Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Bài viết đáng chú ý - Thời sự nóng ngày 21/3/2013

Vĩnh Yên: Phản ứng xã hội đã chạm vào “giới hạn sợ hãi”

Phản ứng xã hội sẽ không quá khó để biến thành phản ứng chính trị, một khi không còn gì có thể kìm nén được nó. Nếu đến một thời điểm nào đó, nhân dân không chỉ chạm vào mà còn vượt qua cả “giới hạn sợ hãi”, liệu tình hình và thế cuộc sẽ ra sao?
Sự khởi đầu
Vụ việc “gây rối trật tự công cộng” ở Vĩnh Yên - một khu vực chỉ cách trung tâm của đảng cầm quyền sáu chục cây số - vẫn chưa có gì được coi là kết thúc.
Cho dù tới nay cơ quan công an tỉnh Vĩnh Phúc vẫn xem tin tức về một trong những thủ phạm giết người là con rể của vị chủ tịch tỉnh này có thể chỉ là loại “thông tin đồn thổi”, nhưng quá trình điều tra hình sự về nhân vật “người nhà” kia lại đang bắt đầu, thậm chí được khởi động một cách nhanh chóng đáng ngạc nhiên, song trùng và có vẻ logic với việc một cơ quan pháp y của Bộ Công an đã có mặt tại hiện trường để khám nghiệm tử thi chỉ một ngày sau khi xảy ra cơn chấn động “biểu tình quan tài” với ít nhất hàng ngàn người dân tham gia.
Tất cả chỉ mới là sự khởi đầu của một chủ đề xã hội học mà đã từng xảy ra nhiều tiền lệ cũng như biến diễn thật khó lường đối với chính quyền trong những năm gần đây - như một hiện tượng không thuần túy là cái thể hiện ra bên ngoài, mà sâu xa hơn nhiều là những nguồn cơn vừa ẩn giấu vừa lộ liễu.
Khi chứng kiến làn sóng “biểu tình quan tài” ở Vĩnh Yên mới đây hay một hành động phản ứng tương tự của hàng chục ngàn người dân ở tỉnh Bắc Giang vào năm 2010 về cái chết của một người dân trong đồn công an, một mẫn cảm mà bất cứ ai cũng có thể bức bối là trong bối cảnh xã hội nhiễu nhương và mất an ninh trầm trọng, ngày càng xảy ra nhiều trường hợp tử thương do xung đột cá nhân và nạn cướp bóc, một xã hội mà “một bộ phận không nhỏ” báo chí đã tự nguyện khoác lên mình cái áo “cướp - giết - hiếp”, tại sao lại rất thường diễn ra những vụ “tụ tập đông người” - một cụm từ theo cách nhìn của chính quyền và cơ quan pháp luật, hay “biểu tình phản đối” như một cách biểu hiện đã đến mức không cần phải che giấu của đại đa số người dân, ứng với những trường hợp cái chết của nạn nhân liên quan đến “cơ quan bảo vệ pháp luật”, “người thi hành công vụ” hoặc người nhà của các quan chức?

vy1-250.jpg
Ít nhất 1.000 người đem quan tài người chết biểu tình vào ngày hôm qua 17 tháng 3 tại thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc.
Vĩnh Yên lại là một dẫn chứng đặc thù của thái độ thiếu minh bạch rất đặc trưng từ phía cơ quan pháp luật, bởi mối hồ nghi sục sôi về cái gạch nối giữa cơ quan pháp luật và người nhà của quan chức, và bởi ngay từ đầu cơ quan pháp y địa phương đã không hoặc không muốn làm rõ nguyên nhân cái chết của nạn nhân.
Về mặt nội bộ, có lẽ giới chức chính quyền chỉ buộc phải suy ngẫm đến việc “rút kinh nghiệm”, một khi bị dư luận người dân phản ứng quyết liệt về thái độ nhập nhèm giữa nguyên nhân “chết do ngạt nước” với “chết do bị sát hại”.
Rõ như đêm giữa ban ngày, có thể thái độ nhập nhèm trên càng làm cho nhân dân có được cảm nhận sáng suốt hơn về thói quen không chỉ là vô cảm của chính quyền.
Không chỉ giới tâm lý học mà chắc hẳn đến lúc này nhiều quan chức đã nhận ra một quy luật: bất cứ thói quen nào được tích tụ quá lâu cũng sẽ góp nhặt thành nhược điểm. Với những thói quen còn ẩn chứa cả động cơ cá nhân và não trạng áp chế, nhược điểm sẽ quy nạp thành yếu điểm có tính nguy biến.
Phải chăng cái cố hữu không thể sửa và cũng không muốn sửa yếu điểm đó có thể đang đẩy sự nguy biến vào một giai đoạn hoàn toàn có thể xảy ra đột biến?
Trên phương diện tâm lý, thói quen hành xử vô lối và bất chấp pháp luật của chính quyền ở một số địa phương liên quan đến các vấn nạn giải tỏa đất đai, hối lộ và tham nhũng, ô nhiễm môi trường… được nhấn mạnh tràn đầy ngay trên mặt báo chí trong nước chính là nguồn cơn dẫn đến thói quen tích tụ bất mãn, bức xúc và oán giận của người dân, kéo theo một phản ứng xã hội ở mức độ tối thiểu và không thể tránh khỏi là “xuống đường”.
Đồng thuận
Phản ứng xã hội ở Bắc Giang và Vĩnh Yên lại càng làm cho người ta dễ liên tưởng đến những vụ việc tràn ngập phẫn uất đã và đang diễn ra trong bối cảnh một Trung Quốc đương đại và rệu rã. Bất chấp vài dị biệt về hình thức nhưng thực chất là “giương đông kích tây” liên quan đến cái gọi là” biển Đông”, hai quốc gia quá đối kháng về lịch sử lại có nhiều điểm nhất trí đáng kể về chính trị và phản ứng xã hội.
Vào cuối năm 2011, cái chết tại trụ sở công an của một người dân oan đòi công bằng trong bồi thường đất đai đã khiến làng Ô Khảm thuộc tỉnh Quảng Đông ở Trung Quốc trở thành cái tên nổi bật trên trường nhân quyền quốc tế, tập trung mối quan tâm của hầu hết các quốc gia tiến bộ. Một cuộc đấu tranh không khoan nhượng của 13.000 con người ở cái nơi quá nhỏ bé ấy đã bừng nở một hành vi xã hội học đặc trưng nhất về tâm lý “vượt qua giới hạn của sợ hãi”.
Đó cũng là lần đầu tiên, trong bối cảnh chưa hề có tiền lệ kể từ thời cách mạng văn hóa, tầng lớp nông dân lại phát lộ vai trò đối trọng với chính quyền một cách sâu sắc đến như thế.
Lại có một chuyện “vụn vặt” khác ở đất nước đông dân nhất thế giới. Giữa năm 2012, một quan chức có tên là Trần Văn Á - phó chủ tịch chính hiệp thành phố Mỹ Yển, tỉnh Giang Tô - trong khi phóng xe hơi rất nhanh đã đâm phải một người qua đường. Nhưng sự biến thật sự xảy ra là sau khi gây tai nạn, vị quan chức “của dân, do dân và vì dân” này đã không hề ngó ngàng tới nạn nhân. Một tay đút túi quần, tay kia gọi điện thoại, chỉ sau vài phút Trần Văn Á được một chiếc xe hơi khác đón đi, bỏ mặc nạn nhân vẫn nằm sóng soài trên vũng máu tươi.
Cái chết của nạn nhân bị quan chức đâm xe đã gây nên một cơn bão phản ứng đầy uấn hận của hàng trăm ngàn người, từ thế giới cư dân mạng đến dư luận người dân và báo chí ở Trung Quốc. Ngay lập tức, giới xã hội học ở ở quốc gia được xếp vào nhóm có thành tích nhân quyền tồi tệ nhất thế giới này lại có một cơ hội tốt đẹp hơn hẳn để tìm ra nguồn cơn sâu xa vì sao lại xảy ra phản ứng gần như bùng nổ như thế từ phía xã hội công dân.
Xã hội công dân?
Khác hẳn các nước Bắc Âu, xã hội công dân ở Việt Nam lại như được hình thành từ những phản ứng tự phát. Vào năm 2010, vùng đất Hà Tĩnh giáp với Nghệ An đã chứng kiến một vụ đốt xe bán tải của cảnh sát giao thông tại huyện Kỳ Anh. Nguyên nhân phát xuất từ cái chết của một thanh niên lái xe máy trên đường khi trốn chạy khỏi sự truy đuổi của cảnh sát.
Đến tháng 4/2011, cũng tại huyện Kỳ Anh lại xảy ra một vụ phản ứng của người dân đối với chính quyền địa phương, nhưng với tính chất quyết liệt hơn hẳn. Vụ việc bắt nguồn từ chuyện một doanh nghiệp có vốn đầu tư của Đài Loan có tên là Formosa, được sự bảo trợ của nhiều cấp từ trung ương đến địa phương, đã tiến hành dự án cảng nước sâu mà do đó làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên lẫn môi trường sinh sống của người dân địa phương.
Sau nhiều lần đơn thư khiếu nại của người dân địa phương không được giải quyết thỏa đáng, khi Formosa sử dụng thủ thuật dùng chính quyền và cảnh sát để dập tắt làn sóng phản đối của người dân nhằm giải phóng mặt bằng thi công, hàng trăm giáo dân xã Kỳ Lợi đã bất ngờ bắt giữ 5 cán bộ và nhân viên công an - những người đang “thi hành công vụ” - ngay tại hiện trường. Nhưng khác nhiều với vụ đốt xe cảnh sát trước đó, sự việc hy hữu này đã xảy ra một cách có tổ chức và nghiêm cẩn theo đúng tác phong hành xử của tín đồ Công giáo. Vụ việc chỉ được giải quyết tạm ổn thỏa sau khi chính quyền thất bại trong việc thương lượng với giáo dân và buộc phải dựa vào sự can thiệp của tòa giáo phận Vinh để thả người - một chuyện tréo ngoe đến khó tin. Sau đó, những nhân viên công an được giáo dân thả ra và cũng chẳng có giáo dân nào bị quy vào tội “chống người thi hành công vụ”.
Cũng còn khá nhiều vụ việc khác diễn ra từ Bắc chí Nam, không khác mấy với hiện trạng hàng chục ngàn cuộc biểu tình lớn nhỏ xảy ra ở Trung Quốc vào mỗi năm.
“Giới hạn sợ hãi”
Logic của các vụ việc diễn biến từ những năm 2006-2007 đến nay cũng cho thấy “giới hạn sợ hãi” đã được chạm vào bởi phản ứng xã hội của người dân Việt Nam. Không còn quá lo lắng bị gọi hỏi, điều tra hay sợ bị bắt bớ, ngày càng nhiều người dân cố tìm cho mình một lý lẽ tạm thời để bày tỏ phản ứng công khai với chính quyền, qua đó hy vọng giành lại cho họ một phần quyền lợi và sự công bằng mà họ biết rõ sẽ không thể có nếu không tranh đấu.
Bầu không khí trên khiến bất cứ ai cũng có thể nhớ về những tháng đầu năm 2011, khi cuộc Cách mạng Hoa Nhài nổ ra ở vùng Bắc Phi từ một lý do “cỏn con”: cảnh sát Tunisie giữ xe hàng của một người bán hoa quả dạo và sau đó hành hung anh ta, khiến người này phẫn uất đến mức phải tự thiêu.
Đám đưa tiễn quan tài của người xấu số đã biến thành một cuộc biểu tình vĩ đại để tống tiễn toàn bộ chính quyền đương nhiệm.
Vào thời khắc này, những hình ảnh sống động và chuyển dần từ tự phát sang nhất quán trong các cuộc biểu tình phản đối nạn cướp đất ở Tiên Lãng thuộc Hải Phòng, Văn Giang thuộc Hưng Yên hay đoàn người đưa quan tài kín chật các đường phố ở Bắc Giang, Vĩnh Yên đang làm cho chính quyền lâm vào tình thế cực kỳ khó xử: nếu đến một thời điểm nào đó, nhân dân không chỉ chạm vào mà còn vượt qua cả “giới hạn sợ hãi”, liệu tình hình và thế cuộc sẽ ra sao?
Ai cũng biết rằng phản ứng xã hội không quá khó để biến thành phản ứng chính trị, một khi không còn gì có thể kìm nén được nó.
Thiền Lâm, gửi RFA từ Việt Nam
2013-03-20

Đông A - Cực kỳ đơn giản nhưng tại sao không công bố?

Vu giet nguoi o Vinh Phuc: Trieu tap mot giam doc DN
Vụ việc gây bức xúc người dân ở TP Vĩnh Yên
Đọc báo chí xung quanh vụ biểu tình của người dân Vĩnh Phúc về trường hợp chết người tôi nhận thấy thông tin rất không thống nhất về kết quả khám nghiệm tử thi lần đầu. Đặc biệt, cơ quan công an tỉnh Vĩnh Phúc luôn khẳng định biên bản khám nghiệm tử thi lần đầu không kết luận nạn nhân chết do ngạt nước. Tôi thấy giải quyết chuyện như vậy rất đơn giản: công bố biên bản khám nghiệm tử thi lần đầu. Trên mạng đã xuất hiện bản chụp hai trang của biên bản khám nghiệm tử thi lần đầu, nhưng trang mặt sau nơi có thể có kết luận khám nghiệm tử thi thì lại không thấy có. Tại sao cơ quan công an tỉnh Vĩnh Phúc không công bố biên bản khám nghiệm tử thi? Tại sao người công bố 2 trang biên bản khám nghiệm tử thi lần đầu trên mạng internet không công bố nốt phần còn lại của biên bản này? Phàm ở đời cái gì giấu giấu giếm giếm, không minh bạch thì công luận có quyền nghi ngờ có khuất tất đằng sau đó. Đó là lẽ đương nhiên.

Vụ "mang quan tài diễu phố": Khám nghiệm lại hiện trường

Sáng nay 20.3, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành khám nghiệm, rà soát lại đoạn mương nơi phát hiện thi thể Nguyễn Tuấn Anh (27 tuổi, ngụ tại Phố Cả, P.Hội Hợp, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
Đây là đoạn mương nơi người dân phát hiện thi thể nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh trong sáng 17.3.
Công an đã đo vẽ lại hiện trường cùng với sự giúp đỡ của người phát hiện thi thể nạn nhân.
Quá trình khám nghiệm, công an phát hiện có một khúc cây bàng dài khoảng 3 m, nơi to nhất có đường kính 29 cm đã bị thâm đen. Đáng chú ý, cây bàng được tìm thấy vẫn còn một số lá non.
Ngoài ra, công an phát hiện thêm một khúc tre dài hơn 1 m.

Công an khám nghiệm lại hiện trường, nơi phát hiện xác Tuấn Anh - Ảnh: Thái Uyên
Những vật tìm thấy được mang về cơ quan điều tra để xác định xem đây có phải là phương tiện gây án hay không.
Được biết, cơ quan chức năng cũng đã đọc lại biên bản khám nghiệm tử thi do Viện Khoa học kỹ thuật hình sự Bộ Công an thực hiện chiều 18.3.
Theo biên bản này, mặt nạn nhân được ghi nhận bị sưng to, da sạm đen; không phát hiện tổn thương ở vùng xương sọ. Cả hai vùng hàm đều có da màu đen nhưng không tổn thương, vùng đầu gối chân trái, tay trái, cánh tay bình thường, vùng mô dưới da và da khuỷu tay có màu sẫm hơn xung quanh. Không phát hiện tổn thương ở xương sống. Đáng chú ý, biên bản này ghi nhận, đã đếm đủ 32 răng, không có dấu hiệu tổn thương, lung lay.
Theo một lãnh đạo Công an tỉnh Vĩnh Phúc, kết quả khám nghiệm này hoàn toàn trùng khớp với kết quả do Công an tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện trong buổi sáng phát hiện thi thể nạn nhân.

(Thanh niên)

Bản khám nghiệm tử thi trong vụ án mạng ở Vĩnh Phúc viết gì?

Trong biên bản khám nghiệm tử thi lần hai đã khẳng định rằng nạn nhân không bị gãy răng như một số tin đồn trước đó…
Liên quan đến cái chết của Nguyễn Tuấn Anh (SN 1986, trú tại Phố Cả, phường Hội Hợp, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), chiều 17/3, người nhà nạn nhân cùng với nhiều người dân đã tập trung trước cổng tỉnh uỷ Vĩnh Phúc phản ứng vì cho rằng cái chết của Tuấn Anh có nhiều dấu hiệu nghi ngờ.


Trang đầu biên bản khám nghiệm tử thi lần thứ nhất
Theo gia đình nạn nhân, trên thi thể của Nguyễn Tuấn Anh có nhiều vết bầm tím ở ngực, đầu; răng của nạn nhân đã không còn. Điều này cũng được viết trong biên bản khám nghiệm tử thi lần thứ nhất như sau: “Gia đình có ý kiến: hai bên mang tai của nạn nhân có vết bầm tím và mồm nạn nhân bị sưng vêu không bình thường”.

Theo thông tin từ hai biên bản khám nghiệm tử thi, xương vùng hộp sọ của nạn nhân đều không bị tổn thương xương. Và cả hai biên bản này đều chú ý đến vùng khuỷu tay trái và đầu gối trái của nạn nhân. Đáng chú ý, trong biên bản khám nghiệm tử thi lần hai đã khẳng định rằng nạn nhân không bị gãy răng như một số tin đồn trước đó.
Cũng trong ngày 17 và sáng 18/3, đã xuất hiện những thông tin về việc cơ quan pháp y tiến hành khám nghiệm, cho rằng nạn nhân bị tử vong là do uống rượu say, ngã xuống nước và chết đuối. Về thông tin này, Đại tá Đỗ Văn Hoành – PGĐ Công an Vĩnh Phúc đã khẳng định trên tờ báo Người lao động online rằng: “Biên bản không có kết luận nạn nhân bị chết do “ngạt nước”, đây là do một số đối tượng có ý đồ xấu đã cố tình tạo ra dư luận không đúng sự thật. Trong biên bản ghi rõ các thương tích, kết luận ban đầu là do bị đánh chết. Ngay cả gia đình trong buổi làm việc với chúng tôi cũng không hiểu tại sao lại nghe theo”.
Như vậy, cho đến thời điểm này, nội dung biên bản khám nghiệm là như vậy nhưng cơ quan điều tra vẫn chưa kết luận gì khác ngoài sự việc được suy luận một cách logic rằng: khi được phát hiện ngày 17/3, trên người anh Tuấn Anh vẫn còn đầy đủ giấy tờ tùy thân, tiền bạc, nhẫn đeo tay… nên có khả năng loại trừ giết người để cướp tài sản.

Nhiều người dân đã tụ tập trên các tuyến phố ở Vĩnh Phúc ngày 17/3


Tất cả vẫn đang chờ thông tin kết luận rõ ràng hơn từ Cơ quan điều tra tỉnh Vĩnh Phúc về cái chết của anh Tuấn Anh. Và theo tiến trình điều tra vụ án, mới đây nhất, cơ quan CSĐT - C.A tỉnh Vĩnh Phúc (PC45) đã khởi tố, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối tượng tên là Nguyễn Văn Bình (tức Bính Cong, SN 1997, trú tại P. Đồng Tâm, TP Vĩnh Yên) về tội giết người.

Một số nội dung của hai biên bản khám nghiệm tử thi

Theo biên bản khám nghiệm tử thi lần thứ nhất vào ngày 17/3, khung xương hàm hai bên không dập gãy, da vùng đầu không có vết tổn thương. Trên thân thể không có dấu vết tổn thương, sờ nắn hệ thống xương tứ chi không dập gãy. Xương vùng hộp sọ không có tổn thương.

Cơ vùng gáy không bầm dập, không tụ máu, xương đốt sống cổ không dập gãy, xương sườn hai bên không gãy. Với vết rách vải ở quần bên đầu gối trái, cơ dưới da bầm dập nhẹ. Phổi hai bên phù nề, lang khí phế quản sạch, mặt cắt phổi dai, có nhiều máu đông ở động mạch phổi.

Với biên bản giám định lần thứ nhất, gia đình có ý kiến: hai bên mang tai của nạn nhân có vết bầm tím và mồm nạn nhân bị sưng vêu không bình thường.
Trong biên bản khám nghiệm tử thi lần thứ hai được tiến hành vào chiều ngày 18/3, kết quả cho thấy mặt nạn nhân bị sưng to, da sạm đen. Lưỡi hơi thè không có tổn thương, kiểm tra răng thấy có đủ 32 chiếc, không có tổn thương, không lung lay. Xương sọ không có tổn thương.

Cả hai vùng hàm đều có da màu đen nhưng không có tổn thương. Vùng cổ da bên ngoài sạm đen, không có xây sát, rách da, tụ máu. Xương sống không có tổn thương. Tay trái, cánh tay bình thường vùng mô dưới da và da khuỷu tay có màu sẫm hơn xung quanh. Vùng đầu gối chân trái có dưới da và mô da màu sẫm hơn xung quanh, xương bánh chè không có tổn thương…
 
Nhóm PV
  (GDVN)

Vụ án mạng ở Vĩnh Phúc: “Nhân vật đặc biệt” viết bản cam kết tự nguyện ở lại cơ quan Cảnh sát Điều tra

4ab4e 20130318131137 20130317223439 vp1 Bắt 4 đối tượng vụ giết người ở TP Vĩnh Yên
Để đảm bảo an toàn tính mạng, sau khi làm việc với cơ quan điều tra xong, Hiệp đã tự nguyện viết bản cam kết ở lại cơ quan CSĐT – công an tỉnh Vĩnh Phúc (PC45) để tiếp tục cung cấp thông tin liên quan đến vụ việc.
Chiều 20/3, trao đổi với báo chí, bà Bùi Thị Tý, mẹ của Nguyễn Duy Hiệp (nhân vật đặc biệt trong vụ án rúng động tại Vĩnh Phúc – PV) cho biết, bà nhận được thông báo của công an tỉnh Vĩnh Phúc – Phòng PC45 về việc con trai bà sau khi được cơ quan công an cho về đã tự nguyện viết bản cam kết ở lại cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Vĩnh Phúc (PC45).
Thông báo được gửi tới mẹ của Hiệp, trong đó có nêu rõ Hiệp đã tự nguyện viết bản cam kết ở lại Cơ quan CSĐT sau khi làm việc xong với cơ quan điều tra.
Bà Tý cho biết thêm: “Trao đổi với tôi, cơ quan công an cũng nói, họ không có quyền giữ người vô tội nhưng vì Hiệp còn “hốt” nên đã tự nguyện viết bản cam kết ở lại cơ quan CSĐT để công an bảo vệ an toàn tính mạng cho mình”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, Nguyễn Duy Hiệp (sinh năm 1986, ở xóm Hốp, P. Hội Hợp, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) là em họ của nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh.
Hiệp là ‘nhân vật quan trọng’ của vụ án ở Vĩnh Phúc. Lê Thế Thanh, người anh rể cả của gia đình nạn nhân, cho biết: “Đêm ngày 14/3, sau khi liên hoan với một số anh em làm cùng công ty, Tuấn Anh về đến nhà cũng vào quãng nửa đêm. Lúc này, Tuấn Anh nhận được điện thoại của người em họ có tên Hiệp gọi đến quán ăn đêm ở khu Quán Tiên.
Khi lên đến nơi, Tuấn Anh đã thấy Hiệp và một thanh niên đầu trọc đang có xô xát với một nhóm người trong quán ăn. Thấy Hiệp bị hành hung, Tuấn Anh vào can ngăn nhưng mâu thuẫn ngày một căng thẳng hơn.
Bị nhóm thanh niên đuổi đánh, Tuấn Anh chạy theo hướng bờ sông. Bản thân Hiệp cũng bị đánh nhóm thanh niên nhảy vào đánh.
Nhiều người dân quan tâm vụ việc đã tới theo dõi quá trình khám nghiệm lại hiện trường.
Sau khi sự việc xảy ra, Hiệp đã được cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Vĩnh Phúc (PC45) mời lên công an tỉnh làm việc vì đã liên quan đến việc mất tích của Tuấn Anh. Trong quá trình làm việc tại cơ quan điều tra, Hiệp đã cung cấp một số nguồn tin liên quan đến việc anh Tuấn Anh bị một số thanh niên đánh vào khoảng 24h ngày 14/3/2013 tại quán nhà ông Soạn, bà Trang ở phố Quán Tiên, P. Hội Hợp.
Sau khi làm việc với cơ quan điều tra xong, Hiệp đã tự nguyện viết bản cam kết ở lại cơ quan CSĐT để tiếp tục cung cấp thông tin liên quan đến vụ việc trên.
Mẹ của Hiệp cho biết, sau khi nghe tin người anh họ của mình qua đời, Hiệp không ăn uống được mấy, suy nghĩ nhiều, người gầy đi trông thấy.


(GDVN)

VN: khế ước xã hội và bầu cử

Người Việt Nam đi bỏ phiếu

Theo cách hiểu thông thường nhất, Hiến pháp thành văn là một văn bản có hai đặc điểm: là luật cơ bản của quốc gia (văn bản để thiết lập các cơ quan công quyền và trao những quyền lực cần thiết cho các cơ quan này); và có vị trí cao nhất trong hệ thống các văn bản pháp luật của quốc gia.

Chính vì vậy, các quốc gia thường có thiết chế bảo vệ Hiến pháp với việc áp dụng và giải thích Hiến pháp trong các tranh chấp. Ví dụ như, bảo Hiến được trao cho Tòa án Tối cao (Mỹ), Tòa án Hiến pháp Liên bang (Đức).

Theo cách hiểu này, một số quốc gia không có Hiến pháp thành văn, như Anh, Bắc Ireland, New Zealand bởi ở các quốc gia này không có văn bản nào thỏa mãn hai đặc điểm trên.

Tuy nhiên, ngày nay Hiến pháp được hiểu theo một nghĩa rộng hơn.

Khi nhắc đến Hiến pháp, người ta thường liên hệ tới hệ thống tổng thể các cơ quan nhà nước của một quốc gia, là tổng hợp các nguyên tắc, quy định để thiết lập và chi phối chính quyền.

Theo nghĩa này, Anh vẫn có Hiến pháp nhờ có một hệ thống chính quyền xuyên suốt và phức hợp. Hệ thống chính quyền nước Anh được xem là một trong số các hệ thống chính trị thành công nhất, được áp dụng tại nhiều quốc gia như Úc, New Zealand, Singapore, Malaysia, Hong Kong…

Đối với các quốc gia có Hiến pháp không thành văn, các nguyên tắc, quy định về Hiến pháp được tìm thấy trong các nguồn khác nhau.

Chẳng hạn như, ở Anh, nguồn của Hiến pháp bao gồm: Các đạo luật của Nghị viện, các quyết định của Tòa án, hay các tập quán, thủ tục thiết lập các cơ quan công quyền, và thậm chí là các nguyên tắc được ban hành bởi Thủ tướng để điều chỉnh cách quản lý của các bộ trưởng.

Khế ước

"Hiến pháp không phải là khế ước giữa người dân với chính quyền, mà là khế ước xã hội giữa người dân với nhau để thành lập nhà nước bởi Hiến pháp có trước chính quyền."

Tom Paine cho rằng Hiến pháp có trước chính quyền, và chính quyền chỉ là một thực thể của Hiến pháp.

Hiến pháp không phải là văn bản do chính quyền tạo ra mà là của người dân để xây dựng chính quyền, và chính quyền không được thiết lập bởi Hiến pháp là một chính quyền không chính nghĩa.

Do vậy, Hiến pháp không phải là khế ước giữa người dân với chính quyền, mà là khế ước xã hội giữa người dân với nhau để thành lập nhà nước bởi Hiến pháp có trước chính quyền. Chính vì thế, chủ thể lập Hiến phải là nhân dân.

Còn bầu cử mới là khế ước giữa người dân với chính quyền (nhà cầm quyền).

Hiệu lực của Hiến pháp thường phụ thuộc vào mức độ tôn trọng nó từ nhà cầm quyền. Chính vì thế, các bản Hiến pháp thường phải bộc lộ được các quy định về bầu cử dân chủ. Đó là các cuộc bầu cử mà nhà cầm quyền chỉ có được quyền lực thông qua sự ủng hộ bằng lá phiếu của cử tri.

Ngoài ra, để đảm bảo giá trị “thực” của Hiến pháp thì phải có một thiết chế độc lập để thay mặt nhân dân (chủ thể lập Hiến) giám sát sự tuân thủ Hiến pháp của các cơ quan công quyền, cũng như các thành viên trong xã hội.

Bởi vì, nhân dân không thể quy tụ đầy đủ một cách thường xuyên để đưa ra các quyết định như vi Hiến… Hoạt động của thiết chế bảo Hiến độc lập này là một trong số các căn cứ quan trọng mà người dân dựa vào để đánh giá việc phụng sự “tinh thần” của Hiến pháp từ phía nhà cầm quyền, và người dân sẽ phán xét thông qua các cuộc bầu cử.

Giá trị của Hiến pháp

"Nếu người dân không được thực sự quyết định quyền chọn nhà cầm quyền của họ dựa vào phiếu bầu, quyền lực mãi vẫn không phải là của nhân dân."

Có lẽ, hình thức Hiến pháp thành văn hay không thành văn không quyết định nên giá trị của Hiến pháp trên thực tế.

Nếu một bản Hiến pháp thành văn (đạo luật cơ bản, có vị trí cao nhất của quốc gia) mà những chủ thể có liên quan không tôn trọng nó thì Hiến pháp cũng chỉ là “đẹp trên giấy” mà thôi.

Nhà cầm quyền có thể “trừng phạt” những người dân vi phạm pháp luật, rộng hơn là vi Hiến, thông qua hệ thống các cơ quan công quyền như cảnh sát, nhà tù… nhưng người dân chỉ có thể “tước quyền” của nhà cầm quyền trong các cuộc bầu cử.

Nếu người dân không được thực sự quyết định quyền chọn nhà cầm quyền của họ dựa vào phiếu bầu, quyền lực mãi vẫn không phải là của nhân dân. Và Hiến pháp không phải là chỗ dựa để nhân dân phán quyết việc tuân thủ Hiến pháp của nhà cầm quyền, mà khi đó Hiến pháp được sử dụng như một công cụ củng cố quyền lực của nhà cầm quyền.

Nếu quyền lực có được từ nhân dân và có thể bị nhân dân lấy lại thì người lãnh đạo sẽ làm theo cách tốt nhất có lợi cho chủ nhân ngay cả khi không có luật pháp.

Nếu nhà cầm quyền có trong tay quyền lực không phải từ nhân dân, không thể bị phế truất bởi nhân dân thì thậm chí có cả một rừng luật nhưng họ vẫn hành xử như “luật rừng” vì lợi ích bản thân và những người hỗ trợ cho việc nắm quyền của họ.

Vì thế, tồn tại sự xung đột trong cách hiểu về luật pháp, trong suy nghĩ của người dân thì luật pháp phải là phương tiện giới hạn nhà cầm quyền, điều này biến hoạt động của nhà cầm quyền bị bó hẹp trong một cái “ao tù”.

Còn đối với nhà cầm quyền, thì luật pháp là công cụ nhằm củng cố quyền lực và luật pháp là một thứ gì đó mà họ thường viện dẫn để đổ lỗi hay nói cách khác, luật pháp là bệ đỡ cho những sai trái của nhà cầm quyền. Cả hai cách hiểu đều làm mất đi giá trị của luật pháp.

Giá trị của luật pháp là phương tiện hỗ trợ chính quyền trong việc phụng sự nhân dân.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, người vừa tốt nghiệp bằng Master of Laws, Đại học Victoria và hiện sống tại Wellington, New Zealand. 
Trần Đức Tuấn
Gửi đến (BBC) từ Wellington, New Zealand

Người Buôn Gió - Vì sao phải cố gắng chính trị hoá quân đội?

Gần đây liên tiếp trên báo Quân Đội Nhân Dân nhiều vị học giả, tướng lĩnh quân đội đăng đàn bảo vệ quan điểm chính trị hoá quân đội qua mục tiêu cụ thể là trung thành với Đảng Cộng Sản Việt Nam. Để bảo vệ quan điểm này, nhiều vị đã trưng ra mọi bằng chứng, lý luận để bảo vệ quan điểm là đúng. Thậm chí có vị còn cho rằng đây là quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh để át đi mọi lý luận khác.

Vì sao hệ thống lý luận gần đây lại ráo riết bảo vệ quan điểm này như vậy. Xin mời xem một số bài viết, nhận xét về quân đội Trung Quốc, một nước có hệ thống chính trị tương đồng với Việt Nam để tham khảo.

Nhận xét của chuyên gia quốc tế cho thấy vì sợ biến động do biểu tình của người dân trong vụ Thiên An Môn, phải cần đến quân đội đàn áp, rút kinh nghiệm nên ĐCS Trung Quốc kiên quyết duy trì bằng mọi giá điều khiển quân đội, nắm giữ quân đội và buộc quân đội trung thành nghe theo lời , bảo vệ vị trí lãnh đạo của ĐCS TQ trước mọi động thái của nhân dân.

Và thực tế như một trung tướng Trung Quốc kể lại, nhờ có sự trung thành tuyệt đối của quân đội đã làm nên thảm sát Thiên An Môn. Giữ vững được quyền lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc. Tuy nhiên viên tướng này cũng kể lại rằng lúc đó nhiều tướng lĩnh khác đã đắn đo không huy động quân đàn áp sinh viên tại Thiên An Môn, thậm chí có tướng  đến nơi còn than ' bức màn xanh khắp nơi'', đó là quân đoàn trưởng Quân đoàn thiết giáp 28 Hà Yến Nhân. Khi nghe lệnh trên tiến vào Thiên An Môn, Hà Yến Nhân còn băn khoăn là liệu sau này có bị lên toà án binh hay không.? Nhưng viên tướng này bị chỉ trích là không trung thành với ĐCSTQ, hậu quả của họ thế nào không cần phải tìm hiểu chúng ta cũng hình dung ra.

Sau này tổng kết lý luận, người Trung Quốc nhận thấy nếu quân đội mà có những tướng lĩnh do dự như Hà Yến Nhân, Từ Cần Tiên thì không thể nào đàn áp kiên quyết được như vụ Thiên An Môn. Cho nên quan điểm quân đội trung thành với ĐCS thực sự cần thiết cho ĐCS Trung Quốc từ đó. Nhờ có vụ quân đội đàn áp sinh viên, giết hàng nghìn người dân, bảo vệ được ĐCS TQ mà các tướng lĩnh quân đội TQ sau này có thể dương dương tự đắc huênh hoang bảo vệ quan điểm quân đội phải trung thành, nghe theo lời Đảng.

Tóm lại nhìn vấn đề quân đội TQ trung thành với ĐCSTQ là vấn đề cốt lõi để bảo đảm ý đồ bảo vệ quyền lãnh đạo toàn trị của ĐCS TQ. Đó là trọng tâm lớn mà thường bị che đậy dưới những cụm từ '' bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ chế độ XHCN ...''
Trở lại với việc các nhà lý luận dưới mác Giáo sư, Tiến sĩ, Tướng tá của Việt Nam ra sức bảo vệ quan điểm quân đội Việt Nam nhất thiết phải trung thành với ĐCS VN là ý đồ g,?

Câu trả lời như đã thấy , đó là ý của chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ chế độ CNXH.

Thế chủ tịch Hồ Chí Minh có ý đó không? Rất nhiều sách vở và nhân chứng nói rằng chủ tịch HCM không nói ý thế, trước sau như một chủ tịch khẳng định quân đội ta trung với nước, hiếu với dân.

Thế quân đội ta có bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ không.? Thực tế cho thấy hiện nay sự tranh chấp về lãnh thổ của nước ta với nước khác chỉ có Trung Quốc là đáng kể nhất, sau hàng loạt sự chiếm đóng trên hải đảo, biên giới của ta. Quân đội ta trung thành với ĐCS VN, và ĐCS VN là anh em hữu nghị mật thiết gắn bó với ĐCS Trung Quốc. Hai ĐCS này nắm quyền toàn trị hai  đất nước. Trung thành với ĐCSVN bây giờ, quân đội Việt Nam phần nào nhẹ nhàng gánh nặng là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hiện nay, bởi việc chủ quyền được giải quyết theo đàm phán, thoả thuận, đối thoại giữ hai Đảng.

Từ trước khi có vụ Thiên An Môn, quân đội nhân dân Việt Nam trong lời thề của mình, cũng là ý nguyện của chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn nhất quán rằng ;

- Quân đội ta trung với Nước, hiếu với Dân...

Không những thế, Hồ Chí Minh còn chỉ rõ ràng '' đã nguyện tận trung với nước, tận hiếu với dân '' thì mỗi chiến sĩ phải phấn đấu giành những kết quả tối ưu trong thực hiện nhiệm vụ của mình thế mới là vì Dân, vì Nước.

Quan điểm quân đội ta trung với Đảng mà các nhà lý luận đang ra rả hàng ngày kia, đằng sau đó là ý đồ gì, không có gì là khó nhận cả. Đáng suy ngẫm hơn cả về một ý đồ mà có lần một thiếu tướng, giáo sư Bùi Phan Kỳ đã nói trên báo QĐND đầy tiếc rẻ khi chỉ trích quân đội Đông Âu đã không bắn vào người dân Đông Âu khiến CNXH ở Đông Âu bị sụp đổ. Bài viết của thiếu tướng, giáo sư Bùi Phan Kỳ có đã lâu.

http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/5/5/5/156777/Default.aspx
Gần đây vị tướng sắc sảo chính luận với quan điểm sắt máu này bỗng nhiên được báo giới ca ngợi mọi mặt từ đời tư đến quan điểm chính trị, có lẽ không phải là ngẫu nhiên.

http://phunutoday.vn/blog-nguoi-noi-tieng/nguoi-noi-tieng/201203/Chuyen-gian-di-cua-Thieu-tuong-Giao-su-Bui-Phan-Ky-2138889/


Việt Nam có hàng hà vô số tướng về hưu, nhưng một thiếu tướng Bùi Phan Kỳ bỗng nhiên nổi bật được báo giới nhắc nhở đến nhiều, không phải vì ông ta trải qua chiến trận oai hùng như nhiều danh tướng khác. Cuộc đời binh nghiệp của ông ta hầu hết từ năm 20 tuổi đến già ( sinh năm 1926, sau cách mạng tháng 8 tức năm 1945, ông Kỳ chưa đầy 20 tuổi ) là nhờ tài ăn nói nên được làm tuyên huấn êm ấm ở hậu phương. Trong khi các tướng lĩnh khác phải trả giá lăn lộn xương máu trên chiến trường. Bùi Phan Kỳ tạo dựng được vị trí của mình một cách dễ dàng và đơn giản hơn chứng tỏ ông là người rất có '' kiến thức sống ''.Đến nay hơn 80 tuổi, Bùi Phan Kỳ nhờ tài ăn nói của mình lại được báo giới ca ngợi mọi điều vì đâu? Đơn giản là vì quan điểm khéo léo hợp thời cuộc của ông ta, bày tỏ lòng trung thành với giai cấp lãnh đạo đúng thời cơ.

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/03/phi-chinh-tri-quan-doi-se-chi-la-robot-vu-luc/

Trích '' Góp ý tại cuộc tọa đàm về sửa đổi Hiến pháp chiều 13/3, thiếu tướng Bùi Phan Kỳ (Viện Chiến lược quốc phòng) cho rằng, lực lượng vũ trang là công cụ bạo lực sắc bén nhất để bảo vệ lợi ích thiết thân của chủ thể đã tổ chức ra. Trong đó, yếu tố quan trọng hàng đầu là sự trung thành. Điều này đã được lịch sử chứng minh từ thời phong kiến. ''

Nếu quan điểm chính trị hoá quân đội như thế này, n gày nào đó, nhân dân chúng ta phải cần đến rất nhiều hoa và rất nhiều các cỗ quan tài như người Trung Quốc đã dùng ở Thiên An Môn.

Phải chăng sự hợp tác toàn diện hai nước Trung- Việt là để cho tướng lĩnh, giáo sư Việt Nam rút ra những kinh nghiệm cần phải có là quân đội trung thành với Đảng như trong vụ Thiên An Môn.?

Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)

Một việc làm không bình thường

Tôi định không viết bài này, nhưng càng nghĩ càng thấy băn khoăn và bức xúc, nhất là việc nhìn nhận của những người trong cuộc với báo chí sau khi xảy ra sự việc – sách Giáo dục mầm Non có in cờ Trung Quốc.
Sao có người lại nhận thức mơ hồ và lệch lạc như thế? Cờ nước ngoài cắm trước cổng trường học của nước mình lại cho đó là việc bình thường, sao lạ vậy? Không thể tưởng tượng được người đó lại là Giám đốc của nhà xuất bản (NXB). Tôi Người làm công tác xuất bản phải hiểu việc in ấn, phát hành sách và ấn phẩm văn hóa hơn ai hết vả lại là nhà xuất bản Dân trí, độc giả lại càng đặt niềm tin vào họ rất nhiều! Một học sinh mới 5 tuổi còn thấy đó là việc không đúng – không bình thường, nhưng bà Giám đốc NXB Dân trí Bùi Thị Hương lại cho rằng: “Hình ảnh trong sách là hình ảnh của trường Trung Quốc thì phải treo cờ Trung Quốc chứ không thể treo cờ Việt Nam được. Tôi thấy nội dung và hình ảnh rất bình thường không có gì nặng nề”. Thật là một lời giải thích có tính bào chữa, biện minh quá khó nghe và không thể chấp nhận được. Việc đã xảy ra là điều đáng buồn, đáng tiếc (đáng lẽ không có); nhưng việc đáng buồn, đáng tiếc hơn là sự nhìn nhận khuyết điểm của vị giám đốc không nghiêm túc, có tính thách thức làm cho dư luận xã hội càng thêm bất bình.

Còn bao nhiêu sách in cờ Trung Quốc?
Cuốn "Bé làm quen với chữ cái" NXB ĐH Sư phạm có in cờ Trung Quốc
Còn bao nhiêu sách in cờ Trung Quốc?

Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, việc giao lưu, học hỏi những tinh hoa văn hóa của các nước là một vấn đề cần thiết khách quan, xu thế tất yếu, nhưng khi tiếp nhận cần phải có sự chọn lọc như ông Nguyễn Văn Khang, Phó Giám đốc NXB Giáo dục đã nói chứ không phải “bê nguyên xi” như bà Hương đã trả lời với báo chí. Việc mua bán phải minh bạch, xòng phẳng “thuận mua vừa bán”, sao lại có sự ràng buộc của bên đối tác là không được sửa chữa nội dung kể cả hình thức. Tôi cho rằng sự giao ước này là không minh bạch, theo nghĩa nào đó là chúng ta đã bị thua trên sân nhà.

Có lẽ bà Hương mãi lo toan việc làm sách để bán, nên không kiểm soát hết việc làm thiếu minh bạch của mình: vừa phải “giữ uy tín” với đối tác (bên bán bản quyền), vừa phải đảm bảo theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thậm chí bà cũng không quan tâm hoặc vô tình không hay không biết về dư luận không đồng tình việc Trung Quốc in hình lưỡi bò trên hộ chiếu của công dân mình để đi sang nước khác, việc lồng đèn Trung Quốc có in chữ “Tam Sa” bằng tiếng Hoa, và nhân dân cũng không đồng tình ai đó đã in bản đồ Việt Nam không có đảo Hoàng Sa và Trường Sa… nên bà Hương đã thản nhiên “treo cờ” Trung Quốc nơi cổng trường của Việt Nam làm cho dư luận xã hội càng trở nên bức xúc, nhưng bà lại cho đó là bình thường. Tôi đồng tình với GS. Phạm Minh Hạc “thu hồi toàn bộ số sách cho trẻ mầm non có vẽ cờ Trung Quốc để chỉnh sửa không phải là cách giải quyết tận gốc”.

Đây là một vấn đề không bình thường, xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của công dân Việt Nam, làm xôn xao dư luận cả nước, là một việc rất hệ trọng, các ngành chức năng cần làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của việc sai phạm trên, nhằm lập lại trật tự kỷ cương trong ngành xuất bản, ngăn chặn “căn bệnh” không để lây lan, đem lại niềm tin cho quần chúng nhân dân, làm yên lòng vong linh những người đã ngã xuống để cho lá cờ của Tổ Quốc Việt Nam mãi thấm tươi và luôn bay cao trên bầu trời của đất nước Việt Nam mến yêu./.
Tô Minh Giới
(Nhà báo và Công luận)

“Lỗi kỹ thuật” bị ỉm đi còn lớn hơn “đập Sông Tranh 2”

…Rò rỉ đập Sông Tranh 2 chỉ là:
 “phần nổi của tảng băng chìm”
 … mọi thiệt hại đều thuộc về nhân dân.
Nói tới đập thủy điện Sông Tranh 2 (ST2) thì ai cũng nghĩ tới sự cố rò rỉ nước qua thân đập, nó đã gây bất bình dư luận trong cả nước, gây hoang mang lo lắng an toàn tính mạng cho dân chúng cả một vùng rộng lớn phía hạ lưu (đang từ an cư lạc nghiệp thì nảy sinh bồn chồn lo lắng rằng mình có thể bị cuốn trôi bất thình lình nếu đập bị vỡ). Sự vụ đó cũng đã tốn nhiều giấy mực trong mấy trăm tờ báo truyền thông lề Đảng, chính vì thế đã khiến cho các cơ quan công quyền của nhà nước phải nhảy vào quyết liệt nhằm ‘trấn an dư luận’ và ‘tìm cách giải quyết’, nhiều ủy viên Trung ương đã phải ‘muối mặt’ công khai trả lời chất vấn một cách miễn cưỡng trái với lương tâm rằng “vẫn đảm bảo an toàn và nằm trong giới hạn cho phép”.
Sự vụ rò rỉ đập Sông Tranh 2 có thể xem như là một lỗi kỹ thuật lớn của tập đoàn nhà nước (thủy điện ST2 thuộc tập đoàn EVN, làm bằng 100% vốn ngân sách, và doanh nghiệp nhà nước thi công). Lỗi kỹ thuật đó được ví giống như lỗi kỹ thuật trong quá trình sản xuất ô tô của một hãng xe hơi nào đó (vì thế hãng đã phải ra thông báo thu hồi hàng chục ngàn xe đã bán, phải bồi thường cho khách, và hãng đã bị thiệt hại hàng trăm triệu đôla). Nhưng điểm khác là: “lỗi kỹ thuật của tập đoàn nhà nước” là quá lớn và mọi thiệt hại đều thuộc về nhân dân.
Nếu ai đó đặt câu hỏi: liệu có còn sự vụ nào khác, kiểu như rò rỉ đập ST2 nữa không? Thì xin thưa rằng: rò rỉ đập ST2 chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” mà thôi. Sau đây xin nêu ra một trong vô số những phần chìm của tảng băng đó, nó còn nghiêm trọng hơn nhiều rò rỉ đập ST2 nhưng đã bị “lặng lẽ ỉm đi” (giống như phần dưới của tảng băng chìm mà không ai nhìn thấy). Đó là hầm dẫn nước khi mới xây dựng xong đã bị nứt vỡ nghiêm trọng (xem ảnh 1 đến ảnh 4 kèm theo). Sự nứt vỡ nóc hầm ‘ghê sợ’ như vậy sẽ dẫn đến sập hầm.


Một công trình nhà máy thủy điện bao gồm 3 hạng mục quan trọng nhất gồm: đập chắn nước, hầm dẫn nước (từ hồ chứa về tua bin), và nhà máy. Trong đó đập chắn và hầm dẫn chiếm trên 70% tổng chi phí xây dựng, và chất lượng xây dựng của 2 hạng mục này cũng quyết định sự tồn vong của nhà máy. Sự cố rò rỉ đập sẽ gây lên hậu quả nhãn tiền, tức là mọi người dân đều biết đều thấy, đều sợ vỡ đập, gây hoang mang lo lắng cho nhân dân vùng hạ lưu và cho toàn xã hội, thậm chí nếu không khắc phục thì có thể dẫn đến vỡ đập cuốn trôi dân chúng vùng hạ lưu. Còn sự cố nứt hầm dẫn nước do nằm sâu kín trong núi nên ít người biết đến, chỉ những cán bộ hữu trách của tập đoàn nhà nước là biết rõ, nhưng vì “chiếc ghế đặc quyền đè bẹp lương tâm” nên họ tìm cách bưng bít thông tin, ém nhẹm nó đi, để rồi giả như không biết mà vẫn cứ nghiệm thu đưa vào sử dụng. Sự nứt vỡ nóc hầm như vậy sau một thời gian thì vết nứt ngày càng phát triển mở rộng, cốt thép trong kết cấu vỏ hầm sẽ ngày càng hoen rỉ trương nở đánh bục bê tông, và đến một ngày nào đó khi mà vỏ hầm dập nứt bục vỡ tới độ không còn khả năng chống đỡ áp lực của đất đá bên trên thì dẫn đến sập sụt một đoạn hầm, tắc hầm dẫn nước và tua bin phát điện dừng hoạt động, khi đó kinh phí thi công sửa chữa là rất lớn (hàng trăm tỷ đồng), và thời gian dừng phát điện tính đến hàng năm trời (thất thu do không bán được điện là hơn 1 nghìn tỷ đồng cho 1 năm dừng phát điện).
Vì sao “rò rỉ đập” không nghiêm trọng bằng “nứt hầm dẫn nước”?
Nếu xem xét một cách tổng thể khách quan về mọi mặt, và xét đúng mức tầm quan trọng của các yếu tố liên quan tới các “lỗi kỹ thuật” nói trên, thì có thể được nêu đại cương qua 3 đặc điểm sau:
           
Một là: “dễ xử lý khắc phục”. Thời đại ngày nay kỹ thuật xây dựng phát triển đạt tới trình độ rất cao, người ta đã xây dựng thành phố trên biển, sân bay trên biển, thành phố dưới mực nước biển, đường hầm qua sông qua biển. Việc khắc phục rò rỉ đập nước là quá đỗi bình thường. Trong khuôn khổ bài viết tôi sẽ không đi sâu mà chỉ đơn cử ra 2 trong nhiều biện pháp như sau: dùng biện pháp khoan phụt lấp đầy bằng vữa chuyên dụng (như kiểu xử lý vết nứt hoặc lỗ rỗng trong đất đá nhưng khác là chất để phụt không phải là vữa XM mà là loại vữa tự trương nở khi gặp nước mua bên Châu Âu), hay cách 2 là khắc phục sự cố ngay từ bề mặt thành đập phía thượng lưu. Cả 2 cách này trong nước đều dễ dàng làm được mà chưa cần cầu viện nước ngoài.
           
Hai là: “ít tốn kém cho việc khắc phục”. Một nhà máy thủy điện như ST2 (công xuất 190 MW) nếu dừng phát điện 1 ngày đêm thì nhà nước mất đi 4,2 tỷ đồng tiền bán điện (vậy mà ST2 đã bỏ hoang cả năm trời rồi và còn tiếp tục để chết mặc dù tiền ngân sách nhà nước đã đổ vào xây dựng nhà máy này trên 5 ngàn tỷ đồng). Việc khắc phục rò rỉ đập sẽ được tiến hành trong khi hồ vẫn tích nước và nhà máy vẫn phát điện bình thường. Biện pháp thi công khắc phục ở đập đơn giản hơn trong hầm rất nhiều (giống như xây dựng đập dễ hơn xây dựng hầm). Việc đánh giá kết quả công tác xử lý là đơn giản và khá chính xác (được hay không biết liền – giống như thấm hay không biết liền). Nếu bắt buộc phải tháo nước để xử lý bề mặt đập phía thượng lưu thì nhiều lắn là mất vài tuần (chứ không như xử lý do nứt hầm thì thời gian phải là hàng năm trời tháo cạn nước và dừng phát điện). Như vậy đem cộng 2 khoản tổn hại (thất thu tiền do dừng phát điện và tiền thi công xử lý trực tiếp) thì sự cố nứt hầm gây tổn thất lớn gấp nhiều lần sự cố rò rỉ đập.
           
Ba là: “dễ phát giác”. Xét dưới góc độ quản lý nhà nước (nhằm phát triển bền vững nền tảng xã hội), thì gần như bất cứ công trình thủy điện nào nếu đã có “bệnh rò rỉ đập” sẽ luôn được phát hiện sớm (bởi nó hiển hiện phô bày trước tất cả “bàn dân thiên hạ”), nó là quá khó để mà bưng bít, dù muốn dấu cũng không có cách chi dấu được, rò rỉ đập ST2 là ví dụ điển hình (cán bộ tìm cách bưng bít nhưng nó bị phát giác từ phía người dân). Dân gian đã kể rằng: có một bà nông dân xã Trà Đốc (Trà My – Quảng Nam) sống gần nhà máy, khi đi làm nương thì nhìn thấy đập bị rò rỉ, về nhà nói với hàng xóm: mấy ổng đắp đập ngăn nước mần răng mà ẩu dữ, không bằng tui đắp bờ ruộng, bị rò rỉ là tui bịt được liền, vậy mà mấy ổng vô trách nhiệm quá không chịu bịt lại mà cứ để chảy như thế thì có ngày vỡ đập không chừng. Ông hàng xóm vừa nghe thấy vỡ đập thì giật thót người vì nghĩ tới cái am chắn cá của mình ở ngay bên dưới đập sẽ có nguy cơ bị vỡ tan, nên vội kêu trưởng bản đi thưa lên trên để bắt mấy ảnh bịt rò rỉ lại cho khỏi bị vỡ đập làm hỏng am cá của ông, và thế là sự việc vỡ lở dùm beng lên trên không tài nào bưng bít được nữa).
Đặc điểm “dễ phát giác” này ví như một căn bệnh nào đó của người dễ được phát hiện sớm để mà điều trị kịp thời ngay từ giai đoạn đầu (mà không cho mầm bệnh phát triển đến giai đoạn sau), bệnh này không nguy hiểm bằng những bệnh khó bị phát hiện (ví dụ bệnh ung thư). Đối với sự cố nứt hầm dẫn nước, nếu mấy cán bộ nhà nước mà không nói ra thì chỉ có “trời mới biết” bởi nó là công trình ngầm nằm sâu trong núi, và nó luôn chìm sâu dưới lòng hồ thủy điện trong suốt quá trình sử dụng sau này. Thực tế đến nay sự cố nứt vỡ hầm dẫn nước này vẫn đang bị “nhóm lợi ích” ém nhẹm.
           
Ba đặc điểm trên đây cho thấy rõ rằng sự cố “rò rỉ đập” là không tệ (không nghiêm trọng) bằng sự cố “nứt hầm dẫn nước”! Vậy tại sao trong khi sự cố “rò rỉ đập ST2” ầm ĩ cả lên đến mức phải lôi ra chất vấn công khai trên nghị trường Quốc hội, thì sự cố “nứt hầm dẫn nước” vẫn bị ém nhẹm? Câu trả lời đơn giản là: chỉ vì rò rỉ đập “không thể bưng bít được”, còn sự cố nứt hầm “đã được bưng bít” một cách có hệ thống của các nhóm lợi ích trực tiếp từ dự án, họ là những cán bộ viên chức nhà nước, là đảng viên Đảng CSVN, họ đã chỉ đạo rằng: các đồng chí phải tìm cách bưng bít nó lại, tung tóe ra là chết cả lũ, cứ đưa vào sử dựng, có sập hầm thì cũng phải vài ba năm nữa, khi đó không còn là trách nhiệm của chúng ta. Họ cho rằng hậu quả của nứt hầm cùng lắm là sập hầm mà biểu hiện của nó chỉ là tắc nước, dừng phát điện chứ không chết người đổ nhà mà sợ.
Qua sự việc trên sáng tỏ thêm rằng cán bộ nhà nước, là Đảng viên, nhóm lợi ích lớn, nhỏ đang nằm trong các tập đoàn nhà nước tranh thủ thời cơ mà đục khoét rút ruột công trình một cách có hệ thống từ trên xuống dưới. Bọn họ sẵn sàng vì lợi trước mắt mà bất chấp hậu quả sau này nhà máy có thể bị bỏ hoang. Sự lãng phí cả ngàn tỷ đồng tiền thuế của dân và để rồi “giá điện tăng để bù lỗ” kéo theo giá tiêu dùng tăng theo, và chỉ có mức sinh hoạt của dân là đi xuống.

Nguyễn Mạnh Tuấn
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Bí mật động trời của Tướng Hưởng và Beo Hồng!

(TTHN) - Bài viết ba lăng nhăng, cậu giai xinh bé mặt ging y như mặt cha - Nhà văn Trần Nhật Tuấn. Đăng để thấy trình độ của QLB là như thế đấy :D

Cả làng báo lề Dân, lề Đảng đều biết rõ Beo Hồng có quan hệ 'mật thiết' với Tướng Nguyễn Văn Hưởng và cùng nhau đã mấy chục năm làm mưa, làm gió không những trên chính trường Việt Nam mà còn nổi tiếng là 'sứ giả của Địa ngục' đối với những nhà hoạt động dân chủ.  Thậm chí 'chỉ cay mũi' cả hai cũng tống tiễn nạn nhân vào 'địa ngục' trần gian. Cả hai tính cách đặc biệt giống nhau đến kỳ lạ!
Chính Tướng Hưởng đã được Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 'trả ơn cho tấm' Huân chương Quân công hạng nhất vì thực hiện chuyên án C509 (Bộ Công an) có công tống giam những nhà hoạt động dân chủ Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long và Nguyễn Tiến Trung và vụ bắt Cù Huy Hà Vũ nhờ 'mấy bao cao su rách'!
Suốt nhiều thập kỷ trôi qua, người ta thấy Hưởng 'trung thành' với thị Beo và thị Beo cũng là cửa 'dắt mối' làm tiền cho Hưởng. Bản tính của con người như Tướng Hưởng chẳng bao giờ tin ai ngoài chính ông ta, nhưng tại sao Beo lại có một vị thế 'độc đáo' đối với Hưởng mà cho dù sau này Beo đã già theo năm tháng, Tướng Hưởng thì ngày càng phong độ, 'xinh giai' như chính beo Hồng viết trên Blog của mình, nhưng Tướng Hưởng vẫn coi Beo là 'Nhà' thứ 2 của mình tại TP.HCM. Muốn biết bí ẩn này thì phải trở lại 25 năm về trước...
Khi Nguyễn Văn Hưởng mới chỉ là anh Cục phó an ninh quèn bị đày vào 'trông coi' phía Nam, cái thời Hưởng còn đói rách vào những năm thập niên cuối 80, đầu 90, Hưởng còn đi 'trấn lột' của từng Việt kiều, từng nhà đầu tư nước ngoài vào Sài gòn bằng cách xin đểu "Cho 1000 đô để có tiền làm nhà..."...
Dù cái chức con con, nhưng Hưởng đã khét tiếng trong giới Việt Kiều về nước và những nhà đầu tư 'nhanh nhảu' vào Việt Nam sớm... Cái thời Việt Nam không khác những 'con Hủi' dưới mắt thế giới, ai vào Việt Nam mà bị Hưởng hỏi thăm cũng đều ngoan ngoãn cống nộp cho Hưởng để được yên thân.
Ở cái tuổi ngoài 40, tiền thì rủng rỉnh chút chút, nhưng 'thét lác' thì kinh hãi! Khiến thị Beo đem lòng 'mơ tưởng'! Quả thị Beo có con mắt 'nhìn xa, trông rộng'. Thị đã đầu tư đúng vào một món hời lớn mà thị đã được hưởng suốt mấy chục năm qua!  Cùng Hưởng đi cướp, trấn lột thiên hạ, làm mưa làm gió, khiến cả bày xếp hàng 'xin diện kiến' dể bẻ cong pháp luật, giúp trả thù vặt, giúp đòi nợ thuê.... Hưởng và Beo đã có thời chẳng từ một việc gì miễn là được trả tiền... thời đó có khi chỉ vài trăm đô cho Beo là đã tống được khối kẻ vào tù... "Cho bõ ghét"

Hai 'Gia xinh' nhà thị Beo!
Nhờ 'mối lương duyên' này đã cho thị Beo quyền 'làm mẹ' thiên hạ chửi bới vung trời chẳng tha một ai, từ Bác Hồ đến Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thị beo đều xúc xiểm, lang mạ ... nếu người khác thì chỉ cần nói một câu bằng 1/1000 thị  đã phải vào tù 'mục xương', nhưng Beo không những nhởn nhơn mà lại khiến ai ai cũng khiếp sợ bởi như bố của Beo tuyên bố "Hưởng là con rẻ của tôi"!
Cái thời cuối thập niên 80 đầu 90, cái chuyện 'hủ hóa' còn kinh thiên động địa và có lẽ xã hội còn tử tế hơn bây giờ nên Hưởng không có nhiều em chân dài để lựa chọn! Thấy một cô 'trăng trắng' kém mình đến 15 tuổi dâng 'mỡ đến miệng mèo' thì Hưởng 'xơi' ngay. Kết quả là cậu cu con của 'giai xinh' ra đời! Suốt gần 25 năm qua bí mật động trời này đã được dấu kín. cả Tướng Hưởng và thị Beo đều là Đảng viên Đảng CSVN cơ đấy!!!
Tội 'hủ hóa' của Hưởng nếu bị bại lộ thì Hưởng đã thân bại danh liệt từ gần 25 năm về trước chứ không phải để y giết hại không biết bao người dân vô tội từ Quan chức Thượng tầng đến hạ tầng như y đã gây ra!
Việc kiểm chứng những tố cáo này của Bản Quan chỉ cần lấy vài sợi tóc từ mái đầu xanh và mái đầu bạc của 'hai giai xinh' thì ra ngay sự thật 100%!!!
Tướng Hưởng đã lừa dối Đảng cộng sản và nhân dân đấy, vậy ngài Thủ Tướng, ngài Tổng bí thư tính sao đây???
Cần phải bắt Nguyễn Văn Hưởng đền tội lừa dối Đảng và Nhân dân để được lên Tướng, lên chức giết hại dân lành, cuosp bóc, trấn lột làm giàu chứ???
(VLB)

Người cầm đầu đưa Dương Chí Dũng trốn thân thiết với Năm Cam

Đến thời điểm hiện nay, Trần Văn Dũng tạm được cơ quan điều tra xác định là kẻ cầm đầu trong đường dây đưa ông Dương Chí Dũng (cựu Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam) bỏ trốn. Vậy Trần Văn Dũng là ai?

Ông Dương Chí Dũng bỏ trốn kéo theo gần chục người vướng vòng lao lý. Ảnh: Đức Nam.
Trùm giang hồ đất Cảng

Chỉ sau ít ngày thông tin bắt được cựu Cục trưởng Cục Hàng hải Dương Chí Dũng vào ngày 4-9-2012 được thông báo, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã bắt giam Trần Văn Dũng (45 tuổi, ở đường Trần Quang Khải, quận Hồng Bàng, Hải Phòng).

Vụ án Trần Văn Dũng cùng đồng bọn tổ chức cho ông Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài được khởi tố và liên tiếp sau đó, hàng loạt cán bộ công an bị khởi tố, bắt giam, trong đó mới đây là đại tá Dương Tự Trọng, em ruột ông Dương Chí Dũng.

Nói tên đầy đủ Trần Văn Dũng hầu hết mọi người đều không để ý nhưng nhắc đến biệt danh Dũng “Bắc Kạn” thì nhiều người dân đất Cảng khá rõ. Trần Văn Dũng chính là Dũng “Bắc Kạn”, được biết đến như một một trùm giang hồ có tiếng.

Ông H., một người đã rửa tay gác kiếm kể, Dũng “Bắc Kạn” là một trùm đường dây cá độ bóng đá, cờ bạc lớn xuyên quốc gia. Dũng đi Ma Cau như đi chợ, thường xuyên ra nước ngoài lại có thế lực, mối quan hệ rộng trong thế giới ngầm ở nước ngoài. Vì vậy, đường đi nước bước trốn ra nước ngoài, len lỏi trong cộng đồng người Việt cũng như người bản địa đối với Dũng dễ như trở bàn tay.

Cũng theo ông H., Dũng “Bắc Kạn” ẩn mình khá tốt, luôn tạo ra vỏ bọc kín đáo, có quan hệ thân tình với một số cán bộ bảo vệ pháp luật... Vì vậy, việc ai đó tin cậy nhờ Dũng “Bắc Kạn” tổ chức đưa Dương Chí Dũng đi trốn ở nước ngoài là điều dễ hiểu.

Giới giang hồ trong Nam ngoài Bắc đều đánh giá cao Dũng “Bắc Kạn” về khả năng nắm bắt thời thế, tinh vi, nên Dũng “Bắc Kạn” tạo thế cho mình rất giỏi hơn hẳn các trùm giang hồ khác dù Dũng ít tuổi hơn.

Nhiều lần thoát hiểm

Đầu những năm 90 thế kỷ trước, tuổi tuy mới ngoài 20 nhưng Dũng “Bắc Kạn” đã sớm trưởng thành và có tiếng trong giới giang hồ đất Cảng.

Dũng “Bắc Kạn” có quan hệ khác thân thiết với trùm Năm Cam, trùm ma túy Ngô Đức Minh (tức Minh “sứt”), Nguyễn Duy Dũng (tức Dũng đui)...

Ngay trên đất Cảng, tuy ít tuổi hơn, Dũng “Bắc Kạn” cầm đầu hẳn một băng nhóm có tiếng trong giới giang hồ, sẵn sàng “bằng phân” với các trùm khác như Cu Nên, Lâm già.

Cuối năm 1992, Dũng “Bắc Kạn” Nam tiến, mở rộng địa bàn làm ăn và tham gia một băng nhóm giang hồ gốc Hải Phòng.

Tại TPHCM, Dũng “Bắc Kạn” kết thân với Dũng AK, một trùm giang hồ nổi tiếng tàn bạo bởi luôn sử dụng hàng nóng để giải quyết ân oán...

Đầu năm 1996, Dũng “Bắc Kạn” bị công an bắt giữ trong một đường dây chuyên buôn tiền xuyên quốc gia. Ra tù, trong lúc đang bơ vơ, Dũng “Bắc Kạn” được đàn chị là Dung Hà dang tay nâng đỡ, đưa vào TPHCM cùng tính kế làm ăn.

Tháng 5-2000, Dũng “Bắc Kạn”, Dũng AK và Dũng đui bị Công an TPHCM bất ngờ bắt tại phòng nghỉ ở khách sạn Embassy với một lượng heroin. Tuy nhiên, Dũng “Bắc Kạn” bỗng dưng thoát tội một cách ngoạn mục.

Sau cú chết hụt này, Dũng ra Bắc hoạt động theo các chương trình “liên kết” với các băng nhóm giang hồ phía Nam.

Sau khi Dung Hà bị trùm Năm Cam chỉ đạo đàn em bắn chết, Dũng “Bắc Kạn” quay về Hải Phòng, lập đầu mối trong đường dây ma túy của Minh “sứt”.

Khi trùm Năm Cam sa lưới rồi sau đó lần lượt trùm Minh “sứt”, Dũng AK... bị bắt, năm 2002 Dũng “Bắc Kạn” bỗng dưng mất tích.

Nhiều lời đồn đoán của giới giang hồ về sự biến mất của Dũng “Bắc Kạn”, người thì cho là Dũng đã cao chạy xa bay ra nước ngoài, kẻ đoán là Dũng đi tu sau khi gây nhiều ân oán giang hồ, thậm chí có thể Dũng đã bị thanh toán mất xác đâu đó...

Đến ngày 9-7-2002, Dũng “Bắc Kạn” bị lực lượng đặc nhiệm bắt gọn tại nhà một vận động viên (ở đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, Hà Nội) theo chỉ đạo của Ban chuyên án Năm Cam.

Sau khi ra tù, Dũng “Bắc Kạn” về Hải Phòng điều hành mạng lưới cờ bạc, cá độ bóng đá xuyên quốc gia qua internet, và mới đây bị bắt giữ vì giúp ông Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Thiên Hải
(Tiền Phong)

Coi chừng tức nước vỡ bờ!

Hình minh họa
Tạp Chí Dân Chủ (Journal of Democracy) mới ra một số đặc biệt với chủ đề là “Trung Quốc tới cảnh tức nước vỡ bờ,” trong tiếng Anh viết là “China at the Tipping Point.” Tipping Point là sắp lật đến nơi, một ẩn dụ về tình trạng một vật nặng (thí dụ, hòn đá, tảng tuyết) nghiêng dần dần tới một độ nghiêng nào đó thì trọng tâm lệch ra ngoài và lật đổ, kéo theo những hòn đá hay các đám tuyết khác. Trong tiếng Việt chúng ta dùng hình ảnh tức nước vỡ bờ; khi nước dâng lên cao quá sẽ tới lúc bờ đê phải sụp đổ.
Tình trạng sắp lật đến nơi của cộng sản Trung Quốc cũng không khác gì ở Việt Nam. Khối người dân uất ức, chán ghét và khinh bỉ chế độ ngày càng đông hơn. Hiện nay đại đa số dân Việt cũng như dân Trung Quốc đã chán và khinh đám quan chức nắm quyền rồi. Nhưng nhiều người còn sợ, đại đa số thì thờ ơ, lãnh đạm. Nhưng đến lúc số người uất ức đông đúc hơn, nỗi phẫn uất của họ mạnh hơn và vượt lên trên nỗi sợ hãi, thì số người dân công khai đòi thay đổi các chính sách của đảng sẽ lên cao, lôi cuốn theo những người khác, giúp họ hết sợ. Và phong trào này sẽ đưa tới những đòi hỏi phải thay đổi cả chế độ. Các đảng cộng sản ở Trung Quốc và Việt Nam biết như vậy, và họ đang tìm cách ngăn không cho hiện tượng đó xẩy ra, càng lâu càng tốt. Họ ngăn cản được bao lâu, điều này không thể đoán trước được. Nhưng một điều ai cũng thấy, là lòng dân đang ngày càng phẫn uất, như mực nước ngày càng dâng cao hơn.
Cuộc biểu tình tại Vĩnh Phúc trong mấy ngày qua cho thấy lòng phẫn uất đã đưa tới hành động. Cái chết của anh Nguyễn Tuấn Anh cũng chỉ một trong trăm, ngàn cái chết oan khuất khác đã xẩy ra,. Một số được đăng trên báo chí từ mấy năm qua. Ông Trịnh Xuân Tùng bị một trung tá công an đả thương đến nỗi thiệt mạng. Ông Nguyễn Lập Phương chết một cách bí ẩn trong đồn công an ở Hải Phòng sau bốn ngày bị giam. Ông Ðặng Ngọc Trung chết một ngày sau khi bị bắt giam ở đồn công an Bình Phước. Cả ba vụ đều xẩy ra vào đầu năm 2011. Nhưng ba vụ này chưa gây ra những cuộc biểu tình đông đảo khiến chế độ phải đưa hàng ngàn công an tới trấn áp như trong vụ Vĩnh Phú này.
Trong vụ Vĩnh Phú, có đủ những sự kiện tiêu biểu cho các tội ác của chế độ cộng sản hiện nay, ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc. Thứ nhất là đám con cái các quan chức lộng hành, tự coi họ có quyền sống bất chấp pháp luật. Giống như Lý Khải Minh, một sinh viên Trung Hoa lái xe cán chết người trong một trường đại học thuộc tỉnh Hà Bắc trong năm 2010. Sau đó Lý Khải Minh còn đưa tay dọa những người bạn của nạn nhân tới ngăn không cho hắn bỏ đi: “Có giỏi thì kiện đi! Bố tao là Lý Cương!” Lý Cương là phó giám đốc công an địa phương. Một vụ cãi nhau trong quán rượu đã khiến anh Nguyễn Tuấn Anh tử vong, chỉ vì anh đụng phải con cái của bọn cường hào. Vì họ nghĩ rằng cả các khâu điều tra, truy tố và xét xử của bộ máy tư pháp sẽ không dám đụng tới họ.
Thứ hai, là cả bộ máy chính quyền, công an, tòa án nằm trong tay một đảng cộng sản, từ trên xuống dưới. Họ đồng lõa với nhau ăn gian nói dối, bất chấp công lý và đạo đức, để bảo vệ đặc quyền của các quan chức và gia đình họ. Trong vụ Vĩnh Phúc, các bác sĩ hay y tá của tổ chức pháp y đã làm giấy chứng nhận là anh Nguyễn Tuấn Anh chết vì say rượu rồi ngã xuống nước chết đuối. Nhưng gia đình cho biết thi thể nạn nhân có nhiều vết tích bầm tím, miệng thì gẫy răng, cho thấy anh đã bị đánh gần chết trước khi bị đẩy xuống nước. Khi gia đình phẫn uất kêu oan thì cả bộ máy công an được sử dụng để đàn áp.
Từ trước đến nay, người dân có thể thờ ơ, lãnh đạm trước những nỗi khổ của những người phải kêu oan khi bị mất ruộng, mất đất, hay bị bắt giam vô lý. Nhưng có dân chúng nước nào có thể chịu đựng cảnh lộng hành của một giai cấp quyền thế coi mạng người như rác mãi hay không? Có người dân ở đâu có thể thản nhiên trước cảnh cả guồng máy cai trị được sử dụng chỉ để bảo vệ đặc quyền của một nhóm quan chức tham ô mãi hay không? Hàng ngàn công an từ Hà Nội kéo nhau về Vĩnh Phú đàn áp một gia đình mất con là một hình ảnh đánh thức lương tâm của tất cả mọi người dân Việt Nam.
Một vụ Vĩnh Phúc khiến người ta nhớ lại tất cả những vụ giết người trước đó. Ai cũng phải tự hỏi bao giờ sẽ đến lượt mình? Ai sẽ là nạn nhân sắp tới, chịu số phận giống như Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Lập Phương, hay Trịnh Xuân Tùng? Nếu vụ Vĩnh Phúc chưa là lúc tức nước vỡ bờ thì sẽ còn nhiều vụ khác.
Tại Trung Quốc, đảng cộng sản biết phản ứng nhanh chóng để làm dịu nỗi phẫn uất của dân. Trong vụ Lý Cương năm 2010, sau khi các công dân mạng khắp nước phản đối, Cương được lệnh phải lên ngay truyền hình toàn quốc khóc lóc nhận lỗi đã không biết dậy con. Nhưng từ đó tới nay, còn bao nhiêu chuyện khác xẩy ra và được đưa lên mạng, lòng người dân vừa ghét, vừa khinh đảng cộng sản ngày càng lên cao. Trong tuần trước, 500 triệu người Trung Hoa trong lục địa vào mạng coi hình ảnh hàng ngàn con heo chết trôi trên con sông ở Thượng Hải. Đó chính là một hình ảnh tiêu biểu cho một chế độ chỉ biết làm giầu mà không thèm bảo vệ môi trường sống của người dân. Dân Trung Quốc lên mạng cũng phơi bầy cảnh chênh lệch giầu nghèo khiến nỗi bất mãn ngày càng sâu xa.
Năm nay, các đại biểu quốc hội Trung Quốc đi dự phiên họp đầu tiên đã ăn mặc rất khiêm tốn, vì năm năm trước các công dân mạng đã trình ầy hình ảnh của các đại biểu với những bộ y phục đắt tiền, những đồng hồ của đàn ông và ví sách tay đắt tiền của phụ nữ.
Tuần báo Economist tuần này cho biết trong Quốc hội Trung Cộng có 70 người là tỷ phú đô la Mỹ; còn trong quốc hội Mỹ không ai có tài sản đến một tỷ đô la. Người giầu nhất Trung Quốc hiện nay, với tài sản 13 tỷ, cũng là một đại biểu quốc hội từ năm 2002. Ông Tống Khánh Hậu (Zong Qinghou, 宗慶後) vốn là một người tự lập thân ở tỉnh Triết Giang. Chỉ được đi học trung học, ông đi làm công việc lao động ở một trường học tại Hàng Châu; rồi mở quán bán nước ngọt trong trường. Chung vốn với hai giáo sư, ông mở một công ty bán sữa, từ đó tiến tới một đại công ty tên là Wahaha (Oa Cáp Cáp, nghĩa là cô gái uống nước, 娃哈哈). Tống Khánh Hậu dùng quan hệ với đảng Cộng sản để mua bán với một công ty sữa lớn của Pháp là Groupe Danone, rồi dùng quan hệ với Danone để làm các cán bộ đảng kính trọng. Năm 1996 Wahaha liên kết với Danone mở nhiều công ty chung, trong đó Danone bỏ vốn 70 tỷ đô la Mỹ và được cho 51% cổ phần. Nhưng đến năm 2007, Danone tố cáo Tống Khánh Hậu đã đem tiền của các công ty chung đó mở các xí nghiệp riêng, cùng bán một thứ sản phẩm sữa. Vụ này được đưa lên báo chí khắp thế giới. Hai bên đi tới thỏa hiệp để khỏi phải ra tòa. Tạp chí Kinh Tài ở Trung Quốc còn cho biết Tống Khánh Hậu bị công an hỏi thăm về tội trốn thuế. Nhưng Tống Khánh Hậu đã trở thành một đảng viên cộng sản ngay khi đảng này mở cửa nhận các nhà tư bản, và đắc cử đại biểu quốc hội từ năm 2002, cho nên không ai nói đến tội trốn thuế nữa.
Không biết đi học lại từ lúc nào mà trong tiểu sử của ông ghi ông có bằng MBA của Đại học Triết Giang. Năm 2008, mấy tờ báo loan tin cả Tống Khánh Hậu  và vợ là Thi Ấu Trân (Shi Youzhen, 施幼珍) đều có “thẻ xanh,” tức là di dân thường trú ở Mỹ; và con gái hai người,  Kelly Zong (Tống Phức Lợi, 宗馥莉) là công dân nước Mỹ. Điều này không đáng ngạc nhiên. Trong năm 2011 đã có 150,000 người dân Trung Cộng xin làm di dân thường trú ở Mỹ. Theo Nhật báo Wall Street Journal thì trong 12 tháng, tính đến tháng Chín năm 2012 đã có 225 tỷ đô la được chuyển từ Trung Quốc sang các nước Mỹ, Canada, Úc, vân vân. Trong khi đó thì luật lệ chỉ cho phép mỗi người dân Trung Cộng được đem ra ngoài mỗi năm tối đa 50,000 đô la!
Tại Trung Quốc cũng như ở Việt Nam, các nhà tư bản đỏ đang chuyển tiền bạc ra nước ngoài, cho con cái đi du học nước ngoài, lấy vợ hay chồng ngoại quốc, trở thành dân thường trú và lấy quốc tịch ngoại quốc. Nơi nhận được nhiều tiền và đông người nhất là nước Mỹ. Con cái ông Nguyễn Tấn Dũng đã đi theo con đường du học và kết hôn đó; và chắc còn nhiều trường hợp khác. Tại Hương Cảng, khi các đại biểu đối lập tố cáo mấy nhân viên cấp “phó chưởng quan” trong chính quyền đang giữ quy chế di dân thường trú tại Mỹ, nhiều người đã xin trả lại “thẻ xanh” cho chính phủ Mỹ. Ở Trung Quốc và Việt Nam chưa thấy trường hợp nào.
Đây có thể coi là là một chiến thuật trong kế hoạch rút dù, hay hạ cánh an toàn, của các lãnh tụ cộng sản. Cô Huỳnh Thục Vi coi đó là một cảnh “tháo chạy” của họ để chuẩn bị cho ngày chế độ sụp đổ. Chắc họ chưa lâm vào cảnh “tháo chạy;” nhưng vẫn cẩn thận, chuẩn bi sẵn sàng. Bởi vì họ cũng đầy đủ tin tức và có trí thông minh để hiểu rằng chế độ này không thể tồn tại mãi được. Nỗi bất mãn ngày càng gia tăng, sẽ đưa tới cảnh tức nước vỡ bờ.
Hai đảng cộng sản ở Trung Quốc và Việt Nam đang tìm cách thay đổi chế độ cho bớt tàn ác, giảm bớt niềm uất hận của dân. Nhưng họ sẽ lâm vào một thế lưỡng nan. Thế lưỡng nan là: Không thay đổi thì sẽ đến cảnh tức nước vỡ bờ; nhưng nếu thay đổi thì lại mở đường cho dân đòi hỏi thay đổi nhiều hơn. Đây là một bài học của chế độ quân chủ Pháp trước cuộc cách mạng 1789. Như Alexis de Tocqueville đã nhận xét, trong cuốn “Chế độ cũ và Cách mạng” (L'Ancien Régime et la Révolution, 1856), chế độ quân chủ sụp đổ không phải vì vua Louis XVI chống lại việc thay đổi, mà vì ông ta chấp nhận thay đổi. Dân Việt Nam và dân Trung Hoa hiện nay có trình độ cao hơn dân Pháp vào thế kỷ 18. Các mạng lưới thông tin trên internet của họ cũng rộng lớn hơn. Nỗi uất ức của họ mạnh không kém. Không ai đoán trước được lúc nào sẽ đến cảnh tức nước vỡ bờ. Nhưng không cách nào tránh được.
Ngô Nhân Dụng
(Người Việt)
 

Phương Uyên 'chỉ là nạn nhân'

Luật sư bào chữa nói có thế lực trên mạng internet muốn thông qua sinh viên Phương Uyên để khiến thanh niên "xa lánh vấn đề chủ quyền".

Hôm thứ Ba 19/3, luật sư Hà Huy Sơn vừa có cuộc tiếp xúc với thân chủ kéo dài khoảng 40 phút tại trại tạm giam Công an tỉnh Long An.

Đây là tiếp xúc đầu tiên của luật sư Sơn với sinh viên Phương Uyên, người bị bắt hồi tháng 10 năm ngoái và sau đó bị khởi tố tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN, theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Hôm 14/10/2012, Nguyễn Phương Uyên, lúc đó 20 tuổi và là sinh viên Đại học Công nghiệp Thực phẩm Hồ Chí Minh, bị công an vào phòng trọ ở TP HCM mang đi điều tra về cáo buộc rải truyền đơn.

Một số trang mạng lưu truyền thông tin Phương Uyên là một thành viên của một câu lạc bộ có tên là Tuổi trẻ Yêu nước có hoạt động chống chế độ.

Theo đó, bốn ngày trước khi Phương Uyên bị bắt, nhóm Tuổi trẻ Yêu nước đã ‘gài truyền đơn bên hông thành cầu An Sương’ ở gần Sài Gòn.

Phương Uyên được nói đã nhận phân công là ‘chụp ảnh những diễn biến hôm đó’.

Sinh viên Nguyễn Phương Uyên
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên năm nay 21 tuổi
'Nạn nhân'

Tuy nhiên, theo luật sư Hà Huy Sơn, thân chủ của ông chỉ là "nạn nhân" của một thế lực trên mạng.

"Phương Uyên còn rất trẻ, hiểu biết về pháp luật không nhiều. Những gì Uyên làm cũng đều đã khai với cơ quan điều tra."
"Qua tiếp xúc, Phương Uyên cho biết nhiều việc làm là do một nhân vật tên là Thành mà Uyên làm quen trên mạng internet hướng dẫn làm," luật sư Sơn nói với BBC.

Theo ông, Phương Uyên là người nhiệt tình hoạt động xã hội, quan tâm tới các vấn đề chủ quyền đất nước, nên việc người quen trên mạng 'hướng dẫn' cô làm các công việc như trong cáo trạng là "âm mưu ngăn chặn thanh niên Việt Nam xa lánh các vấn đề xã hội, vấn đề chủ quyền đất nước".

Luật sư Hà Huy Sơn cũng nói ông sẽ bào chữa theo hướng hành vi của Nguyễn Phương Uyên chưa đủ để cấu thành tội phạm.

Tội danh Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự có khung hình phạt từ 3 tới 12 năm tù.

Luật sư Sơn cho biết sức khỏe của Phương Uyên "không được tốt", bị đau đầu vì không được mang kính.

"Công an đã chuẩn bị xong cáo trạng mười ngày nay, theo luật định trong vòng một tháng nữa phiên tòa sẽ được mở, có chậm trễ thì cũng chỉ thêm một tháng sau đó."

(BBC) 

VN lập công ty quản lý nợ trong tháng Ba


Lập công ty quản lý tài sản là cần thiết để giải quyết các vấn đề bắt nguồn từ nợ xấu

Việt Nam sẽ thành lập công ty quản lý tài sản trong tháng Ba để giải quyết nợ xấu, trang Bloomberg đưa tin ngày 20/3.

"Bộ Chính trị đã thông qua, và quá trình chuẩn bị cũng gần xong," ông Lê Xuân Nghĩa, thành viên của Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia nói với Bloomberg qua điện thoại.

Công ty này sẽ được quản lý bởi Ngân hàng Trung ương và phát hành trái phiếu để hoạt động, ông Nghĩa nói, mặc dù không cho biết giá trị cụ thể là gì.

Việt Nam hiện đang gặp nhiều khó khăn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trong năm 2012, tăng trưởng nước này ở mức thấp nhất kể từ 13 năm trở lại đây.

Một số ý kiến trong giới quan sát cho rằng việc thành lập công ty quản lý tài sản là điều nên làm.

"Đây là một tin rất tích cực cho thị trường, các nhà đầu tư đã chờ đợi điều này từ rất lâu," bà Phạm Ngọc Bích, Giám đốc điều hành mảng bán hàng tại Chứng khoán Sài Gòn bình luận với Bloomberg."

"Điều này sẽ giúp hệ củng cố hệ thống ngân hàng, và một khi hệ thống tài chính đã vững mạnh, nền kinh tế sẽ được hỗ trợ."

'Không còn hấp dẫn'

"Không ai biết chắc chắn có bao nhiêu khoản nợ xấu trong hệ thống ngân hàng"
Wall Street Journal

Hồi cuối tháng Hai, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra dự thảo nghị định có thể nới lỏng việc nhà đầu tư nước ngoài sở hữu cổ phần tổ chức tín dụng trong nước.

Dự thảo này, nếu được thông qua sẽ đồng nghĩa với việc những nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu hơn 30% cổ phần tại các ngân hàng trong nước, tùy từng trường hợp.

Dự thảo cũng hạ điều kiện tham gia mua cổ phần với tỷ lệ lớn đối với nhà đầu tư nước ngoài khi quy định chỉ cần tổng tài sản là 10 tỷ đôla với trường hợp tổ chức tài chính nước ngoài đầu tư từ 10% cổ phần các tổ chức tín dụng trong nước.

Các ngân hàng nước ngoài hiện được phép sở hữu 20% cổ phần trong một ngân hàng Việt Nam như là một nhà đầu tư cá nhân, hoặc 30% khi có thêm một đối tác. Chính phủ hiện sở hữu đa số -và trong một số trường hợp, 100% - tất cả năm ngân hàng có vốn nhà nước.

Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng khu vực ngân hàng của Việt Nam không còn hấp dẫn với giới đầu tư nước ngoài như trước bởi độ rủi ro cao.

Bài viết với tựa đề "Banking in Vietnam Loses Appeal" đăng trên Wall Street Journal hồi 13/2 cho rằng "yếu tố khiến làm cho vấn đề tồi tệ hơn là thực trạng thiếu minh bạch và thực hành kế toán còn yếu".

"Không ai biết chắc chắn có bao nhiêu khoản nợ xấu trong hệ thống ngân hàng."

Đem tiền gửi khi doanh nghiệp thiếu vốn?

Trong bối cảnh các ngân hàng siết chặt cho vay, khiến nhiều doanh nghiệp khó khăn vì thiếu vốn, nhiều ý kiến chỉ trích đã hướng về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, SCIC.

SCIC là đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, thực hiện đầu tư vào các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế nhằm tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.

Tuy nhiên, công ty này lại đem tiền gửi ngân hàng và đầu tư vào những doanh nghiệp không khó khăn về vốn.

Trả lời phỏng vấn BBC hồi giữa tháng Ba, kinh tế gia Lê Đăng Doanh nói số tiền 19.000 tỷ đồng mà SCIC đem gửi tiền tiết kiệm trong năm 2012, đáng ra có thể dùng để "cứu" nhiều doanh nghiệp và công ăn việc làm.

Vị tiến sỹ này cũng nói SCIC đầu tư nhiều vào Tập đoàn Sữa Việt Nam, Vinamilk, trong khi chính doanh nghiệp này đang muốn SCIC rút vốn ra.

Một đại diện của Vinamilk thậm chí được báo trong nước dẫn lời nói SCIC đang "cản trở" sự phát triển của doanh nghiệp.

Ngân hàng thế giới vào cuộc


Theo Ngân hàng thế giới, ổn định kinh tế vĩ mô là một ưu tiên hàng đầu để tăng khả năng cạnh tranh của Việt Nam.

Cũng trong cùng ngày 20/3, Ngân hàng Thế giới phê duyệt khoản tín dụng để hỗ trợ Việt Nam cải cách quản lý kinh tế nhằm tạo ra năng suất và khả năng cạnh tranh cao hơn

Khoản tín dụng đầu tiên trị giá 250 triệu đôla trong chuỗi ba khoản tín dụng của chương trình là nguồn vốn ưu đãi giúp Việt Nam cải cách trong bảy lĩnh vực chính sách.

Các lĩnh vực này bao gồm khu vực tài chính, chính sách tài khóa, hành chính công và trách nhiệm giải trình, quản lý doanh nghiệp nhà nước, quản lý đầu tư công, hiệu quả môi trường kinh doanh, bình đẳng và minh bạch của môi trường kinh doanh.

Quản lý đầu tư công, cải cách doanh nghiệp nhà nước và khu vực ngân hàng là những chủ đề quan trọng của chương trình này

Nợ xấu tại Việt Nam đã giảm xuống còn 6% tính đến cuối tháng Hai, thấp hơn so với mức 8% năm ngoái sau khi Ngân hàng Trung ương yêu cầu các ngân hàng giải quyết nợ xấu bằng việc tăng trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu, theo ông Vũ Đức Đam, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
(BBC)

Richard Nixon 'suýt bị tội 'phản quốc'

Tổng thống Lyndon Johnson
Tổng thống Lyndon Johnson cầm quyền từ 11/1963-01/1969

Giải mật các băng ghi âm điện đàm của Tổng thống Lyndon Johnson cung cấp một cái nhìn mới vào thế giới của ông.

Trong số những tiết lộ cho thấy Johnson đã lên kế hoạch chi tiết tham dự Hội nghị đề cử ứng viên tranh cử Tổng thống cho Đảng Dân chủ năm 1968 để định tái tranh cử nhiệm kỳ thứ hai vào ghế tổng thống ra sao.

Và ông đã bắt quả tang Richard Nixon phá hoại các cuộc hòa đàm với Việt Nam như thế nào... nhưng rút cuộc đã không nói gì.

Sau khi vụ bê bối Watergate dạy cho Richard Nixon một bài học về hậu quả của việc ghi âm các cuộc đàm thoại ở Nhà Trắng ra sao, không người nào kế vị Nixon dám làm điều đó.

Thế nhưng, Nixon không phải là người đầu tiên. Ông đã lấy ý tưởng từ người tiền nhiệm của mình, Lyndon Johnson, người cảm thấy "có nghĩa vụ" cho phép các nhà sử học sau này nắm được các sự kiện trong nhiệm kỳ tổng thống của ông.

"Chúng sẽ cung cấp cho sử học những chuyện thâm cung," Johnson nói với vợ của ông, đệ nhất phu nhân Bird.

Các băng ghi âm được thư viện Lyndon Baines Johnson công bố đợt gần nhất ghi lại các sự kiện của năm 1968, và cho phép chúng ta biết được các cuộc nói chuyện riêng của Johnson vào lúc Đảng Dân chủ của ông bị chia rẽ bởi vấn đề Việt Nam.

Hội nghị của đảng dân chủ năm 1968 nhóm tại Chicago tỏ ra hoàn toàn 'hỗn độn'.

Hàng ngàn người biểu tình chống chiến tranh đã xung đột với cảnh sát của Thị trưởng Richard Daley, đòi đảng này phải từ bỏ chiến lược chiến tranh Việt Nam của ông Johnson.

Và khi những người biểu tình nói vào mặt cảnh sát với những tiếng hô: "Cả thế giới đang theo dõi các anh đấy!" thì có một người đàn ông đã theo dõi sự kiện này một cách rất chặt chẽ.

'Kế hoạch bất thành'

Johnson tại trang trại của ông ở Texas, loan bố vào năm tháng trước đó rằng ông sẽ không ra ứng cử nhiệm kỳ thứ hai.

Tổng thống Lyndon Johnson
Lyndon Johnson bước vào Nhà Trắng năm 1963 kế vị Tổng thống John Kennedy bị ám sát cùng năm

Tổng thống đã bị kinh hoàng trước bạo lực và mặc dù nhiều người trong số nhân viên của ông đứng về phía các sinh viên từng nói với ông rằng cảnh sát phải chịu trách nhiệm về "vụ lạm quyền kinh tởm của cảnh sát," thì Johnson vẫn nhấc điện thoại lên, ra lệnh cho máy ghi chép bắt đầu ghi âm và chúc mừng thị trưởng Daley về cách giải quyết cuộc biểu tình.

Tổng thống lo sợ các đại biểu dự hội nghị của đảng sắp từ chối chính sách chiến tranh của ông và lựa chọn người kế nhiệm của ông là Hubert Humphrey.

Vì vậy, ông thực hiện một loạt các cuộc gọi đến các nhân viên của ông tại hội nghị để phác thảo một kế hoạch đáng kinh ngạc. Ông lên kế hoạch rời khỏi Texas và bay tới Chicago.

Sau đó, ông dự định sẽ tham dự hội nghị này và thông báo ông bước ra tranh cử cho nhiệm kỳ thứ hai.

Kế hoạch này có thể đã làm biến đổi cuộc bầu cử năm 1968. Các cố vấn của ông đã thề giữ bí mật và thậm chí Đệ nhất phu nhân Bird cũng không biết những gì mà chồng của bà đang cân nhắc.

Qua các băng âm thanh của Nhà Trắng, chúng ta biết rằng Johnson đã muốn biết từ ông Daley có bao nhiêu đại biểu sẽ hỗ trợ khi ông ra ứng cử. Tổng thống Johnson chỉ muốn trở lại cuộc đua nếu Daley có thể đảm bảo rằng đảng sẽ nắm tay nhau hậu thuẫn cho ông.

Họ cũng thảo luận xem liệu chiếc trực thăng của tổng thống, Marine One, có thể hạ cánh trên sân thượng khách sạn Hilton hay không hầu dĩ tránh được những người biểu tình chống chiến tranh.

Daley đã đảm bảo với Johnson rằng sẽ có đủ đại biểu ủng hộ việc đề cử của ông, thế nhưng kế hoạch này đã bị ‘xếp xó’ sau khi cơ quan mật vụ cảnh báo Tổng thống rằng họ không thể đảm bảo an toàn cho ông.

'Phá hoại hòa đàm'

Tổng thống Richard Nixon
Richard Nixon bị cáo buộc đã "đi đêm" với chính quyền Sài Gòn của Tổng thống Thiệu trước cuộc bầu cử tồng thống

Ý tưởng Johnson có thể trở thành ứng viên được đảng đề cử, mà không phải là Hubert Humphrey, chỉ là một trong rất nhiều những bí mật lọt ra từ các cuộn băng ghi âm ở Tòa Bạch Ốc.

Đặc biệt, các cuốn băng còn làm sáng tỏ một vụ bê bối, mà nếu được biết đến ngay vào thời điểm đó, thì nó đã có thể đánh chìm vụ ra ứng cử tổng thống của ứng viên thuộc đảng Cộng hòa, ông Richard Nixon.

Vào thời điểm của cuộc bầu cử vào tháng 10/ 1968, Johnson đã có bằng chứng về việc Nixon phá hoại các cuộc hòa đàm về chiến tranh Việt Nam – hay, như chính cách ông nói, rằng Nixon đã "phạm tội phản quốc" và có "bàn tay dấy máu".

Cựu phóng viên của BBC tại Washington, Charles Wheeler đã biết được điều này vào năm 1994 và ông đã tiến hành một loạt các cuộc phỏng vấn với các nhân viên chủ chốt của tổng thống Johnson, như Bộ trưởng Quốc phòng Clark Clifford và cố vấn an ninh quốc gia Walt Rostow.

Nhưng vào thời điểm các cuốn băng được giải mật vào năm 2008, tất cả các nhân vật chính đều đã chết, kể cả phóng viên Wheeler.

Nay lần đầu tiên, toàn bộ câu chuyện có thể được kể công khai.
"Nixon sợ một bước đột phá tại Hòa đàm Paris có thể dẫn tới một thương lượng để giải quyết cuộc chiến Việt Nam, và ông biết rằng điều này sẽ phá hỏng chiến dịch tranh cử của ông"

Chuyện bắt đầu vào mùa hè năm 1968.

Nixon sợ một bước đột phá tại Hòa đàm Paris có thể dẫn tới một thương lượng để giải quyết cuộc chiến Việt Nam, và ông biết rằng điều này sẽ phá hỏng chiến dịch tranh cử của ông.

'Điều Nixon sợ'

Vì vậy, ông thiết lập một kênh liên lạc bí mật bao gồm cả bà Anna Chennault, nữ cố vấn cao cấp cho chiến dịch tranh cử.

Tại một cuộc họp vào tháng Bảy ở tư gia của Nixon tại New York, đại sứ Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa) được cho biết bà Chennault đại diện cho Nixon và phát ngôn cho chiến dịch tranh cử của ông.

Nếu có bất kỳ thông điệp cần thiết nào tới tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu, thì lời nhắn sẽ thông qua bà Chennault.

Phóng viên Wheeler của BBC tại Washington
Phóng viên Wheeler của BBC tại Washington đã phỏng vấn nhiều quan chức cao cấp dưới quyền tổng thống Johnson

Vào cuối tháng 10/1968, đã có những nhượng bộ lớn từ Hà Nội hứa cho phép các cuộc đàm phán quan trọng được tiến hành tại Paris – những nhượng bộ vốn có thể biện minh cho việc Johnson kêu gọi tạm ngừng ném bom hoàn toàn miền Bắc Việt Nam. Đây chính là điều mà Nixon e sợ.

Bà Anna Chennault đã được phái đến Đại sứ quán Việt Nam Cộng Hòa với một thông điệp rõ ràng: chính phủ Việt Nam Cộng Hòa nên rút khỏi các cuộc đàm phán, từ chối thỏa thuận với Johnson, và nếu Nixon đắc cử, họ (chính quyền của ông Thiệu) sẽ có được một thỏa thuận tốt hơn.

Vì vậy, chính vào đêm mà Johnson công bố kế hoạch của ông về việc ngừng ném bom, thì tổng thống được tin miền Việt Nam Cộng Hòa rút lui khỏi cuộc hòa đàm.

Thực ra, ông cũng đẫ được cho biết lý do. FBI đã nghe trộm cuộc điện đàm của đại sứ (Việt Nam Cộng Hòa) và một bản gỡ băng nội dung cuộc gọi của Anna Chennault đã được gửi tới Tòa Bạch Ốc.
"FBI đã nghe trộm cuộc điện đàm của đại sứ VNCH và một bản gỡ băng nội dung cuộc gọi của Anna Chennault đã được gửi tới Nhà Trắng. Trong một điện đàm, bà nói với vị đại sứ "chỉ cần chờ cho tới sau cuộc bầu cử""

Trong một điện đàm, bà nói với vị đại sứ "chỉ cần chờ cho tới sau cuộc bầu cử".

'Phản ứng Johnson'

Johnson được Bộ trưởng Quốc phòng Clifford cho hay rằng sự can thiệp này là bất hợp pháp và đe dọa cơ hội cho hòa bình.

Trong một loạt các cuốn băng ghi âm quan trọng từ Nhà trắng, chúng ta có thể nghe thấy phản ứng của Johnson với tin này.

Trong cuộc gọi đến Thượng nghị sỹ Richard Russell, ông nói: "Chúng ta nhận thấy rằng người bạn của chúng ta, ứng viên đảng Cộng Hòa, người bạn California của chúng ta, đã dạo chơi hóng gió ở ngoại ô với cả kẻ thù và bè bạn của chúng ta, ông ấy đã làm công việc đó thông qua các nguồn khá ngầm. Bà Chennault cảnh báo miền Nam Việt Nam không dính vào động thái này của Johnson ".

Hòa đàm Paris về chiến tranh VN
Hòa đàm Paris được cho là có thể kết thúc sớm vào năm 1968 nếu 'phe bồ câu' nắm quyền ở Nhà trắng thay vì Nixon

Tổng thống liền ra lệnh rằng chiến dịch tranh cử của Nixon được đặt dưới sự giám sát của FBI và yêu cầu được biết nếu đích thân ông Nixon can dự.

Khi ông được biết vụ này được chính ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa dàn dựng, tổng thống triệu tập Thượng nghị sĩ Everett Dirksen, lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện, để chuyển một thông điệp đến Nixon.

Tổng thống đã biết điều gì đang xảy ra, Nixon nên rút lại và việc tránh né có thể dẫn tới tội phản quốc.

'Đạo đức giả chính trị'

Về mặt công khai, Nixon cho thấy ông không biết vì sao Việt Nam Cộng Hòa lại rút khỏi các cuộc đàm phán. Ông thậm chí còn đề nghị tới Sài Gòn để đưa họ trở lại bàn đàm phán.

Johnson cảm thấy đó là biểu hiện cuối cùng của đạo đức giả chính trị nhưng trong các cuộc gọi được ghi âm với Clifford, họ thể hiện quan ngại rằng nếu vụ việc được đưa ra công khai, sẽ phải tiết lộ rằng FBI đã nghe lén điện thoại của đại sứ (Việt Nam Cộng Hòa) và rằng Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) đã lọc các thông tin liên lạc của ông này với Sài Gòn.
"Nếu vụ việc được đưa ra công chúng, sẽ phải tiết lộ rằng FBI đã nghe lén điện thoại của đại sứ (VNCH) và rằng Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) đã lọc các thông tin liên lạc của ông này với Sài Gòn"

Chính vì vậy, họ đã quyết định không nói gì.

Tổng thống có cho Humphrey biết và cho ông này đủ thông tin để đánh chìm đối thủ của mình.

Nhưng sau đó, một vài ngày trước khai mạc bầu cử, Humphrey nói với tổng thống, ông đã thu hẹp khoảng cách với Nixon và sẽ giành chiến thắng trong cuộc tranh cử tổng thống.

'Leo thang chiến tranh'

Vì vậy, Humphrey đã quyết định rằng sẽ là quá nhiều đối với cả nước khi buộc tội những ứng viên của Đảng Cộng hòa phản quốc, trong khi đảng Dân chủ 'đằng nào' cũng sẽ thắng.

Nixon đã kết thúc chiến dịch tranh cử của ông bằng cách đặt vấn đề rằng các chính sách chiến tranh của chính quyền Johnson là hỗn độn. Rằng chính quyền thậm chí sẽ không thể đưa được Việt Nam Cộng Hòa vào bàn đàm phán.

Tổng thống Thiệu và tổng thống Nixon
Tổng thống Nixon đã "leo thang" chiến tranh ở Đông Dương khi mở rộng cuộc chiến sang Lào và Campuchea

Nixon đã thắng với ít hơn 1% số phiếu phổ thông.

Khi đã vào nhiệm sở ở Tòa Bạch Ốc, ông leo thang chiến tranh sang Lào và Campuchea, với sự mất mát thêm của 22.000 nhân mạng Mỹ, trước khi cuối cùng giải quyết cuộc chiến qua một thỏa thuận hòa bình vào năm 1973, một thỏa thuận đáng lẽ đã ở trong tầm tay vào năm 1968.

Băng ghi âm ở Tòa Bạch Ốc cùng các cuộc phỏng vấn với các thành viên then chốt của chính quyền do nhà báo Charles Wheeler thực hiện đã cho một cái nhìn sâu sắc chưa từng có vào vụ việc.

Tất cả cho thấy Johnson đã xử lý một loạt các cuộc khủng hoảng làm rung chuyển nhiệm kỳ tổng thống của ông như thế nào.

Nhưng “đáng buồn thay”, chúng ta nay sẽ không bao giờ có được cái nhìn thâm cung bí sử như thế một lần nữa.

Chương trình tiếng Anh của David Taylor được phát trên chuyên mục Bấm Archive On 4: Wheeler: The Final Word trên BBC Radio 4 hôm 16/3/2013.

David Taylor
BBC Radio 4

Chuyện ông Hồ Xuân Mãn bị tố khai gian thành tích: Trung ương gặp người tố giác

Ông Hồ Xuân Mãn, nguyên bí thư
Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế
Ngoài những dẫn chứng cụ thể, những người tố giác đề xuất để ông Hồ Xuân Mãn, nguyên bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, đối chất với những người đã từng sống và chiến đấu tại huyện Phong Điền
Ngày 20-3, Vụ Địa phương 5 (Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng) đã làm việc với những người đứng đơn gửi Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế tố giác ông Hồ Xuân Mãn, nguyên bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế nhiệm kỳ 2000 - 2010, khai gian thành tích chiến đấu để được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.
Đề nghị làm rõ từng thành tích
 Đoàn làm việc gồm có ông Nguyễn Huy Nhiệt, Vụ trưởng Vụ Địa phương 5, cùng 2 cán bộ của vụ và cán bộ của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Phong Điền, Thị ủy Hương Trà và Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế.
Buổi sáng, đoàn đã gặp các ông Lê Văn Uyên, nguyên trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Phong Điền từ năm 1967-1975 và ông Hoàng Phước Sum (nguyên đội trưởng Đội An ninh huyện Phong Điền từ năm 1970-1975 tại Thị ủy Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Chiều cùng ngày, đoàn gặp ông Hoàng Văn Phận (nguyên trung đội trưởng Công binh Lực lượng Vũ trang huyện Phong Điền từ năm 1966-1973), ông Võ Sỹ Đài (cán bộ hưu trí tại xã Điền Hòa, huyện Phong Điền) và ông Hoàng Tiến Dũng (nguyên đại đội phó Lực lượng Vũ trang huyện Phong Điền từ năm 1967-1975).
Tại 2 buổi làm việc, Vụ Địa phương 5 đã ghi nhận ý kiến của những người đứng đơn tố giác. Ông Hoàng Phước Sum cho biết: “Tại buổi làm việc, chúng tôi khẳng định 17 thành tích từ năm 1964-1975 do ông Mãn khai đều gian dối, cướp công của đồng đội. Việc làm này không những khiến chúng tôi mà rất nhiều cựu binh, nhân dân huyện Phong Điền từng tham gia chiến đấu rất bức xúc”.

Từ trái sang: Các ông Hoàng Tiến Dũng, Hoàng Phước Sum và Hoàng Văn Phận, những người đứng đơn tố giác ông Hồ Xuân Mãn
Theo ông Sum, những người tố giác đề xuất với đoàn cần làm rõ thành tích do ông Mãn khai trong báo cáo đề nghị phong tặng danh hiệu anh hùng, thành tích nào có ông Mãn tham gia, thành tích nào khai man và cướp công đồng đội. Trong đó, cần làm rõ địa điểm từng trận đánh, những ai tham gia trong thành tích ông Mãn khai. Đồng thời, cho ông Mãn đối chất với những người đã từng tham gia kháng chiến tại huyện Phong Điền; làm việc với những người nguyên là bí thư Đảng ủy xã Phong An, huyện Phong Điền để xác minh thành tích ông tham gia chiến đấu tại địa phương này; xem xét trong hồ sơ công nhận đơn vị anh hùng của xã Phong An và Công an huyện Phong Điền có thành tích của ông hay không...
“Kết thúc buổi làm việc, ông Nhiệt cho biết Vụ Địa phương 5 tập hợp thông tin, báo cáo cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng để thành lập đoàn kiểm tra trong thời gian sớm nhất” - ông Sum cho biết.
Tiếp tục tố giác
Trước đó, ngày 5-2, các ông Lê Văn Uyên, Hoàng Văn Phận, Hoàng Phước Sum, Hoàng Tiến Dũng đã có đơn gửi bí thư và Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế tố giác việc ông Mãn khai man thành tích. Những người đứng đơn khẳng định năm 1967, ông Mãn mới thoát ly theo kháng chiến nên không có chuyện được phân công bảo vệ các vị lãnh đạo tỉnh về đồng bằng trực tiếp chỉ đạo khởi nghĩa và diệt 6 biệt kích Mỹ trong năm 1966.
Ông Hoàng Phước Sum khẳng định từ năm 1969 đến tháng 3-1971, ông cùng ông Mãn được đưa ra Quảng Bình an dưỡng và học tập chính trị, quân sự. Trong thời gian này, ông Lê Tuyến được cử làm xã đội trưởng Phong An thay ông Thái Công Oanh bị thương. Sau khi trở về, từ tháng 3 đến tháng 11-1971, ông Mãn là cần vụ cho ông Lê Sáu (nguyên bí thư Huyện ủy Phong Điền từ năm 1969-1971). Vì vậy, trong thời gian này, ông Mãn chưa từng làm xã đội trưởng Phong An và cũng chưa vào Đảng (ông Mãn vào Đảng năm 1974 - PV) nên không thể tổ chức đánh gần 100 trận lớn nhỏ, tiêu diệt 150 tên Mỹ ngụy, phá hủy 1 máy bay, 37 xe quân sự từ năm 1969 đến ngày 26-3-1975… như ông khai. “Từ năm 1972 đến 1975, 2 xã Phong An và Phong Sơn, huyện Phong Điền chỉ đánh hơn 20 trận chứ không có chuyện đánh tới 100 trận. Đánh trận nào, diệt bao nhiêu địch, chúng tôi nhớ cả” - ông Lê Văn Uyên khẳng định.              
Những người khiếu nại còn cho rằng ông Mãn đã cướp công đồng đội trong trận đánh đầu tháng 6-1968 tiêu diệt 1 quận phó và 2 cảnh sát ngụy tại Km 26 Quốc lộ 1A, thuộc huyện Phong Điền; gài mìn tiêu diệt ác ôn Nguyễn Công Đảng và 2 lính ngụy. “Việc giết tên Đảng là do các ông Phạm Dương, Tạ Hồng Quang, Trương Văn Thành (cùng là du kích xã Phong Sơn) tổ chức và thực hiện chứ không phải công của ông Mãn” - đơn khiếu nại nêu.
Trước đó, ngày 7-3, Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế đã làm việc với những người tố giác. Tuy nhiên, đến ngày 14-3, những người này lại gửi tiếp đơn tố giác lên bí thư và Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế vì cho rằng buổi làm việc trước đó không có biên bản, không có người bị tố giác, không đi thẳng vào những vấn đề đã nêu. Vì vậy, đơn tố giác lần 2 yêu cầu Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế trả lời về 17 thành tích do ông Mãn khai, tổ chức buổi đối chất với ông tại huyện Phong Điền.
(Người Lao động)

Vốn cho doanh nghiệp: kẻ chết khát người dư ăn

Ngân hàng thương mại ở Việt Nam đang có hàng chục ngàn tỉ đồng sẵn sàng cho vay nhưng rất ít doanh nghiệp tiếp cận. Có vẻ nghịch lý khi hàng chục ngàn doanh nghiệp cần vốn để phục hồi và những nơi được chào mời lại không muốn vay tiền. Nam Nguyên tìm hiểu vấn đề này.
Nhiều ngân hàng thương mại hoạt động bình thường ở Việt Nam đang lâm vào tình trạng trớ trêu, mức huy động cao nhưng tiền nằm kho cho vay rất ít. Dòng tín dụng cho vay trở nên im lắng sau một thời kỳ tăng trưởng quá nóng.
Người khó thì vẫn khó, người dễ thì càng dễ
Nhận định về sự kiện này ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Câu lạc bộ 20 nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam từ Saigon phát biểu:
“Thực ra mà nói, tín dụng bây giờ lãi suất đã giảm đi nhiều so với trước đây. Nhưng về cơ bản thì các doanh nghiệp Việt Nam không dễ vay được vốn ngân hàng. Các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn tốt có hiệu quả thì không nhiều, các doanh nghiệp gặp rủi ro cao cho nên các ngân hàng họ có tiền nhưng không dám cho các doanh nghiệp có rủi ro vay. Còn các doanh nghiệp ít rủi ro lại quá mạnh và được rất nhiều ngân hàng ưu ái, họ cũng không dùng hết tiền có thể vay được. Nhưng những doanh nghiệp gặp rủi ro họ muốn vay để cố gắng vượt ra thì rất khó, tức là người khó thì vẫn khó người dễ thì càng dễ. Chính vì vậy bề mặt tiền tệ trên thị trường vẫn còn những khó khăn nhất định.”
Theo lời TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tiền tệ Quốc gia được báo chí trích thuật, hiện nay các ngân hàng thương mại đang thừa hàng chục ngàn tỉ đồng nhưng không biết cho ai vay.
Lãi suất tiết kiệm ở Việt Nam hiện trong khoảng 8% đến 12%/năm tùy theo tiền gởi ngắn hạn hay dài hạn. Hoạt động của Ngân hàng hiểu theo cách đơn giản là, huy động tiền vào để cho vay lại với lãi suất cao hơn hưởng chênh lệch. Nếu để tiền ế nằm kho thì ngân hàng sẽ thua lỗ. Do vậy, trong tình cảnh hiện nay nhiều ngân hàng đổ tiền mua trái phiếu chính phủ hưởng lãi suất 8%-9%/năm hoặc cho vay liên ngân hàng để giảm lỗ.

Tiền cho vay và thế chấp (ảnh minh họa)
Tiền cho vay và thế chấp (ảnh minh họa)
Nhận định chung về tình trạng nơi cần vốn không thể vay, nơi dễ vay vốn lại vay cầm chừng, chuyên gia tài chính cao cấp Bùi Kiến Thành từ Hà Nội phát biểu:“Có rất nhiều vấn đề, thí dụ theo qui định của Nhà nước Việt Nam một doanh nghiệp có vốn nợ xấu nợ khó đòi tới một mức nào đấy thì không được phép vay của ngân hàng nữa. Còn ngân hàng có khách hàng nào là doanh nghiệp có nợ xấu nợ khó đòi đến một mức nào đó thì  ngân hàng không được quyền cho doanh nghiệp đó vay tiếp. Đấy là vấn đề qui định pháp luật, ngoài ra những doanh nghiệp còn có thể vay được để mà làm hàng thì ở trong tình trạng kinh tế khó khăn người ta lại bán ra không được thì người ta không vay làm gì. Ngoài ra lãi suất quá cao người ta cũng không thể nào vay để mà làm và bán được, nên người ta hạn chế hoạt động cầm chừng, không dám vay tránh nợ, tránh sự khó khăn không có khả năng trả nợ.”
Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Chợ Lớn TP.HCM mô tả khó khăn rất lớn của khu vực doanh nghiệp tư nhân kéo dài trong 3 năm qua.
“Bây giờ đang bão tố, ai vượt qua được bão tố mới đứng vững được mới nhìn thấy ánh sáng ngày mai. Không vượt qua được đồng nghĩa với tiêu vong. Thị trường không khả quan sức mua vẫn còn yếu lắm. Nếu mà tình hình này đi vay ngân hàng lãi suất như hiện tại thì không có lãi, một số đã co cụm lại hoặc tạm đóng cửa, số nào còn làm được thì cố gắng tiết giảm mọi mặt để chờ đợi.”
"Vui vẻ" thì cho vay
Tại Hội nghị ngày 12/3 vừa qua giữa lãnh đạo TP.HCM và cộng đồng doanh nghiệp, Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố phản ánh thực trạng đầy khó khăn đó là vấn đề vốn, lãi suất và hàng tồn kho. Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đi vay với lãi suất trên trời cả trong và ngoài hệ thống ngân hàng, chỉ một số ít doanh nghiệp lớn mới đáp ứng các điều kiện để được vay lãi suất 10%-12%. Riêng ông Văn Đức Mười, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM kêu gọi giải quyết những vấn đề bức thiết. Giới chức này kiến nghị giảm lãi suất thấp hơn nữa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tái cấu trúc lại nợ để tạo chu kỳ sản xuất mới, giảm giãn các loại thuế.
Chuyên gia Bùi Kiến Thành nhận định:
“Vì vấn đề hoạt động kinh tế Việt Nam không thông thoáng, từ chỗ nói cho vay sản xuất lãi suất 10% nhưng mà cộng với bao nhiêu loại phí trên bàn dưới bàn là bao nhiêu không ai rõ. Thí dụ như vậy, doanh nghiệp đi làm việc tới ngân hàng vay, ‘vui vẻ’ thì người ta cho vay không vui vẻ thì người ta không cho vay; hay mà gặp những người có trách nhiệm đi giám định dự án thì người ta chờ đợi tiền “phong bì” nếu không có thì không vui vẻ khi làm việc với mình.
Tất cả những chuyện ấy là cả một vấn đề về quản lý doanh nghiệp cũng như quản lý Nhà nước mà chính phủ và Đảng lãnh đạo cũng thấy nhưng không giải quyết được. Cái gọi là Nghị quyết Trung ương 4 đưa ra để làm sao khống chế được vấn đề lợi ích nhóm, vấn đề tiêu cực, tham nhũng …v..v… thì đặt ra nhưng không giải quyết được.”
Ông Bùi Kiến Thành cho rằng là Việt Nam cần thay đổi tích cực thì mới thoát khỏi những bế tắc kéo dài. Theo ông sự thiếu công khai minh bạch ảnh hưởng rất lớn tới toàn bộ nền kinh tế, gây ra những hậu quả nghiêm trọng và sự cải tổ càng chậm thì càng thêm tai hại.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-03-20

Trưởng Ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh khuyến cáo ông Nguyễn Văn Bình

Phát biểu với Thống đốc NHNN tại hội nghị triển khai các giải pháp tiền tệ, ngân hàng nhằm thúc đẩy, hỗ trợ phát triển KT-XH trên địa bàn Đà Nẵng ngày 20/3, ông Nguyễn Bá Thanh khuyến cáo: Việc tháo gỡ nợ xấu nếu làm không khéo sẽ rất dễ phát sinh tiêu cực!

Hội nghị triển khai các giải pháp tiền tệ, ngân hàng nhằm thúc đẩy, hỗ trợ phát triển KT-XH trên địa bàn Đà Nẵng ngày 20/3 - Ảnh: HC
Bài toán hiện nay là kích cầu nền kinh tế sôi động trở lại

Sáng 20/3, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã dẫn đầu đoàn công tác của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)  cùng lãnh đạo Đà Nẵng, 56 tổ chức tín dụng và 15 doanh nghiệp (DN) đại diện cho hàng ngàn DN trên địa bàn TP tham dự hội nghị nhằm bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh.
Tuy đã ra Hà Nội giữ trọng trách Trưởng Ban Nội chính TƯ nhưng do vẫn còn là Chủ tịch HĐND TP, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị TP Đà Nẵng nên ông Nguyễn Bá Thanh vẫn thu xếp thời gian vào tham gia chủ trì cuộc hội nghị quan trọng này. Sau gần 4 giờ lắng nghe các phát biểu của Thống đốc Nguyễn Văn Bình cùng khoảng một chục ý kiến trao đổi giữa các DN với các NH trên địa bàn, ông Nguyễn Bá Thanh nói:
"Tình hình kinh tế của đất nước ta không được thuận lắm trong những năm gần đây. Nói gì thì nói, khủng hoảng kinh tế của thế giới cũng có tác động, cũng có ảnh hưởng nhưng nhìn chung quanh các trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia... thì rõ ràng lãi suất cho vay của các NH Việt Nam vẫn ở mức cao. Lãi suất đã cao rồi, năng suất lao động lại thấp nên cuối cùng sản phẩm của mình không cạnh tranh được với thế giới. Do giá thành bị đẩy lên nên DN tiếp tục gặp khó khăn!".
Theo ông, bài toán quan trọng hiện nay mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước tập trung là làm sao tái cấu trúc nền kinh tế, làm sao vực dậy nền kinh tế, mà nói một cách tập trung nhất là làm sao giai đoạn hiện nay phải kích cầu được nền kinh tế. "Người dân không tiêu dùng thì sản xuất ra bán cho ai? Chừ lãi suất xuống thêm một tí nữa thì cũng chỉ đỡ một chút thôi chứ làm ra chưa chắc đã ai mua. Cho nên giải quyết bài toán kích cầu cho nền kinh tế sôi động trở lại đòi hỏi nhiều giải pháp đồng bộ chứ không chỉ NH" - ông Nguyễn Bá Thanh nói.

Giám đốc chi nhánh Seabank tại Đà Nẵng Lê Văn Minh cho rằng điều các doanh nghiệp thực sự cần lúc này là giảm thuế VAT
Nhưng giữa hoạch định chính sách và cuộc sống lại không gặp nhau

Theo Giám đốc Chi nhánh Seabank tại Đà Nẵng Lê Văn Minh, tuy lãi suất đã giảm từ 21% xuống còn 10 - 13% song các DN vẫn không hấp thụ được vốn. Điều đó bắt nguồn từ đầu ra của sản phẩm khiến các NH lo lắng phương án kinh doanh của DN không khả thi, chứ không hẳn là đầu vào. Ông e rằng nếu chỉ tập trung giải quyết chính sách tiền tệ thì chưa thể giải quyết được tận gốc vấn đề nên đề nghị cần phải có thêm chính sách tài khoá nữa.
"Giá bán sản phẩm bao gồm giá thành sản xuất và thuế VAT. Nếu lãi suất NH 13% thì chỉ tương ứng khoảng 5% trong giá thành sản xuất. Nếu NHNN kéo lãi suất xuống thêm 3% thì chỉ giảm thêm được khoảng 1,5% trong giá thành sản phẩm bán ra. Nhưng nếu mạnh dạn giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 5% cho các sản phẩm đầu ra thì sẽ giúp được rất nhiều cho DN. Giảm cho các mặt hàng gì? Chúng ta đã xác định được tồn kho lớn nhất hiện nay là các mặt hàng công nghiệp, xây dựng là những ngành xương sống. Nếu giảm được thuế VAT ở chỗ này sẽ giúp DN khơi thông được đầu ra. Khi đó họ sẽ mạnh dạn đầu tư tiếp. NH cũng thấy được đầu ra của DN nên sẽ dễ chấp nhận phương án kinh doanh của DN hơn.
Nếu lo ngại giảm 50% thuế VAT sẽ ảnh hưởng tới nguồn thu thì cần quay lại việc giảm thuế thu nhập DN đang được bàn thảo. Theo quan điểm của tôi, nếu giảm thuế thu nhập DN cũng không giúp được gì nhiều cho DN trong lúc này. Vì họ có lãi đâu mà giảm thuế nữa? Việc giảm thuế đó chỉ có lợi cho DN khi họ làm ăn có lãi, nhưng bây giờ họ đang rất khó khăn, cần hỗ trợ để giải quyết đầu ra hơn. Nếu Bộ Tài chính nói giảm thuế VAT sẽ ảnh hưởng nguồn thu thì Chính phủ cần cắt giảm chi tiêu. Thay vì Quốc hội cho phép thâm hụt ngân sách mỗi năm khoảng 4,8% GDP, Chính phủ có thể tiết kiệm phần này thì đã giúp giảm được 50% VAT cho DN rồi!" - ông Lê Văn Minh nói.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình nêu rõ, trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua, Chính phủ hoàn toàn trông cậy vào chính sách tiền tệ, còn nhiều giải pháp khác hiệu quả không cao, nghe thì rầm rộ nhưng đi vào cuộc sống của DN chẳng được gì. Ông nói: "Để xử lý khó khăn của DN phải sử dụng ngân sách. Đó là nguyên tắc bất di, bất dịch ở các nước nhưng chúng ta không làm. Các công cụ khác của chính sách tài khoá, đặc biệt là thuế và phí, thì làm rất cầm chừng. Nói giảm thuế dẫn đến thất thu chưa chắc đã đúng. Nếu giảm thuế mà khuyến khích được sản xuất, làm cho khối lượng giá trị sản phẩm tăng lên thì vẫn đảm bảo nguồn thu". Vì vậy ông ghi nhận đề nghị giảm thuế VAT để trình bày với Chính phủ. 
Từ chuyện này, ông Nguyễn Bá Thanh đúc kết: "Cái cuộc sống đang cần thì ổng không làm mà lại làm qua một cái khác. Ví dụ người ta cần giảm thuế VAT thì ổng lại đi bàn giảm thuế thu nhập DN, rồi nâng lên hạ xuống, 25% còn 23%. Nghĩa là giữa cuộc sống và những nhà hoạch định chính sách vĩ mô không gặp nhau. Đó là một thực tế. Cái người ta cần là gì? Qua chuyện ban hành Thông tư phạt người đội mũ bảo hiểm giả, bị dân phản ứng nên phải thu hồi lại, tôi muốn nói giữa hoạch định chính sách và cuộc sống không ăn liền với nhau nên không thúc đẩy xã hội phát triển được!".

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình hy vọng 2 chương trình lớn sắp tới về xử lý nợ xấu sẽ có hiệu quả
Xử lý nợ xấu coi chừng lại phát sinh tiêu cực

Theo ông Nguyễn Bá Thanh, vấn đề hạ lãi suất cho vay chỉ là một trong những giải pháp. Đối với DN thì lãi suất vay càng thấp càng tốt, còn NH bảo lãi suất huy động vốn của dân đã 8% rồi, nên giờ chỉ có cách NH tiết kiệm các chi phí nuôi bộ máy: "Ông đưa lương, thưởng cao lên làm đội chi phí thì không biết lãi suất cho vay bao nhiêu mới đủ. Gặp lúc khó khăn này thì ông cũng phải chia sẻ, phải tự siết lại thì mới có chuyện cho vay lãi suất thấp được!".
Ông cũng nhấn mạnh đến việc cần có cái tài của NHNN nghĩ ra những cách khác nữa, chứ còn cứ ngồi bảo NH chẳng qua cũng là DN, đi vay của dân rồi cho DN vay lại thì không giải quyết được bài toán hiện nay. Ở các nước, nếu dự trữ dồi dào thì họ có nhiều chiêu, nhiều bài lắm để nuôi dưỡng DN qua cơn hoạn nạn, rồi mới làm ăn, đẻ "trứng vàng" ra cho họ tiếp tục mà thu, mà hái quả. 
Đối với vấn đề nợ xấu mà Thống đốc NHNN cho biết sẽ tập trung xử lý trong năm 2013, ông Nguyễn Bá Thanh nêu rõ: "Với cách làm hiện nay, nói thật với anh Bình là độ dung sai quá lớn, cho nên một số NH đối phó, giấu bệnh tật chứ không phải thật thà nói hết ra để mình biết nợ xấu bao nhiêu". Đồng thời ông nhắc lại điều từng thẳng thắn phát biểu tại Quốc hội: Có những loại nợ không phải nợ xấu nữa mà là nợ quá xấu, nợ không bao giờ đòi lại được. Còn có những loại nợ xấu do DN gặp khó khăn về thị trường, hoặc do vay ngắn hạn mà phải đầu tư trung và dài hạn thật ra là chuyện bình thường!
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho hay, để xử lý vấn đề nợ xấu, năm nay sẽ có hai chương trình lớn mà theo ông sẽ có hiệu quả. Đó là NHNN đã xây dựng xong dự thảo thông tư hướng dẫn cho vay để hỗ trợ thị trường bất động sản và đang chờ Nghị định của Bộ Xây dựng quy định cụ thể về lĩnh vực này để thông tư có thể đi vào cuộc sống. Nội dung thứ 2 rất quan trọng là sau khi được Bộ Chính trị thông qua chủ trương, NHNN đã phối hợp với các bộ, ngành trình lên Chính phủ và hy vọng trong tuần này Chính phủ sẽ phê duyệt đề án xử lý nợ xấu và ban hành Nghị định về thành lập Công ty Quản lý tài sản quốc gia.
Ông "diễn nôm" về bản chất Công ty Quản lý tài sản quốc gia: "Có DN A vay NH 100 tỉ đầu tư hết vào đất, bây giờ nằm bất động. Bản thân DN A này đang sản xuất một mặt hàng A, chẳng qua vừa rồi thấy bất động sản vui quá nên đầu tư vào, bây giờ không thu hồi được vốn. Thế nhưng DN A này vẫn đang sản xuất mặt hàng A. Đến NH thì bảo ông này đang dư nợ 100 tỉ chưa trả được, làm sao cho vay tiếp? Thế là DN A không có tiền để sản xuất mặt hàng A. Bây giờ làm sao cho DN A vẫn có 100 tỉ để sản xuất mặt hàng A? Để tháo gỡ nút thắt này, Nhà nước sẽ đứng ra mua lại 100 tỉ ông đem găm vào đất và trả lại cho NH số tiền đó để NH có tiền cho DN A tiếp tục vay để sản xuất mặt hàng A".
Tuy nhiên ông Nguyễn Bá Thanh khuyến cáo: "Việc bây giờ thành lập ra công ty mua bán, tháo gỡ nợ xấu là hướng đi đúng nhưng còn cách làm, phương pháp làm nữa. Nếu làm không khéo, không cẩn thận là dễ tiêu cực, dễ sinh chuyện ra lắm. Ổng ăn hai đầu, lần trước ổng đã mua trời ơi vô, mất mớ tiền rồi, giờ bán ra, lẽ ra bán 4 đồng thì ổng bán được 5 đồng, ổng kiếm 1 đồng nữa. Cuối cùng là nhà nước này, dân này gánh chịu thôi!".

Ông Nguyễn Bá Thanh khuyến cáo ông Nguyễn Văn Bình nếu làm không khéo thì việc xử lý nợ xấu sẽ rất dễ phát sinh tiêu cực!

Muốn lành mạnh phải lập lại trật tự kỷ cương 



Ông Nguyễn Bá Thanh cho biết, sở dĩ mình hay quan tâm lĩnh vực NH là vì: "Thành tựu trong những năm đổi mới vừa qua phải nói công lao rất to lớn thuộc về ngành NH. Nhưng nếu mai đây nền kinh tế này có sụp đổ thì cũng chính là bắt đầu từ hệ thống NH. Không cãi khác được, không đơn giản tí nào, nó liên quan sâu xa lắm. Khi cơ thể khoẻ lên thì NH cũng tươi tắn, mọi thứ đều suôn sẻ, mà hễ trục trặc thì NH từ chỗ cho vay quá thông thoáng, bây giờ sợ quá, sợ đến hoảng loạn, không dám cho vay nữa nên ra điều kiện vay rất ngặt nghèo, cuối cùng không phân biệt được DN nào với DN nào".
Ông nói thẳng với lãnh đạo các NH: "Giá trị thật của cái nhà ở thời điểm vay chỉ 10 tỉ nhưng ổng định giá lên 50 - 70 tỉ rồi cho vay 50 tỉ. Bữa nay nhà xuống giá chỉ còn 5 tỉ thì họ lấy cái gì để đưa lại, hay chỉ đưa cái mạng ra chịu trận? Ở các nước, hệ thống của người ta rất hiện đại, văn minh, báo cáo láo, báo cáo sai là chết liền, pháp luật trừng phạt liền. Còn ở mình nói dối cũng tương đối quen rồi. Một con số thì trong nội bộ biết, một con số để báo cáo Thanh tra NHNN, một con số để báo cáo Chi nhánh NHNN trên địa bàn, còn con số thật không phải thế, mình giấu bệnh với nhau. 
Nói là huy động 8% nhưng lén cho thêm ở ngoài mấy % nữa. Nói cho vay 14 - 15% nhưng cũng khèo thêm họ chung chi ở bên ngoài. Cái đó có không? Nếu trong cuộc chơi 11 cầu thủ bóng đá mà có 1 - 2 ông đi cá độ như thế thì còn đá đấm gì nữa? Nên cuộc chơi này đòi hỏi phải có kỷ luật. Tôi đề nghị với Thống đốc NHNN là cái này không du di được, phải lập lại trật tự kỷ cương nếu muốn lành mạnh. Cuộc chơi mà hô với nhau như thế nhưng cứ đi ngõ sau, cứ làm theo kiểu đó thì làm sao giải quyết bài toán được?
Ổng chung chi đầu vào nên đầu ra thì ổng phải khèo quặt người ta, rồi cũng bỏ túi một ít, coi chừng vi phạm pháp luật chứ không phải chuyện chơi đâu. Nhưng tôi nhìn thấy một số NH không biết sợ là gì. Lẽ ra hôm qua tôi về Đà Nẵng nhưng có chương trình phải ở lại nghe một số vụ. Có những vụ làm cái 4.000 - 5.000 tỉ tỉnh queo như thế thì không có tiền đâu mà chịu nỗi hết. Trong các lĩnh vực có nhiều tiêu cực thì NH cũng là một lĩnh vực mà xã hội đang quan tâm. Mình muốn ổn định kinh tế vĩ mô thì đề nghị NHNN và các NH thương mại cổ phần... phải tự giác chấp hành nghiêm các quy định!".

Giám đốc Công ty TNHH Minh Toàn, ông Nguyễn Hữu Thành, một trong 15 doanh nghiệp tham dự hội nghị trao đổi với đại diện các NH Agribank và ACB bên lề hội nghị

Áp lực cho DN trả nợ cũng vừa vừa thôi! 



Theo ông Nguyễn Bá Thanh, ở nước ngoài, NH muốn tồn tại và phát triển thì họ phải rất quý trọng DN, đúng nghĩa khách hàng là thượng đế. Còn mình thì cứ làm ngược lại, DN cần NH, lúc nào cũng phải đi năn nỉ NH thế này, thế khác, khó khăn đủ bề. NH cần phải có những cán bộ tín dụng tốt, không chỉ thẩm định dự án mà thậm chí còn kích thích cho vay. NH phải phát hiện ra dự án để đưa đồng vốn vào sinh lợi, chứ không thể để đồng tiền chạy lòng vòng bên này qua bên kia, rồi mua cổ phiếu này khác trong khi sản xuất có những chỗ rất cần nhưng lại không có vốn.
"Tôi đồng ý với anh Bình là trong lúc khó khăn này, các NH và DN phải ngồi lại với nhau bàn cách tháo gỡ. Chi nhánh NHNN trên địa bàn phải chủ xị. Chứ lâu lâu họp cho uống thuốc an thần như thế này, rồi tăng thêm một số kiến thức NH thì không giải quyết được vấn đề mà phải đi vào những cái cụ thể. DN đang nợ thì giãn nợ ra sao, khoanh nợ như thế nào để tạo điều kiện cho DN vượt qua khó khăn. Nếu không cẩn thận sẽ đẩy đến chỗ một số DN mệt mỏi quá rồi ì ra đó luôn. Làm ra được bao nhiêu mà lãi suất NH tính kiểu đó thì làm để làm quái gì? Nghĩ cho nó khoẻ, chết cũng đã chết rồi, không còn gì để mất nữa hết, mà NH cũng không làm gì được. Nếu đẩy đến chỗ đó sẽ rất nguy hiểm!" 
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho hay, có một số NH báo cáo với ông rằng, sở dĩ họ vẫn duy trì lãi suất cao là nhằm tạo áp lực cho DN cố gắng trả nợ. Tuy nhiên ông Nguyễn Bá Thanh cho rằng: "Áp lực thì cũng vừa vừa thôi. Cũng như anh chạy thi ấy mà. Thấy có mấy ông chạy phía trước thì anh còn ráng bám theo, chứ họ chạy cách cả mấy cây số rồi thì anh chỉ muốn ngồi bệt xuống thôi, chả muốn chạy nữa!" - Cả hội trường bật lên tiếng vỗ tay đồng tình.
(Infonet)

Vòng luẩn quẩn cảa Giáo dục?

Đang phải viết nháp về toán, mệt quá nên phải “vẽ voi” về một cái vòng luẩn quẩn, hay là cái “bài toán con gà quả trứng” này:
Ở đâu đó trên thế giới, càng ngày càng nhiều người kêu ca về sự tha hóa xuống cấp của hệ thống giáo dục, chất lượng đi xuống, đặc biệt về vấn đề nhân phẩm và cách dạy.
Vòng luẩn quẩn là:
Giáo dục hỏng -> Con người hỏng
Con người hỏng -> Thể chế hỏng
Thể chế hỏng -> Giáo dục hỏng
Cái vòng luẩn quẩn đó có nguy cơ dẫn một nước nào đó đến một thời đại mang tên Thời Đại Đồ Đểu.
(Ngày xưa có các thời đại đồ đá, đồ đồng, v.v., ngày tiến đến đồ đểu!)
Làm sao phá được cái vòng luẩn quẩn đó? Đâu là mắt xích yếu nhất trong chuỗi mắt xích trên?
Đố ai biết đấy!
OK, tôi thử giải nhé:
Giáo dục hỏng ắt dẫn đến con người hỏng (mắt xích này rất mạnh)
Chế độ hỏng ắt dẫn đến hệ thống giáo dục hỏng (mắt xích cũng rất mạnh)
Chỉ có mắt xích từ con người đến chế độ là yếu: những con người tốt vẫn có thể lập nên một chế độ của chuối, và ngược lại một xã hội với quá nhiều người bị tha hóa vẫn có thể nhận ra là cần một chế độ khác tốt hơn.
Lời giải trên đúng không nào?
Nguyễn Tiến Dũng

Đừng có đi Mỹ, một đất nước ngu dốt và lạc hậu

Hình minh họa
Lời dẫn của Alan Phan: Cuối tuần, gửi đến bài viết thú vị về nước Mỹ qua giọng văn châm biếm của một người Trung Quốc. Bản tiếng Việt do anh Nguyễn Đại Hoàng chuyển ngữ kèm lời giới thiệu.
Dẫn: Xuất hiện lần đầu tiên trên mạng xã hội Sina Weibo, bài viết này đã nhận được hàng chục ngàn chia sẻ và bình luận. Nội dung tưởng như châm chích cười cợt mỉa mai nước Mỹ như một quốc gia ngu ngốc, sơ khai và ngây ngô, nhưng thực ra lại là lời phê phán sắc sảo sâu cay thú vị về chính Trung Quốc! Tờ Tea Leaf Nation đã trích dịch, biên tập lại những phần đinh nhất của bài viết nói trên. Chúng tôi xin giới thiệu sau đây bản chuyển ngữ của Nguyễn Đại Hoàng. (Phần Tiếng Anh đính kèm bên dưới).
Tôi có thời gian qua Mỹ khá lâu. Và nói thật đến giờ này tôi vẫn còn thấy hối hận vì sự lựa chọn đó! Truyền thông phương Tây đã khiến chúng ta mê muội rằng Hoa Kỳ là một xứ sở hiện đại! Tôi đã từng ôm giấc mộng được học tập ở đó, đã tìm mọi cách tới được cái xứ sở siêu cường đó.
Nhưng than ôi những gì tôi chứng kiến là rất đáng thất vọng!
1. Công nghiệp
Nước Mỹ thật ra chỉ là một làng quê khổng lồ chậm phát triển!
Hồi trung học, chúng ta đã được dạy rằng, công nghiệp càng phát triển bao nhiêu thì môi trường càng bị xâm hại bấy nhiêu.
Chúng ta biết rằng một thành phố công nghiệp tất phải có nhiều ống khói, nhiều nhà máy và khói bụi khắp nơi. Đó là biểu tượng của sự công nghiệp hóa! Thế mà ở tại xứ Cờ Hoa này, tịnh không có một cái ống khói nào! Họa hoằn lắm mới thấy một vài cái nhỏ tí ti để trang trí nhà cửa thôi!
Và ở Mỹ bạn cũng chỉ thấy toàn sông hồ trong sạch thôi. Chả tìm đâu ra những nhà máy giấy, nhà máy luyện thép bên bờ sông! Không khí trong lành thanh khiết này là dấu hiệu của một xã hội sơ khai chứ gì nữa! Chả có dấu vết gì của công nghiệp hóa cả!
2. Kinh tế
Người Mỹ hầu như không biết làm kinh tế! Bạn biết đấy, nước họ có cơ man nào là xa lộ tỏa đi mọi hướng, vươn đến mọi làng mạc xa xôi, thế mà tịnh không thấy một trạm thu phí nào! Thế là mất toi cả núi vàng!
Ước gì tôi có thể xây dựng vài cái trạm thu phí nhỉ! Chắc chắn non tháng đã gom đủ tiền mua được cả tòa lâu đài trông ra Đại Tây Dương ấy chứ!
Hai bên xa lộ còn những cụm hồ hoang sơ tĩnh lặng. Thế mà chính quyền cứ để mặc cho lũ chim trời cá nước thỏa sức vẫy vùng, không nghĩ đến việc xây dựng vườn cảnh để thu lợi. Người Mỹ rõ ràng là không có đầu óc kinh tế tí tẹo nào!
3. Xây dựng
Trình độ xây dựng của người Mỹ còn sơ khai lắm. Ngoài một số ít tòa nhà chọc trời tại các thành phố lớn, tôi dám chắc bạn rất ít gặp những công trình bê tông ở nước Mỹ. Nhà của người Mỹ thường làm bằng gỗ và vài thứ vật liệu khác.
Thử nghĩ mà xem, đến giờ này mà gỗ vẫn còn được dùng để xây dựng nhà cửa, thì có thể nói là trình độ kiến trúc của ngoại bang này còn thua xa trình độ của triều đại nhà Thanh xưa kia ấy chứ!
4. Văn hóa
Người Mỹ có cách suy nghĩ thật là lạc hậu và khờ khạo.
Hồi mới tới Mỹ, tôi thuê một xe chở hành lý giá 3 đô la. Nhưng tôi lại không có tiền lẻ. Một người Mỹ liền trả dùm tôi 3 đô la đó, và thấy tôi lỉnh kỉnh đồ đạc nên còn giúp mang lên xe nữa! Người Mỹ cũng luôn sẵn sàng mở cửa giúp tôi và hỏi tôi có cần giúp đỡ gì không? Thế đấy!
Ở nước ta, mấy chuyện này chỉ có vào thời Lôi Phong tức là vào những năm 50, 60 của thế kỷ trước thôi – còn bây giờ lối cư xử đó quá ư lạc hậu. (Lôi Phong là một thanh niên mà thời Mao thường nhắc tới như một tấm gương về đạo đức).
Hồi đó người ta chuộng lối sống “đạo đức giả” nhưng bây giờ chúng ta không như vậy nữa. Bây giờ chúng ta nên sống thực dụng trần trụi, đó mới là hiện đại chứ! Tư duy của người Mỹ lạc hậu hơn chúng ta hàng mấy thập kỷ, và không có dấu hiệu nào cho thấy họ có thể bắt kịp chúng ta cả!
5. Ẩm thực
Người Mỹ làm như không biết thưởng thức thịt thú rừng.
Một đêm nọ, tôi cùng các bạn cùng lớp lái xe đi đến một thành phố khác, thình lình có mấy con nai nhảy xổ ra. Anh bạn tôi lập tức thắng lại và bẻ sang hướng khác để tránh. Ai cũng biết tai nạn loại này có thể làm hỏng cả chiếc xe. Thế mà chính quyền đành bó tay không biết phải xử lý tụi thú hoang này như thế nào cơ đấy!
Người Mỹ làm như cũng không biết ăn thịt thú rừng, thậm chí không có nhà hàng nào bán thịt thú rừng, họ chả thiết đến loại thịt thú rừng thơm ngon bổ như hươu nai, và cũng chả thiết lấy sừng bọn thú này để kiếm bộn tiền! Người Mỹ vẫn sống cùng những con thú hoang dã đó, thậm chí còn đưa ra những biện pháp để bảo vệ chúng. Quả thật đó là một xã hội còn quá sơ khai!
6. Phong cách
Người Mỹ làm như không biết tự trọng!
Các giáo sư Mỹ không quan tâm nhiều đến bề ngoài, họ không hề có cái gọi là phong thái bác học. Giáo sư D chẳng hạn, là một giáo sư tâm lý học cực kỳ nổi tiếng thế mà giờ nghỉ ông ấy cũng thường ăn bánh bích quy với sinh viên trong văn phòng của mình, và bàn tán xôm tụ với họ về bộ phim 21, hay về minh tinh Trung Quốc Chương Tử Di! Ông cũng không có phong cách uy nghi của một nhà bác học, và điều đó làm tôi thất vọng ghê gớm!
Các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ cũng không bao giờ ghi hai chữ PhD. lên danh thiếp của mình. Họ thậm chí cũng không biết cách thể hiện vị thế của mình. Thành ra những người học những ông thầy như vậy nếu trở thành những quan chức thì làm sao biết cách đi đứng nói năng cho đúng bộ lệ đây!
Còn ở Trung Quốc, giờ đây các công chức dường như rất biết cách để thu hút sự kính trọng của dân chúng, thậm chí đến cả vị giám đốc của một cơ quan tầm tầm ở Trung Quốc có khi còn uy thế hơn cả Tổng Thống Mỹ cơ đấy! Một công dân hạng ba của Trung Quốc có khi còn xa một công dân hạng nhất của Mỹ là vậy!
7. Học đường
Học sinh tiểu học Mỹ chả có lý tưởng cao xa gì sất.
Chúng không hề có ý định đi học để trở thành ông này bà nọ trong chính quyền! Không hề có học đường nào dành cho chủ tịch, bí thư, ủy viên tương lai, như tôi đã từng thấy hồi còn nhỏ ở quê nhà. Các em không có bài tập về nhà. Bài tập về nhà kiểu như các học sinh như các học sinh Trung Quốc là khá xa lạ ở Mỹ.
Trường học ở Mỹ chú trọng đến đạo đức, trước hết để giúp cho các đứa trẻ trở nên những công dân có đủ tư cách, sau đó mới tính đến chuyện lý tưởng lâu dài. Trở thành công dân có đủ tư cách ư? Một quan niệm nghe mới cổ hủ làm sao!
8. Y tế
Người Mỹ làm lớn chuyện một cách kỳ cục khi có bệnh.
Đầu tiên họ đi bác sĩ khám bệnh, rồi bác sĩ kê toa. Rồi cầm toa đó đi mua thuốc, mua xong còn phải nghe dược sĩ hướng dẫn sử dụng… ôi chao mọi việc chẳng thể nhanh gọn như ở Trung Quốc… Tôi chả hiểu tại sao ở Mỹ lại phân biệt việc khám bệnh với việc bán thuốc… mà lẽ ra nên tách rời lợi nhuận với trách nhiệm!
Rõ ràng là các bệnh viện ở Hoa Kỳ không biết kiếm tiền mà! Sao lại phải nói tên thuốc cho bệnh nhân biết chứ?… chỉ có như vậy họ mới độc quyền bán thuốc với giá cao gấp cả chục lần cơ mà! Có quá nhiều cơ hội làm ăn béo bở thế mà họ không biết khai thác, rõ ràng kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa ở Mỹ chết rồi!
9. Báo chí
Ý kiến của công chúng Mỹ thật chả ra làm sao!
Đôi khi tôi hoàn toàn mất kiên nhẫn với sự ngu dốt và khờ khạo của người Mỹ. Chẳng hạn khi họ biết Trung Quốc có đài truyền hình và báo chí, họ đã hỏi tôi một câu ngu dốt như thế này: Hóa ra Trung Quốc cũng có báo chí à? Nghe mà bực!
Chúng ta có những tờ báo tiếng Trung được Bộ Truyền Thông cho phép ấn hành sau khi đã rà soát một cách cẩn mật đấy chứ. Báo của chúng ta toàn là những bài ca tụng lên mây cả, có đâu như báo Mỹ, công chúng đóng góp phê bình loạn cả lên, thậm chí còn dám “chưởi” cả tổng thống nữa cơ đấy!
Báo chí chúng ta đâu có chuyện công khai mấy vụ bê bối của quan chức, bởi nếu cứ tung hê lên thì sau này ai mà muốn làm lãnh đạo nữa chứ!
10. Tâm linh
Người Mỹ có đời sống tinh thần hết sức vô vị nhạt nhẽo.
Tôi chả hiểu tại sao trước mỗi bữa ăn họ lại lẩm bẩm mấy câu thánh nghe hết sức khờ khạo: Cầu Chúa phù hộ nước Mỹ.
Thật là buồn cười quá đi: Nếu Chúa phù hộ nước Mỹ thì làm sao lại để nước Mỹ lạc hậu, sơ khai, đơn giản đến thế này? Cầu Chúa có ich lợi gì chứ? Thực tế nhất là bạn nên dành thời gian đó để đi lễ thủ trưởng!
Đó mới đúng là hiện đại chứ lỵ!
11. Lối sống
Người Mỹ chả có khái niệm về thời gian.
Bất luận chuyện lớn chuyện nhỏ, người Mỹ đều ngoan ngoãn đứng vào hàng chờ đợi… Còn người Trung Quốc chúng ta – như bạn biết đấy – khôn hơn nhiều!
Bất kể đám đông như thế nào, chúng ta vẫn có kỹ năng chen lấn, điều này giúp tiết kiệm thời gian, và tránh được sự mệt mỏi khi đứng chờ! Nếu ai đó biết đi cổng sau thì kết quả tiết kiệm thời gian còn tuyệt hơn nữa.
Thế mà những người Mỹ lẩm cẩm lại không biết đến những điều hay ho đó cơ chứ!
12. Mua bán
Những cửa hàng ở Mỹ có một phong cách buôn bán hết sức vô lý: bạn có thể trả lại hàng vài tuần sau khi mua về mà thậm chí cũng không cần nêu lý do. Ở ta thì làm gì có chuyện cho đổi hàng mà không hò hét quát tháo nhau ra trò chứ!
13. An toàn
Nước Mỹ không an toàn! Tôi nói điều này bởi có tới 95 % nhà dân không cần tới lưới chống trộm, và điều kỳ lạ này nữa là: chả biết mấy tên trộm đi đâu hết rồi nhỉ?
14. Giao thông
Người Mỹ sao mà nhút nhát và yếu đuối quá vậy không biết!
Tôi nói điều này cũng bởi có tới 95 % tài xế không dám vượt đèn đỏ!
Và mặc dầu 99% dân Mỹ có xe hơi, vậy mà cách lái xe của họ thật lạ: bao nhiêu là xe cộ lưu thông nhưng không mấy khi nghe tiếng còi xe, phố xá vì thế vắng lặng đến nỗi cứ ngỡ không phải là phố xá nữa, làm sao mà bì được phố xá ồn ào náo nhiệt ở Trung Quốc cơ chứ!
15. Tình cảm
Người Mỹ rất là thiếu cảm xúc.
Có tới 95% nhân viên không nghĩ tới việc phải làm gì cho tiệc cưới của sếp, họ chẳng bao giờ phải vắt óc tìm ra lý do để chăm sóc sếp của mình. Ở Trung Quốc liệu có ai điên đến mức bỏ qua cơ hội chăm sóc sếp của mình không? Nói cách khác, có ai dám làm điều đó không? Hãy xem, người Trung Quốc chúng ta có biết bao nhiêu là tình thương mến thương với lãnh đạo!
16. Nhạy bén
Người Mỹ không nhạy bén chút nào!
99% người Mỹ đi học, đi làm, thăng quan tiến chức, mà không hề biết sự cần thiết của “phong bì” để có thể mở ra một cánh cửa... sau!
Nguyễn Đại Hoàng chuyển ngữ
3/2013

Trần Việt Hùng - Tao đã có hai trong một

Thì ra là thế! Thằng đảng nói rằng nó là người lãnh đạo lập ra cái đất nước XHCN chết tiệt này thì nó có quyền làm xếp. Tương lai vận mệnh của bọn em út cùi bắp đều phải do chúng xếp đặt. Định mệnh thời nay không còn do Trời ban mà do đảng cho, tốt xấu thế nào còn tùy.
Vì là xếp nên nó được lựa chọn nhiều thằng cơ bắp, lại trang bị thêm súng ống, dao rựa, còng số 8, xe tăng, đại bác... để bảo vệ xếp. Thằng nào léng phéng thì coi chừng. Nghe nói mai mốt chúng nó ra nghị định bắn thẳng nếu thằng nào, con nào dám chống lại chúng.
Xếp nói rằng xếp làm như vậy là vì quyền lợi của đám dân đen! Hic! Nghe nói mà tui cảm động muốn khóc. Thằng xếp nó lãnh đạo đám dân đã 68 năm rồi (từ 1945), sao mà tui thấy khổ hoài. Ruộng đất ngày càng eo hẹp, việc làm ăn bết bác, cuộc sống khó khăn chồng chất. Con cháu lớn lên, đứa nào học hành đàng hoàng lên tới bậc đại học, nhưng thiếu quyền, thiếu tiền đành phải ra làm thợ; đứa nào học hành làng nhàng buộc phải đi làm cu li. Đồng lương bạc tháng eo xèo, lại sống trong cảnh nước sông, gạo chợ, nên chúng nó đành chấp nhận cuộc sống tạm bợ trong cái xóm nhà trọ công nhân tối tăm, lầy lội.
Mà cuộc đời đen đúa này đâu phải mình tui gánh. Thời ba má tui cho tới thời tui sống được là nhờ đảng đem bo bo (một dạng thức ăn gia súc chưa qua chế biến) về nuôi. Cả xóm tui cũng thế, đồng bào cả nước gần 80 triệu người cũng rứa. Khổ lắm! Nói mãi cũng thế thôi!
Ngó qua nhà xếp mà bắt ham. Nó cao ngất ngưỡng năm tầng, bảy tấm; lại có thêm hồ bơi, hầm rượu và cả sân pis để đẳng xề (dance). Xe xếp mới tậu trông thật là sang. Bởi vì chiếc Mẹc-xế-đì bị xếp chê là lạc hậu, nên đổi chiếc Ron-roi chạy cho êm đít. Xếp ăn xài sang lắm, uống toàn rượu ngoại, bo cho cánh chân dài cả xấp mà không cần đếm... Nói chung, vua chúa ngày xưa kể cả Tây, Ta, Tàu cũng phải ganh tỵ điên tiết vì chúng nó sống hơn vua.
Thôi, cuộc đời như thế, định mệnh như thế là do đảng an bày. Mình ngó lên làm gì, chỉ thấy tủi thân. Mấy chục năm lao lực cật lực mà nghèo vẫn hoàn nghèo; còn người ta lên xếp có mấy năm mà cuộc sống hoành tráng đến mức khó tin. Cách mạng mà! Đổi đời mà! Nghĩa là thằng đang sống hạnh phúc thì nó đến "cách" cái "mạng" trở thành thằng sống dưới đáy bùn của xã hội. Thằng nghèo lếch thếch bởi lười nhưng do xu nịnh, cơ hội chuyên đi đổ bô cho đảng nên được chiếu cố cho lên chức, lên quan rồi đổi đời trở thành giàu có. Thằng học lớp 3, lớp 4 trường làng bỗng nhiên thành giáo sư tiến sĩ nhờ có cả đống tiền để mua bằng cấp. Thằng vô lại, thiếu trình độ chuyên môn nhưng có tiền nên mới mua được một chức quan... Cách cái mạng thật hay, giống như ảo thuật, đổi trắng thành đen dễ như trở bàn tay; đổi đời thật lạ, chuyện giàu nghèo không phải ở chuyện mua may bán đắt hay lao động cần cù, chí thú làm ăn mà do giỏi thói cúi luồn, xu nịnh, bè phái, đè đầu cưỡi cổ người nghèo để mà lên hương.
Thôi thì định mệnh không phải do Trời, không phải từ nguyên căn kiếp trước, mà là do đảng định đoạt. Ta còn được sống, được thở, cho dù sống nhục hơn chó, nhưng cũng còn sống là may lắm rồi. Xin cảm ơn đảng và bác Hồ.
Tháng rồi, đứa cháu nội vừa mới được sinh ra. Nhìn thằng bé kháu khỉnh thơ ngây nằm ngoạy ngọ trông chiếc nôi làm bằng đống giẻ rách. Nhìn thấy ông nội đầu tóc xồm xoàm, thằng bé đột nhiên cười vô thức. Đột nhiên ông nội bật khóc. “Trời ơi! Sao con chọn cửa nhà này để mà sinh ra?! Cái sinh linh bé bỏng này có tội gì đâu mà khi mới mở mắt chào đời đã trở thành “ông chủ”; có tội gì đâu khi cả thế hệ của nó phải gánh nợ Vinashin, Airline lên tới hàng tỉ đô la; nó có tội gì đâu khi phải bị đảng định đoạt vận mệnh đói nghèo như cha ông của nó và cũng như hàng chục triệu ông chủ khác đang sống lây lất như những Zombies (xác sống). Đời chúng nó sẽ khổ, hoặc sẽ vô cùng bất hạnh nếu như ông cha của nó trao chúng lòng yêu nước thiết tha và nồng nàn; dạy cho chúng tình yêu nhân loại, lòng thủy chung, vị tha; dạy cho chúng thành một con người đúng nghĩa: biết yêu thương, thù hận đúng chỗ; biết giữ gìn uy tín, danh dự; biết bảo vệ sự thanh cao, trong sáng của cuộc đời; biết vận dụng nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, liêm sỉ để phụng sự cho quốc gia, dân tộc... Những người có những đức tính như thế không thể nào lớn lên trong chế độ này đâu, con ơi!
Đời cha tao cho đến đời tao, rồi đến đời con tao, cả ba đời rồi còn gì đều sống dưới sự lãnh đạo của xếp. Ân huệ của xếp ban cho chúng tao là cả đời lam lũ, cất mặt không lên được để nhìn đời, cho dù tao đây là thằng tốt nghiệp cử nhân, con tao cũng là cử nhân chính quy hẳn hoi. Cháu tao sau này lớn lên nếu nó được học hành đàng hoàng lên tới bậc tiến sĩ, giáo sư tất nhiên nó sẽ thành đạt, nhưng phải ở... nước ngoài. Còn nếu như ở Việt Nam dưới chế độ “cọng hành xả hẹ” con mẹ gì đó, thì cháu tao cũng chỉ là thằng tiến sĩ đầu đường, xó chợ, bởi vì, cha nó nghèo lấy đâu tiền để mua chức, mua quyền. Không! Cả ba đời nhà tao đều đã cống hiến cho xếp như thế là quá đủ rồi. Tao phải tự “cách” cái “mạng” cho cháu tao thôi.
Này xếp! Tao chống mày đó. Hãy lùa cái đám chó hùa với đống giáo Mác, lưỡi Lê, Mèo (Mao), Cáo ra đây. Tao bây giờ khác rồi, không còn sợ súng đạn, còng trói, nhà tù của bây nữa. Nghe tao nói đây: Hãy trả cho gia đình tao, xóm giềng của tao, đồng bào của tao cái quyền làm người, quyền tự do như Trời đã định. Ai muốn làm xếp bọn tao phải do bọn tao bầu. Mầy không được quyền chỉ định ai đó, rồi sau đó dựng lên một kịch bản bầu cử dân chủ để lấy vải thưa che mắt thánh. Mầy không được đem cái quá khứ đen tối của bọn mày ra, rồi đổi trắng thay đen, làm cái cớ để được lãnh đạo toàn dân. Vụ này con cháu đời sau, lịch sử nó ghi.
Đây là một điều kiện bắt buộc, mày không có quyền đòi hỏi gì cả, “Cái gì của Ceasar thì phải trả lại cho Ceasar”. Nếu mày không chấp nhận, vẫn tham quyền cố vị, lại xua cả bầy chó hùa ra cắn tao. Tao nói trước, tao sẽ liều mạng với bây. Mầy nên nhớ “Ra đường nhất sợ anh hùng, nhì sợ thằng liều”. Tao bây giờ có cả hai trong một rồi đó.
Trần Việt Hùng
(Dân luận) 

Chính trị và tôn giáo đều phải vì dân và do dân

Học thuyết Max Lê-nin ra đời và phát triển mạnh mẽ chính là đã tổng kết được quy luật của phát triển xã hội, đó là quan hệ sản xuất quyết định lực lượng sản xuất và khi quan hệ sản xuất phù hợp, cởi trói cho lực lượng sản xuất được tự do thì sẽ có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế và mọi mặt của xã hội phát triển. Còn ngược lại khi quan hệ sản xuất kìm hãm lực lượng sẩn xuất thì đi dẫn đến mâu thuẫn, nó kìm hãm lực lượng sản xuất và phát triển xã hội và nếu không có sự thay đổi cho phù hợp thì khi vị dồn nén, nó nhất định sẽ bị lực lượng sản xuất nổi dậy thay đổi nó. Như thế, lược lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất. Đây là bài học cơ bản nhất, đầu đời và luôn được ghi là nòng cốt của giáo lý chủ nghĩa cộng sản mà bất kỳ người Đảng cộng sản nào cũng phải ghi nhớ để thực hành.
Các tôn giáo cũng không ngoại lệ, nó cũng như các nhà nước mục đích cứu cánh vẫn chính là phải phục vụ lợi ích của đa số tầng lóp nhân dân nếu muốn được nhân dân ủng hộ. Một tôn giáo hay một nhà nước nào đúng với nghĩa “vì dân, do dân” thì đều là chân chính, còn nếu đi ngược lại nó thì là giả tạo. như cha ông ta nói: “Dân là người chở thuyền, dân cũng là người lật thuyền”.
Cha ông ta xưa nhiều triều đại đã hưng thịnh là đỉnh cao xã hội một thời đó là các thời vua Đinh, Lý, Trần, Lê v.v… vì các vị vua lúc đó anh minh, biết lấy phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước làm trọng. Hòa bình thì kinh tế phồn vinh, chiến tranh thì huy động được sức dân để đánh thắng giặc ngoại xâm. Thăng long ngày đó huy hoàng một cõi là vì thế. Rồi chế độ này lần lượt đổ cũng là vì đã xa dời dân, chỉ biết chăm lo vun vén lợi ích cá nhân, đạo đức suy đồi v.v…nên bị lật đổ để rồi một nhà nước khác lại ra đời.
Đảng Lao động Việt nam mà tiền thân xưa là Đảng cộng sản Đông dương của Hồ Chủ tịch xưa cũng làm nên lịch sử, đánh thắng Pháp, Mỹ là vì lúc đó biết đưa ra đường lối lãnh đạo của mình ban đầu hợp với xu thế thời đại, hợp với nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Những năm đầu của nhà nước Việt nam Dân Chủ Cộng Hòa, nhà nước luôn biết chăm lo lợi ích cho nhân dân và vì dân. Những đảng viên ngày đó luôn là tấm gương sáng cho dân theo noi theo, và đúng là vì nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ các tiêu cực lúc đó rất ít, hiến pháp ngày đó đơn giản và cô đọng, súc tích, có hiệu quả ngay vì nó chỉ thẳng minh bạch, đúng đắn và xoay quanh chỉ là bảo vệ và phục vụ nhân dân. Nhà nước luôn biết đặt pháp luật pháp lên trên hết. Tất cả Đảng và Nhà nước đều do dân vì dân và dưới sự giám sát của nhân dân. Cho nên, nếu nói nguyên nhân nào khiến Đảng Lao Động Việt nam đã lãnh đạo nhân dân Việt nam làm nên các kỳ tiứch trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước mấy chục thậm niên qua thì đó chính là vì luôn biết chăm lo cho lợi ích của nhân dân và vì dân.

Người dân đòi công lý dưới tấm biển: "Tất cả vì dân giầu nước mạnh xã hội văn minh"
Người dân đòi công lý dưới tấm biển: “Tất cả vì dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
Nhưng nay Hiến pháp càng dài dòng, văn tự, lời lẽ thì vòng vo và khó hiểu, bị lái đi theo đủ mọi cách và thường ý chủ quan của mỗi vị lãnh đạo, mỗi người nắm quyền. Nghiêm chỉnh mà nói thì tất cả cái gì trên hình thức, bám lấy cái lý đều là của đất nước, của Nhân dân, do Nhà nước quản lý nhưng thực tế đang diễn ra là sản phẩm xã hội đang bị phân chia lợi ích nhóm lợi ích chứ không phải là cho toàn dân. Chúng ta ai cũng biết! Chủ nghiã Tư bản lật đổ được chế độ phong kiến những năm thế kỷ 17, 18 và 19 chính là hộ đề cao vai trò phục vụ lợi ích cho đại quần chúng nhân dân. Và nhiều nhà nước tư bản bị lật đổ cũng là vì đặt lợi ích của các nhân, của nhóm lên trên lợi ích nhân dân, lợi ích quốc gia nên đã bị lật đổ qua bầu cử hay qua nổi dậy của quần chúng nhân dân. Tôn giáo cũng không ngoại lệ, cũng bị chi phối bởi quan hệ này.
Về Tôn giáo cũng không ngoại lệ:
Đức Phật cách đây 2557 năn đã dạy: “ Phật pháp tùy thế-gian, Phật pháp phải hoằng thuận chúng sinh.” Các đạo giáo khác cũng đều nêu ra nguyên nhân các vị chúa xuống thế-gian này đều là vì cứu khổ cho nhân dân, vì người người cùng khổ. Tại sao đạo Phật phát triển như vũ bão, thâm nhập vào khắp cùng mọi tầng gia cấp là vì đạo Phật không gì ngoài mục đích phục vụ con người, phục vụ nhân dân, giải cứu họ ra khỏi mọi sự giàng buộc của sinh-tử luân-hồi, mọi sự khổ não. Mấy chục năm qua nhiều tôn giáo bị suy vi chính là các vị lãnh đạo tôn giáo đã xa dời giáo lý của các bậc Tôn-sư qua các lời dạy trong Kinh điển để lại. Nhiều vị đã không còn giữ giới luật, nên thế trẻ nay họ có học, nhận thức ngày càng cao, họ không chấp nhận và vì thế số tín đồ ngày càng ít đi rất nhiều. Như vậy, đã đến lúc các giá trị luật lệ của giáo hội cũng phải thay đổi, phải quay trở về nguồn gốc cội nguồn của nó là phục phụ nhân dân, phục vụ tất cả mọi người, bình đẳng và nhân ái.
Tại sao Tân Giáo hoàng Francis đã được chọ lựa là người đứng đầu giáo hội Thiên chúa giáo là vì lý tưởng và mục đích của Ngài là vì đại đã số người nghèo khổ trên thế giới này. Ngài đã nói rõ Ngài muốn một “ Giáo hội nghèo” và “vì người nghèo” trong cuộc gặp mặt báo chí quốc tế lần đầu tiên hôm thứ Bảy ngày 16/3 sau khi Ngài được chọn làm người đứng đầu Giáo hội Công giáo La Mã. Ngài cũng giải thích việc Ngài chọn tông hiệu Francis là theo tên của Thánh Francis sống vào thế kỷ thứ 12 và 13 – vị thánh tượng trưng cho “nghèo khó và hòa bình”. Ngài kêu gọi các nhà báo hãy hiểu Giáo hội với cả “các đức tính và tội lỗi” và hãy cùng với Giáo hội tập trung vào ‘Chân, Thiện, Mỹ’.
Tại sao tổng thống Tổng thống Chavez dù còn nhiều khiếm khuyết nhưng lại được hầu như đại đa số nhân dân đất nước của ông yêu quý ông đến như vậy? Vì ông đã hành động vì lợi ích của đại đa số dân nghèo của đất nước mình, nên ông mất đã số dân dân luyến tiếc ông, khóc vì ông.
Những lời phỉnh của Đảng Cộng hòa đã làm người dân nhàm chán. Tại sao Obama đã được nhân dân Mỹ chọn ông? Đó là vì ông đã tuyên thệ phục vụ cho nhân dân nghèo khổ đất nước ông. Chúng ta nên nhớ là chẳng phải chỉ có người da mầu mà cả người da trắng, đủ các sắc tộc mầu da đã bỏ phiếu cho ông. Cho nên ông trước mắt hiện nay người ta thấy ông là vị tổng thống của Nhân dân.
Còn nay Trung quốc, đảng cộng sản của quốc gia tỷ người này đang thấy rõ nguy cơ đang ập đến, có thể bị tan rã bất kỳ lúc nào. Vì sao? Vì họ đang đi chệch bánh xe mà họ đã đặt nền móng là phục vụ lợi ích của nhân dân. Họ cũng đang biến nhà nước này phục vụ vì lợi ích nhóm cán bộ Đảng viên ngày càng xa dời nhân dân, thậm chí bóc lột, ha hiếp, cướp bóc dân. Tình trạng đó giống như tình trạng phập phồng của cái đật thủy điện khổng lồ Tân Hiệp đang bị nguồn nước vĩ đại tích chứa dồn nến đến mức rất nguy hiểm chỉ cần có một nguyên nhân nào đó như động đất là tan vỡ chôn vùi đi tất cả. Lòng dân Trung quốc bất bình ngất trời, đất đai bị trưng thu, người lao động bị bóc lột thậm tệ, nạn tham nhũng, nạn ô nhiễm môi trường, sự phân chia giầu nghèo, chính sách không tôn trọng người dân tộc v.v…đang là ngồn cơn gây ra các cuộc xuống đường quy mô rất lớn, nhiều nơi đã lật đổ cả Đảng và chính quyền xã, huyện. Các lãnh đạo của Đảng CS Trung quốc cũng như ông Tân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói ông sẽ phấn đấu vì ‘sự phục hưng vĩ đại của đất nước Trung Hoa’ trong bài diễn văn đầu tiên của ông trên cương vị nguyên thủ quốc gia. Chủ tịch Tập đã có bài diễn văn trong tinh thần yêu nước kêu gọi đoàn kết dân tộc nhiều hơn nữa trong phiên bế mạc kỳ họp thường niên của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, tức Quốc hội Trung Quốc. Ông Tập đã phải kêu gọi Đảng và Nhà nước của ông “phấn đấu hết mình để tiếp tục thực hiện công cuộc phục hưng vĩ đại của đất nước Trung Hoa và giấc mơ Trung Quốc”. Vậy phục hưng cái gì đó là phải Đảng phải quay về phục vụ lợi ích của nhân dân.
Ông đề cập đến hố bất bình-đẳng ngày càng nới rộng và sự cần thiết phải đấu tranh chống tham nhũng nếu như muốn kéo dài vai trò lãnh đạo của Đảng CS Trung quốc. Ông kêu gọi các đại biểu Quốc hội chống lại cuộc sống hưởng thụ và lối sống xa hoa. Nói thì như vậy nhưng có làm được hay không lại là một chuyện.
Còn ở Việt nam thì tình hình đã quá rõ ràng là quan hệ sản xuất hiện nay quá mâu thuẫn và chính vì tham nhũng vì lợi ích nhóm mà biết bao khoản nợ xấu đã đang làm nền kinh tế trong cơn hùng hoảng nghiêm trọng. Lòng dân không yên cũng như ngồi trên nề nhà của thủy điện Sông chanh, nó có thể vỡ ngập bất cứ lúc nào mặc dù Đảng và Nhà nước động viên cứ yên tâm là an tòan, đạp không vỡ mà họ vẫn không bao giờ hết sợ vì nguy cơ đập bị vỡ, vì họ đã thấy hiển hiện sự xuống cấp va nguy cơ tan vỡ rõ ràng. Những “anh hùng nông dân kiểu Đoàn Văn Vươn” xuất hiện ngày càng nhiều và hàng ngày dòng người khiếu kiện của nông dân ra Hà nội ngày càng đông hơn, số người tri-thức, nhân dân, kể cả các vị cựu tướng lĩnh trong Đảng và Nhà nước ký tên đòi sửa đổi hiến pháp ngày càng dài và tin rằng sẽ dài hơn.
Vậy những ai muốn cố giữ cái quan hệ sản xuất lỗi thời mà đó là nguyên nhân gây ra bất ổn xã hội kia có phải là những người mê tín và duy tâm, duy ý chí hay không? Hiến pháp có phải thay đổi để hợp với lòng dân, vì nhân dân hay không đang đặt trên vai của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt nam hôm nay. Nếu người cộng sản Việt nam yêu và Trung thành với lý tưởng phục vụ nhân dân và vì dân như Đảng đã nêu ra và muốn bảo vệ và duy trì nó thì phải đổi mới thực sự, phải lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi tằng lớp nhân dân, đặc biệt của các tầng lớp trí-thức có tâm đức đóng góp cho việc sửa đổi hiến pháp hiện nay một cách chân thành, cầu thị.
Nước sông đang dâng cao trên các đập do nước đầu nguồn và ở khắp nơi đang chẩy về dồn nén. Các mạch xi măng kết dính đang bị xói mòn dần vì nguyên vật liệu dính kết xây dựng công trình đã bị lợi dụng, bị lấy cắp và do nạn tham nhũng đủ phía gây ra nên có thể bị vỡ bất kỳ lúc nào. Sấm rền người ta đã nghe thấy từ xa vọng lại, mây đen đang bủa giăng báo hiệu mùa bão lũ, mọi người dân va ngay cả chủ xây dựng công trình du bên ngoài thì tỏ ra vẻ thờ ơ, nhưng trong lòng đang hồi hộp và cảm thấy bất an. Phải làm gì đây để giữ nó khỏi bị tan vỡ? Câu trả lời đang chờ hóa giải xử lý.
Ngày 17 tháng 3 năm 2013.
© Nguyễn Hoàng Hà
© Đàn Chim Việt

Khi quỷ sứ mời

Biết tin anh đã ra khỏi nhà tù nhỏ và trở về nhà từ lâu nhưng đến ngày 18/03/2012 tôi mới có dịp về thăm cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Túc quê ở Thái Bình. Khi chú Lê Hùng đến chơi nhà, tôi đã kể về dự định đi thăm anh Túc, chú đã sốt sắng ngỏ ý muốn đi cùng. Tôi thầm cảm tạ Chúa đã mang đến bên tôi một người đồng hành. Chú Lê Hùng đã ngoài 60 tuổi, xưa chú làm việc cho Nhà xuất bản Thanh Niên, giờ đã nghỉ hưu. Chú và tôi quen nhau và trở nên thân thiết từ các cuộc tuần hành phản đối Trung cộng xâm lược mùa hè 2011 và 2012 tại Hà Nội.
Tôi chưa từng gặp anh Túc nhưng nghe đọc về anh thì nhiều. Anh là một người nông dân chất phác, từ một dân oan mất đất bền gan khiếu kiện anh đã trở thành một nhà đấu tranh dân chủ can trường. Anh Túc đã bị nhà cầm quyền bắt giam và kết án cách bất công. Bốn năm tù với vô số những ngón đòn khủng bố cả thể xác lẫn tinh thần, sức khỏe của anh bị tàn phá nghiêm trọng song tinh thần của anh thì càng đanh thép.
Qua hai lần bắt xe và vài cuộc điện thoại hỏi đường, chúng tôi đã tới được nhà anh chị Túc. Chuyện trò rôm rả cùng một bữa cơm trưa rất nhanh, nhìn đồng hồ đã hết thời gian buổi sáng, chúng tôi xin phép anh chị để quay trở lại Hà Nội.
Thế nhưng, ra khỏi cổng được mấy chục mét, một đám người mặt mày bặm trợn túa ra cản đường…
- Tôi là an ninh tỉnh Thái Bình, mời anh và chú về công an xã Đông La để làm việc Một màn lấy thịt đè người kéo ép về phía đồn công an xã nhưng không thành.
- Đây là địa phận của chúng tôi, các anh mà không về công an xã để làm việc thì các anh không bắt được xe về Hà Nội đâu!
- Các anh có quyền to nhỉ!
- Rồi các anh sẽ thấy!
Vài chiếc xe khách giảm ga khi thấy tín hiệu vẫy xe đều nhanh chóng rồ ga chạy chối chết mà không để khách kịp trèo lên..
Một chiếc xe hơi 4 chỗ chở mấy tên mặc thường phục trờ tới, tôi tranh thủ đưa máy ảnh bắn vài kiểu. Chỉ sau một cái chụm đầu và vài cái phẩy tay của những kẻ vừa chui ra từ chiếc xe là hai chúng tôi được kẹp tống vào xe như những tên tội phạm thậm nguy hiểm.
Một tên du côn ngồi cạnh ghế lái với nắm đấm dí dí vào mặt chúng tôi đã chờ sẵn:
- Còn kêu thì tao đấm vỡ mặt chúng mày
Hành động của chúng vô cùng mau lẹ theo cách côn đồ, mờ ám và trắng trợn. Hẳn chúng muốn reo vào đầu nạn nhân suy nghĩ rằng phải mặc nhiên hiểu chúng có quyền hành xử như vậy, rằng chúng là những ông quỷ con có quyền lực vô biên ở mọi lúc mọi nơi. Nạn nhân sẽ luôn thảng thốt kinh hoàng khi nhớ lại cảnh này.
Khi tới đồn công an, màn trấn cướp đồ đạc lập tức diễn ra. Sau một hồi giằng co, chiếc điện thoại và máy chụp hình (tất nhiên là không có thẻ nhớ!) của tôi đã nằm gọn trong tay chúng. Chúng tách tôi ra khỏi chú Lê Hùng và dẫn sang một phòng khác.
- Để đỡ tốn thời giờ của tôi và các anh, tôi nói luôn để các anh rõ, tôi từ chối trả lời tất cả câu hỏi của các anh vì cớ các anh đã bắt chúng tôi một cách phi pháp và hành xử cách côn đồ. Điều duy nhất các anh cần làm là thả người và để chúng tôi tự do đi về nhà.
- Tên anh là gì? Anh là công dân nước nào? Anh có quan hệ như thế nào với Nguyễn Văn Túc?
Chỉ là sự im lặng.
- Anh căn cứ vào pháp luật nước nào mà nói chúng tôi bắt anh phi pháp ?
Tôi căn cứ vào sự thật, vào sự việc vừa xảy ra là đám các anh đã dùng vũ lực vô cớ cưỡng bách chúng tôi vào đây. Không luật pháp nào cho phép các anh làm như vậy cả.
- Chúng tôi đâu có bắt anh, là chúng tôi mời đấy chứ… Nguyễn Văn Túc là đối tượng đang phải chịu án quản chế tại địa phương. Vì vậy, tất cả các mối quan hệ của Nguyễn Văn Túc phải được sự đồng ý và giám sát của chúng tôi.
- Tôi chỉ vào chiếc áo sơ mi xộc xệch vừa bị đứt cúc trầm giọng – thế này mà các anh gọi là mời à, đây chỉ có thể là kiểu mời của đám quỷ sứ! Chuyện của anh Túc với cái nhà nước này chẳng liên quan gì đến tôi. Tôi là một công dân và có đầy đủ quyền tự do, tôi muốn đến thăm ai là quyền của tôi.
- …? Nếu anh không trả lời các câu hỏi trên thì có nghĩa là anh không biết mình là ai, mình từ đâu đến nên chúng tôi có thể kết luận anh là người vô gia cư, hoặc là người bị tâm thần.
- Anh dọa đưa tôi vào trại tâm thần đấy à ? Anh nói tôi bị tâm thần thì nghĩa là tôi bị tâm thần? Anh có quyền năng to nhỉ!
- Tôi không dọa anh đâu, nếu anh không trả lời thì nhất định phải đưa anh đến phòng ban chuyên môn để xác minh. Anh là người đàng hoàng thì việc gì phải dấu tên tuổi, nhân thân, chắc phải thế nào thì mới dấu chứ!
- Thế từ chối trả lời các câu hỏi của anh thì là người không đàng hoàng à?
Sau vài giây cấm khẩu né tránh câu hỏi, giọng lải nhải lại phát ra – anh là ai?
- Các anh thích bắt ai là bắt à? Bắt người ta vô cớ rồi giờ hỏi người ta là ai và ép người ta phải chứng minh là người đàng hoàng à? Tôi chưa mất trí để trả lời câu hỏi ngớ ngẩn của các anh!
- Quốc gia nào cũng có luật pháp và sống ở nước nào thì phải chấp hành luật pháp nước đó. Anh có nghĩa vụ phải hợp tác với chúng tôi. Quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ. Ví thử, anh bị trấn cướp chiếc nhẫn đang đeo ở tay, hoặc anh đi ngoài đường lỡ người dân tưởng anh là người xấu và hành hung anh thì sao ? Lúc đó thì chúng tôi sẽ đứng ra bảo vệ sự an toàn và tài sản cho anh. Đó là quyền lợi của anh. Vậy nên giờ anh phải có nghĩa vụ hợp tác với chúng tôi!
- Tôi không tin người dân bình thường lại hành xử côn đồ như các anh! Còn các anh ăn lương từ tiền thuế của dân thì các anh phải làm việc, phải bảo đảm an ninh cho dân, biết chưa!
- Anh đã đóng góp gì cho đất nước mà đòi hỏi chúng tôi phải đảm bảo an ninh ?
- Một hạt gạo chúng tôi ăn, một cái ly chúng tôi dùng cũng phải đóng thuế cho cái nhà nước này. Các anh ăn lương từ dân thì các anh phải làm việc!
- Chúng tôi biết anh là ai rồi, các anh trên Hà Nội xem ảnh cho biết anh là Ngô Duy Quyền, chồng của Lê Thị Công Nhân, anh là anh trai của Ngô Quỳnh cùng vụ án với Nguyễn Văn Túc. Anh đừng có rắn giả lươn. Tôi sẽ di lý anh về Hà Nội để các anh trên đó xử lý.
- Hân hạnh thế! Là chồng của Lê Thị Công Nhân và anh trai của Ngô Quỳnh thì sao nào? Các anh bắt người thì phải tự mà đi xác minh chứ, các anh làm việc phi logic quá! Tôi không có cái khả năng rắn giả lươn như lãnh đạo của các anh, mồm thì luôn rao giảng vì nước vì dân nhưng nói một đường làm nẻo, không từ một thủ đoạn nào để tham nhũng, cướp đất của dân và bịt miệng người ta.
- Tham nhũng thì ở đâu cũng có, chẳng qua là một con sâu bỏ rầu nồi canh mà thôi !
- Ô hay, cả bầy sâu sao nói một con, không đọc báo nghe đài của đảng à? Lãnh đạo chủ tịch của các anh các chị nói đấy! …
- Đây là địa phận của chúng tao, chúng tao muốn làm gì cũng được, chúng tao làm việc dựa trên nhiệm vụ đảng giao. Chúng mày có ít chữ muốn dạy đời à, mày muốn tao tát vỡ mồm không?
Lòng tự nhủ, thằng này được phân vai đồ tể, phải hết sức cẩn thận. Tôi nói:
- Tôi chả dám dạy đời ai cả. Không lẽ người ta đi qua vùng này thì anh có quyền kéo cổ người ta xuống rồi thò tay móc ví à ?
- Chúng tao làm việc có nội quy, công khai. Nếu mày muốn biết tên tuổi để đưa lên mạng thì tao đọc cho nghe. Nếu mày muốn có nội quy để gửi ra nước ngoài thì tao sẽ copy cho vài chục bản…
- Tôi cần, anh đọc đi. Hãy chỉ cho tôi thấy cái quy định mời vào đồn không được thì cưỡng bức bằng vũ lực xem nó nằm ở bản nội quy nào.
- Mày không đủ tư cách để đòi hỏi vì mày không hợp tác! (Oh my God, hiểu được logic của nó con chết liền!)
Tôi nhỏ giọng nói với người dân phòng kẹp bên cạnh:
- Tôi làm vậy để phản đối những tên chóp bu ở trên chứ tôi biết các anh đồng lương hạn hẹp, nhận lệnh miệng mà phải làm, nhiều khi là cả những việc thất đức. Quan tham to nhỏ tham nhũng, cướp đất dân chia nhau, các anh có được xơ múi tí gì không? Còn những việc phi nhân như vừa rồi thì các anh lại phải làm. Nét mặt anh ta trùng xuống như vừa trút được một gánh nặng.
- Tôi muốn nói chuyện với anh như hai người tâm sự với nhau – Tên mật vụ mặt còn hơi sữa bước vào.
Cái phẩy tay dứt khoát:
- Tôi không có nhu cầu!
- Thôi, bây giờ tao nói với mày thế này, xưng mày tao cho nó tình cảm – gã mật vụ già trở lại.
- Tôi không cần, anh mang cái tình cảm đó về cho vợ con anh nó nhờ!
- Tôi đã tiếp xúc với Hoàng Minh Chính, với Trần Anh Kim… anh đừng có rắn giả lươn – nuốt ngượng, hắn tiếp lời.
Tôi quay sang anh dân phòng nãy giờ vẫn ngồi đó:
- Tôi đã nói rồi, tôi đâu có khả năng như lãnh đạo của của các anh … Anh thấy chưa, họ có lý lẽ quái gì đâu. Một cái gật đầu rất nhẹ chỉ đủ mình tôi nhận ra.
Tôi sang ngồi chung với chú Lê Hùng ở phòng bên cạnh. Thêm một hồi dọa nạt cả hai chú cháu và mấy lần xông vào cưỡng bức lục soát người không thành, chúng đành yêu cầu chúng tôi ra khỏi đồn trước khi bày trò đọc ký biên bản, không quên giở ngón vu khống bỉ ổi để gây chia rẽ “anh Lê Hùng đã khai rằng…”. Tất nhiên chẳng có biên bản nào được ký và trò vu khống cũng bị thẳng thừng vạch mặt.
Khi chúng tôi từ chối ra về vì lý do an ninh, chúng lại lộ rõ bản chất bất nhân phi pháp: dùng đám côn đồ đẩy bật chúng tôi ra khỏi căn phòng..

Sau gần 6 giờ đồng hồ bị bắt giữ và sách nhiễu cách phi pháp, tuy hơi mệt một chút nhưng chúng tôi rất vui do nhận được nhiều sự quan tâm chia sẻ của các bác, cô, chú và anh chị em ở cả trong và ngoài nước. Nhờ sự quan tâm và truyền tin kịp thời mà chúng tôi đã được an toàn và về nhà ngay đêm hôm đó. Cộng sản nói riêng và kẻ xấu nói chung luôn sợ những việc làm mờ ám của chúng bị phơi bày cách kịp thời và rộng khắp.

March 20, 2013 

(Facebook Ngô Duy Quyền
  • Thế giới sẽ có một tỷ người nói tiếng Pháp năm 2050 (RFI) - Trong bầu không khí của ngày hội Pháp ngữ hôm nay, thứ tư 20/03/2013, các nhà thống kê của World Population Prospects (WPP) và Cơ quan quan sát Dân số và thống kê cộng đồng Pháp ngữ (ODSEF) vừa đem lại tia hy vọng cho những ai cảm thấy bi quan cho số phận tiếng Pháp. Theo thống kê của hai cơ quan này, từ đây cho đến năm 2060, số lượng người sử dụng tiếng Pháp có thể sẽ tăng lên gấp ba lần (từ 300 triệu lên 1 tỷ người).
  • Nga có thể mất hàng tỷ đô la, nếu tiền gửi ngân hàng tại Chypre bị đánh thuế (RFI) - Việc Liên hiệp Châu Âu đề nghị đánh thuế tiền gửi ngân hàng tại Chypre để đánh đổi kế hoạch trợ giúp kinh tế đảo quốc này, khiến Nga lo ngại.Ước tính có đến 31 tỷ euro là tài sản của doanh nhân Nga cất giữ tại các ngân hàng Chypre, chưa kể các đầu tư lớn của Nga tại đảo quốc này, đặc biệt trong các ngân hàng Chypre với trị giá ước tính 53 tỷ euro.
  • Cảnh sát Nga mua phải áo giáp chống đạn rởm của Trung Quốc (RFI) - Theo AFP, hôm nay 20/3/2013, bộ Nội vụ Nga thông báo đã cho ngừng hợp đồng hơn 500 triệu rúp (khoảng 15 triệu đô la Mỹ) với một công ty định cung cấp cho họ các loại áo giáp chống đạn và mũ bảo hiểm rởm được sản xuất tại Trung Quốc.
  • Aqmi thông báo hành quyết một con tin Pháp (RFI) - Theo AFP hôm nay 20/3/2013, Aqmi, chi nhánh Al-Qaida tại vùng Maghreb hồi giáo, thông báo đã hành quyết một con tin người Pháp bị bắt cóc hồi tháng 11 năm 2011 tại Mali, để đáp trả các chiến dịch quân sự do Paris tiến hành tại miền bắc Mali. Chính quyền Pháp đang cố gắng kiểm chứng thông tin trên.
  • Tân chủ tịch Trung Quốc sẽ công du Nga đầu tiên (RFI) - Vào thứ sáu 22/03/2012, tân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến Nga nhân chuyến công du ngoại quốc đầu tiên từ ngày ông chính thức nhậm chức. Theo giới phân tích, việc tân lãnh đạo Trung Quốc chọn Nga làm nước viếng thăm đầu tiên thể hiện mong muốn tăng cường quan hệ Bắc Kinh – Mátxcơva được đánh dấu bằng tính chất bổ sung về mặt kinh tế, và tương đồng về lợi ích chiến lược trong việc kháng lại phương Tây.
  • Trung Quốc tuyên bố kiên quyết chống lại kế hoạch quân sự Mỹ-Nhật (RFI) - Hôm nay, 20/03/2013, Trung Quốc tuyên bố sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, sau khi có tin là Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ đề ra một kế hoạch để chống lại việc Bắc Kinh đánh chiếm các hòn đảo đang tranh chấp. Nhật báo Nikkei, trích dẫn một nguồn tin từ Lầu Năm Góc, hôm nay loan tin là các giới chức Nhật và Mỹ sẽ vạch ra một kế hoạch quân sự để chiếm lại các hòn đảo ở biển Hoa Đông, nếu những đảo này bị Trung Quốc đánh chiếm.
  • Quốc hội Chypre bác bỏ kế hoạch giải cứu của Châu Âu (RFI) - Tối qua 19/3/2013, Quốc hội Chypre đã bỏ phiếu bác bỏ kế hoạch do giải cứu nền kinh tế của đảo quốc này, theo đó Liên hiệp châu Âu yêu cầu Chypre phải đánh thuế tiền gửi tại ngân hàng trên hòn đảo này, để đổi lại khoản tín dụng 10 tỷ euro.
  • Hạ viện Ấn Độ thông qua luật gia tăng trừng phạt tội hiếp dâm (RFI) - Sau 7 tiếng đồng hồ thảo luận, vào hôm qua, 19/03/2013, các dân biểu Ấn Độ đã thông qua dự luật trừng phạt nghiêm khắc hơn không chỉ tội cưỡng dâm, mà cả những tội khác như sách nhiễu tình dục, sàm sỡ, rình mò xem trộm và tội tạt axít. Dự luật này được thông qua ba tháng sau vụ hãm hiếp tập thể một nữ sinh viên gây chấn động dư luận.
  • Barack Obama lần đầu tiên công du Cận Đông (RFI) - Vào hôm nay, 20/03/2013, ông Barack Obama khởi sự chuyến đi thăm vùng Cận Đông đầu tiên của ông trong cương vị Tổng thống Mỹ. Chặng dừng chân trước tiên dĩ nhiên là Israel, sau đó ông Obama sẽ ghé vùng lãnh thổ Palestine. Từ nhiều tuần lễ qua, Nhà Trắng luôn luôn nhấn mạnh rằng Tổng thống Mỹ đến khu vực chỉ để ‘lắng nghe’ và không mang theo bất kỳ một kế hoạch hoà bình nào.
  • Hàn Quốc lo ngại bị tin tặc tấn công trên diện rộng (RFI) - Giữa lúc tình hình bán đảo Triều Tiên đang căng thẳng, hôm nay 20/3/2013, nhiều giới chức Hàn Quốc lo ngại có khả năng một cuộc tấn công tin tặc trên quy mô lớn làm tê liệt các hệ thống tin học của nhiều đài truyền hình và ngân hàng của nước này.
  • Ngân hàng Thế giới giúp Việt Nam tăng sức cạnh tranh (RFI) - Hôm qua, 19/03/2013, Ban Giám đốc Điều hành của Ngân hàng Thế giới vừa phê duyệt khoản tín dụng 250 triệu đôla hỗ trợ Việt Nam cải cách quản lý kinh tế nhằm nâng cao sức cạnh tranh, trong bối cảnh tiến trình cải cách kinh tế tại Việt Nam đang chậm lại.
  • Mỹ tìm hài cốt binh sĩ thời Thế chiến 2 ở Miến Điện (RFI) - Đại sứ quán Mỹ tại Rangoon vào hôm qua, 19/03/2013 cho biết : Một ê kíp 9 người thuộc đơn vị đặc trách tìm kiếm lính Mỹ mất tích JPAC, trụ sở tại Hawai vừa kết thúc ba tuần lễ hoạt động tại Miến Điện ngày 18/03. Một toán đặc nhiệm khác dự kiến sẽ trở lại Miến Điện tiếp tục công việc.
  • Miến Điện bãi bỏ giấy phép sở hữu ngoại tệ (RFI) - Theo AFP, ngày hôm nay 20/3/2013, chính quyền Miến Điện có thêm một cải cách mới trong lĩnh vực ngoại hối. Quốc hội nước này đã thông qua quyết định bãi bỏ giấy chứng nhận sở hữu ngoại tệ (FEC - Foreign Exchange Certificates), tồn tại dưới thời chính quyền quân sự.
  • Malaysia bắt giữ 58 ngư phủ Việt Nam (VOA) - Cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia vừa bắt giữ 58 ngư phủ Việt Nam bị tình nghi đánh bắt cá bất hợp pháp và dùng các ngư cụ bị cấm trong lãnh hải Malaysia
  • Vinalines 'bán tàu hoang' để trả nợ (BBC) - Lãnh đạo Vinalines nói bảy tàu đã bỏ hoang dài ngày ở nước ngoài sẽ được bán hết để trang trải nợ và thanh toán lương nhân viên.
  • Obama lần đầu công du Israel (BBC) - Tổng thống Mỹ đã lên đường đi Israel với hy vọng cải thiện hình ảnh và tái khởi động tiến trình hòa bình.
  • Al-Qaeda hành quyết con tin Pháp (BBC) - Một con tin Pháp đã bị một nhóm Hồi giáo cực đoan giết chết để trả thù cho chiến dịch của Pháp ở Mali.
  • Châu Âu kêu gọi Cyprus 'nghĩ lại' (BBC) - Các bộ trưởng tài chính khu vực sử dụng đồng euro kêu gọi Cyprus cân nhắc lại việc đánh thuế tiết kiệm với các khoản dưới 100.000 euro.
  • Tony Blair thăm Việt Nam lần hai (BBC) - Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair thăm Việt Nam lần thứ hai trong 5 tháng, hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
  • VN sẽ kiện Mỹ tăng thuế cá tra (BBC) - VASEP sẽ kiện Bộ Thương mại của Mỹ về việc áp thuế cá tra nhập khẩu từ VN dựa trên nước thứ ba là Indonesia thay vì Bangladesh.
  • Phương Uyên 'chỉ là nạn nhân' (BBC) - Luật sư bào chữa nói có thế lực trên mạng internet muốn thông qua sinh viên Phương Uyên để khiến thanh niên "xa lánh vấn đề chủ quyền".
  • Iraq sau 10 năm chiến tranh (BBC) - BBC nhìn vào những con số về Iraq còn đang gượng dậy từ chiến tranh, mọi sự đã thay đổi như thế nào?
  • Sắp xét xử sinh viên Phương Uyên (BBC) - Luật sư Hà Huy Sơn vừa tiếp xúc lần đầu với Nguyễn Phương Uyên, người bị khởi tố tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN.
  • Nhiều người TQ 'hận' trại lao cải (BBC) - Trung Quốc vẫn còn tới hàng trăm trại lao cải, chỉ một lệnh của cảnh sát cũng đủ khiến người ta phải đi cải tạo nhiều năm.
  • VN: khế ước xã hội và bầu cử (BBC) - Bạn Trần Đức Tuấn cho rằng, hiến pháp là khế ước xã hội giữa người dân, còn bầu cử là khế ước giữa người dân với chính quyền.
  • Một việc làm không bình thường (BaoMoi) - Tôi định không viết bài này, nhưng càng nghĩ càng thấy băn khoăn và bức xúc, nhất là việc nhìn nhận của những người trong cuộc với báo chí sau khi xảy ra sự việc – sách Giáo dục mầm Non có in cờ Trung Quốc.
  • Lãnh đạo nước ta đón tiếp, hội đàm với Phó tổng thống Mi-an-ma (BaoMoi) - QĐND - Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức lần đầu tiên tới Việt Nam trên cương vị Phó tổng thống, ngày 20-3, Phó tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Mi-an-ma Ni-an Tun (Nyan Tun) đã hội kiến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và hội đàm với Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.
  • Trung Quốc diễn tập, Triều Tiên dọa Mỹ (BaoMoi) - (Phunutoday) - TQ lập cục Cảnh sát biển, rêu rao "rút kiếm" ở Biển Đông, Triều Tiên dọa hành động quân sự với máy bay B-52 của Mỹ, Nghi Triều Tiên đánh sập mạng 3 đài truyền hình, 2 ngân hàng Hàn Quốc...là tin tức thời sự chính ngày 20/3.
  • Hạm đội Nam Hải tập trận ra oai ở biển Đông (BaoMoi) - Đài truyền hình trung ương Trung Quốc ngày 19/3 đưa tin, chiều qua 19/3 một biên đội tàu chiến hạm đội Nam Hải đã cơ động ra Biển Đông và Tây Thái Bình Dương triển khai tập trận. Tuy nhiên không nói rõ diễn ra ở khu vực nào trên biển Đông.
  • Trung Quốc rêu rao ’rút kiếm’ Biển Đông (BaoMoi) - (Đời sống) - Ngày 20/3, tờ Đại Công Báo xuất bản tại Hồng Kông thông tin, sau khi thành lập Cục Cảnh sát biển Trung Quốc sẽ sớm được trang bị các tàu vũ trang cỡ lớn và việc lực lượng này sẽ "rút kiếm" ở Biển Đông và Biển Hoa Đông là điều khó tránh.
  • Ngư dân Lý Sơn đương đầu tàu hải giám Trung Quốc (BaoMoi) - Sáng 20.3, nghỉ ngơi vài ngày sau vụ đụng độ với tàu hải giám Trung Quốc, thuyền trưởng Lê Khởi (H.Lý Sơn, Quảng Ngãi) lại cùng chiếc tàu QNg 96697 TS tiếp tục ra Hoàng Sa. Ỷ tàu to, súng lớn
  • Tàu chiến Trung Quốc chuẩn bị 'kịch bản chiến tranh' trên Biển Đông (BaoMoi) - Ngày 19/3, trong khi Ủy Ban biên giới Quốc gia Việt Nam lên tiếng phản đối hành động phi pháp của tàu chính phủ Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa thì cùng ngày Đài truyền hình Trung ương nước này đưa tin Hạm đội Nam Hải đã rời cảng Tam Á 5 giờ chiều (giờ địa phương) để tiến hành tập trận quy mô tại Biển Đông.
  • Tàu cứu nạn “giáp” tàu Trung Quốc trên biển Hoàng Sa (BaoMoi) - Ông Phan Xuân Sơn (55 tuổi) thuyền trưởng tàu cứu nạn SAR 412 (Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II, thuộc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải – Vietnam MRCC) nhớ lại, khoảng 9h50 ngày 13/3, ông nhận được lệnh đi cứu ngư dân Lê Tuấn Xi (22 tuổi) trên tàu cá số hiệu Qng 97016 của ngư dân Quảng Ngãi, đánh bắt hải sản trên vùng biển Hoàng Sa và bị tàu Trung Quốc cản.
  • 4 tàu chiến TQ tập trận ở Biển Đông (BaoMoi) - Một đội tàu chiến Trung Quốc gồm 4 chiếc sẽ tiến hành tập trận ở Biển Đông và tây Thái Bình Dương. Đội tàu này rời Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam Trung Quốc từ hôm thứ ba.
  • Trung Quốc tập trận ở biển Đông (BaoMoi) - (TNO) Đội tàu chiến thuộc Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc ngày 19.3 rời cảng Tam Á bắt đầu cái gọi là "đợt huấn luyện tuần tra" ở biển Đông và các khu vực khác thuộc Tây Thái Bình Dương.
  • Phản đối Trung Quốc xua đuổi tàu cá Việt Nam (BaoMoi) - Đại diện Ủy ban Biên giới Quốc gia hôm 19/3 mạnh mẽ phản đối việc tàu hải giám Trung Quốc xua đuổi tàu cá Việt Nam và đưa tàu khảo sát nghề cá đến xâm phạm lãnh hải của Việt Nam trên Biển Đông.
  • Bảo đảm chủ quyền lãnh thổ trong mọi tình huống (BaoMoi) - TT - Ngày 19-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp gỡ, trò chuyện với đại diện Hội truyền thống chiến sĩ Điện Biên Phủ tại TP Hải Phòng và khẳng định việc Việt Nam luôn chuẩn bị để "bảo đảm chủ quyền lãnh thổ trong mọi tình huống".
  • Ủy ban Biên giới quốc gia phản đối Trung Quốc quấy rối tàu cá Việt Nam (BaoMoi) - Ngày 19/3, đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia đã lên tiếng phản đối “thành phố Tam Sa” và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam, không có hành động cản trở hoạt động nghề cá bình thường và hợp pháp của các tàu cá và ngư dân Việt Nam.
  • Nhịp sống biển đông (BaoMoi) - TT - Việc không chỉ của đàn ông. Tại xưởng đóng tàu Bến Đình, TP Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu, công việc hằng ngày của các nữ công nhân ở đây là dùng búa và đục để chèn dăm bào vào các khe hở của thân tàu, trước khi xử lý chống thấm.
Bản tin tiếng Anh


  • Shale gas to spark equipment boom (Washington Post) - China's shale gas development will bring business opportunities to the related equipment manufacturing industry with a market value of 3 billion yuan this year.
  • City property prices in monthly surge (Washington Post) - Most major cities reported a sharp monthly rise in property prices in February, fueled by demand outstripping supply, analysts said.
  • Harder push likely on yuan, says HSBC (Washington Post) - HSBC Holdings PLC expects China to push harder for the yuan's convertibility and trading freedom as part of nation's goal to make yuan a global reserve currency.
  • Increased salary expectations (Washington Post) - Salary levels in China are likely to increase in 2013 as the nation expects stable growth in GDP, recruitment consultancy Robert Walters Plc said.
  • A credit to the global banking system (Washington Post) - UnionPay is the only Chinese bank card organization in the Chinese mainland. Its cards are accepted in 143 countries and regions outside the mainland.
  • Zhou staying at central bank (Washington Post) - China's longest-serving central bank governor, Zhou Xiaochuan, 65, won approval from the National People's Congress to extend his tenure on Saturday, which analysts called a plus for continuity of financial policies and increasing independence of the bank.
  • Cherry blossoms still in bloom (Washington Post) - Cherry blossoms in full bloom at Moshan, a scenic spot in Wuhan, capital of Central China's Hubei province, March 18, 2013.
  • Nurturing honest food (Washington Post) - Organic, healthy and sustainable are the new keywords for a breed of socially conscious consumers and producers in the major cities of China.
  • Core interests at heart of new US ties (Washington Post) - President Xi told US Treasury Secretary Jacob Lew in Beijing that he wants to build a new type of relationship with US centered on core interests.
  • Top legislature has younger leaders (Washington Post) - A younger generation of elites from different political parties, ethnic groups and professional backgrounds are now taking to the center stage of the legislative leadership in China.
  • Xi Jinping endorses work of HK, Macao govts (Washington Post) - Chinese president Xi Jinping on Monday met CY Leung and Chui Sai On, chief executives of Hong Kong and Macao special administrative regions(SAR), fully endorsing their work and that of their respective governments.
  • 1,500 sites planned to monitor PM2.5 (Washington Post) - About 1,500 monitoring sites releasing daily readings of fine particles will be set up in all prefecture-level cities by the end of 2015.
  • Judicial know-how holds the key (Washington Post) - Zhou Qiang was elected president of the Supreme People's Court by about 3,000 deputies to the National People's Congress in Beijing on Friday.

Ngân hàng Thế giới giúp Việt Nam tăng sức cạnh tranh

Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Victoria Kwakwa
Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Victoria Kwakwa (Ảnh : Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam)

Hôm qua, 19/03/2013, Ban Giám đốc Điều hành của Ngân hàng Thế giới vừa phê duyệt khoản tín dụng 250 triệu đôla hỗ trợ Việt Nam cải cách quản lý kinh tế nhằm nâng cao sức cạnh tranh, trong bối cảnh tiến trình cải cách kinh tế tại Việt Nam đang chậm lại. Theo thông báo của Ngân hàng Thế giới, đây là khoản Tín dụng hỗ trợ Quản lý và Cạnh tranh Kinh tế ( EMCC ) đầu tiên dành cho Việt Nam, để hỗ trợ Việt Nam cải cách quản lý kinh tế nhằm tạo ra năng suất và khả năng cạnh trạnh cao hơn.

Cụ thể, khoản tín dụng nói trên sẽ được dùng để hỗ trợ Việt Nam cải cách trong 7 lĩnh vực : khu vực tài chính, chính sách tài khóa, hành chính công, quản lý doanh nghiệp Nhà nước, quản lý đầu tư công, hiệu quả môi trường kinh doanh, bình đẳng và minh bạch của môi trường kinh doanh.

Theo Ngân hàng Thế giới, « Việt Nam đã tiến hành cải cách quan trọng vào đầu những năm 1990 và đã góp phần tăng khả năng cạnh tranh giúp thúc đẩy tăng trưởng và giảm nghèo nhanh. Tuy nhiên, quá trình cải cách đang chậm lại trong những năm gần đây, và vì thế, cần những cải cách mới để giải quyết sự thiếu hiệu quả của tái cấu trúc, thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả nhân lực và vốn, tăng năng suất của cả nền kinh tế. »

Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cho biết khoản tín dụng nói trên « nhằm giải quyết những thách thức mới nổi, nhằm làm tăng hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. »
Thanh Phương (RFI)

Miến Điện bãi bỏ giấy phép sở hữu ngoại tệ

FEC - giấy chứng nhận sở hữu ngoại tệ Miến Điện
FEC - giấy chứng nhận sở hữu ngoại tệ Miến Điện (DR)

Theo AFP, ngày hôm nay 20/3/2013, chính quyền Miến Điện có thêm một cải cách mới trong lĩnh vực ngoại hối. Quốc hội nước này đã thông qua quyết định bãi bỏ giấy chứng nhận sở hữu ngoại tệ (FEC - Foreign Exchange Certificates), tồn tại dưới thời chính quyền quân sự.

Quyết định vừa được Quốc hội thông qua này là một bước tiếp theo phải có trong chủ trương thống nhất quản lý tỷ giá ngoại hối được chính phủ cải cách đưa ra từ năm ngoái, nhằm giải phóng nền kinh tế vốn bị trì trệ hàng chục năm qua, bởi những quy định quản lý khép kín.

Đề nghị bãi bỏ giấy phép ngoại tệ, do bộ trưởng Tài chính Win Shein đệ trình trước Quốc hội, đã được thông qua nhanh chóng không có phản đối. Ông bộ trưởng cũng cho biết các giấy phép hiện đã lưu hành, có giá trị khoảng gần 31 triệu đô la, sẽ được chính phủ phối hợp với các ngân hàng mua lại.

Năm 1993, chính quyền độc tài quân sự đưa ra quy định cấp giấy phép sở hữu ngoại tệ trên với giá chuyển đổi một đơn vị FEC Miến Điện đổi một đô la. Trên lý thuyết, các du khách nước ngoài buộc phải mua lại giấy sở hữu ngoại tệ với mức tối thiểu là 300 đô la ngay khi họ đến sân bay.

Chính phủ của tổng thống Thein Sein sau khi được thành lập hồi tháng 3 năm 2011, đã thống nhất tỷ giá đồng kyat của Miến Điện. Hiện tại tỷ giá chuyển đổi này là 800 kyat ăn 1 đô la Mỹ.

Theo một số chuyên gia kinh tế, thì việc hủy bỏ giấy phép sở hữu ngoại tệ là tất yếu, nhưng có thể cũng gây ra một số xáo trộn nhỏ trên thị trường do nhu cầu mua đô la vào tăng lên.

Là một đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt, nhưng từ nhiều thập kỷ qua nguồn của cải của đất nước nằm trong tay tập đoàn quân sự. Một phần tư dân số nước này vẫn sống dưới ngưỡng nghèo đói, hệ thống pháp luật và tài chính hiện tại không phù hợp, cản trở các nhà đầu tư nước ngoài đang muốn đổ tiền vào Miến Điện. Sắp tới đây, Quốc hội Miến Điện sẽ phải thông qua một bộ luật cho phép các tổ chức ngân hàng hoạt động độc lập với chính quyền.
Anh Vũ (RFI)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét