Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

VỤ VIỆC NHÀ BÁO HOÀNG KHƯƠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐẶT RA

Hoàng Khương (ngồi giữa) bị công an dẫn đi - Ảnh: D.Đ.Minh
VỤ VIỆC NHÀ BÁO HOÀNG KHƯƠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐẶT RA Nguyễn Minh Tuấn
Vụ việc liên quan đến nhà báo Hoàng Khương đang trong quá trình điều tra. Khi không phải người trong cuộc, chưa có phán quyết chính thức của Tòa, mới c
hỉ dựa vào những thông tin sơ bộ mà cảnh sát điều tra đưa ra, cũng như qua bản tường trình của Hoàng Khương, tôi nghĩ để tránh cảm tính có lẽ cũng không nên vội vàng kết luận bất cứ điều gì về vụ việc này.


Tôi xin đưa ra một số giả thiết (câu hỏi trao đổi) để bạn đọc quan tâm tiếp tục bàn thảo, suy ngẫm. Cùng nhau nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, càng có nhiều ý kiến, chắc chắn vấn đề sẽ rõ ràng, sáng tỏ hơn:
1. Theo luật có cần thiết phải tiến hành bắt giam phóng viên Hoàng Khương không? Bắt phóng viên Hoàng Khương là về việc "tham gia đưa hối lộ" hay việc "gài bẫy"? hay cả hai? 

2. Xem xét toàn diện hành vi vi phạm (nếu có):

Xem xét động cơ thực hiện hành vi (nếu có) của nhà báo Hoàng Khương là gì?
- Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội đến đâu?
- Có đủ yếu tố cấu thành tội phạm không hay chỉ dừng lại ở việc vi phạm pháp luật hành chính với hành vi “đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự” (Điều 26 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ) hay hoàn toàn không vi phạm pháp luật?


3. "Gài bẫy":

- "Gài bẫy" được hiểu như thế nào? 

- Hành vi đó có vi phạm luật pháp không? Nếu có điều khoản nào, văn bản pháp lý nào?

- Nghiệp vụ báo chí có cho phép không? Được qui định ở đâu?

- Đạo đức nhà nghề có cho phép không? (Đạo đức là một khái niệm trừu tượng, trong trường hợp này theo tôi nên hiểu, phân tích đối tượng tác động là 
đạo đức nhà nghề trước công luận, trước xã hội, chứ không phải là đạo đức với một cá nhân cụ thể nào.)

4. Bàn luận về xu hướng pháp luật:

- Luật pháp trong tương lai có nên qui định trực tiếp vấn đề "miễn trừ báo chí" với các phóng viên không? Phạm vi cho phép với tất cả các phóng viên hay chỉ nên giới hạn đối với những phóng viên được cấp thẻ thực hiện những bài phóng sự có tính chất điều tra? 
- Luật pháp có nên cho phép một phóng viên chuyên viết về các phóng sự điều tra thực hiện những biện pháp như 
cài người, tạo hiện trường giả, giả dạng, thu thập chứng cứ v.v... giống như một trinh sát hay một cán bộ điều tra không? Tại sao? Nếu có thì cần có thêm những đảm bảo về pháp lý nào để vừa bảo vệ được nhà báo, vừa đấu tranh, phòng ngừa tội phạm hiệu quả?


5. Có cần thiết phải phân biệt trong luật việc "gài bẫy" đối với người dân thường (ví dụ đóng giả là người chơi bạc để thu thập chứng cứ trong một vụ tổ chức đánh bạc), với việc gài bẫy một cán bộ nhà nước (ví dụ đóng giả đưa tiền để có bằng chứng cảnh sát giao thông nhận hối lộ) không? Qui định thế nào để báo chí thực hiện được quyền giám sát từ bên ngoài với tất cả các cơ quan nhà nước, làm trong sạch bộ máy nhà nước?
6. Một phóng viên vi phạm pháp luật khi viết bài. Vậy trách nhiệm liên đới của tờ báo đến đâu với tư cách là một cơ quan chủ quản cho đăng bài viếtCụ thể trong trường hợp này là thuộc dạng trách nhiệm pháp lý nào?

7. Trước một bộ máy công quyền đồ sộ, với nhà tù, cảnh sát, một công dân thực sự vô cùng nhỏ bé. Xét dưới góc độ tâm lý học hành vi, tâm lý học tội phạm, tâm lý xã hội vụ việc này cần nhìn nhận thế nào, đặc biệt khi "nạn nhân" là một nhà báo, có công phanh phui nhiều vấn đề bức xúc, những tệ nạn trong xã hội vàđối tượng trực tiếp có quyền và nghĩa vụ liên quan là những người trong ngành công an và họ cũng đồng thời là người có thẩm quyền điều tra?

8. Làm thế nào để pháp luật báo chí thực sự là vũ khí bảo vệ quyền tự do báo chí của những nhà báo và những người tham gia hoạt động báo chí, chứ không phải thuần túy là công cụ của nhà nước quản lý hoạt động báo chí? Nên sửa đổi luật theo hướng nào, cụ thể là những vấn đề gì để bảo vệ quyền lợi của những nhà báo dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực, chống tham nhũng và cải thiện tình hình báo chí hiện nay?
...
Những vấn đề mở sẽ luôn tồn tại mãi. Hoạt động báo chí tự do trong tương lai cũng sẽ mở, buộc phải mở để phù hợp với xu hướng hội nhập thế giới. Lĩnh vực pháp luật báo chí sẽ là một lĩnh vực pháp luật sôi động, đặc biệt quan trọng trong tương lai ở Việt Nam. Tôi luôn có một niềm tin như vậy!

NMT

Ký giả Hoàng Khương phạm tội « đưa hối lộ » ?  —  (Trương Nhân Tuấn) – Sự cố chấp của hèn mọn – (DLB). – NHỮNG NGÀY DÀI (Cô gái Đồ Long). - TUỔI TRẺ: ÂN VÀ UY?  —  (Cua rận).  – HOÀNG DŨNG: Kể cho báo Tuổi Trẻ (Quê choa).  – Tuổi Trẻ trong mắt tôi   —  (Nguyễn Tây Ninh). – Nhà báo Hoàng Khương và Hoàng Hùng – (Cu Làng Cát). - Tuổi trẻ cô đơn – (Cu Làng Cát).  – Tân Châu:NHÀ BÁO HOÀNG KHƯƠNG VÀ “DẤU ẤN” TỔNG BIÊN TẬP TUỔI TRẺ – PHẠM ĐỨC HẢI (Quê Choa). - Tuổi Trẻ…già và thất học? (Hiệu Minh). – Tôi đã bị mê dụ… (Hiệu Minh).-'Đưa hối lộ' hay tác nghiệp báo chí?

-
 NHÀ BÁO HOÀNG KHƯƠNG VÀ “DẤU ẤN” TỔNG BIÊN TẬP TUỔI TRẺ – PHẠM ĐỨC HẢI. TÂN CHÂU Sang ngày thứ 3 – nhà báo Hoàng Khương (Tuổi Trẻ) bị tạm giam. Dư luận – mà nhất là giới báo chí – vẫn còn “giữ nguyên” tính thời sự khi câu chào lúc gặp nhau, được thay bằng câu hỏi: Có tin tức gì (về Hoàng Khương) mới không? Chưa bao
Tổ chức quốc tế chú ý vụ Hoàng Khương - (BBC). – Phóng viên Không Biên giới kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nhà báo Hoàng Khương  —  (RFI).  – RSF kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nhà báo Hoàng Khương  —  (VOA). –- Newspaper reporter arrested for undercover investigation of police corruption. - F..k you, pay the road bribes (Tuoi Tre News). - NHÀ BÁO VÀ CÔNG CUỘC CHỐNG THAM NHŨNG – (Nguyễn Xuân Diện). – Vụ phóng viên Hoàng Khương qua cái nhìn của một nhà báo – (RFA). – Cần một luật báo chí đầy đủ và cụ thể hơn – (RFA). – Trách nhiệm dân sự và trường hợp Hoàng Khương (FB Trần Minh Khôi). - Nghề báo: Nghề nguy hiểm (Quang Minh Đỉnh).-

 -  Báo Tuổi Trẻ trả lời về vụ bắt nhà báo Hoàng Khương (VOV).
Vietnam urged to free anti-corruption journalist- HANOI (AFP) - A press freedom group has urged Vietnam to free a reporter from a state-run newspaper who was arrested on suspicion of bribing a policeman after he wrote a high-profile expose of corruption among officials.
Tổ chức quốc tế chú ý vụ Hoàng Khương  —  (BBC).-
Tổ chức quốc tế chú ý vụ Hoàng Khương Vụ bắt ông Hoàng Khương (ở giữa) làm giới phóng viên tại Việt Nam tranh luận
Nguyễn Văn Hải, Hoàng Khương, và Tuổi trẻ  —  (Tuanddk). – Nụ cười Hoàng Khương  —  (Nguyễn Thông)
– Nhã Nam: 
Đòn thù (Thông Luận). “...hai ngòi bút chủ lực về mảng nội chính của báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ trong vụ khui ổ tham nhũng PMU18. Họ đã phải trả giá bằng nhiều tháng tù tội vì những bài viết "đụng chạm" đến những đường dây tham nhũng cao cấp...”
Như nhiều người đã dự đoán, phóng viên Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ đã bị công an bắt khẩn cấp ngay trong ngày nghỉ lễ đầu năm dương lịch (02/01/2012). Người viết báo dũng cảm, bản lĩnh và can trường ấy đã bị chính lực lượng mà anh đã vạch mặt nay còng tay đưa anh vào tù.
Các blogger nói gì về Hoàng Khương? - (BBC)-Những cây viết trong thế giới mạng bình luận khác nhau sau việc nhà báo Hoàng Khương của Tuổi Trẻ và người em vợ bị bắt.Ðiều tra cảnh sát ăn hối lộ, phóng viên báo Tuổi Trẻ bị bắt  —  (NV).  - Báo Tuổi Trẻ mời luật sư từ giai đoạn điều tra (VNN).- Thêm một nhà báo chống tham nhũng ở Việt Nam bị bắt  —  (VOA).  – Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ em vợ phóng viên Tuổi Trẻ Hoàng Khương  —  (RFI). –Luật sư phân tích hành vi của PV báo Tuổi trẻ (NĐT).
-Án Lệ Hoàng Khương
-Journalist who exposed police corruption arrested in Vietnam DPA-Vietnam journalist who exposed corruption arrested HANOI, Vietnam (AP) - State-controlled media say a Vietnamese journalist who exposed police corruption has been arrested on suspicion of giving a bribe that he then wrote about in his newspaper.

-Bắt giam em vợ nhà báo Hoàng Khương – Bản tường trình của nhà báo Hoàng Khương
Việt Nam: phóng viên báo Tuổi Trẻ bị tạm giam  — (RFI).  – Tạm giam nhà báo Hoàng Khương (NLĐ). - Tạm giam phóng viên báo Tuổi Trẻ - (BBC). – Tuổi Trẻ đưa tin về việc bắt Hoàng Khương (Bút lông).  – CHUYỆN NHÀ BÁO  —  (Mẹ Nấm). – Tôi đã từng có thể bị bắt như Hoàng Khương – (Dân Luận).  – Bùi Quang Minh – Cuối năm bàn chuyện “đồng chí”… – (FB Bùi Quang Minh/ Dân Luận).

Tuổi Trẻ đưa tin về việc bắt Hoàng Khương
Hôm nay, Báo Tuổi Trẻ đã chính thức đưa tin về việc CA TP HCM bắt nhà báo Hoàng Khương như sau:  Nhà báo Hoàng Khương bị bắt tạm giam
CSGT giải cứu xe đua trái phép” (Tuổi Trẻ ngày 10-7).


Khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Văn KhươngNhân Dân

Khởi tố, bắt giam một nhà báoVietNamNet

Nhà báo bị điều tra tội đưa hối lộVNExpress

Thanh Niên


-
-Facebook Cô Gái Đồ Long 
SỰ ÍCH KỶ CỦA LÀNG BÁO


Một trong những loạt phóng sự điều tra của Hoàng Khương.


Bút Lông -

-
-Nhà báo 'gài bẫy' CSGT phải nghỉ việc - (BBC)- Báo Tuổi Trẻ tạm đình chỉ công tác phóng viên Hoàng Khương vì 'sai sót nghiệp vụ' khi viết bài về cảnh sát giao thông.


Cô Gái Đồ Long

Tuần qua, bản tin nhỏ trên Tuổi Trẻ đã làm rúng động nhiều đồng nghiệp trong cả nước; nhưng thật ra – nếu ai biết về Hoàng Khương có lẽ không cần phải giật mình. Nhiều bạn bè, lúc trà dư tửu hậu hay nửa đùa nửa thật rằng: “Ra đường bị CSGT thổi, chỉ cần nói bạn của Hoàng Khương là mấy ổng thả đi à!”. Để khách quan, xin trích dẫn lời của một nhà báo về v/v Hoàng Khương: “Chúng tôi là đồng nghiệp với nhau nên biết rất rõ chuyện này. Đúng như anh em đã cảnh báo, Hoàng Khương trước sau gì cũng sẽ bị chơi lại.

Bạn đọc Tuổi Trẻ trong cả nước đều biết Hoàng Khương là một phóng viên bản lĩnh; các bài báo của anh đã thể hiện sự dũng cảm của người cầm bút, không nao núng và khoan nhượng trước bạo quyền, nhũng nhiễu. Chính nhờ những phóng viên như Hoàng Khương mà Tuổi Trẻ đã tạo được niềm tin nơi độc giả trong thời gian gần đây khi đang có manh nha chạy theo xu hướng lá cải hóa. Theo thống kê của chúng tôi, những bài viết của Hoàng Khương từ trước tới nay đã làm bay chức khoảng 50 cán bộ công an. Ngành CA luôn có động thái biểu dương, khen ngợi Hoàng Khương cho những phóng sự - điều tra của anh; nhưng bằng mặt liệu có bằng lòng? Qua vụ việc Hoàng Khương, dám chắc sẽ không còn một nhà báo nào dám đụng đến công an …”

Thực chất của việc này là gì?

Trong khi tác nghiệp điều tra vụ “Công an Bình thạnh nhận hối lộ”:

… Hoàng Khương đã thông qua một tay cò đưa tiền hối lộ cho CSGT để lấy bằng chứng xác thực/ chụp hình ảnh, do đó anh chính là người có mặt tại hiện trường; và hình ảnh này đã được đăng tải trên trang nhất báo Tuổi Trẻ khi xuất bản bài viết. Ngày 18-11, Cơ quan cảnh sát điều tra CA TP.HCM đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án và thực hiện lệnh bắt tạm giam Huỳnh Minh Đức - nguyên cán bộ CSGT thuộc Công an Q.Bình Thạnh - về hành vi nhận hối lộ. Và, Hoàng Khương sau bản tin thông báo một cách lạnh lùng của Tuổi Trẻ sẽ là chuyện gì khi vụ này trở thành án điểm...!!!???

P/s: những điều tra ồn ào gần đây của Hoàng Khương:
+ Đọc thêm về những phóng sự điều tra của Hoàng Khương:

-Nguồn:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2174517177172&set=a.1073608735149.10397.1674099665&type=1&ref=nf

-
Cần truy tố PV Hoàng Khương, Báo Tuổi trẻ vì “đưa hối lộ”-CAND -


-
Xung quanh vụ đề nghị thu hồi thẻ nhà báo của một phóng viên báo Tuổi Trẻ:
Cần xử lý nghiêm PV bất chấp pháp luật trong lúc hành nghề
--07/12/2011-“Trong vụ “giải cứu” xe độ thì Nguyễn Văn Khương (tức phóng viên Hoàng Khương) cũng thông qua Hòa để đưa tiền cho Đức… Thế nhưng vì sao cơ quan Công an chỉ khởi tố Đức, Hòa, Tuấn mà không khởi tố Khương. Chẳng lẽ nhà báo khi tác nghiệp thì được quyền “đưa hối lộ”?”, một độc giả đặt câu hỏi.

Đánh CSGT, nguyên cảnh sát cơ động lãnh 7 tháng tù

-Đánh CSGT, nguyên cảnh sát cơ động lãnh 7 tháng tù-
(NLĐO)- Tại cơ quan điều tra và phiên tòa, Nguyên Trung úy Cảnh sát Cơ động thuộc Trung đoàn CSCĐ TPHCM không nhận tội. Tuy nhiên qua đấu tranh khai thác lời khai của bị cáo cũng như lời khai của các nhân chứng, clip trên mạng, cuối cùng Trần Đại Phúc cũng nhận mình đã sai.
Chiều 6-1, TAND quận Bình Thạnh - TPHCM đã tuyên phạt bị cáo Trần Đại Phúc (30 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, nguyên trung úy cảnh sát cơ động (CSCĐ) thuộc Trung đoàn CSCĐ TPHCM 7 tháng tù về tội “Chống người thi hành công vụ” theo khoản 1 điều 257 Bộ Luật Hình sự.
Nguyên Trung úy Trần Đại Phúc trước vành móng ngựa
 
Theo cáo trạng, trưa 28-7-2011, hai chiến sĩ Văn Thành Luân và Nguyễn Bảo Tâm tham gia điều tiết giao thông tại tuyến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh) theo sự phân công của Phòng CSGT Đường bộ CA TPHCM. Lúc này, giao lộ đường D5 và Xô Viết Nghệ Tĩnh (phường 25, Bình Thạnh) bị kẹt xe nên anh Luân đứng ra phân luồng giao thông.
 
Lúc 11 giờ 40 phút, Trần Đại Phúc mặc quần ngắn và áo thun điều khiển xe máy từ đường D2 ra Xô Viết Nghệ Tĩnh (hướng về Thủ Đức) không đội nón bảo hiểm.
 

Hình ảnh hai cảnh sát ẩu đả do người dân quay lại. Ảnh chụp từ clip
 
Anh Luân từ phía sau bước đến không thổi còi mà dùng gậy nhựa điều khiển giao thông gõ vào vai trái Phúc. Phúc sừng sộ “Sao mày đánh tao? Mày có biết tao là ai không? Sao mày không đứng trước đầu xe của tao?”, đồng thời đá chống nghiêng dựng xe, bước xuống đấm vào mặt Luân.
Bị đấm, Luân dùng gậy đánh vào người Phúc. Phúc chạy đến một tiệm nước gần đó chụp xô inox định tấn công Luân nhưng người dân ngăn cản.  Phúc chạy đến trụ điện gần đó nhặt thanh kim loại dài 60 cm đánh vào đầu và người anh Luân, dồn Luân từ nhà số 450 sang 448A Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Anh Luân thấy không ổn nên xin lỗi và nói không xử phạt để cho Phúc đi. Vụ việc bị một người đi đường dùng điện thoại quay lại và tung lên mạng internet.
Trần Đại Phúc bị khai trừ khỏi Đảng, danh hiệu Công an Nhân dân và bắt tạm giam từ ngày 4-8. Thượng sĩ Luân cũng bị Hội đồng Kỷ luật của PC67 cắt thi đua năm 2011, phạt cảnh cáo và điều chuyển sang Đội CSGT Nam Sài Gòn.
HĐXX TAND quận Bình Thạnh đã cho công bố 6 lời khai của các nhân chứng. Trong đó 5 người khai rằng Phúc đã có lỗi hoàn toàn khi đấm vào mặt và dùng thanh sắt đánh Luân. Còn một lời khai còn lại cho rằng Luân đã dùng gậy đập vào vai và giựt cùi chỏ vào mặt Phúc trước nên Phúc mới hành động như vậy.
Đại diện VKSND TPHCM cho rằng Phúc đã có lỗi hoàn toàn khi đã vi phạm luật giao thông và có hành vi chống người thi hành công vụ.
Tuy nhiên, kiểm sát viên giữ quyền công tố phiên tòa cũng nhắc nhở đại diện Phòng CSGT đường bộ được ủy quyền tham dự phiên tòa phải tuyên truyền, kiểm soát các chiến sĩ CSGT phải thực hiện đúng điều lệnh, nhiệm vụ được giao phó đối với người đi đường, tránh tình trạng sai sót về nghiệp vụ dẫn đến những vụ án không đáng có như thế này.

Người trong cuộc nói gì? Video

Vì sao Cảnh sát giao thông liên tiếp bị hành hung, xúc phạm? (Petrotimes).  –

-Đình chỉ công tác CSCĐ đánh CSGT giữa phố
- Vụ trung úy CSCĐ tấn công CSGT: Có dấu hiệu phạm hai tội (PLTP).

- Người tấn công CSGT là một cảnh sát nghĩa vụ


Thêm một CSGT trẻ bị hành hung giữa phố

nguồn