Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Bài viết đáng chú ý - Trưởng ban nội chính TW: "Báo cáo láo quen rồi"

'Đại biểu quốc hội' Việt Nam chỉ là “chim đưa thư”

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời của Chủ tịch quốc hội CSVN Nguyễn Sinh Hùng sáng 19 tháng 3 thú nhận rằng các ông bà đại biểu quốc hội đương chức hiện nay chỉ là những “con chim đưa thư.”


Ông này cho rằng theo quy định hiện hành, các ông bà nghị chỉ tiếp dân rồi chuyển thắc mắc của dân đến “cơ quan thẩm quyền để giải quyết” thì chẳng khác nào “chim đưa thư.”

Các ông bà đại biểu Quốc hội CSVN chỉ có hoan nghênh chứ không có tranh cãi, vì biết rằng “cãi lắm cũng chẳng được tích sự gì.” (Hình: Internet)
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Sinh Hùng đòi phải sửa luật hoạt động giám sát để tăng vai trò quyết định của quốc hội trong bộ máy “tam quyền phân lập.” Ông Hùng cho rằng với biện pháp này, may ra các ông bà nghị không còn là những “chim đưa thư” đơn thuần.

Tuy nhiên, dư luận cho rằng chỉ khi nào quốc hội CSVN có thẩm quyền cách chức ông thủ tướng thì mới bớt được tính chất bù nhìn của những “con chim đưa thư.”

Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông - vận tải Đinh La Thăng vừa bị cử tri tỉnh Đồng Nai tố “nuốt lời hứa” bỏ trạm thu phí đặt tại huyện Định Quán.

Theo ông Trương Văn Vở, phó trưởng đoàn đại biểu quốc hội tại tỉnh Đồng Nai, ông Đinh La Thăng đã hứa sẽ dẹp trạm thu phí đặt tại huyện Định Quán, nơi giáp ranh huyện Tân Phú thuộc tỉnh Đồng Nai. Lời hứa này được ông Thăng đưa ra hồi tháng 10 năm rồi. Tuy nhiên, theo ông Trương Văn Vở, cho đến ngày 19 tháng 3, trạm thu phí Định Quán vẫn hoạt động “bình thường” và còn tăng cao mức phí so với trước.


Trong một công văn gửi Bộ trưởng Đinh La Thăng, ông Trương Văn Vở nhắc lại lời hứa trên và nhắc khéo rằng “cử tri huyện Định Quán nói ông bộ trưởng thất hứa với họ.”

Tuyên bố của ông Trương Văn Vở được sự ủng hộ của Chủ tịch huyện Tân Phú, Ngô Sỹ Bảng. Sáng ngày 19 tháng 3, ông Ngô Sỹ Bảng nói rằng việc lập trạm ở Định Quán, Đồng Nai là vô lý và đòi phải dừng ngay việc thu phí xe cộ qua lại huyện Định Quán.

Theo ông này, mỗi ngày có ít nhất 175 chiếc xe qua lại huyện Định Quán đã phải “è” cổ nộp tiền mãi lộ. Ông Bảng còn nói, trạm thu phí nói trên khiến các khu kỹ nghệ của huyện mất đi tính chất hấp dẫn đối với giới đầu tư.

(Người Việt)

Văn Công Hùng - Bất an và bất tín

“...Nhiều người đặt câu hỏi, nếu không có cuộc "diễu hành" ấy thì có việc vào cuộc quyết liệt để rồi hôm sau trước sự chứng kiến của hàng ngàn người, pháp y trung ương kết luận: bị đánh chết trước khi hất xuống nước...”

Cái chuyện bị cướp giật, bị rải đinh, bị trấn lột ngoài đường... giờ nó quá thường rồi. Vào tận nhà giữa thanh thiên bạch nhật cướp iPad, điện thoại xịn mới đang là mốt. Lạ thật, sắm sửa trang bị cho cố vào, mà đi ngoài đường thì vàng không dám đeo, điện thoại không dám nghe, laptop không dám mở. Về nhà thì... mắt trước mắt sau như đang giữa chợ trời...


Biểu tình ở Vĩnh Yên
Đến mức đi ngoài đường giờ muốn làm người tốt cũng khó. Thấy cô gái bị hỏng xe muốn dừng giúp cũng ngại, "nó" hỏng thật hay bẫy cho bọn nào xông ra "Sao mày dám đụng vào xe của vợ tao", ngược lại, người bị hỏng xe cũng không dám nhờ. "Nó tử tế hay leo lên xe mình rồi đi luôn". Thấy người bị tai nạn còn ngại hơn, đầu chả phải phải tai, mà lại còn phải khai báo như tội phạm... thôi cứ lơ đi là xong, nó khiến con người ngày càng vô cảm với đồng loại và với xã hội...

Niềm tin vì thế, giờ như là một thứ xa xỉ, hơn cả vàng và đô la mà ngân hàng đang xiết rất chặt. Đỉnh điểm của việc bất tin ấy là hôm qua hàng ngàn người dân ở thành phố Vĩnh Yên đẩy một cái quan tài nghễu nghện diễu hành gần cả ngày trên phố.

Một thanh niên bị chết ngay giữa thành phố, một cuộc đánh nhau rất to ở giữa phố, có người mất tích mà đến 2 ngày sau mới tìm ra và... khám nghiệm pháp y bước đầu mô tả là chết do say rượu ngã xuống cống.

Mà bằng mắt thường cũng thấy rất nhiều thương tích, bị gãy cả răng nữa. Thế nên người nhà mới nổi điên, mới mang cái xác đã bắt đầu phân hủy ấy đi... diễu hành.

Nhiều người đặt câu hỏi, nếu không có cuộc "diễu hành" ấy thì có việc vào cuộc quyết liệt để rồi hôm sau trước sự chứng kiến của hàng ngàn người, pháp y trung ương kết luận: bị đánh chết trước khi hất xuống nước.

Muốn dân tin mình mình phải hành xử đàng hoàng, công tâm và... lương thiện. Còn không, mãi mãi sẽ bị không tin.

Mà tự nhiên sao mà bây giờ nhiều bất an và bất tín thế hả giời. Mất niềm tin là mất tất cả, một câu châm ngôn nước nào đấy mà nhiều người hay chuyền nhau để thuộc.

Mình thì mình tin, cái xấu, cái bất lương, cái khốn nạn... sẽ bị tiêu diệt, để chúng ta sống đời Nghiêu Thuấn...

Văn Công Hùng
(vanconghung.com)
(LB: ko thích cái ví dđời Nghiêu Thuấn lắm, ở VN có câu thơ là Đời vua Thái Tổ Thái Tông, Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn ...)

Không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập

Bấy lâu nay các thế lực thù địch với Việt Nam vẫn rêu rao tư tưởng "đa nguyên chính trị", "đa đảng đối lập", hòng truyền bá và kích động tư tưởng dân chủ vô chính phủ, loại bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng nước ta. Tuy nhiên, chúng ta đã nhiều lần khẳng định không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập với những lý do dưới đây:

    1. Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập không phải là chế độ chính trị của chế độ xã hội chủ nghĩa. Đa nguyên chính trị là một khuynh hướng xã hội học - triết học, tuyệt đối hóa sự đa dạng đối kháng của các nhóm, đảng phái, tổ chức chính trị khác nhau trong xã hội. Nó xuất hiện vào đầu thế kỷ XVIII, khi giai cấp tư sản còn là giai cấp tiến bộ trong đấu tranh chống độc quyền, bảo vệ sự đa dạng và bình đẳng của các nhóm xã hội có lợi ích khác nhau, phát triển quyền tự do dân chủ tư sản.

    Khi các tổ chức độc quyền xuất hiện, đa nguyên chính trị mất dần ý nghĩa ban đầu, trở thành thủ đoạn để điều chỉnh lợi ích trên nguyên tắc cạnh tranh giữa các nhóm, tổ chức độc quyền có lực lượng ngang bằng nhau và là bình phong “dân chủ” che đậy sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội tư bản.

    Khi chủ nghĩa xã hội xuất hiện, đa nguyên chính trị trở thành công cụ tư tưởng để giai cấp tư sản chống các nhà nước xã hội chủ nghĩa, phong trào công nhân và các trào lưu tiến bộ trên thế giới bằng việc đòi mở rộng quyền tự do dân chủ vô chính phủ, chống nguyên tắc tập trung dân chủ, đòi thực hiện chế độ đa đảng, nhằm vô hiệu hóa và từng bước đẩy Đảng Cộng sản khỏi vị trí lãnh đạo xã hội, đòi xây dựng nhà nước pháp quyền tư sản - bề ngoài đại diện cho lợi ích của tất cả các nhóm, đảng phái đối lập, nhưng thực chất đại diện cho lợi ích của giai cấp tư sản. (VÂNG CÒN TƯ BẢN ĐỎ thì AI đại diện hông Tiến sỹ???)


    Như vậy, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập tất yếu không phải là mô hình chính trị của chế độ xã hội chủ nghĩa. (LB: có cuộc thống kê hay trưng cầu dân ý TOÀN DIỆN nào cho thấy là dân tộc này muốn tiến lên XHCN không? Đảng CS đang là giai cấp nào vậy? các thành phần kinh tế tư nhân thuộc giai cấp nào vậy hông Thượng tá, Tiến sỹ???)

    2. Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập không bảo đảm được dân chủ đích thực. Bản chất của dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. Muốn thực hiện được nó thì trước tiên người lao động phải xây dựng nên một chính đảng cùng một chính phủ duy nhất đại diện cho quyền lực của mình. Với một chế độ xã hội, thì hoặc quyền lực thuộc về giai cấp bóc lột hoặc thuộc về giai cấp bị bóc lột mà thôi. Không có thứ quyền lực hay dân chủ cho mọi giai cấp. Bản chất của đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập trong xã hội tư bản chỉ nhằm một mục tiêu duy nhất là bảo đảm quyền lực cho giai cấp tư sản bóc lột. Trả lời phỏng vấn và kết luận mới nhất của đoàn khảo sát Hoa Kỳ (6-2009) của các nhà khoa học Việt Nam cho thấy rõ điều này: Giáo sư Paul Mishler (Trường Đại học bang Indiana) khẳng định: “Mọi đói nghèo, thất nghiệp, thất học… đều do lỗi của hệ thống, lỗi từ chủ nghĩa tư bản Mỹ gây ra”; “Nước Mỹ tự xưng là đa đảng nhưng thực chất chỉ là một đảng, đó là đảng của chủ nghĩa tư bản, dù là đảng Cộng hòa hay Dân chủ”(*)… Với lý do đó, đa nguyên, đa đảng không bao giờ tiến tới một nền dân chủ đích thực.

    3. Lịch sử cách mạng Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân, đế quốc đã xuất hiện và phủ định đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập như một tất yếu tự nhiên. Năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo toàn dân tộc đứng lên khởi nghĩa, giành chính quyền, thiết lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đặt quyền lợi của quốc gia, dân tộc lên trên hết nên trong những ngày đầu gìn giữ chính quyền và nền độc lập dân tộc, Đảng ta đã tự tuyên bố giải tán và Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã mở rộng thành phần cho mọi tổ chức, chính đảng cùng tham gia lãnh đạo đất nước.

    Song, trong quá trình cách mạng, các tổ chức đảng phái hoặc phản động, hoặc có đường lối không đúng đắn, không vì quyền lợi của quốc gia, dân tộc đã lần lượt bị chính nhân dân loại bỏ, chỉ còn lại duy nhất Đảng Cộng sản Đông Dương do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo có đường lối cách mạng đúng đắn, vì quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động, vì nền độc lập và sự phát triển của đất nước đã được nhân dân lựa chọn là chính đảng duy nhất đại diện cho quyền lợi của mình.

    Sau 1954, Đảng ta cũng chủ trương tổng tuyển cử tự do, thành lập chính phủ liên hiệp, thống nhất nước nhà, nhưng chính chính quyền Ngô Đình Diệm đã bác bỏ và phủ nhận thể chế đa nguyên đó. Mặt khác, được sự tiếp sức của đế quốc Mỹ, các thế lực phong kiến và phản động ở miền Nam cũng đã từng lập nên một chính thể đa nguyên với sự tham gia của nhiều đảng phái. Nhưng mục đích chính trị của các đảng phái đó lại chống lại nền độc lập dân tộc và quyền lợi của nhân dân lao động, nên nhân dân cả nước ta đã đứng lên lật đổ thể chế chính trị đó, thiết lập nên nền chính trị nhất nguyên và lựa chọn Đảng Cộng sản Việt Nam là người đại diện duy nhất cho quyền lợi của nhân dân lao động và cả dân tộc. Tính tất yếu của quá trình lịch sử tự nhiên đó đã và đang được nhân dân ta khẳng định trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay.

    4. Đảng Cộng sản Việt Nam - một chính đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã và đang không ngừng xây dựng và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế trong nền chính trị nhất nguyên. Nền chính trị nhất nguyên ở nước ta là do nhân dân ta lựa chọn từ chính những trải nghiệm trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp cách mạng ở nước ta đã đem lại những quyền cơ bản nhất cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động. Đó là độc lập, tự do cho dân tộc; là quyền tự quyết dân tộc, quyền bình đẳng với mọi quốc gia khác trong việc lựa chọn con đường phát triển đi lên của mình; là quyền tự do lập hiến và lập pháp, lựa chọn và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân; là quyền bình đẳng giữa các dân tộc, giữa các thành phần kinh tế; quyền tự do làm giàu theo pháp luật, phát huy dân chủ gắn liền với giữ vững kỷ cương xã hội; là sự phát triển trong đa dạng các sắc màu văn hóa dân tộc; là sự tiến bộ trong giáo dục, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu vì sự tiến bộ và phát triển toàn diện con người… Những thành tựu không thể phủ nhận của nền chính trị nhất nguyên đó đã khẳng định và ngày càng củng cố vững chắc hơn vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

    5. Dư luận quốc tế, chính phủ và nhân dân các nước dân chủ, tiến bộ trên thế giới đánh giá cao, ủng hộ Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ nhất nguyên ở Việt Nam. Trước những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, dư luận quốc tế, chính phủ nhiều nước, các tổ chức quốc tế và nhân dân thế giới đã bày tỏ sự khâm phục và ủng hộ chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhiều đoàn đại biểu quốc tế sang Việt Nam nghiên cứu và học tập kinh nghiệm về xây dựng sự ổn định chính trị xã hội. Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, ngày 17-6-2007, tờ The Straits Times đã viết: “Việt Nam là đất nước ổn định, người dân làm việc chăm chỉ và đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Với những yếu tố này cộng lại, Việt Nam là mỏ vàng cho các nhà đầu tư Mỹ nào biết nắm bắt cơ hội”.

    Dưới con mắt của Tiến sĩ Sổm Phắt Mana Rangsam (Thái Lan), 2 trong 4 thế mạnh của Việt Nam so với Thái Lan là các nhà lãnh đạo Chính phủ Việt Nam hiện nay là những nhân vật năng động, có khả năng điều hành kinh tế. Việt Nam có chế độ chính trị ổn định và nhất quán trong chiến lược phát triển kinh tế, Việt kiều đã có ý thức hướng về quê hương.

    Còn cựu chiến binh Mỹ Thomas A.Hutchings - người đã từng tham chiến ở Việt Nam đã viết: “Việt Nam đang thay đổi và có một lịch sử đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước thật hào hùng. Bất cứ nỗ lực bên ngoài nào để áp đặt “những giá trị dân chủ kiểu Mỹ” và kêu gọi chấp nhận thể chế đa nguyên, đa đảng cho Việt Nam thì Việt Nam phải kiên quyết từ chối và bác bỏ”…

    Còn nhiều lý do khác để khẳng định sự bác bỏ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập ở Việt Nam là có cơ sở lý luận và thực tiễn đúng đắn. Để củng cố quyết tâm chính trị này, cán bộ, chiến sĩ LLVT và nhân dân ta cần tiếp tục trau dồi đạo đức cách mạng, nâng cao ý thức chính trị, đề cao tinh thần cảnh giác và kiên quyết đấu tranh chống những quan điểm và tư tưởng thù địch sai trái, giữ vững ổn định chính trị ở nước ta.

    Thượng tá, Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang

    Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự - Bộ Quốc phòng

(QĐND)

Bên ngoài việc chuyển trục chiến lược: Một lộ trình mới cho quan hệ Mỹ-Trung

Cuộc tranh luận về tương lai quan hệ Mỹ-Trung đang được thúc đẩy bởi một chính sách đối ngoại và an ninh quyết đoán hơn của Trung Quốc trong thập kỷ qua, phản ứng của khu vực đối với sự kiện này, và cách trả lời của Washington – “chuyển trục chiến lược” hoặc “tái quân bình lực lượng” hướng về châu Á. Việc chính quyền Obama tiếp tục tập trung vào ý nghĩa chiến lược của châu Á là hoàn toàn chính đáng. Nếu không có một động thái như vậy, sẽ có nguy cơ là Trung Quốc, với một quan điểm cứng rắn, thực tiễn về quan hệ quốc tế, sẽ kết luận rằng một Hoa Kỳ kiệt lực về kinh tế sẽ mất thế đứng tại Thái Bình Dương. Nhưng hiện nay rõ ràng là Hoa Kỳ muốn ở lại châu Á lâu dài, nên cũng đến lúc cả Washington và Bắc Kinh phải đánh giá tình hình, nhìn về phía trước, và đi tới một số kết luận dài hạn về loại hình thế giới nào mà hai nước muốn thấy ở bên kia rào cản.

Các nhiệm vụ trung tâm của châu Á trong những thập kỷ tới sẽ là tránh cho kỳ được một cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và duy trì thế ổn định chiến lược lâu nay từng củng cố sự thịnh vượng của khu vực. Những nhiệm vụ này là khó khăn nhưng có thể thực hiện được. Chúng đòi hỏi cả hai phía phải thông hiểu nhau triệt để, phải hành động bình tĩnh trước nhiều khiêu khích, và phải quản lý các thế lực trong nước và trong khu vực đang đe dọa chia rẽ hai cường quốc. Do đó, tình hình này sẽ đòi hỏi một quan hệ sâu sắc hơn và được cơ chế hoá hơn nữa – một quan hệ được củng cố bằng một khung chiến lược biết chấp nhận thực tế cạnh tranh giữa hai nước, tầm quan trọng của tinh thần hợp tác, và sự kiện là những đề xuất này không loại bỏ lẫn nhau. Ngoài ra, đường lối mới mẻ này phải được thể hiện trên thực tế xuyên qua một nghị trình có cơ cấu được thúc đẩy bằng các cuộc gặp gỡ thường xuyên giữa lãnh đạo hai nước.

TRUNG QUỐC KHÔNG CÒN LÀ CON RỒNG ẨN MÌNH

Tốc độ, phạm vi, và tầm ảnh hưởng trong sự trỗi dậy của Trung Quốc là chưa từng có trong lịch sử hiện đại. Chỉ nội trong vòng 30 năm, kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng từ một vị thế nhỏ hơn Hòa Lan đến một vị thế lớn hơn mọi nước khác ngoại trừ Hoa Kỳ. Nếu chẳng bao lâu nữa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, như một số người tiên đoán, thì đó sẽ là lần đầu tiên từ thời Vua George III [của Vương quốc Anh, 1738-1820] một nước không nói tiếng Anh, không thuộc về phương Tây, và phi dân chủ dẫn đầu nền kinh tế toàn cầu. [Tất cả chú thích trong ngoặc vuông là của dịch giả]. Lịch sử dạy chúng ta rằng, cứ lẽ thường, quyền lực kinh tế đi đâu thì quyền lực chính trị và chiến lược đi theo đó. Sự trỗi dậy của Trung Quốc tất yếu sẽ tạo ra những lợi ích, những giá trị, và thế giới quan chồng chéo và đôi khi xung đột nhau. Nỗ lực duy trì hoà bình sẽ rất quan trọng không những cho ba tỉ người châu Á mà còn cho tương lai của trật tự toàn cầu. Phần lớn lịch sử của thế kỷ 21, dù muốn dù không, sẽ được viết tại châu Á, và điều này sẽ được hình thành do sự kiện là, liệu sự trỗi dậy của Trung Quốc có được quản lý một cách hoà bình và không gây xáo trộn cho trật tự thế giới hay không?

Trật tự châu Á sau Thế chiến II đã dựa vào sự hiện diện và tính có thể dự đoán (predictability) của sức mạnh Hoa Kỳ, một sức mạnh được củng cố bằng một mạng lưới liên minh và đối tác quân sự. Sự kiện này từng được hầu hết các quốc gia trong khu vực hoan nghênh, trước là để ngăn chặn sự hồi sinh của chủ nghĩa quân phiệt Nhật, và sau nữa là để bảo đảm an ninh cho Tokyo và Seoul (loại bỏ nhu cầu các chương trình vũ khí hạt nhân địa phương) và để dập tắt một số căng thẳng nhỏ khác trong khu vực. Trong những năm gần đây, sự trỗi dậy của Trung Quốc cùng với những khó khăn kinh tế và ngân sách của Hoa Kỳ đã bắt đầu tạo mối hoài nghi đối với tính bền vững của cơ cấu an ninh này. Một cảm thức bất an chiến lược và một mức độ đề phòng chiến lược bằng cách đi nước đôi đã bắt đầu xuất hiện tại nhiều thủ đô khác nhau trong khu vực. Chính sách “tái quân bình” (rebalance) của chính quyền Obama đã cung ứng một biện pháp điều chỉnh cần thiết, tái lập lại những yếu tố chiến lược cơ bản. Tự bản thân, chính sách này không đủ mạnh để duy trì hoà bình – một thách thức ngày càng trở nên phức tạp và khẩn cấp khi chính trị đại cường (great-power politics) tương tác với với một loạt xung đột chưa đủ tầm cỡ khu vực đang gia tăng và những đòi hỏi chủ quyền chồng lấn tại biển Hoa Đông và Hoa Nam [Biển Đông Việt Nam].

Trung Quốc nhìn những chuyển biến tình hình này qua lăng kính những ưu tiên đối nội và quốc tế của chính mình. Ủy ban Thường vụ Chính trị Bộ, gồm những lãnh đạo chóp bu của Đảng Cộng sản, coi những điều sau đây là trách nhiệm cốt lõi: phải bảo vệ quyền lãnh đạo của Đảng, phải duy trì sự vẹn toàn lãnh thổ của đất nước (gồm việc chống lại các phong trào li khai và bảo vệ các đòi hỏi chủ quyền biển đảo), phải duy trì mức tăng trưởng kinh tế vững mạnh bằng cách chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước, phải đảm bảo an ninh năng lượng, phải duy trì ổn định toàn cầu và khu vực để không gây phương hại cho nghị trình tăng trưởng kinh tế, phải hiện đại hóa quân đội Trung Quốc và phải mạnh dạn quyết đoán hơn nữa các lợi ích trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, và phải nâng cao địa vị của Trung Quốc như một đại cường.

Những ưu tiên toàn cầu và khu vực của Trung Quốc được hình thành chủ yếu do những đòi hỏi kinh tế và chính trị trong nước. Trong một thời đại mà chủ nghĩa Marx đã mất hết tầm quan trọng ý thức hệ, thì chính nghĩa còn lại của Đảng sẽ tùy thuộc vào một tổng hợp gồm có thành tích kinh tế, chính trị dân tộc chủ nghĩa, và nỗ lực chống tham nhũng. Trung Quốc quan niệm sự trỗi dậy của mình trong bối cảnh lịch sử của dân tộc, như là một hành động dứt khoát đối với một thế kỷ bị nước ngoài chà đạp (bắt đầu bằng Chiến tranh Nha phiến và kết thúc bằng sự chiếm đóng của Nhật) và như là một cách đưa đất nước trở lại địa vị xứng đáng của một nền văn minh lớn, có chỗ đứng được kính nể cùng với các quốc gia hàng đầu trên thế giới. Trung Quốc chứng minh rằng trong lịch sử chẳng mấy khi Trung Quốc đem quân đi xâm lược nước khác và không hề theo đuổi chủ nghĩa thực dân trên biển (khác hẳn các nước châu Âu) và chính bản thân Trung Quốc từng là mục tiêu của nhiều cuộc ngoại xâm. Do đó, theo quan điểm của Trung Quốc, phương Tây và các nước khác không có lý do gì để lo sợ sự trỗi dậy của Trung Quốc. Thật ra, các nước khác có thể hưởng lợi từ sự vươn dậy này nhờ mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Bất cứ một quan điểm nào khác hơn đều bị Trung Quốc đả kích gay gắt, coi đó như một phần của học thuyết về “mối đe dọa của Trung Quốc”, một học thuyết mà Trung Quốc coi là tấm bình phong che chắn cho chính sách bao vây của Mỹ trên thực tế.

Tuy nhiên, điều mà Trung Quốc bỏ qua là sự khác biệt giữa “mối đe dọa” và sự “thiếu rõ ràng” (uncertainty) — thực chất của điều mà các nhà lý thuyết về bang giao quốc tế gọi là “nan đề an ninh” (the security dilemma) – nghĩa là, cái cách mà Bắc Kinh theo đuổi các lợi ích chính đáng của mình có thể gia tăng mối lo ngại cho các nước khác. Việc này nêu lên một câu hỏi bao quát hơn là, liệu Bắc Kinh đã phát triển một đại chiến lược cho dài hạn hay chưa. Những tuyên bố công khai của Bắc Kinh — nhấn mạnh rằng Trung Quốc muốn theo đuổi “một cuộc trỗi dậy hoà bình” hay “phát triển hoà bình” và tin tưởng vào nguyên tắc “hai bên đều có lợi” (win-win) hay “một thế giới hài hòa” – cũng như việc vận dụng châm ngôn của Đặng Tiểu Bình, “Che giấu sức mạnh, đợi lấy thời cơ”, cho đến nay vẫn chưa làm sáng tỏ vấn đề. Đối với người nước ngoài, câu hỏi then chốt là liệu Trung Quốc sẽ tiếp tục hoạt động bằng tinh thần hợp tác trong trật tự toàn cầu hiện nay, một trật tự đặt cơ sở trên luật pháp, sau khi Trung Quốc đạt được địa vị đại cường, hay thay vào đó Trung Quốc sẽ tìm cách khuôn nắn trật tự này theo hình ảnh của mình. Điều này vẫn là một câu hỏi chưa được trả lời.
Tương lai quan hệ Mỹ-Trung đang được thúc đẩy
TẬP CẬN BÌNH NGƯỜI PHẢI ĐƯỢC TUÂN THEO

Trong phạm vi những ưu tiên tổng thể của Trung Quốc, Tập Cận Bình (Xi Jinping), Tổng bí thư vừa được chỉ định của Đảng Cộng sản và là Chủ tịch nước sắp nhậm chức, sẽ có một ảnh hưởng quan trọng và có lẽ quyết định trên chính sách quốc gia. Tập tỏ ra thoải mái với địa vị lãnh đạo này. Ông tự tin ở lý lịch quân sự cũng như lý lịch cải tổ của mình, và nhờ khỏi phải tốn công để chứng tỏ khả năng của mình trên hai bình diện này, ông có được một ít tự do để xoay xở tình hình. Ông đọc nhiều sách và có sự hiểu biết của một sử gia về trách nhiệm của mình đối với đất nước. Tự bản năng, Tập đã là một nhà lãnh đạo và sẽ không lấy làm thoả mãn với việc duy trì nguyên trạng trong chính sách hiện nay. Nếu đem so với tất cả các người tiền nhiệm, Tập là quan chức có khả năng cao nhất kể từ thời Đặng Tiểu Bình để trở thành một nhân vật cao hơn một kẻ dẫn đầu giữa những người đồng đẳng (primus inter pares), mặc dù vẫn nằm trong giới hạn của quyền lãnh đạo tập thể (collective leadership).

Tập đã đi một bước dẫn đầu chưa từng thấy. Ông tuyên bố thẳng thừng rằng nếu nạn tham nhũng không được giải quyết, Trung Quốc sẽ rơi vào một tình trạng hỗn loạn như Mùa Xuân Á Rập, và ông đã đưa ra những nội qui mới mẻ, minh bạch cho giới lãnh đạo về vấn đề xung đột lợi ích [giữa công và tư]. Ông vạch ra những cẩm nang cho Chính trị Bộ nhằm cắt giảm những cuộc hội họp thiếu nội dung và những diễn văn chính trị dài dòng, ông hậu thuẫn việc đàn áp một số báo chí và websites trong nước có thái độ thẳng thắn về mặt chính trị, và ông lên tiếng ca ngợi những nhà hiện đại hoá quân đội Trung Quốc. Đặc biệt là, Tập đã công khai vay mượn tư duy từ cẩm nang chính trị của Đặng Tiểu Bình, khi tuyên bố rằng hiện nay Trung Quốc vẫn cần thêm nhiều cải tổ kinh tế hơn nữa. Tuy nhiên, về chính sách đối ngoại và an ninh quốc phòng, Tập vẫn còn giữ thái độ tương đối im lặng. Nhưng trong vai vế là một thành viên cao cấp của Quân ủy Trung ương, cơ quan kiểm soát quân lực Trung Quốc (Tập giữ chức Phó Chủ tịch từ 2010 đến 2012 và vừa được chỉ định vào chức Chủ tịch gần đây), Tập đã đóng một vai trò quan trọng trong “những nhóm lãnh đạo” của Quân ủy về chính sách đối với biển Hoa Đông và biển Hoa Nam [biển Đông Việt Nam], và những hành động gần đây của Bắc Kinh trên những vùng biển này đã khiến một số nhà phân tích thời sự kết luận rằng ông ta là một người cứng rắn, không nương nể, trên vấn đề chính sách an ninh quốc gia. Một số nhà bình luận khác lại chú ý đến những ý kiến về chính sách đối ngoại mà ông đã phát biểu trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ tháng Hai năm 2012, khi ông nói đến nhu cầu phải có “một loại quan hệ đại cường mới” với Washington và rõ ràng là chính ông đã lấy làm ngạc nhiên khi gần như không nhận được một phản hồi đáng kể nào từ phía Mỹ.

Vào thời điểm này mà coi Tập Cận Bình có tiềm năng trở thành một Gorbachev và coi những cải tổ của ông như là bước đầu của một glasnost Trung Quốc là không đúng. Trung Quốc không phải là Liên Xô và cũng không sắp sửa trở thành một Liên bang Nga. Tuy nhiên, trong thập kỷ tới, Tập có thể đưa Trung Quốc đi theo một hướng mới. Các lãnh đạo mới của Trung Quốc vốn là những nhà cải tổ kinh tế từ trong bản năng hay do được đào tạo về mặt tri thức. Việc thực hiện một cuộc chuyển đổi rộng lớn như họ dự trù sẽ cần đến hầu hết vốn liếng chính trị của họ và sẽ đòi hỏi quyền kiểm soát chính trị liên tục và vững chắc, thậm chí cả khi những cải tổ này tạo ra các lực tác động mạnh mẽ để thay đổi xã hội và chính trị. Hiện vẫn chưa có một kịch bản được đồng thuận cho việc cải tổ chính trị lâu dài; chỉ có một nhiệm vụ trước mắt là nới rộng quyền dân chủ trong nội bộ Đảng của 82 triệu đảng viên. Khi nói đến chính sách đối ngoại, tính trung tâm của nhiệm vụ kinh tế trong nước hàm chứa ý nghĩa là lãnh đạo Trung Quốc muốn duy trì ổn định chiến lược hơn nữa chí ít trong thập niên tới. Điều này thỉnh thoảng có thể mâu thuẫn với những đòi hỏi chủ quyền trên biển của Trung Quốc, nhưng khi có sự mâu thuẫn, Trung Quốc sẽ muốn giải quyết các xung đột hơn là để chúng phá hoại sự ổn định này. Nói chung, Tập là một nhà lãnh đạo mà Hoa Kỳ nên tìm cách làm việc với, không những trong nỗ lực quản lý các vấn đề chiến thuật thường ngày mà còn trên những vấn đề chiến lược rộng lớn hơn, lâu dài hơn.

ĐẾN LƯỢC OBAMA PHẢI NẮM THẾ CHỦ ĐỘNG

Không phải chỉ là một tuyên bố quân sự, chính sách tái quân bình lực lượng của chính quyền Obama nằm trong một chiến lược ngoại giao và kinh tế khu vực rộng lớn. Chiến lược này còn bao gồm việc Hoa Kỳ quyết định trở nên một thành viên của Thượng đỉnh Đông Á và những kế hoạch phát triển Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược của Hoa Kỳ với Ấn Độ, và mở cửa chào đón Miến Điện (Myanmar). Một số người đã chỉ trích việcWashingtonphục hồi lại thái độ quyết liệt của mình như là nguyên nhân của những căng thẳng đã gia tăng gần đây. Nhưng quan điểm này không thể đứng vững, nếu nó được duyệt xét kỹ càng, căn cứ vào sự tràn lan của những sự cố an ninh khu vực có ý nghĩa bắt đầu diễn ra cách đây hơn nửa thập kỷ.

Trung Quốc, quốc gia của những nhà làm chính sách đối ngoại và an ninh quốc phòng theo chủ nghĩa thực tiễn, nơi mà sinh viên các học viện quân sự bị bắt buộc phải đọc Clausewitz, Carr, và Morgenthau, chỉ biết kính nể sức mạnh chiến lược và khinh khi thái độ lưỡng lự và sự yếu đuối. Người ta không thể kỳ vọng Bắc Kinh sẽ chào đón việc Mỹ chuyển trục chiến lược. Nhưng sự chống đối của Bắc Kinh không có nghĩa chính sách mới này của Mỹ là sai lầm. Việc Mỹ tái quân bình lực lượng đã được hoan nghênh khắp mọi thủ đô khác của châu Á – không phải vì Trung Quốc bị coi là một mối đe dọa, mà vì các chính phủ tại châu Á không cảm thấy chắc chắn là một khu vực bị Trung Quốc khống chế sẽ có ý nghĩa gì. Vì thế, hiện nay khi chính sách tái quân bình đang được thực thi, câu hỏi đặt ra cho những nhà làm chính sách Hoa Kỳ là, trong giai đoạn tiếp theo họ sẽ đưa mối quan hệ với Trung Quốc đến đâu?

Một khả năng là, Hoa Kỳ sẽ tăng tốc mức độ cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc, chứng minh rằng Bắc Kinh không có cơ may chi tiêu nhiều hơn hay vượt trội Washington và đồng minh của Mỹ. Nhưng về mặt tài chánh, nỗ lực này sẽ không bền vững và vì thế không đáng tin tưởng.

Khả năng thứ hai sẽ là cố duy trì nguyên trạng (the status quo) trong khi tiến trình tái quân bình lực lượng bắt đầu có hiệu quả, chấp nhận rằng một sự cải thiện cơ bản trong quan hệ song phương là không thể có được và phải thường xuyên tập trung vào việc quản lý các vấn đề và các cuộc khủng hoảng. Nhưng lựa chọn này là quá thụ động và có nguy cơ bị tràn ngập bởi số lượng và tính phức tạp của những cuộc khủng hoảng khu vực cần phải được quản lý; tình trạng chệch hướng chiến lược do đó có thể phát sinh, rơi vào một quĩ đạo ngày càng tiêu cực.

Khả năng thứ ba sẽ là “chuyển số”, tạo thay đổi trong mối quan hệ hiện nay bằng cách đưa ra một khuôn khổ mới mẻ cho việc hợp tác với Trung Quốc — một khuôn khổ nhìn nhận thực tế là hai nước đang cạnh tranh chiến lược, xác định các lãnh vực chủ yếu mà hai nước chia sẻ lợi ích để làm việc và có hành động thích đáng, và nhờ thế bắt đầu thu hẹp sự thiếu tin cậy đang mở toang hoác giữa hai nước. Nếu được thực hiện đúng đắn, chiến lược này sẽ không gây tai hại, ít gặp rủi ro, và mang lại kết quả cụ thể. Nó có thể giảm nhiệt độ trong khu vực một cách đáng kể, tập trung sự chú ý của các cơ quan an ninh quốc gia của hai nước vào các nghị trình chung đã được các cấp cao nhất phê chuẩn, và giúp giảm bớt rủi ro của việc chệch hướng chiến lược có tính tiêu cực.

Một yếu tố quyết định của chính sách này là hai bên phải cam kết thường xuyên mở ra các cuộc họp thượng đỉnh. Hiện nay số lượng sáng kiến trao đổi không chính thức giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc còn nhiều hơn số chiến thuyền trên biển HoaNam[biển Đông ViệtNam]. Nhưng không một sáng kiến nào có thể có một ảnh hưởng quan trọng lên quan hệ Mỹ-Trung, vì trong bang giao với Trung Quốc, không có gì thay thế được sự tiếp xúc trực tiếp giữa lãnh đạo hai nước. Tại Bắc Kinh cũng như tạiWashington, Chủ tịch nước hay Tổng thống là người làm quyết định quan trọng. Nếu không có sự tham gia của Tập Cận Bình, động lực tự nhiên của hệ thống chính trị Trung Quốc trong khả năng tốt nhất là hướng tới thay đổi từ từ và trong khả năng xấu nhất là ngưng trệ. Vì thế Hoa Kỳ có lợi ích sâu sắc khi tiếp xúc trực tiếp với Tập, bằng một cuộc họp thượng đỉnh hằng năm tại mỗi thủ đô, cùng với các buổi làm việc khác kéo dài một cách hợp lý giữa hai lãnh đạo, được tổ chức kết hợp với các hội nghị G-20, Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, và Thượng đỉnh Đông Á.

Cả hai chính phủ cũng cần đến những người tiền đạo có thẩm quyền (authoritative point people) hoạt động thay mặt lãnh đạo nước mình, quản lý nghị trình giữa các cuộc họp thượng đỉnh và giải quyết vấn đề khi cần thiết. Nói cách khác, Hoa Kỳ cần đến một người có thể đóng vai trò mà Henry Kissinger đã đóng vào đầu thập niên 1970, và Trung Quốc cũng cần một người đồng nhiệm tương tự.

Trên quan điểm toàn cầu, hai chính phủ cần phải nhận ra một hay nhiều hơn những vấn đề hiện đang bế tắc trong hệ thống quốc tế và cùng nhau làm việc để đưa chúng đến những kết thúc thành công. Việc này bao gồm các Vòng đàm phán mậu dịch Doha (vẫn còn bế tắc mặc dù đã tiến gần một cuộc dàn xếp chung cục năm 2008), các cuộc đàm phán thay đổi khí hậu (mà Trung Quốc đã tiến bộ đáng kể, kể từ Hội nghị LHQ về Thay đổi Khí hậu 2009 tại Copenhagen), chống bành trướng vũ khí hạt nhân (hội nghị duyệt xét tiếp theo về Hiệp định Chống bành trướng Vũ khí Hạt nhân cũng sắp đến), hoặc một số vấn đề còn tồn đọng trên nghị trình G-20. Tiến bộ đạt được trên bất cứ mặt trận nào nói trên sẽ chứng minh rằng nếu mọi phía có đủ ý chí chính trị, người ta có thể làm cho trật tự toàn cầu hiện nay hoạt động có lợi cho mọi quốc gia, kể cả Trung Quốc. Việc đảm bảo rằng Trung Quốc trở thành một kẻ hùn hạp tích cực (active stakeholder) cho tương lai của trật tự ấy là rất quan trọng. Vì thế, thậm chí những thành công khiêm nhượng cũng đều có ích.

Trên quan điểm khu vực, hai nước cần phải sử dụng Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và diễn đàn Cuộc họp các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN-Cộng (Plus) để phát triển một loạt biện pháp xây dựng sự tin cậy lẫn nhau và xây dựng an ninh giữa quân đội 18 nước trong khu vực. Hiện nay, những diễn đàn này có nguy cơ trở nên phân cực thường xuyên vì những tranh chấp lãnh hải trong biển Hoa Đông và biển Hoa Nam [biển Đông Việt Nam], vì thế điểm đầu tiên phải thương thuyết là một nghị định thư nhằm xử lý các sự cố trên biển, cùng với các hiệp định khác tiếp theo sau đó để nhanh chóng giảm bớt rủi ro xung đột do tính toán sai lầm.

Trên bình diện song phương, Washington và Bắc Kinh cần phải nâng các cuộc đối thoại thường xuyên giữa hai quân đội đến các cấp chủ chốt, chẳng hạn về phía Hoa Kỳ, như Bộ trưởng Ngoại giao và Chủ tịch Ban tham mưu Liên quân. Việc nâng cấp này phải được tách khỏi những thăng trầm trong quan hệ hai nước, với những cuộc họp tập trung vào những thách thức an ninh khu vực, như Afghanistan, Pakistan, và Bắc Triều Tiên, hay những thách thức mới mẻ nghiêm trọng khác như an ninh mạng. Và cuối cùng, trên bình diện kinh tế, Trung Quốc cần phải xét đến việc nới rộng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương để bao gồm cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản, và nhiên hậu cả Ấn Độ nữa.


TIẾN TỚI MỘT THÔNG CÁO CHUNG THƯỢNG HẢI MỚI

Nếu những nỗ lực nói trên bắt đầu đơm hoa kết trái và giảm bớt phần nào sự ngờ vực hiện đang chia rẽ hai nước, các quan chức Hoa Kỳ và Trung Quốc phải chịu khó suy nghĩ, tìm cách đúc kết mối quan hệ ít xung đột, có tinh thần hợp tác này trong một Thông cáo chung Thượng Hải mới mẻ. Một đề xuất như thế thường tạo ra một phản ứng độc địa tại Washington, vì các thông cáo chung thường bị coi là những con khổng long ngoại giao và vì một tiến trình như vậy có nguy cơ khơi dậy vấn đề Đài Loan đầy tranh cãi trước đây [theo đó Hoa Kỳ chấm dứt công nhận Trung Hoa Dân Quốc]. Mối quan ngại sau là chính đáng, vì Đài Loan sẽ bị gạt qua một bên để cho một hành động ngoại giao như thế có thể thành công. Nhưng đây không phải là một vấn đề không thể khắc phục, vì quan hệ xuyên Eo biển Đài Loan hiện đang tốt đẹp hơn bao giờ cả kể từ 1949.

Đối với cáo buộc cho rằng các thông cáo chung hiện nay ít có giá trị, điều này có lẽ không đúng với Trung Quốc mặc dù nó có thể đúng với Hoa Kỳ. Tại Trung Quốc, các biểu tượng thường mang những thông điệp quan trọng, kể cả đối với quân đội, vì thế việc sử dụng một thông cáo chung để phản ánh và đúc kết một tư duy chiến lược mới mẻ, hướng về tương lai, trong tinh thần hợp tác — nếu có thể thỏa thuận một văn bản như vậy—có khả năng mang lại hữu ích đáng kể trong hệ thống Trung Quốc. Tuy nhiên, một chuyển động như thế phải theo sau sự thành công hợp tác chiến lược, chứ không được sử dụng để khởi động một tiến trình có khả năng hứa hẹn thật nhiều nhưng thực hiện chẳng bao nhiêu.

Những người yếm thế có thể tranh luận rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc phải phục hồi lòng tin cậy lẫn nhau trước khi bất cứ một hợp tác chiến lược có ý nghĩa nào có thể diễn ra. Thật ra, phải lý luận ngược lại mới đúng: người ta chỉ có thể xây dựng sự tin cậy trên cơ sở của sự thành công có thực trong các dự án hợp tác. Hơn nữa, việc cải thiện quan hệ ngày càng trở nên khẩn cấp, vì những thay đổi chiến lược sâu sắc đang diễn ra khắp khu vực chỉ sẽ làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn và có tiềm năng tạo thềm nhiều mồi lửa chiến tranh. Việc để cho các biến cố diễn biến tự nhiên, không được hướng dẫn, sẽ có nhiều rủi ro to lớn, vì khắp châu Á, chưa ai trả lời được là các lực tác động tích cực của tiến trình toàn cầu hoá của thế kỷ 21 hay các thế lực hắc ám của các chủ nghĩa dân tộc cũ kỹ cuối cùng sẽ thắng thế.

Việc bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của Obama và nhiệm kỳ đầu tiên của Tập Cận Bình mở ra một cơ hội độc đáo để đặt quan hệ Mỹ-Trung trên một hướng đi tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, nỗ lực này sẽ đòi hỏi khả năng lãnh đạo vững vàng từ các cấp cao nhất của hai chính phủ cũng như một khung ý niệm và cấu trúc cơ chế chung để hướng dẫn công việc của bộ máy thư lại mỗi nước, cả dân sự lẫn quân sự. Bài học lịch sử cho thấy, sự trỗi dậy của các đại cường mới thường châm ngòi các cuộc xung đột toàn cầu to lớn. Việc chứng tỏ rằng châu Á của thế kỷ 21 có thể là một ngoại lệ cho một qui luật lịch sử hãi hùng vẫn nằm trong phạm vi quyền lực của Obama và Tập Cận Bình.

Tháng 3 21, 2013

Kevin Rudd

Trần Ngọc Cư dịch

-------------------
KEVIN RUDD hiện là Đại biểu Quốc hội Úc. Ông từng làm Thủ tướng Úc từ 2007 đến 2010 và Bộ trưởng Ngoại giao từ 2010 đến 2012.

Nguồn: “Beyond the Pivot. A New Road Map for U.S.-Chinese Relations”, Foreign Affairs, March/April 2013

Bản tiếng Việt © 2013 Trần Ngọc Cư & pro&contra

Quyền hành như vua!: Thủ tướng đồng ý ưu đãi cao nhất cho bauxite

Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc Dự án điện phân Nhôm được áp dụng mức ưu đãi cao nhất theo quy định hiện hành.
Văn phòng Chính phủ vừa phát đi thông báo số 109/TB-VPCP thống báo Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đắk Nông ngày 6/3/2013.

Theo đó, đối với kiến nghị của tỉnh Đắk Nông về xây dựng nhà máy Alumin Nhân Cơ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công thương chỉ đạo Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (vinacomin) và các cơ quan liên quan có biện pháp khắc phục, tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh  tiến độ hoàn thành Dự án theo kế hoạch.

Về chính sách ưu đãi đặc thù Dự án điện phân Nhôm, Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc Dự án được áp dụng mức ưu đãi cao nhất theo quy định hiện hành. Đồng thời, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công thương đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.



bauxite-Tay-Nguyen-nha-may-Tan-Rai-Phunutoday.vn.jpg
Dây chuyền tuyển quặng bauxite tại nhà máy Tân Rai.
Trao đổi với báo chí tại cuộc họp giao ban Bộ Công thương chiều 4/3/2013, ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương) cho biết, Vinacomin đã đề xuất một số ưu đãi thêm cho hai dự án bauxite Tây Nguyên. Sau khi rà soát lại cơ chế chính sách hiện hành Bộ đã đồng tình với Vinacomin, do đặc thù quặng bauxite, cần điều chỉnh lại một số chính sách cho hợp lý.

Ông Quân dẫn chứng: Cơ chế đền bù diện tích khai thác quặng bauxite, đặc thù quặng rất nông, độ dày chỉ khoảng 4m, nên thời gian khai thác và phục hồi để trả lại diện tích trồng trọt chỉ mất khoảng 2 - 3 năm. Nhưng chính sách chúng ta áp dụng lại là đền bù vĩnh viễn, giá đền bù rất cao khoảng 800 triệu đồng tới 1 tỉ đồng/ha.

Vinacomin cho rằng với các loại khoáng sản khác giá đền bù này là hợp lý, nhưng áp với bauxite không hợp lý, nên đề xuất xem xét lại. Chỉ tính giá đền bù hoa màu đồng thời hỗ trợ đền bù các sản lượng của khu vực này, hỗ trợ một phần cho người dân trong quá trình phục hồi đất, khoảng 250 triệu đồng/ha.

Về phí môi trường, hiện nay tính 30.000 đồng/tấn nguyên khai, Vinacomin cho là chưa hợp lý, quá cao vì Tập đoàn này đã phải đầu tư rất lớn cho vấn đề môi trường như hồ bùn đỏ, trạm quan trắc, kiểm tra chất lượng không khí… nên kiến nghị chỉ áp dụng mức 5.000 đồng/tấn, tương đương như với than.

Với những rà soát và đề xuất điều chỉnh trên, thì với giá bán hiện nay dự án vẫn có hiệu quả.

Định hướng phát triển bauxite, theo ông Quân, Chính phủ đã chỉ đạo định hướng từ nay đến 2015 chỉ có 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ đi vào nghiên cứu thử nghiệm và hoàn thiện. Đến năm 2020 trên kết quả thử nghiệm, nếu có kết quả, điều kiện vận tải cơ sở hạ tầng cho phép mới nhân đôi 2 dự án này, mà chưa tính đến các dự án khác. Sau 2020 nếu đầu tư được hệ thống đường sắt, hạ tầng đảm bảo mới đầu tư các dự án alumin khác, với quy mô công nghiệp từ 2 – 3 triệu tấn/năm.

Bộ Công thương và Vinacomin đã hoàn tất quy hoạch trên và trình Thường trực Chính phủ, sắp tới sẽ trình lên Bộ Chính trị để xin ý kiến chỉ đạo, sau đó Thủ tướng Chính phủ mới xem xét phê duyệt.

“Quan điểm là thận trọng, lắng nghe ý kiến góp ý của các nhà khoa học, hoạt động xã hội”, ông Quân khẳng định.

 (Phunutoday.vn)

Tướng Trần Thùy Phó GĐ công an Hà Nội chối không đánh dân vỡ mặt

Một thanh niên vì không đội mũ bảo hiểm bị cảnh sát cơ động (CSCĐ) ở Hà Nội đánh vỡ mặt đến ngất xỉu xuống đường vào ngày 14 tháng Ba vừa qua. Tuy nhiên một ông tướng công an ở Hà Nội nói rằng, thanh niên này đã “tự ngã” chứ không bị đánh.

Nhiều báo ở Việt Nam hôm Thứ Tư đưa tin ông thiếu tướng Trần Thùy, phó giám đốc công an Hà Nội, nói với các ký giả là Nghiêm Duy Hoàng “chạy với tốc độ cao, phải chuyển hướng gấp, nam thanh niên đã lao vào dải phân cách, bị ngã và thương tích”.

Những gì ông tướng này nói trong cuộc họp báo về “kết quả ban đầu” của cuộc điều tra, có hay không có đánh dân vỡ mặt, hoàn tòan ngược lại với lời khai của nạn nhân và một số người dân chứng kiến vụ việc vào chiều ngày 14/3/2013 trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Ông Trần Thùy được các báo tường thuật cho biết anh Nghiêm Duy Hoàng, 23 tuổi, “đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, không mang theo giấy tờ xe”. Khi bị tổ CSCĐ  Y5/141 chận giữ thì “quay đầu bỏ chạy. Hai cán bộ ra lòng đường để chặn xe Hòang, song anh này tiếp tục quay xe bỏ chạy lần hai hướng về cầu Mai Động”.


Nạn nhân Nghiêm Duy Hoàng bị CSGT đánh  vỡ mặt có nhiều người chứng kiến nhưng công an họp báo nói nạn nhân “tự ngã”. (Hình: Người Lao Động)
Rồi lại có thêm 2 CSCĐ khác mà một người cầm “gậy chỉ huy giao thông” ra hiệu lệnh nhưng Hoàng tăng ga, lách qua người cán bộ này sang dải phân cách”. Lại một CSCD( “cầm bộ đàm, thổi còi ra hiệu. Tuy nhiên “Hoàng tiếp tục chạy xe với tốc độ cao, lách qua người này. Do chạy với tốc độ cao, phải chuyển hướng gấp và lúc đó khi lách vào gần dải phân cách thì ở phía trước có ôtô đang đi chậm nên Hoàng đã lao vào dải phân cách, bị ngã, thương tích.”

Bởi vậy, ông Thùy được VNExpress  tường thuật cho rằng “Việc anh Hoàng khai bị 141 đánh là không có căn cứ. Về vết thương gẫy xương gò má, căn cứ vào cơ chế hình thành dấu vết, cơ quan công an đang chờ kết quả giám định.”

Còn đối với hai nhân chứng khai “nhìn thấy CSCĐ dùng gậy đánh vào mặt anh Hoàng làm anh Hoàng ngã vào dải phân cách” thì “Qua thực nghiệm điều tra cho thấy, do vị trí các nhân chứng đứng ở những góc quan sát khác nhau, ở xa nên có thể lầm tưởng việc cầm gậy nhựa giơ ngang để ra hiệu lệnh dừng xe của CSCĐ là hành vi đánh anh Hoàng”, theo tường thuật họp báo của VietnamNet.

Theo nguồn tin này thuật lại lời ông Thùy “Trên cơ sở căn cứ kết quả giám định cơ chế hình thành dấu vết để lại trên gò má phải của anh Hoàng, dấu vết máu để lại hiện trường, kết quả giám định dấu vết trên chiếc gậy nhựa do CSCĐ sử dụng mà cơ quan điều tra thu giữ, các lời khai nhân chứng khác, có đủ căn cứ xác định lời khai của 2 nhân chứng này là không khách quan”.

Trên báo Người Lao Động ngày 15/3/2013, Nghiêm Duy Hoàng kể lại vụ việc trên giuờng bệnh viện: “Lúc đó tôi định quay xe vòng lại để trốn thoát nhưng biết mình bị chặn, trên đường lại quá nhiều xe cộ nên đã dừng xe, giơ hai tay lên đầu. Tuy nhiên một trong hai người đó đã dí dùi cui điện vào mạng sườn, một người khác mặc sắc phục dùng dùi cui vụt vào mặt tôi. Khi tỉnh dậy tôi thấy mình đã nằm trong Bệnh viện Thanh Nhàn với rất nhiều vết thương ở xung quanh cổ, gẫy xương gò má”.

Các tấm hình chụp trên báo Người Lao Động và một số báo khác cho thấy ngòai vết thương gãy xương gò má, nạn nhân còn rất nhiều vết thương ở cổ và tay.

Nhân chứng và nạn nhân kể giống nhau nhưng ông tướng Phó giám đốc Công an Hà Nội vẫn chối tội cho thuộc cấp về một chuyện xảy ra trên phố đông người và giữa ban ngày, khoảng 15 giờ 30.

Tuy bị đánh gãy xương gò má, Nghiêm Duy Hòang vẫn còn là người may mắn vì còn sống. Ông Trịnh Xuân Tùng, bị trung tá công an Nguyễn Văn Ninh quật dùi cui đến gãy xương cổ ngày 28/2/2011 ở bến xe Giáp Bát, Hà Nội, rồi chết ở bệnh viện một tuần sau đó, chỉ vì cự cãi số tiền phạt nhiều ít.

Rất nhiều vụ Công an CSVN bắt người giam giữ, tra tấn đến chết rồi đổ cho những người đó “tự tử”.

Ngày 2/1/2013, ông Trần Văn Tân, 53 tuổi, đã bị Công an xã Kim Xuyên huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương gắt giữ, đánh chết rồi vu cho người ta “tự tử”. Ông Tân là nạn nhân đầu tiên chết trong bàn tay hung bạo của công an CSVN.

Ít nhất có 13 người dân bị Công an CSVN tra tấn đến chết trong năm 2012 mà phần lớn đều đổ cho nạn nhân tự tử để đám Công an thóat tội giết người, dù trên thân thể các nạn nhân đầy các thương tích từ vỡ xương sọ, gãy xương sườn, dập nội tạng, chân tay bầm tím.
(Người Việt)

Bất ngờ bản án tuyên ba công an trấn lột gái mại dâm

Theo phán quyết của tòa, ba bị cáo nguyên là chiến sĩ công an TP.Lạng Sơn gồm Ngụy Văn Hùng (31 tuổi) bị phạt 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; bị cáo Hoàng Văn Trường (25 tuổi) bị phạt 12 tháng tù giam; bị cáo Triệu Văn Hiếu (29 tuổi) được tha bổng tại tòa vì không phạm tội. Riêng bị cáo Hứa Viết Tú bị phạt 12 tháng tù giam.
Trước đó, Viện KSND TP.Lạng Sơn đã đề nghị mức án từ 12 - 18 tháng tù cho các bị cáo này về tội cưỡng đoạt tài sản.
Tại phiên xét xử, mặc dù các bị cáo gây ra 3 vụ án với nhiều bị hại cùng số tiền là 16 triệu đồng nhưng chỉ có một bị hại đến tòa cùng một số nhân chứng. Các bị hại khác, trong đó có cô gái đã đứng ra tố cáo, dù tòa đã triệu tập nhiều lần nhưng không đến.

Các bị cáo có mặt tại phiên tòa xét xử
Các bị cáo có mặt tại phiên tòa xét x
Trong hai ngày xét xử, mặc dù bị hại và nhân chứng đều nhận dạng được bị cáo, cũng như lời khai phù hợp thời gian địa điểm xảy ra vụ án...nhưng cả ba bị cáo đều phủ nhận lời khai đồng thời kêu oan và cho rằng bị đồng nghiệp “hãm hại”.

Trong phần tranh tụng, luật sư bào chữa cho các bị cáo cho rằng, các cáo buộc của cơ quan công tố không đủ cơ sở.

Trong đó, vụ việc phạm tội tại nhà nghỉ Thùy Liên, các cơ quan tố tụng đã không xác định được thời gian phạm tội cụ thể (ngày, giờ) mà chỉ nêu được thời điểm là cuối tháng 3/2012.

Các bị cáo Hùng, Trường, Hiếu cũng đồng tình với ý kiến luật sư và yêu cầu Tòa triệu tập tất cả bị hại phải có mặt tại tòa để đối chất.

Đối đáp về vấn đề thời gian không xác định cụ thể, đại diện Viện KSND cho rằng do thời gian quá lâu, nhiều giai đoạn gọi, hỏi với số lượng người đông, nên các cơ quan tố tụng không thể xác định chính xác được.

Điều đáng chú ý, mặc dù cả ba bị cáo là công an phủ nhận thì bị cáo Hứa Viết Tú lại thành khẩn thừa nhận các hành vi theo cáo buộc của Viện KSND.

Bị cáo này khai rõ tại tòa đã cùng nhóm người này tiến hành cưỡng đoạt tài sản như cáo trạng đã quy kết. Đồng thời mong được HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt vì bị cáo không nhận thức đầy đủ, chỉ nghĩ đơn giản là giúp “các anh công an phá án”.

Phiên tòa xét xử thu hút sự chú ý của nhiều người dân TP.Lạng Sơn, tuy nhiên kết quả phiên tòa đã khiến nhiều người bất ngờ.

Ba cảnh sát thuộc công an thành phố Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn) bị truy tố về tội “cưỡng đoạt tài sản”.

Theo cáo trạng, cuối tháng 3/2012, để thực hiện “phi vụ” trấn lột tiền, các đối tượng Nguỵ Văn Hùng, Hoàng Văn Trường (đều là công an thành phố Lạng Sơn), bàn bạc, sai khiến Hứa Viết Tú, một người làm nghề lái xe tự do, gọi gái bán dâm đến nhà nghỉ Thuỳ Liên (phường Tam Thanh, TP Lạng Sơn), để mua bán dâm, sau đó nhóm cảnh sát sẽ ập đến bắt quả tang và “làm tiền”.

Thực hiện “kế hoạch” này, Tú gọi chị Nguyễn Thị Ng, đến phòng 304, rồi mật báo cho Hùng, Trường biết.

Khi đến hiện trường, Hùng mặc cảnh phục, còn Trường mặc quần áo dân sự, tiến hành “bắt quả tang”.

Như đã bàn bạc trước, Tú mặc quần áo, xin gặp riêng các anh công an, sau đó nói với chị Ng về điều kiện được tha là phải nộp tiền; Ng vét túi chỉ có 500.000 đồng và 2 chỉ vàng. Các anh công an không đồng ý, N phải vay một người thân, nộp thêm hai triệu nữa.

Bằng hành vi tương tự, trưa 21/4/2012, các đối tượng trên còn trấn lột 2,7 triệu đồng của chị Vy Thị N tại khách sạn Sao Mai, ở TP Lạng Sơn. Tham gia lần này, có Triệu Văn Hiếu (công an TP Lạng Sơn).

Sau này, khi biết mình bị lừa, ngày 1/5/2012, chị Ng đã làm đơn trình báo công an tỉnh Lạng Sơn và ngày hôm sau, cán bộ Hùng đã đến cơ quan điều tra trình diện, có đơn “đầu thú”.
(Thanh niên)
copy 1 cmt vđây:
Originally Posted by ngay24t12 View Post
Gái dưới 18t tát ca 1 phát lĩnh 9 tháng tù giam.
CA có tổ chức, phạm tội nhiều lần trấn kave thằng thì trắng án, thằng thì tù treo.
 

Tom và Jerry: Cười để đừng khóc

Tôi đọc được bài trên báo Dân trí và Tiền phong [1, 2] về tình cảnh ngư dân miền Trung Việt Nam đối mặt với quân Tàu, nào Hải quân, Hải giám, Ngư chính và cả những nhóm tàu đánh cá lưới rê của họ… Tôi khâm phục những chiến công như của nghệ sĩ nhào lộn với biết bao hiểm nguy của các ngư dân Việt Nam. Tôi sung sướng thấy báo chí dòng «theo đuôi cấp trên» lại bắt đầu ca tụng ngư dân Việt Nam. Đúng là vấn đề này lại sẽ làm nóng chuyện thời sự đây, vì đã sắp tới thời kỳ đơn phương cấm đánh bắt cá do ông anh Tom áp đặt. Nhưng nỗ lực của những nhà báo đã đem lại được một khoảnh khắc cho người ngư dân lên tiếng không phải là không đáng ngợi khen. Biết đâu chẳng là một cú xoay 180 độ đến từ «cap tren» (tức «cấp trên», tác giả viết cap tren trong nguyên văn – ND). Chẳng còn biết đường nào mà lần nữa… Ờ, mà cũng biết đâu đấy…

Nếu chúng ta không biết rằng phương tiện sinh sống của hàng chục nghìn gia đình phần nhiều là nghèo khó mà cuộc sống thực sự của hàng nghìn ngư dân và danh dự của cả một quốc gia đều phụ thuộc vào đấy cả, thì những tình tiết trong các bài báo đó hẳn có thể làm đề tài cho một bộ phim mới về các cuộc phiêu lưu của Tom và Jerry xứng với các trường quay của hãng Walt Disney hoặc ít nhất cũng bằng một trò chơi video.



gư dân miền Trung Việt Nam đối mặt với quân Tàu
Câu chuyện theo kịch bản xảy ra ở ngoài biển khơi xa bờ, bao giờ cũng vậy. Tom định ra luật. Đơn giản thôi: không có hòn đảo nào cho Jerry hết, và cũng chẳng có biển nào cho Jerry nữa. Tất cả cá mú đều là của Tom, kẻ khác không có gì sất.

Về phần mình, Jerry, vốn bị đói và cũng vì là kẻ có đủ các cơ mưu và sự kiêu hãnh cha ông truyền cho, liền tung hết các chưởng để thoát ra khỏi cái lỗ đen nơi thằng Tom định nhốt Jerry vào. Tom vừa chơi đểu lại vừa lắm phương tiện: nó xịt nước thật mạnh, nó dùng đèn chiếu cho lóa mắt, nó bắn đạn víu víu qua đầu quanh người và thường cũng làm Jerry rụng dăm ba chiếc lông, nó dùng tàu to đùng hoặc máy bay trực thăng đi sát chiếc thuyền con của Jerry để tạo sóng lớn cho nó chao đảo và chìm. Khi đã nắm được chú chuột trong nanh vuốt của mình, Tom cướp miếng pho-mát cỏn con của Jerry… Nhưng Jerry, chú chuột đói ăn, gầy gò, thở hồng hộc, nhưng vẫn chẳng chịu nhụt chí. Dù bị nước tạt ướt sũng, dù bị đèn pha làm lóa mắt, dù thân thể bị móng vuốt cào cấu, chuột vẫn mỉm cười và tiếp tục cuộc chơi. Vũ khí của Jerry là nụ cười, và niềm kiêu hãnh của nó là khả năng chạy trốn như nghệ sĩ nhào lộn. Điều đó nằm trong gien của Jerry. Nó không bao giờ tấn công. Rành rành là nó chiếm được thiện cảm của công chúng. Đến mức là có những khán giả, trong đó có nhiều người nước ngoài, cuối cùng đã quên rằng Jerry đang gặp nguy hiểm cao độ và thấy thương hại cho thằng cha Tom tội nghiệp, béo phục phịch cứ rượt đuổi theo hoài mà không sao tóm được chú bé thuộc họ gặm nhấm nhanh nhẹn …

Kết thúc việc dựng bộ phim «nhay cam» của tôi (tức «nhạy cảm», tác giả viết nhay cam trong nguyên văn – ND), phim «Hoàng Sa Việt Nam: nỗi đau mất mát», vị đại diện Bộ Ngoại giao tới coi phim để kiểm duyệt đã bảo tôi: cần làm lại đoạn kết phim đi, vì công chúng Việt Nam thích cái kết có hậu.
Tôi rất lấy làm tiếc đấy, nhưng ngay khi làm phim theo kiểu Walt Disney, thì tôi cũng không sao có được cái kết có hậu để kết thúc câu chuyện này. Vả chăng, tôi cũng còn nhận được ý kiến từ những khán giả ngồi ghế hàng đầu, những nhân vật rất chi là quan trọng đến từ Bắc Kinh và Hà Nội, bạn biết không, đó là những người phất lệnh vỗ tay và là những người hiếm khi bỏ tiền mua vé đi coi phim… Họ ngồi chễm chệ trong ghế bành nhai bắp rang bơ, và họ vừa mới xác nhận cùng tôi rằng: trước mắt, chẳng hình dung được «Kết thúc» và càng không thấy «kết thúc có hậu». Lẽ đương nhiên rồi! Mà tôi cũng ngu lâu! Đúng lý ra, từ lâu rồi tôi đã phải ẵm «Cánh diều vàng» thể loại hoạt hình chứ. Buồn muốn khóc thương đến các bạn tôi ở Bình Châu, ở Lý Sơn và ở mọi nơi! Nhưng xin các bạn hãy đinh ninh điều này: không bao giờ chúng tôi là những kẻ coi phim thô thiển cả!

André Menras (Hồ Cương Quyết)

Phạm Toàn dịch
 ___________________

(1) http://dantri.com.vn/xa-hoi/hien-ngang-bam-bien-hoang-sa-708811.htm

(2) http://www.tienphong.vn/xa-hoi/phong-su/618292/Nhung-ngu-dan-von-tau-Trung-Quoc-o-Hoang-Sa-tpp.html

Tàu chiến Trung Quốc chuẩn bị 'kịch bản chiến tranh' trên Biển Đông

Ngày 19/3, trong khi Ủy Ban biên giới Quốc gia Việt Nam lên tiếng phản đối hành động phi pháp của tàu chính phủ Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa thì cùng ngày Đài truyền hình Trung ương nước này đưa tin Hạm đội Nam Hải đã rời cảng Tam Á 5 giờ chiều (giờ địa phương) để tiến hành tập trận quy mô tại Biển Đông.


Tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn của Trung Quốc. Ảnh: Nhân Dân nhật báo
Theo Tân Hoa xã, biên đội tàu chiến thuộc hạm đội Nam Hải cơ động ra Biển Đông và Tây Thái Bình Dương để triển khai tập trận bao gồm tàu đổ bộ tỉnh Cương Sơn lớp 071, khu trục hạm Lan Châu lớp 052C, hai tàu hộ vệ Ngọc Lâm và Hành Thủy. Bên cạnh đó, biên đội này sẽ phối hợp cùng với 4 trực thăng vũ trang và lực lượng thủy quân lục chiến để diễn tập lập chốt chỉ huy, tác chiến linh hoạt trên biển, chi viện tác chiến cấp tốc và hộ tống thuyền theo đúng một “kịch bản chiến tranh” đã được định sẵn với sự chỉ huy của Tư lệnh Hạm đội Nam Hải Tưởng Vĩ Liệt.  

                                Video Hạm đội Nam Hải tập trận ở Biển Đông 
http://www.youtube.com/embed/rCUzw8CZS9g


Cuộc tập trận diễn ra khi mà hai ngày trước, vị tân Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố tăng cường sức mạnh để bảo vệ cái gọi là “chủ quyền” của nước này trên các vùng biển. Trước đó, một hạm đội khác của Trung Quốc là Bắc Hải cũng ngang nhiên điều 3 tàu chiến vào “tuần tra” trái phép khu vực Biển Đông và Tây Thái Bình Dương vào đầu tháng 2/2013. Tuy nhiên, truyền thông Bắc Kinh đều không tiết lộ địa điểm cụ thể của cả hai đợt quấy rối này.

Trước đó, ngày 18/3, chính quyền Hải Nam tiếp tục đổ dầu vào lửa bằng tuyên bố sẽ ra mắt tờ Nhật Báo Tam Sa, mở đài truyền hình vệ tinh Hải Nam, nhằm chuẩn bị cho một chính sách gây nhiễu thông tin, che đậy các hoạt động leo thang tráo trở như thả hoa tiêu, điều tàu khảo sát ngư nghiệp tại Trường Sa, đe dọa ngư dân Việt Nam tại Hoàng Sa...

(Sống mới)

Đi kiện sẽ phải cược tiền

Trong phiên Ủy ban TVQH thảo luận về dự án Luật Tiếp công dân ngày 19.3, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đặt câu hỏi “Hiệu quả của tiếp dân biểu hiện ở các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo được giải quyết có vừa lòng dân hay không?” và ông tự trả lời: Chưa đạt yêu cầu. Cơ quan soạn thảo và thẩm tra đều chưa trả lời được sau khi có luật sẽ tạo ra bước chuyển biến mới!

Đơn nào cũng gửi từ Tổng Bí thư trở xuống

“Cần có quy định buộc người khiếu nại tố cáo ứng ra một khoản đặt cược nào đó. Theo kiện thì phải bỏ tiền. Nếu kiện đúng thì Nhà nước sẽ hoàn trả” - Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN và MT của Quốc hội Phan Xuân Dũng góp ý.

Theo ông Dũng, trong việc giải quyết khiếu tố hiện nay còn có sự “nể nang”, và vì thế “có một số đối tượng khiếu tố lợi dụng sự nể nang này” với tâm lý có mất gì đâu. Nhắc lại 2 lần rằng đây chỉ là “một số nhỏ thôi”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN và MT của QH đề xuất cần quy định rõ trách nhiệm của người đi khiếu tố. Lấy ví dụ trong lĩnh vực bảo hiểm y tế “Nhà nước chịu 80, người dân chịu 20”, ông Dũng lập luận “Giờ khiếu tố cũng thế, phải buộc người khiếu tố ứng ra một khoản đặt cược nào đó, nếu theo kiện họ phải bỏ tiền, nếu đúng Nhà nước sẽ hoàn trả”.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Nguyễn Văn Hiện dẫn “kinh nghiệm nước ngoài” rằng: Người ta dạy cho công dân có quyền, nhưng cũng dạy họ nghĩa vụ tìm đúng đến những nơi khiếu tố. Không đúng (nơi) người ta trả lại (đơn). Trong khi đó, theo ông Hiện, “Ở ta, cái gì, đơn nào cũng in gửi đủ từ Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội; sau đó nhận được một cái phiếu chuyển đơn có ý kiến của lãnh đạo, người dân người ta cầm cái phiếu chuyển đơn có lời phê đi gặp các cơ quan hỏi vì sao lãnh đạo có ý kiến và không giải quyết”. “Cái đó rất phức tạp” và “gây ra tình trạng lộn xộn” - ông Hiện nói và kêu gọi “đã đến lúc phải nghĩ hướng dẫn người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ”.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cũng nêu những trường hợp “người dân vẫn khiếu kiện dù đã giải quyết ở mức cao nhất rồi”. Ông đề nghị “cần có một điều để xử lý vấn đề này, chứ hiện các cơ quan rất khổ sở”.

Đi kiện sẽ phải cược tiền
Tiếp dân như “chim đưa thư”

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đặt câu hỏi: “Hiệu quả của tiếp dân biểu hiện ở các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo được giải quyết có vừa lòng dân hay không?” và ông tự trả lời: Chưa đạt yêu cầu. Cơ quan soạn thảo và thẩm tra đều chưa trả lời được sau khi có luật sẽ tạo ra bước chuyển biến mới!

Chủ tịch phân tích: Tiếp công dân để giải quyết nó khác. Tiếp để tiếp nhận, giám sát là khác. Một đằng có trách nhiệm đến cùng. Một đằng là tiếp, tiếp và tiếp, có phải để giải quyết đâu. Cái này phải phân biệt rõ chứ không thể “nhào vào một cục”. Theo ông, cần phải xác định rõ: Cơ quan dân cử, lập pháp cần luận rõ tiếp công dân để làm gì? Có nên lập ra cơ quan tiếp công dân không? QH có sửa sai được không, có cấp đất lại được không, có tha kỷ luật hay kỷ luật nặng hơn không? Ngay cả Ủy ban Dân nguyện của QH cũng không làm được. Chúng ta đang chỉ giám sát các cơ quan tiếp dân làm không đúng thì “sửa ông ấy”. QH, HĐND không thể làm thay được. Đừng có nhầm chân.

Ngay cả các ĐBQH - theo Chủ tịch QH, hiện cũng chỉ tiếp dân để đi hỏi, để yêu cầu, để kiến nghị. Tiếp để nghe, thấu hiểu. Ông nói tới tương lai, “thậm chí sau này có thể lập văn phòng ĐBQH”, trong khi hiện tại “người dân tin tưởng đến cơ quan quyền lực cao nhất” và cảnh báo “tin tưởng rồi mà không giải quyết được sẽ trở thành một thứ gánh nặng, là phản cảm, vô dụng”.

Ví von việc tiếp công dân hiện như “chim đưa thư”, đầy tâm huyết, Chủ tịch QH nói từ khi ông làm Chủ tịch QH, còn một việc “chưa có cách gì cải tiến, đổi mới được” là “một luật giám sát để nâng cao vai trò giám sát, nâng cao hiệu lực giải quyết ở một số lĩnh vực”.

Phát biểu có tính chất tiếp thu, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh đề xuất quyền “trực tiếp đôn đốc” tới chủ tịch tỉnh của trụ sở tiếp dân. Ông Thanh nêu thực tế “Người dân khiếu tố chủ yếu ở các cơ quan TƯ, nếu chỉ hướng dẫn bà con đến đúng nơi thì người ta không về. Chẳng hạn, 79% số khiếu tố liên quan đến đất đai, nếu chúng ta chỉ hướng dẫn bà con về Sở Tài nguyên và Môi trường thì dứt khoát họ không về”.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban QPAN của QH Nguyễn Kim Khoa đặt câu hỏi “Có phải chúng ta chuyên nghiệp hóa lực lượng tiếp dân, khoán trắng cho họ? Ông Khoa đề nghị “cần xem xét lại tư tưởng này”. Nhắc lại câu hỏi của Chủ tịch QH, rằng: Liệu sau khi luật ban hành có giải quyết được không, ông Khoa khẳng định: “Tôi cho đây là một thách thức lớn”, đồng thời kêu gọi “Chúng ta không nên thành lập cơ quan chuyên nghiệp tiếp công dân”. Trước đây chúng ta tiếp dân ngay tại cơ quan nhà nước và người đứng đầu phải có trách nhiệm.

Hôm qua, Ủy ban Thường vụ QH cũng đã cho ý kiến về Luật Phòng cháy-chữa cháy (sửa đổi).
(Lao động)

Nếu ở vị trí của tôi, bạn sẽ làm gì?

(Có bản tiếng Anh do Lê anh Hùng chuyển ngữ ở sau)

 

Phạm Thanh Nghiên - Ngày 19/3/2013 – Khi tôi hỏi bạn câu này không có nghĩa tôi mong bạn hay bất cứ một người Việt Nam nào phải trải nghiệm những điều giống như tôi. Đơn giản tôi muốn ở bạn sự đồng cảm. Tôi tin rằng cuộc sống sẽ thú vị và sống động hơn khi chúng ta thử đặt mình vào hoàn cảnh của người khác và suy nghĩ, cảm nhận bằng trái tim của họ. Những tình huống tôi sắp đặt ra có thể khiến bạn thấy khó chịu và cho rằng “thật xui xẻo”. Nếu vậy, bạn hãy chấm dứt việc đọc nó. Nhưng tôi vẫn muốn bạn cùng tôi tham gia “trò chơi trắc nghiệm” này, để tôi được hiểu bạn hơn. Hãy cho tôi biết cảm nhận của bạn nhé để chúng ta được gần nhau . Và đây là các tình huống bạn rất có thể sẽ gặp phải nếu bạn là tôi:
Chưa đầy 6 tháng kể từ lúc ra tù, bạn nhận hơn mười giấy triệu tập của chính quyền địa phương. Họ liên tục đến nhà làm phiền bạn với đủ các lý do: kiểm tra hộ khẩu, làm việc hoặc thăm hỏi. Những người nhân danh công an nhân dân này sẵn sàng đứng đập cửa nếu bạn không cho họ vào. Thật không dễ chịu chút nào khi nhiều lần họ nhằm lúc bạn vắng nhà để khủng bố tinh thần cho người mẹ gần 80 tuổi của bạn. Thậm chí, giữa lúc đêm tối, mất điện họ tự ý mở cổng ngoài và bắt ép mẹ bạn phải mở cửa để họ “kiểm tra hộ khẩu”. Cả đám người sắc phục lẫn không sắc phục cầm đèn pin rọi khắp nhà, từ phòng riêng cho đến toa-lét.
Bạn trở về trong tình trạng sức khỏe suy kiệt, cần phải đến bệnh viện thăm khám và điều trị nhưng luôn bị chính quyền địa phương gây khó khăn. Bạn hỏi: “Nếu tôi chẳng may bị bệnh nghiêm trọng cần phải đi cấp cứu nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng, mà bệnh viện lại nằm ở phường khác, quận khác. Khi đó theo như luật của các ông thì tôi vẫn phải làm đơn, báo cáo với các ông lên cấp phường, rồi chờ các ông trình lên cấp quận sau đó lại tiếp tục chờ các ông giải quyết rồi tôi mới được tự đi cứu mạng tôi à, nhỡ lúc đó chết thì sao?”. Và bạn sẽ nhận được câu trả lời từ chính miệng ông phó chủ tịch UBND phường rằng: “Đã là luật thì phải thi hành thôi, không khác được.” Tư gia của bạn liên tục bị công an chốt chặn, canh gác, bao vây nhằm khủng bố tinh thần và ngăn chặn quyền tự do đi lại của bạn. Không những thế, ban đêm họ còn gây mất trật tự, ảnh hưởng đến giấc ngủ của gia đình bạn cũng như những người hàng xóm xung quanh.
Mồng 5 tết, công an vào tận nhà “khuyến cáo” bạn không nên đi đâu và lập tức kéo đến canh gác khiến cho khách khứa, bạn bè của bạn tỏ ra hoang mang, sợ hãi.
Bạn đi thăm người quen, hãy chuẩn bị tinh thần bị công an ập vào lôi đi bất cứ lúc nào rồi áp giải đến vài trụ sở mà họ muốn rồi thẩm vấn hàng tiếng đồng hồ. Sau cùng, bạn sẽ được “kỷ niệm” một giấy xử phạt trị giá 1,5 triệu đồng với cái gọi là “vi phạm các quy định về nghĩa vụ của người chấp hành án phạt quản chế”.
Và đây là câu chuyện tôi muốn chia sẻ với bạn:
Tôi đã trải qua 4 năm tù giam bằng luật của “Nhà nước CHXHCN VN” và trở về trong tình trạng sức khỏe tồi tệ. Trước kia và cả bây giờ, tôi chưa bao giờ chấp nhận bản án cũng như những thứ luật vô lý mà nhà cầm quyền áp đặt cho tôi. Điều này đồng nghĩa với việc tôi sẽ đối mặt với vô vàn khó khăn thậm chí phải chấp nhận cả những rủi ro mà bản thân không thể lường trước được. Mẹ tôi vì quá lo lắng đã khuyên tôi nên “làm đơn” để thông báo cho họ việc sẽ đi khám bệnh ở Hà Nội. Bởi trước đó, bà đã được công an “nhắc nhở” rằng trong trường hợp tôi tự ý đi, nếu gặp “sự cố” giữa đường họ sẽ không chịu trách nhiệm gì. Tôi đã…làm đơn, thông báo cho họ đầy đủ các thông tin cần thiết mà họ yêu cầu. Và đây là câu trả lời tôi nhận được: Vào lúc 23 giờ 30 phút ngày 3/10/2012, một toán công an (phường Đông Hải 1) đã xông vào nhà tôi đòi “kiểm tra hộ khẩu”, tức là chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi tôi đưa đơn. Họ ra “lệnh miệng” rằng tôi không được đi đâu khỏi nhà. Toán công an này còn cho biết đơn của tôi viết “Sai” vì không có từ “ĐƠN XIN” và thiếu giòng chữ “CHXHCNVN độc lập, tự do, hạnh phúc”.
Để được hưởng cái quyền đương nhiên là của mình, tôi đã phải xoay sở, nghĩ đủ mọi cách để đến được bệnh viện hòng không bị ngăn cản. Các bác sĩ bệnh viện Việt Tiệp ( Hải Phòng) kết luận tôi chỉ bị viêm họng, không có gì nguy hiểm trong khi tôi luôn bị sốt nhẹ và họ cũng không giải thích được hiện tượng này. Bác sĩ chuyên khoa mắt chẩn đoán tôi bị “phù đĩa thị” và “thoái hóa biểu mô sắc tố”. Ông cũng kê đơn thuốc cho tôi. Tuy nhiên, bệnh tình không những không thuyên giảm mà còn thêm trầm trọng. Tôi tìm đến một bác sĩ khác rất nổi tiếng và uy tín tại Hà Nội. Bà chẩn đoán tôi bị “ mỏi điều tiết” và “gai thị bạc mầu phía thái dương”. Theo phương pháp điều trị của bà, tôi thấy bệnh đỡ hẳn. Nhưng chưa đầy hai tháng sau, tôi bị đau lại. Nhiều lúc cảm giác như hai mắt muốn vỡ tung, rất khó chịu. Lại thêm những cơn sốt nhẹ cứ dai dẳng hết ngày này qua ngày khác. Tôi thực sự lo lắng. Tôi cần phải vào Sài Gòn khám chữa bệnh. Và tôi lại lần thứ hai làm đơn. Không phải tôi thỏa hiệp với thứ “luật vô luật” kia mà vì không muốn họ lấy cớ tôi vắng nhà để khủng bố tinh thần mẹ tôi. Hơn nữa, đi khám bệnh là quyền đương nhiên bất cứ ai cũng được hưởng ( không phải xin phép). Không một chính phủ hay nhà nước bình thường nào muốn công dân của mình ốm yếu, bệnh tật. Với suy nghĩ như thế, tôi chắc chắn họ để tôi đi. Tôi đã sai!
Ngày 19/2/2013: Tôi gửi đơn yêu cầu cho đi khám bệnh.
Ngày 22/2: Tôi bị mệt, phải đi tiêm và truyền nước. Bác sĩ yêu cầu điều trị những ngày tiếp theo.
Ngày 23/2: Công an bắt đầu canh gác. Việc điều trị do vậy bị gián đoạn.
Ngày 24/2: Sáng : công an vào nhà đưa giấy triệu tập ngày 25/2 lên UB phường để nghe “trả lời đơn yêu cầu đi khám bệnh”.
Chiều: Do không thể đến phòng khám cũ, tôi phải chuyển tới điều trị tại một phòng khám nhỏ ở gần nhà.) Huyết áp đo được chưa đến 80/50. Trong khi tôi nằm truyền nước, công an đứng ngoài canh cửa.
Ngày 25/2/2013: Trong lúc tôi đang nằm truyền nước, công an khu vực đã vào tận nơi “kiểm tra” và anh ta gọi điện báo cáo tình hình cho cấp trên.
Sáng 26/2: Tôi đi làm việc. Công an các cấp phường, quận, thành phố đã thông báo việc họ đã nhận được đơn của tôi và hứa sẽ giải quyết. Tôi yêu cầu họ phải trả lời bằng văn bản theo đúng luật định. Bà Lã Thị Thu Thủy, đại diện công an thành phố và ông Nguyễn Văn Kỳ, phó chủ tịch UBND phường Đông Hải 1 đã hứa sẽ trả lời đơn bằng văn bản.
10 giờ sáng ngày 28/2, công an phường vào đưa giấy triệu tập, yêu cầu phải có mặt vào lúc 10 giờ 15 cùng ngày để nghe họ chính thức trả lời đơn. Tôi yêu cầu họ dẫn chứng luật nào cho phép công an được triệu tập công dân trước 15 phút ( thậm chí thời gian ra mở cổng và nghe họ trình bày cũng …quá 15 phút ). Họ ra về và ít phút sau mang 1 giấy triệu tập khác hẹn ngày hôm sau 1/3/2013 lên phường “làm việc”.
Ngày 1/3/3013: Tôi đi “làm việc” với “các cơ quan có thẩm quyền” gồm những thành phần sau:
1. Nguyễn Văn Kỳ, phó chủ tịch UBND phường Đông Hải 1
2. Trung tá Lưu Văn Thi, phó trưởng công an phường Đông Hải 1.
3. Lã Thi Thu Thủy, đội trưởng phòng an ninh chính trị PA67, công an thành phố Hải Phòng.
4. Đại úy Nguyễn Mạnh Tùng, đội trưởng cảnh sát thi hành án Hình sự quận Hải An.
5. Trung tá Mạc Tư Khoa, đội trưởng phòng Thi hành án Hình sự ( không rõ thành phố hay quận vì không giới thiệu).
6. Đỗ ( hay Đinh gì đó) Văn Thuấn, trưởng công an phường Đông Hải 1.
7. Một nam công an mặc thường phục không giới thiệu tên.
8. Một nữ công an quận mặc thường phục khác tên Nga.
Các “cơ quan có thẩm quyền” đã trả lời tôi bằng miệng như sau: Không được đi, nếu cố tình sẽ bị bắt. Lý do để họ ngăn cấm không cho tôi đi vì tôi là “đối tượng đặc biệt”-nguyên văn lời Lã Thị Thu Thủy. Khi tôi yêu cầu họ thực hiện lời hứa cũng như tuân thủ đúng pháp luật ( của chính họ) là trả lời bằng văn bản. Đại úy Tùng trả lời: “Chúng tôi trình bày rất rõ ràng, chị tự nhớ được, cần gì văn bản”.
Ông Lưu Văn Thi yêu cầu tôi phải thanh toán …món nợ 1,5 triệu đồng ( tiền phạt…) Ông ta còn nói do hàng tháng tôi không tự giác lên phường “ trình diện và báo cáo về việc chấp hành quy định quản chế” , thậm chí còn xé giấy triệu tập trước mặt công an nên từ tháng 4 /2013 trở đi, cho dù tôi có muốn lên phường cũng phải gọi điện “xin phép” trước và đợi sự đồng ý của họ tôi mới được đi “trình diện”. Còn thì cứ chờ họ gửi giấy triệu tập đến nhà rồi theo đó mà đi. Và không quên “khiển trách” tôi viết đơn lại dám dùng từ “Đơn yêu cầu” thay vì “Đơn xin”.
Tôi không muốn kể thêm về cuộc đối thoại giữa tôi và những con người này. Nhưng tôi có nói với họ trước khi ra về rằng: “Chính các người không cho tôi bất cứ một lý do nào để tôi tôn trọng các người. Muốn được người khác tôn trọng trước nhất hãy tự tôn trọng bản thân mình”. Và nhìn lên mười mấy tấm bằng khen “lực lượng anh hùng…”treo trên tường, tôi bảo: “Không phải cứ treo mấy tấm biển anh hùng kia là thành anh hùng ngay đâu, gỡ xuống đi cho đỡ xấu hổ”. Tôi đứng lên, xô ghế thật mạnh rồi bước ra cửa. Cô công an tên Nga chạy theo: “ Để em đưa chị Nghiên về”. Tôi miễn cưỡng cảm ơn rồi đi bộ về nhà. Ngày 5/3 , sau 12 ngày đêm họ mới bỏ chốt canh gác.
Khi tôi ngồi gõ những con chữ này, đôi mắt tôi vẫn vô cùng đau nhức. Những cơn sốt nhẹ vẫn đeo bám và ôi chao, chỉ mong một ngày được thoát khỏi những cơn đau đầu triền miên, dai dẳng.
Cảm ơn các bạn đã kiên nhẫn nghe hết câu chuyện rời rạc và tẻ nhạt của tôi. Và hãy cho tôi biết, bạn sẽ làm gì để vẫn là một người tự do?
Phạm Thanh Nghiên, ngày 19/3/2013
_________________________________________________________________________________

What would you do in my situation?

Phạm Thanh Nghiên/Translated by Lê Anh Hùng (Defend the Defenders) - When I pose that question to you, I don’t mean that I expect you or any other Vietnamese to go through what I have experienced. It is simply that I expect your sympathy. I believe that life will be much interesting and lively when we assume ourselves in others’ circumstances and think and feel by their hearts. Those circumstances I suggest here may make you feel bad and think that “Wow, its so unlucky.” If so, just stop reading them. However, I still want you to take part in this “funny test” in order to let me understand you more. Just let me know your feelings so that we could come close together. And below this are situations that you are likely to encounter if you were I.
In just nearly 6 months after your release from prison, you received more than ten summonses from the local authorities. Repeatedly, they came to your home to annoy you with various reasons: checking registered residence, questioning, or just paying a visit. These self-claimed people’s police would knock strongly on the door if you did not let them in. It was no pleasure at all when they chose while you were away to terrify your near-eighty mother time and time again. Even more, in late night and during power cut, they opened your house gate arbitrarily and forced your mother to open the door to let them “check registered residence.” A whole pack, uniformed or not, shone the torch all over the house, from private rooms to toilets.
You went back from prison in exhaust; you needed to go to hospital for treatment but the local authorities kept thwarting you. You asked: “If, unfortunately, I had a severe disease which needs emergency aid or otherwise I risked my life, whereas the hospital is located in other ward and other district. According to “your laws,” still I have to write a petition to submit to you at the ward level, and wait for you to submit to the district level and continue to wait until you reply, then I am permitted to save my life myself. What happens if, unfortunately, I die then?” And you would receive the answer from the mouth of the Vice-Chairman of People’s Committee of the Ward: “When it comes to laws, it must be enforced. No other way!”
Your private house were always blocked, guarded and surrounded by the police in order to terrify your mind and hinder your freedom to travel. Moreover, they caused public tumult at night, affecting your family’s as well as your neighbours’ sleep.
On 5th day of the Lunar New Year, the police came to your home to “recommend” that you do not go anywhere and then guarded your house right away, making your guests and friends anxious and scared.
When you paid a visit to one of your acquaintances, just braced yourself for a sudden raid by the police. They then took you to several public buildings at their fancy and questioned you for hours. After all, you would be “granted” a fine worth 1.5 million VND for the so-called “breach of regulations on obligations of persons under surveillance punishment.”
And the story I want to share with you is as follows.
I have went through 4 years in prison under the laws of the “Socialist Republic of Vietnam” and returned home in very poor health. Never have I accepted the sentence as well as other illogical laws that the authorities enforced on me. This means I will face so many difficulties, even accepting those risks that I cannot anticipate. Too nervous, my mother advised me to “write a petition” to inform them of my trip to Hanoi for medical examination. Previously, she had been “reminded” by the police that if I went on my own free will, they would bear no responsibilities in case I experienced any “incidences” during the trip. Then I… wrote a petition, informing them of every necessary details they required. And the answer was: At 23h30 on 3rd October 2012, a group of policemen (Dong Hai 1 ward) rush to my house to “check registered residence”, just several hours after I submitted my petition. They gave me “oral command” that I stay put at home. Besides, they told me that my petition was “wrong” because there was no word “DON XIN” (a humble word asking for favours) as well as no “Socialist Republic of Vietnam/Independence – Freedom – Happiness” at the head of the petition letter.
To enjoy my apparent right, I had to manage by myself, taking into account every possible ways to get to the hospital unthwarted. The doctors at the Viet Tiep Hospital concluded that I only had a sore throat, with no risk at all, whereas I frequently had a slight fever and they failed to give an explanation on this as well. An ophthalmological doctor diagnosed that I had acquired a papilloedema and degeneration of purpurogenous membrane. He also gave me a prescription. My illness didn’t ease up but got more severe, however. I went to a very well-known and prestigious doctor in Hanoi. She diagnosed that I had acquired an aesthenopia and “optic atrophy at temple’s side.” Following her method of treatment, I felt my illness easing up apparently. Nearly 2 months later, however, I felt the pain again. Time and again, I felt my eyes were about to blow up, very uncomfortable. Worse, accompanied with this was a slight fever that persisted from day to day. I was really worried. I needed to go to Saigon for medical examination and treatment.
Again, for the second time, I wrote a petition. It was not that I compromised with that “lawless laws” but that I did not want them to take my absence as a pretext to terrify my mother. Moreover, the right to medical services is self-evident for anyone to enjoy (without permission). No normal government or state would want their citizens to be ill or sick. With that in mind, I was sure that they would let me go. I was wrong!
On 19 February 2013, I submitted my petition to ask for permission to go for medical examination.
On 22 February, I felt unwell and had to go to a clinic for tonic injection. The doctor asked me to go on treatment the following days.
On 23 February, the police began guarding my house. The treatment was then disrupted.
On 24 February: In the morning, the police came to my house to give me asummons which required that I go to the headquarters of the People’s Committee of the Ward to hear “the answer for your petition.” In the afternoon, unable to go to the former clinic, I had to go to a smaller one near my home. My blood pressure as checked here did not reach 80/50 levels. While I was on bed for tonic injection, the police guarded outside the room.
On 25 February 2013, while I was on bed for tonic injection, the policeman in charge of my neighbourhood went right to the spot for “inspection” and then called his superior to report the situation.
In the morning of 26 February, I went for working sessions with the local authorities. The police at ward, district and municipal levels all informed me that they had received my petition and promised to address it. I requested that they reply in written form as stipulated by the laws. Both Mrs La Thi Thu Thuy, representative of the Hai Phong Municipal Public Security, and Mr Nguyen Van Ky, Vice-Chairman of the People’s Committee of Dong Hai 1 Ward, promised me to reply in written form.
At 10am on 28 February, the police of the ward came to my home to give me a summons, requesting my presence at 10h15am the same day to hear their official answer. I asked them to cite whatever legal stipulations which authorizes the police to summon a citizen just before 15 minutes (the time to open the gate and listen to their explanation alone already exceeds 15 minutes). They got back to their office and minutes later came back with another summons, which requested me to go to the headquarters of the People’s Committee of the ward the next day “for a working session.”
On 1 March 2013, I went for a “working session” with “authorized agencies”, which include:
1) Mr Nguyen Van Ky, Vice-Chairman of the People’s Committee of Dong Hai 1 Ward;
2) Lieutenant Colonel Luu Van Thi, Deputy Head of Dong Hai 1 Ward Public Security;
3) Mrs La Thi Thu Thuy, Team Head, Political Security Department (PA67), Hai Phong Municipal Public Security;
4) Captain Nguyen Manh Tung, Head of Criminal Sentences Enforcement Team, Hai An District Public Security, Hai Phong;
5) Lieutenant Colonel Mac Tu Khoa, Team Head, Criminal Sentences Enforcement Department, Hai Phong Municipal Public Security;
6) Do (or Dinh) Van Thuan, Head of Dong Hai 1 Ward Public Security;
7) A policeman not in uniform and not introduced himself;
8) A policewoman from An Hai District Public Security, not in uniform, named Nga.
These “authorized agents” orally replied me as follows: You are not permitted to go (for medical examination); if you go deliberately, you will be arrested. The justification for them to prohibit me was that I was a “special target,” quoting Mrs La Thi Thu Thuy’s words verbatim. When I asked them to deliver their promise and also to abide to (their own) laws by replying me in written form, Captain Tung answered: “We have explained very clearly, you can remember yourself. No need for written documents.”
Mr Luu Van Thi asked me to pay… “the debt” (fine) worth 1.5 millions VND. He also said that, because I did not go to the ward authorities to “show up and report your observance of regulations of surveillance” every month, even tore a summons before the police, so from this April 2013 on, even if I want to go to the headquarters of the People’s Committee of the ward, I have to call to “ask for permission” in advance and wait for their assent before “showing up”. Otherwise, I just wait for their summonses to arrive home and go as specified by the summonses. He did not forget to “reprimand” me for daringly using the word “Don yeu cau” (Letter of Request) instead of “Don xin” (letter asking for permission) when writing the petition.
I don’t want to tell more about the conversation between I and these people. But I remembered telling them before going home that, “You do not give me any reason to respect you. If you want others to respect you, respect yourself first.” Glancing up at certificates of credit (which state “heroic forces…”) hung on the wall, I said: “Hanging these certificates of heroism doesn’t turn you into heroes right away. Rather, getting them down will make you feel ashamed less.” Then I stood up, pushing the chair aside forcefully and going to the door. The policewoman named Nga rush towards me: “Let me take you home, sister Nghien.” I reluctantly expressed my gratitude and went home on foot. Until 5March 2013, after 12 days guarding my house, they quit.
When I type these letters, my eyes are still awfully painful. Slight fevers still follow me persistently, and how awfully I wish one day I could get rid of these chronic, constant headaches!
Thank you so much for your patience in reading my incoherent and uninteresting story. And, after all, just let me know: What will you do to remain a free man?
Pham Thanh Nghien, 19 Mar, 2013.
Translated by Lê Anh Hùng

http://vietnamhumanrightsdefenders.wordpress.com/2013/03/20/neu-o-vi-tri-cua-toi-ban-se-lam-gi/

Những sách nhiễu bẩn thỉu

 

Huỳnh Thục Vy (Danlambao) – Tuần trước, nhân viên của Lãnh sự quán Hoa Kỳ đã thông báo với tôi là: ngày thứ Tư 20 tháng 3 này Viên chức Chính trị của Lãnh sự sẽ đến thăm gia đình tôi.
Tôi đã cho họ biết là thông báo qua điện thoại thì công an sẽ biết ngay và sẽ rất khó khăn cho chuyến viếng thăm. Vì năm ngoái, khi họ thông báo như vậy với gia đình tôi, ngay lập tức những ngày sau đó liên lạc điện thoại giữa tôi và nhân viên Lãnh sự đã bị cắt. Tôi không thể gọi lại cho họ để hẹn địa điểm trò chuyện như đã hứa, còn an ninh lẫn công an giao thông Quảng Nam đã lập chốt canh mọi ngã đường vào nhà tôi đúng ngày hẹn. Vậy là chuyến thăm năm ngoái không thực hiện được.
Sau khi cân nhắc những thông tin mà tôi thông báo cho họ, vị viên chức Lãnh sự đã hồi âm là tiếp tục hủy chuyến thăm lần này và sẽ gặp gia đình tôi vào một dịp khác. Đội ngũ an ninh nghe lén đã không biết chuyện này vì chúng tôi liên lạc qua email, nên hôm nay công an xã và dân phòng vẫn rình rập xung quanh nhà tôi.
Em gái tôi-Huỳnh Khánh Vy mới sinh em bé được 20 ngày. Em bé sinh thiếu tháng nên rất yếu và bị nhiễm trùng từ lúc mới sinh ra. Gia đình chúng tôi lại mới đưa em bé mới sinh nhập viện lần thứ hai ở Đà Nẵng cách đây hai ngày, vì sau khi về nhà cháu lại bị thiếu máu, nhiễm trùng rốn và vàng da. Các em tôi phải trở lại Đà Nẵng để chăm lo cho cháu bé.
Giữa lúc chúng tôi đang lo lắng cho sức khỏe của cháu bé và của em gái tôi Khánh Vy thì công an lại giở trò bẩn thỉu. Sáng nay, công an Đà Nẵng đã tới phòng trọ của Khánh Vy gây rối đòi Khánh Vy, Hiếu và Minh Đức xuất trình giấy tờ. Các em tôi không cho công an vào phòng trọ vì Khánh Vy chưa hết thời gian ở cử, rất yếu và dễ bị bệnh hậu sản. Họ đã quát tháo to tiếng và đe dọa sẽ bắt các em tôi vì tội chống người thi hành công vụ.
Sự sách nhiễu này của an ninh đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của Khánh Vy. Bây giờ Khánh Vy đang bị chặn ở nhà trọ không lên bệnh viện thăm cháu bé được. Ngay lúc tôi viết những dòng này, an ninh Đà Nẵng đang làm việc với chủ nhà trọ. Trong những ngày sắp tới, không biết các em tôi sẽ ở đâu? Nếu không được lưu trú ở Đà Nẵng, Khánh Vy làm sao đến thăm em bé đang nằm bệnh viện? Những đàn áp xấu xa này nhắm vào sản phụ và trẻ sơ sinh đã cho thấy bộ mặt phi nhân cùng cực của Chính quyền Cộng sản Việt Nam.
Mấy ngày trước, Khánh Vy mới viết một bài để trình bày hoàn cảnh bị sách nhiễu của hai vợ chồng em. Đến hôm nay thì những trò bẩn của họ lại nhắm thẳng vào em gái tôi. Điều này cho thấy chính quyền độc tài đang rất cay cú, họ muốn dập tắt tiếng nói của em gái tôi từ lúc mới bắt đầu. Vì quyền tự do được bày tỏ quan điểm và thông tin, xin mọi người ủng hộ cho nỗ lực lên tiếng của em gái tôi.
Riêng ba tôi Huỳnh Ngọc Tuấn và tôi Huỳnh Thục Vy, thời gian gần đây không bị họ sách nhiễu trắng trợn như lúc trước vì chúng tôi được công luận bảo vệ. Nhưng thay cho những hành động đàn áp công khai thì họ lại lén lút hack tài khoản gmail của ba tôi và tôi. Sau khi kiểm soát tài khoản email của ba tôi, họ đã gởi đến các cơ quan truyền thông và thân hữu của gia đình tôi những thông tin sai lạc, làm bận tâm và mất thì giờ của những người mà chúng tôi trân trọng và tri ân.
Rồi họ mấy lần họ cho an ninh cả nam lẫn nữ, nửa đêm xuống giả vờ rình rập trước nhà tôi nhưng cố tình để chúng tôi biết sự hiện diện của họ chỉ nhằm phá giấc ngủ và không khí yên ổn của cả gia đình tôi. Nhà chúng tôi ở quê, không có tường cao, chỉ có bờ rào bằng cây bụi, nên người hàng xóm làm chỉ điểm cho an ninh lúc nào cũng sẵn sàng nhảy xổ qua nhà tôi để nói là “bắn chim” nhưng thực chất là để xem anh chị em tôi đang nói chuyện gì. Sau một năm, con gái ông ta, từ một giáo viên miền núi đã chuyển xuống dạy học ở một trường lớn của thị xã trong khi nhiều bạn bè của cô ta không tìm được việc làm.
Những rắc rối mà gia đình tôi gánh chịu từ Chính quyền độc tài thật không thể kể hết ra đây mà không làm mất thời gian theo dõi của quý vị độc giả. Những sách nhiễu đó âm thầm, nhỏ nhặt nhưng đã gây khó khăn rất nhiều cho gia đình tôi trong cuộc sống. Cuộc sống của gia đình chúng tôi không còn là cuộc sống của những người dân thường mà là cuộc sống của những người cứ ngày đêm canh chừng những tấn công bất ngờ từ chế độ và luôn ở tư thế sẵn sàng “chiến đấu”. Chúng tôi không chùn bước vì điều đó, nhưng đó không phải là cuộc sống đáng mong đợi, đặc biệt là gia đình tôi đã có thêm một thành viên bé nhỏ mới ra đời. Tôi tự hỏi liệu thế hệ tiếp theo của gia đình tôi phải sống và lớn lên như thế nào trong hoàn cảnh liên tục bị sách nhiễu như thế?
Sự trình bày về hoàn cảnh của gia đình tôi chỉ nhằm vạch bộ mặt xấu xa của chế độ cộng sản chứ không nhằm gieo rắc sợ hãi cho những tiếng nói đang có dự định cất lên. Một người hiền lành, ít nói như em gái tôi cuối cùng đã lên tiếng. Như một người anh trên Facebook đã nói, bất cứ cuộc đấu tranh cho những giá trị tiến bộ nào trong bất cứ quốc gia và thời đại nào, chúng ta phải có đủ những hy sinh và trả giá trước khi thành công. Một tương lai tốt đẹp hơn cho Việt Nam đòi hỏi mọi người Việt Nam trong mọi tầng lớp, tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính, trình độ học vấn. Những trả giá của chúng ta hôm nay sẽ mang đến một tương lai tươi sáng hơn cho con cháu chúng ta. Điều đó hoàn toàn xứng đáng!
Tam Kỳ, ngày 20 tháng 3 năm 2013
danlambaovn.blogspot.com

Nâng cao vị thế luật sư - Bài 2: Vất vả chuyện bào chữa

Luật sư đang phát biểu, một thẩm phán bỏ ra ngoài, hai thẩm phán còn lại quay sang nói chuyện với nhau (!).

Con đường bảo vệ thân chủ hoàn toàn không dễ đi, khi luật sư chỉ có trong tay hồ sơ gồm toàn chứng cứ buộc tội của cơ quan điều tra. Tranh luận tại tòa thì kiểm sát viên chỉ khăng khăng “bảo lưu quan điểm”. Luật sư mỏi miệng lập luận thì bản án chỉ ghi lại vài dòng ngắn ngủi…
Nhiều chuyên gia có chung nhận định: Một trong những bất cập hiện nay là toàn bộ quá trình tố tụng đều dựa trên hồ sơ buộc tội do cơ quan điều tra xây dựng. Việc bào chữa cũng bị khuôn theo hồ sơ buộc tội.

Nặng tư tưởng buộc tội

Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bắc Giang Nguyễn Văn Tú bức xúc: “Chỉ cơ quan buộc tội có quyền thu thập chứng cứ, đó là sự thiếu logic tự nhiên của sự công bằng và công lý mà ai cũng nhận ra nhưng chúng ta không khắc phục. Cái độc quyền này ở nhiều nơi còn lạm dụng như là đặc quyền vậy”.


Luật sư Nguyễn Hồng Bách (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cũng nhận xét: Hoạt động của các cơ quan tố tụng mang nặng tư tưởng buộc tội trong khi pháp luật yêu cầu phải xem xét toàn diện cả yếu tố buộc tội và gỡ tội. Theo ông, với dữ liệu hồ sơ vụ án được xây dựng, các vấn đề đã ăn khớp với nhau, đến khi ra tòa gần như là đã xác định tội phạm. Bởi lẽ, nếu không xác định được tội phạm thì tòa đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc đình chỉ vụ án. Chưa kể trong giai đoạn truy tố, VKS cũng có quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung hoặc đình chỉ vụ án.
“Một ngôi nhà mà được cơ quan buộc tội xây xong cả rồi, thậm chí còn trát tường và sơn xong thì người bào chữa có thể làm được gì để thay đổi kết cấu? Chúng tôi phải dò tìm từng hoạt động tố tụng của cơ quan buộc tội để tìm ra sự cầu thả, những lỗi chủ quan và khiếm khuyết, mong sao bào chữa được cho thân chủ” - luật sư Tú chua chát.



Luật sư đang tranh tụng tại một phiên tòa. Ảnh: HTD
Né tránh tranh luận

“Có lần trước tòa tôi nói thẳng: “Tôi đang trả lương cho ông đấy. Tôi nộp thuế là để ông tranh tụng với tôi”. Thế mà kiểm sát viên vẫn không chịu tranh tụng thì biết làm thế nào?” - luật sư Trần Vũ Hải (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) từng bộc bạch.


Nói về cơ chế để bảo đảm cho luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng, Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 đã quy định kiểm sát viên phải có ý kiến đối với từng ý kiến của luật sư; hội đồng xét xử cũng không được hạn chế thời gian tranh luận. Quy định rõ như vậy nhưng thực tế nhiều khi trái ngược.

Trong phiên xử Bùi Tiến Dũng và đồng phạm tổ chức đánh bạc… hồi tháng 8-2007 tại TAND TP Hà Nội, phần tranh luận, hai kiểm sát viên đã không trả lời bất cứ câu hỏi nào của luật sư ngoài việc trích đọc lại cáo trạng. Những vấn đề mấu chốt để làm rõ vụ án mà các luật sư yêu cầu đối đáp, kiểm sát viên đều né tránh.

Bức xúc, luật sư Nguyễn Huy Thiệp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) lớn tiếng: “Tôi hoàn toàn thất vọng với đối đáp của VKS. VKS không đưa ra được căn cứ buộc tội mà chỉ đọc lại cáo trạng”. Khi các luật sư đồng loạt giơ tay xin tranh luận tiếp, tòa tuyên bố: “Nếu có gì mới thì nói, còn lặp lại những gì đã nói thì hội đồng xét xử sẽ… cắt”.

Về chuyện này, một kiểm sát viên VKSND TP Hà Nội trần tình: VKSND Tối cao chuyển hồ sơ vụ án xuống để ủy quyền truy tố chỉ sáu ngày trước phiên tòa. “Đọc bộ hồ sơ dày hàng trăm trang cũng không đủ thời gian, nói gì đến việc chuẩn bị các căn cứ bảo vệ quan điểm buộc tội”.

Vị này cũng thừa nhận tình trạng chất lượng kiểm sát viên kém là có. Tuy nhiên, có nhiều tình huống họ không nắm chắc án là do… “bất khả kháng như trường hợp trên”. “Lãnh đạo viện thậm chí đã cấm không được dùng từ “chúng tôi giữ nguyên quan điểm đã truy tố” nhưng nhiều kiểm sát viên vẫn mắc phải” - ông tâm sự.

Không ghi nhận ý kiến luật sư

Đầu năm 2010, một luật sư Đoàn Luật sư TP.HCM đã gửi đơn về Liên đoàn Luật sư Việt Nam “tố” chuyện lúc luật sư phát biểu thì một thẩm phán bỏ ra ngoài, hai thẩm phán còn lại quay sang nói chuyện với nhau, bỏ ngoài tai các lập luận của luật sư.

Tháng 11-2010, Đoàn Luật sư tỉnh Quảng Nam có công văn gửi một số cơ quan tố tụng phản ánh những khó khăn của luật sư trong việc tham gia án hình sự. Một bức xúc được các luật sư nêu là nhiều bản án được ban hành không hề ghi nhận, đề cập gì đến quan điểm, ý kiến của luật sư bào chữa. Mặt khác, kết quả tranh tụng của luật sư tại phiên tòa cũng không được lưu tâm.

Thực tế, nhiều bản án chỉ dành một câu duy nhất đề cập đến phần bào chữa của các luật sư: “Xét thấy lời bào chữa của luật sư không có căn cứ…”. Cũng có vụ luật sư bào chữa một đằng, bản án lại ghi nhận một nẻo, khiến luật sư phải yêu cầu đính chính bản án.



Ghi sai ý luật sư
Cuối năm 2008, hai luật sư Nguyễn Thành Tài và Nguyễn Đoàn Thanh Thy (Đoàn Luật sư tỉnh Tiền Giang) tham gia phiên sơ thẩm một vụ cố ý gây thương tích. Luật sư Thy phát biểu: “Hành vi của bị cáo T. không đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, đề nghị tòa hoặc trả hồ sơ để điều tra bổ sung, hoặc tuyên bị cáo không phạm tội”. Luật sư Tài nói: “Hành vi của bị cáo B. chỉ đến mức xử phạt hành chính, nếu xử lý hình sự là không thỏa đáng”. Ấy vậy mà bản án lại ghi: “Hai luật sư không nêu rõ bị cáo có tội hay không, chỉ nói VKS truy tố như vậy là chưa thỏa đáng” và “xét khi bào chữa, hai luật sư phải thể hiện rõ quan điểm của mình chứ không được nói chung chung. Hai lời bào chữa này không phù hợp pháp luật, không có căn cứ nên bác”.
Có chế tài cụ thể
Có tranh tụng mới làm rõ được sự thật để tòa quyết định về số phận của bị cáo. Kiểm sát viên ra tòa không chịu tranh tụng, về chỉ bị cơ quan xem xét đánh giá thi đua là chưa công bằng. Nên có quy định chế tài cụ thể đối với kiểm sát viên thì mới khắc phục được tồn tại này. Bởi lẽ nhiều phiên xử, chủ tọa nhắc nhở kiểm sát viên tranh luận với luật sư nhưng nếu kiểm sát viên cứ “bảo lưu quan điểm” thì tòa cũng bó tay.
Thẩm phán PHẠM CÔNG HÙNG,
Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM
Phải đối đáp
Luật sư nêu 10 vấn đề, kiểm sát viên cũng phải đối đáp lại 10 vấn đề, chấp nhận hay bác bỏ đều phải cho biết vì sao. Ngay cả khi luật sư lan man, kiểm sát viên cũng cần phân tích là trượt vấn đề như thế nào. Chúng tôi rất mong quan điểm của mình được kiểm sát viên bác bỏ bằng chứng cứ, quy định, lập luận thuyết phục. Tương tự, bản án của tòa cũng phải ghi nhận và đánh giá đầy đủ lý lẽ, lập luận của luật sư.
Luật sư TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA,
Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam
Chỉ đạo điều tra để tranh tụng tốt
Các hoạt động điều tra tội phạm đều do các cơ quan điều tra trực thuộc Bộ Công an đảm nhiệm; hoạt động công tố, buộc tội thuộc chức năng của VKS. Điều này làm cho không ít trường hợp kiểm sát viên không biết được mọi chi tiết của tội phạm, họ phải buộc tội thông qua các kết luận điều tra của cơ quan điều tra. Dù pháp luật hiện hành vẫn có quy định hoạt động điều tra phải đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của VKS nhưng thực tế, sự kiểm tra, giám sát không dễ gì thực hiện chặt chẽ bởi các cơ quan điều tra không trực thuộc VKS.
GS-TS NGUYỄN ĐĂNG DUNG, khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội


Kỳ tới: Phải làm gì để nâng cao vị thế luật sư

(PLTP)

Trưởng Ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh: "Báo cáo láo quen rồi”

"Xử lý nợ xấu: không khéo "ăn" cả hai đầu" - Ông Nguyễn Bá Thanh - trưởng Ban Nội chính trung ương kiêm chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng - nói như trên tại buổi triển khai các giải pháp tiền tệ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội Đà Nẵng tổ chức ngày 20-3.
Ngày 20-3, chính quyền Đà Nẵng cùng Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị triển khai các giải pháp tiền tệ ngân hàng nhằm thúc đẩy, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.
Tham dự hội nghị có Trưởng Ban Nội chính trung ương kiêm Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cùng đại diện các chi nhánh ngân hàng và doanh nghiệp ở Đà Nẵng.
Không thể ngồi một chỗ mà nói
Theo ông Nguyễn Bá Thanh, so với các nước trong khu vực, lãi suất cho vay của VN là quá cao. Vì lãi suất cao, trong khi năng suất lao động thấp nên hàng hóa không cạnh tranh được, vì vậy hoạt động sản xuất của nền kinh tế gặp khó khăn.
“Nói là tái cấu trúc sản xuất nhưng dân không tiêu dùng thì bán cho ai. Giải quyết bài toán kích cầu sản xuất sôi động trở lại phải có giải pháp đồng bộ chứ không chỉ có hệ thống ngân hàng. Hiện người ta cần giảm thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp thì không bàn đến, trong lúc lại đi bàn chuyện giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, cứ nâng lên hạ xuống. Cái cuộc sống cần thì các ông không làm mà các ông đi làm cái khác. Ông không đi làm cái chuyện mà cuộc sống đang đặt ra” - ông Thanh nói.
Ông Thanh nói rằng trong thời điểm khó khăn, để có thể hạ lãi suất cho vay thì chính hệ thống ngân hàng cũng phải tiết kiệm để chia sẻ cho doanh nghiệp. Ông dẫn chứng: “Ông ngân hàng cứ lương cao, thưởng cao thì bao nhiêu cho đủ. Bây giờ mà các ông nói ngân hàng cũng là doanh nghiệp, vay tiền của dân rồi đi cho doanh nghiệp vay là không giải quyết được bài toán gì cả. Nước ngoài họ có khoản tín dụng lớn, lúc doanh nghiệp khó khăn họ “nuôi”. Còn mình, lúc này ngân hàng phải ngồi lại với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vượt qua cơn hoạn nạn, rồi sau đó doanh nghiệp đẻ ra trứng vàng, lúc đó mới thu hái quả được chứ. Muốn hạ lãi suất không thể ngồi một chỗ mà nói, phải tìm khoản tín dụng nào lãi suất thấp của nước ngoài để cho doanh nghiệp vay”.
Cứ hô hào làm sao giải quyết được
Liên quan vấn đề giải quyết nợ xấu, ông Thanh cho rằng còn nhiều vấn đề phải bàn, với cách làm như hiện nay số nợ xấu chỉ là tương đối, còn một số ngân hàng giấu, đối phó chứ chưa nói ra hết. Ông Thanh nhấn mạnh: “Có những loại không phải xấu mà là quá xấu, không bao giờ đòi lại được nữa”. Ông Thanh phân tích: “Để giải quyết nợ xấu, anh đưa ra giải pháp thành lập công ty mua bán nợ là hướng đi đúng. Tuy nhiên, cách làm không cẩn thận không khéo lại xảy ra tiêu cực, cũng ăn cả hai đầu, cuối cùng Nhà nước và dân gánh hết”.
Theo ông Thanh, trong các lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực thì ngân hàng là lĩnh vực đang được xã hội quan tâm. Muốn có nền kinh tế vĩ mô hoạt động tốt, Ngân hàng Nhà nước phải siết chặt, buộc các tổ chức, cá nhân phải chấp hành đúng quy định. Ông nhấn mạnh: “Chấp hành, làm là phải tự giác. Chứ nhà người ta trị giá 10 tỉ mà ông nhân viên tín dụng định giá lên đến 50-70 tỉ, rồi lãnh đạo ngồi ở nhà không nắm được giá trị thật cứ gật gù ký, đến lúc phát hiện đổ vỡ thì lấy cái gì, hắn đưa cái mạng cùi ra đó mình cũng chịu... Ở các nước được kiểm soát chặt chẽ. Báo cáo láo, sai là trừng phạt liền, còn mình lâu nay báo cáo láo quen rồi”.
“Ngân hàng nói cho vay lãi suất 14% nhưng thật tình có nơi có ông chung chi thêm mấy đồng nữa mới cho vay. Cuộc chơi này đòi hỏi kỷ luật nếu muốn hệ thống lành mạnh. Lập lại trật tự thì phải làm, cuộc chơi mà cứ hô hào thì làm sao giải quyết được” - ông Thanh nói.
(Tuổi trẻ)

“Bộ trưởng Đinh La Thăng thất hứa với cử tri Đồng Nai”

(chuyện thường ở huyện ấy mà)

Tháng 10-2012, khi làm việc với tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng để rà soát lại các trạm thu phí trên quốc lộ 20, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng hứa sẽ bỏ trạm thu phí ở huyện Định Quán (đặt tại huyện Định Quán - giáp ranh với huyện Tân Phú, Đồng Nai) trong quý 4-2012.
Tuy nhiên, đến nay lời hứa này vẫn chưa được thực hiện, thậm chí mức phí qua trạm này còn tăng lên, khiến cử tri của huyện bức xúc bảo “bộ trưởng thất hứa với cử tri” - ông Trương Văn Vở, phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, cho biết. Theo ông Vở, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai cũng vừa có văn bản gửi đến Bộ trưởng Đinh La Thăng nhắc lại lời hứa này.
Ngày 19-3, chủ tịch UBND huyện Tân Phú Ngô Sỹ Bảng cho biết mỗi ngày ở huyện có 175 đầu xe phải trả phí ở trạm thu phí Định Quán. Trạm này cũng làm ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp của huyện khi các doanh nghiệp e ngại xe chở hàng hóa ra vào huyện phải chịu thêm phí. Ông Bảng nói: “Đầu tư BOT để làm đường, trạm thu phí ở Lâm Đồng nhưng lập thêm trạm thu phí để thu ở Đồng Nai, ai cũng thấy vô lý nhưng nhiều năm qua vẫn chưa chịu bỏ trạm. Nếu chưa di dời được thì phải dừng thu ngay việc thu phí như cam kết của bộ trưởng trước nhân dân tỉnh Đồng Nai”.

(Tuổi trẻ)

“Giờ thứ 25” hay là hội chứng tôn vinh thơ dở của Hội Nhà Văn Việt Nam

Trần Mạnh Hảo: Nếu thơ như một nàng xinh đẹp thì tập thơ này của Phạm Đương mới là nàng thơ ở dạng xương cốt của một con ma. Nàng thơ “Giờ thứ 25” than ôi, mới chỉ có bộ xương chưa có da thịt... Nó cần phải đưa vào bảo tàng để làm công cụ nhát ma con nít. Trao giải thưởng cho thứ thơ kinh hãi này là một cách để Hội nhà văn VN tuyên bố xử bắn cả nền thơ quốc doanh vậy...
*
Trên trang blog của nhà văn Nguyễn Tường Thụy, ngày 17-01-2013, nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức trong bài: “Thư ngỏ gửi Hội nhà văn về giải thơ năm 2012” nói về sự đạo văn trắng trợn của nhà thơ Phạm Đương, tác giả tập thơ được giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2012: “Giờ thứ 25”, có viết như sau:
“Tôi chính thức muốn nói cùng các vị: Giờ thứ hai mươi lăm” của nhà văn Roumanie Constantin Virgil Gheorghiu, có trước cách đây nhiều thập kỷ. Tên sách là một thương hiệu tổng quát không thể bị đánh cắp một cách “trọn gói” như vậy. Thời buổi này, người ta cấp bằng sở hữu tên gọi, ngay cả hai cửa hàng cũng không có quyền mang tên giống nhau, nói gì hai tác phẩm?! Việc Hội Nhà văn trao giải cho tên gọi tập thơ này đủ thấy trình độ của các vị rất ấu trĩ, không chịu đọc sách gì cả, giống như sự ấu trĩ mới đây các vị đã giành cho Hoàng Quang Thuận với tập thơ thiền bịp thần bịp thánh. Tôi đề nghị phế truất giải thưởng của tập thơ này. Lý do, chúng ta không thể đạo văn vô văn hóa trắng trợn như vậy được. Nhà văn, nhà thơ phải là người có văn hóa và liêm sỉ.” (1)
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, một người xưa nay vốn có cảm tình với tác giả Phạm Đương, có vẻ cũng đồng tình với lời phản đối trên đây của anh Nguyễn Hoàng Đức:
“NTT: Có người tiếc cho Phạm Đương đã “cóp” tên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Giờ thứ 25” (The 25th hour) của nhà văn Roumanie Constantin Virgil Gheorghiu để đặt tên cho tập thơ đoạt giải thưởng Hội Nhà Văn 2012 vừa được công bố. Tôi cũng nghĩ thế, vì đó là một ý tưởng độc đáo của... người khác.” (2)
Tại sao ban sơ khảo của giải thưởng này toàn những nhà thơ nổi tiếng, và ban chung khảo gồm các nhà văn nhà thơ nổi tiếng hơn, chẳng lẽ chưa ai từng đọc một tác phẩm vào hàng kiệt tác thế giới: “Giờ thứ 25” của văn hào Rumania – một linh mục Chính thống giáo tên là C. Gheorghiu? Đây là cuốn tiểu thuyết có một tên gọi độc đáo nhất thế giới, không dễ có một ai chưa từng nghe tên cuốn sách này mà có thể sáng tạo ra tên gọi: “Giờ thứ 25”.
Có người tò mò hỏi chúng tôi: hay là ông chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, người đang mang cái án đạo thơ nổi tiếng nhất xưa nay, coi việc đạo văn đạo thơ là một thành tích, nên khuyến khích xu hướng đạo... này chăng? Có người lại cho rằng, có thể ông chủ tịch muốn chơi khăm nhà thơ trẻ Phạm Đương, để anh này được giải rồi bị dư luận chê cười đạo tên sách, đặng chia lửa với ông, chứ cứ để mình ông mang tội đạo thơ nghe nó cô đơn lắm...
Cứ đà này, vài ba năm tới, các nhà thơ trẻ lại chả thi nhau đạo tên các tác phẩm nổi tiếng thế giới làm tên trường ca của mình, mong giật giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam. Biết đâu, từ hiện tượng đạo tên sách nổi tiếng: “Giờ thứ 25” này, các trường ca nhái tên sách như:” Người thứ 41”, “Trăm năm cô đơn”, “Những người khốn khổ”, “Chiến tranh và hòa bình”, “Ông già và biển cả”... sẽ ra đời để tiếp nối truyền thống đạo... của ngài chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam... Riết rồi, sẽ có một nền văn học ăn cắp ra đời làm rạng rỡ một dân tộc đang bị thế giới khinh như mẻ này hay sao?
Năm ngoái, Hội nhà văn Việt Nam đã tôn vinh ba tập thơ dở nhất nước, bằng việc tặng cho chúng ba giải thưởng lớn, gồm: “Bầu trời không mái che” (Mai Văn Phấn, NXB Hội Nhà Văn), “Hoan ca” (Đỗ Doãn Phương, NXB Hội Nhà Văn), “Ngày linh hương nở sáng”(Đinh Thị Như Thúy, NXB Hội Nhà Văn).
Đến nỗi, trong lễ trao giải thưởng văn học của Hội nhà văn Việt Nam (HNVVN) năm nay, ngày 29-01-2013, ông Hữu Thỉnh cũng phải công nhận giải thưởng thơ năm ngoái “Chỉ có cách tân mà không có dân tộc”, tức là ông phủ nhận giải thưởng thơ năm ngoái là một giải thưởng mà HNVVN TÔN VINH CÁC TẬP THƠ DỞ..

Nhà thơ Phạm Đương (ngoài cùng bên phải) tại Lễ trao giải Văn học 2012 và kết nạp hội viên mới
Xin xem danh sách các tên tuổi bị bệnh mù thơ, chỉ cần sờ con voi thơ, hô biến, để biến thơ dở thành thơ hay một cách hết sức vô trách nhiệm: (3)
DANH SÁCH 8/9 THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƠ LÀM NHIỆM VỤ SƠ KHẢO:
1)- Nhà thơ Bằng Việt
2)- Nhà thơ Ngô Thế Oanh
3)- Nhà thơ Inrasara
4)- Nhà thơ Đặng Huy Giang
5)- Nhà thơ Trương Nam Hương
6)- Nhà thơ Thi Hoàng
7)- Nhà thơ Tuyết Nga
8)- Nhà thơ Trần Quang Quý (không tham gia bỏ phiếu vì có tác phẩm dự giải)
9)- Nhà thơ Nguyễn Khắc Thạch
HỘI ĐỒNG CHUNG KHẢO:
DANH SÁCH 9 ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH LÀM NHIỆM VỤ CHUNG KHẢO NĂM 2012:
1)- Nhà thơ Hữu Thỉnh
2)- Nhà văn Nguyễn Trí Huân
3)- Nhà LLPB Lê Quang Trang
4)- Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều
5)- Nhà LLPB Phan Trọng Thưởng
6)- Nhà văn Đào Thắng
7)- Nhà văn Đình Kính
8)- Nhà thơ Văn Công Hùng
9)- Nhà văn Vũ Hồng
Thưa ông Hữu Thỉnh, năm nay, giải thưởng thơ của các ông còn dở hơn giải thưởng thơ năm ngoái bội phần. Xin xem nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, phó chủ tịch HNVVN, kiêm chủ soái trường thơ Tân con cóc, ca ngợi: “Giờ thứ 25” một cách vô lối, trơ trẽn, bịa đặt, vu vơ, ngớ ngẩn như sau:
“Giờ thứ 25 của nhà thơ Phạm Đương đặt chúng ta đứng vào giữa những hiện thực đời thường bề bộn, thô nháp và đầy thách thức của đời sống mà chúng ta đang sống. Và từ hiện thực đó mà đôi khi là những hiện thực nhỏ bé chúng ta ít để ý và có lúc bước qua, nhà thơ đã khám phá ra vẻ đẹp cho dù đôi khi nó thật mong manh. Giờ thứ 25 là văn bản của những ngôn từ giản dị, trực diện, da diết và trắc ẩn, với kết cấu chặt chẽ và sự triển khai mạch lạc của mỗi đơn vị bài thơ cùng với sự dồn nén tối đa của cảm xúc đã tạo ra nhiều bất ngờ và đôi khi như một sự bùng nổ.” (4)
Chúng tôi muốn nói về một tập thơ đại dở, đại nhảm nhí là tập thơ: “Giờ thứ 25” làm xấu hổ tên kiệt tác văn xuôi mà nó ăn cắp.
Xin các vị đọc một số bài thơ của tập thơ Phạm Đương, trích trong: “Giờ thứ 25”, xem nó có thơ ở chỗ nào hay chỉ là một thứ văn nói năng xuống dòng gọi là tấu, lảm nhảm, vô duyên, gượng ép, dông dài, lăng nhăng, miên man khôn xiết kể:
“BIỆN HỘ CHO NHỮNG GIẤC MƠ KHÔNG CÓ THẬT
1.
Có chiếc răng trắng khác thường trên hàm răng
là chiếc răng giả
mơ một hàm răng thật trắng
nhưng không phải răng giả
kem đánh răng Hynos quảng cáo cả trong giấc mơ
răng trắng-không giả-kem Hynos
vừa đánh răng vừa huýt sáo
đó không phải là giấc mơ của những anh chàng Sơn Đông mãi võ
đánh răng giả vừa huýt sáo thật
lẩn thẩn với những chiếc răng
tôi tự làm nghèo giấc mơ của mình
2.
Sáng nay nghe một chuyện không vui không buồn
người đàn bà sáu mươi tuổi bất ngờ gặp lại người tình cũ
trong trại an dưỡng thương binh nặng
một gã du kích cách đây đã bốn mươi mốt năm
bà thì nhận ra ngay còn ông thì lơ đễnh như kẻ xa lạ
theo ký ức mù sương của bà thì họ đã một lần hôn nhau
nhưng không dám bước qua lằn ranh ám ảnh về những cuộc kiểm điểm liên miên thời chiến
quan hệ bất chính là cụm từ đã giết chết bao giấc mơ thiếu nữ
trong đáy thẳm gã du kích năm xưa
người ấy luôn luôn mười chín tuổi
trinh trắng hơn mọi sự trinh trắng nếu như nụ hôn không bị khép vào tội bất chính
làm sao quay ngược được kim đồng hồ thời gian
để xé tan tành những cuộc họp vô bổ
nhưng biết làm sao được
những giọt nước mắt lặng lẽ chảy dọc theo chiều dài bốn mươi mốt năm
giấc mơ được thoải mái ôm nhau ngày hòa bình
đã vĩnh viễn gửi lại cánh rừng mười chín tuổi
đó là giấc mơ nặng nhọc nhất mà cả hai phải gồng gánh suốt chặng đường còn lại

3.
Con được vào đại học là giấc mơ của tất cả các bậc cha mẹ
dù chúng vẫn thích chơi điện tử hơn là học chữ
“mày không đỗ thì mày chết với tao
còn tao sẽ chết nếu như mày đỗ!”
chín mươi phần trăm dân số là nông dân
luôn luôn đọc câu kinh trên đây trước ngày tiễn con ra trận
con thi đỗ thì cha sẽ chết
nhưng thà chết như thế may ra còn được sống
nuôi giấc mơ được cày ải trên cánh đồng chữ
vẫn dễ chịu hơn là cày trên mảnh ruộng đầy hóa chất và thuốc trừ sâu
cày trên đất cằn khô được bón phân đểu
hàng triệu đứa trẻ nông thôn luôn nuôi giấc mơ không có thật
bằng những phép màu rạ rơm
tôi từng mơ như các em
bằng giấc mơ bo bo mì lát
nào hãy mơ đi các bạn
đừng sợ
không ai đánh thuế giấc mơ bao giờ!

4.
Ngày lập hạ
ba mươi chín độ năm chưa phải là con số cuối cùng mùa nắng nóng
tôi nuôi giấc mơ Đà Lạt, Sa pa chạy dọc miền Trung
bất ngờ điện cúp không báo trước
mồ hôi trộn với cơn mơ
mang hình chiếc tủ kem ngày không có điện
lập hạ 2007
BIÊN TẬP
hình như là thừa một câu
“anh yêu em”
anh nghĩ, chiếc gối ngủ chiếc mền ngủ chiếc đèn thức
đã mòn nhẵn mồ hôi sau hai mươi năm giường chiếu
thì nói câu ấy làm gì
và anh đọc lại
rồi cắt!
hình như là thừa bó hoa
nhân ngày sinh nhật
em đợi mòn mắt
anh nghĩ, hai mươi năm mặt tối mày tắt
gạo đong từng bữa mắm tính từng hào
anh quen mua rau chứ mấy khi mua hoa
hoa chi cho thừa
và anh tự cắt!
hình như là thừa một điều gì đó
một chút quan tâm
ánh nhìn âu yếm
một lời hỏi han
nửa câu thề hẹn
anh nghĩ, những điều ấy thuở hai mươi năm trước thì được
còn bây giờ tất tật đều thừa
cắt!
rồi một ngày em gom hết lại
hoa tươi với yêu thương
mắm muối và chiếu giường
hỏi han và thề hẹn
những gì anh cắt
những gì anh vất vào sọt rác
em restore
lập tức
anh bị đuổi khỏi chân biên tập!
ĐÁM ĐÔNG CÓ LÚC
có lúc
anh giơ tay theo đám đông
mà không cần hiểu
nhất trí trăm phần trăm
sau cú giật mình
không giống một hai ba dzô trăm phần trăm
đám đông ồn ào đám đông to tiếng
đám đông lờ đờ đám đông chết lặng
lúc nào cũng được nhân danh
anh thành kẻ a dua
anh thành kẻ té nước theo mưa
anh thành người khác
có ai ý kiến gì không?
không!
nhất trí trăm phần trăm
cạn ly nhất trí
bao năm anh lẫn vào đám đông
lúc nào cũng sợ mà không biết mình sợ điều gì
sợ cả sự lặng thinh lẫn những nơi to tiếng
rồi một ngày
anh thành đám đông lúc nào không hay
một cánh tay chai sần một cánh tay tê liệt
sau bao lần nhất trí
nhất trí thứ gì
không biết!”
(hết trích thơ Phạm Đương)
Nếu các vị hội đồng thơ, các vị Chủ khảo giải thưởng HNVVN tìm thấy các đoạn lảm nhảm hết sức dông dài, nói vớ vẩn linh tinh lang tang trên thơ ở chỗ nào, câu nào là thơ, tứ nào là thơ, người viết bài này sẽ chết liền à!
Xin các vị độc giả chịu khó đọc nốt bài thơ mang tên của tập thơ, bài “ Giờ thứ 25” xem nó là thơ hay là thứ bá láp gì:
“GIỜ THỨ HAI LĂM

Bỏ lại mọi toan tính phía sau lưng
Anh có giờ thứ hai lăm khuya khoắt
Giờ thứ hai lăm ngọt nhạt
Giờ thứ hai nhăm bồn chồn
Hai mươi bốn giờ đi qua nhìn anh bằng đôi mắt khác
Một tên khùng trong bóng đêm
Một gã rồ trước nến
Viết thứ gì mà đêm nào cũng như ngồi thiền?
Chuyện gì mà mặt khô đăm đăm
Chỉ có giờ hai lăm hiểu anh
Vì sao mặt khó đăm đăm
Vì sao ngồi thiền góc khuất
Vì sao lúc thiên hạ cười vui thì anh ủ dột
Vì sao em không có mặt
Trong giờ thứ hai lăm mỗi ngày
Anh chẳng đem lại gì cho em
Trong giờ thứ hai lăm khuya khoắt
Ngoài những câu thơ như khói thuốc
Những câu thơ không nhiễm độc bao giờ…”
Chao, cái gọi là thơ của cả tập: “Giờ thứ 25” mới dừng lại ở thể nói, thể tấu, tuyệt nhiên không phải là thơ: phi hình ảnh, phi hình tượng, phi cảm xúc, phi khái quát, phi tư tưởng, phi nội hàm, phi ý tứ, phi hàm súc, cứ lấc cấc, nhâng nhâng nói toẹt ra mọi sự chẳng cần hàm xúc, dư ba...
Phạm Đương mới dừng lại ở ý tưởng, ở các câu nói rời, lảm nhảm, dông dài, linh tinh, vớ vẩn, năng xuống dòng. Nó (thơ P. Đ.) như một thứ bản nháp mà ông vua lảm nhảm là Thanh Thảo vất đi, chợt Phạm Đương nhặt được đem in để lĩnh giải, theo tác giả Vũ Trường Giang trên VC + cho biết:
“Nhưng Thanh Thảo cũng khoái cái ý rằng mình làm thơ, bài nào được ký tên Thanh Thảo, bài nào dở vất bố thí công chú em Phạm Đương cúc cung tận tụy cho nó nếm chút danh trên văn đàn. Dân Quảng Ngãi rỉ tai Phạm Đương là phó bản Thanh Thảo, Thanh Thảo 2, á Thanh Thảo là từ giai thoại này mà ra!” (5)
Nếu thơ như một nàng xinh đẹp thì tập thơ này của Phạm Đương mới là nàng thơ ở dạng xương cốt của một con ma. Nàng thơ “Giờ thứ 25” than ôi, mới chỉ có bộ xương chưa có da thịt... Nó cần phải đưa vào bảo tàng để làm công cụ nhát ma con nít.
Trao giải thưởng cho thứ thơ kinh hãi này là một cách để Hội nhà văn VN tuyên bố xử bắn cả nền thơ quốc doanh vậy...
Sài Gòn ngày 6-02-2013
Trần Mạnh Hảo
---------------
Chú thích: