Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Ai sẽ điều tra Phạm Quý Ngọ? - Người lính miền Bắc nghĩ gì về trận hải chiến 1974

Ai sẽ điều tra Phạm Quý Ngọ?

Lời bình của Huy Đức: Hôm qua, khi Dương Chí Dũng khai đưa cho Phạm Quý Ngọ tổng cộng 1,5 triệu USD và đích thân điện thoại kêu Dũng bỏ trốn, Tướng Ngọ đã bác bỏ lời khai này (trên VNEpress). Nhớ, chiều 13-12-2013, khi Trần Hải Sơn khai đưa cho Dương Chí Dũng một vali tiền, Dũng chối, cho rằng đó là vali rượu nhưng Dũng vẫn bị Tòa vẫn tuyên tử hình.

Không thể không khởi tố vụ án khi Dũng đã nói quá rõ trước Tòa nhưng khởi tố thì các cơ quan tố tụng sẽ phải đối diện với một lựa chọn không hề đơn giản. Không lẽ chấp nhận lời khai của Trần Hải Sơn lại bác bỏ lời khai của Dương Chí Dũng. Không lẽ trước tòa, Dương Chí Dũng Cục trưởng không được đối xử bình đẳng như với Tướng Ngọ Trung ương ủy viên.

Chiều ngày 8/1/2014, Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án Dương Tự Trọng và đồng bọn tổ chức Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài đã quyết định khởi tố vụ án về “cố ý làm lộ bí mật nhà nước” theo Điều 263 Bộ luật Hình sự, căn cứ vào lời khai của Dương Chí Dũng và Vũ Tiến Sơn tại phiên tòa, tài liệu có trong hồ sơ vụ án và trao cho Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hà nội giải quyết theo thẩm quyền.

Cũng trong ngày này, Trung tướng Hoàng Kông Tư, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, cơ quan điều tra vụ án Dương Tự Trọng và đồng bọn, cho rằng chưa đủ kết luận Thượng tướng Phạm Quý Ngọ trao đổi qua điện thoại với Dương Chí Dũng vào ngày 17/5/2012.

Ở Việt Nam có nhiều loại cơ quan điều tra, trong đó có Cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Cơ quan cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra các cấp thuộc lực lượng Công an Nhân dân. Do việc tiết lộ bí mật nhà nước được xác định ở Hà nội, có thể những cơ quan sau đây có thẩm quyền điều tra vụ án mà Tòa án Nhân dân Thành phố Hà nội đã khởi tố:

1) Cục điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân tối cáo
2) Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an (A92)
3) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Tổng cục 6)
4) Cơ quan Cảnh sát điều tra hoặc Cơ quan An ninh điều tra Công an Hà nội.

Do Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã cho rằng không kết luận được ông Phạm Quý Ngọ đã tiết lộ bí mật cho Dương Chí Dũng, nên khó có khả năng Cơ quan này được giao nhiệm vụ điều tra đối với ông Phạm Quý Ngọ. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an trước đây do Phạm Quý Ngọ làm thủ trưởng, những điều tra viên của Cơ quan này phần lớn là chiến hữu, cấp dưới của ông Ngọ, nên không thể giao việc điều tra vụ án này cho họ.

Cục điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao có vẻ chưa đủ tầm và lực lượng để đối phó với Thượng tướng Phạm Quỳ Ngọ.

Chúng tôi cho rằng, Ban Nội chính Trung ương sẽ đề nghị Ban chỉ đạo chống tham nhũng (do Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, cựu Bí Thư Thành ủy Hà nội làm trưởng ban) yêu cầu Công an Hà nội nhận điều tra vụ án tiết lộ bí mật này. Đây là cơ hội cho Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Sở Công an Hà nội trổ tài. Cơ hội thăng quan tiến chức rộng mở cho tướng Chung, mới 47 tuổi. Nếu ông thành công điều tra vụ án này, nhiều khả năng ông sẽ tiếp quản chức Thứ Trưởng Bộ Công an của Thượng tướng Ngọ.

Tướng Chung có kinh nghiệm điều tra, chinh chiến, chắc sẽ không phụ lòng những người tin vào ông. Đứng đằng sau tướng Chung sẽ là các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Bá Thanh và đặc biệt ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà nội, một ứng cử viên sang giá cho chức Tổng Bí Thư khóa tới. Ông Chung sẽ không được phép thất bại, có nghĩa ông phải chứng minh tướng Ngọ đã tiết lộ bí mật cho Dương Chí Dũng và không những thế còn nhận hối lộ như Dương Chí Dũng đã khai tại phiên tòa. Rõ ràng, Dương Chí Dũng và gia đình sẽ tìm mọi cách để đưa ra các tình tiết chứng cứ giúp cơ quan điều tra chứng minh ông Ngọ phạm tội để Dũng thoát hình phát tử hình.

Dương Tự Trọng, một cựu thủ trưởng Cơ quan điều tra Công an Hải Phòng vì muốn cứu ông anh chắc sẽ được gia đình thuyết phục hợp tác với đồng nghiệp cũ của Công an Hà nội, sẽ khai ra những chi tiết mà đến nay Trọng chưa chịu khai (theo Vũ Tiến Sơn, chính Trọng thông báo Phạm Quý Ngọ yêu cầu Trọng đưa anh trai ra nước ngoài nghỉ dưỡng một thời gian). Sẽ thật lý thú và đáng theo dõi một cuộc chiến cân não giữa một bên là hai người từng làm thủ trưởng cơ quan điều tra hai Thành phố lớn đấu với một bên là người từng làm thủ trưởng cơ quan điều tra một tỉnh lẻ (Thái Bình), sau đó đứng đầu cơ quan điều tra của Bộ Công an. Ai sẽ thắng ai?
Trần Dân
Theo blog Quê Choa

Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an: Chưa đủ căn cứ kết luận đ/c Phạm Quý Ngọ


Ngày 8/1/2014, Trung tướng Hoàng Kông Tư, Quyền Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh II, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Công an nhân dân về lời khai của Dương Chí Dũng liên quan đến một số cán bộ công an tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép theo Điều 275 Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, như sau:
Phóng viên Báo Công an nhân dân: Xin đồng chí Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cho biết quan điểm về việc ngày 7/1/2014, với tư cách là nhân chứng, Dương Chí Dũng đã khai tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép về việc một cán bộ cao cấp ngành Công an đã tiết lộ thông tin về vụ án và khuyên Dũng bỏ trốn?
Trung tướng Hoàng Kông Tư: Về thông tin này, trước đây trong quá trình điều tra, Dương Chí Dũng đã khai báo, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã báo cáo kịp thời lãnh đạo Bộ Công an. Lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo Cơ quan An ninh điều tra báo cáo với cấp có thẩm quyền và khẩn trương điều tra, xác minh theo quy định của pháp luật. Kết quả điều tra, xác minh đến nay xác định không có cuộc gọi trao đổi trong các list điện thoại như Dương Chí Dũng khai báo và bản thân Dương Chí Dũng cũng đã nhiều lần thay đổi lời khai trước Cơ quan An ninh điều tra, nên chưa đủ căn cứ kết luận.
Phóng viên Báo Công an nhân dân: Những thông tin từ lời khai của Dương Chí Dũng trước tòa có liên quan đến một số cán bộ công an sẽ được xử lý như thế nào?
Trung tướng Hoàng Kông Tư: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp điều tra do pháp luật quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội.
Đối với những thông tin từ lời khai của Dương Chí Dũng trước tòa có liên quan đến một số cán bộ công an và cá nhân khác; theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an sẽ phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát, Tòa án và các cơ quan chức năng tiếp tục khẩn trương điều tra, xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật, bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, không để oan, sai.
Phóng viên Báo Công an nhân dân: Xin cảm ơn đồng chí Quyền Tổng Cục trưởng, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an
Công Gôn (thực hiện)
(CAND) 

Khởi tố vụ án liên quan đến lời khai “đưa đồng chí Ngọ 510.000 đôla và 20 tỉ đồng“

HĐXX tuyên phạt Dương Tự Trọng 18 năm tù. Các bị cáo khác nhẹ nhất 5 năm tù, nặng nhất 13 năm tù về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài. Tòa không trả hồ sơ điều tra bổ sung vì hành vi của người tiết lộ thông tin và người tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài là khác nhau, không có cơ sở để chấp nhận.

Hội đồng xét xử công bố bản án.

Chiều 8.1, TAND TP Hà Nội đã tuyên bản án đối với đối với nguyên Phó giám đốc công an TP Hải Phòng Dương Tự Trọng và 6 bị cáo trong vụ án tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài.

Theo HĐXX, quá trình điều tra đã xác định, chiều 17.5.2012, Dương Chí Dũng biết trước mình sẽ bị bắt nên đã báo cho Trọng. Trọng đã nhờ bạn gái mình là Hoàng Kim N. đến đón Dũng về tạm lánh tại nhà N. tại Hà Nội. Sau đó, Trọng gọi Sơn, Thắng đến phòng bàn bạc việc tổ chức cho anh trai mình trốn ra nước ngoài.

Sau khi nghe Sơn báo cáo lại kế hoạch, Trọng đã yêu cầu các bị cáo khác để điện thoại chính ở nhà, chỉ sử dụng điện thoại sim rác trong quá trình đón, đưa Dũng đi trốn.

Chiều 20.5.2012, Trọng, Sơn đã bay từ Hải Phòng vào TP HCM để trực tiếp chỉ đạo việc đưa Dũng trốn đi nước ngoài. Phong và Dũng “Bắc Kạn” đều vào TP Hồ Chí Minh vào ngày 23.5.2012. Nhằm tránh bị phát hiện bắt giữ do xe ô tô chở Dũng mang biển kiểm soát Hải Phòng, khi vào TP Hồ Chí Minh sẽ đổi thành xe mang biển số địa phương này để sử dụng.

Từ TP HCM, các bị cáo Dũng đi qua cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) sang Campuchia. Từ đây, Dương Chí Dũng trốn sang Mỹ nhưng không được nhập cảnh nên buộc phải quay về Campuchia ẩn náu.

Đến ngày 4.9.2012, cơ quan chức năng Việt Nam đã phối hợp với Campuchia bắt giữ được Dương Chí Dũng.

Theo HĐXX, tại phiên tòa, bị cáo Dương Tự Trọng không phản bác nhưng cũng không thừa nhận hành vi phạm tội. Các bị cáo khác đều thừa nhận hành vi phạm tội của mình như cáo trạng truy tố.

"Ngoài ra, ông Dương Chí Dũng khẳng định tại phiên tòa rằng sau khi được đồng chí thứ trưởng bộ công an Phạm Quý Ngọ báo tin mình bị khởi tố, bắt giam trong vụ án cố ý làm trái tại Vinalines, ông Dũng đã gọi điện cho em trai mình để bỏ trốn. Ông Dũng còn khai đưa cho đồng chí Ngọ 510 ngàn USD, trước đó ông Dũng còn cho ông Ngọ 20 tỉ (1 triệu USD) của bà Lan ở công ty Vạn Thịnh Phát. Ngoài ra ông Dũng còn khai đưa cho đồng chí Thanh Cục trưởng cục cảnh sát điều tra tội phạm về cảnh sát kinh tế (C48, bộ Công an) 20 ngàn USD, đưa cho đồng chí Sơn, Cục phó C48, 10 ngàn USD", bản án nêu rõ.

Về yêu cầu trả hồ sơ điều tra bổ sung, HĐXX nhận định, giữa hành vi của người tiết lộ thông tin và người tổ chức cho Dũng trốn ra nước ngoài là hoàn toàn khác nhau nên không có cơ sở để chấp nhận.

HĐXX cho rằng hậu quả của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, do Dương Tự Trọng đóng vai trò chủ mưu. Thủ đoạn của các bị cáo là hết sức tinh vi. Việc Dương Chí Dũng bị bắt lại là nằm ngoài tính toán của các bị cáo. Bị cáo Trọng là cán bộ công an cao cấp nhưng vẫn tổ chức cho anh trai mình bỏ trốn khiến dư luận hoài nghi về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm của các cơ quan nhà nước.

Đây là chuyên án đang điều tra, truy tố nên tố thuộc loại thông tin tuyệt mật của nhà nước. Thông tin này bị lọt ra ngoài đã gây hồ nghi, bất bình trong dư luận. Thực tế, Dương Chí Dũng đã trốn đi trước khi có quyết định khởi tố. HĐXX thấy có căn cứ chấp nhận đề khởi tố vụ án của VKS.

Cạnh đó, HĐXX yêu cầu VKS điều tra làm rõ việc Dương Chí Dũng khai đưa 510 ngàn USD để chạy án và đưa 20 tỉ đồng của công ty Vạn Thịnh Phát.

1. Dương Tự Trọng (nguyên Phó giám đốc Công an Hải Phòng, nguyên Cục phó Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an): 18 năm tù.

2. Vũ Tiến Sơn (nguyên Phó trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội – PC45, Công an Hải Phòng): 13 năm tù.

3. Hoàng Văn Thắng (nguyên cán bộ Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an Hải Phòng): 5 năm tù.

4. Nguyễn Trọng Ánh (nguyên cán bộ PC45 Hải Phòng): 6 năm tù.

5. Đồng Xuân Phong (nguyên cán bộ Hải quan Hải Phòng): 7 năm tù

6. Trần Văn Dũng (Dũng “Bắc Kạn” là giang hồ có máu mặt tại các tỉnh phía Bắc): 8 năm tù.

7. Phạm Minh Tuấn (Giám đốc Xí nghiệp Bạch Đằng, Hải Phòng): 5 năm tù.

HĐXX đã quyết khởi tố vụ án hình sự cố ý làm lộ bí mật của nhà nước theo Điều 263 Bộ Luật hình sự, công bố ngay tại tòa và chuyển quyết định này tới VKSND TP Hà Nội.

Thanh Lưu
Theo Một Thế Giới

------------------------------

Vì sao No China Shop lại bán bao mừng tuổi có thông điệp Nhân Quyền - Dân Chủ?

Chắc hẳn có người đang thắc mắc vì sao năm nay trên bao mừng tuổi do No China Shop cung cấp lại mang thông điệp "Nhân Quyền - Dân chủ" mà không phải là "Hoàng Sa - Trường Sa" như năm ngoái. Thông điệp này được một số người ủng hộ, một số lại dè dặt và cũng có người cho rằng NCS đang đi chệch mục tiêu “Nói không với Trung Quốc” của mình. Vậy thật ra thông điệp Nhân Quyền - Dân Chủ có ý nghĩa gì với mục tiêu ban đầu của NCS?

Rõ ràng, Hoàng Sa mất đã 40 năm, và một phần Trường Sa bị TQ chiếm đoạt đã 26 năm, mãi đến bây giờ báo chí nhà nước mới được phép thông tin rộng rãi. Có rất nhiều lý do đưa ra, nào là chính trị, ngoại giao, abc, xyz... một trong những lý do thường xuyên được đưa ra để cảnh báo người dân không bày tỏ thái độ đó là do dân trí thấp.

Rõ ràng, nhà nước có ban hành các cơ chế kiểm soát nhập khẩu, chất lượng nhưng hàng độc hại, kém chất lượng vẫn ào ạt tuồn về Việt Nam? Đó là kết quả của sự thiếu đạo đức của người kinh doanh cộng với sự vô trách nhiệm của cơ quan chức năng, để tất cả hậu quả đó đều đổ lên đầu người tiêu dùng. Chưa có báo cáo khoa học nào đưa ra sự thật về số người mắc bệnh ung thư ngày càng tăng cao ở Việt Nam. Liệu có mối liên quan nào giữa thảm trạng này với các sản phẩm độc hại, kém chất lượng từ Trung Quốc?

Người Việt Nam nào quan tâm đến chủ quyền đất nước cũng đều biết Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam, nhưng thực tế chúng ta vẫn phải chấp nhận sự quản lý của Trung Quốc. Cũng như chúng ta biết rõ hàng Trung Quốc có nguy cơ độc hại tiềm ẩn nhưng vẫn phải nhắm mắt tiêu dùng là bởi vì chúng ta nghèo!

Bao lì xì năm mới với thông điệp Nhân Quyền - Dân Chủ của No China Shop. Độc giả có thể liên hệ với No China Shop để đặt mua: +84 938 965168 hoặc qua mạng www.nochina-shop.com
Sự nghèo khó không phải là cái tội nhưng sự nghèo hèn thì có. Nó đến từ việc chúng ta thiếu kiến thức và quyền hạn về Nhân Quyền, là những giá trị cơ bản của Quyền con người. Nó đánh mất lòng tự trọng vốn là trách nhiệm của chính quyền với người dân, nó đánh mất lòng tự trọng giữa những con người với nhau. Đơn giản hơn, việc thiếu ý thức về Quyền con người khiến chúng ta đánh mất nhân cách chuẩn của con người, tạo ra những nhân cách biến dị và suy đồi trong cách cư xử của xã hội và biến chúng ta thành một tập thể yếu hèn.

Nhân quyền và Dân chủ, hai khái niệm dường như khó có thể bị tách rời bởi dân chủ thực sự sẽ đến khi mỗi người chúng ta được sống tự do với các quyền trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Thực tế phải nhìn nhận hiện nay là ở Việt Nam, khái niệm Dân chủ lâu nay đã bị các phương tiện tuyên truyền cố tình làm sai lệch theo kiểu định hướng, “có khuôn khổ”.

Một quốc gia biết tôn trọng và thực thi tuyệt đối hai giá trị của Nhân Quyền và Dân Chủ sẽ gặt hái được sự thịnh vượng như một kết quả tất nhiên. Điều này đã được chứng minh với hầu hết các quốc gia giàu mạnh trên thế giới. Thịnh vượng sẽ giải thoát chúng ta khỏi sự nghèo đói vật chất và tri thức. Thịnh vượng sẽ cho chúng ta lòng tự hào và tự chủ thực sự trên quê hương mình. Và chúng ta, những người dân thấp cổ bé họng, chỉ có thể trao cho nhau niềm hy vọng này cho năm mới, cho tương lai, cho thế hệ con cháu của chúng ta qua thông điệp mừng tuổi này.

“Nhân quyền – Dân chủ” với cánh chim bồ câu, biểu tượng của hòa bình sẽ mang đến cho chúng ta sự thực này!
Theo No China Shop

Người lính miền Bắc nghĩ gì về trận hải chiến 1974

Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 24/7/2011. danlambao
Hòang Sa diễn ra từ ngày 17 tới 19 tháng Giêng, năm 1974, qua đó, 74 chiến sĩ hải quân VNCH tử trận khi anh dũng bảo vệ Hoàng Sa của VN. Trong khi hiện có nhiều người dân Việt nói lên cảm nghĩ của mình về diễn biến này, thì câu hỏi được nêu lên là người lính bộ đội Miền Bắc dạo nào suy nghĩ gì về người lính Miền Nam đã hy sinh bảo vệ Tổ Quốc ?

Mọi người VN hy sinh bảo vệ đất nước đều phải ghi ơn

Nghe tường trình
Trong thời gian gần đây, nhất là gần tới thời điểm kỷ niệm 40 năm ngày diễn ra trận hải chiến giữa hải quân VNCH và quân TQ xâm lược Hòang Sa của VN, ngày càng có nhiếu ý kiến của người dân Việt trong và ngòai nước bày tỏ lòng cảm phục trước sự hy sinh cao cả của 74 chiến sĩ VNCH khi ra sức bảo vệ Hòang Sa hồi tháng Giêng năm 1974. Đồng thời, công luận cũng ngày càng thắc mắc về tình trạng giới cầm quyền VN, cho tới giờ, vẫn chưa thấy chính thức vinh danh những người con thân yêu ấy của đất nước, điều mà TS sử học Nguyễn Nhã từ Saigòn cảnh báo rằng “ chính phủ VN sẽ để mất thêm một cơ hội hòa giải dân tộc nếu chậm vinh danh những anh hùng tử sĩ VNCH đã bỏ mình để bảo vệ Hòang Sa trước quân xâm lược phương Bắc”.

Trong xu hướng mong đợi của người dân Việt như vậy, thì những cựu chiến binh bộ đội của Hà Nội suy nghĩ như thế nào về 74 chiến sĩ VNCH ấy đã vị quốc vong thân ? Cựu đại tá quân đội Nhân dân VN, nhà văn Phạm Đình Trọng, từ Saìgon, lên tiếng:




Những người VN hy sinh để bảo vệ đất đai VN đều là những người con của Tổ Quốc VN, mang dòng máu VN. Tất cả những người đã hy sinh cho đất nước VN đều cao quý và đều là những đứa con yêu của dân tộc VN. Do đó sự hy sinh ấy (của chiến sĩ VNCH) phải được ghi nhận, phải được nhớ ơn

cựu đại tá Phạm Đình Trọng
Những người VN hy sinh để bảo vệ đất đai VN đều là những người con của Tổ Quốc VN, mang dòng máu VN. Tất cả những người đã hy sinh cho đất nước VN đều cao quý và đều là những đứa con yêu của dân tộc VN. Do đó sự hy sinh ấy (của những chiến sĩ VNCH) phải được ghi nhận, phải được nhớ ơn. Và nhà nước thì phải ghi nhận, phải ghi ơn những người như thế. Nhưng cho tới giờ, nhà nước (VN này) chưa có làm được cái gì khiến mọi người VN thấy băn khoăn, thấy chưa phải đối với sự hy sinh cao cả đó.

Tài liệu về trận chiến Hoàng Sa năm 1974 của TC/CTCT VNCH
Một cựu bộ đội VN đang ở Phú Quốc, ông Hùng, nhận xét như sau:

Rất tiếc vì 2 thể chế chính trị khác nhau. Chứ đến bây giờ, đáng lẽ người ta phải tôn trọng họ, bởi vì họ đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền, lãnh hải, lãnh thổ của VN. Theo quan điểm của tôi thì tất cả những người đó đều đáng được tôn trọng hết. Tất cả những người đó, thuộc quân đội VNCH, đã hy sinh vì đất nước VN, dòng nước biển của VN thì đáng được tôn trọng, dù cho 2 thể chế chính trị khác nhau, nhận thức khác nhau.

Từ Hà Nội, cựu đặc công của bộ đội VN, ông Phan Khang, khẳng định về hành động hy sinh của những người lính hải quân VNCH ấy khiến tòan dân Việt kính nể:




Tất cả những người đó, thuộc quân đội VNCH, đã hy sinh vì đất nước VN, dòng nước biển của VN thì đáng được tôn trọng, dù cho 2 thể chế chính trị khác nhau, nhận thức khác nhau

một cựu bộ đội VN
Những người hải quân đó của VNCH rất đáng khâm phục. Họ là những người đã xả thân vì đất nước, Tổ Quốc - đất nước đây là của chung – để chống xâm lược, thì mình rất kính phục, kính mến họ. Những người như Trung tá Ngụy Văn Thà…đã hy sinh trong tư thế rất dũng cảm. Hành động đó đã làm cho nhân dân, dân tộc ta kính nể.

Theo cựu bộ đội, ông Hùng, vừa nói, thì Hòang Sa và cả Trường Sa đều là lãnh thổ của VN ngày xưa cũng như VN bây giờ. Ông nhấn mạnh rằng hai nhà nước VNCH và Bắc Việt, dù thế nào đi nữa, thì đó cũng là lãnh thổ của VN.  Ông Hùng cho biết tiếp:

Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc năm 2011 đều có nhắc đến trận hải chiến bảo vệ Hoang Sa năm 1974. danlambao
Chế độ trước (Saigòn) bảo vệ lãnh thổ VN thì chế độ bây giờ cũng phải bảo vệ lãnh thổ VN. Đó là điều bất di bất dịch. Ngày xưa, do ý thức hệ của 2 bên, nhưng người VN đã bảo vệ lãnh thổ của VN, tức là Hòang Sa và Trường Sa. Bất cứ kẻ nào lấn chiếm thì hành động đó là xâm phạm chủ quyền và lãnh thổ của VN. Quân đội cũng là người con của VN để bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền quốc gia VN.

Sự mù quáng của ý thức hệ cộng sản

Nhắc đến hành động Bắc Kinh cưỡng chiếm biển đảo của VN, cựu đặc công Phan Khang lưu ý rằng:
Tôi cho là TQ từ xưa nay, cả nghìn năm Bắc thuộc là họ đã thể hiện ý đồ và hành động xâm lược VN rồi. Nhưng mà về phía bằng chứng lịch sử thì họ không thể nào có bằng cớ bằng VN hết. Vấn đề là họ ỷ thế nước lớn để thực hiện mưu tính bá quyền. Cho nên lúc nào họ cũng phát triển mưu đồ xâm lược VN. Thời nào cũng vậy, kể cả thời ông Hồ Chí Minh, họ tìm mọi cách để xâm chiếm, bành trướng. Người Hán thì không phải riêngVN, họ có ý định làm bá chủ cả thế giới.




ông Phạm Văn Đồng hòan tòan đứng về ý thức hệ CS, ý thức hệ gọi là đấu tranh giai cấp để ủng hộ TQ. Lúc ấy, ông hòan tòan không đứng về phía dân tộc; ông ta không đứng ở tư thế của người VN để nhìn nhận và bảo vệ quyền lợi của đất nước mà ông ta đứng về phía ý thức hệ của CS để ủng hộ ý đồ của Tàu cộng

cựu Đại tá Phạm Đình Trọng
Theo cựu Đại tá Phạm Đình Trọng thì Phương Bắc chiếm được Hòang Sa của VN bởi vì họ đã triệt để lợi dụng chiến tranh ý thức hệ vào thời điểm diễn ra cuộc “ buôn bán ”, sự mặc cả giữa Mỹ và TQ. Nhà văn Phạm Đình Trọng nhận định rằng nếu như Mỹ không thỏa thuận cho TQ đánh chiếm Hòang Sa thì TQ không thể đánh chiếm được. Nhưng hai siêu cường đã thỏa thuận “đi đêm” với nhau để Mỹ đứng ngòai cuộc. Đại tá Phạm Đình Trọng cho biết tiếp:

TQ thực hiện được âm mưu chiếm Hòang Sa của VN. Đây chính là sự mặc cả, buôn bán nhau giữa 2 nước lớn, và họ đã hy sinh quyền lợi của nước nhỏ là VN. Nếu không có cuộc chiến tranh ý thức hệ thì TQ không khi nào có thể chiếm được Hòang Sa. Công Hàm Phạm Văn Đồng thể hiện rõ nhất cái ý thức hệ đó. Lúc đó, ông Phạm Văn Đồng hòan tòan đứng về ý thức hệ CS, ý thức hệ gọi là đấu tranh giai cấp để ủng hộ TQ. Lúc ấy, ông hòan tòan không đứng về phía dân tộc; ông ta không đứng ở tư thế của người VN để nhìn nhận và bảo vệ quyền lợi của đất nước mà ông ta đứng về phía ý thức hệ của CS để ủng hộ ý đồ của Tàu cộng.

Và, khi nhắc tới cái Công hàm Phạm Văn Đồng, nhà Văn Phạm Đình Trọng không quên nhấn mạnh rằng nó đã phản lại quê hương, dân tộc, mang lại hậu quả vô cùng tai hại cho quyền lợi của dân tộc, cho đất đai của dân tộc. Và điều này cũng thể hiện rõ nhất sự mù quáng của ý thức hệ CS.

Thanh Quang,
Theo RFA


========
Nghe bài này 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét