– Danh sách các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hi sinh trong Hải chiến Hoàng Sa 1974 (TN).
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
<- Người lính miền Bắc nghĩ gì về trận hải chiến 1974 (RFA). - Tháng Hoàng Sa (Phi Vũ). – Một câu chuyện buồn ‘74 (DLB).
- Góp ý với RFA về bài viết « Hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng » (Trương Nhân Tuấn).
- CLB bóng đá NO-U thi đấu giao hữu tối 08/01/2014 (Thành).
- Chọn phương án kiến trúc nhà trưng bày Hoàng Sa (VNN).
- Nghệ sĩ TP.HCM gửi mùa xuân ra hải đảo (VTV). – Tiến sĩ “áo ba lỗ” (QĐND).
- Thấy mà giận run người (Phi Vũ).
- Tàu ngầm Hà Nội hùng dũng tiến ra Biển Đông (ĐV). – Nghiệm thu tàu ngầm Kilo Hà Nội (NLĐ).
- Tàu cá Việt Nam ‘bị tàu TQ tấn công’ (BBC). – Audio phỏng vấn ông Phạm Quang Thạnh, thuyền trưởng tàu cá: ‘Tôi bị tàu Trung Quốc tấn công’.
- Trung Quốc lại có mưu đồ mới (NLĐ). – TQ không cho tàu cá nước ngoài hoạt động ở phần lớn Biển Đông (VOA).
- Nhiều doanh nghiệp TQ không muốn làm ăn với các công ty Nhật (VOA). – Doanh nhân Nhật ngày càng chuộng phương án « Trung Quốc + 1 » (RFI).
- Chánh Sách Của Chế Độ Đối Với PGHH (Hoahao.org).
- PHAN ĐẮC LỮ: PHAN KHÔI VÀ NHỮNG NGƯỜI TRONG PHONG TRÀO NHÂN VĂN – GIAI PHẨM BỊ ĐÀN ÁP NHƯ THẾ NÀO? (Sơn Trung).
- Ông Huỳnh Ngọc Tuấn bị công an đánh gãy xương ức (Dân Luận). – Từ công an nhân dân đến côn đồ của đảng (DLB).
- Việt Nam hôm nay, ngày 08.01.2014 (DCCT). – Mảnh đời khốn khổ
- CHÂU HIỀN LY: CẢ NƯỚC BỊ LỪA (Sơn Trung).
- Vì sao No China Shop lại bán bao mừng tuổi có thông điệp Nhân Quyền – Dân Chủ? (Dân Luận).
- Nguyễn Chính Kết: Cần xây dựng một cộng đồng vững mạnh (ĐCV).
- BÀI HOAN CA Ở A 38 (Tương Tri).
- Bùi Tín: Khi đảng CS ‘nắm chắc ngọn cờ dân chủ’ (Blog VOA). “Không
bao giờ chiếc mũ dân chủ đẹp đẽ có thể đội vừa đầu các nhà độc đoán –
độc tài – độc đảng tham quyền và tham nhũng, luôn quay lưng lại với nhân
dân, bỏ tù người yêu nưóc chống bành trướng, coi báo chí tự do là tử
thù, săn lùng các blogger, tha hóa ngành công an từ lực lượng “thức cho
dân ngủ” thành kẻ “tay sai giữ nhà và giữ tài sản phi pháp cho các quan
tham các cấp“.
- Trần Ngân: Thủ tướng Dũng, các nhóm lợi ích và bản thông điệp hoa mỹ (viet-studies). “Thực
ra trong hơn một nhiệm kỳ của mình, thủ tướng Dũng đã có nhiều bài viết
lúc mới ra lò thì cũng có tiếng vang nào đó nhưng sau đó thì đều đi vào
hư không. Cộng với thành tích điều hành tệ hại của mình, hầu hết người
dân Việt Nam chả quan tâm hoặc chả mấy tin vào những bài viết hay diễn
văn hoa mỹ của thủ tướng nữa“.
- Âu Dương Thệ: Thông điệp năm mới 2014: Nguyễn Tấn Dũng đóng đúng vai anh „treo đầu dê bán thịt chó“ ! (DĐXHDS).
- Xin Thủ tướng cho tôi tin một lần (DĐXHDS).
- Nguyễn Hưng Quốc: Nhìn tới năm 2014: Lo (Blog VOA).- Video: Hội nghị Toàn quốc triển khai thi hành Hiến pháp (VTV). – Hạn chế quyền công dân phải “theo quy định của luật” (VnEco).
- Không thể “trói” báo chí bằng việc xử phạt (NLĐ). – Sẽ tăng quản lý thông tin trên Internet (TBKTSG). “…các trang thông tin điện tử tổng hợp gửi báo cáo định kỳ 12 tháng một lần lên cơ quan quản lý là Sở Thông tin và Truyền thông địa phương”.
- Khởi tố vụ án lộ bí mật nhà nước (BBC). – Audio phỏng vấn ông Dương Trung Quốc: ‘Chi tiết mới phải được xem xét đến cùng’. – Audio phỏng vấn Luật sư Trần Vũ Hải: ‘Rất khó điều tra cáo buộc Tướng Ngọ’. – Xã hội VN qua lời khai ‘chạy án’. TS Nguyễn Quang A: “…
Chỉ có một cách giải quyết tận gốc rễ là đến năm 2016 này Đảng Cộng sản
Việt Nam có đại hội và nếu họ khôn thì họ thay đổi đường lối của họ”.
- Khía cạnh pháp lý trong lời khai của Dương Chí Dũng (RFA). – Vụ Dương Chí Dũng : Khởi tố vụ án “làm lộ bí mật Nhà nước” (RFI). – Nhà bình luận Phạm Chí Dũng: “Nhóm lợi ích” sẽ bị ảnh hưởng ra sao từ lời khai Dương Chí Dũng ?.
- Sau lời khai của Dương Chí Dũng về Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ: Khởi tố vụ án làm lộ thông tin tuyệt mật của Nhà nước (TN). – Bộ luật hình sự quy định thế nào về tội làm lộ bí mật Nhà nước? – Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an: Lời khai của Dương Chí Dũng chưa đủ căn cứ kết luận (SGGP).
- Thứ trưởng Bộ Công An với cáo buộc nhận hối lộ: Tay bẩn lấy nước mà rửa. Nước bẩn lấy gì để rửa? (Dân Luận). – Ai sẽ điều tra Phạm Quý Ngọ? (Ba Sàm). - Vụ án lộ bí mật – nếu không tìm thấy bị can thì sao? (Hà Hiển). – Kịch bản: Tòa tuyên án, khởi tố tội danh ‘cố ý lộ bí mật’ liên quan đến tướng Ngọ (DLB). – Anh Phạm Quý Ngọ vô tội! (Quê Choa).
- Báo Công An Nhân Dân vào cuộc (hay Tổng cục an ninh khai cuộc) (Người Buôn Gió). “Ông
Tư đã để lộ ra một điều. Đó là cơ quan an ninh điều tra ‘sẽ phối hợp’
với các cơ quan khác. Điều đó cho thấy cơ quan ANĐT của ông Tư không
phải đảm nhận vai trò chính để điều tra vụ án này, mà chỉ là vai trò
‘phối hợp’. Điều này cũng phù hợp với sự thật diễn ra là vụ án Dương Chí
Dũng do cơ quan cảnh sát điều tra BCA và ban Nội Chính Trung Ương trực
tiếp xử lý. Không phải cơ quan an ninh điều tra thụ lý vụ việc“.
- DƯƠNG CHÍ DŨNG KHAI CẢ BỘ TRƯỞNG TRẦN ĐẠI QUANG (TT/ Huỳnh Ngọc Chênh).
- Quy Trình Tư Pháp Vốn Lời (Đinh Tấn Lực).
- Công lý không cần quị lụy (Phạm Hồng Sơn). “Làm
sao có thể kỳ vọng có Công lý khi giới luật sư ngay trong một phiên tòa
công khai vẫn sợ hoặc vẫn buộc phải sợ một hội đồng xét xử? Công lý
cần sự nghiêm túc, thẳng thắn chứ không bao giờ cần sự quị lụy, xin xỏ“.
- Dương Tự Trọng – Một con người, hai hình ảnh (DLB). – Để Tự Trọng không chỉ cần Chí Dũng? (Xuân Bình).
- Thủ trưởng Cơ quan ANĐT nói về lời khai của Dương Chí Dũng (CP). – Cơ quan An ninh sẽ phối hợp điều tra lời khai của Dương Chí Dũng (VnEco). – Làm rõ nhiều vụ nhận hối lộ (NLĐ). – Xóa vùng cấm. – Video: Tuyên án vụ Dương Tự Trọng và đồng phạm (VTV). – Điểm nhấn ngày xét xử thứ 2 em trai Dương Chí Dũng (ĐV). – Phóng sự ảnh Dương Tự Trọng: Từ đại tá công an tới vòng lao lý (TN). – Nguyên phó giám đốc công an TP Hải Phòng bị 18 năm tù (RFA).
- Tham nhũng do đâu? (SGGP).
- Dân bao vây, đòi đóng cửa nhà máy thủy điện (NLĐ). =>
- Hà Nội cưỡng chế đất xây khu đô thị mới Tây Hồ Tây (TTXVN).
- HÀ NỘI ĐỀ XUẤT XÂY THÊM NHIỀU NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG: Khó tránh lãng phí (NLĐ). – Hà Nội dừng đầu tư xây dựng 14 nhà vệ sinh tiền tỷ (TTXVN).
- Chống đối cưỡng chế, được… đền bù (NLĐ).
- Ông Đinh Đức Lập từng cho đăng “tin vịt” về khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên báo Đại Đoàn Kết (Hữu Nguyên).
- Một vụ án trộm dê, 13 lần xét xử (NLĐ). – Xét xử vụ án trộm dê: chờ tiếp lần thứ 14! (TT).
- Nông thôn tan nát hôm nay (Vương Trí Nhàn). – Rác ngoại.
- Minh Diện LÁ GAN – QUẢ BÁO ! (Bùi Văn Bồng).
- Ba ếch Miên du ký (DLB).
- Tiếp theo loại bài “Miến Điện/Myanmar – Con đường gian truân đi tới tự do”: Từ ngục tù trở về với cuộc sống (Phan Ba).
- Ca sỹ Thiên An Môn biểu diễn ở TQ (BBC).
- Bắc Triều Tiên sẽ tổ chức bầu cử Quốc hội (VOA). – Dennis Rodman hát mừng sinh nhật lãnh tụ Kim Jong Un. – Ngôi sao Mỹ mừng sinh nhật Kim Jong-un (BBC). – Rodman bị chỉ trích vì đi sinh nhật Kim. – Cô ruột của ông Kim Jong-un đang nguy kịch? (TN).
- Mỹ tăng cường lực lượng tại biên giới Triều Tiên (RFI). – Ngũ Giác Đài triển khai binh sĩ mới tới Nam Triều Tiên (VOA).
- 15.000 quân nhân, cảnh sát sẽ được triển khai tại Bangkok (RFI). – Thái Lan: Triển khai 15.000 cảnh sát, binh sỹ cho cuộc “đóng cửa” Bangkok (DT). – Thái Lan: 308 chính trị gia bị buộc tội (NLĐ). – Khủng hoảng chính trị đẩy nền kinh tế Thái Lan tụt lùi (TTXVN).
- Cao ủy Nhân quyền LHQ báo động về đàn áp ở Cam Bốt (RFI).
- Trăn trở về Hoàng Sa 40 năm (PT). - Hải chiến Hoàng Sa: Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19.1.1974 (TN). - Lịch nên ghi ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa! (Infonet).
- Tàu cá Trung Quốc liên tục ép tàu cá Việt Nam (TT). – TQ: Cướp tàu, phạt tiền nếu đánh cá ở Trường Sa? (Infonet). - Chuyện đảo trưởng trẻ giải cứu ngư dân (TP).
- Trung Quốc lại tung “đòn” hung hăng ở Biển Đông (VnM). - TQ: Cướp tàu, phạt tiền nếu đánh cá ở Trường Sa? (Infonet). - Trung Quốc càn quét Biển Đông, bắt tàu cá các nước phải “xin phép”?! (GDVN).
- Kịch bản khủng khiếp của chiến tranh Mỹ – Trung (Infonet).
- Bảo đảm từng nội dung Hiến pháp thực sự đi vào cuộc sống (TN). - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Đảm bảo Hiến pháp được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh (LĐ).
- Thanh tra diện rộng về sử dụng trái phiếu chính phủ (TN). - Chú trọng thanh tra những nơi dễ tham nhũng (PLTP).
- Anh em Dương Chí Dũng và những bất ngờ tại tòa (VNN). - Lời khai chấn động của những bị cáo ở “phút 89″ (VNN). - Lời khai rút ruột gây sốc của Dương Chí Dũng và những tiết lộ rúng động của các tử tù (DV). - Anh em họ Dương và những phút giây “hội ngộ” chốn công đường (DV). - ĐBQH nói về khởi tố “mật báo” cho Dương Chí Dũng (Infonet). - Suy ngẫm về lời khai của Dương Chí Dũng cho Tướng Phạm Quý Ngọ (PT). - Hé lộ về tập đoàn được nhắc đến trong lời khai của Dương Chí Dũng (Soha). - Lời “thú thật” của chủ tọa phiên xử Dương Tự Trọng (MTG). - “Làm rõ ai đã góp phần làm cho sai phạm của Dương Chí Dũng phình to” (GDVN). - ‘Nhận 500.000 USD từ Dương Chí Dũng có thể bị tử hình’ (Soha). - Vụ Dương Chí Dũng sẽ “xuất hiện” trong Táo quân 2014? (DT).
- Hà Nội: Dừng xây 14 nhà vệ sinh tiền tỷ (TP). - Tiết lộ “động trời” của nhà thầu giao thông (PLVN).
- Đuối vì độc quyền (TN). - Độc quyền nhìn từ “Bộ Đường sắt“ (LĐ). - Tiêu cực vẫn nằm ở yếu tố con người (ANTĐ).
- Chuyện chưa kể về cô ruột của Kim Jong-un (Infonet). - Hàn Quốc: Kim Kyong-hui có thể đang trong tình trạng nguy kịch (GDVN). - Kim Jong-un tìm kiếm người trung thành hậu thanh trừng (ĐV).
- Chiến dịch đóng cửa Bangkok: Các đại sứ quán lo ngại an ninh (PLTP). - Thái Lan huy động 15.000 binh lính và cảnh sát đối phó đại biểu tình (ANTĐ). - Thái Lan sẽ thiệt hại 604,6 triệu USD vì bất ổn (LĐ).
- Hải chiến Hoàng Sa – 40 năm nhìn lại – Kỳ 5: Bỏ mình vì nước (TN). - Triển lãm “Quần đảo Hoàng Sa – Chủ quyền của Việt Nam” (Giadinh.net). - Đà Nẵng: Xây dựng Bảo tàng Hoàng Sa (LĐ). - Hun đúc cho sinh viên quyết tâm đòi lại Hoàng Sa! (Infonet).
- Nỗi lòng xin gởi Hoàng Sa (DLB). – Suy nghĩ về Hoàng Sa và đại cục sau trả lời phỏng vấn của ông Dương Danh Dy (DCCT).
- Danh sách anh hùng tử sĩ Việt Nam hy sinh tại Hoàng Sa năm 1974 và tại Trường Sa năm 1988 (Phi Vũ).
- Phạm Trần: Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói dối cho ai? (DLB).
- Doanh nhân Thái Bình sẽ thử nghiệm tàu ngầm tuần tới (TTXVN/TP). - Tại sao một số nước Đông Nam Á mua tàu ngầm? (PT). - Chiến lược đột kích của tàu ngầm Mỹ và bài học cho Việt Nam (Soha). - Chuyến lặn biển đầu tiên của tàu ngầm Kilo Hà Nội (VTC).
- Trung Quốc triển khai tàu khu trục mới cho Hạm đội Hoa Đông (DT). - Thêm 2 loại máy bay mới, Trung Quốc đang dồn sức giải quyết Biển Đông? (GDVN).
- Trung Quốc tố cáo Nhật Bản lên Liên Hợp Quốc (Infonet).
- 2014: Cặp ‘song sinh’ khỏe mạnh sẽ chào đời (ĐCV). “Còn
ông thủ tướng của chúng ta cho đến nay vẫn là một ẩn số. Ngoài những
quyết định phản dân chủ mà ông đã ký trên đây, ông cũng đã có những phát
biểu thu hút sự chú ý của dư luận. Trong kỳ họp quốc hội cuối năm 2011,
ông đã tuyên bố về chủ quyền biển đảo của Việt Nam và công khai tuyên
bố cần sớm có luật biểu tình. Cho đến nay, những người yêu nước, phản
đối hành động xâm lược của Trung Quốc vẫn bị đàn áp, còn luật biểu tình
thì lặn mất tăm“.
- Chủ nghĩa Mác – Lê – Mao (DLB). “Đảng
thao túng một mình một chợ,/ Bất luận tôn chỉ, mục đích gì,/ Dẫu khoác
lác ‘trung thành’, ‘tôi tớ’,/ Đảng chỉ là băng đảng man di!” – Từ những việc bươi ra từ đống rác thối… Đảng CSVN có biết mình sai? (DLB).
- Việt Nam: Hiến pháp mới hạn chế nhiều cải cách (TCPT). - Đưa những quy định của Hiến pháp vào cuộc sống (ĐĐK).
- Về Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2013: Đáp ứng yêu cầu hội nhập, bảo đảm quyền lợi của người dân (NCT).
- Lê Diễn Đức: Thông điệp và Vinalines (Blog RFA).
- Lời khai và trận chiến cuối cùng mang tên Dương Chí Dũng (Han Times). “Những
lời khai của Dương Chí Dũng dường như cho ta thấy đây là trận chiến
danh dự và quyết định của ông ta. Dũng kiên quyết không buông tha cho
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ khi liên tục lôi ra những bằng chứng, nhân
chứng về vụ quà biếu 500k Mẽo kim với viên Thượng tướng này“.
- Việt Nam sớm có lãnh đạo cấp cao bị tử hình liên quan đến nhận hối lộ, tham nhũng? (FB Tin Không Lề). – Dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư, tướng cấp dưới từng đập chết Thứ trưởng thường trực Bộ CA (Cầu Nhật Tân). – Mời xem lại: Động trời, chuyện đệ tử tướng Ngọ thứ trưởng Bộ Công an (Cầu Nhật Tân). – ĐOÁN MÒ (Nguyễn Quang Vinh).
- Miên man Tháng Củ mật (Dangnba). “Chắc
mấy tuần nay từ (16/12) Dương Chí Dũng tố cáo lên cấp trên những nhân
vật ăn hối lộ, phản bội Tổ quốc, nhiều vị lo lắng, sợ chết không ngủ
được lâm bệnh, từ ông Hồ Xuân Mãn, Phạm Chí Ngọ, Ủy viên BCT… Những việc
hệ trọng như vậy giao cho các ông này đất nước hỏng hết, khẩu hiệu
“‘Chỉ biết còn Đảng còn mình’ sẽ trả lời gì về việc này?“
- Trung tướng Hoàng Kông Tư: Chưa đủ căn cứ kết luận về lời khai của Dương Chí Dũng (TN). - Khai ra “VIP mật báo”, Dương Chí Dũng có thể thoát án tử hình? (Soha). - Vụ lộ mật qua lời khai Dương Chí Dũng: Xác minh không khó, thẩm quyền thuộc VKSND Tối cao (LĐ). - “Chiêu” trốn án tử của Dương Chí Dũng (KT). - Tiết lộ nhật ký của Dương Chí Dũng (ĐV). - VKSND Tối cao sẽ điều tra vụ án làm lộ bí mật nhà nước (MTG). - Tầm cỡ tập đoàn trong lời khai của Dương Chí Dũng (KT). - Bi kịch anh em Dương Chí Dũng gặp nhau tại tòa (Infonet). - Lời khai chấn động của Dương Chí Dũng: Chưa có tiền lệ khởi tố vụ án tại tòa? (TN). - Làm rõ số tiền 20 tỉ đồng bà Lan – Vạn Thịnh Phát đưa cho Thứ trưởng Ngọ (MTG).
- “Đại án” Huyền Như: Đồng loạt “níu áo” Vietinbank! (CL/ Tân Châu). - Bị hại yêu cầu VietinBank trả tiền (TT). - Vụ án Huyền Như: Đồng loạt yêu cầu Vietinbank trả tiền (VnEco). - Sếp cũ của Huyền Như phủ định việc có quan hệ thân mật với thuộc cấp (PLTP). - VietinBank bị “quay” về trách nhiệm với khách hàng (TT). - Vì sao các bị hại “không thèm” đòi tiền Huyền Như? (DT). - Vụ “siêu lừa” Huyền Như: Bán vịt lộn vay tiền tỷ (NLĐ/Infonet). - Xử “đại án” Huyền Như: Vietinbank không thiệt hại tài sản thì làm sao truy tố cán bộ làm sai? (LĐ).
- Vụ “Anh hùng khai man thành tích”: Cựu chiến binh không tin ông Mãn mắc bệnh hiểm nghèo (LĐ). - Đà Nẵng: Hàng chục cán bộ phường bị xử lý kỷ luật (ĐĐK). - Khởi tố “sếp” đơn vị cai nghiện ở TP Vinh (NLĐ).
- Vụ “Nữ dược sĩ được VTV vinh danh bị đuổi việc!”: Kỳ 2: Sở Y tế Bình Phước “chống lưng” nhân viên sai phạm! (PT).
- “Đại Cổ Việt” trên biển giao thông đường đắt nhất Hà Nội (ĐV). - Hà Nội lại “nói không” với nhà vệ sinh tiền tỷ! (Infonet). - Nhà vệ sinh tiền tỷ cười ngạo nỗi khốn khó của dân? (ĐV).
- Cưỡng chế bãi xe dù lấn chiếm trái phép rộng hàng ngàn m2 (DT). - Khởi tố 8 cán bộ kê khống đất đai (LĐ).
- Buôn ve chai khổ lắm (DCCT).
- Trung Quốc: Phá tiền lệ để bắt “hổ” (DT). - Chống tham nhũng tại Trung Quốc: Ưu tiên số 1 (DĐDN). - Trung Quốc phạt nặng quan chức vụ giẫm đạp tại đền thờ (TTXVN).
- Vì sao Mỹ điều thêm quân tới Hàn Quốc? (PT). - Kim Jong Un muốn mỗi người dân được ăn 3 lạng cá biển mỗi ngày (GDVN).
- JoongAng Ilbo: Cô Kim Jong-un sống thực vật sau phẫu thuật não (GDVN). - Kim Jong-un tặng kẹo cho trẻ em Triều Tiên dịp sinh nhật (KT). - Sự vắng mặt đáng ngờ của nhân vật quyền lực số 2 mới của Triều Tiên (DT). - JoongAng Ilbo: Cô Kim Jong-un sống thực vật sau phẫu thuật não (GDVN).
KINH TẾ- Bớt lo với lạm phát? (DĐDN).
- VN cho nhà đầu tư nước ngoài tăng sở hữu cổ phần ngân hàng (VOA). – Phỏng vấn chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành: CSTT không thể gánh hết nhiệm vụ phát triển (TBNH). – Than khó khăn, đại gia ngân hàng vẫn lãi lớn (ĐT). – Văn minh tiền lẻ (Kỳ 1) (TBNH).
- Lạc quan kinh tế ép vàng sụt giá (ĐTCK). – Vàng giảm, đô la tăng giá (TBKTSG). – Đến thời điểm huy động vàng chưa? (ĐBND).
- 2013: Hơn 400 doanh nghiệp Nhà nước phá sản (RFA).
- Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn gần 170 tỉ đồng (TBKTSG).
- EVN: Tăng giá cứu… mình (DĐDN).
- Hàng Việt thắng thế (NLĐ).
- Cạnh tranh sữa nước ngày một nóng (TBKTSG).
- Khó xử phạt Facebook, người kinh doanh trên Facebook (TBKTSG).
- Ống thép hàn không gỉ có thể hết đường vào Mỹ (TBKTSG).
- Tái cơ cấu nông nghiệp: Tiền, thị trường và tư duy (DNSG).
<- Rộng cửa cho nông sản Việt vào Trung Quốc (VEN).
- TQ cho thử nghiệm ngân hàng tư nhân (BBC).
- Tỉ phú Trung Quốc khó mua được New York Times (RFI).
- Hoa Kỳ có nữ chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang lần đầu tiên (VOA).
- JP Morgan trả 2,5 tỉ USD dàn xếp vụ lừa đảo Madoff (VOA).
- Chính sách ‘xông đất’ thị trường bất động sản 2014 (Vland). - Lo tồn kho nhà đất (ANTĐ). - Ông Nguyễn Văn Đực: Bộ Xây dựng lại lạc quan về BĐS? (ĐV). - Thị trường căn hộ: “Nóng” phân khúc bình dân (TQ).
- Xăng tăng giá “làm giàu” Quỹ Bình ổn 100 tỷ đồng (ĐV). - Giá dầu thô lao dốc, chạm đáy 6 tuần (VnEco).
- Bình ổn giá cho ai? (TP). - Hàng nhập lậu tràn ngập chợ quê (LĐ).
- Cây, con đặc sản tắc đầu ra (DV). - Gà Yên Thế, mùa đầu thắng gà nhập lậu (Vef).
- Thủy sản Việt Nam khó lòng vào Mỹ (PLTP). - Ngành thủy sản Việt Nam nắm bắt cơ hội từ hội nhập (TTXVN).
- 15 tỷ phú từng ‘nghèo rớt mùng tơi’ (Vef).
- “Mã đáo thành công” (ANTĐ).
- Phố Wall trồi sụt sau biên bản từ FED (VnEco).
- TPP là cuộc chơi “lợi nhiều bề” (VnEco).
- Tài chính tiêu dùng sẽ bùng nổ cuối năm 2014 (TP). - Không chủ quan với lạm phát (Tin tức).
- Sáng 9/1, nhiều ngân hàng đưa giá bán USD xuống 21.110 đồng (NDH). - Tỷ giá hạch toán ngoại tệ tháng 1/2014 ở mức 21.036 đồng/USD (VOV). - Giá vàng và USD “rủ nhau” đi xuống (DĐDN).
- Giá vàng tăng lấy lại mốc 35 triệu đồng/lượng (DT). - Giá vàng “cố thủ” mốc 35 triệu đồng/lượng (VnEco).
- Bất động sản: Vẫn chưa thấy… “mùa xuân” (DT). - Địa ốc đón dòng tiền cuối năm (ĐTCK). - Đầu năm, ‘hàng hiếm’ tạo sóng thị trường BĐS (VNN).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Châu bản triều Nguyễn – tiềm năng di sản tư liệu (ĐBND). =>
- Nhà văn NHẬT TIẾN : THUỞ MƠ LÀM VĂN SĨ – KỲ 2 (Nhật Tuấn).
- Lâm Bích Thủy: YẾN LAN – CHA TÔI (Nguyễn Trọng Tạo).
- NHỮNG KHÚC PHÙ DU (Tương Tri). – GỢI NHỚ
- Trở về (Da Màu).
- Con Hạc Trắng (Nguyễn Vĩnh).
- GIỚI THIỆU SÁCH “BỨC TRANH KINH TẾ VIỆT NAM THẾ KỶ XVII VÀ XVIII” (Tễu).
- Chuyện cười cuối năm: hai vợ chồng Việt kiều gây lộn (TGNV).
- Phim Việt: Thừa lượng thiếu chất (DNSG).
- Video: Nhìn lại một năm sân khấu Việt Nam (VTV).
- Đa dạng sắc màu kịch Tết (TBKTSG).
- Video: Sự kiện văn hóa quốc tế nối bật 2013 (VTV).
- Video: Dòng phim kinh điển trở lại (VTV).
- Những trò lố từ âm nhạc giễu nhại (PNTP).
- Bút tích duy nhất còn sót lại của thi nhân Lý Bạch (Người Hiếu Cổ).
- Phỉ báng đạo diễn, hội phê bình phải xin lỗi (TT).
- Cựu hoa hậu Venezuela bị giết trong vụ cướp (VOA).
- U.19 Việt Nam 0-7 U.19 Nhật Bản: Chênh lệch đẳng cấp (TN). – HLV Lê Thụy Hải: U.19 Việt Nam trình độ chỉ có thế (MTG). – Thông điệp bóng đá (TT).
- ‘Hát để kiếm cơm không sai trái’ (VNN).
- Băng đĩa lậu tràn ngập đường phố Hà Nội (ĐS&PL).
- Chưa xác định được số tiền công đức của chùa Hương (TN). - Chùa Hương đau đầu vì 1.200 bao tiền lẻ 22 tỉ đồng (TT).
- Chung tay khôi phục Nhà Kèn (TN).
- Nguyễn Hoàng Đức: MÃ GIANG LÂN ĐẠI BIỂU XUẤT SẮC CỦA THƠ CÓC CÁY AO CHUÔM (Nguyễn Tường Thụy).
- TIẾU LÂM GABROVO 17 (TIẾP) (Vũ Nho).
- Đàn lute thời Phục Hưng – John Downland và Paul O’Dette (Đọt chuối non).
- VẺ ĐẸP CỦA LOÀI CHIM (Nguyễn Trọng Tạo).
- Giảm nhiệt blog Cua: Sông Potomac đóng băng (Hiệu Minh).
- “Đánh thức” phim hoạt hình Việt (ĐĐK).
- Thương thay cho các danh hài (TTVH).
- Thẻ hành nghề: Chậm liệu có chắc (ĐĐK).
- Việt Nam có nhiều siêu mẫu, nữ hoàng… nhất thế giới! (DT). - Giá trị ảo (ĐĐK).
- Cờ vây (Hà Hiển).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Đề thi năm nay tăng tự luận, giảm đoán mò (VNN).
- Không được yêu cầu giáo viên có thêm các loại hồ sơ, sổ sách ngoài quy định (SGGP).
- Trường ĐH Bách khoa Hà Nội: Phó Hiệu trưởng bị tố cáo đạo luận án Phó Tiến sĩ (SGGP).
- TP.HCM nghiêm cấm các trường thu những khoản ngoài quy định (TT).
- Giúp bạn chọn được trường đại học lý tưởng (Kênh 14).
- Học ngoại khóa: Chủ quan là chết!: Quay lưng, dè chừng (NLĐ).
<- Nhà lớp học hai gian tại Háng Đề Sủa đã dựng chiều nay (Thành).
- Nhọc nhằn con đường đến lớp (TN).
- Vụ “Xe đưa rước học sinh tạm nghỉ”: Ba bên đều thiếu trách nhiệm (NLĐ).
- Cách tiếp cận các bài toán, nhân VMO2014 (Nguyễn Tiến Dũng).
- Môn công nghệ chậm đổi mới (TN). - Nên để các sở tự ra đề (TP). - Học sinh phải đóng tiền sao in, đóng gói, vận chuyển đề thi (TT).
- Tố Hiệu phó đạo luận án: Tôi sẵn sàng đối chất (Infonet).
- Kỹ năng không “mua” được bằng tiền (ANTĐ).
- Đột phá nhưng vẫn ngập ngừng (TT). - Không bỏ thi ngoại ngữ, chỉ khuyến khích học sinh thi (HQ). - Dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT mới: Giảm áp lực, tiết kiệm chi phí (ĐĐK). - PGS. Trần Xuân Nhĩ: Phổ thông học 11 năm sẽ tiết kiệm 30 nghìn tỷ/năm (GDVN).
- Hướng nghiệp cho học sinh THPT: Sai lầm “chết người” trong chọn ngành, chọn trường! (LĐ). - Đào tạo một đằng, nhu cầu một nẻo (TN).
- Những môn học… ầu ơ (TT).
- “Chênh vênh” thưởng Tết giáo viên (DT). - Gần 90 giáo viên cùng lúc mất việc (TT). - PGS Văn Như Cương thưởng Tết cho giáo viên ra sao? (Infonet).
- Hiệu trưởng “dọa” người cung cấp thông tin cho báo chí? (Tầm nhìn). - Rà soát kiểm tra, xử lý những trường đại học không có hiệu trưởng (DT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh: Cần cái “bắt tay” giữa bệnh viện và bệnh nhân (TQ). =>
- Video: Những bất thường từ những giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế (VTV).
- Vụ “cướp” bia tại Đồng Nai: Bắt tạm giam 2 đối tượng (TTXVN).
- Chắt chiu dịp cuối năm (NLĐ). – Sài Gòn rầm rộ dịch vụ đòi nợ thuê (RFA).
- Cung cầu lao động vẫn mất cân đối trong năm 2014 (TBKTSG). – Nghề làm thuê tự do qua mạng (PLTP).
- Video: Thực hư về dép Trung Quốc chứa chất lạ (VTV).
- Cơn sốt bàn ủi con gà (RFA).
- Nước Mỹ bị… cóng (NLĐ). – Video: Nước Mỹ run rẩy dưới thời tiết lạnh kỷ lục (VOA). – Nước Mỹ lạnh giá trong ‘Gió xoáy Bắc cực’. – Video: Thời tiết lạnh kỷ lục ở Mỹ gây ảnh hưởng kinh tế (VTV).
- Nhập thiết bị y tế ‘rác’ (TN). - Nhiều bác sĩ có thái độ ban ơn với bệnh nhân (TP). - Có thể tử hình cán bộ y tế gần 60 tuổi hiếp dâm cháu vợ (PNT).
- Dịch cúm tiến sát biên giới (DV).
- “Bánh chưng pin” bị tẩy chay (ANTĐ).
- New York lạnh nhất trong hơn 110 năm (TN). - Cả nước Mỹ tê cóng vì giá rét lịch sử (TP). - Một số khu vực ở Mỹ lạnh hơn cả sao Hỏa, bờ biển đóng băng (GDVN).
- Nội tạng thối tiếp tục “đầu độc” người tiêu dùng (ANTĐ). - Phát hiện gần 1 tấn nầm động vật đang phân hủy đưa đi tiêu thụ (ANTĐ).
- Sống tích cực sẽ không… hôi của (DT).
- Tại sao đoạn cao tốc TP HCM – Long Thành vắng xe? (PT). - TP HCM tiếp tục mở rộng xa lộ Hà Nội (PT).
QUỐC TẾ- Chuyến tàu đầu tiên chở vũ khí hóa học đi phá hủy rời Syria (RFI). – Bắt đầu đưa chất hóa học ra khỏi Syria (BBC). – Lộ diện ‘sát thủ diệt vũ khí hóa học’ Syria của Mỹ (VNN). – Phe nổi dậy Syria chiếm căn cứ của al-Qaida tại Aleppo (VOA).
<- Mỹ theo dõi sát tình hình Iraq (VOA). – Iraq ở ngã ba đường (ĐBND).
- Ai Cập: Phiên tòa xử ông Morsi bị hoãn vì thời tiết xấu (VOA).
- Tranh giành quyền lực Thổ Nhĩ Kỳ (BBC).
- Hy Lạp chính thức làm chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu (RFI).
- Cựu lãnh đạo Lầu Năm Góc chê Obama (BBC). – Ông Robert Gates: TT Obama ‘mất tin tưởng’ vào chính sách Afghanistan (VOA). – Cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ gây sóng gió (NLĐ).
- Mỹ bắt các sỹ quan gian dối tiền phúc lợi (BBC).
- Đài Loan tiếp nhận tên lửa đối hạm của Mỹ (RFI).
- Tham vọng của Trung Quốc ở Nam và Bắc Cực (RFI).
- Tunisia khai mở một Mùa xuân Ả Rập mới ? (RFI).
- Lộ diện ‘sát thủ diệt vũ khí hóa học’ Syria của Mỹ (VNN). - Phe đối lập Syria tiếp tục trì hoãn tham dự Geneva 2 (VOV). - Nhóm al-Qaeda tuyên bố sẽ đè bẹp quân nổi dậy Syria (GDVN). - Syria: Phe nổi dậy chiếm “đại bản doanh” của ISIL tại Aleppo (TTXVN).
- Cứu hỏa hay thêm dầu vào lửa ? (TN).
- 10 nguy cơ bất ổn chính trị trong năm 2014 (Infonet).
- LHQ tin Syria đáp ứng hạn chót về di dời vũ khí (TTXVN/Tin tức). - Không chịu lép vế (ĐĐK). - Nga phản đối tuyên bố của Hội đồng Bảo an về Syria (Tin tức).
- Mỹ nghiên cứu phát triển máy bay thế hệ thứ 6 ứng phó Trung Quốc (GDVN). - Mỹ theo sát tàu sân bay Trung Quốc (NLĐ).
- Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ viết hồi ký chỉ trích ông Obama (VOV). - Trực thăng quân sự Mỹ lại rơi, 2 người chết (TN). - Mỹ: Hơn 100 người bị bắt do gian lận tiền phúc lợi (TTXVN/TTVH). - Người đồng tính được phép tham gia diễu hành Tết tại Quận Cam (MTG). - Mỹ đã bưng bít “tử huyệt” của máy bay ném bom B-2 (Infonet).
- Nga tiến một bước dài trên con đường thành cường quốc UAV (ANTĐ). - Nước cờ chiến lược của Nga tại Trung Á (Tin tức).
* Video: + Bản tin video tối 07-01-2014; + Bản tin video sáng 08-01-2014; + Diễn đàn của chúng ta; + Một người sắc tộc tị nạn bị bắt tại Bangkok;
* VTV: + Chào buổi sáng – 08/01/2014; + Điểm báo – 08/01/2014; + Cuộc sống thường ngày – 08/01/2014; + Tài chính tiêu dùng – 08/01/2014; + Tài chính kinh doanh sáng – 08/01/2014; + Tài chính kinh doanh trưa – 08/01/2014; + Tài chính kinh doanh tối – 08/01/2014; + Thời sự 12h – 08/01/2014; + Thời sự 19h – 08/01/2014.
Thông điệp năm mới 2014: Nguyễn Tấn Dũng đóng đúng vai anh "treo đầu dê bán thịt chó" !
DC&PT – Thời Sự 2014Âu Dương Thệ
Vào những ngày cuối năm 2013 trong tư cách Thủ tướng ông Dũng đã có một số hành động ngoạn mục khiến thiên hạ chú ý. Sau việc nhiều người khám phá ra trong sách giáo khoa VN có in hình lưỡi bò của Trung quốc trên biển Đông gây bất mãn lớn trong dư luận các giới (LĐ 25.12.13), ngày 30. 12 Nguyễn Tấn Dũng vội vã gặp một số nhà khoa bảng XHCN trong Hội Khoa học Lịch sử VN đã “ủng hộ đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa” và còn tuyên bố rất cứng và khách quan khoa học:
“Đấu tranh bảo vệ chủ quyền là vấn đề khác, bằng các giải pháp hòa bình, còn lịch sử là lịch sử, sự thật là sự thật”[1]
Một tuyên bố quan trọng khác cũng được Nguyễn Tấn Dũng nói trong dịp này. Sau khi được một số nhà khoa bảng đặt câu hỏi mớm về việc chính phủ có dự tính kỉ niệm 40 năm cuộc đánh chiếm Hoàng sa của Trung quốc (19.1.1974-19.1.2014) và 35 năm chiến tranh biên giới phía Bắc (17.2.1979 -17.2.2014), ông Dũng đã tuyên bố rõ „Phải kỷ niệm!“ và báo chí lề đảng thuật lại nguyên văn lời phát biểu của ông:
„Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho biết, hiện Bộ Ngoại giao đang lên kế hoạch kỷ niệm 40 năm sự kiện (1974) Trung quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và 35 năm sự kiện tháng 2 năm 1979 – chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.“ Ông còn nhấn mạnh thêm: „Đó cũng là lợi ích của nhân dân. Bộ Chính trị rất quan tâm đến việc kỷ niệm này”.[2]
Nhiều báo lề đảng đã đăng nguyên văn lời tuyên bố trên của người đứng đầu Chính phủ trước nhiều nhà sử học chiều 30.12.13. Nhưng chỉ vài giờ sau các bản tin liên quan tới lễ kỉ niệm đã phải gỡ bỏ. Một số nhà dân chủ muốn biết sự thực đã thăm dò thì được trả lời, (DĐXHDS, Dân luận…) đây là:
„Chỉ thị miệng từ cấp cao. Lý do cho quyết định này là vì phía Trung Quốc đang tỏ ra hòa hoãn với ta, thì ta cũng cần tránh có động thái có thể gây căng thẳng!“ [3]
Hai cuộc chiến trên là những sự kiện lịch sử cận đại quan trọng của VN, cho nên không thể để tùy thuộc bộ mặt của Tập Cận Bình vui hay buồn thì mới dám tổ chức hay không được phép tổ chức! Quốc thể ở đâu? Gần 10 ngày đã trôi qua, nhưng các bản tin này vẫn không được tái đăng trên các báo lề đảng!
Đây là hành động kiểm duyệt công khai những lời tuyên bố của người đứng đầu chính phủ về một vấn đề rất quan trọng và nóng bỏng thời sự của đất nước. Cho nên việc này liên quan rất lớn tới uy tín và trách nhiệm của Nguyễn Tấn Dũng. Nếu đúng như lời của ông Dũng tuyên bố trước dư luận, các khẳng định trên là những tuyên bố chính thức của Bộ chính trị và Chính phủ, và ông Dũng trong tư cách Thủ tướng đã được ủy nhiệm long trọng công bố trước nhân dân VN và dư luận quốc tế vào dịp cuối năm thì với tư cách Thủ tướng và Ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Tấn Dũng phải ra lệnh các cơ quan của đảng và chính phủ phải ngưng ngay việc cấm trái phép này và để các báo và đài đăng trở lại các bản tin nói trên. Vì việc này thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của người cầm đầu chính phủ như Hiến pháp 2013 qui định. Không những thế nó còn là uy tín cá nhân cho ông Dũng và toàn bộ Bộ chính trị.
Việc kiểm duyệt và hủy bỏ lời tuyên bố của người đứng đầu chính phủ còn liên hệ tới danh dự dân tộc đối với thù cũng như bạn. Ông Dũng phải ý thức rằng, những lời tuyên bố công khai trên của ông không phải chỉ để mua vui, lấy lòng một vài người hay một vài giới. Vì tuyên bố trên là của người cầm đầu chính phủ và ủy viên Bộ chính trị cũng đã được các cơ quan thông tấn quốc tế tường thuật đầy đủ. Cho nên nếu Bộ chính trị và ông Dũng không làm minh bạch ngay việc làm sai trái rất tai hại và nguy hiểm này thì thế giới sẽ coi thường không chỉ những người cầm đầu ĐCSVN mà cả Chính phủ VN. Vì dư luận quốc tế thấy rõ là Bắc kinh đã khóa miệng không chỉ Bộ chính trị ĐCSVN, mà khóa miệng cả người cầm đầu chính phủ, mỗi khi Bắc kinh thấy những lời tuyên bố gây bất lợi cho họ! Khi đó Nguyễn Tấn Dũng đã gián tiếp để cho nhân dân VN và thế giới biết là, Nhà nước VN đã bị bán đứng cho Bắc kinh, chủ quyền và độc lập của VN đã bị mất!
Cho tới ngày hôm nay (8.1.2014) các bài báo tường thuật về tuyên bố chính trong Hội Khoa học Lịch sử VN của Nguyễn Tấn Dũng về việc tổ chức hai lễ kỉ niệm lịch sử quan trọng vẫn chưa được đăng trở lại. Cách giải quyết việc này như thế nào trong những ngày tới sẽ phản ảnh rõ ảnh hưởng và uy tín của Nguyễn Tấn Dũng ở mức độ nào trong Bộ chính trị và còn cho thấy áp lực của Bắc kinh đang áp đảo như thế nào đối với những người cầm đầu chế độ toàn trị ở VN!
***
Hoạt động ngoạn mục thứ hai của Nguyễn Tấn Dũng trong những ngày vừa qua là Thông điệp Năm mới
2014 (TĐNM) vào ngày 1.1.2014 dài khoảng 4.500 chữ và được các báo và
đài lề đảng phổ biến rộng rãi. Sau phần mở đầu, trong TĐNM Nguyễn Tấn
Dũng đã đi thẳng mổ xẻ tình hình đất nước.[4]
Ông nhìn nhận, VN đang hội nhập sâu hơn vào cộng đồng quốc tế và thấy
rằng, trong bối cảnh của thời đại toàn cầu hóa hiện nay VN ngày càng gặp
khó khan và tụt hậu so với nhiều nước, vì sức cạnh tranh về nhiều mặt
của VN rất yếu kém:“Trong những năm gần đây, năng lực cạnh tranh của nước ta chậm được cải thiện. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đã chậm lại. Xã hội có không ít vấn đề bức xúc. Một trong những nguyên nhân là động lực mà những cải cách trước đây tạo ra đã không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển. Đây là lúc chúng ta cần có thêm động lực để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Nguồn động lực đó phải đến từ Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân.” [các chữ đen in đậm là nguyên văn trong trong báo điện tử Chính phủ, ghi chú của người viết]
Ông nhìn nhận nguyên cớ bắt nguồn từ thể chế chính trị hiện nay:
“Không thể có được năng lực cạnh tranh cao nếu không có một thể chế chất lượng cao và một nền quản trị quốc gia hiện đại.”
Nhưng các nhận định và phê bình trên của ông Dũng không có gì mới, nhiều đồng nghiệp của ông trước đây và hiện nay trong Bộ chính trị cũng từng đã nói như vậy và còn rõ ràng hơn nhiều. Quan trọng không phải là Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố như thế nào, nhưng quan trọng chính là xem trong thực tế, từ khi cầm đầu chính phủ (7.2006) Nguyễn Tấn Dũng đã làm giảm những tệ hại của thể chế toàn trị hay chính những hành động của ông đang củng cố chế độ toàn trị và vì thế đã đưa đất nước tới tình trạng đen tối như hiện nay?
Câu trả lời cụ thể lớn nhất cho việc này là, mới đây chính ông Dũng và các nhóm lợi ích vây cánh của ông trong Quốc hội đã thông qua với gần 100% bản Hiến pháp mới sửa đổi giả vờ, trong đó tiếp tục duy trì Điều 4 giữ độc quyền cho ĐCS, giữ vai trò Doanh nghiệp nhà nước tiếp tục làm chủ đạo, đất đai vẫn thuộc quyền sở hữu nhà nước, mà thực tế là thuộc quyền sinh sát và chia chác của một số người có quyền lực nhất, quân đội và công an tiếp tục trung thành tuyệt đối với Đảng! Miệng thì nói chế độ toàn trị là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn tới tình trạng đen tối của đất nước, nhưng trong hành động lại vẫn giữ chế độ độc tài! Điều này chứng minh rõ ràng là, nói và làm của Nguyễn Tấn Dũng hoàn toàn mâu thuẫn nhau, nói một đằng làm một nẻo!
Tiếp theo đó, trong TĐNM ông Dũng đã giành một phần quan trọng nói về dân chủ. Có lẽ chưa lần nào Nguyễn Tấn Dũng đã lập lại từ dân chủ nhiều lần trong một diễn văn như thế. Nhưng Nguyễn Tấn Dũng đã nói về dân chủ như thế nào? Dân chủ cho ai? Và ông thực hiện dân chủ như thế nào trong thời gian làm Thủ tướng gần suốt hai nhiệm kì?
Trong TĐNM Nguyễn Tấn Dũng đã vẽ ra một bức tranh tuyệt đẹp về dân chủ:
“Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp “song sinh” trong một thể chế chính trị hiện đại. Cùng với bảo đảm quyền dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền. Đây là mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ cương. Người viết “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Nhà nước pháp quyền phải thượng tôn pháp luật. Pháp luật phải bảo đảm được công lý và lẽ phải. Mọi hạn chế quyền tự do của công dân phải được xem xét cẩn trọng và chủ yếu nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch.”
Nhưng nếu đọc kĩ thì sẽ thấy, ông Dũng đã cho mọi người biết, nội hàm dân chủ mà ông nêu ra trong TĐNM không phải là dân chủ phổ quát trong các chế độ dân chủ đa nguyên, như khoa học chính trị đã định nghĩa rõ ràng và đang thực hiện thành công ở đại đa số các nước trên thế giới. Dân chủ mà ông Dũng nói ở đây chính là Dân chủ XHCN:
“ Chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng phải ưu việt hơn về dân chủ và Đảng ta phải nắm chắc ngọn cờ dân chủ. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước cũng là nhằm phát huy tốt hơn quyền làm chủ của Nhân dân.”
Khẳng định về “dân chủ XHCN” trên đây của Nguyễn Tấn Dũng cũng hoàn toàn không có gì mới, ngay cả gần đây chính Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng đã từng nói Dân chủ XHCN dân chủ gấp ngàn lần Dân chủ tư bản! Chẳng những thế ông Dũng còn cổ súy cho việc “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng”, thực tế tức là tăng cường thêm sự độc quyền của đảng độc tài, vậy thì làm sao có dân chủ thực sự được! Rồi Nguyễn Tấn Dũng còn dùng câu sau làm kết luận cho phần cổ súy cho dân chủ trong TĐNM:
“Hiến pháp sửa đổi năm 2013 vừa được Quốc hội thông qua đã mở ra không gian Hiến định mới để chúng ta thực hiện tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh” !!!
Thật là không biết nên xếp Nguyễn Tấn Dũng thuộc con người như thế nào! Đần độn thì không đúng, thông minh thì lại càng không, có lẽ phải nói là thuộc lớp người bịp bợm lưu manh không còn biết ngượng. Lấy Hiến pháp 2013 cực kì phản dân chủ, phản văn minh như thế để làm mẫu mực xây dựng dân chủ và qua đó thực hiện nguyện ước của người sáng lập chế độ thì có lẽ nếu ông HCM còn sống cũng phải lên tiếng phản đối, như nhiều trí thức, chuyên viên, thanh niên và cả nhiều đảng viên tiến bộ đã công khai phản kháng cái Hiến pháp tồi tệ vừa được ban hành!
Kết luận này của ông Dũng chống lại hoàn toàn bức tranh dân chủ rất đẹp mà ông vừa vẽ ra! Bởi vì chính Nguyễn Tấn Dũng thừa biết, nội dung Hiến pháp sửa đổi 2013 cực kì phản dân chủ, là một trong vài hiến pháp bị thế giới xếp vào phản động nhất trên hoàn cầu hiện nay. Vì như đã nói ở trên, Hiến pháp mới có hiệu lực từ 1.1.2014 vẫn giữ toàn bộ những điểm chính của Hiến pháp 1992, ĐCS vẫn độc quyền trong tất cả các lãnh vực! Như vậy là tuy tuyên bố dân chủ, nhưng ĐCS vẫn độc quyền. Như thế dân chủ trong thâm tâm của ông Dũng không phải là quyền tối thượng của công dân mà chỉ là sự bố thí của một vài người cầm đầu chế độ toàn trị!
Không chỉ nuôi ý đồ cho nhân dân ăn bánh vẽ dân chủ, Nguyễn Tấn Dũng còn lập lại những mô hình tổ chức mà khi đối chiếu với hiện thực của xã hội VN hiện nay ai cũng thấy là không tưởng và hoàn toàn giả dối, khi ông nói tới các biện áp thực hiện dân chủ trong xã hội:
“Phải hoàn thiện cơ chế phản biện xã hội, tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng chính sách và lựa chọn cán bộ. Nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ quan hoạch định chính sách.”
Dưới chế độ toàn trị hiện nay hai tổ chức đóng vai trò chính thức làm phản biện là Quốc hội và Mặt trận tổ quốc, nhưng Nguyễn Tấn Dũng thừa biết đây vẫn chỉ là hai tổ chức bù nhìn suốt từ 60 năm qua. Trong kì họp Quốc hội cuối năm vừa qua, chỉ vài người có quyền lực nhất trong Bộ chính trị đã ra lệnh không cho các đại biểu được thảo luận công khai tại hội trường về sửa đổi Hiến pháp và sau đó gần 100% đại biểu đã gật thông qua Hiến pháp phản động! Ngay cả chính Nguyễn Tấn Dũng cũng coi thường Quốc hội. Cuối tháng 11 ông đã lấy cớ hết giờ để không trả lời chất vấn về việc chính phủ của ông đã làm được những gì trong việc chống tham nhũng. Nguyễn Tấn Dũng khất sẽ trả lời bằng văn bản. Tới nay hơn một tháng đã trôi qua, nhưng ông Dũng cũng không thèm trả lời Quốc hội!
Ông Dũng còn bảo rằng, “tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng chính sách và lựa chọn cán bộ”. Xin hỏi thực ông Dũng, tại sao khi vừa nắm chức Thủ tướng chính ông đã giải tán Ban Cố vấn Thủ tướng không kèn không trống? Tại sao vài năm trước chính ông ra Quyết định 97/2009/QĐ-TT ngày 24.7.2009 cấm các trí thức và chuyên viên quyền phản biện công khai, khiến nhiều nhân sĩ đã phải lên tiếng công khai phản đối?[5] Tại sao ông đã từng cổ súy cho luật biểu tình, nhưng lại đàn áp phụ nữ, thanh niên và trí thức biểu tình chống Bắc kinh xâm lấn và mới đây nhất đã ra Pháp lệnh trang bị cả xe tăng thiết giáp, trực thăng… cho các đơn vị cảnh sát cơ động- một lực lượng công an chuyên đàn áp biểu tình ?[6] Ngày 1.1.2014 Nguyễn Tấn Dũng hồ hởi đề cao dân chủ; nhưng chỉ hai tuần trước đó, ngày 17.12.2013, trong tư cách Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng đã kí Nghị định 208/2013/NĐ-CP về „chống người thi hành công vụ“ có thể bị bắn chết tại chỗ.[7] Như vậy là Nguyễn Tấn Dũng cho công an từ phường tới tỉnh và thành phố từ nay được thả cửa hành động côn đồ tàn bạo hơn nữa giết hại nhân dân, đặc biệt là các nông dân, công nhân, thanh niên và trí thức xuống đường biểu tình đòi ruộng đất, quyền sống và dân chủ! Không những thế chính Nguyễn Tấn Dũng vào cuối năm đã cấp Bằng khen cho Đại tá Trần Sơn Hà, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, người từng ký văn bản yêu cầu nhà báo “chụp ảnh cảnh sát giao thông phải xin phép” [8].
Nay đầu năm Nguyễn Tấn Dũng hồ hởi nói về dân chủ, nhưng suốt hơn 7 năm làm Thủ tướng ông chỉ hành động để củng cố chế độ độc tài! Ông có hai bộ mặt, là chính trị gia gian ác như cáo già nhưng thỉnh thoảng khoác áo làm cừu non! Chính vì vậy nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế có uy tín đã xếp chế độ CSVN là một trong vài chế độ độc tài dã man nhất trên thế giới. Vào giữa tháng 12 vừa qua Tổ chức Kí giả không biên giới đã xếp chế độ của Nguyễn Tấn Dũng là một trong năm chế độ giam giữ các nhà báo cao nhất trên thế giới![9]
***
Thái đô cực kì tự mâu thuẫn giữa nói và
làm của Nguyễn Tấn Dũng trong TĐNM còn thể hiện cả trong lãnh vực kinh
tế. Trong khi mấy năm gần đây có hàng trăm ngàn doanh nghiệp tư nhân
phải đóng cửa, một trong những nguyên nhân chính là họ không thể vay vốn
của các ngân hàng và lãi suất quá cao không thể chịu nổi. Trong khi ấy
các tập đoàn và tổng công ti nhà nước vẫn nhận được tiền trợ cấp của
Ngân hàng Nhà nước và hầu hết làm ăn thua lỗ lớn, tạo gánh nặng cho ngân
sách quốc gia từ tiền thuế của nhân dân: “127 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ – công ty con có tổng số nợ phải trả là 1.348.752 tỷ đồng, tăng 6% so với 2011, chiếm 56% tổng nguồn vốn.”[10]
Chính dưới thời Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng ông đã thả cửa cho các tập đoàn và tổng công ti nhà nước bung ra rất nhanh, đã tăng thêm bất công và độc quyền, tạo bất bình đẳng trong hoạt động kinh tế, khiến cho toàn bộ kinh tế VN đang đi xuống. Vì vậy Ngân hàng Thế giới, nhiều tổ chức tài chánh quốc tế uy tín và hai cuộc Hội thảo của Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban Kinh tế Quốc hội vào cuối năm đã xác nhận và cảnh cáo. Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã phê bình chính sách kinh tế của Nguyễn Tấn Dũng:„Suốt từ 2007 đến nay bất ổn vĩ mô bộc lộ ở mức gay gắt”.[11] Nhưng trong TĐNM Nguyễn Tấn Dũng lại dối trá và ngoan cố vẫn bảo là:
“Trong những năm qua, chúng ta đã có bước tiến dài về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính. Đây cũng là một đột phá chiến lược đã được nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI.”
Tuy Đại hội 11 đã quyết định tái cơ cấu các Doanh nghiệp nhà nước bằng cách cổ phần hóa các doanh nghiệp này. Nhưng nay đã 3 năm trôi qua, chính phủ do Nguyễn Tấn Dũng cầm đầu đã lơ là với Nghị quyết của Trung ương vì nó động chạm trực tiếp tới quyền và lòng tham của các nhóm lợi ích. Tuy vậy trong TĐNM Nguyễn Tấn Dũng lại đóng kịch của người quyết tâm chủ trương cải cách, hô hoán “phải kiên quyết thực hiện tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước” và “Doanh nghiệp nhà nước chỉ tập trung vào lĩnh vực then chốt, thiết yếu, địa bàn quan trọng và quốc phòng an ninh”:
“Phải kiên quyết thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa, kể cả các tập đoàn kinh tế; thoái vốn đầu tư ngoài ngành và bán phần vốn mà Nhà nước không cần nắm giữ theo nguyên tắc thị trường, bao gồm cả doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả. Doanh nghiệp nhà nước chỉ tập trung vào lĩnh vực then chốt, thiết yếu, địa bàn quan trọng và quốc phòng an ninh.”
Có lẽ do thái độ dối trá đã trở thành cố tật nên ông Dũng không thấy được những gì ông hứa chỉ là toàn hư ảo. Ở phần III trong TĐNM nói về tình hình nông nghiệp và phát triển tam nông của chế độ toàn trị ông Dũng cũng tiếp nối sự dối trá kiểu này.
Cuối tháng 12 cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân An giang Nguyễn Minh Nhị đã phải than về cảnh cực khổ, thiệt thòi của mấy chục triệu nông dân VN:
“Thử lũy kế những vấn đề “tồn kho” và cập nhật “tin buồn” nông nghiệp: cà phê lận đận: người trồng lỗ lã, người uống đắt đỏ…; cao su, tiêu, điều, mía đường, cá tra và lúa gạo… đều lao đao, thậm chí phá sản cục bộ. Tôi nghĩ rằng những cái đó góp thêm nét chấm phá cho bức tranh kinh tế 2013 mà có đại biểu Quốc hội cho rằng màu xám, nhưng cũng có người khác cho là màu hồng, còn những nông dân và doanh nghiệp lao đao lận đận vì chuyện thua lỗ tất nhiên là màu đen rồi. Và nếu chịu khó tra số liệu thống kê từ năm 1986 – 2006 – 2013 về tỉ lệ nông dân – lao động nông nghiệp, tỉ trọng giá trị nông nghiệp, tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo… chúng ta sẽ thấy càng hội nhập mà thiếu đầu óc độc lập, tinh thần tự chủ, tự lực tự cường… thì càng làm càng thua thiệt, thua thiệt và mất quyền ngay trên đồng ruộng và từng sản phẩm của mình.”[12]
Không những thế, sự gia tăng của các thương lái Trung quốc đang cấu kết với các Tổng công ti lương thực Nhà nước trong việc áp chế giá lương thực rất bất lợi cho nông dân đã khiến ông Nhị cảnh cáo báo động:
“Ta hay các thương lái lạ mặt là chủ đất nước này?”Và có câu trả lời: Nông nghiệp sa sút như vậy không hoàn toàn do suy thoái kinh tế thế giới và càng không phải cộng đồng hàng chục triệu nông dân ta đều bị “sao hạn”! [13]
Tuy năm 2012 xuất cảng gạo đang lên tới 7,7 triệu tấn, đóng góp cho ngân sách nhà nước nhiều tỉ USD mỗi năm, nhưng lợi tức của nông dân vẫn ở mức thấp nhất, chỉ 500.000 đồng hàng tháng mỗi đầu người (khoảng 23 USD). Ngay cả đồng bằng Cửu long vựa lúa cung cấp gần 50% sản lượng lương thực cả nước, nhưng nông dân cũng bị đói nghèo, vẫn phải làm thuê trên ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước. Đấy là cuộc sống cơ cực của gần 60 triệu nông dân VN suốt trên 7 năm thời Nguyễn Tấn Dũng, do ông đã bỏ rơi nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Thế nhưng trong TĐNM ông Dũng đã vẽ ra một bức tranh tương lai rất thanh bình, cực lạc cho nông dân VN:
“Phải đặt người nông dân vào vị trí trung tâm và vai trò chủ thể để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Nhà nước có cơ chế chính sách thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và đẩy nhanh công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn. Khuyến khích phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng, nhất là giữa người nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, dịch vụ với quy mô phù hợp. Hình thành chuỗi giá trị, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ.”
Khi đọc đoạn văn trên đây của ông Dũng, người ta liên tưởng tới Cương lĩnh Chính trị 2011 mà tác giả chính là Nguyễn Phú Trọng đã được Ban bố trong Đại hội 11 cũng vẽ ra một thiên đường quá độ lên CNXH. Nhưng mới đây chính ông Trọng cũng than thở là không biết liệu hết Thế kỉ 21 VN có hoàn thành được giai đoạn quá độ lên CNXH hay không! Không ai biết được thiên đường CNXH của Nguyễn Phú Trọng ra sao, nhưng xã hội hiện thực hiện nay dưới XHCN thì rõ ràng là một trại giam khổng lồ cho 90 triệu người VN. Người ta cũng không biết cực lạc của chính sách nông nghiệp tương lai của ông Dũng như thế nào, nhưng hiện tại thì mấy chục triệu nông dân VN đang phải sống trong địa ngục trần gian!
Tóm lại, trong TĐNM rất dài Nguyễn Tấn Dũng cố vẽ ra một bức tranh tuyệt đẹp cho năm 2014 và tương lai, với những biện pháp hết sức dân chủ cho mọi công dân, một đời sống ấm no cho nông dân và phát triển kinh tế hài hòa giữa tư nhân và doanh nghiệp nhà nước. Xã hội mà Nguyễn Tấn Dũng vẽ ra đẹp như một thiên đường. Nhưng thiên đường đó có tên là gì? Trong câu cuối của TĐNM Nguyễn Tấn Dũng đã cho mọi người biết cái tên của nó:
“ Nhất định bản lĩnh đó [Đảng CS vượt qua những thử thách trong quá khứ, ghi chú của người viết] sẽ lại tỏa sáng để Đẩy mạnh toàn diện công cuộc Đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, đưa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lên tầm cao mới vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa – dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”
Nghĩa là Nguyễn Tấn Dũng khuyên mọi người cứ ngoan ngoãn làm theo các Nghị quyết của Đại hội 11, cứ cúi đầu nghe theo nhóm cầm đầu toàn trị dẫn dắt theo con đường quá độ lên CNXH theo như Cương lĩnh chính trị 2011; ngoan ngoãn tuân theo Hiến pháp mới ban hành, hoan hỉ theo kinh tế thị trường định hướng XHCN với kinh tế nhà nước làm chủ đạo và tuân theo pháp chế XHCN co dãn tùy kẻ cầm đầu thì sẽ có dân chủ, phú cường, văn minh! Chỉ có điều là những gì Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng coi là thiên đường hay cực lạc thì 90 triệu nhân dân VN đã cảm nhận từ chính bản thân và rất bất bình, cay đắng biết rõ đây chính là địa ngục trần gian mà chế độ toàn trị đã reo rắc gần 60 năm!
Nguyễn Tấn Dũng đã trổ tài hùng biện về nghệ thuật nói láo, dối trá của mình trong TĐNM 2014! Cho nên người ta cũng không thể quên câu nói dưới đây của Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc đối thoại điện tử lần đầu tiên trong tư cách Thủ tướng vào đầu năm 2007: „ Tôi yêu nhất, quý nhất là sự trung thực và tôi cũng ghét nhất, giận nhất là sự giả dối.” !!! [14]
***
Để nhận xét khách quan và trung thực
về một chính trị gia thì không được phép chỉ căn cứ vào một vài câu nói
hay một vài danh từ đao to búa lớn nẩy lửa của họ, trái lại phải đối
chiếu so sánh nghiêm túc giữa những lời nói và các hành động của người
này trong quá trình lâu dài nắm giữ quyền lực. Chỉ khi đó mới hiểu được
động cơ, ý đồ thầm kín của chính trị gia này. Phải giữ tinh thần làm
việc trách nhiệm nghiêm túc như vậy mới tránh không vô tình làm cái loa
cho kẻ độc tài và làm giảm nhuệ khí đấu tranh của phong trào dân chủ
đang lên cao trong các tầng lớp nhân dân!Nếu chỉ tính từ thời Nguyễn Tấn Dũng xoay xở nhẩy được vào Trung ương đảng (1986, dự khuyết ) rồi leo lên Bộ chính trị (1996) và nắm ghế Thủ tướng (từ 7. 2006), cho thấy có những giai đoạn ông Dũng đã biết nín thở qua sông bằng cách dựa vào một vài nhân vật có quyền thế nhất khi ấy để cuối cùng vượt tới đỉnh cao danh vọng là cầm đầu chính phủ. Để duy trì và củng cố cái ghế Thủ tướng ông Dũng đã dùng quyền –tiền để tạo vây cánh và gây thanh thế ngay trong Trung ương đảng. Chính vì thế nên cho đến nay ông đã bẻ gẫy được nhiều chông gai do chính các đối thủ trong Bộ chính trị, đặc biệt từ khi Nguyễn Phú Trọng nắm chức Tổng bí thư (từ tháng 1.2011), rõ ràng nhất là trong các Hội nghị Trung ương 4-8.
Không những thế, tùy theo tình hình trong đảng lẫn ngoài xã hội trong hơn 7 năm qua Nguyễn Tấn Dũng còn sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để mua chuộc và xoa dịu dư luận hòng vượt qua những khó khăn, hoặc để tạo ấn tượng tốt nhằm dựng lên một kì vọng mới ở ông. Nhiều dẫn chứng rất rõ về những thủ đoạn này đã được Nguyễn Tấn Dũng sử dụng bài bản, như năm 2009 khi tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều chuyên viên và trí thức phản đối việc để Bắc kinh khai thác Bauxite ở Tây nguyên. Nhân dịp kỉ niệm 55 năm Điện biên phủ, ngày 7.5.2009 tại nhà riêng của tướng Giáp Nguyễn Tấn Dũng đã công khai ủng hộ thư của tướng Giáp về việc này và nói „Chính phủ xin tiếp thu ý kiến của Đại tướng.“[15], nhưng liền sau đó đã bỏ rơi lời hứa này!
Khi vụ thua lỗ khủng lên tới trên 86.000 tỉ đồng (4,5 tỉ USD) của tập đoàn Vinashin bùng nổ vào 2010 không lâu trước Đại hội 11, Nguyễn Tấn Dũng đã làm như thành khẩn ra trước Quốc hội xin lỗi và nhận trách nhiệm, nhưng sau đó không lâu chính Nguyễn Tấn Dũng đã phủi trách nhiệm cá nhân, bảo đó là trách nhiệm tập thể.
“Xảy ra chuyện như Vinashin, cuối cùng Thủ tướng đứng ra nhận trách nhiệm. Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu Chính phủ, chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai”.[16]
Khi phong trào biểu tình của thanh niên và trí thức lên tới cao độ vào các năm 2011-12 phản đối Bắc kinh công khai lấn chiếm biển đảo và tài nguyên của VN, Nguyễn Tấn Dũng cũng đã từng tuyên bố ủng hộ cần ra sớm luật biểu tình, nhưng sau đó ông không còn nhắc tới lời hứa này nữa. Đầu năm 2012 khi xẩy ra vụ Thành ủy Hải phòng cho hàng trăm công an tấn công và đàn áp gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn ở Tiên lãng, Hải phòng đã gây xúc động và bất mãn rất lớn trong nhiều tầng lớp, cả trong nhiều cán bộ cao cấp đã về hưu, Nguyễn Tấn Dũng cũng ra tuyên bố rất nẩy lửa đứng về phía những người phản đối. Nhưng sau khi dư luận chìm xuống thì Nguyễn Tấn Dũng vẫn để tòa án xử bất công gia đình ông Vươn, trong khi ấy những người lãnh đạo thành ủy Hải phòng không hề sơ sấn gì, riêng Đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an Hải phòng và chỉ huy đàn áp gia đình ông Vươn còn được Nguyễn Tấn Dũng phong hàm cấp tướng. [17]
Nếu đọc lại những tuyên bố của Nguyễn Tấn Dũng trong các vụ nói trên cũng hùng dũng khẳng khái không kém những ngôn từ trong TĐNM 2014! Vậy thì động cơ nào đã khiến Nguyễn Tấn Dũng lại tái diễn giở trò „ăn năn“, „tự chuyển biến“ giả vờ vào thời điểm này?
Năm nay (2014) sẽ diễn ra một loạt công tác chuẩn bị Đại hội 12, dự tính sẽ diễn ra vào 2015/16. Đứng hàng đầu các công tác này phải kể tới việc xếp đặt nhân sự ở các lãnh vực then chốt từ trung ương tới các tỉnh và thành phố. Vì vậy năm nay là thời điểm cực kì quan trọng cho các phe phái ráo riết chuẩn bị giành giật các chức vị quan trọng để có thể nắm chủ động trong Trung ương đảng và Bộ chính trị trong nhiệm kì tới.
Tuy thắng một số keo trong các Hội nghị Trung ương gần đây, nhưng Nguyễn Tấn Dũng và phe cánh cũng bị đánh xất mình xất mẩy đến „trọng thương“. Nguyễn Tấn Dũng mất chức Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, trong vụ xét xử rất đình đám vụ án Dương Chí Dũng Vinalines vào cuối năm 2013 Nguyễn Tấn Dũng đã phải tránh mình với chuyến thăm Nhật bản. Năm nay phe Nguyễn Phú Trọng sẽ lôi ra xét xử thêm một số vụ „đại án tham nhũng“ nữa, trong đó liên quan tới nhiều nhân vật thân tín của Nguyễn Tấn Dũng. [18] Giữa khi ấy lãnh vực kinh tế-tài chánh là trách nhiệm và hoạt động chính của ông Dũng lại liên tục nhiều năm rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Nguyễn Tấn Dũng hiểu rõ những nguy cơ này có thể làm cháy sự nghiệp chính trị của ông.
Ngay cả một số lãnh vực từng được coi là thuộc vùng ảnh hưởng của Nguyễn Tấn Dũng, như ngành ngoại giao và công an, cũng đang bị tuột tay. Ngày 18. 12 vừa qua Nguyễn Phú Trọng giành chỉ đạo Hội nghị Công an toàn quốc lần 69. Cũng vào ngày này Nguyễn Phú Trọng cũng đã độc quyền chỉ đạo Hội nghị Ngoại giao lần thứ 28 và khẳng định rõ, các đường lối và hoạt động ngoại giao là thẩm quyền tuyệt đối của Bộ chính trị và Ban bí thư:
„Kiên định nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối và thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại. Thống nhất quản lý đối ngoại cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh… là một yêu cầu vừa lâu dài, cơ bản, vừa có tính thời sự cấp bách. Theo tinh thần đó, mọi quyết định và hoạt động đối ngoại, nhất là những vấn đề liên quan đến sự ổn định và phát triển của đất nước, đến độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và danh dự quốc gia, đều phải tập trung vào một đầu mối dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị và Ban Bí thư” [19]
Có hiểu như vậy mới biết, tại sao tuyên bố của Nguyễn Tấn Dũng tại Hội Khoa học Lịch sử VN ngày 30.12 về việc lễ kỉ niệm 40 năm Bắc kinh chiếm Hoàng sa và 35 năm Chiến tranh biên giới phía Bắc đã bị kiểm duyệt ngay và cấm đăng tải.
Trước sự kiện phe bảo thủ giáo điều do Nguyễn Phú Trọng cầm đầu đang lấn chiếm địa bàn chính trị trở lại đã làm Nguyễn Tấn Dũng rất lo ngại, cho nên ông ta đang tìm cách giả vờ ngả đứng về phía nhân dân, đặc biệt là các giới chuyên viên, trí thức, thanh niên và các đảng viên tiến bộ. Đây là những thành phần dân chủ đã cương quyết bền bỉ đấu tranh bằng phương pháp phi bạo lực và hiện nay đang giành được uy tín, sự tin tưởng trong nhân dân VN cũng như quốc tế, nhất là ở các nước dân chủ phương Tây. Sự thành hình và hoạt động rất tích cực gần đây của một số tổ chức như Diễn đàn Xã hội Dân sự, Tập hợp các Mạng lưới Blogger VN, Hội bảo vệ những người dân oan và việc công khai ra khỏi ĐCS của một số nhân sĩ tên tuổi đang gây những chấn động chính trị lớn đội lên cả vào nội bộ của ĐCS.
Một cáo già chính trị như Nguyễn Tấn Dũng không thể không thấy những nguy cơ và cơ hội trên. Chính vì thế Nguyễn Tấn Dũng đã chọn thời điểm đầu năm 2014 để công bố TĐNM với ngôn ngữ hồ hởi ca tụng dân chủ, đứng về phía nhân dân đòi thực hiện cải cách từ trong đảng, chính phủ, quốc hội tới các tổ chức quần chúng. Qua đó Nguyễn Tấn Dũng muốn dùng sức mạnh của quần chúng phá vỡ vòng vây của phe bảo thủ giáo điều Nguyễn Phú Trọng.
Nhưng các sự kiện đàn áp nhân dân, coi thường trí thức và thanh niên trong quá khứ suốt hơn 7 năm làm Thủ tướng như đã nói trên đã chứng minh, lần này Nguyễn Tấn Dũng cũng lại tính giở trò „ tự chuyển biến“, „tự diễn tiến“ chỉ nhằm phá vòng vây của phe Nguyễn Phú Trọng, chứ tuyệt nhiên không phải là đứng về phía nhân dân bị đàn áp. Nguyễn Tấn Dũng giả vờ đứng về phía dân chủ đang vươn lên là thủ đoạn mượn gió bẻ măng, chỉ cốt nắm lại cái ghế cho mình và cho phe cánh lợi ích nhóm trong Đại hội 12 sắp tới! Một khi thành công thì Nguyễn Tấn Dũng và phe cánh sẽ tiếp tục chế độ toàn trị, quay trở lại đàn áp nhân dân và tham nhũng cho gia đình và vây cánh như ông ta đang làm từ hơn 7 năm trong cương vị Thủ tướng ! Đây chính là động cơ khiến Nguyễn Tấn Dũng công bố TĐNM 2014.
Nhưng vải the không thể che được mắt thánh, qua TĐNM mọi người càng thấy rõ bản chất thực của Nguyễn Tấn Dũng: Treo đầu dê bán thịt chó! Tệ hơn nữa là loại thịt mà ông Dũng đang rát cổ rao bán đã quá ôi, nhiều nước Âu châu và nhiều nơi trên thế giới đã vất nó vào thùng rác từ lâu!
(8.1.2014)
Ghi chú:
Lưu ý: Các đoạn trích trong bài này không có ghi chú đều trích từ Thông điệp Năm mới của Nguyễn Tấn Dũng
[1] . Tuổi trẻ (TT) 30.12.13
Lưu ý: Các đoạn trích trong bài này không có ghi chú đều trích từ Thông điệp Năm mới của Nguyễn Tấn Dũng
[1] . Tuổi trẻ (TT) 30.12.13
[2] .FB Nguyễn Hồng Kiên 1.1.14, Diễn đàn Xã hội Dân sự ( DĐXHDC) 1.1.14
[3] . DĐXHDS 1.1.14
[4] . Nguyên văn Thông điệp năm mới xem: http://baodientu.chinhphu.vn/Cac-bai-phat-bieu-cua-Thu-tuong/Thong-diep-nam-moi-cua-Thu-tuong-Nguyen-Tan-Dung/189949.vgp
[6] . Vietnam Net (VNN) 24.12.13
[7] . DĐXHDS 20.12.13
[8] . Người lao động 31.12.13
[9] . RFI và BBC 19.12.13
[10] .VN Economic 29.11.13
[11] .VNN 24.9.13
[12] .TT 24.12
[13] . Như trên
[14] . Chính phủ 9.2.07
[15] . VNN 7.5.09
[16] . VNN 8.12.11. Xem thêm về việc Nguyễn Tấn Dũng hai lần xin lỗi và nhận trách nhiệm về vụ Vinashin như thế nào: http://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2011/vinashin.htm; http://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2012/hntu6.htm#_ednref15; http://media.vtv.vn/Media/Get/Thu-tuong-Nguyen-Tan-Dung-tra-loi-chat-van-a91b0b583a.html
[17] . Pháp luật VN 13.7.13;nguyên văn „Kết luận của Thủ tướng“ về vụ Đoàn Văn Vươn xem: http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2013/motquyendinhphandong.htm
[18]
. Ngày 7.1.14 Dương Chí Dũng trước tòa án đã khai là, Thượng tướng Phạm
Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương và Thứ trưởng Công an đã cho Dương Chí Dũng
biết: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý bắt tạm giam Dương Chí Dũng
và ông Ngọ khuyên Dương Chí Dũng tạm trốn. Dương Chí Dũng đã biếu tướng
Ngọ 500.000 USD., Tuổi trẻ, Thanh niên, BBC 7.1.14
[19] . Cộng sản 18.12.13Mục Thời sự Tạp chí Dân chủ & Phát triển điện tử:
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói dối cho ai?
Phạm Trần (Danlambao) - “Về vấn đề Biển Đông, trong năm 2013, chúng ta tiếp tục duy trì được môi trường ổn định ở Biển Đông. Trong năm 2013, một mặt chúng ta đấu tranh bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, đồng thời đấu tranh chống lại các biện pháp ngăn cản ngư dân của chúng ta trên các vùng biển của Việt Nam.”
Đó là lời nói của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh của
nhà nước Cộng Sản được phổ biến trên báo chí Việt Nam ngày 03/01/2014
nhằm nói về “kết quả hoạt động đối ngoại năm 2013 cùng với những kỳ vọng cho ngành ngoại giao trong năm mới”.
Nhưng cũng vào ngày 03/01/2014 trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, một
tầu đánh cá của ngư dân Lý Sơn, Quảng Ngãi đã bị lính Trung Cộng tấn
công dã man và cướp của không nương tay.
Các báo Dân Việt và Pháp Luật TPHCM cùng đưa tin:
“Trong lúc đánh bắt tại quần đảo Hoàng
Sa, một tàu cá ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi đã bị tàu của Kiểm ngư
Trung Quốc khống chế, chặt cột cờ, đập phá và lấy đi nhiều tài sản.
Theo thuyền trưởng Phạm Quang Thạch,
vào 11h trưa 3/1, khi tàu cá của ông đang bủa lưới cách đảo Phú Lâm
(quần đảo Hoàng Sa) chừng 18 hải lý về hướng Tây Bắc thì bất ngờ có một
tàu của lực lượng Kiểm ngư Trung Quốc, trên tàu khoảng 18-20 người, ập
đến.
“Họ dùng roi điện, dùi cui khống chế
tất cả ngư dân trên tàu rồi đập phá, thu giữ số máy móc, dụng cụ, nhiên
liệu trên tàu (gồm một Icom, 1 máy dò cá, 1 định vị, 4 bành dây hơi, 2
thúng chai, 200 lít dầu diesel)”, ông Thạch kể lại.
Theo lời những ngư dân đi cùng ông
Thạch, sau khi hùng hục đập phá, thu giữ máy móc, Kiểm ngư Trung Quốc
bắt 5 ngư dân xuống khoang tàu, chọn lựa số cá chất lượng nhất, lấy hơn 5
tấn, chuyển sang tàu của Kiểm ngư Trung Quốc.”
Thông tin này đã nói lên điều gì về giá trị lời tuyên bố của ông Phạm Bình Minh?
Thứ nhất, nó chứng tỏ ông Minh không nắm vững tình hình Biển Đông ngay trong ngày đưa ra lời tuyên bố chủ quan đầy kịch tính.
Thứ hai, khi nói trong năm 2013 Việt Nam đã “đấu
tranh bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, đồng thời đấu tranh chống lại các
biện pháp ngăn cản ngư dân của chúng ta trên các vùng biển của Việt Nam”
là hoàn toàn không đúng với tình hình thực tế trên Biển Đông.
Bởi lẽ Việt Nam đã hoàn toàn mất chủ động không chỉ trong lĩnh vực an
ninh mà còn không bảo vệ được ngư dân Việt Nam hành nghể quanh hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bị ép hợp tác
Trên bàn hội nghị, Việt Nam đã không vượt qua được sức ép của Trung Cộng
để phải chấp nhận “hợp tác cùng phát triển trên biển” theo ý muốn của
Bắc Kinh làm đúng chủ trương “chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh
chấp, cùng khai thác” của lãnh tụ Đặng Tiểu Bình đề ra từ năm 1979.
Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình cũng đã lập
lại chủ trương này tại phiên họp ngày 30/11/2013 với Bộ Chính trị.
Ông ta nói: “Trung Quốc phải kiên trì phương châm "chủ quyền thuộc
Trung Quốc, gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác" để thúc đẩy các
hoạt động hợp tác hữu nghị cùng có lợi.” (Báo Giáo dục Việt Nam, 01/08/2013)
Họ Tập đưa ra lập trường này sau khi ông và Thủ tướng Lý Khắc Cường (Li
Keqiang) hoàn tất chuyến công du ngoại giao cổ võ thân thiện với một số
nước quan trọng trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) gồm Nam
Dương, Mã Lai Á, Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam
Chủ trương “hợp tác cùng phát triển” giữa Trung Cộng và Việt Nam trên
các lĩnh vực kinh tế biên giới; giao thông đường bộ giữa hai nước; các
dự án kinh tế có lợi cho Trung Cộng trong nội địa hai miền Nam và Bắc
Việt Nam và hợp tác trên biển đã được hoàn tất trong chuyến thăm “vắn
tắt” Việt Nam 2 ngày từ 13 đến 15/10/2013 của Thủ tướng Trung Cộng Lý
Khắc Cường (Li Keqiang).
Về hợp tác trên biển, Tuyên bố chung Hà Nội ngày 15/10/2013 viết: “Hai bên nhất trí tuân thủ nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”,
sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt
Nam - Trung Quốc, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị,
tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận
được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ (*) không ảnh hưởng
đến lập trường và chủ trương của mỗi bên bao gồm tích cực nghiên cứu và
bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển. Theo tinh thần đó, hai bên
đồng ý thành lập Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên
biển trong khuôn khổ Đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ
Việt Nam - Trung Quốc.”
Đáng chú ý là đã có sự “khác biệt quan trọng” giữa Tuyên bố ở Hà Nội hôm 15/10/2013 với “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển” mà hai nước đã ký ở Bắc Kinh ngày 11/10/2011.
Trong Thỏa hiệp 6 điểm được ký giữa Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao
Việt Nam Hồ Xuân Sơn, và Trương Chí Quân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung
Cộng), trước sự chứng giám của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí
thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hồ Cẩm Đào thì có chữ
“Tạm Thời” ghi trong điểm 4 nguyên văn như sau:
(4) “Trong tiến trình tìm kiếm giải
pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng
lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về
những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập
trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và
bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu
tại điều 2 của Thỏa thuận này.”
Điểm (2) viết: “Trên tinh thần tôn
trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như
lịch sử... đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ
xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không
ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc
được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc
về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà
hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.”
Như vậy, rõ ràng cụm từ “Tạm Thời” đã bị “xóa đi” trong
Thỏa thuận ở Hà Nội, sau các cuộc thảo luận giữa Thủ tướng Trung Cộng Lý
Khắc Cường với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (13/10) và với các ông Nguyễn
Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trong cùng ngày 14/10 (2013).
Khi nói về “hợp tác cùng phát triển” ở vịnh Bắc Bộ dựa theo Hiệp định
phân định vịnh Bắc Bộ hai nước ký ngày 25/11/2000 thì cũng có sự “khác
biệt rất quan trọng” giữa Tuyên bố chung Hà Nội ngày 15/10/2013 và lời
tuyên bố sau đó của Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường.
Tuyên bố chung viết: “Hai bên nhất trí
tăng cường chỉ đạo đối với các cơ chế đàm phán và tham vấn hiện có, gia
tăng cường độ làm việc của Nhóm công tác vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ
và Nhóm công tác cấp chuyên viên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy
cảm trên biển. Trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, vững
bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng
thời tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này và
trong năm nay khởi động khảo sát chung ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ
để thực hiện nhiệm vụ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa
Vịnh Bắc Bộ. Nhanh chóng thực hiện các Dự án hợp tác trong các lĩnh vực
ít nhạy cảm trên biển như Hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và
hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ...”
Về phía Trung Cộng, ông Lý Khắc Cường được Tân Hoa Xã (Xinhua News Agency) của Bắc Kinh tường thuật ngày 16/10/2013 rằng: “Li
noted that in his talks with Vietnamese Premier Nguyen Tan Dung, they
agreed to build three work groups respectively on maritime exploration,
onshore infrastructure and financial cooperation, which are expected to
start their work within this year.
(Tạm dịch: “Ông Lý nói rằng trong cuộc nói chuyện với Thủ tướng Việt
Nam Nguyễn Tấn Dũng, hai ông đã đồng ý thành lập ba nhóm công tác khai
thác trên biển, hợp tác trên đất liền và hợp tác tài chính. Cả ba nhóm
cùng khởi sự làm việc trong năm nay.”)
“The cooperation of maritime exploration will be primarily focused on
the Beibu Gulf, and later extended to further areas, Li said, adding
that the bilateral drive is to tell the region and the world that the
South China Sea has to be a peaceful and tranquil area.
Both China and Vietnam have the wisdom to properly handle their
differences and prevent the South China Sea issue from disrupting the
overall cooperation, Li said.”
(Tạm dịch: “Hợp tác trên biển sẽ tiên khởi tập trung vào khu vịnh Bắc
Bộ, và SAU ĐÓ MỞ RỘNG QUA CÁC KHU VỰC KHÁC, theo lời ông Lý thì sự hợp
tác song phương này nhằm chứng minh với các nước trong khu vực và thế
giới thấy rằng vùng biển Nam Trung Quốc sẽ là khu vực hòa bình và an
toàn. Trung Quốc và Việt Nam cùng có thiện chí giải quyết những khác
biệt và ngăn chặn vấn đề biển Nam Trung Quốc làm phương hại đến sự hợp
tác toàn diện của hai nước.”).
“Khu vực khác” mà Trung Cộng nhắm tới là vùng biển Trường Sa của Việt Nam.
Như vậy, công tác được gọi là “đấu tranh bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế”
mà Việt Nam đã làm trong năm 2013, theo lời ông Phạm Bình Minh có kết
quả thắng lợi nào dành cho Việt Nam không?
Bằng chứng ngư dân bị tấn công
Bây giờ bàn đến lời khoe được gọi là “đấu tranh chống lại các biện pháp ngăn cản ngư dân của chúng ta trên các vùng biển của Việt Nam” trong năm 2013 của ông Phạm Bình Minh.
Hãy đọc một số tin rút ngắn trên báo chí Việt Nam:
26/03/2013
Tàu cá, hút cát Trung Quốc hoạt động trái phép tại Hoàng Sa
(Dân Việt) - Cùng với tịch thu, bắt người
trái phép; dùng tàu kiểm ngư xua đuổi, bắn tàu ngư dân Quảng Ngãi, phía
Trung Quốc còn đưa hàng loạt tàu cá, hút cát vào đánh bắt trái phép tại
khu vực Hoàng Sa.
Theo lời của một số ngư dân đi trên tàu cá
mang số hiệu QNg 96382 TS, của ông Bùi Văn Phải, ở huyện đảo Lý Sơn đã
bị tàu tuần tra Trung Quốc bắn cháy gần trụi ca bin, khi đang hoạt động
khai thác tại vùng biển Hoàng Sa vào ngày 20.3 vừa qua cho biết, thì
trong quá trình hoạt động đánh bắt tại Hoàng Sa, đã thấy và chứng kiến
rất nhiều tàu cá và tàu khai thác cát của Trung Quốc cũng đang ngang
nhiên hoạt động khai thác trái phép tại đây.
Và các ngư dân cũng đã cung cấp cho Báo
Dân Việt về sự hoạt động trái phép của một tàu hút cát của Trung Quốc ở
tại vùng biển Hoàng Sa.”
27/03/2013
Trung Quốc hành động vô nhân đạo
(Tuổi Trẻ) – “Đó là ý kiến của các chuyên
gia luật pháp nhận định về vụ tàu Trung Quốc rượt đuổi và bắn tàu ngư
dân Quảng Ngãi ngay trên vùng biển Hoàng Sa của VN.
Chiều 26-3, ông Nguyễn Ngọc Đức, chánh văn
phòng Trung ương Hội Nghề cá VN, cho biết tổ chức này đã chính thức có
công văn kiến nghị đảm bảo an toàn hoạt động sản xuất của ngư dân VN.
Hội Nghề cá VN đề nghị các cơ quan chức năng “ngăn chặn ngay những hành
động ngang trái của Trung Quốc, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của
ngư dân, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo Tổ quốc”.
Đề nghị đảm bảo an toàn cho ngư dân
Theo ông Đức, Trung ương Hội đã nhận được
báo cáo của Hội Nghề cá tỉnh Quảng Ngãi, cho biết Trung Quốc gia tăng
việc cản trở, xua đuổi tàu cá của ngư dân khi khai thác hải sản trên
vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa của VN. Tuy không bắt giữ tàu như những
năm trước nhưng Trung Quốc thường xuyên dùng tàu rượt đuổi, sử dụng vòi
rồng phun nước, ném đá, thậm chí bắn thẳng vào tàu của ngư dân VN. Có
khi phía Trung Quốc còn cho người lên tàu cướp, phá tài sản, thu máy
thông tin liên lạc, ngư cụ, nhiên liệu.
Báo cáo của Hội Nghề cá Quảng Ngãi còn nêu
rõ: ngày 23-3, tàu QNg 94590TS bị tàu hải giám Trung Quốc vây bắt, thu
giữ 21 bóng đèn (dùng để dụ cá), đuổi tàu ra khỏi khu vực Trường Sa.
Ngày 17-3, tàu QNg 96399TS bị tàu hải giám và máy bay trực thăng Trung
Quốc rượt đuổi ra khỏi khu vực Hoàng Sa. Ngày 13-3, tàu QNg 96417TS và
tàu QNg 96382TS bị tàu hải giám Trung Quốc số hiệu 262 và 263 rượt đuổi
ra khỏi khu vực Hoàng Sa. Ngày 11-3, tàu QNg 96679TS khi đang khai thác
hải sản ở vùng biển Hoàng Sa thì bị tàu Trung Quốc số hiệu 841 cản trở
không cho khai thác, rượt đuổi ra khỏi khu vực Hoàng Sa.
Đặc biệt, ngày 28-1 (lúc 11g) tàu QNg
55535TS khi đang khai thác thủy sản gần đảo Đá Lồi đã bị tàu Trung Quốc
số hiệu 787 bắn thẳng vào cabin làm vỡ hai tấm kính, cháy một số quần áo
của thuyền viên, cướp đi 200m dây câu và đuổi ra khỏi khu vực Hoàng Sa.
Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, khu vực Hoàng Sa bị Trung Quốc phá sóng
nên các máy thông tin liên lạc tầm xa có tích hợp định vị vệ tinh (GPS)
không thể liên lạc được với các trạm bờ, nên không báo cáo phản ảnh kịp
thời những sự cố xảy ra.”
27/03/2013
Ngư dân kể chuyện bị tàu Trung Quốc tấn công
(Tuổi Trẻ) – “Ngày 26-3, tàu QNg 96382 của
ngư dân Bùi Văn Phải (28 tuổi, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi)
vẫn nham nhở những vết cháy vì bị tàu Trung Quốc bắn khi đang hành nghề
trên biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN.
Khuôn mặt buồn bã và chưa hết hoảng sợ,
ông Phải tâm sự: “Chuyến đi biển hãi hùng vừa qua vừa bị lỗ vốn, thiệt
hại hơn 300 triệu đồng, tàu bị bắn cháy”.
Ông Phải lầm lũi bước lên tàu, nhặt nhạnh
từng mảnh gỗ không còn nguyên vẹn, khóe mắt ngấn nước. “Hơn mười năm đi
biển, cũng đụng độ tàu Trung Quốc nhiều lần nhưng lần này họ hung hăng,
dữ tợn quá” - thuyền trưởng Phạm Quang Thạnh nói.
Ông Thạnh kể: “Tay không tấc sắt, khi biết
là tàu chiến, chúng tôi cho tàu bỏ chạy, ngư dân vào khoang tàu ẩn nấp.
Nhưng họ đâu có tha, cứ rượt đuổi, hai tàu ngư chính to lớn kèm tàu của
tôi xịt vòi rồng, chịu sao cho thấu.
Ngư dân Huỳnh Văn Long - người cùng đi
trên tàu của ông Thạnh - kể thêm: “Khoảng 9g sáng 13-3, sau mấy ngày
tránh gió lớn, tàu thả neo, anh em thay nhau lặn bắt hải sản. Nhưng từ
phía tây bắc, một chiếc tàu cứ lừng lững tiến lại. Từ phía đông bắc,
thêm một chiếc tàu xuất hiện. Tàu chúng tôi phải rút neo nhanh, tăng ga
chạy. Lập tức hai tàu Trung Quốc áp sát tạo thế gọng kìm, vừa rượt đuổi
vừa xịt vòi rồng, thi nhau quần thảo. Đuổi tàu cá chừng vài chục hải lý
thì hai tàu Trung Quốc dừng lại, quay về.
Theo lời của các ngư dân, hôm sau tàu quay
lại khu vực bị rượt đuổi để tiếp tục đánh bắt. Ở đó được một tuần lại
đụng tàu Trung Quốc. Lần này chỉ có một tàu ngư chính.
Khi thấy chiếc tàu lớn tiến tới, tui cho
tàu chạy. Đuổi được vài hải lý, tàu Trung Quốc nổ súng gây cháy khiến
toàn bộ khoang cabin tàu của chúng tôi bể nát, phát lửa ngay chỗ chứa
ngư cụ và bốn bình gas” - ngư dân Phải buồn bã thuật lại.
Thấy tàu cá bốc cháy, tàu ngư chính bỏ đi,
các ngư dân vội vàng thay phiên nhau múc nước biển dập lửa. Khi dập
xong thì nhìn bốn bình gas bị lửa cháy sém, vỏ đen thui, ai cũng rùng
mình. Chẳng còn bụng dạ nào ở lại đánh bắt nữa, ngư cụ để trên khoang
cũng bị hư hại hết nên các ngư dân dong thuyền một hơi về Lý Sơn.”
28/03/2013
Tàu cá Trung Quốc xâm phạm biển Việt Nam ngày càng nhiều
(Tuổi Trẻ) - Tại buổi đánh giá công tác
phối hợp giữa Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng và Sở Nông nghiệp
& phát triển nông thôn TP về công tác bảo vệ chủ quyền và nguồn lợi
thủy hải sản năm 2012 diễn ra ngày 27-3, đại tá Nguyễn Quốc Bình, phó
chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng, cho biết số lượng tàu
thuyền đánh cá của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam tăng
cả về số lượng và mật độ.
Từ báo cáo của các ngư dân và lực lượng
chức năng, năm 2012 Bộ đội biên phòng Đà Nẵng đã phát hiện 717 lượt tàu
cá xâm phạm trái phép trên khu vực đông bắc Đà Nẵng từ 25-45 hải lý,
tăng hơn 550 lượt vi phạm so với năm 2011. Những tàu cá này đi thành
từng tốp có số lượng đông, những tàu có công suất lớn hoặc trang bị vỏ
sắt đi phía trước, bảo vệ, hỗ trợ cụm 4-10 tàu ngang nhiên lấn chiếm ngư
trường, xua đuổi tàu cá của ngư dân Việt Nam. Điều này gây nhiều khó
khăn cho hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân cũng như công tác kiểm
tra, bảo vệ chủ quyền của lực lượng chức năng.”
15/05/2013
Trung Quốc xua tàu cá vào thềm lục địa Việt Nam
(Tuổi Trẻ) – “Ngày 14-5, đoàn 32 tàu cá
Trung Quốc đã bắt đầu ngày đánh cá tiếp theo ở khu vực biển thuộc quần
đảo Trường Sa của Việt Nam.
Khoảng 17g20 ngày 13-5, đoàn tàu cá này,
do tàu cung cấp hậu cần Quỳnh Tam Á F8138 có tải trọng 4.000 tấn dẫn
đầu, đã xâm nhập trái phép và thả neo ở tọa độ 6,01 độ vĩ Bắc, 108,48 độ
kinh Đông, tức vùng biển phía tây của quần đảo Trường Sa của Việt Nam,
để bắt đầu việc đánh bắt trái phép tại khu vực này.
Mạng Tin tức Hải Nam dẫn lời hai phóng
viên Cao Bằng và Đặng Tùng đang có mặt trong đoàn tàu cho biết ngày 14-5
tàu cung cấp hậu cần Quỳnh Tam Á F8138 đã tiếp tục hạ thủy thêm một số
tàu nhỏ để đánh bắt cá mú, cá đỏ, cá chình và các loại cá da trơn cũng
như nhiều loại hải sản quý ở hải vực trên sau khi đã hạ thủy bốn tàu
trong đêm 13-5.
Ông Trần Nhật Hải, thuyền trưởng tàu Quỳnh
Tam Á F8138, cho biết tàu hậu cần này mang theo 12 tàu cá nhỏ, mỗi
chiếc dài 13m, rộng 4m, có trọng lượng từ 5-7 tấn và có khả năng chở
theo bốn ngư dân với số lương thực đủ dùng trong hai ngày.
Ngoài ra, sau khi nhận đủ lương thực và
nhu yếu phẩm từ tàu hậu cần, 31 tàu còn lại cũng thả neo cách tàu Quỳnh
Tam Á F8138 khoảng 20 hải lý để lập thành vòng rào đánh bắt cá và hải
sản.
Theo tin của Tân Hoa xã, đoàn 32 tàu cá
Trung Quốc, trong đó có một tàu 4.000 tấn và một tàu 1.500 tấn, đã rời
cảng Bạch Mã Tỉnh, tỉnh Hải Nam ngày 6-5 và hướng thẳng ra biển Đông.
Theo dự kiến, đoàn tàu này sẽ lưu lại khoảng 40 ngày ở khu vực quần đảo
Trường Sa của Việt Nam.
Đây là lần thứ hai Trung Quốc xua tàu đến
Trường Sa kể từ vụ 30 tàu cá tỉnh Hải Nam đã đến khu vực này đánh bắt
trái phép vào tháng 7-2012. Trong lần xua tàu đến Trường Sa này, Trung
Quốc đã chuẩn bị kỹ về mặt thông tin. Các phóng viên của mạng Tin tức
Hải Nam đã cùng đi theo tàu để đưa tin, hình ảnh về đất liền vào cuối
ngày để phát sóng trên các mạng cũng như Đài truyền hình trung ương
Trung Quốc CCTV.”
24/05/2013
Tàu cá Quảng Ngãi bị 16 tàu Trung Quốc truy đuổi trên biển Đông
(Dân Trí) – “Sau hơn 20 ngày lênh đênh
trên biển đánh bắt thủy sản ở Hoàng Sa, trên đường trở về, một tàu cá
Quảng Ngãi bất ngờ bị 16 tàu Trung Quốc truy đuổi và đâm vào mạn thuyền.
UBND xã Bình Thạnh cho biết, tàu cá bị đâm
mang số hiệu QNg 90917-TS của ngư dân Trần Văn Quang (ngụ xã Bình
Thạnh, huyện Bình Sơn), do ngư dân Trần Văn Trung làm thuyền trưởng. Khi
tàu bị tấn công, trên tàu còn có 15 lao động khác.
Ngư dân Trần Văn Quang kể lại: “Trên đường
chúng tôi trở về đất liền sau hơn 20 ngày ra khơi, lúc này xuất hiện
đoàn tàu Trung Quốc với 16 chiếc. Trong lúc né tránh, bất ngờ có chiếc
tàu màu cam bọc thép, mang số hiệu 246 đâm liên tiếp 3 lần vào tàu chúng
tôi, khiến tàu cá bị chao đảo sát mặt nước biển. Khi bị uy hiếp, chúng
tôi tưởng như tàu chìm và bỏ mạng nhưng may mắn thoát chết trong gang
tấc”.
Bị tàu Trung Quốc bủa vây, các thuyền viên
trên tàu QNg 90917-TS nhanh chóng mặc áo phao khi nước biển tràn vào
thân tàu, ngư dân Quảng Ngãi đứng giữa ranh giới sống và chết. Họ vừa
tăng tốc tháo chạy, vừa dùng I-com thông báo sự việc về đất liền, xin
ứng cứu.
Trở về đến cảng Sa Cần (huyện Bình Sơn,
Quảng Ngãi) vào tối ngày 21/5, các ngư dân mới thở phào vì thoát ải tử
thần. Mặc dù thuyền viên không bị ảnh hưởng tính mạng nhưng thân tàu đã
vỡ tan nát nhiều chỗ.”
31/05/2013
Nhiều tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc cản trở
(Thanh Niên Online) “Ngày 31.5, hệ thống Đài Thông tin duyên hải (TTDH) Việt Nam cho hay trong hai ngày 27 và 28.5, tàu Trung Quốcđã nhiều lần cản trở hoạt động đánh bắt của tàu cá ngư dân nước ta.
Cụ thể, sáng 27.5, tàu cá QB 92448 báo tin
về Đài TTDH Đà Nẵng khi đang đánh bắt tại vị trí có tọa độ 16,32 độ vĩ
bắc, 109,18 độ kinh đông, chỉ cách Đà Nẵng 63 hải lý về hướng đông bắc
thì bị tàu Trung Quốc đuổi ráo riết.
Theo mô tả của tàu QB 92448 thì tàu Trung Quốc có màu trắng, mang số hiệu 863.
Khi tàu cá QB 92448 cùng 8 ngư dân tìm đường ra khơi trở lại thì tàu Trung Quốc đuổi vào không cho đánh bắt.
Như Thanh Niên Online đã thông tin, sáng
sớm 28.5, tàu cá QB 93768 (9 ngư dân) cũng đã báo tin về Đài TTDH Đà
Nẵng về việc bị tàu Trung Quốc mang số hiệu 788 bắt khi đang ở vị trí
16,57 vĩ bắc, 109,46 kinh đông, cách Đà Nẵng 98 hải lý về hướng đông
bắc.
Tàu Trung Quốc buộc tàu cá phải đi theo tàu theo hướng 80 độ với tốc độ 2 hải lý/giờ cho đến 9 giờ 50 phút cùng ngày mới thả ra.
Cũng trong sáng 28.5, tàu cá BĐ 95157 báo
tin trên hệ thống Đài TTDH Việt Nam về việc có rất nhiều tàu Trung Quốc
vây xung quanh tàu này khi đang hoạt động tại vị trí có tọa độ 8,05 độ
vĩ bắc, 110,06 độ kinh đông thuộc khu vực quần đảo Trường Sa.”
09 tháng 7, 2013
Tàu cá Việt Nam 'bị tấn công, chặt cờ'
(BBC) “Thuyền trưởng một trong hai tàu cá
Việt Nam bị tấn công ở khu vực quần đảo Hoàng Sa nói với BBC những người
người tấn công tàu ông 'nói tiếng Trung Quốc' và 'mặc đồ sỹ quan hải
quân'.
Truyền thông Việt Nam nói hai tàu cá Việt
Nam đã bị truy đuổi, đánh phá và tịch thu toàn bộ tài sản trong khi
Trung Quốc chưa có tin chính thức nào về cáo buộc này.
Nói chuyện với BBC qua điện thoại ngày
9/7, thuyền trưởng tàu QNg 96787 TS, ông Võ Minh Vương, nói tàu của ông
bắt đầu ra khơi từ ngày 4/7 và đến ngày 9/7 thì dừng lại gần đảo Phú
Lâm, thuộc Hoàng Sa.
Ông Vương cho biết khi tàu của ông đang neo đậu thì một chiếc tàu trắng xuất hiện và thả ca nô xuống bám theo tàu của ông.
Sau 15-20 phút truy đuổi, những người này
đã "leo lên tàu và dùng dùi cui điện để đánh thuyền trưởng và thủy thủ
trên tàu, đồng thời đập phá tàu và tịch thu toàn bộ số cá mới đánh bắt
được".
Khi được hỏi những người này nói tiếng gì, ông Vương cho biết là họ "nói tiếng Trung Quốc".
Ông Vương cũng cho biết thêm những người này mặc đồ "sỹ quan hải quân", và một số khác thì mặc "đồ lính rằn ri".
'Chặt cờ'
Ông cũng nói những người này đã bắt tàu của ông và tàu của ông Mai Văn Cường ở gần đó phải quay đầu về phía Việt Nam.
"Họ chỉ hướng Việt Nam nhưng không nói là Việt Nam," ông Vương nói.
"Tôi không chịu thì họ mới chặt hai cây cờ [treo trên tàu], vứt xuống nước."
"Tôi chạy tới lấy cờ lên thì họ đánh tôi ngất xỉu."
Những người này sau đó rời khỏi tàu, ông Vương dẫn lời những thủy thủ trên tàu nói.
Thiệt hại ban đầu, theo người thuyền trưởng, là khoảng 400 triệu đồng, số tiền mà ông phải làm trong nhiều phiên mới có được.
Báo trong nước trong ngày 9/7 cũng đưa tin
tàu của ông Cường cũng bị tàu mang số hiệu 306 tấn công, thủy thủ bị
đánh đập và chịu thiệt hại khoảng 200 triệu đồng.”
*
Đó là một ít tin trong số hàng trăm trường hợp ngư dân Việt Nam bị lính
Trung Cộng tấn công, cướp của, phá hoại tài sản trong năm 2013 trên Biển
Đông mà Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Mình đã nói ngang
xương rằng: “Chúng ta tiếp tục duy trì được môi trường ổn định ở Biển Đông.”
Tuy nhiên, việc ông Phạm Bình Minh “nói những điều không thật” về tình
hình ở Biển Đông không phải là hiếm xưa nay trong số Lãnh đạo của Nhà
nước CSVN.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cũng đã “thổi phồng” như thế này: “Biển
Đông đã lặng sóng hơn, căng thẳng đã được giải quyết. Việt Nam cùng với
các nước có tranh chấp trên biển Đông đã xây dựng tình hữu nghị, hợp
tác để đấu tranh bảo vệ chủ quyền theo đúng công ước luật biển của Liên
hiệp quốc năm 1982, tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC)
và đang đàm phán xây dựng bộ quy tắc COC.”
"Chúng ta đã quốc tế hóa được vấn đề biển Đông và đây đã trở thành một chương trình nghị sự được thừa nhận trong khu vực ASEAN" (Thời báo Kinh tế Việt Nam, 24/10/2013)
Ông Son là người đứng đầu ngành tuyên truyền cho đảng mà nói năng vô căn
cứ, không điếm xỉa gì đến những mất mát, khổ nhục của ngư dân Việt Nam
đã và đang bị lính Trung Cộng đàn áp, đánh đập, cướp tài sản khi họ đánh
bắt trên các vùng biển truyền thống và chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng
Sa và Trường Sa thì ông đang tuyên truyền cho Việt Nam hay Trung Cộng?
Cũng như thế đối với ông Phạm Bình Minh thì Việt Nam hay Trung Cộng có lợi trong lời nói dối của ông về tình hình Biển Đông?
(01/014)
____________________________________
(* Chú thích của Tác giả bài viết về cụm từ “QÚA ĐỘ”: Chuyển tiếp từ
trạng thái này sang trạng thái khác, nhưng đang ở giai đoạn trung gian
(theo Đại từ điển Tiếng Việt-Bộ Giáo dục-Đào tạo, xuất bản năm 1999).
ĐOÁN MÒ.
1.
Nếu củng cố được chứng cứ kết tội
người mật báo cho Dương Chí Dũng bỏ trốn trong vụ án "Làm lộ bí mật nhà nước"
vừa được thẩm phán Trương Việt Toàn ký ngày 8/1/2014, thì người này sẽ phải bị
kết án 3 tội:
+Tội làm lộ bí mật nhà nước.
+Tội đồng lõa và chính là "đầu vụ" chỉ huy vụ bỏ trốn. +Nhận hối lộ ( Nếu chứng minh được việc đưa và nhận 510 ngàn usd) Tất nhiên, nếu như thế, người này đối diện mức án 18 năm tù với tội thứ nhất và hai, đối diện với án tử hình với tội thứ 3.
2.
Còn nhớ, trước vụ xử sơ thẩm Dương Chí Dũng, bác Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi tiếp xúc cử tri có nói rằng, tham nhũng đã thành
dây, có tổ chức, và bác nói, bà con sẽ chờ xem tới đây xử mấy vụ đại án để coi quyết
tâm của nhà nước về xử tham nhũng như thế nào.
Với cương vị của ông, nếu chỉ thấy cỡ bị cáo Dương Chí
Dũng đã mời bà con hãy chờ xem thì chắc chắn
không phải.
Trong lời nhắn gửi ấy, ông nhắn gửi tới nhân dân sẽ
phanh phui những cá nhân tội phạm chức vụ cao, có tổ chức.
Trong lời nhắn gửi ấy, đoán mò rằng, vụ Dương Chí
Dũng, rồi tới đây vụ Bầu Kiên, kịch trường chống tham nhũng nước ta sẽ xuất hiện
những nhân vật lớn.
Trong lời nhắn gửi ấy, có thể nói, Bộ Chính trị,
Ban nội chính đã nắm trong tay chắc chắn chứng cứ về các đường dây, về một số
nhân vật khủng.
Và vụ Dương Chí Dũng khai, báo chí, nhiều người ngạc
nhiên vì lời khai chấn động, nhưng cấp cao thì không, chắc chắn là không.
Và vì thế, mình tin, sẽ có nhiều chuyện hay. Mình
không quá lạc quan nhưng đôi khi, trong những thời điểm lịch sử, Trung ương buộc
phải có những quyết sách và cú đấm lịch sử.
3.
Đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng
xét xử ra Quyết định khởi tố vụ án "Làm lộ bí mật công tác" căn cứ
vào tình tiết mới từ lời khai của Dương Chí Dũng về người mật báo cho mình bỏ
trốn là Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ.
Nhưng trong quyết định khởi tố tại Tòa, Hội đồng xét xử
đã nâng cấp vụ án " Làm lộ bí mật công tác" thành "Làm lộ bí mật
nhà nước", khung hình phạt sẽ nặng hơn rất nhiều, và tính chất vụ việc sẽ
nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Đó cũng là điều cần lưu tâm và chắc chắn, có một ánh
đèn xanh rất rõ củng cố mạnh mẽ sự quyết đoán của Hội đồng xét xử, nhỉ?
4.
Theo lời khai của Dương Chí Dũng trước
tòa, khi thông báo cho Dũng biết Thủ tướng đã đồng ý khởi tố vụ án, khởi tố bị
can, bắt Dũng, thứ trưởng Ngọ nói:" Chú nên lánh đi một thời gian".
Nếu xác thực câu nói này thành chứng cứ, câu này sẽ tạo
thành tội danh: Bao che, đồng lõa với tội phạm.
Một trưởng ban chuyên án mà nói với đối tượng chuẩn bị
có lệnh bắt (ngày hôm sau có lệnh) câu đó nghĩa là thế nào? Bao che. Tạo cơ hội
cho trốn.
Suy rộng hơn, câu nói đó còn hàm ý "quyết
toán" khoản lót tay trước đó.
Đại khái thế.