Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Tin ngày 20/3/2013

  • Đối lập Syria bầu thủ tướng lâm thời (RFI) - Sau 14 tiếng đồng hồ tranh luận gay go, phe đối lập Syria họp hội nghị tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, vào hôm qua, 18/03/2013 đã bầu ra được một quyền thủ tướng.
  • Trưng Vương ngày ấy, bây giờ (VOA) - Đối với những cựu nữ sinh trường Trưng Vương, một trong những trường danh tiếng hàng đầu ở Việt Nam dành cho nữ sinh từ khoảng 50 năm trước,
  • Tony Blair thăm Việt Nam lần hai (BBC) - Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair thăm Việt Nam lần thứ hai trong 5 tháng, hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
  • VN sẽ kiện Mỹ tăng thuế cá tra (BBC) - VASEP sẽ kiện Bộ Thương mại của Mỹ về việc áp thuế cá tra nhập khẩu từ VN dựa trên nước thứ ba là Indonesia thay vì Bangladesh.
  • Châu Âu kêu gọi Cyprus 'nghĩ lại' (BBC) - Các bộ trưởng tài chính khu vực sử dụng đồng euro kêu gọi Cyprus cân nhắc lại việc đánh thuế tiết kiệm với các khoản dưới 100.000 euro.
  • Giá nhà mới ở Trung Quốc tăng (BBC) - Trong tháng Hai, giá nhà mới xây tăng ở hầu hết các thành phố lớn, tạo thách thức kinh tế cho giới tân lãnh đạo Trung Quốc.
  • Nhiều người TQ 'hận' trại lao cải (BBC) - Trung Quốc vẫn còn tới hàng trăm trại lao cải, chỉ một lệnh của cảnh sát cũng đủ khiến người ta phải đi cải tạo nhiều năm.
  • “Đối với Trung Quốc trỗi dậy, dùng pháp lý chưa đủ” (BaoMoi) - Cả hội trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn sôi động hẳn lên sau khi 2 diễn giả người Nhật đến từ Đại học Keio trình bày về chủ đề “Trung Quốc trỗi dậy” trong bối cảnh tranh chấp biển đảo. Hầu hết câu hỏi của các bạn trẻ đều rất thẳng thắn, đi đúng vào điểm nóng chính trị- xã hội: Trước một Trung Quốc coi thường pháp lý Biển Đông, nước Nhật sẽ có đối sách gì và đâu là con đường của Việt Nam?
  • Trung Quốc ngày càng “khó ưa” (BaoMoi) - Quá trình hiện đại hóa quân sự và bành trướng bằng “sức mạnh cơ bắp” ở châu Á đã làm hoen ố hình ảnh của Trung Quốc trong mắt các nước láng giềng
  • Trung Quốc sẽ thành lập kênh truyền hình Biển Đông (BaoMoi) - (Phunutoday) - Trung Quốc sẽ thành lập kênh truyền hình Biển Đông phủ sóng "Tam Sa", Bắc Kinh bác tin ngắm bắn tàu Nhật, Mỹ điều 'pháo đài bay' B-52 tới Hàn Quốc tập trận...là tin tức thời sự chính ngày 19/3.
  • Yêu cầu Trung Quốc không cản trở tàu cá Việt Nam (BaoMoi) - Ngày 19/3, Đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia nêu rõ Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam bác bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa” và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam, không có hành động cản trở hoạt động nghề cá bình thường và hợp pháp của các tàu cá và ngư dân Việt Nam.
  • Tham vọng tàu ngầm của Trung Quốc (BaoMoi) - (PL&XH) - Cho tới cách đây không lâu, lực lượng tàu ngầm chiến lược của Trung Quốc chưa được nước ngoài coi trọng lắm. Loại tàu 0-92 lớp Hạ của nước này bị cho là quá cũ, quá ồn và không có ý nghĩa gì ngoài tính biểu tượng.
  • Khám phá vẻ đẹp Hòn Mun – Nha Trang (BaoMoi) - Hòn Mun là một trong những hòn đảo thơ mộng nhất trong hệ thống đảo của Nha Trang, nằm về phía Đông Nam của đảo Bồng Nguyên (nơi có Hồ cá Trí Nguyên), cách cảng Cầu Đá 10 km (khoảng 45 phút đi tàu). Được gọi là Hòn Mun vì phía Đông Nam của đảo có những mỏm đá nhô cao, vách dựng hiểm trở tạo thành hang động, đặc biệt đá ở đây đen tuyền như gỗ mun, rất hiếm thấy ở những nơi khác. Nơi đây còn nổi tiếng là một trong những “thủy cung” giàu và đẹp nhất của biển Đông Nam Á.
  • Tưng bừng các hoạt động mùa du lịch biển Đà Nẵng 2013 (BaoMoi) - Ngày 18/3, BQL bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cho biết, trong chương trình "Khai trương mùa du lịch biển Đà Nẵng 2013" diễn ra trong 3 ngày (từ 29 đến 31/3/2013 tại Công viên Biển Đông và các bãi biển du lịch Đà Nẵng) sẽ có nhiều hoạt động phong phú và đa dạng.
  • Trung Quốc tiếp tục khảo sát Trường Sa trái phép (BaoMoi) - Sau hành động ngang nhiên điều tàu tiếp tế vào Trường Sa và coi thường Luật Biển Việt Nam, Trung Quốc tiếp tục điều tàu khảo sát có trọng tải lớn nhất do nước này chế tạo tiến vào Trường Sa để thăm dò trái phép.
  • Nếu Trung Quốc đặt lợi ích cốt lõi vào ASEAN thì Biển Đông đã không nổi sóng! (BaoMoi) - Đã có ít nhất 2 lần ban cử tọa Hội thảo về chủ đề Quan hệ Mỹ - Trung trong vai trò Biển Đông bật cười trước luận điệu về một thứ lợi ích cốt lõi bao trùm Biển Đông của đại biểu Trung Quốc. Trong khi đó, đại biểu của Mỹ, Christopher R. Hill - trưởng khoa Nghiên cứu Quốc tế Josef Korbel thuộc Đại học Denver - nhấn mạnh, nếu Trung Quốc lấy lợi ích cốt lõi là Đông Nam Á, thì Biển Đông đã không nổi sóng.
  • Không buông lỏng, mất cảnh giác (BaoMoi) - Hầu như ngày nào cũng có tin tức về thiệt hại của VN do phía Trung Quốc (TQ) gây ra. Quảng Nam cấp báo: Nông dân các huyện Duy Xuyên, Đại Lộc đang khóc ròng vì hàng trăm hécta trồng giống ớt TQ bị mất trắng.
  • Nguyên Trưởng ban Biên giới CP: 'Cần lập ngay lực lượng giám sát biển' (BaoMoi) - (GDVN) - “Tôi nghĩ trong tình huống phức tạp như hiện nay thì sự quan trọng nhất là yếu tố thống nhất chỉ huy, trong điều phối các hoạt động của các lực lượng chấp pháp trên biển. Chúng ta thiếu yếu tố nhịp nhàng trong sự phối hợp giữa các lực lượng này và đó là đòi hỏi cấp bách về một lực lượng, một cơ quan chuyên về biển”, TS. Trần Công Trục nói.
  • Những ngư dân 'vờn' tàu Trung Quốc ở Hoàng Sa (BaoMoi) - TP - “Có chấm trắng, tàu xám”- đó là câu nói khá quen thuộc trên Icom của ngư dân Hoàng Sa. Chấm trắng là tàu hải giám, kiểm ngư, tàu xám là tàu quân sự của Trung Quốc. Không thể thống kê hết một năm ngư dân bao nhiêu lần đụng chấm trắng, chấm xám ở Hoàng Sa.
    Thuyền trưởng Đặng Tằm từng bị Trung Quốc bắt và phá đồ đạc trên tàu vẫn quyết tâm không từ bỏ ngư trường Hoàng Sa. Ảnh: Thanh Trung .
  • “Kiên nhẫn thương lượng để giải quyết tranh chấp biển Đông” (BaoMoi) - TT - Chiều 18-3, ông - cựu thủ tướng Ý và chủ tịch Ủy ban châu Âu, hiện là chủ tịch Ủy ban gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc - Liên minh châu Phi - đã nói chuyện với sinh viên Học viện Ngoại giao VN về chủ đề “Chính trị và hòa bình - hợp tác trên bình diện toàn cầu trong kỷ nguyên toàn cầu hóa”.
  • Trung Quốc thừa nhận chĩa radar ngắm bắn tàu Nhật (BaoMoi) - Một tàu khu trục của Trung Quốc đã thực sự chĩa radar ngắm bắn vào một tàu khu trục khác của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản ở vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Tuy nhiên, sự việc xảy ra hồi tháng 1 này không phải là một hành động được lên kế hoạch từ trước, các quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc đã thừa nhận như vậy gần đây và thông tin này được đăng tải trên một loạt tờ báo Nhật Bản ngày hôm nay (18/3).
  • Trung Quốc điều tàu khảo sát lớn nhất tới Trường Sa (BaoMoi) - Tờ Nhân dân Nhật báo ngày 18/3 đưa tin, mới đây tàu khảo sát khoa học nghề cá đầu tiên do Trung Quốc tự thiết kế, chế tạo có trọng tải lớn nhất đã đến vùng biển Trường Sa của Việt Nam để điều tra tài nguyên nghề cá.
  • Những đặt cược từ tranh chấp biển Đông (BaoMoi) - Quan điểm của chính phủ Philippines hiện thời tương phản sâu sắc với chính quyền Arroyo vốn được coi là khúm núm trước Trung Quốc và mất uy tín bởi các thỏa thuận song phương "có mùi" tham nhũng.

Vụ giết người ở Vĩnh Phúc: Triệu tập một giám đốc DN

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Phúc vừa triệu tập thêm một số đối tượng liên quan đến vụ án giết anh Nguyễn Tuấn Anh gây xôn xao dư luận.
Chiều 19/3, trao đổi với VietNamNet, một lãnh đạo Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho hay: cơ quan này vừa triệu tập thêm một số đối tượng liên quan đến vụ án giết người xảy ra đêm 14/3.

Vụ việc gây bức xúc người dân ở TP Vĩnh Yên
Theo đó, cơ quan này đã tiến hành triệu tập đối tượng Nguyễn Văn Hiệp để làm rõ một số vấn đề liên quan.
Sau khi tiến hành lấy lời khai, xét thấy không có đủ căn cứ để ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Hiệp nên cơ quan công an đã cho Hiệp về nhà.
Tuy nhiên, sau khi được cơ quan công an cho phép về nhà, vì lo sợ nên Hiệp đã “xin” được ở lại. Gia đình Hiệp phải lên tận cơ quan công an để đưa Hiệp về.
Đến thời điểm hiện tại, rất nhiều phóng viên đã đến nhà để gặp Hiệp nhưng người nhà cho rằng Hiệp đã không có mặt tại địa phương từ mấy hôm nay!
Được biết, thời điểm xảy ra xô xát giữa Nguyễn Tuấn Anh và nhóm đối tượng đã bị bắt, Hiệp là người chứng kiến. Bởi vậy, đây là một mắt xích khá quan trọng trong vụ án này. Hiệp cũng là anh em họ của nạn nhân.
Theo người nhà nạn nhân, từ sau hôm xảy ra vụ án, Hiệp đã không nói năng gì.
Đến trưa hôm sau (ngày 15/3), mẹ của Tuấn Anh đi tìm, nhìn thấy xe của con trai mình trong tiệm sửa xe của Hiệp mới hỏi thì được Hiệp trả lời rằng Tuấn Anh bị đánh ở phố Quán Tiên tối 14/3.
Theo lời Hiệp, anh này chạy thoát, còn Tuấn Anh bị vây đánh, song cũng không nói cụ thể sau đó sự việc như thế nào.
“Trường hợp của anh Hiệp, cơ quan điều tra cũng đang mời làm việc song trước mắt, chưa thấy có sự liên quan của Hiệp với vai trò là đồng phạm” - Đại tá Đỗ Văn Hoành - PGĐ Công an Vĩnh Phúc cho biết.
Chiều 19/3, một nguồn tin riêng của VietNamNet cũng cho biết: Cơ quan công an cũng đã mời một người tên D. (là GĐ một DN xây dựng trên địa bàn) lên để làm việc.
Trong một diễn biến khác, phía Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho hay: Viện pháp y đã có kết quả khám nghiệm tử thi ngày 18/3. Kết quả khám nghiệm tử thi lần này không có sai khác so với lần trước.
Hoàng Sang (VNN)

Phát hiện nhiêu tình tiết mới trong vụ án rúng động tại Vĩnh Phúc

Phải đến lúc anh Thanh nặng lời và hỏi: “Tuấn Anh còn an toàn hay không"? thì Hiệp trả lời: "Không chắc an toàn đâu anh ạ”.
Người em họ tên Hiệp liên quan chặt chẽ đến vụ án

Trong ngôi nhà mái ngói lụp xụp, phóng viên Giaoduc.net.vn gặp những người thân gia đình nạn nhân trong vụ án mạng chết người xảy ra ngày 14/3 và người nhà nạn nhân mang quan tài qua nhiều con phố ở TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) ngày 17/3. Sau hai lần khám nghiệm tử thi đến chiều tối ngày hôm qua (18/3), người nhà nạn nhân đã mang thi thể nạn nhân về an táng tại nghĩa trang địa phương.
Những tiếng khóc, tiếng nấc vẫn vang đâu đó trong căn nhà. Hôm nay (19/3), gia đình làm ba ngày cho anh Tuấn Anh. Anh Lê Thế Thanh, người anh rể cả trong gia đình và cũng là người đã trực tiếp đứng ra lo lắng mọi công việc từ khi gia đình đón nhận hung tin anh Tuấn Anh đã mất, gạt đi những đau thương mất mát kể lại ngày xảy ra án mạng: 
Ngôi nhà mái ngói nơi anh Tuấn Anh sinh sống.
Anh Lê Thế Thanh cho biết: "Đêm ngày 14/3, sau khi liên hoan với một số anh em làm cùng công ty, Tuấn Anh về đến nhà cũng vào quãng nửa đêm. Lúc này, Tuấn Anh nhận được điện thoại của người em họ có tên Hiệp (hiện tại Hiệp đang bị cơ quan công bắt giữ) gọi đến quán ăn đêm ở khu Quán Tiên.
Xuất hiện thêm 1 nhân vật mấu chốt (tên là Hiệp) liên quan trong vụ án mạng nghiêm trọng này, nhưng  trong buổi họp báo ngày 18/3, công an cũng như các cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc vẫn chưa thông tin cho các nhà báo biết. Chỉ đến khi các phóng viên phải tự điều tra độc lập, tìm hiểu thì mới phát hiện ra được nhân vật quan trọng này.
Khi lên đến nơi, Tuấn Anh đã thấy Hiệp và một thanh niên đầu trọc đang có xô xát với một nhóm người trong quán ăn. Thấy Hiệp bị hành hung, Tuấn Anh vào can ngăn nhưng mâu thuẫn ngày một căng thẳng hơn. 
Khi hai nhóm đang cãi cọ, nhóm thanh niên kia gọi điện thoại và một lát sau, một nhóm thanh niên nữa kéo đến và nhảy vào đánh Hiệp.
Sau đó người chủ quán ăn đêm đứng ra bảo lãnh để Hiệp không bị những người kia hành hung. Người này nói: “Hiệp là em nhà vợ tao, chúng mày đánh nó thì đánh tao đi…” và nhờ câu nói đó mà Hiệp thoát khỏi những trận đòn. Trong thực tế giữa Hiệp và người chủ quán không có mối quan hệ nào", anh Thanh nhớ lại.

Cũng theo lời kể của anh Thanh, người "đỡ đòn" cho Hiệp lại chính là anh Tuấn Anh. Thấy bị đánh, anh Tuấn Anh đã chạy ra ngoài quán. Khi anh Tuấn Anh chạy đến cống nước thì mấy thanh niên kia đuổi kịp và tiếp tục hành hung anh...
Cơ quan chức năng tiến hành khám nghiệm tử thi nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh.
Sáng hôm sau, Hiệp lại tiếp tục nhậu. Đến khi mẹ anh Tuấn Anh đi chơi qua nhà Hiệp thấy chiếc xe máy của anh Tuấn Anh để trong quán Hiệp, bà liền báo cho con dâu (vợ anh Tuấn Anh) đến gặng hỏi. Lúc này Hiệp mới nói ra sự việc tối hôm trước. Sau đó, mẹ nạn nhân về gọi anh em người nhà đi tìm.
Sau đó một người chú của anh Tuấn Anh ra quán tìm Hiệp hỏi. "Không có vấn đề gì đâu, đánh nhau xô xát nhẹ thôi", những thanh niên ngồi trong quán trả lời chú của nạn nhân.

Sau đó, người chú báo công an và những thanh niên kia lần lượt đứng dậy bỏ đi. Hiệp về trụ sở công an làm việc, chiều cùng ngày Hiệp được cho về. 
"Khi về nhà, gia đình tôi cũng đã động viên hỏi han để Hiệp cho biết sự thật. Chúng tôi bảo, nếu như anh Tuấn Anh có nợ nần gì liên quan đến dân xã hội thì gia đình sẽ lo tiền để họ thả người về nhưng Hiệp vẫn nói “không”. Phải đến lúc tôi nặng lời và hỏi là: “Tuấn Anh còn an toàn hay không"? thì Hiệp trả lời: "Không chắc đã an toàn đâu anh ạ", anh Thanh nhớ lại. 
Ba ngày vật vã tìm kiếm người thân
Ngay sau  khi nhận được câu trả lời của Hiệp, anh Thanh có linh cảm không lành nên đã huy động anh em đi tìm khắp nhưng không thấy.

Đến chiều ngày 16/3, mọi người đang gần như tuyệt vọng thì anh Thanh phát hiện một vết máu đã khô ở gần nơi anh Tuấn Anh bị hành hung. Lần theo vết máu đó đến một cái cống (sau này phát hiện thi thể anh Tuấn Anh) thì mất dấu vết.
Ngay lúc đó, người nhà anh Tuấn Anh đã xuống cống mò tìm nhưng không thấy. Sau đó đã báo cho công an đến kiểm tra hiện trường. Sáng ngày hôm sau, gia đình làm đơn kêu cứu đến cơ quan pháp luật thì cùng lúc đó, cơ quan công an tìm thấy xác anh Tuấn Anh đang nằm dưới cống. Sau khi khám nghiệm tử thi, bên giám định đưa ra kết luận là anh Tuấn Anh do uống rượu rồi ngã xuống cống và chết vì ngạt thở.

"Đó là nguyên nhân khiến gia đình nạn nhân mang thi hài đi “kêu oan” trên phố chiều ngày 17/3", anh Thanh kể. 
Được biết, gia đình anh nạn nhân đang gặp nhiều khó khăn. Mẹ đã già, bố mất từ lâu, hiện tại vợ nạn nhân đang mang bầu đứa con thứ hai. Còn không đầy hai tháng nữa, cháu bè sẽ chào đời.

Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về diễn biến của vụ việc này...
Trọng Trinh (GDVN)

Đã chôn cất nạn nhân Vĩnh Yên

Tang lễ diễn ra sau khi gia đình và người dân đụng độ với cảnh sát hôm 17/3
Đám tang nạn nhân vụ giết người ở Vĩnh Yên diễn ra vào cuối buổi chiều ngày 18/3 trong sự giám sát chặt chẽ của cảnh sát.
Gia đình đã tổ chức chôn cất anh Nguyễn Tuấn Anh, sinh năm 1986 trong khoảng từ 17:00-18:00, theo lời người em trai Nguyễn Văn Nam.
Anh Nam nói gia đình phần nào hài lòng với cách giải quyết của chính quyền nhưng không phải là hoàn toàn mãn nguyện.

Cảnh sát xung đột với người dân ở Vĩnh Yên hôm 17/3
Cảnh sát xung đột với người dân ở Vĩnh Yên hôm 17/3
Một người thân khác trong gia đình, em họ của nạn nhân, nói tang lễ diễn ra trong sự giám sát chặt chẽ của công an:
"Cả dân cả công an dài hàng vài km, công an đông chưa bao giờ [em thấy] nhiều như thế."
"[Đoàn người] đông và dài khoảng hai km, người dân và công an 50/50... số lượng sàn sàn như nhau. Rất là đông."
"Dân họ rất phẫn nộ, bất bình nên họ đi theo ủng hộ người nhà nhiều, họ phản đối công an và chính quyền cũng nhiều."
Anh Nam, em trai nạn nhân, nói gia đình cảm thấy "căng thẳng" trước sự hiện diện của đông đảo công an.
Báo chí trong nước nói đích thân Cục trưởng Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an, ông Hồ Sỹ Tiến đã về Vĩnh Yên để lập lại trật tự và chỉ đạo điều tra.
    "[Đoàn người] đông và dài khoảng hai km, người dân và công an 50/50... số lượng sàn sàn như nhau." - Em họ nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh
Anh Nam nói kết luận ban đầu của công an địa phương hôm 17/3 là anh Tuấn Anh "chết đuối".
Anh nói bản thân anh không dám nhìn tử thi nhưng được người chị kể lại là mặt mũi anh Tuấn Anh đã "biến dạng".
Công an Vĩnh Phúc đã thông báo trong ngày 18/3 rằng họ đã khởi tố vụ án giết người và đã bắt bốn bị can trong khi một nghi can đang bỏ trốn.
Gia đình đông con
Gia đình nạn nhân có năm người con. Tuấn Anh có một chị gái sinh năm 1983, hai em gái sinh năm 1987, 1991 và em trai sinh năm 1993.
Em gái nói nạn nhân có một con trai hai tuổi và vợ, chị Nguyễn Minh Thương, đang mang thai bé gái "sẽ sinh trong tháng này".
Vụ biểu tình mang theo quan tài với hàng ngàn người tham gia trong ngày 17/3 tương tự một vụ xảy ra hồi tháng 7/2010 ở Bắc Giang.
Trong vụ đó, Bấm hàng ngàn người cũng đã kéo lên thủ phủ tỉnh vào một ngày Chủ nhật để đòi công lý sau khi một thanh niên 21 tuổi bị đột tử sau khi vào đồn công an.
Sức ép của cuộc biểu tình khi đó cũng buộc công an phải mở cuộc điều tra và một thiếu úy cảnh sát đã bị kết án Bấm tù giam bảy năm vì gây ra cái chết của nam thanh niên.
Chính quyền cũng đã kết Bấm án tù từ 2-4 năm cho bốn người mà họ kết tội "gây rối" khi tham gia biểu tình phản đối chính quyền.
(BBC)

Vì sao trí thức trẻ không thích trở về?

Mỗi năm hàng nghìn trí thức trẻ du học theo các con đường khác nhau và không ai trả lời được câu hỏi: Bao nhiêu người trong số họ sẵn lòng trở về với những khó khăn về lương bổng, cơ hội và điều kiện làm việc?
Du học sinh Việt Nam tại Anh
Du học sinh Việt Nam tại Anh.

Tổng thu nhập của Nguyễn Hữu Hòa - giảng viên trẻ trường ĐH Xây dựng Hà Nội - lúc khởi nghiệp là 1,2 triệu đồng. Có những người bạn tốt đã cho người giảng viên trẻ thêm tiền để sống. Anh đã được nhận học bổng làm tiến sĩ ở Anh quốc. Đi hay ở? Không ít trí thức trẻ như anh trăn trở trước câu hỏi lớn này khi tốt nghiệp, vì đãi ngộ bọt bèo như người ta thường nói, hay vì điều gì khác...? 
Trong 4 năm ở lại trường, Nguyễn Hữu Hòa tham gia 5-6 công trình cấp Bộ, vài ba công trình cấp trường và tham gia viết vài ba cuốn sách, mỗi ngày chỉ ngủ 3-4 giờ và phải hy sinh việc kết giao bạn bè, yêu đương, thăm thú... Đó là tâm sự của Hữu Hòa về cuộc sống của anh trước ngày 1/10/2010, khi anh bắt đầu rời Việt Nam sang học tiến sĩ ở Anh.
Thầy Nguyễn Hữu Hòa cùng gia đình
Thầy Nguyễn Hữu Hòa cùng gia đình .

Nguyễn Hữu Hòa nói khá nhiều về môi trường học tập nghiên cứu của nước bạn. Đó là môi trường làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp và rất mở, tạo nên tính chủ động cho người học.
Các bạn cùng làm nghề như Hòa ở Anh không phải lo cơm áo gạo tiền - chỉ cần làm nghiên cứu viên sau tiến sĩ đã được nhận mức lương hơn 2.000 bảng/tháng (hơn 60 triệu đồng). 
Theo Hữu Hòa, nhiều trí thức du học thường có tâm lý chung là muốn ở lại để có thêm thời gian học tập, điều kiện nghiên cứu, bay nhảy... Những người muốn về rất có thể đã nhắm vào vị trí nào đó.
Theo Hòa, ngoài băn khoăn về lương bổng đãi ngộ và câu hỏi lơ lửng “về nước lấy gì nuôi vợ con”, nỗi lo lớn nhất của trí thức trẻ là sự nghiệp.
Anh tâm sự: Ở nước ngoài, người ta không coi trọng vấn đề ai già, ai trẻ; một điều người ta quan tâm nhất là anh có giỏi không và tạo điều kiện cho anh phát triển. Về nước, văn hóa “sống lâu lên lão làng” đã khiến những người trẻ, nếu muốn nhận đề tài còn phải nhìn trên nhìn dưới; và, điều này triệt tiêu tính chủ động, sáng tạo. Hầu hết trí thức trẻ như anh mong muốn một môi trường thông thoáng để có cơ hội phát triển chuyên môn.
Người trí thức trẻ này rất hiểu lương bổng không thể là thứ người ta có thể làm riêng cho đối tượng nào vì còn phụ thuộc vào chế độ tiền lương chung. Anh nói: Điều quan trọng là giới trẻ muốn được tạo điều kiện để kết hợp chuyên môn vào sản xuất ứng dụng, đưa khoa học vào thực tế để trí thức trẻ có thể vừa kiếm tiền vừa nghiên cứu và vừa có ích cho sự phát triển kinh tế, xã hội. 
Vậy là, cơ chế mở: Du học xong có thể ở lại nước ngoài 3 năm để trải nghiệm và học hỏi đã bật tung cánh cửa cho không ít người ở lại.
Thầy Quốc tốt nghiệp đại học, được giữ lại trường làm giảng viên, bỏ qua bậc thạc sĩ, làm tiến sĩ tại Nhật Bản, đã công tác trường THPT chuyên ĐHKH Tự nhiên (ĐHQG HN) hơn 10 năm vẫn phải thuê nhà. Thầy Quốc đã lập gia đình và có 2 người con. Tổng thu nhập của thầy một tháng là 5 triệu đồng; tiền thuê nhà mỗi tháng hết 7 triệu đồng. Để đủ sống, thầy dạy và... dạy.
Một giảng viên khác, thầy Phạm Văn Quốc, tiến sĩ Toán học. Thầy Quốc tốt nghiệp đại học, được giữ lại trường làm giảng viên, bỏ qua bậc thạc sĩ, làm tiến sĩ tại Nhật Bản, đã công tác trường THPT chuyên ĐHKH Tự nhiên (ĐHQG HN) hơn 10 năm vẫn phải thuê nhà. 
Thầy Quốc đã lập gia đình và có 2 người con. Tổng thu nhập của thầy một tháng là 5 triệu đồng; tiền thuê nhà mỗi tháng hết 7 triệu đồng. Để đủ sống, thầy dạy và... dạy. Trước câu hỏi nghiên cứu khoa học, thầy nói: Nếu có điều kiện nghiên cứu liền mạch thì mới có thể phát triển; nếu không, việc nghiên cứu là rất khó. Thầy cho biết, không ít người chuyển ngành để có điều kiện làm kinh tế.
Một cô giáo khác, Phí Thị Phương Thảo (ĐH Mỏ địa chất HN) mỗi năm dạy 280 giờ tính theo lương; ngoài con số 280, mỗi giờ giảng cô được trả 51.700 đồng; cả năm vượt hơn 200 giờ cô được lĩnh 12 triệu đồng. Với lương 5-6 triệu đồng/ tháng, cô Phương Thảo vẫn yên tâm với nghề dạy học vì có cơ hội phát triển học vấn. Vì vậy, cô cũng đang tìm cơ hội học tập ở nước ngoài. 
Mỗi năm hàng nghìn trí thức trẻ đi du học theo các con đường khác nhau và không ai trả lời được câu hỏi: Bao nhiêu người trong số họ sẵn lòng trở về với những khó khăn về lương bổng, cơ hội và điều kiện làm việc như đã nói ở trên. 
 Hồ Thu 
(Tiền phong)

Nam Phi sau cuộc cách mạng chống kỳ thị chủng tộc “Apartheid”

(ngẫm xem xứ ta cũng có cái tương đồng!!!)

Apartheid
Nói đến nước Nam Phi người ta nhớ tới cuộc cách mạng chống nạn kỳ thị chủng tộc khủng khiếp trong lịch sử được thế giới biết dưới cái tên “Apartheid”. Nam Phi, một nước rộng gần 4 lần diện tích Việt Nam nằm ở cực nam Phi châu do người Hòa Lan đến chiếm làm thuộc địa giữa thế kỷ 17.  Đầu thế kỷ 20 người Anh đánh thắng người Hòa Lan và thành lập nước Nam Phi. Người gốc Hòa Lan tại Nam Phi được gọi là người Afrikaner. Năm 1948 người Anh thiết lập một chế độ kỳ thị chủng tộc phân chia đen trắng thành hai giai cấp quy định bằng luật gọi là chế độ “Apartheid”. Người đen chỉ được phép sống trong những khu riêng biệt gọi là các Townships và không được sống chung đụng với người da trắng.
Năm 1976 người đen tại các Townships, dưới sự lãnh đạo của đảng ANC (African National Congress) (1) đồng loạt nổi dậy. Sau 14 năm đấu tranh chịu nhiều đàn áp, tù đày và chết chóc, người da đen -nhờ áp lực của Liên hiệp quốc  - đã thắng. Chính quyền da trắng rút bỏ luật kỳ thị từ năm 1990. Nhà lãnh tụ da đen Nelson Mandela, Chủ tịch đảng ANC ra khỏi nhà tù và năm 1994 trở thành vị tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi.
Ông Nelson Mandela khéo léo dùng thể thao tạo một bộ mặt đoàn kết đen trắng tại Nam Phi. Người Hòa Lan thích Rugby, và ông đã biến Rugby thành một phong trào toàn quốc giúp đoàn lực sĩ Nam Phi toàn người da trắng giật giải vô địch Rugby thế giới năm 1995. Năm 2010, tổng thống Jacob Zuma kế nhiệm đã tổ chức thành công giải bóng đá thế giới tạo thêm uy tín cho Nam Phi sau thời kỳ Apartheid.
Nhưng đó chỉ là ngoài mặt. Nạn kỳ thị tại Nam Phi chỉ biến dạng và từ kỳ thị được công nhận bởi Hiến Pháp, Nam Phi trở thành một đất nước trong đó các thành phần dân tộc sống cách ly và chia rẽ cực độ. Các bất hòa đều được ưa thích giải quyết bằng bạo lực.
Thực tế này được bày ra cho thế giới thấy qua vụ nhà thể thao Oscar Pistorius có đôi chân giả giết người tình của mình là cô Reeva Steenkamp vào ngày Valentine 13/2 vừa qua.

Nelson Mandela
Nelson Mandela
Vụ án Oscar Pistorius và Reeva Steenkamp biến chuyển từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Sau khi cảnh sát phát giác Oscar Pistorius bắn chết cô Reeva Steenkamp (một chuyên viên làm hình mẫu ấn phẩm đắt tiền) tòa án đã cho phép Oscar Pistorius tại ngoại chờ ngày xử định vào tháng 6/2013. Tòa chỉ thu hồi hộ chiếu và buộc Oscar Pistorius trình diện cảnh sát một tuần 2 lần.
Oscar Pistorius sinh năm 1986, năm nay 27 tuổi. Anh sinh ra không có đôi chân, nhưng với cố gắng phi thường, với đôi chân giả anh chẳng những sống như một người bình thường anh còn trở thành một lực sĩ chạy đua giật giải quốc tế.
Thành công, có tiền, có danh Oscar Pistorius được dân chúng Nam Phi cưng chiều đến độ sùng kính và anh xem mình như một vị thánh sống. Anh có nhiều đào đẹp. Cô đào cuối cùng Reeva Steenkamp mới quen nhau 4 tháng. Cả hai đều là người da trắng. Trong bối cảnh tràn ngập bạo lực nếu trong một phút giận dữ Oscar Pistorius có bắn chết người tình cũng không có gì đáng ngạc nhiên.
Đáng ngạc nhiên như đã nói là vụ cô Steenkamp bị thảm sát đêm 13/2 đã mở cửa ra cho thế giới thấy tình trạng xã hội Nam Phi sau 23 năm không còn Apartheid.  Sau bất công Apartheid là tham nhũng bạo lực và cách ly.
Cách ly giữa người trắng và người đen, cách ly giữa người đen khác chủng tộc nhau, cách ly giữa người Afrikaners và người Anh … Cảnh sát và tòa án tham nhũng, chính quyền bất lực.
Bạo lực nếu thường thấy tại các nước nghèo và dân số cao như các nước nhỏ ở Phi châu, Trung Mỹ, các nước trong vùng biển Caribbean, thì tại Nam Phi hậu Apartheid bạo lực trở thành một thứ văn hóa.
Có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, không chấp nhận uy quyền của nhà cầm quyền là nguyên lý đấu tranh chống nạn Apartheid, thì sau khi thành công bãi bỏ được nạn kỳ thị Apartheid, văn hóa không chấp nhận uy quyền của chính quyền vẫn tồn tại.
Thành phố biển Cape Town có 3.5 triệu dân là thành phố biển đẹp nhất Nam Phi. Nhưng chỉ đẹp chung quanh vùng đất cao của đồi Table Mountain dành cho người da trắng. Phần ven đồi trải dài ra vùng thấp – gọi là Cape Flats – là chỗ ở của 2 triệu người da đen sống trong những khu ổ chuột. Sự tương phản giàu nghèo và bất chấp pháp luật biến thành phố Cape Town là thành phố nhiều tội ác nhất trên thế giới được liệt danh bên cạnh các vùng nhiều tội ác khác như Seychellle, Cosmoros Islands và Nambia.
Theo thống kê năm 2011 của Liên hiệp quốc, trong vùng phía đông thành phố Cape Town nơi người da đen ở có những con số thống kê làm thế giới sững sốt: 27.6% đàn ông nhìn nhận đã từng hiếp dâm. Nạn nhân là các trẻ em và thiếu nữ từ  6 đến 16 tuổi và đa số xẩy ra trong gia đình! (2)
Cái tâm lý không tin tưởng vào sự bảo vệ của chính quyền sau khi nạn Apartheid bị xóa làm cho người da trắng co cụm lại để tự bảo vệ. Giới chức chính quyền tham nhũng, cảnh sát hối lộ giết người như băng đảng. Trong năm 2012 tại thành phố Durban báo chí ghi nhận có 30 sĩ quan cảnh sát bị truy tố về 116 tội đủ loại trong đó có 28 vụ giết người. Ông tổng thống Nelson Mandela là một người tốt nhưng ông bất lực trước sự tung hoành của vợ và sự lạm quyền của tay chân đã giúp ông thành công.
Tại Nam Phi nghề làm thám tử tư là nghề phát đạt nhất. Người da trắng thuê các hãng bảo vệ tư nhân để bảo vệ mình mặc dù gia đình họ sống trong những khu riêng biệt kín cổng cao tường bao bọc bởi ụ bê tông và giây kẽm gai. Tại Nam Phi hiện có 411.000 người hành nghề bảo vệ các gia đình người trắng, nhiều gấp hai lần số cảnh sát quốc gia. Tại Silver Woods ở Pretoria, Oscar Pistorius sống trong một  khu biệt thự có tường cao 2.5 mét bao bọc với giây kẽm gai có điện và được nhiều thám tử tư canh gác ngày đêm .
Trên thực tế người Nam Phi đã phá bỏ “kỳ thị chủng tộc” không phải để tiến tới hợp nhất (integration) mà để thành hình một xã hội cách ly (disintegration). Đảng cầm quyền ANC xâu xé nhau để tranh giành địa vị, bắn nhau công khai trên đường phố. Trong 2 năm qua tại bang KwaZuluNatal, bang nhà của tổng thống Jacob Zuma có 40 vụ ám sát chính trị. Tại các Townships, người đen gốc Nam Phi giết người đen gốc Somali, Zimbawean, Congo. Trong khi trong khu người trắng người gốc Hòa Lan giết người gốc Anh do hận thù của trận chiến tranh Boer giành thuộc địa trong các năm 1899 -1902 còn sót lại.
Thật là mâu thuẫn. Thế giới vẫn tưởng Nam Phi là trường hợp hòa giải chủng tộc gương mẫu. Nhưng sau Apartheid, Nam Phi là quốc gia phân ly cực độ và nhiều tội ác về chủng tộc nhất. Và ngay trong cộng đồng người gốc Hòa Lan, sự bất an ám ảnh mọi người trong đó cha mẹ giết con cái, tình nhân giết nhau vì ghen tuông là chuyện hằng ngày “ở huyện”.
Vụ án Oscar Pistorius giết người tình chuyên làm hình mẫu bìa ấn phẩm được chính Pistorius dùng không khí bất an của xã hội Nam Phi để giải thích anh ta hành động và giết oan cô Reeva Steenkamp là do lo sợ. Không ai tin cách giải thích máy móc của anh. Giả thuyết người ta tin là: Oscar Pistorius, người da trắng,  thành công, có tiền, có địa vị. Anh không chấp nhận một thái độ không làm vừa ý anh trong ngày Velentine là ngày những người nói yêu nhau phải cho hết cho nhau, và anh nghĩ anh làm gì cũng được với cây súng trong tay. Cô Reeva Steenkamp dan díu với Pistorius vì yêu hay vì tiền là ký một giao kèo mà cô không có quyền rút lui. Đó là hoàn cảnh dẫn tới cái chết bi thảm của cô.
Nhưng dù sự thật như thế nào, tòa án Petroria cũng chưa chắc sẽ tìm ra (hoặc muốn tìm ra) chân lý. Chung quanh các nhân vật tranh xử vụ án người ta đã thấy nhan nhãn dấu hiệu bất thường: Trong khi tòa đang xử xem Oscar Pistorius có đáng được tại ngoại không thì ngày 21/2 thám tử Hilton Botha người điều tra vụ Pistorius bắn Reeva Steenkamp bị phanh phui đang dính vào mấy vụ giết người đang xử. Ngày 24/2 báo chí tiết lộ tin Carl Pistorius, người  anh của Oscar đang bị xử về vụ lái xe cán chết người năm 2008. Và bà chị bà con của quan tòa Desmond Nair ngồi ghế chánh án đã từng đầu độc hai đứa con 17 và 12 tuổi của bà trước khi tự sát.
Công lý trong vụ Oscar Pistorius và Reeva Steenkamp không còn là điều quan trọng đối với dân chúng Nam Phi vì họ đã quá quen với không khí thiếu công lý hậu Apartheid.  Nhưng vụ Pistorius – Reeva Steenkamp làm nổi bật trước thế giới một xã hội bất ổn sau một cuộc cách mạng mà người ta cứ tưởng là thành công nhất.
Xã hội con người hình như cũng theo quy luật quán tính của vật lý học. Không có gì thay đổi ngay một sớm một chiều.
 March 18, 2013
© Trần Bình Nam
© Đàn Chim Việt

——————————————————

Ghi chú:

(1) Một đảng chủ trương đoàn kết chủng tộc thành lập năm 1912

(2) Theo “Oscar Pistorius and South Africa’s Culture of Violence” by Alex Perry – Time Magazine  March 11-2013. 

Khó tin Việt Nam giảm nợ xấu


DR

Việt Nam đang rơi vào khủng hoảng tài chính do tài sản mất giá và không thể giải thích vì sao Việt Nam đã nhanh chóng giải quyết hơn 53 600 tỷ đồng nợ xấu trong một thời gian ngắn kỷ lục. Trên đây là phân tích của tiến sĩ Vũ Quang Việt, nguyên là chuyên gia thống kê kinh tế của Liên Hiệp Quốc.

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, vào cuối tháng 2/2013, tỷ lệ nợ xấu trên tổng nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã giảm xuống còn 6 % so với 8,82 % hồi cuối tháng 9/2012.

5 tháng là thời gian cần thiết để ngành ngân hàng Việt Nam xử lý được 53 685 tỷ đồng nợ xấu của ngân hàng. Công ty quản lý tài sản xà xử lý nợ xấu của Việt Nam (VAMC) chưa được thành lập, thế nhưng, phía các ngân hàng Việt Nam đưa ra hai lý do để giải thích cho thành tích nói trên : Các ngân hàng Việt Nam đã « xử lý nợ xấu thông qua quỹ trích lập dự phòng rủi ro và tái cơ cấu nợ ».

Các cơ quan quốc tế đánh giá là rất khó thẩm định chính xác nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam là bao nhiêu, do khác biệt rất lớn về chuẩn mực kế toán của Việt Nam so với các chuẩn mực quốc tế. Cơ quan thẩm định tài chính Mỹ Fitch đã từng lưu ý rằng, căn cứ theo các chuẩn mực tài chính, kế toán của Việt Nam thì nợ xấu nước này sẽ thấp. Trong lúc có những công trình nghiên cứu nêu ra con số 10 tỷ đô la nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Nét đặc thù thứ hai của ngành tài chính ngân hàng Việt Nam là tính thiếu minh bạch trong các hoạt động ngân hàng, cũng như việc các tập đoàn, công ty nắm giữ các cổ phiếu của lẫn nhau. Ngoài ra, luật tài chính của Việt Nam lại cho phép các tập đoàn nắm giữ vốn của các ngân hàng, hay các ngân hàng lớn lại làm chủ một phần các ngân hàng nhỏ. Sự chồng chéo đó càng khiến việc thẩm định về mức nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam thêm phức tạp. Công tác « xử lý nợ xấu » qua đó cũng « trở thành nhiệm vụ bất khả thi ».

Nợ xấu là gì và nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam xuất phát từ đâu ? Việt Nam liệu có thể giải quyết được nợ xấu như chỉ thị từ văn phòng thủ tướng đưa ra hay không ? Đâu là những tác động trực tiếp đối với kinh tế nếu như Việt Nam không giải quyết được nợ xấu, khi biết rằng, ngay cả hai nền kinh tế lớn của thế giới là Nhật Bản và Hoa Kỳ cùng mất nhiều thời giản để khắc phục hậu quả khủng hoảng tài chính do tài sản mất giá.

Sau đây là phân tích của tiến sĩ Vũ Quang Việt, chuyên gia thống kê kinh tế từng làm việc tại Liên Hiệp Quốc.

Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của Việt Nam ?

Vũ Quang Việt : "Theo thống kê chính thức, năm 2000, tín dụng ngân hàng cấp ra tương đương với 35 % GDP của Việt Nam. Tỷ lệ đó đến năm 2012 tăng lên thành 120 %. Trong hơn 10 năm, tín dụng ngân hàng Việt Nam đã tăng rất nhanh. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian đó đã hoàn toàn - hoặc với một tỷ lệ rất lớn- chỉ dựa vào tín dụng ngân hàng.

Tại sao lại có hiện tượng đó ? Trong một số trường hợp, có lệnh của thủ tướng yêu cầu ngân hàng này phải cho một tập đoàn nào đó của Nhà nước vay bao nhiêu. Thí dụ như là cho tập đoàn Vinashin vay bao nhiêu đó. Bên cạnh đó số ngân hàng Việt Nam hiện tại là có 35 ngân hàng. Đó là một khối lượng lớn được mở ra trong một thời gian ngắn. Mục tiêu chính của các ngân hàng đó là nhằm phục vụ các « công ty sân sau ».

Cụ thể là một tổng công ty này lập ra những công ty con khác. Những công ty con này ở các địa phương chủ yếu là lấy đất của dân với giá rẻ mạt. Rồi từ đó phát triển. Khi phát triển, họ không có vốn cho nên chủ yếu là đi vay ngân hàng và họ có ảnh hưởng rất lớn –từ trong chính phủ chỉ thị ra- Những « công ty sân sau » không trực thuộc Nhà nước.

Bên cạnh đó nữa thì các tập đoàn Nhà nước cùng lập ra ngân hàng, rồi một ngân hàng lớn cũng có thể lập ra nhiều ngân hàng con. Cả hệ thống tài chính đó chỉ nhằm thu tiền ký gửi của dân. Dùng đồng tiền đó cho các công ty khác vay. Khi gặp trường hợp kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp không bán được hàng (…) do vậy ngân hàng tích lũy nợ xấu".

Luật tín dụng của Việt Nam còn dễ dãi hơn cả của Mỹ 

Vũ Quang Việt : "Khi nhìn lại luật tín dụng ở Việt Nam và so sánh với trường hợp của Mỹ ta thấy trong cuộc khủng hoảng 2008, hệ thống tài chính của Mỹ bị suy sụp đến nối chính phủ phải can thiệp. Luật tín dụng của Việt Nam là một bảo « copie » của luật tín dụng Hoa Kỳ mà lại còn có những điều khoản dễ dãi hơn luật của Mỹ nữa. Trong 5 năm vừa qua, Mỹ đã liên tục điều chỉnh luật tín dụng, khi người ta nhận thấy những sai sót để thay đổi. Việt Nam thì không thay đổi mà lại còn đang tiếp tục (trên con đường đã vạch ra)".

Hậu quả nếu không giải quyết nợ xấu ?

Vũ Quang Việt : "Vấn đề cơ bản nằm ở chỗ : giá trị tài sản của các doanh nghiệp và dân chúng giảm. Các khoản đầu tư vào ruộng đất đều giảm. Trong khi đó nợ vẫn như cũ. Vốn tự có do vậy giảm theo, thậm chí là rơi xuống số âm. Trong trường hợp đó, ưu tiên là phải thanh toán bớt nợ. Giảm nợ tức là sẽ không đầu tư – dù ngân hàng cho vay với lãi suất thấp-

Đây là hoàn cảnh của nền kinh tế Nhật : 20 năm qua vẫn chưa giải quyết xong khủng hoảng tài chính do giảm giá tài sản. Do vậy tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Nhật không còn là 9 - 10 % /năm như trước đây mà chỉ còn là khoảng 0,6 hay 0,7 % mà thôi.

Bên Mỹ cũng vậy từ 2008 tới nay, thất nghiệp vẫn cao, tiền có trong ngân hàng hoặc là người ta không muốn cho vay, mà có cho vay cũng không mấy người muốn đi vay. Người ta kiếm cách giảm nợ trước đã. Sau khi giải quyết được nợ thì người ta mới đầu tư trở lại. Từ 2008 tới nay, kinh tế Mỹ vẫn còn yếu đuối và tình trạng này sẽ còn kéo dài thêm hai hay ba năm nữa. Giải quyết khủng hoảng do tài sản mất giá đòi hỏi nhiều thời gian.

Việt Nam đang rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính do tài sản giảm. Đó là điều bắt buộc khi giá ở Việt Nam là giá trên trời ! Không thể nghĩ đến chuyện bơm tiền để cứu vãn tình hình. Bơm thêm tiền để cứu nguy không giải quyết được vấn đề mà sẽ chỉ kéo theo lạm phát vào lúc Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới".

Thanh Hà (RFI)

“Đáy” nào cho Việt Nam?

“Tôi có thể khẳng định rằng đáy của sự khó khăn, bất ổn sẽ dừng lại ở quý 2/2013, nền kinh tế sẽ bớt khó khăn dần”.

Vào trung tuần tháng 3/2013, tiến sỹ Trần Du Lịch - đại biểu Quốc hội và cũng là một trong những chuyên gia thường bày tỏ phát ngôn về những vấn đề vĩ mô của kinh tế quốc gia, đã một lần nữa nêu ra dự báo về cái gọi là “đáy” của thực tại.

Nhưng cũng từ đầu năm 2011 đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã hiện ra không ít cái đáy như thế, tuy chỉ trên phương diện chính sách và được kéo theo bởi những nhận định mang sắc màu tươi tắn.

Bất chấp thực tại vẫn khác xa với những gì mà não trạng quản lý hình dung…

“Không giống ai”

Lo ngại trước tỷ lệ lạm phát của quý cuối cùng năm 2010 vượt quá 10% và chỉ chịu dừng lại ở con số 11,75%, một nghị quyết của chính phủ mang số 11 đã chính thức phần hành thắt chặt chính sách tín dụng và tiền tệ, được ban hành vào tháng 2/2011.

Cùng với chủ trương siết chặt đầu tư công, giới chức điều hành kinh tế Việt Nam hy vọng rằng dòng tiền từ khối ngân hàng thương mại cổ phần không còn được bơm quá nhiều ra thị trường như trong hai năm 2009-2010 và do vậy tốc độ lạm phát có thể được kềm chế ở một mức độ nào đó được xem là “thành tích”.

Nhưng điều oái oăm là năm 2011 lại là mốc khởi đầu cho một tình trạng suy thoái khá toàn diện đối với gần hết các ngành kinh tế, đặc biệt là sản xuất và xuất khẩu.

Mặc dù Ngân hàng nhà nước đã “quyết tâm giữ vững” trần lãi suất huy động ở thang bậc 14%/năm từ tháng 4/2011, nhưng khoảng hai chục ngân hàng cấp dưới cũng chẳng mấy chốc lâm vào tình cảnh khan hiếm tiền mặt, đặc biệt là những ngân hàng thương mại có vốn điều lệ nhỏ và phần lớn cũng chẳng có mối quan hệ gần gũi với cấp trên.

Không khác mấy tiền lệ của thời kỳ cuối năm 2007 và nguyên năm 2008, một khi tiền mặt bị rút ra khỏi lưu thông, nhiều ngân hàng lại ồ ạt lao vào cuộc đua tăng mặt bằng lãi suất huy động để hút vốn. Đến cuối quý 3/2011, báo chí Việt Nam đã phải dùng đến cụm từ “cơn điên lãi suất” để mô tả về những mức lãi suất huy động không tưởng đến 20% hoặc hơn thế.

Ở một tâm thế đồng cảm không kém cạnh, mặt bằng lãi suất cho vay còn trở nên không tưởng hơn nhiều, có thời điểm lên đến gần 30%, mà theo lời một số chuyên gia thì hành vi này ở Việt Nam đã trở thành một trường hợp “không giống ai” so với thế giới.

Từ nghị quyết đến đời sống

Khan hiếm tiền mặt nơi ngân hàng và càng hiếm muộn tiền cung ứng cho các ngành sản xuất, Việt Nam đã phải trả giá cho mục tiêu kềm chế lạm phát bằng hệ lụy trì trệ tăng trưởng.

Ngân hàng
Kinh tế Việt Nam bao giờ chạm đáy?

Chỉ đến cuối năm 2011, giới quản lý nhà nước mới thừa nhận con số khoảng 50.000 doanh nghiệp đã bắt buộc phải phải giải thể hoặc phá sản. Tuy nhiên, con số này xem ra vẫn còn khá ít ỏi so với tổng số hơn 600.000 doanh nghiệp hoạt động theo thống kê trước đó.

Đầu năm 2013, tình hình thông tin bất chợt trở nên thông thoáng và “minh bạch” hơn. Đến lúc này, những thông tin từ Ủy ban kinh tế quốc hội cũng như giới phân tích kinh tế cho thấy con số giải thể và phá sản của doanh nghiệp đã lên tới hàng trăm ngàn.

Cũng liên tiếp phát lộ những tin tức về hiệu quả siết chặt đầu tư công đã chỉ để lại kết quả tăng tiến các công trình xây dựng trụ sở hành chính tại một số địa phương.

Trước đó vào đầu năm 2012 - được ví như thời khắc chuẩn bị cất cánh của “Con rồng Việt Nam”, công luận trong nước đã không còn ngần ngại khi đặt thẳng câu hỏi phản biện về việc có đến 200.000 doanh nghiệp không đóng thuế, mà hiểu theo cách nào đó cũng có nghĩa là con số không còn tồn tại - chiếm đến 1/3 tổng số doanh nghiệp được thống kê.

“Đáy kinh tế” cũng bởi thế đã không có ý nghĩa gì vào năm 2011, và càng không được “nghị quyết đưa vào đời sống” trong nguyên năm 2012, bất chấp vài ba dự đoán và khuyến cáo lạc quan từ một số giới chức điều hành.

Trong thực tế, có vẻ như thành công duy nhất trong dự đoán trên đã chỉ ứng vào thời điểm cuối năm 2011, khi chỉ số lạm phát được coi là lập đỉnh của chu kỳ suy thoái khi tăng vọt đến gần 20%, để vào năm tiếp theo đã giảm đi gần một nửa.

Mối hoài nghi kinh niên

Bất chấp sự hoan hỉ của một số bộ trưởng về “thành tích kéo giảm lạm phát”, 2012 vẫn là năm chỉ chứng kiến tốc độ vòng quay vốn có 0,8 lần, so với hơn hai lần vào thời kỳ 2009-2010.
"Trong một khung cảnh đầy tính thực tại, những nhà phân tích gần gũi với dân tình hơn lại chưa nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm."
Có thể, lạm phát đã được kiềm chế trên danh nghĩa những con số của Tổng cục thống kê, nhưng câu chuyện phá sản doanh nghiệp và thất nghiệp cũng biến diễn đến mức khó diễn tả.

Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam vào cuối năm 2012 chỉ là 1,99% - theo một báo cáo của Tổng cục thống kê. Tức cũng chỉ hiện diện khoảng gần một triệu người thực sự thất nghiệp và khoảng 1,3 triệu người thiếu việc làm.

Tình hình càng có vẻ tốt lành hơn khi cùng với những dự báo về “đáy kinh tế”, sau Tết Nguyên đán 2013, Bộ Lao động thương binh xã hội bất chợt công bố đã giải quyết việc làm cho hơn 800.000 lao động.

Nhưng cái khó diễn tả lại thường đi kèm với mối hoài nghi kinh niên. Trong một khung cảnh đầy tính thực tại, những nhà phân tích gần gũi với dân tình hơn lại chưa nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm.

Từ lời cảnh báo “ruộng khô lúa cháy” của chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành đến hình ảnh “cái chết lâm sàng” của các doanh nghiệp bất động sản, tất cả đều chung một nội hàm.

Khi quý đầu tiên của năm 2013 đã gần trôi qua, trên mặt báo chí vẫn nhan nhản tin tức về ngành cá tra điêu đứng, ngành thép tồn kho, hàng nông sản rớt giá, tỷ lệ tồn kho không mấy thuyên giảm, kể cả nhiều mặt hàng tiêu dùng bị ngập ngụa trong cơn đại hồng thủy của đại hạ giá 50% hoặc hơn cả thế…

Chỉ có thông tin về xuất khẩu được mô tả là xán lạn hơn cả. Thế nhưng với vị trí là mặt hàng xuất khẩu chủ lực và với chiếm vị trí quốc gia xuất gạo lớn thứ hai trên trường thế giới, giá gạo Việt Nam lại đã làm nên một nghịch lý khó hình dung khi giảm đến 17%, trong khi cùng thời điểm, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan tăng 4%.

Xây dựng ở Đà Nẵng

Bi kịch

Khác hẳn với bối cảnh năm 2011 và nửa đầu năm 2012, từ giữa năm ngoái đến nay, lượng tiền mặt được nhồi vào két sắt ngân hàng đã tăng đột biến. Song cũng khác hẳn với dĩ vãng, một lần nữa cán cân cung - cầu thanh khoản bị lệch pha một cách “quyết liệt”.

Không hề kém thua với tỷ lệ vài chục phần trăm tồn kho của các ngành sản xuất, nhiều ngân hàng hiện đang phải khốn đốn khi không biết làm cách nào để đẩy vốn tồn ứ ra thị trường, trong tâm thế nhiều doanh nghiệp “không biết vay vốn để làm gì”.

Nếu năm 2012 chứng kiến bốn lần hạ mặt bằng lãi suất huy động của Ngân hàng nhà nước mà đã khiến cả Ngân hàng thế giới lẫn Quỹ tiền tệ quốc tế phải ngạc nhiên đầy lo ngại, số lần dự báo về “đáy kinh tế” cũng diễn ra tương ứng.

Sau thời gian đầu năm lưỡng lự, đến cuối quý 2 và đặc biệt cuối quý 4 năm ngoái, những phát ngôn về “đáy” đã xuất hiện một cách lộ liễu và khá thuần túy thiên về cảm tính.

Nhưng trái ngược với mong muốn của giới điều hành kinh tế và các lý thuyết gia, trong thực tiễn đã chẳng hiện ra cái đáy nào. Mọi thứ vẫn trì đọng và có vẻ còn tuột dốc thêm.

Vào thời điểm cuối năm 2012, lần đầu tiên sau hai năm suy thoái được mô tả “cười cợt trên nỗi đau của người khác”, đến lượt những ngân hàng cho vay nặng lãi trở thành nạn nhân của chính họ: không còn tiền thưởng tết nhân viên và còn phải ăn vào vốn tích lũy, lợi nhuận của một số ngân hàng giảm đến 90% so với năm hoàng kim trước đó.

Như người đời thường nói, khi ngân hàng phải kêu thét lên thì chính lúc đó nền kinh tế lâm vào cảnh bi kịch thật sự.

Bi kịch đó lại bao gồm cảnh nợ nần và màn siết nợ.

Nổi bật của cảnh siết nợ là bất động sản.

2015?

Bất động sản - một gam màu chiếm vị thế chủ đạo trên bức tranh kinh tế tổng thể, một chủ đề mà từ cuối năm 2011 đã được xem là “mối quan tâm lo lắng nhất của chính phủ”, cho tới nay vẫn chưa hề thoát khỏi cái hố do nó tự đào suốt gần hai mươi năm qua, tính từ con sóng đầu cơ nhà đất đầu tiên vào năm 1995.

Chợ
Khó dự đoán bao giờ kinh tế phục hồi

Công tâm mà xét, sẽ là quá khó để “tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế” - như tinh thần bản nghị quyết số 02 của chính phủ ban hành vào đầu tháng Giêng năm 2013, nếu Việt Nam không thể xử lý được khối tồn kho hàng trăm ngàn căn hộ cao cấp và do đó mới có thể giúp các doanh nghiệp bất động sản thanh toán phần nào nợ và lãi vay cho nhóm ngân hàng.

Nợ xấu đã hình thành và tích tụ từ năm 2007, đến nay đã trở thành vấn đề quá đỗi khẩn cấp khi trong một thực tế sâu sát nhất với các doanh nghiệp con nợ, nó có thể chiếm đến phân nửa số nợ, thay cho chỉ từ 6-8% theo con số báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước.

Nhưng khác hẳn với năm 2007 là thời điểm ngân khố nhà nước còn khá dồi dào tiền mặt và do vậy mới có thể tung ra gói kích cầu có giá trị đến 143.000 tỷ đồng, tương đương với 8 tỷ USD theo tỷ giá hối đoái vào năm đó, tình hình hiện tại ảm đạm hơn nhiều.

Con số từ 100.000 đến 150.000 tỷ đồng có thể được các ngân hàng bơm vào nền kinh tế - theo một thứ trưởng của Bộ Xây dựng là ông Nguyễn Trần Nam ròng rã loan báo từ cuối năm ngoái đến nay - thực ra đã được trù tính từ đầu năm 2012, chỉ có điều vẫn chưa thể trở thành hiện thực vì những lý do khó hiểu.

Cũng vì thế, động thái kích cầu thị trường bất động sản từ ngày 15/4/2013 qua con số 30.000 tỷ đồng cùng mức lãi suất khó tin 6% như một dự thảo thông tư của Ngân hàng nhà nước, vẫn bị nhiều doanh nghiệp bất động sản đánh giá “chỉ như muối bỏ bể”.

Xét ra, giá trị kích cầu trên là quá nhỏ bé so với những con số bất nhất từ 200.000 tỷ đến hàng triệu tỷ đồng giá trị tồn kho bất động sản hiện thời.

Không bất nhất như Việt Nam, nhưng người Mỹ cũng đã phải mất đúng ba năm kể từ khi vị tân tổng thống Barak Obama bơm vào nền kinh tế 900 tỷ USD thì mới tạo được đáy cho nền kinh tế Hoa Kỳ vào cuối năm 2011.

Cứ cho là nghị quyết 02 của chính phủ Việt Nam là sự khởi đầu cho một quá trình lãng mạn hơn, thì sớm nhất phải đến hết năm 2015 người dân của đất nước này mới có thể nhận ra một nét chấm phá nào đó về “đáy”.

Bài phản ánh văn phong và quan điểm của tác giả, một nhà báo ở TP HCM.

Lê Dung
gửi cho BBVietnamese.com từ Sài Gòn

Việt Nam-Trung Quốc phụ thuộc lẫn nhau?

Công nhân Trung Quốc
Các nhà thầu TQ thích sử dụng lao động Trung Quốc với lý do rào cản ngôn ngữ

Diễn đàn Đông Á (East Asia Forum) mới đây có giới thiệu bài viết của học giả Lê Hồng Hiệp mang tựa đề "The rise of Chinese contractors in Vietnam" (Sự trỗi dậy của các nhà thầu Trung Quốc tại Việt Nam). Chúng tôi xin giới thiệu cùng quý vị.

Đến cuối năm 2009 các công ty kỹ thuật của Trung Quốc đã tham gia vào các dự án trị giá 15,4 tỷ USD tại Việt Nam, đưa thị trường Việt Nam trở thành thị trường lớn nhất của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á.

Đôi khi các nhà thầu Trung Quốc thậm chí còn chiếm tới 90% các hợp đồng Kỹ thuật, Thuê mua, Xây dựng, gọi tắt là EPC (Engineering / Procurement /Construction) cho các nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam.

Hai yếu tố chính dẫn tới mức gia tăng đáng kể các nhà thầu kỹ thuật của Trung Quốc tại Việt Nam, đó là: các điều kiện đi kèm với các khoản vay ưu đãi và các khoản tín dụng xuất khẩu ưu đãi của bên mua mà Trung Quốc dành cho Việt Nam, và các chiến lược kinh doanh 'linh hoạt' của các nhà thầu Trung Quốc.

Trong khi các khoản trợ cấp của Trung Quốc cho Việt Nam đã bị hạn chế từ năm 1991, thì các khoản cho vay ưu đãi lại lên tới 500 triệu đô la Mỹ tính tới cuối năm 2010.

Các khoản tín dụng xuất khẩu ưu đãi từ bên mua của Trung Quốc dành cho Việt Nam cũng tăng lên, đạt 1 tỷ USD vào cuối năm 2008.

Nhưng để Việt Nam được nhận các khoản vay ưu đãi từ Trung Quốc, cũng như các khoản tín dụng xuất khẩu ưu đãi của người mua, thì họ phải sử dụng các nhà thầu, công nghệ và thiết bị cũng như dịch vụ Trung Quốc cho các dự án có liên quan.

Những điều kiện như vậy chắc chắn đã góp phần dẫn tới sự gia tăng các công ty kỹ thuật Trung Quốc tại Việt Nam.

Kẽ hở trong luật


Nhà thầu TQ tham gia nhiều dự án hạ tầng tại Việt Nam

Trong khi đó, đối với các dự án tài trợ theo những cách khác và mở ra cho cả các nhà thầu quốc tế, thì lại có những kẽ hở trong Luật Đấu thầu của Việt Nam mà theo đó giá thành thấp sẽ được lợi hơn so với các khía cạnh kỹ thuật.

Trong khi các nhà thầu Trung Quốc có thể đưa ra mức giá thấp hơn đáng kể so với các nhà thầu khác nên họ được hưởng một lợi thế khi cạnh tranh.

Vấn đề là sau khi được nhận đồng các công ty Trung Quốc thường cố tìm cách tiết kiệm chi phí bằng cách thuyết phục các chủ dự án thay đổi các điều khoản ban đầu của hợp đồng, hoặc thậm chí không đếm xỉa gì tới chúng.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi sự thống trị của các công ty Trung Quốc đã sản sinh ra một loạt các vấn đề nghiêm trọng cho Việt Nam.

Trước hết là có nhiều tin tức trên các phương tiện truyền thông của Việt Nam viết về hoạt động yếu kém của các nhà thầu Trung Quốc.

Vấn đề phổ biến nhất là việc các nhà thầu đã không đảm bảo được chất lượng, không có khả năng làm theo đúng thời hạn hoặc vi phạm các điều khoản và điều kiện của hợp đồng.

Những chi phí phụ trội cho các chủ dự án Việt Nam đã cản trở sự phát triển bền vững cơ sở hạ tầng của Việt Nam.

Thứ hai là chính điều kiện đòi hỏi các dự án được tài trợ bởi các khoản vay ưu đãi và các khoản tín dụng xuất khẩu của người mua từ Trung Quốc thì phải nhập khẩu công nghệ, thiết bị và dịch vụ từ Trung Quốc nên điều này đã góp phần vào thâm hụt thương mại kéo dài của Việt Nam với Trung Quốc.

Thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc, ví dụ, tăng từ 9 tỷ USD năm 2007 lên thành 16,4 tỷ USD vào năm 2012.

Và cuối cùng là các nhà thầu Trung Quốc muốn sử dụng lao động Trung Quốc, và nó cũng có nghĩa là người lao động Việt Nam bị thiệt.

Các nhà thầu Trung Quốc giải thích việc chọn công nhân Trung Quốc là vì rào cản ngôn ngữ, thiếu tin tưởng vào lao động Việt Nam, và công nhân Trung Quốc có kỹ năng tiên tiến hơn.

Phụ thuộc lẫn nhau

Khai thác bauxite ở Tây Nguyên
Dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên đã gây nhiều phản ứng tại Việt Nam

Những vấn đề này có ảnh hưởng quan trọng đối với quan hệ kinh tế và chính trị của Việt Nam với Trung Quốc.

Trước hết là việc Việt Nam phụ thuộc vào các nhà thầu Trung Quốc đã gây ra quan ngại về an ninh quốc gia của Việt Nam, đặc biệt là an ninh năng lượng.

Tình trạng chậm trễ và chất lượng kém của các nhà máy điện do các nhà thầu Trung Quốc xây dựng đã tiếp tục làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu điện tại Việt Nam.

Kế đến là sự hiện diện của công nhân Trung Quốc, dù hợp pháp hay bất hợp pháp, đã gây ra tâm lý bất mãn trong dân chúng ở Việt Nam.

Ngoài việc thổi bùng thêm cách nhìn nhận rằng người lao động địa phương bị đặt vào thế bất lợi, thì sự hiện diện của công nhân Trung Quốc còn gây ra các quan ngại về an ninh.

Đã có tin tức về việc công nhân Trung Quốc vi phạm luật, gây rối trật tự xã hội, hoặc thậm chí dính dáng vào các cuộc đối đầu bạo lực với cộng đồng dân cư địa phương.

Sự hiện diện của hàng trăm công nhân Trung Quốc làm việc cho nhà thầu Chalieco tại nhà máy nhôm ở Tây Nguyên đã dẫn tới những phản đối từ các nhân vật cao cấp tại Việt Nam - trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người lập luận rằng một số lượng lớn lao động Trung Quốc ở Tây nguyên sẽ tạo một chỗ đứng cho Trung Quốc trong lĩnh vực có tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam.

Lập luận của Tướng Giáp là một trong những lý do cơ bản đằng sau những phản đối mạnh mẽ được xã hội dân sự tại Việt Nam lên tiếng nhằm chống lại việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên.

Và thứ ba là chất lượng kém của một loạt các dự án của Trung Quốc họ đã tạo ra nhận thức tiêu cực trong một bộ phận lớn dân chúng ở Việt Nam về các nhà thầu Trung Quốc và khiến nảy sinh phản ứng chính thức từ các tổ chức và các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam.

Giải pháp

"Việc các nhà thầu Trung Quốc áp đảo tại Việt Nam đã tạo ra tâm lý thù địch trong công chúng nước này và tiếp tục làm sâu sắc thêm mối ngờ vực của người Việt đối với Trung Quốc"
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang sửa đổi Luật Đấu thầu để cho phép các chủ dự án loại bỏ các nhà thầu không đủ điều kiện, những người đưa ra mức giá thấp nhưng dường như không có khả năng cung cấp một dịch vụ có chất lượng.

Luật được sửa đổi cũng quy định rằng các nhà thầu đã trúng thầu không được phép sử dụng lao động nước ngoài cho công việc mà công nhân Việt Nam có thể làm được. Luật cũng đặt ra các giới hạn về nhập khẩu hàng hóa và thiết bị nào đã sẵn có tại địa phương.

Những quy định như vậy, một khi được thông qua, sẽ làm yếu đi khả năng cạnh tranh của các nhà thầu Trung Quốc tại Việt Nam.

Kể từ khi quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc được bình thường hóa, có thể thấy tình trạng phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa hai nước gia tăng [4], và đây là nền tảng quan trọng cho một mối quan hệ hòa bình và ổn định giữa hai quốc gia.

Tuy nhiên, phải trả giá cho sự phụ thuộc lẫn nhau này. Việc các nhà thầu Trung Quốc áp đảo tại Việt Nam đã tạo ra tâm lý thù địch trong công chúng nước này và tiếp tục làm sâu sắc thêm mối ngờ vực của người Việt đối với Trung Quốc.

Lê Hồng Hiệp là giảng viên tại Khoa Quan hệ quốc tế, Đại học Quốc gia Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh và làm bằng tiến sĩ tại Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc, tại Canberra, Úc.
(BBC)
 

Danlambao 20/3/2013

Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do  -   7900 chữ ký. Cập nhật 16h25, 19.03.2013

Tâm sự của một Công Dân Tự Do

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=X8GBfsWjBLQ

Bài ‘Tâm sự của một Công Dân Tự Do’ được trình bày qua chính giọng đọc của tác giả Anh Tuấn.
Tôi, một công dân nước CHXHCNVN, biết rõ về cách nhà cầm quyền Cộng sản sẽ đối xử với chúng tôi. Tôi biết điều đó qua hệ thống báo chí Lề Dân, những trang tin tức, blog như Dân Làm Báo, Anh Ba Sàm… và vô vàn các trang blog cá nhân khác.

Công dân Trương Minh Đức nói không với bản dự thảo sửa Hiến pháp của ĐCSVN

Trương Minh Đức (Danlambao) – Vào lúc 9 giờ 30, ngày 18/03/2013, tổ trưởng và an ninh khu phố thị trấn Mỹ Phước 1, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương đem đến nhà tôi một sấp giấy dày cộm. Đây là nội dung bản dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992 do Uỷ ban dự thảo sửa đổi hiến Pháp của đảng cộng sản Việt Nam công bố trong màn kịch tự biên, tự diễn vừa qua. Những người này cũng đưa một tờ mẫu để mỗi hộ gia đình đóng góp rồi ký tên, trong tờ giấy có mở ngoặc định hướng rõ ràng cho người đóng góp là “Đồng ý”.

Thấy gì trong bài viết của trung tướng CA Tô Lâm?

Nguyễn Trung Chính (Danlambao) - …Nói tóm lại ngài Tô Lâm đã xác định một sự thật không thể chối cải là ĐCSVN và những kẻ cầm quyền hiện nay đã từ bỏ Tổ Quốc Việt Nam truyền thống. Với họ, họ đã có một tổ quốc kính yêu khác là TỔ QUỐC XHCN, nơi đó có tổ tiên của họ là Các Mác và Lê Nin…

Tô Lâm bằng cái Tâm “thiếu logic”

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “sự trung thành tuyệt đối của quân đội và công an đối với đảng Cộng sản Việt Nam là tất yếu là khoa học là bắt buộc. (??) ” Giáo sư tiến sĩ Trung Tướng Tô Lâm – (BBC)
Có rất nhiều thực thể phản biện để viện dẫn chứng minh “ngài” Trung Tướng giáo sư tiến sĩ Tô Lâm “vẽ vời” tráo trở, bằng nhiều lý lẽ ngụy biện và nghịch lý khi đưa ra những luận cứ mà ông cho là “khoa học” để quy định sự “trung thành tuyệt đối” của quân đội và công an đối với đảng Cộng sản Việt Nam. Không thể nhằm lẫn, giá trị của các lập luận ấy không hơn 2 từ “Bịp Bợm ” của kẻ cờ bạc bịp “tráo bài 2 lá”.

Tam quyền phân lập là gì?

Nguyên Anh (Danlambao) – Từ ngày có vụ sửa đổi hiến pháp 1992 hình như toàn dân ai nấy đều ăn không ngon, ngủ không yên.
Ăn sao nổi khi mấy cái lưỡi gỗ cứ ra rả bên tai, nào là: đảng ta là duy nhất, nhà nước ta là tốt đẹp nhất, những ý kiến về tam quyền phân lập là không cần thiết vì đảng ta là của dân, do dân và vì dân cho nên tự xét thấy không cần cái thể chế đó…

Vĩnh Yên biểu tình bước sang ngày thứ 2 liên tiếp, CA bắt giam 4 nghi phạm

CTV Danlambao – Như bản tin đã đưa trên Danlambao hôm qua về cuộc biểu tình lớn tại Vĩnh Phúc sau nghi án con rể chủ tịch Vĩnh Phúc giết người, ném xác nạn nhân xuống cống nước. Vào sáng hôm nay, 18/3/2013, gia đình nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh cùng đông đảo nhân dân tiếp tục tập trung mang quan tài nạn nhân đi đòi công lý. Cuộc biểu tình bước sang ngày thứ 2 liên tiếp, với sự tham gia của hàng ngàn người dân phẫn uất, bên cạnh là sự xuất hiện của hơn 2000 công an sắc phục đủ loại.

Gia đình anh Đoàn Văn Vươn sắp ra tòa với tội danh ‘giết người’

CTV Danlambao – Báo Thanh Niên cho biết, phiên tòa liên quan đến vụ án gia đình anh Đoàn Văn Vươn sẽ diễn ra vào đầu tháng sau. Theo quyết định của TAND TP. Hải Phòng, dự kiến phiên sơ thẩm sẽ kéo dài trong 4 ngày, từ 2/4/2013 đến 5/4/2013, tại trụ sở Tòa án Nhân dân TP. Hải Phòng.

Chân tướng Trần Đại Quang qua các đề xuất chính sách của bộ công an

Tạ Nhất Linh (Danlambao) – Trong các ủy viên bộ chính trị ĐCSVN, tướng mạo ngài bộ trưởng công an Trần Đại Quang có vẻ dễ coi hơn cả.
Ngài không có cặp mí mắt hum húp và đôi môi sưng mọng như ngài đảng trưởng Trọng Phú khinh bần. Ngài không có bộ mặt già nua móm mém như ngài chủ tịch nước họ Trương. Ngài không thường xuyên tủm tỉm đắc ý như đồng chí Ếch. Ngài không có khuôn mặt méo mó, cặp môi mỏng với chóp môi xếp nếp vẹo một bên (nhìn vô cùng bần tiện) như chủ tịch cuốc hội thuộc dòng họ Nguyễn Sinh,… Thật sự là ngoài ngài Đại Quang thì những bộ mặt còn lại trong cái bộ chính trị đó đều gây phảm cảm.

Nguyễn Sinh Hùng được Ba Lan tặng quà

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) – Ngày 9-3-2013, “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng cầm đầu một phái đoàn Quốc Hội /CH/XHCN/VN trên 20 người lên đường thăm chính thức Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Ba Lan và Liên bang Nga theo lời mời của các quốc gia này.

“Xập xám chướng”

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao)Đâu có ai muốn là được? Đứng chung trong hàng ngũ “XẬP XÁM” các nhân vật quốc tế có cái “gen đặc biệt” rất “CHƯỚNG” là không dị ứng với “máu người” như: Lenin, Stalin, Hitler, hay Mao Trạch Đông… Phải có cái bảng “xập xám chướng” ấy cho cháu con “bác thằng bần” còn nhớ tới “công lao trời biển” của “bác” chớ!…

Lãng quên sự hy sinh của người lính là trọng tội

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=b3sXwIsrB7Y

Nguyễn Chính Nghĩa (Danlambao) – Bài viết này tôi xin được chia xẻ và gửi lời cảm thông đến tất cả những người lính trong quân đội. Đặc biệt, cũng xin nói trước là bài viết này không dành cho những sĩ quan quan đội cao cấp trong hàng ngũ lãnh đạo của đảng cộng sản.

Thủ tướng Dũng và nền kinh tế thị trường “định hướng quyết liệt”

Trần Ngân (viet-studies) - Ngày 27/06/2006, Quốc hội bầu ông Nguyễn Tấn Dũng lên làm Thủ tướng. Trong cuộc trả lời trực tuyến đầu tiên của một thủ tướng Việt Nam vào ngày 9/2/2007, ông dùng rất nhiều từ “quyết liệt”. Trong toàn bộ cuộc trả lời được ghi tại đây (Chính phủ, 9/2/2007), thủ tướng Dũng đã ít nhất 7 lần dùng từ “quyết liệt” trong mọi lĩnh vực, từ điều hành kinh tế, văn hóa xã hội tới chống ùn tắc giao thông, chống tham nhũng…

Nông dân & Hiếp Pháp

Hai Lúa Làm Báo (Danlambao) -“Hai Lúa có nhà hông?” giọng chị Tám thông tin thánh thót như cái loa xã vẫn bù lu bà la điếc con ráy bà con mỗi ngày. Nói vậy chớ chị Tám rất dễ thương không như cái loa xã làm nhức đầu thôn dân. Sau khi coi đĩa DVD của Asia, chị đã được ngọn gió đổi thay nên cũng thay đổi, không còn là chị Tám đau khổ mà được bà con trong thôn kêu là chị Tám thông tin với sự yêu mến của mọi người.

Video lễ đăng quang ĐGH Phanxicô

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=L8UkpJI-6hM

http://www.youtube.com/user/vatican

Ba công an trấn lột tiền, vàng của gái mại dâm

Nhóm công an sai người lái xe ôm gọi gái bán dâm đến nhà nghỉ “đi khách”, rồi tổ chức bắt quả tang, ép đưa tiền.

Có thứ tượng đài nào thiêng liêng hơn?

Phương Bích – Thực ra trước ngày 17/2, một bác có nói, nên làm gì đó để nhắc nhở ngày lính Trung Quốc đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới phía bắc nước ta. Sau việc các bác cao niên đến đặt hoa ở đài liệt sĩ vô danh trên đường Băc Sơn bị ngăn cản, tôi và một chị có đến số 1 Ông Ích Khiêm để hỏi về việc, muốn đặt vòng hoa tưởng niệm cũng phải đăng ký là thế nào?
Bản tin tiếng Anh
  • City property prices in monthly surge (Washington Post) - Most major cities reported a sharp monthly rise in property prices in February, fueled by demand outstripping supply, analysts said.
  • Harder push likely on yuan, says HSBC (Washington Post) - HSBC Holdings PLC expects China to push harder for the yuan's convertibility and trading freedom as part of nation's goal to make yuan a global reserve currency.
  • Increased salary expectations (Washington Post) - Salary levels in China are likely to increase in 2013 as the nation expects stable growth in GDP, recruitment consultancy Robert Walters Plc said.
  • A credit to the global banking system (Washington Post) - UnionPay is the only Chinese bank card organization in the Chinese mainland. Its cards are accepted in 143 countries and regions outside the mainland.
  • Zhou staying at central bank (Washington Post) - China's longest-serving central bank governor, Zhou Xiaochuan, 65, won approval from the National People's Congress to extend his tenure on Saturday, which analysts called a plus for continuity of financial policies and increasing independence of the bank.
  • High hopes for new food safety monitoring (Washington Post) - A new nationwide food safety monitoring system to be implemented this year is expected to improve the quality of major food products,a leading expertsaid.
  • Investment in railways rises (Washington Post) - Fixed asset investment in China's railways rose 25.7 percent year-on-year to 37.63 billion yuan ($6 billion) in the first two months of the year.
  • Cherry blossoms still in bloom (Washington Post) - Cherry blossoms in full bloom at Moshan, a scenic spot in Wuhan, capital of Central China's Hubei province, March 18, 2013.
  • Nurturing honest food (Washington Post) - Organic, healthy and sustainable are the new keywords for a breed of socially conscious consumers and producers in the major cities of China.
  • Bach birthday bash (Washington Post) - Pianist Sheng Yuan and his 13-year-old student will perform in separate concerts to celebrate J.S. Bach's 328th birthday.Art in concert
  • Art in concert (Washington Post) - Composer Liu Yuan's orchestral piece was performed for the first time recently and is scheduled to go on a national tour.
  • Top legislature has younger leaders (Washington Post) - A younger generation of elites from different political parties, ethnic groups and professional backgrounds are now taking to the center stage of the legislative leadership in China.
  • Xi Jinping endorses work of HK, Macao govts (Washington Post) - Chinese president Xi Jinping on Monday met CY Leung and Chui Sai On, chief executives of Hong Kong and Macao special administrative regions(SAR), fully endorsing their work and that of their respective governments.
  • 1,500 sites planned to monitor PM2.5 (Washington Post) - About 1,500 monitoring sites releasing daily readings of fine particles will be set up in all prefecture-level cities by the end of 2015.
  • Judicial know-how holds the key (Washington Post) - Zhou Qiang was elected president of the Supreme People's Court by about 3,000 deputies to the National People's Congress in Beijing on Friday.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét