Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

Tin ngày 08/10/2012

  • Trưởng nam của Bạc Hy Lai bị nghi đầu độc bà Cốc Khai Lai (RFI) - Con trai đầu của cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai với người vợ trước đã tìm cách đầu độc người vợ sau của cha mình là bà Cốc Khai Lai, hiện đang bị án tử hình treo vì tội đầu độc doanh nhân người Anh Neil Heywood và cũng là người tình của bà.
  • Cử tri Venezuela đi bầu tổng thống (VOA) - Cử tri Venezuela đang đi bỏ phiếu cho cuộc bầu cử mà các nhà phân tích nói là cuộc đua gay cấn nhất mà Tổng thống Hugo Chavez lần đầu tiên gặp phải trong 14 năm cầm quyền
  • Cuộc chiến Afghanistan bước sang năm thứ 11 (VOA) - Hôm nay đánh dấu năm thứ 11 ngày bắt đầu cuộc chiến tranh Afghanistan do Hoa Kỳ lãnh đạo. Cuộc chiến này đã kéo dài hơn bất cứ cuộc chiến tranh nào khác trong lịch sử Hoa Kỳ
  • Xổ số Thẻ xanh đang tiến hành (VOA) - Nạp đơn cho cuộc xổ số sắp tới - được chính thức gọi là Chương trình Visa Đa dạng - bắt đầu vào ngày thứ Ba 2 tháng 10 năm 2012
  • Obama, Romney và chuyện TQ (BBC) - TT Mỹ, Obama và ứng viên đảng Cộng hòa, Romney, dùng chiến thuật chống Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại để vận động tranh cử.
  • Tàu Trung Quốc đi vào vùng biển tranh chấp với Nhật (BaoMoi) - Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết ngày 7/10, các tàu tuần tra của Trung Quốc lại vào vùng tiếp giáp lãnh hải xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) ở Biển Hoa Đông.
  • Việt Nam dự các Diễn đàn Biển ASEAN (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) – Trong các ngày từ 3-5/10, Diễn đàn Biển ASEAN (AMF) lần 3 và Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng (EAMF) lần 1 đã được tổ chức tại Manila, Philippines.
  • Tranh chấp tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vẫn chưa lắng dịu (BaoMoi) - Mặc dù các công tố viên Nhật Bản quyết định không truy tố hình sự đối với Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Trung Quốc ở Tokyo và cử Trợ lý Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Masato Kitera làm tân Đại sứ ở Trung Quốc, nhưng những tranh chấp xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu.
  • Trung-Nhật-Hàn: Căng thẳng trên hai vùng biển (BaoMoi) - Dư luận trong và ngoài khu vực thực sự quan tâm tới Diễn đàn Hàng hải mở rộng (EAMF) lần thứ nhất của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa khai mạc tại thủ đô Manila của Philippines hôm 5-10, bởi EAMF là sáng kiến của Nhật Bản- quốc gia đang có tranh chấp biển đảo đối với Trung Quốc và Hàn Quốc xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và quần đảo Takeshima/Dokdo.
  • 8 tàu Trung Quốc lại áp sát Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - TTO - Hãng tin Kyodo dẫn lời Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết chiều 6-10, 8 tàu hải giám Trung Quốc tiếp tục tiến vào vùng biển tiếp giáp gần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
  • Tin vắn Quốc tế (BaoMoi) - TP - Chiều 6-10, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản phát hiện 8 tàu hải giám của Trung Quốc đi vào vùng biển sát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ngoài ra, có 4 tàu ngư chính Trung Quốc liên tục vào ra vùng biển này. (Kydo)
  • Tin ảnh quốc phòng 7/10/2012 (BaoMoi) - Mỹ hạ thủy tàu đổ bộ siêu tốc JHSV-2, pháo chống tăng tự hành Sprut khạc lửa, Thủ tướng Nga tập làm xạ thủ là những hình ảnh tiêu biểu trong tuần qua.
  • Trung - Nhật gia tăng căng thẳng tại biển Hoa Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) - Việc Tokyo và Bắc Kinh tiếp tục khẩu chiến xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khiến dư luận thực sự lo lắng về một cuộc chiến có thể xảy ra tại khu vực này. Và nếu khả năng diễn ra thì phản ứng của Mỹ ra sao cũng là chủ đề được dư luận trong và ngoài khu vực kể trên theo dõi.
  • Khi Mỹ tuyên bố lực lượng ở Okinawa (BaoMoi) - (Petrotimes) - Những diễn biến căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Sự cạnh tranh kinh tế, chính trị và quân sự giữa Bắc Kinh và Tokyo đã có từ lâu và do ý thức được sự lớn mạnh cũng như chính sách quân sự cứng rắn của nước láng giềng nên Nhật Bản đã sớm chuẩn bị mọi phương án đối phó.
  • DN Nhật đang chuyển hướng về Đông Nam Á (BaoMoi) - Trước làn sóng bài Nhật do tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang có xu hướng chuyển hoạt động sang khu vực Đông Nam Á, trong đó có Thái Lan, Việt Nam và Myanmar.
  • “Nhật Bản cần biện pháp đối kháng hiệu quả với TQ” (BaoMoi) - Theo báo Nhật Bản Sankei, tiếp theo ngày 2/10, các tàu Hải giám Trung Quốc ngày 3/10 lại xâm phạm lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo Senkaku. Sau khi Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo này, đây là lần thứ 5 tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật Bản.
  • Cuộc chạy đua về tàu sân bay (BaoMoi) - Hôm 25-9-2012 Trung Quốc đã chính thức đưa tàu sân bay đầu tiên vào hoạt động trong bối cảnh căng thẳng vì tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản ở vùng biển Hoa Đông đang sôi sùng sục. Hành động phô diễn sức mạnh hải quân này của Trung Quốc được dư luận quốc tế đánh giá là nhằm thị uy các nước láng giềng, tỏ ra cứng rắn trong tranh chấp chủ quyền trên biển.
  • Thế giới 24h: Tàu TQ ồ ạt ra biển Hoa Đông (BaoMoi) - Tàu Trung Quốc liên tục tiếp cận vùng biển quanh quần đảo tranh chấp với Nhật Bản; Hàn Quốc và Mỹ đạt thỏa thuận mở rộng tầm bắn tên lửa đạn đạo của Seoul.... là các tin nóng trong ngày.
  • Biển Hoa Đông tiếp tục nóng (BaoMoi) - Tối 6.10, Kyodo News dẫn nguồn Lực lượng tuần duyên Nhật Bản (JCG) cho hay 8 tàu tuần tra Trung Quốc vừa tiếp cận vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà hai bên đang tranh chấp.
  • Tàu tuần tra Trung Quốc vào vùng biển tranh chấp với Nhật Bản (BaoMoi) - Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết, sáng 6-10, ba tàu ngư chính của Trung Quốc đã đi vào vùng biển gần quần đảo tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Xen-ca-cư (Senkaku) và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp tàu tuần tra Trung Quốc có mặt tại khu vực này. Theo hãng tin Kyodo, tàu Trung Quốc đã vào vùng biển gần các đảo Cư-ba (Kuba) và Ư-ô-chư-ri (Uotsuri), 2 trong số 5 đảo của Xen-ca-cư/Điếu Ngư. Một tàu khác của Trung Quốc cũng đã đi vào vùng biển nói trên vào sáng sớm nhưng sau đó đã rời khỏi khu vực này. Ngoài ra, 4 tàu hải giám của Trung Quốc không xuất hiện trong ngày 6-10. Trước đó, 4 tàu này đã vào và sau đó rời khỏi vùng biển gần Xen-ca-cư/Điếu Ngư trong ngày 5-10.
  • Nhật Bản kêu gọi tôn trọng UNCLOS ở Biển Đông (BaoMoi) - Trong phát biểu tại Diễn đàn Hàng hải mở rộng (EAMF) lần thứ nhất của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày 5/10 ở thủ đô Manila của Philippines, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Koji Tsuruoka đã kêu gọi các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông phải triệt để tôn trọng các công ước quốc tế, vì trật tự hàng hải là yếu tố hết sức quan trọng giúp duy trì sự phát triển bền vững ở châu Á-Thái Bình Dương.
  • Công ty Nhật: Đầu tư ở Trung Quốc chứa nhiều rủi ro (BaoMoi) - Sự căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản liên quan đến quần đảo tranh chấp, mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư thời gian qua, đã khiến làn sóng chống Nhật tại Trung Quốc đang làm gia tăng rủi ro đối với các công ty Nhật Bản hoạt động tại quốc gia này.
  • Tàu ngư chính Trung Quốc vào Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - (NLĐO)- Lực lượng tuần duyên Nhật cho biết 3 tàu ngư chính Trung Quốc hôm nay (6-10) đã đi vào vùng biển gần quần đảo tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Đây là ngày thứ 6 liên tiếp tàu tuần tra Trung Quốc hiện diện tại đây.
  • Tàu TQ lại vào vùng biển tranh chấp với Nhật (BaoMoi) - Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết sáng 6-10, ba tàu ngư chính của Trung Quốc đã đi vào vùng biển gần quần đảo tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
  • "Ba tàu ngư chính Trung Quốc đi vào gần Senkaku" (BaoMoi) - Theo Kyodo, lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản cho biết ba tàu ngư chính Trung Quốc ngày 6/10 đã đi vào vùng tiếp giáp lãnh hải, tức vùng biển nằm ngay bên ngoài lãnh hải của Nhật Bản xung quanh chuỗi đảo Senkaku trên biển Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, trong ngày thứ năm liên tiếp.
  • Philippines không lùi bước trước tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc (BaoMoi) - Trong khi phải lo đối phó với những kế hoạch sắp tới của Nhật Bản nhằm giải quyết tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc còn vấp phải sự phản kháng khá mạnh mẽ từ một số nước ASEAN có mâu thuẫn quyền lợi với nước này ở biển Đông. Ngày 5-10, sau khi Indonesia trình dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử các bên ở biển Đông (COC), Philippines một lần nữa tuyên bố không lùi bước trước tranh chấp với Trung Quốc ở khu vực bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham.
  • Tranh chấp lãnh thổ “nóng” tại Manila (BaoMoi) - (Petrotimes) – Thay vì chứng tỏ sức mạnh quân sự của mình đối với các bên tranh chấp tại Biển Đông, ngày 5/10, Trung Quốc đã đề nghị lập một Quỹ 3 tỷ Nhân dân tệ (474,36 tỷ USD) hợp tác hàng hải với các nước ASEAN.
Bản tin tiếng Anh
  • Shopping centers one-stop solution for consumers (Washington Post) - For Swire Properties, a shopping center is the thing that brings and holds everything together, including the hotel guests, the office users, business people and others.
  • Intel to invest in 2 Chinese tech firms (Washington Post) - Two Chinese companies are among 10 investments totaling $40 million that US-based Intel Corp plans to make around the world, the chip maker announced.
  • Great malls of China (Washington Post) - International retail developers are confident of the buying power in China at a time when retail is flat in both Europe and the United States.
  • All that glitters is gold (Washington Post) - The growing appetite for jewelry, either to look prettier or to flaunt possessions, has contributed to the continuous growth in jewelry sales in China.
  • China's individual and private businesses expand steadily (Washington Post) - The amount of individually-owned businesses and private enterprises in China has steadily increased during the past decade, and these businesses have been key contributors to the country's economic growth, China's top industrial and commercial regulator said Friday.
  • Bing seeks big bang in hits (Washington Post) - After reducing the gap with Google in the US market, Microsoft's search engine Bing is beginning to look to China where it expects to gain traction by marketing.
  • Peak season, weak sales (Washington Post) - Real estate developers are lowering their expectations for 'Golden September and Silver October' as fewer homebuyers turn out.
  • Mounting calls for free access to Wi-Fi (Washington Post) - Cellular dead spots, Wi-Fi networking holes. In today's hyper-connected world, not being on the Internet for many people can be a lonely experience, perhaps akin to being stranded in the desert.
  • Come on let's cruise (Washington Post) - More and more Chinese are spending their holidays on board luxury ships.
  • Generals shoot with their cameras (Washington Post) - From the Gulf of Aden to snowy plateaus and outer space, these special photographers use their limited time in capturing lasting life and love.
  • Urban Edens (Washington Post) - EcoG plants the seeds of a new model for gardening and seeks to beautify balconies.
  • Take photos, leave footprints (Washington Post) - The colors of autumn are not always red and gold, but there is a spectrum of choices for the traveler with a camera. Wang Kaihao helps identify the most picturesque sites in China for the tourist who wants to take away lasting impressions.
  • Sails fly again on glorious junks (Washington Post) - Well before Columbus discovered America, the Ming Dynasty (1368-1644) mariner Zheng He led a commercial fleet of more than 200 junks from China's shores to places as distant as the Red Sea.
  • Cooking up pure tastes (Washington Post) - His father wanted him to be a carpenter, but Christian Hoffmann found that he was much happier in the kitchen putting together dishes made from local produce than out in the workshop putting together furniture.
  • Savoring Chinese micro-towns (Washington Post) - Most travel magazines have a standard list of must-see places in China, which include major cities. But you might be able to find some nuggets in micro-towns, which are municipalities with less than 100,000 people. The best way to appreciate them is by foot.
  • Senior mainland official meets Frank Hsieh (Washington Post) - Chinese mainland's Taiwan affairs chief Wang Yi and Frank Hsieh from Taiwan on Saturday held a meeting which was regarded as "beneficial" by both, a mainland spokesman said.
  • Anti-China election talk may harm ties (Washington Post) - Harsh campaign rhetoric about China from both US presidential candidates is a big foreign policy mistake that will hurt bilateral ties.
  • Money talks as shoppers seek status (Washington Post) - The purchasing agent has a growing presence in China and enjoys a unique position as they bring the world of retail to consumers.
  • DPP heavyweight on first mainland visit (Washington Post) - Former Taiwan "premier" Frank Hsieh arrived in Xiamen for a five-day trip which makes him the most senior politician from the DPP to visit the mainland.
  • Candidates' China rhetoric criticized (Washington Post) - Harsh campaign rhetoric about China from both US presidential candidates is a big foreign policy mistake that will hurt bilateral ties, said experts.
  • History comes alive in lanes (Washington Post) - As China's urbanization drive gathered steam, most hutong (narrow alleys encircling courtyard houses) in Beijing made way for skyscrapers.

Quyền tham gia quản lý đất nước của người dân

 Quyền tham gia quản lý đất nước là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân. Để bảo đảm cho công dân có quyền làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội, Hiến pháp Việt Nam năm 1992 qui định trong điều 53 như sau:
“Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.”
Và điều 54 qui định:
“Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.”
Điều 25 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị nêu rõ:
“Mọi công dân, không có bất kỳ sự phân biệt nào… và không có bất kỳ sự hạn chế bất hợp lý nào, đều có quyền và cơ hội để: a) Tham gia điều hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua những đại diện do họ tự do lựa chọn; b) Bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín, nhằm đảm bảo cho cử tri được tự do bày tỏ ý nguyện của mình; c) Được tiếp cận với các chức vụ công ở đất nước mình trên cơ sở bình đẳng.”
Như vậy nội hàm của Quyền tham gia quản lý đất nước như sau: Công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, đảng phái, tổ chức chính trị, quan điểm chính trị, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú. Tóm lại là mọi công dân không có bất kỳ sự phân biệt nào, không có bất kỳ sự hạn chế nào đề có quyền đóng góp ý kiến vào việc xác định các chính sách để xây dựng và phát triển mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, đối nội, đối ngoại của đất nước. Nhân dân có quyền tham gia xây dựng pháp luật, tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, kiến nghị với cơ quan nhà nước, tham gia biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý.
Mọi công dân đều có quyền tham gia quản lý, lãnh đạo đất nước một cách trực tiếp hoặc thông qua đại diện mà họ được tự do lựa chọn trong việc tham gia ứng cử hay bầu cử của một cuộc bầu cử tự do, dân chủ và công bằng.
Qua các qui định của Hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, đã ghi nhận và bảo vệ quyền của mọi công dân được tham gia vào mọi hoạt động quản lý nhà nước, quyền bầu cử, ứng cử và quyền tham gia lãnh đạo trong các cơ quan công quyền. Nó khẳng định nền tảng của việc quản lý nhà nước phải dựa trên sự đồng thuận của nhân dân. Điều 2 công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị khẳng định rõ ràng rằng cho dù theo thể chế chính trị nào thì các quốc gia thành viên phải thông qua các biện pháp pháp lý và các biện pháp cần thiết khác để đảm bảo cho mọi công dân được hưởng các quyền này. Điều 3 Hiến pháp cũng qui định: “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân,…”
Quyền tham gia quản lý đất nước là một khái niệm rộng liên quan đến việc thực hiện quyền lực chính trị, cụ thể là thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nó bao gồm tất cả các khía cạnh của quản lý hành chính và việc xây dựng, thực hiện chính sách ở cấp độ quốc tế, quốc gia, khu vực và địa phương. Công dân có thể trực tiếp tham gia quản lý và lãnh đạo nhà nước và xã hội khi thực hiện quyền lực với tư cách là thành viên của các cơ quan lập pháp hay nắm giữ các chức vụ hành pháp; thông qua việc trưng cầu dân ý hay quá trình bầu cử khác; thông qua việc tham gia vào các hội đồng dân cử có thẩm quyền quyết định các vấn đề của địa phương hoặc các vấn đề của một cộng đồng cụ thể; hoặc tham gia vào các cơ quan được thành lập để đại diện cho công dân trong việc tham vấn với chính phủ. Công dân cũng có thể tham gia gián tiếp vào hoạt động quản lý nhà nước thông qua việc tự do lựa chọn các đại diện của mình trong các cơ quan dân cử , và tranh luận, đối thoại công khai với các đại diện do mình bầu ra hoặc thông qua các cơ chế khác do công dân tự tổ chức.
Quyền tham gia quản lý đất nước thông qua quyền bỏ phiếu tại các cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý chỉ phải chịu sư hạn chế hợp lý như quy định về độ tuổi tối thiểu được quyền bầu cử và ứng cử. Những hạn chế về quyền bầu cử được coi là không hợp lý nếu như chúng được đặt ra dựa trên tình trạng khuyết tật về thể chất hay những đòi hỏi về tài sản, giáo dục, khả năng biết đọc, biết viết, vị thế thành viên của các đảng phái…
Những trở ngại khi công dân Việt Nam thực hiện quyền tham gia quản lý đất nước:
Trở ngại nằm ở điều 4 Hiến pháp năm 1992. Điều 4 qui định: “Đảng cộng sản Việt Nam,…, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.”
Dựa vào qui định này, đảng cộng sản Việt Nam chỉ với hơn 3 triệu đảng viên đã áp đặt sự lãnh đạo tuyệt đối lên toàn bộ nhà nước và xã hội Việt Nam kể từ khi đất nước được độc lập. Đảng cộng sản đã xây dựng hệ thống chính trị, hệ thống tư pháp, các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp, quân đội,… dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng cộng sản. Hơn 84 triệu công dân Việt Nam không phải là đảng viên đảng cộng sản đã bị tước đoạt mất quyền và cơ hội tham gia lãnh đạo và quản lý đất nước. Có biết bao nhiêu công dân Việt Nam đầy tài năng, và tấm lòng nhiệt huyết với đất nước đã và đang bị mất quyền và cơ hội lãnh đạo và quản lý đất nước. Mặc dù Hiến pháp và Công ước quốc tế qui định họ có quyền và cơ hội ngang nhau với các công dân theo đảng cộng sản. Sự bất công này đã làm cho đất nước Việt Nam lạc hậu và kém phát triển hàng thập kỷ so với các nước trong khu vực và hàng trăm năm so với các cường quốc trên thế giới.
Để tất cả gần 90 triệu công dân Việt Nam đều được bình đẳng như qui định tại điều 52 Hiến pháp, và có được quyền cũng như cơ hội tham gia quản lý đất nước như qui định tại điều 53, 54 Hiến pháp và điều 25 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Quốc hội Việt Nam cần phải sửa đổi hoặc hủy bỏ điều 4 Hiến pháp Việt Nam năm 1992. Đó là nền tảng và là bước khởi đầu để xây dựng một nước Việt Nam dân chủ, công bằng và văn minh.

@VNHRC

 Bị kiểm điểm vì gửi tâm thư lên Chủ tịch nước

Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật, người gửi bức tâm thư lên Chủ tịch nước xung quanh việc xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, vừa bị cơ quan yêu cầu viết kiểm điểm để xem xét mức kỷ luật

Đầu tháng 9-2012, ông Nguyễn Huỳnh Thuật, cán bộ Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên, viết một bức thư gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với nội dung mong Chủ tịch nước “cứu” VQG khỏi hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A (Báo Người Lao Động đã trích đăng trên số báo ngày 3-9).

Theo ông Thuật, bức thư là “tiếng lòng” của một chuyên gia bảo tồn thấy trước thảm họa hệ sinh thái bị phá vỡ bởi hai công trình thủy điện và của một công dân yêu quý di sản của đất nước, muốn làm một điều gì đó góp phần bảo vệ di sản này. Tất nhiên, bức thư được viết với tư cách của cá nhân ông Nguyễn Huỳnh Thuật.

 Làm ảnh hưởng cơ quan (?!)

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Thuật cho biết trong nội dung các lãnh đạo yêu cầu ông viết kiểm điểm, tường trình, có 3 điểm chính: Gửi thư “vượt cấp” lên Chủ tịch nước không có ý kiến chấp thuận của cơ quan; tiếp đoàn chuyên gia nước ngoài không báo cáo và kê khai thu chi chi tiết; trả lời cơ quan thông tấn báo chí nước ngoài sai nguyên tắc.

Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật với bản tường trình
Ông Phạm Ngọc Thanh, Trưởng Phòng Tổ chức - Hành chính VQG Cát Tiên, cho biết hiện vẫn đang xem xét kỷ luật đối với ông Thuật chứ chưa có quyết định. Hành động gửi thư lên Chủ tịch nước chỉ là một trong những nội dung mà cơ quan đang phân định đúng, sai xung quanh hành vi của một cán bộ, viên chức.

Ông  Bạch Thanh Hải, Trưởng Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế VQG Cát Tiên, cho rằng hành vi gửi thư lên Chủ tịch nước là “có vấn đề” đối với một cán bộ cơ quan Nhà nước. “Phải chấp hành theo trình tự, nguyên tắc, quy định của tổ chức, cơ quan chứ không thể xưng danh là nhân viên của cơ quan, đơn vị rồi phát biểu những nội dung chưa hề được thông qua, làm ảnh hưởng đến cơ quan của mình” - ông Hải nói.

Cũng theo lãnh đạo VQG Cát Tiên, năm 2011, ông Thuật từng nhận hình thức kỷ luật khiển trách vì hành vi tương tự khi gửi thư lên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, “cầu cứu” Thủ tướng cứu VQG Cát Tiên trước hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.

Mục đích là muốn cứu rừng!

Ông Nguyễn Văn Diện, Giám đốc VQG Cát Tiên, cho biết sau khi biết được việc này đã chỉ đạo Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế tìm hiểu, xác minh về nội dung bức thư cũng như những sai phạm của người viết: nội dung có đúng không, có thẩm quyền viết không, có được sự chấp thuận của cấp trên hay chưa… Sau đó, sẽ đối chiếu với các điều khoản của Luật Viên chức để có cơ sở làm rõ, sai đến đâu xử lý đến đó.

Dù thừa nhận bản thân vẫn chưa đọc  bức thư này nhưng ông Diện cho rằng nếu là bức thư của một người bình thường thì không ai quan tâm nhưng nếu đã lấy danh nghĩa cơ quan gửi thư mà chưa thông qua phòng, ban và lãnh đạo vườn là vượt thẩm quyền, vi phạm quy tắc ứng xử của CBCNV do đơn vị chủ quản là Bộ NN-PTNT ban hành. “Nếu là thư cá nhân thì đừng đề nơi công tác.

Viên chức khác với một công dân: công dân được làm điều pháp luật không cấm, còn viên chức chỉ được làm những gì cơ quan cho phép mà thôi!” - ông Diện nói. Dẫu vậy, ông Diện cho rằng việc này liên quan đến sinh mạng chính trị của một người, vì thế lãnh đạo VQG hết sức cẩn trọng trong từng chi tiết.

Tuy nhiên, theo ông Thuật, “việc ghi nơi công tác không có nghĩa tôi thay mặt cơ quan báo cáo sự việc lên Chủ tịch nước. Mà đơn giản chỉ để thêm tính thuyết phục cho những gì tôi  nói cả lý thuyết lẫn thực tế: tôi là một chuyên gia về rừng và đã làm việc lâu năm tại VQG Cát Tiên - nơi rừng sắp bị “cắt” để xây thủy điện!”.

Cũng theo ông Thuật, năm 2008, ông từng viết thư tương tự gửi lên Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ về một vấn đề khác cũng liên quan đến môi trường nhưng không hề bị cơ quan nhắc nhở, xử lý kỷ luật gì cả!.
Đáng trân trọng!

Theo TS Tô Văn Trường, một chuyên gia có nhiều nghiên cứu, hoạt động liên quan về nước và môi trường, việc sinh hoạt, quá trình công tác, vấn đề có vi phạm hay không quy định của tổ chức ông không bàn đến nhưng “có một tấm lòng nhiệt huyết vì môi trường ở một người trẻ như thạc sĩ Thuật thật là đáng quý, đáng trân trọng”. TS Tô Văn Trường cũng lưu ý rằng nếu căn cứ vào việc anh Thuật viết thư gửi Chủ tịch nước để kỷ luật thì cần xem xét kỹ ranh giới giữa quy định của Luật Viên chức và quyền tự do cá nhân, tự do ngôn luận mà Hiến pháp đã quy định.
Xuân Hoàng

(NLĐ)

"Tẩy chay hàng hóa kém chất lượng Trung Quốc" - bằng cách nào?

Cách đây 3 tháng tôi đã tuyên bố sẽ phản đối Trung Quốc (TQ) bằng cách riêng của mình, đó là thực hiện kế hoạch thay thế các sản phẩm Trung Quốc hiện đang kinh doanh sang một nguồn hàng khác. Phương án này được nhiều bạn bè ủng hộ, nhưng cũng không ít người khuyên tôi không nên cực đoan vì kinh doanh là vấn về dân sự.

Sản phẩm TQ hiện chiếm lĩnh thị trường với hơn 90% các mặt hàng từ tiêu dùng đến công nghiệp, thậm chí là cái quần lót cũng “made in China”. Có thể không quá lời khi nói rằng hầu hết chúng ta đang là nô lệ! Chúng ta đang bị xiềng xích bằng những nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu sinh sống và nhu cầu phát triển kinh tế…

 Tình trạng nô lệ kinh tế, điển hình là sản phẩm Trung Quốc là một tiến trình lâu dài, có kế hoạch với mục tiêu là tràn ngập thị trường VN với sản phẩm TQ đáp ứng hầu hết các nhu cầu của người tiêu dùng VN từ bình dân đến cao cấp. Dựa vào tâm lý của người tiêu thụ Việt Nam và nguồn vốn khổng lồ cũng như nhân công rẽ mạt từ Trung Quốc, phương hướng xâm thực thị trường của TQ là muốn đẹp có đẹp, muốn rẻ có rẻ, muốn chất lượng cũng có luôn. Riêng mặt hàng tôi đang kinh doanh là gạch ốp tường, lát nền và những sản phẩm liên quan đến vật liệu xây dựng là minh chứng rõ nhất cho điều trên. Nhưng có thực sự chúng ta không thể thoát khỏi sự nô lệ với sản phẩm Trung Quốc không?

Không!  Chúng ta có thể thoát khỏi điều đó nếu chúng ta nhìn nhận được thực tế vấn đề. Điểm mạnh không thể phủ nhận của hàng hóa TQ là tính đa dạng và mẫu mã bắt mắt nhưng một sản phẩm còn có những yếu tố rất quan trọng khác:

Về giá:  Thực tế không rẻ hơn hàng VN và những hàng khác nếu theo đúng quy trình nhập khẩu với mức thuế 60%. Đa số hàng hóa rẻ từ TQ đều nhập chui theo đường tiểu ngạch hoặc khai báo Hải quan thấp hơn giá thực tế. Nếu không “đóng thuế” riêng cho Hải quan thì thực tế giá thành còn rẻ hơn nhiều!

 Về chất lượng: Thấp hơn nhiều so với hàng VN cùng chủng loại nhưng đều này thường ít được quan tâm bởi khó phân biệt và sự che lấp cho qua vì lợi nhuận của người bán hàng cộng thêm sự dễ dãi của người tiêu dùng. Ví dụ như gạch bóng kính rẻ của TQ có giá thành 175K/m2 thì sản phẩm tương tự của Đồng Tâm có giá 235K/m2, nhưng thực tế chất lượng của hàng TQ chỉ bằng một nửa. Tôi có thể chứng minh tại chỗ điều này theo kinh nghiệm của mình và tôi nghĩ những người khác cũng thấy sự khác biệt đó trong ngành kinh doanh của họ. Nhưng tại sao tất cả đều im lặng? Và tại sao người tiêu dùng không đặt nghi vấn? Thưa vì tất cả chúng ta đều cam chịu để thỏa mãn cái nhu cầu trước mắt!

Tuy nhiên, cũng cần phải phân biệt rõ giữa sản phẩm nội địa TQ và sản phẩm gia công cho thương hiệu nước ngoài là khác nhau. Ngoài ra, các sản phẩm được sản xuất bởi những thương hiệu uy tín của TQ rất chất lượng nhưng vẫn có sự phân biệt lớn giữa hàng xuất cho “tiêu chuẩn quốc tế” và “tiêu chuẩn Việt Nam”. Nói rõ hơn, đối với TQ thì thị trường VN chỉ là khách hàng hạng 2 hay 3,4,5 gì đó, thậm chí là một “bãi rác thải” theo đánh giá ngầm hiểu của giới kinh doanh.

Sự yếu kém của chính phủ về tầm vĩ mô đã được xác nhận bằng việc mất kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập từ TQ làm lủng đoạn kinh tế nội địa và tăng nguy cơ tàn phá nội tạng của người dân. Trong nổ lực nhỏ bé của mình thì về cơ bản công ty tôi đã thay thế được gần 40% sản phẩm TQ nhưng vẫn còn khó khăn lớn về vốn duy trì bởi hạn mức công nợ cho phép của các đối tác nhập khẩu. Sự lệ thuộc phần lớn vẫn còn đó nhưng tôi hy vọng trong 6 tháng tới công ty sẽ kiếm được nguồn vốn thay thế để “đoạn tuyệt” hoàn toàn với hàng hóa TQ.Chúng ta có thể ăn dở một chút, mặc đồ xấu một chút, ở bình thường một chút, sống khó khăn một chút nhưng còn tốt gấp bội lần khi chúng ta thỏa mãn những điều đó để rồi trở thành nô lệ. Tồi tệ hơn là nô lệ trong sự đau khổ vì bệnh tật. Không một thế lực hiện tại nào có thể giúp ta ngoài chính bản thân chúng ta phải nổ lực để “giải phóng” nó. Cố gắng vượt qua sự cám dỗ đẹp đẽ, rẻ rúng kia để nói “KHÔNG” với hàng hóa Trung Quốc!

Facebook Paulo Thành Nguyễn

 Thảm cảnh nợ lương: Doanh nghiệp cùng đường, 'cắt cơm' nhân viên

 
Kinh doanh khó khăn, nợ nần, nhiều doanh nghiệp đang rơi vào tình cảnh túng quẫn, không có nổi tiền trả lương cho người lao động. Nợ lương, chậm lương đang là một thảm cảnh diễn ra ở nhiều nơi, không chỉ ở những DN nhỏ mà cả những DN lớn cũng không tránh khỏi việc này.

Nợ lương nhưng không dám đòi

Làm việc trong một công ty xuất nhập khẩu tại Hà Nội, đã 2 tháng nay, chị Bích Hoa rơi vào tình cảnh điêu đứng vì bị công ty chậm trả lương. Theo chị Hoa, với mức lương 5 triệu/tháng thì chị đã phải tiết kiệm tối đa các khoản chi tiêu. Hai tháng nay không nhận được đồng lương nào, chị phải chật vật, xoay xở vay mượn để đảm bảo cuộc sống.
Chị Hoa lo lắng: "Không biết tháng sau chúng tôi có bị chậm nữa không, chỉ sợ trả lương được tháng 8, tháng 9 rồi lại nợ gối lương tháng này thì sống sao nổi" .
Tuy vậy, chị cũng không dám đòi hay nộp đơn xin nghỉ việc. Đơn giản, có đòi thì công ty cũng không có mà trả. Hơn nữa, chị Hoa vẫn hy vọng, biết đâu tháng sau công ty sẽ thanh toán lương, mà thời buổi này, chỗ nào cũng cắt giảm nhân sự thì kiếm việc đâu có dễ.
Chị Mai Trang làm ở DN bất động sản cũng bị công ty chậm thanh toán tiền lương gần 3 tháng nay. Với vị trí hành chính, mức lương của chị chỉ 3 triệu một tháng. Cả mấy tháng trời, chị hoàn toàn trông chờ vào nguồn hỗ trợ của gia đình cho các nhu cầu tối thiểu. Còn các khoản chi khác như: giải trí, quan hệ thăm hỏi đều cắt giảm hết.
Bi đát hơn, một công ty kim khí trên địa bàn xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì (Hà Nội) còn nợ lương triền miên hết đợt này đến đợt khác của toàn bộ công nhân. Anh Quang Ninh, một công nhân làm việc ở đây, cho biết, việc công nhân bị nợ lương là chuyện thường xuyên, hiện tại lương từ tháng 6 tới bây giờ vẫn bị nợ chưa biết khi nào công ty mới thanh toán cho. Công nhân ở đây ai cũng ngán ngẩm.
Có một thực tế là dù bị doanh nghiệp chậm chi trả tiền lương hàng tháng nhưng phần lớn người lao động không dám bày tỏ bức xúc mà vẫn cố gắng trông chờ. Nhiều người tìm cách thắt chặt chi tiêu, xoay xở kiếm thêm thu nhập nhưng ít ai nghĩ đến bỏ việc vì tìm được một công việc mới không dễ. Nắm bắt tâm lí ấy nên nhiều doanh nghiệp cố tình lần khất rồi nợ lương của người lao động.
Nhiều ngày nay, chị Đinh Thị Ánh, nhân viên kế toán của một công ty buôn bán xe hơi khu vực Tây Hồ, Hà Nội, phải chạy đôn, chạy đáo khắp nơi để vay tiền sinh hoạt hàng tháng. Chị Ánh cho biết: "Em mới đi làm được 2 năm nên chưa có tiền tích lũy. Mấy tháng nay, mỗi tháng cơ quan chỉ cho ứng chừng 1 - 2 triệu đồng nên tháng nào cũng phải "chạy ăn từng bữa". Ánh cũng cho biết thêm, hiện đã nộp hồ sơ đến một vài đơn vị khác nhưng xem ra cơ hội xin việc mới không hề dễ.
Nợ tiền công tác phí, chậm thanh toán các khoản lễ tân, hậu cần, chỉ cho ứng một phần lương rồi chuyển sang chậm lương 2 tháng là tình trạng của một công ty truyền thông trên đường Huỳnh Thúc Kháng. Giám đốc công ty chia sẻ, biết anh em cũng khó khăn nhưng đến giờ phút này công ty không thể nào xoay xở được nữa. Mặt bằng công ty đã thế chấp để vay, đến nhà của lãnh đạo cũng được cầm cố để trả những tháng trước đó.
"Đến lúc tôi cũng đành nói thật để anh em biết đường ai lo thân người nấy, không thể cầm cự thêm được nữa", giám đốc này chua xót nói.
Nghỉ không lương vô thời hạn
Khoảng 2 tuần nay, không chỉ riêng anh H. mà toàn bộ nhân viên làm việc tại hệ thống siêu thị điện máy Best Carings chi nhánh Vincom và Long Biên vẫn chưa hết bức xúc và bàng hoàng trước quyết định cho toàn bộ nhân viên nghỉ việc không lương vô thời hạn. Cũng theo nhân viên công ty này cho biết, trước đó đã diễn ra tình trạng nợ lương kéo dài và đến thời điểm nghỉ việc.
Anh H. cho biết thêm, ngoài lương cứng tháng 8 và tháng 9 chưa nhận được thì công ty còn nợ anh lương doanh số bán hàng từ tháng 6 đến nay, số tiền khoảng 8 triệu đồng. Không những anh H mà nhiều nhân viên công ty cũng rơi vào tình cảnh tương tự, có người số tiền lương cộng với doanh số bán hàng mà công ty chưa thanh toán lên tới cả chục triệu đồng.
Mặc dù hàng tháng, công ty vẫn trừ đều đặn vào lương các khoản tiền Bảo hiểm xã hội nhưng đến nay khi nhận sổ BHXH, anh mới biết mình chỉ được chốt đến hết năm 2008. "Không hiểu hơn 3 năm vừa rồi, công ty trừ các khoản bảo hiểm của chúng tôi mà không đóng thì số tiền ấy đã đi đâu" - anh H. bức xúc.
Rơi vào tình trạng mất việc đột ngột, lại không có lương để chi trả cho cuộc sống, hai tuần nay, ngoài việc lang thang tìm các công việc làm thêm, anh H. vẫn cùng với nhiều nhân viên khác của Best Caring liên hệ với ban lãnh đạo công ty để được giải quyết lương và sổ Bảo hiểm xã hội nhưng đến thời điểm này mọi thứ vẫn đang trong vô vọng.
Trong khi đó, anh Minh Thanh, nhân viên một công ty bất động sản ở quận Bình Thạnh, TP. HCM cũng lao đao vì gia đình anh đã có tới 2 con nhỏ nhưng bị nợ lương và cho nghỉ việc không lương mấy tháng nay.
Anh Thanh than thở: Sau Tết, công ty cắt giảm lao động. Cứ tưởng sẽ khá hơn nhưng với những người còn lại, lương cũng không có. Đến bây giờ thì công ty cho nghỉ việc không lương gần hết, chỉ còn lãnh đạo và hai nhân viên gác văn phòng. Nhiều người muốn chuyển thì mới hay công ty nợ bảo hiểm không rút sổ ra được. Anh Thanh chia sẻ: "Tiền tích lũy trong nhà phải bỏ hết ra để trang trải. Thứ tưởng cứu cánh nhất là trợ cấp thất nghiệp thì bị trả lại vì thời gian qua công ty không đóng. Bây giờ thực sự bế tắc".
Ông Phùng Văn Chính, giám đốc một công ty sản xuất vật liệu xây dựng, cho biết việc nợ lương nhân viên, công nhân không phải là hiếm với các DN hiện nay, nhất là vào thời điểm nền kinh tế đang bị suy thoái.
"Ở DN chúng tôi, tuy chưa đến mức phải nợ lương cán bộ công nhân viên nhưng từ hơn một năm nay, do tình hình sản xuất khó khăn hơn trước, hàng hóa khó tiêu thụ nên các khoản tiền ngoài lề như thưởng hàng tháng theo năng suất, rồi tiền nghỉ mát mùa hè đã bị cắt đi", ông Chính cho hay.
Tình trạng nợ lương của người lao động có lẽ giờ không chỉ diễn ra ở một vài doanh nghiệp mà nó đang là tình trạng phổ biến với phần nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ. Hoạt động kinh doanh khó khăn, lợi nhuận không thu được nên phần lớn các doanh nghiệp đang hoạt động cầm chừng. Thực tế là nhiều doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc nợ lương mà phải tính đến phương án đóng cửa, cho nhân viên nghỉ việc không lương. Với tình hình hiện nay, thì có lẽ nhiều người lao động lại phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp dài hạn.

Bảo Hàn - Yên Ba

(VEF.VN)

Đào Tuấn - 1 Obama và 200.000.000.000.000 ông Cụ

Những đồng tiền lẻ 100, 200 đồng đã trở thành “cổ vật”. Lạm phát đã khiến chúng không thể mua bất cứ thứ gì, kể cả một cốc trà đá, một mớ rau, hay một gói tăm người mù. Trừ…cổ phiếu.

Ngay trong ngày đầu tuần, TTCK Việt Nam, 12 năm sau tiếng cồng đầu tiên đã chứng kiến một kỷ lục tồi tệ khi giá của một cổ phiếu (Sme) đạt “mốc” 200 đồng. Có thể hơi bi quan khi nói đó là “mức giá giấy vụn”, nhưng ngay cả những nhà đầu tư lạc quan nhất đang nắm blue chip trong tay cũng đã nghĩ đến một ngày những tờ giấy, được gọi là cổ phiếu, tiến tới “mốc” 0 đồng. Bởi đằng sau nó là những doanh nghiệp lỗ lia lịa, nợ đầm nợ đìa, mà nếu đem ra “chợ”, có lẽ chỉ có giá tượng trưng 1 USD.

Một trong số đó là cánh chim đầu đàn của ngành xây dựng Việt Nam: Vinaconex. Một DN hàng chục ngàn nhân viên,  vốn chủ sở hữu 3.500 tỷ mà lợi nhuận giảm đến 98%, chỉ còn chưa đầy 6 tỷ đồng/năm thì đôi khi khoản lợi nhuận đó so với khoản nợ đầm đìa 20 ngàn tỷ, trong đó có tới một nửa là nợ ngắn hạn, giống hệt với sự nhạo báng. Ngoảnh sang bên trái, “người anh em” Sông Đà có nợ phải trả gấp gần 9 lần vốn chủ sở hữu. Quay sang bên phải, “người bạn thân” Tập đoàn Phát triển nhà và Đô thị Việt Nam cũng có tỷ lệ nợ trên vốn chủ 6,36%, cao ở mức ngất ngưởng của ngất ngưởng. Có thể nói, không hề bi quan, Vinaconex chính là Vina sẽ xếp hàng ngay sau Vinashin, Vinalines để đi đến cái đích cuối là…tái cơ cấu.

Nhưng có vẻ, vấn đề lại ở chỗ Vina nào sẽ xếp hàng kế tiếp khi con số 200.000 tỷ nợ xấu của khối các DNNN được đưa ra, phản chiếu chỉ một phần trong tảng băng nợ xấu ngân hàng, tiếp tục gióng chuông “đáng báo động”- như thừa nhận của Thống đốc trước QH. Và đến giờ, không “hốt hoảng” không được, không “bi kịch” không xong khi những những con số dài ngoằng mang tên nợ xấu đang gây ra “bi kịch tiền tệ”, chữ dùng của Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia Lê Xuân Nghĩa, khiến các Ngân hàng vừa thừa tiền, vừa lãi khủng, trong khi cả nền kinh tế đang “đông lạnh” vì thiếu vốn.

Nợ xấu đang là “bóng đen” bao trùm nền kinh tế. “Nợ xấu đang chèn ép lên cả nền kinh tế, nếu không xử lý đúng đắn sẽ dẫn đến đổ vỡ”. Và “lãi khủng chính là lãi ảo”. Đây là khẳng định của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan trước điều ông gọi là “kinh tế ảo” mà đại diện của nó chính là các ngân hàng. Hậu quả của “kinh tế ảo” là cả nền kinh tế đang mắc nợ hệ thống ngân hàng 2,7 triệu tỷ đồng. Tại Diễn đàn Kinh tế mùa thu do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức, một tính toán được đưa ra, rằng: Chỉ tính với lãi suất cho vay “lý tưởng” hiện nay là 15% một năm thì mỗi tháng nền kinh tế trả cho hệ thống ngân hàng món lãi suất 40.000 tỷ đồng, tương đương 2 tỷ USD.

Thủ phạm có lẽ không khó suy đoán: Chủ yếu là các con nợ gắn mác Vina, và cũng là chính các chủ nợ- hệ thống ngân hàng.

Có thể sẽ có những nhìn nhận lạc quan hơn từ phía cơ quan điều hành, hoặc của chính các DN đang ngấp nghé phá sản. Nhưng sự lạc quan có biến thành tiền cho nền kinh tế được hay không lại là chuyện hoàn toàn khác mà thị trường chứng khoán trước nay vẫn là chiếc hàn thử biểu chính xác nhất của niềm tin đám đông. Đã từ lâu, những người bỏ tiền túi đầu tư không còn tin tưởng vào những đánh giá lạc quan ảo, không ném tiền theo những lời khuyên, đại loại “nếu có tiền sẽ đầu tư vào chứng khoán”. Bi kịch tiền tệ ngày hôm nay nếu không được “tái cơ cấu” chính xác sẽ dẫn đến “thảm họa niềm tin” ngay ngày mai.

Cách đây vài ngày, một tờ báo đã làm một cuộc khảo sát về sự biến mất của những đồng tiền lẻ với kết quả mà ai cũng biết: Những đồng tiền lẻ 100, 200 đồng đã trở thành “cổ vật”. Vì sao lại thế? Bởi lạm phát đã khiến chúng không thể mua bất cứ thứ gì, kể cả một cốc trà đá, một mớ rau, hay một gói tăm người mù. Trừ…cổ phiếu.

(DT)

 Nguyễn Tấn Dũng – Vị Thủ tướng trong lòng dân tộc 

(dạo này bắt đầu có sóng rùi đây ;)) )

Vào Google, gõ từ “Nguyễn Tấn Dũng” mà toàn thấy mấy cái tin bịa đặt, bêu xấu Thủ tướng, thậm chí còn có những bài viết ngôn ngữ tục tỉu được đặt lên trên hàng đầu, trong khi các tin chính thống về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì được xếp sau sau cùng. Rồi từ đó, người ta lại tò mò “search” (tìm kiếm) này nọ, lao vào đọc mấy cái blog phản động để biết thông tin.
Từ cái chuyện nhà Ông Nguyễn Tấn Dũng có biệt thư to lắm, xa xỉ lắm, để rồi bịa chuyện  là Ông tham nhũng,… soi mói cả gia đình, rồi đến chuyện con cái này nọ, thật không thể tưởng tượng nổi, đúng là một đám người “rảnh rỗi sinh nông nổi”. Còn tụi blog phản động ấy thừa nước đục thả câu, lợi dụng đất nước đang có một số sự kiện và biến động về tài chính, kinh tế… mà từ đó dựng lên biết bao nhiêu chuyện thị phi, hạ thấp uy tín của Thủ tướng, hạ thấp uy tín của Đảng cũng như đánh cắp lòng tin của nhân dân vào Đảng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - nhân vật của năm 2010
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - nhân vật của năm 2010

Ấy thế mà ngẫm lại! quái sao mấy cái tin chính thống về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì lại không thấy nổi lên! Những đóng góp mà Ông đã cống hiến cho đất nước trong những năm khi Ông làm Thủ tướng thì không thấy đâu. Mấy cái blog của văn phòng Chính phủ thường ít có dám khen Thủ tướng, vì như thế chẳng khác gì là con nấu mẹ khen ngon cả…
Thế nhưng hỏi mấy ngòi bút chính nghĩa đâu? Họ phải lên tiếng bảo vệ Chính phủ, bảo vệ Đảng và bảo vệ Thủ tướng đi chứ. Cơ quan ngôn luận thoáng nhìn nhận thì nó không đóng vai trò quan trọng nhưng mà ngẫm lại giờ nó đang đánh một đòn chí mạng vào Chính phủ Việt Nam. Còn gì nghiêm trọng hơn khi quần chúng nhân dân không còn tin vào Đảng, khi uy tín của Thủ tướng đi xuống. Từ đó nhân dân tự diễn biến, bạo loạn như thế thì Việt Nam còn hòa bình nữa đâu, đất nước này liệu có yên ấm.

Ngay sau khi kết thúc phần báo cáo kinh tế - xã hội trước Quốc hội sáng 20/10 Thủ tướng đã lên trực thăng đi thị sát rốn lũ Hương Khê (Hà Tĩnh) và tổ chức cuộc họp khẩn triển khai cứu hộ, cứu nạn, trợ giúp đồng bào.
Ngay sau khi kết thúc phần báo cáo kinh tế - xã hội trước Quốc hội sáng 20/10 
Thủ tướng đã lên trực thăng đi thị sát rốn lũ Hương Khê (Hà Tĩnh) và tổ chức cuộc họp khẩn triển khai cứu hộ, cứu nạn, trợ giúp đồng bào.
Tôi xin viết đôi dòng về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, dưới một con mắt khách quan nhất. Vì sự cống hiến của Ông không phải chỉ riêng Việt Nam thừa nhận mà cả nước ngoài cũng thừa nhận
Trong vai trò của một người Thủ tướng, một người đồng đội, một người bình thường. Ông là người luôn sống tình cảm với chan chứa tình yêu thương. Cuộc sống của Ông giản dị, đời thường như bao người khác không xa hoa. Cuộc sống đó vừa đủ để Ông đảm nhiệm hết trách nhiệm cao cả trên vai đối với đất nước. Coi dân như con đẻ của mình, đã có phút giây nào Ông ngừng nghĩ về nhân dân đâu. Với Ông tất cả những người dân trên mảnh đất chữ S đó là những người thân yêu nhất trong cuộc sống của Ông.
Nếu dân không ấm no, nếu dân không hạnh phúc thì cuộc sống của Ông cũng không bình yên. Đã bao giờ trong trong một phút nào đó trong đời Ông là không lo nghĩ đâu. Trách nhiệm đối với đất nước trong Ông nặng hơn núi, hết ngày này tháng nọ phải tìm sách lược, chiến lược chính sách… suy nghĩ làm thế nào tốt nhất cho dân, làm thế nào Việt Nam đứng vững trên cường quốc, làm thế nào để cuộc sống nhân dân được cải thiện…
Nếu ai đó, đặt mình vị thế của một Thủ tướng như Ông thì liệu họ có kham nổi không? hay là chỉ một ngày thôi họ sẽ lại chóng mặt và bó tay từ ghế Thủ tướng. Đã có ai từng nghĩ đâu? loay hoay một vòng? thì nghĩ lại họ vẫn có ngày chủ nhật cùng gia đình, có những phút giây ấm áp bên người thân. Liệu một Thủ tướng như Ông có nhiều thời gian rảnh như thế không? Câu trả lời là không? vì Ông phải suy nghĩ cho hàng triệu con người, phải lo cho cuộc sống cho từng người dân việt.  Đã bao giờ, những kẻ bêu xấu Thủ tướng biết Ông đã phải làm việc như thế nào không? hay giỏi chỉ soi mói chuyện đời tư, từ đó tung hô, bịa đặt mà thôi… Những kẻ như thế chắc là cũng vì mấy đồng tiền làm mờ mắt mà bán rẻ đất nước.
Liệu Thủ tướng có cho ai trong đoàn lính của Ông, cho những người viết báo, truyền hình ca ngợi Ông không? tất nhiên là không rồi, vì Ông là một người khiêm tốn và là người lãnh đạo của đất nước là của dân. Bọn blog phản động có có bôi xấu hay soi mói cuộc đời Ông thì vẫn phải im lặng thôi. Thế nên, người lên tiếng phải là nhân dân đứng về phía Chính phủ và Đảng. Điều quan trọng Ông là một người do quần chúng nhân dân bầu chọn và người xuất sắc như Ông không làm điều sai trái với nhân dân.
Một tờ báo nước ngoài mà tôi đọc được có viết về Ông như sau:  “Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, nhiều biến động, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã thể hiện rõ dấu ấn của mình chèo lái thành công “con tàu kinh tế Việt Nam” vượt qua “cơn lốc xoáy” bằng các quyết sách linh hoạt, kịp thời, cân đối về kinh tế, tài khóa, tiền tệ và ngoại giao. Kết quả, năm 2011 Việt Nam bước đầu kiểm soát được lạm phát, giữ mức tăng trưởng kinh tế cao và đảm bảo an sinh xã hội. Thủ Tướng Việt Nam Ông Nguyễn Tấn Dũng được đánh giá là Thủ tướng có ảnh hưởng và xuất xắc nhất khu vực Châu Á trong việc điều hành thành công nền kinh tế Việt Nam. Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng là vị Thủ tướng có tính quyết đoán cao nhất trong mọi thời điểm ra quyết định. Ông cũng đã ra quyết định thành lập một nhóm chuyên trách thực hiện và theo dõi và thúc đẩy nhanh quá trình giải ngân, sử dụng hiệu quả những sự trợ giúp từ bên ngoài, đặc biệt là ODA”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trò chuyện với cử tri huyện Thủy Nguyên
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trò chuyện với cử tri huyện Thủy Nguyên
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho tới nay, luôn quan tâm tới những ý kiến đóng góp quý báu của các thế hệ đi trước, luôn tôn trọng và biết sử dụng người tài, tầng lớp trí thức của Việt Nam; luôn đưa ra các chính sách ủng hộ các doanh nghiệp nhằm ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp, nông nghiệp, các chính sách dân sinh xã hội hỗ trợ sinh viên, người dân nghèo trong cả nước
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang đại diện cho tinh thần dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện tại, trong việc kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc trên cơ sở tôn trọng luật pháp Quốc tế và giữ quan hệ ngoại giao tốt với các nước trên thế giới.
Người nước ngoài còn viết được như thế về Ông, ấy thế mà mấy cái blog phản động: vua làm báo, quan làm báo… nói xấu, bội nhọ, không đúng so với những gì ông đã làm cho đất nước . Vì thế mà các độc giả thân mến khi đọc các tin về Nguyễn Tấn Dũng các độc giả nên chú ý và chọn lọc và trước tiên, quần chúng cần có một niềm tin vào thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nên suy nghĩ những việc mà ông đã làm cho đất nước này trước khi soi mói mọi thông tin không chính xác về ông.
 

Rùng rợ chuyện ám sát trong dòng tộc họ Bạc

SGTT.VN - Trong hai cuộc phỏng vấn mới đây của bà Lý Đan Vũ, 62 tuổi, vợ cũ của ông Bạc Hi Lai, những câu chuyện đã được kể ra một cách chi tiết cho thấy một gia đạo họ Bạc rối ren với những nghi kỵ về việc đầu độc nhau.

Bạc Hy Lai và Lý Đan Vũ thời còn yêu nhau và chưa kết hôn. Ảnh: NY Times
Vài tháng trước khi thất thế, Bạc Hi Lai gọi anh trai của vợ cũ là Lý Tiểu Tuệ đến nơi làm việc của ông ở phía Tây Nam thành phố Trùng Khánh. Ông Bạc, khi đó là bí thư thành ủy, chỉ vào đống giấy tờ và nói rằng ông có các báo cáo cho thấy vẫn có người âm mưu đầu độc vợ ông, bà Cốc Khai Lai. Và ông gọi một người đàn ông khác vào phòng và yêu cầu người này tắt điện thoại. Đó chính là Lý Vọng Tri, cũng là Bạc Vọng Tri, con trai của ông Bạc với vợ cũ, người bị nghi ngờ là kẻ tổ chức âm mưu đầu độc.
Lý Vọng Tri còn được biết đến với tên Brendan Li, tốt nghiệp đại học Columbia của Mỹ và đang làm việc trong ngành tài chính ở Bắc Kinh. “Chuyện này có thật không?”, ông Bạc gắt lên. Chỉ khi Lý Tiểu Tuệ cam đoan rằng hoàn toàn không biết gì về âm mưu đầu độc, ông Bạc mới có vẻ dịu xuống. Ngoài lời kể của bà Lý Đan Vũ, việc này được một người thân khác trong gia đình bà Lý xác nhận.
Những ngày xưa
Cho đến trước khi thất thế, ông Bạc Hi Lai, 63 tuổi, được xem là ứng viên sáng giá thay thế ông Hồ Cẩm Đào ở vị trí Chủ tịch nước. Nhưng khả năng này đã bị xóa tan khi ông Bạc bị bắt giam vào đầu năm nay. Vào ngày 28.9, đảng Cộng sản Trung Quốc khai trừ ông Bạc và truy tố ông một loạt tội danh. Bà Cốc, 53 tuổi, trước đó đã bị kết án giết hại doanh nhân người Anh, Neil Heywood, và động cơ theo lời khai của bà Cốc là vì nghĩ rằng ông này là mối đe dọa đối với con trai bà.
Những câu chuyện ít ai biết đến về gia đình học Bạc được bà Lý Đan Vũ kể lại chi tiết trong hai cuộc phỏng vấn mới đây cho thấy đố kỵ và nghi kỵ - những thứ là chất xúc tác xuất hiện trong các cuộc biến động quyền lực của lịch sử Trung Quốc - xuất hiện bên trong các gia đình quyền thế Trung Quốc ngày nay, đặc biệt trong những gia đình ganh đua các vị trí lãnh đạo.
Theo bà Lý, ông Bạc Hi Lai thời trẻ là một người sống có lý tưởng và tôn thờ chủ nghĩa cộng sản: “Thứ mà ông ấy làm nhiều là đọc những tác phẩm tuyển chọn của Marx và Lenin. Ông ấy là một tranh niên đơn giản và cấp tiến”. Lý Đan Vũ và Bạc Hi Lai là con của các gia đình quyền thế. Trong thời kỳ Cách mạng tư sản, cha ông Bạc từng bị thanh trừng còn chính ông bị đi tù. Khi gặp và yêu bà Lý vào năm 1975, Ông Bạc vừa mãn hạn tù và đang làm việc tại một nhà máy. Gia đình bà Lý cũng đối mặt với sóng gió của Cách mạng tư sản, và khi đó bà đang làm bác sỹ quân đội. “Chúng tôi tin rằng chúng tôi cần cứu phần còn lại của thế giới khỏi địa ngục của chủ nghĩa tư bản”, bà Lý kể với một nỗi tiếc nuối cho những ngày xưa. Vì công việc, hai người sống ở hai thành phố, nhưng cách ba ngày lại viết thư cho nhau một lần, đến tháng 9.1976 họ cưới nhau và sinh con trai vào năm 1977. Bà Lý kể, ông Bạc vào học ở đại học Bắc Kinh, cố gắng đọc tám trang tiếng Anh mỗi ngày từ những quyển sách mượn ở thư viện, và nói với vợ rằng: “Trung Quốc cuối cùng sẽ mở cửa với thế giới, vì vậy chúng ta phải học”.
Cũng theo bà Lý, cả hai đã dời đến Trung Nam Hải, nơi ở của các lãnh đạo Bắc Kinh, sau khi cha ông Bạc trở thành phó Thủ tướng. Nhưng ông Bạc không có tham vọng gia nhập hàng ngũ lãnh đạo, ông chuyển từ học lịch sử sang học báo chí. Mối quan hệ của hai người có dấu hiệu kết thúc vào giữa năm 1981, khi con trai của họ vừa tròn bốn tuổi. Ông Bạc đã khiến bà Lý ngạc nhiên khi đề nghị li dị và nói với bà rằng: “Anh không còn tình cảm gì cho em nữa”. Bà Lý đã từ chối ly hôn dù sau đó tự chuyển ra khỏi Trung Nam Hải. Thủ tục chỉ được hoàn tất ở tòa án vào năm 1984. Trong một quyển sách tự thuật, vợ sau của ông Bạc Hi Lai là Cốc Khai Lai kể rằng bà gặp ông Bạc cũng vào năm 1984 tại Đại Liên. Nhưng bà Lý nói rằng ông Bạc có thể đã gặp gỡ bí mật bà Cốc khi cả hai học ở đại học Bắc Kinh, khi ông Bạc vẫn đang có vợ. Để ngăn chặn việc ly hôn, bà Lý từng báo cáo với các quan chức rằng bà Cốc đã phá hủy gia đình bà. Trong các cuộc phỏng vấn, bà Lý nói rằng bà Cốc đã có các hành động đe dọa nếu bà Lý không chịu ly hôn.
Những mưu đồ hãm hại
Chính trong các cuộc phỏng vấn gần đây, bà Lý Đan Vũ nói rằng dù giữa bà và bà Cốc có một thời gian dài thù hằn nhau, nhưng con trai bà không bao giờ âm mưu giết bà Cốc. Dù không có bằng chứng gì, bà Lý vẫn nói rằng bà nghi rằng Cốc thị là người đã đổ tội cho Lý Vọng Tri về vụ đầu độc. Bà Lý luôn lo sợ bà Cốc có âm mưu bắt giam hay làm hại Lý Vọng Tri: “Bà ấy có thể hoang tưởng đến như thế. Nhưng về phần chồng cũ, bà Lý nói rằng, ông là người “tốt tính và không muốn tin vào các bằng chứng này”.
Mạng lưới phức tạp giữa các gia đình cho thấy bản chất cô lập của “quý tộc đỏ” Trung Quốc. Anh trai bà Lý là Lý Tiểu Tuệ kết hôn với Cốc Đan - chị của Cốc Khai Lai. Chính Lý Tiểu Tuệ là người đã gặp Bạc Hi Lai tại Trùng Khánh vào tháng 10.2011, vài tuần trước khi ông Heywood chết. Một luật sư cùng liên danh trong công ty luật của bà Cốc và không có mối liên hệ nào với bà Lý Đan Vũ, cho biết rằng bà Cốc và các thành viên gia đình bà Cốc đều tin rằng bà bị đầu độc bằng một chất kim loại nặng từ nhiều năm trước. Cũng theo ông Lý thì chứng run tay của bà Cốc mà ai cũng thấy trong phiên tòa hồi tháng 8.2012 vừa rồi là hậu quả của vụ đầu độc, và bà Cốc từng phải tập đan len theo lời khuyên của bác sĩ như một cách luyện tập để kiểm soát cơ bàn tay.
Nhiều người thân cận với gia đình họ Bạc nói rằng họ có nghe nói việc bà Cốc từng bị đầu độc, và rằng có sự hoang tưởng cực độ trong gia đình này những năm gần đây. Nhưng ba người bạn giấu tên của gia đình Bạc nói rằng họ không tin rằng bà Cốc đã thêu dệt các chứng cứ để vu cho Lý Vọng Tri đầu độc bà, và rằng Lý Đan Vũ – người từ lâu kình địch với bà Cốc – chính là kẻ đã tiến hành nhiều vụ tấn công ông Bạc bà Cốc để làm cả hai mất thể diện.
Về phần mình, bà Lý nói rằng “cuối cùng bà cũng có đủ dũng khí để kể câu chuyện của mình”, và giờ đây bà cùng con trai đang chờ đợi bản án dành cho ông Bạc. “Trong những năm xa xưa ấy, đó là một tình yêu trong sáng. Dù ông ấy không gặp tôi trong 30 năm qua, tôi đã quên những gì tồi tệ và chỉ còn nhớ những điều tốt đẹp. Anh không muốn sống với sự thù ghét”, bà Lý nói.

Trà Sương

(New York Times) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét