Tín nhiệm hay không còn ai tín nhiệm nữa?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) của Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã
công khai xác nhận Quốc hội không phải là cơ quan đại biểu của dân mà
thật sự là “bù nhìn”, “công cụ” và “tay sai” của đảng.
Việc làm này nằm trong quyết định ngày 21/02/2014 của các ủy viên trong
UBTVQH khi họ đồng ý tạm “dừng việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín
nhiệm tại kỳ họp đầu năm 2014 đối với người giữ chức vụ do Quốc Hội, Hội
Đồng Nhân Dân bầu hoặc phê chuẩn” để chờ quyết định của Bộ Chính trị.
Tuy nhiên Bộ Chính trị 16 người chỉ có quyêt định sau Hội nghị của Ban
Chấp hành Trung ương 9 sẽ diễn ra trước Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội vào hạ
cuối tháng 05/2014.
Trước khi trả lời câu hỏi “tại sao phải đợi ý kiến của Bộ Chính trị” thì
cũng cần biết UBTVQH đã quyết định “tạm dừng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ
phiếu tín nhiệm” , sau khi đã “nghiên cứu và thấm nhuần” chỉ thị của
nhóm 16 người Bộ Chính trị ghi trong “Thông báo số 149-TB/TW ngày
20/12/2013 về đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện Quy định số
165-QĐ/TW ngày 18/2/2013 của Bộ Chính trị về lấy phiếu tín nhiệm”.
Toàn văn Thông báo không phổ biến công khai, nhưng Trưởng ban công tác
của Quốc hội Đại biểu Nguyễn Thị Nương cho biết: “Tại khoản 3 của thông
báo này (thông báo 149), Bộ Chính trị cho biết sẽ căn cứ ý kiến của Hội
nghị Trung ương 9 khóa 11 về việc lấy phiếu để sửa đổi, bổ sung quy định
số 165 ngày 18/2/2013 của Bộ Chính trị về lấy phiếu tín nhiệm, tiến
hành tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức danh theo quy định của Bộ
Chính trị, ban Bí thư tại HN TW 10 khóa 11 QH, tiến hành sửa đổi Nghị
quyết 35 ngày 21/11/2012 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.” (báo
VietNamNet, 21/02/2014)
Như vậy, có thể hiểu rằng việc “tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu
tín nhiệm” trong Đảng, từ Tổng Bí thư xuống, chưa hề làm như lời hứa
của Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng hồi tháng 6/2013, sẽ được thực
hiện tại Hội nghị Trung ương 10 nhưng chưa biết ngày nào.
Cũng tương tự như thế đối với “người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng
Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn” hy vọng sẽ “tái diễn” sau khi Quốc hội
thông qua những điều sửa đổi trong Nghị quyết 35 ngày 21/11/2012.
Chuyện của năm 2013
Thi hành Quy định số 165-QĐ/TW ngày 18/2/2013 của Bộ Chính trị và Nghị
quyết 35 của Quốc hội, ngày 10/06/2013 lần đầu tiên trong lịch sử lập
pháp, kỳ họp 5 của Khóa Quốc hội CSVN thứ 13 đã tiến hành lấy phiếu tín
nhiệm 47 chức danh lãnh đạo cao cấp trong bộ máy Nhà nước, cả Hành pháp
lẫn Lập pháp.
Nhưng kết quả “hòa cả làng” công bố ngày 11/06/2013 đã giúp cho mọi đối
tượng thở phào nhẹ nhõm với việc làm phô diễn này. Không có ai trong 47
chức danh phải qua vòng 2 để đối diện với cuộc “bỏ phiếu tín nhiệm”
(hay bất tín nhiệm). Người có số phiếu “tín nhiệm thấp” cao nhất là
Thống đốc Ngân hành Nhà nước Nguyễn Văn Bình, với số phiếu 209 vẫn chưa
đủ “quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội”, hay ít nhất là 250 trong tổng
số 498 Đại biểu còn sống hiện diện.
Với 3 mức độ lấy phiếu “ai cũng có lợi” như “tín nhiệm cao”, “tín
nhiệm”, “tín nhiệm thấp” không thực tế và đầy kịch tính này thì cho dù
nột người có số phiếu “tín nhiệm cao” thấp nhất trong số 47 chức danh
như ông Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường, tuy chỉ
được 83 phiếu, nhưng ông Quang vẫn đứng vững vì ông chỉ có 94 phiếu
“tín nhiệm thấp”, thay vì phải quá bán tổng số Đại biểu Quốc hội!
Phương pháp tổ chức tiếp nhận giải trình của 47 người trước khi Quốc
hội bỏ phiếu cũng luộm thuộm, hình thức vì không có các cuộc chất vấn
mỗi cá nhân. Đại biểu Quốc hội chỉ biết căn cứ vào các bản tự khai
thành tích dài lê thê của người phải lấy phiếu, có người khai tới 30
trang với muôn vàn chi tiết mà các Đại biểu Quốc hội không có khả năng
điều tra hư, thật, đúng, sai.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, người thóat bị kỷ luật tại Hội
nghị Trung ương đảng kỳ 6, dù đã bị Bộ Chính trị đề nghị, cũng được
tới 210 phiếu “tín nhiệm cao”, 122 phiếu “tín nhiệm”, nhưng lại có tới
160 phiếu “tín nhiệm thấp” cao nhất trong số 9 Ủy viên Bộ Chính trị có
chức danh bị Quốc hội “soi xét” hôm 10/06 (2013).
Tuy nhiên không ai trong Quốc hội, kể cả Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng và
báo chí của đảng “dám” bình luận về số phiếu “tín nhiệm thấp” mà Quốc
hội đã tròng vào cổ ông Dũng vì nó không đủ để đẩy ông qua vòng 2 cho
Quốc hội bỏ phiếu “bất tín nhiệm”.
Số phiếu “tín nhiệm thấp” của tám người còn lại của Bộ Chính trị là :
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (28 phiếu); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh
Hùng (25 phiếu); Phó Chú tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (14 phiếu);
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng (24 phiếu); Bộ trưởng Quốc phòng
Phùng Quang Thanh (13 phiếu); Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang (14
phiếu); Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (35 phiếu); Phó Thủ tướng Nguyễn
Thiện Nhân (65 phiếu).
Cứu người hay cứu đảng?
Trước màn kịch “lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm” được diễn tại
“sân khấu” Quốc hội thì ai cũng biết nó sẽ chẳng làm “chết thằng Tây
nào”, bởi vì Nghị quyết 35 của Quốc hội đã nói rõ tính không kiên quyết
và nặng hình thức của việc lấy phiếu tín nhiệm: “Việc lấy phiếu tín
nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động
giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; giúp người được lấy phiếu tín
nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn
đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; làm cơ sở để
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét đánh giá, bố trí, sử dụng cán
bộ”.
Ngay cả Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng cũng đã từng nói trong Diễn
văn bế mạc Hội nghị Trung ương 4 về một số vấn đề cấp bách về xây dựng
Đảng hiện nay (31/12/2011) thì mục đích của Nghị quyết 4 là để “nhận ra
khuyết điểm để sửa chữa, coi trọng sự giáo dục, sự giúp đỡ chân thành
của đồng chí, đồng nghiệp, học tập lẫn nhau, "trị bệnh, cứu người"!
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng nói thêm, theo kiểu “dĩ hòa vi
quý” sau cuộc bỏ phiếu 2013: “Phiếu tín nhiệm cao của Quốc hội vừa là sự
động viên khích lệ đối với cá nhân người trong diện được lấy phiếu, vừa
là sự đánh giá kết quả điều hành phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước đạt được thời gian qua. Còn phiếu tín nhiệm thấp là sự nhắc nhở
nghiêm túc đối với người được lấy phiếu để có thể hoàn thành tốt hơn
nhiệm vụ được giao” (Thời báo Kinh tế Việt Nam, 12/06-013).
Nhưng sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố ngày 11/06/2013 thì dư luận
bắt đầu “chán ngắt” cách làm ba phải của Quốc hội. Nhiều thắc mắc đã
nêu: Tại sao Quốc hội không quyết định chỉ bỏ phiếu qua 2 cấp : “Tín
nhiệm” và “bất tín nhiệm” và chỉ làm việc này với cơ quan Hành Pháp là
chính phủ như các nước dân chủ trên thế giới đang làm.
Việc bỏ phiếu một số chức danh bên Lập pháp (Quốc hội) gồm “Chủ tịch
Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy
ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban thường vụ Quốc hội” là
không thực tế vì những chức danh này ít va chạm với dân trong những
việc quan hệ đến đời sống hàng ngày của họ. Hơn nữa để Quốc hội bỏ phiếu
cho người của mình thì có khác nào “vừa đá bóng vừa thổi còi” nên số
phiếu tín nhiệm bên Quốc hội đã cao hơn bên người của Hành pháp trong
cuộc bỏ phiếu ngày 10/06/2013.
Chuyện 2014 – có vi hiến không?
Vì những chuyện “tréo cẳng ngỗng” và “đầu Ngô, mình Sở” của việc lấy
phiếu và bỏ phiếu tín nhiệm đã diễn ra trong năm 2013 mà đảng kỳ vọng
diễn ra mỗi năm để kiện toàn hàng ngũ cầm quyền, Bộ Chính trị 16 người
đã quyết định phải “làm lại” để cứu đảng đang ở vào thời kỳ tín nhiệm
xuống thấp nhất.
Ông Nguyễn Khắc Mai, Nhà nghiên cứu Văn hoá ở Việt Nam viế : “Ở VN nếu
gạt Đảng ra ngoài mọi cuộc lấy phiếu tín nhiệm đều vô nghĩa. Hiện nay sự
tín nhiệm đối với Đảng và ban lãnh đạo của Đảng đã xuống đến mức thấp
nhất chưa từng có. Những dư luận, những lời đồn xấu không ai có thể cải
chính nổi. Đảng đang thả nổi tín nhiệm của mình trước nhân dân và Dân
tộc.” (Theo báo điện tử Quê Choa của nhà văn Nguyễn Quang Lập,
24/02/2014)
Phải chăng đó cũng là mục đích của báo ViệtNamNet (21/02/2014) khi phản
ảnh lý do tại sao phải sửa Nghị quyết 35 của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Sinh Hùng: “Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho biết sau khi triển khai lấy
phiếu tín nhiệm đã có những ý kiến về thời gian lấy phiếu, các mức độ
tín nhiệm, hình thức thực hiện, … Nghị quyết 35 còn những ý kiến khác
nhau nên UBTVQH thấy rằng cần phải bổ sung sửa đổi 1 số điều trong Nghị
quyết này cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Sửa những nội dung nào, lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hay trong cả nhiệm
kỳ, lấy phiếu 3 bước hay 2 bước? Có chuyển sang bỏ phiếu không, nếu bỏ
phiếu thì 2/3 hay quá bán? …là những vấn đề sẽ được trao đổi.”
Liệu những điều được gọi là “sẽ được trao đổi ấy” giữa các Đại biểu
Quốc hội tại Kỳ họp 7 vào cuối tháng 5/2014 có dám vượt ra khỏi vòng vây
của Bộ Chính trị 16 người, kể cả ông Nguyễn Sinh Hùng ?
Thắc mắc cũng không hiểu ông Hùng có biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã
đồng lõa vi phạm Hiến pháp 2013 với Bộ Chính trị khi tự mình từ bỏ thực
thi quyền hạn được quy định tại Điều 69 Hiến pháp viết rằng : “Quốc hội
là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề
quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà
nước?”
Một điều rõ ràng là khi Bộ Chính trị 16 người tiếm quyền Lập pháp để chỉ
đạo Quốc hội phải chờ quyết định của Bộ Chính trị trước khi sửa Nghị
quyết 35 để thi hành việc “lấy phiếu và bỏ phiếu tín nhiệm” trong tương
lai thì Bộ Chính trị đã vi Hiến khi tự cho mình cái quyền “không có” để
áp đặt ý muốn của mình lên cơ quan Lập pháp là Quốc hội.
Và như vậy thì rõ ràng Quốc hội không còn là “cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước” nữa.
Hơn nữa Điều Lệ Đảng thông qua ngày 19 tháng 01 năm 2011 không có bất cứ
điều nào cho phép đảng “xâm phạm” vào nhiệm vụ của Ban Thường vụ Quốc
hội nói riêng và Quốc hội nói chung.
Điều 17 của Điều lệ viết: “Bộ Chính trị lãnh đạo và kiểm tra, giám sát
việc thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc, nghị quyết của
Ban Chấp hành Trung ương; quyết định những vấn đề về chủ trương, chính
sách, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ
họp của Ban Chấp hành Trung ương; báo cáo công việc đã làm trước hội
nghị Ban Chấp hành Trung ương hoặc theo yêu cầu của Ban Chấp hành Trung
ương”.
Vậy phải chăng Bộ Chính trị đã căn cứ vào Điều 4 Hiến pháp cho phép đảng
“là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” để “cai trị” luôn cả Quốc
hội nên “tính đương nhiên” ấy đã công khai đến “lõa lồ” trong quyết
định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21/02/2014.
Việc này đã xác nhận thêm lần nữa tại sao trong thời kỳ lấy ý kiến toàn
dân cho Dự thảo Hiến pháp sửa đổi 1992 từ tháng 01 đến tháng 10/2013
nhiều lãnh đạo đảng CSVN, kể cả Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, đã
quai mồm ra chống quyết liệt đề nghị cần viết vào Hiến pháp tam quyền:
“Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp” phân lập thì quyền làm chủ đất nước và
quyền tự do của dân mới được bảo đảm.
Thay vào đó, Ban sọan thảo đã viết rất mơ hồ với cụm từ “thống nhất”
để bảo đảm vai trò lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của đảng như quy định
trong Khỏan 3, Điều 2 của Hiến pháp: “ Quyền lực nhà nước là thống
nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”?
Như vậy đến Quốc hội (lập pháp) và Tư pháp (tòa án) mà cũng chỉ được
“phân công” dưới mái dù chỉ huy của đảng thì làm sao dân tin được lời
tuyên truyền “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước
pháp quyền”?
Phạm Trần
(02/014)
(Thông luận)
Kêu gọi hòa giải dân tộc như thế nào?
Đã gần tròn 40 năm kết thúc cuộc nội chiến giữa người Việt Nam.
Tuy nhiên tới thời điểm hiện nay người Việt vẫn chưa thể thực hiện được
việc hòa hợp và hòa giải dân tộc, điều mà nhiều dân tộc đã làm rất tốt
công việc này mặc dù đất nước họ cũng đã có thời kỳ nội chiến và chia
rẽ.
Đứng trước một thời kỳ mới với kỳ vọng sẽ có sự thay đổi lớn về cải cách
thể chế chính trị thì vấn đề hòa hợp, hòa giải càng cần thiết phải đặt
ra để chuẩn bị cho một tương lai mới của Việt Nam.
Sự cần thiết của việc hòa hợp hòa giải
Khi đã sống trong một xã hội pháp quyền, dân chủ, đa đảng thì các bên
phải biết tôn trọng quan điểm chính trị của nhau. Và người Việt cũng cần
phải học cách thức sống chung với những khác biệt như vậy.
Cụ thể tại Mỹ trong cộng đồng người Việt quốc gia nếu có người treo ảnh
chủ tịch Hồ chí Minh và cờ đỏ sao vàng hay tại Việt Nam người dân treo
cờ vàng và tưởng niệm các tướng lãnh Việt Nam Cộng hòa cũng cần phải
được tôn trọng.
Khi đã sống trong một xã hội pháp quyền, dân chủ, đa đảng thì các bên
phải biết tôn trọng quan điểm chính trị của nhau. Và người Việt cũng
cần phải học cách thức sống chung với những khác biệt như vậy. "
|
Sự khác biệt về quan điểm chính trị rất dễ gây ra xung đột và bất ổn nếu
một dân tộc không biết cách đưa ra nhưng nguyên tắc, phương thức hòa
bình để giải quyết các khác biệt đó.
Một minh chứng cho điều này là Thái Lan và gần đây nhất là Ukraina mặc
dù họ đều là những quốc gia tam quyền phân lập, đa nguyên đa đảng nhưng
do các bên đều không có phương thức xử lý khác biệt một cách hòa bình
nên các xung đột diễn ra thường với thời gian dài, liên tiếp và đầy bạo
lực gây bất ổn xã hội, cản trở sự phát triển đất nước.
Cuộc chiến giữa người Việt Nam gần 40 năm về trước về bản chất của là do
sự khác biệt về tư tưởng, đường lối chính trị cùng với sự hậu thuẫn,
lôi kéo của các cường quốc là Nga và Mỹ.
Hiện nay, cùng với thời gian nhận thức của người dân Việt Nam đã có
nhiều thay đổi tuy nhiên cũng vẫn còn những yếu tố có thể gây nên những
bất ổn, nếu các bên vẫn nhìn nhận về phía bên kia như những đối tượng
thù địch cần bị loại bỏ.
Cần cùng tập trung vào giải quyết những vấn đề chung của đất nước: Dân
tộc Việt Nam tuy hình thành từ rất lâu đời nhưng do nhiều lý do cả từ
quá khứ, lẫn hiện tại mà vẫn được cho là một đất nước chậm phát triển.
Những mối lo đến từ bên ngoài về vấn đề chủ quyền, lãnh thổ vẫn đang
hiện hữu. Do vậy, rất cần có sự nỗ lực đoàn kết của người Việt trong
việc cùng hướng tới xây dựng một quốc gia giàu mạnh, tốc độ phát triển
nhanh cũng như đối phó với những thách thức từ các quốc gia láng giềng.
Thực hiện việc hòa hợp và hòa giải phải xuất phát từ thay đổi cách nhìn nhận về đối phương của cả từ hai phía.
Làm chậm quá trình
Về phía người Việt Quốc gia có khá nhiều người đang có một số quan điểm sau về người Cộng Sản:
Quan điểm thứ nhất cho rằng người Cộng sản Việt Nam không bao giờ thay
đổi: Nếu chúng ta lùi thời gian về trước năm 1986 thì cả Việt Nam và Bắc
Hàn đều khá giống nhau về mô hình quản lý đất nước lẫn ý thức hệ. Việt
Nam được cho là nghèo nàn và thua kém hơn Bắc Hàn vào thời điểm đó.
Nhưng cũng chính vì sự thay đổi của người Cộng Sản Việt Nam mà cho tới
nay Việt Nam hơn Bắc Hàn về mọi mặt cả mức độ dân chủ, mức sống người
dân, sự hội nhập với thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế....
Chỉ có một điều vẫn chưa thay đổi đó là chưa chấp nhận đa nguyên, đa
đảng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sẽ không bao giờ thay đổi.
Ngay cả nước được cho là bảo thủ, khép kín hơn Việt Nam rất nhiều là
Miến Điện thì lãnh đạo của họ hiện tại cũng đã công bố công khai và đang
tiến hành triển khai một cách có lộ trình về cải cách thể chế chính trị
theo hướng dân chủ, đa nguyên, đa đảng.
Tại Việt Nam, với những thay đổi gần đây trong xã hội cũng như từ các
phát biểu của lãnh đạo hiện tại về cải cách thể chế, xây dựng nhà nước
pháp quyền và mở rộng dân chủ thì tôi tin sẽ có một tiến triển về cải
cách giống mô hình của Miến Điện tại Việt Nam trong thời gian tới.
Quan điểm thứ hai cho rằng tất cả người cộng sản Việt Nam đều xấu, cần lên án và loại bỏ.
Nếu chúng ta nhìn lại những sự thay đổi về thể chế chính trị của nhiều
nước Đông Âu, Nga và Mông Cổ thì nhân tố chính cho sự thay đổi lại đến
từ chính những đấu tranh giữa những người cộng sản cấp tiến mong muốn
thay đổi với những người cộng sản bảo thủ.
Do vậy, không phải riêng người Cộng sản, trong bất cử đảng phái nào cũng
đều có những nhóm người có quan điểm khác nhau, thậm chí đấu tranh với
nhau.
Tại Việt Nam cũng vậy, những phản biện có tác động tích cực tới sự những
thay đổi, cải cách tại Việt Nam thường đến từ những người đã và đang là
những người cộng sản. Bởi chính họ chứ không ai khác mới là những người
hiểu rõ người cộng sản và họ biết các thức tác động sao cho hiệu quả
nhất.
Việc lên án tất cả những người cộng sản dễ dẫn tới nhiều người cộng sản
muốn thay đổi, cải cách nhưng lại lo sợ là đối tượng bị trả thù nếu Việt
Nam có sự thay đổi về thể chế chính trị. Nên đó cũng là yếu tố cản trở
sự cải cách.
Chính quyền Cộng sản
Trong công tác đối ngoại, Đảng Cộng sản đã có những thành công nhất định
khi hòa giải được với tất cả những nước đã từng là thù địch như Mỹ,
Trung Quốc, Nhật, Pháp..., phá vỡ thế bị cô lập để hội nhập với thế
giới. Phương thức ngoại giao chủ yếu được dùng là đối thoại và đàm
phán, tránh tối đa xung đột và tận dụng sự ủng hộ quốc tế trong các
tranh chấp lãnh thổ.
Thế nhưng trong đối nội họ lại tỏ ra khá cứng nhắc khi ứng xử với sự
khác biệt về quan điểm chính trị. Việc sử dụng hệ thống công an, tòa án
để đối phó với đối lập càng làm giảm uy tín của Đảng Cộng sản, tăng thêm
các hoạt động đấu tranh, đối kháng. Do vậy, phương pháp đàm phán và đối
thoại là cách tốt nhất để giải quyết sự khác biệt để tìm ra giải pháp
tốt nhất cho đất nước và người dân.
Mặc dù đã có sự thay đổi cởi mở hơn về cách ứng xử với những người từng
là lính Việt Nam Cộng Hòa ví như thời gian gần đây báo chí đã có những
bài ca ngợi những người lính VNCH trong trận Hải chiến Hoàng Sa, không
ngăn cản người dân tưởng niệm lãnh đạo VNCH như Ngô Đình Diệm.... Tuy
nhiên, trong các sách báo và tài liệu chính thống thì vẫn chưa có sự
thay đổi đáng kể khi mô tả về cuộc chiến giữa VNCH với VN Dân chủ hay
hình ảnh của người lính VNCH.
Những quan điểm và hành xử như trên của hai bên đều cần phải có những
điều chỉnh thì mới tạo được sự hòa hợp và hòa giải thực sự của dân tộc.
Sự thay đổi của một bên cũng phụ thuộc vào hành xử của bên đối lập. Nếu
bên đối lập luôn mong muốn loại bỏ, tiêu diệt đối phương thì sẽ dẫn tới
những hành động phản ứng tương tự từ phía bên kia.
Do vậy, mục đích cao nhất của sự đấu tranh là tác động để đối phương
thay đổi cùng hướng tới những thỏa thuận, mục tiêu chung có lợi cho sự
phát triển đất nước mà chấp nhận bỏ qua quá khứ có thể được cho là có
nhiều lỗi lầm.
Công việc hòa hợp và hòa giải phải được thực hiện chủ động chứ không chỉ
hy vọng, trông chờ vào sự tự thay đổi của một bên nào cả. Khi hai đối
tượng mâu thuẫn với nhau thì tốt nhất công việc hòa giải thực hiện bởi
một đối tượng trung gian, đứng giữa mà cả hai đều có thể tin tưởng.
Điều đó có nghĩa là tại Việt Nam nên hình thành một tổ chức độc lập thực hiện công tác hòa hợp và hòa giải dân tộc.
Tổ chức độc lập
Mục đích hoạt động chỉ tập trung vào công tác hòa giải dân tộc mà không phục vụ cho bất cứ tổ chức chính trị nào."
|
Tổ chức này nên do những người có uy tín trong xã hội đứng ra kêu gọi
thành lập. Thành phần tham gia là những người tâm huyết với công tác hòa
hợp hòa giải dân tộc và tốt nhất là đến từ cả hai phía.
Mục đích hoạt động chỉ tập trung vào công tác hòa giải dân tộc mà không
phục vụ cho bất cứ tổ chức chính trị nào. Các hoạt động cụ thể trước mắt
có thể bao gồm:
- Vận động các bên hạn chế dùng các tài liệu, sách báo và đưa ra các
chứng cứ lịch sử để cáo buộc, lên án bên kia. Nên viết về lịch sử đã qua
một cách khách quan, tránh gây thù địch. Điều mà nhiều nước họ đã làm
tốt.
- Tạo điều kiện cho các bên cùng phối hợp những hoạt động chung như
tưởng niệm các chiến sỹ đã bảo vệ biển đảo tổ quốc, ủng hộ nạn nhân các
vụ thiên tai, lũ lụt trong nước, các hoạt động chung để bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ Việt Nam.
- Kêu gọi các bên có những cuộc gặp mặt đàm phám, đối thoại để giải quyết những bất đồng, khác biệt.
Năm 2014 có nhiều dấu ấn quan trọng, Trung Quốc và Đài Loan lần đầu tiên
có cuộc gặp ở cấp cao nhất bàn về vấn đề hòa hợp dân tộc. Bắc Hàn lần
đầu tiên đưa ra những đề nghị với Nam Hàn việc hòa giải giữa hai quốc
gia. Liệu người Việt Nam đã có thể khởi động tiến trình hòa hợp vào hòa
giải dân tộc trong năm nay.
Bài phản ánh quan điểm và văn phong riêng của tác giả, làm việc trong ngành tài chính ở Canada.
Nguyễn Hồng Hải
(
BBC)
Thế trận mới trên Biển Đông và chính sách “3 không” của Việt Nam
http://soha.vn/quan-su/the-tran-moi-tren-bien-dong-va-chinh-sach-3-khong-cua-viet-nam-20140227160348083.htm
Lê Ngọc Thống – Đatviet
Tàu tuần duyên USS Freedom của Hải quân Mỹ triển khai ở căn cứ Changi, Singapore đang canh chừng cửa ra vào eo biển Malacca
Thế trận trên Biển Đông trở nên đầy kịch
tính khi xuất hiện 2 cường quốc đối đầu. Tính chất Trung-Mỹ đậm đặc hơn
đã khiến cho các nước nhỏ dễ thở hơn dưới áp lực của Trung Quốc.
Giới hạn “lợi ích quốc gia” của Mỹ đã đến vạch đỏ…
Từ cuối năm 2013, các tuyên bố chính thức cũng như không chính thức của giới lãnh đạo ngoại giao và quân sự Mỹ về
Biển Đông
đã cứng rắn hẳn lên đối với Trung Quốc, khi Bắc Kinh càng lúc càng có
thêm các hành động được coi là khiêu khích để áp đặt bằng sức mạnh các
đòi hỏi chủ quyền của mình tại Biển Đông. Phải chăng giới hạn “lợi ích
quốc gia” của Mỹ đã đến vạch đỏ?
Năm 2010, tại Hà nội, Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là bà H.Clinton đã tuyên
bố một câu “như đinh đóng cột” rằng: “Mỹ có lợi ích quốc gia ở Biển
Đông” khiến cho Trung Quốc bất ngờ “chết đứng”, Ngoại trưởng Trung Quốc
bỏ ra khỏi phòng họp sau khi trút tức giận lên Singapore một câu sặc mùi
nước lớn: “Nên nhớ anh chỉ là nước nhỏ”.
Vậy “lợi ích quốc gia” của Mỹ bao hàm vấn đề gì mà đã hơn 3 năm trôi
qua,Trung Quốc đã làm cho Biển Đông nổi sóng, đưa các quốc gia ĐNA vào
cuộc đua tăng cường năng lực quốc phòng…thì Mỹ vẫn tỏ ra trung lập và
cho đến giờ mới có những tuyên bố cứng rắn?
Những hành động của Trung Quốc thời gian qua trên Biển Đông như chiếm
bãi cạn Scarborogh của Philippines, đồng minh của Mỹ, thành lập cái gọi
là “thành phố Tam Sa”, cấm đánh bắt hải sản… không khiến Mỹ phải can
thiệp vì nó không lớn hơn quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Một học giả Mỹ
đã nói thẳng: “Mỹ không đem hạm đội 7 sang để đánh nhau với Trung Quốc
vì mấy cái đảo đá mà chỉ sang vì lợi ích quốc gia”, là chính xác.
Như vậy dễ thấy là chỉ khi nào Biển Đông có dầu hiệu sắp bị rơi vào
tay kẻ khác, tức là có thể coi như đó là vạch đỏ giới hạn mà buộc Mỹ
phải có biện pháp cứng rắn để bảo vệ lợi ích quốc gia.
Tàu tuần duyên USS Freedom của Hải quân Mỹ triển khai ở căn cứ Changi, Singapore đang canh chừng cửa ra vào eo biển Malacca
Một bộ phận công trình của căn cứ Subic
được lặng lẽ khôi phục đến trạng thái “có thể cung cấp sử dụng bất cứ
lúc nào” cho lực lượng tàu ngầm Thái Bình Dương của Mỹ (Globaltimes)
Dư luận và giới quan sát đã không mấy khó khăn khi nhận ra Mỹ đã chất
vấn chỉ trích tính pháp lý của đường lưỡi bò (chiếm hơn 80% diện tích
Biển Đông) mà Trung Quốc đã tuyên bố, Mỹ cảnh cáo Trung Quốc rằng “sẽ
thay đổi tư thế quân sự” nếu Trung Quốc thiết lập
ADIZ
trên Biển Đông, Mỹ công khai ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc về
đường lưỡi bò… trong bối cảnh khi Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh
hải quân một cách bất thường và tỏ ra rất quyết đoán trong hành động…bởi
vì đây là 2 vấn đề cốt yếu cho thấy Biển Đông có nguy cơ sẽ bị Trung
Quốc khống chế.
Việc Mỹ xuất hiện trực tiếp, công khai, vào khu vực Biển Đông đã tạo
ra 2 mâu thuẫn lớn: Mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các nước có tranh chấp
về chủ quyền biển đảo và mâu thuẫn giữa Trung Quốc với Mỹ-Nhật Bản về
nguy cơ thách thức đến an ninh quốc gia, địa vị thống trị châu Á-TBD.
Thế trận trên Biển Đông trở nên đầy kịch tính khi xuất hiện 2 cường
quốc đối đầu. Tính chất Trung-Mỹ đậm đặc hơn đã khiến cho các nước nhỏ
dễ thở hơn dưới áp lực của Trung Quốc.
Tính nguy hiểm của ADIZ trên Biển Đông
Chúng ta không bao giờ nghĩ rằng Trung Quốc sẽ không lập ADIZ trên
Biển Đông mà lập ADIZ hay không với Trung Quốc chỉ là vấn đề thời gian.
Phát ngôn viên của BQP Trung Quốc đã tuyên bố rõ ràng là “khi chuẩn bị
đủ điều kiện thì sẽ lập ADIZ trên Biển Đông” đó thôi.
Chúng ta biết rằng, ADIZ là sản phẩm của chiến tranh lạnh, nhưng nếu
như Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông thì đây lại là sự “sáng tạo” đầy
hiểm độc.
Thử hỏi có quốc gia nào ở ĐNA dám tấn công Trung Quốc bằng không quân
hay không? An ninh Trung Quốc từ hướng Biển Đông (biển Nam Trung Hoa)
có bị đe dọa bởi các nước nhỏ ven Biển Đông? Hay là Trung Quốc đề phòng
máy bay của Nhật Bản, Mỹ tấn công từ hướng này, vậy thì ADIZ trên biển
Hoa Đông ngay trước cửa nhà Trung Quốc mà máy bay
B-52 Mỹ bay lượn mà sao Trung Quốc không một phản ứng?…
Rõ ràng, nếu Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông là chỉ dùng nó để áp
dụng cho tranh chấp chủ quyền, một kiểu xâm lược, chiếm đoạt vùng trời
của quốc gia láng giềng rất ngang ngược và đặc biệt rất tàn độc và bỉ
ổi. Nói là tàn độc, bỉ ổi là vì thực chất, đây là hành động đe dọa, sát
hại con tin để đòi hỏi chủ quyền.
Các quốc gia bị ADIZ trùm lên buộc phải lựa chọn hoặc là có hàng trăm
người trên chuyến bay dân sự sẽ bị đe dọa, giết hại nếu như không chấp
nhận ADIZ họ lập ra hoặc muốn an toàn thì mất chủ quyền.
Sự lợi hại, nguy hiểm của việc dùng ADIZ để tranh chấp chủ quyền luôn
tạo ra cho láng giềng một sự lựa chọn bắt buộc: Chiến tranh hoặc hòa
bình trong lệ thuộc.
Việc dùng ADIZ trên Biển Đông để tranh chấp chủ quyền sẽ là nguyên
nhân chủ yếu làm sụp đổ chính sách quốc phòng “ba không” hòa bình của
Việt Nam.
Chính sách quốc phòng “3 không” của Việt Nam
Chính sách “ba không” quốc phòng Việt Nam bao gồm: không tham gia các
liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào,
không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào
nước này để chống nước kia, thực chất là chính sách quốc phòng hòa
bình, mong muốn hòa bình, tin cậy lẫn nhau… nằm trong đường lối đối
ngoại của Đảng là “muốn là bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới”.
Đây là thông điệp thứ nhất, thông điệp hòa bình, mong muốn chung sống
hòa bình với tất cả các quốc gia trong khu vực và thế giới..
Nếu kẻ thù gây chiến, ngang nhiên xâm hại đến chủ quyền, khi máu đã
đổ trên vùng trời, vùng biển, hải đải của Tổ quốc thì lúc đó, chính kẻ
thù đã xóa bỏ chính sách quốc phòng “ba không” hòa bình của Việt Nam. Rõ
ràng là Việt Nam muốn hòa bình, nhưng kẻ thù không muốn cho chúng ta
hòa bình, chúng muốn cướp trời, cướp biển thì Việt Nam buộc phải chống
lại.
Để chống lại kẻ thù xâm lược, Việt Nam luôn cần sự ủng hộ của toàn
thế giới và không những chỉ dựa vào một nước này nào đó mà sẵn sàng dựa
vào cả thế giới để chống kẻ thù xâm lược, là một trong 3 dòng thác cách
mạng mà Việt Nam đã vận dụng để tạo nên chiến thắng trong các cuộc chiến
tranh vệ quốc trước đây.
Nên hiểu rằng, chấp nhận hy sinh xương máu là biện pháp cuối cùng tổn
hại nhất, giá phải trả đắt nhất mà dân tộc Việt cũng buộc phải dùng để
bảo vệ chủ quyền thì không có biện pháp nào mà dân tộc Việt không sử
dụng để chiến thắng quân xâm lược. Đó là điều chắc chắn.
Đây cũng chính là thông điệp thứ hai cho những kẻ có mưu đồ bành trướng, cậy mạnh đụng đến một dân tộc yêu chuộng hòa bình.
Tuy nhiên chính sách “ba không” đó có phát huy hiệu quả hay không thì
phụ thuộc rất lớn vào sức mạnh quân sự, khả năng răn đe của Việt Nam
đối với những kẻ có mưu đồ gây chiến.
Vì thế, ở một góc độ nào đó, tuyên bố “thay đổi tư thế quân sự” của
Mỹ nếu Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông lại góp phần cho chính sách
quốc phòng hòa bình của Việt Nam có tính răn đe mạnh hơn, phát huy hiệu
quả hơn.
Tại sao ư? Đương nhiên Trung Quốc không bao giờ muốn Việt Nam liên
minh quân sự với Mỹ, Nhật Bản hay Nga và càng không muốn Mỹ, Nhật Bản
hay Nga có căn cứ quân sự ở Việt Nam.
Chưa đi chưa biết Cuba (kỳ 1)
Bài và hình: Misha Ðoàn/ Người Việt
Kỳ 1: Trở về quá khứ
VARADERO, Cuba -
Chuyến
bay của hãng hàng không Sunwing – Ðôi cánh mặt trời – đưa chúng tôi ra
khỏi đất nước Canada lạnh cóng trong một ngày giữa mùa Ðông để sang Cuba
ấm áp, trong một chuyến đi tôi tự đặt tên: Chuyến đi “trở về quá khứ.”
Chiếc Boeing 737 vừa rời khỏi phi trường Toronto (Canada), hầu như
tất cả hành khách đều vỗ tay và huýt sáo inh ỏi. Người ta sắp được nghỉ
ngơi, người ta sắp được tạm biệt cái lạnh đến – 40 độ C. Và với hầu hết
trong số họ: Ngày lễ hội sắp bắt đầu!
Chuyến bay của hãng Sunwing đưa chúng tôi rời Canada lạnh giá để đến Cuba ấm áp một ngày đầu Xuân.
|
Tôi thì khác, tôi đang “đi về quá khứ,” tôi đi tìm lại hoài niệm, về
một giai đoạn mà tất cả những ai kẹt lại Việt Nam sau 1975 đều đã trải
qua. Cuba là một trong vài quốc gia xã hội chủ nghĩa còn sót lại đến
nay, vẫn là “bao cấp,” vẫn là “khẩu hiệu.” Quyền của người dân ư? Vâng,
người dân còn được một quyền, duy nhất: Quyền xưng tụng và ca ngợi lãnh
đạo.
Suốt 3 tiếng rưỡi trên máy bay, nhìn qua cửa sổ, thấy phía dưới toàn
những quầng sáng nối dài vô tận như sao sa. Tôi hiểu, đó là ánh sáng khu
đô thị dân cư, và máy bay sẽ bay suốt trên không phận từ phía Bắc đến
cực Nam nước Mỹ để đến với nơi được mệnh danh “Hòn đảo Tự do,” cái tên
đôi lúc trở nên một sự mỉa mai, giễu cợt… Chợt nhớ một chiều cuối năm
2008, tôi đứng tần ngần trước tấm bia bằng đồng đơn sơ, tưởng niệm những
người Cuba bỏ mình trên con đường rời bỏ “Hòn đảo Tự do” để đến với “xứ
sở Tự do,” trong lòng dấy lên cảm giác xót xa, mắt cay xè khi liên
tưởng đến điểm tương đồng của định mệnh lịch sử giữa người Cuba và người
dân nước tôi.
Từ nơi tôi đứng lúc đó – Key West, cực Nam nước Mỹ – sang Cuba chỉ
chưa đến 100 hải lý, người dân địa phương nói những ngày biển yên, sóng
lặng có thể thấy hình dáng Cuba bằng mắt thường mà không cần dùng đến
ống dòm. Tôi đứng bất động, nhìn mông lung vô định về phía Cuba… Không
thấy gì cả ngoài những cánh hải âu chấp chới trên những cơn sóng bạc đầu
trong hoàng hôn… Cuba thật gần sao mà xa vời đến thế! Rồi tôi phải chờ
đến 5 năm sau để chạy ngược lên cực Bắc nước Mỹ, chỉ để thực hiện được
ước mơ của mình: Ðặt chân lên mảnh đất huyền thoại, đầy ắp lãng mạn mà
cũng đầy ắp mâu thuẫn.
Máy bay hạ cánh xuống phi trường quốc tế Varadero lúc 2 giờ sáng giờ
địa phương (trùng với giờ miền Ðông nước Mỹ). Varadero là địa danh du
lịch nổi tiếng ở Cuba, cách thủ đô La Habana gần 150 km. Du khách đến
nơi, đi thẳng vào bên trong qua một đường ống áp sát cửa máy bay nối vào
“Gate.” Trong trí tưởng tượng của tôi thì Cuba nghèo và lạc hậu lắm,
chắc hành khách sẽ phải đi bộ lếch thếch, xách hành lý từ máy bay xuống
băng qua phi đạo để vào, hoặc sang hơn thì được xe bus chở đi. Hóa ra
còn hơn phi trường Long Beach nơi tôi hay đi!
“Giấy thông hành” cho du khách đến Cuba.
|
Nơi làm thủ tục nhập cảnh cũ kỹ, nhếch nhác như phi trường Tân Sơn
Nhất của Việt Nam vào đầu những năm 90s. Các bục làm thủ tục hải quan
nằm sát nhau, được che chắn kín mít bởi thứ ván ép rẻ tiền. Hành khách
đứng xếp hàng không thể nhìn thấy các nhân viên hải quan và di trú ngồi
bên trong.
Kiểm tra visa và passport của tôi là một cô sĩ quan da đen rất mập.
Biết tôi đến từ Mỹ, cô hỏi vặn vẹo bằng tiếng Anh rất chuẩn, đại khái:
Ðã từng ở Mỹ bao lâu? Làm gì? Hình như không hài lòng với câu trả lời
của tôi, cô với tay lấy điện thoại nội bộ, gọi đi đâu đó, rồi cúi xuống
nhìn vào passport của tôi, rồi lại nhìn lên, nói lau láu bằng thứ tiếng
Spanish tôi không thể nào hiểu nổi. Bỏ điện thoại xuống, cô lặp lại
những câu hỏi cũ. Tôi bắt đầu mất bình tĩnh, đáp trả: “Tôi làm gì ở Mỹ
đâu liên quan gì đến cô?” Cô ta nhìn tôi, thoáng ngạc nhiên, rồi đột
nhiên hỏi về bảo hiểm y tế! Tôi trả lời đã mua rồi và được yêu cầu trưng
bằng chứng. Tôi liền cái điện thoại “smartphone” ra, tính mở email đưa
cho cô ấy xem “Insurance Confirmation” mà hãng bảo hiểm gửi cho tôi.
Nhưng số điện thoại ở Mỹ của tôi lại không “roaming” được ở đây nên
không có internet. Khi hơi hoảng: “Ôi, mình đang lạc vào xứ sở nào thế
này?” Tôi ấp úng giải thích, rằng đã mua rồi nhưng do không có Internet
nên tôi không thể đưa cho cô xem. Cô sĩ quan khoát tay chỉ ngược lại
phía sau bảo tôi đi mua bảo hiểm rồi quay lại.
Bối rối quay lui thì đã có một người địa phương đứng chờ sẵn, dắt đến
bàn bán bảo hiểm, nơi có một số hành khách đang đứng lố nhố vây quanh.
Ðang sẵn bực mình, tôi hơi lớn tiếng: “Tôi đã mua bảo hiểm rồi khi mua
tour đến đây, sao lại bắt tôi mua nữa?” Cô gái Cuba ngồi ở bàn bán bảo
hiểm ngước lên nhìn tôi, từ tốn trả lời: “Ông mua rồi thì có thể đi,
không phải mua bảo hiểm thêm lần nữa!” Thái độ nhã nhặn của cô gái làm
tôi vừa ngạc nhiên, vừa xấu hổ bởi sự nóng nảy của mình. Tôi quay lại
nơi làm thủ tục nhập cảnh, nhưng chọn một sĩ quan khác. Cô này lại hỏi
tôi những câu hỏi giống hệt như cô đầu tiên: Ở Mỹ bao lâu? Làm gì? và
rồi lại nhấc điện thoại lên gọi đi đâu đó. Tôi bắt đầu hoang mang, tự
hỏi: “Chẳng lẽ mình phải quay lại Canada?” May mắn sao, cô sĩ quan nở
một nụ cười, đóng dấu vào tờ visa, kèm theo lời chúc: “Welcome to Cuba!
Have a nice time.”
“Ðiện Capitol” ở La Habana. Những chiếc xe “Hoa Kỳ” thời thập niên 50s vẫn còn ngự trị trên đường phố nơi đây.
|
Niềm vui không kéo dài được lâu. Tới trạm hải quan (Custom
Clearance), tôi lại bị kiểm tra rất kỹ. Túi đeo lưng bị cho vào máy soi,
soi đi, soi lại, rồi bị ra lệnh lấy hết đồ đạc ra. Nhân viên hải quan
cầm cái đây AC Adapter charge điện thoại của tôi cùng cục battery chuyền
tay nhau săm soi thật kỹ, xong bỏ riêng vào một cái khay, lại cho vào
vô máy soi. Sau đó họ hỏi tôi dùng những thứ này để làm gì. Tôi bèn cắm
cục battery dự trữ vào điện thoại rồi chỉ tín hiệu trên màn hình điện
thoại cho họ xem. Quá nhiều “thủ tục,” tôi gần như là hành khách cuối
cùng trong chuyến bay được nhập cảnh Cuba hôm đó. Thật sự, tôi cảm thấy
thật khó chịu khi được “đón tiếp chu đáo” đến như vậy!
Về đến khách sạn thì trời đã sáng bửng, tôi lăn ra ngủ. Sáng ra, lục
tung cả phòng để tìm cuốn hướng dẫn các dịch vụ của khách sạn. Không
thấy cuốn nào. Tôi đành xuống quầy tiếp tân, hỏi số điện thoại của một
khách sạn “5 sao,” khác cũng ở trong vùng Varadero này. Cô tiếp tân lôi
ra một cuốn sổ dày cộm, cong mép, sờn gáy, chi chít những dòng chữ viết
tay bằng đủ thứ màu mực, gạch xóa lung tung rồi lật từng trang để tìm.
Trong lúc cô lúi húi dùng ngón tay dò từng chữ, tôi đảo mắt quan sát
và suýt nữa phải kêu lên kinh ngạc: Bảng dự báo thời tiết trong tuần ở
Varadero được in trên một nửa miếng giấy A4 bị xé góc nham nhở đặt bên
cạnh tấm bảng thông báo giờ “check in” và “check out.” Khách sạn 4 sao
mà nơi tiếp tân không có lấy một bảng dự báo thời tiết cho đàng hoàng,
cũng không có lấy một bản đồ địa phương, hoàn toàn không có cuốn sách
hướng dẫn du lịch nào hết… Nothing!
Cuba thu hút du khách bởi cảnh thơ mộng, yên bình. Một tiềm năng du lịch còn gần như nguyên vẹn.
|
Khi được cô tiếp tân đưa cho mảnh giấy ghi nguệch ngoạc thông tin của
khách sạn 5 sao mà tôi cần, tôi ra chỗ điện thoại đặt trong quầy tiếp
tân, quay số. Quay hoài nhưng không ai trả lời, đành gọi thẳng vào số
điện thoại di động cho người bạn từ một nước khác cũng vừa đến Cuba. Nói
thật nhanh, cúp điện thoại thật nhanh, quay lại quầy tiếp tân trả tiền.
Tôi không tin vào tai mình khi nghe cô gái báo giá 20 CUC (đồng tiền
chuyển đổi Cuba-Cuban Convertible Peso), khoảng $25 Mỹ kim, cho… 3 phút
điện thoại.
“Rẻ” hơn điện thoại một chút là Internet. Tôi mua một card 10 CUC
(khoảng $13) cho 1 giờ đồng hồ sử dụng dịch vụ Internet của khách sạn.
Nhưng khi vào phòng Internet thì cả 3 cái máy điện toán hiệu Dell chỉ có
2 cái sử dụng được. Internet dùng “dial up” loại cũ nên chậm như rùa
bò. Ðang quen dùng Wifi, 3G, 4G… tôi gần như nổi quạu khi mở hoài không
được một website, đừng nói gì vào Facebook hay Youtube.
Thất vọng với Internet, tôi trở về phòng của mình, chợt nhận ra chiếc
gương thủy tinh bao quanh thang máy bị vỡ lỗ chỗ, trên trần hành lang
khách sạn mang danh 4 sao đọng nước, tụ thành từng giọt có thể rơi xuống
bất cứ lúc nào, những cánh cửa phòng được sơn cẩu thả như trong ký túc
xá của sinh viên. Bathroom trong phòng thì không có tấm màn chắn bồn
tắm. Mỗi khi tắm, nước bắn tung tóe, ướt đẫm sàn… Nói chung nhìn quanh
đâu cũng thấy… tiêu cực. Cuba của thực tại u ám khác hẳn với cảm xúc khi
còn ngồi trên máy bay.
(Kỳ sau: Du khách ngoại quốc đến Cuba được ở riêng một nơi dành
cho khách nước ngoài. Nơi đây, mọi luật lệ, mọi ràng buộc, đều vô giá
trị. Nơi đây, người ta sống gần hơn với bản năng. Ðón đọc kỳ 2: “Thiên
Ðường” và “Thế Giới Thật” tại Cuba)
Ông Trần Văn Truyền 'sẵn sàng' giải thích
|
Dinh thự của ông Trần Văn Truyền tọa lạc ở Bến Tre |
Cựu Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền nói ông sẵn
sàng "cung cấp thông tin và minh định tài sản" với cơ quan chức
năng sau các tin đồn mới đây.
Báo Người Cao Tuổi của Hội người cao tuổi Việt Nam hôm 21/2 đăng
bài và ảnh về các "dinh thự, biệt thự, nhà đất, một phần trong
khối tài sản của ông Trần Văn Truyền", cựu Ủy viên Trung ương Đảng
CSVN.
Ông Truyền giữ vị trí Tổng Thanh tra Chính phủ từ 2007-2011.
Thông tin của báo Người Cao Tuổi đã bị ông phản bác một ngày sau đó.
Ngày 26/2, trong cuộc
phỏng vấn
với báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh, vị cựu ủy viên Trung ương
nói: "Tôi sẵn sàng cung cấp các thông tin và minh định về tài sản của
mình với cơ quan chức năng Trung ương, nếu các cơ quan này có nhu cầu
xác minh, làm rõ".
Đất của con trai
Bài trên báo Người Cao Tuổi phản ánh về cái mà tác giả bài
báo gọi là "biệt dinh" của ông Trần Văn Truyền, được nói nằm
trên khu đất rộng 30.000 m2.
Ông Truyền nói với Pháp luật TP HCM rằng đây là khu đất con trai
ông đã mua trước đó: "Đất này vốn là ruộng phèn, trũng thấp, con
trai tôi mua lại của nhiều hộ dân kề cận mới có được tổng diện hơn
16.000 m2 chứ không phải như một số tờ báo nêu trên 30.000 m2".
Cũng theo ông cựu chánh thanh tra, dinh thự do người quen ở Đại
học Kiến trúc thiết kế nên "nhìn nó rất là sang chứ giá trị không
lớn, đồ vật cũng bình thường".
Ông cũng khẳng định tiền xây dựng một phần là của gia đình tích
cóp, một phần từ sự giúp đỡ của bạn bè, "có một cô em nuôi ở quận 9,
TP.HCM, có hỗ trợ tiền bạc khi thiếu hụt".
Tôi là cán bộ diện Trung ương quản lý, nếu cần xác minh làm rõ, các
cơ quan chức năng Trung ương vào cuộc, tôi sẽ cung cấp tất cả thông tin
liên quan."
Cựu Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền
|
Bài trên Người Cao Tuổi nói ông Truyền sở hữu, ngoài "biệt dinh"
và bốn căn nhà gỗ lợp ngói đỏ ở TP Bến Tre, hai nhà ông cho thuê
cũng ở Bến Tre và ba bất động sản khác ở TP HCM.
Những điều này cũng bị ông bác bỏ, nói rằng ông chỉ có thêm
một nhà cho thuê ở Bến Tre và "căn nhà ở quận 9, tôi và đứa em gái
nuôi góp vốn xây dựng lên".
Ông Trần Văn Truyền được dẫn lời nói: "Tôi là cán bộ diện Trung
ương quản lý, nếu cần xác minh làm rõ, các cơ quan chức năng Trung ương
vào cuộc, tôi sẽ cung cấp tất cả thông tin liên quan".
Hiện tại, luật pháp Việt Nam chưa quy định về kê khai, công khai
tài sản của các quan chức do Trung ương quản lý nhưng đã nghỉ hưu.
Ông Trần Văn Truyền, sinh năm 1950 ở Bến Tre, là ủy viên Trung ương
Đảng CSVN khóa IX, X, đại biểu Quốc hội khóa X, XII và từng là Phó chủ
nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Ông từng nói trên báo chí trong nước: "Đảng và Nhà nước đang khuyến
khích chống tham nhũng và chúng ta phải bắt đầu từ các cá nhân".
"Mình phải chấp nhận khi đã dấn thân vào cuộc chiến này thì đương nhiên sẽ có những tổn thương và nguy hiểm."
"Công khai minh bạch chính là chìa khóa, là vấn đề xương sống. .. Đặc
biệt là công khai về tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức."
(BBC)
Danlambao 28/2/2014
CTV Danlambao
– Giữa những đau buồn của gia đình với sự ra đi của cụ bà Nguyễn Thị
Lợi – mẹ của Phạm Thanh Nghiên, phía nhà nước đã xuất hiện, áp lực và
đưa ra những đòi hỏi vô lý. Các cán bộ của đảng dưới danh nghĩa Hội Phụ
nữ, Phụ lão, Mặt trận… đã đến đòi làm trưởng ban, lập ban lễ tang với
nhân sự toàn người của họ.
Trong khi đó ở bên ngoài lúc nào cũng túc trực từ 3 đến 5 xe gắn máy
với một đám côn an đứng canh, lượn qua lượn lại và theo dõi mọi động
tĩnh trong nhà cũng như những ai đến thăm viếng.
Mười lý do làm gói 30 nghìn tỷ đồng “hỗ trợ” BĐS thất bại
Phan Châu Thành – AHUA!PCT (Danlambao)
– Gói tài chính 30 ngàn tỷ đồng có tên và mục đích “đẹp đẽ” là Hỗ trợ
thị trường bất động sản (BĐS) với đối tượng hay phân khúc cụ thể là căn
hộ cho người có thu nhận thấp của chính phủ Việt Nam sau gần 9 tháng
chật vật triển khai nay mới giải ngân được trên 800 tỷ đồng, tức chưa
được vẻn vẹn 3% tổng dự kiến. Tình hình hiện nay là cả người hỗ trợ và
người là đối tượng được hỗ trợ đều không đạt được mong muốn, vì một bên
không “giải được nó” và một bên không “sờ được nó”, còn bên trung gian
thực hiện nó thì vẫn loay hoay vì không biết khớp chính sách hỗ trợ mơ
hồ với nhu cầu thực ra sao… Thế nên, một số chuyên gia đã thẳng thắn
đánh giá là nó thất bại và dự đoán là nó sẽ thất bại trước cả khi nó kết
thúc, còn đa số qua gần 1000 đài báo của đảng vẫn ra rả ca ngợi nó, kỳ
vọng vào nó, thổi nó lên chín tầng mây đỏ sao vàng…
Phạm Trần (Danlambao) - Ủy
ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) của Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã công
khai xác nhận Quốc hội không phải là cơ quan đại biểu của dân mà thật sự
là “bù nhìn”, “công cụ” và “tay sai” của đảng.
Việc làm này nằm trong quyết định ngày 21/02/2014 của các ủy viên trong UBTVQH khi họ đồng ý tạm
“dừng
việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đầu năm 2014
đối với người giữ chức vụ do Quốc Hội, Hội Đồng Nhân Dân bầu hoặc phê
chuẩn” để chờ quyết định của Bộ Chính trị.
Mạng Lưới Blogger Việt Nam -
2 giờ chiều ngày 26 tháng 2 năm 2014 cụ bà Nguyễn Thị Lợi đã ra đi
thanh thản trong sự thương yêu và tiếc nuối của nhiều người.
Đối với những người bạn trẻ đồng hành
cùng Nghiên, đây không chỉ là nỗi mất mát lớn lao của Nghiên mà còn là
sự mất mát chung của anh chị em mình. Các bạn trẻ của Nghiên xin phép
những cô chú bác lớn tuổi để cùng Nghiên gửi lời thương kính đến với cụ
bà Nguyễn Thị Lợi:
Mẹ chính là biểu tượng của đất Mẹ, của
lòng thương yêu, của sự nhẫn nhục cùng ý chí kiên cường. Trên con đường
chúng con đi, Mẹ không những chỉ là Mẹ của Nghiên mà còn là người đồng
hành tinh thần của chúng con.
Chúng con xin gửi đến Mẹ lời tiễn biệt kính yêu. Xin gửi đến gia đình
và nhất là bạn Phạm Thanh Nghiên sự chia sẻ về nỗi mất mát chung này vì
Mẹ Lợi là Mẹ chung của tất cả anh chị em mình.
Danlambao
– Tin buồn: Mẹ ruột chị Phạm Thanh Nghiên là cụ bà Nguyễn Thị Lợi đã
trút hơi thở cuối cùng vào lúc 14 giờ chiều nay, 26/2/2014, hưởng thọ 79
tuổi.
Do tuổi cao sức yếu, cụ bà Nguyễn Thị
Lợi đã ra đi một cách yên bình và thanh thản tại nhà riêng ở số 17,
Liên khu Phương Lưu, Đông Hải 1, Quận Hải An, TP. Hải Phòng.
Nguyễn Chí Đức (Danlambao)
– Một người vừa gửi cho tôi một bức hình về quyết định cho ra khỏi đảng
của anh Nguyễn Việt Hà. Chưa rõ thực hư câu chuyện này thế nào rất mong
bạn đọc Danlambao tìm hiểu rõ hộ tôi về trường hợp của anh Hà. Cá nhân
tôi sau khi từ bỏ Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCS) cũng có nhu cầu tìm những
người có hoàn cảnh tương tự để chia sẻ những tâm tư tình cảm về nhân
tình thế thái và các vấn đề trong xã hội trên tinh thần anh em mà như
trước đây tôi từng nêu ra
“Ý tưởng về CLB Huynh Đệ Lầm Đường Lạc Lối”
Phóng viên Danlambao
– Gần đây, nhận được thông tin về việc cầu Vĩnh Tuy, Hà Nội xuất hiện
những vết nứt ở trụ cầu, phóng viên Danlambao đã đến hiện trường và ghi
lại cận cảnh hình ảnh các vết nứt. Được biết, cầu Vĩnh Tuy là cây cầu
mới được khánh thành vào năm 2010. Tổng số tiền đã tiêu tốn để xây dựng
cây cầu lên đến 5 ngàn 500 tỷ đồng, tương đương 260 triệu đô-la Mĩ.
Chỉ sau hơn 3 năm đưa vào sử dụng,
những hình ảnh ghi lại được cho thấy có 2 trụ cầu Vĩnh Tuy có những vết
nứt dài ở trụ số 22 và 23. Điều đặc biệt hơn nữa, tại hiện trường xuất
hiện những vết xi măng được trộn gần đó.
Đoan Trang
– Không riêng gì Việt Nam, ở tất cả các quốc gia trên thế giới, an ninh
quốc gia luôn là một lý do cực kỳ xác đáng để nhà nước can thiệp và hạn
chế quyền tự do của người dân. Điểm khác biệt là mức độ nhà nước lợi
dụng vấn đề ”an ninh quốc gia” để giới hạn quyền của dân chúng và trấn
áp những người dám đối đầu với chính quyền (hay là những người bất đồng
chính kiến). Chính quyền càng độc tài thì càng sử dụng ngón võ ”an ninh
quốc gia” này một cách tùy tiện, vô tội vạ hơn.
CTV Danlambao
– Danlambao vừa nhận được một bức thư tố cáo đích danh ủy viên bộ chính
trị, phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc liên quan đến cuộc đấu đá, tranh
giành quyền trong hàng ngũ chóp bu cộng sản.
Tác giả bức thư ký tên Lê Lương Bình,
tự nhận là một cán bộ ngoại giao đã nghỉ hưu. Ông Bình cáo buộc phó thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dùng đến ‘tất cả các ngón đòn chính trị hiểm
độc nhất’ để triệt hạ uy tín và loại bỏ quyền lực của ông Nguyễn Bá
Thanh, người hiện đang giữ chức trưởng ban nội chính trung ương.
Cựu chiến binh Hoàng Đức Doanh (Danlambao)
– Nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố là điển hình
hóa người phụ nữ Việt Nam của mọi thời đại. Hình ảnh chị Dậu đầu đội
chó, tay dắt con đi bán khiến người đọc vô cùng xót xa thân phận làm vợ,
làm mẹ của người phụ nữ, có lẽ hình ảnh này không lặp lại trên đời.
Nhưng tinh thần quả cảm, trong tình huống khốn khó tới tận cùng thì đã
trỗi dậy dám một mình xô ngã 2 tên lính lệ, miệng xưng bà thách đố với
lũ sai nha…. thì không bao giờ phai nhạt. Bùi Thị Minh Hằng là nhân vật
chị Dậu ngoài đời của thế kỷ 21.
Viết tặng chị Bùi Thị Minh Hằng
Phạm Thanh Nghiên (Danlambao)
– Tôi là con út trong gia đình có 7 anh chị em, bốn chị gái và hai anh
trai. Tôi thường bông phèng rằng tôi là… con lớn nhất tính từ dưới lên.
Giới thiệu đôi chút về gia cảnh không gì ngoài mục đích… quảng cáo nhà
đông anh chị em, nhất là các chị gái. Thế mà tôi vẫn muốn có thêm những
người chị khác nữa. Bùi Thị Minh Hằng từng tâm sự rằng chị luôn coi tôi
như một tấm gương. Cả cái cách giăng biểu ngữ, băng rôn trong nhà khẳng
định chủ quyền biển đảo cũng là cách chị… học tôi, theo như lời chị nói.
Viết những chi tiết này ra tôi thấy mình hổ thẹn. Nhưng thật sự rất may
mắn khi được chị coi như một đứa em gái và
“chị thương Thanh Nghiên từ lúc Nghiên còn ở trong tù, chỉ mong em ra để chị em được gặp mặt”. Ngày đầu quen biết, chúng tôi đã thương mến và coi nhau là chị em.
Sau khi chặt đầu và giết hại dã man một cháu bé học lớp 4, hai nghi phạm này còn tìm cách moi tim nạn nhân nhưng không thành.
Nam Hà (Một Thế Giới) – Hai nghi phạm người Trung Quốc đã chặt đầu cháu bé học lớp 4 do không tìm được bố nạn nhân để đòi nợ.
Chiều 27.1, nguồn tin từ cơ quan công an cho biết công an huyện Văn
Lãng (Lạng Sơn) vừa bắt giữ hai nghi phạm người Trung Quốc vừa gây ra vụ
án giết người tại Việt Nam.
Mẹ hiền có bảy người con
Tảo tần nuôi dạy các con nên người
Bốn năm ruột thắt tim đau
Nuôi người con út lao đao ngục tù
Lê Minh Nguyên (Danlambao)
– Việt Nam được kết nối vào Trung Quốc bằng kinh tế một cách hoàn hảo
như một xứ “nam man”, đến độ biên cương sẽ được xóa nhòa dấu nối để ráp
vào mẫu quốc bởi người thợ khéo tay, với khoảng thời gian hoàn tất từ
hai đến ba thập niên (năm 2001 đến 2030).
Có hai đặc tính chính của xứ “nam man” này, đó là (a) một nước chư
hầu ở mạn nam được nối vào với mẫu quốc và (b) các dưỡng trấp được hút
ra từ chư hầu để chạy theo các huyết mạch đầu tư và mậu dịch chảy về TQ.
Đặng Xương Hùng
Thưa các Quý vị và các bạn,
Tôi tên là Đặng Xương Hùng, cựu Lãnh sự
Việt Nam tại Genève (2008-2012), cựu Vụ Phó Bộ Ngoại giao đã quyết định
ly khai với Đảng cộng sản Việt Nam từ 18/10/2013. Tôi xin cảm ơn UN
Watch đã cho tôi cơ hội để đề cập đến tình trạng phi dân chủ và vi phạm
nhân quyền ở Việt Nam. Đây cũng là lý do dẫn đến việc tôi quyết định ly
khai.
Tôi sẽ trình bày quan điểm của cá nhân tôi, một góc nhìn từ bên trong
về thực trạng Nhân quyền Việt Nam. Tôi sẽ cố gắng đưa ra những nhận xét
và dẫn chứng để lý giải câu hỏi mà – từ lâu – tôi đã đặt ra cho chính
mình:
Minh Dân (Danlambao)
– Nhà nước CHXHCNVN đã hoàn toàn quá tải trong sứ mệnh tiến lên xã hội
chủ nghĩa vô vọng như một ông thày không đủ trình độ đứng lớp, một chính
trị viên không còn chút lý luận hùng biện, một giám đốc thiếu kỹ năng
không thể điều hành cơ quan doanh nghiệp, chủ xưởng hết tiền để trả công
lao động, người chỉ huy không còn khả năng ra lệnh… Họ đang đi về đâu?
Quang Nam (Danlambao)
– Còn mấy ngày nữa là đên phiên xử sơ thẩm nhà báo Trương Duy Nhất. Dù
biết rằng đây là một loại án bỏ túi đã được chỉ đạo từ Hà Nội nhưng
chúng tôi vẫn thăm hỏi một số quan chức thành phố Đà Nẵng để cho dư luận
hiểu thêm về cách làm quan liêu hiện nay ở thành phố được cho là ‘đáng
sống nhất’ Việt Nam ra sao. Và sau đây là chi tiết các cuộc nói chuyện.
Người chủ xe này đã làm một việc rất
khác thường là dám đối đầu với CSGT- Công an. Chạy xe chở hàng đời nay
rất dễ có lỗi, không sớm thì muộn. “Biết điều” với CSGT, lực lượng có
quyền hạn rất lớn đối với mình, có phải hơn không? Nhưng ông đã cương
quyết không chịu làm sai sự thật. Xe của ông lưu thông không sai luật,
nên ông không việc gì phải ký biên bản nhận một lỗi vi phạm mà CSGT đã
ráng nặn ra cho được…
Thủy Cúc
– Tính đến nay, chiếc xe chở cá (bài Neo xe cá, đòi CSGT đền bù hàng
ươn thối- Tuổi Trẻ 21-2-2014) đã nằm ụ được 10 ngày. Cá dĩ nhiên bốc
mùi, nhưng không chỉ có cá thúi.
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) -
Nói về cái may/hên của cậu Sinh Côn thì nhiều vô kể. Nào là đi tìm
đường cứu đói mà thành “ra đi tìm đường cứu nước” như lịch sử đảng ghi;
nào là cướp được chính quyền trên tay Thủ tướng Trần Trọng Kim một cách
khoẻ re như con bò kéo xe, mà không phải là giành chính quyền như thiên
hạ gọi từ trước đến nay; nào là không cần cưới vợ – ngoại trừ một lần
làm đám cưới với O Minh bên Tàu – mà vẫn có em út đều đều, em đủ kiểu
Nga, Pháp, Tày, Mường, Thượng, Kinh, chưa kể đến “Vú Sữa” Miền Nam đầu
đội B.52 vượt Trường Sơn ra biếu bác; rồi khi có con, bố Côn lại không
mất công dưỡng dục vân vân và vân vân. Nhưng có một cái may lớn đến nay
mới “phát hiện” ra, đó là cậu ấy may mắn được sinh vào thời Việt Nam ta
bị giặc Tây đô hộ…
Còn về căn biệt thự này là do thấy
tôi đang tính làm nhà, những người quen ở Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM
động viên và giúp cho bản vẽ thiết kế một ngôi nhà có kiến trúc hơi xưa
nhưng cách tân một xíu nên nhìn nó rất là sang chứ giá trị không lớn,
đồ vật trong nhà cũng bình thường. Thực sự là tôi không lường hết được
nó lại lớn như thế vì anh em thiết kế rồi tổ chức thi công luôn”.
Nguyên Tổng Thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền: “Tôi sẵn sàng cung cấp thông tin để minh định tài sản”
Biếm họa PHO (Danlambao)
Vợ chồng anh Nguyễn Bắc Truyển kể lại vụ việc bị CA Hà Nội hành hung. Video do blogger Nguyễn Tường Thụy thực hiện.
PARIS, ngày 26.2.2014 (UBBVQLNVN)
– Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam vô cùng xúc động và bất nhẫn
trước hành xử côn đồ của Công an Hà Nội đã hành hung tàn nhẫn nhà bất
đồng chính kiến Nguyễn Bắc Truyển và người vợ mới cưới Bùi Thị Kim
Phượng, khi hai người ngồi trên taxi đi đến Đại sứ quán Úc ở Hà Nội hôm
24.2. Họ được Tòa đại sứ mời đến trình bày việc gia đình họ bị Công an
tỉnh Đồng Tháp tấn công, phá nhà, và bắt đi làm việc không lý do hồi đầu
tháng.