CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
<- GHI TRÊN ĐIỂM TỰA (CHI MA, THÁNG 2/1979) — (Mai Thanh Hải/Trần Nhương). – NGÃ XUỐNG, KHI CHƯA NHẬN QUÂN HÀM… — (Mai Thanh Hải). – Hai mươi bốn năm trước, 64 người con đất Việt hy sinh ở Gạc Ma (Trường Sa) – (Người Ba Đồn).
- Cuộc chiến VN qua ống kính Don McCullin – (BBC). “Cuộc chiến tại Việt Nam là một cuộc chiến hết sức phức tạp. Nó không chỉ đơn thuần là cuộc chiến giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam, mà còn là Chiến Tranh Lạnh, chiến tranh ý thức hệ, và còn có thể là cuộc chiến giành độc lập nữa”. BTV: Kính mời bà con xem lại bài viết của GS Lê Xuân Khoa, được viết hồi 7 năm trước, lúc đó đã nổ ra một cuộc tranh luận rất lớn (có sự tham gia của nhà phê bình Nguyễn Hòa), và vẫn còn kéo dài đến ngày nay: Ba mươi năm gọi tên gì cho cuộc chiến? – (BBC).
- Bi tráng “Khúc tráng ca biển” (VNN). = >
- THƯ CHỊ BÙI THỊ MINH HẰNG VIẾT TỪ TRẠI THANH HÀ GỬI CÁC CON — (Nguyễn Xuân Diện). – Thăm tù — (Người buôn gió). – Bà Bùi Hằng ‘vẫn tuyệt thực’ – (BBC). – ‘Chúng tôi rất xót xa cho chị Hằng’ – (BBC).
- Vụ Tiên Lãng: Trách nhiệm người đứng đầu (NLĐ). – Bao giờ Tòa án Nhân dân Tối cao mới kiểm điểm? — (Đông A). “Chỉ có bắt đầu kiểm điểm từ cấp cao nhất, cấp Tòa án Nhân dân Tối cao, thì các cấp tòa án thấp hơn mới có thể nghiêm túc kiểm điểm được. Làm sao cấp dưới có thể kiểm điểm nghiêm túc được khi chính cấp trên hôm qua bảo đúng, hôm nay bảo sai? Chỉnh đốn Đảng là gì nếu không phải chính là chỉnh đốn từ cấp cao nhất xuống?” – Tiên Lãng bỏ quên ai phá nhà Đoàn Văn Vươn - (Cu làng cát).- Nguyễn Ngọc Già – Dân trong nước còn “lấn cấn”, huống gì Việt kiều! – (Dân Luận). – Mời xem lại bài đã điểm: Chúng tôi, Việt Kiều vẫn còn rất… lấn cấn – (DLB).
- Vụ Tiên Lãng: Ông Vươn phạm tội gì? (NLĐ). “Trong tình thế bị dồn vào bước đường cùng, ông Đoàn Văn Vươn đã dùng súng đạn hoa cải để chống lại những người xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của mình… Căn cứ vào những hành vi trong thực tế ông Vươn đã thực hiện thì chỉ có thể buộc tội ông Vươn theo tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng…”. BTV: Báo chí đã đưa tin, “ông Vươn không hề có mặt tại nơi cưỡng chế, khi ‘chiến sự’ xảy ra thì ông Vươn đang đi kiện”. Nếu đúng như vậy thì ông Vươn không thể phạm tội như báo Người Lao Động đã nêu, vì ông không có mặt ở hiện trường thì làm sao có thể “cố ý gây thương tích…”?
- Còn về ông Quý, mời bà con nghe và xem lại đoạn video: Hình ảnh trực tiếp vụ nổ súng tấn công người thi hành công vụ (ATV). BTV: Ông Quý và vài người trong nhà có thể chống lại lực lượng cưỡng chế hùng hậu như thế này? Với “lực lượng tinh nhuệ công an, bộ đội, chia làm 3 mũi bao vây ngôi nhà” như thế, người nào ở trong nhà có thể trốn thoát được, quả là có phép thần thông!
<- BI HÀI NHÀ Ở TẠM CỦA GIA ĐÌNH ĐOÀN VĂN VƯƠN (Nguyễn Quang Vinh). – Phỏng vấn LS Trần Đình Triển: ‘Điều tra ai dỡ bỏ bàn thờ nhà ông Vươn’ – (BBC). Mời bà con bấm vào đây nghe audio.
- Quanh việc phá dỡ căn nhà tạm của ông Vươn – (BBC). “Lý do dỡ bỏ là các cơ quan đang tiến hành tố tụng, đề nghị dỡ cái túp lều đó ra, đấy là cái bạt thôi chứ chưa phải cái nhà. Để họ tiến hành khám nghiệm hiện trường, thu hồi dấu vết của vụ việc chống đối cũng như chống người thi hành công vụ cũng như dấu vết của việc hủy hoại tài sản”. “Túp lều đó không có giá trị gì cả…để cơ quan tiến hành tố tụng làm như vậy cũng được, nếu gia đình dựng lại thì không tốn kém bao nhiêu…” (Trích từ audio).
BTV: Có lẽ không thuyết phục cho lắm khi LS Trần Đình Triển cho rằng, lý do cái lều bị dỡ là do cơ quan công lực dỡ bỏ, với mục đích khám nghiệm hiện trường, phục vụ công tác điều tra, và họ “làm như vậy cũng được”. Tại sao những người thực hiện – cơ quan hành pháp – không thông báo cho chủ sở hữu căn lều đó biết trước khi làm? Tại sao họ không thực hiện khi những người chủ có mặt ở đó mà phải làm lén lút như vậy để chủ lều lầm tưởng là côn đồ đã thực hiện? Tại sao họ phải đập bàn thờ, vứt hết đồ đạc trong lều xuống đầm như thông tin đã đưa, để người dân phải viết đơn kêu như thế này?
Căn lều đó có thể không có giá trị đối với người khác, nhưng đối với chị Thương, chị Hiền, hiện là nơi tạm trú hàng ngày, là chỗ che nắng, che mưa cho gia đình các chị, và các chị xem như cái nhà để tá túc trong lúc này. Phải chăng đây là hành động trả thù của cơ quan công quyền, nhưng khi bị lộ, lại cho rằng họ đang “thi hành công vụ”? Có thể nói, đây là thái độ thách thức công luận một cách trắng trợn của chính quyền địa phương!
- Bùi Văn Bồng: SỰ THÁCH THỨC PHÁP LUẬT VÀ DƯ LUẬN — (Người lót gạch). – TÍNH NGƯỜI VÀ TÌNH NGƯỜI (Jasmine). – CHỜ NGÀY TRU DI — (Sơn Thi Thư). “Hải Phòng có vụ Đồ Sơn/ Bây giờ Tiên Lãng còn hơn gấp mười./ Bao nhiêu câu chuyện nực cười/ Phá nhà, cướp đất…nói lời quàng xiên./ Nhân dân vạch mặt, chỉ tên:/ Điền, Ca, Thoại, Khánh, Thành, Liêm, Chuân, Hiền,”. – TÂM SỰ CỦA BÁ KIẾN - (Cu làng cát).
- Nhìn từ “vụ Tiên Lãng”: Lỗi không nằm ở luật đất đai! — (Lê Nguyên Hồng). – Luật sư TRỊNH MINH TÂN: BA CÂU CHUYỆN VỀ ĐẤT (Quê choa). – Mất đất, không được đền bù còn bị sách nhiễu – (RFA).
- Tiên Lãng phải sửa sai như thế nào? (TN). – “Cần thay đổi tội danh đối với ông Đoàn Văn Vươn” (GDVN). - Kiểm điểm trách nhiệm tập thể UBND huyện Tiên Lãng (VnMedia).
- Nhật ký mở mấy trang bái phục chị Hiền Đức – (Nhát sĩ Tô Hải). “ ‘Chính quyền Trung Ương chẳng qua là sự phóng to chính quyền Tiên Lãng Hải Phòng’ thì …còn chờ đợi gì nữa mà chị không hành động để xóa bỏ cái ‘mô hình phóng to Tiên Lãng-Hải-Phòng’ đó đi!” BTV: Nghe ông cụ U90 trò chuyện với bà cụ U80 (Tính đến ngày 12-12 năm nay thì cụ Lê Hiền Đức tròn 80 tuổi, nên vẫn còn là U80), mà con lo cho 2 cụ, nhỡ 2 cụ bị “cắt mạng” là cư dân mạng buồn lắm, vì không còn nghe tiếng nói 2 cụ nữa.
- CON CỪU, PHẢN KHÁNG và “Xin cho mây che đủ phận người” – (Dân Luận).
- Việt Nam ‘cần hiện đại hóa cả chính trị’ – (BBC). – Thử hiện đại hóa từ đây coi: Hạ Đình Nguyên- BÀI DIỄN VĂN GIẢ ĐỊNH CỦA MỘT TỔNG BÍ THƯ TƯỞNG TƯỢNG - (Người lót gạch).
- Cái nghĩa của người lãnh đạo (TN).
- Tôi đã vận động đảng & chính phủ bỏ “nhiệt liệt chào mừng” như thế nào? (Trương Duy Nhất).
- Nguyễn Hưng Quốc: Trường hợp Ngô Bảo Châu – (VOA’s blog). “Chỉ tiếc là Ngô Bảo Châu không dừng lại ở quyết định từ chối làm trí thức mà còn muốn khuyên người khác đừng làm trí thức bằng cách đánh đồng trí thức với lao động trí óc, lại là thứ lao động thuần tuý chuyên môn, ở đó, sản phẩm chứ không phải trí tuệ và óc phê phán, mới đáng kể”. Mời xem lại các bài cùng tác giả: Ai là trí thức? – Trí thức và phản biện xã hội – Trí thức là một lựa chọn và bài 661. “Con người tự do” thành “chú cừu thông thái”?
- GS. Neal Koblitz: Góp ý cho Viện Toán Cao Cấp – (BBC). “Tôi rất lo ngại nguy cơ lãng phí tiền chính phủ cho những dự án hào nhoáng nhưng không hiệu quả… VIASM không thể trở thành một tổ chức cao cấp tách rời thực tế Việt Nam. Tại nhiều nước, các viện kiểu này dành tài nguyên để tạo quan hệ và uy tín quốc tế, chứ không tham gia mấy vào sự phát triển nội tại của đất nước”. Nhưng VN luôn luôn khác nước khác ông ơi. Nó cần … đồ trang sức! – GS Niel Koblitz góp ý cho Viện toán cao cấp (Zetamu).
- Phản biện để xây dựng và đổi mới (TVN).
- Robert Pattinson diện áo khoác Việt Nam quảng bá “Bel Ami” (24h). – Robert Pattinson in Pringle of Scotland & Dockers | 2012 Berlinale Film Festival – “Bel Ami” Photocall (The Fashion Court). Robert Patitinson mặc áo khoác có in hình bản đồ việt nam, với dòng chữ “When I die I’ll go to heaven because I’ve served my time in hell”, nghĩa là: Khi chết, tôi sẽ lên thiên đường vì trong quãng đời của mình, tôi đã sống và làm việc ở địa ngục. =>
- Việt Nam có bạn cạnh tranh mới (TVN).
- Blog của Đại sứ Anh: Nghĩ chút về tính công khai minh bạch ngoại giao — (Nguyễn Vĩnh).
- Chuyện đời đại sứ Bài 1: Vào đời ngoại giao, về đại sứ Vũ Hắc Bồng (PLTP).
- Từ đổi giờ học đến hạn chế nhập cư (TBKTSG). “… cần có những chính sách phát triển cân đối nhằm tạo ra các cơ hội kinh tế cho vùng nông thôn và giảm thiểu các ưu tiên vốn có ở các đô thị để hạn chế quá trình di cư từ nông thôn ra đô thị.”
- Dẹp bỏ các điểm đỗ xe và cấm đỗ xe trên 262 tuyến phố: Đừng để dân “chống đối”! (PLTP). – Thí sinh… Nhân Dân (PLTP). – Chống kẹt xe kiểu TP.HCM (PLTP).
- Tuyển dụng công chức, viên chức: Kỳ I Công dân kiện sở nội vụ ra tòa — (Người Ba Đồn). – Thi tuyển công chức: Đây rồi, Đợt này cấp xã toàn người giỏi — (Người Ba Đồn).
< – Chuyện vợ liệt sỹ từ chối nhà tình nghĩa ở Hà Nội “chỉ vì lý do quận muốn đưa ra các cam kết, trong đó không cho thừa kế” (VOV).
- TIÊN QUỐC LÃO ĐẶNG ĐÌNH TƯỚNG (1649 – 1735): CÓ ĐỨC, VỰC ĐƯỢC TƯƠNG LAI (Văn chương +).
- ASEAN, Việt Nam và Lào: từ chối tự do tôn giáo và nhân quyền do lo ngại nguy cơ xảy ra “hỗn loạn”: ASEAN, Laos and Vietnam: no to human rights and religious freedom because they create “chaos” (Asia News). - Một số nước thành viên muốn hạ thấp tầm mức bản Tuyên ngôn nhân quyền ASEAN – (RFI). “Lào là quốc gia lên tiếng mạnh mẽ nhất đòi đặt các quyền của quốc gia lên trên các quyền và quyền tự do cơ bản của con người. Lập trường này được Việt Nam và Malaysia ủng hộ”.
- Bình Nhưỡng bác bỏ đề nghị của Seoul cho các gia đình bị ly tán được gặp gỡ – (RFI). - Người Nam Triều Tiên phản đối TQ buộc hồi hương người miền Bắc tỵ nạn - (VOA). - CHDCND Triều Tiên từ chối nối lại việc đoàn tụ nhân dân 2 miền (SGGP).
- Mỹ nên kết đồng minh thế nào ở châu Á? (Đất Việt).
- Phó Chủ tịch Trung Quốc kết thúc chuyến công du Hoa Kỳ – (VOA). – Tập Cận Bình đánh giá chuyến đi Mỹ là “thành công mỹ mãn” – (RFI). – Chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình: Tăng cường tin cậy chiến lược (NLĐ).
- Trung Quốc trỗi dậy, Ấn Độ tăng tốc (TVN).
- Thêm một tăng sĩ Tây Tạng thiệt mạng sau khi tự thiêu – (VOA). – Thêm một nhà sư Tây Tạng tự thiêu phản đối Bắc Kinh – (RFI).
- GHẾ TỔNG THỐNG HUNGARY SẼ CÓ CHỦ MỚI? (NCTG).
- Bí mật vẫn bao trùm ngày và nơi sinh của Charlie Chaplin – (RFI). Vua hề Charlot trong bộ phim “The kid” năm 1921 (Public domain) = >
KINH TẾ
- Nhà băng vẫn liều mạng “đi đêm” lãi suất (Infonet). - Giảm lãi suất: Cửa hẹp cho sự trì hoãn (VEF).
- Ngày càng nhiều biệt thự triệu đô bỏ hoang (Infonet). – Bất động sản “bất động” đến bao giờ? (ĐT). - Đầu tư 2012: Hãy cứ ‘ôm’ vàng, bất động sản (VEF).
- Nam châm thu hút đầu tư (VIR).
- Doanh nghiệp bảo hiểm tự nâng cấp (VIR).
- Tiếp sức người nghèo lo nhà ở (NLĐ).
- “Cò” lừa đảo đi Hàn Quốc bắt đầu sôi động (NLĐ).
- Dệt may – bước chạy đà cho phát triển công nghiệp hiện đại (VIR).
- Doanh nghiệp tại Hải Phòng: Thiếu vốn, bí đầu ra (VIR).
<- Tỉ phú trầm kỳ (NLĐ).
- Trung Quốc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc với ngân hàng (TTXVN).
- Kế hoạch cứu nguy thứ nhì cho Hy Lạp sắp được chấp thuận – (VOA).
- TT Obama kêu gọi tưởng thưởng cho các nhà sản xuất tạo ra việc làm – (VOA).
- Tổng hợp tin hàng hóa thế giới tuần từ 11-18/2 (Gafin).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Sen hồng là Quốc hoa? (NLĐ).
- Đà Nẵng: Xót lòng trước cảnh “lăng Ông”,… thành bãi hoang phế (DT).
- “Chấn hưng văn hóa bằng tinh thần Hòa giải và Yêu thương” (VNN).
- Hoành tráng đêm khai mạc Du lịch về cội nguồn – Vinh danh hát Xoan Phú Thọ (DT).
- “Ô cửa sổ màu tím” - Truyện ngắn của Võ Thu Hương (TN).
- Những bóng hồng trong thơ nhạc – Kỳ 4: Lời người ra đi (TN).
- Hy vọng có những vai diễn mang lại sinh khí mới cho sân khấu cải lương (DT).
- Đã tới, đã thấy, đã thua — (Nhị Linh).
- Phim Việt năm lần “trượt” giải Oscar (PLTP). = >
- CÁCH MẠNG THƠ VÀ “NHỮNG DI CẢO TỐI” CỦA VŨ ANH VŨ (Nguyễn Trọng Tạo).
- NHÀ THƠ LÊ THỊ MÂY ĐOẠT GIẢI NHẤT CUỘC THI THƠ “ĐÂY BIỂN VIỆT NAM” (Văn chương +). - NHÀ THƠ ĐỖ DOÃN PHƯƠNG: CÓ NẰM MƠ CŨNG KHÔNG NGHĨ MÌNH ĐOẠT GIẢI.
- Hoàng Minh Tường: LÂM QUANG MỸ, THA NHÂN TRONG “CHIỀU RƠI TRÊN SÓNG” (Trần Nhương).
- Thái Hòa: Cứ thèm đóng vai hài (NLĐ).
- “Giao diện” đẹp: bằng chứng của sự nỗ lực! (TTCT).
- Chung kết Bài hát Việt: Một đêm thăng hoa (VnMedia).
- Vào quán cà phê đâu chỉ để uống (TT).
- Hé lộ những điều chưa biết về ngôi nhà của Bá Kiến và làng Vũ Đại (GDVN).
- Vesoul 2012 vinh danh Kore-Eda và Trần Anh Hùng – (RFI).
- Tưng bừng tuần lễ Australia tại Hà Nội (VNE).
- Năm ứng viên tranh đăng cai Thế vận hội 2020 – (VOA). – Cổ vật Olympic tại viện bảo tàng Hy Lạp bị cướp – (VOA).
- Phú quý giật lùi và chuyện nghiệp dư lĩnh lương cao (PLTP). – Nếu như … vượt biên, Bóng đá VN sẽ vào top 10 châu Á vào năm 2030? (TTXVN). “Tại cuộc hội thảo, nhiều chuyên gia cũng như người hâm mộ đánh giá cao việc Việt Nam có một tầm nhìn, chiến lược dài hơi bài bản cho nền bóng đá.” Nghe muốn ói! - VPF tiếp tục khiếu nại (TN).
- Vẽ tranh độc đáo (TN).
- Trung Quốc cho phép nhập thêm phim Mỹ - (VOA).
- 5 phim được đề cử tranh giải Oscar trong hạng mục phim nước ngoài xuất sắc nhất – (VOA).
- Tang lễ Whitney Houston ngập tràn tình yêu thương (DT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Tự chủ tuyển sinh, phạt nặng khi sai (Nguoiduatin).
- Văn hóa học ứng dụng: “Lối mở” ngành nghề cho thí sinh khối C, D (DT).
<- Học sinh Việt Nam đạt điểm SAT I kỷ lục (TT).
- Ba Lan phong hàm GS cho Tiến sĩ Trần Vĩnh Hùng (DT/QV).
- Giáo dục Á Đông lảng tránh thứ “đồi trụy” ấy! (VNN).
- Thiếu hụt với mầm non (LĐ).
- Cô giáo hưởng một lương dạy 3 chương trình (VNN).
- Đến với học sinh miền núi Lâm Đồng (TN).
- Sinh viên miền Nam bùng nổ cùng SV 2012 (TT).
- Độc đáo chuyện sinh viên lên chùa trọ học (VTC).
- Nghĩ về “hội thảo”, “tập huấn” và thời loạn tiên tri — (Nghiên cứu GDVN).
- Đại học cho người già (SK&ĐS).
- Nhân giống cây tre bằng cấy mô ở ống nghiệm (TTXVN).
- Sáng qua mới đưa tin sẽ có buổi lể, giờ là chi tiết Trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH-CN năm 2010 (TTXVN). Công trình này được đánh giá cao: “Một số lý luận về xây dựng Đảng đối với một đảng cầm quyền lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Nhưng có lẽ do chủ nhiệm đề tài (Đặng Xuân Kỳ) đã … tịch rồi nên nó không được thực hiện chu đáo, để đảng tới độ như ngày hôm nay, phải có nghị quyết 4 để chỉnh đốn? Nguy hiểm là có một số độc giả của BS nghe lời tụi “các thế lực … kình địch”, rồi phán tầm bậy là “chỉnh đốn” tức là “càng chỉnh càng đốn”. Hu hu!
- Robot Việt chinh phục thế giới (TN).
- Vinh danh 176 nhà khoa học (TN). - 176 nhà khoa học nhận giải thưởng cao quý (NLĐ/TTXVN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Khẩn cấp cứu các tàu cá gặp nạn do áp thấp nhiệt đới (PLTP).
- Nổ mìn phá đá tìm thi thể nạn nhân lở đất Mai Châu (TTXVN).
- Khẩn cấp dập dịch cúm gia cầm (TN). – Xử lý địa phương giấu dịch cúm gia cầm (NLĐ). – Hoãn công bố nghiên cứu về H5N1 (NLĐ). - Vắc xin cúm gia cầm vô hiệu trước biến thể mới (TN). - Cấp bách ngăn chặn dịch cúm gia cầm (SGGP).
- Tạm ngừng lớp học có trẻ tử vong do tay chân miệng (NLĐ).
- Chính quyền ngăn chặn đám cưới đồng giới (TN).
- Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới (Phần 1) – (RFA).
- Chợ vẫn lo “bà hỏa” (NLĐ).
- Truy tố Trưởng Văn phòng luật sư lừa đảo (VOV).
- Đuổi theo xe vi phạm, một thiếu úy cảnh sát tử vong (TN).
- Vụ giết chủ tiệm vàng giữa ban ngày: Cướp của hay xóa nợ? (TN). - Khởi tố vụ án giết người tại tiệm vàng Vững Bắc (DT).
- Chuyên gia giao thông Nhật Bản Iwata Shizuo: Việt Nam có thể giảm ngay một nửa vụ tai nạn giao thông (TTCT). Ông Iwata Shizuo = >
- Canada tặng xe lăn cho người khuyết tật ĐBSCL (TTXVN).
- Các sát thủ máu lạnh thoát chết vì… còn ‘teen’ (VNN).
- Xe điện là vấn nạn sức khỏe ở Trung Quốc (VNN).
- 70% người dùng Internet Việt Nam thích Zing.vn (TTXVN). Bổ sung, hồi 10h20′: không biết có phải phần vì lối đặt tựa kiểu này đã mang lại cho Zing cái tỉ lệ “70%” đó: Cuộc truy tìm kẻ cưỡng hiếp xác chết thông dịch viên.
QUỐC TẾ
- Chiến hạm Iran băng qua Kênh đào Suez – (VOA). – Chiến hạm Iran tiến vào Địa Trung Hải, Israel cảnh giác – (RFI). – Mỹ, EU dè dặt về đề xuất của Iran muốn đàm phán trở lại – (VOA). - Chiến tranh ngầm Israel – Iran: Dấu ấn Mossad (NLĐ). – Lo ngại về cuộc Chiến tranh Lạnh mới (TN). – Anh lo ngại Iran gây ‘chiến tranh lạnh’ – (BBC). - Iran bắt đầu cuộc tập trận mới (VOV).
- Syria: Binh sĩ bắn vào người biểu tình ở Damascus – (VOA). – Đặc sứ Trung Quốc kêu gọi tất cả các bên ở Syria chấm dứt ngay bạo lực – (RFI). – TQ thúc giục Syria chấm dứt bạo lực – (BBC). – Phe nổi dậy Syria kêu gọi biểu tình ngày 19-2 (PLTP). - Syria tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, cuộc đàn áp tiếp tục - (VOA). - Nhiều người tị nạn Syria chạy sang Lebanon (VOV).
- Mỹ phá âm mưu đánh bom quốc hội (TN). - Bắt kẻ âm mưu đánh bom tòa nhà Quốc hội Mỹ (NLĐ).
< - Phe ủng hộ ông Putin huy động tập hợp biểu tình – (RFI). – Hàng chục ngàn người tuần hành ủng hộ ông Putin (TTXVN). – Putin đã từng bốn lần bị mưu sát (Kichbu/directadvert.ru). – Anekdot về Putin (Kichbu/anekdot.ru). - Nga: Hàng vạn người biểu tình ủng hộ Putin - (VOA). - Hàng chục ngàn người tuần hành ủng hộ ông Putin (VNN).
- Latvia trưng cầu dân ý về tiếng Nga – (RFI). – Latvia bỏ phiếu việc chọn tiếng Nga làm ngôn ngữ chính thức thứ nhì – (VOA).
- Đức: Tổng thống từ chức, Thủ tướng hứng bão (VNN).
- Tổng thống Pháp khai trương trụ sở tranh cử (VOV).
- Hồng Kông điều tra về vợ ứng cử viên lãnh đạo hành pháp – (RFI).
- Cuộc giải phẩu tim Nhật Hoàng thành công – (VOA). – Cuộc giải phẫu tim Nhật hoàng Akihito thành công – (RFI).
- Các nhà lãnh đạo Somalia thỏa thuận thành lập chính phủ – (VOA).
- LHQ kêu gọi điều tra vụ cháy nhà tù ở Honduras (TTXVN).
- Ukraine bổ nhiệm hàng loạt lãnh đạo quân đội mới (TTXVN).
- Vatican : đấu đá bè phái bị báo chí phanh phui – (RFI). - Rò rỉ thông tin chấn động Vatican (TN).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 18/02/2012; + Trang địa phương – 18/02/2012.
* RFA: + Sáng 18-02-2012
+ Tối 18-02-2012
* RFI: 18-02-2012
“Người giàu” chen chân hưởng trợ cấp thất nghiệp (NLĐ) —Sắp có bão trên biển Đông (NLĐ) —Áp thấp nhiệt đới hướng về Nam bộ (SGTT) —Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão (TN)
Vụ Tiên Lãng: Lờ chỉ đạo của TP Hải Phòng (NLĐ) -Vì sao chỉ đạo của UBND TP Hải Phòng về vụ cưỡng chế này (công văn ngày 17-8-2011) không được triển khai? —Sửa Luật Đất đai: Cốt lõi là quyền sở hữu (NLĐ) —-Sở TN&MT TP Hải Phòng: Không tham mưu, báo cáo ủy ban tỉnh vụ ông Vươn (PL) —Công tác dân vận tập trung vào bức xúc của dân (PL) -Sự kiện xảy ra ở Tiên Lãng (Hải Phòng) mới đây đã cho thấy tính nguy hại to lớn của bệnh quan liêu, không tôn trọng luật pháp, mất dân chủ. —Vi phạm luật đất đai đều bắt đầu từ “quyền sở hữu đất đai”? (Tamnhin) >>> Cần sửa gì ở luật đất đai? —Vụ Tiên Lãng: Xem xét lại vụ kiện của ông Lê Đình Thảo (TT) —Tiên Lãng: Những điều không thể không nghĩ (TVN)
“Ai mướn tôi không?” (NLĐ) -Huỳnh Ngọc Thành, 22 tuổi, tân cử nhân đại học Tài chính marketing TPHCM đã đạp xe suốt một ngày trời trên các đường phố Sài Gòn để “tự tiếp thị” mình, mong tìm được một công việc trong tình hình ngành chứng khoán đang rất khó khăn.
Virus H5N1 biến đổi, vắc-xin bất lực (NLĐ) —Sẽ tăng giá 3.000 dịch vụ y tế (NLĐ) —Viện phí mới sẽ tăng giá như thế nào? (TNO) Giá viện phí do Bộ Y tế đề xuất với mức tăng từ 3 – 10 lần so với giá cũ, đã được Chính phủ đồng ý.
UBND tỉnh Thanh Hóa bị dân kiện (Tamnhin) —Thanh tra xây dựng không được xử phạt giao thông (PL) —Tăng cường hợp tác toàn diện Việt Nam-Cuba (PL)
Không thể lấy ý chí tiến công thay cho khoa học SGTT.VN – Việc ra một chính sách liên quan đến quốc kế dân sinh phải hết sức thận trọng và nghiên cứu nghiêm túc, không thể lấy “ý chí tiến công duy ý chí thay cho khoa học”.
Cột thiêng nơi địa đầu Tổ quốc – Sức mạnh của lý lẽ (TN) -Những người lính hiên ngang giẫm lên đám mìn đã được đối phương châm ngòi…
Đấu tranh bảo vệ chủ quyền cần mềm dẻo nhưng phải rất cương quyết và có quan điểm, lập trường rõ ràng.
Trí thức hoàn toàn? (Tamnhin) -…..Cố Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn căn dặn chúng tôi: đừng bao giờ tự cho mình là trí thức. Bởi vì những người nông dân giỏi “1 nắng, 2 sương”, họ cũng có rất nhiều kinh nghiệm, kiến thức-tri thức thâm canh trồng trọt, chăn nuôi mà các đồng chí chúng ta (những người có trình độ đại học trở lên) còn dốt, không biết…
Còn một chữ “Đồng” nữa (Tamnhin.net) – Cột ơi, một vị lãnh đạo gần đây có nói tới chữ “Đồng”, cậu biết chứ?…Nên thường xuyên lấy phiếu tín nhiệm quan chức TP —Bãi đậu xe ngầm cả trăm triệu đô ở TP HCM ‘đắp chiếu’ (VnEx) —Điều khiển xe, uống 2 chai bia sẽ bị phạt 10 triệu đồng (VTC)
TTGT, CSGT bị “quay” trên phố cấm đậu, đỗ xe (Bee) -Không chỉ nói năng không đúng mực, có người còn mang máy điện thoại ra ghé sát vào mặt các Thanh tra giao thông, CSGT quay phim, chụp hình… Chính những người “đặt ra pháp luật” không tuân thủ và thi hành đúng với”làm việc theo hiến pháp và pháp luật” (nhiều quá,khỏi cần dẫn chứng,ai cũng thấy),quan thì ăn đàng sóng nói đàng gió,khi sai thì cứ đổ vấy cho Dân….quan thì vô tội…. cho nên Người Dân cũng “bắt chước học theo” chớ- Thượng bất chánh hạ tắc loạn- Đó là lẽ đương nhiên.
Biển động mạnh, 2 người mất tích, nhiều tàu cá gặp nạn (Bee) -Da Nang MRCC nhận được thông báo từ 4 tàu của ngư dân Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi cầu cứu do gặp nạn trên biển
Sáng mai, bão trên biển Đông mạnh cấp 8(VTC
News)- Đến sáng 19/2, bão cách quần đảo Trường Sa khoảng 180km về phía
Tây Tây Bắc với sức gió vùng gần tâm giật đến cấp 10.
UBND TP. Hải Phòng đã cho phép cưỡng chế tại Tiên Lãng (Dân Việt)
– Chúng tôi đã tìm hiểu và phát hiện ra một văn bản kết luận của Chủ
tịch UBND TP.Hải Phòng, trong đó đồng ý với đề nghị của UBND huyện Tiên
Lãng trong việc cưỡng chế, thu hồi đất của ông Vươn.‘Điều tra ai dỡ bỏ bàn thờ nhà ông Vươn’ (BBC/nghe) -Luật sư Trần Đình Triển, người được mời tham gia bào chữa cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn, nói cần điều tra thông tin bàn thờ nhà ông Đoàn Văn Vươn bị đập phá trên nền nhà cũ.
Vụ Tiên Lãng nhìn từ bên trong BBC/nghe) -Nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Vinh, tức Bấm blogger Cu Vinh, người thực hiện hơn một chục phóng sự độc lập tại Tiên Lãng, Hải Phòng về vụ án của ông Đoàn Văn Vươn kể nói với BBC về sự “phối hợp” giữa làng báo Việt Nam và các bloggers trong việc làm tin bài hiện nay.Kêu gọi Thủ tướng (BBC) Blogger trong nước kêu gọi Thủ tướng trực tiếp về Tiên Lãng để xử lý rốt ráo vụ Đoàn Văn Vươn
Bà Bùi Hằng ‘vẫn tuyệt thực’ (BBC) Tin nói người phụ nữ đang được các tổ chức quốc tế quan tâm ‘vẫn tuyệt thực’ trong trại cải tạo.
Sương mù bủa vây phủ kín “đảo ngọc Cát Bà” (Dantri) >>>Nhiệt độ Hà Nội thấp nhất chỉ 10 độ C –Thủ phạm của thảm họa sinh thái (TN) -Đây không phải là khuyến nghị đạo lý, mà là một cảnh báo “thực dụng” nhất: Ăn thịt thú rừng không những sẽ bị ung thư do thịt bị ngâm tẩm các hóa chất độc hại để giữ “tươi” giả tạo khi vận chuyển về thành phố…
Những nẻo đường… lầm lỡ
(TNTS) Vừa mới được tạo thành hình hài, những đứa trẻ đã bị mẹ lên mạng
“rao” cho như một của nợ. Và mỗi cô gái là một câu chuyện, vừa đáng
thương nhưng cũng rất đáng trách.
Khoảnh khắc chiến tranh (BBC) Don McCullin, nhiếp ảnh gia chiến trường người Anh kể về bộ ảnh Cuộc chiến Việt Nam.
Góp ý cho Viện Toán Cao Cấp (BBC) Chuyên gia Hoa Kỳ góp ý để Viện Toán Cao cấp do Giáo sư Ngô Bảo Châu điều hành không trở thành ‘đồ triển lãm cao cấp’.
Việt Nam ‘cần hiện đại hóa cả chính trị’ (BBC/ý kiến)Khoảnh khắc chiến tranh (BBC) Don McCullin, nhiếp ảnh gia chiến trường người Anh kể về bộ ảnh Cuộc chiến Việt Nam.
Góp ý cho Viện Toán Cao Cấp (BBC) Chuyên gia Hoa Kỳ góp ý để Viện Toán Cao cấp do Giáo sư Ngô Bảo Châu điều hành không trở thành ‘đồ triển lãm cao cấp’.
Bộ trưởng Triều Tiên thiệt mạng vì rơi máy bay (PL) —”Đang có âm mưu tấn công Israel trên toàn cầu” (PL) —Pakistan tuyên bố ủng hộ Iran (PL) —Hôn nhân khác chủng tộc đạt mức kỷ lục ở Mỹ SGTT.VN – Hôn nhân khác chủng tộc ở Mỹ trước đây là một điều bất hợp pháp rồi sau đó là cấm kỵ và đến nay thì trở nên bình thường hơn trong mắt mọi người.
Có ngăn được cuộc tỉ thí quân sự ở Biển Đông? (TVN) —Tập Cận Bình ở California: Hé lộ điều TQ thực sự muốn (VNN) —Một bí thư quận ở Quảng Đông tự sát (TN) —Sập sân khấu ở Trung Quốc, 64 người bị thương (TN) –Mỹ, EU chủ trương làm tê liệt kinh tế Iran (DV)
20 giờ ***************************************************************
Hoàng tử Hà Lan bị chôn vùi trong tuyết lở
-Dân Việt – Hoàng tử Hà Lan Friso – con trai thứ hai của Nữ hoàng
Beatrix, đã bị thương rất nặng sau 20 phút bị chôn vùi trong một vụ lở
tuyết miền tây nước Áo. Vụ tai nạn xảy ra vào hôm thứ Sáu. –Tàu chiến Iran tới Địa Trung Hải, Israel nổi giận
(NLĐO)- Israel kịch liệt lên án hành động Iran điều 2 tàu hải quân tới
Địa Trung Hải thông qua kênh đào Suez của Ai Cập hôm 17-2. —Tập Cận Bình đánh giá chuyến đi Mỹ là “thành công mỹ mãn” (RFI) –Một số nước thành viên muốn hạ thấp tầm mức bản Tuyên ngôn nhân quyền ASEAN (RFI) —Bí mật vẫn bao trùm ngày và nơi sinh của Charlie Chaplin (RFI)
TQ thúc giục Syria chấm dứt bạo lực (BBC) Đặc phái viên Trung Quốc thăm Syria kêu gọi tất cả các bên chấm dứt bạo lực trong lúc có các cuộc gặp với Tổng thống Al-AssadGái điếm, ăn trộm thờ chung ’thần’? (Bee) -Thần Bạch Mi được các nhà chứa và giới ăn trộm “tranh giành” là ông tổ nghề của mình…. —Vừa đổ xăng, xe máy bỗng bốc cháy đùng đùng (Bee) -Bà Nụ hốt hoảng vứt xe bỏ chạy khi phát hiện khói, lửa bốc lên từ dưới gầm máy chiếc xe.. —Cuống cuồng vì xe máy đang chạy bỗng cháy (NLĐ) - —Dừng chờ đèn đỏ, xe buýt bất ngờ bốc cháy (DV) bên Trung cộng-Chiết Giang —Bắt hiệu phó lái ô tô tông chết người rồi bỏ trốn (NLĐ) –Bị ôtô kéo lê, 2 vợ chồng chết, 3 người trọng thương (Bee) —Đâm liên tiếp nhà dân, BMW tiền tỷ nát bét (DV)
“Yêu râu xanh” làm nhục thiếu nữ tâm thần (Bee) —Đi vệ sinh, nữ sinh tiểu học bị hiếp dâm (Bee) -Khi bé L. đi vệ sinh tại Trường Tiểu học xã Long Xuyên thì bị 1 thanh niên lạ mặt nhảy qua tường vào dùng dao đe doạ, khống chế. —Xử lý những kẻ làm cho chị Tần có thai 7 lần? (Bee)
Cán bộ xã liên tục hiếp dâm bạn của con gái -Dân Việt – Ngày 18. 2, nguồn tin từ Công an huyện Yên Thành (Nghệ An) cho biết đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam Thái Văn Bá- Chủ tịch Hội nông dân xã Quang Thành huyện Yên Thành, để điều tra về hành vi hiếp dâm trẻ em. —Đi nhờ xe “yêu râu xanh”, bị hiếp dâm (Giadinh) -“Yêu râu xanh” Giang Văn Thăng đã chở thẳng người phụ nữ trên 50 tuổi này vào khu vực nghĩa địa rồi hiếp dâm.
Ngăn chặn cuộc huyết chiến tại thành phố Vinh (DV) —Đâm vào cọc chắn lộ giới, tử vong tại chỗ (LĐ) —Người dân đạp đổ xe máy, bắt sống tên cướp táo tợn (LĐ) —Cướp nhằm xe chết máy, hai thanh niên sa lưới (NLĐ) —Cởi áo khoe rồng, rắn xăm trên người thách thức công an (Bee) >>>Giải mã bệnh “doạ công an“
Bố PGĐ mất, Sở GTVT gửi thông báo khắp Hà Nội (Bee) -Chiều 17/2, bà Phạm Thị Mai Hồng, Chánh văn phòng Sở GTVT Hà Nội đã xác nhận thông tin này với phóng viên
Son môi nhiễm chì: độc hại đến đâu? (Dantri) -Hơn 400 sản phẩm son môi tại Mỹ vừa bị phát hiện nhiễm chì. Nhiều thương hiệu nổi tiếng trong danh sách này có bán tại Việt Nam! Thông tin trên đang gây lo lắng cho nhiều phụ nữ, những người từ lâu gửi gắm vẻ đẹp đôi môi vào các thương hiệu nổi tiếng. >> Mỹ: 400 loại son môi có chứa chì
Ôsin lái xe hơi đi làm (Giadinh) -Việc cô gái 8X này là ôsin nhưng lái xe hơi đi làm và hưởng lương rất cao gây tò mò cho mọi người.bên Tàu
Thêm “Lê Văn Luyện” thứ hai (NLĐ) -Hành vi lạnh lùng giết người, cướp vàng của hung thủ đã được camera giám sát của tiệm vàng ghi lại rõ ràng —Đề nghị truy tố trưởng văn phòng luật sư lừa đảo(TNO) –Chai nhựa cũng gây béo phì và tiểu đường (TNO) Các nhà khoa học vừa phát hiện một trong những chất hóa học thường được dùng để sản xuất đồ nhựa đựng thực phẩm là nguyên nhân gây tăng cân và tiểu đường, theo Daily Mail.
Kiều nữ chuyên dụ đàn ông vào nhà nghỉ để ‘ra tay’ (VNN) —Đuổi theo xe vi phạm, thiếu úy CSGT tai nạn tử vong (VTC) –TP.HCM: Cựu chủ tịch Gò Vấp bị kết án 34 năm (VTC) —“Đại gia” 8x Đà Nẵng bị tố lừa đảo hơn 60 tỷ đồng (VTC News)Trí thức là một lựa chọn (nguyễn hưng Quốc-VOA) -Trí thức là những kẻ mà công việc đều bắt đầu và kết thúc với ý tưởng. Xin nhắc lại: quan niệm ấy không hề cực đoan
Ts. Nguyễn hồng Kiên – Còn ai nhớ từng có một bản Nùng Cò Phường ?
TS Nguyễn Hồng Kiên - Haydanhthoigianblog
K22 của nhà cháu đông lắm, khoảng 150 người, phần lớn là các chú-các anh bộ đội về học tiếp sau khi tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi.
Tình hình biên giới Việt-Trung đã căng thẳng lắm. Cả khóa được phiên chế thành 1 đại đội, các lớp thành trung đội, tiểu đội. Vũ khí được phát đến từng người. Chủ yếu là K.50 băng đạn tròn, loại súng mà Hồng quân Liên Xô dùng trong Thế chiến Hai, nhưng cũng có cả đại liên, trung liên. Cả khóa/đại đội chiếm trọn một toa tàu hỏa vì lỉnh kỉnh đồ đạc và súng đạn.
Tàu hỏa đầu hơi nước ì ạch bò đi thị xã Lạng Sơn (này đã là thành phố thì phải), qua vùng Bắc Ninh-Bắc Giang- nơi sinh viên-cán bộ-viên chức từ Hà Nội lên đào giao thông hào-trận địa, lập “Phòng tuyến sông Cầu”.
Đến Lạng Sơn đã chiều, các chú-các anh rủ đi chợ Đồng Đăng nếm rượu miễn phí. Đi chưa được nửa chợ đã có người liêu xiêu. Nhà cháu chưa biết uống nên chỉ đi theo.
Đêm, thị xã Lạng Sơn vắng tanh vì dân đã được lệnh sơ tán hết. Ngoài bộ đội, chỉ có đại đội sinh viên chúng cháu. Đội chiếu bóng lưu động chiếu miễn vé một tập trong bộ phim nhiều tập “Chúng tôi có mặt trên từng cây số” của Bulgaria.
Về nằm chưa kịp yên giấc, cả đại đội choàng dậy, vơ lấy súng vì một chú bỗng hét toáng “Địch đến !”
Đến khổ, hóa ra ông ấy nói mơ, vẫn yên vị trên giường dù tất cả già-trẻ-trai-gái của đại đội đã bật dậy.
Một chú khác nhẹ nhàng đánh thức ông ấy: Dậy ngủ lại !
Sáng sớm, cả đại đội vác theo chăn màn, gạo muối, súng đạn, sách vở… đi bộ về xã Cao Lâu.
Bà con người Nùng Cháo ở bản Cò Phường rất vui khi thấy chúng cháu đến. Cả đại đội được chia thành các tổ 3 người về ở từng nhà đồng bào.
Dân bản sống khá sung túc. Theo tập tục đã thành danh xưng, nhà nào cũng có 1 chảo cháo trắng nấu ngày này qua ngày khác. Trẻ con chạy chơi chán về múc 1 bát húp. Người lớn làm nương về khát nước, múc 1 bát, húp… Nghĩa là đồng bào không bị đói gạo.
Nhà nào cũng có máy khâu, không “Singer” thì “Con bướm”, dưới xuôi còn lâu mới có thế.
Từ nhà ông Trưởng bản có đường dây loa truyền thanh đến mọi nhà. Cần thông báo gì, ông bấm nút nói vào mi-cờ-rô, cả bản biết ngay.
Hàng ngày, ngoài chuyện học hành là thực tế dân tộc học, chúng cháu được giao giúp dân đào hầm hào và vào rừng đào hầm cất đồ đề phòng giặc đến cướp phá.
Leo lên đỉnh núi, nhìn sang bên kia, thấy đặc những lính. Mấy trai bản giơ đấm, thách: – Giỏi cứ sang đây !
Tinh thần sẵn sàng chiến đấu rất cao, nhưng cuộc sống hàng ngày vẫn diễn ra như phải thế.
Hàng chiều, trên những thửa ruộng đã gặt, nam sinh viên đá bóng với trai bản.
Đêm đến, sinh viên và trai-gái bản vẫn hát với nhau bên những cụm súng gác đầu với nhau như chụm củi của đống lửa trại.
Và thật may cho đợt thực tế của chúng cháu, đúng dịp cô con gái của bác Chủ tịch xã người bản này đi lấy chồng. Thôi rồi là rượu!
Bấy giờ, giáo viên trẻ Nguyễn Ngọc Đào (nay là ĐBQH chuyên trách) vừa tốt nghiệp đại học ở Nga Xô về. Cậy đã rèn luyện nhiều năm ở xứ lạnh, uống rượu men là không đủ ‘đô’ nên ông thầy trẻ này mò vào tận chỗ nấu rượu, uống rượu nóng. Được 3 bát đã gọi trai bản ra đòi “đấu sức”. Vì ‘tội’ này, sau đó về Hà Nội, ông thầy trẻ phải viết kiểm điểm.
Anh lớp trưởng và bí thư chi bộ lớp nhà cháu cũng chả chịu kém. Hai ông đều say mèm nên bác Trưởng bản cho trai bản khiêng vào, xếp nằm riêng 2 giường, rồi đi lấy vôi bôi vào lòng bàn chân, bàn tay. Không ăn thua, bác ấy ra vườn bẻ mấy ngọn dong riềng giã nhỏ đem vào. (Mấy võ giã rượu này bấy giờ nhà cháu mới biết). Thoáng thấy bóng người, 2 ông cán bộ lớp cháu cùng ngỏng đầu dậy, đồng thanh chửi: “Tiên sư thằng chủ tịch xã !” ))
Sau khi tất cả các nam sinh viên đều đã gục, đến lượt nhà cháu bị ‘xử lý’. Vì trẻ nhất, lại có lý do chưa uống bao giờ nên nhà cháu thoát đến lúc ấy.
Cô dâu bưng đến 1 bát rượu đầy, quỳ trước mặt, bảo: – Tao đi lấy chồng, mày uống với tao 1 bát. Mày không uống, tao cứ quỳ ở đây !
Chết chưa? Đành ‘mặc cả’: – Anh chỉ uống với em thôi nhé !
Vừa nuốt chửng được bát rượu thì chú rể xuất hiện. Lại một bát nữa. Rồi 1 bát với bố cô dâu, 1 bát với mẹ cô dâu…
Và rồi nhà cháu chỉ còn đủ tỉnh táo để nhớ (đến bi zờ) là đã uống đến bát thứ 13. Sau đó không còn biết gì sất. (Sau đó, nhà cháu mới PHÁT HIỆN ra ‘gen uống rượu’ đã được ông-cha truyền qua máu )
Đợt đi thực tế ấy kéo dài trên dưới nửa tháng.
Phải đến đâu quãng 22-23 Tết năm ấy (20-21/01/1979) chúng cháu mới về.
Tiễn nhau, đã thấy có đôi nam sinh viên-gái bản nháy nhau rẽ vào rừng.
Bà con ở bản hơi buồn: – Tưởng chúng mày ở đây ăn Tết luôn ?
Mấy chú mau mồm, hứa: Về ăn Tết rồi chúng tao lại lên !
Thế rồi sau Tết, chưa hết tháng Giêng năm Kỷ Mùi, giặc bành trướng Bắc Kinh tràn sang.
Thế rồi, đọc báo Nhân Dân, nhà cháu biết tin cái bản Cò Phường mà đại đội chúng cháu đã ở, đã học hỏi, đã uống rượu… ấy ĐÃ BỊ GIẶC XÓA SỔ theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
QUÂN BÀNH TRƯỚNG TRUNG QUỐC ĐÃ ‘LÀM CỎ’ CẢ BẢN NGƯỜI NÙNG ẤY.
Uất nghẹn cho đến bây giờ !
Bây giờ, có tìm tóet mắt các loại bản đồ cũng chả thể nào thấy được địa danh bản Cò Phường nữa.
Bây giờ, nếu có tra Google bằng từ khóa “Hải Yến, Cao Lộc, Lạng Sơn” sẽ chả có được kết quả nào thỏa mãn. Chỉ toàn thấy tin: Mua bán nhà đất, vận chuyển hàng lậu-pháo lậu, vận chuyển trái phép hê-rô-in…
Trang muabannhadat.com.vn quảng cáo
Bản đồ trực tuyến của Xã Hải Yến, Huyện Cao Lộc : bạn có thể truy cập vào trang chính để xem thông tin trên bản đồ của Xã Hải Yến, Huyện Cao Lộc với các tiện ích sau:
- Xem nhà bán, nhà cho thuê văn phòng ở Xã Hải Yến, Huyện Cao Lộc trực tiếp trên bản đồ.
- Xem vị trí và thông tin các dự án của Xã Hải Yến, Huyện Cao Lộc trực tiếp trên bản đồ online và vệ tinh
- Xem các doanh nghiệp BĐS trên bản đồ
- Xem ranh giới của Xã Hải Yến, Huyện Cao Lộc
- Đo khoảng cách từ 1 bất động sản tới các tiện ích khác trên bản đồ của Xã Hải Yến, Huyện Cao Lộc online
- Tìm đường đi giữa các vị trí và địa điểm của Xã Hải Yến, Huyện Cao Lộc
- Xem bản đồ vệ tinh online của Xã Hải Yến, Huyện Cao Lộc
(http://muabannhadat.com.vn/ban-do/ban-do-Xa-Hai-Yen-Huyen-Cao-Loc-p6293-q390-t10/)
Bây giờ, ở tỉnh Lạng Sơn, ở huyện Cao Lộc và ở xã Hải Yến liệu còn bao nhiêu người BIẾT là đã từng có tồn tại một cái bản người Nùng có tên là Cò Phường ấy ?
Bây giờ, trong đám hơn 150 người từ Hà Nội về (không ít đã là ông nọ bà kia) liệu còn bao nhiêu người NHỚ rằng đã từng học, ăn, ngủ, uống rượu… với đồng bào Nùng ở cái bản Cò Phường ấy ?
Đến năm ngoái năm kia, hồi giữa tháng 11/2010, nhà cháu đọc báo, thấy thông tin: Ở cái huyện Cao Lộc ấy đang có dự án xây dựng ‘Las Vegas châu Á’ . Thành phố casino đầu tiên ở Việt Nam ấy được đầu tư những 2 tỷ USD. (http://vneconomy.vn/20101117010134477P0C17/ra-mat-du-an-thanh-pho-casino-tai-lang-son.htm)
Rồi cuối tháng 1 năm nay, lại được/bị đọc tin huyện này hiện đang nằm trong “Vương quốc Nhân dân tệ” miền biên ải (http://vneconomy.vn/20120129114037490P0C9920/vuong-quoc-nhan-dan-te-mien-bien-ai.htm)
…
© Gốc Sậy
Một vài tình tiết bí mật trong cuộc chiến phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979 được tiết lộ trong tài liệu nội bộ
Trong các bài viết về cuộc chiến với Việt Nam, hiện đa số đều nói đến vai trò rất lớn của Đặng Tiểu Bình, đương nhiên, vì ông ta là Phó Chủ tịch Quân ủy khi đó, nhưng cuộc chiến với Việt Nam là quyết định tập thể của trung ương, chứ không phải chỉ có mỗi một mình ông Đặng. Đồng chí Trần Vân cũng có vai trò rất lớn khi đó. Ngày ấy tôi đang học cao trung, có cha làm trong Bộ Tuyên truyền Thị ủy, hàng ngày cũng được đọc các bản báo cáo chiến trận. Năm 1980, tôi được đọc một bản tư liệu nội bộ của trung ương, tổng kết về cuộc chiến lần này. Vẫn còn nhớ một vài nội dung như sau:
I. Cuộc chiến biên giới lần này là cuộc chiến với bên ngoài, lần đầu tiên không có Mao Chủ tịch kể từ ngày lập quốc
Chiến tranh biên giới liên quan đến đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, hết sức phức tạp, nhiều cuộc chiến biên giới kể từ ngày lập quốc đến nay đều dưới sự chỉ huy trực tiếp của Mao Chủ tịch, cho nên, [cuộc chiến lần này] trong tình trạng không có Mao Chủ tịch, liệu có thể vượt qua thử thách, giành được thắng lợi hay không, đây là vấn đề lớn mà rất nhiều người thời ấy đã phải trăn trở. Vì thế, phải làm cho tốt khâu chuẩn bị tư tưởng. Đồng thời, quân đội nhiều năm chưa đánh trận, sức chiến đấu chẳng còn được bao nhiêu, đó cũng là điều đáng nghi vấn.
II. Phản ứng của Liên Xô là mấu chốt của vấn đề
Khi đó, “Hiệp ước Phòng thủ Chung Xô-Việt” vừa có hiệu lực. Theo qui định của Hiệp ước, đánh Việt Nam cũng có nghĩa là đánh Liên Xô, phía bên kia phải khai chiến với kẻ thù chung. Trung ương cho rằng sẽ có 4 khả năng về phản ứng của Liên Xô: Lăng mạ, dọa dẫm, xung đột quy mô nhỏ, chiến tranh hoặc xâm nhập biên giới quy mô lớn. Khi đó, hai phản ứng đầu được cho rằng chắc chắn là có, xác suất gây xung đột quy mô nhỏ cũng tồn tại, nhưng xác suất gây chiến tranh hoặc xâm nhập biên giới quy mô lớn là tương đối ít. Bởi vì Liên Xô nếu muốn xâm nhập quy mô lớn vào Trung Quốc, thì ở Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô, từ khâu ra nghị quyết cho đến khi hoàn thành việc chuẩn bị chiến tranh cũng phải mất tới nửa năm, tới lúc đó thì Trung Quốc đã rút quân từ lâu rồi (Liên Xô không phát triển chiến tranh với Trung Quốc vì Việt Nam, mà là muốn hoàn thành sự bao vây đối với Trung Quốc, Việt Nam là khu vực quan trọng nhất để họ tranh quyền tranh bá với Mỹ ở Thái Bình Dương, có tác dụng ngăn chặn, uy hiếp đối với cả Mỹ lẫn Trung Quốc).
Nhưng ý đồ chiến tranh của Liên Xô đối với Trung Quốc không rõ ràng lắm, cần phải quan sát một thời gian, đợi cho đến khi họ quan sát xong còn chưa đưa ra được kết luận, thì Trung Quốc đã rút quân mất rồi. Cho nên, vấn đề không phải là lớn lắm, nhưng phải đề cao cảnh giác, chuẩn bị tốt (hiện nay có những người nói không quân Trung Quốc chưa ra tay, là vì sợ MIG – 21 của Không quân Việt Nam, hoàn toàn là hồ đồ. Có những người phê phán Trung Quốc thà để cho chiến sĩ hy sinh nhiều, chứ không dám dùng tên lửa và máy bay. Tất cả những lời phẫn nộ giản đơn này thực sự là không cần thiết, chiến tranh kết hợp cả với chính trị, ngoại giao, không thể chỉ đơn độc dùng chiến tranh để nói về chiến tranh. Lúc đó chủ yếu là ngăn chặn chiến tranh leo thang, sợ Liên Xô có phản ứng quá nhạy cảm, cho nên ngay cả tên lửa cũng chưa sử dụng. Nếu thực sự có xảy ra xung đột Trung-Xô, thì không những mục đích trừng phạt Việt Nam không đạt được, mà trái lại còn bị sa vào hoàn cảnh chiến tranh nghiêm trọng, hai đầu thọ địch. Cho nên việc khống chế quy mô và tầng cấp chiến tranh là hoàn toàn cần thiết. Các vị ở Trung ương là những bậc lão thành cách mạng, đã kinh qua thử thách lâu dài, chẳng lẽ lại không có đủ kinh nghiệm như những cư dân mạng này?
III. Cống hiến của Trần Vân trong cuộc chiến với Việt Nam
Mấy lần Hội nghị Trung ương trước cuộc chiến, ông [Trần Vân] tỏ ra rất hiểu tình hình bày binh bố trận, tình hình trang bị của quân đội Việt Nam, thậm chí còn rõ hơn cả vị chịu trách nhiệm chỉ huy chiến dịch của quân ta. Ông đưa ra rất nhiều kiến nghị về việc bày binh bố trận, phương án chiến dịch, tiến trình chiến tranh cho quân ta (lúc đó, ông chưa đảm nhận nhiệm vụ ở Quân ủy Trung ương), có thể nói, vai trò của Trần Vân trong toàn bộ cuộc chiến với Việt Nam là hết sức lớn, song đáng tiếc là đã bị chôn vùi trong lịch sử. Đặng Tiểu Bình không trực tiếp theo dõi tình hình chiến dịch, nhưng việc chọn tướng (Hứa Thế Hữu, Dương Đắc Chí), tuyên bố khai chiến và kết thúc chiến tranh thì chủ yếu là từ ông ta, ông ta theo dõi cả tiến trình chiến dịch, nhưng đưa ra những chỉ thị cụ thể thì không.
IV. Phản ứng của Liên Xô
Khi cuộc chiến bắt đầu, Liên Xô bày tỏ khiển trách mạnh mẽ, đồng thời cảnh cáo Trung Quốc phải rút quân ngay lập tức. Khi cuộc chiến diễn ra đến ngày thứ 7, Liên Xô ra tuyên bố, nếu Trung Quốc rút quân ngay bây giờ thì còn kịp, nếu không sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng không thể tránh khỏi. Trước tình hình này, Trung Quốc đã không có động thái gì, mà tiếp tục chuẩn bị tấn công Lạng Sơn, hòng thúc quân Việt Nam phải rút khỏi Campuchia, nhưng đáng tiếc là mục đích này đã không đạt được (cho nên sau đó chỉ tuyên truyền về các anh hùng chiến tranh, còn việc tuyên truyền về ý nghĩa của cuộc chiến đã bị giảm bớt).
Thực tế, một số nước Đông Nam Á tuy mồm thì nói phản đối hoặc hô hào nọ kia, nhưng trong bụng thì vẫn khoái chí khi thấy Việt Nam bị trừng phạt. Dĩ nhiên, nếu Trung Quốc chiếm Việt Nam, chắc sẽ khiến cho những nước này bị hoảng hốt, bởi những nước này cũng đang hết sức cảnh giác với Trung Quốc. Cùng lúc, Trung Quốc tăng cường viện trợ gấp rút cho Campuchia. Lúc này Trung – Mỹ vừa mới thiết lập bang giao, mối quan hệ hết sức mặn nồng, mọi người đã được công khai nghe Đài Tiếng nói Hoa Kỳ – “Voice of America”. Lúc đó, tôi nghe đài Mỹ nói, Trung Quốc vừa viện trợ cho Campuchia 24 chiếc xe tăng, Campuchia không biết sử dụng, thế là rơi vào tay quân đội Việt Nam.
V. Tình hình biên giới Trung-Xô
Khi cuộc chiến bắt đầu, cả hai phía khu vực biên giới Trung-Xô ở vùng Đông Bắc và Nội Mông đều căng thẳng cao độ, luôn trong trạng thái cảnh giới. Hai bên đều hết sức lo sợ đối phương đánh vào, kết quả là, phía Trung Quốc có những vùng đang tranh nhau mua hàng hóa, bỗng có người kêu lên “Liên Xô đánh vào rồi kìa!”, thế là cả đám người hoảng hốt bỏ chạy về nội địa, khiến cho phía Liên Xô và Mông Cổ cũng hoảng loạn theo, cho là Trung Quốc phân tán dân để chuẩn bị chiến tranh, kết quả, phía Liên Xô cũng tạo thành một cuộc đại lưu tán náo loạn, cố sức rút chạy về phía sau. Trung ương đã phê bình đảng ủy và chính quyền địa phương, nói rằng không được để “tiền tuyến thì đánh thắng trận, hậu phương thì làm trò cười cho thiên hạ”.
Kết cục, Liên Xô đã không tuân theo hiệp ước với Việt Nam, ngay cả xung đột quy mô nhỏ cũng không xảy ra.
Người dịch: Quốc Thanh
30-5-2011
Bản tiếng Việt © Gốc Sậy
Nguồn: Sina
Quân đội Việt Nam — 1979, Cơ hội đánh mất
Trần Vũ |
Sau chiến tranh biên giới 1979, quân đội Việt Nam rơi vào tình trạng xác ướp. Đến mức ngày nay khi nhắc đến tranh chấp Biển Đông, tuyệt đại bộ phận dân chúng cùng các phân tích gia thế giới đều tin quân đội này không đủ sức đương đầu với Hồng quân Trung Quốc. Đánh giá trái ngược hẳn với danh tiếng của một đạo quân từng chiến thắng ba đế quốc Pháp, Mỹ, Hoa.
Ba mươi năm sau các trận đánh Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, quân đội Việt Nam dường như thiếp ngủ. Câu hỏi đặt ra: Có thật trong trận chiến 1979 chúng ta đã chiến thắng? Hệ thống tuyên truyền một thời của nhà nước khiến dân Việt tin Đặng Tiểu Bình thất bại. Có thật như vậy? Có thể trả lời: Đứng trên mặt chiến thuật, quân đội Việt Nam tiêu hao quân Tàu trong giao chiến. Đứng trên mặt chiến lược, quân đội này đánh mất cơ hội xác lập vị thế độc lập bất khả xâm phạm của quốc gia — khi không tiêu diệt các đại binh đoàn Trung Quốc. Kết thúc trận đánh là một thế thủ hòa, nhưng ‘‘hòa’’ vô cùng bất lợi.
Trong quá khứ, sau mỗi cuộc chiến các vương triều Đại Việt rồi Đại Nam thường xuyên triều cống, nhưng gần như chỉ chấp thuận triều cống một cách tượng trưng sau khi đã đánh tan sức mạnh quân sự của Bắc Kinh. Kết quả mập mờ của trận chiến biên giới đã không đặt Việt Nam vào thế mạnh cho phép chính phủ đương quyền thương thuyết bình đẳng, ngược lại, phải chấp nhận triều cống thực sự một phần lãnh hải và lãnh thổ. Quốc gia rơi vào thế yếu đánh mất dần độc lập chính trị hay một cách khiêm tốn, đánh mất dần quyền hành xử nền độc lập này. Chiến tranh biên giới, thực tế là một thất bại chiến lược.
Thất bại không hiển nhiên.
Quân đội Việt Nam đủ sức và đã có thể chiến thắng oanh liệt, đánh gẫy mộng bành trướng về phương Nam của Bắc Kinh, tái lập một lịch sử: sau mỗi chiến thắng lớn, quốc gia thụ hưởng hòa bình lâu dài, vì sau mỗi chiến thắng lớn, Bắc triều kinh hoảng mỗi khi nghĩ đến Nam chinh.
Lịch sử cũng chứng minh: Mỗi khi dân tộc Việt ngang bằng vũ khí với đối phương, dân tộc này chiến thắng. Tất cả những chiến thắng của Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ đều xây dựng trên sự cân bằng vũ khí, bất kể số lượng quân phương Bắc. Thảm bại của Hồ Quý Ly nằm trong nguyên nhân thiếu đồng thuận dân tộc nhiều hơn quân sự. Trong chiến tranh Việt-Pháp, ngay từ 1950, ngay khi có thể trang bị súng cối nặng 120 ly, đại bác không giật 75 ly, Việt Minh giành lại thế chủ động chiến trường từ tay quân viễn chinh. Ở vào thời điểm 1979, quân Việt Nam ngang sức với quân Tàu, ở cả ba mặt vũ khí, quân số và chiến thuật. Mạnh hơn rất nhiều, nếu tính đến kinh nghiệm chiến trường, khả năng thích ứng đã qua thử thách, khả năng đối đầu với các đạo quân đế quốc, cùng ưu thế đánh trên đất nhà. Tổng bí thư Lê Duẩn, cùng các đại tướng của Quân đội Nhân dân đã đánh mất cơ hội dạy ngược lại cho Đặng Tiểu Bình một bài học, nhắc lại cho dân Hán quá khứ thảm bại trên đất Việt. Với một chiến thắng sấm sét như đã từng xảy ra ở Đống Đa, tổ quốc sẽ mua được sự bình yên trong suốt thế kỷ 21. Trận chiến 1979, là một cơ hội đánh mất.
Trách nhiệm trước tiên nằm ở Quân ủy Trung ương. Trách nhiệm thứ nhì ở Bộ Tổng tham mưu. Cả hai cơ quan này đã không triển khai tối đa binh lực do không đặt mục tiêu: Tiêu diệt toàn bộ quân Tàu đã vượt biên giới; khiến hôm nay dân Việt bất lực chứng kiến mất đất, mất biển.
Tôn Tử, trong Binh pháp, bày ra ba đối sách: ‘‘Cao nhất là phá thế chiến lược đối phương. Thứ đến: Bằng ngoại giao phá thế liên hoàn giữa đối phương với các chư hầu và đồng minh. Đối sách thứ ba: Tấn công trên trận địa. Đánh thành là hạ sách.’’ [1]
Trong Cẩm nang chiến tranh, Clausewitz phân tích: ‘‘Trường hợp bị gây hấn, các dân tộc bị xâm chiếm phải hiểu có những thứ không thể đạt được bằng ngoại giao. Tấn công là hình thái phòng ngự tuyệt đối. Càng bất ngờ khi đối phương tự tin dũng mãnh. Nếu trận chiến ban đầu thường đem đến đoàn kết giúp một dân tộc từ tiểu khối trở thành một khối rắn, trận đánh đầu tiên phải đặt mục tiêu khiến đối phương từ nan.’’ [2] Cách nhìn của Gneiseau, Scharnhorst, Moltke, Schlieffen, các bậc thầy suy nghĩ quân sự Phổ, không khác.
Quân đội Nhân dân trong chiến tranh Việt-Pháp đã chứng minh am tường binh pháp, như Đại tướng Võ Nguyên Giáp [3] thừa nhận suy nghiệm Clausewitz. Đứng trước khó khăn địa lý không cho phép đánh vào đầu não Phương diện quân Vân Nam hay Quảng Châu, Quân đội Nhân dân đã nhìn thấy thế liên hoàn Khmer-Trung Quốc và quyết định phá vây. Tiến đánh Kampuchia nằm trong động thái này. Nhưng đến đây Bộ Tổng tham mưu không có phương án nào khác để kháng Tàu, đánh chiếm Kampuchia với các quân đoàn chủ lực khiến bỏ trống biên giới phía Bắc là một lỗi lầm chiến lược.
*
Kể từ quý nhì 1978, chuyển biến mâu thuẫn Hoa-Việt gay gắt đến mức quân đội đứng trước tình thế phải chuẩn bị lâm chiến. Trong quá khứ tổ tiên luôn phải chọn lựa: Giao chiến ngay trên tuyến biên giới hay lui về châu thổ sông Hồng đánh vận động chiến. Trong đa số các trận chiến, vua quan Việt Nam phải bỏ biên giới, thậm chí bỏ Thăng Long để lui về Nghệ An. Đôi khi chặn đánh ngay trên ải Chi Lăng, như trường hợp Lê Sát chặn Liễu Thăng, nhưng những trường hợp này không nhiều.
Đối với Bộ Tổng tham mưu, vấn đề đặt ra càng thêm phức tạp: Lần đầu tiên, kể từ khi thành lập, Quân đội Nhân dân không sở đắc yếu tố thời gian. Trong chiến tranh Việt-Pháp, thời gian thuộc về Việt-Minh, càng kéo dài quân viễn chinh càng mệt mỏi. Trong nội chiến Nam-Bắc, thời gian vẫn thuộc về Bắc-Việt. Càng kéo dài, Quân lực Nam-Việt càng cô thế, khi đồng minh Hoa Kỳ giảm viện trợ và quân viện. Ngược lại, trong chiến tranh Hoa-Việt, thời điểm tấn công và thời gian tấn công, do Đặng Tiểu Bình quyết định. Nhìn rộng ra nữa, thời gian càng dài, Trung Hoa càng có thể huy động sức người, sức của, vượt xa khả năng của Việt Nam, từ hiện đại hóa quân đội đến trưng binh, áp lực quốc tế, phong tỏa hay yểm trợ quân Khmer, trong tất cả các lĩnh vực thời gian trở thành ưu thế của Bắc Kinh.
Để phá ưu thế này, đòi hỏi một kế sách rõ rệt và một chiến pháp quyết liệt, cấp kỳ, mà ba mươi năm sau nhìn lại, dân Việt chỉ có thể phê phán Quân ủy Trung ương và cả Bộ Tổng tham mưu đã hoàn toàn thụ động.
Khi quyết định khởi binh tiêu diệt quân Khmer, việc củng cố biên giới phía Bắc là bắt buộc. Cao Bằng với thành lũy, hầm ngầm của pháo đài cũ, trên nền địa thế hiểm trở vây bọc bởi hai sông Hiểm và sông Bằng Giang, đã có thể trở thành một ‘‘phá lam’’, tấm khiên làm gẫy mũi giáo phương Bắc. Hồng quân Trung Quốc có thể luồn qua Trà Lĩnh, Đông Khê, Thất Khê, nhưng các trục lộ chính vẫn bị Cao Bằng kiểm soát, và đường rừng không cho phép quân Hán vận tải vũ khí nặng. Giữ Cao Bằng bằng quân chủ lực, cùng những bãi mìn dầy đặc, Quân đội Nhân dân có thể làm chậm sức tiến của quân Hán xuống trục Cao Bằng – Bắc Cạn – Thái Nguyên, cho phép tập trung binh lực để giàn trận địa pháo giao tranh trực diện tại Lạng Sơn. Đối với mặt trận Lào Cai, lui về Sa Pa dựa vào địa thế miền núi để phòng thủ, rồi từ hai tỉnh lỵ Lai Châu và Hà Giang tấn công gọng kềm đánh xuyên qua Mường Khương và Bát Xát vào hai bên cạnh sườn quân Hán ở Hà Khẩu. Giữ diện, đánh điểm, đã có thể áp dụng ở biên giới.
Lý do: Lợi thế địa lý vô cùng thuận lợi. Không ngẫu nhiên tổ tiên dân Việt đã dựng biên giới trong khu vực này. Và không ngẫu nhiên mà các binh đoàn tác chiến Le Page [4] và Charton [5] với tám tiểu đoàn Lê dương, Nhảy dù, Tabors Bắc Phi, đã tan xác dưới những chân núi này.
Vào thời điểm 1979, Hồng quân Trung Quốc không có một sư đoàn nào kinh nghiệm chiến trận như Sư đoàn 308 Quân Tiên phong. Mà Quân ủy Trung ương đã có thể dàn trận nhiều mươi sư đoàn như vậy: Các sư đoàn lừng danh 302, 304, 312, 316, 320, 324, 325, 390 (320B) và 351 Công pháo. Những đại đơn vị thông thuộc địa hình biên giới, thượng du, trung du và đồng bằng Bắc-Việt. Chưa kể 10 sư đoàn của Mặt trận Giải phóng miền Nam đã chuyển biên chế, bên cạnh 3 sư đoàn phòng không 367, 375, 377, vận tải 411, công binh 334, bên cạnh các đại đoàn pháo binh 675, 349, bên cạnh các sư đoàn miền Nam tập kết cũ 330, 337, 338, 339, và các sư đoàn tân lập 311, 317, 318, 319, 327, 328, 329, 337, 341, 345, 346, 374, cùng các sư đoàn ngoại biên 711, 968 đóng tại Lào. Một cách khách quan, với tiềm năng triển khai trên dưới 40 sư đoàn chính quy ngang bằng vũ khí, với giàn tướng lãnh dầy dạn trận mạc Vương Thừa Vũ, Lê Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái, Nguyễn Hữu An, Hoàng Cầm, Phùng Thế Tài, Nguyễn Đôn, Đồng Sĩ Nguyên, Đặng Vũ Hiệp, Phạm Ngọc Mậu… Quân đội Nhân dân đủ sức phạt Hán ngay trên tuyến Phong Thổ – Lào Cai – Hà Giang – Cao-Lạng.
Thực tế chiến trường diễn ra sau đó, với sức nặng của trận chiến gần như trên vai các tiểu đoàn địa phương và các trung đoàn độc lập của Tỉnh/Miền, là bằng chứng cho thấy chỉ với bộ đội địa phương, quân Việt Nam đã gây tổn thất lớn cho quân chính quy Trung Quốc.
Sự tham chiến của chủ lực quân Việt Nam, nếu đã diễn ra, trên tuyến biên giới, sẽ đem đến chiến quả lớn với tất cả thuận lợi về sau: Bài học của Đặng Tiểu Bình thất bại ngay ban đầu khi Bắc triều không đánh thủng được phòng tuyến Nam triều. Quân đội Việt Nam chứng minh với thế giới nền độc lập của dân tộc này bất khả xâm phạm. Hồng quân Trung Quốc thảm bại không thể xâm nhập vào đất Việt Nam, sẽ khiến Bắc Kinh phải nhìn lại đối sách ngoại giao với phương Nam. Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, và các cột mốc biên giới sẽ ở nguyên vị trí từ hiệp ước Pháp-Thanh. Điểm quan trọng là chọn lựa này vẫn cho phép bình Tây, triệt phá quân Khmer, như thực tế đã diễn ra, khi Quân ủy cấp tốc rút các sư đoàn chính quy Bắc-Việt từ mặt trận Kampuchia trở về để cứu ứng Hà Nội lúc quân Tàu tràn sang, các sư đoàn cũ của Mặt trận Giải phóng miền Nam vẫn có thể chiếm đóng và đánh bật quân Miên sang đất Thái.
Tung chủ lực đánh ngay trên biên giới còn phá hủy ưu thế thời gian của Bắc Kinh. Nếu Đặng Tiểu Bình vẫn có thể rút quân tức khắc ngay khi gặp khó khăn, việc lui bình tức thì là một thú nhận thảm bại. Tiếp tục duy trì tiến công, cho dù gặp đề kháng mạnh, đồng nghĩa phải gánh lấy tổn thất cao giữa vùng núi non trùng điệp với nguy cơ lâm vào nguy khốn trước phản công cạnh sườn của quân Việt Nam. Yếu tố thời gian của trận chiến, như vậy, rời khỏi bàn tay của Đặng Tiểu Bình.
Có thể biện luận: Khi bỏ trống tuyến biên giới, lui về châu thổ sông Hồng, Bộ Tổng tham mưu đã chọn giải pháp truyền thống của tiền nhân. Hưng Đạo đại vương đã bỏ Lạng Sơn lui về Vạn Kiếp, bỏ Vạn Kiếp lui về Thăng Long, rồi bỏ Thăng Long lui về phủ Xuân Trường (Nam Định). Khi không chấp nhận đánh trên biên giới, vì phải dàn mỏng lực lượng theo chiều dài của biên giới mà nỗ lực chính của quân Hán chưa được xác định, bộ Tổng tham mưu đã hành xử đúng binh pháp: Tinh gọn, tập trung và định hướng. Lập luận này chỉ đúng một phần: Phần cần thời gian để xác quyết hướng tấn công chính của quân Tàu, cần bảo vệ thủ đô Hà Nội với vùng châu thổ đông dân, và cần không gian đồng bằng để đánh vận động chiến. Lập luận trên sẽ đúng — nếu — Quân ủy Trung ương xây dựng sẵn một khối cơ động dự bị hùng hậu, theo kế hoạch sắp sẵn, một khi quân Hán đã vào đủ sâu sẽ tổng phản công để hủy diệt.
Vẫn có thể biện luận: Bộ Tổng tham mưu chuẩn bị tổng phản công thì Đặng Tiểu Bình lui quân. Lập luận như vậy là đã không tính đến yếu tố thời gian và có nghĩa quân đội Việt Nam đã không tước đoạt được ưu thế thời gian của Đặng Tiểu Bình. Trong lúc đánh ngay trên biên giới, làm giảm ưu thế này. Chấp nhận giao chiến vào sâu trong nội địa quốc gia, còn có nghĩa chấp nhận để quân Hán sát hại dân lành như đã xảy ra ở xã Đề Thám, xã Hưng Đạo ở huyện Hòa An thuộc tỉnh Cao Bằng. Chấp nhận cho quân Hán tàn phá ruộng vườn, nhà cửa, đô thị và hầm mỏ Việt Nam trong chiều sâu 50 cây số [6] . Với hy sinh lớn lao như vậy, chiến quả của một chọn lựa chiến lược phải tương xứng với sự hy sinh. Hủy diệt đại bộ phận các tập đoàn quân Hán đã vào sâu trong đất Việt phải là mục tiêu, ý chí, và quyết tâm của đảng ủy, quân ủy và quân đội — nếu chọn đánh ở đồng bằng.
Khó lượng định trước một cách chính xác hướng tấn công chính của quân Hán, vẫn có thể tiên đoán phần lớn nỗ lực sẽ diễn ra trong khu vực Lạng Sơn – An Châu – Bình Liêu – Tiên Yên. Vì Lạng Sơn là cửa ngõ của xâm lược, con đường xâm lăng truyền thống của phương Bắc. Chiếm Lạng Sơn, tiến về Lục Nam, Đặng Tiểu Bình uy hiếp tức khắc Hà Nội. Địa hình trống trải càng cho phép quân Hán tập trung đánh biển người, thực hiện Schwerpunkt, một trọng điểm làm vỡ mặt trận, như Clausewitz định nghĩa.
Với một Moltke [7] hay Schlieffen [8] hay Manstein [9] , có thể kế hoạch phản công sẽ phát xuất từ Thái Nguyên, triển khai với quân chủ lực để trở thành một lưỡi hái quét từ Tây sang Đông, từ Bắc Sơn xuyên qua Văn Quan, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập, xuống đến Quảng Hà, đẩy quân Hán vào chiếc rọ biển Đông. Với một Joukov [10] hay Eremenko [11] , chiến lược phản công có thể cũng sẽ không khác, như Joukov đã lui binh từ sông Donetz về sông Don, rồi từ sông Don về sông Volga, trước khi cắt Liên Lộ quân Caucase và áp Liên Lộ quân Nam Đức Quốc xã vào biển Hắc Hải trên mặt trận Nam Nga [12] .
Trong thực tế đã không có gì diễn ra như trong các giả thuyết kể trên.
Không dồn quân quyết chiến ở Tây Bắc biên giới, cũng không kịp bao vây ở Đông Bắc biên giới, Quân ủy Trung ương đã để quân Hán chủ động chiến trường. Có thể giải thích Trung ương chọn lui về thế thủ để chuẩn bị trường kỳ kháng chiến, hoặc hãy còn thận trọng phân tích tình hình, hay đợi các sư đoàn tân lập từ lệnh tổng động viên tăng cường sức mạnh cho các quân khu… Chọn lựa này không viên mãn, và không thỏa đáng, vì sẽ đẩy dân tộc vào một cuộc chiến dài lâu kiệt quệ khi yếu tố thời gian làm việc cho Trung Hoa. Và một khi trao quyền chủ động cho quân Hán, Quân ủy Trung ương đã mặc nhiên trao quyền tiến thối cho Đặng Tiểu Bình, tức quyền chấm dứt chiến trường.
Giai đoạn hai, các cuộc phản kích của quân đội Việt Nam bắt đầu liên tục, tuy mang tính chất địa phương, không tổng thể, và chưa quyết định. Trong suốt bốn tuần lễ, từ 17 tháng 2-1979 đến 16 tháng 3-1979, Quân ủy Trung ương đã không có một động thái chiến lược nào tầm cỡ. Chỉ có thể hiểu: bộ Tổng tham mưu đã không có sẵn một kế hoạch tổng phản công vì chưa tập trung kịp một khối cơ động mạnh. Thất bại chiến lược của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tham mưu là đã xem chiến trường Kampuchia là chính diện. Điều mà Molkte đã cảnh cáo: ‘‘Một khi đã bày binh bố trận, bất kỳ một lỗi lầm nào cũng không thể sửa chữa kịp về sau. Vì đối phương cùng chuyển quân, tất cả các chuyển hoán, thay đổi thế trận sẽ không còn bắt kịp được nữa thời gian đã lũy thừa. Trừ phi đối phương yên vị, nhưng điều này đồng nghĩa xin ở kẻ thù một ân huệ.’’ [13]
*
Ba mươi năm sau chiến tranh biên giới, vô cùng khó khăn tìm hiểu một giai đoạn khốc liệt, vì hồ sơ không bạch hóa. Chỉ có thể suy diễn, phỏng đoán. Với kho vũ khí hiện đại cùng đạn dược dồi dào của cả hai miền Nam-Bắc vừa chấm dứt nội chiến, với địa thế biên giới hiểm trở, với lòng ái quốc cao độ của một dân tộc mà lịch sử đồng nghĩa chống Tàu, với quân đội dày dạn chiến trận, ở vào thời điểm 1979 quốc gia có tất cả ưu thế để chiến thắng.
Nhưng cơ hội đánh mất.
Nhìn lại, bộ Tổng tham mưu có hai giải pháp phải chọn lựa: Tập trung quân quyết chiến trên biên giới hay tập trung quân hủy diệt Phương diện quân Quảng Châu ở đồng bằng. Nếu là giải pháp đầu, phải tung toàn lực lên biên giới. Nếu là giải pháp sau, phải lùi binh tránh tổn thất cùng chiêu dụ quân Hán vào sâu trong lãnh thổ; tuy với một Đặng Tiểu Bình vô cùng thận trọng, tiến chậm, chắc, và giới hạn thời gian chiến trận, giải pháp Đồng bằng ít khả thi.
Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tham mưu đã chọn một giải pháp nửa vời lưng chừng: Đánh trên biên giới nhưng không hết sức lực, không lui quân hẳn mà tăng viện từng đợt, cầm chừng. Sư đoàn 345 lên Lào Cai, 326 lên Phong Thổ, với hai sư đoàn 311 và 346 tăng phái cho mặt trận Cao Bằng, cùng hai sư đoàn 327 và 337, rồi về sau 338, 347 tăng cường cho sư đoàn 3 Sao Vàng tại mặt trận Lạng Sơn, đã không thay đổi được tình thế [14] . Cả 5 thị xã biên giới cùng 17 quận lỵ đều lần lượt thất thủ. Quân đội đã chịu tổn thất mà không đạt được chiến thắng quyết định. Chỉ có thể giải thích thất bại quân báo đã khiến bộ Tổng tham mưu phán đoán sai nên vận dụng 3 trên 4 quân đoàn tổng trừ bị cho mặt trận Kampuchia, duy nhất quân đoàn 1 bảo vệ vành đai Hà Nội. Phải đến ngày 25 tháng 2, quân đoàn 14 cùng bộ chỉ huy thống nhất đặc khu biên giới Lạng Sơn mới thành hình. Khi quân đoàn 2 và 3 trở về, hai tư lệnh Nam chinh Hứa Thế Hữu và Dương Đắc Chí lập tức lui binh. Sự hiện diện ngay từ đầu của hai quân đoàn chủ công này, ngay trên tuyến biên giới, đã có thể thay đổi cục diện.
Cơ hội đánh mất trên cả bình diện chính trị.
Với một quốc sách thật tâm hòa giải, không phân biệt, không đày ải, mà công nhận quyền công dân cho từng binh sĩ Cộng hòa vừa buông súng, chính phủ đương quyền đã có khả năng động viên một triệu quân nhân miền Nam vừa rả ngũ, gây lại đồng thuận dân tộc đã không thực hiện sau năm 75.
Trong từng người Việt, đất đai của tổ tiên đã luôn được xem thiêng liêng, khả năng cùng chống giặc là có thật, với tất cả kinh nghiệm tác chiến, không yểm, điều không, trực thăng vận, sửa chữa khí cụ Hoa Kỳ còn lại, mà tập thể quân nhân miền Nam có được trong suốt nội chiến dằng dặc. Sự hưởng ứng của những người lính miền Nam, vì tìm lại vị trí trong xã hội, sẽ kéo theo sự hưởng ứng đông đảo của gia đình binh sĩ, làm nên sức bật kháng Tàu mà Đặng Tiểu Bình phải suy nghĩ.
Vì sao Đặng Tiểu Bình phải suy nghĩ? Vì biết rõ tuy sở hữu tiềm năng triển khai 40 sư đoàn chính quy, Quân ủy Trung ương chỉ có thể giàn tối đa phân nửa phía Bắc, vì ¼ đã sang Kampuchia, và ¼ còn lại dùng trấn đóng canh chừng trong Nam. Trên chiến trường thật sự, duy nhất 11 sư đoàn Việt Nam tham chiến [15] , có nghĩa ¾ quân chính quy không hiện diện ở Bắc Việt, trong lúc 2 Phương diện quân Hán đã tung vào chiến trường tối thiểu 32 sư đoàn Giải Phóng quân Trung Quốc [16] . Quân ủy quên bài học thất bại của Hồ Quý Ly vì thiếu đồng thuận dân tộc, Đặng Tiểu Bình không quên. Thêm một triệu quân miền Nam, với nhân vật lực của miền Nam cùng sát cánh với miền Bắc, quốc gia đã có thể lập lại chiến thắng Đống Đa vang dội của Nguyễn Huệ hai trăm năm trước, đánh tan 20 vạn quân Thanh, khiến Đại Thanh quốc cho đến khi cáo chung chấm dứt mộng Nam chinh. Thời điểm 1978-1979 đã có thể là thời điểm của một vận hội mới.
Có thể các giả thuyết kể trên không cơ sở, khó đứng vững, khi tìm hiểu sâu xa các chi tiết quân sự. Điều chắc chắn, trận biên giới không đem đến thuận lợi cho Việt Nam. Hôm nay đứng trước quân Tàu đã hiện đại hóa khí cụ và chiến thuật, lấy kinh nghiệm từ bài học đẫm máu, người lính Việt Nam nghĩ gì? Bên ngoài quân đội, dân chúng nhìn thấy rất rõ: Lòng yêu nước vẫn còn đó, nhưng quân đội này dường như ngủ quên sau thập niên 70. Thực trạng tụt hậu kỹ thuật, vũ khí, phương pháp và cả trình độ khoa học quá hiển nhiên khi thế giới bước vào thế kỷ 21 mà quân đội hãy còn giữ trang bị của thời kỳ nội chiến. Nửa thế kỷ vật chất khó khăn, khiến tập thể quân nhân chịu ám ảnh kinh tế nhiều hơn quân sự, các tướng lãnh hùm xám đã chết, lớp sĩ quan trưởng thành trong khói lửa đã về hưu, gần như hiện nay là một đạo quân thuần tân binh. Bên cạnh bất lực biển cả, quân đội còn mang những chứng bệnh bất lực nào khác nữa?
Đã đến lúc tập thể quân nhân cần yêu sách giới chức chính trị canh tân tức khắc đất nước. Vì quốc gia khó trông cậy vào phường tuồng Liên Hiệp Quốc, như các tiểu quốc Lituanie, Lettonie, Ettonie đã không thể trông cậy vào Hội Quốc Liên khi Hồng quân Sô Viết nhất quyết sát nhập. Quân đội không thể quên bài học Munich, khi liên quân Anh-Pháp ký văn kiện nhượng Tiệp Khắc cho Adolf Hitler, không thể quên cái chết của nền Cộng hòa Pháp và lá thư khẩn thiết của chủ tịch hội đồng các bộ trưởng Paul Reynaud [17] van xin Hoa Kỳ gửi máy bay và quân cụ chống các xa đoàn thiết giáp của lục quân Wehrmacht, trước sự dửng dưng của Franklin Roosevelt. Paul Reynaud từ nhiệm và thống chế Pétain quyết định đầu hàng sau khi nhận thư hòa nhã từ chối của tổng thống Hoa Kỳ không thể cứu các nền dân chủ Âu châu. Hoa Kỳ chỉ động binh một khi lãnh thổ thực sự của họ bị Nhật Bản xâm phạm. Tập thể quân nhân cũng không thể quên quân đội Nhật Bản từ kiếm sắt, thuyền buồm đến thủy lôi, thiết giáp hạm, hiện đại hóa trong vòng 25 năm.
Các nước Đông Nam Á trong vùng đang tận lực võ trang. Ngày mai, nếu Thái Lan khẳng định đảo Phú Quốc thuộc về vương quốc Thái vì nằm sâu trong vịnh Xiêm La, gần biên giới Thái hơn biên giới Việt, và Mã Lai khẳng định Côn Đảo thuộc về Mã Lai vì gốc Poulo Condo mang âm tự Mã, quân đội sẽ phản ứng cách nào, khi mắc bệnh bất lực biển cả ? Phát ngôn viên Lê Dũng sẽ tuyên bố Việt Nam có đầy đủ bằng chứng về chủ quyền Phú Quốc và Côn Đảo, rồi thế giới sẽ ‘‘quan ngại’’. Quan ngại, một thuật ngữ ngoại giao đồng nghĩa Không động đậy.
Canh tân là con đường duy nhất giúp giành lại Hoàng Sa và Trường Sa. Canh tân đất nước để có thể canh tân quân đội. Tiếng nói của tổ quốc trên bàn đàm phán sẽ mạnh mẽ với một quân đội hùng cường. Không còn con đường nào khác.
Dân Việt muốn quân đội Việt Nam ngẩng cao đầu trong thế kỷ 21.
Trần Vũ
20 tháng 3–2009
© 2009 talawas
[1]] Sun Tzu, L’Art de la guerre, tổng hợp của sir Basil H. Liddell Hart và Samuel B. Griffith, bản dịch Pháp văn của Francis Wang, Nxb Flammarion, Collection Champs Essai, 2008.
[2]Carl von Clausewitz, Vom Kriege, bản dịch Pháp văn De la guerre của Denise Naville, Nxb Editions de Minuit tái bản 1992. Có rất nhiều bản dịch Clausewitz sang Pháp văn, bản dịch của Denise Naville là bản dịch mà đại tướng Võ Nguyên Giáp trong hồi ký Chiến đấu trong vòng vây cho biết đem theo lúc rời Hà Nội khi toàn quốc kháng chiến (trang 105 trong bản dịch Pháp văn Mémoires 1946-1954: La résistance encerclée, Nxb Anako, 2003). T. Derbent trong nghiên cứu Giáp và Clausewitz tin có sự nhầm lẫn vì bản dịch của Denise Naville in lần đầu 1955.
[3]T. Derbent, Giáp et Clausewitz, Nxb Aden, 2006. Theo T. Derbent, Đại tướng Võ Nguyên Giáp xem Clausewitz là mẫu mực và lý thuyết gia của chiến tranh nhân dân.
[4]Marcel Le Page, Cao Bang, La tragique épopée de la colonne Le Page, Nxb Nouvelles Editions Latines, 1981. Trung tá Le Page, tư lệnh Chiến đoàn Tabor (Groupement des Tabors Marocains G.T.M) bao gồm các tiểu đoàn sơn cước Ma-rốc: 1er Tabor, 3ème Tabor, 8ème Tabor, 10ème Tabor, 11ème Tabor. Tháng 9-1950, tân cải thành Chiến đoàn Bayard với các tiểu đoàn 1 của Trung đoàn 8 Tán Binh Ma-rốc (I/8 RTM) và 1, 10, 11 Tabor, tăng cường tiểu đoàn 1 Nhảy dù Lê dương (1er BEP) và trung đội pháo binh 105 ly. Tháng 10-1950 tăng cường tiểu đoàn 3 Săn Giặc Biệt Cách Dù (3ème BCCP). Tất cả bị bắt trong chiến dịch Đường Biên giới. Các đơn vị cũ của G.T.M: Tiểu đoàn 3 Tabor thuyên chuyển lên Cao Bằng trước khi triệt thoái, tiểu đoàn 8 Tabor hồi hương, tiểu đoàn 10 Tabor giữ Lạng Sơn rồi di tản về Hải Dương.
[5]Pierre Charton, RC4, La tragédie de Cao Bang, Nxb Editions Albatros, 1975. Trung tá Charton, tư lệnh phó Trung đoàn 3 Lê Dương (3ème REI), quân trấn trưởng Cao Bằng, tư lệnh Chiến đoàn Charton bao gồm các tiểu đoàn 3 Lê Dương (III/3 REI), tiểu đoàn 3 sơn cước Ma-rốc (3ème Tabor), tiểu đoàn phụ lực quân nhẹ (Bataillon Léger de Supplétifs Militaires B.L.S.M) và pháo đội 105 ly. Tất cả bị bắt trong chiến dịch Đường Biên giới.
[6]Theo thống kê của chính phủ Việt Nam, Hồng quân Trung Quốc tàn phá ở 6 tỉnh biên giới:
- Số thị xã bị huỷ diệt : 4/4
- Số xã bị phá huỷ : 320/320
- Diện tích nhà bị tàn phá ở các thị xã : 600.000 m2
- Số trường phổ thông các cấp bị phá : 735/904
- Số bệnh viện, bệnh xá bị phá huỷ : 428/430
- Số nông trường bị tàn phá và cướp bóc : 41/41
- Số lâm trường bị phá hoại : 38/42
- Số xí nghiệp, hầm mỏ bị phá và cướp đi : 81
- Số trâu bò, lợn bị giết và bị cướp : 400.000 con
- Diện tích hoa màu bị phá huỷ : 80.000 ha
Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân ở 6 tỉnh biên giới bị mất nhà cửa, tài sản, và phương tiện sinh sống.
[7]Helmuth Karl Bernhard von Moltke, Mémoires du maréchal, bản dịch Pháp văn của E. Jaeglé, Nxb Librairie H. Le Soudier, 1892. Thống chế Moltke (1800-1891), tổng tư lệnh lục quân Phổ nhận đầu hàng của hoàng đế Napoléon đệ tam tại mặt trận Sedan trong chiến tranh Pháp-Đức 1870, tiếp nối công trình nghiên cứu của Clausewitz trong nhiều tác phẩm bàn về chiến lược. Cần tránh nhầm lẫn với đại tướng Helmuth Johannes Ludwig von Moltke (1848-1916), còn gọi Moltke junior, tổng tham mưu trưởng lục quân Phổ khi khởi đầu đệ nhất thế chiến 1914-1918.
[8]Xem phân tích Graf Schlieffen und der Weltkrieg, Wolfgang Foerster, bản dịch Pháp văn Le comte Schlieffen et la guerre mondiale: La stratégie allemande pendant la guerre de 1914-1918 của thiếu tá L. Koeltz, Nxb Payot, 1929. Tử tước Alfred Graf von Schlieffen, tổng tham mưu trưởng lục quân Phổ từ 1891 đến 1906, xây dựng kế hoạch đánh xuyên qua Bỉ để tiêu diệt các liên lộ quân Pháp. Schlieffen thừa hưởng tinh thần tấn công vây ép của Moltke.
[9]Erich von Manstein, Verlorene Siege, bản dịch Pháp văn Victoires perdues của René Jouan, Nxb Plon, 1958. Được xem chiến lược gia kỳ tài của lục quân Wehrmacht, xây dựng kế hoạch đánh xuyên qua Ardennes tiêu diệt các liên lộ quân Anh, Pháp, Bỉ vào tháng 5–1940. Manstein nhận phẩm hàm thống chế tháng 5–1942 sau khi triệt phá pháo đài Sébastopol vây bắt 90.000 quân Sô Viết. Tư lệnh chiến trường Nam Nga, chịu ảnh hưởng của Moltke, Manstein chủ trương phòng thủ di động và tấn công phản hồi (vu hồi/attaque en retour), đối đầu với Joukov, Tchouikov, Eremenko, Rokossovski.
[10]Gueorgui Konstantinovitch Joukov, Mémoires, De Stalingrad à Berlin 1942–1946, bản dịch Pháp văn của S. Obolensky, Nxb Fayard, 1970. Bản dịch Việt ngữ Nhớ lại và suy nghĩ, Nxb QĐND, 2002. Tham mưu trưởng Hồng quân Sô Viết, Joukov xây dựng tổng phản công mùa đông 1941 và tổng phản công sông Volga mùa đông 1942.
[11]André Ivanovitch Eremenko, Stalingrad, notes du commandant en chef, bản dịch Pháp văn của Serge Maximov, Nxb Plon, 1963. Tư lệnh phương diện quân Mạc Tư Khoa rồi tư lệnh phương diện quân Stalingrad, Eremenko chỉ huy tấn công vào cạnh sườn đệ lục lộ quân của Von Paulus.
[12]Paul Carell, Verbrannte Erde, bản dịch Pháp văn Opération Terre Brûlée, De la Volga à la Vistule, Décembre 1942–Août 1944 của Raymond C. Albeck, Nxb Robert Laffont, 1968. Phần đầu của chiến tranh Nga–Đức trong tập 1 Unternehmen Barbarossa của Paul Carell đã được Người Sông Kiên và Lê Thị Duyên dịch sang Việt ngữ dưới tựa Hitler và mặt trận miền Đông, Nxb Sông Kiên Sàigòn, 1973.
[13]Helmuth Karl Bernhard von Moltke, Sđd.
[14]vi.wikipedia.org, thư mục Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979. Trích dẫn:
‘‘Giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 27 tháng 2. Chiến sự tập trung tại Lạng Sơn tuy giao tranh tại Lào Cai, Cao Bằng, và Móng Cái vẫn tiếp diễn. Trận đánh chiếm thị xã Lạng Sơn bắt đầu lúc 6 giờ sáng cùng ngày. Trung Quốc điều tới đây thêm 2 sư đoàn từ Đồng Đăng và Lộc Bình (phía Đông Nam Lạng Sơn), tiếp tục đưa thêm quân mới từ Trung Quốc thâm nhập Việt Nam để tăng viện. Tại Lạng Sơn, các Sư đoàn 3, 337, của Việt Nam đã tổ chức phòng thủ chu đáo và phản ứng mãnh liệt trước các đợt tấn công lớn của quân Trung Quốc. Từ ngày 2 tháng 3, sư đoàn 337 trụ tại khu vực cầu Khánh Khê. Sư đoàn 3 chống trả ba sư đoàn bộ binh 160, 161, 129, cùng nhiều tăng, pháo, tiến công trên một chiều dài 20 km từ xã Hồng Phong huyện Văn Lãng đến xã Cao Lâu huyện Cao Lộc. Suốt ngày 27, ở hướng Cao Lộc, sư đoàn 129 Trung Quốc không phá nổi trận địa phòng thủ của trung đoàn 141; ở hướng đường 1B, sư đoàn 161 bị trung đoàn 12 ghìm chân; ở hướng đường 1A, trung đoàn 2 vừa chặn đánh sư đoàn 160 từ phía Bắc vừa chống lại cánh quân vu hồi của sư đoàn 161 từ hướng Tây Bắc thọc sang. Nhưng 14 giờ ngày hôm đó, một tiểu đoàn Trung Quốc bí mật luồn qua phía sau bất ngờ đánh chiếm điểm cao 800, nơi đặt đài quan sát pháo binh của sư đoàn 3 Sao Vàng. Mất điểm cao 800, thế trận phòng ngự của Việt Nam ở phía tây đường 1A từ Cốc Chủ đến điểm cao 417 bị chọc thủng. Chiếm được điểm cao 800 và Tam Lung, nhưng trong suốt các ngày từ 28 tháng 2 đến 2 tháng 3, quân Trung Quốc vẫn không vượt qua được đoạn đường 4 km để vào thị xã Lạng Sơn, tuy đã dùng cho hướng tiến công này gần năm sư đoàn bộ binh. Sau nhiều trận đánh đẫm máu giành giật các điểm cao quanh Lạng Sơn, mà có trận quân phòng thủ Việt Nam đánh đến viên đạn cuối cùng, quân Trung Quốc bắt đầu bao vây thị xã Lạng Sơn ngày 2 tháng 3 sử dụng thêm sư đoàn 162 dự bị chiến dịch của quân đoàn 54 và dùng 6 sư đoàn tấn công đồng loạt trên nhiều hướng. Chiều ngày 4, một cánh quân Trung Quốc đã vượt sông Kỳ Cùng, chiếm điểm cao 340 và vào tới thị xã Lạng Sơn, một cánh quân khác của sư đoàn 128 Trung Quốc cũng chiếm sân bay Mai Pha, điểm cao 391 ở phía tây nam thị xã. Đến đây, phía Việt Nam đã điều các sư đoàn chủ lực có xe tăng, pháo binh, không quân hỗ trợ áp sát mặt trận, chuẩn bị phản công giải phóng các khu vực bị chiếm đóng. Quân đoàn 14 với các sư đoàn 337, 327, 338 hầu như còn nguyên vẹn đang bố trí quân quanh thị xã Lạng Sơn. Quân đoàn 2, chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã tập kết sau lưng Quân đoàn 14.’’
[15]vi.Wikipedia.org. Trích dẫn:
‘‘Phía VN, Các đơn vị tham chiến gồm có các đơn vị thuộc Quân khu 1 và các đơn vị yểm trợ, gồm 11 sư đoàn và 9 trung đoàn biệt lập, chia làm hai tuyến phòng thủ, tổng số 100.000 quân.
Tuyến 1: sư đoàn 325B, sư đoàn 338, sư đoàn 3 Sao Vàng, sư đoàn 374, sư đoàn 304, sư đoàn 346, và các trung Đoàn 43, 576, 244, 49 biệt lập. Các sư đoàn 325B, 304, 3 chịu trách nhiệm hướng Đông và Đông Bắc Lạng Sơn.
Tuyến 2: sư đoàn 312, sư đoàn 431, sư đoàn 327, sư đoàn 329, sư đoàn 242, và các trung đoàn 196, 38, 98 biệt lập.’’
[16]Đại tướng Hứa Thế Hữu, tư lệnh phương diện quân Quảng Châu, trách nhiệm hường Lạng Sơn – Cao Bằng, với các quân đoàn 41, 42, 43, 50, 54, 55. Đại Tướng Dương Đắc Chí tư lệnh Phương diện quân Vân Nam, trách nhiệm hướng Lai châu – Lào Cai, với các quân đoàn 11, 13, 14, 20.
Quân đoàn 11: sư đoàn 31, 32, 33.
Quân đoàn 13: sư đoàn 37, 38, 39.
Quân đoàn 14: sư đoàn 40, 41, 42.
Quân đoàn 20: sư đoàn 58.
Quân đoàn 41: sư đoàn 121, 122, 123.
Quân đoàn 42: sư đoàn 124, 125, 126.
Quân đoàn 43: sư đoàn 127, 128, 129.
Quân đoàn 50: sư đoàn 148, 149, 150.
Quân đoàn 54: sư đoàn 160, 161, 162.
Quân đoàn 55: sư đoàn 163, 164, 165.
Tổng kết 28 sư đoàn chính quy, cộng thêm các lực lượng thiết giáp, pháo binh, phòng không, công binh tương đương với 4 sư đoàn. Nếu biên chế một quân đoàn 50.000 quân, một sư đoàn 12.900 quân, tổng số quân Trung Quốc từ 350.000 đến 500.000. (nguồn vi.Wikipedia.org)
[17]Thư thủ tướng Pháp Paul Reynaud gửi tổng thống Franklin Roosevelt trích dẫn trong các nghiên cứu của William L. Shirer, La chute de la troisième République, Nxb Editions Stock, 1970 và Benoist Méchin, Soixante jours qui ébranlèrent l’Occident, tập 3 La fin du régime, Nxb Editions Albin Michel, 1956. Cái chết của nền đệ tam Cộng–Hòa Pháp trùng lập với cái chết của nền đệ nhị Cộng–Hòa Nam–Việt. Sụp đổ dây chuyền sau 5 tuần lễ giao tranh, 2 triệu tù binh Pháp, đồng minh Anh tháo chạy, quốc hội Hoa Kỳ biểu quyết cấm can thiệp. Chính phủ « trung lập » Pétain ra đời.
Ban Bí thư trung ương đảng cấm “nhiệt liệt chào mừng”
Ban Bí thư trung ương đảng vừa ban hành văn bản nhắc nhở yêu cầu cấm treo khẩu hiệu “nhiệt liệt chào mừng”.
Công văn số 2430/CV VPTW, gửi các tỉnh ủy
thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc
trung ương, các đảng ủy đơn vị sự nghiệp trực thuộc trung ương, văn
phòng Chủ tịch nước, văn phòng Quốc hội, văn phòng Chính phủ. Đồng gửi:
các ủy viên Bộ chính trị, Ban bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch
quốc hội, Phó Thủ tướng chính phủ.
Văn bản do Phó chánh văn phòng thường trực trung ương đảng Hoàng Thanh Khiết ký ngày 7/2/2012.
Toàn văn như sau:
“Ban Bí thư trung ương đảng đã có công văn
(số 18-CV/TW ngày 16/9/2011) yêu cầu các cấp ủy và tổ chức đảng tiếp tục
tổ chức thực hiện Qui định số 60 QĐ/TW ngày 11/2/2003 của Bộ chính trị
(khóa IX) và qui chế làm việc của Ban chấp hành trung ương đảng khóa XI
về chế độ đi công tác cơ sở, dự hội nghị, lễ kỷ niệm, lễ hội của các
ngành, địa phương, đơn vị và tiếp khách quốc tế.
Tại hội nghị toàn quốc công tác văn phòng
tỉnh ủy thành ủy (ngày 28 và 29/9/2011), đồng chí Lê Hồng Anh, ủy viên
BCT, thường trực BBT đã yêu cầu: khi các đồng chí lãnh đạo đảng và nhà
nước đến thăm và làm việc với địa phương đơn vị, không được treo khẩu
hiệu “nhiệt liệt chào mừng…” ở ngoài và trong nơi làm việc của lãnh đạo
với địa phương, đơn vị. Việc này cần phải được thực hiện thống nhất và
thực hiện ngay trong toàn bộ hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở.
Tuy nhiên thời gian vừa qua, nhất là trong
dịp trước trong và sau tết Nhâm Thìn 2012, một số tỉnh thành phố cơ quan
đơn vị, khi đón tiếp các đồng chí lãnh đạo đảng và nhà nước đến thăm,
làm việc vẫn treo khẩu hiệu “nhiệt liệt chào mừng đồng chí…” hoặc “chào
mừng đồng chí…”.
Theo ý kiến chỉ đạo của đồng chí thường
trực BBT, văn phòng trung ương đảng đề nghị các tỉnh ủy thành ủy, các
ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn đảng ủy trực thuộc trung ương chỉ
đạo chặt chẽ để thực hiện nghiêm chỉnh các qui định nói trên”
Kỳ lạ, những tin này không hề thấy đăng trên
báo, kể cả báo Nhân Dân và một hệ thống báo đảng hùng hậu. Dày đặc trang
nhất các nhật báo vẫn là chuyện đâm chém giết người, cởi áo tụt quần,
hiếp dâm thủ dâm…
Tôi đã vận động đảng & chính phủ bỏ “nhiệt liệt chào mừng” như thế nào?Chúng có còn là người nữa không?
Nguyễn Thông blog
Những người bạn tôi, đồng chí bọ cu Vinh và cu làng Cát vừa cho biết “bọn côn đồ” đã phá tan hoang căn lều tạm, bàn thờ tạm mà chị Vươn chị Quý dựng trên nền nhà cũ để mừng đảng mừng xuân. Lại nhớ mấy lần chúng tôi đến, đầu sáng 8.2 tôi còn chụp được ảnh còn nguyên căn lều, 30 phút sau cơ quan điều tra bắt dỡ “để điều tra, phục dựng hiện trường”, chỉ còn bộ khung. Chiều 9.2 tấm bạt được lợp tạm lại để các chị và các cháu tá túc qua đêm, chiều 10.2 lại bị dỡ, chỉ còn lá cờ đỏ trơ trọi trên cột và chiếc bàn thờ tạm đặt giữa nền nhà ngổn ngang gạch vụn. Nay thì tan hết, không còn gì nữa.Bạn Cu làng cát nhắn tin cho tôi, bảo rằng họ phá hết rồi. Tôi chỉ biết thở than “khốn nạn thật”. Cu nhắn tiếp, bằng thơ bức xúc:
Em hết lời hết chữ hết nghĩa rồi
Bất lực nhìn anh mà khóc
Bất lực nhìn anh thở dài
Bất lực bất lực bất lực…
Lúc 9h30 sáng 8.2, căn lều vẫn còn
Đến 10h cùng ngày, nó bị cơ quan chức năng dỡ bỏ với lý do “để điều tra”
Chiều 10.2, chỉ còn như thế này, khung lều, bàn thờ và lá cờ đỏ. Nay thì bị vứt xuống đầm hết.
27.1 Nhâm Thìn (18.2.2012)Nguyễn Thông
BI HÀI NHÀ Ở TẠM CỦA GIA ĐÌNH ĐOÀN VĂN VƯƠN
Ngày 7/2, Công ty Cổ Phần Hưng Đạo Container đã cử đại diện là ông Nguyễn Văn Hải về gặp gia đình anh Đoàn Văn Vươn để hỏi thăm và đề xuất là Công ty sẽ “Cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn mượn nhà di động”. Công ty sẽ cử cán bộ kỹ thuật cùng với phương tiện vận chuyện các trang thiết bị của “ngôi nhà di động” về lắp đặt tại nền ngôi nhà bị phá của anh Quý.
Chị Hiền (vợ anh Quý) cho biết, là tuy là nhà di động, song bên trong được lắp đặt đầy đủ các trang thiết bị, các tiện nghi sinh hoạt đầy đủ để phục vụ sinh hoạt và ăn ở. Theo đó, trong ngôi nhà được lắp đặt giường nằm, bàn ghế tiếp khách, máy điều hòa nhiệt độ, tivi, bếp nấu ăn, nhà tắm, nhà vệ sinh, hệ thống điện, nước… Ông Hải gửi gia đình một catalog để lựa chọn các mẫu nhà phù hợp với điều kiện địa hình cũng như quy mô ngôi nhà sao cho đủ diện tích để ăn ở, sinh hoạt và tiếp khách cho gần 10 người của đại gia đình anh Vươn, anh Quý để tiếp tục cuộc trường chinh “đi tìm công lý”. Khi nào gia đình anh Vươn, anh Quý đã có nhà mới và không còn nhu cầu sử dụng nữa thì Công ty sẽ lấy lại. Dự kiến có thể trong tuần tới Công ty sẽ tiến hành vận chuyển vật tư, trang thiết bị về đầm anh Vươn để lắp đặt.
Chị Hiền vui mừng chia sẻ với chúng tôi: “Thật là may mắn cho gia đình em. Từ ngày xảy ra vụ việc rồi nhà bị phá, cả đại gia đình phải đi ở nhờ tuy là ở nhờ nhà người thân nhưng cũng bất tiện lắm. Từ đầm về chỗ nhà ở nhờ đó cũng đến 4km, mỗi khi có các đoàn khách, các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước về thăm và tìm hiểu thông tin mà không có nhà ở ngoài đầm cứ phải chạy ra chạy vào thực sự là rất bất tiện. Thông qua báo chí, gia đình chúng em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ, công nhân viên Công ty Hưng Đạo Container đã có tấm lòng vàng ngọc giúp đỡ gia đình em trong lúc khó khăn này, giúp cho chúng em và các cháu có nơi ăn chốn ở ổn định, để tiếp tục theo đuổi vụ việc cũng như các cháu yên tâm học hành”.
Các mẫu nhà tạm để gia đình anh Vươn lựa chọn
Tưởng thế là chỉ mấy ngày sau, gia đình anh Đoàn Văn Vươn có nhà.
Nhưng không đơn giản vậy.
Công ty này lại muốn làm đúng quy trình, phải báo cáo và xin phép huyện. Thế là ông Huyền ( người vừa được Thành phố giao phụ trách huyện) bàn với Công ty để huyện chung tay cùng. ( !!!).
Công ty báo với chị Thương, chị Hiền. Hai chị lắc đầu quầy quậy, từ chối thẳng thừng việc huyện can dự vào chuyện nhà của công ty. Các chị nói, nếu huyện quan tâm thì ngay từ ngày đầu, khi báo chí lên tiếng, sao huyện không quan tâm luôn đi. Công ty thì ngại ngần nên cứ thả nổi sự việc hơn 10 ngày vẫn không có nhà. Trưởng thôn có gọi cho anh Nam phó giám đốc công ty thắc mắc về chuyện chậm trễ với lời hứa, anh Nam giải thích, nếu gia đình anh Đoàn Văn Vươn không đồng ý cho Huyện cùng công ty làm nhà tạm thì các chị phải viết giấy đề nghị huyện cho phép công ty giúp đỡ nhà tạm. Ôi trời. các chị chẳng thèm làm như vậy. Hơn nữa, công ty còn đề nghị gia đình làm đơn xin huyện phá một đoạn kè trên đê quốc gia để lấy chỗ cho xe chở nhà vào. Điều này lại càng không được phép. Đến giờ coi như phương án ủng hộ của công ty chắc không thành.
Đây là căn nhà của Ban quản lý TNXP mà UBND huyện thông báo bố trí gia đình anh Vươn ở tạm
Sáng ngày 17/2, UBND huyện làm công văn thông báo bố trí gia đình anh Đoàn Văn Vươn tá túc tạm trong căn nhà của Ban quản lý dự án TNXP gần sát khu đầm. Trong công văn này còn yêu cầu UBND xã Vinh Quang bảo vệ nguyên vẹn mọi thứ trong khu vực ” cưỡng chế” để tạo thuận lợi cho cơ quan chức năng làm việc. Công văn phát đi buổi sáng thì buổi chiều khung lều, bàn thờ của gia đình Đoàn Văn Vươn đã bị kẻ lạ đột nhập phá phách, đập nát mọi thứ.
Giá như công văn cho gia đình anh Đoàn Văn Vươn tá túc ngôi nhà của Bản quản lý dự án TNXP có cách đây một tháng, vào ngày tết thì hay quá. Giờ thì mọi chuyện đã muộn. Chị Hiền nói, chúng em không ở nhà huyện cho mượn, chúng em sẽ nhờ người dựng lại căn lều trên nền đất nhà cũ.
Tối nay, cơ quan công an Hải Phòng gặp chị Hiền và chị Thương để nắm tình hình căn lều, vật dụng và bàn thờ nhà các chị đã bị phá phách, đập bỏ như đơn trình báo của gia đình.
_________________________________
Nhật ký Trưởng thôn Khoai Lang
GS. Neal Koblitz – Góp ý cho Viện Toán Cao Cấp
GS. Neal Koblitz - Gửi cho BBCVietnamese.com từ Hoa Kỳ
1. Toán học đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Toàn bộ lĩnh vực toán học đều liên quan chặt chẽ với nhau, vì vậy thật khó dự đoán nhánh nào sẽ tạo ra lợi ích kinh tế quan trọng nhất trong tương lai. Ví dụ, tôi được đào tạo theo một ngành rất trừu tượng của toán ở Đại học Princeton, và giảng viên phụ trách luận án của tôi chưa từng làm những vấn đề ứng dụng. Tuy vậy, 10 năm sau khi nhận bằng tiến sĩ, tôi bắt đầu áp dụng kiến thức vào lĩnh vực an ninh máy tính và dữ liệu. Suốt một phần tư thế kỷ qua, toàn bộ công việc của tôi là trong những lĩnh vực ứng dụng.
Tương tự, nhà toán học nổi tiếng Hoàng Tụy nhận bằng tiến sĩ toán thuần túy ở Moscow, hợp tác với những nhà toán học Liên Xô chưa bao giờ làm ứng dụng. Nhưng sau này, ông có đóng góp tiên phong về lĩnh vực tối ưu hóa, tìm kiếm những phương thức hiệu quả nhất để tổ chức các nhiệm vụ hậu cần trong sản xuất, vận tải và liên lạc.
2. Toán học đóng vai trò trung tâm trong văn hóa nhân loại. Toán – như âm nhạc, nghệ thuật, văn học – là ngôn ngữ của tư duy và văn hóa con người. Khi một thanh niên từ Việt Nam giành huy chương Olympic toán học – ví dụ như khi Ngô Bảo Châu được huy chương vàng hai năm liền ở tuổi 16 và 17 – người Việt rất tự hào. Đúng thôi, vì nó có nghĩa là đất nước có danh tiếng cao về toán, và nó chứng tỏ thế hệ trẻ sẵn sàng đóng góp chủ chốt cho kiến thức toán học của thế giới.
Ngược lại, một đất nước không có đóng góp độc đáo cho toán cũng giống như một nước không có nền âm nhạc, nghệ thuật hay văn học của riêng mình.
“Ngoại trừ các trường hợp hiếm hoi, Việt Nam không nên trả tiền hậu hĩnh cho người nước ngoài và không nên đài thọ vé máy bay cho họ. “
4. Một cộng đồng nghiên cứu toán mạnh sẽ thúc đẩy giáo dục về toán. Tại Mỹ, chúng tôi dùng chữ “gateway” (cổng vào) để chỉ toán học vì người trẻ cần được đào tạo tốt về toán để có thể vào học và thành công ở một trong bốn lĩnh vực (khoa học, công nghệ, kỹ sư và toán). Cải thiện giáo dục toán học ở mọi mức độ – tiểu học, trung học, đại học, sau đại học – là rất cần cho phát triển kinh tế và công nghệ của một quốc gia.
Bây giờ chúng ta cần đặt một câu hỏi khác: Việc chính phủ hỗ trợ cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM) có phải là cách hiệu quả để phát triển toán học?
VIASM trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, có con dấu và tài khoản riêng.
Tôi rất lo ngại nguy cơ lãng phí tiền chính phủ cho những dự án hào nhoáng nhưng không hiệu quả. Ví dụ, tôi đã mạnh mẽ chỉ trích đề nghị của Nhóm Chuyên trách về giáo dục Việt Nam – Hoa Kỳ muốn chính phủ Việt Nam dành 100 triệu đôla cho một liên hợp các trường Mỹ để họ xây một đại học “kiểu Mỹ” ở miền Nam.
Tôi cũng phản đối cái gọi là “chương trình cao cấp”, tức là chính phủ Việt Nam trả bộn tiền cho các giáo sư Mỹ có vài tháng ở Việt Nam dạy các khóa đại học nâng cao. Ở cả hai trường hợp, tôi cho rằng tiền cần dùng để cải thiện lương bổng, điều kiện làm việc, cơ sở vật chất ở Đại học Quốc gia và các đại học công.
Tương tự, tôi tin rằng với VIASM, tiền chủ yếu cần được dùng ở Việt Nam. Ngoại trừ các trường hợp hiếm hoi, Việt Nam không nên trả tiền hậu hĩnh cho người nước ngoài và không nên đài thọ vé máy bay cho họ.
“Tôi rất lo ngại nguy cơ lãng phí tiền chính phủ cho những dự án hào nhoáng nhưng không hiệu quả”
Để không phí tiền, người ta cần tránh một sai lầm nữa. VIASM không thể trở thành một tổ chức cao cấp tách rời thực tế Việt Nam. Tại nhiều nước, các viện kiểu này dành tài nguyên để tạo quan hệ và uy tín quốc tế, chứ không tham gia mấy vào sự phát triển nội tại của đất nước.
Ví dụ tại Mexico, viện CINVESTAV (Trung tâm nghiên cứu cao cấp) bị chỉ trích vì thiếu quan hệ, cũng như hỗ trợ các khoa học gia Mexico ở các viện khác. Hai năm trước, CINVESTAV tổ chức một hội nghị quốc tế thuộc lĩnh vực của tôi, và sau đó tôi mới biết các đồng nghiệp ở các đại học khác của Mexico không được mời hay thậm chí biết về hội nghị.
Nguy cơ xa rời thực tế là có thật trừ phi có những biện pháp ngăn chặn cụ thể. Có nhiều cách để VIASM hòa nhập với giáo dục và ngành nghề vì lợi ích của Việt Nam.
1. Hỗ trợ toán ở đại học. VIASM nên làm việc chặt chẽ với mọi đại học công để giúp khoa toán cải thiện trình độ nghiên cứu và giảng dạy. Viện nên giúp các giảng viên có cơ hội nghỉ phép để làm nghiên cứu. Ngoài ra, khi các nhà toán học Việt Nam lấy bằng tiến sĩ ở nước ngoài, VIASM có thể đóng vai trò quan trọng giúp thu hút họ quay về. Đầu tiên là trải qua một năm tại Viện, và sau đó về với khoa toán của một đại học công. Bằng cách này, VIASM có thể thúc đẩy đại học và ngăn chặn “chảy máu chất xám”.
Các nhà toán học hàng đầu có quan hệ với VIASM cần vận động chính phủ cải thiện điều kiện cho Đại học Quốc gia và các đại học công. Cố gắng tăng tiền cho VIASM chỉ nên là ưu tiên thấp hơn so với cố gắng nâng cao điều kiện làm việc ở các đại học.
2. Cải thiện việc dạy toán ở mọi mức độ. VIASM nên tạo quan hệ với sinh viên đại học, học sinh cấp hai cũng như người học sau đại học, và tư vấn cho chính phủ về việc đào tạo giáo viên và chương trình học.
3. Khuyến khích giới trẻ đi vào toán học. VIASM nên tổ chức các chương trình đặc biệt cho những bạn trẻ có thành tích thi toán quốc gia, quốc tế để thu hút họ làm việc trong ngành toán và khoa học cơ bản. Quá nhiều những học sinh như thế rốt cuộc đi làm kinh doanh và lãng phí tài năng.
4. Ủng hộ bình đẳng giới trong toán học. Phụ nữ Việt Nam xuất hiện cực kỳ ít trong ngành toán. VIASM cần hợp tác với Hội Phụ nữ Việt Nam để tổ chức các chương trình đặc biệt cho những bạn nữ có khả năng về toán.
Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán được thành lập vào ngày 23 tháng 12 năm 2010 Quyết định số 2342/QĐ của Thủ tướng Chính phủ.
Nhiều nhà toán học đặt nhiều hy vọng vào Viện Toán Cao Cấp dưới sự lãnh đạo của Ngô Bảo Châu. Chúng tôi đã để ý nhiều điểm so sánh giữa Ngô Bảo Châu và nhà toán học huyền thoại Trung Quốc S. S. Chern. Khi ông này làm giám đốc Viện Nghiên cứu Toán ở Berkeley của Hoa Kỳ, ông đã làm việc không mệt mỏi và thành công trong phát triển toán học ở Trung Quốc. Chúng tôi tin rằng Ngô Bảo Châu, giống như ông Chern, sẽ chứng tỏ là một nhà quản lý hành chính tài năng và cũng là nhà toán học xuất sắc.
“VIASM không thể trở thành một tổ chức cao cấp tách rời thực tế Việt Nam. Tại nhiều nước, các viện kiểu này dành tài nguyên để tạo quan hệ và uy tín quốc tế, chứ không tham gia mấy vào sự phát triển nội tại của đất nước.”
Nhưng cũng có lý do để hy vọng. Giới trẻ Việt Nam được tiếng trên trường quốc tế là chăm chỉ và được chuẩn bị tốt. Ngay cả trong thập niên 1970, khi tôi lần đầu gặp sinh viên Việt Nam ở Moscow, người Nga luôn ca ngợi họ thuộc số giỏi nhất trong các sinh viên nước ngoài ở Liên Xô. Các gia đình Việt Nam đặt ưu tiên cho giáo dục và đã truyền lại tiêu chuẩn cao cho thế hệ đi sau.
Các giáo viên Việt Nam cũng đều rất tận tụy và nỗ lực. Việt Nam có nguồn nhân lực tuyệt vời để dựa vào. Nếu các lãnh đạo chính quyền và khoa học sử dụng tiền khôn ngoan, họ có thể thúc đẩy những tiến bộ lớn trong giáo dục, khoa học và công nghệ.
Tiến sĩ Neal Koblitz hiện là Giáo sư Toán ở Đại học Washington, Hoa Kỳ. Bài viết gửi riêng cho BBCVietnamese.com, do Lê Quỳnh biên tập và dịch.
‘Chúng tôi rất xót xa cho chị Hằng’
BBC
-Khoảng 27 người gồm bạn bè và những người quen biết khác trong đó có
nhà báo, luật sư cả các cựu quan chức công an đã tới thăm bà Bùi Minh
Hằng tại Cơ sở giáo dục Thanh Hà, Vĩnh Phúc vào ngày 18/02/2012, nơi
bà bị đưa vào từ cuối tháng 11 năm ngoái theo quyết định của Ủy ban
Nhân dân Thành phố Hà Nội.
Ông Lê Dũng, một trong những người bạn của bà Hằng, cho BBC biết chỉ có duy nhất con của bà Hằng được vào thăm mẹ và những người khác không được vào trại do điều mà ban quản lý trại mô tả là “chưa có tiền lệ”.
“Nhìn chị Hằng trông già hơn trước rất nhiều, chắc là môi trường khắc nghiệt quá, nhìn chị tàn tạ hơn trước”,
“Khi nhìn thấy chị thì một số nhà báo và chị em khác gọi toáng và khóc òa lên, hoàn cảnh lúc đó rất là thương”, ông Lê Dũng nói.
Ông cũng cho biết thêm “vì chị Hằng tuyệt thực từ ngày 28/01 (do chị từ chối không ăn thức ăn của trại vì bị đau bụng) nên môi chị tím ngắt và mặt nhăn nheo”.
Bà Bùi Hằng là một nhân vật nổi bật trong các lần biểu tình chống Trung Quốc diễn ra hồi tháng Sáu năm 2011.
Bà cũng là một nhân vật gây tranh cãi và bị một số người chỉ trích là có hành vi “thiếu lịch sự” nơi công cộng.
Một số nguồn tin có liên quan tới giới chức nói ‘thái độ gay gắt và chống đối công khai nhiều lần’ là một trong các nguyên nhân khiến họ đưa bà vào trại.
Đầu năm nay, Sứ quán Mỹ ở Hà Nội ra thông cáo yêu cầu Việt Nam “thả bà Hằng và tất cả các tù chính trị”.
Thông cáo này nói: “Không ai đáng bị bỏ tù vì thực hiện quyền tự do ngôn luận hay quyền hội họp ôn hoà hay bất cứ quyền con người nào được quốc tế công nhận.”
Ông Lê Dũng, một trong những người bạn của bà Hằng, cho BBC biết chỉ có duy nhất con của bà Hằng được vào thăm mẹ và những người khác không được vào trại do điều mà ban quản lý trại mô tả là “chưa có tiền lệ”.
“Nhìn chị Hằng trông già hơn trước rất nhiều, chắc là môi trường khắc nghiệt quá, nhìn chị tàn tạ hơn trước”,
“Khi nhìn thấy chị thì một số nhà báo và chị em khác gọi toáng và khóc òa lên, hoàn cảnh lúc đó rất là thương”, ông Lê Dũng nói.
Ông cũng cho biết thêm “vì chị Hằng tuyệt thực từ ngày 28/01 (do chị từ chối không ăn thức ăn của trại vì bị đau bụng) nên môi chị tím ngắt và mặt nhăn nheo”.
Bà Bùi Hằng là một nhân vật nổi bật trong các lần biểu tình chống Trung Quốc diễn ra hồi tháng Sáu năm 2011.
Bà cũng là một nhân vật gây tranh cãi và bị một số người chỉ trích là có hành vi “thiếu lịch sự” nơi công cộng.
Một số nguồn tin có liên quan tới giới chức nói ‘thái độ gay gắt và chống đối công khai nhiều lần’ là một trong các nguyên nhân khiến họ đưa bà vào trại.
Đầu năm nay, Sứ quán Mỹ ở Hà Nội ra thông cáo yêu cầu Việt Nam “thả bà Hằng và tất cả các tù chính trị”.
Thông cáo này nói: “Không ai đáng bị bỏ tù vì thực hiện quyền tự do ngôn luận hay quyền hội họp ôn hoà hay bất cứ quyền con người nào được quốc tế công nhận.”
Thư chị Bùi Thị Minh Hằng viết từ trại giam Thanh Hà
Tết Nhâm Thìn 2012 – TTGD Thanh Hà -Danlambao
Thư gửi các con yêu thương!
Cái tết đầu tiên mẹ phải xa các con, xa mái ấm của chúng ta, nơi 20
năm qua mỗi mùa xuân về mẹ con mình sum họp đón tết, rồi mẹ lì xì căn
dặn các con trong thời khác đầu năm…Với bé Nhân thì đây là lần đầu tiên
con phải đón một giao thừa vắng mẹ, Mẹ thương con nhiều lắm, xong mặc dù
mẹ ở đâu, trong hoàn cảnh nào mẹ luôn hướng về với các con, với những
gì thân thương của mẹ mà bao năm qua Mẹ phải vật lộn hi sinh mới có được
và hơn tất cả dù mẹ phải xa các con, phải chịu cảnh giam cầm bất công
thì mẹ thấy chúng ta cũng nên tự hào, kiêu hãnh trong cuộc đời làm
người, khi ta sống biết tự trọng và xứng đáng ngửng cao đầu các con ạ.
Tết này vắng mẹ, không biết bé Nhân đã lo và đón tết ra sao? Mẹ tin
là con sẽ chu đáo bàn thờ gia tiên cho mẹ. Con đã làm những gì? Đi
những đâu và ai đến với con? Có anh Thủy con cũng không quá cô quạnh
giây phút giao thừa. Còn mẹ ở đây trong bốn bức tường trại, mẹ: Một
người mang thân phận của “người tù” không hề có bản án, không hề phạm
tội theo một điều khoản quy định pháp luật nào. Mẹ đau xót nhớ đến các
con, nhớ bạn bè bằng hữu với nỗi nhớ cháy lòng. Song giờ phút này mẹ
phải kiêu hãnh, phải vui lên, phải có niềm tin vào những điều tốt đẹp mà
chính bản thân mẹ và bao nhiêu người khác phải hy sinh mới có thể đem
lại, đó là sự công bằng, đấy là chính nghĩa.
Sự thật đang bị bao kẻ xấu xa, bao thế lực đen tối phi pháp cố tình
chà đạp, cố tình đổi trắng thay đen, bưng bít sự thật, bị đặt vu khống,
hành xử bất chấp chính nghĩa nhằm tiêu diệt tinh thần dám đấu tranh
phanh phui tố cáo sai phạm những kẻ xấu đó luôn đi ngược lại lợi ích của
số đông nhân dân và những người chân chính biết tự trọng vì lẽ đó mà mẹ
và bao người khác dù công khai hay âm thầm đều muốn vạch trần những xấu
xa vi phạm hôm nay – ngăn chặn tội ác mai sau mong ước một xã hội công
bằng văn minh tốt đẹp cho con cháu mình, khao khát một xã hội có tôn ty
luật pháp, người tốt được bảo vệ và cái xấu, cái ác phải bị trừng trị,
tiêu diệt. Chính vì những điều này mà mẹ thấy kiêu hãnh, tự hào.
Mẹ của các con cả quãng đời làm người chưa bao giờ làm gì đê tiện xấu xa, chưa bao giờ thỏa hiệp với cái ác cái xấu và giờ đây dù bị giam cầm oan khuất, nhưng không làm các con phải xấu hổ vì mẹ, không đi tù vì trộm cắp, cướp bóc, mẹ không đi tù vì bất cứ tội trạng hay hành vi phạm pháp luật đê tiện bỉ ổi như nhiều kẻ đúng ra phải đi tù và phải xấu hổ. Như vậy các con hãy yên lòng và ngảng cao đầu vì mẹ đã một thân một mình nuôi dạy ba chị em con, gây dựng chăm lo một gia đình không có người cha làm trụ cột mà không để các con phải thiếu đói, thất học, dù mẹ của các con không là quan chức hay ông nọ bà kia. Song các con đã nhìn thấy mẹ đã làm những gì để có được sự trân trọng của xã hội của những người hàng xóm láng giềng nơi đất khách quê người trong hơn 20 năm qua, tất cả những gì mẹ làm đều để lại sự tôn kính yêu quý của nhiều người, đó là nhân dân.
Mẹ thấy mãn nguyện về điều này và đấy cũng là tài sản vô giá mà mẹ muốn để dành cho các con như một chút phúc đức ở đời, theo qui luật nhân quả đấy cũng là tình yêu nguyện ước các con của mẹ thật sự phải làm người, phải có được tình yêu thương con người, đồng loại.
Mẹ của các con cả quãng đời làm người chưa bao giờ làm gì đê tiện xấu xa, chưa bao giờ thỏa hiệp với cái ác cái xấu và giờ đây dù bị giam cầm oan khuất, nhưng không làm các con phải xấu hổ vì mẹ, không đi tù vì trộm cắp, cướp bóc, mẹ không đi tù vì bất cứ tội trạng hay hành vi phạm pháp luật đê tiện bỉ ổi như nhiều kẻ đúng ra phải đi tù và phải xấu hổ. Như vậy các con hãy yên lòng và ngảng cao đầu vì mẹ đã một thân một mình nuôi dạy ba chị em con, gây dựng chăm lo một gia đình không có người cha làm trụ cột mà không để các con phải thiếu đói, thất học, dù mẹ của các con không là quan chức hay ông nọ bà kia. Song các con đã nhìn thấy mẹ đã làm những gì để có được sự trân trọng của xã hội của những người hàng xóm láng giềng nơi đất khách quê người trong hơn 20 năm qua, tất cả những gì mẹ làm đều để lại sự tôn kính yêu quý của nhiều người, đó là nhân dân.
Mẹ thấy mãn nguyện về điều này và đấy cũng là tài sản vô giá mà mẹ muốn để dành cho các con như một chút phúc đức ở đời, theo qui luật nhân quả đấy cũng là tình yêu nguyện ước các con của mẹ thật sự phải làm người, phải có được tình yêu thương con người, đồng loại.
Mẹ sinh được ba chị em các con, đứa nào cũng là máu thịt của mẹ,
cho dù nhiều khi mẹ rất đau buồn khi có đứa không nghe lời mẹ, hay có
đứa không biết phân biệt đúng sai. Song giờ đây, các con đều đã lớn, đã
đủ tuổi chịu trách nhiệm trước cuộc đời nên mẹ sẽ tôn trọng những lựa
chọn, suy nghĩ của các con.
Càng tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh, nhiều số phận cuộc đời mẹ càng
thấy mẹ đã làm đúng, làm đủ bổn phận của một người mẹ. Con đường và
tương lai tiếp theo các con tự định đoạt và chịu trách nhiệm với chính
mình. Mẹ chỉ hướng phần nào khi các con còn nhỏ dại trong vòng tay mẹ.
Chúng ta cảnh mẹ góa con côi bao năm nay nên mẹ khao khát các con của mẹ
sớm trưởng thành và phải biết đứng lên.
Riêng với bé Nhân, con trai út bé bỏng và đáng thương của mẹ, mẹ sinh ra con trong đau khổ mất mát. Cả cuộc đời mẹ luôn muốn bù đắp cho con, mẹ muốn con suy nghĩ thật kỹ những gì xảy ra với chúng ta kể từ khi con ra đời, con hãy suy nghĩ những gì mẹ từng dạy con, từng khao khát mong muốn con hãy nhìn nhận, phân tích mọi việc mẹ làm cho gia đình, cho các con, cho những người thân, cho cộng đồng xã hội mà con đã nhìn thấy và mẹ luôn tin tưởng vào con. Mẹ có một niềm tin kiêu hãnh khi mẹ sinh con ra vào cái ngày 26/4 đau thương của cuộc đời mẹ và đặt cho con cái tên TRUNG NHÂN. Con trai mẹ sẽ là một con người trung hiếu, một chàng trai chung chính con nhé. Mẹ tin và tự hào về con trai út của mẹ, con đừng làm mẹ thất vọng.
Cho mẹ gửi muôn lời yêu thương và nỗi nhớ tới những người thân yêu mà mẹ quý trọng, tôn kính. Mẹ luôn cầu chúc những điều tốt đẹp tin yêu tới tất cả. Mẹ đã và sẽ sống xứng đáng với tình cảm của mọi người và không bao giờ để những đứa con mẹ sinh ra nuôi dưỡng đến trưởng thành qua bao khốn khó phải hổ thẹn. Danh dự của cuộc đời này mẹ để cho các con dù mẹ là “người tù” không bản án. Các con và bạn bè sẽ không xấu hổ khi mẹ không ở tù vì: lừa đảo – trộm cướp – giết người – tham ô – hủ hóa. Mẹ nhớ và yêu thương các con thật nhiều.
Riêng với bé Nhân, con trai út bé bỏng và đáng thương của mẹ, mẹ sinh ra con trong đau khổ mất mát. Cả cuộc đời mẹ luôn muốn bù đắp cho con, mẹ muốn con suy nghĩ thật kỹ những gì xảy ra với chúng ta kể từ khi con ra đời, con hãy suy nghĩ những gì mẹ từng dạy con, từng khao khát mong muốn con hãy nhìn nhận, phân tích mọi việc mẹ làm cho gia đình, cho các con, cho những người thân, cho cộng đồng xã hội mà con đã nhìn thấy và mẹ luôn tin tưởng vào con. Mẹ có một niềm tin kiêu hãnh khi mẹ sinh con ra vào cái ngày 26/4 đau thương của cuộc đời mẹ và đặt cho con cái tên TRUNG NHÂN. Con trai mẹ sẽ là một con người trung hiếu, một chàng trai chung chính con nhé. Mẹ tin và tự hào về con trai út của mẹ, con đừng làm mẹ thất vọng.
Cho mẹ gửi muôn lời yêu thương và nỗi nhớ tới những người thân yêu mà mẹ quý trọng, tôn kính. Mẹ luôn cầu chúc những điều tốt đẹp tin yêu tới tất cả. Mẹ đã và sẽ sống xứng đáng với tình cảm của mọi người và không bao giờ để những đứa con mẹ sinh ra nuôi dưỡng đến trưởng thành qua bao khốn khó phải hổ thẹn. Danh dự của cuộc đời này mẹ để cho các con dù mẹ là “người tù” không bản án. Các con và bạn bè sẽ không xấu hổ khi mẹ không ở tù vì: lừa đảo – trộm cướp – giết người – tham ô – hủ hóa. Mẹ nhớ và yêu thương các con thật nhiều.
Mẹ Hằng
Kẻ thù muốn đốt ta thành tro bụi
Ngô nhân Dụng -Chế độ lấy ghế che mặt
Ngô Nhân Dụng / Nguoiviet
Nhìn cảnh một anh công an chìm nâng chiếc ghế lên che mặt khi kỹ sư Ðỗ Nam Hải đưa máy lên chụp hình khiến người coi phải động lòng trắc ẩn. Nó chứng tỏ người công an này biết xấu hổ.
Anh bạn trẻ này không muốn phơi bộ mặt cho mọi người biết mình là công an. Không muốn đi đâu cũng có người nhận ra mà hỏi: Anh chính là anh công an vẫn “canh cửa” nhà ông Ðỗ Nam Hải phải không, sao tôi thấy giống quá? Anh cũng không muốn đám con anh bị bạn bè trong trường dò hỏi: Bố mày làm công an hả? Hay vợ anh đi chợ bị người ta chỉ trỏ: Vợ công an đấy!
Hà Sĩ Phu có lần phân tích tình trạng nước ta bây giờ đầy tham nhũng, trấn lột, thấy một nguyên nhân là trong xã hội nhiều người không còn biết xấu hổ nữa. Cho nên khi một anh công an còn biết xấu hổ, chúng ta phải mừng. Và thương cảm. Phản ứng nhanh chóng cho thấy anh công an này biết xấu hổ thật! Các cụ nói: “Xấu hổ lấy rổ mà che, lấy nong mà đè, lấy đấu mà đong” (Trong Ca Dao Nhi Ðồng, do Doãn Quốc Sĩ sưu tầm). Ngồi trên lề đường giữa thành phố không kiếm ra cái rổ, anh công an của Ðỗ Nam Hải lấy ngay cái ghế mình ngồi đưa lên che mặt. Ghế là đồ dùng để ngồi lên, đem ghế che mặt là vạn bất đắc dĩ, cũng không khác gì lấy cái đũng quần mà che lên mặt. Mạnh Tử coi tính biết xấu hổ là một dấu hiệu của tính Thiện bẩm sinh trong mỗi người. Biết xấu hổ là một trong bốn đầu mối (Tứ Ðoan) của các đức tính Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí. Mạnh Tử viết: “Tu ố chi tâm, Nghĩa chi đoan dã.”
Khi kỹ sư Ðỗ Nam Hải điện thoại cho Trung Tá Nguyễn Văn Tâm, trưởng phòng công an 35 thành phố trình bày mình bị một công an canh cửa tấn công, thì bị ông này hỏi: “Anh có chắc thằng đó là công an không?” Ông hỏi một câu con nít nghe cũng phải bật cười! Rõ ràng là ông trung tá này không thèm lấy cái gì che mặt hết. Buột miệng hỏi như vậy mà không tự thấy ngượng miệng. Nhưng cũng chẳng nên phê phán ông Nguyễn Văn Tâm. Ông ta phản ứng đúng với vai trò một trung tá công an. Khi thấy dân tố cáo bất cứ cái gì, phải chối ngay, phải lấp liếm, bịa đặt, bưng bít, bằng bất cứ cách nào, không bao giờ nhận lỗi. Nó cũng giống như phản ứng của ông Ðỗ Trung Thoại, phó chủ tịch thành phố Hải Phòng khi bị nhà báo hỏi về vụ đem công an, bộ đội kéo theo côn đồ đến phá sập nhà ông Ðoàn Văn Vươn. Ông Thoại cũng nói xưng xưng: Nhân dân “bức xúc” đến phá đấy!
Những phản ứng nhanh chóng này cũng không phải vì các ông Tâm, ông Thoại sáng trí, nhanh miệng. Nó là do hệ thống đã đào luyện cho họ, tạo thành một phản xạ do điều kiện, như những con chó của Pavlov nghe tiếng chuông là chảy nước bọt. Hệ thống bảo phải bất chấp mọi thủ đoạn gian dối, vu cáo, ngụy tạo, che đậy, gian trá, không cần biết phải trái, chỉ cần bảo vệ quyền lợi của đảng. Gian dối không phải một tính xấu của một vài cá nhân mà là một thứ “Lỗi hệ thống”. Nó nằm trong cốt tủy các chế độ cộng sản, từ xưa đến nay vẫn vậy. Lại nhắc lời nhà văn Solzhenitsyn nói về chế độ độc tài cộng sản ở Nga: Một hệ thống đàn áp luôn luôn phải đi kèm với một hệ thống dối trá để bưng bít, che đậy những cái ác.
Phản ứng xạ nhấc ngay cái ghế che lên mặt cũng là do thói quen che đậy, bưng bít mà các cán bộ học được trong hệ thống đó. Ông Ðỗ Trung Thoại đưa “Nhân dân” ra làm cái ghế che mặt ngay lập tức. Bởi vì ông đã được đào tạo như thế từ trong lò của hệ thống. Không riêng gì anh công an gác cửa nhà kỹ sư Ðỗ Nam Hải, mà tất cả các cán bộ đảng viên cộng sản chân chính đều phải thấm nhuần chủ nghĩa lấy ghế che mặt.
Như trong vụ cướp đất của gia đình Ðoàn Văn Vươn chẳng hạn. Một bản kiến nghị do Luật Sư Phạm Vũ Hải đã vạch ra là anh em ông Ðoàn Văn Vươn là nạn nhân của một trình tự vi phạm pháp luật “có hệ thống”. Hơn nữa, còn sự “toa rập” của cả hệ thống tòa án từ huyện lên tỉnh. Ðây là một vụ ăn cướp có hệ thống, do hệ thống sinh đẻ ra. Ông Nguyễn Tấn Dũng đã cố làm dịu nỗi phẫn uất nổi lên khắp nước Việt Nam bằng lời thú nhận là nhà nước sai lầm từ đầu đến cuối. Cho phép ông Ðoàn Văn Vươn dùng một phần đất đã sai luật. Ra lệnh lấy lại đất lại còn sai hơn. Ðem lính tráng, con đồ, súng ống đến cướp đất, phá nhà càng sai hơn nữa.
Nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng cũng biết đem ngay một cái ghế đưa lên che mặt. Cái ghế này là việc đổ tội cho đám quan chức cấp dưới ở Hải Phòng. Gọi là cái ghế không ngoa. Ông Dũng ngồi trên cái ghế thủ tướng là vì ông đang làm đại biểu Quốc Hội. Ông được bầu vào Quốc Hội là nhờ đám quan chức Hải Phòng, Tiên Lãng “cơ cấu” cho các lá phiếu. Ông dùng họ như một phương tiện để leo lên ngồi ghế thủ tướng. Chính đám này là những cái chân trong cái ghế thủ tướng của Nguyễn Tấn Dũng. Trước cuộc tấn công của dư luận cả nước vì vụ Ðoàn Văn Vươn, Nguyễn Tấn Dũng đã đưa cái ghế đó lên che mặt.
Nhưng cái ghế đó lủng. Nó thủng lỗ chỗ, những lỗ thủng rất to. Nó không che đậy được cái mặt của mạng lưới lạm dụng quyền hành chia chác quyền lợi riêng tư giữa đám tham quan, từ xã, từ huyện lên thành phố, lên đến trung ương! Cái ghế lủng đó càng bất lực không che đậy được cả chủ trương không cho phép nông dân làm chủ ruộng đất của họ. Nó không che đậy được một hệ thống gian trá tham tàn đang lợi dụng mồ hôi nước mắt của dân Việt Nam để làm giầu.
Cuộc họp báo “trấn an” của Nguyễn Tấn Dũng không che đậy được cái mặt thật của chế độ, mà còn kéo dài thêm tình trạng bất an. Bởi vì nó “đánh bùn sang ao,” như nhiều người mô tả. Nó không giải quyết những oan ức của các nạn nhân là gia đình Ðoàn Văn Vươn. Nó không xác định những kẻ gây ra tội lỗi phải chịu trách nhiệm gì. Bọn họ chỉ cần kiểm điểm trong nội bộ với nhau! Những lệnh thu hồi đất bị thù hồi vì sai luật, nhưng những mảnh đất do gia đình Ðoàn Văn Vươn khai khẩn vẫn có thể bị mất bất cứ lúc nào. Gia đình đó vẫn không được coi là chủ đất. Chỉ có nhà nước làm chủ. Họ chỉ cần sửa lại mấy quyết định cũ, làm sao cho nó đúng luật hơn là gia đình Ðoàn Văn Vươn lại có thể mất hết. Cũng như hàng triệu nông dân Việt Nam khác. Không những thế, Ðoàn Văn Vươn còn có thể đi tù nữa! Tất cả chứng tỏ vụ án lịch sử Ðoàn Văn Vươn sẽ còn kéo dài chưa biết bao giờ xong. Cái ghế mà ông Nguyễn Tấn Dũng đưa lên che mặt không chỉ bị lủng không thôi. Nó đang rách nát cả rồi.
Chính miệng ông thủ tướng còn vu oan giá họa cho gia đình Ðoàn Văn Vươn tội “giết người”. Không có ai bị giết làm sao có tội giết người? Súng hoa cải bắn ra vì phẫn uất trước những hành động phi pháp, làm sao súng đó giết được người? Sáu trăm nhà trí thức lên tiếng yêu cầu phải xóa bỏ tội danh “giết người” của ông Ðoàn Văn Vươn. Mấy trăm nông dân nạn nhân bị cường hào cướp đất đã kéo đến thăm nơi gia đình Ðoàn Văn Vươn ở, họ đến từ những tỉnh Hà Ðông, Hưng Yên. Bao giờ thì những nạn nhân cướp đất này kéo nhau về Hà Nội, đem theo hình ảnh ông Ðoàn Văn Vươn đi biểu tình? Bao giờ nông dân Việt Nam đứng lên đòi phải xóa bỏ chế độ cướp đất của nông dân mà đảng Cộng Sản đã bắt đầu từ khi thi hành chính sách tập thể hóa nông nghiệp của Stalin và cải cách ruộng đất của Mao Trạch Ðông? Không cái ghế nào đưa lên che được bộ mặt đó.
Trung Quốc bắt hàng trăm người Tây Tạng đi ‘cải tạo’
|
Người ủng hộ Tây Tạng biểu tình chống Trung Quốc trước cửa một khách sạn ở Los Angeles sau khi phó chủ tịch Tập Cận Bình của nước này tới đây hôm Thứ Năm. Hàng trăm người dân Tây Tạng bị đi “học tập cải tạo” sau khi họ sang Ấn Ðộ để nghe Ðức Ðạt Lai Lạt Ma thuyết giảng. (Hình: Frederic J. Brown/AFP/Getty Images) |
Bản tin loan tải trên trang nhà của HRW hôm Thứ Năm cho hay hiện chưa rõ con số chính xác những người bị bắt nhưng có thể lên đến mấy trăm người.
Bản tin này nói rằng những người bị bắt vừa trở về từ Bihar, Ấn Ðộ, nơi họ tham dự các buổi thuyết giảng của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng đang sống lưu vong ở Ấn Ðộ từ năm 1959.
Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Liu Weimin cho hay trong cuộc họp báo thường xuyên hôm Thứ Sáu rằng Trung Quốc đang gia tăng các biện pháp an ninh ở Tây Tạng để ngăn ngừa thành phần đòi ly khai gây bạo động để kỷ niệm ngày xảy ra vụ bạo động ở thủ phủ Lhasa hôm 14 Tháng Ba 2008 khiến 22 người thiệt mạng.
Human Rights Watch cho hay những người dân Tây Tạng bị bắt hiện bị giữ trong các trại được dựng tạm thời ở Lhasa và các nơi khác, kể cả trong một trại lính, một trung tâm huấn luyện tân binh và trung tâm dành cho người vô gia cư. (V.Giang)
Ngân hàng Xuất nhập cảng Mỹ thảo luận cho VN vay 1.5 tỉ USD
Thợ điện đang kiểm soát các đồng hồ điện ở Hà Nội. Chủ tịch ngân hàng Xuất Nhập Cảng của Hoa Kỳ tới thảo luận cung cấp tín dụng để thực hiện một số dự án phát triển hạ tầng. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images) |
Trong năm 2011, Ex-Im Bank chỉ tài trợ cho Việt Nam có $1 triệu USD nhưng hiện đang có nhiều dự án hạ tầng quan trọng mà Việt Nam cần được tài trợ hiện đang được hai bên thảo luận. Trong các dự án này gồm cả vệ tinh, nhà máy nhiệt điện và các dự án năng lượng tái tạo.
Số tiền tài trợ cho các dự án này đã nằm trong các bản ghi nhớ ký từ các năm 2010 và 2011 tổng cộng $1.5 tỉ USD giữa ngân hàng Ex-Im Bank Hoa Kỳ và Bộ Thương Mại và Kỹ Nghệ Việt Nam (ký năm 2011) và với Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam (ký năm 2010).
Các bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy xuất cảng sản phẩm Hoa Kỳ sang Việt Nam trong những lãnh vực chính yếu như vận chuyển hàng không, nhà máy phát điện, nhà máy biến điện, phát triển dầu khí. Liên quan đến các dự án này, còn có thêm $500 triệu USD tín dụng mà ngân hàng Ex-Im Bank hy vọng hoàn tất thủ tục trong tương lai gần.
“Chúng tôi đến Việt Nam, xắn tay áo làm việc để những dự án này hoàn tất.” Ông Hochberg phát biểu như vậy khi đến Việt Nam. “Các dự án hạ tầng cơ sở của Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh chóng và tôi muốn biết chắc chắn rằng các sản phẩm và dịch vụ phẩm chất cao của Hoa Kỳ sẵn sàng được sử dụng.”
Tin cho hay tại Việt Nam, ông Hohberg đã gặp Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ Trưởng Tài Chính Vương Ðình Huệ, tổng giám đốc Tập Ðoàn Ðiện Lực Việt Nam và giám đốc Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam.
Bản tin của Ex-Im Bank dẫn lời ông Hochberg nói rằng “Việt Nam là một nước có những tiềm năng to lớn. Ðiều cốt yếu là chúng ta làm việc với nhau để đầu tư vào những dự án đem đến lợi ích cho cả hai nền kinh tế. Những dự án hạ tầng quan trọng được đặt kế hoạch trên cả nước Việt Nam vào những năm tới đây. Tôi đến đây để bảo đảm là các công ty Hoa Kỳ đầu tư vào các dự án đó cũng như duy trì tinh thần đối tác năng động.”
Việt Nam là một trong 9 thị trường chính (những thị trường kia là Brazil, Columbia, Mexico, Turkey, Nam Phi, Nigeria, Ấn Ðộ và Indonesia) mà Ex-Im Bank chú trọng gia tăng các nỗ lực phát triển thương mại.
Tổng số tín dụng mà Ex-Im Bank cấp cho Việt Nam đến nay mới là $175.8 triệu USD. Năm ngoái, ngân hàng đã cấp tín dụng cho khu vực Á Châu tới $7 tỉ USD.
Ngân hàng Ex-Im Bank là cơ quan độc lập của Liên Bang Hoa Kỳ có mục đích duy trì công việc làm ở trong nước, đóng góp thêm vào các sản phẩm xuất cảng từ lãnh vực tư, nhưng không làm tốn kém đến tiền thuế của người dân. Trong 6 năm qua, Ex-Im Bank đã đem lời về cho người thọ thuế được $3.7 tỉ USD sau khi đã trừ hết các phí tổn điều hành.
Kami – Suy nghĩ về cựu quốc gia Việt Nam Cộng hòa (1/2)
Kami
(Viết riêng cho TTHN)
-(TTHN) - Đây là bài viết mang tính chất phản biện của t/g Kami với một góc nhìn khác về cựu chế độ VNCH đã đi vào lịch sử, chỉ với mục đích duy nhất nhằm tạo không gian tranh luận phản biện để hoàn chỉnh nhằm tìm ra chân lý mang tính khoa học và nhân văn. Chứ không nhằm khoét sâu vết thương lòng của người thua trận. Bài viết thể hiện chính kiến riêng của tác giả Kami, không phản ảnh quan điểm của trang TTHN
*
“Bất kể Nhà nước Việt nam DCCH dẫu có biến thái, biến chất hay là cộng sản gì đi chăng nữa thì họ vẫn có tính chính danh của họ. Do vậy không có bất kể lý do gì có thể nói việc giải phóng Miền nam thống nhất đất nước của Quân đội NDVN là hành động “Cộng sản Miền Bắc xâm lăng cướp nước VNCH (Miền Nam)” được. Vì đó là sự sỉ nhục lòng tự trọng vốn phải có của một con người đối với dân tộc và tổ quốc của mình.”Yêu cầu phản biện xuất phát từ sự không hoàn thiện của tư duy, vì không ai, thậm chí một tập thể, nghĩ một lần là hoàn chỉnh, là đúng đắn chính xác và trở thành chân lý ngay, cho nên cần qua tranh luận, phản biện để hoàn chỉnh nhằm thúc đầy sự phát triển theo xu hướng tiến lên của xã hội. Cũng nhờ tranh luận cũng bắt buộc mỗi người chúng ta mất thời gian để tìm hiểu, đọc các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau một cách nghiêm túc để bảo vệ chính kiến hay quan điểm của cá nhân mình. Qua đó vô tình cũng giúp cho mỗi người chúng ta bổ xung và củng cố thêm vốn kiến thức. Thật là một công đôi việc. Đó chính là lý do vì sao tôi luôn nung nấu tạo nên một không gian văn hóa để mọi người có điều kiện tự do thể hiện chính kiến, suy nghĩ của cá nhân mình và những ai khác cùng quan tâm.
Nhiều bạn đọc nghĩ và cho rằng hình như tôi không ưa người Việt nam ở nước ngoài (người Viêt hải ngoại – NVHN), vì theo họ trong nhiều bài viết của tôi động chạm tới những điều mà NVHN cho là nhạy cảm nói đến sẽ dễ bị họ quy chụp là cộng sản (CS). Anh Trần Đông Đức một nhà báo tự do ở Hoa kỳ nhiều lần tâm sự cũng đã khuyên tôi nên tránh, đừng viết gì động chạm đến NVHN. Mà theo anh vì NVHN dị ứng với hai chữ cộng sản hay Việt cộng, nên ai cũng ngại, cũng sợ cũng là điều dễ hiểu, vì đơn giản phép vua phải thua lệ cộng đồng. Nói vậy hẳn mọi người vẫn nhớ vụ đầu năm 1999, cờ đỏ sao vàng xuất hiện ở giữa Little Saigon, Westminster, CA trong một cửa tiệm của ông Trần Văn Trường cùng với hình chân dung Hồ Chí Minh khiến dư luận cộng đồng NVHN xôn xao gây nhiều bất bình. Cộng đồng NVHN tổ chức biểu tình phản đối liên tục trong suốt 53 ngày đêm trong khi đợi toà án xét xử. Cuối cùng cờ đỏ phải dỡ xuống. Tuy nhiên luật pháp chấp nhận quyền tự do phát biểu của cả hai bên: Trần Văn Trường có quyền treo cờ đỏ nhưng cộng đồng cũng có quyền biểu tình phản đối. Đa nguyên tư tưởng, quyền tự do của mỗi người là như thế, tất cả phải tôn trọng dựa trên cơ sở của luật pháp và phán quyết của tòa án, trước pháp luật các hành vi mang tính bầy đàn, ỷ thế số đông sẽ không được chấp nhận.
Nghe anh bạn khuyên tôi cũng ậm ừ cho qua chuyện, nghĩ lại lời của anh Lê Diễn Đức một nhà báo tự do ở Ba Lan khuyên tôi “Lắm lúc thấy chúng nó (NVHN) chửi em nghĩ vừa buồn cười vừa thương em. Thôi mình đã là người viết báo thì phải chấp nhận, nghĩ sao viết thế, chả sợ con mẹ đầm, thằng tây nào! Miễn viết cho đúng lương tâm”. Biết các anh góp ý cũng vì thiện ý, thiện tâm chứ bản thân tôi nói thật tôi chả ngán gì cái danh cộng sản, hơn thế nữa nghĩ chỉ mong các bác NVHN chửi mình là cộng sản, vì các bác ở bển chửi mình là cộng sản nói thật là mình phải cảm ơn họ lắm lắm. Cũng có lẽ vì nhờ họ chửi mình là cộng sản mà lại là lý do mình còn sống sót đến hôm nay để khua bút thì sao?
Niềm vui đất nước thống nhất ?
Cách đây vài ngày trên trang TTHN có đăng lại (lần thứ 2) bài viết “Ai là Việt Nam Cộng Hòa?” của tác giả Tiên Sa một người Việt đang sinh sống ở Hoa kỳ là con một cựu quân nhân quân lực Việt nam Cộng hòa (VNCH) bày tỏ sy nghĩ bất bình vì một số người nhân danh VNCH nhưng các hành động và lời nói của họ đã và đang làm xấu đi hình ảnh đó. Mà theo tác giả Tiên Sa thì “…những cái gương trung liệt của những con người Việt Nam Cộng Hòa đó đã hy sinh để có những cái bầy Chống Cộng Tạp Nhạp sau này lợi dụng ngồi trong cái lô cốt khổng lồ an toàn hô hào Chống Cộng Chống Xuồng, để gặp ai không “tuân lệnh” của mình thì xúm nhau cho đó là Việt Cộng, gây chia rẽ, mất đoàn kết, tạo những khó khăn và trở ngại trong đời sống của họ?”.
Điều đó khiến cho không ít độc giả giật mình thon thót, chắc vì họ có tật (!?). Bạn sẽ hỏi tật đó là tật gì? Xin thưa đó là tật chống cộng cực đoan (CCCĐ), họ chống cộng một cách mù quáng, chống cho hả giận, chống để cho bõ tức vân vân và vân vân… bất chấp hậu quả việc làm của họ gây một hệ lụy khôn lường mà họ không biết. Ở bển họ dùng các hành động biểu tình, la ó, đe dọa những ai không tuân lệnh, còn hướng về cố quốc thì họ dùng võ mồm để chửi rủa thóa mạ cộng sản và những người dẫu không là hoặc không ủng hộ cộng sản, nhưng đáng tiếc họ luôn coi suy nghĩ không đúng đắn của họ là chân lý. Trong phạm vi của bài viết này, tôi xin đề cập tới 03 nội dung mà theo tôi cách nhìn nhận và đánh giá của một số người Việt hải ngoại (CCCĐ) chưa chính xác và không có sức thuyết phục:
- 1. Cộng sản Miền Bắc xâm lăng cướp nước VNCH (Miền Nam).
- 2. Chế độ VNCH không ngoại lai, vong bản.
- 3. Cuộc đấu tranh của những nhân vật bất đồng chính kiến ở Việt nam hiện nay như Lê Công Định, Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Anh Kim … nhằm mục đích khôi phục lại chính thể VNCH.
A. Quân đội NDVN đã giải phóng Miền Nam hay cướp nước của VNCH?
I. Nguồn gốc nhà nước VNCH là sự kế thừa của Quốc gia Việt Nam một quốc gia ly khai từ Nhà nước Việt nam DCCH.
I.1. Sự ra đời của Nhà nước Việt nam DCCH:
Sau khi Mặt trận Việt Minh – một tổ chức đòan kết dân tộc do đảng cộng sản Đông Dương thao túng lãnh đạo cướp chính quyền từ Chính phủ thân Nhật của ông Trần Trọng Kim đứng đầu, và tiếp theo buộc Hoàng đế Bảo Đại phải thoái vị trao ấn kiếm cho đại diện của Việt Minh chấm dứt chế độ phong kiến ở Việt nam. Và ngày 02.09.1945 ông Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời (đa nguyên – đa đảng) tuyên bố thành lập nhà nước Việt nam DCCH thống nhất liền một dải từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Việc làm này được coi là sự tái thiết tính thống nhất về mặt lãnh thổ của đất nước Việt nam, việc mà các Vua của triều Nguyễn đã thành công trong việc quy giang sơn về thành một mối, nhưng đáng tiếc nó đã bị gián đoạn kể từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt nam ngày 01.9.1858 tại bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng. Kể từ đó Việt nam bị chia cắt thành Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ theo chính sách chia để trị với các chế độ cai trị khác nhau.
Bước tiếp theo năm 1946 Chính phủ lâm thời Việt nam DCCH đã tổ chức tổng tuyển cử tự do ngày 6 tháng 01 năm 1946 để bầu ra một Quốc hội Việt nam độc lập, với tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu là 89%. Đáng chú ý là cuộc bầu cử này được tổ chức trên toàn lãnh thổ Việt Nam, cho dù đang có chiến sự cục bộ ở một số nơi. Tổng số đại biểu Quốc hội là 403, trong đó có 333 đại biểu được bầu, số đại biểu không qua bầu cử là 70 người (gồm 20 đại biểu thuộc Việt Nam Cách mệnh Ðồng minh Hội (Việt Cách) và 50 đại biểu thuộc Việt Nam Quốc dân Ðảng (Việt Quốc). Việc có các đại biểu đặc cách không qua bầu cử này là theo thoả thuận trước cuộc bầu cử đạt được ngày 24 tháng 12 năm 1945 giữa Việt Minh với Việt Cách và Việt Quốc. Việc này thể hiện chủ trương của Việt Minh về hoà hợp dân tộc, tập trung lực lượng kháng chiến chống thực dân Pháp.Tại kỳ họp thứ nhất ngày 2 tháng 3 năm 1946 tại Nhà hát lớn Hà Nội Quốc hội đã: Công nhận danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu; Công nhận danh sách Kháng chiến Uỷ viên Hội, với Chủ tịch là ông Võ Nguyên Giáp, Phó chủ tịch là ông Vũ Hồng Khanh; Công nhận danh sách Quốc gia Cố vấn đoàn, với ông Cố vấn Tối cao Vĩnh Thuỵ (tức cựu hoàng Bảo Ðại) làm Ðoàn trưởng; Bầu Ban Thường trực Quốc hội do ông Nguyễn Văn Tố làm Trưởng Ban; Bầu Ban Dự thảo Hiến pháp gồm 11 người;
Và chính phủ Pháp đã đàm phán với Việt Minh và công nhận Việt Nam DCCH là quốc gia tự do thuộc Liên hiệp Pháp bằng Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt 1946 và Tạm ước Việt – Pháp. Điều đó chứng tỏ sự ra đời của nhà nước Việt Nam DCCH là hoàn toàn hợp hiến và hợp pháp trên mọi phương diện.
I.2. Sự ra đời của Quốc gia Việt Nam:
Quốc gia Việt Nam là một chính phủ thuộc Liên hiệp Pháp, cai quản về mặt danh nghĩa lãnh thổ Việt Nam (không kể các vùng do Việt Nam DCCH quản lý), tồn tại trong giai đoạn từ giữa năm 1948 và 1955. Cuối năm 1946, sau khi đàm phán giữa chính phủ Pháp với chính phủ Hồ Chí Minh thất bại, chiến sự Đông Dương bùng nổ. Chính quyền Pháp không đạt được mục tiêu cũng như không đủ lực để tiếp tục tấn công, đồng thời chịu áp lực của dư luận quốc tế đòi chấm dứt chiến tranh và trao trả độc lập cho nhân dân Đông Dương. Pháp buộc phải tìm một giải pháp chính trị phù hợp với lợi ích của Pháp và chiến lược “ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản” của khối các nước tư bản phương Tây trong đó có Pháp. Mỹ ủng hộ nguyện vọng độc lập dân tộc tại Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, nhưng với điều kiện lãnh đạo của những nhà nước mới “không phải là người cộng sản”. Bằng viện trợ, Mỹ ép Pháp phải nhượng bộ chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam. Chính sách của Mỹ là hỗ trợ người Pháp chiến thắng trong cuộc chiến chống Việt Minh, sau đó sẽ ép người Pháp rút lui khỏi Đông Dương để thế chân.
Người Pháp chấp nhận một lộ trình trao quyền tự quyết cho chính phủ bản xứ với điều kiện người lãnh đạo “không phải là cộng sản” mà thực chất là để xây dựng một chính quyền bản xứ người Việt làm đối trọng với Việt Minh để giảm sức ép về kinh tế – quân sự, cũng như thuyết phục Mỹ viện trợ để Pháp có thể tiếp tục đứng chân tại Đông Dương. Cho dù ban đầu, chính Pháp đã đàm phán với Việt Minh và công nhận Việt Nam DCCH là quốc gia tự do thuộc Liên hiệp Pháp bằng Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt 1946 và Tạm ước Việt – Pháp. Khi chiến tranh bùng nổ, chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” thất bại thì Pháp mới quay (quắt) sang sử dụng khẩu hiệu “chống cộng sản”, dù chính họ đã từng chấp nhận Việt Minh không lâu trước đó.
Bằng chứng thể hiện sự li khai của Quốc gia Việt nam
Đầu năm 1947, Pháp cử đại diện gặp Bảo Đại đề xuất về việc đàm phán thành lập một nhà nước Việt Nam độc lập. Để hậu thuẫn cho Bảo Đại đàm phán với Pháp về nền độc lập của Việt Nam, các lực lượng chính trị bao gồm Cao Đài, Hoà Hảo, Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội, Đại Việt Quốc dân đảng và Việt Nam Quốc dân đảng liên kết thành lập Mặt trận Quốc gia Thống nhất. Ngày 7/12/1947, tại cuộc họp trên tàu chiến Pháp ở Vịnh Hạ Long, Bảo Đại và Pháp đàm phán rồi ký kết Hiệp ước Vịnh Hạ Long. Hiệp ước thể hiện sự đồng thuận của hai bên về việc thành lập Quốc gia Việt Nam trên cơ sở nguyên tắc độc lập và thống nhất của Việt Nam trong Liên hiệp Pháp. Dù vậy nghĩa chính xác của từ “độc lập”, quyền hạn cụ thể của chính phủ mới cũng như vai trò chính phủ này trong cuộc chiến Việt – Pháp đang tiếp diễn không được xác định rõ. Bởi trước đó phía Pháp đã từng công nhận chính phủ Việt nam DCCH.
Theo Hiệp ước thì Quốc gia Việt Nam sẽ có một quân đội riêng tuy nhiên phải “sẵn sàng bảo vệ bất cứ phần nào của Liên Hiệp Pháp”. Sự độc lập chính trị của nhà nước Quốc gia Việt Nam được quy định trong Hiệp ước Vịnh Hạ Long quá nhỏ nên hiệp ước này bị Ngô Đình Diệm và cả những chính trị gia trong Mặt trận Quốc gia Thống nhất chỉ trích. Tuy thế tháng 3 năm 1948, Bảo Đại và Mặt trận Quốc gia Thống nhất gặp nhau tại Hương Cảng và đồng ý thành lập chính phủ lâm thời do Nguyễn Văn Xuân đứng đầu.
Ngày 5/6/1948, Quốc Gia Việt Nam lại ký kết với Pháp một Hiệp ước Vịnh Hạ Long khác với nội dung Pháp công khai và trọng thể công nhận nền độc lập của Việt Nam trước đó 6 tháng. Hiệp ước này vẫn chưa quy định cụ thể các quyền hạn của Quốc gia Việt Nam. Điều này sẽ được thỏa thuận trong các cuộc đàm phán tiếp theo. Cho đến tháng 1 năm 1949, cuối cùng Pháp cũng thỏa hiệp trước yêu cầu của Bảo Đại rằng Nam Kỳ phải nằm trong Quốc gia Việt Nam. Ngày 8 tháng 3 năm 1949, sau nhiều tháng đàm phán, Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại đã ký Hiệp ước Elysée xác nhận nền độc lập của Việt Nam, chính thức thành lập Quốc gia Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, đứng đầu là Quốc trưởng Bảo Đại.
Cuối tháng 6 năm 1949, Việt Nam chính thức thống nhất dưới sự quản lý của Quốc Gia Việt Nam, Pháp chuyển giao trên danh nghĩa những chức năng hành chính cho Quốc Gia Việt Nam một cách chậm chạp. Tuy nhiên người Pháp vẫn giành cho mình quyền quan sát và can thiệp đối với những vấn đề liên quan đến toàn bộ Liên Hiệp Pháp. Người Pháp còn có quyền tiếp cận mọi thông tin nhà nước, tham dự vào tất cả các quyết định của chính phủ và nhận một khoản nhỏ từ lợi tức quốc gia của Việt Nam.
Người Pháp nhận thức rằng sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa trên phạm vi thế giới là một xu hướng thực tế nhưng với tư cách một cường quốc, người Pháp cố gắng để có một “lối thoát danh dự”. Chính vì thế Pháp cố kéo dài cuộc chiến cho đến năm 1954, cho tới khi bị Việt Minh đánh bại ở trận Điện Biên Phủ, mặt khác người Pháp không muốn thoả hiệp với Việt Minh vì họ biết rằng nếu Việt Minh nắm quyền, mọi cơ sở kinh tế của Pháp trên lãnh thổ Việt Nam sẽ bị quốc hữu hoá không bồi thường, Pháp sẽ mất mọi ảnh hưởng kinh tế, văn hoá, chính trị tại Việt Nam. Trong khi đó, Quốc gia Việt Nam bảo đảm tôn trọng các quyền lợi hiện hữu của Pháp.
Thực tế, Quốc gia Việt Nam lúc mới thành lập hết sức non yếu do các quyền quan trọng về quân sự, tài chính và ngoại giao đều do người Pháp nắm giữ và quyền hành cao nhất trên thực tế là Cao ủy Pháp. Tính độc lập của nhà nước Quốc gia Việt Nam bị nghi ngờ khi mà đa số kinh phí duy trì nó là do Pháp viện trợ, cũng như quân đội không có sĩ quan chỉ huy cấp cao người Việt. Chiếu theo Điều II trong Hiệp ước Elysée thì Quốc gia Việt Nam có quyền trao đổi đại sứ với các nước khác nhưng Tổng thống Pháp, nhân danh Chủ tịch Liên hiệp Pháp có quyền phê chuẩn hay không chấp nhận. Tính đến đầu năm 1950 thì có 35 quốc gia công nhận Quốc gia Việt Nam. Nhưng đến cuối năm 1950, Pháp đã ký kết các Hiệp ước với Quốc gia Việt Nam, trao trả tất cả các quyền quân sự, tài chính, ngoại giao, thuế quan, quản lý xuất nhập cảnh… cho nhà nước này. Trên danh nghĩa, Quốc gia Việt Nam chỉ còn phụ thuộc Pháp với tư cách một quốc gia trong khối Liên Hiệp Pháp. Tuy vậy do thiếu kinh phí, chính phủ này vẫn phải phụ thuộc vào viện trợ và sự bảo vệ của Pháp để duy trì hoạt động. Ví dụ, chỉ riêng việc duy trì quân đội đã đòi hỏi hơn 500 tỷ frăng viện trợ mỗi năm.
Nhà nước Quốc gia Việt Nam hình thành thông qua đàm phán nên nó là sản phẩm dàn xếp giữa Pháp và một số chính trị gia Việt Nam “phi cộng sản” không đi theo Chính phủ kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Do vậy nó không có tính chính danh, hay nói một cách khác nó là một nhà nước ly khai khỏi quốc gia Việt nam DCCH. Do vậy Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh lãnh đạo chưa bao giờ thừa nhận tính chính danh và hợp pháp của Nhà nước Quốc gia Việt Nam. Theo họ nó không phải là ý nguyện của người dân Việt Nam muốn được độc lập hoàn toàn, thay vì vẫn duy trì một quốc gia được Pháp “bảo hộ” tương tự như thời nhà Nguyễn và xem Pháp là nước “bảo hộ” cho Quốc gia Việt Nam vì Quốc gia Việt Nam nằm trong Liên hiệp Pháp.
I.3. Sự ra đời của nhà nước VNCH:
Việt Nam Cộng hòa (1955–1975) là một cựu quốc gia được thành lập từ Quốc gia Việt Nam (1949–1955), sau Cuộc trưng cầu dân ý miền Nam Việt Nam, 1955, Ngô Đình Diệm lên nắm quyền và truất phế quốc trưởng Bảo Đại. Việt Nam Cộng hòa được thành lập trên cơ sở Quốc gia Việt Nam.
Trước đó, vào tháng 4.1954 thì Hội nghị Genève bắt đầu và ký Hiệp ước vào ngày 21 tháng bảy, 1954. Đây là Hiệp ước có sự tham dự 9 phái đoàn của Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Pháp, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc gia Việt Nam, Lào và Campuchia để tái thiết hòa bình ở Đông Dương. Hiệp ước đình chỉ chiến sự, tạm thời chia Việt Nam thành hai phần cho hai lực lượng Việt Minh và Liên hiệp Pháp (lưu ý là Liên hiệp Pháp chứ không phải là Quốc gia Việt Nam). Theo Hiệp ước Genève 1954, lãnh thổ nước Việt Nam bị tạm chia làm hai vùng kiểm soát, lấy vĩ tuyến 17 (dọc sông Bến Hải) làm giới tuyến quân sự. Miền Bắc do lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát, miền Nam do lực lượng Liên hiệp Pháp, trong đó có Quốc gia Việt Nam kiểm soát, sau một thời gian, theo điều khoản của Hiệp định Genève, quân đội Pháp rút dần về nước. Hiệp ước cũng quy định 300 ngày là thời gian để chính quyền và quân đội Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa và Liên hiệp Pháp hoàn thành việc tập trung. Dân chúng được tự do đi lại giữa hai miền. Sau 2 năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam.
Tuy nhiên, báo cáo của CIA cho Tổng thống Mỹ Eisenhower thấy rằng khoảng 80% dân số Việt Nam sẽ bầu cho Hồ Chí Minh nếu cuộc tổng tuyển cử được thi hành, nên Hoa Kỳ đã hậu thuẫn Quốc gia Việt Nam để cuộc tuyển cử không thể diễn ra.
Nhà nước VNCH mang tính kế thừa của Quốc gia Việt nam, một nhà nước mang tính li khai do nó được hình thành bởi thông qua đàm phán nên nó là sản phẩm dàn xếp giữa Pháp và một số chính trị gia Việt Nam “phi cộng sản” không đi theo Chính phủ kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Do Nhà nước Quốc gia Việt nam không phải là ý nguyện của người dân Việt Nam muốn được độc lập hoàn toàn, mà nó vẫn là một quốc gia được Pháp “bảo hộ”. Nhà nước VNCH được hình thành và xây dựng trên nền tảng như vậy, hơn nữa Quốc gia Việt Nam dưới sự hậu thuẫn của Hoa kỳ tìm mọi cách để né tránh cuộc tổng tuyển cử không thể diễn ra với lý do biết chắc mình sẽ thua về sự tín nhiệm của dân chúng. Chính vì thế nên khó mà khẳng định được tính chính danh của Nhà nước VNCH. Việc quân đội cộng sản Miền Bắc đánh chiếm và giải phóng Miền Nam để thống nhất quốc gia là một việc làm chính đáng trên mọi phương diện. Đơn giản vì họ là nhà nước xây dựng lên thông qua bầu cử tự do, dân chủ tháng 01.1946 của toàn thể đa số dân chúng khắp mọi miền Bắc, Trung, Nam với số lượng 89% cử tri tham gia.
II. Về sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia
Hãy nghe các học giả, chuyên gia người Mỹ nói về cuộc chiến tranh này sẽ thấy rõ sự khách quan và trung thực của họ trong việc nhìn nhận vấn đề. Sở dĩ nói họ khách quan và trung thực cũng bởi họ không có lòng thù hận, và hơn nữa họ không phải là nạn nhân trực tiếp của cuộc chiến tương tàn này. Năm 1972, Uỷ ban đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ tổ chức một cuộc điều trần về cuộc chiến tranh Việt Nam suốt ba ngày liền, xoay quanh chủ đề nguồn gốc, nguyên nhân của cuộc chiến tranh Việt Nam và những bài học rút ra từ đó. Bốn học giả có tên tuổi đại diện cho phong trào phản chiến Leslie Gelb, James Thomson, Arthur Schlesinger và Noam Chomsky, từng nghiên cứu nhiều về Việt Nam, được Quốc hội Mỹ mời đến báo cáo góp ý kiến cho Quốc hội về cuộc chiến tranh Việt Nam. Đánh giá về Việt Nam Cộng hòa, giáo sư Noam Chomsky của học viện MIT đã nói: “Chính phủ Nam Việt Nam đã trở thành nơi ẩn nấp của những người Việt Nam từng đi theo Pháp trong cuộc chiến đấu chống lại nền độc lập của đất nước họ. Chính phủ Nam Việt Nam không có cơ sở thành trì trong nhân dân. Nó đi theo hướng bóc lột dân chúng nông thôn và tầng lớp dưới ở thành thị, trên thực tế nó là sự tiếp tục chế độ thuộc địa của Pháp”
Nhà sử học Frances FitzGerald viết: “Chiến thắng của họ (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam) là chiến thắng của dân tộc Việt Nam – người Bắc cũng như người Nam. Khác xa với một cuộc nội chiến, cuộc đấu tranh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là một sự khẳng định nguyên tắc thống nhất dân tộc mà chính quyền Sài Gòn đã tuyên bố ủng hộ rồi phản bội”
Bất kể Nhà nước Việt nam DCCH dẫu có biến thái, biến chất hay là cộng sản gì đi chăng nữa thì họ vẫn có tính chính danh của họ. Do vậy không có bất kể lý do gì có thể nói việc giải phóng Miền nam thống nhất đất nước của Quân đội NDVN là hành động “Cộng sản Miền Bắc xâm lăng cướp nước VNCH (Miền Nam)” được. Vì đó là sự sỉ nhục lòng tự trọng vốn phải có của một con người đối với dân tộc và tổ quốc của mình. Đừng quên sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc là điều bắt buộc, chỉ là sớm hay muộn hoặc khác nhau về phương thức. Tổ quốc Việt nam phải được thống nhất, giang sơn phải liền một dải – Dân tộc Việt nam phải là một. Gỉa sử quân lực VNCH dẫu không có chính danh, mà họ đủ sức mạnh để đánh bại cộng sản (trong đó có gia đình tôi) để thống nhất đất nước thì tôi cũng hoàn toàn ủng hộ, dẫu cho chúng tôi có chịu mất mát ít hay nhiều. Vì mỗi chúng ta phải biết đặt lợi ích và quyền lời của dân tộc, của tổ quốc lên trên hết.
Đó chính là lý do vì sao hai miền của nước Đức năm xưa và Triều tiên hôm nay họ có sự khác biệt về chế độ chính trị, nhưng người của họ vẫn mong muốn và quyết tâm thống nhất đất nước bằng mọi giá.
(Còn tiếp)
——————
Nguồn tham khảo:
1. http://tintuchangngay.info/2012/02/15/ai-la-vi%E1%BB%87t-nam-c%E1%BB%99ng-hoa/#comment-88632
2. http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c_gia_Vi%E1%BB%87t_Nam
3. http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a
4. http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c_h%E1%BB%99i_Vi%E1%BB%87t_Nam_kh%C3%B3a_I
5. http://www.vietthuc.org/2010/08/25/nh%E1%BB%AFng-hinh-%E1%BA%A3nh-m%E1%BB%99t-th%E1%BB%9Di-chinh-chi%E1%BA%BFn-c%E1%BB%A7a-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-linh-vi%E1%BB%87t-nam-c%E1%BB%99ng-hoa/
*Bài viết thể hiện chính kiến riêng của tác giả Kami, không phản ảnh quan điểm của trang TTHN
Không chỉ: Đoàn Văn Vươn!
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Không
chỉ duy nhất anh em ông Đoàn Văn Vươn phải đứng trước vành móng ngựa,
không ít người có cùng nhận xét này. Nếu nhà nước khẳng định: Mọi công
dân đều bình đẳng trước Pháp Luật và cho rằng lòng người đã yên ả sau
những ngày “dậy sóng” bởi cơn lốc cưỡng chế ao đầm trái pháp luật, nhà
tan, cửa nát, súng nổ, máu rơi ở Vinh Quang, Tiên Lãng vừa qua thì công
lý vẫn còn bị chà đạp.
Đã là muộn, nếu công lý thật sự quang minh chính trực để bắt giữ, khởi tố ít nhất cũng vài kẻ “lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây hậu quả nghiêm trọng”,
còn đến sau ngày 10/2 (có kết luận chính thức việc cưỡng chế đó là sai
pháp luật) thì Công Lý như đang bị thách thức bởi sự không công bằng.
Trong khi ông Vươn và người thân nhanh chóng trình diện và bị bắt
giữ ngay sau khi có hành vi chống trả lực lượng cưỡng chế (đúng, sai còn
chờ xét xử) thì những kẻ sai phạm tới mười mươi, tang chứng vật chứng
rõ như ban ngày thì về nằm nhà nghỉ ngơi “nghiên cứu” tìm mọi lý do có
yếu tố ‘thiếu sót hay “sai sót” để sáng tạo trong kịch bản “Kiểm Điểm”
trình cấp trên hầu bảo vệ “cái ghế” của mình.
Các nhà luật học và luật sư xác định: Sau khi lực lượng vũ trang
xâm nhập phá hủy căn nhà 2 tầng trên khu đất gia đình ông Vươn, ông Chủ
tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền nói thẳng với phóng viên, hôm sau báo chí đăng đầy, rằng: “Ngôi
nhà nằm trong diện tích đất chưa bị cưỡng chế. Nhưng vì đây là nơi các
đối tượng cố thủ và tấn công các lực lượng cưỡng chế, nên áp dụng biện
pháp phá hủy ngôi nhà!?” thì Lê Văn Hiền CT/UB huyện và Đỗ Hữu Ca GĐ/CA/TP/HP phải bị bắt giữ tức khắc vì phạm pháp quả tang do tùy tiện trang bị vũ khí xâm nhập gia cư bất hợp pháp vì “Ngôi nhà nằm trong diện tích đất chưa bị cưỡng chế.”
Có nghĩa quyền sở hửu đang được pháp luật bảo hộ. Và sau ngày 10/2 còn
củng cố thêm 2 văn bản trái pháp luật, các Quyết định số 460/QĐ-UBND
ngày 23/4/2008, Quyết định số 461/QĐ-UBND ngày 07/4/2009 của UBND huyện
xin phê chuẩn kế hoạch cưỡng chế thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn. Với
tính chất và hậu quả nghiêm trọng của vụ việc thì không thể chờ ở các cá
nhân sai phạm tự kiểm điểm nghiêm túc, tự nhận hình thức kỷ luật. Mà
Tòa án và Viện KSND Hải Phòng cần căn cứ vào hành vi và mức độ sai phạm
đã xãy ra để xác định hình thức đề nghị khởi tố, đó mới là sự quang minh
của “pháp bất vị thân”.
Ngay cả ông Đỗ Trung Thoại PCT/UB/TP/Hải Phòng
(phụ trách Nông Nghiệp) người “tiến cử” rất nhiều công văn cưỡng chế sai
trái để thu hồi đất trái pháp luật của nhiều hộ nông dân, không riêng
gì Tiên Lãng,trong đó có ao đầm nhà ông Đoàn Văn Vươn cho UBND/TP/HP gật
đầu chuẩn thuận, cũng không thể loại trừ khả năng, phải bị truy tố.
Bởi có khá nhiều hộ nông dân nghèo bỏ công lao đi lấn biển mở đất
bãi bồi đã bị ông Thoại và Huyện Tiên Lãng (còn huyện nào nữa không?)
tước mất cái quyền luật định sử dụng 20 năm và còn được tiếp tục nếu còn
tha thiết với mảnh đất bãi bồi mà mình gắn bó, thậm chí khi bị thu hồi
hầu hết các hộ đều trắng tay không có một xu bồi hoàn trong khi nghị
định 84 của CP. Hướng dẫn rất chi tiết, phải qua các bước, từ chủ
trương, lý do thu hồi đất, kiểm đếm tài sản, lập phương án bồi thường,
hỗ trợ tái định cư tổng thể, ban hành quyết định thu hồi đất gửi đến
từng hộ gia đình, chi tiết của kế hoạch công bố công khai tại trụ sở xã
để tiếp nhận đóng góp ý kiến của người dân, bảo đảm mọi quyền lợi của
người bị thu hồi đất không ai xâm phạm…
Nhưng dưới mắt ông PCT/UB/TP/HP Đỗ Trung Thoại và Lê Văn Hiền
CTUB/Tiên Lãng thì không bao giờ “bước” đi cùng nông dân trong thu hồi
đất trên cơ sở của luật Đất Đai. Trong quyết định thu hồi đất của UBND
huyện Tiên Lãng đối với diện tích 19,3ha của ông Đoàn văn Vươn cũng
không có nội dung đề cập “bước” nào phù hợp nghị định 84, có nghĩa ông
Vươn mất đất,trắng tay và đây cũng là một trong những nổi uất hận khiến
ông Vươn như cuồng trí “bước” tới khẩu súng hoa cải tự chế của mình.
Không thể thuyết phục công luận và phù hợp pháp luật khi nói các
hành vi sai trái đó là do “thiếu sót hay sai sót”. Làm sao thiếu sót
được. Ngay từ năm 2008 Báo đối ngoại Việt Nam Economic News (VEN) thuộc
Bộ Công Thương đã có loạt bài phóng sự “Cống Rộc – Thách thức không đến
từ biển” (mà từ những con người nhân danh nhà nước quả lý các đồng đất
bãi bồi nơi này) trên cơ sở đơn thư khiếu nại khẩn thiết của người dân,
toà soạn đã cử phóng viên về “ba chung” tại Cống Rộc, cẩn thận,nghiêm
túc nghiên cứu hồ sơ,thực hiện chặt chẻ các qui trình trước khi cho đăng
toàn bộ những sai trái và bất cập trong việc thực thi luật đất đai ở
nơi này trên ấn phẩm Kinh Tế Việt Nam sau đó đăng lại trên trang mạng
điện tử ( http://www.ven.vn ) thuộc báo Đối Ngoại VietNam Economic New.
Và một năm sau (2009) hình như sở Tư Pháp TP/Hải Phòng “giật mình”
qua bài báo nói trên nên đã kiểm tra lại các văn bản liên quan đến đất
đai do huyện Tiên Lãng ban hành, phát hiện vi phạm nghiêm trọng pháp
luật đất đai liền ban hành một công văn do ông Ngô Minh Tuấn – Phó Giám
đốc Sở Tư pháp TP/HP ký, công văn số 408/TB-STP cảnh cáo rằng: “UBND
huyện Tiên Lãng quy định cho phép mình được quyền quản lý diện tích đất
này là chưa phù hợp về thẩm quyền và không thống nhất với tên gọi của
văn bản. UBND huyện Tiên Lãng quy định việc thu hồi đất hết thời hạn để
chuyển sang hình thức thuê đất, đấu giá, đấu thầu là không phù hợp với
quy định tại khoản 1 Điều 67, khoản 10 Điều 38 Luật Đất đai và không
thống nhất với điều 7 của chính quyết định này.
Và việc quản lý, sử dụng và bảo vệ đối với phần diện tích theo
quy định này chỉ có Chính phủ mới có thẩm quyền quy định. UBND các
quận,huyện không có thẩm quyền quy định…” (Sở Tư Pháp/HP).
Nhưng UBND xã, huyện Tiên Lãng và TP/Hải Phòng, quen rồi với cách
nghĩ “Lệnh vua thua lệ làng” cứ thích “sai sót, sai sót và sai sót trải
đều gần chục năm lộng quyền quản lý để… không còn “sót” cái ao đầm bãi
bồi nào mà không lãnh đủ cái “sai” có lợi rất nhiều cho cán bộ chính
quyền địa phương nhưng thiệt hại rất cay đắng về phía nông dân.
Nhân dân, công luận tự hỏi: Tất cả các vị ấy đang ăn lương hàng
tháng từ nhân dân, sao một việc làm đúng Pháp Luật có lợi cho người dân,
nó nhẹ nhàng qua “clik” một cái trên laptop để đối chiếu với luật đất
đai tránh sai sót nhưng sao họ không làm nỗi, hay chính xác là không
muốn làm,nếu không có lợi cho mình? dù đó là bắt buộc theo Pháp Luật
cũng là trách nhiệm và bổn phận của họ.
Sao họ không một lần lội xuống đồng sâu nước mặn, thử làm kiếp dã
tràng quai đê lấn biển để tự tìm lấy cái “bát vàng mà họ muốn, ngồi ăn
trong bóng mát”?
Một nén hương trầm
Thanh Bạch (Danlambao) -
Từ 17 đến 26.2.1979. Ngày 17 tháng 2, lúc 5 giờ sáng, theo chiến thuật
“biển người”, 100.000 quân Trung Quốc được chiến xa hỗ trợ, tràn vào
Lạng Sơn (phía Đồng Đăng), Cao Bằng, Đồng Khê, Móng Cái, và Lào Cai sau
khi pháo kích mãnh liệt.
Cuộc tiến quân, mau lẹ lúc dầu, lần hồi bị quân địa phương Việt Nam
chặn lại và bao vây. Các đơn vị chính quy VN tập trung về phía Nam Cao
Bằng và Lạng Sơn để đánh tiêu hao những sư đoàn đối phương. Số tổn
thương của hai bên đều nặng nhưng khó kiểm chứng. Phía Trung quốc chiếm
được Lào Cai, Cao Bằng và chuẩn bị tấn công Lạng Sơn nhưng không có ý
định tiến về Hà nội. Đồng thời, Bắc Kinh công bố sẽ rút quân đội “sau
khi hoàn tất mục tiêu”. Trong thời gian đó, Liên Xô đưa 7 chiến hạm tuần
tiểu dài theo hải phận VN và ngày 21 tháng 2, gởi tuần dương hạm
Sverdlov và một khu trục hạm Krivak vào Biển Đông. Vũ khí Nga được không
vận từ Calcutta và một phái đoàn quân sự Xô Viết bay qua Hà Nội…
17/2/1979 – 17/2/2012, Tưởng nhớ ba mươi ba năm, ngày Trung Quốc
tấn công Việt Nam. Chiến tranh đã qua đi, và tiếng súng không còn vang
trên đầu trời biên giới, nhưng Hải Đảo vẫn còn đó những tiếng khóc của
ngư dân Việt Nam. 17/2/1979, Trung Quốc muốn dậy cho Việt Nam một bài
học. 17/2/2012, thế hệ trẻ, những thế hệ tương lai của đất nước đã học
được bài học đó của Trung Quốc và khắc sâu trong mình bài học không
quên.
Một vài ngôi mộ ở nghĩa trang này là vô danh. Các anh chẳng bao giờ
vô danh dầu cho bia đá khắc vậy. Rất nhiều ngôi mộ ở đây là của những
con người nằm xuống ở độ tuổi mười chín, đôi mươi. Các anh nằm xuống để
trở thành những con người bất diệt, sống mãi với độ tuổi hai mươi. Các
anh nằm xuống, gửi tấm thân này và gửi tương lai cho đàn em. Các anh
chẳng thể thấy cảnh Hoàng Trường Sa một ngày nào đó sẽ được trở về với
Tổ Quốc, nhưng những người bạn trẻ đến thăm các anh ngày hôm nay và biết
bao em thơ ngày ngày cắp xách tới trường sẽ luôn ghi nhớ cha ông chúng
đã nằm xuống để ngày mai chúng đem biển đảo trở lại với Quê Hương.
Xin thắp một nén nhang tưởng nhớ những con người từ bỏ tuổi thanh
xuân để bảo vệ từng tấc đất của non sông. Tổ Quốc mãi ghi công.
Xin hỏi Tổng bí thư !
Kính thưa ông Tổng Bí Thư
Chuyện ở Tiên Lãng, thực hư thế nào ?
Làm dân, tôi biết vì đâu…
Làm “vua” mệt quá phải không ..?
Dân tình khốn khổ, quan quân hỗn hào
Chủ trương, chính sách ra sao…?
Hay chỉ “Chỉnh Đảng” hô hào cho vui
Học tập gương Bác mãi rồi
Vẫn đâu đóng đấy, ngày thời thối thêm
Mong ông bớt giấc ngủ êm
Nói năng bớt giọng huyên thiên tầm phào
Trả lời cho rõ vì đâu ?
Đảng sinh ra lũ cường hào hơn xưa ?
19-2-2012
Xương máu giữa hai dòng thơ
Giới thiệu 3 bài thơ trong báo Truyền Thống Kháng chiến ở Saigon năm 1988
Thi Vũ - Cuối
thế chiến II, lực lượng Đồng minh đánh bẹp trục phát-xít Đức-Ý-Nhật mở
ra cơ hội cách mạng giải phóng dân tộc mùa Thu 45 cho dân ta và nước ta.
Dòng máu tự cường bị đè nén từ trăm năm đen tối sung sục dâng trào trên
rừng giáo mác, gậy tầm vông.
Nhưng điều tân kỳ nhất, ở thời điểm 45, là sự bùng vỡ tâm tình
người Việt qua ngôn ngữ. Chưa bao giờ chúng ta có nhiều chữ mới hợp
tình, hợp lòng, hợp ý như thời ấy. Trước đó ta nói năng chỉ để trao đổi.
Rồi một buổi ta nói năng thành Người tự do. Linh thiêng như em bé u ơ
thoắt chốc phát tiếng thành lời. Giới sĩ phu của nước thời ấy đã tưởng
chỉ có Pháp ngữ mới diễn tả rõ ràng, khúc chiết những trao đổi ý tình.
Bỗng một ngày thấy ngôn ngữ Việt cũng giàu sang vô hạn.
Từ đó dân Việt vùng lên…
Thế nhưng, vài năm lại đây ở Việt Nam có hiện tượng ngôn ngữ đi
thụt lùi. Tiếng nói thôi vọng về tương lai. Tiếng nói khựng lại, bới tìm
những chữ cũ đã mất dạng lâu đời. Ngôn ngữ hết rồng mình. Ngôn ngữ
thành di chỉ khai quật. Ngôn ngữ hết chồm tới như sóng. Ngôn ngữ dạt bèo
vào hồ.
Những chữ phong kiến, nạn cường hào ác bá, quan liêu, cai trị, thuế tai ác, công chức thuộc địa,
v.v…xuất hiện đầy dẫy trên báo chí, thơ văn trong nước. Triều đại nhà
Hồ đánh mất sự thơ mộng, thi ca hết ca tụng tình yêu và con người. Thi
ca trong nước là thi ca than thân trách phận, nếu không là thi ca tố
cáo, phản kháng.
Đã từ lâu, chữ “đội sớ” chỉ dùng riêng
trong tín ngưỡng dân gian hay ở các chùa. Nhưng bây giờ nó là hiện trạng
của toàn dân trước bộ máy nhà nước XHCN đã thành tượng thần hoàng vô
tri vô giác. Nếu có máy thống kê. chắc phải ghi hàng triệu lượt dân xuôi
ngược về Hà nội “đội sớ” minh oan hay tố cáo. Bài thơ “Bao giờ”
của Rum Bảo Việt với 42 câu thơ diễn đủ hoàn cảnh đất nước hiện nay.
Một bà má ở Hậu Giang lên Saigon biểu tình chống cường hào đỏ. Ngày xưa
bà nuôi cán bộ cộng sản, bây giờ bọn này bắt bà bỏ tù, vì…
Ruộng nhà tao nó lấy
Đổi ruộng xấu ruộng xa
Ta “ý kiến” nó la
Bà già chống hợp tác?
Tưởng sao tao đòi gắt
Nó bắt trói đem giam
Tính ra trọn tuần trăng
Tao “ở tù Việt cộng”
Mất ruộng, phải đi hầu cửa quan (độc giả nhớ cho chúng ta ở thời đại XHCN năm 1989):
***năm nay 2012***
Thương má phải đội sớ
Lên tới tận trung ương
…
Ôi ngọn cỏ gió đùa!
Dân thời nào cũng khổ!
…
Bao giờ chánh mới thắng
Bao giờ tà mới thua?
Ôi! Bao giờ! Bao giờ?
Văn chương thời trước sẽ ngưng ở đây, chờ định mệnh trả lời. Nhưng
thi ca bây giờ không đủ lượng chữ nghĩa quanh quẩn với vài mối tình
tưởng tượng, vài đạo lý không hề sống, hay vài phòng trà rập rình những
tiếng ca. Thi ca bây giờ là con lộ trải từ tim người, lát đá qua những
vũng bùn nhơ, ra tới chân trời xanh. Đã có hai dấu than, thì cũng có hai
dấu hỏi. Và hai chữ bao giờ trong một lần hỏi cũng đã khác nhau ở tư
thế, do dấu than hay dấu hỏi đặt ngay sau. Kết luận không ở cuối bài
thơ, mà ý lực giữa mạch bài. Như sự sống con người không ở dưới bàn chân
hay trên đỉnh đầu. Mà ở ngay lồng ngực:
Tụi nó giờ quá lộng
Khác trước lắm bây à
Dòi trong xương dòi ra
Ắt có ngày… vậy đó…
Rõ quá. Sắp tới ngày bị lật đổ, diệt vong rồi. Không còn mộng mị
hoang đường như bài thơ cũng năm chữ, 48 câu, làm cách đây đúng 51 năm
dưới ngòi bút của ông thi sĩ cách mạng vô sản Tố Hữu:
…
Làm việc quá trâu cày
Đến già còn bửa củi
Gánh nước, cuốc vườn rau
Đất bụi lấm đầy đầu
Mà chủ còn hất hủi!
(Lão đầy tớ, trích tập Từ Ấy, tr. 53)
Bà má Hậu Giang biết được, ắt sẽ xin đổi làm thân ông lão đầy tớ. Chủ có hất hủi, bụi có lấm, già còn bửa củi… vẫn hơn “ở tù Việt cộng” hay sống cảnh “ruộng nhà tao nó lấy”.
Tuy nhiên, ta đâu thể nhẫn tâm so sánh hơn thiệt cảnh một nông dân bị
cướp ruộng với người đầy tớ trâu cày. Ta chống cả hai thân phận. Nhưng
điều cần nhìn rõ là hai hướng thơ đi của hai nhà thi sĩ. Ông thi sĩ Tố
Hữu bị ức chế, đứng lên tranh đấu, và thành công thiết lập nhà nước Công
Nông theo ông mơ ước, mà ông đã “thấy” từ tháng 6 năm 1938 lúc ông vung
tay chỉ đường cho Lão đầy tớ:
…
Ông đã nghe ai nói
Có một xứ mênh mông
Nửa tây và nửa đông
Mạnh giầu riêng một cõi?
Nơi không vua không quan
Không hạng người ô uế
Không hạng người nô lệ
Sống đau xót, lầm than.
…
Để cùng nhau vui sướng
Ai già nua tật nguyền
Thì cứ việc ngồi yên
Đã sẵn tiền nuôi dưỡng
…
Ai cũng có nhà cửa
Cũng sung sướng bằng nhau
Đã không ai đè đầu
Làm chi có đầy tớ.
…
- Nước Nga?
- Ờ, nước ấy
Và há mồm khoan khoái
Lão ngồi mơ nước Nga…
(Lão đầy tớ, Tố Hữu, bđd.)
Tuy nhiên đọc bài thơ ấy năm nay, lúc Liên Xô đang cực kỳ khủng
hoảng và đói rách, ta không chỉ thấy khôi hài, mà còn nhận ra sự ảo
tưởng hoang đường của các nhà thơ XHCN. Bài thơ đạt nhất chữ “há mồm”.
Ông già ấy nay đã chết. Riêng ông Tố Hữu tiếp tục “há mồm”. Và
bà má Hậu Giang nay cũng há mồm đội sớ chờ sung rụng. Năm mươi mốt năm
trời đấu tranh, xương chồng máu biển, để thi ca đau đớn hoài từ giấc mơ
hão, sang cơn nguyền rủa?
Nhà thơ Nguyễn Bá ở Cần Thơ, hẳn phải là đảng viên, 40 năm kháng
chiến, tập kết rồi chống Mỹ, vẫn không biết mình làm gì bây giờ:
Bạn bè nghe thấy anh
Chiếc máy chữ đêm đêm cùng thức suốt
(Ai biết anh làm thơ? Viết văn?
Hay đánh đơn từ giúp bà con bị cướp nhà, cướp đất
Bị ép cung, bị giam cầm, đánh đập)
Mà tiếng máy nổ dòn như súng liên thanh!
(Như lúc còn chiến tranh, Truyền thống Kháng chiến số 3)
Tiếng máy chữ gợi tiếng súng liên thanh. Súng gợi đấu tranh. Nhưng
chưa biết những Người Kháng chiến cũ sẽ làm gì đây qua các Câu lạc bộ,
người thi sĩ lấy thái độ muôn đời của vị lãnh tướng bảo vệ đời sống:
(Lúc cái THIỆN còn yếu hơn cái ÁC
Lấn lướt phật trong chùa là quỷ sa tăng)
Thì giá NÓI LÊN SỰ THẬT
Đổi ngay sinh mạng chính mình!
Sự thật ấy thế nào?
Bọn gian tham tưởng lầm chúng có tài
Lên mặt dạy đời, chúng học đòi lãnh đạo
Lắm lúc hứng cũng làm thơ, viết báo
Phê bình phim, dự hội thảo… vân vân
…
Chúng sống đề huề cái ở, cái ăn
Nhiều “bầu bạn” nhiều “bà con” tấp nập
Nhận phân phối ưu tiên, đặc quyền chia chác
Dù bao nhiêu công quỹ cũng không còn!
Bác sĩ bán bánh mì, thầy giáo đạp xe ôm
Nhà báo, nhà văn vô cùng chật vật
…
Bởi thế, cùng sống chung chế độ
Kẻ uống bia người uống thuốc rầy!
…
Bên cửa sổ mặt trời nghiêm sắc nắng
Bởi mặt trời đang mọc cũng bầm đau!
…
Ôi chiến sĩ Nam kỳ bạc tóc
Nghĩ sao về Đảng của mình?
Ôi những mẹ hiền nuôi chứa Hồn liệt sĩ, Thương binh
Máu đã đổ trên đất này
…
Tất cả những điều trên, hiển nhiên là sự thật
Sự thật khiến kẻ còn – người mất
Sự thật làm ta rất đỗi đau lòng!
(Sự thật của chúng ta: Sự thật đau lòng,
Nguyễn Bá, Truyền thống Kháng chiến số 3)
Đau lòng là nhẹ đấy. Nhưng cái nhẹ của ba bài thơ Bao giờ?, Như lúc còn chiến tranh và Sự thật của chúng ta: Sự thật đau lòng! đăng trên tờ “Truyền thống Kháng chiến” số 3 phát hành ở Saigon, có sức nặng nghìn cân. Thi ca ấy có cái gì của “gieo Thái Sơn, nhẹ tựa hồng mao”.
Thi ca ấy đang là tiếng kèn đồng trong nước, nhưng cũng là tiếng
kêu đang muốn vọng tới những nhà thơ Việt đang mài giũa chữ nghĩa ở hải
ngoại. Họ muốn nói: Nghệ thuật không chỉ là tụng ca và hoài vọng mà
thôi. Trong cơn lâm lụy của đông người, nghệ thuật còn là sự thức tỉnh
về một quyết tâm phản kháng sự chết, cảnh nô lệ, vong thân, và mọi áp
bức.
Bởi vì thi ca là nẻo dẫn về Người – chốn cư trú giữa mông lung, vô tình.
THI VŨ (1989)
*
Bao Giờ?
Má từ dưới quê lên,
Thấy con, má gọi tên
- Thằng Sáu! Mầy đó hả?
Hai mẹ con mừng rỡ
Ngồi bệt xuống lề đường
Nghe má nói mà thương
Đời má sao khổ vậy?
“Ruộng nhà tao nó lấy
Đổi ruộng xấu ruộng xa,
Tao “ý kiến” nó la
Bà già chống hợp tác?
Tưởng sao tao đòi gắt
Nó bắt trói, đem giam
Tính ra trọn tuần trăng
Tao “ở tù Việt cộng”.
Tụi nó giờ quá lộng
Khác trước lắm bây à
Dòi trong xương dòi ra
Ắt có ngày… vậy đó…
Bà con tới đông đủ
Má vội vã tấp vô
Đi ngang dọc, lô nhô
Đổ về đường Lê Duẩn
Má cho con ngoại phạm
Con nghe nhói trong tim
Má không trách không phiền
Con càng đau trong dạ
Lũ cường hào ác bá
Đang gieo rắc tai ương
Cho má, cho bà con
Lại đội danh “Cộng sản”!
Chánh hãy còn chưa thắng
Tà hãy còn chưa thua
Ôi ngọn cỏ gió đùa!
Dân thời nào cũng khổ!
Thương má phải đội sớ
Lên tới tận Trung ương
Má còn nhớ còn thương
Còn lòng tin ở đảng
Bao giờ chánh mới thắng
Bao giờ tà mới thua?
Ôi! Bao giờ! Bao giờ?
RUM BẢO VIỆT 1.10.1988
Vì ai?
Chín năm trường kỳ chống Pháp
Bao người máu đổ đầu rơi,
Vì ai trái tim lầm lạc
Để rồi anh em cách mặt
Gây nên tang tóc đã rồi,
Họ hàng nhà nhà tan nát
Hận ngàn năm dễ đâu nguôi?
Giờ đây đem làm kỷ niệm
Muôn dân hỏi mấy ai vui!
Rồi một ngày kia phản phúc
Coi ta như chỗ đông người,
Giặc tràn biên giới phía Bắc.
Dã man chúng có từ ai,
Cướp của, giết người là vậy
Thù này muôn thuở sao phai?
Vì ai bây giờ câm bặt
Quên ư, nhục vậy hỡi trời!
Sài Gòn. Xuân 2012
Suy nghĩ về: Sự thách đố của thế hệ chúng ta (Reflexion on Our Challenge)
Trong bộ sách đồ sộ – gồm trên 10 cuốn dài đến 10,000 trang chủ yếu viết chi tiết về những nền văn minh xưa nay trên thế giới dưới nhan đề là “The Study of History” (Nghiên cứu Lịch sử) được xuất bản vào giữa thế kỷ XX – tác giả người nước Anh tên là Arnold J. Toynbee có đưa ra một nhận định rất đáng chú ý về quá trình thịnh suy của các nền văn minh. Nhận định này đại khái có thể tóm lược như sau: Sự suy tàn của một nền văn minh – cũng như của một quốc gia – thì tùy thuộc vào cái lối xã hội đó đối phó với sự thách đố (the challenge) mà nền văn minh đó gặp phải. Nếu họ vượt qua được, thì nền văn minh có cơ được duy trì và tiếp tục phát triển. Ngược lại, nếu họ không vượt qua nổi cái sự thử thách quá ư khó khăn như thế đó – hoặc nếu xã hội này lại không gặp phải sự thử thách khó khăn nào, nên đâm ra lười biếng trì trệ, mặc tình ăn chơi buông thả - thì nền văn minh đó sẽ lần hồi rơi vào cảnh thóai hóa suy tàn.
Tác giả Toynbee còn ghi thêm chi tiết này: Động lực chính yếu để làm cho một quốc gia phát triển, đó là nhờ vào cái “Thiểu số Năng động Sáng tạo” (Creative Minority) tích cực ra tay hành động với hiệu quả là thúc đảy cho tòan thể dân tộc tiến lên. Nhưng cũng lại có nguy cơ là cái thiểu số này, một khi nắm giữ được quyền hành rồi – thì lại dễ biến thành một thứ “Thiểu số Áp đảo Thống trị” (Dominating Minority) nắm giữ độc quyền chuyên chế – khiến cho xã hội bị xơ cứng ngưng trệ và dần dần rơi vào cảnh tranh chấp hỗn lọan điêu linh tàn tạ.
Trong bài này, tôi xin trình bày một suy nghĩ cá nhân – được phát xuất từ nhận định của sử gia Toynbee nói trên đối chiếu với tình hình thực tiễn hiện nay ở Âu châu và đặc biệt ở quê hương Việt nam chúng ta.
1 – Liên hệ đến tình hình thực tế ở Âu châu trong hơn một thế kỷ vừa qua, ta thấy sau khi thế chiến thứ hai kết thúc vào năm 1945, thì giới lãnh đạo của hai nước Pháp và Đức đã hết sức cố gắng để tìm ra được một giải pháp tối hảo là thực hiện được một sự hòa giải và hợp tác giữa hai dân tộc vốn là cựu thù địch chém giết tàn bạo lẫn nhau qua 3 cuộc chiến tranh đẫm máu trong vòng có 70 năm từ 1870 đến 1940. Kết quả là sự hòa giải và hợp tác này đã tạo điều kiện thuân lợi cho việc kiến tạo được một thực thể chính trị kinh tế và văn hóa xã hội rất thành công, ổn định và thịnh vượng – đó chính là tổ chức Liên Hiệp Âu châu (European Union = EU) mà hiện gồm có 27 quốc gia thành viên – với khối dân số tổng cộng lên đến trên 500 triệu người và tổng số lợi tức GDP vào khỏang 20,000 triệu Mỹ kim (20 trillion) như ta thấy ngày nay. Nhờ đó mà Âu châu đã tránh được sự xâu xé thù nghịch từng kéo dài liên tục từ bao nhiêu thế kỷ trước, đặc biệt là giữa hai dân tộc láng giềng Đức và Pháp.
2 – Riêng đối với dân tộc Việt nam chúng ta, thì kể từ ngày đảng cộng sản nắm giữ được quyền hành tuyệt đối trong tay họ cách nay đã gần 70 năm – thì đã xảy ra bao nhiêu sự khủng bố thù hằn tàn bạo khiến gây ra cái chết đớn đau cho hàng mấy triệu con người xuyên qua cuộc nội chiến dòng dã suốt 30 năm (1945 – 1975). Rồi tiếp theo là chế độ độc tài chuyên chế đảng trị được áp đặt lên tòan thể quốc gia kể từ năm 1975 cho đến ngày nay – khiến gây ra bao nhiêu bất công oan khiên áp bức đối với hàng triệu gia đình bị lấy mất nhà cửa, ruộng vườn, mọi công dân bị ngăn cấm không được tự do kinh doanh làm ăn lương thiện, không được tự do lập hội, phát biểu, không được tổ chức thành nghiệp đòan lao động, không được tự do hành đạo giữ đạo…
Điều tệ hại nhất là đạo đức luân lý của xã hội bị suy đồi xuống cấp, nạn lừa lọc dối trá đã trở thành phổ biến trong nhiều tầng lớp dân chúng – nhất là có nhiều cán bộ đảng viên đâm ra tha hóa biến chất thành những tham quan nhũng lại chuyên môn sách nhiễu bóc lột dân đen một cách tàn tệ như chưa từng thấy trong lịch sử nước nhà. Và cái nguy cơ Việt nam bị Trung quốc xâm lấn mỗi ngày càng thêm trầm trọng do sự tiếp tay của nhóm người đang tâm làm tay sai cho ngọai bang – họ rõ ràng đang hành động như là thứ giặc nội xâm mà đồng lõa cấu kết với kẻ thù ngọai xâm vậy.
Hiển nhiên là cái tập đòan thống trị là đảng cộng sản này mỗi ngày càng thêm ngoan cố lộng hành sa đọa – với những thủ thuật dùng bạo lực để trấn áp bất cứ cá nhân hay tổ chức nào mà có hành động hay ý chí muốn đóng góp vào công cuộc xây dựng nếp sống tự do dân chủ, bảo vệ sự công bằng xã hội và đề cao nhân phẩm nhân quyền của người dân. Đây chính là một sự thách đố nghiêm trọng đặt ra cho tất cả mọi người dân Việt nam chúng ta – đặc biệt là cho lớp người trẻ – trước sự tồn vong của đất nước và sự an vui hạnh phúc của dân tộc trong thế kỷ XXI lúc này.
3 – Sự đáp ứng nhiệt thành của thế hệ người trẻ Việt nam hiện nay.
Phải ghi nhận rằng trong mấy năm gần đây, giới trẻ con em chúng ta ở trong nước cũng như ở hải ngọai đã rất năng nổ hăng say trong việc phơi bày tố cáo những hành vi sai trái của chánh quyền Hà Nội, cụ thể như trong vụ nhượng đất nhượng biển cho tập đòan bành trướng bá quyền Trung Quốc. Điển hình như trường hợp của Phạm Thanh Nghiên, một cô gái yếu đuối mới ở tuổi 30 ngụ tại thành phố Hải Phòng, mà dám căng biểu ngữ và ngồi tọa kháng để phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc. Hay như Đỗ Minh Hạnh ngay từ lúc mới có 18 tuổi mà đã hăng say đứng ra bênh vực những người dân oan bị cướp mất đất mất nhà và dân lao động bị khai thác bóc lột.
Còn một cô gái trẻ nữa, mà cũng rất sắc sảo chững chạc trong các bài viết gần đây được phổ biến rộng rãi trên internet, đó là cô Huỳnh Thục Vy ái nữ của nhà tranh đấu Hùynh Ngọc Tuấn hiện ở Quảng Nam Đà Nẵng. Gần đây, thì mấy bài hát nồng nàn tình yêu nước của nhạc sĩ Việt Khang lại được rất nhiều bạn trẻ yêu thích đua nhau hát và phổ biến cùng khắp trên mạng lưới thông tin tòan cầu.
Những bạn trẻ này vừa có sự dũng cảm hiên ngang (Courageous), vừa có lòng nhân ái mẫn cảm (Compassionate) trước những khổ đau nhục nhằn của số đông quần chúng nạn nhân – và đặc biệt họ lại còn có tinh thần sáng tạo năng động tháo vát (Creative) trong phương thức tranh đấu kiên trì mà bất bạo động – kiên quyết chống lại cái guồng máy độc tài chuyên chế ngoan cố và tàn bạo của đảng cộng sản. Dù mới chỉ là một thiểu số, nhưng nhóm người trẻ như thế đó hiện đang làm cho giai cấp cầm quyền thống trị ở Việt Nam rất lo sợ mà cuống cuồng ra tay trấn áp, kể cả phải dùng đến những côn đồ để hành hạ đánh đập những thanh niên vô tội này. Người viết xin gọi đây là một tập thể “Thiểu số có đày đủ ba tính cách Nhân, Trí và Dũng” như của tầng lớp Sĩ phu Quân tử trong truyền thống ngàn xưa của dân tộc chúng ta.
(Trong tiếng Anh, ta có thể viết ngắn gọn cái Nhóm Thiểu số ưu tú này thành ra : The 3C Minority: Compassionate – Creative – Courageous).
*Lớp người trẻ như thế hiện đang mỗi ngày thêm năng nổ sáng tạo và xông xáo, họ đang kêu gọi lẫn nhau cùng dấn thân nhập cuộc tranh đấu trường kỳ – với lời nguyền “Đáp Lời Sông Núi” vang rền khắp nơi trên lãnh thổ quê hương Việt nam chúng ta. Và chính thế hệ những người trẻ này mới đích thực là niềm hy vọng chứa chan tươi sáng cho dân tộc chúng ta vậy.
California, tháng Hai năm 2012
© Đoàn Thanh Liêm
‘’Thằng (thất) phu’’(*): Hữu trách với quốc gia?!…
12:00:am 18/02/12 | Tác giả: Lê Xuân Quang -ĐCV
Tưởng nhớ 3 năm, ngày Phù Thăng về cõi vĩnh hằng (21.2.2009 – 21.2.2012), 84 năm ngày sinh (1928 – 2012).Cổ nhân có câu răn dậy hậu thế: ’’Quốc gia hưng vong, Thất phu hữu trách’’. Câu nói đó được dân Việt ngàn đời ghi nhớ, làm theo. Thời đại nào nước Việt cũng có hằng hà sa số Thất phu (1), điển hình là’’Thằng Phu’’ – (dọc lái đi của bút danh Phù Thăng) – tên thật Nguyễn Trọng Phu, người xã Công lạc, huyện Tứ kỳ tỉnh Hải Dương.
Cuộc đời ông là một bi kịch nhưng thật bi tráng, cái bi tráng của người trí thức chân chính, nhà nghệ sĩ tài năng, tâm huyết với đất nước, dân tộc, người Quân tử thời hiện đại luôn giữ được tôn nghiêm của mình:
Giầu sang không thể quyến rũ
Gian khổ không thể chuyển lay
Uy vũ không thể khuất phục.
Về Phù Thăng, không ai nói vắn tắt nhưng đầy đủ, sống động bằng nhà thơ Xuân Sách (đồng thời với Phù Thăng) – qua kí hoạ bức chân dung bạn mình bằng thơ, in trong tác phẩm Chân Dung Nhà Văn của ông:
Chuyện kể cho người mẹ nghe
Biển lửa bốc cháy bốn bề tan hoang
Đứa con nuôi của trung đoàn
Phá Vây xong lại chết mòn trong vây.
Trong 4 câu thơ, có tên 3 tác phẩm tiêu biểu của Phù Thăng:
Biển Lửa (truyện phim),
Phá Vây (tiểu thuyết),
Con nuôi của trung đoàn (truyện)
Nguyễn Trọng Phu – Phù Thăng, tham gia kháng chiến chống Pháp từ năm 1947. Theo lời Thiếu úy Đỗ Đức Dân: Nguyễn Trọng Phu là bạn thân, đồng hương, cùng đơn vi chiến đấu. Ông Dân chuyển ngành đợt 8 vạn binh sĩ giải trừ quân bị (1958), về làm phó chỉ huy công trường Khoan – Bắn mìn mỏ Cọc 6 – Quảng Ninh, nơi tác giả bài viết này đang làm thợ máy khoan BU dưới quyền ông – kể lại: Ngay từ khi làm báo tường của đơn vị, ’’cậu ấy’’ (ông Phu) đã kí bút danh Phù Thăng. Bạn bè vui, hỏi, NTP xác nhận và giải thích: Tên tớ là Phu. Để nhấn mạnh với đời, tớ tự coi mình là ’’Thằng Phu’’ cho dân dã. Vả lại đang ’’học cầy – (Nông phu)’’ trên cánh đồng chữ nghĩa nên Thằng - Phu – Chữ , vất vả lắm!
Khi báo chi phê phán cuốn tiểu thuyết Phá Vây (1963), ông Đỗ Đức Dân mới biết tình hình của bạn mình, xúc động, kể cho mọi người nghe những kỉ niệm về người bạn chiến đấu với vẻ nể trọng, tự hào…
Sau khi chuyển ngành, trở thành hội viên Hội nhà văn, trên văn đàn Việt Nam, Nguyễn Trọng Phu vẫn dùng bút danh Phù Thăng, và ngay sau đó Phù Thăng đã trở nên nổi tiếng qua cuốn tiểu thuyết Phá Vây. Và Phá Vây đã trở thành ’’sự kiện văn học’’ xứng đáng xếp vào loại ’’độc nhất vô nhị’’ trong lịch sử văn học của làng Văn Chương Việt, ở nửa sau thế kỷ 20!
Phá Vây viết về đề tài chiến tranh.
Nhân vật chính (hóa thân của tác giả) là cán bộ chỉ huy đơn vị trinh sát, có những suy tư về chiến tranh, về hòa bình khác thường, độc đáo… Lãnh đạo Văn Nghê thời đó rất ’’cay’’ nhà văn mượn lời nhân vật để phê phán chủ trương giải quyết các tranh chấp bằng bạo lực – chiến tranh. Quan điểm của PT ngược lại quan điểm của học thuyết Mác – Lê nin đã được các’’môn hộ cực đoan’’ phát triển thành nguyên lý: ” Làm Cách Mạng không thể đeo găng tay” (J.Stalin), ”Súng đẻ ra chính quyền” (Mao Trạch Đông). Sau này (1975 – 1979) – Pol Pot – tên đồ đệ quái dị của học thuyết mang mầu sắc ‘’Cộng sản kiểu Trung Hoa’’- đã phát triển hơn lên một bậc: Tiến hành đấu tranh giai cấp bằng’’bạo lực cách mạng’’, gây ra cuộc diệt chủng tàn bạo, man rợ với chính dân tộc mình)…
Trần Đăng Khoa nói văn tắt trong cuốn Chân Dung Và Đối Thoại của anh (xuất bản lần đầu 1999)về nguyên nhân Phù Thăng ‘’mang hoạ’’:
‘’Tập sách sẽ là con thuyền xuôi chèo mát mái nếu không có vài dòng Phù Thăng luận về chiến tranh…’’ (CD&ĐT trang 66).
Nguyễn Quang Thân trên TT&VH số 55 ngày 24.02.2008 – thì ‘’tóm tắt cụt lủn’’ về nguyên nhân tai họa của Phù Thăng chỉ do một câu than vãn: ‘’… Đời Lính là đời quá nhọc nhằn’’.
Nói và trích dẫn như vậy quá thiếu, dễ gây phản cảm cho người đọc, nhiều người đặt câu hỏi: Lẽ nào chỉ viết có thế mà các vị ‘’Trên’’đầy đoạ một con nguời – một nhà văn tài năng đến tận đáy cuộc đời?
Sự thực đoạn văn nặng kí ‘’vài dòng’’ do Giáo sư Nguyện Hưng Quốc trích – đưa vào một tiểu luận của ông – như sau: ”… Chiến tranh đã gây lên và sẽ gây lên bao nỗi đau khổ, vất vả, tủi nhục, căm giận khác nữa… Chiến tranh không có gì đáng ca ngợi cả, và đời lính chỉ là cuộc đời nhọc nhằn mà thôi. Nếu như trong chiến đãu có thu được cái vinh quang chân chính của nó, thì cũng đã trả một gía quá đắt. Phải sớm kết thúc cuộc đổ mắu cùng những thảm họa của nó !”.
Có thế chứ!
Đây mới chính là nguyên nhân khiến tác gỉa Phá Vây mang họa.
Đoạn văn, tác gỉa viết ra hoàn toàn không đúng lúc. Vào năm 1963 , khi nghị quyết’’chống xét lại hiện đại’’ của Trung ương ĐLĐVN (sau đổi tên thành ĐCSVN) khóa III đang được thực hiện, khi không khí chiến tranh đang bao trùm không gian Việt Nam, được hệ thống truyền thông truyền bá, tuyên huấn lí giải: Có 2 loại Chiến tranh: Chiến tranh Chính nghĩa và Chiến tranh Phi nghĩa. Chúng ta làm chiến tranh dù dưới hình thức nào, với lí do gì cũng là Chính nghĩa. Bọn Đế quốc và bè lũ tay sai gây chiến tranh là Phi nghĩa. Cần phải ủng hộ triệt để cuộc chiến tranh CHÍNH NGHĨA, chống lại chiến tranh PHI NGHĨA.
Thế mà Phù Thăng lại nói chiến tranh chung chung… và cần phải ‘’sớm kết thúc’’. Trong thời điểm đó, các đoàn quân đang rùng rùng chuyển động hướng tới chiến trường ở bên kia vĩ tuyến 17, làm sao có thể chấp nhận, cho ‘’luồng tư tưởng’’ này tồn tại.
Hệ thống tuyên truyền và nền Văn – Nghệ XHCN được huy động tối đa ủng hộ, cổ vũ cho cuộc chiến nhằm thống nhất đất nước. Bỗng dưng cuốn sách của Phù Thăng công khai nói ngược, thậm chí phủ định quan điểm về chiến tranh cách mạng của những người lãnh đạo, đó là một ý kiến lạc lõng mang tính‘’chống đối’’. Không bị xếp vào rọ ‘’Phản động’’ là may cho Phù Thăng lắm rồi. Sếp lớn không nghi ngờ lòng trung thành của một sĩ quan quân đội nhiều năm cầm súng chống Pháp, giờ cấm bút chiến đấu trên mặt trận Văn Nghệ – chỉ gọi lên phê phán rồi yêu cầu phải sửa lại tác phẩm, (cắt bỏ những đoạn văn luận bàn về chiến tranh).
Phù Thăng không chịu, công khai từ chối:
”Thực tâm tôi nghĩ thế nào thì tôi viết ra một cách trung thực thế. Nếu các anh cảm thấy không được thì thôi, không in nữa. Nếu trót in rồi thì không phát hành nữa, chứ bây giờ bảo tôi chữa khác đi, thì thú thực tôi chẳng biết chữa thế nào”. (Chân dung và Đối thoại trang 67).
Một cuộc đối thoại’’ngầm’’ giữa hai thế lực diễn ra gay gắt:
- Thế là thế nào?
- Nuôi quân ba năm xử dụng một ngày. Đảng và Nhà nước nuôi anh, cho anh cơm ăn, áo mặc, môi trường để viết rồi gíup anh in ấn, phổ biến, quảng bá tác phẩm để anh gặt hái vinh quang. Giờ cần anh ủng hộ, dù chỉ một đoạn văn, một câu nói (…), anh lại từ chối à?
- Ơn đó tôi ghi nhận, nhưng đây là lương tâm, lương tri, bản lĩnh của người cầm bút chân chính, tôi không thể làm khác.
- Thế thì…được… được!…
Ngay sau đó, các Báo, Tạp chí ào ạt đăng tải những bài viết phê bình , lên án Phá Vây mà không cho tác gỉa lên tiếng thanh minh, bảo vệ. Cũng giống như trường hợp các nhà Văn cùng thời, từng bị ”Trói vào mà đánh, khen thay chịu đòn”. Kết quả là : Phá Vây bị thu hồi, tác giả bị treo bút, chuyển đi, lần lượt từ cơ quan này đến cơ quan khác, bị ‘’vô hiệu hoá’’. Từ đó không thấy ông xuất hiện trên văn trường VN nữa. Ông sống lặng lẽ cho tới khi về hưu – về quê nhà’’theo đít trâu’’ (đi cầy) với chú’’trâu điên’’ (theo CDvĐT), vui với đồng ruộng và lũ … gà – vịt (2). Đề tài này quả thật gai góc : Cả chục năm sau – Việt Phương cũng viết, bàn về chiến tranh, bằng những câu thơ ‘’Không hợp thời’’ và cũng phải về (làm) vườn… non:
…
Ta thắng Mỹ cho ngàn vạn năm đời sắp tới
Cho cả thời con cháu ta sẽ hỏi
Vì đâu?
Ngày xưa trước năm 2000
Người ta giết nhau,
mạng người như hòn sỏi?…
Sau Hiệp định Paris (1973) – Phạm Tiến Duật – cũng lại ‘’mất lập trường’’ khi than vãn về hậu qủa của chiến tranh thể hiện trong bài thơ Vòng Trắng và đã thất sủng nhiều năm tiếp theo:
”…Khói bom lên trời thành một vòng đen
Trên mặt đất hiện bao nhiêu vòng trắng
…
Có mất mát nào lớn bằng cái chết
Khăn tang vòng tròn như một số Không…”
Việt Phương, Phạm Tiến Duật – cũng giống như Phù Thăng – có những suy nghĩ ‘’lệch lạc’’ về chiến tranh khiến ‘’Con thuyền… cuộc đời’’ họ một thời guian dài đã không ‘’xuôi chèo mát mái’’…
Cũng không thể ‘’trách’’ những người lãnh đạo đương thời, vì lúc đó, chủ trương, đường lối, nghị quyết giải phóng miền Nam bằng vũ lực đã ban hành, muốn thực hiện được mục đích, người lãnh đạo buộc phải làm như vậy.
Nhưng cũng không thể ‘’chê’’ Phù Thăng qúa cố chấp (…). Đó là ‘’nghiệp chướng’’ của người cầm bút chân chính! Cả hai phía hành động đều đúng theo ‘’chức trách’’ của mỗi bên… Cuộc đấu sức qúa chênh lệch khiến nhà văn phải lãnh nhận hậu qủa.
Có điều: Hành động của Phù Thăng khiến chúng ta nhớ đến chuyện viên quan viết Sử thời Đông Chu Liệt Quốc bên Trung Hoa, cách đây hơn 2000 năm, Sử gia Tư Mã Thiên đã ghi lại, có thể tóm tắt:
”Thừa tướng Thôi Trữ và Khánh Phương muốn thâu tóm quyền lực toa rập nhau giết Tề Trang Vương. Ông ta ra lệnh cho quan Ngự sử không được chép vào sử sách hành động giết vua của mình mà phải chép khác đi… Quan Ngự sử không nghe – TT giết ngay. Người em kế của viên quan chép sử thay anh tiếp tục lặp lại: Ngày ấy… tháng ấy… Thôi Trữ giết vua!
Thôi Trữ lại chém quanh ta.
Người em thứ 3 tiếp tục vào chéo thay hai anh.
Thôi Trữ chém một lúc hai người, mệt mỏi nhìn người em út kia, hỏi : Nhà ngươi có sợ chết không, sao lại chép như hai anh mình?
Người kia khẳng khái đáp: Sợ, nhưng đây là chân lí, là sự thật ta chết sẽ có người khác thay! TT buông gươm dơ tay lên than: Ta chịu thua các ngươi - rồi tha chết cho em út người chép Sử.
Khi ra về anh ta thấy có rất nhiều người đứng xếp hàng ở ngoài cổng, ngạc nhiên hỏi, đám người kia giải thích: Chúng tôi chờ, nếu ông bị chém, sẽ lần lượt thay thế chức vị của ông”.
Ta cũng lại liên tưởng tới hoàn cảnh của nhà bác học Ga li lê vì nói ngược ý của giáo hoàng (theo sử sách ghi lại). Nhà bác học lừng danh bị cột vào giàn thiêu xử chết.Trước lúc đao phủ – đồ đệ của giáo hoàng – châm lửa, họ được lệnh hỏi ông lần cuối : Có thừa nhận trái đất đứng nguyên không? (trong khi khoa học xác định trái đất quay…). Trước ngọn lửa rừng rực… Ga li lê đành chấp nhận và đồng ý cải chính: ‘’trái đất đứng nguyên’’… Khi được cởi trói, chưa ra khỏi giàn thiêu, ông đã lại thốt lên : Dù sao thì trái đất vẫn cứ… quay!
Gía – Phù Thăng hành xử như Ga li lê!
Gía ông đừng cố chấp…
Nhưng ‘’Thằng – Phu – Chữ’’ đã nêu tấm gương sáng về lòng dũng cảm của người Nghệ sĩ chân chính: Thà gánh chịu tai ương chứ nhất định không chịu uốn cong ngòi bút! Có thể coi Phù Thăng là người chép Sử lớn của Việt Nam thời hiện đại, chỉ kém sử gia của nước Trung Hoa c cổ từ hơn 2 nghìn năm trước – chút ít!…
Sự bất đồng quan điểm với lãnh đạo văn hoá, văn nghệ đã đến điểm đỉnh. Phù Thăng lại không khoan nhượng… Guồng máy chỉ đạo chiến tranh không thể để cho vật chắn cản đường: Phải ‘’gạt – xúc – quẳng’’ đi! Nó không thể tồn tại trước ‘’Ba giòng thác cách Mạng’’,’’ba mũi giáp công’’ nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ‘’dù có phải đốt cháy cả dẫy Trường Sơn…’’! Kết cục ‘’Không xuôi chèo mát mái’’ đã đến với nhà văn dũng cảm kiên cường!
Việt Nam ta có câu ngạn ngữ: ”Về đuổi gà cho vợ”, là ám chỉ việc các đấng trượng phu thất bại trong sự nghiệp, trở thành phế nhân, chỉ còn làm ông chồng suốt mùa đông ru rú bên bếp lửa vuốt… đuôi mèo (3), hoặc đuổi gà cho bà xã… Câu nói đó vận ngay vào Phù Thăng. Chỉ khác một điều, ông không hoàn toàn thất bại theo nghiã hẹp. Ông về phục vụ bà nhà: Đi cầy, và’’hàng phục trâu điên’’, chăn… Vịt – như Trần Đăng Khoa kể trong CD&ĐT!
Thế nhưng nếu Trâu điên, Vịt… không làm ông nhụt chí, thì…lũ GÀ lại làm ông phát điên. Trong Chân dung và Đối thoại, Trần Đăng Khoa dành cho Phù Thăng những giòng chứa chan ân tình rồi giới thiệu tóm tắt, truyện ngắn Hạt Thóc của PT. Có thể xem Hạt thóc (4) là tác phẩm‘’Nặng kí’’ trong sự nghiệp sáng tác sau Phá Vây. Người đọc ‘’rùng mình’’ khi nghe đoạn văn của Hạt Thóc, (cũng như đã từng rùng minh khi đọc ‘’vài giòng’’ trong Phá Vây) : ”… Thật tội nghiệp cho gã (nhà văn)! Thà gã cứ coi mình là một cục cứt để rồi mà sợ chó thì đời gã chẳng đến nỗi khổ như vậy….” .
Câu văn gợi cho ta nhớ tới câu ví: ”Trí thức không đáng gía bằng cục… Phân” của ông Mao (5)! Nhưng ‘’Trí – ta’’ hãy dẹp sự tự ái sang bên, tiếp tục nghe Phù Thăng, TĐK trần tình trong CDvĐT:
”… Chó đang thưa vắng dần… Chỉ ở Hà Nội mới có chó. Rất nhiều chó. Chó ngào ngạt suốt một rẻo đê Nhật Tân… Nhưng đó lại là những con chó hoà bình, chẳng có gì phải sợ. Khốn nỗi gã lại là hạt thóc, một hạt thóc bé nhỏ nên mới sợ Gà. Mà Gà thì ở đâu chẳng có. Chúng sinh sôi nẩy nở đàn đàn lũ lũ… đến cả những phố phường xầm uất… cũng có thể bất thần nghe tiếng gà gáy te te… bởi vậy tính mạng gã luôn bị đe dọa”. (CD&ĐT Trang 62 – 63).
Chó thì được bà con nông dân nuôi ở làng quê để giữ nhà chống trộm, để giúp các cháu bé ”làm sạch” sau khi các chắu bĩnh ra, chứ ở Hà Nội có điện, có nước máy, cần gì chó, ai nuôi chó… ta? Thế mà bây giờ chó ở làng quê, miền ngược đang thưa dần…’’chỉ ở Hà Nội mới có chó’’… thậm chí rất nhiều chó là đằng khác! Sao lạ vậy nhỉ?
Chó nhiều – chẳng việc gì phải sợ: Không phải chó điên, chó sói, chó Berger to như con bê, được nuôi phục vụ việc bắt trộm cướp, bắt hung thủ trong các vụ án hình sự! Đây là những con chó không thể làm hại người – chó thuần chủng…Việt , chó gia súc – ’’chó hoà bình’’ để có thể bóp riềng mẻ mắm tôm, nướng, ninh, xáo, nhựa mận – nhắm với rượu cuốc lủi , đến độ mùi ngào ngạt chẳng những suốt rẻo đê Nhật Tân, mà còn lan ra, phát tán toàn Hà Nội, các địa phương khác cũng’’toa rập’’ bắt chước, khiến hàng ngày người ta ‘’đánh hơi’’ , lũ lượt kéo đến những quán cầy tơ 7 món rồi nhai ngồm ngoàm, nuốt ừng ực!
Chó – nhưng ”đó là những con chó hoà bình chẳng có gì phải sợ” – nghĩa là chúng không thể cắn người được. Ngược lại, chúng còn bị người ‘’cắn’’… lại – rồi ăn ‘’chín’’, nuốt ‘’tươi’’!
Một số ông chủ của đất’’Ngàn năm văn hiến’’ và ngay cả ở Sài Thành Hoa Lệ ”Hòn ngọc của Viễn Đông” – dùng chó làm phương tiện hốt vàng… Họ biến việc nuôi, cung cấp, nhập khẩu chó, (chở hàng thuyền, hàng đoàn xe) vượt biên giới đổ bộ vào đất Việt nhằm thu lợi! Rượu – thịt chó đã trở thành món hấp dẫn của cả dân Việt, khiến ngành kinh doanh’’mộc tồn – cây còn – con cầy’’ phát triển thành ngành kinh doanh xuyên quốc gia. Chó của Việt ta gần hết, các lái buôn sang Lào, Miên, Thái khai thác mang về phục vụ thị trường đầy tiềm năng. Trong nền kinh tế thị trường chó (vẫn được định hướng XHCN) ngày một phát triển, phát đạt, khiến họ hàng nhà Khuyển đi dần đến tuyệt chủng bởi đám lái buôn, đám nghiện ăn – phân loại, xếp hạng: Nhất Vện, nhì Vàng, tam Khoang, tứ Mực – và’’tìm…diệt’’!
Thế là người này bảo người kia, rủ nhau ùn ùn, nghìn nghịt kéo đến tụ tập, hình thành từng mâm, từng nhóm, từng cặp… Từ gìa đên choai choai. Từ các ông, gã, thằng… Phu đến các Sỹ Phu đủ kích cở, chủng loại – đều có mặt trong bữa nhậu sau khi đã ước hẹn nhau ’’làm xong phi vụ…’’ – như các quan chức TP Hải Phòng và Huyện Tiên Lãng thoả thuận cướp thành công đầm cá của gia đình họ Đoàn rồi cùng nhau liên hoan bằng bữa thịt chó!
Đến ngay cả các nam thanh, nữ tú – sinh viên, học sinh – cũng hăng hái tham gia mâm rượu. xếp chân bằng tròn trên chiếu, đồng loạt vui vẻ, hả hê ”đưa cay”, gào lên – ‘’trăm phần trăm’’, thưởng thức hương vị của xâu dồi, kẹp chả, nồi nhựa mận, đĩa thịt luộc chấm mắm tôm chanh trong tâm trạng ‘’thăng hoa’’, say sưa nghẫm nghĩ về câu nói của dân gian:
Sống ở trên đời ăn miếng Dồi chó
Chết xuống âm phủ liệu có hay không.
Tiếp đó, TĐK diễn giải – Hạt Thóc (5).
Câu chuyện kể về nhà văn bị tâm thần.
Gã tâm thần mang trong lòng nỗi ám ảnh, tưởng mình là một hạt thóc… và vì là ”Thóc” nên luôn sợ…’’Gà’’ – mổ!
Nỗi ám ảnh ngày một tăng… đến độ gã phải vào nhà thương điên để chữa trị. Rất may, thời đó được người bác sỹ tài giỏi, thân ái, thậm chí kính trọng trí tuệ gã người bệnh của mình. Ông bác sĩ nhân ái kia chăm sóc con bệnh tận tình đúng như câu khẩu hiệu do đích thân cụ Hồ nói về trách nhiêm của thầy thuốc, được ghi khắp nơi trên tường của các trạm xá, bệnh viện : Lương y ‘‘kiêm‘‘ từ mẫu. (Thầy thuốc kiêm mẹ hiền – nguyên văn lúc đầu phát ra, sau sửa ‘‘kiêm‘‘ thành ‘‘như‘‘). Gã được sống trong căn phòng : ”… chẳng có cửa rả, ngày đêm mở thông thống… bệnh viên chẳng có tường ngăn, rào chắn, bệnh nhân chẳng ai bị trói giữ giam nhốt…” (Sách đã dẫn, trang 63) – nghĩa là gã tâm thần được sống và chữa trị trong môi trường thoải mái, tự do…Nhờ vậy, nhà văn kia khỏi bệnh. Người ta cho gã xuất viện.
Trên đường từ bệnh viện về nhà, nghe thấy tiếng gà gáy… căn bệnh cũ tái phát… Người Bác sỹ lại phải ra tay cứu, chữa… khi tạm ổn, ông ta ngạc nhiên hỏi, gã trả lời: Quả thực tôi đã khỏi bệnh, tôi là NGƯỜI hẳn hoi!
- Thế sao nghe tiếng GÀ… anh lại sợ mà trở cơn vậy?
- Đúng! Dù tôi là NGƯƠI… Nhưng lũ GÀ kia lại cứ coi tôi là… HẠT THÓC – thì sao?…
Thực ra Phù Thăng không phài là ”Thóc”… Không phải ‘’Gà’’. Chẳng phải ’’Chó’’, lại càng không về… đuổi ”Gà”! Theo Trần Đăng Khoa : Nhà văn tâm thần là chỉ huy của một đoàn quân… ”ông chỉ khẽ vẫy tay là cái đoàn quân ấy rùng rùng chuyển động…”, (CD và ĐT trang 67).
- Phù Thăng là ”Tư Lệnh” của đoàn quân… ”Vịt”!
Việt Nam ta khi xưa thường gọi những người lao động là PHU : Phu Mỏ (thợ mỏ), Nông Phu (thợ cầy). Phu Xe (thợ xe kéo), Phu Mộ (thợ đào, bốc mả)… Phu… Phu… Nếu là người có chữ nghiã, trí thức thì gọi là SỸ PHU. Còn nếu là kẻ tầm thường – vô tích sự thì là THẤT PHU ! Nhà văn tự nguyện đại diện cho họ hàng nhà Phu bằng bút danh PHÙ THĂNG – THẰNG PHU, là bởi ông sinh ra từ giới cần lao này. Phù Thăng tình nguyện đại diện cho những Ông, những Gã, những Thằng Phu… vì Ông muốn làm một người Phu chân chính, thực hiện lời dậy cuả tiền nhân: ”Quốc Gia hưng vong, Thất Phu hữu trách”!
Nhưng, ông đã phải trả gía quá đắt cho hành động tích cực, dám đi ra ngoài khuôn mẫu để rồi nhận lấy sự trả thù của ý thức hệ. Phù Thăng chết dần, chết mòn trong vòng vây thù địch chỉ vì yêu quý chế độ, giữ vững khí tiết của nhà văn chân chính: Vắt’’ kiệt những giọt, những giòng… mắu lầy nhầy tủy – não để’’hữu trách với quốc gia’’, mà lẽ ra ông cần phải biết, nhớ: Người cầm quyền của chế độ không thích loại ‘’mắu’’ này!
Nếu ông chiụ làm ’’cục cứt’’ chồm hỗm để mà đợi lũ chó ngoạm – thì đời ông chắc sẽ khác đi nhiều!
Nhưng khốn nỗi: Ông là Phù Thăng – Thằng Phu… Chữ!
Sau sự kiện Phá Vây, trên văn đàn Việt Nam, tên tuổi ông bị sổ thẳng.
Cho đến nay, gần 50 năm trôi qua, kể từ ngày nổ ra sự kiện Phá Vây, người đương thời – lớp trẻ hậu sinh – không còn ai biết đến bút danh Phù Thăng nữa. Khi ông nhắm mắt suôi tay, tờ báo mạng Văn Chương Việt vẫn dành cho ông chỗ, để đăng tải truyện ngắn Hạt Thóc và vài dòng cáo phó chân tình. Đó cũng là thẻ nhang thắp, cầu cho ông về nơi chín suối thanh thản.
Giá như Phù Thăng chịu uốn cong ngòi bút!
Gía như Phù Thăng chịu sống xu thời!
Tiếc thay ông không sống, làm được như nhiều đồng nghiệp đã làm…
Phá Vây – đứa con PT rứt ruột đẻ ra – đã bị ‘’cầm tù’’ ngay khi mới chào đời. Bây giờ ‘’nó’’ cũng sắp lên lão (50). Có muốn phục vụ cho đời cũng không còn cơ hội vì cũng sắp’’lên đường theo tổ tiên’’.
Qúa muộn rồi! Tiếc thay!
Đứa con tinh thần nào của Nhà văn cũng muốn được sống thoải mái, tự do trong cuộc đời của chúng. Người cha, người mẹ nào cũng muốn đưọc nhìn thấy con mình khôn lớn trưởng thành… Nhưng, người cha Phù Thăng – Thằng Phu đã không may mắn: Mãi hai mươi năm sau (1963 – 1983) ‘’thằng Phá Vây’’ mới mãn hạn tù’’! Khi đó -Bố gìa yếu, mòn mỏi trong vòng vây… Con ngơ ngác, lạc lõng giữa cuộc đời.Chẳng ai biết hắn là ai?
Nếu được mãn nguyện trước khi nhắm mắt, chắc ông bố Phù Thăng sẽ ngậm cười mà an nghỉ ở thế giới bên kia!
BERLIN 10.02.2012
L.X.Q
© Đàn Chim Việt
——————————————-
(*) – Từ Phù Thăng, đọc lái đi thành Thằng Phu.
(1) . Theo giải thích của từ đoển tiếng Việt: Thất phu – Người đàn ông là dân thường, kẻ tầm thường, kẻ vô tích sự, (hàm ý coi khinh, theo quan niệm cũ) thể hiện trong câu mắng: Hạng thất phu. Đồ thất phu!
(2) – Trong phim Chuyện Tử Tế, Đạo diễn Trần Văn Thủy đã dùng câu bình rất ‘’sắc’’:’’Xem ra khoảng cách giữa nhà quay phim và gã chăn vịt chỉ là gang tấc’’. Phù Thăng trước khi về đi cầy là nhà biên kịch ở hãng phim, là nhà văn rồi về quê đi chăn vịt . ‘’Gã chăn vịt’’ của Trần Văn Thủy chính là Phù Thăng…
(3) – Nguyên văn câu ca dao:
Chồng người đi ngược về xuôi
Chồng em ngồi bếp vuốt đưôi con mèo .
(4) – Hạt Thóc – VCV đăng ngày 23.02.2008. http://vanchuongviet.org/vietnamese/vanhoc_tacpham.asp?TPID=7452&LOAIID=2&LOAIREF=1&TGID=1514
(5) – Từ trước tới giờ các sách báo đều coi câu này là của Mao Trạch Đông. Nhưng mới đây Tiến sĩ Nguyễn Đình Dăng cho biết : Câu ví này được rút ra từ một lá thư V. Lénin gửi cho Đại văn hào M.Gorki ngày 15.9.1919 .Mao Trạch Đông chỉ lặp lại lời V.Lénin ! (Xem http://www.danchimviet.info/archives/52238 (dcv.info 12.2.2012)
Ba Lan: Những người Việt đầu tiên nhận quyết định ân xá
05:50:pm 17/02/12 | Tác giả: Quang Minh _ ĐCV
Ngày hôm qua, 16/2/2012, trước sự chứng kiến của nhiều cơ quan truyền
thông Ba Lan những quyết định ân xá đầu tiên đã được cấp ra cho người
nước ngoài. Trong số 40 người nước ngoài đầu tiên được may mắn này, có
một số người Việt Nam.20 người khác tuy nhận được quyết định nhưng phải bổ sung giấy tờ để xét tiếp. Một trường hợp duy nhất nhận quyết định từ chối vì “không đủ những điều kiện tối thiểu”. Như vậy trong số hàng ngàn người nộp đơn xin ân xá, đã có 61 người cho tới nay nhận được trả lời của cơ quan chức năng.
Người Việt đông nhất
Luật ân xá có hiệu lực từ ngày 1/1/2012 và ngay từ ngày đầu tiên, trong hàng người chờ đợi có mặt nhiều người Việt Nam. Chăm chỉ, cần mẫn, họ luôn tới từ sớm.
Cho tới nay, sau một tháng rưỡi, đã có hơn 3000 người nộp đơn, trong đó người Việt dẫn đầu danh sách. Riêng tại Warszawa và các vùng phụ cận, con số người Việt đệ đơn đã lên tới 1014 người, kế tiếp là Ucarina với 602. Theo thống kê của sở ngoại kiều, 44 nước khác nhau đã có công dân nộp đơn xin ân xá và có 3 người “không tổ quốc”.
Số lượng người Việt đông đảo không nằm ngoài dự đoán của các cơ quan chức năng khi cộng đồng người Việt ngày càng đông đúc và sống tập trung tại Warszawa với rất nhiều người không có giấy tờ.
Báo chí trong những ngày qua nhắc nhiều tới tình cảnh của một người đàn ông tên Nguyễn Tiến Mích. Ông và vợ tới Ba Lan từ năm 2004 và ban đầu họ có thẻ cư trú hợp lệ, nhưng do “không hiểu biết pháp luật Ba Lan” – tờ báo tại Kraków mô tả như vậy- họ bắt đầu buôn bán mà không có giấy phép kinh doanh. Trong một lần kiểm tra, họ đã bị đóng dấu trục xuất khỏi Ba Lan.
- Mích từng là lính nên không muốn ra về như một kẻ bị trục xuất, ông quyết định lẩn trốn, trong 6 năm trời hầu như ông không ra khỏi nhà- Vẫn tờ báo này mô tả.
Giờ thì giấc mơ trở về thăm quê nhà và quay lại Ba Lan sinh sống hợp pháp đã thành sự thực với ông Mích và đương nhiên với nhiều người Việt khác, dù họ không rơi vào hoàn cảnh phải “trú ẩn” 6 năm như ông!
Thủ tục dễ dàng
So với 2 lần ân xá trước kia thì thủ tục lần này có vẻ nhanh gọn, dễ dàng hơn. Những người đệ đơn không/ chưa phải qua thẩm vấn, không cần nhân chứng chứng minh sự có mặt của họ tại Ba Lan liên tục trong 4 năm qua. Cho tới nay, thủ tục duy nhất mà những người xin ân xá phải làm là lăn tay và kiểm tra cư trú theo địa chỉ mà họ tự khai báo.
Tuy nhiên, với trình độ kỹ thuật và máy móc ngày càng hiện đại, cộng với sự nối mạng an ninh toàn EU, những thông tin không trung thực dễ dàng bị phát hiện. Do vậy những người từng bị lăn tay, khai tên giả… dù ở các nước khác cũng dễ bị cơ quan biên phòng tìm ra nếu họ nộp đơn.
Dù sao đây cũng là một cơ hội tốt đem lại hy vọng cho hàng ngàn người Việt Nam muốn hợp lý hóa cư trú của mình và hơn cả là muốn có một chuyến về thăm gia đình ở Việt Nam.
© Đàn Chim Việt
Bài phát biểu của Lê Duẩn năm 1979
01:10:am 14/06/11 | Tác giả: Ngọc Thu
CWIHPBài phát biểu của Lê Duẩn năm 1979
Mô tả: Bài phát biểu của đồng chí Lê Duẩn về tập đoàn phản động Trung Quốc chống Việt Nam.
Nguồn: Thư viện Quân đội Nhân dân, Hà Nội. Tài liệu do Christopher Goscha có được và dịch cho CWIHP.
Nói chung, sau khi chúng ta đánh bại Mỹ, không đế quốc nào dám đánh chúng ta nữa. Chỉ có những người nghĩ rằng họ vẫn có thể đánh chúng ta và dám đánh chúng ta là những kẻ phản động Trung Quốc. Nhưng người dân Trung Quốc hoàn toàn không muốn thế. Tôi không biết những kẻ phản động Trung Quốc này sẽ tiếp tục tồn tại thêm bao lâu nữa. Tuy nhiên, miễn là họ tồn tại, thì họ sẽ tấn công chúng ta như họ vừa thực hiện (nghĩa là đầu năm 1979).
Nếu chiến tranh đến từ phương Bắc, thì các tỉnh [Bắc Trung Bộ] Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hóa sẽ trở thành cơ sở cho toàn bộ đất nước. Các tỉnh này tốt nhất, là các căn cứ mạnh nhất, tốt nhất và hiệu quả nhất. Vì nếu vùng đồng bằng [Bắc Bộ] tiếp tục là vùng liên tục căng thẳng, thì tình hình sẽ rất phức tạp. Vấn đề không đơn giản chút nào. Nếu không phải là người Việt Nam, thì sẽ không có người nào đánh Mỹ, bởi vì lúc Việt Nam chiến đấu chống Mỹ, cả thế giới còn lại đều sợ Mỹ …
Mặc dù Trung Quốc đã giúp [Bắc] Triều Tiên chỉ với mục đích bảo vệ sườn phía Bắc của họ. Sau khi cuộc chiến kết thúc [ở Triều Tiên] và khi áp lực lên Việt Nam, ông ta (chỗ này hình như nói đến Chu Ân Lai khi đoạn văn sau đó cho thấy vậy) nói rằng, nếu Việt Nam tiếp tục chiến đấu, thì sẽ phải tự lo liệu. Ông ta sẽ không giúp thêm nữa và gây áp lực với chúng ta để ngừng chiến đấu.
Khi chúng ta ký Hiệp Định Geneva, rõ ràng là Chu Ân Lai đã chia đất nước ta làm hai [phần]. Sau khi nước ta bị chia thành hai miền Nam – Bắc như thế, một lần nữa ông ta gây sức ép lên chúng ta, không được làm gì đối với miền Nam Việt Nam. Họ ngăn cấm chúng ta đứng lên [chống lại Việt Nam Cộng hòa do Mỹ hậu thuẫn]. [Nhưng] họ, [người Trung Quốc,] không thể làm gì để ngăn cản chúng ta.
Khi chúng ta ở miền Nam và chuẩn bị chiến tranh du kích ngay sau khi ký Hiệp định Geneva, Mao Trạch Đông đã nói với Đại hội Đảng của chúng ta rằng, ngay lập tức, chúng ta phải buộc Lào chuyển hai tỉnh đã được giải phóng cho chính phủ Viêng Chăn. Nếu không, người Mỹ sẽ tiêu diệt hai tỉnh này, một tình huống rất nguy hiểm [theo cái nhìn của Trung Quốc]! Ngay lập tức, Việt Nam đã phải làm việc với người Mỹ [liên quan đến vấn đề này]. Mao đã bức hiếp chúng ta bằng cách này và chúng ta đã phải làm điều đó.
Sau đó, khi hai tỉnh này đã được chuyển cho Viêng Chăn, những tên phản động [Lào] ngay lập tức bắt giữ Souphanouvong (Chủ tịch Lào từ năm 1975-1986). Lào có hai tiểu đoàn bị bao vây lúc đó. Hơn nữa, họ vẫn chưa sẵn sàng chiến đấu. Sau đó, một tiểu đoàn đã có thể thoát khỏi sự [bao vây]. Lúc đó, tôi đưa ra quan điểm của tôi là, Lào phải được phép tiến hành chiến tranh du kích. Tôi mời Trung Quốc đến và thảo luận về vấn đề này với chúng ta. Tôi nói với họ: “Các đồng chí, nếu các đồng chí tiếp tục gây áp lực với Lào bằng cách này, thì lực lượng của họ sẽ hoàn toàn tan rã. Bây giờ họ phải được phép tiến hành chiến tranh du kích“.
Trương Văn Thiên (Zhang Wentian), người trước đó là Tổng Thư ký [Đảng Cộng sản Trung Quốc] và sử dụng bút danh Lạc Phú, trả lời tôi: “Vâng, các đồng chí, điều các đồng chí nói đúng. Hãy để chúng tôi cho phép tiểu đoàn đó của Lào đảm nhiệm chiến tranh du kích“.
Ngay lập tức, tôi hỏi Trương Văn Thiên: “Các đồng chí, nếu các đồng chí cho phép Lào gánh vác chiến tranh du kích, thì không có gì phải sợ việc phát động chiến tranh du kích ở miền Nam Việt Nam. Điều gì làm cho các đồng chí sợ đến nỗi các đồng chí ngăn cản hành động như thế?”
Ông ta [Trương Văn Thiên] đã nói: “Không có gì phải sợ!”
Trương Văn Thiên đã nói thế. Tuy nhiên, Ho Wei, Đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam lúc đó, đã ngồi ở đó và nghe điều đã nói. Ngay lập tức, ông ta điện cho Trung Quốc (báo cáo điều Lê Duẩn và Trương Văn Thiên đã nói). Ngay lập tức, Mao trả lời: “Việt Nam không thể phát động chiến tranh du kích ở miền Nam. Việt Nam phải nằm chờ trong một thời gian dài!” Chúng ta rất nghèo. Làm sao chúng ta có thể đánh Mỹ nếu không có Trung Quốc làm căn cứ hậu tập? Nên chúng ta phải nghe theo họ, đúng không?
Tuy nhiên, chúng ta đã không đồng ý. Chúng ta đã bí mật tiếp tục phát triển lực lượng. Khi [Ngô Đình] Diệm kéo lê máy chém khắp miền Nam Việt Nam, chúng ta đã ban hành lệnh thành lập lực lượng quần chúng để chống lại lệnh đã được lập và nắm quyền [từ chính phủ Diệm]. Chúng ta đã không chú ý [đến Trung Quốc].
Khi cuộc nổi dậy giành chính quyền bắt đầu, chúng tôi đi Trung Quốc để gặp Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình. Đặng Tiểu Bình đã nói với tôi: “Đồng chí, bây giờ sai lầm của đồng chí đã xảy ra rồi, đồng chí chỉ nên đánh ở mức trung đội trở xuống“. Đó là áp lực mà họ đã áp đặt lên chúng ta.
Tôi nói [với Trung Quốc]: “Vâng, vâng! tôi sẽ làm điều đó. Tôi sẽ chỉ chiến đấu ở mức một trung đội trở xuống“.
Sau khi chúng ta chiến đấu và Trung Quốc nhận ra rằng chúng ta có thể chiến đấu hiệu quả, đột nhiên Mao có suy nghĩ mới. Ông ta nói rằng, vì Mỹ đánh chúng ta, ông ta sẽ đưa quân đội [Trung Quốc] đến giúp chúng ta xây dựng đường xá. Mục tiêu chính của ông ta là tìm hiểu tình hình đất nước ta để sau này ông ta có thể tấn công chúng ta và từ đó mở rộng xuống khu vực Đông Nam Á. Không có lý do nào khác.
Chúng tôi biết rõ ý đồ này, nhưng phải cho phép họ (sự xâm nhập của quân đội Trung Quốc). Thôi thì cũng được. Nhưng họ quyết định đưa quân vào. Tôi yêu cầu họ chỉ gửi người, nhưng quân lính của họ đã đến cùng với súng đạn. Tôi cũng phải chịu điều này.
Sau đó, ông ta (Mao Trạch Đông) bắt chúng ta phải nhận 20.000 quân của ông ta đến xây một con đường từ Nghệ Tĩnh vào Nam Bộ (thuật ngữ tiếng Việt chỉ miền Nam Việt Nam). Tôi từ chối. Họ tiếp tục yêu cầu nhưng tôi không nhượng bộ. Họ gây áp lực với tôi cho quân của họ vào nhưng tôi đã không chấp thuận. Họ tiếp tục gây sức ép nhưng tôi vẫn không chịu.
Tôi đưa ra những ví dụ này để các đồng chí thấy họ có âm mưu cướp nước ta từ lâu và âm mưu đó ác độc như thế nào.
- Sau khi Mỹ đưa hàng trăm ngàn quân vào miền Nam Việt Nam, chúng ta đã phát động cuộc tổng tấn công vào năm 1968 để buộc họ giảm leo thang. Để đánh bại Hoa Kỳ, một điều cần phải biết là làm thế nào để họ từ từ giảm leo thang. Đó là chiến lược của chúng ta. Chúng ta chiến đấu chống một kẻ thù lớn, kẻ thù với dân số 200 triệu người và thống trị thế giới. Nếu chúng ta không thể làm cho họ giảm leo thang từng bước, thì chúng ta sẽ thất bại và không thể tiêu diệt kẻ thù. Chúng ta phải đấu tranh để làm nhụt ý chí họ để buộc họ phải đi đến bàn đàm phán với chúng ta mà không cho phép họ đưa thêm quân.
Đến lúc họ muốn thương lượng với chúng ta, Ho Wei đã viết một bức thư cho chúng tôi, nói rằng: “Các ông không thể ngồi xuống đàm phán với Hoa Kỳ. Các ông phải đưa quân Mỹ vào miền Bắc Việt Nam để đánh với họ“. Ông ta gây áp lực với chúng tôi cách này, làm cho chúng tôi bối rối vô cùng. Đây không phải là vấn đề hoàn toàn đơn giản. Rất là mệt mỏi mỗi khi tình huống như thế phát sinh [với Trung Quốc].
Chúng tôi quyết định không thực hiện cách đó (nói đến lời khuyên của Hồ Wei không đàm phán với Hoa Kỳ). Chúng tôi phải ngồi xuống ở Paris. Chúng tôi phải làm cho họ (Mỹ) giảm leo thang để đánh bại họ. Trong thời gian đó, Trung Quốc đã thông báo [với Mỹ]: “Nếu các ông không tấn công tôi, tôi sẽ không tấn công các ông. Nhưng rất nhiều quân lính mà các ông muốn đưa vào Việt Nam, tùy các ông“. Trung Quốc nhất trí điều này và đã gây áp lực với chúng tôi bằng cách đó.
Họ (Trung Quốc) đã trao đổi nhiều với Mỹ và ép buộc chúng ta phục vụ như là một con bài để mặc cả theo cách này. Khi người Mỹ nhận ra rằng họ đã thua trận, ngay lập tức, họ sử dụng Trung Quốc để [tạo điều kiện] rút quân [ở miền Nam Việt Nam]. Nixon và Kissinger đã đến Trung Quốc để thảo luận vấn đề này.
- Trước khi Nixon đi Trung Quốc, [mục đích chuyến đi của ông ta là] giải quyết vấn đề Việt Nam bằng cách đó, để phục vụ lợi ích của Mỹ và giảm bớt thất bại của Mỹ, cũng như cùng lúc cho phép ông ta lôi kéo Trung Quốc về phía Mỹ. Chu Ân Lai đã đến gặp tôi. Chu Ân Lai nói với tôi: “Lúc này, Nixon đến gặp tôi chủ yếu là thảo luận về vấn đề Việt Nam, do vậy tôi phải đến gặp đồng chí để thảo luận điều đó với đồng chí“.
Tôi trả lời: “Đồng chí, đồng chí có thể nói bất cứ điều gì đồng chí thích, nhưng tôi không nghe theo đồng chí. Đồng chí là người Trung Quốc, tôi là người Việt. Việt Nam là của tôi (đất nước của tôi), hoàn toàn không phải của các đồng chí. Các đồng chí không có quyền nói [về vấn đề Việt Nam] và các đồng chí không có quyền thảo luận [các vấn đề đó với Mỹ]. Hôm nay, các đồng chí, chính tôi sẽ nói với các đồng chí điều mà thậm chí tôi chưa hề nói với Bộ Chính trị, rằng đồng chí đã nêu ra vấn đề nghiêm trọng và vì thế tôi phải nói:
- Năm 1954, khi chúng tôi giành chiến thắng tại Điện Biên Phủ, tôi đã ở [tỉnh] Hậu Nghĩa. Bác Hồ đã điện nói với tôi rằng, tôi phải vào miền Nam để tập hợp [các lực lượng ở đó] và nói chuyện với đồng bào miền Nam [về vấn đề này]. Tôi đi bằng xe tải vào miền Nam. Trên đường đi, đồng bào ra chào đón tôi vì họ nghĩ rằng chúng tôi đã giành chiến thắng. Đau đớn vô cùng! Nhìn đồng bào miền Nam, tôi đã khóc. Vì sau đó, Hoa Kỳ sẽ đến và tàn sát [người dân] một cách khủng khiếp.
Khi vừa tới miền Nam, ngay lập tức, tôi đã điện cho Bác Hồ để xin ở lại [miền Nam] và không trở lại miền Bắc để tôi có thể đánh thêm mười năm nữa hoặc hơn. Đồng chí đã gây khó khăn cho tôi như thế này (muốn nói đến vai trò của Chu Ân Lai trong việc chia cắt Việt Nam tại Geneva năm 1954), đồng chí có biết không“?
Chu Ân Lai nói: “Tôi xin lỗi đồng chí. Tôi đã sai. Điều đó tôi sai” (muốn nói đến sự chia cắt Việt Nam tại Geneva). Sau khi Nixon rời khỏi Trung Quốc, một lần nữa, ông ta (Chu Ân Lai) đến Việt Nam để hỏi tôi về một số vấn đề liên quan đến cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, ngay lập tức, tôi nói với Chu Ân Lai: “Nixon đã gặp các đồng chí rồi. Chẳng bao lâu nữa, họ (Hoa Kỳ) sẽ tấn công chúng tôi thậm chí còn mạnh hơn“.
Tôi hoàn toàn không sợ. Cả hai (Mỹ và Trung Quốc) đã thương lượng với nhau để đánh tôi mạnh hơn. Ông ta (Chu Ân Lai) đã không bác bỏ quan điểm này là vô căn cứ và chỉ nói rằng: “Tôi sẽ gửi thêm súng đạn cho các đồng chí“.
Sau đó ông ta (Chu Ân Lai) nói (về mối lo ngại âm mưu bí mật Trung – Mỹ): “Không có điều đó“. Tuy nhiên, hai bên đã thảo luận làm thế nào để đánh chúng ta mạnh hơn, gồm các cuộc tấn công bằng bom B-52 và phong tỏa cảng Hải Phòng. Rõ ràng là như thế.
- Nếu Liên Xô và Trung Quốc đã không mâu thuẫn với nhau, thì Hoa Kỳ không thể tấn công chúng ta quyết liệt như họ đã tấn công. Khi hai [cường quốc Trung Quốc và Liên Xô] xung đột, người Mỹ đã không bị [phe đối lập là khối xã hội chủ nghĩa] cản trở. Mặc dù Việt Nam có thể thống nhất và đoàn kết với cả Trung Quốc lẫn Liên Xô, để đạt được điều này rất phức tạp, lúc đó chúng ta phải dựa vào Trung Quốc nhiều thứ. Lúc đó, hàng năm Trung Quốc cung cấp viện trợ 500.000 tấn thực phẩm, cũng như súng ống, đạn dược, tiền bạc, chưa kể đến viện trợ đô la. Liên Xô cũng đã giúp bằng cách này. Nếu chúng ta không thể làm điều đó (đoàn kết và thống nhất với Trung Quốc và Liên Xô), mọi thứ sẽ rất nguy hiểm.
Mỗi năm tôi đã phải đi Trung Quốc hai lần để nói chuyện với họ (lãnh đạo Trung Quốc) về [các sự kiện] ở miền Nam Việt Nam. Về phía Liên Xô, tôi không phải nói gì cả (về tình hình ở miền Nam Việt Nam). Tôi chỉ nói một cách chung chung. Khi giao thiệp với Trung Quốc, tôi đã phải nói rằng cả hai [nước] đang đánh Mỹ. Tôi đã đi một mình. Tôi phải có mặt về vấn đề này. Tôi đã đến đó và nói chuyện với họ nhiều lần bằng cách này, mục đích chính là để xây dựng quan hệ gần gũi hơn giữa hai bên (nghĩa là Trung Quốc và Việt Nam). Chính xác là vào thời điểm đó Trung Quốc gây áp lực với chúng ta để xa lánh Liên Xô, cấm chúng ta không được đi với Liên Xô.
Họ đã làm rất căng. Đặng Tiểu Bình, cùng với Khang Sinh đã đến và nói với tôi: “Đồng chí, tôi sẽ giúp đồng chí vài tỷ [có lẽ là nhân dân tệ] mỗi năm. Đồng chí không thể nhận bất cứ thứ gì từ Liên Xô“.
Tôi không đồng ý điều này. Tôi nói: “Không, chúng ta phải đoàn kết và thống nhất với toàn bộ phe [xã hội chủ nghĩa]“.
Năm 1963, khi Khrushchev phạm sai lầm, ngay lập tức [Trung Quốc] ban hành một tuyên bố 25 điểm và mời đảng chúng ta đến cho ý kiến . Anh Trường Chinh và tôi đã đi cùng với một số anh em khác. Trong cuộc thảo luận, họ (Trung Quốc) lắng nghe chúng tôi đến, hình như là điểm thứ 10, nhưng khi đến điểm “không từ bỏ phe xã hội chủ nghĩa”, họ đã không nghe… Đặng Tiểu Bình nói: “Tôi chịu trách nhiệm về tài liệu của chính tôi, tôi muốn nghe ý kiến của các đồng chí, nhưng tôi không chấp nhận quan điểm này của các đồng chí“.
Trước khi chúng tôi ra về, Mao gặp anh Trường Chinh và tôi. Mao ngồi xuống trò chuyện với chúng tôi và cuối cùng ông ta tuyên bố: “Các đồng chí, tôi muốn nói cho các đồng chí biết điều này. Tôi sẽ là chủ tịch của 500 triệu nông dân đang thiếu đất, và tôi sẽ mang một đạo quân tiến xuống khu vực Đông Nam Á“. Đặng Tiểu Bình cũng ngồi ở đó, nói thêm: “Chủ yếu là vì nông dân nghèo, trong tình cảnh khó khăn cùng cực!”
Khi chúng tôi ra ngoài, tôi nói với anh Trường Chinh: “Đó anh thấy đó, âm mưu chiếm nước ta và Đông Nam Á. Bây giờ đã rõ rồi“. Họ dám tuyên bố điều đó như thế. Họ nghĩ chúng ta không hiểu. Đúng là không lúc nào họ không nghĩ đến đánh Việt Nam!
Tôi sẽ nói với các đồng chí nhiều hơn để các đồng chí có thể thấy thêm về tầm quan trọng quân sự trong vấn đề này.
Mao hỏi tôi: Ở Lào, có bao nhiêu cây số vuông đất?
Tôi trả lời: Khoảng 200.000 cây số vuông.
Mao hỏi: Dân số của họ bao nhiêu?
Tôi trả lời: Khoảng 3 triệu!
Mao nói: Như vậy là không nhiều! Tôi sẽ đưa dân tôi đến đó, thật mà!
Mao hỏi: Có bao nhiêu cây số vuông đất ở Thái Lan?
Tôi trả lời: Khoảng 500.000 cây số vuông.
Mao hỏi: Có bao nhiêu người?
Tôi trả lời: Khoảng 40 triệu!
Mao nói: Lạy Chúa! Tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc có 500.000 cây số vuông, nhưng có tới 90 triệu người. Tôi cũng sẽ đưa một số người dân của tôi tới Thái Lan!
Đối với Việt Nam, họ không dám nói về việc đưa người tới theo cách này. Tuy nhiên, ông ta (Mao) nói với tôi: “Đồng chí, có đúng là người của các đồng chí đã chiến đấu và đánh bại quân Nguyên?” Tôi nói: “Đúng“. Ông ta hỏi: “Có phải cũng chính người của đồng chí đã đánh bại quân Thanh?” Tôi nói: “Đúng“. Ông ta nói: “Và quân Minh nữa, phải không?” Tôi nói: “Đúng, và cả các ông nữa. Tôi đánh các ông luôn. Các ông có biết điều đó không?”
Tôi đã nói với Mao Trạch Đông như thế. Ông ta nói: “Có, có!” Ông ta muốn chiếm Lào, cả Thái Lan, cũng như muốn chiếm tất cả các nước Đông Nam Á. Đưa người dân đến sống ở đó. Quan điểm đó thật là phức tạp.
Trong quá khứ (nói đến vấn đề có thể xuất phát từ mối đe dọa của Trung Quốc trong thời gian này), chúng ta đã chuẩn bị rất nhiều, không phải là chúng ta không chuẩn bị. Nếu chúng ta không chuẩn bị, tình hình gần đây sẽ rất nguy hiểm. Không phải là vấn đề đơn giản.
Mười năm trước, tôi đã triệu tập các anh em trong quân đội đến gặp tôi. Tôi nói với họ rằng Liên Xô và Mỹ mâu thuẫn với nhau. Đối với Trung Quốc, họ đã bắt tay với đế quốc Mỹ. Trong tình hình căng thẳng này, các đồng chí phải nghiên cứu vấn đề này ngay lập tức. Tôi sợ rằng quân đội không hiểu ý tôi, nên tôi nói với họ rằng, không có cách nào khác để hiểu vấn đề này. Nhưng họ vẫn thấy khó hiểu. Hoàn toàn không dễ. Nhưng tôi không thể nói bằng cách nào khác. Và tôi đã không cho phép những kẻ khác túm lấy tôi.
Khi tôi đến Liên Xô, Liên Xô cũng làm khó tôi về Trung Quốc. Liên Xô đã triệu tập một cuộc họp gồm 80 đảng [cộng sản] để hỗ trợ Việt Nam, nhưng Việt Nam không tham dự hội nghị này, vì [buổi hợp này] không chỉ đơn giản chỉ nhằm giúp Việt Nam, mà còn có mục đích lên án Trung Quốc. Nên Việt Nam đã không đi.
Liên Xô nói: “Bây giờ các đồng chí bỏ rơi chủ nghĩa quốc tế [hay] là cái gì? Tại sao các đồng chí làm điều này?” Tôi nói: “Tôi hoàn toàn không bỏ rơi chủ nghĩa quốc tế. Tôi không bao giờ làm điều này. Tuy nhiên, để là người quốc tế, trước tiên phải đánh bại Mỹ. Và nếu một nước muốn đánh bại Mỹ, thì phải có sự thống nhất và đoàn kết với Trung Quốc. Nếu tôi đến hội nghị này, thì Trung Quốc sẽ gây nhiều khó khăn lớn với chúng tôi. Các đồng chí, hãy hiểu cho tôi“.
Tại Trung Quốc cũng có nhiều ý kiến và tranh luận khác nhau. Chu Ân Lai đồng ý việc hình thành một mặt trận với Liên Xô để chống Mỹ. Một lần, khi tôi đi Liên Xô để dự lễ kỷ niệm quốc gia, tôi có đọc một bức điện Trung Quốc gửi sang Liên Xô, nói rằng: “Bất cứ khi nào có ai đó tấn công Liên Xô, thì Trung Quốc sẽ đứng bên cạnh các bạn“. Đó là vì đã có một hiệp ước hữu nghị giữa Liên Xô và Trung Quốc từ thời trước đó (tháng 2 năm 1950).
Ngồi cạnh Chu Ân Lai, tôi hỏi ông ta: “Trong bức điện gửi đến Liên Xô gần đây, đồng chí đồng ý thành lập một mặt trận với Liên Xô, nhưng tại sao các đồng chí không thành lập một mặt trận chống Mỹ?” Chu Ân Lai nói: “Chúng tôi có thể thành lập mặt trận chống Mỹ. Tôi chia sẻ quan điểm đó. Các đồng chí, tôi sẽ thành lập một mặt trận với các đồng chí [Việt Nam]“. Bành Chân cũng ngồi ở đó, nói thêm: “Quan điểm này cực kỳ chính xác!” Nhưng khi vấn đề được thảo luận tại Thượng Hải, Mao nói là không thể và hủy bỏ nó. Các đồng chí thấy nó phức tạp như thế nào.
Mặc dù Chu Ân Lai giữ vững một số quan điểm này, ông ta dù sao cũng đồng ý xây dựng một mặt trận và [ông ta] đã giúp Việt Nam rất nhiều. Cám ơn ông ta rằng tôi có thể hiểu [nhiều về những gì đang diễn ra ở Trung Quốc]. Nếu không thì sẽ rất nguy hiểm. Có lần, ông ta nói với tôi: “Tôi đang làm hết sức mình để tồn tại ở đây, sử dụng Li Chiang tích lũy và hỗ trợ cho các đồng chí“. Thì ra vậy (tức là Chu Ân Lai đã sử dụng Li Chiang, để giúp người Việt Nam). Có nghĩa là, không có Chu Ân Lai, điều này sẽ hoàn toàn không thể xảy ra. Tôi đang mắc nợ ông ta.
Tuy nhiên, không đúng để nói rằng các lãnh đạo khác của Trung Quốc hoàn toàn chia sẻ quan điểm của Chu Ân Lai. Họ khác nhau nhiều thứ. Phải nói rằng, người kiên quyết nhất là người có tinh thần Đại Hán và là người muốn chiếm Đông Nam Á, đó chính là Mao Trạch Đông. Tất cả các chính sách [của Trung Quốc] đều nằm trong tay ông ta.
Điều tương tự cũng áp dụng đối với các nhà lãnh đạo hiện tại của Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng ta không biết tương lai sẽ ra sao, [sự thật của vấn đề là] họ đã tấn công chúng ta. Trong quá khứ, Đặng Tiểu Bình đã làm hai điều mà hiện đang bị đảo lộn. Đó là, khi chúng ta giành chiến thắng ở miền Nam Việt Nam, nhiều [lãnh đạo] Trung Quốc không hài lòng. Tuy nhiên, dù sao Đặng Tiểu Bình cũng chúc mừng chúng ta. Vì lý do này, ngay lập tức ông ta đã bị những người khác xem như là người theo chủ nghĩa xét lại.
Khi tôi đi Trung Quốc lần cuối, tôi dẫn đầu phái đoàn, và tôi đã gặp phái đoàn Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình đứng đầu. Khi nói về vấn đề lãnh thổ, gồm cả việc thảo luận về một số hòn đảo, tôi nói: “Hai đất nước chúng ta ở gần nhau, Có một số vùng lãnh thổ của chúng ta vẫn chưa được xác định rõ ràng. Hai bên nên thành lập các cơ quan để xem xét vấn đề này. Các đồng chí, làm ơn đồng ý với tôi [về vấn đề này]”. Ông ta (Đặng Tiểu Bình) đồng ý, nhưng sau khi làm như vậy, ngay lập tức ông ta bị nhóm lãnh đạo khác xem như là người theo chủ nghĩa xét lại.
Nhưng bây giờ ông ta (Đặng Tiểu Bình) điên rồi. Bởi vì ông ta muốn cho mọi người thấy rằng ông ta không phải là người theo chủ nghĩa xét lại, cho nên ông ta đã tấn công Việt Nam mạnh hơn. Ông ta để cho họ tiếp tục tấn công Việt Nam.
Sau khi đánh bại Mỹ, chúng ta giữ lại hơn một triệu quân, các đồng chí lãnh đạo Liên Xô hỏi chúng tôi: “Các đồng chí định đánh với ai mà giữ lại một đội quân thường trực lớn như vậy?” Tôi nói: “Sau này, các đồng chí sẽ hiểu“. Lý do duy nhất chúng ta giữ quân đội thường trực như thế là vì mối đe dọa của Trung Quốc đối với Việt Nam. Nếu không có [một mối đe dọa như thế], thì điều này (quân đội thường trực lớn) sẽ không cần. Gần đây, bị tấn công trên hai mặt trận, [chúng ta có thể thấy rằng] rất nguy hiểm nếu chúng ta đã không được duy trì một đội quân lớn.
(B) (Ý nghĩa của chữ “B” này trong văn bản gốc không rõ ràng) – Sau Đệ nhị Thế chiến, tất cả mọi người tin rằng tên sen đầm quốc tế là đế quốc Mỹ. Họ có thể tiếp quản và bắt nạt cả thế giới. Tất cả các nước, gồm các nước lớn đều sợ Mỹ. Chỉ có Việt Nam là không sợ Mỹ.
Tôi hiểu vấn đề này vì công việc đã dạy tôi. Người đầu tiên sợ [Mỹ] là Mao Trạch Đông. Ông ta nói với tôi, đó là, Việt Nam và Lào, rằng: “Ngay lập tức, các ông phải chuyển giao hai tỉnh của Lào đã được giải phóng cho chính phủ Viêng Chăn. Nếu các ông không làm như vậy, thì Mỹ sẽ sử dụng điều đó làm lý do tấn công. Đó là mối nguy lớn”. Về phía Việt Nam, chúng tôi đã nói: “Chúng ta phải chiến đấu chống Mỹ để giải phóng miền Nam Việt Nam“. Ông ta (Mao) nói: “Các ông không thể làm điều đó. Miền Nam Việt Nam phải nằm đợi trong một thời gian dài, đợi một đời, 5-10 đời hoặc thậm chí 20 đời kể từ bây giờ. Các ông không thể đánh Mỹ. Đánh Mỹ là nguy hiểm“. Mao Trạch Đông đã sợ Mỹ đến mức độ đó…
Nhưng Việt Nam không sợ. Việt Nam đã tiếp tục chiến đấu. Nếu Việt Nam không đánh Mỹ thì miền Nam Việt Nam sẽ không được giải phóng. Một đất nước chưa được giải phóng sẽ vẫn là một đất nước lệ thuộc. Không ai có được độc lập nếu chỉ có một nửa đất nước được tự do. Không có được độc lập cho đến năm 1975, đất nước chúng ta cuối cùng có được độc lập hoàn toàn. Có độc lập, tự do sẽ đến. Tự do phải là tự do cho cả nước Việt Nam …
Engels đã nói về chiến tranh nhân dân. Sau đó, Liên Xô, Trung Quốc và chính chúng ta cũng đã nói [về vấn đề này]. Tuy nhiên, ba nước rất khác về nội dung [chiến tranh nhân dân]. Không đúng là chỉ vì các bạn có hàng triệu người, thì các bạn có thể làm bất cứ điều gì các bạn muốn. Trung Quốc cũng nói đến chiến tranh nhân dân, tuy nhiên, [họ cho rằng] “khi kẻ thù tiến lên, thì chúng ta phải rút lui“. Nói cách khác, phòng thủ là chính, và chiến tranh được chia thành ba giai đoạn, vùng nông thôn được sử dụng để bao vây thành thị, trong khi [các lực lượng chính] chỉ ở lại trong rừng núi… Người Trung Quốc ở thế phòng thủ và rất yếu [trong Đệ nhị Thế chiến]. Ngay cả với 400 triệu người đọ sức với quân đội Nhật Bản có 300.000 – 400.000 quân, Trung Quốc vẫn không thể đánh bại họ.
Tôi phải lặp lại điều này như thế, vì trước khi Trung Quốc gửi cố vấn cho chúng ta, một số anh em Việt Nam chúng ta không hiểu. Họ nghĩ rằng [Trung Quốc] rất có khả năng. Nhưng họ không có kỹ năng và do đó chúng ta đã không làm theo [những lời khuyên của Trung Quốc].
Năm 1952, tôi rời miền Bắc sang Trung Quốc vì tôi bị bệnh và cần điều trị. Đây là lần đầu tiên tôi đi nước ngoài. Tôi đặt câu hỏi cho họ (Trung Quốc) và thấy nhiều điều rất lạ. Có những khu vực [đã bị] quân Nhật chiếm đóng, mỗi khu có dân số khoảng 50 triệu người, nhưng không có lấy một chiến binh du kích…
Khi tôi từ Trung Quốc trở về, tôi đã gặp Bác [Hồ]. Bác hỏi tôi:
- Đây là lần đầu tiên chú đi ra nước ngoài, phải không?
Vâng, đây là lần đầu tiên tôi đi ra nước ngoài.
- Chú đã thấy gì?
Tôi thấy hai điều: Việt Nam rất dũng cảm và họ (Trung Quốc) không dũng cảm chút nào.
Tôi hiểu điều này kể từ ngày đó. Chúng ta (Việt Nam) hoàn toàn khác với họ. Lòng can đảm vốn có trong con người Việt Nam và do đó chúng ta chưa bao giờ có một chiến lược phòng thủ (ý nói ở thế thủ). Mọi người dân chiến đấu.
Gần đây, họ (Trung Quốc) đã mang hàng trăm ngàn quân vào xâm chiếm nước ta. Hầu hết, chúng ta đã sử dụng lực lượng dân quân và quân đội trong vùng để tấn công họ. Chúng ta không ở thế thủ và do đó họ phải lùi bước. Họ không thể quét sạch dù một trung đội Việt Nam, trong khi chúng ta đã xóa sổ vài trung đoàn và hàng chục tiểu đoàn của họ. Có được như vậy là vì chiến lược tấn công của chúng ta.
Đế quốc Mỹ đã đánh với chúng ta trong một cuộc chiến kéo dài. Họ rất mạnh, nhưng họ đã thua. Nhưng có một yếu tố đặc biệt, đó là những mâu thuẫn gay gắt giữa Trung Quốc và Liên Xô. [Vì điều này,] họ đã tấn công chúng ta mạnh như thế này.
… Việt Nam đã chiến đấu chống Mỹ, và đã chiến đấu rất quyết liệt, nhưng chúng ta biết rằng Hoa Kỳ là một nước rất lớn, khả năng tích lũy hơn 10 triệu quân và đưa tất cả các loại vũ khí được xem là mạnh của họ vào để đánh chúng ta. Vì vậy, chúng ta đã phải chiến đấu trong một thời gian dài để làm cho cho họ giảm leo thang. Chúng ta là những người có thể làm được điều đó, Trung Quốc thì không thể. Khi quân đội Mỹ tấn công Quong Tre (Quảng Trị?), ngay lập tức Bộ Chính trị ra lệnh đưa quân đội vào chiến đấu. Chúng ta không sợ.
Sau đó tôi đi Trung Quốc gặp Chu Ân Lai. Ông ta nói với tôi: “Điều đó (cuộc tấn công vào Quảng Trị) có lẽ là chưa từng có, có một không hai. Chỉ có một [cơ hội] trên đời này, không có cơ hội thứ hai. Không ai dám làm những điều các đồng chí đã làm“.
… Chu Ân Lai là người đứng đầu Bộ Tham mưu. Ông ta dám nói, ông ta thẳng thắn hơn. Ông ta nói với tôi: “Nếu tôi biết trước cái cách mà các đồng chí sử dụng, chúng tôi không cần Vạn lý Trường chinh“.
Vạn lý Trường chinh là gì? Vào đầu cuộc hành quân có 300.000 quân, đến cuối Vạn lý Trường chinh chỉ còn 30.000 quân. 270.000 người đã chết. Thực sự ngu ngốc khi thực hiện cách này. Nói như vậy để các đồng chí biết chúng ta đang đi trước họ như thế nào. Trong tương lai không xa, nếu chúng ta chiến đấu chống lại Trung Quốc, chúng ta chắc chắn sẽ giành chiến thắng … Tuy nhiên, sự thật là nếu một nước khác [không phải Việt Nam] chiến đấu chống lại Trung Quốc, không rõ họ có giành được chiến thắng như thế này không (như Việt Nam).
… Nếu Trung Quốc và Liên Xô thống nhất với nhau, không chắc Hoa Kỳ có dám đánh chúng ta hay không. Nếu hai nước thống nhất và liên kết với nhau để giúp chúng ta, không chắc Hoa Kỳ có dám đánh chúng ta cái cách mà họ đã đánh. Họ sẽ do dự ngay từ đầu. Họ sẽ do dự như thời Kennedy. Việt Nam, Trung Quốc và Liên Xô, tất cả đã giúp Lào và ngay lập tức Mỹ ký một hiệp ước với Lào. Họ không dám gửi quân Mỹ sang Lào, họ để cho Đảng [Nhân dân Cách mạng] Lào tham gia chính phủ ngay lập tức. Họ không dám tấn công Lào nữa.
Sau đó, khi hai nước [Liên Xô và Trung Quốc] xung đột với nhau, Mỹ được [Trung Quốc] thông báo là họ có thể tiến tới và tấn công Việt Nam mà không sợ. Đừng sợ [sự trả đũa của Trung Quốc]. Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông đã nói với Mỹ: “Nếu các ông không tấn công tôi, thì tôi sẽ không tấn công các ông. Các ông có thể đưa nhiều quân vào miền Nam Việt Nam mà các ông muốn. Tùy các ông“.
… Hiện tại, chúng ta có biên giới với một nước rất mạnh, một nước với ý đồ bành trướng mà nếu muốn được thực hiện, phải bắt đầu với một cuộc xâm lược Việt Nam. Vì vậy, chúng ta phải chung vai gánh vác, vai trò lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta chưa bao giờ trốn tránh trách nhiệm lịch sử. Trước đây, Việt Nam đã thực hiện nhiệm vụ của mình, và lần này Việt Nam xác định không cho phép họ bành trướng. Việt Nam giữ độc lập riêng mình và làm như vậy cũng là để bảo vệ nền độc lập của các nước Đông Nam Á. Việt Nam kiên quyết không để Trung Quốc thực hiện âm mưu bành trướng. Trận đánh gần đây [với Trung Quốc] chỉ là vòng một. Hiện họ vẫn còn chuẩn bị nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, bất kể họ chuẩn bị đến mức độ nào, Việt Nam cũng sẽ thắng …
Tiến hành chiến tranh không phải là đi bộ thong thả trong rừng. Gửi một triệu quân vào cuộc chiến chống lại một nước ở bên ngoài liên quan đến vô số khó khăn. Gần đây họ đưa 500.000 – 600.000 binh lính để đánh chúng ta, nhưng họ đã không có thiết bị vận tải đầy đủ để cung cấp lương thực cho quân đội của họ. Trung Quốc hiện đang chuẩn bị 3,5 triệu quân, nhưng họ phải để lại một nửa số quân đó ở biên giới [Trung-Xô] để ngăn chặn Liên Xô. Vì lý do đó, nếu họ đưa 1 hoặc 2 triệu quân vào để đánh chúng ta, chúng ta sẽ không sợ bất cứ điều gì. Chúng ta chỉ có 600.000 quân tham gia, và trong tương lai gần, nếu chúng ta phải đánh với 2 triệu quân, sẽ không có vấn đề gì cả. Chúng ta không sợ.
Chúng ta không sợ bởi vì chúng ta biết cách đánh. Nếu họ đưa 1 triệu quân, họ sẽ chỉ giành được một chỗ đứng ở miền Bắc. Đi xuống vùng trung du, vùng đồng bằng và Hà Nội và thậm chí xuống dưới sẽ khó khăn hơn nữa.
Các đồng chí, như các đồng chí biết, bọn Hitler tấn công quyết liệt theo cách này, nhưng khi họ (Đức Quốc xã) đến Leningrad, họ không thể vào được. Với thành phố, người dân và các công trình phòng thủ, không thể nào thực hiện các cuộc tấn công hiệu quả chống lại mỗi người và mọi người. Thậm chí đánh trong hai, ba hoặc bốn năm, họ vẫn không thể vào. Mỗi làng ở đó (ở miền Bắc) thì giống như thế. Đường lối của chúng ta là: mỗi huyện là một pháo đài, mỗi tỉnh là một chiến trường. Chúng ta sẽ chiến đấu và họ sẽ không thể nào vào được cả.
Tuy nhiên, không bao giờ đủ khi chỉ đánh kẻ thù ở tiền tuyến. Phải có một đội quân hậu tập trực tiếp mạnh mẽ. Sau trận đánh gần đây kết thúc, chúng tôi đánh giá rằng, trong tương lai không xa, chúng ta phải đưa thêm vài triệu người đến mặt trận phía Bắc. Nhưng kẻ thù đến từ phía bắc, hậu phương trực tiếp cho cả nước phải là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh … Hậu phương trực tiếp bảo vệ thủ đô phải là Thanh Hóa và Nghệ Tĩnh. Chúng ta có đủ người. Chúng ta có thể đánh chúng bằng nhiều cách … Chúng ta có thể sử dụng 2-3 quân đoàn để giánh một cú mạnh vào chúng, sẽ làm cho chúng lảo đảo, trong khi chúng ta tiếp tục giữ đất của chúng ta. Để đạt được mục đích này, mỗi người lính phải là một người lính thực và mỗi đội phải là một đội hình thực sự.
- Bây giờ đã đánh xong một trận rồi, chúng ta không nên chủ quan. Chủ quan và đánh giá thấp kẻ thù là sai lầm, nhưng thiếu tự tin cũng sai. Chúng ta không chủ quan, chúng ta không đánh giá thấp kẻ thù. Nhưng chúng ta cũng tự tin và vững tin vào chiến thắng của chúng ta. Chúng ta cần phải có cả hai điều này.
- Bây giờ Trung Quốc có âm mưu đánh [chúng ta] để mở rộng xuống phía Nam. Nhưng trong thời đại hiện nay họ không thể đánh và dọn dẹp một cách dễ dàng. Trung Quốc chỉ đánh Việt Nam có vài ngày mà cả thế giới đã hét lên: “Không được đụng đến Việt Nam“! Thời đại hiện nay không giống như thời xưa. Trong những ngày này, không chỉ có chúng ta và họ (muốn nói Trung Quốc). Bây giờ cả thế giới đang gắn chặt với nhau. Loài người vẫn chưa hoàn toàn đi vào giai đoạn xã hội chủ nghĩa, nhưng đây là lúc mọi người đều muốn độc lập và tự do. [Ngay cả] trên các đảo nhỏ, người dân cũng muốn độc lập, tự do.
Cả nhân loại hiện nay như thế. Điều đó là rất khác với thời xưa. Thời đó, người dân chưa nhận thức rõ những điều này. Do đó, câu của Bác Hồ: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” là một ý tưởng của thời đại hiện nay. Đụng đến Việt Nam là đụng đến nhân loại và xâm phạm độc lập, tự do … Việt Nam là một quốc gia tượng trưng cho độc lập và tự do.
- Khi phải chiến đấu chống Mỹ, anh em chúng ta trong Bộ Chính trị đã thảo luận với nhau về vấn đề này, cân nhắc liệu chúng ta có dám đánh Mỹ hay không. Tất cả đều đồng ý đánh. Bộ Chính trị đã bày tỏ quyết tâm: để chiến đấu chống Mỹ, chúng ta không sợ Mỹ. Tất cả đều đồng tâm. Khi tất cả đã đồng ý đánh Mỹ, không sợ Mỹ, chúng ta cũng không sợ Liên Xô. Tất cả đều đồng ý. Chúng ta cũng không sợ Trung Quốc. Tất cả đều đồng ý. Nếu chúng ta không sợ ba điều này, chúng ta có thể đánh Mỹ. Đó là cách chúng tôi đã thực hiện trong Bộ Chính trị hồi đó.
Mặc dù Bộ Chính trị đã gặp và tổ chức các buổi thảo luận như thế và mọi người đồng lòng, sau này có một người đã nói với một đồng chí điều mà tôi đã nói. Đồng chí đó đặt câu hỏi cho Bộ Chính trị, hỏi lý do gì mà Anh Ba một lần nữa lại nói rằng, nếu chúng ta muốn đánh Mỹ, thì chúng ta không nên sợ Trung Quốc? Tại sao anh ấy phải nói như vậy nữa?
Lúc đó, anh Nguyễn Chí Thanh, người đã bị nghi là có cảm tình với Trung Quốc, đứng lên và nói: “Kính thưa Bộ Chính trị và kính thưa Bác Hồ, lời phát biểu của Anh Ba là đúng. Phải nói như thế (ý nói không cần phải sợ Trung Quốc), vì họ (Trung Quốc) gây rắc rối cho chúng ta nhiều điều. Họ chặn chúng ta ở chỗ này, rồi họ trói tay chúng ta ở chỗ kia. Họ không cho chúng ta đánh…”
Trong khi chúng ta đánh ở miền Nam Việt Nam, Đặng Tiểu Bình quy định rằng tôi chỉ có thể đánh ở mức trung đội trở xuống và không được đánh ở mức cao hơn. Ông ta (Đặng Tiểu Bình) nói: “Ở miền Nam, do các ông phạm sai lầm về việc đã khởi động đánh trước, các ông chỉ nên đánh ở mức trung đội trở xuống, không được đánh ở mức cao hơn“. Họ gây áp lực lên chúng ta như thế.
- Chúng ta không sợ ai cả. Chúng ta không sợ bởi vì chúng ta có lẽ phải. Chúng ta không sợ ngay cả anh trai của chúng ta. Chúng ta cũng không sợ bạn bè của chúng ta. Dĩ nhiên, chúng ta không sợ kẻ thù của chúng ta. Chúng ta đã đánh họ rồi. Chúng ta là con người, chúng ta không sợ bất cứ ai. Chúng ta độc lập. Cả thế giới biết chúng ta độc lập.
Chúng ta phải có một quân đội mạnh mẽ, bởi vì đất nước chúng ta đang bị đe dọa và bị bắt nạt … Không thể khác được. Nếu không, thì sẽ nguy hiểm vô cùng, nhưng đất nước chúng ta nghèo.
- Chúng ta có một quân đội mạnh, điều đó không có cách nào làm nhụt chí chúng ta. Có một số chính sách của Trung Quốc đối với chúng ta: xâm lược và chiếm đóng nước ta, tìm cách làm suy yếu chúng ta về kinh tế và làm cho điều kiện sống của chúng ta khó khăn. Vì những lý do này, để chống lại Trung Quốc, trước hết, chúng ta phải, không những chiến đấu, mà còn làm cho chúng ta mạnh mẽ hơn. Để đạt được mục đích này, theo tôi, quân đội của chúng ta không nên là một lực lượng lãng phí nguồn lực của nhà nước, mà nên là một lực lượng sản xuất mạnh mẽ. Khi kẻ thù đến, họ (những người lính) cầm súng ngay lập tức. Khi không có kẻ thù, thì họ sẽ sản xuất đàng hoàng. Họ sẽ là biểu tượng tốt nhất và cao nhất trong sản xuất, sản xuất nhiều hơn bất cứ người nào khác. Dĩ nhiên, đó không phải là một câu chuyện mới …
- Hiện nay, trên vai quân đội của chúng ta đang gánh vác một nhiệm vụ lịch sử: bảo vệ độc lập và tự do của chúng ta, trong khi cùng lúc bảo vệ hòa bình và độc lập trên toàn thế giới. Nếu chính sách bành trướng của bè lũ phản động Trung Quốc không thể thực hiện được nữa, sẽ là lợi ích của cả thế giới. Việt Nam có thể làm điều này. Việt Nam có 50 triệu người rồi. Việt Nam có những người bạn Lào và Campuchia và có địa thế vững chắc. Việt Nam có phe [XHCN] và tất cả nhân loại đứng về phía ta. Rõ ràng là chúng ta có thể làm điều này.
… Các đồng chí có biết người nào trong đảng chúng ta, trong nhân dân của chúng ta, nghi chúng ta sẽ thua Trung Quốc? Dĩ nhiên là không có ai cả. Nhưng chúng ta phải duy trì các mối quan hệ bạn bè của chúng ta. Chúng ta không muốn hận thù dân tộc. Tôi lặp lại: tôi nói điều này bởi vì tôi chưa bao giờ cảm thấy căm thù Trung Quốc. Tôi không cảm thấy như thế. Đó là họ đánh chúng ta.
Hôm nay tôi cũng muốn các đồng chí biết rằng trong thế giới này, người đã bảo vệ Trung Quốc là chính tôi! Đó là sự thật. Tại sao vậy? Bởi vì trong hội nghị tháng 6 năm 1960 tại Bucharest, 60 đảng đứng lên chống lại Trung Quốc, nhưng chỉ có mình tôi là người bảo vệ Trung Quốc. Việt Nam chúng ta là thế. Tôi sẽ tiếp tục lặp lại điều này: Tuy họ cư xử tồi tệ, chúng ta biết rằng người của họ là bạn của chúng ta. Về phía chúng ta, chúng ta không cảm thấy xấu hổ với Trung Quốc. Tuy nhiên, âm mưu của một số lãnh đạo (Trung Quốc) là một vấn đề khác. Chúng ta coi họ chỉ là một bè lũ. Chúng ta không nói tới đất nước họ. Chúng ta không nói người dân Trung Quốc xấu với chúng ta. Chúng ta nói bè lũ phản động Bắc Kinh. Tôi nói lại điều này một lần nữa một cách nghiêm túc như thế.
Vì vậy, chúng ta hãy kiểm soát tình hình chặt chẽ, trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, và không bao giờ nới lỏng sự cảnh giác. Về mối quan hệ với Trung Quốc cũng vậy. Tôi tin rằng trong 50 năm, hoặc thậm chí trong 100 năm, chủ nghĩa xã hội có thể thành công, và lúc đó chúng ta sẽ không bị vấn đề này nữa. Nhưng sẽ mất một thời gian [dài] như thế. Vì vậy, chúng ta phải chuẩn bị và sẵn sàng trên mọi phương diện.
Hiện nay, chắc chắn không ai còn nghi ngờ nữa. Nhưng cách đây năm năm, tôi dám chắc rằng [không có] đồng chí nào nghi ngờ Trung Quốc có thể đánh chúng ta. Nhưng có. Đó là vì các đồng chí [này] không có kiến thức về vấn đề này. Nhưng đó không phải là trường hợp của chúng tôi (Lê Duẩn và ban lãnh đạo). Chúng ta biết rằng Trung Quốc đã và đang tấn công chúng ta [cách đây] mười năm hoặc hơn. Vì vậy chúng ta không ngạc nhiên [về cuộc tấn công của Trung Quốc vào tháng 1 năm 1979].
Ngọc Thu dịch từ: http://www.wilsoncenter.org/index.cfm?topic_id=1409&fuseaction=va2.document&identifier=5034BF75-96B6-175C-95920EA599AF9609&sort=subject&item=Chinese%20troops
© Ngọc Thu (Bản tiếng Việt)
Nguyễn Ngọc Già – Dân trong nước còn “lấn cấn”, huống gì Việt kiều!
Nguyễn Ngọc Già
Sanh ra, lớn lên, và đang sống tại Saigon để nhìn, để cảm nhận và để
suy nghĩ về người Việt gần 40 năm qua, kể từ ngày 30/4/1975, tôi tự hỏi:
“còn bao lâu?”Còn bao lâu cho thân thôi lưu đày chốn đây?
Còn bao lâu cho mây đen tan trên hồn người?
Còn bao lâu tôi xa anh, xa em, xa tôi?
(Phúc âm buồn – Trịnh Công Sơn)
Đúng vậy. Đúng như tác giả Nguyên Dung nói: “Chúng tôi, Việt kiều vẫn còn rất… lấn cấn”. Với tư cách người Saigon có người thân, bằng hữu mà những người này dù đã ra nước ngoài sinh sống bằng nhiều con đường (du học trước và sau 1975 rồi ở lại, ra đi diện H.O, ra đi diện ODP, kết hôn và cả vượt biên) hay đang trong nước, tôi nghĩ mình phải có trách nhiệm lên tiếng cho người Việt chúng ta trước những lời chủ quan theo cách ông Dương Trung Quốc nêu suy nghĩ: “Tôi không nghĩ kiều bào còn lấn cấn nhiều về chế độ chính trị…“.
Tôi cho rằng, cách nói của ông Quốc vẫn là cách nói áp đặt, nói cho xong chuyện, mà không có dẫn chứng hay một con số điều tra xã hội học nào thuyết phục, thế nên phản ứng của kiều bào là tất nhiên.
Vừa qua, người bạn tôi làm trong ngành y cho biết: một giáo sư Việt kiều nổi tiếng về chuyên môn và tấm lòng của ông đối với quê nhà đã vì một việc rất nhỏ mà ông giật mình và hoang mang lo lắng, tuy vậy, sau đó ông cũng được giải tỏa để an tâm.
Số là, vị giáo sư này hay được mời về Việt Nam để thuyết trình và hướng dẫn một số phương cách điều trị trong chuyên môn y khoa của ông. Mỗi khi về nước, ông đều được các bệnh viện tiếp đón trọng thị vì tài năng và tấm lòng của ông. Thường thường, Ban giám đốc các bệnh viện, dù bận rộn cũng ra tiếp chuyện ông trong vài phút để nói lời cám ơn ông. Lần vừa qua, ông đến một bệnh viện lớn tại Tp.HCM để trao đổi và thuyết trình về chuyên môn như thường lệ ông vẫn làm, tuy nhiên lần này không có một bóng dáng nào trong Ban giám đốc ra bắt tay hoặc trò chuyện dăm ba phút. Ông giáo sư (tạm gọi GS.X) bỗng chột dạ, không phải ông lễ mễ hay kiêu kỳ gì cả, mà ông thật sư hoang mang về “sinh mạng chính trị” của ông, bởi có cái gì đó khác lạ so với mọi lần. Sau cùng, tìm hiểu ra, do công việc tổ chức lần này được giao cho người chưa quen việc, nên thiếu công đoạn đó. Tất nhiên, GS.X thở phào!
Người bạn tôi cho biết thêm, dù chỉ là thuần túy về chuyên môn y khoa, nhưng tài liệu phát ra luôn được kiểm duyệt từ phía an ninh, mỗi khi vị giáo sư nổi tiếng này về Việt Nam. GS. X cũng biết rõ và vui vẻ chấp nhận điều này. Vì thế, tài liệu bao nhiêu trang, phát cho bao nhiêu người dự, nhất nhất phải đúng y như thế, không thiếu không thừa, sau khi đã được kiểm duyệt.
Theo người bạn cho biết, GS.X là người giản dị, cởi mở, nhưng ông vẫn còn bị ám ảnh rất nhiều về cách ứng xử (theo dõi, rình rập…) từ phía an ninh. Mặc dù ông chẳng tham gia làm chính trị gì cả, nhưng ông rất sợ bị… chụp mũ, vu cáo (bằng cách chèn vô trong tài liệu “cái gì đó”, việc này hoàn toàn có thể xảy ra, đôi khi chỉ là sự vớ vẩn của lòng ganh ghét, đố kỵ, thậm chí “buồn buồn”, “bữa nay nhìn mặt cha này sao thấy ghét quá” v.v… cũng có thể sanh chuyện).
Trường hợp nữa, Thạc sĩ Lê Duy Loan hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Chị Lê Duy Loan (1), người phụ nữ tài năng, nhân hậu mà tấm gương chị đáng để khâm phục, ngưỡng mộ, cảm kích cho rất nhiều người Việt trong và ngoài nước, cũng không tránh được việc theo dõi, bám sát, kiểm duyệt tài liệu, mỗi khi về Việt Nam, dù làm từ thiện hay chuyên môn giúp cho các trường đại học, viện nghiên cứu…. Có vẻ như, dù việc làm thiện nguyện của chị gây xúc động lớn tại Việt Nam, vẫn không xóa được những đầu óc lạc hậu xưa cũ, với những nghĩ suy đã hằn vào từng nếp gấp trong não bộ của giới cầm quyền. Dường như, lấp ló sau việc làm thiện nguyện của chị Lê Duy Loan, họ vẫn săm soi và dòm ngó bởi cái đặc trưng của người CS: không tin bất kỳ ai, kể cả “đồng chí” của họ.
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng (như Lê Duy Loan)
(Trịnh Công Sơn)
trở nên xa xỉ, hào nhoáng hoặc vô nghĩa đối với người CS! Tình yêu quê hương, đồng bào ruột thịt của chị Lê Duy Loan, bất chấp trải qua nhiều năm vẫn không thể gột rửa những vết bợn trong nghĩ suy của người CS? Phải chăng vì đa số giới cầm quyền xuất thân và được nuôi dưỡng quá lâu trong hận thù, thủ đoạn, dối trá và tàn bạo, nên cách sống lạnh lùng và đầy hoài nghi (vô căn cứ) không thể gỡ bỏ trong óc họ? Đặc biệt nhất là đối với những người CS xuất thân từ lãnh vực công an, ngoại giao và tuyên truyền? Bạn có quyền suy ngẫm điều này, nếu nó đáng để suy ngẫm.
Đương nhiên, đối với Việt kiều bình thường về quê chơi, thăm thú, du lịch v.v… giới cầm quyền chẳng bận tâm lắm. Khốn nỗi, đây lại là số lớn, những Việt kiều bình thường này được ứng xử dễ chịu, thậm chí còn… thoải mái và khá tự do(!) bởi tầng lớp này là… “người nước ngoài”(?!). Chính vì vậy, giới cầm quyền càng có căn cứ để che mắt phần lớn Việt kiều, dân trong nước và thế giới về việc vi phạm nhân quyền. Viết đến đây, thấy sao chua xót cho dân quèn trong nước quá!
Nói chính xác hơn, giới cầm quyền sợ Việt kiều nổi tiếng là chủ yếu, bởi sức ảnh hưởng lớn trong chuyên môn, kể cả việc làm thiện nguyện càng ngày càng lan tỏa, dẫn đến ảnh hưởng về chính trị đối với tầng lớp trí thức trong nước là điều khó tránh khỏi, nên buộc phải bằng mọi cách kiềm chế sức ảnh hưởng rộng lớn này. Người CS tự biết rõ không đủ khả năng, lý lẽ để thuyết phục (hay lôi kéo?) những Việt kiều này, do vậy làm sao họ có thể thuyết phục được đông đảo kiều bào bình thường khác? Một trong các bằng chứng khó chối cãi, chính sách cho Việt kiều mua nhà tại Việt Nam(3) tỏ ra ngạo mạn, thiếu tôn trọng, nhuốm màu bố thí, đã thất bại hoàn toàn sau hơn 2 năm triển khai. Tất nhiên, nhiều người sẽ vịn vào cớ kinh tế thế giới đang suy trầm mà Việt Nam không tránh khỏi, đặc biệt ở lãnh vực bất động sản. Dù sao, đó cũng là cách xảo biện, bởi Nghị quyết 36 (về người VN ở nước ngoài) bị Việt kiều lên án và kêu gọi tẩy chay mạnh mẽ.
Thêm một dẫn chứng nữa cho thấy giới cầm quyền rất sợ Việt kiều nổi tiếng, đó là trường hợp nhạc sĩ Việt Khang bị bắt vô pháp vì sáng tác hai nhạc phẩm “Việt Nam tôi đâu?” và “Anh là ai?”. Ban đầu sự việc có vẻ không gây chấn động lắm, tuy nhiên, vừa qua nhạc sĩ Trúc Hồ thuộc đài SBTN kêu gọi thành công ngoài sức tưởng tượng, khi thu thập chữ ký của hơn 30.000 kiều bào Mỹ chỉ trong vòng 1 tuần lễ (vẫn đang tiếp diễn) vận động Chính phủ Hoa Kỳ gây áp lực để buộc giới cầm quyền Việt Nam trả tự do cho anh Việt Khang và nhiều tù nhân lương tâm khác, việc này càng nổi rõ vấn đề: sự kêu gọi của Việt kiều nổi tiếng tựa như làn sóng trùng trùng lớp lớp dạt dào cuộn chảy. Đó có thể gọi là “sức mạnh mềm” nhưng tựa như câu thành ngữ “nước chảy đá mòn”. Hình như “đá bảo thủ”, “đá lì lợm”, “đá cố chấp”, “đá hằn thù”… đang ngày càng bị bào mòn bởi từng “dòng nước yêu quê” trong lành của các Việt kiều nổi tiếng – như một cánh quân hữu hiệu trong công cuộc vĩ đại của người Việt Nam: DÂN CHỦ – TỰ DO – HÒA GIẢI?
Tuy thế, lý do mà tôi cho là có khác biệt giữa những Việt kiều này khi nghĩ về GS. Ngô Bảo Châu, bởi ý thức hệ là điều không phải một sớm một chiều thay đổi được. Chúng ta đều biết GS. Ngô Bảo Châu gắn chặt tuổi thơ (có thể nói là êm đềm) với miền Bắc cùng sự chăm chút đến từng lọ nước sâm (4) cũng như cha mẹ anh là những người có ý thức hệ rõ rệt thuộc về CS (dù là CS tốt như bà Lê Hiền Đức v.v…). Vì thế, tôi cho rằng giới cầm quyền dễ khuyến dụ GS. Châu hơn. Nếu anh Châu ra nước ngoài từ lúc vài ba tuổi và không còn liên hệ ruột thịt tại Việt Nam, hoặc bản thân hay gia đình đã từng bị ngược đãi, chịu đau khổ, uất ức gì đó, anh ấy có mau chóng chấp nhận cái ghế Viện trưởng Viện toán cao cấp như vừa qua? Tôi hoàn toàn tin anh Châu không hề nghĩ đến vật chất trong trường hợp này, mà trên hết anh Châu nghĩ đang góp phần nhỏ trong việc xây dựng đất nước. Vì vậy, những ai đả kích hay chê bai Ngô Bảo Châu cũng nên cảm thông và vạch ra cho anh Châu thấy việc anh bị lợi dụng để “làm màu” cho chính thể này, cũng như nguy cơ “bỏ rơi” Ngô Bảo Châu nếu có sự cố gì xảy ra, đó là điều anh Châu nên nghĩ thêm!
Dù sao, nếp nghĩ, nếp làm, nếp quản lý của phía cầm quyền, cho tới nay vẫn tỏ ra tùy tiện, cảm tính (yêu, ghét bất chợt…). Trên hết, chính cái cách kiểm duyệt tài liệu chuyên môn, theo dõi… biểu lộ sự thiếu tin tưởng và xúc phạm GS.X., Thạc sĩ Lê Duy Loan cùng nhiều Việt kiều nổi tiếng khác, thể hiện một thứ tư duy ấu trĩ, lạc hậu trong thời đại a còng. Thử hỏi, giả sử GS.X, Thạc sĩ Lê Duy Loan và nhiều Việt kiều nổi tiếng khác “làm chính trị”, thậm chí “làm gián điệp”, chẳng lẽ họ sử dụng phương pháp thô kệch bằng cách nhét vào trong tài liệu rồi đưa cho những người tham dự sao? Các ông trực tiếp kiểm duyệt tài liệu, có hiểu nổi trong đó viết cái gì không nhỉ? Những con số, những thuật ngữ, học thuật chuyên ngành mà ngay cả giới chuyên môn điêu luyện còn tranh luận phờ ra trước khi đi đến thống nhất, thì (xin lỗi) các ông kiểm duyệt có đọc, có dò, có mò từng chữ từng câu, chắc đến “tết công gô” cũng chẳng hiểu nổi! Tôi có thể gọi đó là cách làm việc vừa dốt nát vừa trịch thượng không? Đó cho thấy, Việt kiều còn lấn cấn lắm!
Vấn đề vẫn là lòng tin đối với Việt kiều – điều mà cho tới nay, chưa có gì tiến bộ từ phía cầm quyền. Dường như trong sâu thẳm, giới cầm quyền hiện nay đã vạch ra lằn ranh vô hình nhưng hiện hữu giữa kiều bào và dân trong nước. Đặc biệt, đối với người nổi tiếng trong chuyên môn nào đó và có sức ảnh hưởng, lan tỏa rộng trong giới, người CS càng rất sợ. Một điều rõ ràng, họ sợ ảnh hưởng từ chuyên môn dễ dẫn đến ảnh hưởng về chính trị. Đó lý giải thêm, tại sao GS. Nguyễn Hưng Quốc đã không dưới 2 lần bị từ chối nhập cảnh, bởi lĩnh vực chuyên môn của ông Nguyễn Hưng Quốc quả là “nhạy cảm” và thái độ chính trị của ông cũng rõ ràng không kém. Còn nhiều trường hợp các Việt kiều nổi tiếng khác như Trịnh Hội chẳng hạn. Thế nên, làm sao dám nói đến Dương Nguyệt Ánh – một Việt kiều nổi tiếng và uy tín đầy mình không chỉ trên nước Mỹ.
Cuối cùng, quay trở lại câu hỏi: “còn bao lâu?” như trong phần mở bài, chúng ta sẽ nói gì khi hỏi nhau “còn bao lâu” người Việt Nam mới được sống trong dân chủ, tự do, nhân ái và bao dung?
Có thể không lâu lắm và sẽ là tuyệt vời khi không phải đổ máu cho điều đó, nếu người CS hiểu ra một điều nhỏ nhoi:
Niềm tin không ở đâu xa, ở ngay trong tâm khảm của những ai thật sự mến yêu đất nước này. Có niềm tin là có tất cả. Sự hoài nghi, đố kỵ và hẹp hòi đã ở qúa lâu trong tâm hồn người CS, hãy giội những dòng nước mát trong lành mang tên “Yêu Quê Hương” trên những tâm hồn già cỗi. Muộn lắm rồi đó! Tuy vậy, “Better late than never”.
Nguyễn Ngọc Già
________________
http://www.youtube.com/watch?v=Vn2twnkO848 (1)
http://tuoitre.vn/The-gioi/Nguoi-Viet-xa-que/347703/Nu-chuyen-gia-tai-nang-cua-Tap-doan-Texas-Instruments-My.html (2)
http://vneconomy.vn/20100826040723704p0c17/viet-kieu-mua-nha-tren-thong-duoi-chua-thoang.htm (3)
http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2010/02/3ba187a5/ (4)
Đọc thêm
Nguyên Dung – Chúng tôi, Việt Kiều vẫn còn rất… lấn cấn
Phong Uyên – Cái gọi là Chủ nghĩa Mác – Lê Nin chỉ là chủ nghĩa Stalinit
Phong Uyên
Trong bản tham gia góp ý văn kiện Đại hội Đảng XI Phát triển học
thuyết Mác – Lê Nin được tác giả, “người lao động” Ngô Văn Hải, cho đăng
lại trên Dân Luận mới đây, tác giả có ý muốn nêu ra những thiếu sót
trong lí luận của Marx và Lê Nin mà tác giả gắn chặt với nhau trong cái
gọi là chủ nghĩa Mác – Lê Nin, không phải để “đột phá” theo đúng nghĩa
chủ nghĩa này, mà để giúp Đảng hoàn thiện và phát triển nó. Vấn đề là
không thể đột phá một cái không có hiện hữu: chủ nghĩa Mác – Lê Nin chỉ
là một sự bày đặt của Staline một năm sau khi Lê Nin mất.
Người tiếp tục và phát triển những ý tưởng triết học của Marx là Engels
mà ông Ngô Văn Hải chỉ nhắc tới có một lần, chứ không phải Lê Nin. Marx
cũng chỉ là một lí thuyết gia chứ không phải là người đề xướng ra một
chủ nghĩa nào cả. Nếu Marx sống trong thời hiện đại, chắc chắn cũng sẽ
được giải Nobel về kinh tế như cả mấy chục người khác từ khi có giải
Nobel cho tới nay và đã bị quên lãng như những người này một vài năm
sau.
Tôi xin chia bài viết này làm ba phần:
- Marx, Engels, Lénine và ngay cả Staline, đều không phải là những người Mác xít
- Cái gọi là Chủ nghĩa Mác – Lê Nin chỉ là chủ nghĩa Stalinit cũng như cái biến dạng của nó là chủ nghĩa Maoit
- Cũng không có Tư bản chủ nghĩa mà chỉ có Kinh tế thị trường từ khi có loài người Homo Sapiens
Marx và Engels đều là những nhà trí thức tư sản: Engels xuất thân trong một gia đình tư bản siêu quốc gia về ngành dệt, có xưởng máy ở Manchester, Anh. Marx là dòng dõi một gia đình vọng tộc gốc Do Thái có nhiều người làm giáo sĩ tuy sau cả gia đình đều rửa tội theo đạo Phản thệ. Marx kết hôn với một phụ nữ thuộc dòng dõi quí tộc Phổ, anh vợ là bộ trưởng bộ Nội vụ trong chính phủ Hoàng gia Phổ. Cả hai, Marx và Engels, đều được giáo dục theo chuẩn mực của những gia đình thượng lưu Âu châu thời ấy, lấy văn minh Hi Lạp, La Mã và văn hóa Pháp làm căn bản. Marx là một người rất thông thái, làm luận án tiến sĩ triết học bằng tiếng cổ Hi Lạp, nhưng quen sống trong tháp ngà, được gia đình bên vợ và sau lại được Engels chu cấp nên không làm ăn gì cả lại có đời tư rất bê bối đẻ con rơi với một người nữ quản gia mà gia đình vợ gửi qua Anh nuôi mấy đứa con của Marx, làm Engels phải nhận làm con mình để tránh tai tiếng cho Marx.
Marx đã tự nói “tôi không phải là người Mác-xít” và cũng không phải là một kinh tế gia khi tự than “Là một nhà kinh tế, vậy mà tôi không lo nổi kinh tế cho chính bản thân mình”.
Marx chỉ là một nhà triết học đã dùng biện chứng pháp để suy luận lịch sử như các nhà triết học cổ Hi Lạp đã dùng biện chứng pháp để suy luận về mọi vấn đề cách đây 2500 năm. Biện chứng pháp chỉ là một phương pháp suy luận như Âm – Dương trong kinh Dịch, như hệ Nhị số trong Tin học bây giờ. Khái niệm “đấu tranh giai cấp” là “định đề” của sự suy luận này. Vả lại thuật ngữ “giai cấp” theo tiếng Âu Tây chỉ có nghĩa là một lớp người (une classe). Biến khái niệm “Đấu tranh giai cấp” của Marx thành một chủ nghĩa không khác gì biến định đề Ơ-clit thành một chủ nghĩa trong hình học.
Cũng khó có thể nói danh từ “cộng sản” do Marx đặt ra: Năm 1847 Marx thảo một bản đả kích (un pamphlet) trong đó Marx nhân danh những người Công chính (les Justes) lặp lại gần như toàn thể những nguyên lí của Engels. Engels góp ý với Marx là phải trình bày làm sao cho thật dễ hiểu và phải tìm một nhan đề thật kêu để lôi cuốn. Bài đả kích của Marx được biến thành một bản Tuyên ngôn (Manifeste): Tuyên ngôn của đảng Cộng sản. Thật ra hồi đó chưa có đảng cộng sản mà chỉ có “Liên đoàn những người cộng sản” mà tên đầu tiên là “Liên đoàn những người công chính” (Ligues des Justes). Ngay cả câu “Vô sản mọi xứ trên toàn cầu hãy hợp nhất lại cũng là theo ý của Engels chứ mới đầu Marx chỉ muốn đưa ra châm ngôn như Khổng Tử “Mọi người đều là anh em”. Có lẽ Marx vẫn chịu ảnh hưởng của câu “Tự do, Bình đẳng, Huynh đệ” của Cách mạng Pháp.
Ông Ngô văn Hải cũng căn cứ vào “Giáo trình triết học nội dung của Mác” để “qui định phủ định của phủ định”(?), đột phá Biện chứng lịch sử của Mác mà ông cũng cho là của Lê Nin khi ông nói “phép biện chứng Mác – Lê Nin”. Không có lẽ cần phải nhắc lại với ông Ngô Văn Hải là không có cái gọi là biện chứng Mác – Lê Nin, trừ khi ông muốn ám chỉ ban Tuyên giáo ĐCSVN vẫn muốn bắt mọi người hiểu Marx và Lénine theo ý Staline. Tôi xin nhắc lại là cuốn Tư bản luận (Le Capital) của Marx mà chúng ta đang học là của Staline cho viết lại chứ không phải của Marx. Người ta đã chứng minh rằng trong 4 tập của cuốn Tư bản luận, Marx chỉ viết có tập đầu. Tôi xin kể lại “hành trình” của cuốn Tư bản luận:
Bắt đầu từ năm 1865 (Lénine chưa ra đời) Marx đã bỏ rất nhiều công sức viết cuốn Tư bản luận. Nhưng chỉ có tập đầu xuất bản năm 1875 (và được dịch ra tiếng Pháp ngay từ đầu) là có sự kiểm tra của Marx. Tập 2 xuất bản năm 1885 và tập 3 xuất bản năm 1894 được biên soạn bởi Engels. Tập 4 do Karl Kautsky biên tập và xuất bản năm 1905-1910. Tuy nhiên mới đây người ta đã công bố các tập sau của bộ Tư bản luận mà David Ryazanov (một học giả Bôn sê víc bị Stalin xử bắn năm 1938) – dịch từ bản thảo viết tay của Marx – có rất nhiều khác biệt với các tập Tư bản luận mà Engels biên soạn, thậm chí có nhiều đoạn đã bị Engels thay đổi. Bởi vậy nếu tin vào bộ Tư bản luận của Staline và của nhà Xuất bản Sự Thật (nay là nhà xuất bản Chính trị Quốc gia) để suy luận về Marx thì khác gì đổ thóc giống ra mà ăn!
Ông Ngô Văn Hải đã hoàn toàn bỏ quên Engels hay không biết là Đệ Nhất Quốc tế do Marx sáng lập năm 1864 ở London đã tự giải tán năm 1876, bẩy năm trước khi Marx mất vì sự bất đồng ý kiến giữa phe theo Marx và phe vô chính phủ theo Bakounine. Sở dĩ tên tuổi của Marx còn lưu lại hậu thế là vì có dính tới Engels người đã sáng lập ra Đệ Nhị Quốc tế tại Paris năm 1889. Các đảng Dân chủ Xã hội trên thế giới chỉ là các phân bộ của Đệ Nhị Quốc tế. Đảng Dân chủ Xã hội Công nhân Nga (PSDOR) mà Lénine làm thủ lãnh là một phân bộ của Đệ Nhị Quốc tế cũng như Phân bộ Pháp Thợ thuyền Quốc tế (SFIO), tiền thân của đảng Xã hội Pháp hiện nay. Các đảng Dân chủ Xã hội ở phương Tây ngày nay mà ĐCSVN cấm mọi người nói đến, là thừa kế độc nhất của tư tưởng Marx – Engels.
- Lénine (1870-1924) thua Marx và Engels tới hơn nửa thế kỷ là con một ông thanh tra học vụ có công với Sa hoàng nên ông này được phong một tước nhỏ trong hàng qúi phái. Cũng vì vậy Lénine khi làm cách mạng bị bắt, chỉ bị quản thúc 4 năm trong làng của mình và được cung cấp sách vở tha hồ viết sách báo. Vợ Lénine cũng con một sĩ quan thuộc dòng quí phái như vợ Marx. Sau khi lấy vợ, từ năm 1895 trở đi, luôn luôn sống ở Genève và Paris. Ở Paris, Lénine còn đèo thêm một người tình, Elisabeth Armand, cho ở cạnh nhà vợ ở cùng đường Campagne Première khu nghệ sĩ Montparnasse, hàng ngày ra quán Closerie des Lilas nhậu nhẹt với giới thượng lưu trí thức. Tháng Tư năm 1917 Lénine được Đức đem xe bọc sắt có bảng ngoại giao đem từ Thụy Sĩ về Nga xuyên qua Đức. Vì vậy mà có tin đồn Lénine là tay sai của Đức được Đức dùng để chống lại Nga Hoàng đang có chiến tranh với Đức.
- Chỉ có Staline (1879-1953) là “bần cố” bị cha nghiện rượu đánh đập suốt ngày, may được người mẹ gửi mấy ông cha cố mong sau này trở thành một ông cha cố cho bõ công người mẹ. Học nửa chừng bị đuổi khỏi dòng tu nên người mẹ rất buồn bực. Sau này khi công thành danh toại trở về thăm mẹ tự khoe là bây giờ đã thay Nga hoàng. Người mẹ chỉ trả lời: tao thích mày làm cha cố hơn. Staline giận tím người đến khi mẹ chết cũng không thèm về đưa đám ma, nhưng đã vẫn giữ những nề nếp của các cha cố, tổ chức đảng cộng sản như một giáo hội mà mình là giáo chủ. Nhưng cũng trong cái giáo hội Cộng sản này có nhiều người “tử vì đạo” nhất.
Thử tưởng tượng nếu Marx, Engels, Lénine, và cả Staline, còn sống dưới thời Mao hay trong thời kỳ cải cách ruộng đất ở Việt Nam, thì sẽ không tránh khỏi bị kết tội trí phú địa hào hay thuộc thành phần lưu manh trong xã hội, tay sai của các cha cố (Staline).
Cái định nghĩa đúng nhất về chủ nghĩa Mác – Lê Nin là của Souvarine, một người Marxiste theo phe Lénine chống lại Staline và là một trong những người sáng lập đảng Cộng sản Pháp: “Chủ nghĩa Mác – Lê Nin chỉ là một cách nói láo khoét được Staline đặt ra sau khi Lénine chết để che giấu những thủ đoạn quái gở của mình. Thực ra nó đồng nghĩa với chủ nghĩa Stalinit, ngược với luận thuyết của Marx và chỉ làm lố bịch những ý tưởng của Lénine” (Wikipédia). Souvarine cho cái chủ nghĩa Stalinit chỉ là chủ nghĩa Tư bản Nhà nước (Capitalisme d’État).
Có thể nói, ngoại trừ những khái niệm triết học xa vời thực tiễn, Marx không bao giờ có được một hành động thiết thực ngay đối với bản thân mình. Engels, trái lại có những hành động thức thời như khi lập ra Đệ Nhị Quốc Tế tập hợp mọi tổ chức như các công đoàn, các đảng xã hội mỗi nước để kiến tạo một lực lượng quốc tế mỗi ngày một lớn mạnh có đủ sức đương đầu đấu tranh trực diện với giới chủ tư bản quốc gia và siêu quốc gia. Các công đoàn có nhiệm vụ đấu tranh kinh tế chống áp bức bót lột, giành quyền lợi kinh tế cho giới cần lao. Các đảng xã hội có nhiệm vụ đấu tranh chính trị đòi công bằng xã hội và các quyền tự do dân chủ. Có cuộc phân công giữa các công đoàn và các đảng xã hội để đấu tranh trên cả 3 mặt trận ngang bằng nhau, kinh tế, xã hội và dân chủ, nên các đảng xã hội trong đệ Nhị Quốc tế thay đổi tôn chỉ để trở thành các đảng Dân chủ – Xã hội. Chế độ dân chủ – xã hội có hai mặt: Dân chủ, đầu mối của mọi tiến triển kinh tế vì mỗi người đều có quyền tự do lựa chọn thông qua bầu cử, đảng nào, người nào, đưa ra chính sách phù hợp với quyền lợi của mình và mọi người đều có quyền tự do kinh doanh, không bị chèn ép bởi một thế lực nào. Xã hội, nằm trong sự phân chia công bằng lợi lộc kinh tế qua chính sách thuế má. Đó là một điểm khác với chế độ Dân chủ Phóng khoáng (Démocratie libérale) trong đó mỗi cá nhân có nhiều tự do hơn, kể cả tự do đóng góp cho xã hội. Cho tới nay, chế độ thích hợp nhất vẫn là chế độ dân chủ – xã hội ở Tây Âu và ở một vài nước dân chủ châu Á, châu Úc.
Tôi chỉ xin nói thêm là ý kiến của ông Hải đã được thể hiện ở những nước theo chế độ Dân chủ, Xã hội hay Phóng khoáng, nhờ sự tranh đấu, thương lượng, mặc cả giữa các công đoàn và giới chủ, hai bên ngang sức nhau, với nhà nước đứng giữa làm trọng tài. Ở những nước này danh từ “lao động” được thay bằng “người làm công” và sự đóng góp của giới chủ cho những người làm công về an sinh xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, hưu trí, phụ cấp gia đình… bằng trung bình một nửa số tiền lương của những người này. Ông Ngô văn Hải muốn ý kiến của ông được Đảng thực thi thì phải tranh đấu làm sao cho Đảng phải từ bỏ cái chủ nghĩa Stalinit Mác – Lê Nin chứ không phải giả đò đột phá cái chủ nghĩa này để giúp Đảng phát triển nó.
Tôi xin chia bài viết này làm ba phần:
- Marx, Engels, Lénine và ngay cả Staline, đều không phải là những người Mác xít
- Cái gọi là Chủ nghĩa Mác – Lê Nin chỉ là chủ nghĩa Stalinit cũng như cái biến dạng của nó là chủ nghĩa Maoit
- Cũng không có Tư bản chủ nghĩa mà chỉ có Kinh tế thị trường từ khi có loài người Homo Sapiens
1) Thân thế và sự nghiệp của Marx, Engels, Lénine, Staline, đều chứng minh những người này đều không phải là những người Marxistes:
- Marx (1818-1883), Engels (1820-1895), đều sinh ở hạt Rhénanie thuộc Pháp từ Cách Mạng Pháp 1789 đến năm 1815 khi Napoléon thua trận, Rhénanie bị nước Phổ chiếm đóng. Chỉ sinh sớm một vài năm là cả hai đều là người Pháp chứ không phải người nước Phổ. Cũng vì vậy mà cả hai đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Pháp cũng như những truyền thống cách mạng và tư tưởng của các nhà khai sáng Pháp.Marx và Engels đều là những nhà trí thức tư sản: Engels xuất thân trong một gia đình tư bản siêu quốc gia về ngành dệt, có xưởng máy ở Manchester, Anh. Marx là dòng dõi một gia đình vọng tộc gốc Do Thái có nhiều người làm giáo sĩ tuy sau cả gia đình đều rửa tội theo đạo Phản thệ. Marx kết hôn với một phụ nữ thuộc dòng dõi quí tộc Phổ, anh vợ là bộ trưởng bộ Nội vụ trong chính phủ Hoàng gia Phổ. Cả hai, Marx và Engels, đều được giáo dục theo chuẩn mực của những gia đình thượng lưu Âu châu thời ấy, lấy văn minh Hi Lạp, La Mã và văn hóa Pháp làm căn bản. Marx là một người rất thông thái, làm luận án tiến sĩ triết học bằng tiếng cổ Hi Lạp, nhưng quen sống trong tháp ngà, được gia đình bên vợ và sau lại được Engels chu cấp nên không làm ăn gì cả lại có đời tư rất bê bối đẻ con rơi với một người nữ quản gia mà gia đình vợ gửi qua Anh nuôi mấy đứa con của Marx, làm Engels phải nhận làm con mình để tránh tai tiếng cho Marx.
Marx đã tự nói “tôi không phải là người Mác-xít” và cũng không phải là một kinh tế gia khi tự than “Là một nhà kinh tế, vậy mà tôi không lo nổi kinh tế cho chính bản thân mình”.
Marx chỉ là một nhà triết học đã dùng biện chứng pháp để suy luận lịch sử như các nhà triết học cổ Hi Lạp đã dùng biện chứng pháp để suy luận về mọi vấn đề cách đây 2500 năm. Biện chứng pháp chỉ là một phương pháp suy luận như Âm – Dương trong kinh Dịch, như hệ Nhị số trong Tin học bây giờ. Khái niệm “đấu tranh giai cấp” là “định đề” của sự suy luận này. Vả lại thuật ngữ “giai cấp” theo tiếng Âu Tây chỉ có nghĩa là một lớp người (une classe). Biến khái niệm “Đấu tranh giai cấp” của Marx thành một chủ nghĩa không khác gì biến định đề Ơ-clit thành một chủ nghĩa trong hình học.
Cũng khó có thể nói danh từ “cộng sản” do Marx đặt ra: Năm 1847 Marx thảo một bản đả kích (un pamphlet) trong đó Marx nhân danh những người Công chính (les Justes) lặp lại gần như toàn thể những nguyên lí của Engels. Engels góp ý với Marx là phải trình bày làm sao cho thật dễ hiểu và phải tìm một nhan đề thật kêu để lôi cuốn. Bài đả kích của Marx được biến thành một bản Tuyên ngôn (Manifeste): Tuyên ngôn của đảng Cộng sản. Thật ra hồi đó chưa có đảng cộng sản mà chỉ có “Liên đoàn những người cộng sản” mà tên đầu tiên là “Liên đoàn những người công chính” (Ligues des Justes). Ngay cả câu “Vô sản mọi xứ trên toàn cầu hãy hợp nhất lại cũng là theo ý của Engels chứ mới đầu Marx chỉ muốn đưa ra châm ngôn như Khổng Tử “Mọi người đều là anh em”. Có lẽ Marx vẫn chịu ảnh hưởng của câu “Tự do, Bình đẳng, Huynh đệ” của Cách mạng Pháp.
Ông Ngô văn Hải cũng căn cứ vào “Giáo trình triết học nội dung của Mác” để “qui định phủ định của phủ định”(?), đột phá Biện chứng lịch sử của Mác mà ông cũng cho là của Lê Nin khi ông nói “phép biện chứng Mác – Lê Nin”. Không có lẽ cần phải nhắc lại với ông Ngô Văn Hải là không có cái gọi là biện chứng Mác – Lê Nin, trừ khi ông muốn ám chỉ ban Tuyên giáo ĐCSVN vẫn muốn bắt mọi người hiểu Marx và Lénine theo ý Staline. Tôi xin nhắc lại là cuốn Tư bản luận (Le Capital) của Marx mà chúng ta đang học là của Staline cho viết lại chứ không phải của Marx. Người ta đã chứng minh rằng trong 4 tập của cuốn Tư bản luận, Marx chỉ viết có tập đầu. Tôi xin kể lại “hành trình” của cuốn Tư bản luận:
Bắt đầu từ năm 1865 (Lénine chưa ra đời) Marx đã bỏ rất nhiều công sức viết cuốn Tư bản luận. Nhưng chỉ có tập đầu xuất bản năm 1875 (và được dịch ra tiếng Pháp ngay từ đầu) là có sự kiểm tra của Marx. Tập 2 xuất bản năm 1885 và tập 3 xuất bản năm 1894 được biên soạn bởi Engels. Tập 4 do Karl Kautsky biên tập và xuất bản năm 1905-1910. Tuy nhiên mới đây người ta đã công bố các tập sau của bộ Tư bản luận mà David Ryazanov (một học giả Bôn sê víc bị Stalin xử bắn năm 1938) – dịch từ bản thảo viết tay của Marx – có rất nhiều khác biệt với các tập Tư bản luận mà Engels biên soạn, thậm chí có nhiều đoạn đã bị Engels thay đổi. Bởi vậy nếu tin vào bộ Tư bản luận của Staline và của nhà Xuất bản Sự Thật (nay là nhà xuất bản Chính trị Quốc gia) để suy luận về Marx thì khác gì đổ thóc giống ra mà ăn!
Ông Ngô Văn Hải đã hoàn toàn bỏ quên Engels hay không biết là Đệ Nhất Quốc tế do Marx sáng lập năm 1864 ở London đã tự giải tán năm 1876, bẩy năm trước khi Marx mất vì sự bất đồng ý kiến giữa phe theo Marx và phe vô chính phủ theo Bakounine. Sở dĩ tên tuổi của Marx còn lưu lại hậu thế là vì có dính tới Engels người đã sáng lập ra Đệ Nhị Quốc tế tại Paris năm 1889. Các đảng Dân chủ Xã hội trên thế giới chỉ là các phân bộ của Đệ Nhị Quốc tế. Đảng Dân chủ Xã hội Công nhân Nga (PSDOR) mà Lénine làm thủ lãnh là một phân bộ của Đệ Nhị Quốc tế cũng như Phân bộ Pháp Thợ thuyền Quốc tế (SFIO), tiền thân của đảng Xã hội Pháp hiện nay. Các đảng Dân chủ Xã hội ở phương Tây ngày nay mà ĐCSVN cấm mọi người nói đến, là thừa kế độc nhất của tư tưởng Marx – Engels.
- Lénine (1870-1924) thua Marx và Engels tới hơn nửa thế kỷ là con một ông thanh tra học vụ có công với Sa hoàng nên ông này được phong một tước nhỏ trong hàng qúi phái. Cũng vì vậy Lénine khi làm cách mạng bị bắt, chỉ bị quản thúc 4 năm trong làng của mình và được cung cấp sách vở tha hồ viết sách báo. Vợ Lénine cũng con một sĩ quan thuộc dòng quí phái như vợ Marx. Sau khi lấy vợ, từ năm 1895 trở đi, luôn luôn sống ở Genève và Paris. Ở Paris, Lénine còn đèo thêm một người tình, Elisabeth Armand, cho ở cạnh nhà vợ ở cùng đường Campagne Première khu nghệ sĩ Montparnasse, hàng ngày ra quán Closerie des Lilas nhậu nhẹt với giới thượng lưu trí thức. Tháng Tư năm 1917 Lénine được Đức đem xe bọc sắt có bảng ngoại giao đem từ Thụy Sĩ về Nga xuyên qua Đức. Vì vậy mà có tin đồn Lénine là tay sai của Đức được Đức dùng để chống lại Nga Hoàng đang có chiến tranh với Đức.
- Chỉ có Staline (1879-1953) là “bần cố” bị cha nghiện rượu đánh đập suốt ngày, may được người mẹ gửi mấy ông cha cố mong sau này trở thành một ông cha cố cho bõ công người mẹ. Học nửa chừng bị đuổi khỏi dòng tu nên người mẹ rất buồn bực. Sau này khi công thành danh toại trở về thăm mẹ tự khoe là bây giờ đã thay Nga hoàng. Người mẹ chỉ trả lời: tao thích mày làm cha cố hơn. Staline giận tím người đến khi mẹ chết cũng không thèm về đưa đám ma, nhưng đã vẫn giữ những nề nếp của các cha cố, tổ chức đảng cộng sản như một giáo hội mà mình là giáo chủ. Nhưng cũng trong cái giáo hội Cộng sản này có nhiều người “tử vì đạo” nhất.
Thử tưởng tượng nếu Marx, Engels, Lénine, và cả Staline, còn sống dưới thời Mao hay trong thời kỳ cải cách ruộng đất ở Việt Nam, thì sẽ không tránh khỏi bị kết tội trí phú địa hào hay thuộc thành phần lưu manh trong xã hội, tay sai của các cha cố (Staline).
2) Không có chủ nghĩa Mác -Lê Nin mà chỉ có chủ nghĩa Dân chủ – Xã hội của Engels.
Người đã phản bội Engels – tức là phản bội Marx – chính là Lénine. Cũng chỉ vì muốn giữ độc quyền trong đảng Dân chủ Xã hội Thợ thuyền Nga, Lénine đã dựa vào phái thiểu số trong đảng mà Lénine gọi ngược lại là Đa số (Bôn Sê Víc), làm một cuộc đảo chính nội bộ gọi là Cách Mạng tháng Mười vĩ đại. Biết trước là Staline sẽ phản bội nên năm 1924 trước khi chết Lénine đã để lại di chúc phải loại trừ Staline. Nhưng Staline nhanh chân hơn đã giết hết những phe cánh trung thành với Lénine. Đó cũng là số của nước Nga gặp phải hung thần chứ trước khi chết Lénine đã hối hận, tái lập lại cái gọi là Kinh tế chính trị mới (NEP, Nouvelle Économie Politique). Nếu Lénine sống được thêm vài năm nữa, có thể Lénine đã trở về với chế độ Dân chủ Xã hội của Engels.Cái định nghĩa đúng nhất về chủ nghĩa Mác – Lê Nin là của Souvarine, một người Marxiste theo phe Lénine chống lại Staline và là một trong những người sáng lập đảng Cộng sản Pháp: “Chủ nghĩa Mác – Lê Nin chỉ là một cách nói láo khoét được Staline đặt ra sau khi Lénine chết để che giấu những thủ đoạn quái gở của mình. Thực ra nó đồng nghĩa với chủ nghĩa Stalinit, ngược với luận thuyết của Marx và chỉ làm lố bịch những ý tưởng của Lénine” (Wikipédia). Souvarine cho cái chủ nghĩa Stalinit chỉ là chủ nghĩa Tư bản Nhà nước (Capitalisme d’État).
Có thể nói, ngoại trừ những khái niệm triết học xa vời thực tiễn, Marx không bao giờ có được một hành động thiết thực ngay đối với bản thân mình. Engels, trái lại có những hành động thức thời như khi lập ra Đệ Nhị Quốc Tế tập hợp mọi tổ chức như các công đoàn, các đảng xã hội mỗi nước để kiến tạo một lực lượng quốc tế mỗi ngày một lớn mạnh có đủ sức đương đầu đấu tranh trực diện với giới chủ tư bản quốc gia và siêu quốc gia. Các công đoàn có nhiệm vụ đấu tranh kinh tế chống áp bức bót lột, giành quyền lợi kinh tế cho giới cần lao. Các đảng xã hội có nhiệm vụ đấu tranh chính trị đòi công bằng xã hội và các quyền tự do dân chủ. Có cuộc phân công giữa các công đoàn và các đảng xã hội để đấu tranh trên cả 3 mặt trận ngang bằng nhau, kinh tế, xã hội và dân chủ, nên các đảng xã hội trong đệ Nhị Quốc tế thay đổi tôn chỉ để trở thành các đảng Dân chủ – Xã hội. Chế độ dân chủ – xã hội có hai mặt: Dân chủ, đầu mối của mọi tiến triển kinh tế vì mỗi người đều có quyền tự do lựa chọn thông qua bầu cử, đảng nào, người nào, đưa ra chính sách phù hợp với quyền lợi của mình và mọi người đều có quyền tự do kinh doanh, không bị chèn ép bởi một thế lực nào. Xã hội, nằm trong sự phân chia công bằng lợi lộc kinh tế qua chính sách thuế má. Đó là một điểm khác với chế độ Dân chủ Phóng khoáng (Démocratie libérale) trong đó mỗi cá nhân có nhiều tự do hơn, kể cả tự do đóng góp cho xã hội. Cho tới nay, chế độ thích hợp nhất vẫn là chế độ dân chủ – xã hội ở Tây Âu và ở một vài nước dân chủ châu Á, châu Úc.
3) Không có tư bản chủ nghĩa mà chỉ có kinh tế thị trường
Để phản biện khái niệm “Giá trị thặng dư = bóc lột sức lao động” mà ông Ngô Văn Hải cho là của Marx, ông Hải đổ cho Marx đã trừu tượng hóa quá trình sản xuất giá trị thặng dư (hay lợi nhuận) khi ông đem quá trình sản xuất của kinh tế thị trường ngày nay ra đối chọi với sản xuất tư bản trong một thời gian rất ngắn cách đây 150 năm khi sản xuất hàng hóa còn sơ khai, cần nhiều nhân công và vật liệu. Nhưng để phản biện Marx, vô tình ông Ngô văn Hải đã chứng minh là không có chủ nghĩa tư bản mà chỉ có kinh tế thị trường, ít nhất là từ 30 ngàn năm nay khi người Homo Sapiens đã qua trình độ đổi chác cho nhau những gì mình kiếm được hay mình làm ra được, như lương thực và những vật dụng cần thiết cho đời sống hàng ngày, để đòi hỏi tùy theo thị hiếu và luật cung cầu, những đồ vật phù phiếm, như những đồ trang sức, những đồ cúng lễ chẳng hạn. Nếu có một chủ nghĩa tư bản thì chỉ có tư bản độc quyền Nhà nước dưới thời Staline, Mao và tư bản Đảng như ở Trung Quốc, Việt Nam hiện giờ. Kinh tế thị trường là kinh tế tiêu thụ và chọn lựa những sự thừa thãi. Cái mà ông Ngô Văn Hải gọi là 2 đặc điểm của “khủng hoảng kinh tế trong tư bản chủ nghĩa” là “hàng hóa ế thừa trong khi đời sống nhân dân còn thiếu thốn và mang tính chu kỳ” chỉ có ở dưới chế độ “Tư bản cộng sản chủ nghĩa” khi Đảng bóc lột sức lao động người dân để sản xuất những hàng hóa bị ế thừa khi không xuất cảnh được hay bị trả về , như ở Trung Quốc khi 800 triệu nông dân, 200 triệu min công (dân công) không có được một đô la mỗi ngày để sống mà sản xuất đồ hàng cho cả thế giới sài. Trái lại, trong nền kinh tế thị trường (không theo định hướng Xã hội chủ nghĩa), hàng hóa ế thừa là vì không thích hợp với thị trường tiêu thụ nữa, bắt buộc người kinh doanh phải làm những đồ mới với những kỹ thuật tân tiến hơn, cần nhiều sáng kiến và phải trả giá rất cao để mua hay để thuê bản quyền những sáng kiến này (chiếm trung bình 40% giá thành của sản phẩm) trong khi giá vật liệu (phần nhiều từ dầu hỏa chế biến ra) chỉ chưa tới 5% và giá nhân công, nếu làm ở bên Tàu, cũng chưa tới 5%, đồng thời nhà nước cũng phải tăng sức mua của người dân để tiêu thụ hàng hóa, tức là phải làm sao cho dân giàu thì kinh tế mới mạnh chứ không thể bần cùng hóa người dân để làm giầu cho Đảng như trong chế độ độc đảng toàn trị được. Cái mà ông Ngô Văn Hải gọi là “khủng hoảng kinh tế có chu kỳ” (tại sao lại có chu kỳ?) trong kinh tế thị trường chỉ là những sự tự điều chỉnh, khiến sau mỗi cuộc khủng hoảng nền kinh tế lại mạnh mẽ hơn. Không có những “khủng hoảng” dẫn đường, kinh tế thị trường sẽ như người mù không gậy té xuống ao lúc nào không hay. Nếu suy luận như ông Ngô Văn Hải thì làm sao 5 tỷ người trong số 7 tỷ người trên thế giới, đa số không đủ cơm ăn mỗi ngày mà người nào cũng có điện thoại di động? Điện thoại di động trở thành một đồ vật cần thiết hơn cơm ăn áo mặc nhà cửa. Làm sao chỉ trong vòng mấy năm mà Apple lại tung ra I-phone đời 4 với giá bán trung bình 700-800 đô một cái trong khi giá nhân công làm ở Trung Quốc chưa tới 1O đô mà còn phải làm việc suốt đêm suốt ngày, ăn ngủ tại chỗ đưa đến thảm cảnh cả mấy chục người phải tự tử mỗi năm? Chủ nghĩa Mác – Lê Nin mới đích thực là chủ nghĩa tư bản man dại thời đầu thế kỷ thứ XIX. Chỉ khác là càng làm đồ hiện đại bao nhiêu thì những nước theo chủ nghĩa này càng phải bóc lột nhân công bấy nhiêu, càng phải ăn cắp bằng sáng chế bấy nhiêu, càng phải làm đồ dởm bấy nhiêu, càng phải cấu kết với giới kinh tài nước ngoài bấy nhiêu để thu nhiều “thặng dư giá trị” cho đảng Lãnh đạo.Kết luận
Tôi xin chép lại ý kiến này của ông Ngô văn Hải “như vậy người lao động ngoài tiền lương còn phải được phân phối một phần lợi nhuận thành cổ phần trong doanh nghiệp thì không còn sự bóc lột, phân phối sẽ công bằng, kích thích khả năng sáng tạo của mỗi người và sự tích tụ tư bản để tái sản xuất mở rộng vẫn giữ được“.Tôi chỉ xin nói thêm là ý kiến của ông Hải đã được thể hiện ở những nước theo chế độ Dân chủ, Xã hội hay Phóng khoáng, nhờ sự tranh đấu, thương lượng, mặc cả giữa các công đoàn và giới chủ, hai bên ngang sức nhau, với nhà nước đứng giữa làm trọng tài. Ở những nước này danh từ “lao động” được thay bằng “người làm công” và sự đóng góp của giới chủ cho những người làm công về an sinh xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, hưu trí, phụ cấp gia đình… bằng trung bình một nửa số tiền lương của những người này. Ông Ngô văn Hải muốn ý kiến của ông được Đảng thực thi thì phải tranh đấu làm sao cho Đảng phải từ bỏ cái chủ nghĩa Stalinit Mác – Lê Nin chứ không phải giả đò đột phá cái chủ nghĩa này để giúp Đảng phát triển nó.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
QUAN HỆ NGA-MỸ TRƯỚC THỀM BẦU CỬ TỒNG THỐNG NGA
Tài liệu tham khảo đặc biệt -Thứ sáu ngày 17/2/2012 -TTXVN (Niu Yoóc 9/2)Căng thẳng giữa Nga và Mỹ đang gia tăng khi hai nước chuẩn bị cho các cuộc bầu cử tổng thống, vấn đề trung tâm dẫn đến sự căng thẳng đó là Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) của Mỹ. Nga có nhiều con bài để sử dụng trong cuộc chiến BMD, nhưng Mỹ chỉ có thể trả đũa bằng việc ủng hộ các cuộc biểu tình ở Nga hiện nay. Mátxcơva sẵn sàng leo thang căng thẳng với Oasinhtơn, nhưng theo mạng phân tích thông tin tình báo chiến lược Stratfor của Mỹ thì những căng thẳng sẽ không thể leo thang đến mức chính thức phá vỡ các mối quan hệ giữa hai nước.
Theo Stratfor, quan hệ giữa Mỹ và Nga đang đặc biệt căng thẳng do cả hai nước đều đang chuẩn bị cho các cuộc bầu cử tổng thống trong năm 2012. Mùa tranh cử đã tạo ra những cơ hội cho căng thẳng giữa hai bên leo thang, nhưng hiện vẫn chưa rõ là các bên sẵn sàng leo thang đến mức nào.
Mátxcơva và Oasinhtơn bị bế tắc trong vô số các vấn đề từ khi Nga bắt đầu đẩy lui ảnh hưởng của phương Tây trong khu vực ngoại vi của nước này và khẳng định quyền lực của chính mình. Sau sự sụp đổ của Liên bang Xôviết, Mỹ can dự vào khu vực với ý định tạo lập một vòng vây quanh Nga để ngăn chặn việc nước này lại trở thành một mối đe dọa toàn cầu. Tuy nhiên, sau năm 2001, trọng tâm của Mỹ chuyển sang thế giới Hồi giáo và nước Nga tàn tạ trước đây bắt đầu mạnh lên. Oasinhtơn tiếp tục một số chính sách ngăn chặn Nga của mình như cố gắng trao tư cách thành viên NATO cho các quốc gia quan trọng thuộc Liên Xô trước đây là Grudia và Ucraina, nhưng khu vực giữa châu Âu và châu Á này vẫn không phải là trọng tâm quan trọng của Mỹ.
Điều này giúp Nga có thời gian và cơ hội để tái xâm nhập vào các nước thuộc Liên Xô trước, đây. Mục tiêu cuối cùng của Mátxcơva không phải là tái tạo Liên bang Xôviết – một thực thể cuối cùng đã thất bại, Thay vào đó, Nga muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài trong khu vực Liên Xô trước đây và được công nhận là cường quốc thống trị tại đây. Do đó, các chính phủ nước ngoài, đặc biệt là Mỹ và châu Âu, phải xây dựng các mối quan hệ song phương trong khuôn khổ của sự hiểu biết này. Mấy năm gần đây, Nga đã tương đối thành công trong việc giành lại ảnh hưởng ở nhiều quốc gia thuộc Liên Xô trước đây. Điều này mang lại sức mạnh cho Nga trên nhiều mặt trận rộng lớn hơn, đặc biệt là ở Trung Âu, nơi Mỹ đã thiết lập được địa vị thống trị. Nga không tìm cách kiểm soát Trung Âu, nhưng không muốn khu vực này trở thành một căn cứ cho sức mạnh của Mỹ tại khu vực Âu – Á. Oasinhtơn coi Trung Âu là đường phân giới Chiến tranh Lạnh mới, vị trí trước đây nằm ở Đức, nơi Nga có ảnh hưởng truyền thống.
Vấn đề phòng thủ tên lửa
Những căng thẳng giữa Mátxcơva và Oasinhtơn có thể quy cho một vấn đề chính: Hệ thống phòng thủ đạn đạo chiến lược (BMD). Theo kế hoạch, hệ thống BMD của Mỹ sẽ đi vào hoạt động tại Rumani vào năm 2015, tại Ba Lan vào năm 2018. Không phải là Nga lo ngại rằng hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ dẫn đầu này sẽ vô hiệu hoá các vũ khí hạt nhân cúa Nga, mà vì BMD có nghĩa là một sự hiện diện quân sự vật chất của Mỹ tại khu vực, thể hiện cam kết an ninh của Oasinhtơn đối với Trung Âu chống lại một nước Nga đang mạnh lên.
Mỹ khẳng định hệ thống BMD này là nhằm chổng lại mối đe dọa đang tăng lên từ Iran. Phản ứng lại khẳng định này, Nga đề nghị hợp nhất hệ thống BMD của mình với hệ thống của NATO. Theo Mátxcơva, một sự kết hợp như thế sẽ củng cố khả năng phòng thủ của phương Tây trên khắp khu vực Âu Á – thực tế là cả con đường đến Đông Á. Tuy nhiên, Oasinhtơn bác bỏ đề nghị này, do đó khẳng định những nghi ngờ của Mátxcơva rằng hệ thống BMD này nhằm vào Nga hơn là mối đe dọa từ Iran. Do đó, Nga có cử chỉ đe dọa chống lại Mỹ và các đồng minh Mỹ bằng việc hỗ trợ Iran triển khai tên lửa tại biên giới các nước Trung Âu. Mục tiêu của Nga là thu hút sự chú ý của Oasitthtơn và định hình quan điểm ở châu Âu, đặc biệt là Tây Âu, rằng Nga đã đề nghị hợp tác với phương Tây về phòng thủ tên lửa nhưng đã bị ép buộc phải có những biện pháp chống lại Mỹ.
Đòn bẩy mới
Trong tháng 12, Nga có thêm một con bài mới, hiệu quả hơn để sử dụng chống lại Mỹ trong cuộc tranh cãi BMD khi một máy bay trực thăng Mỹ tấn công vào khu vực biên giới giữa Ápganixtan và Pakixtan khiến mối quan hệ Mỹ – Pakixtan xấu đi. Pakixtan phản ứng lại vụ tấn công bằng việc cắt đứt con đường vận chuyển nhiên liệu và các nguồn cung cho cuộc chiến do NATO đứng đầu tại Ápganixtan đi qua biên giới Pakixtan. Điều này làm cho Oasinhtơn và các đông minh chỉ còn lại mạng lưới hậu cần duy nhất đi vào Ápganixtan: Mạng lưới phân phối Đông Bắc (NDN) đi qua Nga và nhiều nước thuộc Liên Xô trước đây.
Mặc dù NDN đi qua Nga, Bantích, Cápcadơ và khu vực Trung Á nhưng Mỹ biết rằng tuyến đường này phụ thuộc vào sự thông qua của Mátxcơva. Không chỉ lãnh thổ của Nga là trung tâm của tuyến hậu cần chính này mà Mátxcơva còn có ảnh hưởng hiệu quả ở đa số các nước khác thuộc Liên Xô trước đây (đặc biệt là ở Trung Á) để có thể chính thức đóng cửa hoặc cắt từng phần tuyến đường hậu cần này. Cắt NDN có thể dẫn đến việc các mối quan hệ giữa Nga và Mỹ chính thức bị phá vỡ vì nó có thể đẩy hơn 130.000 quân của Mỹ và đồng minh vào rủi ro. Do đó, những đe dọa trước đây của Nga đối với Mỹ có thể bỏ qua, nhưng Oasinhtơn không thể phớt lờ mối đe dọa mới này.
Phản pháo của Mỹ
Cuối năm 2011, dường như Nga chuẩn bị đe dọa cắt NDN để ép Mỹ thay đổi quan điểm của mình đối với BMD. Tuy nhiên sau đó có một điều xảy ra và trao thêm cho Mỹ đòn bẩy để chống lại Cremli. các cuộc biểu tình của người Nga. Khi Thủ tướng Nga Vladimir Putin chuẩn bị quay lại vị trí tổng thống vào tháng 3 thì chính trường Nga đã bị lung lay bởi sự bất ổn. Nhiều sự thay đổi chính trị và xã hội đã xảy ra ở Nga khi quốc gia này bước sang một giai đoạn mới. Áp lực đòi thay đổi chính sách của Cremli, sự nổi lên của các nhóm chống Cremli và sự hận thù cá nhân cũng đã dẫn đến sự tan rã hoàn toàn của hệ thống bè phái trong Cremli, hệ thống Putin đã xây dựng cách đây một thập kỷ để quản lý nước Nga.
Putin gặp nguy hiểm trước sự biến động chính trị này. Bất ổn như thể không phải là mới đối với Nga dưới thời Putin, nhưng tình hình hiện tại khác so với những đợt bất ổn trước khi nhiều cuộc khủng hoảng xảy ra cùng một lúc Putin đã phân loại từng vấn đề và có thể sẽ vượt qua thành công cuộc bầu cử sắp tới. Tuy nhiên sẽ là bất lợi nếu tình hình xấu đi, điều Mỹ có thể lợi dụng. Putin có thể đối phó với 80.000 người biểu tình chống Cremli tại Mátxcơva hôm 24/12, thậm chí là hơn 100,000 người hôm 4/2 (những người biểu tình thiếu tài chính và tổ chức). Tuy nhiên, nếu các nhóm biểu tình bất ngờ nhận được tiền và sự trợ giúp về tổ chức, Putin có thể sẽ khó khăn hơn rất nhiều trong việc duy trì sự kiểm soát bình thường của mình.
Thực vậy, đây không phải là câu hỏi về việc Putin có thắng cử tổng thống hay không, vì chẳng có ứng cử viên triển vọng nào từ các đảng đối lập có thể thách thức ông, mà là một thách thức đối với khả năng của ông trong việc lãnh đạo nước Nga hiệu quả, nhưng vẫn duy trì được hình ảnh là một nhà lãnh đạo quyền lực của một đất nước mạnh mẽ.
Oasinhtơn đã ám chỉ rằng họ sẵn sàng ủng hộ những người biểu tình nếu cần. Sau cuộc bầu cử Quốc hội Nga tháng 12/2011, các phương tiện truyền thông tuyên truyền rằng cơ quan giám sát bầu cử cáo buộc Chính phủ Nga gian lận bầu cử đã được Mỹ tài trợ. Sau đó Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton phản đối kết quả bầu cử theo đó đảng cầm quyền Nước Nga thống nhất của Putin dành đa số ghế trong Đuma. Tuy nhiên, tín hiệu đáng chú ý nhất là khi đại sứ mới được bổ nhiệm của Mỹ tại Nga, ông Michael McFaul, đến Nga trong tháng 1. Ngay trong ngày thứ 2 trên cương vị này, McFaul đã giành nhiều giờ để gặp đại diện nhiều nhóm biểu tình tại đại sứ quán Mỹ. (Những người biểu tình không nhất thiết là ủng hộ phương Tây, nhưng họ sẵn sàng nhận sự ủng hộ để có thể tiến lên trong cuộc bầu cử tổng thống).
McFaul được coi là một trong những kiến trúc sư của việc “tái lập” quan hệ Mỹ – Nga năm 2009 nhằm làm giảm những thù địch giữa hai nước này nhưng Cremli lại coi ông như là một mối đe dọa tiềm tàng. McFaul đã nói rằng mặc dù Mỹ sẽ làm việc với Nga trong các vấn đề đôi bên cùng có, lợi, nhưng “các nhà lãnh đạo phương Tây phải tái cam kết với mục tiêu tạo lập các điều kiện cho một nhà lãnh đạo dân chủ nổi lên trong dài hạn”. Dù McFaul bác bỏ việc đang cố gắng kích động một cuộc cách mạng ở Nga, nhưng Cremli nhận thức rõ ràng rằng Mỹ có khả năng hỗ trợ các nhóm chống chính phủ một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, đòn bẩy này của Mỹ có thể là ngắn ngủi. Sau sự tái đắc cử có thể có của Putin vào ngày 4/3, các phong trào biểu tình có thể phát triển thành nhiều tổ chức khác nhau, thành các cuộc biểu tình nhỏ hơn và có thể là các đảng phái chính trị nhỏ. Khi đó, Putin sẽ cỏ thêm 6 năm làm tổng thống để phân loại các bè phái chính trị ở Nga.
Sự leo thang tiếp theo?
Sau cuộc bầu cử, Putin sẽ có thêm thời gian và các nguồn lực để quan tâm đến các vấn đề lớn hơn mà Nga đang phải đối mặt, ví dụ như bất đồng với-Mỹ. Một sự kiện quan trọng khác sắp xảy ra trong tháng 5: Hội nghị thượng đỉnh NATO – Nga đầu tiên sẽ được tổ chức tại Chicago. Nga đã nói rằng từ nay đến tháng 5, nếu Mátxcơva và Oasinhtơn không đạt được thoả thuận trong vấn đề BMD, Nga sẽ không tham dự hội nghị này. Điều này có thể báo hiệu một sự đổ vỡ có thể xảy ra trong quan hệ NATO – Nga. Dmitri Rogozin, cựu đặc phái viên của Nga tại NATO, từng gắn thoả thuận BMD với mối quan Hệ chung NATO – Nga và tương lai của NDN. Khi những phong trào biểu tình phai nhạt đần, vấn đề phòng thủ tên lửa sẽ
quay trở lại ánh đèn sân khấu, làm những đe dọa trước đây của Nga trở thành mối quan tâm lớn đối với Oasinhtơn.
Tuy nhiên, Mátxcơva sẽ thận trọng không sử dụng đe dọa tới mức dẫn đến một cuộc khủng hoảng lớn và đổ vỡ giữa Mỹ và Nga. Mátxcơva có thể muốn làm cho châu Âu không thoải mái khi Mỹ – Nga va chạm, nhưng Nga không muốn tạo ra phản ứng dữ dội và thúc đẩy châu Âu đoàn kết với Mỹ trong vấn đề an ninh khu vực. Hơn nữa, Nga không muốn Ápganixtan vượt ra ngoài vòng kiểm soát, vì bất ổn tại quốc gia này rất có thể sẽ lan sang Trung Á. Nga cũng không thể cạnh tranh với Mỹ trong việc tăng cường quân sự.
Cremli không chắc chắn về chính sách trong tương lai của Mỹ đối với Nga vì cuộc bầu cử tổng thống Mỹ cũng sắp diễn ra. Nga nhớ rõ việc thiếu chuẩn bị như thế nào đối với sự thay đổi ở Oasinhtơn khi Ronald Reagan trở thành tống thống sau Jimmy Carter. Điều này không có nghĩa rằng sẽ có một sự thay đổi như thế xảy ra vào tháng 11 tới, nhưng Mátxcơva không thể chắc chắn rằng nó sẽ không xảy ra. Mátxcơva có một cơ hội để leo thang những căng thẳng với Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống của Nga, nhưng Mátxcơva chỉ có thể đẩy cuộc khủng hoảng lên chứ không gây ra một sự đổ vỡ lớn mà nó không thể kiểm soát.
***
TTXVN (Mátxcơva 7/2)
Báo “Sự thật Đoàn viên Cômxômôn” (Nga) ngày 1/2 đăng bài của nhà nghiên cứu chính trị Mỹ William Engdahl phân tích nguyên nhân vì sao Oasinhtơn không muốn hợp tác với ông Putin.
Theo tác giả, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và êkíp của bà tin rằng nếu Vladimir Putin trở thành Tổng thống tương lai của nước Nga thì đó có thể là trở ngại chính cho kế hoạch thống trị thế giới của họ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng lý do nằm ở đâu. Ngày nay, Nga cùng với Trung Quốc và ở một mức độ nào đó cùng với cả Iran đang hình thành xương sống của trục đối kháng với trật tự thế giới mà ở đó chỉ có một siêu cường duy nhất thống trị là Mỹ…
Putin thật khó có thể gọi là nhà vô địch thế giới trong lĩnh vực dân chủ theo nghĩa thông thường. Tuyên bố của ông một vài tháng trước, rằng ông và Tổng thống đương nhiệm Medvedev đã quyết định “đổi chỗ” cho nhau sau cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 4 /3. Nhiều người Nga coi tuyên bố này như là một thỏa thuận hậu trường…
Trong khi đó, thái độ và các hành vi can thiệp của Oasinhtơn nhằm thay đổi các chế độ chính trị cho thấy sự kiêu ngạo và trắng trợn của họ. Chính quyền Obama hành động như thẩm phán tối cao của thế giới và quan sát xem các nước khác tuân thủ các nguyên tắc mà họ xem là “dân chủ”.
Quỹ quốc gia vì dân chủ (NED) – công cụ của Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA)
Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn tuyên bố gần đây của Putin rằng Mỹ đang can thiệp vào quá trình bầu cử khi họ đưa ra những đánh giá quá vội vàng. Cũng không khó để tìm thấy báo cáo chính thức hàng năm (tháng 8 năm 2011) của tổ chức phi chính phủ Mỹ với cái tên vô hại” “Quỹ Quốc gia vì Dân chủ” (NED). Theo báo cáo này, NED đã thâm nhập sâu vào khắp mọi nơi ở Nga. NED tài trợ cho một Trung tâm Báo chí Quốc tế tại Mátxcơva, nơi khoảng 80 tổ chức phi chính phủ (NGO) quốc tế có thế tiến hành họp báo về bất kỳ chủ đề gì. Quỹ này cũng tài trợ cho nhiều tổ chức thanh niên và các buổi hội thảo cho khả năng lãnh đạo tương lai để giúp thanh niên tham gia hoạt động chính trị”. Năm 2010, hơn 2,7 triệu USD chính thức được chi cho hàng chục chương trình tương tự trên khắp nước Nga.
NED cũng tài trợ một phần quan trọng cho các cuộc điều tra “độc lập” ở Nga và cho việc giám sát các cuộc bầu cử – thành phần quan trọng nhất để có thể tuyên bố về những gian lận. Chính quỹ này cũng tài trợ một phần cho Tổ chức dân sự khu vực bảo vệ quyền dân chủ và tự do (GOLOS)…
Tháng 9/2011, vài tuần trước cuộc bầu cử Đuma Quốc gia Nga, NED đã tài trợ cho một hội nghị ở Oasinhtơn mà chỉ những người có giấy mời mới được tham gia, trong đó có Tổ chức nghiên cứu dư luận Nga – Trung tâm Levada. Trang web của NED thông báo rằng Trung tâm Levada – một tổ chức nhận tiền của quỹ này – đã tiến hành một loạt các cuộc điều tra dư luận. Từ các cuộc khảo sát, người ta đã đánh giá tâm trạng của cử tri trước thềm bầu cử, thái độ đối với các ứng cử viên và các đảng phái, niềm tin đối với hệ thống “dân chủ có quản lý”…
Một trong những diễn giả tại hội nghị là Vladimir Kara-Murza, ủy viên Hội đồng chính trị phong trào đối lập “Đoàn kết”. Ngày 15/12/2011, theo sáng kiến của phong trào “Đoàn kết” và các tổ chức khác, trong lúc các cuộc biểu tình (được Mỹ hậu thuẫn) chống Putin diễn ra khắp nơi trên nước Nga thì tại Oasinhtơn, NED đã tổ chức tiếp một hội nghị nữa với chủ đề “Sự tích cực hành động của thanh niên tại Nga: liệu thế hệ mới có thể tạo ra những thay đổi?”. Tamirlan Kurbanov – điều phối viên của Văn phòng Mátxcơva thuộc Viện Dân chủ Quốc gia về các vấn đề quốc tế (NDI), người từng tham gia phát triển và mở rộng cơ hội cho các tổ chức chính trị và xã hội, đã đề xuất ý tưởng về sự tham gia tích cực hơn của công dân, đặc biệt là những người trẻ, vào đời sống xã hội.
NDI – cơ cấu do NED kiểm soát
Mấy năm gần đây, NHD đã hoạt động trên đất Ai Cập theo cách thức tương tự: thúc đẩy sự tham gia của thanh niên vào đời sống chính trị. Các công cụ như vậy đã được quỹ này sử dụng trong các cuộc cách mạng “sắc màu” được Mỹ ủng hộ trong các năm 2003 – 2004 ở Ucraina và Grudia, đưa những kẻ tay sai thân NATO lên nắm chính quyền.
Thông qua các cuộc cách mạng “sắc màu” đó, các nhà phân tích nhận thấy rằng kiểm soát việc bỏ phiếu và khả năng “chi phối nhận thức quốc tế” của các phương tiện truyền thông, đặc biệt là các kênh như CNN và BBC – là phần quan trọng nhất trong kế hoạch của Oasinhtơn nhằm gây bất ổn tình hình. Trung tâm Levada trong bối cảnh này có vai trò quyết định vì có thể tiến hành các cuộc thăm dò mà kết quả cho thấy sự bất bình với chế độ.
Tuy nhiên, NED lại tự mô tả mình như là “một tổ chức tư nhân phi lợi nhuận, hoạt động nhằm mục đích phát triển và củng cố các thể chế dân chủ trên khắp thế giới”. Sự thực liệu có cao quý và vĩ đại như vậy không? Tuy nhiên, NED quên đề cập đến các sự kiện lịch sử của họ. Vào đầu những năm 1980, Giám đốc CIA William Casey đã thuyết phục Tổng thống Mỹ. Ronald Reagan về sự cần thiết phải tạo ra một tổ chức phi chính phủ tư nhân, cụ thể là NED, để thúc đẩy các mục tiêu của Oasinhtơn trên thế giới mà không cần để CIA phải hành động trực tiếp. Điều này đã được nói đến trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo “Washingtơn Post” vào năm 1991 của Allen Weinstein, người đã giúp xây dựng dư luật để thành lập NED: “Phần lớn những gì chúng ta đang làm ngày hôm nay, đã được CIA bí mật thực hiện 25 năm trước…”.
Những con cưng Nga của truyền thông phương Tây
Chúng ta hãy nhìn vào các đại diện chính của phe đối lập “mới nổi” ở Nga trong những ngày gần đây. Người được thanh niên Nga và đặc biệt là các phương tiện truyền thông phương Tây yêu thích hiện nay là blogger Alexey Navalny. Ông ta gần như trở thành một kẻ “tử vì đạo” cho phong trào phản đối, sau khi đã trải qua 15 ngày tù giam vì tham gia một cuộc biểu tình trái phép. Trong cuộc mít tinh quy mô lớn tại Mátxcơva vào ngày 24/12/2011, Navalny đã nói với đám đông: “Tôi thấy ở đây có đủ người để chiếm lấy điện Cremli và Nhà Trắng ngay bây giờ…”
Alexey Navalny đã khiến các phương tiện truyền thông lớn của phương Tây mù quáng. Chẳng hạn, đài BBC của Anh đã mô tả Navalny như là “một nhân vật đối lập duy nhất thực sự xuất hiện ở Nga trong vòng 5 năm qua”. Nhưng quan trọng hơn là việc Navalny từng học tại trường Đại học Yale của Mỹ, trường học của gia đình nhà Bush. Ông ta đã được chính NED tài trợ trong các năm 2006 – 2007 và người liên lạc của ông ta là Frank Konatser.
Ngoài Navalny ra, những nhân vật chủ chốt của phong trào chống Putin đều có liên quan đến phong trào “Đoàn kết”, được thành lập vào tháng 12/2008 bởi Boris Nemtsov, Vladimir Ryzhkov và những người khác. Khó có thể gọi Nemtsov là một nhà đấu tranh thực sự chống tham nhũng. Theo tuần báo “Business Week Russia”, Nemtsov đã từng giới thiệu chủ ngân hàng Nga Boris Brevnov và một nữ công dân Mỹ tên là Gretchen Wilson – thành viên của Tập đoàn Tài chính Quốc tế (một mắt xích của Ngân hàng Thế giới (WB) làm quen với nhau. Sau đó, Brevnov và Wilson đã kết hôn. Với sự giúp đỡ của Nemtsov, Wilson có cơ hội tư nhân hóa Nhà máy bột giấy Balakhna với giá hời, chỉ 7 triệu USD. Nhà máy này sau đó lại được bán cho ngân hàng CS First Boston. Theo một số thông tin, doanh thu hàng năm của nhà máy này là 250 triệu USD.
Chính Ngân hàng CS First Boston đã chi cho chuyến đi tốn kém của Nemtsov đến Diễn đàn Kinh tế Thể giới tại Davos. Khi Nemtsov trở thành thành viên của chính phủ Nga, “đệ tử” của ông ta là Brevnov đã được bổ nhiệm làm Chủ tịch điều hành Công ty Điện lực Nga. Sau đó, Boris Nemtsov, người bây giờ được mệnh danh là “Ngài chống tham nhũng”, đã sử dụng tất cả ảnh hưởng của mình để giúp Brevnov thoát khỏi những lời buộc tội liên quan đến các vụ tham ô quy mô đặc biệt lớn.
Nemtsov cũng nhận được tiền từ nhà tài phiệt Mikhail Khodorkovsky, hiện chưa mãn hạn tù. Đó là vào năm 1999, khi người này định sử dụng tiền của mình để mua chuộc Đuma Quốc gia. Năm 2004, Nemtsov cũng đã gặp nhà tài phiệt Boris Berezovsky. Khi Chính phủ Nga thông báo với Nemtsov về những nghi ngờ liên quan đến việc nước ngoài đầu tư cho đảng chính trị mới của ông ta thì ngay lập tức, các thượng nghị sĩ bảo thủ Mỹ là John McCain và Joe Lieberman đã đứng ra bảo vệ ông ta.
Chiến hữu thân cận của Nemtsov trong phong trào “Đoàn kết” là Vladimir Ryzhkov cũng rất gần gũi với “cộng đồng Davos” và thậm chí đã lập ra một “Davos Xibêri”. Theo báo chí Nga, vào năm 2003, Ryzhkov đã thành lập “ủy ban – 2008” để thu hút tiền của Mikhail Khodorkovsky và các nhà tài phiệt đào tẩu khác như Berezovsky, cũng như tiền của các quỹ phương Tây như Quỹ Soros. Mục đích của các nỗ lực này là nhằm thống nhất các lực lượng “dân chủ” chống Putin.
Một nhân vật đáng chú ý khác trong phong trào chống Putin là cựu vô địch cờ vua thế giới, chính trị gia cực hữu Garry Kasparov. Vài năm trước đây người ta mới phát hiện ra rằng Kasparov là thành viên Hội đồng quản trị “Trung tâm nghiên cứu khoa học quân sự tân bảo thủ Oasinhtơn”. Tháng 4/2007, Kasparov thừa nhận mình là thành viên Hội đồng Tư vấn An ninh Quốc gia thuộc Trung tâm Chính sách An ninh Mỹ. Tổ chức này chuyên tiến hành các hoạt động cần thiết để đảm bảo an ninh của Mỹ.
Trong năm 2009, Kasparov và Nemtsov đã gặp Tổng thống Barack Obama để thảo luận về phe đối lập tại Nga. Cuộc họp được tổ chức tại khách sạn Ritz Carlton ở thủ đô Oasinhtơn “theo lời mời của Tổng thống Mỹ”. Nemtsov đã kêu gọi ông Obama gặp gỡ các lực lượng đối lập ở Nga. Nemtsov nói: “Nếu Nhà Trắng đồng ý với đề nghị của ông Putin tiến hành đối thoại chỉ với các tổ chức thân Putin, điều đó có nghĩa là Putin đã thắng, còn Putin thì nghĩ rằng ông Obama yếu kém”.
Oasinhtơn không cần một ngưòi mạnh mẽ tại Mátxcơva
Một câu hỏi được đặt ra: tại sao mục tiêu lại chính là Putin, và tại sao lại vào thời điểm này? Tìm câu trả lời không khó. Oasinhtơn không quan tâm gì đến việc nước Nga có dân chủ hay không. Điều khiến họ lo lắng là những trở ngại đối với kế hoạch thống trị của Oasinhtơn, mà nhiệm kỳ tổng thống (sắp tới) của ông Putin có thể gây ra. Theo Hiến pháp Liên bang Nga, Tống thống là nguyên thủ quốc gia, đồng thời cũng là Tổng tư lệnh (các Lực lượng vũ trang), trực tiếp kiểm soát chính sách quốc phòng và chính sách đối ngoại của đất nước.
Người ta nói gì về chính sách của Putin? Trước hết, đó là các biện pháp nhằm chống lại sự bao vây nước Nga từ phía NATO. Chúng ta cũng có thể chờ đợi việc Nga sử dụng con bài năng lượng để tăng cường quan hệ kinh tế với các thành viên NATO như Đức, Pháp và Italia, và do đó làm giảm sự hỗ trợ của châu Âu đối với những hành động thù địch của NATO chống lại Nga. Cũng có thể chờ đợi việc Nga tăng cường phát triển quan hệ với các nước láng giềng châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Iran, và có thể là Ấn Độ, điều sẽ giúp củng cố bộ khung còn đang yếu trong việc chống lại kế hoạch xây dựng một nền hòa bình kiểu Mỹ của Oasinhtơn.
Tuy nhiên, các cuộc biểu tình ở Mátxcơva và Xanh Petécbua, dưới sự lãnh đạo của một số ít các nhân vật đối lập khả nghi như Kasparov và Nemtsov, không đủ để làm suy yếu nước Nga. Nhưng rõ ràng, Oasinhtơn đang gia tăng sức ép trên tất cả các mặt trận – gây áp lực lên Iran và Xyri, nơi Nga đang có căn cứ quân sự quan trọng.
Hiện nay, Mỹ trên thực tế là siêu cường hạt nhân nhưng lại đang bị phá sản. Vai trò của đồng USD như một đồng tiền dự trữ hiện đang bị đe dọa hơn bao siờ hết kể từ năm 1944. Chính vai trò này, bên cạnh việc duy trì địa vị của Mỹ như một lực lượng quân sự chủ chốt, là cơ sở cho chính sách bá quyền của Mỹ.
Đồng USD với tư cách một đồng tiền dự trữ trong thương mại quốc tế đã bị chao đảo. Trung Quốc đã bắt đầu giao dịch thương mại với Nhật Bản bằng các đồng nội tệ của họ, mà không sử dụng đồng đôla Mỹ. Nga cũng đang cố gắng thực hiện các bước đi tương tự với các đối tác thương mại chính của mình.
Do phải đối mặt với việc vị thế của một siêu cường duy nhất đang ngày càng suy yếu, dường như hiện nay Oasinhtơn ngày càng phải viện đến nguyên tắc sử dụng sức mạnh quân sự. Và để làm việc này tốt hơn, cần phải vô hiệu hóa Nga, Trung Quốc và Iran. Đây sẽ là nhiệm vụ chính của tân Tổng thống Mỹ./.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
TRUNG QUỐC: CUỘC CHIẾN QUYỀN LỰC GIỮA CÁC PHE PHÁI TRỞ NÊN QUYẾT LIỆT
Tài liệu tham khảo đặc biệt -Thứ bảy, ngày 18/2/2012 -TTXVN (Pari 10/2)Việc Vương Lập Quân, cánh tay đắc lực của Bạc Hy Lai, Bí thư thành ủy Trùng Khánh, một nhân vật đang nổi lên tại Trung Quốc, được cho đi “điều dưỡng vì căng thẳng do làm việc quá sức” sau thông tin cho là đã đến Lãnh sự Mỹ tại Thành Đô xin tị nạn, cho thấy dấu hiệu đấu đá giữa các phe phái trong ban lãnh đạo Trung Quốc đã bắt đầu. Theo đánh giá của tạp chí La Tribune (Pháp) ngày 9/2, có vẻ như nội bộ lãnh đạo Trung Quốc đã có sự thay đổi sâu sắc từ vài tháng nay.
Tuần giữa tháng hai này sẽ là thời điểm “tôn phong” trên trường quốc tế của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người được cho là chắc chắn kế nhiệm ông Hồ cẩm Đào. Nhân vật số hai của Trung Quốc có chuyến thăm chính thức Mỹ trong sự theo dõi chặt chẽ của giới báo chí thế giới. Theo lịch trình, ông Tập Cận Bình có chuyến thăm trở lại Muscatine, một thành phố nhỏ thuộc bang Iowa, nơi ông đã từng dẫn đầu một phái đoàn nông nghiệp tới thăm vào năm 1985. Chuyến thăm này được coi là dịp để Tập Cận Bình “nâng cao hiểu biết về đảng Cộng hòa, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ với Phó Tổng thống Mỹ Joe Biđen và gặp gỡ Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng. Nói tóm lại, chuyến thăm một nước chủ chốt đối với Trung Quốc sẽ giúp Tập Cận Bình nâng cao được danh tiếng trong dư luận quốc tế.
Tuy nhiên, sự việc không bình thường liên quan đến Vương Lập Quân có nguy cơ gây hệ lụy đến chuyến thăm của Tập Cận Bình. Từ một ngôi sao đang lên tại Trùng Khánh, nổi tiếng về thành tích chống tội phạm có tổ chức, Vương bỗng nhiên được cho đi “nghỉ ngơi” vì lý do sức khỏe. Kỳ lạ hơn nữa, Lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô vừa khẳng định đã tiếp đón Vương vào đầu tuần vì những lý do không được công khai. Tuy nhiên, dư luận tại Trung Quốc và Mỹ đã lập tức xì xào về khả năng đào tẩu của nhân vật này.
Vụ việc liên quan đến Vương Lập Quân rất đáng được quan tâm, bởi đây là cộng sự thân cận nhất của Bạc Hy Lai, “ông chủ” của Trùng Khánh, một thành phố có 32 triệu dân. Dù không hấp dẫn như các thành phố duyên hải Quảng Đông hay Thượng Hải, nhưng với sự năng động và lòng nhiệt tình của Bạc Hy Lai, Trùng Khánh đã trở nên nổi tiếng hơn. Với những phẩm chất đã được chứng minh thời còn làm Thị trưởng Đại Liên, Bạc Hy Lai đã đưa Trùng Khánh trở thành một “thủ đô” kinh tế thực sự của vùng miên Tây rộng lớn, trong đó năm 2010, Chính phủ Trung Quốc đã quyết định thành lập một đặc khu kinh tế rộng 1.200 km2, tức là gấp gần 4 lần so với diện tích thành phố Thâm Quyến.
Kể từ đó, Trùng Khánh trở thành một “thành phố kiểu mẫu” nằm dưới sự giám sát trực tiếp của Đảng Cộng sản Trung Quổc. Thành công này đã khiến Bắc Kinh để mắt tới Bạc Hy Lai, và bản thân nhân vật này cũng rất biết cách vận động theo kiểu làm sống lại hình ảnh Mao Trạch Đông, chủ nghĩa Mao và các bài ca cách mạng để thăng tiến. Theo chiều hướng thuận, Bạc Hy Lai đã tiến tới mức có tên trong danh sách những nhân vật được đưa vào ủy ban thường vụ Bộ chính trị gồm 9 người và đứng đầu sẽ là Tập Cận Bình. Nhằm vào người phụ tá để làm hại một lãnh đạo là chiến thuật không có gì lạ tại Trung Quốc, nhất là vào thời kỳ nước này phát động Đại cách mạng văn hóa. Vì vậy, có khả năng Vương Lập Quân sẽ được “mời đi nghỉ dài dài” như một cách phá hoại các cơ hội tiến tới vị trí chính trị cao hơn của Bạc Hy Lai.
Cần lưu ý rằng giữa Tập Cận Bình và Bạc Hy Lai ít nhất cũng có một điểm chung: cả hai đều là con của các nhà đại cách mạng lão thành từng phục vụ Mao Trạch Đông. Cha của Tập Cận Bình hoạt động cách mạng từ những năm 1930, trở thành Phó Thủ tướng những năm 1950, bị cách chức năm 1962, bị cầm tù và được Mao Trạch Đông khôi phục danh dự vào cuối những năm 1970. Cha của Bạc Hy Lai cũng từng là bạn chiến đấu của Mao Trạch Đông, từng là Phó Thủ tướng và trở thành nạn nhân của các cuộc thanh trừng Maoít thời kỳ những năm 1960. Cũng nên biết rằng tầng lớp “thái tử” này thường đối lập với các nhóm khác trong chính giới Trung Quốc, trong đó có nhóm tập hợp các cựu lãnh đạo của Đoàn thanh niên Cộng sản vốn chủ yếu xuất thân từ các vùng nông thôn nghèo khó. Xung đột “giai cấp” này được thể hiện khá rõ trong lịch sử chính trị Trung Quốc kể từ hai chục năm nay.
Hiện tại vẫn khó rút ra kết luận cụ thể về vụ việc, chỉ biết Bạc Hy Lai là người đầy tham vọng chính trị và quyết không từ bỏ tham vọng của mình. Từ vài tháng nay, tại Trung Quốc có nhiều tin đồn về việc những thay đổi nhân sự dự kiến vào mùa Thu tới sẽ không cấp tiến như dư luận vẫn nghĩ, thậm chí một bộ phận trong ban chấp hành, đặc biệt là Hồ cấm Đào, có thể vẫn tiếp tục nắm quyền. Điều này chỉ nói lên một vấn đề: cuộc đấu đá quyền lực đang trở nên quyết liệt và kể từ bây giờ, mọi động thái trong ban lãnh đạo Trung Quốc đều sẽ được dư luận đưa ra mổ xẻ./.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
NHỮNG KHÁC BIỆT GIỮA NHẬT BẢN VÀ MỸ TRONG VẤN ĐỀ DI CHUYỂN CĂN CỨ FUTENMA
Tài liệu tham khảo đặc biệt -Thứ bảy, ngày 18/2/2012 -TTXVN (Tôkyô 14/2)Ngày 10/2, nhật báo Yomiuri đã đăng bài phân tích của đồng tác giả Shuhei Kuromi và Kentaro Nakajima về những khoảng cách trong cách tiếp cận của Tôkyô và Oasinhtơn đối với vấn đề di chuyển căn cứ không quân Futenma của quân đội Mỹ ở tỉnh Okinawa. Dưới đây là nội dung bài phân tích này:
Trong một vài tháng tới, Nhật Bản và Mỹ sẽ quyết định các bước đi cụ thể để xem xét lại lộ trình tái bố trí các lực lượng Mỹ tại Nhật Bản mà Tôkyô và Oasinhtơn đã nhất trí năm 2006. Quá trình này được thực hiện sau khi hai nước đã công bố quyết định cơ bản về vấn đề này hôm 8/2. Tuy nhiên, hiện nay, hai bên vẫn còn những quan điểm khác biệt đối với vấn đề di chuyển căn cứ Futenma cho dù trong tuyên bố chung công bố cùng ngày, hai bên bày tỏ tin tưởng kế hoạch di chuyển căn cứ Futenma tới quận Henoko “là phương án duy nhất có thể thực thi”.
Những khác biệt về quan điểm
Vào tháng 5/2006, Nhật Bản và Mỹ đã nhất trí về việc căn cứ Futenma sẽ được di chuyển từ thành phố Ginowan tới quận Henoko ở thành phố Nago, đều thuộc tỉnh Okinawa. Chính phủ Nhật Bản dự định sẽ sử dụng việc di chuyển các binh sĩ thuộc Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ từ tỉnh Okinawa về đảo Guam, dự kiến sẽ được tiến hành trước khi di chuyển căn cứ Futenma, làm con bài để thuyết phục chính quyền và người dân các địa phương ở tỉnh Okinawa đồng ý di chuyển căn cứ Futenma tới Nago.
Ngày 8/2, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã bày tỏ quyết tâm tạo ra một bước đột phá trong vấn đề Futenma tại cuộc họp của ủy ban Ngân sách Thượng viện. Ông nói: “Chúng ta cần phải tránh để căn cứ không quân Futenma tồn tại một cách vĩnh viễn ở vị trí hiện nay do những mối đe dọa mà nó tạo ra vẫn chưa được dỡ bỏ”.
Chính quyền Noda đặt mục tiêu sử dụng việc xem xét lại kế hoạch tái bố trí các lực lượng Mỹ ở Nhật Bản là đòn bẩy để nhận được sự chấp thuận của tỉnh Okinawa đối với việc di chuyển căn cứ Futenma tới quận Henoko. Trước mắt, Chính phủ Nhật Bản sẽ tập trung vào việc soạn thảo các biện pháp để giảm gánh nặng cho tỉnh Okinawa – nơi có nhiều căn cứ của quân đội Mỹ – trước khi thực hiện các biện pháp để di chuyển căn cứ Futenma. Vì vậy, Chính quyền Noda đã thống nhất quan điểm trong nội bộ rằng Chính phủ sẽ không quyết định về thời điểm chính xác để yêu cầu ông Hirokazu Nakaima, Tỉnh trưởng tỉnh Okinawa, cho phép thu hồi đất để xây dựng căn cứ Futenma ở địa điểm mới. Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 8/2, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Koichiro Gemba nói bóng gió rằng Chính phủ sẽ không đề nghị ông Nakaima chấp thuận thu hồi đất cho đến mùa Thu này hoặc sau đó. Ông nói: “Chúng tôi sẽ cực kỳ khó để nhận được sự ủng hộ của tỉnh Okinawa để có hoạt động (về các vấn đề như thu hồi đất) vào tháng 6, 7 hay 8).
Căn cứ Futenma hiện nay tiếp giáp với các khu vực dân cư. Chính phủ Nhật Bản vẫn quyết tâm sớm di chuyển căn cứ này do lo ngại rằng một tai nạn ở gần căn cứ này có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng đối với việc đóng quân của các lực lượng Mỹ ở tỉnh Okinawa.
Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản có thể sẽ gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm sự ủng hộ từ phía Mỹ đối với vấn đề di chuyển căn cứ Futenma bởi vì Oasinhtơn vẫn giữ quan điểm chờ đợi – quan sát trước các nỗ lực của Tôkyô nhằm giải quyết vấn đề này.
Hôm 6/2, Nhật Bản và Mỹ đã tổ chức cuộc họp giữa các thứ trưởng ngoại giao và quốc phòng của hai nước. Theo một quan chức của Chính phủ Nhật Bản, tại cuộc họp này, các quan chức Mỹ vẫn duy trì quan điểm cứng rắn rằng việc thuyết phục tỉnh Okinawa là nhiệm vụ của Chính phủ Nhật Bản và đó không phải là vấn đề mà Chính phủ Mỹ sẽ can thiệp.
Mặt khác, tuyên bố chung mà Nhật Bản và Mỹ công bố hôm 8/2 khẳng định chính phủ hai nước sẽ “không gắn” vấn đề di chuyển các lính thủy đánh bộ Mỹ từ tỉnh Okinawa về đảo Guam với vấn đề di chuyển căn cứ Futenma. Một trong những lý do chủ yếu khiến Mỹ nhất trí tách hai vấn đề này là thúc đẩy việc di chuyển lính thủy đánh bộ về Guam- vấn đề quan ngại nhất của Oasinhtơn trong quá trình tái bố trí lực lượng Mỹ ở Nhật Bản. Một lợi ích khác đối với Mỹ trong quá trình thực hiện kế hoạch tái bố trí lực lượng mới là cắt giảm chi phí liên quan trong việc di chuyển lính thủy đánh bộ về Guam bằng cách giảm số lượng các binh sĩ sẽ được di chuyển tới hòn đảo này. Mỹ ưu tiên cho việc tăng- cường triển khai các binh sĩ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương như là một phần trong chiến lược toàn cầu mới của nước này.
Một vấn đề mới đang nổi lên trong thời gian gần đây liên quan tới việc di chuyển căn cứ Futenma là liệu Nhật Bản có trang trải các chi phí để tân trang lại các cơ sở trong căn cứ không quân này hay không. Mỹ muốn nâng cấp các cơ sở đang bị xuống cấp trong căn cứ này. Theo các nguồn tin trên, Mỹ dự định sẽ tân trang các cơ sở hiện nay như đường băng và hầm chứa máy bay tại căn cứ Futenma nhưng các kế hoạch này có thể sẽ dẫn tới việc căn cứ Futenma sẽ tiếp tục đóng ở vị trí hiện tại một cách vĩnh viên. Do người dân địa phương sẽ phản đối mạnh mẽ một ý tưởng như vậy nên Chính phủ Nhật Bản sẽ ở vào tình thế khó khăn khi đưa ra quyết định về vấn đề này.
Một vấn đề khác mà Tôkyô và Oasinhtơn vẫn chưa tìm được tiếng nói chung đó là tìm điểm đến cho các binh sĩ của Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ. Mỹ cho biết nước này sẽ cân nhắc di chuyển 4.700 lính thủy đánh bộ đang đóng ở tỉnh Okinawa về Guam, 1.000 về Hawaii và 800 về Mỹ. Chính phủ Mỹ đã từng đề xuất di chuyển 1.500 binh sĩ còn lại tới căn cứ không quân Iwakuni của Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ ở tỉnh Yamaguchi của Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản vẫn duy trì quan điểm rằng họ không đồng ý với đề xuất này. Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ có thể sẽ đề xuất di chuyển số binh sĩ trên tới các căn cứ khác ở Nhật Bản. Nếu đề xuất này được đưa ra, Chính phủ Nhật Bản sẽ khó có thể nhận được sự chấp thuận từ phía các chính quyền địa phương để di chuyển lính thủy đánh bộ Mỹ tới các căn cứ trong phạm vi Nhật Bản.
Do số lượng lính thủy đánh bộ Mỹ được di chuyển từ Okinawa về Guam sẽ giảm nên Chính phủ Nhật Bản dự định đề nghị Chính phủ Mỹ giảm số tiền mà nước này sẽ trả để di chuyển lính thủy đánh bộ Mỹ về đảo Guam. Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ vẫn sẽ đề nghị phía Nhật Bản phải trả số tiền mà hai nước đã nhất trí trước đây.
Chìa khóa là việc Mỹ cắt giảm chi phí
Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã đóng vai trò hàng đầu trong các cuộc thương lượng với Mỹ về việc tách vấn đề di chuyển căn cư Futenma ra khỏi vấn đề di chuyển một phần lính thủy đánh bộ Mỹ đang đóng ở Okinawa về Guam. Bộ này tin rằng việc chuyển số lính thủy đánh bộ về lãnh thổ Mỹ sẽ giúp giảm gánh nặng cho tỉnh Okinawa, nơi có nhiều căn cứ của Mỹ đóng quân. Điều này sẽ dẫn tới một bước đột phá trong vấn đề di chuyển căn cứ Futenma. Theo các nguồn tin giấu tên, Ngoại trưởng Gemba đã đề xuất với Thủ tướng Noda tách các vấn đề này hồi tháng 12/2011. Thủ tướng Noda đã chấp thuận đề xuất này và nói rằng: “Hãy thử thực hiện đề xuất này nếu bạn nghĩ nó sẽ giúp (vấn đề di chuyển căn cứ Futenama) đạt được tiến bộ theo đúng hướng. Đây là công việc bạn cần phải làm.
Đề xuất trên không phải là phát minh của Bộ Ngoại giao. Bộ Quốc phòng Nhật Bản là cơ quan đầu tiên đưa ra ý tưởng này nhưng nó đã từng bị phía Mỹ bác bỏ. Tháng 3/2010, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản lúc đó là Toshimi Kitazawa đã gặp Tỉnh trưởng Okinawa. Tại cuộc gặp này, ông Nakaima đã nói với Bộ trưởng Kitazawa rằng “Tôi muốn Chính phủ làm việc để sửa đổi Hiệp định về quy chế đối với các lực lượng Mỹ ở Nhật Bản (SOFA) và trao trả đất (mà quân đội Mỹ đã chiếm ở phía Nam của đảo
chính Okinawa)”.
Phát biểu trên của ông Nakaima đã khiến Bộ trưởng Kitazawa nghĩ rằng nếu mảnh đất mà quân đội Mỹ đang chiếm được trao trả lại cho Nhật Bản ông Nakaima có thể sẽ chấp thuận cải tạo đất ở ngoài khơi quận Henoko thuộc thành phố Nago, điểm tới cho căn cứ Futenma. Vì vậy, Bộ trưởng Kitazawa đã chỉ thị cho các quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng nghiên cứu ý tưởng tách vấn đề di chuyển căn cứ và vấn đề di chuyển các
binh sĩ Mỹ từ Okinawa về Guam.
Bản thân Bộ trưởng Kitazawa cũng thông báo đề xuất này với ông Wallace Gregson, khi đó là Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ông Gregson đã bác bỏ đề xuất này khi nói rằng hai vấn đề này cần phải được thực hiện đồng thời.
Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ đang phải đối mặt với những thay đổi quan trọng kể từ sau đó. Quốc hội Mỹ đã yêu cầu Chính phủ phải cắt giảm chi tiêu quốc phòng và điều này khiến Chính phủ Mỹ buộc phải sửa đổi kế hoạch di chuyển lính thủy đánh bộ từ Okinawa về Guam.
Trong bối cảnh đó, Ngoại trưởng Gemba đã nói với Thủ tướng Noda rằng có thể đưa ra đề xuất tách hai vấn đề trên một lần nữa khi Quốc hội Mỹ đã nhất trí về dự thảo ngân sách quốc phòng cho tài khóa 2012, trong đó tổng ngân sách cho việc di chuyển sẽ bị cắt giảm. Sau khi nhận được sự chấp thuận của Thủ tướng Noda, Ngoại trưởng Gemba đã tới Oasinhtơn để gặp người đồng cấp Hillary Clinton của Mỹ vào ngày 19/12/2011. Tại cuộc gặp với bà Clinton, Ngoại trưởng Gemba nói: “Tôi muốn đề nghị rằng chúng ta thảo luận một bước đột phá (trong việc xem xét lại thỏa thuận tái bố trí lực lượng Mỹ ở Nhật Bản)”. Đáp lại, bà Clinton cam kết phía Mỹ sẽ thảo luận đề xuất này.
Tại thời điểm này, đề xuất tách hai vấn đề trên đã được Chính phủ Mỹ thúc đẩy, chủ yếu do ông Gregson không còn là trợ lý của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách vấn đề châu Á-Thái Bình Dương và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương Kurt Campbell, một người ủng hộ đề xuất trên, đã đóng vai trò hàng đầu trong việc thảo luận về đề xuất này.
Các quan chức quốc phòng và ngoại giao cao cấp của Nhật Bản và Mỹ, trong đó có ông Campbell và Vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ của Bộ Ngoại giao Nhật Bản Junichi Ihara, đã có cuộc gặp bí mật ở Xơun vào ngày 1/2. Hai bên đã vạch ra đề cương cho sự xem xét thỏa thuận trên.
Tuy nhiên, cả cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yasuo Ichikawa và người kế nhiệm ông là Naoki Tanaka đều không liên quan tới các cuộc thảo luận này. Ông Ichikawa không thể tập trung vào vấn đề này bởi vì ông đang bị đặt dấu hỏi về năng lực khi giữ chức bộ trưởng quốc phòng. Bộ trưởng Tanaka thừa nhận rằng ông vẫn còn thụ động trong vấn đề này tại cuộc họp của ủy ban Ngân sách Thượng viện vào ngày 8/2./.
Từ Chiếu Lập học của hoàng đế Quang Trung nghĩ về nền giáo dục nước ta hôm nay
Hoàng Lại Giang * -18-02-2012
Thời Quang Trung việc sử dụng nhân tài và đào tạo nhân tài gắn kết chặt chẽ
Trước khi ra Chiếu Lập học, Quang Trung ra Chiếu Cầu
hiền. Nói cách khác, sử dụng nhân tài và đào tạo nhân tài thời đại Quang
Trung gắn kết chặt chẽ theo quy luật nhân quả. Ở nước ta, từ Lý, Trần,
Lê đến Nguyễn, ở những mức độ khác nhau đều có Chiếu Cầu hiền gắn liền
với chính sách giáo dục.
Riêng thời đại Quang Trung, Chiếu Cầu hiền và Chiếu Lập
học là rõ ràng, sáng sủa và rất khoa học. Trước tiên, trong Chiếu Cầu
hiền ai cũng thấy tấm lòng chân thành của một nhà vua mong ước được sự
cộng tác của người tài, của kẻ sĩ, để cùng với nhà vua xây dựng đất nước
cường thịnh giữa thời loạn lạc, dân đang đói khổ, cùng cực … “ Trẫm
đương để ý lắng nghe, sớm hôm mong mỏi. Thế mà những người tài cao,
học rộng, chưa ai đến. Hay trẫm là người ít đức, không xứng phò tá
chăng? Hay đương thời loạn lạc, họ chưa thể phục sự vương hầu chăng?
Đương khi trời còn thảo muội, là lúc quân tử thi thố
kinh luân, nay buổi đầu đại định, mọi việc còn đương mới mẻ. Mối giềng
triều đình còn nhiều thiếu sót, công việc biên ải chính lúc lo toan. Dân
khổ chưa hồi sức, đức hóa chưa thấm nhuần. Trẫm chăm chắm run sợ, mỗi
ngày muôn việc lo toan. Nghĩ rằng: sức một cây gỗ không chống nổi một
tòa nhà to, mưu lược một kẻ sĩ không dựng được cuộc thái bình. Hỏi rằng
trong nước, một ấp mươi nhà, hẳn có người trung tín, huống chi trong
cõi đất rộng lớn đến thế này, há lại không có người xuất kiệt hơn đời
để giúp rập chính sự buổi đầu cho trẫm ư?” (Tổng tập văn học Việt Nam
-9A).
Một người tưởng võ biền như hoàng đế Quang Trung, học
hành ít ỏi, nhưng lại là người có những quốc sách về giáo dục, về cách
sử dụng nhân tài, thật đáng nể trọng, như một quân vương, không khác gì
Cơ xương – thời cổ đại Trung Hoa – thật sự tôn trọng nhân tài: Thà để trẫm khổ đừng để nhân tài khổ.
Trong nhận thức của Hoàng đế Quang Trung, khi nhân tài chưa quy tụ về
một mối, còn hoài nghi về một triều đình mà không ít người đương thời
gọi là thảo muội, chưa đủ chính danh, thì giáo dục có đặt ra cũng chỉ là
trò vẽ vời cho rắn thêm chân mà thôi. Từ nhận thức ấy, vị hoàng đế vừa
mới xung trận đánh tan 29 vạn quân xâm lược nhà Thanh trong thế chẻ tre,
trở về, lại hạ mình cầu nhân tài và giao cho Nguyễn Thiếp, một người
hôm qua còn chống mình, không chịu cộng tác với mình, trọng trách chọn
nhân tài cho chính triều đình của mình, không một hoài nghi, không phân
vân, do dự …
Sau khi ra Chiếu Cầu hiền, Quang Trung ban Chiếu lập nhà học, còn được gọi là Chiếu Lập học. Trong Chiếu Lập học, Quang Trung ghi rõ: “Trẫm khi mới bình định đã có nhã ý hậu đãi nhà nho, có lưu tâm quý mến kẻ sĩ, muốn được người thực học để dùng cho quốc gia…’’
Thời đại Quang Trung có những nét tương đồng với thời
đại chúng ta đang sống hôm nay: Sau chiến tranh, bao nhiêu vấn nạn, và
sau đó là nạn mua quan bán chức, nạn gian dối, gian dối ngay cả trong
học hành và thi cử. Vì vậy, trong Chiếu Lập học, Quang Trung đòi hỏi sự thực học như
một nguyên tắc quan trọng số một trong việc chọn nhân tài cho đất nước.
Điều Quang Trung sợ nhất trong vương triều của mình là một đám quan lại
bất tài vô học, thất đức, được che đậy bằng những tấm bằng giả, giọng
điệu giả, bộ mặt giả … Dân gian gắn kết đồ giả là đồ đểu!
Việc đầu tiên trong Chiếu Lập học của hoàng đế Quang Trung là chọn thầy giỏi và có đạo đức.
Đấy là hai tiêu chuẩn mang tính quyết định của bất kỳ một nền giáo dục
nào. Dân gian có câu: Cha nào, con nấy, thầy nào, trò nấy. Trong lịch
sử đã từng có những bậc thầy như Chu Văn An, Sư Vạn Hạnh, Võ Trường
Toản… rèn đúc nên những học trò danh tiếng, có tâm và có tầm. Họ đều là
những người tài cao, học rộng, và trên hết là nhân cách. Thầy giỏi ắt
sẽ có trò giỏi. Thầy dốt ắt sẽ cho ra đời những kẻ vô học. Thầy có đạo
đức, có nhân cách, sẽ đào tạo cho xã hội những người có đạo đức, có lòng
vị tha, biết thương người và có lương tri, có lý tưởng sống đúng đắn…
Lịch sử ghi nhận một triều đại hưng thịnh là một triều đại biết tôn
trọng trí thứcc, oi giáo dục thực sự là việc Trồng người. Trồng người đòi hỏi một nền tảng xã hội biết coi trọng việc thực học,
có nhiều chính sách, nhiều chủ trương, tạo thuận lợi cho mọi trí thức
đủ điều kiện để nghiên cứu, tranh luận, nói thẳng, nói thật, không bắt
tội một ai chỉ trích mình, phê phán mình (không bắt tội ai vu khoác –
trong Chiếu cầu lời nói thẳng của Quang Trung).
Theo ngôn ngữ hiện đại như vậy thì hơn 200 năm trước,
triều đại Quang Trung đã chấp nhận đa nguyên. Đúng hơn, nhà vua cần sự
phản biện để điều tiết những mặt yếu trong triều đại mình, chẳng khác gì
các nước phát triển hôm nay. Vì vậy, triều đại Quang Trung là một triều
đại cấp tiến, coi trọng dân chủ, coi trọng quyền con người.
Việc thứ hai trong giáo dục là chọn trò giỏi, bây giờ ta
gọi là tuyển sinh. Trong Chiếu Lập học Quang Trung chú trọng giáo dục
từ cơ sở, từ làng để không bỏ sót người tài, và không chấp nhận học giả,
bằng giả, thời ấy gọi là sính đồ ba quan (mua bằng). Với loại sính đồ này nhà vua cương quyết bắt về làm dân. “Hẹn
năm nay, mở khoa thi hương, những tú tài thi hương đỗ hạng ưu được đưa
lên trường Quốc học, đỗ hạng thứ thì đưa vào trường phủ học. Những hương
cống đỗ ở triều cũ chưa làm chức nhiệm gì, nay tới chầu thì bổ các chức
huấn đạo. Tri huyện, nho sinh và sính đồ cũ đợi kỳ thi vào thi lại, đỗ
hạng ưu thì tuyển dụng, hạng kém thì bãi về trường xã học. Còn những sính đồ ba quan nhất thiết bắt về làm dân, cùng dân chịu sưu dịch… Vậy
ban chiếu xuống cho dân các xã nên lập học xã, chọn nho sĩ trong xã có
học thức, có đức hạnh, đặt làm thầy học giảng dạy cho học trò xã mình” (Chiếu Lập học – trong Tây Sơn tam kiệt –Trần phương Hồ).
Trong ba anh em nhà Tây Sơn, Nguyễn Huệ nổi lên như một
thiên tài quân sự, bách chiến bách thắng. Đấy là điều hiển nhiên không
cần bàn cãi. Nhưng lịch sử cũng có nhiều người nhận ra Nguyễn Huệ còn
là một chính khách lớn của mọi thời đại, chính vì Ông biết mình là ai.
Chính vì biết mình là ai nên Nguyễn Huệ thành tâm lắng nghe mọi ý kiến
của tất cả mọi người, đặc biệt là trí thức, là sĩ phu không nệ từ đâu
tới, cùng quan điểm hay khác quan điểm với mình. Điều quan trọng của một
chính khách lớn như Nguyễn Huệ là bản lĩnh và nhạy bén, sắc sảo trong
tiếp nhận và sàng lọc mọi lời khuyên cũng như lời nói thẳng (trung ngôn
nghịch nhĩ), của các sĩ phu từ mọi miền, từ mọi thành phần trong mọi
giai tầng đến với Ông. Về bản chất, hoàng đế Quang Trung là một Quân
vương. Từ đấy hiền tài về với Nguyễn Huệ ngày một đông, giúp người anh
hùng này xây dựng một vương quyền vững mạnh, không chút sợ hãi trước
Thiên triều, thậm chí còn làm tờ biểu đòi Thiên triều trả lại cho ta 6
châu, 3 động mà họ đã chiếm trước đó.
Dám làm bạn với kẻ sĩ, dám nhờ kẻ sĩ làm quân sư mà hoàng đế Quang Trung hiểu được mối quan hệ nhân quả giữa việc sử dụng nhân tài với đào tạo nhân tài,
giữa giáo dục với sự thành tâm chiêu hiền đãi sĩ. Đấy là hai yếu tố
quyết định tính hiệu quả nền giáo dục của một đất nước. Thiếu một trong
hai yếu tố ấy, nhân tài sẽ không bao giờ xuất hiện, nếu không nói là nền
giáo dục ấy sẽ cho ra đời những thai non hay quái thai. Các nước châu
Âu, đặc biệt là giáo dục Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ, từ lâu họ đã nhận thức
sâu sắc mối quan hệ tương hỗ này. Giáo dục không bao giờ đào tạo ra
nhân tài khi nhân tài bị phân biệt đối xử, bị đặt không đúng chỗ, thậm
chí đặt nhầm chỗ, bị bạc đãi, bị quy chụp như những tội đồ!
Hoàng đế Quang Trung khẳng định tầm quan trọng chiến lược của việc đào tạo nhân tài: “Dựng nước lấy dạy học làm đầu, muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc…”
Trước khi ra Chiếu Lập học, Quang Trung lập Viện Sùng
chính và giao cho La Sơn phu tử làm viện trưởng. Theo ngôn ngữ hiện đại
thì Sùng chính thư viện là viện nghiên cứu chiến lược về giáo dục. Nghe
La Sơn phu tử, Quang Trung chấp nhận giáo dục theo đường lối học gắn với hành của Chu tử chứ không học theo kiểu nhồi nhét, học vẹt, nhằm thuộc lòng những bài học Thánh hiền. “Nhất định phải theo phép học Chu tử, khiến cho nhân tài có thể thành tựu, phong tục trở lại tốt đẹp“.
“Từ rày, phàm trong các viên tư nghiệp, đốc học, mỗi
năm nếu có ai học hay hạnh tốt, thì sẽ kê quê quán, tên họ, đạt đến thư
viện, giao cho ông (tức La Sơn phu tử) khảo xét đức nghiệp và hạnh nghệ, tâu lên Triều để chọn mà dùng.
Ông nên giảng rõ đạo học, rèn đức nhân tâm, để cho
xứng với ý trẫm khen chuộng kẻ tuổi cao đức lớn …Quang Trung nghe lời
cụ, muốn sĩ phu học nghĩa lý, chứ không học từ chương… Trước học tiểu
học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên, rồi đến tứ thư, ngũ kinh… Học cho
rộng rồi mới ước lược cho gọn, theo điều học biết mà làm. Họa may nhân
tài mới có thể thành tựu…” (La Sơn phu tử -Hoàng Xuân Hãn).
La Sơn phu tử cũng khuyên Quang Trung: “Giáo dục là
cái gốc để đào tạo người tài. Nhưng những bậc kỳ tài, kỳ ngộ đâu phải
hết thảy đều do khoa cử mà ra. Đời nếu có tài Bệ hạ nên dùng lễ mà mời ra như vua Thang mời Y Doãn ở đất Sằn, vua Văn Vương thăm Lã thượng sông Vị…” (Hoàng Lê nhất thống chí t2 tr19).
Lần đầu tiên trong lịch sử, chính phủ Hồ Chí Minh sau
cách mạng tháng Tám 1945, đã xóa nạn mù chữ cho toàn dân trong vòng ba
tháng! Một công việc phi thường chưa hề có tiền lệ trong bất kỳ một dân
tộc nào để tiến tới khai dân trí như ước nguyện của cụ Phan Châu Trinh.
Đấy là một bước đi táo bạo. Tiếp theo là phổ cập giáo dục cấp một…
Rất tiếc, chiến tranh đã đến, không kịp cho giáo dục
Việt Nam tiếp tục trong cái dòng phát triển đúng đắn của nó: phổ cập
giáo dục, nhằm chọn lựa nhân tài cho giáo dục đỉnh cao. So với nhiều
nước có nền giáo dục phát triển, rõ ràng giáo dục của chúng ta còn quá
nhiều bất cập! Đáng lẽ tìm mọi cách khắc phục những bất cập, học tập
những tinh hoa của nền giáo dục truyền thống của tiền nhân và những mặt
tích cực của giáo dục phương Tây thì chúng ta lại quy tội cho thực dân và phong kiến để nêu khẩu hiệu: bài phong đả thực, đập phá hết để xây nền giáo dục cách mạng vô sản: Đào tạo công nông cho nhà nước vô sản của giai cấp công nông! Bắt đầu từ đấy, tính giai cấp đã áp đặt vào giáo dục, đẩy giáo dục vào con đường phản giáo dục!
Mặc dù Nguyễn Tất Thành không hề xuất thân từ nông dân, càng không phải
là công nhân. Ông là con trai cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, một quan lại
triều Nguyễn. Đấy là câu hỏi mà người đương thời đặt ra là, vì sao một
vị con quan lại triều Nguyễn lại chọn Quốc tế III?
Sai lầm của giáo dục VN bắt nguồn từ thể chế chính trị
Suy cho cùng thì sai lầm của giáo dục Việt Nam thời cách mạng bắt
nguồn từ ý thức hệ, từ thể chế chính trị. Nhiều ý kiến đầy tâm huyết của
các nhà giáo dục, các vị GS tên tuổi trong nước cũng như ngoài nước
trên các diễn đàn của hội thảo về giáo dục Việt Nam không ít, sự nhiệt
tình và ưu ái của các cơ quan báo chí và các đài phát thanh và truyền
hình với giáo dục nước nhà là vô cùng to lớn. Đòi hỏi giáo dục Việt Nam
phải nhanh chóng thay đổi từ cách dạy, cách học, không được nhồi nhét,
học chay, học vẹt, tránh chạy theo thành tích.Có những GS vì quá bức xúc với nền giáo dục lạc hậu của Việt Nam như GS Hoàng Tụy đã phải gào lên: “Dứt khoát từ bỏ đào tạo những mẫu người chỉ biết ngoan ngoãn chấp hành, quen được dẫn dắt, bao cấp cả về tư duy và hành động hơn là biết suy nghĩ độc lập và tự chịu trách nhiệm…Giáo dục không thể đổi mới vụn vặt. Giáo dục sa sút không phải vì thiếu tiền, mà vì quản lý kém . Chương trình quá tải không chữa nổi. Sách giáo khoa sai đến không đính chính xuể . Sự sa sút của giáo dục có nguyên nhân khách quan: Do đất nước nghèo, đầu tư không đủ, do trình độ non yếu của thầy, cô giáo, do ý thức người dân lạc hậu, do phụ huynh cũng là đồng tác giả của nhiều sai lầm yếu kém của giáo dục… Song muốn lay chuyển tình hình phải thừa nhận nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân của mọi nguyên nhân, đó là lãnh đạo quản lý bất cập, bất cập cả tâm lẫn tầm và từ trên xuống dưới…” Nhưng có ai nghe theo ông, và nếu có nghe thì cũng không dễ thực thi điều ông tâm huyết bởi cái mà giáo dục cần sửa chữa nằm ở chỗ khác…
GS Phan Đình Diệu trả lời phỏng vấn nhà báo Na-uy, đoạn về giáo dục, ông nói: “Trái ngược với nền giáo dục thời Pháp, chế độ xã hội chủ nghĩa đào tạo ra những chuyên viên hơn là những trí thức”. Và những chuyên viên này thuộc loại người không có cái đầu vì mọi thứ đều do “đảng nghĩ”.
Cố GS Bùi Trọng Liễu có cái nhìn thực tế hơn về giáo dục nước nhà: “…Khi
nghiên cứu đã bị trót tách ra khỏi việc giảng dạy đại học rồi, thì hàn
gắn lại không phải dễ. Khi những khuyết tật trong giáo dục, đào tạo, như
việc chiếu cố trong tuyển sinh thi cử, chọn nghiên cứu sinh… dù là vì thành phần lý lịch,
đã xâm phạm vào việc học, thì chúng cũng dễ biến thể đi và chúng cũng
biết thích nghi trong một khung cảnh mới. Vì thế mà việc chấn hưng giáo
dục ngày nay mới khó khăn như vậy”.
Còn đây là cái nhìn thẳng thắn của GS Phạm Xuân Yêm – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp:
“Môi trường xã hội Việt Nam đang bị méo mó trong hầu hết mọi lĩnh vực:
con người, nhận thức, đạo đức tôn chỉ giáo dục… tất cả đều méo mó quá
độ… Việc quan trọng nhất là phải kéo thẳng những thứ đó lại, phải ngay
thẳng lại, phải chăm sóc cho những thứ đó phát triển đúng cách. Mỗi quốc
gia muốn canh tân, đều phải đi đúng quy luật…”
Giáo dục VN thời cách mạng là duy ý chí
Chúng ta đã làm trái quy luật, chúng ta đã bắt quy luật theo suy nghĩ giản đơn và chủ quan của chính chúng ta!
Riêng GS Hoàng Tụy, tôi thấy ông đúng là một nhà giáo
dục tâm huyết nhất trong những GS tâm huyết với giáo dục Việt Nam. Nhưng
tôi tâm đắc nhất lại là một đúc kết ngắn gọn và thực tế về giáo dục VN
của ông: “Giáo dục Việt Nam lạc hướng chứ không phải lạc hậu”. Đúng
là lạc hậu thì còn cách này cách khác vực dậy được, nhưng lạc hướng thì
càng đi càng xa cái đích mà giáo dục cần đến. Vì lạc hướng cho nên giáo
dục Việt Nam càng cải cách càng rơi vào khủng hoảng, càng bế tắt. Bệnh
thành tích vẫn không giảm, nạn học giả bằng giả, học giả bằng thật ngày
càng là một vấn nạn! Những nhà lãnh đạo đất nước hết thế hệ này qua thế
hệ khác từ những Sinh đồ ba quan như vậy thay nhau nắm chính quyền, thì họ sẽ đưa đất nước đi về đâu giữa thời hội nhập này?
Tôi có cảm giác, hình như nhiều người vẫn còn né tránh những vấn đề gọi là tế nhị,
nhưng đấy mới thực sự là vấn đề thuộc bản chất mà tự giáo dục Việt Nam
không thể đơn độc sửa chữa được. Muốn giáo dục Việt Nam phát triển lành
mạnh, đúng quy luật như nhiều nước phát triển, không thể né tránh lỗi
hệ thống – cụm từ của nguyên UVBCT chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An –
trong thể chế chính trị Việt Nam hôm nay. Ở những năm 60, 70, 80, 90,
của thế kỷ 20 thì đây đúng là vấn đề đáng sợ! Bởi miền Bắc là thiên đường của các con tôi
(Tố Hữu). Nếu ai hé môi chắc chắn không vào trại giam bóc lịch thì cũng
không dễ sống chung giữa cộng đồng. Nhưng sau khi chủ nghĩa xã hội sụp
đổ theo hệ thống domino trên toàn thế giới vào những năm 1989-1990-1991,
Việt Nam dẫu cố giữ cái gọi là Định hướng xã hội chủ nghĩa,
thì ngay những nhà Marxist Việt Nam chắc chắn cũng sẽ không sao định
nghĩa được hay hình dung cái chủ nghĩa xã hội nó ra làm sao mà định
hướng, ngoại trừ yếu tố lừa bịp trắng trợn.
Tính bảo thủ, suy cho cùng là đặt quyền đặt lợi của cá
nhân trong những tầng lớp lãnh đạo nối tiếp. Và chính họ, những thế hệ
học trò được đào tạo trong các trường của chủ nghĩa xã hội, là tác nhân
của xã hội đang xuống cấp trầm trọng hôm nay. Khi thể chế chính trị
không thay đổi thì thật khó hy vọng nhân tài có chỗ đứng thích hợp trong
xã hội. Và như vậy, giáo dục Việt Nam không thể đốt đuốc tìm ra thầy
giỏi. Và khi không có thầy giỏi thì khó mơ đến những thế hệ trò giỏi.
Khi không có thầy giỏi, trò giỏi, thì cũng thật khó đòi hỏi một đội ngũ
trí thức thực học để đảm nhiệm trọng trách xây dựng một xã hội phát triển.
Chẳng nhẽ những nhà giáo dục Việt Nam, những nhà lãnh đạo đảng CSVN lại không có điều kiện để đọc Chiếu Cầu hiền, Chiếu Lập học
của Hoàng đế Quang Trung? Trong lúc đó những người cộng sản Việt Nam
lại mang cái chủ nghĩa Mác –Lênin qua Stalin và Mao Trạch Đông áp đặt
vào đất nước ta, đạp lên cả tiền nhân mà đi. Đúng là một thời ấu trĩ,
một thời cả tin, một niềm tin thật trong sáng, từ tâm, một thời lãng
mạn, cái chất lãng mạn thật đẹp của những người cộng sản tiền bối. Nhưng
năm tháng qua đi, giật mình nhìn lại mới thấy mình nhầm lẫn… thì đã quá
muộn! Đất nước dẫm chân tại chỗ nếu không nói là tụt hậu quá xa so với
nhiều bạn bè trong khu vực, và điều quan trọng là cái chủ nghĩa nhập
cảng phi truyền thống đã phá nát ra từng mảnh vụn và làm đảo lộn lên tất
cả mọi giá trị của một nền văn hóa có bề dày truyền thống đáng trân
trọng đã trường tồn cùng thời gian suốt hàng nghìn năm. Không dễ ngày
một, ngày hai mà khôi phục lại được những giá trị đạo đức của cha ông
một thời hưng thịnh.
Trở lại câu hỏi, vì sao Nguyễn Tất Thành lại vào Quốc tế
III? Câu hỏi cũng là câu trả lời cho giáo dục đang bế tắt hôm nay. Vào
thời điểm đó, Nguyễn Ái Quốc biết rất rõ tương quan lực lượng giữa một
nước thuộc địa như An Nam và tư bản phương Tây như Pháp. Một Trương
Định thấy rất rõ thành Gia Định do vị tướng số một triều đình Nguyễn
Tri Phương cầm quân đã thua tan tác như thế nào, vẫn chiêu mộ dân binh
tiếp tục cuộc chiến cho đến hơi thở cuối cùng , một Nguyễn Trung Trực,
một thủ khoa Huân, một Thiên Hộ Dương… Ý chí tự chủ của một dân tộc thật
đáng nể trọng. Sự kiện vua Hàm Nghi bỏ lại kinh thành sau lưng kéo ra
Tân Sở tiếp tục cuộc chiến với Hịch Cần Vương thật đáng tự hào về lòng yêu nước của một dân tộc có bề dày lịch sử từ Nam quốc sơn hà Nam đế cư thời Lý đến Bình Ngô đại cáo
thời Lê. Rồi sau đó là một Phan Đình Phùng, một Hoàng Hoa Thám, rồi
Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học… Nhưng những con đường
cứu nước của những vị anh hùng ấy thật đáng trân trọng như những báu vật
ghi đậm dấu ấn vào lịch sử giải phóng dân tộc nước nhà, nhưng sao
Nguyễn Ái Quốc vẫn chưa thấy đủ độ tin cậy để tin theo và tiếp tục? Giữa
kinh thành Paris, có bao nhiêu cuộc gặp giữa Phan Châu Trinh, Phan Văn
Trường, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền… để tìm con
đường cứu nước hợp lý nhất?
Con đường khai dân trí của cụ Phan châu Trinh chưa được
sự đồng thuận… Cuối cùng , vào năm 1920, Nguyễn Ái Quốc quyết định bỏ
phiếu thành lập đảng cộng sản Pháp “vì đảng này có khuynh hướng bênh vực các nước thuộc địa trong đó có An Nam, tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi”.
Đó là câu trả lời của Nguyễn Ái Quốc với nữ đồng chí Kose và đó cũng là
câu trả lời trực tiếp cho nhóm trí thức yêu nước lúc bấy giờ ở Pháp.
Vào thời đó, Nguyễn Ái Quốc chưa biết gì về chủ nghĩa Marx, mãi đến khi
Người gặp Luận cương của Lenin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa.
Lúc ấy, Nguyễn Ái Quốc mới như tìm thấy con đường giải phóng dân tộc
của mình. Và cũng từ đấy, Người mới bắt đầu tìm hiểu về chủ nghĩa Marx
và tham gia Quốc tế III. Nhưng lịch sử cũng dần hé lộ cho thấy, từ năm
1924 Nguyễn Ái Quốc không được Stalin tin cậy, thậm chí Người còn bị gắn
cho cái mác dân tộc chủ nghĩa! Chẳng lẽ Nguyễn Ái Quốc muốn coi chủ nghĩa cộng sản như một phương tiện? Câu hỏi còn bỏ ngỏ chờ thời gian.
Lịch sử cho thấy quy kết của Stalin là không sai. Từ chủ
nghĩa dân tộc Nguyễn Ái Quốc cùng với toàn dân chớp thời cơ làm cuộc
cách mạng tháng Tám 1945 thành công, một cuộc cách mạng không đổ máu mà
kết quả trọn vẹn. Và từ đấy chúng ta có nước Việt Nam- dân chủ- cộng hòa,
chúng ta có một chính phủ gần đủ mặt các anh tài đất Việt, chúng ta có
Tuyên ngôn độc lập, chúng ta có một quốc hội, hội tụ các đảng phái
khác nhau, (bây giờ gọi là đa đảng) để rồi chúng ta có Hiến pháp năm
1946, một hiến pháp tiến bộ nhất thời ấy ở Đông nam Á.
Nhưng rồi cuộc chiến tranh không cân sức vẫn xảy ra bất
chấp mọi con đường tìm kiếm hòa bình, kể cả chấp nhận đứng trong khối
liên hiệp Pháp, và kêu cứu tới tổng thống S. Truman của Hoa Kỳ cũng
không được. Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, Hồ Chí Minh bắt buộc phải rời bỏ
kinh thành lên chiến khu Việt Bắc. Nhưng cuộc chiến không cân sức giống
như cuộc chiến của Phan Đình Phùng ở rừng núi Hà Tĩnh, như cuộc chiến
của Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế… Điều đó không cho Hồ Chí Minh chọn lựa
nào khác ngoài sự cầu viện Quốc tế Cộng sản mà lãnh tụ là Stalin.
Chủ nghĩa dân tộc phải chịu lùi một bước trước chủ nghĩa
quốc tế vô sản? Chủ nghĩa Stalin và Mao tràn sang ta từ đấy. Khoảng năm
1950, các đoàn cố vấn chinh trị và quân sự Trung Quốc vượt biên giới
sang chiến khu Việt Bắc giúp ta làm cuộc cách mạng giảm tô, cải cách
ruộng đất, giúp ta xây dựng chính quyền công nông theo mô hình Hoa Nam
của Trung Quốc!
Khi xã hội thay ngôi đổi chủ…
Sự phân hóa dân tộc bắt đầu từ đấy. Khối đại đoàn kết
toàn dân bắt đầu chia năm xẻ bảy. Không ít người, trong đó có trí thức,
văn nghệ sĩ, giáo sư, thương gia…bằng nhiều con đường đã trở về thành,
chấp nhận cái án dinh tê. Một số khác làm đơn xin từ chức.
Khi xã hội thay ngôi đổi chủ, đẩy giai cấp công nông lên
hàng lãnh đạo, thì giáo dục cũng phải chọn thầy giáo từ công nông và
học trò cũng phải tập hợp từ những thành phần vô sản, tính giai cấp,
tính đảng phải đặt lên hàng đầu. Điều ấy cắt nghĩa vì sao bộ trưởng
không còn quyền hành lãnh đạo bộ mình nữa mà là thứ trưởng kiêm bí thư
đảng, đoàn mới thực sự là người nắm mọi quyền. Ở trong một trường, người
quyền lực cao nhất không phải là hiệu trưởng mà là bí thư chi bộ, bí
thư đảng ủy. Những vị bí thư này trình độ học vấn thường rất hạn chế.
Một nền giáo dục như vậy thật khó đòi hỏi chất lượng đủ tầm để đào tạo
nhân tài nhằm xây dựng một xã hội phát triển, nếu không nói là chính
những chủ nhân tương lai ấy sẽ là những kẻ phá nát xã hội một cách vô
thức, mà những thế hệ cộng sản tiền bối đã phải trả bằng mồ hôi, xương
và máu mới có được.
Khi giáo dục xuống cấp thì tác động của nó với xã hội là
tác động dây chuyền, không ngành nào, không bộ nào, không địa phương
nào tránh khỏi sự xuống cấp. Sự thoái hóa, sự xuống cấp, sự băng hoại
đạo đức, văn hóa… của xã hội ngày một trầm trọng. Từ nền giáo dục mang
tính lý lịch, tính đảng, bị áp đặt từ quốc tế III của Stalin và Mao! Và
suy rộng ra đấy cũng là cái giá của sự cầu viện, một cái giá quá đắt cho
dân tộc chúng ta!
Nguyễn Trãi từng viết: “Đại Việt ta hiền tài chưa bao
giờ thiếu. Nhưng tìm cho ra hiền tài chưa bao giờ là việc đơn giản”, đặc
biệt là tìm trong giai cấp công nông lại càng khó, mà phải đốt đuốc
tìm trong mọi tầng lớp nhân dân, trong tầng lớp khoa bảng, trong tầng
lớp trí thức, ở trong nước và ở khắp nơi trên thế giới. Những trí thức
còn nhân cách bao giờ cũng có lòng tự trọng, đâu dễ bảo, dễ nghe. Đặc
biệt tầng lớp kẻ sĩ Việt Nam thời trước cách mạng, vốn quen sống thanh
sạch, giữ mình không dấy bẩn, dù là một vết nhỏ tanh hôi. Họ đòi hỏi sự
tôn trọng, họ đòi hỏi lãnh đạo họ là người không cần chuyên môn hơn họ,
nhưng có tài, có tâm trong sáng vì dân, vì nước thực sự, biết lắng nghe
cả những lời nghịch nhĩ, chứ không phải là lập trường giai cấp, không phải tính đảng.
Thời kỳ đầu cách mạng, hầu hết trí thức Việt Nam bỏ lại
sau lưng tất cả, để tham gia cách mạng là vì lòng yêu nước truyền thống,
vì tình yêu dân tộc bất hạnh của mình, vì căm thù thực dân Pháp, chứ họ
không vì quyền lợi của một giai cấp nào, kể cả quyền lợi của chính họ.
Thời ấy có một số trí thức tin và theo Nguyễn Ái Quốc với “Bản án chế độ thực dân”, sau này là Hồ Chí Minh. Với họ thời đấy, ông là một trong những ngọn cờ.
a/ Khi không chọn được thầy giỏi tất sẽ không bao giờ có
được trò giỏi. Không chọn được thầy có đạo đức tất sẽ gặt hái những
người chủ tương lai gian xảo, tiểu nhân, không biết tư duy, chưa bao giờ
có chính kiến, mà chỉ biết nghe theo, nói theo, làm theo nghị quyết,
làm theo ý ông Mác, ông Lê, ông Xít, ông Mao nào đó, hoặc đón ý cấp
trên để phát biểu cho trúng giọng. Đấy là loại người nịnh trên đạp dưới,
mang danh tính đảng nhưng thực chất là loại nô lệ mới.
b/ Không có thầy giỏi, tất nhiên hệ lụy là giáo trình, là các công
trình nghiên cứu, là sách giáo khoa phạm không ít sai lầm hết sức nguy
hiểm! (Không đính chính xuể – cụm từ của GS Hoàng Tụy).c/ Không có thầy giỏi và đạo đức sẽ không bao giờ tiếp cận được những phương pháp giảng dạy khoa học và tiến bộ, xây dựng được những công trình nghiên cứu khoa học để được thế giới công nhận.
Tìm người tài trong một nền giáo dục như vậy là điều hoang tưởng. Tôi xin loại trừ một số ngoại lệ do gen di truyền, do truyền thống hiếu học của gia đình còn sót lại sau nhiều biến thiên của xã hội, do lẩn tránh được những cuộc cải tạo, do được đi học và chịu khó học (chứ không phải đi buôn nồi áp suất) ở Liên Xô và các nước Đông Âu cũ.
Lịch sử còn đó một Nguyễn Huệ ba lần viết thư mời La Sơn
phu tử Nguyễn Thiếp cộng tác với mình, nhưng Nguyễn Thiếp vẫn từ chối.
Cuối cùng đích thân Nguyễn Huệ phải đến tận nơi thuyết phục. Thời hiện
đại chủ tịch Hồ Chí Minh ba lần viết thư mời Huỳnh Thúc Kháng. Cuối cùng
cụ chịu ra, không phải để cộng tác mà để thăm dò và rồi trở thành người
tin cậy của Hồ Chí Minh. Chính Hồ Chí Minh trong những ngày đầu cách
mạng đã đăng Công thư tìm người tài: “Không thiếu những người tài có
đức. E vì chính phủ nghe không đến thấy không khắp, đến nỗi những người
tài đức không thể xuất thân”. Nhưng sự tin dùng này kéo dài chưa
quá ba năm, thì trước áp lực của quốc tế cộng sản, buộc Hồ Chí Minh
phải thay đổi cách dùng người theo truyền thống. Xã hội Việt Nam biến
dạng từ đấy, trong đó sự biến dạng giáo dục là nguyên nhân của mọi
nguyên nhân. Đảng cộng sản Việt Nam không phải không thấy sự biến dạng
ấy:
Báo cáo trình Bộ Chính trị Hội nghị TW 6, lần hai, khóa 8 đề cập 5 kiểu chạy:
1/ “Chạy chức” trước khi bầu cử.
2/ “Chạy quyền” trước khi bổ nhiệm, thuyên chuyển công tác.
3/ “Chạy chỗ”, chỗ ngon kiếm được nhiều lợi.
4/ “Chạy lợi” khi phân chia ngân sách, xét dự án đầu tư,
giao thầu, tính thuế, xét duyệt đề tài nghiên cứu, chạy bằng cấp, chạy
tuổi.
5/ “Chạy tội” cho cá nhân, người thân … Dẫu sao thì
những nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã nhìn thấy: một xã
hội đang xuống cấp!
Nhưng ý thức hệ chính trị của Việt Nam cho tới hôm nay
trong việc sử dụng hiền tài, từ thầy cô giáo phổ thông tới đại học vẫn
theo nguyên tắc quan trọng số một là, trung thành tuyệt đối với chế độ xã hội chủ nghĩa, với đảng cộng sản
(không là đảng viên đừng nghĩ tới chức phó phòng, trưởng phòng…) . Với
nguyên tắc này, tự nó loại ra ngoài không ít hiền tài, không ít trí
thức, không ít nhà giáo tài đức, tâm huyết với nghề.
Đấy chính là hậu quả nghiêm trọng của giáo dục xã hội
chủ nghĩa, do những nguyên lý cứng nhắc về lý lịch của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Điều quan trọng là tìm ra nguyên nhân để sửa chữa thì quả
không dễ, bởi điều đơn giản: nguyên nhân nằm chính trong thể chế chính
trị. Đụng tới thể chế chính trị là đụng tới điều cấm kỵ mang tính nguyên
tắc bất di bất dịch, là đụng đến các bậc thánh hữu hình thực chất là ảo
tưởng và ngoại lai.
Không có trí thì không thể hiểu người, không có nhân thì không thể chọn người, không có dũng thì không thể dùng người
Từ năm 1442,trạng nguyên Nguyễn Trực đã tâu với vua Lê Thánh tông: “Không
có trí thì không thể hiểu người, không có nhân thì không thể chọn
người, không có dũng thì không thể dùng người. Bệ hạ muốn quân tử tiến,
tiểu nhân lùi thì không gì bằng gần gũi bề tôi khí tiết, sử dụng kẻ sĩ
chính trực để họ đưa vua đi đúng đường và đặt vua vào đúng chỗ không lầm
lỗi”.
Thời đại Quang Trung còn có Chiếu cầu lời nói thẳng: “Xưa kia bậc Thánh đế còn hư tâm hỏi đến hạ dân huống chi trẫm đây ít tuổi, chưa đủ hiểu biết, mong rằng thần dân trong ngoài khuyên bảo để cho trẫm được đức hạnh tốt” (Tổng tập VH VN 9A).
Rất buồn là nhiều nhà lãnh đạo của ta hôm nay, ít ai đủ bản lĩnh để
tôn trí thức là quân sư của mình như Võ Văn Kiệt một thời, không ai đủ
DŨNG để mạnh dạn dùng người tài mà không câu nệ tính đảng, tính giai cấp,
đảng viên hay không đảng viên, cách mạng hay người ở bên kia của cách
mạng… Người châu Âu, người Mỹ, người Nga và người ở các nước đông Âu hôm
nay đã bước những bước vững chắc của kẻ DŨNG, kể cả Đảng Cộng sản Trung
Quốc, cũng bắt đầu nhận ra sự cứng nhắc, tính giáo điều một thời trong
cách dùng người. Còn không ít những nhà lãnh đạo của đảng ta mấy mươi
năm nay vẫn còn đang ngủ say trên giường chiếu hẹp! Mọi sự biến chuyển bên ngoài là của thiên hạ! Suy cho cùng thì đấy là điều tất yếu của một nền giáo dục đã bị chính trị hóa triền miên hơn nửa thế kỷ qua mà không một chuyển biến nào khả dĩ gọi là cấp tiến.Một xã hội hiện đại có các nguyên tắc chọn nhân tài rất cụ thể:
1/ Kỹ năng.
2/ Học vấn.
3/ Kinh nghiệm.
4/ Quan hệ.
5/ Văn hóa.
Không theo các nguyên tắc trên, những người thầy Việt Nam thời cách mạng đã cho ra lò những chủ nhân tương lai thật đáng hổ thẹn: Một xã hội không còn kỷ cương phép nước! Một xã hội mà đụng vào đâu cũng thấy lỗi: Lỗi hệ thống!
Khi đang là thủ tướng, Phan Văn Khải có lần bức xúc quá đã kêu lên: “Tại sao hệ thống chính trị của ta đầy đủ như vậy, mà cứ văn hóa đồi trụy, rồi xì ke ma túy… hết sức lộn xộn…” (TN ngày 19-10 -2006). Còn nguyên Phó Tổng thanh tra Nguyễn Văn Bình thì ví von hơn: “Hệ thống chính trị của mình như một cỗ xe chạy trên tuyến đường gồ ghề. Máy nổ rất to nhưng vận tốc lại chậm. Hỏi tài xế, tài xế bảo tại đường gồ ghề, hỏi đường, đường nói tại xăng… Tất cả là cái vòng lẩn quẩn, ở đâu cũng có lỗi, nhưng không ai nhận” (TN 19-10-2006).
Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, khi về hưu mới dám nói đó là một xã hội phong kiến nhiều vua (14 ông trong bộ chính trị là 14 ông vua). Một người đã từng ở trong guồng máy lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản đã nói, đã kêu lên như vậy, tôi nghĩ những nhà lãnh đạo hôm nay phải lắng nghe và nhanh chóng điều chỉnh mới phải. Nhưng thật buồn là dường như không ai để ý? Phải chăng họ vô thức đến mức không hiểu nổi một thực tế lỗi thời hiển hiện trước mắt họ, hay quyền lợi đã biến họ lì lợm, mất cả nhân cách?
Tôi nghĩ xã hội phong kiến rõ ràng lạc hậu hơn so với xã hội tư bản, nhưng so với cái gọi là xã hội chủ nghĩa bạo lực – mà Lenin tìm thấy ở học thuyết Marx-Enghels thời kỳ tuổi trẻ của hai ông – của chúng ta hôm nay, thì cái kỷ cương phép nước, cái cách chọn nhân tài… của xã hội thực dân, phong kiến quy củ hơn nhiều, công bằng hơn nhiều, trong sáng hơn nhiều, đặc biệt là trong giáo dục. Tiên trách kỷ hậu trách nhân, trước tiên những người cộng sản tự trách chính mình, vì sao hiền tài lại thưa vắng trong một xã hội mà chúng ta luôn ca ngợi là tốt đẹp, là tự do dân chủ gấp vạn lần xã hội tư bản? Câu trả lời nằm ngay trong mục đích sử dụng nhân tài. Khi nhân tài, khi trí thức buộc phải coi ý thức hệ là chính thống, tự nguyện xin vào đảng, phục vụ đảng, chịu mọi sự điều hành của đảng cầm quyền và phục vụ cho lợi ích của đảng cầm quyền theo nguyên tắc cấp dưới phục tùng cấp trên, thì chính những trí thức đó đã đánh mất nhân cách của chính mình. Tự thân việc chọn nhân tài và sử dụng nhân tài theo cách trên, những nhà lãnh đạo của đảng đã tự mình cô lập với dân tộc mình, thật khó hy vọng nhân tài còn nhân cách hết lòng phục vụ cho đất nước, cho nhân dân mình. Không dễ ai còn tin ở một đất nước như vậy lại có một tầng lớp trí thức thực sự đủ độ tin cậy của nhân dân như một thứ nguyên khí quốc gia nữa!
Giáo dục phát triển theo hình chóp
Giáo dục nước nào cũng phát triển theo hình chóp. Sự đào
thải của giáo dục là theo đúng quy luật chọn nhân tài. Trong việc học,
ngoài tài năng, sự cần cù, kiên trì, chịu khó, thì không thể không nhắc
đến yếu tố dòng họ, yếu tố con nhà nòi, yếu tố di truyền, yếu tố gen…
Chẳng lẽ Marx quên mất điều đó. Thật là mâu thuẫn khi nhiều người gọi
Marx là nhà duy vật biện chứng, trong nhiều công trình nghiên cứu của
ông, ông là nhà duy tâm chủ quan. Marx lên án sự bóc lột tàn bạo của chủ
nghĩa thời tiền tư bản có thể là đúng ở thời kỳ đó, nhưng ông kêu gọi
xây dựng chính quyền công nông là không thực tế, thậm chí phản khoa học.
Ông quên mất đặc điểm hay bản chất của lao động công nông là cơ bắp. Sự
phát triển xã hội thời nô lệ và phong kiến cần sự lao động cơ bắp của
nông dân và công nhân để phát triển xã hội. Nhưng ngay cả trong xã hội
nô lệ hay xã hội phong kiến thì người đứng đầu nhà nước đó cũng phải có
tài và có đức. Lịch sử còn đó những nhà nước sớm suy vong vì nhà lãnh
đạo vô tài và thất đức. Nhưng đến thời đại tiền tư bản, công nghệ mới
thực sự là động lực của xã hội phát triển. Công nghệ đòi hỏi khả năng tư
duy của con người, tư duy là sản phẩm của trí tuệ, của bộ não, của trí
thức… Bản chất của trí thức là lao động trí não, trí tuệ, là sáng tạo,
là tự phủ định chính mình ngày hôm qua để tìm một cái mới hơn, khoa học
hơn. Hôm nay người ta gọi đấy là phản biện, trong khoa học gọi là phủ
định.
Sự nhầm lẫn của Marx thời tuổi trẻ ấy, ở cuối thế kỷ 20
và đầu thế kỷ 21, nhiều người nhìn thấy rất rõ, nhưng nhiều nhà lãnh
đạo của ta lại không chịu lắng nghe bất kỳ một ai, một lòng tôn thờ Marx
như một vị Thánh, coi học thuyết Marx- Enghels là kinh điển, bất di bất
dịch. Và hệ lụy để lại trước tiên trong giáo dục Việt Nam là quá nhiều
bất cập. Trên 60 năm xây dựng nền giáo dục công nông, nền giáo dục xã
hội chủ nghĩa, nhưng bằng cấp của chúng ta không nước nào công nhận, dẫu
chúng ta nhồi nhét con em chúng ta một cách dã man. Hàng ngàn
sinh viên ra trường mỗi năm không có việc làm ngay ở trong nước. Người
nước ngoài muốn chọn những sinh viên giỏi người Việt để dùng cũng phải
bỏ kinh phí đào tạo lại. Chưa nước nào như nước ta không học cũng lấy
được bằng, bằng thật hẳn hoi. Người ta gọi đó là loại học giả bằng thật,
còn có loại học giả bằng giả. Không ở đâu như ở Việt Nam ta hôm nay:
muốn loại bằng gì cũng có, từ bằng lái xe đến bằng bác sĩ, dược sĩ, từ
bằng thạc sĩ, tiến sĩ đến học hàm học vị, có tiền là có tất cả. Đấy là
hiện tượng hay bản chất? Suy cho cùng thì đấy là bản chất của giáo dục
vô sản mang đậm màu sắc Stalin, Mao. Khi công nông lên hàng lãnh đạo thì
kèm theo đó là sự dốt nát cầm quyền. Sự dốt nát cầm quyền có bốn cái
họa:
1/ Phá hoại! như Lenin từng chỉ ra.
2/ Không chấp nhận ai hơn mình! Đấy chính là tính tiểu nhân. Tính tiểu nhân ở hàng lãnh đạo thì xã hội đó thật đáng sợ!
3/ Từ đấy xã hội chỉ có đám nịnh thần. Lịch sử cho thấy
không quốc gia nào phát triển được khi xã hội không có phản biện mà chỉ
có nịnh thần! Chỉ có một giọng!
4/ Cái xã hội dân chủ gấp triệu lần kiểu dân chủ tư bản
dần biến thành một xã hội độc tài, độc đoán, thích toàn trị, e ngại luật
pháp mà lại thích luật thời chiến: luật rừng!
GS Nguyễn Văn Huyên là một trong những vị bộ trưởng viết
đơn xin từ chức vì lòng tự trọng của kẻ sĩ, từ khi chủ nghĩa Mao sang
(xem hồi ký cụ Vũ Đình Hòe). Bộ trưởng đại học và trung học chuyên
nghiệp Tạ Quang Bửu vì bảo vệ cho quyền được học
của những học sinh giỏi vào các trường đại học, không phân biệt thành
phần giai cấp, mà phải im lặng trước bao nhiêu oan khuất, sống để bụng chết mang theo…
Sau Tạ Quang Bửu là Bộ trưởng Nguyễn Đình Tứ, Trần Hồng Quân, đều khẳng
định muốn cải cách giáo dục, phải làm lại từ đầu. Tôi nghĩ họ là những
người tài thật sự, nhưng rất tiếc, không nhà lãnh đạo nào nghe họ!
Người cuối cùng tôi muốn nhắc ở đây là cố thủ tướng Võ
Văn Kiệt. Ông là một cố nông thật sự, nhưng cũng chính ông từ những năm
80 đã phản ứng với cách chọn đầu vào cho ngành giáo dục theo kiểu lập
trường… Với cương vị bí thư thành ủy TP HCM, ông trực tiếp tìm đến gặp
hiệu trưởng một số trường đại học để xin cho một vài em nào đó học giỏi
vì “dính” thành phần mà không được học. Ông nói sau khi thầy đã chấp
thuận: Con người, có ai chọn cửa mà sinh ra được đâu!
Sau đó chính ông trực tiếp gặp bộ trưởng Bộ Giáo dục, phản ứng về vấn
đề lý lịch khi tuyển chọn nhân tài tương lai cho đất nước. Ông nói
thẳng: nhà trường làm vậy thì lấy đâu nhân tài cho mai sau.
Vị bộ trưởng im lặng, vì đấy là việc làm ngoài tầm của họ. May mắn là
sau năm 1990, việc tuyển sinh đã cởi mở hơn, có lẽ vì mặt bằng xã hội đã
thuần nhất, do sự cứng rắn của nền chuyên chính vô sản. Nhưng còn bao
nhiêu thầy giỏi và có đạo đức đáng tin cậy?
Đáng lẽ phải chấn hưng giáo dục, cải cách từ bản chất
giáo dục nước nhà, thì nhiều nhà lãnh đạo trung, cao cấp của đảng lại
gởi con ra nước ngoài để học, chủ yếu là các nước tư bản phát triển như
Hoa Kỳ, Anh, Pháp! Vì sao có hiện tượng ấy? Những thế hệ nhân tài tương
lai ấy sẽ trở về phụng sự đất nước, hay chảy về đâu? Giáo dục Việt Nam
có trả lời được câu hỏi này cho dân không? Tôi nghĩ, nếu biết lắng nghe
những lời nói thẳng, nói thật, dù có nghịch nhĩ đấy nhưng chắc sẽ tìm ra
lời giải cho giáo dục hôm nay.
Kế thừa trong giáo dục là nguyên tắc bất di bất dịch
Tiền nhân có nhiều điều để học lắm sao ta nỡ coi thường? Chỉ riêng
điều đó thôi ta quả đắt tội với cha ông trong hành xử hôm nay. Một xã
hội vốn nổi tiếng về bề dày văn hóa, đã bị biến dạng, bị xáo trộn, sự
nhố nhăng lên ngôi, sự tàn bạo trở thành quen thuộc, sự cướp giật được
bảo vệ của Đảng Cộng sản theo tôn chỉ của Marx. Một nền văn hóa như vậy
thật khó có chỗ cho những nhà văn hoá, cho những nhà khoa học, cho những
nhà giáo dục tâm huyết, cho những trí thức thực học nói thẳng, nói
thực. Đó là câu trả lời cho câu hỏi vì sao xã hôi hôm nay lại thưa vắng
những nhà văn hóa?Khi một xã hội mà cái nền của văn hóa bị biến dạng thì khó hy vọng sẽ có một nền giáo dục lành mạnh, chứ chưa dám nói là tiến bộ. Hệ lụy của việc trồng người ở Việt Nam bắt nguồn từ đây. Tôi không tin những nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng CSVN không biết xã hội Việt Nam đang hình thành một giai cấp tư sản mới mà dân gian gọi là tư sản đỏ? Và khoảng cách giàu nghèo là trầm trọng! Tôi không tin những nhà lãnh đạo cao cấp Việt Nam lại không biết sự băng hoại về đạo đức ở xã hội Việt Nam hôm nay đến mức báo động?
Các nhà giáo dục tâm huyết Việt Nam đã bỏ bao nhiêu công
sức và trí tuệ cho một nền giáo dục đang trên bờ vực… xuống cấp! Tự đáy
lòng minh, tôi kính trọng nhiều nhà giáo dục tâm huyết với giáo dục
nước nhà, nhưng tôi thấy dường như các nhà giáo dục của ta chỉ tập trung
vào phần chuyên môn như quản lý giáo dục, phương pháp giảng dạy, biên
soạn công trình, sách giáo khoa, theo những tiêu chí gọi là chủ nghĩa xã hội!
Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận ra sai lầm trong đường lối xây dựng
chủ nghĩa xã hội: Đó là sự nóng vội khi xây dựng một nhà nước công nông
bằng sự tập trung quan liêu bao cấp, quốc hữu hóa toàn bộ từ cây kim,
sợi chỉ, từ chén cơm manh áo, đi tắt đón đầu… Một xã hội không còn tư
hữu, không còn cá nhân – kể cả tư duy, kể cả suy nghĩ… Đó là thời trong
giáo dục chỉ có triết học Marx, thực chất là triết học Mao và Stalin, đó
là thời văn nghệ phục vụ chính trị, mọi giá trị nghệ thuật chân chính
bị lên án nặng nề nhất trong lịch sử nghệ thuật nước nhà… Đó là thời
đảng là thống soái! Bao nhiêu nhân tài đã bị trù dập vì bị vu tội chống
lại “thống soái”! Đất nước rơi vào bần cùng,
khốn khổ, khốn nạn! Đổi mới xuất hiện như vị cứu tinh. Nhưng đổi mới này
chỉ mới dám thay đổi học thuyết Marx ở phần kinh tế thị trường. Phần
còn lại thuộc ý thức hệ bị một số bảo thủ cố níu kéo để giữ cho được cái
mô hình cũ đã bị loài người từ bỏ và thêm vào đó hai chữ định hướng. Định hướng về một cái chưa biết, định hướng về một nơi chưa rõ thì thật không ai hiểu nổi!
Sự dấn thân chân tình
Suy cho cùng sự thiếu thông tin của một thế hệ tìm đường người Việt Nam đầu thế kỷ 20 đã gặp phải một thế giới đại đồng trong thần thoại của văn hóa tuyền khẩu ngàn xưa
…mà tưởng gặp vị cứu tinh cho dân tộc mình. Sự dấn thân, sự xả thân rất
chân tình của bao nhiêu thế hệ người Việt cho cái thế giới đại đồng ấy
thật là đẹp, thật là cao cả và cũng đáng được lịch sử ghi nhận. Hoàn
cảnh lịch sử ấy của một dân tộc mất nước, nô lệ, lầm than, hàng triệu
người phải chết đói, là nỗi đau quá sức chịu đựng, là nỗi nhục ăn sâu
tận cùng xương tủy của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Xét động cơ
của thế hệ cộng sản đầu tiên người An Nam không thể tách rời xã hội Việt
Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 ấy được. Và đấy cũng chính là câu trả
lời, vì sao người cộng sản thời ấy lại có chỗ đứng được trong lòng dân
người Việt Nam.
Hậu thế vẫn không quên trong hoàn cảnh quẫn bách của dòng họ, Nguyễn
Ánh đã gởi hoàng tử Cảnh cho Bá Đa Lộc qua cầu viện Tây Dương. Những
trang sử thời cận đại ấy không thể không gợi mở cho những trang sử thời
hiện đại. Cho đến năm 1949 vẫn chưa nước nào công nhận chính phủ Hồ Chí
Minh, cuộc chiến như mới bắt đầu nhưng vũ khí, đạn dược lại cạn kiệt!
Đụng đầu với một đế quốc hùng mạnh như Pháp, lại được sự giúp đỡ của Mỹ,
là việc không hề đơn giản. Đấy chính là thời điểm Hồ Chí Minh không thể
không cầu viện. Mọi cầu viện đều phài trả giá. Không ai ngờ cái giá
phải trả lại quá đắt! Hai hiện tượng lịch sử ở hai thời điểm khác nhau
nhưng hệ lụy của nó để lại thì không dễ ngày một ngày hai có được những
đánh giá công bằng, sòng phẳng. Tôi nghĩ hôm nay những người đương thời
nhìn mọi vấn đề hôm qua bao giờ cũng sáng sủa hơn, nhưng nhìn với con
mắt khách quan và cảm thông để hiểu người xưa thì đòi hỏi phải có bản
lĩnh và trí tuệ, khách quan và am hiểu lịch sử nước nhà, thì dễ được
nhân dân đồng tình, còn đem sự hận thù ra quy kết, đem sự chủ quan, duy ý
chí ra phán quyết, thì sẽ khó thuyết phục.
Nhân dân Việt Nam tuy ít học nhưng cái triết lý sống thì không kém bất kỳ một dân tộc nào: trọng người tài, coi hiền tài là nguyên khí quốc gia, trong
làng có ai đỗ khoa thi hương, thi đình, thì đấy là niềm tự hào, niềm
hân hoan của cả làng, cả làng lại tổ chức đón rước trọng thể. Ấy thế mà
tới thời cách mạng, người tài, người có học, lại trở thành cái họa cho
cả nhà, cho cả dòng họ! Lenin từng tuyên chiến với trí thức qua thư gởi
Goocky: “Các lực lượng trí thức của công nông đang trưởng thành vững
mạnh trong cuộc đấu tranh lật đổ tư sản và bọn đồng lõa, lũ trí thức –
đầy tớ của tư bản, những kẻ tưởng mình là bộ não của quốc gia. Trong
thực tế, bọn chúng không phải là bộ não mà là cứt!” Mao Trạch Đông
thì lên án trí thức không bằng bãi phân bò! Ở Việt Nam sau vụ án Nhân
văn, có biết bao nhiêu nhà triết học như Trần Đức Thảo phải đi chăn bò? Ở
Nga thì bao nhiêu trí thức phải đi đày Sibieria? Còn ở Trung Quốc, qua
những Công xã Nhân dân, Đại Nhảy vọt, Cách mạng Văn hóa… bao nhiêu nhân
tài bị đày ải, bị hành hạ cho đến chết?
Giáo dục của ta hôm nay đã bị áp đặt theo những quan điểm nhập cảng phi truyền thống trên từ Stalin và Mao Trạch Đông.1/ Trồng người là một công việc khó nhất trong mọi công việc của một nhà nước mới phôi thai. Nhưng đảng cộng sản đã lấy ý thức hệ làm điểm quy kết. Và đấy là câu trả lời cho việc vì sao người ta không chọn những thầy giỏi, có uy tín, có phương pháp giảng dạy, những nhà sư phạm từng có công trình nghiên cứu nghiêm túc, sáng giá, lại chọn những sinh viên con em công nông, hoặc có thành phần cốt cán để đào tạo cấp tốc vài ba năm, ra trường vội vã, rồi đẩy lên bục giảng ở các trường đại học để giảng cho sinh viên. Mặc dù vẫn có những sinh viên giỏi, nhưng đại bộ phận là những con rối, giảng theo giáo trình, giảng theo chỉ đạo từ cấp trên. Khoa học tự nhiên còn đỡ, khoa học xã hội mà chỉ được nghe theo, nói theo, làm theo thì thật là nguy hiểm. Người ta phủ nhận từ Hoài Thanh, Hoài Chân đến Xuân Diệu, Huy Cận, từ Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, đến Yến Lan, từ Nguyễn Xuân Sanh đến Nguyễn Tuân, từ Hoàng Cầm đến Nguyễn Bính, Hữu Loan, từ Phùng Quán tới Lê Đạt, Trần Dần, Quang Dũng. Người ta lên án từ Thơ Mới đến Tự lực Văn đoàn… Sử học gần như bị hụt hẫng. Những GS lịch sử như GS Trần Văn Giàu, GS Đào Duy Anh…không còn ai dám nhắc tới. Năm 1990, tôi đi quán sách vỉa hè mua cuốn Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim mà người bán còn mắt trước mắt sau, sợ bị quy kết phát tán văn hóa phẩm phản động! Triết học thì còn lại Mác – Lenin. Một sự phủ định những giá trị đích thực đã đẩy giáo dục Việt Nam thời hiện đại đi vào những thô thiển đôi khi ngớ ngẩn, sự ngớ ngẩn này nối tiếp sự ngớ ngẩn kia, dẫn tới một xã hội mà sờ vào chỗ nào cũng thấy sai lầm, cũng thấy mâu thuẫn! Nhưng có điều lạ là không ai chịu trách nhiệm. Trách nhiệm tập thể, vậy là hòa cả làng. Và đấy là hệ lụy của một xã hội:
a/ Xã hội vô chính phủ, núp dưới bóng tập thể tranh nhau vơ vét. Tham nhũng bắt đầu từ luật pháp thiếu nghiêm minh, nhưng trước tiên là bắt đầu từ văn hóa của con người. Văn hóa con người bắt đầu từ giáo dục. Giáo dục lấy việc đào tạo những con người có nhân cách làm trọng. Con người có giáo dục rất sợ đánh mất nhân cách vì những thứ tư lợi. Giáo dục công nông không dạy học trò cái thứ nhân cách mà họ cho là “phong kiến”. Khi tham nhũng tràn lên thì ai cũng kêu, cũng gào, nhưng ít ai nhận ra nó bắt đầu từ giáo dục. Vì vậy, dù người đứng đầu nhà nước có trăm ngàn lần quyết liệt chống tham nhũng, tham nhũng không vì thế mà giảm bớt. Thực tế cho thấy càng chống, tham nhũng càng trở thành quốc nạn! Không ít nhà lãnh đạo tâm huyết thấy mối nguy cơ mất nước bắt đầu từ thứ giặc nội xâm này. Nhưng bứt dây động rừng, động tới những chiếc ô không nhỏ đôi khi lại mang họa! Và điều quan trọng là đụng tới bản chất đầy khuyết tật của thể chế chính trị, đang là nền tảng của mọi quyền lực hiện hữu trong xã hội ta!
b/ Đất nước đã hội nhập, trình độ dân trí đã được nâng cao, nhân quyền và dân chủ dần trở thành hơi thở của mọi tầng lớp dân chúng, đặc biệt là ở giới trí thức, ở giới trẻ… Tiếng nói phản biện của họ tác động không nhỏ tới dân chúng, tạo thành một sức mạnh, một quyền lực mềm có thể xảy ra những đột biến khó lường! Đấy chính là lúc những nhà lãnh đạo phải tính toán mọi khả năng xấu nhất để đề phòng. Nếu là thời đại Quang Trung, Người sẽ lắng nghe tất cả để điều chỉnh lại những bất cập trong triều đình, thì thời cách mạng người ta lại nghĩ tới nhà tù và trại giam, người ta lại nghĩ tới “âm mưu của bọn thù địch”. Lịch sử thời cách mạng vẫn còn đó, lãnh tụ quốc tế cộng sản Stalin, Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc, Mao Trạch Đông, tập đoàn cộng sản Khơ me đỏ Polpot… Bao nhiêu triệu người lương thiện đã ngã xuống một cách oan uổng?
2/ Cách chọn đầu vào cho giáo dục nói theo ngôn ngữ hôm nay là tuyển sinh.
Sau khi đánh tan 29 vạn quân Thanh, hoàng đế Quang Trung trở về Nghệ An bàn ngay với La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp việc đào tạo nhân tài cho đất nước. Nước mạnh hay yếu, cương hay suy là nhờ ở nhân tài. Nhân tài bao giờ cũng là rường cột của nước nhà. Suy nghĩ của Quang Trung đã gặp ngay ý tưởng của Nguyễn Thiếp. Tôi thật sự không hiểu sao các nhà giáo dục Việt Nam, các nhà sử học Việt Nam lại không nhắc đến giáo dục thời đại Quang Trung? Học ngay trong Chiếu Lập họcc của Quang Trung cách chọn thầy giỏi và đạo đức, cách chọn trò sáng sủa và thông minh, gợi mở cho nền giáo dục của ta hôm nay. Hơn lúc nào khác, lúc này Đảng Cộng sản Việt Nam nên đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích của chính mình, trước tiên là trong việc chọn nhân tài cho đất nước, trong đó có thầy giỏi cho giáo dục. Ai có lòng với đất nước cũng thấy sự cứng nhắc trong những tiêu chí có tính nguyên tắc là: trung thành với đảng, với chủ nghĩa xã hội đã loại ra ngoài không ít nhân tài. Số nhân tài này chọn những quốc gia quý trọng nhân tài để cống hiến. Một dân tộc khi chảy máu chất xám thì dân tộc đó sẽ mất sinh khí, bạc nhược và hệ lụy là suy thoái và dẫn đến mất nước.
Thay lời kết
Dù muộn nhưng tôi vẫn mong các nhà lãnh đạo Đảng Cộng
sản Việt Nam hôm nay noi gương những nhà lãnh đạo cộng sản tiền bối, một
lần nữa dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, để hiểu xã hội nước nhà đang
xuống cấp đến mức báo động đỏ mà nhanh chóng trở về với cội nguồn dân
tộc, lấy chính sách coi người tài là nguyên khí quốc gia như thời Lê Thánh Tông, coi việc dựng nước lấy dạy học làm đầu, muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc như thời Quang Trung, coi chính sách đại đoàn kết thời kỳ đầu Cách mạng Tháng Tám của Hồ Chí Minh làm trọng,
mạnh dạn xa rời cái chủ nghĩa xã hội bạo lực lấy chuyên chính vô sản
bảo vệ cái ý thức hệ lỗi thời, thì may ra còn cứu vãn được sự ổn định xã
hội và đưa đất nước thoát khỏi suy vong !
Và chính lúc đó chúng ta mới hy vọng về một xã hội quy tụ hiền tài, về một nền giáo dục có thầy giỏi và có trò giỏi.
Và 20 năm, 30 năm, 50 năm sau, chắc chắn dân tộc chúng ta sẽ là một dân
tộc cường thịnh đứng ngang hàng với nhiều dân tộc văn minh khác mà
không hề thấy hổ thẹn. Và lúc ấy, con cháu chúng ta sẽ nói chuyện với người đồng chí môi răng về những gì chúng đã cướp của chúng ta hôm nay bằng sự lừa bịp từ những ngày đầu cách mạng tháng tám 1945: bốn phương vô sản đều là anh em, môi răng, đồng chí, 16 chữ vàng và 4 tốt!
Hoàng Lại Giang
–
* Mời xem thêm: + Tiểu sử và các tác phẩm của Nhà văn Hoàng Lại Giang (Sách xưa). + Nhà văn Hoàng Lại Giang: “Lội ngược dòng” bằng ngòi bút cá tính (PLTP). + Hoàng Lại Giang với ba người Việt Phương Nam (NLĐ). + Hoàng Lại Giang: Bản chất của lịch sử (Ba Sàm/talawas). + Nhà văn Hoàng Lại Giang: Cần có tâm và tầm (Thanh niên/BĐ). Bài này trên báo Thanh niên đã bị xóa, không rõ lý do. + Đôi lời gởi hai ông Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Tôn Quốc Tường và Dương Công Tố (Ba Sàm/bauxitevn). + Số phận của ‘Chân dung Nhà văn’ (BBC). + Nhà văn Hoàng Lại Giang: Tôi đang viết về ông Sáu Dân (NLĐ). + BỐN MƯƠI NĂM NÓI LÁO – MỘT TÁC PHẨM ĐỘC ĐÁO (Triệu Xuân). + Bài “rút gọn” trên Lao động cuối tuần 2010: Suy nghĩ từ “Chiếu Lập học” của Hoàng đế Quang Trung.
Asia Times
Việt Nam – Trung Quốc tìm hướng tháo gỡ đột phá cho vấn đề biển Đông
David BrownNgười dịch: T.H.A.
Hiệu đính: David Brown
21-01-2012
Sau vụ náo động hồi mùa xuân vừa rồi, ngày càng có nhiều hy vọng cho thấy Việt Nam và Trung Quốc sẽ có thể đạt được một thỏa thuận về vấn đề biển Đông.
Đã có lúc tưởng chừng như các chính khách điên rồ đã chi phối chính sách của Trung Quốc đối với vùng biển này. Chỉ trong một vài tuần lễ của tháng năm và tháng sáu năm ngoái, các tàu “hải giám” của Trung Quốc đã gây ra một số vụ xung đột làm điên đầu bộ ngoại giao của các nước khắp vùng Đông Nam Á, cho đến Ấn Độ, Úc, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, bị kích động bởi các chứng cứ bị bóp méo về việc Philippines và Việt Nam xâm phạm chủ quyền lãnh hải “không thể tranh cãi” của Bắc Kinh đối với biển Đông, công luận Trung Quốc dường như rất nóng lòng muốn “dạy” cho hai quốc gia láng giềng ương ngạnh này một bài học.
Suốt mùa hè năm ngoái, một loạt các hoạt động ngoại giao của các nước ASEAN đã diễn ra, khiến Trung Quốc phải đưa ra các lời hứa mới rằng họ sẽ theo đuổi các giải pháp hòa bình để giải quyết các tuyên bố chồng lấn về chủ quyền lãnh hải. Các nước đã thở phào nhẹ nhõm trước việc Bắc Kinh đồng ý với văn bản rất bay bướm có tựa đề: “Quy tắc hướng dẫn thực hiện DoC”. Rõ ràng là hầu hết các nước trong khu vực đều thấy có ít triển vọng dàn xếp được ngay tranh chấp đã ấp ủ từ lâu này; mà họ chỉ hy vọng có thể tránh được xung đột vũ trang.
Những người hoài nghi – bao gồm tác giả bài viết này – cho rằng, khi Trung Quốc đã dám thể hiện quyết tâm phá hoại các hoạt động thăm dò dầu khí diễn ra ngay ngoài khơi Việt Nam và Philippines, thì họ chỉ quay lại chiến lược mềm mỏng “vừa đàm vừa lấn” vỏn vẹn trong vòng mùa mưa bão ở biển Đông mà thôi (Xem: Đương đầu hay bỏ chạy ở biển Đông, Asia Times, 09/06/2011).
Các tranh chấp lãnh hải này không chỉ là việc tranh giành những rặng san hô và hòn đảo nhỏ xa xôi hẻo lánh. Thật ra, những hòn đảo này nằm sát cạnh các tuyến hàng hải tấp nập nhất trên thế giới, một bãi đánh bắt hải sản lớn, và được cho là có các túi dầu và khí giàu tiềm năng. Trung Quốc quyết tâm bám lấy các căn cứ lịch sử mơ hồ để bảo vệ cho thứ họ gọi là “chủ quyền không thể phủ nhận” đối với các vùng biển trải dài xuống phía nam tới tận Singapore. Nếu lơ là, việc đó có thể sẽ dẫn đến những xung đột nghiêm trọng – không chỉ với hải quân các nước tranh chấp như Philippines, Brunei, Malaysia hoặc Việt Nam, mà thậm chí cả với hải quân Hoa Kỳ.
Trong một hội thảo gần đây tại Hà Nội, một chuyên gia Mỹ đã chỉ ra rằng, Washington đang nhanh chóng tỏ ý quan tâm đến các diễn biến tại biển Đông. Ông ấy cho rằng Trung Quốc đang lúng túng, và Hoa Kỳ “chỉ có thể được lợi từ việc giữ vững các nguyên tắc về tự do hàng hải và giải quyết tranh chấp trong hòa bình . . . , mang lại rất nhiều lý do để các nước Đông Nam Á tăng cường quan hệ song phương với Hoa Kỳ”.
Trong khi hoạt động ngoại giao của ASEAN thiếu hiệu quả và Hoa Kỳ cùng với các đồng minh trong khu vực Đông Á lại đang bị lôi kéo vào các tranh chấp này, thì đâu là tia hy vọng? Tia hy vọng này lóe lên từ các dấu hiệu cho thấy Việt Nam và Trung Quốc có thể đang xây dựng một thỏa thuận, hay ít nhất là một thỏa ước tạm thời.
Chín tháng sau khi công khai đe dọa lẫn nhau, Trung Quốc và Việt Nam lại đang họp bàn để phân định khu vực bắc biển Đông, vùng biển mà không có nước nào khác tuyên bố tranh chấp. Đây là một canh bạc mạo hiểm cho các nhà cầm quyền ở cả hai nước.
Trọng tâm chính là chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và các vùng biển xung quanh. Quần đảo Hoàng Sa bao gồm hơn ba mươi đảo nhỏ, roi cát và rặng san hô nằm về phía nam của đảo Hải Nam – Trung Quốc và về phía đông của bờ biển nam trung bộ của Việt Nam. Ngư dân các nước ven vùng biển đã thường xuyên lui tới quần đảo này từ hàng thế ký nay, điều này trở thành cơ sở lịch sử nhằm xác lập chủ quyền lãnh hải cho cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Theo luật quốc tế, tuyên bố dựa trên chủ quyền lịch sử của Việt Nam vững vàng hơn, cụ thể là Việt Nam dưới triều Nguyễn, sau đó là Pháp (đô hộ Việt Nam từ thế kỷ 19), và Việt Nam Cộng hòa, đã thực thi quyền chủ quyền liên tục từ thế kỷ 16 đến năm 1974, khi mà lực lượng Việt Nam Cộng hòa đồn trú đã bị quân Trung Quốc đánh bại.
Từ đó đến nay, mặc dù Hà Nội vẫn kiên quyết với tuyên bố chủ quyền của mình, Trung Quốc đã mở rộng hệ thống công sự tại quần đảo này, và thậm chí xây dựng cả các cơ sở cảng biển và sân bay. Các tàu cá của Việt Nam đã có lúc bị quấy rối và đôi khi bị bắt giữ để đòi tiền chuộc khi họ định khai thác ở các vùng biển gần đó.
Vậy nên khá là đáng ngạc nhiên khi Bắc Kinh, vốn đã nắm giữ quần đảo Hoàng Sa trên thực tế, và sở hữu lực lượng không quân và hải quân hùng hậu hơn đáng kể, lại đã đồng ý “đẩy nhanh tiến độ phân định lãnh hải trên Vịnh Bắc Bộ và . . . tích cực thảo luận về việc hợp tác nhằm cùng phát triển trên các vùng biển này” vào hồi giữa tháng mười vừa qua. Thậm chí còn đáng ngạc nhiên hơn, đó là, bên cạnh việc sẽ xem xét “các yếu tố liên quan khác như lịch sử . . .”, dựa vào “chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982” (UNCLOS), Việt Nam và Trung Quốc sẽ “nỗ lực tìm kiếm các giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được về các vấn đề tranh chấp trên biển”.
Trong khi hiệp định dàn xếp tranh chấp lãnh hải vẫn còn treo ở đó, cả hai phía sẽ “tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển”.
Nếu xem xét trên giấy tờ, điều này có nghĩa là Trung Quốc đã lùi bước về “quyền tài phán không thể phủ nhận” đối với toàn bộ khu vực biển nằm trong đường chín đoạn, ôm trọn 80% diện tích biển Đông gây tranh cãi của họ.
Các chuyên gia về luật biển cho rằng, quần đảo Hoàng Sa không đủ đáng kể để làm căn cứ xác định “khu vực đặc quyền kinh tế”, bất kể ai kiểm soát nó đi nữa. Vì vậy, nếu căn cứ theo UNCLOS, thì khi phân định khu vực tranh chấp song phương này, đường phân chia sẽ nằm giữa đảo Hải Nam – Trung Quốc và bờ biển miền trung Việt Nam. Nó sẽ chia khu vực biển này thành hai phần tương đương nhau.
Nếu Trung Quốc thực sự muốn đạt được một thỏa thuận song phương, họ thậm chí có thể nhượng lại cho Việt Nam quyền kiểm soát các rặng san hô và đảo nhỏ ở phía tây quần đảo, phần nằm về phía tây của đường phân định.
Nhưng liệu Trung Quốc có đồng ý nhượng bộ hay không? Có ít nhất bốn lý do thuyết phục để họ làm vậy.
Thứ nhất, đã từng có tiền lệ như vậy. Vào năm 2000, sau bảy năm thương lượng, Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được thỏa thuận về việc phân định ranh giới biển trên Vịnh Bắc Bộ – vùng biển hẹp nằm kẹp giữa các tỉnh phía bắc của Việt Nam và bờ tây của đảo Hải Nam. Bên cạnh đó, hai nước còn thực hiện các cuộc tuần tra chung và cùng quản lý tài nguyên (hải sản). Bởi vậy, đường đứt đoạn thứ mười đã được xóa khỏi bản đồ đường chữ U mà Trung Quốc dùng để minh họa cho tuyên bố chủ quyền của mình trên biển Đông.
Thứ hai, Trung Quốc kiên quyết giải quyết các tranh chấp về lãnh hải bằng đàm phán song phương. Nói cách khác, Trung Quốc tuyên bố sẽ không ngồi xuống đàm phán về các tranh chấp chồng lấn ở biển Đông với toàn bộ hoặc một nhóm các nước ASEAN. Đạt được một thỏa thuận song phương sòng phẳng với Việt Nam về khu vực biển tranh chấp giữa hai nước sẽ cải thiện độ tin cậy của Bắc Kinh đáng kể.
Thứ ba, duy trì một mối quan hệ thân thiện với lãnh đạo của Việt Nam là rất quan trọng đối với Trung Quốc. Chế độ hiện thời tại Hà Nội là chế độ duy nhất ngoài Bắc Kinh quyết tâm đi theo con đường xây dựng “nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cộng sản. Nằm dưới tấm bình phong của một Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt – Trung, hai nước thường xuyên trao đổi các đoàn hữu nghị, nhằm xây dựng liên kết giữa các bộ, các tỉnh giáp ranh, các tổ chức đoàn thể, lực lượng vũ trang, và tất nhiên, giữa các cơ quan đảng hai nước.
Thứ tư, việc nhượng bộ này sẽ củng cố giả thuyết rằng các vụ khiêu khích hồi mùa xuân vừa rồi là do các lực lượng phía bên dưới gây ra, ví dụ như lực lượng tuần duyên và các công ty dầu khí của Trung Quốc, những lực lượng không hiểu rõ được ý định vĩ mô của Trung Quốc đối với khu vực biển Đông. Nếu thuyết phục được các nước ASEAN tin như vậy, các nước này còn có thể sẽ trở lại tin vào kịch bản “trỗi dậy trong hòa bình” của Bắc Kinh, và không còn mặn mà với việc lôi kéo Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc, và các nước khác, vào cuộc chơi lớn trên biển Đông còn kéo dài này.
Đối với Bộ chính trị tại Hà Nội, đây là vấn đề hết sức hệ trọng. Từ thuở xa xưa, tìm cách ứng xử trong mối quan hệ bất bình đẳng với nước láng giềng khổng lồ phương bắc vẫn luôn là mối quan tâm cốt lõi của tầng lớp lãnh đạo Việt Nam. Điều đó có nghĩa là, một mặt, tỏ rõ cho Trung Quốc thấy Việt Nam sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, và mặt khác, biết rõ lúc nào cần nhượng bộ và đàm phán.
Nhiều người Việt Nam, đặc biệt là các thành phần có tư tưởng “cởi mở” nằm ngay trong nội bộ đảng cộng sản cầm quyền, sẵn sàng phê phán các lãnh đạo hiện thời nếu họ tỏ ra nhu nhược khi đối mặt với Trung Quốc. Trong khi đó, Bộ Chính trị cũng phải để tâm tới các phần tử yêu nước quá khích Trung Quốc, đặc biệt là các phần tử hiếu chiến trong hải quân Trung Quốc, chỉ chực chờ để gây chiến.
Bởi vậy, chiến lược của Việt Nam là sẽ không nhượng bộ điều gì cho đến khi Bắc Kinh đặt ra trên bàn đàm phán một đề xuất đủ thực tế để họ cân nhắc, trong khi vừa củng cố quốc phòng, liên tục trì hoãn các vấn đề mang tầm quan trọng đối với Trung Quốc, và công khai xây dựng quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc, cũng như cho phép công chúng được bày tỏ thái độ trong khu vực xung quanh đại sứ quán Trung Quốc.
Tuy nhiên, hiện nay, dường như một số điều kiện tối thiểu có thể chấp nhận đã được đặt lên bàn đàm phán, và cả hai Bộ Chính trị đã cùng vào cuộc. Một thông điệp được lặp đi lặp lại trong suốt chuyến thăm cao cấp của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Việt Nam tới Bắc Kinh tháng mười vừa rồi, cũng như trong chuyến thăm Hà Nội vào tháng mười hai của ông Tập Cận Bình, vị chủ tịch tương lai của Trung Quốc, đó là các nhà thương thuyết của hai bên đều đã được quán triệt phải thực thi “nhận thức chung của lãnh đạo hai nước”.
Hẳn là không quá sớm để đạt được những bước tiến cụ thể trong việc dàn xếp các tranh chấp.
Cùng với việc Trung Quốc đang xây dựng tiềm lực vũ trang đủ để hậu thuẫn cho các tuyên bố chủ quyền trên biển Đông của họ, một cuộc chiến chóng vánh là điều rất có thể xảy ra, dù là leo thang mất kiểm soát hay có chủ ý. Ít nhất là cho đến bây giờ, Bắc Kinh có vẻ không mặn mà lắm với việc xây dựng một thỏa ước dọn đường cho các nước quanh khu vực có thể đầu tư công sức vào việc cùng khai thác các nguồn lợi hải sản và dầu khí. Trong khi đó, cùng với việc Hoa Kỳ tiến hành rút quân khỏi Irắc và Afghanistan, khả năng can thiệp của Washington là hoàn toàn rõ ràng. Dù sao thì đó cũng là một viễn cảnh đáng sợ.
Tuy nhiên, chúng ta có thể hy vọng rằng Việt Nam và Trung Quốc chuẩn bị giải quyết được một phần vấn đề của cuộc chơi lớn.
David Brown là một nhà ngoại giao Mỹ đã nghỉ hưu, chuyên viết về chủ đề Việt Nam đương đại. Có thể gửi email cho ông tại địa chỉ nworbd@gmail.com.
Nguồn: Asia Times
Tô Hải -Nhật ký mở mấy trang bái phục chị Hiền Đức
Tohaiblog
———————————————
…-Với nhận thức rõ ràng và dứt khoát về cái sự “Chính quyền Trung Ương chẳng qua là sự phóng to chính quyền Tiên Lãng Hải Phòng” thì …còn chờ đợi gì nữa mà chị không hành động để xóa bỏ cái “mô hình phóng to Tiên Lãng-Hải-Phòng” đó đi!Và hành động đầu tiên theo ”em”, có thể làm ngay vừa sức, vừa khả năng (chị là người già ngoài 80 sau em, có thể xử dụng Internet):
1- Ra một bản tuyên bố: LY KHAI KHỎI TỔ CHỨC GỌI LÀ ĐẢNG CỘNG SẢN HIỆN HÀNH, không chịu trách nhiệm, không liên đới gì với cái “hình ảnh phóng to của Tiên lãng Hải Phòng” đó!
2-Khởi thảo một bản tuyên bố chung cho tất cả những đảng viên nào cùng nhận thức đồng lòng ký tên ủng hộ và làm theo…
——————————————–
Trước khi vào bài, xin dành 3 phút để:
1-Thắp hương tưởng niệm tới những “oan hồn” đã bỏ mình dưới họng
súng và lưỡi lê, thuốc độc của những tên “kẻ thù trước mắt và nguy hiểm
nhất”, khi cuộc chiến “dậy cho bọn côn đồ Việt Nam một bài học” của đồng
chí bốn tốt Đặng Tiểu Bình phát lệnh “giết hết phá hết”! tại sáu tỉnh
biên giới phía Bắc.
2-Suy tôn những người nông dân bất khuất ở Đồng Nọc Nạng đã liều
mình giết chết cả quan Tây để bảo vệ thành quả lao động của mình.
Hai sự kiện lịch sử này đều xảy ra đúng hôm nay!
Ông Tô Huy Rứa, cũng chọn (hay bị triệu tập?) chính hôm nay, có mặt
tại Bắc Kinh để nhắc lại “Tình Hữu Nghị Lâu Đời giữa hai dân tộc do bác
Mao và Bác Hồ cùng các lớp lãnh đạo kế tiếp (có cả thằng hạ lệnh giết
hết bọn côn đồ Việt Nam) xây đắp .
Than ôi! Anh Duẩn, dưới suối vàng liệu có thở dài?
————————————————Nhật ký mở mấy trang bái phục chị Hiền Đức
Ngày 17 tháng 2/2012
XIN NGẢ MŨ..GẦN SÁT ĐẤT… CHÀO CHỊ!
(Thư ngỏ gửi chị Lê Hiền Đức)
Mặc dù chị sinh ngày 12/12/1932, còn “Em”, sinh ngày 24/9/1927 nghĩa
là tháng 8 năm 1945 “em “ đã đủ tuổi xung phong đi Vệ Quốc Đoàn, còn chị
năm đó mới chỉ là em bé liên lạc 13 tuổi, kém “em”…5 tuổi…Nhưng…với những gì chị viết trên mạng gần đây, quả là “em” phải phục chị…gần sát đất, mà gọi chị bằng “Chị”.
Tại sao lại còn chữ “gần” thì em xin phép nói sau, nhưng trước hết hãy cho nói thật lòng em vì sao em gọi chị là ..“chị” đã:
1-Trong lúc các nhà lý luận, trí thức, lãnh đạo cũ, mới đủ mọi tầm cỡ, đủ mọi mầu sắc, đủ thứ thiệt, dỏm, đủ kiểu “phản biện trung thành”, ”phản biện xây dựng”… đang còn né tránh cái “nguyên nhân của mọi nguyên nhân” đưa đất nước ta đến cảnh “tồn hay vong”, đến sự bất công chưa từng có trên cái đất nước mà “làm cái xe đạp hoàn chỉnh cũng chưa xong” này, bằng những lời lẽ hoa mỹ, nhũng cụm từ lơ mơ, trừu tượng như “lỗi hệ thống?”, “Cơ chế không phù hợp”, hoặc “vua tập thể”, ”sâu đàn”, “sâu con” v.v… để né tránh cái tội lớn nhất là “Phản lại cái chủ nghĩa nhập khẩu từ bên Tây đã qúa lỗi thời, muốn xóa bỏ cái chế độ, cái cơ chế mà chính họ đã có cả một thời gian dài là tội đồ xây dựng nên nó…, nhưng không đủ chữ “Dũng” mà nhìn nhận….
Tóm lại họ cứ lý luận dài dòng, trích dẫn đủ thứ nhưng cuối cùng thì…ậm ừ vì “Sĩ”! Và vì “Sĩ” nên “Hèn” và đã hèn thì đành phải…ngọng!
Kiểu “vững tin Đảng ta là một sự tồn tại chính danh”, kiểu “Đảng ta lần này sẽ đủ sức dẫn dắt toàn dân tiến lên” hoặc mạnh dạn hơn tí chút thì.. “Đảng ta nên lấy lại tên Đảng Lao Động” hoặc “Đảng ta nên chia đôi thành hai Đảng để có…đa đảng!?
Còn Chị, người đàn bà đầu tiên dám cả gan động tới “ổ con chuồn chuồn” và thách thức nó công khai, không lý luận mà bằng thực tế đầy máu xương, mồ hôi và nước mắt trong hàng ngàn lá đơn mà dân oan của cả năm mươi đến năm mươi hai tỉnh thành chị đang có trong tay nhưng chị đành bó tay trước sự lặng im vô cảm của những nhà cầm quyền!
Mang tiếng là người chống tham nhũng nổi tiếng toàn thế giới, được giải thưởng của tổ chức “Minh Bạch Quốc Tế”, chị chỉ “nổi tiếng” ở lòng “nhiệt tình (!), không sợ bọn xấu đặt vòng hoa tang trước cửa nhà, không sợ bọn xấu sẽ tông xe, bỏ tiền lương hưu ít ỏi ra để photocopy đơn từ, trả tiền bưu điện cho các thư “kính chuyển”.
Còn cụ thể chị đã cứu nổi một dân oan nào ? đã vạch mặt được một cái “mặt mốc” nào thì….quả tình, cho đến nay chị chỉ là…dã tràng se cát! Chị đã được phép đấu tranh phản biện theo con đường… “cơ chế đã vạch ra” nghĩa là: đấu tranh có tổ chức và tuân theo chỉ thị 112-HD một cách rất có..hệ thống, nên… chính bản thân em, cũng lắm lúc thấy thương cho chị mà chẳng dám nói ra, chỉ dám…lắc đầu mà nghĩ: ”Tội nghiệp bà lão! Sắm vai tuồng trong vở diễn “Nước ta dân chủ gấp vạn lần….” mà không biết!!!
Nhưng những ngày qua, thực tế tiếng súng hoa cải Đoàn văn Vươn chống ác bá cường hào đã làm chị, dưới mắt em, trở thành một nhà đấu tranh cho dân chủ và công bằng kiên quyết, thẳng thắn, vững chắc về lý luận và thực tế nhất…
-Trong bài viết “Đừng dễ tin như thế” được đăng (lần đầu trên boxitvn.net) trên khắp các mạng toàn cầu, ai cũng thấy: “Bà lão này đã không còn ngại gì những “tảng đá”, “cục đá”, và đã tỉnh người qua những sự “hứa hẹn Bà Túi Đễ” qua “thư ngỏ gửi “ông” Nguyễn Phú Trọng” mà các lần trước chị vẫn “kính gửi đồng chí nọ, đồng chí kia” rồi đây!
Ranh giới giữa “các ông” và ” tôi”, trong các bài viết của chị đã rõ ràng! Không có chuyện xin-cho, đảng viên cấp dưới gửi đảng viên cấp trên gì nữa rồi.
Sự thách đố đối với “các ông ấy” càng ngày càng rõ nét. Chị đã dứt khoát “không để trái tim trên đầu” (y như Sartre khi giã từ chủ nghĩa CS mà không cần dẫn chứng Sartre) để có thể tin vào những lời hứa nhăng hứa cuội của các ông ấy bằng đưa ra những sự thật cụ thể, có tên tuổi, ngày giờ, năm tháng, khó mà cãi chày cãi cối đươc! (Y như lý luận của V.Havel mà không cần dẫn chứng Havel)
-Đặc biệt sau cuộc họp của “ông” thủ tướng về vụ cưỡng chế “sai sót” về mọi mặt pháp luật của bọn cường hào, ác bá Vinh Quang, Tiên Lãng, Hải Phòng… nhưng “ông” chỉ kết luận là do “ yếu kém về quản lý, về luật pháp” rồi giao cho chính mấy quan Hải Phòng tổ chức kiểm điểm nhau (!) Trái lại với các anh Vươn-Quý thì “mau chóng đưa ra xét xử nghiêm minh theo pháp luật với tội danh “giết người” và “chống người thi hành công vụ” (có chiếu cố giảm nhẹ”) thì…
Một mình chị đã là người dám tuyên bố:
“Chừng nào ông Đoàn Văn Vươn và những người thân của ông còn phải nằm trong vòng lao lí, còn chưa được bồi hoàn các quyền lợi về vật chất, tinh thần đã bị xâm phạm thì chừng đó tôi còn nhìn chính quyền trung ương của Việt Nam chỉ như là sự phóng to của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng”. Nay lao lí vẫn lao lí, cửa nát nhà tan vẫn cửa nát nhà tan, màn trời chiếu đất vẫn màn trời chiếu đất, việc giải quyết vụ việc đã được giao cho lãnh đạo thành phố Hải Phòng thực hiện đúng theo kiểu xử lí nội bộ, trong đó Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đỗ Trung Thoại – người đã đã dối trá tới mức “vô liêm sỉ”, “lèo lá, tráo trở” tới mức “không còn giới hạn” (chữ dùng của ông Bùi Hoàng Tám) khi nói về thủ phạm phá nhà ông Đoàn Văn Vươn – được cử làm Tổ trưởng rồi đổi sang Tổ phó thường trực Tổ công tác xử lí những vấn đề liên quan vụ cưỡng chế, trang mạng “lề phải” VTC thì có bài “Cưỡng chế Tiên Lãng: Ông Vươn có thể chỉ bị 12 năm tù”, chẳng biết có phải để dọn đường, rõ ràng dưới con mắt tôi, xin nhắc lại, chính quyền trung ương của Việt Nam vẫn chỉ như là sự phóng to của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng mà thôi.
Chị Lê Hiền Đúc tiếp đón gia đình dân oan Đoàn văn Vươn trong dịp Tết bị tan cửa nát nhà. |
Với cái kết luận không e dè này, chị đã là người đầu tiên dám vạch ra cái nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến hàng vạn vụ khiếu kiện của dân oan chỉ là điều vô ích khi không xóa bỏ được cái “HINH ẢNH PHÓNG TO CỦA CHÍNH QUYỀN TIÊN LÃNG, CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG”!
Đối với những kẻ đang mơ ngủ, đang bị hưng phấn bởi những bài báo hoặc có nhận định mơ hồ, hoặc có chủ trương bốc thơm thủ tướng, như:
-“Một kết luận hợp lòng dân” hoặc “Kết luận của thủ tướng thấu tình, đạt lý”, hoặc “Người dân vỡ òa niềm vui trước kết luận của TT” hoặc “Kết luận công bằng tạo niềm tin cho cả nước”, “Và con tim đã vui trở lại” vv…vv thì chị chỉ cần “uốn nắn” bằng một bài viết ngắn ‘ĐỪNG VỘI TIN NGƯỜI NHƯ THẾ” đủ để mọi ngưởi tỉnh táo lại.
Riêng đối với các nhà báo “chuyên hướng dẫn dư luận vào con đường “ngu lâu”,chị chỉ cần kể ra một kinh nghiệm bản thân khi bị báo lề phải giật một cái tít “Bà già Lê Hiền Đức kỳ vọng vào thủ tướng”, một tình cảm mà chị không hề “đặt ở trên đầu” với chính ông Dũng!
Rồi chị kể ra tất cả những gì ông thủ tướng đã nói một đằng, làm một nẻo, hứa “Bà Tú Đễ” với đồng chí, với Nhân Dân như thế nào!….
Còn với các nhà báo ăn lộc Đảng-Nhà nước thì chị kết luận “Nhiệm vụ cúa họ là như thế mà!” Chỉ có mấy chữ mà nó tổng kết tất cả cái đắng cay vinh quang, tủi nhục, hèn hạ của các nhà báo thời nay!!!!!!!
BÁI PHỤC! BÁI PHỤC!
Vây thì còn cái gì mà “Em” vẫn chưa chịu” bái phục chị sát đất”? Mà chỉ … “Gần” sát đất thôi?
Đó là:
Em còn chờ mong ở chị nói và làm ngay những gì sau khi chị đã tuyên bố công khai những suy nghĩ của mình. Nghĩa là lời nói phải đi đôi với việc làm.!
Trước mắt:
-Với uy tín và được sự ủng hộ của nhân dân trong nước và quốc tế có thừa.
-Với quá trình tham gia cách mạng, tuổi Đảng, tuổi đời và kinh nghiệm đã từng được giao những công tác hệ trọng ngay từ thuở mười ba, mười bốn như “mật báo viên” của cụ Hồ, của các cơ quan công an, dịch cả mật mã cho cụ Hồ (được cụ đổi cái tên Phạm thị Mỹ Dung thành Lê Hiền Đức).
Chị có thừa những điều kiện để loại bỏ những âm mưu nào dám xếp chị vào “những lực lượng thù địch” hoặc liều lĩnh bắt chị ra tòa về các tội “nói xấu cán bộ” ..thậm chí…. “âm mưu lật đổ”…
-Với nhận thức rõ ràng và dứt khoát về cái sự “Chính quyền Trung Ương chẳng qua là sự phóng to chính quyền Tiên Lãng Hải Phòng” thì …còn chờ đợi gì nữa mà chị không hành động để xóa bỏ cái “mô hình phóng to Tiên Lãng-Hải-Phòng” đó đi!
Và hành động đầu tiên theo ”em”, có thể làm ngay vừa sức, vừa khả năng (chị là người già ngoài 80 sau em, có thể xử dụng Internet):
1- Ra một bản tuyên bố: LY KHAI KHỎI TỔ CHỨC GỌI LÀ ĐẢNG CỘNG SẢN HIỆN HÀNH, không chịu trách nhiệm, không liên đới gì với cái “hình ảnh phóng to của Tiên lãng Hải Phòng” đó!
2-Khởi thảo một bản tuyên bố chung cho tất cả những đảng viên nào cùng nhận thức đồng lòng ký tên ủng hộ và làm theo tấm gương người Đảng viên kỳ cựu Lê Hiền Đức..một việc làm mà bao lâu nay hàng ngàn cựu đảng viên đã âm thầm làm mà không tuyên bố hoặc chờ người có uy tín đứng lên khởi thảo một tuyên bố chung rồi cùng ký tên. Nhưng chưa ai “dám” đứng ra làm cái việc mình chỉ dám nghĩ hoặc nói chứ chưa một ai dám làm hoặc có làm thì lại…đơn độc (như Phạm Quế Dương, Vũ Cao Quận, Phạm Đình Trọng…). Vậy thì lần này, cờ đã đến tay chị nên làm ngay kẻo chậm!
3-Với những đơn từ của dân oan có trong tay nhưng luôn vấp phải những “tảng đá” cản đường, những sự đe dọa gián tiếp hay trực tiếp, chị hãy chọn một vài vụ điển hình đưa thẳng ra Tòa kiện hẳn những cái tên, những tổ chức cụ thể (như vụ kiện không đi đến đâu con mẹ Bích Hòa chẳng hạn)….Dư luận trong và ngoài nước chắc chắn sẽ ở bên chị …
Thế thôi! Với tuổi tác và sức khỏe của bà già tám mươi mốt, đòi hỏi LÀM ĐI ĐÔI VỚI NÓI, với chị như thế, “em” cũng thấy hơi ép chị quá rồi!
Em đang chờ giây phút để viết về chị với một cái tít:
CHỊ HIỀN ĐỨC ƠI! XIN PHỤC CHỊ SÁT, SÁT ĐẤT!
Người buôn Gió -Có những người anh.
Cách đây gần 2 năm, mình và tốp thợ
vào làm gian hàng triển lãm Vật Liệu Xây Dựng ở Trường đua Phú Thọ. Ghé
qua anh Ba hỏi mượn xe gắn máy để chạy đi chạy lại mua đồ cho anh em
làm. Gặp nhau anh Ba bùi ngùi nói.
- Anh ngừng không viết gì, giờ vợ anh mang bầu sắp sinh, mình dành
thời gian chút cho gia đình. Lỡ có chuyện gì thì vợ con không biết tính
sao. ?
Mình cũng tán thành với anh. Hôm ấy vội anh em cũng không nói với
nhau nhiều. Một tuần ngập mặt với công việc,đi từ sáng sớm về chỗ trọ
tối khuya, người rã rời và bụi bặm vì lao động. Chẳng có thời gian gặp
ai, đến hôm xong việc trả xe cho anh thì cũng phải về luôn theo tốp thợ.
Anh em chỉ kịp bắt tay nhau, lời nói để trong ánh mắt.
- Vào đây cần gì cứ nói anh nhé !
Đấy là câu nói của anh Ba mà mình nhớ nhất. Mình vào Sài Gòn có việc
gì nhờ anh rất tự nhiên, không hề rào đón, khách sáo. Anh làm giúp mình
với tình cảm thân thương như một người cha, một người anh. Nhiều khi
mình vẫn hỏi tại sao chỉ anh em quen nhau qua mạng, nghe tiếng nhau mà
tình cảm như ruột thịt vậy. Không riêng gì anh Ba mà rất nhiều anh em ở
Sài Gòn cũng vậy ân cần như anh Điếu Cày, dữ dằn như chị Hồ Lan Hương,
bỗ bã như Lê Trần Luật hay hiền dịu như chị HKC,, nhẹ nhàng như anh K…Họ
chẳng ngạc nhiên trước một người xa lạ, mở miệng là văng tục như mình.
Mọi thứ mình nhờ họ nhận giúp như đương nhiên là vậy với tình cảm trìu
mến, thương yêu. Còn nhiều các chú, các bác, bạn bè và các em nữa. Miền
Nam thật ấp áp với mình. Mọi người coi mình như ruột thịt, cho dù không
ít người trong đó phải nhận giấy triệu tập của cơ quan an ninh với lý do
” làm rõ quan hệ với đối tượng BTH ” như Lê Quốc Quyết.
Vậy đã sắp 2 năm rồi không gặp được anh Ba Sài Gòn, không biết bé
Phan Khôi giờ đã làm được trò gì? Bây giờ đối với mình đi khỏi nơi đang ở
200 mét đã là khó khăn rồi, Sài Gòn chỉ là hy vọng. Trỗi trong lòng ước
muốn dắt tay Tí Hớn thăm bé Phan Khôi, rồi hai bố cong tung tăng đi
thăm các bạn bè, cô chú, anh chị.
Hôm nay nghe tin trong thời gian gần tới người ta mang anh Ba và anh
Điếu ra xử, thêm tin anh Điếu vẫn bình an. Chẳng biết tin có đúng hay
không.? Thèm được nhìn thấy tận mắt những người anh đã chấp nhận thiệt
thòi của cá nhân, gia đình đi vào vùng giông tố để làm chứng nhân cho sự
thật với đời.
Mong bình an với hai anh.
Nguoibuongio -Thăm tù
Thăm tù ở các trại tù chỉ vất vả nhất đoạn đi. Có nhiều trại tù ở xa thường được gọi là trại trung ương, địa điểm hay được chọn ở những nơi rừng sâu, núi thẳm làm trại tù. Ngày trước thời bao cấp đi thăm người thân ở trong tù nếu như ở trại Yên Hạ- Sơn La hay Thanh Chương- Nghê An mất hàng ngày trời.
Xe khách mua vé đã khó, đến đường 1 xuống xe rồi đợi xe đi tiếp lên huyện Thanh Chương cũng mất thêm ngày nữa. Từ huyện vào trại cuốc bộ trèo đèo, lội suối mất thêm ngày nữa.
Bây giờ đường sá mở mang nhiều, đi lại cũng tiện hơn. Đường 1B mở khiến trại Thanh Chương nằm gần sát mặt đường. Người nhà đi thăm phạm nhân cũng dễ, gửi quà càng tiện hơn, ở chỗ Cục quản lý trại giam đóng ở Định Công còn có xe dịch vụ đi các trại trong tuần. Người ra ra đó bắt xe đi tận trại, hoặc có thể gửi quà cho xe mang đi. Thủ tục gửi quà đơn giản vô cùng, cứ có cuốn sổ thăm gặp là gửi được. Mà thậm chí không có sổ chỉ cần nhớ tên thằng bạn, án phạt,số buồng..đủ thông số là người ta cũng châm chước nhận cho.
Người nhà đi thăm đã dễ, bạn bè đi thăm cũng chả khó khăn gì. Hồi xưa mình ở trại V, phạm nhân gặp gia đình thường xuyên, tuần có người gặp gia đình 3 đến 4 lần. Chẳng ai cấm. Nhiều quá như thế ông quản giáo nhăn mặt nói với mình.
- Mày xem thế nào bảo gặp vừa thôi chứ,ngày nào cũng gặp thì làm được gì .
Tại có những phạm nhân đúng là người nhà một tuần gặp đến 4 lần. Đội thì đội nông nghiệp, rau, lúa cũng cần phải chăm bón. Cứ gặp người nhà lê thê sáng đến chiều, hôm này qua hôm khác thì cũng khó xử. Vì ai là người tưới rau, nhổ cỏ. Mình nhắc nhở như vậy có thằng cũng biết ý bảo nhà tháng lên thăm vai ba lần thôi. Còn có thằng nhà điều kiện nó bảo.
- Đm cái ruộng rau đéo bao tiền, mày tính cả ruộng đấy thu về được bao nhiêu một vụ anh trả tiền gấp 3. Từ bé đến giờ anh lao động bao giờ, anh chăm chỉ có tổ mất mùa.
Gặp trường hợp đó cũng đành, vì nó nói thật, giờ nó đáng nhẽ chăm hết sức 3 tháng được 1 tấn bắp cải. Nó đưa tiền mua 3 tấn thì thôi chứ bắt bẻ gì nó. Còn hơn nó chăm oặt ẹo. Để đó cho đứa nào nhà không có điều kiện nó chăm ruộng vậy. Mình tính nó gấp 5 lần, 1 phần rưỡi mua rau ngoài bù vào vì rau ngoài đắt hơn, 3 phần nộp quản giáo, còn một phần rưỡi trà thuốc cho anh em lao động bảo là quà nó hay gặp gia đình, chia sẻ với anh em. Các phạm nhân lao động khác cũng vui vẻ, chẳng ai bì tị gì vói thằng kia vì nó đã thuộc diện cải tạo ” gia đình”. Đời sống ở trại là thế, thằng nào có tiền cải tạo tiền, thằng không có tiền thì lao động. Duy có chuyện gặp gia đình, bạn bè thì thoải mái như nhau. Gia đình cứ đến là được gặp, mà bạn bè , người yêu đến báo tự giác, cán bộ một câu là cũng được gặp. Có thì cho cán bộ chút ít, không có thì thôi cũng không sao. Về sau mình mới biết chuyện dễ dãi như thế là quan điểm của từ Ban Giám Thị Trại Giam. Người ta nghĩ rằng tù có người thăm nhiều thì càng tốt cho tù, được động viên tinh thần, được quà cáp vật chất để khỏe mạnh. dư thừa thì cho thằng tù khác ăn với. Thằng nào nhà điều kiện thì gặp nhiều, còn đứa không có điều kiện có cho gặp thoải mái nhà nó cũng không có sức mà gặp. Thằng gặp nhiều thì không làm đã có tiền nhà nó làm.
Nhưng chuyện mình kể là chuyện gặp tù ở đội lẻ bên ngoài trại. Chứ đội trong trại thì khó hơn chút, vì đội bên ngoài không có ban bệ, gác cổng, trực…không có khách khứa dòm ngó nên gặp thoáng vậy. Còn trong trại là bộ mặt của trại, quan khách, báo chí hay ra vào việc gặp trắc trở hơn chút. Người nhà phải trình sổ thăm gặp, đăng ký ở phòng thăm gặp phạm nhân, sau đó cán bộ phòng thăm gặp vào trại đọc một loạt tên và dẫn phạm nhân ra gặp. Được cái không hạn chế người nhà, năm bảy người, bạn bè, họ hàng đều được gặp tất.Thời gian thì từng đợt tính theo giờ, khoảng 2 giờ gì đó. Nhà ở xa gặp 2 giờ buổi sáng, rồi muốn gặp tiếp lại 2 giờ buổi chiều, hôm sau cũng thế, chả có cấm là bao ngày mới được gặp cả.
Cách đây vài năm mình đi làm công trình ở Thái Nguyên, chợt nhớ có thằng bạn nằm ở trại Phú Sơn. Gọi về nhà nó hỏi tên đội để gặp, nhà nó bảo không có sổ khó gặp lắm vì nó ở đội trong trại. Mình cứ vào trại Phú Sơn, gặp cán bộ phòng thăm gặp dúi 100 nghìn cả mảnh giấy nói nhỏ.
- “Thầy cho em gặp, thằng bạn cùng “đơn vị” cũ. Em đi làm trên này mấy hôm tiện tạt vào thăm nó cái.
Thực ra 100 nghìn chả bõ bèn gì với cái công vào trại gọi người, nhất là không có sổ sách. Nhưng hai từ lóng ” thầy, đơn vị” là đòn tình cảm có hiệu quả. Ông cán bộ vui vẻ vào dẫn thằng bạn ra ngay.
Trên đây là những câu chuyện thật %. Tù hình sự gây đủ loại án mà được đối xử cũng dễ chịu. Không như tù xâm phạm an ninh quốc gia hay còn gọi là tù ” chính trị”. Mặc dù có đứa nó vẫn leo lẻo là ở VN chỉ có những người bị tù vì vi phạm luật hình sự. Tù chính trị đến gửi quà cũng phải đúng tên trong sổ. Có những phạm nhân nhà cách xa nơi giam giữ mấy trăm cây số, vợ dại, con thơ. Nhờ người thân ở gần gửi quà không nổi, dù là ủy quyền, xác nhận địa phương đủ kiểu. Đến trại chỉ nghe câu lạnh tanh rằng quy định chỉ có anh chị em ruột, vợ hoặc chồng, cha mẹ mới được gửi quà tiếp tế.
Thường khi nói cái gì vẫn tự hào lải nhải là phải có tính sáng tạo khi thực hành đường lối, chủ trương, kịp với thực tế. Nhưng việc nhân đạo nhìn thấy đó rành rành vẫn phớt lờ. Đéo biết áp dụng sáng tạo cái gì, sáng tạo cái nhân đạo không thấy, toàn sáng tạo cái làm khổ nhau hơn.
Tù hình sự có án còn được thăm gặp dễ dàng như vậy. Tù chính trị thì thôi có khác thì cứ tạm gác đó. Nhưng đm đi thăm học viên trại giáo dục còn khó gấp tỉ lần thăm tù thì không biết nói gì. Trại giáo dục cũng công an quản y hệt trại tù, lao động y hệt trại tù, nội quy cũng thế. Chỉ có người thân mới được gặp. Người ở địa phương này lại bị đưa đi cách đó 2 nghìn cây số và quy định chỉ có người thân ruột thịt trực hệ mới được gặp, gửi đồ.
Hôm nay nhìn ảnh thấy cảnh chị Hằng đi gặp con. Hai công an áp giải, còn nhiều hơn cả tù hình sự. Tù hình sự một cán bộ phòng thăm gặp mỗi lần dẫn phạm nhân từ bên trong ra phòng gặp cả chục mống đi lố nhố. Đây học viên nữ mà đến 2 công an trẻ khỏe đi kèm
Rồi lại cảnh lao động trong tù, học viên trộn bê tông đổ khuôn. Nặng nhọc kém gì tù cải tạo trồng rau hay đóng gạch.
Lại bao nhiêu anh em, bè bạn đứng chầu chực bên ngoài trong cái giá lạnh. Rồi được ban lãnh đạo trại vòng vo kéo dài đến lúc hêt giờ , đóng cửa là xong, chẳng được gặp học viên.
Chốt lại thì câu dân gian
- Đời lắm thằng ngu
Bố đi tù nó bảo là đi cải tạo
Vẫn là chí lý, nhưng xin hiểu những ” thằng ngu ” ở đây ám chỉ rất nhiều thằng khác, đó có thể là thằng ác, thằng ngu, thằng nham hiểm.
Như chị Hằng ra tòa xử công khai, có cố tình ép tội thì cũng kịch khung 6 tháng là cùng. Đi cải tạo 2 năm, rồi thích cho thêm 2 năm nữa vì chưa nhận thức tốt, mà nhận thức dẫn đến việc chị Hằng làm là xác nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa- Trương Sa là của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng và giết hại ngư dân Việt Nam. Thế bây giờ thay đổi nhận thức thì thay đổi bằng nhận thức thế nào ????.
Phải chăng để một thằng bé ròng rã mấy năm trời từ Nam ra Bắc thăm nom, tiếp tế
cho mẹ mới là hình ảnh răn đe, mang tính giáo dục hiệu quả cao cho xã hội ???
Nếu thế, câu chuyện của Bùi Hằng sẽ còn dài lắm, dài đến mức người phụ nữ ấy có khi được đi vào văn học, vào huyền thoại. Biết đâu có lúc người ta nhìn thấy tượng ông Lý Thái Tổ ở vườn hoa nọ giống người Tàu quá.
Họ quay sang gọi đó là vườn hoa Bùi Hằng.!
Quá độ cho tự do báo chí
Viết Lê Quân – Boxitvn
Tác giả đánh giá vụ Tiên
Lãng là “một bước ngoặt cho tự do báo chí”. Như thế, một mặt tác giả
ngầm thừa nhận một sự thực ai cũng biết: trước đó báo chí không được tự
do; mặt khác, lại hy vọng vào tương lai tốt đẹp của nền báo chí nước
nhà.
Chúng tôi dù chia sẻ
nhiều ý kiến của tác giả trong bài báo, vẫn cho rằng tác giả đã quá lạc
quan, quá tin vào “lòng nhân từ” của chế độ toàn trị. Tự do ngôn luận ở
Việt Nam ư? Ai đó đã khẳng định hoàn toàn tin Việt Nam có tự do ngôn
luận, nhưng lại nói thêm rằng không đảm bảo có tự do sau ngôn luận hay
không!
Lời lẽ ấy chẳng qua chỉ là thói ăn nói mỉa mai của bọn trí thức (vốn hân hạnh được “ông tổ” Lênin gọi là cứt;
sau này còn hân hạnh hơn vì được lãnh tụ vĩ đại Mao Trạch Đông hạ dưới
bậc cứt) hay chăng? Không! Những ai còn mơ hồ, hãy xem trường hợp chị
Bùi Thị Minh Hằng: chỉ cần tại TP Hồ Chí Minh giơ khẩu hiệu “Phản đối
đàn áp người ủng hộ Quốc hội ra Luật biểu tình”, là đủ cho chính quyền
Thủ đô Hà Nội ra quyết định đưa chị vào trại tập trung, giam chung với
những người bị HIV. Đấy, nhà nước ta đảm bảo quyền tự do ngôn luận đã
ghi rành rành trong Hiến pháp như thế đấy!
Toàn dân Việt Nam hãy
đoàn kết lại, muôn người như một, hô lên rằng: “Phương pháp bảo vệ quyền
tự do ngôn luận do nhà nước thực hiện muôn năm!”. Ấy chết! Quên mất tấm
gương chị Bùi Thị Minh Hằng: Hô ủng hộ nhà nước chưa chắc đã yên thân.
Chị chẳng đã ủng hộ Quốc hội ra Luật biểu tình, mà vẫn phải tù đày đó
ư?!
Bauxite Việt Nam
|
(Tamnhin.net) – Nếu không có Tiên Lãng, rất
có thể sự bức xúc trong Đảng vẫn chỉ là những trăn trở cảm tính, chứ
chưa thể xuất hiện những nhân tố, con người lãnh đạo mà đã tạo nên một
bước ngoặt cho tự do báo chí trong thời gian qua, trọn vẹn hơn trong
thời gian tới.
Không cần quyên góp cho “phạm nhân lương tâm”?
NVM – một độc giả đã lại hoài nghi đầy ẩn ý: “Liệu
gia đình Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý có khó khăn đến mức cần được quyên
góp?”. Những ẩn ý ấy, kèm theo lời bình lạnh lẽo trong blog của độc giả
này, thật giống như gáo nước lạnh dội lên bầu máu nóng chia sẻ tràn đầy
chân thành của hàng triệu độc giả khác trong cả nước, vào những ngày mà
Giáo Dục Việt Nam đã trở thành tờ báo đầu tiên ở nước ta làm được một
loại việc hết sức đặc biệt: vận động tài chính và giúp đỡ gia đình của
người “phạm nhân lương tâm”.
Vậy cái gì đã biểu hiện cho sự thật, và ai là người
đại diện cho sự thật trong hoàn cảnh này? 1% hay 99% – hiểu theo cách
nói tượng trưng của Phong trào “Chiếm Phố Wall”?
So sánh trên có lẽ đã được chứng thực trong thực tiễn
của phản ứng xã hội. Từ ngày xảy ra bi kịch ở khu đầm thủy sản xã Vinh
Quang đến nay, trong dư luận đã chỉ xuất hiện một ý kiến – trái ngược
hoàn toàn với gần 1.000 bài báo và hàng trăm ngàn ý kiến thể hiện sự
đồng cảm đối với điều được gọi là tình người.
Khó có thể hiểu khác hơn khi những tờ báo VN cũng
đang cố gắng gìn giữ những mảng tình người còn sót lại trong một xã hội
đang xuống cấp quá trầm trọng về đạo đức nhân sinh. Quyên góp và cứu trợ
chỉ là một hành vi thông thường trong mọi xã hội, mọi chế độ, nhưng
không phải bao giờ và trong hoàn cảnh nào cũng được thể hiện nếu không
phát xuất từ một điều gì đó mang tính chân lý, và với một dũng khí đủ để
vượt qua giới hạn trên của vô số sợ hãi mơ hồ bị đè nén bấy lâu nay.
Không phải đơn giản khi chỉ nhìn vào sự việc và mô tả
nó. Những bài điều tra, bình luận, phỏng vấn, đúc kết của báo chí đã
thể hiện trên hết là tấm lòng, là nỗi đau cộng hưởng cùng cái đau của
nhân thế.
Nhưng cũng cần phải nói thêm với không ít xấu hổ
rằng, những tờ báo dám lên tiếng đã làm thay cả phần trách nhiệm lương
tâm cho vài ba tờ báo quan niệm “Im lặng là khôn ngoan” trong vụ việc
Tiên Lãng.
Quá độ cho tự do báo chí
Tiên Lãng đã trở thành một cái mốc đầy ý nghĩa cho
hai sự thay đổi: một biến đổi thuộc về hành động “tức nước vỡ bờ” của
một gia đình nông dân đối với trào lưu trưng thu đất đai, và hai là lần
đầu tiên kể từ sự kiện Thái Bình năm 1997, báo chí có được tiếng nói
riêng của mình, ít nhất về chuyện cưỡng chế đất đai.
Nếu chịu khó nhớ lại, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra
trong không ít vụ việc cưỡng chế tương tự như tại Tiên Lãng, đã xảy ra ở
Bắc Giang, Nam Định, Nghệ An, An Giang, Bình Phước, Đồng Tháp, Tiền
Giang, TP.HCM…, và ngay tại Thủ đô Hà Nội, bầu không khí chung của báo
chí là rất trầm lắng, trầm mặc đến vô cùng khó hiểu. Thảng hoặc, một vài
cái tin nho nhỏ nào đó chỉ đủ để đáp ứng cho nhu cầu tối thiểu được
thông tin của người đọc, chứ chẳng đủ sức khuấy động và tạo nên tác động
chuyển dời tính chất, chưa nói đến bản chất của vụ việc. Phong trào
cưỡng chế thu hồi đất vì thế cứ tiếp tục phát triển cái khía cạnh “luật
rừng” của nó, từ bồi hoàn thấp đến không bồi hoàn, từ không bồi hoàn đến
cưỡng chế bất chấp pháp luật…
Ngay đối với Tiên Lãng – một vụ việc với kịch tính
lên đến cao trào, người ta đã phải tự hỏi: nếu báo chí không lên tiếng
thì liệu người dân xã Vinh Quang có được “vỡ òa niềm vui”? Câu trả lời
gần như chỉ có một: nếu mọi tờ báo đều chọn phương cách câm lặng như một
hành xử “chính trị” nhất, thì Thủ tướng đã chẳng biết và đã chẳng thể
can thiệp, lấy lại công bằng phần nào từ tình trạng bất công gần như
không còn rào cản.
Thế mới biết là tiếng nói của báo chí quan trọng đến
chừng nào. Thế mới biết là chỉ cần có sự quan tâm và “quán triệt tư
tưởng” của một vài cấp lãnh đạo cao cấp trong Đảng, tình thế đã xoay
chuyển đến bất ngờ. Để từ đó, báo chí bất thần biến thành một dòng thác
công luận, tuôn trào dữ dội từ cái van xả lũ đã được xoay ngược chiều
kim đồng hồ, dù chỉ với độ xoay “khiêm tốn”.
Quá độ của tự do báo chí cũng bắt đầu từ đây – có thể
lấy mốc đầu năm 2012 như một thời điểm đổi thay có tính quyết định. Để
bù đắp cho những năm tháng nào đó đã phải âm thầm lắng vào cảnh im lặng
không đáng phải nhận, khi báo chí đã bị oan uổng từ nhiều lời trách cứ
của dư luận.
Nhưng chính xác, tự do báo chí, một cách thực chất
chứ không phải chỉ trên danh nghĩa, cũng là điều mà Đảng cần đến, cần
đến như một tác năng quan yếu nhằm trên hết phục vụ cho công cuộc chỉnh
đốn Đảng và làm giảm nguy cơ đối với “sự tồn vong của chế độ” – như tâm
trạng đầy bức trở của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Có một cái nhìn có vẻ rất ngược ngạo, nhưng lại đáng
xem xét thấu đáo: thật quá bất hạnh cho gia đình Đoàn Văn Vươn; nhưng
lại thật may mắn vì có… Tiên Lãng.
Bởi thật đơn giản là nếu không có Tiên Lãng, rất có
thể sự bức xúc trong Đảng vẫn chỉ là những trăn trở cảm tính, chứ chưa
thể xuất hiện những nhân tố, con người lãnh đạo mà đã tạo nên một bước
ngoặt cho tự do báo chí trong thời gian qua, trọn vẹn hơn trong thời
gian tới.
V. L. Q.
Nguồn: tamnhin.net
Sự thách thức pháp luật và dư luận
Bùi Văn Bồng – Boxitvn
Tôi thật bất ngờ, khi đọc trên mạng, thấy Tin Nóng sau đây:
“Chiều hôm qua (17/2) chị Hiền về bệnh viện thành phố
Hải Phòng theo đứa con bị kẹp vào bánh xe hôm tết để chuẩn bị thủ tục
phẫu thuật vì nghi bị nhiễm trùng, chị thương thì lên huyện có công
việc, lợi dụng thời điểm ngôi nhà lều không còn người, chúng nó đã đột
nhập vào phá phách căn lều, đập nát cả bàn thờ, vứt cả di ảnh bố anh
Vươn xuống hồ. khi trở về, các chị đau đớn và phẫn uất nhìn thấy chỗ ở
tạm của mình tan hoang.
Lá cờ tổ quốc hàng ngày vẫn phấp phới bay, như là
niềm cỗ vũ và an ủi gia đình họ đoàn đi tới lẽ phải cũng bị chúng nó
cướp đoạt. Chị Thương nói, chiều hôm qua, khi chị về huyện, thì số công
an xã này vẫn đang trực tại trụ sở này, án ngữ ngay trước lối vào đầm hồ
nhà chị. Chị có hỏi ai đã phá lều, phá bàn thờ nhà chị, tất cả đồng
thanh: không biết. không biết. không biết.”
Qua những dòng tin này, kèm theo được minh chứng bởi
nhiều bức ảnh chụp tại hiện trường quấy rối mới nhất, tôi càng thấy ái
ngại những biện pháp có vẻ cương quyết, những lời hứa có vẻ cầu thị,
những lời tự phê bình của cấp ủy, chính quyền Hải Phòng chỉ là một thứ
phết nước sơn, hình thức? Nghe họ hứa hẹn thì có vẻ “ngon lành”, nhưng
khi làm thì chưa đâu vào đâu. Vậy là những quan chức ở xã Vinh Quang (có
khi cả ở cấp huyện Tiên Lãng) rất cay cú trước sự thất bại không ngờ
của một mưu đồ đen tối.
Do sự cố ý trả thù rất tiểu nhân và vặt vãnh, sự an toàn của người
dân vẫn còn rất nhiều bấp bênh. Qua đây, phải thấy rõ hành động này là
biểu hiện lối sống tiểu nhân hèn hạ và vô chính phủ. Họ bất cần để ý đến
những kết luận và chỉ đạo rất cụ thể của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Họ
ngang nhiên đẩy sự việc đi đến chỗ ngày thêm phức tạp, mất ổn định, rắc
rối.
Khi dư luận lên tiếng, thư ngỏ của công dân chuyển
đến tận bàn làm việc của Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Thành, thành phố Hải
Phòng đã thay ông Đỗ Trung Thoại đầy tai tiếng bằng ông Đan Đức Hiệp,
làm tổ trưởng xử lý, đại diện UBND đi thực thi việc khắc phục hậu quả.
Nhưng ông Đại tá Đỗ Hữu Ca, người đã ra lệnh điều cảnh sát cơ động đi
cưỡng chế nhà ông Vươn ngày 5-1, người đã phát ngôn vô trách nhiệm, vô
cảm và rất tùy tiện, bừa bãi thì vẫn ở cương vị chỉ huy các lực lượng
“điều tra” làm rõ hậu sự. Thế thì, rõ ràng là ông Ca không những được
cái quyền “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, mà còn vừa làm “huấn luyện viên
trưởng”, đồng thời “trưởng ban tổ chức”. Nhiều quyền, quyền lớn, vẫn
sinh ra nhiều cái lối làm quan liêu, lộng quyền và thách thức dư luận.
Thể hiện rõ nhất là Đại tá Đỗ Hữu Ca vẫn ngang nhiên tự tại, bất cần
đến ai, xem thường pháp luật. Nhưng, trước diễn biến của sự việc nêu
trên, có thể tạm luận giải hai khả năng, cũng là hai nguyên nhân sau
đây:
Thứ nhất: Nếu kẻ phá căn lều của bà Thương
là người do chính quyền xã Vinh Quang sai khiến, thì càng thấy rõ sự lộ
diện một nhóm lợi ích cùng với anh em họ Lê (Hiền-Liêm) và cả ông Bí thư
Đảng ủy xã Phạm Đăng Hoan đã thành “cái dây” đầy quyền hành ở đây rồi.
Ông này bị cách chức thì có ông khác lên, một hùa, một giuộc với nhau
cả, đâu có ai hơn ai? “Người trước ngã, người sau tiến”, họ chẳng khác
gì nhau. Một đội ngũ lãnh đạo cấp huyện và xã như thế, chắc chắn người
dân ở đây bị oan khốc, khổ sở là điều dễ hiểu. Như vậy, chính quyền ở
đây mất bản chất của chế độ từ lâu, họ không còn giữ được ý nghĩa của
tiêu chí “của dân, vì dân, do dân” mà đã bộc lộ cái kiểu của chế độ độc
tài “gia đình trị”.
Thứ hai: Nếu kẻ phá căn lều, vứt cả ảnh thờ
của người ta xuống hồ, đập cả bát hương là sự trả thù các nhân gì đấy
với gia đình ông Vươn, thì chẳng ai đi làm cái chuyện vặt vãnh như thế.
Đây có thể là sự tỏ thái độ của anh em, bà con, phe cánh ông Chủ tịch Lê
Thanh Liêm hoặc Bí thư Đảng ủy xã Phạm Đăng Hoan: “Mày làm cho ông
Liêm, ông Hoan bị mất chức, bọn tao hết được nhờ, phá cho đã tay”. Họ
cho là bà Vươn dựng lều, cắm cờ như thế là sự kích động, sự bêu riếu cho
thiên hạ quay phim, chụp ảnh thêm bẽ mặt. Ý đồ hằn học, họ đã cho người
phá.
Còn cái lối trả lời của công an xã Vinh Quang, cái
kiểu 3 không: “Không biết, không nghe, không thấy” đã thành thứ bệnh
trầm kha của lũ quan quyền ở xứ này, có khác nào cái lối nói năng của
ông Chánh Khánh ở văn phòng UBND huyện Tiên Lãng đâu. Nếu hệ thống nắm
quyền hành ở huyện, ở xã này chỉ lòng vòng trong dòng tộc, anh em
nội-ngoại của những kẻ đã bị cách chức, thì rất đúng với sự đánh giá của
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về thực trang yếu kém đáng lo ngại hiện
nay của Đảng lãnh đạo ở cơ sở: “… đảng viên nhan nhản, cộng sản rất ít”.
Họ phá ngang như vậy là sự tỏ thái độ “không được ăn thì đạp đổ”, coi
thường cả chính quyền, cả công an địa phương, kích động sự giải quyết
hậu họa thêm phức tạp. Nghĩa là cái uy quyền của ông Giám đốc Ca và
chính quyền cấp trên chẳng là cái gì đối với họ.
Trước thông tin nóng với những bức ảnh gây phản cảm
mạnh như vậy, hầu như ai cũng không chịu đựng nổi cái chất lượng và uy
lực chính quyền ở xã Vinh Quang. Thôi thì cũng phải chịu khó chờ xem sự
thể diễn biến sắp tới thế nào? Người dân có được bảo vệ không? Cái ác và
kẻ xấu tiếp tục hoành hành thế nào? Công lý thắng được bao nhiêu? Sự
phức tạp trong vụ Cống Rộc này có lẽ còn nhiều những “tấn trò đời”. Hãy
đợi đấy, “thử xem con tạo xoay vần đến đâu”!
B. V. B.
Nguồn: nguoilotgach.blogspot.com
TIN NÓNG GỬI ÔNG ĐỖ HỮU CA
PDT- Hồi “xưa” xúi “tiêu thổ kháng chiến” thì phá Đình Chùa Miếu Mạo- Nay tiến thêm một bước trên con đường “đấu tranh giai cấp” thực hiện “chuyên chính vô sản” lại phá thêm ” chòi và đồ thờ mục chủ” của Dân Vô sản (Thực tế là Ông Vươn cũng chỉ thuê mướn Đất đai và nếu có giấy đen đỏ xanh tím…thì cũng chỉ là: QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT – Một thứ TÁ ĐIỀN thời “hiện đại”) NGUYỄN QUANG LẬP- QuechoaXin cấp báo ông Đỗ Hữu Ca, giám đốc sở công an Thành phố Hải Phòng tin nóng sau đây:
Chiều hôm qua ( 17/2) chị Hiền về bệnh viện thành phố Hải Phòng theo đứa con bị kẹp vào bánh xe hôm tết để chuẩn bị thủ tục phẫu thuật vì nghi bị nhiễm trùng, chị Thương thì lên huyện có công việc, lợi dụng thời điểm ngôi nhà lều không còn người, ai đó đã đột nhập vào phá phách căn lều, đập nát cả bàn thờ, vứt cả di ảnh bố anh Vươn xuống hồ. Khi trở về, các chị đau đớn và phẫn uất nhìn thấy chỗ ở tạm của mình tan hoang.
Rõ ràng đây là hành động trả thù hèn hạ và đê tiện. Bọn phá căn lều tạm nhà anh Vươn không những chỉ để trả thù anh Vươn mà muốn sỉ nhục Sở công an, chính quyền Hải Phòng, rộng ra là chế độ ta. Đề nghị ông khẩn cấp triều tra làm rõ, việc này trong tầm tay ông.
Xin gửi ông những hình ảnh mới nhất lấy từ blog Nguyễn Quang Vinh. Từ chỗ ông về nhà anh Vươn không đầy bốn chục cây. Dân rất muốn nhìn thấy ông có mặt tại hiện trường lúc này, thưa ông.
Chị Thương lội xuống hồ, vớt bàn thờ lên
Cả lư hương cũng bị chúng nó đập tan nát
Căn lều dựng tạm cũng bị chúng nó phá nát
Chú chó què chân thoát chết trong vụ cưỡng chế biết rõ mặt chúng nó tới phá
Chị Thương nói, chiều hôm qua, khi chị về huyện, thì số công an xã này vẫn đang trực tại trụ sở này, án ngữ ngay trước lối vào đầm hồ nhà chị. Chị có hỏi ai đã phá lều, phá bàn thờ nhà chị, tất cả đồng thanh: Không biết. Không biết. Không biết
ĐẦU XUÂN ĐI THĂM BÙI HẰNG – TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP TỪ TRẠI THANH HÀ
Nguyenxuandien
Thưa chư vị,
Sáng nay, những người bạn của Chị Bùi Thị Minh Hằng cùng cháu Bùi
Nhân lên trại Thanh Hà để thăm Chị Bùi Hằng. Đoàn có: GS.TS Ngô Đức Thọ,
Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang, Cụ Nghiêm Ngọc Trai, Phương Bích, ông
bà Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Văn Phương, JB Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn
Xuân Diện, Phạm Chính, Nguyễn Lân Thắng, Lê Dũng, Lã Dũng, Bé Cải,
Nguyễn Thị Nga (từ Hà Nam lên), Nguyễn Chí Tuyến, Phạm Thu Thủy, Phan
Trọng Khang, Mai Xuân Dũng, Trần Vinh, Trương Ba Không, Nguyễn Văn
Dũng…đi trên 5 chiếc xe ô tô đã đến trại, đem theo đồ tiếp tế. Bà Lê
Hiền Đức cũng dự kiến có mặt trong chuyến thăm này, song rất tiếc, bà
phải bận tham dự một cuộc họp ở Bộ Giáo dục và Đào tạo nên đã không đi
cùng được.
Lúc 9h55, Chị Bùi Hằng được quản trại đưa ra phòng gặp thân nhân, đi qua dãy tường hoa thấp, thì cũng lúc đó, mọi người đã đứng cả ngoài tường bao của Trại để nhìn thấy bóng dáng Chị, qua mấy trùng rào sắt. Chị Bùi Hằng khóc lớn, ngay khi được đưa ra, giữa hai tên lính kèm bên cạnh.
Lúc 9h55, Chị Bùi Hằng được quản trại đưa ra phòng gặp thân nhân, đi qua dãy tường hoa thấp, thì cũng lúc đó, mọi người đã đứng cả ngoài tường bao của Trại để nhìn thấy bóng dáng Chị, qua mấy trùng rào sắt. Chị Bùi Hằng khóc lớn, ngay khi được đưa ra, giữa hai tên lính kèm bên cạnh.
Tiếng gào “Chị Hằng ơi iiii”; “Em Bùi Hằng ơi iiii…” của những người bạn
phá vỡ không khí yên tĩnh của làng quê nghèo, heo hút, thuộc xã Hồ Sơn
vùng chân núi Tam Đảo.
Bùi Hằng đáp lại, cả bằng lời và cả bằng vẫy tay. Anh chị em nước mắt
giàn giụa, thương người bạn, người đồng chí đang phải chịu giam cầm bởi
cái quyết định vi hiến và vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Hà Nội.
Bùi Hằng cũng khóc giàn giụa. Chị Bùi Hằng hướng về Chị Phương Bích nói
với theo: “Cho mình gửi con nhé!”.
Bùi Nhân đã xách túi đồ vào trại từ lúc 9h45. Giờ này, (10h10) chắc mẹ con họ đang tâm sự cùng nhau.
Bên ngoài, Giáo sư Ngô Đức Thọ, Đại tá Nguyễn Đăng Quang và mọi người đòi được gặp chị Bùi Thị Minh Hằng, vì chị không phải là đối tượng cấm thăm gặp. Cuộc tranh luận với các nhân viên trại khá căng thẳng.
Hiện nay (10h55′) các giấy CMT của mọi người đã được trao cho các nhân viên ở Trại, và họ đang cầm đi vào trình với lãnh đạo trại.
10h56, Bùi Nhân trở ra để lấy chiếc kính và chiếc khăn quàng cổ (khăn do Lân Thắng đi Campuchia về tặng Chị).
Một vài chiếc xe lại tiếp tục kéo lên trại…
.
Bùi Nhân đã xách túi đồ vào trại từ lúc 9h45. Giờ này, (10h10) chắc mẹ con họ đang tâm sự cùng nhau.
Bên ngoài, Giáo sư Ngô Đức Thọ, Đại tá Nguyễn Đăng Quang và mọi người đòi được gặp chị Bùi Thị Minh Hằng, vì chị không phải là đối tượng cấm thăm gặp. Cuộc tranh luận với các nhân viên trại khá căng thẳng.
Hiện nay (10h55′) các giấy CMT của mọi người đã được trao cho các nhân viên ở Trại, và họ đang cầm đi vào trình với lãnh đạo trại.
10h56, Bùi Nhân trở ra để lấy chiếc kính và chiếc khăn quàng cổ (khăn do Lân Thắng đi Campuchia về tặng Chị).
Một vài chiếc xe lại tiếp tục kéo lên trại…
11h06: Đoàn thăm nuôi đang viết đơn đề nghị được gặp mặt Bùi Thị Minh Hằng. Cán bộ hẹn đầu giờ chiều (13h30) sẽ trả lời đơn.
Đoàn xe bà con lên thăm nuôi chị Bùi Hằng:
Đã hết giờ thăm nuôi, Bùi Nhân quay trở ra.
11h30: Mọi người vẫn đang chờ Trại giải quyết đơn của mọi người.
12h00: Đoàn thăm nuôi bắt đầu ăn trưa. Từ sáng sớm, bà Tường Thụy
đã thổi 5 kg gạo xôi, cùng lạc, vừng, ruốc …để phục vụ ăn trưa cho mọi
người.
12h40: Trời mưa nặng hạt. Rét! Quang cảnh thêm thê lương…
13h30: Mọi người kéo vào Phòng Khách của trại. Được ít phút, người
của trại tắt điện, ý chừng không muốn mọi người ngồi trong đó. GS Thọ,
đại tá Quang và mọi người ra hiên đứng chờ. Lại tranh luận…
14h00: Cán bộ trại mời tất cả mọi người ra khỏi bên ngoài trại
Thanh Hà, chỉ cho 2 người ở lại làm việc với ban lãnh đạo của Trại Thanh
Hà. Hai người “vinh dự” được gặp lãnh đạo trại là các ông Phan Trọng
Khang và JB. Nguyễn Hữu Vinh.
Mọi người đang hồi hộp chờ đợi kết quả của cuộc gặp.
Hãng BBC vừa có bài nói về cuộc gặp mặt hôm nay, và tình hình sức khỏe của Chị Bùi Thị Minh Hằng.
Theo Giáo sư Ngô Đức Thọ và Chị Phương Bích, số tiền mà mọi người từ khắp nơi trong và ngoài nước gửi tới để góp vào việc thăm nuôi chị Bùi Thị Minh Hằng, đến nay khoảng 130 triệu đồng.Từ cửa trại Thanh Hà, Giáo sư Ngô Đức Thọ và Chị Phương Bích chân thành gửi tới tất cả mọi người lời cảm ơn chân thành và bè bạn. (Tất cả việc ăn uống của các đợt thăm nuôi đều không lấy từ tiền đóng góp của chư vị).
Cuộc đàm phán rất to tiếng, tiếng vọng cả xa xa mà mọi người có thể
nghe tiếng, từ cách xa khoảng 50m. 14h30, một nhân viên an ninh mang 1
xích sắt ra khóa cửa của trại Thanh Hà.
15h25: Cuộc làm việc vẫn chưa kết thúc….
15h50: Hai ông trở ra. Họ không đạt được mục đích là thăm gặp
Bùi Hằng, chỉ được một việc là hoàn thành xuất sắc một buổi ngoại khóa
cho các quản trại về tinh thần yêu nước và tinh thần thượng tôn pháp
luật, đồng thời cho họ biết chị Bùi Hằng là người như thế nào trong trái
tim của hàng triệu người Việt Nam yêu nước ở khắp nơi trong và ngoài
nước.
SAU BA THÁNG BỊ BẮT GIỮ, ĐÂY LÀ HÌNH ẢNH ĐẦU TIÊN CỦA BÙI HẰNG
.
Cổng trại Thanh Hà:
Viết đơn đề nghị gặp mặt Bùi Hằng
Còn tiếp…