NGHĨ CŨNG ĐAU LÒNG, NGÀY XƯA THANH NIÊN LÊN ĐƯỜNG CỨU NƯỚC, THANH NIÊN NGÀY NAY THÌ TOÀN KHÓC NHỮNG CHUYỆN ĐÂU ĐÂU ???????? |
- Bế mạc hội thảo Việt Nam học: Cần lập tiểu ban về Biển Đông (TP). - Cảnh giác nghiên cứu khoa học của Trung Quốc (TN).
- Trung Quốc với bài “mưa dầm thấm đất” (TN). - Trung Quốc sử dụng hộ chiếu “lưỡi bò” là hành động khiêu khích (LĐ). - Vụ “đường lưỡi bò” trên hộ chiếu: TQ nhận tác dụng ngược (PLTP). - Hộ chiếu TQ in “đường lưỡi bò”: Philippines sẽ không đóng dấu thị thực (PLTP). - Các chuyên gia Trung Quốc phản đối hộ chiếu mới (PLTP). - Hộ chiếu “lưỡi bò” : Đòn phủ đầu của Bắc Kinh cho những ai còn ảo tưởng (RFI).
- Trí thức Việt Nam phản đối hộ chiếu in hình “lưỡi bò” của TQ (RFA). – DANH SÁCH KÝ TÊN TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC, ĐỢT 3 (BoxitVN). Lưu ý, độc giả nào đưa lên mục phản hồi của blog đề nghị được ký tên vào bản tuyên bố cũng đều được ghi nhận, lên danh sách chuyển tới người phụ trách. - TQ tuyên bố chủ quyền ‘vu vơ’ (BBC). GS Nguyễn Quang Ngọc: “Đó là bản đồ nội bộ họ tự vẽ với nhau chả có công bố gì (ra quốc tế) nên về mặt luật pháp quốc tế chẳng có ý nghĩa gì. Mãi đến năm 2009 thì Trung Quốc mới đưa yêu sách đường lưỡi bò của mình ra Liên Hiệp Quốc thì quốc tế mới coi đó là cơ sở xem xét. Cơ sở lịch sử không có, cơ sở pháp lý cũng không. Đó chỉ là tuyên bố vu vơ” . - Phỏng vấn Đại tá Trần Nhung: Trả giá đắt vì hộ chiếu lưỡi bò (NLĐ). - In ‘đường lưỡi bò’ lên hộ chiếu – đòn thử của Trung Quốc (TP).
- Tin đã điểm sáng qua: Dân Trung Quốc phản ứng “đường lưỡi bò” trên hộ chiếu (TN). Một độc giả liên lạc cho biết, đoạn bình luận của người dân TQ “Dù sửa thế nào cũng không thể sửa được diện mạo vốn có của tấm hộ chiếu [rác rưởi] này, giờ chỉ tổ mang lại phiền phức cho người dân…”. Thế nhưng khi dịch ra, dường như bá0 Thanh niên đã cố tình bỏ đi 2 chữ “rác rưởi”. Nguyên văn tiếng Trung: 再怎么改也改变不了垃圾护照的本来面目. Tới mức này mà cũng còn phải “tự kiểm duyệt” theo kiểu kỳ quái như vậy, mới thấy rõ nỗi sợ hãi đã lên đến đâu rồi! – Dân TQ chia rẽ về ‘hộ chiếu lưỡi bò’ (BBC). – Dân TQ phản đối hộ chiếu lưỡi bò, Mỹ nói minh bạch (PN Today). - Học giả Trung Quốc Lý lệnh hoa: Phải hủy bỏ “đường chín đoạn” (ANTĐ). - Học giả Trung Quốc phản đối hộ chiếu đường lưỡi bò: “Ngoại giao tai trâu” chỉ chống lại Trung Quốc (TT). - Cư dân mạng Trung Quốc quan ngại hộ chiếu “lưỡi bò” (LĐ).
Bàn tiếp quanh mối nghi ngờ chính quyền VN xử trí vụ “hộ chiếu lưỡi bò” này, xin đi thẳng vào 2 nhân vật “ẩn danh” đứng sau tất cả, và dường như chắc chắn cũng là những “tác giả” chính, đó là 2 đảng CSVN và CSTQ mà công luận đã mặc nhiên coi là một với chính quyền, không tìm cách tách bạch ra khi bàn luận. Đương nhiên, ở chính thể độc đảng do ĐCS cầm quyền, ai cũng hiểu đảng với chính quyền là một, thế nhưng, không thể vì thế mà quên đi việc phải lôi cái “hồn” ra khỏi “xác” để mà hạch hỏi nó.- Hộ chiếu “đường lưỡi bò” vì sao không có Senkaku/Điếu Ngư? (PN Today). – Nhật âm thầm chuyển đổi chiến lược quân sự để đối phó với Trung Quốc (RFI).
“Hạch hỏi” rằng, từ ông Tổng bí thư ĐCSVN với bao cuộc tiếp xúc gần đây với giới chức ĐCSTQ, các ông Chủ tịch nước gặp Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng gặp Tập Cận Bình, dù mang danh chính quyền, nhưng các vị cũng đều là lãnh đạo cao nhất của đảng, trên “tình anh em” cộng sản với nhau, các ông có được họ cho biết trước về cái hộ chiếu “rác rưởi” này hay không, kể cả nhiều vấn đề hệ trọng khác liên quan? Ngoài ra, các ông Tô Huy Rứa sang TQ cả tuần, Đinh Thế Huynh nữa, mới đây nhất là Hoàng Bình Quân, trưởng Ban Đối ngoại vừa sang mừng thành công ĐH18 ĐCSTQ, các vị đã làm gì trong vai trò của đảng khi giao hảo với “đảng anh em”, không lẽ chỉ toàn “nỉ hảo” với phường gian giảo đó? Với lịch sử cả thế kỷ của những người cộng sản trên thế giới, thì điều đó hoàn toàn không thể có.
Nếu các vị đã được thông báo riêng mà nay để chính quyền đối phó lúng túng vậy, để nhân dân lo lắng, nghi ngờ đến vậy, thì quả là khuyến điểm lớn. Còn nếu không được thông báo, thì khuyết điểm nhỏ hơn chút (về trách nhiệm của đảng) trong vụ này, nhưng lại nảy sinh một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, đó là phải xem xét lại toàn bộ mối quan hệ giữa hai đảng, không còn có thể gọi là “anh em” cộng sản được nữa rồi!
Kế đến, hơn 3 triệu đảng viên, dường như họ cũng thường quên đi quyền lợi cũng như nguyên tắc hoạt động của đảng trong những vấn đề quan trọng của đất nước được giới lãnh đạo cao nhất của đảng quyết định. Đó là họ phải được biết, được bàn luận và tham gia quyết định. Chắc chắn những diễn biến gần đây đã quá khác với những gì họ được phổ biến sau đại hội và các hội nghị TW liên quan chủ quyền biển đảo.
Chỉ thấy những kiến nghị, thông báo của các nhân sĩ, trí thức, người dân liên quan chủ quyền biển đảo, chứ chưa hề thấy của một tập thể đảng viên nào. Không biết tự bao giờ, hình như mọi đảng viên đã mặc nhiên chấp nhận mọi sinh hoạt đảng đều mang màu sắc như những … hội kín mất rồi!
- Và đây rồi! Hé lộ thông tin chi tiết đầu tiên, liên quan tới một trong những mối nghi ngờ suốt nhiều ngày nay: Lực lượng biên phòng chỉ cấp thị thực rời cho công dân Trung Quốc dùng hộ chiếu in chìm “đường lưỡi bò” (ANTĐ). “… ngay từ khi đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) phát hiện được hộ chiếu Trung Quốc có in chìm “đường lưỡi bò”, đã báo cáo về Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và lực lượng biên phòng cũng đã thông báo vấn đề này tới Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) và Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) … Việc này cũng đã được Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng tập huấn cho các đơn vị biên phòng cửa khẩu và triển khai đồng loạt từ ngày 15-11, tại các đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế có chung đường biên giới với Trung Quốc.”
Như sáng qua chúng tôi đã bình luận, là công luận cần được biết rõ ràng toàn bộ diễn biến từ khi biết sẽ có, hoặc phát hiện có, thứ “hộ chiếu lười bò” này, cho tới các chủ trương, biện pháp xử lý … của các cơ quan liên quan. Chỉ ít dòng như trên đã đủ thấy một thực trạng hoàn toàn bị động, khi mà chỉ có những cơ quan biên phòng cửa khẩu đường bộ là phát hiện ra, rồi chủ động báo cáo, trao đổi với trên, với ngoại giao, công an là hai cơ quan lẽ ra phải đi đầu phát hiện, đưa ra chủ trương. Thế rồi, sau khi được báo cáo, trao đổi, vẫn một không khí bị động đến đáng ngờ, không có một chỉ đạo chung nào của Chính phủ cả, không có một thông báo chính thức của bộ ngoại giao như Philippines, mà toàn là Cục Cửa khẩu trao đổi với 2 cơ quan ngoại giao, công an thôi. Ngay cả biện pháp xử lý cũng không rõ được đưa ra từ đâu, có thống nhất các cơ quan hay không, bởi vì chỉ cấp visa rời, mà không có một biện pháp xử lý gì với các “hộ chiếu lười bò”, một loại “tài liệu” vi phạm luật pháp VN, mà vẫn được đưa vào lãnh thổ VN là khó có thể chấp nhận.
Cái gì đằng sau sự lúng túng, bất nhất, im lặng “đáng sợ” này? - Góc biếm họa (TT).
- Quan hệ quốc phòng Việt-Trung ngày càng phát triển (TTXVN). (Không hiểu nổi, Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng sao phải đi tiếp 1 tay hiệu phó con con này ???????????)
- Huỳnh Văn Úc: Người Philippines và đường lưỡi bò (Nguyễn Tường Thụy). Bức ảnh trong bài này, cũng là bức ảnh chúng tôi đã đăng lại hôm qua từ trang BoxitVN, không phải ảnh người dân Philippines biểu tình chống TQ. Sau khi kiểm tra, các bức ảnh tương tự xuất hiện trên mạng sớm nhất vào mùa hè năm 2009, lúc đó Philippines và Trung Quốc không quá căng thẳng, chưa có chuyện biểu tình chống TQ liên quan đến biển, đảo, nên có thể nói bức ảnh đó không phải là ảnh gốc. - Philippines cũng tẩy chay ‘lưỡi bò’ (BBC). - Philippines không đóng dấu vào hộ chiếu mới của Trung Quốc (NLĐ). - Philippines từ chối đóng dấu hộ chiếu Trung Quốc. Bắc Kinh tố cáo láng giềng vạch lá tìm sâu (RFI). - Philippines từ chối đóng dấu, Trung Quốc tố ngược các nước (DT).
- Vì sao Hoa Kỳ nhất quyết quay lại châu Á ? (RFI). - Mỹ hoan nghênh TQ cùng tập trận hải quân chung (TTXVN). - Sự gắn kết của ASEAN gặp thách thức (VOA). – Tổng thư ký ASEAN : Biển Đông có thể trở thành “Palestine của châu Á” (RFI). - Mỹ xoay trục, Nga đang lật cánh sang châu Á-TBD (PN Today).
- Nguyên nhân chiếc máy bay made in China rơi tan xác (PN Today).
- Bàn về Biển Đông ở Hội thảo Việt Nam học (BBC).
- Ông Lê Thanh Tùng được giảm một năm tù (BBC). – Nhà dân chủ Lê Thanh Tùng bị kết án 4 năm tù giam (RFA).
- Bà Hồ thị Bích Khương bị đánh “hội đồng” trong tù? (RFA). “…hiện cách tay rời ra, mặt bị đánh thâm tím hết, bụng đau đớn không đi tiểu được. Họ cho biết là bốn phạm nhân đánh Khương theo kiểu ‘hội đồng’. Hiện Khương đang nằm trạm xá bệnh viện”.
– Tây Tạng, những ngọn đuốc sống! – Việt Nam: Có bao nhiêu người nữa sẽ tự đốt sống mình? (DLB).
- Tin về anh Huỳnh Công Nhựt đã điểm hôm qua, nhưng có thể nhiều người chưa đọc: ANH NHỰT KHÔNG ĂN TRỘM TẠI SAO LẠI TỰ TỬ VÌ ÂN HẬN… (Huỳnh Ngọc Chênh). – Một độc giả méc tin quan trọng trên báo VNE bị điểm sót: Băng trộm hàng của công ty Kumho lĩnh án, rồi bình luận: “Bè lũ sát nhân, âm mưu giết chồng đoạt vợ trả lời sao về cái chết của anh Huỳnh Công Nhựt? Anh Nhựt không phải là kẻ trộm, thế thì tại sao anh lại “ân hận và tự tử” trong đồn công an?”.
- Garden Grove thông qua nghị quyết ngăn CSVN (Người Việt). “Hội Ðồng Thành Phố Garden Grove tối Thứ Ba đồng thuận bỏ phiếu 5-0 thông qua nghị quyết yêu cầu các phái đoàn hoặc các nhóm có quan hệ với CSVN đến thăm hoặc đi ngang qua thành phố phải thông báo trước 14 ngày’.” Ôi “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm” của chúng ta sao bị đối xử như thế này?
- Phóng viên Không Biên giới khai trương website chống kiểm duyệt (RFI).
- Việt Nam tham dự phiên họp về người thiểu số của Hội đồng nhân quyền LHQ (QĐND).
- Nhân dân Nam Định họp đối thoại với UBND Nam định – (Lê Hiền Đức). Có tin là báo Tuổi trẻ cử phóng viên tham dự, không biết báo này có đưa tin, bài hay không. – Sắp xử vụ côn đồ hành hung người dân ở Văn Giang (NLĐ). – Lời khuyên của Quản Di Ngô (Nguyễn Thông).
- Vụ kích động người dân chiếm đất của Cty caosu Chư Păh: Bắt 2 đối tượng chủ mưu (LĐ).
- Viết tiếp loạt bài: “Cấp “số đỏ chui” bảo kê cho kẻ chiếm đất trái phép”: Tòa án “nhặt” chuyện bịa để ngâm án (NCT). – Gia đình có 2 Huân chương Kháng Chiến HẠNG NHẤT đi lụm rác (TTXVA).
- CÁI GIÁ PHẢI TRẢ KHI GIỠN MẶT VỚI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (Huỳnh Ngọc Chênh). “Có lẽ tốt nhất là nhận tiền cứu giúp từ quốc gia không yêu cầu về các điều kiện đó. Trung cộng. Lịch sử cho thấy ‘người bạn lớn’ nầy chưa bao giờ cho không VN một cái gì. Hay là vì vậy mà người bạn ấy càng ngày càng trở nên ngang nhiên trong việc chiếm đoạt biển Đông?”
- Sửa đổi Hiến Pháp: Cần thay đổi tên nước (DLB).
- Âu Dương Thệ: Quốc hội nhảy múa theo đồng chí mếu và đống chí X: “Nguyễn Như Vân” muôn năm! (DLB).
- Học tập và làm theo tấm gương … “đồng chí X”, khỏi kỷ luật, cứ “nhận lỗi” là khỏe, Ban Thường vụ và Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước: Nhận lỗi trước nhân dân (LĐ).
- Lạm bàn về ý kiến của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (BoxitVN).
- Minh Diện: Chống tham nhũng – ĐẦU VOI ĐUÔI CHUỘT (?!) – (Bùi Văn Bồng). Vì toàn những con chuột cống bự hơn cả … voi, làm sao chống nổi nó?!
- Hãy thực hiện đi, đừng hứa nữa! (KT).
- TIỀN LỆ VÀ TÍNH KHẢ THI của “Nghị quyết về lấy và bỏ phiếu tín nhiệm” của QHVN (Ngô Đức Thọ).
- ĐỒNG TIỀN KHÔNG CHÍNH CHỦ, TÍNH SAO ĐÂY? (Bùi Văn Bồng).
- Nạn ỷ thế làm liều (RFA). “Nếu lại đi xe hơi của nhà nước và nghĩ rằng có gì thì cơ quan của nhà nước sẽ phải lo, người lái xe đó sẽ không cẩn thận bằng khi lái xe của mình. Đấy là phản ứng ỷ thế nhà nước để làm liều, trong tinh thần mà dân ta hay gọi là ‘cha chung không ai khóc’.”
- Doanh nhân Anh ra tòa vì hối lộ thống đốc ngân hàng Việt Nam (VOA). “…ông William Lowther, 73 tuổi, cùng với 5 người khác đã hối lộ ông Lê Ðức Thúy, cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bằng cách dàn xếp cho con trai của ông Thúy theo học tại Ðại học Durham năm 2003 và đã trả hơn 20.000 bảng Anh học phí và nơi ở cho con trai của giới chức ngân hàng này”.
- Bình Phước: Đề nghị cách chức Chủ tịch UBND tỉnh (TTXVN).
- Khởi tố 4 cán bộ của Agribank (NLĐ). - Nguyên thư ký tòa lãnh 18 tháng tù (TN). - Đường đi của 21 tỉ đồng từ máy ATM ra … trường đá gà (VEF).
- Vụ phóng viên NTNN bị hành hung: Công an trên dưới bất nhất (DV). - Đã xác định được những người đánh phóng viên (TP).
- Báo chí ít tham nhũng nhất (Petrotimes). - Báo chí sẽ tham gia kiểm tra công tác hành chính (TT).
<- Lãnh đạo huyện Đắc Glei không biết vỡ đập Đắc Mét 3? (VOV). – Thủy điện nhỏ – Nỗi lo lớn (SK&ĐS). - Còn bao nhiêu đập bêtông… không sắt? (LĐ).
- UNESCO đề nghị dừng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A (TT). - Dự án Đồng Nai 6 & 6a: Còn nhiều vấn đề cần làm rõ (SGTT). – Thiếu dứt khoát (NLĐ). - Không tin báo cáo về thủy điện của chủ đầu tư (TT). - Dự án thủy điện Đồng Nai 6 – 6A: Phải hoàn thiện thêm đánh giá tác động môi trường (TN). - Sáu đập thủy điện trên 20km sông (TP).
- EVN chi 3,7 tỷ đồng khắc phục thiệt hại động đất ở Bắc Trà My (DV). - Quảng Nam:Người dân bị thiệt hại do động đất nhận tiền hỗ trợ (LĐ). - Hỗ trợ người dân chịu thiệt hại do động đất (TN). - Người dân Bắc Trà My đã nhận tiền hỗ trợ từ EVN (TTXVN). Nhưng độc giả chớ nghĩ nhờ “nhận tiền” như vậy mà … động đất, nứt đập nó chấm dứt, nha!
- Chuẩn bị tổ chức tòa án và viện kiểm sát khu vực (VNN). - Đổi mới hệ thống Toà án (ĐV/CP).
- Lo cán bộ, đảng viên suy thoái tư tưởng, đạo đức (NLĐ). – Hà Nội hoàn thành kiểm điểm sâu (TP/ Trương Duy Nhất).
- DỐI TRÁ NGAY TRONG KIỂM TRA, GIÁM SÁT (Bùi Văn Bồng). – Báo cáo tài chính của Petrolimex: Lại mập mờ chuyện lỗ, lãi (KTĐT). – Hà Nội phát hiện hàng loạt cây xăng dầu sai phạm (ANTĐ).
- Bộ Công an cũng muốn hạn chế nhập cư (VietQ).
- Phao cho thủ trưởng (NNVN).
- Từ nay đến 2016: Sẽ tăng mức thu phí đường bộ lên 3,5 lần (SGGP).
- Nghị định không khả thi: Dễ chết yểu (ĐĐK). - Đề nghị sửa quy định phạt xe không chính chủ (TP). - Núp… lại núp (LĐ). - Tài xế “ngán” phạt vi phạm qua camera (TT).
- Báo Úc khen tư lệnh hồi cuộc chiến VN (BBC). – Huế và chiến tranh (Sống Magazine).
- Hội đồng An toàn hạt nhân Quốc gia họp phiên thứ hai (Tia sáng). - Mời các ngài coi luôn cái này: Những giây sau cùng của thảm họa nổ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima (BoxitVN).
- Việt Nam, Brunei tăng cường quan hệ (VOA). - Việt Nam và Brunei tăng cường hợp tác trên biển (NLĐ). – Tuyên bố chung Việt Nam – Bru-nây Đa-rút-xa-lam (QĐND). – Khai mở tiềm năng, hợp tác phát triển (QĐND). – Đưa quan hệ Việt Nam – Mi-an-ma đi vào chiều sâu, vì lợi ích và phát triển (QĐND).
- Báo Đảng Trung Quốc ‘mắc lỡm’ (BBC). – Báo đảng Trung Quốc bị hớ khi trích dẫn báo Mỹ để ca ngợi Kim Jong Un (RFI). Ngu kinh khủng! Báo Nhân dân của VN lưu ý, chớ mắc lỗi tương tự, nha! - Truyền thông Châu Á bị lừa vụ ông Kim Jong Un là ‘Người đàn ông quyến rũ nhất’ (VOA). – Tạp chí lá cải Mỹ ‘lừa’ báo chính thống Trung Quốc (TP). Bài đăng trên Nhân Dân nhật báo, lên mạng lúc 09:25 sáng qua, đã bị gỡ xuống: North Korea’s top leader named The Onion’s Sexiest Man Alive for 2012.
Thế nhưng nó vẫn không thoát khỏi ông Goọc-gầu, mời bà con bấm vô coi tạm một phần, có 1 trong 55 bức hình được Nhân dân nhật báo thêm vào minh họa cho bài dịch. =>
Còn đây là bài trên The Onion: Kim Jong-Un Named The Onion’s Sexiest Man Alive For 2012. The Onion là tờ báo châm biếm của Mỹ, cũng giống như Comedy Central là kênh truyền hình châm biếm của Mỹ, không một nhân vật lãnh đạo nào nói hớ mà không bị mang ra làm trò cười. Khác với các nước độc tài, lãnh đạo là bất khả xâm phạm. Mời bà con xem vài show châm biếm lãnh đạo của Jon Steward (ngôi sao hài hước nổi tiếng của Mỹ) trong The Daily Show, Comedy Central. - TIN CHẤN ĐỘNG: Nhân Dân nhật báo của TQ đưa tin nguyên soái Un gợi tình nhất năm 2012 (Tin khó tin).
- Ðồng thuận toàn cầu về việc Triều Tiên vi phạm nhân quyền (VOA).
- Chuyển giao thế hệ lãnh đạo Trung Quốc: Bỏ lỡ cơ hội cải cách (Phamvuluaha). - Tập Cận Bình: Tham nhũng đe dọa sự tồn vong của chế độ (ĐV). - Trung Quốc cân nhắc bỏ chính sách một con (TP). - Người vạch trần vụ sữa nhiễm melamine bị giết (TT). - Trung Quốc sắp mất danh hiệu ‘Công xưởng của thế giới’ (ĐV).
- Người vạch trần vụ sữa nhiễm melamine bị giết (TT). - Thêm một người Tây Tạng chết vì tự thiêu (VOA).
- Trung Quốc khai thác mỏ đồng : Chính quyền Miến Điện đọ sức với dân (RFI). - Tạo khoảng cách với Trung Quốc (TVN).
KINH TẾ
- Ngăn ngừa phình to nợ xấu (TP).
- Ngân hàng lỗ nặng: Tại ai? (KTĐT). – Ngân hàng ngầm: Nguồn cơn bùng phát khủng hoảng trong tương lai (Gafin).
- SeABank bị đòi tiền bảo lãnh 150 tỉ đồng (NLĐ).
- Ngân hàng bán tháo các dự án thu hồi nợ (PLTP). - Hai xu thế thị trường bất động sản (VnMedia).- “Rừng luật” bất động sản (SGGP). - Căn hộ thời ế ấm, khách vẫn phải đề nghị tiền chênh (VTC).
- Ngân hàng giữ hộ vàng có an toàn? (PN). – Vàng nhẫn 4 số 9: Lại một hệ lụy của chính sách phi thực tế (PNTĐ).
- Doanh nghiệp ngoại mất tích (TT). - Số doanh nghiệp thành lập mới giảm (TT).
<- Lộ diện nhân vật bí mật ‘cứu’ ông Đặng Thành Tâm (ĐV).
- Petrolimex: Chưa nghe báo cáo về dự án lọc dầu 28,7 tỉ USD (PLTP).
- Đặng Lê Nguyên Vũ: Vì một nền dân chủ cà phê toàn cầu (BBC).
- Chỉ số tồn kho một số ngành hàng bắt đầu giảm (TP).
- Xuất khẩu của VN cán đích 100 tỉ USD (TT).
- Vụ Núp bóng tạm nhập tái xuất: Ai chủ mưu buôn lậu xăng ở Vinapco? (TP). - Hà Nội phát hiện nhiều cây xăng sai phạm (TP).
- Thủ đoạn buôn lậu mới: Hàng xuất quay đầu “đánh” hàng nội (LĐ).
- Nhiều cơ hội cho nông sản VN vào EU (TT). - Tôm Việt Nam xuất sang Trung Quốc tăng mạnh (PLTP). - Heo bỗng đi thụt lùi, gãy chân và chết hàng loạt (DV).
- Intel Việt Nam đoạt Giải Doanh Nghiệp Xuất Sắc 2012 của Ngoại trưởng Mỹ (VOA).
- Bộ mặt thật của bán hàng đa cấp từ“những cái chết bất đắc kỳ tử“ (PLVN).
- Phí cao, doanh nghiệp vận tải rục rịch bán xe (TBKTSG).
- Cho vay không lãi suất để chuẩn bị hàng tết (TT).
- Chặn hàng giả: ai chống, ai xây? (TBKTSG).
- DN Việt chưa tận dụng triệt để Internet để cất cánh (TTXVN).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- 216. THIẾU PHỤ NAM XƯƠNG (Việt sử ký).
- Cổ vật giữa lòng Đà Nẵng: Cuốn niên lịch cuối cùng của nhà Nguyễn (TN).
- Phục hồi trang trí nội thất Tả Vu – Đại nội Huế (TN).
- Hà Nội mong muốn Pháp giúp tôn tạo cầu Long Biên (TTXVN).
- Tên dân gian đường phố Hà Nội (VHNA).
- Thổi hồn vào gốm Bầu Trúc Ninh Thuận (Tin tức).
- Khởi động Phật hoàng Trần Nhân Tông – Vị vua tài hoa lỗi lạc trong lịch sử (TGĐA).
- Đề nghị phục hồi nguyên văn Truyện Kiều (HNM).
- Hồng Thanh Quang: Lời nhắc không chỉ dành cho giới văn chương: Bớt tham sẽ tốt lên thôi (Lê Thiếu Nhơn).
- Vượt dòng Tô Lịch (Tia sáng).
- Rộn ràng Lễ hội Óoc-om-bók (VH). - Hàng ngàn người dân đổ về Ao Bà Om dự Lễ Ok-Om-Bok (DT). =>
- Hội thảo quốc tế “Điện ảnh VN thời kì đổi mới”: Muốn đưa phim Việt ra nước ngoài, các bạn phải… (VH). – Haniff lần 2: Vui là chính! (NLĐ). – Mua vui có được một vài trống canh? (NNVN).
- Không có cuộc thi sắc đẹp dành cho đàn ông Việt (TQ).
- Đón trăng lên bên dòng sông Đà và thủy điện Lai Châu (Thành).
- Nóng: Khai trừ tượng “Phật bà Quan Âm bỗng ngoi lên từ đáy đại dương” ra khỏi chùa Thanh Lương – Tâm thư phản kháng việc “trục xuất” Phật bà “hiện linh” ra khỏi chùa Thanh Lương (Chùa Phúc Lâm).
- Huỳnh Anh Tuấn: Đi tận cùng đam mê (TN).
- Lê Hoàng mê “Cát nóng”, bỏ rơi “ghế nóng” (DV).
- Phim truyện Việt Nam khó có cửa thắng tại Haniff 2012 (LĐ). - LHP Quốc tế Hà Nội 2012: NSƯT Phi Tiến Sơn: “Tại sao khán giả không hiểu?” (DT).
- Báo động dịch “show-off” (PN).
- Triển lãm tranh của trẻ em đường phố VN tại Paris (TT).
- Mạo xưng trang phục dân tộc để khoe hàng (PLTP).
- Giải Nobel của Mạc Ngôn bị gọi là ‘thảm họa’ (VNE).
- 25 tòa nhà đẹp nhất thế giới 2012 (Nguyễn Vĩnh). - Đã mắt ngắm hiện vật 100 triệu năm tuổi (Kiến thức).
- Sóng ngầm ở tuyển Việt Nam? (NLĐ). - Chuyên gia bóng đá Nguyễn Văn Vinh: “Họ muốn gì!?” (PLTP).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Kết thúc tuyển sinh ĐH, CĐ 2012: Điệp khúc khó tuyển (Tin tức).
- Không thể có giáo sư của ‘tất cả” (VNN).
- Môn tự nhiên, công nghệ sẽ dạy bằng ngoại ngữ (VietQ).
- Tiếp lửa lòng yêu nghề cho sinh viên sư phạm (VH).
- Rập khuôn là… giỏi! (TN).
- Tạo tâm lý thoải mái trước các kỳ thi (TN).
- Dứt khoát không dạy thêm ở tiểu học (TP). - Nhập nhằng dạy thêm, giữ trẻ hộ (TN). - Đà Nẵng: Chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm trái quy định (PLTP).
- Biết cho con học ở đâu? (GDVN).
- Nhà từ thiện muốn làm một cuộc ‘cách mạng sách’ ở Việt Nam (VOA).
- Về chính sách hỗ trợ hS bán trú dân tộc thiểu số: Chậm thực hiện là do không có… thông tư (!) (LĐ).
- 10 điều trẻ em ghét nhất về trường học (Sống Magazine).
- Rèn chữ đẹp, cô bắt trò xé vở (VNN). (cô giáo mà còn "vô học" thế này thì còn giáo dục ai đây???)
- Áp lực (PNTP).
- Cuốn sách đầu tiên về phương pháp học tập cho SV Việt Nam (TP).
- Nhiều vấn đề cần làm rõ về nhân thân Hiệu trưởng Trường Cao đẳng sư phạm Hưng Yên (CCB).
- Học bổng toàn phần sau đại học ngành ngoại giao, thương mại,… tại Anh (DT). – Triển lãm Đại học 2012 : Cơ hội du học Pháp (RFI). - Học trường quốc tế: Nhà giàu cũng… khóc (GĐ).
- Coi chừng lây ung thư cổ tử cung qua đường tình dục (TT). - Những bệnh lạ thường gặp khi ngủ (BBC).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- TPHCM: Cháy lớn thiêu rụi hơn 3.500 mét vuông kho hàng (SGGP).
- Quá nửa rau trên thị trường nhiễm chất độc (VietQ). – Video Người tiêu dùng tự tìm cách bảo vệ mình; - Lựa chọn tp sạch liệu có được ăn sạch hay ko? (VTV). - Nhiều mẫu rau, củ, thịt nhiễm vi sinh (TN). - Hầu hết mẫu thịt lợn vỉa hè đều nhiễm Ecoli (TP). - Nhiều người trồng hành tím bị mù mắt (TT).
- Bệnh nhân sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng (VnMedia). – Hà Nội chưa ghi nhận trường hợp nhiễm virus Hanta do chuột cắn (SK&ĐS).
- Phỏng vấn ông Nguyễn Thành Tài, nguyên phó chủ tịch Thường trực UBND TPHCM: Cướp giật nhiều do quản lý địa bàn kém (NLĐ).
- Cải tạo chung cư cũ: Ngày càng khó (KTĐT). =>
- Khi Mỹ Sơn… tăng giá (LĐ). - Mua vé tàu tết phải có tài khoản (DV).
- “Máy chém” trên đường (NLĐ). - Nổ mìn gây bất an cho người dân (TN). - Thấp thỏm vì mìn phá đá (TP). - Đổ xô săn gỗ đổi màu (TN). - Cháy kho hàng, thiệt hại hàng trăm tỉ đồng (TN).
- Tiêm trắng da rước bệnh vào thân (Vef). - Phải làm gì trong những trường hợp khẩn cấp khi đang lái xe? – Kỳ 1: Xe bị đứt thắng (Sống Magazine).- Bát nháo “trung tâm” môi giới phòng trọ (TT).
- Tìm lại được con sau 34 năm thất lạc (RFA). - Bất ngờ vì xuất thân ‘xó chợ’ của tỷ phú miền Trung (TP). - Sự thật về cuộc sống “quái nhân” nhặt vợ (KP). - Gia cảnh nghèo khó của nữ sinh bị hãm hiếp, vùi xác giữa đồng (DV).
- Cẩu tặc hoành hành – Bài 1: Trộm, cướp trắng trợn (DV). - Làng quê náo động vì gái gọi tràn về (TP). - Kiểm tra vụ bán “thịt hổ khô” cho trẻ em (TT).
- Hà Nội ăn gà Bắc Giang: Cũng thường thôi! (PN Today).
- “Khai trừ” tượng Phật bà hiển linh ra khỏi chùa Thanh Lương? (Kiến thức).
- Hàn Quốc siết chặt thị thực kết hôn cho phụ nữ nước ngoài (Tin tức).
- Xuất khẩu lao động… “chui”, từ mất tiền tới…mất mạng! (PLVN).
- Nam Phi: tê giác bị giết “vô tội vạ” (TT).
- Trăn bị nguy cơ tuyệt chủng vì nạn lấy da (BBC).
- Tan băng tại tầng đất đóng băng vĩnh viễn làm tăng nhiệt địa cầu (VOA).
QUỐC TẾ
- Đánh bom chết người ở Syria (BBC). – Syria: đánh bom liên hoàn, 34 người chết (TT). - Đánh bom tại Syria, hơn 30 người chết (TN). - 4 vụ nổ rung chuyển Syria, ít nhất 20 người thiệt mạng (GD&TĐ).
- Hải quân Iran hạ thủy các tàu ngầm và tàu đệm khí mới (VOV).
<- Đụng độ tiếp diễn tại Cairo (VOA). – Biểu tình lớn nhất phản đối Mursi (BBC). – Đụng độ lại xảy ra trong biểu tình chống tổng thống Ai Cập (RFI). - Ai Cập lại chìm trong bạo động (TN). - Người biểu tình Ai Cập vây quảng trường Tahrir (LĐ). - Tổng thống Morsi đã “sai lầm về chính trị” (TT).
- Pháp và nhiều nước Châu Âu sẽ ủng hộ Palestine tại LHQ (RFI). – Lời giải nào cho cái chết bí ẩn của Yasser Arafat (VNN). - Ai có lợi trong việc đầu độc Arafat? (TT).
- Nhóm chống Israel đột nhập máy chủ của IAEA (TP). - Thức thời (TN).
- Pakistan thử nghiệm tên lửa có khả năng hạt nhân (VOA).
- Thủ tướng Thái thoát khỏi kiến nghị bất tín nhiệm (RFI). - Bà Yingluck vẫn được tín nhiệm (TN).
- Chavez trở lại Cuba ‘để hồi phục’ (BBC).
- Achentina mở phiên tòa xét xử tội ác của chế độ độc tài cũ (RFI). “Các tội ác mà những bị cáo phải trả lời trước tòa có thể là những hành động ghê rợn nhất được biết đến dưới thời độc tài quân sự. Qua các ‘chuyến bay tử thần’, chính quyền đã thủ tiêu hàng nghìn tù nhân đối lập Những người tù bị trói và tiêm thuốc mê, từ trên máy bay họ bị ném xuống Đại tây dương, xuống khu vực Rio de Plata hay vùng châu thổ Parana”.
- Ðại sứ Rice bị chỉ trích đưa thông tin sai lạc về vụ Benghazi (VOA). – Ðặc sứ Mỹ tại Pakistan và Afghanistan từ chức (VOA).
- Obama mời Romney ăn trưa ở Nhà Trắng (VNE). - Tổng thống Obama mời “đối thủ” Romney ăn trưa (DT).
- Nước Nga có cần Lực lượng biệt kích commando? (ĐV). - Nga đã tiêu hủy được 70% vũ khí hóa học dự trữ (TTXVN).
- Bạo động buộc người Hồi giáo Miến Điện rời bỏ thị trấn Kyauk Phyu (VOA).
- Bangladesh bắt lãnh đạo xưởng may sau vụ hỏa hoạn chết người (VOA).
- Tìm thấy xác chết ngoài khơi Nhật Bản (BBC).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 28/11/2012; + Cà phê sáng – 28/11/2012; + Tài chính kinh doanh sáng – 28/11/2012; + Tài chính kinh doanh trưa – 28/11/2012; + TP.HCM: Xóm “ốc đảo” trong lòng thành phố; + Vĩnh Phúc: Mất ATGT ở đường tránh TP Vĩnh Yên; + Khai thác khoảng sản trái phép ở Đồng Nai; + Lựa chọn tp sạch liệu có được ăn sạch hay ko?; + Người tiêu dùng tự tìm cách bảo vệ mình; + Cuộc sống thường ngày – 28/11/2012; + Tài chính tiêu dùng – 28/11/2012; + Thời sự 12h – 28/11/2012; + Thời sự 19h – 28/11/2012.
216. THIẾU PHỤ NAM XƯƠNG
THIẾU PHỤ NAM XƯƠNG
TS. LÃ DUY LANĐời vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072), ở huyện Nam Xương, thuộc vùng ven sông Hoàng, nay là thôn Vũ Điện, xã Chân Lý, huyện Lý Nhân – Nam Hà, có nhà họ Vũ, tuy gia tư không thuộc loại khá giả, nhưng lại nức tiếng gần xa vì có cô con gái xinh đẹp, nết na, vừa khéo tay, hay làm, lại biết đảm đang quán xuyên công việc. Nàng tên là Vũ Thị Thiết.
Con trai trong vùng đua nhau đến dạm hỏi. Cha mẹ nàng cũng nhiều phen cân nhắc, đắn đo và cuối cùng nhận lời gả cho một chàng trai cùng làng, thuộc dòng họ Trương. Gia đình chàng Trương này rất giàu có, lại chỉ có hai mẹ con. Tuy nhiên, anh chàng này thuộc loại người vai u thịt bắp, không đến trường lớp học hành gì cả.
Sự cân nhắc của cha mẹ cô gái kể ra cũng đã là chu đáo. Xưa nay cha mẹ nào chả muốn gả con cho gần? Lại gả vào nơi khá giả và không phải tranh giành với ai thì càng tốt chứ sao? Còn chàng rể tương lai, xem ra cũng vào loại “khá”: khỏe mạnh, chăm chỉ lại hiền lành. Tuy kém về đường học hành, nhưng không ai thấy chàng ta đi ngang về tắt, hoặc sa vào con đường cờ bạc, rượu chè. Ở nhà quê, suốt đời cày sâu cuốc bẫm và lo chí thú làm ăn, thì thử hỏi, chọn được chàng rể và gia đình như thế, có khác nào như bắt được vàng.
Họ nhà gái phấn khởi đã đành, còn họ nhà trai sự vui mừng càng tăng thêm gấp bội. Có cô con gái nhất làng mà về làm dâu họ, thì sao lại không vui mừng? Phen này nhất định sẽ tổ chức đám cưới thật to, các họ khác nhìn vào cứ gọi là lác mắt! Hoa thơm đã có người hái, người họ khác ngồi mà chờ đến mùa quýt sang năm!
*
Sẵn của, họ nhà trai thịt đến ba bò, bảy
lợn. Còn rượu thì hàng trăm vò, thả sức uống say. Các vị chức sắc trong
làng trong xã được dịp ra ra vào vào, nên mặt lúc nào cũng đỏ tưng
bừng, còn làng nước thì đua nhau kéo đến, đông nườm nượp. Ăn uống dòng
dã suốt ba ngày liền. Phường chèo cũng về hát và làm trò suốt ba đêm. Từ
các mâm rượu, từ các cuộc vui, mọi người cười nói oang oang. Xóm mạc
tưng bừng như mở hội. Ở ngõ ngách nào cũng chỉ thấy bàn về đám cưới.
Thôi thì đủ các ý đẹp lời hay và các kiểu tán tụng. Rượu thịt nhiều kể
ra cũng có khác thật!Vì thói đời hay phù thịnh, nên trong lúc say sưa, người nào người nấy cũng chỉ thấy nói đến sự tốt đẹp. Nào là môn đăng hộ đối, nào là giai lão bách niên, rồi con đàn cháu đống, rồi lại như hoa như nụ… Thôi thì chẳng thiếu một mỹ tự nào!
Ngay cả cha mẹ cô dâu cũng vậy, cứ đinh ninh là đã chọn được một chàng rể nên người. Họ mừng thầm cho con gái, dẫu chưa được vào nơi sang quí, nhưng chí ít, cũng là chốn mát mặt thảnh thơi. Hỏi thử khắp cả làng này, đã có ai bằng được?
Nhưng thói đời hay phù thịnh, vì thế mà cũng thành ra nông nổi thế nào. Chàng rể của họ, được tiếng rằng hiền, nhưng thực ra lại là một con người rất cục. Nhà con một, được nuông chiều từ nhỏ và chẳng hay tiếp xúc với ai, nên cái cục ấy chưa có dịp phát lộ ra bên ngoài đó thôi.
Không học hành gì, nên sự suy xét của chàng Trương cũng thực xốc nổi, nông cạn, chỉ được cái khôn vặt. Đã thế, đến lúc có vợ, tính khí của chàng lại thêm những điểm lạ lùng. Cứ như trên đời này chỉ có mỗi vợ mình là đẹp, nên chàng ta canh chừng, cấm đoán, chẳng muốn cho vợ tiếp xúc, chuyện trò với ai. Đã đành trai gái hay ghen, nhưng ở chàng Trương, sự ghen tuông đã đến mức lố bịch – nó là sản phẩm của một lòng dạ nhỏ nhen và một đầu óc rất mực u tối.
*
Từ khi về nhà chồng, cô gái họ Vũ quả
nhiên đã trở thành một người vợ hiền dâu thảo. Mọi công việc từ trong
nhà đến ngoài đồng bãi đều do một bàn tay nàng quán xuyến, đảm đang. Lo
ruộng trên ruộng dưới đủ nước đủ phân. Lo con lợn con gà, đường kim mũi
chỉ, rồi cơm ngon canh ngọt cho cả nhà. Thôi thì, thượng vàng hạ cám,
chẳng thấy lúc nào nàng để chân tay không, công việc nối tiếp công việc,
mà việc nào cũng thật chu đáo, đâu vào đấy cả. Mẹ chồng thấy nàng dâu
như thế, vui như đang mở hội trong lòng. Còn anh chồng thì được thể, lại
càng hay ăn no ngủ kỹ, giao hết mọi công việc cho vợ lo liệu. Duy chỉ
có điều, mỗi khi vợ ra khỏi nhà, thì anh ta cảm thấy lòng dạ chẳng yên,
nên tìm mọi cách để đi theo, vì vậy, tiếng là đi làm, nhưng thực tình là
để đi canh chừng vợ.Biết ý chồng, chị vợ mỗi khi tiếp xúc với ai cũng đều hết sức dè chừng. Còn lo công việc thì dường như đã thành bản tính của chị. Vì thế, gia đình họ được tiếng là gia đình yên ấm, thuận hoà, đáng làm gương cho mọi gia đình khác. Lúc này chị vợ cũng đã bắt đầu có mang.
Giá như không có chiến tranh, không có sâu bệnh hạn hán lụt lội để cho dân chúng yên ổn làm ăn, lúc nào cũng ngô lúa đầy bồ, gia súc đầy sân, thì còn có niềm vui nào bằng. Và gia đình chàng Trương, dẫu anh chồng có tính hay ghen, thì cũng chẳng làm sao. Anh ta ghen thế chứ ghen gấp mười lần thế, chị vợ cũng vẫn dè chừng được, và gia đình họ sẽ mãi mãi chẳng có hề hấn gì.
Tuy nhiên, tai hoạ đã từ trên cao đổ ập xuống đầu của mọi người: Chiến tranh nổ ra giữa Đại Việt và Chiêm Thành vào đúng lúc mà gia đình chàng Trương này đang xum họp yên ổn.
Vua Lý Thánh Tông Đại Việt cho rằng vua Chiêm Thành Chế Cử không biết “lễ độ”: không giữ tình lân bang, chẳng chịu triều cống, lại còn cho quân lính sang cướp phá ở biên giới. Vậy nên cần phải mang quân đi “dậy” cho họ một bài học nhớ đời.
Nhà vua đích thân làm Đại nguyên soái thống lĩnh ba quân. Lệnh ban xuống cho mỗi hương ấp phải lấy cho đủ quân số. Tất cả trai tráng, dù con một mà không học hành gì, cũng phải lên đường. Bà mẹ chàng Trương ở miền Nam Xương, dù đã khóc đến hết nước mắt, lại mang lễ vật đến tất cả các cửa, vậy mà cuối cùng con trai cũng không thoát được “nạn”.
Ngày chàng Trương lên đường, chị vợ nước mắt chạy quanh, lại đang bụng mang dạ chửa, nhưng cũng làm mấy mâm cơm để mời anh em, họ hàng tới dự. Thôi thì đủ các lời động viên, cho nên bà mẹ phải chờ cho mọi người về hết mới dám khuyên con:
- Thôi thì đành vậy. Nhà vua đã có lệnh, mẹ cũng chẳng giữ được con ở nhà. Chỉ xin con nhớ rằng nhà mình mấy đời nay chân lấm tay bùn, nên chẳng cần con phải xông pha nơi mũi tên hòn đạn để thăng quan tiến chức làm gì. Vinh hoa để giành cho người khác, còn con hãy giữ lấy hai chữ “bình an” để trở về cho mẹ được yên lòng.
Chị vợ cũng nắm lấy vạt áo chồng, nói tiếp:
- Thiếp chỉ mong chàng làm được như lời mẹ dặn. Ở nhà mọi việc chàng cứ yên tâm, đã có thiếp lo toan. Vợ chồng là nghĩa trăm năm. Chàng cứ an tâm lên đường, gia đình ta mai ngày rồi sẽ lại được đoàn tụ…
Chàng Trương lặng thinh không nói năng gì, cũng chẳng có cử chỉ nào. Chàng ta nhìn chăm chăm vào bụng vợ, rồi đột nhiên đặt tay lên ngực mà nói:
- Tôi đã suy tính kỹ càng rồi, chẳng có gì phải lo cho tôi cả. Nàng hãy lo đến công việc ở nhà. Rừng ruộng nhiều thì cố mà làm, không nên chung đụng với người khác. Khi sinh con, đặt tên cho nó là thằng Đản, chắc nó sẽ là con trai…
Nói rồi chàng ta điềm tĩnh bước ra khỏi nhà, không một lần ngoái đầu nhìn lại.
*
Anh lính họ Trương quả nhiên đã là một
tay khôn ranh có hạng, cho nên trong suốt cuộc chiến tranh, đều tìm được
cách thoát hiểm dễ dàng. Hiển nhiên anh ta không dũng cảm, cũng chẳng
hăng máu vịt bao giờ. Luôn luôn tìm mọi cách, mọi cớ để tụt hậu, không
phải đánh giáp lá cà. Khi ở tuyến sau, khi vào đội tải lương, lúc thì
làm liên lạc. Khi buộc phải xông lên phía trước cùng với đội quân đầu
tiên, thì chỉ chục bước chân, anh ta đã tìm được cách ngã. Nếu quân ta
thắng thì anh ta xông lên phía sau, còn quân ta thua thì anh ta chạy lui
phía trước. Suốt cuộc chiến tranh, anh ta chỉ “diễn” độc có trò đó mà
xem ra cũng thành công mỹ mãn, chẳng phải sứt đầu mẻ trán gì. Sẵn tính
dễ ăn dễ ngủ, anh ta bỏ qua mọi lo lắng ưu phiền. Nếu có lúc nào đó chợt
nhớ đến mẹ già, vợ trẻ thì anh ta lại tặc lưỡi: “Vẫn thế cả thôi mà”,
rồi ngủ tiếp.Ấy vậy mà trong những ngày này, bà mẹ anh ta ở nhà lại lo đến phát ốm. Chị vợ đã mệt lại càng thêm mệt. Tuy nhiên, là người phụ nữ đảm đang, chị vẫn gắng gượng mọi việc lo tròn.
Kể từ ngày chàng Trương ra đi, nửa năm sau, ở nhà vợ chàng sinh được một mụn con trai. Thằng bé hơi gầy nhưng nét mặt thì giống bố như tạc. Nhớ lời chồng dặn, chị đặt tên cho nó là thằng Đản.
Trong những ngày con dâu nằm “ổ”, công việc lặt vặt tự nhiên lại phải “trút” sang cho mẹ chồng, vì gia đình không nuôi người ở. Bà cụ tuy mừng thì có mừng, nhưng tuổi cao lại sẵn bệnh tật, nên cũng không thể “trụ” được lâu dài. Bởi vậy, khi con dâu rời “ổ” thì cũng là lúc bà mẹ bị ốm liệt giường.
Một nách con nhỏ, lại công việc, ấy thế mà chị vẫn chạy vạy, lo tìm thầy tìm thuốc rồi cơm cháo hầu hạ bà mẹ chồng chu đáo hàng mấy tháng trời. Làng xóm thấy vậy ai cũng ngợi khen, còn bà mẹ thường nắm tay con mà nói:
- Mẹ biết sức mẹ cũng chẳng cố thêm được đâu. Con đừng quá lo lắng, chạy vạy mà sinh ốm sinh đau thì khổ…
Đến khi sắp hấp hối. bà cụ còn căn dặn thêm:
- Mẹ thấy… trong người… yếu lắm…, không còn… được gặp… bố thằng Đản… trở về… Con ở lại… trông nom nhà cửa… Có con có cháu… thế này… mẹ cũng… hả lòng hả dạ… Ới con ơi… ai gây ra… cuộc binh đao… có thấu cho… mẹ con tôi… nông nỗi…
Vừa nói bà cụ vừa nức nở, rồi nấc khan vài tiếng, đoạn, hai tay buông xuôi, vành mắt cũng từ từ khép lại… Bà cụ đã “đi” rồi, trên gò má vẫn còn đọng lại mấy giọt nước mắt nóng hổi.
Chị vật vã than khóc bên xác mẹ. Họ hàng, làng xóm kéo đến, cùng chị lo liệu đám tang. Tuy không có người chồng ở nhà, nhưng mọi việc tang ma chị đều lo liệu chu đáo, ai ai cũng phải cảm phục và ca ngợi tấm lòng hiếu thảo của chị.
*
Từ ngày bà mẹ chồng qua đời, vợ chàng
Trương phải một mình đảm đương quán xuyên công việc. Những công việc
không đừng được, chị mới phải nhờ người, nhưng toàn là đàn bà con gái
với nhau cả. Giữ cho được một gia tư bề thế, đầy những ruộng cả ao liền,
quả thực là điều không dễ dàng. Lại phải bồng bê, nuôi nấng con thơ nên
nỗi vất vả lại càng thêm chồng chất. Đi đến đâu chị cũng phải địu con
đi theo. Lúc nào chị cũng tất bật, vội vội vàng vàng… Những khi mưa dầm
gió bấc hoặc đêm hôm khuya khoắt, trong căn nhà trống trải chỉ thui thủi
có hai mẹ con, thì nỗi buồn lại càng như nẫu ruột nẫu gan thêm.Nhưng rồi những ngày ảm đạm nhất cũng đã qua đi. Đứa trẻ lớn dần. Biết lẫy, biết bò, rồi tập đi, tập nói. Có đứa trẻ trong nhà, thỉnh thoảng lại bi bố, nỗi buồn của chị cũng vơi nhẹ đi và nhà cửa cũng đỡ một phần hiu quạnh. Chị lại hay bày ra các trò chơi và đồ chơi để con ngồi một mình, vì dẫu sao cũng phải làm nhiều công việc khác.
Khi đứa trẻ nói sõi và bắt đầu biết nhận xét đôi chút thì một hôm nó hỏi: “Mẹ ơi, bố đi đâu?”. Mặc dù biết rồi có lúc con sẽ hỏi đến câu này, nhưng cứ nghĩ là nó còn bé quá, nên chị chỉ trả lời cho xong chuyện: “Bố đi vắng rồi”.
Nào ngờ, thằng bé vẫn hỏi tiếp: “Thế bao giờ bố về?”.
Chị đâm ra lúng túng, rồi đành phải trả lời thực: “Bố đi đánh giặc xa lắm, chưa về nhà được”. Thế là thằng bé lắc đầu quày quạy, rồi lăn ra khóc, đòi mẹ: “Phải đưa bố về! Phải đưa bố về nhà kia!…”.
Chị thực sự bối rốỉ, nước mắt chảy quanh, dỗ con mà lòng dạ tan nát. Đứa bé vẫn cứ khóc. Lúc ấy, lợn trong chuồng lại đang rít lên đòi ăn. Không thể ngồi lâu, và thế là chị đã buột miệng thốt ra cái câu tai hại nhất: “Đến tối bố về!”.
Đến tối! khi người mẹ thắp đèn lên để trong nhà sáng sủa thì cũng là lúc đứa bé nhớ ra, và nó lại đòi đến mấy lần:”Mẹ ơi, bố đâu rồi?”.
Chị thảng thốt nhìn quanh, như thể chờ đợi sự xuất hiện của phép thần. Cửa lúc ấy đã khép và cổng bên ngoài cũng đã đóng… Chợt nhìn thấy cái bóng của mình đang lung linh trên vách, chị nhanh trí chỉ liền cho con thấy.’”Đấy! Bố đấy! Bố đã về với Đản đấy!”.
Đứa trẻ trồ mắt ra ngạc nhiên – mọi lần trước, nó hoàn toàn chưa để ý đến chuyện này. Thế là nó reo lên, chạy về phía ấy. Biết ý, chị vẫy tay để cái bóng cũng vẫy tay theo, và thằng bé sung sướng, cười lên như nắc nẻ…
Chuyện đời nhiều khi nghĩ cũng thực oái oăm. Cái trò chơi vô hại ấy, cuối cùng rồi cũng trở thành có hại. Nhưng đó là chuyện xảy ra về sau, còn bây giờ, tối nào thằng Đản cũng bắt mẹ thắp đèn lên để cho bố nó về. Tối nào hai mẹ con chị cũng chơi đến tận khuya, chỉ khi nào thằng bé ríu mắt lại buồn ngủ, nó mới chịu thôi. Đấy cũng là cái cách một công đôi việc của người mẹ: trong lúc thằng bé đùa nghịch, chị tranh thủ vá may và làm được vô khối công việc khác nữa.
Kể ra, nếu đầu óc thằng bé bớt đần độn đi đôi chút, chắc trò chơi này cũng chẳng kéo dài được lâu. Cái sự đần độn của nó, cũng như cái tính thiển cận rồi dẫn đến hay ghen của người bố, chắc là do trời định. Và cũng là do trời định, cả cái tài đảm đang tháo vát của người thiếu phụ chờ chồng, đã bày đặt ra trò vui, để tự động viên, nhưng cũng là để tự đánh lừa mình vậy.
Giá như người mẹ chẳng nghĩ ra cách tạo thêm nhiều hình thù mới mẻ, ngộ nghĩnh trên vách, thì chỉ mấy lần sau, thằng bé sẽ chán dần. Đằng này, để cho đứa con vui, dường như chị cũng tự huyễn hoặc với ngay cả chính mình: Khi về nhà biết chuyện này, chắc chồng chị sẽ mãn nguyện mà cười vang lên hả hê sung sướng lắm…
Vẫn nhớ đinh ninh cái tính hay ghen đến kỳ cục của chồng, tối nào chị cũng gài chặt cánh cổng ngõ. Lại còn tấp thêm mấy ngọn tre gai ở phía trong nữa.
Quả nhiên, đêm hôm chẳng có “kẻ nào” mò tới cả. Thế nhưng tiếng nói tiếng cười của hai mẹ con và ánh đèn, thì chẳng cánh cổng nào ngàn lại được. Theo kẽ vách, ánh sáng hắt cả ra ngoài sân, còn tiếng cười, thì vẳng sang đến tận nhà hàng chòm hàng xóm…
*
Mấy ngày nay sao có tiếng chim khách về
hót trước nhà – Chim báo điềm lành chăng? Lòng người thiếu phụ thấy xốn
xang: Chồng chị mãn hạn lính sắp trở về đây. Tính từ ngày chàng Trương
ra đi, đến nay đã ngoài hai năm và đứa con cũng đã gần ba tuổi. Nếu lúc
này chồng chị về thật, thì còn có niềm vui sướng nào bằng? – Chị nghĩ
thầm. Bà mẹ dầu sao cũng mồ yên mả đẹp rồi, và chị cũng đã làm tròn bổn
phận nàng dâu của mình, nếu bây giờ chị hay nghĩ đến chồng, thì cũng có
gì là đáng trách? Ôi! Chẳng phải ngựa xe hay võng giá xênh xang, mà chỉ
cầu chồng mặt mũi chân tay lành lặn trở về là được rồi. Nghĩ đến đấy,
đôi mắt chị long lanh, hai gò má chị ửng hồng, còn trong lồng ngực, trái
tim đập thình thịch…Thế rồi chỉ mấy ngày sau, chàng Trương chồng chị đã trở về nhà thật!
Vua Đại Việt tưởng có thể đè bẹp được ngay vua Chiêm Thành, nhưng nào ngờ, mấy trận đầu đã bị thua liểng xiểng. Nhà vua rút quân về sâu trong lãnh thổ, cách thật xa biên giới để củng cố lực lượng, và có lúc chán nản, đã toan rút quân về. Nhưng rồi sau có quân tiếp viện và lương thực tới, có Thượng tướng Lý Thường Kiệt can ngăn, lại có cả “biểu” khích lệ của bà Nguyên phi Ỷ Lan, nên cuối cùng nhà vua cũng lấy lại được sĩ khí, quyết tâm xuất binh thắng trận.
Khi bài học mà nhà vua “dậy” xong, nghĩa là quân Chiêm Thành đã đại bại, thì bên phía quân ta, thiệt hại cũng không phải là ít. Tính ra, phải ngoài hai năm cuộc chiến mới thật tàn, cướp đi vô số sinh mạng và của cải.
Anh lính họ Trương, như đã nói, do có mánh khoé, nên cuối cùng vẫn bình an vô sự. Anh ta trở về mà lòng dạ hân hoan. Lại sắp được cặp kè bên vợ. Lại được nhìn thấy mẹ già. Lại có cả thằng con nhỏ lũn cũn chạy theo sau. Nỗi mừng trong lòng anh ta tựa như được chắp cánh mà bay lên trời vậy.
Nhưng nào ngờ, vừa đặt chân tới đầu làng, chàng Trương đã hay tin mẹ mất. Chàng nấc lên nức nở rồi vội vã bước thật nhanh về nhà. Đẩy cổng bước vào, thấy vợ con đang lúi húi dưới bếp, chàng cũng chỉ nhìn qua, rồi vội bước lên nhà trên, quăng bọc quần áo xuống đất và lăn ra khóc thảm thiết. Về sau trong làng, có người bảo đấy là người con hiếu thảo hết lòng, nhưng có người lại cười thầm: sao mà nông nổi hồ đồ đến vậy!
Chị vợ dắt con từ nhà bếp lên, tần ngần một hồi lâu trước cảnh tượng, rồi cuối cùng cũng phải lựa lời khuyên nhủ chồng. Chàng ta đã thôi cơn khóc, liền xoà tay ôm lấy đứa con như thể cầu mong một sự chở che, nhưng đứa bé lại rãy nảy vùng chạy ra, làm cho chàng ta cảm thấy bị hẫng hụt. Chị vợ chẳng biết làm thế nào, chỉ trơ mắt đứng nhìn chồng. Chàng ta bảo vợ tìm cho nắm hương, be rượu, mấy quả cau và lá trầu không để đi viếng mộ mẹ. Lúc vợ đi chuẩn bị, thì chồng cũng tìm cách dỗ dành đứa con, nhưng hai mắt nó giương thao láo, nghe thấy mà chẳng nói năng gì. Chắc là nó vừa lạ vừa sợ.
Chàng Trương cầm lễ vật, bế cả đứa con để đi viếng mộ mẹ, bởi vì lúc này họ hàng làng xóm cũng đã bắt đầu đến chơi, chị vợ phải lo đun nước, dọn dẹp nhà cửa… nên bế nó không tiện.
Đường từ nhà ra mộ mẹ cũng khá xa, nhưng biết đám ruộng chôn, nên chàng Trương cũng không phải hỏi ai. Vừa đi chàng ta vừa sụt sùi, làm cho đứa bé sợ hãi, hai tay cứ ôm riết lấy cổ bố. Đến mộ, đặt lễ vật và thắp hương xong, chàng ta lại oà lên khóc nức nở. Vừa khóc vừa kể lể nông nỗi nguồn cơn. Rồi vật vã, rồi lại gào lên những hồi thảm thiết. Thấy người lớn khóc, đứa trẻ cũng khóc theo. Một lúc lâu sau, dường như chợt tỉnh ngộ, chàng Trương mới nhớ tới việc dỗ con. Và lần đầu tiên trong đời, đứa bé được nghe chàng ta gọi là “con” và xưng là “bố”:
Thôi, nín đi con, đừng khóc nữa. Bà đã mất rồi, lòng bố cũng đang tan nát đây. Nào đứng lên, về với bố đi con.
Đứa bé lúc này đã nín, nhưng nó lại giương cặp mắt nhìn người bố ngơ ngác. Nó nhớ nó đã có một người bố đen trùi trũi, đêm nào cũng trở về với hai mẹ con nó kia mà. Người bố ấy tuy không bao giờ nói, nhưng lần nào mẹ nó cũng bảo đấy là bố thật, và nó đã tin theo. Bởi vậy, nó trả lời chàng Trương – người bố đang đứng trước mặt:
- Ô… ông … không phải là bố. Bố tôi đến tối mới về kia!
- Ai bảo thế? – Chàng Trương liền sẵng giọng.
Đứa bé giương mắt thao láo đáp: “Mẹ!”
Chỉ mới vừa nghe có thế, đã thấy chàng Trương nổi lên cơn giận dữ điên cuồng. Máu dồn lên trên mặt, hai tai ù đặc, chàng ta giang tay ra toan tát thằng bé, nhưng rồi chợt tỉnh, hai tay lại buông thõng xuống, lẩy bẩy, và hai tròng mắt cũng tự nhiên ráo hoảnh. Thay vì nỗi đau, bây giờ trong lòng chàng chỉ còn là sự căm giận và cơn ghen thì mỗi lúc mỗi bốc lên ngùn ngụt.
Chẳng nói chẳng rằng, lại quên cả thu lễ vật, chàng ta vội vã bế thốc đứa con về nhà. Do cảm nhận được thái độ của “người bố”, đứa trẻ cũng chẳng dám, dù chỉ là cựa quậy. Miệng nó nín câm như hạt thóc còn mặt mũi thì tái xanh tái xám đi.
Chàng Trương dường như đã chạy thẳng về nhà, nét mặt hằm hằm, gặp ai cũng không chào hỏi. Cơn giận dữ của chàng đang lên đến độ điên khùng.
Đặt phịch đứa con xuống sân, cũng chẳng chào hỏi ai, chàng ta vội vàng xuống bếp túm lấy tóc vợ, lôi đi sềnh sệch. Vừa chửi, chàng ta vừa vung tay tát vợ liên hồi. Khách khứa đột nhiên thấy cảnh này, ai cũng tròn xoe mắt lại, một hồi sau mới dám vào can.
Chị vợ bị đau, bị nhục quá, vừa khóc, vừa chạy thẳng ra khỏi nhà… Cơn giận của chàng Trương vẫn chưa hả, lại chợt nhớ nỗi đau mất mẹ, chàng ta còn quát với theo:
- Bước! Bước đi! Đồ đĩ! Giá mày chăm sóc mẹ tao tử tế thì đâu đến nỗi này. Mẹ tao vừa nằm xuống mà mày đã vội rước trai về nhà. Thật là đồ quạ tha. Bước! Bước!…
Lúc ấy, họ hàng làng xóm mới bắt đầu bình luận. Những người ở xa thì bảo: “Xưa nay có thấy chị ấy chuyện trò lâu với ai bao giờ?” hoặc: “Bận việc nhà, việc đồng bãi, lại nách con nhỏ như thế, hỏi còn bụng dạ nào mà nghĩ đến chuyện trai trên gái dưới?” Nhưng những người láng giềng lại nói: “Đêm nào cũng thấy cửa đóng im ỉm, mà trong nhà đèn thắp sáng trưng, đến khuya vẫn còn có tiếng cười tiếng nói”. Chưa ai hiểu thế nào. Thế rồi có người độc mồm độc miệng đã hạ một câu: “Tâm ngẩm mà đấm chết voi. Loi choi đấm voi không chết”. Lại một người nữa: “Xưa nay ai biết ma ăn cỗ bao giờ?”. Thật rõ là “miệng lưỡi thế gian!”, và mọi người vẫn còn ngồi bàn tán mãi…
*
Chị vợ chàng Trương vùng chạy ra khỏi
nhà để thoát khỏi bị chửi bới đánh đập, để thoát khỏi con mắt nhìn khinh
rẻ của những người đến chơi. Khi đã mệt, sức không còn chạy tiếp được
nữa thì chị lảo đảo rồi ngồi bệt xuống bên vệ đường, và những ý nghĩ lộn
xộn cũng từ đâu dồn cả lại. “Sao thằng chồng lại vũ phu, đểu giả đến
thế? Vừa về đến nhà, chưa kịp hỏi han đầu đuôi xuôi ngược ra sao, mà hắn
đã chửi đã đánh?”.Chị hiểu ngay là do đứa con nói “tối bố mới về”, nên hắn tưởng thật mới đánh đòn ghen, nhưng lúc này đây, nỗi phẫn uất tím ruột bầm gan khiến chị không thể quay về để thanh minh với hắn và với mọi người. “Ta không thèm trở về nhà hắn nữa” – chị nghĩ, rồi đứng dậy, lững thững bước ra mé bờ sông Hoàng vắng vẻ.
Ở phía dưới, nước sông vẫn cuồn cuộn, vô tình trôi như bao giờ. Chị nhìn quanh, xa xa có vài bóng người vẫn đi lại làm lụng như mọi khi, nhưng ở phía nhà “hắn”, lại tịnh không có ai chạy lại đây cả. “A! Thế nghĩa là tất cả anh em họ hàng xa gần nhà hắn cũng đều nghi cho ta đêm hôm rước trai về nhà – chị nghĩ – Được, các người cứ ngồi ở đấy mà bàn tán với nhau đi, ta đây chẳng thèm phải nói lại nửa lời. Ta khinh thường tất cả các người! Nào giỗ tết, nào ma chay, sao kéo đến ăn thì đông, mà bây giờ lại không có ai đứng ra để nói được một lời cho tử tế?”.
“Ruộng cả ao liền, tưởng như thế mà muốn chửi bới đánh đập ta lúc nào cũng được à? Bao mồ hôi công sức vất vả khó nhọc mấy năm nay của ta, sao các người không mở mắt ra mà ngẫm cho kỹ?”
Đến lúc này, khi cơn giận dữ người chồng đã chuyển sang giận dữ cả anh em họ hàng nhà chồng, thì lập tức chị cũng hiểu ngay: con đường rút trở về nhà bố mẹ đẻ của mình đã hết. “Về lúc này chỉ chuốc thêm lấy nhục nhã ê chề – chị nghĩ tiếp – Họ hàng có người sẽ bảo “không có lửa thì làm gì có khói?”, vậy ta biết ăn nói thế nào? Dẫu “cây ngay không sợ chết đứng”, nhưng làm sao mà tránh khỏi được sự nghi ngờ?”.
Càng nghĩ chị càng thấy mình đang lâm vào tình cảnh cùng quẫn, không còn lối thoát nào. Nhớ lại đoạn đời từ khi bước chân về nhà chồng đến nay, chị cũng chỉ cảm thấy ghê tởm. “Nhà con một giàu có, bố mẹ ta cứ ngỡ là vàng, nhưng nào có biết hắn chỉ là thằng đần độn, vũ phu, còn ta thi chẳng khác gì cái thân tù, đi đâu cũng phải xét nét. Bây giờ mà hắn đánh đập thế, thì thử hỏi mai sau, liệu có thể thoát ra khỏi cái cảnh như vậy không?”
Thôi! Chẳng thà chết quách đi cho rảnh, còn sống làm gì nữa? – Cuối cùng chị đi tới quyết định – Ta chết đi để cho bố con hắn được sống một mình”. Ôi! Thằng con! “Đản ơi! Sao ba tuổi rồi mà mày không phân biệt nổi một người với một cái bóng? Mặt mũi mày giống mặt mũi bố mày thế, thì thử hỏi mai sau tao còn biết trông cậy vào ai?…”
Người thiếu phụ loạng choạng đứng dậy, nhìn xuống dòng sông một hồi như thể còn cân nhắc thêm điều gì, đoạn thấy chị ngoái nhìn lại phía sau và khắp bốn xung quanh. Trong sâu thẳm cõi lòng, chị vẫn còn le lói một tia hy vọng cuối cùng – tia hy vọng của sự sống, và đấy là cái bản năng muôn thuở của con người ta, dù rằng về lý trí thì đã quyết một bề: chết! Nếu lúc ấy một người ở phía gia đình nhà chồng hay một người thân nào đó của chị, hoặc thậm chí một người không quen biết xuất hiện, thì có lẽ sau đó chị cũng chẳng nhảy xuống tự tử ở dưới dòng sông, nhưng hỡi ôi, dường như tất cả mọi người đều đã quay lưng lại với chị – dù vô tình hay hữu ý!
Ở phía gia đình chàng Trương, cho đến lúc này mọi người vẫn còn ngồi đấy mà bàn tán, rồi đoán già đoán non mãi. Không một ai nghĩ đến cái điều tai hại nhất có thể xảy ra, và do vậy, hệt đúng như người ta vẫn nói “cha chung không ai khóc”, nên đã không một ai nói và bàn tới chuyện đi tìm chị về cả.
Ở phía gia đình bố mẹ đẻ của chị, do ở xa, nên đến lúc này cũng chưa ai hay biết điều gì. Còn những người đi làm đồng bãi – những người không quen biết, trước đó dẫu có đi qua cũng không ai hiểu chị ngồi đó là vì sao. Đến lúc chị đứng dậy nhìn quanh thì ba bề bốn bên, lại tịnh không có một người nào ở gần. Thế là hết! Hỡi ôi! Thế là niềm hy vọng cuối cùng của chị đã hết!
“Ai nghi ta, cười ta rước trai về nhà thì chỉ đến tối nay thôi, hãy mở mắt to ra mà nhìn, xem cớ phải như thế không? Ta đây đâu phải hạng lang chạ. Ta đây đâu phải loại con nhà mèo mả gà đồng? Bao công phu khó nhọc bỏ ra vun đắp cho cái nhà ấy, kể từ nay, ta cũng coi như đã đổ xuống sông xuống biển. Cậy giầu cậy có thì hai bố con cứ ngồi đấy mà ăn, ta đây chẳng thèm ngồi nữa. Ôi, cái số ta sao lại phải sa vào với cái giống vừa ngu đần, vừa vũ phu và bạc ác đến thế? Thật ghê tởm! Vĩnh viễn từ nay ta ghê tởm!”.
Vừa nghĩ như thế, người thiếu phụ vừa loạng choạng bước xuống dòng sông, tới thẳng mép nước và lội ra một đoạn. Chị cúi xuống, lấy hai tay vốc nước rửa mặt, rồi trong cơn khát, uống liền một hơi nước đầy bụng, cảm thấy cái mát đang thấm sâu vào trong cơ thể mình. Ôi khoan khoái quá, chị nghĩ, và chị muốn mình cũng được mát mẻ mãi mãi như dòng nước này!
“Ơi sông ơi, nước ơi… hãy đón ta vào lòng. Hãy giúp ta quên đi cõi đời ngang trái này…”. Vừa lẩm nhẩm, hai bàn chân chị vừa đạp mạnh xuống đất, rồi cùng lúc, dang tay nhoài người ra như thể định ôm lấy dòng nước, vào lòng.
Chỉ trong chốc lát, dòng sông đã cuốn trôi đi thân thể của chị.
*
Khi nghe bên nhà chàng Trương có tiếng
ồn ào, làng xóm thi nhau kéo đến, mỗi lúc mỗi đông. Chẳng hỏi han, chẳng
nước nôi, cũng chẳng tiếp đón mà lẽ ra khi trong nhà có người đi xa trở
về, phải có. Người ta đến là vì tò mò, vì chàng Trương mới ở lính về mà
đã đánh đòn ghen. Lúc chị vợ vùng chạy được ra khỏi nhà thì cơn giận
của anh chồng cũng phải một hồi sau mới hả. Giá không có người khuyên
can ngăn lại, chắc chàng ta sẽ đuổi theo đánh cho vợ đến chết. Có người
hỏi vì sao mà thế thì chàng ta hất hàm: “Hỏi thằng Đản ấy!” Thế là mọi
cặp mắt đổ dồn về phía đứa trẻ, khiến nó sợ hết hồn. Lúc nãy, khi chàng
Trương đánh mẹ nó, nó khiếp hãi quá khóc thét lên, còn bây giờ, nó hoàn
toàn ngơ ngơ ngác ngác, hệt như “mèo bị cắt tai”.Khi có người đánh bạo đến bên nó hỏi: “Đản ơi, thử nói xem ai đêm nào cũng đến nhà mày đi” thì thấy mặt nó bần thần, chỉ giương mắt ra nhìn lại. Điều nó thực sự không hiểu là vì sao “ông kia” lại đánh mẹ nó, và vì sao mọi người lại kéo đến đây đông thế? Ấy vậy mà, căn cứ ở thái độ bề ngoài ấy, mọi người lại bàn tán rồi phỏng đoán ra lung tung.
Hàng tiếng đồng hồ sau, cuộc bàn tán cũng nhạt dần, các cặp mắt nhìn nhau đã thoáng phần nghi ngại. Thế rồi người ta lục đục ra về, cũng nhộn nhạo y như hồi mới đến. Và thật đáng buồn: không ai nói và bàn tới chuyện đi tìm vợ chàng Trương cả.
Đến lúc chỉ còn lại hai bố con, chàng Trương mới đi xem xét, thu dọn nhà cửa. Thằng Đản đang ngồi thu lu ở xó nhà, ngủ gà ngủ gật. Chàng Trương đến bên, bế nó lên giường rồi lấy chiếu đắp qua cho khỏi ruồi. Chẳng biết làm gì, lại thấy đói bụng, chàng ta mới đi tìm gạo thổi cơm. Khi cơm chín, chàng lên nhà, thấy thằng bé vẫn ngủ, bèn lấy bát đũa rồi xuống ăn ngay tại bếp. Bát vục thẳng vào nồi, y như hồi còn ở lính. Khi đã no nê, chàng ra bể uống một gáo nước, rồi cứ thế lên nhà, xoa hai chân vào nhau, leo lên giường nằm ngủ. Chỉ một lát sau, tiếng ngáy đã vang ra khắp nhà.
*
Đứa con cựa mình rồi thức dậy vào lúc
chập tối. Đói, mệt và sợ, khiến nó ngủ li bì. Chỉ đến khi chàng Trương,
do quá say sưa gác chân lên người nó, thì nó mới tỉnh. Nó dụi mắt nhìn
quanh thấy lạ lùng quá, rồi gọi: “Mẹ ơi” một hồi không thấy gì bèn khóc
thét lên, làm cho chàng Trương giật mình tỉnh dậy. Trong nhà tối hum
hủm, tiếng khóc của đứa bé lại càng làm tăng thêm vẻ thê lương.Chàng Trương ghé sát mặt vào để nhìn cho rõ, làm cho nó sợ quá, nín bặt. Bỗng nhiên, chàng cảm thấy có cái gì đó đang đổ sụp trong lòng. Ôi sao mà ngao ngán, mà tủi nhục cái ngày đầu tiên ở lính trở về nhà!
Chàng lập cập bước đi tìm đèn, rồi châm lửa. Căn nhà đang tối tăm bỗng sáng bừng lên như có phép màu, và cái bóng của chàng cũng in rõ lên trên vách. Thằng bé, dụi mắt mấy cái, ngơ ngác một lúc, rồi bỗng thét lên: “A! Mẹ ơi! Bố về! Mẹ ơi! Bố đã về!” Vừa thét, nó vừa chạy lại ôm chầm lấy cái bóng.
Chàng Trương vừa nghe vừa nhìn theo con, bàng hoàng, và bỗng nhiên thấy tim mình thót lại. Rồi nước mắt choàng ứa ra…
Dù đần độn đến mức nào thì cuối cùng chàng cũng đã hiểu: đứa bé gọi cái bóng là bố – thế nghĩa là đêm hôm không có ai mò đến đây cả!
Chàng khóc lên như mưa. Càng khóc càng thấy xót xa ân hận trong lòng. “Phải đi tìm vợ! Phải đi tìm vợ gấp!” Chàng chợt nghĩ.
Chàng lật đật chạy sang các nhà hàng xóm, nhờ họ đi tìm cho. Đèn đuốc thắp lên rồi mọi người bủa đi các nơi, các ngả. Có người còn chạy đến cả nhà bố mẹ đẻ của nàng. Chó sủa lên inh ỏi. Người gọi nhau í ới. Nhưng đến hết đêm hôm ấy cũng chẳng một ai tìm thấy nàng. Nét mặt ai nấy đều ngơ ngơ ngác ngác. Và người ta bắt đầu bàn tán, chê cười chàng Trương.
Mờ sáng hôm sau, bấy giờ chủ yếu là anh em họ hàng nội ngoại, cùng đi tìm nàng. Do đoán rằng nàng đã ra sông tự tử, nên mọi người đi dọc theo hai bên bờ sông, dùng sào dùng gậy gạt bèo gạt cỏ, để nhìn cho rõ hơn. Quả nhiên, đến quãng gần trưa, người ta đã tìm thấy xác nàng lẫn vào một vạt bèo, ở khúc sông ngoặt phía dưới, cách khoảng hai cây số. Khi vớt lên, mặt mũi tay chân nàng nhợt nhạt, tím tái, hai cặp mắt nhắm nghiền.
Chàng Trương hớt hơ hớt hải chạy tới, lăn lộn bên xác vợ mà vật vã, than khóc. Vừa than khóc chàng cũng vừa tự xỉ vả mình, nhưng được một hồi thì ngất xỉu. Người ta phải dùng đến hai cái cáng để cáng cả hai vợ chồng chàng về nhà.
Đám tang vợ chàng Trương sau đó, được tổ chức rất to, theo như ý nguyện của chồng – nghĩa là cũng thịt đến ba bò bảy lợn như ngày lễ cưới, nhưng chỉ có điều khác: không còn những lời tán tụng nữa! Sau lễ an táng, chàng Trương còn mời cả thầy phù thuỷ về lập đàn tràng và bắc cầu giải oan cho nàng ở bến sông Hoàng – nơi phỏng đoán là nàng đã nhảy xuống tự tử. Trong những ngày này, nét mặt chàng ủ rũ, tiều tuỵ – thật tương phản với cái vẻ hùng hùng hổ hổ xảy ra mấy hôm trước đây.
Tiếng đồn về vợ chàng Trương chết oan, mấy ngày sau, đã lan ra khắp trong phủ ngoài huyện. Lý ra chàng phải vào tù, nhưng quan trên xét thấy chàng vừa đi chiến trận về lại đang bận con nhỏ, nên đã tha cho. Từ đấy tính tình của chàng cũng điềm đạm hơn, không còn nông nổi cục súc như trước. Ba năm sau chàng lại lấy vợ mới…
*
Nhưng bến sông Hoàng từ đấy trở đi đã
không còn bình thường như trước nữa. Đây là bên đò đông người của mấy xã
thường xuyên qua lại, đi làm lụng, buôn bán. Lẽ tự nhiên, người ta nói
và bàn nhiều về vụ tự tử vừa mới xảy ra. Lại nói và bàn cả về lễ giải
oan, mời được ông thầy cao tay, gọi “hồn” về ngay giữa ban ngày ban mặt.
Thế rồi tiếng đồn ngày mỗi lan xa, và càng về sau, càng nhiễm thêm màu
huyền bí. Người ta bảo rằng tờ mờ sáng nào cũng thấy “nàng” hiện về, có
khi còn đứng nói chuyện hay cùng đi chợ với người này người khác, nhưng
chỉ được một thoáng là đã biến mất. Người ta lại bảo nàng “đòi” được lập
đền thờ, nếu không bên sông này còn xảy ra nhiều vụ tự tử, hoặc đò đầy
sông sâu, có khi còn bị lật úp nữa v.v…Thế rồi mấy tháng sau, dân chúng trong vùng góp công góp của dựng một ngôi đền ở bến sông Hoàng để thờ “nàng” – từ nay được gọi là bà Thiết. Hương khói ở đó quanh năm không lúc nào dứt – do ngày nào cũng có người đi chợ, đi buôn bán ngang qua.
*
Đến đời Lê Thánh Tông, nhà vua lại mang
quân đi đánh Chiêm Thành như thời nhà Lý, với ông vua có cùng miếu hiệu
với Ngài, cách đó bốn trăm năm.Khi thuyền rồng đi quan bến sông Hoàng, ngoảnh lên thấy ngôi miếu dưới bóng cây cổ thụ, lại thấy dân chúng và cả quân lính nữa – ra vào khấn vái tấp nập, nhà vua lấy làm ngạc nhiên lắm. Ngài ra lệnh mời quan sở tại đến để hỏi han. Sau khi nghe quan sở tại tâu trình về xuất xứ và hành trạng của vị thần được thờ. Ngài chau mày như thể không vừa ý điều gì lại cũng như thể đang suy nghĩ về điều gì. Thế rồi người ta thấy Ngài đứng dậy đi quanh một vòng, đoạn ngồi xuống bàn, quẹt đầu bút vào nghiên mực, rồi đề ngay một bài thơ Đường luật lên tờ giấy đã để sẵn. Xong xuôi, Ngài đọc lại một lần, vừa đọc vừa gật gật đầu – dấu hiệu của sự tự tán thưởng. Lát sau, có mấy vị trong hội Tao đàn đi theo xuất chinh đến, Ngài đưa bài thơ cho họ truyền nhau đọc. Ở đây chẳng nói thì mọi người cũng rõ: Tất cả bọn họ đều cúi đầu bái phục tài xuất khẩu thành thơ và khẩu khí đế vương trong bài thơ của Ngài.
Sự thực thì trong bài thơ ấy, nhà vua chẳng hề nhắc đến chuyện chiến tranh, là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cái chết của người thiếu phụ. Điều này có thể giải thích được: Việc Ngài đi xuất chinh lần này cũng giống như việc đã xảy ra cách đó bốn năm năm, do vậy, Ngài thấy trực tiếp nói ra e không tiện. Hơn nữa xưa nay, cái mạng của dân chúng đối với vua chúa thì có đáng giá gì đâu. Mạng một người lính hay mạng vợ một người lính, đều “chả là cái gì” so với công việc “thế thiên hành đạo” của Ngài. Bởi vậy, việc vợ một người lính tự tử sau đó được tôn lên làm thần, làm cho Ngài tỏ ra không vừa ý – nếu không muốn nói thẳng ra là Ngài thấy khó chịu. Đối với Ngài, dù ai đó có là thần thì cũng chỉ ở dưới tầm mắt của Ngài, do bộ Lễ của Ngài cai quản và phong tặng. Cái “khẩu khí đế vương” của Lê Thánh Tông chẳng những thể hiện ở việc xem thường thần, mà còn thể hiện cả ở chỗ: Nhân dịp này Ngài muốn dạy cho tất cả thần dân của Ngài một bài học truyền đời, ấy là bài học: “Đừng bao giờ nghe trẻ con mách” – nhưng xem ra, đấy lại là một bài học không “chuẩn”, nếu không muốn nói thẳng ra là bài học tầm phào.
Nguyên bài thơ của Lê Thánh Tông, về sau được khắc để ở “Đền bà Thiết” ấy, như sau:
Nghi ngút đầu ghềnh toả khói hương
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương
Ngọn đèn dù tắt đừng nghe trẻ
Dòng nước can chi lụy đến nàng
Chứng quả có đôi vầng nhật nguyệt
Giải oan chi mượn đến đàn tràng
Qua đây mới biết nguồn cơn ấy
Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng.
Người ta kể rằng: sau khi có bài thơ của
vua Lê Thánh Tông, các vị chức sắc ở Nam Xương đã ra lệnh ngay cho tổng
và xã sở tại tu sửa lại ngôi đền cho thật khang trang, đàng hoàng –
không phải để xứng đáng với vị thần được thờ mà là để xứng đáng với bài
thơ của nhà vua sẽ được khắc, đặt ở trong đó. Điều này cũng không có gì
khó hiểu, bởi vì, xưa nay “ngọc bút”, “châu phê” có bao giờ lại không
quan trọng?* Nguồn:NHÌN LẠI LỊCH SỬ, nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, Hà Nội 2003, Tác giả: KS. PHAN DUY KHA – TS. LÃ DUY LAN – TS. ĐINH CÔNG VĨ.