Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

HOT - THỜI SỰ NÓNG - TIẾP TỤC HỘ CHIẾU LƯỠI BÒ

 

BÊN KIA LÀ CUỘC SỐNG, LÀ CON NGƯỜI

Thùy Linh blog

 <<<===Natalia Pereverzeva
Mấy hôm nay dân cư mạng hào hứng chia sẻ bài viết về cô gái đại diện cho nhan sắc nước Nga tại cuộc thi sắc đẹp Hoa Hậu trái đất 2012 ở Philippines. Các lời tán dương dành cho cô không tập trung vào sắc đẹp mà là câu trả lời cho đêm chung kết đêm 24/11. Cô là Natalia Pereverzeva. Báo Tuổi trẻ có bài viết: “Khi người đẹp không sáo rỗng” nói về cô.
Trả lời câu hỏi điều gì ở nước Nga khiến cô tự hào, Natalia nói: “Nước Nga của tôi đầy ánh sáng, ấm áp và yên bình. Thật dễ ngủ vào mùa đông dù bên ngoài là những cơn bão tuyết lạnh giá. Nước Nga của tôi, là nơi có những con bò thú vị với đôi mắt to, chiếc sừng ngộ nghĩnh và luôn miệng kêu to ò ò…Và sữa của chúng thật là tuyệt vời”. Không dừng ở tả cảnh đất nước, cô tiếp tục: “Nhưng nước Nga của tôi cũng là sự nghèo nàn của tôi, một đất nước với nhiều tổn thương, nhiều người không trung thực, không đáng tin. Nước Nga của tôi thật sự giàu có, sự giàu có của vài người được chọn lựa. Nước Nga của tôi là một kẻ ăn xin, không thể giúp những người già và trẻ mồ côi. Vì thế đã xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám, bác sĩ, kỹ sư, nhà giáo đang cố gắng chạy trốn, bởi họ không có gì để tồn tại”…
Phát biểu này ngay lập tức lan nhanh trên mạng với hàng loạt ý kiến chỉ trích cô quay lưng với quê nhà. Nhưng rất nhiều người khen ngợi cô đã rất trung thực, thẳng thắn.
Bài phát biểu của Natalia kết thúc rằng: “Nhưng dù thế nào tôi vẫn tự hào về đất nước tôi. Tôi rất hạnh phúc được là công dân Nga…Tôi tự hào quê hương đã cho tôi lòng thương xót, chủ nghĩa anh hùng, lòng can đảm, sự siêng năng, cho tôi những di sản thế giới, giúp tôi hiểu rằng con người có thể sống vì người khác. Tôi tin rằng mỗi người sống ở Nga nên xác định trách nhiệm của mình với tổ quốc. Mỗi người phải tham gia và chủ động thể hiện lập trường của mình…Chỉ có chúng ta mới có thể cải thiện tình hình. Chúng ta phải học cách thể hiện bản thân và cho mọi người thấy những điều tốt đẹp nhất của người Nga. Chúng ta nên cố gắng không chỉ để mưu sinh mà còn để phát triển bản thân, đọc sách, nghe nhạc và quan tâm đến thành tựu khoa học, chính trị; để giao tiếp với những người tốt, phát triển sáng tạo và mang đến điều tốt đẹp, tạo nên một thế giới mới…Khi chúng ta nghiêm túc bắt đầu vun trồng và chăm sóc thì đất nước của chúng ta sẽ nở hoa và tỏa sáng rực rỡ”.
Natalia chỉ vào vòng 8 thí sinh của cuộc thi loại từ 16 thí sinh đẹp nhất, nhưng những gì cô thể hiện qua bài phát biểu thì thành công hơn thế. Người nghe có thể cảm nhận rõ, ngoài sự trung thực, là cảm xúc trí tuệ rung lên trong lồng ngực cô gái trẻ. Chính cảm xúc này mới khiến con người thành công trên đường đời chứ không phải IQ quyết định.
-Cùng lúc đó ở Việt Nam, ngày 26/11 có Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 4. Báo Dân trí đăng lại tin của TTXVN tường thuật về Hội nghị này nhấn mạnh lời phát biểu của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Đây là dịp để các nhà khoa học nói chung và Chính phủ Việt Nam nói riêng chia sẻ kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm phát triển, các tri thức mới về một đất nước Việt Nam không ngừng phát triển dựa trên thế và lực mới; góp phần làm cho thế giới biết đến Việt Nam không chỉ như một tấm gương về đấu tranh anh dũng giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều công trình văn hóa, di sản thiên nhiên, di sản văn hóa nổi tiếng, có khả năng chinh phục những đỉnh cao của khoa học, mà còn là một Việt Nam hội nhập và phát triển thành công”.
Bao nhiêu người tin rằng, Việt Nam đang hội nhập và phát triển thành công? Đành tặc lưỡi, sự giả dối, bấp chấp dư luận đã được cấp môn bài nên lưu hành công khai trên toàn quốc là lẽ đương nhiên…
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=QdbfwfGhfwo
2. Cô gái 12 tuổi khiến thế giới phải im lặng trong 6 phút: “Xin chào. Tôi là Severn Suzuki (*), đại diện cho ECO, Tổ chức trẻ em vì môi trường. Chúng tôi là nhóm người từ 12 đến 13 tuổi đang cố gắng tạo nên một vài thay đổi Venessa Suttie, Morgan Geisler, Michenlle Quigg và tôi. Chúng tôi đã tự nguyện quyên tiền, đi bộ 8000 cây số đến đây để nói với người lớn các vị rằng, các vị phải thay đổi. Chúng tôi đến đây không có mục đích nào khác ngoài việc đấu tranh cho tương lai của chính mình. Đánh mất tương lai không giống như đánh mất chiếc ghế trong bầu cử hay trượt một vài điểm trên sàn chứng khoán. Tôi ở đây lên tiếng cho thế hệ mai sau, lên tiếng cho những trẻ em chết đói trên khắp thế giới cất tiếng khóc mà không ai nghe thấy, lên tiếng cho vô vàn động vật đang chết dần trên trái đất này vì chẳng còn nơi sinh sống.
Giờ tôi sợ phải bước đi dưới ánh mặt trời vì những lỗ thủng trên tầng ozon. Tôi sợ phải hít thở vì không biết không khí chứa những hóa chất nào. Tôi vẫn thường đi câu cá cùng ba tôi ở Vancouver quê hương tôi. Vài năm trước khi tôi biết lũ cá đang đầy bệnh tật. Ngày ngày chúng ta vẫn nghe những tin về các loài động thực vật đang dần tuyệt chủng và biến mất mãi mãi. Tôi luôn mơ về những đàn thú hoang dã đông đúc, về những cánh rừng rậm, rừng nhiệt đới đầy các loài chim và bướm. Nhưng giờ tôi lại tự hỏi, liệu con cái chúng tôi có còn cơ hội được thấy chúng nữa không? Hồi bằng tuổi tôi các vị có phải lo lắng về những điều này không? Mọi chuyện đang diễn ra rành rành trước mắt nhưng các vị lại hành động như thể chúng ta vẫn còn đủ thời gian và biện pháp hữu hiệu. Tôi chỉ là một đứa trẻ và không nghĩ ra được giải pháp. Nhưng tôi mong các vị nhận ra chính các vị cũng thế. Các vị không biết cách vá lại các lỗ hổng trên tầng ozon. Không biết cách mang cá hồi về các dòng suối cạn khô. Không biết cách làm sống lại các động vật đã tuyệt chủng. Các vị cũng không thể biến những cánh rừng giờ đã hóa sa mạc xanh tươi trở lại.
Severn Cullis-Suzuki
Một khi không biết cách phục hồi, xin các vị đừng tàn phá nữa. Các vị ở đây có thể đại diện cho chính phủ, doanh nhân, nhà tổ chức, phóng viên hay chính trị gia. Nhưng thật ra các vị là bố mẹ, anh chị, cô chú, và tất cả các vị đều là con người. Tôi chỉ là trẻ con nhưng tôi đã hiểu rằng, chinsg ta đều là một phần của đại gia đình của 5 tỷ người. Thực tế là của hơn 30 triệu giống loài. Biên giới hay chính phủ cũng không thể thay đổi được. Tôi là trẻ con nhưng tôi đã hiểu rằng, chúng ta đều có phần trách nhiệm và nên cùng hợp tác hành động hướng về một mục tiêu chung. Giận dữ không làm tôi mù quáng. Dù sợ hãi tôi cũng không ngần ngại nói với cả thế giới những gì mình nghĩ. Ở đất nước tôi, chúng tôi thải ra quá nhiều rác. Chúng tôi mua rồi lại vứt đi. Cứ mua rồi lại vứt đi. Các nước giàu khác cũng không bao giờ chia sẻ cho người nghèo ngay cả khi thừa thãi. Chúng ta vẫn không muốn chia sẻ, chúng ta sợ phải cho đi một chút của cải. Chúng tôi sống cuộc sống sung túc ở Canada, chẳng thiếu nước, thức ăn hay nhà ở. Chúng tôi có đồng hồ, xe đạp, máy tính, tivi, ít nhất cho đến hai ngày trước đây. Hai ngày trước đây ngay tại Brazil này, chúng tôi đã sốc khi sống với những đứa trẻ đường phố. Một bạn đã nói với tôi thế này: “Tớ ước mình thật giàu có. Được vậy tớ sẽ cho tất cả trẻ em đường phố quần áo, thức ăn, thuốc thang, nhà ở và cả tình thương nữa”. Khi một đứa trẻ đường phố không có cái gì trong tay lại sẵn sàng chia sẻ với người khác, thì tại sao chúng ta, những người có tất cả lại tham lam đến thế? Tôi không thể không nghĩ tới việc những đứa trẻ này chỉ bằng tuổi tôi thôi. Chỉ sinh ra ở những nơi khác nhau mà cuộc sống của trẻ em lại khác biệt nhiều đến thế? Tôi đã có thể là một trong những đứa trẻ ở Favellas, Rio. Tôi đã có thể là một đứa trẻ ở Somalia. Một nạn nhân của chiến tranh Trung Đông. Hay một người ăn xin ở Ấn Độ. Tôi chỉ là trẻ con nhưng tôi đã hiểu rằng, nếu số tiền dùng để cung phụng chiến tranh kia được dùng vào việc tìm kiếm cho các giải pháp về các vấn đề môi trường, chấm dứt đói nghèo đi tới các hiệp ước thì trái đất này tuyệt vời biết nhường nào. Ở trường học ngay từ lớp mẫu giáo, người lớn vẫn dạy chúng tôi cách cư xử đúng mực, các vị dạy chúng tôi không được đánh nhau, phải cố gắng tìm ra các giải pháp, tôn trọng mọi người, sửa chữa lỗi lầm mình đã gây ra, không làm hai các sinh vật khác, phải biết chia sẻ chứ đừng tham lam. Tại sao các vị lại làm những việc mà các vị dạy chúng tôi không nên làm? Xin đừng quên lý do các vị tham gia hội nghị này, các vị làm việc này vì ai? Lớp trẻ chúng tôi là con cháu các vị. Chính các vị là người quyết định con cháu mình sẽ lớn lên trong một thế giới như thế nào? Dĩ nhiên bố mẹ sẽ an ủi con cái rằng, mọi chuyện sẽ ổn thôi, đây không phải là ngày tận thế đâu, và bố mẹ sẽ làm tất cả những gì tốt nhất có thể. Nhưng tôi không nghĩ giờ đây các vị còn có thể nói như vậy? Liệu chúng tôi còn nằm trong danh sách ưu tiên của các vị? Ba tôi luôn nói: hành động tạo nên con người chứ không phải lời nói. Vâng, những gì các vị làm khiến tôi khóc hằng đêm. Các vị luôn nói rằng các vị yêu chúng tôi, nhưng tôi xin thách thức các vị, hãy làm đúng những gì đã nói. Xin cám ơn”.

 <<<===Đoàn Trương Anh Thư và mẹ
-Sau Suzuki 20 năm, tại thời điểm này có một em bé tên là Đoàn Trương Anh Thư, con bà Trương Thị Quí, từ lúc ra đời đã theo mẹ ra Hà Nội khiếu kiện đến giờ đã 8 năm. Tròn 8 năm em cùng mẹ sống trên đường phố…
(FB: NLT)
20 năm để Suzuki từ cô bé 12 tuổi trở thành bà mẹ, nhà hoạt động môi trường nổi tiếng thế giới. Cũng 20 năm ấy, Việt Nam đã làm được gì? Đất nước tôi là ai giữa thế giới này?
—-
(*) – Cullis-Suzuki được sinh ra và lớn lên ở Vancouver. Mẹ cô là nhà văn Tara Elizabeth Cullis. Cha, nhà di truyền học và nhà hoạt động môi trường David Suzuki. Khi mới 9 tuổi, cô thành lập Tổ chức trẻ em môi trường của (ECO). Năm 1992, 12 tuổi, Cullis-Suzuki cùng với các thành viên ECO gây quĩ để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất tại Rio de Janeiro. Severn đã kết hôn và sống với chồng và hai con ở Haida Gwaii, British Columbia.
Được đăng bởi thùy linh
Nguyên văn lời phát biểu của   Natalia Pereverzeva
http://www.missearth.tv/delegates_russia.php

MISS RUSSIA : Natalia Pereverzeva

MISS RUSSIA : Natalia Pereverzeva
MISS RUSSIA : Natalia Pereverzeva
What environmental project will you create to promote the protection of Mother Earth and why?
Scientists connect ozone disappearance in the atmosphere with the emission of industrial chemicals. Production and use of them has almost completely stopped at the moment. It is a result of the signing at the convention about protection of the ozone layer 20 years ago. At last international community is becoming active and taking action and starting to patch it up. As far as I know, if all countries adhere to a plan of ozone layer protection, the earth will have a well preserved ozone in about 40-50 years, which will enable our children not to be afraid of the murderous ultraviolet radiation. So according to this convention all of us should just sit and wait till precious ozone restores? This is great, but there are interactive methods for its preservation. Some scientist for these purposes suggested creation of factories on ozone production and then delivering it to the atmosphere by planes. Another option is the creation of balloons equipped with lasers that have to be charged from the solar panels and use the oxygen for producing ozone. However, the most realistic solution in this situation is the reduction of deforestation and the increase of green plantations. And it is so easy! Even small children understand the importance of forests. But we wait when the great minds and powers will come to this conclusion. And while they are coming to it young and active people should take care of the earth.
What makes you proud of your country and what can you promote about it?
I have always been proud of the country in which I live. I can’t imagine myself without it. My country – that’s all I have, all people that I love, are all that is dear to me. My Russia – it is bright, warm, patched, but it is so pleasant to slumber under it in a winter evening when the storm rages outside. My Russia – it is a beautiful stately girl, full-blooded, rosy, in embroidered Sarafan, with long and thick plait, in which multicolored fillets are twisted, a beautiful fairytale girl. My Russia – it is a kind cow with very big eyes, funny horns and always chewing its mouth oh, what sweet milk she gives! Oh, how it smells – meadow herbs and the sun. But my Russia – it is also my poor long, suffering country, mercilessly torn to pieces by greedy, dishonest, unbelieving people. My Russia – it is a great artery, from which the “chosen” few people draining away its wealth. My Russia is a beggar. My Russia cannot help her elderly and orphans. From it, bleeding, like from sinking ship, engineers, doctors, teachers are fleeing, because they have nothing to live on. My Russia – it is an endless caucasian war. These are the embittered brother nations who formerly spoke in the same language, and who now prohibit teaching of it in their schools. My Russia – it is a winner which has overthrown fascism but bought the victory at the expense of lives of millions of people. How, tell me, how and why does the nationalism prosper in this country? My dear, poor Russia. And you still live, breathe, and you gave to the world your beautiful and talented children Esenin, Pusbkin, Plisetskaya. The list could be continued on several pages, and each is gold, a gift, a miracle. I am happy to be your citizen. Russia! In spite of all tears, sorrows, wars, invasions, no matter who rules Russia, I am still proud to be born in this great and beautiful country that has given so much to the world over the years of its existence. I am proud of my motherland for mercy, for heroism, for courage, for diligence, for heritage that she leaves to the world, for people who can live for others. I believe that each person living in Russia should identify himself with it. Feel the participation and take a proactive stance whatever it concerns. There are moments to which we close eyes and reject as spoiling a look. Everyday we meet the facts that are unpleasant to us, that are unworthy of our homeland. Only we can improve the situation. We must learn to express ourselves and to show our best quality traits. We should try not to live only as consumers, but to develop ourselves, read books, listen to interesting music, and be interested in scientific achievements. Politics, to communicate with good people, develop creativity, bringing into this world something new. We should bring up our children and talk to them on spiritual topics, disclose their talents and only then we reject everything unnecessary, affected and pretentious. When we seriously begin to take care of our country, it will blossom and shine brightly.
Describe your childhood/growing years:
I was born in a simple soviet family, mom – an economist, my father – engineer. They met at their first year in college in the ballroom dancing studio and danced together. After five years they got married. My granpa was a professor of economic sciences and my grandmother, the candidate of economic science. Throughout their life, having worked since high school, they have managed to instill in me great love for books and thirst for knowledge. In my family we used to read and paint. I grew up in an atmosphere of love and warmth. My strong character was developed in the family that is why I don’t break under the pressure of an aggressive environment.


What lessons did you learn from your childhood/growing years?
Even in my youth, I felt I had huge potential. If I do something, I do it well. Life has taught me to trust and rely only on myself. I manage to fill up my day as work in the office and on television, participate in charitable projects, numerous photo shoots, interviews and work in the WWF and involving in actions that defend nature.


What is your environmental advocacy and why did you choose it?
My project for the protection of the environment is a documentary film about alternative energy sources in Russia. In particular I look at solar energy and its use in different parts of my country. We paid great attention to the process of shooting and tried to reflect all the problems of solar energy in Russia and the way to improve the situation and innovations in the industry. This video was widely disseminated and publicized both in Russia and abroad.
What tip can you share to promote sustainable energy for all?
As the theme of my report and film was solar energy, I can say that solar parks should work on all continents, reducing emissions from traditional power generation and providing electricity to remote areas. There should be solutions to automate the entire chain of transformation of solar energy into electricity. For this purpose, the best technology should be used to meet the specific geographic conditions. Depending on solar activity in a particular area photovoltaic panels, solar concentrators or industry focus mirror with steam generators should be used. The government should provide maximum efficiency and reliability of solar parks.


Other information that you would like to share with the Miss Earth Management:
Pereverseva Natalia, was born on 10th of November 1988 in Kurks. I spent my childhood there, as a teenager. I am a graduate of the finance academy under the Government of the Russian Federation from the specialty state and local finance. Achievements: winning the Miss Moscow 2010 and Beauty of Russia 2011 contest. I am currently recording a solo album and doing launches on television, attending post graduate studies and preparing to participate in the Miss Earth contest. I feel a kind of inner strength, which is constantly pushing me forward – to grow and develop. Of course, perfection is a goal that is never achieved, but I will certainly have to try.

Đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc đến vùng biển Tây Thái Bình Dương tiến hành huấn luyện thường lệ

Thưa Bà con, ai biết cái eo biển Mi-i-a-kô ở chỗ nào chỉ dùm !!! Tôi dốt thật,nhưng tên,địa danh….viết nguyên bản tôi tìm ra,còn viết kiểu “văn minh vĩ đại” này thì tôi chịu chết!!!
2012-11-28 17:09:21     Xin Hua – cri
Theo Tân Hoa xã: Sáng 28/11, Đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc chia đợt đi qua eo biển Mi-i-a-kô, đến vùng biển Tây Thái Bình Dương triển khai huấn luyện thường lệ.Đội tàu chiến này gồm tàu khu trục tên lửa “Hàng Châu”, tàu khu trục tên lửa “Ninh Ba”, tàu hộ vệ tên lửa “Châu Sơn”, tàu hộ vệ tên lửa “Mã An Sơn”, tàu tiếp tế tổng hợp “Phồn Dương Hồ” và máy bay lên thẳng thuộc Hạm đội Đông Hải Hải quân Trung Quốc. Phần lớn những tàu chiến tham gia huấn luyện lần này là tàu chiến chủ lực của Hải quân Trung Quốc, có năng lực tác chiến tổng hợp khá mạnh. Trong đợt huấn luyện này, Đội tàu chiến sẽ chú trọng tiến hành các khoa mục huấn luyện như hải trình trên biển liên tục ngày và đêm với phòng ngự, tác chiến biên đội trên biển với tiếp tế, hộ tống tàu chiến cỡ lớn, tàu chiến và máy bay phối hợp tìm kiếm cứu nạn v.v.
http://vietnamese.cri.cn/421/2012/11/28/1s180375.htm

Tỉnh Hải Nam Trung Quốc lập pháp quy định có thể lên tàu kiểm tra bắt giữ và trục xuất tàu thuyền nước ngoài xâm nhập phi pháp vùng biển thuộc quyền quản lý

cc: Chà! cái này nói là Tỉnh Hải Nam thì thế nào cũng có cái “thành phố Tam sa” -nó thuộc tỉnh HN mà- Gay a,sấn tới lần thấy chưa.Mai mốt tàu thuyền “xâm phạm” nó bắt bắn…nữa cho mà coi- Lấy 16-4 ra mà đỡ?
2012-11-28 16:55:06     Xin Hua – CRI
Theo Tân Hoa xã: Ngày 27/11, Phiên họp lần thứ 35 của Ban Thường vụ Hội đồng Nhân dân tỉnh Hải Nam, Trung Quốc khóa 4 đã xem xét và thông qua “Điều lệ Quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam” sửa đổi, quy định tàu thuyền và nhân viên nước ngoài đi vào vùng biển thuộc quyền quản lý của tỉnh Hải Nam không được vi phạm 6 điều về quản lý trị an biên phòng ven biển, bao gồm dừng tàu hoặc neo đậu phi pháp, gây chuyện khi đi qua vùng biển thuộc quyền quản lý của tỉnh Hải Nam; nhập cảnh phi pháp hoặc tự động thay đổi cửa khẩu xuất nhập cảnh khi chưa được phê duyệt; lên đảo phi pháp các đảo thuộc quyền quản lý của tỉnh Hải Nam; phá hoại cơ sở biên phòng hoặc cơ sở sản xuất và sinh hoạt trên các đảo thuộc quyền quản lý của tỉnh Hải Nam; thực thi các hoạt động tuyên truyền xâm phạm chủ quyền quốc gia hoặc gây nguy hại đến an ninh quốc gia cũng như các hành vi vi phạm quản lý trị an biên phòng mà pháp luật, pháp quy quy định. Đối với những tàu thuyền nước ngoài xâm nhập phi pháp vùng biển thuộc quyền quản lý của tỉnh Hải Nam, cơ quan công an biên phòng Trung Quốc có thể xử lý bằng các biện pháp như lên tàu, kiểm tra, bắt giữ, trục xuất, ra lệnh dừng tàu, đổi hướng và trở về theo pháp luật.

Báo Đảng Trung Quốc ‘mắc lỡm’

BBC
Kim Jong-unLãnh đạo Bắc Triều Tiên được mô tả là có vẻ ngoài ‘đẹp trai khó cưỡng’
Báo điện tử của Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa bị ‘mắc lỡm’ khi đăng lại tin lấy từ website chuyên các chuyện châm biếm The Onion, nói lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un được bầu là “Người đàn ông sexy nhất thế giới”.
Thứ Ba 27/11, Nhân dân Nhật báo chạy một trang ảnh chuyên đề Kim Jong-un với tựa đề: “Lãnh đạo Bắc Triều Tiên được The Onion bầu làm người đàn ông sexy nhất thế giới năm 2012″.
Báo này còn dẫn tờ The Onion: “Với khuôn mặt tròn đẹp trai khó cưỡng, sự hấp dẫn trẻ trung và thân hình mạnh mẽ cường tráng, người đàn ông Bình Nhưỡng quyến rũ này quả là giấc mơ của bất cứ phụ nữ nào”.
Tiếp nữa: “Thần thế oai phong nhưng bên trong lại là tâm hồn dễ thương và âu yếm, ông Kim làm ban biên tập trầm trồ về khiếu thời trang hoàn hảo, mái tóc cắt ngắn sang trọng, và tất nhiên, về nụ cười nổi tiếng của ông”.
Trong các bức ảnh được Nhân dân Nhật báo chọn đăng, có hình ông Kim cưỡi ngựa, mắt hấp háy vì nắng chói; và hình ông vẫy chào đoàn diễu binh. Trong ảnh khác, ông đeo kính đen và đang mỉm cười, hay cùng vợ đi thăm viếng một cơ sở địa phương.
Sau khi các diễn đàn mạng đồn ầm lên về bài báo trên Nhân dân Nhật báo, tối thứ Ba tờ này đã rút tin trên khỏi mạng.
Trong danh sách bầu chọn những người đàn ông sexy nhất của The Onion, ngoài ông Kim đứng đầu bảng, còn có cả Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Trẻ tuổi tài cao

Ông Kim Jong-un lên lãnh đạo đất nước Bắc Hàn sau khi cha ông, KimJong-il, qua đời tháng 12 năm ngoái.
“Với khuôn mặt tròn đẹp trai khó cưỡng, sự hấp dẫn trẻ trung và thân hình mạnh mẽ cường tráng, người đàn ông Bình Nhưỡng quyến rũ này quả là giấc mơ của bất cứ phụ nữ nào.”
The Onion
Báo chí nước ngoài đã tốn khá nhiều giấy mực để phân tích phong cách của vị lãnh đạo chưa đầy 30 tuổi này.
Năm ngoái, báo Tiền Phong của Việt Nam cũng đăng tin nói là lấy từ ‘tài liệu mật của Triều Tiên’, mô tả ông Kim như một người “trẻ tuổi tài cao”.
Bài báo tựa đề ‘Đại tướng Kim Jong-un: ba tuổi bắn súng, tám tuổi lái xe’ dẫn nguồn hãng tin Yonhap của Nam Hàn nói “có trong tay tài liệu mật của Triều Tiên về thuở thiếu thời của ông Kim Jong-un”.
Ngoài những chi tiết như ‘ba tuổi đã biết bắn súng và học lái xe, chín tuổi bắn trúng mục tiêu di động’, bài báo còn cung cấp thông tin: “Năm chưa tròn tám tuổi, Đại tướng Kim lái chiếc xe chở hàng cỡ lớn vượt qua đoạn đường khúc khuỷu với vận tốc bình quân 120 km/h và tới đích an toàn (!)”.
Nguồn tin dẫn lại nói “không có môn nào Kim Jong-un không giỏi”, nhất là môn bóng rổ thì ngay từ 10 tuổi ông Kim đã “khiến nhiều vận động viên chuyên nghiệp ngả mũ kính phục”.
Một nhà nhân tướng học, không rõ của nước nào, cũng được dẫn lời nói dự đoán ông Kim sau này “sẽ là thống soái của một quốc gia”.

TQ tuyên bố chủ quay ‘vu vơ’

- BBC
Bản đồ Sansha mà Trung Quốc vừa xuất bản
Trung Quốc đã xuất bản bản đồ chi tiết về ‘Tam Sa’ để tiếp thục hiện thực hóa ‘chủ quyền’ của họ
Yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông một lần nữa lại được đưa ra mổ xẻ tại một hội thảo quốc tế do Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.
Chỉ trước đó mấy ngày, tại hội thảo quốc tế về Biển Đông tại thành phố Hồ Chí Minh, TS Nguyễn Nhã, chuyên gia về Biển Đông của Việt Nam, đã nói với BBC rằng dường như các học giả Trung Quốc ‘tỏ ra mềm mỏng hơn’ khi nói về chủ quyền của họ trên vùng biển này.
Tại hội nghị quốc tế Việt Nam học vừa kết thúc vào chiều thứ Tư ngày 28/11, GS Nguyễn Quang Ngọc, thuộc Viện Việt Nam học và Các vấn đề phát triển thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, nói rằng các học giả trong nước và quốc tế đã bàn về tính hợp pháp của yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông.
Với tư cách trưởng tiểu ban Hợp tác và an ninh trên biển, một trong 15 tiểu ban của hội thảo này, GS Ngọc cho biết ông đã nêu thẳng vấn đề ‘đường lưỡi bò’ và ‘hộ chiếu lưỡi bò’ của Trung Quốc ra để thảo luận.

‘Phi luật pháp’

“GS Eric Frank đến từ Bỉ đã viết một bài phân tích về đường lưỡi bò đã nêu lên tính phi lịch sử và phi luật pháp quốc tế của nó,” ông Ngọc nói với BBC từ Hà Nội ngay sau khi kết thúc hội nghị.
Ông cho biết Eric Frank là giáo sư về luật chuyên nghiên cứu sâu về vấn đề này và các học giả tại hội nghị đã truy hỏi về nguồn gốc chiếc lưỡi bò yêu sách của Trung Quốc có từ lúc nào.
“Nó xuất hiện từ trong bản đồ do Trung Hoa dân quốc của Tưởng Giới Thạch đưa ra từ năm 1947,” ông nói, “Đó là bản đồ nội bộ họ tự vẽ với nhau chả có công bố gì (ra quốc tế) nên về mặt luật pháp quốc tế chẳng có ý nghĩa gì.”
Mãi đến năm 2009 thì Trung Quốc mới đưa yêu sách đường lưỡi bò của mình ra Liên Hiệp Quốc thì quốc tế mới coi đó là cơ sở xem xét, ông nói.
“Cơ sở lịch sử không có, cơ sở pháp lý cũng không. Đó chỉ là tuyên bố vu vơ,” ông Ngọc bình luận về yêu sách của Trung Quốc.
“Nhưng người Trung Quốc có cái kiểu là bắt đầu nói vu vơ đã. Cứ nói mãi thì cũng có người nghe.”
GS Nguyễn Quang Ngọc, Đại học Quốc gia Hà Nội
“Nhưng người Trung Quốc có cái kiểu là bắt đầu nói vu vơ đã. Cứ nói mãi thì cũng có người nghe,” ông nói thêm.
“Các học giả Trung Quốc ngồi thấy đông nhưng không ai phát biểu gì cả,” ông kể về phiên thảo luận về đường lưỡi bò của Trung Quốc trong tiểu ban của ông, “Có lẽ họ phân công người nói ở tiểu ban khác.”
Ngoài ra, một số học giả Việt Nam cũng trình bày những lập luận về chủ quyền Việt Nam dưới góc nhìn của luật pháp quốc tế mà ông Ngọc nhận xét là ‘phân tích kỹ lắm dựa trên tư liệu và sách vở cổ của Việt Nam và Trung Quốc’.
Ông cho biết là không thấy có ý kiến phản biện các lập luận về chủ quyền Việt Nam mà chỉ phát biểu để ‘đóng góp thêm và làm sáng tỏ thêm thôi’.
Đây là hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ tư do Viện Khoa học xã hội kết hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức với sự tham gia của gần 300 học giả đến từ 35 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Chủ đề của cuộc hội thảo năm nay là ‘Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển bền vững’ – bàn về tất cả các lĩnh vực trong sự hội nhập quốc tế của Việt Nam như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quan hệ quốc tế và an ninh khu vực.

Ông Lê Thanh Tùng được giảm một năm tù

- BBC
Ông Lê Thanh Tùng
Ông Lê Thanh Tùng là tác giả một số bài viết về dân chủ trên mạng internet==>>
Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao ở Hà Nội vừa xử 4 năm tù giam và 4 năm quản chế đối với ông Lê Thanh Tùng, người viết một số bài về dân chủ trên mạng internet.
Trước đó, hôm 10/8, Tòa sơ thẩm đã tuyên án 5 năm tù giam và 4 năm quản chế cho ông Tùng vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Bản tin của Thông tấn xã Việt Nam, được các báo đăng lại, nói “người tự xưng danh là phóng viên phong trào tự do dân chủ Việt Nam Lê Thanh Tùng” đã viết nhiều bài “có nội dung chống phá Nhà nước, nói xấu chính quyền, đòi đa nguyên đa đảng, đòi thay đổi Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
TTXVN dẫn nguồn cơ quan Công an cho hay từ tháng 8/2009 đến tháng 10/2011, ông Tùng đã viết và phát tán trên mạng internet “nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc sự thật, bêu xấu xã hội Việt Nam, phỉ báng chính quyền, chống phá Đại hội Đảng, chống phá việc bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp”.
Không rõ dựa trên tình tiết nào tòa phúc thẩm đã rút ngắn một năm tù giam so với bản án sơ thẩm.
Ông Lê Thanh Tùng, 44 tuổi, sống tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội, nhập ngũ năm 1986 và xuất ngũ năm 1991 vì lý do sức khoẻ.
Sau đó ông đã có thời gian sinh sống làm ăn bên Campuchia, nơi mà cơ quan công an nói ông đã tiếp xúc với một số “nhân vật chống đối” Nhà nước Việt Nam.
Ông Tùng là một trong các thành viên đầu tiên của phong trào đấu tranh dân chủ Khối 8406 khi tổ chức này thành lập năm 2006. Ông cũng tham gia đảng chính trị không được hoạt động là đảng Thăng tiến Việt Nam.
Ông cũng được nói đã tham gia giúp một số người dân khiếu kiện đất đai.

Philippines từ chối đóng dấu hộ chiếu Trung Quốc. Bắc Kinh tố cáo láng giềng vạch lá tìm sâu

Các nước láng giềng đồng loạt phản đối hộ chiếu mới của Trung Quốc (Reuters)
Các nước láng giềng đồng loạt phản đối hộ chiếu mới của Trung Quốc (Reuters)
Đúng như chờ đợi của giới quan sát, Philippines vào hôm nay, 28/11/2012 đã quyết định không đóng dấu thị thực vào quyển hộ chiếu mới của Trung Quốc, bên trong có in tấm bản đồ lưỡi bò khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông. Bị đả kích về hành động “bá quyền” của mình, Trung Quốc đã lớn tiếng tố cáo ngược lại các nước này là đã cố tình “vạch lá tìm sâu”.
Trong một bản thông cáo, sau khi xác định là kể từ nay sẽ không đóng dấu thị thực vào hộ chiếu mới của Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Philippines giải thích : « Hành động này được thực hiện để tránh việc Philippines bị hiểu lầm là đã công nhận tính chính đáng của đường chín đoạn mỗi khi đóng dấu thị thực nhập cảnh trên hộ chiếu điện tử của Trung Quốc ». 
Thay vì đóng dấu thị thực, Philippines sẽ làm như Việt Nam, tức là đóng dấu thì thực trên các mẫu đơn xin visa riêng biệt, không dính vào quyển hộ chiếu.
Đối với Bộ Ngoại giao Philippines, việc từ chối đóng dấu thị thực trên hộ chiếu mới của Trung Quốc giúp củng cố lập trường của Manila, theo đó đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc là « quá đáng » và « không phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS.
Quyết định phản công bằng hành động cụ thể như nêu trên đã được đưa ra sau khi Philippines đã chính thức gởi công hàm phản đối việc Trung Quốc cho in vào hộ chiếu điện tử mới của họ tấm bản đồ 9 đường gián đoạn – còn gọi là bản đồ lưỡi bò – khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh trên hơn 80% diện tích Biển Đông, trên cả các khu vực mà các láng giềng như Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei tuyên bố là của mình.
Cùng với Manila, Hà Nội cũng đã lên tiếng chính thức phản đối Bắc Kinh, và ngay từ đầu đã cho áp dụng biện pháp phản công là cấp thị thực rời cho những người Trung Quốc xin visa vào Việt Nam.
Hộ chiếu mới của Trung Quốc không chỉ bị Việt Nam và Philippines phản đối, mà còn bị Đài Loan chỉ trích vì in hình hai danh lam thắng cảnh tại Đài Loan qua đó coi đảo quốc này là lãnh thổ của Trung Quốc. Bắc Kinh cũng bị New Delhi trả đũa vì in bản đồ ‘sát nhập’ hai vùng đất đang tranh chấp với Ấn Độ vào lãnh thổ của mình.
Mỹ sẽ cảnh báo Trung Quốc về tác hại của hộ chiếu “áp đặt chủ quyền”
Và liên tiếp trong hai ngày kia và hôm qua, đến lượt Washington lên tiếng, cho biết ý định sẽ bày tỏ thái độ quan ngại với Bắc Kinh về hộ chiếu Trung Quốc in hình bản đồ ‘lưỡi bò’, vốn đang gây ra « căng thẳng và lo âu giữa các nước liên quan đến tranh chấp biển Đông. »
Trong cuộc họp báo thường kỳ hôm qua, 27/11, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland xác nhận : « Chúng tôi dự định sẽ nêu điều này với phía Trung Quốc ». Theo bà Nuland các hộ chiếu mới đó của Trung Quốc « không có lợi » cho việc tìm kiếm môi trường nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh thổ.
Tuy nhiên, bà Nuland cho biết là Hoa Kỳ không bác bỏ hộ chiếu mới của Trung Quốc vì lẽ đó là một văn kiện hợp pháp, mà mỗi quốc gia có toàn quyền quyết định về hình thức, miễn là tôn trọng các chuẩn mực quốc tế.
Xin nhắc lại là trong cuộc họp báo hôm Thứ hai 26/11, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ từng cho là việc Hoa Kỳ đóng dấu lên các hộ chiếu của Trung Quốc không có nghĩa là chính phủ Mỹ công nhận “đường lưỡi bò” trên đó.
Trung Quốc : Các nước không nên vạch lá tìm sâu
Bị các nước từ Việt Nam, Philippines, cho đến Đài Loan, Ấn Độ, rồi Mỹ chỉ trích, Bắc Kinh vào hôm nay đã lên tiếng biện minh cho hành động của mình. Trong cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã cho rằng mọi người không nên quá chú mục vào vấn đề các tấm bản đồ trên hộ chiếu, hàm ý rằng các nước phản đối Bắc Kinh đã cố tình vạch lá tìm sâu.
Theo ông Hồng Lỗi : « Mục tiêu của hộ chiếu điện tử mới của Trung Quốc là tăng cường khả năng công nghệ của mình và tạo thuận lợi cho việc xuất nhập cảnh của công dân Trung Quốc ».
Đối với phát ngôn viên Trung Quốc : « Vấn đề của các tấm bản đồ trong hộ chiếu mới của Trung Quốc không nên được chú mục quá đáng. Trung Quốc sẵn sàng duy trì liên lạc với các nước có liên quan và thúc đẩy việc phát triển lành mạnh việc đi lại của cá nhân giữa Trung Quốc và thế giới bên ngoài ».

Phóng viên Không Biên giới khai trương website chống kiểm duyệt

Mạng wefightcensorship có đăng bài viết của bloger Việt Nam Paulus Lê Sơn (DR)
Mạng wefightcensorship có đăng bài viết của bloger Việt Nam Paulus Lê Sơn (DR)
Các bloger, nhà báo, những người vẽ biếm họa thường bị kiểm duyệt giờ đây có được một công cụ để thoát nạn này : đó là website chống kiểm duyệt mang tên WeFightCensorship. Địa chỉ web này vừa được tổ chức Phóng viên Không Biên giới, trụ sở tại Pháp, tung ra vào hôm qua 27/11/2012.
Trong buổi giới thiệu website này, Tổng giám đốc Phóng viên Không Biên giới Christophe Deloire, đã giải thích rằng sáng kiến này được đề ra là vì « chế độ kiểm duyệt cũ kỹ, ngu xuẩn và tai ác vẫn còn tồn tại ». Ông nhắc lại là hiện nay trên thế giới có 155 nhà báo và 130 cư dân mạng đang ngồi tù. 
Ông nhấn mạnh là « Tất cả mọi người đều có quyền phổ biến thông tin mà không bị giới hạn ranh giới. Mục tiêu của website là cung cấp cho tất cả những ai bị kiểm duyệt, một công cụ để phổ biến các nội dung họ muốn nói ».
Tổ chức cho biết là trước khi đưa lên mạng các nội dung bị kiểm duyệt, họ phải kiểm tra tính xác thực của nội dung, và nhất là xem xét những rủi ro đối với tác giả, họ phải được sư đồng ý của tác giả hay người thân.
Theo kiểu như WikiLeaks, trang web https://www.wefightcensorship.org liệt kê bằng tiếng Anh và tiếng Pháp những bài viết, video, âm thanh hay hình ảnh mà những người bị kiểm duyệt, nhà báo hay cư dân mạng gởi đến.
Theo AFP, điều khác với WikiLeaks, là website của Phóng viên Không Biên giới là họ đưa lại trong bối cảnh của nó các nội dung được công bố trong ngôn ngữ gốc – tiếng Malaysia, Iran, Nhật, Azerbaidjan …, và cho biết hiện tại người đó ở đâu.
Trong những tài liệu có thể tham khảo ngay hôm qua, 27/11/2012, có bài viết về cách điều hành tồi tệ ở Tchad, mà tác giả, nhà báo Jean – Claude Nékim đã bị kết án một năm tù treo vào tháng 9 vừa qua, hay bài phân tích về nhóm từ “tuyên truyền chống Nhà nước‘’ của bloger Việt Nam Paulus Lê Sơn, được dịch ra tiếng Pháp và tiếng Anh trong lúc tác giả ngồi tù từ tháng 8/2011.
Bên cạnh đó có một video cho thấy cảnh cảnh sát đàn áp ở Belarus. Hai số đầu tiên và duy nhất của tạp chí độc lập “De Cuba”, ra mắt vào giữa những năm 2002-2003 trước khi vị chủ nhiệm bị kết án 20 năm tù.

Hộ chiếu “lưỡi bò”: Đòn phủ đầu của Bắc Kinh cho những ai còn ảo tưởng

Hộ chiếu « lưỡi bò » : Đòn phủ đầu của Tập Cận Bình cho những ai còn ảo tưởng Trung Quốc sẽ hòa dịu hơn ở Biển Đông. Trước hành động in bản đồ hình lưỡi bò trong đó bao trùm gần hết diện tích Biển Đông lên hộ chiếu mới, chính quyền Trung Quốc đã gây bất bình cho rất nhiều nước.
Đặc biệt tại nước láng giềng Việt Nam, nơi Bắc Kinh liên tục có những hành động gây hấn trên biển, thì dư luận người Việt rất phẫn nộ trước thái độ khiêu khích trắng trợn này của người khổng lồ phương Bắc.
Mới đây gần 150 người Việt trong nước cũng như ở hải ngoại, trong đó có nhiều thân hào nhân sĩ tên tuổi đã ký tên vào bản tuyên bố phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc in hình « lưỡi bò » lên hộ chiếu của các công dân.
RFI Việt ngữ đã trao đổi với vấn luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, người có ký tên vào tuyên bố này.

Luật gia Lê Hiếu Đằng – TP Hồ Chí Minh
28/11/2012
by Thụy My
RFI : Kính chào luật gia Lê Hiếu Đằng, rất cám ơn ông đã nhận trả lời phỏng vấn. Trước hết xin ông vui lòng cho biết cảm nghĩ của ông về sự kiện hộ chiếu « lưỡi bò » Trung Quốc ?
Luật gia Lê Hiếu Đằng : Có thể nói việc đưa hình lưỡi bò lên hộ chiếu là một việc làm nói thật là cũng ít ai ngờ. Bởi vì nó ảnh hưởng đến rất nhiều nước, và người ta cũng nghĩ là trong quan hệ ngoại giao, làm như thế là quá táo tợn, quá khiêu khích, không còn tôn trọng gì nhau nữa. Vì vậy có thể nói là Trung Quốc có lẽ họ dựa vào thế nước lớn, họ nghĩ là nước lớn họ muốn làm gì thì làm. Chứ trong quan hệ đối ngoại thì tối kỵ việc làm như thế này. Mà rõ ràng là phản ứng của các nước bây giờ rất là mạnh mẽ, đặc biệt trong đó có Đài Loan, là một lãnh thổ trong thời gian gần đây cũng đứng về phía Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, bây giờ thì mới ngã ngửa ra cũng là một nạn nhân trong trò chơi này của Trung Quốc.
Vì vậy theo tôi việc này là có lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong việc chống lại bá quyền Bắc Kinh, bởi vì nó làm bộc lộ rõ bộ mặt của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Một bộ mặt có thể nói là bất chấp dư luận trắng trợn, có những hành động ít ai có thể ngờ tới. Tôi nghĩ rằng đó là một việc làm hết sức là thất chính trị. Khi hành động như vậy Trung Quốc đã gây hiềm khích rất lớn với tất cả các nước ở khu vực đang tranh chấp Biển Đông. Điều đó càng làm cho các nước thấy rằng phải đoàn kết nhau lại, để chống lại âm mưu muốn độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Cái thứ hai nữa là, việc làm này càng làm cho các nhà lãnh đạo Việt Nam thấy rõ hơn bản chất của Trung Quốc. Chứ không phải cái kiểu mà cứ khư khư ôm bốn tốt rồi mười sáu chữ vàng, mà đặc biệt là trong bối cảnh sau đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Có thể nói là ông Tập Cận Bình và ê-kíp của ông ta đã tung ra một ngọn đòn phủ đầu, đối với những người hy vọng rằng sau đại hội 18 của Trung Quốc thì sẽ có cải cách, có không khí hòa dịu với các nước láng giềng ; hay là trong vấn đề Biển Đông thì Trung Quốc có thiện chí để giải quyết.
Tất cả những suy nghĩ đó đều là không có cơ sở, các nhà lãnh đạo Việt Nam phải thấy rõ điều này. Một điều mà thật ra trong quan hệ qua nhiều thời kỳ, thì chúng ta đã thấy dã tâm của Trung Quốc rồi, trong vấn đề bành trướng xâm lược. Ngoài việc tấn công một cách ồ ạt năm 1979, họ còn khiêu khích trên cả mọi lãnh vực – kinh tế, chính trị, văn hóa – chứ không chỉ ở Biển Đông. Đây là cái âm mưu chi phối rồi dần dần xâm lấn và gây ảnh hưởng, buộc các nước phải theo đường lối của mình. Một âm mưu rất lớn của Trung Quốc, được làm một cách trắng trợn, công khai.
Do đó chúng tôi nghĩ rằng việc này sẽ có tác động rất lớn đối với nhân dân các nước trong vùng Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung, nhất là những nước đang tranh chấp với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Như vậy sẽ làm cho Trung Quốc bị cô lập.
Riêng bản thân tôi không thấy lo ngại về việc này, mà tôi cho đó là thời cơ để chúng ta thấy rõ hơn nữa bộ mặt thật của nhà cầm quyền Trung Quốc.
RFI : Có lẽ là không chỉ những nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, mà ngay cả khái niệm « quyền lực mềm » qua việc này cũng không còn mấy ai tin nữa phải không thưa ông ?
Đúng rồi. Quyền lực mềm là như kiểu thực dân mới, nó tinh vi, nhưng bây giờ thì không còn như vậy nữa. Hành động này theo chỗ hiểu biết của tôi thì dường như chưa có tiền lệ trong lịch sử. Chưa có nước nào làm những việc như thế, nhưng mà Trung Quốc bây giờ thì họ lại trắng trợn làm. Do đó sẽ làm cho phản ứng của các nước càng dữ dội hơn. Ví dụ như Philippines, Đài Loan, Ấn Độ…rồi tất cả các nước không tranh chấp Biển Đông, nhưng đứng về mặt luật pháp quốc tế mà nói, thì họ cũng thấy đây là hành động ngang ngược. Do đó mà tôi nghĩ rằng với việc làm này thì Trung Quốc tự gây khó cho mình, tự bôi xấu bộ mặt của mình.
Tôi cũng rất lấy làm lạ là một cường quốc mà lại đi làm cái việc đê tiện như vậy thì cái hình ảnh của Trung Quốc trên thế giới nó sẽ như thế nào. Chẳng lẽ các nhà lãnh đạo Trung Quốc không suy nghĩ như vậy sao. Chẳng lẽ vì cái lợi nhỏ mà quên đi hình ảnh của Trung Quốc đối với nhân dân trên thế giới hay sao ?
RFI : Thưa ông, có lẽ đây không chỉ là cái lợi nhỏ, mà theo một số nhà phân tích thì trong thời đại này « ai nắm được đại dương sẽ nắm được cả thế giới ». Có lẽ Trung Quốc muốn chứng tỏ uy thế của mình và quá tự tin vào sức mạnh?
Nhưng dù tự tin đến đâu cũng không thể nào có hành động áp đặt, bất chấp lẽ phải như Trung Quốc đã làm, khiến cho nhân dân các nước càng thấy rõ hơn.
Còn đứng trước hành động của Trung Quốc thì tôi thấy các nhà lãnh đạo Việt Nam phải có những biện pháp cứng rắn, mạnh mẽ và hiệu quả hơn ; chứ không phải chỉ là tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao hay gởi công hàm phản đối. Tôi cho rằng việc làm của Trung Quốc là đã công khai, thì phía Nhà nước Việt Nam cũng phải công khai, có chủ trương nhất quán để vô hiệu hóa chủ trương của Trung Quốc. Chứ không thể để địa phương này giải quyết cách này, địa phương kia giải quyết cách kia được, mà phải đường hoàng công bố cho nhân dân trong nước và trên thế giới biết.
Nói như ông Mỹ, giám đốc công ty Lửa Việt, thật ra vấn đề du lịch tôi cho không phải là lớn lắm, nhưng mà cái lớn nhất là sự toàn vẹn lãnh thổ, sự độc lập. Và một điều nữa, chúng tôi nghĩ không phải sợ gì cả. Vì tuy là một nước sát cạnh với họ, và họ có tiềm lực kinh tế hơn chúng ta, thậm chí quân sự cũng có thể hơn chúng ta, nhưng tình hình quốc tế hiện nay cũng không cho phép họ muốn làm gì thì làm.
Vì vậy nếu Nhà nước Việt Nam biết dựa vào sức mạnh của dân tộc, cộng với sức mạnh hiện nay của các nước trên thế giới đang càng ngày càng thấy bộ mặt thật của Trung Quốc, thì tôi nghĩ rằng đủ sức để mà vô hiệu hóa những chủ trương như vừa rồi của Trung Quốc. Ví dụ với sức mạnh của nhân dân Việt Nam, thì tại sao nhà nước không để cho nhân dân biểu tình phản đối việc đó, thậm chí là ủng hộ các cuộc biểu tình này, để tạo niềm tin cho nhân dân . Đó là cũng là một biện pháp phản ứng mạnh mẽ, mà một số nước người ta cũng đã làm.
Chứ còn nếu không thì Trung Quốc họ sẽ còn nhiều âm mưu nữa, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước chúng ta, đe dọa nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước chúng ta. Nếu không, qua đại hội 6 vừa rồi, qua vấn đề chống tham nhũng cộng với vấn đề này mà không có biện pháp mạnh mẽ, thì người dân lại càng thất vọng thêm nữa. Và niềm tin đối với lãnh đạo Việt Nam ngày càng thấp hơn, đi đến sự mất ổn định chính trị tiềm ẩn.
Người ta bất bình thì người ta cũng có những việc làm – ví dụ các em sinh viên học sinh – em Phương Uyên chẳng hạn. Tại sao các em làm như vậy ? Đó là những phản ứng của xã hội đứng trước sự mềm yếu, nhu nhược trong lãnh đạo của chúng ta, đối với những hành động ngang ngược trắng trợn của Trung Quốc, đã gây sự bất bình rất lớn trong nhân dân.
RFI : Dạ có lẽ chính quyền Việt Nam không phải là không thấy dã tâm của Trung Quốc, mà e ngại Bắc Kinh tạo cớ gây chiến tranh. Nhưng không chừng đến nước này thì khó mà lùi được nữa. Có người cho rằng việc cấp thị thực rời như vừa rồi có vẻ tương đối mạnh dạn hơn so với trước đây, ông nghĩ thế nào ?
Nhưng tôi thấy đó chỉ mới là biện pháp đối phó trước mắt thôi. Đáng lẽ chính phủ Việt Nam phải tuyên bố công khai, là hoàn toàn không chấp nhận hộ chiếu đó, chứ không phải chỉ ông Lương Thanh Nghị. Chính phủ phải đề nghị Trung Quốc thu hồi ngay, nếu không mình sẽ không chấp nhận cho công dân Trung Quốc đi vào lãnh thổ Việt Nam. Bởi vì nếu đi vào lãnh thổ Việt Nam mà chúng ta chấp nhận cái hộ chiếu đó, thì đương nhiên là chúng ta chấp nhận cái đường lưỡi bò.
Cần phải tuyên bố một cách minh bạch, rõ ràng, như vậy mới thể hiện được là một nước có độc lập, chủ quyền. Nếu chúng ta cứ để từng địa phương làm, hoặc chỉ đạo ngầm thì sẽ đi đến cái chỗ là thậm chí đối phó từng việc một thôi, chứ không có một chủ trương nhất quán trong vấn đề này.
RFI : Phải chăng khi phản ứng một cách đối phó, qua loa, thì chính quyền Việt Nam càng gây bất bình trong xã hội ?
Thì đúng là việc đó gây nên nhiều bất bình, mà thể hiện rất rõ là việc ký tên trong tuyên bố vừa rồi. Tôi thấy có những người rất hiền lành, từ trước đến giờ không ký tên gì cả, nhưng bây giờ cũng ký vào bản danh sách đó. Chứng tỏ là sự phẫn nộ của các tầng lớn nhân dân Việt Nam lên đến cao độ trong việc này. Và tôi nghĩ là trong những ngày tới sẽ còn nhiều người ký nữa.
Nhưng nhiều người ở đây cũng điện thoại cho tôi nói rằng, chỉ ký tên vào bản tuyên bố không thôi – thì là cần thiết, nhưng liệu đó có phải là một biện pháp mạnh mẽ, biểu thị ý chí của các tầng lớp nhân dân Việt Nam trước chủ trương của Trung Quốc như vậy ? Thành ra người ta cũng đề nghị các biện pháp khác, như là bây giờ có những tuyên bố đó, thì đưa tập thể đến các nhà lãnh đạo Việt Nam một cách công khai. Hoặc là tổ chức mít-tinh, biểu tình. Nhiều người phản ánh với chúng tôi như vậy.
Do đó mà chúng tôi có đề nghị, đáng lẽ Nhà nước phải để cho Mặt trận, các đoàn thể chủ động đứng ra làm việc đó, thì mới thể hiện đây là một Nhà nước có quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, sự độc lập của đất nước chúng ta. Chứ còn nếu chỉ tuyên bố không thì cũng sẽ rơi vào như những lần trước đây, không có hiệu quả gì cả .
Họ đã tung ra những cái đó thì cũng sẽ nghĩ đến biện pháp đối phó. Họ sẽ đối phó bằng cách là lờ đi, hoặc nếu không thì sẽ giải thích thế này thế kia. Nhân dân Nhật báo cũng đã biện minh cho việc làm của họ.
RFI: Xin chân thành cảm ơn luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã vui lòng trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.

Trung Quốc khai thác mỏ đồng : Chính quyền Miến Điện đọ sức với dân

Mỏ đồng ở vùng Monywa do Trung Quốc khai thác (DR)
Mỏ đồng ở vùng Monywa do Trung Quốc khai thác (DR)
Bất chấp lệnh giải tán của chính quyền Miến Điện, hàng trăm dân làng, sinh viên, nhà sư vẫn tiếp tục biểu tình hôm nay, 28/11/2012. Họ phản đối một đề án khai thác mỏ đồng mà Trung Quồc muốn tiến hành ở Monywa, phiá Bắc Miến Điện.
Một thông cáo của Bộ Nội vụ đươc truyền thông nhà nước đăng tải, kỳ hạn cho những người biểu tình phải rời khỏi những nơi họ chiếm cứ trước ngày hôm qua thứ Ba, 27/11. Nhưng sáng nay, khoảng 300 người vẫn hiện diện tại chỗ. Một nhà sư giải thích với AFP, là họ sẽ không rời nơi này.
Một người khác cho là họ có thông tin là chính quyền đã huy động 300 cảnh sát để đối phó với người biểu tình. Vả lại bà Aung San Suu Kyi có lẽ sẽ đến đây. Từ Rangoon, thông tín viên Rémy Favre phân tích nguyên nhân đã đến cuộc đọ sức :
« Cuộc đấu tranh của họ kéo dài từ mùa hè vừa qua. Họ tố cáo một tập đoàn Trung Quốc và một công ty của quân đội Miến Điện là đã tịch thu hơn 3000 ha đất của họ để khai thác mỏ đồng ở Monywa.
Hai công ty nói trên là tập đoàn Wanbao của Trung Quốc và công ty của quân đội Myanmar Economic Holdings, đã thành lập một công ty hỗn họp để khai thác mỏ nói trên.
Chính quyền vừa ra lệnh cho những người biểu tình chống đối phải rời khỏi khu đất tranh chấp, với lý do là cần phải chấp dứt biểu tình để một ủy ban của Quốc hội về vần đề này có thể đến xem xét tình hình.
Phiá người dân thì muốn hai bên thương lượng, và chính quyền không sử dụng vũ lực đối với họ. Cuối tháng 8 và đầu tháng 9 hơn một chục người dân làng đã bị bắt.
Chính quyền Miến Điện đã phản ứng mạnh mẽ vì phong trào đấu tranh này đã chỉ trích thẳng thừng quân đội can dự vào đề án khai thác đồng này qua công ty trung gian, bị tố cáo tham nhũng.
Một tuần báo Miến Điện vừa bị truy tố sau khi đăng tải các thông tin về những lời tố cáo trên. Tuần qua 4 người đã bị bắt sau khi chống đối một đề án khai thác mỏ khác, lần này là mỏ vàng, và họ có thể bị đến 9 năm tù. Đầu tháng 9, 13 người tình bị bắt tại Rangoon sau khi tham gia ngày Quốc tế về Hoà Bình.
Người dân Miến Điện đã được quyền biểu tình, nhưng các vụ bắt bớ cũng thường diễn ra, chính quyền trách cứ họ đã tự phát xuống đường, không xin phép. Người biểu tình phản bác là họ đã xin phép nhưng không được. »

Bà Hồ thị Bích Khương bị đánh “hội đồng” trong tù?

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok  -2012-11-28
Bà Hồ thị Bích Khương, một tù nhân lương tâm hiện phải thụ án lần thứ ba trong tù vì những hoạt động phản đối, tố cáo những bất công xã hội, được cho biết bị đối xử tàn tệ trong trại giam.
RFA file -Chị Hồ Thị Bích Khương (áo trắng) con trai Nguyễn Trung Đức và bà chị Hồ Thị Lan ảnh chụp năm 2009.
Gia Minh hỏi chuyện bà Hồ thị Lan, chị ruột của bà Hồ thị Bích Khương về thông tin liên quan. Trước hết bà cho biết về lần thăm gặp gần nhất:
Bà Hồ thị Lan: Tôi đi thăm cách đây một tháng rồi. Ra đó họ cũng cho gặp; nhưng lúc đó thấy tình hình sức khỏe của Khương không được khỏe lắm vì ở tù kham khổ.
Cách đây mấy ngày, có những phạm nhân ra trại, họ có thông tin với tôi rằng chị phải đến thăm Khương gấp, tình trạng của Khương rất nguy hiểm: hiện cách tay rời ra, mặt bị đánh thâm tím hết, bụng đau đớn không đi tiểu được. Họ cho biết là bốn phạm nhân đánh Khương theo kiểu ‘hội đồng’. Hiện Khương đang nằm trạm xá bệnh viện.
Tôi có xuống trực tiếp nhà phạm nhân ra trại có nói ‘nếu những tin tức này có phóng viên hỏi thì có dám nói thật không?’; họ có nói là việc gì thật thì dám nói. Họ có nói với tôi có một người tên Hà Chưởng, là người ở cạnh Khương biết rõ mọi sự việc và tình trạng của Khương.
Họ có thông tin với tôi rằng chị phải đến thăm Khương gấp, tình trạng của Khương rất nguy hiểm: hiện cách tay rời ra, mặt bị đánh thâm tím hết, bụng đau đớn không đi tiểu được.
bà Hồ thị Lan
Nay họ sợ người đó sẽ làm chứng nên đã trục xuất người đó về Trại 6, Thanh Chương, Nghệ An. Trại này cách trại 5 Thanh Hóa rất xa; nên muốn tìm tang chứng phải về trại 6 đó mới có người làm chứng được.
Gia Minh: Sau khi nghe tin như thế, gia đình có kế hoạch đi thăm bà Khương chưa?
Chị Hồ Thị Bích Khương tố cáo chính quyền bắt dân oan bỏ tù ngày 11-5-2005 tại Hà Nội. RFA file
Chị Hồ Thị Bích Khương tố cáo chính quyền bắt dân oan bỏ tù ngày 11-5-2005 tại Hà Nội. RFA file
Bà Hồ thị Lan:Thứ bảy, chủ nhật này tôi mới đi thăm được. Vì không phải đơn giản cứ nói đi là đi được. Cả một quá trình phải chuẩn bị tiền nong, sắp xếp công việc… rất khó khăn. Phải lệ thuộc vào nhiều vấn đề dù tôi rất nóng ruột. Cách đây một tuần tôi có gửi 5 triệu mà không biết có nhận được chưa.
Đường đi thăm rất khó vì xa, đường khúc khủy…
Gia Minh: Lâu nay trong trại bà Khương có gửi thư gì cho bên ngoài không?
Bà Hồ thị Lan: Hiện tôi đang giữ một thư quan trọng: trong đó có thư tố cáo gửi cho các cơ quan nhân quyền, báo chí và Hội Ái hữu… Nội dung vạch tội ác trong tù thư, đơn còn đây. Người tù đó Khương dặn không được để cho công an lấy thư đó.
Gia Minh: Bà Hồ thị Bích Khương đã đi tù ba lần rồi, qua những trại nào?
Bà Bích Khương trong phiên sơ thẩm hôm 29/12/2011
Bà Bích Khương trong phiên sơ thẩm hôm 29/12/2011. RFA file
Bà Hồ thị Lan:Một lần 6 tháng ở Hà Nội, một lần ở K3 trại 6 Thanh Chương, và nay là ở K4, Trại 5 ở Thanh Hóa.
Gia Minh: Sau khi ra tù hai lần trước bà Khương cho biết trong tù vẫn tiếp tục đấu tranh và trong tù bị đánh đập. Gia đình thấy bà Khương có làm gì sai trái không?
Hiện tôi đang giữ một thư quan trọng: trong đó có thư tố cáo gửi cho các cơ quan nhân quyền, báo chí và Hội Ái hữu… Nội dung vạch tội ác trong tù thư, đơn còn đây
bà Hồ thị Lan
Bà Hồ thị Lan: Trong chế độ xã hội này thì phải chịu đựng thế thôi. Chúng tôi vẫn biết Khương không có gì sai cả. Hôm phúc thẩm ở giữa công an tôi nói trong số những công an ở đây có người biết Khương đúng nhưng không bao giờ dám nói ra điều đúng của Khương mà phải làm theo Nhà Nước như thế.
Gia Minh: Nhờ bà trình bày lại vì sao bà Khương phải đi khiếu kiện rồi phải chịu tù tội nhiều lần như thế?
Bà Hồ thị Lan: Trước đây từ năm 85, 86 Khương  là người rất chăm chỉ, giỏi giang làm ăn. Khương từng làm bia và người ta khen ngon hơn bia Nghệ An- bia Nhà Nước. Khương cũng từng dạy cắt may giỏi. Buôn bán giỏi và từ năm 86 đã có quán-ốp ở Chợ Chùa. Họ giải tỏa quán- ốp để xây rạp chiếu bóng mà không đền bù gì cả. Khương bị mất cắp, đi khiếu nại và tự thân vạch trần được bọn ăn cắp đưa ra tòa; thế nhưng họ hối lộ thế nào mà vẫn nhởn nhơ…
Khương đi khiếu nại nhưng họ đá bóng. Khương bức xúc nên khi tiếp xúc với họ không được ‘nền nã’ lắm nên họ qui cho tội ‘gây rối’; sau đó là tội này, tội khác…
Gia Minh: Cám ơn bà.

Trí thức Việt Nam phản đối hộ chiếu in hình “lưỡi bò” của TQ

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok – 2012-11-28
Hơn 140 trí thức Việt Nam tính đến ngày 27 tháng 11 đã ký tên vào Tuyên bố Phản đối Nhà cầm quyền Trung Quốc in hình ‘lưỡi bò’ lên hộ chiếu công dân.
AFP -Một nữ công an Trung Quốc ở Giang Tô so sánh hộ chiếu Trung Quốc cũ (bên trái) và hộ chiếu điện tử mới (bên phải) hôm 14-05-2012.
Cách làm ‘thâm hiểm’ của Trung Quốc
Danh sách của số trí thức Việt Nam đầu tiên ký vào tuyên bố vừa nêu gồm những vị nhân sĩ, giáo sư, các nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực, các tu sĩ… Họ là những người đang sinh sống làm việc tại Việt Nam và cả ở nước ngoài.
Số trí thức Việt Nam có chung quan điểm cực lực phản đối hành động bị cho là khiêu khích của nhà cầm quyền Trung quốc khi cho phát  hành hộ chiếu công dân có in hình lưỡi bò trên đó.
Theo các trí thức ký tên trong tuyên bố phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc in hình ‘lưỡi bò’ lên hộ chiếu công dân thì hành động đó của chính quyền Trung Quốc có tính toán kỹ lưỡng bấy lâu nay.
Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học VN, nguyên thành viên Tổ tư vấn của thủ tướng Võ Văn Kiệt, Ban nghiên cứu của thủ tướng Phan Văn Khải, một trong những người ký tên vào bản tuyên bố nhắc lại cơ sở của phản đối của những trí thức Việt Nam đối với hộ chiếu in hình lưỡi bò của Trung Quốc như sau:
Quan trọng hơn nữa là một loạt những bản đồ mà có thể nói cuộc chiến bản đồ nằm trong toàn bộ âm mưu của giới cầm quyền TQ. Cho nên việc in đường ‘lưỡi bò’ hoang tưởng trên hộ chiếu của nước này là một bước tiến mới trong tham vọng khống chế Biển Đông
Giáo sư Tương Lai
Nghe đâu việc này đã có từ trước, lâu rồi và vừa rồi rộ lên và người ta mới thấy hóa ra đây mới là bộ mặt thật của giới cầm quyền Trung Quốc trong âm mưu muốn biến Biển Đông thành ao nhà riêng của họ. Thực ra âm mưu bành trướng này có từ rất lâu. Trong 50 năm qua họ liên tục có những bước đi thể hiện rõ ràng mục đích này: từ việc xâm chiếm các hòn đảo của các nước trong khu vực ( Việt Nam, Philippines…) ; đồng thời đưa ra những tuyên
Mẫu hộ chiếu mới của Trung Quốc có in đường lưỡi bò mà họ đòi hỏi trên Biển Đông. Source báo TQ/peopledaily
Mẫu hộ chiếu mới của Trung Quốc có in đường lưỡi bò mà họ đòi hỏi trên Biển Đông. Source báo TQ/peopledaily
bố trên mọi diễn đàn quốc tế.
Quan trọng hơn nữa là một loạt những bản đồ mà có thể nói cuộc chiến bản đồ nằm trong toàn bộ âm mưu của giới cầm quyền Trung Quốc. Cho nên việc in đường ‘lưỡi bò’ hoang tưởng trên hộ chiếu của công dân nước này là một bước tiến mới trong tham vọng khống chế Biển Đông. Nếu phân tích thì đây là một hành động cực kỳ nham hiểm không chỉ đối với Việt Nam mà cả các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế có chung quyền lợi trên Biển Đông.
Phân minh đúng sai, nói rõ cho dân
Một người nằm trong số 140 trí thức đầu tiên ký vào tuyên bố phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc in hình ‘lưỡi bò’ lên hộ hộ chiếu công dân, kiến trúc sư Trần Thanh Vân, người trước đây từng học tập tại Trung Quốc cho biết cần phải làm đúng nguyên tắc:
Ai đến Việt Nam cũng đều có lý do riêng của họ và chúng ta thông cảm đối với họ; nhưng nếu Nhà Nước của họ mà làm thủ tục không được chấp nhận, quan hệ ngoại giao không được đúng thì họ phải chịu thôi. Họ phải tự đấu tranh với chính quyền của họ.
Tôi hoan nghênh anh em công an ở một vài cửa khẩu đã bắt đầu thế rồi. Song nhóm ngày hôm nay như thế, nhóm ngày mai có được thế không? Điều đó liên quan đến chỉ huy, mà chỉ huy nghe lệnh của ai thì chúng ta biết rồi!
kiến trúc sư Trần Thanh Vân
Người dân Trung Quốc hay bất cứ người nước nào đến đây cũng có lý do chính đáng. Đi chơi cũng là chính đáng- đi một ngày đàng học một sàng khôn, đi chơi cũng tốt, chúng ta hoan nghênh; nhưng nếu giấy tờ thủ tục ngoại giao không đúng thì ta phản đối. Phản đối tốt nhất là không chấp nhận, không làm. Đó là đúng đắn.
Bản đồ khu vực hình lưỡi bò mà Trung Quốc công bố chủ quyền trên biển Đông. AFP
Bản đồ khu vực hình lưỡi bò mà Trung Quốc công bố chủ quyền trên biển Đông. AFP
Tôi hoan nghênh anh em công an ở một vài cửa khẩu đã bắt đầu thế rồi. Song nhóm ngày hôm nay như thế, nhóm ngày mai có được thế không? Điều đó liên quan đến chỉ huy, mà chỉ huy nghe lệnh của ai thì chúng ta biết rồi!
Trong tuyên bố, các trí thức cho biết họ ủng hộ tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam khi tuyên bố việc làm đó của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan đến Biển Đông.
Giáo sư Tương Lai cho rằng cần phải nêu rõ những âm mưu của phía Trung Quốc cho mọi người dân được thấy :
Nếu như ai đó chỉ đặt lợi ích kinh tế ví dụ như lợi ích du lịch, lợi ích đầu tư đi trước thì sẽ chấp nhận điều này, mà khi chấp nhận điều này thì tức đã ‘bập’ vào kịch bản của Trung Quốc: công nhận hành động bành trướng và thủ đoạn xâm lược của Trung Quốc. Đây là một toan tính mà không thể không vạch trần trước dư luận quốc tế.
Trong nước, việc vạch trần điều này ra có ý nghĩa lớn lắm vì từ lâu về mặt Nhà nước hay nói đến ’16 chữ vàng’ và ’4 tốt’ trong mối quan hệ với Trung Quốc. Thậm chí còn tuyên bố vấn đề Biển Đông không phải là vấn đề ‘toàn cục’ trong mối quan hệ Việt- Trung, rồi ‘đừng để vấn đề Biển Đông làm ảnh hưởng mối quan hệ Việt- Trung’. Đó là những luận điệu không thể nào chấp nhận được vì đó là sự ‘ru ngủ’ trước hành động xâm lược thực sự của Trung Quốc.
Nếu như ai đó chỉ đặt lợi ích kinh tế ví dụ như lợi ích du lịch, lợi ích đầu tư đi trước thì sẽ chấp nhận điều này, mà khi chấp nhận điều này thì tức đã ‘bập’ vào kịch bản của Trung Quốc: công nhận hành động bành trướng và thủ đoạn xâm lược của TQ.
Giáo sư Tương Lai
Cương quyết hơn
Đối với những động thái từ các cơ quan chức năng Việt Nam thực hiện như công an ở một số cửa khẩu của Việt Nam không đóng dấu vào hộ chiếu có in hình ‘lưỡi bò’ của người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam, kiến trúc sư Trần Thanh Vân vẫn còn nghi ngại và bà đòi hỏi cần phải quyết liệt hơn và phải làm đến cùng trong vấn đề này:
Thực sự mà nói tôi có hiểu một điều là nếu đụng độ mà chưa xảy ra, máu chưa đổ thì chưa thể thay đổi được. Ta làm việc gì đó mà chưa tích cực tức kéo dài quan hệ xấu, nuôi dưỡng quan hệ xấu. Nếu tích cực hơn, hôm nay có thể xấu nhưng ngày mai tốt lên. Đó mới là niềm hy vọng của mọi người.
Giáo sư Tương Lai nhắc lại những bài học lịch sử của Việt Nam trong việc chống lại sự bành trướng của Trung Quốc từ phương Bắc:
Từ thế kỷ thứ 13, đứng trước lực lượng quá chênh lệch- mấy chục vạn quân Nguyên kéo đến, ông cha ta đã dùng sức mạnh dân tộc qua Hội nghị Diên Hồng để phát động tinh thần quyết chiến bằng cách ghi trên hai cánh tay hai chữ ‘Sát Thát’. Chính nhờ đó mới có ba lần đánh thắng quân Nguyên.
Thực sự mà nói tôi có hiểu một điều là nếu đụng độ mà chưa xảy ra, máu chưa đổ thì chưa thể thay đổi được. Ta làm việc gì đó mà chưa tích cực tức kéo dài quan hệ xấu, nuôi dưỡng quan hệ xấu. Nếu tích cực hơn, hôm nay có thể xấu nhưng ngày mai tốt lên.
kiến trúc sư Trần Thanh Vân
Ngày nay âm mưu của Trung Quốc nham hiểm hơn; nhưng thế và lực của Việt Nam cũng khác trước rất nhiều. Đặc biệt bây giờ chúng ta có mối quan hệ với các nước ASEAN. ASEAN rất ngại âm mưu bành trướng của Trung Quốc sang Biển Đông xuống vùng Đông Nam Á. Mà Việt Nam là nước cận kề mà Trung Quốc xem như là khúc xương mắc ngang cuống họng không cho họ nuốt trôi vùng Đông Nam Á và Biển Đông.
Lợi ích của họ đối với Biển Đông có thể nói rất lớn, và họ đang muốn trở thành cường quốc về biển nữa, cho nên họ tăng cường lực lượng hải quân. Điều đó uy hiếp sự độc lập và phát triển của các nước Đông Nam Á cũng như của nhiều nước có mối quan hệ gắn bó với Châu Á- Thái Bình Dương từ Châu Âu, Châu Mỹ. Nếu nhà cầm quyền Việt Nam biết tranh thủ được lợi thế đó thì có thể nói có thể làm nhiều điều tốt hơn ông cha ta đã làm từ thế kỷ thứ 13.
Bản Tuyên bố Phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc in hình ‘lưỡi bò’ lên hộ chiếu công dân mà các trí thức Việt Nam đưa ra được làm tại ba thành phố Hà Nội- Huế- Sài Gòn hồi ngày 25 tháng 11 năm 2012.

Song Chi :Hộ chiếu “lưỡi bò”.

Song Chi. – RFA

Mấy hôm nay người Việt trong và ngoài nước, cả báo chí “lề dân” và “lề đảng” đều sôi sục lên với vụ hộ chiếu mới của TQ có in hình bản đồ “lưỡi bò”.
Làm sao mà không giận cho được trước cái trò tinh vi, thâm độc này của nhà cầm quyền TQ?
Lúc đầu cứ tưởng vụ này mới, rồi sau đó hóa ra cái hộ chiếu này nhà cầm quyền TQ đã in và cấp cho người dân nước họ từ cách đây nửa năm rồi, vậy là hàng loạt câu hỏi lại được đặt ra: Tại sao bây giờ VN mới biết và phản ứng, nhưng cũng chưa đồng bộ? Và, trong mấy tháng qua có bao nhiêu người TQ đã vào VN trót lọt với cái hộ chiếu này?
Ngẫm ra cái trò giấu nhẹm thông tin, cái quan niệm việc chính trị, việc nước cứ như là chuyện riêng của mấy ông lãnh đạo, còn gần 90 triệu dân Việt không được quyền biết tới…như từ trước đến giờ vẫn thế, đã gây ra không biết bao nhiêu thiệt hại cho cả nhà cầm quyền lẫn nhân dân VN.
Với bản thân nhà cầm quyền VN, việc giấu diếm thông tin khiến cho người dân không tin họ đã đành, họ còn luôn luôn trở nên bị động trong mọi tình huống ứng xử về ngoại giao, đặc biệt là trước một ông bạn láng giềng thâm độc, mưu mô, toàn chơi võ bẩn như nhà cầm quyền TQ, và khiến thế giới không hiểu hết chuyện gì xảy ra, ai chính nghĩa, ai tà đạo, để kịp thời hỗ trợ. Như đã từng xảy ra trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam với Ponpot và chiến tranh biên giới phía Bắc với TQ trước kia. Thế giới hoàn toàn bất ngờ, không hiểu tại sao VN lại đem quân xâm lược Cambodia, tại sao hai nước cộng sản anh em VN-TQ lại choảng nhau v.v…
Còn với nhân dân VN, sự thiệt thòi bất lợi thì đã quá rõ ràng dễ hiểu. Đất nước là của chung, tổ tiên chúng ta đã đổ bao xương máu gìn giữ và trao lại cho chúng ta ngày hôm nay, vậy mà 90 triệu con dân VN không có quyền được biết tất cả những chuyện gì đã và đang xảy ra trong mối quan hệ giữa hai đảng, hai nhà nước.
Từ nguyên nhân, diễn biến các trận đánh, con số thương vong trong các cuộc chiến năm 1979, 1984, 1988…; nội dung những cuộc họp, những hiệp định, hiệp ước hai bên đã ký kết thỏa thuận với nhau, từ Hội nghị Thành Đô tháng 9 năm 1990, Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc năm 1999, Hiệp định phân định vịnh Bắc bộ năm 2000…, bao nhiêu phần lãnh thổ lãnh hải đã mất…Cho đến tất cả những việc làm sai trái, khiêu khích, âm mưu thâm độc mà TQ đã và đang sử dụng với chúng ta, trên bờ cũng như trên biển trong bao nhiêu năm qua, tương quan lực lượng hai bên, những kịch bản nào sẽ xảy ra…
Nhân dân VN có quyền biết mọi thông tin không chỉ vì đất nước là của chung, mà còn vì cái nhà nước này, từ công an, quân đội, bộ máy chính quyền…tất tật là sống bằng tiền thuế của dân, hoặc tiền bán tài nguyên khoáng sản nguyên vật liệu của đất nước-mà tài nguyên thì cũng là của chung. Thế nhưng cái nhà nước này cứ ứng xử như thể chỉ có họ mới có toàn quyền định đoạt vận mệnh đất nước, dân tộc.
Đặc biệt là trong quan hệ với nhà cầm quyền TQ. Nhân dân chả bao giờ được biết cái gì. Lâu lâu khi cần kích động lòng yêu nước của người dân hoặc tình cờ bị lộ thông tin, người dân mới được biết chuyện gì đó. Vụ tàu TQ cắt dây cáp tàu Bình Minh 2 của VN trước đây hay vụ hộ chiếu “lưỡi bò” bây giờ cũng thế. Người dân thậm chí còn tự hỏi phải chăng nhà nước VN biết chuyện này đã lâu, và cũng lờ tịt cho bao nhiêu người TQ nhập cảnh vào VN với cái hộ chiếu “lưỡi bò” rồi nhưng nay vì lý do gì đó, lại muốn làm ầm lên?
Nếu người dân có thắc mắc và suy diễn, đoán mò đủ thứ thì điều đó cũng là lỗi của nhà cầm quyền, luôn luôn dấu diếm thông tin, thái độ thì không rõ ràng dứt khoát, bạc nhược trước TQ.
Đáng lẽ ra, những dịp như thế này là cơ hội cho nhà nước VN để lên tiếng mạnh mẽ tố cáo âm mưu bành trướng độc chiếm biển Đông quá rõ ràng của TQ với thế giới, thiết lập mối đồng cảm với các nước cùng chung hoàn cảnh bị TQ ngang nhiên xâm phạm lãnh hải trên bản đồ “lưỡi bò”, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân…Những dịp như thế này là cơ hội để cho thế giới thấy ai là kẻ bành trướng, tham lam, không có chính nghĩa, là cơ hội để xích lại gần với nhân dân…
Tuy nhiên, rồi cũng như từ trước đến nay, sau vài bữa phản đối ầm ỹ, mọi chuyện lại đâu vào đó. Chả có nước láng giềng nhỏ bé nào dù VN, Philippines hay Taiwan có thể tạo ra sức ép đủ mạnh để TQ phải hủy hàng triệu hộ chiếu mới vừa cấp cả. Vậy nhà cầm quyền VN sẽ làm gì?
Cứ cho là VN cương quyết không đóng dấu thị thực nhập cảnh lên hộ chiếu “lưỡi bò” của công dân TQ, thậm chí có thể áp dụng thêm vài biện pháp khác như giữ hộ chiếu trong thời gian công dân TQ đang lưu lại VN, in thêm những tấm bản đồ có ghi chú Trường Sa Hoàng Sa thuộc về VN tại các cửa khẩu, khách sạn, khu du lịch…
Nhưng khi đó thì TQ đã lại nghĩ ra trò mới, thâm độc hơn và suốt đời VN cứ phải bị động chạy theo đối phó, gặp cú đòn nào thì lo đỡ cú đó mà không nghĩ đến chuyện phải có cả một chương trình tuyên truyền dài hạn, bài bản về chủ quyền của VN với thế giới, như TQ đã và đang làm lâu nay, một cách bài bản. Kết hợp cùng lúc vừa tuyên truyền, ngoại giao, vừa phô diễn sức mạnh quân sự, lấn lướt trên biển, vừa có những động thái nhằm củng cố chủ quyền trên những vùng đảo đã đánh chiếm được theo kiểu mưa lâu thấm đất, sự đã rồi…
Cần phải thấy rõ rằng biển Đông là lối thoát ra biển, là giấc mơ vươn lên bá chủ toàn cầu, là mối lợi về dầu, khí, hải sản, nói tóm lại, là lợi ích cốt lõi của TQ. TQ sẽ không bao giờ nhân nhân nhượng hay từ bỏ lợi ích cốt lõi này của đất nước, dân tộc họ, trừ khi TQ thay đổi thành một quốc gia dân chủ, biết điều hơn, tôn trọng luật pháp quốc tế, mong muốn sống hòa bình với thế giới.
Còn hiện tại mục tiêu của TQ đã quá rõ. Sau hộ chiếu “lưỡi bò” là bàn đồ “thành phố Tam Sa”, là những chuyến bay du lịch quốc tế có khuyến mãi đến “thành phố Tam Sa”, là tiếp tục xây dựng Hoàng Sa thành căn cứ hải quân vững chắc v.v…và v.v…
VN lại sẽ tiếp tục giấu nhẹm thông tin để mình nhà nước lo, bị động đối phó với TQ, lâu lâu lại bị/hoặc tự rò rỉ một tí thông tin nào đó để khuấy động tình hình chăng? Song song với cách ứng xử về ngoại giao này, về đối nội, lại tiếp tục theo dõi, sách nhiễu, bắt bớ, kết án tù tất cả những ai yêu nước, dũng cảm lên tiếng về họa ngoại xâm chăng?
Kể cũng lạ. Ngày xưa trong cuộc chiến tranh với Mỹ, với miền Nam cùng máu đỏ da vàng thì họ, những người cộng sản Bắc Việt đã tuyên truyền rất giỏi. Đến mức nhân dân miền Bắc một lòng tin rằng mình đang cầm súng để bảo vệ đất nước chống lại đế quốc Mỹ xâm lược và bọn tay sai bán nước, mình đang hy sinh tất cả để thống nhất đất nước, giải phóng đồng bào miền Nam đang đói khổ rên siết dưới ách Mỹ ngụy. Nhân dân Mỹ, nhân dân các nước trên thế giới cũng tin sái cổ rằng những người cộng sản Bắc Việt là yêu nước, là có chính nghĩa, sách lịch sử, sách chính trị viết về cuộc chiến tranh VN nếu không nhìn từ góc độ của người Mỹ thì chỉ từ góc nhìn của Bắc Việt, miền Nam hầu như không tồn tại.
Có thể nói không ngoa rằng trước đây người cộng sản thắng Mỹ, có một phần do tuyên truyền (nói láo, lừa bịp) quá giỏi. Bên cạnh đó họ rất biết cách kích động, lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân.
Ấy vậy mà đối với TQ bây giờ thì họ lại như bị vướng víu cái gì, sợ hãi cái gì mà bạc nhược, bị động đến vậy. Họ không chỉ đang thua TQ về sức mạnh quân sự, sức mạnh kinh tế mà còn chậm lụt, bị động, thua cả trong tuyên truyền, ngoại giao. Còn đối với nhân dân thì họ lại tự chặt đi cái lợi thế của mình-tìm mọi cách để đàn áp, dập tắt lòng yêu nước của nhân dân.
Rồi thì cũng đến một ngày, cái đường “lưỡi bò” kia không còn nằm trên bản đồ, trong sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn du lịch, trên hộ chiếu người TQ, mà trở thành hiện thực, ít nhất là trong phần lãnh hải thuộc về VN-quốc gia hiện đang thân cô thế cô nhất, ít được thế giới thiện cảm nhất trong các quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền với TQ trên biển Đông.

Hòan tòan chính xác

VN hiện đang cô thế nhất vì VN chẳng có bạn bè ngọai trừ anh cả đỏ Nga ,nhưng anh cả củng đả hết hơi từ hơn 20 năm nay.Còn mấy tện bạn các chớn như Cuba,Bắc TT đang đói rả ruột thì hơi sức đâu mà ủng hộ. Ngòai ra, Bắc TT còn hận VN vì nạn đói thập niên 90 bắc TT xin gạo mà VN không cho hột nào .
Mấy tháng trước ,khi TTS lên làm CT nước liền bay sang Nga cầu viện.Putin trả lời thẳng thừng là : anh cả bết lắm em ơi .Giờ chỉ có Mỹ mới đủ sức ngăn cơn hồng thủy của đám con cháu Mao. Vậy em tự liệu bề cho chuyện đánh đấm sau nầy. Và từ đó đến nay, chả thấy đàn em nào của Putin đá động vì đến chuyện Tàu đỏ ăn hiếp đàn em mình thê thảm.
Tuy nhiên, Mỹ,Nhật ,Ấn Độ ,Úc và EU củng sẻ không để cho Tàu chiếm trọn VN đâu.Chỉ có điều họ sẻ chờ đến lúc VN bị Tàu đánh thất điên ,bát đảo rồi mới ra tay,nhằm dạy cho VN bài học để đời cho chừa thói “láo cá và ta đây”.
Wed, 11/28/2012 – 12:01 — anonymous

NHẢM

Một từ thôi ” NHẢM :
Tue, 11/27/2012 – 19:27 — anonymous

Su tham doc cua Tau Cong di kem voi su ngu muoi

Trung cong tuong rang minh khon nhung thuc ra la qua dai,ho da som lo ra hinh anh cua mot Nha Nuoc Cong San day tham vong va thap hen,in hinh luoi bo tren ho chieu cho Dan mang di khap the gioi cung co nghia la” dang vach lung cho nguoi xem theo”…. quang ba cho moi nguoi thay” chu truong xam luoc cua China dang muon chiem tron Bien Dong, bat chap phan khan cua cac nuoc co lien quan va su vi pham Hiep Uoc Quoc Te ve Chu Quyen Bien, Dao”.
xin trich nhan xet cua nha van Van Cam Hai,(nghien cuu sinh chuong trinh Tien Si tai Dai Hoc Cong Nghe Texas Hoa Ky),
“Những quan chức hoạch định chính sách ngoại giao của Trung Quốc, với việc sản sinh ra loại hộ chiếu này, đã chứng minh một điều, dù thời đại có đổi thay, tầng lớp tinh hoa của đất nước có dân số vĩ đại nhất hành tinh vẫn là đứa bé không bao giờ lớn trong chiếc nôi lịch sử được dựng lên bởi sự xâm lấn, bành trường lãnh thổ của dân tộc họ.
Hậu quả là, từ thế hệ này sang thế hệ khác, Trung Quốc luôn đối mặt với một nền hòa bình bấp bênh và đổ vỡ với các dân tộc khác”.
Viet Nam Cong San nhu tu truoc den nay ,chi phan khan chieu le ma thoi,tat ca nhung nguoi dan trong nuoc khong duoc quyen len tieng phan khang hoac bieu tinh chong su xam luoc cua Trung Cong…..Chinh quyen hien tai dang dai dien cho ai ?…Moi nguoi deu thay va hieu ,ho chac chan khong dung ve phia Dan Toc…..nhung Ngai Thai Thu cua Tau Cong.

Nghĩ vội về Tuyên bố ([*])

Trần Minh Thảo- Boxitvn

1/ Dân Phi luật Tân ‘tinh quái’
clip_image002
Bành trướng Bắc Kinh phát hành ‘hộ chiếu lưỡi bò’ gây ra phản ứng ngược của quốc tế. Hoa Kỳ cũng không chấp nhận thứ hộ chiếu ‘lưỡi bò’ đó với lý do vùng lãnh thổ trong đường lưỡi bò là vùng tranh chấp.
Vùng tranh chấp hay vùng xâm lược còn tùy cách nhìn của mỗi quốc gia nhưng với trách nhiệm chính trị, Hoa Kỳ nên có thái độ minh bạch và cần mạnh mẽ tuyên bố Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974. Hoa Kỳ có tư cách và bằng chứng để tuyên bố như vậy. Muốn thu phục nhân tâm thì trước sau gì Hoa Kỳ cũng phải tuyên bố như vậy.
Trong các quốc gia bị tấm hộ chiếu nhục mạ thì Ấn Độ và Philippines có phản ứng rất cân xứng.
Tấm hình dân Philippines mang theo ở chỗ rất ‘nhạy cảm’ trong cuộc biểu tình chống ‘đường lưỡi bò’ thể hiện sự trưởng thành của nền dân chủ và sự tinh quái của phản ứng dân sự trước tham vọng bành trướng lãnh thổ của bá quyền Trung Quốc của người Phi, một kiểu phản ứng dân sự rất bình dân nhưng dứt khoát trong khi họ không chịu thiệt hại nhiều mặt như Việt Nam.
2/ Ủng hộ hay phản đối?
Tháng 5/1912, Trung Quốc phát hành hộ chiếu lưỡi bò. Tháng 11/2012 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam.
Báo chí chính thống, mạng xã hội, các trang blog cá nhân… kịch liệt lên án, phanh phui các ngóc nghách thâm độc của chủ nghĩa bành trướng sau tấm hộ chiếu lưỡi bò mà dân Phi Luật Tân dùng để che hạ bộ trong cuộc biểu tình chống bành trướng.
Hôm nay, ngày 27/11/2012 tôi được xem bản Tuyên bố chính thức phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc in hình ‘lưỡi bò’ lên hộ chiếu công dân (BVN) của 150 nhân sĩ trí thức trong ngoài nước. Tôi tán thành, ủng hộ bản Tuyên bố, giá như…
Thực ra từ khi nhóm dự thảo Tuyên bố đưa bản thảo lên mạng lấy ý kiến chỉnh sửa, tôi được biết có nhiều ý kiến tham gia xây dựng bản dự thảo. So sánh bản dự thảo và bản chính thức tôi thấy có sự ‘lột xác’gần như hoàn toàn. Giá như bản Tuyên bố chính thức cắt bỏ đoạn trích dưới đây thì hoàn hảo:
Chúng tôi ủng hộ tuyên bố ngày 22-11-2012 của người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước CHXHCNVN, trong đó nêu rõ: “Việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan đến Biển Đông”.
Hoặc chỉnh sửa một tí như sau: “Chúng tôi không thể hài lòng trước tuyên bố chậm trễ ngày 22-11-2012 của người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước CHXHCNVN, tuy nội dung tuyên bố thì hoàn toàn đúng: “Việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan đến Biển Đông”.
Đoạn trích đó trong bản Tuyên bố đã ra mắt, trên danh nghĩa chính thức là để phản đối Trung Quốc nhưng vô hình trung lại ủng hộ việc làm chậm trễ của Nhà nước Việt Nam mà nhân dân không thể tán đồng (với tôi là như thế). Âm mưu thâm hiểm của Bắc Kinh về đường lưỡi bò thì Việt Nam là nước bị đe dọa nghiêm trọng nhất. Vì thế, việc phản ứng chậm trễ của Nhà nước Việt Nam phải bị lên án gay gắt hơn ý đồ xỏ xiên của chính Bắc Kinh.
Nếu toàn tâm toàn ý vì độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ thì Nhà nước Việt Nam phải phản đối hộ chiếu lưỡi bò ngay hồi tháng 5/2012 và lập tức triệu hồi Đại sứ ở Bắc Kinh về nước báo cáo sự việc. Việc đó đồng nghĩa với việc hạ thấp quan hệ ngoại giao. Đó cũng là việc phải làm nếu Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm chính trị đối với đất nước (là một hình thái tự trọng chính trị).
Cứ để đoạn này trong “Tuyên bố” thì có thể suy ra “Tuyên bố” phản đối TQ nhưng chủ đích ngầm là để ‘ủng hộ’ sự chậm trễ khó hiểu của Nhà nước Việt Nam. Một phát ngôn sau 6 tháng nói lên điều gì? Nhân sĩ trí thức Việt Nam có nên ủng hộ sự chậm trễ vậy không? Có lẽ đó là hỏng hóc kỷ thuật của Nhóm khởi xướng bản Tuyên bố?
Cũng trên BVN hôm nay (27/11/2012) có bài phỏng vấn ông Lê hiếu Đằng do GS Nguyễn Huệ Chi thực hiện. Bài phỏng vấn đề cập đến một hành vi phản đối dân sự rất tích cực trước sự hèn hạ – hộ chiếu lưỡi bò – của chủ nghĩa bành trướng, là nên bày tỏ quyết tâm chống Trung Quốc xâm lược bằng các hình thức xuống đường có tổ chức và trật tự ở nhiều địa phương trong nước.
Nên chăng bản Tuyên bố cần thêm vào ý này: nhân dân Việt Nam giành toàn quyền tiến hành các phản ứng dân sự thích đáng cho đến khi nhà cầm quyền Bắc Kinh hủy bỏ hộ chiếu lưỡi bò và tham vọng nô dịch Việt Nam?
Phản ứng dân sự là hành vi của lòng yêu nước, yêu công lý vừa là hoạt động rèn đúc ý chí, tình cảm, ý thức vì nước vì dân cho các tầng lớp nhân dân trước hết và chủ yếu cho thanh thiếu niên – chủ nhân tương lai của đất nước.
Hai đề xuất vội sau khi xem “Tuyên bố”:
(1) Nhà nước Việt Nam phải triệu hồi Đại sứ tại Bắc Kinh về nước để tường trình vụ ‘hộ chiếu lưỡi bò’ và thông báo sự việc cho toàn dân biết.
(2) Nhà nước Việt Nam phải bảo hộ việc người dân tổ chức các cuộc “phản ứng dân sự” như Nhà nước Philippines đối xử với dân của họ
T.M.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
([*]) TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC IN HÌNH “LƯỠI BÒ” LÊN HỘ CHIẾU CÔNG DÂN (BVN)
Được đăng bởi bauxitevn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét