Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Tin thứ Tư, 28-11-2012 - CẬP NHẬT

Tin thứ Tư, 28-11-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Giảm giá chủ quyền (Người Buôn Gió). Lạ lùng, một chuyện lớn lao như chủ quyền biển đảo và chuyện một cái xe ben húc đổ đập thuỷ điện lại mang lại cảm xúc như nhau trong lòng. Nói nôm na theo kiểu mua bán ngoài chợ thì chủ quyền biển đảo giá cũng chỉ ngang bằng bức tường đập thuỷ điện ở một tỉnh lẻ”.
- Bài đã điểm sáng nay: Reconsidering Vietnam’s political system (East Asia Forum). Bản dịch: Xem xét lại hệ thống chính trị Việt Nam.
- Lệ phí cấp CMND lần đầu: Chính phủ miễn, Bộ Tài chính thu? (TT). – Trên bảo dưới không nghe (ĐV).
Phản hồi về đề nghị Thủ tướng Việt Nam từ chức (VOA) -Hồi đáp của ông Dũng về đề nghị từ chức không đề cập tới ‘trách nhiệm với dân’, chỉ tập trung nói về công trạng và trách nhiệm với đảng gây phẫn nộ cho công chúng

Con rối của người khổng lồ (Trần Vinh Dự -VOA) -Thực hư chuyện Campuchia đã trở thành con rối của Bắc Kinh là chuyện chỉ có lãnh đạo hai nước này biết

Bức tranh Úc: Xã hội (Nguyễn hưng Quốc -VOA) -Đặc điểm nổi bật đầu tiên của xã hội Úc là tính chất đa dạng. Trước hết là đa dạng về phương diện nguồn gốc

Mai Thi – Nhà khoa học thích nhảy Hiphop (VOA) -Mặc dù luôn nỗ lực hết sức làm việc và đạt được thành công lớn trong cuộc thi Falling Walls Lab vừa rồi, nhưng theo Mai Thi, làm khoa học đòi hỏi phải sáng tạo

TC Tuyên Chiến Ở Biển Đông  -Vi Anh (Vietbao)

Đâu có chuyện ngược đời như thế này chăng? (Gàn Bát Sách)-Thongluan-“…Chủ tịch Nguyễn Xuân Huế có nhiều “cống hiến” lớn lao khác cho nhân dân trong tỉnh. Cống hiến lớn lao nhất có lẽ là công trạng đem bán lô đất ở Khu công nghiệp Dung Quất cho bọn Tàu khựa (dưới hình thức cho thuê dài hạn 99 năm…”
Con tin của sự im lặng (André Menras, Hồ Cương Quyết) -Thongluan -“…Có những tình huống mà sự im lặng là hèn nhát. Sự hèn nhát đó một ngày nào đó người ta phải trả giá trong một thế giới đã trở nên quá nhỏ...”
Cơn sốt Khổng Tử: Chủ nghĩa Dân tộc Cực đoan? (I) -Lưu Hiểu BaNgười dịch: Hu Zi -(DCVOnline)

Xét xử công khai vụ án “xét lại chống đảng”  -Phạm Thị Tề (DCVOnline) -  “Nếu cả mười đứa con tôi chết đi mà vụ này vẫn chưa được đưa ra công khai, thì đời cháu tôi và những thế hệ sau chúng sẽ tiếp tục đòi hỏi yêu cầu chính đáng này trong sự truyền nối,” Bà Phạm Thị Tề viết.
Đầu tư lớn tại Việt Nam có thể trôi xuống cống  -DCVOnline

Nhận diện nơi ‘ăn’ khủng hơn cảnh sát giao thông (Danluan)

Đảng ơi, bác Nguyễn Tấn Dũng ơi: Giấc mơ bất động sản Việt Nam ‘hóa gạch vụn’ (Danluan)

Rodion Ebbighausen – Sự suy thoái kinh tế nguy hiểm của Việt Nam (Danluan)

“Đệ nhất dâm quan Trùng Khánh” giảng “đạo đức làm quan” (Danluan)

Lê Quốc Quân – Đảng là bà của Pháp luật (Danluan)

Trung Quốc đánh thức sự trỗi dậy của một nước Nhật Bản hiếu chiến (Danluan)

Lê Như Hà – Chuyện lãi suất ngân hàng (Danluan)

Bài dự thi mã số QCN&T000006: Quyền Con Người – Quyền của Bạn, của Tôi (Danluan)

TÊN AN NINH BÌNH RUỒI – LOẠI MAFIA NGA LÀ THỦ PHẠM PHÁ HOẠI NỀN TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ & THỊ TRƯỜNG VÀNG CỦA ĐẤT NƯỚC! -Quanlambao

Công ty Xăng dầu Hàng không gian lận trốn thuế 422.000 lít xăng  -Quanlambao

Hai đội bóng của Bầu Kiên giải thể(BBC)  –Thảm họa nhạc Việt lại ‘hot’ ở TQ?(BBC)  —VN miễn thuế hàng nông sản do VN trồng tại Campuchia (RFA)
Cuộc chiến giữ đất của dân oan(RFA)    —Vợ TS Cù Huy Hà Vũ yêu cầu điều tra cán bộ trại giam cố ý hãm hại chồng (RFI)   —-Tái cơ cấu đầu tư công(RFA)   —–Cơ giới hóa nông nghiệp: một thách thức cho ASEAN(RFA)  —-Nghị định 71 gây thiệt hại cho người nghèo(RFA)
TQ Tố Phi Hiểu Sai Luật Biển, VN-Nhật Đối thoại Biển Đông; CSVN lên đồng, dự hội nghị 44 nước ra sức “vì chủ nghĩa xã hội”… (Vietbao)
Lễ Khánh Thành Chùa Việt Nam Đầu Tiên Tại Nhật Bản Thích Nữ Như Ngọc (Tường thuật) (VB)

Vietstudies

  • Xem lại hệ thống chính trị Việt Nam: Reconsidering Vietnam’s political system (East Asia Forum 26-11-12) — Ben Kerkvliet bi quan: “There is still hope that the Vietnamese Communist Party government will again become more responsive and less repressive, although the outlook is less optimistic now than it has been in the past◄◄
  • Việt Nam xin cố vấn về nợ xấu! Vietnam Seeks Advice on Bad Debt  (WSJ 27-11-12)


KINH TẾ
- Gập ghềnh 2012 (ĐT/ VIR). TP/HCM: 20 ngàn doanh nghiệp đóng cửa trong tháng 10(RFA)   —-Việt Nam-Hàn quốc đẩy mạnh đàm phán FTA toàn diện(RFA)
Thị trường trái phiếu VN vẫn phát triển nhưng còn tiềm ẩn rủi ro(VOA)   —Áp lực đối với Việt Nam giải quyết nợ công (RFI)
Tiền Phong Vinapco bị cáo buộc buôn lậu xăng dầu siêu lợi nhuận
Đại gia vỡ nợ, 700 công nhân ra đường  -VietnamNet - Hàng trăm lao động của Công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Thiên Mã (Công ty Thiên Mã), tại Cần Thơ sắp bị nghỉ việc vì công ty vỡ nợ 550 tỷ đồng.
CafeF -Nhiều ngân hàng sẽ không có thưởng Tết?    =====HNX-Index còn 50,78 điểm - StockBiz

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Ông Sơn Nam đời mới (Quê Choa).
- LỘC BÌNH – MÙA TÀN HOA (Bùi Văn Bồng).
- Thơ vui về tiếng Huế (Người Lót Gạch).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Sai lầm của giáo dục Việt Nam là quá coi trọng nhà trường (GDVN). – Doanh nghiệp chê đại học Việt Nam mắc… “bệnh hàm lâm” (GDVN). XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Đắng lòng người tâm thần bị bỏ rơi ngoài xã hội (TP).
- Ẩn họa nuôi chồn nhung đa cấp: “Toàn lừa đảo!” (NNVN).
“Nữ sinh hiện đại”  (RFA) -Những năm gần đây, tình trạng nữ sinh Phổ Thông Trung Học tại Việt Nam đánh nhau nhiều hơn cả nam sinh.
Trường công thu học phí tư -Tuổi Trẻ
Những vụ cướp “chấn động” Sài thành (VNN)   —Hà Nội: Xe máy bốc cháy trơ khung giữa trời mưa (DT)
Con trai chủ tịch xã bắn chết vợ mang bầu 8 tháng -Zing

QUỐC TẾ
- Quân nổi dậy Syria bắn hạ trực thăng quân đội (TT). – Syria: Quân nổi dậy lần đầu hạ trực thăng mang tên lửa (NLĐ). - Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế bị tin tặc đột nhập (VnMedia).

Đường đến tự do của nghệ sĩ Bắc Hàn (BBC/xem)   —Ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Triều Tiên chuẩn bị phóng phi đạn(VOA)
Một công ty bảo hiểm Bình An cảnh báo tờ New York Times (RFA)  —-Tây Tạng: Thêm 4 người tự thiêu, hàng ngàn sinh viên biểu tình (VOA)   —Nhịp độ tự thiêu của người Tây Tạng gia tăng: Thêm 4 vụ trong 2 ngày (RFI)   —Rượu Vang Úc Tại TQ, Bán Tăng 260% (Vietbao)
Biểu tình ồ ạt phản đối sắc lệnh của Tổng thống Ai Cập (VOA)   —-Mỹ quan ngại việc thâu tóm quyền lực của Tổng thống Ai Cập(VOA)
NATO sắp quyết định việc bố trí phi đạn Patriot ở Thổ Nhĩ Kỳ (VOA)    —NATO sắp quyết định việc bố trí phi đạn Patriot ở Thổ Nhĩ Kỳ (VOA)
Eurozone, IMF đạt thỏa thuận về gói cứu nguy cho Hy Lạp(VOA)    –Các nhà tài trợ thỏa thuận hỗ trợ Hy Lạp 44 tỉ euro (RFI)
Bangladesh để tang các nạn nhân vụ hỏa hoạn nhà máy dệt(VOA)  —Afghanistan lo ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của Iran(VOA)
Thi hài ông Arafat được khai quật(VOA)   –Mộ của cố lãnh đạo Palestine Arafat được khai quật để điều tra  (RFI)   —-ADB: Cần cải thiện việc tiếp cận nguồn điện tại Miến Ðiện(VOA)
Băng video về con tin người Pháp xuất hiện trên mạng(VOA)   –Thượng tầng lãnh đạo đảng cánh hữu Pháp UMP tan vỡ (RFI)
Nhật : Đảng cầm quyền hứa 30 năm nữa sẽ chấm dứt năng lượng hạt nhân (RFI)   –Nhật Bản và Bắc Triều Tiên sẽ tiếp tục đối thoại vào đầu tháng tới (RFI)   —-Các lãnh đạo phong trào Áo Đỏ Thái Lan bị xét xử (RFI)  —-Nguyên trạng quan hệ Đài Loan -Trung Quốc bị đe dọa (RFI)
Cháy xưởng ở Đức, 14 người chết (TN)

 LƯỢM LẶT TIN TỨC

  • Nguyên trạng quan hệ Đài Loan -Trung Quốc bị đe dọa (RFI) - Báo giới Pháp hôm nay 27/11/2012 tập trung vào tình hình trong nước với hai hồ sơ lớn - cuộc bầu cử chủ tịch đảng cánh hữu UMP dẫn đến chia rẽ trầm trọng trong đảng lớn này, và dự kiến quốc hữu hóa cơ sở Florange của tập đoàn luyện thép Acelor Mittal, mà chủ tịch người Ấn có cuộc tiếp xúc với Tổng thống Pháp hôm nay. Riêng về thời sự Châu Á, báo La Croix chú ý đến quan hệ Trung Quốc - Đài Loan, với cái nhìn không mấy lạc quan trong hàng tựa : « Nguyên trạng quan hệ giữa Đài Loan và Bắc Kinh có nguy cơ không vững bền ».
  • Nhịp độ tự thiêu của người Tây Tạng gia tăng: Thêm 4 vụ trong 2 ngày (RFI) - Thêm bốn người Tây Tạng biến thân làm đuốc tại ba tỉnh Tứ Xuyên, Thanh Hải và Cam Túc. Khoảng 20 sinh viên nhập viện sau khi công an lục soát trường. Phóng viên quốc tế tiếp tục bị Trung Quốc cấm đến những khu vực liên tục có người tự thiêu phản kháng chính sách đàn áp của Bắc Kinh .
  • Hàng trăm người ký tuyên bố phản đối hộ chiếu «lưỡi bò» (RFI) - Ngay sau khi thông tin Trung Quốc phát hành hộ chiếu in hình bản đồ có đường 9 đoạn ( vẫn được gọi là đường lưỡi bò), trên các trang mạng đã xuất hiện nhiều tiếng nói phẫn nộ của nhiều người Việt về hành động chứng tỏ chủ quyền bao trùm hầu hết Biển Đông của Bắc Kinh .
  • Thượng tầng lãnh đạo đảng cánh hữu Pháp UMP tan vỡ (RFI) - Tại Pháp, đảng đối lập UMP, hậu thân của Phong trào chính trị do cố Tổng thống De Gaulle thành lập sau Đệ nhị Thế chiến rơi vào cuộc khủng hoảng cực kỳ nghiêm trọng. Sau cuộc bầu cử đầy tai tiếng, Tổng thư ký Jean François Copé lên nắm ghế chủ tịch đảng. Đối thủ François Fillon cầu cứu tư pháp điều tra gian lận.
  • Các lãnh đạo phong trào Áo Đỏ Thái Lan bị xét xử (RFI) - Theo AFP hôm nay 27/11/2012, trong bối cảnh chính trường Thái lại có những dấu hiệu bất ổn mới, các lãnh đạo phong trào Áo Đỏ khởi xướng các cuộc biểu tình dữ dội chống chính phủ kéo dài suốt hai tháng trời tại Bangkok hồi năm 2010 sẽ bị đưa ra tòa xử vào ngày 29/11/2012 vì tội khủng bố.
  • Hoa Kỳ không công nhận hộ chiếu «lưỡi bò» của Trung Quốc (RFI) - Hoa Kỳ tuyên bố không chấp nhận bản đồ « gây tranh cãi » in trên hộ chiếu mới của Trung Quốc, mà hiện đang bị nhiều nước láng giềng, đặc biệt là Việt Nam phản đối kịch liệt. Bản đồ in trên hộ chiếu mới của Trung Quốc, được sử dụng từ tháng 5 vừa qua, bao gồm nhiều vùng lãnh thổ mà Bắc Kinh đang tranh chấp chủ quyền với các nước Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Nhật Bản, Ấn Độ, đặc biệt là có phần bản đồ đường « lưỡi bò », bao phủ gần như toàn bộ khu vực Biển Đông.
  • Công an cửa khẩu Việt Nam không đóng dấu hộ chiếu «lưỡi bò» TQ (RFI) - Công an cửa khẩu Việt Nam, ngày 27/11/2012 cho biết từ chối đóng dấu nhập cảnh vào hộ chiếu mới của Trung Quốc trên đó có in bản đồ hình chữ U ôm trọn 80% Biển Đông làm lãnh hải của láng giềng phương Bắc. Hà Nội vẫn chưa loan báo phương án xử lý như thế nào cho tương xứng trước hành động mà công luận Việt Nam gọi là « âm mưu thâm độc của kẻ thù ».
  • Bà Susan Rice là ai? (VOA) - Trước khi lâm vào thế kẹt trong 1 cơn bão chính trị, đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Susan Rice được biết tiếng là 1 nhà thương thuyết năng nổ
  • Bức tranh Úc: Xã hội (VOA) - Đặc điểm nổi bật đầu tiên của xã hội Úc là tính chất đa dạng. Trước hết là đa dạng về phương diện nguồn gốc
  • Quân nổi dậy Congo cam kết rời khỏi Goma (VOA) - Phong trào nổi dậy M23 nói sẽ rút khỏi thành phố Goma đã chiếm được sau cuộc họp với tư lệnh quân đội các nước Uganda, Rwanda và Cộng hòa Dân chủ Congo
  • Thi hài ông Arafat được khai quật (VOA) - Giới chức Palestine nói các chuyên gia quốc tế đã chôn cất lại thi hài của nhà lãnh đạo Palestine Yasser Arafat sau khi cho khai quật để tìm thêm manh mối về cái chết của ông
  • Mỹ nghĩ gì về 'hộ chiếu lưỡi bò'? (BBC) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói việc Mỹ đóng dấu nhập cảnh lên hộ chiếu có đường 'lưỡi bò' không có nghĩa thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc.
  • Lũ lụt lớn ở Anh quốc (BBC) - Mưa lớn do áp thấp gây ngập lớn ở Anh, giao thông đình trệ ở nhiều nơi và dân chúng nhiều nơi phải đi di tản.
  • Rolling Stones kỷ niệm 50 năm (BBC) - Một loạt 5 buổi hòa nhạc của ban The Rolling Stone kỷ niệm 50 năm thành lập vừa bắt đầu với buổi biểu diễn tại O2 Arena, London.
  • Nước Anh bị lũ lụt lớn (BBC) - Nhiều vùng ở Tây Nam nước Anh đang chịu lụt lội do mưa lớn kéo dài hai ngày, trong khi áp thấp có khả năng di chuyển dần lên phía Bắc.
  • Thế giới phản đối “đường lưỡi bò” in trên hộ chiếu của Trung Quốc (BaoMoi) - (Petrotimes) - Không chỉ cộng đồng quốc tế lên án, trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, nhiều cư dân mạng nước này cũng bày tỏ mối quan ngại trước việc Bắc Kinh cho in tấm bản đồ phi pháp - “đường lưỡi bò” lên hộ chiếu điện tử bởi làm ảnh hưởng tới sự đi lại của người dân, cũng như gây ra nhiều vấn đề khác.
  • Chuyên gia David Brown: “Chưa thấy nước nào hành xử như TQ” (BaoMoi) - Việc Trung Quốc (TQ) cho in đường chín đoạn - đường lưỡi bò vào hộ chiếu cho thấy TQ tiếp tục đi ngược lại với chính những gì mà họ cam kết trước cộng đồng quốc tế về việc không làm phức tạp thêm tình hình tranh chấp ở biển Đông.
  • Nhịp sống biển Đông (BaoMoi) - TT - Bay lên nào. Niềm vui của trẻ em ở Gành Son, Tuy Phong, Ninh Thuận trong khi ba mẹ các em đi biển đánh bắt cá hoặc chuẩn bị ghe, lưới để ra khơi.
  • Nên thảo luận để DOC phát huy hiệu quả hơn (BaoMoi) - Tại hội nghị cấp cao Đông Á vừa qua, Philippines thông báo sẽ tổ chức hội nghị bốn bên vào ngày 12-12 với bốn nước tranh chấp ở biển Đông gồm Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam.
  • Vạch trần mưu đồ “nuốt” biển Đông (BaoMoi) - TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, khẳng định việc Trung Quốc phát hành hộ chiếu có in hình đường lưỡi bò trên biển Đông là có chủ ý trong chiến lược bành trướng
  • ASEAN cần đoàn kết trong vấn đề Biển Đông (BaoMoi) - QĐND - Là một trong những chủ đề “nóng” tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 4 đang diễn ra tại Hà Nội, những vấn đề liên quan tới chủ quyền của Việt Nam xung quanh hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, tuyên bố của Trung Quốc về đường đứt đoạn hình chữ U (đường lưỡi bò, đường 9 đoạn)... và các giải pháp giải quyết tranh chấp đã được các đại biểu nêu ra tại phiên thảo luận trong hai ngày 26 và 27-11.
  • Việt Nam-Brunei sẽ thúc đẩy hợp tác nhiều lĩnh vực (BaoMoi) - Nhận lời mời của Quốc vương Brunei, ngài Haji Hassanal Bolkiah Mu’izzaddin Waddaulah và Hoàng hậu, ngày 27/11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân đã bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Brunei Darussalam.
  • Trung Quốc: Đường lưỡi bò "to hơn" Công ước Luật Biển (BaoMoi) - Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila vẫn “một mình một ý” khi ra văn bản cáo buộc Philippines đã “chủ ý diễn giải sai” các điều khoản của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) để chứng tỏ chủ quyền với bãi cạn Scarborough giàu tài nguyên.
  • Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam giải thích về thông tin "không chứng thực hộ chiếu mới của Trung Quốc" (BaoMoi) - SGTT.VN - Trước thông tin chưa chính xác mà báo chí trong và ngoài nước trích dẫn từ các trả lời của người phát ngôn của bộ ngoại giao Mỹ Victoria Nuland tại một cuộc họp báo, đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam hôm 27.11 đã có một số giải thích nhanh với SGTT. Trước đó một ngày, một số bản tin đã trích dẫn phát ngôn của bà Nuland trả lời báo chí về quan điểm của Mỹ đối với hộ chiếu mới của Trung Quốc có bản đồ in đường chín đoạn (đường lưỡi bò), và phát đi thông tin cho rằng Mỹ “không chứng thực” vào hộ chiếu có bản đồ in đường chín đoạn.
  • Để hội nhập và phát triển bền vững (BaoMoi) - SGTT.VN - “Việc đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khoa học xã hội và nhân văn là nội dung quan trọng trong chiến lược hội nhập quốc tế của Việt Nam”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu bật trong phát biểu khai mạc.
  • Trung Quốc - Mỹ thảo luận về vấn đề an ninh biển (BaoMoi) - Theo hãng tin AP, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết ngày 27/11, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Lương Quang Liệt đã thảo luận với Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus về an ninh biển và các bước đi nhằm tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
  • Vai trò của Trung Quốc ở Đông Nam Á bị thách thức (BaoMoi) - Mối quan hệ từng êm ả của Bắc Kinh với một số nước Đông Nam Á hiện gặp sóng gió do tranh chấp trên biển, trong khi Myanmar, vốn phụ thuộc vào Trung Quốc, nay đong đưa với phương Tây. Và Mỹ thì đang trở lại.
  • Trung Quốc muốn gì với việc ấn hành ‘hộ chiếu lưỡi bò”? (BaoMoi) - (ĐVO) Việc Trung Quốc ấn hành “hộ chiếu lưỡi bò” đã vấp phải phản ứng quyết liệt của Ấn Độ, Philippines, Việt Nam và bị các học giả trên thế giới vạch trần dã tâm thâm hiểm của những nhân vật đứng đằng sau động thái này.
Bản tin tiếng Anh


  • China 'essential to European recovery' (Washington Post) - The former leaders of Germany and France told a financial conference over the weekend that a stabilizing Chinese economy will prove essential to economic recovery in Europe, as it continues to battle against financial uncertainty and an ongoing debt crisis.
  • China's airport construction takes off (Washington Post) - As the global aviation industry is being hit by a downturn due to flagging tourist demand, China is seeing an airport construction boom driven by local governments.
  • Models shine at Guangzhou auto show (Washington Post) - The 10th China (Guangzhou) International Automobile Exhibition runs from Nov 22 to Dec 2.Exhibitors have hired models who can compliment their cars in order to attract more visitors and potential buyers.
  • Contractors land more deals (Washington Post) - Chinese offshore contractors have landed more deals in developed economies as part of efforts to enhance their global presence.
  • PICC aims to raise $3.6b in HK offering (Washington Post) - PICC's initial public offering will provide an additional vehicle for investors to gain exposure to the growing integrated insurance business in China.
  • Making it all work in the real world (Washington Post) - This shortfall in talent has become particularly noticeable as China's economic base shifts from low-cost manufacturing, mostly for exports, to high-tech industries and a bigger domestic market.
  • Ferrari cruise brings 130 sports cars to S China (Washington Post) - More than 130 Ferraris came from different places to attend the event, forming a long motorcade for a 7-kilometer cruise. A two-car fender bender among the spectacular motorcade caused some serious gridlock on a road.
  • Jet launch inspires 'Carrier-Style' online craze (Washington Post) - Chinese Internet users have been tirelessly imitating auspicious hand signals by crew members of the country's first aircraft carrier, Liaoning, in celebration of a crucial breakthrough in marching toward a deep-sea navy.
  • Snow brings traffic misery (Washington Post) - Most parts of Gansu province experienced light snow or sleet and a drop in temperature, leading to some roads becoming frozen and traffic problems.
  • Comparison is cruel (Washington Post) - Some meals you eat and forget, others are memorable. In the latter category was a lamb chop from chef Kenny Fu at Le Quai some time ago.
  • 1.1m sit national public servant exam (Washington Post) - About 1.12 million candidates sat the National Public Servant Exam, an increase of 150,000 from last year, according to the State Administration of Civil Service.
  • Mixing it up with Ibsen (Washington Post) - Diehard fans of Norwegian master playwright Henrik Johan Ibsen must not miss avant-garde theater director Wang Chong's latest production.
  • Get ready, winter is about to bite (Washington Post) - China's meteorological authority forecast on Friday that a cold front will bring strong winds and temperature drops to most parts of China in next few days.
  • Jailed tycoon Wu Ying stands trial (Washington Post) - A former wealthy Chinese businesswoman, jailed on suspended death penalty over financial fraud, stood trial as plantiff in two civil cases on property disputes.
  • Final farewells for retired soldiers (Washington Post) - A retired soldier salutes to a sentry in Lanzhou, capital city of Northwest China's Gansu province on Nov 25, 2012. The date is the national retirement day for Chinese soldiers as most veterans leave the army for their hometown around this day.
  • China conducts flight landing on aircraft carrier (Washington Post) - After its delivery to the People's Liberation Army (PLA) Navy on September 25, the aircraft carrier has undergone a series of sailing and technological tests, including the flight of the carrier-borne J-15, naval sources said.
  • Envoy sees Chinese role in Middle East (Washington Post) - China can play a "special role" in the Middle East, a Palestinian envoy said, a day after a cease-fire took effect following eight days of bloody fighting between Israel and militants in the Hamas-run Gaza Strip.
  • Final salute (Washington Post) - Retiring soldiers salute to the national flag on Tian'anmen Square in Beijing on Nov 23, 2012.

-Đảng Cộng Sản: Trở về với nhân dân hoặc chết!

Nguyễn Tâm Linh (Danlambao) – Việc Trung Quốc đưa bản đồ ‘lưỡi bò’ vào hộ chiếu là động thái mới nhất trong chuỗi những hành động kéo dài hàng chục năm qua với mục đích độc chiếm Biển Đông, khống chế Việt Nam theo quỹ đạo của họ. Bên cạnh đó, việc các nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Malaysia và Thái Lan đang có chiều hướng xích gần Trung Quốc hơn đã đặt Việt Nam vào một tình thế hiểm nghèo. Trước đại họa mất nước ngày một đến gần, cần phải có những hành động thiết thực kịp thời, bất kỳ sự chậm trễ nào cũng là tội ác với dân tộc. Liệu Đảng CS có dám chấp nhận thay đổi để cứu tương lai đất nước hay sẽ chấp nhận trở thành tội đồ thiên cổ của lịch sử?
Tình thế ngàn cân treo sợi tóc
Xét trên phương diện kinh tế, lúc này Việt Nam đang đối diện với nguy cơ chưa từng thấy kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế vào năm 1986. Những chính sách điều hành kinh tế vĩ mô sai lầm đã khiến nền kinh tế rối loạn. Hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản chỉ riêng trong năm 2012. Lạm phát trong những năm gần đây luôn ở mức hai con số, giá cả tăng phi mã khiến đời sống đại bộ phận nhân dân điêu đứng. Trong khi đó, thị trường tràn ngập hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc, đã và đang bóp chết những ngành công nghiệp mới manh nha của Việt Nam. Quả bong bóng địa ốc vỡ tung chôn vùi luôn một triệu tỷ đồng khiến hệ thống ngân hàng Việt Nam chao đảo. Tiếp đó, nhà thầu Trung Quốc khuấy đảo các công trình kinh tế chiến lược của ta, biến các công trình thế kỷ đó thành nửa voi nửa chuột, ăn vào không được nhổ ra cũng chẳng xong. Thành tựu kinh tế của gần 30 năm đổi mới giờ đây gần như con số 0. Một tương lai ảm đạm đang tiếp tục chờ đón nền kinh tế Việt Nam, cùng với đó là những hệ lụy xấu đến tất cả các mặt khác của quốc gia.
Về văn hóa xã hội, chưa bao giờ chúng ta chứng kiến một nền tảng đạo đức xã hội suy đồi như hiện nay. Sau bao nhiêu năm xây dựng một “nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, hậu quả là chúng ta đã có một nền văn hóa chẳng giống ai. Không có bản sắc, truyền thống không phải truyền thống, hiện đại chẳng ra hiện đại.
Nền tảng gia đình bị coi nhẹ, giá trị con người bị coi khinh. Hãy tự hỏi đã khi nào trong lịch sử mạng sống của con người rẻ mạt như bây giờ?
Đại bộ phận học sinh nước ta thuộc sử Tàu hơn sử Việt, nắm rõ đời Tống bên Tàu mà chẳng biết chút gì về nhà Tiền Lê đất Việt. Trên tivi ngày dăm bảy lượt chiếu phim Tàu, một cách tiếp tay cho hành động xâm lược văn hóa của chúng đối với nhân dân ta. “Văn hóa còn thì dân tộc còn  văn hóa mất thì dân tộc, tổ quốc cũng mất”, thế nên mỗi nguy hiểm sống còn của Tổ quốc Việt Nam nhìn từ nền văn hóa sẽ rõ hơn bao giờ hết.
Chính trị càng ảm đạm hơn. Cuộc chơi chính trị lúc này không còn là cuộc chơi riêng của những lãnh đạo trong nội bộ đảng với nhau nữa mà trở thành cuộc chơi với sự xuất hiện và điều phối chính của Trung Quốc. Chính Trung Quốc đang làm chủ cuộc chơi chính trị trên chính trường Việt Nam, chúng gây chia rẽ và duy trì hiện trạng đấu đá của các phe nhóm trong nội bộ đảng cộng sản nhằm tạo nên một cục diện chính trường có lợi nhất cho chúng. Trong điều kiện đó, việc Trung Quốc dựng lên một dàn lãnh đạo thân Tàu ngay trên lãnh thổ của Việt Nam càng dễ, một cuộc xâm lăng không hề tốn một viên đạn.
Một yếu tố không thể không nhắc đến trong các diễn biến chính trị Việt Nam thời gian qua là sự xuất hiện của ngày càng nhiều nhóm lợi ích xoay quanh những vị trí chóp bu trong đảng. Khi kinh tế khó khăn, sức dân cạn kiệt thì các nhóm lợi ích ngày càng đấu đá lẫn nhau với hình thức là cuộc chiến của các chính khách. Những cuộc đấu đá này khiến đảng CS mất niềm tin bao nhiêu thì phải cần bấy nhiêu sự hà hơi giúp sức của Trung Quốc. Trong cuộc chiến này, ai chiến thắng thì Tổ quốc cũng chịu thiệt. Và cuộc chiến dành quyền lực thời gian qua đã cho thấy sự khủng hoảng nhất định ở thượng tầng đảng cộng sản. Hiện nay, cho dù tạm thời những sóng gió đã tạm yên, nhưng xem ra sự yên bình này chỉ là yên bình trong mắt bão.
Về quốc phòng, đây là nỗi lo thực tế nhất mà hiện nay đất nước chúng ta đang đối mặt. Khả năng Trung Quốc sử dụng các lực lượng quân sự tấn công trực diện Việt Nam rất cao. Nếu tinh ý có thể thấy, sau khi tuột mất Myanma vào tầm ảnh hưởng của Hoa Kỳ, Việt Nam trở thành cánh cửa duy nhất của Trung Quốc nếu chúng muốn nuôi giấc mộng trở thành cường quốc ở Châu Á, một cường quốc có khả năng ảnh hưởng toàn cầu.
Khi tất cả các hướng khác đều bị Hoa Kỳ và các đồng minh rất mạnh của mình bịt kín, Việt Nam và Biển Đông “bỗng dưng” thành “lối thoát chiến lược” mang tên “lợi ích cốt lõi” của con rồng đỏ Trung Hoa. Bằng mọi giá, dù đắt nhất, Trung Quốc sẽ dành bằng được lối thoát này.
Cái giá đắt đó e rằng chính là vận mệnh của đất nước Việt Nam. Càng nguy hiểm hơn khi Trung Quốc đã chiếm lĩnh được các vị trí mang tầm chiến lược về mặt quốc phòng, ẩn nấp dưới những dự án kinh tế xã hội. Như việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, thuê đất dài hạn ở các khu vực miền núi dọc biên giới, cùng với các dự án công nghiệp ở Hải Phòng, Cà Mau… Khi chiếm lĩnh được các vị trí này thì chỉ cần một lực lượng nhỏ các đơn vị tác chiến với biên chế nhẹ, Trung Quốc hoàn toàn có thể chia cắt chiến lược tạm thời các khu vực phòng thủ của Việt Nam, làm kiềm chế, tiêu hao các quân đoàn cơ động chiến lược khi chiến tranh xảy ra và buộc các lực lượng vũ trang của chúng ta phải chiến đấu tại chỗ. Điều này cũng sẽ tạo nên một không gian chiến trường rộng lớn, hầu như cả nước có chiến tranh, gây rối loạn về mặt chiến lược, làm tê liệt khả năng chỉ huy cũng như khả năng ứng cứu lẫn nhau của các đơn vị trên chiến trường. Gần như đồng nghĩa với việc các đơn vị chủ lực của Việt Nam phải nằm yên để các binh đoàn chính quy lớn của chúng chia cắt và tiêu diệt.
Ngoài ra, việc Trung Quốc nắm được các khu vực đồi núi có giá trị quân sự cao của Việt Nam (thông qua các dự án cho thuê đất rừng dài hạn) sẽ tước đi lợi thế về mặt địa hình của quân ta – đội quân có ưu thế và kinh nghiệm tác chiến ở địa hình rừng núi. Vô hình chung làm co hẹp không gian chiến trường, buộc ta phải giao chiến trong không gian đồng bằng, đô thị – nơi hỏa lực, kĩ thuật, chiến thuật cùng vũ khĩ công nghệ cao của Trung Quốc chiếm ưu thế tuyệt đối. Hơn nữa, việc có thể đứng chân ở những vị trí xung yếu trên khắp nước ta sẽ làm thuận lợi hơn cho Trung Quốc xây dựng các căn cứ quân sự trá hình hoặc điểm đổ bộ đường không cho lực lượng tác chiến đặc biệt – những đơn vị tinh nhuệ, trang bị nhẹ có khả năng chiến đấu rất cao. Khi cần thiết các lực lượng này có thể bí mật xuất phát tấn công hoặc chỉ điểm cho các đơn vị tên lửa, không quân Trung Quốc tấn công các sở chỉ huy đầu não, các đầu mối thông tin. Các hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông chiến lược, đặc biệt phá hủy những hệ thống vũ khĩ tối quan trọng của quân đội Việt Nam như hệ thống rada tầm xa, các tổ hợp tên lửa phòng không, sân bay quân sự, các căn cứ hải quân và những kho tàng hậu cần có quy mô lớn.
Trên mặt trận ngoại giao, thời gian gần đây Việt Nam đã chịu nhiều thất bại nặng nề. Đỉnh điểm là việc Campuchia ngang nhiên ‘khóa miệng’ Việt Nam và Philipin về vấn đề Biển Đông tại hội nghị các quốc gia Đông Nam Á vừa qua. Một nước láng giềng khác là Lào cũng đang xích lại gần hơn với Trung Quốc. Phạm vi ảnh hưởng truyền thống của Việt Nam trên bán đảo Đông Dương gần như đã mất.
Cùng với sự suy thoái về kinh tế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế xuống thấp nhất trong vòng 1 thập niên trở lại đây. Rõ ràng chính sách ngoại giao mập mờ, đu dây theo kiểu du kích đã không hợp với thời đại, ngược lại càng khiến Việt Nam mất nhiều hơn. Sự nhu nhược trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, chưa đem đến cảm giác an toàn thì chúng ta mất nốt hai đồng minh láng giềng thân cận – tấm phên dậu nơi cửa ngõ phía tây. Tạo nên những khó khăn mới trong quá trình bảo vệ tổ quốc.
Hơn nữa, cuộc gặp chớp nhoáng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với người sắp đứng đầu nhà nước Trung Quốc cộng sản ở hội chợ ở Quảng Tây ngay trước Hội nghị Trung Ương 6 càng khiến vị thế của Việt Nam suy giảm trong cộng đồng quốc tế, nơi chúng ta rất cần tranh thủ sự ủng hộ để giữ vững chủ quyền biển đảo. Sự kiện nhà nước VN mừng Quốc khánh Trung Quốc trong lễ kỉ niệm được tổ chức ở cái gọi là ‘Tam Sa’ cũng là một cái tát ngoại giao đầy đau đớn, choáng váng mà Trung Quốc dành cho Việt Nam.
Hộ chiếu in bản đồ ‘lưỡi bò’ của Trung Quốc
Lựa chọn duy nhất: đi theo nhân dân!
Trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, theo chiều hướng bất lợi cho Trung Quốc, cuộc cách mạng “Mùa xuân Ả-Rập” đã khiến Trung Quốc bật bãi khỏi rốn dầu Bắc Phi và Trung Đông. Các quốc gia chịu sự ảnh hưởng nhất định của Trung Quốc như Sirya, Iran đang như ngọn đèn trước bão. Sau đó lại mất nốt Myanma – cánh cửa ra Ấn Độ Dương khiến Trung Quốc như một con quái thú trọng thương, lại bị Mỹ dồn ép khiến chúng buộc phải đưa ‘lưỡi bò’ liếm xuống khu vực Đông Nam Á. Nơi đây, chúng hy vọng có thể đặt nền móng cho một siêu cường toàn cầu mới, hoặc sẽ chôn vùi một nước cộng sản với tham vọng đại Hán ngông cuồng.
Trung Quốc đang siết chặt chiếc thòng lọng vào yết hầu Việt Nam. Mới đây nhất là hành động lặng lẽ đổi tên tàu sân bay Thi Lang thành Liêu Ninh. Một hành động đầy ẩn ý. Nếu như Thi Lang là tên của một vị tướng đã từng chinh phục Đài Loan, đặt tên cho hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc với dụng ý răn đe Đài Loan thì nay chuyển sang một cái tên mới liêu ninh với mục đích gì? Phải chăng Trung Quốc đang chuyển trọng tâm chiến lược và tái cơ cấu quân sự sang Biển Đông? Eo biển Đài Loan đã tạm yên khi Mã Anh Cửu thay Trần Thủy Biển lên làm tổng thống, khả năng Đài Loan tuyên bố độc lập đã giảm xuống khiến Trung Quốc tập trung lực lượng xuống phía Nam, nơi những tranh chấp lãnh thổ đang rất nóng bỏng. Ngoài ra thời gian gần đây, Trung Quốc đã có những bước chuẩn bị dư luận khá kỹ khi bật đèn xanh cho các cuộc biểu tình chống Nhật Bản một cách rầm rộ và bạo lực. Tất nhiên chẳng bao giờ Trung Quốc lại dốc toàn vốn liếng để lao vào cuộc chiến năm ăn năm thua với người Nhật. Theo phương pháp loại trừ, các hành động chuẩn bị dư luận đó đang nhằm tạo đường cho một cuộc chiến quy mô lớn với Việt Nam.
Với thực lực hiện tại, cơ hội cho chúng ta khi Trung Quốc khai hỏa gần như con số không. Vì vậy lúc này lãnh đạo đảng Cộng Sản cần quyết định nhanh chóng và sáng suốt nhất. Thời gian không còn để cho các vị đánh cược số phận của dân tộc nữa.
Đảng không đủ thời gian và cũng không nên chọn bất kỳ một hình thức liên minh với các cường quốc trên thế giới như Nhật, Hoa Kỳ hay Nga. Thời điểm này, bất kỳ một chính sách liên minh với nước lớn nào cũng đều quá muộn. Hơn nữa những chính sách đó chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc sớm có những hành động khi không muốn Việt Nam thành Myanma thứ hai.
Ngay lúc này, trước thời khắc quan trọng với vận mệnh dân tộc, đảng phải đi theo nhân dân, chỉ có nhân dân mới là đồng minh sắt son nhất. Liên minh với nhân dân sẽ tạo ra một sức mạnh vô địch cho tổ quốc để đối mặt với đại họa mất nước đang chực chờ. Đảng phải trả lại quyền làm chủ đất nước thật sự cho nhân dân, chỉ có trả lại cho dân mới tạo ra sức mạnh nội lực thật sự cho đất nước trước những sóng gió mang tính thời đại.
Trở về với nhân dân, đảng giữ được tính chính danh của mình. Thể hiện được trách nhiệm của đảng cầm quyền với những dịch chuyển của bánh xe lịch sử dân tộc, đóng vai trò quan trọng khi lịch sử dân tộc đang sang chương mới.
Trở về với nhân dân để đảng không bị thời đại vượt qua. Trở lại với nhân dân để đảng tìm thấy sức mạnh chính nghĩa, thứ mà bấy lâu nay với những vầng hào quang quá khứ, với sức mạnh bạo lực cộng tuyên truyền đã lấy đi của đảng.
Trở về với nhân dân để đảng xây dựng lại thế trận lòng dân. Thế trận sau bao nhiêu năm dành chiến thắng đã sứt mẻ quá nhiều. Thế trận lòng dân sẽ quyết định sự thành bại chiến tranh nhân dân, loại hình chiến tranh đã giúp dân tộc đứng vững trước nhiều biến cố của lịch sử. Nay lại trở thành điểm tựa thoát khỏi thảm cảnh Bắc thuộc lần thứ năm.
Trở về với nhân dân để cùng chung tay xây dựng lại khối đại đoàn kết dân tộc, trở về với nhân dân để thấy “thế lực thù địch” bây giờ đang nằm trong đảng, đang nhân danh đảng để mưu lợi cá nhân. Để thấy kẻ thù không phải là “nhân quyền”, “dân chủ” hay “tự do” mà chính là tư tưởng đại Hán phương Bắc đang lăm le nuốt chửng Tổ Quốc ta.
Trở về với nhân dân để thấy “không hổ thẹn với tiền nhân”, “có lỗi với tương lai”… Để không thành những Trần ÍchTắc, Lê Chiêu Thống… Để cảm nhận nỗi đau của nhân dân có tự do mà hóa nô lệ. Cảm nhận sự mặn mòi của nước mắt quê hương đang hàng ngày hàng giờ bị giặc Tàu giày xéo. Trở về với nhân dân, hãy dũng cảm về với nhân dân!
Nguyễn Tâm Linh
danlambaovn.blogspot.com
* Bài viết thể hiện quan điểm và những trăn trở trước hiện tình đất nước của tác giả Nguyễn Tâm Linh, người hiện đang là sinh viên tại Việt Nam.

Công an Đăk Nông khủng bố gia đình thầy giáo Đinh Đăng Định

VRNs (27.11.2012) - Đăk Nông – “Nhà tù còn rộng chỗ, chúng tôi sẵn sàng bắt thêm người vào trong đó” là điều nhân viên an ninh tỉnh Đăk Nông, tên Nguyễn Thế Anh đã nói để khủng bố tinh thần bà Đặng Thị Dinh, vợ thầy giáo Đinh Đăng Định, một tù nhân lương tâm, vừa bị tòa án Tối cao, văn phòng Đà Nẵng xử y án sáu năm tù giam, tại Đăk Nông, hôm 21.11.2012 vừa qua, trong phiên tòa chỉ diễn ra có 45 phút.
Nguyễn Thế Anh là một nhân viên an ninh điều tra, số điện thoại cá nhân là 0905.199.977, người đã gặp trực tiếp bà Dinh để đe dọa, sau khi bà Dinh trả lời phỏng vấn của VRNs và BBC. Nhân viên công lực này ra lệnh cho bà Dinh phải “im lặng”, và khuyên răng bà Dinh rằng: “nên lo làm ăn kiếm tiền thăm nuôi chồng, đừng nói gì nữa mà làm ảnh hưởng đến công việc. Đây là bước dọn đường để cho bà nghỉ việc…”
Bà Dinh cho biết, những viên công an khác còn đến nơi bà đang làm việc là trường học, để gây áp lực cho cán bộ nhà trường để những người này phải răn đe, dạy dỗ bà. Ngoài ra viên an ninh mật vụ tên Anh còn đòi bà Dinh phải cho biết nơi các con bà đang học và làm việc để đến đe dọa và gây khó khăn cho đời sống của họ.
Sau ngày xử phúc thẩm, gia đình bà Dinh lên thăm gặp thầy giáo Định. Tại đây công an bắt phải làm đủ thứ thủ tục nhưng khi làm xong mọi thủ tục chuẩn bị đến bước cuối cùng thì có lệnh (từ đâu không biết, cũng không có văn bản) không cho gặp mặt vì ông Định “vi phạm kỷ luật”!?
Thầy giáo Đinh Dăng Định từng là sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam. Trước khi bị bắt, ông là giáo viên dạy Hóa học. Ông bị bắt vào tháng 10 năm 2011 và bị đưa ra xét xử sơ thẩm hồi tháng 08.2012 với mức án 6 năm tù giam theo điều 88 Bộ luật hình sự. Thầy Định kêu gọi người dân ký tên phản đối dự án bô-xít do chứng kiến những tác động môi trường của việc khai thác bô-xít gây ra tại Đắk Nông, nơi ông đang sinh sống.
Tại Phiên tòa phúc thẩm ngày 21.11.2012, luật sư đưa ra bằng chứng kết án sai là thầy Định đã bị bắt giam từ tháng 10.2011, tại sao lại lấy những bài viết được phổ biên trên internet vào tháng 12.2011 để kết án thầy? Đây là bằng chứng ngụy tạo quá rõ ràng, nhưng tòa án tối cao đã không công nhận. Ngay việc thầy giáo Định khai trước tòa là bị ép cung phải viết ra lời nhận tội để được tha, chứ không có tội cũng không được tòa xem xét.
Như vậy phiên tòa phúc thẩm vừa qua thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã không làm bổn phận quan trọng nhất của tòa là xem xét các tình tiết xét xử tại tòa theo Bộ luật tố tụng hình sự quy định.
Trả lời VRNs, cô Thảo, con gái thầy giáo Định cho biết: “Tôi tự hào về bố tôi”. Rồi cô nói với bố mình: “Bố ơi, cố lên, chúng con tin tưởng bố, bố giữ sức khỏe để đi đến cùng lý tưởng”.
PV.VRNs

1421. Xem xét lại hệ thống chính trị Việt Nam

East Asia Forum

Xem xét lại hệ thống chính trị  Việt Nam

Tác giả: Benedict J. Tria Kerkvliet, ANU
Người Dịch: Dương Lệ Chi
26-11-2012
Dù là nhà nước độc đảng, hệ thống chính trị Việt Nam thường đáp ứng nhiệt tình đối với nông dân, công nhân và những người khác thúc đẩy cho các điều kiện kinh tế, xã hội và chính trị tốt hơn.
Những thay đổi chính sách quan trọng trong 25 năm qua – đặc biệt là thay thế một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bằng một nền kinh tế thị trường và từ bỏ canh tác tập thể, ủng hộ canh tác cá thể – đã có kết quả, một biện pháp đáng kể, áp lực cho sự thay đổi từ dưới lên trên, mà lãnh đạo Đảng Cộng sản của đất nước này đã chấp nhận.
Tuy nhiên, vẫn không rõ liệu Đảng và nhà nước Việt Nam có đang đáp ứng một cách thích hợp với nhu cầu tiếp tục cải thiện hơn nữa đời sống của đa số người dân.
Bằng chứng về các nhu cầu đó thì rất nhiều, và hiện có thể thấy rõ hơn so với thời điểm từ giữa thập niên 1970 đến giữa thập niên 1990, khi người dân Việt Nam hiếm khi công khai cất lên tiếng nói bất mãn. Bây giờ, hầu như hàng ngày, người dân thường hay thể hiện sự phẫn nộ, tức giận ở các văn phòng chính phủ và Đảng Cộng sản ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và những nơi khác. Những người dân khốn khổ thường đi những chặng đường dài, hy vọng sẽ làm cho chính quyền tỉnh và trung ương lắng nghe việc khiếu kiện của họ, đọc kiến ​​nghị và trả lời một cách thuận lợi đối với những lời chỉ trích của họ.
Những cuộc tuần hành phản đối của họ, khoảng từ vài chục đến hơn một ngàn người, những người tham gia cầm áp phích, giương biểu ngữ, và phát các danh sách khiếu nại cho bất cứ ai đi ngang qua. Họ thường mặc quần áo có ghi những từ ngữ và hình ảnh tóm tắt các khiếu nại và những lời kháng cáo của họ. Những chỉ trích phổ biến nhất của những người biểu tình là chống lại các cán bộ tỉnh thành và các cán bộ địa phương tịch thu đất nông nghiệp, trả tiền bồi thường cho họ rất ít, và sau đó giao đất cho các nhà đầu tư và các nhà phát triển để đổi lấy những khoản tiền khổng lồ và các lợi ích khác. Một điểm chung của những người biểu tình là các quan chức tham nhũng, không những đang ăn cắp đất của người dân, mà còn lấy mất kế sinh nhai của họ.
Trên internet, người ta có thể dễ dàng tìm thấy hàng trăm câu chuyện, những lời bình luận và các cuộc phỏng vấn mới về các chính sách cụ thể của chính phủ Việt Nam bị chỉ trích, cũng như các văn phòng và các quan chức đặc biệt. Internet cũng có rất nhiều bài nói về các công nhân đình công đòi có được đồng lương đủ sống và cải thiện điều kiện làm việc. Ngoài ra còn có các bài viết trên mạng của những người theo chủ nghĩa dân tộc, trách cứ chính phủ Việt Nam không có hành động gì thật sự để chống lại các cuộc xâm nhập của Trung Quốc vào lãnh thổ Việt Nam và khai thác tài nguyên thiên nhiên Việt Nam.
Chính quyền có chăm chú lắng nghe những người này và những lời chỉ trích chính trị khác của công chúng, họ có đáp lại một cách đồng cảm và có trách nhiệm [với dân] hay không? Một số thì có, nhưng theo các cuộc thăm dò quốc gia và các nguồn thông tin khác cho thấy, một bộ phận lớn các quan chức chính phủ thì không.
Chính quyền đặt tường lửa chống lại các trang mạng trên internet có nội dung trái với quan điểm chính thống. Không chỉ các blog của những nhà phê bình người Việt là mục tiêu [bị tấn công], mà Facebook và các trang web tiếng Việt của BBC, RFA, RFI và một số phương tiện truyền thông khác trên toàn thế giới cũng là mục tiêu. Trong khi một người Việt Nam hiểu biết về công nghệ có thể tìm cách để vượt qua những trở ngại mà chính phủ tạo ra, nhưng nhiều người dân khác đang bị chúng gây cản trở.
Tham nhũng được cho là ngày càng trở nên phổ biến, không chỉ ở cấp địa phương, mà còn ở các cấp cao nhất. Các chiến dịch của chính phủ, các chỉ thị và những bài phát biểu chống tham nhũng ảnh hưởng rất ít trong nhiều năm qua. Một lý do quan trọng mà các nhà phê bình lập luận, thậm chí một số đại biểu Quốc hội Việt Nam, là các cơ quan phụ trách chống tham nhũng, hoặc là bỏ qua hoặc chính họ cũng tham nhũng. Một số người Việt thạo tin nói rằng, ngay chính thủ tướng cũng có những quan chức tham nhũng bao quanh ông ta, và nhiều lời đồn đại rằng ông ta quá giàu, tài sản vượt xa số tiền lương của ông là một công chức suốt đời có thể kiếm được.
Thu hồi đất (thường có tham nhũng đi kèm) là nguyên nhân của hơn 70% các đơn khiếu nại mà các văn phòng chính phủ Việt Nam đã nhận được trong những năm gần đây. Tuy nhiên, dự thảo sửa đổi luật đất đai, mà chính phủ phổ biến trong tháng 9, giải quyết rất ít nhu cầu trọng tâm của các nhà phê bình rằng không nên lấy đất của nông dân để phục vụ lợi ích của các nhà phát triển và các nhà đầu tư. Họ lập luận rằng nếu đất có bị tịch thu thì phải vì lợi ích chung – ví dụ như để xây dựng một đường cao tốc hay một căn cứ quân sự quan trọng – nông dân cần đền bù công bằng và thỏa đáng.
Về mối quan hệ với Trung Quốc, chính quyền Việt Nam nói rằng họ đang sử dụng các kênh ngoại giao để đối phó với sự xâm nhập bất ngờ của Trung Quốc. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục công khai tán dương Trung Quốc như một người bạn thân thiết của Việt Nam, đối đãi các quan chức Trung Quốc với sự tôn trọng tối đa và nghi lễ trang trọng. Trong khi đó, các nhà chức trách Việt Nam lại đe dọa công dân của mình, những người tham gia một số cuộc biểu tình có hàng trăm người suốt hai năm qua, chống lại Trung Quốc lợi dụng Việt Nam. Gần đây, một tòa án ở Thành phố Hồ Chí Minh xử hai người phản đối, hai người này đã sáng tác các bài hát chỉ trích phản ứng của chính quyền để Trung Quốc xâm lấn lãnh thổ Việt Nam ở Biển Đông (Nguyên văn: Nam Hải) và kêu gọi người Việt tham gia các cuộc biểu tình để phản đối. Tòa án tìm thấy hai người phạm tội tuyên truyền chống nhà nước và kết án một người 4 năm tù và người kia 6 năm tù giam. Việc kết án này chỉ là một trong nhiều ví dụ cho thấy nhà chức trách Việt Nam đang bắn vào người gửi thông điệp, thay vì đối phó với những lời than phiền và chỉ trích chính đáng của người dân.
Vẫn còn hy vọng chính phủ Cộng sản Việt Nam sẽ phản ứng có trách nhiệm hơn và bớt hà khắc hơn, mặc dù triển vọng ít lạc quan hơn bây giờ so với quá khứ.
Benedict J. Tria Kerkvliet là Giáo sư danh dự tại Khoa Thay đổi Xã hi và Chính trị, Trường Nghiên cứu Quốc tế, Chiến lược và Chính trị, Đại học Quốc gia Úc.
Nguồn: East Asia Forum
Bản tiếng Việt © BS2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét