Chính trị – Xã hội
Posted by basamnews on 08/10/2012
NÓNG! 9h30’, Tin từ CTV cho biết: “Hiện
nay gần 200 anh em thương binh ở Hà nội đang biểu tình ở Bờ Hồ phản đối
Thành phố và các phường dung túng cho lưu manh côn đồ giả danh thương
binh đang hoành hành ở Thủ đô. Hiện tại anh em thương binh chia ra 70 xe
đến Văn phòng chủ tịch nước để kêu cứu.”
‘Đừng để TQ can thiệp vào nội bộ Đảng’ (BBC) —
Nhìn lại cuộc chiến Việt-Trung năm 1979 (VOA) —-
Báo Nhân Dân lo sợ ‘phi chính trị hóa’ trong quân đội (Nguoiviet)
Viện trưởng nói về bỏ phiếu tín nhiệm
(BBC/nghe) - Tiến sỹ Đinh Xuân Thảo, Đại biểu Quốc hội và cũng là Viện
trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp, nói với BBC hôm 5/10 về việc bỏ phiếu
tín nhiệm và sửa đổi Hiến pháp.
ASEAN nhấn mạnh tôn trọng luật pháp quốc tế trong giải quyết xung đột -Thanh Niên
Thống đốc NHNN trả lời về hoạt động ngân hàng -Tuổi Trẻ —–Bí thư Hà Nội thuyết phục Thường vụ về Luật Thủ đô -VnExpress
Vụ hối lộ in tiền cho Việt Nam (Nguoiviet) -Công
ty in tiền NPA do chính phủ liên bang Úc làm chủ hoàn toàn trong khi
công ty dịch vụ in tiền Securency chính phủ chỉ làm chủ 50%, một nửa là
đầu tư của một công ty Anh quốc. …..-NPA đã thuê một “người tư
vấn” để “bịt mồm” ông sau khi ông tố cáo các quan ngại về tham nhũng.
Hồi năm ngoái, 8 viên chức và cả hai cơ quan NPA và Securency đều bị
truy tố về tội hối lộ quan chức ngoại quốc tại các nước Việt Nam,
Malaysia, Indonesia và Nepal để tranh lấy dịch vụ in tiền….
Thanh Niên
Lũ ở miền Trung và Tây nguyên —-Thanh Niên -
Nước đắt hơn bia —Nước lũ lên nhanh, lo đập thuỷ điện bị vỡ (SGTT) —-Bắc Trà My: Sau bão là… động đất liên tiếp (Danviet)
Làm sao để huy động vàng trong dân? (BBC) -Hội thảo về kinh doanh vàng ghi nhận ý kiến về nỗ lực huy động vàng trị giá 22 tỷ đô la.
Phản biện của Mạng Lưới Sông Ngòi VN về đập thủy điện Đồng Nai 6 và 6A (RFA) —-
Việt Nam : Thị trường lớn tiêu thụ sừng tê giác lậu (RFI)
Cuộc đời tù đày và đấu tranh của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện (Trần bình Nam -Nguoiviet) - Nhà
thơ Nguyễn Chí Thiện qua đời tại bệnh viện Western Medical Center tại
Santa Ana sáng sớm ngày 2 tháng 10 năm 2012. Anh ra đi khi trời hừng
sáng, bình an như sự lựa chọn của anh.
Ai chịu trách nhiệm về chính sách đối với vàng? SGTT.VN
– Câu hỏi về trách nhiệm đặt ra không chỉ với vấn đề năng lực làm chính
sách mà còn đối với động cơ đằng sau nó. Liệu có cần thiết phải xây
dựng một thương hiệu SJC độc quyền hay không?
Nỗi lo hàng hóa Asean + 1 (TN) -Hàng
hóa Trung Quốc và Asean đang tràn ngập thị trường VN. Tuy nhiên, tình
hình sẽ trở nên trầm trọng hơn khi Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc
– Asean (Asean + 1) hoàn toàn có hiệu lực vào năm 2015.
Những mảnh đời trôi dạt (NLĐ) -Nhiều
con hẻm ở TPHCM được đặt tên như hẻm vé số, hẻm ve chai, hẻm hàng rong…
Đó là nơi tập trung của những người lao động tự do cùng nghề từ khắp
mọi miền đất nước
‘MÓN QUÀ VÔ GIÁ’ THỦ TƯỚNG MỪNG QUỐC KHÁNH TRUNG QUỐC! -Quanlambao
– Cả thế giới biết việc các Nhà Lãnh đạo Việt Nam gởi điện chúc mừng
Quốc khánh Trung Quốc trong khi Trung Nam Hải lại chơi ‘xỏ’ Việt Nam tổ
chức Quốc Khánh Tại Tam Sa thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam! Ít
nhất nếu biết trước thì trong công điện chúc mừng lời lẽ câu chữ có thể
khác đi để vừa ‘chúc mừng’ được mà vừa giữ được thể diện có tiếng nói
bảo vệ Chủ quyền đất nước!
…..Thực tế ông Tướng Thứ trưởng Bộ Công An phụ trách lực lượng Tình
báo Trần Việt Tân đã nắm rõ kế hoạch của Trung Nam Hải. Người của Trần
Việt Tân tại Đại sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh cũng đã trực tiếp ra Tam Sa
‘trực tiếp mục sở thị’! Tuy nhiên lệnh từ cấp trên đã được ban ra “Không được phép báo cáo lên Đại sứ”!
Mặt khác mọi thông tin liên quan đến kế hoạch này của Trung Nam Hải đều
bị ‘nghẽn mạch’ tại bàn của Trần Việt Tân và chỉ được báo cáo trực tiếp
cho Nguyễn Tấn Dũng! Tại sao có chuyện kỳ lạ như vậy? Xin thưa “Đó là Lệnh của Thủ Tướng”!…..
Đảng viên phải giành lại “vũ khí” tự phê bình (*) (Dân
Việt) – “Mỗi đảng viên cần có bản lĩnh tự đứng lên giành lại vũ khí tự
phê bình đã phần nào bị tư tưởng của giai cấp tư sản trong mỗi chúng ta
tước đoạt”.
Công Dân mà chắc chắn Ông này là Đảng viên,gởi “tâm thư” cho “nhà
cầm quyền” bị KIỂM ĐIỂM- Vậy thì ,nếu phe-tự phe là tự phẻ .Cái trò này
diễn hoài ,xưa quá nhàm chán lắm rồi- Tìm trò khác đi. Lai, Tư sản với
VÔ SẢN nữa!!! Cái “điệu” mà Công đoàn “rủ” Lào chống Tư bản- Ta hiện giờ
ai là Tư sản Tư bản,ai là Vô sản??? Không lẽ đám xe ôm, vé số ,móc
bọc,Công nhân,Bần cố nông….là Tư sản à???- Mấy cái “đầu tư nước ngoài”
là của ai???- Vay Đô la của ai…..và đừng đi xin ,mượn,vay….của ai???
-Chắc là của Trung cộng,Cuba,Bắc Hàn??? Nhờ “cách mạng” giáo dục mà hễ
nói đến bọn Tư sản Tư bản,bọn địa chủ,bọn ăn trên ngồi trốc,bọn ngồi nhà
mát ăn bát vàng….thì nổi máu du côn.
Dân không cần công bộc? (TVN) -Các
đại biểu Hội đồng Nhân dân đã giám sát như thế nào đối với những địa
phương mà dân- “người chủ” phải tự tổ chức sửa chữa, điều hành các dịch
vụ công cộng, còn các “công bộc” thì làm gì?
Công nhân bị nợ lương: Khốn khổ trăm bề (Danviet) –
Hàn Quốc ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam (Dân trí) —
Xử lý nghiêm người nước ngoài hoạt động bất hợp pháp ở Đà Nẵng (Infonet) —
Khi EVN thừa… điện! (TVN)
BBC nói về bài viết trên trang boxitvn của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh “Đừng để TQ can thiệp vào nội bộ Đảng” Trang
mạng Boxitvietnam [boxitvn] đã đăng một bài viết được cho là ý
kiến của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cảnh báo giới lãnh
đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đừng để Trung Quốc thao túng chính
trị nội bộ. (Boxitvn)
Kinh tế
Lộ diện hàng loạt dự án “ma” khiến nhà đầu tư điêu đứng(GDVN) —Ngân hàng trở thành… tiệm cầm đồ cao cấp (Infonet)
Dự trữ ngoại hối VN tăng hơn gấp đôi (BBC) -Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam tăng từ 9 tỷ lên 22 tỷ đô la trong lúc cán cân thương mại có cải thiện.
Khuyến mãi mạnh vẫn không kích nổi sức mua (TN) –
Chuyển vàng thành vốn cho nền kinh tế (NLĐ) —-
Ứng xử với ‘sốt’ vàng? (VEF) —-
Đầu tuần, vàng lùi xa mốc 48 triệu
(VEF) -Lúc 8h30’ sáng nay, giá vàng SJC tại TPHCM giao dịch ở 47,55 –
47,85 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 120 nghìn đồng/lượng so
với giá chốt phiên hôm qua. Giá vàng SJC tại Hà Nội hiện giao dịch ở
47,55 – 47,87 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Ùn ùn nhập thép Trung Quốc (NLĐ) -Thép
Trung Quốc giá rẻ, trong đó có thép xây dựng, đang được nhập
khẩu ồ ạt khiến doanh nghiệp thép trong nước thêm khó khăn
Mặt bằng bán lẻ: Đóng cửa nhiều hơn mở mới (VnEc) —
DN lờ giảm giá xăng, Bộ quên nhắc (VEF) —
Có lợi ích nhóm trong hệ thống ngân hàng!(VEF)
Đại gia bỏ ‘bóng đá chạy lấy người’(VEF) —–DN cùng đường, ‘cắt cơm’ nhân viên (VEF) -
Kinh
doanh khó khăn, nợ nần, nhiều doanh nghiệp đang rơi vào tình cảnh túng
quẫn, không có nổi tiền trả lương cho người lao động. Nợ lương, chậm
lương đang là một thảm cảnh diễn ra ở nhiều nơi, không chỉ ở những DN
nhỏ mà cả những DN lớn cũng không tránh khỏi việc này.
Văn hóa – Giáo dục – Khoa học
Kinh phí trợ cấp thâm niên có thực sự là… thâm niên? (GDVN) – Ngay sau khi Bộ GD&ĐT đưa ra Dự thảo Quyết định quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ… —-
Chùm ảnh: Teen Sài thành gian nan “vượt sông” đến trường(GDVN)
25% người trưởng thành bị tăng huyết áp - Thanh Niên —
Trường “ngoại đạo” cũng đào tạo thầy thuốc (NLĐ)
Đi giữa đường thơm – Thơ Huy Cận (RCTM) —-
Châu Âu bác bỏ nghiên cứu về tác hại của ngô biến đổi gen NK603 (RFI)
Giáo dục VN và cái kết được báo trước (Dân
trí) – Lạc hậu, lạc hướng, lạc điệu và nguy cơ khủng hoảng là những
“điểm nhấn” rất đáng lo ngại của ngành Giáo dục VN đã được các chuyên
gia xoáy sâu phân tích. Đây cũng là những điều khiến dư luận nhiều lần
phải lên tiếng và yêu cầu cải cách triệt để giáo dục.
>> Điểm danh những “ngộ nhận cố tình” của Giáo dục VN
Chăm sóc sụn khớp trước khi quá muộn! (Dantri)
Thế giới
Mỹ – Hàn nâng tầm bắn tên lửa đạn đạo nhằm vào Bắc Triều Tiên(GDVN) —-Nam Triều Tiên mở rộng tầm bắn phi đạn đạn đạo (VOA) —-Tên lửa Hàn Quốc phủ kín Triều Tiên -VnExpress —Mỹ bật đèn xanh cho Hàn Quốc nâng tầm bắn tên lửa (RFI) —Thanh Niên -
Rò rỉ khí độc ở Hàn Quốc
Thủy quân lục chiến HĐ Bắc Hải, Trung Quốc diễn tập chiếm đảo(GDVN) —Hàng không Nhật Bản bị hủy hơn 6 vạn vé chỉ vì tranh chấp Senkaku(GDVN) —Nhận định của ông Lý Thái Hùng về việc tranh chấp đảo Điếu Ngư giữa Nhật và Trung quốc (RCTM) —
Nhật Bản: Tàu khu trục Ariake diễn tập tự phát gần Takeshima/Dokdo (GDVN) —TT Nhật thăm nhà máy nguyên tử Fukushima (RFA)
Quốc hội Iran bỏ phiếu ngưng chương trình cải cách trợ giá (RFA) —
Israel bắn hạ máy bay không người lái bị nghi là của Iran (RFI) —
Obama, Romney và chuyện TQ (BBC)
Giáo sĩ Abou Hamza trình diện trước toà án New York (RFI) —-
Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Obama phá kỷ lục gây quỹ (VOA)
Campuchia cáo buộc quốc tế bao che tội phạm (RFA) —
Cử tri Venezuela đi bầu tổng thống (VOA) —-
Bầu cử ở Venezuela: tổng thống Hugoz Chavez có thể thua (RFA) —
Venezuela: Bầu cử tổng thống đầy bất trắc (RFI) —
Bầu cử tổng thống Venezuela: “Kỷ nguyên Hugo Chavez” sẽ chấm dứt? (Infonet)
Chính quyền Philippines và phiến quân Moro đạt thỏa thuận hòa bình (RFI) —
Một nữ phóng viên Cuba tố cáo công an gây áp lực bỉ ổi (RFI)
Đám cưới to làm nghi ngờ tham nhũng (BBC) -Một đám cưới ở Malaysia được tổ chức to tới mức có 230.000 quan khách dự.
Sudan: rớt máy bay quân sự, 13 người thiệt mạng (RFA) —
Sudan mở lại cửa biên giới với Nam Sudan (VOA) —
Syria: Tấn công bằng xe cài bom trong thủ đô (VOA) —–
Cuộc chiến Afghanistan bước sang năm thứ 11 (VOA)
Chính phủ Anh chuẩn bị dư luận về những biện pháp khắc khổ mới (RFI) —-
Pháp mở chiến dịch truy quét khủng bố Hồi giáo (RFI) —
Ðại sứ quán Mỹ cảnh báo về du hành tại Islamabad (VOA) —
Số người bị bệnh viêm màng não ở Mỹ tiếp tục tăng (VOA)
XH-MT
Hơn 90% thịt ở các tỉnh phía Bắc không kiểm soát được (RFA) —-
Thanh niên Úc chết khi đi xe máy ở VN (BBC) – Một thanh niên 19 tuổi người Australia chết vì tai nạn giao thông ở Việt Nam. —Thanh Niên
Thưởng tiền cho người báo tin thực phẩm bẩn
Chùm ảnh: Mỹ Đình ngập rác sau Lễ trao chứng nhận “Guinness Việt Nam” (GDVN) —
Nhảy Gangnam kỷ niệm giải phóng Thủ đô: “Lố bịch, phản cảm” -Kienthuc.net.vn—Hàng trăm khách hàng bị hành hạ vì chương trình tri ân của Samsung VN(GDVN)
Từ bầu Kiên đến bầu Đệ gây sốc: VPF biến thành cái chợ?(GDVN) —Biệt thự xa hoa của các “ông trùm” kinh doanh nhà hàng, thực phẩm(GDVN) —Xe cấp cứu tông chết hai công nhân(GDVN) —Khi dân nhậu “mát” giá “bèo” bị… giăng bẫy(GDVN) —-Lao Động
Tiền nướng sướng tay
Thanh Niên -
Báo động nạn trộm cáp điện chiếu sáng —Choáng với Lễ hội văn hóa sex của Trung Quốc - Sohanews —-
Bắt quả tang cơ sở tàng trữ gần 1,7 tấn gà chết (Infonet) —-
Thủ quỹ trường quốc tế ôm hơn 4 tỉ đồng bỏ trốn (TN) —
Cấm dùng rượu bia buổi trưa trong ngày làm việc (TN)
“Kho vàng 4.000 tấn” trước ngày đóng cửa (TN) -Thời gian cho phép tìm kiếm 4.000 tấn vàng tại núi Tàu sắp hết, nhưng cánh cửa vào kho báu vẫn chưa hé mở. —–
Rác đầy kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (NLĐ) —
Xe máy tông nhau kinh hoàng, 2 người thương vong (Dantri)
Đất đang tranh chấp vẫn được Chủ tịch xã cấp giấy phép xây dựng (Dantri) —-
Đăk Lắk: Đường đau khổ, càng sửa càng khổ(Dantri) —Mỗi ngày khách hàng phải nhận 1 tin nhắn khiếm nhã từ nhà mạng(Dantri)
1295. MỸ-TRUNG BẮT ĐẦU CUỘC CHẠY ĐUA VŨ TRANG
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
TTXVN (Niu Yoóc 7/10)
Tạp chí “Đối thoại châu Âu” gần đây cho biết Oasinhtơn và Bắc Kinh bắt đầu cuộc chạy đua vũ trang mới và rất cỏ khả năng sẽ biến thành cuộc đối đầu như thời Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô.
Mấy tuần qua rõ ràng cả hai bên đã đưa
ra các quyết định chắc chắn sẽ đưa họ đến một cuộc đối đầu lâu dài không
những trên lĩnh vực ngoại giao mà cả lĩnh vực quân sự. Trong cuộc đối
đầu này, các đối thủ một lần nữa sẵn sàng thể hiện sức mạnh vũ khí hạt
nhân, từ đó có thể gây nên nhưng hậu quả toàn cầu. Nét nổi bật đầu tiên
trong cuộc chiến tranh này do Mỹ khởi xướng, sau khi các tin tức cho
biết mùa Hè năm ngoái quân đội Mỹ đã hoàn thành kế hoạch chuẩn bị cho
một cuộc chiến “trên không – trên biển” lớn. Bằng cách phối hợp chặt chẽ
lực lượng trên không và các hạm đội để phá hủy các kế hoạch phòng thủ
bờ biển của đối phương, tư tưởng chiến lược của Mỹ là phát động các cuộc
tấn công vào sâu lãnh thổ Trung Quốc khiến quân đội Trung Quốc bị tê
liệt không thể chống lại các lực lượng Mỹ và nhóm tàu sân bay. Đầu tháng
8/2012, Đô đốc Dennis Blair – cựu giám đốc Hội đồng Tình báo Quốc gia
và quản lý toàn bộ cộng đồng tình báo Mỹ, đã thông qua kế hoạch này.
Theo ông, kế hoạch được phát triển nhằm chống lại Trung Quốc, Bắc Triều
Tiên và Iran. Mặc dù tài liệu vẫn đang được giữ bí mật, nhưng các nguồn
tin khẳng định đây là kế hoạch nhằm phối hợp hơn nữa khả năng và sức
mạnh của các lực lượng quân sự Mỹ trong cuộc chiến tranh tương lai.
Nhưng các
chuyên gia ở các nước khác nhau trên thế giới nhận định nhìn chung kế
hoạch này của Mỹ khó có thể đánh bại Trung Quốc. Do mấy năm gần đây Bắc
Kinh luôn chú trọng các kế hoạch phòng thủ từ biển, do đó họ có thể biết
các ý đồ của Mỹ từ công tác huấn luyện đến một cuộc chiến tranh thực
sự. Điều này thể hiện rõ ràng trên thực tế. Trong khuôn khổ thực hiện kế
hoạch, Mỹ bắt đầu gia tăng sự hiện diện quân sự ở khu vực châu Á-Thái
Bình Dương. Đặc biệt, từ tháng 8/2012 Lầu Năm Góc bắt đầu theo dõi các
vùng nước ven biển của Trung Quốc thông qua các hoạt động của các máy
bay trinh sát không người lái. Ngược lại, Trung Quốc cho biết họ có các
phương tiện có khả năng ngăn chặn quân đội Mỹ triển khai các kế hoạch
tấn công Trung Quốc từ biển. Tháng 8/2012, quân đội Trung Quốc tổ chức
một số cuộc diễn tập các tên lửa đánh chặn. Mùa Hè năm nay, sau khi tái
trang bị các loại vũ khí và chuấn bị chính thức đưa vào hoạt động, tàu
sân bay cũ Vaiyag của Trung Quốc đã 2 lần tiến ra biển tham gia huấn
luyện các thủy thủ. Khi so sánh với tàu – sân bay tấn công của Mỹ được
chế tạo nhằm chống lại hạm đội của đối phương, Trung Quốc cũng công khai
tuyên bố đã có lực lượng phi công trên biển và chuẩn bị đưa tàu sân bay
vào hạm đội nhân dịp kỷ niệm ngày quốc khánh 1/10. Trung Quốc cũng phô
trương cho toàn thế giới chứng kiến các tàu chiến tốc độ cao có thể tác
chiến ở các khu vực ven biển và các tàu khu trục tên lửa có thể tấn công
các mục tiêu cách xa bờ biển Trung Quốc.
Theo dự đoán của các chuyên gia, Trung
Quốc đã thành lập tuyến phòng thủ dọc bờ biển và phát triển ra ngoài xa
vùng biển hơn l.000km. Hay nói một cách chính xác, trong phạm vi phòng
thủ này, các tàu sân bay của Mỹ có thể bị các tên lửa đạn đạo Đông
Phương-21 của Trung Quốc tấn công bất cứ lúc nào. Chiến lược cửa Mỹ dự
định khắc phục tuyến phòng thủ như vậy của Trung Quốc bằng cách sử dụng
các loại vũ khí thông thường nhưng hiện đại, kể cả các công nghệ máy
tính và tình báo vô tuyến điện tử của lực lượng không quân và hạm đội,
nhưng không phát động cuộc tấn công tên lửa hạt nhân đồng loạt, về bản
chất, kế hoạch “tác chiến trên không- trên biển” là nhiệm vụ mà hạm đội
và Bộ Chỉ huy Mỹ đã từng tiến hành trong Chiến tranh Thế giới Thứ II ở
Thái Bình Dương chống Nhật Bản. Nhưng điều đáng quan tâm là sự phát
triển của hạm đội Trung Quốc lần đầu tiên trong hơn 50 năm qua sẽ buộc
hạm đội Mỹ phải chuẩn bị đối đầu với các hạm đội trên biển. Một số
chuyên gia cho rằng chiến lược “tác chiến trên không – trên biển” không
có ý nghĩa gì cả, bởi vì nó không thể hiện rõ nhiệm vụ tiêu diệt và phá
hủy các hạm đội cũng như tuyến phòng thủ ven biển của Trung Quốc liên
quan đến mục tiêu thống trị toàn cầu của Mỹ ra sao và việc tăng cường
kiểm soát khu vực châu Á-Thái Bình Dương có ý nghĩa gì đối với sự thống
trị toàn cầu như vậy. Không có nhà hoạt động chính trị cũng như quan
chức chỉ huy quân sự nào của Mỹ đưa ra được câu trả lời thuyết phục và
bình luận về vấn đề này. Trong khi đó, Trung Quốc không chờ đợi những
lời giải thích của Mỹ và sẵn sàng đáp trả tất cả các mối đe dọa tiềm
tàng không đối xứng. Ngày 16/8, quân đội Trung Quốc tổ chức cuộc thử
nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa JL-2, được phóng từ một tàu ngầm
lớp “Tấn” ở Biển Hoàng Hải. Tiếp đến ngày 24/8, Trung Ọuốc tuyên bố,
tháng 6/2012 họ đã thử thành công tên lửa Đông Phương-41 (DF-41) thế hệ
thứ 3, tầm bắn tới 14.000 km, mỗi tên lửa có thể mang 19 đầu đạn và được
phóng từ các xe tải cơ động. Vì vậy, tên lửa này có thể bay đên bất cứ
điểm nào trên lãnh thổ Mỹ và phá hủy hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay
của Mỹ. Nhưng sau đó, một số chuyên gia nghi ngờ các vụ thử tên lửa
Đông Phương-41 và cho đó chỉ là sự lừa bịp. Họ khẳng định Trung Quốc
không có loại tên lửa này và đang dự định phát triển khoảng 20-30 tên
lửa. Hiện nay toàn bộ kho hạt nhân của Trung Quốc chỉ có 240 đầu đạn hạt
nhân, trong khi kho hạt nhân của Mỹ có tới hơn 2000 đầu đạn hạt nhân
sẵn sàng sử dụng và hơn 5000 đầu đạn dự trữ.
Tuy nhiên, báo chí Mỹ nhanh chóng phản
ứng trước các vụ thử tên lửa của Trung Quốc và gọi các vụ thử đó là một
biện pháp đe dọa của Bắc Kinh. “Nhật báo Phố Uôn” của Mỹ giữa tháng
8/2012 đăng phát biểu của một số chuyên gia quân sự cho rằng, trận địa
rađa phòng thủ tên lửa ở Alaska sẽ không hiệu quả đối với các tên lửa
Trung Quốc và đó là lý do tại sao sắp tới Mỹ cần bắt đầu thảo luận các
kế hoạch bố trí 2 trận địa rađa mới ở phía Nam Nhật Bản và Philíppin như
các trận địa rađa mà Mỹ thiết lập tại châu Âu. Gần đây các nhà chức
trách Nhật Bản và Đài Loan cũng công bố các kế hoạch tăng cường phòng
thủ tên lửa của hai nước. Lầu Năm Góc khẳng định nhiệm vụ ưu tiên của Mỹ
là bảo vệ Đài Loan bằng hệ thống phòng thủ tên lửa và thành lập một căn
cứ hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực và kết hợp các hệ thống phòng thủ
của Mỹ với các hệ thống phòng thủ ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Ôxtrâỵlia.
Bên cạnh đó, chống Trung Quốc đã trở thành chủ trương của Ấn Độ – quốc
gia mới đây cũng quyết định tăng cường hiện diện ở Ấn Độ Dương. Vì vậy
Ấn Độ quyết định xây dựng một đơn vị nhỏ của quân đội Ấn Độ trên đảo
Nicobar Big ở vịnh Campbell thành một căn cứ quân sự lớn có thể cho phép
các tàu sân bay Vikramađitya (có đặc điểm tương tự tàu sân bay Varyag
của Trung Quốc) ra vào thường xuyên. Niu Đêli cũng đã thông báo, trong
hai thập kỷ tới Ấn Độ sẽ chi 600 tỷ USD để tăng cường các hạm đội và
thường xuyên theo dõi những phát triển của quân đội Trung Quốc trong khu
vực. Vì vậy, cuộc đối đầu Mỹ-Trung đang biến thành một cuộc chạy đua vũ
trang khu vực, đe dọa trở thành một nhân tố cạnh tranh toàn cầu. Hiện
nay Trung Quốc sợ rằng Mỹ sẽ sử dụng các kinh nghiệm của chính sách ngăn
chặn hạt nhân trong Chiến tranh Lạnh với Liên Xô để chống Trung Quốc
thông qua hệ thống các căn cứ quân sự, tàu chiến và vòng vây của các
nước đồng minh. Bắc Kinh cho rằng, trong trường hợp như vậy, mục tiêu
của Mỹ là ngăn chặn Trung Quốc phát động một cuộc tấn công tên lửa hạt
nhân nếu Mỹ mở cuộc tấn công quân sự đầu tiên. Bởi vì trước đây ngay sau
khi Mỹ chắc chắn tránh được một cuộc phản công từ Liên Xô và bảo đảm
các thành phố lớn nhất của Mỹ không bị hủy diệt, Oasinhtơn bắt đầụ các
cuộc đàm phán về cắt giảm vũ khí tấn công và đưa ra các điều kiện khiến
cuộc chiến tranh hạt nhân trở thành vô nghĩa và không thể xảy ra.
Hơn nữa, hiện nay đa số người Mỹ nghĩ
rằng sức mạnh quân sự của Trung Quốc vẫn còn yếu so với Mỹ. Nhưng họ
quên rằng Bắc Kinh đang phát triển chương trình hạt nhân trong khuôn khổ
hạn chế và rõ ràng sẽ làm hết mình để đạt được các phương tiện trả đũa,
cho dù Trung Quốc phải trải qua một chặng đường dài mới đạt được sức
mạnh quân sự ngang bằng Mỹ. Gần đây Bắc Kinh còn tuyên bố sẽ phát triển
hệ thống phòng thủ tên lửa riêng của họ để đối phó với các tên lửa Mỹ.
Đây là lý do khiến các nhà chiến lược của Mỹ tiếp tục nỗ lực hiện đại
hóa các hệ thống vũ khí đế đáp trả các đối thủ cạnh tranh của Mỹ như
Trung Quốc, Iran và Bắc Triều Tiên. Và mối đe dọa thực sự đối với an
ninh quốc gia của Mỹ sẽ xảy ra không chỉ khi Trung Quốc có các loại tên
lửa hoặc tàu sân bay nhiều hơn mà cả trong trường hợp Trung Quốc nỗ lực
tìm kiếm các giải pháp đặc biệt để đáp trả các thách thức an ninh nhằm
ngăn chặn Mỹ trở lại châu Á-Thái Bình Dương. Vì vậy, cuộc chạy đua vũ
trang giữa Mỹ và Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục được thúc đẩy trong thời
gian tới./.
Hạ bệ lãnh đạo cao cấp kiểu Trung Quốc
Tháng Mười 7, 2012 — Lê Mai
Các kiểu hạ bệ lãnh đạo cao cấp TQ thường
làm chúng ta đi từ bất ngờ, sửng sốt đến kinh ngạc và có phần “thán
phục”. Có kiểu hạ bệ nhanh, lại có kiểu hạ bệ chậm. Có kiểu hạ bệ trực
tiếp, lại có kiểu hạ bệ gián tiếp. Có kiểu hạ bệ bình thường, lại có
kiểu hạ bệ bất thường. Có kiểu hạ bệ làm ra vẻ “dân chủ” – họp hội nghị
TW, phê phán, vạch trần khuyết điểm, lại có kiểu hạ bệ “phản dân chủ”.
Có kiểu hạ bệ buộc đối phương “tự nguyện” rút lui, lại có kiểu hạ bệ đột
ngột, như một cuộc đảo chính, bắt giữ toàn bộ đối phương. Thật là phong
phú, đa dạng, đáng tìm hiểu, nhất là trong bối cảnh “chính trị thế
giới” hiện nay.
Lâm Bưu – người thừa kế Mao Trạch Đông đã
được ghi vào Điều lệ đảng, trong một lần diễn thuyết trước Bộ chính trị
đã phân tích rất hay về cuộc đảo chính lần thứ 62 tại khu vực Á- Phi –
Mỹ latinh: vật tự nó thối rữa trước, rồi mới sinh giòi bọ. Đề phòng đảo
chính phản cách mạng thì vấn đề chính là nắm chắc nhân tố trong nước.
Giữa Trung ương và địa phương thì lấy Trung ương làm chính, giữa trong
nước và ngoài nước thì lấy trong nước làm chính, giữa trong đảng và
ngoài đảng thì lấy trong đảng làm chính, giữa trên và dưới thì lấy trên
làm chính. Trọng điểm là trong nội bộ, là ở thượng tầng. Đó chính là đối
sách của TQ.
Mặc dầu vậy, ông ta cũng không tránh khỏi
bị Mao hạ bệ khi bộc lộ dã tâm đòi chiếm quyền Mao. Nhưng tất nhiên hạ
bệ Lâm là việc không đơn giản. Mao nói với Chu Ân Lai, Lâm Bưu nắm quân
đội, ông ta nghĩ có thể ra giá với tôi. Nhưng tôi sẽ không trả giá, xem
hắn ta sẽ làm gì nào?
Mao chọn chiến thuật không đánh trực diện
vào Lâm mà đánh vào các tướng tá, trợ thủ của ông ta trước. Đầu tiên là
buộc Trần Bá Đạt phải kiểm thảo tại Hội nghị Trung ương, chưa chỉ ra
đích danh Lâm Bưu, dù ai cũng biết Lâm đứng sau Trần. Rồi tiếp đó cho
phê phán bốn viên đại tướng của Lâm là Hoàng, Ngô, Lý, Khưu. Lâm Bưu
ngày càng thấy rõ, rất có thể trong thời gian sắp tới, mình sẽ bị hạ bệ.
Vậy cần phải nhanh chóng ra tay trước. Trong khi đó, Mao tiếp tục làm
rối loạn sự bố trí đội ngũ của Lâm Bưu. Mao tuần du phương Nam, dọc
đường thường triệu tập các lãnh đạo địa phương để nói chuyện, bóng gió
đề cập việc phải xử lý Lâm. Mặc dù nhấn mạnh là phải giữ bí mật các cuộc
nói chuyện, song lại có ý để mạng lưới nghe trộm của Lâm nghe được và
cấp tốc truyền toàn bộ tin tức về Bắc Đới Hà, Tổng hành dinh của Lâm. Sự
hốt hoảng của Lâm đã dẫn tới việc ông ta cùng vợ con lên máy bay chạy
trốn và bị rơi trên đất Mông Cổ.
Một cuộc hạ bệ gián tiếp, Lâm Bưu chưa ra
trận đã thua rồi. Tin tức về cái chết của Lâm được dấu kín đến nỗi vào
ngày Quốc khánh TQ, trên lễ đài Thiên An Môn, hoàng thân Sihanouk còn
chúc Chủ tịch Mao và Phó Chủ tịch Lâm “vĩnh viễn mạnh khỏe”! Nghe vậy,
Chu Ân Lai mỉm cười.
Và đây, vài cuộc hạ bệ trực tiếp lãnh đạo
cao cấp TQ. Tháng 12.1965, Trung ương đảng họp hội nghị bất thường, nói
là để xem xét tình hình trước mắt, thực ra là để bất ngờ tập kích La
Thụy Khanh, Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân TQ. Ông ta
hoàn toàn không chuẩn bị, bước vào hội trường còn cười đùa vui vẻ. Hội
nghị vừa khai mạc thì Bành Chân đập bàn nói, La Thụy Khanh, anh đã phạm
sai lầm, hôm nay trước hết để cho anh tự xử mình. La Thụy Khanh sừng sờ,
cả buổi họp cứ ngơ ngơ ngác ngác.
Thế nhưng, chưa đầy nửa năm sau, sự việc
giống hệt như thế lại xẩy ra với Bành Chân. Tại hội nghị Bộ chính trị,
Lưu Thiếu Kỳ nghiêm mặt nói: “Vấn đề đồng chí Bành Chân vô cùng nghiêm
trọng, là tạo ra một vương quốc độc lập với Trung ương đảng, là phản bội
Mao chủ tịch. Tôi cảnh cáo đồng chí, hôm nay chớ nuôi ảo tưởng, hãy
thật sự hối cải, nếu không số phận sẽ như La Thụy Khanh vậy”. Bành Chân
hoàn toàn bị bất ngờ.
Chưa đầy nửa năm sau, sự việc giống hệt
như thế lại xẩy ra với Lưu Thiếu Kỳ. Tại hội nghị Trung ương, Trần Bá
Đạt phát biểu: “Mấy chục năm qua, Lưu Thiếu Kỳ luôn vỗ ngực là nhà lão
thành cách mạng. Tôi thấy ông ta không phải lão thành cách mạng mà là
lão bại cách mạng”. Kết cục tất yếu diễn ra sau đó là Lưu Thiếu Kỳ bị hạ
bệ.
Và rồi sau đó, sự việc giống hệt như thế
cũng lại xẩy ra với Trần Bá Đạt – nhà lý luận “thiên tài” của ĐCS TQ,
chuyên gia thảo các báo cáo chính trị cho Đại hội đảng, như phần trên
chúng ta đã nói tới.
Còn việc hạ bệ Đặng Tiểu Bình, người ba
lần vào ra Trung Nam Hải đã quá nổi tiếng, có lẽ chúng ta không cần điểm
lại nữa. Cứ mỗi lần bị hạ bệ lại là một lần ông ta đứng dậy, lần sau
leo cao hơn lần trước. Thật là một “kỳ tích” về chính trị xưa nay chưa
từng có!
Đặng Tiểu Bình coi Chu Ân Lai như người
anh Cả. Tháng 9.1975, Đặng đến bệnh viện hội ý công tác với Chu lúc này
đang chữa bệnh. Đặng báo cáo với Chu nhóm Giang Thanh bày trò bình luận Thủy hử để nhằm vào Thủ tướng. Giang Thanh phát biểu, “cái nguy hiểm trong Thủy hử là hạ bệ Tiều Cái.
Hiện nay có người muốn hạ bệ Mao chủ tịch hay không? Tôi cho là có
đấy”. Đặng nói tiếp, mọi người đều không chịu nổi mụ ta nữa. Nếu sức
khỏe Mao chủ tịch cứ ngày một xấu đi, anh em chúng tôi muốn dùng biện
pháp “bức vua thoái vị”. Chu nổi giận, mắng Đặng, những chuyện như thế,
ngay đến nghĩ thôi, anh cũng không được phép. Tôi kiên quyết phản đối
cái trò làm loạn kiểu đó. Đặng im lặng, sau đó mới nói mọi người bàn như
thế là do xuất phát từ lòng yêu quý Chu. Nếu Thủ tướng không tán thành,
anh em sẽ không có hành động gì. Đặng lại đọc một đoạn bình luận Thủy hử của nhóm Giang Thanh và nói với Chu, mấy câu này chẳng phải là kêu gọi người ta lật đổ Mao chủ tịch hay sao?
Chu Ân Lai lắc đầu, nói với Đặng:
- Anh đừng nói nữa, về lĩnh vực văn
chương, anh chỉ là hạng học trò dốt. Anh đâu biết lợi dụng lịch sử để
phục vụ hiện tại. Dụng ý của Mao chủ tịch, tôi hiểu rất rõ. Trước vấn đề
phức tạp loại này, chúng ta phải im lặng.
Thế nhưng, sau khi Mao chết, bấy giờ Đặng
bị giam lỏng, vẫn bí mật liên lạc với Diệp Kiếm Anh bàn biện pháp giải
quyết “bè lũ bốn tên”. Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo tối cao TQ,
ngay sau khi Mao vừa nằm xuống giữa liên minh Diệp Kiếm Anh – Hoa Quốc
Phong và “bè lũ bốn tên”: Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Giang Thanh
và Diêu Văn Nguyên diễn ra lúc thì âm thầm, lúc thì công khai nhưng hết
sức quyết liệt.
Vấn đề đặt ra đối với liên minh Diệp Kiếm Anh – Hoa Quốc Phong là giải quyết “bè lũ bốn tên” bằng cách nào?
Có người muốn đưa ra hội nghị Trung ương
mở rộng để giải quyết “bè lũ bốn tên”. Diệp phân tích đặc điểm tình
hình, nhấn mạnh đây là cuộc đấu tranh một mất một còn, vượt trên phạm vi
nội bộ đảng, không thể giải quyết bằng biện pháp đấu tranh tư tưởng
thông thường được nữa. Song, phải hết sức tranh thủ giải quyết hợp pháp,
tránh dẫn đến rối loạn. Sau khi bí mật bàn bạc với một số Ủy viên Bộ
chính trị và lão thành cách mạng, Diệp quyết định dùng biện pháp đặc
biệt, bắt giữ “bè lũ bốn tên”, rồi họp ngay Bộ chính trị, báo cáo tình
hình. Binh quý ở chỗ thần tốc, âu cũng là do hoàn cảnh, đúng sai hãy để
lịch sử phán xét!
Nếu chỉ họp hội nghị Trung ương, phê phán, bỏ phiếu tín nhiệm, liệu có giải quyết được vấn đề không? Lịch sử đã có câu trả lời…