Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Lượm lặt - Khía cạnh pháp lý trong lời khai của Dương Chí Dũng

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Dương Tự Trọng 18 năm tù, khởi tố vụ án lộ bí mật công tác (TT). - Sự nghiệp Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ- Trưởng ban chuyên án Vinalines (Soha). - Bộ Công an lên tiếng trước lời khai chấn động của Dương Chí Dũng (MTG). - Dương Chí Dũng sẽ thêm tội nếu khai man về “ông anh cao cấp” (Soha). - Khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước, điều tra “người mật báo” (NLĐ). - Dương Chí Dũng dùng tiền cho con du học Mỹ để chạy tội (VNN). - Dương Tự Trọng “nạt” vợ con không được khóc (DT). - “Người mật báo cho Dũng trốn, nếu là cán bộ cấp cao càng phải xử nặng” (GDVN). - Phỏng vấn nóng chủ tọa phiên xử em trai Dương Chí Dũng (VNN). - Tiết lộ áp lực duy nhất đối với chủ tọa phiên xử Dương Tự Trọng (Soha). - Nhật ký Dương Chí Dũng ghi lại nhiều điều (VNN).
Báo Trung Quốc doạ Việt Nam bằng hạm đội tàu sân bay Liêu Ninh  -(GDVN)  —   Học giả TQ đưa ra 5 kiến nghị về cái gọi là “hợp tác” ở Trường Sa  -(GDVN)
Hải quân Trung Quốc sẽ dùng thủ đoạn do thám cự ly gần nhiều nước?  -(GDVN)   —  Báo Trung Quốc nhận nhầm ảnh Việt Nam  -(TN)
Nhật Bản tìm kiếm đồng thuận từ ASEAN làm việc với TQ về lãnh thổ  -(GDVN)   —  Tàu ngầm Đài Loan lắp tên lửa Harpoon có thể tấn công đảo Hải Nam TQ  -(GDVN)
Tân Hoa Xã: Các nước ĐNÁ tăng cường triển khai tàu ngầm ở Biển Đông  -(GDVN)
Dương Chí Dũng khai hết mọi điều  -(SGTT)   —- Đề nghị khởi tố vụ án “cố ý làm lộ bí mật công tác”  – (GDVN)   >>>  Cán bộ “Cố ý làm lộ bí mật công tác” có thể bị phạt tù 7 năm?   >>>  Các bị cáo khai ra người báo tin cho Dương Chí Dũng bỏ trốn
Đề nghị khởi tố vụ án “cố ý làm lộ bí mật công tác” audio  -(TT)   >>>  Vụ “khai người mật báo”: Để câu hỏi không còn bỏ ngỏ
Nguyên Cục trưởng Cục cảnh sát chống tham nhũng nói ‘không liên quan’ đến Dương Chí Dũng   -(TNO) Trả lời Thanh Niên Online vào cuối giờ chiều ngày 7.1, ông Trần Duy Thanh, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C48) Bộ Công an cho biết ông “không nắm được” và “không liên quan gì” đến việc Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Dương Chí Dũng khai đem 500.000 USD tới nhà Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ   -(TNO)   >>>  Dương Chí Dũng khai Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ khuyên nên trốn
Dương Chí Dũng tìm gặp Chủ tịch nước nhưng không được tiếp  -(MTG)   >>>  Dương Chí Dũng khai tướng Phạm Quý Ngọ mật báo, tướng Ngọ phủ nhận   >>>  Bạn đọc viết: Điểm nóng 500.000 USD
Đề nghị khởi tố vụ án Thứ trưởng công an mật báo cho Dương Chí Dũng chạy trốn  -(SM)

Huỳnh Thị Huyền Như chi hơn 1,1 triệu USD làm sẵn visa đi Mỹ  -(GDVN)   —  Những tiết lộ đầy bất ngờ của “siêu lừa” Huyền Như  -(MTG)
Dương Chí Dũng không được phép phát biểu khi tranh luận  -(DV)   >>>  15h chiều nay, HĐXX tuyên án vụ Dương Tự Trọng và đồng phạm
Còn quan chức nhận quà thì còn người tặng quà   -(Dân trí)
Dương Chí Dũng khai gì về những lần hối lộ người của Bộ Công an?  -(GDVN)   —  Dương Tự Trọng và các bị cáo đã nói gì sau cùng?   -(GDVN)
_________________________________________________________________________
Suy nghĩ từ thông điệp đầu năm của Thủ tướng   – Hạ Đình Nguyên  -(Boxitvn)

Khuyển quyết  -(Ngô nhân Dụng -NV)  -Thứ Sáu tuần trước, hầu hết các báo trên thế giới đều loan tin vụ ông chú dượng của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Chính Ân bị cháu hành quyết, bằng một phương pháp mà báo Người Việt mô tả là “vô cùng man rợ.”
Khi dân oan đoàn kết  -(Lê diễn Đức -NV)   —  Ðầu năm, vẫn chưa thể nói chuyện vui  – (Song Chi -NV)

KINH TẾ
Kinh tế thế giới 2014 : Một tia hy vọng  -(RFI)   —  Walmart có ý định kinh doanh ở Việt Nam  -(RFA)
Lo máy ATM hết tiền  -(NLĐ)   —   Kẽ hở trong giám sát tài chính  -(NLĐ)   —-Những lý do nhà nước ngừng in tiền lẻ  -(VTV)
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng:’Không cứu bất động sản bằng tiền’  -(ĐV)
Công ty Quản lý quỹ của Tân Hoàng Minh tạm ngừng hoạt động  -(GDVN)   >>>  Chuyên gia “mổ xẻ” danh sách thưởng tết gây xôn xao của 33 NH    >>>  Vì sao hàng loạt doanh nghiệp tại Củ Chi báo cáo thưởng tết “ảo”?   >>> Giò chả Minh Hương chứa chất bảo quản vượt mức
Bất lực hay bắt tay?  -(TN)  -Nếu hỏi các nhà sản xuất trong nước họ sợ nhất điều gì lúc này, hầu hết đều có câu trả lời giống nhau: hàng lậu, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng. Từ chỗ chỉ bùng phát vào dịp cuối năm, hàng lậu mấy năm trở về đây “nóng” quanh năm.
Một cách nhìn về xuất siêu với Trung Quốc  -(SGTT)
Trung Quốc: Giá nhà cao ngất ngưởng khiến thị trường bất động sản “dưới nắp cống” phát triển  -(SM)
Tăng trưởng tín dụng 2013 có thực sự… ‘vút bay’ ?  -(SM)   —  Hội chợ hàng Việt tràn ngập…hàng Tàu  -(SM)

Vàng quay đầu giảm giá, chênh lệch lại nới rộng   -(Dân trí) – Sáng nay 8/1, giá vàng trong nước đã đảo chiều đi xuống theo xu hướng chung của thị trường thế giới. Tuy nhiên, do mức giảm không tương ứng nên giá vàng trong nước lại nới rộng khoảng cách so với giá vàng thế giới quy đổi.
Vẫn chồng chéo, lỏng lẻo trong kiểm soát hàng hóa  -(DV)   >>>  Thời khó khăn, đặc sản xuất khẩu… ế ẩm  -(DV)   >>>  Doanh nghiệp chưa cảm thấy “dễ thở”   >>>  Giá muối đã được cải thiện
TS Quang A: Vài ngày nghỉ do gộp Tết chưa hẳn tạo ra lợi thế kinh tế  - (Danviet)   -Vài ngày nghỉ do việc gộp tết chưa hẳn tạo ra lợi thế kinh tế, sự phối hợp với quốc tế trong hoạt động cũng chưa chắc mang lại những lợi thế át trội so với sự mất mát về mặt văn hóa.
Thiệt thòi vì trồng rừng 327  -(DV)   —  Tăng giá điện, EVN kỳ vọng lãi khủng năm 2014  -(GDVN)  >>>  Bắt giữ gần 1.500 hộp bánh quy độn nhựa và bìa cáctông   >>>  Giò chả Minh Hương chứa chất bảo quản vượt mức
Thị trường bất động sản: Vẫn chưa thấy… “mùa xuân”  -(DĐDN)   >>> TP.HCM chào bán gần 6.400 căn hộ trong năm 2013    >>>  5 điều kiện để tổ chức nước ngoài sở hữu 10% vốn điều lệ tổ chức tín dụng   >>>Thêm hai quốc gia áp thuế chống bán phá giá với VN   >>>  Yêu cầu đưa các loại tiền mệnh giá nhỏ đã qua sử dụng vào lưu thông
Xuất khẩu nông, thủy sản sang Nhật Bản và Hàn Quốc: Cơ hội từ chất lượng  -(DĐDN)
Ban Kinh tế Trung ương: “Vừa chạy vừa xếp hàng” vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ -(DĐDN)
Johnathan Hạnh Nguyễn: Nếu đi tắt, tôi giàu lâu rồi -(DĐDN)
Lại cho bán nhà … trên giấy  -(ĐĐK)   —  Nhiều công trình Thủy lợi “đắp chiếu”: Nông dân chịu thiệt -(ĐĐK)
Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Trafaco Vũ Thị Thuận: “Thuốc nội, muốn phát triển phải có môi trường kinh doanh sạch” -(ĐĐK)

VĂN HÓA-THỂ THAO
Cannes 2014 mời nữ đạo diễn Jane Campion làm chủ tịch ban giám khảo  -(RFI) 
Ảnh quý hiếm về “Huế, Sài Gòn, Hà Nội”   -(DT)     >>>  Làng cổ: loay hoay giữa bảo tồn và phát triển

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Các nhà giáo dục thấy và học được gì?  -(MTG)   >>>  Đắng lòng những bữa cơm bên trong ĐH Hùng Vương   >>>  Chạy di sản, cháy di sản
GS.TS Đinh Xuân Dũng: “Sinh viên ít ước mơ, hoài bão”  -(MTG) —-Giáo dục đại học thiếu sáng tạo  -(Dân trí)-   >>>  “Cảm ơn Bộ GD-ĐT đã có chủ trương đúng”
Đối tượng học sinh được hưởng hỗ trợ gạo  -(DV)
“Bộ GD&ĐT phải đổi mới tư duy quản lý và cần phải làm ngay”  -(GDVN) – TS Nguyễn Tiến Luận: “Điều các trường mong muốn nhất là Bộ làm thật tốt công tác hậu kiểm, đánh giá được chất sinh viên tốt nghiệp”.
MV tái hiện bố Thủ khoa ĐH Y sống dưới cống của Mỹ Linh gây xúc động  – (GDVN)
Giáo dục Việt Nam: hết ‘vực thẳm’ đến ‘nhà cao tầng’  -(NV)


XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
http://images.danviet.vn/Images/Uploaded/Share/2014/01/07/8b2Q_1.png
Đã mắt với bộ ảnh siêu mẫu bốc lửa bên dã thú Icon  -(DV)  ===>>>
Ghen tuông, dùng rựa chém đứt cổ người tình  -(PL&XH)   >>>  Bị xe vi phạm cán, CSGT tử vong
Trung Quốc dùng súng ngăn người hôi của  -(ĐV)    —  2 thanh niên táo tợn “thủ” dùi cui điện để cướp xe taxi  -(GDVN)
Tấn công tội phạm giáp tết – Kỳ 3: Giết người, đốt xe, cướp xác phi tang…  -(TN)  —  Lại xuất hiện clip thôn nữ doạ nạt, đánh người như côn đồ   -(Dân trí)
Nghi sốc ma túy ở nhà nghỉ, một chết, một nguy kịch  -(DV)
Sát hại dã man người yêu đang mang thai  -(DV)   >>>  Đặc nhiệm nhảy xuống kênh truy bắt “cướp bay”  >>>  Giết người vì bị nhắc nhở nói chuyện quá to   >>>  Bình Dương: Tài xế xe tải cán chết trung úy CSGT   >>>  Khởi tố nguyên trưởng CA xã nhập hộ khẩu khống cho Việt kiều
Sư trụ trì chùa Hương lý giải 1.200 bao tải tiền  -(GDVN)   >>>  Côn đồ chém đứt gân tay một học sinh lớp 8

QUỐC TẾ
Ai tung tin?  -(BBC)  -  Ai là người đầu tiên đưa tin khuyển quyết Chang Song-thaek?
Hơn 100 nhà báo Miến Điện biểu tình đòi trả tự do cho đồng nghiệp  -(RFI)    —  Lễ Độc lập : Miến Điện ân xá hơn 13.000 tù nhân  -(RFI)    — Thế lực kim tiền của Trung Quốc không lay chuyển được công luận Miến Điện  -(RFI)
Các nhà báo Miến Điện yêu cầu trả tự do cho đồng nghiệp  -(VOA)
Tranh cãi Trung – Nhật  -(BBC)   —  Chủ quyền lãnh thổ : Ngoại trưởng Nhật đi tìm sự ủng hộ của châu Âu  -(RFI)   —  Nhật triển khai chiến lược an ninh mới : Dồn sức kháng Trung Quốc  -(RFI)  —  Nhật điều máy bay chiến đấu bảo vệ vùng biển tranh chấp với TQ  -(RFA)
Ninja ngầm của Nhật Bản đe dọa Trung Quốc thế nào?  -(ĐV)
Trung Quốc bác bỏ thông tin về hệ thống chỉ huy tác chiến liên binh chủng  -(RFI)   –   Châu Âu cho rằng Trung Quốc nên mở rộng cửa cho đầu tư nước ngoài  -(RFA)
Biểu ngữ ủng hộ các phóng viên tuần báo Nam Phương Chu mạt tại Quảng châu - REUTERS /Bobby Yip
Trung Quốc tăng đàn áp trước ngày kỷ niệm “sự cố” Nam Phương Chu Mạt  -(RFI)  -Cách nay đúng một năm, các phóng viên tuần báo Nam Phương Chu Mạt tại Quảng Châu đã thu hút sự chú ý của công luận đình công phản đối chế độ kiểm duyệt thô bạo nhắm vào họ. Ngày kỷ niệm một năm vụ việc đó vào hôm nay, 07/01/2014, đã khiến lực lượng an ninh tại chỗ rất căng thẳng.
Biểu ngữ ủng hộ các phóng viên tuần báo Nam Phương Chu mạt tại Quảng châu – REUTERS /Bobby Yip  ===>>>
Chiến dịch đàn áp người biểu tình tiếp diễn ở Campuchia  -(VOA)
Cửa ải lớn đầu tiên của nền dân chủ Tunisia : Thông qua Hiến pháp mới  -(RFI)    — Tranh luận về thành công của việc can thiệp quân sự ở Ai Cập   -(VOA)   —   Sự can thiệp của Pháp khiến Anh mất đi ‘bản năng dũng cảm’  -(VOA)
Hoa Kỳ có nữ chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang lần đầu tiên  -(VOA)
Mỹ bắt nghi phạm vụ phóng hỏa lãnh sự quán Trung Quốc  – (RFI)    —  Nghi can đốt lãnh sự quán TQ ở San Francisco bị truy tố  -(VOA)  —  Trung Quốc tuyên án tử hình một người sản xuất dầu ăn tái chế  -(RFA)
Úc buộc tàu chở người tỵ nạn quay trở lại Indonesia  -(RFI)    —  Hải quân Úc đẩy một tàu tị nạn về lại Indonesia  -(RFA)
Cựu hoa hậu Venezuela bị giết trong vụ cướp  -(VOA)   —  Núi lửa Sinabung tại Indonesia phun trào  -(VOA)
“Chán Bắc Kinh, Triều Tiên xử tử Jang Song-thaek làm quà để thân Mỹ”  -(GDVN)   >>>  Chosun: Bình Nhưỡng có thể suy yếu sau khi Kim Kyong-hui qua đời
Trung Quốc tiếp tục khoét sâu lịch sử, chỉ trích Nhật Bản  -(GDVN)   —   Hoa Xuân Oánh nói Đại sứ Nhật Bản “vô tri, vô lý, ngông cuồng”?!  -(GDVN)   >>>  Thời báo Hoàn Cầu: Nhật Bản liên thủ Ấn Độ chống Trung Quốc   >>>  Nhật Bản tìm kiếm đồng thuận từ ASEAN làm việc với TQ về lãnh thổ   >>>  Hải quân Trung Quốc sẽ dùng thủ đoạn do thám cự ly gần nhiều nước?
Mỹ điều thêm 800 binh sĩ, 80 xe tăng – xe bọc thép tới Hàn Quốc  -(GDVN)

Khía cạnh pháp lý trong lời khai của Dương Chí Dũng

Ông Dương Chí Dũng được dẫn giải vào phòng xử án hôm 12 tháng 12, 2013
Ông Dương Chí Dũng được dẫn giải vào phòng xử án hôm 12 tháng 12, 2013 AFP
Phiên tòa xử Dương Tự Trọng vào ngày 7 tháng 1 về tội tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài đã dấy lên một làn sóng dư luận chưa từng có khi Dương Chí Dũng với tư cách nhân chứng khai rằng chính thứ trưởng Bộ công an là Trung tướng Phạm Quý Ngọ đã nhận nửa triệu đô la để thông báo cho đương sự chạy trốn. Mặc Lâm phỏng vấn Luật sư Trần Vũ Hải để tìm hiều thêm khía cạnh pháp lý về lời khai quan trọng này.

Thưa luật sư như ông đã biết việc Dương Chí Dũng tố cáo Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ trước phiên tòa về việc ông này nhận số tiền 500 ngàn đô la để rò rỉ thông tin tư pháp. Trước nhất xin luật sư cho biết nhận xét tổng quát của ông về vụ này ra sao dưới khía cạnh pháp lý.

Theo tôi hiểu lời khai của ông Dương Chí Dũng về ông Phạm Quý Ngọ thực chất có thể coi là một lời tố cáo và do đó pháp luật Việt Nam phải xem xét vấn đề trong tình huống này. Ông Dương Chí Dũng đã khai điều này tại cơ quan điều tra nhưng cũng không rõ những lời khai này không có trong các hồ sơ vụ án của Dương Chí Dũng và Dương Tự Trọng hay không. Cũng có thể tòa có xem rồi nhưng cho tới nay báo chí chưa loan tải rằng có những lời khai đó.

Đến nay thì tòa đã chấp nhận những lời khai đó một cách công khai thì đương nhiên tòa án phải xem xét theo bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam đó là yêu cầu tòa khởi tố vụ án ngay tại lúc này.
Nếu cơ quan điều tra Bộ công an biết rồi mà không có quyết định khởi tố vụ án thì Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao có quyền ra quyết định khởi tố vụ án và giao cho cơ quan điều tra của Bộ công an điều tra tiếp. - Luật sư Trần Vũ Hải
Xâm phạm hoạt động tư pháp

Để tránh tình trạng công an xử công an, theo Bộ luật hình sự hiện hành thì cơ quan nào, ngoài Bộ Công an, có thể ra quyết định khởi tố ông Phạm Quý Ngọ thưa luật sư?

Nếu cơ quan điều tra Bộ công an biết rồi mà không có quyết định khởi tố vụ án thì Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao có quyền ra quyết định khởi tố vụ án và giao cho cơ quan điều tra của Bộ công an điều tra tiếp. Hoặc nếu cho rằng đây là hành động xâm phạm tư pháp thì cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao có thề điều tra, bởi vì cơ quan điều tra của Viện Kiềm sát Nhân dân Tối cao có trách nhiệm trước việc xâm phạm hoạt động tư pháp.
Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an
Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an. Source baophapluat.vn
Trong vụ này thì ông Phạm Quý Ngọ là trưởng ban chỉ đạo chuyên án tham nhũng Vinalines tức là người có vai trò nhất định trong cuộc điều tra nên đây có thể coi là hành động xâm phạm hoạt động tư pháp. Xâm phạm hoạt động tư pháp là gì? Đó là lẽ ra cơ quan điều tra phải tiến hành bắt giam ngay ông Dương Chí Dũng nhưng người trong cơ quan điều tra cụ thề là Phạm Qúy Ngọ lại báo cho Dương Chí Dũng biết đề bỏ trốn. Hơn nữa theo lời khai của Dũng thì ông này đã đưa tiền cho ông Phạm Quý Ngọ và nếu lời khai này là đúng thì rõ ràng là phải khởi tố vụ án.
Tuy nhiên chưa thể dùng những lời khai này để kết tội ông Phạm Quý Ngọ được mà cần phải tìm những chứng cứ khác để xem những lời khai đó như báo chí đã viết có chân thật hay không. Ông Phạm Quý Ngọ có bổn phận phải trả lời cho dư luận những lời khai đó là như thế nào.
Lẽ ra cơ quan điều tra phải tiến hành bắt giam ngay ông Dương Chí Dũng nhưng người trong cơ quan điều tra cụ thề là Phạm Qúy Ngọ lại báo cho ông Dũng biết đề bỏ trốn. Hơn nữa theo lời khai của Dũng thì ông này đã đưa tiền cho ông Phạm Quý Ngọ và nếu lời khai này là đúng thì rõ ràng là phải khởi tố vụ án - Luật sư Trần Vũ Hải
Cơ sở nào để kết tội Phạm Quý Ngọ?

Vâng ngay sau khi ông Dương Chí Dũng tố cáo công khai trước tòa thì ông Phạm Quý Ngọ đã lên tiếng cho công luận ngay rằng ông ta không phạm tội và không có bằng chứng gì để khép tội ông ta cả. Ngay các cuộc gọi điện thoại thì trên cái list mà ông ta có cũng không có cuộc gọi nào của Dương Chí Dũng. Luật sư nghĩ sao về một phản ứng nhanh chóng như vậy?

Lời khai của Dương Chí Dũng rất là chi tiết và còn nhiều người làm chứng thì dụ như vợ ông tài xế của Dương Chí Dũng và khi ông này đến nhà Dương Chí Dũng như thế nào…và những lời khai phải được xem là ít nhất những động thái ấy có đúng hay không còn câu chuyện số tiền 500 ngàn đô la thì lại khác. Rất khó xác minh nhưng ít nhất về hành tung của Dương Chí Dũng đã khai thì theo chúng tôi xác minh việc này không phải là quá khó.

Cựu đại tá Dương Tự Trọng  Phó GĐ Công an Hải Phòng
Cựu đại tá Dương Tự Trọng Phó GĐ Công an Hải Phòng. vietgiaitri.com
Đối với những cuộc gọi điện thoại với ông Phạm Quý Ngọ thì ông này khi trả lời báo chí đã nói có một cái list rồi và không có đâu, tuy nhiên Dương Chí Dũng lại nói rằng đây là gọi qua những sim rác thì tôi nghĩ rằng giờ đây điều khó khăn là nếu kiểm tra lại các cuộc gọi giữa sim rác này tới sim rác kia là việc khó khăn. Nếu cách đây chỉ vài tháng thì còn khá dễ nhưng thời gian đã lâu, hơn một năm rồi có còn lưu lại hay không cũng không rõ lắm. Việc này đã xảy ra 20 tháng rồi.

Theo luật, do ông đã tố cáo việc đưa hối lộ nên ông cũng được miễn truy cứu về tội đưa hối lộ. Nếu vụ đưa hối lộ này là đúng thì thậm chí theo luật VN ông sẽ được coi là đoái công chuộc tội và có thể được ân giảm án tử hình - Luật sư Trần Vũ Hải
Tóm lại cần phải có những cuộc điều tra kỹ hơn và Dương Chí Dũng là nhân chứng chính trong vụ này. Theo luật, do ông đã tố cáo việc đưa hối lộ nên ông cũng được miễn truy cứu về tội đưa hối lộ. Nếu vụ đưa hối lộ này là đúng thì thậm chí theo luật Việt Nam ông sẽ được coi là đoái công chuộc tội và có thể được ân giảm án tử hình trong phiên sơ thẩm vừa qua.

Án tại hồ sơ?

Chúng tôi đặc biệt chú tới câu tuyên bố của ông Phạm Quý Ngọ là “án tại hồ sơ”. Điều này gợi lên sự nghi ngờ là ông Ngọ đã chủ động xem xét tất cả hồ sơ mà Dương Chí Dũng khai với cơ quan điều tra?

Chúng ta thấy ngạc nhiên tại sao ông Ngọ lại biết rõ hồ sơ của mình? Hồ sơ về ông phải được giữ bí mật, ông có thề biết kết quả điều tra như thế nào một cách tổng quát thôi. Tuy nhiên ông Phạm Quý Ngọ là một Thứ trưởng Bộ Công an trước đây thì việc phụ trách điều tra chắc chắn sẽ có sự nhạy cảm. Tôi nghĩ rằng việc này lãnh đạo cấp cao nhất phải xem xét và trả lời trước công luận.

Chúng ta nên nhớ rằng Việt Nam cũng như nhiều nước khác không phải chỉ có một cơ quan điều tra. Ví dụ như ngoài cơ quan của Tổng Cục cảnh sát còn có cơ quan điều tra của an ninh và cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát họ có điều kiện điều tra chéo nhau và những lời khai của Dương Chí Dũng phải được làm rõ.
Chúng ta thấy ngạc nhiên tại sao ông Ngọ lại biết rõ hồ sơ của mình? Hồ sơ về ông phải được giữ bí mật, ông có thề biết kết quả điều tra như thế nào một cách tổng quát thôi. Tuy nhiên ông Phạm Quý Ngọ là một Thứ trưởng Bộ Công an trước đây thì việc phụ trách điều tra chắc chắn sẽ có sự nhạy cảm - Luật sư Trần Vũ Hải
Thoát tội từ cánh cửa của Đảng.

Theo báo chí cho biết thì ông Ngọ đang nằm nhà thương khi vụ án Dương Tự Trọng bắt đầu đưa ra xét xử, theo ông thì trong Bộ luật hình sự Việt Nam có điều khoản nào miễn giảm cho tội phạm khi đương sự bệnh nặng hay mất khả năng trả lời trước tòa hay không?

Đây cũng là chi tiết khá lý thú. Nếu thật sự ông Phạm Quý Ngọ đang điều trị một bệnh hiềm nghèo thì theo quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam thì không bị xem xét kỷ luật. Ở Việt Nam muốn xử lý hình sự một đảng viên thì ít nhất phải tìm cách đình chỉ đảng viên của ông ta và tôi nghĩ đây là một vấn đề khá khó khăn. Việc ông ta lách điều khoản của Đảng đã chứng tỏ ông ta có vấn đề.

Còn việc triệu tập ông ta như một bị cáo thì Đảng cộng sản có quy định nào cho đảng viên hay không? Cơ quan nào có quyền triệu tập thưa luật sư?

Cái việc triệu tập nếu có thì có thể do Viện kiểm sát đề nghị, hai là luật sư đề nghị. Thí dụ luật sư của ông Dương Tự Trọng có thể đề nghị triệu tập và tòa án nếu thấy cần thiết cũng có thể triệu tập. Tuy nhiên nó có một cái khó, theo luật Tố tụng Hình sự của Việt Nam thì lệnh triệu tập phải được đưa ra trong quyết định ra xét xử hoặc ngay trước khi phiên tòa mở ra.

Trong trường hợp này thì luật sư có quyền đề nghị hoãn phiên tòa và trả lại hồ sơ cho Viện Kiểm sát. Hiện này thì luật sư của ông Dương Tự Trọng đang đề nghị như vậy và khi ấy mới có thể triệu tập ông Ngọ. Còn đang trong quá trình phiên tòa mà triệu tập ai đó thì Việt nam chưa có quy định mà cuộc triệu tập phải diễn ra khi bắt đầu phiên tòa.

Theo chúng tôi thì phải hoãn phiên tòa và trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để làm rõ lời khai của ông Phạm Quý Ngọ.
Xin cám ơn luật sư.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-01-08

Suy nghĩ từ thông điệp đầu năm của Thủ tướng

(I)

Qua thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, có vẻ như đã bộc lộ những tín hiệu về một sự đổi mới tình hình đất nước.

Nếu căn cứ vào lời tóm tắt thông điệp: “Hoàn thiện thể chế, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2014, tạo nền tảng phát triển nhanh và bền vững”, có lẽ chẳng có gì đáng nói với những từ ngữ quá quen thuộc này.

Tuy nhiên, nội dung lại có nhiều điều đáng chú ý. Từ phát biểu của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh (xem ở đây), đến cuộc giao lưu với đại biểu sinh viên toàn quốc 28/12, của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (xem ở đây), nay đến thông điệp đầu năm của Thủ tướng, đã có nội dung tương đồng và toàn diện hơn, gợi lên một không khí thống nhất có phần mới mẻ từ phía Chính phủ.

Có người cho rằng đây chỉ là những lời nói “khôn ngoan” trong tình hình suy thoái kinh tế - xã hội, mà Thủ tướng là người đứng đầu nhà nước, đồng thời là ủy viên Bộ Chính trị, phải chịu trách nhiệm. Đặc biệt cuộc chống tham nhũng đang diễn ra trong nội bộ có phần gay gắt, mà Thủ tướng cũng là người trực tiếp gánh chịu nhiều sự phê phán.

Nói cách nào thì cũng không oan.

Nhưng sẽ là thiếu xác đáng, và cũng không đem lại hiệu quả tích cực trong tình hình đất nước hiện nay, khi quy tất cả trách nhiệm về một cá nhân, có tác dụng che lấp một thể chế đã có quá nhiều vấn đề.

Một thể chế mang những khiếm khuyết căn bản mà cả trăm năm “chưa chắc đã hoàn thiện được”, vì căn bệnh thiểu năng kéo dài nhiều thế hệ, được gọi là “lỗi hệ thống”. Đảng và Nhà nước là một hỗn hợp quyện vào nhau, càng khó phân biệt hơn cả tính hai mặt của một đồng tiền, hay sáu mặt của con xúc xắc. Nhà văn Nguyễn Quang Lập đặt tên gọi “Nhà-nước-Đảng” (chứ không phải là “Đảng và Nhà Nước”) quả là có lý. Hai “thực thể” này không thực sự là hai. Nó chỉ là một cái hộp kín trước toàn dân, tự thân nó sản sinh ra hậu quả. Mỗi lúc có sản phẩm bất túc, phải có những ai đó, hoặc cái mơ hồ nào đó, đứng ra chịu trách nhiệm về sự sai lầm, thay cho cái tổng thể. Nay, các “nhóm lợi ích” – con đẻ của nó – được gọi là tác nhân phá hoại kinh tế đất nước. Sự suy vi toàn diện hiện nay thì có thủ phạm mang cái tên mông lung là “suy thoái tư tưởng”, hay “thế lực thù địch”. Chúng không ít và vô hình đang ăn nằm trong Đảng. Mà nguyên nhân của suy thoái lại mơ hồ hơn nữa, là tên tội phạm “nhạt phai lý tưởng” (cũng có nghĩa là “xa rời ảo tưởng!”).

Thủ phạm chính không thể che giấu mãi, mà cần được gọi đích danh, đó là thể chế đang hiện hành.

Trong bối cảnh miệt mài với vòng quay mịt mù của hệ thống thể chế đó, có tiếng nói đổi mới, cho dù chỉ là sự cố gắng cựa quậy, để đấu tranh với bảo thủ, cần nên được chú ý lắng nghe. Huống hồ tiếng nói mới mẻ đó phát ra từ một người đứng đầu chính phủ, khó tin là toàn thể, nhưng đáng tin là một lực lượng!

Thủ tướng đã nói đúng điều then chốt nhất của tình hình: mạnh mẽ thay đổi thể chế. Và lời nói đó có đáng tin cậy không?

Sự thể quan trọng này cần có tiếng vọng nghiêm túc từ phía nhân dân.

Thông điệp đã nhấn mạnh nhiều dân chủ, xác định dân chủ là nhu cầu khách quan của tiến trình lịch sử, là động lực để phát triển kinh tế và bảo vệ nền độc lập. Quyền dân chủ của nhân dân phải là nền tảng cho đổi mới thể chế. Đó là một nhận thức đúng.

Thủ tướng nhắc lại Đại hội Đảng lần VI đã chủ trương đổi mới, tạo nên một động lực đưa đất nước lên một bước phát triển, nhưng “động lực ấy không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển, nay “Nguồn động lực đó phải đến từ Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân”. Như thế là đặt vai trò của thể chế ở vị trí trung tâm, trong mối quan hệ với quyền làm chủ của nhân dân và động lực phát triển xã hội. Đó là xem xét lại vấn đề thể chế đang hiện hành. Vì thể chế không dân chủ, nên bộ máy lãnh đạo hành xử tùy tiện, hủy hoại sức sống của xã hội, làm công cuộc đổi mới bị biến dạng, đưa đến trì trệ và suy thoái. Muốn khôi phục lại đà tiến đó, cần đẩy mạnh vấn đề đổi mới thể chế.

Thông điệp nêu: “Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp song sinh trong một thể chế chính trị hiện đại. Không thể nói đến một nhà nước pháp quyền mà không có sự cộng sinh của nền dân chủ. Dân chủ được khẳng định: quyền con người, quyền công dân, và quyền lực nhà nước dựa trên cơ sở luật pháp. Và bộ luật căn bản nhất, bao trùm ba quyền trên, là Hiến pháp, mà Hiến pháp trong quan niệm hiện đại, phổ quát, là Tối Cao.

Đó là thể chế chính trị hiện đại, nó khác với nền chính trị độc tài đã bị lịch sử bỏ qua, mà hình thái lạc hậu nhất của nó là chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa toàn trị, đang còn duy trì ở một vài quốc gia mang danh là chủ nghĩa xã hội, như Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Việt Nam ta.

Bất chấp là mô hình thể chế nào, Việt Nam vẫn đang đi, và bắt buộc phải đi, trên con đường hội nhập toàn cầu, thì phải có đủ sức cạnh tranh để tồn tại, thông điệp của Thủ tướng nêu: Không thể có được năng lực cạnh tranh cao nếu không có một thể chế chất lượng cao và một nền quản trị quốc gia hiện đại. Chưa cần xác định tên gọi của nó là gì trong cái bẫy của từ ngữ có thể gây ra sự cố, thông điệp xác định về nội dung của thể chế trước đã, nhằm phục vụ cho sức mạnh cạnh tranh của quốc gia trong bối cảnh tất yếu của hội nhập, để không bị nhận chìm tận đáy của sự lạc hậu, bằng từ ngữ có vẻ kinh doanh một chút, và hơi lãng mạn: thể chếchất lượng cao, và nềnquản trị quốc gia hiện đại.

Đó là hai vấn đề then chốt mà người đọc có thể nhìn thấy trong thông điệp. Dư luận trong giới quan tâm thời cuộc đã tỏ ra có sự cộng hưởng tích cực, xem đây là không gian mới trong bầu không khí oi bức và chờ đợi lâu nay của phía dân sự, ít ra là vể nhận thức lý luận, từ phía công quyền, cũng là ý tưởng “đột phá tư duy để phát triển”, mà Thủ tướng Dũng đã nói cách đây vài tháng.

Thông điệp còn hé lộ thêm một bước cụ thể, nhưng trong thời điểm giao thoa giữa ánh sáng và bóng tối, có những vật mờ cần cái nhìn thận trọng: “Đảng ta phải nắm chắc ngọn cờ dân chủ. Giành lấy ngọn cờ dân chủ, hẳn không như là một thủ thuật chính trị, mà với ý nghĩa nghiêm túc là đi đầu thực hiện dân chủ, và quyết tâm thực hiện dân chủ.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước cũng là nhằm phát huy tốt hơn quyền làm chủ của Nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước được hiểu theo ý nghĩa là phát huy, chứ không giảm thiểu, đè bẹp, trói cột quyền của nhân dân, là “làm tốt khả năng kiến tạo phát triển”, là tập trung xây dựng khuôn khổ thể chế phù hợp, và tạo điều kiện cần thiết để mọi người phát huy năng lực và sức sáng tạo vì lợi ích của chính mình và đóng góp cho xã hội”, chứ không là tăng cường theo hướng độc tài. Nếu đúng như thế, thì đó là báo hiệu sự từ biệt dần cung cách lãnh đạo và quản lý theo kiểu chủ quan gia trưởng, võ đoán, làm thay, bao biện và tiếm quyền của nhân dân. Đoạn văn trên thật sự có sức khêu gợi và khá hấp dẫn.

Dân chủ sẽ phát huy khả năng sáng tạo của mỗi người, góp phần xóa bỏ mặc cảm, tăng cường gắn kết xã hội và khối Đại đoàn kết toàn dân tộc. Vai trò của dân chủ là cơ hội bình đẳng cho mọi công dân, không những thúc đẩy sáng tạo, mà còn vươn lên trạng thái hưng phấn, lành mạnh để vượt qua những mặc cảm tự ti, tự tôn, kể cả sự thù hận trong các bộ phận cộng đồng nhân dân do các sự kiện lịch sử để lại. Từ đó sẽ có sự gắn kết xã hội. Đó là ý tưởng về đoàn kết dân tộc và hướng về khái niệm xã hội dân sự, dân chủ. Đoàn kết dân tộc và xã hội dân sự, lại là một cặp song sinh nữa.

Với sức sáng tạo có được từ nền dân chủ, sẽ tạo nên khả năng cạnh tranh. Thông điệp khẳng định: “Quốc gia nào có năng lực cạnh tranh cao sẽ có nhiều cơ hội để vượt lên, phát triển nhanh và bền vững”. Quan điểm dân chủ như thông điệp của Thủ tướng Dũng đã nêu, và như cách hiểu nói trên, chắc chắn sẽ có sự hưởng ứng mạnh mẽ, rộng lớn; dù có sự hoài nghi nhất định của người dân qua thái độ dò xét, đối chiếu giữa những gì chính quyền nói và làm, nhưng tất cả đều mong muốn như chưa từng có ước vọng nào cao hơn. Một sự thay đổi cao cả!

Lịch sử đã cho thấy, chiến đấu giành quyền sống cho dân tộc là đánh đổi bằng máu xương. Nhưng đấu tranh để đạt được quyền sống tự do - bình đẳng, xứng đáng là nhân cách, là phải bằng trí tuệ, nghị lực, và bằng trái tim vượt lên trên sự ích kỷ, hẹp hòi, thiển cận. Người lãnh tụ mang tính cách thời đại ở Nam Phi – Mandela – là nhân cách gây cảm hứng toàn diện, xứng đáng để noi theo.

Có người cho rằng, hoàn cảnh Việt Nam là một cá biệt, không thể so sánh, không thể đòi hỏi gì hơn nữa, Đảng Cộng sản Việt Nam đang lãnh đạo đã là một đảng ưu việt không ai bằng, dù nó đang suy thoái và bầy hầy. Nó đã từng đánh Tây, đánh Tàu, đánh Nhật, đánh Mỹ, rồi lại đánh Tàu… Với bản lĩnh ấy, bây giờ thì nó đang “đánh” tham nhũng, “đánh” suy thoái trong chính bản thân mình… Sau đó ắt là đất nước sẽ phồn vinh.

Suy nghĩ như trên thì quá tối tăm và bế tắc.

Vâng, hãy cứ yên tâm rằng đó là một đảng anh hùng.

Nhưng thời đại đã khác và dân tộc thì đang có nhu cầu khác.

Dân tộc đang đòi hỏi dân chủ, phồn vinh và hạnh phúc để bù lại cho đất nước 100 năm xương máu đã đổ xuống.

Việt Nam hoàn toàn có điều kiện để xây dựng một “thể chế có chất lượng cao, một nền quản trị quốc gia hiện đại, theo cách dùng chữ của thông điệp, cũng có thể được hiểu trong cách dùng để ứng xử tình thế chăng!

Song, nếu hiểu cách khác, thì là đáng tiếc, rằng nó là tên gọi của một hình hài sáng tạo mới. Vậy thử hỏi, Việt Nam có thể kiến tạo được điều gì vượt qua sáng tạo của lịch sử nhân loại, về thể chế chính trị hay cách quản trị quốc gia, hay bất cứ một sáng tạo nào trong mọi lãnh vực? Đã chẳng phải là: Việt Nam cần học, học nữa, học mãi đó sao? Việt Nam đang đứng vị trí tốp đầu hay tốp chót trong bậc thang xếp hạng thế giới? Hay lại rơi vào thói kiêu ngạo cộng sản? Hoặc đó chỉ là một cụm từ của giới ảo thuật?

Nếu thế thì chẳng cần nói nữa làm gì!

Đây là thời điểm của nhân dân, cũng là cơ hội thử thách khả năng chuyển hóa của Đảng.

Thật ra, ai cũng hiểu rằng đang tồn tại một thế lực không tán thành thể chế dân chủ, đang chống lại xu thế đòi hỏi dân chủ, chỉ vì sợ hãi dân chủ, sợ hãi bản thân mình, và sợ mất đi giá trị vật chất mà mình đạt được, hay giá trị tinh thần mà mình đã từng cống hiến. Và cả nỗi sợ hãi bạo lực, như chúng đã xảy ra ở sự kiện gọi là Mùa xuân Ả Rập. Tiếc thay, đó không phải là hình mẫu để so sánh, cũng chỉ là nỗi sợ hãi, nhằm bênh vực việc duy trì nguyên trạng lạc hậu.

Hành vi bạo lực đẻ ra tư duy bạo lực và ngược lại. Nelson Mandela tiếp thu tinh thần bất bạo động của M. Gandhi, thật sâu sắc khi viết trong hồi ký Con đường dài đến tự do: “Khi bước ra khỏi khung cửa dẫn đến cánh cổng sẽ đưa tôi đến với tự do, tôi biết nếu tôi không để lại sự chua xót và căm thù ở lại phía sau, tôi vẫn còn ở trong ngục tù” và “Khi tôi bước ta khỏi nhà tù, tôi hiểu nhiệm vụ của mình là giải phóng cả người bị áp bức lẫn kẻ áp bức” và “Tự do không phải đơn thuần là chặt đứt xiềng xích, mà là sống để tôn trọng và mở rộng tự do cho người khác”. Thực tiễn của Ấn Độ và Nam Phi cho thấy “thiết lập dân chủ không hề đòi hỏi một điều kiện tiên quyết nào; dân chủ có thể thành công trong mọi trường hợp và còn có khả năng đưa một dân tộc ra khỏi một tình trạng tưởng như tuyệt vọng” (Nguyễn Gia Kiểng).

Thật là mỉa mai, chúng ta đang sống trong một bối cảnh tràn ngập những điều tế nhị, từ ngữ cũng trở thành những vùng nhạy cảm, và đầy nguy hiểm! Để hiểu được thông điệp của một vị đứng đầu nhà nước là không dễ. Cách hiểu theo chiều hướng tích cực trên đây, có thể chỉ là do niềm hy vọng của người mong muốn sự thay đổi? Hoặc chỉ là tư duy của kẻ lương thiện lãng mạn? Và như thế cũng chẳng sao!

Nếu Nhà độc tài – Tổng Thống Thein Sein của Myanmar tuyên bố dân chủ hóa thể chế, mà nhân dân không hưởng ứng thì lỗi sẽ thuộc về ai? Phương chi, Việt Nam lại khó hơn, vì nhà độc tài là một tập thể vô hình, thì người dân nên càng phải quyết tâm hơn.

( II )

Thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không dừng lại ở những ý tưởng khái quát về vai trò của thể chế dân chủ cần đổi mới, mà còn đề cập nhiều mặt cụ thể hơn, với những cụm từ có thể hiểu “nước đôi” rất cần sự thận trọng.

Nhưng điều thú vị gây hưng phấn nhất mà thông điệp đầu năm đã mở lối, chính là sinh hoạt đối thoại hay phản biện xã hội.

Thông điệp nêu: “Phải hoàn thiện cơ chế phản biện xã hội, tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng chính sách và lựa chọn cán bộ. Thật là quý hóa! Được lời như cởi tấm lòng. Cả nước đang mong chờ cơ chế phản biện xã hội. Nó cần thiết như cần mưa trong cơn nắng hạn. Nó sẽ làm tươi xanh lại cây lá, thay vì xác xơ trơ trụi bởi những cơn gió mùa khô khốc một chiều, từ trên dội xuống của những “hội đồng lý luận Trung ương”. Cơ chế phản biện xã hội sẽ thay thế cho bộ máy an ninh đa dạng, cho cả 900 dư luận viên ngày đêm làm điều vô bổ, cho những hình ảnh đàn áp rất xấu hổ trong cái mắt nhìn của thế giới. Nó làm vơi đi mặc cảm cho mọi người dân và sinh viên Việt Nam khi đi nước ngoài… Nó nâng cấp xã hội lên một trình độ mới, xã hội sẽ hiện diện với tư cách là một xứ sở văn minh. Nó “góp phần vào xây dựng chính sách và lựa chọn cán bộ”, loại bỏ những cán bộ thiếu phẩm chất, như ông Đại sứ chuyển ngân lậu, theo cách “Gởi ít quà về cho cháu”, v.v.

Trong thông điệp, Thủ tướng bày tỏ quyết tâm: “đẩy mạnh toàn diện công cuộc Đổi mới”, đồng thời cũng xác định là “rất khó khăn và thách thức rất lớn”. Cái “rất khó khăn và thách thức rất lớn” này chủ yếu đến từ đâu? Từ Mỹ, Nhật, ASEAN, Trung Quốc, hay Bắc Triều Tiên? Chắc chắn họ không can thiệp, và cũng không thể can thiệp được công cuộc đổi mới, nếu chúng ta muốn. Đây cũng là một loại “mặc cảm” mà thông điệp của Thủ tướng đã nhắc đến, với ý tưởng là phải vượt lên trên.

Phải chăng, cái thách thức rất lớn này đã đến từ một loại tư duy trì trệ dưới bóng râm lợi ích và có hệ thống đang ngự trị, và hoàn toàn mang tính chất nội bộ và cục bộ? Tuy thách thức lớn mà không thật sự lớn vì thông điệp cũng đồng thời khẳng định rằng, đây là một cơ hội để đổi mới mạnh mẽ. “Cơ hội” có nghĩa có nhiều yếu tố thuận lợi đang sẵn sàng.

Thủ tướng cũng chú ý đến ưu thế của thời đại là công nghệ thông tin, với rất nhiều điều kiện thuận lợi để trau dồi tri thức và bản lĩnh cho số đông quần chúng (Nghị định 72 thì sao?), và đó là một sức mạnh. Đặc biệt, thông điệp đã chạm đến thế hệ trẻ, với sự khẳng định vai trò trung tâm của họ, qua lời mời gọi rất đáng chú ý:Thế hệ này đang và sẽ đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển cũng như vận mệnh của đất nước. Đây vừa là áp lực vừa là điều kiện thuận lợi để chúng ta tăng cường dân chủ và hoàn thiện thể chế.

Vượt qua lời kêu gọi thanh niên sinh viên phải hăng hái đi vào vùng sâu vùng xa, nhiệt tình và ngoan ngoãn trong giới hạn khiêm tốn nhỏ nhoi, thông điệp khẳng định giới trẻ phải tham gia với vai trò có tính quyết định vận mệnh đất nước, vào cuộc đổi mới toàn diện về một thể chế dân chủ, xứng đáng là một thế hệ làm nên bước tiến mới mẻ, và vẻ vang của thời đại mình.

Giữa những lời nói sai và lời nói đúng, chúng ta chọn lời nói đúng. Lời nói sai, chẳng thể đem lại việc làm đúng. Lời nói đúng, việc làm có thể đúng, hoặc sai. Đó là khoảng cách giá trị của nói và làm. Chúng ta có quyền và có trách nhiệm tiếp tay cho việc làm đúng.

Tôi nghĩ rằng, các thế hệ hôm nay tham gia vào cuộc đấu tranh tăng cường dân chủ, tạo nên một thể chế lương thiện hơn, là một áp lực của tình thế, vừa là nhiệm vụ cao cả và lẽ sống, nhất thiết phải đi tới trong giai đoạn mà lịch sử đang đứng trước nhiều bất trắc của hai đầu đối nghịch, là dân chủ và toàn trị, ở tình thế “không có chỗ lùi” nữa, mà Thủ tướng đã dùng từ ngữ “vận mệnh của đất nước”. Tôi hiểu điều này có ý nghĩa nghiêm túc. Tôi xem việc đấu tranh và xây dựng cho một nền dân chủ đòi hỏi về phương diện giá trị nhân văn cao cả hơn, và toàn diện hơn cuộc đấu tranh bằng bạo lực để giành quyền sống còn. Sự phát triển của dân tộc cao hơn sự tồn vong của tư tưởng “sổ hưu”. Và sổ hưu không phải là lý tưởng của thanh niên. Vì thế, mọi thứ tương tự là không đáng kể. Chỉ cần sự bước tới. Vì cả đất nước còn chờ đợi ai, và đợi đến bao giờ?

Thế hệ thanh niên là quan trọng nhất, trong đó có thành phần sinh viên mang trách nhiệm nặng nề, nên cần đứng thẳng lên một cách trưởng thành (không có “tư duy bác-cháu” như lời xưng hô của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam), sẵn sàng cho công cuộc đổi mới toàn diện, với tấm lòng công chính, vì một thể chế dân chủ. Thể chế dân chủ quan trọng vì nó là năng lượng đầu nguồn cho mọi năng lượng phát triển. Chỉ có dân chủ và lòng yêu nước mới tạo nên sức mạnh của dân tộc.

Một trong vô vàn những câu hát của phong trào sinh viên học sinh, được cất lên trong khói lửa của đô thị Miền Nam thời kỳ chiến tranh, là tiếng lòng của nhân dân, và còn đọng mãi trong lòng nhân dân, rất đáng gởi gắm và trao tặng, vì đã 40 năm qua nó vẫn còn vang cảm xúc nội tâm mạnh mẽ, với trái tim dẫn đường của giới thanh niên, sinh viên, học sinh, không bạo lực nhưng quyết liệt: “Em đào hầm trong lòng. Em dựng nước trong tim. Hầm em sẽ chôn hận thù. Tim em sẽ nuôi tình thương. Em gọi người Việt Nam mình trong mắt. Thương ngàn năm lớn mãi giống da vàng này (Nhạc sĩ sinh viên Miên Đức Thắng, 1970).

Đầu năm, Thủ tướng viết báo, là thực hiện quyền thứ tư của công dân, là bày tỏ quan niệm và chính kiến của mình đối với độc giả, là một tính cách của bình đẳng và dân chủ, là thể hiện phong cách giao lưu của con người hiện đại. Giá như ai cũng được làm điều này mà không bị cấm đoán! Thủ tướng có khêu gợi và mở đầu cho một thời kỳ đối thoại dân chủ và giao lưu rộng rãi với nhân dân không? Nếu có, nó là giá trị lớn hơn tiếng nói xa vời, thiếu cảm xúc với nhân dân, trên các diễn đàn nội bộ Đảng, hay Chính phủ-Đảng.

Bài báo của Thủ tướng đã tiếp cận đúng vấn đề, nên đã có sức lan tỏa.

Nay thì người dân đang nhìn Thủ tướng làm, làm như điều đã nói, chắc chắn sẽ có hiệu ứng mạnh mẽ. Nói đúng, làm đúng và hiệu ứng sẽ đúng.

Đất nước đã chịu đựng nhiều cuộc chiến tranh, nhân dân đã trải qua nhiều sự kiện chính trị, nên sự hoài nghi cũng là tất yếu, nhất là trong bối cảnh của môt thế chế không có yếu tố bền vững, vì chưa có nền tảng cho một xã hội dân sự, cho một nhà nước gọi là pháp quyền. Vì thế, tiếng nói của Thủ tướng giờ đây, nếu có thể được hiểu là tiếng nói đột phá thì càng đáng trân trọng, của một chính khách đáng giá trong thời đại đáng hoài nghi này.

Nói và làm phải đi đôi, nhân dân đang chờ đợi một cuộc đột phá toàn diện, và đang cần một người dẫn đầu bước lên phía trước. “Bản lĩnh đó sẽ tỏa sáng” như điều mà Thủ tướng mong muốn ở các thế hệ hôm nay.

Được đối thoại với Thủ tướng trên mặt báo là một hạnh phúc lớn, thay vì phải đối thoại không mấy vui với cái bóng của Thủ tướng trên các đường phố cùng các công cụ bạo lực. Nhưng nếu cần thì cũng phải chấp nhận.

5/1/2014

Hạ Đình Nguyên
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Vì sao Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974?

Dù đã chiếm giữ toàn bộ Hoàng Sa, Trung Quốc vẫn không nhận được sự công nhận của cộng đồng quốc tế về chủ quyền của họ đối với Hoàng Sa. Và như vậy, thực sự Hoàng Sa vẫn đang là một vùng lãnh thổ tranh chấp.
Năm 2014 là thời điểm đánh dấu tròn 40 năm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, một quần đảo có vị trí quan trọng trên biển Đông đang trong tầm kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa đã bị mất vào tay Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Từ đó cho đến nay, biển Đông chưa được yên tĩnh, những sự kiện nối tiếp nhau kéo dài từ biển Đông cho tới biển Hoa Đông đã khiến nhiều người ví von khu vực Đông Á hiện nay như đang nằm trên một thùng thuốc súng.
Vì sao Trung Quốc dùng vũ lực để tấn chiếm Hoàng Sa vào thời điểm năm 1974 vẫn là một câu hỏi có nhiều câu trả lời khác nhau. Và việc tìm hiểu và lý giải quá khứ luôn là một phương cách để dự báo cho tương lai. Bài viết này nhằm đưa ra một cách lý giải về lý do và mục đích mà Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974.
hải chiến hoàng sa, Việt Nam cộng hòa, lãnh thổ tranh chấp, Trung Quốc
Hải chiến Hoàng Sa 1974 khai hỏa
Vì sao các quốc gia sử dụng sức mạnh quân sự trong các tranh chấp lãnh thổ?
Khi phân tích về lý do cũng như thời điểm mà một quốc gia sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết tranh chấp lãnh thổ nào đó, nhiều học giả cho rằng đó là do vị thế của quốc gia đó trong tranh chấp bị yếu đi. Sự yếu đi về vị thế này làm cho quốc gia cảm thấy mình sẽ không còn lợi thế khi "mặc cả lợi ích" trong việc giải quyết tranh chấp (bargaining power).
Lợi thế trong cuộc "mặc cả lợi ích" được M. Taylor Fravel, Phó giáo sư về Khoa học chính trị, Đại học MIT, định nghĩa bao gồm: i) Diện tích lãnh thổ tranh chấp mà quốc gia thực sự chiếm giữ; ii) Sức mạnh quân sự của quốc gia trong đối sánh với sức mạnh quân sự của đối phương trên vùng tranh chấp.
Khi một quốc gia thấy rằng vị thế của đối phương trong tranh chấp ngày càng tăng lên, đồng nghĩa với việc vị thế của họ ngày càng suy giảm, thì rất có khả năng quốc gia đó sẽ tiến hành biện pháp quân sự để khôi phục vị thế của họ. Thậm chí, để gia tăng vị thế của mình, họ còn có thể sử dụng biện pháp quân sự để có thể kiểm soát toàn bộ khu vực tranh chấp.
Mục đích Trung Quốc chiếm Hoàng Sa
Khi thành lập 1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kiểm soát rất ít trong số 4 quần đảo, bãi ngầm tại biển Đông, cũng như không kiểm soát được khu vực đảo Đài Loan. Trung Quốc lúc này đã phải đối đầu với các thách thức, chẳng hạn từ chính quyền Quốc Dân Đảng với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, cũng như trên các đảo ngoài khơi khác tại khu vực biển Đông và biển Hoa Đông.
Năm 1951, Trung Quốc đã chính thức đưa ra yêu sách về chủ quyền của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng bị nhiều quốc gia khác phản đối. Tuy nhiên, sau này, Trung Quốc đã quyết định dùng sức mạnh để chiếm đoạt hoàn toàn Hoàng Sa năm 1974.
Trung Quốc đã thực hiện việc sử dụng vũ lực vào một bối cảnh khiến vị trí của họ trong tranh chấp đã bị suy giảm khi: i) Quân đội Việt Nam Cộng hòa đã tích cực mở rộng sự có mặt trên Hoàng Sa; ii) và các lợi ích ngày càng thấy rõ của biển khơi, đặc biệt là tài nguyên dầu mỏ, khi thế giới đang bước vào cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970.
Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo chính, nhóm Nguyệt Thiềm (Crescen) nằm ở phía Tây Nam quần đảo, nhóm An Vĩnh (Amphitrite) nằm ở phía Đông Bắc. Năm 1956 quân đội Trung Quốc đã chiếm đảo Phú Lâm (Woody) thuộc nhóm An Vĩnh (Amphitrite). Trước đó, quân đội Pháp đã chiếm đảo Hoàng Sa (Pattle) thuộc nhóm Nguyệt Thiềm (Crescen), rồi đến năm 1956, quân đội Việt Nam Cộng hòa đã thay chân Pháp kiểm soát đảo này.
Trung Quốc, khi nhìn thấy những lợi ích của các vùng biển này, đã quyết định phải kiểm soát được tất cả các đảo thuộc Hoàng Sa, vì trước đó, khoảng giữa những năm 1950, các đoàn tàu thương mại của Trung Quốc đã buộc phải đi qua vùng biển cạnh khu vực nhóm đảo Nguyệt Thiềm (Crescen). Năm 1959, quân đội Việt Nam Cộng hòa đã tăng cường kiểm soát chặt chẽ các đảo này, buộc các ngư dân Trung Quốc phải tránh xa khu vực nhóm đảo Nguyệt Thiềm (Crescen) này.
Tuy Việt Nam Cộng hòa không tỏ ra có hành động đe dọa nào đối với Trung Quốc tại nhóm đảo An Vĩnh (Amphitrite), với ý định mỗi bên sẽ kiểm soát các khu vực biển thuộc xung quanh nhóm đảo mà họ đang kiểm soát, nhưng các hành động này của Việt Nam Cộng hòa đã làm suy giảm lợi thế của Trung Quốc. Và, vì thế, Trung Quốc đã sử dụng sức mạnh quân sự như một biện pháp để phục hồi lại vị thế lợi ích của mình tại đây.
Vào đầu những năm 1970, các lợi ích từ tài nguyên biển trên biển Đông trở nên rất quan trọng, đặc biệt tại các khu vực mà các bên tranh chấp.
Năm 1970, Philippines hoàn thành việc khảo sát địa chấn tại các vùng nước xung quanh Trường Sa, và năm 1971 bắt đầu tiến hành khoan thăm dò. Trong khi đó, Việt Nam Cộng hòa cũng bắt đầu việc khai thác nguồn dầu khí ngoài khơi, và tháng 7/1973 Sài Gòn đã ký kết 8 hợp đồng khoan thăm dò tại những nơi được cho là có nhiều dầu mỏ trên biển Đông. Tháng 1 và tháng 3/1973, Việt Nam Cộng hòa cũng đã cho tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực xung quanh nhóm đảo Nguyệt Thiềm.
Còn tháng 12/1973, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng công bố cho thấy triển vọng của các giếng dầu ở ngoài khơi Vịnh bắc Bộ, phía bắc của quần đảo Hoàng Sa.
Với những giá trị kinh tế của các nhóm đảo ngoài khơi ngày càng gia tăng, các quốc gia khác cũng bắt đầu giành lấy những cấu trúc tại Hoàng Sa, Trường Sa, ở những nơi mà Trung Quốc hoàn toàn không có sự hiện diện nào. Để củng cố cho các yêu sách của mình, Philippines đã chiếm 5 đảo và đá tại Trường Sa trong khoảng thời gian từ năm 1970 đến năm 1971. Đây là lần đầu tiên Philippines có sự hiện diện tại vùng lãnh thổ tranh chấp này.
Tháng 9/1973, Việt Nam Cộng hòa tuyên bố sáp nhập quần đảo Trường Sa vào địa bàn tỉnh Phước Tuy. Các hành động của các quốc gia này chỉ trong chưa đầy 3 năm đã đẩy Trung Quốc vào thế bất lợi trong tranh chấp này.
Để đáp lại những hành động đó, Trung Quốc quyết định mở rộng sự hiện diện của mình trên những hòn đảo ngoài khơi biển Đông, nơi có ít sự trợ giúp của các lực lượng hải quân của các quốc gia khác.
Đặc biệt, sau cuộc gặp lịch sử giữa Mao Trạch Đông với Nixon vào đầu năm 1972, và sự kiện Mỹ rút ra khỏi Việt Nam sau Hiệp định Paris đầu năm 1973, Bắc Kinh đã thấy trước một khả năng mới: Họ có thể loại trừ khả năng can thiệp của Hải quân Mỹ nếu cưỡng chiếm các hòn đảo thuộc do Việt Nam Cộng hòa quản lý.
Trung Quốc đã sử dụng các ngư dân để gia tăng sự hiện diện của họ trên vùng biển nhóm Nguyệt Thiềm (Crescen) từ năm 1973. Ngày 9/1/1974, các ngư dân Trung Quốc từ đảo Hữu Nhật (Robert) áp sát tới gần đảo Hoàng Sa (Pattle) - nơi mà Việt Nam Cộng hòa đang đóng quân trên đó. Ngày 11/1, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc công khai thách thức Tuyên bố tháng 9/1973 của Việt Nam Cộng hòa.
Giữa tháng 1/1974, các tình huống đối đầu trở nên căng thẳng hơn. Tiếp theo các tuyên bố của Bắc Kinh, Sài Gòn gửi thêm một số tàu chiến tới khu vực nhóm đảo Nguyệt Thiềm (Crescen), trục xuất các ngư dân Trung Quốc ra khỏi khu vực này. Từ đó đã dẫn tới sự kiện ngày 19-20/1/1974, mà sau đó Trung Quốc đã giành được quyền kiểm soát trên toàn bộ quần đảo Hoàng Sa bằng sức mạnh quân sự của mình.
Kết luận
Mục đích làm gia tăng vị thế lợi ích là mô tả rõ nhất lý do vì sao và khi nào Trung Quốc sử dụng vũ lực trong các tranh chấp lãnh thổ của họ với các quốc gia khác. Hoàng Sa là một ví dụ cụ thể, Trung Quốc đã cho thấy sự quyết đoán của họ khi vị thế của họ trong tranh chấp bị sụt giảm, đặc biệt khi gặp một đối thủ không mạnh hoặc khi Trung Quốc kiểm soát rất ít, hoặc gần như chưa kiểm soát phần lãnh thổ đang tranh chấp đó, Trung Quốc sẽ tìm cách ra tay.
Tuy nhiên cho dù đã chiếm giữ toàn bộ Hoàng Sa, Trung Quốc vẫn không nhận được sự công nhận của cộng đồng quốc tế về chủ quyền của họ đối với Hoàng Sa. Và như vậy, thực sự Hoàng Sa vẫn đang là một vùng lãnh thổ tranh chấp. Việc giải quyết tranh chấp như vậy cần phải tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế về tranh chấp lãnh thổ.
Thế nhưng, những sự kiện đã xảy ra đối với Hoàng Sa năm 1974 luôn là bài học kinh nghiệm xương máu cho không chỉ Việt Nam, mà còn cho tất cả những quốc gia có những tranh chấp lãnh thổ biển với một Trung Quốc hiện tại đầy tham vọng.

Hoàng Việt
(VNN)

Trần Hữu Dũng - Thị trường và đạo đức

Không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết mọi quốc gia trên thế giới, khi kinh tế thị trường ngày càng phát triển, mọi sinh hoạt, mọi hàng hóa, mọi dịch vụ dường như ngày càng “thương mại hóa”, đã nổi lên nhiều ưu tư về sự suy thoái đạo đức của xã hội lẫn con người. Có người giải thích sự kiện này với khẳng định: Thị trường khiến con người tham lam hơn, xấu xa hơn. Song, như nhiều học giả đã lý luận: Lòng tham thì vô bờ bến, những tính xấu của con người thì đã có từ khi loài người xuất hiện trên địa cầu, và chắc chắn sẽ tiếp tục cho đến ngày tận thế, trong bất cứ thể chế chính trị hoặc kinh tế nào. Thế nên, đi tìm lý do của sự suy kiệt đạo đức (nếu có) đặc thù của kinh tế thị trường thì phải đưa bằng chứng là hiện tượng ấy gắn liền với những đặc tính cá biệt của thị trường, chứ không phải chỉ vì bản tính chung chung của loài người.

Vài năm gần đây, người có nhiều đóng góp nhất về vấn đề này có lẽ là Michael Sandel, giáo sư triết học của đại học Harvard. Khởi điểm lý luận của Sandel là câu hỏi: Vì bản chất của thị trường là thương mại, có chăng những loại phẩm vật (hàng hóa hoặc dịch vụ) mà, xét theo một tiêu chuẩn đạo đức nào đó, không nên được mua bán trên thị trường? Theo Sandel, nếu có những vật phẩm như thế thì sự xuất hiện thị trường cho chúng trong một xã hội sẽ làm suy bại đạo đức của xã hội ấy.

* * *
Để trả lời câu hỏi “tiền nên mua được cái gì và không nên mua được cái gì” Sandel đề nghị hai tiêu chuẩn: một là sự bất công bằng, hai là sự tổn thương các giá trị đạo đức.

(1) Thứ nhất, sự chọn lựa (trong việc mua bán) trong một thị trường có thể phản ảnh sự bất bình đẳng thu nhập và, quan trọng hơn, bất công bằng trong xã hội. Trong một xã hội mà mọi thứ đều có thể bán và mua, cuộc sống của những người có thu nhập khiêm tốn sẽ khó khăn hơn. Tiền càng mua được nhiều thứ thì sự dồi dào tiền bạc càng quan trọng. Nói rõ hơn, nếu lợi thế của người giàu chỉ là có thể mua xe sang, ở nhà đẹp, dùng hàng hiệu, du lịch nước ngoài, thì sự bất quân bình thu nhập (tuy sẽ tạo ganh tỵ) cũng không gây nhiều hậu quả tai hại. Nhưng trên thực tế thì tiền bạc còn mua được nhiều thứ nữa: thế lực chính trị, sức khỏe, biệt thự ở khu vực yên tỉnh, và con cái thì được vào những trường ưu tú... Chính những thứ này sẽ khiến độ chênh lệch thu nhập ngày càng lớn, làm sâu thêm sự bất công bằng trong một nước, và gây những chia rẽ trong xã hội nặng nề hơn từ thế hệ này sang những thế hệ tương lai... Chính vì thế, theo Mandel, xã hội phải hạn chế quyền lực của tiền bạc để giảm những hậu quả tai hại của những sự không bình đẳng ấy. Đặt một số hàng hóa và dịch vụ ra ngoài sự chi phối của thị trường là một cách chặn bớt hậu quả tai hại của sự bất công bằng xã hội.

(2) Thứ hai, thị trường của một phẩm vật có thể gây thương tổn cho những giá trị của con người và xã hội. Nhìn quanh, ta thấy ngay có nhiều thứ rất tốt đẹp (tình bạn, chẳng hạn) nhưng khi bị gán cho một giá tiền thì giá trị của chúng sẽ gần như không còn nữa. Một người mà anh phải trả tiền mới nhận làm “bạn” của anh thì rõ ràng không phải là bạn anh. Đừng nhầm lẫn tổng thể một thứ tốt đẹp như thế và những dịch vụ mà nó có thể “cung cấp” cho anh. Anh có thể thuê một người để trông nhà cho anh (dịch vụ của một người bạn) khi anh đi vắng, thậm chí anh có thể thuê một cố vấn tâm lý để nghe anh giải bày “tâm sự”, nhưng, hiển nhiên, những người này không phải là “bạn” anh theo cái nghĩa thật sự của chữ này. Nói cách hoa mỹ, thị trường không chỉ là một cơ chế để phân bố hàng hóa và dịch vụ, nó còn phản ảnh và khuyến khích một thái độ nào đó đối với những hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi. Thái độ này biến đổi chính bản chất của hàng hóa hoặc dịch vụ ấy.

Một ví dụ khác: Khi cha mẹ cho con tiền để nó đọc sách nhiều hơn thì đúng là đứa bé ấy có thể đọc nhiều hơn, nhưng đứa con ấy cũng được gián tiếp dạy rằng đọc sách là một “cực hình” hơn là một thú vui có giá trị tự tại. Tương tự, thuê người nước ngoài để chiến đấu cho chúng ta có thể tiết kiệm sinh mạng đồng bào ta, nhưng cũng làm suy kiệt ý niệm “công dân” một nước.

Như vậy, Sandel lý luận, có nhiều thứ mà tiền không thể nào mua, bởi vì nếu những thứ ấy mà được bán thì chúng không còn là chúng nữa.


* * *
Trên thực tế, hai tác hại của một số thị trường như đã nói trên (“không công bằng” và “tổn thương đạo đức”) thường quyện quấn vào nhau, đi đôi với nhau, và không phải bao giờ cũng trắng đen rõ ràng: Có nhiều mức độ “không công bằng” và nhiều mức độ “tổn thương đạo đức”.

Lấy “thị trường” nội tạng (để ghép) của con người làm ví dụ. Dù rằng tiền có thể mua một quả thận, một nhãn cầu, mà không làm giảm giá trị y khoa của chúng, nhưng có nên cho phép nội tạng được tự do mua bán không? Có hai lý do để ngăn cấm sự mua bán này. Một là, thị trường ấy sẽ có khuynh hướng bốc lột những người cùng cực nghèo khổ. Khó nói rằng quyết định bán thận của họ (để mua thức ăn chẳng hạn) là hoàn toàn “tự nguyện”. Cho phép một thị trường như thế tồn tại là vi phạm tiêu chuẩn “công bằng”, chẳng khác gì cho phép người giàu bốc lột người nghèo. Hai là, thị trường ấy sẽ làm tổn thương nhân phẩm, vì trong một xã hội như thế thì hóa ra con người chỉ là một tổ hợp những “linh kiện” (máu, mắt, thận, tim, phổi...) có thể lấy từ thân thể người bán để thay thế những bộ phận “hỏng hóc” ở thân thể người mua. Rõ ràng là tư duy ấy sẽ xúc phạm trầm trọng chuẩn mực đạo đức của đa số chúng ta.

Trẻ em là một ví dụ khác. Hiển nhiên, nếu muốn, chúng ta có thể cho phép một “thị trường” con nuôi. Nhưng không nên cho phép thị trường ấy vì hai lý do. Thứ nhất là vì công bằng. Một thị trường như thế sẽ thiên vị những người giàu có, bởi lẽ những người thu nhập thấp mà muốn có con nuôi thì sẽ chỉ “mua” được những đứa trẻ ít người muốn “mua” (vì đứa bé có dị tật hay thiểu năng, chẳng hạn). Thứ hai là thị trường ấy sẽ xúc phạm những giá trị nhân bản. Gắn cho trẻ em một giá tiền thì chuẩn mực “yêu thương vô điều kiên” của cha mẹ đối với con cái, mà mọi xã hội xưa nay đều coi là thiêng liêng, sẽ không còn nữa. Hơn nữa, sự chênh lệch giá cả (chắc chắn sẽ xảy ra) giữa em này và em khác sẽ củng cố ấn tượng rằng giá trị một đứa bé là tùy vào chủng tộc, giới tính, tiềm năng trí tuệ, thể hình của nó. Tương tự, “thị trường” nô lệ là kinh tởm vì nó xem con người như một loại hàng hóa, có thể (đấu giá) bán và mua. “Nhân phẩm” là vô nghĩa trong những cuộc đấu giá như thế.

Một ví dụ nữa: Lá phiếu của công dân một quốc gia dân chủ cũng không thể mua hoặc bán (dù có người sẵn sàng bán, mua!) vì bổn phận mỗi người dân là một trách nhiệm cộng đồng, không thể được xem là sở hữu của cá nhân. Cho phép mua bán lá phiếu là hạ thấp giá trị của nó, cho nó một nghĩa khác.

Những ví dụ trên đây đủ cho thấy giá trị của nhiều vật phẩm sẽ sút giảm, hoặc mất hẵn, nếu chúng có thể được mua bán trên thị trường. Khi chúng ta quyết định rằng một hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó có thể mua và bán là chúng ta mặc nhiên chấp nhận rằng hàng hóa ấy có thể được xem như một món đồ, là một công cụ để sử dụng hoặc kiếm lời. Không phải giá trị của mọi thứ (ví dụ sức khỏe, giáo dục, đời sống gia đình, thiên nhiên, nghệ thuật, trách nhiệm công dân...) đều là như vậy. Để quyết định thứ nào được phép buôn bán, thứ nào không, xã hội phải thỏa thuận cách thẩm định giá trị thật của chúng. Đó là vấn đề thuộc phạm trù đạo đức và chính trị, không chỉ kinh tế, và lời giải sẽ tùy mỗi trường hợp. Không có một đáp số chung cho mọi thứ, mọi thời.

* * *
Cho đến gần đây một giả định căn bản trong kinh tế học là sự “trung tính” của thị trường, nghĩa là bản chất hàng hóa hoặc dịch vụ được đổi trao sẽ không bị ảnh hưởng của thị trường. Nhưng, như Mandel và nhiều người khác đã phát hiện, giả định này không luôn luôn đúng. Thị trường có thể ảnh hưởng đến giá trị tự tại của một phẩm vật khi nó được mua bán bằng tiền. Trong nhiều trường hợp, giá trị trên thị trường át hẳn những giá trị phi thị trường, mà chính những giá trị phi thị trường này mới đáng giữ. Tất nhiên, không phải mọi người đều đồng ý giá trị nào là đáng giữ, và tại sao chúng đáng giữ. Do đó, để quyết định cái gì nên được mua bán trên thị trường, và cái gì là không nên, chúng ta phải quyết định giá trị nào cần được bảo tồn trong những bối cảnh khác nhau.

Theo Mandel, nên phân biệt kinh tế thị trường và xã hội thị trường. Kinh tế thị trường là một công cụ để cơ cấu hoạt động sản xuất và phân bố sản phẩm. Dù không tuyệt hảo (ngay những nhà kinh tế sùng bái thị trường cực đoan cũng nhìn nhận rằng thị trường có nhiều “thất bại” cần sự can thiệp của nhà nước) công cụ ấy có những ích lợi và hiệu quả khó chối cãi. Xã hội thị trường, mặt khác, là một lối sống của con người trong xã hội trong đó giá trị thị trường chi phối mọi hoạt động, tư duy. Như vậy, thị trường, ngoài những “thất bại” theo nghĩa thông thường còn có những ảnh hưởng sâu sắc, có thể là tai hại, đến đạo đức xã hội. Chúng ta có muốn trở thành một xã hội thị trường trong đó những liên hệ xã hội được tái lập theo hình mẫu của thị trường không? Đâu là vai trò và tầm mức thâm nhập của thị trường vào đời sống cộng đồng, vào liên hệ giữa con người với nhau? Đến mức nào thì chúng ta có thể cho phép thị trường làm biến dạng tư duy của chúng ta? Đó là những vấn đề cần suy nghĩ.

Trần Hữu Dũng
Dayton
15-12-2013

Nguồn: Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, Số đầu năm dương lịch 2014
Tham khảo:
Eduardo Porter, 2011, The Price of Everything, New York: Penguin
Michael J. Sandel, 2012, What Money Can't Buy - The Moral Limits of Market, New York: Farrar, Straus and Giroux

Việt Nam với những chuyện không dám tin là có thật

Sa thải người đã chết cách đây 16 năm, cụ ông 73 tuổi bỗng nhiên có thai 16 tuần, cả xã cưỡng chế bắt giam một hòn đá... Những câu chuyện bi hài này vẫn đang diễn ra ở Việt Nam mà không dám tin là thật.


Sa thải người đã chết
Giám đốc Công ty TNHH một thành viên cà phê 731 (thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam có trụ sở tại huyện Đắc Hà, tỉnh Kon Tum) đã ký quyết định số 87 về việc xử lý kỷ luật lao động công nhân Tạ Thị Mơ.
 
Điều gây bức xúc dư luận là vì người bị kỷ luật với hình thức sa thải đã qua đời cách đây hơn 16 năm do bị sét đánh.
 
Để có căn cứ cho quyết định nói trên, ông Nguyễn Hữu Tư - PGĐ công ty cà phê 731, khẳng định: “Hồ sơ của bà Mơ tại thời điểm kỷ luật là hồ sơ vẫn đầy đủ. Hơn nữa, không ai xác minh là bà đã chết cả. Hiện tại, hồ sơ vẫn là còn sống, sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương”.
 
Sa thải công nhân đã mất hơn 16 năm
Sa thải công nhân đã mất hơn 16 năm
 
Bà Tạ Thị Mơ vào làm công nhân Công ty cà phê 731 từ trước năm 1992, nhận khoán chăm sóc trên 1ha cà phê của công ty. Sau đó vài năm, bà Mơ không tiếp tục chăm sóc diện tích cà phê này mà giao lại cho chị dâu là bà Bùi Thị Đoạn và anh trai Tạ Văn Hạnh chăm sóc.
 
Sau khi bà Mơ mất vào năm 1996, việc chăm sóc cà phê và thực hiện các nghĩa vụ với công ty, như nộp khoán sản lượng hàng năm, đóng bảo hiểm xã hội được gia đình ông Hạnh bà Đoạn thực hiện đầy đủ với công ty dưới tên bà Mơ.
 
Đây chính là minh chứng cho sự quản lý nhân sự lỏng lẻo của một số công ty, bài học về cách xử lý tình huống chưa phù hợp với thực tế.
 
Cụ ông 73 tuổi có bầu 4 tháng 
 
Đi điều trị chấn thương cột sống, sau 4 ngày theo dõi và điều trị tích cực, sức khỏe của cụ ông Nguyễn Văn Tính (73 tuổi, ngụ tại ấp Hòa Bình 1, xã Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) tương đối ổn định nên được bác sĩ cho xuất viện về nhà đồng thời chỉ định uống thuốc và hẹn ngày tái khám.
 
Cụ ông 73 tuổi có thai 16 tuần
Cụ ông 73 tuổi có thai 16 tuần
 
Cả gia đình cụ Tính vui mừng vì chấn thương của cụ không để lại hậu quả nghiêm trọng. 
 
Nhưng sau khi xuất viện hai ngày, gia đình bất ngờ nhận được điện thoại từ bệnh viện với nội dung xin lỗi vì đã có sự nhầm lẫn ở phần nội dung chẩn đoán “thai 16 tuần” trong giấy ra viện của cụ.
 
Sau khi phát hiện nhầm lẫn, bệnh viện đã chủ động liên hệ xin lỗi gia đình vì sự cố do “lỗi đánh máy”.
 
Cưỡng chế bắt giam hòn đá 
 
Câu chuyện còn nực cười hơn, khi gia đình bà Trần Thị Sắc và ông Lê Hùng Dũng ở xã H’bông, huyện Chư Sê, Gia Lai bị khốn khổ đủ đường, chỉ vì lấy 3 hòn đá trong rẫy của mình về nhà để chơi.
 
Tự nhiên cơ quan chức năng địa phương đã quy cho ông Dũng và bà Sắc khai thác khoáng sản trái phép rồi tiến hành cưỡng chế, thu hồi 3 hòn đá này. Trong đó, chỉ có hòn đá của bà Sắc là chính quyền thu hồi thành công, còn 2 hòn đá của ông Dũng thì cưỡng chế bất thành.
 
UBND xã bắt giam hòn đá cho vào cũi sắt để bảo vệ
UBND xã bắt giam hòn đá cho vào cũi sắt để bảo vệ
 
Điều lạ lùng là mặc dù cưỡng chế bất thành 2 hòn đá của ông Dũng, nhưng UBND huyện Chư Sê vẫn giao cho UBND xã H’bông quản lý. 
 
Còn hòn đá thu hồi của bà Sắc, dù đã đem về đặt trong khuôn viên UBND huyện, nhưng huyện Chư Sê vẫn cho làm một lồng sắt kiên cố để nhốt hòn đá có khối lượng hàng tấn này.
 
Trong khi đó, Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Gia Lai cho rằng việc cưỡng chế là đúng pháp luật: “Việc UBND huyện Chư Sê kiểm tra, lập biên bản tạm giữ 3 hòn đá nói trên là phù hợp và là việc làm thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ được quy định tại luật Khoáng sản”.
 
Được biết, hòn đá này do bà Trần Thị Sắc vô tình tìm thấy trong quá trình đào ao lấy nước tại phần đất của gia đình (đã được chính quyền H.Chư Sê cấp). 
 
Theo kết quả giám định của Liên đoàn Địa chất bản đồ miền Nam, mẫu đá lấy từ hòn đá bị tịch thu của bà Sắc là loại đá bán quý casidol.
 
Không bằng lòng với việc UBND xã thu hồi không có lý do, bà Sắc nộp đơn kiện lên tòa nhưng đã bị bác bỏ và phạt thêm 2 triệu đồng về hành vi vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp và tịch thu hòn đá. 
 
Hiện nay, hòn đá hiện đang được đặt trên bệ tượng Anh hùng Núp ở TP.Pleiku, sau khi tượng Anh hùng Núp được dời đi địa điểm khác.
 
Thái Linh (Tổng hợp)
(Đất Việt) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét