Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Đọc kết quả lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội

Phạm Nhất Vương - Nhà nước tam trùng quyền lực ở Việt Nam là gì?

Nghiên cứu về bộ máy nhà nước Việt Nam, trong các sách giáo trình thường che dấu sự thật về cấu trúc quyền lực của bộ máy nhà nước và gọi là hệ thống chính trị.
Thực chất nó gồm 03 bộ máy trùng lên nhau ở 4 cấp độ. Đó là:
1) Bộ máy đảng: Gọi là bộ máy vì nó là một hệ thống 4 cấp từ trung ương đến địa phương. Ở trung ương có Bộ Chính trị, Trung ương đảng và các phòng ban riêng. Ở tỉnh, thành phố có tỉnh ủy, thành ủy và và các phòng ban riêng. Ở cấp quận huyện có quận ủy, huyện ủy và các phòng ban riêng. Ở cấp xã phường có đảng bộ phường xã. Bộ máy đảng cồng kềnh và nhiều nhân sự vì nó còn ở trong quân đội, cảnh sát, các doanh nghiệp của nhà nước, các trường học, bệnh viện, đến làng ấp và tổ dân phố v.v.. thực hiện việc giám sát tất cả cơ quan và cá nhân xem có sự chống đảng hay không.
Hình ảnh Tinh gọn bộ máy khu vực nhà nước - Khó như đụng phải “đá ngầm” số 1
Ảnh minh họa
Bộ máy này gọi là bộ máy quyền lực nhà nước vì nó quyết định tất cả các vấn đề quốc gia. Về nhân sự, nó quyết định ai là chủ tịch nước, ai là thủ tướng, chủ tịch v.v.. bởi đảng lãnh đạo bằng công tác nhân sự nên đảng quyết định tất cả các cá nhân đảm nhiệm chức vụ trong các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước. Bộ máy đảng quyết định tất cả việc đối nội và đối ngoại. Thậm chí, tòa án mở phiên tòa công khai xét xử và ra bản án thì bản án đó không trái với chỉ đạo trước đó của đảng; việc mở phiên tòa xét xử chỉ là đóng kịch cho dân xem mà thôi. Nguyên tắc "đảng lãnh đạo" thể hiện rõ đây là bộ máy nhà nước thực hiện chức năng quyền lực vì nó đạo diễn, chỉ đạo cho hoạt động của các cơ quan nhà nước khác.Nên có thể gọi bộ máy quyền lực đảng là BỘ MÁY ĐẠO DIỄN.
2) Bộ máy nhà nước: Trong các sách giáo trình Việt Nam gọi là bộ máy nhà nước nhưng thực chất không phải vậy; bởi lẽ quyền lực nhà nước đã do bộ máy đảng nắm và bộ máy này chỉ tuân theo nghị quyết đảng. Nhìn vỏ ngoài cũng là hệ thống 4 cấp. Ở trung ương có Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, tòa án và kiểm sát tối cao. Ở cấp tỉnh thành có các cơ quan tương tự như Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, tòa án và viện kiểm sát. Ở quận huyện cũng có các cơ quan tương ứng. Cấp xã có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Do không phải bộ máy quyền lực nên chức năng của nó là đóng kịch cho quốc tế và dân trong nước xem để chứng tỏ xã hội Việt Nam có bộ máy nhà nước. Điều này thể hiện rõ khi chủ tịch nước Tư Sang đi ngoại quốc, ông ta không có quan điểm của nguyên thủ quốc gia mà chỉ cầm tờ giấy đọc các quan điểm của Bộ Chính trị. Tính chất đóng kịch lừa mị rõ hơn trong Quốc hội họp vừa qua. Khi bộ trưởng quốc phòng Thanh Heo đề nghị Quốc hội xét duyệt cho tăng số lượng tướng lĩnh do nhiều đại tá lâu năm. Theo tuyên truyền Quốc hội đại diện nhân dân, là cơ quan quyền lực cao nhất; nên các đại biểu ra vẻ tranh luận với nhau và khi có vị đại biểu nói Bộ Chính trị đã quyết 415 chức tướng; thế là họ bỏ phiếu nhất trí. Mắc cười nhất là ông Thanh Heo, là ủy viên Bộ Chính trị nên ông ta đã họp và nhất trí con số này rồi nhưng giả vờ không biết nên cứ đề nghị Quốc hội xem xét và còn nói "tôi rất tâm tư khi nhiều đại tá lâu năm có nhiều công lao mà không phong tướng được nên đề nghị Quốc hội tăng thêm".
Tòa án xử theo chỉ đạo của đảng, chủ tịch ủy ban ký các văn bản theo chỉ đạo của đảng, thủ tướng ký các văn kiện theo chỉ đạo của đảng và Quốc hội họp bàn ra vẻ tranh cãi nhưng đều làm theo kịch bản mà đảng dàn dựng trước. Do chức năng như vậy, bộ máy này không gọi là bộ máy nhà nước mà gọi chính xác là BỘ MÁY ĐÓNG KỊCH.
3) Bộ máy Mặt trận Tổ quốc: Gọi là bộ máy vì nó là hệ thống 4 cấp từ trung ương đến địa phương. Ở trung ương có Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam hiện do Nguyễn Thiện Nhân làm chủ tịch. Ở tỉnh thành có Mặt trận tổ quốc tỉnh thành, ở quận huyện có Mặt trận tổ quốc quận huyện và ở xã phường có Mặt trận tổ quốc xã phường. Cấu trúc bên trong của Mặt trận tổ quốc cũng có các phòng ban nghiệp vụ nhưng đông đảo nhất là các hiệp hội đoàn thể như Hội nông dân, Hội phụ nữ, câu lạc bộ hưu trí, Hội Cựu chiến binh, Hội Luật gia v.v... Chức năng của bộ máy này là tổ chức tán dương hoan hô đảng, là tán thành các chỉ đạo của đảng. Thí dụ khi đảng chỉ đạo sinh đẻ có kế hoạch; Mặt trận tổ quốc đưa qua Hội Phụ nữ. Bởi cơ chế "đảng lãnh đạo" nên chủ tịch hội phụ nữ cũng là đảng viên, ra văn bản thay mặt toàn bộ phụ nữ ở Việt Nam tán thành chủ trương của đảng. Hoặc trước đây, đảng quy định "đất đai thuộc sở hữu toàn dân" thì Hội Nông dân cũng hoan hô theo chỉ đạo, còn nông dân thật sự bị cướp đất vì quan điểm này thì kệ mẹ nó, cho nông dân chúng mày chết. Do chức năng này, bộ máy Mặt trận Tổ quốc phải gọi đúng là BỘ MÁY HOAN HÔ.
Cả 03 bộ máy này có hệ thống và đều hoạt động từ ngân sách. Ngân sách đều thu từ dân. Do một bộ máy có 4 cấp đã quá cồng kềnh thì có đến 3 bộ máy nên kinh tế lụn bại. Vì quốc gia có 3 bộ máy nhà nước cùng hoạt động nên khoa học hành chính công gọi là NHÀ NƯỚC TAM TRÙNG QUYỀN LỰC.
Trong đó, nhà nước đạo diễn là hệ thống đảng, nhà nước đóng kịch là hệ thống chính quyền và nhà nước hoan hô là hệ thống Mặt trận tổ quốc. Còn nhân dân lao động hoàn toàn không có vai trò gì đối với hệ thống nhà nước tam trùng quyền lực này vì trong xã hội như thế, nhà nước chỉ xem người dân là đám nô lệ có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước mà thôi.Biểu hiện rất rõ là dân có góp ý phản biện hay kêu oan thì cũng chẳng bao giờ được tiếp nhận, do Đảng đạo diễn, nhà nước đóng kịch và mặt trận tổ quốc hoan hô. Bộ máy hoan hô đã hoan hô át hết cả tiếng dân oan rồi. Tiếng dân kêu, đối với chúng nó chỉ là tiếng heo bò chó ngựa kêu thôi, không bao giờ chúng tiếp thu và sửa đổi.
Ở các nước dân chủ chỉ có duy nhất 01 bộ máy nhà nước phục vụ người dân, không có bộ máy nhà nước đảng và Mặt trận Tổ quốc, và chỉ có 2 đến 3 cấp hành chính nên tiêu tốn ít ngân sách. Các đảng phái và các hiệp hội đoàn thể không hưởng luơng từ ngân sách mà do người dân tự lập ra để kiểm soát chính quyền nhà nước; điều này mới thể hiện quyền lực của nhân dân. Còn Việt Nam có nhà nước tam trùng quyền lực như thế này, dù WB hay IMF có đổ bao nhiêu tỷ usd vào Việt Nam cũng như đổ vào cái thùng không đáy vì quyền lực thuộc về nhà nước tham nhũng.
Do điều kiện ở hải ngoại nên nghiên cứu về nhà nước Việt Nam có bấy nhiêu. Nếu có sơ sót, xin quý vị niệm tình fb mà tha thứ cho.
   Phạm Nhất Vương 
(FB Phạm Nhất Vương)

Nguyễn Văn Tuấn - Đọc kết quả lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội

Thế là Quốc hội đã công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 50 nhân vật trong Chính phủ (1). Đọc qua kết quả này cũng thú vị. Nhưng nếu phân tích như cách làm của VNexpress thì sẽ không nói hết "câu chuyện" được, vì chưa xem xét đến trọng số của 3 loại phiếu tín nhiệm, và chưa so sánh với kết quả năm ngoái. Tôi thử đọc lại kết quả năm nay và so sánh với năm ngoái thì thấy một xu hướng rất thú vị: 16 (35%) người có điểm giảm, 2 người không thay đổi, và 28 người (61%) có điểm gia tăng.
Xin nhắc lại là cách mà QH lấy phiếu tín nhiệm là rất lạ lùng (nhưng chúng ta phải sống với cách làm đó). Thang điểm tín nhiệm chỉ có 3 điểm:
• Tín nhiệm cao
• Tín nhiệm
• Tín nhiệm thấp
Hình ảnh mới nhất của Nhà Quốc hội trong ngày khai mạc kỳ họp thứ 8Phóng viên Reuter mỉa mai gọi cách lấy phiếu như thế này là phường tuồng (2). Nhưng cách họ làm khá nhất quán với năm 2013, và điều đó rất tốt để công chúng có thể so sánh xem các nhân vật trong Chính phủ "làm ăn" ra sao sau một năm bị cho điểm.
Báo chí có vẻ lấy số phần trăm “Tín nhiệm cao” để so sánh, nhưng cách làm này không công bằng. Để minh hoạ, chúng ta có thể xem hai trường hợp sau đây: Ông Phạm Bình Minh và ông Nguyễn Tấn Dũng đều có 320 phiếu "tín nhiệm cao", nhưng không thể nói họ có tín nhiệm tương đương nhau, vì chưa xem xét đến số phiếu "Tín nhiệm" mà ông Minh có 146 và ông Dũng có 96 phiếu; và số phiếu "Tín nhiệm thấp" của ông Minh là 19 so với của ông Dũng là 68.
Do đó, để so sánh công bằng, cần phải định lượng cho từng cá nhân. Ở đây, mấy người trong Quốc hội chỉ cho các điểm “tích cực” (tín nhiệm), nhưng chúng ta có thể hiểu rằng những người đánh giá điểm “Tín nhiệm thấp” có nghĩa là “Không tín nhiệm” và “Rất không tín nhiệm”. Những người cho điểm “Tín nhiệm” có thể phản ảnh cả đánh giá “Không tín nhiệm”. Giả định đằng sau của thang điểm Likert là có một biến số liên tục. Trong trường hợp chúng ta đang bàn, từ “Rất không tín nhiệm” đến “Rất tín nhiệm” là một dãy số liên tục từ -1 đến +1 (trung bình là 0).
• Rất tín nhiệm cao: trọng số từ 0.5 đến 1 (trung bình là 0.75).
• Tín nhiệm: trọng số từ 0 đến 0.5 (trung bình 0.25)
• Tín nhiệm thấp: trọng số 0 đến -1 (trung bình -0.50)
Do đó, trong trường hợp ông Phạm Bình Minh, với 320 phiếu “Tín nhiệm cao”, 146 phiếu “Tín nhiệm”, và 19 “Tín nhiệm thấp”, chúng ta có thể tính điểm quân bình là:
(320*0.75 + 146*0.25 –19*0.50) / 480 = 0.55
và ông Nguyễn Tấn Dũng:
(320*0.75 + 96*0.25 – 68*0.50) / 491 = 0.48
Nói cách khác, điểm của ông Phạm Bình Minh cao hơn ông Nguyễn Tấn Dũng 0.07 điểm.
Tính tương tự, tôi có bảng sau đây. Bảng này cũng so sánh điểm năm 2014 và 2013, dĩ nhiên là cùng một cách tính. Bảng xếp hạng (theo điểm 2014) có khác biệt khá nhiều so với bảng của VNexpress vì cách tính của tôi có trọng số. Có thể rút ra vài điểm chính từ bảng này như sau:
Tính trung bình, điểm tín nhiệm của năm 2014 chỉ 0.42 với độ lệch chuẩn là 015. Con số điểm trung bình này tăng 0.03 điểm so với 2013. Tuy nhiên, mức độ tăng rất thấp nếu so với độ lệch chuẩn. Nói theo ngôn ngữ "effect size" thì đây là ảnh hưởng rất thấp.
Năm 2014, bà Kim Ngân có điểm cao nhất (0.64), kế đến là ông Trương Tấn Sang (0.61) và Trương Thị Mai (0.61). Tất cả những người còn lại đều có điểm dưới 0.60. Riêng ngài Thủ tướng thì có điểm 0.48, đứng hạng 23/50. Người "đội sổ" năm 2014 là bà Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (điểm chỉ 0.05)! Người có số điểm thấp khác là ông Bộ trưởng Thể thao & Du lịch Hoàng Tuấn Anh (0.10) và Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình (0.11).
Phân tích theo nhóm thì những thành viên Chính phủ có điểm thấp hơn thành viên Quốc hội. Điểm trung bình của các thành viên Chính phủ năm 2014 là 0.37, còn của các thành viên Quốc hội là 0.51.
So sánh với điểm năm 2013, tôi thấy điểm năm 2014 có nhiều dao động. Biểu đồ sau đây cho thấy đa số là có tăng điểm (những điểm nằm trên đường màu đỏ). Thật vậy, trong số 46 người có điểm 2 năm liền (vì ông Nguyễn Thiện Nhân không có trong danh sách năm 2014) thì có đến 28 người (tức 61%) có điểm tăng. Ngược lại, có 16 (35%) người bị giảm điểm, và 2 người không thay đổi.
Người có điểm tăng "ấn tượng" nhất là ông Thống đốc Ngân hàng Nguyễn Văn Bình! Năm 2013 ông này đứng cuối bảng (điểm chỉ 0.02), nhưng chẳng hiểu sao năm 2014, ông này có điểm tăng vọt lên 0.52! Có thể nói ông là người có mức độ tiến bộ cao nhất. Người kế tiếp có điểm tăng cao là ông Đinh La Thăng (tăng 0.29 điểm), Nguyễn Tấn Dũng (tăng 0.26 điểm), Trịnh Đình Dũng (tăng 0.19), Bùi Quang Vinh (tăng 0.16), và Nguyễn Xuân Phúc (tăng 0.13).
Người có điểm giảm mạnh nhất là ông Nguyễn Thái Bình, từ 0.24 năm 2013 xuống còn 0.11 năm 2014. Một người trước đây từng có điểm rất thấp là bà Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng giảm từ 0.13 năm 2013 xuống chỉ còn 0.05 năm 2014. Bà Kim Tiến có đến 192 phiếu (tức 40%) "tín nhiệm thấp".
Đứng trước một kết quả phân tích, chúng ta thường có 3 câu hỏi: kết quả này có đáng tin cậy không, chúng ta nên diễn giải kết quả này như thế nào, và chúng ta phải làm gì? Câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất là đáng tin cậy, vì số liệu này của Quốc hội cung cấp. Tuy có vài vấn đề nghiêm trọng về sách thức soạn thang điểm, nhưng nhìn chung nó cũng cho chúng ta một "câu chuyện" đằng sau những con số. Chẳng hạn như con số "Tín nhiệm thấp" chắc chắn có thể đọc là "Không tín nhiệm". Bởi vì người ta không được phép lựa chọn "Không tín nhiệm" nên phải dồn hết cho "Tín nhiệm thấp". Kể ra cách thức soạn thang điểm như thế này chẳng những phi khoa học, mà còn thể hiện một sự ngạo mạn và khinh thường công chúng. Ngạo mạn là vì thang điểm là cách nói "Chúng tôi làm như thế, các anh làm gì được tôi". Khinh thường là vì có thể người soạn thang điểm nghĩ rằng công chúng đều ngu dốt, nên mới dám cho ra thang điểm 1 chiều.
Diễn giải kết quả như thế nào? Theo qui ước tính của tôi thì điểm tối đa là 0.75, tức là điểm "tín nhiệm cao". Do đó, con số điểm trung bình 0.42 năm 2014 có nghĩa là chỉ đạt 56% điểm tối đa, tức chỉ trên trung bình một chút. Ngay cả người có phiếu tín nhiệm cao nhất (bà Kim Ngân) cũng chỉ đạt 85% điểm tối đa. Thông thường, điểm ~90% điểm tối đa được xem là "xuất sắc", và chiếu theo qui tắc này thì không một ai trong 50 người chủ chốt của chế độ được điểm xuất sắc.
Tôi thấy kết quả lấy phiếu tín nhiệm năm nay (2014) có phần tăng nhẹ so với năm 2013. Điều này hơi khó giải thích vì tình hình kinh tế - xã hội trong năm qua không được khả quan mấy, vậy mà các đại biểu QH lại cho điểm tăng! Chẳng hạn như trường hợp ông Nguyễn Văn Bình (nhân vật quan trọng trong nền kinh tế), dù nước còn nợ nần chồng chất, nhưng điểm của ông tăng cao nhất. Như vậy, có thể nói rằng những gì đại biểu QH đánh giá chưa chắc tương đồng với cảm nhận của người dân.
Có một điều khá thú vị là số điểm dường như có tương quan nghịch đảo với thực quyền. Nhìn vào bảng điểm, chúng ta dễ nhận ra những người đứng đầu bảng là người ít có quyền (như thường vụ Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nước, v.v.), nhưng những người có điểm thấp toàn là người có quyền executive bên Chinh phủ. Chẳng hạn như người có ít thực quyền executive nhất (?) là bà Kim Ngân) cũng là người có điểm cao nhất; ngược lại, người có thực quyền cao nhất về giáo dục và y tế lại là người có điểm thấp nhất. Điều này có thể nói lên rằng đại biểu Quốc hội cho điểm cao những người nói và làm luật, chứ họ không "ấn tượng" với người làm.
Câu hỏi thứ ba có lẽ là quan trọng nhất: phải làm gì với kết quả này? Chẳng lẽ chỉ công bố con số rồi ngưng ở đó, thì hoá ra chỉ là trò chơi tốn tiền. Tuy nhiên, chúng ta là công chúng, không ở vị trí để quyết định, nên chỉ đọc để biết "những điều mắt thấy mà đau đớn lòng". Nhưng các vị ở vị trí quyết định (decision makers) nên suy nghĩ phải làm gì với những người với điểm tín nhiệm chẳng những đã thấp mà còn giảm so với năm trước. "Nhất quá tam", chẳng lẽ để các vị ấy bị đánh giá thấp một lần nữa?
Tóm lại, điểm tín nhiệm năm nay (2014) tuy có khá hơn so với năm trước, nhưng mức độ cải tiến còn quá khiêm tốn. Phân tích ở mức độ cá nhân cho thấy những người có điểm tăng mạnh là ông Nguyễn Văn Bình và Đinh La Thăng, và những người có điểm giảm mạnh là bà Nguyễn Thị Kim Tiến và ông Nguyễn Thái Bình. Số còn lại thì tăng/giảm không đáng kể. Điều thú vị là tính trung bình điểm tín nhiệm của các vị trong Chính phủ thấp hẳn so với điểm của các vị trong Quốc hội. Tuy nhiên, không một vị lãnh đạo nào được đánh giá xuất sắc (đạt 90% điểm tối đa).
Nguyễn Văn Tuấn
_____________________
1538767_10203467763241834_2848625451944769411_n.jpg
(Dân Luận)

Tâm thư gửi đảng viên CSVN yêu nước cấp tiến

Nhà báo Kha Lương Ngãi, người đứng giữa trong một lần đến thăm người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu
Kính thưa Quý Anh, Chị,
Sau khi đọc thư của quý Anh Chị gửi Ban chấp hành TW Đảng và toàn thể ĐV ĐCSVN - mặc dù tôi đã làm đơn xin ra khỏi tổ chức của Đảng từ năm 2004 với lý do ghi rõ : “Vì mất niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng”, nhưng nay sau khi đọc thư của quý Anh Chị, tôi tự thấy phải góp tiếng nói đồng tình và xin được chia sẻ trách nhiệm đối với bức thư mà quý Anh Chị vừa gửi cho BCH TWĐ cùng toàn thể Đảng viên ĐCSVN (Xem như tôi đã xin được cùng ký tên và cùng chịu mọi trách nhiệm).
Kính thưa Quý Anh Chị,
Tôi hoàn toàn tán thành nội dung bức thư của quý Anh Chị, nên không bàn luận thêm. Nhưng qua bức thư này tôi có chút suy tư, xin đươc bày tỏ cùng quý Anh Chị - những người cộng sản yêu nước cấp tiến. 
  Suy tư về  Đảng
  Đảng CSVN thành lập với tôn chỉ mục đích: “Vì lợi ích Quốc gia, Dân tộc, Đoàn kết toàn dân chống xâm lược…”. Chính vì vậy, Đảng đã quy tụ được toàn dân một lòng đi theo Đảng, kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thắng lợi giành độc lập.
Nhưng thật đáng tiếc, sau khi giành được độc lập đến nay, Đảng và Nhà nước đã trượt dài xuống hố sâu quan liêu, tham nhũng, áp bức Nhân Dân với đầy rẫy tội lỗi, mà nguyên nhân sâu xa chính là do Đảng thực hành chế độ độc tài chính trị, độc quyền  kinh tế, làm cho Đảng ngày càng thoái hóa biến chất, dẫn đến Đảng và Dân trở nên đối lập nhau về lợi ích mà Đảng vẫn cứ cố áp đặt độc quyền cai trị; dẫn đến chia rẽ, đối kháng giữa Đảng, Nhà nước với Nhân Dân và nội bộ lãnh đạo của Đảng, cũng do vậy phân hóa thành 2 phe nhóm :
- Phe nhóm “cộng sản 4 kiên định” do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu đang công khai lãnh đạo việc giữ quan hệ hữu nghị với “bạn láng giềng 4 tốt 16 chữ vàng” - mà kỳ thực ai cũng biết đó là nhẫn nhịn, cầu hòa để quyền thống trị độc tôn của Đảng  được bảo hộ.
- “Phe nhóm” còn lại trong Đảng CSVN thực chất gồm những người “Cộng sản yêu nước cấp tiến“chủ trương từng bước đổi mới thể chế”, xây dựng Nhà Nước pháp quyền dân chủ, phát triển xã hội dân sự, đoàn kết toàn dân, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của Nhân Dân và Chính phủ các nước dân chủ, văn minh, tiến bộ trên thế giới, tạo thế và lực mới chống xâm lược Bành trướng Bắc Kinh.
Suy tư về những người cộng sản yêu nước cấp tiến
Mặc dù từ lâu tôi không còn là Đảng viên Đảng cộng sản, nhưng suy xét lại mình và nhìn lại lịch sử Đảng, tôi luôn giữ tình cảm và niềm tin: Bất kỳ ai đi theo Đảng làm cách mạng đều là những người yêu nước. Và vì vậy, dù ngày nay Đảng có thoái hóa, biến chất, hư hỏng như thế nào..., tôi vẫn hy vọng và gửi gắm niềm tin đối với tất cả Đảng viên cộng sản yêu nước cấp tiến đang là lãnh đạo các cấp trong các cơ quan Đảng, Chính phủ, Bộ, Ngành, Đoàn thể, Quân đội, Công an . . . Vì vốn là cộng sản yêu nước thì đảng viên nào cũng có điều kiện tự diễn biến, tự chuyển hóa bản thân mình, cơ quan mình . . ., từ đó góp phần tạo diễn biến, chuyển hóa đường lối, cương lĩnh, chủ trương chính sách lạc hậu lỗi thời của Đảng, Chính phủ . . ., tiến bộ dần dần theo xu thế dân chủ, văn minh cho đến khi Đảng CSVN sẽ tự lột xác, khoác chiếc áo mới cùng với sự ra đời của Nhà Nước Việt Nam dân chủ - Đó là một nhà nước đoàn kết được toàn dân, đoàn kết được với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới và được các nước dân chủ, văn minh tiến bộ hậu thuẫn. Khi đó hiểm họa xâm lược ngông cuồng của Bành trướng Bắc Kinh sẽ bị ngăn chặn, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự chủ, hòa bình thật sự cho đất nước. Khi đó tất cả những người cộng sản yêu nước cấp tiến sẽ cùng  nhau hân hoan mừng hoàn thành sứ mạng lịch sử!
Tôi tin ngày đó sẽ đến gần !   
   Kha Lương Ngãi
(Việt Nam Thời Báo)

Sẽ ra sao nếu Đại tướng quân Hai Lúa vẫn ở VN?

Không xét về nền tảng hạ tầng kỹ thuật, chỉ xét riêng khía cạnh văn hóa thôi , cũng có thể thấy nhân loại đã có thể thiệt thòi nhiều nếu Edison được sinh ra ở Việt Nam!
Những thông tin về hai bố con "Đại tướng quân" hai lúa Trần Quốc Hải, làm tôi liên tưởng tới Thomas Edison và hơn 1000 phát minh được đăng ký bởi ông. Tại sao Edison có thể có và đăng ký một số lượng phát minh, sáng chế lớn đến vậy từ hàng trăm năm trước, trong khi cha con ông Hải lại phải sang tận Campuchia để phát huy khả năng của mình trong bối cảnh Việt Nam đang cần thúc đẩy năng lực sáng tạo của mọi công dân để góp phần chấn hưng đất nước?
Không xét về mặt thể chế, cơ chế - vốn còn đầy rẫy các bất cập và hạn chế trong việc  khuyến khích, nâng đỡ các phát minh ở nước ta lâu nay;  cũng không xét về nền tảng hạ tầng kỹ thuật, chỉ xét riêng khía cạnh văn hóa thôi, cũng có thể thấy nhân loại đã có thể thiệt thòi nhiều nếu Edison được sinh ra ở Việt Nam!
Cần thẳng thắn thừa nhận rằng bên cạnh những nét đẹp ngàn đời của mình, Văn hóa truyền thống của Việt Nam chúng ta cũng chứa đựng những yếu tố kìm hãm tính sáng tạo của con người.
Campuchia, đại tướng, Thomas Edison, khoa học, phát minh
Một tướng lĩnh Campuchia bên chiếc xe thiết giáp do cha con ông Hải chế tạo hoàn chỉnh. Ảnh: LĐO
Trước hết, do được  bắt nguồn từ văn minh lúa nước, người Việt ngày trước có xu thế sống quần cư và lâu dài tại một nơi nhất định. Nếu không có bất trắc gì do chiến tranh hay thiên tai thì đa phần dân chúng chỉ sinh sống tại quê hương bản quán của mình chứ ít chịu đi xa nếu không bị bắt buộc. Câu nói "tha phương cầu thực" hay "sảy nhà ra thất nghiệp" phần nào nói lên tính cách này. Điều kiện sống ít thay đổi đã dần dần làm cho con người ta không phải đối mặt với nhiều thách thức mới và qua đó định hình tính cách "ngại" hay "lười" thay đổi hoặc không có nhu cầu tìm kiếm cái mới.
Đặc biệt kể từ khi Nho giáo được truyền bá và ngấm sâu vào văn hóa của người Việt đã góp phần tạo nên một xã hội Việt Nam ì ạch, ngại và chậm thay đổi, cũng như luôn bị "lỡ nhịp" khi cần đưa ra các quyết sách quan trong cho cộng đồng.
Trong một xã hội như vậy, sẽ rất khó cho ai đó muốn làm cái gì khác đi hay thay đổi, hoặc làm mới những thứ mà họ cho là không còn phù hợp. Đôi lúc những phát minh hay sáng tạo có thể chứng minh tại chỗ tính hợp lý và hiệu quả của nó, nhưng không dễ gì chúng được chấp nhận bởi vì không ai dám chịu trách nhiệm nếu nhỡ may những phát minh này tạo nên các xáo trộn trong xã hội.
Mải miết sống trong một xã hội với bao điều lệ ràng buộc cùng nhiều mất mát cũng như mất kết nối với quá khứ do chiến tranh gây ra, một ngày nhìn lại người Việt bỗng nhận ra rằng mình thực sự không có gì của riêng mình cả. Sống bên cạnh người Hán, chúng ta đã quen mượn các công cụ do họ phát minh để phục vụ đời sống và quản lý xã hội. Khi tiếp xúc với Phương Tây, chúng ta choáng ngợp với các thành tựu nhờ các phát minh, sáng chế của Tây mang lại. Việc được thừa hưởng các thành tựu này (tuy luôn đi sau) đã một lần nữa tạo nên một hệ quả, đó là "chúng ta chỉ cần học của Tây của Tàu đã là quá đủ rồi" và "dù có cố đến đâu, chúng ta cũng không thể quay lại từ đầu cũng như không thể vượt hay hơn họ được".
Tâm lý này, theo tôi có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tính "sính ngoại" của phần đông người Việt. Một khi đã sính ngoại thì rõ ràng các yếu tố "nội" bị xem là thứ yếu và người ta sẽ sử dụng các "tiêu chí ngoại" để so sánh, đánh giá những gì mà người mình nghĩ ra, làm ra. Tác dụng phụ của việc này chính là chúng ta không tin hoặc không đánh giá cao khả năng của người mình, cộng đồng mình và bất cứ cái gì có "yếu tố Việt" đều có thể bị đặt câu hỏi cùng sự nghi ngờ về tính khả thi. Có thể nói vấn đề cốt lõi ở đây đó chính là chúng ta không tin là người mình có thể làm được những điều lớn lao và thái độ chấp nhận thân phận yếu kém của mình được thể hiện qua câu nói hóm hỉnh của GS. Hoàng Ngọc Hiến, "tại cái nước mình nó thế"!
Ngay từ nhỏ, mọi người đã được dạy dỗ phải nghe lời và đi theo những gì người lớn cho là đúng, là hợp lý. Xã hội Việt có rất ít không gian dành cho những ai nghĩ khác, làm khác. Tính phản vệ rất lớn tiềm ẩn trong mỗi cộng đồng sẽ nhanh chóng giết chết bất kỳ ý nghĩ hay hành động nào bị cho là "chơi trội" hay "trái khoáy". Việc "nể Tây" khiến ai nấy "không phục ta" đang tồn tại trong tâm lý của rất nhiều trí thức Việt ngày trước và cả đến tận hôm nay. Văn hóa "cây đa, cây đề" trong các lĩnh vực khoa học cũng phần nào hạn chế và kìm hãm niềm tin và các ươc mơ khoa học của nhiều người khi nghĩ rằng trước mặt họ đang có một bức tường thành khó vượt qua được.
Giả sử nếu tác giả của Flappy Bird thay vì phát hành game này trên Google Store mà đi thử nghiệm trong nước trước thì có thể trò chơi này đã chết yểu trước khi được thế giới biết đến. Sính ngoại cộng với sự đố kỵ chính là nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng phổ biến trong xã hội ngày nay - đó là "bởi vì đó là các thành tựu của Tây của Tàu chứ không phải của anh, của chị nên tôi không chê bai hay có ý kiến gì; nhưng nếu nó là của Việt thì chắc phải có vấn đề ở đâu đó".
Cùng với sự thay đổi của hoàn cảnh sống, người Việt ngày hôm nay có nhiều mơ ước hơn, nhiều niềm tin và bản lĩnh hơn. Chúng ta không muốn mãi mãi chỉ dừng lại ở mức "thừa hưởng, tận dụng" công ghệ và phát minh của người khác.
Những người như ông Hòa chế tạo tàu ngầm ở Thái Bình, ông Hiển chế tạo máy bay ở Bình Dương cho thấy xã hội ngày nay đang thay đổi và người Việt không còn muốn luôn bị tụt hậu mãi ở phía sau nữa. Bài học về sự thành công của con chim Flappy có thể minh chứng một điều rằng không có gì là quá muộn hoặc không thể nếu chúng ta biết vận dụng đúng và hiệu quả sức mạnh nội tại của mình cộng với lòng khát khao và niềm tin chiến thắng.
Vị trí thứ hai của Hàn Quốc trên bảng xếp hạng chỉ số sáng tạo toàn cầu do tạp chí Bloomberg khảo sát năm 2014 có thể cho chúng ta đôi điều suy nghĩ. Về phần mình, tôi đoán rằng, tuy cùng nằm ở Châu Á, nhưng chắc xã hội của họ người dân cầu thị hơn, tin tưởng vào khả năng của nhau hơn và ở đó, vì đại cục, mỗi người được sử dụng, đánh giá đúng giá trị của họ hơn!
Trần Văn Tuấn
(Tuần Việt Nam)

Tô Văn Trường - Chuyện vui nhưng không thể cười

Ở Việt Nam đang xuất hiện ngày càng nhiều “Hai lúa”.  Hai lúa thần đèn di chuyển nhà, Hai lúa chế tạo máy công cụ nông nghiệp, Hai lúa sản xuất giống, Hai lúa lò đốt rác, Hai lúa máy bay, Hai lúa tàu ngầm, nay lại thêm Hai lúa xe bọc thép. Mà lần này sản phẩm của Hai lúa xe bọc thép được quân đội Campuchia đặt hàng và ông Hai lúa Trần Quốc Hải thành công vượt trội đến mức được Nhà nước Campuchia tặng thưởng huân chương đại tướng quân kèm theo là biệt thự, và xe ô tô khi ở tại thủ đô Pnompenh. Đây là điều trên cả tuyệt vời.
H1
Ông Trần Quốc Hải (giữa) bên những chiếc xe bọc thép do ông sáng chế cho Campuchia . Ảnh Lâm Ngọc
Tôi nhớ có lần cùng ông Võ Văn Kiệt đi khảo sát thực tế ở bán đảo Cà Mau khi ngồi trên chiếc thuyền dưới có đường ray và tời kéo của Hai lúa để vượt qua đê của con kênh, ông Kiệt rất tâm đắc về sáng kiến của người nông dân gọi họ là kỹ sư chân đất và kể ra hàng loạt các sáng kiến của Anh Hai lúa rất đáng nể.  
Buổi tối ngày 7/11 vừa qua, tôi có dịp gặp trò truyện với ông Saysovin tùy viên quân sự đại sứ quán Campuchia tại Việt Nam, ông Trinkeo trợ lý và đặc biệt là sự có mặt của đại tướng Yinsaran. Chúng tôi chia sẻ quan điểm về việc khai thác hiệu quả nguồn nước sông Mekong, tác động của các đập thủy điện Xayrabury và Sahong đến Campuchia và Việt Nam, ứng xử với phe đối lập của chính quyền Campuchia vv…Ngẫm suy, tôi hiểu vì sao Campuchia lại có những bước chuyển mình mạnh mẽ về kinh tế xã hội đến thế. 
Trở lại vấn đề khi nghe tin ông Trần Quốc Hải chế tạo thành công xe bọc thép ở Campuchia cảm giác chung của nhiều người là thú vị, ngạc nhiên, phấn khởi, tự hào nhưng cũng buồn, xấu hổ và chua xót. Xem ra, đây là những cảm giác trái ngược nhau nhưng lại có thật trong mỗi chúng ta, những người đang mong đợi hàng ngày những đóng góp của giới trí thức, khoa học nước nhà cho sự phát triển của đất nước. Nhất là khi đối chiếu những người có bằng cấp cao giữa Việt Nam với ngay các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tình trạng học giả, bằng thật, học giả, bằng giả, thừa thày, thiếu thợ, mua quan bán chức dẫn đến tình trạng đáng hổ thẹn là ngay cả từ cái kim, con ốc theo tiêu chuẩn quốc tế cũng chưa làm được. Vậy mà chỉ còn 6 năm nữa, chúng ta phải cơ bản trở thành “nước công nghiệp” một danh hiệu mà chúng ta tự đặt ra rồi tự phấn đấu trong cuộc đua maratong chỉ có một mình!
Tuy nhiên, cũng không ít các nhà khoa học có năng lực, muốn cống hiến cho đất nước nhưng  thay vì tâp trung trí tuệ, sức lực cho công việc chuyên môn thì phải vật vã,  đối phó với các thủ tục tài chính rất nhiêu khê, phiền toái đến nỗi có số nơi phải họp Đảng ủy, Ban giám đốc Viện để ra nghị quyết ‘nói dối” (Phát biểu của GSTS  Phạm Văn Biên Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam).
Đúng là Việt Nam có nhiều điều kì dị.  Lỗi ở hệ thống, lỗi lãnh đạo, cơ chế chính sách  là đương nhiên, nhưng cũng có lỗi của các nhà khoa học liên quan. Hai lúa là những nhà khoa học chân đất, dù không được đào tạo bài bản nhưng thường có những ý tưởng hay xuất phát từ thực tế.  Họ không có điều kiện để biến ý tưởng của mình thành hồ sơ đề tài nghiên cứu khoa học có cơ sở lý luận. Lẽ ra, các cơ quan có trách nhiệm và các nhà khoa học liên quan cần xúm lại, liên kết giúp Hai lúa những người “hữu thực vô danh”, thẩm định và hoàn thiện các ý tưởng  thành đề tài khoa học thay vì chê bai, gạt bỏ.
Cái quyền có trí tuệ (sở hữu trí tuệ) cũng luôn nằm gọn trong phạm trù dân chủ của mỗi người dân. Có nghĩa là không được quy định rằng ai hoặc giới nào trong xã hội thì mới được quyền có trí tuệ . Vậy nên, mới có những chuyện trái khoáy, rất “cường hào” “bắt bẻ”, “hoạnh họe”, “hạch sách”, “vùi dập” và thậm chí còn lên giọng cao ngạo, mắng mỏ những anh Hai Lúa .
Albert Einstein cũng đã từng nói : “Imagination is more important than knowledge” – sự sáng tạo chính là cốt lõi của ý nghĩa đó . WIPO (Tổ chức sở hữu trí tuệ quốc tế) không bao giờ quan tâm tới gốc gác và trình độ của các tác giả sáng chế .
T. Edison là người giữ kỷ lục về số bằng sáng chế của nhân loại nhưng ít ai chú ý tới chi tiết là cuối đời ông ta đã có đầy đủ cơ xưởng, phòng thí nghiệm với cả ngàn nhân viên thực nghiệm .Thực nghiệm là yếu tố sống còn của sự sáng tạo .Nếu không được thực nghiệm mà chỉ có cái đầu thôi thì vô nghĩa – hoặc có nghĩa là … cái “đầu lâu” !
Rất cần Nhà nước có cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, “đại gia” thành lập quỹ mạo hiểm rủi ro để hỗ trợ, giúp đỡ các Hai lúa có ý tưởng hay được thực thi các nghiên cứu vì sự phát triển của đất nước. Nâng cao vai trò trách nhiệm của các cơ quan công quyền và nghiên cứu khoa học, đi đôi với cơ chế thông thoáng để liên kết các nhà khoa học với ý tưởng của người nông dân.    
Từ những câu chuyện của Hai lúa nhìn rộng hơn ra cả nước thấy rõ các “lỗ hổng” trong giáo dục buộc người ta phải mất thời gian và tâm trí vào những điều không phù hợp với nghề nghiệp. Việc sử dụng lao động trong bộ máy nhà nước có những quy định rất kỳ khôi và lạc hậu như thư ký ngồi nhận công văn ở công sở cũng phải có bằng đại học.
Sự mê man vô lối vào bằng cấp làm tràn lan xu hưởng ham hố bằng cấp, bằng giả, học giả, thậm chí có cả khoa học gia giả, xâm nhập vào cả cơ quan lãnh đạo và quản lý. Lãnh đạo dốt thì không muốn và không thể dùng người giỏi cho nên hệ thống càng ngày càng xuống dốc cả về tài năng và phẩm chất. Thể chế thiếu dân chủ không ưa người nào có suy nghĩ và cách làm khác với nề nếp sơ cứng; giả dối lên ngôi làm thui chột mọi sáng tạo; đồ giả nhiều nên đồ thật không có vị trí.
Việt Nam mới có Luật Khoa học công nghệ sửa đổi. Bộ Khoa học Công nghệ đã có nhiều nỗ lực cải tiến để hỗ trợ các nhà khoa học thực thi nhiệm vụ của mình. Tất nhiên, đừng quên chúng ta phải làm gì đây để có thêm nhiều Hai lúa, để họ tự do, sáng tạo cống hiến trí tuệ và công sức của mình, không phải bươn trải đi làm ăn ở xứ người. Đúng là chúng ta đang chứng kiến rất nhiều điều kỳ cục ngay trên đất nước mình. Và đúng là khối chuyện vui, nhưng không thể cười.
tô Văn Trường

Chuyện bên lề cuộc gặp Nguyễn Tấn Dũng - Obama

Thời điểm này, các phương tiện thông tin đại chúng đã loan tải rộng rãi sự kiện song phương quan trọng tại đa phương Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 25, Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 9 và các Hội nghị cấp cao liên quan tại Nay Pyi Taw, Myanmar, chiều 13/11, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã chủ động có cuộc gặp chính thức với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Xin trân trọng cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và một số thành viên tháp tùng đã chia sẻ vài thông tin bên lề cuộc gặp mà người viết bài này không có dịp được chứng kiến.
Trung tâm hội nghị quốc tế ở Myanmar bố trí cho mỗi đoàn khách một phòng họp. Đoàn Hoa Kỳ ở một vị trí đắc địa nhưng khuất nẻo bởi phải rẽ từ hành lang phụ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với Tổng thống Obama
Thông thường, những cuộc gặp song phương, chủ đón khách trong phòng cửa đã mở sẵn. Trân trọng hơn, ngay trước cửa. Nhưng Tổng thống Hoa Kỳ B. Obama đã ra tận chỗ rẽ hành lang cách phòng họp chính gần 20 m để đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn đại biểu Việt Nam.
Khách (tạm gọi thế) Việt Nam tới đã thấy những vuông cờ đỏ sao vàng, cờ sao và vạch của Hoa Kỳ được lễ tân tháp tùng Tổng thống chuẩn bị trước. Những lá cờ hai nước khổ lớn đã ngay ngắn chĩnh chiện tại vị trí trang trọng trong căn phòng. 
Có điều gì như khang khác khi trên truyền hình cùng các phương tiện truyền thông thấy đưa hình ảnh Tổng thống Obama và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngồi bên cạnh nhau cùng trao đổi? Các cuộc gặp chính thức, hai vị Trưởng đoàn hoặc thành viên hai đoàn thường ngồi đối diện? Một chi tiết phải là người trong cuộc mới biết ấy là lễ tân đã bố trí riêng hai chiếc ghế cho Tổng thống và Thủ tướng ngồi chuyện trò trước. 
Cùng nhau trông mặt cả cười. Có lẽ vận câu Kiều với cái bắt tay thân mật của Tổng thống và Thủ tướng có lẽ cũng phải? Cái cả cười ấy như tưởng thưởng cho những tiến triển đạt được trong quan hệ hai nước trên các lĩnh vực, nhất là từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập khuôn khổ hợp tác Đối tác toàn diện năm 2013; hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, y tế, nhân đạo, năng lượng sạch được tăng cường; đối thoại trên các lĩnh vực an ninh - quốc phòng và quyền con người được tiến hành thường xuyên; cùng tích cực tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Nụ cười như tái hiện trên gương mặt Tổng thống Barack Obama khi ông khẳng định, Hoa Kỳ mong muốn thấy một đất nước Việt Nam phát triển mạnh mẽ, thịnh vượng; cam kết thúc đẩy quan hệ song phương trên cơ sở các lĩnh vực ưu tiên được đề ra trong quan hệ đối tác toàn diện, vì lợi ích của nhân dân hai nước…
Cuộc gặp hôm nay dường như vẫn đương tiếp tục Phong cách ngoại giao của các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là tranh thủ song phương trong đa phương? Trong các hoạt động đối ngoại liên tục, dày đặc, ông đã sử dụng một phương tiện, một thông lệ của phương pháp ngoại giao nhưng sáng tạo, hiệu quả theo cách riêng của mình? Những cuộc thăm hữu nghị chính thức đến một quốc gia và làm việc với những người lãnh đạo quản trị quốc gia ấy, thường vô số những thủ tục những nhiêu khê tốn kém nhưng cần phải có, phải thực thi của một cuộc thăm song phương. Phải vậy chăng nên ngạch ngoại giao đã xuất hiện cái nhánh ngoại giao song phương nhân các cuộc gặp đa phương?
Khó mà kê biên hết ra đây những song phương trong đa phương trong hoạt động ngoại giao của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Năm ngoái, trong nhóm báo chí tháp tùng, chúng tôi đã trực tiếp chứng kiến chỉ trong một ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân thế giới lần thứ 3 được tổ chức tại La Hay (Hà Lan) với tư cách một thành viên vừa có cuộc gặp song phương với 20 nguyên thủ quốc gia…
Không phải lần đầu diện kiến! Ngài Tổng thống Hoa Kỳ, trong phương pháp song phương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp ngắn bên lề tại Campuchia nhân Hội nghị Cấp cao Đông Á năm 2012. Và hai bên đã có lịch trình cụ thể một cuộc song phương ở Brunei nhân Hội nghị cấp cao ASEAN nếu TT Obama không vướng bận cái nạn khủng hoảng chính phủ. Và tại La Hay, Tổng thống và Thủ tướng VN cũng đã có một cuộc gặp ngắn.
Tổng thống Obama bay thẳng từ Bắc Kinh đến Nay Pyi Daw vào buổi chiều với một phái đoàn hùng hậu. Chuyên cơ chuyên xa và rất nhiều phóng viên. Hơn 1.300 phóng viên đến thủ đô Miến Điện lần này, gấp đôi so với cuộc họp thượng đỉnh ASEAN lần trước vào tháng 5 vừa qua cũng ở Nay Pyi Daw. Các ký giả tới Miến Điện vượt trội lần này, có lẽ họ không muốn bỏ qua cơ hội sự hiện diện của TT Hoa Kỳ bởi dịp Thượng đỉnh Đông Á vào năm ngoái, Tổng thống Mỹ đã không thể đến dự. Lần này, ông Obama đến Miến Điện trong khuôn khổ một chuyến công du châu Á - Thái Bình Dương cũng là để khẳng định lại vai trò của Mỹ trong khu vực cùng là chính sách xoay trục?
Lại khang khác tiếp một việc, thông thường sau mỗi cuộc đón việc hội kiến kết thúc thì mới diễn ra việc gặp gỡ báo chí. Nhưng trước khi diễn ra cuộc gặp chính thức giữa Tổng thống và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì Tổng thống Obama đã ra hiệu mời báo chí vào…
Sự kiện TT Hoa Kỳ Obama chủ động gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng ngay tại bản doanh của Đoàn Hoa Kỳ tại Trung tâm Hội nghị Myanmar đã thu hút đội quân báo giới chuyên tháp tùng Tổng thống và báo chí quốc tế có mặt ở Thượng đỉnh 25. Tất nhiên, số may mắn có thẻ sự kiện để tham dự vào những cuộc gặp đại loại như cuộc gặp của TT Mỹ và Thủ tướng Việt Nam như thế này thường không nhiều. Lèn chật ních căn phòng hẹp ngay bên cạnh phòng tiếp khách của TT Hoa Kỳ là những ký giả nhanh nhậy mẫn cán. Gần như xôm tụ sự hiện diện của giới truyền thông cộm cán Reuters, The President The Wall Street Journal, AP, AFP, UPI, Washington Post, Asia News Networ ABC News,… Khi được thông báo, họ liền ùa ra phòng khách chỗ hai vị Tổng thống và Thủ tướng đang ngồi kề bên với tất tật những sự nhanh gọn có thể.
Chừng như giữa Tổng thống và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng thuận một nội dung thông tin cho báo giới?
Tổng thống Obama với vẻ điềm tĩnh cởi mở vốn có đã hướng về phía các ký giả gần như thông báo vắn tắt trước những nội dung cuộc gặp gỡ bàn thảo với Thủ tướng Việt Nam sắp diễn ra (mà sau đó, nhiều kênh truyền thông đã loan tải).
Có lẽ thời gian dành cho báo chí hơi eo hẹp? Chỉ đủ cho thời gian ghi hình. Thay vì những câu hỏi thì gian phòng hẹp vang dậy chuỗi âm thanh các cửa chập, các cung bậc bấm máy.
Sau đó là cuộc gặp mới chính thức diễn ra.
***
Trong nhiều vấn đề mà Tổng thống cùng Thủ tướng bàn thảo và đạt được sự nhất trí cao, có lẽ điểm nhấn vẫn là TPP và biển Đông.
Chợt nhớ cuộc gặp như nối dài, nối thêm một cách sinh động cụ thể cuộc gặp ngắn bên lề nhân Hội nghị Cấp cao Đông Á năm 2012 ở Campuchia. Lần gặp ấy thời gian eo hẹp, nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã thông báo với TT Obama những điều cần nói. Thủ tướng đề nghị rằng trong 12 quốc gia tham gia TPP, do Việt Nam phải tiến hành lâu dài cuộc tái thiết khôi phục hậu họa sau các cuộc chiến tranh vệ quốc nên VN là một nước nghèo. Đề nghị Hoa Kỳ cần có sự linh hoạt ưu tiên để VN sớm hội nhập và phát huy thế mạnh của mình ở sân chơi TPP. Tổng thống Hoa Kỳ đã vui vẻ đồng ý và quay sang các trợ lý cùng Bộ trưởng Thương mại đi theo nói là cần ghi nhớ lời đề nghị đó của VN!
Ở cuộc gặp lần này rành rẽ, cụ thể thêm vì có thời gian. Vì hình thức cuộc gặp là chính thức theo gợi ý của Hoa Kỳ. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đánh giá cao vai trò của Tổng thống Barack Obama và khẳng định Việt Nam quyết tâm cùng với Hoa Kỳ và các nước tích cực thúc đẩy tiến trình đàm phán Hiệp định TPP trên cơ sở bảo đảm cân bằng lợi ích của các bên tham gia và dành cho các thành viên đang phát triển, trong đó có Việt Nam, thời gian chuyển đổi hợp lý để thực thi Hiệp định; đề nghị Tổng thống Obama chỉ đạo đoàn đàm phán Hoa Kỳ đáp ứng các lợi ích của Việt Nam về mở cửa thị trường và có những linh hoạt cần thiết phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam.
Tổng thống Obama khẳng định sẽ xem xét dành những linh hoạt cần thiết đối với Việt Nam và phù hợp với lợi ích của cả hai bên.
Những linh hoạt cần thiết ấy có lẽ cũng chỉ là một khái niệm chung chung? Mà bạn đọc đang muốn được tiếp cận bằng những việc, chi tiết cụ thể sinh động? Có lẽ thời điểm chuẩn bị hoàn tất TPP hoặc diễn ra việc ký kết, khái niệm ấy sẽ được bạch hóa? Mà theo đó chúng ta sẽ được tường tận, được chứng kiến những cố gắng những thiện chí của các đối tác cũng như những gắng gỏi của người từng trực tiếp đàm phán.
Quan điểm nhất quán xuyên suốt của Việt Nam về vấn đề biển Đông tại diễn đàn Thượng đỉnh 25 cũng như song phương như với Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon, Thủ tướng LB Nga Medvedev, Thủ tướng Australia Tony Abbott, Cấp cao Đông Á… và bây giờ với Tổng thống Hoa Kỳ, Thủ tướng Việt Nam cũng thẳng thắn về những diễn biến phức tạp đang gia tăng căng thẳng ở Biển Đông ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở khu vực. Tình hình biển Đông lại phức tạp thêm bởi việc bồi đắp quy mô lớn, làm thay đổi căn bản cấu trúc của nhiều đảo đá, bãi ngầm. Những việc làm này trái với quy định của Tuyên bố DOC.
Để ASEAN chủ động có trách nhiệm hơn trong việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực cần tiếp tục yêu cầu các bên liên quan tôn trọng và thực hiện đầy đủ mọi quy định của Tuyên bố ứng xử ở Biển Đông (DOC), trước hết là Điều 5 của Tuyên bố này, thực hiện kiềm chế, không mở rộng hoặc gia tăng căng thẳng, không làm phức tạp thêm tình hình; không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Đồng thời, ASEAN cần triển khai mạnh mẽ những nội dung đã thống nhất, đặc biệt là việc ASEAN - Trung Quốc cần sớm cụ thể hóa các biện pháp và xây dựng cơ chế nhằm bảo đảm thực hiện đầy đủ Tuyên bố DOC, nhất là Điều 5 của Tuyên bố; đi vào đàm phán thực chất nhằm sớm đạt được Bộ quy tắc COC có tính ràng buộc.
Tổng thống Hoa Kỳ như có cách riêng, như nhân lên sự biểu thị sự đồng cảm với quan điểm của Thủ tướng Việt Nam trong phát biểu với báo giới ngay sau cuộc gặp.
"Về chủ đề an ninh, chúng tôi cùng chia sẻ quan điểm rằng điều quan trọng là tất cả các nước trong khu vực dù là nước lớn hay nước nhỏ đều phải tuân theo những qui tắc dựa vào luật lệ cũng như luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp".
(Và ngày 15/11/2014, tại Diễn đàn Thượng đỉnh G.20 ở Úc, đã vang lên âm sắc của ngài Tổng thống Hoa Kỳ Obama với lời phát biểu Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam cải cách sâu rộng nền kinh tế và tăng cường năng lực hàng hải). 
Có thể dễ nhận ra những nét tất tả phong sương chừng như quá sức của ngài Tổng thống Hoa Kỳ, nhất là những thời điểm gian nan sóng gió mới đây trong nhiệm kỳ của mình? Rồi hàng núi công việc đối nội khi quyền hạn của Tổng thống đã vơi vợi bớt trong đó cộm cán là việc cải tổ chính sách nhập cư cũng gian nan như việc liên kết với thế giới để chống khủng bố và bạo lực gia tăng ở Iraq và Syria. Mà quỹ thời gian hai năm còn lại liệu có đủ trang trải cho những bộn bề này khác?
Nhưng ông đã đến Á Châu trong cuộc công du 10 ngày. Người ta nói giành được một giờ với TT Mỹ đã khó đủ biết chính sách xoay trục không thay đổi và quan trọng như thế nào với sự kiến tạo bình an cho thế giới? 
Một đồng thuận cuối cuộc là lời mời Tổng thống Hoa Kỳ thăm Việt Nam của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tổng thống Obama cười nói rằng, "tôi và vợ tôi đã rất muốn thăm Việt Nam từ lâu những chưa có cơ hội. Mong hai bên thu xếp sớm để sang năm vợ chồng tôi thăm Việt Nam dịp mối quan hệ chúng ta tròn hai mươi tuổi".
Cuộc gặp song phương với những kết quả ngoài mong đợi của cả hai bên diễn ra, theo lịch trình chỉ hơn 30 phút nhưng đã hơn 50 phút trôi qua mà chủ khách vẫn còn nhiều điều muốn trao đổi.
Có lẽ cũng không có ai liếc đồng hồ nhưng các tùy tùng đều biết, cuộc gặp đến lúc phải khép. Bởi chỉ còn vài phút nữa, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn Việt Nam phải tham dự sự kiện quan trọng là tới địa điểm bên cạnh để dự Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN+ Trung Quốc.
    Xuân Ba
(Tiền Phong)

Cùng đại gia vác tiền tỷ đi mua "thần dược"

Chỉ vài ba cuộc điện thoại và qua các mạng xã hội, ai có nhu cầu sẽ có ngay sừng tê giác mà dân gian vẫn thường gọi là “thần dược”.
Trong vai một người có nhu cầu mua sừng tê giác để làm đầu mối làm ăn lâu dài ở Hà Nội, PV Dòng Đời đã gọi điện cho một người quen ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh (nơi được coi là địa điểm trung chuyển sừng tê giác cho các vùng khác) để tìm hàng.
Số sừng tê mà Việt mua lại của đại gia H.
Việt - đầu mối bán lẻ sừng tê giác, nanh, móng hổ, ngà voi có tiếng ở Hương Sơn cho biết, hiện tại trong nhà Việt không có nhưng đi lấy thì lúc nào cũng có. Qua điện thoại Việt hỏi lấy bao nhiêu, chỗ người quen cứ yên tâm. Cần thì chụp ảnh gửi xem trước. Việt cũng cho biết hiện sừng tê giác ở Hương Sơn bán khoảng 900 triệu đến 1 tỷ đồng/kg. Nếu mang ra Hà Nội bán phải được trên 1,2 tỷ đồng/kg.
Tôi đề nghị Việt đến “tổng đại lý” chụp cho ít mẫu gửi ra cho mối ngoài này xem. Họ đồng ý thì tôi sẽ về xem và có thể lấy mang ra Hà Nội luôn. Chưa đầy 30 phút sau, Việt đã gửi gần chục ảnh chụp sừng tê giác, đủ loại to nhỏ.
Sau mấy ngày hẹn, chúng tôi về Hương Sơn. Gặp Việt, chúng tôi gần như không nhận ra người quen nữa. Việt đánh con “Mẹc” đời mới sáng loáng, ăn mặc bảnh bao như đại gia. Thấy chúng tôi ngỡ ngàng, Việt giải thích luôn: “Làm về sừng tê lúc nào cũng phải ăn mặc như thế này mới tạo niềm tin với đối tác”.
Trên đường đến “tổng đại lý”, Việt tâm sự, làm nghề này siêu lợi nhận. Trong vòng một năm, Việt đã mua được nhà, tậu được xe, còn gửi ngân hàng 1,5 tỷ đồng. “Trước đây làm giáo viên hợp đồng, lương bèo. Có người nhà bên vợ buôn bán hàng quý hiếm mình mới mon men xin đi theo. May được anh em đi trước truyền nghề lại nên cũng thấm dần” – Việt chia sẻ. 
Đi khoảng 20km, Việt đỗ xe trước một ngôi nhà khang trang, nhà bà chủ đại lý – một đại gia có tiếng ở vùng. Việt căn dặn chúng tôi là phải nói bạn thân của Việt từ Hà Nội về bắt mối sừng tê để bán cho dân chơi.
Nữ đại gia H sau màn chào hỏi xã giao, còn tỏ vẻ ngần ngại vì khách lạ. Nhờ tài thuyết phúc của Việt nên bà H dần thân thiện hơn. Bà bảo: “Chỗ quen biết của cậu Việt, hàng lúc nào cần cũng có. Hiện tại trong kho còn không nhiều lắm. Hàng xịn từ châu Phi về nên các em khỏi lo. Nếu phát hiện hàng dởm chị sẽ trả lại tiền và chịu phạt gấp đôi”.
Để tạo niềm tin, bà H dẫn chúng tôi sang kho nằm ngay cạnh nhà. Chúng tôi không khỏi sững sờ khi thấy rất nhiều ngà voi chất ở góc kho, được phủ bởi một chiếc bạt (theo Việt ước tính trị giá hàng chục tỷ đồng). Bà H vào lấy ra một túi đựng khoảng chục chiếc sừng tê giác đã được cắt làm đôi. Theo bà H, sừng tê giác này được chuyển từ châu Phi về qua sân bay ở Bangkok (Thái Lan) rồi chuyển theo đường bộ về Việt Nam. 
Trong khi chúng tôi tham khảo thông tin thì Việt lựa 4 cái sừng tê, tổng cộng hơn 5,8kg. Cậu lấy cả 4 cái nhưng không phải thanh toán luôn. “Chỗ chị em làm ăn lâu rồi, lấy hàng bán xong thì trả cho chị ấy cũng được, chứ tiền đâu ra mà trả luôn”, Việt bảo.
Trên đường về, Việt còn chỉ cho chúng tôi, nếu bán lẻ sừng tê giác thì lãi hơn nhưng lại phải cắt nhỏ ra bán theo lạng và lắt nhắt. Tốt nhất là bán cả cái, thu tiền về nhanh hơn...  
Bảo Lâm
(Dòng Đời)

'Làng nghề' chế biến sừng tê giác ở miền Bắc

Muốn đặt một món đồ trang sức bằng sừng tê thì họ bảo đặt tiền trước, chỉ 2 ngày là có. Điều đáng chú ý là đa phần khách hàng ở làng nghề này đều là khách đến từ Trung Quốc.
Không khác sừng trâu
Rất nhiều câu hỏi được đặt ra rằng, thực tế ở Việt Nam nhu cầu về sử dụng sừng tê giác lớn cỡ nào và Việt Nam có phải là thị trường tiêu thụ sừng tê giác lớn nhất thế giới hay không.
Để giải đáp câu hỏi này, chúng tôi đã tìm đến Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã (Wildlife Conservation Society -  WCS) - Chương trình Việt Nam, một tổ chức đã tiến hành nhiều nghiên cứu, điều tra sâu về thực trạng buôn bán, tiêu thụ sừng tê ở Việt Nam.
Theo bà Dương Việt Hồng – phụ trách truyền thông của WCS, con số cụ thể về thị trường tiêu thụ sừng tê ở VN chưa ai ước tính được, nhưng nhiều tổ chức cũng đã thực hiện một số điều tra để xem nhu cầu sử dụng sừng tê trong người dân Việt ra sao.
“Đến giờ mới có 4 điều tra với quy mô cũng khá nhỏ, từ 600 – 1.000 người, chủ yếu làm trong thời gian từ 2013 – 2014. Thành phần điều tra tập trung ở các vùng đô thị, bởi nơi đây được xem là có nhu cầu sử dụng sừng tê cao hơn cả”, bà Hồng cho biết. Kết quả cho thấy từ 2,6 – 5% số người được hỏi khẳng định đã từng dùng sừng tê. Tuy nhiên, có một con số đáng chú ý hơn là có tới 17% số người được hỏi khẳng định sẽ dùng trong thời gian tới. “Điều nguy hại chính là ở chỗ này, bởi số người có xu hướng dùng sừng tê khá cao và chủ yếu là theo trào lưu”, bà Hồng đánh giá.
 Sừng tê giác được đồn đại là có thể chữa được bách bệnh.
Sừng tê giác được đồn đại là có thể chữa được bách bệnh.
Cũng theo nghiên cứu của WCS, việc sử dụng sừng tê giác ở Việt Nam, không như đa phần mọi người nghĩ, là để chữa bệnh. Thực tế nhiều người sử dụng sừng tê là để khẳng định vị thế xã hội, để cho mọi người thấy đẳng cấp của mình. Bên cạnh đó, một số ít dùng sừng tê để mua cho mình một cảm giác an tâm.
Một số khác thì sử dụng sừng tê như một khoản đầu tư, tích trữ ngoài vàng bạc, kim cương, đá quý (giá 0,1kg sừng tê giác trên chợ đen khoảng 6.000USD). Giá của sừng tê cũng tùy thuộc vào nguồn gốc của tê giác châu Phi hay châu Á. Vì tê giác châu Á còn rất ít (độ vài chục con, chủ yếu ở Sri Lanka) nên sừng đắt hơn nhiều sừng tê châu Phi, nơi hiện vẫn còn hàng chục nghìn con.
“Làng nghề” sừng tê cung cấp hàng cho khách Trung Quốc
Trung Quốc đã loại ra khỏi dược điển những vị thuốc đông y có sử dụng sừng tê, thay vào đó là sừng trâu. Một số thuốc truyền thống như An Cung ngưu hoàng hoàn cũng bị cấm sử dụng sừng tê trong thành phần.
Còn ở Việt Nam, Bộ Y tế mới đang nghiên cứu để đưa sừng tê ra khỏi dược điển. Theo đông y thì thành phần của sừng trâu và sừng tê giác là như nhau, cùng có đặc tính: Làm mát, tiêu ung (ung nhọt, không phải ung thư), hạ sốt.
"Việt Nam có thể nghèo nhưng riêng năm 2013 chúng ta đã bỏ ra tới 10 tỷ USD để nhập về các mặt hàng xa xỉ. Như vậy cũng đủ để thấy mức độ tiêu thụ sừng tê ở Việt Nam không hề thấp" - bà Dương Việt Hồng – phụ trách truyền thông của Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã (Wildlife Conservation Society -  WCS) - Chương trình Việt Nam nói.
“Thực ra Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sừng tê lớn nhất thế giới. Theo thông tin chúng tôi biết thì tại Trung Quốc cũng mới có duy nhất một cuộc điều tra được tiến hành, nhưng quy mô cũng chỉ với mấy trăm người trong khi dân số của họ là gần 1,4 tỷ người. Trên thực tế, Trung Quốc là một thị trường rất lớn”, bà Hồng đánh giá.
Như để tăng thêm sức nặng, đại diện WCS cho biết, WCS đã tiến hành điều tra một làng nghề ở phía Bắc.
Theo các chuyên gia sừng tê giác công dụng không khác gì sừng trâu
Theo các chuyên gia sừng tê giác công dụng không khác gì sừng trâu
Làng nghề này có nhiều hộ chế biến sừng tê khá công khai. “Chúng tôi đã có hình ảnh về việc nhập sừng tê, chế biến ra sao, giao hàng thế nào. Thậm chí có người chủ còn khẳng định với chúng tôi mỗi tuần họ nhập về hai sừng tê. Muốn đặt một món đồ trang sức bằng sừng tê thì họ bảo đặt tiền trước, chỉ 2 ngày là có. Điều đáng chú ý là đa phần khách hàng ở làng nghề này đều là khách đến từ Trung Quốc, được nhận ra bởi ngôn ngữ giao dịch của họ. Chúng tôi đã báo với các cơ quan chức năng và chắc họ sẽ sớm vào cuộc”.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, các vụ việc bắt giữ về buôn bán sừng tê trên thế giới từ năm 2006 đến nay đều có ít nhiều liên quan tới người Việt Nam, Trung Quốc hoặc cộng đồng người Việt ở một số nước Đông Âu.
Có thể khẳng định, nhu cầu sử dụng sừng tê chủ yếu là ở một số nước châu Á, chủ yếu chỉ có 3 nước Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan mà thôi. Điều đó chứng tỏ nếu biết sừng tê chữa được ung thư thì cả thế giới đã đổ xô dùng sừng tê.
Cung cấp thêm thông tin về cách người châu Á khai thác sừng tê ở Nam Phi, đại diện WCS giải thích: Trước đây việc săn bắn động vật hoang dã ở Nam Phi để lấy sừng được coi như môn thể thao.
Nhưng sau một thời gian, người ta nhận ra người châu Á (Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc) đi săn không phải vì tình yêu với môn thể thao này nên đến 2013, Nam Phi không cấp phép cho người Việt Nam săn bắn ở Nam Phi với lý do không có hiệp hội săn bắn.
Ngay sau lệnh cấm, một loạt các nước Đông Âu có Hiệp hội săn bắn lập tức xin cấp phép để được săn bắn ở Nam Phi và khi người ta tìm hiểu ra thì những người đó đều gốc châu Á. Và tiếp đó là Trung Quốc, Thái Lan cũng bị cấm săn bắn ở Nam Phi.
Theo Hải Phong/Dân Việt

Hoàn cảnh khó khăn, góp tiền cho cán bộ nhậu ngày 20/11

(Tin tức thời sự) - Phó Chủ tịch xã vận động tiền mua bia nhân ngày nhà giáo Việt Nam, có nhà hoàn cảnh khó khăn gom hết chỉ có 400.000 đồng.
Chiều 15/11, chị Đ. ở ấp Bùng Binh 2, xã Hòa Tân cho biết gia đình đang khó khăn vì sửa nhà nhưng phải mượn tiền ủng hộ cho xã để mua bia nhậu.
Trước đó, chồng chị Đ.  khi sửa lại nhà có xin phép Phó chủ tịch UBND xã Hòa Tân là ông Hồ Hoàng Thông nên khi nghe ông Thông vận động ủng hộ tiền cho ngày 20/11 đã phải bấm bụng nộp tiền.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Theo chị Đ., nhiều ngày qua ông Thông thường xuyên gợi ý gia đình ủng hộ 1 triệu đồng, tương đương 5 thùng bia để nhậu trong ngày Nhà giáo Việt Nam sắp tới. Sáng ngày 15.11, ông Thông trực tiếp đến nhà chị Đ. lấy tiền.
Do hoàn cảnh khó khăn, chị Đ. gom hết cũng chỉ có 400.000 đồng. Sau khi bỏ tiền vào túi, ông Thông hứa sẽ cho người đưa biên nhận sau.
Trao đổi với phóng viên, ông Thông thừa nhận việc vận động hộ chị Đ. ủng hộ 5 thùng bia để nhậu trong ngày lễ 20.11. Sáng nay ông đến lấy 2 thùng, tương đương 400.000 đồng.
Ông Hồ Trung Việt, Chủ tịch UBND TP. Cà Mau khẳng định việc làm của ông Thông là sai. Thành phố sẽ chỉ đạo kiểm tra, xử lý theo quy định.
Trước đó, cho rằng công chức trong ngành chưa nghiêm chỉnh chấp hành kỷ cương công vụ, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường vừa yêu cầu cấm uống rượu, bia hoặc đồ uống có cồn trước và trong giờ làm việc.
Theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường, uống rượu, bia trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc, tác phong và uy tín cán bộ, công chức, viên chức
Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng về nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc, Bộ Tư pháp bắt đầu cấm cán bộ trong ngành uống rượu, bia hoặc đồ uống có cồn ngay trước và trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc. Lệnh cấm được áp dụng cả khi tổ chức hội nghị, tiếp khách.
Quy định này sẽ được ghi vào quy chế làm việc của các cơ quan trong ngành. Trường hợp cần thiết, Bộ tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức ký cam kết.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường đề nghị thông tin cán bộ vi phạm quy định trên báo về thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp người đó. Nếu xảy ra trong trụ sở Bộ báo cho Chánh văn phòng Bộ. Việc chấp hành tốt chỉ thị này sẽ là căn cứ đánh giá, xếp loại cán bộ và bình chọn thi đua của đơn vị.
Người đứng đầu ngành tư pháp cũng chỉ đạo các nhà ăn, căng-tin không phục vụ hoặc bán rượu, bia vào buổi sáng, buổi trưa ngày làm việc.
Thanh Thanh (Tổng hợp Một thế giới, VNE)
(Đất Việt)

Vì sao Tổng Thống Obama nhận lời thăm Việt Nam

  • Obama cảnh báo an ninh khu vực châu Á (BBC) - Tổng thống Hoa Kỳ cảnh báo an ninh khu vực châu Á không thể dựa trên lệ nước lớn 'hăm dọa' nước nhỏ, trong một sự kiện ở Brisbane.
  • Lãnh đạo phong trào dân chủ Hồng Kông bị cấm đến Bắc Kinh (RFI) - Theo hãng tin AFP, ba lãnh đạo phong trào đấu tranh đòi dân chủ Hồng Kông hôm nay 15/11/2014 cho biết họ bị từ chối không được lên chuyến bay tới Bắc Kinh theo dự định để gặp chính quyền Hoa lục thảo luận về những cải cách dân chủ cho Hồng Kông.
  • G20: Putin lên án lệnh trừng phạt (BBC) - Tổng thống Nga Vladimir Putin nói lệnh trừng phạt từ Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu (EU) sẽ không chỉ gây hại tới Nga mà còn nền kinh tế toàn cầu.
  • G20 : Pháp - Nga không đề cập đến chiến hạm Mistral (RFI) - Bên lề hội nghị G20, có nhiều cuộc tiếp xúc tay đôi giữa các nguyên thủ quốc gia. Cuộc gặp được chú ý nhiều nhất trong ngày đầu G20 là giữa Tổng thống Pháp François Hollande và Tổng thống Nga Vladimir Putin giữa lúc quan hệ Nga-Pháp ngày càng xấu đi kể từ khi nổ ra khủng hoảng Ukraina và Pháp đang khó xử trong chuyện bàn giao tàu chiến Mistral cho Nga.
  • Đông Âu sau 25 năm: Được và Mất (BBC) - Người Việt và người dân ở Đông Âu được hay mất từ những chuyển đổi dân chủ tại đây sau 25 năm Bức tường Berlin sụp đổ?
  • Lúc Bức tường Berlin sụp đổ, bà Angela Merkel đang tắm hơi (RFI) - Vào buổi tối hôm Bức tường Berlin sụp đổ hôm 09/11/1989, bà Angela Merkel, nay là Thủ tướng nước Đức thống nhất, đang đi tắm hơi như mỗi tối thứ Năm bà vẫn hay đi, ở Đông Đức, và mơ có dịp đi sang Tây Đức thưởng thức món hàu.
  • Thấy gì từ kết quả 'tín nhiệm' 2014? (BBC) - Kết quả 'tín nhiệm' 2014 của Quốc hội VN phản ánh 'khá sát' năng lực quan chức, tuy nhiên vẫn là 'dân chủ bậc thấp', theo ý kiến giới quan sát.
  • Quách Thoại, nhà thơ đấu tranh đầu tiên của Việt Nam (RFA) - Nhà thơ Quách Thoại tên thật là Đoàn Thoại, sinh năm 1930 tại Huế. Năm 1948, khi 18 tuổi, ông vào Sài Gòn cộng tác với các báo Đoàn Kết, Làm Dân. Trong hai năm 1949-1950, làm Tổng thư ký tuần báo Nguồn sống. Năm 1955, ông viết cho các báo Người Việt, Sáng tạo, Việt chính, Thế kỷ hai mươi.
  • Hợp tác phát triển ở biển Đông là điều khó xảy ra (RFA) - Vào chiều ngày 12 tháng 11, tại Hiệp hội Châu Á (Asia Society) ở New York, đã diễn ra một buổi hội thảo về những căng thẳng trên biển Đông và tương lai của một giải pháp điều hòa căng thẳng cũng như hợp tác giữa các nước trong khu vực.
  • Tại sao Nga diễn tập chống tàu ngầm và phòng không ở Biển Đông? (BaoMoi) - (PetroTimes) - Theo giới bình luận, lâu nay Nga luôn giữ thái độ khá trung lập trước những tranh chấp tại Biển Đông, do đó động thái diễn tập và bắn đạn thật ở Biển Đông lần này của Moskva đang khiến dư luận và giới chuyên môn đặc biệt quan tâm.
  • Quân đội Irak giành thắng lợi quan trọng trước quân thánh chiến (RFI) - Theo AFP, hôm nay 15/11/2014, quân đội Irak thông báo đã phá vỡ được vòng vây khu lọc dầu chính của cả nước, bị quân thánh chiến Tổ chức Nhà nước Hồi giáo phong tỏa tấn công từ nhiều tháng qua. Trước đó, vào hôm qua quân chính phủ đã chiếm lại Baiji một thành phố trọng yếu.
  • Đạo diễn người Na Uy thú nhận đã dàn dựng “Cậu bé Syria anh hùng” (RFA) - Video mang tên Cậu bé Syria anh hùng đã có số người xem 6 triệu lần và chính chủ nhân của nó chưa bao giờ nói rằng cuốn phim được dựng lại hay thực sự đã diễn ra như vậy. Anh Lars Klevberg, một đạo diễn người Na Uy 34 tuổi cho biết đoạn video trên được quay tại Malta vào mùa hè năm ngoái với những diễn viên nhí chuyên nghiệp.
  • Modi muốn xây hàng triệu nhà vệ sinh để Ấn Độ bớt lạc hậu (RFI) - Châu Á hôm nay, 15/11/2014 khá được báo chí Pháp quan tâm, với các bài về Miến Điện, Ấn Độ, Bắc Triều Tiên. Nhìn sang Ân Độ, báo Libération nêu trong hàng tựa mối quan tâm của tân Thủ tướng Modi, nêu bật một khía cạnh còn rất lạc hậu của nước Ấn : « Với 130 triệu nhà vệ sinh, Modi lấy lại mơ ước của Gandhi ». Thực hiện mơ ước này, Thủ tướng Ấn đã đưa ra một kế hoạch đầy cao vọng trị giá 18 tỷ euro.
  • G20 khai mạc : Xung đột Ukraina chen giữa hồ sơ kinh tế và khí hậu (RFI) - Hôm nay 15/11/2014, hội nghị thượng đỉnh G20 quy tụ lãnh đạo của 19 quốc gia và Liên hiệp châu Âu đã khai mạc tại Brisbane, Úc để bàn về những vấn đề lớn của toàn cầu như biến đổi khí hậu, tăng trưởng kinh tế. Khủng hoảng Ukraina với sự can dự của Nga sẽ là hồ sơ gai góc có thể khiến không khí của hội nghị G20 lần này trở nên căng thẳng.
  • Mỹ-Nhật-Úc thắt chặt liên minh để kềm hãm Trung Quốc ? (RFI) - Tổng thống Mỹ và hai Thủ tướng Nhật và Úc sẽ tranh thủ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brisbane (Úc) để bàn cách tăng cường hợp tác quân sự tay ba. Dù ba nước đều khẳng định rằng họ chỉ muốn phát huy việc bảo đảm an ninh cho toàn vùng Châu Á-Thái Bình Dương, Bắc Kinh được cho là sẽ xem đấy là một mưu toan mới nhằm kềm hãm Trung Quốc.
  • Bình Nhưỡng lại cảnh báo tấn công trả đũa Hàn Quốc (RFI) - Bình Nhưỡng hôm nay 15/11/2014 lại lên tiếng cảnh báo sẽ tấn công trả đũa, vài ngày sau khi quân Hàn Quốc bắn cảnh cáo vào đội tuần tra Bắc Triều Tiên ở gần biên giới. Quân đội Hàn Quốc hôm thứ Hai 11/11 đã bắn cảnh cáo khi đội lính tuần tra Bắc Triều Tiên tiến gần vùng phi quân sự là ranh giới giữa hai nước, nhưng không có cuộc đọ súng nào và nhóm tuần tra này cuối cùng đã rút lui.
  • Bắc Kinh thưởng 60.000 euro cho ai tố cáo "khủng bố" (RFI) - Công an thành phố Phật Sơn (Foshan) ở miền nam Trung Quốc loan báo sẽ thưởng số tiền lên đến 60.000 euro cho tất cả những ai cung cấp được thông tin về « các hành vi nghi ngờ là khủng bố ». Thông báo này được đưa ra sau một vụ tấn công đã làm 22 người chết vào tháng trước.
  • Trung Quốc đầu tư 7,8 tỷ đô la vào Miến Điện (RFI) - Truyền thông Trung Quốc hôm nay 15/11/2014, loan báo, trong chuyến thăm Miến Điện của Thủ tướng Lý Khắc Cường, hôm qua (14/11/2014) hai nước đã ký kết một loạt hợp đồng trị giá 7,8 tỷ đô la trong các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, viễn thông, xây dựng cơ sở hạ tầng và tài chính.
  • Obama gián tiếp lưu ý Trung Quốc : Nước lớn không được ức hiếp nước bé (RFI) - Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 khai mạc hôm nay, 15/11/2014 tại Úc, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ tranh chấp lãnh thổ tại Châu Á biến thành xung đột võ trang. Phát biểu tại trường Đại học Brisbane, Tổng thống Mỹ không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng đã khẳng định rằng an ninh tại châu Á không thể dựa vào việc « nước lớn ức hiếp nước bé ».
  • Lãnh đạo các nước G20 tìm giải pháp chống Ebola (RFA) - Cũng trong hội nghị thượng đỉnh G20 nguyên thủ các nước sẽ tập trung biện pháp nhằm chống lại sự bùng nổ của Ebola cũng như cải tổ nền kinh tế toàn cầu và các thỏa thuận với vấn đề biến đổi khí hậu.
  • TT Obama cảnh báo hiểm họa Bắc Triều Tiên (RFA) - Tổng thống Obama cảnh báo về hiểm họa Bắc Triều Tiên trong khi nền kinh tế của Đông Á phát triển đáng kinh ngạc. Tổng thống Obama cho rằng Trung Quốc nên hành xử có trách nhiệm hơn mặc dù Washington sẽ tiếp tục thẳng thắn về những bất đồng với Bắc Kinh.
  • Indonesia: Cảnh báo sóng thần gây hoảng loạn (RFA) - Một trận động đất mạnh 7.1 Richter tại đảo Maluku thuộc miền đông của Indonesia vào sáng hôm nay đã khiến quốc gia này đối diện với nguy cơ sóng thần như đã từng xảy ra vào năm 2004.
  • Zlatan Ibrahimovic mong muốn tranh tài tại Olympic 2016 (VOA) - Ibrahimovic, 33 tuổi, là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất không được tranh tài tại vòng chung kết World Cup 2014 hồi mùa hè vừa qua, sau khi Thụy Ðiển bị Bồ Ðào Nha đánh bại ở trận play-off tranh vé đi Brazil hồi năm ngoái.
  • Obama muốn hỗ trợ năng lực hàng hải của Việt Nam (BaoMoi) - Trong bài diễn văn phát biểu bên lề hội nghị của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20), ông Obama hôm nay bày tỏ mong muốn tìm ra điểm chung về lợi ích quân sự cũng như tăng cường khả năng hàng hải của Việt Nam.
  • Mỹ ủng hộ ASEAN đạt Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông với Trung Quốc (BaoMoi) - Tổng thống Mỹ Ba-rắc ô-ba-ma khẳng định, Mỹ ủng hộ các nỗ lực của ASEAN nhằm sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) với Trung Quốc. Phát biểu tại Đại học Queensland ở thành phố Bri-xben (Brisbane) ngày 15-11, ông B.ô-ba-ma cho biết, Mỹ sẽ hợp tác với các quốc gia đối tác ở châu á để giải quyết các thách thức an ninh khu vực. ông khẳng định, Mỹ tiếp tục theo đuổi mối quan hệ mang tính xây dựng với Trung Quốc. Theo ông, trong tương lai, Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng tại khu vực, song câu hỏi lớn là Bắc Kinh sẽ thể hiện vai trò này như thế nào. ông nhấn mạnh rằng, Mỹ hoan nghênh sự trỗi dậy “hòa bình, ổn định và thịnh vượng” của Trung Quốc, cũng như vai trò có trách nhiệm của nước này trong các vấn đề toàn cầu.
  • Không được phá luật quốc tế (BaoMoi) - (PetroTimes) - Dư luận đang quan tâm tới Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 25 và các hội nghị cấp cao liên quan diễn ra trong ngày 12 và 13/11 tại thủ đô Naypyidaw của Myanmar. Bởi Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 25 diễn ra đúng thời điểm Tổng thống Mỹ Barack Obama có chuyến thăm Trung Quốc (12/11) và ngay sau khi Hội nghị cấp cao APEC kết thúc hôm 11/11 tại Bắc Kinh.
    Theo Đài GMA News, vấn đề Biển Đông là một trong những trọng tâm được thảo luận tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần này và dư luận đang hoài nghi về khả năng ASEAN và Trung Quốc thảo luận thực chất về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
  • Tăng cường thể chế ASEAN (BaoMoi) - (DĐDN) - Diễn ra vào thời điểm chỉ một năm trước ngưỡng cửa hình thành Cộng đồng ASEAN (AEC), Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 25 dành nhiều thời gian bàn thảo về một AEC hội nhập hơn vào năm tới cùng với tầm nhìn hậu 2015 của khối cũng như công tác tăng cường các thể chế ASEAN.
  • Trung Quốc chìa 'gậy và cà rốt' cho láng giềng (BaoMoi) - Qua những tuyên bố về các khoản đầu tư khổng lồ mới đây, Bắc Kinh cho thấy chiến lược rõ ràng: mang lại lợi ích cho các nước thân thiết và trừng phạt những bên phản đối tuyên bố chủ quyền của họ tại những vùng đang là điểm nóng tranh cãi.
  • Thế giới tuần qua: Tăng cường mối liên kết (BaoMoi) - QĐND Online - Vấn đề Biển Đông tiếp tục được nhấn mạnh tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-25; IS mở rộng “Vương quốc Hồi giáo”; Nga-Trung Quốc bắt tay mua bán khí đốt; thêm tia hy vọng chống virus Ebola, là những tin tức đáng chú ý tuần qua…
  • Cứu hộ khẩn cấp 10 ngư dân trên tàu cá gặp nạn ngoài khơi biển Đông (BaoMoi) - (PLO) - Sáng sớm 15/11, tin từ Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Bình cho biết, Đồn BP Nhật Lệ vừa phối hợp cùng ngư dân địa phương để ứng cứu kịp thời 9 ngư dân cùng 1 thuyền trưởng bị thương nặng khi tàu cá của họ hư hỏng và chết máy ngoài biển khơi.
  • Hội thảo quốc tế về biển Đông tại Đà Nẵng (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 6 với chủ đề “Biển Đông: hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực” do Học viện Ngoại giao phối hợp với Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức sẽ khai mạc vào 17-11 tại Đà Nẵng. Với sự tham gia của 33 đại biểu quốc tế đến từ Hoa Kỳ, Australia, Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc, Anh... và các chuyên gia, học giả trong nước, Dự kiến Hội thảo sẽ diễn ra đến hết ngày 18-11 với 8 phiên thảo luận chính thức.
  • Tưng bừng lễ hội bóng đá phong trào bên sông Hàn (BaoMoi) - Những ngày diễn ra giải bóng đá mini phong trào - Cup Bia Sài Gòn tại Đà Nẵng, người hâm mộ bên bờ sông Hàn như được sống trong lễ hội khi không khí bóng đá hừng hực lan tỏa từ công viên Biển Đông.
  • Men say bóng đá phong trào ở Đà Nẵng (BaoMoi) - (TNO) Những ngày vừa qua, giải bóng đá mini phong trào toàn quốc - Cúp Bia Sài Gòn 2014 khu vực Đà Nẵng đã diễn ra tại Công viên Biển Đông. Với người yêu thể thao Đà Nẵng, hiếm có giải đấu nào có sức hút đặc biệt như vậy.
  • Mỹ tiếp tục bay giám sát trên Biển Đông (BaoMoi) - ANTĐ - Lầu Năm Góc tuyên bố, Mỹ sẽ tiếp thực hiện các chuyến bay giám sát trên không phận và vùng biển quốc tế, bất chấp phản đối của phía Trung Quốc.
  • Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực (BaoMoi) - TP - Học viện Ngoại giao Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu biển Đông và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực” từ ngày 16 đến 18/11 tại Đà Nẵng.
  • Ấn Độ muốn "chạy đua" với Mỹ đến Việt Nam (BaoMoi) - Bằng những gì đã diễn ra trong thời gian qua, có vẻ như Ấn Độ đang ngầm "chạy đua" với Mỹ để siết chặt hơn mối quan hệ chiến lược với Việt Nam và thổi luồng gió mới vào chính sách "Hướng Đông'.
  • Công ước Luật biển 1982 thay đổi tư duy biển VN (BaoMoi) - VN nằm trong tốp những nước cuối của khu vực có chiến lược biển và luật Biển riêng của mình. Lợi thế so sánh mà những bước đi ban đầu trong những năm 1970 mang lại đã phần nào bị hạn chế nhưng vẫn còn đó những cơ hội để đất nước có những bước đi tiến ra biển vững chắc.

Vì sao Tổng Thống Obama nhận lời thăm Việt Nam

  Tổng thống Hoa Kỳ Obama nhận lời thăm VN, sự ủng hộ dành cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã có cuộc hội kiến với TT HK Obama. Trong cuộc hội kiến đó, Chủ tịch TT Sang đã có lời mời TT Obama sang thăm VN. Nhưng TT Obama chỉ nhận lời sang thăm vào thời điểm thích hợp, chưa có thời điểm cụ thể.
Nhưng chỉ ít ngày sau, tức ngày hôm qua 13-11, trong cuộc gặp song phương với TT HK Obama, TTg Nguyễn Tấn Dũng đã có lời mời TT Obama, và TT Obama đã nhận lời sang thăm VN vào dịp hai nước kỷ niệm 20 năm hai nước bình thường hóa quan hệ, năm 2015.
Tại sao như vậy?
Chúng ta đều biết rõ là một trong những trở ngại nhất mà cho tới nay, TT Hoa Kỳ Obama chưa tới thăm VN trong suốt gần 2 nhiệm kỳ của ông là vấn đề nhân quyền. Việc mời TT Obama sang thăm VN có ý nghĩa quan trọng. Bởi VN là một thành viên tích cực của ASEAN mà lại không được TT Hoa Kỳ tới thăm trong một thời gian dài như vậy, thì VN quả là thất thế với các nước lớn khác trong ASEAN. Trong khi đó TT Obama đã đi thăm hầu hết các nước trong ASEAN trừ Lào và VN.
Trước cuộc gặp chính thức của các nhà lãnh đạo hai nước, thì các ngoại trưởng cùng các trợ lý của hai bên tiến hành đàm phán, thỏa thuận các điều kiện, các vấn đề mà hai nhà lãnh sẽ đưa ra trong cuộc gặp. Khi mà các ngoại trưởng và trợ lý của hai bên chưa đạt được thỏa thuận thì trong cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo, các tuyên bố của hai bên chỉ mang tính chung chung.
Rõ ràng là trong cuộc dàn xếp giữa các trợ lý của VN và HK cho cuộc gặp của Chủ tịch Trương Tấn Sang và TT Obama, các vấn đề nhân quyền mà phía HK yêu cầu đã không được phía các trợ lý của CT Trương Tấn Sang đáp ứng. Tức là CT Sang không thể quyết định được vấn đề nhân quyền. Do vậy, Tổng thống Hoa Kỳ chỉ nhận lời chung chung cho chuyến thăm tới VN.
Nhưng ngày 13 tháng 11, Tổng thống HK Obama đã chính thức nhận lời mời sang thăm VN của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào dịp hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào giữa năm 2015.
Như vậy, trước đó cuộc đàm phán và thỏa thuận của hai bên về nhân quyền đã đạt được bước đột phá. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có thực quyền trong việc quyết định vấn đề này, và đương nhiên TTg Dũng nhận được sự ủng hộ của TT HK Obama. 
Điều này cũng giúp cho TTg Nguyễn Tấn Dũng nắm được vị thế và lợi thế trong nội bộ của đảng CS vốn đang diễn ra cuộc đua dành vị trí lãnh đạo trong kỳ đại hội đảng đầu năm 2016.
Chúng ta hãy chờ đợi những cải thiện về nhân quyền từ nay cho tới trước chuyến thăm của TT Hoa Kỳ Obama tới VN. Mà có lẽ việc thả tự do cho các tù nhân lương tâm là ưu tiên số 1.
       N.V. Đ
(FB Nguyễn Văn Đài)

Nguyễn Quang Duy - Bầu cử Hoa kỳ: Thách thức và cơ hội cho Việt nam

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures201211/Duy_Phuc/Inter/losangeles1.jpg

Đảng Cộng Hòa Nắm Lưỡng Viện
Bốn năm qua đảng Cộng Hòa chiếm đa số tại Hạ Viện Hoa Kỳ vì thế nhiều dự luật quan trọng đã bị đảng này từ chối không thông qua. Còn đảng Dân Chủ thì nắm đa số ở Thượng Viện, nhiều dự luật đã được Hạ Viện biểu quyết thông qua, nhưng lại bị đảng Dân Chủ chận lại, không đưa ra Thượng Viện biểu quyết.
Đầu tháng 10 năm 2013, đảng Cộng Hòa từ chối thông qua đạo luật tài chính, Tổng thống Obama đã phải hủy bỏ kế họach tham dự Hội nghị APEC tổ chức tại Nam Dương và Hội nghị ASEAN tại Brunei. Gây thêm sự nghi ngờ với các nước ASEAN về chiến lược xoay trục của Hoa Kỳ.
Mặc dù cả hai đảng đều đeo đuổi chiến lược xoay trục, nhưng về chiến thuật đảng Cộng Hòa đưa ra những chính sách tích cực hơn.
Tổng thống Obama thuộc đảng Dân Chủ nhưng lại là người ủng hộ Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Ông Obama đã xin Quốc Hội thông qua thủ tục “biểu quyết nhanh” (fast-track), các đại biểu chỉ biểu quyết đồng ý hay bác bỏ mà không được kèm theo một tu chính nào vào dự luật TPP. Đề nghị này đã bị Nghị Sĩ Harry Reid, Trưởng khối đa số Thượng viện thuộc đảng Dân Chủ, bác bỏ.
Như vậy kết quả cuộc bầu cử và những phục hồi kinh tế gần đây giúp Tổng Thống Obama tham dự ba Hội nghị APEC, ASEAN và G20 trong một tư thế mạnh hơn và giúp khẳng định vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ.
Phân tích quan điểm của các vị lãnh đạo đảng Cộng Hòa về chiến lược xoay trục sẽ rõ hơn vai trò Hoa Kỳ trong những ngày sắp tới.
Trưởng Khối Đa Số Thượng Viện
Nghị Sĩ Mitch McConnell sẽ là Trưởng Khối Đa Số Thượng Viện, sẽ quyết định đưa các dự luật từ Hạ Viện ra Thượng Viện thảo luận và biểu quyết.
Theo tin từ BPSOS, ông McConnell ngày càng am tường tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Trong cuộc tranh cử vừa rồi, phu nhân của ông bà Elaine Chao, cựu Bộ Trưởng Lao Động, đã thay mặt chồng đến tiếp xúc với cộng đồng Việt ở Louisville.
Tiểu ban Quân viện
Nghị sỹ John McCain, người sẽ nắm chức Chủ tịch Tiểu ban Quân viện, giữ vai trò kiểm soát ngân sách chi tiêu Quốc phòng và quyết định chính sách quân sự của Hoa Kỳ.
Ông có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về tình hình Châu Á. Ngay khi Bắc Kinh đem giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa Việt Nam, ông đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc gây rối an ninh và làm xáo trộn tình hình ở Biển Đông.
Ông ủng hộ việc Hoa Kỳ tháo bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương nhưng cũng đòi hỏi Việt Nam phải cải thiện tình trạng nhân quyền. Trong vai trò mới ông sẽ duyệt xét và quyết định danh sách vũ khí bán cho Việt Nam.
Ông gần gũi với cộng đồng người Việt và thường xuyên tiếp đón các phái đoàn người Việt đến Quốc Hội vận động nhân quyền.
Tiểu Ban Á Châu và Thái Bình Dương
Nghị Sĩ Marco Rubio sẽ trở thành Chủ Tịch Tiểu Ban Á Châu và Thái Bình Dương, sẽ ảnh hưởng nhiều đến chiến lược xoay trục và quan hệ với Việt Nam.
Ông Rubio đã cùng ba Nghị Sĩ thuộc đảng Cộng Hòa John Cornyn, John Boozman và David Vitter, đồng ký một văn thư yêu cầu Tổng Thống Obama xét lại quyết định và bảo đảm việc nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam phải được gắn liền với những tiến bộ cụ thể về nhân quyền và cải tổ chính trị tại Việt Nam.
Tiểu ban Ngọai giao Thượng viện
Nghị sỹ Bob Corker sẽ trở thành Chủ tịch Tiểu ban Ngọai giao Thượng viện. Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 8 vừa qua, ông Corker cho biết sẽ mở rộng hợp tác giữa hai nước. Bao gồm đàm phán về Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ông cũng đã đi thăm một số chức sắc Cao Đài và Công Giáo.
Tiểu ban Ngọai giao Hạ viện
Dân biểu Cộng hòa Ed Royce, Chủ tịch Tiểu ban Ngọai giao Hạ viện rất quan tâm đến nhân quyền Việt Nam. Ông từng đệ nạp Dự luật nhân quyền H.R. 4254 nhằm chế tài các giới chức và những người xâm phạm quyền con người.
Theo dự luật các giới chức vi phạm nhân quyền sẽ không được thị thực nhập cảnh vào Hoa Kỳ và không được phép làm ăn với các công ty Hoa Kỳ. Dự luật còn kêu gọi Bộ Ngọai giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo.
Ở Hạ Viện, Dân biểu Cộng hòa Christ Smith cũng thành công trong việc thông qua Dự luật H.R.1897 buộc Chính phủ Hoa Kỳ phải gắn các điều kiện về nhân quyền và dân chủ với viện trợ phi nhân đạo cho Việt Nam.
Nhưng khi lên đến Thượng Viện do đảng Dân chủ nắm đa số, cả hai Dự luật về nhân quyền Việt Nam đã không được đưa ra thảo luận.
Hội nghị APEC Bắc Kinh 2014
Hội nghị APEC chủ yếu bàn về các vấn đề kinh tế. Nên trong cương vị chủ tọa Hội nghị APEC năm 2014, Trung Quốc đã đưa ra những chiến lược đối lại chiến lược xoay trục của Hoa Kỳ.
Đầu tiên, Trung Quốc đã chủ động thúc đẩy việc nghiên cứu thiết lập Khu vực Tự do Thương mại châu Á Thái Bình Dương (FTAAP).
Đề nghị thiết lập FTAAP đã được đưa ra trong cuộc họp ASEAN tại Campuchia năm 2012. Đến tháng 5-2014, tại Hội nghị Bộ trưởng APEC tất cả 21 thành viên APEC bao gồm cả Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng đã đồng ý thiết lập một nhóm nghiên cứu để thảo luận về hướng phát triển cho FTAAP.
Vì còn trong vòng nghiên cứu nên quá sớm để có thể xem xét lợi ích của FTAAP mang lại cho các thành viên.
Tại Hội Nghị, ông Tập Cận Bình thông báo sẽ chi 40 tỷ Mỹ Kim thành lập quỹ Con đường Tơ Lụa.
Tháng 9- 2013, trong chuyến viếng thăm các nước Trung Á, ông Bình đề nghị thiết lập Con Đường Tơ Lụa bằng việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như tuyến giao thông, đường sắt, bến cảng, sân bay, xuyên qua Trung và Nam Á.
Ông đã ký hợp đồng dầu khí với các nước Kazakhstan, Kyrgyzstan, và hứa đầu tư ba tỷ cho hạ tầng cơ sở.
Ông cũng cho biết sẽ xây dựng một hệ thống các trục giao thông và đặc khu mậu dịch tự do nối kết vùng Đông Châu Á với Nam Á, một đường xe lửa nối liền Trung Quốc với Châu Âu, một đường ống dẫn dầu khí chạy xuyên qua các nước Trung Á…
Sang Tháng 10-2013, tại Nam Dương ông cho biết sẽ mở ra các thương cảng, khu công nghiệp tại Nam Á và thành lập Ngân Hàng Phát Triển BRIC (Brazil, Russia, India, China và Nam Phi), với số vốn 100 tỷ Mỹ kim, đã được để tài trợ chiến lược này.
So với những điều lệ khắc khe về nhân quyền và cải cách kinh tế buộc các nước xin gia nhập TPP phải tuân thủ thì Con đường Tơ lụa xem ra chỉ nhằm đầu tư để phục vụ giao dịch trong lĩnh vực năng lượng và vận tải, cũng như tái phân bổ các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa, giúp thúc đẩy tự do thương mại giữa các nước trong vùng.
Nhưng thực chất chiến lược này vừa mở rộng thị trường vừa củng cố quyền lực mềm của Trung Quốc với các nước trong vùng. Đương nhiên các nước trong vòng ảnh hưởng đã ít nhiều nhận ra ý đồ sử dụng “tiền” cho sách lược bành chướng nước lớn.
Được biết ngay trong Hội Nghị APEC tại Bắc Kinh, Tổng Thống Obama cũng họp bàn với 11 người đứng đầu chính phủ các nước để thảo luận về TPP. Ông Tập Cận Bình không được mời dự với lý do Trung Quốc không xin gia nhập TPP.
Hội Nghị Bắc Kinh 2014 không nhắc đến những tranh chấp trên Biển Đông, trong khi đó Tập Cận Bình lại đưa ra khái niệm: “Người châu Á sẽ giải quyết các vấn đề của Châu Á, xử lý cách Á Châu, và bảo vệ an ninh Châu Á.” mục đích là để lọai trừ Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Phương khác.
Hội Nghị ASEAN ở Miến Điện
An ninh Biển Đông và khu vực đã trở thành nội dung chính được mang ra thảo luận tại Hội Nghị ASEAN.
Ngay trong bài diễn văn khai mạc Hội Nghị, Tổng thống Obama tuyên bố Hoa Kỳ muốn thắt chặt quan hệ với khối Đông Nam Á, trong khuôn khổ chiến lược xoay trục sang Châu Á.
Ông nhấn mạnh mối quan hệ vững chắc giữa ASEAN với Hoa Kỳ và bảo đảm Hoa Kỳ sẽ tăng cường quan hệ với khối Đông Nam Á về kinh tế, xã hội, an ninh và đối phó thiên tai.
Về vấn đề Biển Đông, ông tuyên bố tất cả các quốc gia nên giải quyết các tranh chấp chủ quyền theo luật quốc tế, không nên có những hành động vũ lực hoặc de doạ dùng vũ lực để áp đặt chủ quyền.
Ông cũng đã họp riêng với các lãnh đạo ASEAN để bàn về quan hệ đối tác ASEAN – Hoa Kỳ, để tiếp tục hợp tác với nhau bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực, nhất là trên Biển Đông.
Còn phía Trung Quốc, Thủ Tướng Lý Khắc Cường cho biết sẵn sàng trở thành đối tác thương thảo đầu tiên để ký với ASEAN hiệp ước hữu nghị và hợp tác. Ông Lý đề nghị cho các nước trong khối ASEAN vay khoản tiền $20 tỉ để phát triển cơ sở hạ tầng, đường sá, bến cảng và đường hỏa xa, cần thiết cho sự tăng trưởng.
Ông còn cho biết những tranh chấp biển đảo cần được giải quyết song phương thay vì tập thể hoặc qua một trọng tài đứng trung gian.
Đối Với Việt Nam
Nhìn chung thay đổi chính trị tại Hoa Kỳ là cơ hội và thách thức cho các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Đảng Cộng hòa sẽ tích cực ủng hộ TPP, ủng hộ tăng cường quân sự và thắt chặt bang giao với Á châu, ủng hộ nhân quyền và dân chủ, và một chính sách cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Nó cũng sẽ giúp giảm thiểu tham vọng bá quyền bành chướng của nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh.
Riêng đối với Việt Nam, như Nghị sỹ John McCain từng cho biết Hoa Kỳ sẵn sàng mở cửa hợp tác với Việt Nam nhưng mở đến đâu là tuỳ vào mức độ cải thiện nhân quyền tại Việt Nam.
Tại Hội Nghị ASEAN ở Miến Điện lần này, Tổng thống Obama cho biết muốn có cơ hội để thắt chặt hơn nữa quan hệ với Việt Nam trong các lĩnh vực thương mại, an ninh và nhân quyền. Ông Obama cũng đã gặp riêng ông Nguyễn Tấn Dũng để thảo luận những vấn đề nói trên.
Nếu được gia nhập TPP Việt Nam sẽ là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất.
Nhưng để được gia nhập ngòai việc cải thiện nhân quyền và tôn trọng các quyền tự do tín ngưỡng, lập hội và ngôn luận, phía Việt Nam cũng cần thực thi quyền thành lập nghiệp đòan độc lập, cải thiện hệ thống tư pháp và cần cải cách để thật sự có thị trường thương mại tự do.
Đương nhiên nhà cầm quyền Việt Nam có thể chọn lựa giữa hai chiến lược của Hoa Kỳ và của Trung Quốc.
Phần kết xin được lấy lời của Luật sư Trần Lâm, vừa qua đời hôm 13-11-2014, nhận định về sự chọn lựa:
“…Đi với Trung Quốc thì mất nước, còn Đảng, còn quyền nhưng lại là đầy tớ, đi với phương Tây thì mất quyền nhưng còn nước, chỉ mất thân phận tôi đòi... Mà đi với phương Tây thì phải dân chủ, dân chủ thì phải phát động quần chúng, giao quyền cho quần chúng. Một sự lựa chọn khó khăn…”
15-11-2014
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi

Nga-Trung: Đối tác chiến lược không có nghĩa là 'bạn tốt'

(Quan hệ quốc tế) - Vòng vây của Mỹ ngày càng siết lại khiến Nga phải bắt tay hợp tác với Trung Quốc nhưng Moscow không quên “người bạn tốt” đã từng “thọc dao sau lưng mình”.
Giao thương vùng Viễn Đông-Nga và Đông Bắc Trung Quốc
Theo trang “Nikkei” của Nhật cho biết, tại Vladivostok thuộc vùng Viễn Đông Nga, cách đây một năm, công ty thương mại chuyên bán hàng gia dụng Decorte của Nga đã hợp tác với doanh nghiệp sản xuất đồ gia dụng Trung Quốc đã đưa ra một dịch vụ độc đáo, nhằm đẩy mạnh hoạt động giao thương xuyên biên giới.
Theo đó, nhóm người tiêu dùng Nga muốn đặt mua hàng gia dụng Trung Quốc, sẽ xuyên qua biên giới đến khu trung tâm tiêu thụ hàng gia dụng nằm ở bên kia biên giới, sau khi xem xét kỹ và ưng ý về chất lượng các sản phẩm trưng bày, khách hàng mới đặt hàng và tiến hành nhập khẩu.
Chủ tịch quản trị công ty thương mại Decorte của Nga giới thiệu: Khắp cả vùng Viễn Đông, ai cũng muốn được tham gia vào đoàn du lịch mua sắm. Mục đích của hoạt động này chính là phấn đấu sau hai năm nữa, nâng doanh thu hàng năm đạt tới 360 triệu Rub (khoảng 51 triệu Nhân dân tệ).
Được biết, ở khu vực giáp biên giữa Nga và Trung Quốc, người Nga nhập cảnh trong thời gian ngắn có thể được miễn thị thực, thậm chí còn có xe bus đưa đón đến các trung tâm thương mại và vui chơi giải trí. Lĩnh vực giao dịch thương mại ngày càng phát triển và mở rộng.
Trong vòng vây của Mỹ và NATO, Nga buộc phải bắt tay với Trung Quốc
Trong vòng vây của Mỹ và NATO, Nga buộc phải bắt tay với Trung Quốc
Tháng 10 năm 2004, dưới sự chứng kiến của Tổng thống Nga Putin và chủ tịch Trung Quốc tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào, hai nước đã ký kết “Hiệp định bổ sung về đường biên giới quốc gia phía Đông giữa Nga và Trung Quốc”, chấm dứt những ám ảnh quá khứ về tranh chấp biên giới từ thời Liên Xô cũ với Trung Quốc.
Năm 1969, hai nước đã từng liên tiếp xảy ra nhiều cuộc xung đột quân sự trên đảo Trân Bảo hay còn gọi là đảo Damansky. Hòn đảo này nằm trên sông Ussuri trên biên giới giữa Primorsky Krai của Nga và tỉnh Hắc Long Giang của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Những cuộc xung đột biên giới này lúc đó đã làm rạn nứt tình cảm của 2 nước Xã hội Chủ nghĩa lớn nhất thế giới. Nhưng hiện nay, tình hình trên toàn bộ tuyến biên giới dài 4.300km giữa hai nước đang dần thay đổi, hạn ngạch thương mại với Trung Quốc ở Primorsky Krai chiếm hơn nửa doanh thu của Vladivostok và Bắc Kinh đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Moscow.
Vùng đông bắc Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng, dân số đã vượt hơn 100 triệu người. Còn vùng Viễn Đông Nga do phát triển chậm, dân số không ngừng giảm xuống, hiện chỉ còn khoảng 6,2 triệu người. Cùng với dòng lao động người Trung Quốc ồ ạt tràn vào, Nga lo sợ khu vực này “sẽ bị nền kinh tế Trung Quốc nuốt chửng”.
Nhưng cố vấn của trưởng khu hành chính Primorsky Krai cho rằng, mối đe dọa hôm nay đã mất đi. Người đầu tiên cảm thấy mối đe dọa của Trung Quốc không ngừng tăng lên và sớm đưa ra những biện pháp loại bỏ tình thế nguy hiểm này, ngay từ lúc nó còn manh nha chính là Tổng thống Nga V.Putin.
Lính biên phòng Trung Quốc đổ bộ lên đảo Damansky trong cuộc chiến biên giới 1969
Lính biên phòng Trung Quốc đổ bộ lên đảo Damansky trong cuộc chiến biên giới năm 1969
“Đối tác chiến lược” không có nghĩa là “bạn tốt”
Năm 2000, khi ông Putin đi thị sát các thị trấn biên giới, ông đã bị “sốc” khi các biển hiệu tiếng Trung xuất hiện ở khắp nơi. Tổng thống Nga bày tỏ sự lo ngại: “Nếu chúng ta không hành động thiết thực, khoảng vài chục năm nữa, người dân Nga ở khu vực này sẽ chuyển sang nói tiếng Nhật hoặc tiếng Trung hay tiếng Triều Tiên”.
Các phương tiện truyền thông Nhật Bản cho hay, trước bối cảnh cấp bách phải ổn định biên giới để phát triển kinh tế, trong hoạch định lãnh thổ bị tranh chấp, tổng thống Putin đã lựa chọn hình thức mềm dẻo, có những nhượng bộ nhất định để đẩy nhanh việc ký kết hiệp định phân giới, đồng thời tăng cường siết chặt công tác quản lý biên giới.
Đã 10 năm trôi qua, “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược” Trung - Nga đã bước sang một giai đoạn mới. Tháng 5 năm 2014, hai nước đã đạt được thỏa thuận xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Trung Quốc, ký kết hợp đồng cung ứng trị giá 400 tỷ USD. Bắc Kinh và Moscow đang bắt đầu xây dựng mối quan hệ “đồng minh năng lượng”.
Công ty dầu khí Rosneft hồi tháng 10 tuyên bố, công ty đã đề nghị chuyển nhượng 10% quyền lợi ở mỏ dầu Đông Siberia cho doanh nghiệp bên kia biên giới. Quy tắc ngầm “Không chuyển quyền khai phá cho Trung Quốc” đã bị phá bỏ, khiến giới doanh nghiệp chấn động. Chi nhánh khí đốt hóa lỏng (LNG) Yamal Peninsula phía Bắc Nga đã bỏ qua Nhật Bản và Ấn Độ, đồng ý trao cho Trung Quốc 20% quyền lợi.
Trong bối cảnh bị Mỹ cấm vận, Nga đã ký với Trung Quốc hàng loạt hợp đồng kinh tế lớn
Trong bối cảnh bị Mỹ cấm vận, Nga đã ký với Trung Quốc hàng loạt hợp đồng kinh tế lớn
Nguyên thủ hai nước nhất trí đưa “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược” lên một “tầm cao mới”. Nhưng trên thực tế, hai nước đều có lợi ích và tính toán riêng của mình, đó thực chất là “quan hệ đối tác” trên cơ sở “việc nào ra việc đó”. “Chiến lược” có nghĩa là hợp tác trong các lĩnh vực thống nhất với lợi ích quốc gia, nhưng khi có bất đồng về quan hệ lợi ích đa phương, các bên phải tự giải quyết.
Một ví dụ điển hình là thái độ của Trung Quốc đối với khủng hoảng Ukraine. Tuy Bắc Kinh rất coi trọng việc Moscow cung cấp tài nguyên cho mình, nhưng trong mối quan hệ kinh tế đan xen mật thiết với cả Nga và Mỹ, cùng với châu Âu, Trung Quốc luôn duy trì thái độ trung lập.
Hay trong quá trình đàm phán giá cả hợp đồng khí đốt khổng lồ giữa hai nước, có trị giá tới 400 tỷ USD, Trung Quốc đã lợi dụng tình thế khó khăn của Nga, sau khi bị Mỹ và châu Âu trừng phạt kinh tế do cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine để ép giá nhập khẩu khí đốt.
Về phía Nga, Tổng thống Putin cũng giữ thái độ lãnh đạm khi tuyên bố, Nga và Trung Quốc “không có ý định xây dựng liên minh quân sự, chính trị”, hay trong lĩnh vực mua bán vũ khí quốc phòng Nga cũng ép giá Trung Quốc quyết liệt và chỉ bán các loại trang bị thế hệ cũ hoặc hạn chế bớt tính năng.
Tuy nói là mối quan hệ bạn bè, nhưng thực chất lại là “mối quan hệ rủi ro dựa trên lợi ích thực tế”. Với tính chất như vậy, khi lợi ích trong các mối quan hệ đa phương đối lập nhau, liệu hai nước sẽ duy trì quan hệ vững chắc ở mức độ cao hay không? Đây còn là một câu hỏi chưa lời đáp nhưng chắc chắn ràng Nga không quên bài học “người bạn tốt” đã “thọc dao sau lưng mình”.
Tuệ Lâm
(Đất Việt)

Sinh viên ‘Cách mạng Ô’ không được phép vào Đại Lục

Những sinh viên hoạt động dân chủ ngồi học trong một căn lều bên ngoài trụ sở Phức hợp của Chính quyền tại quận Admiralty, Hồng Kông, vào ngày 26/10/2014. Một thành viên của nhóm học giả Hồng Kông bị từ chối nhập cảnh hải quan ở thành phố Thâm Quyến, giáp Hương Cảng vào ngày 7/11/2014. (Ảnh: Chris McGrath/Getty Images)
Viên chức hải quan ở thành phố Thâm Quyến, giáp Hồng Kông, hôm 7/11 đã từ chối cấp thị thực cho một thành viên thuộc Nhóm học giả (Scholarism), tổ chức dẫn đầu cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ (Cách mạng Ô) ở Hồng Kông.
Vào ngày 8/11, Nhóm học giả đã đăng tải trên mạng xã hội Facebook về việc các cán bộ hải quan cáo buộc một học sinh trung học “tham gia các hoạt động vi phạm an ninh quốc gia” và từ chối cho anh nhập cảnh vào Thâm Quyến hôm 7/11.
Học sinh này là một tình nguyện viên của Nhóm học giả và là người không nổi tiếng cũng như không được bất kỳ phương tiện truyền thông nào phỏng vấn. Chuyến đi của sinh viên này tới Trung Quốc đại lục có mục đích đơn giản cho cá nhân chứ không liên quan gì tới chính trị, Nhóm học giả cho biết.
Lãnh đạo nhóm học giả Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) bày tỏ quan ngại sâu sắc rằng, thông tin của các thành viên đã bị rò rỉ. Anh cho biết trong một bài viết trên Facebook, danh sách tên các thành viên của nhóm chưa bao giờ được công khai và chỉ có vài người trong tổ chức nắm danh sách.
Hoàng Chi Phong nhấn mạnh, tổ chức của anh sẽ quan tâm và thận trọng hơn khi tuyển dụng các tình nguyện viên trong tương lai.
Hoàng Chi Phong lãnh đạo nhóm học giả bày tỏ quan ngại sâu sắc rằng thông tin của các thành viên đã bị rò rỉ
Phó thư ký của Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông (HKFS) là Sầm Ngao Huy (Lester Shum) bày tỏ sự thất vọng về hành động của chính quyền đại lục trong việc cấm nhập cảnh đối với người ủng hộ dân chủ của phong trào Chiếm Trung Tâm, theo báo ủng hộ dân chủ Apple Daily ở Hồng Kông đưa tin.
Anh Sầm tin rằng, việc ngăn chặn chuyến đi của thành viên trong Nhóm học giả tới đại lục có liên quan đến kế hoạch của các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ đến thăm Bắc Kinh. Các sinh viên có kế hoạch tới kêu gọi giới chức trách Quốc gia cho phép người dân Hương Cảng được toàn quyền bầu chọn ứng cử viên lãnh đạo đặc khu.
Theo quyết định mới vào cuối Tháng Tám của Ủy ban Thường vụ, cơ quan điều hành lập pháp của chính quyền Trung Quốc, những ứng cử viên cho chức lãnh đạo này sẽ được lựa chọn thông qua một ủy ban thân Bắc Kinh.
HKFS tuyên bố hồi tuần trước, liên đoàn cùng với Nhóm học giả và những thành viên của Mặt trận Nhân quyền Dân sự ủng hộ dân chủ đã lên kế hoạch diễu hành tới Bắc Kinh. Liên đoàn này đã yêu cầu ông Đổng Kiến Hoa, cựu lãnh đạo đặc khu và hiện đang là Phó Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Hội nghị Hiệp thương Nhân dân Trung Hoa, sắp xếp một cuộc họp với lãnh đạo trung ương.
Ông Đổng đã không đưa ra câu trả lời rõ ràng. Thêm vào đó, ông còn kêu gọi các sinh viên chấm dứt các cuộc biểu tình và quay trở lại việc học tập.
Apple Daily dẫn lời anh Sầm cho biết, kế hoạch đi đến Bắc Kinh của liên đoàn HKFS sẽ không bị ảnh hưởng mặc dù các quan chức hải quan đại lục đã từ chối cho phép thành viên Nhóm học giả được nhập cảnh. Thêm vào đó, anh cũng kêu gọi ông Đổng sớm thu xếp một cuộc họp.
Các Tổ chức Ân xá và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế báo cáo hôm 7/11, có ít nhất 76 người Trung Quốc đại lục đã bị bắt giữ vì ủng hộ phong trào dân chủ tại Hồng Kông. Các tổ chức trên kêu gọi chính quyền Bắc Kinh thả ngay lập tức và vô điều kiện các nhà ủng hộ dân chủ.
  Lu Chen
(Đại Kỷ Nguyên)

Vì sao Bộ trưởng y tế đội sổ tín nhiệm?

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm của đại biểu Quốc hội, so với lần lấy phiếu năm 2013, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từ 108 giảm xuống 97 phiếu tín nhiệm cao và dẫn đầu về số phiếu tín nhiệm thấp 192 (chiếm 38% đại biểu).
Bình luận về lá phiếu tín nhiệm, có lẽ lưu ý về một chi tiết: các khối hành pháp, lập pháp và tư pháp đã được “nhốt chung một rọ”. Hoạt động của ba khối này hoàn toàn khác nhau. Nếu lấy chung như thế thì bao giờ khối lập pháp cũng có tỷ lệ tín nhiệm cao, còn khối hành pháp phải cọ xát hàng ngày với nhân dân nên tín nhiệm dễ thấp hơn, bởi người dân sẽ nhìn thấy khuyết điểm nhiều hơn.
Tuy nhiên nhìn lại chặng đường 3 năm qua trên cương vị là người đứng đầu ngành y tế, quả thật Bộ trưởng Bộ Y tế đã có những quan điểm được phát ngôn rất dễ gây sốc.
Không bao che?
“Mức viện phí hiện nay là quá thấp so với giá thực chi, vô hình trung làm khổ người dân.Việc tăng giá dịch vụ không ảnh hưởng đến người nghèo mà hoàn toàn ngược lại; chính vì giá dịch vụ thấp nên chất lượng không thể cao, vừa làm khổ bệnh nhân, vừa làm khổ bác sĩ”.
Bà Bộ trưởng phát biểu như vậy và người dân tin rằng từ lúc còn làm Viện trưởng Viện Pasteur Sài Gòn cho đến khi làm Bộ trưởng Bộ Y tế, bà Nguyễn Thị Kim Tiến chưa bao giờ… bệnh. Hoặc có bệnh, thì bà được chuẩn điều trị của “cán bộ cao cấp” nên chưa phân biệt được túi tiền người nghèo và “núi tiền” nhà giàu.
Khi báo chí đồng loạt hỏi về chất lượng phục vụ bệnh nhân của bệnh viện, tình trạng thiếu thốn, bất cập thì Bộ trưởng trả lời thẳng và thật: “Thiếu giường bệnh thì phải hỏi Nhà nước”? Đáng lẽ ra, người đứng đầu ngành phải quan tâm nhiều hơn, lắng nghe sự góp ý thì xem chứng Bộ trưởng ứng xử ngược lại!
Sự bức xúc của người dân càng lên cao khi vào năm 2013, Bộ trưởng lại là tâm điểm để báo chí bình phẩn khi không đến viếng thăm gia đình 3 trẻ sơ sinh tại Quảng Trị chết do tiêm thuốc vắc xin viêm gan B, trong khi cùng thời gian đó, bản thân bà đến tỉnh này để tham dự lễ khởi công xây dựng nhà tháp chuông và thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn.
Lý giải nguyên nhân, bà giải thích: “Lịch công tác ở Quảng Trị đã được… bố trí kín nên không thể đến thăm các gia đình có cháu bé bị tử vong”; đồng thời cho biết thêm: “Đã cử đoàn công tác tại Quảng Trị đến thăm hỏi và chỉ đạo đoàn công tác của Bộ sớm tìm nguyên nhân và khắc phục hậu quả” và khẳng định: “Sẽ không có bao che, mà công khai, minh bạch nguyên nhân. Trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của vắc xin thì xử vắc xin; lỗi do người tiêm, xử người tiêm; lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật”.
“Năm của ngành y tế”
Không quá lời khi báo chí gọi năm 2013 là “năm của ngành y tế” bởi một loạt các vụ việc “động trời” liên tiếp xảy ra gây bức xúc trong dư luận. Từ vụ bác sĩ Tường vô nhân đạo khi phẩu thuật thẩm mỹ gây chết người, vứt xác phi tang đã làm rúng động cộng đồng, cho đến các vụ nhân viên Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội ăn bớt vắc xin; nhân bản kết quả xét nghiệm để rút ruột bảo hiểm y tế ở Hà Nội; tráo thủy tinh thể và dịch nhầy từ loại đắt tiền sang loại rẻ tiền tại Bệnh viện mắt Hà Nội; Bệnh viện đa khoa Quảng Nam trả đứa trẻ còn sống để gia đình đưa về nhà chôn cất…
Mọi người đều nhận ra nguyên nhân chính của những sự việc căm phẩn trên là do ngành y tế quản lý lỏng lẻo, vấn đề y đức, kém trình độ, yếu tay nghề mà ra.
Gần đây nhất, câu chuyện thông tin công ty Bio-Rad Laboratories Inc của Mỹ hối lộ các quan chức Việt Nam để giành hợp đồng. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã rất nhanh chóng có ngay công văn đề nghị Bộ Công an vào cuộc làm rõ thông tin này là có thật hay không thật, trên cơ sở đó mới có việc xử lý.
Báo chí đặt khá nhiều câu hỏi cho Bộ trưởng, như trong quá trình vào Việt Nam làm ăn, công ty này hẳn cũng phải qua Bộ Y tế, Việt Nam nhập khẩu từ công ty này những mặt hàng nào… Nhưng đáp lại là câu trả lời rất nguyên tắc, đó là hãy đợi Bộ Công an làm rõ!
       Thảo Vy
(Việt Nam Thời Báo)

Những tuyên bố 'vô tiền khoáng hậu' của ngài Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng

Mỗi chính khách trong thời gian tại nhiệm ít nhiều đều để lại những dấu ấn nhất định thông qua những phát ngôn và hành động. Riêng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, không chỉ được biết đến như một vị chính trị gia quyền lực có nhiều tập đoàn kinh tế sân sau mà còn nổi tiếng với những phát ngôn bất hủ.

Nhân câu nói của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: “ăn hết rồi thì lấy đâu đầu tư”, tại phiên họp thường vụ Quốc hội ngày 9/10/2014, bàn về tình hình thu chi ngân sách năm 2014 và câu lập luận "Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai”, tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sáng 11/4/2014. Có thể coi đây là những phát ngôn bất hủ nhất mọi thời đại khiến cho nhiều người nhớ tới những phát ngôn để đời của ông Nguyễn Sinh Hùng trước đây. Xin trích một số câu bất hủ khác của ông để chúng ta cùng suy ngẫm những ngày cuối tuần.
Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
1. Khi làm Phó Thủ tướng, trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ ngày 6/3/2008, ông Nguyễn Sinh Hùng nói: “Tôi đảm bảo TTCK sẽ lên giá và có chất lượng hơn. Nếu là nhà đầu tư chứng khoán thì lúc này tôi sẽ mua cổ phiếu”. Báo Quân đội nhân dân nhấn mạnh thêm ý của ngài: "Thị trường đã giảm đến đáy, nên trong điều hành Chính phủ quyết tâm không để giảm thêm. Thời điểm này, nếu nhà đầu tư nào bán tháo cổ phiếu thì sẽ thất bại, ngược lại người nào có quyết định mua vào thông minh sẽ thắng". Tuy nhiên, ngay sau thời điểm Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nói câu trên thì chỉ số giá chứng khoán đang đứng ở mức khoảng 600 điểm đã đi xuống một lèo tới đáy thực sự của TTCK là 238 điểm.
2. Trong lần đăng đàn trả lời chất vấn của Quốc hội ngày 12/6/2010, nói về việc xử lý cán bộ, ông Nguyễn Sinh Hùng không ngần ngại nhấn mạnh: "Nghiêm ở đây không có nghĩa sai là 'chặt chém' ngay, như vậy thì hết người, không có người để làm... các đồng chí cứ dẹp đi thì bầu không kịp?" rồi ông đặt một hỏi câu bất hủ: "Kỷ luật hết thì lấy ai mà làm việc các đồng chí?”. Phát ngôn này của ông Nguyễn Sinh Hùng đã vấp phải sự phản đối dữ dội từ phía dư luận. Bởi họ cho rằng phát biểu của ông như đang dung dưỡng cho những hành vi sai trái.

3. Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng trả lời chất vấn trước Quốc hội: “Đồng chí Lợi hỏi tôi có yên tâm với đường sắt cao tốc không, tôi yên tâm, chúng ta không thể không làm đường sắt cao tốc”. Ngài Phó Thủ tướng còn nhấn mạnh: "Tôi yên tâm. Yên tâm rằng phải làm. Yên tâm cùng Chính phủ xin Quốc hội chủ trương để làm. Yên tâm là Quốc hội và Chính phủ tính được bài để làm". Sau đó như chúng ta đã biết thì Quốc Hội bác bỏ dự án này, và cũng bác luôn lời nói của ông.

4. Họp bàn tái cơ cấu Vinashin ngày 8-6-2010, ngài PTT Nguyễn Sinh Hùng khẳng định như đinh đóng cột: "Từ nay đến năm 2012 còn lỗ nhưng dự báo tới 2013-2014 sẽ bắt đầu có lãi và sau năm 2015 VNS sẽ phát triển ổn định". Chỉ 1 tháng sau, tháng 7/2010, thông tin về vụ bê bối ở Vinashin bung ra và thực tế đã cho thấy khả năng dự báo của ngài. Trả lời báo chí trước những lo ngại về hiệu quả kinh doanh tại Vinashin trong kỳ họp Quốc hội, PTT Nguyễn Sinh Hùng vô tư nói: "Tôi thì vẫn chưa lo".

5. Trả lời than thở của ông Phạm Thanh Bình, TGĐ Vinashin trong cuộc họp ngày 23/4/2008: "Vốn chủ yếu vay từ ngân hàng, nhưng lãi suất cao. Chúng tôi đã trình đề án xin phát hành trái phiếu sáu tháng nay nhưng chưa được phê duyệt". PTT Nguyễn Sinh Hùng nói: "Ai dám hạn chế không cho các anh phát hành trái phiếu. Chính phủ sẽ không để xảy ra ngừng trệ vốn kinh doanh cho các tập đoàn".

Và ông Nguyễn Sinh Hùng thể hiện quyết tâm bằng việc cho phép Vinashin được huy động 20.000 tỷ đồng, trong đó quan trọng nhất là đã chỉ định các ngân hàng phải cho Vinashin vay 10.000 tỷ trong thời điểm các doanh nghiệp nhỏ và vừa cực kỳ khó khăn vì thiếu vốn. Xin hỏi 10.000 tỷ này bây giờ đã bốc hơi đi đâu?

6. Khi Quốc hội bàn về làm đường sắt cao tốc, ngài Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng giải thích về những lo ngại của các đại biểu Quốc hội là Việt Nam không đủ nguồn lực: "GDP năm nay của Việt Nam tuy chỉ có 106 tỷ USD, nhưng đến 2020 sẽ tăng lên 300 tỷ USD và năm 2030 là 700 tỷ, đến 2040 ước đoán cỡ 1,2 - 1,4 nghìn tỷ USD. Đến 2050, khi hoàn thành toàn tuyến, con số đó dự kiến sẽ tăng gấp đôi”. .... "Thu nhập bình quân đầu người hiện nay là 1.200 USD, nhưng với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương lai thì đến 2020 sẽ là 3.000 USD, và lần lượt tăng lên mức 6.000, rồi 12.000 và sẽ đạt 20.000 vào năm 2050".

Với phát biểu trên của PTT Nguyễn Sinh Hùng, tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn cho rằng, ông Nguyễn Sinh Hùng làm kinh tế bằng cách lấy số cũ nhân 2. Và dù cho đến 2050, thì Việt Nam cũng chỉ đạt GDP vào khoảng 5400 USD mà thôi, còn lâu mới đuổi kịp....Thái Lan.

Cùng chủ đề về đường sắt cao tốc, khi một số đại biểu băn khoăn hỏi lí do phải làm đường sắt cao tốc, thì ông Nguyễn Sinh Hùng cho rằng “vì không nước nào có diện tích dài như Việt Nam?". Vậy Australia thì sao, nơi mà bay từ bang phía Nam sang bang phía Tây tốn cả 4 giờ bay, tức còn dài gấp mấy lần Việt Nam ta. Nhưng Australia không làm đường sắt cao tốc. Do đó, lý giải của ông Phó Thủ tướng xem ra ...

7. Trước băn khoăn của một số đại biểu khi đây là con đường sắt cao tốc “dài nhất thế giới”, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng giải thích, “dài nhưng làm từng đoạn, chả có mấy nước có chiều dài như nước ta đâu, các đồng chí ạ, đi lại từng đoạn thì ngắn, cộng lại thì dài”. (Báo VnEconomy)

8. Phát biểu trong đánh giá về đại lễ 1000 Thăng Long Hà Nội ngày 5/1/2011, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng vui vẻ nói: "Dù ùn tắc, nhưng rất trật tự, rất lành mạnh, rất vui tươi". Lần khác, theo Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, vào tối 10/10, mặc dù chịu cảnh tắc đường vào sân vận động Mỹ Đình song hàng vạn người dân đứng ngoài sân vẫn vui vẻ nói "Tôi ngồi trong xe nhìn ra cũng thấy yên tâm, thấy cuộc sống rất thanh bình".

Nhiều người khi nghe câu này của ông liền tự hỏi: Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nói đùa hay thật? ông có cả một đội quân để mở đường cho ông vào "thanh bình" mà.
Những tuyên bố trí tuệ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
Khép lại thời làm Phó Thủ tướng với rất nhiều các phát ngôn để đời, bước vào vị trí mới, trọng trách lớn hơn đó là Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Sinh Hùng tiếp tục để lại dấu ấn với các tuyên bố "để đời" của ngài Chủ tịch Quốc hội khóa 13:

9. Ngày 7/8/2011, khi được báo chí hỏi, từ Phó thủ tướng sang làm Chủ tịch Quốc hội, sự đổi vai này đem lại cho ông những thuận lợi và khó khăn nào, ông có sợ khi điều hành Quốc hội bị nhầm vai không? Tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói một câu mà ít ai có thể hiểu nổi: "Xin nói thật là làm thủ trưởng thì nó khác, cho ai nói thì nói, không cho nói thì thôi, người ta nói mình nghe thì nghe mà không nghe thì quên".

10. Ngày 11/04/2014, trong phiên họp Quốc hội về xử lý trách nhiệm liên quan đến đầu tư công ngày 11/4/2014, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã gây một cơn “địa chấn” trong dư luận khi phát biểu: “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu chứ kỷ luật ai!”. Cũng tại Hội nghị này ông Nguyễn Sinh Hùng còn nói: “Chủ tịch Quốc hội không phải là người đứng đầu Quốc hội”.

Tuyên bố này của ông Nguyễn Sinh Hùng đã làm bùng lên sự không hài lòng trong dân chúng. Quốc hội tức là dân, dân quyết… Dân nào quyết? Thật khó có lời lẽ nào bình luận về phát biểu này! Chủ tịch Quốc hội không phải là người đứng đầu Quốc hội? Vậy xin các nhà làm từ điển, các nhà làm Luật xem xét lại?

Chưa hết, với tư cách là người có trách nhiệm cao nhất trong Quốc hội, nhưng phát biểu của ông không chỉ cho thấy sự thiếu trách nhiệm mà còn thể hiện sự bao che cho cả cơ quan Quốc hội khi nói “Quốc hội sai thì chỉ nhận khuyết điểm chứ không thể kỷ luật”.

11. Và mới đây nhất, ngài Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phán: “ăn hết rồi thì lấy đâu đầu tư”, tại phiên họp thường vụ Quốc hội ngày 9/10/2014, bàn về tình hình thu chi ngân sách năm 2014. Như chúng ta đã biết, sau lưng ngài có hàng loạt các tập đoàn kinh tế sân sau đang ngày đêm "ăn hết" của cải của đất nước, thì lấy đâu tiền để đầu tư cho nhân dân?

Trên đây chỉ là vài tổng kết chưa đầy đủ về những câu nói bất hủ của ông Nguyễn Sinh Hùng, vẫn còn rất nhiều phát ngôn để đời khác của ông Nguyễn Sinh Hùng cần phải được tập hợp lại, in thành sách để nghiên cứu, học tập... Rất có thể sẽ là đề tài thú vị của nhiều luận văn Tiến sĩ, Thạc sĩ trong tương lai gần.
Nguồn: Internet
  (Chủ tịch Quốc hội)