CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Báo Nhật: Hành động khiêu khích của TQ có xu hướng đa dạng hóa (GDVN). – Trung Quốc cử SU-30 đối đầu với Nhật Bản ở Senkaku? (Infonet). – “Gánh nặng” Trung Quốc của tân Thủ tướng Nhật (VNN). – Mỹ sẽ thắt chặt quan hệ với chính phủ mới của Nhật (TTXVN).
- Philippines lên án Trung Quốc xây dựng ‘Tam Sa’ (VNE). – Philippines phản đối Trung Quốc về dự án ‘khủng’ ở Tam Sa – Hoàng Sa (TP) (how about VN???).
- Thủ tướng Singapore: Ấn Độ có lợi ích lớn ở Biển Đông (Petrotimes). – Thủ tướng singapore Lý Hiển Long: Trung Quốc khó bỏ qua quyền lợi ở biển Đông (PLTP).
- CHIẾN TRANH TRUNG QUỐC – VIỆT NAM 1979 (Gió-o).
- An ninh Thành phố tìm cách ngăn chặn người tham dự phiên tòa phúc thẩm 3 bloggers (cập nhật) (Chuacuuthe).
- Cuộc chiến Ba-Tư vẫn còn tiếp diễn: Việt Nam sẽ rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc hay đi theo con đường Myanmar? (Dân Luận).
- Cuộc tập kích của lề trái (Đào Tuấn). “Lòng
tự trọng khiến tôi tin những người làm báo ở Việt Nam cảm thấy bị tổn
thương. Bởi với bất cứ lý do gì, báo chí đang mặc nhiên coi như không
nghe, không biết, không thấy sự kiện người dân xuống đường phản đối
Trung Quốc. Nếu báo chí là người chép sử của hiện tại, thì với cách thức
chúng ta im lặng ngày hôm nay, 100 năm sau, những thế hệ con cháu sẽ
lại gặp những khoảng trống trong lịch sử?”
- Dừng tranh luận Văn Giang chờ cơ quan chức năng kết luận.
Vậy là cuối cùng VNN/TVN cũng đã phải chấp nhận đưa thông tin hai
chiều, sau một thời gian dài chỉ đưa ý kiến của GS Đặng Hùng Võ thôi,
mặc dù thứ “hai chiều” trong bài viết này chỉ là … làm cảnh. Hình như
ngẫu nhiên, sáng nay GS ĐHV cũng xuất hiện trên VTV1 trả lời phỏng vấn
về bất động sản. Thấy ông vẫn minh mẫn, tuy sắc diện hình như có kém đi
nhiều.
- Vụ chợ Vân Đình – chuyện chỉ có ở chính quyền huyện Ứng Hòa – Hà Nội (VP LS Vì Dân).
- Sáng nay mới thắc mắc sao Tuổi trẻ im re suốt hơn 2 tháng trời trước vụ xử phóng viên của mình, giờ thì đã có: Xử phúc thẩm nguyên nhà báo Hoàng Khương. Hy vọng sau bản án, TT sẽ chứng tỏ rằng sự im lặng đó không phải là … “đáng sợ” bởi lý do có sự chỉ đạo từ “trên”. - Bắt đầu phiên xử phúc thẩm nguyên nhà báo Hoàng Khương (Infonet).
- Cảnh sát đánh đồng nghiệp – côn đồ đích thực hay côn đồ chuyên nghiệp ? (PNTP/ Xuân VN).
- Hai lần cảnh cáo… vẫn tại vị (ĐĐK).
- “Cấm biếu quà Tết chỉ cắt được cái ngọn của tiêu cực” (Kiến thức). – Hà Nội tiết kiệm hơn 50 tỷ đồng mua xe ô tô công (VOV). – Lãnh đạo hãy làm gương trước (LĐ). – Lãng phí vẫn tràn lan (DV). – Tham nhũng nên quy vào tội danh gì? (NCT).
- Quan thuế có biết ngượng! (Petrotimes).- Gắn ‘sao’ chấm điểm công chức (TT).- Tiền chưa là xong! (LĐ).
- Thanh tra TP Hà Nội: Vào cuộc vụ cấp sổ đỏ cho đất nông nghiệp (TP).
- TP.HCM: Chi 20 tỷ đồng để hòa giải… 0,39 vụ/năm (DV). – TPHCM hiện có gần 18.000 tổ hòa giải ở cơ sở (VOH).
- Những công nhân một đời “vất vưởng” (NNVN).
- Ghi tên cha mẹ (NNVN). – Không phải chuyện “đơn giản” (PLTP). – Chỉ thí điểm, chưa có kết luận cuối cùng về CMND mẫu mới (PLVN).
- Tạo “hành lang” cho Ban Thanh tra nhân dân vào cuộc (ĐĐK).
- Quảng Nam: Cấp phép khai thác vàng trái pháp luật? (ĐĐK).
- Bổ sung phí sử dụng hè, lề đường: Cao nhất 80.000 đồng/m2/tháng (LĐ). – Không ban hành phí dịch vụ nhà chung cư (PLTP).
Lý thuyết sổ hưu của Đại tá Thanh (Trần vinh Dự -VOA) - Trong những ngày cuối năm 2012 này, một nhân vật bình thường của Việt Nam bỗng trở nên nổi tiếng/tai tiếng
Năm 2012: Năm của Châu Á (Nguyễn hưng Quốc -VOA) - Nếu năm 2011 là năm của Trung Đông và Bắc Phi với cái thế giới thường gọi là “Mùa xuân Ả Rập” thì năm 2012 vừa qua chắc chắn là năm của châu Á.
Lãnh tụ ở đâu? -Blogger Huỳnh Thục Vy – Viết từ Buôn Hồ, tỉnh Đắc Lắc (BBC) -….Sau những diễn biến dân chủ hóa ở Miến Điện, chính một trong số những người đã từng bác bỏ quan điểm của tôi, lại ca ngợi bà Aung San Suu Kyi như một ‘lãnh tụ có tâm, có tầm’…..Hy vọng Bình An (Ngô nhân Dụng -Nguoiviet) -Kinh Thánh kể rằng khi chúa Giêsu ra đời, các thiên thần đã tới hát lên: Vinh danh Thiên Chúa trên trời, Bình an dưới thế cho người thiện tâm.
Sử Việt: Thi Sách, Man Thiện Nguyễn Lộc Yên (Vietbao)
Tủi Nhục Làm Người Việt Nam! Trần Viết Đại Hưng (Vietbao)
Tầm Xuân – Tướng Nguyễn Chí Vịnh “bọc nhung cho nắm đấm thép” (Danluan)
An Hoàng Trung Tướng – Đại Bàng Noël(Danluan)
Nguyễn Chí Đức – Cảnh giác sự kiện Ngô Quang Kiệt thứ hai có thể xảy ra đối với những người có hoạt động chính nghĩa(Danluan)
Thùy Dương – Văn bản cài cắm đủ thứ trái luật: Không có quan chức nào phải chịu trách nhiệm!(Danluan)
Đinh Tuấn Minh – Cần tập trung vào giải pháp căn cơ(Danluan)
Chuyên Gia Châu Á: Kinh Tế VN Đã Chết, GDP Giảm Về Mức Thấp Nhất Từ 13 Năm Qua; VN Loa Kèn Về Thời Chống Mỹ Để Dân Đỡ Đói… (VB)
CSVN: Sẽ Xiết Báo Chí Kỹ Hơn Vì Đã Tới Thời Điểm Nhạy Cảm; Hải Quan Tịch Thu 148 Quyển Sách, Trong Đó Có 20 Tuyển Tập Thơ… (VB)
Giới trẻ sa ngã, trách nhiệm không của ai? (VNN) —Tàu của Vinashinlines bị giữ ở Ấn Độ (TN)
KINH TẾ
- Tăng trưởng 2013 phải cao hơn 2012 (TT). – Phát triển kinh tế – xã hội 2013: Xác định nông nghiệp là trụ cột (DV).
- Lối thoát hay nợ chất chồng? (TBKTSG).
- Các ngân hàng vay gần 11.000 tỷ đồng 3 ngày sau hạ lãi suất (DT). – Ngân hàng lại ‘đi đêm’ lãi suất ngắn hạn (VNE). – Hạ lãi suất cho vay: Khơi thông dòng vốn cho DN (TTXVN).
- Thương vụ M&A kỷ lục của ngân hàng Việt Nam (VNE). – Nhiều “cảm xúc” của cổ đông ngân hàng ACB (CafeF). – 4 “tướng” mới của ACB là ai? (DT).
- Cách tốt nhất để cướp một ngân hàng là sở hữu nó (Vietstock).
- Cổ tức tiền mặt: Khôn ăn tiền, dại tiền ăn (DNSG). – Tháo “vòng kim cô” tín dụng cho chứng khoán (ĐTCK).
- Xăng dầu có minh bạch? (TT).
- Nợ nần Mai Linh: Nhà đầu tư ấm ức, lo sợ ‘mất Tết’ (VTC). – Ông chủ Mai Linh trần tình về tin đồn đang bủa vây (VTV/CafeF).
- Ai quản lý giá? (NNVN).
- HN ăn gà đắt gấp đôi nhờ chỉ thị “gà chính chủ”? (PN Today).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- VỚI ANH HOÀNG CÁT (Văn Công Hùng).
- Truyện ngắn – CHUYỆN MỘT NGƯỜI BẠN (Trần Kỳ Trung).
- CÔ BÉ NHÚT NHÁT (Nguyễn Trọng Tạo).
- Chùa Ngòi ngày càng hưng thịnh (NCT).
- Xót xa nhà mồ bị… “bê tông hóa” (DV).
- Ấn hành cuốn sách “Trần Văn Giàu – Dấu ấn trăm năm” (TTVH). – Hào khí Nam bộ trong “Hương rừng Cà Mau” (TTVH).
- Sân khấu vắng dần mỹ nhân (NNVN).
- 6 phim chiếu tết (SGGP).
<<<===’Ta cần thành khẩn với tâm hồn’ (BBC)
– Nguyên Lê, nghệ sỹ guitar Pháp gốc Việt nói về ảnh hưởng của nhạc dân
tộc với chính mình và kêu gọi nghệ sỹ trong nước quan tâm đúng mức về
giá trị truyền thống.
Bồ cũ của Leo DiCaprio khoe dáng đẹp mê hồn (Thanhnien) -====>>>
<<<===Barbara Palvin ngọt ngào quyến rũ (Thanhnien)
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- 10 sự kiện giáo dục nổi bật năm 2012 (DT). – Những thông điệp đổi mới giáo dục (ĐĐK). – Giáo dục – đào tạo: Cần thực tiễn, kiến thức đích thực, loại tiêu cực (ĐĐK).
- Siết chặt đào tạo liên thông chính quy (PLXH). – Học liên thông lên ĐH, CĐ phải thi như chính quy (LĐ).
- Không gian tiếng Việt: Tản mạn về “chuẩn mực chính tả thống nhất” (SGTT).
- 14 năm dạy học, 6 lần trượt công chức (PN Today).
- Phụ huynh tất tả học kỹ năng dạy con (NĐT).
- Cay xè mắt tại lễ xin lỗi em học sinh lớp 2 bị nghi oan (Kiến thức).
- Trường Cao đẳng VHNT &DL Sài Gòn hoàn trả học phí: Trường nói có, SV nói không (PNTP).
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Sai phạm nghiêm trọng, tại sao không chuyển hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát Điều tra? (NCT).
Nguy cơ lây lan vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh C. Difficile (RFA) —Một số thành tựu y học 2012 và triển vọng (RFI)500 giờ dạy không lương! (TN) -Bộ GD-ĐT quy định giờ dạy của giáo viên mầm non 6 giờ/ngày nhưng trong thực tế họ đã phải luôn chân luôn tay ròng rã gần 12 tiếng đồng hồ mỗi ngày để chăm sóc và nuôi dạy trẻ
Tầm chiến lược (TN) -Ngay
khi mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay chưa kết thúc, các trường và thí sinh
đã thấp thỏm không biết kỳ tuyển sinh năm sau có những điều chỉnh gì.
Mặc dù lãnh đạo Bộ vẫn khẳng định sẽ không thay đổi trước năm 2015 nhưng
thực tế các năm qua, Bộ luôn có những điều chỉnh trong kỳ thi tuyển
sinh khiến các trường cũng cảm thấy lúng túng, huống gì thí sinh (TS).
- Đến Sở Y tế đòi làm rõ cái chết của chồng (TP). – Từ 1/1/2013, lao động nữ được nghỉ sinh 6 tháng (VNE).
- Kinh hoàng ‘công nghệ’ chế biến đặc sản bóng bì lợn (VietQ). – Nói không với sản phẩm ‘ba không’ (Tin tức). – Không cấm dùng hóa chất vặt lông gà vịt làm sẵn? (Infonet).
- “Tập đoàn” móc túi xuống phố Sài Gòn (VNN/PLTP).
- Tiếng mõ Hòa Phong (DV).
Dân Việt -Người lái Lexus cán chết 2 cha con là Phó tổng biên tập tạp chí HTV -Ông
Nguyễn Ngọc Thư điều khiển xe ô tô trong tình trạng nồng độ cồn vượt
mức cho phép, đã gây ra cái chết đau thương cho hai cha con ông Quảng và
cháu Ngọc (SN 2005)Zing Phố cà phê tình ‘từ A đến Z’ tại Huế
XZone Chết cười với chuyện ‘gái gú’ ở nông thôn
Đại gia Việt bỏ 5 triệu đồng ăn 1 con tu hài -Báo Đất Việt - Xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2001, hiện nay tu hài Canada – vua của các loài trai được một số nhà hàng hải sản của Hà Nội như Nhất Thống, Red House, San… Bi hài chuyện ‘chèn ép’ vòng 1 quá đà của mỹ nhân Việt - Zing —-Bác sĩ bị tố sàm sỡ nữ bệnh nhân - VnExpress —-Hành hung vợ, đánh luôn cả… công an (TN)
Phá đường dây “chạy” giấy phép lái xe tại Sở GTVT (TN) —-Làm giả sổ tiết kiệm 150 tỉ đồng(TN) —Tạm giữ hình sự Phó tổng biên tập Tạp chí HTV(TN) — Tạm giữ lái xe tông chết hai cha con (TT) —Cuỗm tiền mua gạo của người nghèo (TN) —-Tái diễn nạn “cò” đeo bám du khách (TN)
Vụ “triệt sản… để lấy thành tích”: Sẽ xử lý đơn vị sai phạm (TN) —-Nghi vấn đường dây chạy việc(TN) —-18 năm tù cho bị cáo cầm đầu vụ án xôn xao Đà nẵng (TT) —Tử hình một người TQ vận chuyển hơn 7kg ma túy (TT)
Bắt 3 đối tượng lừa đảo hơn 500 người qua mạng (TT) —-Xe máy phát hỏa, cháy luôn căn nhà (TT)
- Tướng hàng đầu Syria phản bội Tổng thống Assad (VnMedia). – Hamas kêu gọi tách người tị nạn Palestine khỏi xung đột (VOV).
- Iraq sẽ mở rộng đường ống dẫn dầu tới Jordan (Petrotimes).
- Israel tăng cường lực lượng dọc biên giới Ai Cập (VOV). – Phe đối lập Ai Cập tiếp tục biểu tình phản đối hiến pháp mới (VOV).
- Hạ viện Nhật bầu thủ tướng mới (PLTP). – Chính phủ mới của Nhật tiến hành thành lập nội các mới (ANTĐ). – Ông Abe chiến thắng, Nhật Bản sẽ quay trở lại với điện hạt nhân? (CafeF). – Điềm xấu cho chính phủ mới của Nhật? (NLĐ).
Học giả Trung Quốc đòi tách đảng ra khỏi nhà nước(RFA) —-Báo chí Nhà nước thông tin về gia đình hai lãnh đạo cao cấp nhất Trung Quốc (RFI) -Tối ngày hôm qua, 25/12/2012, lần đầu tiên, Tân Hoa Xã công bố các thông tin liên quan đến hai lãnh đạo cao cấp nhất Trung Quốc hiện nay là các ông Tập Cập Bình và Lý Khắc Cường, cũng như về gia đình họ.====>>>
Trung Quốc báo động sau khi máy bay Nhật bay vào vùng tranh chấp (VOA) —Trung Quốc đổ tiền sang Australia (TVN)
Hải quân Iran sắp tập trận ở eo biển Hormuz(RFA) —20 người thiệt mạng trong cuộc pháo kích của chính phủ Syria (VOA)
Lãnh đạo quân cảnh Syria đào ngũ (BBC) – Tham mưu trưởng quân cảnh Syria đào ngũ và rời bỏ chính phủ của Tổng thống Bashar-al Assas để chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Người Kurd ở Iraq ngưng xuất khẩu dầu thô (VOA) —-Noel ở Trung Đông : Hy vọng hòa bình vẫn mong manh (RFI) —TT Ai Cập kêu gọi đối lập đối thoại sau kết quả trưng cầu dân ý (VOA)
Kazakhstan: Gần như toàn bộ lãnh đạo lực lượng biên phòng bị tử nạn máy bay (RFI) —Thái Lan: Bốn năm tù vì loan tin thất thiệt về sức khỏe nhà vua (RFI) —-Malaysia: hàng chục ngàn người mất nhà cửa vì mưa lũ(RFA) —Bangladesh: tiêu huỷ hàng trăm ngàn gia cầm vì dịch cúm(RFA)
Liên Hợp Quốc kêu gọi bỏ hủ tục khâu âm đạo bé gái (Nguoiviet) -Khi cô Waris Dirie vừa được 5 tuổi, mẹ cô ghì chặt cô vào một tảng đá, kẹp một mẫu gỗ lớn bảo cắn thật chặt. Bà chuẩn bị cắt sống một phần âm đạo của cô Dirie theo tục lệ khâu âm đạo bé gái của Somali.
247. CUỘC ĐỜI ÁI TÌNH CỦA HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG
CUỘC ĐỜI ÁI TÌNH CỦA HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG
TS. ĐINH CÔNG VĨCũng như các hoàng đế lẫy lừng thế giới Alêc-xăng Ma-xê-đoan (Hi Lạp), Na-Pô-Lê-Ông (Pháp), cuộc đời của hoàng đế Quang Trung, bên cạnh những thiên anh hùng ca bất diệt, lại có những thiên ái tình đặc sắc xen vào, làm phong phú, sinh động thêm sự nghiệp người anh hùng.
Xác định tình yêu đơn thuần khó khăn hơn là hôn nhân. Có người nói đến sự say mê của nữ tướng Vũ Thị Đức với Quang Trung, hay mối tình của một thiếu nữ Bắc Hà là Đỗ Quyên với người anh hùng áo vải khi nàng giả trai xâm nhập vào quân đội Tây Sơn… Song chứng cứ chưa rõ ràng. Nhưng rõ hơn là ông đã có hai người vợ tấm cám thuở đầu. Một trong đó là mẹ Nguyễn Quang Thùy, người con trai mà vua Càn Long nhà Thanh lầm tưởng là con trưởng Quang Trung, khi Thùy trong đoàn sứ bộ sang chúc thọ 80 tuổi của vua Thanh (năm 1720). Xưa kia (nhất là với vua chúa) không nhất thiết cứ phải lấy người vợ nào trước thì cho người dó là vợ cả. Nếu chưa chọn được người theo ý mình, có thể tạm lấy một người trước để giúp mọi thứ. Cho nên, khó khẳng định mẹ Quang Thùy hay mẹ Quang Toản người nào lấy trước. Có điều là một khi Quang Trung phong mẹ Quang Toản là chính cung hoàng hậu thì Quang Toản thành con trưởng, dù Toản kém tuổi Thùy, tài năng cũng không bằng. Có người căn cứ vào “Đại Nam chính biên liệt truyện” với sự kiện: sau khi từ Thăng Long về (1786): “Nhạc ngày càng hung bạo dâm dật… loạn dâm với vợ của Huệ…”, cho rằng (mẹ Quang Thùy) “lâm vào trường hợp như vậy khi còn ở lại đất của Trung ương hoàng đế nên không được phong làm hoàng hậu”, “có khả năng đây là vợ đầu tiên của Nguyễn Huệ” cũng chỉ là dự đoán. Sách của các sử thần nhà Nguyễn viết về triều đại thù địch với mình, chưa hẳn đã đáng tin cậy. Chính cung hoàng hậu họ Bùi, là anh em cùng cha khác mẹ với thái sư Bùi Đắc Tuyên và Hình bộ thượng thư Bùi Văn Nhật sau này, có quan hệ xa gần gì đó với nữ tướng Bùi Thị Xuân. Vào tuổi trăng tròn lẻ, lọt vào cặt mắt xanh của người anh hùng, bà được Quang Trung chọn làm vợ. Sau mười mấy năm gắn bó với người anh hùng trên những bước đường máu lửa nam chinh bắc chiến, ở cái tuổi 30, bà được phong làm Chính cung hoàng hậu và đã có 5 con (3 trai, 2 gái). Vậy nên, dù chưa hẳn là giai nhân “khuynh quốc” như Ngọc Hân công chúa và các người khác bà cũng được Nguyễn Huệ đặc biệt quí trọng, thương yêu. Bà mất ngày 23 tháng 9 năm 1791, mộ chôn ở dưới chân núi Kim Phụng, thuộc địa phận thành phố Huế, trong tang lễ hết sức linh đình trang trọng, với những giọt nước mắt sầu thảm bi ai, thực sự thương tiếc cho người vợ tấm cám không được cùng mình đi suốt cuộc trường chinh của Quang Trung.
Song nổi tiếng nhất trong cuộc đời Quang Trung là cuộc hôn nhân với Ngọc Hân công chúa, con gái thứ 21 của vua Lê Hiển Tông và bà Nguyễn Thị Huyền. Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (tức ngày 22 tháng 5 năm 1770) chỉ bằng nửa tuổi Quang Trung (gái 16 – trai 33), đối với tuổi Thân của Quang Trung là “Thân Dần Tị Hợi tứ hành xung” tỏ rõ gia đình quí phái và người anh hùng không coi nặng vấn đề tuổi tác. Về mối tình này, chính Quang Trung đã có những câu nói nổi tiếng, hết sức lý thú, còn lưu mãi trong sử sách, như: “Xưa nay những kẻ chinh phu xa nhà, tình khuê phòng là rất cần thiết. Hoàng thượng(1) cũng xét đến chỗ ấy kia à? Ừ! Em vua Tây, làm rể Hoàng đế nước Nam, “môn đăng hậu đối” như thế, hộ tưởng cũng không mấy người có được”… “Nhưng nói đùa đó thôi! Ý nghĩa ấy của hoàng thượng thật là mưu kế già dặn. Người muốn cho hai nước hòa hiếu với nhau đấy thôi”… “vì dẹp loạn mà ra, để rồi lấy vợ mà về; bọn trẻ nó cười cho thì sao. Tuy nhiên, ta mới chỉ quen gái Nam Hà, chưa biết con gái Bắc Hà, nay cũng nên thử một chuyến xem có tốt không?”. “Tôi xin kính lạy dưới bệ Hoàng thượng vạn tuế! Ở nơi khe núi hẻo lánh xa xôi tới đây, há dám đường đột như vậy? Bây giờ may sao lại được bám vào cánh vàng lá ngọc, thật là mối duyên kỳ ngộ ngàn năm mới có…”.
Đám cưới của hai người vào năm 1786, được tổ chức linh đình giữa kinh thành Thăng Long. Trai gái trong kinh thành nghe tin rủ nhau đi xem đông như ngày hội. Ai cũng cho là việc hiếm có xưa nay. “Hoàng Lê nhất thống chí” và một vài cuốn sách đã mô tả rất kỹ. Sau mấy thế kỷ đất nước phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài, cuộc hôn nhân này là sự hàn gắn một cách uyển chuyển đẹp đẽ nhất nhân tâm vốn đã bị chia cắt, phù hợp với xu thế thống nhất đất nước thuở ấy. Sau đó thì “Thuyền lan chèo quế thuận đường vu qui”, Ngọc Hân về Phú Xuân gắn bó cuộc đời mình với người anh hùng “áo vải cờ đào”. Bà được phong làm Bắc cung hoàng hậu (năm 1788) và đã có với Quang Trung hai con (hoàng tử Văn Đức thọ 11 tuổi, công chúa Ngọc Bảo thọ 13 tuổi). Được 6 năm thì Quang Trung đột ngột qua đời (năm 1792). Tất cả tình cảm, niềm thương tiếc của bà với người anh hùng cao cả được thể hiện trong “Văn tế vua Quang Trung” và nhất là trong tác phẩm “Ai tự vãn” lẫy lừng, đến nay đọc lên vẫn còn làm xúc động lòng người.
“… Mà nay áo vải cờ đào
Giúp dân dựng nước biết bao công trình
Nghe rành rành trước vua Nghiêu Thuấn
Công đức nhiều ngự vẫn càng lâu
Mà nay lượng cả ơn sâu
Móc mưa tưới khắp chín châu đượm nhuần”…
Ngoài hai bà vợ được phong hoàng hậu chính thức, Quang Trung còn có những bà vợ khác mà nay tài liệu thành văn cũng như truyền thuyết dân gian để lại không là bao. Tương truyền có một bà tên là Nguyễn Thị Bích, người Quảng Trị là con gái út thứ 16 của một viên quan nhỏ vào buổi tận cùng của chúa Nguyễn ở Phú Xuân, bà gặp Nguyễn Huệ và có một con trai với ông. Sau khi triều Tây Sơn sụp đổ, bà trốn về Vĩnh Âu (nay thuộc xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) để náu mình, lúc qua đời được mai táng ở gò Thơ Vĩnh Âu. Cũng tương truyền có một bà phi họ Lê người Quảng Ngãi, có một con trai với Quang Trung. Cuộc đời mẹ con bà đến nay vẫn còn khép kín trong màn đêm lịch sử. Lại có một bà thứ phi nữa tên là Trần Thị Quy. Cho đến nay chúng ta vẫn chưa biết bà được Quang Trung chọn làm phi năm nào, có con với ông không? Có truyền thuyết là trong những ngày Tây Sơn thất thế, bà bị tay chân Nguyễn Ánh chém đầu, thả trôi sông. Thi hài của bà được nhân dân bí mật vớt lên khâm liệm, mai táng cẩn thận ở cánh đồng trong xứ Trà Quận, làng Thanh Đông (Quảng Nam – Đà Nẵng) với lời thương cảm truyền miệng:
“Bà Trần không quỵ trên đời
Thanh cao phẩm tiết con người ngát thơm”.
Đặc biệt Quang Trung còn dự định cầu hôn với công chúa nhà Thanh nhưng việc không thoả mãn vì ông đột ngột qua đời. Đây là một sự thật rõ ràng. Biểu cầu hôn của Quang Trung gửi vua Càn Long nhà Thanh, dẫn trong “Bang giao hảo thoại” của Ngô Thời Nhiệm còn đó. Đây có thể là “thử” mà cũng không hẳn là “thử” như một phần ông đã thử người con gái tuyệt diệu Bắc Hà, một cái “thử” đáng yêu đã trở nên thiên diễm tình bất tử nghìn thu.
Khác với một tướng bách chiến chưa lên ngôi, lúc này là một Hoàng đế vừa dẹp xong 29 vạn quân xâm lược, với một chiến lược suy tính lâu dài thì hẳn rằng, cuộc hôn nhân này có khác, rất đặc biệt.
Sự đột tử của vua Quang Trung làm dở dang mối duyên Trung – Việt mà ông tơ bà nguyệt, số phận của hai nước không cho gắn bó. Nó cũng làm dở dang cho hàng loạt cuộc đời các người vợ, các người con của ông, đẩy họ vào số phận hết sức bi thảm trong sự trả thù khắc nghiệt và hèn hạ của bọn phản động Gia Long. Thế nhưng, cũng như những thiên anh hùng ca vốn đã bất diệt trong sử sách và truyền thuyết, những thiên ái tình trong hoạt động chính trị cũng như trong đời thường của Quang Trung vẫn sống mãi, còn làm rung động những thế hệ đời nay và mai sau.
(1) Vua Lê Hiển Tông.
* Nguồn: NHÌN LẠI LỊCH SỬ, nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, Hà Nội 2003, Tác giả: KS. PHAN DUY KHA – TS. LÃ DUY LAN – TS. ĐINH CÔNG VĨ.
248. CÁC CUỘC HÔN NHÂN CỦA GIA LONG NGUYỄN PHÚC ÁNH
CÁC CUỘC HÔN NHÂN CỦA GIA LONG NGUYỄN PHÚC ÁNH
TS. ĐINH CÔNG VĨĐối với một anh hùng cao cả, có công cứu dân cứu nước như Nguyễn Huệ, hai tiếng ái tình đẹp đẽ mộng mơ dễ tìm thấy hơn, đã thực sự làm xúc động lòng người. Với một ông vua đối lập như Gia Long Nguyễn Ánh, tư liệu kiểu này có mà ít hơn. Phải chăng dùng hai tiếng “hôn nhân” chuẩn hơn, dễ tìm thấy hơn?
Cuộc hôn nhân đầu tiên của ông là với nàng Tống Thị Lan, tên chữ là Liên, người quê gốc ở Tống Sơn Thanh Hóa, con gái thứ 3 của Qui quốc công Tống Phúc Khuông, sinh năm Tân Tỵ (1762) bằng tuổi Gia Long. Người ta nói: “Vợ chồng bằng tuổi ngồi duỗi ra mà ăn”. Thật ra, trước khi “ngồi duỗi” bà đã trải qua một cuộc đời vất vả.
Năm 1774, khi quân Trịnh tấn công Thuận Hóa, bà theo cha vào Gia Định, vì sắc đẹp và vì dòng giống cao quí được tiến cung rồi được tiến phong là Nguyên Phi. Vì sắc và chủ yếu vì tính thận trọng, lễ phép, cư xử theo đúng lễ nghi mà Thị Lan được Nguyễn Ánh đặc biệt sủng ái.
Năm 1783 quân Tây Sơn đánh Gia Định, Nguyễn Ánh phải lánh ra đảo Phú Quốc rồi sang Xiêm, chuẩn bị rước giặc Xiêm về dày xéo đất Nam Bộ. Trước khi sang Xiêm, Nguyễn Ánh cho hoàng tử Cảnh sang Pháp cầu viện. Ông ta đem ra một dật vàng giao cho Thị Lan một nửa và bảo rằng: “Con chúng ta đi rồi, ta cũng sẽ đi đây. Phi ở lại phụng thờ quốc mẫu, chưa biết sau này sẽ gặp nhau ở đâu, vào lúc nào. Phi cất vàng này làm của tin”.
Năm 1788, Nguyễn Ánh lấy lại Gia Định, cho người đến Phú Quốc đón Thị Lan, năm 1806 lập Thị Lan làm Thừa Thiên Cao Hoàng hậu… Thị Lan đem vàng dâng Nguyễn Ánh. Ông ta nói: “Dật vàng làm tin còn, trời tất giúp ta, không nên quên lúc gian lao, cần lưu giữ lại cho con cháu cùng biết”. Sau dật vàng đó giao cho Minh Mạng. Minh Mạng sai khắc trên vàng các chữ: “Thế tổ Đế hậu Quí Mão bá thiên thời tín vật” (của làm tin của Thế tổ Đế Hậu khi bôn ba năm Quí Mão (1783) rồi đem thờ ở điện Phụng Tiên. Thị Lan khi theo chồng bôn ba nơi gian hiểm, thường tự tay dệt nhung phục cho quân sỹ.
Một hôm đang đi thuyền thì gặp địch. Nguyễn Ánh giục quân sỹ cố đánh, bà cũng cầm dùi trống thúc quân khiến mọi người phấn chấn đánh lui quân địch. Đức hạnh của bà đúng như câu được ghi trong văn sách lập hoàng hậu: “Hòa dịu, cần kiệm tỏ đức hay làm khuôn mẫu cho mọi gia đình. Đem phong hóa quan thư, khiến tu tề trị bình được trông cậy”. Bà sinh được hai hoàng tử: Nguyễn Phúc Chiêu (mất sớm) và Nguyễn Phúc Cảnh được lập làm Đông Cung Thái tử. Năm 1814, Thị Lan mất, thọ 54 tuổi, táng ở lăng Thiên Thụ. Sau Gia Long mất cũng táng ở đó. Bà là người duy nhất mộ được đặt cạnh mộ Gia Long.
Đối lập với hôn nhân được trân trọng nâng đỡ đó là hôn nhân bất hạnh. Cũng là câu chuyện ở đảo giữa biển khơi. Dân gian còn truyền lại câu chuyện: Hoàng phi Lê Thị Răm vì con là Hoàng tử Cải, khác với Hoàng tử Cảnh không chịu theo cha cố Bá Đa Lộc đi cầu giặc ngoại về chống lại người trong nước nên bị Nguyễn Ánh sai quăng xuống biển, bà bị bỏ lại đảo và bị một tên biện ở đây làm nhục. Dân gian đã truyền tụng những câu ca dao thương xót cho cuộc đời bi thảm của mẹ con bà:
“Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay”.
Một người vợ khác của Nguyễn Ánh là Trần Thị Đang tên húy là Kính, người làng Văn Xá (Hương Trà Thừa Thiên) là con gái Thọ Quốc công Trần Hưng Đạt sinh năm Mậu Tý (1769), kém chồng 7 tuổi. Gặp biến cố năm 1774, mẹ Nguyễn Ánh ẩn náu ở làng An Dụ, bà được vào hầu. Năm 1778, khi Nguyễn Ánh nhiếp chính ở Gia Định, sai người rước mẹ vào Nam, bà mới 9 tuổi đã cùng các công chúa đều theo hầu. 14 tuổi, bà được Nguyễn Ánh phong làm Tả cung tần, còn gọi là Nhị phi. Khi nhà Tây Sơn còn mạnh, bà theo Nguyễn Ánh phiêu dạt nhiều nơi, đêm đêm thường thắp hương cầu khẩn: “Lúc này, vận nước còn chưa được an định, nếu sinh con mà bỏ đi thì bất nhân mà mang theo thì chỉ thêm bận lòng chúa thượng. Nếu số mệnh có còn thì xin thái bình rồi mới sinh”.
Năm 1788 khôi phục được Gia Định, theo truyền thuyết: một đêm Thị Đang mộng thấy thần nhân dâng lên một cái tỷ và hai cái ấn, tỷ màu sáng đẹp như mặt trời, ấn thì một cái màu Sắc tím, một cái màu rất nhạt. Đến năm 1791, Thị Đang 24 tuổi sinh ra hoàng tử Phúc Đảm (sau là vua Minh Mạng). Gia Long mất, Thị Đang còn sống đến đời cháu nội là vua Thiệu Trị, mất năm 1746, thọ 79 tuổi. Sử sách nhà Nguyễn thường ca ngợi Thị Đang là người “cần kiệm, hiền từ, thông thuộc kinh sử, tính lạ khiêm cung thường lo tới dân”. Bà từng có những lời khuyên Minh Mạng, Thiệu Trị góp phần ích quốc lợi dân. Thị Đang có với Gia Long ba hoàng tử. Trưởng là vua Minh Mạng, hai là Kiến An Vương Nguyễn Phúc Đại, bà là Thiệu Hóa quận vương Nguyễn Phúc Chẩn.
Người vợ xếp hàng thứ 3 của Gia Long (còn gọi là “Đệ tạm cung”) là một bà họ Lê. Một bài báo bằng tiếng Pháp đăng ở tạp chí “Những người bạn của cố đô Huế”, dưới nhan đề: “Ông tơ bà nguyệt đa đoan hay là duyên số kỳ lạ của công chúa Ngọc Hân” nói việc Ngọc Hân lấy Gia Long. Không thể có chuyện vàng thau lẫn lộn, ngọc quý để cho ngâu vầy như thế này. Ngọc Hân người vợ tài, sắc, rất mực thuỷ chung với anh hùng cao cả Nguyễn Huệ cả nước đều biết, làm sao có thể lấy Gia Long. Thực ra bà mất năm 1799 khi Gia Long chưa may mắn chiếm được Phú Xuân. “Nguyễn Phúc tộc thế phả (Nxb Thuận Hóa – Huế năm 1995) cho biết: người vợ ấy là Lê Thị Bình, con gái nuôi của vua Lê Hiển Tông và Từ Cung Nguyễn Thị Huyền, em gái của Ngọc Hân công chúa. Thị Bình sinh năm Giáp Thìn (1785), kém Gia Long 23 tuổi, năm 1802 gặp Gia Long rồi được phong Tả cung tần. Bà mất năm Canh Ngọ (1810). Thị Bình sinh với Gia Long hai hoàng tử (Quảng Uy Công Nguyễn Phúc Công và Thường Tín công Nguyễn Phúc Cự) và hai hoàng nữ (An Nghĩa công chúa Ngọc Ngôn, Mỹ Khê công chúa Ngọc Khuê). Cuộc hôn nhân này bị nhiều lời dị nghị. Theo Phan Thúc Trực trong “Quốc sử dĩ biên” thì Quận công Lê Văn Duyệt từng nói: “Đức hoàng thượng thường dẫn chuyện xưa Ngụy Báu và Bạc Cơ đề giải đáp những nghi vấn”. Bạc Cơ là vợ vua Ngụy là Ngụy Báu. Khi Ngụy Báu bị giết, Hán Cao Tổ thu nạp Bạc Cơ làm vợ sinh ra Hán Văn Đế. Với Lê Thị Bình, Gia Long cũng như Hán Cao Tổ đều cùng là một duộc sát phu hiếp phụ như vậy ở những kẻ thắng cuộc: Thị Bình vốn là vợ vua Tây Sơn Nguyễn Quang Toản, con dâu Nguyễn Huệ. Khi Toản bị Gia Long bắt giết, cùng với sự trả thù khốc liệt và hèn hạ nhà Tây Sơn, ông ta đã thu nạp Lê Thị Bình làm vợ. Nhiều người trong đó có Lê Văn Duyệt thẳng thắn khuyên can. Gia Long đã nói một câu trơ tráo: “Nước của ngụy ta còn lấy, vợ của ngụy có sá gì”. Câu ca dao:
“Số đâu có số lạ đời
Con vua mà lại hai đời chồng vua”
chính là nói Lê Thị Bình đã khuất thân đi lấy kẻ thù của chồng mình.
Ngoài ra, Gia Long còn có nhiều vợ như các bà sau:
1. Bà Nguyễn Thị Tần, được phong là Chiêu dung, sinh năm Tân Hợi (1791), kém Gia Long 29 tuổi, mất năm Đinh Dậu (1837), sinh ra hoàng tử Từ Sơn công Nguyễn Phúc Mão. Các bà khác năm sinh năm mất không rõ như:
2. Bà Lâm Thức, được phong làm Chiêu dung, sinh ra Hoàng tử Nguyễn Phúc Trấn mất sớm và hai hoàng nữ (Bình Hưng công chúa Ngọc Quỳnh và Bảo Lộc công chúa Ngọc Anh).
3. Bà Phạm Thị Lộc, được phong làm Chiêu dung, sinh ra hai hoàng nữ (Bình Thái công chúa Ngọc Châu và Bảo Thuận công chúa Ngọc Xuyên).
4. Bà Hoàng Thị Chức, được phong làm Chiêu dung, sinh được một hoàng nữ (Phú Triêm công chúa Ngọc Trân).
5. Bà Tống Thị Thuận, được phong làm Chiêu dung, sinh được một hoàng nữ (Nghĩa Hòa công chúa Ngọc Nguyệt).
6. Bà Dương Thị Sự được phong Tiệp dư. Bà người Duy Xuyên (Điện Bàn – Quảng Nam), con của Tuyên úy tướng quân Dương Trung. Bà sinh được một hoàng tử là Định Viễn Quận vương Nguyễn Phúc Bính và một hoàng nữ là An Lễ công chúa Ngọc Cửu.
7. Bà Dương Thị Dưỡng được phong Tiệp dư, sinh được một hoàng nữ là An Thái công chúa Ngọc Nga.
8. Bà Nguyễn Thị Điền, được phong Chiêu nghi, sinh được một hoàng tử Điền Khánh Vương Nguyễn Phúc Tấn.
9. Bà Trịnh Thị Thanh, được phong Mỹ nhân, sinh được một hoàng tử là An Khánh công Nguyễn Phúc Quang.
10. Bà Cái Thị Thu, được phong Mỹ nhân. Bà sinh được một hoàng nữ là An Điền công chúa Ngọc Vân.
11. Bà Nguyễn Thị Vĩnh, được phong Mỹ nhân. Bà sinh được một hoàng nữ là Định Hòa công chúa Ngọc Cơ.
12. Bà Trần Thị Thế, được phong Mỹ nhân. Bà sinh được một hoàng nữ là Công chúa Ngọc Bích.
13. Bà Trần Thị Hán, được phong Tài nhân. Bà sau được về quê quán, sinh được một hoàng nữ là Công chúa Ngọc Lý.
14. Bà Phan Thị Hạc, được phong Tài nhân. Bà sinh được một hoàng nữ là Công chúa Ngọc Thành.
15. Bà Nguyễn Thị Uyên, được phong Tài nhân. Bà sau được về quê quán, sinh được một hoàng nữ là Công chúa Ngọc Thiều.
16. Bà Đặng Thị Duyên, được phong Tài nhân, sinh được một hoàng nữ là Công chúa Ngọc Trinh.
17. Bà Tống Thị Lâu, được phong Tả cung tần, sinh được một hoàng nữ là Đức Hòa công chúa Ngọc Ngoạn.
18. Bà Nguyễn Thị Thụy, được phong Cung tần, sinh được một hoàng tử là Điện Bàn công Nguyễn Phúc Phổ.
Còn có một số bà không rõ lai lịch tuổi tên.
* Nguồn: NHÌN LẠI LỊCH SỬ, nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, Hà Nội 2003, Tác giả: KS. PHAN DUY KHA – TS. LÃ DUY LAN – TS. ĐINH CÔNG VĨ.
VietNam Net - Đạo
đức sinh viên (SV) đang tụt dốc, lối sống buông thả…đã đến lúc cần
phải tìm thuốc đề kháng là ý kiến của các nhà nghiên cứu tại hội thảo
Giáo dục đạo đức cho SV trong các trường CĐ, ĐH Việt Nam do Viện nghiên
cứu giáo dục (Trường ĐH Sư phạm TPHCM) tổ chức cuối tuần qua.
ĐẠO ĐỨC
HỎNG TỪ GỐC NHƯNG KHÔNG AI DÁM NÓI
Sỹ tôi đọc bài “Đạo đức, lối sống sinh viên đang tụt dốc” đăng trên VietNam Net mà
buồn cười, bởi các tham luận hàm hồ đổ lỗi cho lớp trẻ. Vấn đề to lớn
này nó hỏng từ gốc, còn lớp trẻ nói chung và sinh viên nói riêng có “tụt
dốc” về đạo đức như cuộc hội thảo nêu lên thì đó là hỏng phần ngọn. Nếu
gốc không hỏng, mà ngọn có hỏng chút nào cũng không đáng lo, nhưng đây
là hỏng từ gốc ! Hơn nửa thế kỷ qua, điều thảm hại ấy ai cũng biết và ai
cũng phải ngậm miệng. “Ngậm miệng ăn tiền” cũng có, ngậm miệng bởi
không thèm nói cũng có, cả hai biểu hiện đó đã thêm yếu tố làm cho đạo
đức người Việt tụt dốc nói chung chứ chẳng riêng gì sinh viên ! Và, tình
trạng đạo đức tụt dốc như các “nhà cổ cánh” nêu lên trong hội thảo là
do không thấu hiểu lịch sử, nói như thế chưa đúng. Bởi đạo đức được xây
dựng nên hoặc bỏ mất đi là tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tư chất con
người, truyền thống cộng đồng, ảnh hưởng xã hội, nền nếp của dòng họ,
gia đình và sự dạy dỗ của nhà trường…còn lịch sử dân tộc chỉ một phần
trong đó ! Tất nhiên, phải là lịch sử tốt đẹp, chứ lịch sử tàn bạo, cướp
bóc, hủ bại thì có thông hiểu mấy cũng không thể dựa vào nó để xây dựng
nên đạo đức, tệ hơn nữa là ngược lại !
Ở bài viết
này chỉ bàn riêng về cái chủ đề của hội thảo nhấn mạnh là do không
thông hiểu lịch sử nên đạo đức tụt dốc và nêu lên ý kiến của người viết
bài này về căn nguyên hỏng từ gốc nên lớp trẻ không ham học lịch sử.
Tuân theo lời dặn của người xưa “nói có sách, mách có chứng”, Sỹ tôi xin
dẫn những việc làm phi lịch sử, bóp méo lịch sử, hiểu biết mù mờ về
lịch sử của chúng ta rồi cố nhồi nhét vào đầu óc lớp trẻ những điều trớ
trêu và vô bổ ấy như sau:
Bóp méo lịch sử
- Lịch sử nước ta từ xưa đã công nhận Triệu Đà là vị Vua đầu tiên của nước Việt. Đến Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi cũng viết Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nên độc lập. Nhưng Cách mạng Tháng Tám thành công là lặng lẽ “phế truất” Vua Triệu Đà không kèn không trống.
Mù mờ nhầm lẫn
Đền thờ Kinh Dương Vương ở Bắc Ninh
Lễ hội Ngày Giỗ Kinh Dương Vương từ 16-24 tháng Giêng Âm lịch
- Theo lịch sử, Thủy Tổ của người Việt là Kinh Dương Vương,
hiện còn lăng thờ ở xóm Bi, làng A Lữ (Bắc Ninh), lễ tưởng niêm hàng
năm vào ngày 18 tháng Giêng và ngày hội từ 16 đến 24 tháng Giêng Âm
lịch. Sao Nhà nước ta lại tổ chức “giỗ Tổ Hùng Vương” ở
Phú Thọ ? Sỹ tôi có bịa chuyện đâu, Gs Vũ Khiêu viết chúc văn, Nghệ sĩ
nhân dân Tiến Thọ đọc chúc văn tế lễ vào ngày 10-3 Âm lịch (2000) tại
đền thờ Hùng Vương (Phú Thọ), rồi in trên báo Nhân dân với cái đầu để to
bằng gốc bắp cải Chúc văn giỗ Tổ Hùng Vương và
ảnh đăng trên nhiều báo có cả Chủ tịch nước cùng nhiều đại thần cúc
cung khấn vái (!) Như vậy, người sinh sau là Tổ của người sinh trước ạ
?! Chủ tịch Hồ Chí Minh nói Các Vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước. Người gọi Vua Hùng, chứ không gọi Tổ Hùng Vương. Tuy nhiên, cũng chưa phân câu chiết tự ở chỗ “các Vua Hùng có công dựng nước”. Bởi dựng nước phải là Thủy Tổ Kinh Dương Vương, dù
dã sử hay truyền thuyết, Ngài lập quốc từ khi chưa sinh các Vua Hùng,
chứ đâu phải các Vua Hùng khởi nghĩa lập nên nước Việt. Dựng nước không thể hiểu theo nghĩa xây dựng nước, xây dựng đất nươc Tình
trạng nhầm lẫn ấy kéo dài đến bây giờ và không khéo cả mai sau ! Xin
trích đoạn bài viết của Nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký hội
Khoa học lịch sử Việt Nam đăng trên tạp chí Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương,
dẫn nghị quyết của bộ Chính trị BCH TW đảng Cộng sản Việt Nam về “giỗ
Tổ Hùng Vương” để thấy từ “nhà sử học” đến cơ quan nghiên cứu Lý học
Đông phương và cả bộ Chính trị cũng nhầm lẫn:
Ngày
26-7-1999, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về việc tổ chức các ngày lễ lớn
của dân tộc trong năm 2000, trong đó có Giỗ Tổ Hùng Vương.
"Giỗ Tổ
Hùng Vương đã trở thành biểu tượng của giá trị văn hóa tinh thần của dân
tộc Việt Nam, thể hiện sức mạnh và niềm tự hào dân tộc, củng cố khối
đoàn kết, truyền thống uống nước nhớ nguồn và bản sắc độc đáo của nhân
dân ta". Đó là nội dung tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Bộ trưởng Văn
hóa-Thông tin nhằm xúc tiến khẩn trương lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương năm
2000 như một quốc lễ.
…
Đúng như câu dân gian cười mỉa: Sinh con rồi mới sinh cha / Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông (!)
- Một
người được gọi là “Nhà nghiên cứu Hà Nội” viết trong sách thuộc loại văn
học sử do sở Văn hóa-thông tin Hà Nội phát hành, dẫn Nguyễn Du quê ở Nghệ An,
hay thật. Có lẽ nhờ cái danh vị Đại thi hào nên được “nhà nghiên cứu Hà
Nội” đặc cách ưu tiên cho di dân từ Nghi Xuân, Hà Tĩnh sang Nghệ An (?)
- Láo nháo trích dẫn sai thơ Nhớ Bắc của Huỳnh Văn Nghệ, vô hình trung buộc tội cho dân tộc. Nguyên bản theo bút tích tác giả: Từ thuở mang gươm đi giữ nước, thì trích Từ độ mang gươm đi mở cõi, Từ thuở mang gươm đi mở cõi và tự tiện thêm bớt một số đoạn. Có thể xem thêm ở bài LÁO NHÁO TRÍCH DẪN THƠ SAI, BUỘC TỘI CHO DÂN TỘC trên trang mạng của Lê Khả Sỹ http://lekhasy.vnweblogs.com (poste ngày 20-12-2012)
- Tác phẩm Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch in ra với tên tác giả Trần Dân Tiên nhưng về sau, Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức khẳng định Trần Dân Tiên là Hồ Chí Minh,
thật giả không biết đâu mà lần. Và, dù có biết rõ nguồn cơn thì người
đọc vẫn không tin lời khẳng định của Hà Minh Đức vì chẳng bao giờ cụ Hồ
lại làm cái việc mạo danh người khác để “mèo khen mèo dài đuôi” (!)
Làm theo sở thích
- Dịp kỷ niệm Một nghìn năm Thăng Long-Hà Nội, không rước tượng Lý Thái Tổ, lại rước ảnh Hồ Chí Minh
- Tự ý đục bỏ văn bia của Hồ Chí Minh ở đền thờ Quang Trung tại Nghệ An
- Đài Truyền hình Việt nam sửa thơ Hồ Chí Minh, phát lên sóng. Câu của cụ tặng cho Phụ nữ Việt nam là Phụ nữ Việt Nam anh hùng bất khuất, trung hậu, đảm đang thì sửa cần cù bất khuất, trung hậu, đảm đang
- Các trích dẫn về văn học sử cả trong sách giáo khoa cũng sai nhầm lung tung mà đã nhiều lần bị công luận vạch ra, phê phán.
Coi thường lịch sử
Đài Pt & TH Hà Nội phát lên sóng: 5 năm qua, công tác làm sạch rác thải của Hà Nội là một mốc son lịch sử.
Cơ quan ngôn luận của Thủ đô tự xưng là đầu não của cả nước, hàng ngũ
biên tập chắc chắn là có trình độ đại học không chuyên khoa sử thì
chuyên khoa văn mà chẳng hiểu mốc son lịch sử là như thế nào, nó cao quý
đến mức nào và cả ý khôi hài là không biết nó dài ngắn, to nhỏ, tròn
méo ra sao (!) Chết thật ! Đó là chưa kể đến những năm gần đây, họ tổ
chức các cuộc hội thảo tầm phào về lịch sử để bình công luận tội các
triều đại.
Những
người cầm trịch về bảo tồn, về truyền thụ tri thức kiến thức lịch sử mà
ngu ngơ và vô trách nhiệm như rứa thì dạy ai nghe ? May là Sỹ tôi đã
già, giá như còn trẻ như các bạn sinh viên thì tôi còn “tụt dốc về đạo
đức” gấp chục lần lớp sinh viên bị các vị nêu ra, vì tôi không tin vào
trình độ hiểu biết lịch sử, tôn trọng lịch sử của lớp người có quyền có
thế nắm cổ lịch sử và cách nhìn, cách xử sự của họ đối với quá khứ. Nếu
học theo họ thì hỏng bét ! Nhưng xin nhắc lại, không phải vì không học sử mà đạo đức tụt dốc như đã nói ở phần trên !
Những cuộc
“hội thảo” nghe ra quan trọng nhưng các vị không dám nói thẳng nói
thật, “lý luận” loanh quanh rồi đổ lỗi cho lớp trẻ, nhưng dù chẳng tích
sự gì thì ít nhất cũng giúp các vị thêm lần tự nhìn lại mình để tâm niệm
câu Tiên trách kỷ hậu trách nhân ! Những cuộc hội thảo như thế không
hoàn toàn uổng phí hàng tệp phong bì thù lao bằng mồ hôi, công sức của
dân. Thôi cũng được.
Hà Nội, 26-12-2012
L.K.S.
Thay chuyển từ trên và từ những việc giản đơn nhất
Tách riêng chuyện cái lưỡi bò, tranh chấp biển đảo và những hằn thù truyền kiếp, Trung Quốc có nhiều điểm để Việt Nam nhìn vào học tập. Tôi nói nhắc điều này rất nhiều rồi. Những chuyển thay từ các động thái gần đây của thế hệ lãnh đạo mới thời Tập Cận Bình- Lý Khắc Cường một lần nữa cho thấy so với họ, Việt Nam còn quá nhiều bảo thủ, trì trệ.
Chính trường Trung Quốc đang báo hiệu những chuyển thay lớn.
Tân lãnh tụ Tập Cận Bình vừa mới tuyên bố rằng đảng Cộng sản sẵn sàng và
cam kết sẽ làm việc chung với các đảng phái khác, theo tinh thần đa
đảng, đồng thời ủng hộ ý kiến để các đảng khác (không phải Cộng sản) giữ
một vai trò quan trọng trong chính quyền.
Bản tin của Tân Hoa Xã nói là ông Tập hứa hẹn và cam kết tham
khảo ý kiến cũng như lắng nghe các đề nghị từ các đảng phái khác với
mục tiêu để đảng Cộng sản có thể phục vụ dân chúng hữu hiệu hơn.
Ngay sau khi lên nắm quyền tối thượng với vai trò Tổng Bí thư
kiêm Chủ tịch nước và Chủ tịch quân ủy trung ương, ông Tập đã tiếp kiến
các tân lãnh tụ của 8 đảng ngoài Cộng sản. Điều đặc biệt là 8 đảng phái
này đều là những người hết lòng ủng hộ đảng Cộng sản, và được nhà nước
cấp phép hoạt động công khai (theo RFA)
Ở một động thái khác, ông Tập cùng thế hệ lãnh đạo mới của
Trung Quốc đang muốn cải thiện, tạo dựng một hình ảnh khác theo hướng
gần gũi, thân thiện với người dân.
Hình chụp các nhà lãnh đạo trong Ban thường vụ Bộ Chính trị
đầy quyền lực của Trung Quốc được đưa trên các mặt báo những ngày gần
đây rõ ràng nhằm tạo dựng một hình ảnh khác theo hướng thân thiện với
dân chúng.
Đó là bức ảnh ông Tập Cận Bình, nhân vật đứng đầu, người
quyền lực nhất Trung Quốc bình dị đèo con gái thư thái trên một chiếc xe
đạp.
Đó là bức ảnh Thủ tướng Lý Khắc Cường, nhân vật quyền lực thứ
hai trong Bộ Chính trị, người được mô tả là một nhân vật biết “đặt nhân
dân lên trên hết" ngồi xổm nở nụ cười tự nhiên thoải mái một cách thân
thiện bên những lão nông mình trần cạnh bức tường gạch nham nhở. Rồi
những cảnh ông Lý đang bắt tay các thợ mỏ và ăn mì ăn liền khi kiểm tra
công tác cứu hộ thảm họa… (theo BBC)
Trước đó không lâu, Trung Quốc cũng đã ban hành một sắc
lệnh “không hoa, không quà, không thảm đỏ cho lãnh đạo”. Băngrôn, thảm
đỏ, hoa, phong tỏa đường phố, tặng quà kỷ niệm trong các chuyến thăm của
lãnh đạo… sẽ nằm trong danh sách bị hạn chế. Các quan chức quân đội
cũng buộc phải nói “không” với các loại rượu đắt tiền và tiệc tùng xa
hoa. Thay vào đó, họ sẽ buộc phải dùng các bữa ăn tự chọn đơn giản, bình
dân. Vừa mới tháng 7/2012, Trung Quốc đã ra lệnh cấm đưa món súp vi cá
mập vào các bữa tiệc chiêu đãi quan chức.
Theo bản qui định “15 điều” do chính quyền thủ đô Bắc Kinh
ban hành yêu cầu quan chức lãnh đạo phải hạn chế các hội nghị tốn kém,
giảm số người tháp tùng, đơn giản hóa việc tiếp đón. Dẹp bỏ các bài báo
ca tụng lãnh đạo hoặc đưa tin về các buổi triển lãm, cắt băng khánh
thành và các hoạt động, nghi lễ khác. Thậm chí còn qui định rất cụ thể,
khắt khe rằng một bản tin quan trọng không vượt quá 800 chữ, thời gian
phát sóng trên truyền hình không được vượt quá 1 phút.
Ông Tập nói: ông rất ngạc nhiên khi lãnh tụ Cuba Raul Castro
chỉ tổ chức một bữa tiệc mừng rất nhỏ trong dinh thự giản dị của mình để
chiêu đãi ông và tùy tùng. Ông cũng rất ấn tượng trước việc Tổng thống
Nga Putin không thích chặn giao thông mỗi khi đoàn xe của ông di chuyển
quanh điện Kremlin (theo Tuổi Trẻ).
Để có những chuyển thay lớn, nên bắt đầu từ những nghi thức,
thậm chí cả những cách đi đứng ăn uống thường nhật tưởng chừng giản đơn
ấy. Và phải bắt đầu chỉnh sửa, thay chuyển, loại bỏ từ cấp cao nhất, từ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội, nhóm quan chức
Bộ Chính trị, trung ương ủy viên.
Tôi nghe có tỉnh trên Tây Nguyên nghèo khó vậy mà năm rồi khi
Thủ tướng về làm việc đã bưng tặng món quà cho ông là một… tảng đá quí
trị giá hàng tỷ đồng (khiến sau đó Thủ tướng phải tặng lại địa phương để
bán đấu giá lấy tiền dùng cho mục đích công ích).
Không thể để mãi tình trạng Thủ tướng đến đâu cũng cờ phướn băng rôn biểu ngữ rợp trời, kẻ tên Thủ tướng đỏ chói
to đùng ngáng ngay đỉnh đầu. Không thể một ông Phó Thủ tướng đến dự
khai giảng một trường học phổ thông cũng bắt giáo viên và học sinh đứng
phơi nắng xếp hàng giương hồng kỳ chào đón như vua chúa. Không thể một ông Phó Thủ tướng đi kiểm tra việc chống gà lậu cũng phải căng bảng kẻ tên. Không thể một ông Chủ nhiệm văn phòng chính phủ
(dân tình gọi là cậu Chánh văn phòng, người lo công việc hành chính trị
sự “bếp núc” của văn phòng chính phủ) mà đi làm việc cũng để địa phương
căng kẻ biểu ngữ ghi tên mình như thánh tướng.
Tôi biết chuyện năm rồi, khi một ông vừa trúng Bộ Chính trị,
kéo bầu đoàn thê tử xe dẹp đường ụ còi “gâu gâu” vào inh ỏi cả đô thị di
sản Hội An. Ông Sự (Nguyễn Sự, Bí thư Hội An) tức khí không thèm tiếp,
chỉ lẳng lặng cử một tay phó đến đón. Tối ăn cơm ông cũng không thèm
tiếp, giả cáo nhà… có giỗ.
Mấy chục năm làm báo, tôi nghe và biết nhiều cụ đi đâu cũng
đòi phải có báo chí truyền hình, đòi đưa tin trang nhất. Tay phóng viên
nào sơ ý không chụp cận cảnh hoặc lia máy không biết zoom rõ mặt các cụ
thì i rằng hôm sau bị nhắc nhở, khiển trách.
Thay chuyển, phải bắt đầu từ những việc dễ thấy vậy. Toàn bộ
máy quan chức cao cấp hiện thời, tôi thấy mỗi ông Trọng Tổng Bí thư là
nhân vật giản dị, gần gũi, ít khoa trương nhất. Chỉ thị cấm “nhiệt liệt
chào mừng” và băng rôn cờ phướn chào đón của Ban Bí thư dường như cũng
chỉ mình ông thực hiện nghiêm túc nhất.
Không thể tưởng tượng và chấp nhận được cảnh một vị tiến sĩ,
kiến trúc sư lên bục nhận giải thưởng nhà nước cao quí lại phải cúi gập hết thân mình, dang cả hai tay để ôm bắt tay ông Chủ tịch nước.
Sự hèn mạt của người trí thức là một lẽ. Nhưng về phía Chủ tịch nước
sao lại thản nhiên thẳng lưng chìa tay cho người ta bắt kiểu như ban cho
vậy? Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Người đáng phải cúi gập lưng bắt
tay các tác giả được trao giải thưởng nhà nước cao quí trong trường hợp
này chính là Chủ tịch nước.
“Chẳng rõ từ bao giờ nảy sinh cái tệ cán bộ lãnh đạo “xuống”
dân và cán bộ cấp dưới “hai tay xoa tít, cái đít cong vòng”, một “báo
cáo anh” hai “báo cáo anh”.Vua chúa bỗng nhảy xổ vào chúng ta- những
người Cộng sản. Đành rằng có một số qui định, nghi thức mà phàm một quốc
gia phát triển bình thường phải tuân theo, song làm nhạt nhòa mối thâm
tình với đồng bào, đồng chí sẽ như cánh cổng sơn son dẫn vào chế độ quan
liêu, vào… cung đình!” (Trần Bạch Đằng)
Việt Nam với Trung Quốc cùng mô hình Cộng sản. Đảng, nhà
nước và chính phủ Việt học sao nguyên bản rất nhiều việc của Tàu. Thế
nhưng tại sao những điểm quá dễ dàng và các động thái giản đơn như thế
của thế hệ Tập Cận Bình lại không được học tập, không biết… làm theo?
Không thể chấp nhận nổi những quan chức mà mở mắt ra là
nghe dân chửi, chửi đến muối mặt (điểm này tôi sẽ nhắc thêm trong bài
“Việt Nam 2012” post vào đúng 0 giờ ngày đầu năm 1/1/2013). Không thể
chấp nhận nổi những quan chức, những “lãnh tụ” mà gương mặt lúc nào cũng
cơng cơng như vua chúa, coi dân như cỏ rác, đến mức khi xin lỗi dân
cũng ngửa mặt cao ngạo như thách đố, đến cả nụ cười cũng đầy ngạo mạn
thách thức… Thậm chí đến con cái của họ đi đâu cũng bầu đoàn thê tử đón
rước, tháp tùng hầu hạ như vua chúa.
Không lớn lao gì. Bắt đầu phải thay chuyển từ những việc đó.
- Bấm đọc lại: Nhìn từ Trung Quốc
Thuốc từ nọc độc bò cạp trị 5 loại ung thư
Các nhà khoa học Cuba đã công bố một lọai thuốc chiết xuất từ nọc độc
bò cạp có thể chữa được các bệnh ung thư tại hội thảo chuyên đề trong
nước diễn ra ngày 16-12.
Hội nghị chuyên đề có tên "Serving Life",
diễn ra tại khách sạn Camilo Cienfuegos Genera, trung tâm thành phố of
Sancti Spiritus đã giới thiệu nghiên cứu khoa học về nọc độc bò cạp và
loại thuốc mới có tên Vidatox 30 CH.
Loại thuốc mới được tinh chế
từ loài nọc độc bò cạp xanh ở phía Tây Cuba, có thể dùng điều trị các
bệnh ung như ung thư gan, vú, não, tuyến tiền liệt và ung thư phổi.
Lấy nọc bò cạp. Ảnh: India Express |
Thuốc
Vidatox được sản xuất bởi tập đoàn dược phẩm Labiofam, Cuba, có thể
tăng tỉ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư, ngăn ngừa sự lây lan của các
tế bào ung thư và cải thiện sức khỏe người bệnh.
Ung thư là xếp thứ hai trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Cuba. Theo số liệu chính thức, mỗi năm có khoảng 18.000 người Cuba chết do ung thư.
Ung thư là xếp thứ hai trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Cuba. Theo số liệu chính thức, mỗi năm có khoảng 18.000 người Cuba chết do ung thư.
Vì thế, Cuba cũng đã tung ra 4 loại vắc-xin do Bộ Khoa
học, Công nghệ và Môi trường Cuba (CITMA) chuẩn y ra thị trường 26 nước
ở châu Mỹ Latinh, Châu Á và châu Phi. Các loại vắc-xin nhằm giảm thiểu
tác hại của bức xạ và hóa trị, là “biệt dược” nhằm chống lại các khối
u.
(Tin mới)
Vụ cảnh sát đánh vỡ ruột đồng nghiệp: Có dấu hiệu bao che?
Vì một va chạm giao thông nhỏ, hai cảnh sát hình sự đã lao vào nhau như
những kẻ côn đồ. Một người vì say rượu nên không có khả năng chống đỡ.
Còn người kia ra đòn không thương tiếc và truy đuổi đồng nghiệp vào tận
khu trọ, đánh đến vỡ ruột…
Khi cảnh sát hành xử như côn đồ
Báo Phụ Nữ nhận được đơn thư của chị Hoàng Thị Oanh, SN 1958, trú tại 71
Nhị Thanh, P.Tam Thanh, TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, tố cáo việc con
trai chị là Lý Ngọc Sơn, SN 1987 (cảnh sát hình sự tỉnh Lạng Sơn, hiện
đang học tại Học viện Cảnh sát) đã bị bạn cùng trường là Lê Hồng Quân
(cảnh sát hình sự huyện Từ Liêm, Hà Nội, đang theo học khóa 25 - chuyên
ngành điều tra hình sự, Học viện Cảnh sát) đánh trọng thương, dẫn đến
đứt ruột, suýt mất mạng. Ngày 19/11 và 5/12, chị Oanh đã hai lần gửi đơn
tố cáo đến Công an huyện Từ Liêm (địa bàn xảy ra sự việc), Công an TP.
Hà Nội - nhưng không hề nhận được hồi đáp nào.
Lý Ngọc Sơn được cấp cứu tại Khoa Ngoại - Bệnh viện 198 (Bộ Công an).
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết: “Nạn nhân khai là bị đá nhiều lần vào
bụng bằng giày đinh. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ chuyên khoa nhận định
bệnh nhân bị đứt ruột, phải phẫu thuật ngay, nếu chậm trễ sẽ dẫn đến
nhiễm trùng ổ bụng…”.
Sau khi được bác sĩ nối lại ruột non và điều trị tích cực, Sơn kể lại sự
việc: “Chiều 17/11, được nghỉ học nên tôi có uống rượu tại tiệc sinh
nhật bạn. Khi đã ngà say, tôi phóng xe máy trở về ký túc xá và va phải
chiếc ô tô mang BKS 29A - 28028, nên ngã xuống đường. Từ trên xe có một
đôi nam nữ bước xuống, người đàn ông chửi và đánh tôi tới tấp khi phát
hiện thấy chiếc gương xe của anh ấy bị vỡ. Tôi có nói là sẽ đền chiếc
gương khác, nhưng anh ấy vẫn đánh tôi túi bụi, người phụ nữ đứng xem chứ
không hề can gián. Gót giày anh ta cứ thế nện túi bụi vào bụng tôi cho
đến khi tôi nằm im dưới đất không biết gì nữa. Một người biết tôi là học
viên của Học viện Cảnh sát, đưa tôi về gần cổng trường để sơ cứu. Người
đàn ông đó còn xông vào nhà trọ đòi giết tôi: “Mày không phải công an
thì “bố” đánh chết, hiểu chưa?”.
Người đàn ông đã đánh Sơn, được ví như “cậu giời” ở khu tập thể Học viện
Cảnh sát tên là Lê Hồng Quân (nguyên là cảnh sát hình sự Công an huyện
Từ Liêm), hiện đang học tại chức tại Học viện Cảnh sát, có bố làm cán bộ
trong Học viện. Một ngày sau, khi tin đồn Sơn đi cấp cứu vì bị Quân
đánh vỡ ruột lan nhanh, gia đình Quân cử người đến bệnh viện túc trực
bên cạnh Sơn và ngỏ ý mong Sơn không tố cáo Quân.
Nạn nhân Lý Ngọc Sơn trên giường bệnh |
Tiếp cận những nhân chứng trực tiếp can ngăn trong vụ ẩu đả, chúng tôi
đã thu thập được những thông tin khách quan. Bà Lê Thị Tâm ở số nhà 16,
xóm 2, khu C, Học viện Cảnh sát cho biết: “Tôi đi chợ về ngang qua, nhìn
thấy Quân đang đánh một thanh niên rất dã man. Tôi ngạc nhiên vì hôm đó
là ngày cưới của Quân, cô vợ Quân đang đứng cạnh chiếc xe, không can
ngăn gì”.
Một nhân chứng khác là bà Nguyễn Thị Thành, ở khu C - Học viện Cảnh sát
cho biết: “Tôi cử mấy thanh niên đang trọ ở nhà tôi ra đưa Sơn về nhà
tôi để lau vết thương. Lúc này Sơn không đi lại được nên mọi người phải
cõng. Tôi nghĩ là Quân mới đám cưới buổi sáng nên có uống rượu, cậu ta
không làm chủ được hành vi của mình, chỉ thấy cậu ta cứ lồng lên như con
thú đói mồi. Mặc dù Sơn đã được đưa vào trong nhà tôi, mà nó vẫn lồng
lên đòi đánh tiếp. Tôi nói: “Nó cũng là công an đấy”! Quân hung hăng
bảo: “Nó không phải là công an thì hôm nay cháu đánh chết nó”. Bà Nguyễn
Thị Huynh, nhân viên phục vụ của quán cơm bà Thành ngăn không cho Quân
vào nhà, liền bị Quân tát và đẩy ngã. Cuộc ẩu đả kết thúc khi có người
ra kéo Quân về nhà. Sự việc xảy ra từ chiều 17/11, Sơn nằm lịm ở nhà bà
Thành cho đến tối cùng ngày. Bà Thành gọi xe đưa Sơn đi cấp cứu.
Gợi ý rút đơn tố cáo
Trao đổi với PV, bà Hoàng Thị Oanh nói: “Chỉ cần chậm nửa giờ thôi là
con tôi có thể chết vì bị nhiễm trùng ổ bụng. Bức xúc trước sự côn đồ
của Quân, tôi làm đơn tố cáo gửi đến các cơ quan chức năng. Ngay sau đó,
gia đình Quân thường xuyên đến bệnh viện tỏ ra chăm sóc Sơn và mong
chúng tôi thông cảm. Tôi không hiểu vì lý do gì mà cả hai lá đơn của tôi
gửi đến Công an huyện Từ Liêm đều không nhận được hồi đáp”.
Chiều 12/12, tiếp PV ở cửa phòng làm việc của mình, ông Nguyễn Văn Lân,
Phó trưởng Công an huyện Từ Liêm, yêu cầu chúng tôi xuất trình giấy giới
thiệu, thẻ nhà báo và đơn tố cáo của bà Oanh. Nhưng khi PV đáp ứng
những yêu cầu trên thì ông Lân lạnh lùng nói: “Bà Oanh bị thần kinh đấy,
bà ấy rút đơn rồi nên không có gì mà trả lời các nhà báo cả!”. Nói
xong, ông Lân đi thẳng ra khỏi trụ sở làm việc. Chúng tôi ngỡ ngàng
trước câu nói thản nhiên đến phũ phàng của ông Lân.
Chiều 19/12, bà Oanh cho biết: “Tôi đã được Công an huyện Từ Liêm mời
làm việc vào sáng 17/12. Đích thân ông Nguyễn Văn Lân đã tiếp tôi và đề
nghị tôi rút đơn tố cáo Lê Hồng Quân để hai bên tự hòa giải, gia đình
Quân sẽ đền bù cho con tôi xứng đáng. Ông Lân nói: “Thằng Quân mà đi tù
thì nhà bà cũng chẳng được cái gì”. Nhưng tôi không đồng ý”.
Chiều 20/12, anh Lý Ngọc Sơn khẳng định giữ nguyên quyết định tố cáo Lê
Hồng Quân đã đánh mình vỡ ruột. Bà Oanh khẳng định, phía Công an huyện
Từ Liêm cũng chưa một lần tiếp xúc với con trai bà và nhân chứng. Thượng
tá Đinh Văn Quyết - Trưởng phòng Hành chính tổng hợp của Học viện Cảnh
sát cho biết: “Đúng là bố của Lê Hồng Quân là cán bộ của trường, nhưng
việc nào ra việc đấy. Nếu Công an huyện Từ Liêm kết luận về hành vi vi
phạm của Quân thì chúng tôi sẽ có biện pháp xử lý đối với Quân về tư
cách học viên”.
Chi Mai
(Báo Phụ nữ TP)
Nữ sinh nhà giàu 'ăn miếng trả miếng' với thầy
Bị thầy mắng và đuổi ra ngoài, một nữ sinh đã phản ứng lại bằng cách tát giáo viên ngay trong lớp học.
Nữ sinh “ăn miếng trả miếng” với thầy giáo
Câu chuyện là kí ức khó quên của một thầy giáo giỏi, đã từng hàng chục năm đứng trên bục giảng với hàng chục thế hệ học sinh.
Chuyện xảy ra cũng đã khá lâu, nhưng mỗi lần nhớ lại thầy vẫn không khỏi đau xót, ngậm ngùi và lắc đầu chán nản.
Thầy Văn là giáo viên dạy giỏi của một trường THPT công lập tại thành
phố Nam Định. Thầy tự nhận mình là một người nghiêm khắc với học trò, và
cũng nghiêm khắc với chính bản thân. Là người đã có hàng chục năm gắn
bó với nghề giáo, chưa một lần thầy đi dạy muộn, bỏ tiết.
Thầy luôn coi việc dạy học không chỉ là một nghề mà còn coi đó như sự
nghiệp, như cái duyên đến với mình. Vì vậy, mọi buổi học đều được thầy
đầu tư tâm huyết, trí tuệ để mong sao truyền đạt được những kiến thức bổ
ích nhất cho học sinh.
Đồng nghĩa với điều đó, thầy Văn cũng mong và yêu cầu học sinh của mình
phải nghiêm túc trong giờ học, trong lớp phải chú ý lắng nghe, không làm
việc riêng và đặc biệt tuyệt đối không được đi muộn.
Do là giáo viên dạy giỏi có tiếng, thầy Văn được rất nhiều trường dân
lập mời dạy thêm, thậm chí nhiều bố mẹ đến tận nhà xin cho con được học
thầy. Tâm huyết với nghề, và cũng muốn giúp gia đình trang trải thêm
cuộc sống hàng ngày, thầy Văn đồng ý dạy thêm tại một trường dân lập.
Tuy chỉ là dạy thêm, nhưng đối với thầy Văn, cứ lên lớp là phải chuẩn bị
chu đáo, nghiêm túc. Vẫn phong cách cũ, thầy Văn đặt ra những yêu cầu
cho học sinh như mình vẫn thường làm.
Ở các trường dân lập, các em học sinh thường có đầu vào thấp hơn các
trường khác, phải đóng học phí cao hơn và không ít em là học sinh cá
biệt. Trong lớp của thầy Văn bên cạnh những học sinh ngoan, chú ý vẫn
còn những em thường xuyên đi học muộn, thậm chí trốn học.
Trong số đó, Linh là một “thành phần tiêu biểu”, dưới con mắt bạn bè, cô
nữ sinh này là tiểu thư con nhà khá giả, sành điệu, rất lỳ và ngổ ngáo.
Trong giờ của thầy Văn, Linh thường xuyên đến muộn và có thái độ chống
đối lại với những quy định của thầy. Thầy Văn đã nhiều lần nhắc nhở,
nhưng Linh bỏ ngoài tai và vẫn “chứng nào tật nấy”.
Một lần, Linh lại đến lớp muộn, đã thế nữ sinh này còn không thèm xin
phép thầy thản nhiên đi vào lớp như “chốn không người”, không dừng ở đó
Linh bắt đầu nói chuyện, làm ồn trong lớp và “hồn nhiên” bỏ bánh mỳ sáng
ra ăn.
Không thể chấp nhận được hành vi hỗn hào và coi thường giáo viên, thầy
Văn yêu cầu Linh lập tức ra ngoài, thầy cho rằng với thái độ của Linh
không xứng đáng được ngồi trong lớp học, và làm ảnh hưởng đến các bạn
khác.
Bị thầy nhắc nhở, Linh vênh váo đứng lên chỉ thẳng tay vào mặt thầy Văn
và nói: “Thầy là gì mà dám mắng tôi, tôi thích làm gì đó là quyền của
tôi. Tôi đi học có đóng tiền chứ không phải được học miễn phí mà cứ phải
theo yêu cầu của thầy”.
Là một người lớn tuổi, hơn nữa lại là giáo viên đang đứng lớp, thầy Văn
sững sờ vì câu nói của Linh, bức xúc không kiềm chế được, thầy Văn đi
xuống và cho Linh một cái bạt tai. Ngay lập tức, Linh phản ứng bằng cách
tát lại thầy Văn.
Bàng hoàng trước phản ứng của một nữ sinh mới 16 tuổi, thầy Văn lặng
người đi, không thốt lên được lời nào. Thầy lặng lẽ lên bục giảng làm
nốt nhiệm vụ của mình để không làm ảnh hưởng đến các học sinh khác và
giấu vội giọt nước mắt chua xót.
Chắc hẳn, trong lòng người thầy tâm huyết, luôn yêu nghề, sống chết với
nghề, với sự nghiệp trồng người đã in hằn một vết thương không thể lành
mà mỗi lần nhắc đến lại nhói đau.
Học sinh hò reo khi bạn đánh thầy giáo
Cũng là một người thầy lâu năm, và cũng chịu nghịch cảnh tưởng chừng
không thể xảy ra: nam sinh đánh thầy giáo, học sinh khác hò reo; thầy
Khải ngậm ngùi nhớ lại câu chuyện mình đã gặp phải.
Năm học đó, thầy Khải được giao chủ nhiệm một lớp “cá biệt”, gọi như vậy
bởi trong lớp “quy tụ” nhiều học sinh nghịch ngợm, quậy phá nhất
trường.
Giờ sinh hoạt lớp đối với những thầy cô phải chủ nhiệm lớp “cá biệt” quả
là cực hình, từ khâu quản lý, giữ ổn định trật tự trong lớp đến việc
phải giáo dục, nhắc nhở các em như thế nào để tiến bộ.
Một lần, trong giờ sinh hoạt, vừa bước vào lớp, thầy Khải nhìn thấy một
nhóm học sinh đang tụ tập cuối lớp. Không hiểu chuyện gì xảy ra, thầy
chạy lại. Quá bất ngờ, trong vòng vây của các học sinh là hai nam sinh
đang đánh nhau.
Thấy vậy, thầy Khải chạy vào can, một nam sinh thấy thế rất tức giận đã
quay lại đấm vào bụng, xô thầy ra và tiếp tục đánh nhau. Nhìn thấy bạn
đánh nhau và giờ còn đánh lại cả thầy giáo, nhiều học sinh trong lớp
không những không ngăn cản còn hò reo cổ vũ. Nghe thấy chuyện ồn ào,
giáo viên và học sinh của lớp bên cạnh chạy sang và gọi bảo vệ của
trường đến lớp của thầy Khải. Một lúc sau, mọi chuyện mới được giải
quyết.
Thầy Khải chua xót nói: “Học sinh bây giờ ngày càng khó dạy và nhiều lúc
chẳng coi thầy cô giáo ra gì chứ đừng nói đến sợ. Nghĩ lại mình ngày
xưa đi học, sợ thầy cô còn hơn bố mẹ!”.
Vẫn còn rất nhiều những kỷ niệm đẹp về tình thầy trò thắm thiết, niềm
vui khi học sinh của mình trưởng thành, yêu quý và luôn nhớ đến mình.
Thế nhưng, trong lòng của nhiều người thầy, người cô vẫn phảng phất nỗi
buồn, sự chua xót về những “tai nạn nghề nghiệp” mà mình gặp phải.
* Tên nhân vật đã được thay đổi
An Hoàng(Infonet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét