Năm 2011 là một năm bão tố trên lĩnh vực kinh tế của Việt Nam. Năm 2011 cũng là năm Việt Nam đứng trước ngã ba đường – quyết liệt đổi mới mạnh mẽ để khởi đầu một giai đoạn phát triển mới hoặc chìm sâu vào khủng hoảng và bẫy cân bằng thấp.
Để
đánh giá cho đúng các diễn biến đã xảy ra trong năm qua thì không thể
nhìn nhận năm 2011 như là một giai đoạn tách rời mà phải đặt nó trong
chuỗi lịch sử ít nhất từ khoảng 5 năm trở lại đây. Lý do là các diễn
biến trong suốt quá trình lịch sử này đã kết đọng lại các hậu quả trong
hệ thống kinh tế để cuối cùng bộc lộ ra vào năm 2011.
Cơn bão lạm phát và thách thức đối với người nghèo
Diễn
biến được quan tâm nhiều nhất trong năm qua là tình trạng mất giá của
tiền Đồng. Tính đến hết tháng 12, tốc độ tăng trưởng CPI của Việt Nam
trong cả năm 2011 là 18,12%, cao hơn rất nhiều so với mục tiêu ban đầu
của Quốc Hội và Chính phủ đề ra hồi đầu năm này (7%). Nhìn lại trong
khoảng 10 năm trở lại đây, sự mất giá của tiền Đồng năm 2011 chỉ thua
năm 2008 chút ít và cao hơn đáng kể so với tất cả các năm còn lại.
So
với 5 năm trước, tiền Đồng mất giá gần một nửa. CPI của năm 2011 bằng
1,96 lần năm 2006, tức là 100 Đồng của năm 2011 chỉ bằng 50,1 đồng của
năm 2006. So với 10 năm trước, giá trị tiền Đồng chỉ còn bằng hơn một
phần ba. CPI của năm 2011 bằng 2, 58 lần so vơi CPI của năm 2011, tức là
100 Đồng của năm 2011 chỉ bằng 38,6 Đồng của năm 2001.
Lý
do cơ bản nhất để lạm phát bộc lộ mạnh vào những năm gần đây là quá
trình phát triển kinh tế dựa vào đầu tư và tình trạng kém hiệu quả trong
việc sử dụng vốn trong suốt cả thập kỷ qua. Hiện tượng này phổ biến cả
trong khu vực doanh nghiệp nhà nươc (DNNN) và khối doanh nghiệp tư nhân/
nước ngoài (DNTN). Việc phát triển dựa trên đầu tư khiến lượng cung
tiền trong nền kinh tế liên tục tăng với tốc độ chóng mặt. Theo Ngân
hàng Phát triển Châu Á (ADB) , trong suốt giai đoạn 2006 tới 2010, lượng
cung tiền M2 của Việt Nam liên tục tăng ít nhất 20% mỗi năm, cá biệt có
năm tăng tới 46% (2007). Lượng cung tiền M2 của năm 2010 là 2789,2
nghìn tỷ Đồng, tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2006 và gấp xấp xỉ 10 lần
so với năm 2001.
Việc
tăng cung tiền với gia tốc lớn như vậy trong khi thực lực của nền kinh
tế không mạnh. Hiệu quả sử dụng vốn thấp khiến lượng hàng hóa sản xuất
ra không tăng cùng nhịp với tăng cung tiền. Từ đó tất yếu dẫn tới giá cả
leo thang – hay nói cách khác là tiền Đồng mất giá. Cao điểm của lạm
phát là vào năm 2008 do tốc độ tăng cung tiền quá lớn vào năm 2007. Tiếp
sau đó, năm 2009 lạm phát hạ nhiệt xuống dưới một con số vì chính sách
thắt chặt trong năm 2008. Tuy nhiên với việc chính phủ nới lỏng cung
tiền trở lại vào năm 2009 và 2010, tiền Đồng lại tiếp tục rơi vào vòng
xoáy mất giá trong năm 2010 và 2011.
Lạm
phát cao đẩy cuộc sống của người dân, đặc biệt là những người có thu
nhập trung bình hoặc dưới trung bình, vào vòng soáy nguy hiểm của suy
thoái sức mua. Đó là vấn đề lớn nhất về kinh tế của năm 2011.
Doanh nghiệp và ngân hàng vượt cạn
Tất
cả hệ thống doanh nghiệp, kể cả trong và ngoài Chính phủ Việt Nam, đều
liên tục tăng quy mô và lĩnh vực hoạt động dựa trên việc đi vay. Tài sản
thế chấp hấp dẫn đối với hệ thống ngân hàng thường là bất động sản, và
trong một giai đoạn nhất định, bao gồm cả cổ phiếu. Việc giá đất tăng
lên trung bình từ 10 tới 30 lần (tùy địa bàn) trong vòng 10 năm trở lại
đây khiến câu chuyện vay nợ dựa vào thế chấp bất động sản trở nên đặc
biệt dễ dàng.
Tình trạng dùng đòn bẩy tài chính quá mức (overleveraged) trở nên phổ biến ở hầu như khắp nơi.Theo tính toán của IMF,
tỷ lệ nợ trên vốn của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam trong giai
đoạn 2009-2010 là xấp xỉ 100%, cao hơn rất nhiều so với các nước trong
khu vực như Trung Quốc và Indonesia (dưới 90%), Thái Lan và Malaysia
(dưới 80%), hoặc Singapore (xấp xỉ 70%). Tình trạng vay mượn của doanh
nghiệp cũng được phản ánh ở mức tăng trưởng tín dụng nội địa (là các
khoản cho vay của ngân hàng đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam). Tỷ lệ
này tăng liên tục ít nhất 22% trong 5 năm từ 2006 tới 2010, có năm lên
tới xấp xỉ 50% (2007). Tính theo GDP, tỷ lệ tín dụng nội địa của Việt
Nam năm 2010 đã lên tới 131.5%.
Việc
vay mượn nhiều đẩy doanh nghiệp vào hai hố đen: Thứ nhất là công suất
dư thừa do đầu tư mở rộng quy mô vô tội vạ và kinh tế toàn cầu suy xụp
khiến thị trường đầu ra không tốt như dự đoán. Thứ hai là gánh nặng lãi
suất quá lớn. Kết hợp hai yếu tố này lại dẫn tới một thực tế là doanh
nghiệp không có khả năng trả các khoản nợ đến hạn, tạo ra nhu cầu đảo nợ
(refinancing)
và vốn hóa lãi vay. Chỉ riêng việc vốn hóa lãi vay cũng đã tạo ra nhu
cầu tăng trưởng tín dụng. Vì thế trong năm 2011 vừa rồi, mặc dù hầu các
ngân hàng không cho vay các khoản vay mới nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn
lên tới 15%.
Tình
trạng lạm phát cao trong năm 2011 và các khoản nợ đến hạn không trả
được (nợ xấu hay nợ dưới chuẩn) ngày càng lớn khiến cho các ngân hàng
buộc phải tăng lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Điều này lại bị
làm trầm trọng hơn do bản thân hệ thống ngân hàng ở Việt Nam cũng đang ở
trong tình trạng quá yếu kém. Hệ thống ngân hàng trải qua một giai đoạn
mở rộng quá nhanh đã rơi vào tình trạng không có đủ nguồn nhân lực có
chất lượng để vận hành. Thêm vào đó, các vấn đề về rủi ro đạo đức của
cán bộ tín dụng và của các ông chủ khiến việc kiểm soát chất lượng tín
dụng bị xem nhẹ.
Các
ngân hàng nhỏ, vốn chịu nhiều rủi ro hơn các ngân hàng lớn do không thể
đa dạng hóa các khoản vay tốt như ngân hàng lớn, trở thành các nạn nhân
đầu tiên. Khi cơn bão nợ dưới chuẩn ập tới, họ trở nên mất thanh khoản
và buộc phải lao vào cuộc cạnh tranh lãi suất để thu hút nguồn tiền gửi.
Do
thực tế ở Việt Nam chưa có câu chuyện phá sản ngân hàng và người gửi
mất tiền, cộng thêm cam kết của chính phủ khẳng định lại việc này khiến
cho người gửi tiền yên tâm tham gia cuộc chạy đua lãi suất trong đó ngân
hàng nào chào lãi suất cao hơn sẽ thắng. Kêt cuộc là các ngân hàng lớn
không thể không tham gia vào cuộc đua và đẩy mặt bằng lãi suất trên toàn
thị trường lên mức cao gần như không tưởng. Trước khi Ngân hàng Chính
phủ Việt Nam áp dụng triệt để mức trần lãi suất huy động 14%, đã có
những thời kỳ lãi suất huy động lên tới trên 20% trong khi lãi suất cho
vay trung bình giao động trong mức 25% tới 30%.
Đến
lượt nó, câu chuyện chạy đua lãi suất lại có tác dụng ngược lại với
doanh nghiệp, đẩy họ vào khó khăn hơn, và làm cho khả năng trả nợ kém đi
khiến cho tình trạng mất thanh khoản trong ngân hàng, nhất là các ngân
hàng nhỏ, thêm trầm trọng. Đây là vòng xoáy đi xuống nguy hiểm nếu không
có giải pháp dứt khoát của Chính phủ Việt Nam. Đây là vấn đề lớn thứ 2
của kinh tế năm 2011.
Kinh tế Việt Nam - một năm nhìn lại (Tiếp theo và hết)
Động thái chính sách của Chính phủ Việt Nam
Quyết
tâm chính trị năm qua của Chính phủ Việt Nam được tập trung vào việc
giải quyết các bài toán cấp bách nhất về kinh tế. Nghị quyết 11 xuất
hiện từ tháng 4 năm 2011 với mục tiêu là tấn công trực diện vào cơn bão
lạm phát với hai gọng kìm thắt chặt chính sách tài khóa qua cắt giảm đầu
tư công và thắt chặt tiền tệ qua hạn chế tăng trưởng tín dụng, đặc biệt
là tín dụng cho khu vực phi sản xuất. Mặc dù chịu rất nhiều áp lực
trong thực hiện, đặc biệt là từ các đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp từ
chính sách thắt chặt này, nhưng cho tới nay chính phủ vẫn giữ vững được
cam kết của mình.
Sau
khi lên tới mức cao nhất vào tháng 4, 2011, tăng trưởng CPI đã giảm
nhanh và trở lại mức có thể kiểm soát được từ nửa sau của năm. Đặc biệt
từ tháng 8, 2011, tăng trưởng CPI tính theo tháng đã giảm xuống còn dưới
1%. Đây là cơ sở để dự đoán nếu Chính phủ Việt Nam tiếp tục kiên định
con đường đang đi như trong năm 2011 thì lạm phát có thể quay về ở mức
một con số trong năm 2012.
Một
thành công hết sức quan trọng khác của chính phủ là bắt tay vào vực dậy
hệ thống ngân hàng. Quá trình này được khởi động, không rõ là ngẫu
nhiên hay có chủ ý, từ chính sách áp trần lãi suất 14% của Ngân hàng
Chính phủ Việt Nam. Mặc dù các ngân hàng thương mại vẫn có các kỹ thuật
để “lách” quy định này, tuy nhiên, việc lách là khó khăn hơn nhiều, và
hầu như không áp dụng được đối với những người gửi tiền nhỏ lẻ. Động
thái chính sách này đã dẫn tới chuyện lãi suất cho vay của các ngân hàng
đã được kéo thấp xuống đáng kể, mặc dù chưa hoàn toàn giống như kỳ vọng
ban đầu của Ngân hàng Trung ương là 17%.
Chính
sách áp trần lãi suất huy động này đã đẩy các ngân hàng yếu vào chỗ
không còn cửa để che dấu cái yếu của mình bằng trò chơi chạy đua lãi
suất. Hàng lọat các ngân hàng yếu ngay lập tức bộc lộ rõ mức độ nghiêm
trọng của tình trạng mất thanh khoản của họ và phải đưa vào diện kiểm
soát đặc biệt. Chính từ thực tế được phơi bày rõ ràng này, cuộc cải cách
hệ thống ngân hàng mới bắt đầu với mũi tên bắn đầu tiên là việc sáp
nhập 3 ngân hàng Đệ Nhất, Tín Nghĩa, và Thương mại cổ phần Sài Gòn.
Không
chỉ có cải cách ngân hàng, Chính phủ Việt Nam còn đưa ra thêm hai trọng
điểm khác trong “chiếc đinh ba cải cách”. Đó là cải cách doanh nghiệp
Chính phủ Việt Nam và cải cách về đầu tư công. Việc cải cách đầu tư công
một phần là tiếp nối tinh thần của Nghị quyết 11, nhưng phần quan trọng
hơn là tạo ra các cơ chế thích hợp có thể thực hiện được để nâng cao
hiệu quả của các dự án đầu tư công của Chính phủ Việt Nam. Việc cải cách
doanh nghiệp Chính phủ Việt Nam cũng đã được bắt đầu với việc công khai
hóa các vấn đề về quản trị và tài chính trong các tập đoàn và tổng công
ty Chính phủ Việt Nam lớn như Petrolimex và EVN.
Kinh tế Việt Nam giữa ngã ba đường
Những
thách thức hiện nay đang đặt nền kinh tế Việt Nam ở ngã ba đường. Hành
trình tăng trưởng của Việt Nam trong khoảng 10 năm qua dựa trên các yếu
tố không bền vững và không tiếp nối trong giai đoạn tới. Nếu không có
những hành động cụ thể hoặc những giải pháp không triệt để và thiếu
quyết đoán có thể đẩy nền kinh tế vào một vòng xoáy đi xuống nguy hiểm.
Kinh tế Việt Nam có thể tiếp tục chìm đắm trong khủng hoảng với lạm phát
cao, tăng trưởng thấp, thậm chí cả những đổ vỡ hệ thống từ khối ngân
hàng và doanh nghiệp. Điều này đến lượt nó có thể dẫn tới việc xói mòn
lòng tin của công chúng và gây ra những bất ổn xã hội và khiến Việt Nam
biến mất khỏi danh sách của các điểm hẹn của dòng chảy đầu tư và thương
mại quốc tế.
Năm
2012 sẽ là năm tiếp tục thử thách sức chịu đựng của công chúng và doanh
nghiệp. Nó cũng là năm thử thách quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong
việc thực hiện các cam kết và chương trình cải cách đã đặt ra. Nếu các
nỗ lực cải cách này bị bỏ dở giữa chừng, câu chuyện 2011 sẽ trở lại câu
chuyện 2008, tức là tình hình có vẻ tốt lên trong một thời gian rất ngắn
(2009) sau đó lại quay lại quỹ đạo khủng hoảng kéo dài (2010-2011) và
kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục nằm trong trạng thái “cân bằng thấp” như
thời gian vừa qua.
Một
đại phẫu triệt trên mọi mặt của nền kinh tế để giải quyết dứt điểm các
khuyết tật và yếu kém trong hệ thống sẽ là cần thiết để đẩy hành trình
cải cách kinh tế của Việt Nam lên một nấc thang mới. Tăng trưởng kinh tế
trong ngắn hạn sẽ chậm hơn, sẽ phải có những quyết định khó khăn đòi
hỏi sự hi sinh, sẽ có những nhóm lợi ích phải trả giá, những doanh
nghiệp không còn tồn tại, nhưng tất cả những việc này là cần thiết. Tuy
khó, nhưng đặt trong tiến trình lịch sử của 25 năm trở lại đây, thì
những vấn đề đặt ra của giai đoạn này và các giải pháp tương ứng không
phải là thách thức quá lớn và quá khắc nghiệt như giai đoạn 1986 khi con
tàu Việt Nam lần đầu tiên tiến vào vùng nước không hề có trên hải đồ (uncharted water).
Bài học lịch sử ngày Đổi Mới
Cũng
nên nhắc lại chuyện 25 năm trước, ngày 18 tháng 12 năm 1986 đánh dấu
một bước ngoặt vô cùng lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Nền kinh tế
bao cấp, một trong những đặc trưng quan trọng nhất của hệ thống kinh tế
cũ từng tồn tại ở Việt Nam trong suốt 40 năm, chính thức bị xóa bỏ. Cơ
chế quản lý kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa từ trung ương quen thuộc
tồn tại từ ngày thành lập nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa bị đẩy vào quên
lãng. Trọng tâm phát triển kinh tế bằng con đường công nghiệp nặng theo
mô hình Xô Viết cũng bị ném vào thùng rác.
Không
hề có kinh nghiệm, không được chuẩn bị, không có những kế hoạch bài
bản, và không chắc trên con đường mới sẽ có những thách thức như thế
nào, nhưng Việt Nam mạnh dạn đi theo một con đường mới. Nền kinh tế
nhiều thành phần được chấp nhận để thế chỗ cho nền kinh tế bao cấp, cơ
chế hạch toán kinh doanh tiến được áp dụng thay cho cơ chế kế hoạch hóa,
và trọng tâm phát triển kinh tế được chuyển từ công nghiệp nặng sang
sản xuất lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, và hàng xuất khẩu.
Quyết
tâm này đã đem lại những thành công bất ngờ. Vượt qua tất cả những khó
khăn và thách thức trên con đường đã chọn, Việt Nam đã chuyển mình từ
một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, GDP bình quân đầu người chỉ có 86 USD,
và phần lớn dân chúng sống dưới mức nghèo khổ tuyệt đối, thành một nước
có thu nhập thuộc nhóm trung bình của thế giới với GDP bình quân đầu
người năm 2011 lên tới 1300 USD.
Con số GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay đã gần xấp xỉ mức
GDP bình quân đầu người của Ấn Độ - vốn là nước viện trợ cứu đói cho
Việt Nam hồi thập kỷ 1980s.
Nhìn
về phía trước, có lý do để tin rằng một kịch bản tốt đẹp hơn sẽ trở
thành hiện thực cho nền kinh tế Việt Nam. Các cam kết và kế hoạch cải
cách của nhà nước, đặc biệt là lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng,
hệ thống doanh nghiệp nhà nước, và lĩnh vực đầu tư công ban hành trong
những tháng cuối năm 2011 là những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho
quá trình này. Kiên định và quyết tâm theo đuổi con đường cải cách sẽ là
chìa khóa để dẫn tới những thành công mới. Đây cũng là mong muốn và kỳ
vọng của tuyệt đại đa số người dân Việt Nam cho dịp đầu năm mới này.
Không để người thân giữ vị trí chủ chốt ngân hàng (VN+ 5-1-12) -- Nhưng chủ chốt Quỹ Đầu Tư (như IDG Ventures) thì được?
Địa ốc bung hàng đón… kiều hối (ĐV 5-1-12)
- Petrolimex tự quyết giá: Ai sẽ kiềm chế lạm phát? (NDHMoney). - Xăng kém chất lượng: DN đầu mối không thể vô can (VEF). - Xăng dầu quân đội trần tình về xăng không đạt chuẩn (VNE). – Xăng dầu quân đội: ‘Quả thật rất khó quản đại lý’ (VNE).
- Đẩy nhanh việc kéo giảm lãi suất (NLĐ).
- TP.HCM: Phấn đấu GDP năm 2012 tăng 10% trở lên (PLTP). -- Thủy điện Sơn La hoàn thành trước ba năm sẽ làm lợi 1,5 tỉ USD (PLTP). - ANZ bán cổ phần tại Sacombank: “Các điều khoản là bảo mật” (VnEconomy). - ANZ rút khỏi Sacombank (TBKTSG). – Chán đầu tư tài chính: DN ồ ạt bán cổ phiếu (VEF).
- Những món hàng đắt lên và rẻ đi trong 2012 (VNN). - Nghẽn ATM dịp cận tết: Căn bệnh mãn tính? (VTC).
-Để không phải là một cuộc cải cách ngược (phần 1)
Để không phải là một cuộc cải cách ngược (tiếp theo và hết)
Đông Nam Á trong bảng vàng tham nhũng thế giới
-
- Các công ty sản xuất ôtô Mỹ thông báo doanh số bán tăng — (VOA). - Kodak bên bờ vực phá sản? (TN).- Triển vọng kinh tế Đức năm 2012 — (RFI).
- Năm con rồng, Trung Quốc đi tìm một làn gió mới — (RFI). – Thặng dư mậu dịch TQ giảm — (BBC). – Liệu kinh tế Trung Quốc có bị đổ vỡ không?(NYT/ TVN). –TRUNG QUỐC: NHỮNG THAY ĐỔI TO LỚN ĐANG ĐẾN GẦN (Policy Review/ Ba Sàm).
Với 82,4% phiếu thuận, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm
2012 vào chiều ngày 14 tháng 11, 2011. Theo Nghị quyết này, tổng số thu
cân đối của ngân sách Trung ương là 493.675 tỷ đồng, tổng số thu cân
đối ngân sách địa phương là 269.225 tỷ đồng. Tổng số chi cân đối NSTW
633.875 tỷ đồng, trong đó có 151.633 tỷ đồng bổ sung cân đối, bổ sung có
mục tiêu từ NSTW cho ngân sách địa phương. Nghị quyết cũng giao Chính
phủ triển khai phân bổ khoản hỗ trợ của ngân sách trung ương về các địa
phương theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Liên
quan đến chủ đề này, nhiều chuyên gia tỏ ra quan ngại về cơ chế phân bổ
ngân sách về địa phương chưa được đổi mới một cách hợp lý. Ông Trần Du Lịch,
Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM, còn cho
rằng phân bổ ngân sách trong thời gian qua chủ yếu dựa trên cơ chế “xin
– cho”, chưa minh bạch. Vì vậy, theo ông, “dù đã có khá nhiều kinh
nghiệm tham gia quyết định ngân sách, nhưng đến nay tôi vẫn không biết
lý do Chính phủ cắt địa phương theo tiêu chí gì, ở chỗ nào, tăng cho chỗ
nào?”
Lý
do để nhiều chuyên gia và giới hữu trách lo ngại xuất phát từ tinh thần
của Nghị quyết 11 và chương trình hành động nhằm tái cơ cấu nền kinh tế
của chính phủ trong thời gian tới. Với ba trọng điểm mũi nhọn đó là đầu
tư công (tập trung thực hiện Nghị quyết 11), doanh nghiệp nhà nước
(DNNN - tập trung vào các tập đoàn, tổng công ty) và hệ thống tài chính
(tập trung vào ngân hàng), Chính phủ Việt Nam đang cố gắng hướng nỗ lực
chính trị vào việc đem lại một diện mạo mới cho kinh tế Việt Nam trong
trung hạn.
Riêng đối với Nghị quyết 11,
trụ cột chính là vấn đề cắt giảm đầu tư công, mà linh hồn của nó trên
thực tế là việc nâng cao hiệu quả đầu tư công, chứ không phải cắt ngọn
theo phương thức cào bằng. Có nghĩa là việc cắt giảm đầu tư công là cần
thiết, nhưng mục tiêu cuối cùng nó hướng đến là nâng cao chất lượng và
hiệu quả của các khoản đầu tư công của nhà nước, và qua đó, nâng cao
hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Điều
này nói dễ hơn làm. Lý do là dù muốn dù không việc phân bổ đầu tư công
và hỗ trợ ngân sách từ trung ương cho địa phương luôn luôn chịu ảnh
hưởng của các yếu tố chính trị.
Sự ảnh hưởng của địa phương và méo mó trong hiệu quả của đầu tư công
Trong một môi trường lý tưởng (và vì thế chỉ mang tính lý thuyết), nhà nước trung ương xử sự trên các nguyên tắc lợi ích chung (benevolent principles)
và có toàn quyền ra phán quyết về việc đầu tư vào dự án nào, nằm ở địa
phương nào, trong thời hạn bao lâu… sao cho có hiệu quả cao nhất về kinh
tế và xã hội. Các địa phương trong môi trường lý tưởng này không có
quyền ảnh hưởng đến nhà nước trung ương mà chỉ là các bên thụ động nhận
đầu tư và/hoặc hỗ trợ.
Trong
trường hợp này, có thể áp dụng các biện pháp kỹ trị, như thành lập các
ban nghiên cứu, các nhóm chuyên gia, và sử dụng các công cụ phân tích kỹ
thuật để xác định dự án nào mang lại hiệu quả cao nhất, và vì thế, sẽ
được nhận tiền đầu tư. Đương nhiên các công cụ kỹ thuật không bao giờ
hoàn hảo nhưng nó cũng giúp hạn chế rất nhiều tính tùy tiện, chủ quan,
và về mặt nào đó, hiệu quả hơn là các quyết định cảm tính. Trên thực tế,
các nền kinh tế đã phát triển như Mỹ đều sử dụng các phương pháp này để
đánh giá các lựa chọn về đầu tư công. Việc phân tích kỹ thuật nhiều khi
“cực đoan” tới mức mạng sống con người cũng được đo đếm bằng tiền để
lượng hóa đến cùng các chiều kích ảnh hưởng của một dự án đầu tư công.
Trên
thực tế thì môi trường lý tưởng này hầu như không tồn tại, và các địa
phương không bao giờ thụ động là bên ngồi chờ quyết định của nhà nước
trung ương. Các địa phương có kinh tế mạnh hơn, nộp ngân sách nhiều hơn,
sẽ có quyền lực ảnh hưởng lên nhà nước trung ương cao hơn là các địa
phương nghèo. Các địa phương được dẫn dắt bởi các lãnh đạo có sức ảnh
hưởng lớn, khả năng thuyết phục cao trên trung ương cũng sẽ dành được
thế thượng phong so với các địa phương khác. Và vì thế, cuộc chơi dành
dật miếng bánh đầu tư công và/hoặc hỗ trợ ngân sách từ trung ương không
bao giờ công bằng.
Đó
là chưa kể các con đường khác mà địa phương có thể ảnh hưởng lên nhà
nước trung ương, thí dụ theo ngôn ngữ của ông Trần Du Lịch, là “người
ta sẽ “chạy” ngân sách, “chạy” dự án nhiệt tình. Tháng 7, 8, 9 là các
địa phương “chạy” cho ngân sách năm sau, ai cũng thấy chuyện này.”
Sức
ảnh hưởng ghê gớm của địa phương lên quyết định phân bổ của nhà nước
trung ương sẽ dẫn tới hai khả năng. Thứ nhất là việc dành dật này, dù
bằng con đường gì, có thể dẫn tới chuyện làm các quyết định phân bổ của
nhà nước trung ương không còn “công tâm” nữa. Sẽ có chuyện có địa phương
nhận được rất nhiều trong khi không thực sự cần so với các địa phương
khác và cũng sẽ có chuyện nhiều dự án thực sự hiệu quả bị đình lại vì
thiếu sức ảnh hưởng chính trị để thuyết phục nhà nước trung ương.
Thứ
hai là, trong trường hợp nhà nước trung ương, dưới sức ép của các địa
phương, và không biết bênh ai, không bênh ai, sẽ dễ dàng đi tới quyết
định chia đều - hoặc trong trường hợp thu hẹp đầu tư công, thu hẹp trợ
cấp từ trung ương, là cắt ngọn cho đều ở tất cả các địa phương.
Cả
hai trạng thái này đều cực kỳ thiếu hiệu quả và làm méo mó toàn bộ bức
tranh đầu tư công của nhà nước. Không có cách nào vô hiệu hóa được hoàn
toàn sự ảnh hưởng của các địa phương, nhưng có những cách để làm giảm
thiểu sức ảnh hưởng này. (Còn tiếp).
Hạn chế sự ảnh hưởng của địa phương như thế nào?
Thứ
nhất, các tiêu chí để phân bổ các hỗ trợ ngân sách từ trung ương về địa
phương cần phải thực sự rõ ràng. Một hệ thống tiêu chí như vậy có thể
bao gồm các chỉ tiêu khách quan để phân loại các địa phương thành các
nhóm khác nhau tùy theo trình độ phát triển của họ. Trên cơ sở đó, nhà
nước trung ương có thể quyết định địa phương nào cần hỗ trợ, hỗ trợ bao
nhiêu, và địa phương nào không cần sự hỗ trợ từ trung ương.
Hệ
thống chỉ tiêu phân loại và phân cấp này càng minh bạch, công khai, và
dễ hiểu bao nhiêu thì khả năng bị địa phương thao túng trong các quyết
định phân bổ của nhà nước trung ương càng ít đi bấy nhiêu. Ông Trần Du
Lịch trong một bài trả lời phỏng vấn báo chí gần đây cũng có đề xuất
tương tự khi cho rằng “với
những địa phương nghèo, ngân sách Trung ương sẽ đài thọ toàn bộ chi phí
các dịch vụ công. Địa phương nào khá hơn thì đầu tư một vài mảng, phần
còn lại địa phương buộc phải tính toán để tự lấy thu bù cho đầu tư năm
tới. Còn địa phương nào mạnh thì thôi, tự lo lấy các phương án phát
triển kinh tế – xã hội trên địa bàn. Tiêu chí nghèo, khá hay không cần
đến ngân sách NH do Quốc hội quyết định.”
Thứ
hai, liên quan tới câu chuyện đầu tư công, nhà nước trung ương cần có
một bộ máy kỹ trị đủ mạnh để thực sự xây dựng được bộ các tiêu chuẩn và
công cụ phân tích kỹ thuật có khả năng định lượng và so sánh hiệu quả
kinh tế - xã hội của các dự án đầu tư công. Bộ máy này không nhất thiết
phải là 100% của nhà nước mà có thể là sự kết hợp giữa các cơ quan ban
ngành của nhà nước với các think tanks và các công ty tư vấn có chuyên
môn cao trong và ngoài nước.
Năng
lực phân tích kỹ thuật và việc xét duyệt các dự án dựa trên các tiêu
chuẩn kỹ thuật, mặc dù không hoàn hảo, nhưng chắc chắn sẽ minh bạch hơn
rất nhiều so với các quyết định dựa trên sức ảnh hưởng chính trị hoặc
các yếu tố khác. Sự kết hợp giữa công và tư trong việc xét duyệt, nếu
làm được, cũng sẽ đem lại một diện mạo mới mẻ và tính minh bạch cao hơn
so với tình trạng hiện nay.
Thứ ba, và có lẽ khó khăn nhất, là hạn chế các động tác “chạy ngân sách chạy dự án”
– theo cách nói của ông Trần Du Lịch. Điều này cần đến quyết tâm chính
trị của nhà nước trung ương liên quan đến câu chuyện chống tham nhũng.
Hiện không có bất cứ một báo cáo, phân tích, hoặc số liệu công khai nào
về tình trạng “chạy dự án” ở các địa phương, nhưng đây là một sự thật
không thể không nhìn nhận.
Việc
“chạy dự án” trở nên phức tạp vì nó không đơn thuần chỉ là việc các
chính quyền địa phương lobby Trung Ương phân bổ ngân sách nhiều hơn cho
địa phương mình, mà nó còn bao gồm cả việc các doanh nghiệp (cả nhà nước
và tư nhân) có các mối quan hệ với lãnh đạo ở Trung Ương và tìm cách
lôi kéo các dự án đầu tư công về một địa bàn nào đó để họ làm.
Phức
tạp hơn nữa trong câu chuyện này là chính các lãnh đạo trên Trung Ương
nhiều khi cũng cố gắng lôi kéo một số dự án đầu tư công về cho địa
phương nơi họ xuất thân, bất chấp hiệu quả kinh tế của dự án như thế
nào. Điều này một phần do tư tuy cục bộ - địa phương, một phần do nhu
cầu tự nhiên của bất cứ lãnh đạo nào là tìm cách duy trì sự ủng hộ bền
vững của địa phương mình – nơi các phiếu bầu được coi là dễ kiếm nhất.
Thứ
tư, và có lẽ là quan trọng nhất, có lẽ là triển khai một hệ thống quy
định pháp lý theo đó hiệu quả của các dự án đầu tư công ở địa phương
phải gắn với trách nhiệm cá nhân của lãnh đạo các địa phương. Theo đó,
lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã
hội của các dự án này, nếu được triển khai, đúng theo các nghiên cứu khả
thi mà họ nộp lên trung ương khi xin dự án. Làm được điều này sẽ ít
nhiều gây sự nản lòng ở các lãnh đạo địa phương khi đi xin các dự án đầu
tư công ít hiệu quả chỉ với mục đích trục lợi cá nhân.
Giải
quyết được bài toán phân chia hỗ trợ ngân sách trung ương về địa phương
và bài toán đầu tư công, dù chỉ một phần, chắc chắn sẽ làm những ai
quan tâm đến câu chuyện hiệu quả kinh tế của nước nhà an lòng hơn. Nó
cũng sẽ là một thành công lớn của Nghị quyết 11 nói riêng và của nỗ lực
tái cấu trúc nền kinh tế của nhà nước nói chung.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét