Những sự thật ít ai biết về thanh tra đất đai ở Đà Nẵng
1. Bắt nguồn mọi sự từ Nguyễn Xuân Phúc:
Nguyễn Xuân Phúc nổi tiếng về vụ chạy vào Bộ chính trị (BCT) mà người
Quảng Đà gọi là “nước chảy ngược”. Vào được Bộ chính trị, Nguyễn Xuân
Phúc yên tâm là độc tôn miền Trung trong BCT và chắc chắn sẽ lọt vào tứ
trụ (hoặc Thủ tướng hoặc Chủ tịch nước hoặc…) khi BCT bỏ phiếu kỷ luật
Thủ tướng, Phúc cầm chắc Thủ tướng sẽ bị hạ bệ như anh Tư Sang đã nói
với Phúc. Sau hội nghị BCT Phúc đã cùng các đệ tử ruột mở tiệc ăn mừng,
vì ít ra Phúc cũng quyền Thủ tướng. Trong Chính phủ sau Thủ tướng là
Phúc và trong BCT Phúc duy nhất là người miền Trung. Bổng dưng BCT có
chuyện lập lại Ban nội chính và chuyện này lộ ra Nguyễn Bá Thanh sẽ ra
Trung ương để làm Trưởng ban. Một vấn đề mới đặt ra với Nguyễn Xuân
Phúc, Nguyễn Bá Thanh sẽ vào Bộ chính trị. Thế là mất thế độc tôn, vì
nếu đưa lên cân về tài năng, về đức độ, về uy tín thì Nguyễn Bá Thanh
hơn Nguyễn Xuân Phúc là chắc chắn. Phải làm sao và làm sao?
Nguyễn Xuân Phúc hỏi các quân sư và được chỉ rằng: Ai dám làm, làm
nhiều, thành công nhiều sẽ có cái sai. Một trong những thành công của Đà
Nẵng là biết đột phá, tạo quĩ đất và biến đất thành tiền, thành công
trình đưa Đà Nẵng đi lên. Chắc chắn đã đột phá thì phải có sai, phải tạo
cớ thanh tra. Sau một đêm mất ngủ Nguyễn Xuân Phúc bay về Đà Nẵng gặp
Võ Duy Khương người đồng hương đang là Phó chủ tịch thường trực UBND
Thành phố Đà Nẵng. Ông Khương là Phó chủ tịch trực nhưng không được cất
nhắc lên Chủ tịch vì cha vợ có nợ máu bị cách mạng xử bắn (vậy mà đã lên
đến Thường vụ, Phó chủ tịch?), Khương cho rằng mình bị Nguyễn Bá Thanh
trù nên khi được Nguyễn Xuân Phúc khêu mào liền bắt tay, y thâu tóm tài
liệu, vạch lá tìm sâu và nghĩ ra những cái sai của Đà Nẵng, Phúc và
Khương thống nhất nội dung tố cáo và Nguyễn Xuân Phúc dẫn Khương ra văn
phòng Chính phủ đề nghị Thủ tướng tiếp để nghe Khương tố cáo. Đánh hơi
thấy việc không bình thường nên Nguyễn Tấn Dũng không tiếp và không
nghe. Nguyễn Xuân Phúc bày Võ Duy Khương rũ thêm một số tay chân nữa làm
đơn tố cáo… Từ nội dung đơn tố cáo này Nguyễn Xuân Phúc báo cáo Thủ
tướng và ra tay chỉ đạo Tổng thanh tra Chính phủ ra quyết định thanh tra
việc sử dụng đất đai ở Đà Nẵng.
Vụ sai phạm đất đai ở Đà nẵng trên mặt báo |
2. Nguyễn Xuân Phúc khai thác mâu thuẫn giữa Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang để đưa vụ Đà Nẵng thành lớn chuyện.
Trương Tấn Sang hỏi Phúc: Tôi muốn đi một tỉnh miền Trung để thực hiện chương trình chính trị tại cơ sở?
Nguyễn Xuân Phúc liền đề xuất Đà Nẵng “vì ở đó sôi động”.
Trương Tấn Sang cũng đang muốn đi Đà Nẵng bởi vì Trương Tấn Sang biết
Nguyễn Tấn Dũng đã nhận lời mời của Bí thư và Chủ tịch Đà Nẵng sẽ vô dự
lễ khánh thành bệnh viện ung thư xây trên 1.000 tỉ đồng bằng sự đóng góp
của các nhà hảo tâm (Chính phủ cho 200 tỉ huy động được 1.000 tỉ) là
bệnh viện lớn nhất, đẹp nhất nước hiện nay. Trương Tấn Sang mỉm cười,
một thâm ý thoáng đến. “Được, ta sẽ đi trước, sẽ tách Nguyễn Bá Thanh ra
khỏi Nguyễn Tấn Dũng và sẽ dùng Nguyễn Bá Thanh”. Nguyễn Xuân Phúc và
Trương Tấn Sang là cặp bài trùng để tiền hô hậu ứng đánh Nguyễn Tấn
Dũng. Người ta nói: “Nguyễn Xuân Phúc phản Phúc là như vậy đấy”. Phúc
tâm đắc, vun xới các thâm ý của Trương Tấn Sang và gợi ý để Trương Tấn
Sang thân mật với Nguyễn Bá Thanh và dù chưa khánh thành dứt khoát phải
đi thăm Bệnh viên ưng thư. Sang đã làm như vậy, dù chưa kéo được Nguyễn
Bá Thanh về mình như ý muốn nhưng Trương Tấn Sang đã tạo cho Nguyễn Tấn
Dũng mắc vào quỉ kế của mình. Nguyễn Xuân Phúc lại kích Nguyễn Tấn Dũng,
“ông Tư đi thăm Bệnh viện ung thư Đà Nẵng rồi, anh đừng dự khánh thành,
mất uy”. Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định không đi Đà Nẵng và sụp vào cái
quỉ kế của Tư Sang.
Nguyễn Tấn Dũng tự ái bán tín bán nghi về Nguyễn Bá Thanh (?), Nguyễn
Xuân Phúc không bỏ lỡ cơ hội bơm thêm vào và khi thấy Thủ tướng đã ngấm,
Nguyễn Xuân Phúc liền gọi Huỳnh Phong Tranh Tổng thanh tra lên yêu cầu
phải xin Thủ tướng giải mật kết luận để công bố. Đương nhiên Thủ tướng
đồng ý giải mật. Nguyễn Xuân Phúc cho đệ tử là Phó chủ nhiệm VPCP Nguyễn
Quang Thắng chuẩn bị sẵn văn bản ghi rõ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý
cho công bố công khai để trình Thủ tướng xem. Với sự đồng ý này, Nguyễn
Xuân Phúc đã có bùa để tạo ắc-xi đăng cho Đà Nẵng. Nhìn lại mới thấy
Nguyễn Xuân Phúc “có tài” kích động, chia rẽ và tạo sự kiện. Đặc biệt đã
biết khai thác và kích thích tối đa sự bất hoà giữa Thủ tướng và Chủ
tịch nước cho con đường thăng tiến của mình.
3. Nguyễn Xuân Phúc và Huỳnh Phong Tranh biến hoá trong việc công bố kết luận thanh tra.
Theo qui định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, kết luận thanh tra phải
đóng dấu mật, khi nào Thủ tướng cho công bố mới được công khai và nội
dung công khai với công luận sẽ do Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ thông
tin truyền thông thống nhất.
Nguyễn Xuân Phúc và Huỳnh Phong Tranh không làm như qui định, họ cố tình
làm sai. Cùng lúc họ đưa toàn văn kết luận thanh tra lên cổng thông tin
điện tử thì cũng là lúc họ cử cán bộ cấp phó và cấp Vụ đến Ban Tuyên
giáo và Bộ thông tin truyền thông thông báo về quyết định đưa lên công
luận. Hai cơ quan này không được có ý kiến về nội dung và lúc đó là
những phút cuối của ngày làm việc.
Công văn của Văn phòng chính phủ do Nguyễn Quang Thắng ký về một việc
rất bình thường để công bố một kết luận thanh tra đã làm từ 2011, nếu
nói đúng hơn nó là hàng nằm cũng được. Nhưng vì Tổng bí thư và Bộ chính
trị đã bỏ phiếu 13/14 bầu Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng ban nội chính
(Chính Nguyễn Xuân phúc đã khoe với các đệ tử của mình là ông ta đã gạch
tên Nguyễn Bá Thanh. Cần nói thêm rằng: để kéo được Huỳnh Phong Tranh,
Nguyễn Xuân Phúc đã hứa sẽ đưa Tranh lên Trưởng ban nội chính và Nguyễn
Xuân Phúc đã làm nhưng kết quả chỉ có 1 phiếu của Nguyễn Xuân Phúc trong
cuộc BCT bầu Trưởng ban nội chính. Nguyễn Phong Tranh kết với Nguyễn
Xuân Phúc là từ cái ý này). Nguyễn Xuân Phúc cho rằng phải làm nhanh để
tạo dư luận, hạ uy tín Nguyễn Bá Thanh và Tổng bí thư đã có quyết định
thăng tiến cho Nguyễn Bá Thanh cho nên công văn của Văn phòng chính phủ
do Nguyễn Quang Thắng ký phải vào chiều ngày 13/01 là ngày chủ nhật.
Phúc bắt văn phòng phải cho xe đến tận nhà đón nhân viên gửi đến đóng
dấu vào số và phát hành hỏa tốc. Một sự biến hoá rất ngoạn mục và cũng
rất tàn bạo. Vì sao phải hoả tốc? Bởi vì phải làm ngay nếu không Thủ
tướng đổi ý (?). Bởi vì ngày 14/01 Nguyễn Xuân Phúc lên đường đi công
cán Châu âu với Tổng bí thư. Nguyễn Xuân Phúc cần có 1 bản trong tay cho
chắc ăn.
Nguyễn Xuân Phúc được thầy Trương Tấn Sang phất cờ vì cú đòn này sẽ ly
gián Nguyễn Bá Thanh với Thủ tướng và thâm hơn, xa hơn nếu Nguyễn Bá
Thanh không được vào Bộ chính trị ở hội nghị TW VII thì dư luận và cả
Ban chấp hành sẽ đổ tội cho Thủ tướng. Uy tín Nguyễn Tấn Dũng sẽ xuống
và Trương Tấn Sang sẽ có cơ hội sử dụng Ban nội chính đánh chính phủ.
Một thâm ý nữa là chơi ngay khi Tổng bí thư người quyết định Nguyễn Bá
Thanh làm Trưởng ban nội chính và đúng khi Tổng bí thư vừa cất cánh đi
ra nước ngoài thì công bố kết luận thanh tra cũng là một cách ly gián
chia rẽ giữa Tổng bí thư với Thủ tướng và “biết đâu, ơn trời”, Nguyễn
Xuân Phúc nghĩ “Quốc hội sẽ bỏ phiếu bất tín nhiệm Thủ tướng”.
Như vậy mọi thứ Nguyễn Xuân Phúc sẽ hưởng và mộng làm Thủ tướng, mộng độc tôn sẽ về lại với Nguyễn Xuân Phúc.
Toàn bộ nội dung thanh tra được công bố và được gửi tới Bộ chính trị.
Tổng thanh tra còn nói: “Đà Nẵng không được có ý kiến”(?). Một điều
không bình thường vì trước đó thanh tra có kết luận thanh tra 6 Quận
của Thành phố Hồ Chí Minh kết luận thất thu 2.800 tỉ. Thanh tra ở Thành
phố Hà Nội thất thu là 9.500 tỉ, nhưng cũng chỉ công bố rất ngắn và
không đưa lên VTV1. Rõ ràng là một việc làm cố đấm ăn xôi sai qui định
mất tính người của Nguyễn Xuân Phúc nhằm ngăn chặn bước tiến Nguyễn Bá
Thanh, tạo thế độc tôn cho mình. Liệu rằng còn ai sẽ mắc mưu Nguyễn
Xuân phúc nữa không? Nguyễn Xuân Phúc còn khai thác gì nữa từ vụ thanh
tra đất đai ở Đà Nẵng? Xin mọi người hãy cảnh giác.
Người viết bài này mong sự thật sẽ là sự thật và đừng ai mắc mưu Nguyễn Xuân Phúc nữa.
© Trần Nhân Văn
(Tác giả gửi trực tiếp đến ĐCV. ĐCV không thể kiểm chứng nhiều chi tiết; tuy nhiên vẫn đăng tải với sự dè dặt và để rộng đường dư luận)
Quê đ/c X: Xây mộ cha mẹ tốn 3,000 lượng vàng
Khu lăng mộ tọa lạc tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã được xây
dựng cách nay 78 năm, nổi tiếng nhờ giá trị tương đương 3,000 lượng
vàng.
Người xây lăng mộ cho cha mẹ mình để tỏ lòng hiếu thảo, được người đời
truyền tụng tại thành phố Hà Tiên thời đó là ông Hà Mỹ Suông, còn được
gọi là ông hội đồng Suông, một trong 100 địa chủ giàu có nhất vùng thời
đó.
Báo mạng Giáo dục và Xã hội dẫn lời của người thừa kế của dòng họ, ông
Nguyễn Ngọc Ẩn, 80 tuổi kể cho biết khu lăng mộ đã được xây dựng trong
suốt hai năm 1935 – 1936 mới hoàn thành. Ông hội đồng Suông đã chọn mua
các loại vật liệu từ Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, từ Thụy Sĩ, tuyển thợ từ
Trung Quốc, Hong Kong... và tốn tới 3,000 lượng vàng chi phí xây dựng
khu lăng mộ của song thân.
Mặt tiền khu lăng mộ của ông hội đồng Suông. (Hình: báo Giáo dục – xã hội.) |
Ông Ẩn còn kể, rất nhiều du khách khắp nơi tìm đến để quan sát những
phiến đá cẩm thạch “có một không hai” tại khu mộ cha mẹ của ông hội đồng
Suông. Không chỉ được dựng lên bằng các loại vật liệu quý, khu lăng mộ
này được hình thành trên vùng đất thể hiện sức mạnh và mong muốn của con
người trước thiên nhiên. Đây là vùng đất trũng cho nên ông hội đồng
Suông đã phải thuê hàng trăm nhân công đào đất, cơi nền, đắp một đồi cao
làm chỗ tựa lưng của khu mộ.
Cũng theo ông Ẩn, khu lăng mộ của tổ tiên ông được trang trí nhiều hoa
văn, hiện vật thể hiện sự kết hợp của hai nền văn hóa Việt – Trung.
Nhiều hòn non bộ; một khu thạch mộ; gian thờ tự giống một ngôi đình hai
gian, ba chái; một tầng hầm mô phỏng “chín tầng địa ngục” với rất nhiều
tranh vẽ...
Tuy nhiên, khu lăng mộ ít có nơi nào ở Việt Nam sánh được lại không hoàn
tất theo ý của ông hội đồng Suông. Ông qua đời đột ngột trong lúc việc
xây dựng khu lăng mộ chưa được hoàn thành. Trước đó ông nhận cháu ruột
làm con nuôi và người này tiếp tục công trình dang dở. Tuy nhiên, trong
giai đoạn loạn lạc ở vùng quê Hà Tiên sau đó, nhiều vật quý ở khu lăng
mộ bị lấy đi. Hiện nay, các thế hệ đời sau của dòng họ Hà đều sống trong
tình cảnh chật vật, nghèo túng.
Nghe đồn rằng có nhà phong thủy nói, chỉ vì mặt tiền khu mộ được xây
không đúng hướng nên ông hội đồng Suông mới bị đột tử và con cháu không
được khá giả về sau.
(Người Việt)
Công dân Trương Minh Đức - Nói không với bản dự thảo sửa Hiến pháp của đảng
Công dân Trương Minh Đức |
Vào lúc 9 giờ 30, ngày 18/03/2013, tổ trưởng và an ninh khu phố thị trấn
Mỹ Phước 1, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương đem đến nhà tôi một sấp giấy
dày cộm. Đây là nội dung bản dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992 do Uỷ ban
dự thảo sửa đổi hiến Pháp của đảng cộng sản Việt Nam công bố trong màn
kịch tự biên, tự diễn vừa qua. Những người này cũng đưa một tờ mẫu để
mỗi hộ gia đình đóng góp rồi ký tên, trong tờ giấy có mở ngoặc định
hướng rõ ràng cho người đóng góp là "Đồng ý".
Anh tổ trưởng nói rằng "Ký tên đi nhé", rồi hẹn đến đầu giờ chiều cùng
ngày 18/03/ 2013 sẽ xuất hiện và yêu cầu nộp lại. Tức là từ lúc giao bản
đóng góp ý kiến đến lúc thu lại chỉ có 3 tiếng rưỡi, với 16 trang khổ
giấy A3 chằng chịt hơn 100 điều sửa đổi, đối chiếu với 147 điều của Hiến
Pháp 1992.
Quả thật đây là một quái chiêu quá lộ liễu, một màn kịch dân chủ giả
hiệu. Thử hỏi ai có thể đọc và suy nghĩ được gì trong thời gian ngắn
ngủi này? Nhất là trong hoàn cảnh bị hối thúc bởi anh công an khu vực và
sự định hướng sẵn là "đồng ý".
Người dân bao bộn bề vật lộn với cuộc sống cơm áo gạo tiền trong thời
bão giá chỉ còn con đường là ký bừa cho xong, khỏi bị phiền hà. Nhưng
người dân đâu nghĩ đến là khi ký xong thì mặc nhiên bị xiềng vào một cái
ách độc đảng, độc tài, rồi một ngày nào đó không xa đến gia đình của
mình phải xếp hàng đi khiếu kiện những nỗi oan sai, hàng ngày phải bị
chung chi những khoảng tiền cho những quan tham nhỏ đến quan tham to.
Nhiều người cũng kêu trời chẳng thấu khi không có một tổ chức chính trị
đối lập nào có mặt trong Quốc Hội để có tiếng nói nhằm bảo vệ quyền lợi
cho người Dân bị áp bức. Bởi vì chữ ký của mình mà hại mình, khi có
chuyện hoặc đến cơ quan công quyền để khiếu nại, nhìn đâu cũng toàn là
người của đảng cộng sản cả, họ đùn đẩy cho nhau rồi phần thua thiệt trút
hết cho người Dân.
Riêng tôi thì tôi không bao giờ bị mắc lừa theo kiểu "bút sa gà chết",
vì vậy tôi ghi thẳng vào là "KHÔNG ĐỒNG Ý" với bản dự thảo do đảng cộng
sản soạn. Tôi yêu cầu phải Trưng cầu ý dân, thành lập 1 Hội Đồng Lập
Hiến có Quốc Tế giám sát. Tôi đồng ý với bản Kiến Nghị sửa Đổi Hiến Pháp
của Hội Đồng Gíam Mục Việt Nam ngày 01/03/2013.
Bình Dương - ngày 18/03/2013
Công Dân Trương Minh Đức
(DLB)
Quyền công dân có thể bị giới hạn
Theo nội dung của điều 26 và điều 31 dự thảo sửa đổi hiến pháp, một số quyền con người, quyền công dân như tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, biểu tình... có thể bị giới hạn “theo quy định của pháp luật”.
>> Đột nhập nhà dân trộm 2 kg vàng
>> Cô giáo giết con rồi tự tử do áp lực nợ nần?
>> Đầu kéo xe container cháy thành tro trong đêm
>> Cô giáo giết con rồi tự tử do áp lực nợ nần?
>> Đầu kéo xe container cháy thành tro trong đêm
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 rất được người dân quan tâm. Trong ảnh: người dân theo dõi thông tin trên báo chí … |
Việc giới hạn các quyền trong khuôn khổ pháp luật là một nền tảng của xã
hội pháp quyền, trong đó các quyền tự do của một người chỉ có thể được
bảo đảm khi các quyền đó không xâm phạm đến các quyền của người khác,
lợi ích và đạo đức chung của xã hội. Với lý do như vậy, dự thảo hiến
pháp dường như có lý khi vẫn giữ quy định giới hạn các quyền hiến định
trong khuôn khổ “pháp luật”. Nhưng thực chất những nhận thức này có đúng
đắn và đầy đủ hay chưa?
Thu hẹp các quyền hiến định
Cần khẳng định rằng các quyền hiến định không phải là các quyền tuyệt
đối, mà có thể bị giới hạn trong khuôn khổ tôn trọng các quyền của người
khác, lợi ích cộng đồng hoặc các giá trị đạo đức xã hội (điều 16, 17 dự
thảo). Tuy nhiên, để tránh sự lạm dụng, tùy tiện của các cơ quan nhà
nước, việc giới hạn các quyền hiến định phải dựa trên những điều kiện
rất cụ thể nhằm mục đích phòng, chống sự tùy tiện, lạm dụng của các cơ
quan nhà nước trong việc giới hạn các quyền được ghi nhận trong Hiến
pháp.
Việc giới hạn này phải được thực hiện theo một quy trình dân chủ. Để đảm
bảo điều kiện này, hiến pháp các nước thường chỉ trao cho nghị viện -
cơ quan dân cử - thẩm quyền giới hạn các quyền hiến định bằng việc ban
hành một đạo luật.
"Xét ở phương diện thực thi Hiến pháp, việc đặt các quyền hiến định được đảm bảo “theo quy định của pháp luật” làm cho Hiến pháp trở nên hình thức, bởi vì các quyền hiến định không thể được thực thi nếu thiếu các văn bản pháp luật cụ thể hóa" |
Tuy nhiên, với cách quy định như trong dự thảo, không chỉ Quốc hội mà
các cơ quan nhà nước khác cũng có thể ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật để hạn chế các quyền hiến định của người dân, bởi vì khái niệm
“pháp luật” trong dự thảo được hiểu rất rộng, không chỉ là luật của Quốc
hội, mà còn bao gồm nhiều văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan
nhà nước khác. Quy định trao quyền cho các cơ quan nhà nước từ trung
ương xuống địa phương có quyền giới hạn các quyền hiến định của người
dân mở đường cho thực trạng phổ biến hiện nay là các quyền hiến định của
người dân bị hạn chế một cách khá tùy tiện.
Ví dụ như công dân có quyền biểu tình, nhưng Chính phủ ban hành nghị
định 38/2005/NĐ-CP đặt ra nhiều hạn chế đối với quyền biểu tình của
người dân thông qua quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng
để giải tán các cuộc “tập trung đông người ở nơi công cộng” và quy định
“thủ tục đăng ký” trao cho UBND cấp có thẩm quyền “có trách nhiệm xem
xét, giải quyết việc đăng ký tập trung đông người”. Sau đó, Bộ Công an
ban hành thông tư số 09/2005/TT-BCA nhằm hướng dẫn thi hành một số điều
của nghị định, trong đó tiếp tục đặt ra nhiều hạn chế và quy trình khó
khăn cho người dân khi thực hiện quyền biểu tình. Chính những hạn chế
này đã khiến nhiều người đề xuất xây dựng luật biểu tình. Các quyền tự
do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, khiếu nại
và tố cáo cũng bị hạn chế theo cách thức tương tự. Như vậy, các quyền
hiến định thiêng liêng đã bị thu hẹp qua nhiều tầng nấc của các văn bản
pháp luật.
Thiếu quy định bảo hiến
Để tránh việc các cơ quan nhà nước, kể cả nghị viện ban hành các văn bản
pháp luật (hoặc có hành vi khác) hạn chế hoặc xâm phạm các quyền hiến
định một cách tùy tiện, hiến pháp các nước thường trao cho tòa án hiến
pháp (hoặc hội đồng hiến pháp/hoặc các tòa án tư pháp) thẩm quyền phán
quyết các hành vi bất hợp hiến. Các thiết chế tài phán hiến pháp độc lập
này có thể xem xét tính bất hợp hiến các đạo luật của nghị viện, các
văn bản pháp luật, quyết định, hành vi của các cơ quan nhà nước khác.
Trong khi đó, một cơ quan tài phán hiến pháp độc lập không được thiết
lập trong dự thảo hiến pháp, cho dù một cơ quan có tên gọi tương tự -
hội đồng hiến pháp được quy định trong dự thảo. Hội đồng hiến pháp thiếu
tính độc lập và khả năng tài phán các hành vi vi hiến. Ngoài ra, các
công dân cũng không thể khiếu kiện lên hội đồng hiến pháp về các hành vi
vi hiến của các cơ quan công quyền. Do đó, hội đồng hiến pháp không có
khả năng bảo vệ các quyền hiến định của người dân khi bị các cơ quan nhà
nước vi phạm.
Nhưng ngay cả khi có một cơ quan tài phán tương tự, thì cơ quan này cũng
khó có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các quyền hiến định của người dân
với cách ghi nhận của Hiến pháp các quyền “... theo quy định của pháp
luật”. Nhiệm vụ của cơ quan bảo hiến là phán quyết về tính hợp hiến hay
bất hợp hiến của các văn bản pháp luật, nhưng Hiến pháp lại quy định tự
tước bỏ tính tối cao của Hiến pháp so với các văn bản pháp luật khác.
Nói một cách khác, không thể phân biệt trật tự pháp luật giữa các quyền
hiến định (quyền tối cao, do Hiến pháp ghi nhận) và các quyền luật định
(do pháp luật quy định).
Để Hiến pháp bảo vệ các quyền chính trị - dân sự cơ bản của con người, dự thảo cần phải được điều chỉnh theo định hướng sau:
- Lược bỏ các quy phạm “theo quy định của pháp luật” trong các điều dự
thảo về quyền con người, quyền công dân như điều 26, 31 của dự thảo.
- Bổ sung điều 15 dự thảo: ... “việc giới hạn các quyền con người, quyền công dân do luật định”.
- Thành lập tòa án hiến pháp/hội đồng hiến pháp độc lập thực hiện chức
năng tài phán các hành vi vi phạm hiến pháp (kể cả các văn bản pháp
luật) theo quy trình tư pháp.
Không bỏ sót ý kiến tâm huyết của người dân Tại cuộc họp ban chỉ đạo lấy ý kiến nhân dân TP.HCM góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, chiều 19-3 bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - chủ tịch HĐND TP, trưởng ban chỉ đạo - cho biết TP đã tiến hành đưa tận tay người dân bản dự thảo để tất cả nhân dân TP cùng tham gia đóng góp. Đây là hoạt động quan trọng trong việc phổ biến dự thảo và tiếp thu ý kiến góp ý cho dự thảo của nhân dân TP. Ban chỉ đạo cũng cho biết sau thời hạn nộp lại bản góp ý Hiến pháp cho các tổ dân phố như quy định, các ý kiến của nhân dân TP đóng góp Hiến pháp vẫn sẽ được tiếp nhận, chuyển về trung ương. Đồng thời các tổ dân phố, khu dân cư... nếu còn những ý kiến góp ý cho dự thảo vẫn được khuyến khích tổ chức hội nghị góp ý, gửi về cho ban chỉ đạo của TP. “Điều này sẽ làm cho việc tổng hợp ý kiến của nhân dân thêm khó khăn, nhưng là việc cần làm để không bỏ sót ý kiến, tâm huyết của người dân góp ý cho dự thảo Hiến pháp” - bà Nguyễn Thị Quyết Tâm khẳng định. VIỄN SỰ |
Cộng đồng doanh nhân chạnh lòng Tại hội thảo “Cộng đồng doanh nghiệp VN đóng góp xây dựng Hiến pháp” do Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI) tổ chức ngày 19-3, nhiều ý kiến đề nghị cần minh bạch hóa khả năng can thiệp của Nhà nước vào thị trường. Luật sư Nguyễn Tiến Lập, Văn phòng luật sư Quang và cộng sự, cho rằng doanh nghiệp VN vẫn phụ thuộc rất nhiều vào Nhà nước nên tâm lý ỷ lại, xin cho còn nhiều. Lỗi là do nhiều khi Nhà nước can thiệp mạnh, vì vậy cần quy định rõ cách thức can thiệp của Nhà nước để tránh việc can thiệp vô nguyên tắc vào thị trường. Theo ông Lê Duy Bình, giám đốc Công ty Economica Vietnam, giới doanh nhân không khỏi chạnh lòng khi không hề thấy tên mình trong nền tảng quyền lực nhà nước. Ngay điều 2 dự thảo hiến pháp: “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với nông dân và đội ngũ trí thức” đã tạo cảm giác cộng đồng doanh nhân vẫn bị phân biệt đối xử, vai trò, đóng góp của họ chưa được đánh giá tương xứng. Ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch VCCI, bày tỏ: “Mừng vì trong dự thảo hiến pháp không còn phân biệt thành phần kinh tế, không nêu kinh tế nhà nước chủ đạo”. Luật gia Vũ Xuân Tiền, chủ tịch hội đồng thành viên Công ty tư vấn VFAM, cho rằng thời gian qua kinh tế quốc doanh dù đã giữ một tỉ lệ lớn về nguồn lực vốn, đất đai, được hưởng nhiều ưu đãi phi thị trường, nhưng do yếu kém quản lý, cụm từ “giữ vai trò chủ đạo” đã bị lợi dụng, tạo những nhóm lợi ích, gây thiệt hại lớn về vốn và tài nguyên. |
(Tuổi trẻ)
Trương Nhân Tuấn - Lòng thành tín và kiến nghị 72.
Theo tôi thì cái quan trọng nhứt trong quan hệ xã hội là lòng thành tín. Sau đó mới là tinh thần thượng tôn pháp luật.
Ở miền Nam thời trước năm 1975, nếu không nói quá, quan hệ trong xã hội
đa phần dựa lên lòng thành tín, chứ ít khi dựa trên « luật pháp ». Chỉ
cần giao ước một lời, không cần văn bản giao kèo gì, hai bên có thể
thuận thảo, hợp tác làm việc với nhau lâu dài, ngay cả ở những việc to
lớn. Chỉ một lời hứa, « chữ tín », một món nợ, đời cha không trả được có
thể đời con phải trả. Dĩ nhiên có nhiều hậu quả không tốt do việc « thủ
tín » này. Hai người bạn thân trên chiếu rượu hứa làm « xui gia » với
nhau, cả hai bên đều không hỏi ý kiến con cái. Hai đứa con, trai gái lớn
lên sau này, mặc dầu trước pháp luật không có gì bắt buộc, nhưng cảm
thấy như có « sợi dây vô hình ràng buộc », muốn dứt ra không dễ.
Chợ búa thời đó không có nạn « nói thách » như bây giờ. Hàng hóa cũng
vậy, nói thùng đó là « nước mắm nhĩ » thì nó là « nước mắm nhĩ », chứ
không phải nước muối pha mùi, cũng không cần dán nhãn lôi thôi. Cà phê
cũng vậy, không có vụ trộn cau khô hay đậu nành rang như bây giờ. Trộm
cắp cũng hiếm hoi. Ban đêm, thậm chí nhà ngủ không cần khóa cửa. Các vụ
thi cử ngày xưa, như thi « tú tài », không hề có việc « quay phim »
trong phòng thi. Các vụ « bán đề thi » hầu như chưa bao giờ xảy ra. Bởi
vì, nghề được kính trọng nhứt trong xã hội miền Nam là nghề làm thầy
giáo. Một người làm mô phạm không thể bán lương tâm của mình, cho dầu là
một số tiền lớn.
Người ta đối xử với nhau dựa trên lòng « thành tín ». Xã hội phát triển,
lòng thành tín không mất đi mà trở thành nếp sống, tức trở thành nền
tảng của luân lý và đạo đức trong xã hội.
Bên các xứ Tây Âu cũng vậy. Quan hệ thường ngày cũng dựa lên lòng thành
tín. Các điểm bán báo, đôi khi chỉ là một cái thùng có đậy nắp, ai muốn
mua báo thì mở nắp ra lấy một tờ rồi tự động bỏ tiền vào hộp kế bên.
Không ai lợi dụng ôm hết chồng báo hoặc lấy báo mà không trả tiền. Ở các
xã hội này, lòng thành tín cũng được thể hiện ở các vụ thăm dò ý kiến
hay làm kiến nghị (xin chữ ký - pétition) cho một việc gì đó. Kết quả
các cuộc thăm dò ý kiến luôn chính xác, phản ảnh đúng tình trạng xã hội,
vì không ai lạm dụng nó. Làm kiến nghị cũng vậy. Trước khi có internet
thì việc ký tên được thực hiện theo cách « trực tiếp », tức đến từng
người xin chữ ký, hoặc bằng thư tín. Sau này có internet, việc xin chữ
ký (pétition) dễ hơn. Nhưng không ai lợi dụng cơ hội này để ký năm bảy
lần để đạt con số lớn. Cũng không thấy ai cố ý ký năm bảy lần, sau đó hô
hoán lên rằng phe tổ chức « ăn gian ». Nhiều hay ít, thành công hay
thất bại, mọi người đều chấp nhận. Chỉ dựa lên lòng thành tín.
Một xã hội lấy lòng thành tín làm nếp sống, làm nền tảng của đạo lý, chắc chắn xã hội này là một xã hội văn minh.
Thật phiền khi thấy, vừa rồi có người hô hoán vừa lấy « tên ma » ký tên
vào bản « kiến nghị 72 », sau đó đặt vấn đề về tính chính đáng kết quả
của bản kiến nghị. Thú thật với mọi người là tôi không ký vào bản kiến
nghị này vì nhiều lý do. Nội dung cũng có mà thể thức cũng có. Nhưng
không vì vậy mà tôi đả phá những người làm kiến nghị này. Lòng thành tín
không cho phép tôi làm những chuyện bất tín.
Bản kiến nghị được thể hiện bằng lòng thành tín, kết quả của nó cũng thể hiện lòng thành tín của những người ký tên.
Dĩ nhiên, người ta có thể « hoài nghi » lòng thành tín của người tổ
chức, hay việc lạm dụng lòng thành tín của những người này. Luật pháp
các xứ văn minh xử nghiêm khắc các hành vi lạm dụng (hay lợi dụng) niềm
tin, lòng thành tín của người khác để « trục lợi » cho mình. Thí dụ, mới
đây, một số hãng thực phẩm các xứ Âu Châu đã bị cáo buộc lạm dụng lòng
tin người tiêu thụ, là hàng dán nhãn « thịt bò » nhưng ở trong có pha
lẫn thịt ngựa. Vấn đề đang trong vòng điều tra để biết « thủ phạm » là
ai. Việc này không dễ, vì hệ thống sản xuất thức ăn trải qua nhiều giai
đoạn, nhiều trung gian, đan chen như một sợi xích dài. Nhưng đầu mối dần
dần lộ ra, người chủ mưu chắc chắn sẽ bị trừng phạt nặng. Vấn đề ở đây
là pháp luật can thiệp vào mối tương quan giữa khách hàng và thuơng
buôn, đáng lẽ chỉ dựa lên sự thành tín. Sự can thiệp của pháp luật ở đây
có thể hiểu pháp luật bảo vệ sự thành tín của mọi người trong quan hệ
xã hội.
Như đã nói, người ta có thể hoài nghi về thiện chí của những người tổ
chức kiến nghị 72 cũng như nghi ngờ cái kết quả của nó (con số ký tên
vào kiến nghị).
Người ta có thể kiểm soát lại toàn bộ các chữ ký để tìm xem có sự « gian
lận » trong quá trình lấy chữ ký hay không. Người ta cũng có thể hóa
giải nội dung bản kiến nghị 72 bằng cách lập ra bản kiến nghị khác, trái
ngược nội dung, sau đó đi xin chữ ký, chứng minh rằng người phản bác
nhiều hơn người ủng hộ.
Nhưng người ta không thể dùng thủ đoạn lập danh sách « ma » để ký tên
vào bản kiến nghị để đặt lại sự thành tín kết quả bản kiến nghị. Đó là
một hành vi không chỉ phi đạo đức, phản văn minh, mà còn vi phạm luật
pháp.
Trên phương diện đạo đức, những người phá phách, nhất là những người chủ
trương đàng sau, hành động của họ đã thể hiện, trước hết, tính chụp
giựt của nền văn minh, một xã hội bán khai còn trong thời kỳ hái lượm.
Trương Nhân Tuấn
Nguyễn Ngọc Dương - Lạm bàn về “Diễn biến hòa bình”
Nếu tôi nhớ không nhầm thì khái niệm “Diễn biến hòa bình” ra đời kể từ
sau khi Liên Xô bị tan rã, năm 1991. Lúc ấy Đảng ta chỉ ra bốn nguy cơ
cho đất nước là: Đi chệch đường lối, Tụt hậu về kinh tế, Tham nhũng và
Diễn biến hòa bình (DBHB). Hình như chưa có từ điển nào nêu khái niệm
DBHB, trong thực tế người ta chỉ nhắc tới nó như một nguy cơ làm phá sản
đất nước, làm mất vai trò lãnh đạo của Đảng, làm sụp đổ chế độ… DBHB
được cho là sản phẩm của “các thế lực thù địch”. Những người đảng viên
như chúng tôi nghe thấy DBHB là căm ghét, là tìm cách để “chống”, mặc dù
cho đến gần đây vẫn chưa ai rõ hình thù cái “DBHB” nó thế nào. Thông
qua học tập Nghị quyết Trung ương 4 lại thấy “Một bộ phận không nhỏ”
đang “diến biến” (chắc là nói tắt chữ DBHB?) làm suy giảm lòng tin của
nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Mấy chục năm qua, “DBHB” và “các thế lực thù địch” cứ lởn vởn trong đầu
như một bóng ma. Trong cuộc sống, tôi đã từng chứng kiến nhiều chuyện bi
hài xung quanh hai khái niệm này. Có không ít những vị lãnh đạo ở các
cấp, các ngành khi đơn vị hay địa phương làm hỏng việc, gây bức xúc
trong nhân dân thì cứ đổ vào đầu “bọn DBHB” và “các thế lực thù địch” là
nhẹ gánh. Nó còn là con bài để một số lãnh đạo yếu kém, mất dân chủ
mang ra “dọa” đảng viên, dọa nhân dân như một lá bùa hiệu nghiệm. Nói
đến nó là ai cũng sợ, ai cũng phải cảnh giác, ai cũng căm ghét. Cũng lạ,
người ta luôn luôn phải sợ, cảnh giác và căm ghét một sự vật chưa từng
nhìn thấy!…
Nhưng gần đây, cuộc diễn biến rất nhanh chóng ở Myanma, một quốc gia
Đông Nam Á đã khiến cho tôi, một bộ óc từng được “mặc định” nhiều quan
điểm, tư tưởng như một hòn đá tảng đã bắt đầu hiểu ra thế nào là DBHB.
Những thay đổi mạnh mẽ ở Myanmar đang đưa đất nước này bước sang một
trang mới trong lịch sử hiện đại đã chứng minh cái khái niệm mù mờ kia
mấy chục năm qua. Vừa rồi, tình cờ tôi nghe một người nói vỉa hè: nữ nhà
văn Nguyên Bình với tư cách là bạn đồng môn với TBT Nguyễn Phú Trọng đã
viết cho ông lá thư ngỏ với ý tưởng nghe hơi lạ, đại ý: Đảng nên giành
lấy quyền lãnh đạo một cuộc diễn biến hòa bình vì Dân tộc. Tôi giật
mình… Hóa ra “DBHB” nó chẳng có tội gì. Nó chỉ “có tội” khi bị lợi dụng
vì một mục đích xấu. Phải chăng, nếu diễn biến hòa bình được thực hiện
trong một đất nước đang rối ren, đã xác định rõ kẻ thù lại là một điều
tốt lành. Một Myanmar mấy chục năm gần như chưa một ngày không có tiếng
súng bởi sự chia rẽ sắc tộc nay đã chuyển đổi được từ chế độ toàn trị
sang chế độ dân chủ thực sự, mở mang hội nhập đầy đủ với cộng đồng thế
giới với những bước tiến mạnh mẽ trong cải cách kinh tế và xã hội. Cuộc
chuyển biến vĩ đại đã thực hiện trong hòa bình, không mất một viên đạn,
một mạng người. Vậy đó phải chăng là diễn biến hòa bình ?
Nhớ đến sự kiện Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã
hơn hai mươi năm trước. Lúc ấy, những người cộng sản trong các nước Xã
hội chủ nghĩa đều đau xót trước “thành trì” của Chủ nghĩa xã hội, thành
quả của Cách mạng tháng Mười vĩ đại do Lenine lãnh đạo bị sụp đổ. Ai đã
đánh đổ cái thành trì vĩ đại ấy? Đó phải chăng là họ “tự đổ” trong DBHB
mà không hề có một “thế lực thù địch” nào mang “gậy gộc” đến dun đổ nó.
Phải chăng, sau khi Lenine mất, Staline đã “sáng tạo” ra cái mô hình
chủ nghĩa xã hội kiểu trại lính, dần đưa cả Liên bang Xô viết và cả hệ
thống vào con đường ngày càng lạc hậu, bế tắc. Việc tự diễn biến để
chuyển đổi sang một thể chế tốt hơn là do lịch sử đặt ra cho các dân tộc
ấy. Họ đã “tự diễn biến” để cứu đất nước họ, dân tộc họ. Bất kỳ một
nhà cách mạng chân chính nào cũng đều nhằm đến mục tiêu tự do, bình
đẳng, hạnh phúc cho con người. Và, lịch sử thế giới cũng chỉ ra, kể cả
những thế lực phản động nhất cũng rêu rao mục tiêu đó để mị dân, bởi nó
là khát vọng của loài người. Song, vấn đề là hiệu quả trên con đường đi
đến mục tiêu ấy như thế nào? Con đường ấy do thực tiễn đặt ra bằng kinh
nghiệm xương máu của nhân loại chứ không phải ngồi tưởng tượng ra rồi
cứ thế cắm đầu đi. Và một khi nhận ra sai lầm thì phải biết điều
chỉnh, nếu bảo thủ thì không tránh khỏi đưa dân tộc vào con đường bế tắc
và lịch sử chắc chắn sẽ lên án. Cái gọi là “Liên xô sụp đổ” thực chất
là sụp đổ mô hình Liên bang xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo (có lẽ sai
lầm) của Đảng cộng sản, chứ đất nước Nga, các dân tộc trong Liên bang
và Đông Âu thì không hề sụp đổ, thậm chí họ đã tìm ra con đường đi yên
ổn hơn, quần chúng nhân dân được hưởng nền tự do, dân chủ hơn, đất nước
phát triển hơn… Và đó có phải là DBHB?
Một khi DBHB thực chất là sửa chữa sai lầm căn bản để cho cuộc sống tốt
hơn thì sao chúng ta không làm? Nhìn vào thực trạng đất nước ta hiện
nay, một quốc gia đang suy thoái toàn diện từ chính trị đến kinh tế,
văn hóa, xã hội và đứng trước nguy cơ nền độc lập dân tộc bị đe dọa
nghiêm trọng, bắt buộc ta phải tĩnh tâm nhìn lại một cách nghiêm túc.
Đảng ta đang giữ vai trò lãnh đạo toàn xã hội mà đã xuất hiện “một bộ
phận không nhỏ thoái hóa, biến chất” (theo cách nói của Trung ương –
Nghị quyết 4). Sự suy thoái của “bộ phận không nhỏ này” thực chất họ đã
biến thành những “nhà tư sản đỏ” (như cách nói của ông Tống Văn Công,
nguyên TBT báo Lao động, TP Hồ chí Minh), nhưng họ giấu mặt. Họ nhẫn tâm
quay lưng lại quần chúng nhân dân, những người đã theo Đảng làm nên
những kỳ tích lịch sử là Hòa bình, độc lập dân tộc và thống nhất đất
nước mấy chục năm trước. Phải chăng “Bộ phận không nhỏ” này cũng đang
muốn DBHB theo mục đích riêng của họ là vơ vét tài nguyên, của cải của
đất nước, của nhân dân cho bản thân và gia đình họ? Từ đó họ xa rời lí
tưởng cộng sản, xa rời chủ nghĩa Mark – Lenine, tư tưởng Hồ Chí Minh
nhưng lại lấy những tư tưởng đó để che đậy cho sự suy thoái của mình. Họ
coi thường quần chúng nhân dân, phá hoại niềm tin của nhân dân đối với
Đảng cũng như đe dọa trực tiếp sự tồn vong của Đảng. Vì thế Đảng đang
đứng trước nguy cơ khó lấy lại được niềm tin vốn có của nhân dân kể từ
khi thành lập đến nay. Thêm vào đó, độc lập dân tộc lại đang bị đe dọa
nghiêm trọng mà kẻ thù thì đã rõ, không một ai là người Việt Nam không
nhận ra…
Vậy sao chúng ta không chủ trương một cuộc diễn biến hòa bình để cứu dân
tộc thoát khỏi nguy cơ xuống dốc không phanh và nguy cơ một lần nữa
mất độc lập dân tộc? Tại sao chúng ta không mạnh dạn cải tổ đất nước bắt
đầu từ cải tổ chính trị, mà xuất phát điểm từ một bản Hiến pháp thực sự
dân chủ trên cơ sở tôn trọng và tiếp thu mọi ý kiến đa chiều. Phải
chăng cần xây dựng mới một bản Hiến pháp dân chủ, khoa học mà nền tảng
của nó là tiếp thu tinh hoa trí tuệ của loài người nhiều trăm năm qua có
thể giúp Đảng chỉnh đốn được khuyết tật nghiêm trọng trong xây dựng
Đảng rồi từ đó, phá vỡ được những “liên minh ma quỷ”, những “nhóm lợi
ích” câu kết với nhau phá hại đất nước trong cả kinh tế, văn hóa, giáo
dục và xã hội nói chung. Đó cũng chính là thực hiện một cuộc DBHB nhằm
loại bỏ một “Bộ phân không nhỏ thoái hoá biến chất” ra khỏi Đảng và bộ
máy Nhà nước. Để làm được điều này, đương nhiên cần xem lại những gì
không phù hợp thực tiễn cuộc sống thì nên dũng cảm vứt bỏ, kể cả những
điều mà trước kia có thể từng cho là vĩnh cửu, để nhìn thẳng vào sự
thật, vào thực tiễn của Đất nước và thế giới hiện đại. Điều đó sẽ
tránh cho Đảng không bị vướng vào những mâu thuẫn khó giải quyết
trong đường lối của mình từ chính trị, kinh tế, xã hội đến đối ngoại…
Nếu sự cải tổ đất nước bắt đầu từ một bản Hiến pháp thực sự dân chủ,
đất nước sẻ cởi mở hơn, sẽ quy tụ được lòng dân, trước hết là những trí
thức, bộ phận tinh túy của trí tuệ dân tộc vào hiến kế cho Đảng thoát ra
khỏi những khó khăn trên con đường lãnh đạo của mình. Các đồng chí lãnh
đạo cao cấp của Đảng cũng đã từng khẳng định “Có dân thì có tất cả,
không có dân thì không có gì cả” (Phạm Văn Đồng) mà tiêu biểu trí tuệ
của nhân dân chắc chắn phải là đội ngũ trí thức. Nói cách khác, phải
chăng thực chất làm một cuộc DBHB của chúng ta dưới sự lãnh đạo của Đảng
là từ đổi mới chính trị mà bắt đầu bằng đổi mới Hiễn pháp thực sự tiến
bộ ?
Nghĩ rằng, Đảng ta luôn tôn trọng những ý kiến khác nhau để xem xét, cân
nhắc, không định kiến nên tôi đã mạnh dạn “lạm bàn” sơ bộ về DBHB trong
điều kiện đang có “Một bộ phận không nhỏ thoái hóa biến chất”, làm giảm
sút lòng tin của nhân dân, làm suy yếu Đảng, trở thành nguy cơ cho sự
tồn vong của Đảng, như NQ 4 đã chỉ ra. Lại nữa, Đảng ta cũng đang chủ
trương sửa đổi Hiến pháp 1992 để phù hợp với giai đoạn mới của Đất nước
thì phải chăng đây chính là thời cơ cho chúng ta mạnh dạn sửa đổi căn
bản để làm công cụ thực hiện một cuộc “DBHB”, nhằm lấy lại tất cả những
gì đã mất và có nguy cơ mất tiếp.
Phải chăng đây là thời cơ “vàng” cho Đảng ta?
Nguyễn Ngọc Dương
Nguyên phó trưởng Ban Dân vận tỉnh ủy Lào Cai,
nguyên Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lào Cai,
đảng viên 44 năm tuổi đảng.
nguyên Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lào Cai,
đảng viên 44 năm tuổi đảng.
(Cùng viết HP) .
Ai chịu trách nhiệm để mất đảo Gạc ma?
Ngược lại lịch sử thấy đau lòng, Ta mất 64 binh sĩ và mấy tàu, mất cả
đảo Gạc Ma. Người cấp Trên lúc đó là ai phải chịu trách nhiệm để mất đảo
Gạc Ma ? để rút kinh nghiệm, đừng để mất thêm đảo nào nữa, chứ không
nhắm truy cứu ai đó, vì người đó có thể đã toi rồi
Thằng bạn tôi nó đọc một số tài liệu nó bảo kẻ đó là cấp tướng rất to.
Chiếm được Trung Quốc dở trò áp dụng luật biển để chiếm thêm vùng biển tiếp giáp. Trung Quốc thật nguy với các nước giáp biên.
- Lý do gì đảo của Ta, sao Ta không lấy lại đảo Gạc Ma ngay lúc đó?
- Hạm đội của Liên Xô ở Cam Ranh sao không thực các điều khoản của Hiệp
ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên
bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô Viết), vừa mới kí ngày 3.11.1978 tại
Matxcơva.
Bác nào biết chỉ giáo cho nhé!
Mời các bác xem:
Bức tranh miêu tả cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma ngày 14.3.1988 (đang được treo tại phòng truyền thống của vùng 4 Hải quân). Ảnh: Vietnamnet.vn |
Báo Bình Định: Người lính trở về từ đảo Gạc Ma
Thứ Sáu, 15/03/2013, 20:41 (GMT+7)
Nhận được thông tin về anh Lê Minh Thoa, người lính hải quân quê Bình
Định, một trong 9 chiến sĩ còn sống trở về sau sự kiện hải quân Trung
Quốc gây hấn tại đảo Gạc Ma (quần đảo Trường Sa) năm 1988, tôi mừng rỡ
tức tốc phóng xe đi gặp. Bất ngờ, anh lính ấy lại là ông chủ quán phở
gần nhà mà tôi vẫn thường ghé ăn.
Những tháng ngày bất tử
25 năm trôi qua, anh Lê Minh Thoa (SN 1968, ở phường Lê Lợi, TP Quy
Nhơn), người may mắn sống sót trong Chiến dịch CQ 88 ngày 14.3.1988 ở
Trường Sa, vẫn không nguôi nỗi nhớ về những ngày tháng tuổi trẻ của mình
trên những hòn đảo nơi đầu sóng của Tổ quốc. 17 tuổi, anh Thoa đi bộ
đội, sau đó được đi học cơ điện tại Trường dạy nghề hải quân. Tháng
11.1985, anh chính thức trở thành hạ sĩ quan thuộc Hải đội 1, Lữ đoàn
125 hải quân, đóng tại Tân Cảng, TP Hồ Chí Minh và được phân công làm
nhiệm vụ sửa chữa máy móc trên tàu HQ 602, chuyên tiếp lương thực thực
phẩm, nguyên vật liệu xây dựng các đảo ở quần đảo Trường Sa.
Câu chuyện bắt đầu từ sau Tết Mậu Thìn -1988. Lê Minh Thoa và một người
bạn cùng đơn vị được tăng cường sang tàu HQ 604 làm nhiệm vụ tại quần
đảo Trường Sa. Giọng anh Thoa trầm xuống khi tiếp chuyện chúng tôi: “Khi
được điều sang tàu HQ 604, tôi biết trước sẽ có những ngày sóng gió, có
thể sẽ không trở về. Hồi ấy, chúng tôi xem nhẹ chuyện sống - chết lắm.
Biết là nguy hiểm, nhưng ai cũng tỏ rõ lòng quyết tâm”.
Sau khi được phía Trung Quốc trả về, anh Thoa đi điều dưỡng và chụp ảnh lưu niệm tại bãi biển Đồ Sơn trước khi về đơn vị. |
Sau chuyến hải trình gần 2 ngày 3 đêm, tàu HQ 604 thả neo cách đảo chìm
Gạc Ma khoảng 1km. Khoảng 30 phút sau, tàu hộ vệ của hải quân Trung Quốc
cũng chạy về phía Gạc Ma. Anh Thoa nhớ rất rõ: Khoảng 17 giờ ngày
13.3.1988, tàu hải quân Trung Quốc áp sát tàu HQ 604 và dùng loa gọi
sang khiêu khích. Cán bộ, chiến sĩ tàu HQ 604 động viên nhau giữ vững
quyết tâm không để mắc mưu địch, kiên trì neo giữ quanh đảo. Thuyền
trưởng Vũ Phi Trừ nhận được lệnh khẩn trương chuyển vật liệu xây dựng
lên đảo Gạc Ma để đặt mốc chủ quyền đúng vào lúc 12 giờ đêm ngày 13.3.
Sau khi đặt được mốc và cắm cờ Tổ quốc, một nhóm chiến sĩ được giao
nhiệm vụ canh gác trên đảo. Những người khác tiếp tục vận chuyển vật
liệu từ tàu vào đảo trên các xuồng nhỏ.
Thế rồi, khoảng 4 - 5 giờ sáng 14.3, Trung Quốc đưa 5 xuồng nhôm cùng
vài chục lính thủy quây vòng tròn tiến lên đảo. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ
ra lệnh sẵn sàng chiến đấu. Những chiến sĩ trên đảo lùi dần về phía lá
cờ đỏ sao vàng khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên đảo Gạc Ma và tạo
thành một vòng tròn vây quanh lá cờ, quyết không để kẻ địch cướp cờ.
Vòng tròn những người lính ấy, về sau được gọi là “vòng tròn bất tử”.
Giằng co được một lúc thì lính Trung Quốc nổ súng vào quân ta làm nhiều
người thương vong. Sau đó, tàu hải quân Trung Quốc đưa hàng trăm lính vũ
trang tràn lên đảo Gạc Ma, rồi bắn pháo 100mm vào tàu của ta, làm tàu
bị hỏng nặng.
Anh Thoa cố gắng chữa cháy cho tàu HQ 604 và bị thương do dầu máy văng
vào. Những quả pháo tiếp theo của kẻ địch đã phá nát đuôi tàu. Thuyền
trưởng Vũ Phi Trừ vẫn bình tĩnh chỉ huy bộ đội trên tàu đánh trả quyết
liệt, buộc lính hải quân Trung Quốc phải nhảy xuống biển bơi trở về tàu
họ. Tàu HQ 604 tiếp tục hứng chịu hàng loạt các đợt đạn của địch, bị
thủng nhiều lỗ và hỏng nặng, rồi chìm dần xuống biển. Cán bộ, chiến sĩ
trên tàu đã anh dũng hy sinh cùng tàu ở khu vực đảo Gạc Ma.
Tàu HQ 604 chìm, anh Thoa nhảy khỏi tàu và ôm được hai trái bí xanh (là
lương thực của tàu) để bơi. Lênh đênh trên biển gần 1 ngày, anh Thoa bị
tàu Trung Quốc bắt. Lên tàu, anh bị bịt mắt, bị đánh đập dã man, chết đi
sống lại không biết bao nhiêu lần. Sau đòn tra tấn, chúng mới đưa anh
vào giam cùng 8 đồng đội của anh đến từ các tàu HQ 605, HQ 505.
Sau đó, các anh được chuyển đến bán đảo Lôi Châu, Quảng Đông, Trung
Quốc. Tại đây, trong hơn một năm đầu tiên, 9 chiến sĩ bị giam biệt lập.
Thời gian đầu, các anh bị cai ngục đánh đập dã man, tiêu chuẩn ăn mỗi
ngày chỉ được phát 3 cái bánh mì tròn nhỏ như bánh bao, rỗng ruột và 1
bát nước cháo lạt. “Thời gian đó, tôi không rõ đồng đội của mình thế
nào, cũng không biết tình hình biển Đông ra sao. Chỉ biết nén nỗi căm
thù vào trong tim”- anh Thoa nhớ lại.
Anh Thoa hạnh phúc bên người vợ mới và quán phở của mình. |
Trong khi đó, ở quê hương, tất cả chiến sĩ tham gia trận chiến này đều
được báo tin đã hy sinh và mất tích. Năm 1991, khi Việt Nam bình thường
hóa quan hệ với Trung Quốc, tháng 9.1991, Trung Quốc quyết định phóng
thích tù binh cho Việt Nam. Rời nhà tù, các anh được đưa về an dưỡng tại
Nhà khách Hải quân, được khám và điều trị vết thương, xác định thương
tật. Sau thời gian an dưỡng, anh Thoa trở thành quân nhân chuyên nghiệp
và tiếp tục phục vụ trong trạm sửa chữa của Phòng kỹ thuật, Lữ đoàn 125.
Đến cuối năm 1996, anh Thoa xin xuất ngũ. Trong quá trình chiến đấu,
công tác, anh Thoa được nhận Huân chương chiến công hạng Ba, Huân chương
chiến sĩ vẻ vang hạng Ba, hạng Nhì.
Về với đời thường
Rời quân ngũ, anh Thoa lấy vợ, làm nghề xe ôm ở TP Nha Trang rồi TP Hồ
Chí Minh. Người vợ của anh đã không chịu nổi cảnh khổ cực, dứt áo ra đi,
bỏ lại cho anh 3 đứa con thơ, trong đó cậu con trai út vừa mới 4 tháng
tuổi. Anh đành trở về lập nghiệp ở TP Quy Nhơn để nhờ cậy ông bà nội
chăm sóc cháu giúp. Anh bôn ba với đủ công việc chân tay, hễ ai kêu gì
thì làm nấy. Rồi cũng may mắn, đã có một người phụ nữ thương và hiểu
hoàn cảnh của anh, thuận lòng về cùng anh gánh vác gia đình.
Trong trận hải chiến Trường Sa ngày 14.3.1988, phía Trung Quốc đã tiến
chiếm đảo Gạc Ma mà phía Việt Nam luôn khẳng định chủ quyền. 64 chiến sĩ
hải quân Việt Nam đã hy sinh trong trận chiến, trong đó chỉ tìm được
xác 3 người. Ba tàu vận tải hải quân Việt Nam là HQ 604, HQ 605, HQ 505
bị bắn chìm. Anh Lê Minh Thoa là 1 trong 9 thủy thủ Việt Nam bị phía
Trung Quốc bắt làm tù binh và được trao trả cho phía Việt Nam năm 1991,
sau hơn 3 năm bị giam tại Trung Quốc.
Khi xem đoạn phim “Vòng tròn bất tử” trên mạng, tôi đã khâm phục ý chí
kiên cường, lòng yêu nước nồng nàn của các chiến sĩ bao nhiêu, giờ biết
anh, tôi lại càng ngưỡng mộ con người vững chãi với sóng gió cuộc đời,
vươn lên trong cuộc sống hòa bình bấy nhiêu. Anh đang hạnh phúc với mái
ấm nhỏ đã có bàn tay người vợ chăm sóc, vỗ về giấc ngủ cho các con. Hiện
tại, anh mở quán phở bò ở số nhà 5D Tăng Bạt Hổ, TP Quy Nhơn để làm kế
sinh nhai.
Đời thường, anh Thoa là người nghĩa tình và vẫn giữ được “chất lính”
ngày xưa, bằng việc tham gia Hội Cựu chiến binh, dân quân tự vệ của KV8,
phường Lê Lợi, TP Quy Nhơn một cách nhiệt tình. Mỗi khi khu phố có việc
anh đều có mặt.
Tôi hỏi anh có ước mơ gì không, anh nói ngay, ước mơ của anh bây giờ là
được một lần trở lại Trường Sa, nơi đồng đội của anh đã ngã xuống, nơi
đã in dấu một quãng đời tuổi trẻ vinh quang và hào hùng của anh và bao
người khác, cũng như bao thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau nữa,
để bảo vệ biên cương Tổ quốc.
Theo Báo Bình Định
(Blog Kha Trà Phương).
“Nhật báo Tam Sa” và kênh truyền hình “Vệ thị Nam Hải”: cú tát vỗ mặt trên trận chiến truyền thông
Trụ sở thành phố Tam Sa tại đảo Phú Lâm, Hoàng Sa được Trung Quốc thành lập tháng 7/2012 |
Việt Nam ngày càng tuột dài và thua đau trong tranh chấp chủ quyền biển Đông, Hoàng Sa- Trường sa với Trung Quốc.
Tân hoa xã ngày 18/3 đưa tin: Sau khi tuyên bố thành lập thành phố Tam
Sa, Trung Quốc đang tiếp tục xúc tiến ra mắt “nhật báo Tam Sa” và kênh
truyền hình “Vệ thị Nam Hải”.
Trước đó, Trung Quốc đã phủ sóng di động 3G, triển khai dịch vụ viễn
thông liên lạc cho lính đồn trú và ngư dân Trung Quốc trong khu vực quần
đảo Hoàng Sa- Trường Sa.
Trong khi Việt Nam luôn mềm mỏng đến hèn yếu, thậm chí khiếp nhược, trấn
áp dân chúng biểu tình phản đối Trung Quốc, cấm cản báo chí đụng đến
vấn đề nhạy cảm này, tệ hại và hèn kém đến mức khi nhắc lại cuộc chiến
biên giới 1979 cũng phải né tránh cái tên “quân Trung Quốc xâm lược”,
thì đây là một cú tát vỗ mặt trên trận chiến truyền thông.
Cũng không chỉ trên trận chiến truyền thông, dường như trên mọi mặt
trận, Việt Nam luôn hạ giọng nhường thế trận cho phía Trung Quốc.
Cái lưỡi bò truyền thông Trung Quốc đang liếm ngoạm phủ trùm biển Đông,
trong khi các tòa báo Việt thì lại hay bị bịt miệng (hoặc tự bịt miệng
mình).
(Trương Duy Nhất)
Yêu cầu TQ không cản trở tàu cá Việt Nam
Ngày 19/3, đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia nêu rõ Việt Nam có đầy đủ
chứng cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa.
Việt Nam bác bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa” và yêu cầu Trung Quốc chấm
dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam, không có hành động
cản trở hoạt động nghề cá bình thường và hợp pháp của các tàu cá và ngư
dân Việt Nam.
Thời gian gần đây, Trung Quốc tiến hành một loạt các hoạt động tại hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, trong đó có việc phê duyệt
thành lập đài phát thanh và truyền hình “Tam Sa” và đài truyền hình vệ
tinh “Tam Sa”; cử biên đội tàu hải giám 83 cùng trực thăng hải giám
B-7103, các tàu hải giám 262 và 263 tiến hành tuần tra tại khu vực quần
đảo Hoàng Sa, xua đuổi tàu cá Việt Nam (số hiệu QNg96417TS và
QNg96382TS) đang hoạt động nghề cá bình thường và hợp pháp tại khu vực
này.
Mới đây nhất, TQ cử tàu khảo sát khoa học nghề cá Nam Phong đến tiến
hành điều tra tài nguyên nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa
của Việt Nam.
Trước những sự việc trên, đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia nêu rõ:
“Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền của
mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
"Các hoạt động nêu trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt
Nam. Việt Nam một lần nữa bác bỏ cái gọi là 'thành phố Tam Sa' và yêu
cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam,
không có hành động cản trở hoạt động nghề cá bình thường và hợp pháp của
các tàu cá và ngư dân Việt Nam".
(TTXVN)
Ông Đặng Quốc Bảo đã khuyên các nhà lãnh đạo Việt nam những gì?
Ngày 20/1/2013, tức chỉ 4 ngày trước khi bị bắt đưa vào trại tâm thần
một cách trái pháp luật, tôi đã may mắn có cuộc trò chuyện hơn 4 tiếng
đồng hồ với Trung tướng Đặng Quốc Bảo (1928), nguyên Uỷ viên BCHTW Đảng,
nguyên Bí thư Thứ nhất TW Đoàn, nguyên Trưởng ban Khoa giáo TW.
Đại tá Bùi Tín từng nhận định
về vị tướng văn võ kiêm toàn này: “Ông là một cán bộ cấp cao của đảng
CS rất hiếm, cực hiếm là ham học, ham đọc, ham tranh luận, và luôn có ý
kiến riêng của chính mình, do có nếp độc lập suy nghĩ.” Còn báo Tiền
Phong ngày 15/6/2009 thì nhận xét rằng con người bộc trực, thẳng thắn
này là một nhân vật đầy “ma lực”.
Mặc dù đang ở tuổi 85 và vừa mới
trải qua cơn đột quỵ mà theo lời bác sỹ của ông là chỉ có 1% cơ may sống
sót, ông vẫn tỏ ra hết sức minh mẫn trong suốt cuộc trao đổi dài mà tôi
hầu như chỉ biết lắng nghe. Phần trích dẫn ở đây dài 23 phút, cho thấy
tầm nhìn của ông về tương lai đất nước và thế giới, đặc biệt là trong
bối cảnh một Trung Quốc đang trỗi dậy nhanh chóng với cuồng vọng bá
quyền nhiều khi không cần che dấu. Đó cũng là những gì mà ông đã góp ý
vừa chân thành vừa thẳng thắn với các nhà lãnh đạo Việt Nam, thể hiện
tầm trí tuệ cũng như tấm lòng của một bậc trí thức khả kính trước vận
mệnh của dân tộc.
… Đây là thực tế của đất nước. Tất
nhiên là [tôi] không còn sức mà làm nữa. Tiếp các cậu như thế này cũng
đã là vượt giới hạn rồi. Thầy thuốc đã thống nhất và báo cho mình biết.
Tưởng như tôi đã ra đi cách đây một tháng rồi. Vì họ chụp thì họ thấy
toàn bộ cơ thể ở trạng thái không cho phép tồn tại. Thế nhưng mình tồn
tại được, ổn định được, ấy là điều rất đặc biệt. Trong điều kiện rất đặc
biệt ấy, điều gì cũng có thể xẩy ra bất cứ lúc nào, bất cứ ngày nào.
Cho nên tiếp cậu như thế này cũng có thể là lần cuối cùng thôi. Chắc
chắn là không có lần nữa, vì cơ thể không cho phép. Và nó càng không cho
phép mình làm cái chuyện gì đó. Vì trước khi chết, những gì cần làm thì
mình đã làm rồi, đã gặp các vị [lãnh đạo] rồi, và tôi cũng đã nói thẳng
rồi, nói thẳng với người có trách nhiệm rồi. Và những gì tôi nói thì
tôi nói rất thẳng.
Tôi nói lại, kinh nghiệm thế giới
hiện nay là như thế này này: Thế giới đang trong quá trình chuyển mình,
và sự chuyển mình đó là không bình thường. Cả Mỹ, Châu Âu lẫn Nhật Bản
cũng như tất cả các nước khác đều đang chuyển mình. Sự chuyển mình đó
diễn ra theo mấy hướng sau.
Thứ nhất, quá trình khủng hoảng ấy
mà không tìm thấy đường đi thì kết thúc thế kỷ này nhân loại sẽ bế tắc.
Điều kiện sống bình thường chỉ còn tồn tại trong thế kỷ này. Sau thế kỷ
này, những điều kiện của sự sống sẽ thay đổi cơ bản. Nhân loại buộc phải
chuyển sang mấy hình thức: (i) Tìm cách tồn tại [sao cho] đừng để xẩy
ra những mâu thuẫn dẫn đến việc tự giết mình; nếu mâu thuẫn dẫn đến tự
giết mình tức là tự sát; phải thống nhất với nhau, tìm giải pháp mà đi;
và phải tìm giải pháp hoà bình, để cùng nhau đi [tới]; đó là một quy
luật, chứ không thể dùng chiến tranh để giải quyết vấn đề, vì nếu xẩy ra
chiến tranh lúc này thì tức là chiến tranh hạt nhân, mà chiến tranh hạt
nhân thì tự sát; phải cố kiềm chế; (ii) Cả nhân loại phải chuyển sang
một trạng thái gọi là nền văn minh trí tuệ, với mấy đặc điểm. Đặc điểm
thứ nhất là chúng ta phải cùng nhau sống có trí tuệ, bởi vì không có trí
tuệ thì không sáng tạo được, những điều kiện của cuộc sống lúc bấy giờ
sẽ đòi hỏi trí tuệ. Toàn bộ nhân loại phải chuyển sang lối sống có trí
tuệ thì mới bảo đảm được cho sự tồn tại. Đặc điểm thứ hai là phải hợp
tác với nhau, chứ không thể dùng chiến tranh, không phải dùng chiến
tranh để giải quyết các vấn đề. Nếu dùng cách đó để giải quyết vấn đề
thì sẽ tự sát, toàn bộ nhân loại sẽ tự sát. Đặc điểm thứ ba là ở chỗ
sống như thế này hiện nay là không đủ sống, phải có cách sống mới. Cách
sống mới có mấy đặc điểm: thứ nhất là quan tâm đến nhau, cùng bắt tay
nhau vào cuộc sống, nếu sống ích kỷ là tự sát; thứ hai là cùng nhau tìm
con đường đi, sáng tạo con đường đi, kết hợp với nhau trên phạm vi toàn
thế giới; thứ ba là cùng nhau kiềm chế những quá trình muốn thống trị
thế giới. Lúc này nếu xuất hiện một thế lực nào đó muốn thống trị thế
giới mà các nước khác không cùng nhau kiềm chế thì… Từ nay đến giữa thế kỷ chính là kiềm chế Trung Quốc. Nếu không kiềm chế nổi Trung Quốc mà để cho nó chi phối thì nhân loại tự sát.
Con đường kiềm chế là thế này, ở trong khu vực này mấy nước bắt tay
nhau là điều tất yếu. Nhật Bản buộc phải bắt tay với Đông Nam Á, với Ấn
Độ. Ngoài việc bắt tay với Mỹ ra, nó phải bắt tay với Đông Nam Á và Ấn
Độ. Trong khu vực này mà không bắt tay như vậy thì không sống được với
Trung Quốc. Nhật Bản cũng (tồn tại) bằng con đường này.
Nhật Bản vẫn đang làm vậy: Bắt tay
với Đông Nam Á, bắt tay với Ấn Độ, bắt tay với Mỹ, bắt tay với Châu Âu,
kể cả bắt tay với nước Nga… thế thì mới kiềm chế được Trung Quốc. Cho nên Trung Quốc trở thành đối tượng… Nếu để cho Trung Quốc chi phối thì cả cuộc sống của thế giới nhân loại này bị huỷ diệt.
Ông Đặng Quốc Bảo đồng chủ trì Hội nghị xin ý kiến các cựu bí thư TW Đoàn
vào văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X ngày 10/3/2012
|
Chúng ta phải trí thức hoá đất nước,
không để như hiện nay, lấy lao động trí tuệ làm cơ sở… Nếu để như tình
hình hiện nay thì không được. Quá trình trí thức hoá đất nước là tất
yếu. Nhân loại cũng vậy… Việt Nam cũng thế thôi. Tất cả lớp trẻ phải
(sống) bằng tri thức. Không phải giai cấp công nhân quyết định, quá
trình trí thức hoá đất nước mới là quyết định; sự thống nhất với thế
giới mới là điều quyết định về lực lượng, quyết định sự tồn tại của
chúng ta, phải sáng tạo… Còn Việt Nam phải tiến lên một cách không tuyên bố như là minh chủ của Đông Nam Á. Trên cơ sở minh chủ, nắm lấy Đông Nam Á, thì mới bắt tay với Nhật Bản, bắt tay với Ấn Độ, bắt tay với Châu Âu, bắt tay với Mỹ, kiềm chế Trung Quốc. [Chúng ta] không chống Trung Quốc, chúng ta cũng phải bắt tay với Trung Quốc, nhưng chúng ta không để cho Trung Quốc xưng bá thì mới sống được, trong tình hình rất phức tạp.
Tất nhiên, chúng ta cũng phải bắt tay với nước Nga, nhưng bản thân nước
Nga cũng phải bắt tay với Trung Quốc. Chiến lược của nước Nga là bắt
tay với Trung Quốc, không dám công khai chống Trung Quốc đâu. Nhưng mà
nước Nga cũng rất sợ Trung Quốc tràn sang. Cho nên Trung Quốc trở thành đối tượng của nhân loại trong tương lai, trở thành nhân vật gây rối trong tương lai.
Nhưng không thể không thừa nhận vai trò của Trung Quốc. Dân số Trung
Quốc hiện nay, cả ở hải ngoại với trên 300 triệu người, là khoảng 1,6 tỷ
người. Từ nay cho đến giữa thế kỷ, dân số TQ sẽ vượt 2 tỷ người. Thế nên giải quyết vấn đề Trung Quốc là vấn đề số 1 của Việt Nam và của thế giới. Muốn như vậy thì chúng ta không phải công nghiệp hoá mà là trí thức hoá đất nước, phải lao động bằng trí tuệ, phải thay đổi bộ mặt đất nước, và phải liên kết với thế giới thì mới giải quyết được vấn đề Trung Quốc này.
Không phải nước Mỹ đe doạ chúng ta đâu, không phải nước Nhật đe doạ
chúng ta đâu. Quan điểm của chúng tay hiện nay lấy chủ nghĩa cộng sản
đối lập với chủ nghĩa tư bản là sai. Bản thân CNTB cũng phải thay đổi,
không phải là CNTB kiểu cũ nữa. CNTB không có gì đe doạ chúng ta bằng
Trung Quốc. Nhưng than ôi, những người lãnh đạo lại không thấy vấn đề,
lấy CNTB làm đối tượng. Sai lầm, vì bản thân CNTB nó phải thay đổi cơ
mà. Nhật Bản phải thay đổi, Mỹ phải thay đổi, Châu Âu phải thay đổi. Quá
trình thay đổi đó diễn ra theo mấy hướng: (i) nó phải “nhân dân hoá”,
tức là nó không phải để cho trùm tư bản chi phối, mà lấy lợi ích của
nhân dân, lấy lợi ích của toàn cục… Nếu nó không lấy lợi ích của nhân
dân, lấy lợi ích của toàn cục thì nó không tồn tại được; (ii) chuyển từ
nền văn minh sáng tạo sang nền văn minh sáng tạo bằng trí tuệ, bằng năng
lực sáng tạo của trí tuệ để sáng tạo…
Trung tướng Đặng Quốc Bảo và tác giả
(Ảnh chụp tự động tại nhà riêng của ông ngày 20.1.2013)
|
…Mỹ phải chuyển trọng tâm sang Châu Á – Thái Bình Dương để kiềm chế
Trung Quốc; Mỹ cũng phải liên kết; Mỹ đánh giá rất cao vai trò của Đông
Nam Á. Trong bối cảnh đó, nếu chúng ta coi Mỹ là kẻ thù, Trung Quốc là
bạn thì rất nguy hiểm…
Có thể có “chủ nghĩa xã hội” nhưng nội hàm của nó không còn như cũ; cái
CNXH đó ở Việt Nam [cần] có nội hàm như sau: (i) vì lợi ích của quảng
đại nhân dân, (ii) sự đoàn kết với các lực lượng tiến bộ trên thế giới
để kiềm chế các âm mưu, thủ đoạn của Trung Quốc, (iii) lực lượng giải
phóng của chúng ta là lao động trí tuệ, phải chuyển toàn bộ đất nước
sang lao động trí tuệ thì mới cứu được đất nước, lao động chân tay chỉ
là phụ, hỗ trợ thôi, và (iv) chúng ta phải coi trọng việc xây dựng Đông
Nam Á thành Tổ quốc thứ hai của mình. Chúng ta phải nắm quyền chủ động
khi chơi với Trung Quốc. Nhưng xây dựng Đông Nam Á không phải dễ vì
Trung Quốc chọc phá; nó mua được Campuchia rồi, mua được một số nước
rồi… TQ định mua cả Lào, tất nhiên chưa thành công lắm nhưng cái việc nó
muốn mua cả Lào là một nguy cơ. Miến Điện đang thoát khỏi gọng kìm này,
nhưng không biết có thoát nổi không, vì Miến Điện gần Trung Quốc. Trung
Quốc đã bắt đâu chơi lá bài Thái Lan… Thế cho nên cái chuyện nắm lấy
ASEAN trong vai trò chống Trung Quốc là không dễ dàng đâu. Campuchia là
tay sai của TQ…
…Chúng ta không đi theo CNTB kiểu cũ, nhưng chúng ta cũng không đi theo
CNXH kiểu cũ, mà với nội hàm khác: vì lợi ích đích thực của nhân dân,
đoàn kết với các lực lượng (tiến bộ) để kiềm chế Trung Quốc, để tạo ra
động lực mới cho sự sáng tạo. Đấy là xu hướng cơ bản.
…Nếu cứ để tình hình như hiện nay, nền kinh tế hiện nay là một nền kinh
tế què quặt… Cho nên chúng ta phải trí thức hoá… Không phải dựa vào giai
cấp công nhân đâu, mà phải dựa vào lao động trí tuệ thì mới đưa đất
nước tiến lên được.
…Theo tôi, sang cuối thế kỷ này, Việt Nam phải ra nước ngoài ít nhất là
50 triệu người. Đất nước Việt Nam không chứa nổi 150 triệu người đâu,
chỉ chứa nhiều nhất được 120 triệu người, mà chúng ta sẽ vượt mức dân số
150 triệu vào cuối thế kỷ. Chúng ta phải tìm lối ra… Tôi cũng nói với
giới lãnh đạo Nga là nếu anh không… thì Trung Quốc cứ thấm vào. Nếu anh
cài người VN sang khoảng vài triệu người thì đó [sẽ] là tiềm lực của
nước Nga… Chúng ta phải sang Châu Phi để giúp các nước Châu Phi làm nông
nghiệp và công nghiệp nhẹ… Chúng ta phải có một bộ phận đi sang Trung
Cận Đông, vì Trung Cận Đông cần chúng ta, cần nhân lực của chúng ta…
Chúng ta phải có một bộ phận đi sang Châu Mỹ Latin. Chúng ta phải có một
bộ phận sang Mỹ. Hiện nay người VN ở Mỹ mới vào khoảng 2 triệu người.
Chắc chắn chúng ta phải đưa dân số VN ở đây lên 10 triệu người. Tức là
chúng ta phải đưa ít nhân 1/3 người VN ra nước ngoài vào cuối thế kỷ
này, vì trong nước không đủ chứa.
…Trong vòng 50 năm tới, VN phải vươn lên đứng đầu Đông Nam Á, với tố
chất của chúng ta. Chúng ta phải trí thức hoá đất nước, mà không trí
thức hoá thì không sống nổi… Phải trí thức hoá, hiện đại hoá đất nước.
Và phải nắm lấy [ASEAN], Việt Nam cùng với ASEAN là một… Đồng thời VN
phải mở rộng tay ra với các nước xung quanh; bắt tay với Ấn Độ, bắt tay
với Nhật Bản, kể cả bắt tay với Mỹ, bắt tay với các nước xung quanh mình
thì mới kiềm chế được TQ. Chúng ta không gây chiến với TQ, mà chúng ta
phải kiềm chế tham vọng của TQ. Tất nhiên, lãnh đạo hiện nay lại không
nghĩ như thế, mà không nghĩ như thế là sai lầm lớn về chiến lược… Tất cả
những chuyện này tôi đã nói với lãnh đạo, là nếu các anh thông minh thì
các anh làm theo cái hướng như thế. Còn nếu các anh muốn giết tôi thì
dễ thôi vì tôi tự giết tôi. Tôi không còn sống được bao lâu nữa. Các anh
không giết tôi thì rồi tôi cũng chết thôi. Đây là tấm lòng của tôi đối
với đất nước, và đây là vấn đề chiến lược. Nếu các anh không hiện thực
hoá chiến lược này thì có tội…
Lê Anh Hùng
(Blog Lê Anh Hùng) “Luật được bắn” và Điều 4 có liên quan?
Bộ công an vừa trình dự thảo cho phép được bắn đối với ai chống lại
người thi hành công vụ, ngay lập tức dư luận lên tiếng chống đối mạnh mẽ
và cho rằng luật này sẽ gây thêm nhiều vụ giết người vô tội nữa.
Trong dự thảo Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chận và
xử lý các hành vi chống người thi hành công vụ Bộ Công an đề xuất nếu
đối tượng vi phạm có hành vi chống người thi hành công vụ gây hậu quả
nghiêm trọng thì người thi hành công vụ được phép nổ súng trực tiếp vào
người và phương tiện vi phạm để phòng vệ.
Báo Lao Động: Công an dùng súng giải quyết mâu thuẫn cá nhân |
Quá nhiều quyền hành cho công an
Sau khi tin này công khai trên mặt báo lập tức hàng ngàn phản hồi từ
người dân với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Đa số không đồng tình vì lo
rằng công an sẽ lạm dụng quyền này để gây ra thêm nhiều vụ giết người
khác. Chị Trịnh Kim Tiến, con của ông Trịnh Xuân Tùng, bị công an Hà Nội
hành hung đến chết, cho biết suy nghĩ của mình khi nghe đề xuất này:
Tôi nhận được tin Bộ công an đề xuất luật cho phép bắn người chống cán
bộ thi hành công vụ khi trên đường về nhà ăn giỗ bố mình lần thứ hai.
Khi đọc tin này tâm trạng đầu tiên của tôi là bức xúc và phẫn uất. Trên
hết là sự đau xót vì tôi cho rằng đây là một cái luật hết sức phi nhân
nó đang khinh thường mạng sống con người một cách quá đáng. Bất cứ công
dân nào cũng phải có quyền con người và khi họ đề xuất luật cho bắn trực
tiếp vào người như vậy thì không cần phải đặt ra tòa án để giải quyết
các sự vụ nữa vì công an nắm hết mọi quyền lực trong tay chi phối tất cả
mọi thứ.
Một nạn nhân khác là ông Nguyễn Quang Phục cha của anh Trần Quốc Bảo
cũng bị công an đánh chết mà không có bất cứ phiên tòa nào xét xử, ông
Phục cho biết:
Tôi là một nạn nhân có người thân chết trong trại giam của công an thì
tôi thấy đây là điều bất hợp lý. Thực tế mà nói đạo đức trong ngành công
an hiện nay đang bị vi phạm rất nhiều, mất lòng tin của nhân dân. Nều
giao cái quyền cho họ được dùng vũ khí nóng trong khi họ nói là chống
người thi hành công vụ thì thực tế không có vì họ toàn lập ra. Như con
tôi bị họ đánh chết rõ ràng nhưng họ bảo con tôi chết trên đường đi họ
không đánh nhưng do con tôi tự thương mà chết. Đây là điều vô lý cho nên
khi cho phép họ dùng những quyền hành như thế thì họ sẽ dựng nên những
hiện trường giả để đang là kẻ phạm tội sẽ trở thành những kẻ vô tội cho
nên cái này tôi kịch liệt phản đối.
Cảnh sát giao thông bắt người vi phạm. Screen capture |
Người thứ ba là Võ Thị Uyên em ruột của nạn nhân Võ Văn Khánh kể lại cái chết của anh mình do công an gây ra:
Chiều đó ảnh có điện cho chị con nói cậu xin cho ảnh ra, ảnh vừa nói vừa
khóc. Lúc đó công an nó giựt máy nó nói là anh con mua xe ăn cắp rồi nó
cúp máy, chị con điện lại không được nó khóa máy luôn. Bố của ảnh chiều
hôm đó vô, hôm đó là chiều thứ Sáu xin vô gặp ảnh mà nó không cho. Đến
tối đó khoảng 12 giờ thì chị con nhận điện thoại nói là anh con tự tử
chết. Ba con vô bệnh viện lúc đó cũng không để ý nữa cứ tưởng là ảnh tự
tử vì công an nói ảnh lấy giây giày để tự tử. Nhưng khi mang ảnh về nhà
thấy ảnh bị nhiều vết bầm, khi khám nghiệm tử thi thì ảnh bị gãy hai cái
xương sườn. Sau đó công an ngoài Đà Nẵng vô thì nói là ảnh không bị chi
hết gãy hai xương sườn là do vết mổ.
Còn hàng trăm cái chết khác do công an gây ra trong thời gian gần đây đã
khiến bất cứ đề xuất nào cho ngành công an cũng đều bị người dân nghi
ngờ chống đối. Là nạn nhân của công an ông Nguyễn Quang Phục không thể
bỏ qua chi tiết bao che lấp liếm qua vụ án của con ông để từ đó ông cho
rằng việc đề xuất được bắn là ý đồ trấn áp người vô tội, nhất là trong
tình hình dân oan hiện nay ông nói:
Tôi chỉ đơn cử như những cuộc đình công lãng công hoặc là những người
dân bị mất đất mà người ta ra người ta giữ đất nếu mà anh dùng vũ khí
nóng trấn áp thì rất là nguy hiểm. Tôi là một trong những người gia đình
là nạn nhân bị công an đánh chết mà họ lập hiện trường giả, họ không
công nhận họ đánh. Về sau này thực tế nó sẽ chứng minh lời tôi nói là
đúng. Nếu như Đảng và nhà nước Việt Nam cho phép công an cái quyền lớn
như thế thì tính mạng con người quá là rẻ mạt
Cô Trịnh Kim Tiến cũng đống tình với ông Phục, cô nói:
Sau khi luật này thông qua thì cái tội gọi là chống người thi hành công
vụ sẽ liên tục gia tăng. Tội danh chống người thi hành công vụ là một
khái niệm hết sức mơ hồ trong pháp luật Việt Nam hiện tại. Do không định
nghĩa rõ ràng cái tội danh chống người thi hành công vụ nên khi người
bị bắn chết thì người ta không thể cãi lại được.
Một vài kiểu hành xử theo kiểu công an, người có trách nhiệm bảo vệ dân |
Dân lo sợ hơn là tội phạm
Tuy nhiên nếu suy xét vấn đề ở một góc khác người ta có thể nhận thấy
rằng việc không cho cảnh sát bắn người tấn công họ mới đáng lo, vì như
vậy là cách khuyến khích tội phạm có tổ chức, có vũ khí sẽ lộng hành hơn
và do đó an ninh của xã hội sẽ bị đe dọa.
Ở các nước dân chủ, cảnh sát là người bảo vệ luật pháp, tức là bảo vệ
người dân. Tại Hoa kỳ, khi cảnh sát yêu cầu dừng xe thì người bị yêu cầu
phải thực hiện bất kể anh ta là ai, quyền lực tới mức nào. Nếu không
tuân thủ những quy định chung mà luật pháp đưa ra người lái xe có thể bị
bắt và nếu có hành vi nguy hiểm thì cảnh sát sẽ nổ súng để trấn áp như
trấn áp tội phạm mà không bị dư luận lên án.
Tuy nhiên người cảnh sát này không thể tùy tiện hay có hành động bắn dân
nếu không chứng minh được trước tòa án rằng anh ta bị tấn công hay sắp
lâm vào tình trạng nguy hiểm. Những bằng chứng đưa ra trước tòa có thể
là người chứng, bạn đồng nghiệp có mặt tại hiện trường và quan trọng
nhất là hình ảnh video từ xe cảnh sát thu được.
Nếu không cho bắn như hiện nay thì có thể tội phạm khó khuất phục hơn
nhưng khi đã cho phép để nâng cao mức hiệu quả của luật pháp thì điều 4
Hiến pháp phải bỏ trước khi cho luật này được ban ra. Điều 4 còn đó,
đảng vẫn thay tòa xử án thì việc cho phép bắn chỉ làm dân thêm sợ hãi
chứ không thay đổi được gì
Cơ quan pháp y là nơi thứ hai giúp cho tòa án biết anh cảnh sát này có
tấn công người lái xe một cách không cần thiết hay không qua cách khảo
sát vết đạn bắn vào người nạn nhân có đúng là từ phía trước hay từ bên
hông, hay phía sau. Tòa sẽ căn cứ vào những bằng chứng này để tha bổng
hay kết án người cảnh sát.
Khi Bộ Công an Việt nam đề xuất việc cho phép bắn người thì ngay lập tức
những hình ảnh phản cảm từ bao năm qua đã che hết tầm nhìn của người
dân. Qua kinh nghiệm bản thân người dân biết chắc rằng các cơ quan tư
pháp không thể kiểm tra, giám sát hay truy cứu trách nhiệm người bắn nếu
quy định này được thông qua.
Mới nhất là vụ Vĩnh Yên đang gây làn sóng phẫn uất trong dư luận cả
nước. Nạn nhân được cơ quan pháp y xác nhận bằng văn bản là đã chết do
say rượu té xuống cống và bị ngộp nước mà chết trong khi đó thi thể của
nạn nhân bị bầm tím từ phần ngực tới đầu, răng bị mất nhiều cái, não bị
nhão vì vật cứng đập vào…tất cả chứng cứ cho thấy rằng cơ quan pháp y
luôn đứng phía sau làm theo lệnh của những cán bộ chức quyền trong Đảng,
mà khi Đảng đã yêu cầu thì không một cơ quan nào dám làm trái lệnh.
Nếu đề xuất được bắn kẻ chống người thi hành công vụ trở thành luật thì
xã hội sẽ lâm vào tình trạng hỗn loạn. Người dân làm sao yên tâm khi
biết rằng không một tòa án nào thực thi công lý qua tìm hiểu, truy xét
xem kẻ bắn người có phải thực sự bị tấn công hay do vòi tiền không được,
tư thù cá nhân, thậm chí sau một chầu nhậu say đương sự có sẵn súng
trong tay và bắn người như bắn bia vì đã được pháp luật cho phép.
Nếu không cho bắn như hiện nay thì có thể tội phạm khó khuất phục hơn
nhưng khi đã cho phép để nâng cao mức hiệu quả của luật pháp thì điều 4
Hiến pháp phải bỏ trước khi cho luật này được ban ra. Điều 4 còn đó,
Đảng vẫn thay tòa xử án thì việc cho phép bắn chỉ làm dân thêm sợ hãi
chứ không thay đổi được gì hơn trong hoàn cảnh hiện nay.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-03-19
Bài học đầu đời phải là đất nước, con người Việt Nam
Đó là nhận định của các chuyên gia văn hóa, giáo dục
khi nói về việc chọn sách tham khảo, dạy cho trẻ em Việt Nam ở lứa tuổi
mầm non.
“Cảnh giác” khi chọn sách
Theo GS.TS Vũ Gia Hiền, Giám đốc Trung
tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hóa - Du lịch, Phó hiệu trưởng Trường
trung cấp Âu Việt TP.HCM, Chuyên gia Tâm lý Hội Tâm lý Giáo dục học
TP.HCM, lứa tuổi mầm non (0-5 tuổi) là giai đoạn phát triển nhận thức
rất quan trọng đối với trẻ.
Các chuyên gia giáo dục đều xác định,
đây là giai đoạn “tri thức” của con người đang là một tờ giấy trắng. Vì
vậy, những gì được viết vẽ vô não bộ sẽ là nền tảng nhận thức, được ghi
nhớ rất lâu.
|
“Trẻ em rất gần gũi với những cảm xúc
hình ảnh và chủ yếu học qua hình ảnh. Ở lứa tuổi càng nhỏ thì những ấn
tượng hình ảnh càng hằn sâu trên vỏ não. Trẻ sẽ ghi nhớ rất lâu”, ông
Hiền nói.
Đặc biệt, ông Hiền phân tích, trẻ ở giai
đoạn này cũng chưa thể tự nhận thức, phân biệt. Vì vậy, càng cần phải
giáo dục, cho trẻ tiếp cận, gần gũi với văn hóa truyền thống, ngôn ngữ,
hình ảnh “mẹ đẻ” về quê hương, đất nước. Sách hình dành cho trẻ em ở lứa
tuổi này nên thuần Việt với con trâu, đồng lúa, bờ tre, áo dài hay hình
ảnh các địa danh, thắng cảnh, di tích lịch sử Việt Nam, truyện kể Việt
Nam…
“Đó là những kiến thức, đặt nền tảng cho sự phát triển văn hóa, tri thức của một con người sau này”, ông Hiền nhấn mạnh.
|
Trong khi đó, theo thạc sĩ Nguyễn Thị
Kim Thanh, nguyên Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Sở GD-ÐT TP.HCM, đây là
giai đoạn đầu đời của trẻ, lứa tuổi này rất nhạy cảm. Về mặt tâm lý
trong giai đoạn này, khi đứa trẻ được ăn một món ngon nào đó thì sẽ nhớ
mãi đến khi lớn. Tương tự, những hình ảnh quen thuộc từ thời thơ ấu,
trong giai đoạn đầu đời cũng sẽ in sâu trong trí nhớ, nhận thức của mỗi
người.
Trong chương trình giáo dục mầm non 5
tuổi của Bộ GD-ĐT Việt Nam, học sinh đã được học về đất nước, về lá cờ
Việt Nam. Trong đó, ngôi trường của em thì cắm cờ Tổ quốc Việt Nam.
Vì vậy, theo ông Hiền, ở lứa tuổi này,
phụ huynh, những người làm giáo dục rất cần “cảnh giác” khi cho trẻ tiếp
xúc với văn hóa nước ngoài. Sách báo, truyện kể dạy cho trẻ em cần lấy
hình ảnh, nhân vật, những câu truyện của Việt Nam, mang đúng chất văn
hóa, tinh thần Việt Nam. Bài học đầu đời phải là đất nước, con người
Việt Nam.
Sẽ “đính kèm” danh mục sách tham khảo cùng sách giáo khoa?
Trước thực tế nhiều loại sách tham khảo
(STK) không rõ nguồn gốc, nội dung không phù hợp, gây bất an cho phụ
huynh, học sinh, Bộ GD-ĐT cũng đã lên tiếng về chất lượng STK hiện nay.
Ông Phạm Ngọc Định, Phó vụ trưởng Vụ
Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho hay, thời gian tới Bộ GD-ĐT bổ sung chế
tài cũng như quy định rõ ràng hơn, tăng cường khâu quản lý, giám sát
làm thế nào để không có tình trạng bắt học sinh mua STK; giáo viên, hiệu
trưởng không giới thiệu, không “bán hộ” STK cho học sinh của mình.
Về chất lượng STK, ông Định nêu những ý
tưởng ban đầu của Bộ GD-ĐT trong mong muốn quản lý được chất lượng STK
đưa vào nhà trường. Theo đó, mỗi môn học sẽ có một số tài liệu STK nhất
định và Bộ sẽ cho in danh mục STK đạt chất lượng đó lên bìa trên bìa SGK
để giáo viên, học sinh, phụ huynh có định hướng lựa chọn.
|
“Những sách được giới thiệu ở bìa SGK
như vậy sẽ được thẩm định, chứ không phải xuất bản tràn lan mà không hề
được thẩm định dẫn tới có “sạn” như hiện nay”, ông Định nói.
Ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục
trung học, Bộ GD-ĐT, bày tỏ với sự phân cấp quản lý như hiện nay, một
mình ngành GD-ĐT không thể “ôm” hết chất lượng của thị trường STK. Nhưng
với những STK đưa vào nhà trường thì chắc chắn Bộ phải có trách nhiệm.
“Trước đây, đã có danh mục STK đưa vào
thư viện các nhà trường, nhưng sau đó danh mục này đã bị bãi bỏ. Vậy có
nên khôi phục lại quy định này không”, ông Chuẩn đặt vấn đề.
Ông Chuẩn còn cho rằng việc thẩm định STK hoàn toàn có thể dựa vào các hội đồng bộ môn của mỗi môn học.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất hiện
nay, Cục Xuất bản, Bộ Thông tin-Truyền thông cần siết chặt lại quy trình
kiểm duyệt nội dung, cấp phép xuất bản và phát hành, cũng như xử lý các
đơn vị vi phạm trong nội dung sách được xuất bản. Thiết nghĩ, điều đó
sẽ có tác dụng trong việc sàng lọc “sạn” trong sách, đặc biệt là các ấn
phẩm dành cho thiếu nhi, có nguồn gốc từ Trung Quốc, như những trường
hợp vừa qua.
Tổ chuyên môn có trách nhiệm xem xét nội dung STK đang lưu hành trong trường
Văn bản hướng dẫn sử dụng SGK và tài
liệu giảng dạy học tập trong trường phổ thông được ban hành từ năm 2008
và đến nay vẫn còn giá trị trong chỉ đạo của Bộ GD-ĐT với các cơ sở
GD-ĐT.
Theo đó, với các loại STK được sử dụng
trong nhà trường, hiệu trưởng các trường phổ thông có trách nhiệm giao
cho các tổ chuyên môn xem xét nội dung các STK đang lưu hành trong
trường.
Nếu phát hiện STK chưa chính xác hoặc
không phù hợp với tính chất giáo dục phổ thông thì cần lưu ý học sinh
trong việc sử dụng; nếu phát hiện STK có sai sót lớn ảnh hưởng đến dạy
và học thì cần kịp thời báo cáo với cơ quan quản lý giáo dục.
Công văn này cũng nêu rõ: các cơ quan quản lý giáo dục và các trường phổ thông không bắt buộc học sinh mua STK. (
Tuệ Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét