Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Tin ngày 29/11/2012

  • Hộ chiếu "lưỡi bò": Đòn phủ đầu của Bắc Kinh cho những ai còn ảo tưởng (RFI) - Hộ chiếu « lưỡi bò » : Đòn phủ đầu của Tập Cận Bình cho những ai còn ảo tưởng Trung Quốc sẽ hòa dịu hơn ở Biển Đông. Trước hành động in bản đồ hình lưỡi bò trong đó bao trùm gần hết diện tích Biển Đông lên hộ chiếu mới, chính quyền Trung Quốc đã gây bất bình cho rất nhiều nước.
  • Vì sao Hoa Kỳ nhất quyết quay lại châu Á ? (RFI) - Trong bài phân tích mang tựa đề « Vì sao Hoa Kỳ nhất quyết quay lại châu Á » đăng trên nhật báo kinh tế Les Echos hôm nay 28/11/2012, tác giả cho rằng đó là nhằm tái quân bình lực lượng tại châu Á để đối phó với sức mạnh đang lên của Trung Quốc, hiện đang là đầu tàu kinh tế khu vực.
  • Pháp và nhiều nước Châu Âu sẽ ủng hộ Palestine tại LHQ (RFI) - Theo yêu cầu của tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào ngày 29/11/2012, sẽ bỏ phiếu về một nghị quyết cấp cho Palestine quy chế Nhà nước Quan sát viên tại Liên Hiệp Quốc. Sau một thời gian do dự, nước Pháp, qua lời Ngoại trưởng Laurent Fabius hôm 27/11, sẽ bỏ phiếu thuận.
  • Thủ tướng Thái thoát khỏi kiến nghị bất tín nhiệm (RFI) - Hôm nay, 28/11/2012, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã dễ dàng thoát kiến nghị bất tín nhiệm mà phe đối lập đưa ra trước Quốc hội, với lý do bà đã không nỗ lực chống tham nhũng. Việc bà Yingluck thoát hiểm cũng dễ hiểu, vì đảng của bà chiếm đa số ở Quốc hội, nắm đến 3/5 số ghế.
  • Nhật âm thầm chuyển đổi chiến lược quân sự để đối phó với Trung Quốc (RFI) - Trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng tăng cường sự hiện diện quân sự trên các vùng biển chung quanh, Tokyo cũng đã tranh thủ thời cơ, chuyển đổi chiến lược quân sự theo chiều hướng can thiệp nhiều hơn vào các địa bàn khu vực. Do việc các động thái của Trung Quốc ngày càng gây lo ngại nơi các láng giềng, hành động của Nhật không còn gặp phản đối như trước đây, mà trái lại đã rất được hoan nghênh.
  • Phóng viên Không Biên giới khai trương website chống kiểm duyệt (RFI) - Các bloger, nhà báo, những người vẽ biếm họa thường bị kiểm duyệt giờ đây có được một công cụ để thoát nạn này : đó là website chống kiểm duyệt mang tên WeFightCensorship. Địa chỉ web này vừa được tổ chức Phóng viên Không Biên giới, trụ sở tại Pháp, tung ra vào hôm qua 27/11/2012.
  • Achentina mở phiên tòa xét xử tội ác của chế độ độc tài cũ (RFI) - Hôm nay 28/11/2012, phiên tòa lớn xét xử tội ác của chế độ độc tài cũ đã mở ra tại thủ đô Buenos Aires. Những bị cáo trong phiên tòa này, chủ yếu là giới quân nhân Achentina dưới chế độ độc tài, liên quan đến đợt thủ tiêu hàng nghìn người đối lập trong thập niên 1970. Vụ án này mang tên "chuyến bay tử thần'.
  • Đụng độ lại xảy ra trong biểu tình chống tổng thống Ai Cập (RFI) - Sau cuộc tập hợp lớn chưa từng có của dân chúng phản đối tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi, hôm nay 28/11/2012, tại Cairo, nhiều vụ xô xát giữa người biểu tình và lực lượng chống bạo động lại nổ ra dữ dội. Theo ghi nhận của AFP, các vụ đụng độ diễn ra từ đêm qua trong các khu phố xung quanh quảng trường Tahrir và vẫn tiếp tục kép dài cho đến sáng nay.
  • Philippines từ chối đóng dấu hộ chiếu Trung Quốc. Bắc Kinh tố cáo láng giềng vạch lá tìm sâu (RFI) - Đúng như chờ đợi của giới quan sát, Philippines ngày 28/11/2012 đã quyết định không đóng dấu thị thực vào quyển hộ chiếu mới của Trung Quốc, bên trong có in tấm bản đồ lưỡi bò khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông. Bị đả kích về hành động "bá quyền" của mình, Trung Quốc đã lớn tiếng tố cáo ngược lại các nước này là đã cố tình "vạch lá tìm sâu".
  • Báo đảng Trung Quốc bị hớ khi trích dẫn báo Mỹ để ca ngợi Kim Jong Un (RFI) - Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc đã bị hớ khi đăng bài dẫn lại thông tin của một tờ báo hài hước của Mỹ ca ngợi vẻ đẹp hình thể của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-Un. Hôm nay, 28/11/2012, tờ báo này đã phải rút xuống bài viết đăng trên trang điện tử.
  • Tổng thư ký ASEAN : Biển Đông có thể trở thành "Palestine của châu Á" (RFI) - Trả lời phỏng vấn tờ nhật báo Anh Financial Times vào hôm nay 28/11/2012, tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cảnh báo là các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông có thể biến vùng này thành một “Palestine của châu Á”. Ông cho rằng những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên các đảo đang tranh chấp với Việt Nam, Philipines và các nước khác có nguy cơ gây mất ổn định toàn khu vực.
  • Đụng độ tiếp diễn tại Cairo (VOA) - Đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình Ai Cập tiếp tục sang ngày hôm nay sau khi cuộc biểu tình rầm rộ chống lại ông Morsi diễn ra vào ngày hôm qua
  • Sự gắn kết của ASEAN gặp thách thức (VOA) - ASEAN đối mặt với áp lực lớn khi cần phải chứng tỏ vai trò là tổ chức khu vực trong việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền chồng chéo nhau ở Biển Ðông
  • Việt Nam, Brunei tăng cường quan hệ (VOA) - Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Brunei, nước sẽ giữa chức chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2013
  • Philippines cũng tẩy chay 'lưỡi bò' (BBC) - Giới chức Philippines cũng quyết định không đóng dấu chứng thực nhập cảnh lên hộ chiếu có đường 'lưỡi bò' của Trung Quốc.
  • Đánh bom chết người ở Syria (BBC) - Ít nhất 20 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong hai vụ đánh bom bằng xe hơi tại thủ đô Damascus của Syria.
  • Báo Đảng Trung Quốc 'mắc lỡm' (BBC) - Nhân dân Nhật báo chạy tin 'Kim Jong-un được bầu là người đàn ông sexy nhất thế giới' mà không ngờ đây chỉ là chuyện châm biếm.
  • Mỹ nghĩ gì về 'hộ chiếu lưỡi bò'? (BBC) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói việc Mỹ đóng dấu nhập cảnh lên hộ chiếu có đường 'lưỡi bò' không có nghĩa thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc.
  • Những Ninja cuối cùng tại Nhật (BBC) - Học tiếng Anh qua video: Nhật Bản đang tìm tới những sư phụ Ninja cuối cùng còn lại trên đất nước này để quảng bá cho du lịch.
  • Trả giá đắt vì hộ chiếu lưỡi bò (BaoMoi) - Đại tá Trần Nhung, nhà bình luận quốc tế, cho rằng hộ chiếu in đường lưỡi bò là bước leo thang mới trong tham vọng độc chiếm biển Đông, đang khiến cả khu vực và chính Trung Quốc trả giá đắt
  • Biển Đông dễ thành “Palestine châu Á” (BaoMoi) - Ngay cả một số chuyên gia Trung Quốc cũng cảm thấy khó hiểu trước động thái in bản đồ “đường lưỡi bò” lên hộ chiếu mới của chính quyền Bắc Kinh
  • Đường chín đoạn không có ý nghĩa (BaoMoi) - Ngày 27-11, mạng tin “Sankei” (Nhật Bản) đưa tin về việc Trung Quốc cho in hình bản đồ Trung Quốc có đường chín đoạn vào các tấm hộ chiếu mới của nước này. “Sankei” mô tả các đường đứt đoạn có hình chữ U hay “đường lưỡi bò” này gần như quây kín toàn bộ Biển Đông, khiến các nước trong khu vực lên tiếng phản đối.
  • Chủ quyền quốc gia trên biển (BaoMoi) - Hai Phiếm nghe ai nói rằng bản đồ không có giá trị pháp lý về chủ quyền quốc gia thì bực lắm. Ông bảo:
  • Philippines từ chối đóng dấu, Trung Quốc tố ngược các nước (BaoMoi) - (Dân trí) - Philippines hôm nay 28/11 cho biết sẽ từ chối đóng dấu lên hộ chiếu “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Trong khi đó, sau khi bị đả kích về hành động bá quyền của mình, Trung Quốc quay sang tố ngược các nước là “vạch lá tìm sâu”.
  • Tắm biển, 1 học sinh mất tích (BaoMoi) - (TNO) Chiều 28.11, một nhóm gồm 8 học sinh lớp 8G và 8H của Trường THCS Tôn Đức Thắng (xã Hòa Thành, H.Đông Hòa, Phú Yên) rủ nhau xuống bãi biển Đông Tác (ở P.Phú Đông, TP.Tuy Hòa) chơi. Trong lúc bảy học sinh khác chỉ đùa sóng thì em Bùi Việt Hiền (học sinh lớp 8G) đã xuống biển tắm, sau đó bị sóng cuốn trôi và mất tích.
  • Tin ảnh thế giới trong ngày (28/11) (BaoMoi) - Dân Trung Quốc phản ứng "đường lưỡi bò" trên hộ chiếu, thi hài ông Arafat được hỏa thiêu sau khi lấy mẫu, hay Triều Tiên có khả năng phóng tên lửa tầm xa trong vài ngày tới... là những tin tức nổi bật trong ngày.
  • “In hộ chiếu đường lưỡi bò là sai lầm và thiếu hiểu biết” (BaoMoi) - (Dân trí) - “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở lịch sử và pháp lý. Việc in “đường lưỡi bò” lên hộ chiếu của Trung Quốc là hành động “sai lầm và thiếu hiểu biết” – nhiều đánh giá được đưa ra sau hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 4.
  • Tuyên bố chung Việt Nam - Brunei (BaoMoi) - (VOV) -Hai bên khẳng định cam kết đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác trên tất cả các lĩnh vực trong thời gian tới
  • Tổng thống Mỹ Barack Obama: Ba ngày ở Đông Nam Á (BaoMoi) - Vừa tái đắc cử được 2 tuần, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên, và "hướng" của chuyến đi là đến châu Á với tâm điểm là Đông Nam Á - khu vực đang trở thành "mặt trận" chiến lược mới trong chính sách đối ngoại nhiệm kỳ II của ông.
  • Tránh nguy cơ Biển Đông thành Palestine châu Á (BaoMoi) - Trên tờ Financial Times ngày 27.11, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan đã có những bình luận thẳng thắn khi cho rằng, biển Đông có thể trở thành một Palestine khác nếu các nước không nỗ lực hơn để tháo bỏ ngòi nổ.
  • “Biển Đông có nguy cơ trở thành Palestine châu Á” (BaoMoi) - (TNO) Tổng thư ký sắp mãn nhiệm của ASEAN Surin Pitsuwan cảnh báo rằng các tranh chấp biển Đông có nguy cơ trở thành Palestine châu Á, sa vào cuộc xung đột dữ dội, gây chia rẽ sâu sắc các quốc gia và gây bất ổn cho toàn khu vực.
  • ASEAN với vai trò toàn cầu (BaoMoi) - (DĐDN) Chưa bao giờ lãnh đạo thế giới quan tâm nhiều tới cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN như hiện nay.
  • Trung Quốc hành động thiếu hiểu biết (BaoMoi) - Bên lề hội thảo Việt Nam học vào hôm qua (27.11) tại Hà Nội, nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế đã lên tiếng về việc Trung Quốc in “đường lưỡi bò” trên hộ chiếu.
  • Tập huấn quy hoạch và lập kế hoạch quản lý không gian biển và vùng bờ (BaoMoi) - Trong khuôn khổ Dự án “Quy hoạch không gian vùng bờ biển - phòng ngừa thiên tai và phát triển bền vững”, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam phối hợp với Cơ quan Điều phối các biển Đông Á (COBSEA) tổ chức khóa tập huấn “Quy hoạch và lập kế hoạch quản lý không gian biển và vùng bờ” từ ngày 27-11 đến ngày 2-12-2012 tại Đồ Sơn, TP. Hải Phòng. Tham gia khóa tập huấn có 42 học viên đến từ các bộ, ngành và địa phương ven biển.
  • Dư luận phản ứng gay gắt hộ chiếu in “đường lưỡi bò” (BaoMoi) - (Toquoc)-Sau Philippines, Việt Nam, Ấn Độ, Đài Loan, dư luận tiếp tục phản ứng gay gắt việc Trung Quốc cấp hộ chiếu điện tử có in hình bản đồ "đường lưỡi bò". Vấn đề này cũng gặp phải sự phản ứng từ chính người dân Trung Quốc.
  • Trung Quốc ngang nhiên tiến những bước gây bất bình (BaoMoi) - Ông Surin Pitsuwan, tổng thư ký sắp mãn nhiệm của ASEAN nói rằng, châu Á đang bước vào giai đoạn “tranh cãi nhiều nhất” trong những năm gần đây khi Trung Quốc trỗi dậy, quả quyết trong tuyên bố chủ quyền với hầu như toàn bộ Biển Đông bất chấp sự chồng lấn với các nước Đông Nam Á khác.
  • Thời tiết hôm nay (BaoMoi) - Tin gió mùa Đông Bắc: Cùng với các tỉnh ở Bắc bộ, các tỉnh Bắc và Trung Trung bộ đã và đang tiếp tục chịu ảnh hưởng của không khí lạnh. Do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở Bắc bộ có mưa vài nơi; khu vực các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế có mưa rải rác; gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 2 - 3, vùng ven biển cấp 3 - 4; ở vịnh Bắc bộ và khu vực phía Bắc Biển Đông có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7. Biển động. Các tỉnh Bắc bộ trời rét.
Bản tin tiếng Anh


  • Stock index nears four-year low (Washington Post) - Analysts say Chinese shares are unlikely to rebound quickly after closing at their lowest level in nearly four years on Tuesday.
  • Demand for steel to rise 4.1% next year (Washington Post) - Demand for steel in China is expected to rise 4.1 percent in 2013, as the nation's economic growth gets back on track, according to an industry think tank.
  • China 'essential to European recovery' (Washington Post) - The former leaders of Germany and France told a financial conference over the weekend that a stabilizing Chinese economy will prove essential to economic recovery in Europe, as it continues to battle against financial uncertainty and an ongoing debt crisis.
  • China's airport construction takes off (Washington Post) - As the global aviation industry is being hit by a downturn due to flagging tourist demand, China is seeing an airport construction boom driven by local governments.
  • Models shine at Guangzhou auto show (Washington Post) - The 10th China (Guangzhou) International Automobile Exhibition runs from Nov 22 to Dec 2.Exhibitors have hired models who can compliment their cars in order to attract more visitors and potential buyers.
  • Contractors land more deals (Washington Post) - Chinese offshore contractors have landed more deals in developed economies as part of efforts to enhance their global presence.
  • PICC aims to raise $3.6b in HK offering (Washington Post) - PICC's initial public offering will provide an additional vehicle for investors to gain exposure to the growing integrated insurance business in China.
  • Making it all work in the real world (Washington Post) - This shortfall in talent has become particularly noticeable as China's economic base shifts from low-cost manufacturing, mostly for exports, to high-tech industries and a bigger domestic market.
  • Let's keep talking (Washington Post) - The declining popularity of the once-ubiquitous MSN service shows how new messaging technology keeps us more connected than ever, Eric Jou reports.
  • Jet launch inspires 'Carrier-Style' online craze (Washington Post) - Chinese Internet users have been tirelessly imitating auspicious hand signals by crew members of the country's first aircraft carrier, Liaoning, in celebration of a crucial breakthrough in marching toward a deep-sea navy.
  • Snow brings traffic misery (Washington Post) - Most parts of Gansu province experienced light snow or sleet and a drop in temperature, leading to some roads becoming frozen and traffic problems.
  • Comparison is cruel (Washington Post) - Some meals you eat and forget, others are memorable. In the latter category was a lamb chop from chef Kenny Fu at Le Quai some time ago.
  • 1.1m sit national public servant exam (Washington Post) - About 1.12 million candidates sat the National Public Servant Exam, an increase of 150,000 from last year, according tothe State Administration of Civil Service.
  • Jailed tycoon Wu Ying stands trial (Washington Post) - A former wealthy Chinese businesswoman, jailed on suspended death penalty over financial fraud, stood trial as plantiff in two civil cases on property disputes.
  • Final farewells for retired soldiers (Washington Post) - A retired soldier salutes to a sentry in Lanzhou, capital city of Northwest China's Gansu province on Nov 25, 2012. The date is the national retirement day for Chinese soldiers as most veterans leave the army for their hometown around this day.
  • China conducts flight landing on aircraft carrier (Washington Post) - After its delivery to the People's Liberation Army (PLA) Navy on September 25, the aircraft carrier has undergone a series of sailing and technological tests, including the flight of the carrier-borne J-15, naval sources said.

 Chuyển Giao Quyền Lực của Trung Cộng được Nhìn từ Cơ quan Trấn Áp

Tác giả: Matthew Robertson
Thứ tư, 21 Tháng 11 2012 01:32
Các lực lượng an ninh quốc nội không còn là gia trang của phe Giang Trạch Dân
Meng Jianzhu in Beijing, 2010. Meng, a new member of the Politburo, took over as head of the Communist Party's security forces. (Ng Han Guan/AFP/Getty Images)Mạnh Kiến Trụ tại Bắc Kinh năm 2010. Mạnh là thành viên mới của Bộ chính trị và đứng đầu các lực lượng an ninh. (Ng Han Guan/AFP/Getty Images)Trong số các kết quả tổng kết vốn khá tinh vi của Đại hội đảng 18 vừa rồi, có một sự thay đổi vị trí cơ quan quan trọng : người đứng đầu các lực lượng an ninh của Đảng Cộng sản Trung Quốc giờ không còn có chân trong Thường vụ Bộ chính trị nữa. Nhưng ông ta vẫn là thành viên của Bộ chính trị, cơ quan 25 người nắm giữ quyền lực cao nhất của Đảng.

Trong gần một thập kỷ cơ quan này trông nom gần như tất cả mọi khía cạnh của hệ thống tư pháp, và được gọi tên là Ủy ban Chính trị và Lập pháp (ủy ban chính pháp) - Political and Legislative Affairs Committee (PLAC). Đứng đầu cơ quan này chủ yếu là nhân vật trung thành với Giang Trạch Dân. Từ năm 2002 là La Cán, một tay tín cẩn của Giang, và từ năm 2007 là Chu Vĩnh Khang, một kẻ trung thành với bộ mặt tàn ác và có liên hệ sâu với ngành dầu mỏ.

Lãnh đạo mới của PLAC là Mạnh Kiến Trụ, người hiện đang là bộ trưởng cục an ninh công cộng và vừa được tuyển mộ vào Bộ chính trị.

Vấn đề quyết định ai điều khiển PLAC là thiết yếu với ĐCSTQ. Mỗi năm đảng tiêu tốn 110 tỉ $ cho an ninh quốc nội, con số này cao hơn cả chi tiêu cho quốc phòng. Các cơ quan trực thuộc PLAC rất đồ sộ : bao gồm một hệ thống tòa án, trại lao động và nhiều kiểu nhà tù, trung tâm giam giữ, trung tâm tẩy não, văn phòng công tố, cảnh sát, nhiều lực lượng cảnh sát chìm, và 1.5 triệu cảnh sát vũ trang nhân dân - có hiệu quả như quân đội thường trực.

Không bị giám sát, ai mà điều khiển các lực lượng an ninh có thể đóng vai trò quyết định ảnh hưởng đến chính sách an ninh quốc nội, và cả nuôi dưỡng các đội nhóm quân đội, hưởng lợi từ ngân sách khổng lồ rót cho PLAC. Trần Quang Thành, một nhà hoạt động chính trị bị mù đã trốn thoát khỏi căn nhà bị giam giữ đầu năm nay, đã cho biết nhiều tiền mặt đã được đưa cho những người canh gác anh, nhiều trong số đó có liên hệ chặt với các quan chức địa phương.

Xung Đột Quyền lực


Sự thật việc PLAC giờ sẽ nằm dưới quyền kiểm soát của Bộ chính trị là sản phẩm của cuộc xung đột quyền lực giữa ban lãnh đạo Hồ Cẩm Đào và phe nhóm của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, phe mà kiểm soát cơ quan PLAC trong thời gian dài - theo nhiều nhà phân tích chính trị Trung Quốc.

Giang cần giữ cho các lực lượng an ninh nằm dưới quyền kiểm soát sau khi khởi phát cuộc bức hại lên Pháp Luân Công năm 1999, một chiến dịch an ninh đòi hỏi lượng khổng lồ, liên tục đầu tư nguồn lực của quốc gia, điều mà nhiều người đã thấy là vô ích và lãng phí. Vô số đồng tiền đã được chi cho việc duy trì chiến dịch này, bao gồm việc xây dựng và mở rộng các trại lao động và trung tâm tẩy não, phát triển các hệ thống giám sát cải tiến cao, và huy động số lượng lớn nhân viên an ninh trên khắp quốc gia nhằm thực thi các chỉ thị của chế độ Trung cộng.

Khi Hồ Cẩm Đào nắm quyền năm 2002, Giang mở động thường vụ Bộ chính trị thêm 2 ghế, và đưa vào La Cán và Lý Trường Xuân, lần lượt nắm PLAC và Bộ Tuyên truyền, nhằm đảm bảo chiến dịch bức hại không bị gián đoạn. Chu Vĩnh Khang kế nhiệm La Cán. Nhưng với những gì diễn ra gần đây năm nay, đã không có người để giao cho cái việc này.

"Bạc Hy Lai là ứng viên cho việc nắm giữ PLAC", Xia Yiyang, giám đốc cấp cao về chính sách và nghiên cứu tại Human Rights Law Foundation, trụ sở Washington, cho biết qua một phỏng vấn điện thoại. "Một khi Bạc Hy Lai ra đi sẽ không có ai đủ khả năng trong thường vụ Bộ chính trị với kinh nghiệm và độ tín nhiệm để nắm vị trí của Chu Vĩnh Khang".

Kế hoạch giao việc cho Bạc đã bị phá vỡ một cách ngoạn mục khi vào đầu năm nay, Vương Lập Quân, phó tướng của y đã đào tẩu vào lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô.

Trước đây đã có một điều mà nhiều nhà phân tích gọi là hai trung tâm quyền lực trong một chế độ, với việc Chu Vĩnh Khang kiểm soát PLAC nằm ngoài sự cai quản của lãnh đạo Hồ Cẩm Đào. Điều đó là một dàn xếp chiến lược của Giang khi y rút lui, quyền lực trọng đại của thể chế được giao phó cho từng thành viên trong thường vụ Bộ chính trị.

Vụ chuyển giao quyền lực gần đây của PLAC không còn là quân cờ của Giang Trạch Dân nữa, mà giờ được nằm chắc trong cơ quan chính của Đảng, và ý tưởng của việc có "2 hạt nhân" trong Đảng, một là PLAC, đã không còn nữa.

"Đó là sự hợp nhất cho quyền lực một-Đảng, vậy nên họ có thể sử dụng PLAC để trấn áp nhân dân hiệu quả hơn, và không để nó liên quan đến xung đột nội bộ đảng", học giả nghiên cứu về chủ nghĩa độc tài sống tại Đức, Zhung Weiguang, cho biết.

"Nhưng chúng ta phải rõ ràng rằng sẽ không có gì thay đổi trong cách mà họ sẽ sử dụng PLAC để bức hại người dân Trung Quốc", ông nói thêm.

Vùng Chiến

A police guard stands in a courtyard inside the No.1 Detention Center in Beijing in October. The regime's budget for domestic security is at least $110 billion, more than is spent on national defense. (Ed Jones/AFP/Getty Images)Một cảnh vệ canh gác tại sân trong của Trung tâm giam giữ số 1 tại Bắc Kinh. Mỗi năm Trung cộng chi 110 tỉ USD cho an ninh quốc nội, con số cao hơn chi tiêu quốc phòng. (Ed Jones/AFP/Getty Images)
"Vấn đề là cái quan điểm 'duy trì sự ổn định' là chính sách của Đảng. Đây là cách duy nhất để chúng có thể duy trì quyền lực", nhà nghiên cứu Xia nói. Khái niệm "duy trì sự ổn định" bao quát phạm vi các kỹ thuật cưỡng bức bởi chế độ nhằm đàn áp bất đồng chính kiến, kiểm soát internet, tống giam và tra tấn bằng dùi cui điện.

"Đây là một vùng chiến. Đó là chiến đấu. ĐCSTQ đang chiến đấu chống lại cả quốc gia. Có quá nhiều vấn đề mà họ không thể xử lý theo cách bình thường, như các quốc gia khác", Xia nói."Các quốc gia khác có thể quản lý các vấn đề xã hội, nhưng ở đây không có sự quản lý. Họ phải sử dụng quyền lực để đàn áp".

Hệ thống duy trì sự ổn định, ít ra với dạng thức hiện tại, có được phần lớn là nhờ những đổi mới trong việc áp bức ra sao lên các học viên Pháp Luân Công. Các kỹ thuật áp bức được áp dụng lên Pháp Luân Công sau đó được áp dụng rộng rãi hơn lên dân chúng, theo báo cáo Xia trình lên Nghị viện Châu Âu năm 2011.

Nhưng với tình hình hiện tại, hệ thống phức tạp của bạo lực tăng trưởng hơn 13 năm qua, đi cùng với phát triển kinh tế mau lẹ và tàn phá xã hội dẫn đến mất cân đối kinh tế, việc tim ra một phương tiện mới để chăm chú vào các vấn đề sẽ là không thể thực hiện, Xia tin tưởng.

"Họ cần thứ gì đó để triển khai cho cái hệ thống hiện tại nếu họ không muốn sử dụng nó nữa, nhưng điều đó có nghĩa rằng cả xã hội sẽ phải thay đổi. Có nghĩa rằng cải cách chính trị. Họ sẽ không đi con đường đó. Thế nên họ phải sự dụng cái hệ thống hiện tại này."

Sự tràn lan với việc xâm chiếm của quyền lực PLAC vào đời sống hằng ngày của công dân Trung Quốc đã có thể không còn phô diễn rõ ràng như sát kỳ đại hội đảng 18, như tổng kết tại Bắc Kinh tuần trước. Diều và chim bồ câu bị cấm trên bầu trời, dao cắt rau quả bị bỏ khỏi kệ hangfm hàng hàng nhà bất đồng chính kiến bị bắt giữ hoặc bị tống ra khỏi Bắc Kinh, kiểm soát chặt internet được đưa vào, và xe taxi phải khóa kín cửa sổ phía sau, nhằm tránh người đi xe rải truyền đơn chính trị.

"Lần này cho đại hội 18, chúng đã dùng 1.4 triệu nhân viên an ninh", Xia nói."Bạn có thể hình dung ra sao việc chúng phải cần đến một lực lượng đồ sộ như vậy? Nó có ý nghĩa là chúng xem cả quốc gia là kẻ thù của chúng"

Ghi chú của Ban Biên tập  : Khi mà cựu trưởng công an Trùng Khánh, Vương Lập Quân (Wang Lijun), đào ngũ đến với Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô ngày 6 tháng Hai để tự cứu mạng mình, y đã khuấy động một cơn bão chính trị mà vẫn chưa hề lắng dịu. Một cuộc chiến đằng sau bức màn làm bật ra quan điểm các quan chức dành cho cuộc bức hại Pháp Luân Công. Phe phái với bàn tay đẫm máu - gồm các quan chức do cựu chủ tịch Giang Trạch Dân (Jiang Zemin) vận động để tiến hành cuộc bức hại - đang tìm kiếm việc trốn tránh trách nhiệm cho các tội ác họ phạm phải và tìm cách tiếp tục duy trì chiến dịch này. Các quan chức khác đang chối bỏ bất kỳ việc tham gia nào vào cuộc bức hại. Các sự kiện cho thấy một sự chọn lựa rõ ràng cho các quan chức và công dân Trung Quốc, và cả người dân Thế giới : ủng hộ hoặc là phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công. Lịch sử sẽ ghi chép lại sự chọn lựa của mỗi người.

(Đại Kỷ Nguyên)

Dân TQ chia rẽ về ‘hộ chiếu lưỡi bò’

Đường lưỡi bò trong hộ chiếu Trung Quốc
Người dân Trung Quốc cảm thấy bực mình với mẫu hộ chiếu mới

Mẫu hộ chiếu vừa mới ra mắt của Trung Quốc có đính kèm đường lưỡi bỏ khẳng định chủ quyền của nước này đối với hầu hết Biển Đông không chỉ làm bùng phát tranh cãi ngoại giao mà còn gây chia rẽ dư luận trong nước.

Trong khi một số cây bút bình luận và các ý kiến trên mạng kêu gọi chính quyền kiên định và phớt lờ những sự phản đối này, một số khác bày tỏ lo lắng với những rắc rối mà hộ chiếu mới gây ra cho họ.

‘Không đi nữa’

Truyền thông Trung Quốc đã đưa tin rộng rãi về ‘phản ứng thái quá’ và ‘gây khó dễ’ của Việt Nam đối với các công dân của họ.

Mặc dù cuối cùng các du khách Trung Quốc dùng mẫu hộ chiếu mới cũng được phép vào Việt Nam nhưng họ than phiền rằng họ phải mất thời gian và phiền toái để được cấp thị thực mới.

Trên các phương tiện truyền thông nhà nước, người dân Trung Quốc thể hiện sự ủng hộ cho mẫu hộ chiếu mới và cáo buộc mọi vấn đề là do các nước láng giềng của họ gây ra.

Nói về bản đồ mới được in trên hộ chiếu, một nữ sinh viên đại học họ Trần phát biểu trên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV như sau: “Vùng biển đấy phải được in vào bởi vì từ xưa nó đã là của Trung Quốc. Các hòn đảo ấy từ xưa là của chúng ta cũng giống như Điếu Ngư Đảo. Chúng ta phải lấy lại những gì thuộc về mình.”

"Nếu tranh cãi tiếp tục lớn chuyện thì chắc chắn tôi sẽ không đi đến những nước này."
Trần Sở Lương, người dân Bắc Kinh

Một người dân Bắc Kinh có tên là Trần Sở Lương được dẫn lời nói rằng: “Nếu tranh cãi tiếp tục lớn chuyện thì chắc chắn tôi sẽ không đi đến những nước này.”
Trên trang blog của mình được đặt trên trang mạng của Hoàn cầu thời báo, cây bút bình luận Trịnh Hợp Bình viết: “Mặc dù việc này đã gây ra những cản trở đối với những người dân đi lại các nước láng giềng, chúng ta không nên nhượng bộ. Có lẽ đây thử thách đối với ngoại giao Trung Quốc ngay sau Đại hội 18.”

‘Dân đen chịu khổ’

Tuy nhiên những tiếng nói chỉ nhằm trực tiếp vào nước khác đã không đạt được kết quả mong muốn.

Trên diễn đàn Sina Weibo, mặc dù có những tiếng nói cứng rắn ủng hộ mẫu hộ chiếu mới nhưng đồng thời cũng có rất nhiều lời chỉ trích cách hành xử của Bắc Kinh.

Một người dùng tên là ‘Nhìn mây dưới nước’ than phiền: “Hộ chiếu Trung Quốc cực kỳ khó dùng. Bộ Ngoại giao xin hãy làm ơn đừng gây thêm rắc rối nữa.”

Người dân Trung Quốc nhập cảnh tại cửa khẩu Lào Cai
Người Trung Quốc mất nhiều thời gian hơn để làm thủ tục với mẫu hộ chiếu mới

Một người khác có nick là ‘Zhuge Mengde’ nói ‘Đây thật sự là một hành động không có nghĩa lý gì của chính phủ Trung Quốc. Nếu có khả năng thì hãy ra mà lấy lại biển đảo. Đừng bắt dân thường phải trả giá cho những hành động ngu ngốc của chính quyền.”

Còn ‘Tianyaliulo’ thì viết: “Vấn đề tranh chấp lãnh thổ là Bộ Ngoại giao phải giải quyết. Họ không tự giải quyết được nên giờ đây họ đẩy người dân ra chiến tuyến.”

Một số công dân mạng cho rằng chính phủ có ý tưởng này cũng một phần bởi vì ‘giới tinh hoa sa đọa’ bản thân họ không bị dính vào những rắc rối do hộ chiếu mới đem lại.

‘Summer Emily’ nói: “Các bố già toàn nắm hộ chiếu nước ngoài. Chỉ có dân đen là chịu khổ.”

Làm nhẹ vấn đề

Trước những lời ta thán từ trong nước và chỉ trích từ các nước, chính phủ Trung Quốc dường như đang cố giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

"Vấn đề tranh chấp lãnh thổ là Bộ Ngoại giao phải giải quyết. Họ không tự giải quyết được nên giờ đây họ đẩy người dân ra chiến tuyến."
Công dân mạng Trung Quốc có nick là Tianyaliulo

Nữ phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh đã phát biểu tại một cuộc họp báo hôm 22/11 rằng mẫu hộ chiếu mới ‘không nhằm vào một nước nào cụ thể’ và rằng ‘Trung Quốc sẵn sàng liên lạc với các nước liên quan và tiếp tục thúc đẩy tiếp xúc.’

Hồng Lỗi, một phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao khác, nói hôm 27/11 rằng ông ‘không hay biết việc Việt Nam từ chối đóng dấu thị thực vào mẫu hộ chiếu mới của Trung Quốc.”

Hôm 25/11, ông Triệu Can Thành, một học giả chuyên về Đông Nam Á tại Học viện Quan hệ quốc tế Thượng Hải, phát biểu trên tờ Hoàn cầu thời báo: “Tôi nghĩ Trung Quốc không tính giải quyết tranh chấp chủ quyền bằng cách in bản đồ. Vấn đề này chỉ có thể giải quyết thông qua con đường ngoại giao. Suy cho cùng, không thể vì chuyện này mà gây đình trệ việc trao đổi công dân giữa Trung Quốc và nước ngoài.”

Bài do BBC Monitoring tổng hợp.
(BBC)

Phản hồi về đề nghị Thủ tướng Việt Nam từ chức

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

27.11.2012

Trà Mi xin chào đón quý vị và các bạn đến với Tạp chí Thanh Niên hằng tuần của đài VOA.

Một sự kiện chưa từng có trước nay tại nghị trường Việt Nam khi một đại biểu Quốc hội công khai đề nghị Thủ tướng từ chức vì không tròn trách nhiệm với dân, quản lý kém để tham nhũng tràn lan và phát sinh những thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế và tín nhiệm quốc gia.

Trên diễn đàn Quốc hội hôm 14/11, đại biểu Dương Trung Quốc chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng liệu ông có thấy mình nặng trách nhiệm với đảng nhưng nhẹ trách nhiệm với dân và nên làm gương từ chức hay không. Câu trả lời của ông Dũng không đề cập tới “trách nhiệm với dân”, chỉ tập trung nói về công trạng và trách nhiệm với đảng. Người đang ở nhiệm kỳ 5 năm thứ nhì tuyên bố ông không chạy, không xin, mà được đảng phân công làm Thủ tướng, và vì vậy, ông sẽ tiếp tục ‘nghiêm túc thực hiện’ như đã làm trong suốt 51 năm theo đảng.

Hồi đáp của ông Dũng gây tranh cãi và phẫn nộ cho công chúng đang bất mãn trước sự yếu kém của vị Thủ tướng đương thời. Trong số này, có ba bạn trẻ từ Hà Nội và Sài Gòn tham gia cuộc thảo luận phần 1 trên Tạp chí Thanh Niên đài VOA hôm nay.

Sơn Hà Nội: Câu hỏi của ông Quốc rằng Thủ tướng nghĩ thế nào về ý kiến cho rằng ông nhẹ trách nhiệm với dân mà nặng trách nhiệm với đảng. Câu hỏi này đã hàm ý rằng quyền lợi của đảng và quyền lợi của dân là không trùng nhau. Nếu chúng ta lâu nay vẫn nghe rằng đảng cộng sản Việt Nam chỉ ‘phục vụ quyền lợi cho nhân dân’ như ông Hồ Chủ Tịch nói, thì một người Thủ tướng thông minh sau 51 năm đi theo đảng phải trả lời rằng: ‘Tôi phục vụ đảng cũng là phục vụ dân’. Nhưng toàn bộ câu trả lời của ông chỉ nói về đảng rằng tôi đi theo đảng, đảng phân công và tôi làm. Điều này có nghĩa là anh phải làm tròn trách nhiệm với đảng, khi nào đảng mời anh ra thì anh mới thôi. Ở đây chúng ta thấy rõ yếu tố hoàn toàn không phải là do dân bầu lên như Thủ tướng Nhật hay Tổng thống Mỹ, mà là đảng cử ông ra làm. Trong trường hợp này, ông Dũng rất thật thà khi vô tư nói rằng vấn đề này không phải là dân, mà là đảng. Các vị cũng chứng kiến rồi, hôm họp trung ương đã quyết định không kỷ luật đồng chí X, mà tôi vẫn tại nhiệm. Ở đây ông Dũng nói rằng nếu tự tôi từ chức là tôi thoái thác trách nhiệm của đảng, vi phạm điều lệ đảng. Bởi vì cái đảng này không phải là đảng của dân, không vì dân, mà đảng này là đảng của cộng sản. Phát biểu của ông nói lên bản chất của vấn đề đảng trị trong xã hội Việt Nam.

Trà Mi: Anh nói câu trả lời của Thủ tướng rất ‘thật lòng’, nhưng anh có hài lòng không?

Sơn Hà Nội: Ở Việt Nam này có rất nhiều vấn đề không thể hài lòng, nhưng tôi ‘hài lòng’ (với câu trả lời của ông Dũng) ở chỗ là tôi có một Thủ tướng ‘thật thà’. Qua câu trả lời của mình, ông nói lên hết bản chất của chế độ.

Quang Hà Nội: Ông Dương Trung Quốc đã tạo nên một sự kiện chưa có tiền lệ trong lịch sử Việt Nam khi đứng trước nghị trường yêu cầu Thủ tướng từ chức. Ông Quốc là người dũng cảm, dám nói điều mà không nhiều người trong chốn nghị trường dám nói. Cần có những người dám nói lên những điều mà nhiều người nghĩ và muốn được phát biểu. Những tiếng nói và ý kíên như vậy phải vang lên trên nghị trường.

Trà Mi: Trước đề nghị mà bạn cho rằng nhiều người đồng tình, câu trả lời của Thủ tướng đương nhiệm bạn thấy thế nào?

Quang Hà Nội: Câu hỏi của ông Quốc khiến rất nhiều người ngạc nhiên. Còn câu trả lời của ông Dũng thì không chỉ ông ấy mà bất cứ người nào trong đảng cộng sản Việt Nam cũng trả lời tương tự như vậy thôi.

Việt Sài Gòn: Đại biểu Quốc hội phải nêu ra những câu hỏi đại diện cho quyền lợi của nhân dân. Vấn đề ông Quốc nêu tôi cảm thấy không bất ngờ, nhưng tôi thích thú với câu hỏi của ông ấy và câu trả lời của ông Dũng vì ông Dũng nói rõ bản chất của đảng cộng sản.

Trà Mi: Việt đồng ý với ý kiến của Sơn. Quang cho rằng câu hỏi bất ngờ nhưng câu trả lời không bất ngờ. Vì sao bạn không bất ngờ trước câu trả lời của Thủ tướng?

Sơn Hà Nội: Vì bản chất chế độ nó thế mà.

Việt Sài Gòn: Đúng rồi. Ông Dũng nói ông không xin chức và không thoái thác chức nào đảng giao. Nếu ông là người có lòng tự trọng, có liêm sỉ, khi thấy tình cảnh đất nước yếu kém, kinh tế đi xuống, người dân đói khổ, dân oan khiếu kiện dài ngày, thì Thủ tướng nên là người từ chức đầu tiên trước khi đảng cho ông nghỉ. Ngược lại, ông ấy trả lời câu hỏi đó cười rất tươi. Cho nên, tôi nghĩ rằng ông là người không có liêm sỉ.

Trà Mi: Trước câu chất vấn Thủ tướng có thấy mình ‘nặng trách nhiệm với đảng, nhẹ trách nhiệm với dân’, không thấy Thủ tướng trả lời việc này, không biết ông có thấy điều đó hay không. Thế còn các bạn có thấy điều đó hay không?

Việt Sài Gòn: Dù ông không nói thẳng, nhưng toàn bộ câu trả lời chỉ nhắc tới đảng. Không có câu nào nhắc tới dân. Điều này cho thấy ông chỉ đặt quyền lợi của đảng trên hết chứ không phải là quyền lợi của dân. Trong khi đó họ lúc nào cũng kêu là ‘dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra’, và ‘của dân, do dân, vì dân’, mà câu trả lời của ông hoàn toàn không có chữ ‘dân’ nào cả.

Trà Mi: Một câu hỏi chất vấn Thủ tướng về trách nhiệm của ông với dân, mà Thủ tướng chỉ nêu lên trách nhiệm và công trạng với đảng. Điều đó cho các bạn suy nghĩ thế nào?

Sơn Hà Nội: Ở đây chúng ta thấy rõ sự đối lập giữa công trạng đối với đảng và những sự khốn khổ cho nhân dân. Kinh tế suy sụt, người dân càng ngày càng bị bần cùng hóa. Thế nhưng ông ấy vẫn cứ đề cao rằng mình có nhiều thành tích cho đảng. Thế thì thành tích của đảng là gì, là bần cùng hóa nhân dân.

Trà Mi: Vì sao Thủ tướng phải chịu trách nhiệm với nhân dân trong khi chính ông cũng đã nói lên thực tế rằng vị trí của ông là do đảng phân công, chứ không phải do dân?

Quang Hà Nội: Xét từ góc độ đảng viên, có thể ông Dũng là một đảng viên đỏ chói. Đối với đảng ông không hề sai, nhưng quyền lợi của đảng cộng sản và của nhân dân Việt Nam nói chung đã tách rời nhau khá lâu rồi. Những con người trong đảng cộng sản nhân danh ‘nhân dân’ đang hưởng những lợi ích từ tham nhũng v..v..Điều này đặt ra câu hỏi cho rất nhiều người phải suy nghĩ rằng đã đến lúc phải thay đổi chưa và phải thay đổi như thế nào?

Trà Mi: Tại sao Thủ tướng lại có thể ‘nặng trách nhiệm với đảng’ và ‘nhẹ trách nhiệm với dân’? Vì sao thực tế éo le như vậy lại có thể tồn tại, hiện hữu một cách danh chính ngôn thuận tại Việt Nam? Những yếu tố nào hỗ trợ và tạo điều kiện cho nó?

Sơn Hà Nội: Rất đơn giản vì Việt Nam không có quyền tự do ngôn luận, báo chí thông tin bị bưng bít, dân lúc nào cũng nghe ra rả rằng ‘do dân, vì dân’. Chúng ta cũng phải thừa nhận rằng trình độ dân trí Việt Nam đang còn thấp. Người ta chỉ nghĩ đến những quyền lợi nho nhỏ như mớ rau, con cá thôi.

Việt Sài Gòn: Tôi là một người thế hệ trẻ, không sống dưới thời chiến tranh. Nhưng theo tôi hiểu, cách đây 37 năm về trước khi đảng cộng sản gọi là ‘giải phóng Việt Nam’, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân mong đất nước được thống nhất. Còn sau đó cho tới thời điểm hiện giờ, nghịch lý rằng một Thủ tướng yếu kém đưa tới một đất nước yếu kém như vậy mà vẫn tồn tại hiển nhiên như vậy cho thấy rõ ràng hệ thống công an và chính quyền để kiểm soát nhân dân rất chặt chẽ. Họ kiểm soát tất cả mọi thứ để đàn áp nhân dân.

Trà Mi: Việt nêu lên một số yếu tố nữa mà bạn cho là tạo điều kiện cho những nghịch lý tại Việt Nam bao gồm ‘công an trị’, cách thức cai trị người dân khiến dân không dám nói, không phải dân trí thấp mà là dân biết nhưng không dám nói. Bạn nào có ý kiến khác?

Việt Sài Gòn: Trà đàm vỉa hè, cà phê, tôi nghe rất nhiều người dân từ ông xe ôm cũng biết rất nhiều. Nhưng họ nói với nhau chỉ để nghe với nhau vậy thôi, chứ họ không dám lên tiếng mạnh mẽ. Không phải là họ không biết. Họ biết tất cả. Họ hiểu yếu kém của đất nước hiện nay là do đâu, do ai. Tham nhũng ra sao, họ đều biết hết.

Trà Mi: Quang có ý kiến nào khác không?

Quang Hà Nội: Còn yếu tố nữa là cơ chế để kiểm soát quyền lực mà bản thân trong đảng cộng sản cũng bắt đầu nhận thấy. Vừa rồi họ cũng có chấn phong, cởi mở, kiểm điểm lẫn nhau. Đảng cũng thấy là đảng viên của mình hỏng quá rồi, không có cơ chế tốt để kiểm soát được. Ở các xã hội phát triển, ý thức và dân trí trong cộng đồng cao, thì có người làm thế (từ chức), hoặc bị ép buộc phải làm thế. Ở Việt Nam thì điều đó chưa xảy ra vì họ không thể nào lấy tay phải chém tay trái của họ được. Không có cơ chế nào kiểm soát hiệu quả bằng việc để cho sự giám sát đó trở về với người dân đúng nghĩa. Và việc này không thể xảy ra trong một chế độ chỉ có một đảng cầm quyền và không có sự giám sát của một đảng khác. Nội bộ đảng cộng sản không phải không có những người tốt. Nhưng những người tốt đặt trong một cơ chế như thế thì họ bị tha hóa dần và bị cuốn vào cái guồng máy đó dần. Trong môi trường chạy chọt, không minh bạch như thế, dần dần những lợi ích về mặt vật chất và quyền lực sẽ làm người ta xấu xa. Ở đây tôi nghĩ mấu chốt vấn đề nằm ở cơ chế đang vận hành đất nước này. Chỉ có một lời giải duy nhất là phải dân chủ hóa một cách đích thực để quyền lực của người dân phải được trả về cho dân và họ có thể giám sát. Đến chừng đó thì tham nhũng sẽ được hạn chế đi rất nhiều.

Trà Mi: Cách tốt nhất để buộc các lãnh đạo cấp cao tại Việt Nam phải có trách nhiệm trước dân và phải biết tự trọng từ chức khi không tròn phận sự là gì? Vai trò và sự cần thiết của văn hóa từ chức ra sao? Mời quý vị đón nghe phần trao đổi tiếp theo trong chương trình Tạp chí Thanh Niên đài VOA vào giờ này, tuần sau.

Để nghe lại cuộc phỏng vấn này, chia sẻ quan điểm, và trao đổi với độc giả khắp nơi, mời quý vị vào trang nhà voatiengviet.com.

Muốn nhận các câu chuyện hằng tuần của Tạp chí Thanh Niên đài VOA gửi trực tiếp vào máy tính của mình, mời các bạn đăng ký dịch vụ RSS miễn phí và tải PODCAST từ trang chính của Ban Việt Ngữ Đài Tiếng nói Hoa Kỳ www.voatiengviet.com.

Trà Mi xin cảm ơn và mong đón tiếp quý vị và các bạn trong Tạp chí Thanh Niên đài VOA tối thứ sáu và chủ nhật hằng tuần.
Trà Mi (VOA)

'Biển Đông có nguy cơ trở thành vấn đề Palestine của Châu Á'

Tổng thư ký ASEAN sắp mãn nhiệm Surin Pitsuwan cảnh báo rằng các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông có nguy cơ trở thành vấn đề ‘Palestine của Châu Á’

27.11.2012

Nhà ngoại giao hàng đầu của Đông Nam Á mới lên tiếng cảnh báo rằng các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông có nguy cơ trở thành vấn đề ‘Palestine của Châu Á’, xấu đi thành cuộc xung đột bạo lực gây chia rẽ các nước và gây bất ổn toàn bộ khu vực.

Ông Surin Pitsuwan, Tổng thư ký sắp mãn nhiệm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gồm 10 nước thành viên, nói rằng Châu Á đang bước vào một giai đoạn ‘cam go nhất’ trong những năm gần đây khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông cũng như có đụng độ với Việt Nam, Philippines và các nước khác trên vùng biển này.

Nhà ngoại giao Thái Lan nói rằng nếu các nước không tìm cách hóa giải tình thế một cách mạnh mẽ hơn mà vẫn có tiếp tục gây căng thẳng, thì vùng Biển Đông ‘có thể biến thành một Palestine khác’.

Ông Pitsuwan cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc cùng với sự chuyển dịch trọng tâm của Hoa Kỳ sang Châu Á đã đặt các quốc gia Đông Nam Á vào tình thế phải chọn lựa.

ASEAN gần đây đã rơi vào tình trạng thiếu đoàn kết khi Campuchia, một đồng minh của Bắc Kinh và hiện là chủ tịch luân phiên của tổ chức, đã không đứng về phía Philippines và Việt Nam để đoàn kết đối phó với Trung Quốc.

Ông Pitsuwan cho rằng bản thân Campuchia cũng phải tìm cách cân bằng lại mình, và làm những gì nước này phải làm.

Ông cũng cho rằng tình thế xấu đi tại vùng Biển Đông là hệ quả của ‘sự năng động bên trong Trung Quốc’, khi Bắc Kinh chú trọng vấn đề chủ quyền lãnh thổ vì sự thay đổi lãnh đạo gần đây, cũng như sự thịnh vượng gia tăng và tiến trình xây dựng nhà nước vẫn tiếp diễn.

Nhà ngoại giao này cho rằng cách thức tốt nhất để tránh một cuộc xung đột là ASEAN và Trung Quốc phải đạt đồng thuận về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

Ông Pitsuwan sẽ rời nhiệm sở vào tháng tới sau 5 năm làm tổng thư ký ASEAN.

Nguồn: Financial Times, CNA
(VOA)

Trí thức Việt Nam phản đối hộ chiếu in hình "lưỡi bò" của TQ

2012-11-28

Hơn 140 trí thức Việt Nam tính đến ngày 27 tháng 11 đã ký tên vào Tuyên bố Phản đối Nhà cầm quyền Trung Quốc in hình 'lưỡi bò' lên hộ chiếu công dân.

(AFP) Một nữ công an Trung Quốc ở Giang Tô so sánh hộ chiếu Trung Quốc cũ (bên trái) và hộ chiếu điện tử mới (bên phải) hôm 14-05-2012.

Cách làm 'thâm hiểm' của Trung Quốc

Danh sách của số trí thức Việt Nam đầu tiên ký vào tuyên bố vừa nêu gồm những vị nhân sĩ, giáo sư, các nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực, các tu sĩ... Họ là những người đang sinh sống làm việc tại Việt Nam và cả ở nước ngoài.

Số trí thức Việt Nam có chung quan điểm cực lực phản đối hành động bị cho là khiêu khích của nhà cầm quyền Trung quốc khi cho phát  hành hộ chiếu công dân có in hình lưỡi bò trên đó.

Theo các trí thức ký tên trong tuyên bố phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc in hình 'lưỡi bò' lên hộ chiếu công dân thì hành động đó của chính quyền Trung Quốc có tính toán kỹ lưỡng bấy lâu nay.

Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học VN, nguyên thành viên Tổ tư vấn của thủ tướng Võ Văn Kiệt, Ban nghiên cứu của thủ tướng Phan Văn Khải, một trong những người ký tên vào bản tuyên bố nhắc lại cơ sở của phản đối của những trí thức Việt Nam đối với hộ chiếu in hình lưỡi bò của Trung Quốc như sau:
Quan trọng hơn nữa là một loạt những bản đồ mà có thể nói cuộc chiến bản đồ nằm trong toàn bộ âm mưu của giới cầm quyền TQ. Cho nên việc in đường 'lưỡi bò' hoang tưởng trên hộ chiếu của nước này là một bước tiến mới trong tham vọng khống chế Biển Đông
Giáo sư Tương Lai
Nghe đâu việc này đã có từ trước, lâu rồi và vừa rồi rộ lên và người ta mới thấy hóa ra đây mới là bộ mặt thật của giới cầm quyền Trung Quốc trong âm mưu muốn biến Biển Đông thành ao nhà riêng của họ. Thực ra âm mưu bành trướng này có từ rất lâu. Trong 50 năm qua họ liên tục có những bước đi thể hiện rõ ràng mục đích này: từ việc xâm chiếm các hòn đảo của các nước trong khu vực ( Việt Nam, Philippines...) ; đồng thời đưa ra những tuyên bố trên mọi diễn đàn quốc tế.

Mẫu hộ chiếu mới của Trung Quốc có in đường lưỡi bò mà họ đòi hỏi trên Biển Đông. Source báo TQ/peopledaily
Mẫu hộ chiếu mới của Trung Quốc có in đường lưỡi bò mà họ đòi hỏi trên Biển Đông. Source báo TQ/peopledaily

Quan trọng hơn nữa là một loạt những bản đồ mà có thể nói cuộc chiến bản đồ nằm trong toàn bộ âm mưu của giới cầm quyền Trung Quốc. Cho nên việc in đường 'lưỡi bò' hoang tưởng trên hộ chiếu của công dân nước này là một bước tiến mới trong tham vọng khống chế Biển Đông. Nếu phân tích thì đây là một hành động cực kỳ nham hiểm không chỉ đối với Việt Nam mà cả các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế có chung quyền lợi trên Biển Đông.

Phân minh đúng sai, nói rõ cho dân

Một người nằm trong số 140 trí thức đầu tiên ký vào tuyên bố phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc in hình 'lưỡi bò' lên hộ hộ chiếu công dân, kiến trúc sư Trần Thanh Vân, người trước đây từng học tập tại Trung Quốc cho biết cần phải làm đúng nguyên tắc:

Ai đến Việt Nam cũng đều có lý do riêng của họ và chúng ta thông cảm đối với họ; nhưng nếu Nhà Nước của họ mà làm thủ tục không được chấp nhận, quan hệ ngoại giao không được đúng thì họ phải chịu thôi. Họ phải tự đấu tranh với chính quyền của họ.
Tôi hoan nghênh anh em công an ở một vài cửa khẩu đã bắt đầu thế rồi. Song nhóm ngày hôm nay như thế, nhóm ngày mai có được thế không? Điều đó liên quan đến chỉ huy, mà chỉ huy nghe lệnh của ai thì chúng ta biết rồi!
kiến trúc sư Trần Thanh Vân
Người dân Trung Quốc hay bất cứ người nước nào đến đây cũng có lý do chính đáng. Đi chơi cũng là chính đáng- đi một ngày đàng học một sàng khôn, đi chơi cũng tốt, chúng ta hoan nghênh; nhưng nếu giấy tờ thủ tục ngoại giao không đúng thì ta phản đối. Phản đối tốt nhất là không chấp nhận, không làm. Đó là đúng đắn. 

Bản đồ khu vực hình lưỡi bò mà Trung Quốc công bố chủ quyền trên biển Đông. AFP
Bản đồ khu vực hình lưỡi bò mà Trung Quốc công bố chủ quyền trên biển Đông. AFP

Tôi hoan nghênh anh em công an ở một vài cửa khẩu đã bắt đầu thế rồi. Song nhóm ngày hôm nay như thế, nhóm ngày mai có được thế không? Điều đó liên quan đến chỉ huy, mà chỉ huy nghe lệnh của ai thì chúng ta biết rồi!

Trong tuyên bố, các trí thức cho biết họ ủng hộ tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam khi tuyên bố việc làm đó của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan đến Biển Đông.

Giáo sư Tương Lai cho rằng cần phải nêu rõ những âm mưu của phía Trung Quốc cho mọi người dân được thấy :

Nếu như ai đó chỉ đặt lợi ích kinh tế ví dụ như lợi ích du lịch, lợi ích đầu tư đi trước thì sẽ chấp nhận điều này, mà khi chấp nhận điều này thì tức đã 'bập' vào kịch bản của Trung Quốc: công nhận hành động bành trướng và thủ đoạn xâm lược của Trung Quốc. Đây là một toan tính mà không thể không vạch trần trước dư luận quốc tế.

Trong nước, việc vạch trần điều này ra có ý nghĩa lớn lắm vì từ lâu về mặt Nhà nước hay nói đến '16 chữ vàng' và '4 tốt' trong mối quan hệ với Trung Quốc. Thậm chí còn tuyên bố vấn đề Biển Đông không phải là vấn đề 'toàn cục' trong mối quan hệ Việt- Trung, rồi 'đừng để vấn đề Biển Đông làm ảnh hưởng mối quan hệ Việt- Trung'. Đó là những luận điệu không thể nào chấp nhận được vì đó là sự 'ru ngủ' trước hành động xâm lược thực sự của Trung Quốc.
Nếu như ai đó chỉ đặt lợi ích kinh tế ví dụ như lợi ích du lịch, lợi ích đầu tư đi trước thì sẽ chấp nhận điều này, mà khi chấp nhận điều này thì tức đã 'bập' vào kịch bản của Trung Quốc: công nhận hành động bành trướng và thủ đoạn xâm lược của TQ.
Giáo sư Tương Lai
Cương quyết hơn

Đối với những động thái từ các cơ quan chức năng Việt Nam thực hiện như công an ở một số cửa khẩu của Việt Nam không đóng dấu vào hộ chiếu có in hình 'lưỡi bò' của người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam, kiến trúc sư Trần Thanh Vân vẫn còn nghi ngại và bà đòi hỏi cần phải quyết liệt hơn và phải làm đến cùng trong vấn đề này:

Thực sự mà nói tôi có hiểu một điều là nếu đụng độ mà chưa xảy ra, máu chưa đổ thì chưa thể thay đổi được. Ta làm việc gì đó mà chưa tích cực tức kéo dài quan hệ xấu, nuôi dưỡng quan hệ xấu. Nếu tích cực hơn, hôm nay có thể xấu nhưng ngày mai tốt lên. Đó mới là niềm hy vọng của mọi người.

Giáo sư Tương Lai nhắc lại những bài học lịch sử của Việt Nam trong việc chống lại sự bành trướng của Trung Quốc từ phương Bắc:

Từ thế kỷ thứ 13, đứng trước lực lượng quá chênh lệch- mấy chục vạn quân Nguyên kéo đến, ông cha ta đã dùng sức mạnh dân tộc qua Hội nghị Diên Hồng để phát động tinh thần quyết chiến bằng cách ghi trên hai cánh tay hai chữ 'Sát Thát'. Chính nhờ đó mới có ba lần đánh thắng quân Nguyên.
Thực sự mà nói tôi có hiểu một điều là nếu đụng độ mà chưa xảy ra, máu chưa đổ thì chưa thể thay đổi được. Ta làm việc gì đó mà chưa tích cực tức kéo dài quan hệ xấu, nuôi dưỡng quan hệ xấu. Nếu tích cực hơn, hôm nay có thể xấu nhưng ngày mai tốt lên.
kiến trúc sư Trần Thanh Vân
Ngày nay âm mưu của Trung Quốc nham hiểm hơn; nhưng thế và lực của Việt Nam cũng khác trước rất nhiều. Đặc biệt bây giờ chúng ta có mối quan hệ với các nước ASEAN. ASEAN rất ngại âm mưu bành trướng của Trung Quốc sang Biển Đông xuống vùng Đông Nam Á. Mà Việt Nam là nước cận kề mà Trung Quốc xem như là khúc xương mắc ngang cuống họng không cho họ nuốt trôi vùng Đông Nam Á và Biển Đông.

Lợi ích của họ đối với Biển Đông có thể nói rất lớn, và họ đang muốn trở thành cường quốc về biển nữa, cho nên họ tăng cường lực lượng hải quân. Điều đó uy hiếp sự độc lập và phát triển của các nước Đông Nam Á cũng như của nhiều nước có mối quan hệ gắn bó với Châu Á- Thái Bình Dương từ Châu Âu, Châu Mỹ. Nếu nhà cầm quyền Việt Nam biết tranh thủ được lợi thế đó thì có thể nói có thể làm nhiều điều tốt hơn ông cha ta đã làm từ thế kỷ thứ 13.

Bản Tuyên bố Phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc in hình 'lưỡi bò' lên hộ chiếu công dân mà các trí thức Việt Nam đưa ra được làm tại ba thành phố Hà Nội- Huế- Sài Gòn hồi ngày 25 tháng 11 năm 2012.
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok

Đối phó với Trung Quốc bằng cách nào

2012-11-28

Trước những hành động khiêu khích của Trung Quốc đối với các nước trong khu vực, đã đến lúc phải nhìn vấn đề một cách cụ thể hơn, ngay cả tình huống chiến tranh sẽ được Trung Quốc tiến hành.

(AFP photo) Những tấm hộ chiếu điện tử Trung Quốc đang được in với bản đồ hình "lưỡi bò" bên trong hộ chiếu. Ảnh chụp hôm 08/5/2012

Đài Á châu Tự do đưa ra hai câu hỏi cho ba nhân sĩ trí thức hải ngoại nhằm tìm hiểu thêm nguyện vọng của một số lớn người Việt trước tình hình căng thẳng và rất nguy hiểm cho đất nước hiện nay.

Ba vị khách mời là Giáo sư Vũ Quốc Thúc hiện sống tại Pháp. Giáo sư đã giảng dạy tại Đại học Luật Khoa Sài Gòn và từng giữ chức Quốc Vụ Khanh từ năm 1968 cho tới 1972 dưới chính phủ của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Khách mời thứ hai là TS Phùng Liên Đoàn chuyên viên về hạt nhân. Trước năm 1975 ông làm việc tại Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, sau năm 75 ông là Tổng giám đốc công ty tư vấn Professional Analysis có văn phòng tại Nevada và Tennessee chuyên tư vấn các vấn đề về nhà máy hạt nhân.

Người thứ ba là ông Ngô Nhân Dụng, trước năm 1975 ông là giáo sư văn chương ở các trường Chu Văn An, Nguyễn Du. Sau năm 1975 ông giảng dạy tại các trường Võ Bị Hoàng Gia St. Jean, đại học Concordia, đại học McGill và đại học Québec tại Montréal (UQAM) về môn Tài chánh xí nghiệp. Hiện nay ông là cây bỉnh bút của Nhật báo Người Việt Tại California.

Việt Nam cần làm gì?

Mặc Lâm: Thưa giáo sư, theo ông thì Việt Nam cần tập trung vào điều gì nhất trong chiến lược lâu dài nhằm đối phó với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông?

Giáo Sư Vũ Quốc Thúc: Theo tôi thì Việt Nam chúng ta phải tìm cách thay đổi thể chế của mình đã. Trước hết mình phải làm thế nào cho mỗi người Việt Nam trong hay ngoài nứơc đều hãnh diện mình là người Việt Nam. Chuyện làm tôi bận tâm nhất là một phần lớn người Việt ở hải ngoại không muốn về nước nữa. Trong khi đó lại có xu hướng người trong nước, nhất là người trẻ lại muốn được ra hải ngoại để sung sướng hơn. Chuyện Biển Đông một khi chúng ta thống nhất, đoàn kết, một lòng một dạ thì ta không sợ ai cả. Một khi nhất trí thì mình sẽ bảo vệ đất nước một cách dễ dàng còn nếu chia rẽ trong nội bộ thì ngoại quốc sẽ lợi dụng tình trạng đó để xâm chiếm lãnh thổ của mình. Phải thống nhất nhân tâm. Khi toàn dân đồng lòng và lúc đó các đường lối được áp dụng chỉ chú trọng tới quyền lợi tối thượng của dân tộc chứ không riêng cho ai cả.

Mặc Lâm: Cũng câu hỏi này xin được dành cho nhà báo Ngô Nhân Dụng.
Phải biến vấn đề này thành vấn đề quốc tế chứ mình không thể cứng được bởi vì Việt Nam chỉ thiệt mà thôi bởi vì không có lợi gì trong cuộc đọ sức không cân xứng này.
TS Phùng Liên Đoàn
Nhà báo Ngô Nhân Dụng: Đối với vần đề Biển Đông tôi nghĩ chính quyền Việt Nam ngay bây giờ nên tìm cách quốc tế hóa vấn đề này. Đưa vấn đề này ra trước nhất tại Đông Nam Á và thứ hai là đưa ra trên các diễn đàn và các tòa án quốc tế để yêu cầu Trung Quốc phải giảm bớt những hành động có tính cách xâm lược, đè nén đối với người dân Việt Nam chứ không phải đối với chính quyền Việt Nam.

Đây là một việc cần làm ngay nhưng muốn cho công cuộc bảo vệ chủ quyền của nước ta ở Biển Đông hữu hiệu và lâu dài thì chuyện đầu tiên là Việt nam phải mạnh lên. Muốn mạnh lên thì Việt Nam cần phải đạt tới tỷ lệ tăng trưởng mỗi năm 9-10%. Việc phát triển kinh tế đó không phải là việc một chính quyền có thể một mình đứng ra làm đựơc mà cần phải có sự tham gia của toàn dân. Mà muốn toàn dân tham gia thì cần phải cải tổ không những cơ cấu kinh tế hiện nay quá chú trọng đến quốc doanh mà cần phải cải tổ cả chính trị để cho dân chúng có được tiếng nói về việc điều khiển công việc quốc gia thì lúc bấy giờ dân mới có thể giàu, nước mới có thể mạnh được.

Mặc Lâm: Và xin TS Phùng Liên Đoàn cho ý kíến.

TS Phùng Liên Đoàn: Theo tôi nghĩ mình là nước nhỏ, yếu mà lại gần Trung Quốc nhất nên họ sẽ đối xử với mình bằng nhiều chuyện như đã rồi. Giống như những trận đánh tại biên giới hay Hoàng Sa, Trường Sa thành ra mình phải hết sức mềm mỏng và phải tìm rất nhiều người bạn quốc tế. Phải biến vấn đề này thành vấn đề quốc tế chứ mình không thể cứng được bởi vì Việt Nam chỉ thiệt mà thôi bởi vì không có lợi gì trong cuộc đọ sức không cân xứng này.

Nếu chiến tranh xảy ra...

000_Hkg5492173-250.jpg
Lính hải quân Việt Nam với mô hình đảo Trường Sa Lớn tại Hải Phòng hôm 21/10/2012. AFP photo

Mặc Lâm: Bằng kinh nghiệm của mình thì theo quý vị, người Việt hải ngoại có sẵn lòng để đóng góp tiền bạc, trí tuệ thậm chí xương máu khi có chiến tranh xảy ra với Trung Quốc hay không?

TS Phùng Liên Đoàn: Cả hai ba triệu người Việt ở hải ngoại, bất kể làm việc bằng đầu óc hay chân tay họ luôn luôn có những bầu máu nóng yêu nước nhưng đóng góp bằng cách nào thì đó là một vấn đề khác. Vì đóng góp kể cả xương máu thì phải về Việt Nam đầu quân nhưng sự thực vấn đề liên lạc giữa chính phủ Việt Nam và người hải ngoại rất rời rạc không có một điều gì để thúc đẩy cho người Việt hải ngoại về Việt Nam thực hiện điều đó. Hai nữa đóng góp ở ngoại quốc thì bằng tiền bạc hay vận động những cơ quan bạn bè hay chính phủ của nước sở tại thì tôi nghĩ người Việt có thề làm được nhưng phải có tổ chức. Tổ chức ra sao, đóng góp cách nào thì cần phải có sự liên lạc rất là thân thiện giữa chính phủ và kiều bào.

Nhưng hiện giờ chính phủ Việt Nam không màng gì tới ý nghĩ và sự đóng góp của người Việt trong nước. Một số nhỏ làm việc trong tư cách lãnh đạo nhưng quyết định tất cả các công việc hệ trọng của đất nước thành ra làm nản lòng những người muốn đóng góp trí tuệ cũng như sức lực, tiền bạc, xương máu cho đất nước.

Mặc Lâm: Xin được quay lại với giáo sư Vũ Quốc Thúc.

Giáo Sư Vũ Quốc Thúc: Đó là bổn phận chứ không phải chuyện sẵn lòng hay không sẵn lòng một khi đã coi mình là dân Việt Nam. Nếu có xảy ra chiến tranh với Trung Quốc thì bằng mọi cách phải chống lại kẻ ngoại xâm. Nhưng điều trước tiên là ở trong nước phải làm thế nào để đoàn kết toàn dân. Hơn tám chục triệu người trong nứơc sẽ bị trước tiên nếu Trung Quốc xâm lăng. Rồi những người ở hải ngoại cũng sẽ về đóng góp lúc đó sẽ có những người cho rằng tôi không phải là dân Việt Nam nữa thì những người đó phải có sự chọn lựa. Trái lại nếu bảo rằng Việt Nam không thay đổi nên tôi chẳng về, thế thì mình đã quên tư cách người Việt Nam của mình thì hà tất phải bàn về thái độ đó nữa vì người ta đã chọn lựa rồi.
Đó là bổn phận chứ không phải chuyện sẵn lòng hay không sẵn lòng một khi đã coi mình là dân Việt Nam. Nếu có xảy ra chiến tranh với Trung Quốc thì bằng mọi cách phải chống lại kẻ ngoại xâm.
Giáo Sư Vũ Quốc Thúc
Mặc Lâm: Và nhà báo Ngô Nhân Dụng, ông nghĩ thế nào?

Nhà báo Ngô Nhân Dụng: Bất cứ ai là người Việt Nam, phần lớn người Việt ở nước ngoài đểu có tấm lòng thiết tha đối với tổ quốc vì vậy họ lúc nào cũng sẵn sàng đóng góp. Họăc là hiểu biết, họăc là tiền bạc, sức lực vào việc bảo vệ chủ quyền của nứơc Việt Nam. Nhưng tất nhiên người ta cũng phải dè dặt và chỉ góp công vào nếu người ta thấy việc góp công đó đưa tới sự phồn thịnh thật sự cho đất nứơc. Đưa tới được một nước Việt nam trong đó người dân được tự do phát triển.

Điều kiện để cho tất cả mọi người Việt Nam hải ngoại tham gia vào việc bảo vệ tổ quốc là phải có một nước Việt Nam thật sự tự do và độc lập.

Mặc Lâm: Xin cảm ơn ba vị khách mời, cám ơn quý thính giả đã bỏ công theo dõi chương trình lấy ý kiến này.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Nạn ỷ thế làm liều

2012-11-28

Những tin tức dồn dập vào cuối năm cho thấy núi nợ rất lớn của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước của Việt Nam, bên trong là nhiều khoản nợ xấu, loại khó đòi và sẽ mất.
(AFP photo) Nhân viên dịch vụ môi trường đô thị làm việc cho một dự án bất động sản ngoại thành Hà Nội ngày 04 tháng 10 năm 2012.

Nói về nợ nần, người ta cũng quan ngại về núi nợ có thể sụp đổ của hệ thống ngân hàng sau nhiều năm được bơm tín dụng để kích thích kinh tế. Được yêu cầu trình bày về các vấn đề này, chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa nói về một hiện tượng ông gọi là "ỷ thế làm liều".

Lạc quan thiếu cơ sở

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, báo cáo số 336/BC-CP của Chính phủ Việt Nam trình Quốc hội ngày 16 Tháng 11 có nói đến tình trạng ngập nợ của các Tập đoàn và Tổng công ty Nhà nước. Đồng thời, người ta cũng nhắc đến núi nợ rất cao và có thể sụp đổ của hệ thống ngân hàng. Theo dõi mục Diễn đàn Kinh tế từ nhiều năm nay, thính giả của chúng ta có thấy ông trình bày về các hiện tượng này từ những năm 2007 và 2008, tức là cách nay bốn năm năm rồi. Nghĩa là những hiện tượng bất thường này đã có nguyên nhân sâu xa từ lâu. Thưa ông, vì sao lại như vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ rằng nạn hồ hởi sảng và quản lý tồi có thể giải thích được khá nhiều chuyện. Nhưng quan trọng nhất, tình trạng mà tôi xin gọi là "ỷ thế làm liều" mới là nguyên nhân chính và nó xuất phát từ cơ chế kinh tế chính trị của Việt Nam. Tôi xin giải thích.

Hồ hởi sảng hay "lạc quan thiếu cơ sở" là nguyên nhân tâm lý phổ biến nhất của thị trường, của người dân và của nhà nước Việt Nam sau khi xứ này đổi mới kinh tế và dần dần hội nhập vào kinh tế thế giới với kết quả tăng trưởng rất cao. Rất cao ở đây là so với chính Việt Nam trong các năm trước, chứ nếu có so sánh với các quốc gia khác khi họ cũng bắt đầu chuyển hướng kinh tế trước đó nhiều thập niên thì chưa thấm vào đâu và lại còn có phẩm chất rất kém, bất công, thiếu quân bình và gây ô nhiễm môi sinh. Cao điểm của sự hồ hởi đó là khi Việt Nam được quy chế thương mại bình thường và vĩnh viễn với Hoa Kỳ và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới sau 16 năm thương thuyết. Vì quá lạc quan, thị trường Việt Nam không được chuẩn bị như vừa ra khỏi vùng nước lợ và bơi vào đại dương, vào biển lớn.

Vũ Hoàng: Và có phải rằng một trong những sự thiếu chuẩn bị ấy là khả năng quản lý vĩ mô không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng đúng như vậy nhưng thật ra tình trạng thiếu chuẩn bị ấy có thể còn phổ biến hơn là khả năng quản lý kinh tế của nhà nước. Tôi cho rằng cả nước thiếu chuẩn bị để sinh hoạt trong một không gian kinh tế khác, với thông tin và quy luật vận hành khác, luật lệ và quy tắc kinh doanh khác. Một thí dụ là khả năng thẩm định các dự án đầu tư của doanh nghiệp hay hồ sơ tín dụng của ngân hàng. Tính chất rủi ro bất ngờ của loại nghiệp vụ đó là điều còn mới và cần được thấu hiểu, được học hỏi. Trong giai đoạn thương thuyết với Mỹ, WTO hay với quốc tế nói chung, người ta không có nỗ lực thông tin rõ ràng về môi trường mới.

Sau đó, cũng do tình trạng hồ hởi sảng và quản lý tồi, Việt Nam mới ào ạt bơm tín dụng khiến lượng tín dụng cho ngân hàng đã tăng 25% một năm trong nhiều năm liền và gặp nguy cơ lạm phát vào năm 2007. Tiết mục chuyên đề của chúng ta đã phân tích hiện tượng này trong một chương trình phát thanh vào cuối năm đó và nội dung chương trình này vẫn được đài Á châu Tự do lưu trữ cho mọi người có thể tham khảo.

Vũ Hoàng: Xin cám ơn ông đã nhắc lại những chương trình đó để thính giả của chúng ta có cơ hội kiểm lại vì chúng tôi nhớ rằng ông cũng đã báo động về tình trạng dư nợ tín dụng của Việt Nam đã cao bằng tổng sản phẩm nội địa GDP, là một điều cực kỳ bất thường và bất trắc.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Sau đấy, vào năm 2008 thì vùng đại dương biển lớn lại bị giông bão với hàng loạt khủng hoảng của các tổ hợp đầu tư tài chính Hoa Kỳ. Trước hết là tập đoàn Bear Sterns vào Tháng Ba rồi Lehman Brothers cùng nhiều doanh nghiệp khác vào Tháng Chín năm 2008. Khi ấy, kinh tế Mỹ lại vừa bị nạn suy trầm từ Tháng 12 năm 2007 rồi cả thế giới bị hiện tượng Tổng suy trầm 2008-2009. Hiệu ứng suy trầm ấy dội ngược vào nền kinh tế Việt Nam đang bị nguy cơ lạm phát rất cao với giá thực phẩm tăng vọt mà các thị trường xuất khẩu thì co cụm trong khi Việt Nam vẫn nhập khẩu mạnh và bị nhập siêu. Vì vậy lãnh đạo kinh tế Việt Nam mới gặp bài toán lưỡng nan là phải vừa đạp thắng để ngừa lạm phát vừa phải tống ga để tăng trưởng cao, và kết cuộc thì lại học theo Trung Quốc mà ào ạt bơm tín dụng để kích thích kinh tế.

Ỷ thế làm liều

000_Hkg7828964-250.jpg

Một người dân đang đạp xe qua một dự án phát triển nhà xây dựng dở dang ở ngoại ô Hà Nội hôm 17/9/2012. AFP photo

Vũ Hoàng: Nhắc lại bối cảnh rộng lớn sâu xa ấy thì bà con mới nhớ đến không khí hốt hoảng vào năm 2008 rồi sau đó lại là sự lạc quan vô lối vào năm 2009, với hiện tượng bong bóng địa ốc nhờ tín dụng dồi dào. Cho đến khi bong bóng bị vỡ và nạn phá sản dây chuyền sau này. Bây giờ mình mới nói đến hiện tượng "ỷ thế làm liều", đó là cái gì vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Đất là một thuật ngữ kinh tế xuất phát từ kỹ nghệ bảo hiểm, gọi là "moral hazard" mà nếu dịch ra thành "rủi ro đạo đức" thì quá tối nghĩa đến độ vô nghĩa.

Ngành bảo hiểm có nghiệm thấy rằng những ai mua bảo hiểm để phòng ngừa một loại hiểm tai hay rủi ro nào đó thì thường vững tin là mình đã có bảo hiểm nên mới càng dễ gây rủi ro. Thí dụ tổng quát mà dễ hiểu hơn thì khi ta đi xe hai bánh, mình đều biết là sẽ gặp rủi ro lớn nếu có tai nạn nên lái xe tương đối thận trọng hơn. Cũng người đó, khi lái xe hơi bốn bánh mà lại là loại xe bốn bánh rất cao, to và cứng hơn thì sẽ có phản ứng tự tin đến bất cẩn và càng dễ gây ra tai nạn.

Nếu lại đi xe hơi của nhà nước và nghĩ rằng có gì thì cơ quan của nhà nước sẽ phải lo, người lái xe đó sẽ không cẩn thận bằng khi lái xe của mình. Đấy là phản ứng ỷ thế nhà nước để làm liều, trong tinh thần mà dân ta hay gọi là "cha chung không ai khóc."

Vũ Hoàng: Bây giờ thì có lẽ quý thính giả hiểu ra cách diễn dịch về hiện tượng "ỷ thế làm liều". Cái thế đó làm thay đổi thái độ sinh hoạt của chúng ta và nhất là cách thẩm định rủi ro vì ta tin rằng ai đó sẽ lãnh rủi ro chứ mình thì vẫn an toàn. Nếu cái thế đó lại xuất phát từ nhà nước mà trách nhiệm lại không phân định rõ ràng thì ta mới có hiện tượng ngày nay là nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước đã kinh doanh bất cẩn, vay mượn bừa phứa và gây ra rủi ro vỡ nợ.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa ông, đúng như thế đấy. Hiện tượng ỷ thế xảy ra khi nhiều người có cái thế không chính đáng, thậm chí là bất chính, để lấy những quyết định kinh doanh đầy rủi ro mà bản thân lại không chịu trách nhiệm.
Hiện tượng này xuất phát từ chủ trương kinh tế chính trị của hệ thống lãnh đạo, tức là từ chế độ chính trị của Việt Nam. Trước hết, chủ trương phát triển kinh tế qua vai trò chủ đạo của đảng và nhà nước khiến cho khu vực kinh tế nhà nước được bảo vệ và còn được bao che. Các tập đoàn kinh tế nhà nước hay tổng công ty có một quy chế pháp lý và kinh doanh riêng, không áp dụng cho tư doanh. Nhờ quy chế đó, giới lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước, vốn dĩ cũng phải là đảng viên, đã có thể lấy những quyết định kinh doanh, như đầu tư hay vay mượn, mà không bị trách nhiệm như các doanh gia tư nhân. Đấy là một chuyện khá cơ bản và sẽ còn là vấn đề khi mà Việt Nam vẫn có chủ trương khoanh vùng bảo vệ các tập đoàn nhà nước.

Trong khu vực được bảo vệ ấy, các tập đoàn nhà nước mới mở rộng phạm vi kinh doanh ra khỏi mục tiêu nguyên thủy, thí dụ như Điện lực vẫn có thể kinh doanh về ngân hàng hay bất động sản. Sở dĩ như vậy vì tập đoàn này nằm trong quỹ đạo quản lý và bao che của một Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Chủ tịch Hội đồng Chính phủ, tức là Thủ tướng chẳng hạn. Cái nạn bao che ấy mới giải thích những vụ phá sản động trời của Vinashin hay Vinalines và rất nhiều cơ sở khác. Bây giờ ta mới nói đến một hệ quả khác là nạn "tư bản thân tộc" hay "crony capitalism".

Nạn tư bản thân tộc

songda-hinh3-200.jpg
Tập đoàn Sông Đà trụ sở tại Hà Nội, ảnh minh họa. RFA photo

Vũ Hoàng: Thưa ông, trong nhiều chương trình trước đây, ông cũng đề cập đến nạn "tư bản thân tộc" này, đấy là cái gì vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Khi mà đảng và nhà nước đã khoanh vùng kinh tế để tạo điều kiện kinh doanh bất thường và nhiều rủi ro mà không ai bị trách nhiệm rõ ràng thì tay chân của đảng và nhà nước mặc nhiên có một vùng kinh doanh tự do và họ bèn đưa tay chân vào chia chác lợi thế bất chính này. Đấy là một hiện tượng khác của tình trạng một người làm quan cả họ được nhờ.

Yếu tố then chốt ở đây là quan hệ thân tộc, giữa những người cùng gia đình hay phe phái. Họ có cái thế chính trị ở trên để cạnh tranh bất chính với tư doanh ờ dưới mà lợi nhuận thì họ hưởng, rủi ro thì ai đó hứng chịu. Trong tình trạng luật pháp mập mờ và trách nhiệm thiếu phân minh thì những chuyện như vậy rất dễ xảy ra và chỉ công khai hóa một phần khi có tranh chấp về quyền lợi và ngụy trang thành một chiến dịch diệt trừ tham nhũng.

Trong tuần qua chẳng hạn, nhật báo The New York Times của Mỹ đã phanh phui thêm một lần nữa tình trạng tư bản thân tộc quanh gia đình của Thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc đã nhờ nhiều quyết định bất chính ở trên, thuộc phạm vi quyết định của Thủ tướng mà trở thành tỷ phú bằng đô la qua một nghiệp vụ đầu tư. Những trường hợp như vậy tất nhiên cũng xảy ra tại Việt Nam vì có cùng một môi trường kinh tế chính trị. Nếu có điều tra về lĩnh vực quản lý ngân hàng thì ta sẽ thấy ra chuyện ấy. Thí dụ như ai trong các ngân hàng thương mại của nhà nước đã thẩm định và phê duyệt hồ sơ vay tiền của một tập đoàn nhà nước cho một dự án có giá trị kinh tế rất thấp và rủi ro tín dụng rất cao? Khi các khoản nợ này sụp đổ, ai sẽ chịu trách nhiệm và ai sẽ thanh toán sự lỗ lã?

Vũ Hoàng: Thưa ông, như vậy thì cả một sâu chuỗi các vấn đề như sự lạc quan thiếu cơ sở của người dân, tình trạng quản lý rất kém của nhà nước, nạn ỷ thế làm liều của tay chân nhà nước và hiện tượng tư bản thân tộc và tham nhũng tỏa rộng từ trên xuống. Có phải rằng những sâu chuỗi ấy có một sự liền lạc bất thường là hệ thống chính trị hiện hành của Việt Nam hay không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Không muốn chơi chữ trong một vấn đề quá nghiêm trọng, nhưng thật sự đấy là "sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả sự nghiệp của đảng", một sự phá sản dây chuyên từ văn hóa đến chính trị, luật pháp và kinh tế rồi kinh doanh. Người ta chỉ có hy vọng giải quyết được vấn đề nợ nần này khi lãnh đạo công khai hóa mọi chuyện, người dân có tự do thông tin và có quyền phê phán và trừng phạt những kẻ có trách nhiệm. Những chuyện ấy chưa có thì người dân tiếp tục là nạn nhân, kinh tế tiếp tục bị khủng hoảng.

Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét