Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư, tướng cấp dưới từng đập chết Thứ trưởng thường trực Bộ CA

Lệnh trên cấm báo giấy đăng tin Thượng tướng Phạm Quý Ngọ bị tố tại tòa?

Đôi lời: Nghe tin trong báo giới cho hay: từ chiều qua đã có lệnh “trên” cấm các báo đăng rõ danh tính Tướng Phạm Quý Ngọ lên báo giấy. Nguồn tin cũng cho hay, chỉ có 2 tờ Hà Nội mớiPháp luật TPHCM là không thi hành lệnh này. Tại sao vậy?
Với Hà Nội mới dưới sự lãnh đạo của Bí thư Phạm Quang Nghị thì có thể giải thích được lý do. Còn với PLTPHCM thì có lẽ là ở … bản lĩnh của người làm báo?
Thử tìm tới 10 tờ nhật báo giấy lớn/quan trọng thì quả đúng vậy, báo mạng của chính họ từ chiều qua hầu như đều đã đăng rõ lời khai tại tòa danh tính Thượng tướng – Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ, nhưng báo giấy thì không.
Thế là chỉ trong chưa đầy 1 ngày, làng báo VN đã ghi 2 kỷ lục khôi hài về phong cách làm báo hiếm có, bổ sung cho trang sử “Báo chí cách mạng VN”. Một kỷ lục về đưa tin bất nhất của hàng loạt báo mạng chỉ trong vài tiếng đồng hồ, rồi phải chỉnh sửa, bổ sung …  và kỷ lục về chuyện nhiều báo giấy tự “đá” báo mạng của mình. 
BT
11
Báo Pháp luật TPHCM: “Dương Chí Dũng khai người báo tin cho mình bỏ trốn là Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ.”
01
Báo Hà Nội mới: “Dương Chí Dũng khai Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ đã thông tin cho Dũng việc bị khởi tố, bắt giam”.
2
Báo An ninh Thủ đô thậm chí không có chi tiết nào liên quan tới “cán bộ công an”, chỉ là Dương Chí Dũng ”nhận được mật báo sắp bị khởi tố …”
3
4
Báo Tiền phong: “… đích thân ông này đã ôm cả bao tải chứa 500.000 USD đến nhà riêng một quan chức cấp cao Bộ Công an để ‘lo lót’”.
5
Báo Nhân dân: “… ông Dương Chí Dũng khai đã được một cán bộ công an báo tin sẽ bị khởi tố và bắt tạm giam nên đã bỏ trốn”.
6
7
Báo Quân đội nhân dân: “Nếu ông Dương Chí Dũng có mặt và khai ra rành rẽ thông tin về người đã mật báo cho mình thì có thể Hội đồng xét xử của tòa án sẽ đánh giá chi tiết này ảnh hưởng tới vụ án như thế nào …”
8
9

Báo Sài Gòn giải phóng: “Dương Chí Dũng khai tại tòa có cán bộ của Bộ Công an mật báo thông tin bị khởi tố …”

* Cám ơn Nhà báo VT đã giúp bổ sung cho “bộ sưu tập” trên.

DƯƠNG CHÍ DŨNG KHAI CẢ BỘ TRƯỞNG TRẦN ĐẠI QUANG

Ông Dương Chí Dũng khai cả bộ trưởng Trần Đại Quang

Dương Tự Trọng cầm loa kêu gọi anh em anh Vươn đầu hàng lúc tham gia tấn công cướp đất nhà anh Đoàn Văn Vươn và Dương Tự  Trọng đứng trước tòa hôm nay - Ảnh và chú thích của Nguyễn Lân Thắng

Một điều đáng chú ý khác trong lời khai của ông Dương Chí Dũng trước tòa, đó là việc ông xác nhận "đã khai báo ở Sài Gòn" về việc ông Phạm Quý Ngọ. Thế nhưng ai đã là người cản trở hướng điều tra này, để cho sự việc chìm đi và chỉ đến hôm nay ông Dũng ra tòa, nhắc lại sự việc thì báo chí và công an mới biết?

Video: Lời khai của ông Dương Chí Dũng liên quan đến thứ trưởng bộ CA Phạm Quý Ngọ và bộ trưởng Trần Đại Quang (Nguồn: Tuổi Trẻ Online

Báo Tuổi Trẻ Online vừa công bố một đoạn clip khá đầy đủ về lời khai của ông Dương Chí Dũng trong phiên tòa ngày 7/1/2014. Trong vai trò nhân chứng, ông Dũng đã cung cấp thêm nhiều thông tin, bằng chứng về các khoản hối lộ lên 1,5 triệu đô-la cho thứ trưởng bộ công an Phạm Quý Ngọ. Ngoài ra, một số nhân vật đang giữ các vị trí quan trọng trong bộ công an và cả giới tài phiệt cũng đã được nêu đích danh tên tuổi, chức vụ.


Đáng chú ý, bộ trưởng bộ công an Trần Đại Quang cũng xuất hiện trong lời khai của ông Dương Chí Dũng liên quan đến khoản hối lộ 20 tỷ, tức 1 triệu đô-la Mĩ cho tướng Ngọ. Bộ trưởng Quang được nói là người đã 'nêu ý kiến với anh Ngọ' để 'anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp'.

Trong lời khai tiếp theo, ông Dương Chí Dũng kể lại buổi tiếp xúc và trao đổi riêng với ông Trần Đại Quang tại nhà bộ trưởng. Tuy nhiên, khi đang nói tiếp những vấn đề liên quan đến bộ trưởng công an Trần Đại Quang thì phía hội đồng xét xử lập tức lên tiếng cắt lời.

Dưới đây là nội dung lời khai của ông Dương Chí Dũng tại tòa có liên quan đến tướng Phạm Quý Ngọ và bộ trưởng Trần Đại Quang:

* * *
Ông Dương Chí Dũng: Kính thưa hội đồng xét xử

Tôi nói những điều như trước khi tôi nói, tôi đã gần như tuyên thệ rồi. Tôi nói những điều thật nhất, bởi vì tôi là anh, tôi không thể nói những điều oan cho ai cả.

Việc tôi đưa cho anh Ngọ 20 tỷ là tiền của chị Lan, chứ không phải của tôi. Chị Lan chuyển cho một người khác. Khi chị Lan điện thoại cho tôi, chị Lan bảo là: “Sẽ có người ở Hà Nội chuyển cho anh, gặp người đó thì anh đừng trao đổi về số tiền này dùng để đưa cho ai, hoặc làm gì”

Chị còn dặn tôi như thế. Và anh Tiệp là người đưa cho tôi. Tức là có 2 người biết việc, chứ không phải một mình tôi. Đấy là cái thứ nhất, tức là có 2 người biết. (* Chú Thích: 'Chị Lan' tức là bà Trương Mỹ Lan là giám đốc công ty TNHH Vạn Thịnh Phát.)

Còn một việc nữa mà hôm nay tôi mới nói, anh Tiệp có đưa tiền cho tôi 2 lần, sau đó anh Tiệp còn còn điện thoại hẹn tôi một lần để nói chuyện.

Anh Tiệp có nói là “Anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang - bộ trưởng bộ công an, để anh Quang có ý kiến với anh Ngọ. Và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp nữa”.

Sau đó một thời gian, tôi có đến thăm gia đình anh Quang. Khi ngồi ở phòng khách có hai anh em, anh Quang rất tình cờ tự nói ra những chuyện đó. Chính anh Quang bộ trưởng nói ra và tôi cũng báo cáo với anh Quang là “Anh Ngọ có giới thiệu công ty … (không nghe rõ) như thế, em hiện nay thì...” 

Anh Quang bảo: “Chú cứ làm đúng nguyên tắc, đúng luật. Chọn đơn vị nào có năng lực, kinh nghiệm, có uy tín tham gia. Không phải ngại ai can thiệp cả”

- Tiếng một người trong hội đồng xét xử cắt lời: Thôi thôi... trình bày rồi

Ông Dương Chí Dũng nói tiếp: Vâng, riêng cái tiền ấy (20 tỷ – CTV) thì có ít nhất 2 người biết, thế rồi tôi gặp chị Lan qua anh Minh – tổng giám đốc Cảng Sài Gòn bố trí cho tôi và chị gặp.

Còn cái tiền 500 nghìn đô tôi đưa sau này, khoảng 6-7 giờ tối ngày mùng 2/5, chú lái xe tôi chở đi. Đây là tiền tôi vay của mấy người, tôi khai lúc còn ở Sài Gòn tôi báo cáo với… (tiếng gõ vào micro cắt lời)

- Tiếng người trong hội đồng xét xử: Thôi anh Dũng ạ, anh dừng ở đây.

Nguồn Video: Tuổi Trẻ Online
(Dân luận)

Lời khai và trận chiến cuối cùng mang tên Dương Chí Dũng


Khi Dũng Chàm bị tuyên án tử, trái ngược với chi bộ, anh bài tỏ lòng cảm thán của mình với nhân vật này, chi bộ hẳn còn nhớ? "Thôi Dũng Chàm, đành là con rối cho cuộc đời giật dây", nhưng đến đường cùng, Dũng Chàm đã không chấp nhận việc mình bị an bài như vậy. 

Lời khai của Dũng Chàm về họp "trung ương căng thẳng", "Thủ tướng chấp thuận" dường như hé lộ tấn bi kịch mang tên Dương Chí Dũng. Những cuốn băng ghi âm lời khai của Dũng Chàm tiếp tục rò rỉ trên các trang mạng, các bạn anh đã quyết định bằng cách nào đó "minh bạch thông tin" chơi canh bạc ngửa. 

Trận đánh mang tên Dương Chí Dũng bắt đầu, con rối giờ thành hạt nhân chính cho những sự vụ bùng nổ thông tin.

Và như hai entry về Dương Trí Dũng (anh biên từ hồi năm ngoái) đã khẳng định rằng nhân vật này sẽ đem đến những bất ngờ cho chi bộ thưởng lãm (thậm chí ngay cả việc Dũng đào tẩu, rồi bị bắt về trong một thời điểm rất nhạy cảm cũng tiềm ẩn rất nhiều bất ngờ). 

Trận chiến tồn vong thắng bại đang được đẩy lên tới cao trào, với Dương Chí Dũng đây là trận chiến cuối cùng. Bình thản và nhấn nhá Dũng Chàm liên tục dội bom vào dư luận. Khoản 1 trẹo Mẽo Kim quà biếu cùng với đó là việc Dương Chí Dũng tiết lộ mối quan hệ với Đại tướng Bộ trưởng bộ Công An Trần Đại Quang. 

Oái oăm thay là đoạn ghi âm nài vẫn được bung lên một số trang mạng.

Những lời khai của Dương Chí Dũng dường như cho ta thấy đây là trận chiến danh dự và quyết định của ông ta. Dũng kiên quyết không buông tha cho Thượng tướng Phạm Quý Ngọ khi liên tục lôi ra những bằng chứng, nhân chứng về vụ quà biếu 500k Mẽo kim với viên Thượng tướng này.

Đúng sai xin chờ hạ hồi phân giải, nhưng dù thế nào thì cuộc hành xác giữa một tử tù và một thực thể siêu quyền lực bắt đầu. Tử tù thì không còn gì để mất!

Trong khi đó một số tờ báo đã bắt đầu có sự thay đổi về ngôn từ. Báo Người Lao động đưa ra thông tin: "Ngoài ra HĐXX còn đề nghị VKSND TP Hà Nội có yêu cầu đề nghị đối với VKSND Tối cao điều tra hành vi nhận 500.000 USD và 20 tỉ đồng của một cán bộ cấp cao để thực hiện dự án chuyển đổi công năng của Cảng Sài Gòn của Công ty Vạn Thịnh Phát (TPHCM); nếu đủ căn cứ phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật". 

Trên bài tường trình của báo Tuổi trẻ (xem kỹ title Yêu cầu làm rõ nhiều tình tiết xuất hiện tại tòa), lời khai của Dương Chí Dũng đã trở thành căn cứ để HĐXX yêu cầu Khởi tố điều tra vụ làm lộ bí mật Nhà nước, hành vi nhận 500k USD và việc nhận 1 triệu USD "để được làm dự án chuyển đổi công năng cảng Sài Gòn của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát". Trong đó khẳng định: "Hội đồng xét xử cũng cho rằng tại cơ quan điều tra, Dương Chí Dũng có khai nhận được thông tin sẽ bị khởi tố và sẽ bị bắt tạm giam, nên nghe theo lời khuyên của người mật báo tạm lánh đi một thời gian. Thực tế Dương Chí Dũng bỏ trốn đúng vào thời điểm cơ quan điều tra tiến hành tống đạt các quyết định khởi tố, bắt tạm giam. Lời khai này phù hợp với nhật ký mà Dương Chí Dũng ghi trong sổ, phù hợp với lời khai của bị cáo Vũ Tiến Sơn tại cơ quan điều tra và tại tòa". 

Nhiều comments trên các báo, cho thấy dư luận đang nghiêng về hướng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng và Ban Nội Chính Trung ương. Có vẻ dư luận còn muốn bom thông tin phát tác hơn nữa còn Dương Chí Dũng thì không còn gì để mất!

Trong khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dính phải rất nhiều những tai tiếng (tiếng xấu) mà khởi đầu từ việc Quan Làm Báo tung tin thóa mạ bôi xấu. Ông cũng để tuột khỏi tay chức Trưởng Ban Phòng Chống Tham Nhũng Trung ương, một loạt những nhân vật (được dư luận đổi thổi rằng thân tín với Thủ tướng) bị điều tra và tống tù. Nhưng Thủ tướng đã gỡ gạc lại bởi thắng lợi ngoại giao và những phát biểu được coi là hợp thời. Thêm vào đó cơ cấu nhân sự và sự xuất hiện của các nhân vật chính trị mới nổi nên ông vẫn tỏ ra là chính trị gia lão luyện và có được những nền tảng quyền lực hết sức căn bản.

Trong án vụ Dương Chí Dũng, phía Chính phủ khẳng định họ luôn quyết liệt, thậm chí khẳng định chính Thủ tướng đã chỉ đạo sát sao việc truy nã Dương Chí Dũng khi ông này đào tẩu. Thủ tướng cũng chỉ đạo làm rõ hay không việc có hành vi bao che, tiếp tay cho Dương Chí Dũng bỏ trốn (Xem link)

Phái bên kia, những nhân vật được dư luận coi là đối trọng với "bên ấy" đã thất bại trong cuộc vận động vào chiếc ghế đầy quyền lực Bộ Chính Trị. Bản thân người chủ xướng chỉnh đốn Đảng là Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng lại liên tục có những phát ngôn được coi là bảo thủ và đi ngược lại thời cuộc, thậm chí những phát ngôn của ông này được nhận định là phi dân chủ và đi theo đường lối Đảng trị. 

Án vụ Vinaline và lời khai của Dương Chí Dũng - trận chiến giữa Tử tù và cơ quan siêu quyền lực đang tiềm ẩn nhiều bất ngờ, thậm chí trận chiến này còn có tác động không nhỏ đến thượng tầng chính trị Việt nam chí ít là từ nay đến cuối năm 2012.

Đối với nhiều tờ báo đi sâu vào sự vụ, hoặc đưa tin bình luận theo hướng thiên lệch sẽ tự chuốc cho mình rất nhiều những nguy cơ tiềm tàng hoặc những vinh quang chói lòa. Nhiệm vụ của báo chí chỉ đơn thuần là bình thản đưa tin, tường thuật trung thực, tuyệt đối không được thiên lệch. Nhắc lại một lần nữa ngày mai được quyết định từ chính ngày hôm nay, ranh giới giữa tội đồ và anh hùng ở xứ này thật là mong manh.
 
HanTimes
  (Blog HanTimes

Suy ngẫm về lời khai của Dương Chí Dũng cho Tướng Phạm Quý Ngọ


Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an.
Bất luận thế nào thì đây cũng là chuyện rất không hay, đối với Thượng tướng Phạm Quý Ngọ nói riêng, và đối với lực lượng Công an nói chung.

Việc tại trước Tòa, Dương Chí Dũng khai ra đã hai lần mang tiền biếu Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an (khi đó ông Ngọ mới là Trung tướng) tổng cộng số tiền là 510.000 đô la.

Số tiền đó được chia làm hai lần. Lần thứ nhất là 10.000 đô la, nhận tại Tuần Châu. Lần thứ hai là 500.000 đô la, nhận tại nhà riêng. Đổi lại là ông Ngọ thông báo "những tin tối mật" về vụ án cho Dương Chí Dũng.
Đã có những tờ báo giật tít với giọng điệu hả hê, khoái chí khi thấy có một lãnh đạo cao cấp của lực lượng công an "dính chàm". Người ta đang chờ đợi Tòa sẽ xử lý ra sao trước những thông tin này.
Liệu có phải khởi tố điều tra vụ tiết lộ bí mật công tác hay không?
Liệu có phải khởi tố vụ án đưa hối lộ hay không?...
Bất luận thế nào thì đây cũng là chuyện rất không hay, đối với Thượng tướng Phạm Quý Ngọ nói riêng, và đối với lực lượng Công an nói chung.
Và buổi chiều ngày 8, tòa tuyên án Dương Tự Trọng 18 năm tù, đồng thời quyết định Khởi tố điều tra vụ làm lộ lọt bí mật công tác – hay nói một cách nôm na là “mật báo cho Dương Chí Dũng trốn”.
Như vậy, bước tiếp theo là Tòa sẽ chuyển hết hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát. Cơ quan này sẽ nghiên cứu hồ sơ, củng cố chứng cứ và sẽ có quyết định: Hoặc là kháng nghị quyết định khởi tố điều tra vụ án của Tòa, hoặc giao cho một cơ quan điều tra tiến hành điều tra… Nói tóm lại là “còn tốn thời gian lắm”.
Nhưng nếu tỉnh táo một chút thì sẽ lại thấy còn có những vấn đề sau, ấy là:
Ngay khi bị bắt ở Campuchia, Dương Chí Dũng đã khai ra việc biếu ông Ngọ 500.000 đô la. Khi đưa Dương Chí Dũng về tới TP Hồ Chí Minh, Dũng vẫn khai như vậy.
Nhưng rồi ít ngày sau, Dương Chí Dũng đã viết bản khai lại và xin lỗi ông Ngọ vì đã vu oan cho ông. Nguyên nhân tại sao lại vu oan cho ông Ngọ thì được Dương Chí Dũng nói trong bản khai ấy rằng do hoảng loạn tâm thần và căm tức ông Ngọ về việc chỉ huy quân lùng bắt Dương Chí Dũng ở khắp nơi. (Chẳng hiểu vì sao trước Tòa, khi Dương Chí Dũng khai ra việc này mà Tòa lại không đưa lời khai và lời xin lỗi của Dũng trước đó ra?)
Việc Dương Chí Dũng khai ông Ngọ nhận 500.000 đô la ngay tại thời điểm đó đã được báo cáo lên lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Các cơ quan chức năng của Đảng, Bộ Công an… cũng đã vào cuộc, xem xét hết sức cẩn trọng.
Và việc ông Ngọ vẫn được Chủ tịch nước phong cấp hàm Thượng tướng là minh chứng rõ nhất cho việc ông không ăn hối lộ của Dương Chí Dũng.
Thực ra, với những tình tiết Dũng khai trước Tòa, người ngoài nghe thì sẽ thấy đơn giản và việc mang tiền đi biếu xén, việc gọi điện thoại thông báo cho nhau "nhẹ như không".
Nhưng họ không hiểu rằng, ông Phạm Quý Ngọ khi ấy là Trưởng ban Chuyên án Vinalines, là người đề xuất các biện pháp nghiệp vụ đặc biệt để giám sát Dương Chí Dũng, đảm bảo nhất cử nhất động của Dũng đều được biết. Không đời nào ông lại dại dột dùng điện thoại của mình hoặc mượn điện thoại ai đó gọi cho Dương Chí Dũng. Và chính ông là người ký lệnh bắt Dương Chí Dũng, rồi cũng chính ông chỉ huy việc lùng bắt.
Việc Dương Chí Dũng mang 500.000 đô la đến nhà ông Ngọ mà lại qua mắt được lực lượng theo dõi thì quả thật là rất lạ. Vì nếu số tiền đó chỉ toàn tiền 100 đô la thì phải có 50 cọc, mỗi cọc 10.000 đô la. Số tiền này nặng chí ít là 5kg (1,6 triệu đô nặng 15kg theo cách đóng gói của Ngân hàng Mỹ). Xách một túi tiền nặng 5kg không phải là chuyện đùa. Hơn thế nữa lại ngang nhiên mang đến nhà riêng Thứ trưởng Bộ Công an, thì xem ra tình huống này có vẻ trinh thám lắm!
Việc bây giờ đã thế này, rõ ràng là cần phải làm cho ra ngô ra khoai. Nếu đúng là ông Phạm Quý Ngọ đã có hành vi như Dương Chí Dũng khai thì cần phải xử lý nghiêm. Còn nếu không, cũng phải công bố cho bàn dân thiên hạ biết để đảm bảo danh dự cho ông.
Trước phiên tòa khoảng 7 ngày, người viết bài này đã gọi điện cho ông Phạm Quý Ngọ hỏi về khả năng Dương Chí Dũng sẽ khai ra tình tiết 500.000 đô la trước Tòa. Ông bình thản nói rằng: "Kệ nó. Nó muốn khai gì thì khai. Sẽ có nơi điều tra làm rõ".
Ông chỉ nói như vậy, rồi chuyển sang chuyện ông đang bị bệnh tật hành hạ.
Từ xưa đến nay, chuyện bị cáo ra Tòa khai vấy theo kiểu "trâu lấm vẩy bùn" cho người khác là không hiếm. Còn trong nghề công an, chuyện trinh sát bị đối tượng cho “leo cây”, cũng là chuyện chẳng hiếm. Chỉ có điều rằng nếu chỉ căn cứ theo những lời khai ấy mà suy diễn, rồi đặt ra những dấu hỏi rằng thế này, rằng thế khác thì xem ra chưa phải là công tâm!
Rất mong các cơ quan tố tụng khẩn trương vào cuộc, điều tra cho ra sự thực.
 
 Nguyễn Như Phong
 

Dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư, tướng cấp dưới từng đập chết Thứ trưởng thường trực Bộ CA

Trung tướng Phạm Tâm Long - UVTW Đảng, Thứ trưởng thường trực, Bộ Nội vụ gắn Huân chương Quân công hạng Nhì lên lá cờ truyền thống của trường Đại học CSND nhân kỷ niệm 28 năm thành lập trường- năm1996
Mặc dù BCT đã nhất trí không có vùng cấm vụ Dương Chí Dũng, song công tác điều tra đã bộc lộ nhiều cản trở do tính chất cực kỳ nghiêm trọng của vụ việc. Nếu chứng minh được tướng Ngọ cầm 1,6 triệu đô như ông Dũng khai thì chắc chắn tướng Ngọ sẽ đối mặt với mức án tử hình và đây là lần đầu tiên VN tử hình một Ủy viên TƯ. Ngay từ đầu, Cơ quan An ninh Bộ Công an đã “bó tay” không thể điều tra ra nổi người dích tin mặc dù ông Dũng khai rất rõ trước tòa rằng người điện thoại dích tin chính là tướng Ngọ và có đưa cho đ/c này tổng cộng 1,6 triệu đô. Về mặt nghiệp vụ, ngành Công an có thừa “võ” để làm án. Vấn đề là ai sẽ làm mà thôi. Hãy xem vụ đánh án cách đây 20 năm trong đó một tướng cấp dưới “rất quèn” được sử dụng để hạ cấp trên là Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ CA đang có cơ lên Bộ trưởng.

Thực ra Bộ lúc đó là Bộ Nội vụ. Một ngày Hà Nội mùa thu đẹp trời năm 1994. Đồng chí Thiếu tướng Trịnh Thanh Thiệp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục CSND (lúc đó Bộ Nội vụ chỉ có 3 Tổng cục: XDLL, An ninh ND và Cảnh sát ND) được cơ sở là đặc tình Hạnh “sự” báo tin cho biết có một đường dây chuyên trấn tiền của đám buôn xe ô-tô Phnom Penh – TPHCM – Cao Bằng – Trung Quốc. Người cầm đầu đường dây trấn tiền là Đại úy Phạm Xuân Liên, đội trưởng một đội CS Kinh tế của Công an HN, con trai Trung tướng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Nội vụ Phạm Tâm Long.

Nếu vào tay người khác thì có lẽ thông tin này đã bị bỏ qua. Cần lưu ý, Thiếu tướng Trịnh Thanh Thiệp là tay nam chinh bắc chiến rất lão luyện, tôi rèn nghiệp vụ ở thành phố dệt Nam Định, được thử thách bản lĩnh trong khói lửa của những năm chiến tranh ác liệt tại miền Bắc. Ngay sau 30/4, tình hình trật tự trị an tại Sài Gòn hết sức rối ren, Trung tá Trịnh Thanh Thiệp được trên tin cậy điều vào làm Trưởng Phòng Cảnh sát Hình sự tại đây và là sếp trực tiếp của các tay SBC nổi tiếng một thời như Ba Tung, Sáu Ngọc. Chính ông là người có công lớn nhất phá vụ án sát hại nữ nghệ sỹ Thanh Nga năm 1978. Sau khi lập được nhiều thành tích, ông được điều ra HN làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Nhân dân.

Sau khi được tin về đường dây trấn tiền, bằng độ nhạy bén nghề nghiệp, đồng chí xin báo cáo riêng (vượt cấp) với đ/c Ba Ngộ (Bộ trưởng). Đ/c Ba không khỏi phân vân. Đánh thì sẽ gây tiếng rất lớn về chính trị. Không đánh thì không hoàn thành trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân. Mà dùng ai để đánh đây khi mà đ/c Tâm Long phụ trách toàn bộ mảng cảnh sát, là Ủy viên Trung ương Đảng, là Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Công an Trung ương, là một lãnh đạo uy tín cao và đã nằm trong quy hoạch vào Bộ Chính trị, lên Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Cả quy trình về đảng và về chính quyền đều buộc công tác phá án phải được báo cáo và xin ý kiến đồng chí này. Suy đi, tính lại, đ/c Ba Ngộ xin gặp riêng Tổng Bí thư Đỗ Mười.

Đ/c Mười nhấn mạnh về trách nhiệm trước Đảng, trước dân. Đánh là để nâng cao uy tín cho Đảng nên không sợ tổn hại về chính trị. Vấn đề là cách làm. Quy trình chỉ đạo, báo cáo cũng có thể thay đổi cho phù hợp với tính chất và đặc thù vụ việc, theo đó đ/c Trịnh Thanh Thiệp được phép tham mưu và báo cáo xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp từ Tổng Bí thư.

Ngay sau đó, đ/c Trung tướng Thứ trưởng thường trực Phạm Tâm Long được Bộ Chính trị cử đi công tác tại một nước Đông Âu. Để chuyến đi thêm dài ngày, đoàn được phép đi qua ngả Paris. Ngay trong ngày họp đầu tiên của Thứ trưởng tại nước bạn thì ở nhà một số trinh sát được tin cẩn tuyển chọn trong lực lượng của Tổng cục CSND đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp Đại úy Phạm Xuân Liên, con trai Trung tướng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Nội vụ Phạm Tâm Long, người đang có uy tín rất cao trong ngành và vừa trước đó ít lâu được quy hoạch vào Bộ Chính trị để sẽ thay thế đ/c Ba Ngộ làm Bộ trưởng.
(Cầu Nhật Tân

Báo Công An Nhân Dân vào cuộc.( hay Tổng cục an ninh khai cuộc )

Hôm nay báo CAND chính thức vào cuộc chơi đang nóng rẫy tại Hà Nội. Cũng phải thôi, không thể nào tờ báo này mãi không bộc lộ quan điểm về chuyên ngành của họ mãi được. Chả lẽ cứ đưa tin chung chung mãi thua cả báo khác về ngay chính vấn đề thuộc lãnh vực của mình. Tuy nhiên tờ báo này vẫn không nêu tên ai là người đã bị Dương Chí Dũng nêu rõ tên tuổi tại tòa.

Ông Hoàng Koong Tư, quyền thủ trưởng cơ quan an ninh điều tra đã trả lời phóng viên của báo CAND ngày 8/1/2014.

Phóng viên Báo Công an nhân dânXin đồng chí Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cho biết quan điểm về việc ngày 7/1/2014, với tư cách là nhân chứng, Dương Chí Dũng đã khai tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép về việc một cán bộ cao cấp ngành Công an đã tiết lộ thông tin về vụ án và khuyên Dũng bỏ trốn?

Trung tướng Hoàng Kông Tư: Về thông tin này, trước đây trong quá trình điều tra, Dương Chí Dũng đã khai báo, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã báo cáo kịp thời lãnh đạo Bộ Công an. Lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo Cơ quan An ninh điều tra báo cáo với cấp có thẩm quyền và khẩn trương điều tra, xác minh theo quy định của pháp luật. Kết quả điều tra, xác minh đến nay xác định không có cuộc gọi trao đổi trong các list điện thoại như Dương Chí Dũng khai báo và bản thân Dương Chí Dũng cũng đã nhiều lần thay đổi lời khai trước Cơ quan An ninh điều tra, nên chưa đủ căn cứ kết luận.



Đúng như dự đoán, cuộc gọi điện thoại bằng sim rác sẽ là bằng chứng mò kim đáy bể, chính vì vậy mà Phạm Quý Ngọ bác bỏ thẳng lời khai của Dương Chí Dũng. Lời nói của ông Tư như một lời bào chữa có giá trị cho Phạm Quý Ngọ. Cơ quan anh ninh điều tra BCA đã xác minh và khẳng định không có cuộc gọi nào như đã khai báo.
Dương Chí Dũng còn thay đổi lời khai nhiều lần trước cơ quan an ninh điều tra ( lời ông Tư )
Nhưng vấn đề ở đây là cơ quan điều tra nào của BCA tiến hành điều tra vụ Dương Chí Dũng. Cơ quan cảnh sát điều tra BCA hay cơ quan an ninh điều tra BCA ( mà ông Tư nắm quyền )? Theo như lời ông Tư sẽ khiến người đọc báo cảm giác rằng cơ quan an ninh điều tra tiến hành vụ việc Dương Chí Dũng tham ô và bỏ trốn. Nào là lãnh đạo BCA chỉ đạo ANĐT khẩn trương xác minh điều tra, nào là ANĐT xác minh khai báo, nào là Dương Chí Dũng khai với cơ quan ANĐT....
Ở câu hỏi sau của phóng viên, ông Tư trả lời rằng ;
Phóng viên Báo Công an nhân dânNhững thông tin từ lời khai của Dương Chí Dũng trước tòa có liên quan đến một số cán bộ công an sẽ được xử lý như thế nào?

Trung tướng Hoàng Kông Tư: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp điều tra do pháp luật quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội.
Đối với những thông tin từ lời khai của Dương Chí Dũng trước tòa có liên quan đến một số cán bộ công an và cá nhân khác; theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an sẽ phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát, Tòa án và các cơ quan chức năng tiếp tục khẩn  trương điều tra, xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật, bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, không để oan, sai.
Trong mớ hỗn độn của ngôn từ thông thường trả lời theo kiểu phong cách báo chí ở những vụ việc tế nhị. Ông Tư đã để lộ ra một điều. Đó là cơ quan an ninh điều tra '' sẽ phối hợp '' với các cơ quan khác. Điều đó cho thấy cơ quan ANĐT của ông Tư không phải đảm nhận vai trò chính để điều tra vụ án này, mà chỉ là vai trò '' phối hợp ''. Điều này cũng phù hợp với sự thật diễn ra là vụ án Dương Chí Dũng do cơ quan cảnh sát điều tra BCA và ban Nội Chính Trung Ương trực tiếp xử lý. Không phải cơ quan an ninh điều tra thụ lý vụ việc.
Ông Tư nói cơ quan an ninh điều tra  sẽ không bỏ lọt tội phạm và câu cuối là '' không để oan sai ''. Với những gì ông nói trước đó về xác minh list điện thoại, có vẻ ông Tư sẽ ngiêng về quan điểm '' không để oan sai '' hơn là bỏ lọt tội phạm. Vì rành rành ông đã trả lời báo chí rằng kết quả xác minh của cơ quan an ninh điều tra đã cho thấy lời khai của Dương Chí Dũng là không có cơ sở.
Đến nay  đã có một vị quan chức an ninh cao cấp là thủ trưởng cơ quan an ninh điều tra Hoàng Koong Tư  đưa thông tin khẳng định lời khai của Dương Chí Dũng về Phạm Quý Ngọ là không có cơ sở. Những ngày sau sẽ còn có ai nữa.?
Trong ngày gay cấn của phiên tòa diễn ra. Bộ trưởng công an Trần Đại Quang , thứ trưởng công an Bùi Văn Nam đã tổ chức các cuộc hội thảo khác nhau trong ngành về lý luận, quy tụ nhiều cán bộ công an cao cấp tham dự. Các cuộc hội thảo lý luận này chắc sẽ khiến nhiều cán bộ công an cấp cao phải rời xa trụ sở của mình là điều đương nhiên.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi thăm và kiểm tra tinh thần chiến đấu của quân đoàn 1, bản tin VTV1 đưa về cuộc đi thăm này có nói đến sự thần tốc của quân đoàn 1 cơ động suốt chiều dài đất nước trong lịch sử, cũng như nói đến tinh thần chiến đấu thời đại mới sẵn sàng bảo vệ tổ quốc và sẵn sàng trấn áp những'' thế lực thù địch trỗi dậy'' ảnh hưởng đến Đảng và Nhà Nước.
Một nhận xét rất động cơ cá nhân của người viết bài này.
Cơ quan an ninh điều tra của ông Tư chỉ giỏi làm những vụ ''trốn thuế '' vài trăm triệu như vụ Nguyễn Văn Hải, Lê Quốc Quân hay vụ những tên phản động nhận vài trăm usd của thế lực bên ngoài... mà thôi.
 Những vụ án tiền tấn , tỷ như Bầu Kiên, Huyền Như, Vinashin, Vinalines, Phạm Quý Ngọ...này rõ ràng cơ quan an ninh điều tra chỉ đáng ''phối hợp ''.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét