Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Lượm tin tức

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Trò mèo!  Yêu cầu Trung Quốc không cản trở tàu cá Việt Nam (TTXVN).  – VTV Thời sự 19h: Hội nghị cán bộ báo chí toàn quốc, thấy Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh được đọc hai lần, hai đoạn diễn văn, sự lạ khi lâu nay hầu như không bao giờ Trần Bình Minh cho ông đặc ân đó, mà toàn để phát thanh viên nói thay. Vậy là VTV đã tiếp thu góp ý của BS rồi.

Những ngư dân ‘vờn’ tàu Trung Quốc ở Hoàng Sa (TP). (thế Hải Quân, cảnh sát biển đâu mà để Ngư dân phải đi vờn thế, mà vờn hay BỊ VỜN nhể :O)
- Tràn lan sách tham khảo thiếu nhi “gốc” Trung Quốc: Bài học đầu đời phải là đất nước, con người Việt Nam (TN).
- Thủ tướng nhắc nhở các CCB: Đấu tranh trước những lời nói, việc làm thiếu tính xây dựng, gây hại cho đất nước (CP), chắc có cả những lời nói xấu đ/c X?  - Thủ tướng Chính phủ làm việc tại Hải Phòng (VOV).
Sắp xử Đoàn Văn Vươn tội giết người (BBC)  —Tony Blair thăm Việt Nam lần hai (BBC)

Quyết thắng đến bao giờ? » - -  Còn nhớ hồi trước, đài phát thanh thường hay phát lời chúc mừng của các lãnh đạo đảng Cộng sản nhân dịp năm mới hay đại hội nào đó. Lời lẽ của các…
Nam Phi sau cuộc cách mạng chống kỳ thị chủng tộc “Apartheid” » – (ĐCV) – Ông tổng thống Nelson Mandela là một người tốt nhưng ông bất lực trước sự tung hoành của vợ và sự lạm quyền của tay chân đã giúp ông thành công….
Quan nhất thời – Dân vạn đại » - (ĐCV) -Vào giữa tháng Ba 2011, trong dịp tham dự Đại hội Thường niên của tổ chức Ân xá Quốc tế Hoa kỳ (Amnesty International USA) tại thành phố San Francisco, California, tôi được…
Một gia đình gương mẫu » - (ĐCV) – Có thể nói gia đình anh Huỳnh Ngọc Tuấn là tấm gương rất tốt cho mọi gia đình Việt Nam. Các con anh là mẫu người mà tuổi trẻ Việt Nam hôm nay…

Tái cơ cấu vay cho Vinashin hay tiếp tục ‘ăn cướp’ tiền của nhân dân hợp pháp!  – QLB - Từ khoản nợ 600 Triệu USD của Vinashin hoàn toàn không có bảo lãnh Chính Phủ, bỗng dưng Chính Phủ đã ‘hào hiệp’ đứng ra gánh bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính Phủ phải trả sau 12 năm trên 697 triệu USD! Uẩn khúc gì đứng sau việc kỳ lạ này? Có phải Việt Nam quá giàu có đến nỗi vung tiền qua cửa sổ như vậy?  -

“MUA VUI CŨNG ĐƯỢC MỘT VÀI TRỐNG CANH”! - Lê Phục Văn (Trinhanmedia) -  Điều chúng ta cần làm là giải thích cho người dân bình thường biết rằng, mọi nguyên nhân dẫn đến sự lạc hậu, đói nghèo của đất nước và các quốc nạn như tham nhũng, cướp đất, tắt nghẽn giao thông… đều xuất phát từ sự lãnh đạo bất nhân và bất lương của đảng cộng sản VN, với một chủ thuyết hoàn toàn ngoại lai và rất quái thai.
THAY ĐỔI TRONG KHỐI ASEAN  –  Bandar Seri Bagawan, The Economist   – Hiền Trang chuyển ngữ (Trinhanmedia) -  Ngay cả những người ủng hộ hăng hái nhất trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) cũng thừa nhận rằng năm ngoái là một năm khó khăn nhất đối với khối 10 quốc gia này. Việc thay đổi sự đồng thuận hòa nhã trong khu vực đã dẫn đến nhiều vụ cãi vã chưa từng có, tất cả những điều đó đã diễn ra một cách nhục nhã và công khai tại các cuộc hợp thượng đỉnh của nhóm này.
“ XẬP XÁM CHƯỚNG ”  – Hoàng Thanh Trúc -(Trinhanmedia) – ….- Là đầu năm, ngài “tổng bí thơ,đảng ta” xách một cái “chuyên cơ” công du một vòng Châu Âu cảm tạ cái liên minh mà CHXH/CN/VN đang “ăn mày viện trợ” hàng năm, dìa nước tháng trước thì tháng sau tới phiên ông “hói đầu” Quốc Hội “còm măng” một chiếc khác với bầy đàn hơn 20 cái “lòng thòng” ăn theo, công du tiếp 3 nước, củng …Châu Âu…
CÔ Y TÁ (Quỳnh Trâm )  -Trong các trại cải tạo của tôi ở miền Bắc Việt-Nam thuộc tỉnh Hoàng-Liên-Sơn, đều được thiết lập sâu trong rừng già. Lý do là vì công tác chính của các cải tạo viên là chặt giang (một loại tre rừng rất lớn) để làm giấy, mà giang chỉ có trong rừng già. Khi bước chân đến một trại cải tạo mới nào, chúng tôi cũng được Cán bộ Trưởng Trại đón tiếp bằng câu:”Tội các anh đều ‘đáng chết’ vì có ‘nợ máu’ với nhân dân, nhưng nhờ Đảng và Nhà Nước Cách Mạng khoan hồng nhân đạo, nên cho các anh còn được sống đấy!”.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỚM GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN VIỆT NAM (Nguyễn thu Trâm)
THỜI BÁO BA LAN POLSKA XẾP HẠNG HỒ CHÍ MINH (Quynhtram)
GÓP Ý DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992: MỘT TRÒ MÈO BỈ ỔI CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM (Nguyễn thu Trâm )

CỘNG SẢN, HIẾN PHÁP VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM (Nguyễn thu Trâm)

Làm thì láo, báo cáo thì hay ! (DĐCN) -  Tình trạng thất nghiệp và con số báo cáo đẹp, mời xem:

Chị Dậu thời @ -(DĐCN) -Xin kể lại vắn tắt câu chuyện sáng nay, giữa một khu chơ bán rau, ngay sát trung tâm hổ Hoàn Kiếm HN , ngưởi bán ở khu này, đa số là dân nghèo, nông dân ở vùng Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc… :
NÓI KHÔNG VỚI DỰ THẢO HIẾN PHÁP DO ĐCSVN TỰ BIÊN , TỰ DIỄN … !!  -Trương  Minh Đức  -(DĐCN)  -Sáng nay vào lúc 9 giờ 30 ( 18/03/2013)Tổ trưởng an ninh khu phố  4 thị Trấn Mỹ Phước 1 huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương đem đến nhà tôi 1 sấp giấy dày cộm ( bản dự thảo ) sửa đổi Hiến Pháp do uỷ ban dự thảo sửa đổi hiến Pháp của đảng cộng sản Việt Nam , tự  biên, tự diễn và1 tờ để hộ gia đình đóng góp rồi ký tên, trong tờ giấy để người đóng góp ý kiến được uỷ ban soạn thảo cộng sản có   mở ngoặc định hướng rõ ràng cho người đóng góp là ”  Đồng  ý  ”  , Anh tổ trưởng còn cho biết rằng ký tên đi nhé  ….. rồi đến đầu giờ chiều cùng ngày 18/ 03 / 2013 anh ta xuất hiện và yêu cầu nộp .Tức  nhiên là từ lúc giao bản đóng góp ý kiến đến lúc thu lại chỉ có 3 tiếng rưởi, với 16 trang khổ giấy A3 chằn chịt hơn 100 điều sửa đổi  ….và đối chiếu với 147 điều của Hiến Pháp 1992…..
“Quyền lực và kiểm soát quyền lực -(DĐCN)
Những Ngày Thịnh NộĐoàn Vương Thanh: Dân chủ hình thức: Nhìn từ cơ sở và những hệ lụy (Quechoa)

Những Ngày Thịnh Nộ – Lời Nói Đầu – (Phan Ba)   -Michael Lüders  -Nhà xuất bản C. H. Beck -Phan Ba dịch

Những Ngày Thịnh Nộ – Chương 1

Những Ngày Thịnh Nộ – Chương 2

Những Ngày Thịnh Nộ – Chương 3

Những Ngày Thịnh Nộ – Chương 4

Những Ngày Thịnh Nộ – Chương 5

Những Ngày Thịnh Nộ – Chương 6

Pháp y Vĩnh Phúc đã làm xấu mặt bác Cả Trọng? (Gocomay)

Trương Nhân Tuấn – Lòng thành tín và kiến nghị 72 (Danluan)

Vũ Duy Phú – Tổng quát vấn đề Sửa đổi Hiến pháp: Nói thật rõ để yên tâm sửa tận gốc(Danluan)

(Danluan)

(Danluan)

Lập Ủy ban bảo vệ quyền con người(Danluan)

Bùi Văn Bồng – Chẳng lẽ như thế là… ổn định chính trị?(Danluan)


KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Sớm kết luận và xử lý nghiêm bí thư xã Vĩnh Thịnh “xài” bằng giả(Dân trí)  —Tung chiêu độc “đốn hạ”… trâu bò  (Dân Việt)   —-Nước lã + hương liệu + màu = nước giải khát tự nhiên  (DV)
Vĩnh Yên 2 ngày sau vụ dân mang quan tài qua các phố  (GDVN) – Hơn 2 ngày sau khi người dân phường Quán Tiên (TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) phát hiện một xác chết đang trong tình trạng bị phân hủy,…
Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc: “Tôi hỏi nó, nó nói không liên quan gì!” (GDVN)   —Lộ nhân vật đặc biệt trong vụ án rúng động tại Vĩnh Phúc  (GDVN)
Nhổ cọc ở Hải Dương thực sự tốn bao nhiêu tỷ? (ĐV) -   …..48 tỉ cũng bằng khoảng 10-20% nguồn thu ngân sách ở tỉnh nghèo, xây được hơn 1.000 nhà tình nghĩa, một con số rất đáng suy ngẫm, nhất là trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay.  —Cận cảnh 17km dải phân cách cần 48 tỷ để dỡ bỏ (ĐV)
Quyết tâm lấy chồng Hà Nội, giờ tôi thấy ân hận  -(ĐVO)- 2 lần các em của tôi lấy vợ lấy chồng là 2 lần bố mẹ tôi đích thân lên tận nhà mời ông bà thông gia, nhưng chẳng ai về. >>>Không hối hận vì từ chối trai Hà Nội >>>Đừng lấy chồng vì cái nhà Hà Nội
QUỐC TẾ
Mỹ điều B-52 bay lượn cảnh cáo Bắc Hàn  (BBC)
Vũ khí bí mật HQ khiến Triều Tiên khó lòng vượt biên (ĐV)  —-Thủ tướng Hun Sen: Vụ án Khmer Đỏ, quyền lực thuộc về tòa án (RFA)
Con một di dân Caribê được đề cử làm Bộ trưởng Lao động Mỹ (VOA)  —Đảng Cộng hòa Mỹ giải thích tại sao thất bại bầu cử(VOA)  —B-52 bay huấn luyện ngang qua Nam Triều Tiên(VOA)  —Tập Cận Bình nhấn mạnh « lợi ích chung » giữa Trung Quốc và Mỹ  (RFI)

Trung Quốc : Một phụ nữ Tây Tạng tự thiêu, người chồng bị bắt ngay (RFI)

Giá nhà mới ở Trung Quốc tăng (BBC) -  Giá nhà mới xây tăng ở hầu hết các thành phố lớn, tạo thách thức kinh tế cho tân lãnh đạo TQ.
Máy bay chiến đấu Syria oanh kích miền bắc Libăng(VOA)
Nhóm BRICS định thành lập ngân hàng chung  (VOA) -Ngân hàng phát triển quốc tế do các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi định thành lập sẽ có vốn khởi đầu từ 50 đến 100 tỉ đôla
Thái Lan có thể trở thành ‘trung tâm đầu tư của nước ngoài’(VOA)   —Mỹ đã xác định được kẻ cắp 500 triệu đôla tác phẩm nghệ thuật(VOA)

Lê Phục Văn - "Mua vui cũng được một vài trống canh"!

Điều chúng ta cần làm là giải thích cho người dân bình thường biết rằng, mọi nguyên nhân dẫn đến sự lạc hậu, đói nghèo của đất nước và các quốc nạn như tham nhũng, cướp đất, tắt nghẽn giao thông... đều xuất phát từ sự lãnh đạo bất nhân và bất lương của đảng cộng sản VN, với một chủ thuyết hoàn toàn ngoại lai và rất quái thai.
Những ai còn quan tâm đến tiền đồ đất nước, nhất là nếu có theo dõi sát những biến động tại VN trong mấy tuần qua, sẽ không ai là không thấy thích thú trước những vở hài kịch do các diễn viên của đảng đang đồng tấu, đồng ca hay đồng diễn trên các phương tiện truyền thông nhà nước.
Không thích thú sao được khi các diễn viên ấy lại là những nhà lý luận "thượng thặng" của đảng cộng sản VN, với học hàm học vị cao ngất trời và được cẩn thận ghi chú bằng các chữ in hoa GS, PGS, TS và kể cả cấp tướng. Và các bản đồng ca được cất lên chỉ nhằm một mục đích duy nhất là tấn công phong trào đòi hủy bỏ điều 4 hiến pháp, tức dẹp bỏ quyền lãnh đạo của đảng CSVN, và đặt quân đội ra ngoài vòng chính trị.
Nhưng thích thú nhất là khi nghe thấy các lập luận của những "lý luận gia" đó. Có người nói ngăn ngắn. Có người nói tràng giang đại hải. Có người nói như phát sảng hay lên đồng. Và có người vung tay vung chân tựa hồ như muốn ăn tươi nuốt sống những ai dám hoài nghi về quyền lãnh đạo "tuyệt đối" của đảng cộng sản.
Tuy nhiên nếu phân tích kỹ, người ta sẽ nhận thấy họ đều có những điểm tương đồng. Thứ nhất là dốt như nhau. Rất nhiều người đã chế giễu điểm này trên các trang mạng báo lề dân. Thứ nhì là họ giống như những con vẹt, hay nói lịch sự hơn, họ giống những học sinh đang trả bài học thuộc lòng sau nhiều năm cố nhồi nhét các khẩu hiệu của đảng vào trong não bộ. Không cần phải trích dẫn toàn bộ, đối với những ai chưa nghe hay chưa đọc hết những lý luận của các bậc "đỉnh cao trí tuệ" đó, thì người viết xin mạn phép tóm tắt các lập luận vòng vo và đầy tính cách "mập mờ đánh lận con đen" của họ như sau:
- Đảng là nhân dân.
- Nhân dân là đảng.
- Tổ quốc cũng là nhân dân.
- Quân đội là do đảng lập ra.
 - Và vì thế đảng chính là tổ quốc, là quân đội. Nếu mất đảng là mất tổ quốc, mất nhân dân, tức quốc gia diệt vong.
Nói chung, đó là những lập luận mà bất cứ ai sống dưới chế độ cộng sản đều thuộc nằm lòng. Nhưng dĩ nhiên là một số "lý luận gia" còn đi xa hơn nữa, bằng cách đưa ra một số ví dụ "trời ơi đất hỡi" nào đó. Ví dụ như một ông thiếu tướng  khẳng định là quân đội của bất cứ nước nào cũng phải tuyệt đối trung thành với một đảng, thậm chí còn phải tuyên thệ trung thành với một số cá nhân nào đó. Ông tướng này khẳng định là điều này diễn ra đối với quân đội ở một số nước láng giềng của VN. Có lẽ ông tướng ba trợn này muốn nói đến quân đội Trung Cộng, Bắc Hàn, Lào hay Miên, chứ ở các nước Thái Lan, Mã Lai, Nam Hàn, Nam Dương và Phi Luật Tân thì quân đội không những không trung thành với đảng phái nào mà đôi khi còn tổ chức các cú đảo chánh rất ngoạn mục và thậm chí là liên tục.   
Nhưng không sao cả. Họ muốn nói hay muốn múa may quay cuồng thì cứ mặc kệ họ. Chính trường VN từ bao nhiêu năm qua đã trở thành kịch trường độc quyền của đảng từ 68 năm qua, chứ đâu phải chỉ mới có từ khi diễn ra việc sửa đổi và góp ý hiến pháp. Hãy cứ để cho người dân Việt Nam có thêm cơ hội để cười cợt, để sáng tác chuyện tiếu lâm, và nhận thức rõ hơn về khả năng lãnh đạo của đảng cộng sản đến mức độ nào,  qua những phát ngôn ngô nghê và ngớ ngẩn của các bậc "trí giả" đó.
Hãy cứ để cho họ tiếp tục trình diễn. Người dân Việt đâu còn niềm vui nào khác nữa ngoài những tiếng cười không mất tiền mua đó? Và không chừng năm nay dân Việt lại giật được danh hiệu "xứ sở hạnh phúc nhất".
Chính vì thế, những bậc "trí thật" không nên tốn nhiều thì giờ để tranh cãi với giới "đỉnh cao trí tuệ" đó, nhất là khi họ không chấp nhận bất cứ ai bước vào đấu trường để "đấu khẩu" với họ. Họ chỉ muốn làm những võ sĩ giác đấu trong hội trường trống không, hoặc đối thủ của họ phải bị trói tay bịt miệng, dưới sự reo hò cổ vũ của đảng và sau đó thì ngửa tay nhận "phong bì" tùy theo mức độ diễn xuất.
Điều chúng ta cần làm là giải thích cho người dân bình thường biết rằng, mọi nguyên nhân dẫn đến sự lạc hậu, đói nghèo của đất nước và các quốc nạn như tham nhũng, cướp đất, tắt nghẽn giao thông... đều xuất phát từ sự lãnh đạo bất nhân và bất lương của đảng cộng sản VN, với một chủ thuyết hoàn toàn ngoại lai và rất quái thai. Chúng ta cũng cần khẳng định với người dân là không một quốc gia nào trên thế giới trở thành hùng cường và tiến bộ là nhờ có sự lãnh đạo của tầng lớp công nông. Dĩ nhiên không ai phủ nhận là có rất nhiều nguyên thủ quốc gia, hay thành viên quốc hội ở các xứ đó, xuất thân từ ruộng đồng hay giới bình dân nghèo khổ, nhưng họ đều thăng tiến bằng thực học và chân tài, chứ không phải là các mảnh bằng tiến sĩ đến từ con đường "bổ túc văn hóa" hay được mua bán ở đâu đó.
Nhưng quan trọng hơn hết là những quốc gia đó không hề có một chính đảng duy nhất. Họ cũng không có những nhà lãnh đạo "mặt trơ trán bóng", nói một đằng làm một nẻo, hay vô liêm sỉ đến độ làm thất thoát vài chục tỷ Mỹ kim mà vẫn khăng khăng là mình làm đúng theo nhiệm vụ mà đảng đã giao phó nên không từ chức. Tệ hơn thế nữa, một thủ tướng vô trách nhiệm như thế mà lại khẳng khăng đòi xử các tay quan tham Đà Nẵng vì đã làm thất thoát 3000 tỷ đồng (khoảng 150 triệu Mỹ kim), tức chỉ bằng con số lẻ của các "quả đấm thép" Vinashin, Vinalines...
Và đó là một vở tuồng nữa đang diễn ra trên chính trường và hậu trường của đảng, tạm đặt tên là "Đại quan tham xử tội quan tham". Tuồng này đang đến hồi gay cấn vì tình tiết khá éo le là tay quan tham Đà Nẵng nay nhậm chức trưởng ban nội chính trung ương đảng, tức là được trao thanh "thượng phương bảo kiếm" để  "chém hết" những con sâu tham nhũng, suy thoái đạo đức trong đảng và nhà nước. Nhưng dám chém hay không là chuyện rất khó biết, vì thế chuyện "ai thắng ai", xin chờ xem hồi sau sẽ rõ!
Và trong khi chờ đợi thì chúng ta có thể xem tiếp vở tuồng "được góp ý nhưng phải đồng ý" với bản dự thảo hiến pháp mới đang được những "đày tớ nhân dân" mang đến tận nhà để ép các ông chủ phải tiếp tục trao quyền lãnh đạo đất nước cho cái đảng cộng sản đã "ăn hại đái nát" suốt 68 năm qua. Nhưng nếu không muốn xem nữa thì tìm cách vận động thêm chữ ký cho bản kiến nghị của 72 nhân sĩ, của Hội đồng Giám mục, hay bản Tuyên Bố Của Các Công Dân Tự Do. Càng nhiều chữ ký thì "đảng ta" càng nổi điên và hứa hẹn sẽ có thêm nhiều trò hay nữa.
Hãy thử xem "đảng ta" sẽ tung ra thêm những con "gà chọi" nào nữa, chứ những con gà được đưa lên sân khấu trong mấy tuần qua không được ăn khách cho lắm, mặc dù đã giúp cho dân chúng "mua vui cũng được một vài trống canh"!
Thương quá VN, 19/3/2013
Lê Phục Văn

Thể hiện sinh động quyền làm chủ và trách nhiệm công dân

Sau khi kế hoạch lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được triển khai, một số cá nhân hoặc do nghiên cứu chưa  đầy đủ, hoặc thiếu thiện chí đã  đưa ra những ý kiến xuyên tạc, thiếu xây dựng, cho rằng đây chỉ là "dân chủ giả tạo"! Tuy nhiên, thực tế đang diễn ra ở Việt Nam là bằng chứng đầy thuyết phục, chứng minh những điều nói trên chỉ là sự xuyên tạc, quy kết vô căn cứ.
Ngày 23-11-2012, tại Kỳ họp thứ tư  Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII đã chính thức thông qua Nghị quyết tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Ngày 3-12-2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký Lệnh số 32/2012/L-CTN công bố Nghị quyết quan trọng này. Một trong  những nội dung cơ bản của Nghị quyết là yêu cầu bảo đảm việc lấy ý kiến nhân dân "phải được tiến hành rộng rãi, dân chủ, khoa học, công khai,... Ý kiến đóng góp   phải được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác và nghiên cứu tiếp thu, giải trình nghiêm túc". Sau gần ba tháng triển khai Nghị quyết,  toàn bộ hệ thống chính trị của nước ta đã  vào cuộc, nhân dân cả nước  nỗ lực đóng góp trí tuệ với tinh thần trách nhiệm cao và rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, một số cá nhân thiếu thiện chí lại coi đây là thời cơ để đưa ra ý kiến xuyên tạc, đồng thời  quảng bá một số quan điểm không phù hợp với định hướng và quá trình phát triển đất nước. Ði đầu trong các việc làm này phải kể đến website của một số cơ quan truyền thông nước ngoài, là các địa chỉ liên tục đăng tải loại bài, tổng hợp tin tức, trả lời phỏng vấn  bẻ cong sự thật, đưa ra đòi hỏi phi lý, vô trách nhiệm. Như một bài đăng trên website của RFA, trong đó người viết viện ra mọi lý do để nhận xét bừa rằng: "việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp không thực chất, chỉ là hình thức". Lố bịch hơn, người viết còn  có nhận xét rất khôi hài khi cho rằng việc lấy ý kiến đúng vào dịp Tết Nguyên đán là để nhân dân không có thời gian theo dõi, tham gia đóng góp (?!). Cuối cùng, người ta cũng chẳng đưa ra được ý kiến nào khả dĩ hơn, ngoài việc lặp lại điều RFA vẫn ra rả  là... "bỏ Ðiều 4 ra khỏi Hiến pháp"!
Tương tự như vậy, trên website của BBC, VOA, RFI,...  đã công bố các loại ý kiến phi lịch sử, phớt lờ những khó khăn, thách thức mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã vượt qua để lập nên những thành tựu không thể phủ nhận trong hơn nửa thế kỷ qua. Ai cũng thấy rất rõ rằng, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có 124 Ðiều, trong đó lại bao gồm   rất nhiều nội dung liên quan tới "những vấn đề cơ bản, quan trọng và quyết định của đời sống xã hội, như hình thức tổ chức nhà nước, cơ cấu và thẩm quyền của bộ máy nhà nước, trình tự hình thành các cơ quan nhà nước, chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước; quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; những nguyên tắc chung nhất thể hiện mục đích, xu hướng vận động của xã hội" (Từ điển Bách khoa Việt Nam - Mục từ Hiến pháp, tập 2, NXB Từ điển Bách khoa, H.2002, tr.272), nhưng họ chỉ  chú mục vào Ðiều 4 khẳng định vai trò "lãnh đạo Nhà nước và xã hội" của Ðảng Cộng sản Việt Nam, và Ðiều 70 khẳng định "Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Ðảng Cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân". Nói cách khác, họ không đếm xỉa tới các nội dung liên quan tới quan niệm về quá trình phát triển đất nước, phát triển nhân quyền, phát triển xã hội và con người, phát triển mọi lĩnh vực đời sống xã hội...  Họ hành xử như vậy vì trong bản chất, họ không coi đất nước và nhân dân làm mục đích  mà chỉ là cái cớ để thực hiện mưu đồ, tham vọng cá nhân ích kỷ. Họ  xưng xưng nhân danh nhân dân để lừa mị dư luận,  thực hiện âm mưu thay đổi đường hướng chính trị và chế độ chính trị - xã hội ở Việt Nam!
Thực tế sau gần ba tháng thực hiện kế hoạch lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã nói lên nhiều điều. Các cấp chính quyền từ trung ương đến cơ sở đều nghiêm túc triển khai,  việc lấy ý kiến được tổ chức đến từng người dân, từng khu dân cư, phum, sóc, bản, làng, đơn vị lực lượng vũ trang. Tất cả các cơ quan có thẩm quyền, mạng lưới truyền thông, các cơ sở thông tin trên cả nước đều tạo mọi điều kiện để nhân dân đóng góp ý kiến. Không chỉ có truyền hình, truyền thanh, báo in vào cuộc mà qua cả internet, nhân dân ở trong nước và nước ngoài đã có rất nhiều ý kiến đóng góp chân thành, thiện chí, mang ý nghĩa tích cực. Nhiều địa phương đã sáng tạo ra các hình thức phong phú, như tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho người làm công tác tổng hợp, lấy ý kiến; phân loại ý kiến góp ý thành các đối tượng khác nhau, phát hành VCD, làm phóng sự, chuẩn bị nội dung cho báo cáo viên, in bảng so sánh giữa Hiến pháp năm 1992 với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 phát hành xuống từng tổ dân phố, hộ gia đình,...  Việc lấy ý kiến nhân dân được triển khai đến từng hộ gia đình được một blogger mô tả như sau: "Tập tài liệu lấy ý kiến nhân dân góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (viết tắt Dự thảo) gửi đến từng hộ gia đình, được làm khá cẩn thận, chu đáo. Một thư mời của UBND phường với những chỉ dẫn rõ ràng, lời lẽ khiêm cung Ðề nghị ông (bà) quan tâm hỗ trợ 4 điều: Dành thời gian đọc, nghiên cứu nội dung Dự thảo; Góp ý cho từng chương, điều; Không có ý kiến thì ghi không có ý kiến; Tổ dân phố sẽ thu lại vào ngày... Một phiếu lấy ý kiến với hai nội dung: Ðồng ý toàn văn và có đề nghị sửa đổi bổ sung. Phiếu ghi đầy đủ tên, địa chỉ người góp ý, tức không để khuyết danh. Một báo cáo thuyết minh về Dự thảo và cuối cùng là tập tài liệu, so sánh chi tiết Hiến pháp 92 và Dự thảo. Cách trình bày của bản so sánh này khá dễ theo dõi, không cần biết sâu về nhóm từ chuyên biệt hay học vấn cao cũng có thể hiểu được. Kẹp chung tập tài liệu là thư ngỏ ngắn của Ban chỉ đạo lấy ý kiến nhân dân. Cũng với lời lẽ khiêm cung như thư mời của phường, không có bất cứ câu chữ nào bày tỏ sự áp đặt hay bắt buộc". Ðiều này cho thấy tính chất dân chủ của việc lấy ý kiến, giúp nhân dân phát huy ý thức công dân tham gia vào việc lấy ý kiến đóng góp, nhằm "bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đất nước; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế" (Báo cáo Thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992).
Ý  nghĩa của việc sửa đổi Hiến pháp lần này thể hiện  khát vọng, niềm tin, tầm nhìn của cả dân tộc,  hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Không chỉ các cơ quan của Nhà nước tổ chức lấy ý kiến nhân dân, mà các tổ chức chính trị - xã hội như Hội Phụ nữ, Ðoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Công đoàn... cũng tổ chức lấy ý kiến của các thành viên từ cơ sở. 17 tổ chức xã hội, các đoàn thể cũng đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của bảy nhóm xã hội yếu thế là người khuyết tật, người có HIV, lao động di cư, phụ nữ, thanh niên, người dân tộc thiểu số, người đồng tính - song tính - chuyển giới. Sau một thời gian, các tổ chức xã hội đã tổ chức 42 cuộc tham vấn với sự tham gia của hàng nghìn người ở 13 tỉnh, thành. Bản Kiến nghị với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của bảy nhóm xã hội Việt Nam đã được chuyển tới cơ quan có trách nhiệm. Là người trực tiếp tham gia hoạt động lấy ý kiến bảy nhóm xã hội yếu thế, chuyên gia về quyền con người Nghiêm Kim Hoa nói: "Mặc dù người yếu thế và thiểu số là những người thường phải chịu thiệt thòi nhiều nhất trong xã hội, nhưng họ vẫn giữ được niềm tin rất lớn vào luật pháp và các cơ quan công quyền, và đặt rất nhiều hy vọng vào bản Hiến pháp sửa đổi" (theo website của Bộ Tư pháp).
"Tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân tham gia đóng góp ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp" là tư tưởng chỉ đạo xây dựng trên cơ sở "phải đầy đủ, trung thực, khách quan cả ý kiến tán thành, ý kiến không tán thành, ý kiến khác". Theo Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, tới đây, việc lấy ý kiến sẽ mở rộng quy mô, thành phần tham dự các hội nghị, hội thảo, tọa đàm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Ủy ban yêu cầu "gửi Phiếu xin ý kiến để từng đại biểu tham dự thể hiện chính kiến của mình. Phiếu xin ý kiến nêu rõ: (1) ý kiến chung về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, (2) những nội dung cụ thể của các chương, điều, khoản của Dự thảo để đại biểu thể hiện chính kiến tán thành, đề nghị sửa đổi, bổ sung và ý kiến khác". Những việc làm  thể hiện tinh thần dân chủ, cầu thị, nghiêm túc đó đã trực tiếp tăng cường, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Ðảng và Nhà nước, từ đó cùng phát huy tinh thần trách nhiệm để tham gia xây dựng Hiến pháp. Do đó,  những luận điệu sai trái, với mục đích, động cơ đen tối,  dù được tiếp tay từ bên ngoài  cũng trở nên lạc lõng. Kế hoạch lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là một thực hành dân chủ hết sức quan trọng, và sự tham gia tích cực của mọi người Việt Nam  chính là hành động thiết thực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Anh Khôi
(Báo Nhân dân)

Vụ giết người ở Vĩnh Yên: Tai sao ông nhân chứng Nguyễn Văn Hiệp em họ nạn nhân bị bỏ quên?

Vụ việc anh Nguyễn Tuấn Anh bị giết sẽ không quá phức tạp nếu như không có những tin đồn liên quan đến con của ông Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, càng không có gì bất thường nếu cơ quan pháp y không công bố kết quả giám định "lạ lùng".
Theo nguồn tin riêng của Petrotimes, có thêm 1 nhân vật mấu chốt của vụ án mạng nghiêm trọng này, mà công an cũng như các cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc không hiểu vì sao lại không thông tin cho các nhà báo biết trong buổi họp công bố thông tin chiều ngày 18/3. Chỉ đến khi các phóng viên phải tự điều tra độc lập, lần mò tìm hiểu thì mới “lòi ra” được nhân vật này.
Trưa ngày 19/3 phóng viên Petrotimes có mặt tại TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và liên lạc với Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Phùng Quang Hùng bằng điện thoại. Ông Hùng từ chối cuộc gặp chính thức mà chỉ đồng ý nói chuyện ngắn gọn qua điện thoại. Ông Hùng nói: Tôi khẳng định là sẽ xử lý đúng người đúng tội, ai sai đến đâu xử lý đến đó, bất kể con cháu ai cũng không bao che.
Nghi ngờ kết quả giám định, người dân đã khênh quan tài đi diễu hành đòi công bằng
Trong buổi họp báo chiều 18/3, cơ quan Công an đã công bố việc khởi tố vụ án, khởi tố 4 bị can và truy bắt tiếp tục 1 kẻ đang bỏ trốn. Đây được xem là động thái khá kịp thời. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng lại không hề nhắc đến một nhân chứng hết sức quan trọng của vụ án: Người đi cùng nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh.

Có thông tin cho rằng: Tuấn Anh đã vào quán ăn cùng với một thanh niên nữa tên là Nguyễn Văn Hiệp, sinh năm 1986, là em họ và cùng ở Phố Cả, Hội Hợp, TP Vĩnh Yên.
Sau khi tìm thấy xác Tuấn Anh, Hiệp mới thừa nhận với gia đình rằng 2 người đã đi ăn cùng nhau và Tuấn Anh bị đánh. Nếu lời kể này là sự thật thì Hiệp mới là mấu chốt, là nhân chứng giá trị nhất của vụ án. Có thể Hiệp sẽ chứng kiến được ai đã đánh anh Nguyễn Tuấn Anh, trong đó có con của ông Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc hay không? Biết đâu, Hiệp sẽ minh oan được cho gia đình ông Chủ tịch?
Một điểm mờ nữa là vì sao cơ quan giám định pháp y địa phương lại công bố một kết quả lạ lùng như vậy. Theo những người thân trong gia đình nạn nhân thì có rất nhiều dấu vết va đập, thậm chí vết chém trên người anh Tuấn Anh. Hơn nữa, Công an tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã khởi tố vụ án giết người thì không thể đưa kết luận là “chết vì say rượu và ngạt nước” được.
Bản chất của kết luận đã sai nhưng động cơ của kết luận này cũng cần phải được mang ra mổ xẻ. Cơ quan giám định pháp y có những nguyên tắc nghiệp vụ rất chặt chẽ, không dễ gì sai sót, cũng không dễ gì bẻ cong sự thật một cách dễ dàng như vậy.
Chính kết luận quá vô lý này đã dẫn đến sự bức xúc của gia đình nạn nhân và người dân, dẫn đến chuyện mang quan tài diễu hành, đòi lại công bằng. Ngay trong buổi họp báo ngày 18/3, các cơ quan chức năng đã vội đề cập đến vấn đề xử lý người dân tụ tập đông người gây lộn xộn mà chưa thấy nói đến “mấu chốt” của vấn đề là cơ quan giám định pháp y đã công bố một kết quả giám định “lạ lùng”.
Petrotimes sẽ tiếp tục công bố với bạn đọc những thông tin điều tra riêng.
Nhóm phóng viên Petrotimes
(Petrotimes)

Có sức ép lên cơ quan khám nghiệm CA Vĩnh phú?

Anh rể nạn nhân có mặt tại hiện trường khẳng định: “Trên mặt em tôi bầm tím, cả bụng và mạng sườn cũng bị thâm, dưới chân trái còn có vết chém dài và sâu. Đặc biệt não còn bị vỡ, lún, nhìn là biết bị đánh chứ không phải tự ngã”.
Đi chơi với bạn thân rồi mất tích
Những ngày này, dư luận đang hết sức quan tâm về cái chết của Nguyễn Tuấn Anh (SN 1986, trú tại Phố Cả, phường Hội Hợp, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc). Người nhà của nạn nhân cho rằng Tuấn Anh đã bị giết hại và hung thủ có quan hệ gia đình đến một vị quan chức trong tỉnh.
Trong nỗi đau đớn, em gái nạn nhân là Nguyễn Thị D (SN 1987) kể lại: “Khoảng 20h ngày 14/3, Tuấn Anh đi ra ngoài ăn nhậu cùng một người bạn thân tên Hiệp cũng là chỗ họ hàng xa. Do hai người thường xuyên đi chơi khuya nên việc Tuấn Anh về muộn gia đình cũng không để ý. Tuy nhiên, đến khoảng 3h ngày 15/3 không thấy chồng về, vợ của anh trai tôi là chị Nguyễn Hữu Thương đã đi tìm và đến tận nhà Hiệp hỏi xem chồng mình đâu thì Hiệp nói không biết”.
Nguyễn Thị D kể lại sự việc mất tích của nạn nhân

Thất vọng không tìm được chồng, chị Thương về báo cho cả gia đình đổ xô đi tìm kiếm nhưng cũng vô ích. Tới 8h ngày 15/3, mẹ của nạn nhân thấy chiếc xe máy của con mình dựng ở nhà mẹ đẻ của Hiệp mới tới nhà Hiệp hỏi lần nữa thì người này mới nhận rằng Tuấn Anh khi đi chơi tối đã bị một nhóm đánh nhưng không nói nặng nhẹ ra sao.
Ngay khi nghe tin như vậy, gia đình của Nguyễn Tuấn Anh đã báo cáo lên cơ quan công an và đến 9h30 ngày 17/3 mới hay tin Tuấn Anh đã chết dưới cống nước. Hiện tại phía cơ quan điều tra đang làm rõ Hiệp có liên quan đến cái chết của nạn nhân hay không và liệu có phải Hiệp đã chứng kiến Tuấn Anh bị đánh chết nhưng không dám nói vì sợ bị trả thù.
Chủ quán ăn cho biết trước khi mất tích Tuấn Anh có đến ăn ở quán cùng Hiệp
Trong một diễn biến khác, trao đổi với PV, anh Nguyễn Kim Soạn (SN 1971) chủ quán ăn nơi Tuấn Anh và Hiệp ăn đêm trước khi Tuấn Anh mất tích cho biết : “Khoảng 0h30 ngày 14/3, Tuấn anh và Hiệp có tới quán của nhà tôi ăn khuya cùng một số người bạn khác. Trong quán lúc này cũng có một nhóm thanh niên khác ngồi bàn kế bên. Vừa ngồi xuống được một lát thì tôi bỗng thấy hai nhóm có lời qua tiếng lại nhưng không cãi vã, sau đó thấy Tuấn Anh và Hiệp đứng dậy đi về trước. Sau đó chừng vài phút nhóm thanh niên bàn bên cạnh cũng đứng dậy trả tiền và nhanh chóng đi ra ngoài. Mấy hôm sau thấy người dân nói Tuấn Anh đã chết, tôi cũng hết sức bất ngờ”.

Khám nghiệm thi thể lần thứ 2

Quay trở lại với vụ việc, sau khi phát hiện thi thể Tuấn Anh dưới cống nước. Ban đầu, cơ quan khám nghiệm xác định dấu hiệu chết là do ngạt nước và đưa trả cho gia đình nạn nhân để tiến hành mai táng theo phong tục địa phương.

Tuy nhiên, mấu chốt của vụ việc bắt đầu từ đây khi người nhà nạn nhân cũng như hàng trăm người dân chứng kiến vụ việc bằng mắt thường cũng nhận ra rằng trên thi thể của Nguyễn Tuấn Anh còn lưu lại quá nhiều dấu vết thể hiện bị người khác đánh đập, giết hại. Anh Thanh, anh rể nạn nhân, người có mặt tại hiện trường khẳng định: “Trên mặt em tôi bầm tím hết cả, cả bụng và mạng sườn cũng bị thâm, dưới chân trái còn có vết chém dài và sâu. Đặc biệt não còn bị vỡ, lún nhìn là biết bị đánh chứ không thể tự ngã mà có vết thương đó được”.
Các dấu vết trên thi thể chứng minh Tuấn Anh đã bị giết dã man
Bác T., một người dân ở gần cống nước cũng có ý kiến tương tự: “Tôi có ra hiện trường và được nhìn thi thể nạn nhân, rõ ràng trên người có rất nhiều vết thương nhất là vết lún sọ như bị người khác cầm gạch đập vào đầu”.

Chính vì nhận ra sự oan ức trong cái chết của Nguyễn Tuấn Anh, cộng thêm sự kích bác của một số đối tượng quá khích, phía người nhà nạn nhân đã tiến hành bê quan tài diễu phố khiến cả thành phố Vĩnh Phúc được một phen hỗn loạn.

Trước diễn biến đó, trong ngày 18/3, phía cơ quan điều tra đã tiến hành khám nghiệm lần 2 thi thể của Nguyễn Tuấn Anh và ngay trong buổi chiều cùng ngày, phát biểu với báo chí, ông Đỗ Tiến Hoành – Phó giám đốc công an tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã khẳng định nạn nhân chết do tác động của ngoại lực.

Nguyên nhân dẫn tới cái chết của nạn nhân là do mâu thuẫn với một nhóm thanh niên khác, nạn nhân bị giết trước khi ném xuống nước. Hiện tại, phía cơ quan điều tra cũng đã ra lệnh bắt giam 4 tháng với 5 đối tượng liên quan và khởi tố hành vi giết người.

Sau khi nạn nhân được khẳng định là đã “chết oan”, phía người nhà nạn nhân đã chấp nhận đưa thi thể về chôn cất. Tuy nhiên, nỗi đau đớn vẫn chưa thể dứt khi người nhà chưa biết hung thủ nào đã ra tay sát hại Nguyễn Tuấn Anh.

Lê Tú (Infonet)

----------------
Vì sao có sai phạm trong công tác giám định pháp y ban đầu?

Đã có sự mâu thuẫn giữa kết luận mổ tử thi ban đầu và kết luận sau khi cơ quan giám định pháp y Trung ương giám định lại cái chết bất thường ở Vĩnh Phúc.
Ngay sau khi cơ quan giám định pháp y Trung ương tiến hành mổ tử thi Nguyễn Tuấn Anh và giám định lại (chiều 18/3). Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã công bố kết luận: Nạn nhân bị 5 người đánh tử vong.
Dư luận đang đặt dấu hỏi về sự mâu thuẫn giữa kết luận mổ tử thi ban đầu và kết luận sau khi cơ quan giám định pháp ý Trung ương giám định lại. Phải chăng đây là sơ suất về nghiệp vụ dẫn đến giám định sai hay vì một nguyên nhân, áp lực nào đó mà cơ quan chức năng lại công bố cái chết của anh Nguyễn Tuấn Anh là do ngạt nước, bị ngã rơi xuống cống mà chết?
Luật giám định Tư pháp số 13/2012/QH13 đã quy định rất rõ những nguyên tắc làm việc của người khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến tính trung thực, chính xác, khách quan, vô tư và kịp thời. Người giám định pháp lý, người mổ tư thi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định. Luật giám định Tư pháp cũng nghiêm cấm hành vi “cố ý đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật”. Vậy kết luận ban đầu cho rằng anh Tuấn anh chết do ngạt nước, bị ngã xuống cống mà chết có phải là một kết luận sai sự thật, thiếu khách quan, thiếu chính xác?
Đối với những người đã chết thì kết luận khám nghiệm và mổ tử thi là tiếng nói của người đã chết. Kết luận sẽ nói thay họ, họ bị chết giờ nào? Chết ra sao? Chết vì cái gì? Tại sao chết? Do đó tiếng nói ấy phải trung thực và khách quan để người người chết không bị chết một cách oan uổng. Để những người gây ra tội ác không nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Thế nên việc giám định sai, kết luận không chính xác không những khiến dư luận mất lòng tin mà còn có thể dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm.
Nếu như gia đình nạn nhân không đẩy mọi việc trở nên căng thẳng, nếu như không có chuyện 1000 người mang quan tài yêu cầu đòi cơ quan chức năng điều tra lại thì có lẽ cái chết của anh Nguyễn Tuấn Anh sẽ mãi chỉ là một cái chết đáng trách: Do say rượu, ngã rơi xuống cống mà chết.
Thiết nghĩ, cơ quan chức năng ngoài việc vào cuộc điều tra vụ án có dấu hiệu giết người này, cũng nên vào cuộc điều tra và xem xét trách nhiệm của những người làm nhiệm vụ giám định Tư pháp ban đầu đối với tử thi của nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh. Chứ không lẽ lại coi đây là một sai sót nghiệp vụ?

Luật Giám định Tư pháp 2012

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp

1. Tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn.
2. Trung thực, chính xác, khách quan, vô tư, kịp thời.
3. Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định.

Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Từ chối đưa ra kết luận giám định tư pháp mà không có lý do chính đáng.
2. Cố ý đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật.
3. Cố ý kéo dài thời gian thực hiện giám định tư pháp.
4. Lợi dụng việc thực hiện giám định tư pháp để trục lợi.
5. Tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định tư pháp.
6. Xúi giục, ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật.
7. Can thiệp, cản trở việc thực hiện giám định của người giám định tư pháp.

(Người Đưa tin)

Ông Đinh Đức Lập, Tổng Biên tập Báo Đại đoàn kết: Vi phạm quy định của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức trao cúp, huy động kinh phí

Trong bối cảnh lộn xộn của “thị trường giải thưởng” vinh danh doanh nghiệp, doanh nhân biến “giải thưởng” thành hàng hóa có thể mua bán, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế quản lí tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp kèm theo Quyết định 51/2010/QĐ-TTg kí ngày 28/7/2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 20/9/2010 (gọi tắt là Quy chế 51). Thế nhưng, ông Đinh Đức Lập, Tổng Biên tập Báo Đại đoàn kết vẫn bất chấp quy định này của Thủ tướng Chính phủ, lợi dụng Báo Đại đoàn kết là cơ quan của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giành quyền của chủ quản để tổ chức giải thưởng mang tên Cúp “Tự hào Thương hiệu Việt” (Cúp THTHV)…
Mặc dù chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức chương trình trao Cúp THTHV như quy định nhưng Tổng Biên tập Báo Đại đoàn kết Đinh Đức Lập vẫn tổ chức tuyên truyền rầm rộ, đăng báo quảng cáo, trả lời phỏng vấn để đánh bóng hình ảnh, tên tuổi của mình liên quan tới Cúp THTHV sẽ được trao ngày 30/7/2011 và huy động kinh phí của nhiều đơn vị từ đầu năm 2011... Ngày 26/7/2011, tức là chỉ trước bốn ngày trao Cúp THTHV như tuyên truyền, Văn phòng Chính phủ mới có Công văn hỏa tốc số 5089/VPCP-TCCV do Phó Chủ nhiệm VPCP Phạm Viết Muôn kí đồng ý tổ chức chương trình theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng nội dung Công văn số 5089/VPCP-TCCV không giao cho Báo Đại đoàn kết tổ chức, mà đơn vị tổ chức thực hiện phải là Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ông Đinh Đức Lập, Tổng Biên tập Báo Đại đoàn kết
Không được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giao tổ chức chương trình trao Cúp THTHV, cũng không đủ thẩm quyền tổ chức như Quyết định số 51, nhưng Tổng Biên tập Đinh Đức Lập vẫn thực hiện theo một “kịch bản” tùy tiện chuẩn bị sẵn, vi phạm hàng loạt quy định trong Quy chế 51.
Tổng Biên tập Đinh Đức Lập công khai chức danh Trưởng ban tổ chức trên báo Đại đoàn kết. Báo Đại đoàn kết là nhà tổ chức chính còn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đơn vị khác chỉ phối hợp. Trên trang 4, Báo Đại đoàn kết số 180 ra ngày 29/7/2011, tác giả CT cũng khẳng định: “Báo tổ chức cuộc bình chọn Tự hào Thương hiệu Việt cho bạn đọc của báo với những tiêu chí rõ ràng. Kết quả từ hàng chục ngàn phiếu bình chọn gửi trực tiếp tới tòa soạn và từ thư điện tử cho gần 100 sản phẩm và thương hiệu Việt”... Thế nhưng, sự thật là chỉ có vài phiếu gửi về tòa soạn. Hơn nữa, nếu tính thời gian từ khi có “giấy phép” của Văn phòng Chính phủ tới khi tổ chức lễ trao Cúp chỉ có 4 ngày, làm sao ông Lập có thể tổ chức cho “hàng chục ngàn bạn đọc bình chọn” được? Thông tin này hoàn toàn sai sự thật, giả mạo nhằm chọn những giải thưởng không trung thực với các doanh nghiệp, với bạn đọc và nhất là lừa dối dư luận xã hội, thì tính trung thực của báo chí ở đâu?
Tại khoản 2, điều 4, Quy chế 51 quy định rõ hành vi bị nghiêm cấm: “Huy động kinh phí dưới các hình thức đối với cá nhân, tổ chức trong danh sách tham gia bình chọn xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng”. Trên thực tế các đơn vị có tên trong danh sách trao Cúp THTHV lần II - 2011 (29 đơn vị) đều phải trả nhiều tiền cho Ban Tổ chức. Cụ thể: Tại Hợp đồng số 11/ NVDHV/ HĐTT - BĐĐK (không ghi ngày, tháng) Bên A (Công ty CP PiCO trả 50.000.000 đồng, chưa bao gồm VAT). Hợp đồng số 48/HĐKT - BĐĐK ngày 1/3/2011, bên A là Công ty TNHH MTV Việt Nam Kĩ nghệ Súc sản phải nộp 80.000.000 đồng, chưa bao gồm VAT, v.v… Một số doanh nghiệp khác kí với số tiền nhiều hơn. Rõ ràng là mãi đến ngày 26/7/2011 Thủ tướng Chính phủ mới cho phép nhưng ông Đinh Đức Lập đã kí hàng loạt hợp đồng ngay từ những tháng đầu năm. Rõ ràng với tư cách là Tổng Biên tập Báo Đại đoàn kết, ông Đinh Đức Lập phải chịu trách nhiệm về những thông tin không có thật về việc bầu chọn của hàng chục ngàn bạn đọc. Thông qua các hành vi đưa ra nhiều thông tin đánh lừa trên công luận, ông Lập cố tình làm cho xã hội ngộ nhận về quy mô, bản chất thực sự của chương trình vốn được tổ chức sai trái, chụp giựt, vi phạm nghiêm trọng các quy định trong Quy chế 51 của Thủ tướng Chính phủ

Văn Trọng Nhân - Hà Nội

(Báo Người Cao tuổi)

Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) là chỉ số so sánh, định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia trên thế giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia. Chỉ số này được phát triển bởi một kinh tế gia người Pakistan là Mahbub ul Haq vào năm 1990.


*Quan điểm phát triển con người
Phát triển con người chính là, và phải là, sự phát triển mang tính nhân văn. Đó là sự phát triển vì con người, của con người và do con người.
Quan điểm phát triển con người nhằm mục tiêu mở rộng cơ hội lựa chọn cho người dân và tạo điều kiện để họ thực hiện sự lựa chọn đó (có nghĩa là sự tự do). Những lựa chọn quan trọng nhất là được sống lâu và khỏe mạnh, được học hành và có được một cuộc sống ấm no.
Năm đặc trưng của quan điểm phát triển con người là:
  • Con người là trung tâm của sự phát triển.
  • Người dân vừa là phương tiện vừa là mục tiêu của phát triển.
  • Việc nâng cao vị thế của người dân(bao hàm cả sự hưởng thụ và cống hiến).
  • Chú trọng việc tạo lập sự bình đẳng cho mọi người dân về mọi mặt: tôn giáo, dân tộc, giới tính, quốc tịch...
  • Tạo cơ hội lựa chọn tốt nhất cho người dân về: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa...


Báo cáo xếp hạng của Chương trình phát triển LHQ (UNDP) về chỉ số phát triển con người HDI năm 2012


Đây là vị trí xếp hạng VN qua các năm, thống kê từ năm 2001-2012


Thống kê chỉ số tăng trưởng HDI Việt Nam

Do UNDP chưa có bảng báo cáo đánh giá chi tiết VN 2013, nhưng nhìn vào các chỉ số trong mục "chi tiết HDI Việt Nam" thì có thể đánh giá: tuy HDI VN có tăng trong các năm qua nhưng lại rất chậm so với các quốc gia khác. Trong khi đó các chỉ số HDI các nước trong khu vực như Indonesia, Lao, Campuchia, Thái Lan, Phillipines... không ngừng tăng lên, vị trí xếp hạng ngày càng tăng. Ngược lại, vị trí xếp hạng VN ngày càng tụt dần, năm 2005 hạng 108, 2010 hạng 113, năm 2012 tụt lại đằng sau, hạng 127, đẩy VN vào nhóm có chỉ số HDI trung bình dưới.

Vậy vì sao VN lại tụt hạng như vậy?

(*)Báo cáo đưa ra những con số đáng chú ý như tỉ lệ trẻ còi xương và suy dinh dưỡng, tỉ lệ tử vong bà mẹ ở nông thôn và miền núi cao hơn các vùng khác, chỉ 40% trẻ em miền núi đi học mầm non, chỉ gần 60% nhóm hộ nghèo nhất nhập học trung học cơ sở, trong khi đến bậc đại học chỉ còn chưa đến 1%...

(*)Báo cáo nhận thấy chi tiêu công cho giáo dục của Việt Nam tương đương với các nước trong khu vực, nhưng kết quả giáo dục lại kém hơn, biểu hiện ở số năm đi học thấp hơn hầu hết các nước. Chi tiêu công cho y tế của Việt Nam thì thấp hơn các nước này. Ở cả hai lĩnh vực, chi tiêu từ tiền túi của người dân vẫn chiếm phần lớn và là gánh nặng đáng kể cho các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình.

Ngoài ra còn phải kể để lạm phát tăng cao, kinh tế khó khăn của VN trong những năm qua làm giảm chỉ số tăng trưởng HDI.
*Dựa theo báo cáo 2011
Chi tiết bảng báo cáo xếp hạng HDI của UNDP: http://hdrstats.undp.org/en/indicators/103106.html
Chi tiết HDI Việt Nam: http://hdrstats.undp.org/en/countries/profiles/VNM.html
Xem thêm chỉ số phát triển con người HDI là gì: wiki
Xem thêm chi tiết nhóm xếp hạng các khu vực: wiki
Thói hư tật xấu người Việt là do lỗi hệ thống?

Bây giờ, câu chuyện là người Việt Nam chúng ta có một số thói hư tật xấu như: dựa dẫm, lười biếng, dựa uy, sính ngoại, ham nhậu, khoe khoang, dối trá, xả rác, ý thức công cộng kém, “ăn to, nói lớn”,….là chuyện gần như ai cũng thừa nhận. Thậm chí một góc trời cao quí như ngành giáo dục cũng bị một vị GS nổi tiếng cảnh báo là bị tha hóa.

Dù nghe rất đau đớn như cái tát vào mặt mình nhưng chúng ta không thể bao biện hay chối bỏ. Là những người mong muốn dân tộc ta văn minh, chúng ta cần đối diện sự thật này để tìm cách giải quyết.
Thử đi tìm nguyên nhân:
Án Anh là một nhân vật lịch sử Trung Quốc cổ đại, sống và làm quan hai triều vua Tề Trang công và Tề Cảnh công thời Xuân Thu. Ông có dáng thấp nhỏ nhưng có trí tuệ thông minh và là một vị quan tài ba của nước Tề. Ông có tài xử thế và ngoại giao rất tốt.
Khi Án Anh đi sứ nước Sở, Sở vương muốn làm mất mặt nước Tề nên đã bày nhiều trò để hạ nhục.
Sở vương đang tiếp Án Anh thì có mấy tên lính dắt một tù binh đi ngang qua, Sở vương liền kêu lại hỏi người kia là người nước nào, bị tội gì, thì một tên lính cho biết người này nguyên là người nước Tề, bị bắt vì phạm tội ăn trộm ngựa. Sở vương cho lui rồi quay sang hỏi Án Anh: Người nước Tề hay trộm cắp vậy sao?
Án Anh đáp: "Cây quít trồng ở phương bắc thường cho quả ngọt, trái sai, nhưng khi đem trồng ở phương Nam thì quả đã chua, lại còn ít nữa. Tại sao thế? Đó là do phong thổ vậy. Người nước Tề giữ đạo luân thường, xưa nay vốn không trộm cắp, nhưng khi sang làm dân nước Sở lại sanh tật xấu. Tại sao thế? Âu cũng là do phong thổ vậy".
Đây là một điển tích về một con người thông minh, ứng đáp nhanh nhẹn trong xử thế. Tuy nhiên không chỉ ứng đáp nhanh mà cái lý ông đưa ra cũng rất logic.


ảnh minh họa

Tìm hiểu lịch sử các đất nước văn minh như Mỹ, Nhật, Đức, Singapore,….không phải tự nhiên sinh ra là dân tộc họ văn minh lịch sự. Người Mỹ cũng có tính xấu chà đạp người khác để hưởng lợi, cố giữ quyền lợi đến mức phải đánh nhau to trong cuộc nội chiến mới giải quyết được, rồi nạn phân biệt chủng tộc, người da trắng phân biệt đối xử với người da đen. Không có chuyện tự nguyện nhường nhịn nhau, tôn trọng nhau mà phải làm một cuộc cách mạng dân quyền, biểu tình rầm rộ, bạo động chết người, quốc hội phải ra luật thì vấn đề mới được giải quyết.
Người Nhật cũng có tính tự tôn dân tộc quá mức đi đè đầu cỡi cổ dân tộc khác, bị thất bại ê chề rồi mới tỉnh ngộ, nhã nhặn, lịch sự. Người Singapore trước, phần lớn người gốc Hoa với thói quen khạc nhổ, “phun nước miếng như mưa”.
Không có một dân tộc nào tự nhiên mang trong mình thuộc tính xấu, hay sinh ra đã là dân tộc lịch sự văn minh. Thiết chế xã hội ảnh hưởng lên con người rất lớn. Một đất nước mà liên tục cải cách thiết chế xã hội để phát triển thì dân tộc đó tiến đến văn minh, lịch sự.
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài:
Con người vừa là chủ thể xã hội, vừa chịu tác động của xã hội. Mác đã đúc kết “con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Xã hội là một hệ thống to lớn mà mỗi cá nhân là một chi tiết nhỏ. Dù muốn, dù không anh cũng phải phù hợp với hệ thống mới tồn tại được. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài là vì vậy.
Giải pháp từ luật pháp:
Tôi đồng ý với tác giả Bùi Chung là ở các nước văn minh họ không chỉ nêu gương hay kêu gọi con người tự giác mà phải dùng luật pháp để chế tài. Luật rất nghiêm, phạt nặng và nhanh chóng cho bất cứ ai phạm luật gây ảnh hưởng đến cộng đồng. Qua Singapore mà vứt kẹo Singum bừa bãi hay hút thuốc không đúng nơi là bị phạt ngay cả tiền lẫn đánh đòn như trẻ con.
Nhưng nếu chúng ta cứ dùng luật pháp để siết, coi chừng lại sai. Chúng ta cần quan tâm đến tính hệ thống của xã hội. Một xã hội vận hành trên hệ thống sai thì nó sinh ra nhiều hệ quả xấu. Từ hệ quả này lại tác động đến con người làm cho chúng ta phải “xấu” mới thích nghi được.
Tôi có thể lấy dữ liệu để chứng minh luận điểm này. Thời bao cấp hẳn nhiều người còn nhớ. Chúng ta phải nuôi lợn trong chung cư để sống. GS Văn Như Cương để lại câu nói nổi tiếng khi bị buộc tội nuôi lợn bất hợp pháp là “lợn nuôi giáo sư Văn Như Cương”. Rồi nạn buôn bán “lậu”, vận chuyển hành hóa bất hợp pháp, đút lót cán bộ ở các trạm gác, tranh giành nhau trong xếp hàng mua bán,... Nếu chúng ta cứ nhằm một mục tiêu là dùng luật để siết để dẹp hết các “thói xấu” nhằm đưa xã hội vào trật tự buôn bán trong các cửa hàng mậu dịch thì hẳn giờ này chúng ta phải sống ngất ngư.
Nếu chịu khó chiêm nghiệm và suy luận logic, chúng ta thấy rằng rất nhiều thói hư tật xấu của người Việt là hệ quả tất yếu của “lỗi hệ thống”. Nhiều tín hiệu bất ổn cho ta thấy rằng chúng ta đang vận hành xã hội trên một hệ thống sai. Trong hệ thống này buộc con người phải biến đổi để thích nghi.


ảnh minh họa

Lịch sử kinh tế chúng ta đi từ bao cấp sang quốc doanh chủ đạo, trong hệ thống kinh tế này sản phẩm làm ra kém chất lượng. Những cục xà bông chảy nước, những chiếc lốp xe mau bục,…là nỗi niềm ngao ngán của người tiêu dùng, do vậy họ sính hàng ngoại có chất lượng tốt hơn là điều dễ hiểu.
Nền kinh tế quốc doanh, nền chính trị thiếu cạnh tranh làm cho con người tiến thân nhiều khi không phải vì tài năng mà vì biết cách làm đẹp lòng cấp trên, tạo ấn tượng tốt. Chính điều này lại nảy sinh tệ nhậu nhẹt, khoe đô cao, khả năng chơi tới bến.
Chính những tấm gương chơi tới bến này thành công, có doanh nghiệp riêng, có nhà cao cửa rộng lại tạo hiệu ứng bắt chước của người đi sau. Con đường làm theo người thành công đi trước luôn hiệu quả hơn là mở lối đi riêng trong chông gai.
Vì không có cạnh tranh dẫn đến nhân viên công lực yếu kém. Hệ quả chúng ta có một nền luật pháp không nghiêm, lừa đảo không bị trừng phạt nhanh gọn nên tệ gian dối phát triển.
Chúng ta duy trì một hệ thống ngân hàng mà ngân hàng quốc doanh chiếm chủ đạo, động lực cho vay nhiều khi không phải vì lợi nhuận, vì hiệu quả dự án kinh doanh mà nhiều lúc đến từ mối quan hệ cấp trên giới thiệu hoặc đến từ mệnh lệnh hành chính. Hệ thống đánh giá tín dụng không minh bạch, không khoa học nên người ta cần phải có nhu cầu khoe giàu để dễ vay mượn, dễ thu hút vốn làm ăn.
Tương tự như vậy chúng ta có thể rút ra được nhiều logic dẫn đến thói xấu buộc phải có để “tiến lên, giàu sang”.
Giải pháp mang tính hệ thống:
Có hai con đường để thay đổi: từng chi tiết đồng loạt thay đổi dẫn đến hệ thống thay đổi, hoặc hệ thống thay đổi dẫn đến các chi tiết phải thay đổi. Phương án nào khả thi? Kinh nghiệm và lý luận cho thấy rằng thay đổi hệ thống, thay đổi luật chơi để từng chi tiết phải thay đổi cho phù hợp là khả thi hơn. Kinh nghiệm này được rút ra qua thời bao cấp. Chúng ta không thể yêu cầu mọi người phải nhiệt tình, vui vẻ, lịch sự trong mua bán để phục vụ xã hội cho tốt được, chúng ta thay đổi hệ thống bao cấp, cửa hàng mậu dịch quốc doanh sang hệ thống thương mại tự do, cạnh tranh, xây dựng thương hiệu. Cũng cô nhân viên mậu dịch đó nhưng nay lại rất khác, đon đả mời khách, chăm sóc khách đến tận tay. Cô phải như vậy mới bán được hàng, mới giữ được mối.
Lỗi hệ thống là một vấn đề lớn hiện nay dân tộc ta mắc phải. Sửa được cái này thì mọi cái còn lại theo nhau tốt. Né tránh điều này đi sửa những chi tiết vụn vặt thì tình hình ngày càng tồi tệ.
Hệ thống đúng là gì? Tôi xin đề xuất: nền kinh tế cạnh tranh sòng phẳng, nền chính trị liêm chính và một nền luật pháp nghiêm minh.

Mong nhận được tranh luận từ phía quí độc giả. Tranh luận đưa chúng ta gần đến giải pháp khoa học hơn. Tất cả vì mục tiêu duy nhất là dân tộc phú cường, văn minh.


Nguyễn Văn Thạnh

Những vết thương không bao giờ thành sẹo

dau buon
Tôi quen chị vào một ngày đầu năm Qúy Tỵ, dịp Meister Nam mời đến Võ đường của anh, nhậu nhoẹt và thưởng thức các tiết mục văn nghệ ngẫu hứng, do anh chị em khu vực Leipzig thực hiện. Tôi và ca sỹ Việt Hà đến hơi bị muộn. Bước chân vào Halle, không chỉ tôi mà cả Việt Hà cũng phải sững người lại, bởi một người đàn bà hát, có giọng khàn lạ, đang say sưa thả hồn trên sân khấu. Và nếu không có bàn tay cứng như sắt của Nam Võ, từ phía sau bóp mạnh vào bả vai, có lẽ tôi còn đứng lặng, chắn giữa cửa ra vào cho đến khi chị hát xong.
-Nghệt mặt ra rồi phải không? Hạ, nguyên cô giáo dạy nhạc, cùng quê Bắc Ninh, tôi đã nhiều lần kể với ông…
Vâng! Sự xáo động ấy trong tôi, không hẳn vì đứng trước người đàn bà đằm thắm đang ở độ chín lại. Nhưng nhạc và lời ca chị viết với giọng hát truyền cảm, như kể lại câu chuyện của đời mình, làm tôi xúc động mạnh…
Sinh ra và lớn lên trên quê hương Quan Họ, nhưng chị bảo, ngay từ nhỏ chỉ thích nghe chứ không có duyên với nó. Có lẽ do chất giọng khàn đục của chị không hợp với giai điệu, lời ca mượt mà của Quan Họ chăng? Tốt nghiệp trung học, được tuyển thẳng vào đoàn ca múa của tỉnh, nhưng chị đã từ chối và thi vào trường sư phạm âm nhạc. Sau mấy năm đèn sách, chị về dạy nhạc ở một trường trung học của một thị xã ven biển. Năm sau chị lập gia đình. Chồng chị là bạn học thời sư phạm, nhưng dạy mãi trên mạn ngược. Đứa con ra đời, chuyển chồng về gần là nhu cầu bức thiết của chị. Nhưng gái một con… và hát hay đàn giỏi, ngon như  một bữa tiệc trước con mắt những con thú đang đói mồi, mỗi lần chị lên sở hay về trường nộp đơn từ. Sự mặc cả, ngã giá ấy trong môi trường giáo dục, của những kẻ tưởng như là cao đạo, chị thấy chẳng khác (kiểu) hàng tôm, hàng cá là bao nhiêu.
Màn đêm ở vùng biển dường như cũng buông chậm hơn. Những tia nắng dìu dịu cuối ngày chợt bùng cháy lên, đỏ như vệt máu đang nhỏ xuống biển. Chân trời thẫm một mầu xanh, cong cong như một chiếc bát khổng lồ úp xuống mặt nước. Một vài chiếc thuyền đang kéo buồm, chòng chành trong cái mầu xanh ấy, hướng về phía đất liền. Có những con sóng tung lên, như vồ lấy đàn hải âu đang sải cánh về phía bên kia dải nắng. Con phố nhỏ rộn lên tiếng ngư dân và những con thuyền vừa cập bến. Gió từ ngoài khơi thổi mạnh và rát hơn làm chị khẽ rùng mình. Quàng vội cho con chiếc áo khoác và chị đứng dậy, định về, nghe chị giáo vụ gọi giật lại:
-Ông Giám đốc sở nhắn tìm em, gặp bàn về việc thuyên chuyển của chú ấy. Ổng đang đợi ở nhà hàng Cánh Buồm, về thay quần áo, để con chị trông cho.
Lưỡng lự, định không đi, song nghĩ đến công việc của chồng, chị đành phải tới.
Trời chưa tối hẳn, nhà hàng còn vắng khách. Mấy em chân dài ngồi dàn hàng ngang, phì phèo đốt thuốc  trước cửa ra vào. Chưa kịp hỏi, bà chủ đã đon đả kéo tay chị, miệng xởi lởi, đồng chí Giám đốc sở đang chờ ở phòng riêng, tầng trên. Thật ra chị mới gặp đồng chí Đốc vài ba lần, khi thì chỉnh huấn, lúc văn nghệ của ngành. Lần gần đây nhất, chị mang đơn xin thuyên chuyển của chồng đề nghị đồng chí Đốc giúp đỡ. Lần nào đồng chí Đốc cũng bắt tay thật chặt với cái cười tươi rói. Lần này đồng chí Đốc còn ra tận hành lang đón chị. Chị vừa ngồi xuống, đồng chí Đốc đã kêu người mang đồ ăn, đồ uống lên. Như một chiếc lò so, chị bật đứng dậy, miệng lắp bắp, đồng chí Đốc cắt ngang:
-Em cứ ngồi xuống, ăn uống một chút đã, công việc bàn sau.
Chị còn đang bối rối, thức ăn, bia rượu đã mang lên đầy bàn. Rất điệu nghệ, đồng chí Đốc với tay mở chai Sâm banh. Tiếng nút nổ, tiếng cười của đồng chí Đốc hòa vào nhau, nghe giòn tan. Khấp khới cả hai con mắt, đồng chí Đốc đẩy ly rượu về phía chị. Sợ đồng chí Đốc phật ý, chị cầm ly rượu đưa vội lên môi, rồi từ từ đặt xuống bàn. Đồng chí Đốc ân cần gắp đầy thức ăn vào bát, đưa và giục chị ăn. Hơi thu người lại, chị sợ, một con tính thoáng chạy trong đầu, bữa ăn sang trọng này có lẽ bằng cả một năm lương của chị chứ chẳng chơi. Đồng chí Đốc ép mãi, chị chấm mút cho lấy lệ… Ừng ực một hồi, đồng chí Đốc đã giải quyết gần xong đám rượu bia ở trên bàn. Mặt đồng chí đã phừng lên, hai con mắt ngầu ngầu, giựt giựt. Lúc này, đồng chí Đốc trở về con người thật của mình:
-Công việc của chồng em, anh đã thu xếp xong. Tiền anh không cần, nhưng hôm nay anh có chuyện buồn. Nếu như đêm nay, em ở lại đây với anh. Sáng thứ hai, em qua phòng anh nhận quyết định tiếp nhận, sau đó anh sẽ bố trí cho chồng em về một trường nào đó, quanh thị xã này thôi.
Nghe những lời này, từ miệng của kẻ chuyên giảng đạo đức cho các lớp tập huấn giáo viên toàn tỉnh, chị cứ ngỡ mình đang xem màn kịch hề chèo trên sân khấu vậy. Lợm giọng quá, nhưng chị cố bóp chặt cổ họng mình:
-Muộn rồi, xin phép Giám đốc, em phải về, vì còn cháu nhỏ ở nhà.
-Em nghĩ kỹ chưa, đơn xin việc ở phòng anh xếp còn cao hơn núi đấy!
Chị im lặng, định đứng dậy. Đồng chí Đốc bảo, khoan đã, tý nữa tiện xe, anh đưa về. Rồi đồng chí Đốc gọi bà chủ, cho hai ly nước tráng miệng và tính tiền. Chỉ một loáng thôi, đã thấy tự tay bà chủ bê hai ly nước cam vắt vàng óng lên. Một hơi, đồng chí Đốc uống cạn và giục chị uống cho mát rồi về. Cầm ly nước, chị uống một ngụm cho phải phép và đứng dậy. Chưa ra đến cửa thấy chóng mặt, quay cuồng, vịn chặt vào cánh cửa, nhưng chị không thể đứng lên được nữa….
Khi chị tỉnh dậy, trời đã gần sáng, lờ mờ nhận ra như đang nằm trên chiếc sofa đặt giữa phòng. Một lúc sau, chị mới cựa quậy được và có cảm giác thật, thấy người nhớp nháp, nhầy nhụa, áo mặc ngược, quần cài lộn cúc. Lắng lại một giây, chị chợt hiểu cái gì đã xảy ra. Chị vùng dậy, lao ra, giật mạnh cửa, cắm đầu chạy… Trước mặt đã là biển, chị vẫn từ từ đi ra hướng, nơi có con thuyền nhỏ bé dập dờn, trong cái mênh mông sóng nước, của những người thợ câu đêm. Trăng cuối tháng thoắt ẩn, thoắt hiện, bàng bạc như như kẻ vô tình. Sóng đã đập vào mặt, có những lúc nhấc bổng lên rồi lại dìm chị xuống. Ngửa mặt lên nhìn vòm trời lần cuối, chị thấy ngôi Sao Biển đang nghiêng về bờ cát, cháy rực lên. Và trong gió hình như có tiếng trẻ thơ vọng lại, làm chị giật mình. Chị vội quay người lại, có con sóng bốc chị, ném thẳng vào bờ.
Phiên tòa xử chị kiện đồng chí tỉnh ủy viên, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo hiếp dâm, diễn ra chóng vánh. Nhân chứng từ chị giáo vụ cho đến bà chủ nhà hàng khẳng định, chị là người chủ động mời đồng chí Đốc đến. Khi chị có thái độ không đúng mực, đồng chí Đốc giải thích phân tích tường tận và ngay sau đó đồng chí đã ra về. Biên bản khám nghiệm của bác sỹ, như đinh đóng cột, thể trạng chị lúc đó hoàn toàn bình thường, không bị tổn thương. Vậy là từ nguyên cáo, chị trở thành bị cáo, can tội dùng tiền, tình mua chuộc cán bộ lãnh đạo, trục lợi cá nhân. Mức án giành cho kẻ vu cáo, nói xấu cán bộ lãnh đạo bét nhất cũng phải sáu tháng tù. Nhưng xét thấy hoàn cảnh chị, con còn nhỏ và người bị hại (đồng chí Đốc) có làm đơn xin tòa giảm án, nên cho hưởng án treo. Cũng trong ngày, chị nhận được quyết định đuổi việc vì không còn đủ đạo đức, nhân cách đứng trên bục giảng.
Ngày hôm sau, báo chí đồng loạt đăng tin ca ngợi đồng chí Đốc, một con người liêm chính, có một tấm lòng nhân đạo, vị tha. Dư luận từ trong đến ngoài, từ cán bộ đảng viên cấp cao đến các em chân dài, đạo chích, đâm thuê chém mướn đều (bái phục) tôn đồng chí Đốc là sư phụ của sư phụ. Chiếc ghế phó chủ tịch tỉnh, phụ trách mảng văn hóa, giáo dục, ai dám tranh với đồng chí Đốc nào?
Mẹ chị lành như đất, cả đời chỉ quanh quẩn với ruộng vườn, ít khi ra khỏi làng. Ấy vậy không hiểu mấy ngày nay bà lại bất thường giở chứng, sáng sáng cứ nhìn lên bàn thờ, nơi có cái bằng Tổ Quốc ghi công, lẩm bẩm:
-Không hiểu, cái thằng Mỹ nó ở tận đâu tận đâu, đến đây làm gì. Nghe các bố hô hào, bao xương máu đổ ra đánh cho nó phải cút. Đến bây giờ, lại mang kiệu rước nó vào. Giời đất ơi! Vậy thì chồng con tôi chết oan chết uổng cả rồi…
Đất làng chị đang trồng lúa, trồng màu bị chính quyền thu hồi, giao cho các ông chủ mới làm khu công nghiệp đợt đầu tiên, sau khi ông Mỹ hô bỏ cấm vận, nên đền bù rẻ như bèo. Nông dân vật vờ không việc làm, trai gái trong làng trôi dạt khắp nơi. Mẹ chị cả ngày đi ra đi vào đâm cáu gắt, ra ngõ chửi đổng. Hôm sau bà đi ăn giỗ làng bên về, dù đã khuya nhưng vẫn kéo chị vào buồng thì thầm:
- Hạnh con cậu Ba vừa tốt nghiệp cấp ba, sắp sang Đức làm ăn, qua ngả Nga và Ba Lan. Cậu Ba bảo, nếu con muốn, đi cùng cho có chị có em. Mình nộp tiền, giấy tờ họ lo toàn bộ. Mẹ nghĩ kỹ rồi, dù con không tù tội, bây giờ cũng khó xin việc, huống hồ lý lịch của con thế này không có nơi nào nhận đâu. Tiền con không phải lo. Tiền bán đất với sổ tiết kiệm tiền tử tuất (liệt sỹ) của bố và anh con là đủ. Còn con bé để ở nhà mẹ lo. Sau này ổn định sẽ đón chồng, con sang. Nếu đi, con phải thuyết phục chồng con mà thôi. Con hãy nghĩ kỹ, với con bây giờ, nơi này chỉ để thương để nhớ, chứ không còn là nơi để sống…
Chị cũng không ngờ, mẹ có được đi học ngày nào đâu, nhưng suy nghĩ, hiểu biết, tính toán đâu ra đấy như vậy.
Chị đến Nga vào một chiều mùa hè. Chiếc xe bus cà tàng đã chờ, nhóm hơn chục người của chị ở cửa sân bay. Qua ô cửa sổ nhỏ, chị thấy xe đang lướt nhanh qua những cánh đồng lúa mì mênh mông đang vào mùa gặt. Những cánh rừng bạch dương xanh ngát hai bên như miên man ôm chặt lấy con đường, có những lúc mở ra trảng đồng hoang tím đầy hoa dại. Con đường bồng bềnh, vồng lên chùng xuống, chui qua khoảng rừng thông tối sẫm tưởng như nuốt chửng cả đoàn xe, đang nối đuôi nhau chạy vào thành phố. Ngày còn ngồi trên nghế nhà trường, chị đã được đọc, học những tác phẩm đồ sộ, những bài thơ lãng mạn, với những cuộc tình say đắm lòng người của các đại thi hào nước Nga. Nên ai mà chẳng ước mơ, được một lần đặt chân lên xứ sở Bạch Dương diệu kỳ này. Hôm nay chị đã đến được với cụ Tolstoi, cụ Pushkin, Gorky… nhưng điều kỳ diệu ấy đã phải đóng lại trong tâm khảm của kẻ trên đường trốn chạy, với một tương lai vô định, mịt mù.
Xe quẹo vào cổng khu nhà tập thể cũ của một nhà máy, dường như đã bỏ hoang nhiều năm. Thấy cổng còn khóa, lái xe người Nga to như con gấu làu bàu chửi. Lúc sau có người Việt chân tập tễnh, đủng đỉnh đi ra mở và khóa cổng. Xe lùi vào căn hộ trong cùng, cửa có thanh sắt chắn ngang, to như cổ tay. Sau khi thu xong hộ chiếu, người ta mở đít xe, lùa cả vào, mọi người nháo nhác định hỏi. Người đàn ông Việt rất nhã nhặn khi còn ở sân bay, trừng mắt:
-Im lặng! Ở lại đây chờ, loạng quạng bọn Cớm đến xúc cả đi đấy. Sẽ có người mang đồ ăn đến.
Bọn chị đang định thần, thấy lố nhố một đám người đi ra. Họ là nhóm người đến trước mấy ngày, chờ đi tiếp. Trong ánh sáng mờ mờ của cây đèn cầy, chị thấy căn hộ khá rộng, có nhiều phòng, nhưng cửa sổ đã bịt và sơn đen, nên tối tăm và bốc mùi hôi thối rất khó chịu. Một chị nói tiếng Nghệ An, kéo tay chị và Hạnh vào phòng bảo, trong còn một cái đệm vào nằm chung cho đỡ sợ. Trong phòng còn mấy cô gái trẻ mặt mũi phờ phạc, vô hồn, hai mắt sưng đỏ. Chị Nghệ An nghiến răng, chỉ tay vào Hạnh nói:
-Tổ cha tụi nó, chưa đóng tiền nói ngon, nói ngọt. Sang đến đây, bị tụi nó nhốt vô cái nhà không điện, không nước. Đàn bà con gái, thích lúc nào chúng nó lôi ra hãm hiếp. Đồ bất nhân thất đức, có lúc chúng nó bị quả báo thôi. Những người mới, chuẩn bị tinh thần, tối nay thế nào tụi nó cũng đến lôi đi đấy, nhất là con bé này.
Hạnh sợ quá gục vào vai chị sụt sịt, biết thế này, các vàng em cũng chẳng đi. Chị cũng đang run lên, nhưng cố nói cứng an ủi Hạnh, phóng lao theo lao em ạ, đến đâu hay đến đó. Chị Nghệ An đưa cho hai người mấy ca nước và bảo, lấy khăn lau mặt, lau người cho tỉnh táo. Nước bẩn đổ cả vào sô, dùng khi đi nhà cầu. Cả chục con người, mấy ngày nay, nó mới chở cho vài, ba phuy nước.
Chiều tối, có hai người đàn bà, mặt mũi phấn son nhòe nhoẹt mở cửa, vứt toẹt thùng caton đựng bánh mì, thịt hộp và mấy bịch nước dưới sàn nhà, ngó nghiêng một lúc rồi bỏ đi. Dù rất đói, nhưng chẳng ai muốn lấy đồ ăn. Mãi sau có mấy anh lớn tuổi ở phòng bên, bê thùng đi phân phát cho từng người:
-Cố gắng ăn có sức khỏe để đi tiếp, những người ở nhà đang hy vọng vào cả chúng ta đấy!
Đêm đã muộn, mọi người vẫn không ngủ được. Những câu chuyện bán đất bán nhà, vay nợ cầm cố, lấy tiền để đặt cược cho chuyến đi này cứ dài mãi không dứt… Có tiếng cửa mở, mấy cô gái trẻ nằm bên co rúm người lại. Hạnh ôm chặt, rúc đầu vào ngực chị. Ánh đèn phin loang loáng rồi dừng lại phòng chị. Mờ mờ thấy ba, bốn thằng mặt mày bặm trợn, không biết say rượu hay say thuốc, đi cũng giật, đứng cũng giựt giựt như lên đồng, giọng nhừa nhựa:
-Mấy đứa vừa đến chiều nay đâu? Theo chúng tao lên phòng Chef làm việc.
Sự im lặng đến nghẹt thở. Chúng sục từng phòng, rọi đèn vào mặt từng người. Lôi thốc chị và Hạnh ra, miệng chúng lải nhải, hai con này còn trẻ, chuyến này toàn những con già. Chị và Hạnh ghì người lại, ôm chặt nhau:
-Giấy tờ chúng tôi đầy đủ, tiền bạc đã đưa, giờ này không đi đâu hết.
Hai thằng đi đầu, thằng cầm tay chị, thằng cầm tay Hạnh giật mạnh, lôi sềnh sệch đi. Hai thằng đi sau, dựng hai cô gái nhóm đến trước dậy, bắt đi cùng. Tiếng các cô khóc ré lên khản như tiếng mèo đêm. Hạnh khóc không thành tiếng, bố mẹ ơi! Cứu con. Biết không chống được bọn này, chị van xin chúng đừng mang Hạnh đi, vì nó còn trẻ con. Chị Nghệ An chạy ra bảo, đúng rồi, chúng mày tha cho con bé này, còn hai cô gái kia bị hành cả đêm hôm qua, bây giờ còn ra hồn người nữa đâu.
Chị Nghệ An chưa nói hết, bị một thằng giơ chân đạp thẳng vào người:
-Con già này còn nói nữa, bố lôi ra cho chó chơi bây giờ.
Mấy anh người Hải Phòng, đi cùng đoàn chị, ra cản lại:
-Các ông là người dẫn đường hay là kẻ cướp, hiếp dâm đây?
Bốn thằng cùng rút súng, dí vào đầu các anh:
-Đ.m! Chúng mày muốn đi tiếp sang Ba Lan sang Đức hay muốn đi xuống âm phủ.
Chúng lôi bốn người vào căn phòng bảo vệ của nhà máy cũ. Nơi đây có lẽ là nơi ăn ngủ, sinh hoạt hàng ngày của bọn đầu trâu mặt ngựa, được thuê trông coi ở trạm trung chuyển này. Quần áo, bát đĩa, chai lọ bẩn thỉu vương vãi, lăn lóc trên tấm thảm cháy lem nhem. Cánh cửa ra vào được làm từ  mấy miếng ván ghép đậy lại. Đè nghiến cả bốn người xuống thảm, như những con thú hoang, chúng lao vào …Chị không còn cảm giác, Hạnh giãy dụa hét lên gọi mẹ, hai cô gái bên cạnh cắn chặt môi, mắt mở trừng trừng…
Chị phải dỗ mãi Hạnh mới chịu ăn, nhưng tinh thần rất hoảng loạn. Một tuần, rồi hai tuần phải sống trong hoàn cảnh như vậy, trước mặt Hạnh, chị phải cố giấu đi những giọt nước mắt của mình.
Gần sáng, có tiếng mở cửa, rồi hình như có tiếng quen quen của người đàn ông hôm đón ở sân bay. Mọi người bật dậy, ùa cả ra:
-Tất cả chuẩn bị và vệ sinh cá nhân, hôm nay sẽ vượt sang Belarus đến biên giới Ba Lan. Một tiếng nữa xe đến đón.
Không biết sẽ đi đến đâu, và như thế nào, nhưng thoát khỏi cái địa ngục trần gian này chị thấy như có thêm sức mạnh. Hơn hai mươi con người được nhét lên chiếc xe đông lạnh kín, chỉ có mấy lỗ thông hơi nhỏ được khoét ở dưới sàn. Lúc lên xe, người dẫn đường đưa cho mấy cái sô vệ sinh và dặn, không được để người ốm yếu, ngồi gần lỗ thông hơi, ngủ quên đè kín lỗ chết cả lũ.
Có lẽ ngồi trong bóng tối và chìm trong sự sợ hãi, nên không một ai còn cảm giác ngột ngạt, hôi thối, hay những nhu cầu sinh hóa hàng ngày của con người nữa. Gật gù nửa tỉnh nửa mê, chẳng biết ngày hay đêm, đường đi xa hay gần, khi chị tỉnh dậy đã thấy mình nằm cạnh Hạnh và mấy người nữa. Chị đang ngơ ngác, có mấy anh vào bảo, đã tới biên giới Ba Lan, bọn em bị ngất, nên khiêng vào đây. Mọi người ngồi cả ngoài kia, gần đây có con suối nhỏ nên thay nhau đi tắm rửa.
Trạm trung chuyển này là ngôi nhà sát biên, cách xa khu dân cư và hình như cảnh sát biên phòng cũng đã được mua bán, nên sinh hoạt cũng được thoải mái hơn. Ở đây, chỉ có người Belarus bảo vệ và mấy người Việt hàng ngày mang đồ ăn đến, đôi khi có cả cơm nên sức khỏe, tinh thần mọi người bình phục khá nhanh.
Tối thứ năm, mọi người bất ngờ được báo, phải vượt biên giới sang Ba Lan ngay trong đêm. Dẫn đường là hai người Belarus đối xử với mọi người khá tốt. Đoàn người phải vượt bộ qua một cánh rừng già, lá mục có chỗ bị thụt chân đến đầu gối. Mấy giờ sau, tất cả cũng mò mẫm được ra bờ suối. Nếu như được, người nào cũng muốn nhảy xuống tắm cho đỡ rát và ngứa vì muỗi. Bên kia đã là Ba Lan. Con suối nước chảy không xiết, nhưng khá sâu và rộng, người dẫn đường phải bơm thuyền cao su, lộn đi lộn lại chở mấy chuyến. Người dẫn đường ra hiệu, nghỉ ngơi lấy sức, rồi tất cả phải chạy thật nhanh qua cánh đồng lúa mì, có một chiếc xe bus của công ty du lịch chờ ở đó.
Chị cắm đầu chạy, những cây lúa mì bị dạt ra bởi những người chạy trước bật lại, đập vào mặt như roi quất. Có những cây bị nằm rạp xuống cuốn vào chân giật chị ngã sấp mặt xuống ruộng. Chưa có cảm giác đau, chị vùng dậy chạy tiếp …
Chị có lẽ là người cuối cùng đến đích. Đầu gối chùng xuống, tim đập thình thình, mắt hoa lên, chị không thể bước lên được cửa xe. Một anh cầm tay chị kéo giật lên. Khi nhìn thấy Hạnh đang ngồi thở hổn hển, chị mới gục xuống.
Xe tới chợ (người Việt) sân vận động, trời đã gần sáng. Người, hàng hóa ra vào tấp nập. Phần đông đã có người nhà đón, số còn lại sang Đức,  phải chờ. Chị và Hạnh được người ta cho ở chung với mấy người đang phụ bán hàng ngoài chợ. Cùng cảnh, nên họ cảm thông, thường nấu nướng cùng nhau ăn uống hay dẫn chị và Hạnh ra chợ cho đỡ buồn, đỡ nhớ nhà. Đến bây giờ nghĩ lại, chị bảo, nếu như không có hai tuần ở lại Warszawa và được sự chăm sóc, an ủi của các chị bán hàng ngoài chợ, chắc chắn chị không đủ sức lực và tinh thần vượt biên vào Đức, khổ và gian nan gấp nhiều lần so với từ Belarus vào Ba Lan.
Xuống nhà ga Halbestadt, chị và Hạnh đang lò dò, ngó nghiêng, có người Việt nào để hỏi đường vào trại tị nạn, không hiểu mấy người cảnh sát từ đâu ra, đã đứng ngay trước mặt. Khi cảnh sát kiểm tra, chị và Hạnh chỉ có tờ giấy duy nhất ghi địa chỉ của trại tỵ nạn trong người. Người cảnh sát gọi điện cho ai đó một lúc, rồi ra hiệu cho chị và Hạnh lên xe. Tưởng họ chở vào tù, rồi trả về Việt Nam, Hạnh sợ quá khóc ré lên. Người cảnh sát nói một tràng, rồi cười vỗ nhẹ vào vai Hạnh…
Sau khi cảnh sát bàn giao cho trại tỵ nạn, chị và Hạnh được làm giấy tờ và nhận phòng. Sáng hôm sau, người phiên dịch đưa chị và Hạnh đi phỏng vấn và kiểm tra sức khỏe, sau đó nhận quần áo, và tiền tiêu vặt. Chị được cấp giấy phép tự do đi lại tất cả các thành phố trong bang. Bước đầu khá thuận lợi, làm cho chị giảm đi nỗi đau vừa trải qua, nhưng nỗi nhớ chồng con và gia đình lại quằn quại thêm, làm cho chị nhiều đêm mất ngủ. Tháng sau chị và Hạnh cùng được chuyển về thành phố Halle, nơi định cư mới. Nơi này là khu nhà lắp ghép, trước khi chị đến đã có nhiều tị nạn người Việt và các nước khác đang ở đó. Được mấy hôm, không hiểu sao chị và Hạnh lại gọi đi khám sức khỏe một lần nữa.
Trời hình như chưa vào thu. Nhưng có một vài cơn gió nhẹ, cuốn theo những chiếc lá còn xanh, bay đi. Làm cho lòng người day dứt, bồi hồi tựa như vừa đánh rơi một cái gì đó, mà không thể gọi thành tên. Khi ánh nắng vẫn còn đậu trên những giọt sương mai trong từng kẽ lá, mọi người vẫn còn chìm trong giấc ngủ. Người phiên dịch, đi cùng hai nhân viên y tế gõ cửa vào phòng chị. Người phiên dịch bảo, Hạnh bị mắc bệnh, cần phải chuyển ngay về bệnh viện Magdeburg điều trị, xe đang chờ ở ngoài. Chị có linh cảm chẳng lành, nhưng Hạnh lại hồn nhiên dọn quần áo, như chuyển trại vậy. Chiều chị phiên dịch quay lại, chị gặng hỏi, chị phiên dịch bảo:
-Nếu em không phải là người nhà duy nhất của Hạnh, thì chị không dám nói. Nhưng em phải thật bình tĩnh. Hạnh bị nhiễm HIV, từ vài ba tháng trước đây, trùng với thời gian các em bị hãm hiếp ở Nga, như các em đã khai trong hồ sơ. Rất may cho em…
Chị phiên dịch cứ nói, nhưng chị chẳng nghe được gì nữa, hai chân từ từ khụy xuống…
Theo đề nghị của Hạnh, hôm sau xe của Caritas đón chị đến bệnh viện. Mới có mấy ngày, trông Hạnh sọm hẳn đi, hai mắt đỏ hoe, sâu hoắm. Chị ôm chầm lấy Hạnh qua lớp áo choàng của bệnh viện. Hạnh không còn một chút sinh lực nào, người rũ xuống. Rất lâu, nhưng không ai nói được câu nào, chỉ có nước mắt và nước mắt. Lúc chị về, Hạnh chỉ nói, em rất nhớ nhà, khi nào em chết, chị cố gắng mang em về quê cho gần bố mẹ em, chị nhé. Chị ngoái lại, đừng có nói gở, yên tâm chữa bệnh, chị sẽ đến thăm em thường xuyên.
Không ngờ, đó là lần cuối cùng chị gặp Hạnh. Có lẽ không có gì sợ bằng sự chờ đợi cái chết. Hạnh lại còn quá trẻ,  không thể chịu nổi cú sốc đến quá nhanh, quá bất ngờ như vậy. Hạnh tự giải thoát bằng cách lao mình từ tầng tư  xuống đất vào lúc trời gần sáng, ngay trong khuôn viên của bệnh viện. Vậy là tấm hình Hạnh chụp, chưa kịp làm thẻ tạm trú, nay đã thành ảnh thờ. Sau cái chết của Hạnh, chị phải vào bệnh viện nằm mấy tuần. Tưởng không đứng dậy nổi, nhưng nghĩ đến sự hy vọng của gia đình với chị, với Hạnh, chị lại gượng dậy.
Chưa được phép làm việc, chị đi làm chui làm lậu. Bất kể công việc gì, ở đâu, cứ có người thuê, chị cũng múc. Công việc phụ dọn, bán hàng vải ngoài chợ giời Leipzig, chị trụ được lâu nhất. Làm được hơn năm, ki cóp được khoản tiền, chị lại phải lo mua đểu, lấy một ông chồng người Đức, để hợp thức hóa giấy tờ ở lại, khi bị bác đơn tị nạn, nhận giấy trục xuất về nước. Việc thuyết phục ông chồng thật ở nhà, ly hôn đểu, quả thật khó ngoài sức tưởng tượng của chị. Nhùng nhằng mấy tháng, ông chồng thật mới chịu hiểu, thông cảm và gửi giấy tờ sang.
Số chị quả thật đắng cay, vất vả. Ông chồng đểu, bình thường lành như đất, khi có chút bia rượu, dù đã nhận tiền của chị, nhưng cứ đòi làm chồng thật. Nhè nửa đêm, hắn khật khừ bấm chuông, đập cửa. Cả ngày đứng rét ngoài trời âm cả chục độ, về nhà chui vào chăn, vẫn thấy rét từ trong rét ra, chị mệt quá, đuổi. Hắn lỳ ra, xông thẳng vào bế thốc chị lên. Chị giãy giụa, chống cự, hắn như con trâu húc mả… Lần đó, hàng xóm phải gọi xe cấp cứu chở chị đến bệnh viện. Trải qua những lần như vậy, bác sỹ bảo, khả năng sinh đẻ của chị không còn nữa. Uất ức là thế, đau là thế, nhiều lần bệnh viện gọi điện cho cảnh sát, nhưng cái thẻ cư trú còn lơ lửng trên đầu, nên chị phải im lặng…
Đêm muộn, câu chuyện của chị, người đàn bà hát, dường như chưa đến đoạn kết, nhưng bị cắt ngang, bởi con gái chị đến. Nó bảo, vừa từ Berlin về thẳng đây (Halle của bác Nam võ) hát với mẹ cho vui. Chị cười, may cũng còn có nó, cháu đang học năm thứ ba, trường TU Berlin. Chị hẹn, hôm nào rảnh, vào chợ, chơi.
Gian hàng của chị rộng rãi, nằm trên vị trí khá thuận tiện của khu chợ người Việt ở Leipzig. Sau tết, chợ vắng khách, chị và mấy người giúp việc đang kiểm tra, dọn dẹp lại hàng hóa, chuẩn bị cho vụ hè. Tôi hỏi, ông xã đâu mà chị phải khiêng vác thế này. Không trả lời ngay, chị lấy nước, kéo ghế mời tôi.
Sau khi nhận được thẻ cư trú vô thời hạn, chị tìm mọi cách đưa con và ông chồng, đang vật vờ trên mạn ngược, sang đoàn tụ. Tạm yên tâm chuyện gia đình, chị dồn và vay tiền, quyết tâm thuê lại gian hàng trong chợ. Hơn chục năm vật lộn với nó, chị mới có cơ ngơi và thành quả như ngày hôm nay. Chị nói về chồng với nét mặt chẳng vui, cũng chẳng ra buồn. Ngày mới sang còn đói rách thì chẳng sao, bây giờ có tiền, hắn đâm đái chứng, đái tật, suốt ngày ca cẩm không có con trai để nối dõi. Mấy tháng nay, hắn về Việt Nam, kiếm thằng con trai đấy. Với chị bây giờ, mọi cái đều đơn giản, không còn quan trọng nữa…
Lúc tôi đứng dậy ra về, chị bảo, kể câu chuyện trên với tôi như một sự dãi bày, mong có sự đồng cảm. Nếu sắp tới, chị có ghi lại một chút quá khứ ấy bằng nhạc, đề nghị tôi viết cho phần lời.
Vâng! Nhất định sẽ giúp chị, với khả năng của mình, nắm chặt tay chị, tôi nói như vậy.
Leipzig ngày 17-3-2013
© Đỗ Trường
© Đàn Chim Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét