Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2016

Bộ trưởng: Ai đã dấn thân, trả nợ nhiệm kỳ?

- Đại hội Đảng 12 sẽ đánh dấu một nhiệm kỳ nhân sự mới, trong đó sẽ có những gương mặt mới bên cạnh những gương mặt tái cử được lựa chọn ra từ Trung ương khóa 12.


TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương trao đổi với VietNamNet khi nhìn lại nhiệm kỳ của các bộ trưởng - những ủy viên Trung ương khóa 11, trong đó ông nhắc đến một "món nợ".
Món nợ cải cách thể chế Trong lĩnh vực ông theo dõi, nhất là cải cách về thể chế kinh tế - một nhiệm vụ sống còn hiện nay - còn món nợ nào của các bộ trưởng mà ông muốn thẳng thắn chỉ ra?
Bộ trưởng là tư lệnh ngành, có quyền lực trong tay, sao phải sợ ai nếu như họ quyết tâm. Chỉ sợ họ không vượt qua được chính mình. Đổi mới tư duy là sự thay đổi đòi hỏi phải vượt qua chính mình mới làm được.
Chỉ khi có sự lựa chọn ưu tiên, các bộ trưởng mới để tâm, dồn công sức nghiên cứu, tìm tòi.
Khi đó, cách đưa vấn đề nào ra để bảo vệ trước Chính phủ, Quốc hội và tham vấn bảo vệ trước các bên có liên quan, các bộ trưởng sẽ nói một cách thuyết phục.
Khi bộ trưởng không quan tâm thì cứ vắng tờ giấy là bị đổ, người ta hỏi, bộ trưởng không biết trả lời thế nào.
Trong cải cách thể chế kinh tế, xin dẫn chứng ngay "món nợ" việc thực hiện nghị quyết 19 (NQ 19) về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Qua 2 năm NQ 19 đi vào cuộc sống, chỉ có 2 bộ ngành làm tốt và có kết quả rõ ràng là Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính. Hai bộ khác là GTVT và NN&PTNN có hành động nhưng kết quả không rõ ràng.
Đến tháng 9/2015, thấy không có tiến triển, Thủ tướng phải ra quyết định về đề án cải cách các quy định về quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu.
Trong đó định ra 87 văn bản yêu cầu các bộ soạn thảo trong quý 4/2015. Đến hết năm, cũng không có chuyển biển gì.
Nó đặt ra câu hỏi: Các bộ trưởng không quan tâm cải cách thể chế nói chung và cải cách kinh tế nói riêng?
cải cách thể chế, bộ trưởng, Trung ương khóa 12, ủy viên trung ương, Đại hội Đảng 12, Nguyễn Đình Cung
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung: Bộ trưởng hãy dấn thân cho cải cách thể chế
Sự chậm trễ, giậm chân tại chỗ về cải cách thể chế trong câu chuyện NQ 19 không thể nói do ai khác ngoài các bộ trưởng. Lãnh đạo có thúc ép thì dưới mới làm.
Áp lực giải trình trách nhiệm
Phải chăng khi đặt mình ngoài hệ thống, việc vận dụng các tư duy đổi mới để cải cách thể chế, tạo sự thay đổi dễ dàng hơn khi đặt mình vào hệ thống, nhất là ở vị trí bộ trưởng, thưa ông?
Một vị bộ trưởng không vì việc chung thì ngồi vào ghế đó làm gì? Và tại sao cùng là bộ trưởng, có người làm được, có người không làm được?
Bộ trưởng là người được đi khắp nơi, có cơ hội tiếp xúc với các nguồn thông tin, cái mới hơn những người khác. Quan trọng, bộ trưởng có áp lực nào để tạo thay đổi?
Tôi cho rằng, sự khác biệt giữa các bộ trưởng không phải sự khác biệt về trình độ mà là về tư duy. Có thay đổi tư duy mới có khả năng tiếp nhận ý kiến người khác, chấp nhận sự khác biệt.
Lúc đó anh mới lựa chọn được cái gì phù hợp nhất để giải quyết vấn đề của mình. Tôi nghĩ, ai cũng có thể thay đổi tư duy được hết. Vấn đề họ có sẵn sàng, chấp nhận sự thay đổi?
Ở các nước, một chính sách không tốt, dân phản ứng, có thể quy trách nhiệm rõ ràng cho ai và phải có người đứng ra chịu trách nhiệm việc đó.
Trách nhiệm ở đây không phải là xử phạt hay bỏ tù người ta mà phải xác định được trách nhiệm anh làm không tốt và anh phải nhường lại chỗ cho người khác làm tốt hơn.
Ở ta không có cơ chế quy trách nhiệm kiểu như vậy. Bộ trưởng không chịu áp lực trách nhiệm giải trình đến cùng trước một chính sách thì bộ máy liên quan cũng vậy thôi.
Bộ trưởng dấn thân
Ông có khắt khe với các bộ trưởng không, vì khi chất vấn ở Quốc hội, các bộ trưởng vẫn thường giải trình gắn câu làm "đúng quy trình" đấy thôi?
"Đúng quy trình" là cách giải trình rất vô cảm, như thế không ai chịu trách nhiệm gì sao? Quy trình là công cụ, không phải mục tiêu. Nếu bên dưới làm không đạt kết quả, có nghĩa quy trình có vấn đề, phải thay đổi và phải có người chịu trách nhiệm về quy trình này.
Có lẽ chúng ta phải thay đổi để "đúng quy trình" không phải là cái phao cứu sinh.
Bộ trưởng là chính trị gia chuyên nghiệp, được kỳ vọng tạo sự khác biệt, để lại dấu ấn trong nhiệm kỳ về sự thúc đẩy xã hội phát triển.
Một bộ trưởng phải trực tiếp xử lý những vụ việc cụ thể chứng tỏ bộ máy đó có vấn đề.
Ông kỳ vọng gì về thế hệ bộ trưởng trong nhiệm kỳ mới, những người được chọn ra từ nguồn Trung ương khóa 12 sau Đại hội Đảng?
Tôi muốn quay trở lại món nợ cải cách thể chế. Hy vọng nhiệm kỳ mới sẽ có nhiều bộ trưởng dấn thân cho cải cách thể chế nhiều hơn.
Với những người không mới, mà còn trẻ, sức lực, tâm huyết, năng lượng cải cách, thay đổi của họ sẽ lớn hơn. Áp lực, thách thức theo đó cũng lớn hơn so với nhiệm kỳ cũ.
Thu Hằng

Trạm BOT vì... nhà đầu tư: Xe biển xanh khó đồng cảm

(Tin tức thời sự) - Đành rằng ai cũng muốn có đường tốt để đi lại được an toàn, nhưng mức thu phí, cách đặt các trạm thu phí phải hợp lý.
Nếu chỉ quan tâm lợi ích của một nhóm
Bộ GTVT vừa khẳng định việc thu phí qua các trạm BOT, cũng như chi phí cho các doanh nghiệp vận tải thấp hơn rất nhiều, so với việc đi trên các tuyến đường chưa được nâng cấp.
Như hao mòn xăng xe, thiết bị cũng như chi phí khác, đặc biệt thời gian chạy trên tuyến đường đó sẽ nhiều hơn so với các tuyến đường đã được nâng cấp. Cho nên, nếu tính ra tổng chi phí vẫn giảm, bằng hoặc thấp hơn so với giá trước đây khi chưa có trạm BOT.

Trước phân tích trên của Bộ GTVT, trao đổi với Đất Việt, ngày 14/1, ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Hà Nội cho biết: "Những nhận định, đánh giá về vấn đề giá cước vận tải phải được thẩm định cụ thể, phải có những phép tính cơ bản, mới có thể đưa ra kết luận.
Bản thân chúng tôi là người đã đi thẩm định trực tiếp, cụ thể chúng tôi đi tuyến đường cao tốc Hà Nội - Ninh Bình, tiền xăng mất 1.200đ/km, còn tiền phí cầu đường mất 1.500đ/km, một bài toán quá rõ ràng.
Còn các lãnh đạo thì chỉ đi xe biển xanh, không phải trả phí nên không biết được thực hư ra sao. Tại sao không đi xe biển trắng bình thường, bỏ tiền lương chính ngạch ra để trả phí thì mới biết phí cầu đường hiện nay cao hay thấp?
Tram BOT vi... nha dau tu: Xe bien xanh kho dong cam 
Trạm thu phí Quán Hàu
Chúng ta ai cũng thừa nhận đi đường tốt thì xăng dầu giảm đi, độ hao mòn xe giảm, chất lượng phục vụ tốt hơn, nhưng bây giờ thực tế phải trả lời được câu hỏi tại sao để cho doanh nghiệp vận tải và người dân phản ứng? Chính cơ quan nhà nước cũng phải nghiêm túc xem xét lại, chứ không thể lý giải bằng ý nghĩ chủ quan của mình".
Bên cạnh đó, theo ông Liên phân tích, thì cũng không nên tranh luận quá nhiều về mức phí trả qua trạm BOT, hay phí xăng dầu. Mọi phía đều phải tự xem xét lại quan điểm của mình. Có khảo sát thực tế, đưa ra chứng cứ cụ thể, mới bác bỏ được những ý kiến của dân.
Ông Liên dẫn chứng thêm, trạm thu phí cầu Bến Thủy, hay trạm thu phí Lương Sơn (Hòa Bình), tại sao người dân rào đường lại, không cho xe quá tải vào để phá đường, khi phản ứng mức phí BOT. Cái gì cũng có lý do của nó, chứ không thể phủ nhận.
"Hôm trước, khi tôi đi thực tế khảo sát từng nhà xe ở bến xe Giáp Bát, có một xe trị giá 400-500 triệu đồng, chạy tuyến Giáp Bát - Thái Bình, với quãng đường 100km, nhưng 1 năm phải bỏ ra gần 90 triệu đồng để đóng phí BOT. Đây là điều vô lý hết sức.
Hơn nữa, công tác thu phí BOT hiện nay các cơ quan quản lý nói không đi đôi với làm. Theo quy định của Bộ Tài chính thì các trạm thu phí phải cách nhau 70km, nhưng hiện nay có những trạm chỉ cách nhau 20-30km", ông Liên chỉ rõ.
Tiếp cận vấn đề ở góc độ quyền lợi cho chủ đầu tư, ông Liên hoàn toàn đồng tình, nếu chỉ đứng về phía doanh nghiệp vận tải, không đứng về phía nhà đầu tư thì không thể kêu gọi được các dự án, Ngân hàng cũng không đủ sức cho vay vốn để làm các công trình BOT.
Thế nhưng, đối tượng cần được bảo vệ quyền lợi nhất chính là người dân, nhà đầu tư quyết định đầu tư vào một dự án không phải vì họ làm công việc từ thiện, mà cũng vì lợi ích của họ. Ngân hàng xếp hàng đầu tư vốn cho các chủ đầu tư làm dự án BOT, cũng có lợi ích của mình.
Tất cả nằm trong phạm trù chung của kinh doanh, kinh tế. Cho nên nếu chỉ nghĩ đến lợi ích cho một nhóm, không quan tâm đến lợi ích chung, thì sẽ không thể thực hiện thành công được.
Phải hài hòa lợi ích người dân và các doanh nghiệp
Đề cập đến một vấn đề quan trọng khác, ông Liên kể: "Bộ trưởng Thăng đã từng gọi điện cho tôi, đề nghị lùi thời hạn tăng phí BOT từ 1/1/2016 đến 1/6/2016, vì chỉ số trượt giá thấp chỉ có 6%/năm, nay chỉ có 1%/năm.
Thiết nghĩ, đề xuất này thay vì lùi thời hạn thì phải giảm mức phí, thực tế, các nhà đầu tư họ tính tỷ lệ trượt giá, bản thân họ cũng phải xem xét lại mình, không nên vì lợi ích nhóm bắt dân đóng góp như đề xuất ban đầu.
Hơn nữa, tại sao nhà nước không có đề xuất bảo vệ các doanh nghiệp vận tải, trong khi dòng chảy kinh tế giúp nó xuất nhập khẩu nhiều hơn, để phát triển kinh tế, mà chỉ bảo vệ những doanh nghiệp nước ngoài.
Như quản lý giá cước Uber chẳng hạn, mỗi ngày thông báo một mức giá khác nhau, không đăng ký với nhà nước, không theo quy định, không đóng thuế, trong khi mỗi ngày hãng này chuyển về Hà Lan 1 tỷ đồng".
Nguồn:http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/tram-bot-vi-nha-dau-tu-xe-bien-xanh-kho-dong-cam-3297879/

Thầy Giáo Mỹ Dạy Về Đặc Quyền Và Thái Độ

Tại một trường trung học, một người thầy giáo muốn dạy cho học sinh hiểu về đặc quyền và thái độ xã hội, một khái niệm đôi khi còn khó hiểu với ngay cả người lớn. Ông tổ chức một trò chơi. Đầu tiên, ông đặt trước bục giảng một thùng rác. Sau đấy, ông yêu cầu tất cả học sinh vo tròn một tờ giấy và ném vào thùng rác ấy:
– Các bạn là đại diện cho các tầng lớp của xã hội. Mỗi người đều có một cơ hội để trở nên giàu có và bước chân vào tầng lớp cao tầng, bằng cách ném cục giấy các bạn có trên tay vào cho bằng được thùng rác này, với điều kiện là bạn phải ngồi yên ở vị trí mình.
Các học sinh bắt đầu ném. Một số sự phàn nàn nhanh chóng xuất hiện, khi họ nhận thấy điều không công bằng của trò chơi này.Rất nhanh, các em biết rằng những người ngồi bàn đầu là người có kết quả tốt hơn.
– Đấy chính là đặc quyền. Có phải những lời phàn nàn hầu như đều xuất phát từ phía sau không? Và các em cũng có nhận thấy những người ngồi phía trước đều không cảm thấy bận tâm về đặc quyền họ được hưởng không? Họ chỉ quan tâm đến viên giấy mình đã nằm trong thùng rác hay chưa. Đó cũng chính là cách người giàu suy nghĩ, thầy giáo trả lời.
– Các em ngồi đây, nhận được sự giáo dục này cũng chính là một đặc quyền. Chỉ hy vọng, các em hãy sử dụng đặc quyền ấy để phấn đấu đạt được những gì mình thực sự mong muốn, cũng như có cái nhìn bao dung hơn, với những người không được may mắn bằng.
– Các em thấy đấy, một số bạn ngồi khu vực đầu ném ra ngoài, đồng thời một số bạn ở khu vực phía sau nhưng lại ném thắng. Đó có thể là sự may mắn, có thể là biệt tài, như các bạn đang chơi bóng rổ thì sẽ ném tốt hơn. Cuộc sống vốn dĩ cũng vậy, cũng có một số đặc quyền còn vượt trội hơn đặc quyền xuất thân, ví dụ như nhan sắc, trí tuệ hay tài năng chẳng hạn…
Như thế, các em cũng phải hiểu, nếu phải sinh ra ở xuất phát điểm thấp, ngồi ở phía xa hơn và không có một biệt tài gì cả, bắt buộc các em phải cố gắng nhiều hơn, hoặc may mắn nhiều hơn, mới có thể đạt được sự sung túc. Hãy suy nghĩ về xuất thân và giấc mơ của chính mình. Lưu ý, suy nghĩ để cố gắng hơn chứ không phải suy nghĩ để bóp méo giấc mơ lại. Còn riêng những em ngồi bàn đầu, có phải một số em ném không trúng không? Đúng vậy! Các em sinh ra trong môi trường tốt không có nghĩa là các em sẽ có kết thúc tốt. Các em chỉ có xác suất tốt hơn thôi. Mọi rủi ro trong cuộc sống đều có thể sẽ tước đi đặc quyền của em bất kỳ lúc nào… Nhưng, các em biết không, cái đánh mất đi, chắc chắn nhất, đó chính là thái độ của các em. Các em chểnh mảng các em sẽ phải trả giá. Cha mẹ các em có thể lo cho các em ngồi đây học, nhưng họ không thể nào học thay cho các em được. Cuộc đời các em là do các em tự quyết định, các em luôn phải “tự ném” trong tất cả các quyết định sau này, khi các em đã có thể tự lập.
Cả lớp im lặng.
Thầy hỏi tiếp:
– Có bạn nào ngồi ở sau lớp ném trúng vào rổ không?
– Dạ, không ạ!
– Vậy tại sao mỗi lần vào lớp, các em đều cố ngồi thụt về phía sau, đùn đẩy nhau lên bàn đầu? Các cơ hội trong cuộc sống không phải lúc nào cũng đến. Nếu giả sử, hôm nay chiếc rổ này đúng là cơ hội đổi đời thật sự, việc các em cứ rúm ró đằng sau lớp học thế kia, có phải là đã chối bỏ đặc quyền của mình hay không? Mà nếu đúng cái rổ này là cơ hội thật sự, thì nó sẽ không bự như vậy đâu. Cơ hội thật sự trong cuộc sống rất khó tìm. Chúng ta có gần 30 học sinh, cái gọi là vị trí trung tầng của xã hội này cũng có thể chỉ dành cho một vài người trong đây thôi. Hãy luôn mang tâm thế sẵn sàng trong bất kì cơ hội được học hỏi nào!
– Nào, thôi, bây giờ chúng ta sẽ qua tình huống tiếp theo. Thầy sẽ mang cái rổ này từ phía đầu lớp đi đến giữa lớp. Xong! Các em ngồi bàn đầu có ý kiến gì không?
– Kỳ quá thầy ơi!
– Thế còn các em, thầy mang đến sát bên em thế này, em có cảm giác như thế nào?
– OK! Thầy!
– Đúng đó! Thật ra, bất cứ hình thái xã hội nào cũng đều muốn hướng tới sự phát triển toàn diện hơn. Nhưng muốn và được cần rất nhiều thứ. Họ sẽ dịch chuyển các chính sách để mang lại tổng lợi ích nhiều hơn, theo – cách – họ – nghĩ. Tất nhiên điều đó sẽ tước đi đặc quyền của các tầng lớp khác. Có hai điều cần lưu ý. Điều đầu tiên, khi gặp bất kỳ sự kiện nào sau này, các em hãy cẩn thận với động cơ của họ. Khi một tầng lớp mất đi quyền lợi, hay cảm thấy không xứng với thứ mình nhận, cách nhìn nhận của họ sẽ rất tiêu cực. Đừng để sự tiêu cực ấy cuốn mất bản thân mình đi. Bài học thứ hai, là chính thầy. Thầy chỉ dạy các em Toán, thầy không phải là nhà tâm lý học, nhân chủng học, phân loại học, địa hình học gì gì đó. Thầy mang rổ thầy đến đây là bởi vì thầy chỉ thấy đây là nơi phù hợp nhất. Có thể là do thầy thấy anh này đẹp trai, cô này đẹp gái, con bé này đi học đầy đủ, hay thằng này hay lau bảng cho thầy. Thầy cư xử hoàn toàn cá nhân. Thầy bước đến đây là do suy nghĩ và nhận thức thầy là đến đây. Sự phản đối của mấy đứa trên kia, thấy vốn không quan tâm. Thế, các em có nên dựa vào thầy không?
– Thật ra, “Ai từ bỏ tự do để đổi lấy an toàn là người không xứng đáng được tự do và cũng không xứng đáng được an toàn.”(Benjamin Franklin). Đã là giai cấp thống trị thì ở đâu cũng là giai cấp thống trị, đừng mơ mộng giai cấp này sẽ tốt hơn giai cấp khác. Có thể vẻ ngoài nó sẽ tốt hơn đấy, nhưng chỉ trong chăn mới biết chăn có rận. Chính người Mỹ vẫn tồn tại thuyết âm mưu, Chính phủ Mỹ bắn chết Tổng Thống Mỹ, Kennedy vì ông muốn phá bỏ Fed, mang lại dân chủ thực sự cho người dân. Tự cường bản thân vẫn chính là phương pháp đúng đắn nhất. Đúng, quyết định của thầy vẫn có ảnh hưởng rất lớn đến các em! Nhưng không có nghĩa là các em hoàn toàn bị động với thầy. Các em có thể xun xoe nịnh nọt thầy, các em cũng có thể luyện kỹ năng “bắn rổ ba điểm”. Các em có thể ở lại. Các em có thể rời đi. Làm rắn, làm đại bàng, hay làm bọ chét trên thân đại bàng cũng được, thì các em cũng đã có cơ hội leo lên đỉnh. Chứ nếu mãi mãi bị động, mãi mãi phụ thuộc, e rằng rất khó! Vẫn là lưu ý, đã là tự chủ thì phải tự chủ trong tâm trí, tự chủ bằng tri thức của chính mình. Đừng vì một ý kiến phiến diện cá nhân mà quyết định, kể cả đó là ý kiến của thầy.
Theo Diều Hâu Đuôi Đỏ- Triết Học Đường Phố

Day dứt nỗi đau Hoàng Sa



 Tượng đài hùng binh Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn
Tượng đài hùng binh Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn
Cách đây gần 3 năm, lần đầu tiên ra đảo Lý Sơn dự lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được Bộ VH-TT-DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, bà Nguyễn Thị Hợp (ở Hà Nội) bày tỏ: “Tôi thực sự khâm phục tinh thần quả cảm của những binh phu Hoàng Sa năm xưa đã quên thân mình để mở đường cho việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa”.


Hoàng Sa trời nước mênh mông/Người đi thì có mà không thấy về/ Hoàng Sa mây nước bốn bề/Tháng hai khao lề thế lính Hoàng Sa”,

Không chỉ bà Hợp mà những người con đất Việt khi chứng kiến người dân đất đảo trong buổi lễ khao lề đã tái hiện lại những hình ảnh ngày các hùng binh Hoàng Sa rời đất đảo bằng những chiếc thuyền nan mỏng manh để vuợt trùng dương mở mang bờ cõi, xác lập chủ quyền trên biển Đông trong không khí bi hùng, ai cũng cảm nhận một đều là gặp lại một Hoàng Sa oanh liệt và kiêu hùng từ hàng trăm năm trước.
Đã mấy thế kỷ trôi qua, mỗi lần nghe câu ca: “Hoàng Sa trời nước mênh mông/Người đi thì có mà không thấy về/ Hoàng Sa mây nước bốn bề/Tháng hai khao lề thế lính Hoàng Sa”, trong lòng người dân đất đảo lại quặn đau về những hi sinh của bậc tiền nhân để Tổ quốc có một Hoàng Sa yêu dấu.
Day dứt nỗi đau Hoàng Sa - ảnh 1Đến Lý Sơn, tận mắt chứng kiến các hiện vật của hùng binh Hoàng Sa, mọi người càng day dứt nỗi đau mất đảo
Đâu chỉ có lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa mà ở Lý Sơn, hòn đảo chỉ có diện tích khoảng 10 km2 còn chứa đựng một hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể như: di tích quốc gia đình làng An Vĩnh, di tích Âm Linh Tự, nhà thờ các tộc họ Võ Văn, Phạm Quang, Phạm Văn, các khu mộ chiêu hồn của các cai đội, chánh đội trưởng, binh phu Hoàng Sa, hệ thống văn hóa phi vật thể ca dao, dân ca, truyền thuyết…vẫn còn in đậm dấu ấn của các thời kỳ lịch sử bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển Đông của Việt Nam.
Theo tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi, đảo Lý Sơn ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa, là bảo tàng sống động gắn với lịch sử chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Day dứt nỗi đau Hoàng Sa - ảnh 2Ngôi mộ gió của Chánh đội trưởng thủy quân Hoàng Sa Phạm Hữu Nhật trên đảo
Thật vậy, ra đảo Lý Sơn, tận mắt thấy mô hình thuyền câu được nghệ nhân Võ Hiển Đạt, hậu duệ cai đội hùng binh Hoàng Sa Võ Văn Khiết phục dựng cùng các hiện vật như: chiếu cói, dây mây, đòn tre, thẻ bài, dụng cụ sinh hoạt của binh phu và phiên bản tờ lệnh quý được ban hành ngày 15 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 15 (Giáp Ngọ - 1834) liên quan đến chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam còn nguyên vẹn nhất được gia tộc họ Đặng ở huyện đảo Lý Sơn gìn giữ gần 200 năm qua hiến tặng cho Nhà nước, những bằng chứng khẳng định rõ ràng chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, khiến chúng ta càng đau đáu nhớ về Hoàng Sa, nhớ mảnh đất máu thịt của Tổ quốc.
“Biết bao xương máu của người dân đất Việt đã ngã xuống để mở mang, gìn giữ vùng biển Hoàng Sa. Vì thế, thế hệ hôm nay và mai sau phải làm điều cần làm để non sông, mảnh đất của tổ tiên đã có công khai phá thu về một mối”, ông Mai Văn Khánh, ở TP.HCM bày tỏ.
Day dứt nỗi đau Hoàng Sa - ảnh 3Sản vật hải sâm được ngâm rượu mà ngư dân Lý Sơn thường hay đãi mọi người biết thêm hương vị của Tổ quốc nơi Hoàng Sa
Trên đảo Lý Sơn, đi đến nhà nào chúng ta cũng bắt gặp những sản vật khai thác được ở vùng biển Hoàng Sa như: các loại vỏ ốc lớn có, nhỏ có, cành san hô khô, hũ ruợu hải sâm.. được người dân chưng trong tủ kiếng.
Thậm chí, một số ngư dân còn mang cả nhánh phong ba, lấy cát vàng từ Hoàng Sa về làm kỷ niệm. Đối với ngư dân Lý Sơn, ngày ngày nhìn đến những sản vật mà mình đã đổ bao công sức mới có được đã nhắc nhở họ vùng biển Hoàng Sa mà cha ông đã để lại mãi mãi là nhà, là mảnh đất mưu sinh quen thuộc nên quyết bám, quyết giữ đến cùng, dẫu có hiểm nguy đến tính mạng.
Day dứt nỗi đau Hoàng Sa - ảnh 4Những vỏ ốc khai thác từ Hoàng Sa luôn được ngư dân Lý Sơn nâng niu như kỷ vật.
Những sản vật ấy giá trị vật chất chẳng đáng là bao nhưng giá trị tinh thần thì không thể đo đếm. Đó chính là những hiện vật quý giá Hoàng Sa mà mỗi con dân Việt khi ra Lý Sơn mới có thể ngắm nhìn, tận tay sờ được một phần xương thịt của Tổ quốc nơi Hoàng Sa.
Đến bao giờ, người Việt có thể tự do đặt chân lên Hoàng Sa thiêng liêng như cha ông ta, những đội hùng binh ngày xưa đã rẽ sóng ra khơi để mở cõi luôn là câu hỏi của nhiều người đã đến Lý Sơn?
Bài, ảnh: Hiển Cừ
Nguồn: http://thanhnien.vn/thoi-su/day-dut-noi-dau-hoang-sa-658390.html 

Điều gì giữ con người không "hóa thú" ?

Hoàng Hạnh (thực hiện)Phụ nữ Ngày nay (2013)

“Có thể, những người hàng xóm không biết rằng, tôn trọng và đồng cảm với ông lão kia không phải bằng cách đứng đó và chỉ trỏ như đang xem một tấn trò lạ mắt”...

Vô cảm, bàng quan là do mất niềm tin

PV: Thưa ông, vụ việc con cái đẩy bố già ốm ra nằm vỉa hè để tranh chấp ngôi nhà ở phố Núi Trúc, Giảng Võ, Hà Nội đang khiến dư luận đau xót và phẫn nộ. Nhưng có một điều khá mâu thuẫn là, khi xảy ra vụ việc trên (và nhiều trường hợp tương tự), hàng xóm kéo đến đứng xem và lên tiếng chê trách nhưng không ai giúp đỡ nạn nhân cả. Có thể lý giải thế nào về sự nghịch dị này?

TS Nguyễn Văn Huy: - Tôi vừa đọc một bài viết rất hay, trong đó lý giải tại sao nước Mỹ là cường quốc số 1 thế giới như hiện nay.

Trong số các ví dụ, tác giả bài báo kể lại câu chuyện trên một chuyến bay tử thần ngày 11/9/2001: trước khi quyết định sẽ cùng chống lại những kẻ khủng bố, hành khách trên máy bay đã tổ chức thảo luận kín với nhau.

Trong hoàn cảnh rất hiểm nghèo như vậy, cận kề cái chết như vậy những hành khách đó vẫn tôn trọng lẫn nhau, vẫn tìm được tiếng nói chung, từ đó, cùng hành động.

Người Mỹ coi đó là chuyện rất bình thường, còn với chúng ta, theo tôi nghĩ, là quá xa vời, thậm chí chỉ nghĩ về những điều như thế cũng đã là xa sỉ!

Vì sao hàng xóm chỉ bày tỏ sự phẫn nộ mà không hành động? Có thể họ không muốn trở thành người hùng đơn độc. Có thể họ nghĩ bày tỏ chính kiến (bằng lời nói) là đủ để thể hiện quan điểm về điều đúng điều sai rồi.

Hoặc có thể, họ không biết rằng, tôn trọng và đồng cảm với ông lão kia không phải bằng cách đứng đó và chỉ trỏ như đang xem một tấn trò lạ mắt. Có thể có nhiều cách giải thích khác nhau. Nhưng thật đáng sợ khi con người ta bàng quan vô cảm trước những điều xấu ác.

Không hành động là mỗi cá nhân tự tách mình ra khỏi xã hội; không thấy trách nhiệm của mình trước cộng đồng.

Điều đó chứng tỏ người ta mất niềm tin vào xã hội, vào cộng đồng. Đó chính là điều đáng sợ và nhức nhối khi xem xét những sự kiện trên.

PV: Chúng ta có Ủy ban giáo dục thanh thiếu niên nhi đồng, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng hiền tài cho tương lai. Vấn đề giáo dục luôn là vấn đề ưu tiên trong đầu tư và trong chính sách. Vậy ông lý giải như thế nào khi những vụ bất hiếu, bất nhân, vị kỷ như thế xảy ra ngày càng nhiều và mức độ cũng ngày càng tệ hơn?

TS Nguyễn Văn Huy: - Suốt một thời gian dài vài chục năm trở lại đây, nền giáo dục nước ta vẫn chỉ là dạy cho học sinh kiến thức.

Học sinh mới chỉ thuộc bài và trả bài (trên lớp và trong các kỳ thi) chứ nhìn chung nhà trường chưa chú trọng rèn luyện cho chúng tư duy độc lập, tự tin đánh giá, nhận xét, quyết định những vấn đề đang xảy ra trong cuộc sống của mình.

Chúng ta không tạo nên được những cá thể có thể đứng vững trong tất cả môi trường phức tạp, hành xử thuận theo những giá trị phổ quát của nhân loại là lẽ phải, công bằng, lòng tốt, sự bao dung nhân ái… Đó là nhìn vào lý thuyết.

Nhưng điều quan trọng là nền giáo dục cũng phải được đặt trong bối cảnh xã hội cụ thể hiện nay.để xem xét. Chưa bao giờ chúng ta phải đối diện với một xã hội có nhiều vấn đề phức tạp như hiện nay.

Về kinh tế, sau Đổi mới, người dân bước qua một cánh cửa khác, một xã hội khác, lao vào cuộc tích lũy làm giàu trên một nền đất hoang, chưa từng có luật lệ. Cả xã hội bị nhấn chìm vào vòng xoáy của đồng tiền.

Đồng tiền được sử dụng như một công cụ hiệu quả nhất, dần dần, nó biến thành giá trị được mọi người chấp nhận và tôn sùng quá mức, vượt quá giá trị thật của nó.

Về mặt xã hội, không phải tới bây giờ mới xuất hiện những biểu hiện của sự rạn nứt tan vỡ trong quan hệ anh em, cha mẹ con cái, vợ chồng, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng và giàu có thường không đi cùng với học thức, nhân cách...

Những điều đó khiến cho đồng tiền thành giá trị quan trọng, vượt qua cả đạo đức và tri thức. Về xã hội thì quản lý lỏng lẻo, pháp luật không nghiêm. Con người không sống và làm việc theo pháp luật như mong muốn hàng chục năm qua.

Tóm lại, những hiện tượng trên xảy ra trong một xã hội mất thăng bằng, đang trên chiều hướng đi xuống nên càng thê thảm.

Thuận chiều văn minh

PV: -Trở lại với những vụ việc đau lòng xảy ra trong thời gian gần đây, ông tiến sĩ đánh mẹ đẻ, đuổi mẹ ra khỏi nhà hay con cái đẩy bố đau ốm ra vỉa hè đều diễn ra giữa ban ngày, trước mặt hàng xóm, láng giềng và ngay tại thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Điều này có khiến ông ngạc nhiên không, thưa ông?

TS Nguyễn Văn Huy: - Theo tôi, không nên dựa vào tiêu chí “thanh lịch” hay “ngàn năm văn hiến” để lý giải những vụ việc xảy ra ở Hà Nội nói trên. Hà Nội không thể thoát khỏi bối cảnh chung của cả xã hội như đã nói ở trên.

Thậm chí, Hà Nội còn là trung tâm của bối cảnh đó, là nơi tập trung những mâu thuẫn đã và đang phát sinh trong đời sống của xã hội đương đại. Những câu chuyện tưởng như không thể xảy ra trong đời sống của con người vừa diễn ra ở Hà Nội chắc cũng từng diễn ra ở Moscow, New York hay bất cứ đô thị nào khác…, chúng ta đau lòng thật đấy, giật mình thật đấy nhưng bình tĩnh lại thì cũng không thấy quá lạ lẫm. Vì đó là xã hội.

Tôi nghĩ, tiêu chí Hà Nội thanh lịch giờ là hy vọng, là mong muốn của mọi người trong một tương lai xa. Hà Nội đã thay đổi quá nhiều.

PV: -Vậy điều gì sẽ níu giữ chúng ta khỏi sự hóa thú khi chạy theo giá trị vật chất, vị lợi bằng mọi giá?

TS Nguyễn Văn Huy: - Phải làm thế nào để toàn xã hội từ trên xuống dưới một lòng. Tại sao thời chống Mỹ, xã hội chúng ta lành mạnh thế? Đương nhiên lúc đó cũng có chuyện tham nhũng hay vi phạm đạo đức nhưng rất ít. Toàn xã hội trong sạch vì một mục tiêu, từ trên xuống dưới.

Lịch sử nước nhà đã minh chứng rất sáng rõ ở vương triều Trần: trên dưới đồng lòng, vua tôi hòa thuận thì xã hội phát triển văn mình, quốc gia hưng thịnh, hùng mạnh. Tôi rất tâm đắc với cụ Phan Chu Trinh khi cụ nói: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.

Thứ tự này không được thay đổi, chỉ cần đảo vấn đề “dân sinh”, đưa đồng tiền, vật chất lên vị trí đầu tiên như hiện nay thì hệ quả là những gì mà tất cả chúng ta đang chứng kiến. Phải chạy chữa căn bệnh xã hội một cách tổng thể, từ trên xuống dưới như thế mới thuận chiều văn minh cùng nhân loại.

PV: - Theo ông, liệu kêu gọi, đánh thức thiên lương từ mỗi con người có giúp thay đổi tình thế?

TS Nguyễn Văn Huy: - Chúng ta có thể đặt niềm tin vào sự lương thiện trong mỗi con người và kêu gọi sự lương thiện ấy. Nhưng sự kêu gọi ấy hình như sẽ trở nên lạc lõng lúc này. Chúng ta đều biết, mỗi cá nhân chỉ là một con ốc vít của guồng máy, chữa được nơi này, sẽ bung ra ở những nơi khác. Chữa căn nhà dột thì phải chữa từ căn bản, chữa từ gốc của bệnh. Căn bệnh của toàn xã hội phải xử lý ở tầm xã hội. Ở đây tôi muốn nói đến pháp luật.

Chúng ta có nhiều luật nhưng vẫn thiếu những luật cơ bản. Chúng ta cần làm nhiều hơn nữa giáo dục và thực thi nghiêm chỉnh luật pháp. Pháp luật phải nghiêm. Xã hội hiện nay chưa đạt được điều đó.

Làm sao trước pháp luật mọi người đều bình đẳng, không ngoại trừ bất cứ ai. Xã hội chỉ ổn định khi được quản lý tốt bằng pháp luật. Nền đạo đức và sự lương thiện ở mỗi con người phải được xây dựng trên nền tảng pháp luật nghiêm minh.

Tôi tin, ở Việt Nam, bất cứ việc gì dù khó đến đâu nếu có quyết tâm, đồng lòng từ những người lãnh đạo cao nhất, từ các cấp cao thấp khác nhau đến từng gia đình, mỗi con người thì đều có thể làm được.

“Thời kim tiền” và sự hưng vong của dân tộc

  Nhân dân chính là nội lực tạo nên sức mạnh đất nước. Nhưng nhân dân cần sự định hướng đúng, mang tầm chiến lược nhìn xa, và hành động đúng phù hợp quy luật phát triển văn minh nhân loại. Đó mới là “lời thề” thực tiễn mà họ chờ đợi- với vận mệnh dân tộc đang đầy thách thức- của những người lãnh đạo.
Những ngày này, cả XH đang chăm chú, quan tâm đến một sự kiện lớn - Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành TW, nhưng vẫn không khỏi bàn luận ồn ào một vụ việc vừa bất ngờ vừa có phần hài hước.
“Thề cá trê chui ống”
Đó là cơ quan chức năng vừa bắt N.T.D, cán bộ Hải quan t/p HCM, thu giữ nhiều phong bì chứa số lượng tiền rất lớn (tiền tỷ), nghi là của các doanh nghiệp buộc phải cống nạp. Việc bắt ông này dựa trên những tố cáo của các DN trong lĩnh vực xuất- nhập khẩu, vì bị ép phải “chung chi” khi làm thủ tục thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu cảng của t/p.
Bất ngờ, là N.T.D mới chỉ là cán bộ “xoàng xoàng”, mà đã có quyền sinh quyền sát và lộng hành đến vậy.
Còn hài hước là bởi mới đây thôi t/p HCM, một trong hai đô thị lớn (cùng với Hà Nội), vừa tuyên bố không phát hiện được hiện tượng tham nhũng nào, khiến dư luận XH người cười người chê. Các ĐBQH thì hỏi thẳng: Kết quả này có thực sự đáng tin cậy?
thuế hải quan, doanh nghiệp, sự kiện, kinh tế xã hội, FTA
Ảnh: baohaiquan.vn
Người cười vì … nỏ tin vào kết luận đó. Người chê vì chả ai tâm phục khẩu phục những bản báo cáo đậm đặc tính hình thức và không kém phần “đùa dai” với sự hoài nghi của XH- từ lâu.
Hài hước nữa, là bởi trước đó, cuối tháng 11/2015, toàn bộ các Chi bộ, Đảng bộ trực thuộc ngành này vừa cam kết 100% cán bộ, đảng viên nói không với các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng. Nói theo cách nói dân gian, ngành vừa “thề” không tham nhũng.
Thì có ngay một… ‘cá trê chui ống”, cũng đúng theo cách nói của dân gian.
Tự lúc nào, dường như trong XH thời kim tiền, lời thề không còn có ý nghĩa lắm. Trong ca dao tục ngữ, thành ngữ VN từ xa xưa, lời thề cũng có hai mặt của nó. Có câu lời thề chắc nhưđinh đóng cột, thì cũng lại có câu lời nói gió bay. Người ta- thời kim tiền này- sống kiểu lời nói gió bay hơn.
Chả lẽ giờ đây lại có cả thành ngữ mới- “lời thề Hải quan”? Một lĩnh vực mà ranh giới giữa ban ngày và sự “đi đêm” cực kỳ mong manh.
Thế nhưng, ở một góc độ nào đó, phải… cảm ơn N. T. D. Bằng hành vi này, N.T.D đã “phản biện’ lại kết luận quá nhiều phần quan liêu, xa lạ với nỗi đau, sự bất bình của người dân ở t/p HCM.
Mặt khác, có điều rất đáng chú ý. Theo Tuổi trẻ, ngày 11/1, khi N. T.D bị bắt, không ít người trong ngành đã rất ngạc nhiên. Bởi ngành được Nhà nước đầu tư để cải cách thủ tục từ năm 2014, với quy trình hải quan điện tử được CP Nhật tài trợ, thực hiện thí điểm và áp dụng rộng rãi tại các cơ sở hải quan cả nước. Quy trình này, được coi là chặt chẽ hơn cả ở nước Nhật. Không chỉ tạo thông thoáng cho các DN trong quá trình làm thủ tục, mà còn kiểm tra giám sát việc thực hiện đúng quy định của công chức hải quan.
Thực chất, là thủ tục hải quan từ phương thức thủ công ở tất cả các khâu, tiếp nhận tờ khai, kiểm tra, giám sát đến thông quan hàng hóa, đã chuyển sang hải quan điện tử “công khai, minh bạch”, hạn chế công chức tiếp xúc với DN, ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng.
Thế nhưng trong thực tế, những chiếc phong bì tiền triệu, tiền tỷ vẫn vượt qua hàng rào điện tử, để đến…. "điểm hẹn".
Đủ biết tình yêu kim tiền, khiến con người có đủ mánh khóe vượt qua những hàng rào điện tử, công nghệ cao đến đâu. Bất chấp!
Canh….  toàn sâu
Dân gian cũng có câu một con sâu làm rầu nồi canh.
Thế nhưng trong thực tế, tới hơn 53% DN ở t/p HCM đã phải chung chi không chính thức kiểu này, thì liệu có phải chỉ có N. T.D?
Trước đó, ngày 22/12/2015, tại hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng chống tham nhũng, Phó TT Nguyễn Xuân Phúc đã nhận định Phát hiện hành vi tham nhũng trong nội bộ cơ quan còn yếu.
Yếu thế nào?  Báo cáo của CP gửi tới QH, cơ quan giám sát, cho biết tham nhũng năm 2015 vẫn còn diễn biến phức tạp. Trong khi đó, khả năng kiểm soát và phòng chống thế nào? Theo báo cáo, năm qua hơn 98% số bản kê khai tài sản, thu nhập được công khai, tăng 8,8% so với năm trước. Số trường hợp phải xác minh lại do nghi vấn không trung thực tăng mạnh với 1.225 bản kê khai (so với 5 trường hợp trong năm 2014). Nhưng, kết quả xác minh chỉ phát hiện 05 người kê khai không trung thực.(VnExpress, ngày 11/9/2015)
thuế hải quan, doanh nghiệp, sự kiện, kinh tế xã hội, FTA
Phát hiện hành vi tham nhũng trong nội bộ cơ quan còn yếu.
Còn trả lời phỏng vấn của báo Người Lao động, ngày 24/12/2015, ông Tổng Thanh tra CP Huỳnh Phong Tranh cũng thừa nhận: Cơ quan chống tham nhũng có tham nhũng! Trong khi đó, được biết, đường dây nóng của Cục trưởng Cục chống tham nhũng- TTCP cho biết chỉ qua 25 ngày, đã nhận được 329 cuộc gọi tố cáo. Dĩ nhiên, con số này còn phải điều tra, thanh lọc, nhưng nó cũng cho thấy độ “nóng bỏng” của tệ nạn này và độ …. “mát mẻ” của công cuộc phòng chống, bởi những căn nguyên phức tạp và tế nhị khác.
Và yếu cả tinh thần trách nhiệm trong báo cáo về công cuộc này. Cũng theo ông Huỳnh Phong Tranh, tính đến ngày 20/12, chỉ có 36/57 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP, cơ quan tổ chức khác ở TU gửi dự thảo báo cáo tổng kết về ban chỉ đạo qua TTCP (đạt 63,1%). Có 35/63 tỉnh, thành phố gửi dự thảo báo cáo về ban chỉ đạo (đạt 55,5%).
Nếu vậy, người dân biết tin cậy và trông chờ vào đâu?
Bởi vậy, trước tình hình tham nhũng nghênh ngang đến mức, nhiều ĐBQH đã lên tiếng đề nghị phải thành lập cơ quan chống tham nhũng độc lập hoàn toàn và chỉ thuộc QH, nhưng người viết cho rằng, nếu có hẳn một công cụ hữu hiệu, mà các quốc gia văn minh, phát triển đều sử dụng để hạn chế, ngăn ngừa, còn nước Việt lại không tín nhiệm công cụ này, thì quả là … cùng đường. Đó là công cụ gì, nếu không phải là cơ chế quản lý công khai- minh bạch, là xóa bỏ cách giao thương tiền mặt. Có thế, nguồn gốc mọi tài sản, thu nhập của công chức, quan chức mới có thể kiểm soát được tận gốc.
Nếu không thì từ thành ngữ xưa con sâu bỏ rầu nồi canh, nay thành ngữ hiện đại của nước Việt phải là… canh toàn sâu.
Vận mệnh hưng vong của dân tộc
Nói gì thì nói, sự kiện quan trọng nhất của đất nước, liên quan đến thịnh suy, hưng vong của dân tộc đang diễn ra trong những ngày này và những ngày sắp tới, vẫn là điểm đỉnh của mối quan tâm của dư luận XH, nhất là trong thế giới phẳng.
Khỏi phải nói dư luận đa chiều và tính hai mặt của thời IT trước một sự kiện trọng đại ra sao, nhất là liên quan đến nhân sự- bầu cử những người lãnh đạo cao cấp, những người có bổn phận “chèo lái” đất nước trên hành trình hội nhập và phát triển. Cả cái danh, quyền lực và trách nhiệm đều… lớn như nhau.
thuế hải quan, doanh nghiệp, sự kiện, kinh tế xã hội, FTA
Vận mệnh trường tồn của đất nước đang rất cần những người lãnh đạo có tâm, có tầm, có tài có đức, lại sống “sạch”, và là người bản lĩnh, can trường chớ có sóng cả mà ngã tay chèo.
Vận mệnh trường tồn của đất nước đang rất cần những người lãnh đạo có tâm, có tầm, có tài có đức, lại sống “sạch”, và là người bản lĩnh, can trường chớ có sóng cả mà ngã tay chèo.
Có lẽ vì thế, như một lẽ thường tình, giống như mọi quốc gia, chưa một sự kiện nào có thể nhận được những dư chấn loang rộng đến thế. Có xấu có tốt, có hay có dở, có tử tế và có cả tồi tệ, có thiện ý và cả ác ý…
Nhưng khi mà thông tin về nhân sự tạm được giải tỏa, thì nội dung quan trọng nhất cả đất nước đang hướng tới lại nổi lên. Đó cũng là một trong hai nội dung quan trọng nhất của sự kiện chính trị lần này- hội nhập để phát triển, là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Mà theo VietNamNet ngày 13/1, đây là hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, có phạm vi điều chỉnh rộng hơn, mức độ cam kết sâu hơn Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các hiệp định thương mại tự do (FTA) VN đã tham gia trước đây.  Còn theo TS Nguyễn Mạnh Hùng (Ban Kinh tế T.Ư), việc tham gia các FTA thế hệ mới, đặc biệt là TPP sẽ giúp VN tăng trưởng thêm 1 – 2% năm; GDP tăng thêm 23,5 tỉ USD vào năm 2020 và 33,5 tỉ USD vào năm 2025; xuất khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỉ USD vào năm 2025.
Cái lợi là thấy rõ.
Nhưng sau những say sưa về một cơ hội mở ra cho nước Việt, đất nước mà tạo hóa cũng thử thách- có vị trí địa- chính trị khá đặc biệt- hội nhập thế giới hiện đại, sẽ được ký kết vào tháng 2/2016 tới đây, thì sự còn lại, chính là những thách thức, và chỉ thách thức mà thôi.
Cũng không chỉ với nước Việt. Những quốc gia như Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Mỹ, Singapore, Nhật Bản tham gia TPP đều phải sẵn sàng chuẩn bị năng lực và hành động vượt qua cửa “vũ môn” này.
Khác chăng, đa số các quốc gia trong số họ đều có nền kinh tế thị trường quá quen thuộc. Chỉ riêng nước Việt, là nước duy nhất tham gia buôn có bạn bán có phường, theo mô hình kinh tế thị trường có định hướng XHCN, vừa phải hòa hợp vừa giữ… đặc thù, bản sắc. Nói theo cách nói người Việt, phải vừa học vừa mần
Nội lực và câu hỏi của nhân dân
Nhưng làm sao để hài hòa được tinh thần định hướng XHCN, với nền kinh tế thị trường đang hội nhập quốc tế, quả không đơn giản.
thuế hải quan, doanh nghiệp, sự kiện, kinh tế xã hội, FTA
Tại hội thảo “Kinh tế xã hội VN năm 2015, cơ hội và thách thức trước thềm hội nhập”, do Trường đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp Ban Kinh tế T.Ư tổ chức, PGS-TS Tô Trung Thành (Đại học KTQD) cho biết, GDP của nước Việt năm 2015 vượt chỉ tiêu nhưng mới tăng về lượng, chất không cao. Còn năng suất lao động đang ở mức tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực, chỉ hơn một nửa so với Philippines, bằng 1⁄4 so với Trung Quốc. TS Đinh Lê Hải Hà (ĐHKTQD) cho rằng, nếu không chủ động, DN nội sẽ phải chấp nhận thua ngay trên sân nhà khi làn sóng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này ngày càng mạnh. Để đứng vững khi hội nhập, các DN phải xem lại mô hình kinh doanh, đồng thời chủ động hơn, chuyên nghiệp hơn, nâng cao năng lực sẵn sàng cạnh tranh. (TN, ngày 14/1)
Trả lời báo Tuổi trẻ, ngày 14/1, Bộ trưởng Bộ KH- ĐT Bùi Quang Vinh cũng khẳng định, nếu không đổi mới, VN sẽ rất khó khăn. Vì theo Bộ trưởng, những tác động từ  mấy chục năm đổi mới vừa qua đã dần cạn rồi. Thực tế trong môi trường kinh doanh, đang xuất hiện rất nhiều "giấy phép con" trở lại với các DN tư nhân, được coi là một động lực phát triển kinh tế. Thậm chí, các DN này vẫn bị “đòi phí” trắng trợn...
Trong khi, thông điệp của các chuyên gia nghiên cứu quốc tế về kinh tế VN cho thấy một trong những vấn đề căn cơ là VN cần tiếp tục thay đổi, đổi mới thể chế, xây dựng các nhân tố thị trường đầy đủ hơn, bởi tư duy xin- cho đã “ăn rễ” trong đầu nhiều cán bộ, quan chức.
Tư duy xin- cho chính là vật cản khủng của sự phát triển theo quy luật thực tiễn của kinh tế thị trường. Chính tư duy này là chất xúc tác cho tham nhũng có đất phát triển. Và cũng chính vì thế, “nó”rất sợ cung cách quản lý công khai- minh bạch.
Đã thế mới đây, một thông tin rất đáng suy ngẫm. Kết quả khảo sát "mức độ công khai ngân sách" được Tổ chức Hợp tác Ngân sách Quốc tế (IBP) thực hiện trong 18 tháng (tháng 3/2014 đến tháng 9/2015) tại 102 quốc gia, trong đó có VN vừa đưa ra cho thấy, VN chỉ đạt 18/ 100 điểm (thang điểm) về minh bạch ngân sách. thấp hơn khá nhiều so với mức trung bình khoảng 45 điểm ở hơn 100 quốc gia khác. Trong ba trụ cột cơ quan khảo sát đặt ra, đó là mức độ minh bạch, sự tham gia của công chúng và sự giám sát của cơ quan lập pháp, thì "minh bạch" là yếu tố đầu tiên. Và"minh bạch" cũng là trụ cột mà VN được chấm điểm thấp nhất, chỉ 18/100 điểm. Với số điểm này, VN hiện thuộc nhóm thứ 05, tức là nhóm yếu nhất  (Vietnam +, ngày 14/1)
Rõ ràng, nền quản trị quốc gia công khai- minh bạch, điều kiện thúc đẩy nền kinh tế, môi trường kinh tế phát triển lành mạnh cũng đang là một thử thách nước Việt trong hành trình hội nhập kinh tế, và xa hơn, là các giá trị văn minh văn hóa nhân loại
Chợt nhớ Thông điệp Liên bang cuối cùng của TT Mỹ Obama mới đây, ông khẳng định chính người dân đã tạo ra sự thay đổi, vực dậy nước Mỹ.
Đúng vậy, ở bất cứ quốc gia nào cũng vậy, nhân dân chính là nội lực tạo nên sức mạnh đất nước. Nhưng nhân dân cần sự định hướng đúng, mang tầm chiến lược nhìn xa, và hành động đúng phù hợp quy luật phát triển văn minh nhân loại. Đó mới là “lời thề” thực tiễn mà họ chờ đợi- với vận mệnh dân tộc đang đầy thách thức- của những người lãnh đạo.
Ở ĐH Đảng lần thứ 12 sắp diễn ra nay mai.
Kỳ Duyên
Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/284790/thoi-kim-tien-va-su-hung-vong-cua-dan-toc.html

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Kinh tế thị trường là tinh hoa nhân loại

PLO

“Thể chế và con người là hai nhân tố quyết định cho phát triển đất nước” - Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh không chỉ là người quyết liệt, nói thẳng, nói thật về thực trạng kinh tế và những lĩnh vực liên quan của đất nước, mà còn là người quyết liệt ngay cả trong những định hướng đổi mới.
Pháp Luật TP.HCM đã có cuộc trao đổi với ông về những trăn trở khi chẳng còn bao lâu nữa ông sẽ rời chức vụ bộ trưởng Bộ KH&ĐT mà công cuộc đổi mới vẫn còn nhiều điều dang dở.
Trăn trở đất nước phát triển chậm
. Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, gần đây hai từ “hội nhập” được nhắc đến rất nhiều nhưng để hội nhập thành công hẳn nhiên sẽ không chỉ đến từ người dân và doanh nghiệp?
+ Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Bộ KH&ĐT đang trình Chính phủ đề án thành lập các trung tâm ươm mầm doanh nghiệp, hỗ trợ sáng tạo để thu hút sáng tạo, nhất là từ giới trẻ. Bởi trên thực tế nhiều ý tưởng đang bị thui chột vì không có nơi khuyến khích, đỡ đầu. Đồng thời, cũng sẽ có chính sách đầu tư mạo hiểm để khuyến khích tinh thần phát triển doanh nghiệp.
Tuy nhiên, một mình Bộ KH&ĐT hay cá nhân tôi không thể làm hết được mọi việc. Tôi rất trăn trở về điều này. Nhiệm kỳ tới, tôi mong có nhiều lãnh đạo quan tâm hơn tới doanh nghiệp, vì doanh nghiệp là tương lai đất nước.
. Như vậy thì cần rất nhiều sự đổi mới, sáng tạo trong việc hoạch định chính sách. Bộ trưởng có đồng ý với điều đó không?
+ Việc hoạch định, xây dựng chính sách, chiến lược cho đất nước là một công việc cực kỳ hệ trọng nên đòi hỏi tư duy đổi mới phải hiện hữu và cập nhật liên tục. Tôi cho rằng Việt Nam không thể cứ mãi “một mình một đường”, mà phải đi con đường chung nhân loại.
Muốn vậy, chúng ta phải biết nhân loại đang làm gì, các quốc gia phát triển đã làm gì để thăng tiến mỗi ngày và vị trí thực của chúng ta trên lộ trình phát triển ấy. Điều quan trọng nhất là tâm huyết với đất nước. Mỗi người, kể cả lãnh đạo, phải trăn trở tại sao nước mình còn phát triển chậm thế, tại sao người dân ca thán nhiều thế. Sự trăn trở ấy mới sản sinh ra được chiến lược tốt, chính sách tốt.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Kinh tế thị trường là tinh hoa nhân loại
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: “Kinh tế thị trường là tinh hoa nhân loại”.
Cái mới thì luôn bị phản đối
. Bộ trưởng được nhiều người ca ngợi vì tinh thần đổi mới, ngay cả trên diễn đàn Quốc hội. Vậy cá nhân ông có bị sức ép vì tinh thần này?
+ Về cơ bản tôi không chịu nhiều sức ép lắm, vì cạnh tôi có nhiều lãnh đạo cấp cao ủng hộ và khuyến khích sự đổi mới này. Tôi nghĩ nếu đổi mới được kiểm chứng là thực sự có lợi cho dân tộc, cho đất nước thì sẽ được ủng hộ.
Chúng ta cần phải suy nghĩ khác đi: Đổi mới là phải thực hiện những công việc không giống với hiện tại và ý thức rằng: Cái mới thì luôn bị phản đối. Đổi mới thì không thể tránh được việc đụng chạm lợi ích của từng ngành, từng cá nhân. Đổi mới mà không bị phản ứng thì không phải là đổi mới. Vì khi đổi mới, minh bạch thì nhiều người không thể lợi dụng để tư lợi, nên họ phải phản ứng.
Tuy vậy, có người ban đầu chưa hiểu thì phản ứng quyết liệt, như vấn đề đầu tư công nhưng giờ thì thấy tốt. Hơn nữa, muốn đổi mới thì bản thân mình vượt qua chính mình mới làm được.
. Nhưng việc từ bỏ lợi ích nhóm, lợi ích ngành, lợi ích cục bộ… là không thể một sớm một chiều. Chẳng hạn những điều kiện kinh doanh vẫn được “đẻ” ra sau khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực, thưa Bộ trưởng?
+ Đây là một quá trình, không thể một quyết định trong luật mà dỡ bỏ được tất cả. Bởi cơ chế xin-cho đã ăn sâu bám rễ trong đầu nhiều cán bộ.
Luật đã quy định chỉ có từ nghị định của Chính phủ trở lên mới có thể hạn chế quyền kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. Nhưng tôi thấy nhiều giấy phép con làm trái tinh thần này. Nhiều thông tư của các bộ, ngành vẫn được ban hành để áp đặt các điều kiện kinh doanh. Do đó, cái nào mang tính cấm đoán quyền của người dân, trái luật thì phải hạn chế và tiến tới bỏ hẳn.
Từ năm 2016 sẽ có tổng rà soát những điều kiện kinh doanh được “đẻ thêm” để báo cáo Chính phủ.
Thị trường đất đai đang rất méo mó do chưa phân tách được quyền
. Chắc hẳn ông có rất nhiều trăn trở khi môi trường kinh doanh cũng như những định hướng phát triển kinh tế khi nghĩ về 30 năm đổi mới?
+ 30 năm đổi mới vừa qua, chúng ta có nhiều thành tựu nhưng có một thành tựu xuyên suốt, nguyên nhân mọi nguyên nhân đó là chúng ta đổi mới được từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Nhưng sau 30 năm, dư địa và các tác động phát triển đã dần cạn đi. Chúng ta đã chững lại trong vài năm vừa qua, nếu không cẩn thận có thể còn đi xuống và nguy cơ tụt hậu là không thể tránh khỏi.
Theo tôi, vấn đề sống còn và căn cơ nhất là chúng ta phải tiếp tục thay đổi và hoàn thiện thể chế kinh tế bằng việc xây dựng những nhân tố thị trường đầy đủ hơn. Chúng ta mới chớm chân vào kinh tế thị trường và chưa xây dựng được các nhân tố thị trường nền tảng.
Đất đai là thí dụ. Chúng ta cứ tưởng đất đai là thị trường nhưng thực ra không có thị trường, hay đúng hơn là thị trường đất đai đang rất méo mó do chưa phân tách được quyền sử dụng và quyền sở hữu. Nhìn rộng hơn, việc phân bổ nguồn lực của đất nước thường chỉ theo hành chính, chưa theo thị trường. Theo thị trường là cứ anh nào sử dụng hiệu quả vốn, đất đai, tài nguyên… thì được tiếp cận. Chúng ta có cơ chế này chưa? Chưa.
Hoặc nói đến thị trường lao động. Chúng ta phải hiểu rằng nếu là thị trường thì lao động, kể cả bộ máy công quyền, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân… nếu anh làm tốt thì được sử dụng và đãi ngộ cao; nếu không đáp ứng được yêu cầu thì phải bị sa thải. Nhưng chúng ta nhận vào thì dễ, sa thải lại rất khó.
Từ đó, tôi cho rằng Việt Nam cần phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường vì kinh tế thị trường là tinh hoa nhân loại.
. Vậy theo Bộ trưởng, đâu là yếu tố then chốt để đất nước phát triển bền vững?
+ Thể chế và con người là hai nhân tố quyết định cho phát triển đất nước. Phải chọn được những người tài năng, tâm huyết nhất, có trách nhiệm nhất để lãnh đạo đất nước này. Những người như vậy phải được trọng dụng trong tất cả tầng nấc của xã hội.
Nhiều quốc gia không có tài nguyên nhưng họ coi nhân tố con người là năng lượng vô cùng lớn lao để quốc gia đó phát triển và họ đã thành công. Những con người tài năng, tâm huyết, có trách nhiệm chắc chắn sẽ cho ra đời thể chế tốt.
Việt Nam cần phát triển thông qua những thể chế phù hợp nhất với thế giới và điều kiện hoàn cảnh chúng ta, để khơi dậy tất cả tiềm năng thế mạnh của mình, khơi dậy trí tuệ người Việt.
Trách nhiệm với đất nước phải được đặt lên trên
. Bộ trưởng trải qua nhiều chức vụ, có nhiều năm gắn bó với với cộng đồng doanh nghiệp, địa phương... Trong suốt thời gian đó, Bộ trưởng trăn trở điều gì nhất và kỷ niệm nào đáng nhớ nhất?
+ Nhiều kỷ niệm lắm. Tôi làm lãnh đạo sớm, chưa tới 30 tuổi đã lãnh đạo một doanh nghiệp nông nghiệp lớn, sau đó làm lãnh đạo ở nhiều vị trí khác nhau. Kỷ niệm lớn nhất là những năm công tác tại Lào Cai, khi đó tôi dốc toàn bộ sức lực, trí tuệ để cùng với tập thể ở đó đưa một tỉnh bị tàn phá hoàn toàn sau chiến tranh thành điểm sáng ở Tây Bắc.
Tôi cũng xúc động khi trở về thì người dân, doanh nghiệp, cán bộ ở Lào Cai vẫn đón chào tôi như một người yêu quý nhất. Khi làm ở Bộ KH&ĐT cũng vậy, tôi được làm việc với một tập thể rất trí tuệ. Anh em đã đồng lòng, đã sát cánh cùng bộ trưởng để đổi mới.
. Ông là bộ trưởng được báo chí và người dân yêu mến. Nhưng nhiều tư tưởng đột phá mà ông đưa ra trong nhiệm kỳ của mình gặp không ít khó khăn và vẫn còn dang dở?
+ Tôi nghĩ rằng trách nhiệm với đất nước, với dân tộc phải được đặt lên trên lợi ích của bản thân, của ngành mình. Nếu lúc nào cũng nghĩ tới và vun vén cho quyền lợi ngành mình thì khó có thể thực hiện được đổi mới. Tôi luôn tâm niệm như thế.
Không ít vấn đề đổi mới còn dang dở. Có điều đổi mới là việc lâu dài, không thể giải quyết ngay trong một nhiệm kỳ. Tôi không dám chắc nhiệm kỳ sau thế nào, vì không còn làm nữa. Nhưng tôi tin lãnh đạo cấp cao sẽ chọn được những người tiếp tục giương cao ngọn cờ đổi mới.
Tôi hy vọng nhiệm kỳ sau sẽ tiếp tục đổi mới. Còn bây giờ chỉ có một điều chắc chắn là tôi sẽ nghỉ hưu!
. Xin cám ơn Bộ trưởng.
Đáng lẽ ta còn có thể làm tốt hơn thế
Việt Nam đã đi những bước đi rất lớn. Tuy nhiên, đó là chúng ta so với chúng ta, còn so với các quốc gia có cùng điều kiện thì mới thấy ta tụt hậu so với họ. Chúng ta không hài lòng về điều này, vì đáng lẽ ta còn có thể làm tốt hơn thế.
Trong cuộc đua hiện nay, không thể nghĩ là chúng ta đã hơn ta trong quá khứ mà lấy làm bằng lòng. Nhiều nước bên cạnh đang chạy nhanh hơn mình.
CHÂN LUẬN
 
Nguồn: http://m.baomoi.com/Bo-truong-Bui-Quang-Vinh-Kinh-te-thi-truong-la-tinh-hoa-nhan-loai/c/18459392.epi

Lữ đoàn vận tải 683: Tiếp tay khai khoáng trái phép trong khu quân sự

(LĐ) - Số 13 THANH HẢI 

Thượng tá, Lữ Trưởng 683 Phạm Văn Dũng thừa nhận hợp đồng “ma” cho Cty Minh Hòa khai khoáng. Ảnh: T.H

Không xin được giấy phép khai thác tận thu cát trắng, Cty Minh Hòa (Đà Nẵng) đã “ngụy trang” bằng hợp đồng thuê đất, xây dựng nhà hàng, dịch vụ cưới để khai khoáng trái phép trong khu quân sự. Đáng nói, ngoài việc đào trộm tài nguyên, thu mua khoáng sản không có nguồn gốc, Cty Minh Hòa còn được Lữ đoàn 683 (Cục Vận tải, Bộ Quốc phòng) tiếp tay bằng hợp đồng kinh tế “ma” để vào trong khu đất quân sự, khai khoáng bất hợp pháp, qua mặt nhà nước…

Công nhiên khai khoáng trái phép
Khu vực tây bắc quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) vốn là mỏ cát trắng, có giá trị cao về nguyên liệu sản xuất thủy tinh. Cát trắng silic không thuộc loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nên việc cấp phép khai thác loại tài nguyên này thuộc thẩm quyền của Bộ TNMT. Vì vậy, những giấy phép do UBND TP.Đà Nẵng cấp cho doanh nghiệp (DN) khai thác, được cho là vượt thẩm quyền, trái luật, phải tự thu hồi. Chính vì vậy, sức hút của nguồn tài nguyên giá trị cao, bị cấm khai thác này đã trở thành khốc liệt. Từ suốt năm 2015, hiện tượng khai thác cát trái phép diễn biến phức tạp, công khai, có tổ chức, các đối tượng lộng hành, coi thường pháp luật, có dấu hiệu tham gia, bao che của cán bộ, cá nhân quản lý tại địa phương… Thành ủy, UBND TP.Đà Nẵng phải dùng biện pháp mạnh, bố trí dân quân, công an túc trực để canh phòng. Một mặt tịch thu các bãi cát trắng do các DN khai thác, thu mua trái phép… chưa kịp xuất bán để đem đấu giá, sung công quỹ. Trong số đó, Cty TNHH Đầu tư XD và DVTM Minh Hòa (Cty Minh Hòa) đã bị xử lý hành chính, tịch thu 1.000m3 cát.
Tuy nhiên, tình hình khai khoáng trái phép ở Liên Chiểu vẫn chưa được vãn hồi. Chính Cty Minh Hòa lại được UBND TP.Đà Nẵng cho phép được mua lại bãi cát do khai khoáng trái phép mà có, bị tịch thu trước đó (?). Lợi dụng giấy phép được chở cát (đã qua đấu giá) đi tiêu thụ, Cty Minh Hòa tiếp tục lén lút khai thác trộm, đồng thời thu mua gom khoáng sản khai thác trái phép để đổ vào bãi tập kết này.
Lập “dự án ma”
Ngang ngược hơn, Cty Minh Hòa còn vào trong các khu vực đất quân sự để đào cát, vận chuyển về bãi này để tiếp tục xuất bán, trục lợi bất hợp pháp. Trong đó, Cty Minh Hòa đã hợp đồng xây dựng 2 sân bóng đá trong khuôn viên Lữ 683 và lập dự án thuê 3.000m2 đất quốc phòng thuộc Lữ 683 ở số 234 Nguyễn Lương Bằng (quận Liên Chiểu), để che mắt chính quyền, đào cát trắng đi bán trên diện tích 1.000m2.
Khi chúng tôi trưng ra các đoạn phim minh chứng hành vi khai thác trái phép, được đơn vị quân đội này tiếp tay, che chắn canh phục cẩn thận, GĐ Cty Minh Hòa - ông Nguyễn Văn Thuần - không còn đường chối cãi. Tuy vậy, ông Thuần đã đưa ra hồ sơ dự án XD nhà hàng tiệc cưới mà Cty ông đã thuê Lữ 683. Hợp đồng kinh tế thể hiện việc thuê đất 10 năm, bắt đầu từ tháng 10.2015 với mức thuê 5 triệu đồng trên 3.000m2/tháng.
Thượng tá - Lữ trưởng 683 Phạm Văn Dũng thừa nhận hợp đồng ông đã ký là xác thực. Tuy nhiên, thực tế Lữ 683 không cho Cty Minh Hòa thuê 10 năm, mà hợp đồng lập ra chỉ để giúp Cty này khai thác, chở cát ra ngoài khu quân sự. Bù lại, Cty Minh Hòa chở đất màu vào để cải tạo mặt bằng, chuẩn bị XD xưởng sửa chữa ôtô. Trong khi đó, Đại tá - Chính ủy Lữ 683 Đỗ Hữu Cẩn lại khẳng định, dự án XD nhà xưởng thì đến năm 2016 mới có kế hoạch. Nguyên cơ sở tại số 234 Nguyễn Lương Bằng đã là xưởng sửa chữa ôtô, đang tạm cho 3 đơn vị khác thuê.
Sự quanh co, ngụy biện của cả hai bên trong hợp đồng kinh tế “ngụy trang”, “dự án ma” này đều mâu thuẫn nhau, tự “tố cáo” hành vi tiếp tay của Lữ 683 và hành vi khai thác khoáng sản trái phép của Cty Minh Hòa. Đặc biệt, quy định của Bộ Quốc phòng, những cơ sở trọng yếu, đất quốc phòng… như cơ sở 234 Nguyễn Lương Bằng của Lữ 683 là tuyệt đối không được cho thuê làm dịch vụ.
 
Nguồn: http://laodong.com.vn/xa-hoi/lu-doan-van-tai-683-tiep-tay-khai-khoang-trai-phep-trong-khu-quan-su-416005.bld

Bài phát biểu của tổng thống Barack Obama nhân dịp năm học mới (2009-2010)

Phạm Nguyên Trường


Phạm Nguyên Trường dịch

Lời người dịch: Tổng thống Barack Obama là nhà hùng biện bẩm sinh. Nhân dịch Thông điệp liên bang cuối cùng của ông, xin post lại tất cả những bài diễn văn của Obama mà mình đã dịch. Đây là bài đầu tiên.


Tổng tống Barack Obama
Xin chào tất cả - công việc của mọi người hôm nay thế nào? Tôi có mặt ở đây để nói chuyện với các học sinh trường phổ thông trung học Wakefield ở Arlington, bang Virginia. Chúng ta có những học sinh đến từ mọi miền đất nước, từ mẫu giáo đến lớp mười hai. Tôi vui mừng vì hôm nay tất cả các bạn đã có cơ hội tham gia cùng chúng tôi.

Tôi biết rằng đối với nhiều người trong số các bạn thì hôm nay là ngày đầu tiên đến trường. Đối với các bạn mới vào mẫu giáo hay các bạn bắt đầu vào trường trung học cơ sở hay trung học phổ thông thì hôm nay cũng là ngày đầu tiên đến trường mới vì vậy mà các bạn có hơi hồi hộp cũng là điều dễ hiểu. Tôi mường tượng rằng ở đây có một số bạn lớn tuổi hơn, lúc này các bạn đó đang cảm thấy vui, chỉ còn một năm học nữa thôi. Nhưng dù học lớp nào thì một số người có thể vẫn muốn mùa hè kéo dài thêm và sáng nay các bạn có thể ngủ nướng thêm một tí.

Tôi biết cảm giác đó. Khi tôi còn bé, gia đình tôi đã sống mấy năm ở Indonesia, mẹ tôi không có tiền cho tôi theo học trường nơi mà các trẻ em Mĩ đều học. Cho nên mẹ tôi quyết định tự mình dạy thêm cho tôi, vào lúc 4 giờ 30 phút sáng, từ thứ hai đến thứ sáu.

Bây giờ tôi cũng chẳng thích dậy sớm đến như thế. Nhiều khi tôi ngủ gục ngay cạnh bàn ăn. Nhưng mỗi lần tôi phàn nàn thì mẹ tôi lại nhìn tôi và nói: “Đây cũng có phải là buổi đi cắm trại của mẹ đâu”.

Cho nên tôi biết rằng một số bạn đang tự điều chỉnh cho phù hợp với việc quay lại trường học. Nhưng hôm nay tôi đến đây vì có một số việc quan trọng muốn bàn với các bạn. Tôi đến đây vì tôi muốn nói chuyện với các bạn về việc học tập của các bạn và những kì vọng của chúng tôi dành cho tất cả các bạn trong năm học mới này.

Tôi đã nói nhiều về giáo dục rồi. Và tôi cũng đã nói nhiều về trách nhiệm rồi.

Tôi đã nói về trách nhiệm của các thày giáo trong việc cổ vũ các bạn, thúc đẩy các bạn học tập.

Tôi đã nói về trách nhiệm của cha mẹ các bạn, làm sao để các bạn nắm được bài, làm bài tập và không để các bạn ngồi suốt ngày trước màn hình TV hay Xbox rồi.

Tôi đã nói nhiều về trách nhiệm của chính phủ trong việc đặt ra các tiêu chuẩn cao, trợ giúp các thày cô giáo và hiệu trưởng, cải thiện tình hình các trường học nếu các học sinh ở đó không có những cơ hội tương xứng với khả năng của họ.

Nhưng suy cho cùng, dù chúng ta có thể có những thày cô giáo tận tụy nhất, những bậc phụ huynh nhiệt tình giúp đỡ nhất và những trường học tốt nhất thế giới thì cũng chẳng có ý nghĩa gì trừ phi tất cả các bạn hoàn thành trách nhiệm của mình. Trừ phi các bạn đi học đầy đủ, chú ý nghe thày giáo giảng, vâng lời cha mẹ, ông bà và những người lớn khác và làm việc chăm chỉ.

Và đấy chính là điều hôm nay tôi muốn tập trung làm rõ: trách nhiệm của từng người đối với việc học tập của mình. Tôi muốn bắt đầu bằng trách nhiệm của các bạn đối với chính bản thân mình.

Mỗi người trong các bạn đều giỏi một việc gì đó. Mỗi người trong các bạn đều có một cái gì đó để giới thiệu với xã hội. Và trách nhiệm của các bạn đối với bản thân là phát hiện ra cái đó. Đấy chính là cơ hội mà nền giáo dục có thể cung cấp cho các bạn.

Các bạn có thể là một tác giả có tài – thậm chí tài đến mức có thể viết được sách hay báo – nhưng trước khi viết bài luận cho môn tiếng Anh, có thể các bạn không biết điều đó. Các bạn có thể là một nhà cải cách hay phát minh có tài – thậm chí tài đến mức có thể khám ra một loại iPhone mới hay thuốc chữa bệnh hoặc thuốc kháng sinh mới - nhưng trước khi làm dự án cho môn khoa học, có thể các bạn không biết điều đó. Các bạn có thể trở thành thị trưởng hoặc thượng nghị sĩ, nhưng trước khi tham gia ban lãnh đạo hội học sinh hay nhóm thảo luận, có thể bạn không biết điều đó.

Dù bạn muốn làm gì với cuộc đời mình thì tôi cũng cam đoan rằng bạn phải học rồi mới làm được. Bạn muốn trở thành bác sĩ, hay giáo viên hay sĩ quan cảnh sát? Bạn muốn trở thành hộ lí hay kiến trúc sư, luật sư hay quân nhân? Dù nghể nghiệp nào thì bạn cũng sẽ cần một nền học vấn tốt. Bạn không thể bỏ học giữa chừng rồi nhảy ngay vào một công việc tốt được. Bạn phải làm việc, phải rèn luyện và phải học thì mới có công việc tốt được.

Và đấy không chỉ là điều quan trọng đối với cuộc đời của các bạn, đối với tương lai của các bạn. Kết quả học tập của các bạn quyết định chính tương lai của đất nước này. Những điều các bạn học trong nhà trường ngày hôm nay sẽ quyết định việc liệu dân tộc chúng ta có đương đầu được với những thách thức to lớn nhất trong tương lai hay là không.

Các bạn cần kiến thức và kĩ năng giải quyết vấn đề mà các bạn học được trong môn khoa học và toán học để chữa trị những căn bệnh như là ung thư hay AIDS, và triển khai những ngành công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng và bảo vệ môi trường. Các bạn cần hiểu biết thấu đáo các sự vật và kĩ năng tư duy theo tinh thần phê phán mà các bạn học được trong môn sử học và các môn khoa học xã hội để chống lại tình trạng đói nghèo và vô gia cư, tội ác và kì thị, và làm cho dân tộc chúng ta trở thành một dân tộc ngày càng công bằng hơn, ngày càng tự do hơn. Các bạn cần tinh thần sáng tạo và sự khéo léo mà các bạn tiếp thu được trong tất cả các môn học để có thể lập nên những công ty mới, những công ty sẽ cung cấp nhiều chỗ làm việc mới và làm cho nền kinh tế của chúng ta ngày một lớn mạnh thêm.

Chúng ta cần từng người trong số các bạn phát triển tài năng, sự khéo léo và trí tuệ để các bạn có thể giúp giải quyết những vấn đề khó khăn nhất hiện nay. Nếu các bạn không làm như thế - nếu các bạn không cộng tác với trường học là các bạn không cộng tác với chính mình, không cộng tác với đất nước mình.

Tôi biết là học giỏi không phải lúc nào cũng là công việc dễ dàng. Tôi biết là lúc này nhiều người trong số các bạn đang gặp phải khó khăn trong cuộc sống làm cho các bạn khó tập trung cho việc học tập.

Tôi biết điều đó. Tôi biết điều đó nghĩa là thế nào. Cha tôi đã gia đình khi tôi mới lên hai và tôi được một bà mẹ đơn thân nuôi dạy, bà phải chiến đấu liên tục thì mới đủ tiền thanh toán các hóa đơn mua hàng, bà không có khả năng cho chúng tôi những thứ mà những đứa trẻ khác vẫn có. Có những lúc tôi cảm thấy thèm có một người cha. Đấy là những lúc tôi cảm thấy cô đơn và thấy mình không phù hợp với cuộc đời.

Cho nên không phải lúc nào tôi cũng tập trung học tập như đáng lẽ phải thế. Tôi đã làm những việc mà tôi không cảm thấy hãnh diện và gặp nhiều rắc rối không đáng có. Và cuộc đời tôi có thể đã rẽ theo hướng tồi tệ hơn.

Nhưng tôi đã gặp may. Nhiều cơ hội đã quay trở lại với tôi và tôi đã có cơ hội vào đại học, vào trường luật và theo đuổi những giấc mơ của mình. Vợ tôi, đệ nhất phu nhân Michelle Obama, cũng có tiểu sử tương tự như thế. Cả bố mẹ bà đều không được học đại học và họ cũng chẳng giàu có gì. Nhưng họ đã làm việc cần cù và bà cũng làm việc cần cù cho nên bà có thể theo học những trường tốt nhất trên đất nước này

Một số bạn có thể không được thuận lợi như thế. Có thể bạn không có những vị phụ huynh, những người có thể nâng đỡ bạn khi cần. Có thể gia đình bạn có người bị mất việc và không có đủ tiền để đi đây đi đó. Có thể bạn đang sống trong khu vực mà bạn cảm thấy là không được an toàn hay có những người bạn đang ép buộc bạn làm những việc mà bạn cho là không đúng đắn.

Nhưng suy cho cùng thì những hoàn cảnh trong cuộc đời bạn – ngoại hình của bạn, nơi bạn sinh ra, số tiền bạn có, công việc bạn phải làm ở nhà – không phải là lí do để không làm bài tập về nhà hay có thái độ xấu. Đấy không phải là lí do để cãi lại thày giáo, trốn học hay là bỏ học. Đấy không phải lá lí do để không thử làm một số việc.

Vị trí của bạn hiện nay không thể quyết định được vị trí của bạn trong tương lai. Không ai quyết định được số phận của bạn. Ở nước Mĩ này, bạn tự quyết định số phận của mình. Bạn tự tạo ra tương lai của mình.

Đấy chính là điều những người thanh niên như bạn đang làm mỗi ngày, trên khắp nước Mĩ này.

Những thanh niên, tương tự như Jazmin Perez, từ Roma, bang Texas. Ngày đầu đến trường Jazmin không nói được tiếng Anh. Ở thành phố quê hương cô chẳng có mấy người vào được đại học, cả bố mẹ cô đều không được học đại học. Nhưng cô đã chăm chỉ làm việc, cô nhận được bằng tốt nghiệp loại ưu và được học bổng của Trường đại học tổng hợp Brown, và bây giờ cô đang học cao học, chuyên về sức khỏe cộng đồng, để trở thành tiến sĩ Jazmin Perez.

Tôi đang nghĩ đến Andoni Schultz, từ Los Altos, bang California, một người đã phải chiến đấu với bệnh ung thư não từ năm lên ba tuổi. Cậu đã phải chữa trị đủ kiểu, cả phẫu thuật nữa, ảnh hưởng đến trí nhớ của cậu, cho nên cậu phải mất rất nhiều thời gian – hàng trăm giờ - để làm bài tập. Nhưng không bao giờ cậu chịu tụt hậu và mùa thu này cậu sẽ thi vào đại học.

Rồi còn Shantell Steve, từ thành phố quê hương Chicago, bang Illinois của tôi. Ngay cả khi bị đẩy từ nhà nuôi dạy trẻ có hoàn cảnh khó khăn này sang nhà nuôi dậy trẻ khác, trong những khu vực lộn xộn nhất, cô ấy vẫn tìm được công việc ở một trung tâm chăm sóc sức khỏe địa phương, cô đã khởi động một chương trình nhằm bảo vệ thanh thiếu niên khỏi các băng đảng, và cô đang cố gắng nhằm vượt qua kì tốt nghiệp phổ thông với bằng giỏi rồi vào đại học.

Jazmin, Andoni và Shantell là những người không khác gì các bạn. Tương tự như các bạn, họ đã phải đối mặt với những thách thức trong cuộc sống. Nhưng họ không chịu đầu hàng. Họ chịu trách nhiệm trước việc học tập của họ và tự đặt ra mục tiêu cho mình. Tôi hi vọng rằng tất cả các bạn đều làm như thế.

Đấy là lí do vì sao hôm nay tôi kêu gọi từng người hãy đặt ra mục tiêu học tập của mình – và làm tất cả mọi việc để đạt mục tiêu đó. Mục tiêu của các bạn có thể đơn giản chỉ là làm tất cả các bài tập về nhà, trên lớp chú ý nghe giảng hay dành thời gian đọc sách mỗi ngày. Có thể bạn sẽ quyết định tham gia vào một hoạt động ngoại khóa nào đó hoặc tham gia hoạt động tình nguyện trong cộng đồng của bạn. Có thể bạn sẽ bảo vệ những đứa trẻ -do hoàn cảnh xuất thân hoặc do ngoại hình của chúng mà bị người ta chọc ghẹo hoặc bắt nạt, vì các bạn tin, cũng như tôi tin, rằng tất cả trẻ em đều xứng đáng được hưởng một môi trường an toàn để chúng có thể học tập. Có thể bạn sẽ quyết định quan tâm đến mình hơn để bạn có đủ sức học tập nhiều hơn. Và bên cạnh những việc đó, tôi hi vọng rằng tất cả các bạn đều thường xuyên rửa tay, để chúng ta có thể tránh cho người dân bệnh cảm cúm trong mùa thu và mùa đông này.

Dù bạn quyết định làm gì thì tôi cũng muốn bạn để hết tâm trí vào việc đó. Tôi muốn bạn thực sự làm việc ở đó.
Tôi biết rằng đôi khi bạn xem TV và nghĩ rằng mình có thể thành công hoặc giàu có mà chẳng cần phải vất vả gì hết – rằng tấm vé dẫn tới thành công là nhảy rap hay chơi bóng rổ hoặc trở thành ngôi sao màn bạc, khi cơ hội tới, bạn sẽ không trở thành bất kì người nào trong số đó.

Nhưng sự thật là thành công là khó. Bạn sẽ không yêu tất cả các môn mà bạn đang học. Bạn không tâm đầu ý hợp với tất cả các thày cô giáo. Không phải bài tập về nhà nào cũng có liên quan với cuộc sống của bạn ngay trong lúc này. Và chắn chắn là bạn không thành công với mọi thứ ngay trong lần thử đầu tiên.

Không sao hết. Một số người thành công nhất trên thế giới lại là những người từng gặp nhiều thất bại nhất. Tập một cuốn Harry Potter của JK Rowling đã bị từ chối đến 12 lần, cuối cùng nó đã được xuất bản. Michael Jordan từng bị đuổi khỏi đội bóng rổ của trường trung học và anh đã lỡ hàng trăm trận đấu, trong sự nghiệp của mình anh đã đánh hỏng hàng ngàn lần. Nhưng có lần anh đã nói: “Trong cuộc đời mình, tôi đã thất bại nhiều lần, nhiều lần, nhiều lần nữa. Và đấy là lí do vì sao tôi thành công”.

Những người này đã thành công vì họ hiểu rằng bạn không được để cho thất bại kìm hãm bạn – bạn phải để nó dạy bạn. Bạn phải để nó chỉ cho bạn thấy lần sau phải làm cái gì để nó khác với lần trước. Nếu bạn gặp rắc rối thì điều đó không có nghĩa là bạn là người gây ra rắc rối, điều đó chỉ có nghĩa là bạn phải cố gắng hơn để cư xử cho đáng hoàng mà thôi. Nếu bạn nhận được điềm kém thì điều đó không có nghĩa là bạn dốt mà chỉ có nghĩa là bạn phải học nhiều hơn mà thôi.

Không có ai vừa sinh ra là đã giỏi ngay mọi thứ, bạn sẽ giỏi nhờ làm việc chăm chỉ. Bạn không thể là vận động viên đại diện cho trường ngay khi vừa bắt tay vao tập luyện môn thể thao mới. Bạn không thể được mọi người chú ý ngay khi bạn bắt đầu tập hát. Bạn phải luyện tập. Bài tập ở nhà thì cũng thế. Bạn có thể phải giải bài tập toán mấy lần rồi mới làm đúng được, hoặc bạn phải đọc một bài nào đó mấy lần rồi mới hiểu được, hoặc phải viết nháp mấy lần rồi mới mang nộp được.

Đừng ngại đặt câu hỏi. Đừng ngại nhờ người khác giúp, khi cần. Hãy làm như thế mỗi ngày. Nhờ người khác giúp không phải là biểu hiện của sự yếu đuối, đấy là biểu hiện của sức mạnh. Nó chứng tỏ rằng bạn đủ dũng khí để công nhận là bạn không biết một cái gì đó và học một cái gì đó mới mẻ. Cho nên hãy tìm lấy một người lớn tuổi mà bạn tin cậy, đấy có thể là cha mẹ ông bà bạn, là thày giáo, huấn luyện viên hay người giám hộ của bạn, để nhờ họ giúp đỡ sao cho bạn có thể đi đúng hướng tới mục tiêu của bạn.

Và ngay cả khi bạn đang vật lộn, ngay cả khi bạn đã nản chí và bạn cảm thấy là người ta đã bỏ rơi bạn thì bạn cũng không bao giờ được đầu hàng. Bởi vì khi bạn đầu hàng thì cũng là lúc bạn bỏ rơi đất nước của mình.
Nước Mĩ không phải là câu chuyện về những người bỏ đi khi gặp khó khăn. Đấy là câu chuyện về những người tiếp tục tiến lên, những người còn cố gắng hơn, những người yêu đất nước mình đến mức có thể làm bất kì việc gì nằm trong khả năng cao nhất của họ.

Đấy là câu chuyện về những người học sinh mà cách đây 250 năm đã từng ngồi ngay chỗ bạn ngồi hôm nay, những người đã đứng lên làm cách mạng và tạo dựng lên đất nước này. Đấy là câu chuyện về những người học sinh cách đây 75 năm đã từng ngồi ngay chỗ bạn ngồi hôm nay, những người đã vượt qua được cuộc Đại khủng hoảng và giành chiến thắng trong Thế chiến II, những người đã đấu tranh cho nhân quyền và đưa được người lên mặt trăng. Đấy là câu chuyện về những người học sinh cách đây 20 năm đã ngồi ngay chỗ bạn ngồi hôm nay, những người đã sáng lập ra Google, Twitter và Facebook và làm thay đổi cách thức giao tiếp của chúng ta.

Cho nên hôm nay tôi muốn hỏi các bạn: các bạn sẽ đóng góp được gì trong tương lai? Các bạn sẽ giải quyết những vấn đề gì? Các bạn sẽ phát minh được những gì? Vị tổng thống sau hai mươi năm hay năm mươi năm hoặc một trăm năm nữa, thí dụ thế, sẽ có thể nói gì về những việc mà các bạn đã làm cho đất nước này?

Gia đình các bạn, các thày giáo của các bạn và tôi đang làm tất cả những gì chúng tôi có thể làm để bảo đảm rằng các bạn sẽ có nền học vấn cần thiết để có thể trả lời những câu hỏi đó. Tôi đang làm việc tích cực để nâng cấp trường lớp của các bạn, để có sách và dụng cụ học tập và máy tính mà các bạn cần cho việc học tập. Nhưng các bạn cũng phải làm phần việc của mình. Tôi hi vọng rằng các bạn sẽ dành hết nỗ lực cho những việc bạn làm. Tôi hi vọng rằng mỗi bạn đều sẽ làm được một việc vĩ đại. Cho nên hãy đừng để chúng tôi thất vọng – đừng để gia đình, đất nước hay chính bạn thất vọng. Hãy làm cho chúng tôi được tự hào. Tôi biết các bạn có thể làm được điều đó.

Xin cám ơn, xin Chúa phù hộ cho các bạn, xin Chúa phù hộ cho nước Mĩ.

Nguồn: http://www.huffingtonpost.com/2009/09/07/obama-speech-to-schoolchi_n_278763.html

Hà Nội: Từ 20/1thực hiện cấm 33 tuyến đường trong 8 ngày

Nguồn: Tin Xe

Từ 20/1 đến 28/1, Hà Nội sẽ thực hiện cấm 33 tuyến đường trong 8 ngày. Các khung giờ cấm trong ngày là: 6-8h30, 11-14h và 16-18h. Chi tiết các đường cấm như sau:
Phạm Hùng (đoạn từ Mễ Trì đến Trần Duy Hưng);
Đại lộ Thăng Long (phần đường tiếp giáp với trung tâm Hội nghị Quốc gia, đoạn từ Trần Duy Hưng đến Lê Quang Đạo);
Đường Đỗ Đức Dục; Trần Duy Hưng; Nguyễn Chí Thanh; Khuất Duy Tiến; Nguyễn Trãi; Trần Phú, Tố Hữu (Hà Đông); Lê Văn Lương; Hoàng Minh Giám;
Hoàng Quốc Việt; Kim Mã; Liễu Giai; Vạn Phúc; Vạn Bảo; Nguyễn Thái Học; Sơn Tây; Lê Trực; Trần Phú; Hùng Vương; Chu Văn An; Hoàng Diệu; Độc Lập; Lê Hồng Phong; Hoàng Văn Thụ; Nguyễn Tri Phương;
Điện Biên Phủ; Lê Đức Thọ; Lê Quang Đạo; Nguyễn Cơ Thạch; Nguyễn Xiển; Nghiêm Xuân Yêm và đường Giải Phóng.
Trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng, các phương tiện trong diện tạm cấm di chuyển theo các hướng:
Ôtô từ quốc lộ 5 đi quốc lộ 1B chủ yếu qua cầu Vĩnh Tuy, Thanh Trì. Nếu phương tiện qua cầu Chương Dương, đi theo hướng: Nguyễn Văn Cừ – Cầu Chương Dương – Trần Quang Khải – Trần Khánh Dư – Nguyễn Khoái – Minh Khai, cầu Mai Động – Tam Trinh – Pháp Vân – quốc lộ 1A, 1B hoặc đường gom vành đai III.
cấm đường đại hội đảng, đại hội đảng xii, đại hội đảng lần thứ 12, đại hội đảng 12, lịch cấm đường 2015, cấm đường hà nội, lịch cấm đường hà nội, tin xe 24h, 24hxe
Chiều ngược lại, các phương tiện từ quốc lộ 1A, 1B đi theo hướng Tam Trinh – Minh Khai – cầu Vĩnh Tuy hoặc Nguyễn Khoái – Đê 401 – cầu Chương Dương đi các tỉnh phía Bắc.
Xe từ các tỉnh phía Nam đi các tỉnh phía Bắc đi đường vành đai 3 trên cao hoặc đến Văn Điển rẽ Phan Trọng Tuệ – tỉnh lộ 70 – Phùng Hưng – Xa La – Văn Phú – Lê Trọng Tấn – Tỉnh lộ 70 – Nhổn – Quốc lộ 32 – Hồ Tùng Mậu – Phạm Văn Đồng – Cầu Thăng Long.
Xe từ cầu Thăng Long đi các tỉnh phía Nam theo đường Phạm Văn Đồng – Hồ Tùng Mậu – Nhổn hoặc Phạm Hùng – Mễ Trì – Lê Quang Đạo – Đại lộ Thăng Long – tỉnh lộ 70 – Lê Trọng Tấn – Văn Phú – Xa La – Phùng Hưng – tỉnh lộ 70 – Phan Trọng Tuệ – quốc lộ 1.
Riêng ôtô tải có trọng lượng 10 tấn trở lên từ phía Nam đi phía Bắc di chuyển theo hướng: Phùng Hưng – Xa La – Văn Phú – Quang Trung (Hà Đông) sẽ đi thẳng Quốc lộ 6 – Xuân Mai – đường Hồ Chí Minh – Đại lộ Thăng Long (hoặc đi thẳng ra Quốc lộ 32) – Tỉnh lộ 70 – Nhổn – Quốc lộ 32 – Hồ Tùng Mậu – Phạm Văn Đồng – Cầu Thăng Long. Đối với các xe từ các tỉnh phía Bắc đi các tỉnh phía Nam đi theo chiều ngược lại.

Các mẹ có con trên 1 tuổi sẽ ngã ngửa khi biết sự thật này về sữa công thức

Tại sao ở các nước phát triển, sữa công thức không được sử dụng phổ biến cho trẻ trên 1 tuổi như ở Việt Nam và giá trị thật của nó có như quảng cáo?

Bác sĩ Nhi khoa Trần Thị Huyên Thảo, hiện đang công tác tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, ở các nước mà dân ta rất "mê" như Mỹ, Úc, Châu Âu, sẽ chẳng thể kiếm được những cửa hàng bán sữa công thức đại trà, ồ ạt như ở Việt Nam. Ở các nước này, muốn mua sữa công thức phải đến các nhà thuốc để mua, hoặc ở những siêu thị lớn, cũng thỉnh thoảng có những quầy sữa công thức, nhưng để ở những góc rất khuất và khó tìm. Trong khi ở Việt Nam, đi đâu cũng thấy những cửa hàng sữa công thức tràn ngập, sữa một hai ba bốn, sữa này sữa kia, nhập hay không nhập… lựa chọn phức tạp còn hơn chọn màu son của phụ nữ. 

Vậy tại sao có sự khác biệt “quá đáng” như thế này? Lý do là, ở các nước phát triển, sữa công thức có chỉ định chỉ dùng cho những trường hợp đặc biệt cần thiết, chứ không dùng đại trà. Trong khi ở Việt Nam đã hình thành một nền văn hóa “thần tượng hóa” sữa công thức, như một giải pháp đáp ứng nhanh gọn cho tất cả những nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, và cũng “sửa chữa” được thần kỳ những “khiếm khuyết” về hình thể, chiều cao, và cả trí thông minh cho thế hệ tương lai!.

Vậy sự thật là như thế nào?

Bác sĩ Huyên Thảo cũng chỉ rõ theo các tổ chức y khoa lớn trên thế giới, sữa công thức chỉ được khuyến cáo trong năm đầu đời của trẻ, như một lựa chọn duy nhất nếu trẻ không có sữa mẹ để bú, hoặc sữa mẹ không đủ cho nhu cầu của trẻ, hoặc vì lý do nào đó, mà mẹ quyết định ngưng không cho bú sữa mẹ nữa. Những sữa công thức cho trẻ nhũ nhi (dưới 1 tuổi) này được làm cho giống với sữa mẹ, và không có một bằng chứng nào cho thấy có loại sữa công thức nào là ưu việt hơn các loại khác cả. Tất cả các loại sữa công thức, về giá trị dinh dưỡng cho trẻ, được xem là tương đương nhau.

Sau 1 tuổi, nếu trẻ vẫn không có lựa chọn bú sữa mẹ, khuyến cáo thống nhất, là chuyển từ sữa công thức cho trẻ nhũ nhi sang sữa bò nguyên kem không đường đã được tiệt trùng hoặc thanh trùng, như một trong 5 nhóm thực phẩm cần có trong chế độ ăn của trẻ (tinh bột, rau củ, trái cây, thịt – protein, và sữa/sản phẩm từ sữa). 

Tuy nhiên, sau 1 tuổi, vai trò của sữa không còn là quan trọng nhất nữa, vì trẻ bắt đầu cần nhận được các vitamin, khoáng chất, và các dưỡng chất cần thiết cho phát triển từ các bữa ăn dặm. Theo Hội đồng bác sĩ gia đình của Mỹ và hội đồng y khoa của Úc, lượng sữa bò được khuyến cáo trong 1 ngày cho trẻ sau 1 tuổi là không quá 500 – 600 ml một ngày, và được xem là một nguồn cung cấp rất tốt các protein, calcium và các dưỡng chất khác cho trẻ. Và ở các nước phát triển, ngay từ sinh nhật đầu tiên của trẻ, bố mẹ sẽ chuyển từ sữa công thức (nếu trẻ đang dùng) sang sữa bò nguyên kem (= sữa bò bình thường, dùng để phân biệt với sữa ít béo/sữa gầy (slim milk), và tiếp tục khuyến khích các cữ ăn cho trẻ. Dĩ nhiên, nếu trẻ còn bú mẹ, và mẹ vẫn tiếp tục muốn cho con bú, thì không cần đổi qua sữa bò làm gì.

sữa công thức
Sữa công thức, theo khuyến cáo chung của những tổ chức y khoa lớn trên thế giới, chỉ được khuyến cáo trong năm đầu đời của trẻ, như một lựa chọn duy nhất nếu trẻ không có sữa mẹ để bú.

Nếu một người mẹ Việt Nam thực hiện khuyến cáo này, dự là sẽ làm cả xóm làng kinh sợ, vì quá “tệ” với con, phải không?! Cho đến nay vẫn chưa có một bằng chứng nào được chứng minh cho thấy lợi ích vượt trội của sữa công thức so với sữa bò nguyên kem đối với sự tăng trưởng và phát triển của con trẻ. 

Giá thành của sữa công thức thì khỏi bàn, rất đắt so với sữa bò nguyên kem, và vì vậy, Hội đồng bác sĩ gia đình của Mỹ, và cả hội đồng y khoa của Úc, đều nhất trí là các bác sĩ có thể tư vấn ba mẹ, chống lại việc sử dụng sữa công thức một cách thường qui cho trẻ sau 1 tuổi. 

Ở những trường hợp đặc biệt, nếu trẻ quá khó khăn trong việc ăn uống, thì cũng không khuyến khích sử dụng sữa công thức để “bù”, mà thay vào đó, ba mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ để đánh giá và tư vấn lại cách ăn uống, và nếu vẫn không cải thiện, thì có thể sẽ xem xét việc sử dụng các loại multivitamine để bổ sung. Tuy nhiên, đây là những trường hợp hiếm gặp và không phổ biến.

Vậy, những lợi ích của sữa công thức được quảng cáo mỗi ngày có thật hay không?

1. Sữa công thức giúp cải thiện chiều cao? 

So với sữa mẹ, sữa công thức đúng là có nhiều canxi hơn, và vì vậy nổi trội hơn vì điểm này. Tuy nhiên, ở trẻ dưới 1 tuổi, mẹ lựa chọn cho con bú sữa mẹ hoàn toàn, có thể bổ sung vitamin D mỗi ngày cho con khi cần thiết, chỉ 1-2 giọt một ngày thôi (trung bình là 400-60 IU mỗi ngày). Đồng thời, sữa mẹ cũng có những lợi ích dinh dưỡng và miễn dịch khác mà không một sữa công thức nào sánh được, bên cạnh việc phát triển tình cảm mẹ-con, nên lúc nào, sữa mẹ cũng là số 1. 

Sữa công thức sau 1 tuổi có hàm lượng canxi nhỉnh hơn sữa bò một chút nhưng không đáng kể. Vì vậy, vai trò của sữa công thức so với sữa bò về canxi và phát triển xương của trẻ trên 1 tuổi được đánh giá là như nhau.

2. Trẻ có thật sự nhìn tốt hơn và thông minh hơn khi dùng sữa công thức? 

Các nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả được “quảng cáo” của các acid béo - DHA và AA – thần dược cho phát triển mắt và não bộ có trong sữa công thức không thống nhất với nhau về kết quả. Khi các nhà nghiên cứu tập hợp lại tất cả các nghiên cứu hiện có trên thế giới về chủ đề này và đánh giá tổng thể, thì đều đưa ra kết luận rằng, việc bổ sung DHA và AA không cho thấy lợi ích nào, mặc dù không gây hại cho trẻ. Và vì vậy, hiện nay, việc bổ sung DHA và AA vào dinh dưỡng hàng ngày của trẻ không được khuyến cáo!

3. Prebiotics và Probiotics – tốt cho hệ tiêu hóa, ăn dễ tiêu?

Đây cũng là những chất có trong sữa mẹ, và trước đây không có trong sữa công thức. Việc đưa hai thành phần này vào sữa công thức, theo quảng cáo, là để giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Nhưng, hiệu quả thật sự của prebiotics và probiotics chỉ được chứng minh ở nhóm trẻ sinh rất non, rất nhẹ cân, sau sinh phải nằm bệnh viện một thời gian dài mà thôi. Còn đối với trẻ sinh đủ tháng, khỏe mạnh, thì hiệu quả của hai chất này lên đường tiêu hóa vẫn còn chưa được chứng minh qua các nghiên cứu. 

Sữa bò nguyên kem
Sau 1 tuổi, nếu trẻ vẫn không có lựa chọn bú sữa mẹ, khuyến cáo thống nhất, là chuyển từ sữa công thức cho trẻ nhũ nhi sang sữa bò nguyên kem không đường đã được tiệt trùng hoặc thanh trùng.

Các đánh giá tổng quan cho thấy, prebiotics và probiotics có thể có ích cho viêm da dị ứng ở trẻ trong vài năm đầu đời, tuy nhiên không thấy có bằng chứng giúp ích cho các loại dị ứng khác như dị ứng thức ăn. Giá trị thiết thực của lợi ích này vẫn còn chưa rõ ràng, và cần được nghiên cứu thêm, trước khi một khuyến cáo chỉ định dùng nhất định được đưa ra.

Từ những nghiên cứu khoa học trên, bác sĩ Huyên Thảo đưa ra lời khuyên: "Nếu bạn muốn bỏ tiền ra để dựa dẫm vào sữa công thức, với mong muốn phát triển 'mọi thứ' cho con, nên suy nghĩ lại. Việc phát triển trí tuệ, tính cách, và thể chất của một đứa trẻ không đơn thuần như việc bón phân cho một cái cây, và không thể dựa dẫm hoàn toàn vào một nguồn dinh dưỡng nhất định. 

Những yếu tố khác, như một chế độ ăn uống cân bằng, các hoạt động vui chơi kích thích trí tuệ, các hoạt động thể thao ngoài trời, sự tương tác và tình yêu thương của các thành viên trong gia đình, các hoạt động xã hội, cũng như sự tôn trọng ý kiến và bản thân trẻ trong khuôn phép, cũng đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển toàn diện của một con người. Và đây là những yếu tố đòi hỏi chúng ta phải “mất công” tham gia, điều chỉnh. Nhưng nếu bạn muốn đầu tư thật sự cho trẻ, thay vì bỏ tiền mua sữa công thức đều đều cho con, hãy bỏ ống heo để dành cho những hoạt động này!".
 Theo Bác sĩ Huyên Thảo / Trí Thức Trẻ

Bình cứu hỏa hay bom để trong xe?

[143901]binh_chua_chay_nao
Cho đến bây giờ vẫn không có bất kỳ quy cách, chuẩn mực, vị trí để của bình chữa lửa ở trong xe hơi. Ảnh: TL
TTTG.VN – Sự ngỡ ngàng của hàng triệu người đang sử dụng xe hơi, của giới chuyên gia, của nhà sản xuất và của dư luận đối với thông tư 57 của bộ Công an.
Thông tư này bắt buộc từ 6/1, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ bốn chỗ ngồi trở lên phải trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy.
Hàng loạt phản ứng tiêu cực từ mọi phía, làm dấy nên sự nghi ngờ của dư luận về việc ban hành những thông tư một cách tuỳ tiện, không qua nghiên cứu hay chấp nhận của cộng đồng, ở đây là Quốc hội đại diện cho tiếng nói người dân.
Nhiều giới phản ứng
Trên phương tiện truyền thông, đại biểu quốc hội Nguyễn Ngọc Bảo nói thẳng, ông không ủng hộ chủ trương này, nhất là khi nó lại mang tính ép buộc người dân.
“Có vị đã nói rằng nghiên cứu tham khảo ở nước này, nước kia nên mới áp dụng vào Việt Nam. Vậy tôi đặt câu hỏi: số nước có yêu cầu lắp bình chữa cháy trên xe bốn chỗ là bao nhiêu? Có phải là số đông của thế giới không?”
Cho đến bây giờ không có bất kỳ quy cách, chuẩn mực nào cả, loại bình nào, để ở vị trí nào trong xe…? Cuối cùng, theo ông Bảo: “Thông tư không thể đứng trên luật, một việc có ảnh hưởng tới đời sống của hàng triệu gia đình thì phải đưa ra Quốc hội thảo luận, phải xin ý kiến của nhân dân chứ không thể áp đặt”.
Phản đối của ông Bảo hoàn toàn có lý, bởi không lý nào các nhà sản xuất hàng trăm năm kinh nghiệm, tính toán đến cả cái đèn cảnh báo ở cánh cửa – lại không trang bị sẵn một bình cứu hoả trên xe cả.
Đặc biệt, phân tích thêm về mặt kỹ thuật, ông Bùi Danh Liên, chủ tịch hiệp hội Vận tải ôtô Hà Nội, nhìn nhận: “Mang bình chữa cháy trong xe loại nhỏ có thể tiềm ẩn thêm nguy cơ cháy nổ”.
Muốn lắp đặt bình chữa cháy thì phải thay đổi thiết kế xe. Mua bình chữa cháy để dưới gầm ghế, khi xe chạy xảy ra rung lắc, va đập có thể dẫn đến nổ bình.
“Với xe dưới chín chỗ ngồi, nơi phát hoả thường xảy ra ở động cơ nằm phía trước xe. Khi đã cháy thì rất khó dập tắt vì động cơ và bình xăng được thiết kế kín. Đã bị cháy xe, tốt nhất nên thoát thân thật nhanh vì xe rất dễ phát nổ”, ông Liên bày tỏ kinh nghiệm.
Theo dõi sự phản đối của giới chuyên môn ít nhất là trong năm ngày qua, ông Trần Công Thanh, ngụ quận 3, TPHCM, chỉ còn biết lắc đầu ngao ngán.
“Dân đã quá mệt với những quy định trời ơi của bộ này, ngành kia rồi. Cứ ngỡ ý tưởng bắt xe máy mở đèn ban ngày của cơ quan dân sự (ban An toàn giao thông quốc gia) là vô lý, thì nay còn có thêm một ý tưởng vượt mặt – đó là trang bị bình cứu hoả trong xe ôtô bốn chỗ. Đáng nói, quy định này lại xuất phát từ một cơ quan được cho là rành luật nhất nước. Vậy mới khôi hài”, ông Thanh bày tỏ.
Dân làm bình trúng mánh
Còn ông Nguyễn Anh Duy, chuyên cho thuê xe du lịch ở phường Tân Quý, quận Tân Phú, thì bực tức: nói thiệt, mở doanh nghiệp kinh doanh cho thuê xe, bình thường đã quá khổ với không ít những quy định mang tính hình thức – nghĩa là chỉ cần “bằng lòng” là được.
Nay còn thêm vụ này thì thiệt là quá oải. Với quy định trên, bản thân ông Duy đã bỏ ra cả hơn chục triệu trang bị cho những xe dưới chín chỗ.
“Tiền bỏ ra cũng tiếc, nhưng tức nhất là bị bọn mua bán bình chữa cháy mini vốn ế thường xuyên thì nay lại ra tay chặt chém vì đắt khách”.
“Nói thiệt, tôi rất nghi vụ này, không chừng mấy cha tư vấn ban hành cái thông tư này có bà con với mấy cha bán thiết bị phòng cháy chữa cháy, chớ tự nhiên đi nghĩ ra chuyện có nằm mơ cũng không ai nghĩ tới để làm gì. Dân khổ mặc dân, còn anh sản xuất, buôn bán bình chữa cháy lại hớn hở vì được vỗ béo nhờ chính sách”,  ông Duy hài hước.
Và nếu thông tư 57 vẫn cứ thế làm tới, điều chắc chắn là rồi đây trên các con lộ ở Việt Nam sẽ có thêm một lực lượng “mãi lộ” mới, dù với hiện tại ai cũng đã quá “ngán”.
Giang Thanh
Nguồn: http://tiepthithegioi.vn/moi-nong/binh-chua-lua-hay-bom-de-trong-xe/