Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

Yêu cầu xử lý kỷ luật một lãnh đạo Bộ Y tế

Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang
-Yêu cầu xử lý kỷ luật một lãnh đạo Bộ Y tế -Ngày 4 và 5/1, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XI đã họp kỳ thứ 9. 
Ông Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm UBKT Trung ương chủ trì kỳ họp. 
UBKT Trung ương đã thảo luận, xem xét, kết luận một số vụ việc sau: 

Thứ nhất, xem xét kết luận tố cáo đối với 1 đảng viên là lãnh đạo Bộ Y tế, thuộc diện Ban Bí thư quản lý. Sau khi xem xét, UBKT Trung ương kết luận có vi phạm, yêu cầu các tổ chức đảng thực hiện quy trình xử lý kỷ luật. 

Thứ hai, xem xét, xử lý kỷ luật đối với Ban Thường vụ Đảng ủy và nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Tổng giám đốc, quyền Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

UBKT Trung ương biểu quyết đề nghị không thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; quyết định thi hành kỷ luật đảng bằng hình thức khiển trách đối với nguyên Tổng giám đốc, quyền Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, đồng thời đề nghị xử lý kỷ luật hành chính bằng hình thức khiển trách.
Theo TTXVN


-Hậu vụ Thứ trưởng Quang: Bộ Y tế lại bất nhất (DV 24-12-11) -Sắp có kết luận vụ việc của ông Cao Minh Quang (DV 26-12-11)--
liệu VN đã xuất hiện dấu hiệu của CNTB tập đoàn chưa, đây là sự đổ vỡ của nhóm lợi ích với CQ. Một Lã Bất Vi đủ mạnh để đè bẹp đối tác khi không vừa ý?
-Sắp có kết luận vụ Thứ trưởng Cao Minh Quang (VNN). -Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc vụ Thứ trưởng Cao Minh Quang (NLĐ).
-Công khai kết quả xác minh vụ tố cáo Thứ trưởng Quang -Theo quy định của Đảng, kết quả xác minh vụ tố cáo Thứ trưởng Bộ Y tế, ông Cao Minh Quang sẽ được công bố công khai trên báo chí.. -Thủ tướng chỉ đạo làm rõ vụ tố cáo ông Cao Minh Quang (LĐ 18-11-11) -- Vụ khác, không phải vụ bằng dỏm.

Vụ Cao Minh Quang: Bằng của Thứ trưởng Quang tương đương với phó TS Liên Xô?(Bee.net 28-9-11)  -  Nhưng báo Dân Việt nhất định theo dõi vụ này: Thứ trưởng Cao Minh Quang "trả đũa" doanh nghiệp? (DV 28-9-11) -

(Dân Việt) - BV Pharma đã có đơn tố cáo Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang và cho rằng: Ông Quang đã “trả đũa” BV Pharma vì dám “đòi nợ rát quá” bằng cách tung tin BV Pharma có vấn đề trong sử dụng tiền chất PSE.

-  Nếu là ở Mỹ, báo Dân Việt sẽ được giải Pulitzer đấy!  -  -Bằng của ông Cao Minh Quang tương đương trên thạc sĩ (PLTP 27-9-11)  -- Chỉ có báo ANTĐ là hơi bênh ông Quang: Bằng Tiến sỹ của Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang - thật hay giả? (ANTĐ 26-9-11)

- : Về chuyện bằng cấp: Licentiatexamen tương đương với thạc sĩ hay tiến sĩ? (Nguyễn Văn Tuấn). – Chuyện bê bối của ngành dược (TN).  – Tiến sĩ dỏm chủ trì hội nghị khoa học thật (DV).  – Ông Dương Trung Quốc bàn về chuyện quan chức khai man bằng cấp (GDVN).

Vậy thì đâu phải lỗi của ô Quang, chính bộ GD&ĐT cũng công nhận là bằng này tương đương với bằng TS học ở VN năm 2000. Cơ sở gì nói bằng này là dởm,?! Nhớ lại có hồi 1 loạt PTS lên TS mà chẳng cần phải học thêm gì, .. tự động lên... Đánh hội đồng thế này có vẻ vang gì ?!. 
Trước đó vào tháng 2.2000, Bộ GD&ĐT đã có văn bản gửi Trường ĐH Y Dược TP.HCM, Phân viện Kiểm nghiệm TP.HCM cho biết: Bằng Licenciate of Pharmaceutical Sciencses (thuộc hệ thống văn bằng Licentiatexemen) của ông Cao Minh Quang do Trường ĐH Uppsala cấp tương đương với bằng tiến sĩ dược học theo hệ thống đào tạo sau ĐH của Việt Nam.
-
- Vụ Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang:. – Bằng của ông Cao Minh Quang tương đương trên thạc sĩ (PLTP). Chính thức khẳng định thứ trưởng vay tiền là tiến sỹ “dỏm” (Nguoiduatin .vn) -Bằng của ông Cao Minh Quang chưa phải tiến sĩ danviet -Cục Khảo thí khẳng định: Văn bằng “Licentiatexemen” mà ông Quang nhận được từ Trường ĐH Uppsala, Thụy Điển là văn bằng trình độ trung gian, trình độ trên thạc sĩ hoặc trình độ tiền tiến sĩ, chưa phải là bằng tiến sĩ (Ph.D).

- -
8 doanh nghiệp tố cáo Cục trưởng quản lý Dược (VNE). - - 8 doanh nghiệp dược tố cáo cục trưởng Cục Quản lý dược  (TT).

http://www.youtube.com/watch?v=iMROK8G3kqs&feature=player_embedded

-
Bảo vệ chính trị nội bộ hay bảo vệ lợi ích nhóm?
Chuyện ông Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang đang là đề tài sôi động trên truyền thông. Báo chí đưa tin rất nhiều chuyện về ông này. Tôi để ý tới chuyện về bằng cấp của ông. Những chuyện khác về ông tôi chưa bàn tới. Sở dĩ tôi để ý tới chuyện bằng cấp vì thấy Cục An ninh chính trị nội bộ tham gia vào câu chuyện này. Tôi cảm thấy bất thường và không thể không đặt câu hỏi về vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ.

Thứ nhất, Cục An ninh chính trị nội bộ trả lời đơn tố cáo của công dân về bằng cấp của ông Quang, thoạt nghe, là một việc làm rất tốt và minh bạch, bởi vì công dân có đơn tố cáo thì các cơ quan chức năng có trách nhiệm phải trả lời. Tuy nhiên tôi nhớ ra thời gian gần đây cũng có các thư tố cáo các quan chức cao cấp đăng rất nhiều trên mạng internet mà tuyệt nhiên không thấy bất kỳ cơ quan chức năng nào trả lời. Đơn cử ví dụ như thư tố cáo Trung tướng Trần Đại Quang, thư tố cáo Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn... Như vậy không thể không đặt câu hỏi thư tố cáo nào, tố cáo ai thì các cơ quan chức năng mới xác minh và trả lời cho công luận biết? Điểm đặc biệt hơn nữa, đơn tố cáo về bằng cấp của ông Quang không ghi ngày tháng năm. Do vậy không rõ Cục An ninh chính trị nội bộ nhận được đơn tố cáo vào thời gian nào mà công văn trả lời đơn tố cáo rơi đúng vào thời điểm cao trào báo chí khui chuyện của ông Quang. Đấy chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay được điều khiển bởi bàn tay đạo diễn nào đó?


Thứ hai, trách nhiệm của bảo vệ chính trị nội bộ là gì khi im lặng trước các thư tố cáo các quan chức cao cấp như tố cáo Trung tướng Trần Đại Quang, thư tố cáo Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn ...? Im lặng thì làm sao bảo vệ được uy tín của các quan chức cao cấp? Không bảo vệ được uy tín của các quan chức cao cấp thì làm sao có thể nói được về bảo vệ chính trị nội bộ? Các thư tố cáo quan chức cao cấp đó trở thành nguồn thông tin bán tín bán nghi trong công luận, thậm chí tôi tin là nhiiều người tin vào những nguồn thông tin đó, đơn cử ví dụ như trường hợp blogger Cô gái Đồ Long. Như vậy tôi cho rằng cơ quan bảo vệ chính trị nội bộ đã không hoàn thành trách nhiệm của mình, không bảo vệ được uy tín các lãnh đạo cao cấp.


Thứ ba, không biết Cục An ninh chính trị nội bộ đã căn cứ vào tài liệu nào để khẳng định văn bằng của ông Quang là chứng chỉ? Thông tin về loại văn bằng như của ông Quang đạt được rất sẵn trên mạng. Thậm chí
thư trả lời gửi Bộ Giáo dục của trường Đại học Uppsala cũng khẳng định loại văn bằng mà ông Quang đạt được là một postgraduate degree. Một degree thì sao lại là chứng chỉ? Điểm này không thể không đặt dấu hỏi về tính khách quan và công minh của Cục An ninh chính trị nội bộ trong câu chuyện về bằng cấp của ông Quang. Thực chất, văn bằng của ông Quang là một học vị trên Thạc sĩ và dưới Tiến sĩ. Hiện nay Việt Nam không có học vị tương đương như vậy. Theo một cách gọi nhất định, học vị mà ông Quang đạt được chính là một kiểu học vị Phó Tiến sĩ và là một học vị xịn.

Thứ tư, đặc điểm riêng biệt của hệ thống chính trị ở Việt Nam nằm ở ba điểm chính: lực lượng vũ trang, nhân sự và truyền thông. Qua vụ việc của ông Quang tôi thấy đã có dấu hiệu cho thấy nhân sự và truyền thông bị lũng đoạn. Tại sao Cục An ninh chính trị lại có thái độ thiên lệch như vậy? Tại sao truyền thông lại có thể đưa tin thiên lệch như vậy? Điều đó chỉ có thể giải thích được bằng sự lũng đoạn trong nhân sự và truyền thông. Sự lũng đoạn đó không thể không phải là một biểu hiện của lợi ích nhóm. Nhưng là nhóm nào thì tôi không xác định được. Nếu cả ba mặt lực lượng vũ trang, nhân sự và truyền thông bị lũng đoạn thì có thể khẳng định rằng nhà nước Việt Nam là một nhà nước bị lũng đoạn. Đó là mối nguy cơ cực kỳ to lớn không thể không cảnh giác, đề phòng và ngăn chặn.

Vụ Cao Minh Quang: Ban Cán sự Đảng – Bộ Y tế yêu cầu Thứ trưởng Cao Minh Quang giải trình  (ĐCS 20-9-11) -- "Ban Cán sự Đảng – Bộ Y tế đã họp và yêu cầu đồng chí Cao Minh Quang giải trình...".  Còn được gọi "đồng chí" là ô kê!  An lòng! - Bộ Y tế yêu cầu Thứ trưởng Cao Minh Quang giải trình (DV). – Sức khỏe người dân bị cân đong trên bàn cân lại quả  (SGTT 20-9-11)

-
Về bằng cấp của Thứ trưởng Cao Minh Quang (2): Gian lận hay lúng túng?  —  (NCGDVN).  

Bộ Y tế lên tiếng về thông tin liên quan tới ông Cao Minh Quang  (Tamnhin.net).- Bộ Y tế đã có công văn số 5768/BYT-PC ngày 19/9 gửi Vụ Báo chí - Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương); Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) và các cơ quan thông tin đại chúng về một số thông tin liên quan tới ông Cao Minh Quang - Thứ trưởng Bộ Y tế. Công văn nêu rõ: Trước thông tin một số cơ quan báo chí đăng tải về ông Cao Minh Quang - Ủy viên Ban Cán sự Đảng - Thứ trưởng Bộ Y tế liên quan đến việc vay nợ, bằng cấp, tuổi và trù dập cán bộ, Bộ Y tế có ý kiến như sau:


Ban Cán sự Đảng - Bộ Y tế đã họp và yêu cầu ông Cao Minh Quang giải trình bằng văn bản về từng vấn đề nêu trên, đồng thời đã có văn bản gửi tới các cơ quan chức năng để cung cấp thông tin, bằng chứng. Sau khi có đầy đủ các thông tin, bằng chứng, Bộ Y tế sẽ xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền và có ý kiến để giải quyết vụ việc theo đúng quy định hiện hành.

TTXVN
-Bộ Y tế lên tiếng về thông tin liên quan tới ông Cao Minh Quang 
-
Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế yêu cầu ông Cao Minh Quang giải trìnhThanh Niên
Trước thông tin một số cơ quan báo chí đăng tải về Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang, Ban Cán sự Đảng - Bộ Y tế đã họp và yêu cầu ông Cao Minh Quang giải trình bằng văn bản về từng vấn đề. Ngày 19/9, Bộ Y tế đã có công văn 5768/BYT-PC gửi Vụ Báo chí ...
Bộ Y tế lên tiếng về vụ Thứ trưởng Cao Minh QuangDân Trí
Xem lại bằng cấp của Thứ trưởng Cao Minh QuangTuổi Trẻ
Bộ Y tế yêu cầu Thứ trưởng Cao Minh Quang giải trìnhBáo Đất Việt
XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
tất cả 15 bài viết »

-







Hà Nội, một ngày “bình yên”
 

-Vụ Cao Minh Quang:-
- Thứ trưởng Cao Minh Quang chỉ đạo… phá Cục? (DV). “Tôi khẳng định khi ông Thứ trưởng Cao Minh Quang phụ trách Cục ATVSTP đã không góp phần xây dựng Cục mà còn có những chỉ đạo phá Cục” - TS Trần Đáng - nguyên Cục trưởng Cục ATVSTP cho biết.-Thứ trưởng Y tế bị tố khai man học vị - (BBC) Thứ trưởng y tế ‘tiến sĩ dỏm’, ăn hối lộ, trù dập thuộc cấp (NV 16-9-11) -- Sẽ xem xét những vấn đề liên quan đến Thứ trưởng Cao Minh Quang (SGGP 18-9-11)  -- Bộ trưởng Kim Tiến: "Mới chỉ được biết qua sự phản ánh, thông tin của báo chí".  Đừng có cười!  Ít ra bà ấy cũng đọc báo! - Xem lại bằng cấp của Thứ trưởng Cao Minh Quang (TT).

Vụ Cao Minh Quang:-Sẽ xem xét các vấn đề liên quan đến Thứ trưởng Cao Minh Quang danviet -Bộ Y tế sẽ xem xét, xử lý về những vấn đề liên quan tới Thứ trưởng Cao Minh Quang trong trường hợp những đơn thư tố cáo ông Quang được xác định là đúng sự thật và cơ quan chức năng có văn bản gửi Bộ Y tế.
Thứ trưởng Cao Minh Quang vu khống cán bộ? (DV 17-9-11) --  Tìm thứ trưởng Cao Minh Quang ở đâu? (GD 17-9-11)

Vụ Cao Minh Quang: -Bài 4: Lời tố cáo của những “nạn nhân” bị Thứ trưởng trù dập Dân Trí
Vào những năm giữ chức vụ Cục trưởng Cục Quản lí dược và sau đó là Thứ trưởng, ông Cao Minh Quang luôn vênh vang rằng: “Chỉ dưới 1 người và trên tất cả mọi người” để tung tác, trù dập cán bộ. Ông Quang mới nhậm chức Cục trưởng Cục Quản lí dược (QLD) ...
Thứ trưởng y tế 'tiến sĩ dỏm', ăn hối lộ, trù dập thuộc cấpNgười Việt
Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang bị tố khai man bằng tiến sĩThanh Niên
Sao ông Thứ trưởng Cao Minh Quang im lặng?XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
VNExpress -VTC -VNMedia



   Hai năm trước: Thứ trưởng Bộ Y tế bị kỷ luật (VnEx 19-12-09)-- Những người như thế này rất khó tìm nên Đảng phải giữ, dù chính phủ đã sang nhiệm kỳ mới? Liên quan: Rối loạn ngành dược: Nhập chất PSE một cách bất thường (RFA 16-9-11) Bài 1: Tài liệu mật báo cáo Thứ trưởng bị phát tán ra ngoài.Bài 2: Dích dắc việc trả nợ 2 tỉ của Thứ trưởng – Dấu hiệu tham nhũng?  – Bài 3: Thứ trưởng liệu có phạm tội vu khống?  – Bài 4: Lời tố cáo của những “nạn nhân” bị Thứ trưởng trù dập (LĐ).  – Thứ trưởng Cao Minh Quang vu khống cán bộ? (DV).-Thứ trưởng Bộ Y tế bị kỷ luật/vnexpress.net/

Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang. Ảnh: M.Thùy.
Ngày 18/12, Ủy ban Kiểm tra trung ương đã thông báo kỷ luật cảnh cáo với Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Huỳnh Tấn Thành.
> Hàng loạt tổ chức Đảng và cá nhân bị kiểm điểm
Kỳ họp thứ 29 Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng tại Hà Nội (4-18/12) đã kết luận nhiều nội dung liên quan tới các tổ chức đảng và cá nhân.
Kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với các tổ chức đảng và cá nhân sau:

Xem xét, làm rõ trách nhiệm tập thể Ban cán sự đảng Bộ Y tế và các thành viên Ban cán sự có liên quan đến một số sai phạm trong công tác lãnh đạo, quản lý ngành. Ủy ban kết luận: Ban cán sự đảng có khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực xây dựng cơ bản, chậm ban hành thông tư hướng dẫn thi hành Luật Dược và đăng ký thuốc; trong quản lý tài chính, trong công tác cán bộ. Tuy nhiên các khuyết điểm của Ban cán sự chưa đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật. Ban cán sự cần phải kiểm điểm nghiêm túc.
Các thành viên Ban cán sự đảng đều có thiếu sót khuyết điểm, cần kiểm điểm rút kinh nghiệm, chấn chỉnh lề lối làm việc, tăng cường đoàn kết, phối hợp trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao.
Ông Cao Minh Quang, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Y tế đã có vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật. Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ và nguyên nhân dẫn đến sai phạm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, đồng thời kiến nghị cơ quan cấp trên xử lý hành chính theo thẩm quyền.
Kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với ông Nguyễn Sỹ Hưng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng không Việt Nam về việc chấp hành các quy định của Đảng và Nhà nước về công tác tổ chức và cán bộ; công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng, luân chuyển và thực hiện chính sách cán bộ; thực hiện quy chế làm việc của Ban thường vụ Đảng ủy; việc thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ đối với các đơn vị thuộc Tổng công ty; trách nhiệm của Chủ tịch HĐQT trong việc bảo toàn vốn ở một số đơn vị...
Ủy ban kết luận, trong thời gian qua, ông Nguyễn Sỹ Hưng có một số khuyết điểm, vi phạm nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật và đề nghị kiểm điểm nghiêm túc; yêu cầu Ban thường vụ Đảng ủy giải quyết dứt điểm việc mất đoàn kết nội bộ và xử lý nghiêm minh theo thẩm quyền các tổ chức và cá nhân có sai phạm tại một số đơn vị.

Ủy ban kiểm tra xem xét kết luận giải quyết tố cáo đối với ông Nguyễn Tiến Quân, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, có khuyết điểm vi phạm: Thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và thiếu kiên quyết thực hiện việc sắp xếp chuyển đổi doanh nghiệp; để cán bộ cấp dưới vi phạm thời gian dài nhưng chưa xử lý; Đảng đoàn trong các nhiệm kỳ gần đây buông lỏng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai chuyển nhượng phần vốn liên doanh với đối tác nước ngoài thiếu chặt chẽ, chưa thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định hiện hành.
Ủy ban đề nghị Ban bí thư chỉ đạo Đảng đoàn Liên minh hợp tác xã Việt Nam tạm dừng tổ chức Đại hội lần thứ IV, để tiến hành kiểm điểm, xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định của Điều lệ Đảng.
Ủy ban Kiểm tra trung ương đã xem xét thi hành kỷ luật đối với ông Huỳnh Tấn Thành, Phó bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận có vi phạm trong điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho một số doanh nghiệp không đúng quy định hiện hành; vi phạm nguyên tắc trong việc ủy quyền cho cấp dưới xem xét, xử lý cán bộ vi phạm; thiếu thận trọng trong thực hiện một số dự án đầu tư, trong đó có dự án cho thuê đất không qua đấu giá; thiếu gương mẫu trong việc để vợ làm Chi hội trưởng Chi hội từ thiện không đúng quy định và mở tài khoản riêng nhận tiền của các doanh nghiệp gây quỹ hoạt động từ thiện, trong đó có doanh nghiệp được ưu ái giao một số dự án, gây dư luận bức xúc.
Căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ vi phạm, Ủy ban đã thi hành kỷ luật ông Thành bằng hình thức cảnh cáo về đảng, kiến nghị cơ quan cấp trên xử lý hành chính theo thẩm quyền.
Xem xét trách nhiệm đối với ông Hồ Minh Phương, nguyên Phó bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã nghỉ hưu từ năm 2004, có khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra việc chuyển nhượng 658 ha vườn cây cao su của Công ty Sobexco; quyết định giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nguồn gốc của Công ty Sobexco trái pháp luật... Ông Hồ Minh Phương đã nghiêm túc kiểm điểm, tự giác nhận hình thức kỷ luật khiển trách. Ủy ban xét thấy ông Hồ Minh Phương đã nghỉ hưu, nhưng có trách nhiệm về những khuyết điểm, sai phạm, thành khẩn, nghiêm túc tiếp thu ý kiến của tổ chức đảng nên quyết định không thi hành kỷ luật.
Ủy ban kiểm tra cũng xem xét, kết luận giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đối với 4 trường hợp, trong đó giữ nguyên hình thức kỷ luật 2 và thay đổi hình thức kỷ luật 2 trường hợp.
(Theo TTXVN)
- Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang không có bằng tiến sĩ? (PLTP 16-9-11).-- Ông Cao Minh Quang – Tiến sĩ dỏm, Thứ trưởng thật (Dân Việt 16-9-11). – Thứ trưởng Cao Minh Quang khai man bằng cấp (DV 16-9-11).  ---Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang bị tố khai man bằng tiến sĩ Thanh niên -Trong khi một doanh nghiệp tố ông Cao Minh Quang, Thứ trưởng Bộ Y tế, “ép” phải cho mượn tiền còn chưa lắng xuống, nay lại thêm thông tin ông này khai man về bằng cấp.-–Thứ trưởng Bộ Y tế khai gian học vị tiến sĩ
- Sao ông Thứ trưởng Cao Minh Quang im lặng?(DV).- Đường đi lòng vòng của khoản tiền 2 tỷ đồng liên quan đến Thứ trưởng Cao Minh Quang có rất nhiều khuất tất. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra như: Dấu hiệu tham nhũng, dấu hiệu hối lộ, dấu hiệu rửa tiền?...
-Sau khi Báo Nông thôn Ngày nay ngày 8.9.2011 và báo điện tử Dân Việt khởi đăng loạt bài “Ông Thứ trưởng Bộ Y tế và món nợ 1 tỷ đồng”, ngay lập tức ngày 9.9, ông Cao Minh Quang đăng đàn, trả lời phỏng vấn một tờ báo rằng: “Tôi vay 2 tỷ đồng trả đủ cả lãi”.

Và ông Quang còn khẳng định rất rõ ràng rằng: “Vợ tôi là Nguyễn Thị Ngọc Loan đã chuyển tiền trả ông Dũng từ tài khoản của vợ tôi ở ngân hàng, cả gốc và lãi 2,2 tỷ đồng. Ông Ngô Chí Dũng đã viết giấy xác nhận việc nhận đủ tiền và tôi không còn bất kỳ khoản nợ nào với ông Dũng từ ngày 21.6.2008”.
Tuy nhiên, tiếp đó, ngày 13.9, Báo Nông thôn Ngày nay tiếp tục có bài: “Ai trả nợ thay cho Thứ trưởng Cao Minh Quang?”, phản ánh khoản tiền 1 tỷ đồng ông Quang nợ Tổng Giám đốc BV Pharma Ngô Chí Dũng lại do một cán bộ trong một công ty dược khác chuyển đến 2 tỷ đồng và công ty đã cấn trừ nợ của ông Quang 800 triệu đồng, còn 1,2 tỷ đồng BV Pharma lại chuyển cho bà Nguyễn Thị Ngọc Loan, vợ ông Quang.
Xung quanh đường đi lòng vòng của khoản tiền này có rất nhiều khuất tất. Đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra như: Dấu hiệu tham nhũng, dấu hiệu hối lộ, dấu hiệu rửa tiền?...
Thế nhưng lần này, đến sáng 16.9, chúng tôi vẫn chưa hề thấy ông Quang đăng đàn giải thích về đường đi lòng vòng của những khoản tiền khó hiểu liên quan đến một số doanh nghiệp dược - lĩnh vực ông Thứ trưởng phụ trách.
P.V
-- Vụ ông Cao Minh Quang: Ông Thứ trưởng từng bị đề nghị cho thôi chức (TP).– Ông Thứ trưởng Bộ Y tế liệu có phạm tội vu khống? (DĐDN).-Thêm dấu hiệu bất thường vụ Thứ trưởng vay tiền tỷ-- Đường lắt léo khoản nợ tiền tỷ của ông Thứ trưởng (VTC).

- - Lộ diện nhân vật quan trọng vụ thứ trưởng vay tiền (NĐT).-Ai chuyển tiền cho ông thứ trưởng? (TP 13-9-11) -- Ai trả nợ thay cho ông Thứ trưởng Cao Minh Quang? (DV 13-9-11) -- "Ông Cao Minh Quang đã viết thư bằng tiếng Anh..." This is getting really interesting! -(Dân Việt) - Phải chăng là vì ông Quang có mối quan hệ đặc biệt với bà Quyên và số tiền 2 tỷ đồng đi lòng vòng từ bà Quyên đến BV Pharma rồi từ BV Pharma đến bà Loan (vợ ông Quang)...

Sau khi Báo NTNN số ra ngày 8.9 đăng bài về việc Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang vay của một Tổng Giám đốc (TGĐ) BV Pharma - doanh nghiệp dược thuộc ngành mình quản lý, ông Quang trả lời phỏng vấn trên một tờ báo rằng vợ ông đã chuyển trả tiền cho ông TGĐ BV Pharma 2,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngày 12.9, thông tin từ BV Pharma cho biết, một phần nguồn tiền trả nợ lại từ một người khác cũng trong ngành dược chuyển về cho BV Pharma.
“Các chú phải giữ bí mật mối quan hệ này”
Theo ông Nguyễn Quốc Dũng- TGĐ BV Pharma (trước đó là Phó TGĐ phụ trách hậu cần) đầu năm 2007, ông Cao Minh Quang đến thăm nhà máy sản xuất của Công ty BV Pharma và có dẫn theo bà Nguyễn Ngân Quyên (đại diện đăng ký vaccin Cervarix ngừa ung thư cổ tử cung của Hãng GlaxoSmithKline tại Việt Nam).
Bảng kê ngân hàng.
Lúc này, đại diện lãnh đạo nhà máy đón tiếp ông Cao Minh Quang và bà Nguyễn Ngân Quyên gồm có ông Ngô Chí Dũng (thời điểm đó là TGĐ BV Pharma), bà Trần Thị Trung Trinh (Phó TGĐ phụ trách sản xuất) và ông Nguyễn Quốc Dũng (Phó TGĐ phụ trách hậu cần).
Ông Nguyễn Quốc Dũng cho biết, tại buổi tiếp đón ông Cao Minh Quang giới thiệu bà Nguyễn Ngân Quyên là người quen kèm theo lời dặn “các chú phải giữ bí mật về mối quan hệ này”.
Sau chuyến thăm này, ngày 14.5.2007, bà Nguyễn Ngân Quyên đã chuyển vào tài khoản của Công ty cổ phần BV Pharma số tiền 2 tỷ đồng. Ngày 15.5.2007, BV Pharma nhận được 2 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Quốc Dũng cho biết: “Khi vừa nhận được tiền thì công ty chúng tôi được lệnh buộc phải trả lại cho bà Nguyễn Ngân Quyên số tiền đó nhưng chuyển vào tài khoản của bà Nguyễn Thị Ngọc Loan - vợ của ông Thứ trưởng Cao Minh Quang”.

Chỉ một ngày sau đó (tức ngày 16.5.2007), bộ phận kế toán của Công ty BV Pharma đã chuyển vào tài khoản của bà Nguyễn Thị Ngọc Loan số tiền 1,2 tỷ đồng sau khi đã cấn trừ 800 triệu đồng mà ông Ngô Chí Dũng tạm ứng trước đó của công ty để cho ông Cao Minh Quang vay.
Ông Nguyễn Quốc Dũng cho biết: “Chúng tôi không làm ăn gì với bà Nguyễn Ngân Quyên, chỉ biết bà Nguyễn Ngân Quyên chuyển 2 tỷ đồng cho chúng tôi thì chúng tôi phải trả lại, còn chuyện trả vào tài khoản của ai và mối quan hệ giữa bà Nguyễn Ngân Quyên với vợ ông Thứ trưởng Cao Minh Quang như thế nào thì chúng tôi không quan tâm”.
Vì sao bà Nguyễn Ngân Quyên lại chuyển 2 tỷ đồng vào BV Pharma trong khi bà Quyên không có mối quan hệ làm ăn gì với BV Pharma và vì sao chỉ một ngày sau khi nhận được tiền của bà Nguyễn Ngân Quyên thì buộc phải trả lại cho bà Quyên nhưng không chuyển trực tiếp cho bà Quyên mà lại chuyển vào tài khoản của bà Nguyễn Thị Ngọc Loan, vợ ông Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang?
Bà Nguyễn Ngân Quyên là ai?
Cuối năm 2008, dư luận đã xôn xao khi Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang tố cáo việc “vận động hành lang” của Hãng MSD khi xin cấp phép đăng ký lưu hành vaccin ung thư cổ tử cung có tên Gardasil tại VN.
Ông Cao Minh Quang đã viết thư bằng tiếng Anh với tư cách cá nhân nhưng lại đóng dấu của Bộ Y tế (điều này trái với quy định của Chính phủ về sử dụng dấu của các bộ, ngành và cơ quan Nhà nước) gửi Hãng MSD tại Mỹ thông báo về việc Hãng MSD tại VN “lobby” quan chức y tế để được cấp phép lưu hành vaccin này tại VN.
Lúc này, ông Cao Minh Quang đóng vai trò là người tố cáo tiêu cực hòng loại vaccin Gardasil ra khỏi cuộc chơi. Nhưng dư luận lại đặt dấu hỏi to tướng rằng chính ông Cao Minh Quang là người ký quyết định lưu hành vaccin ung thư cổ tử cung Gaddasil vào VN.
Trước đó, ông Cao Minh Quang lại ký quyết định cho phép vaccin ung thư cổ tử cung Cervarix của Hãng GlaxoSmithKline, tức nơi bà Nguyễn Ngân Quyên làm việc tại VN nhưng với chỉ định đối tượng nữ rộng rãi hơn từ 10-55 tuổi. Trong khi vaccin Gardasil chỉ dùng cho độ tuổi từ 9-26 và vaccin Cervarix lưu hành ở nhiều nước cũng có chỉ định đối tượng dùng từ 10-25 tuổi.
Trước quyết định khó hiểu này, Hội đồng xét duyệt thuốc và vaccin, sinh phẩm y tế đã họp và quyết định giảm độ tuổi sử dụng vaccin Cervarix chỉ từ 10-25 tuổi. Lúc đó, ông Cao Minh Quang không thể giải thích được vì sao lại có “ưu ái” đặc biệt với Hãng GlaxoSmithKline.
Phải chăng là vì ông Cao Minh Quang có mối quan hệ đặc biệt với bà Nguyễn Ngân Quyên và số tiền 2 tỷ đồng đi lòng vòng từ bà Nguyễn Ngân Quyên đến BV Pharma rồi từ BV Pharma đến bà Nguyễn Thị Ngọc Loan (vợ ông Cao Minh Quang). Đề nghị các cơ quan chức năng sớm kiểm tra làm rõ những vấn đề này.



-Tư cách Thứ trưởng(Dân Việt) - Thưa ông Cao Minh Quang, nếu ông không phải là Thứ trưởng Bộ Y tế, liệu ông có vay được tiền của một doanh nghiệp trong điều kiện doanh nghiệp đó đang gặp nhiều khó khăn như thế không?- Lùm xùm chuyện ông Thứ trưởng Y tế vay nợ 1 tỷ đồng (DĐDN).-Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang: “Tôi vay 2 tỉ đồng, trả đầy đủ cả lãi” (TT 9-9-11) -  Ông nên bảo báo chí phanh phui vụ một ông Phó Thủ Tướng nọ và "Bệnh viện nhũ" ở đường Trần Quốc Toản TP HCM! Trung Quốc tử hình viện trưởng bệnh viện Hàng Châu (NLĐ).

-Ông Thứ trưởng Y tế nợ 1 tỷ đồng: Không muốn vẫn phải cho vay (Dân Việt) - Chuyện cá nhân vay tiền là giao dịch dân sự bình thường nhưng việc Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang vay tiền của một Tổng Giám đốc doanh nghiệp thuộc ngành mình quản lý lại là chuyện phải bàn.
Theo đơn phản ánh của ông Nguyễn Quốc Dũng - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần BV Pharma: "Ông Cao Minh Quang là một cán bộ "lập dị" lợi dụng vào một số mối quan hệ quen biết chuyên môn làm càn gây phẫn nộ cho rất nhiều cán bộ ngay trong Bộ Y tế và các doanh nghiệp cũng như các thiệt hại ngoài xã hội.

Ví như đối với doanh nghiệp tôi, ngay trong lúc khó khăn, công ty chúng tôi đang lỗ hàng chục tỷ đồng/năm, nhưng khi ông Quang hỏi mượn 1 tỷ đồng, Tổng Giám đốc của chúng tôi (thời điểm đó là ông Ngô Chí Dũng) đã phải hội ý cả ban giám đốc và vì sợ ông Quang trù dập, vu khống gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên chúng tôi phải giao cho kế toán đưa cho ông Ngô Chí Dũng 1 tỷ đồng và làm đại diện xác nhận văn bản vay, bắt ông Quang trực tiếp viết tay".
Trong giấy vay nợ, ông Cao Minh Quang viết: "Tôi tên là Cao Minh Quang, số CMND 020036553 cấp ngày 27.5.2003 tại TP.Hồ Chí Minh, thường trú tại 199/57 Lê Quang Định, phường 7, Bình Thạnh, TP.HCM. Công tác tại Bộ Y tế, 138 Giảng Võ - Hà Nội. Nay xin xác nhận có vay của ông Ngô Chí Dũng... số tiền là một tỷ đồng, thời gian 1 năm từ 24.1.2007 đến 24.1.2008...".
Chuyện có lẽ cũng bình thường nếu không có sự cố mới xảy ra gần đây.
... đến chuyện kiểm tra
Ngày 20.8.2011, một tờ báo đăng bài "Nguy cơ chiết xuất ma túy từ thuốc tân dược" và tiếp đó một tờ báo khác ra ngày 30.8.2011 có đăng bài "Đường đi khó hiểu của chất gây nghiện Pseudoephedrine". Nhiều doanh nghiệp sản xuất và phân phối các loại thuốc trị bệnh cảm cúm, viêm mũi, viêm xoang hết sức bức xúc sau khi hai tờ báo này đăng tải.
Tác giả các bài báo cho rằng, trong thành phần của các loại thuốc trị bệnh cảm cúm, viêm mũi, viêm xoang có hoạt chất Pseudoephedrine (PSE) là tiền chất ma túy (tức một trong những thành phần nguyên liệu để tổng hợp nên chất ma túy tổng hợp metamphetamine).
Năm 2009, Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang đã từng bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương ra kết luận và xử lý kỷ luật mức cảnh cáo. Nguyên nhân chủ yếu là do ông Quang đã tố cáo sai sự thật nghi án vận động hành lang liên quan đến 2 vaccin ngừa virus HPV cuối năm 2008, đầu 2009 gây mất đoàn kết nội bộ.
Tác giả bài báo còn trích nguyên nội dung của một... đơn thư tố cáo nặc danh cho rằng việc ưu ái của Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã "tạo điều kiện cho Công ty cổ phần BV Pharma có thể dễ dàng tuồn hàng cho bọn tội phạm vận chuyển và tập kết đến nơi tổng hợp chất ma túy metamphetamine".
Ông Nguyễn Quốc Cường - Phó Tổng Giám đốc BV Pharma bức xúc: "Nói như thế là ác ý, động cơ không trong sáng và có ý đồ triệt tiêu sự cạnh tranh của công ty chúng tôi trên thương trường". Ông Cường cho hay, sau bài báo này, nhiều khách hàng đã từ chối ký hợp đồng mua thuốc trị cảm cúm khiến Công ty BV Pharma thiệt hại rất lớn, uy tín của công ty bị giảm sút nghiêm trọng và làm bạn đọc hiểu lầm.
Trong đơn gửi các cơ quan báo chí, ông Nguyễn Quốc Dũng cho biết, liên tiếp trong thời gian gần đây, Công ty phải tiếp hai đoàn thanh, kiểm tra của Cục Quản lý dược và Sở Y tế TP.HCM sau khi hai bài báo phát hành. Ông Dũng khẳng định: "Chúng tôi được biết người chỉ đạo chính là ông Cao Minh Quang”.
(Còn nữa)
-Ông Thứ trưởng Y tế nợ 1 tỷ đồng: Không muốn vẫn phải cho vay
---

 ----Thứ trưởng Bộ Y tế và món nợ 1 tỷ đồng:Thứ trưởng thiếu trách nhiệm
Hành vi trả đũa?
Trước đó, ngày 20.8, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã có Văn bản số 11300/QLD-KD gửi các cơ quan báo chí nêu rõ nội dung của bài báo đề cập về "nguy cơ chiết xuất ma túy từ thuốc tân dược" là không có cơ sở và không đúng sự thật.
Văn bản này nêu rõ thuốc thành phẩm có chứa tiền chất Pseudoephedrine (PSE) có hàm lượng 120mg/viên đều được phép bán tự do trên thị trường mà không cần phải kê đơn. Trong khi tất cả các loại thuốc cảm cúm, viêm mũi, viêm xoang của các doanh nghiệp trong nước sản xuất đều có hàm lượng PSE chỉ từ 30 - 60mg/viên, nhỏ hơn rất nhiều so với quy định. Như vậy, có cần thiết đặt ra vấn đề tiền chất PSE dùng làm một trong những nguyên liệu tổng hợp ma túy metamphetamine như bài báo nêu không?
Sau các bài báo không chính xác, thuốc trị cảm cúm, viêm mũi có chứa thành phần Pseudoethedrine của BV Pharma tồn kho rất nhiều, khiến doanh nghiệp này thiệt hại nặng nề.
Thế nhưng sau bài báo ngày 30.8.2011 "Đường đi khó hiểu của chất gây nghiện Pseudoephedrine", ông Cao Minh Quang - Thứ trưởng Bộ Y tế, đã có văn bản yêu cầu tạm dừng cấp giấy phép nhập khẩu nguyên liệu PSE (sử dụng sản xuất thuốc điều trị cảm cúm) cho đến khi có chỉ đạo mới.
Ngay sau đó, thị trường thuốc điều trị cảm cúm bắt đầu "nóng" lên. Hàng loạt mặt hàng thuốc điều trị cảm cúm đồng loạt tăng giá, có loại tăng đến 8 lần. Dư luận trong ngành sản xuất thuốc tân dược đang đặt vấn đề: Ai là người hưởng lợi trong phi vụ "đẩy" thuốc trị cảm cúm tăng giá?
Ngày 13.7.2011, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã tiến hành thanh tra việc sản xuất, kinh doanh thuốc có chứa hoạt chất PSE tại Công ty cổ phần BV Pharma.
Trong biên bản thanh tra ghi rõ: "Công ty đã thực hiện đúng các quy định về lập dự trù, sản xuất, mua bán, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển theo quy định tại Thông tư số 11/2011/TT-BYT ngày 29.4.2010 của Bộ Y tế hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc".
Thế nhưng, chỉ một tháng sau, một đoàn thanh tra khác của Sở Y tế TP.HCM tìm đến doanh nghiệp này thanh tra lại, nhưng lại không có quyết định thanh tra mà chỉ có... thẻ thanh tra viên.
Lãnh đạo Công ty BV Pharma cho biết: "Có một cuộc gọi can thiệp cho đoàn thanh tra vào vì theo chỉ đạo bằng miệng của một quan chức của Bộ Y tế". Sau một hồi lục tung doanh nghiệp này, các thanh tra viên đã có biên bản kết luận... công ty làm đúng quy định.
Sau 2 cuộc thanh tra, ông Nguyễn Quốc Cường - Phó Tổng Giám đốc BV Pharma bức xúc đặt câu hỏi: Phải chăng người đứng đằng sau những vụ việc xảy ra là Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang, hòng trả đũa BV Pharma vì đã dám "đòi nợ rát quá" khi vào ngày 24.1.2007, vị quan chức này đã vay 1 tỷ đồng như bài báo trước đã nêu?
Vô trách nhiệm
Quay trở lại vấn đề tiền chất PSE mà một số báo nêu trong thời gian vừa qua, ngày 6.9, tại Hà Nội, ông Trần Đức Long - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) đã phát Văn bản số 5466/BYT-PC. Theo văn bản này: "PSE không phải là chất gây nghiện, việc thông tin như vậy dễ gây hiểu lầm, thậm chí gây hoang mang cho dư luận...".
Theo Bộ Y tế, tiền chất PSE không phải là chất gây nghiện - ma tuý và càng không nên quy đổi lượng tiền chất PSE dùng để sản xuất thuốc cảm cúm ra lượng ma túy, thông tin như vậy sẽ làm người dân không dám sử dụng thuốc cảm cúm để chữa bệnh.
Các nhà sản xuất, kinh doanh không muốn kinh doanh các sản phẩm cảm cúm có chứa tiền chất PSE và sẽ dẫn đến không đủ thuốc chữa bệnh cho nhân dân, đồng thời triệt tiêu sản xuất thuốc trong nước và có thể gây ra nguy cơ buôn lậu qua biên giới, khiến công tác quản lý gặp khó khăn hơn. Mặt khác, thông tin như vừa qua cũng dễ làm cho các tổ chức quốc tế hiểu không đúng về công tác quản lý tiền chất của cả hệ thống cơ quan quản lý của Việt Nam.
Văn bản này cũng khẳng định: "Việc quản lý tiền chất dùng làm thuốc của Bộ Y tế trong thời gian qua rất chặt chẽ, chưa để xảy ra thất thoát hay bị lạm dụng. Văn phòng Thường trực phòng chống tội phạm và ma túy đã đánh giá Bộ Y tế là đơn vị quản lý chặt chẽ nhất trong các bộ, ngành có liên quan".
Sau 2 cuộc thanh tra, ông Nguyễn Quốc Cường - Phó Tổng Giám đốc BV Pharma bức xúc đặt câu hỏi: Phải chăng người đứng đằng sau những vụ việc xảy ra là Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang, hòng trả đũa BV Pharma vì đã dám "đòi nợ rát quá" khi ngày 24.1.2007, vị quan chức này đã vay 1 tỷ đồng như bài báo trước đã nêu?
Thế nhưng trước đó, ông Cao Minh Quang - Thứ trưởng Bộ Y tế, trong trả lời phỏng vấn báo chí ngày 31.8.2011 lại nói một cách lấp lửng rằng: "Trong thông báo ngày 19.8, Bộ có yêu cầu Cục Quản lý dược phân tích việc duyệt dự trù PSE tăng đột biến vào cuối năm 2010 và 8 tháng đầu năm 2011 của một số doanh nghiệp, đồng thời tổng hợp và trình các công văn diễn giải của các công ty này trước khi Cục xem xét cấp phép nhập khẩu và duyệt dự trù mua PSE…
Liên quan đến vấn đề tăng đột biến các thuốc có PSE, theo báo cáo của cơ quan công an, thị trường VN đã xuất hiện những nhóm tội phạm thu gom các thuốc có chứa PSE để tổng hợp ra ma túy "đá"… Với thuốc có PSE dạng chai lớn là việc hoàn toàn không nên vì nếu như không quản lý chặt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bọn tội phạm lợi dụng thu gom để tổng hợp ra ma túy "đá"".
Theo phân công của ngành y tế thì chính Thứ trưởng Cao Minh Quang kiêm Chủ tịch Hội đồng xét duyệt thuốc của Bộ Y tế là người có trách nhiệm cao nhất quyết định cấp số đăng ký thuốc và quy cách đóng gói thuốc. Việc các loại thuốc thành phẩm có chứa PSE được cấp số đăng ký lưu hành cũng như việc đóng gói dạng chai lớn do chính Thứ trưởng Cao Minh Quang phụ trách. Vậy vì sao Thứ trưởng Cao Minh Quang lại nói một cách vô trách nhiệm như thế?
-------------
Bài 3: Thứ trưởng thích... gây rối??
 -(Dân Việt) - Những vấn đề mà ông Cao Minh Quang tố cáo là tiêu cực, là tham nhũng… đều được các cơ quan có chức năng xác nhận không có căn cứ. Vì sao ông Quang lại cố tình tung những thông tin gây nhiễu dư luận như vậy?

Ngày 6.9, Đoàn kiểm tra do ông Nguyễn Văn Thanh - Cục phó Cục Quản lý Dược làm trưởng đoàn, một Phó Chánh thanh tra Bộ Y tế và đặc biệt có sự tham gia của Phó Cục trưởng Cục An ninh Chính trị nội bộ - Bộ Công an, đã tiến hành kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh thuốc có chứa tiền chất Pseudoephedrine (PSE) tại BV Pharma. 
Vì sao BV Pharma lại phải liên tiếp đón 3 đoàn kiểm tra chỉ trong vòng một thời gian ngắn như vậy?
Tin thất thiệt
Như trong bài báo trước chúng tôi đã phản ánh, liên tiếp trong vòng một tháng, BV Pharma phải đón hai đoàn thanh, kiểm tra của Cục Quản lý dược và Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh. Vậy mà, cũng chỉ hơn nửa tháng sau, ngày 6.9, BV Pharma lại phải đón đoàn kiểm tra thứ ba cũng của Cục Quản lý dược.
Ông Cao Minh Quang (thứ ba từ phải sang) thăm một triển lãm về y tế.
Lý do mà đoàn kiểm tra đưa ra: “Vì trong thời gian qua có một số nguồn thông tin phản ánh Công ty BV Pharma đã bán nguyên liệu tiền chất dùng làm thuốc PSE ra ngoài thị trường”.
Kết quả, một lần nữa khẳng định: “Công ty BV Pharma đã thực hiện việc nhập khẩu, mua và đưa nguyên liệu PSE vào sản xuất thành phẩm ở dạng phối hợp đã có số đăng ký theo đúng các quy định của Bộ Y tế.
Căn cứ vào số liệu nhập khẩu, mua và sử dụng nguyên liệu tiền chất PSE đã kiểm tra tại công ty, cho đến thời điểm kiểm tra, đoàn kiểm tra không phát hiện công ty có bán nguyên liệu tiền chất PSE ra ngoài thị trường như phản ánh của một số thông tin”.
Rất bức xúc trước thông tin gây nhiễu, vô căn cứ, có ý đồ làm hại doanh nghiệp này, ông Ngô Quốc Dũng - Tổng Giám đốc BV Pharma kiến nghị: “Đề nghị đoàn kiểm tra kiến nghị các cơ quan chức năng xác minh rõ nguồn thông tin phản ánh Công ty BV Pharma đã bán nguyên liệu tiền chất dùng làm thuốc PSE ra ngoài thị trường, để bảo vệ uy tín và ổn định tâm lý cho cán bộ, viên chức của công ty”.
Vậy ai là người “phản ánh một số thông tin” để Đoàn kiểm tra Cục Quản lý dược phải thành lập và tiếp tục đi kiểm tra việc mà mình mới kiểm tra trước đó hơn 1 tháng?
Theo một chuyên viên của Cục Quản lý dược đã khẳng định bằng văn bản: “Thứ trưởng Cao Minh Quang nói rằng, Công ty BV Pharma đã bán nguyên liệu tiền chất PSE ra ngoài thị trường”.
Ngay sau đó thông tin này được báo cáo tới lãnh đạo Cục Quản lý dược và hai ngày sau đoàn kiểm tra đã đến BV Pharma làm việc. Kết quả, đó chỉ là những thông tin thất thiệt. Hay nói một cách khác, đó là một hành vi gây rối nội bộ ngành dược, gây rối nội bộ ngành y tế.
Bộ Y tế cần vào cuộc
Cũng nói về chuyện nội bộ ngành dược, một chuyên viên của Cục Quản lý dược đã kể lại câu chuyện sau khi ông Quang mới nhậm chức Cục trưởng Cục Quản lý dược vào năm 2004, đầu năm 2005 đã phải tổ chức liên hoan chia tay 1 phó cục trưởng và 4 trưởng phòng của Cục Quản lý dược luân chuyển công tác.
Hôm đó, ông Quang đã tỏ ra “vô can” khi thể hiện sự luyến tiếc phải chia tay những cán bộ dưới quyền của mình, rất lưu luyến, rất ngậm ngùi… Thế nhưng, một cán bộ của Cục đã tìm thấy một tờ trình viết bằng tay của ông Quang gửi Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế. Trong đó, ông Quang: “Đề xuất với Ban Cán sự lãnh đạo Bộ việc luân chuyển công tác một số cán bộ của Cục”.
Theo tài liệu của cơ quan chức năng, từ khi ông Quang làm Cục trưởng Cục Quản lý dược rồi lên chức Thứ trưởng cho đến nay, ông Quang đã viết nhiều đơn thư tố cáo gửi đến các ban, ngành trung ương tố cáo những chuyện tiêu cực của ngành dược, của Bộ Y tế.
Điển hình là vụ ông Quang tố cáo có chuyện vận động hành lang trong việc cấp giấy phép lưu hành vaccin ung thư cổ tử cung; hay tố cáo Cục Quản lý dược có tham nhũng trong đăng ký thuốc… Thế nhưng, những vấn đề mà ông Quang tố cáo là tiêu cực, là tham nhũng… đều được các cơ quan có chức năng xác nhận không có căn cứ.
Vì sao ông Quang lại cố tình tung những thông tin gây nhiễu dư luận như vậy? Phải chăng những tố cáo của ông Nguyễn Quốc Dũng - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần BV Pharma như đã nêu là đúng sự thật? Đề nghị Bộ Y tế và các cơ quan chức năng làm rõ những thông tin gây nhiễu cũng như xác định rõ tư cách đạo đức của một Thứ trưởng Bộ Y tế khi đi vay 1 tỷ đồng của một Tổng Giám đốc doanh nghiệp dược thuộc ngành mình phụ trách.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét