Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

ANZ bán cổ phần tại Sacombank: “Các điều khoản là bảo mật”

Vinashin
Vinashin từng được đầu tư để hiện đại hóa công nghiệp đóng tàu ở Việt Nam
--- ANZ bán cổ phần tại Sacombank: “Các điều khoản là bảo mật” (VnEconomy). - ANZ rút khỏi Sacombank (TBKTSG). – Chán đầu tư tài chính: DN ồ ạt bán cổ phiếu (VEF).


-Sacombank vay FMO 150 triệu USD
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vừa ký với Định chế tài chính hỗ trợ phát triển Hà Lan (FMO) hợp đồng vay vốn cấp 2 trị giá 150 triệu USD với thời hạn vay là 10 năm.
Theo hợp đồng này, FMO sẽ trực tiếp cho Sacombank vay 25 triệu USD và đóng vai trò đứng đầu kêu gọi hợp vốn từ các tổ chức tài chính khác trên thế giới bao gồm Proparco, Norfund, BIO, DEG với tổng hạn mức 150 triệu USD.Đây là hợp đồng vay vốn thứ cấp đầu tiên đối với một ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.

Với 150 triệu USD vay từ FMO và các tổ chức tài chính lần này, Sacombank sẽ bổ sung vào nguồn vốn cấp 2 dài hạn. Theo kế hoạch, nguồn vốn này sẽ được giải ngân thành 2 đợt (đợt 1 là 95 triệu USD vào quý 2/2011 và đợt 2 là 55 triệu USD vào cuối năm 2011).

Theo Sacombank, việc vay vốn từ các tổ chức, định chế tài chính hỗ trợ phát triển nước ngoài không chỉ giúp ngân hàng này nâng cao năng lực tài chính mà còn giúp mở rộng quan hệ cũng cơ hội tiếp xúc với các gói hỗ trợ kỹ thuật từ các định chế tài chính đồng cho vay.




Sacombank 'lộ' lợi nhuận khủng? - (ĐVO) Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) dự kiến đạt 2.728 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2011, tương đương 101% kế hoạch năm.
Dự kiến tính đến ngày 31/12/2011, vốn chủ sở hữu của Sacombank đạt 15.100 tỷ đồng, trong đó bao gồm 10.740 tỷ đồng vốn điều lệ; tổng tài sản khoảng 144.000 tỷ đồng; nguồn vốn huy động đạt trên 126.000 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay trên 78.500 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 0,6% dư nợ cho vay.

Sacombank dự kiến đạt 2.728 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2011.

Sacombank là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu về mạng lưới tại Việt Nam với 408 điểm giao dịch tại 47/63 tỉnh thành. Sacombank tiên phong mở rộng phạm vi hoạt động ra khỏi lãnh thổ Việt Nam với Chi nhánh tại Lào (năm 2008) và Chi nhánh tại Campuchia (năm 2009). Tháng 10/2011 vừa qua, Chi nhánh tại Campuchia đã được nâng cấp thành Ngân hàng con 100% vốn Sacombank, đánh dấu một bước phát triển mới trong hành trình chinh phục thị trường Đông Dương.

Ngoài ra, nhằm tăng cường hỗ trợ nguồn vốn cho phát triển nông thôn và tăng trưởng sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong dịp TếtNhâm Thìn, đồng thời góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, Sacombank dành 2.000 tỷ đồng thực hiện cho vay tới đối tượng khách hàng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và nông nghiệp.

Điều kiện để được xem xét cấp vốn là khách hàng doanh nghiệp đang giao dịch chính tại Sacombank, tức là khách hàng doanh nghiệp có phần lớn doanh thu kinh doanh chuyển thanh toán qua tài khoản tại Sacombank hoặc có doanh số mua bán ngoại hối giao dịch chính với Sacombank. Lãi suất cho vay sẽ được áp dụng tuỳ theo từng trường hợp cụ thể dựa trên mối quan hệ hợp tác của khách hàng với Sacombank và không vượt quá 19%/ năm với thời hạn vay tối đa 3 tháng.

Đầu tư là một trong những hoạt động nhằm gia tăng lợi nhuận của ngân hàng nói chung. Tính đến hết quý III/2011, số dư đầu tư chứng khoán của Sacombank là gần 25.092 tỷ đồng, chiếm gần 16% tổng tài sản của Sacombank. Trong đó, 99,6% tương đương 24.994 tỷ đồng Sacombank đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do các tổ chức tín dụng khác và trái phiếu do các tổ chức kinh tế phát hành – có tính thanh khoản và giá trị thương mại cao trên thị trường. Đây là một lợi thế lớn của Sacombank trong việc đảm bảo an toàn thanh khoản và đáp ứng được các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của ngành ngân hàng và các chuẩn mực Quốc tế.

Nhằm đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, Sacombank đã sớm cho ra đời các Công ty trực thuộc ở nhiều lĩnh vực để cung cấp đến khách hàng những giải pháp tài chính trọn gói. Hiện nay, Sacombank có 4 Công ty trực thuộc: Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản (Sacombank-SBA), Công ty Cho thuê tài chính (Sacombank-SBL), Công ty Kiều hối (Sacombank-SBR) và Công ty Vàng bạc đá quý (Sacombank-SBJ).

Là ngân hàng đầu tiên mạnh dạn đưa cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán từ năm 2007 theo đúng lộ trình, Sacombank xác định việc đảm bảo an toàn trong hoạt động và quyền lợi của cổ đông là nhiệm vụ quan trọng nhất trong quá trình phát triển. Sự tín nhiệm của các tổ chức tài chính quốc tế như IFC, FMO, ADB, Proparco… và những đánh giá cao của các tổ chức xếp hàng quốc tế như Moody, Fitch… đã góp phần thể hiện sự ổn định về hoạt động của Sacombank.Vũ Anh.

-Sacombank khó lòng thoát hiểm - Nhipcaudautu
-(DungHangViet.Vn) - Sức khỏe đang suy yếu, Sacombank khó lòng cố thủ nếu xuất hiện những ý đồ thâu tóm.
Gữa năm 2011, thị trường nổi lên tin đồn Sacombank có nguy cơ bị thâu tóm. Câu chuyện càng đáng ngờ hơn khi Sacombank liên tục mua gom cổ phiếu STB như đang cố thủ. Tuy sự việc chưa ngã ngũ, nhưng nếu có một cuộc chuyển giao quyền lực như lời đồn đại thì khả năng Sacombank chiếm thế thượng phong là rất thấp.

Sức đề kháng giảm


Dù nói là có lãi, nhưng tình hình kinh doanh của Sacombank có rất nhiều vấn đề. Hoạt động cốt lõi của một ngân hàng thương mại là cho vay, nhưng tính đến ngày 30.9.2011 Sacombank đã có khoảng 25.000 tỉ đồng đầu tư cổ phiếu, chiếm 16% tổng tài sản. Trong khi đó, từ 30.9 đến 22.12, VN-Index mất khoảng 16% (từ 427,6 xuống 360,37 điểm). Chỉ dựa trên mức giảm chung của thị trường đã thấy khoản đầu tư cổ phiếu của Sacombank bốc hơi khoảng 3.900 tỉ. Một công ty con của Sacombank là Công ty Chứng khoán Sacombank - SBS cũng lỗ lũy kế 9 tháng gần 258 tỉ đồng.

ngân hàng SacombankHoạt động cốt lõi của một ngân hàng thương mại là cho vay, nhưng tính đến ngày 30.9.2011 Sacombank đã có khoảng 25.000 tỉ đồng đầu tư cổ phiếu, chiếm 16% tổng tài sản.
Không chỉ có chứng khoán, mảng kinh doanh bất động sản của Sacombank cũng lao đao theo thị trường. Tính lũy kế từ đầu năm đến hết quý III, lợi nhuận của Công ty Địa ốc Sài Gòn Thương Tín - Sacomreal là khoảng 82 tỉ, giảm đến 83,67% so với cùng kỳ năm ngoái. Đối với mảng sản xuất và kinh doanh vàng miếng, sau khi có quy định chỉ SJC mới được sản xuất vàng miếng, Sacombank không còn được phép sản xuất vàng mang thương hiệu SBJ nữa. Vì vậy, trước mắt, hệ thống máy móc sản xuất vàng miếng trị giá hơn 30 tỉ đồng của Sacombank sẽ chưa được sử dụng.

Điều đáng nói là tình trạng kinh doanh kém hiệu quả của Sacombank đã có từ trước đó. Nếu xét về quy mô vốn (10.000 tỉ đồng) và phạm vi hoạt động thì ACB là đối thủ trực tiếp của Sacombank. Khác với Sacombank, ACB luôn mang lại lợi nhuận cao hơn cho nhà đầu tư. Năm 2009, tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của ACB là 21,78%, trong khi Sacombank chỉ 15,8%. Con số tương ứng cho năm 2010 là ACB 20,5%, Sacombank 16,74%. Năm 2011, ROE của ACB vẫn cao hơn Sacombank 6 điểm phần trăm.


Với tình hình kinh doanh như vậy, cộng với sự đi xuống chung của cổ phiếu ngân hàng, giá cổ phiếu của Sacombank giảm là điều dễ hiểu. Tháng 8 năm nay, Dragon Capital chính thức thoái 6,66% vốn tại Sacombank, bán ra gần 61 triệu cổ phiếu STB sau 10 năm nắm giữ. Trong khi đó, từ tháng 4.2010 đến tháng 6.2011, giá cổ phiếu STB của Sacombank được giao dịch quanh mức dưới giá trị sổ sách là 14.000 đồng. Với mức giá này, STB trở nên quá dễ mua đối với những nhà đầu tư có nhiều tiền.


Đê mỏng không ngăn được lũ


Khi nhận ra cổ phiếu STB được gom mua từ năm 2010, Sacombank đã có động thái phòng thủ. Tháng 11 năm nay, Sacombank đăng ký mua vào 100 triệu cổ phiếu STB. Liên tiếp các công ty Thành Thành Công, Đặng Huỳnh, Đường Ninh Hòa, Bourbon Tây Ninh cũng đăng ký mua vào dồn dập cổ phiếu này. Chủ tịch hội đồng quản trị các công ty này là bà Huỳnh Bích Ngọc, vợ ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank.


Trước nguy cơ bị thâu tóm, một vài thành viên hội đồng quản trị của Sacombank cũng tìm cách tăng lượng cổ phần nắm giữ của mình. Một trong số đó là vụ mua vào hơn 30 triệu cổ phiếu STB của ông Chang Hen Jui, chồng bà Huỳnh Quế Hà, Phó Chủ tịch thứ nhất Sacombank.


Mục đích của việc kinh doanh, đầu tư là tạo ra lợi nhuận. Khi Sacombank làm ăn sa sút, điều đầu tiên mà một nhà đầu tư bình thường nghĩ đến là để tiền của họ nơi khác sinh lợi nhiều hơn. Vì thế mới có chuyện cổ phiếu STB được bán ra với khối lượng lớn. Nội lực của Sacombank ít nhiều đã bị hao mòn. Một nhóm nhỏ nhân sự chủ chốt dù cố gắng mấy cũng khó bắt kịp lực lượng đối lập, vốn đã kiên trì mua cổ phiếu STB từ năm ngoái.


Giữa lúc dư luận cho rằng Sacombank đang đồng tâm hiệp lực chống thế lực thâu tóm thì ngày 19.12, Sacomreal tuyên bố rút toàn bộ vốn đang nắm giữ tại Sacombank với hơn 22 triệu cổ phiếu. Sau Công ty Chứng khoán SBS, Sacomreal là công ty con thứ hai thoái vốn tại ngân hàng mẹ Sacombank. Tại sao công ty con giờ đây không còn muốn nắm giữ cổ phiếu của công ty mẹ? Ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacomreal, từ chối trả lời câu hỏi của NCĐT về vấn đề này. Trước đó, vào tháng 7, bà Bích Ngọc (vợ ông thành) và bà Ức My (con ông Thành) đã bán cổ phiếu STB do mình nắm giữ. Lý giải cho sự việc trên, ông Thành cho biết số cổ phiếu này được bán cho Thành Thành Công, chuyển từ sở hữu cá nhân sang pháp nhân để quản lý tốt hơn. Vậy trong trường hợp này, cổ phiếu STB đang được Công ty Sacomreal do con trai ông làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị, sở hữu với tư cách pháp nhân, tại sao lại được bán đi?


Ngay sau sự việc Sacomreal thoái vốn, thị trường lại rộ lên thông tin Credit Suisse mua cổ phần của Ngân hàng Sacombank. Sự tham gia của Credit Suisse vào cơ cấu cổ đông của Sacombank vào lúc này là không bình thường. Hiện tại cổ đông nước ngoài đã nắm giữ 26% cổ phần Sacombank, nghĩa là chỉ còn 4% tỉ lệ vốn góp dành cho cổ đông nước ngoài, trong khi Sacombank có ý định bán cho Credit Suisse 15% cổ phần. Sacombank sẽ phải cấu trúc lại cơ cấu cổ đông mới có chỗ cho Credit Suisse. Hiện nay, tin đồn này vẫn chưa được xác thực, khi Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đặng Văn Thành phủ nhận, còn Tổng Giám đốc Trần Xuân Huy lại trả lời Đài BBC rằng: việc bán cổ phần “có thể được tiến hành dần dần cho đến khi cổ phần được bán ra tới tối đa mà cả hai bên đồng ý”.


Điều này cũng dấy lên những đồn đoán về việc Sacombank đang khủng hoảng về cơ cấu, và Credit Suisse, trước đây đại diện các chủ nợ của Vinashin, là ngân hàng trung gian dàn xếp quyền lợi của các bên. Hơn 1 tháng trở lại đây cũng có thông tin ACB đang tăng tỉ lệ sở hữu cổ phần Sacombank và hiện nay đã nắm giữ 60%. Phóng viên NCĐT đã liên hệ với ông Đỗ Minh Toàn, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB và được trả lời: “Đây là tin đồn thất thiệt của một số cá nhân nhằm đẩy giá cổ phiếu lên. Về phía ACB, chúng tôi đã đóng danh mục 2 năm nay và nếu có đầu tư chúng tôi cũng không đầu tư cổ phiếu ngân hàng.”


Ngành ngân hàng lúc này cần một vài tên tuổi đủ mạnh để vượt qua thời kỳ khó khăn. Đó là chưa kể đến tham vọng phát triển những ngân hàng mang tầm khu vực. Vì vậy, sáp nhập và hợp nhất không chỉ là chuyện của các ngân hàng nhỏ.
Quân Phan
Nguồn: Nhipcaudautu

-Chủ nợ Vinashin ‘nắm cổ phần Sacombank’
-
Ông Trần Xuân Huy của Sacombank và đại diện Credit Suisse (trong một buổi ký kết thỏa thuận hợp tác)
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín có thể bán khoảng 15% cổ phần cho Credit Suisse, hãng tin tài chính Bloomberg đưa tin ngày 21/12/2011.
Bloomberg dẫn ông Trần Xuân Huy, Tổng giám đốc Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - Sacombank nói "Chúng tôi muốn bán cho cổ phần Credit Suisse nhiều ở mức luật hiện hành cho phép, tức là 15%".

Ông Huy cho biết thêm việc bán cổ phần "có thể được tiến hành dần dần cho đến khi cổ phần được bán ra tới tối đa mà cả hai bên đồng ý."
Bloomberg cho hay giá cổ phiếu của Sacombank tăng ở mức cao nhất (1,4%), đạt ngưỡng 15000 VND, là ngưỡng cao nhất kể từ 23/11/2011.
Việc Sacombank bán cổ phần được lên kế hoạc theo sau thỏa thuận theo đó Vietcombank bán 15% cổ phần cho Mizuho Financial Group Inc.
Vai trò chủ nợ
Credit Suisse từng được chọn để tư vấn cho giao dịch Vietcombank bán cổ phần này.
Các ngân hàng quốc tế mua cổ phần ngân hàng tại Việt Nam gồm HSBC, có cổ phần ở Techcombank; Standard Chartered nắm cổ phần tại Asia Commercial Bank; và ANZ cũng có cổ phần tại Sacombank.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đang khuyến khích các vụ sáp nhập và mua cổ phần để giúp các ngân hàng yếu tại Việt Nam.
Credit Suisse và Sacombank đã ký kết một biên bản ghi nhớ vào hôm 20/11 để giúp ngân hàng "tăng cường khả năng cạnh tranh của họ," theo một tuyên bố gửi qua e-mail từ Sacombank.
Ông Adam Harper, người phát ngôn cho Credit Suisse tại Hong Kong từ chối bình luận khi Bloomberg liên lạc vào ngày hôm 21/12.
Credit Suisse AG là ngân hàng đại diện cho các chủ nợ và là bên giàn xếp cho hợp đồng cho Vinashin vay 600 triệu USD qua trái phiếu hồi năm 2007.
Giới quan sát nhận định dường như có sự bất đồng giữa các chủ nợ nước ngoài khi một trong các chủ nợ đơn phương khởi kiện Vinashin và 21 công ty liên đới ra tòa ở London.
Vào mùa thu năm 2010, các chủ nợ nước ngoài, khởi đầu gồm Credit Suisse, Depfa Bank, Elliott Advisors, Maybank, và Standard Chartered lập ban xử lý khoản nợ khó đòi nhưng sau đó Standard Chartered bỏ hồi tháng Tư.
Kế đến là Elliott Advisors đã lựa chọn giải pháp đâm đơn lên Bấm tòa án Thương mạithuộc tòa Thượng Thẩm ở London sau khi Vinashin không trả được nợ đáo hạn.

Xưởng đóng tàu của Vinashin ở Dung Quất -Hệ lụy án lệnh vụ kiện Vinashin - Một án lệnh của tòa Thương mại, Chi nhánh Queen’s Bench thuộc Tòa Thượng thẩm ở London, cảnh báo Vinashin cùng 21 công ty tại Việt Nam bị kiện ra tòa tại Anh, có thể mất quyền bào chữa. Án lệnh đề ngày 02/12/2001, mà BBC tiếng Việt đọc được, nói nếu vào 1630 giờ chiều ngày 13 tháng Một năm 2012 tòa không nhận được phản hồi chính thức từ bên bị, thì các bị đơn (Vinashin và tất cả 21 công ty bị kiện) sẽ mất quyền bào chữa, tương đương với việc bên nguyên đơn nghiễm nhiên thắng kiện.
Giới luật sư của cả bên nguyên đơn và bị đơn cùng ít nhất hai người làm chứng có tên trong án lệnh này của tòa.

Đại diện của bên khởi kiện, công ty Elliott VIN (Hà Lan) B.V. có tư cách pháp nhân Hà Lan và địa chỉ đăng ký tại Hà Lan, là công ty luật Bingham McCutchen LLP, văn phòng London.
Được biết hãng luật Mayer Brown International LLP, cũng có văn phòng ở London, đại diện cho các bị đơn tại Việt Nam.
Vào ngày 01/11/2011, bên nguyên đã gửi đơn kiện với tư cách là một chủ nợ trong hợp đồng cho vay 600 triệu USD đề ngày 24/05/2007.
Credit Suisse AG, chi nhánh Singapore là đại diện và giàn xếp cho hợp đồng vay này.
Đơn kiện liệt kê bên bị thứ nhất là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và 21 bị đơn còn lại *(xem danh sách phần cuối bài) là các công ty được thành lập và đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
Trong khi Vinashin là bên đi vay thì toàn bộ 21 bị đơn còn lại được mô tả là các bên có liên hệ tới hợp đồng vay và là những bên bảo lãnh nghĩa vụ đi vay của Bị đơn Thứ Nhất, tức là Vinashin.
‘Vi phạm hợp đồng’
Vụ việc Vinashin gây chú ý nhiều trong giới quan sát trong và ngoài nước.
Theo hợp đồng vay 600 triệu USD, khoản trả góp đầu tiên, 60 triệu USD, đáo hạn vào ngày 20/10/2010, lần trả thứ hai vào ngày 20//06/2011 và lần trả tới đây là 20/12/2011.
Đơn kiện nói các bị đơn đã không trả khoản góp lần đầu và lần thứ hai, có trả lãi lần đầu (nhưng phải mãi tới ngày 24/12/2010 mới thanh toán), không trả lãi lần hai và không trả toàn bộ default interest, hay lãi với mức cao hơn lãi gốc vì không thanh toán khi đáo hạn.
Trên cơ sở đó, bên nguyên đơn hiện khởi kiện tất cả 22 bên bị để đòi số tiền hơn 12,11 triệu đôla Mỹ, bao gồm cả hai lần tiền trả góp mà bên bị chưa thanh toán cùng các khoản lãi, tính tới ngày 01/11/2011.
Trong khi đó một blog trên trang Wall Street Journal mô tả kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy bên khởi kiện trong vụ kiện Vinashin sẵn sàng cho một cuộc chơi lâu dài với chiến lược đã mang lại cho họ thành công trước đây.
Vào năm 2000, Elliott nổi danh vì thắng trong vụ kiện chính phủ Peru kéo dài bốn năm và chính phủ Peru sau đó phải trả 56 triệu USD cho Elliott.
Trong năm 2008, một chi nhánh của Elliott (Kensington International Ltd), đã đi đến một thỏa thuận với Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) để có được một số tiền nhưng không tiết lộ số tiền này là bao nhiêu.
Trong vụ này Elliott đã bị mắc nợ hơn 100 triệu USD trong đó có cả lãi gốc và lãi lũy kế hơn hai thập niên.
Elliott hiện vẫn đang theo đuổi vụ kiện với khoản vay qua trái phiếu trị giá 4.5 tỷ đôla mà chủ nợ là chính phủ Argentina.
Lập trường của Elliott, dù ở cương vị một quỹ đầu tư, lại còn có thông điệp mang tính xã hội.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2007 với tạp chí “Foreign Policy”, một người phát ngôn của Elliott nói "những người ủng hộ chủ trương xóa và giảm nợ nên nhận ra rằng bên hưởng lợi từ giảm nợ thường là các chế độ bất tài hoặc tham nhũng lãng phí tài sản quốc gia của họ và sau đó kêu nghèo kêu khổ để tránh nghĩa vụ trả nợ".

* Danh sách 22 bị đơn (tên công ty bằng tiếng Anh)
1. Vietnam Shipbuilding Industry Group
Hiện chưa rõ vụ kiện sẽ được các công ty liên quan tại Việt Nam đón nhận ra sao
2. Bach Dang Shipbuilding Industry Company Limited
3. Ben Kien Shipbuilding Industry Company Limited
4. Bien Dong Shipping Company
5. Ha Long Shipbuilding One Member of Responsibility Limited Company
6. Hoang Anh Shipbuilding Industry Joint Stock Company
7. Hong Bang Shipbuilding Industry and Construction Company
8. Middle Area Construction and Shipbuilding Industry Company
9. Nam Trieu Shipbuilding Industry Company
10. Nam Ha Shipyard
11. Nha Trang Shipbuilding Industry Company
12. Pha Rung Shipyard Company Limited
13. Sai Gon Shipbuilding and Marine Industry Company
14. Sai Gon Shipbuilding Industry Company Limited
15. Song Cam Shipbuilding Joint Stock Company
16. Thanh Long Company
17. Construction and New Technology Application Joint Stock Company
18. Vinashin Construction Joint Stock Company
19. Vinashin Dung Quat Shipyard
20. Kansai Vinashin Investment Joint Stock Company
21. Vinashin Ocean Shipping Company Limited
22. Vinashin Trading and Manufacturing Joint Stock Company
Nguồn: Tòa Thương mại, Chi nhánh Queen’s Bench thuộc Tòa Thượng thẩm ở London



Vụ Vinashin bị kiện: Vinashin: emerging-market risk (FT 13-12-11) -- Bài này có vài thông tin mới (chẳng hạn như cho biết nhiều chủ nợ khác không đứng kiện chung với quỹ Elliot vì không muốn "gây thù chuốc oán" với Hà Nội), nhưng có vẻ "thông cảm" với Việt Nam và không hay bằng bài (link hôm qua): Asia in numbers: Vietnam(Times of London 13-12-11)


Vụ Vinashin bị kiện: - Thủ tướng: Đang xem xét xử lý trách nhiệm vụ Vinashin (13-12-11) -- Nhiều người nhận thấy thủ tướng chải đầu không kỹ, có lẽ vì ngài từ chối xem gương.-.Thủ tướng: Không có 'vùng cấm' trong xử lý cán bộ
 Asia in numbers: Vietnam (Times of London 13-12-11) -- Xin lỗi. chỉ subscribers mới đọc được bài này, nhưng đây là đọan quan trọng. (Tóm tắt: Để Vinashin thu hút vốn nước ngoài, chính phủ Việt Nam cam kết là có bề gì thì chính phủ sẽ nhảy vào.  Bây giờ Vinashin không có tiền trả nợ thì chính phủ "nhún vai", nói là không có trách nhiệm gì cả!)
      The Government wanted to create a syndicated loan facility to bring $600 million of foreign capital into Vinashin. But, as a company created out of thin air, Vinashin did not have the sort of track record or credible accounts that would make the loan investable by the sort of emerging markets funds that might be interested in a slice of Vietnam’s big “maritime” story.

The solution, not in itself too crazy, lay in a letter from Hanoi that had a paragraph the wording of which reportedly offered an unambiguous guarantee that it would step in if Vinashin looked like defaulting on its obligations. With the loan implicitly bearing the same risk as Vietnamese sovereign debt, and with S&P on board to rustle up a credit rating, Credit Suisse was able to arrange the loan.
All seemed well until Vinashin defaulted on the first $60 million repayment last year and, far from stepping in, Hanoi simply shrugged and disavowed responsibility.
- (giangle)...Bác Trần Hữu Dũng trích một đoạn của Times of London (13-12-11), trong đó khẳng định chính phủ VN đã hứa sẽ bảo đảm khoản vay $600m của Vinashin:
" ...a letter from Hanoi that had a paragraph the wording of which reportedly offered an unambiguous guarantee that it would step in if Vinashin looked like defaulting on its obligations."
Có 2 lý do để nghi ngờ về sự tồn tại của paragraph với một "unambiguous guarantee" như vậy. Thứ nhất là cho đến giờ chưa ai nhìn thấy lá thư đó, chỉ toàn nghe nói (reportedly). Chính phủ VN giấu nó đã đành, nếu các chủ nợ muốn gây sức ép tại sao họ không công bố? Phóng viên của các tờ báo gạo cội như WSJ, FT, Bloomberg không ai nghĩ đến việc hỏi xin một copy từ các chủ nợ hoặc S&P? Nếu có confidentiality condition về nội dung bức thư tại sao không ai đề cập đến?
Thứ hai, nếu chính phủ VN có guarantee mạnh như vậy tại sao Elliott lại không kiện luôn cả chính phủ VN mà chỉ kiện Vinashin và các công ty con? Ngay cả nếu kiện chính phủ VN phức tạp và khó thắng hơn, chỉ cần hành động nộp đơn kiện cũng gây sức ép rất lớn lên phía VN buộc những người đang đàm phán sau hậu trường phải soft hơn. Nhiều khả năng các luật sư của Elliott sau khi xem lá thư đó đã khuyên thân chủ của mình không nên kiện vì chứng cứ quá yếu. -– Cọc nợ “khủng” của Vinashin và HA.GL tại BIDV: Có đáng lo ngại? (DT).
VINASHIN với uy tín của chính phủ- RFA -Thủ tướng: Đang xem xét xử lý trách nhiệm vụ Vinashin
"Tập đoàn Vinashin đã hoàn thành việc kiểm điểm trách nhiệm và đang xem xét để đưa ra các hình thức xử lý với các tập thể, cá nhân có sai phạm", Thủ tướng nêu trong văn bản giải trình chất vấn sau kỳ họp QH --
Thủ tướng trực tiếp trả lời việc tái cơ cấu Vinashin "Việc tái cơ cấu Vinashin đang được triển khai thực hiện theo đúng Kết luận của Bộ Chính trị, Đề án của Chính phủ về tái cơ cấu Tập đoàn..." --- Thủ tướng trực tiếp trả lời việc tái cơ cấu Vinashin (Bee/ Chinhphu). - Thủ tướng: “Không cho phép cấp dưới có quyền không báo cáo” (DT).– Văn bản giải trình trả lời chất vấn ĐBQH của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tái cơ cấu Vinashin đúng theo kết luận của Bộ Chính trị (ĐĐK). - Tái cơ cấu nợ của Vinashin (TN).  - Vụ kiện Vinashin ra tòa ở London  —  (BBC). - Hedge fund Elliott sues Vietnam shipbuilder Vinashin-WSJ (Reuters). - U.S. Hedge Fund Sues Vietnam’s Vinashin (WSJ). 

Thủ tướng CP trả lời về xử lý trách nhiệm trong vụ Vinashin (GDVN) -. – Thủ tướng giải trình về Vinashin và tái cơ cấu nền kinh tế (VnEconomy).  – Thủ tướng: Đang xem xét xử lý trách nhiệm vụ Vinashin (VNN).  – Đã rút vốn và giải thể 38 đơn vị thuộc Vinashin (DT). -Vụ kiện Vinashin ra tòa ở London - (BBC) -Vụ quỹ đầu tư Elliott Advisors kiện tập đoàn Vinashin lên Tòa London có thể bắt đầu sau khi bị đơn đã nhận thông báo.-Vụ Vinashin bị kiện: U.S. Hedge Fund Sues Vietnam's Vinashin (WSJ 12-12-11)

-QUỸ ĐẦU TƯ ELLIOTT ASSOCIATES ĐƯA VIỆT NAM RA TÒA-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét