Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

Theo dòng sự kiện

1.000 đồng/kg sắn: Đói rét cùng cực

<img src="images/noibat_large_img01.jpg" border="0"/>-Nguồn:--1.000 đồng/kg sắn: Đói rét cùng cực (VEF).-(VEF.VN) - Mất mùa, sắn rớt giá thảm khiến hàng ngàn hộ dân tại khu tái định cư Nhà máy thủy điện Bản Vẽ, thuộc vùng biên giới xã Thanh Sơn, (huyện Thanh Chương, Nghệ An) đang đói khổ cùng cực.

Năm 2009, tại 5 xã vùng lòng hồ Nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ, đóng tại huyện Tương Dương, (Nghệ An), thuộc diện di dời về khu tái định cư lập mới nên 2 xã Thanh Sơn và Ngọc Lâm, (huyện Thanh Chương) có gần 10 ngàn nhân khẩu.

Cách đây 2 năm, người dân chấp nhận bỏ quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, di dời về vùng đất mới lập nghiệp. Tạm thời ổn định, họ vui mừng vì nơi đây cho những mùa sắn bội thu và đó là nguồn thu nhập chính.
Chiều ngày 16/2, chúng tôi có mặt tại xã Thanh Sơn, nơi có hàng ngàn hộ dân là đồng bào người Thái; Khơ Mú đang trong vụ mùa thu hoạch sắn.
Nhưng vụ sắn năm nay không được mùa, nhưng lại đang bị tư thương ép giá. Hàng trăm hộ dân thiếu đói nơi đây đành nhắm mắt bán sắn, đổi gạo ăn chống đói trong cái giá lạnh căm căm.
Thời tiết trời mưa, sắn được tấp bạt bỏ ngay ngoài đường, chờ thương lai thu mua vì chỉ được bán độc quyền cho Nhà máy sắn Thanh Chương.
Toàn xã Thanh Sơn có 1.117 hộ dân với gần 5.000 nhân khẩu. Đời sống bà con nơi đây chủ yếu sinh sống nhờ vào trồng độc canh cây sắn và một ít diện tích cây kéo chưa một lần thu hoạch.
Thời điểm khi mới chuyển về khu tái định cư, người dân còn mới lạ với vùng đất mới. Họ đành "bấm bụng" ở lại bám trụ trồng sắn đổi gạo nơi quê hương thứ hai.
Dọc đường chính vào 16 bản làng tại xã Thanh Sơn, săn nguyên liêu thô được người dân thu hoạch đỗ dồn 2 bên vệ đường. Sắn thu hoạch nhiều ngày liền nhưng vẫn không có người đến thu mua.
Hầu hết đồng bào nơi đây chủ yếu trồng sắn là chủ trương chung, nhưng khi bán đầu ra sản phẩm thì chỉ có một doanh nghiệp bao độc quyền thu mua sắn. Có khi người dân tự thuê xe ô tô sắn chở ra ngoài tỉnh bán thì bị lực lượng "bảo kê" can thiệp.
Sắn trở thành nguồn thu nhập chính của đồng bào người Thái, Khơ Mú nơi đây, khi vừa chân ráo chân ướt đến năm thứ 3 tại khu tái định cư Nhà máy thủy điện Bản Vẽ.
Hàng trăm bãi sắn nằm ngổn ngang được tập kết 2 bên đường vào khu tái đinh cư.
Tại xã Thanh Sơn và Ngọc Lâm, với mức giá thu mua sắn là 1.000 đồng/kg, được thương lái tự do mua thoải mái tại từng đống sắn chất 2 ven đường. Nếu như năm ngoái giá sắn có từ hơn 2.000 đồng/kg thì giá sắn năm nay chỉ bằng một nửa.
Không những thế, người dân nơi đây còn bị ép mua bán theo kiểu dùng cân riêng, xe riêng của thương lái để cân sắn.
Thương lái thu mua sắn của người dân với giá rẻ mạt 1.000 đồng/kg.
Tại bản Chà Coong 2, anh Hoan đang chuẩn bị bán sắn cho biết: "Khi gia đình yêu cầu lấy cân của mình cân sắn lên thì họ không cho. Buộc phải dùng cân của thương lái, cân của họ không chính xác nhưng cũng đành phải bán. Vì sắn để lâu là hỏng hết, không bán thì thiếu tiền cho con ăn học. Lúa không có đất trồng, phải bán sắn lấy tiền mua gạo cho gia đình 4 miệng ăn".
: Người dân trồng sắn tại khu tái định cư Nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ đang độ thu hoạch sắn để lấy
tiền mua gạo chống đói.
Bình quân mỗi hộ trồng sắn tại xã Thanh Sơn có được từ 5 đến 10 tấn sắn/năm. Nhưng với giá bèo bọt như trên, đang đẩy người dân trồng sắn tại khu tái định cư thuỷ điện Bản Vẽ vào con đường bế tắc.
Sắn được mùa và mất mùa cũng đều mất giá, khiến đời sống đồng bào người Thái, Khơ Mú nơi đây càng trở nên khốn khó hơn bao giờ hết. Và, cái đói cái rét vẫn từng ngày đeo bám người dân nghèo nơi khu vực tái định cư khu vực Nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ.
Không chịu cân của thương lái và họ sẵn sàng bỏ đi nếu người dân mang cân nhà ra cân sắn.
Sáng ngày 17/2, trao đổi với P.V VEF.VN, ông Vi Trọng Thuỷ, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Sơn cho biết: "Nhiều người dân thiếu đói, chạy ăn từng bữa đành phải chấp nhận bán rẻ cho tư thương vào mua. Nhưng chỉ có độc quyền một doanh nghiệp được vào mua sắn của bà con là Nhà máy sắn Thanh Chương.
Có nhiều người dân tại xã đứng ra thu mua cho bà con, để đi ngoài tỉnh bán giá cao hơn thị bị lực lượng CSGT từ đoạn đường mòn Hồ Chí Minh từ Nghệ An đến Thanh Hoá chặn lại. Với mức phạt từ 3 đến 4 triệu vì chở quá tải, khiến người dân chúng tôi nơi đây rất thiệt thòi về giá cả".
Cuộc sống người dân tại khu tái định cư Nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ đang gặp rất nhiều khó khăn. Nay cây sắn là nguồn thu nhập chủ lực, đang bị thương lái chèn ép, mùa với giá rẻ mạt. Càng đẩy người dân nơi đây vào con đường cùng cực đói nghèo.
Đến thời điểm này bà con mới thu hoạch được hơn một nửa diện tích vì giá sắn năm nay rớt mạnh

-Huỳnh Ngọc Thành, 22 tuổi, tân cử nhân đại học Tài chính marketing TPHCM đã đạp xe suốt một ngày trời trên các đường phố Sài Gòn để “tự tiếp thị” mình, mong tìm được một công việc trong tình hình ngành chứng khoán đang rất khó khăn.
Huỳnh Ngọc Thành đạp xe "tự tiếp thị" trên đường phố Sài Gòn

Tư bản đỏ ở Việt NamTiết lộ 'đại gia' sở hữu Bugatti đình đám tại VN (VNN 17-2-12)
Siêu xe Bugatti Veyron hiện đang được sở hữu bởi thiếu gia Phạm Trần Nhật Minh - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH nhựa Long Thành. 

Ngoài siêu xe Bugatti Veyron mới tậu, thiếu gia Minh "nhựa" còn nổi tiếng là chủ sở hữu 5 chiếc siêu xe như khác: Lamborghini Murielago LP 640, Ferrari F430 coupe màu đỏ, Rolls Royce trắng, BMW X5 4.8, Mercedes S550. Dù những chiếc xe kia cũng thuộc hàng "khủng" song tất cả dường như vẫn bị lu mờ nếu đem so với siêu xe Bugatti Veyron mà anh mới tậu.

Minh "nhựa", đại gia sở hữu siêu xe Bugati trong hành trình siêu xe năm 2010.

Veyron được mệnh danh như biểu tượng của ngành công nghiệp xe hơi. Đến nay, chỉ có tổng cổng 300 chiếc Bugatti được sản xuất trên thế giới. Siêu xe này không chỉ nổi tiếng bởi giá bán đắt đỏ mà còn nổi tiếng bởi chi phí sử dụng và bảo trì rất tốn kém. Cả công nghệ và thiết kế của Veyron đều ở tầm cao hơn hiện tại, vì thế những linh kiện mà Bugatti đặt mua từ nhà cung cấp cũng đòi hỏi những tiêu chuẩn khắt khe, và vì các chi tiết đặc thù nên chúng cũng được sản xuất đơn lẻ. Pierre Chandezon thuộc bộ phận phát triển của hãng lốp Michelin, nhà cung cấp lốp cho Bugatti cho biết: "Chưa từng có loại lốp nào như thế trên thị trường, đó là chiếc lốp lớn nhất dành cho xe thể thao. Tiêu chuẩn của nó còn hơn cả tiêu chuẩn sản xuất lốp máy bay".

Chuyên trang Autocar của Anh đã thử làm một phép tính các chi phí chủ xe phải trang trải khi sử dụng siêu xe Bugatti Veyron, và con số lên tới 300.000 USD.

Chi phí này bao gồm: 23.500 bảng (37.000 USD) cho một bộ lốp mà nhà sản xuất khuyến cáo là nên thay sau mỗi 4.000km, vì xe có tốc độ cực đại lên tới 407km/h, cao hơn tốc độ chạy trên mặt đất của máy bay khoảng 160km/h.

Đến lần thứ 4 thay lốp, chủ xe cần cho kiểm tra bộ vành xem có dấu hiệu rạn nứt không. Nếu có, chủ xe sẽ phải thay vành với chi phí 7.050 bảng/bánh, tương đương 11.000 USD theo tỷ giá hiện tại. Như vậy, nếu phải thay cả 4 vành xe, chi phí sẽ là 44.000 USD.

Bảo dưỡng định kỳ, phí bảo hiểm, tiền xăng (xe tiêu thụ nhiên liệu trung bình 29,4 lít/100km đường phố và 16,8 lít/100km đường cao tốc).

Siêu xe Bugatti trên đường phố Sài Gòn đang gây xôn xao dư luận.

Mặc lôi thôi khi đón con, phụ huynh gây phản cảm (DT 17-2-12)  -- Sống ở Việt Nam thiệt là quá khó khăn!
Chuyên gia nghiên cứu mại dâm nói về “bóc bánh” (Bee.net 17-2-12)
Ảnh nào là "phản cảm"?

Mộ liệt sĩ tháng 2-1979

-Chất lang chạ trong mỗi chúng ta VƯƠNG-TRÍ-NHÀN 
Giao thiệp rộng vốn là một yêu cầu thiết yếu đặt ra với nghề cầm bút. Có giao thiệp rộng, một người viết văn mới có cơ may hiểu đời hiểu người và có vốn để viết.
     Trong hoàn cảnh mà việc viết lách còn luôn luôn đòi hỏi cả mọi sự thường xuyên dỏng tai nghe ngóng để nắm bắt được sư luận cho chính xác, thì có thể nói là không giao thiệp rộng không viết nổi.
 
     Ấy vậy mà có những người trong chúng tôi, vụng về cố chấp, cả đời chỉ loanh quanh trong một đám bạn bè hẹp.
     Trong khi ấy lại có những người gần như đi với ai cũng được, đi với ai cũng toe toét cười đùa nói năng bả lả. Cả già lẫn trẻ, cả các ma cũ lẫn đám ma mới, cả đám chuyên môn chúi đầu vào sách lẫn đám sống không ngại bụi đời và quan trọng nhất là cả những người lúc nghiêm chỉnh anh tìm đến để dãi bày tâm sự lẫn đám Chí Phèo thực bụng là anh e ngại, --  tất cả, tất cả, anh đều khoác tay thân mật như bồ bịch.
    Trông sự đóng kịch của anh mà thèm.
     Vâng, chúng tôi cũng hiểu anh X. nói ở đây là người giỏi đóng kịch, giỏi đổi màu, đi với bụt mặc áo cà sa đi với ma mặc áo giấy, là sống theo kiểu làm xiếc.
      Rồi có một lần ai đó buột miệng bảo anh là điếm. Không đánh đu với lão X. ấy được, người ta bảo vậy. Lão ấy điếm lắm, đi với ai cũng thế, chỉ cốt moi tài liệu thôi mà.
     Người chung quanh ngớ ra một lúc rồi cũng thấy phải.
     Riêng có anh X. vẫn cười nhăn nhở, vẻ như muốn bảo ai người trong bọn mình chả có chút điếm hoặc nói nhẹ đi một chút, ai chả lang chạ. Lang chạ trong giao thiệp như tôi còn là chuyện tha thứ được, anh nói thêm. Đến như các bố lang chạ trong viết lách mới thực đáng sợ.
     Lần này thì lời cảnh cáo của cái con người thập thành ấy có làm cho chúng tôi sững người ra một lúc thật!
    Trong tiểu thuyết Anh em Karamazov, nhà văn Nga Dostoievski từng nói tới một tình huống kỳ lạ. Smerdiakov thực thi việc giết bố. Nhưng chính kẻ sớm có ý định làm việc ấy và ngấm ngầm khuyến khích hung thủ, tóm lại tội nhân chính phải kể là Ivan.
     Chuyện lang chạ nói ở đây cũng có nét gì đó tương tự. Có những người suốt đời không biết đến người đàn bà nào khác ngoài vợ, nói đến chuyện chơi bời thì ngớ mặt ra, muốn bảo vệ nhân phẩm của chị em một cách nhiệt huyết, một cách chân thành… song ở các lĩnh vực đời sống khác nhiều người trong họ lại cư xử theo đúng tinh thần của cái nghề mà họ khinh bỉ.
      Trong sự giao thiệp hàng ngày nhiều khi vì lịch sự mà chúng ta phải tạm xếp cái cá nhân chính đáng của mình lại, để chiều chuộng tất cả những người mà ta có quan hệ.
      Bảo thế là điếm e còn oan.
       Nhưng cứ đà ấy mà kéo, nhân danh sự kiếm sống ta tự cho phép làm tất cả những việc ta vốn không thích, miễn làm vừa lòng khách hàng của mình; việc vốn thiêng liêng đáng ra phải mang tất cả tình cảm và hứng thú ra để làm, lại được tiến hành một cách bừa bãi, theo nguyên tắc của chiếc tắc xi, khách nào cũng chở, có tiền là chở, tiền trao cháo múc… thì đúng là lang chạ vô nguyên tắc rồi còn gì.
      Càng những nghề có quan hệ tới công chúng rộng rãi, cái nguy cơ ấy càng lớn. Như trong việc sáng tác văn chương mà chúng ta đang nói.
      Là lang chạ vô nguyên tắc, những cây bút nào nhận viết về mọi đề tài không phân biệt quen hay lạ, sở trường hay sở đoản, cứ có người đặt tiền vào tay là viết, viết xong lại khinh bỉ ngay cái vừa viết rời tay, song rằng quen mất nết đi rồi, ngày mai lại làm tiếp cái việc hôm qua đã làm.
      Là lang chạ vô nguyên tắc, những cây bút phê bình không cần biết hay dở, hợp gu hay không hợp gu, viết bạt mạng, viết lấy được, suồng sã xô bồ trong thẩm định và đánh giá.
     Không phải ngẫu nhiên mà người ta thường so sánh việc cầm bút với tình yêu, coi đó là những hành động nguyên bản, mỗi lần diễn ra là một trường hợp độc đáo. Bởi trong xã hội hiện đại, sự nhốn nháo có chiều tăng lên, người ta lại càng quý mến những ai giữ được tiết sạch giá trong của ngòi bút (còn việc mang lại cho cái tình yêu đó một sắc thái hiện đại, ấy lại là chuyện khác và chúng ta sẽ nói tới vào một dịp khác!)
Lần đầu  in trong Những kiếp hoa dại,1993

Viết thêm  18-2-2012
   1/  Ở dạng bản thảo , bài viết này của tôi mang tên Chất điếm trong mỗi chúng ta, nhà thơ Ngô Văn Phú năm đó là tổng biên tập  Nxb  Hội nhà văn khi cho in bài này đã chữa chữ điếm thành  chữ lang chạ. Lúc đầu  tôi chấp nhận có phần miễn cưỡng , sau thấy cảm ơn anh Phú. Vì thực ra ở VN mình cái gì cũng nửa vời,  cái loại điếm có nghề nghiệp có quan niệm rõ ràng … có lẽ là chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Dù là mở rộng để xem xét tình hình trong  mọi lĩnh vực khác, thì vẫn phải nhận rằng  đa số  trường hợp, cái dễ nhận nhất  chỉ là lang chạ học đòi bắt chước gió chiều nào theo chiều ấy, giương cờ rất nhanh và trở cờ cũng rất nhanh… bởi vậy dùng chữ lang chạ là hợp lý hơn.
    2/ Có nhiều lĩnh vực cần phải nghiên cứu khi nói đến chất điếm chất lang chạ, trong đó chắc chắn có phần việc hàng đầu là mối quan hệ giữa nó với cái phản đề của nó là sự nghèo nàn trong định hướng sống, không dám tiếp xúc không dám thay đổi, sự trung thành giả dối và sự thiếu quyền biến trong chiến lược chiến thuật.
     Mặt khác, muốn được thấu đáo, không gì bằng thử nghiên cứu xem chất điếm chất lang chạ có liên quan đến chất lưu manh ra sao . Những việc này hẳn sẽ mang lại hứng thú cho các công trình  xã hội học văn hóa học về con người VN, xã hội VN.


---Vì sao chim ở lại lồng

SGTT.VN - Trong một lồng chim phóng sinh trước cổng chùa X, bầy chim cứ phải diễn cảnh người mua mở cửa lồng cho chúng bay ra rồi lại bị kẻ bán bắt vào bán tiếp. Bay ra bay vào một hồi thì chúng phát hiện có một con cứ ở lỳ trong lồng, không chịu bay. Tranh thủ lúc nghỉ cánh, chúng bàn tán với nhau:
– Cái thằng này lạ, chẳng lẽ mới đó nó đã quen cảnh cá chậu chim lồng, quên câu “nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại”?
Con khác xía mỏ:
– Tao lại nghĩ nó ở lại để bày tỏ chính kiến!
– Chính kiến là cái chi chi?
– Tức là nó quá bực bội vì cảnh quá tải mấy chục mạng chung một chuồng, chật như cá mòi trong hộp, chen chúc như... bệnh viện loài người, nên không chịu bay để biểu tình phản đối kiểu bất bạo động đó mà.

Một con sói đầu xì rõ to:
– Úi dào, các chú cứ nghĩ cao xa, chẳng qua nó biết trước bay ra rồi cũng bị bắt vào nên không bay chứ có gì đâu.
Chờ cho lũ chim bớt lao xao, con chim không chịu bay giờ mới lên tiếng:
– Xin hỏi, các bác bay ra ngoải có thấy chỗ nào đậu được không?
Cả lũ ngớ ra:
– Ờ hé, nãy giờ tụi mình cứ phải lết xà quần chứ có chỗ nào cho phép đậu đâu.
– Thấy chưa. Ngoài đó chỗ nào bây giờ cũng cấm đậu cấm đỗ, nên em ở lại đây cho khoẻ!
NGƯỜI GIÀ CHUYỆN


-“Cấm trông xe để buộc người dân lựa chọn phương tiện khác”, - Dồn khó cho dân.-Người Lao Động--Đổi giờ học để chống ùn tắc giao thông ở Hà Nội: Hiệu quả và bất cập (CAND 13-2-12)

Các chuyên gia đồng thuận kết luận của Thủ tướng (VN+ 12-2-12) -- "Chó cắn người" không phải là tin cần đăng, khi nào "người cắn chó" mới là tin cần đăng.-

– -- Làm chính sách theo tư duy của gánh hàng xén (VEF).
“Hiến pháp năm 1992 cần được sửa đổi đồng bộ” (TTXVN/ TN).
VỤ MIỄN NHIỆM BAN GIÁM ĐỐC NHÀ XUẤT BẢN ĐHSP TP.HCM   –   (TSYG).

Rộ “mốt” nuôi gà trên đường phố (PLTP 14-2-12)
Cả năm 'mài dao', một mùa 'chém' du khách (VEF 15-2-12)


Sợ giá gas, nhà giàu dùng bếp than, chung cư hun khói (TP).- Xin lỗi vì bắt viện trưởng VKSND trái luật (PLTP). - Công an xin lỗi viện trưởng (TN).

 Xin hãy bớt lý luận suông

-Sạt lở 1.000m3 đất đá ở Hòa Bình, hai người chết (TTXVN).-

- Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh: Bị miễn nhiệm vì chống tiêu cực(Thanh tra).
- PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện: Nhà nước và hiệp sĩ trong chuyện cổ (SGTT).

Thái Bình: Khởi tố cán bộ xã ăn chặn tiền Tết của hơn 100 gia đình chính sách (DT).

-Tiền cháy nằm chờ ý kiến Thủ tướng (ND 14-2-12) -- Dường như ở VN bây giờ đi toa lết cũng phải chờ ý Thủ tướng?
Nguyên Thứ trưởng Nội vụ: “Đừng nên đổ lỗi cho Bộ trưởng” (Bee.net 14-2-12) -- Ông cựu thứ trưởng Thang Văn Phúc có ý cho rằng cứ nghe lời các nhà khoa học thì sẽ giải quyết được mọi việc!

Người Việt sùng bái trí thức theo kiểu "tủ bày hàng"? (Bee.net 15-2-12) - P/v TS Ngô Đức Thọ
"Bí thư khoán hộ" với văn nghệ sĩ (CAND 15-2-12)
Hát cải lương bằng tiếng Anh: Khán giả tây vẫn... không hiểu (DV 15-2-12) Không có chuyện diễn Cải lương bằng tiếng Anh (VOV15-2-12)
Dịch giả Trần Đương: Người bắc cầu nối hai nền văn hoá (CAND 13-2-12)
Giới thiệu sách mới về Việt Nam ở Pháp (VOV 14-2-12)
Tuyển sinh ĐH, CĐ 2012: Tự chủ xét tuyển (NLĐ 14-2-12) -- PTT Nguyễn Thiện Nhân có đến để truyền đạt chỉ thị của Thủ tướng.  Thủ tướng nghe vậy, lấy làm vui, sẽ khen ông Nhân. -Không coi ngoại cảm là phương pháp xác định danh tính liệt sĩ (PLTP). - Mánh khóe “chặt chém” du khách ở Vũng Tàu (PLTP).
Nặc danh - háo danh hay trách nhiệm vô danh (CAND 13-2-12) -- Bài Nguyễn Hoàng Đức ---


Bao giờ Tòa án Nhân dân Tối cao mới kiểm điểm?

Phải chăng có nổ mìn , bắn súng, có người bị thương, có báo chí lên tiếng thì thấy công lý sao. Có khóc thì mẹ mới cho bú ...!?
-Nguồn:Một khu đầm ở Tiên Lãng, Hải Phòng
--Bao giờ Tòa án Nhân dân Tối cao mới kiểm điểm? 
Theo báo Tuổi trẻ, Tòa án Nhân dân Tối cao sẽ xem xét vụ kiện của ông Lê Đình Thảo. Mặc dù phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao cho biết "Hiện nay chưa thể nói vụ án này đúng hay sai bởi lẽ mỗi vụ việc có những nội dung, tình tiết khác nhau, chưa thể nói vụ ông Thảo giống như vụ ông Đoàn Văn Vươn", nhưng công luận khó có thể tin vào Tòa án Nhân dân Tối cao được nữa, bởi vì Tòa án Nhân dân Tối cao đã hai lần bác kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao về vụ kiện của ông Lê Đình Thảo, đồng thời Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao hiện nay cũng là Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao đã hai lần bác kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.


Mặt khác, với cách hành xử như vậy Tòa án Nhân dân Tối cao không thể buộc Tòa án Nhân dân TP Hải Phòng kỷ luật các thẩm phán đã xét xử vụ kiện của ông Đoàn Văn Vươn, bởi vì trước đây họ xử vụ ông Lê Đình Thảo thì Tòa án Nhân dân Tối cao đã kết luận họ xử đúng, còn bây giờ đối với vụ kiện của ông Đoàn Văn Vươn làm sao có thể nói họ xử sai? Công luận nhìn vào đủ thấy bản chất vụ kiện của ông Lê Đình Thảo và Đoàn Văn Vươn là giống nhau. Điểm khác nhau về bản chất chỉ ở tiếng súng hoa cải, còn những chi tiết như hòa giải, đình chỉ phiên phúc thẩm chỉ là vấn đề kỹ thuật. Nếu Tòa án Nhân dân Tối cao cho rằng hai vụ kiện khác nhau về bản chất thì hãy chỉ ra trước công luận bản chất khác nhau của chúng như thế nào!

Tôi cho rằng vụ việc ở Tiên Lãng không thể tiến hành xét xử được nếu Tòa án Nhân dân Tối cao và Chánh án của Tòa, ông Trương Hòa Bình, không kiểm điểm trách nhiệm của mình trong vụ kiện của ông Lê Đình Thảo. Chỉ có bắt đầu kiểm điểm từ cấp cao nhất, cấp Tòa án Nhân dân Tối cao, thì các cấp tòa án thấp hơn mới có có thể nghiêm túc kiểm điểm được. Làm sao cấp dưới có thể kiểm điểm nghiêm túc được khi chính cấp trên hôm qua bảo đúng, hôm nay bảo sai? Chỉnh đốn Đảng là gì nếu không phải chính là chỉnh đốn từ cấp cao nhất xuống? Nếu Tòa án Nhân dân Tối cao và Chánh án của Tòa không kiểm điểm trách nhiệm của mình thì nghị quyết TW 4 vừa rồi nên vứt vào sọt rác, đừng mị dân làm gì nữa.  

-Vietnam's high court sides with fish farmer HANOI (AP) - Vietnam's high court has reversed rulings approving the attempted eviction of a fish farmer whose armed standoff with police galvanised the nation and earned him widespread sympathy 


- - Thăm lại những chiến sỹ bị bắn vụ cưỡng chế Tiên Lãng (VTC). - – Công tác dân vận tập trung vào bức xúc của dân(PLTP). – Nguyễn Quang Thân: Coi dân là gốc chứ không phải… gốc cây (DV).-- Sửa hiến pháp để tháo “ngòi nổ”Tiên Lãng   –   (RFA).--Chắc gì đất thuộc sở hữu được sử dụng tốt hơn đất đi thuê! -Chẳng phải chờ đến vụ hoa cải đỏ trời, địa lôi dậy đất ở Tiên Lãng vừa rồi thì chuyện đất đai mới được đem ra bàn luận nhiệt náo đến thế. Nó đã là vấn đề nóng bỏng suốt mấy năm nay, và Tiên Lãng chỉ là cái cớ để dân tình hâm nóng lại vấn đề này thêm mấy độ nữa.--
Vụ Tiên Lãng: Thẩm phán thừa nhận thiếu sót (TT).  – Kiểm điểm 2 thẩm phán TAND Hải Phòng (NLĐ).– Thay hết cán bộ trong HĐXX vụ Tiên Lãng (NĐT).   – - Án “thua” được hủy, ông Vươn có cơ thắng kiện UBND huyện (DT).  – Chống người thi hành “công vụ sai” có phạm tội không? (TT).  – Ông Vươn được giảm nhẹ những tình tiết nào? (ĐV).-– Ông Phạm Thế Duyệt: “Không thể chỉ đẩy chính quyền ra để chịu trận” (DT). -- Vụ Tiên Lãng: Bài học đắt giá về quản trị truyền thông (TVN).  – Chùm ảnh: Các hộ có đầm tại Tiên Lãng “hồi sinh” (GDVN).  – Hình ảnh mới nhất hiện trường vụ cưỡng chế đầm nhà Đoàn Văn Vươn (GDVN).
Bên đê lấn biển: Phận người nơi đầu sóng (Kỳ 3) (TVN).  – Kỳ 1: Bên đê lấn biển: Thi gan cùng sóng dữ;  – Kỳ 2: Bên đê lấn biển: Nỗi niềm Tiên Lãng.
Mở đất từ bãi bồi lấn biển – Kỳ 3: Nước mắt của biển (TT).   – Kỳ 1: Cha, con và “cuộc chiến” lấn biển…;  – Kỳ 2: Bàn tay tóe máu.-- Cần sửa gì ở luật đất đai? (Tầm nhìn).-- Gia đình liệt sỹ bỗng dưng mất đất (TP).-- Nguyễn Quang A: Nhức nhối việc cán bộ, cơ quan nhà nước vi phạm luật (LĐCT).  - Công luận chờ đợi sự thẳng thắn, công tâm của TAND Hải Phòng (DT).  - Vụ Tiên Lãng: Cần lập tổ giám sát Hải Phòng thực hiện kết luận của Thủ tướng (DT).  - Từ vụ kiện hành chính của ông Đoàn Văn Vươn: Mở ra cơ hội cho án hành chính (ĐĐK).  - Sao lại là phát canh thu tô (TBKTSG). -  - Những vấn đề từ “sở hữu toàn dân” (TBKTSG).  - Sửa Luật Đất đai: Đừng lo tích tụ ruộng đất! (NLĐ).

-
-Trước ông Vươn, Tiên Lãng đã 2 lần cưỡng chế
 - Trước khi cưỡng chế thu hồi đầm bãi của Đoàn Văn Vươn, Tiên Lãng đã hai lần cưỡng chế đối với hai chủ đầm tại xã Tây Hưng và Tiên Thắng. Tuy nhiên, một trong hai lần đó bất thành.

Cưỡng chế bất thành!
Chủ đầm bị cưỡng chế bất thành là ông Nguyễn Thế Đọc, thường trú tại xã Nam Hưng. Ngày 20/3/1998, UBND huyện Tiên Lãng ký quyết định cho hộ ông Đọc thuê 30ha đất đầm bãi nuôi trồng thủy sản tại khu vực xã Đông – Tây Hưng.

Quyết định cho thuê đất do ông Ngô Quốc Chãi (khi đó là trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tiên Lãng ký).
Thời hạn cho thuê đất của ông Đọc là ngày 31/12/2005. Thế nhưng, huyện đã thu hồi trước thời hạn.
Trước khi cưỡng chế thu hồi đầm bãi của Đoàn Văn Vươn, Tiên Lãng đã hai lần cưỡng chế đối với hai chủ đầm tại xã Tây Hưng và Tiên Thắng.

Ngày 25/6/2004, UBND huyện Tiên Lãng ban hành QĐ số 213 về việc thu hồi toàn bộ diện tích đầm bãi này của gia đình ông. Thời hạn thuê đất chưa hết hạn, quyết định thu hồi không được đền bù, ông Đọc kiên quyết không bàn giao.
Ngay sau đó, ông Đọc viết đơn kiến nghị đề nghị huyện tiếp tục cho thuê đất khi chưa hết hạn sử dụng, đơn xin được nộp thuế để được giao đất... Tuy nhiên, UBND huyện vẫn không đồng tình.
Thời điểm gia đình ông Nguyễn Thế Đọc nhận quyết định thu hồi, hàng chục chủ đầm khác có đầm bãi tại xã Đông Hưng, Tây Hưng cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Thông tin với VietNamNet, ông Đọc cho biết: thời điểm đó (khoảng giai đoạn 2004 – 2007), các chủ đầm bãi tại hai xã Đông Hưng, Tây Hưng lúc nào cũng ở hoàn cảnh hoang mang, lo lắng.
Việc duy nhất mà họ biết làm khi đó, là viết đơn kiến nghị tập thể gửi lên huyện, để xin huyện gia hạn cho thuê đầm bãi. Khi UBND huyện không đồng tình, các chủ đầm viết đơn kiện vụ án hành chính ra TAND huyện Tiên Lãng.
Ông Đọc nhớ lại: khi đó, khu đầm bãi nuôi trồng thủy sản của chúng tôi tại hai xã Đông Hưng, Tây Hưng bị thu hồi có tổng diện tích là 130ha, rơi vào hơn chục hộ, gồm có: hộ Nguyễn Văn Quyết – 9ha; Phạm Văn Tý - 9ha; Nguyễn Thế Sao - 5,3ha; Hoàng Văn Trương - 09ha; Hoàng Văn Thực - 10ha; Nguyễn Thế Đọc - 30ha; Phạm Hữu Thảo – 10ha; Phạm Hữu Sáng - 10ha; Dương Văn Nhất - 10ha; Vũ Văn Tân - 7ha; Phạm Văn Lẻn (xã Đông Hưng - 7ha; Phạm Văn Trung, Nguyễn Trọng Tính mỗi hộ 03ha; Nguyễn Trọng Viên - 4,3ha…
Quyết định thu hồi đầm bãi của huyện, ông Đọc nhận được từ năm 2004. Tuy nhiên, sau rất nhiều đơn thư kiến nghị ông gửi lên nhưng không được huyện giải quyết. Đến ngày 18/7/2008, chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, ông Lê Văn Hiền mời ông Đọc lên trụ sở huyện làm việc.
“Ông Hiền cho biết, nếu chúng tôi không bàn giao đầm bãi, sau bốn ngày (27/8/2008) huyện sẽ cho lực lượng cưỡng chế”.
Vẫn câu chuyện của ông Nguyễn Thế Đọc: sáng 22/8/2008, tôi thấy đài truyền thanh của xã đọc ra rả nội dung thông báo huyện sắp cưỡng chế thu hồi đất của gia đình mình. Sáng ngày hôm sau, 23/8/2008, hàng trăm dân quân, tự vệ, công an viên, lực lượng liên ngành của bốn xã và từ huyện xuống kéo xuống đầm nhà tôi.
Khi đó, ông Thụ (trưởng Ban dự án nuôi tôm xuất khẩu) đưa cẩu (máy xúc) ra phá đầm nhà tôi. Nhà tôi đông lực lượng, anh em trong nhà tính theo đầu đinh đã lên tới bốn, năm chục người. Mà anh thấy, dân lao động vác đất như chúng tôi khỏe lắm.
Tôi quyết làm căng, yêu cầu lập biên bản về việc tại sao lại phá đầm nhà tôi. Biên bản lập xong, có chữ ký của đầy đủ các ban ngành… Hôm đó, dân các xã kéo đến đầm nhà tôi đông lắm!
Sau khi biên bản được ký, lực lượng thực hiện cưỡng chế cũng tự rút. Từ đó đến nay, 30ha diện tích đầm bãi của gia đình ông Đọc vẫn ở dạng “lừng khừng”: huyện không thu hồi được, và người dân cũng không dám đầu tư nuôi trồng thủy sản như trước.
Đối với hơn chục chủ đầm cũng trong hoàn cảnh bị thu hồi như gia đình ông Đọc (tại xã Đông Hưng và Tây Hưng), thời điểm hiện tại cũng không khác gì.
“Chúng tôi xin thuê tiếp, xin được nộp thuế nhưng không được huyện giải quyết. Huyện thu hồi nhưng không đền bù, anh em tôi đời nào chấp nhận được” – vẻ rầu rĩ không giấu trên gương mặt khắc khổ của chủ đầm Nguyễn Thế Đọc.
Ông Đọc nhận định: trước tết, họ (UBND huyện Tiên Lãng) định cưỡng chế đầm của Vươn xong sẽ đến lượt đầm của Luân (Vũ Văn Luân, xã Hùng Thắng) và đầm của tôi. Nhưng, may mà…
Vụ cưỡng chế thứ hai: “thành công”
Những câu chuyện người thực, việc thực mà chúng tôi tìm hiểu được trong suốt những ngày “nằm vùng” ở Tiên Lãng, được nghe từ chính trong lòng dân đã vẽ lên một thực trạng: không riêng xã Vinh Quang, chủ trương giao đất ngắn hạn, thu hồi không bồi thường là thực trạng chung trên toàn huyện Tiên Lãng.
Vì được áp dụng chung nên chính quyền địa phương mặc định hiểu rằng, đó là chính sách đúng pháp luật, đúng với kế hoạch, quy hoạch quản lý, sử dụng đất đầm bãi của họ. 
Người dân Tiên lãng kỳ vọng vào một chính sách quản lý, sử dụng đất đầm bãi hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Đó cũng là lý do, họ đã bác tất cả các đơn từ kiến nghị của người dân, trong một thời gian rất dài…
Một câu chuyện khác mà chúng tôi được người dân kể chuyện, đó là trường hợp của ông Lê Đình Thảo (xã Tiên Thắng) – trường hợp bị cưỡng chế thu hồi 70ha đầm bãi từ năm 2008.
Vẫn chung một “số phận” về thời hạn giao đất, thời điểm thu hồi và cơ chế khi thu hồi; vẫn một “kịch bản” giằng co giữa người thuê đầm và cơ quan đi thu hồi… Tuy nhiên, câu chuyện của ông Thảo dài hơn, nhiều tình tiết hơn và cũng đắng đót hơn rất nhiều.
Trong cuộc trao đổi với báo chí ngày 02/2/2012, người phát ngôn của UBND huyện Tiên Lãng, ông Ngô Ngọc Khánh, Chánh văn phòng vẫn nhắc đến câu chuyện về việc thu hồi đất nuôi trồng thuỷ sản và trồng lúa của ông Lê Đình Thảo.
Ông Khánh cho rằng, đó là một chính sách đúng đắn, mang lại hiệu quả, vì sau khi thu hồi diện tích đất trên của ông Thảo, xã đã tổ chức đấu giá cho các hộ dân, thu được nguồn thu ngân sách rất lớn cho xã.
Từ thành công này, Tiên Lãng đã quyết định “áp dụng” thực hiện ở các xã lân cận, trong đó có Vinh Quang.
Nội dung này cũng đã được Cổng thông tin Điện tử huyện Tiên Lãng đăng tải trong một thời gian dài qua.
Tuy nhiên, sau kết luận của Thủ tướng vào chiều ngày 10/2 vừa qua, câu chuyện đã hoàn toàn được lật lại. Và, mới đây, ngày 14/2, Hải Phòng đã chỉ đạo rà soát lại tình hình quản lý, sử dụng đất đầm bãi tại Tiên Lãng trong thời gian qua, trong đó có vụ cưỡng chế thành công đối với 70ha đầm bãi của ông Lê Đình Thảo.
Đó cũng là khi, ông Lê Đình Thảo -  người kiên trì theo kiện QĐ thu hồi của UBND huyện Tiên Lãng mà hơn chục năm trước ông đã cho rằng đó là QĐ trái pháp luật, cũng đã mất được vài năm. Và, con trai của ông, anh Lê Đình Tân, đã quyết định lên tiếng…
Kiên Trung


Sự kinh tởm của Tòa án Nhân dân Tối cao 
Theo báo Pháp luật TPHCM, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao đã ra kháng nghị tái thẩm hai phiên tòa xét xử vụ thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn. Thế nhưng, cách đây 4 năm, năm 2008, cũng một vụ việc tương tự như vụ của ông Đoàn Văn Vươn, Tòa án Nhân dân Tối cao và hội đồng giám đốc thẩm đã hai lần bác kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao hôm nay cũng là Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao 4 năm trước, ông Trương Hòa Bình, xuất thân từ ngành công an. Về cơ bản, cùng một vụ việc bản chất như nhau, nhưng Tòa án Nhân dân Tối cao đã hành xử khác nhau. Sự khác nhau ở đây chỉ là một đằng có tiếng súng hoa cải, và một đằng theo đuổi khiếu kiện để rồi chết trong uất ức. Tòa án Nhân dân Tối cao còn lật mặt như trở bàn tay như vậy thì thử hỏi người dân ở đất nước này còn có hy vọng gì vào nền tư pháp Việt Nam?


Tôi chợt nhớ tới bài thơ của Đỗ Tuân Hạc, thời nhà Đường, nhân đọc những thành tích của Tòa án Nhân dân Tối cao
Năm ngoái ta đi khắp huyện này
Tiếng oan dậy đất, oán lòa mây
Nay quan được thưởng dây tua đỏ
Chính máu dân lành nhuộm đỏ dây
(không nhớ người dịch)


-Kiến nghị khởi tố vụ án vi phạm các quy định về quản lý đất đai
Tuổi Trẻ
TT - Ngày 14-2, Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng đã có đơn kiến nghị gửi Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hải Phòng về việc ban hành quyết định điều tra khởi tố vụ án hình sự vi phạm các quy định quản lý về đất đai tại huyện ...
Điều tra vụ cưỡng chế 70ha đầm khác ở Tiên LãngBáo Đất Việt
CATP Hải Phòng triển khai kế hoạch của TP về “vụ việc tại Tiên Lãng”cand.com
Kiến nghị khởi tố bổ sung vụ cưỡng chế đấtTiền Phong Online
Thủ tướng Việt Nam đổ lỗi cho chính quyền địa phương trong vụ xung đột đất đai ở Tiên Lãng  (TC Phía Trước). Dịch từ bài: Vietnam PM blames local authority in land clash case (Reuters). – Hải Phòng khẩn trương và nghiêm túc thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ(QĐND).  – Vụ Tiên Lãng: Tòa án HP xét kỷ luật 2 thẩm phán (Bee). - Nóng trong ngày: ‘Trảm’ tiếp cán bộ vụ cưỡng chế (VNN). – ‘Ðình chỉ công tác’ hay ‘ném đá ao bèo’? – (NV).
Chuyện đất đai, đến lúc cũng phải nhìn thẳng vào sự thật (TVN). – Phỏng vấn cựu “nghị sĩ” Nguyễn Minh Thuyết: Vụ Tiên Lãng sẽ là “ngòi nổ xã hội” nếu… (NĐT). - Vụ Tiên Lãng: Người phá nhà ông Vươn phạm tội hủy hoại tài sản nếu… (GDVN).
“Tiên Lãng chỉ là phần nổi nhỏ của tảng băng chìm” (TVN). - Mở đất từ bãi bồi lấn biển – Kỳ 1: Cha, con và “cuộc chiến” lấn biển… (TT).- Chính quyền sai nhưng ông Vươn vẫn phạm tội (PLTP). - Tiên Lãng và chuyện những người đi lấn biển: Kỳ 1: Vừa có lời đã thấy trát đòi lại đất (SGTT).  – Mồ hôi mà đổ xuống đầm…(TTVH).  – Thấy gì và cần làm gì sau vụ “Tiên Lãng” ? (Tầm nhìn).
Vụ cưỡng chế Tiên Lãng: Phóng viên đã cải trang như thế nào?(GDVN).- Di tích đồng Nọc Nạn (Tầm nhìn)..Tướng Thước: "Tại sao ông Thoại, ông Ca có trong đội ngũ này"? (GD 14-2-12)
Vụ cưỡng chế: Không nên sắp xếp cán bộ theo kiểu “dây mơ rễ má" (GD 14-2-12) -- "Nói về vai trò của Đại biểu Quốc hội của Hải Phòng, ông Trung cho rằng khá mờ nhạt. Theo ông Trung, Thủ tướng bận rất nhiều công việc đã đành.." Ơ kìa! Thế tại sao ông lại nhận làm Đại biểu?Vụ Tiên Lãng và bài học phát huy dân chủ (ĐV).


-Công an vào cuộc điều tra một vụ cưỡng chế khác ở Tiên Lãng
(Dân Việt) - Anh Lê Đình Tân (con trai ông Lê Đình Thảo) ở xã Tiên Thắng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng cho biết, trưa 13.2, một đoàn công tác của Công an Hải Phòng đã đến gia đình anh làm việc.
Các điều tra viên đã hỏi gia đình anh Tân về vụ việc cưỡng chế hơn 70ha đầm xảy ra năm 2008, đề nghị gia đình cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan.
Anh Nguyễn Đình Tân đã trả lời các câu hỏi của điều tra viên về việc gia đình bị thu hồi đất mà không hề được bồi thường, nhiều tài sản của gia đình, trong đó có nhiều thủy sản chưa kịp thu hoạch đã bị mất trắng; khi xã tổ chức đấu thầu khu đầm nói trên, gia đình đã bỏ thầu với giá 2.650 triệu đồng nhưng không trúng thầu (người trúng thầu bỏ thầu với giá 2.850 triệu đồng).Câu hỏi các điều tra viên đặt ra là: Việc thu hồi của huyện có bồi thường cho gia đình không? Những tài sản gì của gia đình bị mất mát sau buổi cưỡng chế? Khi xã tổ chức đấu thầu, gia đình có tham gia bỏ thầu không?
Sau buổi làm việc, Đoàn công tác đề nghị anh Tân dẫn ra kiểm tra thực tế khu đầm trước đây đã cưỡng chế, ở phía ngoài sông Văn Úc.
Trước ông Đoàn Văn Vươn, gia đình ông Lê Đình Thảo ở xã Tiên Thắng cũng lâm vào cảnh tương tự. Được giao hơn 70ha đất bãi bồi ven sông Văn Úc, bỏ công bỏ của, chồng ngày đêm ngoài bãi, vợ vác rá đi vay gạo khắp làng trên xóm dưới để nuôi nhân công đắp đê chống bão.

Một vùng đất màu mỡ được hình thành, ông Thảo được sử dụng 15% để cấy lúa 1 vụ, được sử dụng toàn bộ diện tích để nuôi trồng thủy sản với thời hạn 12 năm, tính từ ngày giao đất 19.6.1992 đến 16.9.2004 thì hết hạn. Đến hạn, UBND huyện cũng ra quyết định thu hồi mà không tính toán bồi thường một xu.

Khi gia đình ông Thảo gửi đơn lên thành phố, Sở TNMT lúc đó căn cứ Luật Đất đai đã có văn bản khẳng định khi hết hạn, nếu gia đình ông Thảo có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất thì được ưu tiên cho thuê đất. Nếu gia đình ông Thảo không có nhu cầu thuê đất thì phải tiến hành kiểm kê tài sản trên đất và xác định giá trị còn lại của các công trình làm cơ sở để thanh lý hợp đồng giao đất hoặc đền bù giá trị còn lại trên đất.

Thế nhưng, một văn bản đúng luật này đã không được UBND huyện Tiên Lãng thực hiện. Sau đó, ông Lê Đình Thảo đã phải kiện ra Tòa hành chính từ cấp huyện đến TAND Tối cao. Cả 3 cấp xét xử đều khẳng định quyết định thu hồi đất không bồi thường của huyện là đúng. Hai lần Viện KSND Tối cao có văn bản kháng nghị đối với bản án phúc thẩm thì cả hai lần đều bị TAND Tối cao và Hội đồng giám đốc thẩm bác bỏ.

Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng đã được thực thi bởi một quyết định cưỡng chế. Không có tiếng mìn nổ. Không có tiếng súng. Cả nhà ông Thảo kiên nhẫn đứng nhìn vụ việc với hy vọng còn có thể mang đơn đi kêu cứu. Vẫn tin rằng kháng nghị của Viện KSND Tối cao sẽ còn được chấp nhận.

Vụ cưỡng chế được coi là thành công tốt đẹp. Hàng nghìn người của 4 xã trong vùng và cả người dân huyện Kiến Thụy được dịp đi bắt cá hôi, vì chính quyền “tháo khoán” đầm nhà ông Thảo. Cho đến tận hôm nay, khi vụ việc nhà ông Vươn bùng nổ, lãnh đạo huyện Tiên Lãng vẫn sử dụng tài liệu của vụ kiện nhà ông Thảo làm minh chứng cho việc làm “đúng pháp luật” của mình và được lãnh đạo UBND TP.Hải Phòng lấy làm “bảo bối” để trả lời báo chí.


-Di tích đồng Nọc Nạn

(Tamnhin.net) - Mồng 6 Tết hàng năm, huyện Giá Rai tổ chức Lễ hội đồng Nọc Nạn tại Di tích lịch sử quốc gia ở ở ấp 4, xã Phong Thạnh B (Giá Rai, Bạc Liêu). Di tích gồm khu mộ gia đình Mười Chức, nhà tưởng niệm, nhà trưng bày, cụm tượng tái hiện trận đánh giữa gia đình Mười Chức với bọn Tây cướp lúa, một sự kiện lịch sử xảy ra ngày 16-2-1928, đã đi vào nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật khắc họa hình tượng người nông dân chất phác thật thà mà đầy nghĩa khí.
Di tích Nọc Nạn có hồ nước trong xanh
Xưa kia vùng đất này còn hoang vu sình lầy với rừng tràm, lau sậy, cỏ dại, hùm beo, rắn rết. Những lưu dân khai khẩn ban đầu phải chặt cây làm nọc đóng xuống sình rồi gác nạng lên để làm nhà nhằm tránh thú dữ và rắn độc. Cái tên Nọc Nạn sinh ra từ đó, gọi tên một con rạch và một cánh đồng.
Di tích Nọc Nạn nằm về phía Tây Bắc huyện Giá Rai, cách huyện lỵ khoảng 1.500 m đường chim bay, cách Quốc lộ 1A khoảng 800 m về phía Bắc. Sự kiện Nọc Nạn tính đến tháng 2-2012 này tròn 84 năm, đọng lại khúc ca bi tráng ngày nào.
Âm mưu cướp đất
Trước 1900, một nông dân đến khai phá khu rừng ở rạch Nọc Nạn được 73 ha. Năm 1908, nông dân này chết, để lại đất cho con là Hương chánh Luông. Khi khai phá, Bạc Liêu còn hẻo lánh, việc đo đạc ruộng đất, lập bản đồ đất đai chậm hơn so với các tỉnh khác ở Nam Kỳ. Năm 1910, Hương chánh Luông chính thức làm đơn khẩn 20 ha đất, chịu đóng thuế trên diện tích này, được chính quyền chấp nhận bằng văn bản. Năm 1912, gia đình Luông lại làm đơn xin đo đạc và cấp bằng khoán cho toàn bộ diện tích 73 ha. Chủ tỉnh Bạc Liêu chấp thuận, trao cho Hương chánh Luông bản đồ phần đất.
Hương chánh Luông qua đời, con trai cả Biện Toại thừa kế phần đất. Năm 1917, một Hoa kiều giàu khét tiếng Bạc Liêu là Mã Ngân, thường gọi là Bang Tắc, muốn chiếm đất nhà Biện Toại. Bang Tắc biết rõ đất của nhà Biện Toại mới có bằng khoán tạm, nên mua đất giáp ranh Biện Toại của bà Nguyễn Thị Dương, trong hợp đồng ghi ranh giới bao trùm luôn đất anh em Biện Toại.
Tranh chấp đất nổ ra, hai phía thưa kiện nhau bốn lần lên chủ tỉnh Bạc Liêu và bốn lần lên Thống đốc Nam Kỳ, lên cả Toàn quyền Đông Dương. Năm 1919, Bang Tắc sai tá điền đốt một chòi ruộng và giết một con trâu của Biện Toại để dằn mặt. Anh em Biện Toại không phản kháng, chờ nhà chức trách phân xử. Quan phủ Ngô Văn H. ở quận Giá Rai, nhận tiền của Bang Tắc, yêu cầu chia đôi đất: Biện Toại một nửa, Bang Tắc một nửa.
Cũng năm 1919, quan phủ Ngô Văn H. được cử giữ chức Chủ tịch Hội đồng phái viên (commission administrative), có trách nhiệm khảo sát đất đai, chính thức cấp bằng khoán đất ở làng Phong Thạnh. Hội đồng này xác nhận phần đất của gia đình Biện Toại thuộc về Nguyễn Thị Dương, và nay là của Bang Tắc.
Ngày 13-4-1926, Thống đốc Nam Kỳ ký Nghị định bán sở đất 50 ha trên phần đất của Biện Toại với giá 5.000 đồng cho Bang Tắc. Đến đây, chính quyền chính thức công nhận phần đất mà gia đình Biện Toại đã hai đời khai thác và sử dụng là của Bang Tắc. Anh em Biện Toại vô cùng căm phẫn, chống đối ra mặt. Bang Tắc không dám làm to chuyện, bèn bán sở đất 50 ha cho bà Hà Thị Tr., mẹ vợ anh ruột quan phủ Ngô Văn H.
Bà Tr. bắt đầu đòi anh em Biện Toại phải nộp địa tô, coi họ như tá điền trên chính đất họ khai khẩn. Ngày 6-12-1927, bà Tr. xin được án lệnh của tòa, cho phép tịch thu tất cả lúa của anh em Biện Toại. Ngày 13 và 14-2- 928, lính mã tà gặp anh em Biện Toại để thực thi lệnh tịch thu lúa, anh em Biện Toại kháng cự.
Trước thái độ cứng rắn của anh em Biện Toại, hương chức làng bắt giữ bà Hương chánh Luông (mẹ Biện Toại) trong 24 giờ. Thương mẹ, Biện Toại hứa không kháng cự, bà Luông được thả. Tối 14-2-1928, anh em nhà Biện Toại họp, làm lễ lạy ông bà tổ tiên và bà Luông, gọi là báo hiếu lần chót. Họ trích huyết thề ăn thua, không sợ chết, rút thăm để ông bà chỉ định ai là người hy sinh đầu tiên. Lần đầu, cô em gái tên Trọng rút được thăm. Anh em yêu cầu rút lại. Lần thứ hai, cô Trọng vẫn rút được thăm. Cô Trọng nói: “Ông bà đã dạy, em xin liều chết!”
Đường vào Di tích chuẩn bị trồng hoa    Ảnh: Nhật Hồ
Thảm kịch và phiên tòa
Sáng 16-2-1928, hai viên cò Pháp là Tournier và Bouzou cùng bốn lính mã tà từ Bạc Liêu đến Phong Thạnh để tiếp tay viên chức làng tịch thu lúa của gia đình Biện Toại. Anh em của Biện Toại cất nhà rải rác hơi xa nhau, sát bờ rạch. Đống lúa thì ở ngoài ruộng, cách nhà họ chừng 500 m. Dọc đường, khi đi ngang nhà anh em Biện Toại, hương hào kêu réo gọi ra chứng kiến việc đong lúa nhưng không ai trả lời.
Đến đống lúa, cò Tournier yêu cầu hương chức làng phải mời một người trong gia đình Biện Toại đến chứng kiến việc đong lúa. Cô Nguyễn Thị Trọng đi ra, theo sau là cháu gái tên Tư, 14 tuổi. Cô Trọng yêu cầu sau khi đong lúa, phải giao biên nhận cho cô. Cò Tournier tát cô Trọng. Lập tức, cô Trọng rút phắt con dao nhỏ trong người ra, tên cò lấy báng súng đập cô ngất xỉu, sau đó lính mã tà trói cô lại.
Anh em Biện Toại từ nhà chạy ra, mang theo dao mác gậy gộc. Họ chia thành hai tốp, một tốp do Mười Chức, em ruột Biện Toại dẫn đầu. Tốp hai do bà Nghĩa (vợ Mười Chức) dẫn đầu. Tổng cộng năm đàn ông, năm phụ nữ. Tournier bắn chỉ thiên nhưng Mười Chức không dừng lại. Tournier bắn Mười Chức bị thương nặng, nhưng Mười Chức vẫn nhào đến đâm lưỡi mác trúng bụng Tournier, rồi mới ngã xuống.
Bouzou rút súng bắn bị thương nặng bốn người phía Biện Toại. Hết đạn, Bouzou lấy súng của Tournier bắn tiếp. Sáng hôm đó, Mười Chức và vợ đang mang thai (bà Nghĩa), một người anh tên Nhẫn, đều chết. Nhịn, Liễu (hai em Mười Chức) bị thương nặng. Ba ngày sau, Nhịn chết tại bệnh viện. Về phía nhà cầm quyền, Tournier thiệt mạng ngày 17-2-1928 tại bệnh viện Bạc Liêu.
Tòa Đại hình Cần Thơ xử vụ án Nọc Nạn ngày 17-8-1928. Có hai luật sư người Pháp bào chữa (miễn phí) cho gia đình Biện Toại là Tricon và Zévaco, theo lời nhờ của nhà báo Lê Trung Nghĩa. Tại tòa, ông phủ Tâm, viên chức phụ trách đất đai tỉnh Bạc Liêu, nói giấy tờ lưu trong sổ bộ của nhà chức trách về tờ biên lai cấp đất cho Hương chánh Luông năm 1910 đã bị mất cắp. Điều này gây ra nghi ngờ có khả năng hồ sơ trong văn khố cũ bị thủ tiêu, có lợi cho những kẻ cường hào. Hương thân làng Phong Thạnh Hồ Văn Hi xác nhận, Tournier nổ súng trước; Mười Chức đâm Tournier sau khi trúng đạn. Lâm Văn Kiết, thành viên Hội đồng phái viên, xác nhận phần đất do Hương chánh Luông và con là Biện Toại khai khẩn. Tri phủ Ngô Văn H. cho rằng, vấn đề đất đai quá phức tạp, mất thì giờ, nên ông đã buông xuôi. Công tố viên giận dữ, cho rằng lề lối làm việc của ông H. quá bừa bãi, không thể viện lý do mất thì giờ mà không phân xử rạch ròi. Bị luật sư chất vấn, ông H. thú nhận anh ruột của ông có hùn vốn làm ăn với Bang Tắc. Sau vụ án, ông H. bị bãi chức tri phủ. Bang Tắc ra làm chứng, viên hội thẩm bức xúc: “Dân chúng nói đáng lý ra ông phải chết thay cho viên cò Tournier”.
Công tố viên Moreau đề nghị tòa thận trọng, cho rằng vụ này chứng tỏ bất ổn xã hội về đất đai đang gia tăng hết sức nghiêm trọng. Ông nói tình cảnh của gia đình Biện Toại rất đáng thương: bị những kẻ không có trái tim (hommes sans coeur) đến cướp đất, rồi bọn có quyền thế tiếp tay với cường hào. Moreau đề nghị tòa tha bổng.
Luật sư Tricon ca ngợi tinh thần lao động khẩn hoang của gia đình Biện Toại: họ phải đấu tranh với thiên nhiên, với cường hào, với cả các thủ tục pháp lý. Ông nói: “Chúng ta, những người Pháp, nên xây dựng ở xứ này một chế độ độc tài. Không phải độc tài bằng sức mạnh của súng đạn, nhưng là sự độc tài của trái tim (Non pas de la dictature de la force du mousqueton, mais de la dictature du coeur)”.
Luật sư Zévaco ca ngợi lời buộc tội của công tố viên, cho rằng chính sách của nhà nước thì tốt, nhưng người thừa hành xấu đã làm cho chính sách trở nên xấu đối với dân chúng. Zévaco nói nên sa thải vài quan chức bất hảo và vạch rõ hành động của Bang Tắc cùng tri phủ H. đã dẫn đến thảm kịch Nọc Nạn. Luật sư Zévaco xin tòa tha cho các bị can, nói: “Lần này sẽ có một bà lão khóc về cái chết của bốn đứa con. Bốn người này đã chết, vì họ tưởng rằng có thể tự lực gìn giữ phần đất ruộng mà họ đã từng rưới mồ hôi và máu của họ lên đó”.
Tòa Đại hình Cần Thơ tuyên Biện Toại, Nguyễn Thị Liễu (em út Toại) và Tia (con trai Toại) được tha bổng. Cô Nguyễn Thị Trọng, sáu tháng tù (đã bị tạm giam đủ sáu tháng). Miều (chồng Liễu), hai năm tù vì có tiền án ăn trộm.
Di tích lịch sử quốc gia
Khu mộ ông bà Tám Lương được anh em Mười Chức đắp sau khi ông bà mất. Nền mộ rộng khoảng 700 m2, cao 50 cm, bên trên có xây nhà mồ. Nhà rộng 30 m2 tường xây cao 1,2 m cửa quay về hướng Nam. Tường bao nhà mồ được xây bằng gạch thẻ chừa ô cách khoảng, tạo không gian khoáng đạt. Khu thờ tự có mái che uốn cong đúc bê tông cốt thép. Bệ thờ cách nền 50 cm, được bày trí đơn giản, lát gạch bông màu đỏ và màu vàng xen kẽ. Mộ ông Tám Luông (phía Tây) và bà Tám Luông (phía Đông) quay ra hướng cổng (phía Nam). Xung quanh mộ trang trí hoa văn đắp nổi. Sau sự kiện Nọc Nạn, những người bị thảm sát được chôn rải rác gần đó, đến năm 1963, tất cả quy tập về chung một khu.
Di tích đồng Nọc Nạn được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử quốc gia vào ngày 30-8-1991. Năm 2008, kỷ niệm 80 năm sự kiện lịch sử, huyện Giá Rai nâng cấp khu di tích. Hiện nay, Bảo tàng Bạc Liêu còn lưu giữ ảnh những người đã bị giết trong vụ Nọc Nạn và những người tham gia cuộc đấu tranh của anh em Biện Toại. Ngoài ra còn có ảnh chân dung các luật sư biện hộ cho gia đình nạn nhân.
Sự kiện Nọc Nạn đã xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn nghệ. Bài vè Nọc Nạn, được dân gian sáng tác sau vụ án không lâu. Vở cải lương Máu thắm đồng Nọc Nạn của tác giả Phạm Ngọc Truyền. Phim truyền hình năm tập Đồng Nọc Nạn, kịch bản Chu Lai, đạo diễn Trần Vịnh, do Đài truyền hình Bạc Liêu sản xuất năm 2004. Bộ phim truyền hình nổi tiếng Đất phương Nam, do TFS sản xuất năm 1997, cũng có đề cập đến vụ án Nọc Nạn.
Phim truyền hình Đồng Nọc Nạncó một chi tiết đắt giá, đó là lúc ông hội đồng phản đối kịch liệt khi nghe tin quan trên dự định trả mấy chục công đất cho gia đình Tám Luông. Ông hội đồng gào lên: “Cho đất nông dân là mầm mống vô chính phủ”! Còn gây xúc động mãnh liệt là cảnh tế sống bà Tám Luông (Hoa Thúy đóng), trước khi các con của bà bước vào cuộc tử chiến chấp nhận thà chết chứ không chịu mất đất (theo lời trăng trối của ông Tám Luông)! Mẹ con bít khắn tang trên đầu, vái nhau!
Năm tập phim truyền hình cho biết, ở Bạc Liêu lúc ấy không chỉ có nông dân Mười Chức, mà dân giang hồ tứ chiếng, một tay anh chị như Xém (Tấn Hưng đóng) cũng biết trọng việc nghĩa. Vì miếng cơm mà đi hầu cận ông hội đồng, tuy nhiên vẫn giữ tư cách “sợ mang tiếng ăn tiền bọn nhà giàu, đi hiếp đáp người ngay” nên từ chối tham gia cuộc tử chiến với anh em Mười Chức.
Đạo diễn Trần Vịnh cho biết: “Sự kiện đồng Nọc Nạn làm tôi xúc động. Quyền sống của người dân không bao giờ được xem nhẹ. Tôi làm phim trong cảm hứng ấy”.
Sáu Nghệ
(Có sử dụng tư liệu của Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu)



-Vụ cưỡng chế Tiên Lãng: Phóng viên đã cải trang như thế nào?
-“Không nên sắp xếp cán bộ kiểu “dây mơ, rễ má"...
Vai trò nào của báo chí khi mạng xã hội đưa tin trước (ICTPress).-

Tiên Lãng - nơi Luật đất đai bị “bóp méo”
 TT - Phóng viên Tuổi Trẻ mở rộng tìm hiểu ở các xã ven biển khác của huyện Tiên Lãng (Hải Phòng). Người dân những nơi này đã cung cấp thêm những quyết định giao đất nuôi trồng thủy sản với đủ kiểu thời hạn quy định khác nhau. Chuyện giao đất cho các hộ ...
-Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh (ĐV 3-2-12) -- Bác bổng ngồi bật dậy, hỏi: "Tại sao chúng mày không giải quyết vụ Tiên Lãng cho xong, vào đây làm gì?" "Tao thì đã chết rồi, anh Vươn còn đấy, nhà cửa ruộng vườn bị cướp mất, gia đình tứ tán, sao không tạ lỗi, trả lại ruộng vườn cho người ta?" "Cái bọn chính quyền huyện, tỉnh ấy, chúng là con cái nhà ai, sao lại để chúng huỷ hoại uy tín Đảng ta?"  Nói xong, Bác nằm xuống, ngoảnh mặt không nhìn "phái đoàn".  Rồi hai hàng lệ rơi ra từ mắt Bác.
Vụ chống cưỡng chế ở Tiên Lãng: 'Chúng tôi được chính quyền thuê phá nhà ông Vươn' (VnEx 8-2-12)Tường trình của người lái máy xúc phá nhà trên đất ông Vươn (DV 8-2-12) --  Người dân Tiên Lãng chưa thỏa mãn với mức kỷ luật cán bộ (VnEx 8-2-12) -- GS.Đặng Hùng Võ không đồng ý kết luận Thành ủy Hải Phòng (ĐV 8-2-12)--Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh: “Quân đội phải bảo vệ dân, giúp dân… chứ không phải đi tham gia cưỡng chế” (SGTT 8-2-12)
 - Kiến nghị “gỡ rối”, đẩy nhanh tiến độ cấp sổ đỏ (LĐ).  – Ap dụng luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai (ĐĐK). – Huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội: Đất giãn dân phải trả cho dân (Petrotimes).- Cuộc chiến đất đai ở Trung Quốc: Nông dân bị ép “lên lầu” (TN). --

Phát hiện chữ Việt cổ ở Quảng Tây

-Nguồn:Phát hiện chữ Việt cổ ở Quảng Tây

Hà Văn Thùy
-Ngay trước Tết, có tin mừng, xin chuyển tới bạn đọc niềm vui lớn là đã phát hiện được chữ Việt cổ ở Quang Tây Trung Quốc. Theo tin của Lí Nhĩ Chân đăng trên website news.xinhuanet.comJanuary 03, 2012 được dịch và công bố trên mạng Việt học và được trang lyhocdongphuong đưa lại như sau (http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/23954-chu-viet-co-o-nam-duong-tu):
Hôm trước, Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt – tỉnh Quảng Tây truyền phát tin tức là người Lạc Việt ở Trung Quốc đã sáng tạo chữ viết vào bốn nghìn năm trước, phá bỏ quan niệm tổ tiên của dân tộc Tráng là người Lạc Việt không có chữ viết. Phát hiện chữ viết của người Lạc Việt lần này sẽ viết lại lịch sử chữ viết ở Trung Quốc, chứng minh văn hóa Lạc Việt là một trong những nguồn gốc trọng yếu của văn hóa Trung Hoa.

Trước thời điểm này, giới sử học Trung Quốc đều cho rằng tổ tiên của dân tộc Tráng không có chữ viết. Hội trưởng Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt là Tạ Thọ Cầu giới thiệu: chuyên gia của Hội nghiên cứu đã thu tập một số lượng lớn chứng cứ chứng thực người Lạc Việt cổ sáng tạo chữ viết biểu ý vào bốn nghìn năm trước. Chữ viết Lạc Việt này có mầm mống vào thời đầu của thời đại đồ đá mới, hình thành vào thời kí đỉnh cao của ‘văn hóa xẻng đá lớn’ (4000-6000 năm trước), và chắc chắn có nguồn gốc sâu xa với chữ giáp cốt cổ cùng ‘chữ Thủy’ của dân tộc Thủy.
Tháng 10 năm nay, tại di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang – thị trấn Mã Đầu – huyện Bình Quả – thành phố Bách Sắc, chuyên gia của Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt – tỉnh Quảng Tây phát hiện mấy chục khối mảnh vỡ xẻng đá lớn và tấm đá có khắc đầy chữ viết cổ. Ngày 19 tháng 12, chuyên gia lại đi đến hiện trường tiến hành khảo sát. Nghiên cứu phát hiện, khối đá có chữ viết lớn nhất là dài 103 cm, rộng 55 cm, trên bề mặt khắc đầy mấy trăm tự phù, phần lớn là chữ cúng tế và lời chiêm bốc. Theo thống kê sơ qua, trên những phiến đá này có hơn 1000 tự phù.
Các chuyên gia dựa vào sự phân bố xẻng đá lớn hoàn chỉnh ở bên cạnh phiến đá có khắc chữ mà suy đoán, thời kì xuất hiện của phiến đá có khắc chữ giống nhau với thời kì xẻng đá lớn. Nó cho thấy trước mắt chữ của người Lạc Việt cổ ở di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang là một trong những văn tự hình thành thời xưa được phát hiện ở Trung Quốc.
Một phiến đá khắc chữ Lạc Việt

Theo tin, vào tháng 11 năm ngoái, chuyên gia của Hội nghiên cứu phát hiện đàn cúng tế loại lớn của người Lạc Việt cổ ở trên núi Đại Minh – tỉnh Quảng Tây, trên đàn cúng tế còn phát hiện được phù hiệu và bàn vẽ. Quán trưởng Bác vật quán Quảng Tây, Chủ nhiệm Ủy viên Hội giám định văn vật Quảng Tây là Tưởng Đình Du cho rằng phù hiệu và bàn vẽ này là phù hiệu khắc vẽ cúng tế của người Lạc Việt cổ thời đại đồ đá mới.
Sau đó, chuyên gia của Hội nghiên cứu cũng phát hiện một số lượng lớn phù hiệu chữ viết cổ khắc trên mảnh xương, đồ ngọc, đồ đá tại vùng đất có phân bố di chỉ cúng tế của người Lạc Việt là huyện Vũ Minh, huyện Long An của thành phố Nam Ninh, huyện Điền Đông – thành phố Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây, những phù hiệu (câu bùa) này rõ ràng là một câu đơn hoặc đơn biệt, được chuyên gia cho là chữ viết của thời kì đầu.”
Thật là tin vui lớn nhưng với tôi không quá bất ngờ vì rằng, khi tìm hiểu chữ Việt cổ, tôi đã biết những sự kiện sau:
1. Văn bản chữ tượng hình của người Việt cổ trên bình gốm tại di chỉ Bán Pha 2, gần thủ phủ Tây An tỉnh Sơn Tây Trung Quốc, có tuổi 12000 năm.
2. Chữ tượng hình khắc trên yếm rùa tại di chỉ Giả Hồ tình Hà Nam Trung Quốc có tuổi 9000 năm.
3. Một số chữ tượng hình cổ phát hiện ở Sơn Đông, nơi cư trú trước đây của người Việt cổ
4. Chữ tượng hình được gọi là chữ Thủy của người Thủy tộc, một bộ lạc Việt với 250000 người hiện sống ở Quý Châu.
Theo lịch sử hình thành dân cư Trung Quốc mới được phát hiện, thì thời gian này, trên địa bàn Trung Hoa chỉ có người Việt sinh sống, người Hoa Hạ chưa ra đời. chứng tỏ rằng đó là chữ của người Lạc Việt.
Điều đáng chú ý là, chữ Bán Pha và Giả Hồ gợi nhớ tới Giáp cốt và Kim văn. Nhờ vậy, khi đối chiếu với Giáp cốt văn, các nhà chuyên môn đã đọc được văn bản trên bình gốm Bán Pha 2.
So sánh tự dạng thì thấy chữ Cảm Tang phức tạp hơn chữ tượng hình ở di chỉ Bán Pha 2 và Giả Hồ nhưng lại đơn giản hơn chữ trên Giáp cốt và Kim văn. Điều này cho phép giả định, hệ thống chữ Lạc Việt có thể bắt đầu từ Bãi đá Sapa đi lên. Do ở thời kỳ sớm nên chữ ở Bán Pha 2 và Giả Hồ còn đơn giản. Do có tuổi muộn hơn nên chữ Cảm Tang đã phức tạp hơn. Phải chăng chữ trên giáp cốt và đồ đồng Ân Khư là sự phát triển sau cùng của chữ tượng hình Lạc Việt. Sau thời gian này, trên cơ sở Giáp cốt và Kim văn, cộng đồng người Việt và người Hoa trong vương triều Chu cùng các nhà nước kế nhiệm chung tay xây dựng chữ tượng hình Trung Hoa.
Điều này cho thấy Giáp cốt và Kim văn là của người Lạc Việt.
Có thể giải thích việc Giáp cốt và Kim văn tập trung nhiều ở Ân Khư như sau:
Nhà Thương là một dòng Việt sống ở Nam Hoàng Hà nên cũng sở hữu chữ viết tượng hình này. Khi xâm lăng đất của người Lạc Việt ở vùng Sơn Đông ngày nay, đã cướp những văn tự của người Việt ở đây mang về kinh đô của mình, làm phong phú sưu tập chữ Lạc Việt.“
Bản đồ phân bố xẻng đá lớn www.luoyue.net
Phát hiện chữ Lạc Việt ở Cảm Tang có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là chứng cứ rõ ràng nhất cho thấy người Lạc Việt sáng tạo chữ viết trên đất Trung Hoa khoảng 4000 đến 6000 năm trước. Mặt khác, chữ cổ Cảm Tang chứng minh sự liên tục của chữ tượng hình Lạc Việt từ Sa Pa Việt Nam tới nhiều vùng khác nhau trên lục địa Trung Hoa.
Nguồn: www.vietthuc.org

Cột thiêng nơi địa đầu Tổ quốc

Cố đại tá Nguyễn Xuân Hồng (phải), nguyên Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Hà Giang - Ảnh: Thu Trang  -Nguồn:Cột thiêng nơi địa đầu Tổ quốc

Mãi đến tận tháng 7.1989, những tàn tro cuối cùng của ngọn lửa chiến tranh biên giới bùng lên hơn mười năm trước đó mới nguội tắt hẳn ở Hà Giang. Thêm hai thập niên nữa, việc phân định một đường biên trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc được hoàn thành. Suốt 30 năm ròng rã ấy đã có biết bao nhiêu mồ hôi, xương máu mà quân, dân ta đổ xuống để cắm giữ những cột mốc thiêng liêng bảo vệ chủ quyền nơi địa đầu Tổ quốc.

Săm Pun tuyết bỏng
Cho đến khi cột mốc cuối cùng phân định đường biên giữa Hà Giang và Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc), được cắm xuống vào ngày 30.12.2008, trung tá Vũ Quang Vịnh, Đồn trưởng Đồn biên phòng Phó Bảng (huyện Đồng Văn), mới thực sự tin rằng những ngày gian nan nhất của những người lính biên phòng Hà Giang đã tạm ở lại sau lưng. Gần trọn binh nghiệp gắn bó với vùng đất biên viễn này, đã qua nhiều địa bàn “nóng”, nhưng có lẽ những tháng ngày ở Săm Pun (xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc) để lại trong ông những ký ức khó quên nhất.
Đã hơn 10 năm trung tá Vịnh rời mảnh đất ấy. Nhưng nhắc đến Săm Pun, kỷ niệm lại ùa về ào ạt. Hơn 30 năm trước, để vượt qua quãng đường hơn 160 km từ thị xã Hà Giang đến trung tâm huyện Mèo Vạc cũng mất 2 ngày ô tô. Đường đá hộc, đèo cao, dốc dựng. Xe đổ, xe rơi, xe “chết” giữa đường là chuyện thường xuyên. Để vào được Săm Pun lại mất thêm 1 ngày lội bộ nữa. Đấy là với những người lính biên phòng chứ người bình thường có khi phải gấp đôi khoảng thời gian ấy.
Mỗi chuyến ra huyện cõng gạo, những người lính Săm Pun cũng mất đứt 3 ngày băng rừng, vượt dốc đi về. Nằm ở độ cao 2.000m so với mặt biển, khí hậu Săm Pun cực kỳ khắc nghiệt. Mùa đông, nhiệt độ xuống dưới âm dăm bảy độ là bình thường. Mùa hè những người lính lại trần mình chống chọi với cái nóng ngột ngạt trên dưới 40oC.
Nhưng đó chưa phải là những thử thách lớn nhất.
Thập niên 1980, Săm Pun “rừng thiêng nước độc” còn là nơi mà nhiều toán phỉ manh động thường xuyên gây rối dưới sự kích động, hậu thuẫn và chỉ đạo của nước ngoài. Không chỉ nuôi giấu, chỉ điểm cho biệt kích, thám báo địch xâm nhập, gài mìn, tập kích bộ đội Việt Nam, các toán phỉ còn gieo rắc nỗi kinh hoàng cho người dân bằng việc đặt mìn phá hoại, bỏ thuốc độc vào nguồn nước.
Năm 1980, toán phỉ Lý Nhè Lùng từng gài mìn đánh cháy một xe khách trên đỉnh Mã Pí Lèng gây thương vong lớn. Năm 1981, chúng gài mìn đánh trúng một xe quân sự làm 4 bộ đội hy sinh. Ngoài ra còn một loạt âm mưu khác bị ta ngăn chặn như vụ đặt mìn phá cầu Tràng Hương bắc qua sông Nho Quế, vụ đặt mìn phục kích xe đại biểu dự Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tuyên (sau tách thành 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang) năm 1985...
Sau hàng loạt hoạt động trấn áp của ta đến năm 1988, các cụm phỉ ở đây mới hoàn toàn tan rã.
Có khi đạn đã lên nòng
Trong suốt 13 năm gắn bó với Săm Pun (1988-2001), giai đoạn 1992-1998 có lẽ là khoảng thời gian vất vả, gian khó nhất với trung tá Vịnh. Gần như hằng ngày, hằng giờ bộ đội biên phòng cùng nhân dân xã Xín Cái phải đối phó với những thủ đoạn xâm lấn đất đai. Thời gian đó khu vực Lùng Vần Chải (xã Xín Cái) là một trong những nơi căng thẳng nhất. “Không có tiếng súng nổ, nhưng đã có rất nhiều mồ hôi, nước mắt và cả máu mà quân, dân Hà Giang đã đổ ra trong những năm tháng ấy...”, trung tá Vịnh hồi tưởng.


Khắc tinh của phỉ
Nguyện vọng được gặp đại tá Nguyễn Xuân Hồng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Hà Giang, của chúng tôi cuối cùng đã không thể thực hiện được. Cựu sĩ quan biên phòng từng hàng chục năm gắn bó với Săm Pun đã qua đời vào tháng 3.2011 sau cơn bạo bệnh. Những năm 1970-1980 cái tên Nguyễn Xuân Hồng từng là nỗi kinh hoàng của những cụm phỉ và những kẻ xâm phạm đến từ bên kia biên giới. Kẻ thù thậm chí từng “treo giải lấy đầu” ông với cái giá hàng chục nghìn nhân dân tệ. Lên công tác ở Săm Pun từ năm 1975 khi đường lên vùng đất này còn chưa thành hình, đại tá Hồng đã để lại trong lòng người dân Săm Pun và lực lượng biên phòng Hà Giang những ký ức không thể phai mờ.

Theo Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên đường biên giới được ký kết vào 7.11.1991, hai bên phải giữ nguyên đường biên mốc giới, không được làm thay đổi thực trạng. Nhưng trên thực địa, phía bên kia vẫn liên tục tổ chức các hoạt động xâm lấn để tạo lợi thế cho đàm phán sau này. “Giai đoạn căng thẳng nhất có lẽ là thời kỳ 1992-1994 khi mà họ liên tục có những hoạt động lấn chiếm trắng trợn”, trung tá Vịnh kể.
Ngày 4.3.1992, đối phương cho gần 30 lính, dân mang theo vũ khí xâm nhập vào xóm Xéo Lủng (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn), ngang ngược tuyên bố đất Xéo Lủng là lãnh thổ của họ rồi nổi lửa đốt phá làm cháy rụi 18 ngôi nhà, hơn 3,5 tấn lương thực và nhiều tài sản khác của người dân.
Ngày 14.3.1994, họ cho khoảng 60 dân mang theo dao, cuốc có lính vũ trang hộ tống ngang nhiên sang xâm chiếm phần đất giáp biên của xóm Lùng Vần Chải (xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc). Khi lực lượng biên phòng và nhân dân ta ra đấu tranh quyết liệt họ đã phải rút lui.
Hơn 10 ngày sau đó (25.3.1994), họ lại huy động 150 dân có lính vũ trang đi kèm sang Lùng Vần Chải để cày cuốc, gieo trồng. Khi bị ta phản đối, họ dùng gậy, cuốc, gạch đá đe dọa và sau đó hành hung người dân Việt Nam. Khi thấy ta tăng cường lực lượng họ mới chịu chạy về bên kia biên giới.
Ngày 30.3.1994, đối phương cho 60 lính kèm chó nghiệp vụ hộ tống 200 dân tiếp tục sang lấn chiếm. Ỷ thế đông người, họ đã tấn công lực lượng đấu tranh của Việt Nam làm 17 người bị thương nặng trong đó có cả cụ già và trẻ nhỏ. Chúng còn hung hãn xông vào xóm Lùng Vần Chải đập phá tài sản và phá sập ba ngôi nhà. Có lực lượng áp đảo và vô cùng ngang ngược nhưng trước sự đấu tranh quyết liệt của ta, một lần nữa chúng phải rút về bên kia biên giới.
Ngay sau đó, Đồn biên phòng Săm Pun và UBND xã Xín Cái đã gửi kháng thư  yêu cầu chấm dứt những hành động lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, một tổ công tác đặc biệt gồm 10 cán bộ, chiến sĩ của đồn Săm Pun đã được đưa về bám trụ tại Lùng Vần Chải để kịp thời đối phó với các ý đồ xấu.
Các vụ việc kể trên chỉ là những câu chuyện điển hình trong số hàng trăm cuộc đấu tranh diễn ra liên miên thời kỳ ấy. Suốt hơn 6 năm trời, quân dân Săm Pun đã phải chống lại vô số trận mưa đá và các cuộc tấn công bằng gậy gộc đến từ bên kia biên giới. Bí thư xã Xín Cái bị hành hung, Đồn trưởng biên phòng Vũ Duy Quyết từng bị đánh gây tổn hại sức khỏe đến gần 30%, chiến sĩ Hoàng Văn Phát bị đánh đến mức phải nằm viện hàng tháng trời... “Đó là thời gian vô cùng căng thẳng, thậm chí có lúc khi đối mặt, súng hai bên đều đã lên đạn...”, ông Vịnh nhớ lại. 
Thời kỳ đó, nếu ta không kiên cường thì không biết hậu quả cho quá trình phân giới cắm mốc sau này sẽ kinh khủng như thế nào? Câu hỏi của tôi được ông Vịnh đáp lại bằng một nụ cười nhẹ.
Lúc ấy, tôi chợt hiểu ra, mình đã hỏi một câu thừa.

Những người lính hiên ngang giẫm lên đám mìn đã được đối phương châm ngòi...

Tọa đàm giữa Đồn biên phòng Phó Bảng và lực lượng biên giới của Trung Quốc - ảnh: đồn biên phòng phó bảng cung cấp
Đấu tranh bảo vệ chủ quyền cần mềm dẻo nhưng phải rất cương quyết và có quan điểm, lập trường rõ ràng. Lực lượng ta ít hơn, mỏng hơn nhưng khi ta có sức mạnh lý lẽ và thái độ quyết tâm thì họ cũng không thể lấn át. Đây là những kinh nghiệm mà Đồn Săm Pun đã rút ra trong cuộc đấu tranh trường kỳ với những thủ đoạn xâm lấn của phía bên kia.
Trung tá Vịnh vẫn nhớ như in chuyện chiến sĩ La Văn Tuệ của Đồn Săm Pun bị đối phương bí mật bắt cóc hồi năm 1994. Ngay sau khi phát giác vụ việc, Đồn Săm Pun cử đoàn trực tiếp sang thẳng trạm biên phòng của họ để đấu tranh, phản đối. Trạm trưởng của phía đối diện không ra mặt mà đưa một tiểu đội lính cầm súng, dàn hàng ngang trước của đồn chặn không cho đoàn của ta vào. “Ngay lúc đó tôi hô anh em xếp hàng đẩy đổ hàng rào người này và tràn vào, xông thẳng vào phòng trạm trưởng của họ quyết liệt yêu cầu thả người. Thấy ta làm căng quá, họ đành phải xuống nước, thả đồng chí Tuệ ra”, trung tá Vịnh kể lại.
Có những thời điểm, người lính áo xanh sẵn sàng chấp nhận hy sinh. Năm 1997, lợi dụng việc làm đường phục vụ cho phân giới cắm mốc (PGCM), lực lượng vũ trang phía bên kia thường xuyên cố tình cài hàng trăm quả mìn ống (1) lấn sâu vào đất của ta. Mỗi ống mìn dài 70 cm, nặng 3,6 kg, khi nổ có thể tạo thành những rãnh hào sâu tới 50 cm, kéo dài hàng mét. Mục tiêu của họ là sau đó sẽ làm đường lấn vào những khu vực này. Trong sự kiện diễn ra ngày 6.5.1997, cán bộ, chiến sĩ Đồn Săm Pun đã tràn xuống đấu tranh, ngăn chặn và tịch thu toàn bộ số mìn có khối lượng lên tới gần một tấn này.
Trong một lần đấu tranh chống hoạt động này, Trung đội trưởng Trần Mạnh Quân (Đồn Săm Pun) thậm chí đã phải nhảy lên đứng trên đống mìn mà lúc đó đối phương đã châm ngòi. “Nếu phía đối phương không chịu xuống nước thì không chỉ anh Quân mà nhiều cán bộ, chiến sĩ của ta đứng quanh đó cũng có thể bị mìn thổi tung”, trung tá Vịnh nhớ lại. Choáng váng trước tinh thần sẵn sàng hy sinh của bộ đội Việt Nam, phía bên kia đã buộc phải dập tắt ngòi nổ, tạm ngừng hoạt động xâm lấn. Đã gần 15 năm kể từ ngày ấy, Trung đội trưởng Trần Mạnh Quân giờ cũng là cán bộ công tác tại Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh nhưng câu chuyện về anh vẫn được nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hà Giang nhắc đến.
Những ngày gian khó
Cứng rắn, cương quyết trong những cuộc đấu tranh chống lấn chiếm chưa đủ, ta cũng phải rất mềm mỏng, sắc bén trong sử dụng các phương thức đấu tranh khác. Tại Xín Cái, đoàn cán bộ biên phòng cùng cán bộ xã, các già làng đã liên tục và kiên trì đến thực địa giải thích và vận động từng người dân Trung Quốc tôn trọng tình hữu nghị, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.


Săm Pun anh hùng
Với bề dày thành tích 45 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và đặc biệt là thành tích trong kiên cường đấu tranh chống lấn chiếm biên giới, ngày 3.8.1995 Đồn biên phòng Săm Pun vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” thời kỳ đổi mới.

Có trường hợp khu vực nằm sâu trong đất ta nhưng phía bên kia lại khẳng định đó là đất của họ và đưa dân ra nhận “ngày xưa nhà tôi ở chỗ này, chỗ kia”. Ngay lập tức phía Việt Nam mời những người già có uy tín ra. Các cụ chỉ thẳng vào mặt những kẻ nhận xằng đó và nói rằng tôi ở đây từ lúc anh còn chưa đẻ, bố mẹ anh là ai, nhà anh ở đâu tôi còn biết... “Các cụ kể vanh vách lai lịch từng nhà, từng người... Lúc đó họ mới cứng họng”, trung tá Vịnh kể lại.
Thực tế cho thấy, trước khi bắt đầu bước vào quá trình PGCM, Trung Quốc vẫn liên tục tìm cách tạo lợi thế bằng mọi cách. Từ 1996-2000, phía Trung Quốc tiến hành nhiều hoạt động xâm phạm chủ quyền sang đất ta. Đã xảy ra hàng trăm vụ xâm nhập vũ trang, xâm canh lấn đất, vượt biên khai thác lâm thổ sản, di chuyển cột mốc, mồ mả, chôn bia đá sâu vào lãnh thổ Việt Nam, gây cho ta nhiều khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới...
Tư liệu của Bộ đội biên phòng Hà Giang còn ghi lại vụ ngày 9.1.1996, phía Trung Quốc tự ý di chuyển mốc 6 lần thứ hai sâu vào lãnh thổ Việt Nam tới 500m. Việc làm này đã vi phạm trắng trợn chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, vi phạm Hiệp định tạm thời mà Chính phủ hai nước đã ký kết năm 1991. Năm 1999, tại Sảng Mai Sao (xã Xín Cái), dưới sự hậu thuẫn của lực lượng vũ trang, phía Trung Quốc thường xuyên đưa hàng trăm dân sang xây, xếp tường đá lấn sâu vào đất ta hàng trăm mét. Theo lời kể của trung tá Vịnh, có lần chỉ trong khoảng 3 tiếng buổi trưa khi lực lượng ta về nghỉ, họ đã cấp tập huy động khoảng 500-600 người dùng xi măng mác cao trộn sẵn tràn sang xây xếp một bức tường đá dài gần nửa cây số, cao gần một mét. Bức tường đá này lấn sâu khoảng 300m vào đất Việt Nam so với Hiệp định tạm thời mà hai bên ký ngày 7.11.1991. Sau đó, ta phải huy động hơn 100 cán bộ, chiến sĩ và người dân ra phá mất hơn 6 tiếng mới hạ được bức tường lấn chiếm. Thậm chí, tới tháng 7.2000 còn xảy ra vụ 300 dân Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của 45 lính mang theo súng tiểu liên, trung liên, lựu đạn ngang nhiên xâm nhập theo ba hướng phá hoại ba khu vực canh tác của dân ta ở khu vực xã Bản Máy với diện tích lên đến gần 3.000m2, đánh đuổi bộ đội và nhân dân ta làm 8 người bị thương.
“Những chuyện như vậy kể ra có rất nhiều nhưng những ngày gian khó ấy cũng đã lùi dần vào quá khứ...”, đại tá Nguyễn Xuân Bốn, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng Hà Giang, nói. Theo đại tá Bốn, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng kể từ sau khi hoàn thành PGCM (12.2008), công việc bảo vệ đường biên, mốc giới của Bộ đội biên phòng Hà Giang đã thuận lợi hơn rất nhiều. Những căng thẳng xưa giờ đã dần lắng xuống. Từ vài năm trở lại đây, ở các xã, huyện biên giới, mỗi dịp Quốc khánh Việt Nam (2.9) và Trung Quốc (1.10) hai bên đều cử đoàn sang giao lưu, chúc mừng nhau. Lực lượng vũ trang hai phía cũng thường xuyên có những hoạt động trao đổi nghiệp vụ, hội đàm, phối hợp xử lý các vấn đề xảy ra trên đường biên. Một đường dây nóng giữa các lực lượng bảo vệ biên giới của hai bên cũng đang chuẩn bị được thiết lập sau nhiều lần phía bên kia trì hoãn.
Theo đại tá Nguyễn Xuân Bốn, những điều đó thể hiện “một niềm tin đang được nâng lên dần dần”.
Nguyên Phong
(1) Loại mìn dùng để kích nổ, khoét sâu xuống đất, phá hủy các bãi mìn cũ còn sót lại từ thời kỳ chiến tranh ở dọc đường biên

Có ngăn được cuộc tỉ thí quân sự ở Biển Đông?

-Nguồn:Có ngăn được cuộc tỉ thí quân sự ở Biển Đông? 
SARINNA AREETHAMSIRIKUL

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, các quốc gia ASEAN nhận ra rằng họ đang quá dễ bị tổn thương trước các cú sốc và khủng hoảng bởi gây ra bởi dòng vốn lưu thông tự do và thị trường phi kiểm soát, vốn là chính sách cơ bản của cái gọi là Đồng thuận Washington.

"Công thức" chính sách kinh tế một kích cỡ vừa cho tất cả hướng đến thị trường tự do dựa theo Đồng thuận Washington được áp đặt một cách gượng ép vào các nền kinh tế đang phát triển thông qua viện trợ và vốn vay của Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).


Trong suốt cuộc khủng hoảng, chính quyền Clinton quyết không nhúng tay vào vụ việc, nhưng Trung Quốc đã tự nguyện can thiệp và lần đầu tiên nhận lấy quyết định lãnh đạo quốc tế trong nỗ lực kiểm soát cuộc khủng hoảng khu vực lần này. Từ khi đó, quyền lực của Trung Quốc ngày càng tăng ở châu Á. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, Trung Quốc cũng đã ra sức đáp ứng các yêu cầu của nhiều khu vực khác nhau trên thế giới với vai trò như một nhà giao dịch và nhà tài chính lớn. Điều này do đó được coi là một sự thách thức đối với vai trò của Mỹ, WB và IMF.
Trong thập niên qua, hai cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan rõ ràng đã khiến Mỹ sao nhãng sự quan tâm và tham gia vào Đông Nam Á. Năm 2007, việc cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice không tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN thường niên, và cựu tổng thống George W Bush vắng mặt tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN, đã khiến quan hệ của Mỹ với các thành viên ASEAN trở nên mất phương hướng. Mặt khác, Trung Quốc lại tăng cường sự hiện diện thông qua các dự án viện trợ tài chính và đầu tư vào thương mại và năng lượng, đồng thời thúc đẩy các chương trình văn hóa-xã hội trong khu vực.
Với nhiều nhà hoạch định chính sách tại Washington, sự trỗi dậy của Trung Quốc là một mối đe dọa rõ ràng đối với quyền lực Mỹ, đặc biệt ở thời điểm Mỹ đang đánh mất dần sức mạnh tài chính ở trong nước và sức mạnh mềm cũng như ảnh hưởng kinh tế ở nhiều khu vực trên thế giới. Không giống như trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ hiện nay không còn ở vị trí có thể tự cân bằng để chống lại các mối đe dọa mới tiềm tàng như Trung Quốc, ngay cả khi quân đội của nước này vẫn mạnh nhất thế giới. Ngoài ra, Mỹ và Trung Quốc còn phụ thuộc vào nhau nhiều hơn nhiều so với 20 năm trước.
Chính sách tái can dự vào châu Á mới của tổng thống Obama (tăng cường sử dụng "sức mạnh mềm" (kết hợp giữa ngoại giao, thương mại, chủ nghĩa quân phiệt, thúc đẩy văn hóa và chính trị) để đạt được các mục tiêu) cho tới nay đã nhận được những phản ứng tích cực và nhiệt tình từ các nước thành viên ASEAN. Điều này đặc biệt đúng với vấn đề Biển Đông, tiến trình dân chủ hóa ở Myanmar, và ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực sông Mekong - bởi các thành viên ASEAN không hoàn toàn tin tưởng Trung Quốc trong các vấn đề này và họ quan ngại về sự quyết liệt của Trung Quốc và chủ nghĩa đơn phương trong khu vực. Tuy nhiên, những gì ASEAN không muốn chứng kiến và những gì không nên được phép xảy ra chính là cuộc ganh đua quyền lực giữa 2 siêu cường này trong khu vực.

Hai chiến lược khu vực có thể giúp ngăn chặn cuộc cạnh tranh quyền lực Trung-Mỹ ở Đông Nam Á. Đầu tiên, sử dụng chiến lược phòng ngừa một cách thận trọng. Hiện nay, các thành viên ASEAN có xu hướng ngả sang chính sách Mỹ nhằm tạo đối trọng với sức mạnh của Trung Quốc. Do ASEAN không thể tạo ra chiếc ô an ninh và không muốn gây xung đột với Trung Quốc, nên Mỹ do đó có thể trở thành một điểm tựa để họ dựa vào.
Chuyến thăm mới đây của Thượng nghị sĩ John McCain và Joseph Lieberman với Philippine và Việt Nam đã khẳng định rõ ràng cam kết của Mỹ đối với an ninh và thương mại trong khu vực. Philippine hoan nghênh sự hiện diện của Mỹ đã giúp họ củng cố khả năng phòng thủ và giám sát chống nhằm kiềm chế sự quyết liệt quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. Tương tự, Mỹ cũng đã gửi đi tín hiệu tích cực về việc có thể cho phép bán vũ khí cho Việt Nam trong tương lai.
Campuchia cũng rất tin tưởng tổng thống Mỹ sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào tháng 11 năm nay, thời điểm không may lại đúng vào tháng diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Xét thấy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Trung Quốc ồ ạt đổ vào, Campuchia phải toan tính thiết lập thế đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc. Chheang Vannarith, giám đốc Viện Hợp tác và Hòa bình Campuchia (CICP), tuyên bố, Campuchia rất quan trọng với Mỹ trong việc tạo đối trọng với Trung Quốc. Ông gọi đây là chính sách đôi bên cùng có lợi, sẽ giúp ích cho cả Campuchia và Mỹ.
Các thành viên ASEAN cần tích cực trong chiến lược phòng ngừa đơn phương của mình nhằm chống lại Trung Quốc và đảm bảo hành động tiến hành không tạo ra căng thẳng có thể dẫn đến đua tranh quyền lực trong khu vực. Không ai biết có thể bằng cách nào, hay khi nào, Trung Quốc có thể trã đủa những cách tiếp cận mới như vậy. Bên cạnh đó, khả năng tái đắc cử của tổng thống Barack Obama vẫn chưa có gì chắc chắn tại thời điểm này. Rõ ràng chưa thể biết liệu sự can dự của Mỹ vào châu Á có sẽ tiếp tục sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tới đây hay không. Do vậy, các thành viên ASEAN nên tối đa hóa phạm vi lựa chọn chiến lược để tạo vùng đệm chống lại bất cứ thay đổi bất ngờ hay cú sốc nào.
Thứ hai, ASEAN nên đoàn kết tiếng nói dựa trên quan điểm của Indonesia về "sự cân bằng năng động", tuân thủ nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và lợi ích chung giữa các thành viên ASEAN và các cường quốc khu vực khác. ASEAN cũng nên theo đuổi chính sách sức mạnh mềm để mở rộng ảnh hưởng kinh tế-văn hóa ra ngoài khu vực Đông Nam Á. Năm ngoái, tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã đề cao tầm quan trọng của địa kinh tế, thay vì địa chính trị, ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong Hội nghị CEO APEC tại Honolulu. ASEAN có thể thể hiện mình là một người lãnh đạo trong việc thúc đẩy cách tiếp cận địa kinh tế ở châu Á và tăng cường lựa chọn ưu tiên của mình là thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN+6.
Sức mạnh thể chế của ASEAN đã và đang được thừa nhận trên quốc tế và chắc chắn sẽ tăng lên trong tương lai. Nếu các thành viên của tổ chức gắn bó theo một chiến lược thống nhất, điều đó sẽ không chỉ giúp nâng cao khả năng của ASEAN trong việc đối phó với các mối đe dọa bên ngoài, đạt được mục tiêu chung và ngăn chặn cuộc đua quyền lực trong khu vực, mà còn củng cố khả năng sử dụng chiến lược phòng ngừa của các nước thành viên một cách hiệu quả hơn.
Sarinna Areethamsirikul là nhà nghiên cứu và nhà văn độc lập tại Mỹ.
  • Đình  Ngân dịch theo the nation




- - Ủy viên Bộ Chính trị TQ cam kết tăng cường quan hệ với Đảng Cộng Sản VN    –   (VOA).- Trung – Việt hợ̣p tác đào tạo cán bộ   –   (BBC).-

Ấn Độ tu chỉnh quân sự, gia cường biên giới
Đánh giá tương lai quân sự Mỹ
ASEAN thức tỉnh trước đòn thâm sâu của Bắc Kinh
Tăng đôi chi phí quốc phòng: Trung Quốc củng cố vị thế siêu cường    –   (RFI).  – Quan hệ Mỹ-Trung vẫn căng thẳng sau chuyến viếng thăm của Tập Cận Bình   –   (RFI). – Phó Chủ tịch Trung Quốc gặp chống đối ở Los Angeles    –   (VOA).
-Tập Cận Bình đi MỹThe overhyped visit of Xi Jinping (FP 16-2-12) -- Không như những lời thổi phồng! EXACTLY! EXACTLY! I think so too! Xi Jinping’s Reconnaissance Visit (National Interest 17-2-12)  ◄ China’s upcoming leader Xi Jinping has been wined, dined... and warned (Telegraph 15-2-12)
Về Tập Cận BìnhThe princeling set to ascend the Chinese throne (FT 17-2-12) -- Không có gì mới, ngoài chi tiết là luận văn tiến sĩ của Tập Cập Bình có tựa đề là "“Applied Marxist theory and ideological education” và bị tố cáo là đạo văn!
Đấu đá nội bộ ở Trung Quốc - Vụ Vương Lập Quân: Scandal May Topple Party Official in China (NYT 16-2-12) -- Bài này có rất nhiều chi tiết (Té ra Vương Lập Quân bị chính Bác Hi Lai "chơi", chứ không phải Uông Dương!)-The Lede Blog: China Blocked Access to White House News Conference With Xi, Reporter Says NYT -Zhao Yan, a Chinese journalist and dissident living in New York, said he was prevented by Chinese officials from entering a room at the White House for a news conference on Tuesday with President Obama and the likely future leader of China, Xi Jinping.-----

Đại gia dầu lửa Mỹ rút khỏi Việt Nam

-Nguồn:-Đại gia dầu lửa Mỹ rút khỏi Việt Nam-Hãng dầu lửa lớn thứ ba của Mỹ ConocoPhillips sẽ bán lại toàn bộ tài sản ở Việt Nam cho đối tác Perenco SA (Pháp) với giá 1,29 tỷ USD. Thương vụ này đánh dấu sự rút lui của ConocoPhillips khỏi thị trường Việt Nam sau 15 năm hiện diện.
Hãng tin tài chính Bloomberg dẫn tuyên bố phát đi ngày 16/2 của ConocoPhillips cho biết, việc bán tài sản tại Việt Nam là một phần trong nỗ lực của hãng này nhằm cắt giảm những mảng hoạt động kém hiệu quả, theo đó để tăng cường lợi nhuận. Theo dự kiến, vụ chuyển nhượng sẽ được hoàn tất trong nửa đầu năm nay.
Hiện ConocoPhillips đang thực thi một kế hoạch kéo dài 3 năm trong đó hãng sẽ bán từ 15-20 tỷ USD tài sản. Kế hoạch kết thúc vào cuối năm 2012 này có mục đích huy động vốn cho việc mua lại cổ phiếu và đầu tư cho các chương trình tăng trưởng trong tương lai. Trong các năm 2010 - 2011, ConocoPhillips đã bán được 10,7 tỷ USD tài sản.
Ngoài ra, ConocoPhillips cũng có kế hoạch tách riêng bộ phận lọc hóa dầu kể từ quý 2 năm nay để tập trung vào mảng thăm dò và khai thác dầu khí. Công ty mới tạo thành từ bộ phận lọc hóa bị tách ra này sẽ mang tên Phillips 66.
Trao đổi với Bloomberg, nhà phân tích Pavel Molchanov thuộc công ty Raymond James & Associates ở Houston cho rằng, số tài sản tại Việt Nam có thể không mang nhiều ý nghĩa đối với ConocoPhillips.
“Việt Nam là một đất nước có tiềm năng tăng trưởng, nhưng các công ty lớn của phương Tây không dễ xác định phương hướng khi hoạt động ở đây”, ông Molchanov nhận xét.
Theo dữ liệu trên website của hãng, năm 2011, ConocoPhillips đạt sản lượng khoảng 20.000 thùng quy dầu mỗi ngày tại Việt Nam. Sản lượng hàng ngày trên toàn cầu của hãng là 1,62 triệu thùng quy dầu.
Toàn bộ số tài sản tại Việt Nam được ConocoPhillips chuyển nhượng cho Perenco bao gồm hai khu vực khai thác ngoài khơi và 16,3% cổ phần trong một đường ống dẫn dầu.
Perenco là một hãng năng lượng có trụ sở ở Paris, Pháp, có hoạt động khai thác dầu khí tại các nước và khu vực Brazil, Peru, Iraq, Australia và biển Bắc.
Theo VnEconomy-Đại gia dầu lửa Mỹ bán hết tài sản ở Việt Nam


 - Hạ lãi suất: Cần thêm mệnh lệnh từ Thủ tướng? (VEF).- Đầu tư 2012: Hãy cứ ‘ôm’ vàng, bất động sản (VEF). – Huy động vàng: “Vướng” lãi suất(NLĐ).
-Huy động vàng trong dân không đơn giản vậy | Kinh tế | Báo điện tử Đại biểu nhân dân -Dư luận gần đây lại có thêm một dịp được khuấy động với tuyên bố của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là sẽ có chính sách huy động vàng trong dân (với dự đoán hàng trăm tấn) cho mục đích đưa vào đầu tư phát triển kinh tế, như lời Thống đốc NHNN: “Nếu chúng ta không huy động được số vàng này trong dân để ph…
Nhiều sân bay loay hoay tìm khách (NLĐ).- Nông dân ĐBSCL mệt mỏi với giá lúa (TBKTSG).
- ConocoPhillips bán 1,29 tỷ USD tài sản, rút khỏi thị trường Việt Nam (DVT/Bloomberg).
NHTW Trung Quốc đã bí mật mua hàng trăm tấn vàng trong quý cuối 2011? (DVT/Financial Times).
Xài tiền khó hơn kiếm tiền? (TVN).
Lên kế hoạch chặn công nghệ lạc hậu từ Trung Quốc (SGTT).



--STL: Sốc vì dự án căn hộ cao cấp ven biển đại hạ giá – NDHMoney.vn-Ngày 14.2, dư luận Nha Trang nóng ran với thông tin CTCP Sông Đà – Thăng Long (viết tắt Sông Đà – Thăng Long – STL) gấp gáp rao bán 30 căn hộ cao cấp ven biển thuộc dự án chung cư Bãi Dương – Uplaza với mức giá chỉ 10 triệu đồng/m2…

--Có mươi NH nguy cơ đổ vỡ nhưng không công bố | Vef -Có ít nhất là mươi tổ chức yếu kém, vi phạm, có nguy cơ đổ vỡ”. Tuy nhiên, danh sách các ngân hàng này thì không thể công bố.



-Viện phí mới sẽ tăng cao | Kinh tế vĩ mô – Đầu tư | CafeF.vn -Mức giá đề nghị đối với phần lớn trong số 480 dịch vụ y tế cao gấp từ 2 đến 10 lần so với giá hiện hành

--Tín hiệu hồi phục xuất hiện cuối phiên, VN-Index vượt 400 điểm | Thị trường chứng khoán | CafeF.vn -STB dư bán sàn gần 600 nghìn cổ phiếu song VN30 vẫn vượt 450 điểm. Bên sàn Hà Nội, VND, KLS, BVS “hồi sinh”. VIC thỏa thuận hơn 1,2 triệu cp, EIB thỏa thuận hơn 3 triệu cp.

--Lịch ban hành các chính sách quản lý thị trường tiền tệ 2012 | Gafin -Năm 2012, Ngân hàng Nhà nước sẽ nghiên cứu xây dựng đề án xử lý sự cố rút tiền hàng loạt. Hàng quý, có phương án phù hợp điều hành thị trường.

--Doanh nghiệp khó khăn ngay từ đầu năm | Kinh tế vĩ mô – Đầu tư | CafeF.vn -Người dân chi tiêu chặt chẽ hơn, ngay cả với các loại hàng tiêu dùng thiết yếu, cùng những khó khăn của kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất công nghiệp ngay từ đầu năm.

Bất động sản đang như hổ rình mồi (PLTP).  – Căn hộ cao cấp, đất nền sẽ rớt giá thảm năm 2012? (VTC).--Doanh nghiệp địa ốc thoi thóp vì đói vốn – VnExpress -Thị trường bất động sản trầm lắng, hàng loạt doanh nghiệp địa ốc làm ăn ế ẩm, sống thoi thóp. Một số đơn vị khác rơi vào tình cảnh nợ nần, doanh thu giảm 70% so với trước đó.> ‘Doanh nghiệp bất động sản cần hướng tới lợi ích của dân’ > Chiêu dụ khách mua địa ốc đầu năm
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Kiên quyết loại bỏ sân gôn, biệt thự tại khu công nghệ cao Hòa Lạc (ĐĐK).
--Công ty bất động sản sợ họp cổ đông | Tài chính | VnExpress -Đã giữa tháng 2 nhưng các doanh nghiệp vẫn dè dặt với việc công bố kế hoạch kinh doanh năm 2012.-Khi ‘đại gia’ nợ như Chúa Chổm – VnExpress-Trong khi các ngân hàng thương mại đang lo “sốt vó” về tỷ lệ nợ xấu thì trên thị trường lại xuất hiện ngày càng nhiều “đại gia” mất khả năng thanh toán. Một tầng lớp kinh doanh thành đạt từng được mệnh danh là “cỗ máy hái tiền” được công chúng ngưỡng mộ đã bắt đầu “ngấm đòn” lãi suất và rơi vào vòng…
- Trò chuyện với GS.TS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE): Cà phê cuối tuần: Casino và lựa chọn của Việt Nam (VnEconomy). 


(TBKTSG Online) - Các khu công nghiệp đang hoạt động hiệu quả và đóng góp lớn vào nền kinh tế. Đây là khẳng định của một báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm tổng kết lại tình hình hoạt động của các khu công nghiệp, vốn ...-



.Lên kế hoạch chặn công nghệ lạc hậu từ Trung Quốc
-“Bó tay” nhìn sữa tăng giá – Thị trường – Báo Pháp luật-Một số sản phẩm sữa tăng giá trên thị trường đang khiến không ít gia đình lo lắng cho việc chi tiêu trong thời gian tới. Bản thân chính những đại lý cũng lo ngại giá sữa tăng ảnh hưởng tới việc kinh doanh sữa do sức mua giảm mạnh.
-CADN.COM.VN – Báo Công an TP Đà Nẵng – Lao động bỏ phố về quê-Công việc vất vả, lương thấp, không đủ lo cho cuộc sống với giá cả ngày càng đắt đỏ ở các tỉnh, thành phố phía Nam, niều lao động ở các tỉnh miền Trung lần lượt rời bỏ các KCN phía Nam, nơi họ từng hy vọng sẽ có cuộc sống sung túc, để trở về quê làm việc.


-Giữa ban ngày ngang nhiên cướp…gạo | Bee.net.vn-Hai thanh niên khoảng ngoài 20 tuổi đi trên chiếc xe Cup 50 màu xanh lao thẳng vào đại lý bán gạo, “cướp” đi 2 túi gạo -


-Sợ giá gas, nhà giàu dùng bếp than, chung cư hun khói – Tiền Phong Online-Đối mặt với những đợt tăng giá gas liên tục thời gian qua, nhiều người tiêu dùng loay hoay tìm mọi cách để tiết kiệm (gas). Lưới tăng nhiệt, vòng kim loại đặc biệt, thậm chí bếp than tổ ong được nhiều gia đình sử dụng trở lại.

 


Những vấn đề từ “sở hữu toàn dân”

-Nguồn: -Những vấn đề từ “sở hữu toàn dân” -(TBKTSG) - Tôi rất đồng ý với GS. Võ Tòng Xuân về việc đặt lại quan điểm sở hữu toàn dân về đất đai, tài nguyên, và rừng biển (bài Đã đến lúc phải nhìn thẳng vào vấn đề đất đai - TBKTSG số ra ngày 9-2-2012). Đây là điều tôi cũng suy nghĩ từ lâu nay nhân dịp này xin trao đổi những suy nghĩ sơ lược dưới đây. Những điều này cần được nhiều người cùng phân tích sâu hơn.
Ở Việt Nam, khái niệm sở hữu toàn dân trong Luật Đất đai đặt ra một số vấn đề:  
       
1. Luật Đất đai Việt Nam chủ yếu hạn chế quyền tư hữu về ruộng đất đối với nông dân. Trừ đất ở, đất đai không thuộc về công dân. Trong khi mọi tài sản khác đều có chủ và quyền sở hữu được luật pháp bảo vệ. Như thế Luật Đất đai đã tước đoạt quyền sở hữu của cải của nhân dân, đặc biệt là nông dân. Ở bất cứ nước nào, của cải lớn nhất của dân là đất nhưng ở Việt Nam thì không thể. Nông dân chỉ có thể là người nghèo hoặc thoát nghèo chứ không bao giờ vươn lên làm giàu từ mảnh đất của mình được.            
2. “Nhà nước” có thể lấy lại đất bất cứ lúc nào và giá trị bồi thường là do “nhà nước” quyết định. Chúng tôi để “nhà nước” trong ngoặc kép là vì ở đây có thể là chính quyền cấp huyện hay thậm chí cấp xã.           
3. Ở các nước, không có ý niệm sở hữu toàn dân. Như ở Mỹ, quyền công hữu đất đai và tài nguyên thuộc về các địa chỉ rõ ràng: chính phủ liên bang hoặc chính quyền tiểu bang, hay thành phố (60% thuộc tư hữu, 40% thuộc công hữu, trong đó 28% thuộc chính phủ liên bang, 9% thuộc chính phủ bang và chính phủ cấp tương đương tỉnh hay thành phố, 2% thuộc dân da đỏ). Không có đất đai, tài nguyên nào lại thuộc huyện, xã như ở Việt Nam. Quyền sở hữu và trách nhiệm được quy định rất rõ ràng. Để bảo đảm lợi ích chung của khu vực mà lợi ích có thể mâu thuẫn nhau, đất đai bờ biển có thể thuộc khu vực rộng lớn (vượt trên bang, tỉnh, thành phố) thì có cơ quan công quyền liên tiểu bang/liên tỉnh sở hữu để giải quyết nhu cầu chung về hạ tầng cơ sở. Thí dụ, có Port Authority of New York and New Jersey sở hữu đất đai và bờ biển thuộc hai bang New York và New Jersey để quản lý chung nhằm phát triển giao thông (phi cảng, hải cảng, cầu cống, đường sá nối liền hai bang) hoặc có Tennessee Valley Authority sở hữu đất đai và tài sản khác nhằm chống lũ lụt, xây dựng giao thông, quản lý đất đai, cung cấp điện, phát triển kinh tế chung ở khu vực sông Tennessee. Đây là các công ty công không vì mục đích lợi nhuận, do các bang khu vực cử người quản lý, điều hành, không dựa vào thuế của dân mà dựa vào phí dịch vụ. Đất đai và tài nguyên công thuộc công quyền được quy định rất rõ ràng. Cách quản lý theo khu vực như trên tránh cho việc cạnh tranh xây dựng cảng, khu công nghiệp theo kiểu phong trào như ở Việt Nam.
4. Quan điểm về kinh tế vùng, công quyền vùng, quy hoạch, trách nhiệm vùng gần như chưa có ở Việt Nam. Ngay cả đến cơ sở của ngân hàng trung ương hiện nay nằm ở tỉnh và thành phố có thể bị lợi ích cục bộ ảnh hưởng thay vì thực hiện chính sách vùng. Làm thống kê cũng thế, số liệu cũng bị lợi ích địa phương bóp méo. Đây là điều cần suy nghĩ.
5. “Nhà nước” được định nghĩa là các cơ quan công quyền tỉnh, thành phố và huyện. Cho nên sở hữu toàn dân biến thành sở hữu của các cơ quan công quyền các loại, chứ không còn là thuộc toàn dân thực sự. Chính nhà nước trung ương và tỉnh cũng không biết để quản lý các hoạt động sử dụng đất đai của địa phương (các cơ quan công quyền theo luật chỉ phải theo quy hoạch chung, nhưng địa phương lại có quyền đề nghị thay đổi quy hoạch và thực tế thì quy hoạch chung này chưa chắc đã có và nếu có thì biết ai sẽ kiểm soát việc thực thi và có khả năng kiểm soát đến đâu). Kết quả là đất đai và tài nguyên thiên nhiên không còn nằm trong quyền sử dụng vì lợi ích quốc gia mà vì lợi ích cục bộ, thậm chí để làm giàu cá nhân.
Tôi cũng xin nói thêm một ý về việc thu hồi đất. Hiện nay Luật Đất đai cho phép thu hồi đất với hai loại mục đích:
• Điều 39 - Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
• Điều 40 - Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế
1. Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế trong trường hợp đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính phủ.
Việc thu hồi đất được thực hiện theo quy định tại điều 39 của luật này.
2. Đối với dự án sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt thì nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân mà không phải thực hiện thủ tục thu hồi đất.
Hai mục đích thu hồi đất trên hoàn toàn khác nhau. Điều 39 là vì lợi ích chung. Điều 40 lẫn lộn mục đích chung và mục đích tư. Ở các nước thường chỉ cho phép thu hồi vì lợi ích chung. Lấy đất của nông dân, của một tư nhân này để giao cho một tư nhân khác (làm sân golf chẳng hạn) không thể gọi là vì mục đích chung. Có những trường hợp hiếm hoi cần thu hồi thì cần có luật đặc biệt bảo vệ quyền lợi bình đẳng của tư nhân, không thể coi một tư nhân làm sân golf, làm công nghiệp hơn tư nhân là nông dân. Chỉ cần có sự đi đêm giữa quan chức và nhà đầu tư tư nhân thì nông dân không còn có quyền gì nữa.


-Luật đất đai rắc rối ở Việt Nam – Phần 1: Vụ án bà Ba SươngVụ tranh chấp đất đai ở Việt Nam lên báo nuớc ngoài: Vietnam's Contentious Land Law (Asia Sentinel 1-2-12) -- Bài thứ nhất (trong loạt ba bài) về Ba Sương.  Tác giả là David Brown, thường "bênh" Nguyễn Tấn Dũng
Người dịch: Thủy Trúc
Hiệu đính: David Brown
Ngày 1-2-2012
Đây là bài đầu trong loạt ba bài về tham nhũng trong hoạt động thu hồi đất đai ở Việt Nam, mà xét về nhiều mặt là ngang ngửa với Trung Quốc. Loạt bài của David Brown, một nhà ngoại giao hưu trí, từng làm việc ở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ với nhiều cương vị ở các nước Đông Á.

Khi Việt Nam bẻ bánh lái sang con đường tư bản chủ nghĩa cách đây một phần tư thế kỷ, hầu như không có dấu hiệu lùi bước nào từ phía các quan chức và thành viên của ban lãnh đạo cộng sản – những người mà, cho đến thời điểm đó, vốn vẫn giữ một nhiệm vụ lớn lao và phù phiếm là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngược lại, nhiều quan chức hăm hở lạm dụng các cơ hội của chương trình đổi mới, hay là cải cách, mang đến tay họ.
Hóa ra một trong những con đường chắc chắn nhất để đi tới sự giàu có ở Việt Nam ngày nay nằm ở việc tước đoạt ruộng đất của nông dân và chuyển hóa đất nông nghiệp vào mục đích kiếm lời mau chóng hơn.
Tháng 1 năm nay, cả nước dồn sự chú ý vào hai câu chuyện có chung chủ đề đó. Vụ việc đầu tiên, bắt đầu từ ngày 5 tháng 1, liên quan đến một vụ nổ súng gây nhiều náo động ở ngoại ô thành phố Hải Phòng.  Câu chuyện xảy ra sau khi chính quyền địa phương yêu cầu một ngư dân giao nộp lại mảnh đất mà ông cùng gia đình đã khai hoang làm lợi qua 14 năm lao động cực nhọc. Một số bài báo viết rằng, khu đất đang được cân nhắc làm nơi mở một sân bay mới.  (Vụ việc này sẽ được thảo luận ở phần 2 của loạt bài) .
Câu chuyện thứ hai, đưa tin vào ngày 20 tháng 1, liên quan tới việc chấm dứt một nỗ lực kéo dài suốt ba năm nhằm tống bà Trần Ngọc Sương vào tù với tội danh tham ô, nhưng dường như ai cũng biết sự thật là do bà đã chống lại việc chiếm đoạt công ty nông nghiệp đang thịnh vượng của bà – Nông trường Sông Hậu.
Chuyển hóa đất đai (chuyển đổi mục đích sử dụng đất – ND) là cái mà đảng ủy ở thành phố Cần Thơ và huyện Cờ Đỏ đã nghĩ trong đầu từ năm 2005 khi họ đề nghị lấy lại Nông trường Sông Hậu. Với sự hợp tác của các nhà đầu tư Hàn Quốc và Mỹ, họ có kế hoạch xây dựng một “khu đô thị mới” bao lấy sân bay hiện đại theo quy hoạch của thành phố, ngay trên diện tích 4.000 hecta của nông trang tập thể cũ này.
Tuy nhiên, trước tiên họ phải xử lý bà Trần Ngọc Sương. Bà Sương năm đó 56 tuổi, làm giám đốc nông trường được 7 năm. Trước đó, bà là trợ lý chính của cha mình – một sĩ quan Mặt trận Giải phóng Miền Nam giải ngũ, năm 1978 được giao nhiệm vụ xây dựng một nông trang tập thể tại khu đầm lầy khổng lồ nọ ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Thành công của hai cha con đã trở thành một huyền thoại ở Việt Nam, một trong những thành tựu chói sáng trong những năm tháng khốc liệt sau khi “cuộc chiến tranh chống Mỹ” kết thúc và đất nước thống nhất.
Cho tới năm 2005, Nông trường Sông Hậu vẫn bán gạo và cá cho các thị trường trong và ngoài nước, làm ăn có lãi. Mặc dù bị tái cơ cấu để trở thành công ty cổ phần vào năm 1991 nhưng nông trường vẫn tiếp tục trung thành với một số điểm quan trọng trong các sứ mệnh của nó khi thành lập, đó là mang lại thu nhập ổn định và phúc lợi xã hội cho khoảng 3.000 hộ nông dân trong nông trường. Bà Sương sẽ không để họ bị thất vọng.
“[Sông Hậu] là ví dụ có thật cuối cùng về việc sản xuất nông nghiệp dựa theo các nguyên tắc xã hội chủ nghĩa” – Bà Sương kể, bà đã nói với các lãnh đạo đảng ủy địa phương như vậy tại một cuộc họp vào tháng 10 năm 2007. “Cá nhân tôi không lấy một xu tiền không chính đáng nào cả. Các đồng chí bảo tôi ‘không theo kịp thời đại’, quá lạc hậu để có thể lãnh đạo một doanh nghiệp như thế. Vâng, tôi sẵn sàng trao trả quyền lãnh đạo cho những người tôi đã đào tạo qua nhiều năm”.
Các đồng chí muốn giao Sông Hậu cho ai đó – liệu họ có coi nông trường như máu thịt của mình không? Sông Hậu là một cộng đồng làm nông có năng suất cao. Nếu họ biến Nông trường Sông Hậu thành khu công nghiệp thì điều gì sẽ xảy ra với nhân dân ở đây”?
Tầng lớp lãnh đạo Cần Thơ chưa hình dung lo ngại về cái giá phải trả về mặt xã hội mà bà Sương đã thấy trước. Hình như họ lập luận rằng những nông dân bị mất quyền sở hữu sẽ có thể tìm việc trong các nhà máy mới mở hoặc tại các sân gôn mà họ dự định xây nên trên những đồng lúa và ao cá kia. Và họ có ngay Phương án B.
Nếu cần phải trừng trị ai đó, luật pháp Việt Nam sẽ mang lại những cơ hội không giới hạn về số lượng. Có một số đáng ngạc nhiên những hành động mà về nguyên tắc là sai luật pháp, nhưng lại thường xuyên được dung thứ, bởi vì nếu luật pháp mà được thực thi thì cả hệ thống sẽ bị tê liệt. Tuy nhiên, những hành động ấy lại có thể được tận dụng để đẩy một kẻ chống đối vào đúng đường lối theo “luật pháp.”
Tháng 9 năm 2008, bà Sương bị Tòa án huyện Cờ Đỏ buộc tội biển thủ 9 tỷ đồng (428.857 USD theo tỷ giá hiện tại) của Nông trường Sông Hậu. Khi vụ việc bị đưa ra xét xử vào tháng 8 năm 2009, bà bị buộc tội lập quỹ trái phép, kết án 8 năm tù. Bốn người cấp dưới chịu án nhẹ hơn.
Bà Sương kháng cáo. Tòa phúc thẩm thành phố Cần Thơ giữ nguyên bản án của tòa cấp dưới.
Khi tình hình diễn biến có vẻ như bà Sương thật sự sẽ phải ngồi tù, vụ án trở thành câu chuyện [đăng tải] trên trang nhất của các báo lớn ở Việt Nam. Một loạt nhà cách mạng lão thành, nổi bật có bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam, đã vận động bảo vệ bà Sương. Những người ủng hộ bà Sương lập luận rằng xây dựng một quỹ vì mục đích phúc lợi xã hội, tuy không báo cáo, là một cách hoàn toàn đạo đức để tránh nạn quan liêu và trong trường hợp này không phải là phi pháp, vì quỹ ấy đã được lập từ nhiều năm trước đó.
Cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt, một vị anh hùng trong mắt giới cải cách ở Việt Nam, đã nhận ra mối liên hệ giữa các vấn đề khi ông viết một lá thư gửi đảng ủy Cần Thơ, tháng 5 năm 2008. “Tôi biết đây là ý của các đồng chí chứ không phải của công tố viên khi khởi tố vụ án [bà Sương]” – ông Kiệt viết. “Bà đã có những đóng góp không nhỏ cho nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Cần Thơ, Hậu Giang và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, những sai phạm nếu có thì cũng nên giải quyết có tình có lý”. Hơn nữa, ông còn viết: “Tôi hoàn toàn không tán thành chủ trương thu hồi đất của nông trường để xây khu công nghiệp”.
Xúc động trước những tấm ảnh bà Ba Sương gầy guộc mỏng manh nhưng không cúi đầu trước vành móng ngựa, công luận hoàn toàn ủng hộ bà. Tại Hà Nội, tâm lý tức giận với chính quyền Cần Thơ bao trùm – đó là phản ứng điển hình của trung ương khi các quan chức địa phương kém tài có những hành động làm dấy lên cơn phẫn nộ của dư luận.
Tháng 5 năm 2010, sau khi công tố viên của trung ương tìm ra những vi phạm về thủ tục tố tụng, Tòa Tối cao Việt Nam bác bỏ bản án.
Chừng như không nao núng, tháng 2 năm 2011, Công an Cần Thơ báo cáo rằng kết quả điều tra sâu hơn đã cho thấy các bằng chứng mới về tội trạng của bà Sương. Tháng 8, công tố viên tiếp tục bổ sung tội tham ô cho bà Sương và các nhân viên cấp dưới.
Bạn bè bà Sương không chịu thua. Vũ khí mà họ chọn là “Mặt trận Tổ Quốc”, một tập hợp các nhóm, hội dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản, có mục đích “đại diện cho toàn thể nhân dân”. Không bao lâu sau khi có phán quyết mới của tòa, Mặt trận đã đề nghị phải sử dụng các biện pháp hành chính để xử lý sai phạm của bà Sương, nếu thật sự có sai phạm.
Mặt trận cũng tổ chức điều tra riêng và khuyên Chánh án Tòa Tối cao trong một công văn nói rằng bà Sương vô tội. Họ lập luận rằng quỹ phúc lợi được lập năm 1994, rất lâu trước khi bà Sương trở thành giám đốc nông trường, và vào thời điểm ấy, quỹ không hề phi pháp. Hơn thế nữa, Mặt trận tỏ ý không tán thành: “Việc điều tra đã làm hoen ố tên tuổi của một nông trường từng rất có uy tín với các lãnh đạo cấp cao và từng thu được nhiều thành tựu nổi bật”.
Và cuối cùng, có vẻ như chính quyền Cần Thơ đã chấp nhận hủy bản án. Không phải vì họ đồng ý rằng bà Sương vô tội, mà như họ nói vào ngày 19 năm 1, đó là “do những đóng góp của bà Sương và gia đình cho Nhà nước”.
Kỳ sau: Tiếng súng ở Tiên Lãng
Nguồn: Asia Sentinel
Luật đất đai rắc rối ở Việt Nam – Phần 2: Tiếng súng ở Tiên Lãng basam--Vụ tranh chấp đất đai ở Việt Nam lên báo nuớc ngoài: Vietnam's Contentious Land Law - Part 2 (Asia Sentinel 3-2-12) -- Bài thứ 2 trong loạt 3 bài mà tôi đã giới thiệu hôm qua.  Bài này nói về vụ Tiên Lãng
Người dịch: Đan Thanh
Hiệu đính: David Brown
Ngày 2-2-2012
Tiếng súng ở Tiên Lãng
Đây là phần hai trong loạt ba bài về tham nhũng trong hoạt động thu hồi đất đai ở Việt Nam, mà xét về nhiều mặt là ngang ngửa với Trung Quốc. Loạt bài của David Brown, một nhà ngoại giao hưu trí, từng làm việc ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ với nhiều cương vị ở các nước Đông Á.
Đầu tháng qua, dân chúng Việt Nam mệt nhoài sau một năm lạm phát cao vọt và tăng trưởng kinh tế thấp, đã dồn cả sự chú ý vào Tết (âm lịch) với vài tuần được nghỉ ngơi. Ở nơi xa, miền Nam, cuộc thử thách kéo dài với nữ anh hùng lao động Trần Ngọc Sương cũng đã sắp kết thúc – chính quyền địa phương quyết định hủy bỏ bản án buộc tội bà biển thủ công quỹ từ cái nông trường thịnh vượng cuối cùng của đất nước.
Sau đó một bản tin bất thường từ huyện Tiên Lãng, ngoại thành Hải Phòng – thành phố cảng phía đông Hà Nội – đã gây chấn động cho toàn thể dư luận. Một ngư dân cùng gia đình ông ta đã chống lại cả một lực lượng lớn thực thi lệnh cưỡng chế. Sử dụng mìn tự chế và súng hỏa mai mua ở chợ đen, họ đã làm bị thương hai bộ đội và bốn công an, trong đó có cả chỉ huy công an địa phương.
Giống như trong vụ Nông trường Sông Hậu, ở đây, quyết tâm của chính quyền trong việc giành quyền kiểm soát đất nông nghiệp màu mỡ cũng lại là nguyên nhân kích động vụ việc xảy ra.
Năm 1997, Đoàn Văn Vươn chuyển đến sinh sống ở làng Vinh Quang và thuê 9 hecta đất ngập mặn ven biển từ Ủy ban Nhân dân xã. Vốn là kỹ sư có qua đào tạo, Vươn bắt đầu xây các con đập, cống thoát nước và ao chuôm cần thiết để nuôi cá nuôi tôm. Không ai nghĩ Vươn cùng gia đình sẽ thành công, nhưng sau nhiều năm phấn đấu và thử nghiệm, trại cá đã thu được nguồn lợi nho nhỏ. Những người đi tiên phong khác cũng đã theo gương Vươn. Cho đến năm 2004, khoảng 20 hộ gia đình ở huyện Tiên Lãng đã có trại cá, bao phủ một diện tích xấp xỉ 250 hecta đất mà trước đó được coi như là vô giá trị. Bản thân Vươn đã khai hoang thêm 11 hecta lấn biển, đưa doanh nghiệp gia đình của mình tới chỗ khai thác 20 hecta ao cá.
Tuy nhiên, vào năm 2005, các ngư dân ở Tiên Lãng đã nhận được một thông báo kinh hoàng từ chính quyền huyện. Thông báo nói rằng vùng đầm lầy mà họ thuê sẽ bị chính quyền thu hồi lại khi hết hạn cho thuê. Sẽ không có đền bù nào cho những gì họ đã cải thiện được.
Tất cả đất đai của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu nhà nước. Tuy nhiên kể từ năm 1993, cá nhân và doanh nghiệp đã được trao “quyền sử dụng đất”. Đối với phần lớn nông dân thì điều đó có nghĩa là họ được phân phối một mảnh đất từ hợp tác xã trước kia, để sử dụng trong thời hạn 20 năm.
Vì lý do nào đó không rõ, ông Vươn chỉ được thuê đất có 14 năm kể từ năm 1993. Ông nhận lệnh phải rời đi vào thời hạn cuối cùng là năm 2007.
Vươn và những người nông dân nuôi cá khác cho biết, họ tin rằng – theo truyền thống ở nông thôn – thời hạn thuê mảnh đất mà họ đã khai hoang, phát triển sẽ thường xuyên được gia hạn. Hơn thế nữa, cũng như tất cả những nông dân khác, họ tưởng là nếu chính quyền lấy lại một mảnh đất nào đó, vì mục đích công nào đó, thì họ sẽ được đền bù cho những nỗ lực phát triển đất đai của họ.
Các ngư dân nuôi thủy sản phản đối. Chính quyền huyện không động lòng. Tòa án huyện giữ nguyên lệnh của chính quyền, yêu cầu nông dân trả lại đất. Nông dân kháng án lên tòa cấp thành phố.
Như đã thành thông lệ ở Việt Nam, tòa Hải Phòng đưa đơn kháng án ra trọng tài – một thẩm phán tòa địa phương – với hy vọng là vụ tranh chấp sẽ được giải quyết ngoài hệ thống tòa án. Thủ tục ấy đưa đến một bản ghi nhớ vào tháng 4/2010, “tạo điều kiện cho các bên thỏa thuận tìm phương án giải quyết”.
Theo tin tức từ báo chí, huyện Tiên Lãng đồng ý gia hạn cho thuê đất sau khi hết hạn, còn các nông dân nhất trí rút lại khiếu nại. Văn bản do Vươn và đại diện của các gia đình nông dân nuôi cá khác ký, cùng với đại diện chính quyền huyện là Giám đốc Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Tiên Lãng. Trọng tài sau đó cộp con dấu đỏ vào phán quyết của tòa phúc thẩm.
Không chần chừ, chính quyền huyện chơi bài nuốt lời hứa. Các nông dân chỉ vừa rút lại đơn khiếu nại thì chính quyền huyện tuyên bố rằng phán quyết của tòa địa phương vẫn có hiệu lực. Một lần nữa họ buộc Vươn phải giao nộp trại cá. Tuyệt vọng, Vươn quyết tâm chống lại. Khi công an, có thêm viện binh là bộ đội – tổng cộng 80 người có vũ trang – tiến vào nông trại của ông vào buổi sáng mồng 5 tháng 1, Vươn cùng gia đình đã bắn những phát đạn làm cả nước bừng tỉnh.
Không rõ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đây. Trại cá của Vươn bị tàn phá, ba ngôi nhà bị san phẳng và số cá trị giá khoảng 250.000 đôla bị những kẻ lạ khoắng sạch. Vươn cùng em trai bị tống giam với tội danh cố ý giết người thi hành công vụ.
Tuy nhiên, đối với công luận Việt Nam, anh em Vươn là anh hùng.
T.S. Đặng Hùng Võ, cựu thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, bình luận rằng “Có thể coi sự việc vừa qua ở Tiên Lãng là đỉnh điểm của những bất cập về cả luật đất đai và việc thực thi pháp luật ở các cấp địa phương. Một người nông dân tốt, thuần chất, ham lao động mà phải bảo vệ quyền lợi đất đai của mình bằng vũ khí tự tạo thì quả là cùng cực. Con người ai cũng tin vào công lý và tin vào công lý đó được pháp luật bảo vệ. Những người nông dân khai phá đất nuôi thủy sản ở Tiên Lãng chắc chắn cũng tin như vậy. Rồi tới tòa án, nơi rất công bằng, mà những chân lý giản dị như họ tự hiểu cũng vẫn không nhìn thấy. Họ phải tự quyết liệt một mình trong vô vọng”.
Ông Võ và các chuyên gia về chính sách đất đai khác phê phán giới chức Tiên Lãng, và Phó Chủ tịch TP Hải Phòng biện hộ cho các sai lầm căn bản trong việc giải thích và thực thi pháp luật, nhưng đó không phải vấn đề thực sự ở đây. Vấn đề thực sự là lương tri và sự đúng đắn, tôn trọng mối quan hệ gắn kết giữa người nông dân với mảnh đất mà họ lao động trên đó – như nhiều người đã bình luận.
Thủ tướng Dũng ra lệnh cho chính quyền TP Hải Phòng tìm hiểu về nguyên nhân xảy ra vụ nổ súng ở Tiên Lãng, và cách xử lý tình hình ở nơi này. Có lẽ vài cái đầu sẽ rơi; công luận Việt Nam rõ ràng rất hy vọng là anh nông dân Vươn sẽ không ở trong số đó.
Tuy nhiên, chính ông Nguyễn Tấn Dũng và các đồng sự của ông ta trong chính phủ và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản là những người phải xử lý một vấn đề còn rộng lớn hơn thế. Luật đất đai hiện thời của Việt Nam đang là một quả bom nổ chậm, sẽ nổ vào năm 2013 – nếu không có những cải cách căn bản thì những bi kịch kiểu như vụ Đoàn Văn Vươn sẽ là mối đe dọa đối với một nửa dân số trong nước.
Kỳ sau: Sự khôn ngoan của người nông dân
Nguồn: Asia Sentinel


-- Luật đất đai rắc rối ở Việt Nam – Phần 3: Sự khôn ngoan của những người nông dân---Vụ tranh chấp đất đai ở Việt Nam lên báo nước ngoài: Vietnam's Contentious Land Law -- Part 3 (Asia Sentinel 3-2-12) -- Bài thứ 3 trong loạt 3 bài.  (Tác giả David Brown, mà tôi cho là có "thói quen" bênh ông thủ tướng, kết luận bằng câu này: "No commentator has suggested that the officials were simply trying to do what they believed the land law required them to do" (Có thể là các quan chức chỉ làm điều mà họ nghĩ luật đất đai bắt buộc họ phải làm"!) For good reasons, Mr. Brown! Luật bắt phải phá nhà ông Vươn?)
Người dịch: Đỗ Quyên
Hiệu đính: David Brown
Ngày 3-2-2012
Đây là phần cuối trong loạt ba bài về tham nhũng trong hoạt động thu hồi đất đai ở Việt Nam, mà xét về nhiều mặt là ngang ngửa với Trung Quốc. Loạt bài của David Brown, một nhà ngoại giao hưu trí, từng làm việc ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ với nhiều cương vị ở các nước Đông Á.
Đối với gần như tất cả nông dân trên toàn quốc, đổi mới ở Việt Nam – cuộc cải cách kinh tế đã chấm dứt nỗ lực thảm hại của Việt Nam nhằm xây dựng một nền kinh tế kiểu Xô Viết trong những năm sau “cuộc kháng chiến chống Mỹ” – có ý nghĩa như một sự chấm dứt chế độ nông trang tập thể. Các hợp tác xã với quy mô tương đương một làng đều bị giải tán – trừ một số rất ít ngoại lệ – và mỗi gia đình làm nông đều được thuê đất với thời hạn 20 năm. Được tự do lao động trên những mảnh đất của cá nhân và hưởng lợi từ chính lao động của mình, họ đã tạo ra một mức tăng trưởng kỳ lạ trong năng suất nông nghiệp.
Trong 15 năm kể từ 1993, sản lượng nông nghiệp tăng hơn 100% (hơn gấp đôi – ND). Cho đến năm 2008, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng đầu về gạo, cà phê, hạt điều, tiêu, cá và tôm nuôi, thậm chí ngay cả khi nhân lực dư thừa dịch chuyển từ làng xã ra làm việc ở các khu công nghiệp mới nở rộ.
Tuy nhiên, năm tới (2013), đợt thuê đất thời hạn 20 năm đầu tiên sẽ hết hạn. Tại Việt Nam, dường như có một quan điểm đồng thuận rằng cần phải xem lại luật đất đai. Vấn đề là xem lại thế nào. Diễn giải theo nghĩa đen thì các điều khoản có hiệu lực từ năm 1993 cho phép nhà nước lấy lại nông trang khi hết hạn cho thuê đất, mà không buộc phải đền bù. Theo các chuyên gia, dường như niềm tin của nông dân – rằng họ có thể giữ quyền tiếp tục lao động trên đất đai của mình – đúng là chỉ là niềm tin. Nó không có cơ sở pháp lý trong luật Việt Nam.
Những phát biểu học thuật gần đây khẳng định một quan điểm chung, cho rằng sự mơ hồ của luật đất đai hiện hành, sự thiếu minh bạch trong thủ tục hành chính, cùng nguồn lợi nhuận mà những kẻ trong cuộc mau chóng có được khi cướp đất nông nghiệp của dân và chuyển hóa đất ấy sang các mục đích sử dụng khác, là nguyên nhân chính thúc đẩy tham nhũng trong chính quyền. Nhiều năm nỗ lực và ban hành thủ tục dường như chỉ làm tăng thêm nhiều cơ hội kiếm chác phi pháp. 90% khiếu nại dân sự gửi tới tòa án là có liên quan đến tranh chấp đất đai.
Thậm chí ngay cả khi quá trình không bị tham nhũng thẩm thấu vào, thì việc chuyển đổi đất đai từ mục đích chính là làm nông sang làm khu công nghiệp, bất động sản, đường xá và sân gôn, cũng là vấn đề ngày càng gây lo ngại. Bộ Nông nghiệp Việt Nam tính toán rằng trong giai đoạn 2001-2006, 376.000 hecta đất trồng lúa đã bị thu hồi, làm hơn 1 triệu nông dân bơ vơ. Luật sửa đổi luật đất đai năm 2003 – nhằm kích thích “phát triển” bằng cách đơn giản hóa các hợp đồng lớn – có vẻ như lại làm tăng tốc độ nông dân mất đất. Trong số 31.000 đơn khiếu nại liên quan đến đất đai trong năm 2007, khoảng 70% phản ánh việc được đền bù không thỏa đáng cho số đất bị thu hồi.
Chưa có bằng chứng vững chắc nào cho thấy bộ chính trị đã quyết định sửa đổi hiến pháp Việt Nam, bản hiến pháp với nội dung nêu rõ rằng “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện quản lý.” Tuy nhiên, vụ nổ súng hồi đầu tháng 1 của một gia đình nông dân nhằm vào lực lượng cảnh sát được điều tới để cưỡng chế thu hồi 20 hecta đất nuôi cá của họ đã thể hiện vấn đề theo cách trần trụi nhất.
Phân tích vụ Tiên Lãng, tờ báo Sài Gòn Tiếp Thị bình luận: “Gần 20 năm qua, kể từ luật Đất đai 1993, người nông dân tin tưởng vào công cuộc đổi mới bởi họ nhất quyết rằng, sau khi hết thời hạn giao đất, họ sẽ tiếp tục được quyền sử dụng đất đó làm tư liệu sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu, tài sản trên đất là tài sản thuộc quyền sở hữu của riêng họ được pháp luật bảo vệ. Đó là cơ sở chính trị để người dân tiếp tục tin Đảng, theo Đảng.
Giờ đây, dường như chỉ có một hành động quyết liệt của Đảng và chính phủ – nhằm bảo vệ quyền sở hữu của nông dân đối với mảnh đất mà họ đã lao động trên đó – mới có thể thỏa mãn dư luận Việt Nam. Chỉ có một thứ quyền không thể mơ hồ – là quyền sở hữu, chuyển nhượng, mở rộng hoặc cải thiện chất lượng đất đai tùy theo ý muốn của người nông dân – mới có thể xoa dịu nỗi lo sợ của họ. Nói tóm lại, Đảng và chính phủ chịu sức ép phải luật hóa truyền thống làng xã.
John Gillespie – một giáo sư Úc gần đây có nghiên cứu về cách thức các tòa án địa phương ở Việt Nam xử lý tranh chấp về quyền sở hữu – cho rằng còn nhiều ưu điểm khi đi theo hướng trên. Các thẩm phán, theo thông lệ, thường đẩy những người dân kiện tụng đến gặp trọng tài hòa giải, còn trọng tài thì có xu hướng rất mạnh là đề xuất phương án giải quyết dựa trên “lương tri và tình cảm của dư luận” hơn là căn cứ vào văn bản pháp luật. Gillespie phát hiện ra rằng họ làm thế bởi vì hòa giải chắc chắn là có khả năng cao hơn nhiều so với đương đầu cãi vã, trong việc đem lại một kết quả lâu bền cho tranh chấp đất đai.
Đó là giải pháp được hướng đến khi Đoàn Văn Vươn và các nông dân Tiên Lãng khác kháng cáo đối với lệnh của tòa án địa phương buộc họ phải rời khỏi trại cá mà họ đã lao động từ rất lâu và rất vất vả khó khăn để xây dựng nên. Các nông dân cùng với đại diện huyện Tiên Lãng đã nhất trí với cái giải pháp giữ thể diện mà trọng tài đưa ra. Tuy nhiên, chủ tịch huyện và chủ tịch xã của ông Vươn – hai anh em – nuốt lời.
Giấy trắng mực đen, hàng nghìn bài báo về vụ nổ súng ở Tiên Lãng đã xuất hiện trên báo chí Việt Nam, và còn hàng nghìn bài viết nữa được đăng tải trên không gian blog rất sinh động ở Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa rõ động cơ của quan chức địa phương – những người đòi Đoàn Văn Vươn phải trả lại khu đất đầm lầy cho thuê và cuối cùng đã quyết định thu hồi trại cá của ông Vươn bằng vũ lực.
Quan chức địa phương nói với một cán bộ điều tra thuộc Mặt trận Tổ Quốc rằng họ muốn giúp chính phủ tránh phải trả một khoản tiền đền bù lớn, nếu thực sự một sân bay mới sẽ được xây dựng dọc bờ biển, như đã có tin đồn. Dân làng thì nói, cũng với nhân viên điều tra đó, rằng họ tin là các quan chức muốn kiếm chác bằng việc bán lại trại cá, và quả thật là đã có nhiều người mua xếp hàng sẵn sàng rồi.
Đây là một phép đo xem công chúng nghi ngờ tới mức nào những nguyên nhân bí mật đằng sau việc nhà nước thu hồi tài sản ở Việt Nam, mà chưa một nhà phân tích nào nói ra rằng: các quan chức chỉ đang cố làm điều mà họ cho là luật đất đai khiến họ phải làm.
Nguồn: Asia Sentinel

-
Luật Đất đai rắc rối của Việt Nam – Phần 4

Tác giả: David Brown
Người dịch: Đan Thanh
Hiệu đính: David Brown
13-2-2012
Trang trại gia đình bị tàn phá kia có thể đưa đến những thay đổi trong luật pháp Việt Nam.
Đôi khi, một sự vụ gây sốc nào đó sẽ thay đổi tư duy chính trị của một quốc gia. Vụ nổ súng ở Tiên Lãng ngày 5-1 – khi các quan chức cố đuổi một gia đình nông dân khỏi mảnh đất của họ với lý do bịa ra là đã hết thời hạn cho thuê – có thể là tiếng súng thay đổi luật chơi ở Việt Nam.
Các nhà bình luận, viết bài cho những tờ báon nội địa và các blog chính trị ở Việt Nam, bảo rằng cuộc đối đầu giữa gia đình tuyệt vọng kia và cảnh sát – những kẻ kéo đến để cướp lại nông trang của họ – đã khiến cho nhiều người, kể cả các lãnh đạo trong đảng Cộng sản, phải nghĩ khác đi về “vấn đề đất đai”.
Ở đây có thể đã có sự thổi phồng từ phía báo chí. Tuy nhiên, các quyết định của chính phủ vào ngày 10-2 vẫn khiến người ta tin rằng đã diễn ra một sự thay đổi về mô hình.
Năm tuần trôi qua kể từ khi gia đình Đoàn Văn Vươn sử dụng súng hỏa mai và mìn tự chế chống lại lực lượng cảnh sát và quân đội kéo đến cưỡng chế trang trại nuôi cá rộng 20 hecta của họ (xem phần 2 loạt bài này để biết thêm chi tiết). Cánh nhà báo, trích lời những người dân làng không ngại mở miệng, đã đổ xô về hiện trường trong những ngày sau khi vụ nổ súng xảy ra và nhanh chóng đập tan cách giải thích của quan chức địa phương về vụ việc. Các chuyên gia về luật đất đai tuyên bố quan chức không có cơ sở pháp lý nào để thu hồi giấy cho ông Vươn thuê đất hoặc từ chối đền bù cho ông. Một số vị tướng về hưu lên án việc sử dụng quân đội để thi hành lệnh cưỡng chế, các thẩm phán đã nghỉ hưu chê trách việc tòa án cấp huyện bác bỏ kháng cáo của ông Vươn.
Chính quyền ở cấp cao hơn – lãnh đạo TP Hải Phòng và chính quyền trung ương ở Hà Nội – phản ứng khá chậm. Quan chức thành phố dường như hoàn toàn không muốn tìm hiểu gì về câu chuyện Tiên Lãng, và nói chung đều cố ý làm chệch hướng những ý kiến phê phán. Trong khi đó, đoàn điều tra của các bộ và các viện trên trung ương cử xuống đã đem về những báo cáo đáng báo động.
Vào ngày 16-1, chỉ vài ngày trước Tết âm lịch, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lệnh cho Ủy ban Nhân dân TP Hải Phòng phải điều tra và báo cáo đầy đủ sự việc.
Trong khi đó, giới bình luận trên các báo nội địa và blog chính trị phát hiện thấy một ý nghĩa lớn hơn trong vụ việc. Một cựu phó thủ tướng nói: “Vụ việc ở Tiên Lãng tưởng như chỉ mang tính địa phương nhưng lại rất điển hình, phản ánh nhiều điều đang diễn ra trong cả nước”. Một nhà phân tích khác nhấn mạnh rằng: “có lẽ ít ai ngờ kịch bản khuấy động dữ dội từ Tiên Lãng sẽ như một sóng dung nham tràn lên miền đồng bằng dư luận khắp cả nước”.
Các tác giả bình luận về sự dè dặt của chính quyền. Một số người nhận thấy một ý nghĩa đặc biệt trong việc chính quyền không đưa ra “định hướng chính thức” nào với báo chí – một chỉ dấu cho thấy trung ương muốn vụ Tiên Lãng được bàn thảo rộng rãi. Một số băn khoăn tự hỏi trung ương có đang học từ bài học của Trung Quốc hay không, tìm giải pháp ôn hòa cho cuộc đối đầu kéo dài giữa dân làng và cảnh sát ở Ô Khảm mới cách đây vài tuần không.
Quan điểm thú vị nhất khẳng định có một sự thay đổi căn bản trong nhận thức của chế độ về tâm trạng bất mãn sâu xa với chính quyền địa phương tham nhũng và lạm quyền. Những gì đáng chú ý và được nhớ đến nhiều nhất gắn với lời kêu gọi của Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào cuối năm 2011, đề nghị chỉnh đốn lại hàng ngũ cấp dưới của đảng. Một tác giả viết: Rõ ràng đã có một sự thay đổi về nhận thức, về sự xem lại “lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chính quyền”. Các nhà phân tích này dường như đi đến kết luận rằng giới lãnh đạo Việt Nam có khả năng và có lẽ sẽ thúc đẩy thay đổi thật sự, thông qua vụ Tiên Lãng, để quét sạch nạn lạm quyền ở cấp làng xã, cấp huyện.
Do vậy, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã thu hút được sự chú ý tuyệt đối khi ông họp báo với các phóng viên, công bố kết luận của Thủ tướng – phê chuẩn ngày 10-2 sau khi Thủ tướng chủ trì cuộc họp cấp cao nhất về vụ Tiên Lãng.
Ông Đam nói, các đại biểu tham dự cuộc họp kéo dài cả ba giờ đồng hồ này đã nhất trí rằng, cốt lõi là sự yếu kém của lãnh đạo huyện và xã trong xử lý vấn đề đất đai. Các quan chức đó đã ra những quyết định sai lầm cả khi cho ông Vươn thuê đất lẫn khi định lấy lại đất. Họ càng sai lầm hơn nữa khi sử dụng vũ lực và muốn xử lý ông Vươn ngay trước Tết âm lịch.
Quan chức địa phương cũng bị buộc tội hình sự vì hành động cho máy xúc phá ba ngôi nhà của gia đình ông Vươn trên mảnh đất của ông, và để cho kẻ trộm vào xúc hết cá tôm trong đầm nhà ông Vươn.
Ông Đam nói thêm, chính quyền TP Hải Phòng đã không điều tra thỏa đáng, không đánh giá trách nhiệm của người làm sai và cũng không cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho báo chí và công luận. Phải đến báo cáo gần đây nhất của họ, chính quyền Hải Phòng mới tỏ ra quan tâm thích hợp đến mức độ nghiêm trọng và phức tạp của vụ việc.
Ông Đam nói rằng thủ tướng đã chỉ thị cho chính quyền Hải Phòng cho ông Vươn sử dụng lại đất. Họ sẽ phải xem xét sửa chữa những bất ổn về pháp lý và tố tụng trong vụ việc của ông Vươn, để ông Vươn có thể tiếp tục sử dụng đất mà ông được thuê. Ngoài ra, chính quyền Hải Phòng còn phải khởi tố hình sự các quan chức địa phương đã tổ chức phá ba căn nhà trên mảnh đất của ông Vươn. Họ cũng phải xem xét các tình tiết giảm khinh truy tố ông Vươn vì tội cố ý giết người thi hành công vụ.
Cuối cùng, Thủ tướng chỉ thị cho chính quyền Hải Phòng làm rõ ai cho phép quan chức Tiên Lãng theo đuổi mối thù hằn với ông Vươn, và giải thích tại sao sau khi vụ việc xảy ra, lại có sự chậm trễ trong việc xác định các bên vi phạm cũng như chậm báo cáo chính quyền trung ương về kết quả điều tra.
Ông Đam nói thêm rằng, bên cạnh những yếu kém của tầng lớp lãnh đạo địa phương và thành phố, thủ tướng và các đồng sự cũng thừa nhận những vấn đề căn bản trong Luật Đất đai – vốn dĩ đã có nhiều sửa đổi – của Việt Nam. Ông nói, tình trạng của luật hiện nay là rất phức tạp, nhiều mâu thuẫn, không theo kịp các bước phát triển mới, và là một thách thức đáng kể với những cán bộ địa phương ít được đào tạo về quản lý.
Vì các lý do này, theo ông Đam, bộ chính trị và chính phủ quyết tâm sẽ rà soát lại toàn bộ Luật Đất đai. Liên quan đến việc đó là vấn đề sửa đổi hiến pháp Việt Nam.
Nhìn chung, đây là những điều công luận Việt Nam muốn nghe. Rất hiếm khi nhà nước thừa nhận có vấn đề hệ thống, nhưng, trên thực tế, đó là những gì họ vừa làm. Cho dù bây giờ chính quyền có thể sửa đổi cơ chế cho thuê đất theo hướng minh bạch, rõ ràng hơn hay không, để phòng ngừa quan chức địa phương làm lợi cho họ – đây là chuyện hoàn toàn khác.
Nếu như đây là chuyện đã xảy ra, thì người dân hẳn đã thấy Hà Nội phản ứng theo một cách khác không như vụ việc Tiên Lãng này. Suy cho cùng thì đây là một chế độ do thành phần bào thủ thống trị.  Quá trình ra quyết định nội bộ diễn ra một cách bí mật mà nhân dân không rõ. Đã nhiều năm qua – chẳng hạn vào năm 1997 khi hàng chục nghìn nông dân nghèo nổi dậy chiếm đóng văn phòng đảng ủy xã và tuần hành về thị trấn ở tỉnh Thái Bình – chính quyền không hề ngại phải dùng bạo lực để dập tắt những phản kháng ở nông thôn.
Như một số nhà phân tích đã chỉ ra, có thể ông Trọng, ông Dũng và các đồng sự của họ ở hàng ngũ lãnh đạo cao cấp đã nghĩ lại về những việc cần phải làm để gìn giữ chấp nhận của dân chúng đối với quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Cách xử lý của chính quyền đối với những vấn đề đặt ra sau vụ nổi dậy của gia đình ông Vươn, người chống lại những côn đồ ở địa phương, dường như cho thấy chính quyền đang nỗ lực nhằm nắm bắt và phản ứng phù hợp với ý kiến dư luận.
Ông Trọng – người được bầu làm tổng bí thư đảng một năm về trước – đã gọi việc kiềm chế nạn lạm quyền của các cán bộ đảng ở địa phương là vấn đề sinh tử của chế độ.  Bộ chính trị cũng ý thức rất rõ về những gì người dân Việt Nam mong muốn: ổn định xã hội và phát triển có trật tự, theo hướng tiến đến một hệ thống chính quyền tự do hơn, công bằng hơn, minh bạch hơn và bao quát hơn. Liệu chính quyền có làm được như thế hay không là điều chưa biết rõ.
Nguồn: Asia Sentinel
 Ai hưởng lợi trên đất nông thôn VN? (BBC 31-1-12) P/v TS Đặng Kim SơnĐiều gì đằng ẩn sau “luật đất đai” lạ kỳ ở Tiên Lãng?(Petrotimes). Sẽ thanh tra hoạt động quản lý và sử dụng đất đai (TTXVN).


-Gốc rễ của vấn đề Tiên Lãng (NVP)-Gốc rễ của vấn đề Tiên Lãng là chuyện sở hữu đất đai. Thời báo Kinh tế Sài Gòn số ra tuần này có bài của GS Võ Tòng Xuân (Đã đến lúc phải nhìn thẳng vào vấn đề đất đai) đặt vấn đề thẳng thắn: “Luật Đất đai hiện tại đã được thiết kế với nhiều lỗ hổng khiến các viên chức nhà nước có cơ hội lạm dụng và tham nhũng. Lý do mấu chốt nhất là khái niệm “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, mà mỗi người dân thoạt nghe đều rất khoái, nhưng suy ra thì không có mình trong cái “toàn dân” ấy”.
Tác giả ghi nhận một thực tế: “Những người “chủ trang trại” cũng như những người “chủ ruộng vườn” vẫn chưa hết lòng đầu tư cho phần đất được Nhà nước giao vì họ vẫn thấp thỏm sợ một ngày không ngờ sẽ bị tước đi mọi đầu tư của mình trên khu đất này. Họ sợ khái niệm “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”.
Từ đó, tác giả đề nghị: “Hai vấn đề mấu chốt của Luật Đất đai cần sửa đổi ngay: bỏ “hạn điền 3 héc ta” và công nhận “sở hữu tư nhân” về đất đai. Cái được lớn nhất là các viên chức địa phương và trung ương sẽ ít có cơ hội tham nhũng, lạm dụng chức quyền đối với vấn đề đất đai của nhân dân. Nhà nước vẫn có thể sòng phẳng với nhân dân khi cần trưng dụng đất đai cho các mục tiêu quốc phòng, làm đường sá, xây công trình công cộng, xây dựng đô thị, xây khu công nghiệp”.
Ngoài ra, trên số báo này còn có bài phỏng vấn TS Phạm Duy Nghĩa, bài “Giải pháp tồi hay giải pháp căn cơ?”, đưa ra ba lựa chọn đối với chính quyền khi giải quyết vấn đề đất đai.
Số báo tuần trước, TBKTSG cũng đề cập đến vấn đề sở hữu đất đai, qua hai bài viết:
Sở hữu đất đai nhìn từ vụ Tiên Lãng
Để thực thi nghiêm pháp luật đất đai
Xin mời mọi người mua báo để đọc.
Đã đến lúc phải nhìn thẳng vào vấn đề đất đai (TBKTSG 9-2-12) -- Bài GS Võ Tòng Xuân 
Thời hạn và hạn điền - những thúc giục từ thực tế (TT 10-2-12) -- Bài Đặng Hùng Võ
Nên có sở hữu tư nhân về đất đai (NLĐ 10-2-12) -- Ý kiến Thang Văn Phúc
Bài học Thái Bình: Nhân sự Tiên Lãng hay nhân sự Hải Phòng? (VNN 9-2-12)
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan lên tiếng về Tiên Lãng (VNN 10-2-12)
Nếu lãnh đạo Tiên Lãng đặt mình vào người nông dân thì đã khác (ĐV 10-2-12) -- P/v cựu bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc
- - Phỏng vấn ông Đinh Tiến Dũng, tổng KTNN: Năm 2012, kiểm toán chuyên đề về quản lý đất đai, khoáng sản… (SGTT). Ở Mỹ, nông dân sở hữu đất vĩnh viễn (DV).- Phỏng vấn TS Vũ Tuấn Anh, Viện Kinh tế Việt Nam: Trao quyền sở hữu cho người sử dụng ruộng đất (TP).
Vụ Tiên Lãng: Toàn văn kết luận của Thủ tướng về vụ cưỡng chế  (VNN 10-2-12) --  Chính quyền sai toàn diện trong vụ Tiên Lãng (VnEx 10-2-12) --Vietnam farmer a hero after shootout with police (AP 10-2-12) Vụ chống cưỡng chế ở Tiên Lãng- "Cung đàn lạc điệu": Đoàn Văn Vươn với hàng loạt sai phạm trong quá trình sử dụng đất (CAND 7-2-12)Vụ chống cưỡng chế ở Tiên Lãng:Thành ủy Hải Phòng nhận trách nhiệm trước Bộ Chính trị (VnEx 7-2-12) Đình chỉ chức chủ tịch huyện Tiên Lãng(VNN 7-2-12) --  Kỷ luật quan chức đầu tiên vụ Tiên Lãng (BBC 7-2-12)  Có bao nhiêu bộ, ngành vào cuộc vụ Tiên Lãng? (VNN 7-2-12)- GS.Tương Lai: Nhìn từ Tiên Lãng (Hải Phòng): Ngẫm về thân phận công dân (ĐĐK).  - Ích lợi của dân trong quan điểm của chính quyền Tiên Lãng (SGTT). Một ngày sống trong chòi cùng vợ ông Đoàn Văn Vươn (PN Today). Tiên Lãng từng ‘trải thảm’ đón người khai phá bãi bồi (ĐV).  - Dưới biển sợ thiên tai, trên bờ sợ “độc chiêu” của xã (NNVN).  - Phận… mô hình (NNVN).Vụ Đoàn Văn Vươn: “Cần rút kinh nghiệm sâu sắc từ quản lý vĩ mô” (GDVN).  – PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện: Bài học về tổ chức xã hội trên nền tảng luật pháp (SGTT).  – Phỏng vấn ông Vũ Quốc Hùng, UVTƯ Đảng khóa VII-IX, cựu Phó Chủ nhiệm UBKT TƯ khóa IX: Vụ Tiên Lãng: Các bộ, ngành trung ương thiếu nhạy cảm (PLTP). Suy ngẫm “tâm thư” của Tướng Nguyễn Quốc Thước(Petrotimes).   – Tiên Lãng xa mà gần (SGTT). -Dân là gốc (TP). – TS Tô Văn Trường: HIẾN PHÁP VÀ LUẬT ĐẤT ĐAI   –   (Người Lót Gạch). Bản gốc của bài: Sửa Luật Đất đai: Nên công nhận quyền sở hữu đất (NLĐ). – Rùa không biết luật (SGTT).  -Giao đất thời hạn ngắn: Làm trì trệ nền nông nghiệp (DV).- Ông Vũ Trọng Bình, Viện phó Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn – Bộ NN & PTNT: Nên bỏ thời hạn giao đất nông nghiệp (PLTP). – TPHCM thí điểm thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp  (Vietstock). - Nguyên Ngọc: Đất và nông dân(Tia sáng).
-Cuộc chiến đất đai ở Trung Quốc: Nông dân bị ép “lên lầu” TN
-Thủ tướng Trung Quốc lên tiếng về đất đai -BBC-Cuộc chiến đất đai ở Trung Quốc: Sóng gió Ô Khảm (Tầm nhìn).

Wukan challenges party line democracy (Financial Times)- Các nhà lãnh đạo TQ và các học giả cho rằng TQ kg phù hợp với dân chủ và nên phát triển chậm lại. Đặng tiểu bình đã từng nói rằng dân chủ kiểu phương tây, với hành pháp, tư pháp, lập pháp là quá phức tạp cho TQ.
Trung Quốc: Where Wukan has led, Beijing will not follow (FT 8-2-12) -- David Pilling
Trung Quốc: The Muddle Kingdom (FP 8-2-12) -- China has a serious PR problem

Cải cách đất đai ở Trung QuốcChinese Leader Backs Land Rights (WSJ 6-2-12) -- Việt Nam bắt chước được rồi đấy!- Xung đột đất đai ở Trung Quốc: Đứng về dân hay “quan”? (NNVN).  – Thủ tướng Trung Quốc bảo vệ đất đai của nông dân (VNE).Nông dân Trung Quốc: Không hài lòng với chính sách đất đai (SGTT/WSJ, CSM, Reuters). -Gần một nửa nông dân Trung Quốc bị trưng thu đất đai một cách bất công   –   (RFI).  – Gần một nửa nông dân Trung Quốc bị thu hồi đất(TN). - Cuộc chiến đất đai ở Trung Quốc: Những Ô Khảm mới (TN). – Trung Quốc: 20 năm, nông dân mất gần 7 triệu ha đất (NLĐ).-Biểu tình ở Trung Quốc: Hệ lụy kinh tế hay bất công xã hội? (TVN). - Cuộc chiến đất đai ở Trung Quốc: Sóng gió Ô Khảm (TN). - Trung Quốc cam kết bảo vệ nông dân (TT). – Thủ tướng Trung Quốc lên tiếng về đất đai  –  (BBC). – « Thí điểm » Ô Khảm mang lại hy vọng cho giới cải cách Trung Quốc  –  (RFI).Xung đột đất đai ở Trung Quốc (NNVN). -Trung Quốc: lần đầu tiên dân làng Ô Khảm được bầu trực tiếp lãnh đạo  –  (RFI).-  – Trung Quốc: Dân làng Ô Khảm được tổ chức bầu cử công khai (SGGP). - Hồng Kông đăng quảng cáo châm biếm Hoa Lục  –  (RFI). – Người Hoa lục bị gọi là ‘châu chấu’  –  (BBC).
 

Hòa Thượng Thích Quảng Độ ủng hộ cuộc tranh đấu của người Tây Tạng

-Nguồn:Hình: AFP Photo Hòa thượng Thích Quảng Độ
Hòa thượng Thích Quảng ĐộHòa Thượng Thích Quảng Độ ủng hộ cuộc tranh đấu của người Tây Tạng 
Một chức sắc cao cấp nhất về tôn giáo tại Việt nam bị quản chế đã gửi một thư đến đức Đạt Lai Lạt Ma nói hành động của Trung Quốc đàn áp tại nhiều nơi của người dân Tây Tạng là một thách thức cho toàn thể nhân loại.


Văn phòng Thông Tin Quốc Tế của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất có trụ sở tại Pháp cho hay hòa thượng Thích Quảng Độ vẫn bị quản chế tại một tu viện ở thành phố Hồ Chí Minh đã bí mật gửi được một bức thư bày tỏ sự ủng hộ cho các tăng ni Tây Tạng đã tự thiêu.

Ngài nói có những giây phút khi hành động cuối cùng là cúng dường tự thân “thắp lên một ngọn đuốc từ bi để xua tan những u tối và lầm lạc, là phương tiện khả dĩ cuối cùng.”

Ngài cũng hoàn toàn ủng hộ cho cuộc đấu tranh dũng cảm để sống còn của nhân dân Tây Tạng, và nói ngài có cùng chung khát vọng về quyền tự do.

Ngài nói: ”Nỗi thống khổ của quí vị là nỗi thống khổ của chúng tôi.”

Những vụ tự thiêu tại Tây Tạng và ở những nơi nhiều người Tây Tạng sinh sống tại Trung Quốc đề ra một thách thức có nguy cơ gây bất ổn cho các chính sách cấp vùng của Trung Quốc.

Bắc Kinh đã gán cho những người tự thiêu là quân khủng bố và siết chặt an ninh trong vùng.

Theo như chỗ được biết, có ít nhất 14 người Tây Tạng đã chết vì những thương tích do tự thiêu.

Lá thư của Hòa thượng Thích Quảng Độ đề cập đến 21 trường hợp tự thiêu trong năm qua.

Người Tây Tạng lưu vong nói họ lo sợ sẽ xảy ra một vụ đàn áp trong vùng của người Tây Tạng tại Trung Quốc trùng hợp với dịp năm mới ngày 22 tháng Hai của người Tây tạng.

Hòa thượng Thích Quảng Độ cho biết 22 tăng ni và người dân thường của Việt Nam cũng đã tự thiêu như vậy để kêu gọi tự do tôn giáo kể từ khi cộng sản chiếm quyền cai trị năm 1975. Nguồn: radioaustralianews.net, ReutersDân biểu Mỹ đề cử Nobel Hòa Bình cho Hòa Thượng Thích Quảng Độ  –  (VOA).Chính phủ lưu vong Tây Tạng loan báo thêm nhiều vụ tự thiêu   –  (VOA). – Trung quốc: Duy trì ổn định Tây Tạng là nhiệm vụ « cấp bách »  –  (RFI).
-Human Rights Watch tố cáo Trung Quốc bắt giam người đã gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Ấn Độ-
World Briefing | Asia: China: 8,000 New Police Officers Will Be Sent to Patrol Uighur Region THE ASSOCIATED PRESS --The move to patrol the area, located in the northwestern region of Xinjiang, comes amid concern about religious extremism in the heavily Muslim area, state media reported Monday.
Bí thư đảng ủy vùng tự trị Tây Tạng cách chức ba cán bộ nhà nước    –   (RFI). Chinese police reportedly shoot dead two Tibetans DPA Đồi kháng ở Trung QuốcThe Forbidden Citizen (FP 2-2-12) -- Nhìn theo cách của Human Rights Watch

Công an TPHCM đề nghị LS Lê Công Định rút lại đơn xin đi Mỹ tị nạn chính trị  

Công an TPHCM đề nghị gia đình khuyên luật sư Định rút lại đơn xin đi Mỹ tị nạn chính trị

Ngoại trưởng Canada quan tâm đến ông Huỳnh Ngọc Tuấn và các tù nhân chính trị (Chuacuuthe).

Công an Nghệ An tiếp tục khủng bố thanh niên trí thức Công giáo Vinh (Chuacuuthe). – Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi Việt Nam cải thiện nhân quyền  –  (VOA). – Mỹ vẫn lấy nhân quyền làm điều kiện  –  (BBC). - LM Vũ Khởi Phụng: Ký sự Thái Hà: Năm cũ qua năm mới (Chuacuuthe).

VN bác bỏ cáo buộc về buôn người

Ông Vũ Hùng Vương trả lời BBC -Nguồn: -VN bác bỏ cáo buộc về buôn người
Thiếu tướng Vũ Hùng Vương phản bác cáo buộc của Mỹ về nạn buôn người
Người chịu trách nhiệm chính trong đấu tranh chống nạn buôn người của Việt Nam đã phản bác cáo buộc của Hoa Kỳ rằng Việt Nam dung túng tệ nạn này là ‘không xác thực’ và ‘không thỏa đáng’.
Trao đổi với BBC bên lề Hội nghị quan chức cấp cao (SOM) lần thứ 8 của các nước Tiểu vùng sông Mekong tại Hà Nội hôm thứ Tư ngày 15/2, Thiếu tướng Vũ Hùng Vương, phó tổng cục trưởng tổng cục cảnh sát của Bộ công an đã yêu cầu Hoa Kỳ rút lại cáo buộc này.
Hạ viện Hoa Kỳ hiện đang tranh luận về một dự luật đe dọa cắt giảm tài trợ cho Việt Nam nếu nước này không cải thiện thành tích nhân quyền và có nỗ lực nghiêm túc chống nạn buôn người.
Chương trình quốc gia
Tuy nhiên, ông Vương cho rằng điều này không phản ánh đúng thực tế ở Việt Nam.
“Gì thì gì chứ Việt Nam là một dân tộc rất trọng đạo lý,” ông nói, “Đối với nạn buôn người thì người dân rất ghét.”
“Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực hết sức mình (để chống nạn buôn người),” ông khẳng định và cho biết nhà nước Việt Nam ‘kiên quyết bằng mọi biện pháp’ loại tội phạm này người ra khỏi đời sống xã hội.
Ông dẫn chứng với việc chống buôn người nằm trong 30 chương trình quốc gia, tức là những vấn đề quan trọng, cấp bách đối với Việt Nam và là một trong 13 mục tiêu quốc gia được cấp ngân sách đặc biệt tương đương các mục tiêu khác như xóa đói giảm nghèo và chống biến đổi khí hậu.
Ông cho biết mỗi năm chính phủ Việt Nam dành "hàng trăm triệu đô la cho công tác chống buôn người" và đã nhanh chóng xây dựng luật phòng chống tệ nạn này mà ông tin tưởng đang từng bước được đẩy lùi ở Việt Nam.
“(Nạn buôn người) trong xuất khẩu lao động và trong kết hôn với người nước ngoài xảy ra rất ít,” ông khẳng định, “Không thể nói là chúng tôi vi phạm nhân quyền trong lĩnh vực này.”
Về vấn nạn cô dâu Việt bị đưa ra nước ngoài thông qua con đường hôn nhân trá hình, ông Vương nói Việt Nam đã có những hành động rất cụ thể như công an đã phá nhiều vụ người nước ngoài vào Việt Nam để kết hôn trá hình, tuyên truyền để người dân không rơi vào bẫy và giao trách nhiệm cho chính quyền cơ sở phải ngăn chặn.
Chính phủ ‘cũng làm rất tốt’ đối với nạn nhân, ông nói, chẳng hạn như xây dựng khu lánh nạn, tạo công ăn việc làm, cho vay vốn…
“Chủ trương có, pháp luật có và chúng tôi hành động rất kiên quyết,” ông nói.
Về chống buôn người thông qua xuất khẩu lao động, Tướng Vươn cho biết biện pháp của Việt Nam là ‘xét duyệt rất kỹ những công ty đủ tiêu chuẩn đứng ra tuyển dụng lao động’ và cơ quan nhà nước phụ trách xuất khẩu lao động phải nắm chắc qua chính phủ nơi đến xem họ có nhu cầu lao động thật sự hay không.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng khó khăn lớn nhất của công an Việt Nam trong việc đấu tranh chống nạn buôn người là địa bàn của tệ nạn này quá rộng lớn vượt biên giới nhiều quốc gia.
“Có những người bị đưa lên những vùng sâu vùng xa của các nước làm cho xác minh, giải cứu nạn nhân rất khó khăn,” ông nói.
Ông cũng cho biết là để thuyết phục phía Mỹ thay đổi quan điểm về vấn đề này, cả hai bộ Ngoại giao và Công an của Việt Nam đã thiết lập một cơ chế làm việc thường xuyên với tòa đại sứ Mỹ để thông báo về nỗ lực của chính phủ Việt Nam và các kết quả đã đạt được.
‘Đáng khen ngợi’
Người chịu trách nhiệm Tiểu vùng sông Mekong của Dự án Liên Hiệp Quốc về phòng chống nạn buôn người (Uniap) là ông Matthew Friedman cũng cho BBC biết ông không đồng y với nhận định của Hoa Kỳ về chống buôn người ở Việt Nam.
Ông đã có thời gian 5 năm theo dõi lĩnh vực này ở khu vực và dành nhiều lời khen ngợi cho Việt Nam.
Ông cho rằng chính phủ Việt Nam ‘rất nghiêm túc’ trong vấn đề này và đã dành nhiều thời gian nghiên cứu để hiểu được vấn đề mà ông đánh giá rằng rất phức tạp.
“Điều mà tôi thấy ở chính phủ Việt Nam là họ đã suy nghĩ rất nhiều để hiểu được những gì họ cần biết và kết quả là họ đã có những bước đi rất có trách nhiệm và có ích,” ông nói.
Ông dẫn chứng là hiện nay Việt Nam đã có luật phòng chống buôn người, số lượng vụ việc bị khởi tố đã gia tăng so với cách đây ba năm và các việc lánh nạn của các nạn nhân đã cải thiện rất nhiều.
Tuy nhiên ông cũng lưu y rằng những kết quả này không phải là nỗ lực của chỉ riêng Việt Nam mà còn có sự can dự rất lớn của các tổ chức Liên Hiệp Quốc và các tổ chức dân sự xã hội.
“Từ hội nghị này (SOM8), chúng ta cũng thấy Việt Nam nghiêm túc như thế nào với việc đưa ra kế hoạch hành động và mục tiêu mà họ nhắm đến,” ông lưu y và nhận xét đó là những dấu hiệu ‘đáng khích lệ’.
Ông cũng không cho rằng Việt Nam còn chậm trong hành động chống buôn người.
“Việt Nam đang tịnh tiến với tốc độ tự nhiên mà bất cứ chính phủ nào cũng phải đi qua,” ông nói.
“Có những mục tiêu (Việt Nam) vẫn chưa đạt được,” ông nói, “Nhưng cần phải có thời gian. Có những việc không thể làm được chỉ sau một đêm.”
Luật đã có, Friedman cho biết, giờ là diễn giải luật và đưa nó vào cuộc sống.
‘Vai trò lãnh đạo’

Việt Nam đã tổ chức hội nghị ba ngày về chống buôn người
Ông nhận xét rằng Việt Nam đang chứng tỏ vai trò ‘lãnh đạo’ trong lĩnh vực chống buôn người ở khu vực bằng cách làm mọi thứ có thể để cải thiện cơ chế và quy trình hợp tác giữa các nước.
“Nếu so với 3 hay 5 năm trước đây thì Việt Nam đã có những tiến bộ to lớn. Điều này giúp tôi cảm thấy khích lệ rằng tình hình ở Việt Nam sẽ tốt hơn nhiều trong những năm tới,” ông nói.
Riêng trong lĩnh vực buôn người qua con đường hôn nhân, ông nói rằng đây là một vấn đề vẫn còn mới nên Việt Nam cần ‘nghiên cứu thêm’ để hiểu về cơ chế cũng như những sự tổn thương khiến vấn nạn này có thể xảy ra.
“Chúng ta chưa hiểu chính xác những ‘kỹ thuật’ lừa đảo mà những kẻ buôn người sử dụng để đưa người vào nhà thổ hoặc bắt họ lao động cưỡng bức,” ông nói.
“Do đó chúng ta cần lắng nghe câu chuyện của các nạn nhân, kết hợp các thông tin và phân tích chúng,” ông nói thêm.
“Những hiểu biết mà chúng ta cần có về vấn đề này phải sâu chứ không phải chỉ ở bề mặt,” ông nói và cho biết thêm rằng Việt Nam đang thu thập thông tin và làm việc với các đối tác để hiểu thêm về vấn đề này.
BBC đã cố gắng tìm hiểu bình luận từ phía Hoa Kỳ về hành động chống buôn người của Việt Nam nhưng Đại sứ David Shear, vốn cũng tham dự Hội nghị các quan chức cấp cao và Hội nghị liên bộ trưởng sau đó của Tiểu vùng sông Mekong về nạn buôn người, đã từ chối tiếp xúc báo chí.
Các quan chức khác của Tòa đại sứ Mỹ ở Hà Nội mà BBC tiếp cận cũng cho biết họ không thể bình luận gì vào lúc này.-


--- -
<img src="images/noibat_large_img01.jpg" border="0"/>Malaysia gia hạn cho lao động nước ngoài(NLĐ) - Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia ngày 16-2 cho biết Bộ Nội vụ Malaysia vừa quyết định gia hạn đăng ký hợp pháp hóa theo chương trình hợp pháp hóa và ân xá dành cho lao động nước ngoài cư trú làm việc bất hợp pháp tại nước này-------  

Quân nhân VN ‘chưa muốn nói về 1979’

-Nguồn:– Quân nhân VN ‘chưa muốn nói về 1979’ – (BBC). 
Cuộc chiến 1979 ít được giới cựu binh bàn luận công khai
17/02 năm nay đánh dấu 33 năm ngày mở màn cuộc chiến biên giới Việt – Trung, nhưng nhiều cựu chiến binh tỏ ra miễn cưỡng không muốn nói về sự kiện.
Một số quân nhân từng đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến không muốn đề cập vì cho rằng hai nước đang cần xây dựng quan hệ bình thường.

“Hàng xóm với nhau, chín bỏ làm mười, thôi, chẳng nên nhắc lại làm gì. Chủ trương của Đảng là thế, mà tôi cũng nghĩ thế,” một cựu binh nói với BBC hôm nay.
Trong khi đó, tâm sự với BBC trong điều kiện không nêu tên, một người khác tiết lộ cảm nghĩ thực về Trung Quốc.
“Trung Quốc không thật thà đâu, lúc thế này lúc thế khác. Buôn bán cũng vậy, cả thế giới người ta nói còn gì.”
Nhưng vị cựu binh vẫn bảo lưu quan điểm rằng không nên nói công khai về cuộc chiến biên giới mấy chục năm trước.
“Bỏ quá khứ đi để có quan hệ láng giềng cho tốt.”
Người này thậm chí cho rằng “một số thế lực bên ngoài muốn khiêu khích”.
“Chẳng qua chỉ để khích mình, nói xấu Trung Quốc.”
“Biển đảo rất phức tạp. Vừa rồi ông Nguyễn Phú Trọng vừa lên Tổng Bí thư, đã phải sang Trung Quốc ngay để giải quyết.”
Một người hiếm hoi đồng ý nhắc lại sự kiện là ông Nguyễn Duy Vinh, 56 tuổi, người hôm nay đi thăm nghĩa trang liệt sĩ ở thị trấn Nhổn, Hà Nội, tưởng niệm những đồng đội đã hy sinh ở Lạng Sơn năm 1979.
Ông không trực tiếp tham gia sự kiện năm 1979 mà được gọi tái ngũ năm 1980.
Ông cho biết mình đóng ở phòng tuyến thứ hai và chưa tham gia chiến đấu.
"Anh em cũng đều là lính. Tôi lên đây, chỉ nghĩ các bạn thiệt thòi hơn tôi."
"Mình may mắn, vì chiến tranh không chừa ai. Tôi rất biết ơn các bạn đã hy sinh," ông tâm sự.
‘Phía bên kia’
Trong khi đó trên mạng, một số người không hài lòng việc truyền thông trong nước hầu như không nhắc gì sự kiện vào hôm nay.
Nhà báo hải ngoại Lê Diễn Đức viết: “Sáng ngày 17/2/2012, cho tới 12 giờ trưa, giờ Hà Nội, tôi lướt qua trang chủ các tờ báo điện tử được xem là phổ biến nhất trong nước… không một tờ nào nhắc tới cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc vào ngày này.”
Trang mạng báo Thanh Niên hôm nay Bấm đăng phóng sự“Cột thiêng nơi địa đầu Tổ quốc”.
Bài này mở đầu: “Mãi đến tận tháng 7.1989, những tàn tro cuối cùng của ngọn lửa chiến tranh biên giới bùng lên hơn mười năm trước đó mới nguội tắt hẳn ở Hà Giang.”
Tuy vậy, một số chi tiết trong bài nhắc đến giai đoạn chiến tranh không dùng chữ “Trung Quốc” mà chỉ nói “phía bên kia” hay “đối phương”.
Có người đang làm việc trong nước lại nhớ về sự kiện bằng cách viết nhẹ nhàng, không trực tiếp đề cập hai chữ “Trung Quốc”.
Trên Facebook, tiến sĩ khảo cổ Nguyễn Thị Hậu từ TP. HCM, viết về một người lính ngã xuống.
“Bạn đã nằm lại ở biên giới phía Bắc một ngày tháng Hai năm ấy… Vậy nhưng mỗi năm vào những ngày này cô vẫn luôn hy vọng…”
Có blogger như Trần Kỳ Trung lại Bấm hỏi vì sao“vẫn không tôn vinh những người Cha, người Mẹ sinh ra các Anh, những chiến sỹ Anh Hùng hy sinh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Bắc Kinh tháng 2 năm 1979?”
Còn nhà báo kỳ cựu Huy Đức đưa lại trên Facebook cá nhân Bấm bài viết của ôngnăm 2009 - ông cho biết khi đó bản đưa lên trang mạng của Sài Gòn Tiếp Thị bị rút xuống ngay.
Ông nói thêm: "Tôi cũng rất ngán ngẩm với cách nói về ngày 30-4 như mấy chục năm qua nhưng im lặng trước ngày 17-2 thì thật là vô cảm."


Lính Trung Quốc tại Đài tưởng niệm liệt sỹ trong cuộc chiến 1979– TQ nói về chiến tranh biên giới 1979   –   (BBC).
Cuộc chiến 1979 gây tổn thất lớn cho cả hai bên
Nhân dịp 33 năm cuộc chiến biên giới Việt-Trung, mời quý vị cùng điểm qua nguồn tin Trung Quốc nói về sự kiện này.
Gần đây, các trang mạng kể cả chính thống của Trung Quốc đăng tải một số bài viết về cuộc chiến biên giới 1979. Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy gửi từ Hà Nội bản dịch của ông cho bài trên mạng China.com, tựa đề "Trong cuộc đánh trả tự vệ Việt Nam năm 1979: Vì sao không chia cắt Việt Nam, thương vong khi rút về lớn hơn khi tấn công?".
Bài viết nhận định: "Năm 1979, trong trận đánh trả tự vệ Việt Nam, quân đội Trung Quốc với thế nhanh chóng tấn công, quân Việt từng bước tan rã, quân đội Trung Quốc nhắm thẳng Hà Nội. Sau đó Trung Quốc tuyên bố trận đánh đã đạt mục đích, tự rút quân về nước".
Tuy nhiên, bài này cũng thừa nhận: "Lâu nay chúng ta luôn tuyên truyền và miêu tả rằng chúng ta đã thắng lợi và Việt Nam đã thất bại, nhưng cùng với thời gian những văn kiện của chính quyền và tư liệu của Việt Nam cho thấy, cuộc chiến này không lạc quan như tuyên truyền trước đây, trong đó có nhiều bài học nặng nề đau đớn khiến chúng ta không thể không phản tỉnh một cách sâu sắc".
Các bài học đó là: Thứ nhất, kỷ luật quân sự nghiêm túc đã làm "quân ta" phải trả giá trầm trọng.
"Ba kỷ luật lớn, tám điều chú ý mà quân đội ta giữ nghiêm đã phát huy tác dụng lớn trong cuộc nội chiến Quốc, Cộng; thế nhưng khi chúng ta vào Việt Nam đánh quân đội và chính quyền Việt Nam mà vẫn thực hiện ba kỷ luật lớn tám điều chú ý là tự trói chân trói tay mình lại, hy vọng dùng những cái đó để tranh thủ sự giúp đỡ và ủng hộ của nhân dân Việt Nam thì chẳng khác gì đàn gẩy tai trâu, tự chuốc lấy nhục."
"Nhân dân Việt Nam không phải là công dân Trung Quốc, làm sao họ có thể gần gũi quân đội nước ngoài đánh vào đất nước họ?"
"Chiến tranh là chiến tranh, nhất là chiến tranh giữa các quốc gia, anh không thể hy vọng nhân dân nước khác đánh trống khua chiêng hoan nghênh anh xâm chiếm người ta, đó chẳng qua chỉ là trò bịt tai đi ăn cắp chuông, tự lừa dối mình và lừa dối người."
Bài học thứ hai, theo bài trên China.com, là "không quân phát triển trì trệ, lạc hậu không có sức công kích".
"Thứ ba, hải quân Biển Đông lúc đó còn chưa phát triển. Cuộc chiến hoàn toàn diễn ra trên lục địa Việt Nam."
Tác giả bài viết tỏ vẻ luyến tiếc về việc Trung Quốc không nhân cơ hội thu chiếm luôn các đảo ở Biển Đông.
"Đánh Việt Nam vừa để dạy bài học, vừa thu hồi lãnh thổ bị chiếm, vùng gần biên giói trên bộ bị Việt Nam chiếm giữ đã thu hồi hết cớ làm sao không thu hồi các đảo, bãi trên Biển Đông bị Việt Nam chiếm giữ?"
"Điều giải thích duy nhất là hải quân của chúng ta chưa đủ, không chỉ chưa đủ để đánh lùi hải quân Việt Nam chiếm giữ đảo bãi của ta mà còn khó có thể đóng giữ ở đó, đánh lùi được kẻ địch tới xâm phạm. Điều khiến người ta lấy làm tiếc là các đảo bãi trên Biển Đông dưòng như đã bị các nước láng giềng xung quanh chia nhau chiếm hết rồi."
Đặc biệt, bài viết còn cho rằng tới nay hải quân Trung Quốc "vẫn chưa dùng tới sức đã có của mình để giải phòng và bảo vệ các đảo, bãi thiêng liêng đó".
Lý do thứ tư gây ra tổn thất cho quân đội Trung Quốc được cho là vì "sức ép bên ngoài".
"Khi quân đội ta đã tiến gần Hà Nội, dưói sức ép của thế lực quốc tế đứng đầu là Liên Xô, chúng ta không chỉ tuyên bố đình chỉ tấn công, mà còn công khai tuyên bố lập tức rút quân."
"Đó là một sai lầm chính trị và quân sự to lớn, trước khi rút quân đã tuyên bố rút sẽ khiến kẻ thù dễ dàng có thời gian và không gian chuẩn bị phản kích, địch có chuẩn bị còn ta thì không, địch thong dong mà chúng ta vội vã, không bị thương vong lớn mới là chuyện lạ."

Tổn thất lớn

Cho tới nay, thống kê vẫn chưa đồng nhất về con số thương vong của hai bên trong cuộc chiến biên giới Việt-Trung, mà Trung Quốc khởi xướng với động cơ mà Bắc Kinh gọi là "đánh trả tự vệ".
Phía Trung Quốc nói quân lính Việt Nam chết và bị thương vào khoảng 50.000 - 70.000, lính Trung Quốc khoảng 20.000.
Cũng trên mạng China.com từng đưa ra con số được nói là theo ghi chép từ hồ sơ mật về Trận Phản kích Tự vệ với Việt Nam, rằng Trung Quốc "tiêu diệt gần 6 vạn quân Việt Nam, trong đó hơn 42.000 đã chết và hơn 10.000 người bị thương, hơn 2.000 người bắt làm tù binh".
Phía Việt Nam thì trong một số bản tin hiếm hoi nói tiêu diệt hơn 30.000 lính Trung Quốc.
Tạp chí Time của Mỹ lại đưa ra con số khá khác biệt: ít nhất 20.000 lính Trung Quốc thiệt mạng, trong khi số bộ đội Việt Nam chết chưa tới 10.000 .
Hàng nghìn dân thường Việt Nam cũng thiệt mạng và thương vong.
 – 

Ông Tô Huy Rứa nói ngành tuyên giáo của hai Đảng 'hợp tác đào tạo cán bộ'.





China Xi urges U.S. to respect core death

-Nguồn:-Mafiovi : But my God! it seems: Vietnam leaders are back to service China interests.
(Dường như, lãnh đạo VN lại theo TQ)
-China Xi urges U.S. to respect core death
-It is only natural that Man and Wolf have some differences, this guy said. So, Xi! The world came into the age already, when Chinese have no way to bullshit those, who still can hang head on neck.
How to mend U.S.-China ties?

- That's simple: to be China's ass-kisser (as this guy was and is).
Americans certainly can believe that their preferred order survives because it is right and just - not only for them but for everyone. 
In other words - as I said - US  Power isn't its Attribute but its Nature.
However, Why China’s Political Model Is Superior?
That's why: In the West, political (and other civil ) rights are considered God-given while in China, those should be given by rulers. Every fool can see: It was for thousands of years in China and it is now, guys.
Ergo,  The US wants to know more about Xi’s personality and policy orientations, especially on issues important to the US.? - Not really. Because there no idiot who would like to get time and willing to watch on China ass, guys.
 So we can see the America after Henry Kiss-sino and Zbig , not the world after America, believe you me, guys.
Many of the world’s most powerful nations...face a potential change of leadership? - Blah. Leadership belongs to those who could be the first fulcrum for  "All men are created equal" and the last hope on it.
However...Does Vietnam betray the Humanity?
I mean those continuing trips of Vietnam leaders to Beijing on last days, guys. Ngoại trưởng thì còn co tí lý, còn Trưởng ban Tổ chức T.Ư. thì quá lắm rùi.Hãy nên nhớ là:
1/  Cái thế của chúng ta hôm nay - ngoài nỗ lực bản thân - còn nhờ rất nhiều vào bạn bè trên thế giới, đặc biệt là America, India, Japan, ASEAN...Rợ hạ giọng, tìm kiếm chiến thuật khác cũng là vì vậy
2/ As I said: Rợ không thể chứng minh với thế giới được cái gì cả, nếu nó không đập chết được Vietnam, ergo: To smash Vietnam is the first and the most important dream of Beijing.
But my God! it seems: Vietnam leaders are back to service China interests.
I'll say some words yet, guys......
all via viet-studies




Tập Cận Bình đi MỹChinese Vice President Urges U.S. to Respect ‘Core Interests’(NYT 15-2-12) -- YES!  He actually uses the term "core interests"!!!  Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Mỹ: Từ làm quen đến làm việc(SGTT).  Mỹ nêu tiền tệ, Trung Quốc nói nhân quyền -- Trung Quốc muốn gia tăng sự tin tưởng với Hoa Kỳ   –   (VOA). 
Đấu đá nội bộ ở Trung Quốc: Grappling in the dark (Economist 18-2-12) -- A cloud descends over the Communist Party’s succession plans
Đây là cách Tàu nhìn MỹWhy China’s Political Model Is Superior (NYT 15-2-12) 
Muốn biết Mitt Romney (ứng viên tổng thống Mỹ) ngu cỡ nào, hãy đọc bài nàyHow I'll Respond to China's Rising Power(WSJ 16-2-12) - Dan Drezner xé nát Romney: Romney SMASH China!! (FP 16-2-12)
-Việt Nam mua thêm Bastion-P và phát triển tên lửa hành trình vietnamdefence--Nga đang đàm phán bán cho Việt Nam tiểu đoàn Bastion thứ ba và dự kiến trong năm 2012, Nga và Việt Nam bắt đầu phát triển một tên lửa hành trình mới.Bộ ba ‘lá chắn biển’ của Hải quân Việt Nam (Bee.net 6-2-12)Khi hải quân Mỹ “thắt lưng buộc bụng”, hải quân Trung Quốc làm gì? (DT/Reuters).
Hải quân Nga cải tổ (TP/RIA-Novosti).

-Trưởng Ban Tổ chức TW làm việc tại Trung Quốc (VN+ 16-2-12) -- Tại sao?
Xử lý và hóa giải thách thức thông tin đối ngoại (VN+ 15-2-12) -- Cựu tướng công an ra chỉ thị về thông tin đối ngoại.

Trung Quốc đang thua Mỹ chỗ nào? Ở đại học của ho! Where China Isn't Winning (National Interest 16-2-12)-
-TQ ‘khuyến khích’ người sang VN hợp pháp   –   (BBC).
-Quan hệ Mỹ-Trung vẫn căng thẳng sau chuyến viếng thăm của Tập Cận Bình. Nghi lễ tiếp đón trọng thể mà Hoa Kỳ dành cho lãnh đạo tương lai Trung Quốc và bề ngoài thư thái của ông Tập Cận Bình không giúp cải thiện quan hệ giữa hai nước. Xung khắc chiến lược và bất đồng thương mại vẫn là những vấn đề cốt lõi gây căng thẳng.
Đương kim Phó chủ tịch Trung Quốc sẽ trở thành nhân vật lãnh đạo số một trong chế độ Trung Quốc trong vòng không đầy một năm tới đây. Nhìn qua cung cách chính quyền Obama tiếp ông Tập Cận Bình, vừa trọng thể nhưng cũng vừa chỉ trích cho thấy Washington thực sự muốn nhắn gửi gì : người cầm vận mệnh Trung Quốc trong năm năm tới phải nhận thức rõ những yêu sách của Hoa Kỳ trong quan hệ giữa hai đại cường.
Một số nhà phân tích cho rằng tuy Trung Quốc là một nước độc tài, nhưng không phải là Bắc Triều Tiên với một cá nhân lãnh đạo muốn làm gì thì làm.
Theo ông J.Stapleton Roy, cựu đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh từ 1991 đến 1995, thì từ khi đảng Cộng sản Trung Quốc thiết lập tiến trình thay đổi thế hệ lãnh đạo có định kỳ thì khả năng điều chỉnh chính sách là chuyện có thể xảy ra được.
Đối với quan điểm của Mỹ thì mỗi khi Trung Quốc thay đổi lãnh đạo thì đó là cơ hội tự nhiên để cải tiến quan hệ với người mới.
Theo ông Robert Kuhn, một cố vấn Mỹ của các nhà lãnh đạo Trung Quốc thì Tập Cận Bình có vẻ « thư thái » và ít quan tâm đến chuyện vượt ra khỏi nghi thức hay không.
Sau khi thăm Washington, ông Tập Cận Bình trở lại thành phố Muscatine, nơi mà ông đã ghé qua thời còn là cán bộ trẻ cách nay 27 năm. Theo Reuters, thì Phó Chủ tịch Trung Quốc đã về đây với phong thái tươi cười và nhân tính hơn, khác hẳn với hình ảnh khắc khổ, căng thẳng của Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân.
Hôm nay 16/02/2012, ông đến thăm thành phố cảng Los Angeles, một cơ hội để tạo hy vọng cho doanh nhân Mỹ về viễn ảnh cải thiện trao đổi thương mại.
Tổng thống và Phó Tổng thống Mỹ dường như nuôi hy vọng vào Tập Cận Bình, khi lên cầm quyền, sẽ biết thích nghi với tình thế hơn là người tiền nhiệm , nên đã dành nhiều thời giờ để tiếp xúc với Phó Chủ tịch Trung Quốc.
Tuy nhiên, dù liên tục đưa ra những lời kêu gọi ca ngợi hợp tác, ông Tập Cận Bình vẫn nhắc lại là Bắc Kinh bất bình về việc Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan, và Tây phương ủng hộ phong trào Tây Tạng phản kháng. Ông cảnh báo rằng nếu hai bên « không quan tâm đến quyền lợi cốt lõi của nhau thì không bao giờ có ổn định và yên bình trong quan hệ song phương ».
Theo chuyên gia Robert Kuhn thì dù cho cá tính của lãnh đạo tương lai Trung Quốc cũng như sự gắn bó của ông đối với Hoa Kỳ, nơi ông sang 5 lần và có cô con gái đang du học tại Harvard, có thể tạo thuận lợi cho một giải pháp, nhưng vấn đề cơ bản gây xung khắc vẫn tồn đọng.
Bà Carla Hill, cựu đại diện ngoại thương Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh đế yếu tố các nhân , nhưng bà nhắc lại rằng Tập Cận Bình sẽ phải dè chừng tâm lý dân tộc chủ nghĩa tại Trung Quốc. Phe này xem Hoa Kỳ là cản lực không muốn cho Trung Quốc trở thành một đại cường .
Mặc khác, Tập Cận Bình một khi nắm hết hai chức vụ lãnh đạo đảng và nhà nước vẫn phải tuân theo thủ tục tập thể quyết định.
Một nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ, Chas Freeman nhận định : Trong bất kỳ chế độ chính trị nào kể của Hoa Kỳ, một nhà chính trị có cao vọng lãnh đạo quốc gia chỉ thông báo điều mình sẽ làm một khi đã nhậm chức.
Hoa Kỳ phải kiên nhẫn chờ thêm một thời gian mới có thể biết được kỳ vọng đặt vào Tập Cận Bình trở thành hiện thực được bao nhiêu.----

ĐẶNG TIỂU BÌNH SỬ DỤNG

CHIẾN TRANH TRUNG-VIỆT

ĐỂ CỦNG CỐ ĐỊA VỊ

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Năm, ngày 22-7-2010
Tuần san châu Á số từ 11-18/7/2010 đăng bài của Giang Tấn về những ân oán trong quan hệ Trung-Việt. Theo Giang Tấn, cuộc chiến tranh biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam năm 1979 chủ yếu là do một mình Đặng Tiểu Bình quyết định nhằm củng cố địa vị của mình.


Dẫn lời ông Nghê Sáng Huy, một người từng trải qua những năm tháng chiến tranh Trung-Việt, tác giả cuốn “Mười năm chiến tranh Trung-Việt” vừa được Nhà xuất bản Thiên Hành Kiện (Hồng Công) ấn hành vào đầu tháng 6/2010, Giang Tấn cho biết vào năm 1977, Đảng Cộng sản Trung Quốc triệu tập Hội nghị Trung ương 3 khóa X, khôi phục các chức vụ lãnh đạo cho Đặng Tiểu Bình, gồm Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương và Tổng Tham mưu trưởng quân đội. Một năm sau đó, Đặng Tiểu Bình lại được bầu làm Chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc. Cách mạng Văn hóa vừa kết thúc, Đặng Tiểu Bình muốn trước tiên phải lập lại trật tự, thúc đẩy đường lối tư tưởng, nên đưa ra trọng điểm công tác cho cả nước là chuyển dịch sang xây dựng kinh tế. Tuy nhiên, khi đó ở Trung Quốc, tư tưởng tả khuynh trong, ngoài đảng và ở quần chúng vẫn tiếp tục “trượt” theo quán tính. Đặc biệt là nhóm trong Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do Hoa Quốc Phong cầm đầu vẫn chủ trương tiếp tục duy trì lý luận và thực tiễn của Cách mạng Văn hóa thêm một thời gian. Trong quân đội Trung Quốc cũng có không ít cán bộ cao cấp tỏ ra không thông với chính sách và đường lối của Đặng Tiểu Bình. Chính vì thế, Đặng Tiểu Bình thấy rằng muốn phá vỡ cục diện này, phải tiến hành cải cách mở cửa. Nhưng nếu chỉ dựa vào chức vụ của Đặng Tiểu Bình khi đó thì khó có thể xoay chuyển được tình thế, mà phải cần đến một phương thức có thể quét sạch được mọi chướng ngại của thế lực cực tả đối với cải cách mở cửa.
Theo ông Nghê, nếu như khi đó đưa ra những đánh giá lịch sử về Mao Trạch Đông, phủ định đường lối “hai phàm là” của Hoa Quốc Phong (Phàm là quyết sách Mao Chủ tịch đưa ra, chúng ta phải kiên quyết bảo vệ; Phàm là chỉ thị của Mao Chủ tịch, chúng ta đều phải tuân thủ trước sau như một – P/v TTXVN), thời cơ vẫn chưa chín muồi. Do đó, Đặng Tiểu Bình quyết định lợi dụng chức vụ Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương kiêm Tổng Tham mưu trưởng và sự tín nhiệm của phái nguyên lão trong quân đội đối với mình để tìm kiến sự đột phá từ quân đội. Đặng Tiểu Bình cho rằng cần thiết phải phát động một cuộc chiến tranh chống lại “kẻ xâm lược”, thông qua chiến tranh để chuyển hướng đấu tranh trong nước, tái cố kết sự đoàn kết dân tộc của người dân. Đặng Tiểu Bình cũng muốn nhân cơ hội sau chiến tranh tiến hành điều chỉnh nhân sự trong quân đội. Quả nhiên, sau chiến tranh Trung-Việt, Đặng Tiểu Bình đã làm một cuộc “thay máu” đối với quân đội, đưa một loạt cán bộ trẻ, cán bộ trung niên vào vị trí lãnh đạo. Có thể nói, tiến hành chiến tranh là con đường nhanh nhất giúp Đặng Tiểu Bình xác lập quyền uy tuyệt đối trong Đảng Cộng sản và quân đội Trung Quốc, đẩy mạnh thực hiện kế hoạch cải cách mở cửa.
Ông Nghê cho rằng Trung Quốc đánh Việt Nam là do Việt Nam đưa quân vào Campuchia và Trung Quốc ủng hộ Campuchia chống lại Việt Nam. Ban đầu, Trung Quốc gọi đây là “phản kích tự vệ” sau đó lại đổi thành “đánh trả”. Cuộc chiến tranh biên giới Trung-Việt, theo ông Nghê, tuy đã khiến Việt Nam rút một phần quân khỏi Campuchia, phá vỡ thế bao vây chiến lược của Liên Xô đối với Trung Quốc, làm rõ quân bài chiến lược của Mỹ và Liên Xô, rèn luyện quân đội, nhưng kết quả đạt được rất hạn chế: Không lấy được đất đai của Việt Nam, cũng không lật đổ được chính quyền Việt Nam (nguyên văn là “tập đoàn thống trị Lê Duẩn”). Và mặc dù các mục đích mà Quân ủy Trung ương Trung Quốc đề ra cơ bản đạt được, nhưng nếu xét về lợi ích chỉnh thể của quốc gia, cái hại vẫn lớn hơn cái lợi. Tại sao vậy? Ông Nghê cho rằng trước tiên là cuộc chiến tranh Trung-Việt đã được các nước phương Tây do Mỹ đứng đầu lấy làm cái cớ để cô lập Trung Quốc. Hai là, việc Trung Quốc xuất binh tấn công Việt Nam đã làm kinh động các nước Đông Nam Á. Ba là, cắt đứt quan hệ giữa Trung Quốc với thế giới thứ ba, khiến Bắc Kinh rơi vào thế cô lập. Bốn là, Trung Quốc mất đi uy tín trong xử lý quan hệ cấp quốc gia. Năm là, chiến tranh Trung-Việt gây tổn thất nặng nề về mặt kinh tế cả cho Việt Nam lẫn Trung Quốc.
Khi nói về trình tự tiến hành chiến tranh, ông Nghê cho biết một cuộc chiến tranh tất yếu phải đi theo những trình tự do pháp luật quy định. Trước đây, quan niệm pháp trị của người Trung Quốc không cao và nó được biểu hiện trong một số cuộc chiến tranh lớn. Ví dụ: Chiến tranh Triều Tiên chủ yếu do một mình Mao Trạch Đông quyết định, Chiến tranh Trung-Việt chủ yếu do một mình Đặng Tiểu Bình quyết định. Một người hoặc một vài người vội vàng quyết định tiến hành chiến tranh, theo ông Nghê, khó có thể tránh khỏi việc quyết định đó mang màu sắc tình cảm phiến diện, chủ quan của cá nhân, rất dễ phạm phải sai lầm mang tính lịch sử và hậu quả cũng vô cùng đáng sợ.
Ông Nghê cho biết chiến tranh Trung-Việt không những không được Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội) thảo luận thông qua, mà cũng không được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Theo ông Nghê, chiến tranh phải công khai với nhân dân, cho phép nhân dân bày tỏ thái độ của mình. Nhân dân vốn là chủ nhân của đất nước, nên có quyền được biết tình hình, có quyền được bày tỏ thái độ. Việc nhân dân có thể bày tỏ thái độ một cách tự do đối với một cuộc chiến tranh cũng có lợi cho việc ngăn ngừa một số cá nhân nào đó đi ngược lại ý nguyện của đại đa số nhân dân, phát động chiến tranh./.



Hồi Tưởng Về 30 Năm Trước: Cuộc Chiến Tranh Biên Giới Việt-trung

(03/07/2009) (Xem: 4099)
Hồi Tưởng Về 30 Năm Trước: Cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung
Bùi Tín
30 năm đã qua. Năm nay, Bộ chính trị Hà nội qua ban tuyên huấn trung ương lệnh cho bộ máy truyền thông – báo, đài, vô tuyến truyền hình – không được nói gì đến cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung. Trong khi đó Trung quốc để cho truyền thông của họ ở vùng Hoa Nam được viết bài kỷ niệm , tưởng nhớ những “anh hùng”(!) đã xả thân 30 năm trước.
Nhưng lịch sử là lịch sử. Làm sao xoá bỏ lịch sử với biết bao dấu tích; làm sao xoá bỏ được sự tưởng niệm của nhân dân đối với hơn 40 ngàn liệt sỹ – quân nhân và đồng bào các dân tộc – đã nằm xuống trên giải đất biên cương những ngày đầu Xuân ấy.
Xin ghi lại vài hồi tưởng cá nhân của tôi về những ngày sôi động xưa.
Những ngày ấy tôi ở đâu. Tôi ở Pnom Pênh, một thành phố chết bắt đầu hồi sinh. Cùng một đơn vị Quân khu IX từ Châu đốc qua Takeo, chúng tôi một nhóm báo chí quân sự 6 người đến sân bay Pochentông / PnomPênh sáng 7-1-1979. Cả thủ đô vắng lặng. Tiếng súng lẻ loi của vài ổ đề kháng tuyệt vọng. Cỏ lút đầu người. 30 vạn dân thủ đô đã bị đuổi hết về nông thôn từ tháng 4-1975 khi quân Khme Đỏ vào. Phố không tên, nhà không số, đường không người, cuộc sống nông thôn không tiền nong, không chợ búa, không trường học, dân không giấy tuỳ thân, không dày dép, không gia đình, ngủ tập thể chia theo trai, gái, đội lao động.
Sứ quán Tàu rộng lớn nhất thủ đô, tài liệu vừa bị thiêu huỷ, còn một đống tro giữa đại sảnh trang hoàng một tranh hoành tráng ghi bài thơ Mao Trạch Đông : “vầng Thái dương trên châu Á”. Vẫn còn sót tài liệu chỉ rõ 2 hôm trước, chỉ có 5 sứ quán : Bắc Hàn, Lào, Nam tư, Rumani và Trung quốc. Người TQ mới đây có gần 8 ngàn người rải khắp nước, cố vấn quân sự đông nhất, chuyên gia thuỷ lợi, lâm nghiệp, Tân Hoa xã, có 3 ngàn quân thuộc đơn vị công binh vừa xây xong sân bay cực lớn, đường băng dài 3 ngàn mét ở Cong Pong Chnang.  Các đoàn khách lớn đến gần đây là 3 đoàn quân sự, một đoàn do Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Trung quốc cầm đầu, 2 đoàn cấp cao nhà nước Tàu do Phó Tổng lý (Thủ tướng) Trần Vĩnh Quý và bà Đặng Dĩnh Siêu cầm đầu. Họ bỏ chạy hết sạch từ 5 ngày nay sang Thái lan, nhưng vết tích còn đầy ra đó.
Từ đó dễ hiểu rằng Tàu tất nhiên sẽ trả thù ta ở miền Bắc. Quả nhiên, đầu năm 1979, Đặng Tiểu Bình sang Mỹ, gặp Carter, huênh hoang báo sẽ cho “Việt nam Tiểu bá” một bài học, dám đi theo Đại bá (Liên xô) ăn hiếp nước nhỏ Cambốt, con nuôi của TQ.
Có người hỏi: ta có bị bất ngờ không.  Tôi nhớ lại, có thể nói vừa có, vừa không. Có, vì tình hình biên giới đã căng, rất căng từ giữa  năm 1978, khi TQ rút hết mọi chuyên gia, ngưng mọi viện trợ, căng thêm sau khi VN ký Hiệp ước hữu nghị tương trợ với Liên xô vào tháng 11. Cả tuyến biên giới đã báo động đỏ, việc đào hầm hố, công sự, huấn luyện, bổ sung quân số đạn dược được thúc đẩy khẩn trương. Nhưng vẫn bất ngờ, không biết ngày nào chúng khởi sự, và có dám khởi sự hay không vì VN đã gắn chặt với Nga Xô.
Cũng do đó mà hơn 2 quân đoàn bảo vệ miền Bắc vẫn được đưa vào chiến trường Cam bốt; biên giới phía Bắc chỉ có toàn là chủ lực các Quân Khu, lực lượng tham chiến những ngày đầu chủ yếu là bộ đội địa phương 6 tỉnh và 26 huyện biên giới, cùng với bộ đội biên phòng (có hơn 20 tiểu đoàn) và một mạng lưới dân quân khá rộng và dày. Đây là một nét khá đặc sắc, vì từ xa xưa dân miền núi vốn có nếp tự trang bị súng từ thô sơ đến hiện đại để chống thú rừng, săn thú ăn thịt, bảo vệ nương rẫy. Các Quân khu đã phát hàng vạn súng tốt rất rộng rãi cho dân quân các dân tộc Tày, Mường, Mèo, Thái… từ mấy tháng trước.
Ngày cuộc chiến nổ ra (17-2-1979), tôi đang ở Pnom Pênh, theo dõi sự kiện Đoàn cấp cao Việt nam sang dự lễ mừng chiến thắng, do thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu. Sáng hôm ấy sỹ quan Việt nam tập họp trong đại sảnh đại sứ quán Trung quốc cũ để nghe ông Đồng nói chuyện. Ông Đồng đang nói thì tôi thấy tướng Văn Tiến Dũng – bộ trưởng Quốc phòng, đưa lên một mảnh giấy, sau đó ông Đồng thông báo đêm qua TQ đã tiến công trên khắp tuyến biên giới 6 tỉnh. Trưa đó tôi nghe ông Đồng và ông Dũng bàn với nhau: không thay đổi chương trình, vẫn giữ đúng kế hoạch, đi thăm Battambang, XiêmRiep, sáng 20 về Hànội. Trong những ngày ấy, cứ cách từ 2 đến 3 giờ, lại có mật điện của tướng Lê Trọng Tấn và tướng Hoàng Văn Thái báo cáo về tình hình chiến đấu ở biên giới.
Giới báo chí có mặt ở Pnom Pênh náo nức hỏi đường về Sài gòn ngay để trở ra Hànội rồi lao lên biên giới săn tin. Hai bạn thân của tôi là anh Takano, phóng viên Acahata Nhật bản và phóng viên chụp ảnh Pháp Jean Claude Labbé nhanh nhẩu nhất. Thật đáng tiếc thương là Takano lên Lạng sơn chạm trán quân Tàu trưa ngày 27-2 và bị chúng bắn chết ngay gần cầu Lạng sơn. Anh luôn đeo kính cận, nói và viết tiếng Việt khá sõi, tốt nghiệp khoa Văn trường đại học tổng hợp Hànội.
Gặp tù binh Trung quốc ở sân vận động Thái nguyên. 2-3-1979, nhóm phóng viên báo QĐND chúng tôi lên Thái nguyên để gặp một số tù binh TQ. Trên đường lên Lạng sơn và Thái nguyên, từng đoàn dân quân, thanh niên, sinh viên của Hà nội, Hà đông, Sơn tây vai khoác balô cùng xẻng cuốc nô nức đổ lên phía Bắc đào và dựng phòng tuyến chặn bọn xâm lược tiến về thủ đô. Tuần trước đài Nam Ninh/Quảng Tây huênh hoang đe doạ và huênh hoang : Quân Giải Phóng quyết tiến công chớp nhoáng,”sáng sớm ở Lạng sơn, ăn cơm trưa tại Hànội”(!).
Sau hơn 10 ngày chiến đấu, ta đã bắt được hơn 100 trăm tù binh. Có những tên đại đội trưởng, đại đội phó, chính trị viên đại đội, đảng viên cộng sản.
Hai ngày đêm ở Thái nguyên, tôi hỏi chuyện được hơn 60 tên tù binh đủ loại, phần lớn thuộc quân khu Quảng châu do tướng Hứa Thế Hữu chỉ huy. Một số bị thương nhẹ, đã được phía ta chăm sóc.
Sân vận động Thái nguyên khá rộng, đủ chỗ cho hơn 80 tên ở trong hơn 20 phòng nhỏ, vốn là nơi tập luyện bóng chuyền, bóng rổ, võ thuật, nơi hội họp, nghỉ ngơi của vân động viên, nay được ngăn lại.  Ở đây việc canh gác chúng được thuận lợi, chúng được tiêu chuẩn ăn như bộ đội ta, với bánh bao làm từ bột mỳ.
Chỉ hỏi chuyện mươi tên, có thể thấy ngay cái ngây ngô của chúng, không hiểu đánh Việt nam để làm gì, vì sao mà xuất quân. Chúng hiểu lơ mơ là Việt nam không tốt, không biết ơn Trung quốc; chúng mong chiến tranh kết thúc vì trên dặn : “đây chỉ là cuộc xuất quân hạn chế trong thời gian, trong không gian”.  Chúng chỉ chuẩn bị được có hơn 10 ngày là đi, hành quân xuống phương Nam, nghỉ chân 5 hôm là khởi sự.
Chúng sợ ngay từ khi nhập đất Việt vì phải dò mìn, vì lạ địa hình, không am hiểu gì ở phía trước. Chúng luôn bị bất ngờ, bị mìn, bị phục kích, bị bắn tỉa giữa rừng, khi dừng chân bên suối. Chúng hoang mang vì khi ở căn cứ chúng được giải thích sẽ có hàng trăm máy bay đủ loại mở đường, che chở, yểm trợ nhưng chẳng thấy một chiếc nào xuất hiện.
Một tên lái xe tăng loại trung bình Bát-Nhất bị lật nhào bởi mìn, chân phải bị gãy phải nẹp và đi nạng, than vãn là xe tăng không thích hợp với địa hình rừng, đường độc đạo, lắm khe suối, không triển khai được đội hình, thường chỉ đi hàng dọc, dễ làm mồi cho bazôka đáng sợ!
Khí hậu rừng nhiệt đới ẩm, mưa nhỏ đã làm nhão đất thành bùn, hầm hố khó đào cũng thành vấn đề khi chúng phải ngủ giữa rừng. Rồi việc ăn, ngủ, vệ sinh, tắm rửa trên đất địch, lạ lẫm, vắng lặng, đầy cạm bẫy thật không dẽ chịu chút nào.  Một hai tên bị bắn chết hay bị thương là thường mất luôn một tiểu đội, phải cáng về phía sau với 2, 3 tên áp tải.
Một viên đại đội phó than vãn, anh ta ra trận, mẹ đang ốm, vợ mới sanh con gái được 2 tháng, quê ở tận Tứ xuyên, từ quân khu Thành Đô xuống tăng cường cho quân khu Quảng Châu, không lòng dạ nào đi xa vào nơi nguy hiểm; luôn buồn bã, ỉu xìu, luôn mồm xin thuốc lá; kể lể mới vào trận có mươi hôm mà đứa nào cũng gầy xọm, sức yếu hẳn, nỗi lo sợ căng thẳng khôn nguôi, còn tăng thêm hằng ngày khi thấy “hoả lực các ông” tăng rõ, “chạm trán các ông” và bị pháo kích, phục kích nhiều hơn, quyết liệt hơn …Mỗi ngày qua là cảm thấy thêm không có ngày về. Anh ta còn kiêm chức bí thư chi đoàn thanh niên cộng sản, cảm tình đảng,- khi bị bắt còn trong túi áo cuốn Mao tuyển nhỏ bìa nylon đỏ chót. Anh ta không hề dở Mao tuyển ra, cũng không sinh hoạt chi đoàn, vì không biết nói gì với quân lính.
Thật rõ ràng, trong cuộc tấn công xâm lược này, thiên thời, địa lợi, nhân hoà đều bất lợi cho quân Tàu.
Cũng không ngờ, Quân Giải phóng Tàu trình độ văn hoá rất tệ, trong 60 tên tôi gặp, không có một người nào tốt nghiệp trung học, không một người nào biết Bắc kinh ra sao, chữ Hán tất cả đều nguệc ngoạc như gà bới, chỉ có 3 người võ vẽ biết tiếng Anh kiểu vỡ lòng, đọc vài chữ tiếng Anh theo giọng Hồ Nam, kể cả viên đại đội phó và trung đội trưởng lái xe tăng. Quân giải phóng hiện đại hoá năm 1979 mà chậm tiến như vậy đó.
Tận cùng man rợ :
Chúng tôi lên Lạng Sơn ngày 8-3 khi được tin Bắc kinh vừa ra lệnh rút quân gấp. Cầu gãy. Sông Kỳ Cùng thuyền đồng bào đã nối nhau trở về cặp bến. Khói còn bốc lên từ nhiều đám cháy, lửa vừa được dập tắt; nhà ga đổ nát, tường sập từng mảng. Đường sắt đứt từng đoạn, cong queo. Chúng phá bằng mìn loại cực mạnh. 60 toa tầu và 2 đầu máy cũ tan tành. Các cơ quan hành chính đều bị phá sập. Giây điện bị cắt nát. Cửa hàng mậu dịch bị đốt cháy, cho đến trường trung học, vườn trẻ bên cơ quan hội phụ nữ, nhà mẫu giáo đều đổ nát không thể ở được. Chúng đốt cháy gần hết thư viện lớn.
Những đồng bào đầu tiên trở về nhà đều buồn rầu đau xót trước cảnh tang thương đổ nát. Xưởng dệt thủ công thổ cẩm đặc sản Lạng sơn bị chúng phá sạch banh, không còn một chiếc máy nguyên vẹn; xí nghiệp khâu cũng vậy. Một kiểu phá hoại triệt để, có hệ thống theo nghiêm lệnh, để triệt đường sinh hoạt lâu dài của người dân. Những chiếc thuyền gỗ bị đâm thủng, ván bị xẻ ra từng mảng nằm dọc bờ sông với lưới lớn nát bấy như bị băm nhỏ.
Vào nhà dân khá giả gần khu chợ, tủ lim, bộ ghế salông cổ mặt đá bị đập nát, gương vỡ tan, mâm đồng bị đâm thủng, nồi to nồi bé bằng đồng, nhôm, sành, đất không còn một chiếc nào còn dùng được; cho đến chiếc xe nôi cho em bé cũng bị chặt gục xuống bên cống.
Không thể nào tưởng tượng một đội quân chính quy của một đảng cộng sản lớn, tự nhận là “vĩ đại”lại có thể hành xử tàn bạo, độc ác, mang bản chất phá hoại phi nhân đến vậy.  Quân Tàu Tưởng, quân phát xít Nhật, quân thực dân Pháp đều qua đây, nay là quân Trung Cộng; và kỷ lục về giết dân thường, về tàn phá tràn lan, triệt để, thâm hiểm là thuộc về bọn lính Trung Cộng này đây.
Những điều được trông thấy đã đủ để kinh hoàng. Còn những nơi tôi không được thấy, được ống kính xưởng phim quân đội ghi lại còn khủng khiếp gấp vạn lần. Đó là ở Bát Xát Lào Cai, một bà người Mông bị cả một tiểu đội 9 tên đưa vào hang đá thay nhau hãm hiếp rồi đâm chết trước mặt con trai bà bị trói chặt ở gốc cây khế ngoài cửa hang. Anh giả chết khi chúng bắn vào vai anh trước khi cùng nhau tháo chạy, anh vừa khóc vừa kể. Ở thôn Tông, huyện Hoà An Cao bằng, chúng bị phục kích chết hơn chục tên, chúng uống rượu rồi tàn sát bằng dao, báng súng cả một xóm 43 người, có 21 phụ nữ và 20 em nhỏ, trong số phụ nữ có 7 người mang thai. Gần đó  chúng giết người rồi ném 5 xác xuống giếng.
Bộ mặt thú vật ấy của cái gọi là Quân giải phóng Trung Hoa làm sao có thể rửa sạch, phải được lưu truyền trong lịch sử loài người. Sao có thể cấm bà con ta ở 6 tỉnh biên giới không được tưởng niệm người thân đã oan khuất và cấm gia đình nạn nhân và đồng bào nguyền rủa quân sát nhân khốn nạn cùng quan thầy của bọn chúng!
Một mũi tên xuyên 5 con chim “
Sau 30 năm, nhìn lại cuộc chiến Việt – Trung vùng biên giới, với những tư liệu từ mọi phía được thu thập, có thể thấy Đặng Tiểu Bình thật thâm hiểm đến tột đỉnh.
Nói thật gọn, đây là một viên đạn nhằm bắn xuyên đến 5 con chim. 5 mục tiêu chiến lược ấy là :
- phạt Việt, khoe Mỹ, đe Xô,  cứu Pôt, – và cuối cùng là nhằm hiện đại hoá 3 quân – Hải,  Lục , Không quân Trung quốc.
- phạt Việt : đòn trừng phạt không doạ nổi dân ta, chúng bị trừng phạt nặng;  Bắc kinh thú nhận – dưới xa sự thật, chết 6 ngàn tên, bị thương 21 ngàn, cộng là 27.000 thương vong trong số 23 vạn tên nhập Việt . Ngay phía sau là 22 vạn tên hỗ trợ, hậu cần và dự bị trên đất Tàu. Các quân đoàn chủ lực VN chưa vào trận, số lớn còn  ở Cambốt. Nhóm lãnh đạo CS khiếp sợ và bị kẻ thù khuất phục cho đến nay vẫn còn sởn.
- khoe Mỹ : Đặng gặp Carter tháng 1-1979, báo trước sẽ đánh VN, Carter ngầm tán thành, thực tế là khuyến khích, ủng hộ bằng giữ bao vây, phong toả, cô lập VN; để bọn Pốt ở Liên Hợp Quốc.
-đe Xô: Liên Xô bất động, tuy có Hiệp ước đồng minh tương trợ Xô – Việt tháng 11- 1978.
-cứu Pốt : Đặng đã tạm cứu được bọn Khme Đỏ trong hơn 10 năm. Sau khi rút quân khỏi phía Bắc, Đặng tập trung sức vào yểm trợ bọn Pốt ở biên giới Thái lan – Cambốt, dùng cả giải đất Đông Nam Thái lan thành đất thánh cho quân Pốt, vận chuyển hàng triệu tấn vũ khí, trang bị, bom mìn, quân trang quân dụng, mở 12 doanh trại tuyển quân, luyện quân, 2 trường đào tạo sỹ quan, gài cố vấn Tàu vào 21 sư đoàn khơme đỏ (nâng từ 16 sư năm1978), chúng càng đánh càng đông, mạnh, thiện chiến hơn, làm cho quân VN sa lầy, hao quân (chết hơn 50 ngàn, bị thương hơn 20 vạn/ 10 năm), cuối cùng phải rút hết.
- hiện đại hoá 3 quân ( đặc biệt là tên lửa tầm trung và tầm xa, tàu ngầm nguyên tử, máy tính hoá quân đội). Chính việc kỷ luật, cảnh cáo tướng Hứa Thế Hữu chỉ huy cánh trái tập đoàn quân nhập Việt vì để thương vong quá cao, và vị tướng này kiểm điểm nêu hết nhược điểm lạc hậu, cổ lỗ, vũ khí quá cũ ( không dám dùng không quân, tên lửa lạc hậu 2 thế hệ, lệnh xung phong cho bộ binh bằng kèn(!) , 500 lính chết oan vì lựu đạn điếc, nổ sớm, súng cối vỡ nòng, đi lạc trong rừng, tự sát …Giữa năm 1979 Đặng phác hoạ chương trình hiện đại hoá quân đội gấp, tăng gấp 3 ngân sách quốc phòng, luôn lấy thất bại ở VN làm nỗi nhục dân tộc nước lớn…Chương trình táo tợn ấy nêu rõ cả đóng Hàng không mẫu hạm, một số tàu ngầm nguyên tử, một loạt tên lửa thế hệ mới, cơ giới hoá hàng quân đoàn hoàn chỉnh, bao gồm cả chinh phục vũ trụ với hàng loạt vệ tinh mới.
Theo di huấn của Đặng, Giang Trạch Dân, rồi đến  Hồ Cẩm Đào hiện nay đều đặt ưu tiên cho hiện đại hoá quốc phòng, được phát động mạnh mẽ sau nỗi “nhục”  2 tuần lễ 1 tập đoàn quân chính quy bị giáng trả bởi những lực lượng địa phương trên đất Việt, đúng 30 năm trước.
Bùi Tín  4-3-2009.
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-282_4-156445/
 Ủy viên Bộ Chính trị TQ cam kết tăng cường quan hệ với Đảng Cộng Sản VN
-Nguồn: -Mafiovi: Vietnam-Sino quan hệ song phương? – That’s the death for Vietnam Chinese want.
Ông Lý Trường Xuân, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc-Ủy viên Bộ Chính trị TQ cam kết tăng cường quan hệ với Đảng Cộng Sản VN 
Hình: Wikipedia Commons-Ông Lý Trường Xuân, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc
Một giới chức cao cấp của Đảng Cộng Sản Trung Quốc cam kết tăng cường các mối quan hệ với Đảng Cộng Sản Việt Nam và gia tăng những hoạt động giao lưu để trao đổi kinh nghiệm xây dựng đảng.

Tin của Tân Hoa Xã cho biết ông Lý Trường Xuân, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, đã cam kết như vậy tại Bắc Kinh hôm thứ năm trong lúc tiếp kiến ông Tô Huy Rứa, Trưởng ban Tổ chức Trung ương của Đảng Cộng Sản Việt Nam.



Bản tin trích lời ông Lý Trường Xuân nói rằng Trung Quốc sẵn sàng bắt tay với Việt Nam để phát triển thêm nữa mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Về phần mình, ông Tô Huy Rứa tán dương những thành quả to lớn của Trung Quốc trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Ông Rứa cho biết Việt Nam muốn sát cánh với Trung Quốc để cùng nhau giải quyết những thách thức toàn cầu và tăng cường các mối quan hệ giữa hai nước và hai đảng.

Ông Tô Huy Rứa đang đi thăm Trung Quốc theo lời mời của Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Nguồn: Xinhua, VNA

-Trung Quốc muốn xúc tiến mối quan hệ song phương với Việt Nam   voa- .Hình: AP
Ủy viên thường trực Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang
Ủy viên thường trực Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc Chu Vĩnh KhangMột giới chức cao cấp của Trung Quốc tuyên bố Trung Quốc và Việt Nam nên cùng nhau xúc tiến các mối quan hệ song phương với một cách thức lâu bền, lành mạnh và ổn định.

Theo tin hôm thứ Ba của Tân Hoa Xã, ông Chu Vĩnh Khang, Ủy viên thường trực Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc, tuyên bố như thế hôm thứ hai tại Bắc Kinh trong lúc tiếp kiến Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh.


Ông Chu Vĩnh Khang, người còn giữ chức Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, nói rằng Việt Nam và Trung Quốc đối mặt với những nhiệm vụ tương tự trong việc phát triển kinh tế, cải thiện mức sống của người dân và duy trì ổn định xã hội.

Ông Chu Vĩnh Khang nói thêm rằng Bắc Kinh và Hà Nội nên “xử lý thỏa đáng các vấn đề tồn tại trong mối quan hệ song phương.”

Về phần mình, ông Phạm Bình Minh cho biết Việt Nam sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc để cụ thể hoá nhận thức chung đạt được giữa lãnh đạo hai nước hồi gần đây và chủ động xúc tiến các cuộc thương thuyết và giải quyết thỏa đáng những vấn đề liên quan.

Cũng trong ngày thứ Hai, vị ngoại trưởng của Việt Nam đã hội kiến ông Vương Gia Thụy, Trưởng ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Ông Phạm Bình Minh đang thực hiện chuyến viếng thăm Trung Quốc từ ngày 12 đến ngày 15 tháng hai. Chiều Chủ nhật 12 tháng 2, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Việt Nam đã hội kiến Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì.

Theo báo chí Việt Nam, tại cuộc họp này đôi bên cam kết tích cực trao đổi để sớm ký kết Hiệp định về khai thác tiềm năng du lịch khu vực thác Bản Giốc và Hiệp định về qui chế tàu thuyền qua lại tự do ở cửa sông Bắc Luân. Về vấn đề trên biển, đôi bên khẳng định giải quyết mọi bất đồng thông qua đàm phán hòa bình, hữu nghị.

Tại cuộc họp báo ở trụ sở Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Hai, khi được hỏi về chuyến viếng thăm của ông Phạm Bình Minh, phát ngôn viên Lưu Vị Dân nói rằng phía Việt Nam hiểu rõ lập trường của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông. Ông Lưu nói thêm rằng “Trung Quốc sẵn sàng tìm kiếm các giải pháp cho những vụ tranh chấp ở Biển Đông với các bên liên hệ trong những điều kiện hợp lý.”

Ông Lưu cho biết Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy cho việc đạt được một bộ qui tắc hành xử ở Biển Đông, gọi tắt là COC, khi hội đủ các điều kiện cần thiết. Nhưng ông nói thêm rằng vấn đề cấp bách hiện nay là các bên liên hệ nên nắm bắt cơ hội để thực thi Bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông, gọi tắt là DOC, và thúc đẩy công cuộc hợp tác cụ thể ở Biển Đông để bảo đảm cho hòa bình và ổn định trong khu vực.
 Việt – Trung sẽ giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển (VNE).-- Philippines chào đón vai trò châu Á của Mỹ (VNN) Ngân sách quốc phòng Trung Quốc sẽ vượt quá tổng chi phí quân sự của các cường quốc châu Á khác    –   (RFI). – Quốc phòng TQ ‘tăng gấp đôi vào 2015′   –   (BBC). – Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi vào năm 2015   –   (VOA). -ASEAN thức tỉnh trước đòn thâm sâu của Bắc Kinh (Diplomat/ TVN).
Nga khuấy động Biển Đông [*] (TC Phía Trước). – Dịch từ bài Russian wrinkle in the South China Sea (ATO).
Về Tập Cận BìnhEmpty Suit (FP 13-2-12) -- Xi Jinping is just another Communist Party hack
Tập Cận Bình đi MỹRooting for Xi (FP 14-2-12) Why we should hope that China's next leader is a big success. -- US defends Asian military strategy (FT 14-2-12)Phó Chủ tịch Trung Quốc bắt đầu chuyến đi thăm Hoa Kỳ   –   (VOA). – Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Mỹ   –   (BBC).   – Ông Tập Cận Bình thăm Mỹ: Chuyến đi cải thiện lòng tin (VOV). - Cuộc gặp tạo ‘nhịp’ cho quan hệ Trung – Mỹ (VNN). -Chân dung phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình    –   (VOA).  - Phó Chủ tịch TQ gặp Tổng thống, phó Tổng thống Mỹ tại Tòa Bạch Ốc   –   (VOA). – Tổng thống Obama nói với Phó Chủ Tịch Trung Quốc: ‘Phải theo qui luật chung’  –   (VOA).   –Vụ Trùng Khánh và chuyến đi của ông Tập   –   (BBC).  – Đường Về Trùng Khánh – (Dainamax).

BƯỚC MỞ ĐẦU TỐT ĐẸP TRONG BẢO VỆ HÒA BÌNH ỔN ĐỊNH Ở BIỂN ĐÔNG

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ hai, ngày 13/2/2012
TTXVN (Bắc Kinh 5/2)
Tạp chí “Liêu Vọng” của Trung Quốc số ra gần đây có bài viết về vn đ nói trên như sau:
Ngày 14/1 tại Bắc Kinh, Trung Quốc và các nước ASEAN đã tổ chức Hội nghị quan chức cấp cao về thực hiện “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Nam Hải (Biển Đông)” lần thứ tư, đã thảo luận kế hoạch công tác thực hiện “Tuyên bố” năm 2012, đồng thời đi đến nhận thức chung về phương hướng công tác trong thời gian tới. Hội nghị nhất trí cho rằng cần phải nhanh chóng thực thi các hạng mục hợp tác cụ thể như đã đạt được nhận thức chung. Trong năm nay, Trung Quốc sẽ tổ chức hội thảo về phòng chống giảm nhẹ thiên tai ở Nam Hải, môi trường biển và kỹ thuật giám sát môi trường biển ở Nam Hải. Các nước ASEAN sẽ tố chức hội thảo về cứu trợ trên biển, sinh thái biển và đa dạng sinh học biển. Thành quả của hội nghị lần này quả có nhiều mặt lợi đối với việc tiếp tục giữ gìn hòa bình và ổn định ở khu vực Nam Hải.
Năm 2002 Trung Quốc và các nước ASEAN đã ký bản DOC nhằm hảo vệ hòa bình, ổn định ở Nam Hải, cam kết thực hiện nguyên tắc tự kiềm chế, giải quyết tranh chấp bằng phươmg thức hòa bình. “Tuyên bố” nói trên đã giúp duy trì được cục diện ổn định trong tổng thể tình hình Nam Hải, nhưng từ năm 2009 đến nay vấn đề này lại căng thẳng, nếu xét từ những phản ứng đa phương thì chủ yếu có 3 nguyên nhân sau:
Thứ nhất, trước thời hạn nộp hồ sơ xác định ranh giới ngoài thềm lục địa cho Ủy ban phân định ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc, các nước hữu quan đã tự mình đơn lẻ hoặc cùng nộp hồ sơ hoạch định đường ranh giới có tranh chấp, khiến cho vấn đề Nam Hải vốn đã ổn định từ 10 năm nay lại nổi lên.
Thứ hai, sán lượng dầu khai thác ở vùng biển gần của một số nước thuộc Nam Hải giảm đi khiến các nước này phải cần dầu mỏ ở các vùng biền sâu tại Nam Hải. Theo con số “thống kê năng lượng thế giới” của Công ty dầu mỏ Anh (BP), sản lượng dầu mỏ của các nước như Việt Nam, Malaixia, Philíppin đã có xu thế giảm đi ở những mức độ khác nhau sau khi đã lên đến giá trị đỉnh điểm vào năm 2004. Để duy trì sản lượng dầu khí, các nước liên quan một mặt gấp rút thăm dò dầu khí ở những vùng biển tranh chấp, mặt khác lại đưa các công ty dầu mỏ nước ngoài có kỹ thuật thăm dò biển sâu vào tham gia khai thác. Những hành động nói trên không những đã đi ngược lại tinh thần của DOC, mà còn làm cho tình hình căng thẳng thêm.
Thứ ba, trọng tâm chiến lược của Mỹ chuyển về phía Đông, một số người trong chính giới Mỹ mượn vấn đề Nam Hải để ly gián quan hệ giữa Trung Quốc với các nước ASEAN, nhằm kiềm chế tiến trình trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc. Mỹ vốn không phải là bên tranh chấp ở Nam Hải từ lâu nay cũng luôn đứng trung lập trong vấn đề Nam Hải, nhưng trong khi thực lực quốc gia Trung Quốc không ngừng tăng mạnh, cùng với quan hệ giữa Trung Quốc với ASEAN phát triển nhanh, một số thế lực ở nước Mỹ luôn lo lắng, đã tự liên hệ việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền ở Nam Hải để so sánh, gắn với kinh nghiệm lịch sử của Mỹ hồi thế kỷ 20 là thông qua tham vọng đối với biển Caribê để làm bá chủ ở Tây bán cầu, từ đó khuếch trương lên cái gọi là “Trung Quốc cứng rắn” hoặc “Trung Quốc đe dọa” để khuyến khích kiềm chế Trung Quốc.
Xét từ ba điểm nói trên thì vấn đề phân định ranh giới có thể thông qua đàm phán hiệp thương để giải quyết, nhu cầu về dầu khí tăng lên có thể thông qua cùng khai thác để hòa hoãn, nhưng vấn đề thứ ba – vấn đề Mỹ can dự – đòi hỏi các bên liên quan phải cảnh tỉnh. Tháng 7/2010 tại Diễn đan khu vục ASEAN tổ chức tại Việt Nam, Ngoại trưởng Mỹ H. Clinton đã tuyên bố “vấn đề Nam Hải liên quan đến lợi ích quốc gia của Mỹ”. Kể từ đó, Mỹ không ngừng gia tăng mức độ can thiệp, về mặt quân sự, năm 2010 Mỹ đã tổ chức sau cuốc diễn tập quân sự, đóng quân tại cảng Darwin của Ôxtiaylia, đưa tàu chiến đến bờ biển Xinhgapo, đồng thời có kế hoạch mập mờ đóng quân trở lại ở Philíppin. Dù trong điều kiện dự toán ngân sách quân sự thu hẹp, Mỹ vấn không ngừng đầu tư cho quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, về ngoại giao, Mỹ không những đầu tư cho các đồng minh của Mỹ – ví dụ như tăng viện trợ quân sự cho Philíppin, mà còn tích cực mở rộng quan hệ với đối tác mới – ví dụ như lần đầu tiên ký hiệp định quân sự với Viêt Năm v.v., được dư luận cho là thực hiện “kiềm chế thông qua những người đại diện” đối với Trung Quốc.
Nhưng ngày gần đây, cơ quan tham vấn của Mỹ là “Trung tâm an ninh mới của Mỹ công bố bản báo cáo, có tên gọi “Mưu cầu hợp tác bằng thực lực: Nước Mỹ, Trung Quốc và Nam Hải”, một mặt ra sức cổ súy nước Mỹ cần mở rộng đầu tư quân sự ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương thiết lập “Đại liên minh hải quân”, thông qua thực lực buộc Trung Quốc phải có thái độ hợp tác trong đòi hỏi của mình; mặt khác lại không ngừng hù dọa các nước Đông Nam Á đang đứng trước mối đe dọa “bị thôn tính hợp pháp” (giống như Phần Lan thời Chiến tranh Lạnh, là nước nhỏ phải thần phục nước lớn Liên Xô, để được bảo vệ Phần Lan phải cắt nhượng cho Liên Xô một phần lãnh thổ), nghĩa là về mặt ngoại giao các nước này ngày càng bị Trung Quốc kiềm chế. Tuy nhiên, trên thực tế, các nước Đông Nam Á quả thực đứng trước nguy cơ “bị thôn tính hợp pháp”, nhưng đe dọa bị thôn tính lại là nước Mỹ chứ không phải Trung Quốc.
So sánh với những việc làm nói trên của nước Mỹ thì nỗ lực của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á về mặt duy trì ổn định tình hình Nam Hải ai cũng đều thấy cả. Tháng 7/ 2011, Trung Quốc và các nước ASEAN đã đạt được những nguyên tắc chỉ đạo thực hiện DOC; tháng 9, Tổng thống Philíppin Aquino đi thăm Trung Quốc, nhà lãnh đạo hai nước nhấn mạnh sẽ thông qua đối thoại hòa bình để giải quyết tranh chấp, tiếp tục bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định, cũng như tạo dựng môi trường tăng trưởng kinh tế tốt đẹp ở khu vực; tháng 10, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Trung Quốc, hai bên đã ký kết “thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước CHND Trung Hoa và nước CHXHCN Việt Nam”, đề ra những nguyên tắc mang tính chỉ đạo cho việc giải quyết hòa bình tranh chấp ở Nam Hải; tháng 12, Trung Quốc và các nước ASEAN đã tổ chức một số cuộc hội thảo bán chính thức xoay quanh vấn đề Nam Hải. Mở đầu năm 2012, Trung Quốc và ASEAN đã tổ chức thành công Hội nghị quan chức cấp cao Trung Quốc – ASEAN về thực hiện DOC và đã đi đến một loạt nhận thức chung. Như vậy đã chứng tỏ thái độ thực tế và ý chí kiên định của Trung Quốc và ASEAN nhằm bảo vệ hòa bình, ổn định, loại bỏ sự can dự nhiễu loạn của thế lực bên ngoài ở khu vực Nam Hải.
Tuy nhiên, tình hình nhiễu loạn ở bên ngoài vẫn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Muốn  loại bỏ sự nhiễu loạn nói trên cần phải tăng cường lòng tin lẫn nhau, đó chính là nguyên nhân Trung Quốc và ASEAN tổ chức Hội nghị quan chức cấp cao, đẩy mạnh các biện pháp xây dựng lòng tin, thực hiện DOC. Mặc dù vậy trong tương lai, trên căn bản vẫn cần phải tăng cường lòng tin giữa Trung Quốc với các nước ASEAN, nhất là những nước tranh chấp, đồng thời phải vượt qua được kiểu quan niệm tai hại cho rằng “cường quốc tất thành bá quyền”. Đó chính là cơ sở quan niệm để Mỹ và phương Tây tạo ra “thuyết về mối đe dọa của Trung Quốc”. Với ảnh hưởng của thứ quan niệm này, các nước Đông Nam Á rất khó có thể không coi Trung Quốc đang trỗi dậy là mối đe dọa, nhất là khi có sự cổ súy của Mỹ,
mối “đe dọa” này dường như đang “hiển hiện ngay trước mắt”. Đó cũng là một trong những nguyên nhân mà những việc làm của Trung Quốc trong vấn đề Nam Hải luôn rất dễ được hiểu là “cứng rắn”. Điều kỳ lạ hơn nữa là Mỹ với tư cách là siêu cường duy nhất trên thế giới, lại không lúc nào không lo sợ địa vị bá quyền của mình bị thế giới đe dọa.
Nam Hải phải trở thành một vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác, đó là nhận thức chung, cũng phù hợp với lợi ích của các nước xung quanh Nam Hải. Nhưng tính chất phức tạp và mức độ khó khăn của vấn dề Nam Hải đòi hỏi các bên liên quan phải loại bỏ nhiễu loạn, bắt đầu từ những vấn đề dễ trước, tạo dựng lòng tin trong hợp tác, chuyển biến quan niệm.
Hội nghị quan chức cấp cao lần thứ tư năm 2012 là một bước khởi đầu tốt đẹp, đặt nền tảng cho hòa bình và ổn định của khu vực Nam Hải trong thời gian tới./.


CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG CỦA MỸ: TỪ PHƯƠNG DIỆN ĐẾN CỨU CÁNH

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ ba, ngày 14/2/2012
Theo Đài RFI, vào lúc dư luận thế giới tập trung vào tình hình Eo biển Hormuz thì Chính quyền Obama và giới chuyên gia chiến lược lần lượt đưa ra những sách lược liên quan đến điểm nóng tại châu Á-Thái Bình Dương.
Ngày 5/1/2012, Tổng thống Obama thông báo chính sách “định vị” tại châu Á-Thái Bình Dương thì không đầy một tuần sau, nhóm chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu về an ninh mới của Mỹ (CNAS) công bố bản phúc trình 115 trang, kêu gọi Oasinhtơn theo đuổi chính sách “hợp tác ưu tiên” tại Nam Hải (Biển Đông), thúc giục Mỹ gia tăng sức mạnh hải quân để bảo vệ tự do giao thông ở Biển Đông và giúp Đông Nam Á bảo vệ độc lập. Trung tâm nghiên cứu CNAS được sáng lập bởi hai chuyên gia hàng đầu về địa chiến lược là Kurt Campbell, Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách châu Á-Thái Bình Dương và Michele Flournoy, cựu quan chức cáo cấp trong Bộ Quốc phòng.
Chính sách “nhất cử lưỡng tiện”
Theo nhận định của bản phúc trình, Mỹ không thể để cho Trung Quốc thực hiện tại Biển Đông chính sách của Liên Xô trước đây tại châu Âu thời Chiến tranh Lạnh, gọi là “Phần Lan hóa”, ép Phần Lan phải trung lập. Trên thực tế, biện pháp tăng cường sức mạnh quân sự tại Biển Đông và quyết tâm củng cố thế mạnh quân sự tối ưu của Mỹ không phải vì mục đích tấn công Trung Quốc. Mục tiêu chính là tiến hành một cách “có hiệu quả” chủ trương hợp tác “kinh tế và ngoại giao” với Bắc Kinh, trong đó Mỹ là “siêu cường lãnh đạo” tại châu Á-Thái Bình Dương.
Song song với chiến lược “định vị” của Chính phủ Mỹ gồm tăng cường căn cứ quân sự, hợp tác thương mại thông qua Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và nhân quyền, chiến lược “Biển Đông”, nếu được thực hiện, sẽ cho phép Mỹ đặt Trung Quốc vào một một nước cờ hiểm hóc. Một mặt, Bắc Kinh ở thế khó xử, đối đầu cũng không phải dễ, mà hợp tác theo luật chơi từ kinh tế đến nhân quyền theo kiểu Mỹ thì phải cải cách. Mặt khác, theo tính toán của các nhà chiến lược Mỹ, Mỹ sẽ chứng tỏ với Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, là các quốc gia nhỏ không cô đơn trước thế mạnh bành trướng của Bắc Kinh.
“Nhất cử lưỡng tiện”, Mỹ vừa phòng ngừa được những bất trắc tại châu Á-Thái Bình Dương trong tương lai, vừa ngăn chặn được tham vọng bành trướng của Trung Quốc, vừa tạo ổn định và phát triển trong khu vực. Khi các nước nhỏ tin cậy và thắt chặt liên minh với Mỹ thì họ sẽ gia tăng khả năng quốc phòng, lúc đó Mỹ sẽ giảm bớt được gánh nặng quân sự. Đối
với Đông Nam Á, sự can thiệp của Mỹ sẽ giúp họ vừa bảo vệ được độc lập, vừa tránh phải xung đột với Trung Quốc. Cụ thể, chính sách Biển Đông và quan hệ trong thế mạnh với Bắc Kinh theo quan điểm của Oasinhtơn là như thế nào? Liệu Việt Nam có lợi dụng được thời cơ hay không? Từ Xỉtni, nhà báo Lưu Tường Quang phân tích những vấn đề này .
+ Đúng như anh nói, chỉ 4 ngày sau khi tổng thống Obama và Bộ trưởng Quốc phòng Leon  Panetta  công bố chiến lược quốc phòng mới, ngày 10/1/2012, Trung nghiên cứu về an ninh mới của Mỹ (CNAS) công bố tài liệu có tên Hợp tác từ thế mạnh của Mỹ – Trung và Biển Đông, tôi thấy có rất nhiều điều tương đồng. Tôi không nói hai bên đã thảo luận với nhau nhưng tôi nghĩ những tác giả của tập tài liệu CNAS “có thể có những suy nghĩ hay có những tư duy cùng tần số” với những nhân vật tại Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao của Chính quyền Obama. Vì lý do đó, phúc trình của CNAS quan tâm nhiều tới Biển Đông, trong khi chính sách của Obama là đặt chiến lược và xác định vị trí của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương. Vi lý do đó mà phúc trình của CNAS cụ thể và rõ ràng hơn là chính sách mà Obama đã tuyên bố. Cụ thể như anh vừa nói, điểm khác biệt rõ rệt nhất là về quốc phòng. Đề nghị của CNAS là Mỹ sẽ tăng cường sức mạnh của hải quân từ 285 tàu chiến hiện nay lên 346 tàu chiến trong tương lai. Nó cũng có những nhận định về các đối tác chiến lược với các quốc gia trong vùng như Ấn Độ, ASEAN chẳng hạn. Thật sự thì cựu Tổng thống George W. Bush cũng như Tổng thống Obama đã và đang sử dụng biện pháp ngoại giao để duy trì hoà bình trong bối cảnh đa phương. Về hợp tác kinh tế trong khu vực, Obama đang đẩy mạnh TTP và điểm sau cùng mà phúc trình CNAS nêu lên là Mỹ phải có một chính sách đúng về Trung Quốc, tức bà sử dụng ngoại giao, hợp tác kinh tế tránh cho sự đối đầu không cần thiết. Điểm này chúng ta cũng thấy cả Oasinhtơn và Bắc Kinh có lẽ cũng đồng ý với nhau. Ví dụ cụ thể là bầu cử tại Đài Loan chẳng hạn, Tổng thống Mã Anh Cửu đã tái đắc cử, làm cho Oasinhtơn lẫn Bắc Kinh rất hài lòng. Lý do là vì Mã Anh Cửu chủ trương hoà hợp giữa Đài Loan và Trung Quốc. Đây là một điều tránh được sự đối đầu giữa Oasinhtơn với Bắc Kinh. Cả hai đều nghĩ như vậy, nên tôi cho rằng những đề nghị của Phúc trình CNAS thực sự là những điểm chính trong chính sách của Obama và các chính sách của Mỹ trước đây. Chẳng hạn khi phúc trình này đưa ra hai nhận định mà tôi chú ý nhất là Mỹ đang có nguy cơ quyền lợi bị đe dọa tại Biển Đông mà cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates tuyên bố rất nhiều lần tại các hội nghị chiến lược tháng 6/2009 và tháng 6/2010 ở Xinhgapo cũng như trong vấn đề cách hành xử theo đuổi lợi ích cốt lõi của Trung Quốc tại Biển Đông. Tôi cho rằng bản phúc trình này có nhận xét rất thích đáng, theo nghĩa dù Trung Quốc theo chế độ độc tài Cộng sản hay theo chế độ đổi mới tự do dân chủ, thì lợi ích cốt lõi của Trung Quốc ở Biển Đông vẫn như cũ. Do đó, Mỹ phải quan tâm đến lợi ích quốc gia ở Biển Đông như bà Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng như Tổng thống Obama đã từng nói. Nhìn chung phúc trình của CNAS cụ thể hoá một phần nào chính sách tổng quát của Tổng thống Obama về châu Á-Thái Bình Dương. Tôi không nghĩ rằng trong tương lại ngoại trừ số tàu chiến thì Chính quyền Obama sẽ gặp những khó khăn như bản phúc trình này đã nêu ra.
- Bản phúc trình của CNAS cho rằng số tàu chiến của Mỹ ngày nay ít hơn lực số tàu chiến của Mỹ thời Tổng thống Ronald Reagan, chúng ta thấy Tổng thống Ronald Reagan trong thập niên 1980 đã dùng chính sách “Chiến tranh giữa các vì sao” để đối đầu với Liên Xô, nhưng cũng không bao giờ đi tới chuyện hai bên gây chiến nhau. Mỹ cũng có những chính sách hợp tác toàn diện với Trung Quốc, nhưng cùng lúc có một chính sách quốc phòng để phục vụ đường lối toàn diện này. Như vậy mục đích tối hậu của Mỹ là gì?
+ Mục đích tối hậu của Mỹ nhìn từ tài liệu do Obama và Leon Panetta công bố cũng như từ tài liệu của CNAS thì hoàn toàn giống nhau. Đề tài chính sách của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương là duy trì sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ và những ưu tiên quốc phòng của thế kỷ 21. Đó là nhan đề chính sách của Obama. Trong khi đó nhan đề của phúc trình của CNAS là Hợp tác từ thế mạnh của Mỹ-Trung và Biển Đông, cả hai đều nhằm một mục tiêu cốt lõi là duy trì và củng cố vị thế thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ trên toàn thế giới đặc biệt trên bàn cờ chính trị, ngoại giao, kinh tế của châu Á-Thầi Bình Dương. Thực hiện mục đích đó như thế nào, phúc trình này nêu 5 bước. Tuy tài liệu của Bộ Quốc phòng không nêu rõ 5 bước như vậy, nhưng rõ ràng Obama đã nói rất nhiều lần cũng như trong bài diễn văn đọc trước Quốc hội Ôxtrâylia cuối năm 2011, Obama nhấn mạnh ba vấn đề trong một chính sách xuyên suốt từ an ninh quốc phòng đem lại ổn định  phát triển kinh tế. Khi đã có an ninh quốc phòng, khi đã phát triển kinh tế thì bước thứ 3 là nhân phẩm con người và vấn đề nhân quyền.
Vấn đề nhân quyền không được nêu ra trong tài liệu của CNAS nhưng vấn đề nhân quyền là một trong 3 vế của chính sách ngoại giao của Mỹ. Vì lý do đó, tôi cho rằng chính sách của Obama, tất nhiên tổng quát hơn và đi xa hơn là đề nghị của tổ chức CNRA chỉ tập trung vào Biển Đông mà thôi.
- Khi Ronald Reagan đưa ra dự án “Chiến tranh giữa các vì sao” thì trước đó Tổng thống Jimmy Carter đã có một chiến dịch phản công về nhân quyền đối với Liên Xô. Người ta đã thấy được sự phối hợp giữa nhân quyền và quân sự thời thập niên 1980 của các vị tổng thống trước dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô. Bây giờ, kế hoạch toàn diện của Tổng thống Obama đối với Trung Quốc cũng phối hợp quân sự, kinh tế và nhân quyền có thể dẫn đến một kết quả tương tự như vậy không?
+ Nói một cách ngắn gọn, tôi không nghĩ Mỹ chủ trương theo đuổi một kết quả đối với Trung Quốc tương tự như kết quả của Tổng thống Reagan đối với Liên Xô hồi năm 1983 trong đề nghị gọi là “Chiến tranh giữa các vì sao . ‘Chiến tranh giữa các vì sao” là khái niệm rất rộng lớn sử dụng những loại tên lửa đất đối không để bắn hạ tất cả những tên lửa xuyên lục địa của Liên Xô và do đó tạo ra một sự nghi vấn, lo sợ từ phía Gorbachev là Mỹ có thể đánh phủ đầu Liên Xô mà không sợ Liên Xô đánh trả. Chúng ta phải nhớ có sự khác biệt về tình hình thế giới của thập niên 1980 cũng như sự phát triển, thế mạnh của Mỹ về phương diện kinh tế so với thế mạnh về phương diện kinh tế của Liên Xô lúc bấy giờ. Trong khi đó, vào thê kỷ 21 rõ ràng Trung Quốc đang có sự phát triển mạnh mẽ về phương diện kinh tế. Đây không phải là điều ngẫu nhiên mà Đặng Tiểu Bình từ năm 1978 đã đưa ra một kế hoạch phát triển kinh tế, phát triển kỹ thuật, phát triển quân đội để đi đến giai đoạn gọi là trỗi dậy hòa bình do đó tạo ra một sự lo ngại từ phía Oasinhtơn. Vì những sự thay đổi trong thế chiến lược, kinh tế, an ninh quốc phòng giữa Trung Quốc và Mỹ ở thế kỷ 21 so với thế kinh tế, chính trị, kỹ thuật, quốc phòng giữa Mỹ và Liên Xô trong đầu thập niên 1980 nên tôi nghĩ rằng kếtt quả Tổng thống Reagan đã đạt được bằng cách góp phần vào sự sụp đổ của khối Cộng sản, Đông Âu và Liên Xô có lẽ không tạo được tình trạng tương tự như vậy đối với Trung Quốc hiện nay. Nhưng, ngược lại, hai bên đều có thể có mộí chính sách tránh đối đầu mặc dù hai bên đều có những thế thủ tương tự với nhau. Chẳng hạn, Trung Quốc đang phát triển khái niệm quốc phòng, đẩy lui Mỹ ra khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc, tức là đẩy lui Mỹ ra khỏi Biển Đông, Ngược lại, Mỹ cũng đang phát triển một khái niệm mới là phối hợp hải quân với không quân để đối đầu với Trung Quốc.
- Các nhà phân tích Trung Quốc có khuynh hướng khá cực đoan trong thời gian gần đây khi bàn về vấn đề tranh chấp tại Biển Đông đã xem thường Việt Nam và các nước ASEAN. Trong cuộc đọ sức giữa hai cường quốc lớn như thế này thì các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam phải có phản ứng ra sao để duy trì sự độc lập của mình?
+ Phúc trình của CNAS có nhận định rằng Trung Quốc dù là chế độ cộng sản hay trong chế độ tự do dân chủ thì lợi ích cốt lõi của Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông vẫn không thay đổi. Vì lý do đó, đứng về phương diện địa dư dù Việt Nam tự do hay Việt Nam cộng sản vẫn không thay đổi được yếu tố địa dư. Tôi cho rằng vào đầu thế kỷ 21, trong khi Mỹ đang quan tâm về mối đe dọa của Trung Quốc, Ấn Độ cũng quan tâm tới mối đe dọa của Trung Quốc thì đây là cơ hội rất tốt để Việt Nam nắm lấy để có thể có được những quan hệ chiến lược gần gũi với các cường quốc nhằm có thể đối trọng với Trung Quốc.
- Trong trường hợp Việt Nam bị “lỡ tàu”, không biết khai thác cơ hội mới này để bảo vệ chủ quyền và độc lập của mình thì chuyện gì sẽ xảy ra cho Việt Nam trong cuộc tranh giành giữa hai “con trâu”?
+ Nếu Việt Nam bỏ lỡ cơ hội lần này thì trong tương lai sẽ không có gì sáng sủa theo nghĩa Việt Nam tiếp tục bị kìm kẹp ở phía Tây là vấn đề sông Mê Công và ở phía Đông là vấn đề Biển Đông. Việt Nam không nắm lấy cơ hội này để đối trọng với Trung Quốc bằng cách giao hảo ở mức độ chiến lược với Ấn Độ và Mỹ thì có 2 cái rủi ro mà Việt Nam có thể phải gánh chịu. Chúng ta còn nhớ, sau khi giải phóng Sài Gòn thì Hà Nội đã nêu ra một giá rất cao trong vấn đề bang giao, bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ trong khi Mỹ vẫn còn do dự với chính sách mới đối với Bắc Kinh. Năm 1977-1978, thời điểm đó đáng lẽ Hà Nội phải năm lây cơ hội bình thường hóa ngoại giao với Mỹ. Sau khi Mỹ đã đạt được chinh sách với Trung Quốc rồi thì lúc bấy giờ Việt Nam không còn cần thiết nữa, cho nên Việt Nam “lỡ tàu”. Chúng ta nên biết rằng trong quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam cùng như trong quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam, thì Việt Nam cần Mỹ nhiều hơn Mỹ cần Việt Nam, Việt Nam cần Ấn Độ nhiều hơn Ấn Độ cần Việt Xam. Vì lý do đó mà khi cơ hội đã tới thì phải nắm lấy, nếu không thì sẽ bị “lỡ tàu”./.

TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ MỚI CỦA MỸ ĐỐI VỚI KHU VỰC VÀ TOÀN CẦU

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ ba, ngày 14/2/2012
TTXVN (Niu Yoóc 1/2)
Tạp chí Quốc phòng của Mỹ ngày 1/2 đăng bài phân tích về “Tác động của Chiến lược quân sự mới của Mỹ đối với toàn cầu và khu vực’’ của Tiến sĩ Subhash Kapila, nhà phân tích các vấn đề chiến lược và quan hệ quốc tế thuộc Tập đoàn Phân tích Nam Á của Ấn Độ, trong đó cho biết ngày 5/1, tại Lầu Năm Góc, Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố Chiến lược quân sự mới với nhan đề: “Duy trì sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ: Những ưu tiên cho quốc phòng thế kỷ 21″.
Chiến lược quân sự 2012 của Mỹ được coi là tài liệu chiến lược chi tiết trong thế kỷ 21 ra đời sau tài liệu đánh giá các thách thức chiến lược toàn cầu đang nổi lên thách thức vai trò lãnh đạo toàn cầu và siêu cường quân sự của Mỹ. Nó cũng được coi như một chính sách giải thích chiến lược mặc dù Mỹ áp dụng các biện pháp cắt giảm chi phí quân sự và tái cơ cấu lực lượng. Các nhân tố chính để Mỹ đề ra Chiến lược quân sự mới gồm:
- Trung Quốc và Iran trở thành “mối quan tâm chiến lược” của Mỹ trong năm 2012;
- Môi trường chiến lược đang thay đổi nhanh chóng ở châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông;
- Lực lượng Mỹ rút khỏi Irắc và thành công của Mỹ ở Ápganixtan cho phép Mỹ xem xét lại sức mạnh quân sự;
- Quốc hội Mỹ yêu cầu Chính phủ cắt giảm ngân sách quốc phòng 487 tỷ USD trong 10 năm tới.
Thực tế, Mỹ đang ở thời điểm bước ngoặt chiến lược năm 2012, do đó Mỹ cần có một tài liệu chiến lược chi tiết để chỉ đạo mọi hoạt động. Tài liệu đã chỉ ra các thách thức chiến lược của Mỹ trong năm 2012 và những năm tiếp theo như sau:
- Sự phát triển của các cường quốc mới ở châu Á, trong đó chủ yếu ám chỉ Trung Quốc;
- Những thay đổi lớn liên tiểp xảy ra ở Trung Đông;
- Các hoạt động gây mất ổn định của một số nước như Iran và Bắc Triều Tiên;
- Tình trạng phổ biến các loại nhiên liệu và vũ khí hủy diệt hàng loạt;
- Chủ nghĩa cực đoan bạo lực tiếp tục là mối đe dọa của Mỹ.
Suy cho cùng, mối đe dọa chiến lược hiện nay của Mỹ là Trung Quốc và Iran. Trung Quốc không hề che giấu các mối quan tâm chiến lược của họ để thách thức sức mạnh toàn cầu duy nhất của Mỹ. Trung Quốc đã tận dụng khoảng trống chiến lược được tạo nên trong thập kỷ qua ở châu Á-Thái Bình Dương khi Mỹ bị cuốn vào hai cuộc chiến tranh Irắc và Ápganixtan. Mỹ bắt đầu triển khai tiến trình điều chỉnh sự mất cân bằng chiến lược ở châu Á-Thái Bình Dương và khẳng định trong Chiến lược rằng Mỹ có ý định hành động mạnh mẽ hơn nữa, Bên cạnh đó, Iran hiện đang nổi lên như một cường quốc khu vực ở Trung Đông bất chấp các nỗ lực ngăn chặn của Mỹ và các nước đồng minh châu Âu. Iran cần được coi là một nhà nước có vũ khí hạt nhân, tuy khả năng sở hữu vũ khí hạt nhân của Iran có thể mới ở giai đoạn đầu. Cả Trung Quốc và Iran đã và đang tạo nện sức mạnh chiến lược thù địch chống Mỹ và các nước đồng minh khu vực của Mỹ, đồng thời có ý định xóa bỏ sự vượt trội chiến lược của Mỹ trên toàn cầu. Vì vậy, để đạt được mục tiêu chiến lược “Duy trì sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ” trong thế kỷ 21, Mỹ phải vô hiệu hóa mối đe dọa của Trung Quốc và Iran.
Trên cơ sở phân tích các tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng và các quan chức quân sự cấp cao khác của Mỹ, các chuyên gia cho rằng lựa chọn chiến lược hiện nay của Mỹ là: do cắt giảm lớn về quy mô lực lượng tác chiến của Lục quân và Lính thủy đánh bộ, Lầu Năm Góc đang từ bỏ kiểu Cơ cấu tổ chức lực lượng tác chiến và đánh thắng 2 cuộc chiến tranh lớn cùng một lúc. Nhận thấy điều này có thể gây hiểu lầm rộng rãi, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết Mỹ sẽ duy trì khả năng tiến hành một số cuộc chiến tranh cùng một lúc. Để nhấn mạnh vấn đề, ông ta khẳng định Mỹ sẽ không chống lại các mối đe dọa đã từng tồn tại trong kỷ nguyên Chiên tranh Lạnh mà tổ chức lực lượng để tác chiến và đánh thắng các thách thức trong thế kỷ 21. Chương trình cắt giảm quy mô lực lượng của Lính thủy đánh bộ và Lục quân Mỹ cho thấy Mỹ sẽ không duy trì quy mô lực lượng lớn và các chiến dịch ổn định lâu dài trên các chiến trường như Irắc và Ápganixtan. Nhưng điều đó không có nghĩa Mỹ sẽ cắt giảm gần như toàn bộ quy mô lực lượng Lính thủy đánh bộ và Lục quân. Mục đích cắt giảm quy mô lực lượng này của Mỹ nhằm nâng cao sức mạnh và khả năng tác chiến của các đơn vị.
Các chiến lược quân sự trong tương lai của Mỹ sẽ lệ thuộc vào việc sử dụng sức mạnh tổng hợp của lực lượng Không quân, Hải quân và Lực lượng đặc nhiệm của quân đội Mỹ. Do đó, các lực lượng này không những không bị cắt giảm mà có thể còn được đầu tư lớn hơn nữa. Theo phương hướng này, Mỹ bắt đầu thúc đẩy và hoàn thiện “Học thuyết tác chiến trên không-trên biển” để thay thế “Học thuyết tác chiến trên bộ-trên biển” của Mỹ đang được NATO áp dụng. Để thực hiện chiến lược, Mỹ âm mưu dựa vào các nước đồng minh khu vực, đồng thời thúc đẩy và xây dựng các mối quan hệ đối tác chiến lược mới để thay thế lực lượng Mỹ trên tất cả các chiến trường, về những thay đổi chiến lược khu vực, Chiến lược quân sự mới của Mỹ đề ra những ưu tiên chiến lược dưới đây:
- Tăng cường sự hiện diện quân sự, các khả năng nâng cao sưc mạnh tác chiến và sức mạnh ngăn chặn ở châu Á-Thái Bình Dương;
- Chú trọng duy trì sự hiện diện và các khả năng quân sự của Mỹ ở
Trung Đông rộng lớn hơn;
- Cắt giảm và bố trí lại lực lượng quân sự ở châu Âu và khẳng định NATO tiếp tục là một “Liên minh hạt nhân” chừng nào các loại vũ khí hạt nhân còn tồn tại trên toàn cầu.
Nhưng Chiến lược quân sự năm 2012 của Mỹ có những tác động toàn cầu. Trước hết, cắt giảm quy mô lực lượng và những thay đổi chiến lược khu vực dẫn đến tư tưởng cho rằng Mỹ không còn khả năng duy trì vai trò lãnh đạo cũng như sức mạnh quân sự vượt trội trên toàn cầu. Nằm cường quốc: Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản và Ấn Độ đều nằm trong mối quan
hệ đối tác chiến lược ngày càng phát triển với Mỹ. Do đó, 5 cường quốc này không phải là mối đe dọa chiến lược đối với Mỹ. Với Nga, mặc dù đang khôi phục chiến lược nhưng Nga không có ý định và cũng chưa có đủ khả năng để thách thức sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ như trong kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh. Trung Quốc, cường quốc duy nhất có chương trình hiện  đại hóa quân sự chiến lược và sức mạnh chiến lược, đang có ý định thách thức vị thế bá chủ thế giới của Mỹ và tìm cách buộc Mỹ rút khỏi Đông Á. Do vậy Chiến lược quân sự mới của Mỹ không những có tác động toàn cầu mà còn ảnh hưởng đến sự lãnh đạo toàn cầu và sức mạnh quân sự vượt trội của Mỹ.
Bên cạnh đó, Chiến lược quân sự 2012 của Mỹ cũng gây nên những tác động khu vực, trong đó đặc biệt đối với châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông. Chiến lược này thể hiện rõ Mỹ có ý định tăng cường quy mô lực lượng, các khả năng nâng cao sức mạnh tác chiến và ngăn chặn ở châu Á-Thái Bình Dương. Do đó, cuộc đối đầu chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ ngày càng trở nên quyết liệt trong thế kỷ 21. Mặc dù chưa xuất hiện một cuộc xung đột vũ trang toàn diện nhưng một cuộc chiến tranh lạnh mang tính chiến lược sẽ xảy ra. Trung Quốc có thể đẩy mạnh chiến lược chính sách bên miệng hố chiến tranh truyền thống ở châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt ở Biển Đông. Nhưng thực tế, Trung Quốc không có nhiều đồng minh tự nhiên ở châu Á- Thái Bình Dương, ngoài Bắc Triều Tiên và Pakixtan. Trong khi đó, Mỹ xem xét lại và tăng thêm sức mạnh mới cho cơ cấu an ninh ở châu Á-Thái Bình Dương, ngoài việc thúc đẩy quan hệ với Việt Nam và Mianma. Tại Trung Đông, mặc dù không tăng cường sức mạnh quân sự như đã khẳng định, nhưng Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục duy trì quy mô lực lượng quân sự hiện nay trong khu vực. Nên nhớ, ở Trung Đông, bất chấp Thổ Nhĩ Kỳ và Arập Xêút giảm bớt mối quan hệ chiến lược của họ với Mỹ, các nước đồng minh châu Âu thường xuyên ở đó để lấp đầy khoảng trống quân sự. Ixraen sẽ tiếp tục là chỗ dựa vững chắc cho sức mạnh quân sự của Mỹ ở Trung Đông. Nhưng vấn đề- cần lưu ý lá, các cường quốc khu vực khác ở châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc đối đầu giữa Mỹ với Trung Quốc và Iran. Thực tế, Trung Quốc đã sử dụng Iran như một mũi nhọn phản chiến lược chống Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông.
Tóm lại, tất cả các đánh giá chiến lược sẽ sai lầm nếu cho rằng cả giảm ngân sách quốc phòng và quy mô lực lượng sẽ làm giảm vị thế là nước lãnh đạo toàn cầu và làm mất vị thế siêu cường quân sự của Mỹ. Sức mạnh toàn cầu của Mỹ chắc chắn không giảm. Mặc dù không chính thức và thông qua các phương tiện truyền thông, hiện nay Trung Quốc đang đặt câu hỏi làm sao Mỹ có thể duy trì vai trò lãnh đạo toàn cầu bằng một nên kinh tế yếu kém? Câu trả lời nằm trong thực tế ở châu Á-Thái Bình Dương, hiện nay nhiều nước đang hợp tác với Mỹ vì nhận thấy mối đe dọa của Trung quốc. Trung Quốc không thể bảo đảm chiến lược hoặc kinh tế cho các nước này, trong khi sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực là có thể.
***
TTXVN (Niu Đêli 10/2)
Thế giới đang thay đi nhanh chóng với sự chuyển dịch cán cân quyền lực gia Mỹ và Trung Quốc. n Độ phn ứng như thế nào trước sự thay đnày ? Theo nhà phân tích chính trị cao cn Độ  C. Raja Mohan,Niu Đêli đang “ng yên” chẳng phán ứng gì Trong bài nh luận trên tờ “India Express ”, ông C. Raja Mohan viết về vấn đẽ này như sau:
Sau Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố “Chiến lược quân sự mới” báo chí Ấn Độ đã đăng nhiều bài có tiêu đề với nội dung như “Trung Quốc là mối đe dọa và Ấn Độ là một đối tác”. Cách đặt vấn đề đơn giản như vậy đã che giấu sự phức tạp của vấn đề. Trên thực tế chiến lược quốc phòng mới của Oasinhtơn phản ánh một sự thay đổi lớn về cấu trúc trong môi trường bên ngoài Ấn Độ. Xét về bản chất, chiến lược quốc phòng mới của Chính quyền Obama cho thấy sự suy giảm ảnh hưởng của Mỹ dường như không thể đảo ngược và sự nổi lên của Trung Quốc là không thể ngăn cản được.
Bề ngoài, khái niệm của Mỹ về tam giác chiến lược này không phải là mới. Trong thực tế, giới bình luận chính trị tại cả Mỹ và Ấn Độ đều cần sáng kiến hạt nhân dân sự năm 2005 của cựu Tổng thống Mỹ G. Bush một phần của nỗ lực mang tính chiến lược nhằm thúc đẩy Ấn Độ như một đối trọng tiềm năng với Trung Quôc.
Sáng kiến trên đã dẫn tới việc các đảng cánh tả đã rút ra khỏi liên minh trong chính phủ của Liên minh Tiến bộ Thống nhất cầm quyền nhiệm kỳ đầu (UPA-1), do đảng Quốc đại lãnh đạo, và cũng đã kết thúc giai đoạn bị cô lập kéo dài trong lĩnh vực hạt nhân của Ấn Độ như một cuộc thử thách địa chính trị.
Trong khi đó, Bắc Kinh đã nghi ngờ Ấn Độ đang vạch chiến lược ngăn chặn do Mỹ đứng đầu chống lại Trung Quốc, và cố gắng ngăn chặn việc thông qua sáng kiến hạt nhân dân sự trong nhóm cung cấp hạt nhân (NSG) năm 2008. Tuy nhiên, khi không thể làm được điều đó, Bắc Kinh đã tuyên bố ký một thỏa thuận hạt nhân với Pakixtan tương tự như thỏa thuận hạt nhân mà Mỹ đã ký với Ấn Độ.
Các cuộc tranh luận về hạt nhân của Ấn Độ giai đoạn 2005 đến 2008, có thể được coi là cuộc tranh cãi về chính sách đối ngoại “quyết liệt” nhất tại Niu Đêli kể từ thất bại của Trung Quốc năm 1962, đã cho thấy 3 yếu tô quan trọng về thế giới quan của Ấn Độ.
Một là’“sự ngờ vực” sâu sắc đối với Mỹ trong tất cả các chính đảng ở Ẩn Độ. Tại đó, Đảng Cộng sản Mácxít Ấn Độ (CPM) và Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) đã cùng nhau “hợp tác” để chống lại một thỏa thuận mà Chính phủ Ấn Độ ủng hộ nhằm thắt chặt quan hệ hợp tác mạnh mẽ với Mỹ.
Hai là về những tác động chính trị trong nước của việc tiến gần hơn tới Oasinhtơn, trong đó, Đảng Quốc đại tỏ ra mơ hồ về sáng kiến hạt nhân của Thủ tướng M. Singh, do dự trong việc gạt bỏ CPM và xa lánh các khối cử tri khác.
Ba là những nỗi lo sợ cố hữu về sức mạnh của Mỹ, việc lặp lại cơn ác mộng trong cuộc tranh luận ở Ấn Độ về chương trình vũ khí chiến lược và Niu Đêli bắt đầu phụ thuộc vào Oasinhtơn.
Mặc dù sáng kiến hạt nhân cuối cùng đã được ký kết, sự e ngại của Ấn Độ về sức mạnh của Mỹ vẫn không biến mất. Điều này được phản ảnh bởi sự mâu thuẫn tiếp diễn trong tư tưởng ở Niu Đêli, đặc biệt trong Bộ Quốc phòng, về vấn đề tăng cường hợp tác an ninh và quốc phòng với Oasinhtơn.
Trong khi cách nói của Ấn Độ không thay đổi thì thế giới đã đổi khác trong những năm gần đây. Khi Thủ tướng M. Singh và cựu Tổng thống Mỹ G. Bush tuyên bố thỏa thuận hạt nhân năm 2005, nước Mỹ đang ở đỉnh cao của “một thế giới đơn cực”.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã bao trùm nước Mỹ, nhanh chóng làm thay đổi sự thịnh vượng của họ. Quyết định cắt giảm gần 500 tỷ USD của Chính quyền Obama trong ngân sách chi tiêu quốc phòng trong thập kỷ tới là sự nhượng bộ trước thực trạng kinh tế Mỹ hiện nay.
Nếu Quốc hội Mỹ không đảo ngược kế hoạch của Nhà Trắng về cắt giảm thâm hụt ngân sách thì việc giảm chi phí quốc phòng thêm 500 tỷ USD sẽ được thực thi một cách tự động vào năm tới.
Tổng thống Mỹ Obama thông báo với người dân Mỹ về chiến lược quốc phòng mới của chính phủ, “chúng ta phải cải cách chính sách tài chính của nước Mỹ trong khuôn khổ và khôi phục sức mạnh của nền kinh tế về lâu dài”. Kể từ khi lên làm Tổng thống năm 2009, Tổng thống Obama đã cho rằng việc xây dựng nền kinh tế Mỹ phải được ưu tiên hơn những ý tưởng “hão huyền” về các cách tái cấu trúc nền kinh tế đã bị thất bại tại các nước trên thế giới.
Tổng thống Obama đã kết thúc sự chiếm đóng Irắc và sẽ kiên quyết rút lực lượng quân sự của Mỹ tại Ápganixtan năm 2012, và Quân đội Mỹ sẽ kết thúc vai trò tại nước này vào năm 2014.
Nói một cách đơn giản, thời đại “phiêu lưu” quân sự của Mỹ đã qua. Trong khi nước Mỹ vẫn sẽ duy trì sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới, ông Obama đã ra lệnh cắt giảm lực lượng quân đội Mỹ, giảm bớt các tham vọng địa chính trị, và giảm các sứ mệnh quân sự mà Mỹ có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào.
Trong khi Lầu Năm Góc chuẩn bị cho một thời đại “thắt lưng buộc bụng”, những ưu tiên trong chính sách của Chính quyền Obama là giảm sự hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Âu, tránh các cuộc chiến tranh rất tốn kém như chiến tranh tại Irắc và Ápganixtan, điều chỉnh chiến lược quay trở lai châu Á – Thái Bình Dương nhằm đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Nếu nước Mỹ đã coi thường những thách thức từ Trung Quốc tại thời kỳ đỉnh cao sức mạnh của Mỹ trong thập kỷ qua, thì hiện nay, Oasinhtơn đang phải “vật lộn” điều chỉnh chiến lược để đối phó với việc Bắc Kinh gia tăng sức mạnh quân sự tại châu Á ở thời điểm nước Mỹ đang trong thời kỳ “yếu kém nhất” kể từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ Hai.
Các cuộc tranh luận nội bộ tại Oasinhtơn và Bắc Kinh là về cùng một chủ đề – cán cân quyền lực đang thay đổi nhanh chóng tại châu Á giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong khi tại Oasinhtơn và Bắc Kinh người ta đang tranh luận mạnh mẽ và sâu sắc về ý nghĩa của sự chuyển dịch quyền lực này đối với các chiến lược quốc gia của nước họ, phần lớn các nhà hoạch định chính sách tại Niu Đêli hoặc không nhận thức được “hoàn cảnh thuận lợi” hay hoàn toàn không muốn đối mặt với các tác động của sự suy giảm ảnh hưởng của Mỹ và sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Giới tinh hoa Ấn Độ vốn cảm thấy rất dễ chịu với sự lãnh đạo của Mỹ sẽ sớm nhận ra sự suy yếu của Mỹ có thể gây ảnh hướng lớn hơn đến an ninh của mình. Niu Đêli cũng có thời gian dài ảo tưởng về sự ngang bằng nào đó với Trung Quốc.
Quả thực, Ấn Độ đã ngang bằng với Trung Quốc trong những năm 1990. Tuy nhiên, kể từ đó, Trung Quốc đã nhanh chóng vượt Ấn Độ trong tất cả các tiêu chí sức mạnh quốc gia trong hai thập kỷ qua.
Sự suy giảm của Mỹ, sự nổi lên của Trung Quốc và cán cân quyền lực đang thay đổi giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tác động tới tất cả các khía cạnh an ninh quốc gia của Ấn Độ trong những năm sắp tới. Liệu Oasinhtơn hung hăng có thể tiến hành một cuộc chiến tranh lạnh mới với Bắc Kinh hay sẽ thu mình lại để làm cho Trung Quốc hài lòng, Ấn Độ sẽ cảm thấy bất an sâu sắc về chiến lược.
Tuy nhiên, vấn đề là ai, cái gì có thể đánh thức giấc ngủ của “Kumbhakarna” (nhân vật khổng lồ huyền thoại trong sử thi Ramayana của Ấn Độ cổ được mô tả có giấc ngủ say ghê gớm và chí thức giấc khi có 1.000 con voi đi qua đẫm lên) ở Niu Đêli?./.

Vinacomin sản xuất alumina khi giá nhôm lao dốc

Mô hình Nhà máy Alumin Nhân Cơ, huyện ĐắkR’Lấp, tỉnh Đắk Nông. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)
(Tamnhin.net) - Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản VN (Vinacomin) đang lên kế hoạch đàm phán với các đối tác của Trung Quốc và Nhật Bản bán alumina từ dự án khai thác nhôm đầu tiên của Việt Nam. Trong khi đó nhiều tập đoàn khoáng sản khác trên thế giới đang cắt giảm sản lượng do giá nhôm lao dốc, ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Theo Vinacomin, hai công ty Chalco (Trung Quốc) và Marubeni (Nhật Bản) đã bắt đầu đàm phán với tập đoàn từ năm ngoái để mua alumina sản xuất từ dự án bô xít Tân Rai. Tuy nhiên, hợp đồng mua bán chưa được ký kết.
Hai đối tác này trước đó đã giúp Vinacomin về nguồn vốn và trang thiết bị cho dự án Tân Rai. Cụ thể, Marubeni hỗ trợ vay 300 triệu USD hợp vốn từ các ngân hàng nước ngoài và một thỏa thuận cho vay sẽ được ký kết vào đầu năm nay. Chalco là công ty cung cấp kỹ thuật và nhà thầu xây dựng cho dự án.
Sau nhiều lần trì hoãn, Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam khẳng định sẽ đầu quý 2 năm nay, sản phẩm alumin đầu tiên sẽ ra lò. Sản lượng alumina tại nhà máy Tân Rai sẽ đạt 300.000 tấn trong năm nay và tăng lên 520.000 tấn trong năm tiếp theo.
Dự án thứ hai của Vinacomin tại Nhân Cơ, tỉnh Đăk Nông đang được triển khai, dự kiến sẽ bắt đầu đi vào sản xuất vào năm 2014 với sản lượng 300.000 tấn và có thể lên tới 650.000 tấn vào năm 2016.
Giá nhôm giao trong ba tháng đã sụt giảm 30% xuống còn 1.962 USD/tấn vào giữa tháng 12 năm ngoái sau khi chạm đỉnh 2.797 USD/tấn hồi tháng 5 trên sàn giao dịch kim loại London. Hôm qua (15/2), giá nhôm được giao dịch tại mức giá 2.200 USD, giảm 0,68%.
Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Biên, thì giá nhôm giảm chỉ là tạm thời. Trong khi đó Alcoa, Rio Tinto và các đối thủ trên thế giới đang cắt giảm sản lượng do giá nhôm lao dốc, ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty. Alcoa, nhà sản xuất lớn nhất nước Mỹ, cho biết, Trung Quốc có thể chỉ dùng đến 70% công suất trong năm 2012.
Theo lãnh đạo Vinacomin, tập đoàn hiện cần khoảng 30.000 - 40.000 tỷ đồng hàng năm cho kế hoạch đầu tư đến 2015.
Chuẩn bị cho nguồn vốn này, Vinacomin đang có kế hoạch bán ít nhất 1.500 tỷ đồng trái phiếu trong nước vào nửa đầu năm nay. Vốn đầu tư sẽ được tập trung vào than, khoáng sản và năng lượng.
Công ty ước lợi nhuận trước thuế năm nay sẽ giảm từ xuống còn 6.280 tỷ đồng từ 8.000 tỷ đồng đạt được hồi năm ngoái do mức lãi suất đi vay cao, chi phí đầu vào biến động và những bất ổn không dự đoán trước được của kinh tế toàn cầu.
PV (tổng hợp)


HÀ NỘI - (Bloomberg News, 14/02/2012) - Tập đoàn Công Nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, một công ty quốc doanh, đang đàm phán với các công ty hùn vốn Aluminum Corp of China Ltd (Chalco, Trung Quốc) và Marubeni Corp (Nhật) để bán dự án khai thác nhôm đầu tiên của Việt Nam.



Tập đoàn Công Nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam sẽ bắt đầu sản xuất tại nhà máy alumina ở Tân Rai tỉnh Lâm Đồng ở Tây Nguyên vào đầu quý thứ 2, 2012, ông Nguyễn Văn Biên Phó tổng giám đốc Vinacomin cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại Hà Nội ngày hôm qua. Mỏ bauxite Tân Rai là một trong mỏ hai công ty đang khai thác.

Việt Nam đang chuẩn bị để bắt đầu sản xuất alumina, có thể được nấu chảy thành nhôm để dùng trong kỹ nghệ xe hơi, bao bì, và xây cất (nhà ở), khi mức sản xuất nhôm trên toàn cầu đang giảm xuống vì giá năng lượng tăng cao cùng lúc giá nhôm sụt giảm. Khai thác bauxite hiện đang bị dân chúng phản đối và chỉ trích vì những tác hại cho môi trường và vấn đề an ninh quốc gia.

Marubeni đã giúp Vinacomin vay 300 triệu USD hợp vốn từ các ngân hàng ở nước ngoài, và một thỏa thuận cho vay sẽ được ký kết vào đầu năm nay, ông Biên nói. Aluminum Corp. of China Ltd. (Chalco), là công ty cung cấp kỹ thuật và nhà thầu xây dựng cho dự án, ông Biên cho hay.

Hai công ty, Chalco và Marubeni, đã bắt đầu đàm phán với Vinacomin từ năm ngoái để mua nhôm dù hợp đồng mua bán chưa được ký kết. Một thỏa thuận khác sẽ được nối kết với việc xây dựng nhà máy, ông Biên nói thêm.

Trong khi Vinacomin đặt hy vọng vào nhu cầu dài hạn và có thể sản xuất nhôm sau năm 2015, Alcoa Inc., Rio Tinto Group và các đối thủ toàn cầu đang cắt giảm mức sản xuất khi nhôm xuống giá, giảm lợi nhuận hồi năm ngoái. Alcoa, nhà sản xuất nhôm lớn nhất nước Mỹ, cho biết Trung Quốc có thể dùng 70% sản phẩm của họ trong năm 2012.

Giá Nhôm

Từ tháng 5 đến giữa tháng 12, 2012 giá nhôm trên sàn Hối đoái Kim loại London đã giảm 30% từ 2.797 USD/tấn xuống 1.962/tấn. Giá nhôm tăng 13% kể tháng 12, hiện nay ở mức 2.210 USD/tấn trong ngày hôm qua.

“Giá nhôm giảm chỉ là chuyện tạm thời,” ông Biên cho biết. “Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo được do đó khai thác và tinh chế bauxite và alumina là điều đáng kể trên đường dài.”

Sản lượng alumina tại nhà máy Tân Rai sẽ kên đến 300.000 tấn trong năm nay và tăng lên 520.000 tấn trong năm tới trước khi đạt được công suất khoảng 650.000 tấn vào năm 2014. Dự án thứ hai của Vinacomin tại Nhân Cơ ở tỉnh Đăk Nông đang được xây dựng sẽ bắt đầu với sản xuất 300.000 tấn vào năm 2014 và lên đến 650.000 tấn vào năm 2016.



Vùng khoáng sản Beauxite ở cao nguyên Trung phần VN
Nguồn: http://atlanticltd.com.au/

“Đây là hai dự án thí điểm, vì thế càng sớm hoàn thành chúng, chúng ta có thể đánh giá ngành công nghiệp nhôm tại Việt Nam nhanh hơn,” ông Biên cho biết. “Điều náy sẽ giúp chúng tôi hướng đi rõ ràng hơn và sẽ thuận lợi cho những quyết định của chúng tôi về các dự án trong tương lai.”

Đầu tư hàng năm

Vinacomin cần khoảng 30 nghìn tỷ đồng đến 40 nghìn tỷ đồng hàng năm cho dự án đầu tư trong cho đến năm 2015, ông Biên nói. Công ty có kế hoạch bán trái phiếu trong nước trị giá ít nhất 1,5 nghìn tỷ đồng trong nửa đầu năm nay. Vốn đầu tư này sẽ tập trung vào than, khoáng sản và các doanh nghiệp năng lượng, ông Biên cho hay.

Công ty này dự báo lợi nhuận trước thuế sẽ giảm xuống còn 6,28 nghìn tỷ đồng trong năm nay từ khoảng 8 nghìn tỷ đồng năm ngoái do lãi suất cao, thay đổi của chi phí đầu vào và biến động không thể đoán trước trong nền kinh tế toàn cầu, theo ông.

Bauxite được tinh chế thành alumina, sau đó được nấu chảy thành nhôm. Cần khoảng bốn tấn bauxite để sản xuất đượn một tấn nhôm.


© DCVOnline




Nguồn: Vinacomin in Talks to Sell Alumina to Chalco, Marubeni This Year. Phạm Ngọc Diệp tại Hà Nội. Biên tập: John Chacko, Baldave Singh. Bloomberg News.



Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) cam kết tài trợ 100 triệu USD, tương đương 2.100 tỷ đồng, cho Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) để thực hiện Dự án đầu tư nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ.

Hợp đồng tín dụng này được ký kết chiều 19/1/2012, tại Hà Nội.

Đây cũng là khoản tín dụng nằm trong gói tín dụng gần 6.000 tỷ đồng mà VietinBank dành cho Vinacomin.



Dự án đầu tư nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ nằm trong quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng Bauxite giai đoạn 2007-2015, đã được Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định và được Thủ tướng phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi.

Đây là dự án có ý nghĩa quan trọng trong việc mở ra một ngành công nghiệp mũi nhọn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá khu vực Tây Nguyên và cả nước.

Dự án đầu tư nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ là tổ hợp gồm 2 Nhà máy là Nhà máy tuyển quặng bauxit với công suất khoảng 1.650.000 tấn quặng tinh khô/năm, có khả năng mở rộng lên khoảng 3.300.000 tấn quặng tinh khô/năm và cấp thẳng cho Nhà máy sản xuất alumin (được xây dựng tại xã Nghĩa Thắng, huyện Đăk R'lấp, tỉnh Đăk Nông).

Nhà máy Alumin có công suất thiết kế đạt khoảng 650.000 tấn/năm, có khả năng mở rộng lên công suất khoảng 1.200.000 tấn/năm (được xây dựng tại xã Nhân Cơ, huyện Đăk R'lấp, tỉnh Đăk Nông)./.
Minh Thúy (Vietnam+)

7.650 tỉ đồng và thực quyền bộ trưởng (PLTP). (PL)- Sáng 23-12, tại TP Bảo Lộc (Lâm Đồng), Bộ GTVT đã long trọng làm lễ khởi công cải tạo, nâng cấp quốc lộ 20 với nguồn vốn gần 7.650 tỉ đồng, theo hình thức BT (tức là nhà thầu ứng trước làm, ngân sách chi trả sau).


Lễ khởi công này được xem là “dấu chấm hết” cho cuộc tranh cãi: TKV (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, chủ đầu tư dự án bauxite Tây Nguyên) hay tiền thuế (ngân sách) của dân sẽ bỏ ra làm đường vận chuyển bauxite!
Dĩ nhiên thì tiền của TKV hay tiền thuế, xét cho cùng cũng đều là một vì TKV là doanh nghiệp nhà nước, kinh doanh bằng cách móc tài nguyên lên bán, mà tài nguyên thì cũng là tài sản dự trữ của hơn 80 triệu người dân Việt Nam. Vì thế việc tranh cãi, xét cho cùng chỉ là nhằm chứng minh cho luận điểm rằng khai thác bauxite có lợi ích kinh kế hay không?! Đến nay câu hỏi này chẳng còn tranh cãi nữa khi mấy ngày trước, đại diện Bộ GTVT đã nói thẳng tại cuộc họp báo thường kỳ là “giá thành bauxite không thể “cõng” được chi phí làm đường” và vì thế nên TKV không phải bỏ ra một đồng nào để thực hiện dự án!
Tuy nhiên, con số 7.650 tỉ đồng dù lớn nhưng lại không đáng phải nghĩ bằng một thứ vô giá khác là chuyện “thực quyền” bộ trưởng Bộ GTVT. Ngay khi mới nhậm chức tại Quốc hội, tân Bộ trưởng Đinh La Thăng nói rằng nếu có thực quyền như tư lệnh chiến trường ông sẽ lập lại trật tự trong ngành và trong “bài toán bauxite” ông tuyên bố sẽ không có ngoại lệ. Báo Lao Độngkhi đó đã có bài phỏng vấn “hoành tráng” về việc này và trả lời của Bộ trưởng Đinh La Thăng đã khiến nhiều người nghĩ rằng khi chưa có cảng Kê Gà kiểu gì TKV cũng phải chi tiền làm đường nếu muốn vận chuyển bauxite qua quốc lộ 20!
Thế nhưng sau gần nửa năm, thực tế đã diễn ra khác hẳn với lễ khởi công và phát ngôn của đại diện Bộ GTVT cho thấy nếu không phải ông Đinh La Thăng “nghĩ lại” thì có vẻ như làm bộ trưởng nhưng ông đã không có thực quyền.
Mới hay, giá trị của thực quyền có khi còn nhiều hơn con số 7.650 tỉ đồng…
PHAN MAI


SGTT.VN - Bộ Giao thông vận tải vừa cho biết ngân sách nhà nước sẽ được dùng để làm lại quốc lộ 20, một trong hai con đường chính vận chuyển bôxít từ nhà máy Tân Rai, Lâm Đồng xuống cảng ở Đồng Nai (trong khi chưa có cảng Kê Gà).
Theo đó, quốc lộ này sẽ được làm trước đoạn từ ngã ba Dầu Giây giao với quốc lộ 1 ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai đến ngã ba giao với TL 725 thuộc địa phận thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng theo hình thức… xây dựng – chuyển giao (BT).
Cuối cùng thì sau một rừng thông tin, chuyện đầu tiên – tiền đâu, cũng sáng tỏ. Trước đó, đề xuất của bộ Giao thông vận tải, có sự “thống nhất” của chủ đầu tư dự án khai thác bôxít này – tập đoàn TKV – rằng nếu chưa bố trí được vốn thì sẽ làm theo hình thức BT nhưng TKV phải cam kết trả sau cả phần gốc và lợi nhuận hợp lý. Những tưởng, như lời ông Nguyễn Thanh Liêm, trưởng ban nhôm – titan thuộc TKV, rằng “TKV góp một phần, còn làm cả thì phải thu phí”. Những tưởng, như đề xuất của một số đại biểu Quốc hội và các địa phương, TKV phải bỏ tiền ra để làm, để chứng minh hiệu quả kinh tế của dự án mà tập đoàn này ra sức bảo vệ đã tính đúng, tính đủ các chi phí, trong đó có chi phí cho việc vận chuyển.
Tiền ngân sách hay tiền TKV – một doanh nghiệp nhà nước, thì cũng là tiền của dân, do dân đóng thuế mà ra. Nhưng chuyện “đầu tiên” này giúp sáng tỏ nhiều chuyện khác. Chưa tính đến những tác động tiêu cực có thể lên quốc phòng an ninh hay môi trường, càng ngày càng có cơ sở để nghi ngờ hiệu quả kinh tế của những dự án khai thác bôxít. Tự thân những van xin ưu đãi về thuế đến bảo lãnh tín dụng hay những “than khóc” về chuyện sẽ lỗ vốn nếu phải bỏ tiền ra làm đường có giá trị chứng minh cho sự nghi ngờ nói trên.
Trong quyết định “chủ chi” của bộ Giao thông vận tải, hẳn TKV sẽ rất biết ơn bộ này, khi thứ trưởng Trương Tấn Viên giải thích “bắt TKV đầu tư hết thì giá thành bôxít không chịu nổi và giảm hiệu quả dự án khai thác bôxít và cả kinh tế xã hội các địa phương liên quan”. Vì sao bộ Giao thông vận tải thay đổi quan điểm về nghĩa vụ góp vốn làm đường của TKV? Vì sao lại thay đổi theo cách bảo vệ hiệu quả đầu tư của TKV như vậy?
Câu trả lời, từ phía bộ Giao thông vận tải, có vẻ nằm ở chỗ bộ này cho rằng đó là quyết định “vì lợi ích kinh tế và nhu cầu dân sinh”. Lợi ích kinh tế, dưới góc nhìn của Đồng Nai, hẳn không gồm lợi ích địa phương vì chính nơi này từng đề nghị xe chở bôxít chỉ đi qua những con đường không thuộc quyền quản lý của mình do những quan ngại về trật tự an toàn giao thông. Nhu cầu dân sinh thì đã hẳn, ai không muốn có con đường to đẹp để đi. Nhưng đường to đẹp cùng với xe chở bôxít thì lại là một vấn đề khác. Tiếc rằng, trong chuyện này, họ không thể chủ động lựa chọn.
Bộ Giao thông vận tải nói quốc lộ 20 đã xuống cấp, nhà nước (bộ) đã có kế hoạch nâng cấp từ lâu nhưng thiếu vốn. Thực tế này kéo dài cho tới hiện nay, điều gì khiến nó thay đổi? Trọng lượng của bôxít chi phối nên quyết định mở hầu bao để con đường bôxít được hanh thông? Theo logic này, có khi người dân phải cám ơn TKV cùng những chuyến xe bôxít, nhờ đó mà họ có đường mới. Theo một logic khác, còn phải chờ xem những được – mất mà con đường bôxít mang lại.
Một quyết định – nhiều câu hỏi. Nhưng quyết định này là câu trả lời cho câu hỏi “Thế đã rồi của con đường bôxít?” mà báo Sài Gòn Tiếp Thị đặt ra trong bài viết số ra ngày 26.8.2011. Nó đã… rồi thật rồi!.
Hơn 7.600 tỷ đồng cải tạo đường chuyển bauxite (QĐND) - Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Tấn Viên cho biết, ngày 23-12, Bộ sẽ khởi công dự án cải tạo Quốc lộ 20 nối từ Đồng Nai đến Lâm Đồng với tổng vốn hơn 7.600 tỷ đồng...

TKV không phải bỏ tiền làm đường chở bauxite -Ngày 23/12 tới sẽ chính thức khởi công dự án khôi phục cải tạo, nâng cấp quốc lộ 20 từ Đồng Nai đến Lâm Đồng, phục vụ cho việc khai thác và vận chuyển sản phẩm bauxite ở Tây Nguyên.

Tuy nhiên, theo Bộ GTVT, do giá thành bauxite không thể “cõng” được chi phí làm đường nên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV - chủ đầu tư dự án bauxite Tây Nguyên) không phải bỏ ra một đồng nào để thực hiện dự án, báo PLTP.HCM cho biết.



Trả lời câu hỏi của báo chí rằng việc sửa chữa, nâng cấp tuyến đường này chủ yếu nhằm phục vụ cho việc khai thác và vận chuyển bauxite, vậy tại sao TKV lại không phải bỏ tiền, Thứ trưởng Bộ GTVT Trương Tấn Viên cho biết quốc lộ 20 là đường chung, không chỉ phục vụ bauxite mà còn phục vụ nhiều lĩnh vực, nhiều ngành khác. “Do đó, phải sử dụng nguồn vốn ngân sách để đầu tư xây dựng. Hơn nữa, nếu bắt TKV phải lo tiền làm đường thì giá thành bauxite sẽ không thể chịu được” - ông Viên nói.
s
Quốc lộ 20 sẽ chính thứcđược nâng cấp vào ngày 23/12. Ảnh: QĐND

Tổng mức đầu tư cải tạo nâng cấp toàn bộ tuyến quốc lộ 20 sẽ vào khoảng 7.600 tỉ đồng. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn ngân sách nên trước mắt mới chỉ thực hiện nâng cấp giai đoạn 1 với chiều dài khoảng 123 km và được thực hiện theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT). 

Theo báo NLĐ, với phương án huy động vốn BT cho dự án nói trên, Bộ GTVT đã tạo ra một sự ưu ái quá lớn cho TKV trong việc phát triển 2 dự án bauxite thí điểm tại Tây Nguyên.

Mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã đồng ý rót 1.000 tỉ đồng làm 24 km đường phục vụ vận chuyển sản phẩm bauxite. Ngoài ra, HĐND tỉnh Lâm Đồng còn thống nhất xây dựng tuyến đường sắt liên tỉnh dài 248,3 km nối liền Tân Rai (Lâm Đồng) với Gia Nghĩa (Đắk Nông) tới cảng Kê Gà (Bình Thuận) để phục vụ khai thác bauxite và phát triển du lịch với tổng kinh phí hơn 62.682 tỉ đồng.  

Bắc Lưu (Tổng hợp)


TP - Ngày 13-12, Công an tỉnh Lâm Đồng khởi tố, bắt tạm giam 12 cán bộ và người dân về các hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn và lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nhóm bị can này được xác định có sai phạm trong đền bù giải phóng mặt bằng công trình tổ hợp bô xít - nhôm Lâm Đồng.

Bước đầu, công an làm rõ, năm 2005 - 2006, tỉnh Lâm Đồng công bố quy hoạch diện tích đất bị thu hồi để triển khai dự án tổ hợp bôxít - nhôm. Thế nhưng, đến năm 2009, một số cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Lâm Đồng gồm Hoàng Công Sỏi (Phó phòng nghiệp vụ), Nguyễn Duy Hùng (cán bộ tổ Ngoại nghiệp), Phan Văn Triều và Lưu Minh Hùng (cán bộ tổ Nội nghiệp) cùng một số người quen biết đã mua hàng chục thửa đất nông nghiệp hoặc đất khai phá của người dân ở thôn 7, xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm. Sau đó, họ nhờ nhiều người khác đứng tên để nhận tiền đền bù, tiền hỗ trợ ổn định cuộc sống, dạy nghề tạo việc làm…
Theo quy định, chỉ những hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi đất mà không có đất để bồi thường thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm. Trong khi đó, 12 đối tượng trên cùng những người đứng tên hộ đều không trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất này nhưng đã làm hồ sơ gian dối, chiếm đoạt gần 20 tỷ đồng tiền chênh lệch đền bù giải phóng mặt bằng.
Công an Lâm Đồng đang mở rộng điều tra để làm rõ trách nhiệm một số cơ quan, cá nhân khác liên quan.
P.V-Khởi tố, bắt giam 12 đối tượng 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét