cống cao ngã mạn, mong đạt trạng thái: niết
bàn vô ngã, theo lời Phật dạy. Có những
vị cao tuổi xưng tôi hay chúng tôi với vị tăng ni trẻ để tránh ngại ngùng cho cả
hai bên. Khi qui y Tam Bảo thụ ngũ giới (tam qui ngũ giới), mỗi vị cư sĩ Phật Tử
tại gia có một vị Thầy (Tăng bảo) truyền giới cho mình. Vị ấy được gọi là Thầy Bổn sư.
Cả gia đình có thể cùng chung một vị Thầy Bổn sư, tất cả các thế hệ cùng gọi vị ấy
bằng Thầy. Theo giáo phái khất sĩ, nam tu sĩ được gọi chung là Sư và nữ tu sĩ được
gọi chung là Ni. Còn nam tông chỉ có Sư, không có hay chưa có Ni. Việc tâng bốc,
xưng hô không đúng phẩm vị của tăng ni, xưng hô khác biệt trước mặt và sau lưng,
tất cả đều nên tránh, bởi vì không ích lợi cho việc tu tâm dưỡng tánh.
3)* Khi tiếp xúc với quí vị cư sĩ Phật Tử tại gia,
kể cả người thân trong gia quyến, chư tăng ni thường xưng là tôi hay chúng tôi
(hay xưng pháp danh, pháp hiệu, hoặc bần tăng, bần ni), cũng có khi chư tăng ni
xưng là Thầy, hay Cô, và gọi quí vị là đạo hữu, hay quí đạo hữu. Cũng có khi chư
tăng ni gọi quí vị tại gia bằng pháp danh, có kèm theo (hay không kèm theo) tiếng
xưng hô của thế gian. Cũng có khi chư tăng ni gọi quí vị tại gia là “Quí Phật Tử”.
Chỗ này không sai, nhưng có chút không ổn, bởi vì xuất gia hay tại gia đều cùng
là Phật Tử, chứ không riêng tại gia là Phật Tử mà thôi. Việc một Phật Tử xuất gia (tăng ni) ít tuổi gọi
một Phật Tử tại gia nhiều tuổi bằng “con” thực là không thích đáng, không nên.
Không nên gọi như vậy, tránh sự tổn đức. Không nên bất bình, khi nghe như vậy,
tránh bị loạn tâm. Biết rằng mọi chuyện trên đời:ngôi thứ, cấp bậc, đều có thể
thay đổi, nhưng giá trị tuổi đời không đổi, cứtheo thời gian tăng lên. Theo
truyền thống đông phương, tuổi tác (tuổi đời) rất được kính trọng trong xã hội,
dù tại gia hay xuất gia.
4)* Trong các trường hợp tiếp xúc riêng, tùy thuận
theo đời, không có tính cách chính thức, không có tính cách thuyết giảng, chư
tăng ni có thể gọi các vị cư sĩ Phật Tử tại gia, kể cả người thân trong gia quyến,
một cách trân trọng,tùy theo tuổi tác, quan hệ, như cách xưng hô xã giao người
đời thường dùng hằng ngày. Danh xưng Cư sĩ hay Nữ Cư sĩ thường dùng cho quí Phật
Tử tại gia, qui y Tam bảo, thụ 5 giới, phát tâm tu tập và góp phần hoằng
pháp. Còn được gọi là Ưu bà tắc (Thiện
nam, Cận sự nam) hay Ưu bà di (Tín nữ, Cận
sự nữ).
5)* Chúng ta thử bàn qua một chút về ý nghĩa của
tiếng xưng “con” trong đạo Phật qua hình ảnh của ngài La Hầu La. Ngài là con của
đức Phật theo cả hai nghĩa: đời và đạo. Ngài sớm được tu tập trong giới pháp,
công phu và thiền định khi tuổi đời hãy còn thơ. Ngài không ngừng tu tập, cuối
cùng đạt đượ cmục đích tối thượng. Ngài thực sự thừa hưởng gia tài siêu thế của
đức Phật, nhờ diễm phúc được làm “con” của bậc đã chứng ngộ chân lý. Ngài là tấm
gương sáng cho các thế hệ Phật tử tại gia (đời) cũng như xuất gia (đạo), bất luận
tuổi tác, tự biết mình có phước báo nhiều kiếp, hoan hỷ được xưng “con” trong
giáo pháp của đức Phật.
6)* Đối với các vị bán thế xuất gia, nghĩa là đã lập
gia đình trước khi vào đạo, vẫn phải trải qua các thời gian tu tập và thụ giới
như trên, cho nên cách xưng hô cũng không khác. Tuy nhiên để tránh việc gọi một
người đứng tuổi xuất gia (trên 40, 50) là chú tiểu, giống như gọi các vị trẻtuổi,
có nơi gọi các vị bán thế xuất gia này là Sư chú, hay Sư bác. Hai từ ngữnày có
nơi mang ý nghĩa khác. Việc truyền giới cụ túc, hay tấn phong, có khi không đợi
đủ thời gian như trên đây, vì nhu cầu Phật sự của giáo hội, hay nhu cầu hoằng
pháp của địa phương, nhất là đối với các vị bán thế xuất gia có khả năng hoằng
pháp, từng đảm nhận trọng trách, hay nghiên cứu tu tập trước khi vào đạo.
7)* Vài xưng hô khác trong đạo như: Sư Ông, Sư Cụ
thường dành gọi vị sư phụ của sư phụ mình,hoặc gọi chư tôn đức có hạ lạp cao,
thu nhận nhiều thế hệ đệ tử tại gia và xuấtgia. Một danh xưng nữa là Pháp Sư,
dành cho các vị xuất gia tăng hay ni (sư) có khả năng và hạnh nguyện thuyết pháp
(pháp) độ sanh. Ngoại đạo lạm dụng danh xưng này chỉ các ông bà thầy pháp, thầy
cúng.
8)* Danh xưng Sư Tổ được dành cho chư tôn đức lãnh
đạo các tông phái còn tại thế, và danhxưng Tổ Sư được dành cho chư tôn đức đã
viên tịch, được hậu thế truy phong vì có công lao trọng đại đối với nền đạo. Đối
với các bậc cao tăng thạc đức thường trụ ở một tự viện, người trong đạo thường
dùng tên của ngôi già lam đó để gọi quí ngài, tránh gọi bằng pháp danh hay pháp
hiệu của quí ngài, để tỏ lòng tôn kính.
9)* Ngày xưa khi đức Phật còn tại thế, các vị tỳ
kheo thường dùng tiếng Ðại Ðức (bậc thầy đức độ lớn lao, phúc tuệ lưỡng toàn) để
xưng tán Ngài, mỗi khi có việc cần thưa thỉnh. Các vị đệ tử lớn của đức Phật
cũng được gọi là Ðại Ðức. Trong các giới đàn
ngày nay, các giới tử cũng xưng tán vị giới sư là Đại Đức.
10)* Nói chung, cách xưng hô trong đạo Phật nên thể
hiện lòng tôn kính lẫn nhau, noi theo Bồ tát Thường bất khinh, bất tùy phân biệt,
bất luận tuổi tác, dù tại gia hay xuất gia, nhằm ngăn ngừa tư tưởng luyến ái của
thế tục, nhắm thẳng hướng giác ngộ chân lý, giải thoát sinh tử khổ đau, vượt khỏi
vòng luân hồi loanh quanh luẩn quẩn. Nhất giả lễ kính chư Phật. Nhất thiết chúng
sanh giai hữu Phật tánh. Cho nên đơn giản nhất
là: “xưng con gọi Thầy”.
Theo các bộ luật bắc
tông và nam tông còn có nhiều chi tiết hơn.
* * *
Tóm lại, ngôn ngữ,danh
từ chỉ là phương tiện tạm dùng giữa con người với nhau, trong đạo cũng như ngoài
đời, có thể thay đổi theo thời gian và không gian, cho nên cách xưng hôtrong đạo
Phật tùy duyên, không có nguyên tắc cố định, tùy theo thời đại, hoàn cảnh, địa
phương, tông phái, hay tùy theo quan hệ giữa hai bên. Đó là phần tu tướng.
Các vị phát tâm xuất
gia tu hành, các vị phát tâm tu tập tại gia, đã coi thường mọi thứ danh lợi, địa
vị của thế gian thì quan trọng gì chuyện xưng hô, tranh hơn thua chi lời nói,
quan tâm chi chuyện ăn trên ngồi trước, đi trước đứng sau, tranh chấp danh tiếng,
tranh cãi lợi dưỡng, tranh giành địa vị, đòi hỏi chức vụ, nếu có, trong nhà đạo. Đồng quan điểm hay không, được cung kính hay
không, xưng hô đúng phẩm vị hay không, chẳng đáng quan tâm, tránh sự tranh cãi.
Nơi đây không bàn đến cách xưng hô của những người không thực sự phát tâm tu tập,
hý ngôn hý luận, náo loạn thiền môn, dù tại gia cũng như xuất gia. Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng
môn khai. Nhất niệm sân tâm khởi, thiêu vạn công đức lâm, chính là nghĩa như vậy.
Cách xưng hô nên làm
cho mọi người, trong đạo cũng như ngoài đời, cảm thấy an lạc, thoải mái, hợp với
tâm mình, không trái lòng người, không quá câu nệ chấp nhứt, thế thôi! Đó là phần
tu tâm.
Trong đạo Phật, cách
xưng hô có thể biến đổi nhưng có một điều quan trọng bất biến, không biến đổi,
đó là phẩm hạnh, phẩm chất, đức độ, sự nổ lực, cố gắng tu tâm dưỡng tánh không
ngừng, cho đến ngày đạt mục đích cứu cánh: giác ngộ và giải thoát, đối với Phật
Tử tại gia cũng như xuất gia.
Đó chính là một phần
ý nghĩa của “tùy duyên bất biến” trong đạo Phật vậy.
Khó quá! Không biết nên tới
hay lui?
Tới một bước hụt
chân té ngã
Lùi một bước lấn chỗ
người ta
Một chỗ ta ngồi lì
ra
Lo chi lui tới rầy
rà nhọc thân!!
Tâm động thì nguyên
thủy hay trần gian cũng là một
Giải phóng mặt bằng: Mỹ khác Việt
Giải
phóng mặt bằng ở
VN
Ở Việt Nam, mỗi khi có giải phóng mặt bằng mà người sống trên mặt bằng không chịu di dời thì nhà nước cưỡng chế. Ở Mỹ, nếu chủ đất không muốn giải phóng thì vất vả đấy, chứ không đùa đâu.
Khu giải trí Disney ở Florida
Trước khi xây dựng một khu chung cư hoặc khu thương mại lớn, công ty phát triển bất động sản phải mua tất cả số đất trên đó các tòa nhà này sẽ mọc lên. Thông thường những vụ mua bán đó diễn ra một cách âm thầm vì nếu tin tức lọt ra ngoài, các chủ đất có thể tăng giá.
Thỉnh thoảng cũng có những người nhất định không chịu bán lại nhà đất của họ với bất cứ giá nào. Phần đông những người này được giới trong nghề gọi là những “ông bà già cổ hủ”, hoặc những “cái cọc gai”, hoặc “những người tử thủ.”
Giải phóng mặt bằng ở VN
Họ là những người có quá nhiều kỷ niệm với căn nhà hoặc cửa hàng đang có đến độ
không chịu nổi khi phải chia tay chúng. Họ bám chặt lấy chỗ của mình, nên người
Mỹ có cụm từ “những căn nhà đinh” hoặc “ngoan cố như đã đóng đinh.”
Xin giới thiệu một ví dụ cổ điển:
Xin giới thiệu một ví dụ cổ điển:
Vào thập niên 1960,
công ty giải trí Disney kín đáo mua lại 11 hecta đất tại giữa bang Florida để
xây một khu giải trí lớn. Nhưng có hai gia đình nhất định không chịu bán lại những
lô đất đầm lầy của họ. Công ty Disney phải vẽ lại một hệ thống kênh thoát nước
vòng quanh các lô đất đó, và cả hai khu đất cá nhân sở hữu vẫn còn trụ và nằm lọt
thỏm trong khu giải trí Disney cho đến bây giờ.
Và cách đây ít năm, một cư dân thủ đô Washington đã từ chối món tiền nhiều triệu để bán lại căn nhà hai tầng loại liền vách mà ông ta dùng làm văn phòng hành nghề kiến trúc. Công ty phát triển xây dựng phải dùng xe đào đất đào sâu xung quanh 3 mặt nhà của ông.
Và cách đây ít năm, một cư dân thủ đô Washington đã từ chối món tiền nhiều triệu để bán lại căn nhà hai tầng loại liền vách mà ông ta dùng làm văn phòng hành nghề kiến trúc. Công ty phát triển xây dựng phải dùng xe đào đất đào sâu xung quanh 3 mặt nhà của ông.
Giải
phóng mặt bằng ở
VN
Người chủ đất này nói khi nào tòa nhà xây lên quanh nhà ông, ông sẽ mở một tiệm bán bánh pizza. Nhiều người chế nhạo ông, bảo rằng ông phải bán cả trăm ngàn bánh pizza mới bằng khoản tiền mà người ta đã đề nghị và ông đã từ chối. Cuối cùng ông chẳng mở tiệm pizza, và năm ngoái ông đã rao bán căn nhà với giá không bằng phân nửa số tiền mà công ty xây dựng đã đề nghị. Không rõ ông đã tìm ra người mua chưa.
Giải
phóng mặt bằng ở
VN
Ở Mỹ, người phát triển
nhà đất có thể dùng biện pháp gì đối với những chủ nhà đất cứng đầu đó? Một vài
người nhờ tới chính quyền địa phương, để họ xếp dự án của mình vào loại “tái
phát triển đô thị.” Bằng cách đó, các giới chức được trao thẩm quyền, theo luật
gọi là “vùng quan trọng”, thường áp dụng trong những trường hợp xây dựng những
khu công ích như đường xá... buộc người sở hữu nhà đất phải bán và dọn đi chỗ
khác.
Giải
phóng mặt bằng ở
VN
Nhưng nếu người phát triển nhà đất không vận động được chính quyền tham gia, thì cách kiện cáo đôi lúc cũng làm người chủ nhà bỏ cuộc. Lý do là người phát triển nhà đất thường có nhiều tiền để trả luật sư hơn là những cá nhân sở hữu nhà đất.
Thêm một điều nữa, rất nhiều công ty phát triển nhà đất cũng đã học được một điều, là mang một bà cụ già nhỏ nhắn ra trước tòa án chẳng phải là một ý tưởng hay ho gì, vì bà cụ và căn nhà nhỏ bướng bỉnh của bà nằm giữa khu nhà chọc trời có thể làm thẩm phán hoặc bồi thẩm đoàn mủi lòng và cho bà cụ thắng kiện.
Ted Langphair
Những bài học từ Miến Điện
Trong cuộc bầu cử ngày 1-4-2012 để thay thế 45 ghế tại Quốc Hội Miến Điện, Liên Minh Quốc Gia Dân Chủ do Bà San Suu Kyi lãnh đạo đã thắng 43 ghế. Đó là một thành công to lớn không riêng cho Bà San Suu Kyi và đảng của bà mà là của toàn thể 60 triệu dân Miến Điện.
Biến
cố đó xảy ra như một phép lạ đã làm thế giới ngạc nhiên thán phục. Sau ngót 50
năm bị quân phiệt thống trị, Miến Điện đã lột xác để tiến lên dân chủ. Việt Nam
cũng đang bị độc tài, tham nhũng và bất công như Miến Điện. Chín mươi triệu dân
Việt cũng mong sớm thoát khỏi ách thống trị của CSVN để dân tộc có thể tiến
nhanh trên con đường dân chủ, phú cường và không còn bị Trung Cộng khống chế
như hiện nay.
Nhân
dịp nầy, chúng ta thử tìm xem đâu là những bài học từ Miến Điện?
Muốn
cho một cuộc đấu tranh đạt được thắng lợi, tối thiểu cần phải có đủ ba điều kiện,
đó là thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Trong trường hợp Miến Điện, chúng ta sẽ
xét đến các yếu tố đó qua hai mặt khách quan và chủ quan.
Trước
hết, về mặt khách quan, chúng ta thấy gì?
Trong
khi thế giới ngày càng dân chủ, giàu mạnh, thì Miến Điện, sau 50 năm dưới chế độ
quân phiệt độc tài, dân chúng ngày càng cơ cực và đất nước ngày càng suy yếu.
Vì bị các nước Tây phương trừng phạt và cấm vận, Miến Điện phải sống nhờ viện
trợ Trung Cộng, nhưng người Hoa ngày càng kiêu căng, ức hiếp Miến Điện, dân
chúng hết sức lo âu và bất mãn . Các tướng lãnh yêu nước thức thời đã thuyết phục
Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đưa ông Thein Sein, một tướng lãnh đã về hưu ra
tranh cử Tổng Thống nhằm thực hiện cải cách, mở đường dân chủ hóa Miến Điện để
cứu nguy tổ quốc.
Sau
hơn 30 năm canh tân, kinh tế phát triển không ngừng, ngày nay Trung Cộng đã trở
thành một cường quốc kinh tế, chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Trung Cộng ngày càng hống
hách, tuyên bố chủ quyền trên biển Đông theo hình lưỡi bò, gồm hết các quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa. Thế giới rất quan ngại trước mộng bá quyền của Trung Cộng
và quyền tự do lưu thông trên Biển Đông. Năm ngoái, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ
Clinton tuyên bố Hoa Kỳ đã trở lại Á Châu và duy trì vai trò siêu cường tại
vùng nầy. Hoa Kỳ đã tăng cường thế liên minh với Nhật Bản, Phi Luật Tân, Ấn Độ,
Úc Châu và đẩy mạnh hợp tác thương mãi và quân sự với Đài Loan và Việt Nam.
Các
cuộc cách mạng thành công tại Tunisia, Ai Cập và Libya từ Bắc Phi và Trung Đông
đã góp phần đẩy mạnh trào lưu dân chủ khắp nơi. Nhà cầm quyền Miến Điện thấy rõ
chế độ độc tài không thể kéo dài mãi, và
các chế độ đó chỉ tồn tại nhờ sự trấn áp của lực lượng an ninh và sự sợ hãi của
dân chúng. Khi bị áp bức quá đáng không thể chịu nỗi, dân chúng sẽ đứng lên đạp
đổ vì không còn gì để sợ.
Miến
Điện cũng đang vận động để được bầu vào chức vụ Chủ Tịch Hiệp Hội Các Quốc Gia
Đông Nam Á (ASEAN) năm 2014 và kêu gọi các nước Tây phương bãi bỏ cấm vận, vì
thế họ phải chứng tỏ cho thế giới thấy thiện chí cải thiện nhân quyền và dân chủ
của Miến Điện. Ngoài ra, các Tướng lãnh cũng thực tâm muốn thực hiện dân chủ từng
bước trong ôn hòa và trật tự để giúp đất nước không bị bạo loạn và bảo toàn được
tánh mạng cũng như tài sản của họ.
Về
mặt chủ quan, chúng ta thấy những điểm sau đây.
Trước
hết là sự hy sinh cao cả, tinh thần đấu tranh kiên cường, không khiếp sợ bạo lực
và niềm tin sắt đá về sự tất thắng vào cuộc đấu tranh bất bạo động của bà San
Suu Kyi và Đảng của bà.
Năm
1988, bà rời Anh quốc, về Miến Điện chăm sóc mẹ già đang điều trị tại bệnh viện.
Nhưng chỉ vài tuần sau khi bà hồi hương, ngày 8-8-1988 đã xảy ra biến cố sinh
viên biểu tình đòi dân chủ, quân đội Miến Điện đã thẳng tay đàn áp, bắn chết gần
5 ngàn người. Xúc đông và căm phẩn trước hành dộng dã man của quân phiệt, bà đã
cùng với các đồng chí thành lập Liên Minh Quốc Gia Dân Chủ để đấu tranh chống độc
tài quân phiệt. Vì nhu cầu hoạt động, bà đã không về đoàn tụ với chồng con tại
Anh. Dù bị cầm tù hơn 15 năm và được hứa sẽ trả tự do nếu chịu xuất ngoại, bà
đã nhất quyết ở lại tiếp tục cuộc đấu tranh. Ngay cả lúc chồng bà bị bệnh sắp
chết mà chính phủ không cho phép sang Miến Điện gặp bà nhưng họ lại khuyên bà
nên sang Anh quốc thăm chồng. Bà đã từ chối vì tin rằng nếu ra đi, bà sẽ không
được hồi hương. Do đó, chồng bà đã qua đời mà không được thấy mặt vợ trước khi
nhắm mắt. Sư hy sinh của bà ít có ai theo kịp!
Không
những thế, sự đàn áp và đe dọa của bạo lực không làm bà run sợ. Trái lại, bà đã
xem đó là thử thách và cơ hội rèn luyện tinh thần dũng cảm. Bà không oán hận những
người đã gây nên tội ác với đồng bào và cá nhân bà, vì bà nghĩ rằng họ cũng là
nạn nhân của thời cuộc. Bà chủ trương lấy tâm từ bi làm trọng điểm cho cuộc đấu
tranh và bà đã khuyên các đồng chí từng bị tù đày như bà: “Chúng ta không thể
quên quá khứ, nhưng không nên chỉ nhớ về quá khứ để nuôi hận thù”.
Chính
vì vậy, khi bà tuyên bố không trả thù và sẽ tôn trọng tài sản của những viên chức
chế độ cũ, các Tướng lãnh tin lời bà cũng như chính bà đã tin vào thực tâm đẩy
mạnh dân chủ hóa của Tổng Thống Thein Sein. Hai bên tin tưởng lẫn nhau, đó là một
yếu tố hết sức quan trọng.
Tổng
Thống Thein Sein đã trả tự do cho bà San Suu Kyi và hàng ngàn tù nhân chính trị,
đồng thời ban hành sắc lệnh cho phép công nhân được quyền tổ chức đình công,
báo chí hết bị kiểm duyệt và Internet khỏi bị kiểm soát nên dân chúng hết sức
vui mừng. Các tổ chức xã hội dân sự được tự do sinh hoạt trở lại, tạo nên không
khí cởi mở và dân chủ trước ngày bầu cử.
Liên
Minh Quốc Gia Dân Chủ là một tổ chức có thực lực, hoạt động kiên trì và được
dân chúng tin tưởng. Vì thế, dù đảng nầy đã bị chính quyền ngăn cấm và hàng
ngàn đảng viên, trong đó có bà San Suu Kyi đã nhiều lần bị khủng bố và cầm tù
trong nhiều năm, nhưng Liên Minh vẫn âm thầm hoạt động nên đến khi hoàn cảnh
cho phép, dù chỉ trong vài tháng ngắn ngũi, với sự lãnh đạo khôn khéo và uy tín
của bà San Suu Kyi, đảng đã có thể huy động quần chúng ủng hộ và đạt được thắng
lợi vẻ vang trong cuộc bầu cử vửa qua.
Chắc
chắn cuộc đấu tranh của nhân dân Miến Điện vẫn còn nhiều khó khăn trước mặt,
nhưng đến nay, chúng ta vẫn có thể học được nhiều kinh nghiệm từ Miến Điện, và
chúng ta phải quyết tâm kiên trì đẩy mạnh công cuộc đấu tranh cứu nguy dân tộc
và tổ quốc trong tinh thần vô úy, bao dung và bất bạo động.
Nguyễn Thanh Trang
Định mệnh và nghiệp quả
Định mệnh là gì?
Một số người tin rằng những diễn biến xảy ra trong cuộc đời đã được an bài sẵn. Khoa chiêm tinh (astrology) tin rằng những diễn biến trên quả địa cầu và tánh tình con người đều bị ảnh hưởng bởi những vị trí ngôi sao trên trời. Nếu ta sanh vào ngày tháng nào đó thì sẽ bị dấu ấn của những vì sao ảnh hưởng lên tánh tình và những diễn biến trong cuộc đời. Những người đó tin rằng ngay khi sanh ra là định mệnh đã an bài rồi, không ai chạy khỏi hết. Thí dụ người tuổi Sửu thì trong cuộc sống sẽ trải qua những năm thuận và năm kị tuổi. Năm thuận và kị như những cái đèn xanh đèn đỏ của đời người. Năm thuận thì gặp đèn xanh nhiều, làm gì cũng êm xuôi và năm kị thì trường hợp ngược lại.
Người đạo Ki tô giáo
tin rằng những gì xảy ra cho họ là do ý muốn của Đức Chúa Trời. Chúa đặt đâu ta
ngồi đó. Có người Chúa đặt vào hoàn cảnh giàu sang, còn người khác bị lâm vào
hoàn cảnh nghèo đói. Ta không cãi ý Chúa được. Ta cần cầu nguyện để cho Chúa
thương xót mà thay đổi hoàn cảnh cho ta. Có thể những hoàn cảnh khó khăn là những
thử thách nên ta không nên than trời trách phận. Một số con chiên còn mang mặc
cảm tội lỗi là mình đã làm gì khiến Chúa phật lòng nên Ngài mới đặt mình vào
hoàn cảnh khổ sở.
Người Phật tử thì
tin rằng định mệnh là nghiệp. Mình đang ở hoàn cảnh xấu là do mình tạo nghiệp xấu
từ kiếp trước. Mình nên "trả nghiệp" bằng cách chịu đựng một thời
gian thì nghiệp sẽ hết. Khi cái nghiệp xảy ra thì mình không thay đổi được. Nhiều
người cũng không muốn thay đổi vì e rằng làm như thế nghiệp sẽ nặng hơn. Giống
như thiếu nợ thì phải trả cho chủ nợ, cứ khất nợ hoài thì nó chồng chất, mình sẽ
trả không nổi. Có nghĩa là mình muốn thoát hoàn cảnh này thì sợ gặp phải hoàn cảnh
xấu hơn nữa, như tục ngữ có câu: chạy ông mồ mắc ông mả.
Những người tin hoàn
toàn vào định mệnh thì sẽ rất thụ động. Nói đúng hơn họ sợ làm cái gì đó khác
hơn để thay đổi hoàn cảnh, nên phải đứng yên cắn răng chịu đựng. Đó là những
người rất lo âu trước cái vô định của cuộc sống nên thích tin vào một đường lối
đã vạch định sẵn.
Quyền lựa chọn
Khi phân tích kỹ ta thấy rằng khoa chiêm tinh không có đưa ra một định mệnh
không thể thay đổi. Con người có quyền chọn lựa ngày tháng tốt để bắt đầu công
việc làm ăn quan trọng, chọn lựa chồng hay vợ hạp tuổi để tránh những mâu thuẫn
về tánh tình. Ngoài ra dân gian có câu: cái đức thắng cái số. Nếu ta ăn ở hiền lành thì nếu gặp "năm tuổi" thì sự xui
xẻo sẽ ít hơn. Ngày nay khoa học hiểu rằng mỗi người chúng ta đều có một nhịp
điệu sinh hóa (bio rhythm) thay đổi theo sức hút các ngôi sao. Ở phụ nữ, chu kỳ
kinh nguyệt có nhịp điệu sinh hóa thấy rõ. Khi ta bắt đầu công việc quan trọng
vào thời điểm nhịp sinh hóa cao thì dễ thành công hơn. Tuy nhiên ảnh hưởng của
nhịp sinh hóa không đáng kể so với ảnh hưởng của ý định (intention). Ngay khi
ta ở giai đoạn nhịp sinh hóa cao mà có ý định xấu (tham lam, hờn giận) thì ý định
sẽ làm biến đổi nhịp sinh hóa theo chiều xấu.
Đạo Ki tô cũng thế,
đề cao sự chọn lựa và ý định tốt. Chúa Jesus không lên án người đàn bà ngoại
tình bị dân làng muốn chọi đá cho chết, như người dân làng thường tin là định mệnh
của những người đàn bà ngoại tình. Ngược lại Chúa khuyên dân làng hãy dừng lại
và có những lời khuyên đề cao sự tha thứ. Chúa khuyên chúng ta nên có ý định tốt
và chọn lựa sự tha thứ để thoát khỏi định mệnh an bài. Khi hiểu được ý nghĩa
câu chuyện này thì ta thấy rõ rằng ta có quyền chọn lựa 2 con đường: con đường buộc tội và con
đường tha thứ. Con đường buộc tội
là con đường của định mệnh: ta buộc tội và bị người khác buộc tội lại. Con đường
tha thứ là con đường của giải thoát.
Nghiệp trong Phật
giáo cũng là một sự chọn lựa. Ta có quyền chọn lựa tạo dựng cơ sở của những
nghiệp tốt, như cố gắng học hành để giúp ích xã hội. Ta có quyền chọn lựa nghiệp
xấu như hút sách và rượu chè, như thế ta đạp phá những tiềm năng tốt. Thí dụ
như uống rượu đến xơ gan làm sức khỏe suy tổn.. Thoạt đầu ta có sự tự do chọn lựa
nhưng nếu ta chọn con đường rượu chè, xì ke ma túy thì dần dần khả năng chọn lựa
của ta bị mất dần. Khi bị nghiện rồi thì ta hoàn toàn mất sự tự do chọn lựa và
trở thành nô lệ cho những thói quen xấu này. Những căn bệnh hiểm nghèo kéo đến
làm khả năng thay đổi cuộc sống càng khó hơn gắp ngàn lần.
Thế nào là nghiệp?
Nghiệp (karma) không có gì huyền bí hết, nghiệp là tác động của những động lực.
Động lực đó có thể ở dạng thân, khẩu hay ý. Bất kỳ lực (force) nào cũng gây ra
phản lực (counter force). Cái mục đích của lực và phản lực là để trở lại điểm
yên tịnh ban đầu (initial stillness). Thí dụ như con lật đật, ta đẩy nó qua bên
phải thì nó bật trở về bên trái. Cuối cùng là nó đứng yên một chỗ. Sự đứng yên
một chỗ có thể coi là niết bàn hay thiên đàng vì nó tượng trưng cho trạng thái
bình thản, không căng thẳng đau khổ.
Nói về cường độ của
phản lực thì trên thế giới vật chất ta có: ý nghĩ yếu hơn lời nói, và lời nói yếu
hơn hành động. Thí dụ phản ứng của ta trước lời phê bình mà ta không thích: ta
chửi thầm người ta ghét (ý) hậu quả ít hơn là ta la lối chửi người đó trong buổi
tiệc (khẩu). Hậu quả của lời chửi bới ít hơn là hậu quả ta nhảy lại đánh người
đó bầm mình (thân).
Xã hội chỉ có hình phạt khi ta làm chấn thương người khác, còn tôn giáo thì muốn khuyên ta nên trị tận gốc nghiệp dữ bằng cách dừng suy nghĩ giận dữ lại. Khi ý khởi dậy thì nó tạo một tiềm năng hành động (potential of action) rồi. Thí dụ nói theo phàm tục, khi cái ý ghét đã khởi dậy rồi thì ta muốn chửi cho đã miệng. Chửi thầm thì ngủ không được.. Nhưng khi chửi bằng miệng mà bị đối phương chửi lại thì ta càng tức hơn. Nếu ta dằn không được đi đánh lộn đến bị thương tích hay bị bỏ tù, về nhà lại càng tức hơn nữa. Như thế mà ta cứ tạo nghiệp thân-khẩu-ý thành một chuỗi lực và phản lực (chain of action and reaction).
Xã hội chỉ có hình phạt khi ta làm chấn thương người khác, còn tôn giáo thì muốn khuyên ta nên trị tận gốc nghiệp dữ bằng cách dừng suy nghĩ giận dữ lại. Khi ý khởi dậy thì nó tạo một tiềm năng hành động (potential of action) rồi. Thí dụ nói theo phàm tục, khi cái ý ghét đã khởi dậy rồi thì ta muốn chửi cho đã miệng. Chửi thầm thì ngủ không được.. Nhưng khi chửi bằng miệng mà bị đối phương chửi lại thì ta càng tức hơn. Nếu ta dằn không được đi đánh lộn đến bị thương tích hay bị bỏ tù, về nhà lại càng tức hơn nữa. Như thế mà ta cứ tạo nghiệp thân-khẩu-ý thành một chuỗi lực và phản lực (chain of action and reaction).
Sở dĩ chiến tranh
trên thế giới xảy ra liên tục là vì con người không có đời sống tâm linh, dùng
sự giết chóc để mong cầu trở về chỗ yên tịnh ban đầu. Người lính cảm tử quân Hồi
giáo có cái ảo tưởng rằng khi giết chết kẻ thù ngoại đạo họ sẽ được sống trên
thiên đàng, có nghĩa là trở về chỗ yên tịnh ban đầu. Đó là sự lầm lẫn vô cùng
tai hại vì khi họ tạo một động lực căm thù thì sẽ để lại cái phản lực căm thù,
như thế cứ lưu truyền mãi không ngừng trên thế gian từ thế hệ này qua thế hệ
kia.
Tuy nhiên nghiệp lực, khác như dân gian nghĩ, là khi kiếp trước ta lỡ ăn trộm người nào đó 10 đồng thì kiếp này ta phải trả lại 10 đồng chẵn. Trên phương diện tâm linh, cái điểm yên tịnh ban đầu có được không phải khi ta trả lại 10 đồng mà khi ta nhận thức ta nên vui lòng bỏ qua khi bị người khác giựt tiền rồi thực hiện được điều đó. Khi đọc những thí dụ của nhà soi kiếp E. Cayce thì ta thấy rằng chỉ có sự vui lòng bỏ qua thì con người mới "trả" được cái nghiệp.
Tuy nhiên nghiệp lực, khác như dân gian nghĩ, là khi kiếp trước ta lỡ ăn trộm người nào đó 10 đồng thì kiếp này ta phải trả lại 10 đồng chẵn. Trên phương diện tâm linh, cái điểm yên tịnh ban đầu có được không phải khi ta trả lại 10 đồng mà khi ta nhận thức ta nên vui lòng bỏ qua khi bị người khác giựt tiền rồi thực hiện được điều đó. Khi đọc những thí dụ của nhà soi kiếp E. Cayce thì ta thấy rằng chỉ có sự vui lòng bỏ qua thì con người mới "trả" được cái nghiệp.
Nói một cách khác, sở
dĩ ta mang cái nghiệp (bị phản lực/quả) vì ta không nhận thức được những đau khổ
mà ta đã tạo ra cho người khác (lực đã tạo/nhân), nên cái nghiệp nó xảy ra khiến
ta bị đau khổ để ta thông cảm nỗi khổ của người kia. Lúc có sự thông cảm thì lực
và phản lực sẽ trung hòa với nhau. Nhưng nếu trong đau khổ, ta lại thù người đó
thì sanh thêm cái nghiệp nữa, và như thế sẽ tạo ra cái vòng lẩn quẩn mà Phật gọi
là bánh xe luân hồi.
Tha thứ là giải thoát khỏi
định mệnh
Hiểu được lực nhân
quả tương tác ở nội tâm thì ta mới hiểu được tại sao các vị lãnh tụ tôn giáo
kêu gọi sự tha thứ. Nếu không có tha thứ thì không ai có thể trở về cái vị trí
an lạc ban đầu được. Ý nghĩa cứu thế của Chúa Jesus là Ngài tự nguyện tha thứ
những người hại Ngài, như một gương sáng giúp nhân loại vượt qua được sự vay trả
đời đời của hận thù. Thù qua ghét lại có thể coi như là tội nguyên thủy của
loài người. Tha thứ mới là phép mầu nhiệm thật sự. Phép mầu này ít ai nhận thấy
được vì nó trong sáng trong sự khiêm nhượng tột bực chớ không phải là sự màu mè
hào nhoáng của Superman hay điệp viên 007 làm được những điều phi thường.
Hiểu như thế Chúa cứu
thế không đến với ta từ hành tinh khác mà Chúa sẽ hiện diện trong chính ta nếu
ta thực hiện được sự tha thứ trong đời ta. Khi sống trong khiêm nhượng và tha
thứ thì ta như con nhộng xé được cái vỏ của ngạo mạn để trở thành con bướm muôn
màu. Ta không đợi đến khi chết mới được Chúa rước. Khi ra khỏi được cái vỏ của
ngạo mạn thì ngay trong giây phút đó ta thấy Chúa hiện diện trong lòng ta.
Phật thì khuyên ta
nên hỷ xả, có nghĩa là bỏ qua trong sự vui vẻ. Ở dưới biển, có một loài cua
thích sống trong vỏ sò (hermit crab), khi cua lớn lên thì nó phải vui vẻ bỏ cái
vỏ sò nhỏ để tìm cái lớn hơn chọn làm nhà. Hỷ xả cũng như thế, là từ bỏ sự nhỏ
mọn để nhìn thấy sự rộng lượng. Hỷ xả là một phương pháp trị cái bịnh của ngã
(cái tôi). Nếu ta cứ bám vào tiền tài, sắc đẹp, danh lợi thì cái lòng tham và
sân của ta càng ngày càng lớn. Khi cảm thấy ta được càng nhiều (sở đắc) thì ngạo
mạn càng tăng theo. Sự đời vô thường làm cho ta không bao giờ giữ được mãi mãi
những gì mình muốn vì thế lòng tham ngày càng tăng trưởng. Khi có ai tước đoạt
những gì ta đang được thì ta sanh lòng bực tức sân hận.
Tham và sân là
nguyên nhân chính của lo âu. Tham có thể hiểu theo nghĩa rộng là muốn đem về
cho ta vì sợ để lâu thì ta sẽ hết được phần lợi đó. Sân là sự bực bội khi gặp
hoàn cảnh nghịch ý ta. Bề mặt bạo động của sân là chửi bới đánh lộn, còn mặt thụ
động là "tự ái", hờn dỗi để bụng. Bụt dạy ta nên thấy cái vô thường của
cuộc đời để lúc được thì không tham và lúc mất thì không sân. Ta phải tập hạnh
hỷ xả thì mới phát triển từ bi được. Ta không thể nào thương được người mà ta
không tha thứ!
Tại sao tôn giáo nào
cũng khuyên con người bố thí? Ta có thể hiểu tham, sân, si trên lý thuyết nhưng
chỉ có hành động thực hiện sự ban cho mới giúp ta nhận thức rõ những hạn chế của
ta. Thí dụ như khi cho mà ta thấy còn quyến luyến vật ta muốn cho thì lúc đó mới
chợt nhận ra mình còn lòng ham muốn. Khi bớt lòng ham muốn đem về cho mình rồi
thì mình mới thông cảm kẻ khác được. Đây là cách bố thí nhận thức của người có
căn cơ cao. Người căn cơ thấp thì áp dụng bố thí trao đổi chớ không phải bố thí
nhận thức. Bố thí trao đổi là bố thí để được hưởng phước lộc. Ta cho để lấy
lòng đấng nào đó mà ta thờ phụng. Ta bố thí để được Chúa hay Phật ban phước
lành hay phù hộ. Chỉ có bố thí nhận thức mới giúp ta phát triển tâm linh được.
Thực tập tâm tĩnh lặng
Làm người ai cũng muốn thay đổi cuộc sống cho nó tốt đẹp hơn. Khi thay đổi
không được hay không dám thay đổi thì ta đổ thừa cho số phận hay định mệnh.
Hoàn cảnh rất khó thay đổi khi ta duy trì tập quán, thói quen cũ. Nếu ta bị tiểu
đường mà không chịu bỏ cái sở thích ăn đồ béo ngọt (tham) thì bịnh làm sao mà hết
được. Một số người thì mong có phép lạ để được cứu khỏi hoàn cảnh khổ. Có nghĩa
là họ muốn ăn cho ngon miệng sau đó thì cầu xin phép lạ không bị tiểu đường. Nếu
phép lạ không đến thì họ sẽ có hai phản ứng. Phản ứng thứ nhất là mất hết niềm
tin ở một đấng nào đó mà họ tin tưởng. Thí dụ người công giáo mất niềm tin ở
Chúa cứu thế, còn phật tử thì mất niềm tin nơi Phật Bà Quan Âm hay Phật A Di
Đà. Phản ứng thứ hai là mang mặc cảm tự ti vì một số người nghĩ rằng họ bị tội
nhiều quá hay nghiệp nặng quá nên không được cứu rỗi.
Nói về sân hận, khi
ta không thay đổi ý mà ráng kềm chế miệng lưỡi hay thân thể thì mặc dù ta không
tạo nghiệp dữ nhưng cảm thấy rất khổ sở, gò bó khó chịu. Khi ta nuôi dưỡng những
suy nghĩ bực bội sân hận chắc không có phép lạ nào giúp cho ta an tâm để ngủ
ngon được. Nói theo nhân quả, ta tạo một động lực nhân thì cái phản lực quả sẽ
núp chờ đâu đó. Rồi sự căng thẳng nội tâm ngày càng tăng dần đến một lúc ta hết
đè nén nổi và gây ra nghiệp qua lời nói hay hành động. Đó là lúc cái phản lực xảy
ra ngoài thế giới vật chất để làm dịu bớt cái lực tư tưởng của sân hận đang bị
đè nén. Tuy nhiên đa số không trở về được cái trạng thái yên tịnh an lạc ban đầu
vì lý do dễ hiểu là khi ta chửi mắng người ta ghét thì có bao giờ họ chịu để
cho ta yên thân đâu. Sớm muộn gì họ sẽ tìm cách trả đũa. Đó là cái vòng lẩn quẩn
của nghiệp vay trả.
Tâm lý học cho ta thấy
rõ sự lý luận và tranh luận không làm giảm được tham và sân. Khi lý luận ta hiểu
được mọi chuyện nhưng những hiểu biết đó không có khả năng thăng hoa
(sublimation) được tham và sân thành những tình cảm tốt đẹp hơn. Đôi khi tranh
luận đúng sai nhiều còn tạo thêm sân nữa. Những nghiên cứu chụp hình não bộ cho
ta thấy rằng khi lý luận ta chỉ xài vỏ não bộ (cortex) và không liên kết được với
những miền sâu hơn trong não bộ, nơi tình cảm xuất phát. Hiện tượng này phân
tâm học gọi là hợp lý hóa (rationalization). Khi ta dùng lăng kính hợp lý hóa
trong cuộc sống thì dễ sanh ra thành kiến chia rẽ con người. Thí dụ ta nghĩ màu
đen là màu của tội lỗi vì thế người da đen là kẻ xấu.
Chỉ có khi ta tập
tâm tĩnh lặng thì ta mới có khả năng hiểu qua sự cân bằng của trí tuệ và tình cảm.
Cái hiểu này toàn diện hơn là cái hiểu qua suy luận. Suy luận thường hay trừu
tượng và chỉ giúp ta hiểu được một khía cạnh nhỏ của cuộc đời. Những bậc thánh
nhân đều phải trải qua giai đoạn thực tập tâm tĩnh lặng rồi mới thấy được ánh
sáng của chân lý. Chúa Jesus đã vào sa mạc để cầu nguyện trong tĩnh lặng. Chỉ
khi Ngài cảm nhận được ánh sáng của Thượng Đế thì Ngài mới đủ can đảm chịu cái
chết đau đớn trên thập tự. Đức Phật Thích Ca đã ngồi với tâm tĩnh lặng dưới cây
bồ đề 49 ngày. Nhờ thế Ngài mới hiểu được ý đồ lừa bịp của ma vương Maya, chiến
thắng ma vương và giác ngộ được chân lý. Có lẽ lúc Phật còn tại thế, người dân
thời đó có nhiều mê tín trong việc tôn thờ nên Bụt gọi Ánh sáng chân lý là Phật
tánh chớ không gọi là Thượng đế. Hiểu theo Phật giáo, Thượng đế không phải là
Cha mà là Chân lý tối cao.
Hiểu bằng ý thức khi tâm tĩnh lặng rất khác với cái hiểu của suy nghĩ. Những
nghiên cứu đo điện từ não bộ (EEG) cho thấy rằng khi tâm tĩnh lặng thì những
làn sóng não thay đổi rõ rệt, từ dạng sóng (beta waves: 15- 45 Hz) trở thành dạng
sóng (alpha waves: 8-12 Hz) và (theta waves: 3-7 Hz). Sóng thường thấy ở những
người suy nghĩ lăng xăng, còn sóng và được thấy khi ta thư giãn. Sóng còn được
gắn liền với khả năng sáng tạo. Hình fMRI scan cho thấy khi tâm tĩnh lặng, máu
dồn về những vùng của não bộ tạo cảm giác thoải mái hạnh phúc và có sự liên kết
hài hòa giữa vỏ não và những vùng sâu hơn của não. Nói một cách khác, tâm tĩnh
lặng đồng bộ hóa (synchronize) nhiều vùng trong não bộ giúp ta liên kết được
nhiều mạch thần kinh và nhờ đó mà mở rộng tầm nhận thức ra.
Tóm lại
Định mệnh có hay
không là do ta. Khi ta biết tập những phương pháp mở rộng nhận thức tâm linh
thì cái khả năng ta thay đổi cuộc đời rất cao. Nếu ngược lại ta thụ động đổ thừa
cho số mạng hay ngồi đó chờ một phép lạ xảy ra thì lúc đó định mệnh có thật vì
ta không tận dụng khả năng thay đổi cuộc sống của ta. Nói một cách khác, nếu ta
tin có ma thì sẽ gặp ma, ta tin có Phật hay Chúa thì sẽ gặp những đấng mà ta
tin.
Nếu có người ở trình độ thấp thì tin vào định mệnh cũng có cái lợi của nó là lòng tin đó giúp họ chấp nhận những biến cố xấu và trải qua những đau khổ cuộc đời dễ dàng hơn. Họ không than trời trách phận hay sanh lòng ganh ghét hoặc hận thù vì "đó là số mệnh của mình".
Tuy nhiên nếu ta có trình độ cao thì nên tập những phương pháp giúp tâm tĩnh lặng vì đó là phương pháp nhanh và gọn để "chuyển nghiệp" dẫn ta đến hạnh phúc ngay trong đời này. Phương pháp này cũng giúp ta hiểu các tôn giáo một cách sáng tạo chớ không kẹt vào chữ nghĩa văn tự nữa.
Nếu có người ở trình độ thấp thì tin vào định mệnh cũng có cái lợi của nó là lòng tin đó giúp họ chấp nhận những biến cố xấu và trải qua những đau khổ cuộc đời dễ dàng hơn. Họ không than trời trách phận hay sanh lòng ganh ghét hoặc hận thù vì "đó là số mệnh của mình".
Tuy nhiên nếu ta có trình độ cao thì nên tập những phương pháp giúp tâm tĩnh lặng vì đó là phương pháp nhanh và gọn để "chuyển nghiệp" dẫn ta đến hạnh phúc ngay trong đời này. Phương pháp này cũng giúp ta hiểu các tôn giáo một cách sáng tạo chớ không kẹt vào chữ nghĩa văn tự nữa.
Bất kỳ độc giả ở tôn
giáo nào, khi mỗi người trong chúng ta phát triển được ý thức tâm linh qua tâm
tĩnh lặng thì ý thức này sẽ cộng hưởng với nhau. Rồi một ngày nào đó nó sẽ trở
thành ý thức tâm linh cộng đồng (collective spiritual consciousness) làm xoay
chuyển xã hội vật chất. Chúng tôi hy vọng sẽ có một ngày ý thức tâm linh cộng đồng
sẽ phát triển đến độ mà con người sẽ nhận thức rằng những tôn giáo đều hướng về
một con đường chung: đó là con đường tâm
linh (spiritual way). Lúc đó con người sẽ
sống hạnh phúc an bình ở một kỷ nguyên mới.
BS Thái Minh Trung
- Trung Quốc bắt 1.000 "tội phạm trên Internet"
-Chúng
tôi xin mạn phép chính quyền tỉnh Kontum đạo đạt lên Quý Vị lãnh đạo
cao nhất Nước qua lá thư ngỏ này ước nguyện của mấy ngàn người có đạo
tại một vùng đã không được hưởng quyền tự do tôn giáo mấy chục năm qua
(1972-2012)! Việc trình lên Quý Ngài lãnh đạo tối cao không nhằm tìm ân
huệ hay giúp đỡ can thiệp, nhưng để làm trọn nhiệm vụ kính báo.
---Một đối tác của Vinashin bị đề nghị truy tố (NLĐ)
- Cơ quan CSĐT - Bộ Công an vừa kết thúc điều tra, đề nghị truy tố
Nguyễn Quốc Tuấn, nguyên giám đốc Công ty Cổ phần Kỹ thuật Đông Nam Á
(Công ty Đông Nam Á), về hành vi “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản”.
Theo kết luận điều tra, từ cuối năm 2007, lợi dụng việc ký kết hợp đồng bán hơn 4.500 tấn thép trị giá 58 tỉ đồng cho Nhà máy Đóng tàu Bến Thủy (thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Nam Triệu,Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam - Vinashin), ông Nguyễn Quốc Tuấn đã yêu cầu đối tác chuyển gần 16 tỉ đồng cho công ty. Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền, ông Tuấn tìm nhiều cách thoái thác không thực hiện hợp đồng giao hàng, đồng thời chiếm dụng số tiền trên chi tiêu vào mục đích cá nhân.
Trong vụ án này, Cơ quan CSĐT cũng đề nghị truy tố Dương Đức Thành, nguyên phó trưởng phòng kế toán Nhà máy Đóng tàu Bến Thủy, về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
- Thêm 4 nghi can bị bắt trong vụ tham nhũng Vinashin – (VOA).
-Khởi tố nguyên phó tổng giám đốc Vinalines -Theo điều tra ban đầu, các đối tượng trên đã thông đồng lập dự án, ký khống hợp đồng thanh toán mua một con tàu cũ, nâng khống hàng tỉ đồng để chia nhau
(NLĐ) - Ngày 7 - 4, nguồn tin từ Cơ quan An ninh Điều tra - Bộ Công an cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, khám xét nơi ở, nơi làm việc của 4 đối tượng gồm: Bùi Quốc Anh (trú tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa - Hà Nội), nguyên phó tổng giám đốc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines); Đỗ Thị Bích Thủy (trú tại phường Tân Mai, quận Hoàng Mai - Hà Nội), nguyên phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên vận tải Biển Đông; Hoàng Gia Hiệp, nguyên giám đốc Công ty Cho Thuê tài chính Công nghiệp tàu thủy; Ngô Văn Nhuận (trú tại phố Nhân Hòa, quận Thanh Xuân - Hà Nội), nguyên phó kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước Khu vực 7, về hành vi tham ô tài sản.
Theo điều tra ban đầu, các đối tượng trên đã thông đồng lập dự án, ký khống hợp đồng thanh toán mua một con tàu cũ, nâng khống hàng tỉ đồng để chia nhau.
N.Quyết--Khởi tố nguyên phó tổng giám đốc Vinalines
- Tại Công ty Thuốc lá Thăng Long: Có dấu hiệu gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng (DV).
- Lợi vào tay ai? Công ty trong nước mua nợ giúp Vinashin thoát kiện (VnEx 6-4-12) -- "Đối tác đề nghị mua lại nợ của Vinashin là một tập đoàn đa ngành của Việt Nam có tiềm lực tài chính mạnh, hiện có trong tay hàng trăm triệu đôla Mỹ, có thể trả ngay lập tức toàn bộ nợ của Vinashin với giá gốc. Đây là doanh nghiệp có quản trị tốt, mức tăng trưởng lợi nhuận và doanh thu hàng năm tương đối cao" Quản trị tốt? Bà Nguyễn Thanh Phượng (ái nữ thủ tướng, chủ tịch VietCapital) quá khiêm nhường! Phải nói là "quản trị hết sẩy!" -1.5 tỷ đôla sai phạm ở công ty nhà nước bbc-
In Vietnam, chỉ có một đường sống: Làm Quan.
Toyota Land Cruiser V8, mang BKS: 80A- 014.57- do một Cty Cổ phần thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (mua với giá 2,605 tỷ đồng) tặng Bộ GTVT.
Chiếc xe chở Bộ trưởng GTVT gặp tai nạn-Xe chở Bộ trưởng Đinh La Thăng gặp tai nạn-Mấy ngày qua rộ lên thông tin Bộ trưởng Bộ GTVT, Phó Chủ tịch thường trực UB ATGT quốc gia Đinh La Thăng bị tai nạn giao thông.
-Theo:-LÁO CŨNG CẦN NHÂN BẢN- BS Hồ Hải
- -Nakurnjak
Huỳnh Văn Úc
Thưa Ngài Tổng thống kính mến
Tôi tên là Radmilla Kus, mọi người vẫn gọi tôi vắn tắt là bà Kus, năm mươi tuổi kính gửi Ngài lời chào nồng nhiệt với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ. Tôi ngưỡng mộ Ngài vì Ngài tuổi trẻ tài cao, tuổi Ngài chưa quá năm mươi và phu nhân Tổng thống chưa quá bốn mươi. Đó là một hồng phúc cho đất nước ta, dân tộc ta vì được dẫn dắt bởi một người trẻ tuổi. Tôi ngưỡng mộ Ngài vì Ngài đã thắng vang dội trong một cuộc bầu cử dân chủ, tôi tự hào vì trong thắng lợi của Ngài có lá phiếu của tôi. Điều đó chứng tỏ nền dân chủ của đất nước chúng ta cao gấp vạn lần phần còn lại của thế giới. Vì trên thế giới còn nhiều đau khổ này vào đầu thế kỷ 21 vẫn còn có quốc gia ở đó quyền thống trị được cha truyền con nối đến ba đời, có quốc gia mà người mắc bệnh hiểm nghèo sắp kề miệng lỗ vẫn quyết tâm ra tranh cử tổng thống một nhiệm kỳ nữa, có quốc gia mà tổng thống của nó có thể trị vì đến nhiệm kỳ thứ tư trong đời tuy có một sự gián đoạn nho nhỏ giữa nhiệm kỳ thứ hai và thứ ba, có quốc gia xem xuống đường biểu tình là một trọng tội cần phải đàn áp...
-Bùi Ngọc Tấn - Người chăn kiến (BBC 8&9-4-12) -- Bài P/v dài của Phạm Tường Vân ◄◄
Ông Nguyễn Tường Thụy trong 1 lần đi biểu tình chống Trung Quốc lấn chiếm Hoàng Sa
Một vài lối hành xử của công an nhân dân.RFA file
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh” – “Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân quên mình”
Chúng tôi sẽ không bao giờ vì chuyện họ tiếp tục hành xử thô bạo như vậy, họ cứ tiếp tục lờ đi không giải quyết đơn, nếu có những hành vi vi phạm về quyền con người, có những hành động bắt người trái luật như đã xảy ra trong thời gian qua; bản thân tôi còn tiếp tục kiện và những người trong hoàn cảnh của tôi- những người bạn của tôi, họ cũng sẽ làm như thế.
TTO - Báo China Daily ngày 9-4 cho biết từ giữa tháng 2-2012
đến nay, thực hiện chiến dịch chống “tội phạm trên Internet”, cảnh sát
Bắc Kinh đã bắt giữ 1.065 nghi can và xóa hơn 208.000 “thông điệp có hại
trên mạng”.
Tuy nhiên, họ không nêu cụ thể những người bị bắt bị buộc tội gì.
Chiến dịch khôi phục trật tự trên Internet tập trung chủ yếu vào việc
chặn bắt trên các diễn đàn và các mạng xã hội những lời kêu gọi lật đổ
chính quyền, những tin đồn chính trị và các thông tin “có hại” khác.
Theo Tân Hoa xã, trong vòng hai tháng đã có 16 trang web tham
gia “tạo ra và gieo rắc các tin đồn” bị đóng cửa. Chính quyền Trung Quốc
đang hoàn thành việc thành lập tại các thành phố lớn hệ thống đòi hỏi
cung cấp các dữ liệu về tên thật và số giấy tờ khi đăng ký sử dụng các
dịch vụ chính trên micro-blog.
Hiệp hội Internet Trung Quốc hôm 8-4 đã kêu gọi các công ty Internet
đẩy mạnh kỷ luật và ngăn chặn tình trạng lan tràn tin đồn trên mạng.
Hiệp hội cho rằng "việc gieo rắc tin đồn qua Internet đã trở thành vấn
nạn xã hội nghiêm trọng, làm tổn hại đến lợi ích của dân tộc, phá hoại
an ninh quốc gia và ổn định xã hội”.
Hai cổng Internet chính của Trung Quốc là http://www.sina.com/ và http://www.qq.com/ đã bị chỉ trích và bị cơ quan thông tin Internet của nước này phạt khi cho phát tán tin đồn và những thông tin vi phạm khác.
Hai website khác là weibo.com và t.qq.com đã bị buộc ngưng chức năng
bình luận trong bốn ngày để “dọn” sạch tin đồn hay những thông tin vi
phạm trên trang.
HẠNH NGUYÊN (Theo China Daily)
-Nguồn-Vĩnh Phúc: Viện nói vậy...Tòa múa “gậy” làm sao!?
Thủ phạm chính của vụ án thì cao chạy xa bay, ôm tiền chạy ra nước
ngoài mua cổ phần trở thành ông chủ. Quyết định truy nã đã phát ra và
nhờ Interphol giúp sức nhưng chưa có kết quả . Đã có tới 3 KLĐT khác
nhau làm nguồn cho VKS ra cáo trạng số 07 ngày 4-2-2012 để truy tố các
bị can ra trước TAND Tỉnh Vĩnh Phúc để xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ
quyền hạn theo khoản 3 điều 281 BLHS ”...với khung hình phạt từ 10 - 15
năm tù.
Nhìn vào cáo trạng số07/KSĐT-HS-P1 ngày 4-2-2012 của VKSND Tỉnh Vĩnh
Phúc giới chuyên môn thấy “ngại” cho các quan tòa trong phiên sơ thẩm
của TAND Vĩnh Phúc sắp tới vì khá nhiều nội dung thể hiện trong cáo
trạng xem ra vẫn chỉ là tài liệu chứ chưa phải là chứng cứ để buộc tội
các bị can
VKS có gọt chân các bị can cho vừa chiếc giày cáo trạng !?
Một tiền lệ bất thành văn : Kết luận điều tra của CQĐT là nguồn cho cơ
quan VKSND nghiên cứu để ra cáo trạng truy tố buộc tội bị can, cáo trạng
là nguồn để HĐXX xét hỏi thẩm vấn công khai làm rõ để luận tội.
Vụ án: Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong dự án trang trại Đồng Tâm TP
Vĩnh Yên cũng sẽ không là trường hợp ngoại lệ. Kết quả điều tra mà VKS
làm “nguồn” ở đây là các KLĐT số 41, KLĐT số 62, KLĐT 04 với những kết
luận không đồng nhất thì VKS dựa vào KLĐT nào? 41, 62 hay 04 để ra cáo
trạng 07 ngày 4-2-2012?
Đọc xong 47 trang cáo trạng thì thấy người viết cáo trạng dường như đã
làm một việc quá sức mình khi cố gắng buộc tội các bị can vào tội danh
Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ khi chưa có đủ các
yếu tố cần và đủ.
Trong một công văn gửi CQCSĐT công an Vĩnh Phúc trả lại hồ sơ để điều
tra bổ sung ngày 24-10-2011 do phó viện trưởng VKSND Vĩnh Phúc ký đã gọi
vụ án này với cái tên: Vụ án Nguyễn Ngọc Quyền và đồng phạm phạm tội
lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ nhưng đến nay thì
hình như vai trò “đầu vụ” trong vụ án này hình như đã được thay thế bằng
ông Lại Hữu Lân cựu chủ tịch UBND TP cựu bí thư thành ủy Vĩnh Yên khi
tên ông này đã được lên hàng đầu danh sách các bị can.
Bóng dáng vai trò chủ mưu đích thực của Nguyễn Anh Quân kẻ đang trốn
lệnh truy nã vẫn bao trùm lên số phận pháp lý của các bị can nguyên là
công chức nhà nước trong toàn bộ 47 trang cáo trạng.
Trong phần kết luận của cáo trạng nói về Nguyễn Anh Quân có đoạn: “Đối
với Nguyễn Anh Quân là người khởi xướng trong việc xin đất dự án làm
đô thị để chuyển nhượng kiếm lời nhưng hình thức ban đầu là hợp thức đất
xin làm trang trại, khi được đất mới chuyển mục đích sử dụng đất sang
dự án đô thị. Để thực hiện mục đích của mình Quân đã dùng mối quan hệ,
lợi ích vật chất tác động và bàn với Lại Hữu Lân, Quyền để chỉ đạo cán
bộ cấp dưới quyền hợp thức các thủ tục xin thu hồi giao đất mang danh
UBND phường Đồng Tâm làm chủ đầu tư dự án trang trại sau đó mới giao đất
cho Quân, Tâm và chuyển mục đích sử dụng từ dự án trang trại sang dự án
đô thị…. Mặc dù chưa chưa BTGPMB xong toàn bộ dự án nhưng Quân vẫn tích
cực tác động từ UBND TP Vĩnh Yên để được giao đất tai thực địa , chưa
được cấp có thẩm quyền phê duyệt vẫn tự ý thực hiện san lấp mặt bằng tổ
chức hợp thức các văn bản trái pháp luật chuyển nhượng dự án dưới hình
thức thay đổi chủ đầu tư dự án cho công ty cổ phần bất động sản AZ để
thu lợi”.
Đây là nhận định khách quan mà cáo trạng đã đề cập nhưng rất tiếc lại
chưa chính xác với bản chất vụ án. Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì khởi xướng có nghĩa là: Nêu ra đầu tiên để cho nhiều người hưởng ứng cùng làm theo (tr 923). Nếu hiểu theo nghĩa này thì cáo trạng của VKS đã nhầm khi gọi Nguyễn Anh Quân là người khởi xướng.
Còn nếu xác định Nguyễn Anh Quân là chủ mưu thì theo Đại từ điển Tiếng Việt chủ mưu có nghĩa là kẻ đề ra và chỉ đạo thực hiện một mưu mô nào đó (tr 389) thì hoàn toàn thỏa mãn với nhận định trên của cáo trạng.
Cả 8 bị can đều bị cáo trạng buộc vào tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo khoản 3 điều 281 BLHS:
“Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ,
quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích nhà nước, của xã
hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân thì bị phạt ..k3. Phạm tội gây
hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ
mười năm đến mười lăm năm..”
Hành vi làm trái công vụ của các bị can được cáo trạng miêu tả khá rõ
nhưng yếu tố vụ lợi là điều kiện tiên quyết để xem xét mục đích động cơ
phạm tội , hậu quả gây thiệt hại của từng bị can cũng cần phải tính đến
nhưng rất tiếc cáo trạng đã chưa làm được điều này.
Chúng tôi xin trích nhận định của VKSND Tỉnh Vĩnh Phúc trong cáo trạng
về hành vi phạm tội của từng bị cáo để thấy sự “lỏng lẻo” thiếu thuyết
phục làm khó các quan tòa của cáo trạng:
Với bị can Lại Hữu Lân nguyên chủ tịch UBND TP Vĩnh Yên cáo trạng quy kết: “Trên
cương vị chủ tịch UBND TP Vĩnh Yên vì động cơ vụ lợi và động cơ cá nhân
khác Lại Hữu Lân đã lợi dụng chức năng nhiệm vụ được giao để làm trái
công vụ , để đạt được mục đích tư lợi cho Quân Tâm và cá nhân Lại hữu
Lân. Hành vi phạm tội của Lại Hữu Lân và các đồng phạm khác đã
gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về kinh tế cho nhà nước và nhân dân
nhưng nguy hiểm hơn khiến nhân dân nghi ngờ, không tin tưởng vào hoạt
động đúng đắn của các cấp chính quyền địa phương từ phường đến thành phố
và các cơ quan bảo vệ pháp luật dẫn đến gửi đơn thư vượt cấp tới các cơ
quan trung ương đề nghị giải quyết làm ảnh hưởng xấu về chính trị, giảm
sút uy tín của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại địa phương
. Hành vi phạm tội nêu trên của Lại Hữu Lân đã phạm vào tội Lợi dụng
chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo quy định tại khoản 3
điều 281 BLHS” Về động cơ vụ lợi của bị cáo Lại Lân cáo trạng đưa ra
chứng cứ: “Do giúp Quân, Tâm đạt mục đích có diện tích đất nông nghiệp
lớn (hơn 25 ha) traí pháp luật , sau đó chuyển thành đất đô thị kiếm lời
nên đầu năm 2009 Quân hứa mua cho Lại Hữu Lân 01 chiếc xe ô tô. Đến
tháng 9/2009 Quân mua cho Lại Hữu Lân một chiếc xe ô tô Camry nhập khẩu
mới đăng ký tên Lại Hữu Lân BKS 30T- 7703 trị giá gần 1,1 tỷ đồng, …”. Theo
quan sát của chúng tôi ông Lại hữu Lân đứng tên đăng ký chiếc xe trên
theo địa chỉ thường trú tại tổ 54 phường Láng Thượng quận Đống Đa TP Hà
Nội. Giấy tờ và đăng ký xe cơ quan điều tra đã tạm giữ còn chiếc xe
Camry được xác định là tang vật của việc đưa và nhận quà biếu vẫn được
con trai bị can lưu hành.
Chiếc xe được cáo trạng coi là tang vật kiến nghị tịch thu sung công quỹnhà nước nhưng vẫn lưu hành
(ảnh chụp tại sân UBND Tỉnh Vĩnh Phúc tháng 4-2012)
Nói dại bây giờ chiếc xe tang vật này bị mất cắp, bị cháy nổ thì liệu
với mớ giấy tờ xe, đăng ký xe của một ông Lại Hữu Lân có HKTT tận Láng
Thượng, Đống Đa Hà Nội không biết HĐXX sẽ xoay sở thế nào !?
Một sự trùng hợp ngẫu nhiên là chiếc xe Lexus BKS 30K - 8561 của Trần
Thị Việt Anh(vợ Nguyễn Anh Quân) cũng trú tại tổ 54 phường Láng Thượng
quận Đống Đa TP Hà Nội được đăng ký ngày 27-3-2008 hiện trưởng nam một
quan chức tại Vĩnh Phúc đang sử dụng. Liệu có hay không sự liên quan
trong việc chuyển nhượng chiếc xe này đến việc cao chạy xa bay trót lọt
của bị can Nguyễn Anh Quân hay không, chúng tôi sẽ đề cập đến trong các
bài viết sau.
Với bị can Nguyễn Ngọc Quyền nguyên chánh văn phòng UBND Tỉnh Vĩnh Phúc,
Chủ tịch UBND, bí thư thành ủy Vĩnh Yên thì cáo trạng quy kết: “Trong
suốt quá trình từ khi giữ chức vụ là chánh văn phòng UBND Tỉnh, chủ
tịch UBND và bí thư thành ủy Vĩnh yên Nguyễn Ngọc Quyền vì động cơ vụ
lợi và động cơ khác đã sử dụng chức vụ quyền hạn của mình để thực hiện
hành vi trái công vụ, với mục đích đem lại lợi ích bất hợp pháp cho cá
nhân Quân và Tâm trong đó có vụ lợi của cá nhân mình. Hành vi trên của
Nguyễn Ngọc Quyền cùng các đồng phạm gây thiệt hại đặc
biệt nghiêm trọng về kinh tế cho nhà nước và nhân dân nhưng nguy hiểm
hơn khiến nhân dân nghi ngờ , không tin tưởng vào hoạt động đúng đắn của
các cấp chính quyền địa phương từ phường đến tỉnh và các cơ quan bảo vệ
pháp luật ...”
Chứng cứ về động cơ vụ lợi của Nguyễn Ngọc Quyền cáo trạng đưa ra là: “Quyền
đã nhận quà của Quân cho là 4 lít rượu Đông trùng hạ thảo . Ngoài ra
theo lời khai của Dương Đình Tâm quá trình giúp Quân và Tâm được giao
đất làm dự án Tâm trực tiếp cho Quyền 02 lần tổng số tiền là 35.000.000
đ ” Trước đó cáo trạng cũng đưa ra các chứng cứ khác như Quân hứa sẽ
cho Quyền 1 ô đất để làm nhà ở v.v.
Với bị can Nguyễn Xuân Trường nguyên là chủ tịch UBND phường Đồng Tâm cáo trạng quy kết: “Hành vi làm trái công vụ của Nguyễn Xuân Trường cùng các đồng phạm đã
gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về kinh tế cho nhà nước và nhân dân,
xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước có liên quan làm
giảm sút uy tín của các cấp chính quyền tại địa phương…” Chứng cứ về
động cơ vụ lợi của Nguyễn Xuân Trường là Quân, Tâm hứa cho các anh ở
phường 2 tỷ; Tâm cho 6 lần tổng cộng 13.000.000đ ; được Quân Tâm kè bờ
ao hộ, trị giá 18.100.000đ và được Phùng văn Hải cho 200.000.000đ”.
Bị can Nguyễn Thị Kim Liên nguyên trưởng phòng TNMT TP Vĩnh Yên bị cáo trạng quy kết : “Hành
vi sử dụng chức vụ làm trái công vụ của Nguyễn Thị Kim Liên đã giúp
Quân Tâm được giao 25,5ha đất trái pháp luật … Hành vi làm trái công vụ
của Liên và các đồng phạm khác gây thiệt hại gây thiệt
hại đặc biệt nghiêm trọng về kinh tế cho nhà nước và công dân , xâm
phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước có liên quan..”.
Chứng cứ về động cơ vụ lợi của Liên được cáo trạng đưa ra là được
Tâm cho 7 lần tổng cộng 19.000.000đ. Liên còn khai được Lại Hữu Lân hứa
hẹn sẽ được bổ nhiệm các chức vụ trong công tác nên Liên thực hiện hành
vi phạm tội một cách tích cực”.
Với bị can Nguyễn Thị Ngọc cáo trạng quy kết: “Hành vi phạm tội của Nguyễn Thị Ngọc cùng các đồng phạm khác trong
vụ án biết rất rõ dự án này là của cá nhân nhưng vì động cơ vụ lợi và
động cơ cá nhân khác đã tạo điều kiện giúp Quân Tâm hưởng lợi đã làm
trái công vụ, hồ sơ BTGPMB không đúng quy định của pháp luật gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng về kinh tế cho nhà nước và nhân dân ….” Chứng cứ về động cơ vụ lợi của Ngọc cáo trạng đưa ra là Tâm khai đưa cho Ngọc 10.000.000đ.
Bị can Nguyễn Xuân Liễn chuyên viên văn phòng UBND Tỉnh và Vũ Văn Chức
chuyên viên phòng TNMT TP Vĩnh Yên cùng bị cáo trạng quy kết về tội danh
trên : “Hành vi sử dụng chức vụ quyền hạn làm trái công vụ của Liễn, Chức cùng các đồng phạm gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về kinh tế của nhà nước và công dân khiến nhân dân nghi ngờ không tin tưởng….”nhưng không thấy có chứng cứ chứng minh động cơ vụ lợi mà chỉ vì nể sợ cấp trên mà dẫn đến phạm tội.
Với bị can Dương Đình Tâm nghề nghiệp buôn bán tự do – Người đồng hành
cùng Nguyễn Anh Quân trong vai trò “tư lệnh” của chiến dịch nuốt đất đã
bị cáo trạng quy kết: “Hành vi phạm tội của Dương Đình Tâm và các đồng phạm khác gây
thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về kinh tế cho nhà nước và nhân dân,
xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước, làm giảm uy tín
của các cấp chính quyền tại địa phương đã phạm tội. Lợi dụng chức vụ
quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo khoản 3 điều 281 BLHS.
Riêng ông Nguyễn Văn Hòa nguyên Phó chủ tịch UBND Tỉnh – nguyên nhân của
mọi nguyên nhân dẫn đến có vụ án này mặc dù được KLĐT số 04 của Cơ quan
CSĐT đề cập về tội dnh thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng nhưng đến cáo trạng của VKSND Tỉnh Vĩnh Phúc đã biến mất không còn
dấu vết.
Những vấn đề đặt ra
Tại trang 41 cáo trạng quy kết: “Hành vi sử dụng chức năng nhiệm vụ
được giao của các bị can Lại Hữu Lân, Nguyễn Ngọc Quyền, Nguyễn Thị Kim
Liên, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Xuân Liễn, Vũ Văn Chức
được sự giúp sức tích cực của các bị can Nguyễn Anh Quân và Dương Đình
Tâm với vai trò đồng phạm để thực hiện những hành vi
trái pháp luật nêu trên với mục đích vụ lợi cho Quân và Tâm gây thiệt
hại rất nghiêm trọng về kinh tế cho UBND phường Đồng Tâm và những người
dân có đất là 29. 867.757.758 đ xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ
quan nhà nước, làm giảm uy tín... Hành vi phạm tội của các bị can đã
phạm vào tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo
khoản 3 điều 281 BLHS cần phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”
Nhận định trên cho thấy VKSND Vĩnh Phúc đã rất lúng túng trong việc xác
định ai là đồng phạm của ai. Đoạn vừa dẫn chỉ có một cách hiểu duy nhất
các bị can đóng vai trò chính trong vụ án là các cán bộ công chức của
thành phố Vĩnh Yên và UBND Tỉnh Vĩnh Phúc còn Quân và Tâm chỉ là đồng
phạm.
Cáo trạng của VKSND Tỉnh, phần nói về Nguyễn Anh Quân
Tuy nhiên trong suốt cáo trạng từ tr 26 đến trang 41 của cáo trạng các
bị can Lại Hữu Lân, Nguyễn Ngọc Quyền, Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Thị
Ngọc, Nguyễn Xuân Liễn, Vũ Văn Chức, Nguyễn Xuân Trường… đều có câu cùng với các đồng phạm khác thì lại cần phải hiểu là các bị can này phạm tội trong vai trò đồng phạm.
Trong khi đó phần quy kết cho Nguyễn Anh Quân thì lại xác định một cách
như đinh đóng cột về vai trò chủ mưu trong vụ án như chúng tôi đã đề cập
ở phần đầu bài viết.
Đây chính là sự mâu thuẫn do chính VKSND Vĩnh Phúc đã tạo nên trong cáo
trạng truy tố các bị cáo. Vì ngoài những vấn đề trên thì trong phần đề
nghị TAND Tỉnh Vĩnh Phúc xử lý vật chứng thì cáo trạng chỉ đề cập đến
19.000.000đ mà gia đình bị can Nguyễn Thị Kim Liên nộp thay bị can,
chiếc xe Camry BKS 30T 7703 của Lại Hữu Lân là tài sản thu lợi bất chính
do hành vi phạm tội mà có; truy thu số tiền 231.100.000đ của Nguyễn
Xuân Trường thu lợi bất chính do phạm tội mà có để xung công quỹ nhà
nước… Còn số tiền và 4 lít rượu mà cáo trạng đưa ra để chứng minh động
cơ vụ lợi của Nguyễn Ngọc Quyền và Nguyễn Thị Ngọc dẫn đến phạm tội thì
cáo trạng lại quên sẽ khiến HĐXX sẽ lúng túng khi xét xử các bị can này
Còn theo quy định của điều luật về “động cơ cá nhân khác” mà cáo trang
viện dẫn thì chưa thấy VKS đưa ra căn cứ để buộc tội các bị can vào tội
danh này.
Nếu đúng theo tinh thần cải cách tư pháp, lấy kết quả thẩm vấn công khai
và tranh tụng khách quan tại phiên tòa thì chưa biết HĐXX sẽ luận tội
các bị cáo như thế nào khi mà các luận cứ buộc tội trong cáo trạng số 07
của VKSND Vĩnh Phúc vẫn rất chông chênh khi mà pháp luật quy định rằng
không được dùng lợì nhận tội của bị can bị cáo làm chứng cứ duy nhất để
buộc tội.
Trong số 8 bị can bị truy tố về tội danh Lợi dụng chức vụ quyền hạn
trong khi thi hành công vụ trong cáo trạng này xem ra Dương Đình Tâm có
nguy cơ cao bị “oan , sai” vì nghề nghiệp mà VKS xác định rõ là buôn
bán tự do bị truy tố theo khoản 3 điều 281 BLHS trong vai trò đồng phạm cùng với Nguyễn Anh Quân.
Nguyễn Anh Quân không có tên trong danh sách bị can bị truy tố nhưng lại
được cáo trạng đưa vào trang cuối cho thấy Nguyễn Anh Quân cứ thoắt ẩn
thoắt hiện nên CQĐT, VKS đành “botay.com”.
Một khoảng trống pháp lý mà cáo trạng tạo ra là hậu quả đặc biệt nghiêm
trọng mà các bị cáo gây ra thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho nhà
nước (được xác định là UBND phường Đồng Tâm) và những người dân có đất
là chưa thỏa đáng. Vậy nguyên đơn dân sự yêu cầu thiệt hại trong vụ án
hình sự này sẽ là những ai để tham gia tố tụng trong khi cáo trạng chỉ
đưa ra một cách chung chung như vậy.
Một vấn đề cũng rất khó cho HĐXX trong quá trình xét xử vụ án này là một
khi ông Nguyễn Văn Hòa phó chủ tịch UBND Tỉnh đã thoát ra khỏi chiếc
lưới tố tụng vì cáo trạng cho rằng: “Ông Nguyễn Văn Hòa cũng phải
liên đới trách nhiệm về hành vi thiếu trách nhiệm của mình, quá trình
điều tra còn nhiều quan điểm nhận định đánh giá khác nhau nên chưa đủ
căn cứ để khởi tố về tội thiếu trách nhiệm, do vậy khi có đủ căn cứ thì
xử lý theo quy định của pháp luật”.
Nguyễn Anh Quân cáo trạng cho là khởi xướng nhưng thực chất lại là chủ
mưu cũng đã cao chạy xa bay thì những chứng cứ (thực ra mới chỉ là tài
liệu) buộc tội các bị cáo liên quan đến Quân thì có lẽ chỉ trông mong
vào lời nhận tội của các bị cáo mà lời nhận tội của các bị can bị cáo
lại không thể coi là căn cứ duy nhất để buộc tội.
Trong lịch sử tố tụng ở tỉnh Vĩnh Phúc kể từ ngày tái lập Tỉnh có lẽ
chưa bao giờ có một vụ án mà ba ngành công an, kiểm sát, tòa án lại
phải có nhiều lần nhóm họp liên ngành để thống nhất quan điểm xử lý.
Thậm chí còn tranh thủ ý kiến chỉ đạo của các cơ quan cấp trên. Điều này
cho thấy CQĐT và VKSND Tỉnh Vĩnh Phúc tỏ ra khá lúng túng, khiên cưỡng
trong điều tra, truy tố các bị can theo điều luật 281 khoản 3. Pháp luật
tố tụng hình sự cho phép suy đoán theo hướng vô tội để buộc tội. Vấn
đề các bị cáo bị truy tố trong cáo trạng này có phạm tội theo điều 281
BLHS hay không? Đây là nội dung mà HĐXX sẽ phải quan tâm nếu không muốn
rơi vào tình trạng là coppy cáo trạng rồi paste sang bản án bỏ túi.
Quá trình diễn biến điều tra, truy tố các bị can trong vụ án này cho
thấy các cơ quan tiến hành tố tụng ở đây chưa thực sự độc lập trong điều
tra truy tố...dường như những người có trách nhiệm vẫn chưa dám chịu
trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.
Cả 7 cán bộ công chức và Dương Đình Tâm, Nguyễn Anh Quân đều phải chịu
trách nhiệm về khoản gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng hơn 29 tỷ đồng
cho nhà nước và nhân dân có đất thì trách nhiệm của từng bị can sẽ như
thế nào về hành vi gây thiệt hại này cũng chưa được cáo trạng đề cập.
Trong số các bị can bị truy tố ra tòa trong vụ án này thì có các bị cáo
bị tạm giam hơn một năm, thời hạn điều tra đã hết các quy định về gia
hạn đã được áp dụng hết. Đây là một áp lực cho những người tiến hành tố
tụng vụ án này với tinh thần không bỏ lọt tội phạm nhưng cũng không làm
oan sai sẽ là một đòi hỏi khách quan theo tinh thần cải cách tư pháp mà
nghị quyết 08 và nghị quyết 49 của Bộ chính trị đã đề cập để ra một bản
án đúng người đúng tội có tác dụng giáo dục răn đe phòng ngừa tội phạm.
Bãi đất 25ha bị bỏ hoang gần chục năm nay
Nhưng có một vấn đề mà chúng ta nhìn thấy rõ hậu quả của việc vi phạm
pháp luật trong vụ án này là 25 ha đất nông nghiệp thuộc nhóm quỹ đất 1
và 2 giao cho nhân dân trồng lúa hiện đã thành bãi bất trống bỏ hoang
gần chục năm nay, người cày mất ruộng, thất nghiệp đi làm thuê, đời sống
vất vưởng, không có thu nhập ổn định... và gây bao nhiêu hệ lụy cho các
gia đinh người nông dân ở đây; đồng thời cũng gây thiệt hại cho tỉnh,
nhà nước điều này là rất nghiêm trọng và không thể chấp nhận được. Nhưng
hiện tại hậu quả này chưa được UBND tỉnh Vĩnh Phúc xử lý?
Khu trang trại cá nhân nằm cạnh dự án 25ha ?
Vấn đề các cơ quan điều tra và các cơ quan pháp luật tiến hành tố tụng
của Tỉnh có để lọt tội phạm trong vụ án này hay không chúng ta chờ kết
quả xét xử tại tòa? Nhưng hiện tại Tamnhin.net đang phải lưu giữ tại tòa
soạn rất nhiều tài liệu; có cả nhân chứng, vật chứng, đơn tố cáo của
tập thể và các cá nhân người dân phường Đồng Tâm gửi tới với lời khẩn
cầu mong tòa soạn báo Tamnhin.net thông tin, truyền thông, đăng tải các
thông tin cụ thể này tới các cơ quan chức năng của nhà nước và toàn thể
nhân dân nhằm góp phần làm sáng tỏ thêm vụ án và đề nghị các cơ quan
chức năng có phương án giải quyết triệt để đem lại niềm tin cho nhân
dân.
Tamnhin.net
-Cuộc họp báo bất thường?!--Ngay
sau khi Thanh tra Chính phủ họp báo công bố kết quả thanh tra một số
tập đoàn kinh tế nhà nước, trong đó có kết quả thanh tra Tập đoàn Dầu
khí (PVN) với tổng số tiền khoảng 18.000 tỷ đồng, PVN lập tức “phản
pháo” bằng một cuộc họp báo, diễn ra hôm qua 9-4.
Đáng nói, PVN đã chuẩn bị sẵn một tài liệu trên 3000 chữ, dài 5 trang với 9 đề mục cho cuộc “phản pháo”, nhưng lại “ém” dưới tiêu đề “Họp báo quý I/2012” với phương thức trực tuyến hai đầu Hà Nội – TP HCM và sự xuất hiện kỳ lạ của một số “phóng viên mồi”, tức là những người dự họp báo nhưng đã chuẩn bị sẵn câu hỏi “mồi” đồng thời “diễn giải giùm” sai phạm của PVN và phê phán báo chí!
Vì thế, lãnh đạo PVN đã ra sức biện minh cho những vấn đề đã được Thanh tra Chính phủ kết luận, rằng đó chỉ là “khuyết điểm” chứ không phải “sai phạm”; “báo chí nêu không đúng bản chất” v.v… và hoàn toàn dẫn mục đích để biện giải cho việc thực hiện các hoạt động đã được chỉ ra trong kết luận thanh tra, tức là lấy “mục tiêu bù phương pháp”.
Khá nhiều phóng viên dự họp báo cho rằng đây là cuộc họp công bố thông tin “phản bác Thanh tra Chính phủ” chứ không phải chỉ là công bố hoạt động quý I như tiêu đề. Hơn thế, theo quy định tại Luật Thanh tra, để ban hành được bản Kết luận thanh tra số 124 ngày 18-1-2012, Thanh tra Chính phủ đã ít nhất 3 lần tạo cơ hội cho PVN giải trình, trong đó lần giải trình cuối cùng là khi có dự thảo kết luận thanh tra và lý lẽ của PVN sau mấy lần đó đều không có gì mới. Thậm chí kết luận này đã được Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chấp thuận (công văn 1775 ngày 20-3-2012 của Văn phòng Chính phủ) và trước đó chính PVN cũng đã gửi công văn báo cáo lên Thủ tướng.
Ai cũng biết sau vụ “chìm tàu” ở Vinashin (VNS), dư luận xã hội “lo ngay ngáy” về hoạt động của các Tập đoàn Kinh tế nhà nước, mà điển hình là các ý kiến nêu ra tại cuộc hội thảo mang tên “Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2012” do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức tại Đà Nẵng trong hai ngày 8 và 9-4. Tại hội thảo này, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung đã bày tỏ lo ngại về hoạt động của DNNN, một loại DN “lời ăn, lỗ dân chịu”, mà tiêu biểu là hoạt động của Tập đoàn VNS. Tại TAND TP Hải Phòng vừa qua, bị cáo-cựu chủ tịch VNS Phạm Thanh Bình luôn đưa ra các chủ trương chính trị để diễn giải cho các quyết định tuỳ tiện, bất chấp hậu quả của mình, tức là cũng là “mục tiêu bù phương pháp”. Trong khi theo tòa án, các quyết định đầu tư, kinh doanh, các quyết định cử nhân sự đều thấy sự tuỳ tiện và kéo dài trong nhiều năm, kể cả khi các khiếm khuyết hay thất bại (nếu có) đã được chỉ rõ và hậu quả đã phần nào đã xảy ra… nhưng chậm được sửa chữa!
Vì thế lẽ ra dư luận cần được nghe PVN giải trình đã kiểm điểm, xử lý kỷ luật những cá nhân nào, thu hồi được bao nhiêu tiền (trong số 18.000 tỷ đồng) về và phương án phòng ngừa sai sót ra sao, chứ không phải đến để được “huấn thị”, “chấn chỉnh” về cách thức viết báo!
-Lại ông Đinh La Thăng: Trách nhiệm của ông Đinh La Thăng: "Tâm điểm" họp báo PVN (Bee.net 9-4-12) -- Thuở nhỏ, tôi rất thích một phim khoa học giả tưởng có cái tựa rất ấn tượng, đó là phim "Người ruồi gieo máu lửa". Mỗi lần đọc tin về ông Thăng, tôi lại nhớ đến phim này!- 1/3 ngân sách quốc gia và 18.000 tỉ đồng (PLTP). - PVN giải trình về kết luận thanh tra (TN). - PVN giải trình về kết luận của Thanh tra Chính phủ (SGGP). – - Thêm 4 nghi can bị bắt trong vụ tham nhũng Vinashin – (VOA). – Sai phạm tại các tập đoàn kinh tế và các nhóm lợi ích – (RFA).
- TT Nguyễn Tấn Dũng: tái cơ cấu và cổ phần hóa doanh nghiệp quốc doanh – (RFA).Việt Nam mất sức hút: Việt Nam đang hụt hơi? (RFA 8-4-12) -- Vietnam Loses Its Luster (Forbes 9-4-12) ◄ Siêu thị điện máy liên tiếp đóng cửa (DNSG 9-4-12)
-Doanh nghiệp nhà nước: “Hư không sợ bị đòn!” Dân Trí
Cùng với đúc kết của TS. Nguyễn Đình Cung về doanh nghiệp nhà nước “lời ăn, lỗ dân chịu”, khá nhiều nhận xét mang tính đúc rút tiếp tục được dành cho doanh nghiệp nhà nước, tại một diễn đàn về kinh tế vĩ mô đang diễn ra tại Đà Nẵng. Báo cáo mở đầu tại ... - Lạ kỳ DNNN không thể phá sản (VEF). – Doanh nghiệp “lời ăn, lỗ dân chịu”… (Bút Lông).
Sai phạm tại các tập đoàn kinh tế và các nhóm lợi íchĐài Á Châu Tự Do
Petro Vietnam thu về gần 190 nghìn tỷ đồng trong quý 1/2012VnEconomy
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam họp báo trực tuyến quý 1/2012Đài Tiếng Nói TPHCM
Lao động .Sản xuất đình đốn vì sức mua kiệt quệ! SGTT.VN - Chỉ số sản xuất, tổng mức bán lẻ và tồn kho hiện nay thể hiện được phần nào sự suy yếu về “sức khoẻ” của thị trường, “sức mua” của người dân và “tình trạng” của chính các doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm đó.
-PetroVN “né” trả lời trách nhiệm của ông Đinh La Thăng
Sai phạm lớn tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: trách nhiệm của ô Đinh La Thăng tới đâu
Đáng nói, PVN đã chuẩn bị sẵn một tài liệu trên 3000 chữ, dài 5 trang với 9 đề mục cho cuộc “phản pháo”, nhưng lại “ém” dưới tiêu đề “Họp báo quý I/2012” với phương thức trực tuyến hai đầu Hà Nội – TP HCM và sự xuất hiện kỳ lạ của một số “phóng viên mồi”, tức là những người dự họp báo nhưng đã chuẩn bị sẵn câu hỏi “mồi” đồng thời “diễn giải giùm” sai phạm của PVN và phê phán báo chí!
Vì thế, lãnh đạo PVN đã ra sức biện minh cho những vấn đề đã được Thanh tra Chính phủ kết luận, rằng đó chỉ là “khuyết điểm” chứ không phải “sai phạm”; “báo chí nêu không đúng bản chất” v.v… và hoàn toàn dẫn mục đích để biện giải cho việc thực hiện các hoạt động đã được chỉ ra trong kết luận thanh tra, tức là lấy “mục tiêu bù phương pháp”.
Khá nhiều phóng viên dự họp báo cho rằng đây là cuộc họp công bố thông tin “phản bác Thanh tra Chính phủ” chứ không phải chỉ là công bố hoạt động quý I như tiêu đề. Hơn thế, theo quy định tại Luật Thanh tra, để ban hành được bản Kết luận thanh tra số 124 ngày 18-1-2012, Thanh tra Chính phủ đã ít nhất 3 lần tạo cơ hội cho PVN giải trình, trong đó lần giải trình cuối cùng là khi có dự thảo kết luận thanh tra và lý lẽ của PVN sau mấy lần đó đều không có gì mới. Thậm chí kết luận này đã được Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chấp thuận (công văn 1775 ngày 20-3-2012 của Văn phòng Chính phủ) và trước đó chính PVN cũng đã gửi công văn báo cáo lên Thủ tướng.
Ai cũng biết sau vụ “chìm tàu” ở Vinashin (VNS), dư luận xã hội “lo ngay ngáy” về hoạt động của các Tập đoàn Kinh tế nhà nước, mà điển hình là các ý kiến nêu ra tại cuộc hội thảo mang tên “Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2012” do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức tại Đà Nẵng trong hai ngày 8 và 9-4. Tại hội thảo này, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung đã bày tỏ lo ngại về hoạt động của DNNN, một loại DN “lời ăn, lỗ dân chịu”, mà tiêu biểu là hoạt động của Tập đoàn VNS. Tại TAND TP Hải Phòng vừa qua, bị cáo-cựu chủ tịch VNS Phạm Thanh Bình luôn đưa ra các chủ trương chính trị để diễn giải cho các quyết định tuỳ tiện, bất chấp hậu quả của mình, tức là cũng là “mục tiêu bù phương pháp”. Trong khi theo tòa án, các quyết định đầu tư, kinh doanh, các quyết định cử nhân sự đều thấy sự tuỳ tiện và kéo dài trong nhiều năm, kể cả khi các khiếm khuyết hay thất bại (nếu có) đã được chỉ rõ và hậu quả đã phần nào đã xảy ra… nhưng chậm được sửa chữa!
Vì thế lẽ ra dư luận cần được nghe PVN giải trình đã kiểm điểm, xử lý kỷ luật những cá nhân nào, thu hồi được bao nhiêu tiền (trong số 18.000 tỷ đồng) về và phương án phòng ngừa sai sót ra sao, chứ không phải đến để được “huấn thị”, “chấn chỉnh” về cách thức viết báo!
-Lại ông Đinh La Thăng: Trách nhiệm của ông Đinh La Thăng: "Tâm điểm" họp báo PVN (Bee.net 9-4-12) -- Thuở nhỏ, tôi rất thích một phim khoa học giả tưởng có cái tựa rất ấn tượng, đó là phim "Người ruồi gieo máu lửa". Mỗi lần đọc tin về ông Thăng, tôi lại nhớ đến phim này!- 1/3 ngân sách quốc gia và 18.000 tỉ đồng (PLTP). - PVN giải trình về kết luận thanh tra (TN). - PVN giải trình về kết luận của Thanh tra Chính phủ (SGGP). – - Thêm 4 nghi can bị bắt trong vụ tham nhũng Vinashin – (VOA). – Sai phạm tại các tập đoàn kinh tế và các nhóm lợi ích – (RFA).
- TT Nguyễn Tấn Dũng: tái cơ cấu và cổ phần hóa doanh nghiệp quốc doanh – (RFA).Việt Nam mất sức hút: Việt Nam đang hụt hơi? (RFA 8-4-12) -- Vietnam Loses Its Luster (Forbes 9-4-12) ◄ Siêu thị điện máy liên tiếp đóng cửa (DNSG 9-4-12)
-Doanh nghiệp nhà nước: “Hư không sợ bị đòn!” Dân Trí
Cùng với đúc kết của TS. Nguyễn Đình Cung về doanh nghiệp nhà nước “lời ăn, lỗ dân chịu”, khá nhiều nhận xét mang tính đúc rút tiếp tục được dành cho doanh nghiệp nhà nước, tại một diễn đàn về kinh tế vĩ mô đang diễn ra tại Đà Nẵng. Báo cáo mở đầu tại ... - Lạ kỳ DNNN không thể phá sản (VEF). – Doanh nghiệp “lời ăn, lỗ dân chịu”… (Bút Lông).
Sai phạm tại các tập đoàn kinh tế và các nhóm lợi íchĐài Á Châu Tự Do
Petro Vietnam thu về gần 190 nghìn tỷ đồng trong quý 1/2012VnEconomy
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam họp báo trực tuyến quý 1/2012Đài Tiếng Nói TPHCM
Lao động .Sản xuất đình đốn vì sức mua kiệt quệ! SGTT.VN - Chỉ số sản xuất, tổng mức bán lẻ và tồn kho hiện nay thể hiện được phần nào sự suy yếu về “sức khoẻ” của thị trường, “sức mua” của người dân và “tình trạng” của chính các doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm đó.
-PetroVN “né” trả lời trách nhiệm của ông Đinh La Thăng
Văn thư của Đức giám mục giáo phận Kon Tum gửi các vị lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội và Chính quyền Việt Nam
Gm Micae Hoàng Đức Oanh
-Theo:Văn thư của Đức giám mục giáo phận Kon Tum gửi các vị lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội và Chính quyền Việt Nam Một đối tác của Vinashin bị đề nghị truy tố
Theo kết luận điều tra, từ cuối năm 2007, lợi dụng việc ký kết hợp đồng bán hơn 4.500 tấn thép trị giá 58 tỉ đồng cho Nhà máy Đóng tàu Bến Thủy (thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Nam Triệu,Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam - Vinashin), ông Nguyễn Quốc Tuấn đã yêu cầu đối tác chuyển gần 16 tỉ đồng cho công ty. Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền, ông Tuấn tìm nhiều cách thoái thác không thực hiện hợp đồng giao hàng, đồng thời chiếm dụng số tiền trên chi tiêu vào mục đích cá nhân.
Trong vụ án này, Cơ quan CSĐT cũng đề nghị truy tố Dương Đức Thành, nguyên phó trưởng phòng kế toán Nhà máy Đóng tàu Bến Thủy, về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
- Thêm 4 nghi can bị bắt trong vụ tham nhũng Vinashin – (VOA).
-Khởi tố nguyên phó tổng giám đốc Vinalines -Theo điều tra ban đầu, các đối tượng trên đã thông đồng lập dự án, ký khống hợp đồng thanh toán mua một con tàu cũ, nâng khống hàng tỉ đồng để chia nhau
(NLĐ) - Ngày 7 - 4, nguồn tin từ Cơ quan An ninh Điều tra - Bộ Công an cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, khám xét nơi ở, nơi làm việc của 4 đối tượng gồm: Bùi Quốc Anh (trú tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa - Hà Nội), nguyên phó tổng giám đốc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines); Đỗ Thị Bích Thủy (trú tại phường Tân Mai, quận Hoàng Mai - Hà Nội), nguyên phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên vận tải Biển Đông; Hoàng Gia Hiệp, nguyên giám đốc Công ty Cho Thuê tài chính Công nghiệp tàu thủy; Ngô Văn Nhuận (trú tại phố Nhân Hòa, quận Thanh Xuân - Hà Nội), nguyên phó kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước Khu vực 7, về hành vi tham ô tài sản.
Theo điều tra ban đầu, các đối tượng trên đã thông đồng lập dự án, ký khống hợp đồng thanh toán mua một con tàu cũ, nâng khống hàng tỉ đồng để chia nhau.
N.Quyết--Khởi tố nguyên phó tổng giám đốc Vinalines
- Tại Công ty Thuốc lá Thăng Long: Có dấu hiệu gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng (DV).
- Lợi vào tay ai? Công ty trong nước mua nợ giúp Vinashin thoát kiện (VnEx 6-4-12) -- "Đối tác đề nghị mua lại nợ của Vinashin là một tập đoàn đa ngành của Việt Nam có tiềm lực tài chính mạnh, hiện có trong tay hàng trăm triệu đôla Mỹ, có thể trả ngay lập tức toàn bộ nợ của Vinashin với giá gốc. Đây là doanh nghiệp có quản trị tốt, mức tăng trưởng lợi nhuận và doanh thu hàng năm tương đối cao" Quản trị tốt? Bà Nguyễn Thanh Phượng (ái nữ thủ tướng, chủ tịch VietCapital) quá khiêm nhường! Phải nói là "quản trị hết sẩy!" -1.5 tỷ đôla sai phạm ở công ty nhà nước bbc-
Vietnam uncovers $1.5bn ‘wrongful spending’ (Financial
Times)-Corruption-fighting body alleges state-owned companies,
including PetroVietnam, mismanaged assets and made bad investment
decisions
- “Vậy thì tiền đó đi đâu?” (NLĐ). “Trong
một gia đình, nếu cha mẹ làm ăn thất bại thì cả đàn con nheo nhóc;
trong một doanh nghiệp, giám đốc mà làm ăn bết bát thì hằng trăm công
nhân lao đao. Tuy nhiên, điều đó cũng không nguy hiểm bằng trong một
quốc gia, những đơn vị được ưu ái giao vốn, giao tài nguyên, giao trọng
trách “chủ đạo” mà lại cứ liên tục đi sai đường thì con thuyền kinh tế
đất nước sẽ trôi về đâu?”.-
-Lê Diễn Đức: Chuyện hài – ông bố trả nợ cho thằng con cà chớn Vinashin (RFA’s blog). – Xét xử “vụ Vinashin”: “Con tàu” Vinashin đã bị đắm như thế nào (CAND). –Tập đoàn trong nước mua lại nợ Vinashin? – (BBC). – A sinking ship in Vietnam (ATO).- TS Lê Đăng Doanh: Nhức nhối (NLĐ). - Phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh: Còn nhiều câu hỏi về Vinashin – (BBC).-
Xét xử "vụ Vinashin": “Con tàu” Vinashin đã bị đắm như thế nào (CAND 6-4-12) -- Một bài "trên trung bình" trên báo CAND.-- Bổ nhiệm 2 phó viện trưởng, kiểm sát viên VKSND Tối cao (NLĐ).- Rút yêu cầu khởi tố: Nhiều tình huống tranh cãi (PLTP).- - Đà Nẵng: “Người ngoài” cũng được dự tuyển lãnh đạo (PLTP). - Đà Nẵng phải thực hiện nghiêm Luật Cư trú (PLTP).
- - Nhiều doanh nghiệp hối lộ quan chức (NLĐ). – Doanh nghiệp kêu là ‘nạn nhân’ của tham nhũng (VNN).
- Doanh nghiệp của bà Hoàng Yến bị kiện (NLĐ).--Trần Hữu Quang: Đi tìm nguồn gốc của tình hình suy thoái đạo đức trong xã hội (Thời Đại Mới tháng 3-2012) -- Hoặc ở đây ◄◄
Tống Văn Công: Chịu trách nhiệm? (viet-studies 3-4-12) Xe chở Bộ trưởng Đinh La Thăng gặp tai nạn
Toyota Land Cruiser V8, mang BKS: 80A- 014.57- do một Cty Cổ phần thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (mua với giá 2,605 tỷ đồng) tặng Bộ GTVT.
Chiếc xe chở Bộ trưởng GTVT gặp tai nạn-Xe chở Bộ trưởng Đinh La Thăng gặp tai nạn-Mấy ngày qua rộ lên thông tin Bộ trưởng Bộ GTVT, Phó Chủ tịch thường trực UB ATGT quốc gia Đinh La Thăng bị tai nạn giao thông.
Để làm rõ thông tin này, chiều qua (9/4), chúng tôi có cuộc làm việc với
ông Nguyễn Văn Công, Chánh Văn phòng Bộ GTVT. Ông Công cho biết, trong
chuyến công tác tại Ninh Bình cuối tháng 3 vừa qua, xe chở Bộ trưởng
GTVT Đinh La Thăng đã bị một xe ô tô khác đâm vào.
Tuy nhiên thông tin về chiếc xe gây tai nạn với xe Bộ trưởng và địa điểm
gây tai nạn giao thông thì ông Công không biết. “Nghe nói chiếc xe đó
bẹp rúm và lái xe xin nên Bộ trưởng không yêu cầu xử phạt hay bồi
thường”- ông Công cho biết.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, chiếc xe chở Bộ trưởng Thăng gặp tai
nạn là loại xe Toyota Land Cruiser V8, mang BKS: 80A- 014.57. Sau khi bị
nạn, chiếc xe đã được đưa về một gara ô tô tại Hà Nội sửa chữa.Về nguồn
gốc chiếc xe này, ông Công cho biết, đây là xe đăng ký đứng tên chủ sở
hữu là Bộ GTVT. Tuy nhiên chiếc xe do một Cty Cổ phần thuộc Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam (mua với giá 2,605 tỷ đồng) tặng Bộ GTVT. Ngoài chiếc xe
kể trên, Công đoàn Dầu khí Việt Nam còn tặng Bộ GTVT một chiếc xe khác
(đã qua sử dụng) với trị giá khoảng 1,1 tỷ đồng. “Việc tặng hai chiếc xe
này đều có hồ sơ, giấy tờ đầy đủ và được Bộ Tài chính chấp thuận”- ông
Công nói.
Chánh Văn phòng Bộ GTVT cho biết, theo đánh giá ban đầu chiếc xe 80A- 014.57 ước bị thiệt hại khoảng 30 triệu đồng.
Theo Nhóm PV Thời sự (Tiền Phong)
- Đừng mang dân ra thử nghiệm chứ !- Sắp thu phí bảo trì đường bộ: Cấp phường, xã gặp khó (KTĐT). - Thuế, phí và sự nguỵ biện (NNVN).- Từ ông xe ôm đến chủ tịch phường đều “sốt sình sịch” vì phí giao thông (GDVN).- Nói trời nói biển không bằng con dấu “củ khoai” (ĐĐK).-- Trí thức trẻ làm phó chủ tịch xã: Không thể làm việc với tinh thần thử nghiệm (TP).- DỰ THẢO ĐỀ ÁN THI TUYỂN CẠNH TRANH Ở ĐÀ NẴNG: Giải pháp tốt để hạn chế chạy chức (PLTP)-- - Bộ Tư pháp yêu cầu Đà Nẵng hủy cấm nhập cư (VNN).- Người dân góp ý cải cách thủ tục còn ít (PLTP).
-Theo:-LÁO CŨNG CẦN NHÂN BẢN- BS Hồ Hải
Nakurnjak
Huỳnh Văn Úc
Một ngày đẹp trời Văn phòng Phủ Tổng thống nhận được từ hãng chuyển phát
nhanh Fedex một lá thư và một gói quà. Lá thư và gói quà có địa chỉ
người nhận là Tổng thống. Văn phòng Phủ Tổng thống lập tức liên hệ với
Cục Tình báo trung ương làm các xét nghiệm cần thiết để phát hiện chất
độc hay chất nổ trước khi trình lên Tổng thống. Kết quả là mọi thứ đều
an toàn, chất độc không có, chất nổ cũng không. Trước hết ngài Tổng
thống mở lá thư và đọc những dòng chữ viết tay mềm mại-nét chữ của một
người phụ nữ-nét mặt ngài dần dần giãn ra, trên môi dần dần hiện rõ một
nụ cười. Lá thư viết:
Thưa Ngài Tổng thống kính mến
Tôi tên là Radmilla Kus, mọi người vẫn gọi tôi vắn tắt là bà Kus, năm mươi tuổi kính gửi Ngài lời chào nồng nhiệt với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ. Tôi ngưỡng mộ Ngài vì Ngài tuổi trẻ tài cao, tuổi Ngài chưa quá năm mươi và phu nhân Tổng thống chưa quá bốn mươi. Đó là một hồng phúc cho đất nước ta, dân tộc ta vì được dẫn dắt bởi một người trẻ tuổi. Tôi ngưỡng mộ Ngài vì Ngài đã thắng vang dội trong một cuộc bầu cử dân chủ, tôi tự hào vì trong thắng lợi của Ngài có lá phiếu của tôi. Điều đó chứng tỏ nền dân chủ của đất nước chúng ta cao gấp vạn lần phần còn lại của thế giới. Vì trên thế giới còn nhiều đau khổ này vào đầu thế kỷ 21 vẫn còn có quốc gia ở đó quyền thống trị được cha truyền con nối đến ba đời, có quốc gia mà người mắc bệnh hiểm nghèo sắp kề miệng lỗ vẫn quyết tâm ra tranh cử tổng thống một nhiệm kỳ nữa, có quốc gia mà tổng thống của nó có thể trị vì đến nhiệm kỳ thứ tư trong đời tuy có một sự gián đoạn nho nhỏ giữa nhiệm kỳ thứ hai và thứ ba, có quốc gia xem xuống đường biểu tình là một trọng tội cần phải đàn áp...
Tôi ngưỡng mộ và yêu mến Ngài nên quan tâm đến đời tư của Ngài là
một lẽ dĩ nhiên. Tôi được biết Ngài chỉ mới có một cô con gái. Đất nước
chúng ta không có truyền thống trọng nam khinh nữ nhưng từ đáy lòng tôi
cầu chúc Tổng thống sinh thêm một cậu con trai cho nó có nếp có tẻ. Trời
thương nên cho tôi có một cái nghề. Đó là nghề sản xuất ra những chiếc
túi nho nhỏ bằng len nhiều kích cỡ có tác dụng giữ ấm cho cậu nhỏ của
cánh mày râu, những chiếc túi mang thương hiệu “Nakurnjak”. Thương hiệu
này đã được đăng ký bảo hộ độc quyền trên toàn thế giới. Theo sự nghiên
cứu rất nghiêm túc của nhiều Viện Hàn lâm việc đeo túi giữ ấm cho cậu
nhỏ của người đàn ông sẽ giúp họ tăng khả năng sinh sản và gia tăng cơ
hội có con. Đơn đặt hàng từ các nơi đổ về ngày càng nhiều nên tôi đã
phải thuê hẳn một đội quân đan len nho nhỏ để đáp ứng nhu cầu khách
hàng. Tôi được chiêm ngưỡng dung nhan của Ngài trên các phương tiện
thông tin đại chúng nên tuy không trực tiếp đo kích cỡ cậu nhỏ của Ngài
tôi vẫn có thể dùng phương pháp nội suy dự đoán được và để cho chắc ăn
tôi xin gửi kèm theo đây “Nakurnjak” với ba cỡ 31, 32 và 33 tính theo
đường kính.
Cuối thư xin kính gửi Tổng thống và gia đình lời chào trân trọng.
Tái bút. Xin đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
Cuối thư xin kính gửi Tổng thống và gia đình lời chào trân trọng.
Tái bút. Xin đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
Theo trannhuong.com
-Bùi Ngọc Tấn - Người chăn kiến (BBC 8&9-4-12) -- Bài P/v dài của Phạm Tường Vân ◄◄
Chinh Ba và niềm tin mãnh liệt (damau 4-4-12) -- Huỳnh Như Phương cũng đã có một bài trên viet-studies về nhà văn này: Ẩn nghĩa trong truyện ngắn Chinh Ba ◄
Tuyển sinh ĐH FPT: Đề thi luận về trinh tiết (ND 9-4-12)
Giảng viên quét rác, hiệu trưởng đã giải trình (VNN 9-4-12)
Ngôn ngữ @: Chống khó, chiều khôn (DNSG 6-4-12)
Nghề chơi quan họ có tinh mới tường... (VNN 9-4-12)
Giảng viên quét rác, hiệu trưởng đã giải trình (VNN 9-4-12)
Ngôn ngữ @: Chống khó, chiều khôn (DNSG 6-4-12)
Nghề chơi quan họ có tinh mới tường... (VNN 9-4-12)
Người tạo ra những “ vùng tiểu khí hậu “ (PN Today 9-4-12) -- Bài nhà thơ Mai Văn Phấn
-- - Áo hoa của các thiên thần (PhunuToday). -- Sốc với phở “gián”, bún “thạch sùng” ở Hà Nội (VNN).
------
Bao giờ mới hết nạn lạm quyền của công an Việt Nam
Ông Nguyễn Tường Thụy
Gia Minh
-
Còn hành vi thô bạo của họ, tôi nghĩ họ đã quen rồi, họ được nuông chiều, và có thể họ được bật đèn xanh. Mặc dù trái pháp luật nhưng họ vẫn cứ làm. Các anh không lạ gì chuyện công an chà đạp lên pháp luật ở Hà Nội nói riêng và ở Việt Nam nói chung. – ông Nguyễn Tường Thụy
Hôm ngày 7 tháng 4 vừa qua, lại có thêm
một thư tố cáo của công dân Hà Nội gửi đến giám đốc Công An thành phố
này về những vi phạm pháp luật của công an tại địa bàn mà ông này quản
lý. Người viết đơn tố cáo là ông Nguyễn Tường Thụy. Ông này là một cựu
chiến binh đã nghỉ hưu, hiện ngụ tại số nhà 11 Cụm Quỳnh Lâm, xã Vĩnh
Quỳnh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Lối hành xử thô bạo thiếu văn hóa
Lối hành xử thô bạo thiếu văn hóa
Theo đơn tố cáo của ông Nguyễn Tường Thụy
thì đúng một tháng trước ngày ông này viết đơn tố cáo, ông đã bị bốn
người đến nhà lúc ông đang nghỉ trưa. Một trong bốn người đó mặc sắc
phục công an. Họ đưa cho ông một mảnh giấy nói ông bị triệu tập phải đi
làm việc tại công an huyện Thanh Trì.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tường Thụy
việc triệu tập đó có những điều mà theo ông là ‘ngang ngược’, vi phạm
những qui định trong pháp luật Việt Nam. Vào ngày 8 tháng 4, ông cho
biết:
Điều mà tôi bức xúc là yêu cầu được làm vệ sinh, thay quần áo để đi, họ không đồng ý và lập tức cưỡng bức luôn, rất là thô bạo. Đến bây giờ tôi vẫn còn bức xúc về những hành vi thô bạo của họ ngày hôm ấy.
ông Nguyễn Tường Thụy
(Sự ngang ngược) thể hiện ở chỗ: đối
với giấy triệu tập tôi có thể đi và có thể đi vào lần khác, hoặc là
những lần triệu tập tiếp theo tôi mới đi. Và không có ai đưa giấy triệu
tập đến sát giờ. Ít nhất phải đưa trước một vài ngày để người ta còn sắp xếp thời gian. Điểm nữa khi công an đến nhà tôi đưa giấy triệu tập, chỉ có một người mặc sắc phục, còn những người khác không mặc sắc phục, tôi không biết đó là ai và họ không xưng tên tuổi.
Điều mà tôi bức xúc là yêu cầu được
làm vệ sinh, thay quần áo để đi, họ không đồng ý và lập tức cưỡng bức
luôn, rất là thô bạo. Đến bây giờ tôi vẫn còn bức xúc về những hành vi
thô bạo của họ ngày hôm ấy.
Ông Nguyễn Tường Thụy trong 1 lần đi biểu tình chống Trung Quốc lấn chiếm Hoàng Sa
Ông Nguyễn Tường Thụy trưng ra những điều
trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam mà ông cho là những công an huyện Thanh
Trì đến bắt ông đi hôm ngày 7 tháng 3 năm 2012 là vi phạm. Đó là điều
123 và điều 125 về việc bắt giữ người và xâm phạm bí mật, an toàn, thư
tín, điện thoại, điện tín của người khác.
Trong đơn tố cáo, ông Nguyễn Tường Thụy
nêu rõ sau khi cưỡng bức ông đến trụ sở công an huyện Thanh Trì, ba
người làm việc với ông đã giật điện thoại trên tay ông để khám xét rồi
lập biên bản những thông tin cá nhân được ông lưu trữ trong máy điện
thoại.
Những người làm việc không cho biết ông
Nguyễn Tường Thụy phạm tội gì mà phải bị triệu tập đến làm việc ở trụ sở
công an. Trong suốt thời gian làm việc họ chỉ hỏi những câu xoay quanh
buổi họp mặt chào mừng ngày 8 tháng 3 mà bản thân ông này và một số thân
hữu muốn tổ chức tại nhà hàng Quốc Bảo.
Còn hành vi thô bạo của họ, tôi nghĩ họ đã quen rồi, họ được nuông chiều, và có thể họ được bật đèn xanh. Mặc dù trái pháp luật nhưng họ vẫn cứ làm. Các anh không lạ gì chuyện công an chà đạp lên pháp luật ở Hà Nội nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
ông Nguyễn Tường Thụy
Ông Nguyễn Tường Thụy đưa ra nhận định về việc bắt giữ ông hồi ngày 7 tháng 3 vừa qua như sau:
Mục đích của việc bắt tôi họ cũng đã cho tôi biết là để tách tôi ra khỏi cuộc họp mặt chào mừng ngày 8 tháng 3, Ngày Phụ nữ Quốc tế. Mục đích của họ chỉ có thế thôi. Họ nghĩ rằng tôi và tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đứng ra tổ chức cuộc họp mặt hôm ấy; nên hôm đó tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cũng bị bắt giam ở đồn công an số 6 Quang Trung, Hà Đông.
Mục đích của việc bắt tôi họ cũng đã cho tôi biết là để tách tôi ra khỏi cuộc họp mặt chào mừng ngày 8 tháng 3, Ngày Phụ nữ Quốc tế. Mục đích của họ chỉ có thế thôi. Họ nghĩ rằng tôi và tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đứng ra tổ chức cuộc họp mặt hôm ấy; nên hôm đó tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cũng bị bắt giam ở đồn công an số 6 Quang Trung, Hà Đông.
Một vài lối hành xử của công an nhân dân.RFA file
Còn hành vi thô bạo của họ, tôi nghĩ
họ đã quen rồi, họ được nuông chiều, và có thể họ được bật đèn xanh. Mặc
dù trái pháp luật nhưng họ vẫn cứ làm. Các anh không lạ gì chuyện công
an chà đạp lên pháp luật ở Hà Nội nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
Nhiều cái họ làm hết sức ngang nhiên và cũng không ai can thiệp gì, và
họ không bao giờ bị xử lý về vấn đề gì cả.
Chúng tôi đã điện thoại đến số của giám đốc Công an thành phố Hà Nội, trung tướng Nguyễn Đức Nhanh; nhưng máy reo rồi tắt.
Ai được miễn ‘Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật’?
Như ông Nguyễn Tường Thụy cho biết ông
từng bị bắt một cách đột ngột mà ông cho là trái pháp luật hồi mùa hè
năm ngoái khi đang tham gia cùng một số người khác biểu tình, tuần hành
chống Trung Quốc gây hấn, xâm chiếm biển đảo của Việt Nam.
…nếu có những hành vi vi phạm về quyền con người, có những hành động bắt người trái luật như đã xảy ra trong thời gian qua; bản thân tôi còn tiếp tục kiện và những người trong hoàn cảnh của tôi- những người bạn của tôi, họ cũng sẽ làm như thế
ông Nguyễn Tường Thụy
Sau khi những cuộc biểu tình đó bị cấm
với lệnh từ ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, cũng như những thông tin
về người biểu tình được đưa lên đài truyền hình và phát thanh Hà Nội, có
những đơn thư khiếu nại, cũng như đơn kiện về những việc làm không đúng
luật của các cấp chính quyền và cơ quan tại Hà Nội.
Cho đến nay hầu như những đơn thư khiếu
nại, hay đơn kiện về những việc liên quan đều không được giải quyết thỏa
đáng. Tuy nhiên theo ông Nguyễn Tường Thụy, cần phải tố cáo những vi
phạm pháp luật chứ không thể để tình trạng đó kéo dài mãi như lâu nay.
Ông nói:
Lần này tôi làm đơn tố cáo vì trước đây
trong đợt họ bắt chúng tôi 46 người đưa về đồn công an Mỹ Đình, đó là
lần đầu tiên tôi nghĩ chưa cần thiết phải tố cáo. Và tôi nghĩ vì có
những lần có những người bị bắt mà không tố cáo nên mới sinh ra những
lần sau họ làm một cách ngang ngược hơn. Vụ tôi bị bắt vừa rồi là ngang
ngược hơn hôm bị bắt lên xe ngày 17/7/2011.
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh” – “Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân quên mình”
Tôi nghĩ phải dựa trên ý thức bảo vệ
pháp luật trước những việc họ làm như thế trước hết làm đơn gửi đến
những người có thẩm quyền để xử lý những hành động đó. Tôi mong những
hành vi đó không tái diễn đối với tôi. Và điều mong muốn nhất của chúng
tôi là pháp luật phải được tôn trọng, quyền công dân phải được tôn
trọng.
Chế độ này làm người dân Việt Nam không có quyền tự do, không có sự công bằng. Mất tất cả các quyền tự do rồi. Tất cả mọi người dân đều uất ức chứ không phải một mình tôi đâu. Kể cả cán bộ, Đảng viên người ta cũng bức xúc với chế độ này; nhưng rồi người ta cũng phải chịu.
ông Nguyễn Tường Thụy
Chúng tôi sẽ không bao giờ vì chuyện họ tiếp tục hành xử thô bạo như vậy, họ cứ tiếp tục lờ đi không giải quyết đơn, nếu có những hành vi vi phạm về quyền con người, có những hành động bắt người trái luật như đã xảy ra trong thời gian qua; bản thân tôi còn tiếp tục kiện và những người trong hoàn cảnh của tôi- những người bạn của tôi, họ cũng sẽ làm như thế.
Cũng vào sáng ngày 8 tháng tư, một người
dân bị cưỡng chế đất một cách bất công, dù rằng nhà đất ông không nằm
trong phạm vi giải tỏa để làm đường Hồ Chí Minh, nói về những vi phạm
pháp luật công khai của chính quyền khiến cho người dân mất đi những
quyền căn bản của họ:
Chế độ này làm người dân Việt Nam
không có quyền tự do, không có sự công bằng. Mất tất cả các quyền tự do
rồi. Tất cả mọi người dân đều uất ức chứ không phải một mình tôi đâu. Kể
cả cán bộ, Đảng viên người ta cũng bức xúc với chế độ này; nhưng rồi
người ta cũng phải chịu.
Pháp luật được đề ra trong quá trình phát
triển của con người như là một công cụ giúp ổn định trật tự, điều hòa
mọi quan hệ trong xã hội. Chính quyền Việt Nam cũng đề ra khẩu hiệu
‘Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật’. Thế nhưng trong thực tế
những hành xử vi phạm pháp luật của các cơ quan công quyền vẫn xảy ra
thường xuyên như đối với vụ việc của ông Nguyễn Tường Thụy vừa nêu trong
đơn tố cáo ký ngày 7 tháng 4 vừa qua.
Theo: RFA