- Ngư dân “thủ đô cá ngừ đại dương” vươn khơi “săn” tết (DV). – Sẵn sàng đón xuân trên biển (DV). – Người dân Trường Sa thu nhập 240 triệu đồng một năm (TTXVN/ TP).
- Năm 2013, phát triển nhân lực, mở rộng địa giới Trường Sa (PLTP). – Petro Vietnam đã lên “kịch bản” ứng phó ở biển Đông (DT).
- Cũng là “khôn ngoan đối đáp người ngoài”… (Trần Kinh Nghị).
- Trung Quốc đưa tàu có bãi đáp trực thăng đến biển Đông (TT). – Trung Quốc khoe máy bay quân sự “nhái” Mỹ (VnMedia). – Trung Quốc xây dựng hệ thống cảnh báo sóng thần trên Biển Đông (GDVN).
- Philippines: “Sẽ đối mặt với Trung Quốc dù có Mỹ hay không” (Infonet). – Philippines mua vũ khí cho tranh chấp trên biển (VnMedia).
- Kéo nhau đi xâm phạm lãnh hải, tàu cá TQ bị bắt cả đoàn (Infonet). – Hàn Quốc bắt 21 tàu cá Trung Quốc (VNE).
- Giuse Lê Quốc Quân bị Công an bắt khẩn cấp (Cầu Nhật Tân). “Việc
Giuse Lê Quốc Quân bị chính quyền bắt giữ không nằm ngoài dự kiến của
anh bởi từ rất lâu anh đã từng bị bắt giam, bị khủng bố, đánh đập. Một
điều chắc chắn ở con người Giuse Lê Quốc Quân là cứ mỗi lần anh gặp thử
thách, anh lại hun đúc thêm ý chí, nghị lực, bản lĩnh để vượt qua và đi
đến đỉnh cao mới”.
- Lại bị bắt rồi (Người Buôn Gió). “Lê Quốc Quân có ba đứa con, Quân bị chính quyền bắt đi, bắt lại nhiều. Không biết hôm nay những đứa con của Quân thế nào?”- Buồng giam đêm nay – A prison cell [tonight] this night (Phạm Hồng Sơn). – ĐỜI NÀY VẪN CÒN HOA… (Bùi Hằng). – Thông báo tạm giam LS Lê Quốc Quân của CA TP HN (J.B. Nguyễn Hữu Vinh). =>
- Chống “nội xâm” là chuyện cấp bách (ĐĐK). – Nhà báo Hữu Thọ: “Điều
khiến nhiều người lo ngại nhất ở một bộ phận cán bộ đảng viên suy thoái
‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ không phải là có thể làm nguy hại ngay
tới thể chế, mà là thái độ im lặng trước cái xấu, không dám can gián
lãnh đạo dù biết rằng đó là những việc làm sai trái ảnh hưởng đến tập
thể, đến chế độ. Tai họa không đến từ kẻ xấu mà chính từ những sự im
lặng. Nếu biết lãnh đạo sai, cán bộ cấp dưới chọn cách im lặng không dám
nói lên sự thật cũng đồng nghĩa với việc dung dưỡng cho cái xấu hoành
hành“. – Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên (HNM) (CÓ 1 CHUYỆN DỄ HIỂU ĐÓ LÀ NHÀ DỘT TỪ NÓC, GIẢI QUYẾT CÁI NÓC XONG LÀ HẾT DỘT NGAY).
- Màu hồng và màu đen (Đào Tuấn).
- Cần hay không hội đồng Hiến pháp? (VnEco). – Hội thảo về sửa đổi Hiến pháp 1992: Kiểm tra chéo quyền lực bộ máy nhà nước (SGGP).
- Trung úy công an bị khởi tố vì dùng nhục hình (TN). - Một số hành xử của công an “lạm quyền và sai luật” (Kiến thức).
- Bắt giam nguyên chánh án nhận hối lộ (NLĐ).
- Truyện ngắn: THIÊN ĐƯỜNG (Nguyễn Văn Thiện).
- Những ‘bệnh nhân’ của bệnh tham nhũng (TVN/Petrotimes). – Rồng rắn (có) lên mây? (LĐ). – “Ăn cắp” giờ hành chính: Cỗ bàn nháo nháo vì… nhà báo đến (Infonet). – Từ chỉ công chức (NNVN). – Dân chờ… mặc dân (TT).
- Rung chấn mạnh tại vùng thủy điện Sông Tranh 2 (LĐ). – Lại động đất mạnh tại thủy điện Sông Tranh 2 (TT).
- Bắt nguyên trưởng Phòng Quản lý đất đai Sở TN&MT Bình Thuận (DT). – Trưởng phòng Đăng ký đất Sở TNMT “dính” án (LĐ). – Người mất đất cần chỗ ở, việc làm (TT).
- “Nhân dân không phải chùm khế ngọt” (TT). – Giá cả theo đà tăng (ĐĐK).
- Phí chồng phí trên quốc lộ 51 (TP).
- Không thể bỏ hệ thống loa phát thanh xã, phường (Infonet).
Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động gây hấn ở Biển Đông- (Toquoc)- —Trung Quốc đưa thêm tàu tuần tra đến Biển Đông (RFA) —Trung Quốc gửi tàu tuần tra lớn ra Biển Đông (VOA) —-Tàu Hải Tuần thi hành lệnh ‘bắt giữ’? (BBC) —–Trung Quốc triển khai tàu tuần tra lớn ở Biển Đông - Người Lao Động —–Tàu chở trực thăng TQ ra biển Đông, Mỹ sẽ vây TQ - Phunutoday.vn —-Trung Quốc điều tàu tuần tra đầu tiên ra Biển Đông (RFI) —Thái Bình Dương : Chiến trường của Mỹ và Trung Quốc (RFI)Chiến đấu cơ Mỹ sẽ phủ kín Trung Quốc - (NLĐO) —-Philippines mua trực thăng đối phó Trung Quốc? - VnMedia —Philippines mua thêm trực thăng cho lực lượng hải quân (RFI)—-Biển Đông:Thái Lan ‘phò’ Trung Quốc vì lợi ích kinh tế (RFI)
VnExpress PetroVietnam sẽ chủ động ứng phó ở Biển Đông —VnEconomy -Petro Vietnam “hết sức bình tĩnh” với tình hình biển Đông
Y án 4 năm tù, bắt giam Hoàng Khương tại tòa -VnExpress —-Tòa phúc thẩm xử y án nhà báo Hoàng Khương (RFA) —Y án sơ thẩm cho ông Hoàng Khương (BBC)
Công an bắt giam Luật sư Lê Quốc Quân (RFA) —Luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân bị bắt (VOA) —-LS Lê Quốc Quân vừa bị bắt (BBC) —–Luật sư Lê Quốc Quân bị bắt giữ (RFI)
Quan ngại cho sức khoẻ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa trong tù (RFA)
Công an Việt Nam lại ngăn cản vợ blogger Điếu Cày dự phiên xử phúc thẩm (RFI)
‘Tự diễn biến đe dọa sự tồn vong của Đảng’ -VnExpress - Hàng chục nhà khoa học, nhà lý luận đã có mặt tại cuộc hội thảo bàn việc nhận diện và phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên. —-VietnamNet -Chỉnh đốn Đảng – dấu ấn chính trị 2012 —Hội thảo chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đảng viên (RFA)
‘Ghế lãnh đạo’ (BBC) – Thứ trưởng Ngoại giao VN tiếp quản ghế Tổng Thư ký Asean. —-Thống đốc hài lòng về những điều làm được năm 2012 -Zing —-Bức tranh kinh tế ảm đạm và năng lực của lãnh đạo Việt Nam (RFI)
Công nhân ‘vây’ nhà máy thủy sản đòi nợ - VnExpress -Ngày 27/12, hàng trăm công nhân vây kín cổng chính Công ty TNHH chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Hải (Vihaco, Cà Mau) để đòi lương.
Sohanews -Điểm danh 8 sự kiện công nghệ có sức ảnh hưởng nhất trong năm 2012 —-GenK -6 xu hướng công nghệ của doanh nghiệp trong năm 2013. —–10 nữ doanh nhân quyền lực nhất năm 2012 - Kienthuc.net.vn ——Công nghệ di động 2012: Một năm nhìn lại - GenK —–Bình chọn 10 sự kiện ICT tiêu biểu năm 2012- (HNMO)
Dưới Chân Tượng Bác (Tưởng năng Tiến -RFA) …..Kỳ dư, không ai thấy được bản tính “khiêm tốn nhường ấy” ấy của Bác nên thiên hạ đã dựng cả đống tượng đồng phơi những lối mòn (tá lả) khắp mọi nơi – theo như ghi nhận của phóng viên Lý Trực Dũng:……
Đọc báo cuối năm. (Song Chi -RFA)
Ðọc ‘Bên Thắng Cuộc’ của Huy Ðức (Lê mạnh Hùng-Nguoiviet)
Trận Thường Ðức, cuộc thư hùng Nam-Bắc cuối cùng (Vann Phan-Nguoiviet) – Mặc dù trận đánh tại Thường Ðức (từ ngày 15 Tháng Tám đến ngày 8 Tháng Mười Một năm 1974), cũng như trận Long Khánh hồi Tháng Tư năm 1975, không phải là trận đánh sau hết trong Chiến Tranh Việt Nam, nhưng đây phải được coi là cuộc đọ sức cuối cùng trong số hằng trăm, hằng nghìn trận thư hùng lớn, nhỏ của quân đội hai miền Nam-Bắc, một trận Ðiện Biên Phủ khác trên chiến trường Việt Nam mà kẻ chiến thắng là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Uyên Vỹ – Chuyện nhỏ trước phiên tòa 3 blogger bạn tôi (Danluan)
Thuỳ Linh – Phiên toà cuộc đời(Danluan)
Lê Quốc Quân những ngày trước khi bị bắt(Danluan)
Vietstudies
- Chính phủ Việt Nam nên ra một bạch thư giải thích bài nói chuyện của ông Trần Đăng Thanh? Bởi vì hôm nay bài của David Brown State secrets revealed in Vietnam (Asia Times 22-12-12) và bài phòng vấn David Brown ĐT Trần Đăng Thanh vô tình tiết lộ bí mật quốc gia (RFA 23-12-12) đang được chuyền tay nhau trong giới phóng viên, học giả quốc tế. Nếu tân ngoai trưởng John Kerry hỏi ông Phạm Bình Minh thì ông Minh sẽ trả lời ra sao? Tôi tò mò muốn biết!
- Báo Nhân Dân chỉ trích vụ các bloggers được mời qua Mỹ: Một sự tiếp tay cho các hoạt động chống phá Việt Nam (ND 25-12-12)
- ‘Tự diễn biến đe dọa sự tồn vong của Đảng’ (VnEx 27-12-12) Hội thảo khoa học: Phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên hiện nay (ĐCS 27-12-12) — Tôi tò mò: Trong số các người tham dự có bao nhiêu người gửi con cháu hoặc có dâu, rể, du học ở Anh, Mỹ, Canada, Úc?
- Thống đốc tự sướng: Thống đốc NHNN hài lòng về xử lý nợ xấu (TBKTSG 27-12-12)
- Bắt gà lậu và xem viện bảo tàng: Phó Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt gà sạch Bắc Giang (ĐV 27-12-12) — Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm quan Bảo tàng Chiến thắng B52 (CPV 27-12-12)
- Biển Đông nhìn từ Ấn Độ: Disputes in the South China Sea (Indian Defence Review Oct-Dec 2-12) ◄
- Siêu giàu ở Trung Quốc và ĐCSTQ: Defying Mao, Rich Chinese Crash the Communist Party (WSJ 26-12-12)
- “Danh từ của năm”: Thái tử đảng: A year in a word: Princeling (FT 26-12-12)
- Những liên minh mới ở châu Á: Asian jitters drive race for strategic ties (FT 26-12-12)
Trung Quốc tăng kiểm duyệt web: China Crackdown On Web Expected (WSJ 25-12-12)
Tham ô ở Trung Quốc: Chinese Officials Find Misbehavior Now Carries Cost (NYT 25-12-12)
Châu Á phải tự giải phóng xiềng xích của Tây phương? Asia must free itself from western chains (FT 26-12-12)
Bài đáng giữ: Phạm Ngọc Thảo – Oanh liệt trong thầm lặng (TN 20-26/12/12) - Đăng 7 kỳ trên báo Thanh Niên, gộp lại đây cho dễ đọc ◄◄◄ (Những bạn ở nước ngoài có thể đọc thêm Hồi Ký của Huỳnh Văn Lang, cũng có nói nhiều về Phạm Ngọc Thảo) —-Nông Đức Mạnh – ông là ai? (Blog Bùi Văn Bồng 26-12-12) ◄ ——2012: A Tough Year for Vietnam (Diplomat 27-12-12)
- Năm 2013: ổn định vĩ mô, hỗ trợ doanh nghiệp và xử lý nợ xấu (SGTT). – Nợ xấu xử thế nào? (TP). – Xử lý nợ xấu đã quá quyết liệt! (ĐTCK). – ‘Việt Nam không thể xử lý nợ xấu kiểu Mỹ’ (VNE).
- Dấu hiệu vượt trần lãi suất huy động (ĐT/Vietstock).
- Các ngân hàng Ấn Độ sẽ “đổ bộ” vào thị trường Việt Nam (NDHMoney).
- Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình: Vàng chênh 5 triệu/lượng so với thế giới cũng không vấn đề (TP).- Vàng tăng, biên độ mua – bán chênh tới 700.000 đồng/lượng (DT).
- Lo ngại “mục tiêu kép” của kinh tế vĩ mô (VnEco). – Tăng trưởng kinh tế Thủ đô: 3 kịch bản, 1 mục tiêu (TTXVN). – Chỉ số giá tiêu dùng 2012: Mừng và lo (SGTT). – Tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao năm 2013 (TP).
- Nguyên Thứ trưởng Xây dựng: Bất động sản lãi to lắm, sao phải hỗ trợ? (Infonet). – Giáo sư Đặng Hùng Võ: Để không lấy tiền thuế của dân cứu đại gia BĐS (ĐV). – Giá nhà lại đua nhau giảm (ANTĐ). – Bất động sản là “bom” chuyển giá! (Petrotimes). – Giá thuê, giá mua (Nguyễn Vạn Phú).
- Nguy cơ của một thương hiệu mạnh (LĐ).
- Xuất nhập khẩu: Giữa hai miền sáng tối (ĐĐK). – Việt Nam tiếp tục đứng đầu về xuất khẩu điều (DV).
- Đồ gỗ Việt – Bỏ trống sân nhà (NNVN).
- Chỉ đạo, điều hành của Bộ NN-PTNT năm 2012: Chèo lái vượt khó khăn (NNVN). – Nông dân ngóng… lụt (NNVN).
- Dồn tiền lên đỉnh La Vuông (NNVN).
- Giá thịt, trứng gia cầm tăng vọt (Infonet).
- Bình Dương: Thưởng Tết cao nhất 208 triệu đồng, thấp nhất 2 triệu đồng (DT). – Thưởng Tết cao nhất 208 triệu đồng (TP). – TP.HCM thưởng tết cao nhất hơn 624 triệu đồng (TT).
Đừng chần chừ nữa (NLĐ) – Giá
vàng trong nước ngày 27-12 giảm về quanh mức 46,3 triệu đồng/lượng song
vẫn còn chênh lệch so với giá thế giới 4,6 triệu đồng/lượng.…….Vậy
nhưng, thực tế đã không diễn ra như mong đợi. Giá trong nước càng chênh
lệch với giá thế giới thì người dân càng ít bán vàng, đồng nghĩa rằng
mục tiêu huy động vàng của NHNN tạm thời thất bại…..Báo Tin tức -Bất động sản Trung Quốc sụt giá vì lệnh chống tham nhũng —-Ngân hàng nhà nước sẽ giải quyết nợ xấu trong năm 2013 (RFA)
Việt Nam đối mặt với 180 ngàn tỷ đồng nợ xấu trong năm 2013 (NV)
Mitsubishi UFJ mua 20% cổ phần của VietinBank (RFA) —Ngân hàng lớn nhất Nhật Bản mua lại 20% ngân hàng nhà nước Vietinbank (RFI) —-2012: Kinh tế VN phát triển chậm nhất trong 13 năm (RFA)
Ðiểm sáng Ðông Á (Nguoiviet) -Trong sự ảm đạm chung của kinh tế toàn cầu, năm 2013 sẽ thấy khu vực Ðông Á khởi sắc. Nhưng tại Ðông Á, kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc cũng có vấn đề.
- Tìm thấy móng điện Thiên An thời Lý? (TTVH).
- GIẤC MƠ HOA HẬU (Văn Công Hùng).
- Bày tranh của họa sĩ nông dân tại phố cổ (TTVH).
- “Vụ án trộm trứng gà” trở lại (NNVN). – Tiếc cho một vở cải lương hài… (TT).
- Côn Đảo thiên đường (VietQ).
- Hollywood bội thu trong năm 2012 (TTVH).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Vài thập kỷ nữa Việt Nam mới có trường ĐH đẳng cấp quốc tế (DT). - Ổn định chỉ tiêu tuyển sinh, dự kiến tăng học phí ngành “nóng” (DT). – Năm 2013: Có 133.000 chỉ tiêu đào tạo đại học (DV). – Chấm dứt đào tạo dễ dãi (TT). – Hậu kiểm đối với các trường mới thành lập (TP).
- Thi tốt nghiệp THPT năm 2013: Tăng cường các biện pháp chống tiêu cực (DT).- Bộ GD-ĐT tăng cường chống gian lận thi cử (Infonet).
- “Vẫn còn tình trạng ngồi nhầm lớp” (Hải quan).
- “Dạ thưa! Cháu nghèo nhưng không ăn cắp đâu ạ” (Khampha).
- Giáo viên mầm non đang bị vắt kiệt sức (Giadinh.net).
Người Lao Động -Sao để trường xin “tự chết”? —–Phiếu bé ngoan phản cảm tái xuất, nhà trường nói gì? - (VTC News) —-Nữ sinh nhà giàu ‘ăn miếng trả miếng’ với thầy - Zing
Biển cạn san hô (BBC) – Tới 80% san hô ở duyên hải TQ và Biển Đông đã bị hủy hoại. —-Biển Đông: Bùng nổ kinh tế Trung Quốc đã phá hủy phần lớn các rạn san hô (RFI)
Bắc Đẩu hay GPS? (BBC) -Vệ tinh định vị Bắc Đẩu của TQ cạnh tranh với GPS của Mỹ.
Tân Sơn Nhứt, Giáng Sinh 1954 (Nguoiviet)
Biển cạn san hô (BBC) – Tới 80% san hô ở duyên hải TQ và Biển Đông đã bị hủy hoại. —-Biển Đông: Bùng nổ kinh tế Trung Quốc đã phá hủy phần lớn các rạn san hô (RFI)
Bắc Đẩu hay GPS? (BBC) -Vệ tinh định vị Bắc Đẩu của TQ cạnh tranh với GPS của Mỹ.
Tân Sơn Nhứt, Giáng Sinh 1954 (Nguoiviet)
- Bắt giữ gần 500kg tê tê (TT).
- Nhọc nhằn “phu mộ” (Công lý).
- Một chuyến đào vàng (NNVN).
- Làng phát lộc (NNVN).
- TRÊN NÀY LÚC NÀO CŨNG NHƯ MÙA ĐÔNG (Mai Thanh Hải).
- “Thả cóc rồi thì không cần đĩa” (NNVN). – Đề xuất đổi ‘mại dâm’ thành ‘lao động tình dục’? (TTVH/TP).
Pháp luật TPHCM -Kháng nghị vụ 14 hộ tiểu thương chợ Rạch Sỏi thua kiện —Dân Trí -Thanh tra Chính phủ vào cuộc vụ khiếu kiện tại quận Hoàng Mai
17 năm tù trong vụ trộm nhà tướng công an (BBC) – Bị can đứng đầu vụ trộm nhà của một Thiếu tướng cảnh sát, lấy đi 9 cây vàng và nhiều tiền, bị tòa án Hà Nội kết án 17 năm tù.
Thanh Niên -Một binh sĩ Zimbabwe bị ba phụ nữ… cưỡng bức —Đào “thần dược”, được… tử thi - (NLĐO) —Sohanews Đâm chết ba người nhà hàng xóm vì bật ti vi quá to —–Kẻ cầm đầu băng đấu súng với đặc nhiệm bị truy nã - VnExpress —Sang nhà hàng xóm hút thuốc lào, hiếp dâm bé gái gần 3 tuổi - Dân Trí —-Kênh 14 -Sốc với đôi thanh niên làm… “chuyện ấy” giữa đường —-“Mục sở thị” cây nguyệt quế hơn 10 tỷ đồng 17 năm tù trong vụ trộm nhà tướng công an (BBC) – Bị can đứng đầu vụ trộm nhà của một Thiếu tướng cảnh sát, lấy đi 9 cây vàng và nhiều tiền, bị tòa án Hà Nội kết án 17 năm tù.
- Cuộc chiến Syria sắp đến hồi kết? (Kiến thức). – Phe đối lập Syria để ngỏ giải pháp chính trị cho khủng hoảng (VOV). – Tổng thống Syria xin tị nạn ở Venezuela (LĐ).
- Hillary Clinton sẽ đi làm tuần tới (VNE).
- Quan hệ Nga – Mỹ: Trục trặc (ĐĐK). – Putin thẳng tay trả đũa Mỹ (VnMedia).
- Đảng “Lão bà bà” tại Nhật Bản (CATP).
Trung Quốc: muốn ngăn chặn làn sóng tự thiêu của Tây Tạng(RFA) —-Trung quốc tăng cường kiểm soát người sử dụng internet(RFA) —Trung Quốc, các nước mới trỗi dậy đóng góp thêm cho LHQ(VOA) —-Tập Cận Bình đến chào các đảng phái (BBC) —Úc và Trung Quốc dự tính tập trận chung (RFI)2012 : Năm ‘con giòng cháu giống’ lên lãnh đạo Đông Bắc Á (RFI) —Bắc Triều Tiên ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc về thương mại (RFI)
Nga tăng cường nỗ lực để chấm dứt bất ổn tại Syria (VOA) — Brahimi kêu gọi thành lập chính phủ chuyển tiếp có thực quyền ở Syria (RFI) —-Thái Lan: lãnh đạo phe “áo vàng” bị tòa kết tội (RFA) —- Hòa dịu với các láng giềng : Thách thức đang chờ đợi tân thủ tướng Nhật Shinzo Abe (RFI) —–Tân chính phủ Nhật sẵn sàng khởi động các lò hạt nhân được đánh giá an toàn (RFI)
TT Obama, các nhà lập pháp chỉ còn ít ngày để đạt thỏa thuận tài chính(VOA) —Phó Thống đốc Hawaii lên thay cố Thượng nghị sĩ Inouye (VOA) —–Cựu Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush phải nhập viện(RFA) —Tổng Thống Bush Cha được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt (VOA)
Pháp: Lãnh đạo EDF bị điều tra về ý định chuyển giao công nghệ hạt nhân cho Trung Quốc (RFI) —–Con trai Benazir Bhutto bước vào chính trường, 5 năm sau khi bà bị ám sát (RFI) —Ai là thực sự giết nhà tranh đấu Chea Vichea?(RFA)
Nạn nhân Ấn Độ bị hãm hiếp được đưa sang Singapore chữa trị(VOA) —Ấn Độ: Nạn nhân vụ hãm hiếp được chuyển sang Singapore trong tình trạng nguy kịch (RFI) —–Bão ở Philippines làm 4 người thiệt mạng (VOA) —-Toyota phải bồi thường 1 tỷ đôla cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi vụ thu hồi(VOA)
Bão tuyết kéo sang miền Ðông Hoa Kỳ, 6 người chết (NV)
Thùy Linh - Phiên tòa cuộc đời
Mình đọc được những dòng chữ này ở facebook của Hoàng Khương hôm nay:Vài giờ trước “phiên tòa cuộc đời”:
Cuối cùng “công lý đã được thực thi”. Xin tỏ lòng biết ơn các anh chị trong Ban biên tập báo Tuổi Trẻ, tòa soạn, đồng nghiệp, cán bộ nhân viên báo TT, đọc giả gần xa, bạn bè tôi và cả những người tôi chưa từng biết mặt đã hết lòng chia sẽ, giúp đỡ gia đình tôi trong những lúc khó khăn nhất.
Tôi muốn nói với mọi người rằng, tôi luôn tự hào và hãnh diện khi được đứng chung hàng ngũ với những người làm báo Tuổi Trẻ. Tuổi Trẻ luôn trong trái tim tôi!
Riêng trong vụ án này, tôi xin khẳng định với mọi người rằng tôi không làm điều gì hổ thẹn với lương tâm và có thể ngẩng cao đầu với những gì mình đã làm.
Xin chào từ biệt!
FB Hoàng Khương.
Tạm biệt Hoàng Khương.
Đâu phải một mình bạn bị kết án? Cả dân tộc này, đất nước này gần như là những đối tượng gây nên “nguy cơ tan vỡ từ bên trong” mà người ta đang nói nhiều trên báo chí, tivi ngày hôm nay.
Mọi người đang “tự chuyển hóa, tự diễn biến” khiến chính quyền đang cần đấu tranh, loại bỏ khỏi xã hội. Tại sao tự diễn biến, tự chuyển hóa? Các quan chức đã chỉ ra rồi đấy, như bạn đã bắt tận tay, chỉ tận mặt kẻ tham nhũng: “Mà lãnh đạo ngày càng không muốn nghe những lời nói thẳng. Chỉ muốn nghe lời nói khen bùi tai nên đã quy tụ xung quanh những người thiếu trung thực” - ông Hữu Thọ kết luận. Còn trung tướng Vũ Hải Triều (Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II) bổ sung: lòng tin của đảng viên và người dân đang ngày càng giảm sút trước thực trạng một bộ phận lãnh đạo quản lý kinh tế xã hội yếu kém. Rồi những vấn đề khác về đời tư, lối sống, tình trạng thất thoát, tham nhũng...Theo ông Triều, dư luận đặc biệt bức xúc quanh câu chuyện bổ nhiệm và sử dụng những cán bộ không có đức tài…Nhận diện như vậy nhưng nhân dân vẫn không được bất mãn, vẫn phải tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng, chính quyền. Như Khương dù bị kết án, đi tù thì vẫn phải tin vào sự công bằng, anh minh của pháp luật XHCN. Được không?
Cùng ngày Khương ra toàn phúc thẩm, lại có luật sư bị bắt vì tội trốn thuế, như Điếu Cày ngày trước. Nghe quen quá. Quen với phương thức đấu tranh mà giờ đây không còn ai tin, nhưng lại nhân danh pháp luật. Thêm một bằng chứng “tự chuyển hóa, tự diễn biến” nữa Khương ơi…Sắp tới lại có “phiên tòa cuộc đời” như Khương, như Điếu Cày, Tạ Phong Tần rơi vào. Sắp tới đây, sẽ còn những ai nữa đứng trước “phiên tòa cuộc đời” như Khương? Bởi thủ tướng vừa ra lệnh cho bộ CA phải đấu tranh với tổ chức đối lập chống lại đảng, nhà nước. Những gì các sinh viên trong mái trường XHCN được dạy dỗ thì quan điểm của chủ nghĩa Marx là: đấu tranh giữa các mặt đối lập là động lực của sự phát triển. Nhưng đất nước mình cấm các sự đối lập, có nghĩa cấm sự phát triển. Ai cần phát triển, giàu có? Những người giàu đã giàu lắm rồi, ăn nhiều đời con cháu không hết, phát triển nữa để làm gì, Khương nhỉ? Như Khương, những ai mong muốn đất nước phát triển đều đang có nguy cơ phải đứng trước “phiên tòa cuộc đời” như Khương đó…Vì rất có thể ý muốn đó sẽ bị tòa truy tố là “đi ngược lại lợi ích đất nước, nhân dân”.
Càng nhiều phiên tòa cuộc đời thì sẽ càng tiến nhanh đến phiên tòa lịch sử soi xét lại từng danh phận con người, nhất là những người cầm quyền.
Vậy thì hãy nhanh lên những phiên tòa cuộc đời, càng nhiều càng tốt…
Thùy Linh
(buudoan.com)
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình: Vàng chênh 5 triệu/lượng so với thế giới cũng không vấn đề
(hế hế, Mr 1/2 Nobel á)
Tại cuộc gặp, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã trả lời một số câu hỏi của
phóng viên, khẳng định giá vàng có chênh 5 triệu đồng/lượng so với thế
giới cũng không vấn đề gì.
Không áp trần lãi suất cho vay
Thời gian tới, NHNN có tiếp tục hạ lãi suất không, liệu có áp trần lãi suất cho vay ở mọi lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp?
Nếu lạm phát các năm tới chúng ta kìm chế ở mức 4%-5% thì có thể hạ lãi suất thêm rất nhanh. Tuy nhiên, nguy cơ bùng nổ trở lại của lạm phát vẫn còn nên việc kiểm soát hạ lãi suất phải thực hiện từng bước thận trọng.
Vừa qua chúng ta giảm lãi suất xuống 9% rất nhanh, bình quân mỗi quý 1%, nhưng giảm từ 9% xuống 8% thì cần rất nhiều thời gian vì riêng CPI tháng 9 đã tăng 2,2%.
Việc có tiếp tục giảm lãi suất năm 2013 hay không còn phụ thuộc nhiều vào khả năng kìm chế lạm phát. Đây là câu chuyện “con gà quả trứng” vì tín hiệu về lãi suất là tín hiệu ảnh hưởng kỳ vọng lạm phát.
Có áp dụng trần lãi suất cho vay thời gian tới hay không, chúng ta đã bàn rất nhiều. Nếu năm ngoái áp dụng trần cho vay chung thì không có tăng trưởng kinh tế ở mức 5%.
Như lĩnh vực bất động sản, nhiều năm qua lĩnh vực này tạo ra nguồn lợi nhuận khổng lồ nên các DN chấp nhận vay với lãi suất cao nhất.
Nếu áp trần thì tín dụng của ngân hàng sẽ bị hút vào đây, không chảy vào lĩnh vực khác. Cho nên, trần lãi suất cho vay chung đã, đang và sẽ không đặt ra.
Nhưng với lĩnh vực cụ thể vẫn áp dụng trần lãi suất, đặc biệt là với 4 lĩnh vực ưu tiên (công nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp nhỏ và vừa) và lĩnh vực công nghệ cao.
Trong năm tới NHNN sẽ hỗ trợ nguồn vốn cho các tổ chức tín dụng với lãi suất hợp lý hơn cho các lĩnh vực ưu tiên.
Nợ xấu còn 8%?
Nhiều ý kiến cho rằng xử lý nợ xấu năm 2012 quá chậm?
Nói thế vừa đúng vừa không đúng. Đúng là nợ xấu phải xử lý càng nhanh càng tốt, không đúng vì phải xử lý trong bối cảnh của Việt Nam. Như chính phủ Mỹ đưa ra một cục tiền, mua đứt luôn các khoản nợ, không cần biết nợ đó tốt hay xấu đến mức nào.
Còn ở ta, nguồn lực lấy ở đâu. Chúng ta xử lý được như giai đoạn vừa qua không phải chậm mà là quá quyết liệt. Đến nay các khoản nợ xấu được các tổ chức tín dụng cấu lại đến tháng 10-2012 cỡ 250.000 tỷ đồng, tương ứng 8% dư nợ tín dụng.
Năm nay trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng dự tính 90.000 tỷ đồng và hiện đã trích được 78.000 tỷ đồng. Đầu năm ngân hàng xử lý được 12.000-15.000 tỷ đồng rồi.
Những gì hệ thống ngân hàng có thể làm được đã làm hết sức. Nợ xấu là của nền kinh tế, làm sao chỉ có NHNN giải quyết hết được? Chúng tôi chỉ biết cố gắng, còn phụ thuộc cả hệ thống chính trị.
Năm 2012 giá vàng biến động lớn, chênh lệch giá cao. Năm 2013, NHNN có chính sách gì để giá vàng trong nước sát với thế giới?
Nghị định 24 không đặt vấn đề giá trong nước – thế giới sát nhau mà đặt vấn đề bình ổn thị trường ở dưới góc độ bình ổn vĩ mô. Tôi đã trả lời trước Quốc hội, nếu đặt lại vấn đề sát với giá thế giới thì có nghĩa xóa sổ Nghị định 24.
Còn chênh lệch vừa qua do có nguyên nhân khách quan, vừa qua không có những cơn sốt vàng. Nhu cầu mua vàng của người dân vẫn có nhưng không tạo ra sốt vàng. Còn ai đang mua vàng thì đấy chính là các tổ chức tín dụng đang mua vào để tất toán trạng thái.
Vàng không phải là mặt hàng quốc kế dân sinh, thiết yếu, trong Luật giá không thuộc diện hàng bình ổn.
Đất nước còn nghèo, để làm ra một đồng ngoại tệ đổi bằng nhiều mồ hôi, nước mắt. Mấy ông kinh doanh vàng cớ gì phải sát với thế giới, chỉ tạo ra cơ hội cho họ kiếm lợi.
Thống kê từ tháng 6 đến nay hệ thống ngân hàng mua vào 60 tấn vàng, tương đương 3 tỷ USD. Nếu nhập khẩu số vàng tương đương 3 tỷ USD thì tỷ giá biến động rất lớn.
Trước đây chênh lệch vàng trong nước và thế giới 400.000 đồng mà chúng ta đã chao đảo nay chênh đến lên đến 5 triệu đồng/lượng mà không có vấn đề gì.
“Cái tôi không hài lòng năm qua đó là đồng thuận của báo chí chưa cao. Nếu tính theo tỷ lệ phần trăm thì khó khăn mà các đồng chí gây ra cho chúng tôi phải chiếm tới 40-50%”- Thống đốc Nguyễn Văn Bình trả lời phóng viên khi được hỏi ông hài lòng và chưa hài lòng nhất về những việc đã làm được trong năm qua.
Phạm Tuyên ghi
(Báo Tiền phong)
Không áp trần lãi suất cho vay
Thời gian tới, NHNN có tiếp tục hạ lãi suất không, liệu có áp trần lãi suất cho vay ở mọi lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp?
Nếu lạm phát các năm tới chúng ta kìm chế ở mức 4%-5% thì có thể hạ lãi suất thêm rất nhanh. Tuy nhiên, nguy cơ bùng nổ trở lại của lạm phát vẫn còn nên việc kiểm soát hạ lãi suất phải thực hiện từng bước thận trọng.
Vừa qua chúng ta giảm lãi suất xuống 9% rất nhanh, bình quân mỗi quý 1%, nhưng giảm từ 9% xuống 8% thì cần rất nhiều thời gian vì riêng CPI tháng 9 đã tăng 2,2%.
Việc có tiếp tục giảm lãi suất năm 2013 hay không còn phụ thuộc nhiều vào khả năng kìm chế lạm phát. Đây là câu chuyện “con gà quả trứng” vì tín hiệu về lãi suất là tín hiệu ảnh hưởng kỳ vọng lạm phát.
Có áp dụng trần lãi suất cho vay thời gian tới hay không, chúng ta đã bàn rất nhiều. Nếu năm ngoái áp dụng trần cho vay chung thì không có tăng trưởng kinh tế ở mức 5%.
Như lĩnh vực bất động sản, nhiều năm qua lĩnh vực này tạo ra nguồn lợi nhuận khổng lồ nên các DN chấp nhận vay với lãi suất cao nhất.
Nếu áp trần thì tín dụng của ngân hàng sẽ bị hút vào đây, không chảy vào lĩnh vực khác. Cho nên, trần lãi suất cho vay chung đã, đang và sẽ không đặt ra.
Nhưng với lĩnh vực cụ thể vẫn áp dụng trần lãi suất, đặc biệt là với 4 lĩnh vực ưu tiên (công nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp nhỏ và vừa) và lĩnh vực công nghệ cao.
Trong năm tới NHNN sẽ hỗ trợ nguồn vốn cho các tổ chức tín dụng với lãi suất hợp lý hơn cho các lĩnh vực ưu tiên.
Nợ xấu còn 8%?
Nhiều ý kiến cho rằng xử lý nợ xấu năm 2012 quá chậm?
Nói thế vừa đúng vừa không đúng. Đúng là nợ xấu phải xử lý càng nhanh càng tốt, không đúng vì phải xử lý trong bối cảnh của Việt Nam. Như chính phủ Mỹ đưa ra một cục tiền, mua đứt luôn các khoản nợ, không cần biết nợ đó tốt hay xấu đến mức nào.
Còn ở ta, nguồn lực lấy ở đâu. Chúng ta xử lý được như giai đoạn vừa qua không phải chậm mà là quá quyết liệt. Đến nay các khoản nợ xấu được các tổ chức tín dụng cấu lại đến tháng 10-2012 cỡ 250.000 tỷ đồng, tương ứng 8% dư nợ tín dụng.
Năm nay trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng dự tính 90.000 tỷ đồng và hiện đã trích được 78.000 tỷ đồng. Đầu năm ngân hàng xử lý được 12.000-15.000 tỷ đồng rồi.
Những gì hệ thống ngân hàng có thể làm được đã làm hết sức. Nợ xấu là của nền kinh tế, làm sao chỉ có NHNN giải quyết hết được? Chúng tôi chỉ biết cố gắng, còn phụ thuộc cả hệ thống chính trị.
Năm 2012 giá vàng biến động lớn, chênh lệch giá cao. Năm 2013, NHNN có chính sách gì để giá vàng trong nước sát với thế giới?
Nghị định 24 không đặt vấn đề giá trong nước – thế giới sát nhau mà đặt vấn đề bình ổn thị trường ở dưới góc độ bình ổn vĩ mô. Tôi đã trả lời trước Quốc hội, nếu đặt lại vấn đề sát với giá thế giới thì có nghĩa xóa sổ Nghị định 24.
Còn chênh lệch vừa qua do có nguyên nhân khách quan, vừa qua không có những cơn sốt vàng. Nhu cầu mua vàng của người dân vẫn có nhưng không tạo ra sốt vàng. Còn ai đang mua vàng thì đấy chính là các tổ chức tín dụng đang mua vào để tất toán trạng thái.
Vàng không phải là mặt hàng quốc kế dân sinh, thiết yếu, trong Luật giá không thuộc diện hàng bình ổn.
Đất nước còn nghèo, để làm ra một đồng ngoại tệ đổi bằng nhiều mồ hôi, nước mắt. Mấy ông kinh doanh vàng cớ gì phải sát với thế giới, chỉ tạo ra cơ hội cho họ kiếm lợi.
Thống kê từ tháng 6 đến nay hệ thống ngân hàng mua vào 60 tấn vàng, tương đương 3 tỷ USD. Nếu nhập khẩu số vàng tương đương 3 tỷ USD thì tỷ giá biến động rất lớn.
Trước đây chênh lệch vàng trong nước và thế giới 400.000 đồng mà chúng ta đã chao đảo nay chênh đến lên đến 5 triệu đồng/lượng mà không có vấn đề gì.
“Cái tôi không hài lòng năm qua đó là đồng thuận của báo chí chưa cao. Nếu tính theo tỷ lệ phần trăm thì khó khăn mà các đồng chí gây ra cho chúng tôi phải chiếm tới 40-50%”- Thống đốc Nguyễn Văn Bình trả lời phóng viên khi được hỏi ông hài lòng và chưa hài lòng nhất về những việc đã làm được trong năm qua.
Phạm Tuyên ghi
(Báo Tiền phong)
Phạm Kỳ Đăng - Nên theo Việt Nam
Bài nói chuyện của đại tá Trần Đăng Thanh tiết lộ khá nhiều về suy nghĩ
âu lo kín đáo của giới lãnh đạo tầng cao nhất, và nếp tư duy này không
chút mấy thay đổi từ khi những người cán bộ tuyên huấn tiếp thu học
thuyết giáo điều về giai cấp và chuyên chính vô sản, ở phạm vi trong
nước được nâng lên thành luận lý lớp lang từ thời chiến tranh lạnh. Lối
tư duy bùng nhùng trong những phạm trù vón cục đơn nguyên – tương phản
như “ta > <địch” , “thù > < bạn”, “trắng> < đen”,
“chính nghĩa> <gian tà”, “cách mạng> < phản động”, “theo
> < chống” v.v., phát sinh nhận thức thiển cận, từ đó gây ra những
ảo tưởng, kéo theo đòi hỏi vô lý về lập trường, thái độ và những hệ lụy
khôn lường.
Trong quá khứ, khi xảy ra những tình huống cần có tiếng nói biểu lộ độc
lập và chủ quyền dân tộc như dạo tháng Mười năm 1962, chính phủ Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa đã bỏ phiếu ủng hộ Trung Quốc xua quân đội nước này
tràn qua biên giới Ấn Độ, và đớn đau thay gửi công hàm tán thành Trung
Quốc tuyên bố hải phận (1958), cũng như sau này (1974) không phản đối
chính quyền Mao Trạch Đông – Chu Ân Lai đánh chiếm Hòang Sa của Việt Nam
Cộng hòa. Vào năm 1978, CHXHCN Việt Nam tán thành LBCHXHCN Xô Viết đổ
quân vào Afghanistan. Trong khi cố công loay hoay xác định kẻ thù chiến
lược, nhà nước Việt Nam nhiều khi cực đoan coi “thù của thù” là bạn,
từng giao hảo với nhiều nhà nước độc tài ngang ngược bị cô lập trên thế
giới. Ngày nay Việt Nam có nguy cơ tự đẩy mình xuống đứng chung chiến
hào với nhiều nhà nước khét tiếng như CHDCND Triều Tiên, Haiti, Cuba,
Iran. Cũng như CHDCND Trung hoa, nhà nước Việt Nam không có đồng minh
thực sự. Việt Nam đang lẻ loi đứng đơn thương độc mã hơn bao giờ hết.
Chính quyền Mỹ cũng như nhiều nước khác thực hiện chính sách đối ngoại
xuất phát trước hết từ quyền lợi dân tộc của họ. Nước Mỹ, trong quá khứ,
đặt chân đến Việt Nam trong bối cảnh viễn chinh đối đầu với nguy cơ lan
rộng của phong trào cộng sản. Phát động cuộc chiến Việt Nam, nhà nước
Mỹ, cho đến khi bỏ rơi miền Nam và Việt Nam, đã để lại gánh nợ máu xương
với nhân dân hai miền. Ở thời điểm cuộc chiến đến độ cao trào, một
phong trào chống chiến tranh đòi quân đội Mỹ rút về nước lan rộng khắp
nơi.
Chính quyền Mỹ từng bị thao túng bởi những lực lượng hiếu chiến, và cao
trào chống cộng quá khích, ngụy tạo xung đột, gây đảo chính hay đưa quân
tham chiến, gây đổ máu vô nghĩa ở nhiều nước, trên xương máu của cả con
em mình. Người dân Mỹ không phải hôm nay đây mới biết chính phủ của họ
chuốc thù chuốc oán quá nhiều.
Nhưng những gì nước Mỹ mang lại cho văn minh nhân loại không đơn thuần
là những giá trị đong đếm tầm thường mà một ông đại tá ngạch tuyên huấn
có thể trông thấy được. Nước Mỹ đóng vai trò lớn trong việc tiêu diệt
chủ nghĩa phát xít, và sau đó đi đầu trong cuộc chiến khuất phục chế độ
tòan trị thắng phát xít nhưng tàn bạo không kém. Văn hóa Mỹ, giá trị Mỹ
ảnh hưởng lên nhiều quốc gia. Người Mỹ gieo mầm và đỡ đầu cho nền dân
chủ tại Đức và Nhật – những nước có quá khứ phát xít và quân phiệt, tạo
điều kiện để các quốc gia này đi tới hùng cường. Trong lòng nước Đức hôm
qua, trong khi nhiều người ác cảm với Mỹ kéo xuống đường ra mặt phản
đối chiến tranh Việt Nam, chống cuộc can thiệp quân sự của Mỹ tại Irắc,
biểu tình đòi Mỹ ký Thỏa thuận về Môi trường và Khí thải, thì cũng vẫn
như xưa, hôm nay vẫn có nhiều hiệp hội, nhiều tổ chức chào đón, bênh vực
nước Mỹ nhiệt thành. Có người bạn Đức nói với tôi rằng thế giới cần có
nhiều nước Mỹ như vậy, bởi nếu châu Âu bị một nhà nước Hồi giáo cực đoan
hoặc một quân đội khủng bố tấn công bằng quân sự, ai sẽ lại đứng ra bảo
vệ châu Âu, nếu không phải là Mỹ? Đấy, thái độ và tình cảm của người
dân ở nhà nước dân chủ phức hợp như vậy, mà thế đâu phải là dở. Và ngay
tại nước Mỹ, nhân sĩ trí thức, sinh viên cũng như công dân ở mọi tầng
lớp chẳng đã hơn nghìn lần xuống đường phản đối chính quyền nước họ vì
thực thi những chính sách sai trái.
Tuy nhiên trên tinh thần đề cao dân chủ, nhà nước Mỹ luôn có đồng minh
tin cậy. Dù có nhiều khác biệt trong thái độ của các lực lượng đảng
phái, Liên minh châu Âu, Nhật, và nhiều nước trong khối Asean sẽ đứng
cùng với Mỹ mà không cần gì đến những thứ bùa ngải làm con tin kiểu Mười
sáu chữ vàng và Bốn tốt.
Nhà nước Trung hoa hiện nay đang thực thi một chủ nghĩa dân tộc bá quyền
không chia sẻ lợi ích gì với xóm giềng và mọi quốc gia trên thế giới.
Với đà tăng trưởng kinh tế vượt bực, Trung quốc xây dựng một quân đội
hùng mạnh, đáng tiếc không góp phần vào sự ổn định khu vực. Mũi tấn công
quân đội chĩa hết sang các quốc gia lân bang kèm theo những yêu sách
tréo ngoe về chủ quyền lãnh thổ, trong đó mũi độc nhất hướng tới Việt
Nam.
Ngay từ khi thành lập nhà nước CHDCND Trung hoa, chính quyền này đã gầm
ghè ăn cướp, sách nhiễu với mọi nhà nước có chung biên giới. Tuy vậy
người khổng lồ Trung quốc hôm nay luôn hở sườn, luôn lộ gót asin dù có
hiện đại hóa quân đội mấy đi chăng nữa, bởi Trung quốc không có đồng
minh. Cả một biên giới dài rộng hàng nghìn cây số tiếp giáp Mông Cổ, Nga
và Ấn Độ dư thừa địa hình để cho đối phương lập căn cứ cách vài trăm km
có thể tấn công Bắc Kinh trong chớp nhoáng. Về đối ngoại, nhà nước Tàu
hung hăng ngang ngược. Chính sách đối nội thù địch với nhân dân, áp bức
nhiều sắc tộc, nên tiềm ẩn nguy cơ xung đột và nội chiến. Nguy hiểm hơn,
trong ý thức người dân Trung hoa đang say sưa với tinh thần dân tộc
được kích động giải tỏa ẩn ức, chưa xuất hiện những luồng suy nghĩ phê
phán độc lập. Lớp nhân sĩ trí thức Trung hoa, thời hiện đại vốn đã yếu ý
thức nhân văn, nay thiếu vắng hẳn tiếng nói mạnh mẽ lên án nhà cầm
quyền ngạo mạn ăn cướp Hoàng Sa -Trường Sa hay đưa ra yêu sách độc chiếm
biển Đông.
Chẳng lẽ bao bà mẹ trẻ em chết trong cuộc xâm lược Việt Nam năm 1979
không đáng được nhắc tới như nhiều nạn nhân của đợt ném bom B52 vào Hà
Nội, trong những ngày kỷ niệm “Điện Biên Phủ trên không” rầm rộ trên báo
chí? Hồn tử sĩ Việt Nam trên mồ biên giới đòi cơn chẳng thể là gì khác
hơn là yêu cầu thanh tóan ngay cho xong ơn huệ?
Luẩn quẩn trong chiến lược xác định bạn thù, Việt Nam đã bỏ qua nhiều
vận hội lịch sử. Sau khi từ chối lần đầu gia nhập khối Asean, Việt Nam
tự cho là bên thắng cuộc, bần cùng phải cầu hòa ở Thành Đô, bất đắc dĩ
nhận thấy nhu cầu hòa nhập.
Câu hỏi đặt ra sẽ là Việt Nam cần hội nhập vào thế giới, hay thế giới cần hội nhập vào Việt Nam?
Trong bối cảnh ngày càng bị chèn ép về chủ quyền và lãnh thổ, chúng ta
không nhất nhất phải kích động và lôi kéo theo lề lối “theo ai/chống
ai”, bởi vị thế với nền kinh tế èo uột không đủ sức cho Việt Namhành xử
phi thường như vậy. Vấn đề mấu chốt là Việt Namhôm nay rất cần đồng minh
thực thụ. Các nhà lãnh đạo thường xuyên tuyên bố Việt Nammuốn kết bạn
giao hảo với mọi người cũng như đang nỗ lực xây dựng nhiều mối quan hệ,
như họ nói, mang tầm chiến lược. Nhưng e rằng mối giao hảo nặng thù tạc
này thực ra chỉ chiến lược với nhà nước Việt Namthôi. Các quốc gia dân
chủ, thực tâm đều rất mong một Việt Nam giàu mạnh có vị thế ở Đông Nam
Á, tuy rằng cũng nói về tầm chiến lược, thực tế không một ai đứng ra che
chắn, vì họ nhìn Việt Nam e dè như nhìn chính quyền Trung Quốc, chừng
nào các nhà nước này chưa đại diện cho ý chí rất khác nhau của mọi tầng
lớp và thành phần nhân dân của họ. Chúng ta thử nghĩ mà xem, nhà nước
nào trên thế gian này sẽ tôn trọng nhà nước Việt Nam nếu chính nhà nước
Việt Nam không tôn trọng người dân để cho họ tự do bầu cử hoặc xuống
đường biểu tình vì chủ quyền lãnh thổ, nếu một nhà nước ra khỏi nhà
không có vị thế đàng hòang của người chính chủ. Cave không chính danh có
thể đi lang chạ khắp nơi, đáng buồn chẳng ai nặng lòng yêu cave cả. Cho
nên tốt nhất chính quyền trên hết thẩy nên theo ViệtNam, tức thể theo
nguyện vọng của đồng bào, theo ý nguyện của dân tộc ViệtNam.
Phạm Kỳ ĐăngTác giả gửi trực tiếp cho BVN
Một số hành xử của công an "lạm quyền và sai luật"
Đánh
ngã nhà báo, cùm chân người bán cây cảnh, giải học sinh bị nghi ăn trộm
về đồn không có người giám hộ …là những vụ việc gây bức xúc.
Đánh, bắt người do …hiểu nhầm
Khoảng 21h ngày 24/11, được tin báo có
vụ va chạm giao thông giữa ô tô và xe máy trên đường Trần Văn Khéo
(phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ), anh Nguyễn Đức
Khánh, phóng viên báo Nông Thôn Ngày Nay đã đến để ghi nhận hiện trường.
Hiện trường vụ việc nhà báo Khánh bị đánh ngã
Tuy nhiên, khi anh Đức Khánh đang chụp
ảnh và lấy thông tin, một thanh niên mặc quần lửng, áo thun, dáng người
cao to sấn tới yêu cầu phải xóa ảnh. Sau đó, thêm 4 thanh niên khác đi
trên hai xe gắn máy, lao tới. Lúc này, có hơn chục người mặc sắc phục
công an, gồm cảnh sát giao thông mặc áo vàng và nhiều công an áo xanh,
cùng lực lượng thanh niên xung kích đứng chứng kiến vụ việc nhưng không
có bất kỳ hành động nào can ngăn. Cùng lúc đó, một thanh niên cao to cầm
nón bảo hiểm ném vào người anh Khánh, một người khác đạp thẳng từ phía
sau và anh ngã xuống, hai thanh niên khác đang ngồi trong quán nhậu cũng
xông ra tấn công. Bị vây 4 phía, anh Khánh cố vùng dậy chạy về hướng
công an phường Cái Khế nhờ giúp đỡ.
Theo xác minh của Báo Nông thôn ngày
nay và xác nhận của cơ quan công an, người đạp ngã phóng viên Nguyễn Đức
Khánh, chính là trung úy Lương Minh Thành, sỹ quan công an của thành
phố Cần Thơ. Giải thích hành động của mình, trung úy Thành cho biết, hôm
đó anh tình cờ có mặt ở khu vực xảy ra vụ tai nạn và đã “ra tay” với PV
Đức Khánh vì nhầm tưởng là cướp do anh Khánh cầm sổ ghi chép giống ví
đựng đồ.
Khi vụ việc được đăng tải trên báo,
nhiều ý kiến cho rằng hành vi của trung úy công an Thành thể hiện sự yếu
kém về ghiệp vụ hoặc có biểu hiện của sự lạm quyền.
Trong một vụ việc khác xảy ra tại một
trường tiểu học ở TP HCM mà sự can thiệp của lực lượng công an cũng bị
dư luận cho rằng lạm quyền, không đúng quy định của pháp luật.
Cụ thể, sau giờ sinh hoạt dưới cờ vào
buổi sáng 26/11, cô Th. - giáo viên khối lớp 2 Trường tiểu học Trung Lập
Thượng phát hiện số tiền hơn 1 triệu đồng đã không còn trong giỏ của
mình. Một học sinh trong lớp mách: “Hồi nãy con thấy bạn T. (học sinh
lớp 2/3) lục giỏ của cô”. Thế là cô Th. chạy sang lớp 2/3. Mới đầu cô
Th. và giáo viên chủ nhiệm lớp 2/3 tra hỏi nhưng T. không nhận. Sau
nhiều lần “ép cung”, T. đã tự nhận là mình lấy trộm số tiền của cô Th và
đã đi cất giấu. Tuy nhiên, dù xới tung các khu vực T. nói là đang giấu
tiền, mọi người vẫn không tìm thấy. Sau đó, nhà trường đã báo công an xã
Trung Lập Thượng đến trường và tiến hành hỏi cung. Thế nhưng vẫn không
có kết quả.
Cuối cùng, T. bị giải về trụ sở công
an xã, giữ suốt buổi trưa. Kết quả, đến hơn 13h cùng ngày, nhà trường
gọi điện đến đồn công an báo tiền vẫn còn nguyên trong giỏ của cô giáo
Th.
Ngoài cách hành xử hồ đồ, thiếu tôn
trọng học sinh của cán bộ, giáo viên trường tiểu học Trung Lập Thượng,
dư luận còn đặt dấu hỏi về việc công an xã bắt học sinh về trụ sở mà
không có người giám hộ? Lý giải điều này, một phó trưởng công an xã
Trung Lập thừa nhận, đúng ra người giám hộ phải là người thân của bé
nhưng chúng tôi không liên lạc được, các thầy cô giáo trong giờ dạy nên
không ai đi được.
Lời giải thích của cơ quan chức năng khiến dư luận thất vọng bởi sự vô trách nhiệm, thiếu tôn trọng quy định pháp luật.
Mới đây, chiều ngày 23/12 vụ việc liên
quan đến một người đi bán hoa cây cảnh bị công an bắt giữ, còng chân
cũng khiến dư luận bất bình. Người dân khẳng định dao để dùng tỉa hoa,
cây cảnh còn công an cho rằng đây là hành vi “tàng trữ vũ khí thô sơ” và
đưa ra mức phạt 8 triệu đồng.
Người bán cây cảnh bị công an cùm chân và đưa ra mức phạt 8 triệu đồng
Xoay quanh vụ việc, nhiều ý kiến cho rằng, cách xử lý của cơ quan công an là quá cứng nhắc trong khi việc xác minh nhân thân quá đơn giản. Hơn nữa, việc người đi bán hoa cây cảnh mang theo dao, kéo để phục vụ công việc là chuyện bình thường.
Lạm quyền vì nghiệp vụ kém?
Trao đổi với báo điện tử Kiến Thức,
ông Ngô Đình Hoàng, đoàn luật sư TP HCM cho rằng, cách hành xử của công
an trong các vụ việc trên đều thể hiện sự sai, kém về nghiệp vụ, có cả
biểu hiện về lạm quyền và sai pháp luật.
Về vụ việc công an cùm chân người đi
bán cây cảnh vì mang theo dao, luật sư Hoàng nhận định, đây đúng là hành
vi lạm quyền vì người tham gia giao thông đúng quy định, giấy tờ nhân
thân, nghề nghiệp, địa chỉ rõ ràng. Cách giải quyết này bộc lộ sự máy
móc, thiếu chuyên môn dẫn đến lạm quyền của một số chiến sĩ 141, gây
cản trở cho việc làm ăn và đi lại của người dân.
Tương tự, việc công an giữ một em học
sinh để lấy lời khai mà không cho người giám hộ biết và chứng kiến,
theo luật sư Hoàng đó cũng là một dạng lạm quyền. Tuy nhiên, ông Hoàng
cũng cho rằng, đó chủ yếu là do quá kém về nghiệp vụ chuyên môn, vừa
sai về nghiệp vụ vừa không có kiến thức về tâm sinh lý dẫn đến không
lường được hậu quả là gây chấn động tâm lý cho đứa trẻ.
“Thực tế, đứa bé đã bị sang chấn tâm
lý và hoảng loạn khi nói lung tung giấu tiền chỗ này, đưa tiền cho
người kia giữ … Hậu quả của việc sang chấn tâm lý đối với trẻ em còn
nguy hại đến sự phát triển bình thường của trẻ hơn nhiều bị đòn roi.
Sự việc này cũng cho thấy sự vô cảm và thiếu đạo đức nghề giáo của cô
Th. và nhà trường nơi bé học”, ông Hoàng giải thích.
Còn vụ việc liên quan đến nhà báo Đức Khánh, ông Hoàng cho rằng, những đối tượng hành hung nhà báo khi đang tác nghiệp là hoàn toàn sai trái, sai pháp luật cần phải xem xét kỷ luật thích đáng.
(Kiến thức)
Cũng là "khôn ngoan đối đáp người ngoài"...
Trong bài giảng của Đại tá Tiến sĩ Phó Giáo sư Trần Đăng Thanh có đoạn
kể: "Ngày 11 đến ngày 15 tháng 10 năm 2011, Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng của
chúng ta sang thăm Trung Quốc theo lời mời của ông Tổng Bí thư – Chủ
tịch nước Hồ Cẩm Đào. Ông Hồ Cẩm Đào nói đường 9 đoạn là do Quốc dân
đảng để lại, Đảng cộng sản Trung Quốc có thực hiện thì nhân dân Trung
Quốc mới theo.... Ông Hồ Cẩm Đào vừa dứt thì đồng chí Nguyễn Phú Trọng nói lại luôn: Các
đồng chí nói chưa đúng. Quốc dân đảng để là 11 đoạn, các đồng chí xóa
đi 2 đoạn, đấy là một. Quốc dân đảng để lại Đài Loan độc lập, các đồng
chí đang xóa Đài Loan rồi.
Ý ông Thanh muốn qua chuyện trên để nói rằng lãnh đạo ta cũng đấu đá
thẳng thắn với phía Trung Quốc về vấn đề Biển Đông...Nhưng thực ra bất
cứ ai tuy không được chứng kiến toàn bộ cuộc đàm đạo giữa hai nhà lãnh
đạo Trung-Việt, cũng có thể hiểu rằng lời đối đáp trên của nhà lãnh đạo
tối cao của Việt Nam như vậy là không thỏa đáng, nếu không nói là chưa
phát huy hết lợi thế của Việt Nam.
Một là không nên nói câu "....các đồng chí đang xóa Đài Loan rồi". Câu
này chỉ tổ gây mất lòng "bạn" mà cũng trái với lập trường trước nay của
Việt Nam là ủng hộ một nước Trung Quốc. Hai là, không có gì đáng để phê
phán về việc xóa 2 đoạn (thuộc Vịnh Bắc Bộ), họ phải tự xóa đi mình gợi
lạ làm gì (?). Điều đáng nói thì lại không nói. Đó là phải chỉ ra sự vô
lý của phía họ: Đường 11 đoạn chỉ là đường phác họa ý tưởng nhất thời
của một viên tướng từ thời Tưởng Giới Thạch đã bị lãng quên, cớ sao bây
giờ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tự xưng là cách mạng lại kế thừa
?
Chưa rõ sau câu đối đáp đó của bác Tổng Trọng nhà ta, phía chủ nhà đã
phản ứng lại thế nào(?) Nhưng qua đó thấy thế hệ lãnh đạo Việt Nam ngày
nay kém xa thế hệ cụ Hồ. Âu đó cũng là do cái tâm và cái tầm mà ra. Giới
lãnh đạo Bắc kinh lúc nào cũng đau đáu với tham vọng đọc chiếm Biển
Đông trong khi lãnh đạo ta dường như luôn bị động, tình hình đến đâu đối
phó đến đó; có người còn nhầm lẫn không biết cái nào là Hoàng Sa,
Trường Sa ... Trong khi Bắc Kinh khuyến khích dân họ tuyên truyền, khích
lệ ý chí "thu phục Nam Hải" thì Hà Nội chủ trương ngăn chặn phong trào
tự nguyện, tự phát của nhân dân phản đối hành động xâm lấn của Trung
Quốc. Thử hỏi, nếu không có phong trào quần chúng thì thời gian qua vấn
đề Biển Đông đã chìm đến mức nào? Nghĩ mà buồn cho đất nước ta quá!
Trần Kinh Nghị
LẠI BỊ BẮT RỒI
Tí Hớn ngồi xem ti vi, nó loáng thoáng nghe mẹ điện thoại gì với ai dưới nhà. Lúc mẹ lên, Tí Hớn hỏi.?
- Mẹ ơi ! Bố lại bị bắt rồi à.?
Mỗi
lần bố bị thế, nhà toàn không cho Tí Hớn biết, nhưng Tí Hớn nhạy cảm,
nó cứ kết nối chuyện bố không về, rồi nét mặt mọi người âu lo nhắc đến
bố, là nó đoán được việc gì xảy ra. Những lần như thế nó không nghịch ầm
ĩ nữa. Nó lấy đồ chơi xếp hình cặm cụi ghép hình, cắm cúi để không ai
biết mặt nó đang thế nào.
Lê Quốc Quân có ba đứa con, Quân bị chính quyền bắt đi, bắt lại nhiều. Không biết hôm nay những đứa con của Quân thế nào.?
Hôm
bị bắt ở phiên toà xử sơ thẩm Cù Huy Hà Vũ, đứng vỉa hè bên này đường.
An ninh mặc thường phục ra đuổi, không chịu đi, còn đứng lại cãi lý, thế
là bị xốc nách, túm cổ lôi về công an quận Hoàn Kiếm vì tội gây rối
trât tự công cộng, khám nhà ngay tức thì. Lạ thật, mình thấy khối vụ
gấy rối TTCC nhưng chưa thấy vụ nào bị bắt mà khám nhà, bọn đua xe máy
bị bắt đầy vì tội ấy, có bao giờ bị khám nhà đâu. Dường như công an
thích khám nhà những người như Lê Quốc Quân lắm thì phải.
Ngày
27/11/ năm ngoái. mình bị tóm về Lộc Hà. Lát sau thấy Quân cũng được
công an chở đến. Nhưng Quân không vào chỗ mình đang bị giữ như mọi
người, nó bị đưa vào phòng nào khuất mắt mọi người luôn. Ngay sau đó
mình cũng bị một chiếc xe con chở về số 6 Quang Trung làm việc với an
ninh điều tra. Hoá ra nó cũng bị về đấy nốt. Hè năm nay cơ quan an ninh
điều tra HN đưa giấy triệu tập mình lên làm việc vào một ngày chủ nhật,
Quân cũng bị thế. Mình không đi, chủ nhật mình về quê, Quân ở nhà thì an
ninh đến mời, cũng không đi. Thực ra thì giấy triệu tập đấy để mình
không lượn ở phố phường, chứ làm việc gì đâu. Mình biết thế nên về quê,
an ninh gọi điện bảo lên làm việc , mình nói - tôi đã về quê rồi ông còn
gọi làm gì, tôi ra gặp ông làm việc thì thế nào trên đường về cũng đi
qua phố phường Hà Nội đấy. Anh an ninh nghe thế cũng xuôi - ừ ông ở quê
thì thôi. Lát sau Quân gọi, thì ra cái anh an ninh lúc điện thoại cho
mình là anh ta đang ở nhà Quân.
Mình bỗng chợt nghĩ, sao mà mình cả nó lại hay được một cơ quan chiếu cố cùng một lúc.
Từ
đó mình quan sát và phát hiện thêm một điều, những thanh niên theo dõi
Quân cũng chính là những thanh niên theo dõi mình. Họ có khoảng 6 người,
được một người trung niên đi xe ga chỉ huy. Cứ 3 người này theo mình, 3
người kia theo Quân suốt cả mùa hè đến mùa thu, thậm chí từ hè năm
ngoái đến hè năm nay
Đến
khi Quản em trai của Quân bị bắt, thì tốp theo dõi Quân lại là tốp mới.
Còn mình thì không thấy bị theo gì nữa. Hôm thứ bảy vừa rồi Quân tìm
mình tâm sự, kể rằng hôm nay không ai đi theo tôi hay sao, hoặc tôi mắt
kém chả nhìn thấy gì. Mình làm chút quan sát không thấy ai bám Quân
chặt, hoặc có thể họ chỉ bám từ xa. Mình bảo.
-
Thôi thế ông sắp vào rọ rồi. Giờ không bị theo bám nữa , tức là hồ sơ
đã kết thúc, chỉ còn chờ ngày bắt thôi. Ông liệu cách tính đi. Về dẹp sổ
sách, làm đơn bỏ công ty, xin quyết toán thuế rồi vào nhà thờ mà tĩnh
tâm một năm.
Quân kể nhiều lý do, về gia đình, công việc, con cái, Quân không thể đi ẩn lì một chỗ. Quân nói.
-
Chúng nó truy thu về thuế, tôi trả tiền cho nhiều người để lấy ý kiến,
những việc chi trả như thế thì có lấy được hoá đơn của họ đâu. Giờ bọn
nó cứ tìm người ta uy hiếp, có người nhận tiền mình trả công nhưng không
phải biên nhận gì cả, bj ép bởi bọn nó giờ họ nói là không nhận tiền
công xá gì cả. Công ty tôi gây dựng bao nhiêu năm, có bao nhiêu dữ liệu
về các doanh nghiệp, nó là trí tuệ và công sức thu thập hợp pháp của tôi
từ bao năm nay, anh biết không, nếu vào tay người khác họ lấy dữ liệu
đó mà lập công ty khác thì họ hoạt động ok. Dữ liệu đó chính là vốn của
công ty tôi, vì là công ty làm việc bằng trí óc, nếu quy ra tiền thì
không biết là bao nhiêu nữa.
Mình bảo.
-
Ông xem vụ Đông Dược Bảo Long, vụ Nguyễn Đức Chi...thì ông rõ, vụ đó
hàng triệu đô la cơ. Thôi tôi góp ý thế ông làm thế nào tuỳ ông.
Lúc
chia tay, mình thấy Quân có hai bao thuốc lá của hai loại khác nhau.
Quân thường không hút thuốc lá, hay thỉnh thoảng vui mới hút một điếu.
Mình hiểu Quân đang thế nào, mới quyết định nói thêm.
-
Tôi biết ông không sợ tù, nhưng thế này. Ông cũng biết chuyện thuế mà
này là nhằm vào đâu, đm cái xã hội này sờ ra thì đầy rẫy những công ty
có vấn đề về thuế. Nên ông nghe tôi. khi con thú lớn đi mất rồi, những
tay thợ săn chả giết hại bọn thỏ, chồn làm gì đâu. Vì sợ động rừng,
trong khi mục tiêu của họ là con thú lớn. Họ sẽ chờ đợi con thú lớn quay
trở lại, lúc đó có thể họ phải thả những con thú nhỏ để khu rừng lấy
lại vẻ yên tĩnh. Chứ họ không bắt được con thú lớn, mang mấy con tép riu
về làng mở hội trình công thì người ta cũng cười cho vào mặt. Cố mà qua
năm nay, giờ là lúc họ đang nỗ lực hoàn thành mục tiêu, kế hoạch.
Quân ngậm ngùi.
- Tôi sẽ để ý đến ý kiến của ông.
Mình
hiểu nó sẽ không nghe lời mình, chấp nhận đương đầu với cuộc chiến
không hề sòng phẳng chút nào. Cũng chả trách, mỗi người có một lựa chọn.
Lê Quốc Quân bên bức ảnh tự hoạ của Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ vẽ trong trại giam